cỘng ĐỒng cÔng giÁo viỆt nam nam Úc tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · cỘng...

12
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIT NAM NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka SA 5095 Điện thoại: (08) 8359 1229 www.conggiaonamuc.org.au . Email: [email protected] S20, Năm thứ 42, ngày 17/05/2020 ******************** PHNG VLI CHÚA TI GIA LỜI MỞ ĐẦU: Hướng Dẫn Viên : Kính thưa quý ông bà anh chị em, buổi cử hành phụng vụ này không thay thế Thánh Lễ, tuy nhiên vì lý do ngoài ý muốn, hôm nay chúng ta vẫn được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa. NGHI THỨC MỞ ĐẦU Hướng Dẫn Viên :Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Mọi người : Amen Sau khi làm dấu thánh giá, Hướng Dẫn Viên sẽ chào như sau: Hướng Dẫn Viên :Quý ông bà anh chị em thân mến, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa, Đấng do lòng nhân hậu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa của Người. Mọi người : Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời. Amen. Kế đó là nghi thức sám hối. NGHI THỨC SÁM HỐI Hướng Dẫn Viên :Để xứng đáng tham dự buổi cử hành phụng vụ này, chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận tội lỗi mình và xin Chúa tha thứ. Hướng Dẫn Viên : Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thú Nhận Mọi người :Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh chị em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót. (Đấm ngực và

Upload: others

Post on 10-Aug-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC

TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN

29 South Terrace, Pooraka SA 5095

Điện thoại: (08) 8359 1229 www.conggiaonamuc.org.au.

Email: [email protected]

Số 20, Năm thứ 42, ngày 17/05/2020

********************

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA TẠI GIA

LỜI MỞ ĐẦU:

Hướng Dẫn Viên: Kính thưa quý ông bà anh chị em, buổi cử hành phụng vụ này không thay

thế Thánh Lễ, tuy nhiên vì lý do ngoài ý muốn, hôm nay chúng ta vẫn được nuôi dưỡng bởi

Lời Chúa.

NGHI THỨC MỞ ĐẦU

Hướng Dẫn Viên:Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Mọi người: Amen

Sau khi làm dấu thánh giá, Hướng Dẫn Viên sẽ chào như sau:

Hướng Dẫn Viên:Quý ông bà anh chị em thân mến, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa,

Đấng do lòng nhân hậu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa của Người.

Mọi người: Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời. Amen.

Kế đó là nghi thức sám hối.

NGHI THỨC SÁM HỐI

Hướng Dẫn Viên:Để xứng đáng tham dự buổi cử hành phụng vụ này, chúng ta hãy cùng

nhau nhìn nhận tội lỗi mình và xin Chúa tha thứ.

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thú Nhận

Mọi người:Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh chị em: tôi đã phạm

tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót. (Đấm ngực và

Page 2: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

đọc)Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. (Rồi đọc tiếp)Vì vậy tôi xin Ðức Bà Maria

trọn đời đồng trinh, các Thiên Thần, các Thánh và anh (chị) em, khẩn cầu cho tôi trước

tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen

Thinh lặng giây lát

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta cùng nhauđọc Kinh Thương xót và Kinh Vinh Danh

Kinh Thương Xót

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

X: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

Kinh Vinh Danh

Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm. Chúng

con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh

Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua

trên trời, là Chúa Cha toàn năng.

Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên

Chúa, là Con Đức Chúa Cha. Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con; Chúa xóa tội

trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn. Chúa ngự bên hữu Đức Chúa Cha, xin thương

xót chúng con. Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Đấng Thánh, chỉ có Chúa là Chúa,

chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao, cùng Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha.

Amen.

Hướng Dẫn Viên: Xin mời mọi người ngồi xuống và sốt sắng lắng nghe Lời Chúa.

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

Chúa Nhật VI Phục Sinh, Năm A

BÀI ĐỌC I:Cv 8, 5-8.14-17

Các Tông Đồ đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

Hồi ấy, ông Phi-líp-phê xuống một thành miền Sa-ma-ri và rao giảng Đức Ki-tô cho dân cư

ở đó. Đám đông một lòng chú ý đến những điều ông Phi-líp-phê giảng, bởi được nghe đồn

và được chứng kiến những dấu lạ ông làm. Thật vậy, các thần ô uế vừa kêu lớn tiếng vừa

xuất khỏi nhiều người trong số những kẻ bị chúng ám. Nhiều người tê bại và tàn tật được

chữa lành. Trong thành, người ta rất vui mừng.

Các Tông Đồ ở Giê-ru-sa-lem nghe biết dân miền Sa-ma-ri đã đón nhận lời Thiên

Chúa, thì cử ông Phê-rô và ông Gio-an đến với họ. Khi đến nơi, hai ông cầu nguyện cho họ,

để họ nhận được Thánh Thần. Vì Thánh Thần chưa ngự xuống một ai trong nhóm họ: họ mới

chỉ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giê-su. Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được

Thánh Thần.

Đó là Lời Chúa.

