cÔng ty tnhh vĨ an - quang binh province · web viewquay sang kệ bánh kẹo, với hàng...

39
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 16 tháng 12 năm 2015) St t Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Khẩn trương hướng dẫn các tàu chủ động phòng tránh bão Melor VietnamPlus.vn 16/12, tác giả Văn Sơn; Quân Đội Nhân Dân Online 16/12, tác giả Tùng Lâm; Nguoiduatin.vn 16/12, tác giả Lê Hân; Lao Động Online 16/12, tác giả Nhiệt Băng; Tin Tức Online 16/12, tác giả Văn Sơn; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 16/12, tác giả Lê Phi; Nông Thôn Ngày Nay Online 16/12, tác giả Đình Thiên; Nhân Dân 16/12, tr7; Quân Đội Nhân Dân Online 15/12 KINH TẾ 2. Nhiều khó khăn trong công tác quản lý và nâng cấp hệ thống đê điều Báo Quảng Bình Online 16/12, tác giả Văn Minh 3. Đường thủy chuyển mình Giao Thông 16/12, tr5, tác giả Hà Thanh Oai 4. Lộ danh điểm nóng buôn lậu, gian lận thương mại Tiền Phong Online 16/12, tác giả Tuấn Đức 5. Hoàn thành đê biển nối Báo Chính Phủ Điện Tử 1

Upload: others

Post on 08-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 16 tháng 12 năm 2015)

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1.Khẩn trương hướng dẫn các tàu chủ động phòng tránh bão Melor

VietnamPlus.vn 16/12, tác giả Văn Sơn; Quân Đội Nhân Dân Online 16/12, tác giả Tùng Lâm; Nguoiduatin.vn 16/12, tác giả Lê Hân; Lao Động Online 16/12, tác giả Nhiệt Băng; Tin Tức Online 16/12, tác giả Văn Sơn; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 16/12, tác giả Lê Phi; Nông Thôn Ngày Nay Online 16/12, tác giả Đình Thiên; Nhân Dân 16/12, tr7; Quân Đội Nhân Dân Online 15/12

KINH TẾ

2. Nhiều khó khăn trong công tác quản lý và nâng cấp hệ thống đê điều

Báo Quảng Bình Online 16/12, tác giả Văn Minh

3. Đường thủy chuyển mìnhGiao Thông 16/12, tr5, tác giả Hà Thanh Oai

4. Lộ danh điểm nóng buôn lậu, gian lận thương mại

Tiền Phong Online 16/12, tác giả Tuấn Đức

5. Hoàn thành đê biển nối đảo lớn ở Quảng Bình

Báo Chính Phủ Điện Tử 16/12, tác giả Đào Chu; Nhân Dân Online 15/12, tác giả Hương Giang; Giao Thông 16/12, tr2, tác giả Hải Hà

6. Mùa săn 'linh khí trời đất' giữa đại ngàn

Tiền Phong 16/12, tr9, tác giả Hoàng Dương - Hoàng Nam

7. Người Rục mê trồng rừngNông Thôn Ngày Nay 15/12, tr13, tác giả Phan Phương

8. Cả làng ‘kiếm’ tiền tỷ nhờ vào rừng nhặt… của rơi

Nguoiduatin.vn 15/12, tác giả Ngô

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

Huyền; Infonet.vn 15/12

9. Còn 174 đường ngang mất an toàn cần cảnh giới

Giao Thông Online 15/12, tác giả Thiện Anh

XÃ HỘI

10. Hiểm họa rình rập cổng trườngGiao Thông Online 15/12, tác giả Thiện Anh

11. Hồ Ngọc Hà hội ngộ Mỹ Lệ trong lễ khai mạc LHTHTQ lần thứ 35

VTVNews 16/12, tác giả Chi Nguyễn; Giao Thông 16/12, tr13; Giáo Dục & Thời Đại 16/12, tr9

12. Không khí khẩn trương trước giờ khai mạc LHTHTQ lần thứ 35

VTVNews 16/12, tác giả Đ.L; Thể Thao & Văn Hóa Online 16/12, tác giả Linh Lan; Tuổi Trẻ 16/12, tr15, tác giả L.Giang

13.NB Lê Khánh Hòa: "Hy vọng các đại biểu cảm nhận sâu sắc những thay đổi của tỉnh Quảng Bình"

VTVNews 16/12, tác giả Đ.L

14.Quảng Bình: Tuyên truyền Luật BHXH để bảo vệ quyền lợi người lao động

Lao Động 16/12, tr5, tác giả Lê Phi Long; Lao Động Online 15/12

15. Chuyện tình của một vị tướng: Một lần gặp cả đời yêu

Đời Sống & Pháp Luật Online 16/12, tác giả Trinh Phúc

16. Kỳ lạ chú heo sinh ra có 8 cái chân ở Quảng Bình

Infonet.vn 15/12

AN NINH – QUỐC PHÒNG

17.Bắt giữ đối tượng vận chuyển 33,6kg pháo lậu

Hải Quan Online 16/12, tác giả Quang Hùng

I. Thời sự - Chính trị

Khẩn trương hướng dẫn các tàu chủ động phòng tránh bão Melor(VietnamPlus.vn 16/12, tác giả Văn Sơn; Quân Đội Nhân Dân Online 16/12, tác giả Tùng Lâm; Nguoiduatin.vn 16/12, tác giả Lê Hân; Lao Động Online 16/12, tác giả Nhiệt Băng; Tin Tức Online 16/12, tác giả Văn Sơn; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 16/12, tác giả Lê Phi; Nông Thôn Ngày Nay Online 16/12, tác giả Đình Thiên; Nhân Dân 16/12, tr7; Quân Đội Nhân Dân Online 15/12)

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Theo Chi cục phòng chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên, thực hiện nghiêm túc Công điện 34/CĐ-TW, Công điện 35/CĐ-TW, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận đã triển khai công tác trực ban, theo dõi, kiểm đếm và thông báo về vị trí, hướng di

chuyển, diễn biến của bão Melor gần biển Đông cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển để chủ động phòng tránh.

Tính đến 24 giờ ngày 15/12, đã thông báo và hướng dẫn cho tổng số gần 36.930 tàu với gần 166.500 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động trú tránh, trong đó tổng số tàu hoạt động trên biển là 4.480 tàu với 32.150 lao động.

Tổng số tàu hoạt động ở khu vực Hoàng Sa là 221 tàu với 2.568 lao động. Số tàu hoạt động khu vực từ vĩ tuyến 15 đến vĩ tuyến 5 (bao gồm khu vực giữa Hoàng Sa và Trường Sa; khu vực Trường Sa) là 433 tàu với trên 3.600 lao động.

Quảng Ngãi có 63 tàu với 740 lao động, Bình Định có 242 tàu với 1.690 lao động, Phú Yên có 96 tàu với 860 lao động, Khánh Hòa có 32 tàu với 315 lao động. Khu vực khác có 3.818 tàu với 25.770 lao động. Số tàu neo đậu tại bến, hoạt động ven bờ đi về trong ngày là 32.447 tàu với 134.340 lao động.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Bộ Ngoại giao đề nghị phía Philippines tạo điều kiện giúp hai tàu cá của tỉnh được phép vào tránh trú bão là tàu BĐ 95430 TS với 7 lao động do Nguyễn Quang Minh sinh năm 1978 ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn làm thuyền trưởng, và tàu BĐ 96184 TS với 7 lao động, do Nguyễn Quang Thái sinh năm 1982 ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn làm thuyền trưởng, đều hành nghề câu cá ngừ đại dương. Về đầu tranghttp://www.vietnamplus.vn/khan-truong-huong-dan-cac-tau-chu-dong-phong-tranh-bao-melor/361172.vnp

II. Kinh tế

Nhiều khó khăn trong công tác quản lý và nâng cấp hệ thống đê điều(Báo Quảng Bình Online 16/12, tác giả Văn Minh)

Tàu cá tránh trú bão. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Hệ thống đê điều Quảng Bình có nhiệm vụ chống lũ sớm, tiểu mãn, ngăn mặn, giữ ngọt, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ dân sinh và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do nhiều công trình đê điều ở tỉnh ta hiện đang trong tình trạng bị hư hỏng, xuống cấp, ngân sách địa phương thiếu, kinh phí tu bổ hàng năm của Trung ương đầu tư cải tạo, nâng cấp rất hạn hẹp..., đã dẫn tới hiện tượng sạt lở đất, xói lở bờ

sông và vẫn chưa được khống chế triệt để, uy hiếp đời sống nhân dân và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội...

