cẨm nang hÀnh hƯƠng chiÊm bÁi phẬt tÍch nĂm 2016 tẠi Ấn ĐỘ … · page 1 of 16...

16
Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL Giới thiệu Đây là lần thứ 7 cũng là lần đầu tiên Ni Sư Triệt Như hướng dẫn thiền sinh viếng thăm Phật tích. Lần thứ nhất vào tháng 11 năm 2000. Lần thứ hai vào tháng 11 năm 2004, lần thứ ba vào tháng 11 năm 2006, lần thứ 4 vào tháng 11 năm 2007, lần thứ năm vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 năm 2010 và lần thứ năm vào tháng 1 năm 2011 đều do Thầy Thiền chủ hướng dẫn. Chuyến hành hương viếng thăm Phật tích năm nay có 2 mục đích: 1. Ni Sư tạo điều kiện thuận lợi để: hướng dẫn thiền sinh tại các Đạo tràng Thụy sĩ, Pháp, Canada, Úc, Mỹ thực tập các chủ đề đã học từ lớp Căn bản đến các lớp Trung cấp Bát Nhã, tại Bồ đề Đạo Tràng; hướng dẫn thiền sinh viếng thăm Phật tích và chiêm bái các thánh tích để củng cố thêm ý chí hướng đến tâm linh. 2. Giúp thiền sinh nhận rõ giá trị Phật pháp đối với thân, tâm, và trí tuệ tâm linh, qua sự tự lực thực hành theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca. Nội dung Cẩm Nang Hành Hương này gồm 3 phần chính: Phần 1: - Vài hàng sơ lược về lịch sử 4 Thánh tích (Sacred Spots, or Holy Sites). Phần 2: - Phụ chú 7 tuần lễ sau khi Phật chứng ngộ. Phần 3: - Bản đồ và lịch trình hành hương 2016. Hình thức Nội dung trình bày dưới hình thức thông tin trong khuôn khổ cẩm nang hành hương, nên cẩm nang này không mang ý nghĩa tư liệu nghiên cứu về các Thánh tích trải qua các triều đại tại Ấn độ. Có nghĩa chúng tôi chỉ ghi sơ lược dữ kiện điển hình liên hệ đến các Thánh tích mà chúng tôi biết. Mục đích Vì vậy, mục đích của cẩm nang này nhằm ghi lại vài nét đại cương về các Thánh tích và những sự liên hệ lịch sử của sự có mặt của các Thánh tích đó. Chủ đích của cẩm nang này là chúng tôi nhắm giúp bạn đọc xa gần và các thiền sinh có khái niệm tổng quát về: Một tôn giáo xưa nhất trên thế giới, cách nay trên 2,500 năm, đã Chủ trương: 1. Xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ hận thù, lấy ân báo oán; rộng lượng bao dung, tha thứ đối với muôn loài chúng sanh; 2. Nhắm mang lại bình đẳng, tình thương, hài hòa qua tinh thần tỉnh ngộ; Không tranh chấp với đời mà chỉ tranh chấp với mình để:

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 1 of 16

CẨM NANG

HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016

TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPALGiới thiệu

Đây là lần thứ 7 cũng là lần đầu tiên Ni Sư Triệt Như hướng dẫn thiền sinh viếng thăm Phật tích. Lần thứ nhất vào tháng 11 năm 2000. Lần thứ hai vào tháng 11 năm 2004, lần thứ ba vào tháng 11 năm 2006, lầnthứ 4 vào tháng 11 năm 2007, lần thứ năm vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 năm 2010 và lần thứ năm vào tháng 1 năm 2011 đều do Thầy Thiền chủ hướng dẫn.

Chuyến hành hương viếng thăm Phật tích năm nay có 2 mục đích:

1. Ni Sư tạo điều kiện thuận lợi để:

hướng dẫn thiền sinh tại các Đạo tràng Thụy sĩ, Pháp, Canada, Úc, Mỹ thực tập các chủ đề đã học từ lớp Căn bản đến các lớp Trung cấp Bát Nhã, tại Bồ đề Đạo Tràng;

hướng dẫn thiền sinh viếng thăm Phật tích và chiêm bái các thánh tích để củng cố thêm ý chí hướng đến tâm linh.

2. Giúp thiền sinh nhận rõ giá trị Phật pháp đối với thân, tâm, và trí tuệ tâm linh, qua sự tự lực thực hànhtheo lời dạy của Đức Phật Thích Ca.

Nội dung

Cẩm Nang Hành Hương này gồm 3 phần chính:

Phần 1: - Vài hàng sơ lược về lịch sử 4 Thánh tích (Sacred Spots, or Holy Sites).

Phần 2: - Phụ chú 7 tuần lễ sau khi Phật chứng ngộ.

Phần 3: - Bản đồ và lịch trình hành hương 2016.

Hình thức

Nội dung trình bày dưới hình thức thông tin trong khuôn khổ cẩm nang hành hương, nên cẩm nang này không mang ý nghĩa tư liệu nghiên cứu về các Thánh tích trải qua các triều đại tại Ấn độ. Có nghĩa chúng tôi chỉ ghi sơ lược dữ kiện điển hình liên hệ đến các Thánh tích mà chúng tôi biết.

Mục đích

Vì vậy, mục đích của cẩm nang này nhằm ghi lại vài nét đại cương về các Thánh tích và những sự liên hệ lịch sử của sự có mặt của các Thánh tích đó.

Chủ đích của cẩm nang này là chúng tôi nhắm giúp bạn đọc xa gần và các thiền sinh có khái niệm tổng quát về:

Một tôn giáo xưa nhất trên thế giới, cách nay trên 2,500 năm, đã

Chủ trương:

1. Xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ hận thù, lấy ân báo oán; rộng lượng bao dung, tha thứ đối với muôn loài chúng sanh;

2. Nhắm mang lại bình đẳng, tình thương, hài hòa qua tinh thần tỉnh ngộ;

Không tranh chấp với đời mà chỉ tranh chấp với mình để:

Page 2: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 2 of 16

1. Diệt trừ tham-sân-si, ngã chấp, ngã mạn, ngã ái, ngã dục;

2. Sống biết đủ, không khát ái, không ích kỷ.

3. Cuối cùng là đánh thức tiềm năng giác ngộ từ bên trong cơ chế tánh giác để khai triển những năng lực tâm linh của chính mình, gồm tính sáng tạo, sáng kiến mới, biện tài, và tứ vô lượng tâm...

Tôn giáo này đã hưng thịnh, sáng chói qua nhiều triều đại tại Ấn độ; rồi sau đó lan tràn khắp các nước Đông Bắc Á, gồm Nepal, Bhutan, Tây Tạng, A phú hản, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, và Đông Nam Á. gồm Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, Việt Nam.

Nền văn minh tại các nước Á châu sở dĩ được hưng thịnh, sáng chói, và duy trì đến nay là do lời dạy của Đức Phật đã cụ thể đi sâu vào tâm khảm người dân tiến bộ của các quốc gia này. Họ biết khai thác năng lực tâm linh để phụng sự nhân sinh trên nhiều mặt. Đó là lý do vì sao Đạo Phật tồn tại và phát huy được ánh sáng giác ngộ của Đức Phật Thích Ca trên những phần đất này, và hiện nay đang lan dần sang các nước Tây phương. Nhưng rồi, chúng ta sẽ ngậm ngùi, xót thương, luyến tiếc, khi chúng ta chứng kiến tậnmắt những hoang tàn, đổ nát của các Thánh tích. Và chúng ta không quên cám ơn những người đã nỗ lực tranh đấu để đòi lại các Thánh tích đó trong tay người theo đạo Hindu, và bỏ tiền ra để trùng tu lại Thánh tích.

Chúng ta cũng không quên cám ơn Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã đóng góp ngân quĩ trùng tu các Thánh tích và thừa nhận Bồ đề Đạo tràng là di sản văn hóa thế giới.

