cuỐi tuẦn - báo lâm...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 364 - 4922 THỨ BẢY, NGÀY 18/11/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để phát triển mạnh kinh tế tư nhân Tuyến ngoại thành Tà Nung - Nam Ban với nghề canh tác truyền thống TRANG 8 XEM TIẾP TRANG 2 Tiếng trống trường đã điểm chưa em... 6 Dàn máy ươm tơ tự động tại Công ty Nhật Minh. Ảnh: H.Sang Địa chỉ cộng hưởng văn hóa và nghệ thuật 4 1 TUẦN CON SỐ Đến nay, toàn tỉnh có 235 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cà phê với năng lực sản xuất trên 10 triệu cây giống mỗi năm. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng TRANG 3 Thương cù lao Lúa 5 Truyện ngắn: HOÀNG KHÁNH DUY Nối dài “con đường tơ lụa” T rên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW (khóa IX) ngày 18/3/2002 “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Theo BCHTW nhận định: Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về vị trí, vai trò của KTTN đã có những bước tiến quan trọng. Từ chỗ coi nhẹ đã thừa nhận KTTN “là một trong những động lực” và đến nay “là một động lực quan trọng” để phát triển KTTT. 15 năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều kiện để KTTN phát triển. Vai trò, vị trí của KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. KTTN ngày càng phát triển, đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Tỉ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả kinh tế cá thể duy trì ổn định khoảng 39-40%... Để KTTN thực sự trở thành động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, Nghị quyết số 10- NQ/TW đề ra các quan điểm, định hướng chỉ đạo; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát: Phát triển KTTN lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự là một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN,... HÀNH TRÌNH DU LỊCH CANH NÔNG “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH”:

Upload: others

Post on 06-Mar-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 364 - 4922THỨ BẢY, NGÀY 18/11/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để phát triển mạnh kinh tế tư nhân

Tuyến ngoại thành Tà Nung - Nam Ban với nghề canh tác truyền thống

TRANG 8

XEM TIẾP TRANG 2

Tiếng trống trường đã điểm chưa em...

6

Dàn máy ươm tơ tự động tại Công ty Nhật Minh. Ảnh: H.Sang

Địa chỉ cộng hưởng văn hóa và nghệ thuật

4

1 TUẦN CON SỐ

Đến nay, toàn tỉnh có 235 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cà phê với năng lực sản xuất trên 10 triệu cây giống mỗi năm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng

TRANG 3

Thương cù lao Lúa5Truyện ngắn:

HOÀNG KHÁNH DUY

Nối dài “con đường tơ lụa”

Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW (khóa IX) ngày 18/3/2002 “Về tiếp tục đổi mới cơ

chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Theo BCHTW nhận định: Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về vị trí, vai trò của KTTN đã có những bước tiến quan trọng. Từ chỗ coi nhẹ đã thừa nhận KTTN “là một trong những động lực” và đến nay “là một động lực quan trọng” để phát triển KTTT. 15 năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều kiện để KTTN phát triển.

Vai trò, vị trí của KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. KTTN ngày càng phát triển, đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Tỉ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả kinh tế cá thể duy trì ổn định khoảng 39-40%... Để KTTN thực sự trở thành động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, Nghị quyết số 10-NQ/TW đề ra các quan điểm, định hướng chỉ đạo; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát: Phát triển KTTN lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự là một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN,...

HÀNH TRÌNH DU LỊCH CANH NÔNG “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH”:

2 THỨ BẢY 18 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... góp phần không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Lâm Đồng là địa phương giàu tiềm năng, thế mạnh, có lợi thế so sánh để phát triển kinh tế, làm việc với tỉnh Lâm Đồng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng chỉ đạo: “Lâm Đồng phải phấn đấu là một trong những địa phương đi đầu trong khởi nghiệp, phấn đấu tăng nhanh số lượng doanh nghiệp ít nhất gấp hai lần so với hiện nay, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu có tối thiểu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020” (Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 14/6/2016 của Văn phòng Chính phủ)… Hiện Lâm Đồng đang triển khai thực hiện Đề án khởi nghiệp với quyết tâm lấy năm 2017 làm năm khởi nghiệp doanh nghiệp. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

tăng gấp 2 lần so với năm 2016 (khoảng 10-11 ngàn doanh nghiệp). Những năm qua, số lượng doanh nghiệp mới trên địa bàn Lâm Đồng thành lập liên tục tăng cho thấy niềm tin của người dân, doanh nghiệp ngày càng cao đối với các chính sách của tỉnh. Nếu năm 2014, tỉnh phát triển 754 doanh nghiệp, năm 2015 tăng lên 823 doanh nghiệp thì đến năm 2016 đạt 917 doanh nghiệp và dự kiến năm 2017 sẽ có trên 1.000 doanh nghiệp thành lập mới. Tính đến cuối tháng 8/2017, có gần 7.100 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (tăng gần 3.130 doanh nghiệp so với năm 2013), riêng 8 tháng đầu năm 2017 số đăng ký mới được 817 doanh nghiệp.

Mục tiêu phát triển số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn Lâm Đồng đến năm 2020 có 10.000 doanh nghiệp, năm 2030 có 20.000 doanh nghiệp dựa trên cơ sở số lượng doanh nghiệp đăng ký tăng hàng năm bình quân khoảng 1.000

đơn vị. Chính phủ đang có nhiều đột phá với nhiều giải pháp thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo. Do vậy, Lâm Đồng sẽ góp phần tích cực cùng cả nước hoàn thành mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp trong năm 2020.

Ngày 24/10/2017, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Chương trình số 47-Ctr/TU xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW. Xác định KTTN là bộ phận cấu thành và là thành phần quan trọng không thể tách rời với các thành phần khác trong nền kinh tế quốc dân, Chương trình số 47-Ctr/TU đã xác định mục tiêu cụ thể: Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực KTTN, đến năm 2030 có trên 20.000 doanh nghiệp, trong đó khoảng 10% có năng lực cạnh tranh tốt, đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của khu vực KTTN cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; tăng

tỷ trọng đóng góp của khu vực KTTN vào GRDP của tỉnh cao hơn mức bình quân cả nước từ 5-10%; đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 35-40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bình quân giai đoạn 2016-2025, năng suất lao động tăng khoảng 4-5%/năm…

Để đạt những mục tiêu cơ bản trên, bên cạnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của KTTN trong nền kinh tế, một trong những vấn đề đặt ra với các cấp và các ngành trong tỉnh là cần đặc biệt quan tâm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ các chính sách, điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh KTTN; hướng KTTN chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, đổi mới kỹ thuật ứng dụng công nghệ tiên tiến gắn với mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; thu hút và lựa chọn các dự án đầu tư công nghệ cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm yếu tố môi trường đầu tư… LAN HỒ

Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh... TIẾP TRANG 1

Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa XIV và kỳ họp thứ 4 HĐND huyện Đam Rông khóa III, sáng ngày 14/11, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Đam Rông gồm có ông K’Mác, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; bà Đa Cát K’Hương, Phó Bí thư Huyện ủy Đam Rông và đại biểu HĐND huyện đã tiếp xúc cử tri xã Đạ Tông và Đạ M’rông.

Tại buổi tiếp xúc, đại diện đoàn đại biểu HĐND tỉnh, huyện đã báo cáo với cử tri về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh, huyện năm 2017; kết quả hoạt động của HĐND 2 cấp. Cũng tại hội nghị đại biểu đã thông báo với cử tri về dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp HĐND 2

cấp sắp tới, cũng như trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri qua các lần tiếp xúc trước.

Dịp này cử tri xã Đạ Tông và Đạ M’rông đã nêu lên những ý kiến, kiến nghị với các đại biểu liên quan đến những vấn đề như: Làm đường từ xã Đạ Long đi xã Đưng K’Nớh, huyện Lạc Dương; đường vào các khu sản xuất; nâng cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng; hỗ trợ sản xuất cho những hộ bị thiệt hại do cơn bão số 12 vừa qua gây ra. Bên cạnh đó, cử tri cũng đề nghị tỉnh và huyện quan tâm giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường, tiền phụ cấp cho cán bộ cấp thôn, nhất là các đoàn thể ở thôn; đầu tư nâng cấp, hoặc làm mới một số cây cầu, nhất là những cầu sắt đã

xuống cấp; giải quyết đất sản xuất và đất ở cho những gia đình trẻ mới tách hộ và đầu tư 1 xe cứu thương cho phòng khám đa khoa khu vực xã Đạ Tông… Đồng thời, cần chấn chỉnh hoạt động khai thác cát, đá trái phép trên địa bàn xã, việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người dân cần được thực hiện kịp thời.

Sau khi lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, đại diện lãnh đạo huyện, xã đã giải trình, làm rõ một số ý kiến ngay tại buổi tiếp xúc. Qua đó, các đại biểu cũng ghi nhận những ý kiến ngoài thẩm quyền, sẽ kiến nghị cơ quan chức năng xem xét và giải trình thỏa đáng cho cử tri trong các lần tiếp xúc sau.

LÊ TUẤN

Đoàn đại biểu HĐND tỉnh, huyện tiếp xúc cử tri huyện Đam Rông PHẢN HỒI BẠN ĐỌC:Lâm Đồng có kế hoạch mở thêm cơ sở điều trị, cấp phát thuốc methadone

Liên quan tới bài viết “Cánh cửa mở methadone” Báo Lâm Đồng đăng số ra ngày 7/11, những ngày qua một số bạn

đọc đã phản hồi, bày tỏ rất quan tâm về lộ trình tỉnh Lâm Đồng mở thêm các điểm cấp phát thuốc methadone mới

trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân là hiện nay, do nhiều bệnh nhân phải di chuyển

quãng đường dài từ 60-120 km để tới cơ sở điều trị duy nhất nằm tại TP Đà

Lạt để uống thuốc methadone hằng ngày, nên gặp không ít khó khăn trong

việc duy trì điều trị.Về vấn đề này, Sở Y tế Lâm Đồng

thông tin, theo Kế hoạch Điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng methadone

trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020, UBND tỉnh đặt ra mục tiêu tới năm 2020 toàn tỉnh điều trị thay thế cho 1.000 bệnh nhân. Để hoàn thành kế hoạch, Lâm Đồng vừa duy trì các điểm

điều trị cũ, đồng thời triển khai thành lập thêm 1 cơ sở điều trị, 3 điểm cấp phát

thuốc mới. Cụ thể, tại TP Bảo Lộc thành lập cơ sở điều trị thay thế và 3 điểm

cấp phát thuốc tại huyện Lâm Hà, Đức Trọng và Di Linh.

“Việc thành lập cơ sở điều trị, điểm cấp phát thuốc methadone, các địa phương cần chủ động đề xuất Sở Y tế hỗ trợ về chuyên môn, rà soát quy định, hoàn tất đủ thủ tục sau đó chúng tôi sẽ gửi trình UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, việc lập các điểm điều trị mới có nhiều khó

khăn, như: khi mở thêm cơ sở không được bố trí thêm biên chế, một số bộ

phận nhân viên phải làm kiêm nhiệm, địa phương có tỷ lệ người nghiện ma túy đá cao (thuốc methadone hoàn toàn không

có tác dụng với ma túy đá),… Chính vì vậy, các địa phương đang tính toán,

nghiên cứu kỹ lưỡng. Theo kế hoạch của UBND tỉnh, chúng tôi đang hướng dẫn TP Bảo Lộc, huyện Lâm Hà và Di Linh

hoàn tất các thủ tục công bố điều kiện lập cơ sở điều trị thay thế và cơ sở cấp phát

thuốc methadone theo đúng quy định Nghị định 90/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016

của Chính phủ. Hiện, tới thời điểm này, các địa phương trên vẫn đang hoàn tất các thủ tục liên quan theo chỉ đạo của UBND

tỉnh” - một lãnh đạo Sở Y tế cho biết.C.THÀNH

Ngày 15/11, tại Trung tâm Triển lãm Hòa Bình (Đà Lạt), Đại sứ quán Colombia tại Việt Nam đã phối hợp cùng UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức khai mạc triển lãm kỷ niệm 50 năm lần đầu tiên xuất bản tác phẩm “Trăm năm cô đơn” của đại văn hào Gabriel Garcia Márguez với sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, MTTQVN, các sở, ngành và công chúng yêu văn học.

Văn hào Gabriel Garcia Márguez (1927 - 2014) sinh tại Aracataca, một thị trấn bên bờ biển Caribe miền Bắc Colombia trong một gia đình trung lưu có 11 người con. Ông nổi tiếng với các tiểu thuyết “Tình yêu thổ tả”, “Mùa thu của vị trưởng lão”, “Tướng quân giữa mê hồn trận” và hơn cả là tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” đã mang đến cho ông giải thưởng danh giá nhất - giải Nobel văn học năm 1982. Tác phẩm Trăm năm cô đơn với chủ nghĩa văn học hiện thực huyền ảo đã đưa tên tuổi của văn hào trở thành đại diện tiêu biểu của nền văn học Mỹ Latinh. Trải qua nhiều thập kỷ, tác phẩm vẫn luôn chất chứa những trăn trở của thời đại về cuộc sống nhân sinh. Những triết lý của ông dù mang màu sắc huyền ảo nhưng vẫn chứa đựng một tình yêu thiết tha, khát vọng hòa bình và hạnh phúc của nhân loại. Vào tháng 5/1967, lần đầu tiên tiểu thuyết Trăm năm cô đơn được NXB Nam Mỹ cho ra đời với 8.000 bản đã được công chúng và giới phê bình đón nhận nồng nhiệt. Cho đến nay, hơn 50 triệu bản in đã được bán, tác phẩm đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ, xuất bản ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vào năm 1986, nhóm dịch giả Nguyễn Đức

Triển lãm ảnh kỷ niệm 50 năm lần đầu xuất bản tác phẩm “Trăm năm cô đơn”

Trung, Phạm Đình Lợi, Nguyễn Quốc Dũng đã dịch từ nguyên bản tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Việt và NXB Văn học đã phát hành 10.000 bản in đầu tiên.

Triển lãm đã giới thiệu với công chúng hơn 50 hình ảnh tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của đại văn hào Gabriel Garcia Márgue: giây phút vinh quang khi nhận giải Nobel văn học tại Thụy Điển, đoàn nghệ thuật biểu diễn mừng nhà văn trong lễ nhận giải, bữa tiệc ăn mừng giải thưởng, những hình ảnh đời thường, chân dung văn hào, trong phòng làm việc, hình ảnh ông cùng những người bạn, tình cảm mà đất nước và nhân dân Colombia dành cho đại văn hào... Triển lãm còn trích dẫn 2 đoạn hay nhất trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn để bạn đọc cùng suy ngẫm.

Phát biếu tại buổi lễ, bà Claudia Liliana Zambrano Naranjo - Đại sứ nước Cộng hòa Colombia tại Việt Nam đã nhấn mạnh: “Triển lãm này sẽ giúp mở cánh cửa trái tim và trí tưởng tưởng để bạn đọc Việt Nam hiểu hơn về đất nước Colombia của chúng tôi thông qua điều tưởng tượng và huyền ảo mà những trang sách Trăm năm cô đơn đã mang lại. Hy vọng một ngày nào đó, chúng tôi được đón tiếp các bạn trong vòng tay rộng mở để các bạn tận mắt thấy được hiện thực huyền ảo của đất nước Colombia”. Đây là hoạt động giao lưu văn hóa nhằm thắt chặt tình cảm hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nhà nước và nhân dân Việt Nam - Colombia. Triển lãm diễn ra từ nay đến hết ngày 30/11/2017.

QUỲNH UYỂN

Bà Claudia Liliana Zambrano Naranjo - Đại sứ Colombia, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Văn Đa cùng đại diện các sở, ngành tham quan triển lãm.

