đã sửa tich hop kien thuc lien mon cua huyen 2014

21
TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI 1. Tên dự án dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN NGỮ VĂN, SINH HỌC, GDCD, TIN HỌC, HÓA HỌC,TOÁN HỌC, ÂM NHẠC VÀO HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP SÁNG THỨ 2 VỚI CHỦ ĐỀ VỀ SỰ Ô NHIỄM CỦA TÚI NI LÔNG VỚI MÔI TRƯỜNG 2. Mục tiêu dạy học: - Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số, về khoa học kỹ thuật. Con người đã tác động tới chính môi trường sống của mình làm cho nó suy thoái và ô nhiễm. Để góp phần vào hoạt động bảo vệ môi trường mà cả thế giới đang quan tâm. Nhóm giáo viên chúng tôi đã đem lại sự hiểu biết và đề ra biện pháp giúp các em học sinh toàn trường sau khi được tham gia buổi chào cờ sáng thứ 2 này sẽ hiểu biết thêm về tác hại của túi ni lông và có ý thức hơn trong việc gìn giữ môi trường sống cũng như được tìm hiểu thêm về Ngày trái đất Giờ trái đất đã và đang được thế giới quan tâm. - Nhờ đó nâng cao hơn nữa ý thức gìn giữ môi trường sống của chúng ta như gìn giữ lá phổi của chính các em. Để các em hiểu rằng thế giới này đã và đang bị tàn phá như thế nào trước sự thiếu ý thức của con người chúng ta qua đó các em sẽ hiểu và vận dụng kiến thức của các Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 1

Upload: do-thi-thanh-huyen

Post on 12-Apr-2017

58 views

Category:

Internet


3 download

TRANSCRIPT

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI

1. Tên dự án dạy học:

TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN NGỮ VĂN, SINH HỌC, GDCD,

TIN HỌC, HÓA HỌC,TOÁN HỌC, ÂM NHẠC VÀO HOẠT ĐỘNG

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP SÁNG THỨ 2 VỚI CHỦ ĐỀ VỀ

SỰ Ô NHIỄM CỦA TÚI NI LÔNG VỚI MÔI TRƯỜNG

2. Mục tiêu dạy học:

- Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật.

Nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số, về khoa học kỹ thuật. Con người đã

tác động tới chính môi trường sống của mình làm cho nó suy thoái và ô nhiễm. Để

góp phần vào hoạt động bảo vệ môi trường mà cả thế giới đang quan tâm. Nhóm

giáo viên chúng tôi đã đem lại sự hiểu biết và đề ra biện pháp giúp các em học sinh

toàn trường sau khi được tham gia buổi chào cờ sáng thứ 2 này sẽ hiểu biết thêm

về tác hại của túi ni lông và có ý thức hơn trong việc gìn giữ môi trường sống cũng

như được tìm hiểu thêm về Ngày trái đất và Giờ trái đất đã và đang được thế giới

quan tâm.

- Nhờ đó nâng cao hơn nữa ý thức gìn giữ môi trường sống của chúng ta như

gìn giữ lá phổi của chính các em. Để các em hiểu rằng thế giới này đã và đang bị

tàn phá như thế nào trước sự thiếu ý thức của con người chúng ta qua đó các em sẽ

hiểu và vận dụng kiến thức của các môn học trong trường phổ thông để giải quyết

tốt vấn đề ô nhiễm môi trường ở trong nhà trường và là những tuyên truyền viên

gìn giữ môi trường ở địa phương. Cụ thể là:

* Về kiến thức:

+ Qua bài học tiết 39 ngữ văn lớp 8 bài: "Thông tin của ngày trái đất năm

2000" các em thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có

những suy nghĩ và hành đông tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.

+ Thông qua buổi học NGLL này các em sẽ:

- Tính được số liệu bao bì ni lông thải ra hằng ngày vào môi trường (Kiến

thức Toán 6: Bàì 15 chương III: Tìm một số biết giá trị phân số).

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 1

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL

- Thấy được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông khi lẫn vào đất, vứt

xuống cống rãnh thoát nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh

vật. Bởi đặc tính không phân hủy của Platic (Kiến thức Sinh học 6: Bài 11. Sự hút

nước và muối khoáng của rễ; Bài 31: Thực hành Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt

động sống của cá. Bài 34 Hóa học 9 Đặc tính của pô li me. Môn Sinh học 9 Bài 53:

Tác động của con người đối với môi trường Phần III của bài ).

- Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và trách nhiệm của việc bảo vệ môi

trường. (Kiến thức trong . Môn Sinh hoc 9: Bài 54+55 Ô nhiễm môi trường. Môn

Giáo dục công dân 7: Bài 17 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Môn

Nếp sống thanh lịch văn minh lơp 8 bài 5: Ứng xử với môi trường).

- Học sinh mở rộng kiến thức về môi trường đang bị ô nhiễm ngoài bao bì ni

lông còn ô nhiễm bởi các khí thải, tiếng ồn, nguồn nước, không khí... (Kiến thức

trong Vật Lý 7: Bài 15 Chống ô nhiễm tiếng ồn. Môn Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô

hấp .Môn Sinh học 9 Bài Ô nhiễm môi trường .

- Các biện pháp hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông( Kiến thức môn Sinh

hoc 8 Bài 22 Vệ sinh hô hấp. Môn Sinh học 9 Bài: Tác động của con người đối với

môi trường Phần III của bài ).

- Các em tìm và hát hoặc sáng tác những bài hát về bảo vệ môi trường (Kiến

thức Âm nhạc 8 Bài 7 Ngôi nhà chung của chúng ta).

- Các em sẽ phân biệt được Ngày trái đất và Giờ trái đất (Qua các tư liệu thu

thập được trên mạng - môn Tin học)

* Về kỹ năng:

- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, tìm hiểu trên mạng Internet, qua báo đài

truyền hình và trong thực tế cuộc sống.

- Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Kỹ năng lắng nghe và hoạt động tập thể.

- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi

trường. Đặc biệt là rác thải bao bì ni lông.

- Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 2

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL

- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin,

phân tích kênh hình, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế

* Về thái độ:

* Qua buổi học:

- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.

- Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.

- Yêu thích môn học Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như các môn khoa

học khác như: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Toán học, Hóa học, Vật lý, Sinh học,

Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin Học,...

3. Đối tượng dạy học của dự án:

* Đối tượng dạy học của dự án là học sinh

- Số lượng học sinh: 306 em

- Số lớp thực hiện: 8 lớp

- Khối lớp: 6,7,8,9

* Dự án mà nhóm chúng tôi thực hiện là một chương trình hoạt động ngoài

giờ lên lớp vào sáng thứ 2 đầu tháng 10 nhằm tuyên truyền cho học sinh hiểu về tác

hại của túi ni lông đối với môi trường và tuyên truyền cho học sinh phân biệt được

thế nào là Giờ Trái Đất và thế nào là Ngày Trái Đất cùng một số hoạt động diễn ra

xung quanh hai sự kiện này.

4. Ý nghĩa của dự án:

Qua thực tế dạy học nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức

giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn

học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng

dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà

còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các

em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh

nhất, hiệu quả nhất

- Đồng thời nhóm chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử

dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 3

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLLvào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn,

sâu hơn về vấn đề trong môn học đó

- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự

sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn

Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được,

hiểu rõ được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và từ đó tự mình tìm ra được

những biện pháp khắc phục những nguyên nhân đó. Đồng thời hiểu-biết thêm

thông tin về việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới như thế

nào thông qua Ngày trái đất và Giờ trái đất.

Giúp các em tự tìm hiểu được tính hình ô nhiễm môi trường ở địa phương. Từ

các kiến thức đã học của các môn học như: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Toán

học, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Âm nhạc, Tin Học,...các em có thể phân tích được

nguyên nhân gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm môi trường ở địa phương. Từ đó tự

mình có thể đề ra các biện pháp khắc phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường

ở địa phương

* Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn về Hoạt động ngoài giờ lên lớp có

kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu

rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh

hoạt, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú với bài học, được tìm tòi, khám phá

nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức

vào thực tế tốt hơn

5. Thiết bị dạy học, tài liệu:

* Thầy: Giáo án powerpoint, máy chiếu Project, màn hình lớn.

* Trò: Tập trung nghe giảng.