Vài nét tổng quát

Tại nam Á châu, Ấn độ là một nước rất rộng lớn thứ bảy và đông dân nhất thuộc hàng thứ hai trên thế giới, và được chia thành 21 Bang. Khoảng 83 phần trăm dân số là người theo Ấn độ giáo (Hinduism). Phật giáo chỉ được bành trướng rộng rãi trên toàn thể Ấn độ dưới triều đại vua A Dục, nhưng kể từ sau khi trị vì được 37 năm (268-231), vua A Dục tạ thế, đến năm 185 trước Công Nguyên, cháu cố của vua A Dục là Bṛhadratha bị viên tướng Tổng Tư lịnh quân đội là Puṣyamitra gốc Bà la môn, ám sát, cướp ngôi, ảnh hưởng của Phật giáo bắt đầu xuống dốc trên đất Ấn. Bà la môn giáo nắm quyền cai trị Ấn độ. Phật giáo cũng bắt đầu bị dìm.

Mãi đến đầu thế kỷ thứ nhất, sau C.N., dưới triều đại Ka Nị Sắc, Phật giáo lại hưng thịnh.

Đặc biệt, dù dưới sự cầm quyền của các vua theo đạo Bà la môn, dưới triều đại Gupta (thế kỷ thứ 4-6 sau C. N.), vào thế kỷ thứ tư, thứ năm Công Nguyên, Phật giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) và Phát Triển (Đại Thừa) được bành trướng rộng rãi trên toàn đất Ấn cùng với Bà la môn giáo.

Mãi đến thế kỷ 12, cuối triều đại Pāla, và đầu thế kỷ 13, khi Hồi giáo xâm chiếm miền Bắc Ấn và đặt ách cai trị, Phật giáo hoàn toàn không còn ảnh hưởng trên đất Ấn.

Cho đến nay, Phật giáo chỉ chiếm khoảng 2,4 phần trăm trên toàn Ấn độ.

Khi đi chiêm bái Bốn Thánh Tích, viếng Núi Linh Thứu, ngoạn cảnh trên Sông Hằng - thánh địa của đạo Hindu - tất cả thiền sinh đều nhận rõ sự vô thường, vô ngã, duyên sinh của hiện tượng thế gian. Bài học Tam Pháp Ấn hay Tứ Pháp Ấn bấy giờ thật rất giá trị thực tiễn trong chuyến hành hương này.

Chúng tôi tự xem như thầy dẫn thiền sinh đi thực tập thiền tại các Thánh Tích.

Khi viếng khu trường Đại Học Nālandā thiền sinh không tránh khỏi động tâm trước cảnh đổ nát và sự thảm sát chư tăng.

Sơ lược đầu mối 4 Thánh tích

Page 3: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 3 of 16

Sau khi đến rừng Sāla (có người dịch là rừng cây Ta La, rừng cây Long Thọ, rừng cây Song Thọ) của bộ tộc Mallā tại Kusinārā, đức Phật mệt mỏi, muốn nằm nghỉ. Ngài bảo tôn giả A Nan sửa soạn chỗ nằm giữa hai cây sāla đầu hướng về phía Bắc. Lúc bấy giờ có hai hiện tượng lạ xảy ra là cành lá cây sāla trổ hoa trái mùa và hoa này rơi khắp thân mình đức Phật. Hiện tượng thứ hai là rất đông chư Thiên ở 10 phương thếgiới tụ hội để chiêm ngưỡng đức Phật lần cuối, nhưng bị vị Đại Đức có nhiều oai lực là Upavāna đứng trước mặt Phật, nên họ không đến gần đức Phật được. Đức Phật bảo Đại Đức Upavāna tránh sang một bên. Ngài A Nan ngạc nhiên trước hai sự kiện này. Đức Phật giải thích rõ cho tôn giả A Nan biết hai sự kiện đó.

Thứ nhất, hoa trổ trái mùa trên cành lá cây sāla là để cúng dường đức Phật...

Thứ hai, những chư Thiên này là những vị có tâm tư thế tục, khóc than về sự nhập diệt của đức Phật quásớm...Pháp nhãn biến mất trên đời quá sớm...Họ đến để chiêm ngưỡng Phật lần cuối.

Sau khi nghe xong, tôn giả A Nan bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, thuở trước các Tỳ kheo sau khi thọ an cư, từ các địa phương đến chiêm ngưỡng Như Lai, chúng con được sự lợi ích tiếp kiến, hầu cận những Tỳ kheo tu hành điêu luyện. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn nhập diệt, chúng con sẽ không được sự lợi ích tiếp kiến, hầu cận những Tỳ kheo tu hành điêu luyện.

Đức Phật giải thích:

- Này A Nan, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Thế nào là bốn?

1. Đây là chỗ Như Lai đản sanh...

2. Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Giác...

3. Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng...

4. Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn...

Này A Nan, đó là 4 Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này A Nan, các thiệntín Tỳ kheo,

“Đây là chỗ Như Lai đản sanh,” “Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng chánh giác,” “Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp Luân vô thượng,” “Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập vô dư y Niết bàn.”

Này A Nan, và những ai trong khi đi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú,

Những phần nói trên được ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Trường bộ 1, số 15.

Mãi đến thế kỷ thứ ba, hơn hai trăm năm sau Phật diệt độ, trước Công Nguyên, vào khoảng năm 249, sau khi cải tà, Hoàng Đế A Dục nương tựa Phật pháp, tôn ngài Upagupta làm vị thầy tâm linh. Ngài Upagupta hướng dẫn Hoàng đế A Dục đi chiêm bái Bốn Thánh Tích.

Thánh Tích đầu tiên là Lâm Tì Ni, thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng, thứ ba là Ba La Nại, và thứ tư là nơi Phật Nhập Diệt. Khi đến những nơi này, nhà vua ra lệnh xây dựng trụ đá, Tháp, Đền hay Điện, và Già Lam để làm nơi kỷ niệm, ghi dấu Thánh Tích. Nhờ thế, dù trải qua những biến thiên trong lịch sử kỳ thị tôn giáo của Đạo Hồi, Đạo Hindu, đến hơn hai ngàn năm sau, các nhà khảo cổ khám ra dấu vết những Thánh Tích đó.

Mặc dù Phật giáo đã phát xuất từ Ấn độ, ngày nay, Phật giáo là một tôn giáo nhỏ nhất tại Ấn Độ. Dù Phật giáo còn hiện hữu, ít người biết đến đạo Phật trên xứ Ấn, chỉ vì Phật giáo đã bị Hồi giáo triệt tiêu từ thế kỷ 13 và Ấn giáo (đạo Hindu) cũng không muốn Phật giáo có mặt trên Ấn độ. Chỉ vì chủ trương của Phật

Page 4: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 4 of 16

giáo là xóa tan giai cấp, thiết lập một xã hội bình đẳng, đả phá tin tưởng mê tín vào thờ cúng thần linh, đối nghịch với Ấn giáo là duy trì giai cấp, thiết lập một xã hội không bình đẳng để dễ thống trị, và tin tưởng vào thần linh. Cho nên khi nắm quyền cai trị, đa số các vị vua theo Ấn giáo (Hinduism) hay Bà la môn giáo, thường thiết lập kế hoạch triệt hạ Phật giáo.

Dưới đây, lần lượt chúng tôi ghi lược sử Bốn Thánh Tích và những thánh tích khác liên hệ đến cuộc hành trình tâm linh của Đức Phật.

Lược sử bồ đề đạo tràng

Cây Bồ Đề

Cây Bồ Đề có ý nghĩa chỉ cho dưới cội cây này đức Phật đã đạt được Giác ngộ. Theo thi kệ trong truyện Jātakanidānakathā, thuật về tiền kiếp của nhiều vị Phật khác nhau đã thành Phật khi ngồi dưới những cộicây có tên khác nhau theo sự chọn lựa của các ngài, và mỗi cây đó đều được gọi là “cây Bồ Đề.” Riêng vớiPhật Nhiên Đăng (Dīpaṅkara) và Gotama thì ngồi dưới cây pipphala. Khi đạt được kết quả tối hậu, cây pipphala được gọi là cây Bồ Đề.

