chuyỂn dỊch cƠ cẤu ngµnh kinh t trong n«ng nghiÖp ë tØnh...

21
ĐẠI HC QUC GIA hμ NI TRUNG T©m ®μo t¹o, BI DƢỠNG GING Viªn Lý luËn chÝnh TRĐỖ THTHANH LOAN CHUYN DCH CƠ CU NGμnh KINH Ttrong n«ng nghiÖp ë tØnh ninh b×nh LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ số: 60. 31. 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS PHAN HUY ĐƢỜNG Hμ NéI 2009 MỤC LỤC

Upload: others

Post on 16-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA hµ NỘI

TRUNG T©m ®µo t¹o, BỒI DƢỠNG GIẢNG Viªn Lý luËn chÝnh TRỊ

ĐỖ THỊ THANH LOAN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGµnh KINH TẾ

trong n«ng nghiÖp

ë tØnh ninh b×nh

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số: 60. 31. 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS PHAN HUY ĐƢỜNG

Hµ NéI – 2009

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................... 3

Chƣơng 1: CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

NGÀNH KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở MỘT TỈNH THUẦN NÔNG

8

1.1. Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ................. 8

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông

nghiệp..........................................................................................................

8

1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp................. 17

1.1.3. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp............... 20

1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ...................

1.2.1. Nhóm nhân tố về vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên...............................................

1.2.2. Nhóm nhân tố về điều kiện xã hội của sản xuất và tác động của khoa học công nghệ .......

1.2.3. Nhóm nhân tố thuộc về trình độ phát triển của phân công lao động trong nƣớc và quốc

tế ............................................................................................................................................................

1.2.4. Nhóm nhân tố thuộc về các lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh... ..............................................

1.2.5. Nhóm nhân tố thuộc về cơ chế chính sách......................................................................................

23

23

24

25

26

27

1.3. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong nƣớc về chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế trong nông nghiệp............................................................................

29

1.3.1. Tổng quan kinh nghiệm một số địa phƣơng trong nƣớc........................... 29

1.3.2. Bài học kinh nghiệm chung rút ra tham khảo và vận dụng để chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình ....................................

32

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH THỜI GIAN QUA........

34

2.1. Đặc điểm của Ninh Bình liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong

nông nghiệp ......................... ......................................................................

34

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên........................................................................ 34

2.1.2. Văn hoá- xã hội .......................................................................................... 41

2.1.3. Kinh tế và cơ cấu kinh tế............................................................................. 44

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh

Bình ............................................................................................................

46

2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt qua các

năm....................

46

2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

.......................................

50

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp ....................................................... 53

2.2.4. Sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp xét trong mối quan hệ giữa lao

động việc làm – trồng trọt- chăn nuôi- dịch vụ nông nghiệp về mặt số

lượng và giá trị

........................................................................................................

55

2.3. Đánh gía quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp

của tỉnh Ninh Bình......................................................................................

60

2.3.1. Thành tựu .................................................................................................. 60

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân.............................................................................. 65

2.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết......................................................... 67

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY

MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG NÔNG

NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI......................

70

3.1. Quan điểm, định hƣớng cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông

nghiệp ở tỉnh Ninh Bình ............................................................................

70

3.1.1. Bối cảnh mới............................................................................................... 70

3.1.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng........................................................................ 73

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông

nghiệp ở tỉnh Ninh Bình......

83

3.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong nông nghiệp ở tỉnh

Ninh Bình.....................................................................................................

83

3.2.2. Hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ..... 85

3.2.3. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng ...................................................... 87

3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp................................................ 89

3.2.5.Vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trong nông nghiệp 90

3.2.6. Hình thành các trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn...........................................................

95

3.2.7. Chính sách về phát triển thị trƣờng............................................................. 97

3.2.8. Đẩy mạnh cải cách hành chính ở địa phƣơng............................................. 99

KẾT LUẬN.......................................................................................................... 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 102

Më ®ÇU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: "Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông

nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao

gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá,

thuỷ lợi hoá, đƣa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ sinh học vào sản

xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh, phù hợp với từng vùng

từng địa phƣơng..."

Nghị quyết Trung ƣơng 7 khoá X tiếp tục đƣa ra quan điểm chỉ đạo:

“Trong mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nông dân là

chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các

cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát

triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là vấn đề then chốt”.

Ninh Bình, một tỉnh ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, với địa hình

đa dạng bao gồm: biển, vùng ven biển, vùng đồng bằng gò đồi bán sơn địa và

vùng núi đá, đất đá... Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng

XHCN, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay, dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh

uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói

chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng có những thay đổi và đạt đƣợc

nhiều thành tựu đáng khích lệ. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển từ sản

xuất thuần nông, tự túc- tự cấp sang kinh tế nông nghiệp hàng hoá nhiều thành

phần, từng bƣớc gắn với việc phát huy lợi thế và tiềm năng kinh tế của từng

địa phƣơng, từng vùng sinh thái. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch này vẫn còn

chậm; cho đến nay nền kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp là

chính, sản xuất nhỏ còn phổ biến, hiệu quả thấp, chƣa thật sự gắn với thị

trƣờng. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do tốc độ

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

trong nông nghiệp nói riêng còn chậm, đã và đang trở thành vấn đề bức xúc và

thách thức đặt ra đối với Ninh Bình hiện nay.

Làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành tế trong

nông nghiệp nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh và tạo điều kiện phát triển

kinh tế- xã hội của Ninh Bình trong thời gian tới? Lời giải cho vấn đề đặt ra

mang tính bức thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc và quan trọng đối

với Ninh Bình trong thời gian tới.

