céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam. dia thpt- le thi ly... · web viewvới nghị quyết...

31
Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Như chúng ta đã biết Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.” Với Nghị quyết này giáo viên nói chung và giáo viên dạy bộ môn Địa lí nói riêng cần tập trung giảm tới mức tối đa những yêu cầu ghi nhớ máy móc, đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng phân tích, giải thích sự vật hiện tượng địa lí trong quá trình dạy và học. Hiện nay giáo dục môi trường đã được đưa vào nhà trường phổ thông, riêng môn địa lí ở trường THPT là môn địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội. Nội dung chương trình cũng đã chú ý đến vấn đề cấu trúc của lớp vỏ địa lí và các quy luật thống nhất hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới giúp học sinh hiểu đươc đặc điểm của các quy luật tự nhiên và có ý thức bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật của nó...Vì vậy môn địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội ở trường THPT có rất nhiều thuận lợi để giáo dục học sinh, nhưng làm thế nào để các em say mê bộ môn địa lí nói chung và nghiên cứu các quy luật của lớp vỏ địa lí 1

Upload: others

Post on 02-Mar-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

A. ĐẶT VẤN ĐỀI. LỜI MỞ ĐẦU:

Như chúng ta đã biết Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.”

Với Nghị quyết này giáo viên nói chung và giáo viên dạy bộ môn Địa lí nói riêng cần tập trung giảm tới mức tối đa những yêu cầu ghi nhớ máy móc, đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng phân tích, giải thích sự vật hiện tượng địa lí trong quá trình dạy và học.

Hiện nay giáo dục môi trường đã được đưa vào nhà trường phổ thông, riêng môn địa lí ở trường THPT là môn địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội. Nội dung chương trình cũng đã chú ý đến vấn đề cấu trúc của lớp vỏ địa lí và các quy luật thống nhất hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới giúp học sinh hiểu đươc đặc điểm của các quy luật tự nhiên và có ý thức bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật của nó...Vì vậy môn địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội ở trường THPT có rất nhiều thuận lợi để giáo dục học sinh, nhưng làm thế nào để các em say mê bộ môn địa lí nói chung và nghiên cứu các quy luật của lớp vỏ địa lí mới là một vấn đề mà giáo viên bộ môn địa lí chúng tôi cần quan tâm, vì bình thường môn địa lí là môn phải học thuộc nhiều và là môn phụ nên các em không quan tâm và say mê học tập như nhiều môn học khác... Do đó để gây hứng thú cho học sinh học tập và nghiên cứu cần có phương pháp dạy và học dễ nhớ, dễ hiểu bài... Trong các phương pháp giảng dạy địa lí thì phương pháp sử dụng “kênh hình và quan sát vi deo”đó là một trong những đặc thù của bộ môn địa lí. Việc thực hiện phương pháp này cũng là thực hiện quan điểm giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm”. Trong quá trình dạy học tôi luôn lấy phương pháp này làm phương pháp chủ đạo trong giảng dạy, trong bài viết kinh nghiệm giảng dạy địa lí, tôi xin trình bày cụ thể trong bài “Lớp vỏ địa lí . Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí” và bài “quy luật địa đới và quy luật phi địa đới” ở chương trình địa lí lớp 10 thuộc chương IV “Một số quy luật của lớp vỏ địa lí” nhằm mục đích giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học, vừa

1

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

rèn luyện kĩ năng phân tích qua các hình ảnh, video và biết đánh giá nhận xét các biểu hiện của quy luật địa lí cũng như ý nghĩa của chúng. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:- Tình trạng chung hiện nay của học sinh là không thích học môn địa lí, không biết nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, việc phân tích tranh ảnh, video còn rất lúng túng.- Kiểm tra bài thường không học thuộc bài, giở tài liệu, trao đổi...- Những câu hỏi phát vấn trong giờ học thường ít chú ý, chỉ một vài học sinh có học lực khá xung phong xây dựng bài.- Khảo sát đầu năm học ở một số lớp đều có chung biểu hiện là các em ít quan tâm đến học môn địa lí và kết quả cụ thể là điểm kiểm tra không cao, tỉ lệ học sinh khá, giỏi ít, tỉ lệ học sinh yếu vẫn còn nhiều…

