cuỐi tuẦn -...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 329 - 4747 THỨ BẢY, NGÀY 18/3/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Đà Lạt, lỡ hẹn mùa hoa Anh đào VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN T rong năm 2016, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành và toàn dân quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong trào xây dựng ĐSVH ở cơ sở. Nhận thức của cán bộ và nhân dân ngày càng chuyển biến, coi trọng văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội và tích cực tham gia thực hiện phong trào. Trong các nội dung của Phong trào TDĐKXDĐSVH, việc xây dựng Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị đạt một số kết quả khả quan. Thời gian qua, công tác tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn minh đô thị được các ngành, các cấp quan tâm. Phong trào huy động được nội lực trong cộng đồng đóng góp tiền, công sức, hiến đất theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” xây dựng các công trình phúc lợi; thi đua phát triển kinh tế, giúp nhau thoát nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, bảo đảm an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường và tham gia giám sát việc triển khai thực hiện ở cộng đồng dân cư… Đến nay, toàn tỉnh có 147/147 xã, phường, thị trấn đăng ký phát động xây dựng danh hiệu Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Trong đó, có 89 đơn vị được công nhận danh hiệu văn hóa. Công tác biểu dương, khen thưởng được các địa phương quan tâm, tiêu biểu như TP Đà Lạt, huyện Đơn Dương, Lạc Dương… Thông qua đó, phong trào đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng Xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2016, toàn tỉnh thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn hiện nay lên 60/117 xã (51,28%)... Đẩy mạnh xây dựng và nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị TRANG 6 Chàng kế toán và cuộc phiêu lưu ảnh nghệ thuật 1 TUẦN CON SỐ Trong 2 tháng đầu năm 2017, Lâm Đồng đã gieo trồng được 33.492 ha cây hàng năm các loại. Nguồn: Tỉnh ủy TRANG 8 XEM TIẾP TRANG 2 Người H’Mông trên đất mới 3 Quản lý, bảo vệ rừng - nhìn từ Bảo Lâm 10 Mai anh đào lung linh dưới ánh đèn bên hồ Xuân Hương - Đà Lạt. Ảnh: Lư Quyền Đèn không tắt sáng 5 Truyện ngắn: MA VĂN KHÁNG Tác phẩm “Được mùa”.

Upload: others

Post on 24-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 329 - 4747 THỨ BẢY, NGÀY 18/3/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Đà Lạt, lỡ hẹn mùa hoa Anh đào

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Trong năm 2016, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) được các cấp ủy đảng,

chính quyền, các ngành và toàn dân quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong trào xây dựng ĐSVH ở cơ sở. Nhận thức của cán bộ và nhân dân ngày càng chuyển biến, coi trọng văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội và tích cực tham gia thực hiện phong trào. Trong các nội dung của Phong trào TDĐKXDĐSVH, việc xây dựng Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị đạt một số kết quả khả quan.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn minh đô thị được các ngành, các cấp quan tâm. Phong trào huy động được nội lực trong cộng đồng đóng góp tiền, công sức, hiến

đất theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” xây dựng các công trình phúc lợi; thi đua phát triển kinh tế, giúp nhau thoát nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, bảo đảm an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường và tham gia giám sát việc triển khai thực hiện ở cộng đồng dân cư… Đến nay, toàn tỉnh có 147/147 xã, phường, thị trấn đăng ký phát động xây dựng danh hiệu Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Trong đó, có 89 đơn vị được công nhận danh hiệu văn hóa. Công tác biểu dương, khen thưởng được các địa phương quan tâm, tiêu biểu như TP Đà Lạt, huyện Đơn Dương, Lạc Dương… Thông qua đó, phong trào đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng Xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2016, toàn tỉnh thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn hiện nay lên 60/117 xã (51,28%)...

Đẩy mạnh xây dựng và nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị

TRANG 6

Chàng kế toán và cuộc phiêu lưu ảnh nghệ thuật

1 TUẦN CON SỐ

Trong 2 tháng đầu năm 2017, Lâm Đồng đã gieo trồng được 33.492 ha cây hàng năm các loại.

Nguồn: Tỉnh ủy

TRANG 8

XEM TIẾP TRANG 2

Người H’Mông trên đất mới

3

Quản lý, bảo vệ rừng - nhìn từ Bảo Lâm

10

Mai anh đào lung linh dưới ánh đèn bên hồ Xuân Hương - Đà Lạt. Ảnh: Lư Quyền

Đèn không tắt sáng5Truyện ngắn:

MA VĂN KHÁNG

Tác phẩm “Được mùa”.

2 THỨ BẢY 18 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Hiện toàn tỉnh có 1/10 huyện được công nhận và công bố đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuy đạt kết quả như trên song trong xây dựng Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị vẫn còn hạn chế, yếu kém. Biểu hiện: Một số địa phương chưa chú trọng công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Công tác biểu dương, khen thưởng một số danh hiệu: Xây dựng danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu dân cư (thôn, buôn, tổ dân phố) văn hóa chưa đúng theo Luật Thi đua - Khen thưởng. Thực hiện các quy định pháp luật của địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội chưa nghiêm…

Một trong những nguyên nhân dẫn tới hạn chế, yếu kém là do nhận thức về ý

nghĩa của phong trào và trách nhiệm thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH của một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa sâu sắc, đầy đủ. Ban Chỉ đạo các cấp ở một vài địa phương hoạt động chưa hiệu quả; nội dung, phương thức hoạt động nghèo nàn, chưa sâu sát, cụ thể, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Sự phối, kết hợp giữa các ngành, các cấp có lúc, có nơi chưa đồng bộ và còn cho rằng phong trào là nhiệm vụ của ngành Văn hóa, Mặt trận Tổ quốc.

Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Phong trào xây dựng Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, trong năm 2017, các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền tiếp tục triển khai học tập, quán triệt các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI); các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương, UBND tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như

lợi ích thiết thực, những tác động to lớn, lâu dài của Phong trào TDĐKXDĐSVH đối với quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, phải khảo sát đánh giá đúng thực trạng xây dựng đời sống văn hóa (công tác quy hoạch đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao; việc thực hiện nếp sống văn minh; phong trào xây dựng gia đình, thôn văn hóa…), nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Qua thực hiện phong trào phải thực sự gắn kết và phát huy vai trò Phong trào TDĐKXDĐSVH với phát triển văn hóa nông thôn; xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở. Phấn đấu hết năm 2017, toàn tỉnh đạt 64% số xã được công nhận, giữ vững “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” và 78% phường, thị trấn được công nhận, giữ vững “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”. LAN HỒ

Ngày 15/3, Hội VHNT Lâm Đồng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2017) và triển lãm 40 tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc của các nghệ sĩ nhiếp ảnh trong tỉnh.

Ôn lại truyền thống 64 năm, nhà thơ Phạm Quốc Ca - Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng đã khẳng định những đóng góp to lớn của nhiếp ảnh Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã dành trọn tâm huyết, tài năng, trí tuệ xây dựng nền nhiếp ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, hơn 2 thập kỷ qua đội ngũ nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Đồng không ngừng lớn mạnh sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị về cả nghệ thuật thẩm mỹ và tư tưởng, đưa nghệ thuật nhiếp ảnh Lâm Đồng lên tầm cao, đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, nhiều nghệ sĩ được phong tặng các tước hiệu danh giá E.VAPA, A.FIAP, E.FiAP. Đặc biệt, trong năm qua, nhiếp ảnh Lâm Đồng đã gặt hái những thành công với nhiều giải thưởng lớn khu vực, trong nước và quốc tế. Cụ thể: đã đoạt 2 HCV, 3 Huy chương đồng hạng, 2 HCB, 1 HCĐ, 1 giải thưởng châu Á - Thái

Khen thưởng các nghệ sĩ nhiếp ảnh có thành tích xuất sắc.

Sáng 15/3, Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác diễn tập khu vực phòng thủ năm 2016, đồng thời triển khai nhiệm vụ năm 2017. Đến dự có đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo diễn tập PT - 16, Đại tá Du Trường Giang - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Thiếu tướng Bùi Văn Sơn - Giám đốc Công an tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Năm 2016, trên cơ sở nhiệm vụ Quân sự - Quốc phòng của tỉnh được Bộ Tư lệnh Quân khu 7 giao và kế hoạch huấn luyện chiến dịch, dưới sự chỉ đạo của Thường trực

Tỉnh ủy đã tổ chức 3 cuộc diễn tập tại 3 địa phương: Lâm Hà, Lạc Dương và TP Bảo Lộc. Qua cuộc diễn tập đã thực sự nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, thành phố về nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của KVPT, giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận tại hội nghị, đồng chí Trần Đức Quận đánh giá cao công tác diễn tập KVPT năm 2016, đồng chí yêu cầu trong thời gian tới để KVPT ngày càng vững chắc, bảo đảm “xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh” trong mọi tình huống thì cơ quan quân sự, công an các cấp cần tham mưu cho cấp ủy,

chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và giáo dục quốc phòng - an ninh làm cho toàn dân, trước hết là cán bộ nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng KVPT trong tình hình mới. Mặt khác, Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, 3 huyện: Bảo Lâm, Đạ Huoai, Cát Tiên và các sở, ban, ngành chuẩn bị kế hoạch cụ thể, hướng dẫn nội dung, chương trình và phối kết hợp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn tập KVPT năm 2017.

Nhân dịp này, 7 tập thể và 13 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ 2016”. ĐỨC TÚ

Tổng kết công tác diễn tập phòng thủ năm 2016

Sáng 15/3, đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thay mặt Thường trực Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng đồng chí Du Trường Giang - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh vừa được Chủ tịch nước thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng và được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 7. Đ.TÚ

Thăng hàm Thiếu tướng cho đồng chí Du Trường Giang

Đồng chí Trần Đức Quận tặng hoa chúc mừng Thiếu tướng Du Trường Giang.

Nhiếp ảnh Lâm Đồng sáng tạo nhiều tác phẩm xứng tầm với vùng đất giàu nhân văn

Bình Dương, 13 giải khuyến khích và bằng danh dự.

Nhân dịp này, vấn đề “Nâng cao chất lượng sáng tạo nhiếp ảnh Lâm Đồng” đã được đưa ra thảo luận sôi nổi với các tham luận chất lượng.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Thanh Đạm - Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh: Điểm lại những thành quả đạt được và nhìn lại sự trưởng thành của nhiếp ảnh Lâm Đồng là một chặng đường đáng tự hào. Nếu như vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, những người cầm máy chỉ tính trên

đầu ngón tay, thì 2 thập kỷ qua là một sự bùng nổ của nhiếp ảnh, cả về lượng và chất. 40 nghệ sĩ nhiếp ảnh đã có đóng góp rất lớn, qua tác phẩm nhiếp ảnh của mình, họ đã đưa ra thế giới hình ảnh mảnh đất Đà Lạt - Lâm Đồng giàu nhân văn. Nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh thành danh trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, thành quả của các nghệ sĩ cầm máy còn lặng lẽ, chưa được ghi nhận đúng mức. Trong thời gian tới, nhiếp ảnh Lâm Đồng cần gắn nghệ thuật với tư tưởng, gắn tính thẩm mỹ với tính thông tin, giáo dục; điều đó đòi hỏi người cầm máy không ngừng phát huy tài năng, nêu cao trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ, nhằm tiếp tục sáng tạo nhiều tác phẩm tốt, nhiều phong cách nhiếp ảnh độc đáo xứng tầm với vùng đất giàu đẹp này.

Hai nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Nhân và Nguyễn Bá Hảo đã vinh dự nhận Bằng khen của Bộ VH-TT-DL đã có thành tích xuất sắc đoạt giải trong cuộc thi ảnh quốc tế; Hội NSNA Việt Nam đã tặng Bằng khen cho 3 NSNA Nguyễn Bá Hảo, Nguyễn Bá Trung và Nguyễn Bá Nhân; trao HCV quốc tế cho 2 nghệ sĩ Lý Hoàng Long và Nguyễn Bá Nhân. QUỲNH UYỂN

Đẩy mạnh xây dựng... TIẾP TRANG 1

24,6 triệu đồng/ha đất nông nghiệp cho thuê ở Ấp LátTheo quyết định phê duyệt của UBND

tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành, đơn giá thuê đất nông nghiệp tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao Ấp Lát, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương là 24,6 triệu đồng/ha/năm. Thời điểm áp dụng đơn giá này kể từ ngày 1/1/2017.

Hàng năm tại các khu vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, UBND huyện Lạc Dương phối hợp với các sở, ngành chức năng thực hiện các thủ tục đề nghị điều chỉnh đơn giá thuê đất phù hợp với thị trường biến động. Đồng thời khuyến khích hộ gia đình và nhà đầu tư tự thỏa thuận cho

thuê lại đất theo quy định. Được biết, Khu Nông nghiệp công nghệ

cao Ấp Lát, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương được quy hoạch 346 ha, chia thành 13 lô, trong đó có 3 lô sản xuất nông nghiệp kết hợp với phát triển du lịch sinh thái.

VŨ VĂN

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 1.000 bệnh nhân

Theo kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 sẽ điều trị cho 1.000 bệnh nhân. Duy trì cơ sở điều trị thay thế tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Lâm Đồng và cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh. Đồng thời, triển khai mới 1 cơ sở điều trị thay thế tại thành phố Bảo Lộc và 3 cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh.

Chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone nhằm góp phần giảm tỉ lệ người sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp và giảm tỉ lệ tội phạm xã hội có liên quan đến các chất dạng thuốc phiện. Đồng thời, giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện và từ nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng, cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. AN NHIÊN

Duy trì chất lượng “Sầu riêng Đạ Huoai”

Để duy trì chất lượng, danh tiếng và uy tín của nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Đạ Huoai”, UBND huyện Đạ Huoai vừa thông qua kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trồng và kinh doanh sầu riêng.

Theo đó, hàng năm, huyện Đạ Huoai tổ chức 9 lớp tập huấn tuyên truyền trên 10 xã, thị trấn và tham quan các mô hình điểm của hộ nông dân được cấp chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Sầu riêng Đạ Huoai”, mỗi lớp thu hút khoảng 50 người.

4 điều kiện cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Đạ Huoai” được tập trung tuyên truyền gồm: Thứ nhất, các tổ chức, cá nhân phải tối thiểu trồng từ 0,5 ha hoặc kinh doanh sầu riêng từ 1 tấn mỗi ngày trong phạm vi địa bàn huyện Đạ Huoai. Thứ hai, có sổ nhật ký ghi chép quy trình canh tác sầu riêng, tuân thủ các quy định đảm bảo sản phẩm có đặc tính, chất lượng. Thứ ba, sầu riêng phải thuộc 3 giống Ri 6, Monthong và Chín Hóa 9H. Thứ tư, cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ nội dung trong giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu “Sầu riêng Đạ Huoai”. VŨ VĂN

Ghi chép: MINH ĐẠO

Theo đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S

dẫn đầu, chúng tôi phải vượt qua khoảng 155 km (tính từ thành phố Đà Lạt) mới đến nơi cư trú của bà con người H’Mông tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông. Phải vòng sang tỉnh Đắk Nông mới đến được với bà con. Rời Quốc lộ 27, chúng tôi xuyên sâu vào rừng bám theo con đường đất hết cheo leo lại rậm rì cành cây. Đất đỏ bazan mù mịt bùng lên từ bánh chiếc xe trước, xe sau cách 15 mét là không thể thấy đường đi. Thế nhưng, ra khỏi bìa rừng, cả một khoảng không gian có bình độ bằng phẳng, nép bên núi, đó là nơi cộng cư của đồng bào H’Mông tại tiểu khu 179.