Để góp phần vào việc tìm ra lời giải nói trên tác giả chọn đề tài: “Chuyển

dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình” nghiên cứu

làm luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị là trên ý nghĩa đó.

2. Tình hình nghiên cứu

Cùng hƣớng với luận văn đã có một số sách, đề tài, công trình và bài báo

nghiên cứu đăng tải nhƣ:

- Ngô Đình Giao (1994) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH,

HĐH nền kinh tế quốc dân”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

- GS,TS Nguyễn Đình Phan (1997), “CNH, HĐH nông nghiệp, nông

thôn”, Đại học kinh tế quốc dân.

- GS, TS Lê Đình Thắng (chủ biên) (1998), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông thôn những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Nông nghiệp.

- PGS, TS Nguyễn Sinh Cúc (9/1996), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc

dân giai đoạn 1996-2000”, Tạp chí Cộng sản.

- Đỗ Hoài Nam (1996), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển

các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam", Nxb KH XH-NV, Hà Nội.

- GS, TS Trần Ngọc Hiên (2002), "Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - giải pháp

chuyển dịch cơ cấu kinh tế".

- Bùi Tất Thắng (2006), “Chuyển dịch CCNKT ở Việt Nam”, Nxb khoa

học xã hội, Hà Nội.

- GS, TS Nguyễn Điền (1997), “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn các

nƣớc Châu Á và Việt Nam”.

- Phạm Thị Cần (2/1999), “Cơ cấu kinh tế-một số vấn đề lý luận và thực

tiễn”, tạp chí Giáo dục lý luận.

- Nguyễn Xuân Trƣờng (2004), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây theo hƣớng CNH, HĐH”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế

chính trị, Trung tâm еo t¹o, Båi d­ìng gi¶ng viªn lý luËn chÝnh trÞ, Đại học

QGHN. - Phạm Văn Châu (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hƣớng CNH, HĐH ở tỉnh Bến Tre”, Luận văn Thạc sĩ kinh tÕ chÝnh trÞ, Trung

tâm еo t¹o, Båi d­ìng gi¶ng viªn lý luËn chÝnh trÞ, Đại học QGHN.

Các công trình khoa học trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

nói riêng; những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ở nhiều địa phƣơng và

một số nƣớc mà tác giả có thể kế thừa một cách có chọn lọc... Tuy nhiên, việc

nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh

Bình với tƣ cách là một luận văn khoa học độc lập, toàn diện và hệ thống trên

cả các mặt lý luận, thực tiễn và giải pháp vẫn còn để ngỏ.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận v¨n

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đƣa ra phƣơng hƣớng và giải

pháp cơ bản thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông

nghiệp ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

Nhiệm vụ cña luËn v¨n:

- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh

tế trong nông nghiệp.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh

tế trong nông nghiệp của Ninh Bình trong thời gian qua, từ đó chỉ ra những

thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những vấn đề bức xúc đó ra cần phải

giải quyết.

- Đề xuất có căn cứ khoa học phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy

mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình trong

thời gian tới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Luận văn lấy việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở

tỉnh Ninh Bình làm đối tƣợng nghiên cứu.

- Phạm vi nghiên cứu: quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong

nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001- 2007.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp chung: Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử làm phƣơng pháp luận chung đƣợc vận dụng thông qua

phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp;

phƣơng pháp lô gíc và lịch sử …

- Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: thống kê

định lƣợng, đối chiếu, so sánh nhằm tạo ra một tổng thể cho phép tiếp cận

nhanh đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu.

6. Dự kiến những đóng góp mới - Làm rõ thêm cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở

tỉnh thuần nông nhƣ Ninh Bình.

- Đƣa ra những đánh giá có căn cứ khoa học về thực trạng chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp của Ninh Bình trong thời gian qua.

- Đề xuất có căn cứ lý luận khoa học và thực tiễn phƣơng hƣớng và giải

pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong

nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình thời gian tới và tầm nhìn đến năm 2020.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận

văn gåm 3 chƣơng:

Chƣơng 1. Cơ cở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong

nông nghiệp ở

một tỉnh thuần nông.

Chƣơng 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở

tỉnh Ninh Bình thời gian qua. Chương 3. Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình thời gian tới

Chƣơng 1

CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH

KINH TẾ

TRONG NÔNG NGHIỆP Ở MỘT TỈNH THUẦN NÔNG

1.1. Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông

nghiệp 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm

- Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là tổng thế các bộ phận cấu thành nền kinh tế của mỗi nƣớc.

Các bộ phận đó gắn chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các

quan hệ tỷ lệ về số lƣợng, tƣơng quan về chất lƣợng, phản ánh tính chất, trình độ

phát triển của lực lƣợng sản xuất, của phân công lao động xã hội trong những

không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội

nhất định, nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp

CCKTNN là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu theo tỷ lệ về số lƣợng và chất

lƣợng tƣơng đối ổn định của các yếu tố kinh tế – xã hội có liên quan đến sản xuất

nông nghiệp trong khoảng thời gian và không gian nhất định.

Những nội dung chủ yếu của cơ cấu nông nghiệp theo những quan hệ đƣợc

xác lập trong thực tiễn nông nghiệp nƣớc ta nhƣ sau: quan hệ giữa nông-lâm-ngƣ

nghiệp; quan hệ giữa trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề; quan hệ giữa sản xuất

nông nghiệp, các ngành chế biến và dịch vụ; quan hệ giữa công nghiệp- nông

nghiệp - dịch vụ và quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nông nghiệp.

