chuyen de dvd-an-final report

94
ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ VÀ CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI, TRỮ LƯỢNG QUẦN XÃ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM KHU BẢO TỒN BIỂN Xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn Phú Quý BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN ----------O0O---------- BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ VÀ CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI, QUẦN XÃ ĐỘNG VẬT ĐÁY KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUÝ Người thực hiện: KS. Đỗ Thanh An KS. Hoàng Đình Chiều KS. Đỗ Anh Duy Viện Nghiên cứu Hải sản Dự án: Xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn Phú Quý - Bình Thuận Chủ dự án: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Upload: an-do-thanh

Post on 06-Aug-2015

125 views

Category:

Documents


13 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chuyen de Dvd-An-final Report

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN----------O0O----------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ VÀ CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI, TRỮ LƯỢNG QUẦN XÃ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM KHU BẢO

TỒN BIỂN PHÚ QUÝ

Người thực hiện: KS. Đỗ Thanh An

KS. Hoàng Đình Chiều

Viện Nghiên cứu Hải sản

Dự án:Xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn Phú Quý - Bình Thuận

Chủ dự án:Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Cơ quan thực hiện:Viện Nghiên cứu Hải sản

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN----------O0O----------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ VÀ CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI, QUẦN XÃ ĐỘNG VẬT ĐÁY KHU BẢO TỒN

BIỂN PHÚ QUÝ

Người thực hiện: KS. Đỗ Thanh An

KS. Hoàng Đình Chiều

KS. Đỗ Anh Duy

Viện Nghiên cứu Hải sản

Dự án:Xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn Phú Quý - Bình

Thuận

Chủ dự án:Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Cơ quan thực hiện:Viện Nghiên cứu Hải sản

Page 2: Chuyen de Dvd-An-final Report

HẢI PHÒNG, 12/2010

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................4

MỞ ĐẦU..................................................................................................................5

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................7

1. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Việt Nam..................................................7

2. Tình hình nghiên cứu nhóm động vật đáy tại vùng rạn...................................16

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................20

1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..........................................................................20

1.1. Địa điểm:.........................................................................................................20

1.2. Thời gian:........................................................................................................21

2. Phương pháp điều tra thực địa..............................................................................21

2.1. Phương pháp thu mẫu..........................................................................................21

2.2. Phương pháp bảo quản mẫu.........................................................................22

3. Phương pháp phân tích mẫu..................................................................................22

4. Xử lý và phân tích số liệu........................................................................................23

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................24

1. Đa dạng thành phần loài động vật đáy khu vực ven đảo Phú Quý...............24

1.1. Đa dạng thành phần loài nhóm động vật thân mềm..................................24

1.1.1. Cấu trúc thành phần loài...........................................................................24

1.1.2. Đặc điểm phân bố.......................................................................................26

1.1.2.1. Phân bố thành phần loài..........................................................................26

1.1.2.2. Phân bố về sinh vật lượng........................................................................27

1.1.2.3. Phân bố theo đới độ sâu...........................................................................27

1.1.2.4. Phân bố theo độ phủ và theo vùng rạn san hô........................................28

1.2. Đa dạng thành phần loài nhóm giun nhiều tơ.............................................29

1.2.1. Thành phần loài và cấu trúc......................................................................29

1.2.2. Đặc điểm phân bố.......................................................................................29

2

Page 3: Chuyen de Dvd-An-final Report

1.3. Đa dạng thành phần loài nhóm da gai.........................................................31

1.3.1. Thành phần loài..........................................................................................31

1.3.2. Đặc điểm phân bố.......................................................................................32

1.3.3. Đặc điểm phân bố định lượng của da gai.................................................33

1.4. Đa dạng thành phần loài nhóm giáp xác.....................................................34

1.4.1. Thành phần loài..........................................................................................34

1.4.2. Đặc điểm phân bố.......................................................................................35

1.4.2.1. Đặc điểm phân bố về thành phần loài....................................................35

1.4.2.2. Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh nền đáy............................................36

1.4.2.3. Đặc điểm phân bố về sinh vật lượng......................................................38

2. Đặc điểm nguồn lợi và trữ lượng động vật đáy khu vực ven đảo Phú Quý.39

2.1. Tiềm năng và trữ lượng nguồn lợi động vật thân mềm..............................39

2.2. Đặc điểm và hiện trạng nguồn lợi nhóm da gai..........................................40

2.3. Hiện trạng và biến động nguồn lợi nhóm giun nhiều tơ.............................41

2.4. Ước tính trữ lượng nguồn lợi nhóm giáp xác..............................................41

3. Hiện trạng và biến động phân bố động vật đáy.................................................42

4. Những tác động của động vật đáy tới vùng dự kiến thiết lập KBTB............42

4.1. Tác động của động vật đáy tới hệ sinh thái đảo..........................................42

4.2. Giá trị của động vật đáy trong phát triển ngành du lịch sinh thái............44

5. Tác động của con người lên hệ sinh thái động vật đáy.....................................45

6. Các giải pháp nhằm quản lý động vật đáy tại các vùng đảo nghiên cứu

nhằm phục vụ cho công tác thiết lập quản lý..........................................................45

6.1. Các giải pháp trong việc khai thác động vật đáy trên vùng rạn san hô. . .45

6.2. Các giải pháp trong bảo vệ hệ sinh thái cho động vật đáy.........................45

6.3. Các giải pháp trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng tại vùng nghiên

cứu..........................................................................................................................46

PHẦN V. KẾT LUẬN..........................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................49

3

Page 4: Chuyen de Dvd-An-final Report

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tổng hợp thành phần loài của ngành, lớp động vật đáy đã công bố...9

Bảng 2: Sinh vật lượng bình quân ở một số vùng điều tra...............................15

Bảng 3: Sinh vật lượng bình quân của một số nhóm sinh vật đáy chủ yếu.....15

Bảng 4: Thành phần loài nhóm động vật da gai phân bố tại. 17 Hòn Mun-Nha

Trang......................................................................................................................17

Bảng 5: Cấu trúc thành phần loài động vật thân mềm ven đảo Phú Quý......24

Bảng 6: Số lượng loài và chỉ số đa dạng sinh học (H’) vùng ven đảo Phú Quý

................................................................................................................................27

Bảng 7: Sinh vật lượng động vật thân mềm vùng ven đảo Phú Quý...............27

Bảng 8: Các chỉ số đa dạng loài của ĐVTM phân bố theo độ sâu của các vùng

ven đảo Phú Quý...................................................................................................28

Bảng 9: Chất lượng rạn san hô tại các khu vực nghiên cứu.............................29

Bảng 10: Cấu trúc thành phần loài động vật da gai khu vực ven đảo Phú Quý

................................................................................................................................31

Bảng 11: Sự phân bố của da gai theo mặt các dạng khu vực khảo sát............33

Bảng 12: Cấu trúc khu hệ giáp xác khu vực ven đảo Phú Quý........................34

Bảng 13: Số lượng loài và chỉ số đa dạng sinh học (H’) vùng ven đảo Phú Quý

................................................................................................................................36

Bảng 14: Thành phần loài và sự phân bố theo chiều thẳng đứng....................36

Bảng 15: Sinh vật lượng giáp xác vùng ven đảo Phú Quý................................39

Bảng 16: Ước tính trữ lượng ĐVTM trên rạn san hô ven đảo Phú Quý.........40

Bảng 17: Ước tính trữ lượng nhóm giáp xác trên rạn san hô ven đảo Phú Quý.....41

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Bản đồ vị trí các điểm khảo sát ven đảo Phú Quý...............................20

Hình 2: Tỷ lệ % thành phần loài nhóm động vật đáy.......................................24

Hình 3: Số lượng loài ĐVTM ở khu vực ven đảo Phú Quý..............................26

Hình 4. Tỷ lê % thành phần loài của khu hệ da gai ven đảo Phú Quý............32

Hình 5: Số lượng loài giáp xác khu vực ven đảo Phú Quý...............................35

4

Page 5: Chuyen de Dvd-An-final Report

MỞ ĐẦU

Rạn san hô là một hệ sinh thái điển hình và quan trọng nhất trong các hệ

sinh thái biển đảo, rạn san hô được tìm thấy trên 100 quốc gia và các vùng lãnh

thổ nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rạn san hô trên toàn thế giới có khoảng

6 x 105 km2, và chiếm khoảng 0,1% diện tích bề mặt trái đất (Smith, 1978). Rạn

san hô tham gia hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ trên toàn thế giới

và có ý nghĩa thật sự quan trọng đối với cộng đồng dân cư ở nhiều đảo và vùng

ven biển, trong phương diện bảo tồn đất đai và phục vụ cuộc sống con người (Võ

Sỹ Tuấn, 2003). Việt Nam có khoảng 1.100km2, trong đó 45% diện tích độ phủ

rạn là san hô sống. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã

hội, du lịch đang và sẽ là hướng phát triển trọng tâm. Hệ sinh thái rạn san hô là

điều kiện tốt để cho nhiều loài sinh trưởng và phát triển. Trong đó, nhóm động vật

đáy cỡ lớn luôn chiếm đa số cả về thành phần loài, số lượng cũng như sinh khối.

Động vật đáy trong hệ sinh thái biển đảo là một trong những nguồn thực

phẩm có chấp lượng cung cấp trực tiếp cho con người, giá trị thương mại, du lịch

phục vụ cho chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu và cả trong y học như các loài hải

sâm, bào ngư... Hiện nay, những nghiên cứu về động vật đáy đã được tiến hành

nghiên cứu trên nhiều quy mô khác nhau, trên nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt

là tiến hành nghiên cứu trên đối tượng có giá trị kinh tế, có sản lượng khai thác

cao, trong đó chủ yếu là nhóm động vật đáy cỡ lớn vùng ven bờ, như một số loài

hải sâm, một vài loài giáp xác, cá, một số động vật hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu động vật đáy cỡ lớn tại các hệ sinh thái vùng

biển đảo còn rất ít hoặc đang tập trung tại các viện nghiên cứu trên cả nước chưa

được công bố rộng rãi, các nghiên cứu còn mang tính khái quát, tổng hợp chưa đi

vào từng nhóm đối tượng. Các thông tin không theo hệ thống và nhiều thông tin

còn thiếu trong quá trình thu thập, tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho mục đích quy

hoạch, bảo vệ các giá trị đa dạng loài phân bố và giá trị kinh tế với mục tiêu bảo

tồn và khai thác nguồn lợi lâu dài, bền vững.

5

Page 6: Chuyen de Dvd-An-final Report

Nguồn lợi sinh vật biển đang bị khai thác ở mọi lúc, mọi nơi tại các vùng

ven bờ, ven đảo. Nhiều loài có giá trị cao như tôm hùm, hải sâm, bào ngư… là

nhóm loài tập trung ở những vùng nước nông ven đảo đặc biệt là trong các rạn san

hô đang bị khai thác triệt để, vùng rong cỏ biển, vùng triều. Khả năng khai thác và

đánh bắt quá mức trong các hệ sinh thái làm cho các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ

sinh thái san hô đang có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng nhiều đến các loài sinh

sống phụ thuộc vào các hệ sinh thái, là mối đe dạo lớn cho nhiều loài sinh vật

biển.