Ổn định từ giáo dục đến giá nông sản Hiện, tại thôn 2 có 18 hộ với 98

nhân khẩu và tại tiểu khu 179 có 95 hộ với 513 nhân khẩu. Họ là cư dân của 4 tỉnh di cư tự do vào từ cuối năm 2002 đến 2015; gồm 4 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên và Lai Châu. Đồng bào sống quần cư trên một khu đất bằng phẳng và màu mỡ, có đường ô tô vào tận nơi… Đặc biệt, với sự hỗ trợ tích cực của huyện Đam Rông và sức phấn đấu vươn lên của chính đồng bào, nơi đây đang ngày càng có cuộc sống ổn định cao. Đó là nhà ở cơ bản, một số đã và đang tiếp tục nâng cấp thành nhà xây. Mỗi hộ đều có đất canh tác, trong đó chủ lực là hai loại cây cà phê và sắn. Thay mặt các hộ dân, Ma Seo Cháng, người duy nhất đã nhập khẩu ở Lâm Đồng ở thôn 5, xã Liêng Srônh cho đoàn biết khá nhiều thông tin rành rọt. Gia đình Ma Seo Cháng - bà Sùng Thị Dung có 6 người con; là hộ khá giả trong vùng, có 5 ha cà phê với 8 tấn nhân/năm, giá 45 - 46 ngàn/kg và mấy sào sắn có giá 2,8 ngàn/kg. Tôi vào nhà anh Thò A Sẻn cũng được biết nhà có 3 ha cà phê, thu hoạch 3 tấn vì còn thiếu vốn đầu tư. A Sẻn chỉ tay ra phía đầu bờ rào: “Nhà kia kìa, Sùng A Chỉnh thu hoạch nhiều hơn”. Đó là hộ đang chất nhiều gạch và xi măng trước sân để chuẩn bị làm nền. Theo Ma Seo Cháng, trung bình mỗi hộ khoảng 1 tấn cà

Người H’Mông trên đất mới “Đất lành chim đậu”. Nhiều năm nay, đồng bào dân tộc H’Mông từ các tỉnh phía Bắc di cư vào định cư trên đất Lâm Đồng ngày một đông đúc. Di cư tự do, dĩ nhiên trở thành gánh nặng đối với tỉnh Lâm Đồng. Bài viết này, chúng tôi không bàn đến những nơi bà con đã được địa phương Lâm Đồng cố gắng tạo nhiều điều kiện để họ định cư, mà nói đến 113 hộ với 611 nhân khẩu đang sống tại thôn 2 và tiểu khu 179, xã Liêng Srônh - đang cần những giải pháp để thực sự có cuộc sống ổn định.

phê trở lên và 1 tấn sắn. Nhiều hộ đã có ti vi, sử dụng năng lượng mặt trời; xe máy nhà nào cũng có…

Tôi đến các phòng học thời điểm các học sinh đang chăm chỉ học bài. Đây là điểm trường Trường Tiểu học Liêng Srônh. Cô giáo Ka Iêng dân tộc người Châu Mạ, ở huyện Lâm Hà, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, phụ trách lớp 4D2 với 27 học sinh. Cô cho biết, mỗi tháng tổng thu nhập 6,5 triệu đồng… Đi qua lớp 1 của thầy giáo La Văn Phù, người dân tộc Nùng, quê ở Cao Bằng vào cư trú cùng anh chị tại xã Đạ Rsal. Cả 27 học sinh của thầy giáo Phù đều vui tươi và dạn dĩ khi tôi bước vào. Kế bên nữa là lớp 4D1 với 26 học sinh của Lãnh Văn Giang. Giang là người dân tộc Tày, từ Cao Bằng vào cư trú ở huyện Lăk. Thầy giáo Giang là một trong hai giáo viên đã có gia đình, nhưng vợ con ở nhà… Hiệu trưởng Trường Tiểu học Liêng Srônh cho tôi biết: Toàn điểm trường có 5 lớp (trong đó 2 lớp 4 và 3 lớp 1, 2, 3; tổng số học

sinh có 123 em, 100% là dân tộc H’Mông. Điểm trường có 4 phòng học, do đó buổi sáng học 4 lớp, buổi chiều 1 lớp, nhưng hầu như chiều nào cũng kín phòng vì các thầy cô phụ đạo. Mức độ duy trì sĩ số ở đây cơ bản ổn định 100%, chỉ có học sinh nào đó bất chợt “nhảy dù” vào học rồi bất chợt lại theo gia đình rời bản thì không tính. 5 giáo viên, đều có bằng tốt nghiệp về sư phạm, từ trung cấp đến cao đẳng; hàng tuần, thứ hai vào điểm trường ở tạm căn phòng công vụ rồi thứ sáu lại quay trở về nhà. Tất cả đều có đóng bảo hiểm xã hội và được thụ hưởng các chính sách theo điều kiện của ngành giáo dục huyện Đam Rông...

Cần sớm quy hoạch định cư tại chỗNhóm trưởng Ma Seo Cháng

cho biết, từ cuối những năm 2002-2003, bà con người Mông đã định cư tại tiểu khu 179 này rồi; một số hộ khác vào sau này. Nghĩa là họ đã “an cư” tại vùng đất Liêng

Srônh này 14-15 năm nay. Vì vậy, tính ổn định của một nếp sống là biểu hiện thấy rất rõ ở bản làng này. Anh Seo Cháng đề đạt với Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm S: Từ hơn 10 năm nay, bà con đã gửi đơn đến các cấp chính quyền đề đạt nguyện vọng được thành lập đơn vị hành chính thôn để sau triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong thôn, vì rất xa chính quyền xã. Mong muốn chính quyền quan tâm để bà con an cư lập nghiệp; thứ nữa là tạo điều kiện cho bà con có hộ khẩu thường trú, muốn vươn lên để có vốn đầu tư, mặc dù đã canh tác nhiều rồi. “Nếu bà con được giao đất giao rừng thì bà con sẽ quản lý được vì bà con có quyền nói không cho người này người kia phát”, ông Seo Cháng nói.

Chủ tịch UBND huyện Đam Rông Bùi Văn Hởi cho biết: Trên 240 ha là tổng diện tích bà con dân tộc H’Mông đang định cư. Cũng là đất lâm nghiệp, bà con tự khai thác. Nếu mở được con đường 12 km vào đây thì rất tốt. Nếu

nhập khẩu cho họ thì nay mai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho chính những hộ này. Từ năm 2016 đến nay, không còn tình trạng bà con tiếp tục đến định cư. Vì vậy, cần có giải pháp phối hợp với các tỉnh nơi đi ở phía Bắc kiên quyết không để hộ dân nào tiếp tục đến nữa; đồng thời đối với các hộ đã định cư phải cam kết không được lấn chiếm đất lâm nghiệp nữa.

Tôi gặp đơn vị chủ rừng là Ban Quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk, Phó Ban Bùi Công Tuấn bày tỏ: Nên để bà con định cư tại chỗ này nhưng cần khoanh lại diện tích sản xuất. Bà con được ổn định tại chỗ thì Ban cũng quản lý tiếp xúc dễ và nhờ đó mà tuyên truyền giáo dục công tác quản lý, bảo vệ và trồng rừng hiệu quả hơn rất nhiều. Còn báo cáo với tỉnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông - Liêng Hót Ha Hai cho biết: Đối với các hộ di cư tự do chưa được sắp xếp, những năm qua, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở và các đơn vị chủ rừng, thường xuyên kiểm tra, vận động, tuyên truyền để bảo đảm an ninh, trật tự, hạn chế phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Đồng thời chỉ đạo chăm lo việc thực hiện chính sách an sinh xã hội như: cấp thẻ bảo hiểm y tế, cử đội ngũ y tá, bác sĩ định kỳ vào chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh; đầu tư xây dựng nhà bán trú tại thôn 2, xã Liêng Srônh để vận động, tạo điều kiện thuận lợi cho con em các hộ di cư tự do này được tới trường. Khi các hộ dân di cư tự do chưa được bố trí sắp xếp có cuộc sống ổn định, đi lại rất khó khăn tạo áp lực cho huyện trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và giải quyết an sinh xã hội ở địa phương. Với những thực tế nêu trên, huyện Đam Rông đã kiến nghị với tỉnh cho chủ trương sắp xếp ổn định các hộ dân đang định cư tại chỗ. Theo đó, bổ sung điểm dân cư này vào quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Lâm Đồng để sớm ưu tiên đầu tư các công trình thiết yếu phục vụ nhân dân.

Sau khi kiểm tra khảo sát thực tế cùng với lãnh đạo các ngành liên quan của tỉnh, Huyện ủy và UBND huyện Đam Rông…, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S cho rằng: Bước đầu ghi nhận nhiều mặt về kinh tế - xã hội của đồng bào H’Mông tại tiểu khu 179 cơ bản ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi để hướng đến việc quy hoạch định cư tại chỗ. Tuy nhiên, ông Phạm S cũng căn dặn nhiều lần đối với người dân đang định cư tại tiểu khu 179 rằng, dứt khoát không được một hộ nào tiếp tục phá rừng hay lấn chiếm đất lâm nghiệp nữa. Ông nêu vấn đề: Mục đích đặt ra là ổn định đời sống tại chỗ, đảm bảo tổng diện tích này và cam kết không được vào rừng tác động đến lâm nghiệp. Bình quân mỗi hộ 2 ha đất canh tác, đưa giống mới, và tác động vốn thâm canh, cùng cán bộ kỹ thuật tập huấn hướng dẫn cho bà con là sẽ phát triển kinh tế khả quan. Trên cơ sở này, ổn định về hộ khẩu, đầu tư về giáo dục, y tế để bà con có cuộc sống ổn định lâu dài. Cùng đó là giao thông, điện tiếp tục nghiên cứu đầu tư…

Toàn cảnh làng dân cư H’Mông tại tiểu khu 179. Ảnh: M.Đạo

Giáo dục nơi đây đã đi vào ổn định.Ảnh: M.Đạo

3 THỨ BẢY 18 - 3 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

4 THỨ BẢY 18 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘITruyện ngắn: MA VĂN KHÁNG

Thật ra thì vẫn là sự thường tình quen thuộc. Vì bà cụ Vy chẳng đã từng nói, rằng tao có nhiều con nhiều cháu, đó là cái lộc trời cho,

tao phải hưởng cho hết chứ. Và thông lệ là tuy ở hẳn với vợ chồng Nam, anh con trai thứ hai, nhưng cứ dăm bữa nửa tháng là bà lại chẳng lên thăm vợ chồng anh con út đó sao? Rất quen thuộc thôi cả cái dáng đi ở tuổi bảy mươi hai rồi mà đâu có thong dong, mà cứ cắm cắm cúi cúi, đôi khi liêu xiêu vẹo vọ của con người có cái số vất vả lo toan. Thì cũng là thường tình thôi cái kiểu tay xách nách mang, những là túi vải to nhỏ quàng lưng, đeo vai, những là làn nhựa, làn mây cầm tay, những đồ đoàn lỉnh kỉnh bà cụ mang theo.

“Khổ! Mẹ mang những gì mà lắm thứ thế này? Ối, lại có cả một con mèo con! Sao mẹ không bảo bác Nam gọi điện cho anh Đông con mang xe đi đón? Để con xách đỡ cho nào?”. Giấu cái nhìn ái ngại vì nhận ra có điều gì khang khác với thông lệ, miệng nói, Phong đã nhanh nhẹn giành lấy tất cả, túm gọn trong hai tay, phăm phăm đi trước. Còn bà cụ thì xắm nắm theo sau, vừa đi vừa kể lể phân bua. Rằng thì là tao có chân tao khắc đi. Vả lại xe buýt xe ôm bây giờ rất sẫn, khỏi phải phiền hà con cái. Rằng thì là mèo mướp nhà bác Nam đẻ bốn con. Hai con mèo nhung. Một con tam thể. Một con nhị thể. Con tam thể này ăn được cơm rồi. Có con mèo nhà cửa nó mới vui vẻ, ấm áp, trẻ mỏ nó mới thuần hòa tính nết. Còn những thứ linh tinh lang tang ở mấy cái túi vải này là cho thằng Tu Ti nhà này và mai kia lên nhà bác cả Huấn thì cho con Hồng, con Hải, thằng Tuấn. Ở ngoại thành cái gì cũng dễ mua. Măng khô này. Lạc củ này. Đậu đen này. Trám tươi này. Cả mật ong rừng nữa. Gì cũng có!

- Lại còn cái gì nữa thế này, mẹ!Đặt cái làn nhựa nặng trịch xuống sàn

nhà, nghe tiếng cái vung đất đổ nghiêng, cạch một tiếng đùng đục, Phong ngẩng lên, hơi ngạc nhiên kêu. Và bà cụ liền cúi xuống, hóm hém cười:

- Cá nục kho! Vợ Nam nó bảo đem lên cho cô chú, cái Lương thằng Tu Ti ăn thử. Nó học đâu được cách kho cá ngon thật đấy! Chả có mùi tanh cá biển gì sất. Mà miếng cá ăn vừa thơm vừa bùi vừa ngậy như cá hộp, mẹ Tu Ti à!

- Thế anh chị Nam và hai cháu hồi này thế nào rồi, mẹ?

- Bác Nam được trên cho đi học chính trị dài hạn nên cũng nhàn hơn. Hai đứa trẻ lớn rồi, đứng đắn hẳn. Thằng Tiên biết nhặt rau quét nhà rửa bát. Còn cái Khánh thì sắp cai sữa rồi.

ĐỨC TRỌNG: Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trịTại huyện Đức Trọng, những năm gần đây, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ tương đối cao, điều này thể hiện sự quan tâm và tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác cán bộ nữ.

NGUYỆT THU

Việc quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển công tác cán bộ luôn được Huyện ủy Đức Trọng, Ban Tổ chức

Huyện ủy quan tâm, chú trọng, nhất là công tác cán bộ nữ giai đoạn gần đây. Theo Bí thư Huyện ủy Phạm Thanh Quan: “Công tác quy hoạch cán bộ nữ được quan tâm, qua rèn luyện thử thách từ cơ sở đã chọn lọc được những đồng chí có năng lực, có kiến thức, trình độ, có tâm huyết để quy hoạch cán bộ lãnh đạo. Trong đó cán bộ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nhiệm kỳ trước. Cụ thể, cán bộ

nữ đang giữ các trọng trách trong hệ thống chính trị như: Bí thư Đảng bộ thị trấn Liên Nghĩa, 2 Phó Chủ tịch UBND huyện, 1 Phó Chủ tịch HĐND huyện và Bí thư Đảng bộ xã Hiệp Thạnh, xã nông thôn mới Ninh Loan, Đà Loan. Ngoài ra, trưởng, phó phòng ban là nữ cũng chiếm tỷ lệ khá cao, khẳng định vai trò cán bộ nữ của Đức Trọng là rất quan trọng. Đa số cán bộ nữ đều có năng lực, có tâm huyết, có kiến thức, có kinh nghiệm mới được bổ nhiệm. Họ đều phát huy tốt năng lực của mình, hoạt động thiết thực, hiệu quả kể cả trong công tác Đảng hay công tác quản lý nhà nước. Cán bộ nữ có nhiều lợi thế, nhất

là trong công tác dân vận, linh hoạt, khéo léo trong xử lý tình huống, tiếp xúc với nhân dân.