- Cơ cấu ngành kinh tế

CCNKT là sự biểu hiện trung thành của phân công lao động xã hội trình độ

phát triển của lực lƣợng sản xuất, trình độ khoa học và công nghệ của một quốc

gia.

CCNKT là một chỉnh thể liên kết chặt chẽ nhau nhƣ một kiểu cấu trúc mà mọi

bộ phận cấu thành (các ngành kinh tế) có thuộc tính riêng, đặc trƣng riêng nhƣng

cùng tồn tại và phát triển, tuỳ thuộc vào nhau.

Khi nghiên cứu về CCNKT của một quốc gia, ngƣời ta thƣờng phân tích 3

nhóm ngành chính là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ (ngành cấp I). Tuỳ theo

mục đích, tính chất, mức độ nghiên cứu mà có thể chia ra các phân ngành (ngành

cấp II) nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi… trong nông nghiệp; cơ khí, luyện kim, năng

lƣợng … trong công nghiệp; ngành cấp III (lúa, màu…) trong trồng trọt .v.v…

CCNKT là một bộ phận cơ bản cấu thành cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Nó là

một phạm trù trừu tƣợng, có quan hệ phức tạp với các bộ phận kinh tế khác,...

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc

độ và chất lƣợng các mối quan hệ kinh tế ngành, vùng và thành phần kinh tế

nhằm đạt tới một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, tạo thế và lực mới cho tăng trƣởng

và phát triển kinh tế - xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp là chuyển dịch theo

hƣớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp, ngƣ nghiệp

nhằm khai thác hết thế mạnh, tiềm năng của tài nguyên nhƣ: đất đai, ao hồ, sông

rạch…, đồng thời kết hợp chặt chẽ nông-lâm-ngƣ nghiệp để hỗ trợ nhau phát triển.

1.1.1.2. Đặc điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp

Thứ nhất, CDCCKTNN chịu sự tác động to lớn, mạnh mẽ của cuộc cách

mạng khoa học công nghệ hiện đại.

Thứ hai, CCKTNN và CDCCKTNN phụ thuộc hết sức chặt chẽ vào điều

kiện kinh tế – xã hội, những điều kiện tự nhiên nhất định.

Thứ ba, CDCCKTNN không bó hẹp trong một không gian lãnh thổ, mà luôn

gắn liền với quá trình phân công lao động và hợp tác với bên ngoài.

1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp

1.2.1.1. Về quan hệ chuyển dịch giữa nông nghiệp víi lâm nghiệp, ngư nghiệp

(quan hệ giữa các ngành của nông nghiệp theo nghĩa rộng)

Đây là mối quan hệ trong khái niệm theo nghĩa rộng nông nghiệp bao gồm các

ngành sản xuất lấy đất đai, rừng, biển làm tƣ liệu sản xuất chủ yếu và đối tƣợng sản

xuất là giới sinh học. Trong quá trình CNH, HĐH chúng ta thực hiện nền kinh tế

mở để các địa phƣơng, các vùng và các cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện hợp

tác, liên doanh, khai thác tiềm năng thế mạnh để tạo nguồn lực đẩy mạnh sản xuất. 1.2.1.2. Về quan hệ chuyển dịch giữa trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề (quan hệ giữa

các ngành của nông nghiệp theo nghĩa hẹp)

Đây là cơ cấu phản ánh mối quan hệ phát triển một cách toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao

trong sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp. Đặc điểm của trồng trọt là có tính thời vụ cho nên

phải phát triển chăn nuôi, ngành nghề là vừa hỗ trợ cho trồng trọt phát triển nhƣ cung cấp phân

bón, tiêu thụ sản phẩm. Trên cở sở đó làm tăng mức thu nhập cho các hộ nông dân, nâng cao

hiệu quả kinh doanh nông nghiệp.

1.2.1.3. Về quan hệ chuyển dịch giữa sản xuất nông nghiệp với các ngành chế biến và dịch

vụ (mối quan hệ giữa các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp mà nông nghiệp là khâu đầu)

Cơ cấu này phản ánh các mối quan hệ đƣợc xác lập theo một tỷ lệ cân đối cả về số lƣợng

và chất lƣợng, giữa các khâu của quá trình tái sản xuất nông nghiệp. Quan hệ này phải đƣợc cân

đối lại một cách thƣờng xuyên, liên tục khi trình độ sản xuất trong nông nghiệp đƣợc nâng lên.

Trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, khâu sản xuất nông nghiệp là khâu quan trọng hàng đầu, nó

cung cấp sản phẩm cho đời sống xã hội. Khâu chế biến bao gồm chế biến các sản phẩm cho

ngƣời, sản phẩm cho vật nuôi và có phân bón cho cây trồng. Đồng thời nó là thị trƣờng tiêu thụ

các hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. Dịch vụ vừa là khâu cung cấp các yếu tố sản

xuất cho đầu vào, vừa đảm nhiệm khâu tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời sản xuất (đầu ra).

1.2.1.4. Về quan hệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa trồng trọt - chăn nuôi - lâm nghiệp

và dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

Đây là sự phản ánh của phân công lao động xã hội theo ngành gắn với sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp - nông thôn ở nƣớc ta. Có thể

hiểu đây là cấp độ thấp (cùng loại) của CCKT công - nông nghiệp - dịch vụ, nhƣng đƣợc khu

biệt lại ở địa bàn nông thôn.

Ngành nghề trong khu vực nông thôn đã mở rộng kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động.

