cÔng trÌnh cỦa ngƯỜi viỆt - img.vietnamfinance.vn · việt nam và giúp đảm bảo...

49
WWW.NHADAUTU.VN - TẠP CHÍ CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI SỐ 96, THÁNG 8 - 2017 LÒ NÓNG, CỦI TƯƠI VÀ NGỌN LỬA NIỀM TIN HẦM ĐƯỜNG BỘ ĐÈO CẢ CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT NGHĨ VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI VỐN NƯỚC NGOÀI SẼ ĐỔ VÀO CÔNG NGHỆ, BẤT ĐỘNG SẢN, BÁN LẺ www.nhadautu.vn

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

WWW.NHADAUTU.VN - TẠP CHÍ CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

SỐ 96, THÁNG 8 - 2017

LÒ NÓNG, CỦI TƯƠIVÀ NGỌN LỬA NIỀM TIN

HẦM ĐƯỜNG BỘ ĐÈO CẢCÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT

NGHĨ VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘCTRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

VỐN NƯỚC NGOÀI SẼ ĐỔ VÀOCÔNG NGHỆ, BẤT ĐỘNG SẢN, BÁN LẺ

www.nhadautu.vn

Page 2: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

KHU PHỨC HỢPVăn phòng – Nhà ở - Trung tâm thương mại

sầm uất bậc nhất trục đường Lê Văn Lương – Tố Hữu

CHOTHUÊ

VĂN PHÒNGCHUYÊN NGHIỆP

KẾT NỐI CÙNG PHÁT TRIỂNNÂNG TẦM VỊ THẾ

0962 350 861HOTLINE

Tòa văn phòng đạt chứng chỉ xanh EDGE/ Ngân hàng Thế giới

Kính Low-e 2 lớp chống nóng, khí tươi được cấp đến từng sàn

Quản lý chuyên nghiệp bởi PMC: An ninh, Lễ tân, Kỹ thuật… trực 24/7

Trục đường kết nối trung tâm thủ đô Hà Nội

58 Tố Hữu, Hà Nội

Page 3: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

38 Tài chính ngân hàngVIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC MSCI NÂNG HẠNG?

GỠ KHÓ CHO NHÀ ĐẦU TƯ PPP BẰNG QUY ĐỊNH LÃI SUẤT

TÍN HIỆU LÀNH TỪ VIỆCGIảM LÃI SUẤT CHO VAY

MỤC LỤC

10

64

80

72

88

Thời sự kinh doanh đầu Tư

PháP luậT đầu Tư

hiệP hội - địa Phương

Chuyên đề: Biểnmiền Trung hồi sinh

QuỐC TẾ

TỔNG BIÊN TẬP

TS. Nguyễn Anh Tuấn

HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

GS. TSKH Nguyễn Mại, GSTS. Nguyễn Xuân Thắng,TS. Võ Trí Thành, TS. Đỗ Nhất Hoàng,

TS. Đinh Hoàng Thắng, TS. Mai Thanh Hải, TS. Hoàng Văn Huấn, TS. Trần Đình Thiên,

TS. Trần Du, LS. Trần Hữu Huỳnh, TS. Huy Nam, Nguyễn Văn Toàn

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

TS. Nguyễn Anh TuấnHoàng Anh Minh, Phạm Đức Sơn,

Nguyễn Phong Cầm,Nguyễn Thanh Hà, Trường Ca

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Tầng 7, số 65 Văn Miếu, Q. Đống Đa, TP. Hà NộiĐT: (024) 3537 8262 - Fax: (024) 3537 8263

Email: [email protected]: www.nhadautu.vn

QUẢNG CÁO VÀ PHÁT HÀNH

Bà Phạm Thị HoaĐT: 0932 106 587

Email: [email protected]

THIẾT KẾ

Nguyễn Khắc Thắng

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN

Số 89/GP-BTTTT cấp ngày 08/04/2013 củaBộ Thông tin - Truyền thông

ISSN 1859 - 0888

In tại Nhà in Tiến Bộ, Hà Nội

NHÂN QUốC KHáNH LẦN THứ 72:NGHĨ VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

ĐIỂM MặT NGÀNH NGHỀ KINH DO-ANH CÓ ĐIỀU KIỆN CẦN BÃI Bỏ

HẦM ĐƯờNG BỘ ĐèO Cả,CôNG TRÌNH CủA NGƯờI VIỆT

26 BấT động sảnĐáNH THUẾ TÀI SảN:HỢP LÝ, CẦN THIẾT, NHƯNG…

TOÀN CảNH CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ CủA TẬP ĐOÀN MƯờNG THANH

ĐẦU TƯ CONDOTEL TRONG BốI CảNH MỚI: LỢI NHUẬN CAO, RủI RO LỚN

56 Chuyên đề: Triển vọng Thị Trường m&a

M&A 2017-2018: CHờ NHỮNG ‘BOM TẤN’ THOáI VốN, CỔ PHẦN HÓA

VốN NƯỚC NGOÀI Sẽ ĐỔ VÀOCôNG NGHê, BẤT ĐỘNG SảN, BáN Lẻ

THIẾU ĐẤT SẠCH, M&A VÀO BẤT ĐỘNG SảN VẫN KHIêM TốN

LÒ NÓNG, CủI TƯƠIVÀ NGọN LửA NIỀM TIN

NẾU DỪNG Mỏ SắT THẠCH KHê: TIỀN ĐÃ TIêU, AI BỒI THƯờNG?

CHủ DOANH NGHIỆP FDI Bỏ TRốN: NGƯờI LAO ĐỘNG LIêU XIêU VÌ BỊ NỢ LƯƠNG, QUỴT BảO HIỂM

KẾT THúC Dự áN TCV:NHỮNG KẾT QUả VÀ Sự LAN TỏA

“PHáT TRIỂN CHUÔI GIá TRỊCÀ PHê BỀN VỮNG”

THU HúT FDI ở PHú THọ: CƠ HỘI VÀ THáCH THứC

DU LỊCH MIỀN TRUNG “THứC DẬY” SAU Sự Cố MôI TRƯờNG BIỂN

NGƯ DÂN ĐÃ QUAY VỀ BáM BIỂN

GIảI QUYẾT DứT ĐIỂM VƯỚNG MắC TRONG ĐỀN BÙ THIỆT HẠI

VIỆT NAM - ASEAN - HOA Kỳ:Sự TRÙNG HỢP NGẫU NHIêNĐẦY Ý NGHĨA

TẠI SAU DONALD TRUMP THÀNH CôNG MÀ VẫN BỊ PHảN ĐốI?

GEOGRE SOROS: ĐẰNG SAU BỘ ÓC CủA NHÀ ĐẦU CƠ ƯA MẠO HIỂM Số 1

SỐ 96THÁNG 8 - 2017

www.nhadautu.vn

Page 4: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Số tạp chí này đến tay bạn đọc vào đúng dịp kỷ niệm 72 năm ngày Quốc khánh 2/9. Sự chuyển động tích cực của nền kinh tế, thành quả của tiến trình hội nhập và

những động thái mới trong đấu tranh phòng chống tham nhũng cùng những quyết sách mới của Đảng và Nhà nước về phát triển Kinh tế - xã hội đang củng cố niềm tin về một đất nước Việt Nam đổi mới, đột phá mạnh mẽ để giữ vực độc lập dân tộc và vươn tới sự phồn thịnh.

Tuy nhiên, con đường phía trước còn không ít gian nan, đòi hỏi phải phát huy trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam, hành động mạnh mẽ để sớm đưa các quyết sách mới vào cuộc sống. Về kinh tế, đó là hành động để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ rào cản đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước, xử lý nợ xấu; đa dạng hoá các hình thức đầu tư bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, trong đó có hình thức hợp tác công

tư (PPP), mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) nhằm thu hút nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Đó cũng là hành động để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng.

Đó cũng là những chủ đề chính được đề cập trong số tạp chí này. Ngoài chuyên đề “Triển vọng thị trường M&A”, số tạp chí này mang tới cho bạn đọc chuyên đề về sự hồi sinh của biển miền Trung sau hơn một năm xảy ra thảm hoạ môi trường biển… Ngoài ra, tạp chí số này cũng sẽ giới thiệu cùng bạn đọc những câu chuyện đầu tư, kinh doanh mới nhất của giới đầu tư trong và ngoài nước.

Ban biên tập Tạp chí Nhà đầu tư rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để Nhà đầu tư thực sự là người bạn đồng hành thân thiết và tin cậy của các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp.

Ban Biên tập

Page 5: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Công ty IndonesIa sắp xây Cảng vận Chuyển than 1 tỷ usd ở vIệt nam

Công ty PT Intra Asia Indonesia của Indonesia vừa ký kết biên bản ghi nhớ với một công ty của Việt Nam để hợp tác xây dựng một cảng vận chuyển than tại

miền Nam Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD.

Thỏa thuận được ký kết trước sự chứng kiến của Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến thăm chính thức đất nước vạn đảo từ ngày 22 đến 24/8. Cảng này sẽ được sử dụng để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Indonesia, đặc biệt là than. Khi đi vào hoạt động, cảng này sẽ có công suất bốc dỡ 15 đến 20 triệu tấn than mỗi năm, qua đó giảm chi phí vận chuyển than nhập từ Indonesia. Việc xây dựng cảng này sẽ hỗ trợ đắc lực việc xuất khẩu than từ Indonesia sang Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện.

Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng và các Bộ ngành liên quan về một số giải pháp nhằm phát triển bền vững

thị trường căn hộ khách sạn (condotel). Theo HoREA, thị trường condotel trong 2 năm qua đã có sự phát triển vượt bậc. Tổng nguồn cung năm 2016 đã lên đến 16.000 căn. Trong giai đoạn 2017-2019, dự kiến trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 27.000 - 29.000 căn hộ condotel được mở bán, với diện tích căn hộ khoảng trên dưới 45 m2. Tuy nhiên, HoREA cho rằng với sự phát triển quá nóng, có thể dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, hiệu quả khai thác, kinh doanh có thể không đạt như kỳ vọng. Theo HoREA, cần cho cá nhân nước ngoài được mua căn hộ condotel để đầu tư nhằm tăng thêm tính thanh khoản và bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư phát triển các dự án căn hộ condotel, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển bền vững.

Central group muốn đầu tư lớn vào vIệt nam

Tập đoàn Central của Thái Lan dự kiến chi 17 tỷ baht (511,7 triệu USD, tương đương 11.600 tỷ đồng) để mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong

vòng 5 năm tới. Ông Philippe Broianigo, Tổng giám đốc Central Group Việt Nam cho biết khoản ngân sách này sẽ được dùng để phát triển các ngành mà tập đoàn này đã thiết lập ở đây, nhất là ngành thực phẩm và điện tử. Còn ông Tos Chirathivat, Tổng giám đốc Central Group, cho biết tập đoàn đa ngành này sẽ dùng 1-2 tỷ baht để mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong năm nay, trong đó có kế hoạch mở thêm 30 siêu thị mới của chuỗi điện máy Nguyễn Kim, nơi tập đoàn này đang nắm 49% vốn. Trong năm tới, Central Group tính giải ngân 7 tỷ baht để mở thêm 20 siêu thị Big C và chuỗi bán buôn Lan Chi Mart, cùng với 20 cửa hàng Nguyễn Kim. Số tiền 7-8 tỷ baht còn lại sẽ được chi trong giai đoạn 2019-2021.

Fpt bán 30% vốn tạI Fpt retaIl

Trung tuần tháng 8, Công ty Cổ phần FPT đã hoàn tất việc chuyển nhượng 30% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

(FPT Retail), tương đương 6 triệu cổ phiếu, cho các quỹ được quản lý bởi hoặc liên kết với Dragon Capital và VinaCapital. Sau thương vụ này, sở hữu của FPT tại FPT Retail giảm từ 85% xuống 55%. Theo Euromonitor và Retail Asia Publishing, FPT Retail hiện đang là nhà bán lẻ lớn thứ 2 tại Việt Nam, quản lý chuỗi bán lẻ FPT Shop. Tính đến hết tháng 7/2017, FPT Retail đang vận hành 438 cửa hàng trên phạm vi toàn quốc. Với doanh thu 15.717 USD/m2, FPT Retail đang là nhà bán lẻ hiệu quả nhất xét về hiệu quả doanh thu/m2 diện tích sàn. Dragon Capital và VinaCapital là những nhà đầu tư tài chính nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, quản lý lần lượt 2,1 tỷ USD và 1,8 tỷ USD tổng tài sản.

CoCa-Cola hoàn thành góI đầu tư 300 trIệu usd

Công ty TNHH Nước giải khát Coca-cola Việt Nam đã tổ chức lễ công bố hoàn thành gói đầu tư mở rộng 300 triệu USD tại Việt Nam trong

giai đoạn 2013-2016. Cũng tại sự kiện này, Coca-cola Việt Nam cũng đã kí kết biên bản ghi nhớ chương trình mang nguồn nước uống sạch, an toàn đến học sinh thành phố với Đại học Công nghiệp. Theo đó, Công ty sẽ cung cấp 65 hệ thống lọc nước uống cho các trường THCS và THPT tại Đà Nẵng với giá trị hơn 500.000 USD. Đây được xem là động thái tích cực của doanh nghiệp trong việc thực hiện cam kết phát triển bền vững, mang đến những giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Ông Calin Dragan, Chủ tịch Coca-cola thị trường Asean và Trung Đông cho biết nhà kho mới cùng hệ thống xử lý nước thải là ví dụ điển hình cho những cam kết của Coca-cola tại Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

horea kIến nghị Cho phép ngườI nướC ngoàI sở hữu Condotel

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ8 9

IFC muốn đầu tư 150 trIệu vào abbank

Theo thông tin từ Deal Street Asia, IFC đề xuất đầu tư 150 triệu USD vào ngân hàng An Bình (ABBank) để mở rộng dịch vụ của ngân hàng

này hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đề xuất bao gồm các cam kết về khoản vay trực tiếp 40 triệu USD và một khoản cho vay hợp vốn lên tới 60 triệu USD; ngoài ra một hạn mức 50 triệu USD khác được đề xuất cho ABBank. Trước đó vào năm 2011, IFC đã cung cấp khoản vay chuyển đổi 40,5 triệu USD cho ngân hàng này và chuyển đổi thành 10% cổ phần sau đó. Hiện ngân hàng Malaysia là Maybank đang nắm giữ 20% cổ phần của ABBank. Mới đây, VPBank thông báo cũng sẽ chuyển đổi khoản vay 57 triệu USD của IFC thành cổ phần (khoảng 5%). Tại Việt Nam, IFC còn nắm giữ 5% cổ phần của TPBank. Giao dịch được thực hiện đầu năm 2016. Trước đó, năm 2011, tổ chức này đầu tư 300 triệu USD để nắm giữ 10% cổ phần của Vietinbank, hiện con số này giảm xuống 8%.

Page 6: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Mối quan hệ lịch sử

Lịch sử của dân tộc Việt Nam gắn liền với sự biến đổi xã hội trên thế giới trong từng giai đoạn. Cách mạng tháng 8 năm 1945 diễn ra khi Phát xít Đức, Ý, Nhật bại trận, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, mở đầu phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn cầu. Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình đã khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một mắt xích quan trọng của phong trào đó. Cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm, với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu đã đánh dấu sự kết thúc chủ nghĩa thực dân cũ; nhiều nước vốn là thuộc địa đã giành lại độc lập chính trị, tạo tiền đề xây dựng nền kinh tế tự chủ, hình thành “thế giới thứ ba” có tầm ảnh hưởng rộng khắp các Châu lục.

Sự can thiệp của Mỹ và cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc ta kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã thống nhất tổ quốc, để xây dựng đất nước trong điều kiện hòa bình, góp phần quan trọng vào phong trào chống chủ nghĩa thực dân mới trên phạm vi toàn cầu; “ta vì ta ba chục triệu người; cũng vì ba ngàn triệu trên đời” (Tố Hữu).

Đất nước đang trong quá trình khôi phục sau chiến tranh thì Khơme đỏ đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, buộc quân đội nhân dân Việt Nam phải chiến đấu bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot.

Ca ngợi sự giúp đỡ vô tư, trong sáng, đầy tình đồng chí, anh em và chủ nghĩa nhân văn cao cả của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quân đội nhân dân

Việt Nam đối với nhân dân Campuchia trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, Thủ tướng Hun Sen khẳng định “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Cămpuchia không có ngày nay, dứt khoát là thế”.

Công cuộc đổi mới theo kinh tế thị trường từ năm 1986 không những đã đoạn tuyệt cơ chế kế hoạch hóa tập trung, kém hiệu quả, đưa nền kinh tế nước ta tiến lên với tốc độ cao và ổn định, mà còn hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, hình thành một nước Việt Nam đang hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển trong Cộng đồng ASEAN, ở Châu Á và trên thế giới.

Mối quan hệ lịch sử của các sự kiện và giai đoạn phát triển của Việt Nam gắn bó hữu cơ, tác động qua lại với xu thế tiến hóa của thời đại là vấn đề có tính quy luật, bởi vì nước ta là bộ phận của thế giới, muốn làm bạn với các nước khác trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Độc lập dân tộc trong thế giới hiện đại

Giành được độc lập về chính trị là điều kiện tiền đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Ngược lại, sức mạnh kinh tế của quốc gia là điều kiện bảo đảm độc

lập về chính trị, bởi vì một đất nước thu nhập thấp, thường xuyên phải dựa vào viện trợ quốc tế thì khó có thể giữ vững được độc lập về chính trị.

Trong điều kiện thế giới đang biến đổi nhanh chóng theo xu thế toàn cầu hóa, mỗi quốc gia phải hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình hợp lý nhằm khai thác lợi thế động của từng nước để phát triển nền kinh tế độc lập, từng bước nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở đó cần lựa chọn ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn, có chính sách và cơ chế hiệu năng khai thác mọi nguồn lực trong nước và quốc tế để đạt được các mục tiêu kinh tế- xã hội theo hướng tốc độ tăng trưởng cao và có hiệu quả kinh tế- xã hội, phát triển bền vững.

Liên quan đến độc lập tự chủ của từng nước là sức mạnh quốc gia. Vị thế của mỗi nước trong khu vực và trên thế giới được xác định trên cơ sở sức mạnh quốc gia của nước đó. Những biến số quan trọng của sức mạnh quốc gia gồm dân số, nguồn nhân lực, sức mạnh kinh tế, độ phức tạp về công nghệ, tiềm lực quân sự.

GDP là chỉ tiêu quan trọng và tổng hợp nhưng không phản ảnh đầy đủ sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia, do vậy phải bổ sung những biến số khác như cơ cấu kinh tế, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ. Trong thế giới hiện đại, hệ thống giáo dục có chất lượng cao đào tạo những người lao động có ý tưởng sáng tạo, tiếp cận công nghệ hiện đại để tạo ra hàng hóa, dịch vụ tốt nhất cho xã hội và năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ là hai yếu tố quyết định đối với sức mạnh quốc gia.

Độc lập của đất nước chỉ có thể được bảo đảm khi Nhà nước đề ra được đường lối, chiến lược phát triển khả dĩ, khai thác được sức mạnh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, cảnh báo sớm và có đủ cơ chế, nguồn lực đối phó được với rủi ro trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Trong 72 năm từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, 30 năm (1945- 1975) đất nước trong tình trạng chiến tranh, chia cắt làm hai miền, 10 năm sau khi thống nhất tổ quốc (1976-1986) do sai lầm về cơ chế quản lý kinh tế nên đã không tận dụng được lợi thế của dân tộc để xây dựng kinh tế trong hòa bình, ba năm tiếp theo (1988- 1990) mới vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội nghiêm trọng đến mức “cả nước làm không đủ ăn”; từ 1991 bắt đầu giai đoạn phát triển theo kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đến nay gần 27 năm, đã có những biến đổi to lớn về kinh tế- xã hội.

nhân Quốc khánh lần thứ 72:

Nghĩ về độc lập dâN tộc troNg thế giới hiệN đại

Giáo sư TsKH NGuyễN Mại

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ10 11

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 7: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Từ 2011 nước ta đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, năm 2016 GDP đạt 221,5 tỷ USD, GDP/người đạt 2400 USD, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,4 tuổi, 95% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại. Nếu như năm 1986 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chỉ là 789 triệu USD, thì năm 2016 đã đạt trên 170 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một động lực chính phát triển kinh tế của Việt Nam; vốn FDI thực hiện năm 2016 đạt 15,8 tỷ USD chiếm 23,4% tổng vốn đầu tư xã hội.

Xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế không những đã gắn kết Việt Nam với khu vực và thế giới mà còn làm cho vị thế của nước ta trong khu vực ASEAN, ở Châu Á và trên thế giới đã được nâng cao, trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.

Tiến cùng thời đại

Đất nước đang tiến vào ba năm cuối của chiến lược phát triển 2011- 2020 và định hướng mục tiêu kinh tế- xã hội đến năm 2025 và 2030 trong điều kiện vừa phải giải bài toán của một nước đang trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa như xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường...; vừa phải tiến cùng thời đại mà đặc trưng là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu từ buổi bình minh của thiên niên kỷ thứ hai của nhân loại- cuộc cách mạng số thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới vừa cho ra mắt cuốn sách “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” trong đó trình bày những điểm khác biệt của cuộc cách mạng này so với ba cuộc cách mạng trước đó. Ông cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tiềm năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới, gia tăng đáng kể hiệu quả hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp, tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay thậm chí là khôi phục lại những tổn thất mà các cuộc cách mạng công nghiệp trước gây ra. Ông chỉ ra mối lo ngại về khả năng các tổ chức, doanh nghiệp có thể chưa sẵn sàng đón nhận các công nghệ tối tân hay các chính phủ sẽ gặp khó trong việc tuyển dụng người cũng như quản lý các công nghệ này một cách toàn diện. Ông đề cập đến việc công nghệ mới sẽ dẫn đến những thay đổi về quyền lực, gây ra lo ngại về an ninh cũng như về khoảng cách giàu nghèo. Khoảng cách này có lẽ sẽ nới rộng thêm nếu không được kiểm soát tốt.

Nếu như đối với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, Việt Nam chưa có điều kiện nghiên cứu để

vận dụng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội mới để nước ta chủ động tham gia vào quá trình biến đổi to lớn về công nghệ theo những hướng mới, kéo theo biến đổi cơ bản mọi hoạt động từ quản lý nhà nước đến kinh doanh của doanh nghiệp và sự tham gia của cộng đồng dân cư thông qua kỹ thuật số.

Lựa chọn phân ngành, lĩnh vực của công nghệ mới để tập trung vốn, nhân lực và công nghệ trong điều kiện quá trình đổi mới công nghệ diễn ra nhanh chóng, là điều kiện tiên quyết để tận dụng được lợi thế động của đất nước trong thế giới hiện đại. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi tập hợp được trí tuệ của các nhà khoa học Việt Nam ở trong nước và cư trú ở nước ngoài để tư vấn cho Chính phủ các định hướng được lựa chọn.

Trên cơ sở đó đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức khoa học theo hướng tự chủ, hợp tác có hiệu quả giữa các tổ chức khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; khuyến khích doanh nghiệp thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ để triển khai nhanh chóng và rộng khắp các công nghệ mới; áp dụng chính sách ưu đãi và cơ chế khuyến khích đối với cá nhân, tổ chức hoàn thành các nghiên cứu sáng tạo về công nghệ. Mở rộng hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Việc tham gia chủ động vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội lớn để nước ta có thể đuổi kịp trình độ phát triển của những nước tiên tiến trong khu vực, đòi hỏi thay đổi căn bản tư duy và hành động từ hình thành thể chế, pháp luật của nhà nước đến quản trị doanh nghiệp theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện thuân lợi để mọi ý tưởng mới, sáng kiến, phát minh được thực hiện và được đánh giá chính xác, áp dụng phổ cập trong xã hội.

Môi trường tự do, dân chủ thực chất cần được tạo ra để những tài năng của đất nước có thể phát huy năng lực trí tuệ vào việc phát minh, sáng chế, đổi mới công nghệ. Tự do vốn là bản năng của con người cũng như của sinh vật, trong khi dân chủ cần phải được học tập từ người dân cho đến công chức và các nhà lãnh đạo đất nước; bởi vì việc đối xử trong các quan hệ như lãnh đạo với bị lãnh đạo, công chức với doanh nghiệp và người dân đều phải có chuẩn mực dựa trên tinh thần lấy dân làm gốc với tư cách là công dân và cộng đồng dân cư.

Không tạo ra được môi trường tự do, dân chủ thực chất thì khó mà phát huy được nguồn lực vô tận về trí tuệ của dân tộc ta trong cuộc cách mạng 4.0 để đem lại hạnh phúc cho nhân dân và tạo ra sức mạnh của đất nước.

Đó là đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo Việt Nam 2035. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng từ đà tăng trưởng nói trên, Việt Nam cũng sẽ có

cơ hội thuận lợi hơn để bắt kịp, thậm chí vượt trên các nước láng giềng có thu nhập trung bình như Indonesia và Philippin. Nhưng nếu tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người chỉ quanh quẩn ở mức 4%/năm thì đến 2035 Việt Nam sẽ chỉ đạt mức gần bằng Thái Lan hay Bra-xil hiện nay và ít có cơ hội bắt kịp với các nước láng giếng có thu nhập trung bình cao hơn.

Quá trình các nước đi sau tận dụng đầu tư, chuyển giao công nghệ và bí quyết từ các nước giàu hơn - đã giúp nhiều nước thành công vượt bậc về kinh tế trong khu vực Đông Á và một số khu vực khác trên thế giới. Một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao suốt 5 thập kỷ và trở thành nước thu nhập cao. Các nước khác như Brazil, Ai Cập, Indonesia, Mexico và Thái Lan cũng tăng trưởng nhanh trong vòng 2-3 thập kỷ nhưng sau đó rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Sự cất cánh của Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành và dường như có xu thế đi theo hướng của nhóm thứ nhất.

Nắm bắt cơ hội đuổi kịp trong thời gian qua đã tạo cho Việt Nam một vị thế thuận lợi trên quỹ đạo phát triển dài hạn khi so sánh với các nước khác. Quá trình tăng trưởng dài hạn của Việt Nam so với Trung Quốc có điểm tương đồng mặc dù thời gian khởi điểm cách nhau 13 năm. Sự gia tốc về tăng trưởng của hai quốc gia đều bắt đầu từ mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.100 USD tính theo giá trị PPP của đồng đô la Mỹ năm 2005 (năm 1977 với Trung Quốc và năm 1990 với Việt Nam) và kết quả đạt được khá giống nhau sau 24 năm.

Một nền kinh tế được coi là thành công nếu thu nhập bình quân đầu người (tính theo giá trị PPP của đồng USD năm 2005) tăng ít nhất 3,5 lần trong vòng 25 năm đầu gia tốc tăng trưởng. Điểm xuất phát của các nước khác cũng tương tự, ví dụ Thái Lan, thuộc hạng thấp là 835 USD (2005, PPP, USD) và Đài Loan (Trung Quốc), thuộc hạng cao là 1.365 USD. Khi bước vào thời kì tăng tốc tăng trưởng ¼ thế kỷ trước đây vị trí của Việt Nam về cơ bản cũng giống với các nước thành công đó.

Sau 25 năm kể từ thời điểm tăng tốc - thời điểm hiện nay của Việt Nam -các nền kinh tế thành công trở thành nước thu nhập cao, bỏ xa các nước khác. Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 25 năm tiếp theo (năm thứ 25-50) trong khi các nước khác như Bra-xil, Ai Cập, và Thái Lan bắt đầu giảm tốc độ tăng trưởng.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam hiện đang ở một ngã ba đường mang tính quyết định. Những quyết sách vào thời điểm hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với việc có đạt được khát vọng tăng nhanh thu nhập trong dài hạn hay không.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy năng suất lao động là nhân tố cơ bản. Các nhà kinh tế đều thống nhất rằng tuyệt đại bộ phận các nước không có khả năng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình (dù có tăng trưởng nhanh hay không) gần như hoàn toàn do năng suất bị đình trệ. Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman đã tổng kết tầm quan trọng của năng suất đối với kinh tế học phát triển như sau: “Năng suất không phải là tất cả, nhưng về lâu dài thì nó gần như là tất cả. Liệu một quốc gia có khả năng nâng cao mức sống về lâu dài hay không gần như hoàn toàn phụ thuộc vào vào khả năng nâng cao sản lượng tính trên đầu người lao động của quốc gia đó”.

triểN vọNg tăNg trưởNgcủa việt Nam

Nếu tiếN hàNh NhữNg cải cách cầN thiết để NâNg tăNg trưởNg gDP bìNh quâN đầu Người lêN mức 7% một Năm, giốNg Như quỹ đạo tăNg trưởNg của truNg quốc, thì đếN Năm 2035 Việt Nam có thể đạt mức thu NhậP Như của hàN quốc, Và đài loaN (truNg quốc) Vào đầu NhữNg Năm 2000. từ Vị trí Nước thu NhậP truNg bìNh cao, Việt Nam có cơ sở VữNg chắc để đạt mức thu NhậP cao troNg tươNg lai.

BìNH yêN (GHi)

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ12 13

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 8: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Sản xuất mũ bảo hiểm hiện vẫn đang là ngành kinh doanh có điều kiện

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ14 15

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Cải thiện chưa đủ

Theo VCCI, “Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện” là khái niệm không mới trong hệ thống pháp luật nước ta, tuy nhiên lại không có một định nghĩa chính thức nào khái niệm này cho đến khi Luật đầu tư 2014 ra đời. Trước năm 2014, các nhà làm chính sách vẫn ban hành điều kiện kinh doanh đối với các ngành, nghề thuộc phạm vi quản lý của mình mà không đưa ra lý do giải thích về các mục tiêu của các quy định đó hoặc khi giải trình thường ít khi liên hệ tới các lợi ích công cộng. Trong nhiều trường hợp, quy định điều kiện kinh doanh thế nào hay xác định ngành, nghề nào là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện hoàn toàn dựa vào ý chí chủ quan của các nhà làm luật.

Vì không có chuẩn chung nào để đánh giá tính hợp lý, cần thiết của các quy định về điều kiện kinh doanh hay ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, nên xảy ra hiện tượng, nhiều ngành, nghề đáng lẽ ra không cần phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh nhưng vẫn được xác định là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này, vô hình trung, khiến cho quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế đáng kể.

Có thể cho rằng, Luật Đầu tư 2014 đánh dấu bước đột phá mạnh mẽ về các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh. Lần đầu tiên, trong văn bản cấp luật, mục tiêu khi quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh được xác định rõ ràng, đó là vì “lý do quốc phòng, an ninh quốc

gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Những mục tiêu này đã thể hiện quan điểm đúng đắn về cách hành xử của Nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh, đó là chỉ kiểm soát các hoạt động tác động đến trật tự công.

Bên cạnh xác định mục tiêu, Luật Đầu tư 2014 cũng đưa ra Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Có nghĩa là, 243 ngành, nghề trong Danh mục là những ngành, nghề, khi thực hiện kinh doanh sẽ tác động đến các lợi ích công cộng đến mức buộc Nhà nước phải can thiệp bằng điều kiện kinh doanh.

Danh mục tại Luật Đầu tư 2014 đã qua một lần sửa đổi năm 2016, điều chỉnh từ 267 xuống còn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó đã loại bỏ khá nhiều ngành, nghề kinh doanh; sửa đổi phạm vi của một số ngành, nghề và bổ sung thêm mới một số ngành, nghề. Nhìn tổng thể, Danh mục sửa đổi năm 2016 đã thể hiện được tinh thần cải cách, thúc đẩy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, nhất quán với các chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh trong các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ.

Mặc dù có những điểm tích cực trong lần sửa đổi vừa rồi, nhưng không thể khẳng định Danh mục hiện tại đã hoàn hảo. Hoạt động rà soát, đánh giá các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cần được thực hiện thường xuyên để xác định chính xác các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2014, vừa đảm bảo sự quản lý của Nhà nước vừa hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này cũng phù hợp với các quy định tại Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Vẫn còn nhiều bất cập

Dựa trên mục tiêu và phương pháp rà soát trên, Nhóm nghiên cứu của VCCI đã xem xét tổng quát tất cả các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Danh mục và nhận thấy một số ngành, nghề không nhận thấy tác động đáng kể nào tới lợi ích công cộng

Hầu hết các ngành, nghề này đều mang “dáng dấp” của hoạt động kinh doanh thông thường. Những rủi ro, nếu có, sẽ tác động đến các chủ thể tư và các chủ thể này đã có hệ thống pháp luật tư bảo vệ. Các ngành, nghề được tìm thấy có tính chất này gồm: Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (Mục 36); Xuất khẩu gạo (Mục 55); Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển (Mục 90); Kinh doanh dịch vụ in, trừ in bao bì (Mục 128).

Bên cạnh đó, các ngành, nghề không nhận thấy rõ tính đặc thù so với các ngành, nghề kinh doanh thông thường cùng loại. Sở dĩ điều kiện kinh doanh áp dụng đối với một số ngành, nghề, bởi vì tính chất đặc thù của ngành, nghề đó so những ngành, nghề kinh doanh thông thường khác. Tính chất đặc thù đó là những tác động tới lợi ích công cộng đến mức buộc Nhà nước phải quản lý bằng các điều kiện trước khi hoạt động kinh doanh.

Theo nhóm chuyên gia của VCCI, việc kiểm soát ngành, nghề kinh doanh bằng điều kiện chỉ nhằm mục đích lợi ích công cộng, an ninh quốc gia, quốc phòng, sức khỏe cộng đồng, môi trường. Do đó, đối với những ngành nghề có cùng tính chất, nhưng lại có sự khác nhau về phương thức quản lý (một bên là ngành nghề kinh doanh thông thường, một bên là ngành nghề kinh doanh có điều kiện) thì cần phải chứng minh được tính đặc thù của ngành, nghề bị kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh (phải liên quan đến các mục tiêu ở trên) so với các ngành, nghề còn lại.

Rà soát tổng thể, nhóm nghiên cứu cho biết không nhận thấy tính chất đặc thù của một số ngành, nghề kinh doanh, cụ thể là ở các ngành, nghề như: Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh (Mục 57); Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô (Mục 78); Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư (Mục 119); Kinh doanh dịch vụ lữ hành (Mục 210).

Một hiện tượng đáng chú ý khác là các ngành, nghề có thể quản lý bằng hình thức khác thay vì điều kiện kinh doanh. Về mặt logic, điều kiện kinh doanh là điều kiện ràng buộc, hạn chế và kiểm soát chủ thể kinh doanh. Vì thế công cụ “điều kiện kinh doanh” chỉ nên sử dụng trong các trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ thể kinh doanh có thể tác động đến trật tự công.

Như vậy, với việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật (kiểm soát những rủi ro của hàng hóa có thể tác động đến lợi ích công cộng) và đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa thông qua sự xác nhận của các tổ chức chứng nhận, Nhà nước có thể kiểm soát được những tác động tới lợi ích công cộng của hoạt động kinh doanh thay vì ban hành các điều kiện kinh doanh đối với các chủ thể…

Từ các kết quả nghiên cứu trên, VCCI kiến nghị rằng có tới 16 ngành, nghề sau được xác định là các ngành, nghề kinh doanh điều kiện là chưa phù hợp. Bên cạnh đó, 10 ngành, nghề kinh doanh khác được xem là có phạm vi kiểm soát chưa phù hợp, cần thiết phải bãi bỏ hoặc chỉnh sửa cho phù hợp tình hình thực tế, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh.

điểm mặt NgàNh Nghề kiNh doaNh có điều kiệN cầN bãi bỏ

PhòNg thươNg mại Và côNg NghiệP Việt Nam (Vcci) Vừa tiếN hàNh rà soát các NgàNh, Nghề đầu tư kiNh DoaNh có điều kiệN troNg luật đầu tư 2014 Và điều kiệN kiNh DoaNh của một số NgàNh, Nghề kiNh DoaNh có điều kiệN thuộc Phạm Vi quảN lý của bộ côNg thươNg, bộ giao thôNg VậN tải Và bộ khoa học Và côNg Nghệ, qua đó NhậN DiệN NhữNg NgàNh, Nghề kiNh DoaNh, điều kiệN kiNh DoaNh chưa Phù hợP để kiếN Nghị bãi bỏ, sửa đổi.

yếN THaNH

Page 9: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Nhiều ưu đãi mới

Theo dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Nhà nước sẽ áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư cao hơn đối với đầu tư nước ngoài và ngành, nghề cần thu hút. Chẳng hạn, dự thảo Luật quy định áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư thêm hai năm miễn thuế và bốn năm giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho thu nhập từ dự án đầu tư của 500 công ty hàng đầu thế giới và nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành, nghề ưu tiên phát triển và đáp ứng điều kiện về thời hạn thực hiện và quy mô vốn đầu tư.

Về chính sách đất đai, sẽ cho phép tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng nước ngoài. Bên cạnh đó, cho phép tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trực tiếp từ tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư như tổ chức kinh tế trong nước;

Nhà nước cũng sẽ cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được quyền nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, mua, cho thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại, bao gồm nhà ở chung cư và căn hộ riêng lẻ, trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở và dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Đồng thời, sẽ tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất để sản xuất, kinh doanh đối với một số ngành, nghề ưu tiên phát triển lên không quá 99 năm.

Một trong những vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm lâu nay là về giải quyết tranh

chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Theo dự thảo Luật, nhà đầu tư được lựa chọn luật nước ngoài để điều chỉnh hợp đồng đầu tư, thương mại, dân sự có yếu tố nước ngoài mà không áp dụng quy định “pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” nêu tại điểm a, khoản 1, điều 670 Bộ luật Dân sự. Nhà đầu tư nước ngoài cũng được lựa chọn giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư với các tổ chức, cá nhân khác tại tòa án nước ngoài có thẩm quyền hoặc với cơ quan nhà nước Việt Nam tại trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế.

Trong một diễn biến liên quan, mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi công văn đến Bộ Xây dựng và nhiều cơ quan ban ngành khác xin ý kiến về việc tổ chức nghiên cứu, soạn thảo dự án luật quan trọng này. Mục đích của việc xin ý kiến này nhằm xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện đơn giản thủ tục hành chính phải áp dụng đối với nhà đầu tư tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Theo góp ý của các cơ quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rà soát danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và đề nghị giữ lại 69 ngành, nghề đáp ứng yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng theo quy định. Cụ thể, một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong đặc khu kinh tế xin được giữ lại như: sản xuất con dấu, kinh doanh các loại pháo (trừ pháo nổ), kinh doanh công cụ hỗ trợ, kinh doanh dịch vụ nổ mìn, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, hoạt động in, đúc tiền….

Trong số 69 ngành, nghề “đặc biệt” nói trên thì có nhiều ngành, nghề thuộc danh mục 20 ngành, nghề nhà nước độc quyền, tư nhân không được tham gia như: sản xuất vàng miếng, in đúc tiền, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp…

Thể chế quan trọng hơn ưu đãi

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc triển khai các đặc khu kinh tế cần căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam cũng như cách thức xây dựng, vận hành các đặc khu kinh tế trên thế giới. Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), các đặc khu kinh tế cần phải được xây dựng thành những “nền kinh tế thị trường tự do, hiện đại và hội nhập”. Theo đó, việc xây dựng hệ thống thể chế cho ba khu vực này phải có ý nghĩa sống còn thay vì chỉ có những ưu đãi thuần túy về thuế, phí. “Thể chế cho ba đặc khu phải khác biệt so với phần còn lại của đất nước để chúng trở nên vượt trội và có khả năng cạnh tranh quốc tế… Giao thương từ các đặc khu với phần còn lại của nền kinh tế phải tương tự như giao thương giữa hai nền kinh tế”, ông nói.

Với tầm nhìn đó, hệ thống thể chế, chính sách phải tạo ra một cách ít nhất có thể các rào cản mà vẫn đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro. Các đặc khu kinh tế cần có tòa án dân sự, thương mại độc lập; có các cơ quan cạnh tranh công bằng và độc lập; còn nhà đầu tư được phép chọn trọng tài, tòa án để giải quyết tranh chấp thương mại. Bên cạnh đó, đồng tiền sử dụng ở

đặc khu là tất cả các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi và tiền đồng của Việt Nam, không hạn chế tiền mặt mang vào, mang ra. Về thuế, ông đề nghị chỉ áp dụng thế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp, không thuế quan cho hoạt động xuất nhập khẩu, miễn visa cho phần lớn khách đến…

Chia sẻ quan điểm này, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cũng nhấn mạnh rằng thể chế và chính sách vượt trội chứ không phải ưu đãi vượt trội mới là nhân tố quan trọng nhất. Theo kinh nghiệm của các đặc khu kinh tế trên thế giới, điều quan trọng nhất không phải là ưu đãi hay khuyến khích tài khóa, mà quan trọng hơn là môi trường thể chế và chính sách thông thoáng, ổn định và có thể tiên liệu được. “Nhấn mạnh quá mức vào tác ưu đãi tài chính có thể dẫn đến hệ quả ngược, đó là chỉ thu hút được các doanh nghiệp “chân chạy” (foot-loose), chạy từ chỗ này qua chỗ khác, từ nước này qua nước khác để tìm kiếm ưu đãi vượt trội”, ông nói.

