cÒng nghỆ sinh hqc cho nỐng dÂn

93
KS. Trân Thị Thanh Thuyết - KS. Nguyễn Thị Xuân LVU- CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN Quyển 7: Nhân giống ữồng! m NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI

Upload: others

Post on 22-Nov-2021

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

KS. Trân Thị Thanh Thuyết - KS. Nguyễn Thị XuânLVU -

CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂNQuyển 7: Nhân giống ữồng!

m NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI

Page 2: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

KS. Trần Thị Thanh Thuyết - KS. Nguyễn Thị Xuân

CÔNG NGHỆ SINH HQC CHO NÔNG DÂN

Q uyển 7: N hân giống, T rồ n g hoa

NHÀ XUẤT BẲN HÀ NỘI

Page 3: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

NHÓM BIÊN SOẠN- KS. Trần Thị Thanh Thuyết- KS. Nguyễn Thị Xuân- Nguyễn Thị Minh Phương, Biên tập viên RPC- Lê Thanh Bình, Biên tập viên RPC

HIỆU ĐÍNHTS. Đặng Văn Đông, Viện nghiên cứu rau quả

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPChủ tịch hội đồng: TS. Lê Xuân Rao, Giám đốc Sỗ

Khoa học Công nghệ Hà Nội;- ThS. Vũ Như Hạnh, Giám đốc Trung tâm Tin học và

Thông tin Khoa học Công nghệ;- Nguyễn Thu Tâm, Thư ký tòa soạn Tạp chí Thăng

Long Khoa học và Công nghệ;- Mai Thị Xuân, Biên tập viên RPC.

Page 4: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

LỜI NÓI ĐẦUCông nghệ sinh học là một bước tiến mới nhất trong nỗ

lực lâu dài chinh phục tự nhiên để nâng cao đời sống của con người.

Mục tiêu của công nghệ sinh học (CNSH) là nâng cao năng suất và những đặc tính tốt của các sản phẩm lương thực có nguồn gốc động vật và thực vật góp phẩn giảm nạn đói và đáp ứng nhu cầu lương thực của một hành tinh với dân số đang gia tăng về số lượng và tuổi thọ trong khi vẫn giảm được những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Đến năm 2007 đã có 23 quốc gia canh tác cây trồng CNSH bao gồm 12 nước đang phát triển và 11 nước công nghiệp, trong đó Hoa Kỳ, Achentina, Braxin, Canada, An Độ và Trung Quốc đưa cây trồng CNSH vào nhiều nhất. Tổng diện tích đất trồng cây CNSH từ năm 1996 đến năm 2007 đạt 690 triệu ha (1,7 tỷ mẫu) tăng 67 lần so với năm 1996 với giá trị thị trường cây trồng CNSH theo ước tính của Cropnosis là 6,9 tỉ đô la, đưa CNSH trở thành thành tựu đáng được ứng dụng nhanh nhất trong nông nghiệp. Việc nông dân đưa cây trồng CNSH vào canh tác với tốc độ rất cao đã cho thấy cây trồng CNSH đang phát triển rất tốt, mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường, sức khoẻ và xã hội cho người nông dân ở các nước phát triển và đang phát triển.

3

Page 5: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kỉnh tế cao, phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giai đoạn 2006 - 2010, chương trình sẽ tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số nông nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gene trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.

Nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp Trung tâm Tin học và thông tin Khoa học công nghệ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ xuất bản tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách “Công nghệ sinh học cho nông dân ”.

Đây là lần đẩu xuất bản nên khó tránh khỏi có những thiếu xót, mong bạn đọc góp ý, chỉnh sửa để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!

BAN BIÊN TẬP

4

Page 6: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

MỞ ĐẦUChứng ta biết rằng Công nghệ sinh học

(Biotechnology) và Công nghệ thông tin ựn/ormatic tech- nology) được coi là làn sóng thứ năm trong lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ. Công nghệ sinh học (CNSH) có 3 cấp độ khác nhau:

- CNSH truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm, sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mì...), ủ phân, phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại...

- CNSH cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm của công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật (cồn, bia, dung môi hữu cơ, bột ngọt và các acid amin khác, acid citric và các acid hữu cơ khác, chất kháng sinh, nhiều vitamin, các loại vacxin, kháng độc tố, các kit chuẩn đoán bệnh truyền nhiễm, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học...).

- CNSH hiện đại chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. CNSH hiện đại sử dụng các kỹ thuật ưao đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại vi sinh vật mới hoặc bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng ta không tạo ra được.

CNSH hiện đại bao gồm các lĩnh vực Công nghệ di truyền (Genetic engỉneering), Công nghệ tế bào (Cell

5

Page 7: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

engineering), Công nghệ vi sinh vậưCông nghệ lên men (Microbial engineering/Fermentation engineering), Công nghệ enzym/protein {Enzym/Protein engineering) và CNSH môi trường (Environmental biotechnology).

Nước ta có nguồn gen sinh học đa dạng vào loại nhất thế giới; có rất nhiều tiềm năng để phát huy thế mạnh của nghề nông, nghề rừng, nghề biển; có phong phú các nguồn nguyên liệu cho công nghệ lên men (ri đường, tinh bột, cellulose và lignin...).

Nhân tô" chính trong quá trình hình thành các giống vật nuôi, cây ưồng là chọn lọc nhân tạo. Sinh vật không ngừng phát sinh biến dị theo nhiều hướng không xác định. Con người loại bỏ các cá thể mang biến dị không phù hợp, đồng thời giữ lại và ưu tiên cho sinh sản những cá thể nào mang biến dị có lợi. Quá trình này tiến hành qua nhiều thế hệ làm vật nuôi, cây trồng biến đổi sâu sắc. Sự chọn lọc theo những mục đích khác nhau làm vật nuôi, cây trồng đã biến đổi theo những hướng khác nhau. Kết quả, từ một vài loài hoang dại, đã tạo nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với nhu cầu nhâ't định của con người. Các giống vật nuồi, cây trồng trong phạm vi một loài đều có chung một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại.

Động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là nhu cầu kinh tế, thị hiếu, thẩm mỹ của con người. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong phạm vi một loài từ một hoặc vài dạng tổ tiên

6

Page 8: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

hoang dại. Vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo là tích luỹ những biến dị nhỏ xuất hiện riêng rẽ thành những biến đổi lớn sâu sắc, phổ biến cho cả một giống.

Theo phương pháp nhân giông truyền thống, các nhà làm giông từ xửa nay vẫn sản xuất cây giông bằng kỹ thuật giâm cành, chiết cành hoặc giữ lại hạt để gieo. Với kỹ thuật giâm cành và chiết cành, các nhà vườn gặp phải khó khăn lớn là hệ số nhân giống thấp và chất lượng cây giống chỉ tốt trong một hai năm đầu. Nếu vài năm liên tiếp giữ giông theo cách này, giống bị “già” dẫn đến hiện trạng thoái hóa giống, hậu quả là cây trồng dễ nhiễm bệnh, năng suất thu hoạch giảm sút và chất lượng sản phẩm lại kém. Với kỹ thuật giữ hạt (ở một số giống) để gieo trồng thì đạt được sự đa dạng về kiểu hình (màu sắc hoa, chất lượng trái) nhưng nhược điểm là không kiểm soát được sự đồng nhất và như thế chúng ta không thể mỏ được thị trường lớn để xuất khẩu sản phẩm cây trồng nói chung và hoa kiểng nói riêng.

Nuôi cấy mô là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình nuôi cấy vô trùng In-vitro các bộ phận tách rời khác nhau của thực vật. Kỹ thuật nuôi cấy mô dùng cho cả hai mục đích nhân giống và cải thiện di truyền (ví dụ: giống cây trồng), sản xuất sinh khối các sản phẩm hóa sinh, bệnh học thực vật, duy trì và bảo quản các nguồn gen quý... Các hoạt động này được bao hàm trong thuật ngữ công nghệ sinh học. Thuật ngữ nhân giống In-viưo (In-vitro propagation) hay còn gọi

7

Page 9: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

là vi nhân giống (Micropropagation) được sử dụng đặc biệt cho việc ứhg dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bắt đầu bằng nhiều bộ phận khác nhau của thực vật có kích thước nhỏ, sinh trưởng ở điều kiện vô trùng trong các ống nghiệm hoặc trong các loại bình nuôi cấy khác. Trong thực tế, các nhà vi nhân giống (Micropropagators) dùng thuật ngữ nhân giống In-vitro và nuôi cấy mô thay đổi cho nhau để chỉ mọi phương thức nhân giống thực vật trong điều kiện vô trùng. Thuật ngữ đồng nghĩa là nuôi cấy In-vitro Ợn- vitro Culture). Nhân giống In-vitro và nuôi cấy mô bắt đầu bằng các mảnh cắt nhỏ của thực vật, sạch vi sinh vật, và được nuôi cấy vô trùng cTheo Sinh học Việt Nam).

Kỹ thuật nuôi cấy mô mở ra hướng đi mới cho các nhà làm giống hoa vđi những ưu điểm như: Tạo cây hoàn toàn sạch bệnh, cây con có khả năng kháng sâu bệnh và sức sinh trưởng khỏe; Hệ sô" nhân giống cao nên đạt được số lượng lớn cây giống chỉ trong một thời gian ngắn; ít tốn nhân công trong quá trình nhân giống; Cây con hoàn toàn giống bố mẹ (trừ một số cây đột biến, tuy nhiên tỉ lệ chỉ có 1/1000); Cây giống có tuổi thọ dài hơn nhiều so vđi kỹ thuật giâm cành và chiết cành; Có thể sản xuất cây giông rất nhanh với quy mô lổn một cách dễ dàng... không những nông dân tiết kiệm được chi phí, chủ động về sản xuâ"t cây giống, sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng cao... mà còn giúp nâng cao trình độ sản xuất trong nông nghiệp ở các vùng chuyên canh rau hoa quả.

8

Page 10: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

PHẦN II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN TẠO NHÂN

GIỐNG VÀ TRỒNG HOA

I. NHÂN GIỐNG VÀ CHỌN TẠO GIỐNG HOA BẰNG NUÔI CẤY MÔ

Từ rất lâu, con người đã biết nhân giống cây trồng bằng rất nhiều biện pháp. Từ cách gieo hạt đến cách mà người ta lấy trực tiếp một nhánh cây để trồng, gọi là giâm cành, chiết cành... Hay chắp nối những thân cây này với thân cây kia bằng cách ghép cành. Những ưu điểm vượt trội của nó rất được ứng dụng rộng rãi. Cùng một lúc chúng ta có thể nhân giông cây lên hàng loạt mà không mất nhiều thời gian để gieo hạt, chờ cho cây con lớn. Bên cạnh đó người ta lại có một công nghệ hiện đại hơn, gọi là công nghệ nuôi cấy mô tế bào. Cùng với sự phát triển của khoa hoc kỹ thuật, nền công nghệ này đã và đang ứng dụng rộng rãi trong cây trồng... Cùng một lúc nó cũng tạo ra hàng vạn cây trồng mới, nhanh chóng mà không nhất thiết phải là từ các hạt của cây mà có thể lấy bất kỳ mô tế bào nào, trừ những mô tế bào đã hoá gỗ. Tuy nhiên nền công nghệ này đồi hỏi khá tốn kém, sự kiên nhẫn và khéo léo.

Việc ứng dụng công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào không chỉ đáp ứng yêu cầu cung cấp

9

Page 11: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

số lượng lổn các loại giống hoa và cây trồng mới sạch bệnh, năng suất cao, phẩm chất tốt trong thời gian nhanh nhất mà còn góp phần quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

* Giải pháp về giống- Theo phương pháp nhân giống vô tính: Nỗ lực tiến

hành các biện pháp lai chéo giữa các giống lan với nhau để tạo ra các giống mới. Phương pháp lai vẫn tiến hành trên nền tảng đi truyền cổ điển, tuy nhiên để giảm thiểu chi phí và thời gian, công nghệ sinh học phân tử cần tham gia vào ở giai đoạn mầm chồi để xác định các tổ hợp lai mới.

- Kỹ thuật gene: áp dụng thành tựu chọn lọc gene trong nông nghiệp, nghiên cứu chọn lọc gene phong lan bằng các kỹ thuật gene.

- Nhân giống đột biến: chọn những cây lai đột biến mang các tính trạng nổi bật phù hợp với thị trường và nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

II. QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG HOA LAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY IN-VITRO

Lan là loại hoa vương giả, với vẻ đẹp quý phái nên khắp nơi trên thế giới ngày càng có nhiều người thích chơi hoa lan. Chính vì vậy, hoa lan là sản phẩm trồng trọt luôn có giá trị kinh tế cao. Bắt kịp thị hiếu này, ngày nay

10

Page 12: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa lan với nhiều chủng loại, giá cả khác nhau. Do đó, việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô In-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích.

1. Quy trình cơ bản nhân giông lan bằng phương pháp nuôi cấy mô In-vitro

..>Glà hình Tách lá Mím chSI mang

*" Hỉnh sinh trường Tách vây Khử trùng

ị Ca(OCI)2 2%, 25 phútĐỉnh sinh trưởng

Mai trutsng tạo chổi (Mõi trưSng lỏng lắc 100 vổng/phút) Anh sâng 2000 lux

' r Nhiẽt độ 25°cTạo cụm chối gốm nhiỉu thí chSl

(thế Protocorme)

Ì Môi trường nhan chổiCụm chổi tâch làm 4 - 6 miếng

Cum chđl phát triển

ị M8i trường tạo rễ cay con

ị cay con cao 5 - 7cm, 3 - 4 ìâ vườn ươm

1.1. Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấyTách các vảy hành ra từ cây, bóc lần lượt các lá già

cho đến khi xuất hiện các mầm chồi bên mang đỉnh sinh trưởng. Cắt bỏ gốc của mỗi mầm, sau đó khử trùng bằng

11

Page 13: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

cách ngâm trong cồn 70% trong 30 giây, rửa sạch bằng nước cất vô trùng ngâm trong dung dịch Ca(OCl)2 2% trong 25 phút, việc khử trùng được tiến hành trong tủ cấy. Mô được rửa lại với nước cất vô trùng 4 - 5 lần.

Mỗi mầm được đặt trong đĩa petri vô trùng và cẩn thận tách các lá non. Sau mỗi lần tách, nhúng mầm vào cồn 70° trong 1 giây và rửa với nước cất vô trùng. Chuyển sang một đĩa petri vô trùng khác, tách các lá mầm bằng dao nhọn vô trùng. Dùng kìm nhọn tách các lớp lá, cắt đỉnh sinh trưởng ra khỏi mô và cấy vào môi trường nhân giống ban đầu.

1.2. Nhân giốngMôi trường nhân giống thường là môi trường MS

(Murashige Skoog, 1962) có bổ sung các chất điều hoà tăng trưởng (auxin, cytokinin,...) với tỷ lệ phù hợp tùy loài, nhằm tạo điều kiện cho quá trình nhân chồi. Nồng độ các chất điều hoà sinh trưởng nên giảm dần trong các lần cấy chuyền sau đó. Các chất chiết xuất từ trái cây cũng được đề nghị dùng như nước cốt cà chua, nước dừa, nước chuối, nước khoai tây... nhưtig chúng chỉ có hiệu quả trong các lần cấy chuyền và thể tích cũng không quá 10% thể tích môi trường.

Nhiệt độ lý tưởng để nhân giông Lan là 22 - 26°c và tuỳ vào mỗi loài.

12

Page 14: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Sau 4 -8 tuần, đỉnh sinh trưởng chuyển sang màu xanh lục và tạo ra các khối tròn gọi là thể chồi. Thể chồi được lấy ra khỏi môi trường cấy ban đầu, dùng dao nhọn cắt làm 4 - 6 miếng tuỳ kích thước của chồi. Lát cắt được chuyển vào môi trường duy trì (môi trường phát triển chồi). Mỗi đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển ra một thể chồi mới sau khoảng 4 tuần, có thể cắt tiếp và cấy chuyền .sang môi trường mới.

1.3. Tái sinh cây hoàn chỉnh In-vitroKhi đạt đến số cây giống cần thiết, ta chuyển thể chồi

sang môi trường tạo rễ (môi trường có lượng auxin tăng lên để kích thích ra rễ). Sau 4 - 5 tháng, các thể chồi sẽ phát triển thành cây con.