Lao động trong nhóm hộ nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tỷ lệ hộ

thuỷ sản, lâm nghiệp tăng lên, còn tỷ lệ hộ nông nghiệp giảm đi.

Dịch vụ ở đây đƣợc hiểu là các ngành nghề ở nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

và tiểu thủ công nghiệp.

1.1.3. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông

nghiệp

1.1.3.1. Cơ cấu hiện vật và giá trị trong GDP

Liên Hợp quốc dùng 2 chỉ tiêu là GDP và GNP để đánh giá quy mô và tốc độ

tăng trƣởng của cải vật chất của mỗi quốc gia. Các nhà kinh tế học hiện đại sử

dông chỉ tiêu GDP nhƣ một trong những thƣớc đo khái quát nhất, phổ biến nhất để

đo lƣờng, đánh giá về tốc độ tăng trƣởng, trạng thái và xu hƣớng chuyển dịch cơ

cấu của nền kinh tế.

Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông

nghiệp ở một tỉnh thuần nông thì cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế là một trong

những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hƣớng vận động và mức độ thành công

của công nghiệp hoá. Tỷ lệ phần trăm của các ngành cấp I (khu vực công nghiệp,

nông nghiệp và dịch vụ) là một trong những tiêu chí đầu tiên đuợc dùng để đánh

giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế.

1.1.3.2. Cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá quá trình chuyển dịch

cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp. Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền

kinh tế đƣợc phân bố nhƣ thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Các nhà

kinh tế học đánh giá cao chỉ tiêu cơ cấu lực lƣợng lao động đang làm việc trong

nền kinh tế. Bởi vì phân tích cơ cấu lao động xã hội mới là chỉ tiêu phản ánh sát

thực nhất mức độ thành công của nền kinh tế – xã hội của quá trình CNH, HĐH

nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

1.1.3.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu

Trong điều kiện một nền kinh tế đang phát triển theo hƣớng CNH, HĐH nhất

là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thì cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng

đƣợc xem nhƣ một trong những tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ thành công của

quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp. Quy luật phổ biến

của quá trình CNH (đối với phần lớn các nƣớc đang phát triển hiện nay) xuất phát

từ một nền kinh tế nông nghiệp, thì tỷ trọng trong cơ cấu GDP và lao động nông

nghiệp chiếm phần lớn lao động xã hội, và giá trị xuất khẩu ít ỏi, phần rất lớn là

sản phẩm nông nghiệp hoặc sản phẩm của công nghiệp khai thác ở dạng nguyên

liệu thô (chƣa qua chế biến). Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị,

công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ quá trình phát triển công nghiệp lại rất lớn nên

tình trạng khan hiếm và thiếu hụt ngoại tệ luôn là một điểm yếu mang tính kinh

niên.

1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông

nghiệp

1.2.1. Nhóm nhân tố về vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên

Cơ cấu kinh tế của một nƣớc, một vùng, bao giờ cũng dựa trên ƣu thế về địa

lý và khí hậu. Vì vậy, ở những vị trí địa lý khác nhau và vùng khí hậu khác nhau

thì việc xác định cơ cấu kinh tế cũng khác nhau. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi,

con ngƣời có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào “miễn phí” để tạo ra những sản

phẩm với chi phí thấp nhất và chất lƣợng cao nhất

1.2.2. Nhóm nhân tố về điều kiện xã hội của sản xuất và tác động của khoa

học công nghệ

Khi khoa học công nghệ đã phát triển, tạo ra các điều kiện sản suất thuận lợi

cho nông nghiệp, nó bao gồm các lĩnh vực tác động trực tiếp đến đối tƣợng sản

xuất nông nghiệp nhƣ các ngành: công nghệ sinh học, công nghệ cấy ghép, gen, lai

tạo giống, mà quan trọng là khai thác đất đai, nâng cao điều kiện của sản xuất nông

nghiệp nhƣ tƣ liệu sản xuất, kết cấu hạ tầng, lƣu thông sản phẩm, bảo quản nông

sản sau thu hoạch. Khoa học công nghệ cũng tạo thêm nhiều ngành nghề mới cho

nông nghiệp nhƣ dịch vụ nông nghiệp, chế biến nông sản, thú y… làm cho nông

nghiệp có sự thay đổi to lớn, thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyên môn hoá, hợp

tác hoá trong sản xuất, làm cho cơ cấu nông nghiệp thay đổi cả về số lƣợng và chất

lƣợng, cả bề rộng và chiều sâu.

1.2.3. Nhóm nhân tố thuộc về trình độ phát triển của phân công lao động

trong nước và quốc tế.

Phân công lao động là chuyên môn hoá sản xuất giữa các ngành, các vùng

và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó có tác dụng làm đòn bẩy cho sự phát

triển về năng suất lao động, hình thành và CDCCKT nói chung và CCKTNN nói

riêng.

Phân công lao động là cơ sở chung cho mọi nền sản xuất hàng hoá. Nhƣng

phân công lao động đặc thù thì phân chia ngành lớn thành loại và thứ hay còn gọi

là ngành chức năng. Nhƣ trong nông nghiệp đƣợc phân thành ngành trồng trọt và

ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt lại đƣợc phân thành ngành chức năng nhƣ cây

công nghiệp, cây lƣơng thực, cây thực phẩm…

1.2.4. Nhóm nhân tố thuộc về các lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, lợi thế

của các nước phát triển muộn về kinh tế, tác động không nhỏ đến hình thành cơ

cấu kinh tế nông nghiệp. Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay việc mở rộng kinh tế đối ngoại là một

tất yếu khách quan mang tính quy luật, vì nó bắt nguồn từ yêu cầu của quy luật

phân công lao động hợp tác quốc tế, từ sự phân bố không đồng đều về lao động, tài

nguyên và sự phát triển không đồng đều về trình độ công nghệ, bắt nguồn từ đời

sống, sản xuất của mỗi nƣớc ngày càng đƣợc quốc tế hoá. Vì vậy, đòi hỏi cần sử

dụng sao cho có hiệu quả lợi thế tuyệt đối. Lợi thế so sánh nhằm thúc đẩy quá trình

CDCCKT nói chung và CDCCKTNN nói riêng. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu

giữa các nƣớc kinh tế kém phát triển với các nƣớc phát triển về kinh tế.