Năm 2016, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Đức Trọng đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên cả 3 mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức. Năng lực tổ chức điều hành, quản lý của chính quyền huyện, cơ sở có chuyển biến tốt. Công tác tổ chức bộ máy, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ được củng cố, kiện toàn, sắp xếp có hiệu quả. Năm 2016, Đức Trọng được chọn là địa phương tiêu biểu trong làm tốt công tác xây dựng Đảng và được khen thưởng, báo cáo tham luận tại hội nghị toàn quốc ngành Xây dựng Đảng năm 2017.

Theo tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới chỉ rõ: “Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ”, phụ nữ tham gia quản lý nhà nước là một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực, trí tuệ của phụ nữ.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”. Ngày nay, tiếp nối truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước, thể hiện ở số phụ nữ tham gia trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng tăng, nhất là trong lĩnh vực chính trị.

Tại huyện Đức Trọng, thống kê từ 2010 - 2015 đã bổ nhiệm 122 đồng chí giữ chức danh trưởng, phó phòng ban, ngành và tương đương, trong đó bổ nhiệm lại 29 đồng chí, các đồng chí được đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cơ bản đáp ứng yêu cầu, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn tới, Đức Trọng tiếp tục triển khai thực hiện tốt theo tinh thần Nghị quyết 05 của BTV Huyện ủy ngày 10/5/2011 “về đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Đức Trọng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, đề ra mục tiêu, chính sách, chế độ khuyến khích, thu hút cán bộ giỏi, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể và triển khai theo kế hoạch đề ra. Trong đó, đã chọn cử 8.175 lượt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng. Công tác đánh giá, phân loại theo Ban Tổ chức Huyện ủy Đức Trọng đều thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, đảm bảo thực chất và hiệu quả.

Là người đứng đầu Đảng ủy thị trấn Liên Nghĩa, chúng tôi luôn xác định thị trấn là một đơn vị trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, dân số khá đông, trên 52 ngàn dân, có 71 chi bộ trực thuộc, trong đó có 62 tổ dân phố. Tập thể cán bộ Đảng ủy - HĐND - UBND đều rất đoàn kết, mọi công tác, nhiệm vụ đều được thảo luận, thống nhất, tranh thủ ý kiến của các đồng chí cán bộ lão thành, hưu trí để là cơ sở tham khảo, quyết định đúng đắn. Địa bàn phức tạp, lực lượng mỏng, chịu nhiều áp lực trên dưới, trong thực hiện phải hết sức khoa học, linh hoạt, vận dụng kiến thức chuyên môn để điều hành đạt hiệu quả công tác. Mặt khác, tuy là cán bộ nữ nhưng chúng tôi đã được sự quan tâm kịp thời của Huyện ủy, khi có vướng mắc từ cơ sở chúng tôi đều nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo Huyện ủy, của các đồng chí lão thành, cán bộ hưu trí tâm huyết của huyện. Việc gì không giao thì thôi, nhưng khi được giao nhiệm vụ cán bộ nữ đều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nguyễn Thị Kim HồngUVBTV Huyện ủy - Bí thư Đảng bộ thị trấn Liên Nghĩa

Ở huyện Đức Trọng, cấp ủy đảng và chính quyền luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ nữ, nhờ vậy, ngày càng nhiều cán bộ nữ được phân công giữ các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Đối với chúng tôi, thành công chỉ có thể đạt được khi nỗ lực hết mình, phát huy năng lực, kinh nghiệm, học hỏi nâng cao trình độ và tranh thủ sự góp ý trách nhiệm của các cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí là nữ để ngày càng hoàn thiện mình hơn. Đặc biệt, phải biết sắp xếp thời gian khoa học, hài hòa giữa việc gia đình và việc xã hội, khẳng định năng lực của nữ cán bộ trên mọi cương vị công tác, xứng đáng với niềm tin yêu mà cấp trên giao phó.

Phạm Thị Thanh ThúyPhó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng

Do được cấp trên tin tưởng, lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên kiểm tra, theo dõi và tạo điều kiện thuận lợi nên bản thân tôi cũng như cả tập thể Đảng ủy xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi luôn chú trọng việc thăm nắm tình hình ở cơ sở, dành nhiều thời gian để tiếp cận, bám sát cơ sở… để nắm bắt kịp thời tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Khi nắm chắc đặc điểm tình hình của địa phương rồi thì việc triển khai nhiệm vụ chính trị, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên sẽ rất hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống. Chú trọng công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng đoàn kết nội bộ và nhận được sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, tôi luôn tranh thủ ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo địa phương, các đảng viên lớn tuổi để trau dồi, tích lũy kinh nghiệm và có hướng chỉ đạo đúng đắn, giải quyết công việc hiệu quả.

Nguyễn Thị Ngọc NguyênBí thư Đảng ủy xã Hiệp Thạnh

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Động Thiên Đường được chọn tô chưc cuộc thi Hoa hâu Hoa binh Thê giới 2017Động Thiên Đương của Quảng Binh được chọn là một trong 3 điểm để tô chức phần thi “Trang phuc truyền thống các dân tộc” của hơn 80 thí sinh khăp thế giới.

Sáng 14/3, ông Trần Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Ban tổ chức cuộc

thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới năm 2017 vừa có buổi làm việc với tỉnh Quảng Bình cùng các đơn vị liên quan và đã đưa ra đề xuất Động Thiên Đường là một trong 3 điểm sẽ diễn ra cuộc thi “Hoa hậu Hòa bình Thế giới năm 2017”.

Trước đó, vào ngày 12/3, sau khi đi khảo sát thực tế một số điểm ở Quảng

5 THỨ BẢY 18 - 3 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Đèn không tắt sáng

động tác đột ngột nắm lấy đôi cổ tay mẹ rồi ngửa đôi bàn tay để đỡ cho hai bàn tay mẹ mỏng mảnh, gầy gùa như hai phiến lá; trong khi cặp mắt sâu trầm nhiễm đầy lo âu gần như đọng lại như muốn tìm kiếm nét khác thường về thể tạng và tâm thần đang bị giấu giếm trên gương mặt hốc hác của bà mẹ. Còn bà cụ thì ngay lập tức như giẫy ra khỏi tay con trai, bai bải chối bỏ:

- Mẹ dứt hẳn cơn ho dai dẳng rồi! Bác sĩ chiếu điện xong, vỗ vai bảo: Cứ về ăn ngon ngủ yên bà lão nhé. Mỗi bữa mẹ ăn hai bát cơm đầy có ngọn nhé. Chỉ có điều, hồi này răng lợi kém quá. Vợ Nam nó phải mua cái kéo. Bữa ăn thịt cá rau, cái gì cũng phải cắt nhỏ ra mới ăn được.

*Nhưng mà bữa chiều nay thật tình là bà

cụ mới và được lưng cơm đã kêu no rồi. Và buông đũa bát xuống, lập tức thanh minh, chống chế rằng vì vừa nãy, trước khi lên đây vui miệng ăn khúc sắn dây vợ Nam đưa cho nên mới thế. Chứ mọi ngày, mẹ ăn là không biết no cơ. Nhất là có cá nục kho như bữa nay. Cũng chẳng thể ép bà cụ vì lúc ấy trời đã ngả tối, Phong đã đón thằng Tu Ti 5 tuổi từ trường mẫu giáo về. Và sau câu chào bà ngọng nghịu theo bảo ban của mẹ, thằng bé và bà cụ lập tức như dính lấy nhau, như gắn nhựa. Rõ máu chảy đến đâu ruồi bâu đến đó chưa!

Thế đó, máu mủ ruột rà cũng có khác. Và bây giờ là bản độc thoại, lời nói chen lẫn tiếng nấc của bà. Bà kêu: Ối, em Tu ti của bà! Bà thương em! Bà quý em! Thế em có

nhớ bà không? Em có nhớ bà chứ nhỉ! Nức lên từng hồi nghẹn ứ, từ lúc như giằng lấy thằng bé từ tay mẹ nó, bà cứ rung rinh liên hồi nó ở trên đôi tay gầy gùa nhỏ bé của mình. Trong bà như vừa có cuộc hóa thân. Bà bỗng trẻ ra. Bà bỗng khỏe lên, gầy còm bé nhỏ thế mà thằng bé phục phịch như ông phỗng cứ như tênh tênh trên tay bà. Bà xoay mặt nó ra phía trước để xem cho rõ mặt thằng chó con của bà. Bà áp vào má nó hít hà hàng thôi hàng hồi. Rồi lại âu yếm hỏi han, nựng nọt yêu chiều. Rằng thì là ở trường mẫu giáo mỗi bữa em ăn mấy bát cơm? Rằng thì là bà kho nồi cá nục cho em và chị Lương ăn đấy. Bà đem cả con mèo tam thể lên để nó chơi với em nữa kia. Rồi sau cái điệp khúc. Ối, em Tu Ti của bà! Bà thương em! Bà quý em, lại là những lời kể lể ríu ran. Nào là lần này bà sắm cho em hai cái quần đùi, hai cái áo phông in hình cầu thủ Ronaldô. Bà mua cho em một cái ô tô chạy bằng pin. Mà em có thích không, bà cho chị Lương một đôi khuyên, còn em, bà cho em một cái lắc vàng ba đồng cân nữa đây này? Một thác ngôn từ độc thoại. Một suối nguồn dào dạt yêu thương. Chằm bặp, vồ vập cứ như là cả năm cả đời chưa hề được gặp nhau. Cứ như là có gì có thể là trút hết cho nhau. Cứ như là chẳng bao giờ còn có cơ hội được sống bên nhau nữa rồi!

Cho tới lúc thằng Tu Ti ngả đầu vào vai bà, mắt gà gà, bà liền vội tậc tậc lưỡi khốn thương em, khốn thương con chó con của bà và ngả người thằng bé vào lòng mình. Trời vào phần đêm với tiết thu muộn lành

lạnh cùng sương bay lăn tăn ngoài sân nhà. Thời tiết như tạo bối cảnh sum họp gia đình. Đông và vợ ngồi ở bàn nước. Bà cụ bế thằng cháu nội ngồi ở trên giường. Ti vi không bật. Im ắng chạy suốt căn buồng rộng để bà tiếp tục câu chuyện về những người con người cháu của bà.

Bà nói: Thằng Tiên nhà bác Nam nó khảnh ăn lắm. Nhưng hồi này ở với bà thì cũng đã khá hơn rồi. Vừa rồi tăng được hai cân. Vì mỗi ngày bà nhồi cho nó đủ hai quả trứng, hai xâu thịt nướng, một lạng giò, hai bát canh rau. Còn cái Khánh, buồn cười, đang nửa đêm cho con bú, mẹ lại phát đánh bộp một cái vào mông con, quát: “Nhả ra, ai bảo mày cắn tí tao!” Ai đời con bé mới năm tháng tuổi đã mọc răng! Hóa ra là nó mọc nanh, bà phải lấy kim khều mãi mới hết. Phong kêu: Thằng Tu Ti nhà con chín tháng tuổi còn chưa mọc cái răng nào. Thế là chuyện chuyển sang nhà Đông. Bà bảo: Tao phục mẹ Phong đấy. Đàn bà mà gan. Đưa con Lương đi mổ ruột thừa ngày ấy mà bình tĩnh như không. Chẳng bù bố Đông. Thấy tao hớt hải vào bệnh viện tìm cháu liền ôm chầm lấy tao, mếu máo: “Mẹ ơi, mẹ giúp con!”.

Thấy Đông im lặng, bà cụ quay sang hỏi chuyện bác Huấn. Đông mới nói được vài câu, bà cụ đã nước mắt chan chan, nói từ ngày bác cả Huấn mất, nghĩ thương con dâu đầu còn xanh tuổi còn trẻ mà đã phải chịu cảnh góa bụa, chẳng đêm nào mẹ không trằn trọc. Đông chưa kịp an ủi mẹ, bà cụ đã đưa khăn lau mặt và nức nở: “Ông An ơi, ông sống khôn chết thiêng, ông phù hộ cho tôi được tai qua nạn khỏi, mạnh chân khỏe tay, để sống với con cháu thật lâu ông nhé...”. Nghe trong giọng mẹ có nỗi thảng thốt và hoang mang cực độ, Đông bỗng rờn rợn gai ốc cả hai cánh tay và lạnh buốt dọc sống lưng.

*Thể chất vạm vỡ mà tình cảm thì yếu đuối

ủy mị vô cùng, Đông bỗng như ngập chìm vào bóng đen của nỗi khiếp sợ cố hữu vừa trỗi dậy. Mê mụ đi trên chiếc ghế tựa mấy phút, rồi choàng thức trong bàng hoàng, anh có cảm giác như vừa đi đâu xa lắm trở về. Căn buồng rộng sáng trắng ánh điện đêm. Giường bên hai bà cháu ôm nhau ngủ, phăng phắc bình yên trong một hình tượng gắn liền không ly cách. Dưới bếp lập lòe ánh đèn vàng nhờ. Con mèo con đang nhỏn nhẻn ăn cơm trong cái bát nhựa cạnh chân tủ lạnh. Phong đang gằm mặt trên cái mẹt lớn với các gói bọc rúm rím khi nãy bà vừa mang lên cho.

- Em chia ít lạc, ít đậu để ngày mai nhân thể anh đèo bà lên thăm bác Huấn...

XEM TIẾP TRANG 11

Minh họa: H.Toàn

Bà cụ ngừng lời, đón cốc trà atisô cô con dâu út đưa, ngẩng lên nhìn quanh:

- Cái Lương dáng chừng về quê chơi với bà ngoại? Còn thằng Tu Ti đi nhà trẻ tối mới về, hả? Nó biết nói nhiều chưa?

- Cháu nói thành câu rồi, nhưng chậm mồm chậm miệng lắm. Lại còn ngọng líu ngọng lô nữa, bà ạ.

- Lầm lì sì ra khói là cái họ Đinh nhà mình đấy. Xưa bố Đông nó cũng vậy. Thế bố nó hồi này có phải đi động luôn không?

Người đâu sao thiêng thế! Bà cụ vừa nhắc tới tên, máy mắt nhìn ra cửa, đã thấy Đông, con trai út cao to nghễu nghện đội cái mũ bảo hiểm, dựng cái xe Hucky đánh cạch, bước vào chật ních cả khuôn cửa, cất tiếng gọi mẹ. Nghe trong tiếng gọi mẹ của chồng có chút nao nức và ngỡ ngàng, Phong đang lấy dây vải buộc con mèo con vào chân giường liền ngẩng lên. Chị bắt gặp ánh mắt nao nao như dò xét của Đông lướt qua gương mặt mẹ. Chút cảm giác khác thường của chị về sự xuất hiện của bà mẹ chồng gờn gợn ngay từ phút đầu tiên gặp gỡ như bắt gặp sự đồng cảm ở Đông.

