cÔng ty tnhh vĨ an · web viewngười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” phó giáo...

31
BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO (Ngày 22 tháng 9 năm 2015) CHÍNH SÁCH MỚI...................................... 1 1. Miễn thuế cho máy sản xuất nông nghiệp............1 2. Chỉ thu bảo hiểm y tế 15 tháng khi học sinh, sinh viên có nguyện vọng..............................2 CHỈ THỊ MỚI......................................... 2 3. Tăng cường kiểm soát hoạt động xuất khẩu than.....2 4. Thanh tra phải quyết liệt để đẩy lùi tham nhũng. . .3 TIN QUỐC HỘI........................................ 4 5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nhiều báo cáo giám sát.........................................4 6. Đại biểu Quốc hội: Lách luật, hàng triệu tấn xăng dầu “quên” tái xuất?.............................4 TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY...........................6 7. Hà Nội: Hiệu quả từ mô hình “Khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường”...............................6 8. Quảng Nam: Hiệu quả mô hình “Hộ an toàn” ở một phường ven biển..................................7 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ................................... 7 9. Thu hút vốn FDI: Có thực hiện được “Quyền lựa chọn” dự án?...........................................7 10. FDI Nhật Bản “chê” Đà Nẵng.......................8 11. Hội nhập: Thay đổi hoặc rời cuộc chơi............9 PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN..............................10 12. “Khoảng tối” lẽ ra không nên có.................10 QUẢN LÝ............................................ 11 13. Số lượng đơn tố cáo giảm nhưng tính chất phức tạp gia tăng........................................11 14. Người sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa”...........12 15. Mỗi người sẽ có một mã số theo dõi lịch tiêm chủng suốt đời........................................13 CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH................................ 14 1

Upload: others

Post on 03-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO(Ngày 22 tháng 9 năm 2015)

CHÍNH SÁCH MỚI..............................................................................................11. Miễn thuế cho máy sản xuất nông nghiệp........................................................12. Chỉ thu bảo hiểm y tế 15 tháng khi học sinh, sinh viên có nguyện vọng.........2CHỈ THỊ MỚI........................................................................................................23. Tăng cường kiểm soát hoạt động xuất khẩu than.............................................24. Thanh tra phải quyết liệt để đẩy lùi tham nhũng..............................................3TIN QUỐC HỘI....................................................................................................45. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nhiều báo cáo giám sát....................46. Đại biểu Quốc hội: Lách luật, hàng triệu tấn xăng dầu “quên” tái xuất?.........4TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.....................................................................67. Hà Nội: Hiệu quả từ mô hình “Khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường”....68. Quảng Nam: Hiệu quả mô hình “Hộ an toàn” ở một phường ven biển...........7MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.....................................................................................79. Thu hút vốn FDI: Có thực hiện được “Quyền lựa chọn” dự án?.....................710. FDI Nhật Bản “chê” Đà Nẵng..........................................................................811. Hội nhập: Thay đổi hoặc rời cuộc chơi............................................................9PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN...............................................................................1012. “Khoảng tối” lẽ ra không nên có....................................................................10QUẢN LÝ...........................................................................................................1113. Số lượng đơn tố cáo giảm nhưng tính chất phức tạp gia tăng........................1114. Người sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa”.........................................................1215. Mỗi người sẽ có một mã số theo dõi lịch tiêm chủng suốt đời......................13CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH................................................................................1416. Hàn Quốc viện trợ máy phát hành tự động giấy tờ hành chính cho Đà Nẵng

....................................................................................................................14QUẢN LÝ NGÂN SÁCH...................................................................................1417. Bí ẩn ngân sách...............................................................................................14PHÁP LUẬT.......................................................................................................1618. Nghệ An: Nghi dính tiêu cực, một thanh tra giao thông bị tạm đình chỉ.......1619. Bắt thêm 3 cán bộ hải quan An Giang gian lận tiền thuế...............................16THẾ GIỚI............................................................................................................1720. Nhật Bản: Hơn 100 chính quyền địa phương bị tấn công mạng....................17

CHÍNH SÁCH MỚI

Miễn thuế cho máy sản xuất nông nghiệpBộ Tài chính vừa quyết định máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

Trong công văn vừa gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố và cục hải quan các địa phương, Bộ Tài chính nêu rõ máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Cụ thể các loại máy, thiết bị cung cấp thức ăn, nước uống, thu gom trứng, dọn vệ sinh; máy móc thiết bị chăm sóc gia súc, gia cầm; thiết bị xử lý chất thải chăn nuôi, cải tạo môi trường chăn nuôi; máy sục khí; máy tự động cho cá, tôm ăn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; máy gặt đập liên hợp... đều thuộc đối tượng trên.

Ngoài ra, linh kiện nhập khẩu được xác định là linh kiện đồng bộ để lắp ráp máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp và được áp dụng cùng một mã HS với máy móc, thiết bị chuyên dùng thì linh kiện đồng bộ này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. (Tuổi Trẻ 21/9) Về đầu trang

Chỉ thu bảo hiểm y tế 15 tháng khi học sinh, sinh viên có nguyện vọngBảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có hướng dẫn cho biết, sẽ thu bảo hiểm y tế từ tháng 10 thời hạn thẻ 6 tháng - 1 năm, trường hợp học sinh, sinh viên có nguyện vọng và tự nguyện đóng mới thu phí thẻ thời hạn 15 tháng.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm học 2015-2016 là năm học đầu tiên thu phí bảo hiểm y tế học sinh - sinh viên theo Luật bảo hiểm y tế mới.

Các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương cần phối hợp với Sở GĐ&ĐT rà soát các văn bản hướng dẫn, tổ chức thu phí theo đúng quy định, không thu phí bảo hiểm y tế cả 15 tháng nếu học sinh không có nguyện vọng, đồng thời kịp thời xử lý ngay các vướng mắc theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh- sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.

Trước đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật bảo hiểm y tế mới quy định phí bảo hiểm y tế (kể từ năm học 2015-2016) thu theo năm tài chính, thay vì thu theo năm học như trước đây.

Do đó, để tiện lợi cho việc thu phí năm học 2015-2016, các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương đã hướng dẫn thu phí bảo hiểm y tế một lần kéo dài 15 tháng, trong khi hướng dẫn trong nghị định là thời hạn sử dụng thẻ 6 tháng-1 năm. (Tuổi Trẻ 21/9)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Tăng cường kiểm soát hoạt động xuất khẩu thanTổng cục Hải quan vừa yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu than.