1.2.5. Nhóm nhân tố thuộc về cơ chế chính sách.

Cơ cấu chính sách thực sự có tác động rất mạnh đến xu hƣớng vận động tổng

quát của sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kể cả cơ cấu ngành, cơ cấu

thành phần và cơ cấu vùng lãnh thổ của nền kinh tế.

Trong điều kiện phát tiển nền kinh tế hành hoá, kinh tế thị trƣờng, việc nghiên

cứu các tác động của các yếu tố thị trƣờng là nội dung không thể bỏ qua đối với các

chính sách về cơ cấu kinh tế. Sở dĩ nhƣ vậy là vì mức độ ảnh hƣởng của chúng đối

với xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng mạnh mẽ không kém các nhân tố đầu

vào của sản xuất.

1.3. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong nƣớc về chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế trong nông nghiệp.

1.3.1. Tổng quan kinh nghiệm một số địa phương trong nước.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam

Qua nghiên cứu CDCCKTNN ở Hà Nam, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Mặc dù còn có những khó khăn nhƣng Hà Nam đã dốc sức tập trung đẩy nhanh

chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, vƣơn tới nền nông nghiệp hàng

hoá.

- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hƣớng đa canh, sản xuất hàng hoá:

+ Xây dựng những công thức luân canh hợp lý nhƣ: lúa + cá + cây ăn quả;

rừng + sắn, tre, luồng, nứa, VAC… trong đó có nhiều mô hình sản xuất đạt từ 40

đến 70 triệu đồng/ha.

+ Cùng với việc cắt giảm diện tích trồng lúa, Hà Nam đã chuyển 9.670 ha đất sử

dụng vào khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, nhân rộng các trang trại cá + lợn đi đôi với

xây dựng mô hình VAC.

+ Phát triển hệ thống cây công nghiệp, cây ăn quả chủ yếu nhƣ: cam, quýt,

bƣởi, nhãn, vải, đay, dâu tằm, đỗ tƣơng, lạc, sắn… do đó diện tích cây công nghiệp

lâu năm tăng trên 100 ha.

- Phát huy quyền tự chủ của hộ nông dân đi đôi với việc mở rộng và phát triển

các trang trại: cá, lợn, gà, vịt nhƣ ở: Duy Tiến, Kim Bảng, Lý Nhân, nhằm nâng

cao năng suất và thu nhập cho các hộ gia đình.

- Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, điện nƣớc và công

nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp, thúc đẩy CDCCKTNN tăng tốc trong những

năm qua.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Nghiên cứu về CDCCNKT trong nông nghiệp của Thái Bình, có thể rút ra

một số vấn đề mang tính kinh nghiệm nhƣ sau:

Một là, Thái Bình đã tập trung chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Thái Bình cũng chú trọng xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng

vật nuôi điển hình nhƣ: xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ với công thức luân canh

: Lúa + Cải hai đợt + ít; Lúa + Hành sớm + Bí đao đông…

Song song với giảm diện tích trồng lúa nhằm phá thế độc canh, Thái Bình

tăng cƣờng gieo trồng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày: Vừng,

Đay, Cói, Lạc, Mía, Thuốc lào, Đậu tƣơng… Điển hình là xã Thuỵ An, huyện Thái

Thuỵ, Thực hiện công thức luân canh: Thuốc lào + Dƣa gang xuất khẩu + Lúa mùa

+ Hành tỏi, cho thu nhập từ 62 đến 100 triệu đồng/ha. Phát triển cây ăn quả: Cam,

Quýt, Nhãn, Xoài… Đồng thời chuyển 4.000 ha đất trũng cấy 2 vụ lúa thu nhập

thấp sang mô hình: Lúa + Cá, nên đã là cho giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng

lên.

Hai là, bên cạnh việc phát huy vai trò của hộ nông dân tự chủ sản xuất kinh

doanh, Thái Bình chú ý đến sự phát triển các trang trại trong nông nghiệp.

Ba là, để phục vụ cho CDCCNKT trong nông nghiệp, Thái Bình chú trọng

đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn: điện, đƣờng, trƣờng,

trạm và nƣớc sạch. Đến nay 100% số xã, phƣờng, thị trấn, đã hoàn thành các

chƣơng trình trên. Thái Bình là tỉnh dẫn đầu cả nƣớc về xây dựng kết cấu hạ tầng

kinh tế – xã hội nông thôn.

Mặt khác, Thái bình cũng rất quan tâm đến sự phát triển các dịch vụ ở nông

thôn nhƣ: dịch vụ cung ứng vật tƣ nông nghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi…

Bốn là, khôi phục và phát triển các làng nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp

trong nông nghiệp, nông thôn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh

và tham gia xuất khẩu.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm chung rút ra tham khảo và vận dụng để chuyển

dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình. Qua nghiên cứu kinh nghiệm CDCCKTNN và CDCCNKTTNN ở hai tỉnh Hà

Nam và Thái Bình có thể rút ra bài học kinh nghiệm chung tham khảo và vận dụng

để CDCCNKTTNN ở tỉnh Ninh Bình:

Thứ nhất, các tỉnh đã tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi,

áp dụng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; đẩy nhanh tốc độ phát triển

nông nghiệp, vƣơn tới nền nông nghiệp hàng hoá.