Trong khi đó, tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng do Việt Nam đi sau, nếu hệ thống thể chế của các đặc khu không cao hơn, hiệu quả hơn của các đặc khu có trước của thế giới thì không đủ sức cạnh tranh. Ông cho hay giới học giả ủng hộ trao chính quyền đặc khu nhiều quyền lực tầm quốc gia để xử lý, tuy nhiên chính quyền đặc khu lại được quy định thuộc tỉnh, mức độ rất thấp xét về nghĩa “đặc biệt và độc lập” và do đó khó mà nhận thấy bóng dáng của yêu cầu “thể chế vượt trội” ở tầm quốc tế ở ba đặc khu này.

đặc khu kiNh tế NhìN từNhữNg chuyểN độNg mới

một hội thảo chuyêN đề Về Phát triểN đặc khu kiNh tế Vừa được tổ chức tại quảNg NiNh, Nơi troNg tươNg lai gầN, đặc khu kiNh tế VâN đồN đaNg được kỳ VọNg sẽ tạo ra một cực tăNg trưởNg mới cho khu Vực Phía bắc. khi mà các hoạt độNg xây DựNg đã Và đaNg được triểN khai mạNh mẽ trêN thực tế, Dự áN luật đơN Vị hàNh chíNh - kiNh tế đặc biệt cũNg đaNg được tích cực “thiết kế” để các đặc khu thực sự trở thàNh địa chỉ VàNg cho hoạt độNg đầu tư.

BìNH yêN

Trên công trường xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn. ẢNH: TL

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ16 17

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 10: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Tổng quan

Từ đầu năm đến 20/07/2017 vốn FDI thực hiện đạt 9,05 tỷ USD, tăng 5,8% (so với cùng kỳ năm trước); kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 83,05 tỷ USD, tăng 20,3%, chiếm 70,53% tổng kim ngạch xuất khẩu; kim ngạch nhập khẩu đạt 71,35 tỷ USD, tăng 20,3%, chiếm 60,3% tổng kim ngạch nhập khẩu; xuất siêu 11,70 tỷ USD.

Có 1 378 dự án mới được cấp GCNĐT với vốn đăng ký là 12,92 tỷ USD, tăng 48,7%; 677 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đăng ký tăng thêm là 5,87 tỷ USD, tăng 38,5% và 2 946 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN với giá trị góp vốn là 3,12 tỷ USD, tăng 109,7%.

Vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 21,93 tỷ USD, tăng 52%. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo với 10,83 tỷ USD, chiếm 49,4%, sản xuất, phân phối điện với 5,25 tỷ USD, chiếm 23,98%; khai khoáng với 1,28 tỷ USD, chiếm 5,86% tổng vốn đăng ký.

Hàn Quốc đứng thứ nhất với vốn đăng ký 5,62 tỷ USD, chiếm 25,63%; Nhật Bản đứng thứ hai với vốn đăng ký 5,46 tỷ USD, chiếm 24,92%; Singapore đứng vị trí thứ 3 với vốn đăng ký 3,8 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng vốn đăng ký.

Thanh Hoá là địa phương thu hút nhiều FDI nhất với số vốn đăng ký 3,06 tỷ USD, chiếm 13.9%; Bắc Ninh đứng thứ 2 với vốn đăng ký 2,95 tỷ USD, chiếm 13,48%; Nam Định đứng thứ 3 với vốn đăng ký 2,2 tỷ USD chiếm 10% tổng vốn đăng ký.

Một số dự án FDi lớn trong 7 tháng đầu năm 2017:

- Đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT tại Thanh Hóa, vốn đầu tư 2,793 tỷ USD của Nhật Bản, xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than công suất 1.200 MW.

- Samsung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh.

- Đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT tại Nam Định, vốn đầu tư 2,07 tỷ USD của Singapore, xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất 1109,4 MW.

- Đầu tư xây dựng đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn, vốn đầu tư 1,27 tỷ USD do Nhật Bản liên doanh với PVN và PVGAS Việt Nam, xây dựng đường ống dẫn khí tại Kiên Giang.

- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xơ tổng hợp polyester tăng vốn đầu tư 485,8 triệu USD của Công ty TNHH Polytex Far Eastern tại Bình Dương.

Những con số thống kê về tình hình thu hút FDI của 7 tháng năm 2017 đã khẳng định xu thế mới bắt

đầu từ năm 2015 và sẽ tiếp diễn không chỉ đến cuối năm nay mà còn cả giai đoạn 2018- 2020.

Vấn đề FDI vào năng lượng

Trong số vốn đăng ký mới là 12,92 tỷ USD thì hai dự án nhiệt điện than tại Thanh Hóa và Nam Định là 4,863 tỷ USD, chiếm 37,63%. Dự báo trong những tháng sắp đến sẽ có thêm một số dự án nhiệt điện than quy mô tương tự.

Dư luận đang quan tâm đến vấn đề an ninh năng lượng quốc gia gắn với việc thay đổi cơ cấu nguồn điện theo hướng thích ứng với đòi hỏi của việc giảm khí phát thải nhà kính bằng cách ưu tiên phát triển điện gió, điện mặt trời, điện tái tạo và các năng lượng tương lai.

Theo quy hoạch phát triển điện lực của nước ta đến 2020, tầm nhìn đến 2030 thì dự kiến 2025 tổng công suất các nhà máy điện đạt 96.500 MW, trong đó thủy điện chiếm 21,1%, nhiệt điện than chiếm 49,3%, nhiệt điện khí chiếm 15,6%, điện gió, điện mặt trời, điện tái tạo chiếm 12,5% và nhập khẩu điện chiếm 1,5%. So với cơ cấu điện hiện tại thì tỷ lệ của thủy điện giảm do nước ta không còn nhiều tiềm năng về loại năng lượng này; nhiệt điện than và khí gia tăng

mạnh mẽ, chiếm 64,9%, trong khi năng lượng sạch chỉ chiếm 12,5%. Trong quy hoạch phát triển này đã loại trừ điện hạt nhân mà trước đây dự kiến xây dựng tại Ninh Thuận.

Thu hút FDI vào ngành năng lượng có quan hệ hữu cơ với chủ trương và quy hoạch phát triển điện năng trong tương lai; do đó cần lưu ý ba vấn đề sau đây:

(i) Từ khi Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi để phát triển nhanh điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo, trong đó quy định giá mua điện mặt trời 9,35 cent/kwh, điện gió 7,8 cent/kwh; trong điều kiện công nghệ đã được cải tiến với giá thành giảm đáng kể (hiện nay suất đầu tư khoảng 1.500- 1.600 USD/1kw) thì từ đầu năm đến nay đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài và trong nước dự định đầu tư vào nguồn năng lượng mới này, đây là xu thế tất yếu; do vậy nên nghiên cứu xu thế đó để đưa ra dự báo chính xác hơn triển vọng nguồn năng lượng mới, điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng của nhiệt điện than và khí, thích ứng với xu thế thời đại hướng đến mục tiêu giới hạn tăng nhiệt độ trái đất, giảm thiểu tác hại của thiên tai mà nước ta là một trong những quốc gia bị đe dọa nhất.

(ii) Trong trường hợp vẩn phải xây dưng thêm nhà máy điện than và khí thì cần quan tâm đúng

thẤy gì từ bỨc traNh đầu tư trỰc tiếp Nước Ngoài 7 thÁNg?

Giáo sư TsKH NGuyễN Mại

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ18 19

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 11: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

mức yêu tố công nghệ từ khâu thẩm định dự án cho đến khâu đấu thầu mua sắm thiết bị và vận hành nhà máy để giảm thiểu khí phát thải nhà kính, khói bụi, chất thải rắn và lỏng gây ô nhiễm môi trường. Việc lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án điện than và điện khí cũng cần được cân nhắc thật cẩn thận để không lặp lại hiện tượng đã từng xảy ra ở nước ta là nhà đầu tư bằng mọi cách kể cả móc ngoặc, thông đồng để trúng thầu dự án, sau đó tìm cách nâng giá, đầu tư bằng công nghệ lạc hậu, gây ra hậu quả khó lường.

(iii) Để so sánh giá thành tính trên 1KW không chỉ cần tính chi phí trực tiếp của dự án từng loại năng lượng như máy móc, thiết bị, công nghệ, nhân lực và vận hành mà còn phải tính cả chi phí gián tiếp có liên quan đến xử lý môi trường, khí phát thải nhà kính của các nhà máy điện than, điện khí, thủy điện để lựa chọn khách quan và khoa học, chuyển đổi định hướng an toàn năng lượng quốc gia theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng sạch, giảm dần tỷ trọng nguồn năng lượng cổ điển trong các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế thì nước ta có tiềm năng lớn điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo, chưa kể đến điện thủy triều mà một số nước đã thực hiện, do đó quy hoạch phát triển năng lượng cần bảo đảm không những an ninh năng lượng quốc gia mà còn góp phần vào việc ứng phó với các vấn đề chung về biến đổi khí hậu của nhân loại.

Về số liệu thống kê FDI

Tại Niên giám thống kê 2016 có ba con số về FDI (tính từ 1988 đến 2016):

- Tổng vốn đăng ký là 341,548 tỷ USD

- Tổng vốn đăng ký còn có hiệu lực là 283,700 tỷ USD

- Tổng vốn thực hiện là 154,492 tỷ USD.

Chênh lệch giữa tổng vốn đăng ký với tổng vốn đăng ký còn có hiệu lực là 57,849 tỷ USD. Con số đó bao gồm vốn đăng ký các dự án đã hết thời gian thực hiện và những dự án đã được cấp GCNĐT nhưng không được triển khai mà những năm gần đây Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và ban quản lý KKT, KCN đã tích cực thanh tra, xử lý đối với dự án không còn tính khả thi.

Tuy vậy, chênh lệch giữa tổng vốn đăng ký còn có hiệu lực với tổng vốn thực hiện là 129,208 tỷ USD. Đó

là con số quá lớn nếu so với vốn thực hiện hàng năm, ví dụ năm 2016 là 15,8 tỷ USD thì cần đên 8 năm nữa để thực hiện hết số vốn này.

Trên thực tế không phải như vậy, trong số vốn chưa thực hiện, theo quan sát của chúng tôi có đến 60- 70% không thể thực hiện được, cần loại trừ khỏi số liệu thông kê chính thức để không hình thành số ảo về FDI nhằm đánh giá chính xác thành tựu thu hút FDI của nước ta, cũng như có căn cứ thực tế khi đề ra chủ trương, định hướng mới về FDI.

Nhân dịp tổng kết 30 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chỉ đạo các địa phương thanh tra các dự án đã được cấp GCNĐT nhưng chưa triển khai, kiên quyết loại trừ những dự án không có điều kiện thực hiện khỏi số liệu thống kê để Tổng cục thống kê điều chỉnh các con số thống kê trong Niên giám thống kê hàng năm theo hướng tiếp cận chính xác hơn tình hình thực tế.

Tính đến ngày 20/7/2017 cả nước có 23 737 dự án FDI, vốn thực hiện đạt 163,9 tỷ USD. Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 59%, bất động sản chiếm 16,7%, sản xuất, phân phối điện, khí, nước chiếm 6% tổng vốn đầu tư.

122 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng thứ nhất với vốn đăng ký 55,26 tỷ USD, chiếm 17,9%, Nhật Bản đứng thứ hai với 46,47 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư, tiếp theo lần lượt là Singapore, Đài Loan, British Virgin Island, Hồng Kông.

Về phía địa phương, tính đến nay đã có 63 tỉnh, thành phố trong cả nước có hoạt động FDI; trong đó thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu với hơn 42 tỷ USD, chiếm 13,6%, Bình Dương với 28,8 tỷ USD, chiếm 9,3%, Hà Nội với 27 tỷ USD, chiếm 8,77%, Bà Rịa – Vũng Tàu với 26,7 tỷ USD, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư.

Vấn đề cơ bản trong thu hút FDI là cần coi trọng hơn chất lượng và hiệu quả của dự án đầu tư, tùy theo trình độ phát triển của từng địa phương, căn cứ vào định hướng mới và chính sách ưu đãi mới của chính phủ để lựa chọn đúng dắn dự án và nhà đầu tư, quan tâm đến tác động lan tỏa của các doanh nghiệp FDI nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia trong việc gắn kết với doanh nghiệp trong nước theo chuỗi cung ứng sản phẩm để doanh nghiệp Việt Nam có điều kiên tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ thị trường trong nước, tham gia có hiệu quả vào thị trường khu vực và thị trường thế giới.

thông xe hầm đường bộ hiện đại nhất việt nam:

hầm đườNg bộ đèo cả,côNg trìNh của Người việt

sáNg 21/8, hầm đườNg bộ đèo cả đã chíNh thức thôNg xe toàN tuyếN. Việc đưa tuyếN hầm đườNg bộ hiệN đại gồm hai ốNg hầm Dài trêN 4,1 km Này Vào sử DụNg sẽ góP PhầN rút NgắN thời giaN qua đèo cả từ 60 Phút xuốNg chỉ còN 10 Phút. đây là côNg trìNh hầm đườNg bộ quy mô lớN đầu tiêN được thực hiệN theo hìNh thức xây DựNg - kiNh DoaNh - chuyểN giao (bot) bằNg NguồN VốN troNg Nước bởi chủ đầu tư Và các Nhà thầu Việt Nam, tổNg mức đầu tư hơN 11.000 tỷ đồNg.

BìNH yêN

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ20 21

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 12: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

8 năm cho một “giấc mơ có thực”

Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, điểm đầu dự án tại Km1353+150 QL1A trên địa bàn tỉnh Phú Yên, điểm cuối dự án tại Km1374+525 QL1A trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Với tổng chiều dài khoảng 13km trong đó chiều dài hầm là 4.125 km, sau hầm Hải Vân, hầm Đèo Cả là công trình hầm giao thông đường bộ dài thứ 2 tại Việt Nam. Không chỉ là một công trình có quy mô lớn và hiện đại, hầm Đèo Cả còn đem đến cho các kỹ sư xây dựng Việt Nam những quan điểm mới, những bài học kinh nghiệm quý báu trong thiết kế, thi công và khai thác công trình hầm nói chung và công trình hầm giao thông đường bộ nói riêng.

Theo GSTS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, từ năm 2001, Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép lập Dự án hầm đường bộ Đèo Cả trên tuyến Quốc lộ 1A. Đến năm 2009, Thủ tướng Chính phủ bằng quyết định số 1250/TTg-KTN ngày 27/7/2009 cho phép dự án triển khai theo hình thức BOT và BT. Báo cáo tiền khả thi (PFS) do Công ty tư vấn các công trình giao thông (TEDI) Việt Nam lập tháng 8/2009 được Bộ GTVT phê duyệt tháng 10/2009. Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả được lựa chọn là nhà đầu tư đã thuê Công ty tư vấn Egis (Cộng hòa Pháp) liên danh cùng một số tổ chức tư vấn trong nước để lập báo cáo khả thi (FS) trong đó có nhiệm vụ chọn hướng tuyến tối ưu trên cơ sở 4 hướng tuyến đã sơ phác trong Báo cáo tiền khả thi. Sau khi dự án được phê duyệt năm 2012, nhà đầu tư đã mời tư vấn Nippon Koei (Nhật Bản), đơn vị đã thiết kế hầm Hải Vân để chủ trì triển khai các bước thiết kế sau thiết kế cơ sở của dự án.

Hầm đường bộ qua Đèo Cả là công trình giao thông tổng hợp gồm: đường, hầm, cầu và hệ thống trang thiết bị vận hành kèm theo với tổng chiều dài hơn 13 km, trong đó chiều dài của đường hầm là 4,125 km. Phía bắc hầm Đèo Cả thuộc địa phận tỉnh Phú Yên, phía nam thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa. Hai hạng mục chính của dự án là hầm Đèo Cả và hầm Cổ Mã có quy mô và trang thiết bị vận hành hiện đại nhất trong các hầm đường bộ trên Quốc lộ 1 hiện nay với 2 ống hầm song song, mỗi ống có 2 làn xe khai thác cùng chiều đảm bảo vận tốc khai thác 80 km/h.

Trước khi hầm đường bộ Đèo Cả được đưa vào khai thác, các phương tiện giao thông trên tuyến huyết mạch Bắc - Nam phải qua Đèo Cả, một tuyến đường đèo hẹp, độ dốc lớn, đường cong bán kính nhỏ, tầm nhìn hạn chế… Những sự cố, tai nạn giao thông lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Vẫn theo GSTS Trần Chủng, với hầm đường bộ Đèo Cả, ngoài những lợi ích kinh tế như giảm chi phí hoạt

động của phương tiện, tiết kiệm thời gian hành trình, dự án này còn giúp hạn chế ách tắc và tai nạn giao thông. Những lợi ích này không chỉ dành cho những người tham gia giao thông mà còn cho cả mạng lưới giao thông nói chung do việc tăng lưu lượng vận hành xe, vận tải hành khách, tăng mức độ lưu thông hàng hóa, giảm mức độ kẹt xe, giảm tác động xấu của môi trường đến người tham gia giao thông.

Dấu ấn nhà đầu tư nội, nhà thầu nội, vốn nội

Dự án do Công ty Cổ phần Đèo Cả làm chủ đầu tư. Đây là công trình hầm đường bộ quy mô lớn đầu tiên được thực hiện theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) bằng nguồn vốn trong nước bởi chủ đầu tư và các nhà thầu Việt Nam, tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng. Sau công trình hầm Hải Vân được đưa vào vận hành, khai thác từ tháng 6/2005, hầm Đèo Cả sẽ trở thành công trình có ý nghĩa quan trọng, mang tính liên tục cho các công trình hầm trong tương lai ở nước ta. Việc xây dựng hầm Đèo Cả

khẳng định quyết tâm vượt qua thách thức, vươn tới tầm cao chuyên môn trong đầu tư - thi công xây dựng hầm đường bộ có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật. Đây là hầm đường bộ đầu tiên do người Việt Nam thực hiện và là một dấu ấn đặc biệt quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành giao thông – xây dựng ở Việt Nam.

Theo các chuyên gia, thành công của dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả ngoài giải pháp quản lý, điều hành và kỹ thuật còn có tầm quan trọng rất lớn ở việc thu xếp tài chính. Nguồn tài chính triển khai dự án hạ tầng lên đến hàng nghìn tỷ đồng không phải là bài toán đơn giản nếu như không có được đối tác tin cậy và sẵn sàng đồng hành cùng dự án. Việc chủ đầu tư đã chủ động tìm kiếm nguồn tài chính trong nước thay vì chờ đợi ở nguồn vốn nước ngoài như kế hoạch ban đầu đã giúp cho công tác thu xếp tài chính dự án diễn ra suôn sẻ, tạo bước ngoặt quan trọng cho việc triển khai dự án sau này. Với kinh nghiệm quản lý tài chính đạt tiêu chuẩn quốc tế, VietinBank đã giúp chủ đầu tư

“Tôi rất tự hào vì đây là công trình hầm do chính người Việt Nam thực hiện. Việc đảm nhận dự án lớn có tính phức tạp thể hiện sự trưởng thành vượt trội của các nhà đầu tư, nhà thầu trong nước, nhất là đội ngũ công nhân viên kỹ thuật, kỹ sư, giám sát thi công”

Thủ thướng Nguyễn Xuân Phúc

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ22 23

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 13: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Trong qui hoạch mặt bằng chi tiết thì Trạm dừng nghỉ hầm Đèo Cả gồm 1 bến xe bus và 3 bãi đỗ xe tải, xe con, xe khách. Một nhà dịch vụ đa năng 2 tầng diện tích

2259m2 với các hạng mục như cửa hàng, kho hàng, ăn uống và giải khát, trạm y tế, bưu điện, nơi giới thiệu hàng hóa địa phương. Bên cạnh đó còn hàng loạt các hạng mục khác như nhà nghỉ cho khách và lái xe, nhà vệ sinh công cộng, văn phòng và nhà nghỉ trực nhân viên, nhà bảo vệ, trạm xăng, nhà ăn, xưởng sửa chữa, nhà kho, cầu rửa xe…tổng diện tích xây dựng là 16000m2, chiếm mật độ xây dựng 53%.

Theo Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả Lê Quỳnh Mai: bên cạnh việc kinh doanh hầm Đèo Cả theo phương án thu phí tài chính mà Bộ Tài chính ban hành theo quy định, Nhà đầu tư tổ chức kinh doanh bằng việc quảng cáo dọc theo tuyến đường hai bên hầm. Bên cạnh đó, duy trì các khu dịch vụ dừng nghỉ kết hợp với kiểm tra kỹ thuật phương tiện vừa đảm bảo an toàn cho phương tiện tiếp tục lưu thông, vừa có nơi dừng nghỉ sang trọng, lịch sự cho hành khách. Theo những phương án đã đưa ra thì tại các trạm dừng nghỉ của Đèo Cả sẽ vừa là nơi nghỉ ngơi, vừa là nơi trưng bày, kinh doanh các dịch vụ thiết yếu và các sản phẩm đặc sản địa phương phục vụ nhu cầu du khách. Điều này, phù hợp với ý định quy hoạch Khu nghỉ dưỡng và tham quan tại trạm thu phí Đèo Cả đang được đây dựng, đây cũng là gợi ý của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ trong chuyến kiểm tra mới đây.

Một hình thức dịch vụ nữa mang tính công ích nhiều hơn là dịch vụ trung chuyển xe máy qua hầm. Hiện nay, theo dõi và quan sát một ngày không nhiều xe, chừng khoảng 400-500 xe, cao điểm khoảng 1.000 xe. Có thể số lượng hơi ít, nhưng về lâu dài đây là

phương án an toàn, hữu hiệu nhất cho người dân tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, xe thô sơ khi qua hầm. Đồng thời, đảm bảo an toàn cho công tác vận hành hầm.

Với phương án kinh doanh này, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng gợi ý nhà đầu tư nên trang bị thiết bị hiện đại, khả năng vận hành cao để cùng lúc có thể đưa được nhiều xe máy, các phương tiện và người qua hầm nhanh chóng, an toàn.

Theo kế hoạch nhà đầu tư đưa ra, sau khi thông xe kĩ thuật vào ngày 21/8, sẽ có 10 ngày cho các phương tiện lưu thông qua hầm miễn phí. Hầm đường bộ Đèo Cả sẽ miễn phí lưu thông cho mọi phương tiện trong những ngày đầu khai thác, dự kiến việc thu phí sẽ được thực hiện sau 2/9. Khi lưu thông qua khu vực Đèo Cả, người dân có quyền lựa chọn đi qua hầm (mất phí) hoặc đi qua đường đèo không mất phí. Việc thu phí hoàn vốn cho dự án được thực hiện từ ngày 3/9/2017 trên cơ sở hợp đồng dự án và quy định mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

đa dạNg dich vu để NâNg cao hiệu quả kiNh doaNh hầm đèo cả

để khai thác tốt Nhất hiệu quả của tuyếN hầm đườNg bộ đèo cả, PhươNg áN kiNh DoaNh tổNg thể trêN tuyếN Này đã được Nhà đầu tư đưa ra trìNh xiN ý kiếN chíNh Phủ, các bộ, NgàNh truNg ươNg liêN quaN để khai thác hiệu quả côNg trìNh NhaNh chóNg hoàN VốN cho Nhà đầu tư, đồNg thời đưa ra các mức Phù hợP Với các loại hìNh PhươNg tiệN VậN tải cũNg Như loại hìNh Dịch Vụ Phục Vụ hàNh khách hài lòNg môi lầN qua hầm đèo cả DừNg Nghỉ...

Ha MiNH

không chỉ về mặt nguồn tiền mà còn kiểm soát dòng tiền, từ kiểm soát dòng tiền chủ đầu tư đã kiểm soát tốt tiến độ dự án.

Từ nền tảng hợp tác này, VietinBank và Đèo Cả không chỉ dừng lại ở dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả mà còn sẽ được tiếp tục với việc Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả tiếp tục đầu tư mở rộng dự án hầm Hải Vân 2. Lần đầu tiên, một dự án hạ tầng trải dài trên 400km và nằm ở nhiều địa phương như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, với tổng đầu tư toàn dự án lên đến 22 nghìn tỷ đồng đã được hoàn thành. Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả là nhà đầu tư dân doanh đầu tiên của Việt Nam tham gia đầu tư dự án hầm, và là nhà đầu tư dân doanh đầu tiên trong nước đầu tư một dự án với quy mô như vậy. Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, sự đồng hành xuyên suốt của một Ngân hàng lớn trong nước như VietinBank với Đèo Cả là yếu tố quan trọng đảm bảo cho thành công của dự án.

Theo ông Hồ Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả, một trong những thành công lớn nhất của dự án chính là tạo ra được một thế hệ kỹ sư mới, một thế hệ nhà thầu trong nước, nhà đầu tư Việt Nam đủ sức đảm nhận được các dự án hạ tầng có độ khó mà trước đây nhà thầu quốc tế mới có thể thực hiện được. Riêng với Công ty Đèo Cả, chủ đầu tư lại là một doanh nghiệp tư nhân trong nước đã thu xếp được nguồn lực tài chính để thực hiện. Đó là điểm đặc biệt vì thực tế không phải nhà đầu tư trong nước nào cũng đảm nhận được vai trò này.

“Tôi mừng vì tâm huyết của mình đã được ủng hộ. Nhưng trước hết, phải khẳng định rằng, chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện, cơ hội để cho doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam lớn lên, thể hiện được năng lực, trí tuệ và tâm huyết của mình với đất nước”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Cú hích cho miền Trung

Đánh giá về hiệu quả của dự án quan trọng này, các lãnh đạo tỉnh thành miền Trung đều cho rằng hầm đường bộ Đèo Cả sẽ tạo ra cú hích quan trọng cho khu vực miền Trung. Theo ông Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên, sự quyết tâm của Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả trong việc đầu tư hai tuyến hầm đường bộ qua đèo Cả và đèo Cù Mông đã mang lại cho Phú Yên một niềm hy vọng lớn, một bước ngoặt phát triển kinh tế cho những năm sắp tới.

“Hầm đường bộ Đèo Cả sẽ có vai trò rất lớn đối với tỉnh Phú Yên trong việc kết nối giữa hai Khu kinh tế Nam Phú Yên và Vân Phong (Khánh Hòa). Bên cạnh

đó, trong tương lai, hầm đường bộ Đèo Cả sẽ là một sản phẩm du lịch của tỉnh Phú Yên, tạo nên một điểm đến cho du khách. Đặc biệt, với hầm đường bộ Đèo Cả, cơ hôi liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa sẽ thành hiện thực, tạo nên một tour du lịch mới thu hút du khách”, ông Việt nói.

Lãnh đạo này cũng cho hay tỉnh Phú Yên cũng xác định phát triển thành phố Tuy Hòa theo hướng Nam thông qua những đô thị vệ tinh như khu đô thị Nam Tuy Hòa và Đông Hòa. Hầm đường bộ Đèo Cả sẽ là điểm nhấn quan trọng giúp cho huyện Đông Hòa quy hoạch phát triển đô thị và hướng đến trở thành đô thị loại 3 trong tương lai gần.

Trong khi đó, ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác, dự án hầm đường bộ qua đèo Cả mang lại lợi ích to lớn ở nhiều lĩnh vực. Trước hết, công trình sẽ xóa điểm đen về tai nạn giao thông, tránh được đường đèo dài nguy hiểm cuối cùng, nối thông giữa hai miền Nam – Bắc. Công trình còn đảm bảo cho công tác quốc phòng, an ninh khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Cùng với đó, hầm đường bộ qua Đèo Cả có ý nghĩa chiến lược cho mục tiêu phát triển lâu dài; tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn diện trong khu vực, đặc biệt là kết nối hai khu kinh tế trọng điểm nam Phú Yên với Vân Phong (bắc Khánh Hòa). Đó là chưa kể lợi ích kinh tế to lớn từ việc tiết kiệm nhiên liệu và thời gian cho các phương tiện tham gia giao thông khi qua hầm. “Có thể khẳng định, dự án không chỉ dừng lại ở mức độ tác động tích cực đến hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phá thế “ốc đảo” lâu nay do địa hình, giao thông cách trở mà còn có ý nghĩa mang tầm khu vực, quốc gia”, ông Vinh nhấn mạnh.

Theo ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, trong chiến lược phát triển Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định định vị được hướng phát triển thành phố trong tương lai là mở rộng theo hướng Đông Bắc hoặc hướng Tây. Ở hướng Đông Bắc, tỉnh sẽ dựa trên tuyến đường ven biển kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với Sân bay Phù Cát. Hướng Tây sẽ lấy tuyến Quốc lộ 1A và tuyến Quốc lộ 19 - một huyết mạch được cho là cánh cửa của Tây Nguyên.

Hiện tại, dọc tuyến Quốc lộ 1A đang được quy hoạch phát triển khá mạnh với ga Diêu Trì và cả vệt đô thị kéo dài đến chân đèo Cù Mông. Việc đầu tư hầm đường bộ qua đèo Cù Mông đã tạo nên một điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển về hướng Tây của TP. Quy Nhơn trong tương lai. “UBND tỉnh Bình Định tin rằng, khi dự án này hoàn thành, sẽ góp phần mở toang cánh cửa cho Bình Định nói chung và TP. Quy Nhơn phát triển”, ông Dũng cho biết.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ24 25

Thời sự kinh doanh đầu Tư

Page 14: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Đã đến lúc đánh thuế tài sản?

Theo Báo cáo chuyên đề về thực trạng chính sách thu tiền sử dụng đất, thuê đất, chính sách thuế liên quan đến đất đai và bất động sản của Bộ Tài chính, tại Việt Nam hiện nay chưa có sắc thuế tài sản nhưng đã có các chính sách thuế liên quan đến tài sản như: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ.

Các khoản thuế, phí này đã và đang đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước, tuy nhiên, mức đóng góp này không cao và chưa phát huy được vai trò điều tiết đối với thị trường đất đai. Đơn cử, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, số thu giai đoạn 2011 – 2016 qua các năm lần lượt là 1.589 tỷ đồng, 1.193 tỷ đồng, 1.447 tỷ đồng, 1.463 tỷ đồng, 1.479 tỷ đồng và 1.250 tỷ đồng.

Trung bình, nguồn thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 chỉ chiếm 0,15% tổng thu ngân sách nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, quá trình triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho thấy vai trò điều tiết thu nhập của tổ chức và cá nhân trong xã hội chưa được phát huy đúng mức. Cụ thể, từ năm 2011 trở về trước, “Pháp lệnh thuế nhà đất” quy định thuế nhà đất là thuế thu đối với nhà và đất ở, đất xây dựng công trình. Tuy nhiên, Pháp lệnh không thu thuế nhà và không có quy định về thuế nhà. Căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được xác định theo thuế sử dụng đất nông nghiệp (bằng 1 – 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp cao nhất trong vùng). Ngoài ra, chính sách thuế đất trong giai đoạn này cũng chưa có sự điều tiết cao đối với những đối tượng có quyền sử dụng diện tích đất lớn nên chưa

đánh thuế tài sản:

hợp lý, cầN thiết, NhưNg… bộ tài chíNh cho rằNg cầN thiết Phải NghiêN cứu, xây DựNg luật thuế tài

sảN (hay thuế bất độNg sảN) Nhằm đảm bảo NguồN thu cho NgâN sách Và điều tiết thị trườNg bất độNg sảN hiệN Nay.

XuâN Hải

khuyến khích việc sử dụng đất tiết kiệm và hạn chế đầu cơ đất.

Từ năm 2012 đến nay, Quốc hội đã thông qua Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Dù Luật đã có những cải cách nhưng vẫn không quy định đánh thuế nhà. Mức thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tuy đã lũy tiến vào giá trị quyền sử dụng đất nhưng vẫn chưa đủ lớn (0,07%, 0,03% và 0,15%) để điều tiết mạnh mẽ vào thu nhập của người sở hữu nhiều bất động sản. Ngoài ra, xét về vai trò điều tiết thị trường bất động sản, mức thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng chưa đủ lớn để thúc đẩy các cá nhân, tổ chức đưa bất động sản ra giao dịch trên thị trường, góp phần tạo tình trạng “khan cung ảo”.

Bộ Tài chính cho rằng, chính sách thuế đối với bất động sản có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chức năng của nhà nước về điều tiết thị trường bất động sản. Do vậy, việc nghiên cứu ban hành Luật Thuế tài sản là cần thiết. Đây chính là việc thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách thuế đối với tài sản, khắc phục hạn chế của chính sách hiện hành; xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ.

Cụ thể, chủ trương xây dựng Thuế tài sản đã được thể hiện trong các văn bản quan trọng như: Nghị quyết 19/NQ-TƯ (Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI); Nghị quyết 07/NQ-TƯ ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội; Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 2127/QĐ-TTg năm 2011; Quyết định 2174/QĐ-TTg ngày 12/11/2013 của Thủ tướng vv…

Dẫn kinh nghiệm của thế giới, Bộ Tài chính cho biết thuế tài sản đã ra đời từ rất sớm, xuất phát từ thuế đất và đối tượng chịu thuế ngày càng được mở rộng. Nguồn thu từ thuế tài sản, đặc biệt thu từ thuế sử dụng đất, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Chẳng hạn như nguồn thu từ tài sản chiếm 2% GDP tại các quốc gia OECD (trong đó Canada 4%; Mỹ cao nhất 3%, thấp nhất là 1%), chiếm 0,61% đối với các nước đang phát triển và chiếm 0,68% tại các quốc gia đang chuyển đổi. Thuế tài sản cũng được xem là loại thuế trực thu có khả năng động viên tương đối sát với khả năng đóng góp thực tế của người chịu thuế vì thuế đánh vào tài sản cụ thể (nhất là nhà và đất).

Xu thế cải cách thuế tài sản tại một số quốc gia (Canada, Úc, Malaysia…) trong thời gian gần đây cho thấy các nước có xu hướng cải cách nguồn thu theo hướng: đánh thuế đối với tài sản có giá trị lớn, mở rộng đối tượng thu thuế tài sản. Bộ Tài chính cũng cho rằng, ban hành thuế tài sản trong bối cảnh Việt Nam

hiện nay là một bước đi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới, góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với tài sản.

Cân nhắc một số trường hợp

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc đánh thuế tài sản là một bước đi đúng đắn, góp phần giúp cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch, bền vững; phòng chống đầu cơ và sử dụng lãng phí bất động sản.

Tuy nhiên, theo kiến nghị của Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA), Bộ Tài chính nên cân nhắc xem xét không thu thuế này đối với một số trường hợp như: nhà ở xã hội, nhà cấp 4 trở xuống ở nông thôn; trước mắt là không thu thuế này đối với nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại có giá trị dưới 1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, không thu thuế này đối với các hộ gia đình nghèo dù đã có một căn nhà nhưng đang ở chật (đối với thành phố Hồ Chí Minh là dưới mức bình quân 10m2/người) nay mua thêm nhà thứ 2, thứ 3 nhưng tổng diện tích các căn hộ nhỏ này không vượt quá 77m2. HoREA cũng cho rằng trong giai đoạn đầu nên áp dụng mức thuế suất vừa phải, phù hợp với sức dân. Đối với người có từ căn nhà thứ 2 trở đi thì áp dụng thuế suất bậc thang tùy theo số lượng và giá trị tài sản.

Trong trường hợp xuất hiện nguy cơ thị trường bất động sản sốt “bong bóng” nên đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thẩm quyền ban hành thuế suất chống đầu cơ, đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua (có thể tính thời gian trong năm đầu tiên) để giúp ổn định nhanh thị trường bất động sản.

Về lộ trình ban hành Luật Thuế tài sản, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính vẫn thực hiện lộ trình ban hành Luật này trước năm 2020 như đã dự kiến trước đây. Đồng thời, Hiệp hội đề nghị ban hành sắc thuế sử dụng đất khi nhà nước giao đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thay thế chính sách và cơ chế thu tiền sử dụng đất hiện nay, để đảm bảo tính đồng bộ và sự thống nhất của pháp luật.

Ngoài ra, cần hoàn thành nhanh việc cấp “sổ đỏ” cho các bất động sản nhà, đất và xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu quốc gia, trong đó có cơ sở dữ liệu nhà, đất quốc gia, liên thông các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được cập nhật theo thời gian thực. Đặc biệt cần phải hoàn thành thật nhanh, thật chuẩn xác việc cấp thẻ căn cước công dân, xác định mã số định danh cá nhân, để biết rõ người đang sở hữu nhà ở, sử dụng đất ở.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ26 27

Bất động sản

Page 15: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Những đại gia bị “điểm danh”

Thượng tuần tháng 5, Bộ Tài chính bất ngờ công bố danh sách 60 trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong giai đoạn từ 1/7/2014 đến 30/11/2016 (dẫn theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuế). Trong số này, Hà Nội có 24 trường hợp, TP. HCM có 11 trường hợp; các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Nghệ An, Nam Định và Quảng Ninh chia nhau 25 trường hợp còn lại.

Theo Bộ Tài chính, trong “danh sách 60” có nhiều doanh nghiệp nhà nước đang được Nhà nước cho thuê đất ở những vị trí có giá trị thương mại. Tuy nhiên

khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp này đã không thực hiện đấu giá (do pháp luật thời kỳ trước không có quy định tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp). Một số khác lại được UBND các tỉnh, thành cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây trung tâm thương mại, văn phòng, nhà để bán, nhưng không thực hiện đấu giá theo quy định của Điều 18, Luật Đất đai 2013.

Mặt khác, việc xác định giá đất để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất lại chủ yếu dựa vào kết quả của doanh nghiệp tư vấn - trong khi kết quả này thường không đầy đủ và không theo sát giá thị trường. Một số địa phương thậm chí còn không thực hiện đầy đủ quy

thị trường bất động sản:

liêN tiếp đóN “bão thaNh tra” từ đầu tháNg 5 đếN Nay, thị trườNg bất độNg sảN liêN tiếP đóN NhậN

thôNg tiN thaNh tra từ bộ tài chíNh Và thaNh tra chíNh Phủ Nhắm Vào hàNg loạt Dự áN Và Nhà đầu tư lớN.

XuâN Hải

trình trong việc xác định giá đất để thu tiền sử dụng đất. Cụ thể, UBND tỉnh phê duyệt giá đất nhưng không xin ý kiến Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh và cũng không báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Do vậy, Bộ Tài chính đã đề xuất thanh tra các dự án có dấu hiệu thực hiện không đúng mục đích đầu tư, vi phạm Luật Đất đai và xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát thị trường. Bản danh sách này sau đó đã được chuyển sang Thanh tra Chính phủ để phục vụ công tác thanh tra của cơ quan này trong năm 2017.

Sau bản “danh sách 60”, thị trường bất động sản tiếp tục đón nhận “Kết luận thanh tra về đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu đô thị của thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2014” (tổng cộng 38 dự án) do Thanh tra Chính phủ công bố.

Theo kết luận thanh tra, tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra lên tới hơn 1.562 tỷ đồng. Trong đó, có 733 tỷ đồng số tiền sử dụng đất chưa nộp tại lô đất CT2 thuộc Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ; hơn 611 tỷ đồng do việc xác định các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư chưa đúng, chưa đủ và chưa nộp; gần 206 tỷ đồng do các chủ đầu tư dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng… nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích tăng thêm và hơn 12 tỷ đồng do xác định tiền sử dụng đất của dự án không đúng vị trí quy định tại bảng giá đất.

Về xử lý kinh tế, Thanh tra Chính phủ giao Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, xem xét, xử lý và thu hồi về ngân sách thành phố số tiền hơn 509 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ cũng yêu cầu thu hồi số tiền hơn 1.053 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan này đối từ những sai phạm như đã nêu ở trên.

Sau bản kết luận này, Thanh tra Chính phủ lại tiếp tục công bố thêm kết luận vi phạm tại 7 dự án BT lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: dự án đường Lê Văn Lương kéo dài, dự án Nhà máy nước Yên Sở, dự án nút giao thông Long Biên, dự án đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương, dự án đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An, dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ và dự án đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.

Các kết luận thanh tra nêu trên đã đề cập đến tên tuổi của một loạt đại gia trong làng bất động sản. Chẳng hạn như trong Kết luận thanh tra 38 dự án, Thanh tra Chính phủ đã nêu ra 21 dự án tính chưa đúng, chưa đủ nghĩa vụ tài chính gồm: dự án khu nhà ở để bán tại Sài Đồng, Long Biên do Tổng công

ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội (Handico) đầu tư với số tiền sai phạm được xác định 22 tỷ đồng; dự án khu đô thị mới Việt Hưng - Long Biên do Tổng công ty Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) đầu tư với số tiền sai phạm khoảng 44 tỷ đồng, dự án tổ hợp đa năng 28 tầng thuộc dự án làng quốc tế Thăng Long do Handico đầu tư với số tiền sai phạm ước tính hơn 247 tỷ đồng…

Thị trường chỉ phản ứng nhất thời

Các kết luận thanh tra khi được công bố đều ít nhiều gây tác động tiêu cực lên thị trường bất động sản. Đặc biệt là “danh sách 60” đã làm thị trường “náo loạn” khi có hàng loạt chủ đầu tư (có tên trong danh sách) lên tiếng phản ánh bị khách hàng gọi điện đòi rút tiền đặt cọc, hủy hợp đồng khiến giao dịch sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, ghi nhận từ các đơn vị nghiên cứu cho thấy những phản ứng của thị trường chỉ mang tính nhất thời, bởi theo thống kê, lượng mở bán và tỷ lệ giao dịch thành công trong quý II vẫn đạt được những kết quả khả quan.

