chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

69
Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ ÁN MÔN HỌC ĐỀ TÀI : “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM”. GVHD : GS.TS Đặng Đình Đào Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Thuỳ Liên. Mã sinh viên : CQ532085 Lớp : QTKD thương mại 53B SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B 1

Upload: tuyet-bao

Post on 23-Jan-2018

17 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI: “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Ở

VIỆT NAM”.

GVHD : GS.TS Đặng Đình Đào

Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Thuỳ Liên.

Mã sinh viên : CQ532085

Lớp : QTKD thương mại 53B

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B1

Page 2: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC VIẾT TẮT

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B2

Page 3: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

SCM : Supply Chain Management

RFID : Radio Frequency Identification (Nhận dạng tần số sóng vô

tuyến)

GĐLH : Gặt đập liên hợp.

ĐBSCL : đồng bằng sông Cửu Long.

NNPTNT : nông nghiệp phát triển nông thôn

PHẦN MỞ ĐẦU

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B3

Page 4: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

1.Lý do và ý nghĩa nghiên cứu đề tài.

Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương

mại thế giới WTO.Điều này mở ra cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam nói

chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng.Việc gia nhập WTO vừa tạo cơ

hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp ở nước ta. Đó là sự cạnh

tranh vô cùng khốc liệt trong thị trường rộng lớn đó, để không bị thất bại và

có cơ hội vươn ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải không

ngừng hoàn thiện, cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh

tranh của doanh nghiệp.Trước đây hàng hoá không ngừng được sản xuất ra

nhưng chỉ sản xuất những thứ doanh nghiệp có,việc sản xuất đúng nơi, đúng

lúc, đúng nhu cầu không được quan tâm. Bởi vậy gây ra chi phí sản xuất cao,

cung lớn hơn cầu, giá trị sản phẩm không cao, không thoả mãn tối đa nhu cầu

của khách hàng…làm cho hiệu quả kinh doanh thấp.

Việc ra đời của logistic và hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm đã giúp cho

các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách tối ưu. Chính nhờ hoạt động

hậu cần mà giá trị sản phẩm được tăng lên, đồng thời nhờ sự kết hợp chặt chẽ

từ khâu nguyên liệu đầu vào tới khâu tiêu thụ sản phẩm đẩu ra đã giảm thiểu

chi phí sản xuất kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh.Việc các doanh nghiệp xây

dựng cho mình một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo nền tảng cho doanh

nghiệp tiết kiệm chi phí không cần thiết, nâng cao giá trị cho sản phẩm, tăng

sức cạnh tranh trên thị trường.

Về ngành nông nghiệp ở nước ta, trong các sản phẩm của ngành nông

nghiệp thì lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống của ta, xuất khẩu gạo chiếm

vị trí quan trọng trong nền Kinh tế quốc dân, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng

của đất nước vì kim ngạch xuất khẩu gạo hiện đang đứng đầu trong kim

ngạch xuất khẩu hàng nông sản. Sản phẩm gạo của nước ta do hàng triệu hộ

nông dân sản xuất ra, là một mặt hàng có vị trí hết sức quan trọng bảo đảm an

ninh lương thực quốc gia. Từ chỗ là nước nhập khẩu gạo, Việt Nam đã vươn

lên sản xuất đủ ăn, có thừa để xuất khẩu. Từ đầu thập niên 1990s đến nay,

Việt Nam đã trở thành một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Song, vị thế cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn thường

xuyên đứng sau Thái Lan với một khoảng cách khá xa. Mặt khác, gạo cũng là

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B4

Page 5: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

một trong 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam,

nhưng xét về hiệu quả đóng góp của ngành hàng này cho nền kinh tế thì vẫn

còn nhiều hạn chế. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật; nhu cầu tiêu

dùng của thị trường thế giới và thị trường trong nước đòi hỏi ngày càng cao

hơn về chất lượng, tiện lợi trong tiêu dùng; sự cạnh tranh ngày càng gay

gắt .Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống- đây là thế mạnh, nhưng

cũng là điểm yếu nếu ta tưởng rằng đã biết quá rõ về nông nghiệp và không

thấy cần phải thay đổi.Cách cung ứng là cách truyền thống. Việt Nam là nước

nông nghiệp, có hàng nghìn năm phát triển nông nghiệp đã tạo cho chúng ta

nhiều “lối mòn” trong tư duy sản xuất – cung ứng – tiêu thụ sản phẩm. Chính

điều này vô hình trung đang gây thiệt thòi cho cả nông dân và người tiêu

dùng. Xét về vấn đề hình thành chuỗi cung ứng trên thế giới, với một số nước

tiên tiến, do mở rộng theo chiều dọc của chuỗi giá trị nên các đại gia bán lẻ,

siêu thị ngày càng tiến tới gần hơn, tiếp cận được nhiều hơn với việc sản xuất

- chế biến nông sản. Họ từ người bán lẻ trở thành nhà sản xuất toàn cầu, tự

mình đặt hàng, mua hàng và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ

chuỗi cung ứng. Các nhà bán lẻ, siêu thị trở thành các “người giữ cửa”, định

đoạt việc tham gia vào các thị trường khu vực và thế giới. Họ thường làm việc

trực tiếp với nông dân, nhà sản xuất nhỏ và chỉ sử dụng một số rất ít nhà cung

ứng cấp một quen thuộc, đáp ứng được các tiêu chuẩn cao và rất chuyên biệt

của họ. Họ luôn nâng cao khả năng kiểm soát đối với sản phẩm (ví dụ chất

lượng), đối với thông tin (ví dụ khả năng theo dõi sản phẩm trong suốt chuỗi

cung ứng). Qua đó, họ áp dụng các mô hình trong công nghiệp hiện đại vào

nông nghiệp như hệ thống sản xuất theo thời gian thực và hệ thống quản lý

chất lượng tổng thể. Tính cạnh tranh thấp, sự đổ vỡ của chuỗi cung ứng nông

sản Việt, thua lỗ của công ty chế biến nông sản và nông dân, sự chiếm lĩnh thị

trường của các đại gia bán lẻ, siêu thị ngoại ở Việt Nam, nông dân bán nông

sản cho thương lái nước ngoài mà không cho nhà chế biến Việt Nam… không

còn là viễn cảnh, mà nó hiển hiện ngay trước mắt chúng ta. Điều này cho thấy

đây không phải lỗi của nhà sản xuất riêng lẻ, người nông dân mà chủ yếu là

lỗi mang tính hệ thống, của quản lý, của nhà hoạch định.

Tuy nhiên, khi thực sự mở cửa thị trường bán lẻ, khi hàng loạt các đại gia

bán lẻ, siêu thị nước ngoài “nhảy vào”, nếu không có chính sách quản lý tốt,

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B5

Page 6: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

chuỗi cung ứng nông sản cũng khó mà hoạt động một cách minh bạch, công

khai. Và khi đó, nông sản khó mà đến tay người dùng với giá tiệm cận giá

thành sản xuất.

Vấn đề đặt ra là, có phải những bất cập trong cơ chế quản lý đã làm cho

ngành lúa gạo Việt Nam chưa thực sự phát triển hướng vào xuất khẩu một

cách đúng nghĩa? Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm lại tình hình sản xuất, chế

biến, xuất khẩu gạo để có thể nhận diện rõ những hạn chế đó và tìm ra những

điểm cần hoàn thiện, bổ sung để nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng này

trên thị trường thế giới trong tương lai trên căn bản tham gia tích cực hơn vào

chuỗi cung ứng gạo toàn cầu.

2.Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo, phụ lục đề án

được trình bày thành 3 chương:

Chương I: Những lý luận cơ bản về chuỗi cung ứng sản phẩm.

Chương II: Thực trạng về chuỗi cung ứng gạo ở nước ta hiện nay.

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu ở

nước ta hiện nay.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B6

Page 7: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

CHƯƠNG I

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM

I.Khái quát về chuỗi cung ứng sản phẩm

1.Bản chất chuỗi cung ứng sản phẩm.

1.1.Khái niệm chuỗi cung ứng sản phẩm.

Cạnh tranh một cách thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào

hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh

của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Điều này yêu cầu các doanh

nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng cần phải quan tâm

sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng

gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản

sản phẩm hoàn thành và những điều mà người tiêu dùng hoặc khách hàng

cuối cùng thực sự yêu cầu (ví dụ như có nhiều doanh nghiệp có thể không biết

sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trọng việc tạo ra sản phẩm cuối

cùng mà khách hàng sử dụng). Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở

thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ sống

ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng

đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung

ứng của nó. Điều này, cùng với những tiến bộ liên tục trong công nghệ truyền

thông và vận tải (ví dụ, truyền thông di động, Internet và phân phối hàng qua

đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ

thuật để quản lý nó.

Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một

hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc

nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung

gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí

và cải tiến mức

phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự

tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng,

cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung

tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B7

Page 8: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành

dịch chuyển giữa các cơ sở.Vậy chuỗi cung ứng là gì?

"Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô

cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương

tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu

trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu

dùng" (Introduction to supply Chain Management-Ganeshan&Harrison).

"Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hoá nguyên liệu thô từ

bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ

thống phân phối" (The evolution of Supply Chain Management Model and

Practice-Lee& Billington).

"Chuỗi cung cấp là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua

các mối liên kết phía trên và phía dưới trong các quá trình và hoạt động khác

nhau sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu

dùng cuối cùng" (bài giảng của GS.Souviron về quản trị chuỗi cung cấp).

"Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực

tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng

không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà

kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Những chức năng này bao gồm, nhưng

không bị hạn chế, phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối,

tài chính và dịch vụ khách hàng".

Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một

hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc

nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung

gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí

và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem

xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi

cung ứng cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp,

các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối và các cửa hàng bán

lẻ cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm

hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B8

Page 9: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

Cùng với sự phát triển của sản xuất, của công nghệ thông tin, thì dây

chuyền cung ứng này càng phức tạp, vai trò của công nghệ thông tin trong

quản trị dây chuyền cung ứng ngày càng lớn. Tất cả các sản phẩm đến tay

người tiêu dùng thông qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số

thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều. Với ý tưởng chuỗi cung ứng

này, ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất

cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ

trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến

các thành viên khác trong chuỗi, điều này sẽ dẫn đến giá bán cho khách hàng

cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho

nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp.

Về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh

riêng biệt và cố hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các

doanh nghiệp hội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực

hiện mục tiêu này. Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi

cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối

quan hệ chuỗi nếu quan hệ này không đem lại lợi ích cho họ; đó chính là tổ

chức thị trường tự do nhằm giúp đỡ chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu

quả hơn khối liên kết dọc.

1.2.Quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm.

Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain

Management-SCM)

Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trịchuỗi cung ứng là việc thiết kế

và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trịcho các tổchức để đáp ứng nhu

cầu thực sựcủa khách hàng cuối cùng. Sựphát triển và tích hợp nguồn lực

con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành

công.

Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý

cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp,

kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân

phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B9

Page 10: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

Theo hội đồng quản trị hậu cần, một tổ chức phi lợi nhuận thì quản trị

chuỗi cung ứng là“…sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh

doanh truyền thống và các sách lược xuyên suốt các chức năng này trong một

công ty cụthểvà giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích

cải thiện thành tích dài hạn của các công ty đơn lẻ và của cả chuỗi cung

ứng”.

Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên

cứu thì quản trịchuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở

các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào

sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân

phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối.

Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách

tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các

cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng

lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ

thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ. Tính nhất

quán thể hiện trong các định nghĩa này đó chính là ý tưởng của sự phối hợp

và hợp nhất số lượng lớn các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong số các

thành viên của chuỗi cung cấp nhằm cải thiện năng suất hoạt động, chất

lượng, và dịch vụ khách hàng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cho

tất cả các tổ chức liên quan đến việc cộng tác này. Vì thế, để quản trị thành

công chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp phải làm việc với nhau bằng cách

chia sẻ thông những thay đổi về công suất; các chiến lược marketing mới; sự

phát triển mới sản phẩm và dịch vụ; sự phát triển công nghệ mới; các kế

hoạch thu mua; ngày giao hàng và bất kỳ điều gì tác động đến các kế hoạch

phân phối, sản xuất và thu mua. Ví dụ, khi một nguyên liệu hoặc sản phẩm cụ

thể có giá tăng trong cung ngắn hạn thì một doanh nghiệp có thể nhận thấy sẽ

có lợi nếu chọn lựa trong số nhà cung ứng một doanh nghiệp thích hợp nhằm

đảm bảo nguồn cung liên tục chi tiết khan hiếm này. Việc cân nhắc này có thể

có lợi cho cả đôi bên - thị trường mới cho nhà cung cấp, điều này dẫn đến cơ

hội kinh doanh sản phẩm mới trong tương lai; và việc cung ứng tiếp tục trong

dài hạn với mức giá ổn định cho người mua. Sau đó, khi đối thủ cạnh tranh

mới bắt đầu sản xuất sảm phẩm khan hiếm hoặc khi nhu cầu sụt giảm, nhà

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B10

Page 11: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

cung cấp có thể không được các hãng mua đánh giá cao; thay vào đó, doanh

nghiệp có thể nhận thấy sẽ có lợi hơn trong việc thương lượng với người mua

tiềm năng khác và sau đó chấm dứt với người mua ban đầu. Thông qua ví dụ

này, chúng ta có thể nhận thấy rằng chuỗi cung cấp và động và linh hoạt và vì

thế nảy sinh nhiều vấn đề trong việc quản lý chúng một cách hiệu quả.

Trong khi quản trị chuỗi cung cấp có thể cho phép các tổ chức nhận thức

rõ thuận lợi của việc tích hợp dọc trên cơ sở những điều kiện chính yếu cho

việc quản trị hiệu quả việc này. Có lẽ một yếu tố quan trọng nhất đó chính là

sự thay đổi về văn hóa tổ chức của tất cả thành viên tham gia trong chuỗi

cung ứng làm cho họ có lợi hơn và quản lý hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng.

Với các công ty có văn hóa tổ chức theo kiểu truyền thống, quan tâm đến lợi

ích ngắn hạn vì thế hành động theo định hướng thành tích theo nhiều cách có

thể tạo ra xung đột với mục tiêu của việc quản trị chuỗi cung ứng. Quản trị

chuỗi cung ứng nhấn mạnh đến việc định vị các tổ chức theo cách thức giúp

cho tất cả các thành viên trong chuỗi đều được lợi. Vì thế, quản trị chuỗi cung

ứng một cách hiệu quả lệ thuộc rất lớn vào mức độ tin tưởng, sự hợp tác, sự

cộng tác và thông tin một cách trung thực và chính xác.

Các nhà quản trị phụ trách thu mua, sản xuất, hậu cần và vận tải không chỉ

phải được trang bị những kiến thức cần thiết về các chúc năng chuỗi cung ứng

quan trọng mà còn phải đánh giá và am hiểu mức độ tương tác và ảnh hưởng

của các chức năng này đến toàn chuỗi cung ứng. Rebecca Morgan, chủ tịch

của Fulcrum Consulting Works, một công ty tư vấn về quản trị chuỗi cung

ứng có trụ sở ở bang Ohio, phát biểu rằng: "rất nhiều công ty đi đến các thỏa

thuận mà họ gọi là sự cộng tác, sau đó cố gắn kiểm soát mối quan hệ này từ

đầu đến cuối. Nhiều công ty sản xuất xe hơi thực hiện điều này ở giai đoạn

bắt đầu”, bà ta nói. “Họ đưa ra nguyên tắc đơn phương: anh sẽ thực hiện điều

này cho tôi nếu anh muốn làm ăn với tôi, không cần biết nó có ý nghĩa gì với

anh hay không”.

Ranh giới của các chuỗi cung ứng tích hợp cũng rất linh động. Mọi người

thường nói rằng ranh giới chuỗi cung ứng kéo dài từ “nhà cung cấp cho nhà

cung cấp của doanh nghiệp đến khách hàng của khách hàng của họ”; ngày

nay, hầu hết những nỗ lực phối hợp quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B11

Page 12: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

không vượt ra giới hạn này. Thực ra, trong nhiều trường hợp, các doanh

nghiệp nhận thấy rằng thực sự khó khăn để gia tăng nỗ lực phối hợp ngoài

những khách hàng và nhà cung cấp trực tiếp quan trọng nhất của doanh

nghiệp (thực ra trong một nghiên cứu khảo sát các doanh nghiệp thì rất nhiều

đại diện của doanh nghiệp phát biểu rằng đa số các nỗ lực trong chuỗi cung

ứng chỉ đối với khách hàng và nhà cung cấp bên trong của doanh nghiệp mà

thôi). Tuy nhiên, theo thời gian và những kết quả thành công bước đầu, nhiều

doanh nghiệp đang mở rộng ranh giới chuỗi cung ứng của nó.

2.Vai trò của chuỗi cung ứng sản phẩm.

Trong doanh nghiệp, chuỗi cung ứng giữ một vai trò quan trọng. Quản lý

chuỗi cung ứng (SCM) gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các

doanh nghiệp sản xuất,từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn

hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm,…đến việc phối hợp với các đối tác, nhà

cung ứng,các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ cho đến khách hàng.

- SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách có hiệu

quả nhờ vào thay đổi các nguồn nguyên vật liêu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá

trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ (có thể tiết kiệm chi phí,

tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp).

Có không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công lớn nhờ soạn thảo chiến

lược và giải pháp SCM thích hợp, ngược lại có nhiều doanh nghiệp gặp khó

khăn thất bại do đưa ra quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp

nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp,

tổ chức vận chuyển chồng chéo.