Thứ hai, các tỉnh chú ý tới việc phát huy vai trò của hộ nông dân tự chủ sản

xuất - kinh doanh, đến sự phát triển các trang trại trong nông nghiệp, nhằm nâng

cao năng suất và thu nhập cho các hộ gia đình.

Thứ ba, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hƣớng đa canh, sản suất hàng hoá:

xây dựng những công thức luân canh hợp lý, cắt giảm diện tích trồng lúa; phát

triển hệ thống cây công nghiệp, cây ăn quả chủ yếu nhƣ: cam, quýt, bƣởi, nhãn,

vải, đay, dâu tằm, đỗ tƣơng, sắn… do đó diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng

lên.

Thư tư, để phục vụ cho CDCCNKT trong nông nghiệp, các tỉnh chú trọng đầu

tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn: điện, đƣờng, trƣờng, trạm,

nƣớc sạch và công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp, thúc đẩy CDCKNKT

trong nông nghiệp tăng tốc trong những năm qua.

Thư năm, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; phát triển tiểu

thủ công nghiệp địa phƣơng phục vụ nhu cầu CDCCNKT trong nông nghiệp, nông

thôn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và tham gia xuất khẩu.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG NÔNG

NGHIỆP Ở TỈNH NINH BÌNH THỜI GIAN QUA

2.1. Đặc điểm của Ninh Bình liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông

nghiệp

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý:

Ninh Bình có vị trí địa lý: nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc bộ (Đồng bằng

sông Hồng), cách Hà Nội hơn 90 km về phía nam. Với vị trí đó Ninh Bình có điều

kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội vì tỉnh nằm trong khu vực ảnh hƣởng của

vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc –

Nam, nối vùng trọng điểm phía Bắc (tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng –

Quảng - Ninh) với Duyên hải miền Trung và Tây nguyên, nhất là thành phố Hồ

Chí Minh và đồng bằng Nam bộ.

Nhìn chung chế độ khí hậu, thuỷ văn tƣơng đối thuận lợi cho phát triển kinh tế

– xã hội bền vững, đặc biệt là nông lâm - ngƣ - nghiệp.

- Về đất đai: tổng quỹ đất là 139.011 ha, phân bố trên cả 3 vùng sinh thái nhƣ

đã phân tích ở trên. Đất đa vùng đồng bằng rất thuận lợi trong phát triển nông

nghiệp thâm canh, đất đai vùng bãi bồi ven biển thuận lợi trồng và phát triển cói,

nuôi trồng thuỷ sản và vùng đồi núi thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại.

- Nguồn lợi thuỷ sản: phong phú và đa dạng từ thuỷ hải sản nƣớc mặn, nƣớc

lợ đến nƣớc ngọt. Về cá, có nhiều loại đƣợc đánh bắt xa bờ và gần bờ; đƣợc khai

thác từ sông hồ gồm cả cửa sông và cửa biển.

- Tài nguyên phục vụ du lịch: tài nguyên phục vụ du lịch của Ninh Bình rất

đặc sắc và đa dạng với nhiều danh lam thắng cảnh

- Làng nghề truyền thống: trên địa bàn tỉnh có gần 100 làng nghề truyền

thống: làng chạm khắc đá, làng thêu ren, làng mây tre đan, làng nghề cói… có khả

năng thu hút khách du lịch đến thăm quan mua sắm, góp phần tăng trƣởng kinh tế

của tỉnh.

2.1.2. Văn hoá- xã hội

- Về Giáo dục đào tạo: Ninh Bình là một tỉnh nghèo, hàng năm luôn cần sự hỗ

trợ của trung ƣơng, nhƣng ngay từ ngày đầu tỉnh mới đƣợc tái lập do xác định đúng vị

trí vai trò của GD- ĐT trong sự nghiệp phát triển của địa phƣơng nên đã ƣu tiên tập

trung cho lĩnh vực giáo dục và đạt đƣợc kết .

- Về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ: những năm qua tỉnh đã tập trung củng

cố hệ thống mạng lƣới y tế, phát triển đồng bộ phủ kín 100% các xã, phƣờng, thị

trấn. Tất cả đều phản ánh năng lực của ngành trên đà phát triển, đã và đang góp

phần tích cực vào việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng dân cƣ.

- Về quốc phòng an ninh: Vấn đề quốc phßng an ninh và trật tự xã hội luôn

đƣợc các cấp phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các ngành

liên quan, chỉ đạo lực lƣợng vũ trang và nhân dân thự hiện khá tốt.

- Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực phát triển khá đều cả về số lƣợng và chất

lƣợng và đang ở thời kỳ đầu khá thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội bền vững.

2.1.3. Kinh tế và cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua nhất là giai đoạn 2001- 2007 kinh tế của tỉnh đã có sự

chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) năm 2005 đạt 20,5% tăng

8,5% so với 2004. Giá trị sản xuất hàng công nghiệp tăng 52,8% trong đó công

nghiệp của trung ƣơng tăng gấp 2,3 lần, công nghiệp địa phƣơng tăng 17,2%. Giá

trị sản xuất ngành dịch vụ tăng14,9%. Thu ngân sách đạt 544,6 tỷ đồng. Cơ cấu

kinh tế đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực làm thay đổi bộ mặt của tỉnh trên

nhiều lĩnh vực: kinh tế, đời sống văn hoá, xã hội. Tỷ trọng ngành nông - lâm-

thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế giảm dần, tỷ trọng các ngành công nghiệp tăng lên.