Nhiều biến cố thăng trầm về kỳ thị tôn giáo đã diễn ra tại gốc cây này. Đầu tiên là vào đầu thế kỷ thứ 7 vua Śaśāṅka (thuộc đông Ấn) sau khi giết hại tăng sĩ, phá chùa, rồi tiếp theo là ra lịnh đốn cây Bồ Đề và đào lên gốc rễ cây. Nhưng dưới đáy sâu, rễ không được phá hết, nên sau đó cây lại mọc lên. Đây là trường hợp đã xảy ra dưới triều đại vua Pūrvavarma của Ma Kiệt Đà. Ông vua này khi lên cầm quyền đã ra lệnh thuộc hạ hằng ngày “tưới sữa bò” tại gốc cây Bồ Đề. Thời gian ngắn sau đó mầm con của cây lại mọc lên. Nhà vua cũng ra lệnh xây tường chung quanh để bảo vệ cây.

Theo nhà khảo cổ Cunningham, cây Bồ Đề này được sống đến triều đại Pāla triều đại này kéo dài từ thế kỷ thứ 8 đến cuối thế kỷ 12. Đến khi vua Mihirakula trị vì, ông lại ra lệnh phá hủy cây Bồ Đề (khoảng thế kỷ 14).

Về lịch sử, Bồ Đề Đạo Tràng được Hoàng đế A Dục xây dựng vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên.

Khi vua A Dục lên ngôi, đức Phật đã nhập diệt được 218 năm, tức là vào năm 483 trước Công Nguyên. Sau khi cầm quyền được 10 năm, vào năm 228 nhà vua đã cùng với ngài U Ba Cúc Đa và đoàn tùy tùng đến đây để xây dựng Đại Tháp làm nơi Thánh Tích.

Nhiều nhà khảo cổ Tây phương và các sử gia đã khám phá nhiều bia đá được chôn tại nhiều nơi thuộc khu vực chung quanh gần vùng Bodh Gayā, trong đó nổi tiếng bậc nhất là ông Alexander Cunningham, nhà khảo cổ người Anh vào năm 1885 đã khám phá Thạch Dụ VIII (Chỉ Dụ được khắc trên đá của nhà vua: Rock Edict VIII) được hoàng đế A Dục dựng lên tại đây và nhiều di tích khác.

Ý nghĩa Bồ Đề Đạo Tràng

Bồ Đề Đạo Tràng trong tiếng Ấn độ gọi là “Bodhgayā” cũng gọi là “Mahābodhi Vihāra” hay “Bodhi Maṅḍapa” “Bodhimaṅḍa” hoặc “Buddha Gaya”. Nó chính là nơi đức Phật đã ngồi và thành đạo, tức đạt được Chánh Đẳng Giác hay Trí tuệ Tối Thượng.

Địa danh này chỉ cho chỗ của Cây Bồ Đề mà trong nghĩa hẹp của nó là “Bodhi-maṅḍa” hay “Mahābodhi-maṅḍa.” Bodhi-maṅḍa có nghĩa khoảng đất có tường bao quanh (the precinct) gốc cây Bồ Đề. Nơi đó không có cây cỏ mọc lên và hoàn toàn nhẵn, mặt bằng với cát như mâm bạc, được dịch nghĩa là Bồ Đề Đạo Tràng. Nó không nhất thiết chỉ nơi thành đạo của đức Phật mà nó chỉ chung quanh cây Bồ Đề, nơi đó chư Phật trong quá khứ đã thành đạo, kể cả chư Phật tương lai cũng sẽ thành đạo dưới cội Cây này.

Ngoài ra, điểm đặc biệt của Bồ Đề Đạo Tràng là nơi đây chư Phật đã tận diệt phiền não; nơi đây cũng không có một ai đi được qua vùng trời, kể cả trời Đế Thích (Sakka).

Page 5: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 5 of 16

Bên trong khu vực có một khối Đại tháp hình tháp, vuông vức, cao và 4 tháp nhỏ 4 góc. Đáy nền đại tháp dài 48 feet, cao khoảng 160-170 feet, được xây bằng gạch đỏ, với vữa phủ từng lớp bên ngoài.

Điều cần chú ý là đại tháp được tu bổ dựa theo sự mô tả của các nhà chiêm bái (Trung Hoa) trong đó có ngài Nghĩa Tịnh, Pháp Hiển, và Huyền Trang. Trong đó, tư liệu của ngài Huyền Trang được nhiều nhà khảocổ dựa vào để tu bổ.

Bên trong đại tháp có thiết trí tượng Phật ngồi với mắt nhìn xuống, tay trong tư thế “trì địa” (touching the earth), biểu tượng cho sự kiện đạt được Toàn Giác (the Perfect Enlightenment), mặt hướng về hướng Đông, lưng tựa vào cội Bồ Đề. Đây là tư thế cuối cùng của Phật. Bệ ngồi cao 4 feet 2 inches và rộng 12 feet 5 inches. Tượng cao 11 feet 5 inches; 2 đầu gối dài 8 feet 8 inches, 2 vai dài 6 feet 2 inches.

Về sau, thuật ngữ Kim cang tòa (vajrasana) được dùng để chỉ Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhimaṅḍa). Do đó, từ Bồ Đề Đạo Tràng được hiểu theo bình dân là chỗ Giác ngộ.

Vị trí

Bồ Đề Đạo Tràng nằm cách thành phố cổ Gayā 6 dặm. Toàn cảnh là một khu đất rộng, bên cạnh sông Ni liên thiền, tiếng Sanskrit gọi là Nerañjarā, Nirañjana; Pāli gọi là Verañjā, Nerañjā. Chung quanh bao bọc 4 bức tường làm bằng gạch và đá, cao khoảng 3 mét. Cửa đông nhìn ra sông Ni liên thiền. Nó tọa lạc tại ngôi làng Urel, Quận Gayā, cách Patna 90 cây số, thuộc Bang Bihār, đông bắc Ấn. Hiện nay sông Ni liên thiền tên là Lilajan, còn làng Urel, 2.500 năm trước tên là Uruvelā hay Uruvilva.

Đây là nơi thái tử Siddhartha Gautama đã trải qua thời gian miên mật dụng công với 4 từng Thiền, và cuối cùng thành đạo, tức là đạt được Chánh đẳng giác (Sammā-sambodhi).

Trong những văn bản Phật giáo trước đây không gọi là Buddhagayā mà gọi là Bodhimaṅḍa hay Bodhi-maṅḍala dùng để chỉ cây Bồ Đề thiêng liêng.

Vào ngày 27 tháng 6 năm 2002, Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công bố Mahābodhi Mahāvihāra là di sản văn hóa thế giới.

Trước khi thành đạo, thái tử Siddhartha đã ngồi dưới cội cây pipal (hay Pipphala). Sau khi thành đạo, ngàiđã ngồi kiết già 7 ngày đêm dưới cội cây để chiêm nghiệm hạnh phúc giải thoát. Cây này về sau được gọi là cây Bồ Đề. Dưới triều đại của vua A Dục, ông đã chiết một nhánh con, phái Tỳ kheo ni Saṅghamittā therī, con gái của Ông mang đến Tích Lan và trồng tại tự viện Anurādha-pura. Cây này hiện nay vẫn còn sống. Còn cây Bồ Đề hiện nay tại Bồ Đề Đạo Tràng đã được trồng lại nhiều lần, kể từ thời đại A Dục. Nhà khảo cổ người Anh là Sir Alexander Cunningham ước lượng khoảng 20 lần. Tuổi thọ của cây Bồ Đề được ước lượng là 100 năm.

Nó là 1 trong 4 Thánh Tích được ghi trong Trường Bộ Kinh (Digha Nikāya). Ba thánh tích khác là: Lâm tì ni(Lumbinī), nơi Phật chào đời; Sarnath, nơi Phật Chuyển Bánh Xe Chân Lý, quen gọi là Chuyển Pháp Luân, và Kusinārā, nơi Phật nhập diệt.

Bồ Đề Đạo Tràng đầu tiên được nhà chiêm bái (pilgrims) Trung Hoa là ngài Pháp Hiền đã rời Trung Hoa vào năm 399 và đến đây vào đầu thế kỷ thứ năm, khoảng năm 408-410. Khi trở về Trung Quốc vào năm 414, ông đã ghi lại trong Phật Quốc ký về Bồ Đề Đạo Tràng. Trong đó cho biết chung quanh nơi đây là một khu rừng.