Page 3: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

ĐÁP CA: Tv 65,1-3a.4-5.6-7a.16 và 20 (Đ. c.1)

Người đọc: Cả trái đất, nào tung hô Thiên Chúa.

Chung: Cả trái đất, nào tung hô Thiên Chúa.

Người đọc: Cả trái đất,/ hãy tung hô Thiên Chúa,/ đàn hát lên mừng Danh Thánh rạng ngời,/

nào dâng lời ca tụng tôn vinh!/ Hãy thưa cùng Thiên Chúa:/ “Khủng khiếp thay, sự nghiệp

của Ngài!

Chung:Cả trái đất, nào tung hô Thiên Chúa.

Người đọc: Toàn trái đất phải quỳ lạy tôn thờ,/ và đàn ca mừng Chúa,/ đàn ca mừng Thánh

Danh.”/ Đến mà xem công trình của Thiên Chúa:/ hành động của Người đối với phàm nhân

thật đáng kinh đáng sợ!

Chung: Cả trái đất, nào tung hô Thiên Chúa.

Người đọc: Chúa làm cho biển khơi hóa đất liền,/ và dân Người đi bộ qua sông;/ việc Người

làm đó khiến ta hoan hỷ./ Chúa uy dũng hiển trị muôn đời.

Chung: Cả trái đất, nào tung hô Thiên Chúa.

Người đọc: Tất cả những ai kính sợ Chúa Trời,/ đến mà nghe tôi kể việc Chúa đã làm để

giúp tôi./ Xin chúc tụng Thiên Chúa đã chẳng bác lời thỉnh nguyện tôi dâng,/ lại cũng không

dứt nghĩa đoạn tình.

Chung: Cả trái đất, nào tung hô Thiên Chúa.

BÀI ĐỌC II:1 Pr 3,15-18

Thân xác Đức Ki-tô đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phê-rô tông đồ.

Anh em thân mến, Đức Ki-tô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh

em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em.

Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến

những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu

hổ vì những điều họ vu khống, bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên

Chúa, còn hơn là vì làm điều ác.

Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi -Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất

lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng

nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG:Ga 14,23

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu

mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.”

Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG:Ga 14,15-21

Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Page 4: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các

điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ

khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón

nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người

luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh

em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy

Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở

trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anem. Ai có và giữ các điều răn của

Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu

mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”

Đó là Lời Chúa.

Đọc Bài Suy Niệm của Đức Ông Quản Nhiệm (Hướng Dẫn Viên hay một người khác được chỉ định)

Anh chị em thân mến,

Thánh Phêrô nhắn nhủ các tín hữu trong cộng đoàn của ngài như sau: “Hãy luôn sẵn sàng trả

lời cho bất cứ ai chất vất về niềm hy vọng của anh em”(1Pr 3:15b). Lời nói của thánh nhân

nhắm đến việc cảm nghiệm và hiểu biết về đức tin của mình, bởi vì niềm hy vọng mà thánh

nhân nhắm tới chính là niềm hy vọng đến từ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Bởi vậy, mỗi

người tín hữu luôn phải sẵn sàng để nói về đức tin của mình.

Nói về đức tin hay là rao giảng đức tin hay là truyền giáo đều đòi hỏi những yếu tố cần thiết.

Trước hết, công việc này đòi hỏi chúng ta lòng yêu mến sâu xa đối với Chúa Giêsu Kitô, và

qua Ngài chúng ta yêu mến cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta đến với Chúa Giêsu Kitô vì

Ngài chính là Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Ngài đã nói: “Chính

Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không

qua Thầy” (Ga 14:6). Ngài là Đấng Trung Gian duy nhất vì chính Ngài vừa là Thiên Chúa

vừa là con người. Nơi Ngài, đất trời gặp nhau. Nơi Ngài Thiên Chúa và nhân loại giao hòa.

Nơi Ngài, thiên tính cùng nhân tính kết hợp trong cùng một ngôi vị. Chính lòng yêu mến

Chúa thúc đẩy chúng ta tìm hiểu về Ngài và nói về Ngài. Dĩ nhiên, chúng ta không hiểu hết

những gì liên quan đến Chúa. Nhưng trong thân phận giới hạn, chúng ta dựa vào những gì

Chúa Giêsu mặc khải và những gì Thiên Chúa biểu lộ trong phạm vi tự nhiên, để hiểu biết

phần nào về Ngài, tình yêu của Ngài và chương trình cứu độ của Ngài cho chính chúng ta và

cả nhân loại.