Báo cáo này dựa xác định các đặc trưng cơ bản về thành phần loài, đặc

điểm phân bố, mật độ và khối lượng của động vật đáy trên rạn san hô vùng biển

ven đảo Phú Quý làm cơ sở cho công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học rạn san hô

phục vụ nghiên cứu, du lịch cũng như cung cấp cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu

về nhóm động vật đáy.

6

Page 7: Chuyen de Dvd-An-final Report

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Việt Nam

Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ, 1978 đã thống kê toàn bộ các công trình

nghiên cứu hệ động vật đáy biển Việt Nam, tác giả đã thống kê được 74 công trình

nghiên cứu trên toàn lãnh thổ và tiêu biểu trong các công trình nghiên cứu đó là

của các tác giả nước ngoài và chuyến tầu khảo sát liên kết giữa Việt Nam - Trung

Quốc. Các công trình có thể kể đến là: Công trình nghiên cứu của, C. Dawydoff từ

năm 1930 - 1952. E.F. Gurjanova và đội điều tra Việt-Trung từ năm 1959 -1962

đã có những đóng góp đáng kể trong kết quả chung về thành phần khu hệ động vật

đáy biển Việt Nam. Tác giả đã thống kê được 6377 loài động vật đáy ở biển Việt

Nam trong đó có 1064 loài chưa được công bố và 667 loài chưa xác định được.

Trong số các loài trên có 925 loài được công bố mô tả, số còn lại 4388 loài được

công bố danh mục. Trong số các loài công bố có một giống mới, 372 loài mới và

một dạng mới. Cụ thể của từng ngành, lớp được trình bày dưới đây:

- Ngành Hải miên: có 160 loài, trong đó có 18 loài chưa xác định, 123 loài

công bố danh mục, 28 loài công bố mô tả, 9 loài chưa công bố và có 8 loài mới

được tổng hợp từ 5 công trình của Dawydoff, Lévi, Gurjanova và Trần Ngọc Lợi.

- Ngành Ruột khoang: có 714 loài, trong đó có 32 loài mới, một dạng mới, 33

loài chưa xác định, 547 loài công bố danh mục, 114 loài công bố mô tả và 23 loài

chưa công bố được tổng hợp trong tổng số 15 công trình của Dawydoff, Hickson,

Leloup, Pax và Muller, Trần ngọc lợi, Viện nghiên cứu biển nay là Viện nghiên

cứu Hải Sản.

- Ngành giun vòi: có 10 loài công bố danh mục trong đó có một loài chưa

xác định được tổng hợp từ 2 công trình của Dawydoff và Gurjanova.

- Ngành giun đốt: Lớp giun nhiều tơ: có 743 loài trong đó có 1 giống mới

và 45 loài mới, 135 loài chưa xác định, 488 loài công bố danh mục, 176 loài công

bố mô tả và 79 loài chưa công bố trong tổng số 15 công trình nghiên cứu của

Dawydoff, Fauchald, Fauvel, Gallardo, Gurjanova, Sérène, Strelzov, Uschakov,

Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Viện nghiên cứu biển

7

Page 8: Chuyen de Dvd-An-final Report

- Ngành Sipunculida: có 32 loài, trong đó có 5 loài chưa xác định, 21 loài

công bố danh mục, 11 loài công bố mô tả, trong tổng cộng 6 công trình của

Dawydoff, Gurjanova, Trần Ngọc Lợi.

- Ngành Uchiuria: có 6 loài công bố danh mục, 2 loài chưa xác định, được

tổng hợp trong 3 công trình của Dawydoff, Gurjanova, Trần Ngọc Lợi

- Ngành động vật hình rêu: có 100 loài được công bố danh mục, trong đó có

10 loài chưa xác định, có 4 loài mới, được tổng hợp trong 3 công trình của

Dawydoff, Gurjanova, Trần Ngọc Lợi.

- Ngành tay cuộn: có 6 loài công bố danh mục, được tổng hợp từ 2 công

trình của Dawydoff và Sérène.

- Ngành thân mềm: có 2523 loài trong đó có 154 loài chưa xác định, 1632

loài công bố danh mục, 308 loài công bố mô tả, 583 loài chưa công bố, trong số

loài công bố có 200 loài mới được tổng hợp từ 19 công trình nghiên cứu của

Bavay, Dautzenberf & Fischer, Marche-Marchard, Risbec, Robson, Saurin,

Sérène Hayashi, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Định Đình Tiền, Viện

Nghiên cứu biển.

- Ngành chân khớp, lớp giáp xác: có 1647 loài trong đó có 264 loài chưa

xác định, 1044 loài công bố danh mục, 248 loài công bố mô tả, có 38 loài mới và

355 loài chưa công bố, được tổng hợp từ 46 công trình của Boschma, Fize, Pize &

Sérène, Forest, Gravier, Dawydoff, Gurjanova, Monod, Starobogatov, Tiwari,

Hayashi, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Định Đình Tiền, Viện Nghiên cứu

biển.

- Ngành da gai: có 384 loài có 39 loài chưa xác định, 359 loài công bố danh

mục, 10 loài công bố mô tả, 15 loài chưa công bố được tổng hợp trong 8 công

trình của Sérène, Hayashi, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Định Đình Tiền,

Viện Nghiên cứu biển, Dawydoff

- Ngành Hemichordata: có 6 loài công bố danh mục, có 2 loài chưa xác

định, được tổng hợp từ công trình của Dawydoff

8

Page 9: Chuyen de Dvd-An-final Report

- Ngành Chordata: có 46 loài công bố danh mục, 1 loài chưa xác định, được

tổng hợp từ 4 công trình của Sérène, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung,

Gurjanova, Dawydoff.

Bảng 1: Tổng hợp thành phần loài của ngành, lớp động vật đáy đã công bố

STT

Ngành

Tổng số

loài

Số loài chưa công bố

Số loài công bố

danh mục

Số loài công bố mô tả

Số loài chưa xác định

Sốcông trình

nghiên cứu

Các loài mới

Dạng mới

Giống mới

Loài mới

1Ngành Hải

miên160 9 123 28 18 5 8

2Ngành Ruột

khoang714 23 547 114 33 15 1 32

3Ngành Giun

vũi10 10 1 2

4Ngành Giun đốt, lớp Giun

nhiều tơ743 79 488 176 79 15 1 45

5Ngành

Sipunculida32 21 11 5 6

6Ngành

Echiuria6 6 2 3

7Ngành động vật hình rêu

100 100 10 3 4

8Ngành tay

cuộn6 6 2

9Ngành chân khớp, lớp giáp xác

1467 355 1044 248 264 46 38

10

Ngành thân mềm

2523 583 1632 308 154 19 200

11

Ngành da gai 384 15 359 10 39 8

12

Ngành Hemichordata

6 6 2 1

13

Ngành Chordata

46 46 1 4

Nguồn: (Nguyễn Văn Chung và nnk, 1978)

9

Page 10: Chuyen de Dvd-An-final Report

Tóm lại có thể thấy 6377 loài được thống kê từ 77 công trình là một con số

lớn so với những điều kiện nghiên cứu trước và nó chủ yếu được tiến hành bởi các

nhà nghiên cứu nước ngoài trong đó tiêu biểu là các tác giả Sérène, Dawydoff,

Gurjanova và một sô nhà nghiên cứu trong nước tiêu biểu như Nguyễn Văn

Chung, Trần Ngọc Lợi. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn nhiều hạn chế như

tập chung ở vùng triều và vùng ven bờ của một số địa phương riêng lẻ, phạm vi

hẹp và chỉ có ba cuộc điều tra trên quy mô lớn như tàu De lanessan (1929 - 1931),

đội điều tra Việt – Trung (1959-1960, 1962) và Việt – Xô (1960 – 1961). Mặt

khác, bên cạnh những ngành, lớp được các chuyên gia tập chung nghiên cứu nhiều

nên số loài phát hiện nhiều như thâm mềm (2523 loài), giáp xác (1647 loài), giun

nhiều tơ (743 loài), còn nhiều ngành, lớp chưa được nghiên cứu nhiều như hải

miên, ruột khoang, da gai…và trong đó chỉ có hai vùng biển được nghiên cứu

nhiều đó là vịnh Nha Trang và vịnh Bắc Bộ. Hơn nữa các công trình trên được

nghiên cứu tổng hợp nhiều đối tượng cho toàn vùng biển Việt Nam và chủ yếu sử

dụng phương pháp thu mẫu điểm bằng gầu Petersen chỉ tính được lượng sinh vật

đáy cỡ nhỏ, trong đó giun nhiều tơ chiếm số lượng chính về mật độ phân bố của

sinh vật đáy.

Nguyễn Văn Chung, 1994. Tác giả lại tổng hợp các công trình nghiên cứu

về động vật đáy tại vung biển việt nam, nhưng chủ yếu là về mặt phân bố của các

loài. Tác giả đã tổng hợp từ hơn 100 báo cáo của các tác giả và công trình như:

Nhiều tác giả như Dawydoff,C., Serene, R., Gurjanova E.F. và đội điều tra Việt-

Trung (hợp tác Việt Trung điều tra vịnh Bắc Bộ) đã có nhiều công trình nghiên

cứu đóng góp vào nghiên cứu thành phần loài sinh vật đáy biển Việt Nam. Về

nghiên cứu sinh thái khu hệ ĐVĐ dưới triều, kết quả điều tra tổng hợp vịnh Bắc

Bộ do hợp tác Việt Trung (1959 – 1960 và 1962), và Việt Xô (1960 -1961), đã

giới thiệu về thành phần loài, phân bố, sinh vật lượng và các đặc điểm khu hệ động

vật đáy vịnh Bắc bộ từ độ sâu hớn hơn 20 m. Năm 1962-1964, Tổng cục Thuỷ Sản

đã tiến hành điều tra bổ sung sinh vật đáy vùng gần bờ Tây vịnh Bắc bộ. Năm

1974, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Xuân Dục… đã “điều tra sinh vật đáy ven bờ

10

Page 11: Chuyen de Dvd-An-final Report

biển Quảng Ninh-Hải Phòng” ở độ sâu không quá 30m với mục đích góp phần

hoàn thiện khu hệ sinh vật đáy vịnh Bắc Bộ. Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ và

ctv đã điều tra khu hệ sinh vật đáy vịnh Bình Giang-Nha Trang (1978) và vùng

biển Thuận Hải-Minh Hải (1981). Năm 1981-1985, trong chương trình hợp tác

Việt-Xô nghiên cứu hệ sinh thái ven biển nam Việt Nam, tác giả đã đi sâu về quần

xã sinh vật đáy trên đáy mền. Trong chương trình nghiên cứu biển 1986-1990, trên

cơ sở kết qủa đã nghiên cứu bao gồm số liệu đã thu được về sinh vật đáy trên tàu

Biển Đông (1979-1980) ở vùng biển Nam Việt Nam, cùng với kết quả mới thu

được, các tác giả Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ và ctv đã tiến hành nghiên cứu

tổng hợp, góp phần hoàn chỉnh khu hệ sinh vật đáy toàn vùng biển Việt Nam.

