cnc yeu cau dat chuan ngoai ngu lieu co phu hop

6
Yêu Cầu Đạt Chuẩn Ngoại Ngữ Liệu Có Phù Hợp? Gần đây đã có nhiều ý kiến trái chiều về Yêu Cầu Đạt Chuẩn Ngoại Ngữ tại các trường Đại Học, Cao Đẳng (ĐHCĐ), phần tán thành xuất phát từ góc nhìn khi cho rằng đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể hội nhập, là cơ sở để tiếp cận các cơ hội kinh doanh, giao thương và không bị tụt hậu so với các quốc gia trên thế giới. Việc giỏi một hoặc một vài ngoại ngữ, trong đó không thể không đề cập đến tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Nga lại càng có vai trò quan trọng khi đây là những ngôn ngữ đại diện cho các quốc gia hay các nền văn hóa có sự hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam trong xu thế quốc tế hóa ngày hôm nay. Tất nhiên, đây là những ý kiến có giá trị và rất đáng suy ngẫm, nhưng liệu Yêu Cầu Đạt Chuẩn Ngoại Ngữ liệu có phải là một yêu cầu phù hợp và sẽ giúp các bạn Sinh Viên có thêm cơ hội khi bước ra cuộc sống thực tại. CNC mong muốn được chia sẻ một số luận điểm dưới đây để làm rõ hơn vấn đề này. Có thể xuất phát từ góc độ phát triễn của xã hội kéo theo sự thay đổi về gốc độ pháp lý sao cho phù hợp, nên cơ sở để hướng đến việc đặt ra các yêu cầu đạt chuẩn ngoại ngữ này qua Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo (GD&ĐT) về việc ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam có mục đích rất rõ ràng và hướng tới những ý nghĩa tích cực, cụ thể tại Mục I quy định: I. Mục đích 1. Làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Làm căn cứ xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, các tài liệu dạy học ngoại ngữ khác và xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, thi và đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học và trình độ đào tạo. 3. Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để người học đạt được yêu cầu của chương trình đào tạo. 4. Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực ngoại ngữ và tự đánh giá năng lực của mình. 5. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia ứng dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR).Như vậy, có thể thấy đây là quy định mang đầy đủ các yếu tố tích cực, rõ ràng và rất cần thiết trong hệ thống giáo dục, đào tạo của Việt Nam, và việc hướng dẫn triển khai, hướng dẫn thực hiện sau đó của các cơ quan liên quan cũng hướng tới mục đích này. Đây không còn là vấn đề phải tranh luận hay bàn cãi, nhưng liệu mục đích này đang được thực hiện như thế nào trong cuộc sống là điều mà CNC muốn độc giả được hiểu rõ hơn. Sau khi tham khảo các chương trình khung về đào tạo và các yêu cầu bắt buộc để được

Upload: consultant-cnc-vietnam-co-ltd

Post on 05-Aug-2015

35 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cnc yeu cau dat chuan ngoai ngu lieu co phu hop

Yêu Cầu Đạt Chuẩn Ngoại Ngữ

Liệu Có Phù Hợp?

Gần đây đã có nhiều ý kiến trái chiều về

Yêu Cầu Đạt Chuẩn Ngoại Ngữ tại các

trường Đại Học, Cao Đẳng (ĐHCĐ), phần

tán thành xuất phát từ góc nhìn khi cho rằng

đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể

hội nhập, là cơ sở để tiếp cận các cơ hội kinh

doanh, giao thương và không bị tụt hậu so

với các quốc gia trên thế giới. Việc giỏi một

hoặc một vài ngoại ngữ, trong đó không thể

không đề cập đến tiếng Anh, tiếng Trung,

tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng

Hàn, tiếng Nga lại càng có vai trò quan

trọng khi đây là những ngôn ngữ đại diện

cho các quốc gia hay các nền văn hóa có sự

hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam trong xu

thế quốc tế hóa ngày hôm nay. Tất nhiên,

đây là những ý kiến có giá trị và rất đáng

suy ngẫm, nhưng liệu Yêu Cầu Đạt Chuẩn

Ngoại Ngữ liệu có phải là một yêu cầu phù

hợp và sẽ giúp các bạn Sinh Viên có thêm

cơ hội khi bước ra cuộc sống thực tại. CNC

mong muốn được chia sẻ một số luận điểm

dưới đây để làm rõ hơn vấn đề này.