Thứ hai, chúng ta học biết về Chúa, về Giáo Hội, và tất cả những gì liên quan đến đức tin

của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể vững mạnh trong đức tin nếu chúng ta biết tại sao mình tin,

và có thể trả lời cho những ai hỏi chúng ta về đức tin của mình. Bởi lẽ, nếu chúng ta không

biết gì nhiều về đức tin của mình, thì không những chúng ta không đủ sức trả lời những câu

hỏi người ta đặt ra, mà còn bị lung lạc bởi những trào lưu tư tưởng và lối sống của xã hội

chung quanh. Hơn bao giờ hết, thời đại hôm nay thúc bách chúng ta tìm hiểu sâu xa về đức

tin của mình. Đồng thời, ngày nay chúng ta cũng có những lợi điểm là các tiện nghi khoa học

kỹ thuật để giúp chúng ta tìm kiếm tài liệu cho việc học hỏi của mình. Điều còn lại chính là

sự quyết tâm của chúng ta. Chúng ta không buộc phải triền miên chúi đầu vào sách vở như

các thần học gia hay các nhà nghiên cứu Kinh Thánh. Cần nhất là chúng ta dành ra một phần

thời gian mỗi ngày để học biết về đức tin của mình. Mưa dầm thấm đất. Học hỏi dần dà giúp

chúng ta đào sâu đức tin. Khi chúng ta biết nhiều về đức tin, chúng ta sẽ mến Chúa sâu xa

hơn. Chúng ta cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ có ý nghĩa và sốt sắng hơn. Chúng ta cũng

sẽ tự tin để trả lời người khác về niềm hy vọng của chúng ta như thánh Phêrô nhắn nhủ.

Page 5: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

Thứ ba, mặc dầu có sự hiểu biết về đức tin, nhưng chúng ta vẫn không thể thuyết phục

người khác, nếu chúng ta không cố gắng sống đức tin của mình. Học hỏi về đức tin, tìm hiểu

về giáo lý, đào sâu về Thánh Kinh đều nhắm đến cùng một mục đích là thay đổi con người

chúng ta, thánh hóa chúng ta để giúp chúng ta nên giống Chúa Kitô trong lề lối suy nghĩ,

trong thái độ và trong hành động của mình. Khi nói đến đạo đức, người Công Giáo Việt Nam

thường có khuynh hướng nghĩ đến việc siêng năng tham dự Thánh Lễ, lần hạt Mân Côi,

thuộc nhiều kinh nguyện. Những điều đó là những việc thờ phượng để chúng ta bày tỏ lòng

tôn thờ Chúa cùng kính mến Đức Mẹ, các thiên thần và các thánh. Những điều đó quan trọng

vì nhờ đó chúng ta liên kết với Chúa, với Đức Mẹ, với các thiên thần và các thánh. Tuy

nhiên, đời sống tín hữu vẫn vòn thiếu, vì việc những việc đạo đức này phải thúc đẩy chúng ta

thực hành lời Chúa trong đời sống hằng ngày của mình. Chúng ta thực hành lời Chúa trong

cách cư xử lịch sự, hòa nhã, bác ái, công bình với tha nhân. Nếu làm việc đạo đức mà không

sống đạo, thì đó là mến Chúa mà không yêu người. Vì vậy, theo đạo, giữ đạo, hiểu đạo và

sống đạo là bốn điều cần thiết mà chúng ta cần suy nghĩ và thực hành.

(Trích đoạn từ bài suy niệm “Trả lời cho niềm hy vọng của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm, 25/05/2014)

Thinh lặng 1 phút

Hướng Dẫn Viên: Mời mọi người đứng lên đọc KINH TIN KÍNH

Tôi tin kính một Thiên Chúa/ là Cha toàn năng,/ Ðấng tạo thành trời đất,/ muôn vật hữu hình

và vô hình./ Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô,/ Con Một Thiên Chúa,/ Sinh bởi Ðức Chúa

Cha từ trước muôn đời./ Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,/ Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,/

Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật,/ được sinh ra mà không phải được tạo thành,/ đồng bản

thể với Ðức Chúa Cha:/ nhờ Người mà muôn vật được tạo thành./ Vì loài người chúng ta/ và

để cứu độ chúng ta,/ Người đã từ trời xuống thế.

(từ “Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần” đến “và đã làm người” mọi người đều cúi mình).

Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần,/ Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,/ và đã

làm người./ Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,/ thời quan Phongxiô Philatô;/

Người chịu khổ hình và mai táng,/ ngày thứ ba/ Người sống lại như lời Thánh Kinh./ Người

lên trời,/ ngự bên hữu Ðức Chúa Cha,/ và Người sẽ lại đến trong vinh quang/ để phán xét kẻ

sống và kẻ chết,/ Nước Người sẽ không bao giờ cùng./

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa/ và là Ðấng ban sự sống,/ Người bởi

Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra,/ Người được phụng thờ/ và tôn vinh cùng với Ðức

Chúa Cha và Ðức Chúa Con./ Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy:/ Tôi tin Hội Thánh

duy nhất,/ thánh thiện,/ công giáo/ và tông truyền./ Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha

tội./ Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau./ Amen.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Hướng Dẫn Viên: Xin mời mọi người đứng lên để dâng lời nguyện giáo dân.

1. Lạy Chúa Giêsu Kitô,/ Chúa nhắn nhủ các môn đệ là phải biểu lộ tình yêu bằng hành

động./ Xin cho chúng con biết thực hành các điều răn của Chúa/ để chúng con thực sự

yêu mến Chúa/ và xứng đáng là môn đệ của Ngài./ Chúng con cầu xin Chúa.