Sau đó, ngài Huyền Trang, rời Trung Hoa vào năm 629 và đến đây khoảng năm 635, khi trở về Trung quốcvào năm 648, ông đã ghi lại trong Tây Du kí là “Mo-ho-pu-ti” (Mahābodhi).

Ông mô tả bao bọc chung quanh Đại Tháp là bức tường cao làm bằng gạch. Dọc hướng đông và tây thì dài, còn hướng nam và bắc thì hẹp, cách nhau khoảng 500 bước. Giữa cây Bồ Đề và Đại Tháp là Kim cương tòa.

Page 6: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 6 of 16

Sở dĩ được gọi là Kim cương tòa vì tên gọi này được xuất phát từ sự kiện chư Phật thành đạo đều ở trong trạng thái Kim cương định (Vajra-samādhi) mà đạt được Bồ Đề (Giác ngộ). Vì thế chỗ này cũng được gọi là Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhi-maṅḍala) hay Bodhi-maṅḍa.

Trong Tây Du Ký, ngài Huyền Trang cho biết các nhà chiêm bái Ấn giáo cho rằng Bồ Đề Đạo Tràng là Brahmagayā. Cửa chính của Bồ Đề Đạo Tràng nhìn ra hướng đông, đối diện sông Ni li thiền. Cửa bắc hướng ra Đại Già Lam.

Đại tháp cao khoảng trên 52 m (khoảng 160/170 feet), chân đại tháp dài vuông vức 15 m mỗi cạnh.

Về sau, suốt thế kỷ thứ bảy, nhiều nhà chiêm bái Trung Hoa khác cũng đều gọi là “Mo-ho-puti.” (Mahā-Bodhi). Trong đó có ngài Nghĩa Tịnh đã đến đây vào khoảng năm 680. Ông đã rời Trung Hoa vào năm 671và trở lại vào năm 695.

Trùng tu Bồ Đề Đạo Tràng

Trong lịch sử, trùng tu Bồ Đề Đạo Tràng đã xảy ra qua nhiều thời kỳ.

Dưới triều đại Gupta do hoàng đế Samudragupta trị vì Ấn độ, vào thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5, vua Tích Lan, Śrī Meghavarṇa, đã phái hai tăng sĩ, Mahānāma và Upasena đến Bồ Đề Đạo Tràng xây dựng một đại tự viện (Mahāsaṁghārāma) tức “Mahābodhi Temple” để chư tăng Tích Lan đến đây tu học.

Vào đầu thế kỷ thứ bảy, Śaśāṅka, vua nước Bengal, gốc Bà la môn đã khủng bố Phật giáo và phá hoại chung quanh khu vực Bồ Đề Đạo Tràng.

Tiếp theo là sự tàn phá và cướp bóc của Hồi giáo (Muslims) vào thế kỷ thứ 12. Đến đầu thế kỷ 13, Bồ Đề Đạo Tràng hoàn toàn bị lực lượng Hồi giáo tàn phá tất cả trung tâm Phật giáo và Ấn giáo, khi Hồi giáo xâm chiếm miền Bắc Ấn.

Vào năm 1885, tại Anh quốc, Sir Edwin Arnold (1832-1904), tác giả Ánh Sáng Á Châu (the Light of Asia) đã viết nhiều đề tài về Bồ Đề Đạo Tràng và những vùng chung quanh Bồ Đề Đạo Tràng. Điều này đã gây ảnh hưởng đến Đại Đức Anagārika Dharmapāla ở Tích Lan. Ông tên thật là David Hewavitarne, sinh năm 1864 trong một gia đình theo đạo Phật tại Colombo, Tích Lan. Năm 1889, ông gặp đại tá Olcott khi ông này viếng thăm Tích Lan. Sau đó ông cùng đại tá Olcott viếng thăm Nhật bản và lập mối quan hệ đầu tiêngiữa Phật giáo Nhật và Phật giáo Tích Lan. Ông là người Tích Lan đầu tiên đã đến Ấn độ để đấu tranh đòi lại Bồ Đề Đạo Tràng cho Phật giáo, vốn đang được người trong đạo Hindu quản lý. Ngày 21 tháng Giêng năm 1891 ông đến Bồ Đề Đạo Tràng, thấy tận mắt quang cảnh điêu tàn của Thánh Tích, đặc biệt là ngườiHindu đương quản lý Thánh Tích và biến Bồ Đề Đạo Tràng thành nơi thờ phượng Phật dưới danh nghĩa hiện thân (avatāra) thứ chín của thần Viṣṇu theo đạo Hindu.

Lòng ngậm ngùi, bứt rứt, ông phát đại nguyện là phải đấu tranh đòi lại cho được Thánh Tích này cho Phật giáo, không để người Hindu tiếp tục xem Bồ Đề Đạo Tràng là nơi thờ phượng của họ. Bốn tháng sau đó ông trở về Tích Lan, nhất định thành lập Hội Mahā Bodhi ở Colombo để vận động phong trào Phật giáo quốc tế với mục đích đòi lại di sản của Phật giáo do người Ấn giáo đương quản lý và chủ trương pháhoại Phật giáo.

Tại đây ông được sự hỗ trợ của Hòa thượng H. Sri Hikkaduwe Sumangala Nayaka, ngày 31 tháng 5, ông mở một cuộc meeting trước công chúng, kêu gọi hưởng ứng việc thành lập Hội Mahā Bodhi để có đủ tư cách vận đông thành một phong trào quốc tế đòi lại Đền Đại Giác (Caitya Mahābodhi) trong tay người Hindu.

Hội Mahā Bodhi là tổ chức Phật giáo Thế giới đầu tiên. Mục đích chủ yếu của Hội được vạch ra là kêu gọiPhật tử toàn thế giới lập một phong trào đòi lại Bồ Đề Đạo Tràng hiện trong tay quản lý của Ấn giáo.

Page 7: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 7 of 16

Tháng 10 năm 1891 một cuộc họp đầu tiên của Hội được tổ chức tại BĐĐT dưới sự tham dự của nhiều thành viên thuộc các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Tích Lan, mục đích để thảo kế hoạch vận động phong trào thế giới đấu tranh đòi lại BĐĐT trong tay Ấn giáo. Đến tháng Năm 1892, Hội thành lập được cơ quanngôn luận chính thức tên là The Maha Bodhi and the United Buddhist World (Đại Bồ Đề và Thống Nhất Phật Giáo Thế Giới). Đây là cơ quan tuyên truyền Chánh Pháp không những ở Ấn độ mà còn tất cả quốc gia trên thế giới biết tiếng Anh. Đầu tiên, tờ báo ấn hành tại Calcutta dưới sự chủ biên của Đại Đức Anagārika Dharmapāla. Thoạt đầu để có tài chánh sử dụng trong những hoạt động của Hội, Đại Đức Anagārika Dharmapāla đã bán hết của cải tài sản. Ông trở thành kẻ không nhà (anāgārika).

Năm 1897, Anagārika Dharmapāla thiết lập chi nhánh Hội Đại Bồ Đề tại Hoa kỳ khi ông được một Phật tử Hoa Kỳ là Bác sĩPaul Carus, tác giả quyển sách nổitiếng, Gospel of Buddha (“Phúc âm” của Phật), mời sang viếng thăm Hoa Kỳ. Ông lưu lại Hoa kỳ một năm và đi thuyết trình nhiều nơi về Phật giáo và về công trình hoạt động của Hội Maha Bodhi. Sau đó, Hội Maha Bodhi American được thành lập.

Tiếp theo, đến năm 1900, nhiều Hội Mahā Bodhi được thành lập tại Âu châu, như Đức, Anh, Pháp. Tại Tích Lan, ở Anuradhapura có thêm một chi nhánh. Riêng tại ẤnĐộ có hai chi nhánh được thành lập: một tại Madras và một tại

Kuśinagara.

Năm 1931, Đại Đức Anagārika Dharmapāla đòi lại được những cơ sở ở Vườn Lộc Uyển, Sarnath.

Đến năm 1933 thì ông mất.