Có thể xuất phát từ góc độ phát triễn của xã

hội kéo theo sự thay đổi về gốc độ pháp lý

sao cho phù hợp, nên cơ sở để hướng đến

việc đặt ra các yêu cầu đạt chuẩn ngoại ngữ

này qua Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT

ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo Dục & Đào

Tạo (GD&ĐT) về việc ban hành Khung

năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt

Nam có mục đích rất rõ ràng và hướng tới

những ý nghĩa tích cực, cụ thể tại Mục I quy

định:

“I. Mục đích 1. Làm căn cứ thống nhất về yêu cầu

năng lực cho tất cả ngoại ngữ được

giảng dạy trong hệ thống giáo dục

quốc dân.

2. Làm căn cứ xây dựng chương trình,

biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình,

sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy,

các tài liệu dạy học ngoại ngữ khác

và xây dựng tiêu chí trong kiểm tra,

thi và đánh giá ở từng cấp học, trình

độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông

trong đào tạo ngoại ngữ giữa các

cấp học và trình độ đào tạo.

3. Làm căn cứ cho giáo viên, giảng

viên lựa chọn và triển khai nội dung,

cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh

giá để người học đạt được yêu cầu

của chương trình đào tạo.

4. Giúp người học hiểu được nội dung,

yêu cầu đối với từng trình độ năng

lực ngoại ngữ và tự đánh giá năng

lực của mình.

5. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp

tác, trao đổi giáo dục, công nhận

văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia

ứng dụng Khung tham chiếu chung

Châu Âu (CEFR).”

Như vậy, có thể thấy đây là quy định mang

đầy đủ các yếu tố tích cực, rõ ràng và rất cần

thiết trong hệ thống giáo dục, đào tạo của

Việt Nam, và việc hướng dẫn triển khai,

hướng dẫn thực hiện sau đó của các cơ quan

liên quan cũng hướng tới mục đích này. Đây

không còn là vấn đề phải tranh luận hay bàn

cãi, nhưng liệu mục đích này đang được

thực hiện như thế nào trong cuộc sống là

điều mà CNC muốn độc giả được hiểu rõ

hơn.

Sau khi tham khảo các chương trình khung

về đào tạo và các yêu cầu bắt buộc để được

Page 2: Cnc yeu cau dat chuan ngoai ngu lieu co phu hop

tốt nghiệp tại các trường ĐHCĐ hiện nay,

chúng tôi nhận thấy rằng:

Hầu hết, nếu như không nói là tất cả

những trường ĐHCĐ hiện tại đã và

đang áp dụng khung chuẩn ngoại

ngữ cho các Sinh Viên của mình.

Khung chuẩn này sẽ được lũy tiến

theo thời gian để đạt được cấp độ 6

vào những năm 2020; và

Các Trường ĐHCĐ hoặc các khoa có

đào tạo về một ngôn ngữ sẽ yêu cầu

các Sinh Viên của mình phải có được

một chuẩn về ngoại ngữ của một

ngoại ngữ khác. Ví dụ, Sinh Viên

theo học chuyên Anh Ngữ, thì ngoài

việc vượt qua số tín chỉ trong trương

chình đào tạo chính thức còn phải

học thêm một ngoại ngữ khác, chẳng

hạn tiếng Hàn, tiếng Nhật v.v. (có

thể kể tên các trường ĐHCĐ theo xu

hướng này là Đại học Khoa Học Xã

Hội và Nhân Văn, Đại Học Sư Phạm,

Đại Học Ngoại Ngữ v.v.); và

Tương tự như trường hợp thứ 2 nêu

trên, nếu Sinh Viên nào tham gia học

văn bằng 2 thì cũng phải có thêm

một ngoại ngữ nữa nếu như muốn

được nhà Trường cấp bằng.