1.4. Chuyển cây ra vườn ươmCây con cao 5 - 7cm và có từ 3 - 4 lá có thể chuyển

sang cấy vào bầu đất mùn vô trùng có bổ sung các châ't dinh dưỡng. Sau một thời gian cây phát triển ổn định ta đem chuyển vào chậu. Sau khi chuyển chậu khoảng một tuần mới được bón phân, lúc này cây đã có đủ sức chống chọi vđi bệnh tật.

Như vậy, từ một mô hoa lan được chọn nuôi cấy cho đến ra cây con có 3 - 4 lá chuyển ra vườn trồng mất thời gian khoảng từ 8 đến 11 tháng.

Với phương pháp nhân giống vô tính như trên sẽ đảm

13

Page 15: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

bảo tạo ra cây con mang đặc tính giống hoàn toàn với cây cha mẹ (cây con ổn định về mặt di truyền), cây con không nhiễm bệnh và tạo được một số lượng lớn cây con trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc cấy mô phải được thực hiện thật nghiêm túc và tỉ mỉ theo đúng quy trình, phải có điều kiện về trang thiết bị đầy đủ, môi trường nhân tạo thích hợp, đặc biệt là điều kiện vô trùng phải được đảm bảo nghiêm ngặt, cần chú ý thêm, đối với các loài không phải là cây bản địa, phải được thuần hoá tại vùng mới chọn mẫu đem nuôi cây, có như vậy mới đảm bảo hiệu quả từ khâu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đến trồng ngoài vườn ươm.

2. Kỹ thuật nuôi ươm lan2.1. Thiết kế vườn

Nếu trồng lan kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt, thép ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắc chắn hay rào bằng lưới B40. Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với đường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Nếu trồng lan để chơi trên lan can,

14

Page 16: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông, mái tôn... xung quanh, cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thuỷ, nguyệt quế... để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh ánh nắng chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều.2.2. Chọn giống

Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya... đây là những loài ra hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch hên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giông bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Điều kiện môi trường nuôi cây mô phong lan với nhiệt độ 22 - 27°c, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5 - 5,7. Khử trùng mô bằng Stamer 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2 - 3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

2.3. Chuẩn bị giá thể và chậuCó thể dùng than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc làm giá thể để

trồng lan. Than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước 1 x 2 X 3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé

15

Page 17: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch phơi khô. vỏ dừa chặt khúc 1 X 2 X 3cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.

2.4. Kỹ thuật chuyển chậuNếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm

cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cây mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6 -7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám... Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mđi, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.

2.5. Chăm sóc lanLan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo

được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tô' quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

- Chiếu sáng: Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới

16

Page 18: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết.

Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng, lan Cattleya chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng. Lan con từ 0 - 12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12 - 18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ỏ phía Tây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bô" trí hàng theo hướng Bắc - Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhâ"t.

17

Page 19: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

- Phân bón: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) yà Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).

Thiếu đạm, cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng theo qui luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa. Thừa đạm, thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa.

Thiếu lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển màu xám đen, không ra hoa. Thừa lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu Kẽm, Sắt và Mangan.

Thiếu kali, cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau lan dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập

18

Page 20: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

nát. Thừa kali, thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn đến thiếu magiê và can xi.

Thiếu lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, sô' hoa giảm.

Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tô' hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.

Thiếu canxi, cây kém phất triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.

Thiếu kẽm, xuâ't hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, râ't khó ra hoa.

Thiếu đồng, xuâ't hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, sô'hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.

Thiếu sắt, các lá non chuyển úa vàng sau trở nên trắng nhợt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.

Thiếu manggan, úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuâ't hiện các đô'm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuông lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.

19

Page 21: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và giòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc sô" nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn.

Thiếu molypden, xuâ"t hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.

Thiếu clo, xuâ"t hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau chuyển màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.

Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng vđi thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.

Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các châ"t điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:

20

Page 22: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

- Lan mới trồng 0 - 6 tháng hoặc lan mđi ra chồi non sau cắt hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30 - 15 - 10) nồng độ 500 ppm (0,5 g/lít). Giai đoạn trước 3 tháng phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3 - 6 tháng định kỳ 7 ngàyAần.

- Lan mới trồng 6 - 1 2 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 ( 3 0 - 1 5 - 1 0 ) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít), định kỳ 7 ngày/lần.

- Lan mới trồng 12 - 18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 (10 - 30 - 20) nồng độ 3.000 ppm (3g/lít), định kỳ 7 ngày/lần. Giai đoạn này cần giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để năng mức độ chiếu sáng nhằm kích thích ra hoa.

- Khi vòi hoa xuất hiện: Phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15 - 20 - 25) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít) nhằm thúc hoa nở to, đẹp, giữ hoa lâu tàn.

- Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể trước khi nở hoa. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giông lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan

21

Page 23: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH5.6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

- Phòng trừ sâu bệnh: Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuôc chứa hoạt châ't Fenitrothion, Trichloríòn như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captaíòn, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.

3.6. Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch khi hoa đã nở hết từ dưới gần lên phía ngọn.

Sau khi thu hoạch hoa cắt cành cần cắt thân hoa lại một lần nữa (khoảng 1 - 1 , 5 cm) ngâm trong nước âm 38 - 44°c trong vòng 20 phút. Sau đó ngâm trong dung dịch giúp hoa

22

Page 24: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

tươi lâu khoảng 15 phút, rồi bọc lại bằng giây báo.

III . GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA LI LY1. Một sô' giống Lily đang trồng phể biến trên thế giổi

Có 4 nhóm Lily trồng lấy hoa cắt phổ biến là: Lai Á châu (Asiatic hybrids), lai Phương Đông (Oriengal hybrids), lai Lily Thơm (Longilorum hybriđs) và các loại hoa khác (Misce lancous).

2. Các giống Lily đang được ứa thích ở Việt Nam+ Giống Tiber: Hoa màu nâu hồng, lá to đầu tròn, số hoa

trên cành 3 -5 hoa, hoa to, cây cao vừa phải (80 - 90cm).+ Giông Siberia: Hoa màu trắng, lá to nhọn, số hoa

trên cành 4 = 5 hoa, hoa to, cây thấp (60 - 70cm).+ Giống Acapulco: Hoa hồng sẫm, lá to nhọn, số hoa

trên cành 3 - 5 hoa, hoa vừa, cây cao (90 - 120cm).+ Giống Sorbonne: Hoa màu hồng, lá nhỏ, số hoa trên

cành 6 - 7 hoa, hoa nhỏ, cây cao (90 - 120cm).

3. Nhân giống LILYCó thể nhân giống Lily bằng cách cắm vảy, tích củ, nuôi

cây mô, nhân bằng hạt, mầm hạt... Ở đây chúng tôi giới thiệu phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

3.1. Nhân giống bằng phương phấp nuôi cấy mô tế bào (Invitro)

Lily nhân bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác

23

Page 25: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

nếu nhân liên tục nhiều năm, virut tích luỹ lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho cây sinh trưởng yếu, hoa nhỏ. Để khắc phục nhược điểm trên người ta đã sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Cho đến nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã trở nên quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất củ Lily.

* Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.Hệ số nhân giống nhanh (Hệ số nhân giông bằng sinh

sản củ thường không quá 16 lần, nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô, sau 1 năm từ một bộ phận cây, được trên 2 vạn củ).

- Có thể tạo ra giống mđi: Nuôi cấy mô là phương pháp gây nhân giống ở bộ phận cơ quan của cây, mô v.à tế bào là những phần có độ biến dị lớn, dễ khống chế điều kiện nuôi, lợi dụng đặc điểm này có thể tạo ra giống mới.

Có thể tạo ra cây con sạch bệnh viêm: Đây là một nhân tô' quan trọng khắc phục sự thoái hoá ở Lily. Nhân bằng củ thì virut có thể truyền lan từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó bệnh ngày càng nặng, làm cho cây sinh trưởng yếu, hoa nhỏ, ít, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Nếu dùng phương pháp nuôi cây mô sẽ loại trừ được virut, tạo được cây con sạch bệnh.

Không bị hạn chế bởi thời tiết, hoàn toàn có thể khống chế các yếu tố trong phòng nuôi cấy, do đó có thể chủ

24

Page 26: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

động về giống.- Tiết kiệm đất, lao động và thời gian.v ề kỹ thuật: nuôi cấy mô Lily hiện nay ở các nước tiên

tiến đã khá hoàn thiện có thể đáp ứng được sô" lượng lớn cây giống sạch bệnh cho sản xuất. Ở Việt Nam phương pháp này còn mới, hiện chưa được áp dụng nhiều.

* Tóm tắt quy trình nuôi cây mô.+ Lấy mẫu: Các phần lấy để nuôi cây mô rất phong

phú từ củ, lá, nụ, cuống hoa... nhưng lấy phần non của đỉnh sinh trưởng tốt hơn cả. Vì chúng dễ lây, dễ khử trùng, thời gian mọc thành cây ngắn.

+ Khử trùng mẫu: Mầu được lấy ra ngâm vào nước sạch 15 phút rồi đưa lên tiêu độc ở tủ nuôi cấy. Ngâm mẫu vào cồn 700 trong 30 giây rồi khử trùng bằng hoá chât H2CI2 trong 20 phút.

+ Nuồi cấy trong phòng: Điều tiết môi trường nuôi cây nhiệt độ thích hợp là 20 - 24°c, ánh sáng từ 1.000 - 2.000 Lux, thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 10 - 12h, (các bước nuôi cấy mô giông như với loài thân thảo khác).

+ Đưa cây ra vườn ươm: Sau khi cây con ra rễ dài từ 0,7 - lcm, có thể lấy ra trồng. Khi mđi lấy từ bình nuôi cấy ra không nhất thiết phải tách thành từng cây một, đợi cho sau khi cây sống chắc chắn rồi mới tách riêng ra. Thời gian đầu chú ý đảm bảo nhiệt độ luôn mát mẻ (15 - 25°C).

25

Page 27: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Đối với giống quý hiếm, để đảm bảo tỷ lệ sống cao, thường sau khi lấy từ bình ra, người ta đặt trên giấy thấm nước, đợi cho rễ cây con ra nhiều lông hút mới rồi chuyển vào nơi tiêu độc để trồng trong vườn ươm.

Thông thường tỷ lệ sống của Lily nuôi cây mô hiện nay có thể đạt từ 80 - 100%.

4. Kỹ thuật trồng (Có thể trồng hoa trong chậu bằng giá thể, hoặc trồng thương mại trong nhà lưới, nhà kính).

- Chọn đất nền: Chất nền phải tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt. Sử dụng hỗn hợp đất phù sa (28%) + hỗn hợp xơ dừa, tro hâu (36%)+ phân (Phân chuồng hoai, phân vi sinh, phân supe lân) 36%.

- Chọn giông và củ giống: Dùng củ được bảo quản lạnh dài ngày; chọn củ to mập, không sâu bệnh, không trầy xước, chu vi củ từ 14cm trở lên, củ chưa nảy mầm.

- Xử lý củ và giá thể trồng:Xử lý củ: trước khi trồng vài ngày, cần ngâm củ

nhiễm bệnh vào nước nóng 50°c từ 20 - 60 phút. Hoặc .có thể ngâm củ vào dung dịch Viben c 1% trong 20 phút.

Xử lý đất: chọn đất mới, kiểm tra độ chua của đất để điều chỉnh cho phù hợp (pH thích hợp là: 6,5 - 7 ). Trước khi trồng dùng Nokaph để tiêu độc đất.

Khối lượng giá thể cần sử dụng cho 400 chậu: 3,5m3 gồm: Đất: lm3; Hỗn hợp xơ dừa, tro trấu: 1.25m3; Hỗn

26

Page 28: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

hợp phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, supe lân: 1.25m3.

- Cách trồng: Chọn chậu có đường kính 25cm, chiều cao 30cm, đáy đục lỗ để nước thoát dễ dàng, đường kính lỗ đáy không quá 3cm. Mỗi chậu trồng từ 3 - 5 củ. Đất hồng phải đủ độ ẩm không quá khô.

Trồng trong điều kiện trời mát (buổi sáng 6- 9h, buổi chiều 14h trở đi).

Trồng theo nhóm giống: Sorbonne: 70 ngày, Yelloween: 70 ngày, Hammer, Freya: 45 ngày.

Trồng củ phải đủ độ sâu 12 - 15cm, rễ củ phải được , lấp trong đất sau khi trồng. Trồng xong tưới nước đều và

ghi lại ngày trồng, số lượng củ theo từng giống.

5. Chăm sóca. Điều chỉnh nhiệt độ: Khi trời nóng, nhiệt độ bên

ngoài trên 20°c, cần chuyển chậu vào trong nhà lưới và hạ thấp nhiệt trong nhà, cách làm là: Che nắng; Quạt gió và hơi lạnh vào nhà; Phun hơi nước hạ nhiệt (cứ cách 30 - 60 phút phun 5 - 1 0 lần).

b. Bón phân: Để củ không bị thối, không nên bón quá nhiều phân lót vào chậu, nguồn phân bón của cây chủ yếu dựa vào bón thúc.

Cách bón: Khi cây nảy mầm cao 12-14cm thì phải bón phân ngay và chia làm nhiều đợt tưới, mỗi lần bón phân

27

Page 29: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

cách nhau 3-7 ngày, tuỳ vào tình trạng cây.Liều lượng tưới trung bình cho 400 chậu: Ca(N03)2

0,3kg/lần; Phân hoá xanh 15ml/ llít nước; Phân NPK 20- 20-15 lkg/lần; Urê 0,5 kg/lần; DAP1 kg/lần; Kali 1 kg/lần; H3BO3 oĩl kg; Phân qua lá 16-16-8 lQml/llít nước.

Các loại phân trên có thể sử dụng riêng lẻ, hoặc phối hợp sử dụng (DAP, Ure, Kali, phân qua lá, H3BO3) tuỳ theo tình trạng cây và thời tiết.

c. Tưới nước: Do trồng trong chậu, khi tưới nước dễ lọt qua, gây tốn thất lớn về nước nên phải thường xuyên bổ sung nước cho cây; có thể kết hợp giữa tưới và phun.

Lượng nước tưới tuỳ theo thời tiết, cấu trúc đất và giai đoạn sinh trưởng của cây, luôn đảm bảo đủ độ ẩm, không quá khô, nhưng cũng không quá ẩm ướt vì ảnh hưởng bất lợi về sự cung cấp 0 2 cho rễ.

d. Chăm sóc: Sau khi trồng lấp đất tối thiểu 8cm, song do quá trình tưới nước, đất xẹp xuông hoặc bị rửa trôi nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của rễ. Vì vậy, trong quá trình sinh trưởng cần bổ sung đất mặt và chú ý khi tưới dùng bơm áp lực nhỏ tưới từ từ để tránh phân trong chậu bị rửa trôi.

Ngoài ra, cần thường xuyên xáo xới, làm cỏ cho đất tơi thoáng. Nên thực hiện trước khi tưới nước. Thời ki cây còn nhỏ, cần xới nhẹ tránh đứt rễ, khi cây cao >60cm thì ngưng.

28

Page 30: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Diệt cỏ phải làm sđm, khi cỏ vừa mới nhú. Có thể làm bằng tay kết hợp dùng thuốc trừ cỏ.

6. Phòng trừ sâu bệnh6.1. Bệnh do nấm

+ Bệnh khô lá: tiêu huỷ tàn dư bệnh, thông gió, thay đổi không khí. Phun Boodo 1%, hoặc Daconil 75WP (20ml/l bình 10 lít nước), Champion 77WP (20ml/l bình 10 lít nước).

+ Bệnh mốc tro: phòng trừ bệnh, có thể dùng một trong các loại thuôc sau: Rovral 50WP (10 - 20g/bình lOlít); Score 250EC (5 -lOml/bình lOlít), Acrylic acid 4% + carvaro 11%.

+ Đốm nâu: Phòng trừ: không trồng với mật độ quá dày, tạo điều kiện cho vườn trồng thông thoáng.

Khi bệnh xuất hiện, có thể dùng thay đổi các loại thuốc sau: Champion 75WP (20g/bìnhl01ít), Kocide 61,4 OF (10 - 20 g/bình lOlít).