Mọi người: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2.Chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô,/ hàng giáo phẩm,/ đặc biệt là

Đức tân Tổng Giám Mục TGP Adelaide của chúng con,/ Đức Ông Quản Nhiệm, các linh

mục, tu sĩ, giáo dân…/ và mọi giới lãnh đạo trên thế giới/ có được những ân sủng cần

Page 6: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

thiết,/ để có thể làm những quyết định khôn ngoan,/ hợp theo thánh ý Chúa, giữa hiểm

họa đai dịch./ Chúng con cầu xin Chúa.

Mọi người: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3.Lời Nguyện Tự phát nếu muốn, tối đa là 3 lời nguyện tự phát)

Thinh lặng giây lát

Hướng Dẫn Viên: Vâng lệnh chúa Cứu Thế và theo thể thức Người dạy, chúng ta cùng nhau

đọc Kinh Lạy Cha:

Mọi người: Lạy Cha chúng con ở...

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta hãy cúi đầu chúc bình an cho nhau.

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta đọc kinh Rước Lễ Thiêng Liêng để xin Chúa Giêsu ngự vào

tâm hồn mình.

KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG

Lạy Chúa Giêsu của con, /con tin rằng Chúa hiện diện trong Bí Tích Cực Thánh. /Con yêu

mến Chúa trên hết mọi sự, / và ước ao được rước Chúa vào linh hồn con. /Vì lúc này, /con

không thể tiếp rước Chúa về phương diện bí tích, /xin Chúa ít nhất /hãy vào linh hồn con

cách thiêng liêng./ Con ôm lấy Chúa như thể Chúa đang ở đó/ và con xin kết hợp trọn thân

con với Chúa. /Xin Chúa đừng để con rời xa Chúa. /Amen.

(Thánh Anphongsô thành Liguori

https://www.youtube.com/watch?v=vLOFZGfg4-A&t=29s)

Thinh lặng 1 phút

NGHI THỨC KẾT THÚC

Hướng Dẫn Viên: Xin Thiên Chúa toàn năng ban phúc lành cho tất cả chúng ta. Xin Người

che chở chúng ta khỏi mọi sự dữ và dẫn đưa tới sự sống muôn đời.

Mọi người: Amen

Hướng Dẫn Viên: bắt một bài hát về Đức Mẹ

ĐỌC KINH KẾT THÚC

KINH TRÔNG CẬY

Hướng Dẫn Viên: Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời

chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh, hiển vinh sáng láng.

Mọi người: Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

CÁC CÂU LẠY

Hướng Dẫn Viên: Lạy rất thánh trái tim Đức Chúa Giêsu,

Mọi người: Thương xót chúng con.

Page 7: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

Hướng Dẫn Viên: Lạy trái tim cực thanh cực tịnh rất thánh Đức Bà Maria,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy ông thánh Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy bà thánh Mary MacKillop

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Nữ Vương ban sự bằng an.

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên:Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Mọi người: Amen.

********

LỘC XUÂN CỘNG ĐỒNG 2020

Chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. (1Tm 6:7). We

brought nothing into the world, so that we can take nothing out of it. (1Tim 6:7).

Ý Cầu Nguyện Của Đức Giáo Hoàng Cho Năm 2020

THÁNG NĂM

Ý cầu nguyện: Cầu cho các Phó Tế: Xin cho các Phó Tế, khi trung thành phục vụ Lời Chúa

và người nghèo, trở nên dấu chỉ sống động cho toàn Giáo Hội.

Lịch Phụng Vụ Trong Tuần

Thứ Hai: 18/05/2020.

Thánh Gioan I, giáo hoàng, tử đạo.Cv 16,11-15; Ga 15,26 - 16,4.

Thứ Ba: 19/05/2020. Cv 16,22-34; Ga 16,5-11.

Thứ Tư: 20/05/2020. Thánh Bernarđinô Siêna, linh mục.Cv 17,15, 22 – 18,1; Ga 16, 12-15.

Thứ Năm: 21/05/2020.

Thánh Christôphôrô Magallanes, linh mục, và các bạn, tử đạo. Cv 18,1-8; Ga 16,16-20.

Thứ Sáu: 22/05/2020.

Thánh Rita Cascia, nữ tu.Cv 18,9-18; Ga 16,20-23.

Thứ Bảy: 23/05/2020. Cv 18,23-28; Ga 16,23-28.

Page 8: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

BAN THÔNG TIN 1.Nếu ai muốn xem Thánh Lễ Trực Tuyến do Cộng Đồng thực hiện qua TV hay ĐTDĐ, có

hai cách:

a). Xin vào Youtube rồi đánh chữ: Cdcgvn nu Cần phải có một „space‟ giữa hai cụm từ

„Cdcgvn‟ và „nu‟ thì Video Thánh Lễ mới hiện ra trên màn ảnh Youtube.

b). Quý ông bà anh chị em cũng có thể vào trang mạng của Cộng Đồng sau đây:

www.conggiaonamuc.org.au. Sau đó, ấn vào hình(có chữ “C” màu xanh lá cây) ở góc trái

của phim Thánh Lễ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam-Nam Úc (dưới hình thức phim

Youtube) rồi nhấn vào chữ “subscribe‟. Tất cả các Youtube về Thánh Lễ Trực Tuyến của

Cộng Đồng sẽ hiện ra để quý vị chọn lựa.