Đông trút cái mũ bảo hiểm tròn thu lu và nặng nề, ngồi thụp xuống cạnh mẹ. Cử chỉ như muốn làm cho khuất lấp cái vóc dáng đồ sộ của mình bên hình sắc mẹ còm cõi, bé nhỏ và xác xơ. Thế đấy, gương mặt bà cụ dẫu đang trong trạng thái hào hứng vẫn thấp thoáng dấu hiệu tiều tụy, mệt mỏi hơi bất thường, nó biểu hiện ở đôi mắt nhờ nhệch, bàng bạc ánh nhìn, chỉ có thể nhận ra bằng cảm giác ngờ ngợ.

- Sáng nay tòa soạn mất điện, con xin nghỉ lên thăm bác Huấn. Cũng đỡ hơn trước rồi. Học kỳ vừa rồi, cái Hồng đạt sinh viên xuất sắc, cái Hải và thằng Tuấn đạt học sinh giỏi. Bác gái... xem ra cũng nguôi ngoai tí chút rồi. Còn mẹ, hồi này còn bị ho nhiều không?

Câu chuyện từ nhà bác cả Huấn gợi lại nỗi đau về sự mất mát của bác trai hồi đầu năm, đột ngột chuyển đề tài. Và Phong đang định đi xuống bếp sắp bữa cơm chiều, đã phải dừng chân quay lại. Chút ngờ ngợ, ái ngại, phong thanh của chị kể từ lúc đón bà cụ đến thăm, lại như được một lần nữa xác nhận là có thật. Đông đã diễn tả chính xác nỗi niềm ấy của cả mình và vợ bằng

Động Thiên Đường được chọn tô chưc cuộc thi Hoa hâu Hoa binh Thê giới 2017Bình để chọn làm nơi diễn ra cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới năm 2017, Ban Tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới năm 2017 do ông Nawat Itsaragrisil - Chủ tịch Miss Grand International (cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh Quảng Bình.

Tại cuộc làm việc, Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới năm 2017 đã đưa ra đề xuất Động Thiên Đường thuộc rừng Di sản thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những địa điểm diễn ra cuộc thi.

Được biết, cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới năm 2017 dự kiến diễn ra từ

ngày 5/10 đến ngày 26/10/2017 tại Việt Nam ở 3 địa điểm là Quảng Bình, Kiên Giang và TP Hồ Chí Minh, sẽ thu hút các thí sinh đến từ 80 - 90 quốc gia trên khắp thế giới. Riêng tại Quảng Bình, cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 19/10/2017 với hoạt động chính là phần thi “Trang phục truyền thống các dân tộc”.

Động Thiên Đường thuộc Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những hang động tự nhiên với hệ thống thạch nhũ vô cùng tuyệt đẹp. Hiện đang được Tập đoàn Trường Thịnh khai thác du lịch, với vẻ đẹp lộng lẫy, động đã đón hàng trăm khách tham quan mỗi ngày.

Theo NLĐO

Đông Thiên Đường - nơi se diên ra cuôc thi Hoa hậu Hoa binh Thế giới năm 2017.

6 THỨ BẢY 18 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Hồ sơ - Tư liệu

ĐÔNG ANH

Được mùa” là tên một bức ảnh mà anh Quýt đem đến tham dự cuộc thi ảnh nghệ thuật tại Liên hoan Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ

6 và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017. Tác phẩm này của anh đã vượt qua gần 500 tác phẩm khác và được Ban tổ chức trao giải nhất của cuộc thi ở thể loại ảnh về cà phê (bên cạnh ảnh về cồng chiêng). Nói về tác phẩm “Được mùa”, anh Quýt kể lại: Đó là ngày cuối cùng của hạn nộp ảnh dự thi. Tôi đã liên hệ để cùng với một số anh em được vào một nhà máy sản xuất cà phê tại Khu Công nghiệp Lộc Sơn. Phải nói đó cũng là một ngày may mắn khi ánh nắng buổi sáng rất đẹp xiên qua khung cửa và rọi vào chiếc xe cẩu đang nâng các bao cà phê, rọi vào người công nhân đang làm việc giữa những hàng cà phê chất cao. Tôi chọn khoảnh khắc ấy để bấm máy khoảng 3, 4 tấm hình và chọn được một tấm tâm đắc nhất để gửi dự thi. Sở dĩ, tôi đặt tên tác phẩm là “Được mùa” dù hình ảnh không phải là cà phê trĩu quả ngoài vườn nhưng những hạt cà phê nhân được đóng vào bao tải, chất cao như núi cũng đủ nói lên một vụ cà phê được mùa của bà con khắp vùng đất Tây Nguyên.

Trước tác phẩm “Được mùa”, anh Quýt cũng đã có một số tác phẩm đoạt giải ở một số cuộc thi và tham gia triển lãm một số nơi, như: Tác phẩm Phơi lụa, Thép ra lò… Theo anh Nguyễn Văn Thương, Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Bảo Lộc, anh Quýt dù mới tham gia chụp ảnh nghệ thuật nhưng anh rất siêng đi săn ảnh và chịu khó học hỏi từ những người đi trước. Những tác phẩm của Quýt chụp luôn chỉn chu về ánh sáng và bố cục. Bắt đầu chơi ảnh nghệ thuật từ đầu năm 2016, khi đó, anh Quýt là một “tay ngang” thực sự trong giới nhiếp ảnh. Anh chưa từng một lần cầm máy và không biết gì về những thông số kỹ thuật của một chiếc máy ảnh, từ ISO, khẩu độ, tốc độ, bố cục, ánh sáng… Một dịp tình cờ, anh đưa một

Chàng kế toán và cuộc phiêu lưuảnh nghệ thuậtDù mới bước chân vào “nghề” nhưng anh chàng kế toán Võ Đình Quýt đã luôn “cháy” hết mình với cuộc chơi ảnh nghệ thuật. Mỗi một bức ảnh ra đời, ngoài sự mày mò, học hỏi của một “tay ngang” mới bắt đầu chơi ảnh, anh còn dồn hết niềm đam mê, tâm huyết để tạo nên những bức ảnh có giá trị nghệ thuật cao.

người bạn là nhiếp ảnh gia đi chụp ảnh tại Bảo Lộc. Anh tò mò dùng máy ảnh của bạn để chụp vài tấm hình và được bạn “đánh giá cao” về góc máy. Từ đó, anh Quýt mới để ý đến nhiếp ảnh nghệ thuật. “Khi CLB Nhiếp ảnh Bảo Lộc tổ chức Cuộc thi ảnh Sắc màu Cao nguyên, tôi đến xem triển lãm những tác phẩm có chất lượng và thực sự bị cuốn hút. Tôi đã xin gia nhập CLB và mày mò tìm hiểu qua anh em đi trước và qua mạng những kỹ thuật đầu tiên về chụp ảnh. Càng chụp, tôi càng cảm nhận nhiếp ảnh có điều gì đó rất hay và lôi cuốn. Sau những buổi làm việc căng thẳng thì lang thang đâu đó để chụp ảnh cũng là một cách để xả stress. Khi chụp được một tấm ảnh ưng ý, đưa vào máy tính xem lại một lần nữa thì đó chính là lúc mình “tự sướng” với những thành quả mình đã làm được” - anh Quýt chia sẻ.

Công việc hiện tại của anh Quýt là kế toán tại Thành ủy Bảo Lộc. Anh bảo trước đây chỉ quanh quẩn với công việc nhiều lúc cũng

căng thẳng. Giờ bắt đầu chơi nhiếp ảnh, bắt đầu có thêm nhiều người bạn trong khắp cả nước cũng là cách để giảm bớt áp lực. Thường vào những lúc sáng sớm, những dịp cuối tuần, anh lại xách máy đi khắp nơi để chọn khoảnh khắc đẹp, chọn góc máy hay để chụp ảnh. Có những lúc khung cảnh đẹp, ánh sáng đẹp nhưng do anh “say” với cảnh và chưa nắm thật kỹ những kỹ thuật nên có nhiều lúc chụp không đạt, để lại sự tiếc nuối vì khoảnh khắc ấy khó có thể tìm lại. Những lúc như thế, anh lại càng quyết tâm “săn” cho bằng được những tác phẩm ưng ý. Với anh, ảnh nghệ thuật chỉ là một thú vui làm cho tâm hồn mình sảng khoái. “Ảnh nghệ thuật rất phong phú về thể loại nhưng riêng mình lại bị cuốn hút vào những cảnh sinh hoạt đời thường của người lao động. Dự định sắp tới mình sẽ thực hiện một bộ ảnh về cảnh lao động tạo ra những sản phẩm đặc trưng của Bảo Lộc, đặc biệt là tơ lụa Bảo Lộc” - anh cho biết thêm.

Tác phẩm“Được mùa”.

Anh Võ Đình Quýt và tác phẩm “Được mùa” tại triển lãm ảnh ở Đắk Lắk. Ảnh: Văn Thương Trước sự kiện 14/3, tình hình quần đảo Trường Sa của Việt Nam vốn đã căng thẳng khi Trung Quốc cho quân chiếm

đóng trái phép các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Subi, Huy Gơ từ cuối năm 1987, đầu năm 1988.

Để gây thanh thế ở Trường Sa, nước này tăng số tàu chiến từ 9 lên 12, gồm khu trục tên lửa, hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo và tàu đổ bộ... liên tục hoạt động, khiêu khích lực lượng chấp pháp bảo vệ quần đảo của Việt Nam. Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 3/3/1988 tại Hà Nội, ông Trịnh Xuân Lãng, người phát ngôn kiêm Vụ trưởng Thông tin báo chí cho biết: “Từ giữa năm 1987, phía Trung Quốc đã có nhiều hoạt động xâm phạm lãnh thổ Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa, như trinh sát, khảo sát, tập trận, cắm bia”.

Ngày 31/1/1988, một số tàu hải quân Trung Quốc đã đổ quân lên đá Chữ Thập. Ngày 18/2/1988, họ xâm phạm đá Châu Viên. Các tàu chiến Trung Quốc cản trở tàu Hải quân Việt Nam đang làm nhiệm vụ bình thường trong vùng biển chủ quyền. Không phải ngẫu nhiên mà trước khi có những hoạt động này,

HỒ THẾ HÀ

Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ được bạn đọc yêu quý ngay từ những sáng tác đầu tay, lúc tuổi đời còn rất trẻ. Điều đó

có liên quan đến cái mà người ta gọi là năng khiếu bẩm sinh. Nhưng năng khiếu bẩm sinh sẽ chẳng là gì nếu nó không hiện lên thành hình hài câu chữ thi ca, nếu tâm hồn người thơ nguội lạnh thờ ơ với những tơ non hoa cỏ và những hệ lụy của hiện sinh cõi người. Lâm Thị Mỹ Dạ hiểu sâu sắc cái chân lý bình thường đó của thơ, của sự đam mê thơ. Chị chân thành thổ lộ: “Sự đam mê thơ, đam mê cái đẹp là sự thành công một nửa của người làm thơ. Thơ là cái mới mẻ trong cái bình thường. Nhìn thấy nó đã khó, mà diễn tả được nó càng khó. Người ta chỉ đạt đến thơ như khi một quả trứng nóng bức tới mức tự nó phải tách vỏ nở ra đời sống - một đời sống sinh động, có hình hài. Nếu vội vã bóc lớp vỏ đi khi chưa đến độ thì sẽ chẳng bao giờ đạt đến thơ mà chỉ có những ngôn từ chết”(1).

Trong bài viết ngắn này, tôi muốn ôn lại những vần thơ hồn nhiên nhưng thấm đẫm cảm thức về cuộc sống và con người trong chiến tranh của Lâm Thị Mỹ Dạ từ những ngày đầu chị dấn thân vào nghiệp bút ở chiến trường. Phải nói là xúc động khi đọc lại những bài thơ của chị viết về những người nữ thanh niên xung phong, những người anh hùng trong chiến đấu, những người mẹ, người chị, người bạn một thời trận mạc và… những người mẹ, người lính Mĩ ở bên kia chiến tuyến. Tất cả đều chân thành, da diết, nhân văn, làm bật lên tình người trong chiến trận và những giá trị nhân văn vĩnh hằng của nhân dân và Tổ quốc Việt Nam.

Mỹ Dạ quan sát cuộc sống thời chiến bằng con mắt ngỡ ngàng, độ lượng. Vì vậy thơ chị có sức hóa giải theo chiều hướng tích cực và nhân bản: Đêm qua bom nổ trước thềm/ Sáng ra, trời vẫn ngọt mềm tiếng chim/ Nghe hương cây vội đi tìm/ Hai chùm ổi chín lặng im cuối vườn (Hương vườn).

Nhìn đâu cũng thấy trời xanh, chim ca và hoa nở. Phải chăng đó là liệu pháp tâm lý để hóa giải sự khốc liệt của đạn bom? Ngày tiễn bạn ra chiến trường, nhìn hoa sen, tác giả như thấy được niềm vui chia sẻ và khát vọng trong

Khoảng trời biếc xanh trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

7 THỨ BẢY 18 - 3 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Trường Sa những ngày sóng gió tháng 3 năm 1988

tháng 7/1987, Trung Quốc thành lập tỉnh Hải Nam (tỉnh thứ 30), bao gồm cả hai khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Những hành động xâm lấn nói trên nằm trong ý đồ lâu dài muốn tạo chỗ đứng trên quần đảo Trường Sa - nơi mà trước đến nay Trung Quốc hoàn toàn không có mặt. Để rồi

từ những điểm này, họ từng bước kiểm soát và biến biển Đông thành ao nhà, khống chế cả khu vực Đông Nam Á.

Ý đồ đó được Trung Quốc công khai tuyên truyền từ tháng 4/1987 về cái gọi là “đường biên giới địa lý” và “đường biên giới chiến lược 3 mặt” (trên đất liền, biển và không trung). Theo quan điểm đó, Trung Quốc cho rằng biên giới địa lý là đường biên ổn định đã được các văn bản pháp lý công nhận, còn biên giới chiến lược thể hiện sức mạnh tổng hợp của một quốc gia phục vụ lợi ích sinh tồn, lợi ích kinh tế, lợi ích an ninh và khoa học. Nước nhỏ yếu không đủ sức bảo vệ biên giới địa lý thì sẽ mất dần lãnh thổ. Còn nước lớn mạnh, đủ sức đưa đường biên chiến lược ra xa biên giới địa lý thì về lâu dài sẽ mở rộng lãnh thổ. Vì vậy, Trung Quốc cần phải đưa “quốc môn” đến những vùng biển rộng lớn.

Nhận định Trung Quốc sẽ chiếm thêm các bãi cạn quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết, đặc biệt có thể chiếm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, hải quân Việt Nam quyết tâm đóng giữ cụm bãi đá này. Đầu tháng 3/1988, các tàu vận tải HQ 604, HQ 605, HQ 505 được lệnh

đưa công binh và chiến sĩ ra Trường Sa xây dựng cụm đảo chìm Gạc Ma. Sáng 14/3, khi bộ đội Việt Nam đang chuyển vật liệu lên Gạc Ma thì quân Trung Quốc đưa tàu chiến đến ngăn cản, lính Trung Quốc cướp cờ, xả súng giết hại các chiến sĩ. 64 lính hải quân Việt Nam hy sinh, 9 người khác bị bắt làm tù binh.