Tổng số loài đã phát hiện dược cho thấy thành phần loài phân bố của động

vật đáy trên vùng biển Việt Nam như sau:

- Ở vịnh Bắc Bộ (từ vĩ độ 170 trở ra) số loài chiếm khoảng 20%.

- Ở biển miền Trung và Nam Bộ (từ vĩ độ 170 trở vào) số loài chiếm

khoảng 50%.

- Số loài phát hiện được ở cả 3 vùng chiếm khoảng 30%.

- Thành phần loài ở biển miền Trung và phía Nam không khác biệt mấy và

có xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam. Thành phần loài có nguồn gốc và đặc tính

phân bố địa lý rộng ở hầu khắp các vùng biển thế giới, ngoại trừ một số ít loài

phân bố toàn cầu (Cosmopolite), có khả năng thích nghi cao với điều kiện sống,

còn lại phần lớn số loài chỉ phân bố rộng ở vùng nhiệt đới ấn Độ - Tây Thái Bình

Dương.

Đặc điểm phân bố của một số nhóm động vật đáy chính tại vùng biển Việt

Nam như sau:

Phân bố của giun nhiều tơ (Polychaeta)

Nhóm giun nhiều tơ chiếm vị trí khá quan trọng trong khu hệ động vật đáy

biển Việt Nam, tuy thành phần loài không nhiều như thân mền và giáp xác, nhưng

đã phát hiện được khoảng 700 loài. Trong đó một số họ có số loài tương đối nhiều

như họ Aphroditidae, Nereidae, Eunicidae, syllidae, Terebellidae, Capitellidae,

11

Page 12: Chuyen de Dvd-An-final Report

Nephtyidae… Phần lớn giun nhiều tơ thích ứng với dạng chất đáy là bùn nhuyễn,

cá biệt có loài sống ở chất đáy là cát lớn hoặc cát có lẫn vỏ sinh vật, nhiều loài

sống trong các tầng san hô chết. Sự phân bố của giun nhiều tơ khác hẳn với thân

mềm, giáp xác và da gai. Nhiều loài giun nhiều tơ phân bố rất rộng trong đó có

một số loài có phân bố toàn cầu như Terebellides stroemi, Sternaspis scutata,

Nephtys dibranchis…hoặc phân bố rộng ở khu biển nhiệt đới ấn Độ-Thái Bình

Dương như Marphysa stragulum, Chloeia, Panthalis melanonotus. Ở biển Việt

Nam ngoài các loài phân bố rộng như đã nói ở trên, từng vùng biển có thành phần

loài đặc trưng khác nhau:

- Ở vịnh Bắc bộ đã phát hiện khoảng 300 loài, các loài đặc trưng là

Phyllidoce castanea, Eunice tubofex, Notomastus latericeus, Glycera riuxii…

- Ở ven biển miền Trung đã phát hiện gần 400 loài, các loài đặc trưng là

Amphinome rostrata, Glycera alba, Glycera capitata, Prionospio malayensis,

Sthenolepis japonica..

- Vùng biển miền Nam đã phát hiện được 200 loài, các loài đặc trưng là

Micronephtys sphaerocirrata, Thalenessa trpica, Onuphis eremita, Aglaophmus

orientalis..

Phân bố của thân mềm (Mollusca)

Động vật thân mềm có thành phần loài nhiều nhất trong các nhóm động vật

đáy, đến nay đã phát hiện được gần 2500 loài thuộc 163 họ, trong đó một số họ có

số loài tương đối nhiều như: Pyramidellidae, Veneridae, Conidae, Muricidae,

Cypraeidae, Nassidae, Pectinidae, Arcudae…Thân mềm phân bố hầu hết ở các loại

chất đáy, từ đá tảng ven biển đến vùng bùn nhuyễn có độ sâu vài chục mét. Phân

bố trên mặt rộng cũng có sự khác nhau ở từng vùng biển:

- Ở vịnh Bắc Bộ đã phát hiện được gần 1000 loài, các loài thường gặp là

Distorsio reticulata, Bursa rana, Murex tiapa, Amussium pheuronectes, Drupa

margariticola, Turricula tuberculata, Angulus vestalis…

- Biển miền Trung thành phần loài thân mền rất phong phú, đã phát hiện

được gần 1500 loài, các giống loài thường gặp là: sò (Arca), hầu (Ostrea),

12

Page 13: Chuyen de Dvd-An-final Report

Cardium pulcherum, Cerithium kochi, Natica chilensis, Surcula tuberculata,

Tellina radiata, Terebellum terebellum, Pinna vexillum, P. nigra, Trai tai tượng

(Tridacna squamosa, T. crocea), ốc đụn (Trechus niloticus, Tectus pyramis)…

- Vùng biển phía Nam đã phát hiện được khoảng 500 loài các loài thường

gặp là Turbo bruneus, Nerita albicilla, Thais acleata, Arca antiquata, Chlampys

nobilis, Strombus succinctus.

Phân bố của giáp xác (Crustacea)

Động vật giáp xác có số loài và số lượng cá thể tương đối nhiều, đặc biệt

trong mẫu kéo lưới động vật đáy, đây là một đặc trưng của khu hệ sinh vật đáy

vùng biển nhiệt đới. Đến nay đã xác định được khoảng 1500 loài thuộc 70 họ,

trong đó một số họ có số loài tương đối nhiều như: Xanthidae, Gonoplacidae,

Leucosidae, Portunidae, Ocypodidae, Majidae, Penaeidae.

- Ở vịnh Bắc Bộ đã phát hiện được hơn 500 loài, ngoài các loài trên, các

loài sau đây cũng thường gặp ở vùng biển này: Parapenaeopsis tenella,

Chasmocarcinops gelasimoides, Charybdis truncata, Scalopidia spinoisipes,

Leucosia unidentata…

- Vùng biển miền Trung đã phát hiện được khoảng 700 loài trong đó các

loài điển hình như Penaeus monodon, P. semisulcatus, P. latisulcatus,

Macrophthalmus nudus, Panulirus ornatus, P.homarus, P. longipes, P.

stimpsoni…

- Vùng biển phía Nam đã phát hiện được gần 500 loài, ngoài một số loài có

giá trị kinh tế trong họ tôm he, cua bơi và tôm hùm, còn có các loài thường gặp

khác như: Actumnus spuamosus, Cryptosoma granulosa, Chasmocarcinops

gelasimoides, Myra fugax, Myrodes eudactylus.

Phân bố của Da gai (Echinoderm)

Động vật da gai có số loài ít nhất trong số 4 nhóm động vật đáy, chủ yếu

sống ở biển. Đến nay đã phát hiện được khoảng 350 loài thuộc 58 họ, trong đó một

số họ có số loài tương đối nhiều như: Comasteridae, Holothuriaidae,

Cucumariidae, Amphiuridae…Các loài thường gặp trên vùng triều và dưới triều có

13

Page 14: Chuyen de Dvd-An-final Report

nền đáy cứng (cát và san hô chết) là hải sâm (họ Holothuridae), sao biển và cầu

gai cỡ lớn. Trong san hô chết thường có các loài đuôi rắn họ Ophiothrichidae và

Ophiactidae…

- Ở miền trung đã phát hiện hơn 200 loài, các loài thường gặp là Laganum

decagonale, Ophiura pteracantha, Leptopentacta tyica, Luidia prionota,

Astropecten velitaris, Clypeaster reticulatus, Ophiothela danae…

- Vùng biển phía Nam ít hơn, khoảng gần 100 loài, thường gặp có các loài

Ophiactis savignyi, Pentacta anceps, Holothuria spinifera, Echinodiscus auritus,

Lobenia elongata, Peeinella lesueuri…

Phân bố sinh vật lượng của vùng biển Việt Nam cho thấy: Tổng sinh vật

lượng bình quân biển Việt Nam là 6,35 g/m2 và 9,4 cá thể/m2. Nếu so sánh với khu

vực thềm lục địa của vùng biển ôn đới phía Bắc, sinh vật lượng sinh vật đáy biển

Việt Nam khá thấp. Do điều kiện môi trường và chất đáy khác nhau nên sự phân

bố sinh vật lượng không đều, biểu hiện các đặc điểm sau:

- Ở vịnh Bắc Bộ, sinh vật lượng trung bình là 8,51 g/m2 và 70,76 cá thể/m2,

trong đó da gai và giáp xác chiếm ưu thế về khối lượng, còn mật độ do giáp xác và

giun nhiều tơ. Sự phân bố của khối lượng sinh vật trong vùng biển rất khác nhau.

Vùng có khối lượng bình quân cao trên 15 g/m2 phân bố ở phía Bắc, Đông Vịnh, phía

Tây đảo Bạch Long Vỹ và một khu nhỏ ven biển Bình Trị Thiên. Vùng phía Tây đảo

Bạch Long Vỹ có chất đáy cát, các loài cá lưỡng tiêm (Branchiostoma belcheri và

Asymmetron cultellum) chiếm ưu thế tuyệt đối. Vùng ven bờ phía Tây Vịnh, khối

lượng sinh vật cũng tương đối cao, gần 10 g/m2, trong đó giáp xác chiếm ưu thế như

các loài Chasmocarcinops gelasimoides, Typhlocarcinus nudeu, ngoài ra loài giáp

xác đuôi lệch Upogobia sp. và những loài cua nhỏ khác cũng có khối lượng khá cao.

- Vùng có mật độ cao (trên 100 cá thể/m2) có xu thế trùng với vùng có khối

lượng cao, bao gồm vùng phía Bắc Vịnh vùng đảo Bạch Long Vỹ và vùng ven bờ

Nghệ Tĩnh, đặc biệt vùng Bạch Long Vỹ có trạm đạt tới 700 cá thể/m2. Nhiều kết

quả điều tra vùng sát bờ Tây vịnh Bắc Bộ ở độ sâu không quá 20m đều cho thấy

khối lượng sinh vật tương đối cao (trên 10g/m2).

14

Page 15: Chuyen de Dvd-An-final Report

- Ở vùng biển miền Trung (Đà Nẵng - Phan Rang) do độ dốc lớn, cách bờ

không xa đã có độ sâu rất lớn, nên sinh vật lượng nhìn chung thấp. Vùng có sinh vật

lượng dưới 1,00 g/m2 và 50 cá thể/m2 chiếm phần lớn diện tích. Tuy vậy ở vùng sát bờ

hoặc vũng vịnh lượng sinh vật cao hơn như ở vịnh Bình Giang - Nha Trang (5,19 g/m2

và 191,6 cá thể/m2) và vịnh Văn Phong-Bến Gỏi (30,54 g/m2và 191,6 cá thể/m2).