2. Sau đây là một số chi tiết để liên lạc qua điện thoại hay lên trên Trang Mạng (trích từ

thông tin của Đơn Vị An Toàn Trẻ Em- TGP Adelaide) để giúp cho mọi người, đặc biệt các

trẻ em và cha mẹ trong giai đoạn đại dịch Covid hiện nay:

*Sức khoẻ tâm thần:

https://www.beyondblue.org.au/the-facts/looking-after-your-mental-health-during-the-

coronavirus-outbreak

*Lifeline on 13 11 14

*Kids Helpline on 1800 551 800

*MensLine Australia on 1300 789 978

*Beyond Blue on 1300 224 636

*Headspace on 1800 650 890

*South Australian Mental Health triage Service on 13 14 65

*Centacare COVID-19 phone counselling on 8215 6700.

*Child Protection Unit for support and guidance on 8210 8159

Nữ Tu Maria Trần Thị Thu Trang RSM - Trưởng Ban Thông Tin

Cám ơn Ban Mục Vụ xin chân thành cám ơn một vị ân nhân đã ủng hộ $2,000.00 để mu vật dụng bảo

trì mái tôn nhà thờ. Xin Chúa ban muôn ơn lành đến vị ân nhân và gia đình.

Ban Mục Vụ

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo phân ưu

Được tin cụ ông Gioan Trần văn Sinh vừa mới qua đời sáng ngày 13/05/20. Thay mặt toàn

thể các hội viên Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, xin được gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến chị

Hường cùng toàn thể tang quyến.

Nguyện xin Thiên Chúa toàn năng sớm đón nhận linh hồn Gioan về hưởng nhan Thánh

Ngài.

TM BCH HCBMCG - Phạm Thị Hiền – Hội Trưởng

Hậu đại dịch covid-19: Kiên nhẫn, nhân đức của đời thường

WHĐ, 14-05-2020 — Bài viết mới của Cha Lombardi nói về sự kiên nhẫn: Chúng ta sẽ tiếp

tục cần nó, sẽ là thiếu thận trọng khi nghĩ rằng tất cả chuyện này sẽ kết thúc. Đó không chỉ

là đức tính cần thiết trong tình yêu thương đối với người khác: Mà còn là một chiều kích của

đức tin chúng ta.

Cả trong thời gian cách ly do đại dịch và thời điểm bắt đầu lại các mối tương quan và

hoạt động, một sự kiên nhẫn rất lớn đã được yêu cầu và tiếp tục được yêu cầu đối với tất cả

chúng ta, có lẽ chúng ta chưa quen điều này. Sống với nhau trong một thời gian dài nơi gia

Page 9: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

đình trong không gian hạn hẹp, không có cách lẩn trốn hay sự thư giãn hoặc những cuộc gặp

gỡ đa dạng đều đặn, hơn nữa cảm thấy áp lực của nỗi sợ về việc lây nhiễm và những lo lắng

về tương lai, chắc chắn đưa đến thử thách cho sự cân bằng và sự vững chắc nơi các mối

tương quan của chúng ta. Và điều này cũng không khác nhiều trong các cộng đoàn, ngay cả

trong cộng đoàn nhà tu, mặc cho những thời gian cầu nguyện và các quy tắc vững chắc trong

cách cư xử. Sự căng thẳng, bấp bênh, sự bực dọc đã dễ cảm thấy ngay cả khi không có

những tác động lây nhiễm.

Trong thời kỳ này, giữa nhiều nhân đức đã trở nên đáng quý hơn bình thường, có cả nhân

đức kiên nhẫn. Và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tiếp tục cần nó, bởi vì như chúng ta biết, sẽ rất

thiếu thận trọng khi nghĩ rằng tất cả chuyện này như đã kết thúc.

Kiên nhẫn là một đức tính của đời thường. Không có nó, mối tương quan giữa các cặp vợ

chồng, của gia đình và của công việc trước hay sau gì cũng ngày càng trở nên căng thẳng, bị

ghi dấu bởi những va chạm hoặc xung đột, thậm chí cuối cùng có thể là không thể sống

chung được. Cần phải lớn lên trong một mái trường của sự đón tiếp và chấp nhận lẫn nhau,

mặc dù (điều này) tốt đẹp, nhưng có cả những khía cạnh mệt mỏi của nó. Nhưng cách suy

nghĩ chung ngày nay không giúp chúng ta đảm nhận sự khó khăn này như cái giá của một

điều gì đó lớn lao. Ngay cả nó thường mang đến thái độ dễ cáu gắt, chỉ trích những khuyết

điểm và hạn chế của người khác, đưa đến sự cắt đứt cách dễ dàng và nhanh chóng như là giải

pháp duy nhất cho các vấn đề. Nhưng điều này có đúng đắn không?