Từ đây, chúng ta hãy đi vào phân tích những

bất cập và không mang tính khoa học trong

các “chuẩn” về ngoại ngữ, cụ thể:

Thứ nhất, học ngoại ngữ hay bất kỳ một môn

khoa học nào (Toán, Thể Dục, Thẩm Mỹ

v.v.) cũng cần đến trí thông minh.

Trên thế giới, người ta đã chỉ rõ có ít nhất 7

loại hình trí thông minh (thông minh về

ngôn ngữ học; thông minh về lô-gic; thông

minh về không gian; thông minh về âm

nhạc; trí thông minh cơ thể; thông minh xã

hội; thông minh nội tâm - Đây là 7 kiểu trí

thông minh cơ bản, với những phẩm chất và

khả năng cơ bản. Mỗi kiểu là một cách sử

dụng não bộ khác nhau. Mỗi kiểu đều có thể

được phát triển và bồi đắp chứ không phải là

một điều bẩm sinh và không bao giờ chỉnh

sửa được). Vì vậy, ở mỗi người, ở vào mỗi

giai đoạn khác nhau của cuộc đời, ở vào mỗi

hoàn cảnh sống nhất định, sẽ bộc phát những

loại hình trí thông minh nhất định, và những

loại hình trí thông minh khác sẽ bị mất đi,

hoặc ít nhất là bị ẩn giấu đi.

Điều này có nghĩa rằng, không thể có một

yêu cầu chung về ngoại ngữ cho tất cả mọi

người. Và Albert - Einstein đã có một câu

nói bất hủ để cụ thể hóa cho vấn đề này là:

"Tất cả mọi người đều là thiên tài. Nhưng

nếu ta đánh giá một con cá bằng khả năng

trèo cây, nó sẽ sống cả đời tin rằng mình là

kẻ ngu ngốc".

Hay nói cách khác, khi chúng ta cố gượng

ép để áp dụng cái mục đích cao cả mà chúng

ta tưởng là đúng đắn để buộc các bạn Sinh

Viên phải tuân theo chính là việc đang đi

ngược lại với khoa học, đang đi ngược lại

với sự phát triển của tự nhiên, và sẽ làm thui

chột đi những loại hình trí thông minh khác

mà họ lẽ ra phải dành thời gian để rèn rũa để

phát triển.

Thứ hai, chính việc đặt ra tiêu chuẩn như

vậy đã dẫn đến việc xem trọng bằng cấp, và

xem bằng cấp là một thước đo trong xã hội.

Học ngoại ngữ, ngoài những mục đích giáo

dục mà Thông tư 01 nêu trên đưa ra, thì việc

học ngoại ngữ chính là học văn hóa của một

nước, một vùng lãnh thổ hay một quốc gia

sử dụng ngôn ngữ đó. Nhưng mục đích này

lại không được Thông tư 01 đề cập và cũng

không được chính các bạn Sinh Viên để ý.

Việc học ngoại ngữ của các bạn như là việc

bằng cách nào đó để có thể đạt được chuẩn

mà họ phải theo.

Page 3: Cnc yeu cau dat chuan ngoai ngu lieu co phu hop

Hàng loạt các Trung Tâm Ngoại Ngữ mọc

lên trên khắp đất nước Việt Nam, nhưng thử

hỏi được bao nhiêu Trung Tâm như vậy đề

cập đến vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, được bao

nhiêu trung tâm như vậy hiểu hết được giá

trị và ý nghĩa của một ngôn ngữ mà họ đang

đại diện?, Hầu như tất cả các Trung tâm

Ngoại Ngữ được dựng lên với mục tiêu hàng

đầu là đảm bảo “luyện” cho các bạn Sinh

Viên đạt được chuẩn ngoại ngữ mà hệ thống

giáo dục đang yêu cầu.