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của tỉnh, các chương trình, dự án như đê biển, chống sạt lở... nên hệ thống đê điều Quảng Bình đã và đang được củng cố nâng cấp, nhận thức của nhân dân không ngừng được nâng lên, việc thực hiện Luật Đê điều có nhiều tiến bộ. Nhiều tuyến đê, kè được đầu tư, nâng cấp đưa vào sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh đã phát huy hiệu quả, bảo đảm phòng chống lũ, ngăn mặn, bảo vệ cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ ổn định dân sinh kinh tế địa phương. Tuy nhiên, thực trạng về công tác quản lý, nâng cấp hệ thống đê điều ở tỉnh ta vẫn đang gặp phải không ít khó khăn, tồn tại như: nhiều hệ thống đê điều hiện chưa có quy hoạch tổng thể; việc cắm mốc chỉ giới bảo vệ đê nhiều nơi chưa được thực hiện gây khó khăn trong công tác quản lý, giải quyết tranh chấp; một số dự án xây dựng, sửa chữa đê kè bị chậm bố trí vốn gây khó khăn trong công tác thi công, giải phóng mặt bằng; công tác quản lý đê điều ở các địa phương thực hiện không thường xuyên, nhất là trong mùa mưa lũ; nhận thức của nhân dân một số vùng có đê về Luật Đê điều chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng vi phạm còn tiếp diễn; tình trạng nạo hút cát sát bờ sông tại một số nơi đã ảnh hưởng đến tình trạng xói lở bờ sông, sụt mái đê, kè... Số liệu từ Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh cho biết, toàn tỉnh hiện có 312.5km đê, kè (trong đó: đê biển 5km; đê cửa sông 86 km; đê sông 56,3km; đê bao nội đồng 90 km; kè 38km và 37,2km đê, kè chưa được phân cấp; 201 cống và 13 tràn). Theo Quyết định số 326/QĐ-BNN-TCTL ngày 28-2-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân loại, phân cấp đê trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, thì toàn tỉnh hiện có 232,9km đê đã được phân cấp (trong đó: đê cấp IV có

Công trình kè chống xói lở sông Kiến Giang.

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

7 tuyến, với chiều dài 83,3km; đê cấp V có 10 tuyến, với chiều dài 149,6km), số còn lại chưa được phân cấp. Thông tin từ Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt bão cho biết thêm, tại thời điểm này, huyện Quảng Ninh có 8 km đê, kè chưa được phân cấp; huyện Lệ Thủy có 24,6 km đê, kè chưa được phân cấp; huyện Quảng Trạch có 19 km đê, kè chưa được phân cấp; thị xã Ba Đồn có 8,2km đê, kè chưa được phân cấp; TP.Đồng Hới có 7,9km đê, kè chưa được phân cấp; huyện Bố Trạch có 7km đê, kè chưa được phân cấp; huyện Tuyên Hóa có 5km đê, kè chưa được phân cấp. Thời gian qua, tổng số chiều dài tuyến đê, kè, cống đã được tỉnh ta tiến hành nâng cấp là 74 cống, tràn và hơn 28 nghìn mét đê, gần 40 nghìn mét kè. Tổng số chiều dài tuyến đê, kè, cống của tỉnh hiện đang bị hư hỏng, xuống cấp là 42 cống, tràn và gần 80 nghìn mét đê, hơn 26 nghìn mét kè. Trong số đó, tổng số chiều dài tuyến đê, kè bị hư hỏng nặng, cần ưu tiên để sửa chữa, nâng cấp trong năm 2015 là 19 cống, tràn, 11.249 mét đê, 2.595 mét kè... Đánh giá từ Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt bão cho thấy, là địa bàn hay có bão lũ và do nhiều công trình đê điều được xây dựng từ lâu năm mà ít được gia cố, nâng cấp thường xuyên nên dẫn đến tình trạng xuống cấp, hư hỏng là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, do ngân sách địa phương còn khó khăn, kinh phí tu bổ hàng năm của Trung ương đầu tư cho địa bàn rất hạn hẹp, một số dự án đê, kè dù đã được đầu tư xây dựng nhưng manh mún, chưa liền tuyến, các cơ quan quản lý nhà nước không được cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu về dự án gây khó khăn trong công tác quản lý..., dẫn tới hiện tượng sạt lở đất, xói lở bờ sông vẫn chưa được khống chế triệt để, uy hiếp đời sống nhân dân và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội...

Đặc biệt, tình hình vi phạm hành lang bảo vệ đê điều ở tỉnh vẫn đang diễn ra khá phức tạp ở nhiều nơi. Điển hình, thời gian qua tại thôn Minh Trường (xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn) có 27 hộ dân và ở thôn Trường Xuân (xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch) có 4 hộ dân xây dựng nhà kiên cố trên mái đê, kè. Kế đến là tình trạng xây dựng nhà tạm, quán xá, bãi tập kết vật liệu, nuôi trồng thủy hải sản, chiếm dụng mặt đê, mái kè xảy ra ở nhiều nơi như: tại thôn Quảng Cư (thị trấn Kiến Giang, đoạn qua Phan Xá-Xuân Bồ, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy); các xã Duy Ninh, Hàm Ninh, Xuân Ninh (thuộc huyện Quảng Ninh); một số hộ dân tại các tuyến đê Tả sông Nhật Lệ đoạn từ K6+202 đến K8+00 phường Phú Hải và tuyến đê Tả sông Lệ Kỳ (đoạn đi qua thôn Đức Môn và thôn Đức Thị, xã Đức Ninh, TP. Đồng Hới) đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng nhà kiên cố, hàng rào vi phạm hành lang bảo vệ đê điều...

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Theo kiến nghị từ Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt bão, để thực hiện nghiêm chỉnh qui định của Luật Đê điều, bảo đảm hệ thống đê an toàn chống lũ, hàng năm Trung ương và tỉnh cần quan tâm bố trí vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện các tuyến đê trên địa bàn, đặc biệt là các tuyến đê xung yếu quan trọng; bố trí kinh phí lập quy hoạch và lập hồ sơ tài liệu về đê điều, nhằm phục vụ công tác quản lý trước mắt và định hướng những năm tới; hỗ trợ kinh phí để tập huấn, tuyên truyền Luật Đê điều và các văn bản pháp luật liên quan đối với các địa phương có đê; chỉ đạo các cơ quan liên quan, tăng cường kiểm tra công tác tổ chức, quản lý, bảo vệ đê điều của các xã, phường, thị trấn, không để xảy ra trường hợp xây dựng mới, lấn chiếm hành lang bảo vệ của đê điều; kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng nhỏ trên tuyến đê... Về đầu tranghttp://baoquangbinh.vn/kinh-te/201512/nhieu-kho-khan-trong-cong-tac-quan-ly-va-nang-cap-he-thong-de-dieu-2131144/

Đường thủy chuyển mình(Giao Thông 16/12, tr5, tác giả Hà Thanh Oai)

Gần đây, nhất là trong năm 2015, ngành ĐTNĐ thực sự chuyển mình với hàng loạt đổi mới đáng ghi nhận.

Là lĩnh vực lâu nay ít có đột phá, thậm chí so với các lĩnh vực khác còn có phần trì trệ, nhưng gần đây, nhất là trong năm 2015, ngành ĐTNĐ thực sự chuyển mình với hàng loạt đổi mới đáng ghi nhận.

Trong đó có thể kể tới việc “đánh thức” tiềm năng vận tải thủy vốn đang trầm lắng, biệt lập so với các lĩnh vực khác bằng việc khai trương tuyến vận tải ven biển (SB) từ Quảng Ninh - Quảng Bình - Kiên Giang dành cho tàu sông pha biển. Từ khi đưa vào khai thác tuyến SB trở thành một trong những tuyến vận tải sôi động nhất cả nước, san sẻ lượng lớn hàng hóa cho vận tải đường bộ, vốn đang “oằn mình” vì quá tải.

Trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, ngành ĐTNĐ cũng bị liệt vào nhóm chậm đổi mới. Nhiều thiết bị, phao tiêu, biển báo đường thủy khá thô sơ. Trước đây, phần lớn đèn tín hiệu trên các tuyến ĐTNĐ vẫn sử dụng công nghệ “đốt đèn”, sử dụng ắc-quy để thắp sáng, thường xuyên phải có lực lượng đi thay thế ắc-quy. Thậm chí, có nơi còn sử dụng điện lưới để thắp sáng đèn báo hiệu. Tuy nhiên, ngành ĐTNĐ đang chạy đua với thời gian để hết năm 2015 sẽ chấm dứt giai đoạn vận hành hệ thống đèn báo hiệu “đốt đèn” và chuyển sang công nghệ

Thủ tục hành chính của ngành ĐTNĐ được “số hóa” để tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân -

Ảnh: Tạ Tôn

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

tự động. Cùng đó, Cục ĐTNĐ Việt Nam cũng đang cập nhật để số hóa hơn 17.000 phao tiêu, báo hiệu đường thủy lên bản đồ số trên trang điện tử để hiện đại hóa, đảm bảo ATGT cho tàu, thuyền qua lại.

Sự chuyển mình của ngành ĐTNĐ không thể không kể đến nỗ lực tự đổi mới trong cải cách thủ tục hành chính. Nỗ lực đó thể hiện trong chính nội tại của lĩnh vực này khi Cục ĐTNĐ Việt Nam quyết tâm “số hóa” cả việc điều hành, giải quyết công việc. Chỉ trong một thời gian ngắn, Cục ĐTNĐ Việt Nam đã xây dựng được một “văn phòng online” mà thông qua hệ thống mạng điện tử nội bộ, công việc của các phòng, ban đều được báo cáo, trao đổi trực tiếp qua hệ thống máy tính.

Đặc biệt, ngay trong ngày hôm nay (16/12), 25 thủ tục hành chính của ĐTNĐ được Bộ GTVT chính thức khai trương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 - 4, vượt đến 8 lần so với mục tiêu đặt ra ban đầu, một con số mà nhiều ngành dù đang rất quyết tâm cũng chưa thể đạt được. Đây là điều rất đáng ghi nhận, cho thấy nỗ lực lớn của ngành ĐTNĐ vượt lên chính mình trên con đường hiện đại hóa và phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp. Về đầu trang

Lộ danh điểm nóng buôn lậu, gian lận thương mại(Tiền Phong Online 16/12, tác giả Tuấn Đức)

Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Tây Ninh, An Giang,... Sân bay Tân Sơn Nhất, chuyển phát nhanh Fedex, DHL, Bưu điện trung tâm TPHCM; ICD Mỹ Đình, Sân bay quốc tế Nội Bài... là các nơi diễn ra nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại năm 2015.