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Giới thiệu vào bài

Bảo vệ môi trường quanh ta, rộng lớn hơn là bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung

của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề. Nhiệm vụ của chúng ta phải làm gì. Hôm

nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu thêm các thông tin về việc gây ô nhiễm từ bao

bì túi bi lông đồng thời giúp các em hiểu thêm về Giờ trái đất và Ngày trái đất đã

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 4

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLLvà đang được cả thế giới tổ chức những hoạt động để kêu gọi mọi người phải có ý

thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Hoạt động của Giáo viênHoạt động của học

sinh

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung

Giáo viên thuyết trình, nêu câu hỏi và trình chiếu những

hình ảnh ô nhiễm của túi ni lông.

Vì ni lông là một rác thải sinh hoạt gắn với đời sống, mọi

người cần có những hiểu biết tối thiểu về nó và cùng tham

gia xử lí nó. Vì vậy đây là vấn đề gần gũi, thiết thực, có ý

nghĩa to lớn đối với mỗi người

? Từ đó cho thấy thế giới đang quan tâm đến vấn đề gì?

Ở Việt Nam bao bì ni lông sử dụng với số lượng lớn. Mỗi

ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông. Chỉ được thu gom

một phần. Còn phần lớn bao bì ni lông bị vứt bừa bãi khắp

nơi công cộng, ao hồ sông ngòi.

Học sinh trật tự quan

sát, nghe giảng, trả lời

câu hỏi

Thế giới rất quan

tâm đến vấn đề bảo vệ

môi trường.

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 5

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL

? Bằng kiến thức trong sách giáo khoa và kiến thức thực tế,

quan sát các hình ảnh trên màn hình nêu tác hại của việc sử

dụng bao bì ni lông.

Bởi đặc tính không phân hủy của Plastic khi lẫn vào đất,

làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị

nó bao quanh, cản trở sự phát triển của có dẫn đến các

hiện tượng sói mòn.

? Ngoài hiện tượng sói mòn đất, sử dụng bao bì ni lông còn

có tác hại gì nữa.

- Khi vứt xuống cỗng rãnh làm tắc các đường dẫn nước

thải.

- Tăng sự ngập lụt của các đô thị về mùa mưa.

- Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh, làm cho muỗi phát sinh,

lây truyền dịch bệnh.

? Bao bì ni lông khi trôi ra biển còn có tác hại như thế nào?

Bao bì ni lông khi trôi ra biển làm chết các sinh vật khi

chúng nuốt phải.

Học sinh trả lời

Học sinh trả lời

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 6

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL

* Giáo viên đưa ra một số ví dụ cụ thể ở một số nước trên

thế giới: (Theo tài liệu của Sở Khoa học - Công nghệ Hà

Nội)

- Mỗi năm có hơn 400.000 tấn Pôliêtilen được chôn lấp ở

miền Bắc nước Mĩ.

- Ở Mê-hi-cô người ta đã xác nhận một trong những

nguyên nhân làm cho cá ở các hồ nước chết nhiều là do rác

thải ni lông và nhựa ném xuống hồ quá nhiều.

- Ở vườn thú quốc gia Cô-bê ở Ấn Độ có 90 con hươu đã

chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn của khác

tham quan vứt bừa bãi.

- Hằng năm, trên thế giới có khoảng 100.000 chim, thú

biển chết do nuốt phải túi ni lông

? Em hãy cho biết ở địa phương em bao bì ni lông khi

không sử dụng nữa họ có vứt bừa bãi ở sông, ao, hồ không.

? Các em quan sát bức tranh câu chuyện của một gia đình.

Em có nhận xét gì về việc sử dụng bao bì ni lông qua

những hình ảnh này.

? Khi các bao bì ni lông thải bỏ, bị đốt nó gây ra tác hại gì.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 7

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL

Khi các chất thải ni lông bị đốt các khí thải ra đặc biệt là

chất đi- ô- xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn

ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng

miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị

tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

? Em hãy liên hệ thực tế việc sử dụng bao bì ni lông của

bản thân và của gia đình em.