HQ 604 neo cạnh bãi Gạc Ma, HQ 605 bảo vệ bãi Len Đao bị bắn chìm. HQ 505 bị bắn cháy phần đuôi đã lao hết tốc lực lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền Cô Lin. Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao, còn Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm trái phép từ đó. Sau ngày 14/3/1988, phía Trung Quốc tiếp tục ngăn trở các tàu cắm cờ chữ thập đỏ của Việt Nam làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn chiến sĩ.

Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh.

(Theo Vnexpress)

Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125.

Khoảng trời biếc xanh trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạcách sẻ chia: Bông sen trắng, bông sen hồng/ Nở ra từ giữa xanh trong vòm trời/ Lòng em - hồ rộng anh ơi!/ Mỗi bông hoa nói mỗi lời yêu thương (Tiễn anh bên đầm sen).

Cả trong biệt mù xa cách, Lâm Thị Mỹ Dạ cũng có cái nhìn biếc xanh như thế. Đứa con chào đời không có bố kề bên, nhưng có một sợi dây tình cảm thiêng liêng gắn chặt. Hình ảnh người mẹ thật cảm động: Mẹ sẽ nhận phần bão táp/ Khi đạn bom thù chuyển rung/ Cho con ngọt ngào êm mát/ Hai bầu sữa mẹ thơm trong để ngày chiến thắng trở về: Bố sẽ thơm lên má con/ Chiếc hôn dài hơn xa cách/ Bố sẽ bế con quay tròn/ Như xoay mấy vòng quả đất.

Lâm Thị Mỹ Dạ thường liên hệ sự sống, sự hồi sinh thông qua những hình ảnh non tơ, bé bỏng nhưng có sức lay động lớn. Từ tứ thơ Trẻ con là nơi sinh nở những chiếc hôn, tác giả liên hệ đến cái chết của những người mẹ chiến đấu không còn gặp lại con mình để rồi chính mình tự nguyện làm người mẹ tinh thần xoa dịu nỗi đau cho những thiên thần bé nhỏ: Tôi chạy về với các em lòng như lửa cháy/ Mắt trong veo, các em ngồi đấy/ Ôi bầy chim nhỏ của tôi!/ Chiến tranh còn là còn trẻ mồ côi (Chuyện một cô bảo mẫu).

Tôi đặc biệt chú ý đến các bài thơ sáng tác trực tiếp của Lâm Thị Mỹ Dạ ở chiến trường vì cách quan sát, nắm bắt cuộc sống và con người rất tinh tế và sâu sắc của chị. Nhìn ngã ba ở hỏa tuyến, tác giả lại nghĩ về những điều cao hơn chính nó. Ngã ba của bi thương và hi vọng, của sự hóa thân vào đất những khát vọng vĩnh cửu: Thức mấy đêm ròng cho xe pháo vượt qua/ Ngã ba, ngã ba/ Những chùm sao tụ lại/ Trời xanh thế, sao thì trẻ mãi/ Đêm trực đường sao rơi đầy mắt em/ Ngã ba, ngã ba/ Trái tim của đất/ Lại hồng hào những mạch máu đi xa/ Ở nơi đây máu đồng chí đổ ra/ Đất nhận lấy như nhận về lẽ phải (Ngã ba).

Cùng mạch cảm hứng và triết lý này, Lâm Thị Mỹ Dạ có bài thơ độc đáo: Khoảng trời hố bom. Bài thơ nói về hình ảnh người nữ thanh niên xung phong lấy tình yêu Tổ quốc mình thắp lên ngọn lửa trong đêm để đánh lạc hướng thù giữ con đường vẹn nguyên cho đoàn xe ra mặt trận và nhận cái chết cao cả về mình. Cái chết của cô gái liền biến thành

sự sống, thành tình yêu sâu nặng cho đời. Nhìn khoảng trời hố bom, hình ảnh cô gái như vẫn còn vẹn nguyên trong tâm tưởng mọi người: Một nấm mồ nắng ngời bao sắc đá/ Tình yêu thương bồi đắp cao lên. Trực giác và cảm xúc đã giúp Lâm Thị Mỹ Dạ nảy ra tứ thơ sâu sắc. Chết không có nghĩa là mất đi mà chết là sự hóa thân vào đất để mãi còn đây khoảng trời xanh con gái, thành sự bất tử long lanh dưới ánh nắng trời: Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất/ Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói, lung linh/ Có phải thịt da em mềm mại trắng trong/ Đã hóa thành những làn mây trắng?/ Và ban ngày khoảng trời ngập nắng/ Đi qua khoảng trời em - Vầng dương thao thức/ Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực/ Soi cho tôi/ Ngày hôm nay bước tiếp chặng đường dài (Khoảng trời hố bom).

Sự hi sinh của anh hùng Trần Thị Tâm cũng được nhà thơ tư duy theo tinh thần bất tử đó. Một cuộc đời âm vang như biển, một niềm tin trắng ngát thời gian trước khi vĩnh biệt cuộc đời, có đất đai tỏa rạng: Đất gầm lên rồi đất bỗng im lìm/ Chiếc hầm nổ tung, chị vỡ thành ánh sáng/ Máu xương chị đất đai tỏa rạng (Một cuộc đời âm vang).

Đặc biệt, Lâm Thị Mỹ Dạ có chùm thơ viết

về người lính Mĩ, về những người mẹ Hoa Kỳ có con tham chiến và chết ở Việt Nam rất xúc động. Chị nhập vai - hay đúng hơn là chị đã hóa thân vào họ để nói lên tiếng nói sẻ chia, thức nhận niềm tin và chính nghĩa cùng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Qua đó, tự chúng cũng có giá trị tố cáo cái ác đã làm hủy hoại mọi giá trị nhân bản vốn có của con người. Thông điệp thơ là những lời tự thú của những người lính Mĩ mang trái tim không thù hận, thơ ngây: Tôi muốn làm con nai nhỏ/ Chạy hoài dưới trời cỏ xanh/ Đừng bắt tôi đi vào rừng rậm/ Tôi sẽ hóa thành chó sói dữ dằn/ Những mưu chước lưới đời ai lường được/ Sự dối lừa/ Trá hình trong giọng lưỡi ngọt ngon/ Tôi là con nai quá đỗi ngu đần/ Đã xa đi đồng cỏ tươi xanh/ Khuôn mặt tôi khuôn mặt chó sói/ Trong hang sâu, trong bóng tối lặng thầm/ Nghe ai gọi giật mình chợt tỉnh/ Nhớ một thời trong suốt mắt nai in/ Rồi có lúc cuối đường tôi gục ngã/ Viên đạn ai găm khuôn ngực máu đầy/ Xin hãy giở dưới làn da chó sói/ Trái tim nai thắm đỏ, thơ ngây! (Khuôn mặt ẩn kín).

Nhà thơ đã tận mắt nhìn thấy những người mẹ Mĩ run rẩy bên bức tường đen khắc tên 580 nghìn lính Mĩ tử trận tại Việt Nam tìm tên con trong nhạt nhòa nước mắt: Bức tường đen - Những linh hồn chết/ Bức tường đen -

Những con người/ Những cuộc đời/ đã biến thành khói/ đã biến thành bụi/ đã biến thành gió/ đã biến thành sương/ đã biến thành vết thương/ Trong ngực bà - người mẹ Mĩ. Và tác giả đã nhập thân vào hình ảnh lặng lẽ của bà mẹ Mĩ lần những ngón tay gầy lên từng bia đá mà nhói buốt tâm can: Tôi đã đến đây bằng trái tim người Mẹ/ Khóc cùng người mẹ Mĩ mất con. Những âm bản cuộc sống hiện ra qua màu đen của sự ngộ nhận, của ám ảnh về cái chết, của sự thơ ngây để còn đây bức tường đen như một lời cảnh tỉnh, như một khát vọng về hòa bình mãi mãi tồn hiện trên trái đất bão giông này: Ở đây chỉ có một màu đêm/ Những bình minh đã chết/ Tuổi trẻ đầu xanh đã chết/ Cái ác, sự ngộ nhận, niềm thơ ngây đã chết/ Những tâm hồn tắt lặng…/ Nhưng/ Hãy nhìn xem/ Những tên người đang chảy máu/ Hãy nhìn xem/ Những tên người đang chảy máu/ Hãy nhìn xem/ Bức tường đen như một vết thương/ Nằm im lặng giữa lòng nước Mĩ/ Nhức nhối/ Không bao giờ thành sẹo (Bức tường đen).

Thơ viết về chiến tranh của Lâm Thị Mỹ Dạ mãi đánh thức tình yêu và lòng nhân ái của con người hôm qua, hôm nay và mai sau bởi cái nhìn của người trong cuộc, luôn cháy bỏng những khát vọng hòa bình và tươi xanh màu hy vọng. Chiến tranh đã kết thúc và cuộc sống đã hồi sinh nhưng những bài học về đạo đức và tinh thần lại mở ra từ những bài học về nỗi đau và kinh nghiệm của chiến tranh. Thơ hơn thể loại nào khác phải mang thông điệp nhân văn từ cảm thức của con người hôm nay để con người nhận thức về chúng và biết chắt chiu tình yêu trong hiện tại. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã xuất phát từ nhu cầu đó của con người trong chiến tranh và cả trong hòa bình để tái hiện và nhận thức. Và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã tìm được điểm gặp nhau muôn thuở của nhân loại, đó là vấn đề lựa chọn hành vi đạo đức và thông điệp chung sống hòa bình cho hành tinh mang tên trái đất của chúng ta. Mãi còn đây khoảng trời xanh buốt nhức nhưng đầy tin yêu da diết trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ: Như cái chết cháy thành ngọn lửa/ Thắp sáng mùa đông sưởi ấm những mầm non.

(1) Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, 2010, tr.366.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ thời trẻ. Ảnh: Tư liệu

8 THỨ BẢY 18 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

TRÍ DŨNG

Mấy năm gần đây, Đà Lạt thu hút du khách với thêm một “đặc sản” mới, thêm

hương sắc cho “thành phố ngàn hoa”. “Đặc sản” ấy mang tên hoa Anh đào, loại hoa bản địa chứ không không phải loại hoa nhập khẩu từ Nhật Bản xa xôi.

Năm nay, tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt có kế hoạch tổ chức Lễ hội hoa Anh đào vào tháng 2/2017, theo dự tính là mùa hoa bung nở, rực đẹp. Nhưng rồi phải hủy. Ông Nguyễn Thanh Đạm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Lâm Đồng cho biết, “rất tiếc là do thời tiết bất thường, mưa nhiều nên hoa nở muộn, đành phải hủy lễ hội”.

Vậy là một “đặc sản” của du lịch Lâm Đồng vẫn chưa có sự ra mắt ấn tượng, hoành tráng, sâu đậm trong lòng du khách. Tuy

không lễ hội, tuy hoa nở muộn, nhưng từ cuối tháng 2 đến nay, hoa Anh đào vẫn bung nở, rực hồng những con đường trồng nhiều như phố Trần Hưng Đạo, Lê Đại Hành, Phan Như Thạch, xung quanh hồ Xuân Hương, và đặc biệt là tại Khu du lịch hồ Tuyền Lâm..., thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước tới thưởng lãm.

Dọc đường vào khu du lịch, những dãy, cụm hoa Anh đào được trồng quy củ, hoa hồng rực trong nắng vàng rộm óng ả, nổi bật trên nền trời Tây Nguyên xanh ngắt, khách du lịch đi phượt bằng xe máy dừng lại chụp ảnh đầy thích thú. Rất nhiều cặp vợ chồng trẻ dặt dìu đến chụp ảnh cưới, ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa trong cuộc đời dưới lớp lớp hoa Anh đào rực rỡ, mỏng dịu...

Theo ông Nguyễn Thanh Đạm, số lượng gốc Anh đào trên địa bàn thành phố rất lớn, riêng Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, năm 2016

trồng tới 25 ha hoa Anh đào. Tỉnh và thành phố có cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các công sở, nhà dân trồng hoa Anh đào, cung cấp giống miễn phí. Vì vậy, cũng rất dễ nhân rộng, đặc biệt hoa rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và chỉ sau 2 năm đã lác đác có hoa...

Cũng theo ông Đạm, những năm gần đây, du khách đến Lâm Đồng tăng trưởng khá nhanh. Năm 2016, tỉnh đón khoảng hơn 5 triệu lượt du khách, trong đó 20% là du khách nước ngoài, chủ yếu đến từ Nga, Trung Quốc...

Năm nay, Đà Lạt lỡ hẹn một mùa hoa, lỡ hẹn một lễ hội lần đầu tiên có quy mô hoành tráng. Nhưng đến giữa tháng 3, hoa vẫn còn hồng rực trong nắng vàng như mật. Chắc chắn, sang năm, rồi sẽ có lễ hội hoa Anh đào, sẽ có thêm một “đặc sản” để là điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước...

Năm nay, Đà Lạt lỡ hẹn một mùa hoa Anh đào, lỡ hẹn một lễ hội lần đầu tiên có quy mô hoành tráng. Nhưng đến giữa tháng 3, hoa vẫn còn hồng rực trong nắng vàng như mật...

Đà Lạt, lỡ hẹn mùa hoa Anh đàoCho phố núi thêm xuân. Ảnh: Tiểu Vân

Hồ Tuyền Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km,được tập trung trồng nhiều hoa Anh đào nhất. Ảnh: T.Dũng

Rất nhiều cặp vợ chồng trẻ dặt dìu đến chụp ảnh cưới, ghi lại những khoảnh khắcý nghĩa trong cuộc đời dưới lớp lớp hoa Anh đào hồng rực, mỏng dịu... Ảnh: T.Dũng

Rực rỡ đào hoa. Ảnh: Thụy Trang

Hoa Anh đào ven hồ Xuân Hương. Ảnh: Thụy Trang Anh đào bung nở trên đường Trần Hưng Đạo. Ảnh: Thụy Trang

9 THỨ BẢY 18 - 3 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

VIỆT QUỲNH

Giữa vô vàn những kiểu dáng, kích thước, màu sắc của hàng ngàn cuốn sổ công nghiệp được

trưng bày trong nhà sách, những cuốn sổ Labata với nét giản dị, mộc mạc lại trở nên nổi bật vì sự khác biệt. Sự khác biệt đó không chỉ được tạo nên bởi từng trang giấy, từng tấm bìa được làm hoàn toàn bằng tay, mà còn nằm ở câu chuyện của cô chủ về hành trình cho ra đời những sản phẩm này - giữa lúc người ta đã bỏ dần thói quen viết sổ tay và thay vào đó là sử dụng các thiết bị điện tử.

Sinh ra và lớn lên tại huyện Đức Trọng, nhưng cả 2 chị em Thủy Thư và Phước Thư đều đã có một khoảng thời gian dài học tập và làm việc tại Sài Gòn trước khi quyết định trở lại Lâm Đồng và gắn bó với Đà Lạt - cũng là gắn bó với Labata. Nhớ lại cái “duyên” gắn đời mình với những cuốn sổ, Thủy Thư chỉ cười rồi bảo, đã là “duyên” thì nó đến bất ngờ và nhẹ nhàng lắm: “Cách đây 3 năm, trong một lần tham gia gây quỹ giúp đỡ một người bạn gặp khó khăn, mình nghĩ đến việc nên làm một cái gì đó để bán. Vốn là một copy writer và xuất phát từ thói quen ghi chép hàng ngày, mình mày mò làm một vài cuốn sổ tay để bán, không ngờ lại được nhiều người yêu thích vì sự độc đáo và mới lạ”.