- Ở vùng biển phía Nam (từ Phan Rang trở vào) có sinh vật lượng bình

quân là 4,05 g/m2 và 131,09 cá thể/m2. Khối lượng thấp hơn, nhưng mật độ lại cao

hơn so với vịnh Bắc bộ, bởi lẽ trong thành phần định lượng hai nhóm có kích

thước nhỏ là giáp xác và giun nhiều tơ chiếm ưu thế.

Bảng 2: Sinh vật lượng bình quân ở một số vùng điều tra

Vùng biểnThời gian điều

tra

Khối lượng bình quân

(g/m2)

Mật độ bình quân (cá thể/m2)

Vùng khơi trên 20 m

Vịnh bắc bộ 1959 – 1974 8,51 70,76Biển miền Trung 1979 – 1986 0,24 4,79Biển phía Nam 1977 – 1985 4,05 131,09

Vùng sát bờ

Ven biển Quảng Ninh Hải – Phòng

1971 – 1972 20,71 139,20

Vịnh Nha Trang – Văn Phong

1976 – 1985 17,90 165,61

Bảng 3: Sinh vật lượng bình quân của một số nhóm sinh vật đáy chủ yếu

Vùng biển

Nhóm loài

Thuận Hải – Minh Hải

(1979 – 1980)

Nha Trang – Văn Phong

(1976 – 1985)

Vịnh Bắc bộ(1959 – 1962)

Quảng Ninh – Hải Phòng

(1971 – 1972)

g/m2 Cá thể/m2 g/m2 Cá

thể/m2 g/m2 Cá thể/m2 g/m2 Cá

thể/m2

Giun nhiều tơ 0,94 159,90 0,89 62,58 1,13 30,60 1,24 50,10Thâm mềm 2,80 16,80 5,29 29,53 1,25 4,60 10,70 20,90Giáp xác 1,41 199,30 1,83 43,90 3,00 46,50 2,61 43,80Da gai 3,13 14,30 9,14 18,28 3,21 9,40 2,14 12,50Loại khác 0,23 10,60 0,75 11,32 2,44 12,40 3,99 12,10Tổng số 8,50 401,20 17,90 165,61 11,03 103,20 20,71 139,40

15

Page 16: Chuyen de Dvd-An-final Report

2. Tình hình nghiên cứu nhóm động vật đáy tại vùng rạn

Nghiên cứu về động vật đáy đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến

hành rất nhiều trên phạm vi cả nước và trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên các

nghiên cứu về nhóm động vật đáy cỡ lớn trên vùng rạn san hô tại các đảo còn ít

được tiển hành nghiên cứu và nhất là phương pháp nghiên cứu lặn có khí tài thì ít

được thực hiện hơn. Các nghiên cứu về nhóm động vật đáy cỡ lớn trên vùng rạn

san hô chỉ mới được các nhà nghiên cứu Miền Nam thực hiện, mà trong đó chủ

yếu là do Viện hải dương học Nha Trang thực hiện. Trong các nhà nghiên cứu của

Viện hải dương học Nha Trang có tác giả Đào Tấn Hổ là tác giả có nhiều công

trình nghiên cứu về nhóm động vật đáy cỡ lớn trên vùng rạn và tập chung là nhóm

động vật da gai. Hơn nữa phương pháp tác giả tiến hành cũng trùng với phương

pháp mà nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện. Đây là một thuận lợi cho quá trình

so sánh về mặt thời gian. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ thực hiện tại các đảo phía

Nam như Côn Đảo và Phú Quốc còn các đảo Bạch long Vỹ và Cồn Cỏ thì chưa

được tiến hành nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến

đó là công trình nghiên cứu Sơ bộ nghiên cứu động vật da gai ở vùn đảo Thổ Chu,

Phú Quốc, 1992 ; Thành phần loài động vật da gai ở vùng biển Côn Đảo, 1996; và

tác giả và cộng tác viên đã cho xuất bản 2 tập danh mục động vật da gai vùng biển

Việt Nam, 1994.

Oyvind Fjukmoen, 2006, nghiên cứu về khu hệ động vật đáy khu bảo tồn

Hòn Mum. Là công trình nghiên cứu mới nhất về động vật đáy cỡ lớn tại khu bảo

tồn biển Việt Nam. Một nghiên cứu mà có phương pháp nghiên cứu giống với

chúng ta nhất tuy nhiên thì nghiên cứu này lại không nằm trong các vùng mà

chúng ta tập trung nghiên cứu. Nghiên cứu đã đưa ra kết quả về khu hệ động vật

đáy tại khu bảo tồn biển Hòn Mun được trình bầy dưới bảng 4.

16

Page 17: Chuyen de Dvd-An-final Report

Bảng 4: Thành phần loài nhóm động vật da gai phân bố tạiHòn Mun-Nha Trang

Huệ biển (Crinoidea) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Himerometridae

Himerometra robustipinna (Carpenter, 1881)

++ ++ ++ + . + . . + .

Mariametridae

Stephanometra sp. x . . . . . . . . .

Colobometridae

Cenometra bella ( Hartlaub, 1890) + + + x . . . . x .Comasteridae

Comanthus parvicirrus (Muller, 1841) + + + . x . . . + .Comaster sp. + . . . . . . . . .

Phanogenia sp. + . . . . . . . . .Oxycomanthus bennetti (Muller, 1841) ++ ++ + . . ++ . . + .Sao biển (Asteroidea)

Acanthasteridae

Acanthaster planci (Linnaeus, 1758) + ++ ++ x ++ x . . x .Ophidiasteridae

Linckia laevigata (Linnaeus, 1758) + ++ ++ x ++ x . x + .Nardoa frianti Koehler, 1910 . x . . . . . . . .Pterasteridae

Euretaster insignis (Slade, 1882) x . . . . . . . . .Oreasteridae

Choriaster granulatus Lutken, 1869 x . . . + . . . . .Culcita novaeguineae Muller & Troschel, 1842

+ + + . . ++ . . . .

Protoreaster nodosus (Linnaeus, 1758) . . . . . . . . x .

Astropectinidae

Astropecten monacanthus Sladen, 1883 x . . + . . . . . .Astropecten sp. x . . . . . x . . .Đôi rắn (Ophiuroidea)

Ophiotrichidae

Macrophiothrix sp. x x . . . . . . . .Ophiocomidae

Ophiocoma scolopendrina (Lamarck, 1816)

. . . . . . . x . x

17

Page 18: Chuyen de Dvd-An-final Report

Ophiomastix annulosa (Lamarck, 1816) x x . . . . . . . .

Cầu gai (ECHINOIDEA)

Diadematidae

Diadema savignyi Michelin, 1845 + + + x + + . . + .Diadema setosum (Leske, 1778) +++ ++ +++ ++ ++ +++ . x ++ .Echinothrix calamaris (Pallas, 1774) + + + + + x . . x .Echinohtrix diadema (Linnaeus, 1758) x . x . x x . . . .Toxopneustidae

Toxopneustes pileolus (Lamarck, 1816) + . . . ++ + . . + .Tripneustes gratilla (Linnaeus, 1758) . . . . . . . . .Clypeasteridae

Clypeaster sp. . . . . . . . x . .LoveniidaeLovenia elongata (Gray, 1845) x . . . . . . . . .Hải Sâm (HOLOTHUROIDEA)

Actinopyga sp. x . . . . . . . .Holothuria (Mertensiothuria) leucospilota (Brandt, 1835)

. . . . . x . . .

Pearsonothuria graeffei (Semper, 1868) + x x . . x . . . .

Stichopodidae

Stichopus chloronotus Brandt, 1835 + x . . . . . x . .Thelenota ananas (Jaeger, 1833) . . . . . x . . .Synaptidae

Synapta maculata (Chamisso & Eysenhardt, 1821)

+ . ++ ++ . . . . . .

Synaptidae indet. + . + + . . . . . .Dendrochirotida sp . . . + + + . . . x

Nguồn: (Oyvind Fjukmoen, 2006)

Ghi chú: X: Quan sát một lần:

++: 6-30 cá thể/400m2 +++: Trên 30 cá thể/400m2

Qua thống kê các công trình nghiên cứu của các tác giả cho thấy, các công

trình nghiên cứu động vật đáy trên toàn vùng biển Việt Nam là rất nhiều, kết quả

là rất có ý nghĩa trong việc quy hoạch và quản lý. Tuy nhiên, các công trình

nghiên cứu chỉ nghiên cứu chung trên toàn bộ vùng, miền biển Vịêt Nam, trong đó

chủ yếu tập trung ở những nơi ven và gần bờ, các công trình nghiên cứu chưa đi

18

Page 19: Chuyen de Dvd-An-final Report

vào nghiên cứu các nhóm đối tượng, phương pháp nghiên cứu trước cũng rất khác

so với nghiên cứu ngày nay. Các công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp lặn

sâu, tập chung vào một nhóm đối tượng còn rất ít, có nghiên cứu thì cũng ít được

công bố. Do vậy, áp dụng các phương pháp nghiên cứu tiên tiến mà trên thế giới

cũng như khu vự đang áp dụng là điều cần thiết để đạt được các thông tin khoa

học có độ tin cậy và chính xác hơn nhằm mục tiêu ngày càng đi vào những nghiên

cứu cụ thể cho từng loài, từng đối tựng. Do vậy nghiên cứu về hiện trạng và đặc

điểm phân bố của nhóm động vật đáy không xương sống đáy cỡ lớn tại các hệ sinh

thái biển đảo là cần thiết, nhằm cung cấp các cơ sở khoa học phục vụ cho quy

hoạch, bảo tồn các giá trị khoa học tại các hệ sinh thái biển đảo.

19

Page 20: Chuyen de Dvd-An-final Report

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

1.1. Địa điểm:

Địa điểm nghiên cứu đề tài là khu vực ven biển đảo Phú Quý trong phạm vi

phân bố hệ sinh thái rạn san hô từ ven bờ đến độ sâu khoảng 25m nước. Trong đó

tại mỗi mặt cắt tiến hành khảo sát ghi nhận thành phần loài, độ phủ san hô sống,

vùng phân bố ven bờ của đảo. Độ sâu khảo sát tùy thuộc vào rạn san hô phân bố

tại mỗi khu vực nhưng thường dao động trong khoảng từ 1 đến 30 mét nước (hình

1).

Hình 1: Bản đồ vị trí các điểm khảo sát tại khu bảo tồn biển Phú Quý

Tọa độ vị trí các điểm khảo sát tham khảo tại phần phụ lục 2.

20

Page 21: Chuyen de Dvd-An-final Report

1.2. Thời gian:

Thời gian nghiên cứu được thực hiện trong 18 tháng (từ tháng 6/2009 -

tháng 12/2010). Tiến hành thực hiện 02 chuyến khảo sát năm 2010, quá trình khảo

được thực hiện lặp lại 02 lần trên các mặt cắt khảo sát đã chọn.