Năm 2006, tỷ trọng nông - lâm- thuỷ sản chiếm 27,7%, công nghiệp xây dựng cơ

bản là 39%, khu vực dịch vụ chiếm 33,3%

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh

Bình

2.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt qua các năm - Về cơ cấu diện tích cây trồng

Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp, diện tích trồng lúa là 79.119 ha (năm

2007). Ngoài cây lúa Ninh Bình còn có hàng loạt cây trồng khác khá phong phú

nhƣ: Ngô, đậu, rau, dứa, mía, cói, lạc, chè...ngô là cây màu có diện tích khá lớn sau

cây lúa, năng suất bình quân hàng năm vào khoảng 50 tạ/ha. - Cơ cấu về sản lƣợng

Tỉnh thay đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ và giống lúa có năng suất cao, giúp

cho sản lƣợng hàng năm nhất là từ 2001 đến nay tăng lên. Do vậy, những năm gần

đây tỉnh đã đảm bảo an toàn về an ninh lƣơng thùc. -Về cơ cấu mùa vụ: Ninh Bình vẫn chủ yếu trồng 2 vụ lúa (đông xuân và lúa mùa). Do

vậy, áp dụng thay đổi giống lúa mới có thời gian sinh trưởng nhanh đã tránh được thiệt hại

do thời tiết gây ra là một hướng chuyển dịch đúng về cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Mặt khác nó

cho phép mở rộng trồng cây vụ đông không những tăng thêm vụ mà còn cải tạo được đất để

tăng năng suất lúa hàng năm. Năng suất và sản lượng lúa hàng năm tăng nhanh từ 51,38

tạ/ha/vụ (năm 2001) lên 56,20 tạ/ha/vụ (năm 2007).

Từ việc phân tích các số liệu thống kê giai đoạn 2000- 2007 cơ cấu diện tích trồng lúa

trên tổng diện tích đất canh tác giảm đi nhưng năng suất và tổng sản lượng đều tăng, năm

sau cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy với một tỉnh có địa hình bán sơn địa thì vấn đề an

ninh lương thực đã được đề cao.

Đánh giá chung về cơ cấu ngành trồng trọt qua các năm của tỉnh Ninh Bình cho

thấy: kết quả đạt được khá toàn diện về năng suất và sản lượng.

2.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

Nhìn chung, số vật nuôi mang tính chất truyền thống gắn liền với điều kiện tự nhiên,

tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và chăn nuôi trở lại phục vụ trồng trọt trong sản xuất nông

nghiệp. Tổng đàn trâu, đàn bò hàng năm tăng từ 50.800 con năm 2000 lên 76.000 con năm

2007 tăng 84%. Trong đó trâu bò thương phẩm dao động từ 25 - 52%. Giống trâu, bò chăn

nuôi chủ yếu là giống trâu bò địa phương, gần đây tỉnh đang thực hiện chăn nuôi trâu bò

theo hướng thương phẩm hàng hoá. Từ đó đã bắt đầu đón nhận những thành tựu của

chương trình sinh hoá đàn bò mà tỉnh đang thực hiện.

Đàn lợn, bình quân hàng năm hơn 330.000 con với tỷ lệ lợn nái 15,5% (46.000 con). Do

vậy, tỉnh đã hoàn toàn chủ động được giống cho đàn lợn thương phẩm. Với mức tăng 29%

năm 2007 so với năm 2000 tỉnh Ninh Bình cung cấp đủ cho thị trường địa phương và một

khối lượng thịt khá lớn thị trường Hà Nội.

Đàn dê, Nếu như năm 2000 đàn dê là 18.300 con thì năm 2007 tăng lên 23.600 con tăng

28%, thịt dê được biết đến như một món đặc sản của Ninh Bình.

Nhờ có phương hướng thay đổi hình thức chăn nuôi trâu, bò, lợn đúng đắn nên thu

nhập của các hộ gia đình trong tỉnh được nâng cao. Mức nghèo đói hàng năm giảm một

cách đáng kể, đồng thời có điều kiện tích luỹ vốn để mua sắm công cụ lao động và máy cơ khí.

- Về thuỷ sản: Trong 7 năm qua tốc độ tăng trưởng ngành thuỷ sản khá cao (22,1%),

tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 18.771 tấn, với 3.866 hộ tham gia và 202 trang

trại. Tôm, cua có tổng sản lượng tăng lên đáng kể, đạt trên 4.632 tấn năm 2007.

Về nuôi trồng thuỷ sản, diện tích mặt nước nuôi trồng năm 2000 là 3.720 ha đến năm

2005 tăng lên 7.604 ha, năm 2007 tăng lên 9.021 ha, gấp hơn 2,4 lần so với năm 2000. Hai

khu vực tăng mạnh là đầm phá nước lợ ven biển và ao, hồ mới cải tạo trong những năm vừa

qua.

Về khai thác chế biến và dịch vụ thuỷ sản: giá trị khai thác đánh bắt thuỷ sản tăng

mạnh, năm 2000 đạt 15,84 tỷ đồng đến 2007 đạt 26,838 tỷ đồng (tăng 69,4%). Về giá trị dịch

vụ thuỷ sản nếu như năm 2000 là 108 triệu đồng thì năm 2007 tăng lên 3.958 triệu đồng.