- SCM hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp.

SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phâmt đến đúng nơi cần

đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp

sản phẩm,dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.

-Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều

kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển.

-Điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện lên kế hoạch sản

xuất nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B12

Page 13: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

-Cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản

xuất và khép kín dây chuyền cung cấp tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản

xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lập kế hoạch.

-Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hỗ sơ với chi phí thấp nhất.

Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động

sản xuất (dữ liệu thông tin về sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường...) để

đáp ứng đòi hỏi của khách hàng.

II.Nội dung của chuỗi cung ứng sản phẩm

1.Nội dung của chuỗi cung ứng sản phẩm

* Cấu trúc chuỗi cung ứng

Một dây chuyền chuỗi cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà

cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng.

-Nhà cung cấp là các công ty bán sản phẩm dịch vụ là nguyên liệu đầu vào

cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.Thông thường nhà cung cấp được

hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các ch tiêt của

sản phẩm, bán thành phẩm.Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh

doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ.

-Đơn vị sản xuất là nơi sửdụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng

các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản

lý sản xuất được sử dụng tối đa ở đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất

lượng sản phẩm tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng;

-Khách hàng là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.

Như vậy, chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa nhiều nhà cung ứng và

khách hàng được kết nối với nhau; trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại

là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm tới được tay

người tiêu dùng. Nói một cách khác có thể xem chuỗi cung ứng là một mạng

lưới bao gồm những đơn vị, công đoạn có liên quan với nhau trong việc khai

thác tài nguyên nhằm sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng kể cả

công đoạn trung gian như vận tải, kho bãi, bán buôn, bán lẻ và bản thân khách

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B13

Page 14: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

hàng. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng là một chuỗi cung ứng thu nhỏ bao

gồm các bộ phận sản xuất, các bộ phận có chức năng liên quan đến thoả mãn

nhu cầu khách hàng như tài chính,công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm

mới, tiếp thị, bán hàng, phân phối, dịch vụ khách hàng.

Ba dòng luân chuyển được xem xét trong bất kì chuỗi cung ứng nào:

-Dòng vật liệu là dòng dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà bán lẻ trong

đó nguyên vật liệu được chuyển đổi thành sản phẩm và sau đó chuyển đến

khách hàng.

-Dòng thông tin bao gồm dữ liệu được lưu trữ và truy xuất mỗi khi trạng

thái hệ thống thay đổi.

-Dòng tiền bao gồm chi phí sản xuất, chi phí tồn kho,....

*Các hoạt động của chuỗi cung ứng

Hoạt động của chuỗi cung ứng là một vòng quay gồm 5 giai đoạn:

-Lập kế hoạch

Trong hoạt động của chuỗi cung ứng, lập kế hoạch là khâu quan trọng nhất

bao trùm lên các hoạt động khác.Việc lập kế hoạch ở đâu được thực hiện ở

hai cấp độ: một là kế hoạch tổng thể cho toàn chuỗi mang tính trung hạn và

dài hạn, mặt khác kế hoạch cũng phải được thực hiện ở từng khâu của chuỗi.

Sau khi lập kế hoạch, thông tin sẽ được truyền đến tất cả các khâu trong chuỗi

nhờ đó mọi hoạt động trong chuỗi được tổ chức thống nhất và có tính hệ

thống. Ví dụ: kế hoạch tìm nguồn hàng, kế hoạch sản xuất nhằm đưa ra lượng

nguyên vật liệu cần thiết, nguồn cung những nguyên vật liệu này, số lượng

hàng cần sản xuất; kế hoạch giao hàng cung cấp những thông tin cần thiết để

đáp ứng nhu cầu khách hàng; kế hoạch hàng trả về (bao gồm trả về ở khâu

nguyên liệu và khâu thành phẩm) cung cấp thông tin về kế hoạch trả hàng để

có phương án đặt hàng mới….Để có được kế hoạch tốt chúng ta phải có

nguồn thông tin tốt. Nếu muốn xác định lượng hàng cần thiết cho thị trường ta

phải dựa vào các yếu tố như mức độ tiêu dùng, tồn kho, điều kiện kinh tế, thị

trường và những thông tin về đối thủ cạnh tranh…Muốn lập kế hoạch cung

ứng người lập phải hiểu được các nguồn lực cả bên trong và ngoài doanh

nghiệp như lực lượng lao động, công suất, kho bãi, phương tiện vận

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B14

Page 15: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

chuyển…..Kế hoạch phải rõ ràng, cụ thể, tập trung được nguồn lực vào những

lĩnh vực cần ưu tiên và quan trọng là nó phải phù hợp với chiến lược kinh

doanh của doanh nghiệp, có khả năng hỗ trợ chiến lược chung của doanh

nghiệp.

-Tìm nguồn hàng và mua hàng

Thực hiện quá trình mua hàng gồm đặt hàng, nhận hàng, kiểm tra, thanh

toán trên cơ sở kế hoạch về nguồn hàng đã được lập, ngoài ra nó còn liên

quan đến việc tìm, lựa chọn và quản lý quan hệ với các nhà cung cấp. Mục

đích của hoạt động này là tìm được nguồn hàng có chất lượng ổn định, phù

hợp với những yêu cầu trong sản xuất của doanh nghiệp, tiết giảm chi phí

thông qua lợi thế về quy mô, tăng khả năng linh hoạt trong sản xuất nhờ mối

quan hệ tốt với nhà cung cấp- hỗ trợ về điều kiện giao hàng, thanh toán…

-Sản xuất

Là công đoạn biến nguyên vật liệu thành thành phẩm theo quy cách, chất

lượng đã đề ra. Ngày nay, để tăng khả năng linh hoạt của doanh nghiệp, giảm

chi phí, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các đối tác bên ngoài gia công

một phần hoặc sản xuất hoàn thiện toàn bộ sản phẩm. Trong hoạt động này

mục tiêu không chỉ là chi phí thấp mà còn là yêu cầu về tốc độ và mức độ linh

hoạt. Bên cạnh đó, một yêu cầu cũng không kém phần quan trọng là kiểm soát

chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ngành nghề đăng kí hoặc do doanh

nghiệp tự đề ra.

-Giao hàng

Quá trình giao hàng được bắt đầu từ việc nhận đơn hàng bao gồm cả

những hoạt động cần thiết để có được đơn hàng đó như chào giá cho đến thu

được tiền của khách hàng. Giai đoạn này cần chú ý: mức độ dịch vụ phải

tương xứng với chi phí. Do đó những khách hàng có thế mang lại nhiều lợi

nhuận cho doanh nghiệp hơn những khách hàng khác.Vì vậy điều đầu tiên là

phải phân khúc thị trường, sau đó đưa ra những mức độ dịch vụ cho các đối

tượng khách hàng khác nhau. Giảm thời gian và chi phí nhờ hệ thống trao đổi

thông tin, thiết lập hệ thống truy xuất về tình trạng hàng hoá tại những khâu

khác nhau trong chuỗi.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B15

Page 16: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

-Hàng trả về

Áp dụng cho những nguyên vật liệu nhập về do không đúng tiêu chuẩn

hoặc những hàng hoá bán ra thi trường không đảm bảo chất lượng. Để quản lý

hoạt động này, điều đầu tiên là phải xác định những điều kiện nào thì hàng

hoá nguyên liệu sẽ được trả về. Bên cạnh đó, thông tin hàng trả về phải được

phổ biến đến tất cả các khâu trong chuỗi nhằm đưa ra các biện pháp phòng

ngừa và xử lý kịp thời.

1.2.Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng.

Mọi người sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và

tổ chức. Khi con người nhấn mạnh đến họat động sản xuất, họ xem chúng như

là các quy trình sản xuất; khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi

chúng là kênh phân phối; khi họ nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng là

chuỗi giá trị, khi họ nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách

hàng, họ gọi nó là chuỗi nhu cầu. Ở đây chúng ta tập trung vào sự dịch

chuyển nguyên vật liệu và thuật ngữ chung nhất là chuỗi cung cấp.

Một câu hỏi thường đặt ra nhưng chưa có câu trả lời rõ ràng- liên quan đến

việc phân biệt và làm rõ sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung cấp.

Micheal Porter- người đầu tiên phát biểu khái niệm chuỗi giá trị vào thập niên

1980, biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt

động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấu

hình một cách thích hợp. Tuy nhiên khái niệm chuỗi giá trị cũng đã được phát

triển như là một công cụ để phân tích cạnh tranh và chiến lược. Porter phân

biệt các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Các hoạt động chính là những

hoạt động hướng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn

thành để cung cấp cho khách hàng. Hậu cần đến và hậu cần ra ngoài là các

thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, đây chính là yếu tố tạo ra

“giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho

công ty. Việc tích hợp một cách sâu rộng các chức năng sản xuất, bán hàng,

marketing với hậu cần cũng là một tiêu thức quan trọng của chuỗi giá trị. Các

hoạt động của Chuỗi giá trị chung

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B16

Page 17: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

-Hình 1-

Porter phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính:

• Hậu cần đến(inbound logistics): những hoạt động này liên quan đến việc

nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị

nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản

phẩm cho nhà cung cấp.

• Sản xuất: các họat động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành

sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo

trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất.

• Hậu cần ra ngoài(outbound logistics): đây là những hoạt động kết hợp

với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người

mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị

nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình-

kế hoạch.

• Marketing và bán hàng những hoạt động này liên quan đến việc quảng

cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các

thành viên trong kênh và định giá.

• Dịch vụ khách hàng các hoạt động liên quan đến việc cung câp dịch vụ

nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa

chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B17

Page 18: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại:

• Thu mua: thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào

được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật

liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các

dụng cụ văn phòng và nhà xưởng. Những ví dụ này minh họa rằng các đầu

vào được mua có thể liên hệ với các họat động chính cũng như các hoạt động

bổ trợ. Đây chính là lý do khiến Porter phân loại thu mua như một hoạt động

bổ trợ chứ không phải là họat động chính.

• Phát triển công nghệ: “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh

này, vì theo quan điểm của Porter thì mọi họat động đều gắn liền với công

nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng

trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm. Đa phần các họat động giá trị sử dụng

một công nghệ kết hợp một số lượng lớn các tiểu công nghệ khác nhau liên

quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau.

• Quản trị nguồn nhân lực: đây chính là những hoạt động liên quan đến

việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể

nhân viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các họat động chính và hoạt động

bổ trợ.

• Cơ sở hạ tầng công ty: công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là

khách hàng của những hoạt động này. Chúng không hổ trợ chỉ cho một hoặc

nhiều các hoạt động chính-mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức. Các

ví dụ của những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính,

kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở

vật chất. Trong các doanh nghiệp lớn, thường bao gồm nhiều đơn vị hoạt

động, chúng ta có thể nhận thấy rằng các hoạt động này được phân chia giữa

trụ sở chính và các công ty hoạt động. Cơ sở hạ tầng chính là đề tài được bàn

cải nhiều nhất về lý do tại sao nó thay đổi quá thường xuyên đến vậy.

Ta đã biết quản trị chuỗi cung ứng trở nên thịnh hành trong suốt thập niên

1990 và tiếp tục là tâm điểm giúp các tổ chức nâng cao khả năng cạnh tranh

trong thị trường toàn cầu. Quản trị chuỗi cung ứng được xem như đường ống

hoặc dây dẫn điện nhằm quản trị một cách hữu hiệu và hiệu quả dòng sản

phẩm/nguyên liệu, dịch vụ, thông tin và tài chính từnhà cung cấp của nhà

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B18

Page 19: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

cung cấp xuyên qua các tổ chức/ công ty trung gian nhằm đến với khách hàng

của khách hàng hoặc một hệ thống mạng lưới hậu cần giữa nhà cung cấp đầu

tiên đến khách hàng cuối cùng. Chuỗi cung ứng tổng quát:

Nhà cung cấp(nhà buôn) → Nguồn →Lưu trữ, vận chuyển đến →Sản xuất

→ lưu trữ, vận chuyển ra ngoài→ Phân phối tiêu dùng → Khách hàng

Cách thức nhằm xem xét sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng

là khái niệm hóa chuỗi cung ứng như là tập hợp con của chuỗi giá trị. Tất cả

nhân viên bên trong một tổ chức là một phần của chuỗi giá trị. Điều này lại

không đúng đối với chuỗi cung ứng. Các hoạt động chính đại diện cho bộ

phận hoạt động của chuỗi giá trị, và đây chính là những điều ám chỉ đến chuỗi

cung ứng. Ở cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị là rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó

bao gồm tất cả các hoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt

động bổ trợ. Hơn nữa, khái niệm chuỗi giá trị ban đầu tập trung chủ yếu vào

các hoạt động nội bộ, trong khi chuỗi cung ứng, theo định nghĩa, tập trung

vào cả nội bộ và bên ngoài. Để phản ánh ý kiến hiện tại, chúng ta phải mở

rộng mô hình chuỗi giá trị ban đầu, tập trung chủ yếu vào các thành phần nội

bộ, bao gồm cả nhà cung cấp và khách hàng nằm ở vị trí ngược dòng và xuôi

dòng của chuỗi so với tổ chức trọng tâm. Các cấp độ của nhà cung cấp và

khách hàng hình thành cơ sở của chuỗi giá trị mở rộng hoặc khái niệm doanh

nghiệp mở rộng, với tuyên bố rằng sự thành công chính là chức năng quản lý

một cách hiệu quả nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau qua khách hàng

và nhà cung cấp ở cấp độ đầu tiên (nghĩa rằng doanh nghiệp chỉ xem xét nhà

cung cấp và khách hàng của mình mà thôi). Thực ra, các doanh nghiệp tiến bộ

thấu hiểu rằng quản lý chi phí, chất lượng và phân phối yêu cầu phải quan tâm

đến nhà cung cấp ở cấp độ khá xa so với doanh nghiệp (nhà cung cấp cấp hai,

ba...).

Như vậy chúng ta có thể thấy được phần nào mối liên hệ giữa chuỗi cung

ứng và chuỗi giá trị của Porter.

Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương

mại 2005, và được phiên âm theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật

thương mại nói rằng:

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B19

Page 20: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức

thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,

lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng,

đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên

quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Xét trên góc độ học thuật thì hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật

ngữ logistics. Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung

ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), thì

thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau: “Quản trị logistics là một

phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm

soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những

thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của

khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải

hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện

đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu,

quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức

năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản

xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp

kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt

động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất,

tài chính, công nghệ thông tin.”

Phân biệt với “Chuỗi cung ứng”

Nếu logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng như định nghĩa trên,

thì phần còn lại là gì? Phân biệt logistics và chuỗi cung ứng như thế nào? Hay

nói cách khác, logistics khác gì với chuỗi cung ứng?Để có căn cứ phân biệt, ta

quay trở lại với khái niệm "chuỗi cung ứng" cũng của Hiệp hội các nhà

chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng.“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm

hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung,

mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan

trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối

tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp

dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B20

Page 21: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi

cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức

năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và

của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết

dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị

logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp

về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản

phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”

Nếu so sánh hai định nghĩa trên, có thể thấy sự khác nhau cơ bản. Khái

niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất.

Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng

(procurement) trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa

marketing và sản xuất.

Khi nói đến logistics, bạn có thể hay nghe các công ty dịch vụ nhận mình

là 3PL (Third Party Logistics provider), nghĩa là Công ty cung cấp dịch vụ

logistics bên thứ 3. Câu hỏi đặt ra là: 3PL là gì nếu họ là bên thứ 3, vậy còn

các bên thứ nhất (1PL), thứ hai (2PL), hay bên thứ tư (4PL) là gì?

1PL: là người cung cấp hàng hóa, thường là người gửi hàng (shipper),

hoặc là người nhận hàng (consignee). Các công ty tự thực hiện các hoạt động

logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết

bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt

động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng

lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa

phương.

2PL: là người vận chuyển thực tế, chẳng hạn như hãng tàu, hãng hàng

không, hãng xe tải.

3PL: là người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách

hàng, họ thường đảm nhiệm một phần, hay toàn bộ các công đoạn của chuỗi

cung ứng.

4PL: Thuật ngữ 4PL lần đầu tiên được công ty Accenture sử dụng, và

công ty này định nghĩa như sau: “A 4PL is an integrator that assembles the

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B21

Page 22: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

resources, capabilities, and technology of its own organization and other

organizations to design, build and run comprehensive supply chain solutions".

Sau đây ta sẽ xét ví dụ cụ thể về logistics cho công ty May 10, trích đăng từ

bài viết trên diễn đàn Vietship của thành viên có tên Dangerous Goods.Công

ty May 10 sản xuất và phân phối quần áo đi khắp nơi trong và ngoài nước,

giao hàng đến tận nơi, đến tận giá bán hàng của các đại lý bán buôn, bán lẻ,

thu hồi sản phẩm hư hỏng, lỗi, bán thanh lý hàng hết mốt, sale,

promotion..v.v..