Từ những thực trạng trên ,để đạt được hiệu quả tốt hơn tôi đó mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, sử dụng kênh hình, video để dạy và học.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1/Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện: Nghiên cứu nội dung của các bài học về “Một số quy luật của lớp vỏ địa lí”, các phương tiện dạy học cần thiết, tình hình học sinh các lớp 10 về tinh thần, thái độ học tập, chất lượng học tập... Theo thiết kế bài dạy của mình tôi đã chọn các lớp 10 cơ bản mà tôi đang tực tiếp giảng dạy để thực nghiệm đó là các lớp 10C1, 10C7, 10C8 và 2 lớp đối chứng là lớp 10C6 và 10C11, trong đó chất lượng của lớp 10C1 và 10C6 có khá hơn còn 10C7, 10C8 và 10C11 là những lớp trung bình. 2/Xác định bài dạy và mục tiêu bài học:

Mục tiêu bài dạy chính là cái đích của bài học cần đạt tới, mục tiêu phải định rõ được các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh về kiến thức ,kĩ năng và thái độ.

Để xác định được mục tiêu bài học cần phải đọc kĩ bài học trong sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của bài và cái đích cần phải đạt tới của mỗi nội dung.

2

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

Trong khuôn khổ của đề tài này tôi xin trình bày 2 bài tiêu biểu là bài 20 và bài 21

BÀI 20 (Chương trìmh chuẩn)Mục tiêu của bài là:

*Về kiến thức:- Biết được cấu trúc của lớp vỏ địa lí.- Nắm được nội dung của một số thuật ngữ, khái niệm lớp vỏ địa lí và khái niệm về các quy luật của lớp vỏ địa lí, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí. .*Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:- Phân tích mối liên hệ qua lại giữa các thành phần tự nhiên.- Phân tích tranh ảnh, bản đồ, video.*Về thái độ: - Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên phù hợp với quy luật. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra những ví dụ nhằm minh hoạ cho các quy luật.

BÀI 21 (chưong trình chuẩn) Mục tiêu bài học là: *Về kiến thức: - Cung cấp kiến thức về các khái niệm, nguyên nhân tạo nên các quy luật và biểu hiện của các quy luật. *Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ kênh hình trong sách giáo khoa kết hợp kiến thức đã học, giải thích sự phân chia thành các vòng đai nhiệt, các đới khí hậu, các thảm thực vật, các nhóm đất chính. *Về thái độ: Có quan điểm tổng hợp khi phân tích sự vật hiện tượng địa lí. Trên cơ sở đó làm cho học sinh có khả năng tự nhận thức được những vấn đề của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Hệ quả của các thành phần tự nhiên nếu 1 thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo.

3

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

Từ những nhận thức đó giúp học sinh có thái độ hành vi đúng đắn trước các vấn đề đang thay đổi theo thời gian với một số khu vực trên thế giới, một số tỉnh miền núi ở Việt Nam cũng như tại địa phương mà các em đang sinh sống. Tất cả các kiến thức và kĩ năng trên cần được phối hợp vào bài giảng sao cho hợp lí và quan trọng là phải truyền thụ đến học sinh như thế nào để các em tiếp thu ngay trên lớp, về nhà có hứng thú học bài và làm bài tập.

Để thực hiện tốt việc giáo dục này tôi luôn lựa chọn “ Phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực” và sử dụng nhiều tranh ảnh, video, bản đồ... trong suốt quá trình giảng dạy .

Trong bài “Lớp vỏ địa lí – quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí” để giáo dục cho các em học sinh lớp 10 cũng như truyền thụ kiến thức cơ bản về quy luật thống nhất của lớp vỏ địa lí, khi giảng bài này giáo viên cần phải đạt các mục tiêu sau:+ Cung cấp kiến thức về bề mặt của trái đất có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các quyển. Về mối quan hệ của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, nguyên nhân tạo lên quy luật này, các biểu hiện, ý nghĩa của quy luật...+ Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét bản đồ, tranh ảnh, video...