Cụ thể, báo cáo của Savills về thị trường căn hộ bán tại Hà Nội cho biết trong quý II có 16 dự án mở bán mới và 11 dự án mở bán thêm với tổng số 6.850 căn hộ, tăng 5% theo quý và 13% theo năm. Nguồn cung sơ cấp đạt 24.550 căn, tăng 2% theo quý và 42% theo năm. Nguồn cung thứ cấp là 163.400 căn, tăng 18% theo năm. Tổng cộng có 6.800 căn hộ được tiêu thụ trong quý, tăng 5% theo quý và tăng 13% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 28%, tăng 1% theo quý.

Thị trường biệt thự - liền kề cũng tăng trưởng tốt về số căn mở bán mới và lượng tiêu thụ. Cụ thể, nguồn cung sơ cấp đạt 3.900 căn, tăng 40% theo quý; tỷ lệ hấp thụ đạt 33%, tăng 13 điểm % theo quý và 21 điểm % theo năm; tổng lượng giao dịch đạt 1.300 căn, tăng 126% so với quý trước và gấp 4,5 lần năm trước.

Còn tại TP. HCM , báo cáo của CBRE cho biết trong quý II có 9.850 căn hộ được chào bán mới, tăng 80% so với quý trước. Trong quý có 9.522 căn hộ giao dịch thành công, tăng 40% so với quý trước và tăng 59% so với cùng kì năm trước. Giá bán trung bình đạt 1.578 USD/m2, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những kết quả tích cực như trên cho thấy thị trường vẫn tiếp tục ở trong chu kì tăng trưởng và ‘miễn nhiễm” tốt hơn với những thông tin bất lợi từ kết luận thanh tra. Theo dự báo của Savills, thị trường căn hộ vẫn đang trong quỹ đạo tăng trưởng bền vững. Những động lực cho sự tăng trưởng này gồm: tốc độ đô thị hóa cao hàng đầu khu vực, số dân đô thị ở nhà xuống cấp lớn, quy mô hộ gia đình tăng nhanh, nhu cầu tách hộ lớn và xu hướng hộ độc thân dần xuất hiện.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ28 29

Bất động sản

Page 16: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

“Ông vua” nhà giá rẻ

Thời điểm năm 2000, ông Lê Thanh Thản bắt đầu mở rộng việc làm ăn xuống Hà Nội với việc mua một mảnh đất trong Khu Đô thị Linh Đàm để xây khách sạn Mường Thanh và khu căn hộ nhỏ. Sau đó, ông Lê Thanh Thản bắt đầu được giới đầu tư địa ốc chú ý khi xây dựng thành công khu đô thị Xa La (Hà Đông, Hà Nội) với diện tích lên tới 21ha. Đây là đô thị đầu tiên tại Hà Nội hoàn chỉnh đầy đủ các hạng mục liên hợp trường học, siêu thị, khách

sạn… Thời điểm “sốt”, giá đất tại dự án này từng lên tới 50-60 triệu đồng/m2.

Dự án khu đô thị Xa La được xây dựng vào thời điểm thị trường bất động sản Hà Nội đang “sốt nóng”, vì thế, việc dự án này thành công cũng không phải là điều khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Phải đến năm 2012, cái tên Lê Thanh Thản và Tập đoàn Mường Thanh mới thực sự khiến thị trường bất động sản phải kinh ngạc khi đưa ra thị trường những căn hộ với mức giá chỉ 10 triệu đồng/m2.

Người ta kinh ngạc bởi nhẽ lúc bấy giờ mức giá 10 triệu đồng/m2 khi đó được xem là một mức giá không tưởng đối với các chủ đầu tư địa ốc tại Hà Nội. Thậm chí thời điểm đó, có chủ đầu tư còn khẳng định, nhà ở xã hội cũng không thể làm với giá 10 triệu đồng/m2 được. Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cũng khẳng định, chi phí cho 1 m2 chung cư tại Hà Nội ít nhất cũng 16-17 triệu đồng.

Cũng chính nhờ mức giá này mà giữa thời kỳ bất động sản trầm lắng, chủ đầu tư càng làm càng lỗ, thì nhờ giá rẻ, dự án Đại Thanh của ông Lê Thanh Thản đã tạo nên một cơn sốt mới - cơn sốt nhà giá rẻ và phá băng của thị trường. Trong khi hàng loạt các dự án khác tại Hà Nội bán không có người mua, thì dự án của ông Thản được bán chênh từ vài chục tới hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn luôn “cháy hàng”.

Từ thành công của dự án Đại Thanh, ông Lê Thanh Thản còn được mệnh danh là “ông vua nhà giá rẻ”. Nhiều dự án từng bị “đắp chiếu” nhiều năm nay nhờ có Mường Thanh đã “hồi sinh”. Điển hình như dự án Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5, do Công ty Cổ phần Phát triển Địa ốc Cienco 5 làm chủ đầu tư. Quy mô dự án hơn 400 ha, được khởi công đầu năm 2008 -

toàN cảNh câu chuyệN đầu tư của tập đoàN mườNg thaNh

đi lêN từ một DoaNh NghiệP tư NhâN Nhỏ, hơN 20 Năm qua Với sự táo bạo, mạNh DạN troNg cách Nghĩ, cách làm cùNg NhữNg Nô lực bềN bỉ, mườNg thaNh đã VươN lêN trở thàNh một tậP đoàN kiNh tế tổNg hợP đa NgàNh, hoạt độNg trêN Nhiều lĩNh Vực. đi kèm Với sự Nổi tiếNg, mườNg thaNh cũNg được Nhắc đếN Với Nhiều NhữNg Vi Phạm Về PháP luật xây DựNg. Và Dù Nổi tiếNg hay tai tiếNg, thì rõ ràNg cái têN mườNg thaNh chưa bao giờ hết NóNg.

pHaN cHíNH

thời điểm bất động sản nóng lên từng ngày, khiến giới đầu cơ làm giá, săn lùng ráo riết. Nhưng rồi sau đó, dự án này đã “án binh bất động” cho đến khi Mường Thanh mua lại và đầu tư xây dựng, dự án mới được hồi sinh trở lại.

Cũng từ thành công của dự án Đại Thanh, nhà giá rẻ đã trở thành một xu hướng phát triển mới, một phân khúc “cứu cánh” cho thị trường bất động sản Hà Nội. Hàng loạt dự án được Mường Thanh triển khai sau này như tổ hợp 12 tòa nhà HH Linh Đàm, Kim Văn Kim Lũ, VP Linh Đàm và mới nhất là Thanh Hà Cienco 5 đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp. Và sau ông Thản, mặt bằng giá chung cư ở Hà Nội đã về mức 16 -17 triệu đồng/m2 - mức giá mà nhiều chủ đầu tư trước đó khẳng định là không thể làm được ở Hà Nội. Giấc mơ có nhà của người thu nhập thấp đã dần được hiện thực hóa.

Và những đóng góp tích cực cho cộng đồng

Không chỉ dừng chân ở thị trường bất động sản, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay, Tập đoàn Mường Thanh đã phát triển và trở thành Tập đoàn kinh tế tổng hợp đa ngành hoạt động trên các lĩnh vực Đầu tư - Xây dựng - Du lịch - Giải trí... tạo việc làm và đời sống ổn định cho hàng chục ngàn lao động, hàng năm nộp ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng.

Không riêng gì ở Hà Nội mà ở nhiều địa phương khác trên cả nước, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các dự án, các tòa chung cư cao tầng, các khách sạn... đã và đang được Tập đoàn Mường Thanh đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động. Trong lĩnh vực khách sạn, nếu tính cả những dự án đang triển khai thì số khách sạn Mường Thanh đang sở hữu

đã lên đến con số 55, trải dài trên nhiều tỉnh, thành phố lớn nổi tiếng về du lịch; trở thành một trong những tập đoàn tư nhân sở hữu chuỗi khách sạn lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Nhiều công trình khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục… cũng gắn liền với tên tuổi ông Lê Thanh Thản và Tập đoàn Mường Thanh. Khi nhìn cảnh trẻ em phải lội bộ đến trường trên những con đường xa lắc, ông Lê Thanh Thản đã quyết định xây trường học tại huyện Diễn Châu phục vụ mục tiêu khuyến học và từ thiện như một sự trả nghĩa với quê hương. Trường THPT Tư thục Nguyễn Du với 20 phòng học được thành lập vào năm 2006 đã thu hút được rất đông con em ở địa phương, trong đó có nhiều em thuộc diện gia đình nghèo và gia đình chính sách. Ông Thản còn xây 1 trường cấp 3, 1 trường cấp 1-2, 4 trường mẫu giáo, 1 trạm xá, 5 km đường liên thôn, khôi phục đình làng.

Ông Thản cũng đầu tư tổng kinh phí khoảng 68 tỷ đồng vào năm 2007 để xây dựng Bệnh viện Đa khoa Phủ Diễn. Ngoài ra, trang trại gần 70ha của gia đình ông trên đất Diễn Lâm còn tạo công ăn việc làm cho hơn 30 lao động địa phương. Hàng chục con bò đang nuôi trong trang trại, ông cũng cho các hộ nghèo mượn 3 năm liên tục để chăn nuôi. Và vào mỗi dịp Tết, hàng tấn gạo lại được ông chở về quê để phát cho các hộ trong làng.

Bên cạnh nhiều thành công lớn nêu trên, Tập đoàn Mường Thanh cũng để lại nhiều tai tiếng về vi phạm pháp luật quản lý xây dựng. Có nhiều dự án xây vượt tầng, chuyển đổi công năng sử dụng so với hồ sơ thiết kế được phê duyệt ban đầu, và có những dự án còn sai quy định về phòng cháy, chữa cháy của Tập đoàn Mường Thanh đã làm nóng dư luận trong thời gian qua.

Ông Lê Thanh Thản (Sinh năm 1949) trong mắt nhiều doanh nhân khác là một “ca lạ”. Ông vốn là một doanh nhân được xếp hàng “vô danh tiểu tốt” đến từ tỉnh miền núi Lai Châu, lập nghiệp bằng nghề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền núi (công ty tư nhân đầu tiên thành lập năm 1987), sau đó vươn sang Lào.

Ông Thản mở rộng việc làm ăn xuống Hà Nội năm 2000 với việc mua một mảnh đất trong Khu Đô thị Linh Đàm để xây khách sạn Mường Thanh và khu căn hộ nhỏ. Ngoài doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên và Tập đoàn Mường Thanh nổi tiếng, ông Thản hiện còn là chủ Công ty Cổ phần Sản xuất - XNK Bemes, thành lập từ năm 1992, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng công trình, bán buôn nông sản, vật liệu...

Đại gia này cũng đang là ông chủ một số công ty trong lĩnh vực du lịch, như Công ty Cổ phần Thương mại và du lịch thanh niên Quảng Ninh (chủ đầu tư khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh năm 2011), Công ty cổ phần Du lịch Nghệ An hay Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển du lịch Lạng Sơn.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ30 31

Bất động sản

Page 17: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Kiệt tác của kiến trúc

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay được hoài thai từ khát vọng đánh thức tiềm năng của những bãi biển hoang sơ nơi đảo xa Phú Quốc. Hai mươi năm trước, khi lần đầu đặt chân đến Bãi Khem đẹp tựa thiên đường, những người đứng đầu Tập đoàn Sun Group đã ngay lập tức nghĩ đến việc biến nơi đây thành một điểm đến du lịch cao cấp. Và để hiện thực hóa khát vọng này, Sun Group tiếp tục mời kiến trúc sư tài danh Bill Bensley, người đã dày công thiết kế “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới” trong ba năm liền InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Bill Bensley đã mất 5 năm trời để lên ý tưởng về một khu nghỉ dưỡng mang hình hài một ngôi

trường đại học mang tên nhà khoa học người Pháp - Lamarck University.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay bởi thế mà đẹp một cách hoàn toàn khác biệt. Nó vừa mang vẻ đẹp gợi cảm của thiên nhiên Phú Quốc trong những đường nét kiến trúc, lại vừa toát lên vẻ đẹp sang trọng, lịch thiệp của tri thức uyên bác được tích lũy qua nhiều thế kỷ, trong những món đồ nội thất độc nhất vô nhị được bày trí nơi này. Ngôn ngữ của kiến trúc Pháp cổ được vận dụng tối đa để tạo nên 244 phòng, suite, căn hộ và villas của JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay. Đặt chân vào nơi đây, người hoài cổ thấy như được trở về những năm đầu thế kỷ 20, khi trước mắt họ là những dấu ấn kiến trúc Pháp rất quen như khung cửa chớp

tưƠNg lai mớitrêN vÙNg đảo Ngọcđầu tháNg 6/2017, báo chí châu á đồNg loạt đưa tiN Về giải thưởNg được mệNh DaNh là oscar của NgàNh Du lịch thế giới WorlD traVel aWarDs khu Vực châu á- châu đại DươNg. Và lầN đầu tiêN troNg lịch sử, Du lịch Phú quốc bước châN Vào lãNh địa Nghỉ DưỡNg cao cấP của châu lục, Với giải thưởNg khu Nghỉ DưỡNg mới tốt Nhất châu á DàNh cho JW marriott Phu quoc emeralD bay resort.

Hoa Mai

màu xanh, mái vòm chóp nhọn với những họa tiết trang trí, phù điêu cầu kỳ, hoặc là từ chính sự kết hợp màu sơn vàng trắng kinh điển. Kiến trúc Pháp tự thân nó đã toát lên sự sang chảnh, nhưng nếu chỉ có thế thì đó chưa phải là Bill Bensley.

Đi sâu vào khu nghỉ dưỡng, sẽ thấy bóng dáng nhà cổ Hội An. Bill Bensley đã khéo léo đặt Hội An trong lòng Phú Quốc, giữa những đường nét kiến trúc Pháp. Chính sự kết hợp tưởng chừng như không thể ấy lại cho thấy một sự hợp lý đến bất ngờ, và mang đến cho JW. Marriott Phu Quoc Emerald Bay một vẻ đẹp lạ lùng.

Khu nghỉ dưỡng mang hình hài tri thức

Gặp Bill Bensley trước khi khu nghỉ dưỡng độc đáo này khai trương, ông hài hước: “Bạn đã từng nghe nói về một khu nghỉ dưỡng lấy cảm hứng từ một trường đại học chưa? Chưa phải không. Ở đây chúng tôi muốn tạo nên một khu nghỉ dưỡng mà du khách có cảm giác là mình là những sinh viên khi bước vào đây, và họ thực sự có thể tiếp thu những kiến thức về thiên nhiên. Không phải ai đến biển cũng để ra biển, nhưng đến khu nghỉ dưỡng này, chắc chắn bạn sẽ thấy thú vị và học được gì đó. Có thể gọi đây là một bảo tàng về trường đại học.”

Bill không nói ngoa. JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay được phân chia thành 18 phân khoa, từ tự nhiên, xã hội, kiến trúc, hóa học tới động vật học… Quán bar bên biển thời thượng mang hình dáng Khoa hóa học, nơi những nguyên lý vẫn đang được thực hành để pha trộn một ly cocktail ngon đúng điệu. Những villa 2-3 phòng ngủ bên bể bơi biệt lập và sang trọng kể câu chuyện về Khoa Điểu cầm học. Dãy bungalow 2 phòng ngủ bên bể bơi gợi nhắc khu nhà của các trưởng khoa từng giảng dạy tại ngôi trường.

Trong mỗi căn phòng của mỗi phân khoa, du khách trở thành những học giả, và họ có thể “chạm tay vào tri thức”, qua những chiếc vali cũ kỹ, những chiếc cup thể thao, cuốn sách sờn gáy hay cuốn sổ ghi đầu bài của trường Đại học Anh, những dụng cụ giảng dạy từ nhiều thế kỷ trước của các trường đại học danh tiếng thế giới mà ông hoàng resort Bill Bensley đã dày công tìm tòi, sưu tập, mang về. Tri thức cũng được “hình hóa” trong hơn 200 bức tượng và phù điêu 3.318 bức tranh vẽ của khoa thực vật học, trang trí khắp ngõ ngách khu nghỉ, cùng vô số những bức tranh tường hay hình ảnh quảng cáo đặc trưng của thế kỷ 20.

Khẳng định tương lai điểm đến của du lịch cao cấp

Không dễ để lọt vào danh sách bình chọn của những chuyên gia uy tín hàng đầu trong ngành du lịch

từ hơn 140 quốc gia trên thế giới. Và dễ thấy những đối thủ của JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay trong giải thưởng danh giá này cũng đều là những cái tên sáng giá như Anantara Kalutara Resort (Sri Lanka); Shangri-La’s Hambantota Resort & Spa (Sri Lanka); The St. Regis Langkawi (Malaysia); Alila Anji (Trung Quốc); HOSHINOYA Bali (Indonesia); Mövenpick Resort & Spa Jimbaran Bali (Indonesia)… Vì cớ gì một khu nghỉ dưỡng mới toanh, tại một địa danh cũng không nhiều người biết đến như Bãi Kem, Phú Quốc lại được trao tặng danh hiệu: “Khu nghỉ dưỡng mới tốt nhất châu Á”? Câu trả lời duy nhất: vẻ đẹp lạ lùng của kiến trúc, và những chuẩn mực cao cấp mà Tập đoàn Marriott International đã thiết lập riêng cho thương hiệu JW Marriott đã “đánh gục” những con mắt khó tính nhất.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay được vinh danh, cái tên Phú Quốc được viết lên bản đồ du lịch cao cấp của khu vực đầy trang trọng. Khát vọng đánh thức vùng biển hoang sơ đẹp mê hồn nơi bãi Kem- nam đảo ngọc và biến nơi đây thành điểm đến du lịch cao cấp của Sun Group đã phần nào thành hiện thực.

Nhận định về tương lai của khu vực nơi JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay được xây dựng lên, tỷ phú Thụy Sỹ, ông Christian A. Larpin, ông chủ của quĩ đầu tư vào Châu Á, trụ sở tại Hồng Kông, người cũng sở hữu một loạt các công ty kinh doanh trang sức cao cấp, sản xuất olive, kinh doanh du thuyền cao cấp mang tên Michelangelo Cruises, sau bốn lần trở đi trở lại bãi Kem để nghỉ dưỡng và tìm cơ hội đầu tư đã nói: “Bãi Kem nói riêng và Phú Quốc nói chung, đặc biệt là khu vực Nam đảo, chỉ trong tương lai ngắn khoảng 3-5 năm nữa thôi chắc chắn sẽ trở thành một điểm đến du lịch hạng sang. Tôi nhìn thấy ở đây những công trình độc đáo, đẳng cấp mà Sun Group đã và đang đầu tư như JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Premier Village Phu Quoc resort hay Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay… và tới đây nữa, sẽ có những khu nghỉ dưỡng còn sang trọng hơn thế nữa được đầu tư tại khu vực này”.

Thời gian tới, vị tỷ phú này dự tính sẽ cùng với Tập đoàn Sun Group mang đến cho du khách dịch vụ du thuyền xa xỉ và nhiều dịch vụ sang trọng nữa để xứng tầm với vẻ đẹp của thiên nhiên và cả những khối kiến trúc đẳng cấp đang được tạo nên ở đây.

Hào quang tương lai của vùng biển phía Nam Phú Quốc đang lấp lánh sáng, từ chính những dự án hứa hẹn nhiều tiềm năng, từ những giải thưởng đầu tiên mà khu nghỉ dưỡng 5 sao ++ JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay có được. Bãi Kem, Phú Quốc sẽ trở thành một điểm đến cao cấp, một ngày không xa.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ32 33

Bất động sản

Page 18: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Condotel là mô hình kết hợp căn hộ và khách sạn trong cùng một dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Trong đó, mỗi căn hộ Condotel có nhà đầu tư, chủ sở hữu

riêng. Điểm đặc biệt là mô hình Condotel cho phép người mua có thể dùng để ở cho gia đình trong kỳ nghỉ dưỡng, nhưng cũng có thể hợp tác với chủ đầu tư dự án để cho thuê lại nhằm kiếm lời như phòng khách sạn. Tuy nhiên loại hình này cũng có không ít rủi ro cho người mua. Theo các chuyên gia địa ốc, khách hàng khi quyết định đầu tư Condotel cần có thời gian xem xét tất cả khía cạnh như: vị trí, bản thân sản phẩm có điểm gì mới mẻ, hay quan trọng nhất chính là uy tín chủ đầu tư và đơn vị vận hành.

Nhiều rủi ro cho nhà đầu tư “Condotel”

Condotel là loại hình bất động sản nghỉ dưỡng mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Chi phí đầu tư thấp, cam kết lợi nhuận cao đã giúp cho loại hình này thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư cá nhân. Trong vài năm trở lại đây, đã có tới hàng chục ngàn căn condotel được tung ra thị trường với tỷ lệ hấp thụ khá cao. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Savills, đến năm 2019, condotel sẽ chiếm 65% nguồn cung ngôi nhà thứ hai tại các thị trường ven biển chính. Đầu tư condotel đang là loại hình được ưa chuộng nhất trong các sản phẩm của bất động sản nghỉ dưỡng nhưng phân khúc này được các chuyên gia đánh giá sẽ đối mặt với nhiều rủi ro.

Thứ nhất, nếu dự án do các nhà đầu tư tay ngang tham gia, không có kinh nghiệm trên thị trường nghỉ dưỡng triển khai sẽ có nhiều rủi ro.

Thứ hai, mô hình condotel có phần tel (khách sạn), nhiều chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong quản lý vận hành như khách sạn.

Thứ ba, các sản phẩm với chương trình cam kết này ngày càng trở nên rủi ro hơn cho người mua, do một số chủ đầu tư ít kinh nghiệm nhưng phát triển

dự án với quy mô lớn mà không có nguồn ngân sách mạnh mẽ như vốn chủ sở hữu hoặc hỗ trợ vốn từ ngân hàng. Các rủi ro này chủ yếu đến từ việc vận hành sau khi đã hoàn thiện xây dựng, và trong trường hợp mức cam kết lợi nhuận cao hơn dòng tiền hoạt động kinh doanh thu về. Khi đó, chủ đầu tư cần phải bổ sung thêm nguồn vốn để đảm bảo cam kết. Hiện tại, tỷ lệ cam kết lợi nhuận tại Việt Nam đang khá cao, một số dự án lên đến 12% trong 8 năm.

Ông Rudolf Hever, Giám đốc bộ phận Tư vấn Khách sạn, Savills Châu Á – Thái Bình Dương,từng khuyến nghị: “Khi lựa chọn sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng để đầu tư, người mua nên cân nhắc lựa chọn các sản phẩm có chất lượng từ các chủ đầu tư uy tín”.

Mập mờ giấy chứng nhận Condotel

Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho loại hình bất động sản này còn gặp nhiều khó khăn. Theo Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014, các dự án nhà ở được giao đất (đất ở) để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê, người mua nhà ở được cấp giấy chứng nhận sở hữu và được sử dụng ổn định lâu dài. Tuy nhiên, các dự án du lịch (đất thương mại dịch vụ - đất phi nông nghiệp – PV) thực hiện kinh doanh theo dự án du lịch, nên chỉ được cho thuê các biệt thự, căn hộ.

Chủ đầu tư muốn huy động vốn bằng cách bán biệt thự, căn hộ du lịch, thì người mua phải được cấp giấy chứng nhận sở hữu và như vậy, dự án này phải được giao đất (đất ở) hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng qua đất ở (kèm hình thức thuê sang giao). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do cơ chế chưa rõ ràng, nên phần lớn các dự án condotel rao bán trên thị trường hiện tại chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng qua đất nên cũng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), việc cấp sổ đỏ cho condotel giúp tạo niềm tin đầu tư, phát triển loại hình này đồng thời thúc đẩy du lịch phát triển nhanh chóng.

đầu tư condotel trong bối cảnh mới:

lợi NhuậN cao, rủi ro lớN troNg bối cảNh thị trườNg đaNg bùNg Nổ NguồN cuNg coNDotel cũNg

Như cam kết lợi NhuậN hấP DẫN Như hiệN Nay thì Nhà đầu tư Ngày càNg xem xét kĩ lưỡNg các yếu tố Về xây DựNg cũNg Như PháP lý của Dự áN để tráNh các rủi ro Về sau.

pHaN cHíNH

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay tại một số địa phương có dự án bất động sản nghỉ dưỡng phát triển mạnh trong thời gian vừa qua như Đà Nẵng, Khánh Hòa và Phú Quốc, Hạ Long, đã có chủ trương cho việc chuyển đổi sang đất ở.

Trao đổi với Tạp chí Nhà Đầu tư, giáo sư Đặng Hùng Võ cho hay: “Pháp luật chưa có thay đổi, nên việc cấp sổ cho Condotel hay bất kỳ loại hình bất động sản khác đều được cấp như đã quy định của pháp luật tại thông tư 24 ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.

Theo giáo sư Đặng Hùng Võ: “Condotel về nguyên tắc thì cũng là đất sản xuất kinh doanh, đất nông nghiệp, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. Trong đó, đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK”, giáo sư nói.

Cam kết lợi nhuận: liệu có “dễ ăn”?

Mức lợi nhuận tối thiểu 10%/năm cho thấy sự mập mờ chưa rõ bản chất thực sự của việc cam kết này. Liệu nhà đầu tư có nhận được 10%/năm hay đó chỉ là hình thức quảng cáo của chủ đầu tư?

Căn hộ khách sạn hay còn gọi condotel là một sản phẩm trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang bùng nổ hiện nay. Các chủ đầu tư quảng cáo đây là sản

phẩm đem lại lợi nhuận cao, có dự án quảng cáo lợi nhuận lên đến 10-12% mỗi năm trong vòng 8-10 năm có thể hoàn vốn. Nếu nhà đầu tư bỏ ra 3 tỷ để đầu tư mua một căn hộ condotel, mỗi năm sẽ lãi khoảng 300 triệu từ việc để chủ đầu tư khai thác cho thuê. Ước tính sau 10 năm nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn 3 tỷ, được sở hữu một căn hộ ở dự án ven biển, lại vẫn có thể tiếp tục ủy quyền chủ đầu tư khai thác cho thuê.

Bài toán tài chính là thế, song Condotel không còn là sản phẩm quá mới mẻ, quá thu hút đủ để khiến khách hàng “ào ào” xuống tiền mà không phải đắn đo, suy nghĩ. Khách hàng hiện nay đủ tỉnh táo, đủ khó tính để tìm được cho mình một dự án vững chắc về tiềm năng để đầu tư. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường đang bùng nổ nguồn cung Condotel như hiện nay thì nhà đầu tư lại càng kĩ lưỡng hơn gấp bội.

Bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty nghiên cứu Savills Việt Nam so sánh tỷ lệ cam kết giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực Đông Nam Á cho thấy chủ đầu tư các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang có cam kết lợi nhuận cao nhất với tỷ lệ 10% trong vòng 5-10 năm, Phuket (Thái Lan) cam kết lợi nhuận 7% trong 3-5 năm và Bali (Indonesia) cũng cam kết lợi nhuận 7% trong 2-3 năm.

Tuy nhiên việc đảm bảo lợi nhuận có đúng như cam kết hay không phụ thuộc vào lượng khách du lịch có “full” phòng trong tương lai hay không, việc quản lý vận hành cho thuê là yếu tố ảnh hưởng nhiều.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ34 35

Bất động sản

Page 19: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định bất động sản nghỉ dưỡng đang “tạo ra lợi ích thực sự cho việc đầu tư kinh doanh”

tại Việt Nam.

Trong khi đó, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, khi thị trường bất động sản đã bước sang giai đoạn phát triển mới, thì hướng đầu tư theo hình thức “cùng chia sẻ lợi ích” sẽ tạo đà cho phát triển dài hạn.

Có chung suy nghĩ, ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc điều hành Savills Việt Nam khẳng định Việt Nam là thị trường có tiềm năng đầu tư du lịch nghỉ dưỡng nổi bật trong khu vực.

Cùng với Nha Trang và Đà Nẵng, Phú Quốc đang là điểm đến đặc biệt hấp dẫn vì nhiều lý do: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế mạnh (được dự đoán sẽ đạt 1,9 triệu lượt khách trong năm 2017) khi nhiều chuyến bay thẳng quốc tế đã được mở. Tổng số vốn đăng ký đầu tư vào Phú Quốc hiện đã cán mốc 16,7 tỷ USD. Về tầm nhìn trung hạn, nhiều chuyên gia đã dự đoán Phú Quốc hoàn toàn có thể trở thành một Singapore thứ hai.

Điểm đến của du lịch cao cấp

Ngay cả tỷ phú người Thụy Sỹ Christian A.Larpin cũng không thể đồng tình hơn về sức hút của Phú Quốc. Không dưới một lần, bậc thầy đầu tư này đã ca ngợi Phú Quốc, nhất là khu vực Nam đảo và Bãi Kem,

sun premier village kem beach resort:

đia chỉ “gửi vàNg”của giới thượNg lưu

các chuyêN gia đều NhậN địNh đầu tư bất độNg sảN Nghỉ DưỡNg đã trở thàNh xu hướNg Nổi bật Và bềN VữNg tại Việt Nam. điều Nhà đầu tư cầN làm lúc Này chỉ là lựa chọN đúNg Dự áN đắc địa để “gửi VàNg”.

THảo Mai

như là một điểm đến “du lịch cao cấp nổi tiếng thế giới trong vòng 3 – 5 năm tới”.

“Bờ cát trắng trải dài, rừng rậm tự nhiên, nước biển ấm và xanh mê hồn, đồi núi hữu tình, nắng ấm quanh năm, gợi nhớ về miền Nam nước Pháp 60 năm trước” là những lý do thôi thúc ông Larpin đầu tư vào một dự án cực “hot” đang được xây dựng tại bãi Kem này. Đó chính là Sun Premier Kem Beach Resort, dự án mới nhất trong quần thể nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí đẳng cấp thế giới trị giá gần 1 tỷ USD mà Tập đoàn Sun Group là chủ đầu tư.

Dự án đầu tiên của quần thể này – JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort, do kiến trúc sư lừng danh Bill Bensley thiết kế, ngay khi đi vào hoạt động đã lập tức lọt top 3 điểm đến đẳng cấp nhất Việt Nam và giành được giải thưởng của tổ chức World Travel Awards cho Khu nghỉ dưỡng mới tốt nhất châu Á.

Nối tiếp những chuẩn mực rất cao do JW Marriott Phu Quoc tạo ra trước đó, Sun Premier Village Kem Beach Resort do hai công ty kiến trúc nổi tiếng thế giới là AEDAS (Hồng Kông) và Darkhorse (Úc) thiết kế và do Melia, tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, quản lý.

Resort 59,6 ha này có tỷ lệ vàng trong quy hoạch cảnh quan kiến trúc nghỉ dưỡng quốc tế, khi mật độ xây dựng chỉ ở mức 17 – 21%. Khác với phong cách trường đại học rất “Tây” của JW Marriott Phu Quốc, Kem Beach Resort lại được thiết kế như những ngôi làng nghỉ dưỡng thuần Việt với phong cách mộc mạc nhưng tinh tế, sử dụng tối đa vật liệu truyền thống địa phương, gần gũi với thiên nhiên.

Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài mộc mạc đó, tất cả các ngôi làng nghỉ dưỡng đều có đầy đủ những tiện ích và tiện nghi sang trọng hàng đầu như nhà hàng, quán bar, hồ bơi, phòng tập gym….

Bên cạnh đó, dự án còn được đánh giá cao nhờ vị trí đắc địa, chỉ cách sân bay Phú Quốc khoảng 20 phút xe chạy, cách thị trấn Dương Đông khoảng 30km. Du khách chỉ cần di chuyển chưa đầy 400m là đã có thể kết nối với JW Marriott Emerald Bay hoặc 3km là tới dự án cáp treo Hòn Thơm. Ở khu vực này, du khách cũng có thể dễ dàng ghé thăm nhiều điểm tham quan hấp dẫn của Phú Quốc như Giếng Tiên, Mũi Ông Đội, quần đảo An Thới để lặn biển, ngắm san hô…

Lựa chọn “hot” nhất

Sau khi nghiên cứu kỹ dự án, tỷ phú Larpin đã lập tức bị thuyết phục. Ông cho biết sẽ “cùng với Sun Group đưa dịch vụ du thuyền và nhiều dịch vụ sang

trọng khác nữa tới Nam đảo” để biến nơi đây thành điểm đến “xa xỉ, quý tộc” khách hạng sang đến từ Hồng Kông, Macau hay Thụy Sỹ…

“Họ chắc chắn sẽ rất thích thú khi được khám phá Bãi Kem và tận hưởng dịch vụ du thuyền trên vùng biển đẹp như thế này”, ông hào hứng.

Từ góc độ của hãng bất động sản quốc tế uy tín CBRE, Giám đốc nghiên cứu và tư vấn CBRE Việt Nam Dương Thùy Dung nhấn mạnh chiến lược phát triển du lịch đẳng cấp quốc tế tại Phú Quốc của những tập đoàn lớn như Sun Group đang rất “bài bản và tích cực”. Các dự án hot như Premier Village Kem Beach hay JW Marriott Phu Quoc đều có vị trí “vàng”, vừa biệt lập riêng tư, vừa có tính kết nối cao với các khu trung tâm và điểm tham quan hút du khách.

Không khó để các nhà đầu tư trong nước nhận ra tất cả những điều này. Ngay trong đợt đầu ra mắt, hơn 90% số lượng sản phẩm của dự án Premier Village Kem Beach Resort đã được đăng ký đầu tư.

Ông Tống Thanh Chung, Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Sky Realty cho biết, Sun Premier Village Kem Beach Resort được giới bất động sản dự đoán sẽ làdự án BĐS nghỉ dưỡng được yêu thích nhất năm nay nhờ quy hoạch đồng bộ, uy tín đẳng cấp của chủ đầu tư, thương hiệu nhà quản lý….

Quan trọng nhất, dự án có mức cam kết lợi nhuận cao hàng đầu thị trường và khả năng sinh lời cao nhờ khung giá hợp lý. Chính sách bán hàng của Sun Group hỗ trợ lãi suất 0% cho 70% giá trị biệt thự và ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng. Lợi nhuận cam kết tối thiểu từ chương trình cho thuê lên tới 9% trong 15 năm cùng 225 đêm nghỉ dưỡng trong toàn hệ thống….

“Đây thực sự là một siêu phẩm nghỉ dưỡng của Phú Quốc”, bà Lại Thị Kim Ấn, Tổng giám đốc Công ty bất động sản NewLand kết luận.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ36 37

bất độNg sảN

Page 20: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Đã có một viễn cảnh tươi đẹp được vẽ nên trước lần xem xét này của MSCI. Đó là nếu thị trường được lọt vào danh sách xem xét nâng hạng, sẽ có một dòng vốn

khổng lồ ồ ạt đổ vào thị trường. Dòng vốn đó đến từ các quỹ đầu tư theo chỉ số khi họ sẽ tự động mua các cổ phiếu đủ điều kiện được bổ sung vào MSCI, và thậm chí đó còn là rất nhiều nhà đầu tư khác nữa. Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và Tư vấn đầu tư Khách hàng cá nhân thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), nhận định dòng vốn vào Việt Nam có thể lên đến 2,5 tỷ USD – 15 tỷ USD.

Tuy vậy, MSCI đã không đưa Việt Nam vào danh sách được xem xét nâng hạng. Đây được coi là tin buồn bởi Pakistan, China A (nhóm cổ phiếu hạng A của Trung Quốc) – cùng là thị trường cận biên với

chúng ta, đã được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Trong khi đó, Ả Rập Saudi có mặt trong danh sách chờ duyệt.

Tuy vậy, quyết định của MSCI có cơ sở khi trong So sánh đánh giá Việt Nam với các nước, chúng ta có đến 10/18 điểm định tính cần cải thiện. Sự vênh nhau giữa các điểm cần cải thiện cho thấy có sự linh hoạt trong xem xét nâng hạng.

Quy mô đầu tư có thể coi là yếu tố quan trọng nhất để MSCI đánh giá. So sánh vốn hóa thị trường, Việt Nam quá ‘khiêm tốn’ khi chỉ có 19 công ty vốn hóa trên 1 tỷ USD với Vinamilk có vốn hóa cao nhất là 64,9 tỷ USD. Trong khi đó, China A có 169 công ty với công ty có vốn hóa cao nhất 64,9 tỷ USD, Saudi Arabia 32 công ty và 79 tỷ USD cao nhất. Do đó, lẽ dĩ nhiên quy

việt Nam cầN làm gì để được mSci NâNg hạNg?

troNg đợt thăNg hạNg thị trườNg gầN Nhất của msci, Việt Nam VẫN bị giữ NguyêN ở mức FroNtier market - thị trườNg cậN biêN Và khôNg được đưa Vào DaNh sách xem xét NâNg hạNg. điều Này cho thấy chúNg ta VẫN còN rất Nhiều Việc NâNg hạNg, cũNg Như trêN coN đườNg trở thàNh một kêNh huy độNg VốN cho NềN kiNh tế.

Huy NGọc

mô dành cho khối ngoại ở thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cao. Theo bà Vương Thị Hoa, đại diện đến từ Dragon Capital thì hiện tại có khoảng 50 doanh nghiệp lớn với room còn lại khoảng 4 tỷ USD cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể rót tiền vào.

Nới room lên 30-45% được coi là một phương án, nhưng có lẽ không khả quan trong tình trạng quy mô vốn hóa thị trường không cao. Đặc biệt, dù Nghị định 60 cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua không hạn chế cổ phần, tuy vậy vẫn còn tồn tại nhiều nút thắt và vướng mắc phát sinh khác nhau, đặc biệt là rào cản pháp lý.

Tuy vậy, bên cạnh nới room, việc thoái vốn cổ phần ở các doanh nghiệp nhà nước và làn sóng niêm yết của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, các Ngân hàng lớn lên sàn chứng khoán có thể coi là cơ hội tốt để tăng quy mô đầu tư. Ông Nguyễn Đức Hùng Linh đánh giá, việc tăng quy mô đầu tư là vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ giúp thỏa mãn điều kiện nâng hạng mà còn là yếu tố quyết định đến tỷ trọng của Việt Nam bộ chỉ số, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền nước ngoài mua cổ phiếu Việt Nam.

Không những thế, Việt Nam là quốc gia duy nhất bị đánh giá là cần cải thiện trong chỉ số Mức độ tự do của thị trường ngoại hối. Cụ thể, MSCI giữ nguyên nhận định từ năm 2016 rằng, “hiện chưa có thị trường giao dịch tiền tệ nước ngoài và thị trường giao dịch trong nước còn hạn chế và thanh khoản còn khá thấp”. Báo cáo của SSI cho thấy, Việt Nam về nội lực có thể so sánh với Pakistan – nước có dự trữ ngoại hối 21 tỷ USD, tương đương 4 tháng nhập khẩu và cán cân thương mại thường âm. Tuy nhiên, Pakistan có độ mở thị trường ngoại hối lớn hơn.

So với China A và Ả Rập Saudi, cán cân thương mại và dự trữ ngoại hối của Việt Nam rõ ràng dễ bị tổn thương hơn. Có thể thấy, Trung Quốc dự trữ ngoại hối 3.000 tỷ USD, tương đương 2 năm nhập khẩu; dự trữ ngoại hối của Ả Rập Saudi là 500 tỷ USD, tương đương 1,5 năm nhập khẩu. Còn so với các nước trong khu vực, mức độ tự do hóa tài khoản vốn vẫn ở mức thấp. Khả năng chuyển đổi thấp của VND cũng ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn vào thị trường chứng khoán.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, mức độ tự do ngoại hối của chúng ta sẽ cần thời gian lâu dài để tích lũy nội lực nhằm hạn chế rủi ro khi độ mở của thị trường lớn hơn. Dù vậy, chúng ta vẫn cần tạo cơ chế thông thoáng hơn trên thị trường ngoại hối. Đây được coi là việc rất lớn, vượt ngoài tầm phạm vi thị trường và đòi hỏi nỗ lực của toàn hệ thống chính trị.

Một chuyên gia từng trải lòng rằng quỹ ngoại khó đầu tư vào Việt Nam do…rào cản ngôn ngữ. Điều này

không sai khi nhiều website doanh nghiệp Việt chưa chú trọng việc công bố thông tin bằng tiếng Anh. Các thủ tục và công bố thông tin cũng cần được công bố dưới dạng tiếng Anh. Dù đúng là công việc này sẽ phát sinh thêm chi phí, nhưng đây có thể coi là thiện chí nâng hạng và cũng giúp các Nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tiếp cận tới doanh nghiệp trong nước hơn.

Điểm cuối cùng cần lưu ý là các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng quản trị và báo cáo tài chính. Việt Nam đang sử dụng chuẩn mực kế toán VAS, khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế IRFS. Trong khi đó, Trung Quốc hiện tại đang sử dụng chuẩn mực kế toán CAS, nhưng chuẩn mực này tương thích với IFRS 90 – 95%, còn Ả Rập Saudi đã dùng chuẩn mực IRFS từ năm 2017. So với chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực VAS bộc lộ nhiều điểm có thể suy giảm tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính và chưa phù hợp với IFRS.

Trong vấn đề Thanh toán và bù trừ chứng khoán, Việt Nam cần có công cụ cho vay thấu chi và yêu cầu phải có tiền trước khi thực hiện giao dịch. Ả Rập Saudi đã loại bỏ quy định cần có tiền trước khi giao dịch từ tháng 4/2017 và đây là yếu tố được MSCI đánh giá tích cực.