+ Thối rễ, củ: Thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, đất ẩm, nhiệt độ thấp (18 - 25°C) hoặc thời tiết nóng lạnh thất thường. Bệnh cũng phá hại nặng trên ruộng trũng, ứ đọng nước, đất thịt nặng chặt bí, dễ đóng váng sau khi mưa.

Nguồn bệnh tàn dư trong đất và sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng.

29

Page 31: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

- Biện pháp phòng trừ:+ Chọn củ không bị bệnh, không bị trầy xước, nên xử

lý củ trước khi trồng. Khi bệnh mới phát sinh dùng Viben c pha loãng 200 - 400 lần tưới vào gốc.

+ Dùng một trong các loại thuốc sau: Vicarben - s 75 BNT (25g/bình 10 lít), Rhidomil MZ 72 WP (25 - 30g/bình 10 lít), Score 250EC (8 - lOml/bình 10 lít).

+ Bệnh thán thư: phòng trừ bằng cách chọn củ sạch để trồng, tránh để củ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, trước khi trồng nên xử lý đất và củ giống kỹ.6.2. Bệnh tuyến trùng

Phòng trừ bằng thuốc: Sincosin 0,56 SL (5 - lOml/bình lOlít), phun lên cây và quanh gốc cây.6.3. Bệnh do vi khuẩn

Khi phát hiện bệnh, phun Penicilin 100 - 500 UI, Kasumin 2L (lOml/bình 10 lít nước) hoặc Validacin, Phytobacteriomixin.6.4. Bệnh do virus

Chưa có biện pháp chữa trị hiệu quả, áp dụng các b iện . pháp sau để phòng là chính:

- Chọn củ giống sạch bệnh.- Diệt côn trùng và môi giới truyền bệnh.- Khi phát hiện thấy cây bị bệnh, phải đào bỏ cả rễ,

phơi khô, đốt...

30

Page 32: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

6.5. Rệp bôngPhòng trừ: làm sạch cỏ, cắt bỏ lá, thân bị hại rồi đốt

bỏ, phun thuốc. Dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Pegasus 500SC (7 - lOml/bình lOlít nước), Supracide 40 ND, (10 - 20ml/bình lOlít nước).

6.6. Bọ nhảyPhòng trừ: Succes 25 s c (1 0 -2 0 ml/bình lOlít nước),

Subatox 75 EC (17 - 20ml/bình 10 lít nước), Visber 25 ND (15 - 20 ml/bình lOlít nước).6.7. Nhện

Phòng trừ: xử lý củ trước khi trồng, dùng thuốc tưới vào đất hoặc phun: Kelthan 18,5EC (10 - 15ml/bình 10 lít nước), Mitac 20% (pha loãng 0,1 - 0,2%), Alfamite 15EC (6 - lOml/bình 10 lít nước).6.8. D ế Châu Phi

Sử dụng phân đã hoại, phun thuốc diệt trừ hoặc rắc thuốc bột vào đất ngay sau khi trồng.

Có thể dùng: BB-Tigi 5H, Basudin 10G (0.3kg/200 chậu), rắc lên chậu; Politrin P440 EC (.10 - 15ml/bình 10 lit nước), phun lên cây và xung quanh gốc.

7. Thu hoạch.Đối với cây có 2 - 3 nụ: có ít nhất 01 nụ chuyển màu

và căng ra.Đối vđi cây có 4 - 5 nụ: có ít nhất 02 nụ chuyển màu.

31

Page 33: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Đối với cây có từ 6 nụ: có ít nhất 03 nụ chuyển màu.

IV . TRỒNG HOA LOA KÈNHoa loa kèn hay còn gọi là Huệ Tây là tên gọi chung

cho các loài hoa thuộc họ Liliaceae (cũng có sách ghi là họ Hành Tỏi). Tuy nhiên phần lớn các hoa thuộc họ này có một đặc điểm chung là hoa loe ra nhìn như cái kèn, nên được gọi là hoa Loa Kèn - tên đặt theo hình dáng bông hoa... Hoa loa kèn là một loài thực vật có hoa vđi tên khoa học Lilium longiýlorum Thunb. (họ Liliaceae). Loài cây này xuất xứ từ Nhật Bản và đảo Ryukyu nhưng được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu từ thế kỷ 20 với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên đến nay thì loa kèn màu trắng là còn tồn tại và được ưa chuông nhất. Hoa loa kèn du nhập vào nước ta cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng)... Huệ tây được trồng đầu tiên tại Đà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của loa kèn, sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác. Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet... thì hoa loa kèn được người tiêu dùng ưa chuông hơn cả. Nhât là vđi Hà Nội, hoa loa kèn được coi là một thứ hoa sang họng, quyền quý... một thứ gì đó trong sáng, nhẹ nhàng đặc trưng của Hà Nội mỗi khi tháng tư về.

Một cành hoa thường có từ 1 đến 3 hoa. Lá hoa dày

32

Page 34: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

màu xanh hơi vàng, thân hoa là củ nằm dưới đất cành lá ở phần trên mặt đất. Cành hoa tương đối cứng nên ít bị đổ gãy. Hoa loa kèn nở vào dịp cuối xuân đầu hạ tức là vào khoảng tháng tư và chỉ nở rộ trong nửa tháng.

Để tìm ra một số giống loa kèn có triển vọng, phù hợp vđi điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam, từ năm 2005 Viện nghiên cứu Rau quả đã tiến hành nhập nội và trồng khảo nghiệm 3 giống loa kèn ở Gia Lâm - Hà Nội. Kết quả đã lựa chọn được giống loa kèn Raizan có các líu điểm: sinh trưởng, phát triển tốt, chịu nhiệt, có thể trồng quanh năm, năng suất, chất lượng hoa cao. Chiều cao cây của giống loa kèn Raizan là 135,4cm, thời gian sinh trưởng 128,7 ngày, số hoa/cây đạt 4,8 hoa... Hiệu quả kinh tế của giông loa kèn này cũng cao hơn 1,5-2 lần so vđi các giống khác. Giống hoa loa kèn này đang được tiếp tục được thử nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.

1. Kỹ thuật làm đất: Đất được cày bừa kỹ, sau đó lên luống. Luông rộng l-l,2m, cao 25 -30 cm, mặt luống rộng 0,8-1,Om, rãnh luông rộng 30-40cm.

Dùng phân chuồng hoai mục để bón lót. Liều lượng bón: 1-1,5 tấn phân chuồng + 30 kg phân supe lân/1 sào Bắc bộ.

2. Chọn củ giống và m ật độ trồng:2.1. Chọn củ giôhg: Trước khi trồng, chọn những củ có

33

Page 35: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

kích thước tương đương nhau để trồng cùng 1 luống. Củ giống không bị trầy xước, đã qua xử lý nảy mầm.

Dùng Daconil 25g pha trong 8 lít nước, ngâm củ giống trong khoảng thời gian từ 10-15 phút, sau đó vớt ra để ráo nước mới tiến hành trồng.

2.2. Mật độ và khoảng cách trồng: Ở điều kiện thâm canh c ó thể trồng v ớ i khoảng cách 12 X 20cm, tương đương v ớ i mật độ 8.500-9.000củ/sào Bắc bộ.3. Kỹ thuật trồng: Rạch rãnh ngang trên mặt luống, sâu 5-10 cm, sau đó đặt củ vào rãnh, lấp đất lên củ từ 4-5 cm (tính từ mặt củ) và tưới đẫm nước.4. Kỹ thuật tưới nưđc: Tuần đầu tiên sau trồng cần tưới đẫm nước để củ không bị khô và rễ hút được nước, sau đó tưới nước vừa phải để tránh thối củ. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra ruộng trồng loa kèn để tiến hành tưới giữ ẩm cho cây loa kèn kịp thời. Tránh để ruộng loa kèn ngập nước, gây thối củ kèn hay ruộng quá khô cây sinh trưởng phát triển kém.5. Kỹ thuật bón phân

Sau trồng 20 - 25 ngày tiến hành tưới NPK, liều lượng 10 - 15kg/lsào bắc bộ.

Sau trồng 4 tuần tiến hành vun NPK, liều lượng 50kg/lsào bắc bộ. Rắc đều NPK trên mặt luông, bón xong tiến hành tưới ngay.

34

Page 36: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Sau đó tưới hỗn hợp phân đầu trâu + NPK định kỳ 1 tuần 1 lần kết hợp phun phân bón lá, đến khi nụ có gân trắng thì dừng tưới, phun dinh dưỡng.

Ngoài ra, có thể sử dụng thêm nước phân hữu cơ tổng 'hợp đã được ngâm ủ để tưới bổ sung, có thể hòa tưới sau khi bón thúc phân vô cơ.

Căng lưới đỡ cây và thường xuyên làm cỏ xới xáo, vun cao cho cây khỏi đổ. Có thể dùng lưđi đan sẩn kích thước 20 X 20cm căng sẩn ưên mặt luống sau khi trồng, sau đó nâng dần lên hoặc khi cây cao khoảng 30-50cm tiến hành làm giàn đỡ cây.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại:Tiến hành phun phòng bệnh (bệnh nấm, đốm vòng,

phấn trắng...) định kỳ 1 tuần 1 lần bằng thuốc Daconil, Ridomilgold, CuS04.

6.1. Sâu hại* Rệp: chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông.-Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn

queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, thường gây hại nặng ở vụ Xuân hè và Đông xuân.

-Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình lOlít, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 - 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25 - 30 g/ha.

35

Page 37: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

* Sâu đục rễ, củ:- Triệu chứng: Sâu ký sinh mặt ngoài rễ, củ, hút dịch

rễ, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây làm lá vàng, nghiêm trọng hơn là làm cho cây chết khô, tác hại chủ yếu vào lúc cây đang sinh trưởng và thời kỳ cất trữ củ.

- Phòng trừ: Cải tạo độ chua đất, không bón quá nhiều phân đạm; Dùng thuốc phòng trừ: Basudin rắc vào đất lkg/ sào Bắc bộ.

* Sâu hại bộ cánh vẩy (Sâu khoang, xanh, sâu xám):-Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp

biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non.

-Phòng trừ: bắt thủ công bằng tay, sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 -15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 sc liều lượng 7 - 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC liều lượng 8 - 10 ml/bình 8 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng lg/bình 8 lít...

6.2. Bệnh hại* Bệnh phấn trắng:-Triệu chứng: v ế t bệnh dạng bột phấn màu trắng

xám, gây hại trên lá là chủ yếu. Khi bệnh nặng có thể làm thối nụ, hoa không nỏ được.

-Phòng trừ: Sử dụng Anvil 5 sc liều lượng 10 - 15

36

Page 38: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

ml/bình 10 lít hoặc Score 250 ND liều lượng 5 - 1 0 ml/bình 10 lít, Boocdo (Đồng sunphat), Ridomin, Score 250EC liều lượng 0,3-0,51ít/ha...

* Bệnh đốm vòng:-Triệu chứng: v ế t bệnh thường xuất hiện từ mép lá,

màu xám nâu hoặc xám đen hình tròn hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng, sau đó vết bệnh lan vào trong phiến lá làm lá thối đen và rụng.

-Phòng trừ: Vặt bỏ lá bị bệnh, sử dụng Score 250 ND liều lượng 5 - 1 0 ml/bình 10 lít, Daconil BTN50% nồng độ 12-25g/bình 10 lít...

* Héo vi khuẩn:-Triệu chứng: Thường làm thối rễ, cây héo từ lá gốc

đến lá ngọn.-Phòng trừ: Dùng biện pháp luân canh, nhổ bỏ cây

bệnh, vệ sinh vườn, phòng trừ môi giới truyền bệnh.* Bệnh sinh lý:-Triệu chứng: Ngoài các bênh truyền nhiễm, cây loa

kèn còn bị bệnh sinh lý (không truyền nhiễm) gây hiện tượng vàng lá, héo ngọn, cây sinh trưởng kém hoặc chết.

-Phòng trừ: cần điều chỉnh việc bón phân và tưới nước hợp lý.

Nhìn chung đối với các loại nấm gây hại, để đề phòng

37

Page 39: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

bệnh ngay từ ban đầu, sau trồng nên phun Champion 50 g/ioiít hoặc Zineb 20 - 50g/101ít, định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần vừa giảm tỷ lệ cây nhiễm bệnh vừa kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây.

V. SẢN XUẤT VÀ NHÂN GIỐNG HOA LAYƠNĐối với hoa Layơn, nguồn vật liệu ban đầu để sản

xuất hoa thương phẩm là củ giống. Chất lượng củ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoa sau này. Vì vậy, công tác chọn lọc sản xuất và nhân nhanh củ giống Layơn là việc làm vô cùng quan trọng.

- Điều kiện nhân giống: Củ Lay ơn sinh sản tốt ở những vùng có khí hậu mát mẻ, thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ chênh lệch ngày, đêm lớn. Ở những vùng này củ Layơn phát dục nhanh, sinh trưởng tốt là cơ sở cho năng suâ't và chất lượng hoa cũng như chất lượng củ cao. Qua kết quả nghiên cứu ở những vùng như: Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mộc Châu là những vùng có điều kiện khí hậu rất thích hợp để nhân giống Layơn.

1. Phương pháp nhân giếng hoa layơnHoa layơn, nguồn vật liệu ban đầu để sản xuất hoa

thương phẩm là củ giống. Chất lượng củ giông đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoa sau này. Vì vậy công tác chọn lọc sản xuất và nhân nhanh củ giống layơn là vô cùng quan trọng.

38

Page 40: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Điều kiện nhân giống: củ layơn sinh sản tốt ở những vùng có khí hậu mát mẻ, thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lớn. Ở những vùng này củ layơn phát dục nhanh, sinh trưởng tốt là cơ sở cho năng suất và chất lượng hoa cũng như chất lượng củ cao. Theo kết quả nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu hoa cây cảnh (Viện Nghiên cứu rau quả) cho thấy ở Việt Nam những vùng đất như: SaPa, Mộc Châu, Tam Đảo, Đà Lạt là nơi có điều kiện khí hậu rất thích hợp để nhân giống hoa layơn.

1.1. Nhân giống hữu tính (nhân giống bằng hạt)Layơn là loại cây giao phấn (một sô" ít tự thụ phân),

nếu để tự nhiên một số quả sẽ kết hạt. Khi thấy màu sắc quả chuyển sang màu vàng khô, ta hái đem về bóc lấy hạt, phơi 1 -2 nắng nhẹ để hạt khô đồng đều. Bảo quản hạt trong vòng 3 - 4 tháng, sau đó đem gieo. Hạt gieo sẽ cho ra loại củ nhỏ, dùng củ nhỏ đem trồng sẽ được củ nhỡ, tiếp tục đem trồng sẽ được củ to và sau đó sẽ thu hoa. Như vậy từ khi gieo hạt đến lúc có hoa phải qua 3- 4 thế hệ kế tiếp.

Chính vì do giao phấn nên phương pháp này cây con thường không giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ. Do vậy trong sản xuất hoa thương phẩm rất ít sử dụng, mà chỉ sử dụng nhân giống bằng hạt phục vụ công tác lai tạo giống mới, hoặc phục tráng giống.

39

Page 41: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

1.2. Nhân giống vô tínhĐây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong sản

xuất hoa thương phẩm. Có hai phương pháp nhân giông vô tính là: phương pháp nhân giống bằng sự sinh sản củ (từ củ giông mẹ ban đầu) và phương pháp nuôi cây mô tếbào(INVITRO).

a. Phương pháp nhân giống bằng sinh sản củCủ Lay ơn được chia làm 3 loại củ: củ lớn, củ nhỡ và

củ nhỏ.+ Củ lđn: đường kính từ 3,5 - 4,5cm, trồng để lấy hoa.

Củ lổn khi trồng sinh ra hai loại củ khác là: củ nhỡ đường kính từ 1,5 - 2,5cm và củ nhỏ đường kính từ 0 8 - l,0cm. Củ lớn đã cho hoa sau 2 - 3 vụ trồng dễ bị thối, hỏng, số lượng củ nhỡ, nhỏ do củ lớn sinh ra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giông và điều kiện chăm bón.

+ Củ nhỡ: đường kính từ l,5-2,5cm, khi trồng nếu trong điều kiện chăm bón tốt cũng cho hoa nhưng số lượng hoa ít, hoa nhỏ.