Hiện nay, tình hình khai thác, buôn lậu, vận chuyển trái phép than vẫn tiếp tục xảy ra làm thất thoát nguồn tài nguyên quốc gia, gây bức xúc trong dư luận xã

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

hội. Trước tình trạng này, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Giám sát quản lý về hải quan chủ động rà soát các quy định, chính sách, quy trình thủ tục liên quan đến xuất khẩu mặt hàng than để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Lực lượng điều tra chống buôn lậu hải quan được giao nhiệm vụ chủ động phối hợp với các cục hải quan tỉnh, thành phố, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ hiệu quả công tác chống buôn lậu khoáng sản theo Chỉ thị 21/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, tập trung vào các đối tượng trọng điểm nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép than nghiêm trọng, phức tạp trên phạm vi trên toàn quốc.

Ban cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện đúng chính sách, quy trình nghiệp vụ hải quan; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng than xuất khẩu.

Trong đó, lưu ý kiểm tra kỹ giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành và hóa đơn, chứng từ đối với các lô hàng xuất khẩu, tránh để các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại để thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng than qua biên giới, gây thất thoát tài nguyên, thất thu thuế…

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc cương quyết xử lý nghiêm theo quy định đối với cán bộ, công chức có hành vi tiếp tay, bao che cho hoạt động sản xuất, kinh doanh than trái phép. (Báo Chính Phủ Điện Tử 21/9)Về đầu trang

Thanh tra phải quyết liệt để đẩy lùi tham nhũngĐó là một trong những yêu cầu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành thanh tra lần thứ IV.

Buổi lễ được tổ chức tại Hà Nội sáng 21/9. Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho ngành thanh tra.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước đánh giá cao những thành tựu ngành thanh tra đã đạt được trong những năm qua và vai trò quan trọng của thanh tra trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Đánh giá về tình hình mới, Chủ tịch nước cũng nêu rõ tình hình vi phạm pháp luật còn nhiều, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời; công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu đề ra, tham

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

nhũng vẫn nghiêm trọng làm nhân dân hết sức lo lắng; việc thanh tra phát hiện tham nhũng còn rất thấp.

Trong những năm tới có thể còn phát sinh thêm những vấn đề mới, hành vi tham nhũng tinh vi hơn, có tính chất quốc tế. Chính vì thế, Chủ tịch nước yêu cầu ngành thanh tra cần phát huy cao nhất truyền thống 70 năm, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động đảm bảo hiệu quả tốt của ngành.

Để làm được những điều này, Chủ tịch nước nhấn mạnh ngành thanh tra cần chủ động thanh tra theo kế hoạch, đồng thời nắm chắc tình hình để tiến hành thanh tra đột xuất, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm, tập trung xử lý. Bên cạnh đó phải nâng cao chất lượng đảm bảo kết luận thanh tra chính xác, khách quan. (Tuổi Trẻ 21/9)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nhiều báo cáo giám sátTiếp tục chương trình nghị sự của phiên họp thứ 41, trong tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ nghe báo cáo và cho ý kiến về các dự án luật: Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi); Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng; Luật về Hội; Luật Ban hành quyết định hành chính.

Nhiều vấn đề quan trọng cũng sẽ được UBTVQH xem xét, trong đó có phương án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên; kế hoạch kiểm toán năm 2016; dự thảo nội quy kỳ họp Quốc hội.

Đáng lưu ý, trong mảng công tác giám sát, cơ quan thường trực của Quốc hội sẽ nghe các Đoàn giám sát báo cáo; Chính phủ báo cáo (bổ sung) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004 - 2014; việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.

Một báo cáo giám sát không kém phần quan trọng khác là việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược (trọng tâm là các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ) sẽ được trình UBTVQH nghiên cứu, thảo luận. (Sài Gòn Giải Phóng 21/9)Về đầu trang

Đại biểu Quốc hội: Lách luật, hàng triệu tấn xăng dầu “quên” tái xuất?Thảo luận về Dự thảo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) trong phiên làm việc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sáng 21/9, bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp đề nghị quy định rõ ràng và minh bạch hơn về miễn thuế

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

để trả lời được câu hỏi: Miễn thuế đối với những mặt hàng nào và ai có thẩm quyền quyết định.

Chính phủ phải có tổng kết để giải đáp quan ngại rất có cơ sở của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội về việc miễn thuế với những mặt hàng tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập. Bởi trên thực tế rất khó kiểm soát, dễ bị lợi dụng, lách luật, trốn thuế, gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

“Đề nghị Chính phủ trả lời thời gian qua, việc miễn thuế đối với những mặt hàng tạm nhập tái xuất thường bị lách luật và lợi dụng tập trung vào những mặt hàng nào?”, bà Nga đặt câu hỏi.

Dẫn quy định tại điểm e, khoản 9, điều 16 về hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập trong thời hạn nhất định, quy định: Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời hạn gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho rằng nội dung này chưa rõ là những mặt hàng nào.

“Khi chúng tôi nghiên cứu về thất thu trong lĩnh vực xăng dầu cho thấy việc kiểm soát đường đi của xăng dầu tạm nhập tái xuất rất khó khăn. Trong 4 năm, có số liệu cho rằng đã cho tạm nhập và “bỏ quên” tái xuất đến gần 2 triệu tấn xăng dầu. Chúng tôi thấy rằng việc cho tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng nào thì phải căn cứ vào quy định của quốc tế, nhất là công ước Kyoto”, bà Nga nói.

Từ quan điểm trên, bà Nga đề nghị kiểm tra lại xem có đúng là việc tạm nhập tái xuất đối với các mặt hàng lỏng như xăng dầu thời gian qua bị lách luật, tạm nhập và cho bán trong nước có gây thất thu cho ngân sách và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước không.

Nhấn mạnh quy định về thuế phải cụ thể chứ không thể mơ hồ, định tính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị quy định rõ hơn về thuế suất, miễn thuế. Ngoài ra, việc thay đổi chính sách thuế ảnh hưởng đến nền kinh tế nên trong điều kiện nước ta cần lưu ý đến tác động với những lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn như nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Uỷ ban về Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị đánh giá sâu hơn về tác động xã hội, đặc biệt với một số ngành yếu thế. Qua đánh giá thì Chính phủ chuẩn bị giải pháp gì với ngành nông nghiệp nói chung bởi trong 10 năm tới nước ta hội nhập sâu hơn.

“Giờ thịt gà Mỹ, thịt bò Úc vào cũng như nhiều mặt hàng khác đang cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng của chúng ta. Chính sách về thuế xuất nhập khẩu giúp người tiêu dùng được sử dụng nhiều mặt hàng với giá thấp hơn nhưng một số

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

ngành sẽ rất khó khăn, như chăn nuôi nhỏ lẻ, ngành nông nghiệp”, bà Mai băn khoăn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị quan tâm để có giải pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ. Bởi qua nhiều năm hội nhập cho thấy tỷ trọng nông nghiệp giảm nhưng tăng trưởng giảm, cạnh tranh kém. Hàng loạt dự án nước ngoài đầu tư lớn vào ô tô, máy tính, điện tử, viễn thông ... nhưng bên trong không có công nghiệp phụ trợ.