Thành công: Đòi lại được Bồ Đề Đạo Tràng

Tiếp nối công trình của Đại Đức Dharmapāla, nhiều cuộc chiến đấu đạo đức không dừng của người dân Ấn và các nước theo Phật giáo ngoài Ấn độ, đã khiến chính quyền tại Bang Bihar của Ấn độ ban hành một Đạo Luật về Bồ Đề Đạo Tràng (Bihar Act XVII of 1949), qui định những điều luật liên hệ đến việc bảo vệ Bồ Đề Đạo Tràng và những sinh hoạt bên trong Bồ Đề Đạo Tràng. Dưới Đạo Luật này, một Ủy ban Điều Hành Bồ Đề Đạo Tràng được thành lập gồm 4 Phật giáo và 4 Ấn giáo và hoạt động vào ngày 23 tháng 5, năm 1953. Như vậy, sau 60 năm chiến đấu cam go, Hội Mahā Bodhi đã thành công được một phần trong những mục tiêu đòi lại ngôi đền cho Phật giáo đồ.

Tuy nhiên, quỹ để điều hành của Ủy ban không có. Để giúp điều này, Chính phủ Ấn và chính quyền Bang Bihar đã giúp đỡ để Ủy ban trùng tu những đổ nát của Bồ Đề Đạo Tràng trong giai đoạn đầu.

Đến năm 1973, một Ban Cố Vấn gồm 21 thành viên của nhiều nước Phật giáo được thành lập để giúp Ban Điều Hành Bồ Đề Đạo Tràng hoạt động hữu hiệu. Trong đó có Tổng Lãnh Sự Miến Điện ở Calcutta, Cao Ủy Tích Lan ở Ấn Độ, các Đại sứ Lào, Cam bốt, Thái lan ở Ấn Độ, những đại diện của các quốc gia

Page 8: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 8 of 16

Nepal, Bhutan, Sikkim, Bộ trưởng ngoại vụ của Chánh phủ Ấn, Giám đốc Khảo cổ Ấn, và những Ủy viên khác của Ấn độ tại Patna, tại Gaya. Ngoài ra, Đại sứ Nhật ở Ấn độ gởi nhân viên đến hỗ trợ việc hoạt động của Ủy ban Điều Hành Bồ Đề Đạo Tràng.

Tháng tư năm 1976, Đại sứ Thái lan được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Cố vấn. Ông đã thúc đẩy nhiều chương trình phát triển bên trong và bên ngoài khu vực Bồ Đề Đạo Tràng.

Hiện nay, Bồ Đề Đạo Tràng là nơi hấp dẫn Phật tử toàn thế giới đến chiêm bái. Từ cuối thế kỷ 20, nhiều phái đoàn chiêm bái thuộc nhiều nước Phật giáo đã đến chiêm bái Thánh Tích.

Những nơi chiêm ngưỡng trong Bồ Đề Đạo Tràng

1) Cội Bồ Đề. Cội này nằm về hướng Tây của Đại Tháp. Đây là nơi đức Phật đã thành đạo.

2) Kim Cang Tòa (P: Vajrāsana: the ‘Adamant Seat’ or the Throne of Diamond, or the seat made of stone or Prāchīna Vajrāsana-Gandhakuṭi: Old Diamond-throne temple) được đặt giữa cây Bồ Đề và phía sau Đại Tháp (Mahābodhi Temple). Đánh dấu chỗ đúng nơi đức Phật đã ngồi để thành đạo (become the Perfect Enlightenment). Về hình thể, Kim cang tòa được làm bằng đá-cátdài 7 feet 10 inches, ngang 4 feet 71/2 inches, dầy 6 inches.

3) Bảy nơi đức Phật đã trải qua 7 tuần lễ chiêm nghiệm sau khi thành đạo:

a) Cội Bồ Đề,

b) Tháp Animeṣalocana (bên trong chứa bộ Kinh Hoa Nghiêm) nơi đức Phật đứng nhìn cây Bồ Đề,

c) Caṅkamana (nơi đức Phật kinh hành) được dựng về hướng Bắc của Đại Tháp,

d) Ratanaghara (Bảo cung) nơi đó đức Phật tọa thiền và chiêm nghiệm về Lý Duyên Khởi-Pháp Duyên Sinh, được đặt về hướng Bắc của Caṅkamana,

e) Cây Rājāyatana (hai thương buôn Miến điện quy y Phật đánh dấu sự quy y nhị bảo cho hàng cư sĩ),

f) Cây Ajapāla Nigrodha (nơi Bà la môn Huhunka hỏi Phât và cũng là nơi Phạm thiên Sahampati cầu Phật giảng pháp,

g) Hồ Mucalinda (rắn thần che toàn thân Phật), cách Đại Tháp khoảng 1 dặm về hướng Nam.

Người Phật tử có truyền thống đảnh lễ Cây Bồ Đề và bảy Thánh tích (The Holy Places) tại Bồ Đề Đạo Tràng.

4) Sông Ni liên thiền (Narañjarna) nằm về hướng Đông cây Bồ Đề.

5) Trụ đá do Vua A Dục dựng lên giữa Đại Tháp và Tòa Sen ghi dấu nơi cô Sujātā đã dâng bánh gạo được làm bằng sữa trộn với mật ong cho đạo sĩ Siddhārtha trước khi Ngài thành đạo.

6) Nhà cô Sujātā (Sujātākuṭi) đối diện sông Ni liên thiền.

BA LA NẠI (Vārāṇasī)

Từ Bồ Dề Đạo Tàng đến Ba la nại 240 km.

Page 9: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 9 of 16

Vườn Nai ở Banaras, hiện nay là Sārnāth. Đâylà nơi đức Phật đã Chuyển Pháp Luân (Dharmacakra-pravartana) đầu tiên để độ Năm Bạn Đồng Tu cũ(Pañcavaggi). Nó là một trong hai trung tâm Phật giáo lớn nhất đượcxây dựng vào thời Phật tại thế.

Dưới sự hướng dẫn của ngài U Ba Cúc Đa (Upagupta), vua A Dục đã xây dựng nhiều tự viện và Tháp tại đây. Nhà vua cũng thiết lập một trụ đá với hình 4 con sư tử đang rống hướng về 4 phương, biểu tượng sự thuyết

giảng của đức Phật như sư tử rống khắp thế gian.

Bây giờ chỉ còn trơ lại một khối tháp thấp hình tròn có vẻ uy nghi và vững chắc. Chung quanh khu vực này có nhiều chùa được thiết lập theo kiến trúc mới và nhiều tăng xá.

Vào năm 1194, quân đội của Muḥammad Ghūrī đã tàn sát chư tăng ở đây và tàn phá những tự viện ở Sārnāth.

Khi Đại Đức Dharmapāla đến viếng nơi đây, lúc bấy giờ Sārnāth là một ngôi làng bé nhỏ có rừng bao chung quanh và có heo rừng (wild pigs).

Năm 1931, những cơ sở ở Vườn Lộc Uyển ở Sārnāth được trao trả lại cho Phật giáo. Để tưởng nhớ công trình của ông, chính phủ Tích Lan đã dựng tượng của ông tại khuông viên Chuyển Pháp Luân thứ hai do người Tích Lan thiết lập. Khuông viên này cách xa Đại Tháp Chuyển Pháp Luân khoảng 3 km.

NƠI PHẬT NHẬP DIỆT

Sau khi sang sông Hiranyavatī gần xế chiều đức Phật và thánh chúng đến khu Rừng Upavattana, gần Kuśinārā (bây giờ gọi là Kasia, cũng gọi là Kuśinagara). Vùng này thuộc bộ tộc Mallas cai quản. Ngài A Nantrải chỗ nằm cho đức Phật giữa 2 cây sāla, đầu hướng về hướng Bắc, nghiêng bên phải, dáng nằm như sư tử, chân này gác trên chân kia. Đây là vào ngày trăng tròn tháng Vesākha (tháng Năm), lúc bấy giờ đứcPhật được 80 tuổi, trải qua 45 năm hoằng pháp độ sinh.

Sau đó nhân câu hỏi của ngài A Nan, đức Phật giảng về Bốn Thánh Tích.