+ Củ nhỏ: thường có đường kính từ 0,8 - l,0cm. Củ này khi trồng không cho hoa, mà sẽ sinh ra củ nhỡ và loại củ nhỏ khác, số lượng củ nhỡ, củ nhỏ sinh ra tuỳ thuộc vào giống và điều kiện chăm bón.

Dựa vào sự phân chia trên, muốn có hoa thương phẩm ngay thì phải trồng loại củ lớn. Sau khi thu hoạch hoa cần

40

Page 42: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

để chừa lại mỗi cây từ 2 - 3 lá, tiếp tục chăm sóc (tưới nước, làm cỏ, bón thúc). Sau 40 - 45 ngày lá chuyển màu vàng tiến hành thu hoạch.

Chú ý: tníđc thu hoạch 10 - 15 ngày ngừng tưới nước. Chọn ngày nắng ráo để thu. Mỗi cây sẽ thu được 1 củ lđn, 4 - 5 củ nhỡ, 10 - 30 củ nhỏ. Thu hoạch xong phân loại củ, để nơi khô ráo, thoáng mát và tiến hành bảo quản củ giống. Củ được bảo quản trên những giàn tre (giông giàn bảo quản khoai tây), trong các khay gỗ hoặc sàng loại to. Một số giống cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3 - 4°c, ẩm độ 75 - 80% trong vòng 2 tháng. Đối vđi loại củ nhỡ phải trồng qua 1 vụ, củ nhỏ trồng qua 2 vụ để phát triển thành củ lớn, từ củ lđn đó trồng để lấy hoa thương phẩm.

Ghi chú: củ lớn GI (được sinh ra từ củ lđn Go), có thể trồng ở thế hệ thứ 2, nhưng chất lượng hoa kém hơn.

b. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Invitro)

Layơn nhân bằng cử có hệ số nhân giống thấp. Mặt khác, nếu nhân liên tục nhiều năm, virut tích luỹ lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho cây sinh trưởng yếu, hoa nhỏ. Để khắc phục nhược điểm trên người ta đã sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Cho đến nay kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã trở nên quen

41

Page 43: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất củ Layơn.

Sơ đồ: Tóm tắt quy trình nhân nhanh hoa Layơn bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.

Đối với giống quý hiếm, để đảm bảo tỷ lệ sống cao, thường sau khi lấy từ bình ra, người ta đặt trên giấy thấm nước. Đợi cho rễ cây con ra nhiều lông hút mđi rồi

42

Page 44: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

chuyển vào nơi tiêu độc để trồng trong vườn ươm.Thông thường tỷ lệ sông của Layơn nuôi cấy mô hiện

nay có thể đạt từ 80 - 100%.

c. Nhân giống bằng cách cắt củ (tách chồi)Khi thiếu củ giống hoặc là những giống quý hiếm cần

tăng nhanh hệ số nhân, có thể dùng cách tách mầm củ. Thông thường củ ở thân mẹ hoặc thân chính sau khi hồng dưới đất không phải mắt nào cùng phát triển thành cây, mặc dù đều có thể nảy mầm, thường là do các mầm chen chúc nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng. Bằng cách cắt củ (tách thành từng mầm riêng) thì các mắt đều có thể phát triển thành cây, như vậy vừa tăng được hệ số nhân, vừa đảm bảo được chất lượng cây. Các bước tiến hành như sau:

- Bóc bỏ vỏ của củ cho lộ các mắt ra, sau đó căn cứ vào độ lớn của củ, số lượng mắt để xác định mức độ cắt.

Căn cứ vào sự sắp xếp của mắt để cắt ngang, mỗi miếng đều phải đảm bảo có 1 - 2 mắt và một số mầm rễ. Sau khi cắt ngâm vào dung dịch KMn04 0,5% trong 20 phút hoặc dùng tro bột than củi bôi vào vết cắt để chống thối rồi đem trồng.

Miếng cắt nếu có trên 2 mắt thì cần phải chia ra mắt to, nhỏ. Mắt nhỏ thường không mọc ra được hoặc có mọc ra cây cũng yếu, vì vậy khi hồng phải đặt nghiêng để cho mầm nhỏ lên trên, làm như vậy mầm to, mầm nhỏ cùng

43

Page 45: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

mọc. Mức độ trồng nông, sâu tuỳ thuộc vào độ lớn của miếng cắt, cắt to thì trồng sâu, cắt nhỏ thì trồng nông.

d. Kỹ thuật gieo trồng cử nhỏ và củ nhỡCủ nhỏ và củ nhỡ đều đưa ra gieo trồng để gây giống.Thời vụ gieo, trồng. Vụ gieo trồng chính ở miền Bắc

là tháng 10-11 dương lịch (tháng 9 - 1 0 âm lịch). Ngoài ra cũng có thể trồng vào mùa Thu hoặc mùa Xuân.

Chọn, xử lý đất: giống như phần trồng hoa thương phẩm.+ Gieo củ nhỏ:Lên luống: cao 15 - 20cm, mặt luống rộng 1,0 - l,2m,

bón lót 30 tấn phân chuồng hoai mục/ha kết hợp với mùn rác (10 tấn/ha). Củ nhỏ đem gieo là củ đã được bảo quản sau 4 - 5 tháng và đã long vỏ. Kiểm tra củ long vỏ bằng cách cầm củ lắc. Ngâm củ trong nước sạch 1 ngày 1 đêm hoặc có thể ngâm trong nước ấm 50°c trong 12 giờ để mầm củ mọc đều hơn.

- Khoảng cách gieo: củ cách củ 2 - 3cm, gieo xong lấp đất dày 3 - 4cm. Tưới đậm hàng ngày (tưới theo kiểu phun mưa). Sau 7 - 1 0 ngày cây mọc đều giảm lượng nước tưới.

Chăm sóc, bón phân: trong quá trình chăm sóc cần nhặt cỏ kịp thời (tránh cỏ ăn tranh phần dinh dưỡng cây, lấn át cây vì cây con rất nhỏ). Trong 3 tháng đầu tiến hành bón thúc (mỗi lần bón cách nhau 1 tháng, bón khi

44

Page 46: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

cây mọc được 20 - 25 ngày), phân bón được hoà vào nước để tưới.

Lượng phân bón: (300kg đạm ure + 500kg lân super + 400kg kali clorua) cho lha.

Lần 1: 1/2 đạm + 1/3 lân + 1/4 kali.Lần 2: 1/4 đạm + 1/3 lân + 1/2 kali.Lần 3:1/4 đạm + 1 / 3 lân + 1/4 kaliSau gieo 5-6 tháng khi lá chuyển màu vàng tiến hành

thu hoạch củ.Phòng trừ sâu bệnh: (trình bày ở phần thứ tám).+ Trồng củ nhỡ: Cách làm đất, lên luống giống như củ

nhỏ. Khoảng cách trồng củ cách củ 3 - 5cm, trồng xong lấp đất dày 5cm.

Tưới nước, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, giống như với củ nhỏ.

Chú ý : riêng phân bón lót cho củ nhỡ giống như với củ . nhỏ nhưng cần tăng thêm lượng kali và mùn rác.

2. Kỹ thuật trổng layơn thương phẩm2.1. Trồng trong chậu

Mục đích trồng trong chậu là để trưng bày giống, bảo tồn giống quý hiếm, hoặc để tạo giống mới. Với các giống mà nguồn giống ít ỏi trồng trong chậu tiện cho việc chăm sóc, bảo quản để nhân ra diện rộng.

45

Page 47: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Trồng trong chậu tiện di chuyển, có thể để ngoài trời, để trong nhà đảm bảo thỏa mãn nhiệt độ, ánh sáng và có thể trồng quanh năm.

Với mục đích để thưởng ngoạn thì trước hết phải chọn giống thấp cây để tránh bị đổ gẫy, có tỷ lệ cân đối thích hợp giữa cây và chậu, đồng thời phải chú trọng giông hoa đẹp, cứng cây, thời gian nở hoa dài.

a. Yêu cầu giá thể trồngDo trồng trong chậu, đất có hạn, không gian hẹp nên

giá thể trồng phải được phối trộn với tiêu chuẩn cao, cụ thể là: Dinh dưỡng đầy đủ và phong phú: Yêu cầu dinh dưỡng của hoa Layơn khá phức tạp, ở các thời kỳ khác nhau lại có nhu cầu khác nhau. Trước hết là phối trộn 3 thành phần: đạm, lân, kali theo tỷ lệ 2:2:3 và phải cho thêm các nguyên tố vi lượng, hàm lượng các chất hữu cơ trong chậu cao hơn đất ngoài ruộng..

+ Đất trộn cần phải thông thoáng: tơi xốp, giữ nước, giữ phân tốt, thích hợp nhất là đất thịt pha cát.

+ Có độ chua thích hợp: đất hơi chua hoặc trung tính (có độ PH từ 6 - 7).

Các loại giá thể thường dùng là: Đất vườn: lây lớp đất mặt của lớp đất trồng rau màu, trồng cây ăn quả hoặc trồng lúa, đất thịt nhẹ, giàu mùn, có kết câu viên làm đất nền, nhưng không sử dụng đơn độc đất nền này để trồng

46

Page 48: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Layơn để tránh bị kết váng, sau khi tưới nước dễ bị bở. Ớ miền Bắc đất thường có tính kiềm, ỏ miền Nam thường bị chua nên phải trộn với các loại phần chuồng, tro, trấu.

Đất phù sa mới: đất phù sa mới thường ít chất hữu cơ và tạp chất khác nên tương đối sạch và có phản ứng trung tính. Trộn chúng với đất để trồng Layơn sẽ tăng khả năng thoát nước của đất.

Đất mùn: ủ lá cây rụng với đất theo tỷ lệ lá/đất là % thành từng lđp một rồi tưới đẫm nước, ủ qua mùa Đông. Đến vụ hè dỡ đông ủ, gặp không khí chất mùn sẽ tạo thành lớp đất mùn. Lấy loại mùn này sàng bỏ cành khô là có thể dùng được.

b. Tỷ lệ phối trộn giá thểBảng 2: Một số công thức pha trộn giá thể trồng Layơn

trong chậustt Tỷ lệ phô i t r ộ n các loạ i g iá th ể (% )

1 Đ ất m ùn 40, đấ t vườn 20, tro 20, phân gà lợn 20

2 Đ ất m ùn 50, c á t sông 30, phân gà lợn 20

3 Đ ất vườn 50, bọ t đá nhẹ 20, khô dầu (đậu tương, l ạ c ) 30

4 Đ ất m ùn 80, cá t m ặt 20

c. Kỹ thuật trồngChọn chậu căn cứ vào nguyên liệu có thể chia ra:Chậu đất nung: là loại chậu dùng phổ biến, rẻ tiền,

thoáng khí nhưng không đẹp.

47

Page 49: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Chậu sành: là chậu có mặt nhấn bóng hơn, bền chắc nhưng thâm nước kém.

Chậu sứ: là chậu đẹp nhưhg ít không khí, thấm nước kém.Chậu men: rất đẹp thường được lồng ngoài chậu khác

để tăng giá trị thẩm mỹ của cả chậu layơn.Xét về mức độ thích hợp trồng layơn thì chậu đất nung

là tốt nhất, chậu có đường kính từ 26-30cm, miệng chậu rộng 26cm, trồng 3 củ là vừa.

d. Chuẩn bị chậu trồng:+ Chậu mđi trưổc khi trồng cần ngâm vào nước 1 ngày

đêm, rửa sạch hong khô, nếu trong chậu có bám chất trắng là muối kiềm thì phải ngâm rửa nhiều lần để rửa hết chất kiềm.

Chậu cũ: nếu dùng chậu cũ thì phải sát khuẩn tiêu độc, bằng cách phơi ra nắng gắt, rửa sạch trong và ngoài, nếu cần thì phải phun thuốc tiêu độc.

Lót đáy chậu: Lót đáy chậu bằng sỏi, gạch, để thoát nước từ từ nhưhg không được bịt kín lỗ đáy chậu.

Vào đất: cho đất vào chậu dày khoảng 3cm, sau đó rắc đều 0,lkg NPK tổng hợp rồi lại tiếp tục cho thêm 1/3 đất vào chậu. Đặt củ vào và lấp kín đất, cách miệng chậu 2cm. Dùng thùng tưới, tưới một lượt nước rồi lấy nilon đậy miệng chậu giữ ẩm.

e. Chăm sóc sau trồng:

48

Page 50: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Sau khi cây mọc khỏi mặt đất đều dỡ bỏ nilon, nếu thây đất khô thì tưới. Sau 1 tháng bón thúc lân, kali vừa bón vào đất vừa phun lên lá. V2 tháng tưới 1 lần và ngừng bón trước khi thu củ 1 tháng. Trong quá trình chăm sóc, phải chú ý nhặt cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại. Nếu cây tốt quá có thể bị đổ thì phải dùng cọc buộc giữ cây. Nếu để thu củ thì sau khi hoa nở hết cắt bỏ hoa cho củ tiếp tục phát triển.

2.2. Trồng ngoài ruộnga. Chuẩn bị đất trồng

Chọn đất: môi trường xung quanh ruộng trồng Layơn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát dục của cây, nên khi chọn đất trồng phải chú ý mấy điểm sau:

Địa thế phải bằng phẳng, thông thoáng, gần nguồn nước, tưới tiêu thuận lợi, gần đường giao thông.

Xung quanh thông thoáng, không có vật che ánh sáng.- Tránh những vùng có khí Clo, Flo gây ô nhiễm.Tuy Layơn không kén đất nhưhg tốt nhất là đất thịt

nhẹ, tơi xốp và chú ý tránh xa đất trồng đậu nhằm đề phòng rệp truyền virut.

Layơn rất kỵ trồng gốí, trồng hên tục nhiều vụ. Nếu trồng gối vụ, sẽ nhanh dẫn đến thoái hoá củ, củ nhỏ, hoa ít và bé, chất lượng thấp. Trong trường hợp phải trồng hên tục 2 vụ thì nhất thiết phải tiêu độc đất, hoặc thay đất

49

Page 51: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

khác nhưng như vậy sẽ tăng giá thành sản xuất. Cây trồng trước tốt nhất là cây họ hòa thảo hoặc lúa nước, không nên là đất trồng cây họ bách hợp như hành, tỏi, kiệu.

- Thiết kế ruộng: Nguyên tắc thiết kế ruộng là: căn cứ vào địa thế, địa hình, tiện cho trồng trọt chăm sóc và căn cứ vào mục đích trồng (trồng trình diễn, trồng thí nghiệm hoặc trồng kinh doanh...).

- Xử lý tiêu độc đất: Layơn nên trồng đất mới hoặc đất đã luân canh cây khác 1 vụ trở lên. Nếu do thiếu đất phải hồng liên tục 2 vụ thì phải xử lý tiêu độc đất để diệt trứng, sâu non, côn trùng và mầm bệnh. Có thể tiêu độc bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp vật lý.

Tiêu độc bằng hóa chất có mấy cách Sau:+ Dùng Brômua methyl, mỗi ha dùng lOOkg thuốc rắc

đều vào ruộng rồi dùng nilon phủ lên trên, làm như vậy có thể diệt được nấm bệnh thối khô, liên cầu khuẩn, tuyến trùng, trứng sâu, nhộng trong đất.

Dùng bột diclorua prophen (C3H7CI2) 20% tiêu độc, lha dùng 200kg, sau khi rắc thuốc dùng nilon phủ kín trong 2 tuần, sau đó mới trồng.

Dùng cloruacoban. Đây là loại thuốc xông hơi rất độc có thể diệt sâu, diệt chuột, vi khuẩn, tuyến trùng. Trên lm2đất khoan 25 lỗ sâu 20cm, các lỗ cách nhau 20cm, mỗi lỗ đổ vào 50ml thuốc sau đó lấp đất chặt và tưới nước để

50

Page 52: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

làm giảm sự bốc hơi của thuốc. Nhiệt độ không khí 20°c - 25°c duy trì 10 ngày, sau đó cày bừa đất nhiều lần để cho thuốc phát tán hết, không gây hại cho rễ.