Nhưng nói chung, để cải thiện hiệu quả hệ thống vận hành, Việt Nam cần chú ý nhiều hơn đến sử dụng tiếng Anh và chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp niêm yết. Từ lộ trình của China A, có thể thấy các nước thường mất 3-4 năm tính từ lúc được MSCI đưa vào danh sách xem xét để được nâng hạng. Do đó, chúng ta có thể sẽ phải chờ lâu hơn do vẫn chưa được xem xét. Tuy vậy, đó cũng không hẳn là thông tin tiêu cực bởi nâng hạng là một rút cục cũng chỉ là đích cuối của con đường, quá trình đi trên con đường mới mang lại nhiều lợi ích cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ38 39

Tài chính ngân hàng

Page 21: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Tranh cãi xung quanh dự thảo Thông tư 55

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 55/2016 quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP và chi phí lựa chọn nhà đầu tư. Lãi suất vốn vay trong Thông tư 55 lâu nay vẫn được coi là “nút cổ chai” cản trở các dự án PPP.

Cụ thể, dự thảo Thông tư quy định, ngoài trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, mức lãi suất vốn vay được xác định trên cơ sở hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được lựa chọn, thì đối với trường hợp chỉ định nhà đầu tư, mức lãi suất vốn vay được xác định thông qua đàm phán, thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.

Mức lãi suất vốn vay được tham khảo để đàm phán, thỏa thuận theo hai nguyên tắc. Thứ nhất, không vượt quá 1,5 lần mức bình quân đơn giản của lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn tương ứng với thời gian của hợp đồng dự án trong 15 phiên đấu thầu phát hành thành công trước thời điểm đàm phán hợp đồng dự án. Mức lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ được công bố trên cổng thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước hoặc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Thứ hai, không vượt quá mức lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn của 03 ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm đàm phán Hợp đồng dự án.

Quy định nới “trần” lãi vay nói trên nhận được sự đồng thuận của các nhà đầu tư và các ngân hàng tài trợ vốn. Ông Trần Văn Thế, Phó Tổng giám đốc Công

gỡ khó cho Nhà đầu tư ppp bằNg quy điNh lãi SuẤt

thôNg tư 55/2016 được bộ tài chíNh baN hàNh Ngày 23/3/2016 quy địNh một số Nội DuNg Về quảN lý tài chíNh đối Với Dự áN đầu tư theo hìNh thức đối tác côNg-tư (PPP) sau hơN 1 Năm đi Vào thực tiễN đã bộc lộ Nhiều bất cậP. Vì thế, mới đây bộ tài chíNh đã trìNh Dự thảo sửa đổi thôNg tư Này.

THoaN NGuyễN

ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn cho biết: “Nội dung sửa đổi, bổ sung này đảm bảo phù hợp với mặt bằng lãi suất thực tế, tạo điều kiện cho dự án PPP nói chung có thể huy động được nguồn vốn để thực hiện. Đồng thời thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), nhất là trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ”.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lại cho rằng dự thảo này vẫn “gây khó” cho các nhà đầu tư và quá trình thực hiện. Cụ thể, quy định mức lãi suất vốn vay không vượt quá mức lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn của 3 ngân hàng thương mại Nhà nước bị cho là thiếu tính khả thi.

Ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP - Bộ GTVT) cho biết, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại thường không công bố công khai và lãi suất cho vay phụ thuộc vào lĩnh vực, chỉ số tín nhiệm của khách hàng nên có thời điểm việc thu thập không thể thực hiện được. Thực tế, các ngân hàng thương mại cũng chỉ công bố lãi suất cơ sở (lãi suất huy động) kỳ hạn dài nhất trên 36 tháng.

Đối với quy định, mức trần lãi suất bằng 1,5 lần mức bình quân đơn giản của lãi suất trúng thầu TPCP có kỳ hạn tương ứng với thời gian của hợp đồng dự án trong vòng 15 phiên đấu thầu phát hành thành công.

Nếu phân tích có thể thấy, theo báo cáo Bộ Tài chính tại Văn bản 7307 ngày 2/6/2017, mức trần lãi suất theo hệ số 1,5 lần lãi suất TPCP trong 6 tháng gần đây có giá trị dao động từ 9,09%/năm đến 11,37%/năm tùy kỳ hạn (kỳ hạn 10 năm là 9,09%/năm, kỳ hạn 15 năm là 10,59%/năm và kỳ hạn 20 năm là 11,37%/năm). Trong khi đó, tại Văn bản 3327 ngày 10/5/2017 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, mặt bằng mức lãi suất cho vay trung, dài hạn hiện nay của các tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 9,3% - 11%/năm.

“Qua so sánh cho thấy, mức lãi suất trần bằng 1,5 lần lãi suất TPCP cơ bản phù hợp với mức lãi suất trung, dài hạn hiện nay các ngân hàng tín dụng đang cho vay”, ông Huy nhận định. Tuy nhiên, lãnh đạo này cũng đặt trường hợp trong tương lai có thể số liệu lãi suất trúng thầu TPCP không có hoặc không liên tục, không kịp thời do Chính phủ không tiếp tục phát hành trái phiếu hoặc đấu thầu không thành công, khi đó số liệu về mức trần lãi suất 1,5 lần TPCP sẽ không còn phù hợp với thực tế thị trường tín dụng. Vì thế, ông Huy đề xuất bỏ tiêu chí này trong việc xác định mức lãi suất vốn vay như dự thảo ban hành.

Trả lời Bộ Tài chính về việc tham gia ý kiến sửa đổi Thông tư 55/2016, Bộ Giao thông vận tải đề nghị

Bộ Tài chính nghiên cứu điều chỉnh lại một số điều khoản của dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải đề nghị mức lãi suất vốn vay được xác định trên nguyên tắc không vượt lãi suất huy động kỳ hạn trên 36 tháng + biên độ 4,5% của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tại thời điểm phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ mời thầu nhà đầu tư.

Trong trường hợp đấu thầu, mức lãi suất vay vốn do nhà đầu tư tự quyết định để tính toán phương án tài chính trong hồ sơ dự thầu đảm bảo giá dự thầu cạnh tranh nhất. Còn trong trường hợp chỉ định nhà đầu tư, mức lãi suất vốn vay được xác định thông qua đàm phán, thỏa thuận giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư theo nguyên tắc không vượt lãi suất huy động kỳ hạn trên 36 tháng + biên độ 4,5% của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tại thời điểm phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ mời thầu nhà đầu tư...

Cái lý của Bộ Tài chính

Những lý luận nêu trên của Bộ Giao thông vận tải là hoàn toàn có lý, rất rõ ràng và dựa trên lợi ích nhà đầu tư, thực trạng đầu tư PPP hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì Bộ Tài chính cũng có cái lý của họ bởi căn cứ để tính lãi suất ở các dự án PPP của bộ này là phải dựa trên cạnh tranh với trái phiếu. Bộ Tài chính cũng phải đứng trước bài toán về nợ công, nên cần cân nhắc kỹ thiệt hơn trong đầu tư PPP. Bản thân bộ này có đầy đủ phương tiện để “mặc cả” với nhà đầu tư, để cuối cùng đưa ra phương án giá thấp nhất mà nhà nước có thể chịu được, nền kinh tế và người dân chấp nhận được.

Ông Kiên cho rằng, những tranh luận xung quanh dự thảo cho thấy một điểm rất tích cực. Đã có sự hợp tác, đàm phán giữa các bộ ngành, giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư để tìm ra giải pháp chung, hiệu quả nhất, nhằm định hướng chính sách và nhà nước nắm vai trò cầm trịch. “Chúng ta cần khuyến khích hình thức này, để có sự đối thoại, phản biện từ nhiều phía với một chính sách chung, hợp lý và có hiệu quả nhất”, ông Kiên nhận định.

Dự thảo sửa đổi Thông tư 55 của Bộ tài chính đến thời điểm này vẫn chưa được ban hành, tuy nhiên đã có sự đồng thuận cơ bản từ các bộ ngành và nhà đầu tư. Điều mà nhà đầu tư kỳ vọng ở dự thảo lần này là tháo gỡ được khó khăn trong chênh lệch lãi suất quy định trong Thông tư và lãi suất thực tế mà nhà thầu phải đi vay để đầu tư. Theo thống kê hiện nay, khoảng trên 70% vốn đầu tư PPP của các nhà đầu tư tư nhân là vay ngân hàng.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ40 41

Tài chính ngân hàng

Page 22: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Chuyển biến từng năm

Bước sang ngày 15/8, ánh sáng từ “cơ hội vàng” trong xử lý nợ xấu đã bắt đầu lan đến từng tổ chức tín dụng khi nghị quyết xử lý nợ xấu chính thức có hiệu lực.

Trước thời khắc ấy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Tại hội nghị quan trọng này, Thống đốc Lê Minh Hưng đã chỉ đạo 3 điểm quan trọng đối với các TCTD trong việc thực thi nghị quyết xử lý nợ xấu. Một là, tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết và tổ chức thực hiện Nghị quyết trong toàn hệ thống; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu hằng năm và định kỳ báo cáo tình hình xử lý nợ xấu. Hằng năm, đánh giá, đề xuất về tính hiệu quả, khả thi đối với các chính sách thí điểm tại Nghị quyết trên cơ sở tổng kết việc thực hiện tại TCTD.

Hai là, thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực quản trị nội bộ đặc biệt là quản trị rủi ro; các biện

pháp ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật gây ra nợ xấu, ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh, trong đó đặc biệt là tập trung nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác thẩm định, xử lý nợ...

Ba là, nghiên cứu văn bản số 152/TANDTC-PC ngày 19/7/2017 của Tòa án Nhân dân tối cao về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu để trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, nếu có tranh chấp, đề nghị Tòa án nhân dân các cấp xử lý theo đúng tinh thần của văn bản này.

Đối với Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, Thống đốc yêu cầu các TCTD tập trung xây dựng và hoàn thiện ngay Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020, trong đó yếu tố “từng năm” lại một lần nữa được nhắc đến. “Xác định rõ mục tiêu, định hướng cơ cấu lại và xử lý nợ xấu theo từng năm trong thời gian từ nay đến năm 2020”, Thống đốc chỉ đạo.

Có thể thấy NHNN đang kỳ vọng xử lý nợ xấu sẽ chuyển biến theo từng năm, hay đúng hơn là“phải” chuyển biến theo từng năm.

xử lý nợ xấu:

cầm vàNg, khôNg để vàNg rƠi cầm troNg tay

“cơ hội VàNg” troNg xử lý Nợ xấu, liệu thốNg đốc lê miNh hưNg có để “VàNg rơi”?

TùNG LâM

Nghị quyết xử lý nợ xấu lần này, dù là bước đột phá hiếm có trong xử lý nợ xấu, vẫn chỉ mang tính thí điểm, nghĩa là có giới hạn về thời gian và phạm vi xử lý nợ xấu. Thống đốc chỉ có 5 năm xử lý nợ xấu với cơ chế riêng theo Nghị quyết. Ước tính, để duy trì mục tiêu kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 3%, tổng nợ xấu cần xử lý trong 5 năm tới là khoảng 640 ngàn tỷ, đồng nghĩa bình quân mỗi năm phải xử lý gần 130 ngàn tỷ.

Áp lực đặt lên vai các TCTD

Xử lý 130.000 tỷ nợ xấu mỗi năm là nhiệm vụ nặng nề. Con số này, tạm tính,còn lớn hơn cả nợ xấu tại 2 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Đây là 2 ngân hàng có nợ xấu lớn nhất xét trên toàn hệ thống.

Cụ thể, theo một báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, nợ xấu của Agribank năm 2015 lên đến 73.000 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng dư nợ. Trong khi đó, nợ xấu tại Sacombank đến hết năm 2016 ước tính khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng dư nợ.

Xử lý nợ xấu là câu chuyện toàn ngành ngân hàng, cũng là câu chuyện của từng TCTD. Như chỉ đạo của Thống đốc, mỗi TCTD phải xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu hằng năm và định kỳ báo cáo tình hình xử lý nợ xấu.

Ở Sacombank, ông Dương Công Minh từ khi trở thành tân chủ tịch đã tuyên bố sẽ xử lý toàn bộ 60.000 tỷ nợ xấu chỉ trong 2-3 năm. Mặc dù thời gian đến cuối năm 2017 không còn nhiều, lượng nợ xấu đã xử lý từ đầu năm đến nay chưa đáng kể (2.520 tỷ đồng) nhưng Chủ tịch Minh vẫn tuyên bố Sacombank sẽ xử lý 20.000 tỷ đồng nợ xấu ngay trong năm nay. Sacombank là trường hợp hiếm hoi nhiều nhà đầu tư mong muốn tham gia tái cơ cấu, cho thấy dù nợ xấu lớn nhưng các tài sản bảo đảm tại đây lại rất hấp dẫn.

Với trường hợp của Agribank, chỉ có thể hy vọng nghị quyết xử lý nợ xấu có thể giúp đẩy nhanh các vụ khởi kiện. Đến hết tháng 5/2017, Agribank đã khởi kiện ra tòa án dân sự các cấp 6.800 vụ, tổng giá trị tranh chấp lên đến 41.763 tỷ đồng. Hiện đã có 3.328 bản án có hiệu lực pháp luật đang chờ cơ quan thi hành án các cấp xem xét thi hành (đến nay mới thu hồi được hơn 5.270 tỷ đồng). Số vụ việc đang được giải quyết tại tòa án các cấp là 3.472 vụ.

Một trường hợp rất đáng chú ý khác là Ngân hàng Sài Gòn (SCB). SCB hiện nay được thành lập từ việc hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém trước kia Ficombank, TinNghiaBank và SCB. Xét trên khía cạnh dư nợ tín

dụng cũng như tổng tài sản, SCB là ngân hàng tư nhân có quy mô lớn nhất hệ thống TCTD. Thế nhưng, sau ánh hào quang đó là lượng nợ xấu rất lớn. Trên sổ sách, nợ xấu nội bảng của SCB đến hết ngày 30/6/2017 chỉ ở mức 1.521 tỷ đồng, chiếm 0,6% dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, nợ xấu ngoại bảng tại VAMC của SCB hiện lên đến 18.934 tỷ đồng, trong đó mới chỉ trích lập dự phòng được 3.706 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, hiện ngân hàng này ghi nhận tới 19.913 tỷ đồng các khoản phải thu và 38.057 tỷ đồng các khoản lãi, phí phải thu. Điều này không chỉ cho thấy lượng nợ xấu tiềm ẩn của SCB là rất lớn mà còn cho thấy sự bế tắc trong xử lý nợ xấu cũng như rủi ro tổn thương vốn chủ sở hữu với cường độ mạnh, thậm chí rất mạnh, nếu như ngân hàng này thoái lãi, phí phải thu theo đúng quy định.

“Phá cục máu đông” là chưa đủ?

Nợ xấu nhiều năm nay được ví như “cục máu đông” làm tắc nghẽn dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế và theo đó, nghị quyết xử lý nợ xấu được ví như liều thuốc giúp “phá cục máu đông, thông động mạch chủ”. Nhưng “phá cục máu đông” thôi liệu có đủ?

Nghị quyết xử lý nợ xấu về cơ bản tập trung toàn lực vào việc đẩy nhanh việc xử lý tài sản bảo đảm. Một khoản nợ xấu khi đã được xử lý, đồng nghĩa là đã xác định được TCTD chịu thiệt hại bao nhiêu. Nếu thiệt hại thấp hơn lượng dự phòng đã trích lập, TCTD sẽ ghi nhận hoàn nhập dự phòng, làm tăng lợi nhuận kinh doanh. Ngược lại, nếu thiệt hại nhiều hơn lượng dự phòng đã trích lập, TCTD sẽ phải ghi nhận giảm lợi nhuận kinh doanh.

Trường hợp thứ 2 được nhìn nhận rằng phổ biến hơn nhiều, bởi rất nhiều khoản nợ xấu hiện nay vẫn còn tiềm ẩn (nghĩa là chưa được trích lập dự phòng), được cơ cấu lại (nghĩa là trích lập dự phòng chưa đầy đủ), nhiều khoản nợ xấu khác được giãn thời gian trích lập dự phòng (theo các đề án tái cơ cấu).

Khi trường hợp thứ 2 xảy ra, nghĩa là song song với việc nợ xấu được xử lý, TCTD cũng phải ghi nhận giảm lợi nhuận kinh doanh thì lúc ấy, vốn chủ sở hữu sẽ bị tổn thương theo 2 cách: một là tăng chậm hơn thông thường do lợi nhuận giảm, hai là bị giảm đi. Điều này nghị quyết xử lý nợ xấu không giải quyết được.

Tăng vốn là giải pháp hữu hiệu nhất để bù đắp tổn thương cho các TCTD, thế nhưng vài năm gần đây không có nhiều tiến triển đáng kể, phần vì nợ xấu lớn làm giảm sức hấp dẫn của các TCTD, phần vì trở ngại lớn trong quy định không được bán cổ phần dưới thị giá đối với các ngân hàng do Nhà nước sở hữu.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ42 43

Tài chính ngân hàng

Page 23: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Giảm lãi suất: Quyết định bất ngờ có tính toán

Cuối năm 2016, đầu năm 2017 phần lớn dự báo của giới chuyên gia đều nhận định tình hình lãi suất năm 2017 sẽ chịu nhiều áp lực và thách thức hơn năm 2016, tác động tới việc ổn định mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên, chiều tối ngày 7/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bất ngờ phát đi thông báo về việc điều chỉnh giảm 25 điểm cơ bản (0,25%) đối với các lãi suất điều hành và giảm 0,5% lãi suất cho vay ngắn hạn với các lĩnh vực ưu tiên. Các quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/7/2017.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2014, NHNN mới lại có quyết định liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất điều hành. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tài chính đây là một động thái tích cực của NHNN

nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, tạo động lực phát triển cho thị trường nói chung. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại NHNN đã can thiệp quá sâu vào thị trường, có thể gây tác động xấu tới nền kinh tế.

Một ngày sau quyết định giảm lãi suất được công bố, trả lời báo chí, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, mức giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành trước hết mang tính tín hiệu với thị trường, cũng như mức độ điều chỉnh phản ánh sự cân nhắc thận trọng. Theo đó, Thống đốc khẳng định, quyết định giảm được đưa ra sau khi Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát và ổn định tốt tỷ giá trong năm 2016, nửa đầu 2017 cũng như tầm nhìn trong tương lai gần.

Sau quyết định trên, các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm 0,5 điểm % lãi suất cho vay ngắn

tíN hiệu làNh từ việcgiảm lãi SuẤt cho vay

Ngày 7/7, NgâN hàNg Nhà Nước bất Ngờ Phát đi thôNg báo điều chỉNh lãi suất cho Vay NgắN hạN các lĩNh Vực ưu tiêN. hơN một tháNg sau khi quyết địNh có hiệu lực đã có Nhiều tíN hiệu tích cực từ thị trườNg cho thấy Nó đã PhầN Nào được tiếP NhậN Và đi Vào thực tiễN.

NGuyễN THoaN

hạn đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây được xem là nỗ lực lớn của hệ thống ngân hàng trong điều kiện nợ xấu chưa xử lý được, chênh lệch huy động - cho vay của các ngân hàng chỉ khoảng 2%.

Theo các chuyên gia kinh tế, quyết định này là động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn vay với lãi suất thấp hơn trước, từ đó giảm giá thành sản phẩm, làm ăn tốt hơn. Bằng chứng là một số doanh nghiệp đủ điều kiện đã nhanh chóng tiếp cận cơ hội vay vốn rẻ hơn.

Giảm lãi suất ảnh hưởng tích cực tới kinh doanh, sản xuất

Mới đây, trong cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu NHNN cần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lên mức tối thiểu 20% trong năm 2017. Như vậy là mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Chính phủ đề ra đã tăng thêm 2% so với yêu cầu đầu năm. Theo đó, áp lực giải ngân tín dụng của các Ngân hàng Thương mại sẽ rất lớn vào nửa cuối năm khi tín dụng tính đến hết 6 đầu năm mới tăng trưởng 7,54%, huy động vốn cũng chỉ tăng 5,89%.

Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HSC), đây có thể là động thái giúp Chính phủ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay. GDP 6 tháng đầu năm chỉ tăng trưởng 5,73% nên để đạt mục tiêu đề ra, GDP 6 tháng cuối năm phải tăng trưởng 7,4%, là mức cao nhất kể từ năm 2007.

Quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN nhận được nhiều sự ủng hộ của giới chuyên gia, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp. Đây cũng được coi là một trong những yếu tố tác động tích cực để tăng trưởng tín dụng từ nay tới cuối năm, khi tạo động lực vay vốn, mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp. Lãi suất giảm được coi là “cơ hội vàng” của doanh nghiệp.

Hơn 1 tháng sau quyết định giảm lãi suất cho vay của NHNN, đã có sự chuyển biến tích cực trong huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp “dễ thở” hơn khi cần vốn cho sản xuất, kinh doanh những tháng cuối năm. Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM, đánh giá việc các ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đã và đang cung cấp nguồn vốn rẻ hơn cho doanh nghiệp sản xuất, tích trữ hàng hóa chuẩn bị phục vụ thị trường Tết dương lịch và Tết nguyên đán 2018. Về cơ bản, việc giảm lãi suất cho vay ngắn hạn có tác động tốt, cần thiết cho doanh nghiệp nhưng điều cần nhất là giữ ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, nhìn thẳng vào khó khăn của doanh nghiệp có thể thấy, lãi suất cũng chỉ là một phần trong khó khăn tiếp cận vốn. Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trên lý thuyết, lãi suất tín dụng hạ sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh dù không đáng kể. Đây là tín hiệu tốt nhưng chưa đáp ứng được mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn trung - dài hạn và cách thức, quy trình cho vay trên cơ sở tín chấp dựa vào tài sản hình thành từ vốn vay để đầu tư sản xuất - kinh doanh, đổi mới công nghệ.

Vì thế, theo ông Nam, nếu chỉ được vay vốn ngắn hạn giá rẻ, doanh nghiệp rất khó tính toán chiến lược lâu dài vì chưa kịp đầu tư, làm thị trường đã phải lo trả nợ. Hạn chế trong tiếp cận vốn đồng nghĩa với việc hạn chế cơ hội tăng trưởng của họ.

Bày tỏ quan điểm về quyết định giảm lãi suất cho vay của NHNN, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cũng cho rằng đây là một tín hiệu tích cực, tạo ra một cú hích cho các doanh nghiệp phát triển ở 5 lĩnh vực ưu tiên, quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, ông Hiếu cũng lưu ý rằng đây cũng là một động thái không tuân theo nền kinh tế thị trường, nhưng tác động của nó cũng không ảnh hưởng quá lớn tới thị trường. Lợi nhuận ngành ngân hàng có thể giảm phần nào, nhưng sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong các lĩnh vực ưu tiên.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2017, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Chỉ số tiêu dùng tháng 7/2017 tăng 0,31% so với tháng 12-2016 và tăng 0,11% so với tháng trước. Đặc biệt, tín dụng tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây, tăng 8,92% so với tháng 12/2016 trong khi cùng kỳ năm 2016 tăng 8,02%. Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đều giảm, góp phần tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7/2017 vào chiều 3/8, đại diện Chính phủ cho hay Thủ tướng đã nhấn mạnh mục tiêu tiếp tục thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng đạt kế hoạch. Thủ tướng giao NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ tín dụng theo hướng giảm lãi suất cho vay, đưa dư nợ tín dụng lên cao hơn hoặc bằng 20% trên cơ sở chất lượng tín dụng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp thu những yêu cầu của Thủ tướng, trong buổi làm việc cuối tháng 7/2017, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã yêu cầu toàn bộ hệ thống cần tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ44 45

Tài chính ngân hàng

Page 24: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Chung tay đưa nguồn tiền vào sản xuất kinh doanh

Ngay từ trước khi có chủ trương giảm lãi suất từ NHNN, Techcombank đã chủ động áp dụng chính sách ưu đãi với mức lãi suất cho vay từ 5% đối với VND cho các khách hàng thuộc nhóm doanh nghiệp xuất nhập khẩu và đáp ứng các điều kiện được hưởng ưu đãi của ngân hàng, đồng thời, cũng đã hạ lãi suất cho vay VND 0,5% đối với các khoản vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho nhóm khách hàng doanh nghiệp từ

đầu tháng 4/2017. Chính vì vậy, ngay sau khi có chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, Techcombank đã tiếp tục dành 7.000 tỷ đồng giảm lãi suất 0,5 - 1% cho khách hàng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và 0,5% cho khách hàng vay ngắn hạn phục vụ kinh doanh.

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng giám đốc Ngân hàng Techcombank chia sẻ: “Techcombank luôn chủ động thực hiện chính sách tiết giảm chi phí hoạt động, đồng thời áp dụng chính sách huy động vốn với mức chi phí hợp lý để đảm bảo

thanh khoản cho vay với các doanh nghiệp và người dân. Đây cũng là cơ sở để Techcombank hạ lãi suất cho vay ngay khi có chủ trương từ Chính phủ và Ngân hàng tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và đưa nguồn tiền vào sản xuất kinh doanh, phục vụ người dân và doanh nghiệp”

Cụ thể, từ nay đến 31/12/2017, với định hướng hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất, Techcombank sẽ dành khoảng 2.000 tỷ đồng để giảm tiếp lãi suất cho vay từ 0,5 –

techcombank:

chủ độNg hạ lãi SuẤt, hưởNg ỨNg chủ trưƠNg của NhNN

quyết địNh giảm các mức lãi suất điều hàNh của NgâN hàNg Nhà Nước Việt Nam (NhNN) tháNg trước được kỳ VọNg sẽ tạo đòN bẩy thúc đẩy mục tiêu tăNg trưởNg kiNh tế, hô trợ DoaNh NghiệP (DN) Và Người DâN. đáP ứNg chủ trươNg trêN, Ngay lậP tức, techcombaNk đã côNg bố Nhiều gói Vay ưu đãi DàNh cho khách hàNg DoaNh NghiệP Và cá NhâN Nhằm thúc đẩy NguồN VốN DàNh cho sảN xuất kiNh DoaNh Và tiêu DùNg.

BìNH yêN

1% cho nhóm khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, Techcombank áp dụng chính sách ưu đãi với mức lãi suất cho vay từ 5% đối với VND cho các khách hàng thuộc phân nhóm này và đáp ứng các điều kiện được hưởng ưu đãi của ngân hàng. Trước đó, ngay từ tháng 4.2017, Techcombank cũng đã hạ lãi suất cho vay VND 0,5% đối với các khoản vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Đối với nhóm khách hàng cá nhân, Techcombank tiếp tục thực hiện giảm lãi suất khoảng 0,5%/năm cho những nhóm khách hàng ưu tiên (khách hàng xếp loại A, khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ…) có nhu cầu vay ngắn hạn phục vụ kinh doanh của cá nhân/Hộ gia đình. Đồng thời Techcombank cũng áp dụng cố định lãi suất kỳ đầu (3 tháng, 6 tháng và 12 tháng) với mức lãi suất ưu đãi cho những khách hàng vay trả góp mua ô tô phục vụ kinh doanh trong thời gian từ nay đến 31/12/2017. Dự kiến tổng giá trị gói cho vay ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân là khoảng 5.000 tỷ đồng. Đây là những chính sách ưu đãi mới, bên cạnh chính sách cho vay mua nhà để ở đối với các dự án hợp tác (Vinhome, Sungroup...) với mức lãi suất hấp dẫn cạnh tranh đã được Techcombank triển khai trong nhiều tháng qua.

Kỳ vọng tạo đòn bẩy tăng trưởng kinh tế

Nhiều chuyên gia kinh tế nhìn nhận: Quyết định giảm lãi suất trong vòng hai năm trở lại đây của NHNN cho thấy một tín hiệu “bật đèn xanh” và đồng thời cũng cho thấy định hướng nới lỏng chính sách tiền tệ từ phía nhà điều hành. Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, quyết định của NHNN dựa trên cơ sở tính toán và cân đối các yếu tố vĩ mô khác như cân đối huy động vốn và tăng trưởng tín dụng phù hợp; bảo đảm tính thanh khoản hệ

thống; bảo đảm ổn định tỷ giá và tính toán cả kịch bản Fed tăng lãi suất trong tương lai trên cục diện tổng thể đạt được mục tiêu ổn định hệ thống và ổn định vĩ mô. Do vậy, có thể khẳng định kịch bản giảm lãi suất đợt này của NHNN là phù hợp. Ngoài ra, điều đó cũng thể hiện rõ thông điệp ngành ngân hàng chia sẻ, đồng hành cùng DN .

Nhận định từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng cho thấy, quyết định giảm lãi suất của NHNN là một bước đi đúng, tạo điều kiện cho khu vực DN phát triển, và kỳ vọng tạo động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh vào nửa cuối năm 2017. Vì vậy, sau động thái giảm lãi suất từ phía Ngân hàng nhà nước, gần như ngay tức thì, các ngân hàng gồm Techcombank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Liên Việt Post Bank, VP, SHB... đều đã hưởng ứng rất tích cực chủ trương này.

Đây là tín hiệu vui đến khối doanh nghiệp khi nguồn tiền cho sản xuất kinh doanh được lưu thông. Chị Khưu Tú Thanh, Phó Giám Đốc Công ty Xuất nhập khẩu Tấn Phong, chia sẻ: “Chúng tôi đã hợp tác với Techcombank được hơn 4 năm. Với gói giảm lãi suất mới này, chúng tôi sẽ làm việc với Techcombank để xây dựng thêm các chương trình kinh doanh hiệu quả”.

Chị Trịnh Kim Linh, Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Tân Hợp Phú, khẳng định: “Chúng tôi lựa chọn giao dịch cùng Techcombank từ đầu năm 2017, bởi đây là số ít ngân hàng có gói ưu đãi khá vượt trội cho nhóm doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Với thông tin hạ lãi suất này, khẳng định rằng chúng tôi sẽ đẩy mạnh giao dịch về Techcombank hơn nữa, bởi bản chất với doanh nghiệp chúng tôi, kinh doanh cần chốt lời và giá vốn sẽ được tính vào chi phí, do đó, lãi suất vay rất quan trọng. Chúng tôi hi vọng ngân hàng sẽ duy trì ổn định mức lãi suất này để chúng tôi an tâm mở rộng kinh doanh”

Quyết định giảm lãi suất không chỉ tác động tích cực tới các doanh nghiệp, mà được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng. Anh Trần Lê Cường – 33 tuổi, GĐ Marketing một Công ty hàng tiêu dùng tại Hồ Chí Minh cho biết: “Gia đình đang dự định mua thêm xe để tiện cho việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi của bà xã. Được biết Techcombank ưu đãi lãi vay ngắn hạn cho cá nhân phục vụ mục đích kinh doanh, tôi sẽ làm thủ tục sớm. Bởi bản thân tôi cũng đang dùng nhiều sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng. Thêm ưu đãi lãi suất quả là điều tuyệt vời”

Số liệu báo cáo nhanh tại 30/6/2017 cho thấy kết quả kinh doanh tích cực của Techcombank trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, tổng tài sản của Ngân hàng tại 30/6/2017 dự kiến đạt trên 232.343 tỷ đồng, nguồn vốn 21.757 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của ước tính hơn 131.884 tỷ đồng. Với mong muốn trở thành doanh nghiệp tài chính dẫn đầu, cung cấp các giải pháp toàn diện cho đời sống tài chính của người dân Việt Nam, Techcombank đã ban hành đồng bộ chính sách ưu đãi về lãi suất tiền gửi, tiền vay, phí thanh toán, phí dịch vụ và các chính sách khác để khách hàng có thể sử dụng nhiều gói sản phẩm, dịch vụ có tính liên kết của Techcombank.

Theo các chuyên gia kinh tế, thì cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay để sản xuất kinh doanh và cho vay phục vụ nhu cầu của người dân sẽ làm tăng đầu ra cho chính các doanh nghiệp, từ đó, tạo động lực để tăng trưởng và phát triển ổn định đáng kể nền kinh tế. Nền kinh tế đã có những tín hiệu tích cực từ việc giảm lãi suất của các NHTM, tuy nhiên, để quyết định này thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm như kỳ vọng hay không, không chỉ là nhiệm vụ của riêng hệ thống ngân hàng mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ từ rất nhiều bộ, ngành và các đơn vị liên quan.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ46 47

Tài chính ngân hàng

Page 25: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Chứng khoán phái sinh bắt đầu hoạt động

Sáng 10/8, hơn 2.000 tài khoản lần đầu giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh. Phát biểu trong buổi lễ khai trương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói: Thị trường chứng khoán tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, là một chủ trương lớn và nhất quán của Chính phủ trong thời kỳ đổi mới.

Quy mô của thị trường cổ phiếu và trái phiếu đã chiếm hơn 80% GDP, trong đó, thị trường cổ phiếu có quy mô bằng 57% GDP, thị trường trái phiếu có quy mô bằng 24% GDP; lượng vốn huy động qua thị trường chứng khoán đã chiếm khoảng 23% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội.

Nhiều doanh nghiệp cổ phần đã tận dụng được cơ hội do TTCK mang lại để huy động vốn, không ngừng

phát triển và trở thành các doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam. TTCK cũng đã tham gia thu hút được một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ cho nguồn nội lực để phát triển, đồng thời góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong quá trình phát triển của TTCK nói chung, sự ra đời của TTCK phái sinh là cần thiết, tất yếu nhằm hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính và nằm trong chiến lược phát triển TTCK trong thời gian tới. Đây là thị trường có các sản phẩm phức tạp, chủ yếu giúp các nhà đầu tư phân tán và phòng ngừa rủi ro, đồng thời giúp đa dạng hóa sản phẩm đầu tư, qua đó làm tăng sự hấp dẫn và cơ hội của thị trường chứng khoán.

Nắm bắt được xu hướng này, ngay từ năm 2007, Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định chủ trương xây dựng TTCK phái sinh vận hành theo các thông lệ

vietinbank

kêNh thaNh toÁN giao dich chỨNg khoÁN phÁi SiNh

thị trườNg chứNg khoáN Phái siNh đã chíNh thức mở cửa Ngày 10/8, hứa hẹN Nhiều cơ hội lớN cho các Nhà đầu tư muốN tìm kiếm lợi NhuậN Và giúP DoaNh NghiệP huy độNg. tham gia Vào quá trìNh xây DựNg thị trườNg chứNg khoáN Phái siNh Ngay từ NhữNg bước chuẩN bị, NgâN hàNg VietiNbaNk đã chíNh thức trở thàNh kêNh thaNh toáN cho các giao Dịch chứNg khoáN Phái siNh.

Mai Ha

quốc tế. Đến năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam và Nghị định số 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh được ban hành năm 2015.

TTCK phái sinh ra đời sẽ có tác động tích cực đến sự minh bạch, tính thị trường của TTCK cơ sở, qua đó sẽ làm tăng tính thanh khoản, tăng quy mô thị trường, hỗ trợ TTCK phát triển ổn định, bền vững và là kênh huy động vốn an toàn, dài hạn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh các nhiệm vụ trong thời gian sắp tới để TTCK phái sinh được hoạt động ổn định và phát triển. Đáng chú ý là yêu cầu tăng cường quản lý, hoàn thiện mô hình giám sát và công bố thông tin trên TTCK phái sinh, đảm bảo khả năng phòng ngừa rủi ro cho hệ thống tài chính, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ giao dịch và thanh toán bù trừ để bảo đảm an toàn, ổn định của thị trường, có khả năng kết nối, đồng bộ với các hệ thống giao dịch và giám sát thị trường.

Vietinbank là ngân hàng thanh toán cho chứng khoán phái sinh

Với thế mạnh về tiềm lực tài chính, nền tảng công nghệ hiện đại và cung ứng các dịch vụ thanh toán hàng đầu, ngày 28/4/2016, VietinBank là một trong số ít các ngân hàng Việt Nam đã được UBCKNN chấp thuận cho phép làm Ngân hàng thanh toán cho các giao dịch Chứng khoán Phái sinh (CKPS) từ rất sớm.

Trên cơ sở Quyết định 433/QĐ-UBCK và Công văn 2238/UBCK-QLKD của UBCKNN, VietinBank đã nhanh chóng triển khai phối hợp với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thực hiện công tác chuẩn bị về cơ sở pháp lý và hệ thống kỹ thuật, đảm bảo đưa thị trường hoạt động chính thức.

Với vai trò là ngân hàng thanh toán, VietinBank có trách nhiệm quản lý các tài khoản của VSD phục vụ cho các giao dịch ký quỹ, thanh toán lãi lỗ vị thế, thanh toán đáo hạn và quản lý quỹ bù trừ của các thành viên bù trừ. Đồng thời, VietinBank cũng cam kết hỗ trợ cho vay thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh trong trường hợp thành viên lưu ký mất khả năng thanh khoán theo nguyên tắc cho vay tín dụng đảm bảo công bằng giữa các thành viên lưu ký.

Để đáp ứng yêu cầu về tiến độ triển khai của UBCKNN, tổ đề án của VietinBank đã tích cực làm việc

với VSD, HNX thống nhất các yêu cầu nghiệp vụ và xây dựng hệ thống kết nối thanh toán giữa HNX - VSD - Ngân hàng thanh toán - Thành viên bù trừ. Hệ thống hiện nay đang trong giai đoạn kiểm thử tích hợp, kiểm thử chấp nhận người dùng và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn kiểm thử 3 bên giữa VSD, VietinBank và với các thành viên trong tháng 10/2016.

Về xây dựng cơ sở pháp lý cho thị trường, VietinBank cũng đang tham gia góp ý xây dựng Quy chế ký quỹ và Quy chế quỹ bù trừ của VSD để trình UBCKNN ban hành trong quý IV/2016.

Đồng thời, để xây dựng giải pháp tổng thể, đảm bảo luồng giao dịch thông suốt giữa Thành viên bù trừ, VSD và Ngân hàng Thanh toán, trong tháng 7/2016, VietinBank đã tổ chức buổi tọa đàm với các công ty chứng khoán, thống nhất về phương pháp và kế hoạch thực hiện. VietinBank cũng đã triển khai làm việc trực tiếp với các công ty chứng khoán như: Công ty Chứng khoán TP. HCM, Công ty Chứng khoán VNDirect, Công ty Chứng khoán MB, Công ty Chứng khoán Bản Việt… ký kết hợp đồng hợp tác và kết nối đường truyền, sẵn sàng cho công tác kiểm thử hệ thống.

Tại buổi Tọa đàm này, lãnh đạo Vietinbank chia sẻ: “VietinBank đã đáp ứng kết nối với các công ty chứng khoán để kiểm thử hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh. Đồng thời với tiềm lực mạnh mẽ về tài chính, công nghệ thanh toán, VietinBank cũng sẵn sàng hỗ trợ về nguồn vốn kinh doanh và cung ứng các giải pháp thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán hiện đại cho các công ty chứng khoán”.

Đặc biệt, Hệ thống kết nối thanh toán CKPS của Vietinbank đảm bảo xử lý giao dịch online tức thời với khối lượng giao dịch lớn, đáp ứng xử lý thông suốt quá trình giao dịch kể từ khi phát sinh giao dịch cho đến khi hoàn tất các bước quy trình trên tất cả các nghiệp vụ: Nộp/Rút ký quỹ; Nộp/Rút Quỹ bù trừ; Chuyển khoản tất toán vị thế, ký quỹ; Thanh toán lãi/lỗ vị thế, thanh toán thực hiện hợp đồng tương lai chỉ số (VM); Thanh toán đáo hạn hợp đồng tương lai TPCP (DM); Thanh toán khoản bồi thường đối với hợp đồng chuyển hình thức thanh toán bằng tiền; Tất toán số dư tài khoản VSDTVBT.S (Tài khoản tiền thanh toán của Thành viên bù trừ tại VSD để thanh toán các giao dịch CKPS) cuối ngày; Phân bổ lãi tài khoản ký quỹ. Đồng thời với tiềm lực tài chính của mình, VietinBank sẵn sàng hỗ trợ cho vay bù đắp khả năng thanh khoản khi trường hợp cần thiết.

Trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục dành những nguồn lực tốt nhất để phối hợp với các công ty chứng khoán, VSD, HNX đáp ứng các yêu cầu của Bộ Tài chính, UBCNKN về triển khai TTCKPS tại Việt Nam.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ48 49

tài chíNh NgâN hàNg

Page 26: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Sau Lễ quay thưởng lần thứ nhất tại Nghệ An, Chương trình “Nắng vàng biển xanh cùng Bảo Việt” đã tìm ra chủ nhân của giải thưởng lớn nhất, 1 xe ô tô Ford Ecosport Titanium

1.5L AT và 16 điện thoại Samsung Galaxy S8. Chương trình “Nắng vàng biển xanh cùng Bảo Việt” tiếp tục diễn ra đến hết ngày 31/8/2017, dành cho khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, Công ty Chứng khoán Bảo Việt và Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc. Thông qua chương trình này, Bảo Việt dành tri ân khách hàng 35 nghìn quà tặng với tổng giá trị lên đến hơn 10 tỷ đồng.

Ngày 08/08/2017, Tập đoàn Bảo Việt đã tổ chức trao thưởng đợt 1 cho khách hàng trúng thưởng ô tô của

chương trình tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh giải thưởng lớn nhất của chương trình, 16 giải thưởng điện thoại Samsung Galaxy S8 cũng được trao tới khách hàng trúng thưởng tại các tỉnh thành khác. Các khách hàng trúng giải được Bảo Việt hỗ trợ chi trả toàn bộ thuế thu nhập cá nhân.