«Bài ca về đức mến» mà Thánh Phaolô nêu lên trong lá thư thứ nhất gửi tín hữu

Côrintô (13, 1-13), không nên coi như là một bản thơ xa vời, nhưng như một «Tấm gương

soi» trong đó chúng ta có thể lượng giá xem liệu đức mến của mình chỉ là một từ trống rỗng

hoặc biết chuyển dịch trong những thái độ cụ thể hàng ngày. Thánh Phaolô liệt kê đến 15

thái độ này. Đầu tiên là: «Đức mến thì nhẫn nhục»; cuối cùng là: «Đức mến thì chịu đựng tất

cả». Và nhiều thái độ khác trong số những liệt kê có liên quan nhiều đến «Đức mến cách

nhẫn nại». Như thế, đức mến «Là nhân từ … không tức giận… không nhớ đến điều xấu nhận

được?…».

Nhưng sự kiên nhẫn không chỉ là một đức tính cần thiết trong tình yêu thương hàng

ngày đối với những người thân yêu của chúng ta và tất cả những người khác mà chúng ta

phải chung sống. Nó còn là một chiều kích nơi niềm tin và hy vọng của chúng ta ngang qua

tất cả các biến cố của cuộc sống và lịch sử. Thánh Giacôbê mời gọi chúng ta hãy nhìn người

nông dân, như người biết rằng cần phải chờ đợi: «Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho

tới ngày Chúa quang lâm. Hãy xem nhà nông, họ kiên nhẫn chờ đợi cho đất trổ sinh hoa màu

quý giá: Họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn

và bền tâm vững chí» (Gc 5,7-8).

Đối với các Kitô hữu tiên khởi, sự kiên nhẫn được liên kết chặt chẽ với sự kiên trì nơi

đức tin trong suốt các cuộc bách hại và những khó khăn mà họ đã phải đối mặt như một cộng

đoàn mong manh và nhỏ bé trong các biến cố của lịch sử. Do đó, nói về sự kiên nhẫn thì

cũng luôn luôn nói về thử thách, về đau khổ mà qua đó chúng ta được mời gọi vượt qua

trong hành trình của mình. Thánh Phaolô nối kết chúng ta trong một sự năng động để nắm

lấy và đưa chúng ta đi xa hơn. Trong sự năng động này, sự kiên nhẫn là một quãng đường

không thể tránh khỏi: «Ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể

là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như

thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng

chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta» (Rm 5,3-5).

Thử thách của đại dịch chắc chắn là nguyên nhân của sự đau khổ bởi nhiều lý do khác

nhau, nó đòi hỏi đức mến cách nhẫn nại trong mối tương quan với những người gần gũi

chúng ta, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn trong bệnh tật, đòi hỏi sự kiên nhẫn nhìn xa trông rộng nơi

cách thức chống lại virút và nối lại hành trình trong sự liên đới với cộng đoàn giáo hội cũng

Page 10: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

như cộng đồng dân sự mà chúng ta là phần tử trong đó. Liệu chúng ta có biết vượt qua sự

bực dọc, sự mệt mỏi và sự khép lại trong chính mình để bền tâm vững chí trong thử thách

nhân đức và trong niềm hy vọng? Thư gửi tín hữu Do Thái (chương 12) mời gọi chúng ta

bám chặt cái nhìn của mình vào Chúa Giêsu như một mẫu gương về sự kiên nhẫn và kiên trì

trong thử thách. Và Chúa Giêsu, nơi cuối bài diễn từ về những gian truân mà các môn đệ của

Người sẽ phải trải qua, trong đó Người sẽ không bỏ rơi họ, nói một lời giá trị để luôn đồng

hành cùng chúng ta, ngay cả hôm nay: «Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình

(Lc 21,19)»./.

Federico Lombardi, S.J.

Lm. Phaolô Nguyễn Thanh Tuấn chuyển ngữ từ vaticannews.va/it

https://www.giaophanbaria.org/suy-niem/2020/05/14/hau-dai-dich-covid-19-kien-nhan-nhan-duc-cua-doi-thuong.html

PHÉP LẠ LÀ GÌ?

Tại sao trong thủ tục phong thánh, ngoài việc thực hành các nhân đức, Giáo hội còn đòi hỏi

phép lạ nữa? Làm sao chứng minh được được phép lạ đã xảy ra?

Trong tiếng Việt, chữ “lạ” có hơi hàm hồ. “Lạ” có thể đối lại với “quen”, như khi nói “người

lạ”. “Lạ” cũng có thể hiểu là cái gì “khác thường”, ít khi xảy ra: điều khác thường ấy có thể

gây ra trầm trồ ngạc nhiên, nhưng cũng có thể gây ra kinh tởm. Thí dụ hoa mai nở vào mùa

thu thì là “lạ” và đáng ngạc nhiên, nhưng một quái thai với hai đầu ba bàn tay thì cũng “lạ”,

nhưng có thể gây ra kinh hoàng cho lối xóm. Những thái độ nửa người nửa ngợm cũng đáng

kể là “lạ”, nhưng chúng ta tìm cách tránh xa kẻo sợ liên lụy vào thân. Trong ngôn ngữ của

Giáo hội, tiếng “phép lạ” dùng để dịch danh từ miraculum tiếng La-tinh. Theo nguyên ngữ,

nó ám chỉ một hiện tượng khác thường, gây ra ngạc nhiên, thán phục.