Những việc cơ bản họ phải làm hàng ngày là làm hợp đồng, đặt mua vải,

chỉ, cúc, khóa, đinh, dây.v.v... ở trong, ngoài nước và sẽ ở nhiều nước khác

nhau, nhiều thành phố khác nhau (vì không thể mua toàn bộ phụ kiện ở 1

nước, 1 thành phố được vì giá cả, mẫu mã, chất lượng ở mỗi nơi sẽ có 1 ưu

thế, mỗi 1 sản phẩm sẽ dùng 1 loại phụ kiện đặc biệt hoặc 1 loại vải theo đúng

style của đơn hàng đó và sẽ phải mua nhiều loại ở nhiều thành phố khác nhau,

rồi sợ chiến tranh, thiên tai,.....)Công việc vận hành hàng ngày, hàng tuần,

hàng tháng sẽ có những đơn hàng theo lịch trình lập trước gửi cho các công ty

vận tải (công ty logistics) đến giờ này, ngày này, tháng này công ty May 10 sẽ

cần bao nhiêu cont vải của Italy, bao nhiêu kg cúc của Hàn Quốc, bao nhiêu

chỉ từ nhà máy trong Biên Hòa chuyển ra để làm đơn hàng A trong bao nhiêu

ngày,... Căn cứ theo Order của may 10, công ty vận tải lên kế hoạch và trao

đổi cùng May 10 để quyết định ngày nào thì nhập cái gì trước, bằng đường

nào, có thể kết hợp hay ghép hàng với đơn hàng khác hoặc của đơn vị khác

hay không, v.v..., mục đích nhằm tiết kiệm tiền vận chuyển tối đa cho May

10, kịp tiến độ sản xuất hàng ngày mà lại không mất nhiều chi phí lưu kho

(việc này thì công ty May 10 không thể có điều kiện ghép hàng, không có hệ

thống đại lý toàn cầu và có phương án làm tốt bằng đơn vị vận tải được). Nếu

mọi việc đều xuôn xẻ, công nhân không ai ốm, điện không bị mất, không

mưa, không bão, không động đất, không thay đổi đơn hàng, kiểu dáng, không

thừa thiếu, không thay đổi giá cả, không có sự cạnh tranh, đổi nhà cung cấp

vv và vv.... thì công ty vận tải cứ thế mà làm và thu tiền.Nhưng, lúc nào cũng

sẽ có chữ “nhưng”, sẽ có lúc 1 trong những nguyên nhân khách quan đem

đến, May 10 buộc phải nhập nguyên phụ liệu gấp để kịp về sản xuất, đây là

lúc các anh chị vận tải sẽ phải đưa ra phương án tối ưu cho khách hàng, đi

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B22

Page 23: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

bằng gì Sea (LCL; FCL), Truck, Rail, Sea-Air hay Air... Vậy là các công ty

giao nhận vận tải (công ty logistics) phải tham gia sâu hơn vào công việc sản

xuất kinh doanh của May 10.

Hàng sản xuất ra sẽ cần đến 1 hãng tàu, 1 công ty Logistics hay 1 cty

FWD nào đó cho 1 vài anh chị khéo miệng đến nói dăm ba câu phải trái, hạ

giá, nâng hoa hồng để giành việc vận chuyển nhưng, lại có 1 chữ “nhưng”,

cạnh tranh thế thì khó lắm, công ty đang làm vận tải cho may 10 họ phải dán

tem mã, đánh số từng sản phẩm, từng thùng hàng, từng đơn hàng, từng lô

hàng, còn 1 số động tác nữa xin được bỏ qua, họ phải quét mã để có số liệu

hàng hóa để đưa lên mạng của công ty vận tải và để cùng quản lý lượng hàng,

phụ liệu vào/ ra với May 10 nữa. Hàng chuẩn bị ra lò rồi thì kế hoạch phân

phối đi nội địa bao nhiêu, nước ngoài bao nhiêu, cửa hàng này bao nhiêu sản

phẩm, cửa hàng kia bao nhiêu sản phẩm thì các anh vận tải cũng có rồi, lúc

này thì công ty vận tải sẽ lên kế hoạch đóng đơn nào, đi đâu trước, có thể có

hàng lẻ, hàng cont, hàng bộ, hàng Air nhưng các anh hàng không hoặc các

anh hãng tàu hay các anh bảo là có Contract giá tốt đợi đấy mà vào cạnh tranh

được (các anh có thể làm sub-contract thôi thì được) vì công ty vận tải người

ta đã làm bao nhiêu công đoạn có lãi rồi, nếu cần cạnh tranh bằng giá, họ sẵn

sàng cạnh tranh giá thấp hơn và sẽ sử dụng dịch vụ của hãng vận tải giá cao/

dịch vụ tốt hơn ông giá rẻ/ dịch vụ kém và hơn nữa họ có 1 loạt công cụ mà

hãng vận tải trực tiếp không bao giờ cạnh tranh được thì chắc chắn May 10 sẽ

không bỏ công ty vận tải trọn gói kia được và lúc đó hãng vận tải trực tiếp chỉ

đi săn đón các ông làm vận tải trọn gói cho các nhà máy như May 10.Hàng

chuyển đến cảng đích rồi việc của công ty logistics lại tiếp tục làm thủ tục hải

quan, chuyển hàng đến kho phân phối hoặc chuyển trực tiếp đến từng cửa

hàng đặt sản phẩm hoặc đại lý bán hàng cho May 10...v.v.....Công ty logisitcs

có thể thu tiền, ghi lại báo cáo lượng hàng tiêu thụ, hàng tồn, hàng đổi, bảo

hành, yêu cầu chuyển thêm hàng vào ngày mai,....v.v... cho may 10 từ đó May

10 có kế hoạch sản xuất, phân phối, thu đổi, bảo hành, khiếu nại nhà cung cấp

vật liệu,.... và báo cho công ty vận tải kế hoạch vận chuyển, thị trường này

đang cần hàng này, không cần hàng kia, thị trường này bán ế move qua thị

trường khác để clear hàng. Đơn nào còn đang nằm trong kho, đơn nào đã ra

thị trường và nằm tại shop nào, ngày tháng nào thì Sale, promotion đơn nào,

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B23

Page 24: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

loại gì. Tất cả, tất cả những sản phẩm của May 10 đang nằm tại đâu, đất nước

nào, thành phố nào, kho hàng nào đều được công ty vận tải quản lý và cập

nhật thay đổi hàng ngày với May 10. Thậm chí các công việc tìm kiếm mở

rộng thị trường phân phối tại các nước, các yêu cầu, phản hồi từ các đại lý bán

hàng, từ công tác thị trường, từ khách hàng công ty vận tải có thể giúp May

10 luôn vì công ty vận tải họ có hệ thống toàn cầu, biết về các công ty bản địa

nên thuận lợi hơn trong việc cầu nối thương mại.

2.Xu hướng phát triển của quản trị chuỗi cung ứng

* Xuất hiện mô hình chuỗi cung ứng mới

Với sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng như hiện nay, nhiều mô hình

quản trị chuỗi cung ứng sẽ ra đời và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế.

Các doanh nghiệp sẽ có nhiều mô hình để lựa chọn sao cho phù hợp với tình

hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp mình.

*Hợp nhất các chuỗi cung ứng

Sự hợp nhất các chuỗi cung ứng cũng là hiện tượng nổi trội, ba yếu tố

chính sẽ tác động trực tiếp tới sự thay đổi cấu trúc để làm sao các doanh

nghiệp duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng đó:

-Các doanh nghiệp sẽ liên kết chuỗi cung ứng nội bộ với các chuỗi cung ứng

của đối tác và hợp nhất hoạt động với nhau.

-Công nghệ và internet là chìa khoá để cải thiện chiến lược quản trị chuỗi

cung ứng.

-Tái cơ cấu hoạt động chuỗi cung ứng để đạt được mục tiêu cua doanh

nghiệp.

*Công nghệ RFID sẽ phát triển nổi trội

Công nghệ RFID sẽ phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong quản trị chuỗi

cung ứng, đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng. Công nghệ này giúp định

dạng sản phẩm, vận chuyển và kiểm soát hàng tồn kho, tránh hàng hoá trong

kho không đủ để phục vụ nhu cầu của thị trường đồng thời giảm thời gian

hàng hoá, nguyên vật liệu bị lưu kho chờ sản xuất hay xuất xưởng đưa ra phân

phối trên thị trường.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B24

Page 25: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

III.Các nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng sản phẩm.

1.Các nhân tố cơ bản

1.1.Nguồn vốn.

Tiết kiệm nguồn vốn, tận dụng tài nguyên

Hiện nay, khi các công cụ Internet gần như đã vươn đến mọi ngóc ngách

trên trái đất với mức chi phí vô cùng thấp, thì chúng ta hoàn toàn có thể kết

nối dây chuyền cung ứng của bạn với dây chuyền cung ứng của các nhà cung

cấp, kể cả các khách hàng trong một mạng lưới rộng khắp nhằm tối ưu hoá

chi phí và cơ hội cho tất cả các thành phần có liên quan.Dây chuyền cung ứng

tại phần lớn các ngành công nghiệp được xem như một ván bài lớn. Người

chơi không muốn phơi bày các quân bài của họ, bởi vì họ không tin tưởng bất

kỳ ai. Nhưng trên thực tế, nếu họ lật ngửa quân bài của mình, thì tất cả đều có

thể được hưởng lợi. Các nhà cung cấp sẽ không phải dự đoán xem có bao

nhiêu nguyên liệu thô sẽ được đặt hàng, các nhà cung cấp sẽ không phải thu

mua quá số lượng họ cần dự phòng trong trường hợp nhu cầu về sản phẩm đột

ngột tăng cao, các nhà bán lẻ sẽ không phải để trống các kệ hàng nếu họ chia

sẻ với nhà sản xuất các thông tin họ có về tình hình buôn bán sản phẩm của

nhà sản xuất…Internet đã giúp cho việc trao đổi thông tin này trở nên dễ

dàng, nhưng hàng thế kỷ việc không tin cậy và thiếu hợp tác giữa các bên đã

khiến công việc này gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, không ít công ty đã rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng

nam” tức là họ bị buộc phải tham gia vào việc chia sẻ thông tin về dây chuyền

cung ứng với một hoặc một vài công ty lớn trong ngành.

Ưu điểm của việc chia sẻ thông tin day chuyền cung ứng kịp thời, chính

xác là khả năng sản xuất hay vận chuyển một số lượng nhất định sản phẩm

phù hợp với nhu cầu thị trường. Đó là công việc vẫn được biết đến với cái tên

“sản xuất kịp thời” và nó cho phép các công ty có thể giảm thiểu lượng hàng

tồn kho. Đồng thời, các công ty thực chất sẽ cắt giảm được chi phí kể từ khi

họ không còn phải mất tiền để sản xuất và lưu kho các sản phẩm dư thừa nữa.

Công tác dây chuyền cung ứng: Hãy xem xét các sản phẩm tiêu dùng như

một ví dụ của sự cộng tác. Nhiều năm qua, có 2 công ty đã phối kết hợp chặt

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B25

Page 26: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

chẽ với nhau trong dây chuyền cung ứng là Wal-Mart và Procter & Gamble

(P&G). Trước khi hai công ty này bắt đầu cộng tác vào thập niên 80, các nhà

bán lẻ trên thị trường hầu như rất ít khi chia sẻ thông tin với nhà sản xuất.

Nhưng sau đó hai công ty lớn này đã xây dựng một hệ thống phần mềm liên

kết giữa P&G với các trung tâm phân phối của Wal-Mart. Khi sản phẩm của

P&G sắp tiêu thụ hết tại những trung tâm phân phối này, hệ thống sẽ tự động

gửi thư nhắc nhở để P&G vận chuyển thêm sản phẩm. Trong một số trường

hợp, hệ thống còn được áp dụng cho các cửa hàng nhượng quyền của Wal-

Mart và cho phép P&G giám sát các giá hàng sản phẩm thông qua tín hiệu vệ

tinh ghép nối thời gian thực, sau đó gửi thông báo tới các nhà máy sản xuất

mỗi khi danh mục hàng hoá được máy scan trong hệ thống tự động quét

qua.Với kiểu thông tin này, P&G biết rõ khi nào cần sản xuất, vận chuyển và

trưng bày thêm sản phẩm tại các cửa hàng của Wal-Mart. Việc xuất hoá đơn

và thanh toán cũng được thực hiện tự động. Hệ thống sẽ giúp P&G tiết kiệm

đáng kể thời gian, giảm thiểu hàng tồn kho và các chi phí xử lý đơn đặt hàng.

Dây chuyền cung ứng mở rộng (extebded supply chain): là tập hợp tất cả

những ai tham gia vào quy trình sản xuất để cho ra một sản phẩm. Ví dụ nếu

bạn sản xuất sổ tay, dây chuyền cung ứng mở rộng của bạn sẽ bao gồm các

nhà máy nơi nhà cung cấp có cổ phần và nhiều đơn vị khác có liên quan. Điều

quan trọng là bạn cần theo dõi chặt chẽ tất cả những gì diễn ra trong dây

chuyền cung ứng của bạn. Bởi vì chỉ một sự kiện nào đó xảy ra với một nhà

cung cấp hay nhà cung cấp của nhà cung cấp trong dây chuyền cung ứng. Nếu

bạn biết rõ những gì đang diễn ra trong dây chuyền cung ứng mở rộng của

mình thì bạn sẽ có thể chủ động xử lý các trường hợp bất ngờ xảy ra, đảm bảo

cho quá trình hoạt động sản xuất được diến ra bình thường.

Công ty nào cũng luôn tìm mọi cách để tạo một kênh liên lạc thông suốt

giữa nhà cung ứng và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở khả

năng sinh lời, giảm chi phí, tăng thị phần…Vì vậy quản trị chuỗi cung ứng

được xem như một giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.2.Nguồn nhân lực

Ở bất kì tổ chức hay doanh nghiệp nào, nguồn nhân lực là nguồn lực cơ

bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có tác động tới hoạt

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B26

Page 27: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong chuỗi cung ứng sản

phẩm nguồn nhân lực cũng có tác động đến, cụ thể là:

Các doanh nghiệp phải thiết lập các văn bản về các yêu cầu pháp luật và

luật lệ đối với nguồn lao động của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật của

nước sở tại, nước nhập khẩu, nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp cũng như văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp.

*Yêu cầu đối về trách nhiệm xã hội

Người lao động tuổi làm việc tối thiểu là 14 tuổi hoặc lớn hơn tuỳ thuộc

vào quốc gia, khu vực mà doanh nghiệp đang cư trú. Thời gian làm việc, tiền

công, tiền lương tuân thủ theo yêu cầu của quốc gia, khu vực. Ngoài ra, doanh

nghiệp còn phải lập các văn bản liên quan đến các thông tin cá nhân của nhân

viên và tuân thủ các quy định, luật lệ của quốc gia, khu vực liên quan đến

quyền tự do hộ họp, các biện pháp kỷ luật.

*Yêu cầu về an toàn sức khoẻ

Doanh nghiệp phải phổ biến cho nhân viên biết được các luật lệ về an toàn

sức khoẻ của quốc gia, khu vực, đặc biệt là những công việc có tính chất nguy

hiểm. Trang bị kiến thức, trang thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên.

Các chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng phải la người có kiến thức, am hiểu

về quản lý chuỗi cung ứng không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ

học vấn về quản lý phục vụ hiệu quả choa hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp.

2.Các nhân tố tác động đến hiệu suất và hiệu quả chuỗi cung ứng sản

phẩm

2.1.Sản xuất

Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản

phẩm.Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất.Trong quá trình sản xuất, các nhà

quản trị thường xuyên phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp

ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.Thị

trường cần những sản phẩm gì? Sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và

khi nào được sản xuất. Khi đó sản xuất là nói đến năng lực của chuỗi cung

ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Hoạt động này bao gồm việc lập kế

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B27

Page 28: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất

lượng và bảo trì thiết bị.

2.2. Hàng tồn kho

Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm từ nguyên liệu,

bán thành phẩm đến thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và

nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng lắm giữ. Tồn kho là việc hàng hoá sản xuất

ra được tiêu thụ như thế nào? Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu

và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu tồn kho ít tức sản phẩm của doanh

nghiệp được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ bấy nhiêu từ đó cho thấy hiệu

quả sản xuất của doanh nghiệp cao và thu được lợi nhuận tối đa và ngược

lại.Vậy những thành phần nào nên lưu kho ở mỗi giai đoạn của chuỗi cung

ứng, lượng tồn kho về nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay sản phẩm ở mức

nào thì hợp lý. Mục tiêu chính của hàng tồn kho là đóng vai trò hàng đợi dự

trữ trong những trường hợp xảy ra bất ngờ, không thường xuyên. Tuy nhiên

việc lưu trữ hàng tồn kho có thể dẫn tới chi phí cao vì vậy cần tối ưu hoá

lượng hàng tồn kho để giảm thiểu chi phí.

2.3.Địa điểm (vị trí).

Là việc lựa chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện trong chuỗi

cung ứng. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất ở đâu, nơi nào là địa điểm

tiêu thụ tốt nhất, những địa điểm nào nên đặt phương tiện cho sản xuất và kho

bãi, địa điểm nào hiệu quả nhất về mặt chi phí để sản xuất và đặt kho bãi. Có

nên dùng chung phương tiện hay xây dựng mới. Khi trả lời được các câu trên

thì sẽ xác định được con đường tốt nhất để sản phẩm có thể vận chuyển tới

nơi tiêu thụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Xác đinh được đúng vị trí sẽ

giúp cho việc sản xuất, vận chuyển sản phẩm nhanh chóng tiết kiệm thời gian,

chi phí từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.4.Vận tải.

Là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên liệu cho đến thành phẩm giữa các điêù

kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng.Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp

ứng của nhu cầu khách hàng và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc

lựa chọn phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận

chuyển cơ bản:

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B28

Page 29: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

-Đường biển:giá thành rẻ, thời gian vận chuyển trung bình, bịo giới hạn về

địa điểm giao nhận.