+ Tiêu độc bằng phương pháp vật lý có hai cách:Đốt lửa: Rải chất đốt lên mặt ruộng rồi đốt. Phương

pháp này có tác dụng tốt với các loại bệnh và sâu.Tiêu độc bằng xông hơi: Dùng máy xông hơi lưu

huỳnh vào khu ruộng định trồng (áp dụng trồng trong nhà lưới). Cách này có ưu điểm là thời gian tiêu độc ngắn, không hại vđi cây xung quanh, ngoài ra còn có tác dụng làm cho các chất khó tan trở nên dễ tan, cải thiện kết câu vật lý đất. Nhược điểm là đầu tư vào lò di động cao, thời gian sử dụng ngắn, tiêu hao năng lượng nhiều, có thể trở ngại tới quá trình sinh trưởng của cây. Vì vậy, thường chỉ được sử dụng với diện tích nhỏ, nơi gần nhà ấm cố thiết, bị làm nóng sẩn.

3. Chọn giếng trồngTuỳ mục đích sử dụng mà chọn giông khác nhau.Giông dùng làm hóa cắt: chủ yếu lựa chọn màu sắc

hình dạng và thời gian ra hoa. Với các nước, các vùng, các dân tộc có phong tục ưa thích khác nhau nên phải chọn màu sắc phù hợp với từng vùng. Người Hồi ghét màu trắng, Trung Quốc, Đài Loan và khu vực Đông Nam Á thích màu đỏ tươi. Việt Nam trong một sô" trường hợp

51

Page 53: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

cần hoa trắng thuần khiết. Vì vậy, cần phải chọn màu tuỳ theo sở thích của thị trường từng nơi. Ngoài ra, còn phải chú ý chọn hoa mập, nhiều hoa, cuông hoa dài, cành hoa to... đó là những chỉ tiêu chất lượng hoa.

Hiện nay Layơn ở Việt Nam có một số màu phổ biến: đỏ, phấn hồng, sen, tím, vàng, trắng và tạp sắc... Nếu trồng nhiều giống nên bô" trí tỷ lệ giữa các phổ màu là: màu đỏ 30%, các loại khác mỗi loại khoảng 10% -15% là vừa. Chọn giống hoa có sắc hoa tươi, hoa tự dài và cần có tỷ lệ nhất định, hoa nở sớm, hoa nở muộn để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Giống để làm lẩng hoa: chia làm 2 loại.+ Loại chỉ dùng Layơn làm lẵng.+ Loại thảm gồm nhiều chủng loại hoa.Với loại thứ nhất thì cần chọn giống có màu sắc, độ

cao khác nhau để bó hoa phôi hợp hài hoà. Loại thứ 2 cần lựa chọn giống có màu sắc, độ cao hài hoà với các loại hoa khác.

Giống để nghiên cứu, thí nghiệm: cần phải chọn giống chuẩn có độ thuần cao.

* Chọn và xử lý tiêu độc củ giống: cần phải phân loại củ theo từng cấp số, mỗi cấp củ cần trồng riêng 1 khu, loại bỏ củ bị bệnh, bị sứt sẹo và củ lẫn giông. Màu sắc của mỗi củ của cùng một giống về cơ bản giống nhau, vì

52

Page 54: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

vậy chọn kỹ sẽ nâng cao được độ thuần của giống.Sau khi lựa chọn được củ tốt, cần phải xử lý, trước hết

ngâm cử vào nước 40°c trong khoảng 10 -15 phút sau đó thêm vào các loại thuốc sau: 0,4 % Myamid, 1% disistan, 0,6% thuốc trừ nấm daconil ngâm trong 30 phút rồi vớt ra, hong khô.

Cần chú ý là củ Layơn có thời gian ngủ nghỉ tương đối dài. Nếu phá ngủ được thì có thể sẽ rút ngắn được thời gian bảo quản củ, chủ động trồng hoa vào đúng thời điểm nhu cầu thị trường cần. Có mấy cách phá ngủ nghỉ sau: xử lý lạnh: từ 3 - 5°c trong 20 ngày, đây là bước phá ngủ cần thiết nhưng tác dụng hạn chế, cần kết hợp với các biện pháp khác.

+ Xử lý Ethylen: củ thu hoạch để khô 1 tuần cho hoàn toàn chín, sau đó đưa vào kho lạnh 0 - 5°c trong 30 ngày. Dùng Ethylen xử lý: buộc củ vào túi lưới, ngâm trong cồn chứa Ethylen 90% trong 5 -10 giây, lấy ra cho vào túi nilon buộc kín để xông ở 20 - 25°c trong 24h.

+ Hun H2S: Cho 5ml dung, dịch H2S 100% vào lọ 5 lít đậy kín, sau đó cho củ Layơn vào hun 2h, khoảng 42 ngày sau thì củ sẽ nảy mầm.

4. Phương pháp trồng:- Thời vụ trồng: thời vụ trồng cần căn cứ vào điều

kiện thời tiết, đặc tính giống và thời gian thu hoạch để

53

Page 55: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

tính toán. Nhiệt độ cao và thấp đều rất bất lợi vđi sinh trưởng của Layơn. Vì vậy, ở miền Bắc nếu trồng ngoài trời mà trồng sđm (tháng 6-7) nhiệt độ ủ 30°c cây sinh trưởng kém, hoa xấu do vậy nên trồng từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 11 là vừa.

Để có hoa tươi đều dân có thể trồng làm nhiều đợt, hoặc điều tiết bằng cách chọn các loại củ to, nhỏ khác nhau để trồng. Cùng một giống thì củ to ra hoa sớm, củ nhỏ ra hoa muộn.

Cách trồng: chuẩn bị đất, lên luống giống như trồng củ nhỏ, chỉ khác là rãnh trồng phải sâu hơn (từ 15-20cm). Khoảng cách trồng tùy theo độ lớn của củ giống, thông thường trồng hàng đôi, tùy theo chu vi củ mà trồng hàng cách hàng 25-30cm, cách cây từ 12-14cm. Nếu củ nhỏ hơn thì có thể trồng hàng ba, khi trồng phải đặt phần rễ xuống dưới, mầm lên trên.

Bảng 3: Mật độ trồng LayơnC hu vi củ (cm) SỐ củ/m 2

6 - 8 70-80

8 - 1 0 60-70

1 0 - 1 2 50-60

12-14 40-50

>14 30-40

Sau khi trồng lấp đất. Lấp dày hay mỏng tuỳ theo chất

54

Page 56: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

đất và thời gian trồng, đất sét lấp mỏng hơn đất thịt nhẹ, vụ Xuân do nhiệt độ thấp lạp mỏng, vụ Hè nhiệt độ cao lấp dày hơn, trung bình trồng sâu từ 5 -lOcm.

Che đậy: Có thể dùng rơm, trâu, mùn cưa, lá... phủ đất với mức không để đất lộ ra ngoài.

5. Chăm sócCông việc chăm sóc gồm: trừ cỏ, xđi đất, bón phân,

tưới nước, phun thuốc, chống đổ.Xới xáo trừ cỏ: đa số Lay ơn trồng vào vụ thu Đông cỏ

mọc nhiều, trang chất thức ăn và là môi giới sâu bệnh cho Layơn. Trừ cỏ phải theo nguyên tắc trừ sớm, trừ cỏ còn non và trừ sạch, có thể trừ cỏ bằng tay hoặc thuốc trừ cỏ.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc trừ cỏ, phun thuôc trừ cỏ trên đất nặng, đất thịt nhẹ tương đối an toàn, trên đất cát pha cần thận trọng vì thuốc ngấm nhiều vào rễ, gây hại cho Layơn.

+ Bón phân: Nguyên tắc bón phân là bón nhiều đợt vđi số lượng ít, có mây đợt bón phân như sau:

- Bón lót 1 ha cần 50 tấn phân chuồng hoài, 450kg supe lân, 300kg urê, 150kg cloruakali.

Thời kỳ cây con: đây là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh, trước khi ra hoa. Tốt nhất là bón vào ngày nắng, lúc đất ráo nước vào khoảng 3 - 4h chiều. (Theo liều lượng ở bảng).

55

Page 57: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Ngoài cách bón vào đất, tưới theo nước còn có thể phun lên lá để bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ ra hoa và chống rụng. Chú ý phun nhiều vào mặt dưới lá vì có nhiều khí khống, sau khi hút chất dinh dưỡng từ lá sẽ nhanh chóng lan ra các bộ phận khác nên hiệu quả nhanh, sau 2- 3 ngày đã thấy rõ.

Thời kỳ phân hoá mầm hoa cần bón một đợt phân đạm, khỉ ra nụ và sau khi ra hoa cần bốn lân và kali.

Bảng 4: Lượng phân bón thúc cho LayơnL oại p h ân C ách bón Lượng p h ân

(g/m 2)Ure Phun lên lá , bón đất 1 0

Nitrat am on Tưới, phun lên lá hoặc bốn vào đất 2 0

Suníat kali Tưới, phun lền lá hoặc bốn vào đ ỉ t 1 0

Chlorua kali Tưới, phun lên lá hoặc bón vào đất 1 0

Phết phát amon Tưới, phun lên lá hoặc bốn vào đất 15k h 2 p o 4 Tưới hoặc phun lên lá 0 , 2

NH 4 HCO 3 Tưới hoặc phun lên lá 2 0

supe lân Phun lên lá 0 , 2

+ Tưới và tiêu nước: Layơn là cây không chịu được hạn, các phương pháp tưới nước cho layơn là:

Tưới trên mặt: Tưới mặt ít tốn nước nhưng dễ làm cho đất kết váng, nước phân bố không đều thường chỉ dùng cho tưới bồn hoa, thảm hoa, diện tích nhỏ.

- Tưới ngấm: dùng ống chôn ngầm dưới đất, nước ngấm vào đất qua ống. Cách này nước được cấp đều và

56

Page 58: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

đủ lượng có lợi cho cây, không làm cho đất bị kết váng, lớp đất mặt khô, hạn chế nước bốc hơi, hạn chế cỏ mọc, tiết kiệm nhân công, tiết kiệm phân bón, tiết kiệm nước. Tuy nhiên có nhược điểm là đầu tư tốn kém, ống hay bị tắc, lớp đất mặt không đủ ẩm.

- Tưới nhỏ giọt: là cách tưới qua lỗ nhỏ của ống dẫn làm cho nước nhỏ từng giọt xuống đất, do nước nhỏ liên tục nên vùng đất quanh rễ luôn ẩm ướt. Ưu điểm của phương pháp này rất tiết kiệm nước, mặt đất vẫn khô nên hạn chế cỏ dại nhưng đầu tư tốn kém, dễ tắc ống và không sử đụng được ở vùng lạnh.

v ề mùa hè nên tưới vào buổi sáng sớm và chiều tối, lúc này nhiệt độ đất và nưđc không chênh lệch lđn, không ảnh hưởng đến rễ. Tưới vào chiều tối còn giảm được nước bốc hơi.

Từ khi trồng đến khi mọc phải luôn đảm bảo cho đất đủ ẩm. Khi hình thành mầm hoa và lúc ra nụ nhất thiết phải đảm bảo đủ nước, ngoài ra khi gặp hạn cần phải tưới nước kịp thời.

Đất quá ẩm, rễ dễ bị thối, về mùa mưa cần chống úng, tháo nước kịp thời, không để ruộng bị ngập nước.

+ Phòng chống hoa mù: vào mùa Đông, mùa Xuân hoa bị mù nhiều. Đó là hiện tượng cây sinh trưởng bình thường nhưng mầm hoa không nhú ra được, vì vậy cây

57

Page 59: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

không nở hoa được. Nguyên nhân chủ yếu là do ngày ngắn, thiếu ánh sáng và nhiệt độ thấp.

Cách khắc phục:- Chọn giống ra hoa nhiều và những củ có chu vi lớn

hơn 2cm, bỏ mầm phụ chỉ để lại một mầm chính trên 1 củ.- Khi phân hoá mầm hoa, lúc cây có 2 - 3 lá cần chiếu

sáng bổ sung vào ban đêm. Mỗi đêm chiếu bổ sung 4 giờ (từ 22h đêm đến 2h sáng hôm sau.) Cứ 4m2 treo 1 đèn 100W, cách cây 0,5m ở phía hên và chiếu liên tục 1 - 2 tuần.

Vào thời kỳ cây nhạy cảm với nhiệt độ thấp (tức là từ khi có 2 lá đến 5 lá) nếu gặp rét thì dễ bị mù, phải dùng ống dẫn nhiệt để tăng nhiệt độ lên tới 12-15°c.

Trồng thưa để tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, xung quanh vườn không được có vật che sáng, đảm bảo ánh sáng tối đa cho cây.

6. Chống để, khử lẫn+ Chống đổ: khi cây có 7 lá bắt đầu nhú hoa, cây càng

lớn càng nặng, nếu gặp gió rất dễ đổ, do vậy cần phải chống đổ cho cây.

Khi cây cao khoảng 25cm phải vun gốc, nhất là với cây bị nghiêng, dùng que tre, gỗ buộc cố định cây.

Dùng que cắm hai đầu rãnh luống, rồi dùng dây đan chằng các cây hoặc có thể dùng lưới nilon luồn cây vào mắt lưới buộc căng lưới ra để giữ cho cây khỏi đổ, khi

58

Page 60: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

cây cao thì nâng lưới lên.+ Khử lẫn: trong quá trình sản xuất có một sô" giông củ

lẫn là điều khó tránh khỏi. Vì vậy phải lọc bỏ củ lẫn để nâng cao độ thuần giống, khi cây bắt đầu ra hoa đầu tiên đã có thể phân biệt được. Nếu phát hiện thây cây lẫn thì nhổ bỏ ngay hoặc cũng có thể bằng cách đánh dấu cây lẫn rồi nhổ lây củ để riêng.

7. Thu hoạch bảo quản củ:+ Sau khi thu hoa được 40 - 45 ngày, khi thấy lá bắt

đầu khô héo là lúc đào củ thích hợp nhất.+ Nhổ củ: trước khi thu củ 2 tuần phải ngừng tưới

nưđc, thu vào ngày nắng ráo. Dùng cuốc đào xung quanh rồi nhổ củ từ từ, tránh làm đứt củ con. Sau khi nhổ lên dùng kéo cắt sát gốc cách cuống củ 0,5 - lcm, không được dùng tay vặn củ làm xây sát củ, nhặt củ lổn, củ nhỏ riêng ra.

Bảng 5: Tiêu chuẩn phân loại Lay ơnC ấp củ C hu vi (cm) Đ ường k ín h củ (cm) G hi chú

R ất to >14 >4,5 R ấ t ít

Củ to >12-14 3,8-4,5 ít

Củ vừa >10-12 3,3-3,7

Củ nhỏ >8-10 2,5-3,2

Củ nhỏ 6-8 1,9-2,4

R ất nhỏ <6 <1,9

59

Page 61: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

VI. CHỌN TẠO VÀ NHÂN GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN 1. Chọn tạo giống

Các loại hoa nói chung và hoa Đồng Tiền nói riêng cần luôn luôn thay đổi giống. Vì vậy, hàng năm các nhà chọn giống đã liên tục chọn tạo ra các loại giống Đồng Tiền khác nhau. Mục tiêu là chọn ra các giống hoa Đồng Tiền có những phẩm chất sau:

- Sản lượng hoa cao: Các giông khác nhau có sản lượng hoa (sô" bông/cây/năm) rất khác nhau. Thông thường 1 cây hoa Đồng Tiền 1 năm cho 50-100 bông hoa. Tuy nhiên có một số giống ít hoa, một năm chỉ ra 10 bông hoa. Vì vậy sản lượng hoa là mục tiêu hàng đầu của các nhà chọn giông.

- Có sức chống chịu sâu bệnh cao (đặc biệt là các bệnh do nấm và nhện gây hại).

- Có thể ra hoa quanh năm (kể cả mùa đông nhiệt độ tương đối thấp và cả mùa hè nhiệt độ cao).

- Cuống hoa to, cứng và thẳng.- Hình dáng, màu sắc hoa phù hợp vời thị hiếu người

tiêu dùng.- Có khả năng chông chịu tốt và tính thích nghi rộng.Phương pháp chọn tạo giống hoa Đồng Tiền chủ yếu

là chọn dòng vô tính và lai hữu tính.a. Phương pháp chọn dòng vô tính: Bộ nhiễm sắc thể

60

Page 62: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

của hoa Đồng Tiền là bộ nhiễm sắc thể phức hợp nên việc tạo giống bằng phương pháp chọn dòng vô tính có giá trị thực dụng cao. Trước hết cần chọn cây có những tính trạng tốt, theo mục tiêu định trước, sau đó bằng các phương pháp tách cây, hoặc nuôi cấy mô để nhân vô tính cá thể đó. Quan sát, theo dõi để có được giống của dòng vô tính ổn định.