Để đạt được những điều đó tôi luôn thực hiện phương pháp giảng dạy sử dụng phương tiện trực quan “kênh hình” trong quá trình lên lớp. Phương pháp sử dụng “kênh hình” là phương pháp “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là một tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy học, phương pháp đó được thể hiện ở các khâu sau:- Tiến hành giảng dạy trên lớp để tạo điều kiện phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tư duy ở học sinh. Trong quá trình giảng dạy tôi đã chú ý xây dựng hệ thống các câu hỏi phát huy tính tích cực tự làm việc của học sinh, giáo viên chỉ là người hướng dẫn...- Luôn tiến hành kiểm tra việc thực hiện tự nghiên cứu ở học sinh bằng các phiếu học tập, các câu hỏi đã được tiến hành trong suốt bài giảng. Trên cơ sở đó giáo viên đặt câu hỏi dựa trên bản đồ, tranh ảnh, video có trong sách giáo khoa và các tranh ảnh mà giáo viên đã sưu tầm để sử dụng làm phương tiện

4

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

dạy học. Học sinh trình bày kết quả đã nghiên cứu, giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức bằng kiến thức cơ bản cần phải nhớ trong bài học.- Sử dụng đồ dùng dạy học:

Đồ dùng dạy học bao gồm:+ Sơ đồ lớp vỏ địa lí của trái đất (phóng to theo sách giáo khoa). + Bản đồ tự nhiên châu Mĩ – bản đồ tự nhiên châu Á. + Tranh bề mặt Trái Đất bị rửa trôi, xói mòn sau khi rừng bị tàn phá (phóng to theo sách giáo khoa).+Các hình trong sách giáo khoa có liên quan đến bài học (ở các bài học trước..) +Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên trái đất.+ Một số tranh ảnh khác...+ Video (hiện tượng chặt phá rừng).

Để nhằm phát huy tối đa tính chủ động của học sinh trong giờ học, tôi đã tiến hành và hướng dẫn để học sinh hiểu về lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới ở các phương tiện trực quan.

II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Thiết kế bài giảng cụ thể: Chương IV: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí. Tiết 23 - bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.( phần mục tiêu bài học và phương tiện dạy học đã ghi ở phần trên )

Khởi động: Học sinh xem video và tranh ảnh về: Rừng bị chặt trụi - đồi trọc - đất bị xói mòn – lũ quét ở vùng cao. Giáo viên đặt câu hỏi: Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ với nhau như thế nào? – Giới thiệu bài học.

Hoạt động của HS và GV Nội dungHĐ1: cá nhân / nhómB1: quan sát H20.1 và nội dung hoàn thiện phiếu học tập sau.B2:- HS lên bảng dán vào ô kẻ

I. Lớp vỏ địa lý- Khái niệm: Là lớp bề mặt của Trái Đất ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các

5

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

sẵnLớp vỏ địa lí

Khái niệm

Độ dày Đặc điểm

- GV: chuẩn kiến thức.GV: cho HS quan sát H20.1 ; 7.2 và nội dung sách giáo khoa.? So sánh lớp vỏ trái đất và lớp vỏ địa lí. - HS trình bày.- GV chuẩn kiến thức.HĐ2: cá nhânB1: Nghiên cứu nội dung trong sách giáo khoa.? Hiểu như thế nào về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.? Có những nguyên nhân nào tạo lên quy luật này.B2: - HS trình bày. - GV chuẩn kiến thức. - GV lấy ví dụ về sự tác động qua lại để hs dễ hiểu về khái niệm.* Nước, khí và chất khoáng thường xuyên xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua quá trình dinh dưỡng và quang hợp, đồng thời thực vật cũng thường xuyên trả về môi trường những chất đó qua sự bốc hơi, hô hấp và sự phân huỷ xác của chúng. Những tác động qua lại đó đã tạo nên một hệ thống vật chất thống nhất và hoàn chỉnh. quang hợpVD:CO2 + H2O gluxit + O2

AS MT

quyển.- Độ dày: 30 – 35 km- Những hiện tượng và quá trình xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối.