2. Phương pháp điều tra thực địa

2.1. Phương pháp thu mẫu

Ngoài thực địa sử dụng phương pháp “Dây mặt cắt”, kết hợp với lặn sâu có

khí tài (SCUBA), thu mẫu trực tiếp trên dây mặt cắt và vùng xung quanh nhằm

xác định thành phần loài tại các vùng nghiên cứu.

Phương pháp dây mặt cắt kết hợp lặn sâu có khí tài được mô tả dưới đây:

B1: Xác định toạ độ, cho neo chắc tàu tại địa điểm khảo sát

B2: Người thứ nhất dải dây mặt cắt, theo hướng song song với đường bờ

B3: Người thứ hai, kết hợp với người thứ nhất tiến hành đếm động vật đáy

không xương sống trên dây mặt cắt theo form với các đối tượng động vật đáy được

quan sát để tính mật độ trên hệ sinh thái vùng rạn. Với mỗi người quan sát đếm số

lượng 2,5m về mỗi bên, người thứ 3 ở trên tàu để hỗ trợ đảm bảo an toàn và hỗ trợ

thu mẫu. Dây mặt cắt có tổng chiều dài 100m được chia làm 4 đoạn theo sơ đồ và

bỏ qua các khoảng cách 5m xen kẽ trong các đoạn 20m trong quá trình tiến hành

nghiên cứu trên dây mặt cắt.

1st Transet 2nd Transet 3rd Transet 4thTranset

(20m) (20m) (20m) (20m)

5m

Trên thực tế nhóm nghiên cứu không phân ra các đoạn mà tiến hành trên

toàn bộ dây mặt cắt và tính mật độ trên 500m2. Mẫu định lượng đối với các loài

động vật đáy cỡ nhỏ được thu theo các ô định lượng 0,5m x 0,5m (trên mỗi mặt

cắt đặt 10 khung định lượng).

21

Page 22: Chuyen de Dvd-An-final Report

Ngoài ra, trong quá trình thu thập một số nhóm đối tượng như giáp xác,

nhóm chân đầu... được tiến hành thu tại các cảng cá, thuyền đánh bắt của ngư dân

khai thác trực tiếp tại khu vực ven đảo Phú Quý.

2.2. Phương pháp bảo quản mẫu

Mẫu tại hiện trường được tiến hành chụp ảnh bằng máy ảnh và bảo quản

bằng cồn 700 có gi đầy đủ protocol để tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm.

3. Phương pháp phân tích mẫu

Mẫu một mảnh vỏ được tiến hành phân loại theo phương pháp của Terrence

M. Goshinor, David W. Behrens, Gary C. Williams, 1996. Takashi Okutari, 2000.

FAO, 2005.

Phân loại mẫu hai mảnh vỏ và nhóm động vật chân đầu theo tài liệu

“Bivalves of Australia vol 1-2” của Kevin Lamprell & Thora Whitehead (1992),

“Mollusk of Japan” của Takashi Okutani (2000), “Classification of Bivalves” and

“Mollusk of Vietnam” của Jorgen Hylleberg, 1998.

Phân loại thành phần loài các loài cua ghẹ dựa trên phương pháp hình thái

so sánh và sử dụng các tài liệu chủ yếu như: Gabriella Bianchi (1984); Kent E.

Carpenter and Volker H. Niem (1998).

Phương pháp phân loại nhóm da gai dựa theo tài liệu của Conand C.

(1990); Kent E. Carpenter and Volker H. Niem (1998).

Phân loại giun nhiều tơ chủ yếu dựa vào các tài liệu: Fauvel P. (1953),

Imajima M. et all (1964) và Gurjanova E.F. (1972).

- Đánh giá trữ lượng:

Để ước tính trữ lượng (W) của động vật đáy ở KBTB Phú Quý sử dụng

công thức:

W = b * S

Trong đó:

b: Khối lượng trung bình các điểm thu mẫu (g/m2):

22

Page 23: Chuyen de Dvd-An-final Report

b1: Khối lượng tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ nhất

b2: Khối lượng tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ hai

bn: Khối lượng tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ n

n: Số lần thu mẫu

S: Diện tích khu vực thu mẫu (m2)

4. Xử lý và phân tích số liệu

- Số liệu được phân tích, xử lý thống kê trên phần mềm Excel, 2007 và

phân tích bằng chương trình PRIMER 5 theo các công thức sau:

+ Chỉ số phong phú loài hoặc độ giàu có loài (Margalef): d = (S-1)/log(N)

+ Chỉ số Shannon (đa dạng): H’ = -Σ(ni/N) x log(ni/N)

+ Chỉ số đồng đều (chỉ số cân bằng) (Pielou, 1996): J’ = H’/log(S)

+ Chỉ số ưu thế (Simpson, 1949) C = 1- Σ[ni x (ni - 1)/(N x (N-1)]

Trong đó ni: số lượng cá thể của loài i; N: tổng số cá thể của tất cả các loài

có trên một mặt cắt khảo sát; Số lượng loài.

23

Page 24: Chuyen de Dvd-An-final Report

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Đa dạng thành phần loài động vật đáy khu vực ven đảo Phú Quý

Kết quả nghiên cứu động vật đáy tại khu vực ven đảo Phú Quý đã xác định

được 195 loài. Trong đó nhóm động vật thân mềm có số lượng loài cao nhất 73 loài

chiếm 37,4%, nhóm giáp xác có 46 loài chiếm 23,6%, nhóm da gai có 38 loài,

chiếm 19,5% và nhóm giun nhiều tơ có 38 loài, chiếm 19,5% (hình 2).

37.4

23.6

19.5

19.5

Thân mềmGiáp xácDa gaiGiun nhiều tơ

Hình 2: Tỷ lệ % thành phần loài nhóm động vật đáy ven 19 đảo Phú Quý

1.1. Đa dạng thành phần loài nhóm động vật thân mềm

1.1.1. Cấu trúc thành phần loài

Kết quả nghiên cứu cho thấy thân mềm là nhóm động vật đáy chiếm số

lượng lớn với tổng số 73 loài. Trong nhóm này, lớp chân bụng (Gastropoda) gồm

40 loài, chiếm 54,8%, lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) 26 loài - 35,6%, lớp chân đầu 7

loài – 9,6% (bảng 5).

Bảng 5: Cấu trúc thành phần loài động vật thân mềm ven đảo Phú Quý

Taxon Số họ Số giống Số loài Tỷ lệ (%)

Gastropoda 13 26 40 54,8Bivalvia 11 18 23 35,6

Cephalopoda 3 5 7 9,6

Tổng số 27 39 73 100

24

Page 25: Chuyen de Dvd-An-final Report

- Lớp một mảnh vỏ (Gastropoda): có 40 loài thuộc 13 họ, 3 bộ, các họ có số loài

nhiều bao gồm họ ốc đụn (Trochidae) với 8 loài, ốc xương (Muricidae) - 8 loài);

các họ còn lại có từ 1 đến 6 loài. Trong tổng số 40 loài thu được, các loài phổ biến

như Drupella cornus, Coralliophila neritoides, Trochus maculates, Trochus

conus. Các loài này bắt gặp ở tất cả các điểm rạn san hô. Trong số này, loài

Drupella conus thường bắt gặp trên san hô cành, trong khi đó loài Coralliophila

neritoides chỉ bắt gặp trên san hô sống dạng khối với mật độ cao. Các loài không

phổ biến như: Corallliophila radula, Fusinus nicobaricus, Hemifusus colosseus…

- Lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia): đã phát hiện 23 loài thuộc 11 họ, 5 bộ. Sự phân bố

thành phần loài giữa các họ không có sự chênh lệch nhiều. Mỗi họ có từ 1 đến 5

loài. Các loài thường gặp là Tridacna squamosa, Tridacna maxima, Isognomon

quadragularis, Pinna attenuata, Pinna vexillum, Pinna bicolor, Pinctada

margaritifera, Ostrea glomerata, Chlamys pica, Chlamys nobilis, Anomalocardia

flexuosa, Meretrix meretrix, Arca antiquata, A. navicularis, Pinctada martensii.

- Lớp chân đầu (Cephalopoda) là nhóm sinh vật kinh tế quan trọng. Ở biển Phú

Quí-Bình Thuận có khá nhiều loài mực trong đó có một số loài có giá trị kinh tế

như Sepioteuthis lessoniana, Loligo chinensis, L. edulis, L. singhalensis, Sepia

latimanus, Octopus vulgaris… Các loài mực ống (Loliginidae) thường đẻ trứng

vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 còn mực nang (Sepiidae) thường đẻ trứng vào

tháng 12 đến tháng 3. Phân bố của mực thường tập trung ở độ sâu từ 30-50m. Đây

là ngư trường mực quan trọng của phía nam miền trung và có những vùng là bãi

đẻ chính của mực vì vậy vào các mùa trên ngư dân thường đánh bắt được nhiều

mực mang trứng. Các nghề khai thác chính là câu mực, chụp, vây và lưới kéo.

Kết quả nghiên cứu này đã bổ sung thêm cho danh mục thành phần loài của

quần xã ĐVTM tại khu vực ven đảo Phú Quý. Ngoài ra, danh mục thành phần loài

trong nghiên cứu này cũng được rà soát, chỉnh sửa bổ sung một cách hoàn chỉnh,

đầy đủ các thông tin về loài, tên tác giả định loại năm và tên đồng danh (synonym)

của các loài ĐVTM mà các tác giả trước đây chưa xác định được hoặc có sự nhầm

lẫn khi sử dụng danh pháp phân loại cũ.

25

Page 26: Chuyen de Dvd-An-final Report

1.1.2. Đặc điểm phân bố

1.1.2.1. Phân bố thành phần loài

Trên cơ sở nghiên cứu về sự phân bố, cấu trúc nền rạn và đặc điểm sinh

cảnh của rạn san hô vùng ven biển đảo Phú Quý, đã chia thành 9 vùng rạn nghiên

cứu chính gồm: Đồng Hòn Tranh, Tây Hòn Tranh, Khu Hòn Đỏ-Hòn Đen, Đông

Nam Phú Quý, Đông Bắc Phú Quý, Tây Nam Phú Quý, Tây Bắc Phú Quý, phía

Bắc và phía Nam Phú Quý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự phân bố không đều

về số lượng và cấu trúc thành phần loài trên 9 vùng rạn san hô nghiên cứu. Vùng

rạn có số lượng thành phần loài nhiều nhất là Tây Hòn Tranh (34 loài), Đông Hòn

Tranh (18 loài). Vùng rạn có thành phần loài ít nhất nhất là Bắc và Tây Bắc Phú

Quý (7 loài), vùng rạn này cũng là vùng có độ phủ san hô thấp nhất trong 9 vùng

rạn san hô nghiên cứu.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Đông HònTranh

Tây HònTranh

Khu HònĐỏ, Hòn

Đen

Đông NamPhú Quý

Đông BắcPhú Quý

Tây NamPhú Quý

Tây BắcPhú Quý

Bắc PhúQuý

Nam PhúQuý

Số

lượ

ng lo

ài

Hình 3: Số lượng loài ĐVTM ở khu vực ven đảo Phú Quý

Chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener (H’) tính cho quần xã động vật

thân mềm sống trong các rạn san hô khu vực ven đảo Phú Quý trung bình trên 9

vùng rạn khảo sát đạt 1,06 (dao động trong khoảng 0,76 – 1,47) (bảng 6). Khu vực

phía Đông Hòn Tranh có chỉ số độ đa dạng sinh học cao nhất (1,47), tiếp đến là

khu vực Nam Phú Quý (1,34)... thấp nhất là khu vực phía Bắc Phú Quý (0,76).