-Đường sắt: giá thành rẻ,thời gian vận chuyển trung bình, bịo giới hạn về địa

điểm giao nhận.

-Đường bộ: nhanh, thuận tiện.

-Đường điện thoại: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về laọi hàng hoá vận

chuyển (âm thanh, hình ảnh,…)

Hàng tồn kho sẽ được vận chuyển như thế nào từ một địa điểm trong chuỗi

cung ứng tới một địa điểm trong chuỗi cung ứng khác.Lựa chọn hình thức vận

chuyển nào cho hợp lý cả về chi phí, thời gian, an toàn và hiệu quả.

2.5.Thông tin.

Là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố trên.Thông tin tốt

giúp đưa ra những quyết định hiệu quả về việc sản xuất gì và bao nhiêu về nơi

dự trữ hàng và cách vận chuyển tốt nhất. Doanh nghiệp cần khai thác thông

tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập được các thông tin cần thiết

và đáng tin cậy. Câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là “nên thu thập bao

nhiêu thông tin và chia sẻ bao nhiêu thông tin?” Thông tin chính xác và đúng

thời điểm sẽ tạo ra cho doanh nghiệp những cam kết về sự phối hợp và đưa ra

các quyết định tốt hơn.Với những thông tin đáng tin cậy và chính xác doanh

nghiệp sẽ đưa ra một cách hiệu quả về các vấn đề như: sản xuất cái gì, số

lượng bao nhiêu, nơi nào nên đặt kho,….Nếu thông tin chuẩn xác thì chuỗi

cung ứng sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác và ngược lại nếu thông tin

không đúng thì chuỗi cung ứng hoạt động sẽ không hiệu quả.

CHƯƠNG II

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B29

Page 30: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

I.Đặc điểm của chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu.

1. Đặc điểm

- Khách hàng nhập khẩu: gạo Việt Nam chưa tiếp cận trực tiếp với

người tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn

bán gạo qua nhà kinh doanh quốc tế (Olam, Luis Dreyfus, Swiss Agri,

Novel…) cho thị trường Châu Phi, hay qua nhà buôn sỉ (trading company) đối

với các thị trường Hongkong, Úc, EU… Theo kết quả khảo sát thì cơ cấu

khách hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam như sau: Hợp

đồng chính phủ G2G: 40 – 60%; hợp đồng với nhà nhập khẩu nước ngoài:

20 – 55%; hợp đồng với nhà kinh doanh quốc tế: 20 – 40%. Do đó, gạo Việt

nam cũng chưa xác lập được kênh phân phối tại thị trường nhập khẩu.

-Thời gian thực hiện đơn hàng: khảo sát tại các doanh nghiệp xuất khẩu

gạo cho thấy thời gian trung bình từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng

phổ biến là 20 – 40 ngày, có trường hợp đến 70 ngày. Thời gian nhận tiền

thanh toán của nhà nhập khẩu kể từ ngày giao hàng lên tàu thông thường là

21 ngày theo L/C at sight. Đối với những đơn hàng gạo thơm qui mô nhỏ (20

– 30 container 20’) đi thị trường gạo cao cấp thường áp dụng hình thức T/T

và được ứng trước 30% giá trị đơn hàng. Các doanh nghiệp trong đối tượng

khảo sát chỉ sử dụng phần mềm ERP software và quản lý kho (warehouse

management software) để quản lý thông tin và dự trữ hàng hóa, chưa sử

dụng các phần mềm quản lý toàn bộ để kiểm soát chất lượng sản phẩm, giám

sát hàng vận chuyển, dự trữ, giao hàng… một cách chính xác.

-Dự trữ sản phẩm: mức dự trữ gạo tại các doanh nghiệp phổ biến từ 5.000

– 30.000 tấn tùy vào mùa vụ thu hoạch lúa trong năm. Tuy nhiên, do thiếu

vốn lưu động và giá gạo biến động mạnh thời gian qua nên các doanh nghiệp

xuất khẩu thường không dự trữ nhiều. Thời gian dự trữ trung bình 1– 3

tháng, và chỉ dự trữ ở mức cao đối với vụ Đông Xuân vì chất lượng gạo

tốt. Thực tế trên thị trường có 3 trường hợp sau đây:

-Trường hợp 1: Doanh nghiệp có gạo dự trữ trong kho mới ký hợp đồng

xuất khẩu (đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn có nhà máy chế biến).

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B30

Page 31: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

-Trường hợp 2: Doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu khi đã có 50% chân

hàng, sau đó tiến hành mua thêm để đủ cho 1 chuyến hàng.

-Trường hợp 3: Khi ký hợp đồng xong doanh nghiệp mới thu mua gạo chế

biến để xuất khẩu.

Trước thời điểm Chính Phủ đưa ra Nghị định số 109/2010/NĐ-CP Về kinh

doanh xuất khẩu gạo thì tại Việt Nam có 262 doanh nghiệp tham gia xuất

khẩu. Phần lớn trong số này là những công ty thương mại thuần túy không có

cơ sở chế biến, không có kho dự trữ gạo nguyên liệu… nên thường áp dụng

trường hợp 3 để thực hiện đơn hàng. Đây là một trong những yếu tố chính tạo

nên sự bất ổn giá gạo nguyên liệu trong thời gian qua. Vì vậy, Chính phủ đã

ban hành Nghị định 109 để chuẩn hóa doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo.

Năm 2013 đã có 99 DN đã được cấp phép xuất khẩu gạo và 36 DN đang trong

giai đoạn “xem xét”. Câu chuyện “chạy đua” giành giấy phép XK gạo không

phải là vấn đề mới kể từ khi NĐ 109 ra đời. Bởi theo Bộ Công Thương, trong

tổng số 280 DN tham gia XK gạo trước đây đã giảm dần và chỉ còn 150 DN

đầu mối có khả năng đáp ứng yêu cầu nên được cấp phép sau một năm triển

khai thực hiện NĐ 109. Cung ứng nguyên liệu: Hoạt động cung ứng gạo

nguyên liệu chịu ảnh hưởng bởi mùa vụ thu hoạch. Đơn hàng trung bình

mua của hàng sáo từ 100 – 500 tấn, có trường hợp giao hàng nhiều lần. Thời

gian giao hàng trung bình từ 1 – 5 ngày. Một đơn hàng xuất khẩu trung bình

từ 1.000 – 5.000 tấn đối với hàng xá (bulk) và 200 – 500 tấn đối với

container. Đồng thời, cũng có những đơn hàng lớn 30.000 tấn đi Châu Phi.

Mùa cao điểm giao hàng trong năm từ tháng 3 đến tháng 5 với tần suất và

khối lượng cao hơn 50% so với những tháng còn lại trong năm. Đơn giá

xuất khẩu trung bình 500 USD/tấn và giá trị kim ngạch trung bình 1 – 2 triệu

USD/đơn hàng. Chi phí cho một tấn nguyên liệu mua vào khoảng 440

USD/tấn (đối với gạo xô) và 330 USD/tấn (đối với lúa). Giá lúa được xác

định theo giá thị trường ở thời điểm mua vào. Gạo nguyên liệu chào mua

được thương lượng trực tiếp theo từng chuyến hàng. Phương thức thanh toán

bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, nhưng phổ biến là thanh toán bằng tiền

mặt. Xay xát – chế biến gạo xuất khẩu: Hiện nay, qui trình chế biến gạo của

Việt Nam phổ biến là xay xát qua 2 bước (the two-step milling process).

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B31

Page 32: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

Trong đó, giai đoạn đầu tiên được thực hiện bởi các nhà máy nhỏ, với công

nghệ lạc hậu, do vậy chất lượng gạo không cao.

2. Điều kiện vận chuyển và tài trợ.

Vận chuyển sản phẩm

Chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu liên quan đến các dòng chu chuyển sau:

- Đối với gạo chế biến và đóng bao tại Đồng bằng Sông Cửu Long (Cần

Thơ, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp…) được vận chuyển lên cảng Sài

Gòn bằng xà lan mất 24 – 36 giờ. Đối với gạo chế biến và đóng container

tại các nhà máy của doanh nghiệp (ở Long An, Tiền Giang…)được vận

chuyển bằng xe container đến cảng Sài gòn/Cát Lái trong vòng 4 – 5 giờ

cho quãng đường trên dưới 70km.

- Cước phí vận chuyển gạo từ Đồng bằng Sông Cửu Long về Cảng Sài

Gòn đã giảm mạnh trong mấy năm vừa qua và hiện có tính cạnh tranh rất cao.

Cụ thể, tại thời điểm khảo sát vào tháng 8/2012, cước phí vận chuyển bằng xà

lan ở mức trên 80.000 VNĐ/tấn, qui ra từ 6 – 7 USD/tấn; cước phí vận

chuyển bằng container theo đường bộ trên dưới 160.000VNĐ/tấn, cao hơn từ

50 –70% so với vận chuyển bằng xà lan.

- Dịch vụ vận chuyển nội địa chủ yếu thuê ngoài và thường không có công

nghệ cung cấp dịch vụ theo dõi trong quá trình vận chuyển. Còn vận chuyển

quốc tế phần lớn do các hãng tàu nước ngoài đảm nhiệm theo chỉ định của

nhà nhập khẩu theo điều kiện FOB. Thời gian vận chuyển đường biển quốc

tế trung bình 2 – 3 ngày đối với các thị trường Hong Kong, Philippines,

nhưng sẽ mất 45 ngày đối với điểm đến Senegal, Châu Phi trong trường hợp

không có chuyển tải.

- Thời gian thực hiện hoàn tất một đơn hàng từ lúc nhận đơn đặt hàng

cho đến khi nhận thanh toán cuối cùng mất từ 4 – 12 tuần lễ. Chi phí bảo

hiểm từ 0,1 – 0,4% giá trị chuyến hàng.

- Các chứng từ cần thiết kèm theo khi giao hàng, như: C/O (certificate of

origin); chứng chỉ kiểm dịch, phun trùng và vệ sinh thực phẩm (the

certificates related to inspection, fumigation and phytosanitary) thường được

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B32

Page 33: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

cấp trong vòng 1 – 2 ngày; nhưng giấy chứng nhận an toàn sức khỏe

(health certification) phải cần tới 7 – 10 ngày.

Ngoài ra, có một số biến động trở thành nguyên nhân chính làm cho

chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam thiếu tính ổn định, đó là: thời

gian xác nhận đơn hàng (the time to confirm orders); biến động giá gạo

nguyên liệu (the availability of inputs); và thời hạn giao hàng lên tàu. Tỷ lệ

xảy ra chậm trễ giao hàng thường chiếm 5% số chuyến hàng. Tuy nhiên, do

đặc điểm phức tạp trong công tác giao nhận của mặt hàng gạo nên các doanh

nghiệp Việt Nam không bị phạt khi chậm trễ giao hàng. Riêng vấn đề khắc

phục tình trạng biến động giá để đảm bảo cung ứng nguyên liệu ổn định

phục vụ xuất khẩu gạo cho thấy cần thiết xây dựng trung tâm lúa gạo lớn

(large central markets) như Thái Lan và tiến hành giao dịch quyền chọn cho

mặt hàng này (commodity-trading options).

Tài trợ

Thời gian nhận tiền thanh toán cho hàng xuất khẩu là khá chậm, nên doanh

nghiệp thường gặp khó khăn về dòng tiền và bị phụ thuộc rất lớn vào ngân

hàng thương mại. Trong thực tế, mức vốn vay (tín dụng ngắn hạn) thường

chiếm đến 90% tổng mức vốn lưu động của các doanh nghiệp xuất khẩu

gạo. Cơ chế vay vốn khá linh hoạt, thời hạn vay từ 3 tháng đến 1 năm với lãi

suất thị trường, cho phép doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện được

những đơn hàng lớn đến 30.000 tấn gạo. Đặc biệt, các công ty thành viên của

Vinafood nếu được công ty mẹ bảo lãnh thì có thể vay không hạn chế hạn

mức tín dụng để mua gạo tạm trữ phục vụ chương trình bình ổn giá. Tuy

nhiên, có một sự hạn chế lớn là khi hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký và

nhà nhập khẩu đã mở tín dụng thư rồi thì doanh nghiệp vay vốn mới được

giải ngân. Khi đó, thường xảy ra hiện tượng tranh mua nguyên liệu giữa các

nhà xuất khẩu khiến cho giá gạo nguyên liệu bị biến động mạnh, nhất là khi

các doanh nghiệp nhận nhiều đơn hàng lớn trong mùa cao điểm xuất khẩu

gạo. Ngoài ra, do sự hạn chế của thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam

mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không thực hiện bất kỳ chiến lược bảo hộ

giá nào (hedging strategies) trong quá trình kinh doanh.

II.Thực trạng của chuỗi cung ứng sản phẩm gạo ở nước ta hiện nay.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B33

Page 34: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

1.Tình hình sản xuất chế biến và dự trữ lúa gạo của Việt Nam.

Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam.

Trong giai đoạn 1990 – 2013, việc gia tăng diện tích canh tác lúa không

liên tục, chỉ lên đến đỉnh điểm vào năm 2000 rồi sau đó giảm dần đi đến năm

2013 thì tăng lên đến 7,9 triệu ha. Nhưng hoạt động thâm canh đã mang lại

kết quả rất tích cực, liên tục trong 20 năm diện tích gieo trồng lúa tăng bình

quân 1,1%/năm; năng suất lúa tăng bình quân 2,6%/năm, tương ứng từ 3,2

tấn/ha năm 1990 lên 5,58 tấn/ha năm 2013; dẫn đến sản lượng lúa đã tăng hơn

2 lần trong cùng kỳ, từ mức 19,2 triệu tấn năm 1990 lên đến 44,1 triệu tấn vào

năm 2013, nhịp độ tăng bình quân đạt 3,7%/năm, tổng diện tích lúa cả năm

2012 đạt gần 7,75 triệu ha, tăng 1,2% so với năm 2011; năng suất bình quân

ước đạt 56 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn, tăng hơn 1

triệu tấn (+2,6%) so với năm trước. sản lượng lúa cả năm 2013 đạt 44,1 triệu

tấn, tăng 0,7 triệu tấn so với năm trước. Trong đó diện tích gieo trồng 7,9 triệu

ha, tăng 0,15 triệu ha, đạt năng suất 55,8 tạ/ha. (bảng 2.1).

Bảng 2.1:Tình hình phát triển sản xuất lúa 1990 – 2013

Năm\Chỉ tiêu 1990 1995 2000 2005 2010 2011 2012 2013

Diện tích

(triệu ha)

6 6,7 7,7 7,3 7,5 6,5 7,75 7,9

Năng suất

(tấn/ha)

3,2 3,8 4,2 4,9 5,3 5,5 5,6 5.58

Sản lượng

(triệu tấn)

19,2 25 32,5 35,8 40 42,3 43,4 44,1

Nguồn tổng cục thống kê

Sản xuất lúa toàn quốc được phân bố trên 6 vùng kinh tế cơ bản. Trong đó,

3 vùng lúa quan trọng là Đồng bằng Sông Hồng (chiếm 19,2% sản lượng);

khu vực Bắc Trung bộ & Duyên hải Miền Trung (17% sản lượng); và Đồng

bằng Sông Cửu Long (53% sản lượng). Về thời vụ, sản xuất lúa được phân bố

đều 3 vụ trong năm. Vụ Đông Xuân (thu hoạch từ tháng 02 đến tháng 04) là

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B34

Page 35: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

vụ chính có qui mô lớn nhất (năm 2011 chiếm 40,5% diện tích và 46,7% sản

lượng) và chất lượng lúa tốt nhất trong năm. Vụ Hè Thu (thu hoạch từ tháng

06 đến tháng 08) có qui mô lớn thứ hai (năm 2011 chiếm 33,8% diện tích và

31,5% sản lượng), nhưng do thu hoạch vào giữa mùa mưa mà công tác xử lý

sau thu hoạch chưa tốt nên chất lượng lúa kém nhất trong năm. Vụ mùa (thu

hoạch từ tháng 10 đến tháng 12) có chất lượng lúa tốt tương đương vụ Đông

Xuân, nhưng có qui mô nhỏ nhất (năm 2011 chiếm 25,7% diện tích và 21,8%

sản lượng).

Bảng2.2: Sản lượng lúa 2011 phân bố theo vùng (%)

Đồng bằng sông Hồng 19,2

Trung du và miền núi phía Bắc 6,9

Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 17

Tây Nguyên 2,1

Đông Nam Bộ 1,8

Đồng bằng sông Cửu Long 53

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011

Đồng bằng Sông Cửu Long - nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chủ lực của

Việt Nam. Đồng bằng Sông Cửu Long là nơi cung cấp lúa hàng hóa chủ yếu

của cả nước. Hàng năm, với sản lượng trên dưới 20 triệu tấn lúa (khoảng 13

triệu tấn gạo), sau khi đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ và làm giống, vùng

này có khả năng cung cấp bổ sung cho các vùng thiếu lương thực và tăng dự

trữ 3 – 4 triệu tấn/năm, cung ứng xuất khẩu 6 – 7 triệu tấn/năm.