Nhận thấy đây là một sản phẩm có tiềm năng nhưng chỉ làm cho vui vậy, chính Thủy Thư cũng không ngờ rằng chỉ một vài tháng

Sáng tạo từ tình yêu cùng trang giấyLabata là “Làm bằng tay - Làm bằng tâm” - là ý nghĩa của cái tên mà 2 cô gái Đà Lạt đã chọn để đặt cho những cuốn sổ handmade của mình. Từ bỏ công việc ổn định để đặt tất cả thời gian cũng như tâm huyết vào sản phẩm, đến nay, những cuốn sổ Labata của 2 chị em Huỳnh Giang Thủy Thư (SN 1985) và Huỳnh Hồng Phước Thư (SN 1992) đã có mặt phổ biến ở các nhà sách tại TP Hồ Chí Minh, Hội An,… và cũng đã trở thành lựa chọn quen thuộc làm quà lưu niệm của nhiều du khách nước ngoài.

sau, khi niềm đam mê với những cuốn sổ tay handmade lớn dần lên, chị quyết định bỏ luôn công việc đang ổn định để tập trung hoàn toàn thời gian và công sức vào những sản phẩm mới lạ này.

Vậy là cái tên Labata được ra đời. Đó là những cuốn sổ được “Làm bằng tay - Làm bằng tâm”, với 90% các bước tạo ra sản phẩm được làm hoàn toàn bằng tay, từ cắt bìa, đóng tập, khâu, dán, may bìa… Không chọn những trang giấy trắng sáng để làm sổ, Thủy Thư ưu tiên chọn giấy có màu cũ kỹ và không có dòng kẻ, với mục đích kích thích tính sáng tạo của mỗi người, đồng thời cũng tạo nên cá tính cho mỗi cuốn sổ. Nét cá tính đó còn được thể hiện rất rõ qua trang bìa của mỗi cuốn.

Bìa được làm từ các chất liệu phong phú như vải thổ cẩm, vải hoa, vải nỉ, bìa gỗ,… cùng hoa văn phong phú. Mỗi quyển sổ là một cá tính riêng biệt. “Với mong muốn người dùng sẽ nhìn thấy nét tương đồng của mình khi nhìn thấy nó, nên những cuốn sổ tay vừa đủ đẹp, đủ cá tính, lại có tính ứng dụng cao để mọi người đều có thể sử dụng và phải bền để có thể gìn giữ được lâu”- Thư chia sẻ. Mỗi cuốn sổ dòng “Vẽ tay- độc bản” là duy nhất, được khâu tỉ mỉ và được “phóng tác” theo ngẫu hứng dựa trên chủ đề được yêu cầu trước từ khách.

Sau 3 năm ra đời, Labata đã bắt đầu trở nên quen thuộc tại nhiều nhà sách và gian hàng lưu niệm. Thế nhưng, cô em gái Phước Thư

vẫn chưa quên những ngày đầu gian nan khi Labata vẫn chưa được nhiều người biết đến và chưa có đầu ra ổn định. Hàng ngày, hai cô gái nhỏ bé lại cùng nhau chở những bao sổ nặng đến các hội chợ để trưng bày và bán sản phẩm, nhằm giới thiệu cho nhiều người biết đến. Rồi cả những trăn trở của hai chị em mỗi khi làm một cuốn sổ mới với cá tính mới,…

Đến nay, quy mô sản xuất của Labata còn nhỏ nhưng đầu ra của sản phẩm dần ổn định, với nhiều đơn hàng từ 200 - 300 cuốn từ các công ty để làm quà tặng tri ân khách hàng. Thủy Thư cũng đã nhận được các lời mời hợp tác sản xuất từ Nhật Bản nhưng chưa đủ đáp ứng về số lượng. Hiện tại, xưởng làm sổ đặt tại Đức Trọng

của Labata có 5 nhân công làm việc theo thời vụ, còn lại chủ yếu vẫn do 2 chị em tự tay làm mọi thứ một cách tỉ mỉ, từ sổ, đến mark book hay thậm chí là những túi đựng sổ làm từ giấy báo.

Đầu năm 2017, Thủy Thư quyết định mở shop Labata handmade nhỏ xinh để bắt đầu đưa Labata về với thị trường Đà Lạt, với mong muốn những cuốn sổ tay cá tính và độc đáo sẽ kích thích thói quen ghi chép của những người trẻ nơi đây - như là thói quen một thời của nhiều người để giải tỏa tâm lý stress, căng thẳng. Natalie, cô gái trẻ đến từ Đức - cũng là một vị khách quen của Labata chia sẻ: “Những cuốn sổ ở đây thật sự đặc biệt và độc đáo, nhất là những cuốn sổ có bìa thổ cẩm rất đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Tôi thích các sản phẩm làm bằng tay này, bởi nó chứa đựng sự sáng tạo và cả tình yêu của người làm đặt vào đó”.

Đây cũng là không gian mà hai chị em Thủy Thư và Phước Thư mở lớp dạy đóng sổ tay và làm các sản phẩm handmade đơn giản cho các em nhỏ. Các em sẽ mang giấy thừa cuối mỗi năm học đến đây và hai chị sẽ hướng dẫn các em đóng thành tập, tập cho các em thói quen tận dụng giấy vở bỏ đi, từ đó hình thành ý thức tiết kiệm như tuổi học trò ngày xưa của hai chị em và cả của rất nhiều người.

Thủy Thư tâm sự: “Khoảng thời gian sống vội vã ở Sài Gòn khiến mình trở nên hời hợt với bản thân. Thế nên hiện tại, công việc và không gian Đà Lạt giúp mình sống chậm lại và giúp bản thân mình cân bằng lại cuộc sống”. Có lẽ chính vì vậy mà chị chọn hình ảnh con chuồn chuồn đỏ làm biểu tượng cho sản phẩm Labata của mình, với ý nghĩa: Cân bằng, ngẫu hứng, sáng tạo và màu sắc.

HỒNG THẮM

Mô hình trồng tiêu trên diện tích 3,5 ha của hộ gia đình anh Võ Thành

Phụng (thường gọi anh Mười) nay đã được nhiều người biết đến. Và người dân không chỉ ở riêng thôn Tân Phú mà cả xã Ninh Gia (Đức Trọng) đều tin rằng trồng tiêu với quy mô lớn và bài bản trên địa bàn là hoàn toàn khả thi, thay vì manh mún nhỏ lẻ như trước kia.

Đầu năm 2010, khi đối mặt với dịch ve sầu trên cây cà phê khiến năng suất sụt giảm nghiêm trọng, anh Mười đã nghĩ muốn làm giàu thì bắt buộc phải chuyển đổi giống cây trồng, đầu tiên là 1.500 trụ tiêu. Từ nguồn vốn tích cóp sau hơn 10 năm lập nghiệp, cộng với khoản tiền vay ngân hàng, anh đầu tư hơn 300 triệu đồng để làm đất, mua cây giống, trụ, lắp đặt hệ thống tưới tiêu…

Lúc bấy giờ ở Ninh Gia, gia đình anh không phải là hộ đầu

Trồng tiêu kết hợp nuôi bò cho thu nhập caotiên chuyển sang trồng tiêu. Trước đó đã có nhiều gia đình bước đầu chuyển đổi nhưng vẫn còn manh mún và nhỏ lẻ, bởi cây tiêu được đánh giá là loại cây khó trồng, dễ dịch bệnh. Một số người khi ấy còn cho rằng anh bị “điên”, “không bình thường”. Anh Mười cho biết: “Đó là một quyết định mạo hiểm. 300 triệu đồng khi đó là số tiền rất lớn, chỉ cần sơ sẩy một chút thì nguy cơ “trắng tay” là rất cao. May mắn rằng mình là người đi sau, có cơ hội đi các nơi tham quan tìm hiểu, vừa làm vừa học người đi trước; bên cạnh đó thì mình cũng nhờ sự hướng dẫn của một số kỹ sư nông nghiệp. Việc đầu tư một cách bài bản cộng với may mắn nên đã trúng lớn ở ngay vụ đầu tiên”.

Vặn khóa để hệ thống tưới tự động làm việc, anh Mười tranh thủ đi thăm một số cây bị rụng lá. Đến nay, vườn của anh Mười có 4.000 trụ đang cho thu hoạch và 1.000 trụ vừa được trồng mới. Với năng

suất trung bình mỗi trụ khoảng 4 kg trái khô, mỗi năm, gia đình anh thu nhập vài trăm triệu đồng, sau khi đã trừ mọi chi phí. Đặc biệt năm 2016, anh thu hoạch hơn 17 tấn, thu về hàng tỉ đồng.

Theo tính toán của anh Mười,

vườn tiêu mỗi năm tốn khoảng 100 - 200 triệu tiền phân bón. Cuối năm 2015, anh mua thêm đất và mua 10 con bò giống tận dụng nguồn phân bón hữu cơ, vừa sạch vừa đảm bảo an toàn. Anh dành 1 ha đất để trồng cỏ, bắp

làm thức ăn cho bò. Nhận thấy hiệu quả tích cực, anh cũng tiến hành đầu tư một cách cẩn thận với quy trình ăn uống, phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Tổng cộng đàn bò giờ này là 50 con hầu hết là bò thịt cao sản.

Bên cạnh đó, anh vẫn duy trì 2 ha cà phê và anh cũng đang trồng thử nghiệm thêm giống bưởi da xanh.

Ông Nguyễn Đình Mẫn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Gia cho biết: “Cây tiêu đã được trồng ở Ninh Gia từ nhiều năm nay, nhưng để đầu tư quy mô và hiện đại như gia đình anh Mười thì chưa có. Đây là mô hình tiên phong đầu tư một cách bài bản, hệ thống tưới nước tự động trên vườn tiêu với một diện tích lớn, kết hợp với chăn nuôi để tận dụng nguồn thu, giảm chi phí phí phân bón cực kỳ hiệu quả. Xã đã tiến hành xây dựng đây thành mô hình điểm để bà con tham quan học hỏi cũng như giới thiệu đến các xã bạn có nhu cầu tìm hiểu”.

Anh Phụng (trái) là người tiên phong đầu tư vườn tiêu bài bản và quy mô ở Ninh Gia. Ảnh: H.Thắm

Thủy Thư và Phước Thưtỉ mỉ vớitừng sản phẩm.Ảnh: V.Quỳnh

ĐAN THANH

Thực trạng và nguyên nhân hạn chếTrước thực trạng vi phạm Luật

BVPTR gia tăng, Bảo Lâm đã có nhiều nỗ lực trong công tác QLBVR. Theo UBND huyện Bảo Lâm: Năm 2016, huyện đã ban hành 180 văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác QLBVR; giải quyết nhiều vụ nổi cộm về QLBVR; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra điểm nóng. Huyện giải tỏa trên 121 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép của những năm trước đây do các đơn vị chủ rừng, nhất là các chủ rừng ngoài quốc doanh quản lý yếu kém. Trong năm, phá rừng trái pháp luật giảm 8 vụ, diện tích thiệt hại giảm gần 28 ha (riêng phá rừng do ken cây đổ hóa chất giảm 6 vụ). Tình hình khai thác lâm sản trái phép tăng số vụ nhưng lâm sản thiệt hại giảm trên 11 m3. Việc mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép giảm 29 vụ, lâm sản thiệt hại giảm 63,54 m3 gỗ so với năm 2015. Đồng thời, công tác trồng rừng, trồng cây phân tán cũng được quan tâm. Toàn huyện trồng trên 383 ha rừng, 100.430 cây phân tán; điều tra, trấn áp, triệt phá nhiều băng nhóm phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, chống người thi hành công vụ.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác QLBVR ở huyện Bảo Lâm vẫn còn hạn chế, yếu kém. Đó là: Tình trạng vi phạm Luật BVPTR tại lâm phần của một số chủ rừng, nhất là đơn vị chủ rừng ngoài quốc doanh vẫn diễn ra do buông lỏng quản lý, không bố trí đủ lực lượng, năng lực và điều kiện để làm nhiệm vụ QLBVR. Có tình trạng sang nhượng đất trái phép, tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, chủ rừng. Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp của UBND các xã, thị trấn có rừng còn hạn chế, một số vụ việc không phát hiện kịp thời.

Về nguyên nhân khách quan, trước hết là tình trạng dân di cư tự do lớn, dân số cơ học tăng nhanh; nhu cầu về đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nhu cầu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh… ngày càng cao, từ đó gây

Quản lý, bảo vệ rừng - nhìn từ Bảo LâmMấy năm gần đây, nhất là năm 2016, huyện Bảo Lâm là một trong những địa phương “nóng” của Lâm Đồng về chuyện phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Điển hình như vụ phá rừng ở khu vực Thủy điện Đồng Nai 5 xảy ra vào tháng 7/2016… Nhằm khắc phục vấn đề này, huyện Bảo Lâm đã đề ra các giải pháp phải bảo vệ cho bằng được diện tích rừng hiện có, duy trì độ che phủ rừng 53%; kiên quyết đấu tranh, xử lý kiên quyết, kịp thời các vụ vi phạm lâm luật và giải tỏa đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép để trồng lại rừng. Tăng cường công tác tuần tra, truy quét để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR), nhất là các hành vi phá rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Phấn đấu giảm 20% số vụ vi phạm, số diện tích, số lâm sản thiệt hại so với năm 2016; không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn. Gắn công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), phát triển diện tích rừng với chăm lo, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giảm áp lực vào rừng; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

áp lực lên diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực rừng là đúng, song có nhiều doanh nghiệp không thực hiện theo giấy phép kinh doanh, năng lực quản lý yếu kém để xảy ra phá rừng. Bên cạnh đó, diện tích rừng, đất rừng của Bảo Lâm giáp ranh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh, các huyện giáp ranh với Bảo Lâm (Đắk Glấp, Đắk Glong - Đắk Nông) diện tích rừng còn lại rất ít nên “lâm tặc” đổ xô về địa bàn Bảo Lâm phá rừng, khai thác lâm sản trái phép với hình thức ngày càng tinh vi, liều lĩnh. Đối tượng này có vũ khí “nóng”, sẵn sàng chống đối quyết liệt với lực lượng thi hành công vụ, trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở (Ban Lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn) rất mỏng, cơ cấu tổ chức, chế độ đãi ngộ, trang bị chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Cùng với nguyên nhân khách quan, công tác QLBVR còn bất cập bởi các nguyên nhân chủ quan. Thể hiện: Cấp ủy, chính quyền một số xã có rừng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Công tác quản lý điều hành của một số xã còn yếu, không nắm chắc tình hình, chưa huy động hệ thống chính trị cấp xã thực hiện nhiệm vụ QL, BVR. Các đơn vị chủ rừng ngoài quốc doanh năng lực tài chính yếu, chậm triển khai dự án theo giấy phép đầu tư, lực lượng QLBVR hầu như không có. Đa phần các dự án giao, cho thuê rừng

không có trụ sở làm việc tại địa phương, không có trạm chốt bảo vệ rừng, không chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm dẫn đến rừng bị phá, không phát hiện ngăn chặn kịp thời. Công tác điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm hiệu quả chưa cao, số lượng vụ việc không phát hiện được đối tượng còn nhiều. Ban Lâm nghiệp xã tuy đã kiện toàn song hoạt động chưa hiệu quả, ngại va chạm, chưa tham mưu tốt cho chính quyền sở tại. Lực lượng kiểm lâm nhất là kiểm lâm địa bàn chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm, có lúc còn chủ quan trong công tác QLBVR. Điều cần khắc phục nữa là, công tác tuyên truyền và vận động, thuyết phục trong các tầng lớp nhân dân của các xã, thị trấn; các phòng, ban, đơn vị, các đoàn thể chính trị - xã hội hiệu quả chưa cao, còn sa vào hình thức.