“Nói sẽ dùng Nghị định nhưng Nghị định sao bằng luật được. 3 lần ra Nghị định đưa doanh nghiệp về nông thôn nhưng đưa không nổi vì vướng các luật khác. Luật này phải tính thế nào vì hội nhập cần sức bên trong phải khoẻ, thuế khoá cứ theo làm mãi thì làm sao khoẻ lên được. Ngoài ra trong tổng thể cải cách thuế chung thì thuế khác cũng phải tính tới”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Báo cáo trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết đang cho đánh giá tổng kết lại các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) ra đời sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế với các quy định minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính tán thành với nhiều ý kiến cho rằng phải quan tâm hơn lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp-thuỷ sản. Cơ bản các chính sách về phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, đóng tàu xuất khẩu..., thúc đẩy nội địa hoá đã được đưa vào luật.

Cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Luật này ban hành sẽ tác động về thuế, tăng thu từ thuế xuất, nhập khẩu khoảng 1.200 tỷ đồng/năm, giảm thu ngân sách khoảng 800 tỷ đồng/năm. Bộ cũng đã báo cáo Chính phủ để điều chỉnh các chính sách thuế nội địa, đáp ứng thúc đẩy sản xuất trong nước và bảo đảm nguồn thu ngân sách Nhà nước. (VOVNews 21/9)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Hà Nội: Hiệu quả từ mô hình “Khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường”Thực hiện mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”, Mặt trận Tổ quốc các cấp của thành phố Hà Nội đã phối hợp triển khai đến 29 quận, huyện, thị xã trên địa bàn. Đến nay toàn thành phố đã xây dựng được 3.700 mô hình điểm, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.

Với phương châm sạch từ mỗi gia đình khu dân cư, việc triển khai mô hình tự quản bảo vệ môi trường của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đã tạo ra bộ mặt mới cho cho các khu dân cư. Nhiều cách làm hay, sáng tạo được hình thành qua gắn kết chặt chẽ giữa chi bộ, Ban công tác Mặt trận với tổ dân phố và các chi hội đoàn thể, tổ liên gia để bảo vệ môi trường.

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố số 10 phường Việt Hưng Nguyễn Văn Thường cho biết, triển khai thực hiện “Mô hình điểm khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” Ban Công tác Mặt trận khu dân cư đã phối hợp chặt chẽ với tổ dân phố, các chi hội đoàn thể, tổ liên gia đồng thời phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên trong việc gìn giữ bảo vệ môi trường.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Ban công tác Mặt trận luôn coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân làm cho người dân hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết và cấp bách phải bảo vệ môi trường. Thông qua các cuộc họp, sinh hoạt tại khu dân cư để người dân phát huy dân chủ, bàn bạc thảo luận thống nhất thành Nghị quyết chung của tổ dân phố. Sau đó các chi hội đoàn thể, các tổ liên gia, các gia đình ký cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường.

Đến nay, việc gìn giữ vệ sinh môi trường của khu dân cư số 10 đã đi vào nền nếp. Việc thu gom rác, đổ rác rất đúng giờ, đúng nơi quy định. Vệ sinh môi trường, đặc biệt là vệ sinh chung vào sáng thứ 7 hằng tuần được đông đảo quần chúng nhân dân trong tổ tham gia. Những tụ điểm rác bẩn trước đây ở các ngã ba, các ngách chân cột điện, xung quanh chợ, cửa hàng ăn uống... đã được khắc phục.

Hay như tại thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì thực hiện mô hình điểm, Mặt trận Tổ quốc xã Liên Ninh đã tiến hành khảo sát, tổng hợp ý kiến của các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp vào việc bảo vệ môi trường. Các tổ tự quản được thành lập ở 9 ngõ xóm để trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia ký cam kết, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Cuối tuần, vào các chiều thứ sáu và sáng thứ bảy, từng tổ tự quản cùng nhân dân tổng vệ sinh và duy trì liên tục việc này thành nền nếp, tạo thành thói quen, nâng cao nhận thức nhân dân đối với việc bảo vệ môi trường. Nhờ sự vào cuộc của tích cực của cả hệ thống chính trị đến nay môi trường của xã Liên Ninh đã thực sự khởi sắc. (Đại Đoàn Kết 21/9)Về đầu trang

Quảng Nam: Hiệu quả mô hình “Hộ an toàn” ở một phường ven biểnThiếu tá Nguyễn Văn Quang - Trưởng Công an phường Cửa Đại giải thích, thực hiện Thông tư 23 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an ninh trật tự, hơn 2 năm qua, Công an phường triển khai mô hình “Hộ an toàn” đến từng hộ dân trong phường và đã đạt nhiều kết quả khả quan.

Đến nay, phường Cửa Đại với 1.300 hộ dân đều đã đăng ký mô hình “Hộ an toàn”. Ông Nguyễn Hữu Chính - người dân khối phố Phước Trạch cho biết: “Trước đây, tình hình an ninh trật tự của phường diễn biến khá phức tạp. Thế nhưng, từ khi Công an phường Cửa Đại phát động đăng ký tham gia mô hình “Hộ an toàn” đã dần xóa bỏ tình trạng trên”.

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

Theo Thiếu tá Quang, Công an phường tổ chức họp đánh giá hằng năm về việc thực hiện mô hình “Hộ an toàn”; hộ gia đình nào chấp hành tốt pháp luật, không xảy ra mâu thuẫn bất hòa trong gia đình và khu dân cư thì được xét tặng giấy khen, nêu gương tiêu biểu. Đối với khối phố cũng vậy, nếu không có hộ dân nào vi phạm thì được công nhận đạt tiêu chuẩn khối phố an toàn về an ninh trật tự. Đến nay, hơn 90% gia đình trong toàn phường đạt kết quả “Hộ an toàn”, riêng khối phố Phước Trạch đạt 100%...

“Việc thực hiện mô hình “Hộ an toàn” đã thực sự mang lại kết quả tốt đẹp; nâng cao nhận thức của mỗi người dân trong việc cấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo bình yên cho từng khu phố trên địa bàn”, Thiếu tá Quang chia sẻ. (Công An Nhân Dân 21/9)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Thu hút vốn FDI: Có thực hiện được “Quyền lựa chọn” dự án?Có những khảo sát cho thấy Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời gian tới. Liệu các địa phương có tận dụng được cơ hội này để thực hiện “quyền lựa chọn” dự án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút dòng vốn này?

Nhiều ý kiến cho rằng trong điều kiện thuận lợi gia tăng sức hút đối với dòng vốn FDI, vấn đề hiện nay của các địa phương Việt Nam là cần phải thực hiện “quyền lựa chọn” dự án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút dòng vốn này, không nên chạy đua ưu đãi đầu tư bằng mọi giá như thời gian qua.