ĐÔNG ANH

Quyết tâm giữ nghềTrở về sau Triển lãm Tơ lụa diễn ra tại

Hàng Châu (Trung Quốc), ông Huỳnh Tấn Phước, Giám đốc Công ty TNHH Tơ tằm Nhật Minh, không về nhà ngay mà đến huyện Đức Trọng để thu gom kén tằm đã đặt trước của các thương lái. Ông bảo, kén ngày càng khan hiếm, doanh nghiệp lại không thể mua trực tiếp từ dân nên đành phải mua qua trung gian với giá cao hơn. Sở dĩ, ông Phước và nhiều doanh nghiệp khác phải đặt mua kén ở nhiều vùng lân cận như Đức Trọng, Lâm Hà, Đạ Tẻh, Cát Tiên… bởi tại Bảo Lộc nguồn cung không đủ cầu. Với 4 dàn máy ươm tơ tự động, mỗi tháng, Công ty của ông sản xuất khoảng 5 tấn tơ, nên nhu cầu về kén là rất lớn. Theo chia sẻ của ông, hiện không đến nỗi khan hiếm nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhưng với tốc độ phát triển nóng của ngành dâu tằm tơ như hiện nay thì việc này sẽ sớm xảy ra. Khi cầu vượt cung thì tình trạng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh là điều không thể tránh khỏi.

Ông Phước là một trong những người từng có thời gian gắn bó với ngành dâu tằm tơ. Sau khi Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam phá sản, năm 2005, ông cùng vài người bạn từng làm công nhân cho các xí nghiệp của Tổng Công ty trước đây đã bắt tay cùng làm tơ tằm. Ban đầu, ông và những người bạn chỉ thực hiện việc kéo sợi bằng cơ khí với quy mô nhỏ. Đến năm 2013, ông chính thức mở Công ty và cùng các bạn hùn vốn mua máy ươm tơ tự động. Dàn máy ươm tơ tự động của Nhật Bản trong tổng số 4 dàn máy hiện có (3 dàn còn lại của Trung Quốc) được ông Phước mua thanh lý từ Tổng Công ty Dâu tằm tơ. Theo ông Phước, đây là dàn máy có công nghệ hiện đại bậc nhất vào thời điểm Tổng Công ty mua vào năm 1992 với giá trị lên tới 1,4 triệu đô. Việc sở hữu dàn máy có đến 400 mối tơ giúp cho chất lượng tơ của Công ty ông cũng được nâng cao. Ông Phước chia sẻ: Trước đây ươm tơ cơ khí bằng tay thì chất lượng tơ rất thấp nên sản phẩm cũng chủ yếu xuất bán cho thị trường cấp thấp. Nay, công nghệ ươm tơ được đầu tư hiện đại hơn bằng các dãy máy ươm tơ tự động nên chất lượng tơ cao hơn, thu hút được khách hàng ở thị trường khó tính hơn. Hiện tại, trong 5 tấn tơ được sản xuất mỗi tháng thì chủ yếu vẫn cung cấp cho các nhà máy dệt lụa trong cả nước, chỉ có khoảng 1 tấn được xuất bán đi Nhật Bản, Ấn Độ. Cái khó nhất hiện nay của ngành tơ lụa là quy mô nhỏ lẻ còn nhiều, kén tằm nuôi rải rác nên việc thu mua khó khăn. Điều này dẫn đến khó cạnh tranh với Trung Quốc ngay tại “sân nhà”.

Một người bạn đồng nghiệp khi tìm hiểu về ngành nghề dâu tằm tơ trên vùng đất Bảo Lộc đã chia sẻ rằng, hầu hết chủ của các doanh nghiệp đang ăn nên làm ra hiện nay đều có “xuất thân” từ Tổng Công ty Dâu tằm tơ trước đây. Họ giữ nghề với lý do đầu tiên dĩ nhiên là vì miếng cơm manh áo, thế nhưng, trong họ còn có cả sự đau đáu tiếc nuối về một ngành nghề từng là biểu tượng của cả nước một thời. Theo thống kê của Phòng Kinh tế Bảo Lộc, hiện toàn thành phố có 22 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tơ lụa; trong đó, có 6 đơn vị ươm tơ cơ khí, 8 đơn vị ươm tơ tự động và 8 đơn vị vừa ươm tơ vừa dệt lụa. Sản lượng sản xuất trong năm 2016 là hơn 1.600

Nối dài “con đường tơ lụa”Hàng ngàn tấn tơ và hàng triệu mét lụa có nguồn gốc từ Bảo Lộc đã từng được xuất bán trong và ngoài nước mỗi năm. Và tới đây “Con đường tơ lụa” xuất xứ từ “thủ phủ” dâu tằm tơ “một thời vang bóng” sẽ còn được nối dài đi ra thị trường trong và ngoài nước khi “Thương hiệu Tơ lụa Bảo Lộc” mới đây được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận.

tấn tơ và gần 5,7 triệu mét lụa. Theo ông Vũ Thành Công, Phó Phòng Kinh tế Bảo Lộc, giá trị xuất khẩu mà ngành tơ lụa đem lại trong năm 2016 là 9,6 triệu USD; trong đó, tơ là 5 triệu USD và lụa là 4,6 triệu USD. Hiện tại, nhiều đơn vị đã đầu tư nhà máy chế biến, sản xuất tơ lụa với quy mô lớn, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Công nghệ sản xuất, chế biến tơ lụa được đầu tư với nhiều thiết bị, máy móc, dây chuyền hiện đại, công suất cao. Sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ở nhiều thị trường trên thế giới như: Nhật Bản, Ấn Độ, EU, Mỹ, Thái Lan, Lào, Bangladet… Giá trị xuất khẩu của ngành dâu tằm tơ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hướng đến thành phố tơ lụaTrả lời phỏng vấn báo chí trong đợt làm

việc tại Bảo Lộc để chuẩn bị cho một số hoạt động liên quan đến Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa, nhà thiết kế Minh Hạnh đã chia sẻ: Tơ lụa Bảo Lộc đã nổi danh từ vài chục năm trước. Thế nhưng, riêng bản thân tôi vẫn tự thấy rằng trách nhiệm của một nhà thiết kế Việt Nam như tôi vẫn chưa đủ với một chất liệu quý của Việt Nam. Ngày hôm nay, chất lượng tơ lụa Bảo Lộc đã rất thuyết phục tôi và làm tôi rất ngạc nhiên. Chính vì vậy, trong dịp này, tôi và các nhà thiết kế khác sẽ làm một điều gì đó đặc biệt để tơ lụa Bảo Lộc có một chân dung mới, diện mạo mới và quan trọng là tơ lụa Bảo Lộc được xuất hiện như là một “chính nhân quân tử”.

Bởi lẽ, hiện nay thị trường bán rất nhiều dòng tơ cao cấp của Bảo Lộc nhưng hầu như không có ai biết được chất liệu đó có nguồn gốc từ Bảo Lộc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Mong muốn của cá nhân tôi là Bảo Lộc sẽ trở thành một thành phố tơ lụa của Việt Nam trong tương lai.

“Bảo Lộc ngày mới, óng ánh sắc tơ” là chương trình mà nhà thiết kế Minh Hạnh sẽ tham gia thiết kế trang phục để trình diễn thời trang giới thiệu về tơ lụa Bảo Lộc. Hiện, các doanh nghiệp sản xuất tơ lụa của Bảo Lộc đã cung cấp lụa để nhà thiết kế nổi tiếng này thực hiện bộ sưu tập của mình. Điều đáng mừng là rất nhiều đơn vị đã hào hứng tham gia với ý tưởng trình diễn thời trang tơ lụa ngay tại vùng đất tơ lụa. Không chỉ trực tiếp dệt lụa cung cấp đúng hẹn cho nhà thiết kế Minh Hạnh, Công ty TNHH Xe tơ Dệt lụa Hà Bảo còn rất nhiệt tình hỗ trợ các đơn vị ươm tơ để có những mét lụa ưng ý. Anh Đặng Tuấn Minh, chủ Công ty Hà Bảo cho biết: Hiện, số lụa để có thể may 3, 4 bộ thời trang đã được chúng tôi cung ứng cho chị Minh Hạnh. Ngoài ra, Công ty cũng đã dệt giúp một số đơn vị bạn là đối tác cung cấp tơ cho mình. Công ty Hà Bảo là một trong số ít doanh nghiệp trên địa bàn Bảo Lộc có thể hoàn thành đến công đoạn cuối cùng của quy trình dệt lụa đó là nhuộm màu và in hoa. Dù “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều doanh nghiệp khác nhưng Công ty cũng đã khẳng định được tên tuổi của mình. Với 50.000 mét lụa sản xuất mỗi tháng, được xuất đi Nhật là chủ yếu, Công ty đã tạo công ăn việc làm cho 70 lao động. “Hiện tại, các đơn hàng khá tốt nên công ty luôn hoạt động hết công suất máy. Tơ lụa Bảo Lộc, Lâm Đồng có chất lượng ngày càng cao nên được thị trường tiếp nhận tốt. Tuy nhiên, nếu muốn sản xuất lụa cao cấp hơn để cung cấp cho thị trường khó tính thì công ty vẫn phải nhập tơ từ Trung Quốc, Brasil” - anh Minh cho biết thêm.

Cùng với Hà Bảo, trên địa bàn Bảo Lộc cũng còn nhiều doanh nghiệp nổi danh khác như Công ty CP Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, Công ty CP Tơ lụa Bảo Lộc, Công ty Á Châu, Vietsilk. Đông Lâm, Phú Cường… Sau khi được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận Nhãn hiệu Tơ lụa Bảo Lộc, ngành chức năng của thành phố đang tiến hành các bước để dự kiến cuối năm nay có khoảng 10 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận về Thương hiệu Tơ lụa Bảo Lộc. Tuy nhiên, theo ông Đặng Vĩnh Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, ngành dâu tằm tơ dù đã khôi phục khá tốt thời gian gần đây nhưng vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức. Riêng đối với ngành ươm tơ, dệt lụa, do thời gian gần dây Trung Quốc giảm diện tích trồng dâu nên nhiều người đã mua lại dàn máy ươm tơ để đưa về Việt Nam hoạt động. Điều này đã tạo nên sự mất cân đối về đầu tư thiết bị và nguồn nguyên liệu. Hiện, sản lượng kén chỉ có thể đáp ứng được 70% công suất của máy ươm. Thiếu kén để ươm tơ buộc lòng các doanh nghiệp phải nhập tơ từ nước khác về hoặc phải gia công cho một số đối tác đưa tơ sang Việt Nam để dệt lụa. Riêng tại Bảo Lộc, có 6 đơn vị trực tiếp gia công cho đối tác Nhật Bản và 8 đơn vị khác vừa gia công vừa tự sản xuất. Ngoài ra, còn một số bất cập khác như chính sách thuế không đồng đều giữa các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể, giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam đã tạo ra sự canh tranh không lành mạnh. Tất cả những điều này cần từng bước được tháo gỡ thì mới mong ngành dâu tằm tơ Việt Nam phát triển bền vững.

Dàn máy ươm tơ tự động tại Công ty Nhật Minh. Ảnh: H.Sang

PV: Chị là một trong số những nhà thiết kế nổi tiếng hàng đầu của Việt Nam. Vậy chị nghĩ sao về tơ lụa Bảo Lộc?

NTK Minh Hạnh: Cách đây gần 30 năm, lúc mà tôi biết Bảo Lộc có thác ĐamBri thì tôi cũng biết Bảo Lộc có luôn cả tơ lụa. Dĩ nhiên là tơ lụa ngày ấy rất khác với tơ lụa ngày hôm nay và thực sự là bỏ đi một thời gian khá lâu, tôi rõ ràng là với trách nhiệm của một nhà thiết kế Việt Nam chưa có đủ trách nhiệm đối với một chất liệu quý này. Tôi thường hay khám phá về thổ cẩm, nhưng mà rõ ràng là ngày hôm nay tơ lụa của Bảo Lộc đã có chất lượng rất thuyết phục tôi và khiến tôi rất ngạc nhiên. Chính vì vậy mà trong dịp này, tôi sẽ cùng với các nhà thiết kế làm một việc gì đó để tơ lụa Bảo Lộc có một chân dung mới, có một diện mạo mới và quan trọng là tơ lụa Bảo Lộc được xuất hiện như là một “chính nhân quân tử”. Hiện nay, thị trường họ bán rất nhiều dòng tơ cao cấp của Bảo Lộc nhưng mà hầu như không có ai biết nguồn gốc của chất liệu đấy là từ Bảo Lộc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Với mong muốn của tôi, tôi nghĩ rằng Bảo Lộc sẽ phải trở thành một thành phố tơ lụa của Việt Nam.

PV: Đến với Tuần lễ Văn hóa Trà và tơ lụa Lâm Đồng 2017, với tư cách là nhà thiết kế chính cho khu vực triển lãm cũng như là đêm biểu diễn thời trang về tơ lụa, những ý tưởng nào sẽ được đưa vào trong tuần lễ này và chị có thể bật mí vài phác thảo được không, thưa chị?

NTK Minh Hạnh: Tôi nghĩ rằng, với tất cả các nhà sản xuất tơ lụa tại Bảo Lộc có thể cho ta được một không gian trưng bày về tơ lụa và trà. Cái không gian đó không phải là một hội chợ, không gian đó là những sản phẩm cao cấp, thậm chí là những sản phẩm mang tính nghệ thuật của trà và tơ lụa để làm sao chính những người dân Bảo Lộc họ có thể đến nhìn, sờ tận mắt, thưởng ngoạn được tất cả những giá trị cốt lõi của một thành phố mà trong đó tơ lụa và trà là những dấu ấn rất tuyệt với. Thứ hai là tôi thấy ngay tại trung tâm của TP Bảo Lộc có một nhà thủy tạ rất đẹp, sẽ có một chương trình biểu diễn một đêm tơ lụa Bảo Lộc tại khu vực đó, và với tất cả sự sáng tạo của các nhà thiết kế trong cả nước, chúng tôi mong muốn đem lại một cái gì đó thực sự là rất mới, thực sự gần gũi, thực sự mang tính ứng dụng cao cho tơ lụa Bảo Lộc.

PV: Vâng xin cảm ơn chị! QUANG NGỌC - BÍCH HỒNG

NTK THỜI TRANG MINH HẠNH:

Để tơ lụa Bảo Lộc xuất hiện như một “chính nhân quân tử”

3 THỨ BẢY 18 - 11 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

4 THỨ BẢY 18 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

Địa chỉ cộng hưởng văn hóa và nghệ thuật Truyện ngắn: HOÀNG KHÁNH DUY

Kiều rẽ vào một quán hủ tiếu ven đường, trước mặt là cánh đồng mênh mông,

sau lưng là dòng sông gợn sóng. Nước từ sông cái đổ về xô những cụm lục bình tấp vào bờ đất. Bụng đói cồn cào, Kiều gọi chị chủ quán làm cho mình một tô đầy. Chị đon đả bưng tô hủ tiếu nóng hổi đặt trước mặt Kiều rồi ngồi xuống bắt chuyện. Hương thơm thoang thoảng bay lên, ngửi thôi cũng thấy no lòng. Chị phe phẩy chiếc quạt nan trên tay, nói trổng:

- Nóng quá! Ông trời muốn thiêu trụi cái xứ cù lao này hay sao ấy!

Kiều cười cười, đưa tay quệt mồ hôi rồi húp cạn chỗ nước lèo còn lại trong tô, khen ngon. Chị rót thêm cốc trà đá mát lạnh đưa cho Kiều, xởi lởi:

- Uống đi em. Trông em lạ quá! Chắc ở thành phố mới xuống đây lần đầu đúng không? Chứ người cù lao xứ chị chân lấm tay bùn, có được trang nhã, thanh lịch như em đâu.

- Em mới đến đây lần đầu - Kiều thỏ thẻ - Đường sá ở đây trắc trở quá chị ạ! Từ sáng đến giờ không biết em đã đi qua bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu khúc quanh, bao nhiêu cánh đồng rồi nữa.

- Thôi em ngồi đây nghỉ cho khỏe hẳn rồi lên đường! - Chị xởi lởi.