Việc chọn những cậy ưu tú cần căn cứ vào những tiêu chuẩn tính trạng sau:

+ Sản lượng hoa: Sản lượng hoa của cây do nhiều gen quyết định. Thực tiễn cho thấy cần chọn những cây ra hoa sđm và phân nhánh nhiều ở ngay thời kỳ đầu làm tiêu chuẩn tuyển chọn.

+ Độ lổn hoa tự và hình dạng hoa: Xét về mặt mỹ quan thì cần chú ý đến tỷ lệ giữa độ lớn/chiều dài cánh hoa: loại hoa cánh to có tỷ lệ 1/4 đến 1/6, hoa cánh hẹp là 1/10 đến 1/15. Dạng hình hoa đẹp là hoa có hình cái bát tức là cánh hoa và đế hoa hình thành góc 25 - 35°. Khoảng 1/3 phía ngoài cánh, cong ra ngoài, có hình dáng như cái phễu. Tỷ lệ giữa đế hoa và đường kính của cả hoa tự với giống cánh rộng là 1:4; giống cánh hẹp là 1:6,5. v ề thẩm mỹ và dưới góc độ bảo quản hoa tươi, đế hoa lớn quá sẽ không tốt, giống có tâm hoa sẫm màu, tỷ lệ đó có thể đạt 1:3, loại hình hoa cánh đơn, cánh nhất thiết phải trùm lên nhau, giữa các cánh không có khe hở.

61

Page 63: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Cánh hoa hình lưỡi dày quá cũng không tốt, cánh dày khi vận chuyển dễ bị rụng, tính trạng độ dày cánh có khả năng di truyền rất mạnh, kích thước hoa lý tưởng nhất là những hoa có đường kính từ 10 - 12cm, đường kính hoa lớn quá tỷ lệ ra hoa thấp, vận chuyển bảo quản khó khăn.

+ Màu sắc hoa: Hoa Đồng Tiền có màu sắc rất phong phú. Trừ màu xanh, màu đen, còn lại hầu như màu gì cũng có. Độ bóng màu cánh hoa có hai loại hình là loại hình sáng và loại hình mờ. Hiện nay, người ta thích cánh hoa màu sáng và tâm hoa sẫm.

+ Cuống hoa: Độ dài và độ cứng của cuông hoa là chỉ tiêu quan trọng. Trong tuyển chọn thông thường yêu cầu cuống hoa dài 40 - 50cm, cứng, thẳng và cân đối giữa phần cuống gần gốc và phần trên gần hoa.

+ Hình dáng cây: Nên chọn loại hình lá gần đứng thẳng, đáp ứng trồng dày. cần loại bỏ những cây con sau khi ra ngôi được 2 -3 tháng, có nhiều lá nhỏ mọc ngang vì đây là loại hình hoa nhỏ, tỷ lệ hoa thấp.

+ Khả năng chống chịu sâu bệnh và chông rét: Những cây có khả năng chông chịu sâu bệnh và có khả năng ra hoa lúc rét là yếu tô" quan trọng để có nhiều hoa và phẩm chất hoa tốt.

Các tính trạng nêu trên đều là những căn cứ quan trọng trong công tác chọn tạo giống hoa Đồng Tiền.

62

Page 64: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

b. Phương pháp lai hữu tính: Giông như các cây họ cúc khác, cây hoa Đồng Tiền là hoa tự do, hoa hình lưỡi và hoa hình ống tạo thành. Nhưng chỉ những hoa hình ông ở vòng ngoài nhị đực và nhị cái phát dục và hoa hình ống ở giữa, có nhị đực, còn nhị đực ở hoa hình lưỡi đã bị thoái hoá tuy hoa hình ống là lưỡng tính nhưng do nhị đực chín trước vì vậy rất khó tự thụ phấn, mà muốn kết hạt phải giao phấn. Chính vì đặc điểm như vậy, nên muốn tạo ra giống mới ta phải tiến hành lai hữu tính giữa các cá thể với nhau.

Khi lai cần lấy phấn ở cây bô" có hoa chưa nở hoàn toàn, ngược lại nhị cái ở cây mẹ có hoa phải nở hoàn toàn mới thành thục, đó là điểm cần đặc biệt lưu ý khi lai. Khi hạt chín cần thu hái kịp thời tránh để rơi rụng hạt.

Hiện nay người ta có yêu cầu quy cách nhất định với loại hình cánh hoa hẹp, cánh hoa rộng và cánh hoa trùm lên nhau. Các chỉ tiêu đó như sau:

- Loại hình cánh hoa hẹp: cánh hoa hình lưỡi rộng 1 - l,5cm, dài 5 - 6cm, xếp thành 2 -3 vòng, đường kính hoa tự từ 12 - 13cm, cuống dài 50cm, mỗi cây 1 năm cho trên 50 hoa.

Loại hình hoa cánh rộng: cánh hoa hình lưỡi rộng 1,5 - 2cm, dài 5,4 - 5,8cm, có khoảng 60 cánh xếp thành 2 - 3 vồng, đường kính hoa tự 1,1 - l,5cm cuống hoa thô (6mm),

63

Page 65: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

dài 50 - 70cm, mỗi cây một năm cho 30 hoa trở lên.- Loại hình hoa to cánh trùm lên nhau: đường kính hoa

tự từ 10-14cm, cánh hoa rộng 2,0 - 2,5cm mỗi cây một năm cho 35 hoa trở lên.

2. Kỹ thuật nhân giốngHoa Đồng Tiền có thể nhân giống bằng cách tách cây,

trồng bằng hạt và nuôi cây mô. Nuôi cấy mô cho số lượng cây lđn, sạch bệnh, cây trồng từ nuôi cấy mô sẽ sinh trưởng phát triển khoẻ, sản lượng hoa cao, chất lượng hoa tốt, hệ số nhân giống bằng phương pháp này rất cao, từ một bộ phận nhỏ của cây sau một thời gian ngắn có thể cho ra hàng vạn cây giống đáp ứng nhu cầu sản xuất. Do đó, đây là phương pháp nhân giống chủ yếu đối với Đồng Tiền hiện nay.

2.1. Nuôi cấy môCác bước tiến hành:Giai đoạn 1: Tạo nguồn vật liệu khởi đầu Việc tạo nguồn vật liệu ban đầu tốt sẽ là bước quyết

định tới sự thành công của các quá trình tiếp theo. Vì vậy, để có nguồn mẫu cho quá trình nuôi cấy mô cần phải lựa chọn các cá thể sinh trưởng phát triển tốt từ những cây mẹ đã được lựa chọn. Để hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh khi đưa vào nuôi cấy, ta đánh trồng chúng lên trên nền giá thể trâu hun, sau khi cây đã ổn định trở lại ( 2 -3

64

Page 66: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

tuần) thì tiến hành lấy mẫu vào nuôi cây. Nguồn mẫu đưa vào nuôi có thể là thân đỉnh ngọn, cuống hoa, đế hoa, cánh hoa, lá non hoặc cuống lá non. Mẩu được lấy vào những ngày nắng ráo không có mưa.

Giai đoạn 2: Khử trùng nuôi cấy môVì đỉnh ngọn của Đồng Tiền ít, khó bóc tách lại dễ bị

nhiễm bẩn, nên thường dùng đế hoa làm nguyên liệu nuôi cấy mô. c ắ t lấy nụ có đường kính khoảng lcm, lấy bông thấm nước muối rửa sạch, đưa vào tủ nuôi cấy mô. Ngâm vào cồn 0,1% trong 10 - 15 phút, lấy ra rửa sạch rồi cho vào dung dịch chlorua thuỷ ngân 0,1% tiêu độc trong 20 phút, lấy ra dùng nước sạch rửa 3 - 4 lần. Dùng panh và dao bóc vẩy, cắt bỏ tất cả hoa nhỏ, giữ lấy đế hoa. Cắt đế hoa thành từng miếng nhỏ vuông 2 - 3 mm. Nuôi cấy ở điều kiện nhiệt độ 24 ± 2°c, cường độ chiếu sáng 2.000 - 3.000 lux. Mỗi ngày chiếu sáng 12 - 16 giờ.

Giai đoạn 3: Tái sinh chồiMục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách định

hướng các mô nuôi cấy. Quá ưình này được điều khiển chủ yếu dựa vào tỷ lệ các hợp chất auxin/xytokinin ngoại sinh được đưa vào môi trường nuôi cấy thông thường bổ sung vào nền MS theo tỷ lệ 1 ppm BA + 0,2 ppmki + 0,2 ppmlAA.

Môi trường nuôi cây Đồng Tiền giai đoạn đầu là: MS

65

Page 67: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

+ BA4mg/l + NAA 0,2mg/l + IAA 0,2mg/l.Sau 4 tuần hình thành một thân mầm. Sau đó chuyển

mầm vào môi trường: MS + KI 5mg/l + IAA 1 mg/1, nuôi cây tiếp.

Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnhĐể tạo cây hoàn chỉnh cần cấy chuyển các chồi Đồng

Tiền đơn lẻ hoặc các đoạn cắt vào trong môi trường tạo rễ đó là than hoạt tính (0,3 - 0,5g/l) và NAÀ, ở nồng độ thấp 0,1 - 0,5 ppm. Tuy nhiên, cũng có những giống Đồng Tiền khó hình thành rễ nên cần bổ sung thêm chất điều tiết sinh trưởng thực vật hay phụ gia như IAA lppm. Thường sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường tạo rễ, mỗi chồi Đồng Tiền sẽ có từ 4 - 6 rễ và chiều dài trung bình rễ từ 2 - 3cm. Lúc này cây Đồng Tiền đạt tiêu chuẩn đưa ra vườn ươm.

Giai đoạn 5: Đưa cây ra vườn ươmĐây là giai đoạn đưa cây hoàn chỉnh (có đủ rễ, thân,

hoặc lá) từ ống nghiệm ra đất. Ở giai đoạn này cần phải có giá thể và chế độ chăm sóc phù hợp. Chuyển cây con đã ra rễ, trồng trên chất nền gồm 1 phần mùn cưa +1 phần than bùn +1 phần vụn đá xốp rồi dùng lưới phản quang che nắng, che mưa. Điều chỉnh sao cho độ ẩm đất đạt 76 - 80%, độ ẩm không khí 82- 85%. Ngoài ra phải bổ sung dinh dưỡng khoáng cho cây bằng cách phun dung

66

Page 68: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

dịch N: P: K theo tỷ lệ 1: 1: 1 vđi nồng độ 1 - 2 g/lít cho cây. Khi cây đã bén rễ trên giá thể, tiến hành phun phân bón lá Thiên Nông nồng độ 5 g/lít, 3 ngày phun một lần. Sau 2 - 3 tuần có thể trồng ra ruộng sản xuất.

Khi trồng trên ruộng sản xuất, thời gian đầu cây nuôi cấy mô sinh trưởng chậm hơn so vđi cây Đồng Tiền tách thân. Nhưng sau trồng 50 - 60 ngày tốc độ sinh trưởng của cây INVITRO (nuôi cấy mô) tăng vọt. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài hơn và chất lượng hoa tốt hơn.

3. Kỹ thuật trổng đổng tiền trên nền đất 4.1 Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng Đồng Tiền rất cần phải tơi xốp, có độ thông thoáng cao, thoát nước, nhiều mùn. Nếu đất chặt, bí cần phải bón thêm mùn rơm hoặc trấu hun (chú ý tro trấu hun phải còn nguyên hình).

Làm đất kỹ, sạch cỏ, lên luống cao 35 - 40cm, mặt luống rộng 0,7 - 0,9m, trên luống bổ các hốc để bón phân, hoặc có thể rạch hàng (mỗi luông 2 hàng, hàng ngoài cách mép luống 15cm).

- Phân bón: lượng phân + mùn bón lót cho 1 ha Đồng Tiền bao gồm: 30 tấn phân chuồng hoai mục + 5 tấn trấu hun (hoặc mùn) + 300kg NPK. Trộn đều bón vào từng hô"c, hoặc bón theo hàng, bón trước khi trồng 10 - 15 ngày. Bón xong trộn đều phân, vôi, đất và lấp đất cao

67

Page 69: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

trên phân từ 7 - lOcm. Hoa Đồng Tiền cần nhiều phân. Để tăng hiệu quả của phân hữu cơ người ta thường áp dụng kỹ thuật lên men vi sinh tức là sử dụng những loại vi khuẩn hảo khí trộn vào chất hữu cơ làm cho chúng nhanh phân giải. Trong quá trình lên men Amilaza, Proteaza, Lipaza, Xenluloza... có hơn 10 loại men thủy phân cộng thêm đường glucoza, amino acid là môi trường dinh dưỡng tốt cho vi sinh vật đất cũng như là nguồn phân lý tưởng cho cây. Kỹ thuật lên men còn cung cấp cho đất nhiều chủng loại vi sinh vật có ích, ức chế vi khuẩn gây bệnh trong đất tạo nên sự cân bằng mới, tạo lên môi trường sinh thái tốt cho sự sinh trưởng của cây. Cách làm phân lên men vi sinh như sau:

- Chuẩn bị nguyên liệu: nguyên liệu gồm lOOOkg các chất mùn như cỏ, rơm rạ, vỏ trấu + 200kg phân gà khô (hoặc 500kg phân gà ướt) + 30kg cám gạo + lkg đường đỏ + 6kg dung dịch men pha loãng (dung dịch men có bán ở các đại ký bán phân vi sinh).

Tiến hành:+ ủ rơm: cắt ngắn rơm rạ từ 10 - 15cm, ủ trực tiếp trên

nền đất bùn (hoặc lót đáy bằng nilon) dày 30 -40cm, phun nước kết hợp đảo, trộn đảm bảo độ ẩm đều 65 - 70%, sau đó rắc phân gà trộn đều vào chất hữu cơ.

+ Trộn men vi sinh: trộn men với cám, hòa đường đỏ

68

Page 70: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

vào một ít nưđc sôi rồi lấy nước lạnh pha loãng, đợi nhiệt độ nước đường khoảng 30°c sau đó đem men này trộn đường, rải đều vào đông chất hữu cơ được ủ, đảo trộn 2- 3 lần tạo thành đống cao 2-3m, dùng cỏ phủ lên trên.

+ Đảo trộn: Sau khi ủ được 24 - 48 giờ, lúc này nhiệt độ đống mùn sẽ lên đến khoảng 50°c, tiến hành đảo cứ 1 tuần đảo 1 lần, đảo khoảng 4 lần là được, nhiệt độ lên men đạt ở mức 60 - 65°c là thích hợp, nếu lên đến 70°c cần tưới nước hạ nhiệt. Phân ủ có màu nâu và thơm.

- Sử dụng phân đã ủ: san thành đống dày khoảng 40cm, hong khô để bón cho hoa Đồng Tiền rất tốt.

4.2. Chuẩn bị nhà cheĐồng tiền không chịu được mưa nhiều, sương muối và

cường độ ánh sáng mạnh do vậy trồng Đồng Tiền cần phải làm nhà che tránh mưa, sương muối và hạn chế ánh sáng trực xạ. Có nhiều loại mẫu nhà che vđi chi phí từ 300 nghìn - 1 triệu đ/m2 tuỳ theo điều kiện kinh tế của từng nơi và từng chủ hộ mà áp dụng cho phù hợp.

4.3. Chọn giống, cây để trồngHiện nay Đồng Tiền kép các màu nhập nội từ Hà Lan,

Trung Quốc, Đài Loan đều được ưa chuộng và phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam. Nên trồng nhiều chủng màu trong 1 vườn để dễ dàng cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Đồng Tiền có thể từ cây nuôi cấy mô và cây tách thân.

69

Page 71: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

+ Cây nuôi cấy mô: Cây nuôi cấy mô ban đầu tuy nhỏ nhưtig sinh trưởng phát triển rất khoẻ, sạch bệnh, năng suất và chất lượng cây sau này cao hơn so với cây tách thân nhưng nhược điểm là giá thành cây giông cao. Tiêu chuẩn cây nuôi cấy mô để trồng ngoài sản xuất là có 3 lá thật, trong túi bầu nilon.