Định hướng chung thu hút vốn FDI của Việt Nam mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng nêu là phải chuyển dần sang coi trọng cơ cấu và chất lượng, thu hút các dự án có hàm lượng carbon thấp, công nghệ hiện đại, phát triển được nguồn nhân lực có chất lượng cao, tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước, kết nối chuỗi giá trị và nâng chất trong chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, việc phân cấp thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài cho chính quyền địa phương thời gian qua nảy sinh nhiều bất cập. Theo Giáo sư Nguyễn Mại, nguyên là Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay), chủ trương phân cấp là nhằm tạo sự chủ động cho địa phương trong xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư..., song do năng lực thẩm định dự án của cán bộ một số địa phương bị hạn chế nên đã xảy ra tình trạng cấp phép đầu tư mà không bảo đảm các điều kiện cần thiết.

Ðã có tình trạng một số nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án vốn hàng trăm triệu đô la Mỹ nhưng không thực hiện được, buộc phải trả lại giấy chứng nhận. Không chỉ vậy, có thời kỳ, các dự án xi măng, sắt thép, du lịch, bất

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

động sản... quy mô lớn được cấp phép nhưng không phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch vùng.

Trên thực tế, có một số địa phương như Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai... đã dựng “hàng rào” đối với một số lĩnh vực, nhằm “gác cửa” ngăn những dự án có thể gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.

Dù vậy, trước tình trạng chung của việc phân cấp đầu tư “đại trà”, “dàn đều”, chưa tính đầy đủ những yếu tố đặc thù của địa phương về năng lực quản lý, trình độ cán bộ, quy mô kinh tế... nên còn không ít ý kiến lo ngại các địa phương sẽ tiếp tục cạnh tranh thu hút FDI bằng mọi giá, kể cả bằng việc ban hành những cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư không đúng thẩm quyền, vượt quy định, thiên về lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài, bảo vệ lợi ích địa phương mà bỏ qua lợi ích quốc gia. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 20/9) Về đầu trang

FDI Nhật Bản “chê” Đà NẵngBuổi đối thoại giữa Chủ tịch thành phố Đà Nẵng với hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản vừa diễn ra dường như “nóng” lên khi các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã phản ánh những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Các doanh nghiệp than phiền về thủ tục hành chính còn hết sức phức tạp, rườm rà. Lấy ví dụ đơn cử cho trở ngại này, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, thủ tục liên quan đến người lao động nước ngoài cần phải có giấy phép lao động, ngoài các giấy tờ chuẩn bị ở nước ngoài còn cần các giấy tờ khác tại Việt Nam. Trong đó, quyết định của UBND mất đến hai tuần mới được ban hành.

Việc dịch sang tiếng Việt và công chứng mất 1 tuần. Sau khi được cấp giấy phép lao động phải mất một tuần sau mới có thẻ tạm trú. “Giấy tờ thủ tục còn rất rườm ra, mất thời gian. Đề nghị thành phố rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục” – Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị.

Cũng theo Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản thì các doanh nghiệp Nhật rất mong muốn tăng tỉ lệ mua các cấu kiện tại địa phương, tuy nhiên đối với các sản phẩm cấu kiện gia công cơ khí chính xác thì không thể mua được tại Đà Nẵng mà phải mua ở Hà Nội, TP HCM.

Theo nhiều chuyên gia, vấn đề được coi là trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng là thiếu nguồn cung ứng nguyên vật liệu và công nghiệp phụ trợ. Cụ thể, với Việt Nam các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ mua được nguyên vật liệu, linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước với tỉ lệ khoảng 28% trong khi con số này với Trung Quốc là 60,8%, Thái Lan là 53%…

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

Cùng với đó, theo ý kiến của các doanh nghiệp Nhật, thị trường của Đà Nẵng ít hấp dẫn hơn so với Hà Nội và TP HCM. Với những nhà đầu tư muốn khai thác thị trường tại chỗ thì Đà Nẵng không có ưu thế. Với những nhà đầu tư muốn vào để tận dụng chi phi đầu tư thấp thì những đối tượng này khi mọi điều kiện đã đáp ứng thì yếu tố cuối cùng và cũng rất quan trọng là vận chuyển rất khó khăn.

Cụ thể, cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng lại chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; hành lang kinh tế Đông Tây chưa phát huy hết hiệu quả; doanh nghiệp đầu tư dự án tại Đà nẵng buộc phải tăng cho chi phí vận chuyển hàng hoá để xuất nhập khẩu tại khu vực phía Bắc hoặc phía Nam đã góp phần đẩy giá sản phẩm lên cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận chủa doanh nghiệp.

Theo đại diện của Công ty Mabuchi Motor thì tình trạng chăn thả súc vật tự do, phân súc vật thải trên đường, vệ sinh không đảm bảo, buôn bán hàng rong và hàng rào chắn trong Khu công nghiệp bị hư hại dẫn đến trẻ em tự ý vào chơi trên mặt đường gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, làm mất mỹ quan và cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị trong Khu công nghiệp.

Theo nhận định của các chuyên gia, đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng, nếu Đà Nẵng có quyền lựa chọn nhà đầu tư thì ngược lại nhà đầu tư cũng có quyền lựa chọn tỉnh thành nào để rót vốn vào. Với lý do đó, các chuyên gia kiến nghị, để tạo ra sức cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư, đây là thời điểm Đà Nẵng cần chứng tỏ rõ nét hơn về sức hấp dẫn của mình trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 21/9)Về đầu trang

Hội nhập: Thay đổi hoặc rời cuộc chơiGần như tất cả doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều không thể lồng ghép hội nhập vào trong chiến lược kinh doanh. Ngược lại, hầu hết tập đoàn nước ngoài đang hoạt động trong khu vực đều lồng ghép và có kế hoạch cụ thể tận dụng cơ hội từ AEC.

Đây là nhận định được Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đưa ra tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) và những hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới”, vừa được tổ chức tại TP HCM.

Theo nhiều chuyên gia, đã đến lúc DN vừa và nhỏ Việt Nam cần thay đổi, tư duy lại hoạt động kinh doanh, có chiến lược rõ ràng sau khi nghiên cứu thị trường cụ thể. Nếu không, sẽ phải rời cuộc chơi và nhường sân cho nước ngoài.

Theo ông Thành, hiện Việt Nam đã, đang tham gia khoảng 15 FTA, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho DN. Hàng loạt lĩnh vực tiềm năng trong hội nhập như bán lẻ, du lịch, bất động sản, dịch vụ tiêu dùng, logistics… Một lĩnh

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

vực khác mà thị trường là vô tận: thị trường của sự thông minh gắn với công nghệ sáng tạo, công nghệ xanh (tất cả mọi sản phẩm, dịch vụ trên thế giới hiện đều hướng đến công nghệ sáng tạo, xanh, thân thiện với môi trường). Dù vậy, thách thức các DN phải đối mặt là không ít nhưng cạnh tranh trong hội nhập là động lực phát triển nên DN không thể nằm ngoài xu hướng này.