II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý1. Khái niệm:- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.- Nguyên nhân: Do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời tác động trực tiếp hay gián tiếp của ngoại lực và nội lực. Như vậy không tồn tại và phát triển một cách độc lập.

6

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

gluxit: là thức ăn cho người và ĐV qua hô hấpquá trình CO2 nội bào ( Hoạt động theo quy luật... )

HĐ3: nhóm (3 nhóm)B1: Quan sát tranh ảnh, bản đồ địa lí tự nhiên châu Mỹ, địa lí tự nhiên châu Á.Nhóm 1: Tìm hiểu và phân tích ví dụ 1.Nhóm 2: Tìm hiểu và phân tích ví dụ 2.Nhóm 3: Tìm hiểu và phân tích ví dụ 3.B2:- HS trình bày- GV chuẩn kiến thức - GV treo bảng 3 ví dụ để HS nhận xét. - GV lấy thêm ví dụ.+ Nói đến Hà Giang, Cao Bằng...+ Hoang mạc Atacama.+ Biển Aran.* Ví dụ về sự thay đổi dây chuyền của các thành phần tự nhiên.Hoang mạc Atacama nằm dọc theo bờ tây lục địa Nam Mĩ, tại đây có dòng biển lạnh Pêru chảy gần bờ. Vào mùa hạ ở bán cầu Bắc dòng biển này chảy lên xích đạo, vào mùa đông dòng biển Pê ru yếu đi; cùng thời điểm đó dòng biển nóng En-Ni-Nô từ xích đạo tiến xuống phía nam. Cứ khoảng 12 năm một lần thường vào tháng 2 – tháng 3 dòng En-Ni-Nô tiến sâu tới 120 – 130 N lúc đó những trận mưa rào đổ xuống phía nam, các thung lũng biến thành dòng sông, đất đai trở

2. Biểu hiện của quy luật

- Chỉ cần một thành phần thay đổi, các thành phần khác sẽ thay đổi theo.VD: (HS tự ghi).

7

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

nên ẩm ướt, nhiều loài thực vật – động vật phát triển... tình trạng đó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn khoảng 2 – 4 tháng sau đó dòng En-Ni-Nô lùi lên phía bắc dòng Pêru trở lại vị trí bình thường của nó. Trong hoang mạc lúc này không còn những trận mưa, thực vật khô cháy, sâu bọ biến mất... Atacama trở về trạng thái hoang mạc vốn có của nó.

HĐ4: Cả lớp / cá nhân.B1: Quan sát tranh ảnh.? Hãy nêu các thành phần tự nhiên.? Khi con người sử dụng một thành phần tự nhiên nào đó giúp ta biết được điều gì?Lấy ví dụ?? Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây những hậu quả gì đối với môi trường tự nhiên.B2: - HS trình bày. - GV chuẩn kiến thức. - Lấy ví dụ liên hệ.? Cuộc sống của nhân dân địa phương sẽ ra sao nếu như rừng bị chặt phá bừa bãi.? Con người có vai trò quyết định trong sự thay đổi môi trường tự nhiên như thế nào.- HS trình bày.- GV chuẩn kiến thức.- Đưa ra ví dụ ( nguyên nhân - hậu quả).

3. Ý nghĩa Cần phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất cứ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

* Đánh giá: Bài tập1 : Hãy xác định phưong án đúng:

8

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

Chúng ta nắm vững quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) nhằm:a. Biết cách bảo vệ tự nhiênb. Hiểu rằng diện tích rừng sẽ bị ngập khi đắp đập ngăn sông.c. Hiểu được mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên và giữa tự nhiên với

hoạt động kinh tế của con người.d. Cả a,b,c đều đúng.