+ Cây tách thân: Cây tách thân ban đầu to, sinh trưởng mạnh, nhanh cho ra hoa nhưng giai đoạn sau sinh hưởng chậm, nhanh già cỗi, trồng cây tách thân phải chú ý che nắng giai đoạn đầu.

4.4. Kỹ thuật trồng- Mật độ khoảng cách: Đồng Tiền kép phát triển

khoẻ, lá rộng, to nên trồng hàng kép (một luống nên trồng 2 hàng) khoảng cách 30 X 25cm. Với khoảng cách này mật độ sẽ là 60.000 cây/ha (tức 2.000 - 2.200 cây/1 sào Bắc Bộ). Mật độ này tính trên diện tích luông trồng, không tính các rãnh luống.

- Trồng Đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu ưồng sâu cây phát triển chậm hay bị thối thân.

- Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây Đồng tiền bị đổ ngả nghiêng dựng lại và bổ sung đất vào gốc cây.

4.5. Chăm sóc- Tưới nước: Đối với Đồng tiền không nên tưới phun

70

Page 72: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

mạnh lên khắp mặt luống sẽ làm đất và vi sinh vật hại bắn lên cây, gây hại cho cây. Tốt nhất là lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt vào giữa hai hàng cây (ống tưới nhỏ giọt của Trung Quốc được bán với giá khoảng 2.00Qđ/m) hoặc tưới dưới rãnh cho ngấm lên trên. Nếu không có các điều kiện đó thì tưới nhẹ vào giữa 2 hàng cây tránh làm đâ't bắn lên lá. Đồng tiền không ưa ẩm quá, vì vậy 2 - 3 ngày tưới 1 lần tuỳ theo điều kiện thời tiết. Nếu dùng hệ thông tưới nhỏ giọt thì mỗi ngày tưới từ 1 - 2h.

- Vặt bỏ lá già: Hoa Đồng tiền sau khi trồng 3 tháng sẽ ra hoa và bắt đầu tháng thứ 4 trở đi cho thu hoạch hoa, khi đó sẽ có mâu thuẫn giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nếu lá quá nhiều thì hoa ra ít hoặc chất lượng kém. Nếu ít lá hoặc lá xâu thì lá không đủ sức nuôi hoa, thiếu dinh dưỡng hoa sẽ ít hoặc cuống hoa ngắn. Vào thời kỳ ra hoa nếu bón đạm quá nhiều, lá to, rậm rạp, các nụ phía dưđi không đủ ánh sáng sẽ trở thành “nụ ẩn”. Vì vậy trong suốt quá trình sinh trưởng, mỗi tháng cần định kỳ ngắt bỏ lá già, hạn chế sinh trưởng quá mạnh làm cho cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực được thuận lợi, đồng thời còn làm cho ruộng thông thoáng hơn, ánh sáng đầy đủ hơn và giảm được sâu bệnh.

Số lá số nụ và số hoa của mỗi cây cần có tỷ lệ hợp lý. Để đảm bảo cho 1 nụ phát dục bình thường, ra hoa cần phải có 5 lá cung cấp dinh dưỡng. Trung bình 1 cây trong

71

Page 73: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

1 năm có 3 - 4 nhánh, cần từ 15 - 20 lá công năng, có như vậy mới đảm bảo được trong 1 tháng vào lúc hoa rộ có thể được 5 - 6 hoa/cây. Từ đó suy ra cây 2 - 3 năm tuổi, số lá cần là 20 - 25 lá mới đảm bảo được trong 1 đợt hoa rộ có 7 - 8 hoa.

Ngắt bỏ lá già không đơn giản là ngắt bỏ lá phía dưới mà cần phải xem tình hạng cây một cách cụ thể để quyết định. Nói chung trước hết ngắt bỏ lá bị sâu bệnh, lá vàng. Căn cứ vào số lá và số nụ để tính toán số lá để lại và số lá cần ngắt bỏ. Số lá thừa cần phải ngắt bỏ trên từng nhánh của mỗi cây, trước hết ngắt bỏ lá chờm lên nhau, lá che lấp, chen chúc với nụ, khi những lá già quá nhiều cũng cần ngắt bỏ bớt. Số hoa để lại trên cây cũng cần xem xét cụ thể. Hoa quá nhiều tuy tăng được sản lượng nhưng do không đủ dinh dưỡng nuôi hoa nên hoa nhỏ, cuống ngắn, số hoa dị dạng nhiều, tỷ lệ hoa thương phẩm ít. Nếu khi cây ra nụ cây vẫn gầy yếu hoặc nụ quá nhiều thì có thể ngắt bđt nụ. Ngắt nụ xấu, giữ nụ tốt, những nụ để lại cũng cần tính toán sao cho chúng kế tiếp nhau phát triển một cách tuần tự, đảm bảo cung ứng đều đặn cho thị trường.

Mùa hè nhiệt độ cao ảnh hưởng đến ra hoa, chất lượng hoa tương đối thấp, giá rẻ, ít người mua nên phải khống chế sự ra hoa bằng cách vặt bđt nụ ngay khi nụ vừa xuất hiện để tích luỹ dinh dưỡng cho cây, đến mùa đông cây có "lực" sẽ cho hoa đẹp.

72

Page 74: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

- Thông gió nhà che: Mùa Hè trồng Đồng tiền trong nhà che cần thông gió bằng cách hạ bớt lưới xung quanh để hạ nhiệt độ, tránh để nhiệt độ cao cây sẽ trở về trạng thái ngủ nghỉ, v ề mùa Đông tuỳ điều kiện thời tiết mà đóng cửa thông gió để giảm bớt sâu bệnh, nâng cao nhiệt độ, nâng cao nồng độ C02 không những lợi cho quang hợp mà còn làm cho hoa có màu sắc tươi hơn.

Bón thúc: Hoa Đồng Tiền rất mẫn cảm với phân bón. Phân bón càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Tuy nhiên, cần bón cân đối N: P: K theo tỷ lệ 1: 2: 2. Nếu bón đạm nhiều cành hoa mềm yếu, cắt cắm lọ hoa dễ bị gục xuống. Liều lượng bón thúc cần cho 1 ha: 20kg đạm; 40kg lân; 40kg kali. Định kỳ 15 - 20 ngày bón 1 lần bằng cách hoà tan với phân hữu cơ và tưới cho cây hoặc dùng phân ủ nêu ở phần trên, định kỳ 3 tháng một lần bón thúc cho cây.

Ngoài việc bón phân qua rễ, cần phun thêm phân bón lá: Các loại phân bón lá có tác dụng kích thích cho Đồng Tiền phát triển tốt là: Spráy - N - Grow. Grovvmore, E 2001, Phân bón thiên nông...

- Thu hoạch: Sau trồng 80 - 90 ngày với cây nuôi cấy mô và 75 - 80 ngày với cây tách thân là có thể cho thu hoạch hoa. Chỉ nên thu hoa vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thu hoa dùng tay cầm cuông hoa vặn nhẹ, không dùng kéo hoặc dao cắt, sẽ tạo ra vết thương làm

73

Page 75: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

nước và nấm, khuẩn xâm nhiễm gây thối cho cây. Khi thu hoa xong không nên tưới phân ngay, làm cho vi khuẩn xâm nhập vào thân cây gây hại.

4.6. Trồng lạiHoa Đồng Tiền cho hoa rộ vào năm thứ hai, thứ ba,

lúc này chất lượng hoa cũng đẹp. Tuỳ theo giống khác nhau mỗi cây mỗi năm có thể cho 50 - 100 hoa, sau đó giảm dần. Nói chung trồng ở ngoài tự nhiên có thể thu hoạch được 3,5 năm còn trồng trong nhà có thể kéo dài được 4 - 5 năm sau đó phải trồng lại. Nếu chăm sóc tốt có thể kéo dài chu kỳ khai thác thêm 1 -2 năm.

5. Kỹ thuật trồng đồng tiền trên nền không cố đấtTrồng cây liên tục trong nhà che, cùng vđi việc hạn

chế bốc hơi nước, nhiều loại muối hoà tan theo nước bốc lên mặt đất gây nhiễu loạn cho sự hút dinh dưỡng của cây, làm thất thăng bằng về dinh dưỡng, dẫn đến cây mắc triệu chứng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, sự sinh trưởng của cây bị suy giảm, sản lượng và chất lượng hoa thấp. Đồng thời trồng liên tục một loại giống nhiều năm, tập đoàn vi sinh vật hữu ích trong đất trở nên nghèo nàn. Mặt khác, đất trong nhà che không có mua, dẫn đến sự tích tụ ngày càng nhiều một số loại sâu bệnh gây hại cho Đồng Tiền. Để khắc phục điều này hiện nay ở một số nước tiên tiến như Hà lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Colômbia... đã

74

Page 76: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

thực hiện trồng Đồng tiền trên nền không đất. Vật liệu trồng chủ yếu là đá chân chu, bọt đá, bông đá.

Chất nền là đá chân chu (ngọc trai) và bột đá theo tỷ lệ là 1 : 1 (trước khi dùng phải rửa sạch). Sàn trồng phải được láng xi măng, đáy sàn hơi vồng lên để tránh đọng nưđc và chất kết lắng. Chất dinh dưỡng được cung cấp bằng ống nhựa, qua lỗ nhỏ, theo từng khoảng cách nhất định và nhờ bơm đẩy đền từng gốc cây.

Bông đá là vật liệu được cồng ty Grodan - Đan Mạch sử dụng đầu tiên và hiện nay là vật liệu chủ yếu dùng ở Hà Lan. Bông đá là bã khoáng lò cao và khoáng thạch thiên nhiên, được nung chảy ở nhiệt độ cao và ly tâm ở tốc độ cao thành sợi, sau đó được kết đính lại nhờ một loại keo và cứng hoá thành một chất nền nhân tạo, không có vi khuẩn, có thể sử dụng nhiều lần, độ lớn đồng đều, nhẹ, độ hổng tđi 95%, có thể cắt nhỏ tuỳ ý chứa được nhiều nước, sau khi hút nước không bị biến dạng. Cây được trồng trong chậu bông đá, đặt trên giá, chất dinh dưỡng được cung cấp bằng ống nhưa mềm, cùng với nước được đưa đến từng gốc cây.

6. Kỹ thuật trồng đổng tiền trong chậuNgoài việc trồng Đồng Tiền trên ruộng đất, trên giá

thể trong một sô' trường hợp người ta còn trồng trong chậu. Đâ't trồng trong chậu được phôi trộn theo tỷ lệ: đất

75

Page 77: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

mùn: đất thịt: cát thô là 3: 2: 1, thêm vào 1/2 phần phân chuồng hoai tơi vụn và 0,01% bột xương. Đất trồng trong chậu dễ nhiễm sâu bệnh, nên người ta thường trồng bằng giá thể.

* Phối trộn giá thể và chuẩn bị chậu: chất nền có thể là đá ngọc trai và đá bọt theo tỷ lệ 1: 1 hoặc đá ngọc trai với than bùn theo tỷ lệ 1:1. Than bùn cần phải loại bỏ tạp chất, loại bỏ cục to, sàng loại bỏ bụi bẩn và rửa cho đến khi độ pH đạt trung tính. Cũng có thể dùng cát thô đã được rửa sạch và khử trùng làm chất nền.

Chậu trồng thường dùng chậu có đường kính khoảng 18cm, phải tiêu độc khử trùng trước khi trồng.

* Trồng cây vào chậu: Chọn cây có bộ rễ to, khoẻ, không có sâu bệnh, rửa hết bùn đất bám vào rễ. Ngâm rễ vào dung dịch Focnlalin 1% hoặc Vibenc 1,5% trong 5 phút, sau đó dùng nước lã rửa sạch. Lấy chậu đã được khử trùng dùng lưới ni lon lót vào chậu, đổ chất nền vào cách miệng chậu khoảng 2 - 3cm rồi trồng cây. cần chú ý phải để lộ gốc thân lên trên, có thể đặt chậu lên máng hoặc giá.

* Pha chế dung dịch tưới Đồng Tiền: cách pha chế dung dịch mỗi nước một khác. Công thức pha chế dung dịch để trồng Đồng Tiền của Hà Lan như sau:

Dung dịch A: Nitrat Canxi 63,4g + EDTA - Fe 3,3g +

76

Page 78: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Nitrat amon 4,0g + nước 1 lít.Dung dịch B: KH2P04 20,4g + KN03 40,4g + MgS04

24,6g + Sunfat mangan lOOmg + Sunfat kẽm 87mg + Axit Boric 240mg + Molipdat natri 12mg + nước 1 lít.

Hai dung dịch A và B có thể pha chế sẩn làm dung dịch mẹ với nồng độ cao. Khi sử dụng có thể hỗn hợp A và B theo tỷ lệ 1: 1, cho nước vào làm loãng 100 lần, đùng đến đâu pha đến đó, tránh không pha sẵn dự trữ.

* Sử dụng dung dịch: Hoa Đồng Tiền là cây ưa phân. Vì vậy, vụ Xuân cứ 5 - 7 ngày cần tưới dung dịch đó 1 lần, vụ Đông 10 - 15 ngày 1 lần, tưới cho đến khi đáy chậu có nước chảy ra thì ngừng. Trồng trên quy mô lớn có thể dùng cách tưới nhỏ giọt. Đặt chậu cây lên giá thành hàng theo cự ly nhất định, mỗi đường ông dẫn dung dịch được nối với ống nhỏ giọt, đặt lên mép trên chậu, như vậy vừa tiết kiệm được dung dịch vừa đỡ tốn công tưới.

V II. QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG cúc BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP GIỐNG CẤY MÔ VÀ GIÂM HOM

Nguồn giống hoa cúc cung cấp hiện nay được sản xuất chủ yếu từ phương pháp nuôi cấy mô, giá thành tương đối cao 800đ/cây). Để giảm giá thành nhưhg chất lượng giống vẫn đảm bảo xin giới thiệu phương pháp nhân giống cúc bằng cách kết hợp giống nuôi cấy mô và giâm ngọn (giâm hom, giâm cành) phương pháp này bà con nông dân

77

Page 79: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

có thể ứng dụng để chủ động nguồn giông chất lượng.Cây hoa cúc cấy mô sau khi ươm được khoảng 30 ngày

thì tiến hành trồng sang khu vực vườn cây nguyên liệu (cây mẹ). Vị trí vườn cây mẹ tương tự như vườn sản xuất hoa. Tuy nhiên, cần phải có một số yếu tố khác như cao ráo, kín gió và có điều kiện làm nhà che nilon đơn giản và có lưới che để điều chỉnh được cường độ ánh sáng.

1. Giai đoạn 1: Chọn cây- Cây mẹ được chọn là cây cấy mô cùng một lứa tuổi

sinh trưởng và phát triển như nhau của cùng một giống, ra rễ nhiều và không bị sâu bệnh.

- Địa điểm cung cấp cây giông cấy mô: Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bình Định.

2. Giai đoạn 2: Chuẩn bị luống trổng- Đất trồng: Đất cát pha, thịt nhẹ, tơi, xốp, đặc biệt là

đâ't phù sa, thoát nước tốt, có nguồn nước tốt không bị ô nhiễm. Độ pH phù hợp từ 6 - 6,5.

- Chuẩn bị đất: Đất phải được cày sâu, bừa kỹ, phơi ải để tăng cường hoạt động của vi sinh vật háo khí, tăng cường sự lưu thông khí trong đất. Trước khi trồng 10 -12 ngày cần lên luống cao 10-15 cm. Phân được bón đều lên mặt luông.

Phân bón lót gồm: Phân chuồng hoai: 30 tấn/ha; Urê 25 kg/ha; Super lân 70 - 80 kg/ha; Kali clorua 50 - 60

78

Page 80: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

kg/ha; Basudin 10H (Furadan 3G) 20 kg/ha. (1,5 tấn phân chuồng + 1,2 kg Urê + 3 , 5 - 4 kg super lân + 2 ,5 - 3 kg kali clorua + lOOg Basudin 10H (Furadan 3G) cho 1 sào Trung bộ).

3. Giai đoạn 3: Trồng cây vào khu vực sản xuất- Mật độ và khoảng cách trồng: Trồng với khoảng

cách 15 X 15 cm (mật độ 400.000 cây/ha).- Cách trồng:Chọn ngày râm mát, hoặc trồng vào buổi chiều mát.