“Chẳng hạn, trước thời điểm mở cửa, Việt Nam mỗi năm phải nhập hàng triệu tấn gạo cho nhu cầu người dân nhưng sau “một đêm” mở cửa, chúng ta đã từng bước trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Hay sau 15 năm, xuất khẩu vào Mỹ tăng 30 lần từ 1 tỉ USD năm 2000 lên tới 30 tỉ USD năm ngoái. Vậy mà, thị trường Mỹ vẫn rất rộng mở khi con số 30 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào đây chỉ bằng 1% lượng hàng hóa nước này nhập khẩu hằng năm” - ông Thành dẫn chứng.

Có điều, DN trong nước vẫn đang quá mơ hồ, giống như “bơi” trong hội nhập. Thống kê được công bố gần đây cho thấy chỉ gần 30% DN Việt có hiểu biết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), dù chính thức hình thành vào cuối năm nay. Một thông tin khác “sốc” hơn, theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, gần như tất cả DN vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay đều không thể lồng ghép những cơ hội từ hội nhập vào trong chiến lược kinh doanh. Trong khi đó, gần như tất cả DN, nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong khu vực Đông Nam Á lại rất am hiểu, rành về AEC và đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

Vì sao chỉ 30% DN vừa và nhỏ có hiểu biết về AEC? Ông Bùi Văn, Phó Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE chia sẻ DN Việt vốn có “truyền thống” không chuẩn bị để hội nhập. Cách đây 9-10 năm, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), rất nhiều chương trình tuyên truyền được tổ chức. Nhưng khi còn gần 1 tháng Việt Nam chính thức gia nhập WTO, một cuộc thi trong đó có nội dung “đố tên tiếng Anh của WTO là gì?” vẫn được tổ chức!

“Nay, có thể DN biết AEC, TPP là gì, nhưng cái họ cần là những thông tin thật sự dùng được như: Tôi nuôi cá basa thì khi vào TPP cần DN nào trong ngành này hoặc tôi đang sản xuất cúc áo thì có TPP rồi sẽ thay đổi ra sao… lại rất thiếu. Cả Chính phủ và bản thân DN không làm việc này mà nhận định phân tích hoặc nghiên cứu thị trường là việc các hiệp hội ngành nghề đại diện cho DN phải làm. Từ đó, giúp DN định hình được thị trường và có chiến lược kinh doanh cụ thể” - ông Bùi Văn nói.

Trên thực tế, trong tổng số 800.000 DN đăng ký kinh doanh, chỉ có hơn 400.000 DN đang hoạt động. Và trong số này, hơn một nửa DN vừa và nhỏ hoạt động chưa hiệu quả. Theo ông Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm CLB Các nhà kinh tế, DN vừa và nhỏ đang thiếu một chiến lược kinh doanh bài bản sau khi nghiên cứu thị trường rõ ràng. Không chỉ nghiên cứu về các đối thủ nội địa mà cần tính

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

tới những DN nước ngoài trong tương lai để có hướng đi cho mình. (Người Lao Động 21/9)Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

“Khoảng tối” lẽ ra không nên có...Bản tin VTV tuần trước có dẫn nguồn của Bộ Nội vụ cho hay, trong số 600 trí thức trẻ tham gia đề án của Bộ Nội vụ đưa họ về làm Phó Chủ tịch các xã khó khăn, thuộc 64 huyện nghèo của cả nước đang "có vấn đề".

Với biết bao kỳ vọng của xã hội hồi nào, nay đã hé lộ "khoảng tối" lẽ ra không nên có: Chỉ có không đến 25% số trí thức tình nguyện về làm Phó Chủ tịch xã được bầu vào cấp ủy. Nói vậy nghĩa là có đến hơn ba phần tư số trí thức trẻ tình nguyện không thể tiếp tục công tác tại các vị trí ban đầu họ được bố trí.

Khi cơ sở, nơi tiếp nhận họ về công tác sau 5 năm thường có nhận xét tốt, thậm chí còn dùng đến cả mỹ từ "xuất sắc" để đánh giá về họ. Thực tiễn cũng cho thấy rõ điều đó, không thể phủ nhận. Ấy vậy mà sao họ lại không được tín nhiệm tham gia cấp ủy ở nơi họ rèn luyện, phấn đấu và thực sự đã trưởng thành?

Người ta nại ra rằng, vì đó là cán bộ trên cử về, chỉ có niên hạn nhất định(?!) , khi hoàn thành rồi thì cấp trên sẽ rút khỏi địa phương. Nhưng họ không dám hé ra một thực tế: Nếu đưa họ vào cấp ủy, mặc nhiên cơ sở sẽ "mất xuất" biên chế của người khác. Chính vì thế, họ đã lấy cớ không bầu. Cũng có nơi, họ viện ra lý do cán bộ được Bộ Nội vụ đưa về chưa là đảng viên nên cơ cấu vào cấp ủy không được!

Song tại sao với 5 năm công tác, số cán bộ trẻ đã nằm dưới cơ sở này, các cấp ủy địa phương không bồi dưỡng để kết nạp họ đứng trong hàng ngũ của Đảng? Như vậy, có thể nói, đó chỉ là cách nói bao biện và không thể hiện sự thiện chí của địa phương với lớp trí thức trẻ tình nguyện nói trên.

Chắc chắn, nhân câu chuyện không vui này, Bộ Nội vụ sẽ phải có báo cáo Thủ tướng. Sau đó sẽ có hướng chấn chỉnh cơ sở và rút kinh nghiệm cho sau này nếu còn tiếp tục triển khai.

Câu chuyện thực tế về việc hơn 75% Phó Chủ tịch xã không được bố trí vào cấp ủy như vừa qua có nên xem đó như một hồi chuông cảnh báo về công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp? Khi mà ở cấp huyện và tỉnh, hiện chúng ta đang có hàng loạt cán bộ được cử về theo chủ trương luân chuyển để đào tạo. Họ sẽ ra sao khi chúng ta đã bắt đầu Đại hội Đảng bộ ở cấp tỉnh?

Mong rằng, chúng ta nên xem xét thực tế sai đúng ra sao, đến mức nào để rút kinh nghiệm và làm bài học cho các địa phương khác. Nếu không, chủ trương

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

đưa trí thức trẻ tăng cường về cơ sở để thử thách của Bộ Nội vụ sẽ... thất bại! (Kinh Tế & Đô Thị 21/9)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Số lượng đơn tố cáo giảm nhưng tính chất phức tạp gia tăngBáo cáo của các ngành, địa phương về tình hình khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2015 cho thấy số lượng đơn, số người, số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã giảm nhưng tính chất phức tạp, đặc biệt là số đoàn đông người tăng trên 11%. Điều này cho thấy, tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến khá phức tạp.