Đức Phật nhập diệt vào ngày trăng tròn tháng Năm (Vaiśākha). Nơi Phật nhập diệt tại Kuśināgāra(Kuśinārā), vùng đất của bộ tộc Mallā ở miền Bắc Ấn. Hiện nay là Kasia, thuộc Bang Uttar-Pradesh.

Page 10: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 10 of 16

Xá lợi của Phật được chia cho 8 bộ tộc: 1) Bộ tộc Licchavi của Vệ Xá, 2) dòng Thích Ca ở Ca tì la vệ II, 3) Bộtộc Buli ở Allakappa, 4) Bộ tộc Koḷiyas ở Rāmagrāma, 5) Bộ tộc Mallā ở Pāva, 6) Bộ tộc Mallā ở Kusinārā, 7) Magadha (vua A Xà Thế), 8) Bà la môn Vethadīpaka.

Sau cùng, phần tro được chia cho māṇavas, “những người bà la môn trẻ” thuộc Bộ tộc Moriya ở Pipphalivana.

Về sau, vua A Dục đã thu nhặt tất cả xá lợi của Phật tại những nơi nói trên và phân chia thành 84,000 phần và dựng lên nhiều chùa để phân phối xá lợi trong các chùa đó.

Vào thế kỷ thứ bảy, khi ngài Huyền Trang đến nơi này thì toàn bộ Thánh tích đã bị quân đội Hồi giáo tàn phá.

Một trong những vị anh hùng của chiến tranh giành Độc Lập cho Ấn Độ vào năm 1857 là ông Babu Amar Singh, ông đã đến Tích Lan tu tập như một vị tăng và đến Miến Điện học phương pháp Thiền. Sau đó, trởvề Ấn, ông thiết lập một tự viện ngay tại nơi Phật nhập diệt ở Kusinārā. Từ thế kỷ 19, tự viện này là hạt nhân cho phong trào canh tân Phật giáo tại Ấn.

LÂM TÌ NI (Lumbinī)

Lâm tì ni là địa danh nằm tại biên giới giữa Ấn độ và Nepal. Đây là nơi thái tử Siddhattha (Siddhārtha) đã chào đời. Nó được Phật liệt vào 1 trong 4 Thánh Tích (the Four Sacred Spots, or Sacred Places).

Vào năm 544 (có sách ghi năm 563) trước Công Nguyên, vào ngày trăng tròn, tháng Vaisakha (tương xứng tháng Tư và tháng Năm dương lịch), trên đường từ Kapilavastu (Ca tì la vệ) về Devadaha, thủ đô

của nước Koliyas, là quê hương của mình, khi đi được 15 dặm đến khu rừng chồi ở Lumbinī, đoàn người dừng lại. Hoàng hậu Māyādevi sắp lâm bồn. Khi hoàng hậu vào đến rừng chồi, bà đứng trước cây salā vói tay nắm cành cây, liền ngay khi đó bà sanh thái tử trong tư thế đứng. Đức Phật đã chào đời tại đây.

Người Trung Hoa đã dịch âm Lumbinī là Lâm tì ni, ngày nay người Nepal gọi là “Rummindeī” Devadahalà quê của cha mẹ Hoàng hậu Mahāmāyā, thuộc xứ Nepal. Lâm tì ni thuộc địa phận biên giới giữa Ấn Độvà Nepal.

Vào cuối năm thứ 20 trị vì, tức năm 249 Trước Công Nguyên, Vua A Dục (Aśoka) dưới sự hướng dẫn của ngài Upagupta, đã viếng vườn Lâm tì ni, nơi Phật sinh ra. Sau đó nhà vua cho dựng lên một thạch trụ cao, đánh dấu thánh tích nơi sanh của Phật. Bia tháp ghi lại những lời cho biết rằng:

Vua Piyadasi (A Dục) người yêu quí của Trời (Devas) vào năm thứ 20 trị vì, chính ông đã đến nơi đây để cung kính nơi sinh đức Phật Thích Ca. Một thạch trụ đứng thẳng và một chấn song bằng đá đã được dựng lên. Nhà vua bãi thuế cho dân làng trú ngụ tại đây và tuyên bố “vì Thế Tôn (Bhagavam) đãsinh tại nơi đây.”

Thạch trụ này được khám phá vào năm 1896.

Theo truyền thống, nơi đây cũng có trồng một cây Bồ Đề bên cạnh hồ nước lớn, hoàng hậu Māyā đã tắmtrước khi sanh thái tử.

Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19, Phật giáo xuống dốc tại Ấn Độ. Tượng Phật tại Đền Lâm tì ni trở thành nơi thờ thần Rumin Dai của đạo Hindu.

Page 11: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 11 of 16

NA LAN ĐÀ (Nālandā)

Cũng như Bồ Đề Đạo Tràng, Nālandā nằm trong Bang Bihar, thuộc miền Bắc Ấn độ, thuở xưa là xứ Ma kiệt đà (Magadha). Nó là một trung tâm tu học lớn nhất của Phật giáo tại Châu Á, thường được gọi là “Đại Học Phật giáo.” Nhiều học giả và vị Tổ nổi danh trong Thiền tông vốn xuất thân từ Nālandā. Nó cũng là quê hương của ngài Xá lợi Phất và Mục Kiền Liên.

Đầu tiên, nó được xây dựng vào thế kỷ thứ hai dưới triều vua Shakraditya, xứ Ma kiệt đà. Sau đó, nhiều vị vua khác tiếp nối công trình xây dựng Trung Tâm Phật giáo Na lan đà. Trong đó có các vị vua dưới triều đại Gupta gồm Kunāragupta I, Kunāragupta II, Skandagupta, Purugupta, và vua Harṣa.

Vào thế kỷ thứ 8, dưới triều đại Pāla, Na lan đà cũng được hai vua Gopāla và Dharmapāla bảo trợ.

Nơi này hiện nay chỉ còn trơ lại những nền đá và gạch và những bức tường đồ sộ; đánh dấu thời kỳ vàng son rực rỡ của khu Trường Đại Học Phật Giáo tại miền Bắc Ấn độ.

Quân đội Thổ nhỉ kỳ (Turkish), dưới quyền chỉ huy của tướng Hồi giáo là Ikhityar Khilji đã san bằng Nālandā thành bình địa (razed to the ground). Hàng ngàn tăng bị tàn sát (massacred), thư viện bị tiêu hủy, Phật giáo bị xóa sạch (obliterated) trên đất Ấn. Nhà sử học Thổ nhỉ kỳ là Minhazad, trong sách Tavakata-I-Nasiri của ông, đã ghi lại rằng có hằng ngàn tăng bị thiêu sống và hàng ngàn tăng bị chặt đầu, và tàng kinh các bị đốt cháy kéo dài trong nhiều tháng trong cuộc tấn công Nālandā của quân đội Thổ nhỉkỳ vào năm 1197.

Sau khi Ấn được độc lập, nhà cầm quyền lại là người theo đạo Hindu, do đó Phật giáo không thể có mặt.

Từ hai lý do cơ bản này, Phật giáo không thể phục hồi trên đất Ấn.

Hàng ngàn học giả Phật giáo và nhiều thiên tài Phật giáo đã xuất thân tại ngôi trường này. Trong đó, có các ngài Thế Hữu (Vasumitra), ngài Di Lặc (Maitreyanātha).

Ngài Long Thọ được ngài Rāhulabhadra hướng dẫn tại đây. Học thuyết Không (Śūyatā) và Pháp Thân (Dharmakāya) được ngài Long Thọ và Thánh Thiên (Āryadeva) phát triển tại đây.

Ngài Vô Trước (Asaṅgz) sống 12 năm tại Đại Học Na lan đà, ngài Nghĩa Tịnh và ngài Huyền Trang đã từng lưu học tại đây trong nhiều năm.

Dưới triều đại Pāla, (800-1200),nhà vua đã ra lệnh xây dựng thêm bốn đại tự viện với mục đích mở rộng nền văn học và học vấn Phật giáo.