Đó là nhận định của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại buổi tổng kết tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 diễn ra sáng 16/12 tại Hà Nội.

Nhiều địa phương trở thành điểm nóng

Năm 2015, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có nhiều diễn biến mới. Các đối tượng hoạt động tinh vi hơn, thay đổi phương thức, thủ đoạn, tuyến đường, địa bàn hoạt động để vi phạm, chủ yếu là hàng cấm, hàng hóa có thuế suất cao, hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép quản lý chuyên ngành, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng,...

Tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, đáng chú ý là tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, pháo nổ, rượu, bia, thuốc lá điếu, mỹ phẩm, gia cầm và sản phẩm của gia cầm, đồ điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng các loại,... tại địa bàn các tỉnh, thành phố, như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Tây Ninh, An Giang,...

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Trên các vùng biển Đông Bắc, Miền Trung và vùng biển Tây nam (như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu) nổi lên là tình trạng buôn lậu xăng, dầu, than, quặng, gỗ, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại.

Tại các cảng biển quốc tế như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, đáng chú ý là hoạt động buôn lậu mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các mặt hàng cấm là sản phẩm của động vật hoang dã, đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị y tế cũ, đã qua sử dụng,...

Sân bay, kho hàng nội địa

Tại các cửa khẩu cảng hàng không quốc tế, bưu điện quốc tế, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm, hàng có giá trị kinh tế lớn và các loại hàng hóa có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao vẫn còn xảy ra.

Từ công tác đấu tranh xác định các địa bàn trọng điểm gồm: Kho hàng nội địa Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, chuyển phát nhanh Fedex, DHL, Bưu điện trung tâm TP Hồ Chí Minh; trạm trả hàng Fedex – Hà Nội, ICD Mỹ Đình, nhà ga Sân bay quốc tế Nội Bài; các chuyến bay trọng điểm đi Úc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, các tuyến bay nhập cảnh từ Thái Lan, Lào, Campuchia, Hồng Kông, Pháp, Mỹ, Nhật, Singapore, Ấn Độ, Pakistan, Malaysia và các nước Châu Phi,...

Trong nội địa, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn xảy ra, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người tiêu dùng, cũng như uy tín, thương hiệu của nhiều doanh nghiệp trong nước.

Trong năm, với sự điều hành, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trên cơ sở bám sát thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng đã phối hợp đấu tranh, bắt giữ, xử lý hiệu quả các đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần ổn định tình hình an ninh - chính trị, kinh tế - xã hội, được nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Tính đến ngày 15/11/2015, các Bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo lực lượng chức năng các cấp đẩy mạnh phối hợp đấu tranh có hiệu quả, phát hiện, bắt giữ, xử lý 186.989 vụ việc vi phạm (tăng 6,47 % so với cùng kỳ năm 2014); số thu nộp NSNN từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước đạt 11.535 tỷ 863 triệu đồng (tăng 5,75%

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

so với cùng kỳ năm 2014); khởi tố 1.123 vụ đối với 1.281 đối tượng. Về đầu tranghttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/lo-danh-diem-nong-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-947920.tpo

Hoàn thành đê biển nối đảo lớn ở Quảng Bình(Báo Chính Phủ Điện Tử 16/12, tác giả Đào Chu; Nhân Dân Online 15/12, tác giả Hương Giang; Giao Thông 16/12, tr2, tác giả Hải Hà)

Sau khi đưa vào sử dụng tuyến đê biển nối hai đảo Hòn La và Hòn Cỏ này, diện tích của khu kinh tế Hòn La được mở rộng hơn 1.100 ha, mở ra tiềm năng lớn trong việc xây dựng hệ thống cảng nước sâu tại đây.

Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Bình cho biết, công

trình đê biển nối đảo Hòn La với đảo Hòn Cỏ (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã hoàn thành, mở ra tiềm năng lớn trong việc xây dựng hệ thống cảng nước sâu tại đây.

Đây là công trình nằm trong dự án đường nối Khu kinh tế Hòn La đến khu công nghiệp xi măng Tiến Hóa-Văn Hóa, với tổng chiều dài hơn 573 m, trong đó tuyến đê nối hai đảo dài 330 m.

Đê được kiến trúc lõi bằng đá hộc, phía ngoài áp bê tông tản sóng mỗi khối 16-25 tấn. Tổng mức đầu tư của công trình gần 210 tỉ đồng.

Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đê biển nối đảo Hòn La với đảo Hòn Cỏ, phần diện tích từ đảo và biển của khu kinh tế Hòn La được mở rộng hơn 1.100 ha, trong đó đáng chú ý là mở ra tiềm năng lớn trong việc xây dựng hệ thống cảng nước sâu tại đây.

Cảng Hòn La hiện tiếp nhận tàu khoảng 10.000 tấn, nhưng có tuyến đê biển và sắp tới cảng Hòn La được mở rộng có thể đón tàu 50.000-70.000 tấn.

Báo Nhân dân dẫn lời Trưởng Ban quản lý khu kinh tế Quảng Bình Phạm Văn Năm cho biết, sau khi tuyến đê biển nối đảo Hòn La với đảo Hòn Cỏ hoàn thành, đơn vị đã tiếp đón nhiều tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước đến ngỏ ý xin đầu tư xây dựng cảng chuyên dụng phục vụ dự án nhà máy nhiệt điện Quảng

Công trình đê biển nối đảo Hòn La với đảo Hòn Cỏ vừa hoàn thành. Ảnh: Báo Nhân dân.

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Trạch I, và hệ thống cảng thương mại phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển trong nước và quốc tế. Về đầu tranghttp://baochinhphu.vn/hoat-dong-dia-phuong/hoan-thanh-de-bien-noi-dao-lon-o-quang-binh/243802.vgp

Mùa săn 'linh khí trời đất' giữa đại ngàn(Tiền Phong 16/12, tr9, tác giả Hoàng Dương - Hoàng Nam)

“Nấm mối là linh khí của trời đất dành cho người Vân Kiều mình. Nó vừa là thức ăn, nhưng cũng vừa là dược liệu. Người bị suy nhược cơ thể, nằm liệt giường, ăn vào có thể đi lại bình thường; phụ nữ sau khi sinh thiếu sữa, chỉ cần ăn vài lạng, con bú cả ngày không hết. Đến mùa nấm mối,

người Vân Kiều mình ít ai bệnh tật, đàn ông băng rừng như đi dạo, phụ nữ phổng phao, da dẻ hồng hào…” - anh Hồ Điều, tự hào khi nói về loài nấm mang tên côn trùng này.

Săn nấm lúc canh ba

Trường Xuân là một xã miền núi rẻo cao, nằm cheo leo bên sườn Đông của dãy Trường Sơn, thuộc huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Khuất sau những khúc đường quanh co bên vách đá dựng đứng là nơi sinh sống của hơn 200 hộ dân tộc Vân Kiều. Gần một tháng nay, khắp các bản làng của người Vân Kiều như có hội. Cứ gà gáy canh ba, nhà nhà hối hả, nhộn nhịp, kẻ xách đèn, cầm thúng; người đốt đuốc, mang làn... lũ lượt kéo nhau vào rừng để “săn” nấm mối - loài nấm mà họ cho là “linh khí của trời đất”, một năm chỉ mọc một tháng.

“Chú cúi tà tà (khom người xuống) kẻo lỡ vía chú nặng không hom (tìm) ra nấm mà ăn mô” - anh Hồ Điều cẩn thận dặn tôi khi một tay cầm đèn pin, một tay vạch đám cỏ trước mặt tìm nấm. Theo quan niệm của người Vân Kiều, tìm nấm cũng tùy duyên. Người vía nặng có khi đi cả đêm đến sáng chỉ được vài cọng, người vía nhẹ chỉ cần bước chân ra vườn cũng có nấm mang về. Theo anh Hồ Điều, loại nấm này khi đã vươn lên mặt đất, chỉ sau vài tiếng đồng hồ, gặp ánh sáng là nấm tự tan chảy, lẫn vào đất. Vậy nên người đi tìm nấm phải dậy từ lúc 2-3 giờ sáng để tìm nấm. Những cọng nấm mới nhú trong đêm là ngon nhất, ngọt nhất và dậy mùi nhất.

Người Vân Kiều không bao giờ dùng thanh kim loại để cậy

nấm.

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Núi rừng Trường Sơn giữa đêm bao phủ một màu đen kịt. Lâu lâu lấp ló ánh đèn pin của dân bản cùng đi tìm nấm vệt loang lổ trên những ngọn cây. Văng vẳng xa xăm trong luồng gió lạnh buốt thổi ra từ những dãy núi đá vôi là tiếng gà rừng gáy điểm canh. Qua mấy khúc cua ngoằn ngoèo, bản làng của người Vân Kiều mất hút trong bóng đêm. Như để trấn an người bạn đồng hành, anh Hồ Điều cười nói: “Rét ri ăn thua chi chú! Mọi năm còn mưa to, sên vắt bò lổm ngổm, nhưng cứ đến mùa nấm là đua nhau vào rừng. Cái thứ nấm ni cũng lạ, càng rét, càng mưa thì càng nhiều nấm. Năm ni mùa đông nhưng không lạnh nên khan nấm. Người giỏi tìm đi cả đêm cũng chỉ được vài lạng”.