Bài tập2: Hãy điền vào chỗ trốngQuy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật....................................và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ của...................................... .Bài tập3:

Lớp vỏ địa lí mang tính thống nhất và hoàn chỉnh khi ta tác động vào bất cứ thành phần nào của lớp vỏ địa lí cũng kéo theo sự biến đổi của các thành phần khác. a. Đúng b. Sai * Củng cố – dặn dò: - GV củng cố lại toàn nội dung. - Về nhà làm bài tập trong sách giáo khoa.Thông tin phản hồi phiếu học tập ( phần I )

Lớp vỏ Địa lý Khái niệm Độ dày Đặc điểmLà lớp bề mặt của Trái Đất ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các quyển.

30 – 35 kmNhững hiện tượng và quá trình xẩy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối

Thông tin phản hồi ( mục 2. phần II )Ví dụ 1 Ví dụ 2 Ví dụ 3

- Thay đổi lượng của sông vào mùa lũ:- Kết quả: Lượng nước mưa tăng, lưu lượng

- Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn - ẩm ướt.Kết quả: Chế độ dòng chảy thay đổi, tăng quá

- Thảm thực vật bị phá huỷ.Kết quả: Đất bị xói mòn, khí hậu bị biến

9

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

nước sông, lượng phù sa, tốc độ dòng chảy, mức độ sói lở... đều bị thay đổi.

trình xói lở, xói mòn, thực vật phát triển, quá trình hình thành đá và đất nhanh.

đổi ( đất Feralit bị xói mòn và trơ sỏi đá ).

( Phần tranh ảnh minh hoạ cho bài học có phụ lục kèm theo)

TPPCT 24 Bài 21: Qui luật địa đới và qui luật phi địa đới ( Phần mục tiêu bài học và phương tiện dạy học đã nêu ở trên) Mở bài* Phương án 1: GV nhắc lại khái niệm & biểu hiện của qui luật thống nhất hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan. Khẳng định đó mới chỉ là một trong số các qui luật địa lí --> vào bài*Phương án 2 : GV kể chuyện cảnh quan tự nhiên trên đỉnh Chô-mô-lung-ma. Sau đó yêu cầu HS nhắc lại sự thay đổi các đới sinh vật & đất từ xích đạo về hai cực. Tại sao có sự phân hoá như vậy ?--> Giới thiệu bài .

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính*HĐ 1 : Cá nhân- Bước 1: HS đọc sách giáo khoa, hoàn thành phiếu học tập.- Bước 2: Đại diện HS lên trình bày. GV đưa phiếu thông tin phản hồi. Giải thích khái niệm của quy luật địa đới. GV hỏi :- Tại sao các thành phần tự nhiên & cảnh quan địa lí lại thay đổi một cách có qui luật như vậy?GV vẽ nhanh hình lên bảng yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi của tia sáng Mặt Trời khi đến Trái Đất từ xích đạo về hai cực, ảnh hưởng của nó? --> tự rút ra nguyên nhân của qui luật địa đới.

I Quy luật địa đới1. Khái niệmLà sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phấn địa lí & cảnh quan địa lí theo vĩ độ.

2. Nguyên nhânGóc chiếu của tia sáng Mặt Trời tới bề mặt đất nhỏ dần từ xích đạo về hai cực -> lượng bức xạ mặt trời cũng giảm theo.

10

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

GV khắc sâu kiến thức bài 20: Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực (cụ thể là bức xạ Mặt Trời).

* HĐ 2: Nhóm- Bước 1:Nhóm 1: Quan sát H 14.1, xác định các vòng đai nhiệt trên Trái Đất, nhận xét .Nhóm 2: Quan sát H 12.1 xác định các đai khi áp & các đới gió chính trên Trái Đất, nhận xét.Nhóm 3: Đọc sách giáo khoa, dựa vào hình Các đới khí hậu (trên bảng) & dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết nguyên nhân hình thành các đới khí hậu, kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.Nhóm 4: Dựa vào H19.1 &19.2 hãy cho biết: - Sự phân bố của các thảm thực vật & các nhóm đất có tuân theo các qui luật địa đới không?- Hãy lần lượt kể tên các thảm thực vật từ cực về xích đạo- Hãy lần lượt kể tên từng nhóm đất từ cực về xích đạo-Bước 2:Đại diện HS các nhóm lên trình bày, dựa vào các hình phóng to trên bảng.GV mô tả lại sự phân bố một cách có qui luật của các yếu tố và quá trình tự nhiên vừa nêu trên. Khắc sâu nguyên nhân hình thành.