Theo bảng 2.3, sản xuất lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long diễn ra chủ yếu

trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu (chiếm trên dưới 90% diện tích và sản

lượng); còn vụ mùa từ các tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau chỉ chiếm trên dưới

10% nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung gạo

xuất khẩu chất lượng cao (800.000 tấn/năm) ngay khi bắt đầu mùa nắng

(tháng 10 đến tháng 12) hàng năm ở miền Nam.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B35

Page 36: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

Bảng 2.3: Sản xuất lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long 2011 phân theo

thời vụ (%)

Chỉ tiêu\ Vụ Đông xuân Hè thu Vụ mùa

Diện tích (triệu ha) 38,3 52,5 9,2

Sản lượng (triệu tấn) 45,2 47,8 7

Nguồn: Tổng cục thống kê 2011.

Theo ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, năm 2012 sản lượng lúa cả năm

của vùng là 24,6 triệu tấn tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2011 nhờ trúng cả ba

vụ lúa đông xuân, hè thu, thu đông cùng với mở rộng diện tích lúa thu đông,

hè, thu. Năm 2012, toàn vùng đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa.

Trong đó, vụ đông xuân sản lượng đạt 10,4 triệu tấn, vụ hè thu đạt 11 triệu

tấn, vụ thu đông và vụ mùa đạt 3,2 triệu tấn. Các tỉnh vận động nông dân gia

tăng sử dụng giống lúa thích nghi với từng vùng sinh thái và đạt chuẩn xác

nhận cho năng suất, chất lượng cao.

Tập quán sản xuất, chế biến và dự trữ lúa gạo.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, kỹ thuật sản

xuất và chế biến lúa gạo của Việt Nam vẫn còn ở qui mô nhỏ nên gặp nhiều

hạn chế:

- Nông dân sử dụng giống lúa không qua xác nhận (lấy từ vụ trước gieo

trồng cho vụ sau) lên đến hơn 60% hàng năm, chủ yếu là giống cao sản nên

chất lượng không cao và khó đảm bảo tốt về độ thuần chủng của lúa hàng

hóa.

-Diện tích canh tác bình quân của hộ nông dân rất thấp (64,2% số nông hộ

có diện tích dưới 0,5ha). Tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất chưa cao, mới đạt 75%

trong khâu làm đất, 20% trong khâu gieo sạ, 85% trong khâu tưới tiêu chủ

động, 90% trong khâu tuốt lúa; trong khi đó, khâu chăm sóc lúa (làm cỏ, bón

phân, phun thuốc trừ sâu...) hầu như hoàn toàn bằng thủ công.

- Tập quán chế biến gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi cung cấp tuyệt

đại bộ phận lương thực hàng hóa có đặc điểm cơ bản là xay xát qua hai lần:

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B36

Page 37: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

lần 1, lúa được xay xát ra gạo xô tại những nhà máy nhỏ gắn liền với các

vùng lúa; sau đó, gạo xô tiếp tục được xử lý lần 2 (đánh bóng, tách tấm, phối

trộn và đóng gói) để cho ra gạo trắng thành phẩm tại các nhà máy lớn tọa lạc

ở các đầu mối giao thương có điều kiện giao thông thuận lợi (trên bến, dưới

thuyền) như Thốt Nốt, Cần Thơ hoặc Cái Bè, Tiền Giang...

2.Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua.

2.1.Sản lượng gạo xuất khẩu

Mức tăng trưởng xuất khẩu gạo bình quân hàng năm trong giai đoạn 2006

– 2010 của Việt Nam là 22% về giá trị và 9,5% về khối lượng. Song, Việt

Nam vẫn thường xuyên đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan.

Cụ thể, năm 2010 sản lượng xuất khẩu đạt 6,734 triệu tấn, tổng kim ngạch

xuất khẩu là 2,912 triệu USD, thấp hơn nhiều so với Thái Lan đạt sản lượng

9,047 triệu tấn và kim ngạch 5,341 triệu USD. mùa vụ 2010/2011, Việt Nam

xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37 triệu tấn, so với 6,73

triệu tấn trong mùa vụ. Mùa vụ 2011/2012, Việt Nam vẫn duy trì mức xuất

khẩu gạo trên 7 triệu tấn và đã đạt 7,72 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt

3,45 tỷ USD.

2.2.Thị trường xuất khẩu.

Trong mấy năm gần đây gạo Việt Nam đã thâm nhập và tăng được khối

lượng xuất khẩu vào những thị trường gạo cao cấp, như: Hongkong,

Singapore, Úc, Nhật Bản.... Song, về căn bản thì thị trường xuất khẩu gạo chủ

lực của Việt Nam vẫn là Châu Á (59%) và Châu Phi (24%). Trong đó, phần

lớn là đáp ứng cho nhu cầu an ninh lương thực của Philippine, Indonesia,

Malaysia và một số nước Châu Phi với mức giá rất cạnh tranh theo hợp đồng

chính phủ (G2G). Năm 2013, cả nước đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo,

giảm hơn 1,4 triệu tấn (tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần

2,93 tỷ USD, giảm 20,36%, đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua.

Với kết quả này, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan

trên bảng tổng xếp xuất khẩu gạo không đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu

gạo đã đề ra 7,5 triệu tấn hồi đầu năm 2013; xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm

là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền

thống như Malaysia, Philippines và Indonesia. Năm 2014, Việt Nam phấn đấu

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B37

Page 38: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

xuất khẩu 7 triệu tấn gạo.Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam

trong năm 2013 gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng

Kông và Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của

Việt Nam trong năm 2013. Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15

triệu tấn gạo, với trị giá 901,86 triệu USD, tăng 3,21% về khối lượng và

0,38% về giá trị, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Lượng gạo xuất khẩu sang Bờ biển Ngà đứng thứ 2 thị trường, với 561.333

tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17% về lượng và tăng 12,37% về kim

ngạch so cùng kỳ); tiếp đến là xuất sang Philippines 504.558 tấn, trị giá

225,44 triệu USD (giảm mạnh trên 50% cả về lượng và kim ngạch); xuất sang

Malaysia 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD (giảm 40% cả về lượng và

kim ngạch so năm 2012). Nhìn chung năm 2013, xuất khẩu gạo sang đa số

các thị trường bị sụt giảm so với năm 2012; trong đó một số thị trường sụt

giảm mạnh như: Indonesia (giảm 83,13% về lượng và giảm 80,08% về kim

ngạch); Senegal (giảm 74,65% về lượng và giảm 73,6% về kim ngạch);

Philippines (giảm 54,64% về lượng và giảm 52,57% về kim ngạch); Đài Loan

(giảm 53,29% về lượng và giảm 49,46% về kim ngạch). Tuy nhiên, xuất khẩu

sang một số thị trường vẫn đạt mức tăng trưởng cao trên 100% về lượng và

kim ngạch như: xuất sang Nga (tăng 495,8% về lượng và tăng 458,73% về

kim ngạch); Ucraina (tăng 224,56% về lượng và tăng 177,04% về kim

ngạch); U.A.E (tăng 121,22% về lượng và tăng 113,14% về kim ngạch); Hà

Lan (tăng 241,85% về lượng và tăng 145,62% về kim ngạch) và Ba Lan (tăng

156,87% về lượng và tăng 97,04% về kim ngạch).

Bảng 2.4:Các nước nhập khẩu gạo Việt Nam năm2013 (1.000 tấn)

Trung Quốc 2153

Bờ Biển Ngà 561

Philippin 505

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B38

Page 39: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

Malaysia 466

Gana 380

Singapore 356

Hongkong 185

Indonesia 157

Angola 117

Đông Timo 96

Angieri 95

Nga 93

Hoa Kỳ 56

Đài Loan 52

Senegal 46

Nam Phi 32

Bỉ 27

Chilê 27

Ucraina 25

Hà Lan 19

Ba Lan 3

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam

Mùa vụ 2011/12, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng

27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau

Ấn

Độ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong mùa vụ 2011/2012 là

các quốc gia châu Á chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước

(tương

đương 6 triệu tấn). Indonesia, Philippines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba

thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các thị trường

này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài năm tới, lượng gạo

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B39

Page 40: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần. Mùavụ

2011/12, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với

kim ngạch hơn 2 triệu

tấn. Dự báo xuất gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng

trong mùa vụ 2012/13. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh

gay gắt từ Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo sang

Trung Quốc. Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so

với Ấn Độ và Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt

với sức ép cạnh

tranh gay gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu TháiLan có thể hạ thấp giá

bán để cạnh tranh tại thị trường quan trọng này. Theo Hiệp hội Lương

thựcViệt Nam, Ấn Độ và Pakistan lại có lợi thế cạnh tranh đối với thị trường

gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%).Xét về lượng, trung bình mỗi

năm Việt Nam xuất

khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn gạo. Mùa mua sắm tại thị

trường châu Phi không bắt đầu vào quý đầu tiên của năm mà thường từ quý 2

trở đi.Gạo xuất sang châu Phi thường được bán theo cơ sở giá FOB; hàng hóa

được chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại các quốc gia châu Phi

khác nhau. Chính vì vậy, rất khó để đưa ra con số chính xác về lượng gạo

xuất khẩu của Việt Nam sang châu lục này. (Bảng 2.5)

Bảng 2.5: Xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012 (tấn).

5% 10% 15% 25% 100% Glutinou

s

Jasmine Các loại

khác

Tổng

Châu Á 2.684.815 - 1.505.76

7

793.317 15.925 309.434 433.707 5.832 5.748.797

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B40

Page 41: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

Châu

Phi

821.826 - 75.947 98.407 365.610 - 104.162 52.356 1.518.308

Châu

Âu và

các

nước

CIS

39.828 24.699 756 - - - 24.564 - 89.847

Châu

Mỹ

32.014 - 213.090 2.901 55.883 - 25.445 - 329.333

Châu

Úc

19.235 - - - - - 11.036 - 30.271

Tổng 3.597.718 24.699 1.795.56

0

894.625 437.418 309.434 598.914 58.188 7.716.556

Nguồn: Thông tin thương mại/Tổng cục Hải quan Việt Nam/Hiệp hội lương thực Việt Nam

(2012).

Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang muốn tiếp cận thị trường mới để

đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chile và Haiti trong

năm ngoái và đang tìm cách mở rộng thị phần tại Tây bán cầu.Cũng theo báo

cáo, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013 ước tính 27,65 triệu tấn, tăng so

với khoảng 27,15 triệu tấn năm trước. Tiêu thụ lúa gạo trong nước dự kiến sẽ

tăng nhẹ, từ khoảng 19,65 triệu tấn năm 2012 lên 20,1 triệu tấn năm 2013.

2.3.Giá gạo xuất khẩu.

Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam thường thấp hơn gần 30% so với

Thái Lan

Bảng 2.6:Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam và Thái Lan (USD/tấn)

Năm/Nước 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Việt Nam 255 296 569 440 431 495 456 432

Thái Lan 346 378 613 590 594 545 510 442

Nguồn: VFA & Thai rice exporter Associations

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B41

Page 42: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

Mức chênh lệch giá này chủ yếu là do gạo xuất khẩu của Việt Nam phần

lớn thuộc phẩm cấp trung bình, gạo trắng thường 15 – 25% tấm, chưa có

thương hiệu riêng. Trong khi đó, Thái Lan đã định vị các thương hiệu gạo nổi

tiếng trên thị trường thế giới như Khaw Dawk Mali, Hom Mali, Jasmine 85;

Ấn Độ và Pakistan thì có gạo Basmati. Riêng gạo đồ (parboiled rice) xuất

khẩu cho thị trường Châu Phi thì hầu như do Thái Lan khống chế, Việt Nam

chỉ mới tham gia thị trường gạo đồ với khối lượng chưa đáng kể.

Năm 2012, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,72 triệu tấn, trị

giá FOP đạt 3,45 tỷ USD.Theo VFA năm 2012 lượng gạo xuất khẩu gạo của

Việt Nam vượt năm 2011 nhưng thua về giá trị. Nguyên nhân căn bản được lý

giải là do giá gạo xuất khẩu giảm. Năm 2011 cả nước xuất khẩu đạt 7,105

triệu tấn, nhưng giá FOP là 3,507 tỷ USD. Khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu

của Việt Nam là gạo có phẩm cấp thấp (gạo 25% tấm), gạo có phẩm cấp cao

(5% tấm) thì vẫn chưa cạnh tranh được với gạo của Thái Lan. Gạo có phẩm

cấp thấp thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp và chịu sự cạnh tranh gay

gắt từ các nước Ấn Độ, Pakistan và

Myanmar.Giá gạo xuất khẩu trung bình theo giá FOP năm 2012 khoảng

456USD/tấn. Mặc dù quý I/2013 giá xuất khẩu gạo trung bình tăng đạt

468USD/tấn (tăng 2% so với năm 2012). Mức giá này thấp hơn mức giá xuất

khẩu trung bình năm 2011 là 39USD/tấn (giá trung bình năm 2011 là

495USD/tấn).

3.Hình thức chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam

* Các mô hình kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam

Khảo sát về chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam (nghiên cứu điển

hình các doanh nghiệp tại khu vực phía Nam) có thể thấy 2 mô hình xuất khẩu

gạo cơ bản như sau:

Sơ đồ 1: Mô hình A (Thu mua gạo – xuất khẩu)

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B42

Page 43: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

Nông dân→ Hàng sáo→ Nhà máy xay xát 1→ Nhà máy xay xát 2→Công

ty xuất khẩu→Cảng Sài gòn→Nhà nhập khẩu

Doanh nghiệp thu mua gạo nguyên liệu (gạo xô) từ thương lái để tái chế ra

gạo thành phẩm xuất khẩu. Theo mô hình này, phần lớn là cung ứng gạo cho

các hợp đồng G2G và các thị trường có nhu cầu gạo phẩm cấp trung bình như

Philippines, Indonesia, Cuba, Châu Phi... Qui cách gạo thường khó đảm bảo

độ thuần chủng nên giá không cao.

Đặc điểm kinh doanh của mô hình:

•Gạo nguyên liệu chuyển đến doanh nghiệp xuất khẩu qua nhiều cấp hàng

sáo.

•Không truy xuất được nguồn gốc gạo nguyên liệu. Chất lượng gạo không

ổn định.

• Qui trình chế biến gạo qua 2 giai đoạn (two process system).

• Vận chuyển xuất khẩu theo xà lan đường sông tải trọng từ 100 – 1.000

tấn đến cảng Sài Gòn. Gạo được đóng bao 25 – 50 kg tùy theo yêu cầu của

khách hàng.

Sơ đồ 2: Mô hình B (Đầu tư vùng lúa chuyên canh – xuất khẩu)

Nông dân Nông trường→Nhà máy xay xát→Công ty xuất khẩu→Công ty

vận chuyển→Cảng Sài gòn→Nhà nhập khẩu

Doanh nghiệp xây dựng vùng lúa nguyên liệu đặc chủng để xuất khẩu.

Theo mô hình này, gạo được cung ứng cho các thị trường có nhu cầu gạo cao

cấp như Hongkong, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... và giá gạo xuất khẩu (5%

tấm) thường cao hơn giá gạo cùng phẩm cấp của mô hình A khoảng 40 USD

(tại thời điểm khảo sát tháng 9/2011). Đây là xu hướng chuyển dịch cơ bản

của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở các tỉnh phía Nam hiện nay.

Đặc điểm kinh doanh của mô hình:

•Vùng nguyên liệu gieo trồng giống lúa cho gạo thơm đáp ứng yêu cầu của

thị trường cao cấp.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B43

Page 44: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

•Kiểm soát được chất lượng và giống gạo tại nguồn cung cấp, gạo đồng

nhất

•Cơ giới hóa các khâu thu hoạch, vận chuyển, dự trữ, xay xát theo qui

trình khép kín (one process system), tỷ lệ hao hụt thấp.

• Thực hiện chuỗi cung ứng đầu vào và đầu ra cũng thuận lợi, hiệu quả

hơn

Tuy nhiên, chi phí đầu tư sẽ cao hơn nhiều và qui mô diện tích đất canh tác

phải lớn. Đây là một trong những trở ngại lớn đối với quá trình cơ giới hóa

nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.

4. Hình thức chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Kết quả phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian

qua đã bộc lộ những nhược điểm liên quan đến vấn đề liên kết chuỗi cung ứng

đầu vào và đầu ra của hoạt động xuất khẩu gạo. Trong đó, hầu hết các doanh

nghiệp đều xuất khẩu gạo trắng các loại (từ 5 – 25% tấm), chỉ có một doanh

nghiệp xuất khẩu gạo đồ (parboiled rice) từ năm 2009 đến nay.

Phân tích chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu

Theo mô hình A

Hàng sáo mua lúa trực tiếp của nông dân từ các vùng khác nhau với qui mô

dao động rất linh hoạt từ 100 kg – 50 tấn/lượt. Điểm mua ngay tại đồng ruộng

hoặc tại kho dự trữ của nông dân, thanh toán hoàn toàn bằng tiền mặt. Hàng

sáo sẽ sấy lúa, xay xát và dự trữ gạo tại các nhà máy xay xát nhỏ ven sông.

Khi các nhà xuất khẩu đặt hàng hoặc chào giá mua hợp lý thì hàng sáo sẽ giao

gạo nguyên liệu tại nhà máy của nhà xuất khẩu hoặc giao gạo thành phẩm tại

cảng giao hàng do nhà xuất khẩu chỉ định. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là

xà lan đường sông. Thời gian vận chuyển từ Thốt Nốt, Cần Thơ lên cảng Sài

Gòn bình quân 24 – 36 giờ. Mùa cao điểm vào dịp tết Nguyên Đán hàng năm

có thể mất nhiều thời gian hơn do lượng vận chuyển lớn qua kênh Chợ Gạo,

thuộc tỉnh Tiền Giang. Hàng sẽ được giao lên tàu tại phao chỉ định ở cảng Sài

Gòn, thời gian chờ giao hàng từ 2 – 3 ngày. Xuất khẩu theo mô hình này phổ

biến là gạo trắng 15 – 25% tấm theo điều kiện FOB cảng Sài Gòn, đáp ứng

cho các đơn hàng theo hợp đồng G2G, B2G đi các nước Đông Nam Á, Châu

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B44

Page 45: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

Phi và Cuba. Theo các doanh nghiệp, mức lời đối với những đơn hàng này

khá thấp (thường chỉ từ 5 – 10 USD/tấn), thậm chí có những lúc bị lỗ (như

năm 2008).