Phía bên bờ sông là cù lao Lúa. Nhìn từ xa Kiều chỉ thấy những cụm lục bình lặng lờ trôi, bãi bờ nối nhau dưới những cội cây già lô nhô gie ra mặt sông. Chốc lát lại có chiếc xuồng xé nước chạy qua, tiếng máy vang xa, nổ giòn giã.

- Làm thế nào để về được cù lao hả chị?

- Đi hết con đường này sẽ đến một bến sông, ở đó có ông lão chèo đò, trời nắng hay mưa cũng ngược xuôi đưa khách về cù lao Lúa. Tội lắm!

Đó là Thư viện (TV) tỉnh Lâm Đồng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen về thành tích tổ chức và hoạt động xuất sắc năm 2016. Địa chỉ này ngày càng được công chúng biết đến bởi không chỉ số lượt bạn đọc tra cứu tài liệu và đọc sách, báo, tạp chí kể cả bạn đọc vùng sâu, mà còn là “sân khấu” đặc biệt để giới văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh công bố tác phẩm, giao lưu nghệ thuật...

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Trang phục APEC 2017: Hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống Việt Nam

Trang phục APEC 2017 được may từ loại lụa tơ tằm Việt Nam cao cấp nhất, được dệt, nhuộm thủ công theo bí quyết gia truyền của nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống. Màu trắng ngà của tơ tằm tự nhiên, màu xanh thắm của biển trời Đà Nẵng cùng hòa sắc trang trọng trong sự kiện trọng thể của Tuần lễ cấp cao APEC 2017; đồng thời chia sẻ sự thân thiện, ước nguyện hòa bình của nhân dân Việt Nam tới bạn bè thế giới.

Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương  (APEC) đã diễn ra với những thành công về mặt đối ngoại, bên cạnh các hoạt động chính, đây cũng là dịp mà văn hóa Việt để lại không ít dấu ấn…

PHAN TĨNH XUYÊN

Giám đốc Thanh Hà cho tôi biết, hiện TV tỉnh có 250.000 đầu sách và trên 200 tờ

báo, tạp chí. Từ chỉ có 3 TV được thành lập theo chủ trương của Bộ ở ba xã vùng Loan, Tân Hội và Ka Đô tại huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương, nay toàn tỉnh đã có thêm 14 TV tại 14 xã ở Đơn Dương, Lâm Hà, Đạ Huoai, Cát Tiên, Đà Lạt hay mỗi tuần giới thiệu một đầu sách trên sóng truyền hình tỉnh. Từ số “không” nay trang Web thuvienlamdong.org.vn hiện hữu với lượng truy cập mỗi tuần khoảng 10.000 lượt người... Đây là những thành tựu trong 4 năm nay, nhưng tôi nói nhiều về sức hút, tính cộng hưởng và sức lan tỏa của TV Lâm Đồng thông qua việc tổ chức những sự kiện hết sức trân quý, không dễ gì làm được, nhất là trong thời buổi phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên số hóa cũng như khó khăn huy động xã hội hóa cho việc phát triển văn hóa. Những sự kiện diễn ra tại TV tỉnh vừa đáp ứng nhiệm vụ chính trị - chức năng một cơ quan văn hóa, vừa thỏa mãn nhu cầu quảng bá và phát huy tính “chân, thiện, mĩ” trong cộng đồng sáng tạo văn học - nghệ thuật.

Tôi chỉ dẫn ra một số sự kiện sau, đủ nói lên cảm nhận vừa nêu. Đó là các buổi giới thiệu tác giả, tác phẩm mới về nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ trong tỉnh Lâm Đồng: Nguyễn Chí Long, Vi Quốc Hiệp, Trần Ngọc Trác, Vũ Thuộc, Phan Văn Gái...; hay thường xuyên dành “sân chơi” cho câu lạc bộ thơ Đà Lạt... Đó là những sáng tác của các tác giả nổi tiếng nước ngoài như tác phẩm “Đỉnh cao đế quốc - Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp” của nhà văn Erict.Jennigs; những sáng tác của nhà thơ nổi tiếng Việt Nam - Quang Dũng với chủ đề “Từ Tây Tiến đến Tây Nguyên”... Vào những dịp ngày lễ trọng của đất nước như thành lập Đảng, Tết Nguyên đán, Quốc khánh mùng 2/9, chiến thắng Điện Biên Phủ..., tại TV tỉnh lại diễn ra những đêm nghệ thuật hấp dẫn của thanh âm và vũ điệu... Đó còn là sự hào hùng với tình yêu thiêng liêng chủ quyền

Tổ quốc bằng những tiết mục thơ, ca, múa, nhạc do các nhà thơ, nhạc sĩ, vũ công... tạo dựng nên trong đêm nghệ thuật “Hướng về biển Đông”. Và gần đây, dịp Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, TV phối hợp với Tạp chí LangBian (Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Lâm Đồng tổ chức rất thành công đêm tôn vinh những nhà thơ tỉnh Lâm Đồng. Cả Hội VHNT tỉnh có 46 hội viên nữ thì đêm này đã thu hút gần 40 hội viên hội ngộ. Chưa hết, đêm thơ còn có sự tham gia tự nguyện của đông đảo giới văn nghệ sĩ từ Hội VHNT tỉnh Ninh Thuận và thành phố Hồ Chí Minh. Tôi gọi tên “đêm của tình yêu ngọt ngào và đằm thắm”, hun đúc từ “nửa nõn nà còn lại của thế giới”. Các nữ nhà thơ được trình bày tác phẩm của mình, ban giám khảo đánh giá và trao tặng 10 tác phẩm thơ xuất sắc nhất cho 10 tác giả và kinh phí từ nguồn xã hội hóa.

TV tỉnh còn phối hợp với Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật Đà Lạt tổ chức thành công buổi nói chuyện về nhà bác học Albert Einstein và gần đây là sự kiện 100 năm Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Đây là những dịp hội ngộ quý giá của đội ngũ trí thức, giới khoa học trên tỉnh Lâm Đồng. Rồi nữa, đúng ngày số báo “Lâm Đồng cuối tuần” này phát hành, đêm 18/11/2017, tại sân khấu trước Rạp 3 tháng 4, thành phố Đà Lạt sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật và lễ tiếp nhận 40 máy tính bảng cùng hệ thống lắp đặt phục vụ bạn đọc của TV với tổng trị giá khoảng

nhiệm vụ chính trị địa phương và đất nước thông qua tổ chức nhiều sự kiện xã hội hóa. TV góp phần công bố tác phẩm nghệ thuật của địa phương đến với đông đảo công chúng thưởng thức một cách hấp dẫn và kịp thời”. Nhà văn Nguyễn Chí Long - Phó Chủ tịch thường trực Hội VHNT Lâm Đồng, Tổng Biên tập Tạp chí LangBian nhận xét: Bản thân Giám đốc TV là người rất nhiệt tình và trách nhiệm cao. Anh năng nổ tìm mọi cách đưa sách đến với bạn đọc bằng nhiều “kênh truyền tin”, trong đó thường xuyên trưng bày sách, tổ chức giới thiệu, gặp gỡ giao lưu văn nghệ sĩ... Chương trình nào cũng công phu, rõ ràng về quan điểm “đưa cái tốt cái hay đến với xã hội”. Ở giác độ âm nhạc, Trưởng Đoàn CMN LĐ, nhạc sĩ Đình Nghĩ nhận xét: Mấy năm gần đây, TV tỉnh, trong đó vai trò của Giám đốc Hồ Thanh Hà đã có những hoạt động hết sức sôi nổi, đặc biệt là các chương trình diễn ra rất kịp thời về tính thời sự của đất nước cũng như giới thiệu các tác giả về âm nhạc. Mặc dù là đơn vị TV nhưng người tổ chức đã biết phối hợp, lồng vào những chương trình ca, múa, nhạc hết sức sống động, vừa quần chúng và cũng có cả tính chuyên nghiệp khi cần thiết. Đặc biệt, sinh hoạt văn nghệ của đơn vị, giám đốc cũng rất năng nổ, nhiệt tình, chăm chút đời sống tinh thần của người lao động thông qua tham gia các hội thi nghệ thuật và đã gặt hái được những “quả ngọt” rất đáng khích lệ...

100 triệu đồng. Sự kiện hoàn toàn sử dụng kinh phí xã hội hóa, do TV phối hợp với Công ty cổ phần Phân phối sản phẩm công nghệ cao Dầu khí tổ chức, được UBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý. Giám đốc Hồ Thanh Hà đưa tôi xem kịch bản, quả là “đêm nồng nàn lửa-tình-cao-nguyên”! Các ca sĩ yêu nhạc Rook đến từ Đoàn Ca múa nhạc Lâm Đồng (CMN LĐ) và bạn bè sẽ là chủ nhân sân khấu: KraJan Druynh, KraJan Út, Vinh Quang, Nhật Hạ... Những nhạc phẩm Việt Nam và nước ngoài đẫm chất trữ tình và nồng nàn sẽ “cháy” lên trong đêm đưa Đà Lạt hơn một lần mộng mơ và huyền thoại với các giai điệu: Men say, Rook Cao nguyên, Đôi mắt Pleiku, Dáng em, Hoang dại, Phai dấu cuộc tình, Đưa em về xứ mây, Hạnh phúc bắt đầu, Thời gian, Rêu phong... Tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa này: Đà Lạt - phố đi bộ đêm sẽ thực sự hấp dẫn, níu giữ tâm hồn, dặt dìu mỗi bước chân du khách bằng hình thức tổ chức những loại hình nghệ thuật ngoài trời như thế. Điều mà tôi rất mong từ lâu và từng chia sẻ với các nhà quản lý.

Để khép lại bài viết này, tôi dẫn một vài cảm nhận của một số văn nghệ sĩ, họ vừa là người trong cuộc vừa đang giữ những vị trí nghệ thuật ở Lâm Đồng. Ủy viên Hội đồng nghệ thuật Hội VHNT Lâm Đồng, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Chi hội Mỹ thuật, họa sĩ Vi Quốc Hiệp đánh giá: “Theo tôi, TV tỉnh là đơn vị duy nhất trong lĩnh vực văn hóa ở Lâm Đồng bám sát

Trao giải cho tác giả nhà thơ nữ xuất sắc tỉnh Lâm Đồng.Ảnh: P.T.Xuyên

Đà Lạt đón gần 6 triệu lượt khách du lịch Theo báo cáo của Sở VH,

TT&DL tỉnh Lâm Đồng, năm 2017 lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt - Lâm Đồng tăng đột biến. Tính đến giữa tháng 11/2017, Đà Lạt đã đón 5.850.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước (tăng 7,8% so với năm 2016).

Ngoài khách nội địa đạt

5.450.000 lượt (tăng 6,3%), năm nay khách quốc tế đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng khá cao với 400.000 lượt (tăng 35,6% so với năm 2016). Trong đó, có khoảng 4 triệu lượt khách lưu trú (tăng 10,3%), trung bình 2,1 ngày lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn ước đạt 10.530 tỷ đồng (tăng 7,8% so

với năm 2016).Theo Sở VH,TT&DL tỉnh

Lâm Đồng, sở dĩ năm nay khách du lịch đến Đà Lạt tăng cao, vì trong những tháng hè vừa qua, khí hậu các tỉnh, thành quá nóng bức; ngoài ra, năm 2017, trên địa bàn Đà Lạt - Lâm Đồng diễn ra khá nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội lớn nên

đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Dự kiến, trong tháng 12 và đầu năm mới 2018, khách du lịch đến Đà Lạt sẽ còn tăng bởi diễn ra Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII (được lồng ghép với Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng lần thứ 6) và Tết Dương lịch...

THANH DƯƠNG HỒNG

5 THỨ BẢY 18 - 11 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Thương cù lao Lúa

phần nào nỗi thiếu thốn mà các em phải chịu, bởi cái xứ cù lao nghèo quá, người dân chân lấm tay bùn dẫu có đi hết cuộc đời cũng đếm sao cho xuể những thân phận bể dâu chìm nổi. Tốt nghiệp đại học, Kiều trở thành cô giáo dạy văn ở tuổi 22 đầy mơ mộng. Bạn cũ nói với Kiều nửa đùa, nửa thật:

- Ngốc quá Kiều ạ! Ở phố điều kiện đủ đầy không dạy, lại chọn cái nơi xa lắc xa lơ. Một thân một mình rồi biết sống làm sao?

Kiều cười:- Có gì đâu mà buồn! Chừng

nào nhớ phố, nhớ mọi người thì tôi về đây chơi ít hôm. Ngồi xe đò nửa buổi là tới chứ xa xôi gì đâu?

Nói vậy chứ Kiều đâu biết cù lao Lúa nằm ở đâu, cảnh sống như thế nào, ấm no hay cơ cực? Chỉ là nỗi khát khao trong Kiều quá lớn.

phe phẩy chiếc quạt nan chiều lòng khách lạ. Như ông lão chèo đò, khuôn mặt rám nắng và thân hình gầy guộc mà tấm lòng êm ái như sông. Trên cao cô độc cánh chim trời. Bỗng dưng trong Kiều lóe lên một điều gì đó, vui lắm!

Đò cập bến cù lao, Kiều nói lời cảm ơn rối rít rồi lẳng lặng đi vào trong xóm. Người ta đón cô giáo mới bằng bữa cơm đơn sơ mà thấm tình, canh điên điển nấu cá rô non phảng phất hương đồng gió nội. Ngà ngà say, một cán bộ trạc ngoài ba mươi đứng lên, dõng dạc:

- Từ nay cô giáo sẽ ở đây dạy bọn trẻ cù lao, tụi nhỏ nhất định sẽ biết chữ, nhất định sẽ thành người có ích cho đời. Tôi tin chắc như thế…

Tiếng vỗ tay rôm rả. Kiều đỏ mặt, đứng lên cúi đầu chào một lượt. Cô giáo ngồi ở giữa, bọn trẻ túm tụm lại xung quanh. Cô dạy cho chúng bài học đầu tiên trong cuộc đời, tiếng cô lảnh lót, dịu dàng như nước dòng sông cái.

Ngôi trường mới xây, mùi tường vôi thơm phức. Ngôi trường nhỏ chỉ có hai phòng học, một phòng nghỉ cho Kiều. Lá cờ tung bay trên nền trời biêng biếc. Bọn trẻ nắm tay reo hò, hạnh phúc ngập đầy trong ánh mắt ngây thơ. Trong khung cảnh yên vui, hình như chúng đang mường tượng về ngày mai tươi sáng, về những giấc mơ thanh xuân sẽ theo chúng đến suốt cuộc đời.

Bức thư đầu tiên gửi về thành phố, Kiều viết rất nhiều. Kiều kể về mình, về đất cù lao bình an, người cù lao chân chất, về cuộc sống dẫu thiếu thốn mà nụ cười không ngớt trên môi. Ở đây, Kiều được chở che bởi những vòng tay nhân ái, những con người gồng gánh cuộc đời đi qua bão giông, nghèo khó vẫn có niềm tin vào ngày mai quê hương đổi mới, bọn trẻ có cái nghề trong tay để không phải lam lũ trên đồng như ông bà chúng, cha mẹ chúng.

Có cánh chim chiều thao thức phía trời xa…

Trẻ ở phố thì đủ đầy, đi học có mẹ cha đưa rước tận trường, cặp vở hẳn hoi, nhiều khi còn lười học khiến cha mẹ chúng buồn lòng. Thương lắm bọn trẻ quê, có cuốn tập cũng chia năm sẻ bảy. Ngày còn là sinh viên Kiều tham gia vào đội thiện nguyện hỗ trợ cho trẻ em vùng sâu vùng xa, điều kiện vật chất thiếu thốn. Người ta gom quần áo, sách tập cũ kĩ để tặng các em nhỏ, Kiều dốc hết số tiền tiết kiệm từ khi còn học lớp 12 mua quà tặng các em. Bây giờ Kiều đã ra trường trở thành cô giáo trẻ thì cớ gì mà Kiều không về cái nơi mình từng ước ao đóng góp một phần sức lực. Dẫu phía trước gian khó muôn vàn.