Vừa bước thoăn thoắt trên những mỏm đá tai mèo, anh Hồ Điều vừa giới thiệu: “Loại nấm ni chỉ mọc trên những tổ mối. Mà chú biết sao nấm lại mọc trên đó không? Vì mối chúa tiết ra một chất dịch xung quanh tổ, gặp thời tiết thuận lợi nấm sẽ hình thành. Chính vì thế mà cho đến nay, chưa ai có thể trồng nhân tạo nấm mối như những loài nấm khác”.

Anh Hồ Điều dẫn tôi đến một gò đất cao mọc nhiều cỏ tranh, phía trên có phủ một cành cây, anh nhẹ nhàng dỡ cành cây lên, chỉ vào đám lá vàng úa phủ trên đất nói: “Tổ mối ni mình đóng cọc hôm rồi, chừ tha hồ nấm cho chú lấy đó”. Quả thật, lấy tay vạch đám lá khô, lẫn trong đám cỏ tranh nhung nhúc nụ nấm, có cái xòe to bằng nửa bàn tay. Hồ Điều cho biết: Người Vân Kiều có một quy ước bất thành văn, bất kỳ cái gì thuộc về thiên nhiên, ai phát hiện trước, chỉ cần làm dấu là thuộc sở hữu riêng của họ, không còn ai đụng đến. Nấm mối cũng vậy, ai tìm ra được tổ mối trước, đóng cọc làm dấu thì tổ mối đó là của họ. Nấm mọc trên đó, không có sự tranh chấp hay hái trộm.

Và người Vân Kiều luôn tôn trọng quy luật thiên nhiên, không bao giờ khai thác kiểu tận diệt. Họ chỉ hái những cây nấm đã lên khỏi mặt đất 3-4 cm, còn những cây vừa mới nứt đất thì để lại. Đặc biệt, khi hái nấm họ dùng que gỗ để cạy lấy nấm, không bao giờ sử dụng vật liệu làm bằng kim loại. Theo cách giải thích của Hồ Điều thì khi dùng kim loại cạy lấy nấm, mối sẽ bỏ đi, mùa sau không còn nấm để hái.

Báu vật trời ban

Nấm mối có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng rất hiếm nên giá trị kinh tế của nó cũng không hề nhỏ. Nhiều người khá giả ở dưới xuôi, đặt mua qua thương lái có khi lên đến tiền triệu mỗi kg. Tưởng chừng như điều đó khiến người Vân Kiều đổ xô vào rừng tìm nấm mối đem bán. Nhưng không, họ hái về chỉ để ăn và không hề có khái niệm bán. Họ xem nấm mối như một loại linh dược có thể “cải lão hoàn đồng”; là báu vật trời ban cho tộc người Vân Kiều để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.

Một người có kinh nghiệm, vất vả, cật lực, sau một đêm “săn” nấm mối chỉ được khoảng 6-7 lạng. Họ mang về có thể nấu cháo, đem xào với cá khe ăn với

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

cơm, nướng, hoặc nấu canh với lá rừng…mà không cần nêm nếm thêm gia vị gì ngoài muối. Nấm mối mới nhú có vị ngọt và thơm mùi thảo dược, nó được ví ngon hơn cả thịt gà. Vị ngọt của tự nhiên, vị thơm đặc trưng không thể lẫn với những loại nấm khác, cảm giác dai dai của thân nấm, mềm tan của tai nấm tạo nên một món ăn ngon đến khó tả. Nấm mối còn được người Vân Kiều treo bếp sấy khô, ăn dần khi hết mùa nấm để bù năng lượng trong những tháng làm mùa nặng nhọc, hoặc bồi bổ cho người đau ốm.

Có không ít thương lái lặn lội từ dưới xuôi lên để thu mua nấm mối từ dân bản, nhưng tất cả đều nhận được cái lắc đầu. Họ không bán không phải vì chê giá rẻ mà họ nhận thức được giá trị dinh dưỡng quý giá của nấm mối đưa lại. Họ có thể cho một ít nấm về làm quà, hoặc nấu canh nấm đãi khách chứ không bao giờ kinh doanh. “Nấm mối là linh khí của trời đất dành cho người Vân Kiều mình. Nó vừa là thức ăn, nhưng cũng vừa là dược liệu. Người bị suy nhược cơ thể, nằm liệt giường, ăn vào có thể đi lại bình thường; phụ nữ sau khi sinh thiếu sữa, chỉ cần ăn vài lạng, con bú cả ngày không hết. Đến mùa nấm mối, người Vân Kiều mình ít ai bệnh tật, đàn ông băng rừng như đi dạo, phụ nữ phổng phao, da dẻ hồng hào... Còn “cái khoản kia” thì khỏi phải nói. Cứ đến mùa nấm mối, chị em Vân Kiều ai cũng vui vẻ, hát hò suốt ngày. Giá trị rứa thì bán giá mô cho vừa được chú” - anh Hồ Điều tự hào nói.

Chị Tuyên, một cư dân của làng Thanh niên lập nghiệp Trường Xuân cũng đi hái nấm kể: “Ngày mới lên đây lập nghiệp, đi rừng trồng cao su gặp nhiều nấm lắm, nhưng cứ sợ nấm độc nên không dám hái. Sau này được người Vân Kiều chỉ cho cách nhận biết nấm mối nên giờ bị nghiện, lâu lâu không ăn lại thấy thèm. Mấy chị em trong làng cũng hay đi hái về ăn, thi thoảng có người về lại gửi một ít cho bà con dưới xuôi làm quà, ai cũng quý”.

Mặt trời vừa nhú lên sườn núi cũng là lúc những người hái nấm quay trở về. Sau một đêm vất vả, dù ít, dù nhiều nhưng khuôn mặt ai cũng hiện rõ sự hưng phấn. Thân thiện, nhiệt tình, hiếu khách là bản tính trời đất tạo nên người Vân Kiều nơi đây. Họ cười như nụ nấm mối đang dẫy đất vươn lên theo ánh mặt trời.

Nấm mối có tên khoa học Termitomyces albuminosa. Nấm cao khoảng 4-6cm, thân cây tròn, tai nấm hình nón chóp hoặc mũ nồi tròn. Màu đất nâu xám nhạt hoặc màu xám trắng lúc còn non. Khi già nấm có màu trắng ngà. Nấm chỉ mọc vào mùa mưa.

Cho đến nay, cả Đông y và Tây y đều đánh giá cao giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng chữa bệnh của nấm mối. Theo y học cổ truyền, nấm mối vị ngọt, tính mát có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời còn có tác dụng ngừa sỏi thận, giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, giảm cholesterol, hạ huyết áp... Còn y học hiện đại, nấm mối giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa và có khả năng ức chế sự phát triển của các loại virus. Đặc biệt nấm mối có thể hỗ trợ trong việc chữa được các loại bệnh ung thư tế bào máu, phổi, gan thận...

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Theo một nghiên cứu của bác sĩ Christine Dzerko, chuyên gia nội tiết, Trung tâm y khoa phụ nữ Austin Texzas (Hoa Kỳ), thực hiện với 1.475 bệnh nhân trong 60 tuần cho thấy, xác suất trị liệu ung thư vú từ nấm mối đối với phụ nữ và người béo phì đạt mức 92,45%. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu mỹ phẩm của Nhật Bản, chiết xuất từ nấm mối cho ra một loại mỹ phẩm dành cho người có làn da nhạy cảm, dị ứng gây nám da và ung thư da. Về đầu trang

Người Rục mê trồng rừng(Nông Thôn Ngày Nay 15/12, tr13, tác giả Phan Phương)

Sau 50 năm rời hang đá, người Rục (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đã được bộ đội biên phòng dạy cho trồng lúa nước để no cái bụng, nay họ còn mê trồng rừng để thoát nghèo và làm giàu. Trồng rừng để làm giàu

Những năm qua, nhiều hộ người Rục đã có bước tiến xa để làm chủ cuộc sống của mình khi họ biết xin đất trồng

rừng kinh tế. Người đi đầu trong phong trào trồng rừng không ai khác chính là Trưởng bản Ón Trần Xuân Tư.

Gần 10 năm làm Trưởng bản Ón của người Rục, Trần Xuân Tư thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà con nơi đây khi hàng năm đều phải trong chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và các nhà hảo tâm. Với quyết tâm không thể cam chịu mãi cảnh nghèo, thông qua các cấp Hội Nông dân, Trần Xuân Tư đã tích cực tham gia các lớp tập huấn, bước đầu là xây dựng mô hình kinh tế cho riêng gia đình mình.

Bắt đầu là chăn nuôi trâu bò, gà vịt, dần dà khi có có đồng vốn, anh Tư mở rộng mô hình sang trồng rừng kinh tế. Khi mô hình kinh tế hộ của gia đình thành công, anh bắt đầu hướng dẫn bà con dân bản cùng làm theo. Thấy gia đình trưởng bản có của ăn của để nhờ trồng rừng, nhiều người Rục đã bắt đầu học cách làm theo.

Theo anh Tư, với người Rục việc gì bước đầu cũng phải “bắt tay chỉ việc” và khi thấy có hiệu quả họ mới làm. Thế nên, với cương vị là trưởng bản, việc gì Trần Xuân Tư cũng phải làm trước để bà con có cái mà học theo. Học theo Trần Xuân Tư, nhiều người dân ở bản Ón đã bắt đầu mê trồng rừng, hiện đã có hộ bắt

Nhờ chăm sóc tốt, rừng keo của người Rục đã sắp cho thu hoạch. Ảnh: Phan Phương

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

đầu khai thác những lứa rừng đầu tiền thu về hàng trăm triệu đồng như ông Liệu, ông Bộ…

Ông Đinh Thanh Văn – Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa cho biết, đối với các bản đồng bào Rục việc xóa đói giảm nghèo là một việc làm vô cùng khó khăn. Điều đáng mừng là trong những năm qua, đồng bào ở đây ngoài trồng các loại cây lương thực họ đã mạnh dạn xin đất để trồng rừng kinh tế.