26

Page 27: Chuyen de Dvd-An-final Report

Qua đó ta nhận thấy chỉ số đa dạng sinh học khu vực ven đảo Phú Quý đạt mức độ

trung bình.

Bảng 6: Số lượng loài và chỉ số đa dạng sinh học (H’) vùng ven đảo Phú Quý

Khu vực khảo sát Tổng số loài Chỉ số đa dạng H’Đông Hòn Tranh 34 1,47Tây Hòn Tranh 18 0,91Khu Hòn Đỏ, Hòn Đen 16 1,01Đông Nam Phú Quý 26 1,28Đông Bắc Phú Quý 21 1,17Tây Nam Phú Quý 12 0,86Tây Bắc Phú Quý 7 0,79Bắc Phú Quý 7 0,76Nam Phú Quý 29 1,34

1.1.2.2. Phân bố về sinh vật lượng

Kết quả phân tích định lượng của các khu vực rạn nghiên cứu cho thấy:

sinh vật lượng của ĐVTM có xu hướng tăng dần từ bờ ra khơi. Các điểm gần bờ

có sinh vật lượng lượng thấp, trong khi đó các điểm xa bờ có sinh vật lượng cao

hơn. Sinh vật lượng của thân mềm trên toàn khu vực đạt 1,96 g/m2. Khu vực Đông

Hòn Tranh có sinh vật lượng cao nhất (2,42 g/m2), tiếp đến là Đông, Nam Phú

Quý (2,27 g/m2), Tây Hòn Tranh (2,09 g/m2)... Sinh vật lượng thấp nhất ở khu vực

phía Bắc Phú Quý (1,32 g/m2) (bảng 7).

Bảng 7: Sinh vật lượng động vật thân mềm vùng ven đảo Phú Quý

Khu vực khảo sát Sinh vật lượng (g/m2)Đông Hòn Tranh 2,42Tây Hòn Tranh 2,09Đông, Nam Phú Quý 2,27Tây Nam Phú Quý 1,75Tây Bắc Phú Quý 1,88Bắc Phú Quý 1,32

Trung bình 1,96

1.1.2.3. Phân bố theo đới độ sâu

Thành phần loài, mật độ và khối lượng các loài ĐVTM phân bố theo đới độ

sâu khác nhau. Ở đới cạn, khối lượng trung bình 1,90 g/m2 và số lượng trung bình

22,7 cá thể/m2 cao gấp gần 4 lần khối lượng và số lượng trung bình ở đới sâu.

27

Page 28: Chuyen de Dvd-An-final Report

Kết quả phân tích cho thấy, các loài Coralliophila neritoides và Drupella

conus là những loài chiếm ưu thế, phân bố rộng, có mật độ và khối lượng lớn nhất

trong quần xã. Các loài Chicoreus brunneus, Mancinella alouina, Cronia

achrostoma… là những loài phân bố hẹp và có mật độ, khối lượng thấp, không ưu

thế và ít phổ biến.

Kết quả phân tích định lượng theo độ sâu cho thấy, về thành phần loài đới

cạn có 35 loài trong tổng số 73 loài, nhiều hơn đới sâu 7 loài. Sự phân bố về thành

phần loài khác nhau này có thể liên quan đến thức ăn của chúng. Đới cạn gần mặt

nước, ánh sáng nhiều nên phù hợp cho sự phát triển của các loài.

Theo Odum (1975) các chỉ số đa dạng sinh học ngoài sự phụ thuộc vào số

lượng loài (S) còn phụ thuộc vào tổng số cá thể (N) của tất cả các loài có trong

trạm nghiên cứu. Vì vậy, mặc dù khối lượng và mật độ đới cạn cao gấp 5 lần và số

lượng loài nhiều hơn đới sâu, nhưng căn cứ vào các chỉ số đa dạng loài cho thấy

sự phân bố ĐVTM ở đới sâu đa dạng hơn đới cạn. Cụ thể là chỉ số ưu thế (C), độ

phong phú loài (d), chỉ số đa dạng loài (H’) của ĐVTM ở đới sâu cao hơn đới cạn

và mức độ đồng đều (J’) của đới sâu cũng cao hơn đới cạn.

Bảng 8: Các chỉ số đa dạng loài của ĐVTM phân bố theo độ sâu của các vùng ven đảo Phú Quý

Theo độ sâu S N d J’ H’ CĐới cạn 35 46,112 3,836 0,419 1,389 0,764Đới sâu 28 38,094 4,685 0,728 2,153 0,892

1.1.2.4. Phân bố theo độ phủ và theo vùng rạn san hô

Kết quả phân tích độ phủ của một số vùng rạn chính ở khu vực ven đảo Phú

Quý cho thấy: 50% trong tổng số các khu vực rạn đang trong tình trạng có độ phủ

ở mức thấp gồm các khu vực như Đông Hòn Tranh, Nam Phú Quý, Bắc Phú Quý…

Không có khu vực nghiên cứu nào Rạn có độ phủ cao trên 50%. Các khu vực rạn có

độ phủ rất thấp bao gồm Tây Hòn Tranh, Tây Nam Phú Quý, Tây Bắc Phú Quý.

28

Page 29: Chuyen de Dvd-An-final Report

Bảng 9: Chất lượng rạn san hô tại các khu vực nghiên cứu

STT Khu vực khảo sát Chất lượng rạnĐộ sâu

(m)Diện tích

(ha)Số lượng

loài1 Tây Hòn Tranh Rạn nghèo 2-15 35 342 Đông Hòn Tranh Rạn trung bình 1-20 55 183 Tây Nam Phú Quý Rạn nghèo 3-13 152 124 Tây Bắc Phú Quý Rạn nghèo 3-15 332 75 Nam Phú Quý Rạn trung bình 2-25 764 296 Đông Phú Quý Rạn trung bình 2-25 764 217 Bắc Phú Quý Rạn trung bình 3-18 257 7

Tổng Thể 1595 73

Mối quan hệ giữa sự phân bố về số lượng loài, mật độ và khối lượng của

ĐVTM với hiện trạng của rạn được thể hiện qua các hàm tương quan cho thấy các

hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,75 (R2 < 0,75), chứng tỏ không có sự tương quan

giữa khối lượng, số lượng loài và mật độ ĐVTM với độ phủ của rạn san hô. Điều

này có thể liên quan đế một số đặc điểm sinh học của các loài động vật thân mềm.

Trong số đó, có một số loài ốc sống ký sinh bám chặt vào các tập đoàn san hô

sống dạng khối gồm các loài trong giống Coralliophila thuộc họ phụ

Coralliophilinae, các loài trong giống Drupella thuộc họ phụ Thaidinae thì thường

sống bám chặt vào các tập đoàn san hô sống dạng cành.

1.2. Đa dạng thành phần loài nhóm giun nhiều tơ

1.2.1. Thành phần loài và cấu trúc

Kết quả nghiên cứu thành phần cấu trúc lớp giun nhiều tơ qua 2 đợt khảo

sát tại khu vực ven đảo Phú Quý, đã thống kê được 38 loài của 2 bộ, 15 họ. Họ có

thành phần loài nhiều nhất là Phyllodocidae (8 loài), tiếp đến là họ Nereidae. Nhìn

chung, số loài trong các giống hay họ đều thấp, chỉ khoảng 2 - 4 loài. Rất nhiều

giống hay họ chỉ có 1 loài. Với thành phần loài giun nhiều tơ trên thể hiện tính

thích nghi với thể nền đáy cứng trong các thân san hô.

1.2.2. Đặc điểm phân bố

Nhóm giun nhiều tơ chiếm vị trí khá quan trọng trong khu hệ động vật đáy

biển Việt Nam, tuy thành phần loài không nhiều như thân mền và giáp xác, nhưng

29

Page 30: Chuyen de Dvd-An-final Report

đã phát hiện được khoảng 700 loài. Trong đó một số họ có số loài tương đối nhiều

như họ Aphroditidae, Nereidae, Eunicidae, syllidae, Terebellidae, Capitellidae,

Nephtyidae… Phần lớn giun nhiều tơ thích ứng với dạng chất đáy là bùn nhuyễn,

cá biệt có loài sống ở chất đáy là cát lớn hoặc cát có lẫn vỏ sinh vật, nhiều loài

sống trong các tầng san hô chết. Sự phân bố của giun nhiều tơ khác hẳn với thân

mềm, giáp xác và da gai. Nhiều loài giun nhiều tơ phân bố rất rộng trong đó có

một số loài có phân bố toàn cầu như Terebellides stroemi, Sternaspis scutata,

Nephtys dibranchis…hoặc phân bố rộng ở khu biển nhiệt đới ấn Độ-Thái Bình

Dương như Marphysa stragulum, Chloeia parva, Panthalis melanonotu.

Rạn san hô là một hệ sinh thái đặc trưng của khu vực ven đảo Phú Quý, với

đặc điểm là nhiều hang hốc, khe rãnh nên rạn san hô rất phong phú nơi cư trú và

thức ăn cho các loài sinh vật đáy, trong đó có Giun nhiều tơ. Chúng có thể bám

vào các cây san hô sống, đục lỗ trong các tảng san hô chết, chui rúc trong các khe

rãnh trên các tảng đá có rong, san hô bao phủ hay trong các hõm có cát san hô tập

trung lại. Kết quả khảo sát cho thấy, trên vùng rạn san hô, giun nhiều tơ còn phân

ra các nhóm sinh thái sau:

- Nhóm loài ưa sống trên san hô, coi san hô là giá thể: Cơ thể san hô có

nhiều nhánh tạo nên các khe rãnh và giữa phần thân san hô chết có nhiều hang lỗ

nhỏ. Đây là nơi cư trú an toàn phù hợp với lối sống chui luồn của giun nhiều tơ.

Ngoài ra, tại đây thường có trầm tích và các vật chất phân rã từ san hô là nguồn

thức ăn quan trọng của giun. Bởi vậy hầu hết các loài phát hiện được đều có đời

sống gắn liền với giá thể san hô. Một số loài điển hình là: Prinereis nuntia var.

brevicirris, P. nuntia var. typica, P. vancaurica, Laonice cirrata, Syllis (T.)

variegata... hoặc có loài coi san hô là giá thể để làm tổ dạng ống như Hydroides

minax.