Ông lão tiếp lời:- Tội nghiệp bọn trẻ lắm cô ạ!

Đứa nào cũng muốn viết được chữ,

đọc được sách, đứa nào cũng mộng sau này làm kỹ sư, bác sĩ. Đời cha mẹ nó khổ, đời nó khổ nữa thì…

Nói đến đó, ông lặng người mắt nhìn về phía đồng xa hun hút. Có lẽ ông chạnh lòng khi nhớ lại đời mình, đời con mình, cháu mình… suốt đời sống kiếp ruộng đồng lận đận, chưa một lần ngẩng mặt lên nhìn cuộc đời ngoài đó.

Kiều ngồi im lặng, mơ hồ nghĩ về ngày mai. Không biết ngày mai ấy sẽ như thế nào, nhưng chắc hẳn Kiều sẽ thương mảnh đất cù lao này nhiều lắm. Cù lao không giàu như thành phố, đường cù lao trắc trở ngược xuôi, sông nước bao quanh lênh đênh phận lục bình phiêu bạt. Người cù lao nặng nghĩa nặng tình, hiền hòa, chân chất. Như chị bán hủ tiếu bận rộn đến mấy cũng dành ít phút ra ngồi

Minh họa: Phan Nhân

Chị bán hủ tiếu hồ hởi chỉ đường, Kiều nghe mà mừng rơn trong bụng. Kiều móc tiền gửi lại rồi từ giã chị đi về phía cù lao đầy nắng…

*Chiếc đò nhỏ neo mình ở bến

sông, thoạt nhìn cũng biết nó tồn tại nơi bến nước này khá lâu, vẻ cũ kĩ của từng thớ gỗ lẫn màu đen bóng loáng của mái chèo nghiêng nghiêng mặt nước. Kiều khẽ gọi, ông lão nhìn Kiều, khuôn miệng hóp hép nở nụ cười thân thiện. Ông khéo léo dịch mái chèo cho mũi đò chạm đất. Kiều ngẩn ngơ bước xuống nhờ ông chở mình qua cù lao Lúa. Mái dầm khỏa nước, mặt sông sóng vỗ bềnh bồng.

- Đường vào cù lao còn xa không ông nhỉ?

- Không xa lắm, qua hết khúc này là tới. Cô về cù lao tìm người thân à?

- Dạ không ạ! - Kiều lí nhí - Cháu về dạy học.

Ông lão nhìn Kiều chau mày rồi thở dài thườn thượt. Ông bảo:

- Rồi được bao lâu hả cô? Người ta đến đây mấy hôm, chán xứ cù lao khỉ ho cò gáy này rồi cũng bỏ tụi nhỏ mà đi hết thôi cô giáo ạ!

Kiều nghe ông nói mà sững sờ, tự dưng Kiều thấy buồn lòng. Kiều cũng là người thành phố, cũng quen với nhịp sống rộn rã chốn thị thành, Kiều thuộc lòng từng con đường, từng ngã ba đèn đỏ. Ở phố, Kiều gắn bó cả một quãng thời gian dài, thương những trưa hè lá bay, thương cả tiếng còi xe những giờ tan tầm inh ỏi. Giờ thì Kiều bỏ phố về quê, sao không nhớ thương đô thành cho được? Có lần Kiều đọc báo thấy bọn trẻ cù lao sao cơ cực quá. Chúng khát khao được đến trường, được tự tay mình viết nên những ước mơ trên tờ giấy trắng. Qua báo đài Kiều thấu hiểu

Những dấu ấn văn hóa Việt đọng lại qua APEC

không gian đậm chất Việt, cùng với tre, hoa sen, âm nhạc và ẩm thực, áo dài đã kể câu chuyện ý nghĩa về sức sống của những giá trị truyền thống.

Nếp sống cổ xưa cùng nghề truyền thống

Cũng trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, người dân phố cổ Hội An,

Hoa hậu Ngọc Hân trình diễn áo dài.

Áo dài lụa và thổ cẩmTrong khuôn khổ hoạt động

ngoại giao bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, trong tiệc chiêu đãi phu nhân trưởng đoàn các nền kinh tế APEC, các nghệ sĩ, nghệ nhân nước ta đã phô diễn tinh hoa

văn hóa Việt Nam qua âm nhạc, thời trang và ẩm thực.

Gây ấn tượng đặc biệt là chính là những bộ sưu tập áo dài độc đáo được sáng tạo trên các chất liệu truyền thống Việt Nam. Đa số các mẫu áo dài được sáng tạo trên chất liệu lụa Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng, dòng lụa được đánh giá tốt nhất Việt Nam, điểm xuyết thêu và thổ cẩm. Trong một

nước, con người Việt Nam”. 100 bức ảnh giới thiệu về cuộc sống, truyền thống văn hóa, phong cảnh ở nhiều vùng, miền của Việt Nam đã thu hút sự chú ý của phóng viên quốc tế.

Giới thiệu đặc sản địa phươngTại Trung tâm hội nghị

Aryiana, 63 tỉnh, thành cả nước đã tổ chức gian hàng giới thiệu đặc sản địa phương tới các đại biểu tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC. Dấu ấn Việt Nam còn để lại trong lòng đại biểu quốc tế qua các món ẩm thực truyền thống.

Nón lá Việt NamMang lại sự hứng thú cho rất

nhiều quan khách, phóng viên quốc tế, những chiếc nón đã cùng các vị khách đi tham quan, giúp phóng viên trong những ngày mưa ở Đà Nẵng và theo họ vào cả trong trung tâm báo chí… TS tổng hợp (theo baovanhoa.

com.vn, baoquocte.vn)

Phố cổ Hội An.

Quảng Nam đã có dịp đón tiếp các vị khách là phu nhân và phu quân của các đại biểu tham dự APEC. Người phố cổ đã nồng nhiệt chào đón khách bằng những màn tái hiện lại nếp sinh hoạt cổ xưa của người bản địa và trình diễn các nghề thủ công truyền thống của địa phương như làm lồng đèn, ươm tơ dệt lụa... Nhiều vị khách đã tìm được những món hàng ưng ý tại Hội An, nơi nhiều thế kỷ trước từng là điểm kết nối Đông - Tây của con đường tơ lụa trên biển.

Những tấm ảnh muôn màu cuộc sống

Ngay tại Trung tâm Báo chí APEC, nơi tác nghiệp thường xuyên của hàng nghìn nhà báo trong nước và quốc tế đến Đà Nẵng đưa tin hoạt động Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức Triển lãm ảnh “Đất

6 THỨ BẢY 18 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

XEM TIẾP TRANG 11

NGUYỄN NGỌC PHÚ

Phạm Tiến Duật vốn là sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội và bài thơ này ông viết tặng người yêu là

giáo viên dạy toán, sau này là bạn đời của ông. Bài thơ “Một giờ và mười phút” là sự phát hiện đồng hiện của:“Cứ một giờ lại nghỉ mười phút/ trong buổi hành quân đi bộ sáng nay/ Anh bỗng nhớ em lên lớp mỗi ngày/ Cứ mỗi giờ lại nghỉ mười phút”. Cái thông lệ tuần tự thời gian ấy, ai trong nghề giáo cũng biết. Nhưng chỉ có nhà thơ mới nhận ra khi ông liên hệ với người lính hành quân đã rút ngắn khoảng cách hậu phương với chiến trường. Và thật ra, trong con người ông vẫn đầy ắp những kỷ niệm, ký ức nghề sư phạm của mình trước khi thành người lính: “Lúc em ngồi với học sinh là lúc/ Anh đứng đỉnh trời gió thổi mênh mông”. Trong trường liên tưởng của Phạm Tiến Duật hay có cách nói song song như một sự so sánh thật tự nhiên mà cảm động: “Tấm bảng đen vẽ những đường cong/ tấm bảng đêm anh vạch lên đường đạn/ Viên phấn trắng và đường chớp sáng/ Ở hai đầu trận địa em ơi”. Cách nói của nhà thơ có chút tếu táo chất lính nhưng ngẫm lại đằng sau đó là bao lắng sâu trải nghiệm nhất là khi nghĩ về công việc của nhà giáo. Cũng như thế, nhà thơ Đặng Hấn vốn là một thầy giáo dạy toán đã viết nhiều cuốn sách công trình toán học, lại rất hồn nhiên và độc đáo dí dỏm khi viết thơ cho thiếu nhi với những hình ảnh gần gũi với nghề giáo, để thổi vào tâm hồn các em tình yêu thiên nhiên và vạn vật quanh mình. Ông đã “lạ hóa”,“trẻ thơ hóa” với cái nhìn ngộ nghĩnh của tư duy thi sĩ vốn là thầy giáo dạy toán mới phát hiện ra. Ví như bài thơ “cầu chữ Y”, một cây cầu lớn ở thành phố Hồ Chí Minh: “Cầu nào cũng chữ I nhưng chỉ là I ngắn/ Cầu quê em lạ lắm/ giống hệt chữ Y dài”. Và tứ thơ bất ngờ được nâng lên một khái quát tạo cho các em bao sự thú vị khi lần đầu nhận ra: “Ôi người đi trên chữ/ Chữ nâng người lên cao”. Cả bài thơ không nói gì đến phẩm chất giáo dục mà gieo vào tâm hồn các em những ý nghĩa của tri thức “chữ” hơn nhiều.

Nhà thơ Hữu Thỉnh có bài thơ “Thưa thầy”. “Thưa thầy” hai tiếng thiêng liêng ấy gắn bó với tất cả những ai có một thủa cắp sách tới trường. Hình ảnh người thầy giáo hiện lên: “Đời mau quá tóc thầy khói phủ/ Giáo án mông mênh bão giật đời thường”. Những hình ảnh tương phản cứ gieo vào lòng ta bao sự trắc ẩn, sẻ chia. Hai câu thơ ám ảnh nhất trong bài: “Cây trước cửa gió ở ngoài trang vở/ thầy một mình vật vã với văn chương”. Rõ ràng, văn chương đích thực bao giờ cũng hướng về cuộc đời, hướng

tới những số phận con người với những bài học không chỉ khuôn trong trang vở. Nhà thơ Võ Thanh An có một cách nói khác: “Dạ thưa thầy” với giọng thơ tự sự nhiều chiêm cảm điềm đạm bằng chính sự khiêm nhường tự vấn của mình. “Dạ thưa thầy” là lời thưa cẩn trọng nhưng cũng là sự bức xúc muốn được bộc bạch chia sẻ với thầy giáo kính yêu của mình. “Con vẫn nhớ lời thầy diệt oán bằng ân/ Dạ thưa thầy, viên phấn trắng đã đổi màu/ Ngày nay bảng đen có nơi thay đổi Fooc mi ca màu trắng/ Buộc lòng viên phấn là bút dạ đen”. Và đây, hình ảnh cậu học trò run lên thật đơn sơ tinh khiết trọn vẹn: “Dạ thưa thầy con vẫn là một đứa bé y nguyên/ Run lên trước cuộc đời như đã từng run lên mỗi lần thầy gọi lên bảng”. Chắc khi viết những dòng này nhà thơ Võ Thanh An như được sống lại những phút giây của tuổi học trò với những giăng mắc níu kéo, những thấp thỏm lo âu cứ đan xen nhau tạo ra sự phấp phỏng nội tâm chân thành. Người thầy như là một điểm tựa cứu cánh. Nhà thơ đã tìm đến sự “nhịn” của triết lý nhà Phật: “Dạ thưa thầy con vẫn tin sự nhịn là cứu cánh/ Bao giờ cuộc đời lành hơn”. Chữ “lành” ở đây hàm chứa bao ý nghĩa minh triết không chỉ là sự lành lặn mà còn là sự an lành ở người thầy luôn toát ra vẻ đẹp nhân ái bao dung như thế…

Thần đồng thơ Trần Đăng Khoa ở lứa tuổi học sinh thì hình ảnh người thầy thật sinh động và thân thiết, luôn là tấm gương sáng để các em noi theo. Thầy không những dạy chữ mà còn dạy cả bài học đạo đức làm người. Không chỉ bằng kiến thức có trong sách vở mà bằng cả nhân cách sống của mình trong cuộc sống đời thường. Đó là hình ảnh người thầy giáo thương binh đã để lại một phần máu thịt ở chiến trường, để trở về mái trường cũ truyền dạy kiến thức cho các em. Chú học trò Trần Đăng Khoa nhận ra một điều lớn lao hơn: “Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo/ như nhận

ra cái chưa hoàn hảo của cuộc đời mình”. “Nghe thầy đọc thơ” cũng là một tứ thơ hay. Tiếng thơ của thầy chứa đựng trong đó bao vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, của tình yêu con người, đã gieo vào lòng các em sự trong sáng của tiếng Việt:“Em nghe thầy đọc bao ngày/ tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà” để rồi: “thân yêu tiếng hát nụ cười/ Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra”. Cùng một niềm tâm tưởng da diết này, nhà thơ Đoàn Vị Thượng nhớ lại những ký ức một thời với bao sâu lắng bồi hồi trong nhịp lục bát hiền hòa mà chứa đựng bao giãi bày yêu thương tha thiết trong bài thơ “Lời ru của thầy”. Tứ thơ lạ, bởi lâu nay ta chỉ nghe nói và chú trọng đến lời ru của mẹ, của bà. Thật cảm động khi nhà thơ bộc lộ những thảng thốt day dứt của mình: “Thầy không ru đủ nghìn câu/ Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời”. Hai câu thơ hay nhất trong bài cũng là lời nhắn gửi ân tình: “Trong em hạt chữ xếp dày/ đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm”. “Hạt chữ” và “hạt cơm” là những hạt được gieo qua bao mồ hôi nhọc nhằn nuôi lớn em cả thể xác và tâm hồn khi: “hẳn là thầy cũng già thôi/ hóa thân vào mỗi cuộc đời các em”. Vâng, chính sự hóa thân vì học sinh thân yêu đó chính là hành trang thầy mang theo trọn đời: “Thì dù phấn trắng bảng đen/ hành trang ấy đủ thầy đem theo mình”. Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến những cô giáo đang ngày đêm “gùi chữ” lên núi cao, để mang con chữ đến với các bản làng heo hút trong bài thơ “Em đi” của nhà thơ Lê Đình Cánh: “Em đi gieo chữ trên rừng/ Đã qua măng ngọt đã từng cay chua”. Hoàn cảnh của những cô giáo ở vùng cao muôn vàn khó khăn vất vả không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn cả khát khao tình cảm tình yêu thương: “Ở rừng tự hát ru nhau/ lá trầu chị héo quả cau em già/ Ước ao có một gian nhà/ có trưa đưa võng đón bà lên chơi”. Ước mơ thật giản dị và thiết thực biết bao

nhưng họ đã vượt lên: “em đi nón chạm mây trời,/ bản mường gieo chữ cất lời ngân nga”.