3. Biểu hiệna. Sự phân bố của các vòng đai nhiệt.Trên thế giới có 7 vòng đai nhiệtb. Các đai áp và các đới gió trên Trái Đất- Có 7 đai áp.- Có 6 đới gió hành tinh.

c. Các đới khí hậu trên Trái Đất- Có 7 đới khí hậu chính.

d. Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật - Có 10 kiểu thảm thực vật .- Có 10 nhóm đất chính.

11

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

Chuyển ý: Ta đã biết các thành phần địa lí & cảnh quan đều thay đổi một cách có qui luật từ Xích đạo về 2 cực thế nhưng hình 19.1 và 19.2 lại biểu hiện sự thay đổi các đới cảnh quan theo hướng Đông Tây và theo độ cao. Tại sao vậy?*HĐ 3: Cả lớpGV yêu cầu HS tìm đọc khái niệm & nguyên nhân của việc hình thành qui luật phi địa đới.GV giải thích nguyên nhân. Giải thích thật cặn kẽ các mối quan hệ nhân quả gián tiếp, từ nguồn năng lượng trong lòng đất -> các dãy núi -> qui luật đai cao; sự phân bố lục địa & đại dương-> qui luật địa ô.

*HĐ 4: Nhóm- Bước 1: HS nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát kỹ H19.1, thảo luận phần khái niệm, nguyên nhân & phần biểu hiện của tính địa ô. Lưu ý sự thay đổi các đới thực vật theo chiều T - Đ ở các vĩ độ 400 B & 200 N, lưu ý đến sự phân bố đất & đại dương để giải thích nguyên nhân.- Bước 2:HS lên trình bày GV chuẩn kiến thức.

*HĐ5:Nhóm- Bước 1:Các nhóm nguyên cứu sách giáo khoa, quan sát kĩ H19.11, thảo luận về khái

II. Quy luật phi địa đới1. Khái niệmLà quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.2. Nguyên nhânDo nguồn năng lượng bên trong lòng đất -> phân chia bề mặt đất thành: lục địa, đại dương, địa hình núi cao. 3. Biểu hiện a. Quy luật địa ô-Khái niệm: - Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên & các cảnh quan theo kinh độ.- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất liền, biển & đại dương.- Biểu hiện: Sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ. b, Quy luật đai cao- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên &

12

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

niệm, nguyên nhân & biểu hiện của tính đai cao. Yêu cầu các nhóm quan sát sự thay đổi các vành đai thực vật tự chân núi lên đỉnh núi qua hình ảnh các vành đai thực vật và đất ở sườn tây dãy Cáp Ca (trên bảng) . So sánh, từ đó nêu được mối quan hệ giữa qui luật địa đới & Phi địa đới.- Bước 2:HS trình bày, yêu cầu sử dụng các hình trên bảng. GV chuẩn xác kiến thức. Có thể bổ sung các câu hỏi sau:- Phân biệt: Nguyên nhân làm nhiệt độ giảm từ xích đạo về hai cực & nguyên nhân làm cho nhiệt độ giảm theo độ cao.- Hãy chứng minh quy luật địa đới & phi địa đới diễn ra đồng thời & tương hỗ nhau.

các cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình.- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt, ẩm theo độ cao. Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao địa hình.

IV . Đánh giá 1 . Các đới gió phân bố từ hai cực về Xích đạo lần lượt là: A. Gió Tây ôn đới, gió Đông cực, Mậu dịch. B . Mậu dịch, Gió Tây ôn đới, gió Đông cực. C . Gió Đông cực, gió Tây ôn đới, Mậu dịch.2 . Hãy nối các ý A với ý B sao cho phù hợp:

A. Các quy luật B. Biểu hiện- Quy luật địa đới

- Quy luật phi địa đới

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt.- Sự thay đổi các cảnh quan theo kinh độ.- Các đới đất & các thảm thực vật.- Các đai áp & các đới gió trên Trái Đất.- Sự thay đổi các thảm thực vật theo đai cao.