Theo mô hình B :

Hàng sáo mua lúa trực tiếp của nông dân từ các vùng lúa chuyên canh để

cung ứng cho đơn hàng của các nhà xuất khẩu theo mức giá thỏa thuận vào

thời điểm mua. Hoặc nhà xuất khẩu mua lúa trực tiếp từ nông dân. Lúa/gạo

nguyên liệu được giao đến các nhà máy của nhà xuất khẩu, thanh toán bằng

tiền mặt. Gạo nguyên liệu được lau bóng, tách hạt khác màu (sortex), phối

trộn và đóng gói theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Gạo xuất khẩu chủ yếu là

gạo thơm (jasmine, fragrance) 5% tấm, đóng gói từ 1 – 10kg/bao (PP, PE),

đựng trong container 20’ và bán theo điều kiện CNF, CIF hoặc FOB. Phương

tiện vận chuyển chủ yếu là xà lan đường sông và đóng container tại ICD của

cảng Sài Gòn đối với các tỉnh ven Sông Hậu; hoặc vận chuyển bằng xe

container theo quốc lộ 1A về cảng Sài Gòn, thời gian vận chuyển trung bình 4

– 5 giờ đối với hàng hóa từ Tiền Giang và Long An. Gạo xuất khẩu theo mô

hình này chủ yếu đáp ứng cho các đơn hàng theo hợp đồng đi những thị

trường gạo cao cấp như Hongkong, Ả rập Xeut, Úc, Hàn Quốc... Theo các

doanh nghiệp,mức lời đối với những đơn hàng này thường cao hơn mô hình

A, đạt trung bình từ 40 – 50 USD/tấn.

III.Kết luận đánh giá qua nghiên cứu thực trạng.

Từ đầu thập niên 1990s đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong ba quốc

gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Song, vị thế cạnh tranh của gạo Việt

Nam trên thị trường thế giới vẫn thường xuyên đứng sau Thái Lan với một

khoảng cách khá xa.Trong những năm qua xuất khẩu gạo của Việt Nam đã

tạo được một số thành tựu nổi bật là: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu

không ngừng tăng lên (năm 2012 đạt 7,72 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,5tỷ

USD); Kết cấu chủng loại gạo đặc biệt là các loại gạo thơm giá trị cao đã có

nhiều cải thiện; thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng; xuất khẩu

gạo đã góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, tạo sự

ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo;

Xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp nông thôn,

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B45

Page 46: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nói riêng

và cả nước nói chung; Xuất khẩu gạo góp phần hội nhập quốc tế ngày càng

sâu rộng hơn. Bên cạnh đó vẫn có những nhược điểm là: Chất lượng gạo xuất

khẩu còn thấp; giá xuất khẩu thấp so với các nước Thái Lan, Ấn Độ; năng lực

cạnh tranh trên thị trường quốc tế yếu…Vấn đề lớn nhất là vấn đề tổn thất sau

thu hoạch. Từ đầu thập niên 1990s đến nay, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của

ngành lúa gạo đã giảm từ 16% còn 13,7%. Nhưng như vậy vẫn còn rất cao,

gấp hơn 2 lần so với Nhật Bản (chỉ có 5%) hay Ấn Độ (6%). Theo thông tin

từ Hội thảo về bảo quản lúa gạo cho Đồng bằng Sông Cửu Long tại Cần Thơ

ngày 30/06/2011 thì, cơ cấu tổn thất sau thu hoạch lúa gạo của vùng này như

sau: thu hoạch 3%,phơi sấy 4,2%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển

0,9%. Kết hợp thêm với một số thông tin của Phân viện Cơ điện nông nghiệp

và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT), có thể chỉ ra các nguyên nhân

yếu kém là:

•Theo ước tính của các chuyên gia, trung bình mỗi năm khu vực đồng bằng

sông Cửu Long (ĐBSCL) thiệt hại tới nửa tỷ USD (tương đương cả chục nghìn tỷ

đồng) vì thiếu các loại máy móc phục vụ thu hoạch, bảo quản lúa.Đến năm 2012

ĐBSCL cần thêm 8.000 máy sấy. Hiện tại, tỷ lệ cơ giới hóa trong thu hoạch tại

ĐBSCL chỉ đạt 40%, trong khi tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch (STH) vẫn ở mức

cao, tới 13%. Theo Bộ NNPTNT, hiện nay ở khu vực ĐBSCL có 9.600 máy sấy,

đáp ứng được khoảng 45-50% lượng lúa thu hoạch vụ hè thu (tương đương

khoảng 8 – 8,5 triệu tấn).Với sản lượng lúa còn lại, ĐBSCL cần có thêm khoảng

8.000 máy sấy với năng suất trung bình 8,8 tấn/mẻ. Riêng khâu thu hoạch, đến

nay ĐBSCL có 12.234/máy gặt lúa, trong đó máy gặt đập liên hợp (GĐLH) là

8.698 chiếc, chiếm 71%. Số máy trên chỉ đáp ứng được 56% diện tích lúa được

gặt bằng máy.Việc thu hoạch lúa bằng máy có lợi ích là giảm được chi phí, bình

quân chi phí gặt bằng máy chỉ hết 2,1 triệu đồng/ha, tiết kiệm 900.000 đồng/ha so

với thu hoạch bằng tay. Hơn nữa, việc dùng máy GĐLH, tạo điều kiện thuận lợi

cho người dân bán lúa tươi tại ruộng cho thương lái và thương lái thực hiện việc

làm khô lúa tại các lò sấy dịch vụ quy mô lớn.máy gặt, còn có tình trạng thiếu lao

động (cụ thể là tài xế), khiến cho nông dân không dám đầu tư mua máy GĐLH.

Để điều hành 1 máy GĐLH cần 1 tài xế và 2-4 người hỗ trợ việc đóng bao. Theo

ông Phạm Xuân Phú (Trường Đại học An Giang), hầu hết các tài xế đều không

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B46

Page 47: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

được đào tạo một cách bài bản, chủ yếu là những người đã từng lái máy cày, máy

kéo chuyển sang, nhưng số lượng tài xế này cũng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sử

dụng máy GĐLH. Quan hệ giữa chủ máy và tài xế rất lỏng lẻo, 100% là hợp đồng

bằng miệng nên chỉ cần có bất đồng là tài xế sẵn sàng bỏ đi, gây nhiều thiệt hại

cho chủ máy.Theo khảo sát, toàn vùng ĐBSCL hiện có khoảng 6.500 máy

GĐLH, nhưng toàn bộ người điều khiển số máy này chưa qua đào tạo. Tình trạng

này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thu hoạch lúa bằng máy ở ĐBSCL.

•Máy sấy cũng thiếu trầm trọng, đến năm 2009 số máy sấy lúa tại Đồng

bằng Sông Cửu Long có 6.435 máy (tổng công suất khoảng 37.000 tấn/mẻ

sấy), chỉ đáp ứng được 31% nhu cầu sấy lúa vụ Hè Thu. Giải pháp phơi sấy

thủ công không chỉ làm tăng tổn thất do rơi vãi mà còn ảnh hưởng giảm chất

lượng lúa gạo do không đạt tiêu chuẩn về ẩm độ, nhất là trong mùa mưa.

•Trong khâu xay xát, yêu cầu độ ẩm của lúa phải đạt 14 – 14,5% thì khi

xay xát mới đảm bảo tốt về qui cách chất lượng gạo và tỷ lệ hạt nguyên cao

(có thể đến 55% khối lượng gạo thu hồi). Tuy nhiên, do khâu phơi sấy không

tốt nên lúa thường không đạt ẩm độ tiêu chuẩn, khi xay xát không chỉ hao hụt

nhiều mà còn làm giảm tỷ lệ chính phẩm, tăng tỷ lệ thứ phẩm và phụ phẩm

(trong đó, tỷ lệ gạo nguyên hạt chỉ khoảng 40%). Mặt khác, do tập quán xay

xát hai lần như nói trên cũng góp phần làm tăng tỷ lệ hao hụt.

• Trong khâu bảo quản, cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hiện có hệ

thống kho chứa lương thực với tổng tích lượng vào khoảng 800.000 tấn.

Nhưng hầu hết kho đều được xây dựng trên căn bản dùng để dự trữ gạo: qui

mô nhỏ (một kho chứa từ vài trăm đến vài ngàn tấn), trữ gạo trong bao (25 –

50 kg/bao), có trang bị băng tải kết hợp với bốc xếp thủ công. Bên cạnh đó,

chỉ có 3 cụm silo tại Trà Nóc (Cần Thơ), Cao Lãnh (Đồng Tháp) và Bình

Chánh (Tp.Hồ Chí Minh) với tích lượng khoảng 70.000 tấn dùng để dự trữ

lúa, có kết hợp trang bị đường ống hút lúa, máy sấy, cân đo điện tử và vận

hành tự động... khá hiện đại, nhưng không đáng kể so với nhu cầu chung và

cũng ít được sử dụng trong thực tế do chi phí vận hành cao hơn làm thủ công.

• Trong khâu vận chuyển lương thực, khối lượng vận chuyển đường thủy

chiếm tỷ trọng khoảng 3/4 còn lại vận chuyển đường bộ khoảng 1/4. Riêng tại

Đồng bằng Sông Cửu Long khối lượng vận chuyển đường thủy chiếm tới hơn

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B47

Page 48: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

90%. Qui cách lúa gạo khi vận chuyển cũng giống như khi dự trữ, chủ yếu là

đóng bao PP cỡ 25 – 50 kg/bao và bốc xếp thủ công là chính nên tỷ lệ hao hụt

khá nhiều.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B48

Page 49: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

CHƯƠNG III

XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

I.Mục tiêu đinh hướng phát triển của ngành nông nghiệp.

1.Mục tiêu chung

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền

vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng

cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt

và lâu dài. Duy trì, chủ động và đẩy mạnh sản xuất giống; đảm bảo diện tích

lúa, ngô vùng thấp; chú trọng vào tăng vụ lúa xuân, đồng thời phát triển cây

ngô xuân và ngô vụ mùa và tăng vụ ngô thu đông vùng cao; bố trí cơ cấu

giống, thời vụ hợp lý; đẩy mạnh thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật,

giống mới để nâng cao năng suất, sản lượng (Trong đó, đặc biệt quan tâm hỗ

trợ thâm canh vùng trọng điểm lúa để nâng cao năng suất, sản lượng).

- Phát triển mạnh các loại rau, hoa và cây ăn quả bản địa có ưu thế đặc

thù của địa phương như phát triển sản xuất rau chuyên canh trái vụ vùng cao,

đào pháp, lê Tai nung, dứa, chuối... Xây dựng và phát triển thương hiệu, mở

rộng các hình thức liên kết trong sản xuất, xúc tiến thương mại để mở rộng thị

trường;

- Thực hiện đầu tư thâm canh diện tích chè hiện có, tập trung vào cải tạo

tăng năng xuất, chất lượng chè. Đầu tư mở rộng trồng cây thuốc lá, đảm bảo

sản xuất ổn định và lâu dài; Duy trì diện tích cây đậu tương, cây lạc, chú trọng

vào thâm canh tăng năng xuất. Tập trung và tích cực triển khai trồng cây cao

su, tuyên truyền vận động để người dân hiểu và tích cực tham gia, đồng thời

làm tốt công tác đo đạc quy chủ, lập hồ sơ địa chính bàn giao đủ diện tích đất

cho công ty cao su.

- Đẩy mạnh việc chuyển đổi và đổi mới phương thức chăn nuôi: Tập trung

chỉ đạo về công tác giống, kỹ thuật, chủ động nguồn thức ăn và các điều kiện

cần thiết để phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm theo hướng hình thành các

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B49

Page 50: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

vùng chăn nuôi tập trung hình thức trang trại, nuôi công nghiệp, nuôi nuôi

thâm canh bò; phát triển và xây dựng thương hiệu trâu Bảo Yên gắn với xây

dựng cơ sở giết mổ tập trung và xử lý chất thải; tăng nhanh các cây thức ăn

chăn nuôi, nhất là các giống cỏ mới; chủ động phòng chống dịch bệnh trên

đàn gia súc, gia cầm;

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, đa loài, đa đối tượng

(chú trọng nhiều hình thức nuôi thâm canh, bán công nghiệp); Đẩy mạnh phát

triển các đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao như: nuôi cá Hồi, cá tầm, tôm

càng xanh, rô phi đơn tính, chép lai V1… Thực hiện tốt công tác giống,

khuyến ngư, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nuôi trồng thuỷ sản phát triển an

toàn dịch bệnh và bền vững.

2.Mục tiêu cụ thể

*Giai đoạn 2011-2015: phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông

nghiệp, bảo vệ môi trường.

-Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3-3,8%. Tạo chuyển biến rõ rệt

về mở rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa học công

nghệ.

-Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực, nâng cao cả kiến thức, kỹ năng

sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp.

-Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông

nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường sinh thái

nông thôn tập trung vào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống

dịch bệnh cho cây trồng, phòng chống thiên tai.

*Giai đoạn 2016-2020: Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện

đại, sản xuất hàng hoá lớn, vững bền.

-Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5-

4%. Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam

trên trường quốc tế

*Định hướng

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B50

Page 51: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

- Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt khoảng từ 2,5 - 3%/năm,

trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là khoảng 2,7%/năm và giai đoạn 2016 - 2020

là khoảng 2,6%/năm bằng các giải pháp tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm

giá thành, điều chỉnh cơ cấu phù hợp xu hướng biến đổi nhu cầu tiêu dùng

theo mức tăng thu nhập của nhân dân (giảm tỷ lệ tiêu thụ lương thực, tăng rau

hoa quả, tăng nông sản tiêu dùng từ cây công nghiệp, tăng cây trồng làm

nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây trồng làm nhiên liệu sinh học, nguyên liệu

công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dược liệu...), duy trì quy mô sản xuất

lương thực hợp lý, đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực cho mức dân số ổn

định tương lai. Tập trung phát triển các cây trồng nhiệt đới mà Việt Nam có

lợi thế và thị trường thế giới phát triển trong tương lai có nhu cầu (lúa, cà phê,

cao su, điều, tiêu, chè, rau hoa quả nhiệt đới,…), giảm thiểu những cây trồng

kém lợi thế, chấp nhận nhập khẩu với quy mô hợp lý phục vụ chế biến và nhu

cầu tiêu dùng trong nước (bông, thuốc lá, rau hoa quả ôn đới, đỗ tương…).

-Phát triển chăn nuôi theo lợi thế của từng vùng sinh thái nhằm đáp ứng

nhu cầu thị trường trong nước theo hướng sản xuất tập trung công nghiệp,

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi

trường. Đẩy mạnh mức tăng trưởng của ngành chăn nuôi đạt khoảng 6 - 7%

trong giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 5 - 6% trong giai đoạn 2016 - 2020

đáp ứng nhu cầu trong nước với mức thu nhập ngày càng tăng (tăng thịt đỏ,

tăng gia cầm, tăng trứng sữa, tăng sản phẩm đặc sản,…), theo hướng phát

triển sản xuất thâm canh công nghiệp quy mô lớn, tăng nhanh hiệu quả sản

xuất, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi phòng chống dịch bệnh gia súc, gia

cầm, làm tốt công tác vệ sinh an toàn và kiểm dịch động vật. Tập trung phát

triển những ngành hàng có lợi thế ở từng địa phương. Xác định rõ quy mô tự

túc tối ưu và mức độ nhập khẩu cần thiết những sản phẩm mà nước ngoài có

lợi thế hơn (sữa, bò, gà, sản phẩm chăn nuôi ôn đới,…) để tập trung đầu tư và

phát triển công nghiệp chế biến.

-Tạo bước phát triển đột phá, tăng tỷ trọng của ngành thủy sản trong cơ

cấu ngành. Tập trung phát triển nuôi trồng, nhất là nuôi thủy sản nước lợ và

sau đó là nước ngọt, mở rộng nuôi trồng trên biển theo hướng đầu tư thâm

canh tăng năng suất, tăng hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn và duy trì cân

bằng sinh thái môi trường. Chuyển sang đánh bắt biển xa theo hướng khai

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B51

Page 52: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

thác bền vững, kết hợp kinh tế - quốc phòng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất

ngành Thủy sản đạt khoảng 10,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và 11-

12%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển và

hải đảo bằng các loài hải sản có giá trị thương mại cao (cá biển, tôm hùm, bào

ngư,…), phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt với đối tượng nuôi chính là

cá tra, rô phi đơn tính, tôm càng xanh; nuôi trồng thủy sản nước lợ chủ yếu là

tôm sú và tôm chân trắng. Phát triển khai thác hải sản xa bờ, viễn dương, xây

dựng đội tàu hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp đánh bắt với du

lịch, quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội tại các vùng ven biển, hải đảo…

bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và cân bằng sinh thái môi trường. Tổ chức lại hệ

thống nhà máy chế biến đạt trình độ công nghệ tương đương các nước phát

triển, theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn, đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị

gia tăng, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.