Từ phá rừng thành người trồng rừng giỏi

"Giờ mình được các cán bộ xã, bộ đội biên phòng giúp đỡ cấp đất và bày cách trồng cái rừng để sống. Mình phải trồng cái rừng thiệt tốt để sống thôi, không đi chặt gỗ phá rừng nữa mô”.Anh Cao Xuân Lành

Trước đây, nhiều người Rục sống bằng nghề phá rừng, nay họ đã từ bỏ và trở thành người trồng rừng giỏi. Điển hình là Cao Xuân Lành, trước đây được biết đến như là một lâm tặc cộm cán ở bản Ón.

Năm 2011, bị phát hiện khai thác gỗ trái phép, Lành cùng với 5 thanh niên địa phương khác đã bắt cóc 3 cán bộ kiểm lâm đem vào rừng sâu trói bỏ đó. Vụ việc đã buộc Lành phải trả giá bằng một án phạt tù hơn 1 năm. Nhờ cải tạo tốt, chưa đầy 1 năm sau, Lành được đặc xá trở về địa phương. Cũng từ đó, Lành bỏ hẳn nghề khai thác gỗ rừng và chăm chỉ lao động, trở thành một trong những người “mê” trồng rừng số 1 ở bản Ón.

Đến thời điểm này, Cao Xuân Lành đã trồng được gần 5ha rừng. Nhờ nguồn thu từ trồng rừng, cuộc sống của gia đình Cao Xuân Lành đã dần ổn định, không còn thiếu đói lúc giáp hạt. Cao Xuân Lành cũng dựng được một căn nhà gỗ khá khang trang cùng nhiều vật dụng sinh hoạt đắt tiền khác.

“Trước đây, để có cái ăn, miềng phải vô rừng chặt gỗ, rồi phạm phải một sai lầm lớn là bắt cóc cán bộ kiểm lâm... Chừ mình được các cán bộ xã, bộ đội biên phòng giúp đỡ cấp đất và bày cách trồng cái rừng để sống. Chừ miềng phải trồng cái rừng thiệt tốt để sống thôi, không đi chặt gỗ phá rừng nữa mô” – Lành chia sẻ. Về đầu trang

Cả làng ‘kiếm’ tiền tỷ nhờ vào rừng nhặt… của rơi(Nguoiduatin.vn 15/12, tác giả Ngô Huyền; Infonet.vn 15/12)

Cứ đến mùa hạt dẻ rụng, người dân xã Quảng Lưu và các vùng lân cận lại kéo nhau

Một người dân đang tìm nhặt... của rơi (hạt dẻ).

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

vào rừng nhặt… của rơi. Ít ai biết, công việc ‘bán thời gian’ này đã giúp cả làng kiếm về tiền tỷ.

Rừng hạt dẻ nói trên nằm ở xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Mùa hạt dẻ rụng bắt đầu từ tháng 10-11 (dương lịch) hàng năm, trùng khớp với mùa nông nhàn, nên hàng trăm người dân ở Quảng Lưu và các vùng lân cận lại kéo nhau đi nhặt… “của rơi” (hạt dẻ).

Khi chúng tôi đến cũng là lúc một số người dân đang cười nói rôm rả, trên vai mang vác một bao tải nặng trĩu hạt dẻ bước ra khỏi rừng.

Từng nhiều lần ăn hạt dẻ nhưng đến hôm nay, chúng tôi mới thực sự biết được cách làm thế nào để người ta có thể hái được hàng bao tải cái thứ hạt nhỏ như đầu ngón tay này?.

Theo một người đi hái dẻ giải thích, cây dẻ ra hoa vào mùa đông rồi phát triển thành quả, cho đến mùa thu hạt dẻ mới bắt đầu chắc thịt, cứng vỏ.

Khi quả đã chín hoặc gặp mưa thì lớp vỏ bên ngoài sẽ nứt, rơi hạt xuống đất. Những người đi nhặt hạt dẻ sẽ tìm nhặt những hạt rụng xuống đất đó.

“Có rất nhiều cách để nhặt được nhiều hạt dẻ, thông thường chúng tôi chỉ cần rung mạnh vào thân cây cho hạt rụng thêm xuống để nhặt. Công việc này không có gì nặng nhọc, nhưng đổi lại phải chăm chỉ và nhanh tay, nhanh mắt”, anh Nguyễn Văn Quang, xã Quảng Lưu cho biết.

Được hỏi về công việc bán thời gian của mình, chị Đặng Thị Như (thôn Vân Tiền) chia sẻ: “Đã thành thói quen, cứ đến tháng 10-11 hàng năm, người dân chúng tôi lại vào rừng nhặt hạt dẻ. Nhờ có như vậy, chúng tôi mới có thêm đồng ra, đồng vào để đắp đổi những ngày giao vụ”.

Theo tìm hiểu, trung bình mỗi người nhặt được khoảng 10kg hạt dẻ/ngày, người dân không phải đi bán mà có thương lái đến thu mua ngay tại rừng.

“Giá cả hạt dẻ lên xuống theo từng năm. Như những năm ít quả thì giá giao động khoảng 30 nghìn/1kg, nhưng năm nay, cây sai quả, nhiều người đi nhặt thì giá hạ xuống chỉ còn 20 nghìn/1kg. Như vậy, tính sơ sơ, vào mùa dẻ rụng, mỗi người dân chúng tôi cũng “kiếm” được ít nhất từ 200 – 300 nghìn đồng mỗi ngày”, chị Như chia sẻ.

Công việc mang tính chất thủ công, nên ngoài người lớn còn có rất nhiều trẻ em tham gia. “Tranh thủ những buổi được nghỉ học, cháu lại theo mẹ và các chị vào rừng nhặt hạt dẻ. Với số tiền bán được, cháu có thể phụ giúp mẹ mua sách vở, quần áo mới…”, một em học sinh theo mẹ vào rừng hái dẻ vui vẻ cho biết.

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Theo thống kê của UBND xã Quảng Lưu, sản lượng hạt dẻ của người dân mỗi năm trung bình khoảng 100 – 120 tấn, với mức giá bình quân 20.000/kg đã mang lại nguồn thu hơn 2 tỷ đồng cho người dân toàn xã.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ có người dân xã Quảng Lưu mà còn hàng trăm người dân ở các xã lân cận cũng vào rừng nhặt.. của rơi, vì vậy thực tế số lượng còn lớn hơn nhiều.

Anh Cao Hoài Nam đến từ xã Quảng Tiến cho biết: "Mặc dù ở xã khác, nhưng đến mùa, tôi vẫn tranh thủ vào rừng nhặt hạt dẻ. Nhờ công việc này, một tháng tôi cũng có thể kiếm được từ 5-7 triệu đồng phụ giúp chi tiêu trong gia đình”.

"Để có rừng hạt dẻ xanh ngút tầm mắt như ngày hôm nay là cả một quá trình gian nan của cấp chính quyền và người dân ủng hộ. Và rừng đã không phụ lòng người, ngoài ý nghĩa về mặt sinh thái, rừng còn giúp người dân thu về tiền tỷ từ công việc nhặt hạt dẻ”, ông Biền Ngân, Chủ tịch kiêm Bí thư xã Quảng Lưu phấn khởi cho biết. Về đầu tranghttp://www.nguoiduatin.vn/tin-tuc-ca-lang-kiem-tien-ty-nho-vao-rung-nhat-cua-roi-a219677.html

Còn 174 đường ngang mất an toàn cần cảnh giới(Giao Thông Online 15/12, tác giả Thiện Anh)

Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), đến nay vẫn còn 174 đường ngang mất an toàn cần cảnh giới.

Đến nay, 33 tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua mới tổ chức được 117 điểm chốt gác tại các đường ngang có nguy cơ cao mất ATGT đường sắt. Trong đó Thanh Hóa tổ chức được nhiều điểm chốt gác nhất với 13 điểm, tiếp sau là Đà Nẵng và Hà Nội mỗi địa phương tổ chức được 12 điểm cảnh giới đường ngang.

Đáng chú ý là nhiều địa phương gia tăng TNGT đường sắt trong thời gian qua như Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị... lại không tổ chức được một chốt gác nào.

Đặc biệt là Phú Thọ trong năm 2015, số vụ TNGT đường sắt tăng 1.500%, tăng 200% số người chết và tăng đến 900% số người bị thương so với cùng kỳ nhưng cũng không tổ chức được một chốt cảnh giới nào.

Hay như Quảng Trị, số vụ TNGT đường sắt tăng 260%, số người chết tăng 150% nhưng cũng không tổ chức được một chốt cảnh giới nào dù số lượng đường ngang khá nhiều. Đến nay, các tỉnh này mới chỉ đề nghị tổ chức cảnh giới tại những đường ngang có nguy cơ TNGT cao.

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Theo thống kê trên tuyến đường sắt đi qua 33 tỉnh, thành cả nước, còn khoảng 174 điểm đường ngang cần người cảnh giới để đảm bảo ATGT; Trong đó Nghệ An và Đồng Nai có nhu cầu nhiều nhất với 17 điểm mỗi địa phương, tiếp sau là Quảng Bình 16 điểm, Bình Thuận cần cảnh giới tại 15 điểm. Về đầu tranghttp://www.atgt.vn/con-174-duong-ngang-mat-an-toan-can-canh-gioi-d131499.html

III. Xã hội

Hiểm họa rình rập cổng trường(Tiền Phong 16/12, tr7, tác giả Hoàng Dương - Hoàng Nam)

Lợi dụng sở thích ăn quà vặt và sự thiếu hiểu biết của trẻ con, tại các cổng trường từ nông thôn đến thành thị của Quảng Bình, hàng quán với các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ mọc lên như nấm. Đã có học sinh nguy kịch phải nhập viện, hay tử vong sau

khi ăn quà vặt trước cổng trường.