Những biện pháp quyết liệtNhằm khắc phục những

khuyết điểm, hạn chế trong công tác QLBVR, huyện Bảo Lâm xác định phải tiếp tục thực hiện nghiêm và có hiệu quả Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020; Chỉ thị số 30-CT/TU của Tỉnh ủy Lâm Đồng và Nghị quyết 03-NQ/HU của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong

sở Đảng, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Để giữ rừng phải thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp, nhất là trách nhiệm của Đảng ủy, UBND xã, thị trấn; Hạt Kiểm lâm, Ban Lâm nghiệp. Chủ tịch UBND xã, đơn vị chủ rừng, Hạt Kiểm lâm chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện khi để xảy ra phá rừng, cháy rừng ở địa phương.

Bảo Lâm cũng đang triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ diện tích đất lâm nghiệp, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ vi phạm pháp luật về đất đai. Chỉ đạo thống kê toàn bộ diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép xây dựng phương án xử lý, giải quyết cụ thể, kiên quyết phục hồi lại diện tích rừng bị lấn chiếm. Huy động lực lượng trên địa bàn ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; điều tra, triệt phá các đối tượng cầm đầu, hoạt động khai thác, buôn bán,vận chuyển lâm sản, khoáng sản trái pháp luật; xử lý nghiêm và kiên quyết những phần tử tiếp tay, bao che hoặc kích động, lôi kéo chống người thi hành công vụ. Cùng với tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, Bảo Lâm sẽ thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của nhà nước về giao khoán QLBVR, bố trí đất sản xuất cho nhân dân, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo chương trình 30a/CP, 135… Qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần ổn định cuộc sống, hạn chế tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng. Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, các dự án phi chính phủ đầu tư cho lĩnh vực BV, PTR. Hằng năm, ngân sách huyện bố trí một phần kinh phí hợp lý cho công tác trồng rừng, trồng cây phân tán trên diện tích được giải tỏa hoặc diện tích đất trống, đồi trọc…

Rừng thông trồng mới ở Bảo Lâm. Ảnh: Nguyên Thi

công tác QLBV và PTR giai đoạn 2015 - 2020. Trên cơ sở đó, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Trong công tác lãnh đạo, điều hành luôn đặt nhiệm vụ BVPTR là của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện, nhằm chặn đứng tình trạng phá rừng, lấn chiếm, mua bán đất rừng, khai thác rừng trái phép. Phối hợp với các ban, ngành chức năng của huyện tuyên truyền, vận động cộng đồng (thôn, buôn) nhận khoán, QLBVR, trồng rừng hưởng lợi hằng năm. Vận động nhân dân tập trung đầu tư sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống, không nghe theo kẻ xúi giục để phá rừng làm rẫy, gây mất an ninh - trật tự. Đưa tiêu chí QLBVR để đánh giá chất lượng tổ chức cơ

Rừng thông trên đường vào vùng sâu huyện Bảo Lâm. Ảnh: Bùi Trưởng

10 THỨ BẢY 18 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

11 THỨ BẢY 18 - 3 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Nghe trong giọng nói của Phong có chút cay xè nghèn nghẹn, Đông liền chột dạ ngồi xuống cạnh vợ. “Có chuyện gì xảy ra thế, em?”. Hai con mắt trầm cảm của Đông là thứ ngôn ngữ vô thanh. Và hình như không chịu đựng hơn được, Phong đã đứng dậy, đi ra cửa bếp, với cái khăn mặt ướt dăng trên sợi dây phơi. Chắc là Phong đã gọi điện xuống nhà bác Nam và thế là chẳng ai giấu được ai nữa rồi. Bà vừa đi khám bệnh, đi chiếu điện tim phổi về. Và bác sĩ ghé tai Nam bảo: Thôi, khỏi phải chữa chạy. Đưa cụ về. Cụ thích ăn gì cho cụ ăn cái ấy nhé! Bất nhẫn quá, nhưng chả lẽ cuộc gặp gỡ này hóa ra là để mẹ con mình vĩnh viễn chia tay nhau? Đông nghĩ, chống tay vào đầu gối đứng dậy.

- Phong à! Gia hệ bên mẹ anh, như định mệnh, chẳng ai vượt qua được tuổi bảy mươi hai cả...

Đông đã ra đứng cạnh vợ ở cửa bếp. Mưa đêm thu. Giọt hiên giỏ tóc tóc đứt nối như tiếng nói thầm vừa bật ra không thật hơi của Đông. Run rẩy, quay lại Đông nhận ra hai cánh tay Phong vừa giang rộng vòng qua lưng Đông, xiết về phía mình, một vòng ôm riết róng và êm ái.

- Anh ơi - Hai mắt đỏ hoe, Phong ngẩng lên, thút thít: Anh à, sinh ra con người, sinh ra tình yêu, rồi bắt con người phải ly cách nhau vĩnh viễn, sao ông trời độc ác thế! Lúc này, em cũng như anh thôi. Em yếu đuối, em sợ hãi quá.

Trong vòng tay Phong, Đông run từng hồi và nghẹn ắng. Anh thì có cứng cỏi gì. Bố anh mất khi mẹ anh mới hơn ba mươi bảy tuổi. Một mình mẹ góa bụa, với công việc vất vả của một người lao động chân tay, chắt chiu từng đồng bạc nuôi năm anh em anh, săn sóc hai ông bà nội già yếu. Mẹ đã khóc khô nước mắt hai người em anh, một hy sinh ở chiến trường Quảng Trị mùa hè năm 1972, một mất tích ngoài biển khơi Phú Quốc một lần tầu đánh cá Quốc doanh gặp bão tố.

- Phong à. Em có biết anh nhận ra mình thương mẹ da diết hơn bao giờ hết từ lúc nào không? Từ cái hôm an táng bác Huấn trên nghĩa trang Yên Kỳ ấy. Lúc hạ huyệt bác cả, anh nghe thấy một giọng phụ nữ ở hàng mộ khu kế bên cạnh trong một hơi hờ dài:

Ối mẹ ơi. Giờ con hiểu được lòng mẹ thì mẹ chẳng còn nữa. Thương nhớ này biết thuở nào nguôi... Và anh run lên bần bật từ cõi lòng thăm thẳm. Trời! Cái cuộc đời khủng khiếp và tàn nhẫn này. Mỗi người chỉ có được một khoảng thời gian rất ngắn ngủi để sống cạnh những người thân yêu nhất của mình thôi, em à.

Vừa hết câu, nghe tiếng động bên giường mẹ và thằng Tu Ti, Đông vội quay lại. Bà cụ đã ngồi dậy đang ém chăn cho thằng cháu nội, rồi đưa tay lên quấn lại vành khăn trên đầu:

- Khuya rồi, sao hai vợ chồng chưa đi ngủ, mai còn đi làm chứ.

- Mẹ nằm ngủ với cháu đi. Để con lấy thêm chăn nhé!

Phong săn đón. Bà cụ lắc đầu:- Đủ ấm rồi. Mà này, thằng Tu Ti

ngủ có lúc nghiến răng đấy. Mua cái lưỡi lợn cho nó ăn, mẹ Lương à. Rồi đưa tay che một cái ngáp nhỏ, bà cụ chẹp miệng: Mà nhắm mắt để đấy chứ có ngủ được đâu.

Đông ngồi xuống cạnh mẹ:- Để mai con đi cắt mấy thang

thuốc an thần cho mẹ.- Vẽ chuyện! Thuốc thang gì!

Ngủ cả đời rồi. Nay nằm nghĩ ngợi vân vi, có lúc thấy buồn cười thật!

- Chuyện gì thế, hả mẹ?Phong sán ngay đến vì nghe

trong giọng nói của mẹ chồng thấy có âm sắc là lạ. Là lạ thật vì thấy hai con mắt bà cụ bỗng lơ lẻo như mắt trẻ thơ. Và giọng nói thì thật sự là hết sức trong trẻo và vui vẻ:

- Nằm nhớ lại mới thấy trẻ mỏ mỗi ngày một lớn một ngoan ra thật. Đấy, cái hồi vợ chồng bác cả Huấn mới từ Lạng Sơn chuyển về đây, lít nhít ba đứa con trứng gà trứng vịt, mẹ lên trông nom giúp, sao mà mới đây với đây mà đã năm bảy rồi.

- Hồi ấy, cái Hồng lớn nhất mới mười hai. Còn cái Hải, thằng Tuấn...

- Đứa lên chín, đứa lên bảy. Đứa nào đứa nấy cũng lồng hổng, mải chơi lại còn ương nghịch nữa. Bố Huấn nó tiếng là dữ đòn chúng cũng chẳng sợ. Bà lên ở với nó sáu tháng trời hò hét mỏi cả mồm cũng chẳng ăn thua. Ngày nào cũng như ngày nào, đi học về vứt sách vở đây là tót đi chơi. Hết đàn đúm trò chuyện, đá bóng, nhảy dây, lại ô ăn quan, tam cúc. Hồng ơi, bát đũa ăn từ buổi sáng không rửa! Bố mày về thì cái mông mày

không ăn mấy con lươn từ cái roi kia thì tao chớ kể, con ạ. Cái Hải đâu, rửa tay xong vòi nước không khóa, để nó chảy long tong là thế nào? Mà đứa nào nhóm bếp dầu để nó cháy đùng đùng thế kia! Trời sắp mưa rồi, không lên sân thượng cất quần áo đi, Tuấn ơi. Mặc! Réo gọi chúng mỏi cả mồm mà chúng vẫn coi như điếc. Có khi lại còn cãi lại nhem nhẻm. Nhất hạng là cái Hồng. Bà giỏi thì bà đi làm đi! Nhắc lần thứ hai thứ ba, rằng thì là mày đi chơi, để gà vào bới bếp thế kia, bố mày về thì mày dừ đòn đấy, nó liền dậm chân, quát: - Điếc tai! Bà hãy lo cho cái thân của bà đi! Bà chỉ lắm mồm!

Đông và Phong cùng phì cười. Bà cụ cũng bưng miệng cười theo.

- Thế thì thế nào con Hồng cũng ăn đòn của bác Huấn.

Phong đón lõng. Bà cụ hóm hỉnh:- Còn phải kể. Tối ấy, chính là

bọn trẻ con hàng xóm mách bố mấy đứa. Bố nó mới gọi Hồng lại, và giang tay cho một cái tát vẹo cả mặt. Là chị cả mà đầu têu cho các em hư theo, hả? Bà sợ quá, vội xin cho nó. Bố nó bảo: Bà cứ để con dạy nó. Không nó không thành người.

- Bố nó nói thế là đúng đấy bà ạ.Phong chen vào câu chuyện. Bà

cụ nhủm nhỉm:- Xin cũng chẳng được. Bảo

với mẹ chúng là thôi tha cho chúng, chúng non người trẻ dạ, chưa biết điều hay lẽ phải thì vào bữa, vừa bưng bát cơm lên, mẹ chúng đã đặt xuống, ôm mặt khóc ời ời. Cái Hải hỏi: Tại sao mẹ khóc? Thì mẹ nó nói: Tôi khóc trước để khỏi khóc sau, có hiểu không, hở lũ bất hiếu bất nghĩa kia! Bây giờ, chúng bay còn hỗn, còn vô ơn với bà thế. Hỏi rằng sau này, ai dám đảm bảo: con cháu chúng bay sẽ không đối xử với tôi như chúng hiện đang đối xử với bà? Hỡi thằng Tuấn kia! Mày bây giờ bằng sào bằng gậy, mày dám ngoạc mồm ra thách đố bà, mày có biết lúc mày lên sáu tuổi, mày bị đau ruột thừa, tao và bố mày đi vắng, nếu không có bà cõng mày, lội trong mưa gió hơn cây số đến bệnh viện cấp cứu, thì mày còn được đến bây giờ để hỗn láo với bà không? Còn con Hồng, con Hải, nỏ mồm cãi lại bà kia! Chúng bay biết ba đứa sinh ra, đứa nào cũng qua tay bà tắm rửa, bế ẵm, ru dín, chăm lo cho

từng li từng tí không? Mày dám bảo bà lắm mồm. Thế lúc bé mày khóc lóc ỉ eo suốt ba năm trời vì ốm đau sài đẹn, ghẻ lở kềnh càng khắp người, ai là người ru mày ngủ, dỗ dành mày qua khỏi những khi đau đớn, hả đồ vô ơn bạc nghĩa! Sao lúc ấy mày không bảo bà im mồm đi cho mày khỏi điếc tai, hả con ranh con. Hừ, mày có biết cái hồi đói kém, bà phải bán cả chiếc nhẫn của hồi môn của bà để mua thêm khoai sắn độn vào cơm để nuôi bố mày với lũ chúng bay không?

- Thì đúng là tám chín đứa cháu nội của bà có đứa nào không qua tay bà bế ẵm nâng niu. Rồi bà còn đặt ấu danh cho nữa. Bà dí dỏm ghê cơ. Thằng Tuấn bà đặt là Tê Tê. Cái Khanh là Hiu Hiu. Thằng Hòa nhà mình là Tu Ti. Cái Hồng giờ sắp ra trường, thành cô giáo mẫu giáo rồi, bà nhỉ?

Phong ngắt chuyện. Bà cụ gật đầu, chuyển giọng trầm trầm:

- Hai mươi tuổi rồi. Kể lại chuyện cũ, nó ngượng ngùng bảo: Hồi ấy cháu hư thế thật, hả bà? Thế đấy. Con cháu mỗi năm một lớn lên, còn bà thì mỗi năm một già đi, rồi trở thành người thừa ra rồi.

Con cháu thì mỗi năm một lớn lên, còn bà thì mỗi năm một già đi, rồi trở thành người thừa ra rồi. Đông đứng dậy, bỗng nôn nao vì một câu nói dường như bâng quơ của bà mẹ. Thật tình là Đông đã bị bất ngờ từ lúc bà cụ bắt đầu vào câu chuyện kể về lũ trẻ mỏ nhà bác Huấn. Giờ thì Đông hiểu. Một ánh hồi quang phóng chiếu những kỷ niệm buồn vui của đời người đã lóe sáng trong tâm thức mẹ và cuối cùng dẫn đến điểm tập kết là một nỗi buồn nhè nhẹ của một kiếp nhân sinh sắp mãn cuộc. Sắp đi qua rồi một cuộc đời dằng dặc những buồn vui sống động vô cùng giản dị mà thiêng liêng tốt đẹp xiết bao. Ôi, mẹ hiền, một bóng hình nhỏ bé và thầm lặng yêu thương nhung nhớ và xót xa! Ngập trong xúc động đến nghẹt thở, Đông quay đi, hai mắt đã cay xè.

- Thôi khuya rồi, mẹ nằm nghỉ đi. Để con bế thằng Tu Ti vào buồng.

- Cứ để nó ngủ với bà.- Năm tuổi rồi thức giấc còn đòi

sờ ti mẹ, bà à.- Con cháu nhà này đứa nào

chả thế. Cả cái tật ngủ nghiến răng nữa.