Như vậy cái gì khác thường cùng đều có thể coi là phép lạ hay sao?

Có lẽ ngôn ngữ bình dân nghĩ như vậy. Thí dụ một anh học trò đi chơi suốt năm, thế mà đến

kỳ khảo hạch lại đỗ cao thì phải kể là phép lạ chứ còn gì nữa? Hay là một anh chàng ra xa lộ

phóng xe với tốc lực hơn 200 cây số/giờ, đâm vào cầu, té xuống sống, nhưng vẫn không hề

hấn gì hết thì đủ gọi là phép lạ rồi. Đó là chưa nói đến bao nhiêu trò ảo thuật khác mà chúng

ta có thể thấy trình diễn trong các rạp xiếc. Tuy nhiên, đó chỉ là quan niệm bình dân, chứ

trong ngôn ngữ thần học thì để một sự kiện có thể gọi là phép lạ, cần hội đủ hai điều kiện: 1/

thứ nhất, việc đó mang tính cách khác thường; 2/ thứ hai, nó do Chúa làm ra. Hai điều kiện

đi đôi với nhau thì mới được nhận là phép lạ.

Thế nào là tính cách “khác thường”?

Thú thực là không dễ gì cắt nghĩa: thế nào là khác thường, bởi vì nó rất tương đối. Thí dụ

vào đầu thế kỷ XX, khi mới sáng chế ra máy bay, thì mỗi chiếc máy bay cất cánh là cả một

phép lạ; còn ngày nay nó trở thành quá nhàm và không còn là khác thường nữa. Do đó tính

cách “khác thường” tuỳ thuộc vào thời gian và nơi chốn nhiều lắm. Thánh Augustinô đã có

nhận xét như sau: khi Chúa Giêsu biến năm tấm bánh để nuôi năm ngàn người thì ai cũng la

lên là phép lạ; còn Thiên Chúa hằng ngày nuôi sống cả triệu người trên mặt đất từ những hạt

giống bé tí, thì không ai coi đó là phép nữa. Thực vậy, nếu ta chú ý mở mắt ra thì ta sẽ thấy

biết bao nhiêu điều kỳ diệu chung quanh ta! Chỉ cần lấy một thí dụ cỏn con thôi nhé, đó là

con ruồi và con muỗi. Ta ghét nó và tìm cách diệt nó; nhưng thực ra ai chế tạo được một con

vật li ti như vậy, biết bay, biết động? Vũ trụ này tràn ngập những kỳ công của Thiên Chúa,

và do đó nói được rằng mỗi ngày chúng ta có dịp chứng kiến cả trăm phép lạ. Tuy nhiên, để

nhấn mạnh đến sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa, Giáo hội đặt ra điều kiện thứ nhất là:

sự kiện này hoạ hiếm, khác thường; đồng thời, sự khác thường phải là do Chúa làm ra, chứ

không phải là trò ảo thuật, do sức tự nhiên, hoặc là do ma quỷ.

Page 11: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

Làm sao biết được việc gì do sức tự nhiên, việc gì do ma quỷ, việc gì do Thiên Chúa?

Đây là cả một vấn đề phức tạp. Làm thế nào biết được khả năng của sức tự nhiên? Biết đâu

một điều gì ngày hôm nay coi như vượt khả năng tự nhiên, nhưng chừng vài năm nữa, nhờ

sự tiến bộ của kỹ thuật khoa học, thì con người có thể thực hiện được? Cách đây ba trăm

năm, ai dám nghĩ rằng con người có thể tạo ra điện thoại, máy truyền hình, vệ tinh nhân tạo?

Tuy nhiên, nếu chờ cho đến khi nắm chắc giới hạn của sức tự nhiên, thì e rằng chẳng bao giờ

có phép lạ. Vì thế, khi xét đến các trường hợp phép lạ, Giáo hội không chỉ xét đến khả năng

con người cách tuyệt đối, nhưng là đặt nó trong một môi trường cụ thể. Thí dụ như một

người mắc bệnh phong cùi: giả như anh đi điều trị tại bệnh viện tối tân bên Hoa kỳ mà được

lành, thì không thể coi là phép lạ; tuy nhiên, nếu người đó sống nơi rừng rú, thiếu thuốc men,

mà lại được lành bệnh thì phải kể là ngoài sức tự nhiên.

Nói thế có nghĩa là các phép lạ chỉ xảy ra ở những quốc gia chậm tiến thôi sao?

Theo các thống kê thì phải nói ngược lại: các phép lạ được giảo nghiệm tại Âu-Mỹ nhiều

hơn, bởi vì họ có những phương tiện tối tân để cứu xét hơn là ở các nước chậm tiến. Đàng

khác, không phải là khi khoa học và kỹ thuật đã tiến bộ thì không còn phép lạ nữa! Chúng ta

trở lại trường hợp của người phong cùi: đành rằng ngày nay tại Âu Mỹ bệnh này có thể chữa

trị dễ dàng; tuy nhên thông thường việc chữa trị đòi hỏi một thời gian nào đó. Vì thế nếu một

bệnh nhân được khỏi bệnh ngay tức khắc sau khi đọc kinh cầu nguyện thì có thể coi đó là

phép lạ.