Có hai thầy giáo một thời là thần đồng toán học, là những cây bút xuất sắc của báo “Toán học và tuổi trẻ”, đó là nhà thơ Lê Quốc Hán và thầy giáo Lê Thống Nhất. Đọc thơ viết về thầy giáo của các ông tôi mới nhận ra ngoài tư duy lô-gich của toán học thì họ còn có những phi lô-gich nhưng rất hợp lý của tâm hồn. Lê Quốc Hán hàm súc cô đọng chất thiền lắng đọng với bao suy tư trong bài thơ “Tự cảm” chỉ vọn vẹn bốn câu mà ông đã tải được bao chiêm nghiệm về nghề: “Một trang sách mỏng cầm tay/ Thầy đi suốt cả vạn ngày bên con/ Một viên phấn trắng gầy mòn/ Vạch cho con thấm vòng tròn đã vơi”. Bài thơ không nói đến thời gian mà ta nghe được, đếm được bước chân nghiệt ngã của thời gian. Nhưng thời gian vẫn chưa đủ đong đếm tuổi tác tháng năm, không mài mòn được nguyện tâm sắt son gắn bó với nghề yêu nghề của người thầy giáo thi sĩ: “Thước nào đo được dại khôn/ Vui chỉ là một cánh buồm lẻ loi/ Nguyện thành một mặt gương soi/ Tránh sao khỏi hạt bụi rơi lấm mình”. Trái với giọng thơ nhiều suy tư chiêm nghiệm của Lê Quốc Hán, thầy giáo Lê Thống Nhất trẻ trung dí dỏm trong bài “Thơ vui về nghề giáo”. Với những lời đùa tếu táo khi hội lớp, hội trường với các đồng nghiệp, Lê Thống Nhất phát hiện ra thật vui: “Chẳng đi tu cũng gọi là “sư”/ Không ở tù cũng kêu “Phạm”/ Thời gian khổ chúng tôi thường hay ngẫm/ “Ăn sư” “Ở phạm” đám chúng mình”. Phải lạc quan yêu đời, yêu nghề biết mấy thì mới có thể tự họa tự gán cho mình như thế. Vượt lên những lời đùa vui lại có một giọng thơ hào sảng tự tin (hay tự hào) với nghề thầy giáo của mình: “Xung quanh chúng tôi là ánh mắt nụ cười/ đâu chỉ có bảng đen phấn trắng/ trước mắt chúng tôi là sân trường rực nắng/ chỉ chúng tôi mới hiểu cánh phượng hồng”...

Tiếng trống trường đã điểm chưa em...Tôi muốn lấy một câu thơ trong bài “Một giờ và mười phút” của nhà thơ Phạm Tiến Duật để làm đầu đề cho bài viết này khi đọc lại một số bài thơ viết về đề tài nhà trường và thầy giáo...

THÁI AN

Xuất thân từ một gia đình quân nhân ở bang Texas - Mỹ, Thomas Ames từng

cùng gia đình di chuyển nhiều nơi suốt thời thơ bé. Ông từng sống ở Nhật Bản khi mới là cậu bé chập chững biết đi, ông học trung học cơ sở ở Đức, đến Đài Loan học trung học phổ thông; ông nhập ngũ và làm kỹ thuật viên hàng không suốt 4 năm; sau đó trở thành thuyền trưởng tàu viễn dương chuyên chở dầu mỏ đến khắp nơi trên thế giới suốt 25 năm. Công việc thủy thủ là những chuyến hành trình khám phá thế giới, đưa ông đến nhiều vùng đất, nhiều vùng văn hóa khác nhau. Nói về những năm tháng đã qua, ông cười: Tôi là người hạnh phúc. Tôi đã đi du lịch hầu như cả cuộc đời tôi - Đó là giấc mơ của tất cả mọi người. Trong hành trình đó, tôi gặp rất nhiều người, có cả người Việt Nam, tôi đã nói với họ về ước mơ và khuyến khích họ hãy nghĩ về những ước mơ. Nếu bạn làm theo cách đó,

Tập thơ Giữa vô cực được bạn đọc Việt đón nhận.

Ảnh minh họa: Internet

VĂN NHÂN

Kiên định mục tiêu, lý tưởng và con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đât nước

Ngày nay, tình hình thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó lường; cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội diễn ra rất phức tạp. CNXH vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách gay gắt, quyết liệt. Song, học thuyết Mác - Lê-nin và dấu ấn lịch sử của cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga vĩ đại vẫn còn tiếp tục tỏa sáng soi đường, dẫn lối cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên xây dựng CNXH, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn và kiên định.

Nhận thức sâu sắc những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm sau các sự kiện chính trị xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng ta đã

(TIẾP THEO VÀ HẾT)

7 THỨ BẢY 18 - 11 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Lời hay - Ý đẹp

Tôi dường như không phải là thầy giáo... và những con đường dẫn đến trái tim tuổi thơ sẽ bị đóng kín đối với tôi nếu tôi chỉ là người đứng trên bục giảng.

V.A. Sukhomlinxki

Cách mạng Tháng Mười Nga làm rung chuyển và đảo lộn thế giới

bạn sẽ thấy một cánh cửa rộng mở tới con đường bạn đang theo đuổi, hay những bậc thang để bạn leo lên đỉnh cao.

Thomas từng biết đến con người Việt Nam kiên cường qua những năm chiến tranh thuở còn là một chàng thanh niên; nhưng con người Việt Nam nhân hậu, lạc quan, thú vị và thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp thì phải đến một ngày qua câu chuyện kể đầy hứng thú của con trai ông, khiến ông tò mò. Để rồi cách đây gần 3 năm, khi đã bước sang tuổi 70, Thomas Ames đã đặt chân đến Việt Nam. Ông yêu mảnh đất này ngay khi đến Sài Gòn. Đi nhiều nơi trên thế giới, am hiểu nhiều nền văn hóa, ông nhận thấy vẻ đẹp văn hóa truyền thống sâu gốc bền rễ của người Việt, đặc biệt là truyền thống văn hóa coi trọng gia đình. Ông thích cách mà các thành viên trong gia đình có thể làm việc cùng nhau, cùng mở cửa hàng kinh doanh buôn bán ở mọi lĩnh vực, cùng nhau tạo nên thành công và sống cùng với nhau. Thomas cho rằng, con người ở

mỗi quốc gia có cá tính riêng, người Việt ai cũng yêu quý kính trọng người già, lắng nghe họ nói và ông rất thích điều đó. Thiên nhiên Việt Nam vô cùng tươi đẹp với những thác nước, núi non, bãi biển... nhưng con người Việt Nam còn đẹp hơn thế nữa, chính con người Việt Nam đã

níu chân ông chọn đất này để gắn bó phần còn lại của đời mình.

Là người có tâm hồn rộng mở, ông yêu thích thi ca từ khi còn nhỏ và bắt đầu làm thơ khi còn rất trẻ; nhưng đến tuổi xế chiều, bắt gặp một Việt Nam tươi đẹp,...

NGUYỄN THÁNH NGÃ

Trong sáng nghĩa thầyTiếng Thầy cao quý biết baoSâu như mạch đất, cao như mây trờiThầy là tia nắng rạng ngờiMở mang trí tuệ bao người trước sau

Ơn Thầy có nhận gì đâuTấm lòng trong sáng, vàng thau tỏ tườngDạy trò với cả tình thươngChẳng màng nhận lại, chẳng vương tơ hào

Vừa qua, trong lớp sóng tràoCuốn theo cát bụi nhạt nhòa nghĩa nhânCó người coi nhẹ tinh thầnĐem nghề đánh đổi bao lần thị phi

Nhưng không! Nhà giáo lương triMột nghề cao quý khắc ghi cõi đờiĐưa sông về với biển khơiĐưa đò qua những nẻo đời tối tăm

Sáng trong gói trọn chữ tâmDịu dàng thơm thoảng hương trầm: “tôn sư”Một ngày “trọng đạo” hình nhưVườn hoa muôn sắc nở từ trái tim!

PHẦN III: Chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào nhưng vẫn chứng minh sức sống và tính ưu việt của mình

Ngươi đan ông ngoai quôcva nhưng vần thơ ViêtTình yêu đặc biệt với đất nước, con người Việt Nam đã đưa Thomas Ames (một người Mỹ) đến Đà Lạt trong một cuộc giao lưu thi ca với văn nghệ sĩ Lâm Đồng nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam. Người đàn ông ngoại quốc khiêm nhường, lịch lãm lúc nào cũng nở nụ cười hạnh phúc. Ông tặng hoa, tặng thơ cho độc giả, tự mình đọc những vần thơ dành cho phụ nữ và sẻ chia tình yêu của mình với thi ca, trong đó quê hương Việt Nam là nguồn cảm hứng sáng tạo.

Thomas Ames tặng hoa cho văn nghệ sĩ nữ Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồngnhân Ngày Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: T.A

kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước. Nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới được Đảng ta luôn quán triệt là: Đổi mới trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vì độc lập dân tộc, vì CNXH. Trước thử thách nghiệt ngã của thời cuộc, Việt Nam đã không dao động, bi quan, đổi hướng, mà vẫn kiên trì mục tiêu, lý tưởng và con đường Cách mạng Tháng Mười Nga; tích cực tìm tòi, khám phá hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để từng bước hiện thực hóa con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn - con đường Cách mạng Tháng Mười Nga - con đường độc lập dân tộc và CNXH. Mô hình CNXH và con đường đi lên CNXH của Việt Nam ngày càng được sáng tỏ hơn. Ðất nước giữ vững ổn định chính trị - xã hội; dân chủ được phát huy; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, tạo ra động lực mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với 178 nước, trong đó có tất cả các nước lớn và

các tổ chức quốc tế hàng đầu; đồng thời phát triển quan hệ đa phương, đa dạng với các đối tác nước ngoài theo tinh thần là bạn, là đối tác tin cậy, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Nhân dân ta kiên định sự nghiệp đổi mới, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, tiếp tục con đường đi lên CNXH với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, tất yếu phải trải qua nhiều chặng đường khó khăn, gian khổ với những bước đi, hình thức phù

hợp trong suốt thời kỳ quá độ. Trước mắt cần thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; không ngừng học tập, nâng cao nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Thứ hai, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Thứ ba, tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi

mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chú trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công gắn với việc triển khai thực hiện có hiệu quả ba nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ tư, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

Thứ năm, thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo

đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ sáu, phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Đúng một thế kỷ đi qua kể từ khi cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga thắng lợi (7-11-1917), nhân loại đã chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm, phức tạp. Nhưng một sự thật lịch sử không thể phủ nhận được là Cách mạng Tháng Mười vẫn là một trong những sự kiện bước ngoặt trọng đại nhất của sự phát triển xã hội loài người, mở ra một con đường đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột, xây dựng một thế giới mới công bằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ. Cách mạng Tháng Mười đã chứng tỏ rằng, bất cứ một chế độ nào đi ngược lại lợi ích chân chính của nhân dân, của dân tộc, cản trở sự tiến bộ xã hội thì tất yếu sẽ bị đào thải, bị thay thế bởi một chế độ xã hội khác tốt đẹp hơn. Tiếp tục cuộc đấu tranh xóa bỏ mọi sự lạc hậu, lỗi thời, áp bức bất công cũng chính là sự tiếp tục sự nghiệp cao cả của Cách mạng Tháng Mười.

XEM TIẾP TRANG 11

8 THỨ BẢY 18 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

NHẬT QUÂN

Tà Nung với thắng cảnhdân dã và người bản địa Tà Nung là một xã vùng ven

ở hướng tây của Đà Lạt. Cung đường từ Đà Lạt đến Tà Nung đi qua làng hoa Vạn Thành, với rất nhiều vườn hoa hồng, đồng tiền ngay sát bên đường. Con đèo Tà Nung vừa cao, vừa hẹp, vừa uốn lượn sẽ cho những vị khách đi lần đầu nhiều cảm xúc mạnh. Đây cũng là tuyến đường đi qua nhiều thắng cảnh gắn với đời sống dân dã của người nông dân Đà Lạt, nhưng - bắt người đi đường phải ngẩn ngơ. Đó là những vườn cà phê xanh mướt mùa này đang đỏ trái; là những vườn hoa hướng dương, hoa cải vàng, hoa tam giác mạch trắng; là những ngôi chùa, nhà thờ nhỏ và tĩnh lặng; là những ngọn núi phủ toàn thông hoặc cà phê bao bọc một vùng dân cư; là những con hồ thủy lợi vừa là cảnh quan vừa là nguồn nước tưới không bao giờ cạn cho vùng đất này quanh năm xanh tốt…

Tháng 11, Đà Lạt đang trở lạnh. Cung đường đèo Tà Nung sẽ khiến du khách phải xốn xang, ồ lên trầm trồ, háo hức - không phải là cái lạnh se sắt lúc ban sáng hay về chiều do đi qua quãng đường chỉ toàn rừng núi, vườn cây...; mà là bắt gặp một loài hoa dại rất đặc trưng của Đà Lạt ngay bên đường - hoa dã quỳ, cùng những trảng quỳ vàng phía núi xa như đang thả thêm sự tiếc nuối vào lòng người vì không thể đến được vùng hoa ấy.

Và nằm gọn trong vùng đất của hoa quỳ vàng và cà phê đỏ là nhà máy chế biến cà phê của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thúy

HÀNH TRÌNH DU LỊCH CANH NÔNG “ĐÀ LẠT - KẾT TINH KỲ DIỆU TỪ ĐẤT LÀNH”:

Tuyến ngoại thành Tà Nung - Nam Banvới nghề canh tác truyền thốngTuyến đường Đà Lạt - Tà Nung - Nam Ban dài khoảng 30 cây số, là cung đường phượt thủ và Tây balô đi nhiều hơn khách du lịch đoàn, bởi đường tỉnh lộ 725 đa phần là đèo dốc, hoặc ngoằn ngoèo... Cũng trên cung đường ấy có những địa điểm mang tính khám phá mang đậm chất đặc trưng của con người và hoạt động sản xuất của vùng đất.

Thuận - Đà Lạt, tại Thôn 1, xã Tà Nung. Công ty được thành lập từ năm 2013, nhưng vừa hoàn thiện cảnh quan và những hạng mục phục vụ du lịch, gồm khu vườn tùng bonsai với thác nước và suối nhân tạo chảy quanh vườn hoa có lầu vọng cảnh. Là nhà máy chế biến cà phê tươi, nhưng kỹ thuật xử lý nước thải hiện đại không lưu lại mùi hôi giữa cảnh sản xuất các dòng sản phẩm từ cà phê Arabica và Robusta. Đặc biệt, hệ thống taluy như trường thành tạo khuôn viên cho nhà máy và ngăn cách hồ xử lý nước thải, khu vực rác thải và vùng sản xuất - cũng là nơi phóng tầm mắt để nhìn toàn cảnh một vùng núi non đang rực rỡ sắc quỳ xen vào những vườn cà phê, dưới thung lũng là vườn rau, ruộng lúa…

Giữa đèo Tà Nung là Mê Linh Coffee Garden ở Thôn 4, xã Tà

Nung có view rộng và những sảnh ngắm cảnh mở nằm bên trên vườn cà phê và có thể ngắm cảnh ở góc 360 độ, với phía

trước là những vườn hoa hướng dương, hoa cải; phía sau là hồ đập Cam Ly rộng mênh mông; hai bên là vườn cà phê. Mê Linh Coffee Garden được cấp phép nuôi chồn để sản xuất cà phê chồn - một loại cà phê khác biệt rất kích thích người thưởng thức, nhưng không phải ai cũng có thể uống. Du khách đến đây thưởng thức cà phê, ngắm cảnh, vừa có thể đi dạo trong vườn, tham quan khu vực nuôi chồn, mua sắm hàng lưu niệm và tìm hiểu kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm…

Về Nam Ban chạm vào văn hóa Hà thành Đi hết đèo Tà Nung, du khách

sẽ đến vùng đất được ví là Hà Nội thu nhỏ trên cao nguyên, với các khu dân cư mang theo tên gọi từ Thủ đô - cũng là quê hương yêu dấu của họ, như Ba Đình, Thăng Long, Đống Đa, Trưng Vương, Bạch Đằng, Từ Liêm, Đông Anh, Chi Lăng…

Cường Hoàn với nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống Việt Nam thu hút du khách quốc tế. Ảnh: N.Q

Tìm hiểu về cà phê ở Mê Linh Coffee Garden. Ảnh: N.Q

Người dân Hà Nội vào vùng đất mới mang theo nghề truyền thống để làm ăn sinh sống.