Trước khi trồng 1-2 ngày dùng Viben - c nồng độ 0,3% tưới đều lên mặt luống.

Những ngày đầu cần tưđi nước hết sức nhẹ nhàng bằng béc phun, vòi sen để tránh lay gốc, trôi cây và không để các lá bị dính vào đất hoặc bùn.

Trong khoảng 7 - 1 0 ngày đầu, chúng ta nên sử dụng lưới che sáng hoặc lá dừa, rơm để che hoặc nếu không thì cần tưới cây liên tục 1 -2 tiếng/ lần đảm bảo cho cây không bị héo.

4. Giai đoạn 4: Kỹ thuật nhân giông bằng phương pháp giâm cành

Cây cấy mô trồng trong khu vực vườn bố mẹ được khoảng 2 tuần, tiến hành bấm ngọn lần 1 nhằm mục đích tạo ra nhiều nhánh. Sau đó tiến hành phun thuốc để phòng bệnh xâm nhập vào cây thông qua vết cắt và kết

79

Page 81: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

hợp bón thúc lần 1 cho cây bằng phân urê với nồng độ 2g/l.

Bấm ngọn lần 2 sau 3 tuần chăm sóc: Lúc này từ một cây ban đầu sau bấm ngọn lần 2 cho ra từ 8 -15 mầm có thể cắt đem giâm. Bấm ngọn lần này cũng có tác dụng tạo tán, tạo mầm cho cây. Sau khi bấm ngọn lần 2 xong, tiến hành phun thuốc Kasumin kết hợp với Topsin - M nồng độ 0,05 - 0,1% để phòng bệnh xâm nhập vào cây thông qua vết cắt và kết hợp bón thúc lần 2 cho cây bằng phân NPK 30-10-10 với nồng độ 2g/l và phân bón lá HVP.

Sau 3 tuần chăm sóc tiếp tục bấm ngọn lần 3. Sau đó cứ khoảng 2 -3 tuần thì thu được một lứa mầm. Lúc này từ một cây có thể thu được từ 40 - 60 mầm. Cứ như vậy trong một vụ (khoảng 4 - 6 tháng) 1 ha vườn cây mẹ có thể cho tới 9.600.000 - 14.400.000 cây mầm giâm có chất lượng tốt, đủ trồng cho từ 20 - 30 ha vườn sản xuất. Sau mỗi vụ khoảng 4 -6 tháng, cây mẹ đã già ta nên thay thế để làm trẻ hóa vườn cây mẹ.

* Các ưu điểm của quy trình:- Giảm giá thành cây giống xuống thấp (lOOđ/cành

giâm).- Tỷ lệ cây sông sau khi ươm đạt gần 100%.- Chủ động được cây giống phục vụ sản xuất hoa

80

Page 82: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

thương phẩm.- Thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa được rút ngắn

lại khoảng7 - 1 0 ngày so vđi cây cấy mô đem trồng sản xuât hoa

thương phẩm.Trong năm 2007 Trung tâm đã ứng dụng thành công

quy trình, sản xuất được trên 300.000 cây giống hoa cúc các loại (CN93, CN98, Phalê, farm, đại đóa) cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

V III. NHÂN GIỐNG, TRỒNG HOA CAM c h ư ớ n g

1. Nhân giông hoa cẩm chướng bằng nuôi cấy mô tế bàoĐây là phương pháp khoa học hiện đại, phục vụ cho

sản xuất với quy mô công nghiệp lớn.Ưu điểm của phương pháp này là hệ số nhân giống

cao, từ một bộ phận của cây sau 1 năm có thể cho ra đời 410 - 610 cây, các cây đều sạch bệnh, chất lượng tương đối đồng đều, đồng nhất về mặt di truyền và hiệu quả trồng tăng 150-200% so với phương pháp trồng thông thường.

Các bước tiến hành:Bước 1 ịchọn mẫu): cây để lấy mẫu phải khỏe, có sức

sinh trưởng mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh, mang đầy đủ đặc tính của giống.

81

Page 83: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Bước 2 (khử trùng mẫu nuôi cấy mô): nguyên liệu khử trùng cho cẩm chướng là HgCL2 0,1% trong 10 phút hoặc CaCL2 5-7% trong 1 5 - 2 0 phút. Sau khi xử lý chất khử trùng 3 - 5 lần, cắt nhỏ theo kích thước thích hợp rồi cây trên môi trường tái sinh chồi.

Bước 3 (tái sinh chồi): tiến hành trong phòng thí nghiệm. Mục đích là tái sinh định hướng các mô nuôi cấy. Tùy từng giai đoạn nhân giống mà bổ sung vào môi trường MS theo nồng độ và tỷ lệ khác nhau (dao động từ 1-2 ppm đối với Cytokinin và 0,5 - 1,0 đối với auxin).

Bước 4 (nhân nhanh cụm chồi): cụm chồi sau khi được tái sinh từ giai đoạn tái sinh chồi tiếp tục được cấy nhân trong môi trường có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng (sử dụng GA3 100 - 200ppm) qua đó kích thích khả năng phát sinh chồi bất định cụm chồi.

Bước 5 (tạo cây hoàn chỉnh): tiến hành trong phòng thí nghiệm. Để tạo cây hoàn chỉnh cần cấy chuyển các chồi đơn lẻ hoặc các đoạn cắt vào môi trường ra rễ đó là than hoạt tính (0,3 — 0,5g/l) và NAA ở nồng độ thấp 5-10 ppm. Thường sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường tạo rễ, mỗi chồi sẽ có từ 4 - 6 rễ và chiều dài rễ từ 2 - 3cm. Lúc này cây đạt tiêu chuẩn đưa ra vườn ươm.

Bước 6 (đưa cây ra vườn ươm): Tiến hành trong nhà lưới. Là giai đoạn đưa cây hoàn chỉnh từ trong phòng

82

Page 84: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

nuôi cấy ra vườn ươm, giá thể tốt nhất là 90% trấu hun + 10% đất phù sa, điều chỉnh cường độ ánh sáng ở mức 800- 1.200 lux, nhiệt độ từ 21- 28°c và độ ẩm không khí 80- 85%. Ngoài ra, bổ sung dinh dưỡng khoáng N - p - K theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 nồng độ 0,1% cho cây bằng cách hòa vào nước và sử dụng hệ thông phun mù tự động để phun vào cây, cứ 3 ngày phun dinh dưỡng 1 lần. Sau 15 - 20 ngày cây ổn định có thể đưa ra ruộng sản xuất.

2, Quy trình canh tác1. Cây giông:

Giống cây cẩm Chướng được nhân bằng kỹ thuật cấy mô thực vật hay bằng cách giâm “tuya” (chồi nách gốc mẹ).

Sau khi xử lý, được cắm vào giá thể cát sạch vđi mật độ 2.5 X 2.5cm. Che mát và giữ ẩm ổn định bằng cách phun sương 2 - 3 lần/ngày. Sau 15-20 ngày, rễ ra được 2-5cm, có thể nhổ đem trồng.

2. Làm đất:Đất trồng cẩm chướng cần độ thông thoáng tốt, độ pH

từ Ó.5-7.2. Để đạt độ pH trên cần bón vôi vùi trâu, rơm rạ, cỏ vào đất trước khi trồng.

Bón lót: (tính cho 100m2) Phân chuồng hoai: 1500- 2500 kg (tương đương 2 -3 m3); Phân super lân 10-20 kg; Phân K2S04 2-5 kg; Phân MgS04 1-1,5 kg.

83

Page 85: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

3. Trồng cây con:Luông (rò rảnh) nồng cẩm chướng rộng l,3m. Mật độ

trồng là 2000cây/100m2. Trồng theo quy cách 4 hàng trên luống, khoảng cách hàng cách hàng là 20cm, cây cách cây là 16cm. Nên trồng cạn, không để vùi lấp cổ rể vì quá sâu cây khó phát triển và dễ bị nấm lở cổ rể làm chết cây con.

4. Chăm sóc:Phân bón: Nhu cầu về phân bón cho cây cẩm chướng

trong 1 năm như sauLượng phân cho 1 năm (kg/100m2)

N P205 K 20 MgO CaO

15 8 17,5 2,5 8,5

Ngoài số lượng phân bón lót đã nêu trên, cần bón thúc như sau:

Bón thúc đợt 1 (xăm mồi): 10 -15 ngày sau khi hồng: 0,5kg Urea + 0,5kg DAP/lOOm2.

Trước khi khai thác hoa, 15 ngày bón 1 lần: 0,5kg DAP + 0,5kg Nitrophoska (15-5-20)/100m2.

Giai đoạn kinh doanh (khai thác hoa) 15 ngày bón 1 lần: lkg Nitrophoska (15-5-20)/100m2.

Nưđc tưới: Những ngày mới hồng cây cần tưới sương 31ần/ngày để cây mau hồi phục sau đó chỉ cần tưới

84

Page 86: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

21ần/ngày, giữ vừa đủ ẩm.Lưới đỡ cây: Hoa cẩm chướng trồng trong nhà che phủ

plastic cho cành hoa cao nên dể bị đỗ ngã, do vậy cần làm nhiều tầng lưới đỡ cây.

* Bảo vệ thực vật:+ Giai đoạn cây con, cây dễ bị nhiễm bệnh lở cổ rễ do

Rhỉzoctonia solani.+ Bệnh cháy lá do Septonia dianthi.+ Bệnh đốm vòng do Altemaria dianthi làm cho lá bị

khô héo.+ Bệnh gỉ sắt do Uromyces caryophyllinus làm cho

thân lá bị nứt có bột đen.+ Bệnh nấm mạch do Fusarium oxysporum .f. dianthi+ Bệnh thối hoa, làm cho nụ hoa không nở , bệnh này

do Botrytis cinerea.+ Sâu hại: Sâu hại cẩm chướng gồm có sâu xám (sâu

đất) cắn phá ngang thân, sâu xanh đục nụ hoa...Phòng trừ nấm lở cở rễ: sử dụng Benlate c phun ngay

sau trồng 5-6 ngày.Phòng trừ nấm Alternaria, sử dụng Mancozeb,

Manzeb.Bệnh gỉ sắt, sử dụng Bayíidan, Anvil, Daconil.Bệnh héo rũ (nấm mạch) do Fusarium, sử dụng

85

Page 87: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

Topsin M, Rovral.Bệnh nứt thân do vi khuẩn Pseudomonas caryophyllỉnus,

sử dụng Topsin M, Streptomycin, Tetracylin.Phòng trừ sâu hại: dùng Sumi alpha, Trebon.Phun

phòng 10 ngày/lần.Tỉa nụ: cẩm chướng đơn cần tiả bỏ những nụ hoa phụ,

giữ nụ chính.Cẩm chướng chùm cần tiả bỏ nụ chính, để lại những

nụ phụ.

86

Page 88: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao - Hoa

đồng tiền, ThS. Đặng Văn Đông, PGS.TS.Đinh Thế Lộc, NXB Lao động xã hội, 2004.

2. Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao - Hoa cúc, ThS. Đặng Văn Đông, PGS.TS.Đinh Thế Lộc, NXB Lao động xã hội, 2003.

3. Công nghệ mới trổng hoa cho thu nhập cao - Hoa lili, ThS. Đặng Văn Đông, PGS.TS.Đinh Thế Lộc, NXB Lao động xã hội, 2004.

4. Kỹ thuật trồng và kinh doanh phong lan, Việt Chương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2008~

5. Những phương pháp trồng lan, tác giả: Thiên Ân, Nxb Mỹ thuật, 2009.

6. Hoa, cây cảnh Việt Nam, Trần HỢp, NXB Nồng nghiệp, 1993.

7. Hoa và kỹ thuật trồng hoa, Nguyễn Xuân Linh, NXB Nông nghiệp, 1988.

8. Nghiên cứu nhân nhanh giống hoa loa kèn Lỉlỉum /ormoỉongo bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. TC Công nghệ sinh học. 2006, số: 1

http://www.rauhoaquavietnam.vnhttp://www.leh.hcmuaf.edu.vn

87

Page 89: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

http://www.sinhvatcanh.orghttp://www.cuocsongviet.com.vnhttp://www.khuyennongvn.gov.vnhttp://www.agriviet.comhttp ://www .cuctrongtrot.gov. vnhttp ://www. vietlinh. vnhttp://www.giongnongnghiep.comhttp://www.vietlinh.vn

88

Page 90: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

MỤC LỤC35

Lời nói đầu MỞ ĐẦU .Phần II. ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo nhân giống và trồng hoa ............................................... 9I. Nhân giống và chọn tạo giống hoa bằng nuôi cấy mô.......... 7................... . . ..........7...................................... 9

II. Quy trình nhân giống hoa Lan bằng phương pháp nuôicấyin-vitro .................................................................... 101. Quy trình cơ bản nhân giống lan bằng phương phápnuôi cấy mô In-vitro ......................................................112. Kỹ thuật nuôi ươm lan ..............................................14m. Giống và kỹ thuật nhân giống hoa lily .................231. Một số giống Lily đang trồng phổ biến trên thế giới .. . . . . . . . . . . . . . . '... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7 . .23

2. Các giống Lily đang được ưa thích Ở Việt Nam . . .233. Nhân giống Lily ........................................................234. Kỹ thuật trồng............................................................ 265. Chăm só c .................................... 276. Phòng trừ sâu b ệ n h ....................................................297. Thu hoạch.................................................................... 31IV. trồng hoa loa kèn ................................................. 32

89

Page 91: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

1. Kỹ thuật làm đất: ........ ............................................ 332. Chọn củ giống và mật độ trồng: .............................333. Kỹ thuật trồng:.......................................................... 344. Kỹ thuật tưới nước: .................................................345. Kỹ thuật bón phân ...................................................346. Phòng trừ sâu bệnh hại: ...........................................35V. Sản xuất và nhân giống hoa layơn ....................... .381. Phương pháp nhân giông hoa layơn.........................382. Kỹ thuật trồng layơn thương phẩm .................... . .453. Chọn giống trồng ..................................................... 514. Phương pháp trồng:................................................... 535. Chăm sóc ................................................................... 556. Chống đổ, khử lẫn ................................................... 587. Thu hoạch bảo quản c ủ : ........................................... 59VI. Chọn tạo và nhân giông hoa đồng t i ề n ................ 601. Chọn tạo g iố n g ......................................................... 602. Kỹ thuật nhân g iống ................................................. 643. Kỹ thuật trồng đồng tiền ưên nền đ ấ t .................... 675. Kỹ thuật trồng đồng tiền trên nền không có đ ấ t .. .746. Kỹ thuật trồng đồng tiền trong c h ậ u ....................... 75VII. Quy trình nhân giống cúc bằng phương pháp kết hợpgiống cây mô và giâm hom .........................................77

90

Page 92: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

1. Giai đoạn 1: Chọn cây ..............................................782. Giai đoạn 2: Chuẩn bị luông trồng........................... 783. Giai đoạn 3: Trồng cây vào khu vực sản x u ấ t.........794. Giai đoạn 4: Kỹ thuật nhân giông bằng phương phápgiâm cành ...................................................................... 79VIII. Nhân giống, trồng hoa cẩm chướng ................. 811. Nhân giống hoa cẩm chướng bằng nuôi cấy mô tế bào............................... .........................................................81

2. Quy trình canh tá c ......................................................83Tài liệu tham k h ả o ........................................................87

91

Page 93: CÒNG NGHỆ SINH HQC CHO NỐNG DÂN

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘIs ố 4 - TỐNG DUY TÂN, QUẬN HOÀN ÔẾM , h à n ộ i

ĐT: 04.8252916 - Fax: 04.9289143

Email: [email protected]

CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂNQUYỂN 7. NHÂN GIỐNG. TRồNG HOA

KS. Trần Thị Thanh Thuyết - KS. Nguyễn Thị Xuân

Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN KHẮC OÁNH

Biên tập:PHẠM QUỐC TUẤN

Trình bày, bìa:ÚT QUYÊN, TÚ UYÊN

Kỹ thuật vi tính:TIẾN ĐỊNH, BÍCH THỦY

Sửa bản imĐỨC LƯU, NAM KHÁNH

In 1.000 cuốn, khổ 13 X 19cm tại Công ty c ổ phần in và thương mại Đông Bắc. Giấy phép xuất bẩn số: 553-2010/CXB/19KT-53/HN, Ngày 18 tháng 8 năm 2010. In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2010.