Như vậy, để được nhìn nhận là phép lạ, cần phải đọc kinh nữa hay sao?

Không hẳn là đọc kinh theo nghĩa là phải đốt đèn làm tuần cửu nhật, nhưng một cách nào đó

cần có sự cầu nguyện, để chứng tỏ rằng đây là một công việc của Chúa. Thực vậy, chúng ta

đừng đồng hóa phép lạ với trò ảo thuật. Như đã nói trên đây, để được gọi là phép lạ, thì

ngoài tính cách khác thường, cần phải chứng tỏ đây là một công việc của Thiên Chúa, chứ

không do sức lực con người hoặc một thụ tạo nào khác, kể cả thiên thần và ma quỷ. Dĩ

nhiên, khi Thiên Chúa làm phép lạ thì ngài không muốn trổ tài phù phép, nhưng là ngài

muốn tỏ ra tình thương cứu độ. Về phần con người, cần phải lãnh nhận phép lạ trong tinh

thần đức tin. Đó là lý do vì sao nói rằng phép lạ xảy ra trong khung cảnh cầu nguyện. Có thể

có nhiều dấu hiệu khác nữa để chứng tỏ sự can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại,

kể cả tai ương nhằm cảnh cáo con người tội lỗi. Tuy vậy, thông thường Giáo hội chỉ lựa

những trường hợp nói lên tình thương cứu độ của Thiên Chúa, đặc biệt qua trường hợp chữa

lành bệnh nhân.

Như vậy là đa số các phép lạ xảy ra thuộc các trường hợp chữa bệnh hay sao?

Đúng thế. Bởi vì trong trường hợp này, ngoài việc bày tỏ tình thương của Chúa, việc kiểm

chứng khoa học cũng dễ áp dụng hơn. Thông thường thủ tục diễn tiến như sau. Trước hết,

bệnh nhân đã được bác sĩ chẩn bệnh, để chứng minh rằng có mắc bệnh, thường là bệnh hiểm

nghèo hoặc nan trị. Điều này đòi hỏi nhiều cuộc khám nghiệm khá rắc rối. Kế đó, nếu bệnh

nhân tuyên bố là mình khỏi bệnh thì đương sự lại cần được khám nghiệm do một hội đồng

bác sĩ, để xem nguyên nhân của sự lành bệnh: có phải do việc dùng thuốc không, có phải do

tình cờ ngẫu nhiên không, có phải do một động lực tâm lý thúc đẩy hoặc một bí thuật nào

khác. Thường công cuộc khám nghiệm đòi hỏi thời gian lâu dài, bởi vì ngoài việc điều tra

nguyên nhân lành bệnh, còn phải chờ xem bệnh có tái phát nữa không. Sau khi thu thập đầy

đủ dữ kiện, hội đồng y khoa sẽ kết luận: “Đây là một trường hợp không thể giải thích được

theo thói thường”. Nên biết là các bác sĩ sẽ không tuyên bố gì về phép lạ hết: họ chỉ kết luận

rằng đây là một trường hợp hãn hữu, không thể giải thích được theo kiến thức hiện hành.

Việc xác nhận phép lạ thuộc về thẩm quyền của Giáo hội: toà án Giáo hội sẽ xét xem việc

lành bệnh có liên quan gì đến sự cầu khẩn Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của các thánh

Page 12: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM NAM ÚC tin/2020/bt_17_05_20.pdf · 2020-05-16 · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29

nhân hay các tôi tớ Chúa không? Công cuộc này cũng không phải là đơn giản đâu. Nói tóm

lại, việc xác nhận phép lạ không phải là dễ dàng. Cứ lấy thống kê của Lộ-đức thì rõ: từ năm

1858 đến nay, (tức là trong vòng 130 năm), có đến hơn 5 ngàn người đến tạ ơn Đức Mẹ vì

được lành bệnh, nhưng số phép lạ được chuẩn nhận không tới 70. Dĩ nhiên, đây phải hiểu là

phép lạ dựa theo các tiêu chuẩn khắt khe do giáo luật đặt ra, chứ ai cũng biết là con số các

phép lạ còn cao hơn.

Tại sao Giáo hội đòi hỏi phải có phép lạ trong thủ tục phong thánh?

Bởi vì Giáo hội muốn tìm một dấu chỉ chắc chắn rằng người tín hữu nào đó thực là đẹp lòng

Chúa, đang hưởng vinh quang với Chúa, và vì vậy Thiên Chúa đã nhậm lời nguyện nhờ sự

chuyển cầu của vị ấy. Đó là quan điểm của thủ tục phong thánh hiện hành, và không ai cấm

Giáo luật có thể sửa đổi trong tương lai, như vài tác giả đã yêu cầu.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, op.

(Nguồn: daminhvn.net)