Trong đó, có nghề ươm tơ, dệt lụa. Nổi bật ở Nam Ban là doanh nghiệp sản xuất Tơ - Lụa & dịch vụ du lịch Cường Hoàn (khu phố Trưng Vương, thị trấn Nam Ban). Được thành lập từ năm 1990, từ một cơ sở sở nhỏ chuyên thu mua kén của bà con nông dân và chế biến tơ, đến năm 2012, Cường Hoàn đã phát triển thành một doanh nghiệp sản xuất tơ lụa theo một quy trình khép kín từ ươm tơ, dệt lụa, tẩy nhuộm màu, may, thêu tranh lụa và các sản phẩm lưu niệm. Mỗi năm, Cường Hoàn đón khoảng 40 ngàn lượt khách - chủ yếu là khách quốc tế đến tìm hiểu một ngành nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa ở Lâm Đồng đang phát triển. Riêng Nam Ban, ngoài Cường Hoàn còn có nhiều cơ sở ươm tơ, dệt lụa khác, nhưng đang dừng ở mức độ một cơ sở sản xuất chứ chưa đủ cơ sở vật chất và hành lang an toàn theo quy định để đón du khách tham quan…

Một điểm đến rất mới khác ở Nam Ban là HTX Su Su Công Thành - cơ sở liên kết sản xuất - kinh doanh và dịch vụ du lịch với sản phẩm đặc trưng là các loại rau - củ - quả baby. Công Thành là HTX có 7 hộ thành viên và 16 hộ liên kết sản xuất trên 80 ha đất ở vùng Nam Ban, Nam Hà, Tân Hà, Đà Lạt... đang xây dựng lộ trình để đến năm 2018 sẽ đưa các hạng mục dịch vụ du lịch vào hoạt động và chính thức đón tiếp du khách. Điểm thú vị ở HTX Su Su Công Thành là không chỉ có su su, mà rất nhiều loại nông sản có kích thước nhỏ bé khác đang được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, như su su, bí, cà chua, củ cải đỏ, dưa leo, rau thủy canh… Câu chuyện về cái tên của HTX cũng như những dịch vụ du lịch gắn liền với loại hàng nông sản vừa phát triển đến non ngọt, đậm đà đã được thu hái; sâu chưa kịp làm tổ, vi khuẩn chưa kịp sinh sôi đã đến tay người tiêu dùng; cùng với những công thức chế biến rau ngon, sạch, bổ dưỡng sẽ sớm là điểm thu hút du khách…

Các điểm đến trên cung đường Tà Nung - Nam Ban đang là tuyến du lịch ngoại thành được lựa chọn nhiều nhất. Cùng với các điểm đến khác ở Tà Nung, Nam Ban, như cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Trà Atiso & Rượu Vang Vĩnh Tiến, trại nuôi dế cao sản, thác Voi, Chùa Linh Ẩn..., tuyến du lịch canh nông Tà Nung - Nam Ban đang góp phần làm phong phú thêm cho thương hiệu độc đáo “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.Hoa dã quỳ nhìn từ điểm đến Thúy Thuận. Ảnh: N.Q

9 THỨ BẢY 18 - 11 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN Sơn nữ tuổi teen với vũ điệu dân tộc

TRỊNH CHU

Sự thay đổi dễ nhận thấy nhất nơi những người trẻ này là việc các em sử dụng khá

thành thạo thiết bị công nghệ như smartphone, computer, ipad... để hỗ trợ cho việc tập luyện cũng như biểu diễn. “Thường thì tụi em vẫn dùng smartphone để tìm kiếm những gì liên quan đến múa dân gian K’Ho, rồi dựa theo đấy mà tập luyện. Những gì chưa hiểu, tụi em về nhà hỏi thêm ở mẹ và dì”, em Ka Tràng Thy (13 tuổi, học sinh Trường THCS Đinh Trang Hòa I) vừa diễn giải từng động tác cho cả nhóm múa hiểu vừa chia sẻ. Nói là về nhà hỏi mẹ và dì nhưng thực tế hiếm khi thấy em học sinh này hỏi. Bởi, những động tác múa trong bài Jôh Yàng Kuê mà Ka Tràng Thy đang diễn giải cho cả nhóm tập luyện để biểu diễn tại chương trình diễn văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp đến, em đã thuộc nằm lòng từ lúc mới lên 8 tuổi. “Từ nhỏ, em đã thấy mẹ và dì múa bài này trong các hội thi, hội diễn văn nghệ do giáo xứ, xã, huyện

tổ chức. Thế là em múa theo nên tự nhiên thuộc. Sau đó, em chỉ lại cho các bạn cùng tập luyện” - em Ka Tràng Thy cho hay.

Trước khi tham gia nhóm múa này, Ka Thưng (13 tuổi, bạn học của Ka Tràng Thy) chưa hề biết gì về múa, nhưng em đã nhanh chóng làm chủ những động tác múa phức tạp và trở nên thuần thục. “Mặc dù kỹ thuật múa rất khó, đòi hỏi người múa phải tỉ mỉ, chăm chỉ tập luyện từ đốt tay, ngón tay đến những chuyển động cơ thể, chân... Tuy vậy, em rất thích múa” - em Ka Thưng tâm sự. Cũng từ niềm đam mê ấy, Ka Thưng đã không ngừng tập luyện để mỗi ngày làm dày thêm vốn văn hóa của ông bà để lại. Một thiếu nữ khác, em Ka Thồnh (13 tuổi, bạn cùng nhóm của Ka Tràng Thy) kể: “Em và bạn Ka Tràng Thy đã múa cùng nhau từ năm học lớp 6. Mỗi năm, tụi em lại chỉnh sửa những động tác múa một chút ít để cho nó đương đại hơn, hấp dẫn hơn”. Nói rồi, những đôi chân ấy, đôi tay ấy lại tiếp tục nhún nhảy, thi nhau phô diễn những vũ điệu

đầy bản năng khát sống, rạo rực mang đậm dấu ấn Tây Nguyên. Theo em Ka Thồnh, việc các em sử dụng những điệu múa dân gian K’Ho có sẵn trên mạng Internet, kể cả âm nhạc cồng chiêng, để tập luyện và biểu diễn là vì ngay

thế hệ của mẹ em, thế hệ 8X, việc tìm được một đội cồng chiêng để cùng tham gia tập luyện đã rất khó khăn, chứ nói gì đến thế hệ tụi em, sinh sau năm 2000.

Sự thiếu vắng khí cụ và nghệ nhân nam trẻ diễn tấu cồng chiêng

Tôi từng nghe rồi tin lớp trẻ K’Ho ngày càng phai nhạt với văn hóa truyền thống. Thế nhưng, khi chứng kiến một nhóm thiếu nữ K’Ho tuổi còn rất trẻ ở Trường THCS Đinh Trang Hòa I (huyện Di Linh) múa những điệu múa dân tộc, tôi phải thay đổi cách nhìn nhận, rằng tuổi trẻ K’Ho chưa hẳn đã lạnh nhạt với di sản ông bà, có điều các em đang tìm hướng thay đổi để thích ứng.

đã vô hình chung làm cho mạng Internet trở thành từ khóa cho mọi vấn đề về tìm kiếm, tham khảo, tập luyện... các điệu múa dân gian K’Ho. Thậm chí, âm nhạc cồng chiêng dùng làm nhạc nền cho các điệu múa cũng được thu, phát từ các thiết bị số, hoặc âm nhạc điện tử. Tuy vậy, cái chính là chất Tây Nguyên vẫn không mất đi. Mà ở một chừng mực nào đó, nó còn mạnh mẽ, sâu lắng, dẫn dụ hơn. Chị Ka Trim (36 tuổi, mẹ của em Ka Tràng Thy) chia sẻ: Thấy con đam mê tập luyện những điệu múa dân gian của người K’Ho thì mình rất vui. Bởi lẽ, những nét đặc trưng của dân tộc mình nhờ đó mà sẽ không bị mất đi. Bản thân tôi cũng như nhiều chị em khác luôn tạo mọi điều kiện để cho con được học các điệu múa, từ việc chỉ dạy động tác, đến việc khuyến khích các con lập nhóm múa biểu diễn.

Các thiếu nữ K’Ho ở Trường THCS Đinh Trang Hòa I đã khơi gọi cho tôi thấy về ý thức nguồn cội, trong việc tìm lại và phát huy vốn văn hóa của ông bà, tích hợp với điều kiện công nghệ sẵn có, miễn sao căn tính dân tộc vẫn được giữ nguyên, bên cạnh đó vẫn thỏa mãn những yếu tố đương đại. Trong diễn trình ấy, chắc chắn không thể thiếu lòng đam mê.

Những “sơn nữ” biểu diễnđiệu múa dân tộc đã được họctừ mẹ, từ dì.Ảnh: T.C

HỒNG THẮM

Hình ảnh xe cộ ra vào mua bán tấp nập buổi ban chiều trên con đường dọc theo trục

đường chính của xã khi cà phê vào chính vụ chỉ còn trong ký ức của nhiều người dân xã Đạ K’Nàng. Bởi chỉ cách đây vài năm, cà phê gần như là cây trồng duy nhất giúp người dân ở xã vùng sâu của huyện Đam Rông từng ngày cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu. Với sự đi lên đó, Đạ K’Nàng là xã đầu tiên của huyện thoát khỏi diện 135, đánh một dấu mốc mới cho sự phát triển của địa phương.

Tuy nhiên, ông Đàm Đức Năng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, từ thời điểm đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại địa phương cũng dần chậm lại, không còn tạo được sự đột phá như trước đây.

Xã Đạ K’Nàng hiện có gần 1.982 hộ với gần 8.700 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 60%. Bằng sự cần cù chịu khó của người dân với việc lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, năm 2016, thu nhập bình quân của xã đạt 33,5 triệu đồng/người, song một trong những khó khăn còn tồn tại, đó là tỉ lệ hộ

Đạ K’Nàng còn đó nhiều khó khăn Là địa phương đầu tiên thoát khỏi danh sách xã 135 của huyện Đam Rông, thế nhưng sau 3 năm xã Đạ K’Nàng chỉ phát triển ở mức độ trung bình so với toàn huyện. Vẫn còn đó nhiều khó khăn cần giải quyết để giúp người dân nơi đây thoát nghèo.

nghèo còn rất cao, trên 30% và dự kiến đến cuối năm nay giảm xuống còn khoảng 24%. Theo ông Đàm Đức Năng, việc thực hiện chỉ tiêu giảm 7% hộ nghèo theo Chương trình nông thôn mới là một điều hết sức khó khăn đối với xã, bởi đi kèm với đó là các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn vốn đầu tư... lại phải trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước.

Đặc biệt, một trong những vấn đề mà địa phương nhận được phản ánh của người dân đó là việc nâng cấp, sửa chữa tuyến đường liên thôn nối 3 thôn Păng Dung, Păng Báh và Đạ Pin. Đây không chỉ là đường trục chính của xã mà còn

là con đường thường xuyên có xe ra vào trao đổi hàng hóa nông sản của người dân. Trước kia tuyến đường này được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135, nhưng hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Hằng năm, xã cũng tiến hành sửa chữa bằng nguồn ngân sách của địa phương và vận động người dân nhưng chỉ mang tính tạm thời vì chi phí quá lớn.

Người dân xã Đạ K’Nàng có diện tích đất xâm canh ở huyện Lâm Hà và tỉnh Đăk Nông khá lớn, gần 2.000 ha. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại đang gặp phải nhiều khó khăn, nên dù có đất canh tác,

người dân cũng khó có thể tiếp cận các nguồn vốn vay của Nhà nước để tiến hành đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng chuyên canh cây cà phê tại đây. Một số loại cây công nghiệp khác như mắc ca, dâu tằm, hay các loại cây ăn trái chỉ mới được đưa vào thử nghiệm, trồng xen, bước đầu đem lại kết quả nhưng chưa thể nhân rộng.

Ông Hoàng Đông Thư, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, ở Đạ K’Nàng có 3 thành phần dân tộc chính, gồm người K’Ho, người Kinh và người dân tộc phía Bắc. Mỗi dân tộc lại có những tập quán canh tác cũng khác nhau, một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cao nhưng lại đang khó nhân rộng đối với bà con dân tộc thiểu số, do đó dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập cũng như trình độ phát triển của người dân trong xã.

“Xác định cây cà phê vẫn là chủ lực của địa phương và là nguồn thu nhập của người dân nên địa phương đang đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật, làm việc với một số doanh nghiệp hỗ trợ người dân áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, thay đổi ý thức và tập quán canh tác... thì mới tạo được bước chuyển biến giảm nghèo nhanh và bền vững” - ông Đàm Đức Năng cho biết thêm.

Một số mô hình trồng xen canh cây mắc ca bước đầu đem lại hiệu quả cao. Ảnh: H.T

ĐỨC TRỌNG:30 triệu cây giốngcà chua được xuất vườn mỗi năm

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

huyện Đức Trọng, hiện nay, tại huyện Đức Trọng có hơn

50 cơ sở gieo ươm giống cây rau các loại, trong đó khoảng

20 cơ sở là có gieo ươm cà chua với tổng số lượng khoảng

30 triệu cây giống xuất vườn hàng năm. Vườn ươm cây cà

chua giống trên địa bàn huyện chủ yếu là phục vụ cho người

dân ở vùng khác trồng như huyện Đơn Dương, Bảo Lộc,

tỉnh Đắk Nông... Các giống cà chua được các vườn ươm

sử dụng chủ yếu là ghép chồi giống Rita khoảng 85%, Anna khoảng 10% và Kim cương đỏ

khoảng 5%.Phòng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn cũng đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức

lớp tập huấn hướng dẫn thiết kế và quản lý vườn ươm sản

xuất cây giống sạch bệnh. Đứng trước tình trạng diễn

biến phức tạp của bệnh xoăn lá virus trên cây họ cà trong

thời gian qua, nhìn chung đa số các vườn ươm đã phần nào biết được nguyên nhân và có

các biện pháp phòng ngừa bệnh này, công tác vệ sinh

vườn ươm cũng như lao động được củng cố.HOÀNG YÊN

Bà Thái Hương Lân - Chủ tịch Hội CTĐ xã Ka Đô đến thăm hỏi động viên chị Ma Ty.

XUÂN TRUNG

Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa

bàn huyện Lâm Hà trên 62.000 ha, chiếm tới 67,4% diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, diện tích trồng cây hàng năm gần 4.932 ha, còn lại là cây lâu năm, chủ yếu là cây cà phê với diện tích lên tới hơn 57.115 ha. Với diện tích canh tác này, mỗi năm cần sử dụng một lượng thuốc bảo vệ thực vật tương đối lớn. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sau khi được sử dụng sẽ thải ra môi trường các loại rác thải bao gồm chai lọ, bao gói... tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu không được thu gom, xử lý. Điều đáng nói là qua khảo sát thực tế của ngành chức năng tại địa phương, hầu hết người dân chưa biết cách xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật đúng cách sau khi đã sử dụng. Theo UBND huyện thì “trên địa bàn Lâm Hà chưa có xã nào thực hiện việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật”.

Điều này cho thấy vấn đề rác thải từ nguồn thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng đến nay vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm triển khai thực hiện, trong khi tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới cũng cần phải đạt mới được công nhận.

Đánh giá về thực trạng này, báo cáo của UBND huyện Lâm Hà xác nhận: Phần lớn người dân vẫn có thói quen vứt bao gói thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi sau sử dụng ngay tại vườn cà phê, ruộng nước hay vứt ra sông, suối, ven đường

Lâm Hà tính chuyện thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vậtVới diện tích hơn 62 ngàn ha sản xuất nông nghiệp, mỗi năm trên địa bàn huyện Lâm Hà sử dụng một lượng thuốc bảo vệ thực vật tương đối lớn. Một bản kế hoạch được UBND huyện lập ra nhằm tiến tới trên 80% rác thải sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được thu gom trong những năm tới.

Cán bộ nông nghiệp huyện Lâm Hà hướng dẫn bà con xã Liên Hà cách sử dụng chế phẩm sinh họctrong sản xuất cà phê bền vững. Ảnh: Hồng Hải

đi hoặc được đốt chung với các loại rác thải sinh hoạt khác. Chính từ thói quen này của người dân sản xuất nông nghiệp đã tích tụ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm đến nguồn nước, môi trường đất và sức khỏe cộng đồng.