Bà Lê Thị Như Ý, ngụ tại xã An Hòa, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khách hàng may mắn nhất của chương trình vui mừng chia sẻ: “Tôi rất vui và bất ngờ khi biết tin mình may mắn trúng giải thưởng lớn nhất trong chương trình khuyến mại “Nắng Vàng Biển xanh cùng Bảo Việt”với giải thưởng là một xe ô tô Ford EcoSport. Hiện nay, cả 5 thành viên trong gia đình tôi đều tham gia sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt. Gia đình tôi tin tưởng lựa chọn Bảo

Chương trình “nắng vàng bIển xanh Cùng bảo vIệt”:

11.000 khÁch hàNgđã được tri âN

THảo Mai

Việt vì Bảo Việt là thương hiệu bảo hiểm nhân thọ nội duy nhất hiện nay tại Việt Nam, là Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam. Xin cảm ơn Bảo Việt và tôi sẽ tiếp tục đồng hành cũng như giới thiệu người thân, bạn bè của mình sử dụng dịch vụ của Bảo Việt”.

Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, một trong 16 khách hàng may mắn trúng giải “Biển xanh” đợt 1 điện thoại Samsung Galaxy S8, cho biết: “Tôi tham gia sản phẩm An Gia Phát Lộc của Bảo Việt để đầu tư và phòng ngừa rủi ro cho những người thân trong gia đình. Thật bất ngờ và vô cùng vui mừng khi tôi may mắn là 1 trong 16 khách hàng trong đợt quay thưởng lần thứ nhất của chương trình “Nắng vàng Biển xanh cùng Bảo Việt” với giải thưởng là một chiếc điện thoại Samsung Galaxy S8. Chúc Bảo Việt ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng hơn nữa để nhiều người Việt Nam được bảo vệ giống như tôi”.

Chỉ sau hơn 1 tháng triển khai, Chương trình “Nắng vàng biển xanh cùng Bảo Việt” đã được đông đảo khách hàng đón nhận: gần 11.000 khách hàng tham gia, khoảng 47.000 mã dự thưởng đã được phát ra với tổng doanh thu và huy động vốn đạt gần 1.800 tỷ đồng. Hàng nghìn khách hàng của chương trình đã được nhận ngay những quà tặng hấp dẫn có thể sử dụng và đồng hành trong các chuyến du lịch mùa hè như: vali kéo, sạc pin dự phòng, ô gấp ngược, mũ bảo hiểm, túi du lịch,... Những con số ấn tượng đó thể hiện niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu Bảo Việt và sự nỗ lực không ngừng của Bảo Việt để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Chương trình “Nắng vàng biển xanh cùng Bảo Việt” còn kéo dài tới hết ngày 31/8/2017. Do vậy, khách hàng tiếp tục có cơ hội sở hữu xe ô tô Ford Ecosport, điện thoại Samsung Galaxy và nhiều phần quà có giá trị khác khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Bảo Việt trên toàn quốc. Dự kiến, lễ quay thưởng đợt 2 sẽ diễn ra vào ngày 9/9/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Đồng Nai, ngoài sự hiện diện của công ty địa phương của Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Việt Nhân thọ, thì trong năm 2018, Ngân hàng Bảo Việt cũng sẽ ra mắt chi nhánh tại đây và trụ sở đặt tại Tòa nhà của Công ty Bảo Việt Nhân thọ Đồng Nai. Việc Ngân hàng Bảo Việt ra mắt tại Đồng Nai nằm trong kế hoạch của Bảo Việt nhằm cung cấp trọn gói đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ tài chính đa tiện ích.

Tập đoàn Bảo Việt là Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Với lịch sử phát triển từ năm 1965, Bảo Việt tự hào là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên thành lập tại Việt Nam. Hiện tại Tập đoàn có trụ sở tại Hà Nội với gần 190 chi nhánh, 600 phòng giao dịch trên khắp cả nước. Từ tháng 6/2009, cổ phiếu Tập đoàn (BVH) đã được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Chi tiết về giải thưởng, thể lệ, danh sách khách hàng trúng thưởng xin được truy cập vào website: www.baoviet.com.vn

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ50 51

Tài chính ngân hàng

Page 27: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Không còn đầu tư ngoài ngành

Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN cho biết, EVN đã hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2012-2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1782/QĐ/TTg ngày 23/11/2012. Theo đó, Tập đoàn đã thoái 100% vốn đầu tư ra ngoài ngành như bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng…

“Hiện EVN chỉ còn 15% cổ phần tại Công ty Cổ phần Tài chính Điện lực (EVNFC) do Chính phủ cho phép giữ lại. Tuy nhiên, Tập đoàn cũng đang trình Bộ Công Thương cho phép thoái toàn bộ cổ phần tại đây. Việc đầu tư ngoài ngành của EVN hiện nay không còn”, ông Dương Quang Thành khẳng định.

Được biết, EVN đã phê duyệt phương án thoái vốn tại EVNFC và đang triển khai thủ tục báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chuẩn bị đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Dự kiến, việc thoái 15% cổ phần tại EVNFC sẽ hoàn thành trong năm 2017.

Song song với việc thoái vốn ngoài ngành, EVN cũng chủ động sắp xếp, cơ cấu lại các doanh nghiệp trực thuộc. Đầu năm nay, Tập đoàn hoàn thành việc

chuyển giao 3 trường cao đẳng (Cao đẳng nghề Điện, Cao đẳng Điện lực miền Trung, Cao đẳng Điện lực TP.HCM) về 3 tổng công ty điện lực miền.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020”, Hội đồng thành viên EVN đã ban hành Nghị quyết số 157/NQ-HĐTV về triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp trong Tập đoàn. Đồng thời, xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ danh sách các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại, tiến hành cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020.

Tại buổi làm việc giữa Tổ công tác của Chính phủ với EVN gần đây, ông Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết: “Chính phủ đánh giá cao tinh thần chủ động, triển khai nhanh và nghiêm túc tái cơ cấu doanh nghiệp của EVN. Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của Lãnh đạo Tập đoàn”.

Đẩy mạnh cổ phần hóa

Ông Dương Quang Thành cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và theo Đề án tổng thể

EvN đây mạNh tÁi cƠ cẤu doaNh Nghiệp

côNg tác tái cơ cấu DoaNh NghiệP của tậP đoàN điệN lực Việt Nam (eVN) đaNg được thực hiệN theo đúNg lộ trìNh, được chíNh Phủ Và các bộ, NgàNh ghi NhậN, đáNh giá cao.

THùy Lê

sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017 - 2020, Tập đoàn đã xây dựng kế hoạch thực hiện; trong đó, trọng tâm là cổ phần hóa (CPH) 3 tổng công ty phát điện… EVN sẽ tiến hành cổ phần hóa Tổng công ty phát điện 3 (GENCO 3) trong năm 2017 và 2 Tổng công ty phát điện 1 và 2 trong năm 2018.

Tuy nhiên, việc cổ phần hóa các tổng công ty phát điện cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do tình hình tài chính của các đơn vị này còn yếu. Để các GENCO sau khi cổ phần hóa vẫn đảm bảo thực hiện tốt các dự án đầu tư nguồn điện mới theo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia, EVN đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặc thù về tái cơ cấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính trước khi cổ phần hóa các GENCO. Theo đó, cho phép EVN chỉ đạo các GENCO bán bớt hoặc bán hết phần vốn đang đầu tư tại các công ty cổ phần phát điện, đảm bảo tiêu chí nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần theo quy định. Bên cạnh đó, với giá trị thu về từ bán bớt phần vốn, EVN và các GENCO được phép bổ sung vào vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ, làm vốn đối ứng cho đầu tư, phát triển dự án mới đã được Chính phủ giao.

Giai đoạn 2017-2020, EVN tiếp tục thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, cơ khí, phát điện; chuyển Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) thành Công ty TNHH MTV, vận hành hệ thống điện và thị trường điện, hạch toán độc lập trong EVN. Đối với khối truyền tải và phân phối điện, EVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ...

Trong giai đoạn này, EVN cũng chỉ đạo các tổng công ty tổ chức hoạch toán riêng bộ phận vận hành hệ thống điện và bộ phận kinh doanh điện năng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.

Đánh giá về công tác tái cơ cấu của EVN, chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm nhận định, EVN là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành; tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp. Sau khi sắp xếp, đổi mới và tập trung vào ngành, nghề kinh doanh chính, hoạt động của EVN thời gian qua đã được xã hội và nhân dân ghi nhận, Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành đánh giá cao.

Khó khăn, thách thức vẫn còn nhiều, nhưng EVN vẫn quyết tâm thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp đúng lộ trình, hướng tới mục tiêu trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

tổ máy số 2 nhiệt điện vĩnh tân 4 hòa lưới điện thành công

Ngày 13/7, tổ máy 2 Dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 4 đã hòa lưới lần đầu thành công, vượt kế hoạch 32 ngày. Đây là mốc quan trọng, tiến tới hoàn thành thử nghiệm và đưa tổ máy 2 vào vận hành thương mại cuối năm 2017.

Dự án NMNĐ Vĩnh Tân 4 có tổng công suất đặt 1.200 MW (2 tổ máy) và là nhà máy nhiệt điện than có quy mô lớn, lần đầu tiên ở Việt Nam sử dụng công nghệ lò hơi thông số trên tới hạn (super critical).

Sau khi hoàn thành (dự kiến quý II/2018), NMNĐ Vĩnh Tân 4 sẽ cung cấp cho hệ thống điện khoảng 7,2 tỷ kWh/năm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận nói riêng và các tỉnh phía Nam nói chung.

thủy điện thác mơ mở rộng hòa đồng bộ vào lưới điện quốc gia

Ngày 11/7, Nhà máy Thủy điện Thác Mơ mở rộng chính thức hòa đồng bộ thành công vào lưới điện quốc gia. Với công suất 75 MW (1 tổ máy), Nhà máy sẽ đóng góp cho hệ thống khoảng 52 triệu kWh/năm.

Thủy điện Thác Mơ mở rộng do EVN làm chủ đầu tư, khởi công ngày 1/7/2014, tổng mức đầu tư 1.558 tỷ đồng; trong đó 85% nguồn vốn vay ODA do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, 15% là vốn đối ứng trong nước.

sớm bàn giao mặt bằng cho đường dây 500 kv vĩnh tân nhánh rẽ sông mây - tân uyên

Tại buổi làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh và Ban QLDA các công trình điện miền Nam mới đây, ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu các bên liên quan khẩn trương tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng đường dây 500 kV Vĩnh Tân - rẽ Sông Mây - Tân Uyên.

Các sở, ban, ngành, các huyện, xã liên quan phải khẩn trương phê duyệt phương án bồi thường, thực hiện tốt việc vận động các hộ dân nhận tiền bồi thường, sớm bàn giao mặt bằng cho Ban QLDA các công trình điện miền Nam.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 905/CĐ-TTg ngày 28/6/2017 yêu cầu UBND tỉnh Bình Thuận khẩn trương hoàn thành phê duyệt giá đất trong tháng 7/2017.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ52 53

Tài chính ngân hàng

Page 28: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Kết quả kinh doanh đột phá nửa đầu năm 2017

Việc cải thiện hiệu quả hoạt động và khai thác tại nhà máy, cùng với việc giá vonfram thế giới phục hồi do nhu cầu cao hơn cho các sản phẩm của Masan Resources giúp doanh thu thuần của Công ty trong sáu tháng đầu năm 2017 tăng 47% lên 2.559 tỷ đồng so với 1.745 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Kết quả tài chính hợp nhất của Masan Resources (1)

Tỷ VND 6 Tháng năm 2017

6 Tháng năm 2016

Tăng trưởng

Doanh thu thuần 2.559 1.745 47%

EBITDA (2) 1.275 877 45%

Lợi nhuận thuần phân bổ cho Chủ sở hữu công ty (Chuẩn

mực kế toán Việt Nam)63 70 -10%

(1) Số liệu tài chính dựa trên báo cáo của Ban giám đốc(2) Lợi nhuận thuần sau lợi ích thiểu số

Trong sáu tháng đầu năm 2017, sản lượng bán hàng tăng cùng với giá toàn bộ các mặt hàng chính của công ty không ngừng phục hồi góp phần tăng doanh thu thuần của Công ty lên 2.559 tỷ đồng. Nhu cầu của thế giới vonfram và florit dòng trung và cao cấp ở ngoài Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng, trong khi đó các bên mua đang trả giá cho sản phẩm cao hơn giá cả thị trường để đảm bảo nguồn cung. Do vậy, Ban Giám đốc đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh để nắm bắt sự mất cân bằng giữa cung và cầu đang tăng lên nhằm đem lại giá trị tối đa nhờ các thỏa thuận ngắn hạn và việc bán hàng giao ngay, trong khi vẫn tiếp tục duy trì cam kết đã ký kết với các đối tác chiến lược dài hạn.

Với tư cách là một trong những công ty cung ứng sản phẩm công nghiệp vonfram hiệu quả và chi phí thấp nhất thế giới, lộ trình chiến lược của Masan Resources

là trở thành một công ty chế biến sâu trong chuỗi giá trị vonfram. Vonfram là nền tảng để Masan có thể trở thành một công ty tầm cỡ thế giới và tạo ra thương hiệu mạnh tầm cỡ thế giới đầu tiên của Việt Nam.

Các sáng kiến cải tiến và nâng cao hiệu suất sản xuất tiếp tục mang lại kết quả khả quan. Thời gian chạy máy và lượng cấp liệu máy nghiền tăng đáng kể trong sáu tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, Công ty đã giải quyết triệt để các khó khăn về kỹ thuật giúp tăng đáng kể tỷ lệ thu hồi các sản phẩm so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận EBITDA trong sáu tháng đầu năm 2017 đạt mức 1.275 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2016. Biên lợi nhuận EBITDA chưa điều chỉnh chi phí phát sinh 1 lần của sáu tháng đầu năm 2017 tăng 50% so với mức cùng kỳ 2016 là 45%. Sáu tháng cuối năm 2017, Công ty dự kiến EBITDA sẽ tăng trưởng hơn 10% so với sáu tháng đầu năm 2017 do giá hàng hóa tăng cao cùng với việc hoàn thành công trình nâng cấp mạch tuyển trọng lực vonfram góp phần nâng tỷ lệ thu hồi khoáng sản.

Kết quả kinh doanh tích cực của Công ty trong nửa đầu năm 2017 có được nhờ vào việc thực hiện mô hình kinh doanh hiệu quả. Đây là nền tảng để Công ty có thể tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập hoặc đầu tư thêm nhằm đem lại lợi nhuận lớn hơn cho cổ đông Công ty.

Thay đổi nhân sự chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới

Masan Resources đã chính thức thông báo việc bổ nhiệm ông Craig Richard Bradshaw vào vị trí Tổng Giám đốc Công ty Masan Resources thay cho ông

masan resources:

bổ Nhiệm cEo mới,kiNh doaNh khả quaN

côNg ty cổ PhầN khoáNg sảN masaN (masaN resources), một troNg NhữNg Nhà sảN xuất hoá chất hàNg đầu troNg NgàNh khai thác Và chế biếN khoáNg sảN của Việt Nam, đã côNg bố kết quả kiNh DoaNh khả quaN troNg sáu tháNg đầu Năm 2017 Và chíNh thức bổ Nhiệm tổNg giám đốc mới Nhằm điều hàNh côNg ty troNg giai đoạN Phát triểN mới.

Mai THảo

Dominic John Heaton kể từ ngày 1/8/2017. Ông Heaton hiện đang đảm nhiệm vị trí mới là Giám đốc Sáng kiến Chiến lược và ông sẽ tiếp tục là thành viên của Hội đồng Quản trị và Chủ tịch Ủy ban Phát triển Bền vững của Công ty.

Ông Heaton đã dẫn dắt phát triển dự án Núi Pháo trong hơn bảy năm qua, và đã biến Núi Pháo từ một dự án mỏ chưa triển khai trở thành một doanh nghiệp phát triển bền vững hàng đầu. Núi Pháo hiện nay chiếm 38% nguồn cung trên thị trường vonfram toàn cầu (ngoài Trung Quốc). Ông Heaton nói: “Tôi rất tự hào với công việc mà chúng ta đã làm nhằm đưa Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan trở thành công ty dẫn đầu trong thị trường vonfram qua việc áp dụng các tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, tôi muốn tập trung vào việc nâng tầm Công ty để dẫn đầu thị trường vonfram toàn cầu, đồng thời hỗ trợ Craig trong vai trò mới của ông là Tổng Giám đốc”.

Ông Bradshaw hiện cũng là Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, dự án chính của Masan Resources, nơi ông chịu trách nhiệm điều hành và tối ưu hoá một trong những nhà máy chế biến sâu vonfram lớn nhất và phức tạp nhất thế giới, đồng thời là nhà máy chế biến

vonfram mới đầu tiên ngoài Trung Quốc trong hơn một thập niên.

Dưới sự lãnh đạo của ông, chi phí hoạt động của Núi Pháo đã giảm hơn 30% mỗi tấn kể từ khi mỏ được đưa vào hoạt động. Núi Pháo không chỉ là một trong những dự án làm đúng và hiệu quả nhất trên thế giới (tính theo đơn vị chi phí hoạt động), dự án này còn hoạt động theo những tiêu chuẩn cao nhất trong nước lẫn quốc tế về môi trường, cộng đồng và sức khoẻ và an toàn lao động.

Ông Bradshaw cho biết: “Núi Pháo đã phát triển từ một công ty khai khoáng đơn thuần thành một công ty hoá chất chế biến sâu có tầm quan trên toàn cầu. Tuy vậy, chúng tôi đặt mục tiêu phải hoàn thiện chuỗi giá trị vonfram bằng việc phát triển công nghệ dẫn đầu và xây dựng thương hiệu toàn cầu. Nếu chúng ta đạt được những mục tiêu đó, Masan sẽ thật sự khai mở giá trị to lớn cho Việt Nam và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công nghệ”.

Việc thay đổi vị trí lãnh đạo của Masan Resources đánh dấu bước phát triển tiếp theo của Công ty nhằm khẳng định vị trí của một công ty hoá chất chế biến sâu của Việt Nam trên bản đồ vonfram toàn cầu.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ54 55

Tài chính ngân hàng

Page 29: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Những trở ngại

Già nửa năm 2017 đã trôi qua, thị trường M&A Việt Nam không có tiến triển đột phá khiến giới chuyên môn lo ngại cả năm nay, giá trị M&A sẽ không dễ vượt qua con số 5,8 tỷ USD của năm 2016. Có 3 thách thức đối với tăng trưởng M&A tại Việt Nam năm nay được giới nghiên cứu đưa ra đó là sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực trong việc thu hút dòng vốn ngoại; trở ngại từ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và chất lượng doanh nghiệp và quy mô nền kinh tế.

Giới đầu tư và tư vấn đã liệt kê ra nhiều hạn chế cản trở sự phát triển M&A tại Việt Nam. Chẳng hạn, về chất lượng doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là còn yếu, vốn điều lệ của đa số các doanh nghiệp niêm yết mới ở mức 50-80 tỷ đồng, tương đương 2-4 triệu USD, vốn hóa khoảng 5-10 triệu USD. Cùng với đó, tỷ lệ muốn nắm giữ cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở mức cao; nhiều công ty tư nhân lớn vẫn chưa thoát khỏi tâm lý không muốn bán hết doanh nghiệp, trong khi nhà đầu tư ngoại thì muốn nắm tỷ lệ chi phối để có thể chủ động kinh doanh.

Đặc biệt, nhận định của các chuyên gia cho rằng, một trong những lý do quan trọng khiến thị trường M&A Việt Nam có xu hướng tăng trưởng chậm chính từ tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn, đặc biệt ở những doanh nghiêph lớn, còn chậm. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài dường như lại đang nhắm đến việc mua cổ phần trong hàng loạt doanh nghiệp lớn ở Việt Nam. Vì vậy, để thị trường M&A Việt Nam có thể đạt giá trị như mục tiêu, điều kiện cần thiết là phải khởi động các thương vụ lớn trong năm nay, giá trị thị trường M&A Việt Nam sẽ đạt cao hơn kỳ vọng nhiều.

Chờ đột phá

Khởi động các thương vụ cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước chính là động lực tạo thêm nguồn hàng tốt hơn cho nhà đầu tư muốn tham gia M&A.

Nguồn hàng phong phú chính là lý do mà một trong hai kịch bản thị trường M&A 2017-2018 do nhóm nghiên cứu thuộc Diễn đàn M&A Việt Nam dự báo lạc quan rằng nếu có sự đột biến ở những thương

m&a 2017-2018:

chờ NhữNg ‘bom tẤN’ thoÁi vốN, cổ phầN hóa

thị trườNg mua báN Và sáP NhậP (m&a) tại Việt Nam đaNg có xu hướNg chậm lại NhưNg VẫN được đáNh giá giàu tiềm NăNg Nhờ NhữNg thươNg Vụ thoái VốN, cổ PhầN hóa lớN tại hàNgloạt DoaNh NghiệP đứNg đầu các NgàNh bia, théP, sữa, xây DựNg,…

Hồ Mai

vụ lớn từ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, thì giá trị hoàn toàn có thể đạt mốc 6,2 - 6,5 tỷ USD hoặc cao hơn (tương đương tăng trưởng thị trường 6,5 -10%).

Chính phủ hiện đang đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), các tổng công ty phát điện 1, 2, 3 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam), Tổng công ty Điện lực Dầu khí, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil - thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp (IDICO), Tổng công ty Sông Đà (Bộ Xây dựng), Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power)…

Mới đây nhất, phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đến năm 2010 vừa được Thủ tướng phê duyệt trong tháng 7/2017 đã công bố kế hoạch thoái vốn tại 137 doanh nghiệp nhà nước trong năm 2017. Danh sách này có những cái tên đáng chú ý như Vinamilk (bán 39%), Traphaco (bán 36%), Dược Hậu Giang (bán 43%), Xuất nhập khẩu Sa Giang (bán 50%), Nhựa Thiếu niên Tiền phong (bán 37%), Nhựa Bình Minh (30%), Tập đoàn Bảo Việt (3%), Ngân hàng TMCP Quân đội (bán 10%)...

Với Vinamilk, Chính phủ phê duyệt phương án bán hơn 48,3 triệu cổ phiếu, tương đương 3,33% vốn điều lệ của Vinamilk, giảm sở hữu Nhà nước xuống còn 36% vốn. Số tiền thu về dự tính đạt khoảng 6.500 - 7.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong tháng 10/2017.

Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) đã cổ phần hóa hơn 8 năm, hiện cổ đông Nhà nước nắm 89,59% vốn điều lệ Sabeco và 81,79 % Habeco. Hai hãng này đang nắm giữ khoảng 65% thị phần bia Việt Nam và được hàng loạt doanh nghiệp bia lớn trên thế giới “đánh tiếng” mua cổ phần.

Với Habeco, nhà đầu tư có khả năng mua nhiều nhất là Carlsberg. Công ty này đang là cổ đông chiến lược giữ hơn 17% cổ phần Habeco và được quyền ưu tiên mua lại khi Nhà nước thoái vốn, nhưng vấn đề về giá sẽ là rào cản lớn nhất cho thương vụ.

Sabeco có vẻ có nhiều người mua tiềm năng hơn, chủ yếu là các doanh nghiệp trong khu vực. Trước đây không lâu, tập đoàn San Miguel - đại gia bia Philippines cho biết đang tiến hành “định giá và có thể sẽ đề nghị mua lại” Sabeco. Ngoài ra, hàng loạt các tên tuổi trong ngành bia thế giới như Kirin Holdings,

Asahi (Nhật), Heineken (Hà Lan), Singha, ThaiBev (Thái Lan), AB InBev, SABMiller (Mỹ)… cũng đang xếp hàng chờ mua cổ phiếu Sabeco.

Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) dự kiến, IPO diễn ra vào quý III/2017. Theo Quyết định về việc xác định giá trị PV Power để cổ phần hóa, tại thời điểm 31/12/2015, giá trị thực tế của doanh nghiệp của Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam là 60.623 tỷ đồng (khoảng 2,67 tỷ USD). Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại PV Power là 33.556 tỷ đồng.

Giá trị doanh nghiệp của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) Bộ Công thương phê duyệt là 10.342 tỷ đồng. PV Oil đang trình phê duyệt kế hoạch bán đến 64,9% vốn nhà nước trong đợt đầu, trong đó bán cho cổ đông chiến lược từ 44-49%, bán thông qua đấu giá công khai 15-20% và bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên 1%. Thời điểm IPO dự kiến vào cuối quý III hoặc đầu quý IV/2017.

Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) sẽ thực hiện IPO trong quý III/2017. Theo phương án cổ phần hóa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9/2016, giá trị doanh nghiệp của Vinafood 2 được xác định là 4.980 tỷ đồng.

Với Tổng công ty Sông Đà, 135 triệu cổ phần sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược (30% vốn điều lệ), bán qua IPO 84,77 triệu cổ phần (18,82% vốn điều lệ) và bán cho người lao động 822 nghìn cổ phần (0,18% vốn điều lệ). Theo kế hoạch, năm 2017, Tổng công ty Sông Đà sẽ hoàn thành cổ phần hóa.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) dự kiến hoàn thành cổ phần hóa trong quý III/2017. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước giữ 75% vốn điều lệ của VRG cùng 20 đơn vị thành viên và 4 đơn vị sự nghiệp. Dự kiến, khi IPO, chào bán 25% vốn, VRG ước tính thu 10.000 tỷ đồng.

Còn đối với Tổng công ty Phát điện (Genco) 1, 2, 3 thuộc Tập đoàn EVN, Thủ tướng yêu cầu phải hoàn thành cổ phần hóa Genco 3 trong năm 2017; Genco 1 và Genco 2 trong năm 2018. Phương án cổ phần hóa Genco 3 đang chờ phê duyệt theo hướng Nhà nước giữ không dưới 51% vốn khi IPO, giá trị doanh nghiệp của Genco 3 là 91.433 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 24.600 tỷ đồng.

Thị trường M&A nửa cuối 2017 và năm 2018 hứa hẹn một mùa sôi động với những “món ngon” hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn thâm nhập hoặc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ56 57

Chuyên đề: triển vọng thị trường M&A

Page 30: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là mục tiêu hấp dẫn đối với người mua nước ngoài đang tìm kiếm một chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng

nhanh. Những ngành trọng tâm thu hút đầu tư của Việt Nam gồm công nghệ, bất động sản và bán lẻ và vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và các nước châu Á khác sẽ tiếp tục tăng.

Điểm sáng trong khu vực

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hứa hẹn sự tăng trưởng của các thương vụ M&A trong năm 2017 và 2018. Với những đặc điểm của nền kinh tế đang phát triển nhanh, thị trường châu Á - Thái Bình Dương nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng sẽ là lựa chọn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Những năm qua, Việt Nam đã có những điều chỉnh tích cực trong hệ thống pháp luật giúp hoạt động M&A diễn ra thuận lợi hơn. Đặc biệt, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới đã đưa ra nhiều cơ chế và hướng dẫn liên quan đến cấp phép, chấp thuận đầu tư, cũng như các thông số và cách tiếp cận thị trường. Ngoài ra, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp niêm yết cũng được nới lỏng.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2018. Theo cam kết, Hiệp định sẽ dần dần dở bỏ hàng rào thuế quan và công nhận cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước. Những thay đổi này sẽ giúp Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tương lai. Tháng 2/2017, một phái đoàn các công ty Đức đã đến Việt Nam tìm hiểu tiềm năng thị trường điện mặt trời và giới thiệu công nghệ với các doanh

vốN Nước Ngoài Sẽ đổ vàocôNg Nghệ, bẤt độNg SảN, bÁN lẻ tạP chí Nhà đầu tư trâN trọNg giới thiệu góc NhìN của ôNg seck yee chuNg, luật sư điều hàNh baker & mckeNzie tại Việt Nam Về triểN VọNg đầu tư Nước Ngoài Vào Việt Nam theo hìNh thức m&a troNg NhữNg Năm tới.

nghiệp Việt Nam. Cuối năm 2016, Tập đoàn Herfurth của Bỉ đã ký kết bản ghi nhớ với Vinalines để thành lập trung tâm phân phối hàng hóa tại châu Âu, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và logistics trước thềm EVFTA.

Những ngành trọng tâm

Một số ngành trọng tâm ghi nhận những thương vụ M&A đình đám là công nghệ thông tin, bất động sản và hàng tiêu dùng. Công nghệ đã trở thành một trong những ngành có xu hướng toàn cầu trong những năm gần đây. Vì vậy, đầu tư vào doanh nghiệp công nghệ được dự đoán là một phần chính trong thị trường M&A mới nổi của Việt Nam trong những năm tới. Hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ phản ánh làn sóng khởi nghiệp ngày càng tăng tại Việt Nam cũng như chứng minh cho những nỗ lực sáng tạo để bắt kịp với thế giới số.

Nhà đầu tư nước ngoài thường có ý định đổ vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ tài chính như hai quỹ đầu tư Hàn Quốc là Korea Invesment Partners (KIP) và Mirae Asset Venture Investment. Tháng 4/2017, nền tảng phân phối ứng dụng di động tại Việt Nam Appota thông báo đã hoàn thành việc gọi vốn từ KIP và Mirae để củng cố vững chắc vị thế trên thị trường và mở rộng phát triển kinh doanh lĩnh vực quảng cáo và công nghệ tài chính.

Ngoài công nghệ, lĩnh vực bất động sản tiếp tục chứng kiến nhiều thương vụ có giá trị chuyển nhượng lớn, chủ yếu là mua lại hoặc bán các dự án bất động sản. Năm 2016, vốn FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam tăng 12% so với năm 2015. Các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản dồn dập “rót” vốn vào lĩnh vực địa ốc trong nước trong những năm gần đây. Một số báo cáo ước tính đầu tư của Nhật Bản vào thị trường bất động sản Đông Nam Á sẽ vượt mức 2 tỷ USD năm 2017.

Cơ hội M&A cũng rộng mở trong ngành bán lẻ và hàng tiêu dùng. Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho những gã khổng lồ bán lẻ nước ngoài và cửa hàng tiện lợi do nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, thương mại điện tử là một xu hướng phát triển quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ khi nhiều giao dịch thương mại đang chuyển từ bán lẻ trực tiếp sang trực tuyến. Ngành bán lẻ thương mại điện tử đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 30% trong những năm vừa qua.

Doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường M&A

Việt Nam là một trong những thị trường hàng đầu về thu hút FDI ở châu Á – Thái Bình Dương. Xét về

quốc gia đầu tư, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về rót vốn FDI vào Việt Nam. Việt Nam và Nhật Bản cũng đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Đầu năm 2017, ngân hàng lớn nhất Nhật Bản. Việc Sumitomo Mitsui Trust Bank đã mua lại 49% cổ phần của Công ty Cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn BIDV, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư Nhật về điểm đến đầu tư Việt Nam.

Nhiều thương vụ M&A khác của nhà đầu tư Nhật cũng đang được thực hiện nhờ sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Một nhà đầu tư Nhật Bản tiềm năng cũng đang đàm phán mua lại 49% cổ phần của Công ty Tài chính FE Credit (VPBank). Mặc dù chưa công bố thông tin chi tiết, nhưng điều này cho thấy, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản vẫn tiếp tục quan tâm đến thị trường tài chính Việt Nam.

Tương tự xu hướng M&A xuyên biên giới trong khu vực, chúng tôi kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm và đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và các nhà đầu tư châu Á khác trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ tài chính, bất động sản, hàng tiêu dùng, công nghiệp và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, các công ty cũng quan tâm đến nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động đầu tư và kinh doanh. Đã có những thay đổi trong luật cạnh tranh và bộ luật hình sự, do đó nhà đầu tư cần tìm kiểu kỹ về vấn đề quản trị, cạnh tranh và tuân thủ tại Việt Nam.

Những xu hướng chính trong tương lai

Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho hoạt động M&A của nhà đầu tư nước ngoài nhờ tập trung phát triển kinh tế, chính trị ổn định, chi phí lao động cạnh tranh, tầng lớp trung lưu tăng nhanh và môi trường kinh doanh cải thiện.

Baker&McKenzie tin rằng, số lượng các thương vụ M&A từ nhà đầu tư nước ngoài và trong nước sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Năm 2017, hoạt động đầu tư xuyên biên giới từ nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và những nhà đầu tư châu Á khác sẽ diễn ra sôi động tại thị trường Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/06/2017, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,72 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016. Một số dự án lớn bao gồm dự án mở rộng thêm 2,5 tỷ USD của Samsung Display tại Bắc Ninh và Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn với tổng vốn đăng ký 1,27 tỷ USD. Ngoài ra, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước sẽ tiếp tục, hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư mới cho nhà đầu tư nước ngoài.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ58 59

Chuyên đề: triển vọng thị trường M&A

Page 31: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

tC nĐt: Trước những thương vụ M&A thường phải phân tích và dự đoán trước những rủi ro, ông đã lường trước rủi ro của Navigos Group là gì và đã có hướng khắc phục thế nào?

Ông gaku EChizEnya: Theo tôi ghi nhận, hậu M&A chắc chắn sẽ xảy ra việc “tái cơ cấu”. Nếu không có sự thay đổi nhất định thì doanh nghiệp sẽ không có sự đột phá, nếu doanh nghiệp con nghĩ rằng mô hình cũ vẫn có thể giúp họ phát triển xa hơn thì họ đã không chọn sáp nhập. Đối với công ty mẹ cũng vậy, họ mong đợi sẽ nhanh chóng thu được lợi nhuận từ công ty con nên việc áp dụng mô hình quản lý mà họ nghĩ sẽ thành công là điều tất yếu. Những vấn đề dễ dẫn đến rủi ro hậu sáp nhập M&A mà tôi nghĩ rằng Navigos Group có thể phải đối mặt chính là tâm lý hoang mang của nguồn nhân lực, sự thuyên chuyển các vị trí trong doanh nghiệp, quy trình làm việc có sự thay đổi, áp dụng những quy tắc vận hành doanh nghiệp mới, phát sinh nguồn chi phí lớn để phát triển sản phẩm và thành lập những phòng ban mới, tuyển dụng mới và tuyển dụng thay thế… Tất cả những vấn đề này, nếu không có phương án chuẩn bị ngay từ đầu sẽ nhanh chóng dẫn đến thất bại của thương vụ M&A.

- Được biết, quản trị nhân sự là yếu tố tối quan trọng hậu M&A. Ông nghĩ sao về điều này và liệu Navigos Group có bị ảnh hưởng đến vấn đề nhân sự hậu M&A hay không?

Việc tái cơ cấu này ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn nhân lực - bộ phận chủ chốt của công ty. Việc này không chỉ thay đổi quy trình làm việc mà còn tác động đến tâm lý của người lao động. Theo tôi tìm hiểu, người Việt Nam thường nhắc tới “tái cơ cấu” bằng cụm từ “thay máu” có nghĩa là “rút cũ thay mới hoàn toàn”, khiến nhiều người mang tâm lý lo sợ sẽ mất đi công việc ổn định hiện tại. Nhiều người thấy quy trình xáo trộn, trách nhiệm công việc thay đổi lại nghĩ công ty đang “thử thách” nên chọn cách ra đi trước khi bị sa thải. Tâm lý này là hoàn toàn không đúng, chính vì vậy, lúc này vai trò của những người trụ cột, những người làm quản trị nhân sự là quan trọng hơn bao giờ hết, nhằm ổn định tâm lý của người lao động hậu M&A.

Navigos Group vẫn chịu sự ảnh hưởng đến vấn đề nhân sự, nhưng công ty chưa bao giờ phải rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân sự do nghỉ việc hàng loạt, hiện nay quy mô về mặt nhân lực đã phát triển lên đến 450 người. Công ty

hiện nay là môi trường đa văn hóa rất thú vị, bên cạnh những di sản văn hóa của môi trường cũ, họ sẵn sàng đón nhận những nét văn hóa mới, công ty ứng dụng thêm những chiến lược kinh doanh mới và vận hành doanh nghiệp với quy chuẩn đa quốc gia rất thuận lơi. Tôi nghĩ, như vậy đã là một sự thành công về quản trị nhân sự hậu M&A.

- Navigos Group hiện vừa giữ được những văn hóa di sản vừa đón nhận thêm văn hóa và giá trị mới từ công ty en Japan. Vậy ông đã có chiến lược gì để dung hòa và thuyết phục họ đón nhận những cái mới?

Tôi nghĩ nếu thay đổi môi trường làm việc đột ngột thì bất kể ai cũng chịu cú “sốc văn hóa”, chính vì vậy chúng tôi phải thực hiện sự chuyển giao trong 3 năm. Tuy nhiên, rất may mắn quan điểm của en Japan và Navigos Group trước khi sáp nhập rất giống nhau là: tôn trọng di sản và tiếp nhận những cái mới, phù hợp định hướng và cùng chung mục tiêu. Có thể nói, văn hóa tại Navigos Group không có sự thay đổi mà chỉ dựa trên cái sẵn có để trở nên thú vị và đa dạng hơn mà chúng tôi gọi là Naviworks. Thậm chí, công ty mẹ họ cũng tiếp thu những nét văn hóa độc đáo tại

navigos group:

thàNh Ngôi vi Số 1 Nhờ m&a để m&a thàNh côNg, chắc chắN Phải PhâN tích

kỹ lưỡNg Và Dự đoáN trước NhữNg rủi ro. Vậy đâu là NhữNg bài học thàNh côNg của NaVigos grouP tại Việt Nam? Nhà đầu tư có cuộc trao đổi Với ôNg gaku echizeNya, tổNg giám đốc côNg ty NaVigos grouP, tậP đoàN cuNg cấP Dịch Vụ tuyểN DụNg NhâN sự hàNg đầu tại Việt Nam hiệN Nay.

pHoNG cẦM (THực HiệN)

Naviworks để áp dụng tại các văn phòng của họ. Nếu có sự thay đổi thì đó là việc xuất hiện nhiều người Nhật hơn đến làm việc tại Navigos Group, phát triển thêm những sản phẩm được nội địa hóa từ công ty mẹ en Japan.

- Thường sau mỗi cuộc M&A sẽ có những xáo trộn nhất định ở đội ngũ lãnh đạo của công ty. Điều này có xảy ra tại Navigos Group không?

Đội ngũ lãnh đạo là bộ phận đón đầu với những thay đổi sau mỗi thương vụ M&A. Điều này không chỉ xảy ra tại Navigos Group mà xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào hậu sáp nhập. Một khi doanh nghiệp có sự xáo trộn thì nhân sự cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt với những công ty không có sự chuẩn bị trước về tâm lý cho người lao động.

Về sự ra đi của một số người trong đội ngũ lãnh đạo, lý do chính không phải do năng lực, theo tôi nghĩ đó là do sự nhìn nhận và định nghĩa của mỗi người về M&A khác nhau. Tất nhiên chúng tôi có tuyên truyền về giá trị của một thương vụ M&A đem lại, nhưng để thấy

được những chuyển biến tích cực thì cần phải có thời gian. Nếu họ nghĩ sáp nhập là cơ hội để học hỏi và trải nghiệm những cái mới, giúp doanh nghiệp vươn xa hơn thì họ sẽ tiếp tục bước tiếp cùng công ty. Tuy nhiên, nếu họ cảm thấy M&A là một vụ thâu tóm, giành quyền kiểm soát hay là sự áp đặt thì họ chọn cách ra đi là điều đương nhiên.

- Trong thương vụ M&A này, ông cho biết những ai là người có vai trò quan trọng nhất để dẫn tới M&A thành công?

Tôi nghĩ người điều hành cũ và mới đều đóng vai trò quan trọng để dẫn tới một thương vụ M&A thành công. Họ là những người giúp nhân sựgiữ vững tâm lý và cùng nhau thực hiện sự chuyển giao một cách nhịp nhàng. Sự hậu thuẫn của đội ngũ quản lý cấp cao cũng quan trọng không kém, vì người Điều hành không thể quan tâm sâu sát từng nhân tố trong công ty. Ngoài ra, sự vững tâm của đội ngũ lãnh đạo cũng giúp cho cấp dưới cảm thấy yên tâm hơn về sự xáo trộn.

Công ty mẹ cũng đóng một vai trò quan trọng vì hậu sáp nhập

doanh nghiệp không thể tránh khỏi những rủi ro về nhân sự và kinh doanh, lúc này công ty mẹ chính là hậu phương chủ chốt về chiến lược và tài chính trong thời kỳ chuyển giao.

- Theo ông, M&A có gây “tổn thương” không? Và ai sẽ là đối tượng chịu “tổn thương” nhiều nhất? Làm thế nào để tránh được tối đa điều đó?

M&A có thể gây tổn thương đến bất cứ ai, ở bất cứ cấp bậc nào, đặc biệt là những người không chấp nhận sự thay đổi và không nhìn xa hơn về những giá trị mà một thương vụ sáp nhập có thể đem lại cho doanh nghiệp.

Tôi nghĩ mỗi doanh nghiệp đều trải qua những giai đoạn thăng trầm, từ một công ty khởi nghiệp và nâng tầm quy mô lên 250 người sau 10 năm đã là một sự thành công của người sáng lập, tuy nhiên để duy trì và nhân rộng mô hình kinh doanh cho “đứa con tinh thần” thì việc thực hiện M&A là mô-típ rất quen thuộc trong chiến lược kinh doanh. Chính vì vậy, nếu hiểu được điều này, những người yêu nghề yêu “đứa con tinh thần” sẽ cùng hướng đến mục tiêu tốt đẹp hơn sau sáp nhập, những người yêu văn hóa quen thuộc và không thể thích nghi với môi trường mới thì sẽ cảm thấy bị tổn thương.