Về sản lƣợng của ngành thuỷ sản: có mức tăng rất đáng ghi nhận, nếu sản lượng khai

thác năm 2001 là 2.389 tấn thì năm 2007 là 3.577 tấn; sản lượng nuôi trồng cũng tăng cao

liên tục qua các năm: năm 2007(5.211 tấn) tăng gấp 3 lần so vơí năm 2001(15.194 tấn).

Tóm lại, kinh tế trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản đã có chuyển biến tích cực theo hướng

phát triển cây con và các ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường.

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp Về xây dựng rừng: nếu như năm 1995 diện tích rừng tự nhiên của Ninh Bình là

11.027 ha và diện tích rừng trồng là 5.142 ha thì năm 2007 diện tích rừng tự nhiên là 23.683

ha và diện tích rừng trồng là 3.549 ha.

- Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp: ta thấy, tất cả các hạng mục đều tăng.

Năm 2001 tổng giá trị toàn ngành là 20.579 triệu đồng thì năm 2007 tăng lên 37.815 triệu

đồng.

2.2.4. Sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp xét trong mối quan hệ giữa lao động việc làm -

trồng trọt- chăn nuôi- dịch vụ nông nghiệp về mặt số lƣợng và giá trị

- Về lao động việc làm: Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh nằm trong tình hình

chung của cả nước là rất thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển

kinh tế – xã hội bền vững. Tuy nhiên, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao lại

chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp bằng khoảng 70% so với cả nước. Mặt khác lao

động nông nhàn còn chiếm thời lượng khá lớn (khoảng 15%) trong năm.

- Xét về mặt giá trị cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp của tỉnh

đƣợc thể hiện:

+ Về trồng trọt: giá trị tổng sản lƣợng và cơ cấu sản lƣợng qua các năm đều tăng

từ 10- 15%, trong đó giá trị trồng trọt bình quân chiếm 70% (2001 - 2007) và trồng

trọt chủ yếu do cây lúa và cây ngô tạo ra. Vì thế tỉnh luôn đảm bảo về an ninh lƣơng

thực, ổn định đƣợc tình hình kinh tế - xã hội.

- Về chăn nuôi: một vấn đề đặt ra rất rõ đó là tốc độ tăng của chăn nuôi từ

2001 – 2005 tăng rất nhanh. Nhƣng từ năm 2006 đến nay thì tốc độ tăng hàng năm

lại giảm xuống. Điều đó chứng tỏ những năm đầu do thực hiện cơ chế mới đã phát

huy động lực của nhân dân trong tỉnh thay đổi cách thức làm ăn, tích cực đổi mới

vật nuôi.

- Về dịch vụ: Dịch vụ là ngành kinh tế tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm cho toàn ngành kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp

nói riêng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (2000), Nghiên cứu nhu cầu nông dân,

Dự án VIE/98/004/B/01/99, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Chính sách chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp, nông thôn (2001 - 2010), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), Một số chủ trương chính sách

mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, Nxb.

Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Phạm Thị Cần (1999), “Cơ cấu kinh tế một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp

chí Giáo dục lý luận (2).

5. Nguyễn Sinh Cúc (1996), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân giai đoạn 1996 -

2000", Tạp chí Cộng sản (9).

6. Cục thống kê Ninh Bình (2001), Niên giám thống kê 1996- 2000.

7. Cục thống kê Ninh Bình (2008), Niên giám thống kê 2007.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII – 2001,

Ninh Bình.

11. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX-2005, Ninh

Bình.

12. Nguyễn Điền (1997), CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và

Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Điền, Vũ Hạnh, Nguyễn Thu Hằng (1999), Nông nghiệp thế giới bước

vào thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội.

14. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nền

kinh tế quốc dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Trần Ngọc Hiên (2002), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - giải pháp chuyển dịch

cơ cấu kinh tế.

16. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 3, Nxb. Tiến bộ, tr.384.

17. C.Mác-Ph.Ăng ghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. C.Mác (1993), Tư bản, tập 1, quyển 1, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. C.Mác-Ph.Ăng ghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. C.Mác-Ph.Ăng ghen (1994), Toàn tập, tập 24, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành

trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb. khoa học xã hội-nhân văn, Hà Nội.

22. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2003), Định hướng chiến lược phát triển khoa

học và công nghệ tỉnh Ninh Bình đến năm 2001, Hà Nội.

23. Phạm Nguyên Nhu (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta

theo hướng CNH, HĐH, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Hà Nội.

24. Nguyễn Đình Phan (1997), CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đại học kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

25. Phan Thanh Phố (2000), Sách Kinh tế và đổi mới kinh tế, Chuyên đề Phát triển và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, Nxb. Giáo dục.

26. Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm

đầu thế kỷ 21, Nxb. Khoa học xã hội.

27. Sở Kế hoạch đầu tƣ tỉnh Ninh Bình (2007), Báo cáo về giải pháp xây dựng kết

cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị.

28. Sở Kế hoạch đầu tƣ tỉnh Ninh Bình (2007), Báo cáo tổng kết năm 2006.

29. Sở Kế hoạch đầu tƣ tỉnh Ninh Bình (2008), Báo cáo tổng kết năm 2007.

30. Sở NN&PTNT Ninh Bình (2002), Định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp và

dịch vụ khu vực bãi bồi ven biển Kim Sơn, Báo cáo chuyên đề.

31. Lê Đình Thắng (chủ biên) (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn những

vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Nông nghiệp.

32. Hồ Quang Thắng, Hồ Phƣơng (2001), Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng CNH.

33. UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Báo cáo tổng kết năm 2007.

34. UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Báo cáo công tác cải cách hành chính năm

2007.