Liên quan đến việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết ngay từ đầu năm nay, Thanh tra Chính phủ đã tích cực triển khai Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, chủ trương của Quốc hội, Chính phủ.

Thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các địa phương thực hiện nhiều giải pháp để triển khai giải quyết khiếu nại tố cáo có hiệu quả. Hiện việc khiếu nại tố cáo đông người, phức tạp ngày càng gay gắt, đặc biệt là những trường hợp khiếu nại, tố cáo không đạt chuyển sang tố cáo những vụ việc liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp và các cơ quan của Đảng. Vì vậy, Thanh tra Chính phủ đề nghị các ngành, các cấp tập trung giải quyết những vụ việc phát sinh mới.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, các cấp, các ngành đã giải quyết trên 86% số vụ việc phát sinh mới, tăng hơn cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài cũng đạt kết quả cao. Trong số 528 vụ tồn đọng, phức tạp kéo dài, đến thời điểm này đã giải quyết đạt trên 98%. Một số vụ việc phức tạp, quá lâu cần có thời gian để tiếp tục giải quyết.

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhận định nguyên nhân của tình trạng trên là do việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua tuy có làm nhưng chưa tạo được nhận thức đầy đủ và đồng bộ của nhân dân. Việc thực hiện trách nhiệm của các cấp, các ngành chưa đến nơi đến chốn, một vài trường hợp, một vài nơi còn né tránh trách nhiệm, gây khó khăn cho người dân. Cơ chế chính sách về khiếu nại tố cáo được ban hành nhiều nhưng vẫn còn sơ hở.

Bên cạnh đó, nhiều vụ việc do lịch sử để lại quá lâu, mặc dù các cấp chính quyền đã vận dụng nhiều biện pháp bằng pháp luật và thực tiễn, nhưng giải quyết chưa đảm bảo được quyền lợi của người dân, dẫn đến người dân bức xúc, tiếp tục khiếu nại, tố cáo. Nhận thức của người dân về thẩm quyền, nghĩa vụ, quyền lợi trong khiếu nại tố cáo chưa đầy đủ, tâm lý của nhiều người dân là khiếu nại càng cao, giải quyết càng nhanh, dẫn đến tình trạng nhiều người dân kéo lên các cấp Trung ương.(TTXVN 21/9) Về đầu trang

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

Người sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa”Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) tại Việt Nam năm 2009, tỉ lệ người có sử dụng rượu bia chiếm 33,5%, trong đó số người lạm dụng rượu lên tới 18%. Hơn thế nữa, người sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa”: 1/3 số người bắt đầu uống trước tuổi 20; tỉ lệ có uống rượu trong độ tuổi 14 - 17 là 34% và trong độ tuổi 18 - 21 là 57%.

Theo ông Sơn: Trong 670 người trẻ được khảo sát với hơn 60% là sinh viên và gần 40% là người trẻ tuổi trưởng thành thì hơn 50% “sử dụng rượu bia một cách bình thường” và “có xu hướng lạm dụng rượu bia”, hơn 20% “nghiện nhẹ”, 16% “nghiện vừa” và khoảng 5% rơi vào mức độ “nghiện nặng”, số người uống rượu bia hơn một năm chiếm 93% với gần 60% uống nhiều hơn 3 lít/lần.

Việc tiếp cận rượu bia từ rất sớm ở giới trẻ là một thực trạng đáng lo ngại, dự báo sự xuất hiện các tỉ lệ nghiện rượu bia trong một bộ phận người trẻ. Đồng thời từ việc tiệc tùng trong nhà, thì việc trở thành tay nhậu ở quán bia hè phố, bia hơi bình dân... thật không khó để các bạn trẻ làm quen.

Nói cách khác, sử dụng rượu bia ở người trẻ không chỉ là chuyện của hành vi mà nó còn gắn suy nghĩ - nhận thức, cảm xúc - thái độ cũng như hành vi cụ thể của con người vào kiểu hành vi nghiện.

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điều nổi lên là quan niệm của người trẻ về uống rượu bia. Đa số cho rằng “uống rượu là cách xã giao và nó là phương tiện không thể thiếu khi đi làm” và “uống rượu giúp tôi giao tiếp bản lĩnh hơn với bạn bè”.

Điều này một mặt chỉ ra mục đích uống rượu bia của người trẻ là hướng về mặt giao tiếp, xã giao trong công việc hoặc cuộc sống, mặt khác phản ánh thực tế về “văn hóa nhậu trong gặp mặt và kinh doanh” đang ăn sâu vào suy nghĩ, nếp sống của người Việt ngay từ khi còn rất trẻ.

Nhưng đằng sau nó còn có nguyên nhân là để giải sầu, để tìm niềm vui do không biết giải trí cái gì. Đó còn là cách để tạo sự “tự tin ảo”, để vừa lòng bạn bè... Và thậm chí có một vài nơi phải uống để lấy lòng sếp, phải luyện để minh chứng mình hết lòng...

Cái đau là có vài sếp hay một vài văn hóa “làng” cho rằng chỉ bổ nhiệm những người biết uống rượu bia! Dần dần, những bạn trẻ sẽ mặc định điều đó là phù hợp. Hỏi sao không đau cho cả một cái nhìn toàn cục và định hướng xa hơn ở tương lai?, ông Sơn nói.

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

Thống kê về tình hình tiêu thụ rượu bia gần đây nhất cho biết người Việt tiêu thụ khoảng 3 tỉ lít bia/năm, “được” xếp vào hàng “cường quốc” về tiêu thụ bia trên thế giới. Những cái nhất oái oăm này dẫn đến nhiều điều đáng trăn trở.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, trong đó không thể bỏ qua “nghiện rượu”, “say rượu” - cũng có nguy cơ trở thành hàng top trên thế giới. Ngoài ra phải kể đến tai nạn giao thông vào những ngày lễ tết, cuối tuần...

Bên cạnh đó, cũng dễ dàng nhìn thấy một thực tế đáng suy ngẫm khi không ít bạn trẻ và cả người trưởng thành thiếu cân bằng trong cuộc sống khi duy trì thói quen cuối tuần là bia rượu mà không quan tâm đến hình thức giải trí khác. Hơn thế nữa, thói quen “không say không về” và văn hóa cụng ly, văn hóa “dzô” trở thành điểm đến trong suy nghĩ và nhận thức của khá nhiều người.

Mặt khác, chính các bạn trẻ cũng mặc định ăn nhậu như một kiểu văn hóa cần tuân thủ bởi nó trở thành nét chung của một bộ phận (không phải thiểu số) người Việt. Những điều này là những quan niệm cần thay đổi. (Tuổi Trẻ 21/9)Về đầu trang

Mỗi người sẽ có một mã số theo dõi lịch tiêm chủng suốt đờiThông qua phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia, mỗi đối tượng tiêm chủng sẽ có một mã số riêng (số ID) để theo dõi lịch sử tiêm chủng suốt đời.