Màu sắc sặc sỡ và rẻ

Dạo một vòng địa bàn TP Đồng Hới, trước cổng chính, cổng phụ của các trường học đều ken đặc hàng quán biển hiệu bắt mắt, các kệ hàng trườn ra cả lề đường với vô số sản phẩm kẹo bánh, nước uống màu sắc sặc sỡ. Trong vai một phụ huynh chờ đón con trước cổng trường tiểu học Đồng Phú, hỏi chuyện một nữ chủ cửa hàng tạp hóa, bà cho biết: Hàng hóa trong cửa hàng của bà phải có gần 100 loại sản phẩm, từ bánh kẹo đến nước uống. Có thứ thì bà nhập từ đại lí, có thứ xe ô tô mang đến tận quán giao cho cửa hàng.

Hỏi một lốc nước ngọt, có màu hồng, trong chai nhựa 300ml, bà chủ quán nhanh nhẩu: “Nước ngọt của Thái Lan đó chú, hai nghìn một chai”. Thắc mắc vì nhìn mãi chẳng thấy tem nhập khẩu, ngày sản xuất, hay hạn sử dụng, bà chủ quan liến thoắng tiếp thị: “Chú yên tâm đi, hàng Thái Lan thiệt đó. Hạn sử dụng thì chú khỏi lo, cứ hai ngày tui nhập một lần, có hàng ế đâu mà sợ hết hạn sử dụng”.

Quay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu nổi tiếng nào của Việt Nam. Và điều đặc biệt, thứ nào cũng rẻ, giá chỉ bằng 1/3 so với thị trường chung. Ở các quán hàng này, 500

Hàng quán bủa vây trường học.

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

đồng có thể mua được vài cái kẹo hay bánh để ăn.“Tiền mô nơi bọn con nít, nên phải bán rẻ rứa đó, lời lãi được mấy mô chú” – bà chủ quán phân trần.

Chủ quán kế bên là một cụ già chừng 70 tuổi, có vẻ thật thà hơn khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: “Mệ nhập ở mô không có biết mô chú. Bán hàng cho trẻ con phải theo thị hiếu, màu sắc bắt mắt, ngọt lịm thì chúng mới mua”.

Một phụ huynh chờ đón con than phiền: “Biết hàng hóa ở đây toàn phẩm màu độc hại, cấm con ăn nhưng có được đâu chú. Thấy bạn ăn, con mình khóc đòi ăn. Chiều con nên đôi lúc cũng đành tặc lưỡi”.

Một giáo viên ở trường tiểu học Đồng Phú cho biết: Nhiều phụ huynh học sinh không ý thức được sự nguy hiểm của việc ăn quà vặt. Cứ cho con tiền, còn việc các con mua cái gì để ăn thì họ không hề kiểm soát. Thậm chí, không ít phụ huynh có con học lớp 1, thấy con khóc mỗi khi vào lớp, lại kéo ra quán, con chỉ cái gì mua cái ấy.

Tương tự, một số quán bán đồ ăn vặt trên đường Dương Văn An cạnh trường tiểu học, trường THCS Đồng Mỹ, các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan, học sinh vào ra rất tấp nập. Trong một quán nhỏ, nước ngọt pha từ can cáu bẩn được gọi là nước chanh. Những học sinh như cháu Bảo N. hồn nhiên nói: “Cháu thích uống nước màu đỏ, bạn cháu thích nước màu xanh. Dì bán nước rót xong lấy bột màu trong từng lọ đổ vào, đứa mô cũng uống cả, ngọt và thơm lắm”.

Trong lúc đó, nhiều phụ huynh học sinh ở các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch… phản ánh: Trước các trường học ở đây cũng bán nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đặc biệt, có một loại kẹo mút chất liệu là polimer với đường. Nhiều học sinh mút loại kẹo này một hồi, phát hiện kẹo được làm bằng bao ni lon cuộn tròn. Một số phụ huynh mang về ngâm vào nước, sau một hồi, từ viên kẹo tròn rã ra những tấm ni lon dạng túi đựng hàng của các bà đi chợ.

“Thần chết” đã gõ cửa

Mới đây, cháu Hồ Thị Kiều Anh (11 tuổi), ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch phải nhập viện cấp cứu vì toàn thân mẩn đỏ, phồng rộp nghiêm trọng như bị bỏng, kèm loét miệng, khó thở sau khi uống một chai nước Rồng Đỏ không rõ nguồn gốc.

Một trường hợp khác, cách đây chục ngày, cháu Đ. Th. Tr. M. học lớp 7, trường THCS số 1 Đồng Sơn đã bị ngộ độc sau khi uống 2 lon nước Rồng Đỏ bán dọc vỉa hè và ăn vặt tại một quán thức ăn nhanh trên đường Hai Bà Trưng tại phường Đồng Phú, TP Đồng Hới. Các triệu chứng của cháu M. cũng giống cháu Anh, gia đình đã đưa cháu M. nhập viện đa khoa Đồng Hới.

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Tại đây cháu được can thiệp tích cực nhưng bệnh tình quá nặng nên được chuyển viện Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới. Bác sĩ bệnh viện này cũng áp dụng các phương pháp trị liệu như một vụ ngộ độc thông thường, tuy nhiên gia đình thấy cháu ngày càng yếu đi nên đã xin chuyển vào bệnh viện TW Huế. Lúc xe chuyển đến gần cổng bệnh viện TW Huế thì cháu M tử vong.

Các bác sỹ ở bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho biết, cháu M. bị suy đa phủ tạng, mà xuất phát điểm từ đường ruột, nhưng vẫn chưa thể xác định cháu bị ngộ độc thực phẩm hay do nguyên nhân khác.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chi cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Bình cho biết, trường hợp cháu M. tử vong, đơn vị đã lên tìm hiểu tại bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới. Phía cơ quan có sản phẩm nước Rồng Đỏ cũng đã đến Quảng Bình xuất trình các giấy tờ hợp pháp về việc lưu hành sản phẩm nước ngọt này. Về đầu trang

Hồ Ngọc Hà hội ngộ Mỹ Lệ trong lễ khai mạc LHTHTQ lần thứ 35(VTVNews 16/12, tác giả Chi Nguyễn; Giao Thông 16/12, tr13; Giáo Dục & Thời Đại 16/12, tr9)

Trong lễ khai mạc LHTHTQ lần thứ 35 diễn ra tối nay (16/12), ca sĩ Hồ Ngọc Hà và ca sĩ Mỹ Lệ sẽ chung vui với những người làm truyền hình cả nước khi hát về quê hương mình.

Những ngày qua, không khí ngày hội lớn nhất trong năm của ngành truyền hình đã thêm phần nhộn nhịp khi các đoàn đại biểu dự Liên hoan Truyền hình toàn quốc (LHTHTQ) lần thứ 35 tề tựu về TP Đồng Hới. Cùng với đó, công tác chấm thi của Ban giám khảo đã diễn ra liên tục từ sáng 14/12 để kịp đánh giá, lựa chọn các tác phẩm xuất sắc nhất trao giải trong kỳ Liên hoan năm nay.

Sau nhiều ngày chuẩn bị chu đáo, tối nay (16/12), LHTHTQ lần thứ 35 sẽ chính thức được khai mạc. Trong lần đầu tiên tổ chức tại Quảng Bình, lễ khai mạc LHTHTQ lần thứ 35 sẽ mang đến cho các vị đại biểu và khán giả cả nước một không gian đậm nét văn hóa của mảnh đất miền Trung này qua những ca khúc viết về Quảng Bình được nhiều người yêu mến. Buổi lễ có sự góp mặt của ca sĩ Hồ Ngọc Hà, ca sĩ Mỹ Lệ - những người con của vùng đất Quảng Bình và các ca sĩ trưởng thành từ cuộc thi Sao mai 2015 - Hồng Ngọc, Bảo Yến, Thu Hằng.

Đan xen giữa các tiết mục nghệ thuật sẽ là những phóng sự về không khí trước thềm LHTHTQ lần thứ 35, công tác chuẩn bị của Ban tổ chức và những hoạt động đã được triển khai sớm tại kỳ Liên hoan năm nay. Bên cạnh đó, 50 giám khảo tham gia chấm thi tại LHTHTQ 35 cũng được Ban tổ chức giới thiệu tới khán giả trong lễ khai mạc này.

19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Năm nay, đảm nhận vai trò dẫn chương trình lễ khai mạc LHTHTQ lần thứ 35 là MC Thùy Linh và MC Hồng Phúc.

Lễ khai mạc LHTHTQ lần thứ 35 sẽ được THTT trên kênh VTV1 vào 20h00 hôm nay (16/12) từ Hội trường Sun spa Resort (đường Mỹ Cảnh, phường Bảo Ninh, TP Đồng Hới). Mời quý vị chú ý đón xem! Về đầu tranghttp://vtv.vn/goc-khan-gia/ho-ngoc-ha-hoi-ngo-my-le-trong-le-khai-mac-lhthtq-lan-thu-35-20151216010936468.htm

Không khí khẩn trương trước giờ khai mạc LHTHTQ lần thứ 35(VTVNews 16/12, tác giả Đ.L; Thể Thao & Văn Hóa Online 16/12, tác giả Linh Lan; Tuổi Trẻ 16/12, tr15, tác giả L.Giang)

Buổi tổng duyệt khai mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 35 đã diễn ra sáng nay (16/12) tại Hội trường Sun spa Resort (Quảng Bình).