Xin lưu ý rằng, luyện kỹ năng để đạt được

điểm số, để đạt được bằng cấp là khác hoàn

toàn so với rèn luyện để thành thạo một

ngoại ngữ, bởi ở đó nhu cầu được thưởng

thức, được trải nghiệm, được mở mang kiến

thức, được mở rộng tầm nhìn, được giao lưu

với những nền văn hóa trên thế giới sẽ giúp

cho người học ngoại ngữ thấy hạnh phúc, tự

hào và thấy bản thân có thể lĩnh hội và thấu

hiểu nó, còn học để lấy điểm số, lấy bằng

cấp chỉ là áp lực, là những nỗi sợ vô hình, đè

nén những bạn Sinh Viên.

Tuy nhiên, điều đó còn không đáng sợ và

không đáng nguy hiểm như hiện nay khi

Sinh Viên không có bằng cấp, không có đủ

chuẩn ngoại ngữ như vậy thì sẽ không có cơ

hội để nhận được tấm bằng Đại Học; và

không có Bằng Đại học thì cũng có nghĩa

điều kiện “tiên quyết” để ứng tuyển vào một

doanh nghiệp cũng theo đó mà bay mất/ bị

lỡ mất. Không biết tự khi nào trong các yêu

cầu tuyển dụng của doanh nghiệp lại để “Tốt

Nghiệp Đại Học” như là một điều kiện tất

yếu, hiển nhiên?

Chuẩn ngoại ngữ thậm chí không chỉ dừng ở

bậc đào tại ĐHCĐ, chuẩn ngoại ngữ thậm

chí còn được được yêu cầu cho bậc sau đại

học (nghiên cứu sinh), và yêu cầu về chuẩn

ngoại ngữ này rõ ràng là cao hơn so với bậc

đại học. Thử dừng lại và tự hỏi chúng ta một

câu hỏi nhỏ: “for what?” – “để làm gì” với

yêu cầu đó? Phải chăng, chuẩn đó như là

một đòi hỏi tất yếu để đảm bảo một người có

thể nghiên cứu về đề tài mà họ đang theo

đuổi?!

Một xã hội trọng bằng cấp cũng từ đó mà ra,

từ chính những quy định tưởng chừng như

tốt, như hữu ích, như là đúng đắn nhưng

thực ra lại là những mệnh lệnh hành chính

cứng nhắc, và việc quản lý xã hội bằng

những nghiệp vụ hành chính thiếu linh động

rồi hy vọng vào một điều gì đó có thể tốt đẹp

hơn như chính những chuẩn mực đã đặt ra

ban đầu là điều rất khó khả thi.

Thật đáng lo ngại và đáng để suy ngẫm khi

trong xã hội rộ lên một trào lưu “sưu tầm

bằng cấp”. Không chỉ dừng ở bằng Đại Học,

giờ phải là hai bằng Đại Học; không chỉ là

bậc đào tạo Đại Học, giờ phải là sau đại học

(thạc sĩ, tiến sĩ); không phải chỉ giỏi về lĩnh

vực mình nghiên cứu, mà phải giỏi về tất cả

các lĩnh vực, từ ngoại ngữ đến tin học;…Đã

không ít trường hợp chúng tôi bắt gặp những

bạn Sinh Viên trường Luật hoặc ít nhất là

học Khoa Luật của một trường Đại Học

nhưng đi làm kế toán, bởi bạn đã dành thêm

gần 4 tháng để học thêm nghiệp vụ kế toán.