Nhằm tránh được tối đa được tổn thương cho nhân sự thì cần phải có chiến lược tuyên tuyền trong nội bộ đúng cách về thương vụ M&A, cần phải có sự thỏa thuận giữ nguyên chính sách lương thưởng dành cho nhân sự để họ cảm thấy yên tâm, người CEO mới cũng cần phải chia sẻ về tầm nhìn mới và những kế hoạch trong tương lai cho nhân viên, ngoài ra cần phải hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cũ để bắt kịp những yêu cầu mới trong công việc.

Ông Gaku Echizenya

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ60 61

Chuyên đề: triển vọng thị trường M&A

Page 32: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Tiếp tục bùng nổ

Theo báo cáo của JLL, hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài - với khả năng tài chính mạnh, và các tập đoàn tại địa phương - những nhà đầu tư đang nắm giữ đất đai trên thị trường cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền sở tại, đang trở nên phổ biến trên thị trường M&A Việt Nam. Hiện tại, đã và đang có hàng trăm triệu USD đang chờ đợi để đổ vào thị trường trong nước ở hầu hết các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp. Các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn

Quốc, Singapore và hiện nay là các nhóm nhà đầu tư đến từ Trung Quốc như: CFLC, Country Garden, Jiayuan, v.v…

JLL đặc biệt lưu ý đến các nhà đầu tư Nhật Bản khi họ đang không ngừng tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam. Chẳng hạn như vào tháng 9 năm ngoái, Kajima - một trong bốn tập đoàn nhà thầu lớn nhất Nhật Bản - đã hợp tác liên doanh với Indochina Capital trong một thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD kéo dài trong vòng 10 năm. Mục tiêu ban đầu của hợp tác sẽ tập trung chính vào các dự án nhà ở và nghỉ dưỡng tại Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.

“Chúng tôi kỳ vọng nhà đầu tư Nhật Bản sẽ là một trong những nhà đầu tư tích cực nhất trên thị trường trong năm nay. Tiêu điểm của họ là nhắm vào các dự án nhà ở, tài sản vận hành như căn hộ dịch vụ và tòa nhà văn phòng hạng A”, JLL nhận xét.

Cũng theo JLL, từ đầu năm đến nay, thị trường ghi nhận khá nhiều giao dịch đáng chú ý. Chẳng hạn như trong tháng 3, công ty Keppel Land (Singapore) đã nắm 16% cổ phần còn lại của Tổng công ty cổ phần Đường Sông Miền Nam (Sowatco) trong dự án Saigon Centre - thông qua công ty thành viên Krystal Investment Pte., Ltd. Bên cạnh đó, Hongkong Land sẽ trở thành đối tác chiến lược với Công ty Đầu tự Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) để phát triển nhà ở tại khu độ thị mới Thủ Thiêm.

Một thương vụ đáng chú ý khác là vào tháng 5 vừa qua, Quốc Cường Gia Lai đã bán dự án của công ty tại quận Nhà Bè, TP. HCM cho Sunny Island Investment với giá trị giao dịch không được tiết lộ. Gần đây, Công ty Cổ phần Bất động sản Phát Đạt cũng đã tuyên bố đã chuyển nhượng một phần của dự án Everrich 3 tại TP. HCM. Còn Công ty bất động sản Hưng Thịnh có chiến lược thâu tóm 20 dự án đã bị trì hoãn lâu dài, trong đó 10 dự án đã được tiến hành xây dựng và bắt đầu tung ra thị trường.

Thương vụ đặc biệt đáng chú ý là việc quỹ đầu tư VinaCapital cho biết đã bán 70% cổ phần của mình trong dự án Đại Phước Lotus ở tỉnh Đồng Nai cho China Fortune Land Development (CFLD). CFLD đã ký biên bản ghi nhớ với công ty Tín Nghĩa để xây dựng thành phố công nghiệp mới (NIC) tại Khu công nghiệp Ông Kèo, dựa trên kế hoạch xây dựng hàng chục khu công nghiệp ở Đông Nam Á. Bên cạnh CFLD, nhiều nhà đầu tư phát triển Trung Quốc khác cũng đang quan tâm phát triển các dự án bất động sản tại Việt Nam.

M&A “khát” đất sạch

Vẫn theo JLL, thông thường, phân khúc nhà ở vẫn là thị trường hấp dẫn nhất. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư hiện nay đang có xu hướng chuyển sang thị trường bất động sản thương mại, đặc biệt tập trung vào các dự án văn phòng hạng A có vị trí đắc địa, tiềm năng tăng trưởng về giá trị vốn và lợi suất đầu tư (7 – 8%). Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cho thấy sự quan tâm đặc biệt đối với những dự án khách sạn. Đối với các dự án nhà ở và thương mại, các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm kiếm những khu đất “sạch” (ví dụ: hoàn thành thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng, hoàn tất thanh toán chi phí sử dụng đất, có quyền sử dụng đất, và kế hoạch phát triển tốt). Tuy nhiên, những dự án như trên rất hiếm, bởi lẽ thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn non trẻ.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ, các dự án có tiềm năng phát triển tốt khá khan hiếm, khả năng tiếp cận đến các dự án tốt tương đối hạn chế. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có thể gia nhập vào thị trường.

Tuy nhiên, về tổng thể, triển vọng của thị trường vẫn rất khả quan. JLL cho rằng bất động sản Việt Nam đang đón nhận nhiều luồng quan tâm mạnh mẽ đến từ các nhà đầu tư nước ngoài và các phân khúc bất động sản vẫn đang trên đà phát triển như mong đợi. Phân khúc khách sạn luôn thu hút được sự quan tâm trong thời gian qua với nhiều nguồn vốn từ nước ngoài được đổ vào Việt Nam.

“Chúng tôi dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển, đồng thời những thị trường khác như khu công nghiệp và giáo dục cũng đang không ngừng tăng trưởng. Thị trường nhà ở bình dân được đánh giá là phân khúc thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài gia nhập và thành lập văn phòng tại Việt Nam ngày càng gia tăng.

Thay vì phải di chuyển liên tục, các nhà đầu tư hiện nay đã phát triển đội ngũ nhân viên của công ty ngay tại Việt Nam với sự kết hợp giữa các chuyên gia, quản lý trong và ngoài nước cho từng dự án. Nhìn chung, Việt Nam vẫn đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong khu vực, chúng tôi hy vọng hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ ghi nhận mức kỷ lục mới trong năm 2017 và 2018”, báo cáo viết.

Box: “Nhìn chung, các phân khúc bất động sản vẫn đang trên đà phát triển như mong đợi. Trong đó, phân khúc khách sạn luôn thu hút được sự quan tâm với nhiều nguồn vốn từ nước ngoài được đổ vào Việt Nam. Chúng tôi dự báo, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển, đồng thời, những thị trường khác như khu công nghiệp và giáo dục cũng không ngừng tăng trưởng. Thị trường nhà ở bình dân thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Số lượng nhà đầu tư nước ngoài gia nhập và thành lập văn phòng tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Thay vì phải di chuyển liên tục, các nhà đầu tư hiện nay đã phát triển đội ngũ nhân viên của công ty ngay tại Việt Nam với sự kết hợp giữa các chuyên gia, quản lý trong và ngoài nước cho từng dự án. Nhìn chung, Việt Nam vẫn đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong khu vực, chúng tôi hy vọng hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ ghi nhận mức kỷ lục mới trong năm 2017 và 2018”, trích báo cáo của JLL.

thiếu đẤt Sạch, m&a vào bẤt độNg SảN vẫN khiêm tốN

báo cáo mới Nhất của côNg ty JoNes laNg la salle (Jll), thị trườNg m&a bất độNg sảN Việt Nam sẽ tiếP tục sôi độNg troNg Nửa cuối Năm 2017. tuy NhiêN, VẫN còN đó NhữNg rào cảN khiếN cho DòNg VốN Ngoại Vào Việt Nam tiếP tục gặP trở Ngại.

Hải LoNG

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ62 63

Chuyên đề: triển vọng thị trường M&A

Page 33: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Một câu nói của Tổng bí thư, ngàn quan tham lạnh gáy

Sáng 31/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tổ chức phiên họp thứ 12 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban chỉ đạo, để thảo luận cho ý kiến về tiến độ, kết quả thực hiện chương trình công tác của Ban chỉ đạo 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017.

Đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, xu thế của cả xã hội.

“Tôi cảm thấy kinh nghiệm đầu tiên là 6 tháng đầu năm nay tiếp tục đà của năm 2016 sau Đại hội. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không phải lẻ mẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, làm có bài bản, phân công cơ quan nào làm, kết quả thế nào, bao giờ xong. Đây là kinh nghiệm rất quý. Tạo ra được xu thế, được phong trào mới là cơ bản.

Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Ít giờ sau phiên họp, chiều ngày 31/7, Bộ Công an xác nhận đã bắt được Trịnh Xuân Thanh khi bị can này ra đầu thú sau gần 1 năm bỏ trốn ra nước ngoài. Thanh vừa là can phạm trong vụ án hình sự cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại PVC,vừa là mắt xích liên quan đến hàng loạt lãnh đạo cấp cao do dính líu đến việc cân nhắc, bổ nhiệm Thanh trong quá khứ.

Đúng một ngày sau khi bắt được Trịnh Xuân Thanh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an ngày 1/8 đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank) và Phan Huy Khang (nguyên thành viên Hội đồng tín dụng, nguyên Tổng

lò NóNg, củi tưƠivà NgọN lửa Niềm tiN

khôNg còN “VùNg cấm”, khôNg còN NhữNg cú “hạ cáNh aN toàN”, Và cũNg khôNg thể “cao chạy xa bay”. cuộc chiếN chốNg tham NhũNg, tiêu cực của đảNg đã đem lại Niềm tiN cho côNg chúNg Và chíNh Niềm tiN từ côNg chúNg đã tiếP thêm sức mạNh cho cuộc chiếN.

Ha HưƠNG

giám đốc Sacombank) cùng về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Một kẻ tưởng đã “cao chạy xa bay” cuối cùng đã phải quay đầu về chịu tội; một kẻ tưởng đã “ve sầu thoát xác” an trí nơi biệt phủ cuối cùng cũng xộ khám.Niềm tin của nhân dân đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước lên cao hơn bao giờ hết. Và hẳn rằng chính niềm tin đã tiếp thêm sức mạnh cho cuộc chiến. Đúng như Tổng bí thư đã chỉ rõ, sắp tới, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ còn“quyết liệt hơn, hiệu quả cao hơn, không có trở ngại nào, sức ép nào”.

Tiếp đó, ngày 30/7, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương đã ký văn bản số 37-TB/TW thông báo ý kiến của Bộ Chính trị, theo đó trong thời gian ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư điều trị bệnh, phân công ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham gia Thường trực Ban Bí thư. Ông Trần Quốc Vượng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ theo quy định kể từ ngày 01/08/2017.

Trong thời gian qua, trên cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Quốc Vượng đã chủ trì liên tiếp nhiều kỳ họp xem xét, thi hành kỷ luật và đề nghị Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền hàng loạt cán bộ lãnh đạo cao cấp có vi phạm, khuyết điểm.

“Nóng” nhất gần đây là vụ việc có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật và đề nghị kỷ luật 01 Uỷ viên Bộ Chính trị; 03 nguyên Uỷ viên Trung ương (gồm 01 nguyên Bộ trưởng; 01 nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; 01 nguyên Bí thư Tỉnh uỷ) và 04 Thứ trưởng đương nhiệm.

Bước chuyển mới trong phòng chống tham nhũng

Nhìn lại 6 tháng đầu năm, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) đã đạt những kết quả nổi bật cả trong phòng và chống, cụ thể: Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 85, ngày 23/5/2017, về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; chỉ đạo quán triệt, thực hiện nghiêm Kết luận số 10, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 3, khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện thể chế về kinh tế-xã hội và PCTN; tập

trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng, nhất là kiểm tra, kết luận các sai phạm và tiến hành xử lý kỷ luật nghiêm minh các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương các tỉnh ủy Bình Định, Đồng Nai; một số cán bộ đương chức, cán bộ cấp trên đã bị xử lý kỷ luật đúng người, đúng tội...

Đồng thời, đã tập trung chỉ đạo việc thanh tra, kiểm toán chín dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, trong đó đã kết thúc thanh tra tại ba dự án; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp. Thành lập tám đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 20 địa phương...

Tại phiên họp thứ 12, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN biểu dương các cơ quan đã chủ động phối hợp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thanh tra, xác minh các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án thanh nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong phát hiện, xử lý tham nhũng. Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng chỉ rõ một số hạn chế cần khắc phục, đó là còn hai vụ án chưa hoàn thành xét xử sơ thẩm theo kế hoạch. Công tác phát hiện, đấu tranh, giám định tuy có tiến triển, nhưng chưa đạt yêu cầu; việc thu hồi tài sản được chú ý, song vẫn còn ít...

Về nhiệm vụ sáu tháng cuối năm Tổng Bí thư nhấn mạnh, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN, tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn trong công tác này, nhất là ở địa phương, cơ sở. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ nảy sinh tham nhũng. Khẩn trương thanh tra, kết luận làm rõ đúng sai, xác định đúng nguyên nhân, trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với những tổ chức cá nhân có sai phạm tại chín dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm: dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG); việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.

Bên cạnh đó, hoàn thành xét xử sơ thẩm hai trong số sáu vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo theo kế hoạch. Kết thúc điều tra, truy tố, xét xử mười trong số 12 vụ án, xử lý bốn vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; bốn vụ án, một vụ việc thuộc diện Ban Nội chính T.Ư theo dõi, đôn đốc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo; nhất là các vụ án thuộc giai đoạn II vụ án Phạm Công Danh...

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ64 65

PháP luật đầu tư

Page 34: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

“Thủ tướng đang cho thấy một tinh thần kiến tạo thực sự”, ông Phạm Lê Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư thương mại và Khai thác

khoáng sản Thăng Long – cổ đông tư nhân duy nhất trong số các nhà sáng lập Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) - mở đầu như vậy khi trả lời phỏng vấn với Tạp chí Nhà Đầu tư.

Là người theo dõi, quan tâm, bỏ công sức và tiền bạc cho Dự án mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) 11 năm nay (2006-2017) đến nay dự án vẫn chưa được triển khai do chưa nhận được sự đồng thuận từ các bên, ông Phạm Lê Hùng đã trực tiếp gửi “tâm thư” lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Chủ tịch Khoáng sản Thăng Long tin rằng với kinh nghiệm dày dặn của mình, với ý chí quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, “Thủ tướng sẽ có quyết định cho triển khai dự án này”. Liên quan đến dự án mỏ sắt

Thạch Khê (Hà Tĩnh), ngay sau khi Bộ KH&ĐT có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị xem xét chủ trương cho phép Công ty CP Sắt Thạch Khê (TIC) dừng dự án này, Bộ Công Thương phản hồi rằng, việc đề xuất dừng dự án là chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.

Không lo năng lực tài chính, công nghệ

Trước ý kiến cho rằng năng lực chủ đầu tư yếu, ông Phạm Lê Hùng khẳng định không lo về tài chính. Khi có quyết định dự án được tiếp tục triển khai, các cổ đông của TIC nộp đủ vốn điều lệ (2.400 tỷ đồng) thì ngân hàng sẽ ký hợp đồng cho vay.

“Thậm chí chúng tôi sẵn sàng ứng trước tiền, bốc trước 10 triệu m3 đất đá và khai thác 5 triệu tấn quặng mới thanh toán. 5 triệu tấn quặng thu được 5.000 tỷ rồi, trong lúc đó chi trả cho nhà thầu chỉ khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, vẫn còn 4.000 tỷ đồng, lớn hơn vốn điều lệ của TIC rồi”.

Ông Phạm Lê Hùng khẳng định dự án này khả thi và các cổ đông đủ sức để làm. Hiện tại đúng là có 3 cổ đông không góp vốn từ 2011 đến nay nên Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tăng tỷ lệ sở hữu từ 30% lên gần 60%, còn Công ty Thăng Long tăng vốn từ 3% lên 12-13%.

Với ba cổ đông này (bao gồm Mitraco Hà Tĩnh, Tổng công ty Thép Việt Nam, Bitexco), chủ đầu tư đề xuất, nếu Chính phủ cho phép cổ phần hóa sẽ phát hành cổ phiếu, cho thêm nhà đầu tư có năng lực vào bằng cách mua lại cổ phần của các cổ đông “bỏ cuộc”.

Hơn nữa, cả TKV và Thăng Long đều có cam kết văn bản gửi Bộ Công Thương và Chính phủ được góp thay số vốn hơn 200 tỷ đồng của các cổ đông không thực hiện.

Chủ tịch Khoáng sản Thăng Long giãi bày thêm: “Công nghệ của chúng tôi có thể không hiện đại nhất nhưng tốt nhất và phù hợp nhất rồi. Dự án đã dùng

nếu dừng mỏ sắt thạch khê:

tiềN đã tiêu, ai bồi thườNg? trao đổi Với tạP chí Nhà đầu tư, cổ đôNg sáNg lậP côNg ty cP sắt thạch

khê (tic) khẳNg địNh mỏ sắt thạch khê đủ điều kiệN để triểN khai Và khôNg có lý Do gì để Phải đìNh hoãN. còN troNg trườNg hợP buộc Phải DừNg thì “Người ký” quyết địNh Phải hoàN trả toàN bộ PhầN VốN góP mà các cổ đôNg đã bỏ ra.

Mai sƠN

máy xúc thủy lực, bánh xích lớn, gầu 5 khối trở lên, ô tô chạy trên sa mạc, trên bãi cát thoải mái. Công nghệ của Ấn Độ hay Úc mà tôi đã đi thăm không thể bằng TKV, công nghệ yên tâm tuyệt đối, phù hợp hoàn toàn”.

Nếu dừng dự án, ai bồi thường?

Người đứng đầu Công ty Thăng Long khẳng định, về hiệu quả kinh tế xã hội, 1 tấn quặng đào lên sẽ nộp cho ngân sách nhà nước không dưới 500.000 đồng/tấn (chiếm một nửa giá thành), bao gồm tiền cấp quyền khai thác, thuế tài nguyên, phí môi trường, VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu… . Giai đoạn 1 khai thác 5 triệu tấn, nộp ngân sách 2.500 tỷ, giai đoạn 10 triệu tấn nộp 5.000 tỷ. Cả đời dự án khai thác 360 triệu tấn, sẽ nộp ngân sách 190.000 tỷ đồng tương đương 9 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ cuối tháng 7 vừa qua, Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho hay, việc dừng dự án sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt và quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngoài việc không phát huy kịp thời nguồn tài nguyên sẵn có, không tạo được nguồn thu ngân sách cũng như tăng GDP, nếu dự án buộc phải dừng, người dân địa phương sẽ phải chịu ảnh hưởng của công trình xây dựng dở dang, mất an toàn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Cùng đó là nguy cơ mất cơ hội việc làm cho 3.500 lao động tại địa phương…

Chủ đầu tư cho biết, hiện nay, dự án đã giải phóng mặt bằng 827 ha, bốc xúc 12,7 triệu m3, nộp ngân sách nhà nước 253 tỷ đồng, xây dựng các công trình thuộc đề án 946 (hỗ trợ địa phương). Tổng chi phí cho các việc đã làm là 2.000 tỷ đồng (toàn bộ là tiền góp vốn của các cổ đông, chưa vay ngân hàng). Nếu dừng sẽ có nguy cơ làm mất vốn của doanh nghiệp, trong đó đa số là doanh nghiệp nhà nước.

Ông Phạm Lê Hùng bày tỏ quan điểm, nếu dừng dự án, quyền lợi của nhà đầu tư cần được giải quyết theo hai phương án. Thứ nhất là phải bồi thường cho nhà đầu tư ít nhất là toàn bộ vốn đã góp. “Tiền cổ đông góp, Nhà nước đã tiêu. Ai ký quyết định dừng dự án, người ấy phải bồi thường”, ông Hùng nói.

Phương án thứ hai mà Chủ tịch Khoáng sản Thăng Long đưa ra là cấp thẩm quyền phải đóng dấu chứng nhận Công ty Thăng Long đã nộp đủ số tiền tương đương 12,5% vốn góp vào dự án (243 tỷ đồng, cộng với lãi suất ngân hàng 10 năm qua đã lên đến gần 300 tỷ đồng). “Có thể 5, 10 năm nữa làm cũng không sao, và nếu có bất kỳ nhà đầu tư khác nào triển khai dự án thì 12,5% vốn góp này vẫn là của Thăng Long. Đó là “tiền tươi thóc thật”, mồ hôi nước mắt của chúng tôi”, ông Hùng giãi bày.

“Nếu dự án không được triển khai thì các quy định, thủ tục pháp lý mà dự án đã chấp hành phải chăng là mất hết hiệu lực, như vậy còn đâu là Nhà nước pháp quyền? Và không đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp của Chính phủ kiến tạo”, ông Phạm Lê Hùng giãi bày như vậy trong thư gửi Thủ tướng.

Ông Phạm Lê Hùng

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ66 67

PháP luật đầu tư

Page 35: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Chủ biến mất, nợ ở lại

Khu vực DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đóng góp vô cùng quan trọng cho phát triển nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng một bộ phận DN FDI bỏ trốn đã gây nên nhiều hệ luỵ cho xã hội. Trong khi chính quyền địa phương lúng túng xử lý thì người lao động rơi cảnh bơ vơ, mất lương; cơ quan Bảo hiểm xã hội, công ty cho thuê mặt bằng ngậm ngùi vì bị quỵt tiền.

Tháng 6/2015, gần 440 công nhân Công ty TNHH Gmie (Bắc Ninh) ngỡ ngàng bởi đến giờ làm việc thì công ty bỗng “vườn không nhà trống”. Lương tháng trước đó, họ vẫn chưa kịp nhận. Nhiều ngày sau đó, công nhân liên tục đứng chờ ở cổng công ty trông ngóng cơ quan chức năng thông báo về chủ DN, nhưng càng chờ càng vô vọng. Đây chỉ là một trong hàng loạt các DN FDI bỏ trốn mà Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) gửi trát tìm chủ đầu tư. Một số công ty khác như: Công ty TNHH Tsoca Vina

Chủ doanh nghiệp FdI bỏ trốn:

Người lao độNg liêu xiêu vì bi Nợ lưƠNg, quỵt bảo hiểm

Việc thu hút đầu tư trực tiếP Nước Ngoài (FDi) đaNg tồN tại Nhiều bất cậP Như Dự áN tiếN độ rùa bò, DoaNh NghiệP (DN) bỏ trốN, để lại khoảN Nợ khổNg lồ Về bảo hiểm xã hội, tiềN thuê mặt bằNg.... cách Nào giải quyết thực trạNg Này?

Bảo aNH - XuâN QuỲNH

(khu công nghiệp Biên Hoà 2), Công ty TNHH Kỹ nghệ J&V (khu công nghiệp dệt may Nhơn Trạch)… ra đi cũng để lại khoản nợ bảo hiểm lên tới 500-600 triệu đồng.

Để tiếp tục tìm hiểu về hệ luỵ khi chủ DN FDI bỏ trốn, chúng tôi tìm đến cụm công nghiệp Ngọc Lâm (Mỹ Hào, Hưng Yên). Trước đó, người dân và DN trong cụm công nghiệp này bàng hoàng bởi lãnh đạo Công ty TNHH Sina Imtech bỗng dưng mất tích. “Công ty Sina Imtech chủ yếu sản xuất thiết bị điện tử như pin, sạc điện thoại. Giám đốc bỏ trốn, máy móc do ngân hàng siết nợ hết rồi. Khi tham gia niêm phong, tôi thấy hầu hết đều là máy móc cũ, lạc hậu. Công ty Hưng Thành đòi mặt bằng, nên số máy móc do ngân hàng chuyển đi thanh lý. Công nhân bị nợ lương cũng đành chịu”, ông Nguyễn Xuân Sơn, Trưởng Công an xã Ngọc Lâm kể lại.

Ngoài công nhân bị quỵt lương, mất tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), Công ty Hưng Thành - đơn vị cho thuê mặt bằng, cũng mất số tiền thuê mặt bằng gần 2 năm chưa thanh toán của Sina Imtech. “Số tiền thuê mặt bằng chúng tôi bị quỵt khá lớn nhưng cũng không biết kêu ai vì có kêu cũng không xử lý được. Khi họ bỏ trốn, hoá ra giám đốc cũng là đi thuê. Kêu nhiều lại mất uy tín của Công ty mình”, đại diện Công ty Hưng Thành bức xúc.

Theo thống kê của BHXH huyện Mỹ Hào, đến nay, Sina Imtech nợ hơn 620 triệu đồng. Sau khi công ty đóng cửa, công nhân nhiều lần tìm đến xin giải quyết nhận lại sổ bảo hiểm để nộp vào công ty mới nhưng không thể giải quyết. “Đúng quy định, khi công ty quyết toán hết số nợ BHXH, chúng tôi mới chốt sổ và trao trả cho người lao động. Đến nay, giám đốc công ty bỏ trốn, sổ bảo hiểm cũng thất lạc, không biết ai đang cầm. Không có sổ, và còn nợ tiền nên chúng tôi không thể chốt sổ cho người lao động”, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc BHXH huyện Mỹ Hào cho biết.

Theo bà Dung, BHXH có hướng dẫn người lao động làm giấy xác nhận của UBND xã về việc DN bỏ trốn để làm hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH. Nhưng thủ tục phức tạp, sau khi được hướng dẫn, đa số người lao động bỏ luôn sổ BHXH này.

Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, đến hết tháng 5/2013, cả nước có 518 DN FDI vắng chủ, với tổng vốn đăng ký hơn 900 triệu USD. Con số DN FDI bỏ trốn ở các địa phương qua các năm đều có nhưng từ 2013 đến nay chưa có tổng hợp chung gửi về Bộ KH&ĐT. Hai năm gần đây, các sở KH&ĐT liên tục thu hồi giấy phép đầu tư của dự án bỏ trốn, cho thấy sự quyết liệt, giải quyết xoá bỏ dự án không hiệu quả, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Theo quy định, sau 90 ngày kể từ khi đăng tải thông tin, nhà đầu tư không liên lạc, sở KH&ĐT các tỉnh sẽ làm thủ tục chấm dứt dự án theo quy định. Để đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh, các sở KH&ĐT khá mạnh tay chấm dứt dự án FDI ngưng hoạt động hoặc giải ngân chậm, không hiệu quả.

Tại Đồng Nai, đến 8/2016 còn 26 dự án FDI ngưng hoạt động với tổng số vốn 133 triệu USD. Trong đó chỉ có 2 dự án chưa giải ngân vốn, còn lại 24 dự án đã giải ngân một phần vốn đăng ký. Trước đó vào cuối năm 2015, tỉnh này cũng tiến hành thu hồi hơn 37 dự án FDI. Trong đó có 22 dự án vắng chủ, phần lớn các dự án đã ngưng hoạt động trên 5 năm.

Ông Cao Tiến Dũng, Giám đốc Sở KH&ĐT Đồng Nai cho biết, hiện có 2 nơi quản lý DN FDI là Ban quản lý các khu công nghiệp và Sở KH&ĐT. Một số DN do điều kiện kinh doanh thua lỗ, gặp khó khăn về vốn, điều kiện bất lợi nên đành chấm dứt hoạt động. Với DN bỏ trốn, sở liên lạc với lãnh sự quán, đề nghị họ can thiệp tìm nhà đầu tư. Nếu không tìm được sẽ xử lý theo đúng luật của Việt Nam.

Để giảm thiểu tình trạng DN FDI bất ngờ bỏ trốn, nguyên Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) - ông Phan Hữu Thắng cho rằng, địa phương cần kiểm tra, sàng lọc và phân luồng dự án. Ví dụ dự án kinh doanh, nộp thuế đầy đủ cho vào luồng xanh. Dự án có dấu hiệu kinh doanh không hiệu quả, chậm nộp thuế xếp vào “luồng đỏ”; cơ quan thuế, hải quan có số liệu thống kê, báo cáo lên UBND tỉnh, thành phố để lưu tâm, hạn chế việc chủ DN bất ngờ bỏ trốn.

“Có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý đầu tư, thuế, hải quan, BHXH, UBND các tỉnh chắc chắn hạn chế và chấm dứt tình trạng DN bỏ trốn. Từ đó không còn cảnh người lao động bơ vơ, cơ quan chức năng mỏi mắt tìm nhà đầu tư”, ông Thắng nói.

Dự án “bánh vẽ” tỷ đô chết yểu

Trên thực tế, có rất nhiều dự án đã và đang bị thu hồi do chủ đầu tư không triển khai hoặc chỉ giữ đất. Năm 2016, UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án thép Guang Lian Dung Quất do Tập đoàn Tycoons (Đài Loan) đầu tư. Dự án được cấp phép năm 2006 với số vốn đầu tư 556 triệu USD, sau nâng quy mô vốn lên 4,5 tỷ USD, công suất 7 triệu tấn. Nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế đã giải tỏa, bàn giao 337ha đất.

Tháng 7/2015, Guang Lian đã gửi văn bản lên tỉnh Quảng Ngãi thừa nhận không thể thu xếp được nguồn tài chính tiếp tục thực hiện dự án. Công trình do đó đã dừng hoạt động từ giữa năm 2014 đến nay. Tính đến

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ68 69

PháP luật đầu tư

Page 36: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

tháng 9/2014, dự án mới được đầu tư được 42 triệu USD. Trong khi đó, ngân sách Nhà nước đã tạm ứng 175 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng sạch. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần họp bàn về việc chấm dứt dự án, đề nghị thu hồi diện tích đất đã cấp, thực hiện thanh lý tài sản để tránh gây lãng phí mặt bằng.

Trên đây chỉ là một trong rất nhiều dự án “bánh vẽ” của nhà đầu tư nước ngoài. Ở các địa phương khác cũng phải thu hồi nhiều dự án tương tự. Như tỉnh Khánh Hoà đã thu hồi dự án trên bãi biển Phượng Hoàng của Công ty TNHH Dewan International (Hồng Kông), vốn đầu tư 1,25 tỷ USD. Lí do thu hồi dự án do nhà đầu tư không góp vốn điều lệ theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư cấp ngày 20/8/2014. UBND tỉnh Bình Định cũng rút giấy phép đầu tư của dự án xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe ô tô buýt và các loại máy nông nghiệp cùng các dịch vụ hỗ trợ trên diện tích 50ha tại KCN Nhơn Hoà, thị xã An Nhơn….

Đánh giá về các siêu dự án tỷ đô nhưng chậm tiến độ, bị thu hồi giấy phép, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam cho rằng: “Để phản ánh đúng tình hình FDI của nước ta, Bộ KH&ĐT nên chỉ đạo các địa phương kiểm tra toàn diện tình hình các dự án chưa triển khai để phân thành 2 loại: dự án có khả năng thực hiện và dự án không thể triển khai. Từ đó, tập trung đôn đốc các dự án triển khai và loại bỏ dự án không có khả năng. Nhất là các dự án có vốn đầu tư lớn, cần xem xét kỹ trước khi cấp phép, tránh lãng phí nguồn đất đai, cơ hội của nhà đầu tư khác”.

Theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để hạn chế vốn FDI ảo, đặc biệt là nhà đầu tư ôm đất phải đánh thuế luỹ tiến. Nhà đầu tư 3 năm không làm gì với dự án thì phải đánh thuế tăng 3-4 lần. Chiến lược thu hút FDI của Việt Nam cũng nên thay đổi, đừng chú trọng số lượng mà chú trọng chất lượng. “Chúng ta phải tìm kiếm nhà đầu tư tốt, chiến lược dài hạn, lựa chọn, xây dựng chiến lược đầu tư với các nhóm ngành nghề, từ đó thu hút nhà đầu tư phù hợp. Trước khi cấp phép, cơ quan chức năng cần cân nhắc kỹ về công nghệ, quá trình hoạt động ở nước ngoài của nhà đầu tư ra sao, chứ không cấp phép ồ ạt. Tránh việc chạy theo sau xử lý hậu quả”, ông Thiên nói.

Chuẩn bị xuất bản sáCh“toàn Cảnh 30 năm đầu tư nướC ngoài”

NhâN kỷ Niệm 30 Năm Ngày baN hàNh luật đầu tư Nước Ngoài tại Việt Nam, hiệP hội DoaNh NghiệP đầu tư Nước Ngoài Và tạP chí Nhà đầu tư sẽ xuất bảN ấN Phẩm “toàN cảNh 30 Năm đầu tư Nước Ngoài” Vào cuối Năm Nay.

Ấn phẩm được xuất bản với mục tiêu tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong 30 năm qua, qua đó giúp cho bạn đọc có cái

nhìn toàn cảnh về lĩnh vực kinh tế quan trọng này. Ấn phẩm sẽ là tài liệu được sử dụng trong các hoạt động nhân kỷ niệm 30 năm ban hành Luật đầu tư nước ngoài (1987 – 2017). Đồng thời, đây cũng là một trong số các ấn phẩm phục vụ các hoạt động xúc tiến đầu tư nói chung.

Trong ấn phẩm này, chúng tôi sẽ tổng kết lại toàn bộ quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, cập nhật các số liệu chính thức sau 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài để làm rõ vai trò to lớn của lĩnh vực này đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam. Đồng thời, sẽ đưa ra các đánh giá, nhận định về các kết quả đã đạt được, từ đó đề xuất các giải pháp, kế hoạch hành động cho thời gian tới nhằm phát huy hơn nữa vai trò của FDI đối với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Tạp chí Nhà Đầu tư

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 70

PháP luật đầu tư

Page 37: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Các bãi biển kín khách

Sau những tháng ngày được xem là khủng hoảng với ngành du lịch miền Trung, viễn cảnh các làng biển vắng bóng du khách đã không còn. Từ những bãi biển du lịch nổi tiếng như: Cửa Lò (Nghệ An), Xuân Thành, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị)... đã phải trải qua những tháng ngày thất thu do lượng du khách lẻ tẻ. Tuy nhiên, sau khi có những công bố về sự an toàn của môi trường biển từ các ngành chức năng, du khách đã dần quay trở lại.

Ghi nhận tại bãi biển Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), tất cả hơn 40 điểm lưu trú quanh đây (vào dịp cuối tuần, kỳ nghỉ lễ) đã không còn chỗ trống. Không

khí trong lành, bãi biển sạch đẹp, trong xanh đã xóa tan tâm lý e dè của du khách khi về với biển Xuân Thành. “Để tạo điểm nhấn thu hút du khách về tham quan, huyện Nghi Xuân đã đưa vào khai trương sân golf và trung tâm đua chó. Đã có hơn 2 vạn du khách về với Xuân Thành trong dịp lễ này”, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân - ông Nguyễn Hải Nam cho biết.

Tỉnh Quảng Bình, một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại từ sự cố môi trường biển, năm nay ước tính sẽ đón khoảng 160.000 lượt du khách, tăng tới 95% so với dịp nghỉ lễ năm 2016. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn đạt khoảng 90%, riêng các khách sạn từ 3 sao trở lên đạt trên 95%.

du lich miềN truNg “thỨc dậy” Sau SỰ cố môi trườNg biểN

PhòNg khách sạN khôNg còN chô trốNg Vào NhữNg DịP Nghỉ lễ, lượNg khách có Nơi tăNg đếN 90% so Với Năm 2016. đây là NhữNg tíN hiệu đáNg mừNg, chứNg tỏ NgàNh Du lịch miềN truNg đã “thức Dậy” sau hơN 1 Năm bị ảNh hưởNg từ sự cố ô Nhiễm môi trườNg biểN.

HưƠNG ViệT

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài chia sẻ: “Quảng Bình đã phải trải qua những ngày tháng căng thẳng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển. Du khách đến với địa phương chủ yếu hướng về khu du lịch miền núi, điểm nhấn là khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng và khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên, sau khi môi trường biển được công bố an toàn, du khách đã quay trở lại với biển, ngành du lịch thực sự quay về”.

Người đứng đầu tỉnh Quảng Bình cũng cho biết, du khách đã thực sự trở lại với Quảng Bình sau sự kiện đường bay nối liền Hải Phòng - Quảng Bình chính thức đi vào hoạt động. Cùng đó là đường bay Chiềng Mai (Thái Lan) - Quảng Bình, tiếp tục tạo ra lực đẩy, góp phần phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh.

Tăng trưởng ngoạn mục

Sau thời gian chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, du lịch các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Trị đang có chiều hướng phục hồi tích cực. Quảng Trị đã xây dựng nhiều biện pháp quảng bá, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực này, nhằm tạo động lực mới cho du lịch Quảng Trị phát triển. Từ đầu năm 2017, du khách đã quay trở lại tắm biển, nghỉ mát, thưởng thức hải sản; các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng khách sạn đã bắt nhịp với những tín hiệu đáng mừng trong hoạt động kinh doanh.

Quảng Trị đang tiếp tục khảo sát, xây dựng các sản phẩm du lịch mới để khôi phục hoạt động du lịch sau sự cố môi trường biển; khảo sát thực địa khu du lịch Rú Lịnh, Khu du lịch Mũi Trèo (Vĩnh Kim, Vĩnh Linh) và các tuyến, điểm du lịch. Phối hợp xây dựng lộ trình, tuyến điểm tham quan trên đảo và phát triển các dịch vụ du lịch trên đảo Cồn Cỏ; tham gia tổ chức Hội chợ thương mại và quảng bá du lịch tỉnh Quảng Trị năm 2017.

Theo thống kê, tổng lượng khách đến tham quan, lưu trú ở Quảng Trị 6 tháng vừa qua ước đạt 949.367 lượt (tăng 13,9% so với năm 2016). Trong đó, khách nội địa ước đạt 851.169 lượt (tăng 14,3% so với 2016), khách quốc tế ước đạt 98.198 lượt. Đặc biệt, sau khi đưa vào khai thác tuyến du lịch Cồn Cỏ đã thu hút hàng ngàn lượt khách đăng ký tham quan.

Tại Thừa Thiên - Huế, thông tin từ Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế, thống kê 6 tháng đầu năm, tỉnh này đã đón trên 1,7 triệu lượt du khách, doanh thu gần 2 nghìn tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, từ nay đến cuối năm 2017, tỉnh sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong các Nghị quyết, Kế hoạch của Chính phủ và của Tỉnh ủy. Trọng

tâm là thực hiện tốt các biện pháp tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách năm 2017; thực kiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ tối đa các dự án nhà đầu tư chiến lược đang triển khai trên địa bàn. Sản xuất thủy sản dần phục hồi sau sự cố môi trường biển với sản lượng khai thác thủy sản ước đạt gần 19.000 tấn, tăng 25,5%; trong đó, sản lượng hải sản khai thác biển đạt 17.020 tấn, tăng trên 29%.

Tại Nghệ An, hoạt động du lịch của địa phương này có nhiều biến chuyển tích cực. Một phần nằm ngoài khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường biển, mặt khác việc thúc đẩy hoạt động quảng bá du lịch theo hướng mới đã thu về khoảng trên 5,1 triệu lượt du khách, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, khách du lịch có lưu trú ước đạt khoảng 2,1 triệu lượt, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 57,6% so với kế hoạch năm 2017; khách quốc tế ước đạt 39.400 lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng thu du lịch ước đạt trên 3.015 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2016. Doanh thu từ các dịch vụ trong cơ sở lưu trú ước đạt 1.446 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 56,5% kế hoạch năm 2017.

Trước đó, tháng 5/2017, Tổng cục du lịch Việt Nam và UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Chương trình roadshow giới thiệu tại Trung Quốc diễn ra tại 4 thành phố: Nam Ninh (Quảng Tây), Phúc Châu (Phúc Kiến), Nam Kinh (Giang Tô) và Hợp Phì (An Huy). Đây là hoạt động nhằm thu hút, tăng lượng du khách các tỉnh miền Nam Trung Quốc - tiếp giáp với phía Bắc Việt Nam đến với du lịch Nghệ An. Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An, ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, địa phương đang đặt mục tiêu, chiến lược thu hút khách quốc tế và đang có tín hiệu khả quan.

Số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam cho thấy, kết quả tích cực mà ngành du lịch miền Trung đạt được trong 6 tháng đầu năm 2017 với gần 6,5 triệu lượt du khách, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016; phục vụ 40,7 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 254.700 tỷ đồng, tăng 27,1%.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ72 73

Chuyên đề: Biển miền Trung hồi sinh

Page 38: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Quảng Bình, Quảng Trị: Chi trả đền bù đã hoàn thành cơ bản

Quảng Bình là một địa phương thực hiện rất tốt việc chi trả tiền đền bù tới tay ngư dân và đúng đối tượng. “Đến thời điểm này, công việc quan trọng nhất là phê duyệt hồ sơ, niêm yết danh sách người bị thiệt hại, số tiền đền bù thì các huyện, thị trấn đã hoàn thành, nếu tiền chuyển về kịp, chi trả cho bà con nữa là hoàn thành công việc”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài cho biết.