Từ thực tế trên, mới đây Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Minh An đã ký thông qua bản kế hoạch “việc xây dựng lộ trình thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng” gửi Sở Tài nguyên - Môi trường, đặt ra thời gian triển khai thu gom, xử lý. Mục đích của kế hoạch không nằm ngoài việc “tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững; đồng thời góp phần xây dựng, thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”. Mặt khác, nhằm “tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, đúng cách để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất

nông nghiệp”. Theo đó, trước mắt từ nay đến cuối năm 2017, huyện Lâm Hà tiến hành khảo sát số lượng, vị trí lắp đặt bể chứa; xác định địa điểm dự kiến lắp đặt bể chứa, khu vực lưu chứa và kinh phí thực hiện... Tiếp đến, triển khai mô hình thí điểm tại xã Tân Văn, thị trấn Nam Ban và thị trấn Đinh Văn thông qua các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, cùng với việc lắp đặt 90 bể chứa để thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật; đồng thời, xây dựng một kho lưu chứa tại bãi rác của huyện để tiến hành thu gom, xử lý.

Sau khi đánh giá hiệu quả của mô hình thí điểm, sẽ triển khai mở rộng trên địa bàn 3 địa phương nêu trên và xã Đạ Đờn với số lượng đầu tư 1.692 bể chứa và đến năm 2020 sẽ thực hiện ở hầu hết các xã còn lại với hệ thống bể chứa thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật lên tới 3.690 bể. Song song đó xây dựng các tuyến thu gom, vận chuyển tại các địa

phương từ bể chứa về các khu lưu chứa, hợp đồng với đơn vị chức năng thực hiện vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng lưu trữ tại các khu vực lưu chứa.

Với kế hoạch trên, Lâm Hà đặt ra yêu cầu từng bước nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý, không để tình trạng người dân vứt bừa bãi chai lọ, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi đã sử dụng trên địa bàn xuống ao hồ, sông suối hay chôn lấp không đảm bảo môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 80% hộ dân sản xuất nông nghiệp, 100% doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đăng ký, thực hiện thu gom chai, lọ, bao gói thuốc bảo vệ thực vật. Theo đơn giá tham khảo, để thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện cần một khoản kinh phí gần 6,81 tỷ đồng từ nay đến năm 2020.

10 THỨ BẢY 18 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng. ĐT: 063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công thương chi

nhánh Lâm Đồng - VietinBank. PHÒNG BẠN ĐỌC

Người phụ nữ mang trong mình hai căn bệnh ung thưChị Ma Ty, một cán bộ Hội Phụ nữ, đồng thời là cán bộ Hội

Chữ thập đỏ thôn Ta Ly (xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đang rơi vào hoàn cảnh hết sức túng quẫn. Trong căn nhà ván do cha mẹ đã qua đời để lại, chẳng có một thứ tài sản nào đáng giá đến 200 ngàn đồng, ngoài chiếc ti vi cũ và một số dụng cụ sản xuất, ngay chiếc giường nằm cũng không có.

Chị Ma Ty cho biết, năm 2005 chị được phát hiện mắc căn bệnh ung thư tuyến giáp. Dẫu mắc bệnh hiểm nghèo nhưng hàng ngày chị vẫn tần tảo đi làm thuê kiếm tiền chữa bệnh. Đến năm 2010, tai ương một lần nữa lại đến với chị Ma Ty, sau khi thấy đau ở vùng ngực dài ngày, đến lúc đau quá không còn đi làm thuê được, chị đã đến bệnh viện để khám và được bác sỹ cho biết chị bị ung thư vú.

Từ khi phát hiện ra căn bệnh ung thư vú, bao nhiêu tiền bạc chị chắt chiu dành dụm bấy lâu đều “đội nón” ra đi cùng với diễn tiến sức khỏe của chị ngày càng xấu đi. “Hiện mỗi tháng, mình phải đi tái khám tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh một lần. Cứ mỗi lần đi khám bệnh tiêu tốn hết khoảng 5 triệu đồng tiền thuốc men và tàu xe đi lại…” - chị Ma Ty cho biết.

Tuy mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng chị Ma Ty vẫn tích cực tham gia công tác xã hội. Hiện chị đang đảm nhiệm chức vụ Chi hội

trưởng Chi hội Phụ nữ, kiêm cán bộ Hội CTĐ thôn Ta Ly. “Mặc dù mang trong mình hai căn bệnh hiểm nghèo, nhưng chị Ma Ty rất nhiệt tình tham gia công tác Hội” - bà Thái Hương Lân - Chủ tịch Hội CTĐ xã Ka Đô khẳng định.

Ước mơ lớn nhất của cuộc đời chị Ma Ty là có được căn nhà để che mưa, che nắng, nương thân lúc cuối đời, bởi căn nhà gỗ hiện nay chị đang ở đã xiêu vẹo, mục nát.

Rất mong các ngành, các cấp và các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ chị Ma Ty.

ĐÀ LẠT: Nhiều hành vi gây mất an toàn giao thông

Gần đây, các tuyến đường chính trên địa bàn TP Đà Lạt thường xuất hiện các hình ảnh gây mất trật tự an toàn giao thông và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông cho người đi đường.

Cụ thể, hàng ngày, vào buổi sáng hoặc chiều, nhiều xe khách đến tham quan Khu du lịch thác Prenn, Phường 3, TP Đà Lạt, thường đậu xe ngoài bãi, nơi lòng đường chờ đón khách trong một thời gian dài, gây cản trở giao thông, mặc dầu trong bãi vẫn còn nhiều chỗ trống cho xe ô tô đậu. Hay tại khúc cua cùi chỏ gần số nhà 112 đường 3/2, Phường 1, có biển báo cấm rẽ phải, nhiều xe máy khi đến đoạn này vẫn phớt lờ biển báo, rẽ phải xuống đường Phan Đình Phùng. Còn trên đường Bùi Thị Xuân, Phường 2, các xe máy chở đủ thứ phế liệu rất cồng kềnh, chạy lấn làn đường rất dễ va quệt với các phương tiện giao thông khác không đảm bảo an toàn giao…

Qua thông tin trên, mong rằng các cơ quan chức năng cần thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường phố Đà Lạt.

HUỲNH NGỌC MINH

Xe máy chở hàng cồng kềnh, chạy lấn làn đường trên đường

Bùi Thị Xuân, Phường 2, TP Đà Lạt.

11 THỨ BẢY 18 - 11 - 2017CUỐI TUẦN

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

N. NGÀ - N.LINH

Hoang sơ Tam HảiTam Hải là một xã đảo thuộc huyện Núi

Thành (Quảng Nam), nằm về phía Đông Nam, cách TP Tam Kỳ chừng 40 km. Gọi là xã đảo nhưng Tam Hải được bao quanh 3 phần bởi dòng sông Trường Giang xanh biếc, phần còn lại nhìn ra cửa biển. Cách duy nhất để đến Tam Hải là phải đi phà hoặc đò nhỏ của người dân. Nơi đây vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ của những rặng dừa già, những bãi đá gập ghềnh. Người dân Tam Hải sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản.

Sáng, chiều Tam Hải đón gió từ cửa biển thổi vào mang theo vị mặn mòi của biển. Xã đảo thức giấc rất sớm, bình minh vừa lên cũng là khi người dân nơi này bắt đầu mẻ lưới đầu tiên trong ngày đánh bắt. Từ cá nhói mỏ nhọn thân dài đến cá nhồng, cá trích, cá sơn, ghẹ… đến cá chuồn và cá giỏi được đưa vào bãi Nồm buôn bán tấp nập. Cá vào bãi cũng là khi những hàng bánh bèo, bún mắm, mỳ Quảng… của các bà, các chị nghi ngút khói. Hoàng hôn buông xuống cũng là khi người Tam Hải thả mẻ lưới đêm, đấy là lúc Bãi Nồm nhộn nhịp người khiêng lưới, kẻ chèo thúng; tiếng cười nói, chuyện trò, tiếng gọi nhau í ới lao xao cả một vùng bãi. Những con thuyền dập dềnh rời bến ra khơi trong ánh hoàng hôn khi ánh đèn trên tàu đánh cá như ánh sao sa lấp lánh loang dài trên mặt nước.

Bao năm qua, rồi vẫn vậy người dân Tam Hải vẫn sống yên bình dưới những rặng dừa già xanh ngắt, yên phận từ những mẻ lưới sáng chiều.

Ghé Tam Hải hòa vào sắc màu cuộc sống Tam Hải vốn đã được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp nay lại càng thêm rực rỡ, lung linh khi khoác lên “tấm áo mới” được dệt nên từ ý tưởng sáng tạo và những bàn tay tài hoa của các bạn trẻ sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Làng tranh Tam HảiXã đảo Tam Hải nay còn được người ta gọi

với cái tên “Làng tranh Tam Hải”. Ý tưởng biến Tam Hải thành làng tranh được các bạn sinh viên Khoa Kiến trúc Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng thực hiện nhiều tháng qua đã biến những bức tường nhà, bờ rào và cả gốc dừa sần sùi màu thời gian… của người dân Tam Hải trở nên bừng sáng.

Dự án được thực hiện nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tạo thêm nét nghệ thuật cho xã đảo Tam Hải, làm phong phú các loại hình du lịch, địa điểm tham quan, từ đó thu

hút khách du lịch đến và lưu trú nơi này, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân.

Dự án thực hiện vẽ tranh nghệ thuật với nội dung tập trung, xuyên suốt khắc họa hình ảnh, nét đẹp của vùng đất Tam Hải, bao gồm: những hình ảnh sinh hoạt đời thường, lễ hội, nghề biển và các hình ảnh hiện đại, đặc sắc khác.

Phạm Văn Thiện - Sinh viên năm 4, Khoa Kiến trúc - Đại học Bách khoa Đà Nẵng cho biết: “Ý tưởng này được đưa ra bởi 1 bạn sinh viên năm 2 Khoa Kiến trúc, được nhà trường, nhiều bạn sinh viên đồng tình ủng hộ và nhanh chóng lên kế hoạch thực hiện. Nhờ sự đồng ý

và hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhà tài trợ và người dân địa phương… mà dự án thực hiện rất thuận lợi. Đặc biệt, khi thực hiện dự án tại đây chúng em được người dân địa phương rất yêu thương, giúp đỡ và coi như người nhà vậy. Hy vọng, sau khi dự án được hoàn thành sẽ mang đến diện mạo mới cho làng quê xinh đẹp này…”.

Bà Nguyễn Thị Mười (Thôn 1, xã đảo Tam Hải) vui mừng chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi khi các bạn sinh viên thực hiện vẽ tranh tại đây. Những ngôi nhà vốn cũ kỹ và rêu phong của chúng tôi bỗng chốc được “thay da đổi thịt”, mang lại cảm giác hoàn toàn mới và bất ngờ. Người dân rất yêu quý các bạn sinh viên, sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các bạn khi cần. Hy vọng, trong tương lai, du lịch Tam Hải sẽ phát triển hơn và đời sống người dân cũng cải thiện”.

Suốt mấy tháng trời thực hiện dự án ở Tam Hải, các bạn sinh viên trẻ sinh hoạt với người dân nơi đây như con cái trở về nhà. Chiều chiều lũ trẻ ở Tam Hải lại theo chân các bạn sinh viên đi vẽ. Trong ánh mắt thơ ngây của các em lúc trầm trồ vì bức vẽ, lúc lại rạng ngời vì bắt gặp hình ảnh ai đó trong thôn được vẽ sinh động lên tường, khi hình ảnh lũ trẻ tắm sông, đá bóng, chơi đùa cũng được tái hiện. Bao nhiêu ngày các bạn sinh viên thực hiện dự án cũng là bấy nhiêu ngày lũ trẻ kéo từng đoàn đi theo, tiếng cười rộn ràng khắp nơi trên xã đảo.

Tam Hải giờ đây không chỉ có màu xanh của trời mây, biển nước, của rặng dừa xào xạc gió luồn mà còn có nhiều mảng màu sắc tươi sáng. Sự xuất hiện của những bức họa không chỉ làm phong phú thêm màu cuộc sống của người Tam Hải, mà còn góp phần phát triển du lịch, văn hóa cộng đồng nơi đây.

Tiếng trống trường... TIẾP TRANG 6

... Đại từ nhân xưng nhóm “chúng tôi” với bao cộng hưởng sẻ chia như muốn truyền cảm hứng đặc biệt đến với các đồng nghiệp, những người mà “Chỉ chúng tôi mới hiểu cánh phượng hồng” thiết thân rạo rực tươi hồng đỏ chảy trong huyết quản, trong năng lượng sống vừa là thông điệp của mùa hè, vừa là thông điệp tình yêu nghề giáo.

Kết thúc bài viết này, tôi muốn được cùng nhà thơ Phi Tuyết Ba (cũng là một cô giáo) về với miền thương nhớ “Vùng phấn bay”, gợi cho ta một hồi ức định vị một vùng nhớ thương với bao vòng sóng tâm tình lan tỏa. Viên phấn trắng gắn bó với công việc của người thầy truyền giảng tri thức cho học trò. Phấn càng mòn kiến thức càng đầy đặn hơn. Nhưng ở đây hình ảnh bụi phấn bay nhiều đến vùng phấn bay tạo một trường liên tưởng ám ảnh nhuộm xuống mái tóc của thầy: “Phấn xưa đã kết thành mây trắng đầu”. Và “Bao nhiêu viên phấn đã mòn/ bao nhiêu giáo án chẳng còn trẻ trung”. Trong sự lao động phân công của xã hội thì nghề giáo cực nhọc về cả môi trường làm việc luôn tiếp xúc với bụi phấn để thanh lọc kết tụ thành những tri thức bài giảng từ tâm huyết của mình. Viên phấn trắng - mái tóc thầy bạc trắng để cho trang vở cuộc đời học trò trắng tinh gieo xuống đó bao chữ tình chữ nghĩa: Dòng sông kiến thức sóng xô/ mong manh trang vở học trò trắng tinh”. Tôi vẫn ngỡ như còn nghe vọng lại những nhịp sóng yêu thương vỗ bờ vỗ vào con đò nhân thế thầy chở học trò qua sông miệt mài qua năm tháng. Cũng như còn nghe vọng lại nhịp tiếng trống trường vào lớp, ra chơi cần mẫn như quả lắc đồng hồ thời gian điểm nhịp. Và bây giờ dù đã xa tuổi học trò đã lâu, con tim tôi vẫn luôn thổn thức bồi hồi rạo rực với: “tiếng trống trường đã điểm chưa em?”… như ngày nào.

Lũ trẻ Tam Hải.

... đất nước, con người nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng khiến cảm xúc thi ca của ông thực sự tuôn chảy. Những nơi ông đến, những con người ông gặp đều chào đón ông bằng nụ cười. Ông thích viết những bài thơ tạo động lực, truyền cảm hứng sống cho mọi người, để mọi người đều biết rằng ai cũng có khả năng thành công và tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Qua những bài thơ ông cũng muốn nói rằng: Mỗi con người đều có ước mơ và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, họ có thể làm tốt bất cứ điều gì nếu họ muốn để đem lại hạnh phúc cho mình.