Dĩ nhiên không thể phủ định nhu cầu muốn

học hỏi và tự nâng cao trình độ ở mỗi người

nhưng sẽ không tránh khỏi những tiêu cực

phát sinh: ai cũng cố sưu tầm cho được càng

nhiều bằng cấp càng tốt, và xem đây như là

những tấm bùa, như là một tờ giấy thông

hành, như là một vật bảo vệ trước các yêu

cầu về bằng cấp, và không biết tự bao giờ

mọi cơ chế và suy nghĩ đều hướng con

người ta đến học vị, bằng cấp , không có

bằng cấp thì không thể làm gì được thảy. Từ

đó dẫn đến tâm lý coi trọng bằng cấp, đỗ

đạt, tâm lý muốn vào đại học bằng mọi

giá… ở nước ta lại được sự hỗ trợ của việc

cánh cửa vào đại học, cao đẳng ngày càng

nới lỏng. Trong khi đó, các trường trung

cấp, dạy nghề mỗi năm lại hụt thêm chỉ tiêu

đầu vào. Thừa thầy, thiếu thợ không phải

đến bây giờ mới được nói tới. Và dường

Page 4: Cnc yeu cau dat chuan ngoai ngu lieu co phu hop

như, bất chấp nhiều nỗ lực của xã hội, thực

trạng này ngày càng nặng nề hơn, thậm chí

nó còn dẫn đến hệ lụy khác: thầy không ra

thầy, mà thợ cũng không ra thợ.

Người ta đã quyên đi mục đích và ý nghĩa

đích thực của việc học là để tìm hiểu, là để

khám phá thế giới, khám phá bản thân, là để

tìm ra những khả năng còn tiềm ẩn trong

chính con người, trong chính xã hội mà họ

đang sống thay vì học là để có được điểm

số, để có được bằng cấp.

Thứ ba, việc yêu cầu học một ngoại ngữ

khác như vậy cũng đang gián tiếp làm nghèo

đi nền kinh tế của đất nước, tại sao vậy?

Bởi vì, khi tiêu chuẩn về bằng cấp, về điểm

số được đặt ra hàng đầu thì Sinh Viên phải

tìm Trung Tâm để rèn, để luyện, và thời gian

để các bạn tập trung vào việc học một cái gì

đó có ý nghĩa với cuộc đời của họ bị rút

ngắn đi, và cũng bởi vậy mà chẳng có gì

sáng tạo được các bạn Sinh Viên tạo ra trong

suốt quãng đời Sinh Viên của mình. Phải

nhớ rằng, để học một ngoại ngữ người ta

phải đầu tư vào đó nhiều hơn 50% thời gian

trong tổng quỹ thời gian mà bất kỳ một

người nào có, để có thể đảm bảo được tính

“lưu loát” và “thuần thục” trong việc sử

dụng một ngôn ngữ, vậy điều gì đến với yêu

cầu 2 ngoại ngữ xin những người trong cuộc

cho lời giải.

Việc ban hành chuẩn ngoại ngữ với mục

đích như đã nói ở trên là rất tốt, là rất hữu

ích tuy nhiên họ đã không đặt chính họ vào

người thực thi nó, họ đã không đi đúng theo

những nghiên cứu khoa học hay chính xác

hơn là đã lãng quên đi các nghiên cứu về

những loại hình trí thông minh mà con

người nắm giữ.

Nền kinh tế còn bị nghèo đi, lạc hậu đi bởi

yêu cầu chuẩn ngoại ngữ khi tiền để theo

học tại các Trung Tâm không hề rẻ một chút

nào. Mỗi người đọc bài viết và tự xem là đã

thuần thục một ngoại ngữ nhất định, xin hãy

dành một phút và tổng kết lại lượng tiền tệ

(tài chính) mà mình đã bỏ ra để theo học

một ngoại ngữ như vậy, và tự tìm thấy ở đâu

đó câu trả lời của mình. Rõ ràng, nếu như

không có một quy định như vậy, có khi nào

bạn đã dành số tiền đó để làm điều mà bạn

khát khao, bạn ước mong theo đuổi, và cũng

biết đâu, bạn đã có thêm thời gian để nhận ra

và nắm lấy những cơ hội được tạo ra trước

mặt mình, nay tìm lại không còn nữa.

Trong suốt những năm tháng theo học tại

trường ĐHCĐ, nếu thời gian bạn dùng để

trải nghiệm cuộc sống, dùng để biến điều

bạn khát khao, đam mê thành hiện thực thì

hiện giờ bạn sẽ như thế nào.

Thứ tư, đó là vấn đề về lòng tự hào dân tộc.