Tại Quảng Bình, tính đến chiều ngày 30/7 số tiền đền bù, chi trả đến tay người dân được khoảng 98%, trong đó có địa phương đã hoàn tất việc chỉ trả là TP. Đồng Hới với tổng số tiền giải ngân là 346 tỷ đồng. Một số địa phương khác đã chi trả cơ bản hoàn thành với số lượng gần 100% đối tượng như thị xã Ba Đồn chỉ còn duy nhất một hộ đã giải quyết hồ sơ đầy đủ nhưng chưa nhận tiền với số tiền khoảng 20 triệu đồng; huyện Lệ Thủy với tỉ lệ 99,5%.

Đặc biệt, có địa phương còn dư 22 tỷ đồng sau khi chi trả bồi thường là huyện Bố Trạch. “Đó mới là con số ước tính, còn thực tế có thể lớn hơn” - một lãnh đạo địa phương cho biết. Trước đó, trong những ngày gần đây UBND tỉnh Quảng Bình đã cử các đoàn công tác đến kiểm tra tình hình thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển tại các địa phương. Về số tiền dư sau khi chi trả bồi thường, ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu chuyển số tiền trên sang cho Sở Tài chính để phân bổ cho các địa phương khác.

Quảng Trị cũng có số lượng lớn ngư dân dọc miền biển thất thu từ sự cố ô nhiễm mỗi trường biển. Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết công tác khắc phục đền bù đã được các cơ quan chức năng thay nhau làm ngày, làm đêm. Khi niêm yết công khai danh sách được đền bù, số tiền đền bù,

nếu ai có ý kiến thì đến xác minh luôn chứ không phải chờ đến ngày hết hạn niêm yết mới đi xác minh như trước.

Hiện tại, vẫn còn một số ý kiến của người dân thắc mắc, tại sao lại không được đưa vào đối tượng đền bù. Việc này, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương ghi nhận lại, kiểm tra xem có đúng như trình bày của người dân không, rồi sẽ kiến nghị cấp trên xem xét. “Có thể là xin thêm quỹ dự phòng nào đấy, để tiếp tục chi trả những kiến nghị có cơ sở; hoặc thậm chí sẽ phải lập ngay một đội tư vấn với ngư dân về việc sử dụng số tiền đền bù cho phù hợp”, ông Hà Sỹ Đồng nói.

biển miền trung hồi sinh:

lãNh đạo đia phưƠNg Nói gì? sau một thời giaN tích cực đôN thúc troNg Việc đềN bù sự cố ô Nhiểm

biểN từ Phía côNg ty tNhh hưNg NghiệP gaNg théP Formosa hà tĩNh cho hàNg triệu Ngư DâN 4 tỉNh miềN truNg, lãNh đạo tại các địa PhươNg Này cho rằNg, đã cơ bảN giải quyết gầN xoNg NhữNg khó khăN trước mắt. Về lâu Dài, Ngư DâN miềN truNg cầN biết sử DụNg tiềN đềN bù để xây DựNg siNh kế cho Nghề Vì bám biểN chíNh là Nghề NghiệP tuyềN thốNg của họ.

ViệT HưƠNG

Tại tỉnh Quảng Trị, huyện Vĩnh Linh là nơi được đánh giá thực hiện công tác kê khai, đền bù tốt nhất, thể hiện ở chỗ hồ sơ kê khai đền bù cho người dân đã hoàn thành 100%.

Hà Tĩnh: Giai đoạn khó khăn nhất đã qua

Tại Hà Tĩnh, về những vướng mắc còn liên quan, lãnh đạo các địa phương cho biết sẽ tiến hành giải quyết trong thời gian sớm nhất, kịp thời, đảm bảo đúng quy định, công bằng và đúng đối tượng. Trước đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn chỉ đạo các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ đã kê khai, thẩm định, phê duyệt và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, bảo đảm đúng theo quy định và yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm về tính chính xác, chặt chẽ, hợp lý của toàn bộ hồ sơ. “Đến thời điểm này, có thể nói đã thở phào nhẹ nhõm khi công tác đền bù tới tay ngư dân cơ bản hoàn thiện. Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn đã quay trở lại bình yên, ngư dân lại hồ hỡi bám biển và một sự khởi sắc cho Hà Tĩnh nữa chính là việc các nhà đầu tư đã quay trở lại và bắt đầu tìm đến đầu tư các dự án lớn tại nơi này”, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Lê Đình Sơn khẳng định.

Theo Bí thư Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh có tốc độ phát triển kinh tế trong vòng 10 năm lại đây rất cao và Khu kinh tế Vũng Áng (trong đó có dự án Formosa) là động

lực góp phần cho sự tăng trưởng đó. Sự cố ô nhiễm biển miền Trung đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Hà Tĩnh, đặc biệt kéo sau là tình hình an ninh, trật tự tại địa phương đã bị các phần tử xấu lợi dụng thì ngoài trách nhiệm của lãnh đạo Hà Tĩnh đã có sự phối hợp rất lớn từ Trung ương. “Đến thời điểm này có thể khẳng định là Hà Tĩnh đã qua giai đoạn khó khăn nhất, phía Formosa đã khắc phục gần như hoàn toàn các lỗi vi phạm, công tác đền bù thiệt hại cho người dân đã cơ bản xong và một tín hiệu đáng mừng là sự đón nhận các nhà đầu tư lớn từ Đức, Nhật, Singapore đã đầu tư vào địa phương với những dự án lớn”, ông Sơn nói.

Thừa Thiên - Huế: Vừa cứu biển vừa cứu du lịch

Tại Thừa Thiên-Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, đến nay, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chi trả 923,835/1.010 tỷ đồng (đạt 91,47%) nguồn kinh phí bồi thường tạm cấp cho 41.766 đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển tại 28 xã, thị trấn vùng ven biển, đầm phá. Hiện, còn 86,165 tỷ đồng chưa chi trả được do còn một số người thuộc diện được đền bù đang đi làm ăn xa, chưa đến nhận tiền; mặt khác có một số đối tượng sau khi được niêm yết, thẩm tra tại các địa phương, nhưng qua thẩm tra lại xét thấy chưa đủ điều kiện đảm bảo theo quy định. Hiện tại, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục rà soát để hoàn thành dứt điểm công tác chi trả trước ngày 20/8/2017.

Theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, ông Nguyễn Văn Cao: “Sau hơn một năm xảy ra sự cố môi trường biển, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và các địa phương ven biển bị ảnh hưởng của sự cố môi trương biển nói riêng ổn định. Người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển ở các địa phương đã được nhận tiền đền bù thuận lợi, an toàn và đều phấn khởi, đồng tình cao với các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đặc thù của Thừa Thiên - Huế chính là ngành du lịch và chúng tôi đang đẩy mạnh việc xúc tiến và giữ được hình ảnh về Huế trong mắt du khách thập phương”.

Được biết, ngân sách trung ương sẽ đầu tư 100% kinh phí cho việc trồng lại san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, làm sạch môi trường. Ước tính mức đầu tư khoảng 40 tỷ đồng/năm và kéo dài trong 10 năm, từ 2017-2027. Đây là một trong những chính sách quy định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ (dự thảo) về một số chính sách ổn định đời sống người dân, khôi phục, phát triển sản xuất tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, đang được Bộ NN&PTNT gấp rút lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và bốn địa phương nêu trên.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ74 75

Chuyên đề: Biển miền Trung hồi sinh

Page 39: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Nhớ biển...Bố Trạch (Quảng Bình), Thị xã Kỳ Anh, huyện

Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là những tâm điểm của sự cố môi trường do Formosa gây ra. Hoạt động bám biển của người dân tại một số làng biển ở các địa phương này đang dần nhộn nhịp trở lại sau khi có kết luận biển an toàn từ Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT).

Nhiều ngư dân tại bãi ngang xã Nhân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết, cuộc sống đã dần ổn định, các hoạt động đánh bắt, mua bán hải sản cũng

không còn khó khăn như trước. Nhiều ngư dân sau khi nhận tiền đền bù sự cố môi trường đã đầu tư thêm để sữa chữa tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ để sẵn sàng vươn khơi đánh bắt. “Hơn một năm lao đao trước sự cố ô nhiễm môi trường biển, có thể nói ngư dân chúng tôi duy chỉ một nghề bám biển nên ít nhiều có chán nản khi phải neo tàu nằm bờ. Tuy nhiên, trước những thông tin về biển đã sạch thì thương lái cũng như người dân trở lại với cá tôm và đó chính là lý do để chúng tôi bám biển trở lại”, ngư dân Đặng Văn Dũng (xã Nhân Trạch, Bố Trạch) nói.

Ngư dâN đã quay về bÁm biểN trước NhữNg thôNg báo Về Việc “biểN miềN truNg đã hồi siNh” của các

cơ quaN chức NăNg có trách Nhiệm từ truNg ươNg tới địa PhươNg, PV tạP chí Nhà đầu tư đã có NhữNg chuyếN thị sát Về Với NhữNg VùNg quê Nơi mà Người DâN chỉ có một Nghề: bám biểN!

ViệT HưƠNG

Với ngư dân, bám biển là một nghề truyền thống không thể bỏ. Biển sạch, cá tôm về và ngư dân lại có cái ăn... là những gì chúng tôi ghi nhận được từ sự tích cực tại những làng biển của hai tỉnh cận kề Quảng Bình và Hà Tĩnh. Mặc dù vui mừng trước thông tin biển “hồi sinh”, nhưng rất nhiều ngư dân vẫn tỏ ra lo lắng và bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng cần tiếp tục quan trắc, giám sát và kiểm tra các hoạt động xả thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh để tránh không xảy ra sự cố thêm một lần nào nữa, để ngư dân các vùng biển miền Trung đánh bắt lâu dài.

Ngư dân Trần Văn Mạnh (TP. Đồng Hới, Quảng Bình) bày tỏ: “Con tàu chính là cái cần câu cơm cả đời của chúng tôi, hết đời này thì đời khác truyền nối. Vậy nên, nhân dân chỉ mong nhà nước hãy sát sao trong việc quản lý các doanh nghiệp lớn, đừng để sự cố môi trường xảy ra thêm lần nào nữa. Biển có sạch, sẽ kéo theo muôn điều tốt đẹp, tích cực trong dân...”.

Quảng Bình hiện có trên 7.000 tàu thuyền đánh bắt trên biển, trong đó tàu có công suất 90CV trở lên là hơn 1.200 chiếc tham gia khai thác xa bờ, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 60.000 tấn, số lao động trực tiếp trên các tàu cá trên 15.000 người.

Quay về bám biển

Trở lại các làng biển tại Quảng Trị, chúng tôi ghi nhận hoạt động kinh doanh, du lịch, khai thác hải sản có chiều hướng phục hồi rất tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng khai thác thủy, sản của tỉnh Quảng Trị đạt 11.240 tấn. Các loại hải sản chủ yếu như cá ngừ, cá thu, cá bè, cá nục, cá cơm tôm, mực… được khai thác hiệu quả và có giá bán ổn định. Đặc biệt, mẻ cá bè vàng hơn 150 tấn của ngư dân xã Gio Việt, huyện Gio Linh là động lực để người dân vươn khơi, bám biển.

Số tiền đền bù sự cố môi trường biển được ngư dân sử dụng vào việc cải tạo, nâng cấp, đóng mới tàu thuyền, sắm các ngư lưới phục vụ đánh bắt thủy sản. Nhờ đó đã giúp ngư dân thu được kết quả tích cực. Nhiều ngư dân mạnh dạn vay vốn đóng tàu chuyển từ khai thác gần bờ sang xa bờ, bước đầu thu được lợi nhuận kinh tế. Bên cạnh khai thác, việc nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm cũng dần ổn định.

Dọc các bãi tắm như Cửa Việt, Cửa Tùng… những người làm dịch vụ du lịch ven biển vui mừng khi lượng khách đổ về tắm biển và ăn hải sản ngày càng đông. Theo thống kê của Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch tỉnh Quảng Trị, lượng khác du lịch đổ về biển chỉ trong quý II/2017 đã lên tới gần 300.000 lượt khách về tắm biển và ăn hải sản.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương đang hoàn thiện đề án tạo thêm sinh kế, việc làm, quảng bá thu hút khách du lịch để nâng cao hiệu quả kinh tế biển, triển khai tuyên truyền cho người dân tiếp tục ra khơi bám biển. “Hiện, UBND tỉnh Quảng Trị đang sao kê lại toàn bộ tiến trình đền bù để có tổng kết cuối cùng và số còn sót lại cũng sẽ được chi trả hết theo quy định của nhà nước. Để sau khi hoàn thành công việc này, chúng tôi sẽ tập trung vào phát triển sinh kế cho bà con, kích cầu các dịch vụ du lịch biển để hút khách trở lại”, ông Hà Sỹ Đồng nói.

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, công tác đền bù cho ngư dân bị thiệt đang gấp rút hoàn thiện khâu cuối cùng. “Chúng tôi đã nhận tiền đền bù được hơn một tháng nay và sử dụng cho việc sữa chữa lại tàu cá từ đánh bắt gần bờ thành tàu tốt hơn để ra xa bờ đánh cá”, chủ tàu Huỳnh Văn Phú trú tại Phong Điền (TT Huế) cho biết.

Các cơ quan chức năng của Thừa Thiên - Huế đang tiếp tục hướng dẫn người dân sử dụng tiền bồi thường đúng mục đích để khôi phục sản xuất, phát triển nghề biển và nuôi trồng thủy sản trong vùng đầm phá nhằm ổn định sinh kế bền vững. Ngành tài nguyên và môi trường tiếp tục tăng cường công tác quan trắc môi trường biển và đầm phá để phục vụ cho việc ổn định sinh kế, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn...

Theo ước tính chưa đầy đủ của Tổng cục Thủy sản, số người đánh bắt và nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ gạo bị thiệt hại bởi vụ cá chết bất thường do Formosa xả thải là 186.000 người. Con số này chưa tính đến người làm muối, làm nghề du lịch, dịch vụ tại các bãi biển. Hiện, Tổng cục Thủy sản đang tính toán về số thiệt hại riêng với ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản, sớm có báo cáo Bộ NN&PTNT.

“Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Trị đang sao kê lại toàn bộ tiến trình đền bù để có tổng kết cuối cùng và số còn sót lại cũng sẽ được chi tra hết theo quy định của nhà nước. Để sau khi hoàn thành công việc này, chúng tôi sẽ tập trung vào phát triển sinh kế cho bà con, kích cầu các dịch vụ du lịch biển để hút khách trở lại”.- Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ76 77

Chuyên đề: Biển miền Trung hồi sinh

Page 40: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Tại Hà Tĩnh, tổng kinh phí bồi thường thiệt hại là hơn 1.560 tỷ đồng. Hiện tại, các địa

phương của Hà Tĩnh đã chi trả được hơn 1.500 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 96%. Số tiền còn lại chưa chi trả do mới phê duyệt, đang được công khai tại địa phương. Một số đối tượng đang được soát xét lại, hồ sơ nuôi trồng thủy sản chưa hoàn thiện.

Một số địa phương trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc bồi thường thiệt hại cho người dân như các huyện: Kỳ Anh, Thạch Hà, Nghi Xuân, TP. Hà Tĩnh,… Ngoài thực hiện công tác bồi thường

giải quyết dỨt điểm vướNg mắc troNg đềN bÙ thiệt hại

đếN thời điểm tháNg 7/2017, bộ tài chíNh đã chuyểN tổNg số tiềN 4.680 tỷ đồNg troNg tổNg số 500 triệu usD (11.500 tỷ đồNg) tiềN đềN bù của côNg ty tNhh gaNg théP hưNg NghiệP Formosa (Formosa hà tĩNh) Về tài khoảN của kho bạc Nhà Nước để chuyểN Về cho các địa PhươNg. tíNh đếN thời điểm Này, các tỉNh Nói trêN đã giải NgâN được hơN 4.671/7.000 tỷ đồNg, đạt trêN 95% số tiềN đã được Phê Duyệt.

ÔNG NGuyễN Hữu HoaiChủ tịch UBND

tỉnh Quảng Bình

đúng, đủ, tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện một số chính sách riêng như hỗ trợ 100% phí mua hơn 2.800 thẻ Bảo hiểm y tế, 2 năm học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng, thành lập 25 cửa hàng kinh doanh hải sản an toàn, hơn 560 triệu đồng tiền điện cho 35 cơ sở đông lạnh, 100% lãi suất vay vốn ngân hàng cho các tổ chức vay vốn để mua muối cho diêm dân…

Riêng tại huyện Kỳ Anh, đến nay địa phương đã tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho hơn 3.000 đối tượng, với kinh phí khoảng 138 tỷ đồng. Ngư dân Nguyễn Văn Liễu (xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh) cho biết: “Dưới sự hỗ trợ về mặt thủ tục nhanh gọn của chính quyền các cấp, đến nay chúng tôi cơ bản đã nhận được tiền hỗ trợ sự cố môi trường biển để khắc phục khó khăn, sử dụng nguồn tiền hợp lý”. Anh Liễu cho biết thêm, gia đình anh được nhận hỗ trợ gần 50 triệu đồng đã dùng hết cho việc sữa chữa lại tàu cá, lưới cụ để tiếp tục ra khơi.

Quảng Bình cũng là địa phương thiệt hại nặng sau sự cố môi trường biển. Theo số liệu báo cáo từ Sở NN&PTNT tỉnh này, tính đến cuối tháng 6/2017, toàn tỉnh có 62/65 xã được UBND các huyện, thành phố, thị xã phê duyệt bồi thường thiệt hại với tổng số tiền 2.236 tỷ đồng, tổng kinh phí đã giải ngân đạt 98% kinh phí Trung ương tạm ứng. Trong đó, TP. Đồng Hới đã hoàn tất việc chỉ trả, với tổng số tiền giải ngân là 346 tỷ đồng. Một số địa phương khác đã cơ bản hoàn thành chi trả như thị xã Ba Đồn, huyện Bố Trạch, huyện Lệ Thủy đạt tỉ lệ 99,5%...

Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung, là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại, UBND tỉnh Quảng Bình đã có công văn chỉ đạo các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ

hồ sơ đã kê khai, thẩm định, phê duyệt và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, bảo đảm đúng theo quy định và yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm về tính chính xác, chặt chẽ, hợp lý của toàn bộ hồ sơ.

Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, việc chi trả tiền đền bù thiệt hại sự cố ô nhiễm môi trường biển là việc mà địa phương quan tâm hàng đầu. “Nhân dân xứng đáng được đối đãi một cách tốt nhất, nhanh nhất và cơ quan các cấp phải có trách nhiệm trung thực với chuyện này. Tiền đến từ sự cố ô nhiễm biển chính là tiền đền bù chứ không phải hỗ trợ; mà là đền bù thì phải chuyển trả nhanh nhất đến tay ngư dân”, ông Hoài nói.

Tỉnh Quảng Trị cũng là địa phương đã thực hiện tốt việc chi trả đền bù thiệt hại môi trường biển cho dân với hơn 92% tổng thiệt hại đã được chi trả. Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng nói: “Về một số vướng mắc còn tồn tại, lãnh đạo các ban ngành sẽ tiến hành giải quyết trong thời gian sớm nhất, kịp thời, đảm bảo đúng quy định, công bằng và đúng đối tượng”.

Tại Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho biết: “Đến nay, địa phương đã chi trả đối với hơn 21.000 dân, đạt trên 93% nguồn kinh phí bồi thường. Hiện tại, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục rà soát để hoàn thành dứt điểm công tác chi trả trước ngày 20/8.

Theo đánh giá của vị Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, sau hơn một năm xảy ra sự cố môi trường biển, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và các địa phương ven biển nói riêng nay cơ bản ổn định. Tốc độ tăng trưởng du lịch đã tăng tốc trở lại, mọi sinh hoạt cũng như ảnh hưởng kinh tế cơ bản đã hài hòa. Một Huế như nó vốn có đã trở lại yên bình.

“Nhân dân xứng đáng được đối đãi một cách tốt nhất, nhanh nhất và cơ quan các cấp phải có trách nhiệm trung thực với chuyện này. Tiền đến từ sự cố ô nhiễm biển chính là tiền đền bù chứ không phải hỗ trợ; mà là đền bù thì phải chuyển trả nhanh nhất đến tay ngư dân”.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ78 79

Chuyên đề: Biển miền Trung hồi sinh

Page 41: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Hội nghị còn có sự tham gia của đại diện một số trường đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính và đại diện Phái

đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam- Nơi tài trợ kinh phí thực hiện dự án, Văn phòng EU-MUTRAP. Đại diên một số cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam: Ủy ban đối ngoại Quốc hội, bộ kế hoạch và Đầu tư, bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công Thương đến dự và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp. Hai nội dung chính của hội nghị đã được trình bày và thảo luận. Nội dung thứ nhất là báo cáo tổng kết đánh giá ba năm hoạt động của dự án do bà Nguyễn Phương Thảo điều phối viên của dự án trình bày với các nội dung cơ bản:

Bám sát ba mục tiêu của dự án là: (i) Nâng cao năng lực của các tổ chức và doanh nghiệp tham gia TCV, (ii) Vận động chính sách và (iii) Thiết lập và vận

hành mạng lưới hạt nhân thương mai. Hai là báo cáo kết quả nghiên cứu “ Cải thiện tiếp cận của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với các hỗ trợ đổi mới công nghệ: trường hợp quỹ đổi mới công nghệ quốc gia” do bà Nguyễn Anh Thu, Phó hiệu trưởng Đại học kinh tế - Đại học quốc gia, trưởng nhóm nghiên cứu trình bày.

Hai bài trình bày trên đã được hội nghị đánh giá cao và thảo luận sôi nổi, nhiều bài tham luận của đại diện các hiệp hội như Hiệp hội DNNVV Tuyên Quang, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Vận tải An Giang, hội doanh nhân nữ Thành phố HCM, Hội DNNVV Cần Thơ, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Đà Nẵng... đã tạo nên một bức tranh rất sinh động trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và lợi ích thu được của các doanh nghiệp tham gia TCV. Các tham luận và phát biểu trong hội nghị đều đi đến kết

kết thúc dự án tCv:

NhữNg kết quả và SỰ laN tỏa Vừa qua, hội Nghị kết thúc Dự áN NăNg lực thươNg mại Việt Nam tcV đã

DiễN ra tại hà Nội Với sự tham gia cua hơN 200 khách mời đếN từ 15 hiệP hội Và câu lạc bộ DoaNh NghiệP Và đại DiệN các DoaNh NghiệP Vừa Và Nhỏ tham gia mạNg lưới hạt NhâN thươNg mại của Dự áN từ 20 tỉNh thàNh troNg cả Nước.

NGuyễN VăN ToaNPhó chủ tịch VAFIE – Giám đốc TCV

luận chung đáng để cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội suy ngẫm, đó là: sự liên kết hợp tác tìm sự tương đồng, lợi ích và tiếng nói chung vốn là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV. Đó là việc các doanh nghiệp biết đổi mới, tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức, đặc biệt là cơ hội và thách thức của hội nhập để phát triển. Đó là việc tiếp cận chính sách pháp luật, kết nối và nhận sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương như mô hình Cafe doanh nhân cần được nghiên cứu và nhân rộng. Đó là trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp, vai trò trung tâm của các hiệp hội doanh nghiệp trong tham vấn đóng góp chính sách. Đó là bài học phát triển và hoạt động của tổ chức, sự liên kết chiều dọc và chiều ngang của các câu lạc bộ, hiệp hội doanh nghiệp.

Hội nghị cũng được nghe các bài phát biểu quan trọng của Đại diện phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam, Đại diện dự án EU-MUTRAP, Phó chủ nhiệm ủy ban đối ngoại Quốc hội, Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ trực thuộc Bộ Khoa học công nghệ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài VAFIE, Chủ tịch hiệp hội DNNVV phía Nam ASMES, các đại biểu đều đánh giá cao năng lực, những có gắng, tích cực của đội ngũ cán bộ, nhân viên Văn phòng dự án, các đơn vị, hiệp hội, doanh nghiệp tham gia dự án, đã hoàn thành tốt các mục tiêu dự án đề ra. Giám đốc dự án TCV đã tỏ lời tri ân sâu sắc tới phái đoàn Liên minh Châu âu tại Việt Nam, Văn phòng EU-MUTRAP, VAFIE, ASMES, các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ và chỉ đạo dự án, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp tham gia dự án.

Trong ba năm hoạt động TCV đã hoàn thành các nội dung sau:

Về nâng cao năng lực

03 Hội nghị tọa đàm công-tư do dự án trực tiếp tổ chức với sự tham gia của 700 đại biểu đến từ EUD, MOIT, MPI, MOST, UBND TP. HN và TP. HCM, VAFIE, ASMES, các hiệp hội doanh nghiệp và thành viên hiệp hội là chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực liên quan đến thương mại, xuất khẩu trên 20 tỉnh thành trên toàn quốc.

14 khóa tập huấn kiến thức và kĩ năng cho 535 học viên VAFIE, ASMES và hơn 20 hiệp hội doanh nghiệp cùng các thành viên của hội là chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại, xuất khẩu từ 20 tỉnh thành trên toàn quốc với các nội dung về quản trị dự án, quản trị hiệp hội, chính sách thương mại quốc tế, giao thương với EU, trách nhiệm xã hội của DN, tính liêm chính và tuân thủ chuẩn mực của EU trong kinh doanh, tham vấn, vận động chính sách, kĩ năng triển khai mạng lưới hạt nhân thương mại .

1.200 bản sách “Cẩm nang Xuất khẩu vào EU” và 1.200 bản “sổ tay phát triển mạng lưới hạt nhân thương mại” đã được biên soạn và phát hành rộng rãi tới các hiệp hội và doanh nghiệp. Đã có tổng cộng khoảng 1.200 đại biểu tham gia các khóa tập huấn và hội nghị. Hơn 90% học viên tham dự tập huấn xác nhận được tăng cường kĩ năng và kiến thức về thương mại, căn cứ theo số liệu tổng hợp khảo sát từng học viên ngay sau mỗi khóa học ( so với chỉ tiêu là 70%). Khoảng 44 % đại biểu nữ tham gia các khóa tập huấn và hội nghị (so với chỉ tiêu là 40%).

Về tham vấn đóng góp chính sách:

Hai Ủy ban tham vấn và vận động chính sách (TAC) đã được thiết lập tại VAFIE (Hà Nội) và ASMES (TP. HCM) để thực hiện các hoạt động tham vấn, đóng góp chính sách liên quan đến thương mại.

Trong giai đoạn 2014-2017, hai Ủy ban TAC đã đóng góp tích cực cho quá trình cải thiện chính sách liên quan đến thương mại và đầu tư thông qua việc góp ý, tham vấn, tổ chức hội hội thảo, tọa đàm đóng góp chính sách, tham gia trả lời phỏng vấn và viết bài cho tạp chí, báo, truyền thanh và truyền hình… Thông qua hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp trong mạng lưới hạt nhân thương mại, nghiên cứu của các chuyên gia và 03 đề tài nghiên cứu, 08 kiến nghị đổi mới chính sách đã được soạn thảo và gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước về:

1) KiếnnghịvềcácgiảiphápnângcaokhảnăngtiếpcậncủaDNNVVvớiQuỹĐổimớiCôngnghệquốcgia;

2) KiếnnghịvềĐổimớichínhsáchvàgiảipháphỗtrợchoDNNVVViệtNam;

3) KiếnnghịvềCácgiảipháphuyđộngvốnchoDNNVVViệtNamtrướccácHiệpđịnhthươngmạithếhệmớiAEC,EVFTA,TPP;

4) ĐónggópýkiếnchodựthảoQuyếtđịnhcủaTTg về hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đến năm2020;

5) ĐónggópýkiếnchodựthảoThôngtưvềnhậpkhẩucácthiếtbịđãquasửdụng;

6) Đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị định vềĐăngkýkinhdoanh;

7) Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật tiếp cậnthôngtin;

8) ĐónggópýkiếnchodựthảoQuyđịnhvềmứclươngtốithiểu;

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ80 81

hiệP hội - địa PhươNg

Page 42: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Nhìn chung, tham vấn chính sách vốn là thế mạnh sẵn có của VAFIE và ASMES. Trong khuôn khổ TCV, hai ủy ban TAC đã phát huy tích cực thế mạnh này, làm cầu nối hữu hiệu đưa tiếng nói của DNNVV tới các cơ quan hữu trách.

Hơn 20 chủ đề liên quan đến thương mại đã được chuyển tải tới các cơ quan quản lý nhà nước và công chúng thông qua tổ chức tọa đàm, đóng góp ý kiến tại hội nghị hội thảo, nghiên cứu đóng góp chính sách, viết bài và trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Triển khai mạng lưới hạt nhân thương mại:

Đã tổ chức và triển khai hoạt động 33 nhóm hạt nhân thương mại với 440 doanh nghiệp thành viên, trên 200 hoạt động của các nhóm hạt nhân thương mại đã được thực hiện. Các hoạt động hạt nhân thương mại hỗ trợ mục tiêu chung của các nhóm, đặc biệt về năng lực thương mại.

Hỗ trợ và phối hợp

Hỗ trợ của các CQ quản lý: Hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ tích cực của EU, dự án EU-MUTRAP, MOIT, MPI, MOST đối với các hoạt động điều hành, giải ngân, và các hoạt động cụ thể của dự án như tổ chức đào tạo, nghiên cứu chính sách; Hợp tác tích cực của 6 tiểu dự án EU-MUTRAP: Vietcraft, VIRI, Leashoresin, Socencoop trong các hoạt động đào tạo và triển khai mạng lưới hạt nhân thương mại; Phối hợp hiệu qủa của 3 đơn vị triển khai dự án VAFIE, ASMES và Sequa trong suốt quá trình triển khai, kịp thời xử lý những phát sinh và điều chỉnh hoạt động, kế hoạch, ngân sách, quy trình nội bộ nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, 20 hiệp hội doanh nghiệp từ 20 tỉnh thành toàn quốc đã phối hợp tích cực trong triển khai các khóa tập huấn nâng cao năng lực và mạng lưới hạt nhân thương mại; đồng thời các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã tham gia tích cực vào các hoạt động của dự án.

TCV và sự lan tỏa

Trong hội nghi kết thúc dự án, một đề xuất rất bổ ích đã được đại diện các hiệp hội và doanh nghiệp đề xuất, tạo dư âm và tính lan tỏa của dự án, đó là tiếp tục tổ chức khóa đào tạo của dự án phục vụ đại diện các hiệp hội, các doanh nghiệp và địa bàn mới tham gia dự án trong thời gian gần đây chưa được tham gia các khóa học trước. Trong hai ngày 12 và 13/7/2017, TCV đã tổ chức khóa đào tạo bổ xung tại thành phố Đà Lạt với hai nội dung: (i) kỹ năng tổ chức và vận hành hệ thống hạt nhân thương mại và (ii) những nội dung cơ bản, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với FTA VN-EU và cộng đồng kinh tế Asean AEC. Khóa học có sự tham gia của hơn 50 học viên đến từ 11 hiệp hội và câu lạc bộ doanh nghiệp và các doanh nghiệp tham gia dự án đến từ Hà nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đắc Nông, An Giang, TP. Hồ chí Minh, Cần Thơ.

Nội dung khóa học đã được chuẩn bị công phu và trình bày từ các chuyên gia đến từ VAFIE, ASMES và văn phòng dự án: ông Nguyễn Văn Toàn- Phó chủ tịch VAFIE – Giám đốc TCV, ông Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện kinh tế TP. HCM, bà Nguyễn Phương Thảo, điều phối viên dự án TCV. Các nội dung trình bày trong khóa học đã được các học viên đón nhận, thảo luận và tranh luận sôi nổi với những hoạt động thực tiễn phong phú của các Hiệp hội và doanh nghiệp. Ngay sau khóa học, các kết nối giữa các hiệp hội và doanh nghiệp được thiết lập, nhiều cuộc hẹn làm viếc đã được đặt ra, sự hợp tác,liên kết không còn là lý thuyết trong vận hành mạng lưới hạt nhân thương mại mà đã trở thành hiện thực.

Kỷ nguyên số đang hiện hữu, cuộc các mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều cơ hội và muôn vàn thách thức đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Liên kết, đổi mới, sáng tạo sẽ vừa là công cụ vừa là động lực phát triển. Hy vọng những công cụ mà hoạt động của TCV trong ba năm qua đem lại cho cộng đồng doanh nghiệp sẽ phát huy tác dụng, đóng góp cho thành công của doanh nghiệp.

Dự án Nâng cao năng lực thương mại Việt Nam- Tên tiếng Anh là Trade Capacity Vietnam - TCV là một trong sáu tiểu dự án nằm trong chương trình Mutrap 4 do Liên minh châu Âu-EU tài trợ. VAFIE là chủ đơn cùng với hai đơn vị đồng đơn là Sequa, một công ty của Cộng hòa liên bang Đức có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo, tư vấn thương mại và vân động chính sách, hỗ trợ các DNNVV tại các nước đang phát triển, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ phia Nam ASMES là đơn vị tập hợp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng cần nâng cao năng lực thương mại theo mục tiêu dự án. Dự án có tổng ngân sách là 525.000 EUR, trong đó 90% do EU tài trợ, và 10% còn lại là vốn đối ứng của ba đơn vị thực hiện, dự án được thực hiện trong ba năm, bắt đầu từ 01/08/2014, có văn phòng chính đặt tại 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội và văn phòng của ASMES tại TP.HCM, hoạt động của TCV được thực hiện tại nhiều tỉnh thành cả ba miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam.Mục tiêu của TCV là “đẩy mạnh hội nhập của Việt Nam vào hệ thống thương mại quốc tế, nâng cao quan hệ thương mại Việt Nam EU để tối ưu hóa các lợi ích cho phát triển kinh tế, phát huy nội lực và xóa đói giảm nghèo”.

Một số vấn đề trong sản xuất cà phê

Ngành cà phê hiện đang đối mặt với một số vấn đề như diện tích già cỗi, cần trồng thay thế, tái sinh 140-160 nghìn ha (trong đó: diện tích cà phê trên 20 năm: 86 nghìn ha, dưới 20 năm tuổi nhưng có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất và chất lượng quá thấp: 40 nghìn ha) là nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân và ổn định của nguồn hàng xuất khẩu cà phê nước ta.

Bên cạnh đó, trình độ canh tác chưa hợp lý, thiếu bền vững:

+Bónphânkhôngcânđối, sửdụng thuốcbảovệthực vật bưa bãi, tưới nước quá mức gây nên hiệntượngthoáihóađât,ônhiêmvàthiếuhụtnguônnước,suythoáimôitrương.

+Tinhtrạngthuháisớm,háilânquảquảxanhlàmgiảmnăngsuâtvàchâtlượngcàphê.Cụthể,theokhảosát4tinhĐăklăk,ĐăkNông,GiaLai,LâmĐôngthitrong80%sốhộthuhoạch1-2lân/nămthicó:45,7sốhộthuhoạchkhiquảchíndưới50%vàchicó12,5%sốhộthuhoạchkhiquảchíntrên70%.

+Không xem trong cây che bóng: diện tích vươncâycàphêcó trôngcâychebóngtạiTâyNguyênchicó17,6%,gâythâtthoátphânbón,nướctưới,làmtăngchiphíđâutư.

Chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ

-Có97cơsơchếbiếncàphêtrêncảnướcvớitổngcông suât thiết kế 1,5 triệu tân/năm nhưng chi hoạtđộngkhoảng55%côngsuât,docáccơsơ,nhàmáychếbiếnthiếuliênkếtvớivungnguyênliệu.

“phÁt triểN chuÔi giÁ tricà phê bềN vữNg”

NgàNh cà Phê Việt Nam tăNg trưởNg đều Và ở mức cao troNg VòNg 3 Năm qua. Năm 2016, DiệN tích trồNg cà Phê khoảNg 653 NgàN ha, tăNg 2,7% so Với Năm 2015. sảN lượNg mùa Vụ 2015/2016 gầN 30.000 NgàN bao (môi bao 60 kg), tươNg đươNg 1,7 triệu tấN (bảNg 1). NăNg suất bìNh quâN NiêN Vụ 2013-2014 đạt 22,2 tạ/ha.

KiỀu Hữu LoNG

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ82 83

Hiệp Hội - địa pHương

Page 43: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

-Hệthốngkhobảoquảnbảoquảnmớichiđạthơn56%côngsuâtthiếtkế.Gâyảnhhươngđếnchâtlượngcàphê.

-Điềukiệnsơchếcủangươidântrôngcàphêconbâtcập:tạiTâyNguyên:Tylệphơisânximăng61,5%,phơibăngbạt13,5%,phơisânđât25%.Vềhinhthứcchế biến: 71% phơi quả tươi, 28% phơi xát vo trướcphơivà8,2%bánquảtươi.

Tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu

Hiện chỉ có trên 10% doanh nghiệp áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4913-2005 vào quản lí, sản xuất, gây nên chất lượng cà phê xuất khẩu không ổn định:

+Chưađâutư,liênkếtxâydựngnguônnguyênliệu,Thumuaquatrunggiannênchâtlượngcàphêkhôngđôngđều.

+Phânloạicàphêchidựatheokíchcơnênkhôngkhuyếnkhíchnôngdânchuýđếnchâtlượng.

-Sảnphẩmchếbiếnsâuconhạnchế:chikhoảng10%sảnphẩmchếbiếnsâuđượcsảnxuâthàngnăm:Lượngcàphêchếbiếnsâu(rangxay,càphêbột,càphêhoatan…)xuâtkhẩuconhạnchếdochưachâtlượngthâp,thịphânnho,thươnghiệuchưađủmạnh.

Nguyên nhân chính của những tồn tại.

-Sảnxuâtchưatheohướngbềnvưng:Sảnxuâtchủyếutheosốlượng,thiếuquantâmđếnchâtlượng,antoàn,bềnvưng,mứcđộthânthiệnvớimôitrương.

- Tổ chức sản xuât chậmđổimới: “Thiếu liên kếtgiưa 4 nhà” (Nhà nông, nhà, khoa hoc, nhà doanhnghiệp,nhàquảnlý).

-Việcnghiêncứukhoahoccôngnghệvàosảnxuâtchưađôngbộ:chủyếutậptrungnghiêncứuvềgiống,kỹthuậtcanhtácmàthiếunghiêncứuvềbảoquản,chếbiến,tổchứcsảnxuâtvàkinhdoanh.

-Chậmápdụngtiếnbộkhoahoc,kỹthuậtvàosảnxuât:Côngtáckhuyếnnôngconchưatươngxứngselàmgiánđoạnviệcchuyểngiaokỹthuậttớinônghộ.

Giải pháp phát triển chuỗi cà giá trị cà phê bền vững

Giải pháp: “Phát triển chuỗi giá trị cà phê bền vững” nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả đầu ra, mang lại lợi ích kinh tế, tăng thu nhập bình quân trên đầu người tại huyện Ea H’leo sẽ mang lại lợi ích lớn cho người dân.

Để thực hiện giải pháp này cần tạo mối liên kết bốn nhà (Nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp) nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu

quả trong công tác sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Để sản xuất cà phê bền vững, tăng năng xuất, chất lượng và hiệu quả, thì đòi hỏi phải tác động hàng loạt các yếu tố có tính đồng bộ nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương và khắc phục những khuyến khuyết như đã nêu ở trên. Để làm được điều này thì không chỉ bản thân các hộ trồng cây cà phê phải tự cố gắng mà còn phải có sự vào cuộc của cả cộng đồng, xã hội. Một số điểm cần được chú ý trong việc trồng và chế biến cà phê cụ thể như sau.

Giống: Giống cà phê tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

-Sinhtrương,phát triểnkhoemạnh,khángbệnhtốt,năngsuâtcao.

-Thíchnghivớiđiềukiệnsinhtháicủađịaphương.-Mộtsốgiốngcàphêđượccôngnghậnchínhthức

theoQuyếtđịnh1089QĐ-BNN-KHCNngày14/04/2006doviệnKHNLNtâynguyênchontạo::TR4,TR5,TR6,TR7,TR9

-Tiêuchuẩncâygiốngthựcsinh-Câyconkhiđemtrôngphảiđạtcáctiêuchuẩnsau:+Kíchthướcbătđâu:13–14cmx23–24cm.+Tuổicâytư6–8tháng.+Chiềucaothântưmặtbâu:25–30cm.+Sốcặpláthật:5–6cặplá.+Đươngkínhgốctư:3–4mm,cómộtrêmocthẳng.+Câygiốngkhôngbịsâubệnhhại.

Tiêu chuẩn cây ghép

-Ngoàicáctiêuchuẩnnhưcâythựcsinh,chôighépphảicóchiềucao>10cmtínhtưvị tríghépvàcó ítnhât1cặplápháttriểnhoànchinh,chôiđượcghéptốithiếu2thángtrướckhitrông.

-Câygiốngphảiđượchuânluyệnngoàiánhsánghoàntoàntư10–15ngàytrướckhitrôngvàkhôngbịsâubệnhhại.

- Kiểm tra rê cây trong bâu ươm trước khi đemtrông,loạibonhưnglôcâygiốngbịbệnhthốirêhoặcrêbịbiếndạng.

Trồng

-Chonloạiđâttrôngphuhợpvàxửlýkỹđâttrướckhitrôngcâycàphê.

-Khôngtáicanhtrênnhưngdiệntíchđâtbịnhiêmnặngbệnhvàngláthốirêdotuyếntrung,nâmrê.Khitáicanhtrêndiệntíchđâtđãtrôngcâycàphêcânphảixưlýđâtthậtkỹ.