Suốt gần 3 năm qua, ông đã mang tâm hồn thi sĩ đi dọc dải đất hình chữ S, mỗi nơi ông đi qua đều ghi lại những rung cảm: khi ngồi phía sau xe máy giữa phố thị Sài Gòn đông đúc, quan sát từng con người bằng ánh mắt và tình yêu cuộc sống, lúc ngắm dòng sông với những con tàu, tiếng còi, những âm thanh của cuộc sống. Lúc ở Hà Nội, ngắm con người, những gánh hàng rong, những công trình kiến trúc, phố cổ. Khi lại đắm mình trong giá lạnh của Sa Pa, ngắm màn sương mờ trên đỉnh Phan-xi-păng, thăm thú cuộc sống của người dân ở miền dẻo cao. Khi ở vịnh Hạ Long để sống lại ký ức những ngày tháng lênh đênh trên biển. Lúc tắm nắng trên bãi biển Nha Trang... Tất cả trở thành chất liệu sống động cho những vần thơ với cảm nhận riêng, chứa đựng tình yêu, trách nhiệm và cái nhìn của một công dân toàn cầu. Từng bậc đá/nâng bước tôi lên cao/hòa vào bồng bềnh mây trắng Phanxipang/ Tươi mát quanh ta là ngày/ lắng nghe sông Hồng tỏ bày về nước Việt/ đừng chờ mà phải biết/ tương lai thuộc về con cái chúng ta (Sa Pa). Sông Hồng lững lờ trôi/ dưới chân cầu Long Biên cũ/đồng ngô bát ngát/bầu trời xanh lơ

lửng cánh diều chao/ tôi đi dọc bờ đê Yên Phụ/ trải lòng mình theo con đường gốm sứ/ gặp từng trang lịch sử đất này (Thành phố 1000 năm). Tôi dong buồm trên vịnh Hạ Long/Con thuyền êm ái trôi/ngỡ qua miền cổ tích/ những hòn đảo chồi lên mặt nước/ chạy/ như những con rồng dồn gió nhẹ bay... (Vịnh Hạ Long). Bình minh/mặt trời tô điểm lại sông núi/ những hàng cây trao nhau lời chào/trong tiếng chim rộn rã/Langbian ở trên cao/ nhìn Đà Lạt nhấp nhô những mái nhà xanh/màu của sự sống/lung linh trên gương mặt ngày mới... (Đà Lạt của tôi). Thơ của Thomas còn là tình yêu, đó là tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên, tình yêu gia đình, tình mẫu tử và tình người, đó còn là yêu đời, là niềm tin yêu cuộc sống. Khóm hoa đang thì thầm với tôi/ Chẳng bằng lời mà rọi vào ánh sáng/ Kìa cánh hoa vẫy chào gió tới/Sắc nhẹ nhàng làm cánh hoa tươi (Vẻ đẹp tĩnh lặng). Nhưng cũng có lúc suy ngẫm, chiêm nghiệm về thời gian: Như có đôi cánh/ tôi bay xa dần/ thầm nghe tiếng vọng/ tôi là thời gian / Càng bay gấp gáp/ càng nhanh về già/ khi tôi nhìn lại/ bóng mình đã xa (Bay xa).

Từng giây phút trôi qua, ông dõi theo, quan sát từng ánh mắt, nụ cười của những người Việt đều khiến cho ông rung cảm. Những người Việt ông gặp, ai cũng coi ông là bạn, cư xử thân thiện, Thomas Ames nhanh chóng có những bạn thơ, không phân biệt tuổi tác, cùng đọc thơ cho nhau nghe làm cho cuộc sống của ông càng thêm ý nghĩa. Nếu với người Mỹ ông là một người già, một người “đã hết thời”, chỉ biết “đi lòng vòng và nghe nhạc dân ca”, thì ở Việt Nam, ông được trân trọng. Qua những người bạn thơ, ông được tìm hiểu thơ Việt, đọc thơ Việt, thơ ca đã kết

nối ông với những người làm thơ, yêu thơ, càng làm cho ông thêm yêu quý đất nước này. Những người bạn thơ đã hỗ trợ Thomas động viên, biên tập, chỉnh sửa, dịch, họ là động lực giúp ông cho ra đời tập thơ song ngữ Anh - Việt “Giữa vô cực”. 50 bài thơ là xúc cảm về con người, đất nước Việt Nam, chiêm nghiệm cuộc sống, những kỷ niệm đẹp thời trai trẻ khi còn là thủy thủ... được những người bạn thơ ở TP Hồ Chí Minh chuyển ngữ sang tiếng Việt. Hình ảnh và xúc cảm trong thơ Thomas là vẻ đẹp nhân văn, hồn hậu, mang đậm phong cách Việt, chứa đựng tâm hồn Việt, rất gần với hồn thơ Việt nên có thể dịch thành những thể thơ truyền thống như lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn có vần, có điệu mà vẫn “trung thành” với ý, tứ, tình cảm của bài thơ.

Thomas Ames tâm sự: Mỗi ngày chúng ta trao đi đều vì những mục đích tốt lành, và nhận ra tình yêu trên hành trình ta bước. Nếu bạn ở nơi tối tăm, hãy cứ nghĩ rằng nơi đó không quá tối. Đời người có rất nhiều ân sủng của trời đất, tạo hóa ban tặng, ta hít thở rồi nhận ra ánh sáng, cảm nhận những cơn gió lướt qua, giấc mơ tôi đang réo gọi đưa bước chân tôi vượt khỏi chân trời. Hồn nhiên, trong sáng, lạc quan, mỗi ngày trôi qua là một ngày ông tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, ông vẫn sống như thế trong suốt hơn 72 năm cuộc đời mình, đi thực hiện ước mơ, làm những điều có ý nghĩa và cảm nhận hạnh phúc. Tập thơ đã trở thành nhịp cầu kết nối tình yêu của ông đối với đất nước, con người Việt Nam và đi vào tình cảm của công chúng yêu thơ. Thomas Ames có mong muốn học tiếng Việt, học các thể thơ Việt để sáng tác được những vần thơ bằng tiếng Việt, gần gũi với người Việt và dễ

Người đàn ông ngoại quốc... TIẾP TRANG 7

THỨ BẢY 18 - 11 - 2017 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Đà Lạt lập đông. Ảnh: Phạm Anh Dũng

Cầu thủ Afghanistan vượt trội so với tuyển Việt Nam về thể hình.

VIẾT TRỌNG

Những cuộc đời trên xe lănTrên 130 VĐV góp mặt tại Hội

thao Người Khuyết tật toàn tỉnh Lâm Đồng lần thứ III - 2017 được tổ chức tại Đà Lạt trong đầu tháng 11 vừa qua là bấy nhiêu số phận, hoàn cảnh và cuộc đời riêng mà chúng tôi gặp.

Có người trong đó bị bệnh dẫn đến tàn tật từ nhỏ, có người lớn lên mới bị tàn tật, có những người đã có gia đình, có con cái, ấm êm bỗng chốc tan vỡ vì tai nạn giao thông, vì tai nạn lao động từ một chút chốc bất cẩn trong làm việc để rồi phải trả giá bằng cả cuộc đời dài phía sau.

Như VĐV Lê Văn Trung, 26 tuổi, người Lộc Sơn - Bảo Lộc cho biết, anh bị sốt bại liệt từ nhỏ, từ lúc 11 tháng tuổi và di chứng nặng nề của nó đã làm anh từ nhỏ bị teo cả 2 chân, liệt gần nửa người. Nhưng anh và gia đình anh không đầu hàng căn bệnh quái ác này, anh đến tuổi vẫn đến lớp học đều đặn hằng ngày. Sát cánh bên anh là người cha với tình thương vô hạn, hơn 8 năm trời, từ lớp 1 đến lớp 8 ông đều đặn cõng anh hằng ngày đến trường, tan học trưa chiều đến lớp cõng về.

Gia đình tập cho anh tự đi bằng xe lăn và nạng gỗ, đến hết lớp 8 anh đã tự mình đến lớp được. Tốt nghiệp 12 anh xuống TP HCM học trung cấp dược, nhưng khi học xong về lại Bảo Lộc anh không thể tìm được việc, các chủ hiệu thuốc tây từ chối với lý do rằng anh không thể leo lên ghế để lấy thuốc từ các kệ trên cao. Tìm việc mãi, cũng có một chỗ thương tình nhận

Trong 3 năm nay, cứ đến dịp đầu tháng 11 những VĐV khuyết tật từ khắp nơi trong tỉnh Lâm Đồng lại có dịp tái ngộ tại Đà Lạt cho một sân chơi đậm tình người.

anh, đó là một cơ sở chế biến Đông trùng hạ thảo tại Bảo Lộc. Ước mơ của chàng trai khuyết tật này là mở được một hiệu thuốc do chính anh làm chủ để tự lực mưu sinh.

Còn với VĐV Lưu Anh Vũ, 30 tuổi, người Tu Tra - Đơn Dương, anh bảo từ nhỏ đã là một cậu bé khỏe mạnh, chạy nhảy suốt ngày, hằng ngày tự đi đến trường tự làm mọi việc được. Rồi một cơn bạo bệnh xảy đến, để khi bớt bệnh sau đó anh bỗng thấy mình nằm liệt trên giường với một chân và 1 tay dần teo lại.

Không chịu đầu hàng số phận, Vũ đã tập vận động trở lại và đi học nghề, anh học rất nhiều nghề, học nghề điện cơ, sửa chữa điện dân dụng, rồi học thiết kế quảng cáo trên máy tính. “Rất khó tìm được việc làm, mọi người thấy mình như thế chẳng ai muốn nhận”. Anh ở nhà phụ việc làm nông với gia đình, ngày ngày đi kéo ống nước tưới vườn, có lần được nhận vào làm bảo vệ gần 1 năm ở một công ty gần nhà nhưng rồi phải nghỉ vì người ta không muốn thuê nữa. “Chắc khi có vốn sẽ cố mở một tiệm điện cơ, sửa chữa máy móc nông cụ, sửa đồ diện dân dụng để khỏi phụ thuộc ai” - Vũ mong ước.

Với VĐV Huỳnh Vy Hạ Phương, 35 tuổi, người Phường 9 - Đà Lạt, lại bị tàn tật từ một cú ngã trên cao.

Đó là năm chị 32 tuổi, cách đây

3 năm, khi về phụ giúp gia đình cha mẹ ở Đức Trọng hái cà phê, sơ ý, chị bị tai nạn lao động, ngã từ trên cao xuống khoảng 5m, gãy cột sống, liệt cả 2 chân từ thắt lưng trở xuống, phải nằm bệnh viện dài ngày. Gần 1 năm trời ròng rã ở bệnh viện, tiền bạc tích lũy được trong suốt bao năm trời đi làm tại một công ty lớn ở Đà Lạt lần lượt đội nón ra đi để rồi khi về nhà chị phải đi trên chiếc xe lăn.

Và rồi người chồng cũng ra đi, chị Phương lâu nay một mình nuôi 2 con nhỏ, cô con gái mới học lớp 8, cậu con trai học lớp 2, chị ở nhà kéo len, đan thêu, có gì làm nấy: “Nhiều lúc nghĩ dại đã muốn buông xuôi, buông tất cả nhưng rồi nghĩ đến con, con còn nhỏ lắm nên

Cuộc hội ngộ của những VĐV khuyết tật

phải cố sống” - chị trầm tư.Niềm vui ngày gặp mặtĐược Hội Người khuyết tật Lâm

Đồng phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức với 2 nội dung thi đấu chính là cờ tướng và điền kinh, Hội thao không phải là một cuộc thi đấu thể thao tranh đua căng thẳng giữa các VĐV với nhau mà thực chất đây là một cuộc hội ngộ đầy niềm vui của những người khuyết tật với cuộc sống đang đối mặt nhiều khó khăn trắc trở. Với những người bình thường nếu không tìm hiểu thì chẳng bao giờ biết được khó khăn đó là gì?

“Hội như đã cho tôi một cuộc đời khác, một cuộc sống khác” - anh Vũ khẳng định. Đó là sự tự tin thay dần

cho mặc cảm, mặc cảm người thừa trong xã hội khi đi đâu cũng bị mọi người nhìn ngó. “Có những ngày ngủ dậy tự nhiên tôi chẳng dám đi đâu, chẳng muốn bước ra đường vì ra đường thấy mình lạc lõng lắm” - Vũ nói. Nhưng khi đến với Hội thấy nhiều người cũng cùng hoàn cảnh như mình, nên anh bảo chẳng còn thấy cô đơn nữa. Hội thao này theo anh Vũ, đã giúp anh biết thêm nhiều người, nhiều hoàn cảnh, giúp anh có thêm nghị lực sống, biết phải cần cố gắng hơn, biết phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe. Anh chìa cho tôi xem 2 chiếc Huy chương (HC) Vàng điền kinh trong giải năm nay và khoe rằng hội thao năm ngoái anh cũng từng được 2 HC, trong đó có HC Vàng.

Riêng Lê Văn Trung trên chiếc xe lăn anh đã tham dự cả 3 hội thao từ năm 2015 đến nay, giành tổng cộng 6 HC trong các nội dung của xe lăn, xe lắc, trong đó có 2 HC Vàng của hội thao năm nay. “Mình khuyết tật nên đâu dễ đi lại đây đó, chỉ cơ hội này mới gặp được nhiều anh chị em ở các huyện, thành trong tỉnh nên rất vui, gặp nhau mọi người chia sẻ nói chuyện với nhau, động viên cùng nhau tập luyện thể dục thể thao”.

Tương tự, với chị Huỳnh Vy Hạ Phương, những cuộc gặp, giao lưu thi đấu thể thao với những người khuyết tật đồng hoàn cảnh như thế này chính là một “liều thuốc bổ”. Chị bảo trước đây chỉ biết luẩn quẩn ở nhà, từ khi vô Hội biết được nhiều người đồng cảnh ngộ chị như được tiếp thêm sức sống. Chính vì vậy, chị dù bệnh tật nhưng vẫn luôn là một thành viên tích cực của hội thao cấp thành phố và cấp tỉnh trong 2 năm gần đây. Lên nhận HC Vàng trong nội dung xe lắc, mắt rướm lệ nhưng chị lại cười tươi như những ngày vẫn còn đôi chân đi lại. Nhẹ nhàng sửa lại 2 chiếc HC trên cổ áo, chị bảo tôi “Sang năm còn khỏe sẽ đi thi đấu tiếp”.

VĐV Huỳnh Vy Hạ Phương - Đà Lạt.

Góc ảnh đẹp

Một ước tính có khoảng 15% dân số thế giới, hay một tỷ người, bị khuyết tật. Tại Lâm Đồng, ước tính có khoảng 84 nghìn người khuyết tật trong toàn tỉnh. Nhiều người thường không để ý tới số lượng lớn người khuyết tật hiện có và những khó khăn mà họ phải đối mặt trong cuộc sống thường ngày.

Cùng với Hội Khuyết tật cấp tỉnh, đến nay đã có 8 địa phương trong tỉnh Lâm Đồng thành lập Hội Người khuyết tật cấp huyện thành.

Nhiều hoạt động thiết thực đã được các cấp hội triển khai nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật trong tỉnh tìm việc làm, nâng chất lượng cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Hội thao được Lâm Đồng tổ chức hằng năm trong 3 năm gần đây nhằm tạo ra một sân chơi, động viên người khuyết tật trong tỉnh tập luyện, thi đấu thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.

Hội thao cũng là nỗ lực của tỉnh nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề người khuyết tật, huy động cộng đồng hỗ trợ cho phẩm giá, quyền và hạnh phúc của người khuyết tật; thu hút người khuyết tật tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội.

VĐV Lê Văn Trung - Bảo Lộc. VĐV Lưu Anh Vũ - Đơn Dương.

Hòa Afghanistan, ĐTVN giành vé dự vòng chung kết Asian Cup

Hòa đội tuyển Afghanistan 0-0 ở lượt thứ năm bảng C diễn ra trên sân Mỹ Đình, lúc 19h, đội tuyển Việt Nam giành quyền dự vòng chung kết Asian Cup 2019 trước 1 lượt trận.

Đội tuyển Việt Nam đạt mục tiêu thu về 1 điểm khi đón tiếp Afghanistan, qua đó có 9 điểm để giành quyền dự vòng chung kết Asian Cup 2019 trước 1 lượt trận. Cục diện ở bảng C đã được định đoạt khi vị trí đầu bảng thuộc về ĐT Jordan với 11 điểm.

Sau 10 năm, ĐT Việt Nam mới lại được dự vòng chung kết Asian Cup. Năm 2007, cùng Indonesia, Malaysia và Thái Lan, ĐT Việt Nam góp mặt với tư cách là một trong bốn đội chủ nhà. Đặc biệt, trong trận cầm quân đầu tiên trên cương vị thuyền trưởng ĐT Việt Nam, huấn luyện viên Park Hang-seo đã bố trí đội hình đảm bảo sự chắc chắn trước đối thủ Afghanistan sở hữu thể hình vượt trội để đạt mục tiêu giành vé dự vòng chung kết Asian Cup. THETHAO247