- Nhóm ưa chất đáy cát thô, vỏ sinh vật lẫn mảnh vụn san hô. Tầng lớp chất

đáy này là lớp vỏ sinh vật, vụn xốp và ẩm. Đây là nơi phân bố của một số loài điển

hình: Nereis capensis, Eunice indica, Bhawania cryptocephala, Cirratulus

dasylophius...

30

Page 31: Chuyen de Dvd-An-final Report

- Nhóm loài ưa chất đáy sét bột: Trên quần xã san hô chết thường có lớp sét

bột mỏng che phủ. Đây là nơi phân bố các loài ưa nền đáy mềm: Sternaspis

scutata, Iphone muricata, Lysylla sp...

- Nhóm hẹp muối, ưa độ muối tương đối cao.

Sự phân bố của giun nhiều tơ phụ thuộc nhiều vào đặc điểm nền đáy. Các

điểm khảo sát thuộc khu vực ven đảo Phú Qúy có cấu trúc địa chất khá đa dạng,

bao gồm các điểm có nền đáy là đá cát kết và các đảo đá vôi. Trong khi điểm khảo

sát khác có nền đáy là đá cuội, nền đáy không ổn định như các đảo đá vôi nên các

loài giun nhiều tơ phân bố quanh các điểm đó có khác nhau. Qua đó có thể xem

xét đánh giá đặc điểm phân bố của chúng.

1.3. Đa dạng thành phần loài nhóm da gai

1.3.1. Thành phần loài

Kết quả phân tích mẫu vật, xử lý các số liệu thu thập được từ chuyến khảo

sát đã thống kê được 38 loài của ngành da gai. Trong đó lớp huệ biển (Crinoidea)

có 1 bộ, 3 họ và 12 loài. Lớp hải sâm (Holothuroidea) có 1 bộ 1 họ và 4 loài. Lớp

sao biển (Asteroidea) có 3 bộ, 5 họ và 6 loài. Lớp cầu gai (Echinoidea) có 4 bộ, 4

họ và 6 loài. Cuối cùng là lớp đuôi rắn (Ophiuroidea) có 1 bộ, 4 họ và 6 loài. Cấu

trúc khu hệ da gai khu vực ven đảo Phú Quý được thể hiện trên bảng 10.

Bảng 10: Cấu trúc thành phần loài động vật da gai khu vực ven đảo Phú Quý

Lớp Bộ Họ Giống LoàiHuệ biển (Crinoidea) 1 3 9 12Hải sâm (Holothuroidea) 1 1 1 4Sao biển (Asteroidea) 3 5 7 10Cầu gai (Echinoidea) 4 4 5 6Đuôi rắn (Ophiuroidea) 1 4 5 6

Tổng 11 15 26 38Qua bảng 10 cho thấy phong phú hơn cả là lớp huệ biển, 12 loài, chiếm

31,6% tổng số loài. Tiếp đến là lớp sao biển: 10 loài - 26,3%; cầu gai và đuôi rắn:

6 loài - 15,8%, thấp nhất là lớp hải sâm chỉ có 4 loài chiều. Tỷ lệ phần trăm của

các lớp da gai được thể hiện trên hình 4.

31

Page 32: Chuyen de Dvd-An-final Report

So với các vùng biển thuộc khu vực Côn Đảo, Phú Quốc, Cồn Cỏ thì thành

phần loài động vật da gai có sự phong phú hơn (Cồn Cỏ 14 loài, Côn Đảo 19 loài,

Phú Quốc 17 loài (Đỗ Văn Khương, 2008).

So với các vùng biển xa hơn như Cô Tô mới phát hiện được 8 loài và vùng

Hạ Long - Cát Bà cũng mới chỉ phát hiện được 20 loài, với khu hệ da gai biển Việt

Nam nói chung, khoảng 300 loài (Đào Tấn Hổ, 1994) thì chỉ chiếm khoảng 12%.

Còn nếu so sánh với toàn vịnh Bắc Bộ, khoảng 70 loài thì chúng chiếm khoảng

54%.

31.6

10.5

26.3

15.8

15.8 Huệ biểnHải sâmSao biểnCầu gaiĐuôi rắn

Hình 4: Tỷ lệ % thành phần loài của khu hệ da gai ven đảo Phú Quý

1.3.2. Đặc điểm phân bố

Sự phân bố của các loài da gai, nói riêng, và của sinh vật đáy, nói chung,

phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu xét trong phạm vi rộng (toàn cầu hay Việt Nam)

thì các yếu tố khí hậu (địa đới) quan trọng hơn cả. Còn trong một phạm vi hẹp như

khu vực ven đảo Phú Quý thì yếu tố về đặc điểm môi trường sống (habitat) mà ở

đây là nền đáy với các đặc điểm cơ bản của chúng có vai trò quyết định. Vùng rạn

san hô quanh các điểm khảo sát của khu vực ven đảo Phú Quý thường được tạo

thành bởi cát, sỏi, đá phong hoá từ đá cát kết. Một số điểm khảo sát thường có tích

tụ bùn, cát, sỏi nên sự phân bố của da gai tương đối phong phú. Phân bố trên các

đới độ sâu khác nhau thường có các loài khác nhau.

32

Page 33: Chuyen de Dvd-An-final Report

Bảng 11: Sự phân bố của da gai theo mặt các dạng khu vực khảo sát

Vùng đá, san hô cứng

Các loài đuôi rắn: Ophiopholis mirabilis, Ophiactis lymani, Ophioderma brevicaudum, Ophiocrates heros, Ophiarachna incrassata, Ophiolepis superba.

Vùng đá, rạn san hô mềm

Các loài đuôi rắn: Ophiopholis mirabilis, Ophiactis lymani, Ophioderma brevicaudum, Ophiocrates heros, Ophiarachna incrassata, Ophiolepis superba; Các loài hải sâm: Holothuria hilla, Holothuria atra; Loài cầu gai đen Diadema setosum; loài sao biển Astropecten polyacanthus; Archaster typicus.

Vùng đáy đá - san hô chết -

cát san hô

Các loài đuôi rắn: Ophiopholis mirabilis, Ophiactis lymani, Ophioderma brevicaudum, Ophiocrates heros, Ophiarachna incrassata, Ophiolepis superba; Các loài hải sâm: Holothuria hilla, Holothuria atra; các loài cầu gai Diadema setosum, Echinothrix diadema, Parasalenia boninensis; các loài sao biển Astropecten polyacanthus; Archaster typicus, Ophiodera sp., Anthenea pentagonula; nhiều loài hải quỳ.

Vùng đá, rạn san hô xen lẫn

đáy cát sỏi, đáy bùn

Các loài đuôi rắn: Ophiopholis mirabilis, Ophiactis lymani, Ophioderma brevicaudum, Ophiocrates heros, Ophiarachna incrassata, Ophiolepis superba.

Qua khảo sát ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, chúng

tôi thấy rằng sự sai khác về thành phần loài của cùng một kiều sinh cảnh không

nhiều. Sự khác nhau về thành phần loài trong các sinh cảnh khác nhau thường lớn

hơn. Qua kết quả khảo sát trên thấy rằng, sự phân bố của các loài da gai ở vùng

biển Phú Quý tương tự như các vùng rạn san hô, trên thế giới (Budin, 1980; Le vin

& Đào Tấn Hổ, 1989; Kalasnikov, 1989; Đào Tấn Hổ, 1991; Lăng Văn Kẻn,

1995). Từng loài hay nhóm loài thích ứng với từng loại chất đáy khác nhau hoặc ở

những độ sâu khác nhau. Điều này có thể giải thích bằng nhiều yếu tố như: nơi cư

trú, phương thức kiếm mồi, cạnh tranh nơi ở, thức ăn... Để lý giải cho mỗi loài

hoặc nhóm loài cần có những nghiên cứu kỹ hơn về sinh thái cá thể hoặc quần thể,

đặc biệt là những loài quý hiếm, để có cơ sở bảo tồn sau này.

1.3.3. Đặc điểm phân bố định lượng của da gai

Trong khuôn khổ của 2 đợt điều tra, sinh khối và sinh lượng của ngành da

gai trên các rạn san hô, được xác định theo phương pháp đếm các cá thể to có thể

33

Page 34: Chuyen de Dvd-An-final Report

nhận biết được hay thu mẫu các loài nhỏ trong các tảng san hô chỉ cho kết quả

tương đối do số lượng cá thể bị bỏ sót khá lớn. Tuy nhiên, mỗi loài có những môi

trường phân bố khác nhau. Trong đó nhóm đuôi rắn phân bố rộng khắp các loại

đất đáy. Mật độ của chúng rất lớn do có kích thước nhỏ. Tiếp đến là nhóm hải

sâm, đặc biệt là hải sâm đen, rất phong phú trên các vùng đáy đá, sỏi, vụn san hô...

Trên đới sườn rạn đá - san hô thường phong phú hơn cả là các loài huệ biển. Trên

các tảng đá - san hô chết có thể tập trung đến 3 - 5 con/m2. Trong các khe rãnh còn

thường gặp các loài hải sâm đen, sao biển với mật độ thấp, thường 1 - 2 con/m 2,

tuy nhiên, kích thước của chúng thường lớn hơn các cá thể gần mép cạn. Loài sao

biển Archaster typicus thường gặp trên các bãi san hô có xen lẫn đáy cát và nước

tĩnh, ít sóng gió. Mật độ của chúng cũng khá lớn, có chỗ đạt 15 con/m2 và sinh

khối đạt tới 127 g/m2.

1.4. Đa dạng thành phần loài nhóm giáp xác

1.4.1. Thành phần loài

Kết quả phân tích mẫu của 2 đợt khảo sát năm 2010 đã xác định được 46

loài thuộc 25 giống 12 họ, phần lớn số loài thuộc lớp phụ giáp xác vỏ mềm

Malacostraca, bộ mười chân Decapoda. Trong thành phần loài thu được, xét ở cấp

họ, họ có số loài nhiều nhất là họ tôm gõ mõ Alpheidae có 13 loài, sau đó đến họ

giáp xác mượn hồn Diogenidae có 9 loài; họ Palaemonidae có 5 loài. các họ có 2

loài gồm họ tôm he Penaeidae, và họ cua mắt dài Ocypodidae, các họ còn lại chỉ

có 1 loài. Xét ở mức độ giống, giống nhiều nhất chỉ có 3 loài là giống cáy lông

Sesarma thuộc họ cua mai vuông (Grapsidae). Có 3 giống 2 loài là giống tôm rảo

Metapenaeus (thuộc họ tôm he Penaeidae), giống cáy ma Metopograpsus (họ cua

mai vuông) và giống cua cùm cụm Epixanthus (thuộc họ cua đá Xanthidae). Các

giống còn lại chỉ có một loài (bảng 12).