Page 12: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 12 of 16

PHỤ LỤC

7 TUẦN LỄ SAU KHI PHẬT THÀNH ĐẠO

Bảy Thánh tích do vua A Dục dựng lên, qua sự hướng dẫn và giải thích của Tứ Tổ U Ba Cúc Đa(Upagupta), thuộc Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvāstivāda), trước Công nguyên trên 200 năm (năm 262 TCN).Đây là lúc nhà vua sau khi lên ngôi được 10 năm. Trước đó, ông là 1 ông vua quá tàn ác. Trong trận chiếnđánh với quân lính nước Kalinga miền Bắc Duyên Hải Ấn độ, ông đã tàn sát trên 10,000 người và bắtsống trên 1,000 người. Ông lập ra trại giam khổng lồ với những cực hành tra tấn dã man để nhốt và hànhhạ những người chống đối ông. Trong đó có cực hành dã man nhất là nấu dầu những tù binh, hay tùnhân. Sau khi cải tà, nhà vua tìm đến ngài U Ba Cúc Đa, vị tổ Thứ Tư, để tôn làm vị thầy Tâm linh. Sau đó,ngài U Ba Cúc Đa tuần tự hướng dẫn vua A Dục thăm viếng Bốn Thánh Tích trong 256 ngày. Đặc biệt, trogsố 4 thánh tích này, vua A Dục có thiết lập 1 ụ đất khổng lộ để ghi dấu ngôi nhà của cô Sujāta, người đãdâng bánh cho Bồ Tát, trước khi ngài trải qua hơn 10 tuần lễ nhịn ăn, gồm 4 tuần thực hành và 7 tuầnchiêm nghiệm. Tại những nơi đó nhà vua hoặc dựng lên Trụ Tháp, Tháp, Bia ký hay đấp thành những gònỗng khổng lồ. Nhờ công trình này, trên 2,200 năm sau, Thánh tích được các nhà Khảo cổ khai quật,trong đó có ông Alexander Cunningham, người Anh.

Nội dung 7 tuần lễ sau khi Phật thành đạo

Dựa vào sự kiện được ghi tại Bồ đề Đạo tràng, về 7 tuần lễ này, cho thấy 7 tuần lễ đó, chỉ mô tả 7 sự kiệnliên quan đến thời gian sau khi Phật thành đạo. Mỗi tuần lễ ghi 1 sự kiện, chớ không phải Bồ đề Đạotràng ghi lại tiến trình thành đạo của Phật qua 49 ngày đêm. Theo kinh Thánh Cầu ghi, Phật thành đạochỉ qua 4 tuần lễ thôi. Đó là qua 4 từng Thiền.

Từng thứ nhất là Định có Tầm không Tứ.

Từng thứ hai là Định Không Tâm Không Tứ.

Từng thứ ba Định vói Ý Hành Không Động, gồm Thọ và Tưởng không khơi lên hay Chánh niệm Tỉnh giác.

Từng thứ tu là Định với Ba Hành Không Động.

Diễn tiến 7 tuần lễ

Công trình thiết lập di tích lịch sử Bồ đề Đạo tràng và 7 tuần lễ được ghi lại trong khuôn viên Bồ đề Đạotràng, người đầu tiên là vua A Dục thiết lập.

Vua đã được ngài U Ba Cúc Đa (Upagupta), tứ Tổ của Thiền tông Ấn độ hướng dẫn. Chính Tứ Tổ đã giảithích cho vua A Dục biết Tứ Động Tâm để nhà vua dựng Tháp, Bia, Trụ Đá, và xây dựng Thánh tích, trongđó có các Bia Tháp ghi lại 7 sự kiện đã xảy ra sau khi Phật thành đạo, và 10 Tháp của 10 Đại đệ tử Phật đểcúng dường Tam Bảo. Những dữ kiện này làm cho Bồ Đề Đạo Tràng trở nên nơi tôn kính của Phật tử tại

gia và xuất gia trên thế giới.

Chú ý: - Trong Bồ Đề Đạo Tràng không có ghi lại 4 tuần lễ đầu khi BồTát dụng công và cuối cùng là thành đạo. Trái lại, có ghi tuần lễ thứnhất, Phật ngồi chiêm nghiệm hạnh phúc giải thoát sau khi thànhđạo.

Dưới đây, chúng tôi lần lượt ghi lại 7 nơi theo sự giải thích của ThầyThiền Chủ.

Tuần thứ nhất: - Kim Cương Tòa (Vajrāsana), nơi Phật ngồi thiền vàthành đạo dưới cội cây Pipphala. Sau này, cây Pipphala được gọi làcây Bồ Đề. Trong 7 nơi, chỉ có Kim cương tòa là nơi tôn quí nhất và

Page 13: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 13 of 16

cũng là nơi có nhiều từ trường nhất. Với điều kiện này, giúp người thực hành thiền định có kinh nghiệmdừng niệm dễ dàng.

Sau khi thành đạo, Phật ngồi dưới cội cây Bồ Đề để chiêm nghiệm hạnh phúc giải thoát. Chỗ Phật ngồithiền trên cỏ Kusha, được 1 trong 3 vị Tổ trước ngài U Ba Cúc Đa gọi là “Kim Cương Tòa.” Ý nghĩa củadụng ngữ Kim Cương Tòa cho biết chỗ ngồi này cứng chắc như kim cương. Hơn nữa, vì Phật thành đạoqua trạng thái “Kim Cương Định,” đó là trạng thái thân và tâm hoàn toàn không lay động. Trạng thái nàythân tâm được so sánh cứng chắc như Kim Cương. Có nghĩa trong trạng thái định này, 2 cơ chế thọ vàtưởng không hoạt động, ý ngôn hay tâm ngôn cũng hoàn toàn vắng lặng. Chỉ có trạng thái nhận thức biếtrõ ràng mà thôi. Đây là trạng thái định cao nhất trong Thiền Phật giáo, gọi là “Chân Như Định” hay “Vôtướng tâm định.”

Vị nào đã học qua Tiến trình tu chứng của đức Phật đều biết đó là trạng thái Định với Ba Hành KhôngĐộng hay trạng thái Định Bất Động. Với trạng thái này, tất cả phiền não, nghiệp chướng đều bị xua tan.Nội tâm hoàn toàn không dao động và Ba Minh tự động bật ra, tức Phật tánh kiến giải những điều màtrước khi từ bỏ hoàng cung, thái tử SiddhVattha đã bế tắc. Giống như kim cương có khả năng phá tất cảcác kim loại hay khoáng chất khác mà không có thứ gì phá được nó.

Về phần lịch sử, sau khi nghe ngài U Ba Cúc Đa mô tả về giá trị của cây Bồ Đề và Kim cương tòa, hoàng đếA Dục đã thiết lập 1 bệ ngồi bằng đá cát đỏ, cao 3 feet, dài 7 feet 6 inches, ngang 10 inches. Bệ này đượcđặt giữa Đại Tháp và cội cây Bồ Đề. Những năm về trước, khách hành hương có thể vào Kim cương tòađể chiêm bái và chụp ảnh, nhưng năm nay (2006), Ban Bảo Vệ Cây Bồ Đề không cho phép đi vòng quacây Bồ Đề để chụp ảnh, vì vậy khách hành hương chỉ bước vào vài bước, từ cửa vào, rồi ngồi xuốngchiêm bái, chứ không đi vòng qua đầu bên kia để chụp ảnh được.

Tuần thứ hai: - Cách cội Bồ đề khoảng 30 m, hướng đông bắc, nơi đây hoàng đế A Dục dựng lên ThápAnimesha lochana chaitya.

Theo lịch sử ghi là sau khi thành đạo, Phật đi từ cội cây Bồ đề đến chỗ này, rồi đứng suốt 1 tuần, nhìnkhông nháy mắt cây Bồ đề.

Vì bên trong tháp có chứa bộ kinh Hoa Nghiêm bằng tiếng Tây Tạng, nên các nhà sư Tây Tạng thường đếnđây lễ bái, đốt nhang đèn, và tụng kinh Hoa Ngiêm.

Tuần thứ ba: - Đức Phật kinh hành lên xuống (Cankamana) 1 tuần vớitrạng thái ngôn hành không động.Cách cội Bồ đề khoảng 10m, sátbên hông Tháp Đại giác, thuộchướng bắc Tháp. Đời sau, các vị Tổ

mô tả trạng thái từng bưóc đi này trong sạch như hoa sen. Đây làlý do Phật tử dùng hoa sen làm biểu tượng từng bước đi của Phật,xem như có nở hoa sen.