- Bà cụ chép miệng vui vẻ, rồi tung cái chăn đơn đắp lên mình:

- Ừ thôi, mẹ cũng buồn ngủ rồi. Mai chắc cái Lương về nhỉ. Lâu không gặp cháu thế mà nhớ nhớ là. À, Đông cứ để đèn sáng nhé. Để đứa nào ngọ nguậy thức giấc còn biết dậy để ru dín nó. Bao năm nay ngủ đèn quen rồi mà.

*Mọi cái chết đều bất ngờ. Căn

bệnh hiểm đã được y học hiện đại tiên báo không sai. Bà cụ Vy mất lúc ba giờ sáng. Cũng là lúc Phong thức giấc do linh tính báo hiệu. Năm giờ sáng cả đại gia đình gồm nhà bác Huấn, vợ chồng Nam, và cả nhà Đông đã có mặt, kể cả cái Lương. Cái Lương tóc tai rũ rượi, ôm chầm lấy bà nức nở: Bà ơi. Thế mà cháu không biết bà lên chơi. Cháu không được gặp bà bà ơi. Phong nói trong nước mắt: Đêm qua bà còn nhắc đến con đấy. Rồi Phong phủ phục bên cạnh mẹ, hờ một hơi dài xót thương: Mẹ ơi. Hôm qua mẹ còn lên chơi, mẹ đi cắm cúi, mẹ mang cho chúng con bao nhiêu là quà, cả con mèo tam thể nữa. Đêm qua mẹ còn vui vẻ tỉnh táo trò chuyện, thế mà bây giờ mẹ lại bỏ chúng con mẹ đi.

Bạn bè, cơ quan, hàng xóm đến thăm viếng ngập nhà. Đông hai mắt đỏ hoe, nhưng để diễn tả sự ra đi đột ngột của bà mẹ, đã rành rọt kể lại tất cả những câu chuyện mẹ anh đã nói đêm qua. Các ông già bà cả nghe vậy đều gật gù: Sinh, Lão, Bệnh, Tử là bốn cái dấu mốc mọi người đều phải đi qua. Riêng bà cụ vì ăn ở phúc hậu, đạo đức vẹn toàn, nên Trời bỏ qua khúc đoạn Lão và Bệnh.

Ý tưởng nọ xem ra có lý. Và do vậy cái chết của bà mẹ dẫu có đau buồn, nhưng đã giảm thiểu đến tối đa vẻ bi lụy cố hữu. Thực là như thế. Vẻ bi lụy đã phôi pha nhiều. Vì trong tiếng khóc xót xa của Phong là toàn bộ hồi ức được kể lại của Phong, là tất cả câu chuyện Phong đã nghe bà cụ nói đêm qua, trước lúc bà đi về nơi vĩnh hằng. Và như vậy, còn lại trong tâm ức con cháu và mọi người là ảnh hình một bà mẹ chan chứa tình yêu thương, hóm hỉnh, mạnh mẽ sinh động, tràn đầy cảm hứng giữa cuộc đời. Như một ngọn đèn cháy bằng một năng lượng không hề biết đến lụi tàn. Một năng lượng vui sống và yêu đời bất tận. Một ngọn đèn không bao giờ tắt sáng!

Đèn không tắt sáng... TIẾP TRANG 5

Ngày 9/3, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 2 bức tượng pharaoh có niên đại cách đây hơn 3.000 năm tại một vùng ngoại ô thủ đô Cairo của Ai Cập.

Một nhóm khảo cổ chung của Đức và Ai Cập đã phát hiện các di tích trên ở một vùng đất hoang bùn lầy giữa các tòa nhà đổ nát tại Mattarya, khu vực vốn thuộc thành phố cổ Heliopolis, nay là một vùng rộng lớn gồm nhiều quận huyện ở Đông Bắc Cairo. Hai bức tượng này được cho là tượng các pharaoh Vương triều thứ 19, trị vì từ 1314 - 1200 trước

Phát hiện 2 tượng pharaoh hơn 3.000 năm tuôiCông Nguyên (TCN).

Một bức tượng cao 8 mét tạc bằng đá thạch anh. Tuy chưa thể xác định được đây là tượng Pharaoh nào qua các nét chạm khắc, nhưng bức tượng này được tìm thấy tại cổng của đền thờ Vua Ramses II cho thấy đây có thể là tượng của vị pharaoh này. Vua Ramses II, còn được biết đến với tên gọi Ramses Đại đế, là pharaoh thứ 3 của Vương triều thứ 19 của Ai Cập cổ đại. Ông được ghi nhận là một trong những pharaoh vĩ đại, quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Bức tượng còn lại làm bằng đá vôi từ thế kỷ 12 TCN dưới thời trị vì của Vua Seti II. Đây là vị vua đời thứ 5 của Vương triều thứ 19 và cai trị trong thời gian ngắn, từ năm 1203 - 1197 TCN.

Các nhà khảo cổ đang tìm cách kéo các bức tượng này lên và chuyển đến một khu vực khác để phục chế. Theo người đứng đầu nhóm khảo cổ của Ai Cập Aymen Ashmawy, phát hiện trên cho thấy tầm quan trọng của thành phố Heliopolis, nơi thờ vị thần Mặt Trời - thần Ra.

TTXVN

12 THỨ BẢY 18 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thể thao

Góc ảnh đẹp

Kinh hành. Ảnh: Phạm Anh Dũng

GIA KHÁNH

Nguyễn Thị Thật: Thích lên Đà Lạt Tôi gặp lại Nguyễn Thị Thật khi

VĐV này đang thong dong ngồi nói chuyện vui cùng các bạn trong đội đua của mình tại Công viên Yersin Đà Lạt trước khi cuộc đua diễn ra. Đó là đường đua chặng 4 của giải Bình Dương mở rộng với 10 vòng - 55 km quanh hồ Xuân Hương Đà Lạt trong sáng cuối tuần 11/3.

Vẫn nụ cười tươi đó cùng dáng vẻ nhanh nhẹn của một VĐV chuyên nghiệp, tuyển thủ quốc gia 24 tuổi này dường như chẳng chút gì lo lắng cho cuộc đua sắp đến, vẫn ngồi nói chuyện với tôi một cách vui vẻ mãi gần đến giờ phải tập trung lên nhận giải thưởng trước cuộc đua. Trong chặng 3 ngày 10/3 trước đó từ Bảo Lộc lên Đà Lạt, Thật là người cán đích đến đầu tiên của đoàn đua.

Với Đà Lạt, VĐV người An Giang này hầu như quen thuộc phố sá lẫn đường đi lại thành phố này, đơn giản vì Nguyễn Thị Thật thường xuyên lên đây tập huấn, lúc thì đi cùng đội tuyển xe đạp nữ An Giang, lúc là thành viên của đội tuyển nữ xe đạp quốc gia. “Rất thích Đà Lạt mùa này, trời ấm, nắng đẹp, hoa nở nhiều, không có mưa, luyện tập rất thích chứ dưới miền xuôi giờ đã nóng lắm. Năm nay, mùa này Đà Lạt lại có hoa Anh đào nữa”- Thật cười vui.

Trong năm 2016, Thật cho biết đã có một chuyến tập huấn dài

Cho niềm đam mê xe đạp Trong nhiều năm nay, cứ đến dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3, các tay đua xe đạp nữ lại có dịp thử sức những con đường đèo trên đất Lâm Đồng - Đà Lạt. Năm nay cũng thế, cũng có trên 80 tay đua là danh thủ làng xe đạp trong nước lẫn các thành viên của các đội tuyển nước ngoài tụ họp về đây với Giải xe đạp nữ Bình Dương mở rộng 2017 cho các chặng đua trên đất Lâm Đồng.

ngày ở Thụy Sỹ, chừng khoảng 6 tháng cùng đội tuyển xe đạp nữ Việt Nam. “Thụy Sỹ rất đẹp, cũng có nhiều núi đồi, những con đường đèo quanh co như Đà Lạt, đạp xe rất thích”. Năm ngoái, trong giải Bình Dương mở rộng này, Thật đoạt giải áo xanh chung cuộc - chiếc áo dành cho người đua nước rút tốt nhất giải và thật ra cho đến nay tay đua này vẫn là người đua nước rút tốt nhất Việt Nam trong làng đua xe đạp nữ. “Giải năm nay cũng có nhiều tay đua nước ngoài rất mạnh tham gia, nên chắc phải cố gắng hết sức có thể” - Thật cho biết.

Sau giải đua xe đạp nữ Bình Dương trong tháng 3 này, Nguyễn Thị Thật sẽ tham dự cuộc đua xe đạp nữ Thái Lan (Tour Thái Lan) trong tháng 4, tiếp đến trong tháng 7 dự giải xe đạp nữ An Giang và tháng 8 lên đường cùng đội tuyển quốc gia tham dự Sea Games 2017 tại Malaysia.

Trước khi bước vào chặng 4 Thật cho biết, sau giải Bình

Dương này sẽ lên lại Đà Lạt để tập huấn cùng đội tuyển quốc gia. Có phải vì quen đường Đà Lạt hay không mà trong chặng 4 quanh hồ Xuân Hương, VĐV này cũng lại về nhất chặng?

Hannah Van Kampen: Việt Nam thật đẹp Có chút ngạc nhiên khi gặp một

tay đua nước ngoài lại là thành viên thi đấu trong đội hình của một đội tuyển Việt Nam. Đó chính là VĐV Hannah Van Kampen của đội Cấp thoát nước Bình Dương.

Năm nay 23 tuổi, Hannah Van Kampen - người New Zealand, vốn là một VĐV đua xe đạp lòng chảo, nhận lời mời của HLV đội tuyển Bình Dương nên qua Việt Nam thử sức.

Đây là lần đầu tiên VĐV này tham dự một cuộc đua đường trường. “Nếu so với chạy trong lòng chảo trong nhà thì đua đường trường không dễ dàng chút nào, nếu không nói là rất khó” - Hannah so sánh. Đó là sự cạnh tranh nhau quyết liệt

trên đường đua, áp dụng chiến thuật cho từng đội, đường nắng, gió, nhiều khúc cua gấp nguy hiểm… “Nhưng cuộc sống VĐV đua xe đạp phải là thế mà” - Hannah nói.

Điểm thú vị nhất với Hannah trong lần tham gia cuộc đua này chính những trải nghiệm thú vui trên đường đua. Như Hannah nói, cuộc đua đã giúp VĐV này biết được một nước Việt Nam thật xinh đẹp, không chỉ qua sách báo mà qua những vòng bánh lăn của chiếc xe đạp đang đi. Mới chỉ qua 3 chặng từ Bình Dương lên Đà Lạt nhưng theo Hannah, phong cảnh hai bên đường thật đẹp, đặc biệt là ở các con đèo Bảo Lộc và đèo Prenn “Rất nhiều người đứng đón đoàn đua vẫy tay ven đường”. VĐV này cho biết sẽ chờ xem cảnh biển đẹp của Việt Nam dọc theo lộ trình đường đua.

Sau giải này, Hannah sẽ quay lại New Zealand cùng đội tuyển đua xe đạp lòng chảo của mình: “Có dịp nhất định tôi sẽ quay lại Việt Nam, quay lại Đà

Lạt lâu hơn”.

Alisa Azman: Thích thi đấu ở Việt Nam Với Nurul Alissa Mohamad

Azman, 21 tuổi, người Malaysia, đây là lần thứ 3 VĐV này có dịp cùng đội tuyển Malaysia thi đấu tại Việt Nam. Đội tuyển xe đạp nữ quốc gia Malaysia tham dự giải Bình Dương năm nay có 5 thành viên và Nurul Alisa là một trong số đó.

Sử dụng tiếng Anh một cách trôi chảy, Nurul Alissa cho biết năm ngoái cô đã từng thi đấu tại giải này. So với giải năm ngoái thì giải năm nay theo Alissa, có tính cạnh tranh hơn nhiều: “Vì có nhiều tuyển thủ Việt Nam thi đấu rất tốt cũng như nhiều VĐV mạnh của các đội tuyển quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…”.

Alissa cho biết thích xe đạp từ nhỏ, được thi đấu trong đội tuyển xe đạp quốc gia Malaysia đúng là niềm mơ ước của mình “Được đi đây đi đó, được cưỡi xe đạp, biết nhiều người, có thêm bạn bè, biết được nhiều phong cảnh đẹp…”.

Chính vì vậy, được sang Việt Nam thi đấu là một cơ hội rất tốt, không chỉ biết đất nước, con người Việt Nam mà đây là dịp để cô và đồng đội tích lũy thêm kinh nghiệm, làm quen nhiều hơn với các cuộc đua quốc tế và cũng là dịp chuẩn bị tốt nhất cho Sea Games trên đất nước mình giữa năm nay.

“Công tác tổ chức giải tại Việt Nam rất tốt, Ban tổ chức rất chu đáo, đường đua lại rất đẹp, chúng tôi sẽ cố gắng tốt nhất trong mức có thể cho kết quả của đội” - Alissa nói.

Nurul Alissa Mohamad Azman.VĐV Nguyễn Thị Thật. Hannah Van Kampen.

Chiến thắng 2-0 trên sân nhà ở trận lượt về giúp “Bầy cáo” trở thành đại diện đầu tiên của Ngoại hạng Anh vượt qua vòng 1/8 năm nay.

Các CĐV Leicester một lần nữa được nếm trải hạnh phúc khi chứng kiến đối thủ dần sụp đổ dưới chân của đội bóng con cưng và lần này, nạn nhân là nhà ĐKVĐ Europa League. Lần lượt Wes Morgan và Marc Albrighton mang về những bàn thắng cho đội chủ nhà trước khi tiền vệ trụ cột của Sevilla là Samir Nasri nhận thẻ vàng thứ hai. Cuối hiệp hai, đại diện La Liga có cơ hội cân bằng tỷ số sau hai lượt trận nhưng Steven Nzonzi đá hỏng phạt đền.

Leicester bước vào trận lượt về sau thất bại 1-2 trên đất Tây Ban Nha. Lợi thế khi có một bàn trên sân khách của Jamie Vardy khiến đội bóng Anh chỉ cần thắng với tỷ số 1-0 là đi tiếp.

Tuy nhiên, Leicester còn làm được nhiều hơn khi Marc Albrighton khống chế bóng gọn ghẽ rồi tung cú vô-lê chân trái khiến thủ môn Sergio Rico của Sevilla đứng chôn chân vào đầu hiệp hai.

Thủ thành Kasper Schmeichel tiếp tục trở thành người hùng của Leicester ở trận này khi liên tiếp có những pha cứu thua xuất thần. Ngay ở đầu trận, Kasper đã có một phản xạ khó tin khi bay người cản phá cú sút căng ở cự ly gần của Nasri. Hiệp hai, anh từ chối cơ hội của Joaquin Correa và đặc biệt là tình huống cản phá thành công quả phạt đền của Nzonzi khi trận đấu chỉ còn 10 phút là kết thúc.

Có mặt trên khán đài, thủ môn huyền thoại Peter Schmeichel đã bật dậy đầy phấn khích khi chứng kiến con trai làm sống lại hình ảnh một thời của ông tại Champions League.

Theo 24h.com.vn

Đánh bại Sevilla, Leicester vào tứ kết Champions League