Phần mềm (ra mắt cuối năm 2015) sẽ quản lý từng đối tượng tiêm chủng, gồm các thông tin về quá trình tiêm chủng của mỗi cá nhân, địa điểm, thời gian và tên cán bộ phụ trách tiêm, nhằm mục tiêu thống kê, kiểm tra thông tin và rà soát đối tượng tiêm chủng, không để sót đối tượng, đảm bảo quyền tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ.

Theo đó, các cán bộ tiêm chủng sẽ nắm rõ hơn về lịch tiêm của trẻ như: đã được tiêm vaccine gì, tiêm khi nào, ở đâu. Đặc biệt, phần mềm cũng sẽ mở cho các phụ huynh theo dõi và nắm được thông tin tiêm chủng của con...

Theo đại diện Cục Y tế Dự phòng, hiện phần mềm này đang được triển khai thí điểm tại tỉnh Bắc Ninh. Các cán bộ y tế phụ trách tiêm chủng của tỉnh được tập huấn và sử dụng phần mềm lập danh sách các đối tượng tiêm chủng và quản lý đối tượng qua hệ thống phần mềm ứng dụng trên Internet.

Hiện, giai đoạn thí điểm ban đầu đã có những tín hiệu khả quan và khả năng ứng dụng cao, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong quản lý công tác tiêm chủng tại cộng đồng. (Báo Chính Phủ Điện Tử 21/9)Về đầu trang

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Hàn Quốc viện trợ máy phát hành tự động giấy tờ hành chính cho Đà NẵngPhó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng Đặng Việt Dũng vừa ký Quyết định 6463/UBND-TH phê duyệt việc tiếp nhận máy phát hành giấy tờ tự động do Văn phòng Kế hoạch và Hợp tác thành ph Daegu và Cơ quan Xúc tiến công nghiệp công nghệ thông tin quốc gia Hàn Quốc (NIPA) tài trợ.

Với tổng kinh phí viện trợ 40.600 USD, Dự án sẽ thực hiện thí điểm việc phát hành tự động giấy tờ thủ tục hành chính tại cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo đó, 02 máy phát hành giấy tờ tự động chất lượng mới 100% do công ty GMtech (Hàn Quốc) sản xuất sẽ được trang bị cho Sở TT&TT Đà Nẵng.

Được biết, từ năm 2004, Đà Nẵng đã chủ động xúc tiến việc thiết lập quan hệ hợp tác với Daegu, TP lớn thứ ba của Hàn Quốc. Cho đến nay, nhiều hoạt động hợp tác song phương đã được triển khai tích cực và hiệu quả như chương trình trao đổi cán bộ, trao đổi các đoàn nghệ thuật hay phối hợp tổ chức các đoàn doanh nghiệp khảo sát cơ hội đầu tư, tìm kiếm đối tác, trao đổi giao lưu sinh viên. (Infonet.vn 21/9)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Bí ẩn ngân sáchChỉ số công khai ngân sách mở của Việt Nam năm 2015 chỉ là 18 điểm trên thang điểm 100, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 45 điểm, theo khảo sát của tổ chức Đối tác Ngân sách quốc tế công bố ngày 9/9/2015. Chỉ số này thậm chí thấp hơn một điểm so với xếp hạng năm 2014.

Mức độ thiếu công khai, minh bạch về ngân sách, như xếp hạng trên, không gây ngạc nhiên với nhiều người, trong đó có Trưởng đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA), ông Mori Mutsuya. Trong nỗ lực tìm kiếm thông tin về ngân sách để phục vụ cho nghiên cứu gần đây về nợ công, nợ trong nước, nợ nước ngoài của Việt Nam mà JICA quan tâm, ông đã không khỏi thất vọng. Các số liệu ngân sách nhà nước mà Bộ Tài chính thường công khai trên cổng thông tin điện tử, ông nhận xét, không thể hiện được gì nhiều.

Ông nói: “Theo tư liệu của chúng tôi, vấn đề nợ công của Việt Nam là do thâm hụt ngân sách. Trong các bảng biểu của chúng tôi có các cột, ví dụ thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, kéo theo cột nợ công tăng theo. Vấn đề đáng quan tâm nhất, nguyên nhân nào làm thâm hụt ngân sách như vậy. Thâm hụt ngân sách không phải do đầu tư, mà là cho chi thường xuyên. JICA muốn đi sâu tìm hiểu, những hạng mục nào trong chi thường xuyên làm tăng nợ công, nhưng những số liệu của Bộ Tài chính không cho biết. Bộ có giải thích là do chi lương, chi an sinh xã hội nhưng không có số liệu thực tế để chứng minh điều đó”.

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

Chi thường xuyên, theo tính toán của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đã lên tới 71% tổng chi ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, những người có trách nhiệm của Bộ Tài chính đã tỏ ra… ngạc nhiên khi được hỏi về con số này trong một cuộc họp báo thường kỳ của bộ này gần đây.

Với đại biểu Quốc hội Lê Đình Khanh, tỉnh Hải Dương, bí mật, bí ẩn ngân sách không phải là chuyện gì mới mẻ. Ông đã không thể công khai các bản báo cáo ngân sách cho cử tri, những người đã bầu ông làm đại diện khi tiếp xúc với họ. Ông kể tại phiên thảo luận ở hội trường trong kỳ họp Quốc hội tháng 6-2015: “Trước đây, cầm báo cáo ngân sách mà có chữ “mật” thì tôi rất ngại, đem về địa phương rất lo”. Ông đặt câu hỏi: “Như thế này thì Quốc hội công khai ở chỗ nào? Dân chủ ở chỗ nào? Mọi người có được biết cái này không?”.

Ơ cấp địa phương, vấn đề công khai, minh bạch ngân sách còn kém hơn nhiều. Một khảo sát gần đây với hơn 1.100 người dân tại năm tỉnh là Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Trị và Bà Rịa - Vũng Tàu của năm tổ chức xã hội dưới sự bảo trợ của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho thấy điều đó.

Theo khảo sát này, các cơ quan chức năng liên quan đến hoạt động ngân sách không rõ trách nhiệm giải trình. Không tỉnh nào cung cấp cho người dân thông tin về địa chỉ để người dân nếu có thắc mắc có thể đặt câu hỏi, cũng như đưa ra các ý kiến đóng góp hoặc phản hồi liên quan đến dự toán, quyết toán ngân sách địa phương. Các tỉnh này chỉ “thông báo tổng thu, tổng chi ngân sách của xã qua hội đồng nhân dân chứ không thông báo chi tiết tới người dân”.