Để tính số liệu bao bì ni lông thải ra hằng ngày:

Một hộ gia đình chỉ sử dụng một bao bì ni lông trong một

ngày thì cả nước có tới 25 triệu bao bì ni lông vứt ra môi

trường mỗi ngày và trên 9 tỉ bao bì ni lông mỗi năm.

* Giáo viên giảng:

- Ngày 23 Tết hàng năm (cúng tết ông Công ông Táo) rất

nhiều người thả cá chép và vứt cả túi ni lông xuống sông,

hồ. Như vậy không những không đưa được Táo quân lên

trời mà cá còn bị chết do nuốt phải bao bì ni lông. Đặc biệt

là các hộ gia đình đi bón phân cho lúa, tay xách túi phân

đạm bón xong vứt ngay trên bờ các ruộng lúa hoặc xuống

- Học sinh trả lời.

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 8

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLLrửa chân tay tiện thể vứt luôn xuống sông.

? Khi sử dụng túi ni lông thì các em thường chọn những

loại túi có màu sắc như thế nào.

? Bao bì ni lông màu rất đẹp nhưng khi đựng thực phẩm có

tác hại như thế nào.

Túi nilon dùng để đựng đồ ăn.... nhất là đồ ăn nóng sẽ dễ

phôi nhiễm các chất độc hại như chì, cadimi...Làm ô nhiễm

thực phẩm, gây ảnh hưởng đến não dẫn đến ung thư phổi.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 9

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL? Sử dụng bao bì ni lông còn ảnh hưởng như thế nào đến

cảnh quan môi trường qua những hình ảnh trên.

* Giáo viên giảng:

- Ô nhiễm môi trường một phần là rác thải. Đặc biệt là rác

thải vô cơ. Bao bì ni lông thường được đổ chung với rác

thải hữu cơ như cuống rau, động vật chết. Nó làm cho chất

hữu cơ khó phân hủy.

? Việc xử lí vấn đề bao bì ni lông hiện nay vẫn đang là một

vấn đề phức tạp và chưa triệt để. So sánh toàn diện thì dùng

ni lông lợi ít, hại nhiều. Vậy trong khi chưa loại bỏ được

hoàn toàn bao bì ni lông chỉ có thể đề ra những biện pháp

hạn chế việc dùng loại bao bì này.

- Chôn, lấp đốt, tái chế hình thức xử lí tiêu cực.

- Giặt để dùng lại, chỉ dùng khi thật cần thiết.

- Dùng lá, giấy, lạt buộc, cây rơm nếp, làn xách tay thay ni

lông.

- Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

- Hạn chế tiến tới không dùng bao bì ni lông.

Sử dụng:

- Túi giấy 

- Túi vải sử dụng nhiều lần

- Học sinh trả lời.

- Học sinh thảo luận

trả lời.

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 10

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL- Túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần

- Túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học

Đây là các hình thức xử lí mang tính tích cực có thái độ

thân thiện với môi trường

- Hiện nay ở VN chúng ta đã và sẽ có sự thay thế ni lông

bằng các túi tự tiêu (chất liệu) hạn chế lượng rác thải do

túi ni lông gây ra.

? Ví dụ thực tế nhà mình thì sạch sẽ nhưng ngoài đường

làng, ngoài phố thì bẩn và đặc biệt khi nhìn thấy bạn vứt

rác, túi ni lông bừa bãi không đúng nơi quy định thì em làm

như thế nào.

* Giáo viên giảng:

- Tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng biết

tác hại của việc vứt bừa bãi bao bì ni lông ra môi trường.

- Kêu gọi mọi người hãy tham gia bằng hành động cụ thể:

Phong trào xanh – sạch – đẹp để cùng nhau xây dựng nông

thôn mới. Vậy các em chính là tuyên truyền viên tích cực

ngay trong gia đình. Trước tiên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ,

để rác đúng nơi quy định. Và cùng với bố, mẹ, anh chị đoàn

viên tham gia dọn đường làng ngõ xóm trong những dịp lễ

hội…

- Phê phán những hành động xấu làm ảnh hưởng đến môi

trường.

? Các em đã từng được nghe đến Ngày trái đất và Giờ trái

đất qua báo đài, truyền hình thì ai có thể cho cô giáo biết

mục đích của Ngày trái đất là gì và Giờ trái đất là gì? Và

Việt Nam tham gia lần đầi tiên vào năm nào?