Lễ khai mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 35 sẽ diễn ra vào 20h00 hôm nay (16/12) tại Hội trường Sun Spa Resort. Để buổi lễ diễn ra suôn sẻ, Ban tổ chức LHTHTQ 35 đã có buổi tổng

duyệt chương trình trong sáng nay. Buổi tổng duyệt cũng có sự tham dự của ông Phạm Việt Tiến - Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Chủ tịch LHTHTQ lần thứ 35. Về đầu tranghttp://vtv.vn/truyen-hinh/khong-khi-khan-truong-truoc-gio-khai-mac-lhthtq-lan-thu-35-20151216121820515.htm

NB Lê Khánh Hòa: "Hy vọng các đại biểu cảm nhận sâu sắc những thay đổi của tỉnh Quảng Bình"(VTVNews 16/12, tác giả Đ.L)

Nhà báo Lê Khánh Hòa - Giám đốc Đài PT-TH Quảng Bình, Trưởng Ban tổ chức LHTHTQ 35 đã có những chia sẻ về công tác chuẩn bị trước khi diễn ra lễ khai mạc LHTHTQ 35.

Một tiết mục trong buổi tổng duyệt khai mạc LHTHTQ lần thứ 35

Nhà báo Lê Khánh Hòa - Giám đốc Đài PT-TH Quảng Bình

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Theo nhà báo Lê Khánh Hòa - Giám đốc Đài PT-TH Quảng Bình, Trưởng Ban tổ chức LHTHTQ 35, trong lần đầu tiên đăng cai tổ chức LHTHTQ, Đài PT-TH Quảng Bình đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành địa phương để đẩy mạnh việc quảng bá, chuẩn bị chu đáo công tác đón tiếp đại biểu về dự Liên hoan. Nhà báo Lê Khánh Hòa cũng nhấn mạnh: “Những kỳ liên hoan trước đây, Đài Truyền hình Việt Nam đều chọn các tỉnh, thành phố lớn làm nơi đăng cai tổ chức. Việc lựa chọn một tỉnh nhỏ như Quảng Bình, xa những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn, để tổ chức một sự kiện mang tầm quốc gia như Liên hoan Truyền hình toàn quốc là một quyết định có sự cân nhắc kỹ lưỡng của Đài THVN.

Điều này cũng chứng tỏ rằng Đài THVN đã ghi nhận sự trưởng thành của Đài PT-TH Quảng Bình trong thời gian qua. Nhằm đáp lại niềm tin của Đài THVN, tỉnh Quảng Bình nói chung và Đài PT-TH Quảng Bình nói riêng đang nỗ lực, quyết tâm hoàn thành một cách tốt nhất các phần việc của đơn vị đăng cai LHTHTQ”.

Trên cương vị Trưởng Ban tổ chức LHTHTQ lần thứ 35, nhà báo Lê Khánh Hòa bày tỏ: “Thông qua kỳ LHTHTQ năm nay, hy vọng những người làm truyền hình trên cả nước và các đại biểu quốc tế có thể cảm nhận sâu sắc những thay đổi của mảnh đất nghèo khó, kiên cường, anh dũng một thời; cảm nhận rõ hơn một Quảng Bình với những giá trị thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn, giàu tiềm năng phát triển, có những gam màu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đặc biệt là sự mến khách, thân thiện của người dân Quảng Bình”.

“Liên hoan Truyền hình toàn quốc là cuộc hội ngộ của những người làm truyền hình trong cả nước với những hoạt động nghiệp vụ mang tính chuyên sâu. Ngoài việc được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, Liên hoan còn giúp các Đài PT-TH địa phương có dịp cọ xát, khẳng định mình và từng bước nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình. Những tác phẩm đạt giải cao tại mỗi kỳ Liên hoan Truyền hình toàn quốc là thành quả lao động, sự sáng tạo đáng trân trọng của những người làm báo hình trong cả nước và là món quà tinh thần quý giá dành cho khán giả.

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 35 được tổ chức tại Quảng Bình là dịp để đội ngũ PV, BTV của Đài PT-TH Quảng Bình được giao lưu, học hỏi với các Đài bạn, được tiếp cận tư duy, công nghệ, cách làm truyền hình hiện đại, từ đó ứng dụng vào thực tiễn hoạt động nghiệp vụ của mình. Việc tổ chức một sự kiện mang tầm quốc gia còn là cơ hội để Đài PT-TH Quảng Bình tích lũy kinh nghiệm về công tác tổ chức các sự kiện quan trọng của tỉnh, của ngành trong những năm tiếp theo” - Trưởng Ban tổ chức LHTHTQ 35 chia sẻ thêm.

Tại kỳ Liên hoan năm nay, các tác phẩm dự thi của Đài PT-TH Quảng Bình chủ yếu tập trung vào đề tài phát triển tiềm năng du lịch, những đổi thay về kinh tế - xã hội và những nét văn hóa đặc trưng của người dân Quảng Bình. Nhà báo Lê Khánh Hòa nhấn mạnh: “Mỗi tác phẩm dự thi của Đài PT-TH Quảng Bình đều

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

là tâm huyết, tình cảm của tác giả và đều mang thông điệp, tư tưởng tích cực đối với cuộc sống, đối với mọi người. Đó là món quà của những người làm truyền hình tại Đài PT-TH Quảng Bình gửi tặng các đồng nghiệp trên cả nước”. Về đầu tranghttp://vtv.vn/truyen-hinh/nb-le-khanh-hoa-hy-vong-cac-dai-bieu-cam-nhan-sau-sac-nhung-thay-doi-cua-tinh-quang-binh-20151216000501843.htm

Quảng Bình: Tuyên truyền Luật BHXH để bảo vệ quyền lợi người lao động (Lao Động 16/12, tr5, tác giả Lê Phi Long; Lao Động Online 15/12)

LĐLĐ TP.Đồng Hới (Quảng Bình): Tuyên truyền cho 220 cán bộ CĐ, cán bộ thực hiện công tác BHXH cho NLĐ trong các cơ quan, đơn vị, DN trên địa bàn TP.Đồng Hới về những nội dung cơ bản của Luật BHXH, Luật BHYT; quyền và trách nhiệm của người sử dụng LĐ, NLĐ. Về đầu trang

Chuyện tình của một vị tướng: Một lần gặp cả đời yêu(Đời Sống & Pháp Luật Online 16/12, tác giả Trinh Phúc)

Dù đã bước sang tuổi 91, nhưng Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 vẫn nhớ như in từng chi tiết trong câu chuyện tình yêu đặc biệt của mình.

Cưới được vợ nhờ một lần nghỉ phép

Tuy gặp nhau có một lần nhờ “mai mối” rồi cưới nhau,

nhưng câu chuyện tình của vị tướng này đầy những tình tiết xúc động cứ ngỡ chỉ bắt gặp trong tiểu thuyết.

Ít người biết rằng, trong cuộc đời binh nghiệp đầy sôi động của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước lại có một câu chuyện tình hết sức lãng mạn, đậm chất tiểu thuyết. Ngồi trò chuyện với ông, được nghe ông kể về đời lính của ông, tôi thực sự cuốn hút bởi câu chuyện tình của ông với bà Phan Thị Thuỷ, vợ của ông.

Mải mê đánh giặc, đến năm 32 tuổi ông vẫn chưa có mảnh tình vắt vai. Cả nhà cho rằng “ông ế”, vì thời đó cái tuổi của ông là đã quá già để thành lập gia đình. Năm 1957, ông được cử ra Hà Nội học quân sự, trên đường ra Bắc, khi về qua quê Nghệ An, ông được về thăm nhà vài hôm. Trong thời gian đó, ông đến thăm và nói chuyện với Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc. Khi Bí thư Huyện ủy hỏi chuyện vợ con, ông thật thà kể hoàn cảnh của mình. Quý người lính mải mê với chiến

22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

trường, ông Bí thư Huyện uỷ Nghi Lộc giới thiệu: “Tôi có đứa cháu, nếu anh ưng thì sẽ gả cho”. Chẳng nghĩ nhiều, ông vội gật đầu đồng ý luôn.

Lúc đó, tư tưởng phong kiến còn nặng nề nên con gái ít được tiếp xúc với con trai. Hơn nữa, thời gian về quê của ông chỉ vỏn vẹn có hai ngày. Vì thế, sau khi được ông Bí thư Huyện uỷ giới thiệu, ông chỉ có cơ hội gặp bà Phan Thị Thuỷ (lúc đó 18 tuổi) chỉ duy nhất một lần khi ông đến nhà chơi. Sau lần gặp đó, ông ra Hà Nội học nhưng hình ảnh thẹn thùng của bà Thuỷ khiến ông lưu luyến mãi. Yêu bà ngay từ lần gặp đầu tiên, ông đã làm việc quan trọng của đời mình theo cách thần tốc nhất có thể, đó là đánh điện khẩn về nhà: “Nếu đồng ý cho cưới thì về cưới luôn” và gia đình bên kia cũng đồng ý.