-Ổn định cơ cấu rừng sản xuất, phòng hộ và đặc dụng. Quản lý, sử dụng

bền vững diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất hiện có, thay thế các diện

tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao, tạo vùng nguyên liệu tập

trung chuyên canh có quy mô vừa và lớn, đáp ứng tiêu chí vững bền, cung cấp

phần quan trọng nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến và nhu cầu của

ngành tiểu thủ công nghiệp, đưa lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế

có hiệu quả cao. Cải thiện tốc độ phát triển và mở rộng tỷ trọng của ngành

lâm nghiệp trong tăng trưởng ngành, phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng

trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt khoảng 3,5 - 4%, tỷ trọng GDP lâm

nghiệp trong tổng GDP đạt khoảng 2 - 3%; từng bước tạo ra thu nhập từ rừng

cho các đối tượng trồng và bảo vệ rừng. Tập trung ưu tiên phát triển sản xuất

lâm sản ngoài gỗ. Phát triển trồng cây phân tán phục vụ nhu cầu đa dạng ngày

càng tăng. Đầu tư phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn đầu nguồn, nhạy cảm

môi trường ở miền núi phía Bắc, miền Trung, ở các vùng ven biển. Củng cố,

phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo tồn nguyên trạng đa dạng sinh học,

phát triển hệ sinh thái đáp ứng mục tiêu hàng đầu về môi trường và thực hiện

các nhiệm vụ phối hợp như du lịch, nghiên cứu.

II.Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo ở nước ta.

1.Cải tiến đồng bộ hóa dịch vụ logistics.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B52

Page 53: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

*Phải đi từ chủ thể quan trọng nhất của chuỗi giá trị lúa gạo là người

nông dân. Nông dân phải là người chủ trang trại gia đình sản xuất lúa gạo

hàng hóa có quy mô lớn, nhờ tích tụ ruộng đất, cơ giới hóa sản xuất và áp

dụng công nghệ canh tác tiên tiến từ khâu giống đến quá trình canh tác, thu

hoạch, sơ chế, bảo quản theo tiêu chuẩn và quy trình Global GAP. Nhờ đó,

chất lượng lúa gạo được nâng cao và ổn định, đảm bảo an toàn vệ sinh thực

phẩm với khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến

và của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Nông dân sản xuất hàng hóa

lớn phải là nông dân chuyên nghiệp, được đào tạo để trở thành những chủ

trang trại lớn. Khi tham gia mối liên kết này, chỉ những nông dân sản xuất lúa

gạo hàng hóa lớn mới cần và có thể giữ chữ tín trong các hợp đồng liên kết

với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở cả đầu vào và đầu ra của sản xuất.

Các doanh nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ lúa gạo phải được trang bị

công nghệ tiên tiến, đồng thời phải trở thành “nhạc trưởng” trong chuỗi giá trị

ngành hàng lúa gạo, tổ chức lại nền sản xuất của nông dân theo hướng hiện

đại.

Các doanh nghiệp chế biến, bảo quản tiêu thụ lúa gạo cũng chỉ có thể và

cần liên kết với các nông dân sản xuất hàng hóa lớn, tuân thủ tiêu chuẩn

Global GAP. Các doanh nghiệp này không thể ký hợp đồng với hàng chục

vạn hộ nông dân sản xuất nhỏ để tạo ra các cánh đồng lớn “liền đồng, cùng trà

giống,khác chủ.

Trong sản xuất lúa gạo, Nhà nước và chính quyền địa phương phải có định

hướng, tuyên truyền, khuyến cáo người nông dân muốn xuất khẩu bền vững

thì phải chú ý đến chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng cường sản xuất

lúa thơm jas-mine hoặc gạo Homali là những loại gạo đang được thị trường

ưa chuộng và có giá cả hợp lý bên cạnh đó sản xuất giống lúa IR50404 ở mức

độ vừa phải (dưới 20%), từ đó người nông dân sẽ thấy được hiệu quả và lợi

nhuận mang lại từ việc sản xuất các giống lúa thơm, nhận thức được sự gắn

kết giữa sản xuất và tiêu thụ (xuất khẩu). Bên cạnh đó, Nhà nước và chính

quyền địa phương cần có một sự đầu tư thỏa đáng cho việc tuyển chọn những

giống lúa chủ lực, phù hợp với thổ những từng vùng, miền cho năng suất và

giá trị cao phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước (thấu hiểu

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B53

Page 54: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

chiết lý “sản xuất cái mà thị trường cần”) và không nên chạy theo số lượng để

có vị trí thứ nhất hay thứ hai về số lượng, đã đến lúc phải đặc biệt quan tâm

đến chất lượng đế có giá trị cáo vì năng suất lúa và diện tích trồng lúa không

thể tăng mãi được.

Phần lớn lúa gạo được sản xuất ở quy mô nhỏ, đơn lẻ, dựa trên mô hình

kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, vì vậy số lượng sản phẩm thường không lớn và

phân bố không tập trung. Các doanh nghiệp chế biến gạo hiện nay nhất là các

doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu gạo không thể tự tổ chức các hình thức thu

mua để mua được lúa nguyên liệu tại chân ruộng của nông dân (không đủ

nhân lực, thiếu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận chuyển, phơi

sấy, kho bảo quản và vốn yếu, thiếu), do vậy, vai trò của thương lái rất quan

trọng. Thương lái thu gom nguyên liệu từ các hộ sản xuất đơn lẻ, sau đó đem

bán lại cho doanh nghiệp, hoặc các đại lý của doanh nghịêp chế biến hoặc các

cơ sở xay xát chế biến nhỏ của tư nhân trong vùng.Thương lái có vai trò rất

quan trọng, giúp cho nông dân, đặc biệt, nông dân ở những vùng sâu, vùng xa

tiêu thụ được lúa hàng hóa, đồng thời giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất.

Không có thương lái, các doanh nghiệp rất khó có đủ nguyên liệu đầu vào.

Bản thân doanh nghiệp không thể ký hợp đồng trực tiếp tiêu thụ nông sản cho

nông dân còn nông dân thì chỉ muốn bán cho các thương lái và việc mua bán

với thương lái dễ dàng dàng hơn.Vì vậy cần có sự liên kết hợp lý giữa doanh

nghiệp với thương lái, hàng xáo.

*Các doanh nghiệp xuất khẩu: Tính chuyên nghiệp trong hoạt động cung

ứng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa cao do có biên độ

dao động lớn về thời gian thực hiện các đơn hàng, dự trữ trung bình, thời gian

vận chuyển... dẫn đến xác suất rủi ro giao hàng chậm rất lớn, nhất là vào

mùa cao điểm xuất khẩu gạo từ tháng 2 đến tháng 5. Doanh nghiệp Việt

Nam có tỷ lệ chậm thực hiện đơn hàng đến 5%, so với các doanh nghiệp

nước ngoài. Nguyên nhân cơ bản là do nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào

không ổn định, không có đơn hàng xuất khẩu ổn định. Theo đó, doanh nghiệp

cũng không thể có kế hoạch dự trữ cụ thể trong năm. Để khắc phục tình trạng

đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B54

Page 55: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

-Chủ động để có đơn hàng dài hạn ổn định: Doanh nghiệp từng bước

chuẩn hóa từng khâu trong chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu và uy tín

của mình để có đơn hàng ổn định dài hạn. Trong tầm trung và dài hạn, phải

đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, cho phép các nhà đầu tư

nước ngoài được mua cổ phần và đầu tư vào vùng nguyên liệu, công nghệ xay

xát... tận dụng lợi thế vốn có của họ để thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân

phối ở thị trường mục tiêu.

-Xây dựng hệ thống dự trữ lúa gạo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: Việc dự

trữ và bảo quản lúa gạo trong kho của các doanh nghiệp xuất khẩu và các

nhà cung ứng ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay còn mang tính chất tạm

bợ. Đa số doanh nghiệp chưa có kho được xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật

bảo quản lúa gạo; thời gian bảo quản lúa gạo ngắn (1 – 3 tháng); khâu vệ

sinh trong và ngoài kho kém đã tạo điều kiện cho sâu mọt dễ dàng xâm nhập,

phát triển và gây hại. Bảo quản lúa gạo bằng silo hiện đại luôn có chất

lượng rất tốt, nhưng giá thành cao. Do vậy, hệ thống silo Trà Nóc (10.000

tấn), Cao Lãnh (48.000 tấn) và Tân Túc, Bình Chánh (12.000 tấn) đã từng

được xây dựng nhưng thất bại trong giai đoạn 2000 – 2005. Tuy nhiên, chất

lượng sản phẩm cho những thị trường gạo cao cấp đòi hỏi phải kiểm soát

chất lượng không chỉ từ khâu sản xuất mà còn đòi hỏi hệ thống kho dự trữ

gạo hiện đại để cung ứng gạo chất lượng đồng nhất (quality consistency, pure

variety and safety). Do đó, cần phải xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo

tại vùng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường cao cấp và chủ động

hơn về nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu.

-Sử dụng dịch vụ forwarding chuyên nghiệp: Hiện nay, các doanh nghiệp

xuất khẩu gạo đều có bộ phận giao nhận riêng nhưng được tổ chức khá

đơn giản và chỉ đơn thuần giao nhận trong nước (inbound supply chain);

phần giao nhận quốc tế do đơn vị nước ngoài đảm nhiệm. Trong tương lai,

các doanh nghiệp Việt Nam phải hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng lúa

gạo toàn cầu, yêu cầu tổ chức mang tính chuyên nghiệp cao không chỉ đối với

dịch vụ cung ứng nội địa mà còn đối với dịch vụ ở nước ngoài. Do vậy, doanh

nghiệp xuất khẩu gạo nên sử dụng dịch vụ forwarding chuyên nghiệp để

đảm bảo giao hàng đúng hạn và giám sát chất lượng theo yêu cầu.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B55

Page 56: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

2.Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để phối hợp hoạt động trong

chuỗi cung ứng

Việc xây dựng hệ thống thông tin tự động về tình hình xuất nhập khẩu

lúa gạo của thị trường Việt Nam và thế giới kết nối với Hiệp hội lương thực

Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Công thương sẽ

giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt được tín hiệu, thông tin thị trường

để điều hành sản xuất kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả hơn. Hiện nay,

doanh nghiệp lưu chuyển thông tin giữa các bộ phận chức năng cũng như với

các đối tác trong chuỗi cung ứng trên căn bản chứng từ (paper based). Vì vậy,

việc giao dịch cũng như truyền đạt thông tin khá chậm, không đưa ra được

các dự báo được chính xác và kịp thời. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động

của chuỗi cung ứng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin được coi là một yêu

cầu tất yếu khách quan để phối hợp các hoạt động liên hoàn tốt hơn, tự động

hóa khâu xử lý thông tin sẽ giúp cải thiện được vị thế cạnh tranh trong kinh

doanh do giảm chi phí giao dịch; giảm tồn kho; giảm thời gian vận chuyển;

giao hàng đúng hạn; đáp ứng chính xác các đơn hàng; phối hợp tốt hơn trong

xây dựng kế hoạch và dự báo; dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn… Bên cạnh

đó, cũng phải giải quyết tốt yêu cầu đào tạo nhân lực để hướng đến sử dụng

trao đổi dữ liệu điện tử EDI cho tất cả các dịch vụ trên chuỗi cung ứng, bao

gồm cả dịch vụ ngân hàng và khai báo hải quan, khai báo thuế…..Nhưng khó

khăn hiện nay là các doanh nghiệp, mặc dù nhận biết rõ lợi ích của công nghệ

thông tin trong chuỗi cung ứng, nhưng chi phí đầu tư quá cao nên chậm đầu

tư cho lĩnh vực này.

3.Giảm vai trò của hàng sáo.

Thực tiễn cho thấy vai trò của hàng sáo rất cần cho hoạt động xuất khẩu

gạo trong thời gian qua do đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy

nhiên, hoạt động này qua nhiều tầng lớp đã làm cho chất lượng gạo xuất khẩu

không đồng nhất. Những vấn đề còn tồn tại của hoạt động thương lái:

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B56

Page 57: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

- Hành vi ứng xử của thương lái hoàn toàn theo tín hiệu của thị trường, dễ

dẫn đến tình trạng "được mùa mất giá và mất mùa được giá". Do thương lái

hầu hết xuất phát từ nông dân, nên vốn ít.

-Nhiều thương lái không quan tâm đến chất lượng gạo nên mua tất cả dù

chất lượng tốt hay xấu. Điều này làm cho gạo sản xuất ra không đồng đều về

chất lượng, là một trong những nguyên nhân khiến giá gạo xuất khẩu của Việt

Nam luôn thấp hơn giá gạo Thái Lan.

.Vì vậy trong tương lai, khuyến khích hoạt động đầu tư của tư nhân cho công

nghệ xay xát hiện đại, đồng bộ (one process system) gắn liền với vùng lúa

chuyên canh để tăng giá trị của gạo xuất khẩu của Việt Nam trong chuỗi giá

trị gạo toàn cầu.

4.Đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay qui định các doanh nghiệp khi

ký hợp đồng xuất khẩu gạo phải đăng ký tại Hiệp Hội lương thực Việt Nam

(VFA). Đối tượng điều chỉnh không chỉ là thành viên của VFA mà bao gồm

tất cả các thương nhân tham gia xuất khẩu gạo.Về cơ bản, các doanh nghiệp

cho rằng không mất nhiều thời gian cho việc đăng ký (1 ngày) nhưng đều cho

rằng điều này không cần thiết. Vì vậy, thủ tục đăng ký này nên được thay

bằng thông báo khối lượng gạo xuất khẩu hàng tuần thông qua trao đổi dữ

liệu điện tử EDI.

Theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP Về kinh doanh xuất khẩu gạo, kể từ

ngày 01/10/2011 các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo phải đáp ứng các

điều kiện sau: (1) Có kho dự trữ dung lượng 5.000 tấn; (2) Có nhà máy xay

xát công suất 10 tấn/giờ (điều khoản 4.1). Kho hàng và nhà máy phải đáp

ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn qui

định. Doanh nghiệp phải duy trì thường xuyên mức dự trữ lưu thông bằng

10% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 06 (sáu) tháng trước đó (điều 12).

Đồng thời, điều 18 của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP Về kinh doanh xuất

khẩu gạo qui định doanh nghiệp xuất khẩu được đăng ký hợp đồng xuất khẩu

gạo khi đáp ứng các tiêu chí sau: (a) Đơn giá xuất khẩu không thấp hơn giá

sàn gạo xuất khẩu đã được công bố theo quy định; và (b) Doanh nghiệp có

lượng gạo ít nhất bằng 50% (năm mươi phần trăm) lượng gạo trong hợp đồng

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B57

Page 58: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

xuất khẩu đăng ký, không bao gồm lượng gạo thường xuyên phải có để duy

trì mức dự trữ lưu thông theo quy định tại điều 12 nghị định này. Nghị định

109 nhằm lập lại trật tự trong kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam, hạn

chế sự tham gia của các doanh nghiệp không có kho tàng, không có cơ sở

chế biến, không dự trữ đủ lượng gạo cần thiết cho xuất khẩu, theo đó tình

trạng bất ổn sẽ giảm trong thời gian tới . Nhưng đòi hỏi phải được triển khai

hợp lý, đơn giản hóa các thủ tục hành chính có liên quan.

Thông báo giá xuất khẩu gạo tối thiểu: Theo điều lệ được phê duyệt, Hiệp

hội lương thực Việt Nam có nhiệm vụ hướng dẫn giá các loại gạo xuất khẩu;

tổ chức thực hiện việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Việc đàm phán để

không bị công bố giá sàn hướng dẫn là nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ sở

giá thương nhân nước ngoài ép giá. Doanh nghiệp nào muốn xuất khẩu gạo

phải đảm bảo không bán dưới giá sàn và được sự đồng ý của VFA. Theo đó,

VFA đã ban hành Quy chế thực hiện Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung

(G2G), giao cho Thường trực Hội đồng quản trị Hiệp hội quyền phân bổ số

lượng gạo xuất khẩu theo hợp đồng G2G cho các hội viên của Hiệp hội.

Thời gian qua, VFA đã bị chỉ trích khá nhiều về cách điều hành theo cơ chế

“xin – cho” này. Các doanh nghiệp không phải thành viên Vinafood II cho

rằng cần cải tiến cơ chế này cho hợp lý hơn, vì người điều hành VFA cũng

chính là lãnh đạo của Vinafood II, có thể dẫn đến sự đối xử không công bằng

đối với các thành viên không trực thuộc Vinafood II.

III.Tạo lập môi trường và điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao.