Ngày Trái Đất (Earth Day - ED) là ngày vận động toàn

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 11

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL

dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ  giá trị

của môi trường tự nhiên toàn cầu. Được đề xuất lần đầu ở

Hoa Kỳ năm 1970. Ngày Trái Đất (Earth Day) là ngày vận

động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo

vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu. Năm 2009, tại

phiên họp thứ 63, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã chính

thức công nhận ngày 22 tháng 4 là Ngày Trái đất (hay còn

gọi là Ngày Quốc tế Mẹ Trái đất)

Và năm 2000 Việt Nam lần đầu tiên tham gia Ngày trái đất

với nội dung "Một ngày không dùng túi ni lông".

Biểu tượng của Ngày trái đất năm 2014

Giờ Trái Đất (Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng

năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife

Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn

điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh

hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ

địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng

năm (năm 2009 là 28 tháng 3). Bắt đầu từ

năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu

người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người

năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người. Năm

2011 là ngày 26 tháng 3 năm 2011 và năm 2012 là 31

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 12

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLLtháng 3 năm 2012.

Việt Nam tham gia giờ trái đất lần đầu tiên vào năm 2009.

Biểu tượng của Giờ trái đất

? Sau khi học xong văn bản này, em rút ra được bài học gì

cho bản thân mình trong việc sử dụng bao bì ni lông.

? Sau khi thấy được những tác hại của việc sử dụng bừa bãi

bao bì ni lông, em thấy mình có trách nhiệm gì với môi

trường lớp học và nơi em ở.

? Môi trường chúng ta đang bị ô nhiễm một phần bởi bao bì

ni lông. Ngoài ra còn bị ô nhiễm bởi những nguyên nhân

nào khác nữa.

Các khí thải của ô tô, xe máy và các nhà máy, khí thải sinh

hoạt, khói thuốc lá...thải ra cacbonoxit, lưu huỳnh oxit, nitơ

oxit, các chất độc hại như: nicotin, nitroramin...

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 13

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL Tại Việt Nam, bất chấp hiểu rõ sự nguy hiểm của túi

nilon, mỗi ngày người Việt ta vẫn thải ra ngoài 2.500 tấn

rác nhựa (chủ yếu là túi nilon). 

Hôm nay cô cùng các em đã tham gia vào một buổi hoạt

động ngoại khóa về Sự ô nhiễm của túi ly lông đối với môi

trường và sức khỏe của chúng ta và hiểu thêm về ý nghĩa

của Ngày trái đất và Giờ trái đất, qua buổi học này cô mong

rằng các em sẽ có ý thức cao hơn nữa trong việc bảo vệ môi

trường sống của chúng ta.

Trước khi kết thúc buổi học cô cùng các em cùng hát bài

hát "Ngôi nhà chung của chúng ta" nhạc và lời Huỳnh

Phước Liên.

Trên đây là dự án thử nghiệm của nhóm giáo viên chúng tôi mong được sự

ủng hộ đóng góp của các quý thầy, cô để chúng tôi hoàn thiện hơn dự án này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Đông Ninh, ngày 04 tháng 12 năm 2014

Nhóm giáo viên:

Đỗ Thị Thanh Huyền – GV Tin kiêm nhiệm Tổng phụ trách Đội

Nguyễn Thị Nhung – GV Hóa, Sinh

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊNTrêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 14

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa

Phòng giáo dục và Đào tạo Đông Sơn

Trường THCS Đông Ninh

Địa chỉ : Thôn 4, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Điện thoại: 0378 782913

Email: [email protected]

Họ và tên nhóm giáo viên:

Đỗ Thị Thanh Huyền Điện thoại: 0988832788

Giảng dạy môn: Tin học, Kiêm nhiệm Tổng phụ trách Đội

Email: [email protected] Nguyễn Thị Nhung Điện thoại: 01629654825

Giảng dạy môn: Hóa, Sinh

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 15

TÝch hîp kiÕn thøc liªn m«n ®Ó gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò thùc tÕ M«n H§NGLL

Trêng THCS §«ng Ninh, §«ng S¬n, Thanh Hãa 16