3. Điểm khác nhau cơ bản giữa quy luật địa đới & quy luật phi địa đới là:A. Nguyên nhân hình thành.B. Hình thức biểu hiện.

13

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

C. Sự phân bố lục địa và đại dương.D. Sự phân bố các đai khí áp.V . Hoạt động nối tiếp:Làm bài tập 1, 2 trang 100 sách giáo khoa.

PHỤ LỤC *Phiếu học tập:

Khái niệm Nguyên nhân Biểu hiện

Quy luật địa đới

* Phiếu phản hồi thông tin (Mục I - Bài 21)

Khái niệm Nguyên nhân Biểu hiệnQuy luật địa đới Là sự thay đổi có

quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh địa lí quan theo vĩ độ.

Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời ...góc chiếu của tia sáng Mặt Trời thay đổi từ xích đạo về 2 cực, do đó lượng bức xạ Mặt Trời cũng thay đổi theo..

-Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.-Các đai áp và các đới gió trên Trái Đất.-Các đới khí hậu trên Trái Đất.-Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật

( Phần tranh ảnh và bản đồ minh hoạ cho bài học có phụ lục kèm theo)

C.KẾT LUẬNI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG Qua việc thực hiện phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm và sử dụng nhiều hình ảnh, bản đồ, video áp dụng vào bài học tôi thấy các em đã

14

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

thay đổi nhiều khi tự làm việc với tranh ảnh, bản đồ... từ chỗ không thích học thì nay nhiều em đã hăng say, hứng thú học tập hơn và xung phong trả lời các câu hỏi phát vấn mỗi khi giáo viên đưa ra câu hỏi. Do đó cuối năm học số lượng học sinh yếu kém không còn đáng kể mà thay vào đó số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên.

BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HỌC SINH

LớpSĩ số

Giỏi Khá TB YếuSL % SL % SL % SL %

Lớp đối chứng

10 C6 50 7 14 15 30 23 46 5 1010 C11 46 4 8.7 13 28.3 23 50 6 13

Lớp thực nghiệm

10C1 51 20 39.2 23 45.1 8 15.7 0 010 C7 48 14 29.2 22 45.8 12 25 0 010C8 47 13 27.8 22 46.6 12 25.6 0 0

II. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: - Cần bổ sung thêm một số phương tiện dạy học cần thiết còn thiếu để phục vụ cho môn học được tốt hơn (Vì nhìn chung phương tiện dạy học trong chương trình địa lí lớp 10 chưa có một loại bản đồ, tranh ảnh nào đó cũng là một trong những khó khăn khi giáo viên bộ môn địa lí lên lớp).Ví dụ: (trong bài 20 cần phải có một số tranh ảnh sau ): - Tranh ảnh về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên.

- Tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt ở vùng đồng bằng, lũ quét ở miền núi...- Tranh ảnh về hiện tượng chặt phá rừng...- Một số bản đồ còn thiếu. Thạch Thành ngày 05 tháng 5 năm 2011

Người viết

Lê Thị Lý

15

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

PHẦN PHỤ LỤC(Bản đồ và tranh ảnh)

16

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

Hình 20.1 – Sơ đồ lớp vỏ địa lí của trái đất

17

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

Hình 20.2 – Bề mặt đất bị rửa trôi, xói mòn khi rừng bị tàn phá

18

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

H×nh 12.1-C¸c ®ai khÝ ¸p vµ giã trªn tr¸i ®Êt

Hình 14.1 Bản đồ các đới khí hậu trên trái đất

19

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

Hình 19.1 Các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới

Hình 19.2-Các nhóm đất chính trên thế giới

20

Trường PTTH Thạch Thành I GV.Lê Thị Lý

Hình 19. 11- Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cap-ca

21