1.Trong ngành xuất khẩu gạo

-Đa dạng hóa và tăng giá trị sản phẩm: Kết quả nghiên cứu về khuynh

hướng thị trường gạo thế giới, cũng như ảnh hưởng của biến đổi khi hậu và

tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam, cho thấy khó có thể duy trì nhịp điệu tăng

khối lượng xuất khẩu như 10 năm trước đây. Vì vậy, để gia tăng kim ngạch

xuất khẩu gạo, Việt Nam cần phải thay đổi cơ cấu gạo xuất khẩu theo hướng

tăng tỷ trọng gạo chất lượng cao: gạo đồ (parboiled rice), gạo thơm

(aromatic rice, fragrance rice); đảm bảo chất lượng đồng nhất và an toàn vệ

sinh thực phẩm để nâng cao giá trị gia tăng cho gạo xuất khẩu Việt Nam.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B58

Page 59: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

-Gạo đồ (parboiled rice) là loại gạo được chế biến từ lúa đã ngâm

nước nóng hoặc hấp bằng hơi nước nóng rồi sấy khô trước khi xay, xát,

đánh bóng. Tại một số quốc gia, xu hướng sử dụng gạo đồ thay cho gạo trắng

đang tăng lên, nhất là ở các vùng dân cư có thu nhập cao. Đặc biệt, chế biến

gạo đồ phải dùng lúa tươi, sẽ giải quyết được vấn nạn lúa ướt trong vụ hè –

thu mà lại nâng cao được giá trị hạt gạo, vì giá gạo đồ xuất khẩu thường cao

hơn loại gạo trắng thường 5% tấm từ 50 – 60 USD/tấn. Theo Công ty Cổ

phần Đầu tư Vinh Phát (đơn vị duy nhất đang xuất khẩu gạo đồ tại Việt

Nam), kể từ năm 2009 công ty đã xuất khẩu khoảng 20 – 30 nghìn tấn gạo

đồ mỗi năm, riêng năm 2011 xuất được 42.000 tấn. Giá xuất khẩu bình

quân 570 USD/tấn. Thị trường chính là Nigeria, Trung Đông, Nga và các

nước Châu Phi. Công suất thiết kế của nhà máy 90.000 tấn/năm, nhưng hiện

công ty chỉ mới khai thác được 1/2 công suất chế biến của nhà máy. Cần có

chính sách thúc đẩy phát triển loại hình này mạnh hơn trong thời gian tới.

-Phát triển dịch vụ gia tăng giá trị: Đẩy mạnh hoạt động marketing cho

sản phẩm gạo Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Đồng thời, xây dựng thương

hiệu gạo Việt Nam bắt đầu từ việc xây dựng và phát triển thương hiệu của

các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trên căn bản nâng cao chất

lượng, giá cả cạnh tranh, nâng cao uy tín và quản trị tốt chuỗi cung ứng. Xây

dựng thương hiệu gạo Việt Nam, chúng ta cần chú vào bốn khâu sau:

- Chọn, tạo và phổ biến cho nhân dân các giống lúa có chất lượng cao hơn,

năng suất cao hơn.

- Tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng như những hình

thức tổ chức để có sản lượng hàng hóa lớn và đồng đều với giá thành rẻ hơn.

- Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng kho, dự trữ, bảo quản đảm

bảo chất lượng ổn định.

- Xúc tiến thương mại.

Cả bốn khâu trên cần phải thực hiện đồng bộ thì hạt gạo Việt Nam mới

dần có thương hiệu trên thị trường thế giới.

-Mở rộng sự tham gia vào chuỗi cung ứng gạo toàn cầu: Doanh nghiệp

Việt Nam không có nhiều vốn đầu tư xây dựng kho ngoại quan cho sản phẩm

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B59

Page 60: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

gạo tại thị trường nhập khẩu chủ lực nên có thể bất lợi trong đấu thầu giành

hợp đồng G2G và thiết lập quan hệ chặt chẽ với những khách hàng có tiềm

năng lớn. Vì vậy, chính phủ có thể hỗ trợ xây dựng kho ngoại quan ở thị

trường chủ lực như Philippines và Châu Phi (trong khuôn khổ được phép,

không bị kiện chống tài trợ), giúp cho nhà xuất khẩu có thể đóng gói lại sản

phẩm với trọng lượng nhỏ hơn đáp ứng cho người tiêu dùng ngay tại kho

ngoại quan ở thị trường nhập khẩu.

-Đầu tư vùng nguyên liệu xuất khẩu: Để mở rộng qui mô sản xuất, cải

thiện chất lượng giống lúa và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế

giới, cần xây dựng các vùng nguyên liệu theo qui mô sản xuất lớn (nông

trại từ 1.000 ha – 5.000 ha), tạo thuận lợi cho cơ giới hóa việc canh tác,

thu hoạch, xử lý sau thu hoạch để không chỉ giảm tổn thất về số lượng,

nâng cao chất lượng gạo, mà còn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu truy xuất

nguồn gốc nguyên liệu của các nhà nhập khẩu. Đồng thời, cần phải đẩy mạnh

công tác nghiên cứu lai tạo giống lúa đảm bảo cho các vùng chuyên canh

lúa xuất khẩu sử dụng đầy đủ giống lúa đã qua xác nhận, lúa hàng hóa có độ

thuần chủng cao để đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng theo từng thị trường

riêng biệt.

-Giảm tổn thất sau thu hoạch: Điểm nhấn quan trọng nhất là giảm tỷ lệ

tổn thất sau thu hoạch của vùng lúa Đồng bằng sông Cửu Long từ 13,7%

hiện nay xuống ngang mức của Ấn Độ và Nhật Bản (5 – 6%). Trong đó, cần

tập trung mạnh vào hai khâu có mức tổn thất lớn hiện nay là sấy (4,2%) và dự

trữ (2,6%). Việc tổ chức lại chuỗi cung ứng sau thu hoạch theo hướng tinh

gọn và hiệu quả không chỉ chú trọng trong phạm vi các doanh nghiệp, mà còn

phải đầu tư và huấn luyện cho cả nông dân và hàng sáo để đảm bảo sự phối

hợp tốt trên toàn chuỗi cung ứng.

-Cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào vùng nguyên liệu

và xuất khẩu gạo: Hiện nay, nhiều công ty kinh doanh nông sản quốc tế như

Olam, Luis Defrey, Agri… đều có văn phòng đại diện tại Việt Nam và có

quyền trực tiếp ký hợp đồng với các doanh nghiệp Việt Nam để tiến hành

mua và xuất khẩu gạo với khối lượng lớn. Với lợi thế có sẵn khách hàng

mục tiêu đảm

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B60

Page 61: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

bảo đầu ra, nguồn vốn lớn và có thông tin thị trường thế giới chính xác,

các nhà kinh doanh quốc tế này thường xuyên mua được sản phẩm vào

những lúc giá có lợi nhất. Tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư FDI về quản

trị chuỗi cung ứng sẽ cung cấp cho khách hàng và nhà cung ứng những giải

pháp vận chuyển tích hợp với mức giá cạnh tranh. Công ty nước ngoài sử

dụng container, xe tải, xà lan, vận tải đường sông, vận tải biển quốc tế một

cách hợp lý nhất và qua đó, có thể tối ưu hóa chu trình vận chuyển bằng

cách phối hợp quản lý hải trình của tàu, dịch vụ logistics và cung cấp chứng

nhận chất lượng ở mỗi điểm dỡ hàng… để giảm mạnh cước phí vận tải, giao

nhận hàng hóa. Điều đó nhất định gây ra áp lực cạnh tranh cho các doanh

nghiệp Việt Nam trong ngắn hạn. Nhưng chắc

chắn là nó cũng sẽ tạo động lực để từng bước thúc đẩy sự chuẩn hóa hoạt

động kinh doanh theo yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần nâng

cao giá trị sản phẩm gạo Việt Nam.

2.Dịch vụ hậu cần (Logistics).

-Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông kết nối đến cảng ở Sài Gòn: Vào

mùa cao điểm xuất khẩu gạo những tuyến đường bộ kết nối vào các cảng

tại Tp.Hồ Chí Minh (đặc biệt là cảng Cát Lái) thường xuyên bị tắc nghẽn.

Buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải dự phòng thời gian vận chuyển dài

hơn 1,5 lần so với thường ngày để đảm bảo giao hàng đúng hạn. Chiến lược

gia tăng giá trị gạo

xuất khẩu sẽ bị giới hạn nếu tình trạng giao hàng chậm xảy ra thường

xuyên như thời gian qua.

-Cải thiện chất lượng dịch vụ vận chuyển đường sông nội địa: Vận chuyển

gạo bằng đường thủy từ Đồng bằng sông Cửu Long đến cảng Sài Gòn bắt

buộc phải đi qua kênh Chợ Gạo, Tiền Giang. Cũng tương tự như vận chuyển

bằng đường bộ, vào mùa cao điểm xuất khẩu gạo việc vận chuyển thường

xuyên bị tắc nghẽn tại kênh Chợ Gạo, có lúc mất cả ngày mới thông tuyến.

Cần đầu tư thỏa đáng hơn cho cơ sở hạ tầng đường thủy để cải thiện dịch vụ

vận chuyển đường sông thời gian tới.

-Phát triển liên kết nhóm trong kinh doanh xuất khẩu gạo: Mô hình liên

kết giữa nông dân – nhà kinh doanh đã chứng minh sự thành công ở trên thế

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B61

Page 62: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

giới như Ghana, Ấn Độ… Ở Việt Nam, thời gian qua, liên kết này không khả

thi do tính chất không vững chắc trong mối quan hệ giữa các đối tác (đặc

biệt là từ phía nông dân) do không có ràng buộc về pháp lý và tài chính,

cũng như ảnh hưởng của tập quán sản xuất nhỏ từ lâu đời. Việc cam kết tham

gia trên chuỗi cung ứng cần phải được đảm bảo bằng lợi ích được chia từ

phần giá trị tăng thêm trong chuỗi để ràng buộc sự gắn bó chặt chẽ lâu

dài của từng thành viên.

-Thành lập Trung tâm giao dịch gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long:

Trung tâm/sàn giao dịch gạo (Rice exchange) thực hiện đấu thầu mua bán

gạo của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sàn giao dịch qui định tiêu chuẩn gạo,

khối lượng giao dịch tối thiểu của lô hàng, biên độ dao động giá, thời hạn

giao hàng (kỳ hạn của hợp đồng)… Đồng thời, xây dựng kho ngoại quan

cho mặt hàng gạo tại Tp.Hồ Chí Minh.

-Sử dụng các phương tiện tài chính để giảm rủi ro biến động giá: Phát

triển hợp đồng mua kỳ hạn lúa/phân bón giữa doanh nghiệp với nông dân để

đảm bảo giá bán/lợi nhuận kỳ vọng của các bên. Theo đó, ngân hàng/doanh

nghiệp cung cấp tín dụng thương mại có đảm bảo của Hội nông dân, để nông

dân có đủ vốn canh tác và lựa chọn phương thức canh tác hiệu quả nhất. Tuy

nhiên, cần xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nông

dân với hợp đồng đã ký.

3.Hỗ trợ của chính phủ

Các giải pháp nêu trên sẽ càng phát huy tác dụng tốt nếu có được sự hỗ

trợ tích cực từ phía chính phủ. Tuy nhiên, như ở trên đã có nói, cần phải lưu

ý đến vấn đề đảm bảo cho những hành vi hỗ trợ đó vẫn nằm trong khuôn khổ

không vi phạm Hiệp định về tài trợ và các biện pháp chống tài trợ của WTO

để hạt gạo Việt Nam không bị kiện chống tài trợ khi xuất khẩu ra thị trường

thế giới. Ở đây,

các nội dung hỗ trợ của chính phủ sẽ chỉ được nêu lên như những kiến

nghị chứ không đi sâu vào nội dung chi tiết như các giải pháp. Các kiến nghị

cụ thể như sau:

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B62

Page 63: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

- Đầu tư cho các viện nghiên cứu nông học tạo ra giống lúa tốt và nhân

giống lúa xác nhận để cung cấp đầy đủ cho các vùng chuyên canh lúa xuất

khẩu.

-Bảng tiêu chuẩn gạo Việt Nam được ban hành từ năm 1999, cần được cải

tiến để tiếp cận với tiêu chuẩn gạo Thái Lan và ban hành sớm để phục vụ cho

hoạt động xuất khẩu gạo.

-Đẩy mạnh công tác khuyến nông theo hướng hỗ trợ tích cực hơn cho việc

phổ biến kỹ thuật canh tác lúa hiện đại.

-Cải tiến cơ chế tín dụng nông thôn tạo điều kiện cho các hộ nông dân tiếp

cận với nguồn vốn tài trợ sản xuất của ngân hàng thương mại dễ dàng hơn.

-Qui hoạch và đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển vùng lúa chuyên canh

xuất khẩu qui mô lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long.

-Hỗ trợ xây dựng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử cho Hội nông dân gắn

kết với các đối tác tham gia chuỗi cung ứng lúa gạo.

-Có cơ chế cho phép Quỹ dự trữ quốc gia thực hiện chức năng của Sàn

giao dịch lúa gạo: mở thầu định kỳ cho dự trữ an ninh lương thực quốc gia;

ký gửi lúa gạo và bán gạo bình ổn giá trên thị trường nội địa để đảm bảo mức

lãi mong đợi cho nông dân.

-Có chính sách ưu đãi đầu tư thiết bị xay xát hiện đại để thúc đẩy quá

trình cải tiến nâng cao qui mô lợi suất kinh tế của các doanh nghiệp xuất khẩu

gạo…Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn về vốn trong

thu mua gạo tạm trữ cũng như áp lực trả nợ ngân hàng, nên các doanh nghiệp

không thể thu mua lúa kịp thời vào thời điểm thu hoạch của người nông dân,

cũng như phải hạ giá bán gạo để đáo hạn nợ ngân hàng gây ra sự biến động

giá gạo. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp

xuất khẩu mua gạo xuất khẩu như giãn nợ cho các doanh nghiệp có hàng tồn

kho lớn để ổn định giá gạo trong nước cũng như xuất khẩu.Theo nghiên cứu

của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết phần lớn người trồng lúa ở Việt Nam

có quy mô nhỏ. Tại Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 4 triệu hộ trồng

lúa, với quy mô khoảng 4,4 nhân khẩu/1 hộ, với lợi nhuận thu được từ sản

xuất lúa khoảng 230USD/người-năm. Qua số liệu này cho thấy, phần lớn

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B63

Page 64: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

người nông dân sản xuất lúa ởViệt Nam là nghèo. Như vậy, Nhà nước phải có

sự quan tâm kịp thời khi giá lúa giảm để trợ giá cho người nông dân đảm bảo

cho họ luôn có mức lợi nhuận định mức từ 30% trở lên, để họ tái sản xuất và

yên tâm, gắn bó với nghề nông của mình.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B64

Page 65: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

KẾT LUẬN

Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật về xuất khẩu gạo trong hơn 2

thập niên gần đây, thể hiện qua khối lượng xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới và

giá trị xuất khẩu gần 4 tỷ USD trong năm 2011. Nhưng sự tăng trưởng của

ngành hàng này chưa bền vững, thể hiện qua qui mô sản xuất chế biến còn

nhỏ, tổn thất sau thu hoạch lớn, thương hiệu gạo Việt Nam đang định hình ở

gạo giá rẻ, phẩm cấp trung bình, tỷ lệ chậm giao hàng cao, chưa tham gia tích

cực vào chuỗi cung ứng gạo toàn cầu… Tình hình cạnh tranh trên thị trường

quốc tế đối với mặt hàng gạo ngày càng gay gắt. Việt Nam không chỉ cạnh

tranh với Thái Lan – quốc gia đã có thương hiệu gạo cao cấp – mà còn phải

cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu gạo giá rẻ như Ấn Độ, Pakistan, Trung

Quốc... Do đó, muốn duy trì vị thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong

tương lai, Việt Nam cần phải hoàn thiện và đồng bộ hóa giữa các khâu trong

chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu; đồng thời phải tham gia tích cực hơn vào

chuỗi cung ứng gạo toàn cầu để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm gạo

Việt Nam . Các giải pháp nêu trên đòi hỏi phải có sự nỗ lực phối hợp chặt

chẽ giữa tất cả thành viên trong chuỗi cung ứng cũng như sự hỗ trợ của tích

cực từ phía chính phủ.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B65

Page 66: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân- Quản trị chuỗi cung ứng- Những trải nghiệm

tuyệt vời.

2.GS.TS Đoàn Thị Hông Vân- Logistics những vấn đề cơ bản.

3.Micheal Hugos- Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng.

4.TS. Nguyễn Văn Sơn, Khoa Kinh tế & Luật, Trường Đại học Mở Tp.Hồ

Chí Minh-Tham luận tại hội thảo và triển lãm quốc tế về: "Hậu cần vận tải

hàng hải Việt Nam 2013"

5.Báo cáo thường niên lúa gạo.

http://www.isgmard.org.vn/Jobs/2008/IPSARD/Demo%20Vietnam%27s

%20Rice%20Yearbook-v.pdf

6.Tạp chí Phát triển và hội nhập, tháng 3-4/2013.

7. Agrifood consulting International, Northeast Thailand Rice Value Chain

Study. February 2005.

http://www.mmw4p.org/dyn/bds/docs/553/Agrifood%20Consulting%20Rice

%20VC%20Thailand%202005.pdf

8.IDFC, study of the domestic Rice Value Chains in the Niger Basin of Mali,

Niger and Nigeria,

West Africa, Sept. 2008.

9.http://luanvan.co/luan-van/tieu-luan-ly-thuyet-chuoi-cung-ung-va-thuc-

trang-chuoi-cung-ung-tai-tap-doan-ban-le-walmart-24828/

10.http://WWW.baomoi.com/Xuất-khau-gao-nam-2012-Luong-tang-gia

giam/45/10140883.epi.

11.http://WWW.SGGP.org.vn/nongnghiepkt/2012/12/305895

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B66

Page 67: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

.

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B67

Page 68: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B68

Page 69: chuyen de nang cao hieu qua chuoi cung ung san pham hot 2018, free

Đề án môn học GVHD: GS.TS Đặng Đình Đào

SV: Ngô Thị Thùy Liên Lớp: QTKD Thương mại 53B69