Như đã nói, học một ngôn ngữ chính là

mình đang học một nền văn hóa (mà Ngôn

Ngữ là một thành phần đặc biệt quan trọng),

sự chênh lệch quá rõ giữa số lượng người

nước ngoài học tiếng Việt và số lượng người

Việt học một ngoại ngữ khác chỉ càng chứng

tỏ rằng tiếng Việt đẹp đẽ của chúng ta đang

không có một chỗ đứng nào cả trên thế giới,

và chúng ta cũng chẳng có niềm tự hào nào

về ngôn ngữ của cha ông ta cả.

Tất nhiên, đây không phải là sự so sánh giữa

tiếng Việt và ngôn ngữ nước ngoài vì mọi sự

so sánh đều khập khiểng, mà chúng tôi chỉ

muốn dùng tình trạng đó để nói lên một thực

tại là vị thế ngôn ngữ của chúng ta cũng biểu

hiện một phần vị thế quốc gia khi hội nhập.

Chúng tôi hiểu rõ, để một ngôn ngữ được

nhiều người theo đuổi thì nó phụ thuộc rất

nhiều vào các yếu tố như (i) lịch sử; (ii) tính

chất đẹp đẽ của ngôn ngữ; (iii) sự phát triển

của nền kinh tế mà ngôn ngữ đó đang được

sử dụng; (iv) tính chất dễ dàng, thuận tiện

của việc học và sử dụng ngôn ngữ đó; (v)

v.v. Do vậy, chúng tôi chỉ muốn nói rằng:

Page 5: Cnc yeu cau dat chuan ngoai ngu lieu co phu hop

Mọi giải pháp đều không thể giải quyết triệt

để một thực trạng khi cả trong chính sách và

tâm lý xã hội chưa thực sự thể hiện được

cách nhìn nhận đúng đắn cho vấn đề này. Sẽ

luôn có hai mặt đối lập là: tích cực và tiêu

cực luôn tồn tại trong mỗi một hiện tượng.

Nhưng quan trọng hơn hết là cách chúng ta

nhìn nhận và tiếp cận chúng ở khía cạnh và

góc độ nào thì mới mang lại được hiệu quả

tích cực cao nhất để từ đó thấy rằng: Hiển

nhiên, những quy định về tiêu chuẩn ngoại

ngữ đã được đề cập là hữu ích vì mục đích

tiến bộ và phát triễn mạnh mẽ cho một đất

nước muốn hội nhập sâu rộng và bền vững

trong tương lai như Việt Nam nhưng điều

chúng ta thấy trước tiên là quy định ấy chưa

phù hợp với thực tiễn và tình hình chung

hiện nay khi mà điều kiện của đa số các bạn

sinh viên ở những bậc đào tạo khác nhau

còn nhiều hạn chế và còn bởi xuất phát từ

nhiều rào cản đã được phân tích như trên.

Thứ năm, đó là cơ hội trực tiếp của các bạn

Sinh Viên bị tước đoạt một cách không

thương tiếc.

Bạn cứ hãy hình dung, mọi người có ngang

nhau về những cơ hội được làm việc, được

cống hiến nhưng khi bạn đặt ra chỉ tiêu phải

tốt nghiệp Đại Học, thì tất cả những người

không có bằng Đại Học sẽ bị loại ngay vòng

đầu tiên, tiếp đến khi bạn đặt ra chỉ tiêu phải

thông thạo một ngoại ngữ nhất định, bạn

cũng đang loại đi những cơ hội của những

người không thông thạo ngoại ngữ đó, và cứ

như vậy, cứ như vậy, những cơ hội của

những người không giỏi ở loại hình trí thông

minh ngôn ngữ sẽ bị tước đi (i) số lượng; và

(ii) chất lượng của cơ hội mà họ có thể có.

Thế nên, hãy nhìn lại yêu cầu về ngoại ngữ

để có cái nhìn thực tế và bao quát hơn về các

mục đích mà Thông tư 01 đang hướng tới.