Kết quả tham vấn tại Bắc Giang cho thấy, hơn 43% người dân được hỏi không biết rằng ngân sách được chi cho phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước; tới hơn 63% số người được hỏi không biết rằng ngân sách được chi trả nợ của nhà nước và chi viện trợ. Trong khi đó, có gần 43% người dân ở các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Vũng Tàu và Nam Định cho biết họ có nghe hoặc có nhìn thấy báo cáo thu - chi ngân sách của xã nhưng không nhớ hoặc không hiểu được những thông tin này.

Kết quả tham vấn cũng cho thấy người dân ở các địa phương trên hầu như chưa có tiếng nói trong phân bổ ngân sách. “Chúng tôi chỉ quan tâm mình phải nộp những khoản gì, nộp bao nhiêu, chứ còn Nhà nước chi ngân sách thế nào thì chúng tôi chẳng quan tâm…”, một người dân nói.

Hệ lụy của sự thiếu công khai, minh bạch là rõ ràng, và đáng báo động. Một báo cáo về phân cấp tài khóa của Ngân hàng Thế giới phát hiện, các kế hoạch chi tiêu của địa phương thiếu độ tin cậy qua so sánh với số thực hiện. Đặc biệt, chi đầu tư xây dựng cơ bản - thường chênh lệch tới 50% so với dự toán, vượt xa so với hướng dẫn về thông lệ tốt là duy trì chênh lệch chi tiêu ở mức không quá 5% dự toán. Bình quân các tỉnh miền núi phía Bắc chi cao hơn dự toán đến 42%, các tỉnh ở Tây Nguyên chi cao hơn 35%. Còn tại khu vực Đông Nam bộ và đồng

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

bằng sông Cửu Long, mức chi bình quân cao hơn lần lượt là 7% và 9%. Ngân hàng Thế giới lý giải tình trạng này là do cơ quan hành pháp được phép linh hoạt thay đổi dự toán, không cần cơ quan lập pháp phê duyệt.

Giải thích này phù hợp với thực tế gần đây nhất, khi bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 vọt lên 6,6% GDP, từ mức 5,3% GDP được phê duyệt trước đó và điều đó đã được Quốc hội dễ dàng thông qua. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 21/9)Về đầu trang

PHÁP LUẬT

Nghệ An: Nghi dính tiêu cực, một thanh tra giao thông bị tạm đình chỉSở GTVT Nghệ An vừa có quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng đối với ông Nguyễn Duy Quang (SN 1982), nhân viên vận hành, điều hành Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Lý do tạm đình chỉ công tác là để làm rõ những nội dung liên quan đến tiêu cực tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Được biết, theo quyết định của Giám đốc Sở GTVT, thời gian đình chỉ công tác là 30 ngày kể từ ngày 16/9. Tại quyết định cũng nêu rõ trong thời gian đình chỉ công tác, ông Quang có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xác minh, làm rõ những nội dung liên quan đến tiêu cực tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Được biết, ông Quang bị tố cáo liên quan đến hoạt động tiếp tay cho các xe chở quá tải vượt trạm cân này.

Trước đó, liên quan đến sai phạm của các Thanh tra giao thông công tác tại Trạm kiểm tra trọng tải lưu động trên địa bàn tỉnh Nghệ An vào tháng 4/2014, Sở GTVT Nghệ An cũng đã từng tạm đình chỉ và luân chuyển công tác đối với 3 cán bộ thanh tra giao thông tại trạm này vì có những sai phạm trong quá trình công tác. (Người Lao Động 20/9)Về đầu trang

Bắt thêm 3 cán bộ hải quan An Giang gian lận tiền thuếNgày 19/9, Cơ quan điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm 3 cán bộ công chức của Cục Hải quan An Giang.

Ba cán bộ gồm các ông Nguyễn Hữu Hoàng (Chánh văn phòng), Đinh Hồng Lĩnh (Chi cục phó Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Hội Đông), Lâm Quang Thiện (cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Hội Đông).

Theo điều tra ban đầu, trong thời gian ông Hoàng làm chi cục trưởng, ông Lĩnh làm chi cục phó và ông Thiện công tác ở Chi cục Hải quan cửa khẩu Bắc Đai (huyện An Phú) đã có hành vi nhận tiền của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho bị can Phạm Thanh Dũng (Giám đốc Công ty TNHH Tân Thành Lợi, đã bị khởi tố, bắt giam) làm giả hồ sơ xuất khẩu, làm thủ tục xin hoàn thuế, giúp doanh nghiệp này chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewNgười sử dụng rượu bia đang “trẻ hóa” Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Theo thống kê của Viện Chiến

Liên quan đến chuyên án điều tra việc gian lận để chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng tiền hoàn thuế VAT trong xuất khẩu hàng hóa qua Campuchia tại An Giang do Bộ Công an, Công an TP.HCM và Công an An Giang thụ lý, đến nay đã có nhiều chủ doanh nghiệp và hơn 40 cán bộ, công chức Cục Hải quan An Giang bị khởi tố (phần lớn bị bắt giam).

Trong số đó có tám người trước đó là Chi cục trưởng và Chi cục phó Hải quan hai cửa khẩu Khánh Bình và Bắc Đai. Ngoài ra, cơ quan điều tra đã làm việc, lấy lời khai của lãnh đạo và hàng chục cán bộ khác của Cục Hải quan An Giang. (Tuổi Trẻ 21/9)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Nhật Bản: Hơn 100 chính quyền địa phương bị tấn công mạngTheo kết quả cuộc khảo sát của Hãng tin Kyodo công bố ngày 21/9, ít nhất 100 thành phố ở Nhật Bản đã phải hứng chịu các cuộc tấn công mạng, trong đó nhiều vụ tấn công bắt nguồn từ nước ngoài.

Thông tin trên đã nêu bật mối đe dọa mà các chính quyền địa phương Nhật Bản phải đối mặt khi họ chuẩn bị đưa vào vận hành một hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia mới, theo đó cung cấp mã số cá nhân cho từng người dân.

Cuộc khảo sát trên, do Kyodo tiến hành từ tháng 8-9/2015 cho thấy, những thành phố bị tấn công mạng thuộc 44/47 tỉnh trên khắp Nhật Bản.

Những vụ tấn công này nhằm vào các máy chủ vận hành những trang web tại 100 thành phố và chủ yếu bắt nguồn bắt nguồn từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, Nga, Bắc Mỹ, Afghanistan, Puerto Rico và Hà Lan.

Theo kết quả khảo sát, chỉ có 7 chính quyền địa phương là có khả năng ngăn chặn các vụ tấn công mạng.

Hiện các chính quyền địa phương Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn trong việc tăng cường năng lực phòng vệ trước các cuộc tấn công mạng, trong bối cảnh khan hiếm nhân lực và các nguồn tài chính.

Dự kiến, Nhật Bản sẽ đưa vào hoạt động một hệ thống có tên là "Mã số của tôi (My Number)" vào tháng 1/2016 nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với thuế và an sinh xã hội. (TTXVN 21/9)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

19