Đường này được hoàng đế A Dục thiết lập 18 bước chân. Mỗibước cách khoảng trên 5 tấc. Trên mỗi bước có ghi dấu chân Phật.

Page 14: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 14 of 16

Tuần thứ tư: - Góc tây-bắc cách cội Bộ đề khoảng 25m. Nơi đây đức Phật ngồi chiêm nghiệm về LýDuyên Khởi-Pháp Duyên Sinh. Vua A Dục dựng lên Nhà Không Có Mái Che, gọi là Bảo Cung(Ratanaghara).

Trong lúc chiêm nghiệm, hào quang 6 màu xuất hiện trên toàn thân Phật. 6 màu này gồm 2 phần :

Năm màu đầu được phát ra từ toàn thân của Phật :

1) Xanh dương (Nīla)

2) Vàng (Pīta)

3) Đỏ thẩm (Lohita: crimson)

4) Trắng (Odāta)

5) Đỏ tươi (Māñjeṭṭha: scarlet)

6) Màu thứ sáu là gồm sự pha trộn của năm màu phản chiếu lại, được gọi là “Sáutia màu của Phật.” (Skt: Śaḍvarṇā-buddha-raśmi: the six-coloured Buddha-ray).

7) Năm màu pha trộn lại thành màu sáng chói (Prabhāsvara: bright andresplendent))

Về sau, vào ngày 17 tháng tư,năm 1885, nhật báo SarasaviSandaresa tại Tích Lan đã chọn6 màu nói trên làm Cờ PhậtGiáo. 11 ngày sau đó, ngày 28tháng Tư, 1885, trong dịp lễVaishāka (Vesak, cũng gọi làVesakha), Đại đứcMigettuwatte GunanandaThera đã chính thức làm lễthượng kỳ tại chùaDīpaduttarārāma, Kotahena.Đây là lần đầu tiên lá Cờ PhậtGiáo đã chính thức xuất hiệntại Sri Lanka (Tích Lan). Đếnmùng 8, tháng Tư năm sau,

1886, hầu hết các chùa và nhà cư sĩ theo đạo Phật đều treo Cờ Phật giáo.

Ngày nay, lá cờ 6 màu nói trên đã trở thành biểu tượng Phật giáo Kỳ Quốc tế.

Tuần thứ năm: - Đức Phật ngồi dưới cội cây bàng tên Ajapāla Nigrodha để chiêm nghiệm hạnh phúc giảithoát trong 7 ngày, sau đó Ngài xuất định. Lúc bấy giờ có vị Bà la môn giòng họ Huhunka đi đến, tình cờgặp Phật. Ông hỏi Phật:

- Tôn giả Gotama, cho đến khi nào là Bà la môn, và những phápnào tác thành Bà la môn?

Phật trả lời bằng một bài kệ đại ý nói rằng được gọi là Bà la mônthì vị đó loại trừ các ác pháp, không kiêu căng, nội tâm không nhơ

Page 15: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 15 of 16

bẩn ; khéo chế ngự cái Ta ; thông suốt kinh Vệ đà, sống có đầy đủ Phạm hạnh, nói đúng pháp ; bất cứ ởnơi nào cũng không có tâm kiêu mạn thì xứng đáng là Bà la môn.

(Kinh Tiểu bộ (Udāna 3), trang 138-139)

Nơi đây vua A Dục dựng lên một tháp. Tháp này đối diện Đại Tháp, cách cội Bồ đề khoảng 65 m

Cũng dưới cội cây này, 2 tuần lễ sau đó, đức Phật được Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu giảng pháp, saukhi đức Phật không muốn đi giảng pháp mà Ngài vừa đạt được hoàn toàn chứng ngộ. Vì Đức Phật nhậnthấy pháp mà Ngài chứng ngộ nó ngoài phạm vi lý luận.

Tuần thứ sáu: - HồMucchalinda

Mảng xà quấn 7 vòng chemưa bão cho Phật. Sự kiệnxảy ra như sau:

- Sau khi mới chứng Chánhđẳng giác, đức Phật đãngồi trong 7 ngày để chiêmnghiệm hạnh phúc giảithoát. Lúc bấy giờ có mộtcơn giông bão lớn trái mùakhởi lên, sau đó là mưabão, làm cho bầu trời uám, giá lạnh. Lúc đó có rắnthần Mucchalinda bò rakhỏi hang, tự ý cuốn vòngquanh thân Phật 7 vòng, dùng mang lớn che toàn thân Phật, giúp Phật tránh khỏi mưa bão, gió lạnhtrong 7 ngàỵ Trong 7 ngày này Đức Phật vẫn nhập định. Sau khi mưa gió tạnh, Đức Phật xuất định. Truyềnthuyết cho rằng sau đó rắn thần Mucchalinda không quấn chung quanh thân Đức Phật và biến thànhmột cậu thanh niên, chắp tay đảnh lễ Phật.

Sau đó, Phật tự nói lên bài kệ An Lạc.

Tuần thứ bảy: - Đức Phật ngồi dưói cội cây Rajāyatana, hướng đông nam cách cội Bồ đề khoảng 30 m.Nơi đây có ghi lại Bia Tháp : hai thương buôn người Burma (Miến điện) tên Tapussa và Bhallika trênđường đi về quê, họ đi ngang qua nơi đức Phật đang ngồi và qui yvới Phật.

Đây là lần đầu tiên đánh dấu sự qui y Nhị Bảo cho hàng cư sĩ. Đó làqui y Phật và qui y Pháp. (Bhuddam Saranam Gacchhāmi,Dhammam Saranam Gachhāmi).

Hai cư sĩ này cúng dường bánh có trộn mật ong cho Phật. Sau đóPhật tặng 2 cư sĩ này vài sợi tóc. Họ mang về Miến Điện.

Hiện nay tại Miến Điện, chùa Shevadagon ở Ngưỡng Quang vẫncòn tôn thờ tóc này để chiêm bái.

Sau đó từ cội cây Rajāyatana, Đức Phật đến cội cây Ajapāla.

Ngồi trên đá, Đức Phật chiêm nghiệm lại về Pháp mà Ngài đãchứng ngộ. Ngài không muốn đi giảng. Sau đó Phạm Thiên Sahampati xuất hiện, thỉnh cầu Phật.

Page 16: CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ … · Page 1 of 16 CẨM NANG HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH NĂM 2016 TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL

Page 16 of 16

1. New Delhi: 31 tháng 10 & 2 tháng 11 năm 2016. Viếng thăm thành phố Delhi, viện bảo tàng và mộ Thánh Gandhi.

2. Agra: 3 tháng 11 năm 2016. Viếng thăm thành phố Agra, thăm đền Taj Mahal.3. Saravasti: 4 tháng 11 năm 2016. Viếng thăm thành phố Saravasti, thăm các đền thờ rồi

khởi hành đi Lumbini.4. Lumbini: 5 & 6 tháng 11 năm 2016. Viếng thăm thành phố Lumbini, thăm Kapilavastu và

nơi Phật đản sinh.5. Kushinagar: 7 tháng 11 năm 2016. Viếng thăm thành phố Kushinagar, thăm các đền thờ và

nơi Phật nhập diệt.6. Bodhgaya: 8 – 16 tháng 11 năm 2016. Viếng thăm đền thờ, các tu viện và nơi Phật thành

đạo. Viêng nui Linh Thưu- Rưng Khô Hanh- Lang cô Sujata- Sông Ni Liên Thiên- Viếng Tinh xá Trúc Lâm (Rajgir), đại học Nalanda.

7. Varanasi: 17 &18 tháng 11 năm 2016. Viếng thăm Varanasi, Sarnath nơi Phật chuyển pháp luân, thăm sông Hằng. Trưa ngày 18 bay về New Delhi.

8. New Delhi: 18 & 19 tháng 11 năm 2016. Nghỉ đêm tại New Delhi và rời Delhi ngày 19.

HẾT