-Quycáchtrông:đàohốtrôngkíchthước40x40x40hoặc60x60x60cm,cóthểtrôngcâyvớikhoảngcách4x4m

-Trôngxenmộtsốloạicâyănquảcógiátrịkinhtếvớimậtđộphuhợpnhưcâyhôtiêuleolêncâychebóngmát,câychăngióxungquanhbơlôvưatănghiệuqủasảnxuât,tạoratiểukhíhậucólợichocâycàphê,tránhlâylancủacácloạisâubệnhhạicâycàphê,cunggópphântrongsảnxuâtcâycàphêbềnvưng

Chăm sóc

Đối với phát triển cà phê bền vững, tác vụ chăm sóc vườn cây cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:

-Bónphânkhoahoc,cânđối,hợplýtheonhucâucủacây,dinhdươngcủađâttrông.

-Sửdụngcácloạiphânbónhưucơ,phânvisinhantoàncóchâtlượngtốtcótácdụngcảitạođât,antoànvớimôitrươngvàconngươi.

-Nên sửdụng các loại thuốcBVTV cónguôngốcsinhhoc,hạnchếsửdụngbưabãicácloạithuốcBVTV,nênsửdụngphươngphápquảnlídịchhạitổnghợp.

-Sửdụngcácphươngpháptướinướctiếtkiệm,hiệuquảnhưtướigốc,tướiphunmưa…

- Trong quá trinh chăm sóc cây cà phê cũng cânphảiđượcquantâmnhiềuhơnnưavàthựchiệntheođungquytrinhnhư:bâmtiacànhcâycàphêvàcâychebóng,tạohinh,vặtchôivượt,tướinướctiếtkiệm,tạobôntủgốc…

Bón phân cân đối hợp lý, sử dụng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ kết hợp NPK sẽ giảm bớt ½ lượng phân NPK sử dụng, tiết kiệm chi phí sản xuất, cải tạo đất tốt, bền vững

Thu hái

Để nâng cao chất lượng sản phẩm hạt cà phê, từ đó nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Việc thu hái cần tuân thủ kỹ thuật sau:

-Quảcàphêđượcthuhoạchbăngtayvàđượcthựchiệnlàmnhiềuđợt(ítnhât2đợt)trongmộtvụđểthuháikịpthơinhưngquảchíntrêncây

Yêu cầu với sản phẩm cà phê thu hoạch:

-Sảnphẩmthuhoạchcótylệquảchínđạttư90%trơlên(baogômcàquảchínvàngvàchínđo)vàtylệtạpchâtkhôngquá5%.Đợttậnthucuốivụ,tylệquảchínđạttrên80%.

Sơ chế

-Càphêquảsaukhithuhoạchphảiđượcchuyênchơ

kịpthơivềcơsơchếbiếnđểsơchếthànhcàphênhânxôhoặcchếbiếnướt.Nếuchếbiếnướtkhôngđểquá24giơ.

Đối với cà phê vối chế biến ướt quy mô nông hộ, người sản xuất cà phê được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật về đầu tư, chăm sóc vườn cây, gia tăng sản lượng cà phê thông qua việc thu hoạch tỷ lệ chín cao, giảm chi phí đầu tư phân bón, tưới nước; được hỗ trợ giá cộng trong sản phẩm 4.000 – 6.000đ/kg.

Bảo quản cà phê sau sơ chế

-Bảoquảncàphênhânthóckhiđộẩmđạt<=15độ-Khôngsửdụngcácloạibaođựnghoặccóintên

phân bón, hóa chât, thức ăn gia suc để đựng cà phênhânthóc.

-Khobảoquảnphảiđảmbảothôngthoáng,cóvậtkêlótchốngẩmtốithiểu10cm,cáchtươngvàtrânnhàtốithiểu30cm.

-Khôngbảoquảnchungcàphênhânthócvớicácloạiphânbón,hóachât,dâunhớt,dụngcụlaođộng…hoặccácloạinôngsảncómui.

-Thươngxuyênkiểm tra chât lượngcàphênhânthóc(độẩm,màusăc,motđụchạt,hạtmốc…)địnhkỳ1tháng/lân.

-Càphênhânthóckhôngnênbảoquảnquálâu(tốiđakhôngquá1năm).

Tiêu thụ cà phê sơ chế sau thu hoạch và Chế biến một phần sản lương thành sản phẩm cà phê bột, cà phê hòa tanbán trong nước và nước ngoài:

Hiện nay, thị trường xuất khẩu chính của cà phê nhân xô Việt Nam là thị trường Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia…Các sản phẩm qua chế biến sâu của nước ta bởi các công ty như Trung Nguyên, Vinacafe được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước nhưng gặp khó khăn không nhỏ khi cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thị trường nước ngoài và ngay cả tại thi trường trong nước do sự xâm nhập cảu các thương hiệu lớn trên thế giới vào Việt Nam.

Xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam và thương hiệu vùng cà phê nói riêng sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn cho ngành kinh doanh sản phẩm cà phê, kéo theo đó sẽ nâng cao giá trị thu nhập cho các người nông dân trồng cà phê.

Tóm lại: “Phát triển chuỗi giá trị cà phê bền vững” là một yêu cầu cấp thiết cần được triển khai, thực hiện. Để thực hiện được vấn đề này một cách nhanh, đồng bộ và hiệu quả thì cần phải tập trung phát triển kinh tế tập thể thông qua việc thành lập HTX sản xuất nông nghiệp bền vững, liên hiệp hợp tác xã với sự vào cuộc mạnh mẽ của 4 nhà ( Nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp).

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ84 85

Hiệp Hội - địa pHương

Page 44: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Tiềm năng chưa được khai thác

Phú Thọ là một tỉnh thuộc trung du bắc bộ Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Hòa Bình, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội và phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, trung tâm Thủ đô Hà Nội 70km và cảng biển Hải Phòng 170km. Phú Thọ là tỉnh duy nhất có ba con sông lớn nhất ở miền bắc chảy qua, là hợp lưu của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Phú Thọ là một trong mười tỉnh nằm trong vùng thủ đô Hà Nội, đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía bắc và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc. Phú Thọ nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng, đường bộ có quốc lộ 2, quốc lộ 32,đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường săt, đường xuyên Á. Phú thọ có tuyến đường sông kết nối với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc.

Phú Thọ có diện tích đất tự nhiên 3.533,3km 2, trong đó đất rừng là 178.723 ha, rừng tự nhiên là 64.064 ha, đất nông nghiệp 98.370 ha, mặt nước nuôi trồng thủy sản 10.500 ha. Tỉnh có 7 khu công nghiệp công nghiệp với diện tích hơn 2300 ha và 25 cụm công nghiệp với diện tích 1100 ha với hệ thống hạ tầng khá đồng bộ và những chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phú Thọ có đường điện quốc gia 500KV, 220KV, 110KV đi qua tỉnh từ nguồn thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La. Hệ thống cung cấp điện và nước ở Phú Thọ rất ổn định đảm bảo cung cấp đủ điện nước cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh khá đồng bộ, các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng cao đã được hòa mạng bưu chính viễn thông quốc gia đảm bảo liên lạc thông suốt trên toàn quốc và quốc tế.

Nền đất Phú Thọ có kết cấu tốt, thuận lợi cho xây dựng các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Phú Thọ có một số loại khoáng sản lớn có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế: Cao lanh, Fenspat, quặng pirit, đá vôi, đá xây dựng, cát sỏi và mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn và chất lượng tốt. Hệ thống đê điều, tiêu thoát nước thủy lợi Phú Thọ trong những năm qua được đầu tư cơ bản, hoàn thiện nên hàng năm ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định, an toàn.

Vẫn còn nhiều dư địa cho FDI

So sánh với các tỉnh bạn thuộc khu vực trung du và miền núi phía bắc, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Phú Thọ khá thuận lợi. Nhận thức rõ tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Phú thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã chỉ rõ hương hướng, mục tiêu của tỉnh là “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; ý thức trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo của nhân dân; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; chính quyền các cấp hiệu lực, hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế, giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ; tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm trong bốn khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực và du lịch để kinh tế phát triển nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ”.

Với điều kiện thuận lợi và quyết tâm của lãnh đạo tỉnh và ý chí nỗ lực của nhân dân, trong những năm qua, phát triển kinh tế xã hội của Phú Thọ đã đạt được những kết quả khả quan.

Về cải thiện môi trường đầu tư, theo báo cáo thường niên về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016 của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, Phú Thọ đã có sự cải thiện tích cực trong ba năm liên tiếp: Năm 1014 đạt 57,2 điểm đứng thứ 39 trên 63 tỉnh thành trong cả nước, Năm 2015 con số này là

thu hút FdI ở phú thọ:

cƠ hội và thÁch thỨc NGuyễN VăN ToaN,

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài.

58,37 đứng thứ 35 và năm 2016 là 58,6 vươn lên đứng thứ 29. Phú Thọ đứng thứ ba trong 14 tỉnh vùng núi phía bắc chỉ sau Lào Cai và Thái Nguyên.

Theo số liệu thống kê của tỉnh năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch so với mục tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 21.091 tỷ đồng, tăng 11,1% so với kế hoạch, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP giá 2010) ước đạt 33.077 tỷ đồng, tăng 8,12% so năm 2015; thu nhập bình quân đầu người đạt 33,2 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm 2015; giá trị xuất khẩu đạt 1.099 triệu USD, tăng 14,1% so với năm 2015; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 4.396 tỷ đồng, vượt 11,5% dự toán; tăng 24% so năm 2015, cao nhất từ trước tới nay.

Tuy vậy, trong hai năm triển khai thực hiện nghị quyết của đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020, vẫn chưa tạo được những bước đột phá theo kỳ vọng. Tuy có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, giao thông liên kết vùng và nằm trong vùng thủ đô, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI cao, nhưng thu hút đầu tư từ các tập đoàn kinh tế lớn và đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI còn rất hạn chế, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến hết tháng 12/2016, Phú Thọ có 121 dự án ĐTNN với tổng số vốn 863,2 triệu USD chiếm 0,3% tổng số vốn FDI vào Việt Nam, nếu so sánh với tỉnh Thái Nguyên, nơi không có nhiều lợi thế so sánh hơn Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc, cùng được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú trước đây, đều cao hơn Phú Thọ khá nhiều: tỉnh Thái Nguyên có 121 dự án FDI với số vốn 7,25 tỷ USD chiếm 2,5% vốn FDI cả nước, con số này với Vĩnh Phúc lần lượt là 262 dự án, vốn 3,8 tỷ USD chiếm 1,3% vốn FDI cả nước.

Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016 của VCCI, Phú Thọ có 3 chỉ số dưới 5 điểm là: Tiếp cận đất đai, cạnh tranh bình đẳng và tính năng động của chính quyền. Về các chỉ số này năm 2016 các tỉnh so sánh là Vĩnh Phúc và Thái Nguyên đều cao hơn khá nhiều. Về tính năng động của chính quyền Phú Thọ có điểm số là 4,65 trong khi đó Vĩnh Phúc và Thái Nguyên lần lượt là 5,46 và 5,32. Đặc biệt về tiếp cận đất đai Vĩnh Phúc đạt 5,72 điểm, Thái Nguyên là 5,76 điểm, trong khi Phú Thọ chỉ có 4,46 điểm, chỉ số này của Phú Thọ còn giảm dần từ 2013 đến 2016, đây là điều rất khó khăn trong thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Những hàm ý chính sách và giải pháp

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ và sâu sắc với kinh tế toàn cầu, các hiệp định thương

mại tự do thế hệ mới như FTA Việt Nam – EU, cộng đồng kinh tế Asean... đang và sẽ thực thi. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với ba trụ cột chính là kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý với trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và người máy thông minh” đang đặt ra những cơ hội rất lớn và thách thức không nhỏ, một quốc gia đang đi sau có cơ hội vượt lên phía trước và cũng có nguy cơ tụt hậu xa hơn, nhanh hơn, một số ngành nghề mới sẽ xuất hiện và một số ngành nghề cũ sẽ không còn chỗ đứng, nguy cơ mất việc làm cho một bộ phận lao động trong xã hội sẽ cao hơn. Nhu cầu tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng vừa có tính cấp bách vừa có tính cơ bản, lâu dài để có thể nắm bắt thời cơ, vận hội, phát huy nội lực, vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững.

Về thu hút nguồn vốn đầu tư cho tỉnh, ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, việc động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi tối đa có thể cho những người con quê hương Phú Thọ đang làm ăn, sinh sống trong và ngoài nước hướng về đầu tư, xây dựng quê hương là một nguồn lực không nhỏ. Cần có nghiên cứu thấu đáo tìm ra nguyên nhân và giải pháp để việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập, đổi mới phát triển, tỉnh đang có lợi thế khi có hệ thống đào tạo khá đồng bộ với hai trường đại học và nhiều trường cao đẳng, trường dạy nghề. Việc phát huy chất lượng và hiệu quả, gắn mục tiêu đào tạo với nhu cầu thực tiễn, kết hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp và xã hội, có chính sách khuyến khích những sinh viên, học viên ra trường có việc làm tại quê hương đồng thời thu hút người tài trong và ngoài nước về sinh sống đóng góp cho sự phát triển của tỉnh, định hướng phát triển phong trào khởi nghiệp cũng là một giải pháp cần thiết.

Tỉnh đã có chủ trương rất đúng về phát huy lợi thế so sánh, tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực trọng điểm,việc xây dựng lộ trình và triển khai, giám sát quá trình thực hiện trên cơ sở xã hội hóa, kết hợp và phát huy nội lực và ngoại lực cần được chú trọng, đặc biệt trong thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư FDI chất lượng.

Phú Thọ đang đứng trước những vận hội, với định hướng đúng, quyết tâm cao và sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu đồng lòng của cán bộ và hơn một triệu người dân, tin ràng Phú Thọ - quê hương đất tổ vua Hùng sẽ cất cánh.

Hà Nội 8/2017

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ86 87

Hiệp Hội - địa pHương

Page 45: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại những thành tựu của khối này trên chặng đường phát triển nửa thế kỷ

qua. Hiện nay, ASEAN đã trở thành một cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, hoạt động trên cơ sở luật lệ, gắn kết toàn diện và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; có vai trò và vị thế ngày càng tăng ở khu vực và thế giới. Nhấn mạnh ASEAN đang làm chủ vận mệnh của mình, giữ vai trò chủ đạo trong cấu trúc khu vực đang định hình, Thủ tướng cho rằng ASEAN cần củng cố đoàn kết, thống nhất, phát huy sức mạnh nội lực, đưa liên kết lên tầm mức cao hơn, xây dựng một cộng đồng vận hành theo luật lệ, có sự tham gia rộng rãi của người dân và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Việt Nam - ASEAN: Trụ cột ưu tiên

Cách đây 22 năm, khi gia nhập ASEAN, mối quan tâm chính của Việt Nam vào thời điểm đó là tạo thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế với các thành viên ASEAN và bảo đảm một môi trường khu vực hoà bình có lợi cho các cải cách kinh tế trong nước của mình. Khi ấy những gì Việt Nam mong muốn chính là điều mà năm 1989 Thủ tướng Thái Lan Chatichai Choonhavan đã gọi, đó là quá trình biến Đông Dương “từ chiến trường thành thị trường”. Kể từ đó, Việt Nam đã được hưởng lợi đáng kể từ các mối quan hệ thương mại và đầu tư với các nước thành viên. Các nước thành viên ASEAN hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu và là nguồn nhập khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Trong khi đó, Singapore, Malaysia, và Thái Lan là ba trong số mười nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Việt Nam.

việt nam - asean - hoa kỳ:

SỰ trÙNg hợp Ngẫu NhiêNđầy ý Nghĩa

tối 8/8/2017, tại khách sạN meliá, hà Nội, thủ tướNg NguyễN xuâN Phúc đã chủ trì lễ kỷ Niệm 50 Năm Ngày thàNh lậP aseaN Và 22 Năm Ngày Việt Nam tham gia aseaN. cùNg Ngày, từ bêN kia bờ thái bìNh DươNg, hai bộ trưởNg quốc PhòNg Việt—mỹ đồNg thời khẳNg địNh, Năm 2018 tới, lầN đầu tiêN kể từ khi chiếN traNh kết thúc, một chiếc hàNg khôNg mẫu hạm hiệN đại, biểu tượNg cho sức mạNh quâN sự của hoa kỳ sẽ ghé thăm cảNg cam raNh của Việt Nam.

HaN Diệu My

Một điều khó tưởng tượng được vào thời điểm 22 năm trước đây, đó là Việt Nam đã có thể tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN trong các tranh chấp của mình với Trung Quốc trên Biển Đông. Các nhà ngoại giao Việt Nam đã tin rằng do ASEAN không phải là một tổ chức phòng thủ tập thể nên các nước thành viên sẽ không sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc bằng cách ủng hộ Việt Nam trong các tranh chấp này. Lập trường tương đối thờ ơ của ASEAN về một số biến cố như cuộc đụng độ hải quân Trung-Việt ở Trường Sa năm 1988, Trung Quốc nhượng quyền cho một công ty dầu mỏ của Hoa Kỳ khoan thăm dò trong vùng biển của Việt Nam vào năm 1992 và việc Trung Quốc chiếm đóng Đá Vành Khăn năm 1995, đã củng cố hơn nữa niềm tin ấy.

Tuy nhiên, cho đến nay vai trò của ASEAN trong việc quản lý các tranh chấp Biển Đông đã thay đổi đáng kể. Đặc biệt, Việt Nam đã sử dụng rộng rãi các dàn xếp do ASEAN dẫn dắt để vừa can dự, vừa đối trọng với Trung Quốc. Một mặt, hợp tác kinh tế với Trung Quốc thông qua những hành lang như Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN đã tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng lớn giữa hai nước, qua đó xoa dịu phần nào các căng thẳng trên biển. Mặt khác, Việt Nam cũng đang cố gắng sử dụng các công cụ chính trị và pháp lý do ASEAN cung cấp để đối phó với các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.

50 năm qua, ASEAN đã diễn ra một bước tiến trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN và vai trò của nó trong các vấn đề khu vực. Việc gia nhập ASEAN đã đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và bất chấp những thất vọng nhất định vào lúc này lúc khác do ASEAN không thể đạt được đồng thuận về các vấn đề nhạy cảm chính trị, ASEAN vẫn hết sức quan trọng đối với chính sách ngoại giao của Hà Nội cả về kinh tế lẫn chiến lược. Mối quan hệ này một lần nữa cho thấy ASEAN là tài sản có giá trị như thế nào đối với các nước thành viên, một câu chuyện rất có thể sẽ được kể tiếp trong 50 năm tới và xa hơn nữa.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Tự do hàng hải

Trong một diễn biến khác liên quan đến khu vực, ngày 8/8/2017, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Việt, Đại tướng James Mattis và Đại tướng Ngô Xuân Lịch, đã chính thức xác nhận: năm 2018, một chiếc hàng không mẫu hạm, biểu tượng của sức mạnh quân sự của nước Mỹ sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam trong một chuyến thăm hữu nghị. Đối với các nhà quan sát, quyết định cho tàu sân bay ghé thăm Việt Nam là dấu hiệu cho thấy quyết tâm cao của Washington can dự vào Đông Nam Á để bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông ngày càng bị

Trung Quốc đe dọa, với Việt Nam là đối tác đáng tin cậy nhất. Mục tiêu của Mỹ được thể hiện một cách rõ rệt trong bản thông cáo được Lầu Năm Góc công bố ngày 9/8, trong đó nhấn mạnh đến lợi ích chung của hai bên Mỹ-Việt, kể cả việc bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia. Dù không chính thức nói ra, nhưng khi nhắc đến nhu cầu bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, rõ ràng là hai nước Mỹ-Việt ám chỉ các hành động quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo này, đe dọa tự do lưu thông trong khu vực.

Ngày 9/8/2017, tờ “International Business Times” (Mỹ), thuộc Tập đoàn Newsweek cho rằng quyết định gửi một chiếc tàu sân bay tới Việt Nam, một trong những nước tiếp tục thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông, là tín hiệu mà chính quyền của tổng thống Donald Trump đưa ra để cho thấy đà tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Chính tổng thống Donald Trump đã hứa với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về việc cho tàu sân bay Mỹ ghé cảng Việt Nam nhân dịp Thủ tướng công du Hoa Kỳ và đến Nhà Trắng hội đàm với ông Donald Trump hôm 31/5/2017. Theo ông Rodger Baker, chuyên gia phân tích chiến lược tại Trung tâm tham vấn địa-chính trị có uy tín (Stratfor), thì cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tổng thống Donald Trump là một “động thái được tính toán cẩn thận nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ chống lại những nỗ lực liên tục của Trung Quốc nhằm quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông”.

Đối với chuyên gia này, Việt Nam có một vị trí rất đáng chú ý trong vùng Đông Nam Á. Chính quyền Mỹ đã bắt đầu chuyển giao một số tàu tuần tra nhỏ cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, đã có những chuyến thăm viếng giao lưu giữa Hải Quân hai bên và Mỹ cũng đã bãi bỏ một số hạn chế đối với việc xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam. Đối với Mỹ, Việt Nam là một đồng minh tự nhiên có thể cùng Hoa Kỳ đối phó với kế hoạch bành trướng Trung Quốc. Một chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề Đông Nam Á tại đại học Tế Nam ở Quảng Châu, gần đây đã khẳng định rằng: “Việt Nam luôn luôn là quốc gia ở Asean có thái độ nghi kỵ Bắc Kinh mạnh mẽ nhất... bởi vì Việt Nam có chung biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc”. Việt Nam cũng đã tăng cường hải quân và đã không ngần ngại lên tiếng trên các diễn đàn quốc tế chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, vẫn theo tờ “International Business Times”, Mỹ hiện cũng đang có những cân nhắc trong việc tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam, vì lẽ Washington cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc chống lại các mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ88 89

Quốc tế

Page 46: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

Đây là lúc tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống tiếp tục thấp kỷ lục theo khảo sát của nhiều hãng thăm dò. Đài CNN đã chỉ ra nghịch lý này, khi một Tổng thống thành công về

kinh tế nhưng vẫn bị người dân phản đối. Đó có thể là lý do để phe ông Trump tranh thủ đánh vào tâm lý người dân, thể hiện qua câu tuyên bố trong video: Người ta không muốn ông thành công những “hãy để Tổng thống làm công việc của ông”. Ngoài ra, thông tin về việc tái tranh cử của ông Trump giữa lúc chính quyền của ông đang ngập sâu trong các vấn đề nóng, có thể cũng là một “chiêu” để đánh lạc hướng dư luận.

Thành công trong chia rẽ

Ủy ban vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố video quảng cáo trên truyền hình với nội dung nêu bật thành tựu đạt được của ông cùng kế hoạch chạy đua vào Nhà Trắng trong cuộc

bầu cử năm 2020. Đoạn quảng cáo cho hay chính phủ đã tạo ra “một triệu việc làm”, giúp thị trường chứng khoán vực dậy và xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Đoạn video chỉ trích đảng Dân chủ: “Những kẻ thù của Tổng thống không muốn ông thành công, nhưng người dân Mỹ khẳng định: Hãy để Tổng thống Trump làm công việc của ông ấy”, theo quảng cáo. “Chúng tôi muốn gửi thông điệp trực tiếp đến người dân Mỹ rằng Tổng thống Donald Trump sẽ không ngừng đấu tranh bảo vệ họ và không để cho bất kỳ ai cản lối ông”, giám đốc chiến dịch tái tranh cử Michael Glassner tuyên bố trong video quảng cáo.

Tổng thống Trump nộp hồ sơ tái tranh cử vào đúng ngày ông nhậm chức (20/1/2017), bắt đầu chiến dịch vận động hơn 3 năm trước khi cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11/2020. Nhiều đời Tổng thống Mỹ trước đây thường đợi 2 năm, tức nửa nhiệm kỳ mới chính

tại Sau doNald trump thàNh côNg mà vẫN bi phảN đối?

cho đếN lúc Này, Dư luậN VẫN chưa gải thích Nổi, tại sao tổNg thốNg DoNalD trumP lại chọN đúNg lúc Này (Vào giữa tháNg tám) để tuNg đoạN ViDeo tái traNh cử lêN mạNg, troNg khi ôNg VẫN chưa cho biết, ở đâu Và khi Nào chiếN Dịch traNh cử sẽ được bắt đầu. Việc trumP “đặt cược” Vào tíNh thời điểm cho thấy ôNg VẫN khá tự tiN Vào thàNh tích gầN một Năm qua của mìNh.

HaN Gia Bảo

thức bắt đầu chiến dịch tái tranh cử. Kể từ đầu năm 2017, Ủy ban vận động tái tranh cử của Tổng thống Trump đã gây quỹ trên 12 triệu USD. Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 6 tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ rớt xuống mức thấp nhất so với đa số người tiền nhiệm trước đây trong 70 năm qua. Tính đến ngày 19/7, kết quả các cuộc khảo sát cho thấy chỉ 36% người dân Mỹ đồng ý với những gì Tổng thống Trump làm trong 6 tháng qua. Trong khi đó, 59% số người tham gia khảo sát tỏ ra không hài lòng với tổng thống thứ 45 của Mỹ, theo hãng Gallup. Kết quả này là tại Tổng thống hay tại nội các của ông?

Những nhân vật chính của Tổng Thống Trump liên quan đến Nga và Tổng thống Putin giống như “Những nhân vật của tổng thống” (All the President’s Men) thời Richard Nixon từ năm nào. Cựu Trung tướng Michael Flynn là nhân vật nổi nhất và là vấn đề chính. Ông Trump đã xem thường cảnh cáo của Tổng Thống Barack Obama và Thống Đốc Chris Christie, một Dân Chủ một Cộng Hòa, về những liên hệ với Nga khi ông Trump bổ nhiệm ông Flynn. Khi đổ bể, ông Trump đổ tội cho ông Obama như chiến thuật đổ thừa đánh lạc hướng thường lệ của ông. Bà Sally Yates, quyền bộ trưởng Bộ Tư pháp, là người can đảm xem việc nước trọng hơn chức tước, không quỵ lụy tổng thống và đã cảnh cáo rằng ông Flynn đã thỏa hiệp với Nga. Ông Flynn nói dối với Phó Tổng thống Pence về cuộc đàm thoại với Đại sứ Nga Sergey Kislyak vào cuối tháng 12/2016. Tướng Flynn bảo đảm liên hệ Nga sẽ tốt đẹp hơn khi ông Trump làm tổng thống. Ông Trump bãi nhiệm tướng Flynn ngày 13/2/2017 khi bà Yates cảnh cáo trước báo chí, nhưng sau đó lại muốn mời ông Flynn trở lại.

Một biến cố lớn liên quan đến ông Trump, Nga và ông Putin trong cuộc điều tra, xảy ra trong ngày 19//5/2017, khi điều tra viên đặc biệt nhắm đến nhân vật quan trọng trong Tòa Bạch Ốc thân cận với tổng thống, sau đó được xác nhận, đó chính là Jared Kushner, người con rể trẻ tuổi cố vấn tối cao của tổng thống, có vai trò như TS. Henry Kissinger đối với Richard Nixon. Nhưng khác với Kissinger, ông cố vấn trẻ Kushner cũng gốc Do Thái, lại không có kinh nghiệm về ngoại giao, đã bị chính TS. Kissinger chỉ trích nặng nề. Cuộc điều tra không còn chỉ nhắm vào một số nhỏ cộng sự viên và nhân viên không thân cận với Tổng Thống Trump như các ông Paul Manafort, chủ tịch ủy ban bầu cử tổng thống năm 2016; ông Roger Stone, cố vấn ủy ban bầu cử; và ông Carter Page, cố vấn chính sách ngoại giao của ứng cử viên Trump...

Nội bộ vẫn “bất ổn” sau hơn nửa năm

Sau hơn nửa năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ chia rẽ, Cộng Hòa – Dân Chủ

chia rẽ hơn các nhiệm kỳ tổng thống trước, ngay đến cả trong nội bộ đảng Cộng Hòa cũng không đoàn kết. Như thông lệ trong lịch sử cận đại sau kỳ bầu cử tổng thống, hai đảng phải mất một thời gian mới hàn gắn, nhưng năm nay lý do chia rẽ một phần cũng từ Tổng thống Donald Trump. Thay vì cai trị nước, ông vẫn tiếp tục chính sách gây kích động như trong thời kỳ tranh cử. Những quan hệ rắc rối vẫn còn đang trong vòng điều tra giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng Thống Vladimir Putin của Nga qua vấn đề điện thư của bà Hillary Clinton và đảng Dân Chủ trong mấy tháng nhiệm kỳ đầu của ông Trump khiến người ta nghĩ đến xì căng đan Watergate vào cuối nhiệm kỳ Tổng Thống Nixon. Biến cố Watergate xảy ra khi tổng hành dinh đảng Dân Chủ đặt ở khách sạn Watergate, Washington, DC, bị xâm nhập vào ngày 7/6/1972. Chính quyền Nixon cố che đậy không cộng tác khi Quốc hội điều tra. Tổng thống Nixon dùng FBI, CIA và Sở Thuế IRS để “chơi” lại các nhóm đối lập.

Trong vòng bốn thập niên qua, Richard Nixon (Cộng Hòa) và Bill Clinton (Dân Chủ), bị buộc tội. Tổng Thống Nixon phải từ chức vì ủy ban điều tra có đủ bằng chứng cho thấy tay chân của ông xâm nhập tổng hành dinh đảng dân chủ, và ông dùng quyền tổng thống che đậy tội. Các bị cáo trong vụ Watergate bị buộc tội tham nhũng, nói láo, cản trở pháp luật, rửa tiền, ăn gian thuế, trốn thuế, phi tang bằng chứng, vi phạm luật bầu cử kể cả luật lệ tài chánh trong khi tranh cử. Ông Alexander Hamilton, một trong những tổ phụ sáng lập Hoa Kỳ, từng nhấn mạnh tổng thống phải tôn trọng Hiến pháp. Buộc tội tổng thống là một hành động có tính cách chính trị, giống như buộc tội Nixon năm 1974, là một biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa lạm quyền đưa đến độc tài khiến tổng thống không làm tròn trách nhiệm như Điều 2 của Hiến pháp quy định. Điều tra tổng thống như điều tra viên đặc biệt Robert Mueller đang làm không giống như điều tra tội ác thường lệ, cuộc điều tra nhắm vào những hành động của tổng thống để cách chức hay buộc tổng thống tội phản quốc, hối lộ hay các tội khác.

Ngày 13/8/2017, Phó Tổng thống Mike Pence đã phải đứng ra bảo vệ ông Trump giữa làn sóng chỉ trích nói Tổng thống Mỹ thiếu mạnh mẽ trong các phát biểu về vụ biểu tình ở Charlottesville (bang Virginia). Một sinh viên 20 tuổi, tên là James Alex Fields bị buộc tội giết người sau khi lái chiếc xe chủ động đâm vào đoàn người biểu tình ở Charlottsville. Vậy mà, làn sóng chỉ trích Trump cho rằng Tổng thống đã không lên án những nhóm tham gia cuộc biểu tình theo tinh thần thượng tôn người da trắng. Ông Pence đã lên tiếng chỉ trích truyền thông Mỹ trong cách đưa tin về vụ này. Bản thân Phó Tổng thống Pence cũng đã dùng những lời lẽ mạnh mẽ hơn lời lẽ của ông Trump trước đó để lên án vụ ẩu đả và tông xe dẫn đề tử vong.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ90 91

Quốc tế

Page 47: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất

“Không có rủi ro, sẽ chẳng có sự sống”

Tháng 7/2017, Chính phủ Hungary đã phát động một chiến dịch gán mác tỷ phú đầu tư George Soros là “mối đe dọa với an ninh quốc gia”. Chiến dịch chính thức bao gồm áp phích và bảng quảng cáo treo tại các thành phố lớn, với hình ảnh tỷ phú người Do Thái sinh ra ở Hungary bên cạnh dòng chữ: “Đừng cho phép Soros có tiếng cười cuối cùng”. Các áp phích vốn bị cộng đồng người Do Thái chỉ trích, cáo buộc ông Soros ủng hộ nhập cư bất hợp pháp vào Hungary.

Tỷ phú từng “đánh sập” Ngân hàng Trung ương Anh George Soros có các hoạt động liên quan đến dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là ở Trung Âu và Đông Âu trong nhiều thập niên qua. George Soros từng tuyên bố cam kết đầu tư số tiền lên tới 500 triệu USD để giúp người tị nạn và người di cư trên toàn cầu. Theo tuyên bố mà Soros đưa ra, các khoản đầu tư nói trên sẽ thuộc sở hữu các tổ chức phi lợi nhuận của ông. Lợi nhuận thu về sẽ được rót cho các chương trình của quỹ từ thiện mang tên Open Society Foundations, bao gồm các chương trình mang lại lợi ích cho người di cư và người tị nạn.

Dù vậy, việc ủng hộ những người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi đến châu Âu khiến ông trở thành mục tiêu của chính phủ Hungary, do Thủ tướng Victor Orban dẫn đầu.

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cáo buộc Soros muốn phá vỡ hàng rào an ninh biên giới, và để “hàng trăm ngàn người nhập cư bất hợp pháp tràn vào châu Âu và Hungary”. Phát ngôn viên của ông Soros thì cho hay quan điểm của ông đã bị “cố tình xuyên tạc”.

Theo phát ngôn viên Michael Vachon, quan điểm thực sự của tỷ phú Soros về vấn đề di cư là cộng đồng quốc tế nên hỗ trợ nhiều hơn cho các nền kinh tế đang phát triển vốn có 89% người tị nạn hiện nay. Bên cạnh đó, châu Âu cũng nên chấp nhận hàng trăm ngàn người tị nạn thông qua một quá trình kiểm tra đầy đủ và tái định cư có trật tự.

Theo ông Vachon, chiến dịch chống tỷ phú Soros rõ ràng có khuynh hướng chống người Do Thái và “gợi nhớ đến thời gian đen tối nhất của châu Âu”. Ông cho biết thêm một số áp phích đã có nội dung chống Do Thái, trong đó gồm cụm từ “người Do Thái hôi”. Các lãnh đạo người Do Thái cảnh báo rằng các tấm poster có thể kích động một cuộc tấn công chống người Do Thái.

Trong cuốn sách “Masquerade: The Incredible True Story of How George Soros’ Father Outsmarted the Gestapo” (tạm dịch: Giả trang: Sự thật khó tin về người cha của George Soros đã làm thế nào để đánh

geogre soros:

đằNg Sau bộ óc của Nhà đầu cƠ ưa mạo hiểm Số 1

thái độ ưa rủi ro đã giúP Nhà đầu tư thiêN tài george soros thắNg lớN troNg Nhiều caNh bạc đầu tư Và trở thàNh tỷ Phú, NhưNg chíNh điều đó cũNg đem lại cho ôNg Nhiều kẻ thù.

Hồ Mai

lừa quân Gestapo), tác giả Tivadar Soros đã phác họa những hồi ức về việc người cha của George Soros mạo hiểm làm giả giấy tờ tùy thân cho những người Do Thái để trốn thoát khỏi Đức quốc xã, trong đó có cậu con trai Soros lúc đó mới 14 tuổi. Mỗi ngày trôi qua đều là một cuộc chiến cân não giữa lằn ranh cái chết và sự sống mong manh, cha của Soros đã nói: “Nếu không có rủi ro, sẽ chẳng có sự sống”.

Thái độ ưa rủi ro đã giúp nhà đầu tư thiên tài George Soros thắng lớn trong nhiều canh bạc đầu tư và trở thành tỷ phú, nhưng chính điều đó cũng đem lại cho ông nhiều kẻ thù.

Nhà đầu cơ ưa mạo hiểm số 1

Nếu ai đó ghét từ “đầu cơ” thì George Soros được coi là một trong những nhà đầu cơ quyền lực và thành công bậc nhất. Một trong những thương vụ nổi tiếng của Soros là vụ đầu cơ vào đồng bảng Anh.

Những tay đầu cơ tiền tệ luôn đánh cược vào nhược điểm của các nền kinh tế. Năm 1992, Soros vận dụng nguyên lý này đến mức cực điểm, khi “quật đổ” cả Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Kinh tế Anh năm ấy thiệt hại mất 1 tỷ USD và số tiền này dĩ nhiên đã chảy vào túi Soros.

Không những làm mất giá đồng bảng Anh, chiến dịch đầu cơ của Soros còn gây ảnh hưởng hàng chục đồng tiền châu Âu khiến EU phải hoãn đến 5 năm mới có thể đưa đồng Euro vào lưu hành.

Một số người vinh danh tỷ phú Soros là nhà tiên tri của thị trường tài chính, đa số lại cho rằng ông là kẻ tung hứng thị trường tài chính một cách nhẫn tâm. Bản thân Soros tự nhận là một nhà từ thiện, giúp đỡ các chính phủ xác định được những điểm yếu kém để họ có thể loại bỏ các thiếu sót và chỉ “nhân tiện” tận dụng những lỗ hổng đó để hưởng lợi.

Có thể nói quan điểm đầu tư của Soros hoàn toàn trái ngược với cây đại thụ đầu tư khác là Warren Buffet. Nếu như Buffet nổi tiếng với hai nguyên tắc “1. Không để mất tiền; 2. Không quên nguyên tắc 1” thì Soros sẵn sàng mạo hiểm. Chính bởi sự mạo hiểm đó mà Soros đã nhiều lần chịu những tổn thất tài chính không nhỏ.

Tháng 10/1987, khi mọi người nghi ngại trước sự tăng trưởng bong bóng của thị trường chứng khoán Mỹ thì George Soros vẫn đẩy mạnh đầu tư. Và sau đó sự kiện “Ngày thứ Hai đen tối” nổ ra, chỉ số Dow Jones đã giảm kỷ lục 508 điểm, tức 22,61% chỉ trong một ngày. Sự kiện đó khiến George Soros cũng bị thiệt hại 300 triệu USD.

Thương vụ sau còn đau đớn hơn nhiều. Năm 1999, Soros tiên đoán những công ty công nghệ thông tin sẽ suy sụp và bán toàn bộ cổ phiếu của những công ty này ra công chúng.Tuy nhiên, thị trường công nghệ thông tin vẫn làm ăn phát đạt và giá cổ phiếu vẫn tăng. Soros chịu tổn thất 700 triệu USD do bán sớm cổ phiếu. Sau đó nghĩ rằng mình sai lầm, ông bỏ tiền ra mua lại những cổ phiếu công nghệ thông tin với mức giá cao mà không biết rằng mình đang phạm sai lầm kế tiếp. Năm 2000, chỉ số chứng khoán công nghệ NASDAQ cuối cùng đã rớt thê thảm kéo theo gần 3 tỷ USD tiền đầu tư của George Soros.

Tuy có vấp váp nhưng có thể nói những thương vụ thành công của Soros đã tạo ra những khoản tài chính dồi dào đủ lấp đầy nhiều lần lỗ hổng tài chính của những lần thất bại.

Soros hiện là người điều hành Công ty quản lý quỹ Soros Fund Management của gia đình. Quỹ này có quy mô tài sản 25 tỷ USD. Ông còn là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của OSF, một tổ chức từ thiện hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục, nhân quyền, di cư và y tế, với khoảng 40 văn phòng trên toàn cầu.

Không chỉ trên thị trường tài chính, Soros còn có tầm ảnh hưởng cả về mặt chính trị. Từ lâu, Soros đã bị xem là người đứng đằng sau nhiều cuộc lật đổ các chính thể nước ngoài thông qua các quỹ đầu tư trên.

Trong cuốn sách “Soros và đế chế ma quỷ” (George Soros and his evil empire), tác giả Katherine Frisk viết: “George Soros là một người đàn ông rất bận rộn trong thế kỷ XX và XXI. Ông ta đã thêm một thủ thuật vào kho vũ khí của mình, nó được gọi là “cuộc cách mạng màu”. Mùa xuân Arập đã gây ra nhiều cái chết và phá hủy trật tự xã hội khắp Trung Đông. Bắt đầu từ Libya và lan sang khắp Bắc Phi, cuộc cách mạng màu của Soros đã kéo dài đến Kiev và mong muốn lật đổ chính phủ dân cử ở Nga. Chúng ta còn nhìn thấy bàn tay của Soros ở Brazil và sự bất ổn về chính trị và các cuộc tấn công kinh tế đang diễn ra ở đất nước này... Để làm được tất cả những điều đó, Soros thông qua các quỹ bình phong của mình. Hiện các quỹ này đã có mặt tại hơn 60 nước châu Mỹ, Âu, Á và Phi, mỗi năm chi tổng cộng 900 triệu USD theo tôn chỉ “mở cửa xã hội”.

Dư luận quốc tế đã chỉ ra rằng, “mở cửa xã hội” chỉ là một chiêu bài, viện trợ và nâng đỡ người nghèo cũng chỉ là vỏ ngoài. Ý đồ thực sự của quỹ Soros là xuất khẩu hình thái ý thức và quan niệm giá trị của Mỹ vào các quốc gia mà họ cho rằng “chưa dân chủ đủ mức” để dấy lên “làn sóng dân chủ”, thông qua việc thay đổi chính quyền để mở đường cho cơ hội đầu tư làm ăn.

NHÀ ĐẦU TƯ | THÁNG 8 - 2017 THÁNG 8 - 2017 | NHÀ ĐẦU TƯ92 93

Quốc tế

Page 48: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất
Page 49: CÔNG TRÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT - img.vietnamfinance.vn · Việt Nam và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện. H iệp hội bất