Dẫu vậy, chúng tôi cũng một lần nữa nêu rõ

rằng:

Chúng tôi không phản đối hay bất đồng về

việc khuyến khích học, hiểu về một ngôn

ngữ, nhưng chúng ta cũng cần thấy rằng xây

nhà phải xây từ nền móng vững chắc, không

thể xây bằng phần ngọn như hiện tại. Điều

này có nghĩa rằng, thay vì yêu cầu các chuẩn

về ngoại ngữ, người ta nên đẩy mạnh hoạt

động tự nghiên cứu, tự lựa chọn lĩnh vực,

ngành nghề mà mỗi người sẽ theo đuổi, từ

đó mới có khả năng phát huy trí tuệ/trí thông

minh mà họ có, hoặc ít nhất là để họ được

sống với niềm đam mê, với khát khao được

thể hiện chính bản thân họ; Hơn nữa, cũng là

để phù hợp với sự phân cấp nghề nghiệp

trong xã hội vì mỗi người chỉ có thể làm tốt

nhất khi họ được đặt ở đúng vị trí của mình

khi đó mới có thể phát huy tốt nhất khả

năng, sở trường vốn có gắn với niềm đam

mê cá nhân sẽ là động lực rất quan trọng để

bản thân từng người biết cách lựa chọn và

phấn đấu để đáp ứng cho những yêu cầu

chung trong nghề nghiệp của họ cũng như

những yêu cầu và tiêu chuẩn riêng cần phải

thích ứng về ngoại ngữ.

Để làm được những điều đó, các yêu cầu về

những môn học cơ sở, về những bài giảng

còn mang nặng tính lý thuyết nhưng không

có tính áp dụng trên thực tế và những môn

học không thực sự thiết thực v.v. cần được

nhìn nhận lại. Thiết nghĩ, trong tổng số thời

gian theo học của hệ thống giáo dục ĐHCĐ,

thời gian để học những vấn đề ngoài luồng

đã chiếm tới ½ những nội dung trong

chương trình đào tạo. (Cụ thể: khối lượng

của mỗi chương trình từ 180 – 190 tín chỉ

đối với khoá đại học 6 năm; 150 – 160 tín

chỉ đối với khoá đại học 5 năm; 130 – 140

tín chỉ đối với khoá đại học 4 năm; 90 –100

tín chỉ đối với khoá cao đẳng 3 năm hoặc

Liên thông từ TCCN lên Đại học; 60 – 70

tín chỉ đối với Liên thông từ Cao đẳng lên

Đại học 2 năm).

Do vậy, cần nghiêm túc chú trọng vào việc

cải cách chất lượng, cung cấp khối lượng

Page 6: Cnc yeu cau dat chuan ngoai ngu lieu co phu hop

kiến thức thực sự hữu ích, nếu cần hãy giảm

bớt những môn học “ra rời thực tế” vì không

có tính vận dụng để tiết kiệm thời gian đó

cho việc sinh viên tập trung nghiên cứu kỹ

tài liệu cần thiết và thực hành nhiều hơn sẽ

mang lại hiệu quả cho việc hiểu, khắc sâu

kiến thức hơn. Bởi, điều cốt lõi trong việc

đào tạo mà mọi thời đại đều hướng đến vẫn

là: THỰC HỌC và THỰC LÀM ? Và cũng

đừng để việc học trở thành áp lực, nó có thể

là con dao hai lưỡi vừa thúc đẩy nhưng cũng

vừa kiềm hãm niềm đam mê học hỏi, tư duy

sáng tạo để kích thích mỗi cá nhân luôn vận

động và phát triễn theo thiên hướng tự

nhiên. Đó mới là quy luật nội tại của sự phát

triễn.

Mọi ý kiến thắc mắc hoặc đóng góp cho bài

viết, xin quý độc giả gửi về địa chỉ:

Công ty TNHH Tư Vấn CNC Việt Nam Lầu 8, Tòa nhà Vietnam Business Center, Số 57-59

Hồ Tùng Mậu, Quận 1

Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

[W] www.consultantcnc.com

[E]: [email protected]