Vậy là chỉ gặp người con gái ấy một lần, sau 15 ngày học tập ở Hà Nội, ông xin về quê và tổ chức đám cưới. Theo tướng Thước, “lúc đó là tháng 5 (âm lịch), năm 1957, trời nóng và nắng như đổ lửa. Thông thường, chẳng ai cưới vào mùa hè, nhưng với tôi, khi ấy không cưới thì sẽ chẳng bao giờ cưới được. Tôi cho rằng, mình may mắn vì đã lấy được vợ, bởi trước đó gia đình nói rằng, số tôi có lẽ phải chịu cảnh “mồ côi vợ”, không thể lấy được ai”.

Cưới xong, ông chỉ có vỏn vẹn 7 ngày bên vợ, rồi lại tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ. Ông cùng sư đoàn phải vào ngay giới tuyến Quảng Bình. Hai vợ chồng đành phải xa nhau. Ở cái tuổi của ông thời đó, người ta đã có con bồng con bế, còn hai vợ chồng ông lại biền biệt xa nhau. Trong điều kiện chiến tranh, khao khát bình dị được gần nhau và có một đứa con khó khăn vô cùng. Hiểu ông, thương ông, bà Thuỷ đã táo bạo khăn gói vào Quảng Bình, dựng lán trại gần nơi chồng đóng quân, bất chấp điều kiện thiếu thốn và nguy hiểm của đạn bom nơi giáp ranh chiến tuyến.

Cuộc hội ngộ bất ngờ

Cuộc sống thời đó gian khổ, bà Thuỷ phải ăn khoai, ăn sắn, vất vả sống để được gần ông và sinh cho ông một đứa con. Thế rồi, hạnh phúc vỡ oà khi năm 1964, vợ chồng ông vui mừng đón đứa con gái đầu lòng.

Chiến tranh ngày một ác liệt, Quảng Bình trở thành tuyến lửa. Lúc con gái được 10 tháng, là người lính, chuẩn bị vào chiến trường khốc liệt, ông về nói dối vợ: ““Anh đi xem bói, năm nay nếu mình không sinh thêm con thì mình chỉ được một đứa con thôi”. Vợ tôi khi ấy đấu tranh nhiều lắm, vì con mới được 10 tháng, nhưng rồi vợ tôi cũng quyết định có bầu đứa thứ hai”.

Cậu con trai thứ hai chào đời lúc 11h, thì 12h tướng Thước nhận lệnh đi B, kể từ đó hai người xa nhau. “Hai năm đầu, tôi nhận được hai lá thư từ gia đình, trong đó có một lá thư kèm bức ảnh của ba mẹ con mà tôi vẫn giữ đến tận bây giờ, dù đã bị bom, cháy một góc. Sau đó, trong suốt 10 năm trời đằng đẵng, tôi không có bất cứ thông tin gì về cho vợ con hay gia đình ở quê” – tướng Thước nhớ lại.

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

Kể về tình yêu của hai vợ chồng thời chiến, tướng Thước nhớ mãi kỷ niệm gặp nhau đầy bất ngờ tại phà Bến Thuỷ (trên sông Lam, giáp danh giữa Nghệ An và Hà Tĩnh). Theo đó, năm 1974, sau 10 năm đi đánh Mỹ, anh lính mới được gặp lại vợ. Vợ ông, sau 10 năm bặt tin chồng, tự vào Quảng Bình hỏi thăm. Bà vào nhưng không tìm được ông nên đành trở ra. Tình cờ, lúc đó, ông được cấp trên triệu tập ra Bắc để nhận mệnh lệnh giải phóng Tây Nguyên.

Cùng trong ngày hôm đó, tại đất Quảng Bình, vợ ông đi chuyến xe trước trở ra, tướng Thước đi chuyến xe sau. Nhà phà phải đợi đủ người mới xuất hành. Vậy là xe bà, xe ông cùng được lên một chuyến phà. Tình cờ gặp nhau, cả hai ông bà mừng rơi nước mắt.

“Một người trở ra vì không tìm được chồng, một người đi 10 năm mới về nhà gặp vợ, con. Tưởng rằng sẽ gặp nhau ở nhà (bên kia phà Bến Thủy là nhà ông bà), nhưng lại gặp nhau trên chuyến phà lênh đênh sông nước”, tướng Thước xúc động nhớ lại. Gặp nhau trên chuyến phà đó, bà chạy ra ôm chầm lấy ông đầy ngỡ ngàng. Hai người gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Vợ ông khóc như chưa bao giờ được khóc.

“Khi về nhà, hai đứa con thấy cha về sợ hãi bỏ chạy vì “tự nhiên có ông đen thui, gầy gò, hom hem vào nhà cùng mẹ”” – tướng Thước nhớ lại. Về đầu tranghttp://www.doisongphapluat.com/doi-song/gia-dinh-tinh-yeu/chuyen-tinh-cua-mot-vi-tuong-mot-lan-gap-ca-doi-yeu-a124488.html

Kỳ lạ chú heo sinh ra có 8 cái chân ở Quảng Bình(Infonet.vn 15/12)

Sau khi được sinh ra, chú heo kỳ lạ này khiến chủ nhân vô cùng ngạc nhiên khi có đến 8 cái chân, 4 cái lỗ mũi, 4 cái lỗ tai và có trọng lượng gấp đôi bình thường.

Chủ nhân của chú heo kỳ lạ trên là anh Trần Bá Duy (36 tuổi, trú tại phường Bình Tân, Tx Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: "Chú heo được sinh ra lúc 10 giờ sáng ngày 10-12 trong một đàn 13 chú heo con. Tuy nhiên, chú heo này đã chết chỉ sau khi chào đời khoảng 10 phút".

Anh Duy cho biết thêm: “Đây là lứa sinh thứ 6 của heo mẹ, những lần đẻ trước tất cả heo con sinh ra đều khỏe mạnh bình

thường. Nhưng lần này, tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy chú heo kỳ lạ này,

24

Page 25: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

con heo heo này có đến 4 lỗ mũi nằm liền nhau, 4 lỗ tai (2 lỗ tai ở trên, 2 lỗ tai hai bên). Nhìn chung nó giống như 2 con heo dính vào nhau vậy”.

Hiện tại anh Duy vẫn đang bảo quản xác của chú heo kỳ lạ này. Về đầu tranghttp://infonet.vn/ky-la-chu-heo-sinh-ra-co-8-cai-chan-o-quang-binh-post185764.info

IV. An ninh – Quốc phòng

Bắt giữ đối tượng vận chuyển 33,6kg pháo lậu(Hải Quan Online 16/12, tác giả Quang Hùng)

Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo (Cục Hải quan Quảng Bình) vừa phối hợp với lực lượng Biên phòng phát hiện đối tượng vận chuyển 33,6kg pháo nổ.

Ngày 13-12, tại khu vực cửa khẩu Cha Lo, Chi cục Hải quan cửa khẩuCha Lo phối hợp Phòng phòng, chống tội phạm ma túy, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên

phòng Quảng Bình) bắt quả tang Ngô Văn Cường (sinh năm 1967, quê ở Hưng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) vận chuyển 24 hộp pháo do Trung Quốc sản xuất, có trọng lượng 33,6kg.

Qua đấu tranh, Ngô Văn Cường khai nhận, toàn bộ số pháo trên là của Nguyễn Hải Long (sinh năm 1984, quê ở xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An), phụ xe tải BKS 37C - 15251. Long đã thuê Ngô Văn Cường vận chuyển về khu vực chợ cửa khẩu quốc tế Cha Lo với giá 1 triệu đồng.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng hoàn chỉnh hồ sơ, bắt người phạm tội quả tang đối với Ngô Văn Cường và Nguyễn Hải Long và tiến hành bàn giao người, tang vật, hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra Công an huyện Minh Hóa (Quảng Bình) tiếp tục điều tra, xử lý.

Trước đó, ngày 9-12, cũng tại cửa khẩu Cha Lo, lực lượng Hải quan - Biên Phòng và Công an tỉnh Quảng Bình đã bắt giữ đối tượng Phạm Văn Quản (sinh năm 1976), trú tại xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định vận chuyển trái phép 1 bánh heroin và 3 gói ni lon đựng nhiều gói chất bột màu

Tang vật 33,6kg pháo nổ.

25

Page 26: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewQuay sang kệ bánh kẹo, với hàng chục loại xanh, đỏ, tím, vàng… nhưng chẳng thấy một thương hiệu

trắng (Quản khai là heroin), trọng lượng 0,486 kg trên xe ô khách BKS Lào số 0360 nhập cảnh từ Lào vào Việt Nam.

Cùng ngày, lực lượng Hải quan và Biên phòng tiếp tục phối hợp kiểm traxe ô tô tải mang BKS: 38C-20565, do Phạm Văn Thịnh (sinh năm 1985), địa chỉ Đức Long, Đức Thọ, Hà Tỉnh, điều khiển nhập cảnh vào Việt Nam, phát hiện trên cabin xe có 4 hộp pháo hoa, do nước ngoài sản xuất, không có giấy tờ hợp lệ, tổng trọng lượng 4 kg. Qua điều tra ban đầu được biết số pháo trên là do Thịnh mua từ Lào đưa về Việt Nam để sử dụng. Về đầu tranghttp://www.baohaiquan.vn/pages/bat-giu-doi-tuong-van-chuyen-336kg-phao-lau.aspx

V. Điểm tin đã đưa

Tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vào tháng 5-2016, Bộ Ngoại giao phối hợp với tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức chương trình tham quan động Sơn Đoòng cho đoàn từ 7 đến 10 Đại sứ các nước tại Việt Nam. (Đại Đoàn Kết 16/12, tr3; VietnamPlus.vn 15/12; TTXVN 15/12; Nhân Dân Online 15/12; Công An Nhân Dân 16/12, tr6)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

26