Bảng 12: Cấu trúc khu hệ giáp xác khu vực ven đảo Phú Quý

Taxon Tháng 3-4/2010 Tháng 9-10/2010Số lượng loài

chungSố lượng họ 12 10 -Số lượng giống 19 17 -Số lượng loài 46 38 38

34

Page 35: Chuyen de Dvd-An-final Report

Tổng số loài 46

1.4.2. Đặc điểm phân bố

1.4.2.1. Đặc điểm phân bố về thành phần loài

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự phân bố không đều về số lượng và cấu

trúc thành phần loài trên 9 vùng rạn san hô nghiên cứu. Vùng rạn có số lượng

thành phần loài nhiều nhất là Đông Hòn Tranh (31 loài), tiếp đến là khu vực Nam

Phú Quý (26 loài), khu vực Đông Nam Phú Quý có 23 loài. Khu vực phía Tây

Hòn Tranh và khu Hòn Đỏ, Hòn Đen có số loài bằng nhau (16 loài). Vùng rạn có

thành phần loài ít nhất nhất là khu vực phía Bắc Phú Quý (12 loài) (hình 5), vùng

rạn này cũng là điểm có độ phủ san hô thấp nhất trong 9 vùng rạn san hô nghiên

cứu.

0

5

10

15

20

25

30

35

ĐôngHòn

Tranh

Tây HònTranh

Khu HònĐỏ, Hòn

Đen

ĐôngNam Phú

Quý

ĐôngBắc Phú

Quý

Tây NamPhú Quý

Tây BắcPhú Quý

Bắc PhúQuý

Nam PhúQuý

Số

lượ

ng lo

ài

Hình 5: Số lượng loài giáp xác ở khu vực ven đảo Phú Quý

Theo đánh giá ở trên, so sánh phân bố số lượng loài giữa các mặt cắt khảo

sát thấy rằng, có sự chênh lệch về số lượng loài giữa các mặt cắt khảo sát. Vùng

rạn thuộc Đông Hòn Tranh có số loài cao nhất và vùng rạn Bắc Phú Quý có số

lượng loài thấp nhất. Chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener (H’) tính cho

quần xã giáp xác sống trong các rạn san hô khu vực ven đảo Phú Quý trung bình

trên 7 rạn khảo sát đạt 1,03 (dao động trong khoảng 0,81 – 1,35) (bảng 13). Qua

35

Page 36: Chuyen de Dvd-An-final Report

đó ta nhận thấy chỉ số đa dạng sinh học khu vực ven đảo Phú Quý đạt mức độ

trung bình.

Bảng 13: Số lượng loài và chỉ số đa dạng sinh học (H’) vùng ven đảo Phú Quý

Điểm khảo sát Tổng số loài Chỉ số đa dạng H’Đông Hòn Tranh 31 1,35Tây Hòn Tranh 16 0,83Khu Hòn Đỏ, Hòn Đen 16 0,87Đông Nam Phú Quý 23 1,14Đông Bắc Phú Quý 15 1,02Tây Nam Phú Quý 16 0,92Tây Bắc Phú Quý 14 1,06Bắc Phú Quý 12 0,81Nam Phú Quý 26 1,24

1.4.2.2. Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh nền đáy

Địa hình khu vực ven đảo Phú Quý hết sức đa dạng và phức tạp. Vùng triều

phía trên các rạn san hô thường có hai kiểu bãi với chất đáy khác nhau: kiểu thứ

nhất là bãi có đáy là đá tảng chiếm toàn bộ mặt bãi; kiểu thứ hai có cấu tạo phân

đới, vùng cao triều là bãi đá hoặc vách đá dựng đứng, vùng trung triều và thấp

triều là bãi cát thô lẫn mảnh vỏ sinh vật và mảnh vụn san hô chết, dưới nữa là bãi

cuội rồi đá tảng trên có san hô sống.

Do có sự khác nhau về địa hình, địa chất theo chiều thẳng đứng đã tạo ra

các đới có cảnh quan đồng nhất theo đường đồng mức song song với bờ biển.

Nhìn chung, trên toàn bộ mặt cắt điều tra có thể gặp giáp xác phân bố từ cao triều

tới vùng chân rạn. Tuy nhiên, trên mỗi đới lại tồn tại một nhóm loài đặc trưng. Xét

sự phân bố theo chiều thẳng đứng, có thể chia chúng thành 3 nhóm. Nhóm phân

bố rộng, nhóm vùng triều và nhóm vùng rạn (bảng 14).

Bảng 14: Thành phần loài và sự phân bố theo chiều thẳng đứng

STT

Thành phân loài

Phân bốVùng triều

Vùng rạn san hô

Đáy đá

Đáy cát

San hô

chết

San hô

sống

Đáy khác

1 Dardanus megistos (Herbst, 1804) + +

36

Page 37: Chuyen de Dvd-An-final Report

2 Dardanus lagopodes (Forsskål, 1775) + + +3 Dardanus guttatus (Olivier, 1812) + +4 Dardanus pedunculatus (Herbst, 1804) + +5 Calcinus minutus Buitendijk, 1937 +6 Clibanarius seurati Forest, 1951 + +7 Paguritta sp. +8 Trizopagurus strigatus (Herbst, 1804) +9 Aniculus maximum Edmondson, 1952 + +10 Plagusia depressa (Fabricius, 1775) + +11 Ranina ranina (Linnaeus, 1758) + +12 Urocaridella antonbruunii (Bruce, 1967) +13 Periclimenes brevicarpalis (Schenkel, 1902) + +14 Periclimenes magnificus Bruce, 1979 +15 Periclimenes inornatus Kemp, 1922 + +16 Vir philippinensis Bruce & Svoboda, 1984 +17 Parapenaeopsis cornuta (Kishinouye, 1900) + + +18 Parapenaeopsis amicus (N.V.Chung, 1971) + +19 Charybdis affinis Dana, 1852 + +20 Charybdis helleri (Minler Edwards, 1867) + + +21 Charybdis cruciata (Linnaeus, 1758) + +22 Charybdis sp. + +23 Charybdis japonica (Milne Edwards, 1861) + +24 Alpheus malabaricus (Fabricius, 1775) + +25 Alpheus euphrosyne De Man, 1897 + +26 Alpheus djboutensis De Man, 1909b + +27 Alpheus rapacida De Man, 1908d + +28 Alpheus yaldwyni Stimpson, 1871 + +29 Alpheus sp. +30 Betaeus sp. + + +31 Synalpheus sp. + +32 Synalpheus stimpsoni (De Man 1888) + +33 Nennalpheus sp. + +34 Lysmata amboinensis De Man, 1888 + + +35 Lysmata multiscissa (Nobili, 1904) + + +36 Lysmata debelius Bruce, 1983 + +37 Rhynchocinetes hiatti Kamezaki, 1988 + +38 Rhynchocinetes sp. + +

37

Page 38: Chuyen de Dvd-An-final Report

39 Stenopus zanzibaricus Bruce 1976 +40 Stenopus pyrsonotus Goy and Devaney, 1980 +41 Stenopus hispidus (Olivier, 1811) + +42 Coenobita perlatus H. Milne Edwards, 1837 +43 Birgus latro (Linnaeus, 1767) 44 Epixanthus japonicus Bate,1888 + + +45 Odontodactylus brevirostris (Miers, 1884) +46 Odontodactylus scyllarus (Linnaeus, 1758) +

Tổng 12 3 26 28 16

Ghi chú: + Có phân bố

Nếu căn cứ vào nơi ở và kiểu chất đáy có thể chia chúng thành 5 nhóm như sau:

- Nhóm ưa sống ở kiểu đáy đá vùng triều: tập trung ở hai họ: họ cua mai

vuông (Grapsidae) tập trung ở vùng trung và cao triều, họ cua quạt (Xanthidae) tập

trung ở vùng triều thấp, trong khe đá cuội.

- Nhóm ưa sống ở kiểu đáy cát: tập trung vào hai họ: họ cua mắt dài

(Ocypodidae) ở vùng triều, họ Calappidae ở vùng dưới triều.

- Nhóm ưa sống trong các tảng đá san hô chết: tập trung nhiều nhất trong

họ Xanthidae, Alpheidae các loài này có kích thước nhỏ xong mật độ lại tương đối

cao.

- Nhóm ưa sống trên san hô sống: chủ yếu là các đại diện của họ

Hapalocarcinidae, Alpheidae chúng bám, di chuyển trên các tập đoàn san hô sống.

Ngoài ra còn có thể gặp đại diện của họ cua bơi (Portunidae) ẩn nấp dưới các bụi

san hô cành.

- Nhóm hoạt động mạnh ở vùng rạn: ưu thế thuộc về họ cua bơi, các loài

tôm do có khả năng bơi lội giỏi, sống không phụ thuộc vào một loại chất đáy nào.

1.4.2.3. Đặc điểm phân bố về sinh vật lượng

Kết quả nghiên cứu cho thấy: trên tất cả các trạm thu mẫu đều có mặt nhóm

giáp xác, song phân bố về sinh vật lượng không đều. Sinh vật lượng của giáp xác

dao động trong khoảng từ 1,34 – 3,90 g/m2 tại các khu vực nghiên cứu. Khối

lượng bình quân trên toàn vùng đạt 2,50 g/m2. Vùng rạn có sinh vật lượng cao nhất

la khu vực Đông Hòn Tranh đạt 3,90 g/m2, thấp nhất ở khu vực Bắc Phú Quý chỉ

38

Page 39: Chuyen de Dvd-An-final Report

có 1,34 g/m2. Ở vùng rạn có khối lượng cao nhất ưu thế thuộc về nhóm cua có kích

thước lớn.

Bảng 15: Sinh vật lượng giáp xác vùng ven đảo Phú Quý

Khu vực khảo sát Sinh vật lượng (g/m2)Đông Hòn Tranh 3,90Tây Hòn Tranh 3,28Đông, Nam Phú Quý 2,14Tây Nam Phú Quý 1,72Tây Bắc Phú Quý 2,64Bắc Phú Quý 1,34

Trung bình 2,50

2. Đặc điểm nguồn lợi và trữ lượng động vật đáy khu vực ven đảo Phú Quý

2.1. Tiềm năng và trữ lượng nguồn lợi động vật thân mềm

Động vật thân mềm là nguồn sống chủ yếu của một bộ phận dân nghèo ven

biển. Hàng ngày họ khai thác ốc, trai, sò mang bán để kiếm tiền sinh sống và chi

tiêu cho gia đình. Giải quyết tốt vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lợi này sẽ góp phần

vào xoá đói giảm nghèo cho dân cư ven biển.

Trong số 73 loài động vật thân mềm đã phát hiện thấy ở khu vực ven đảo

Phú Quý thì có tới 23 loài thường xuyên được khai thác làm thực phẩm, xuất khẩu,

đồ mỹ nghệ và khoảng 21 loài là danh sách những đối tượng hải sản xuất khẩu ra

ngoài nước hoặc xuất khẩu tại chỗ. Đây là những loài sinh vật đóng vai trò chính

trong cấu thành nguồn lợi thuỷ sản ngoài cá của nước ta.

- Nhóm xuất khẩu: Gồm những loài có giá trị dinh dưỡng, đã thống kê được

2 loài ốc, 3 loài hai mảnh vỏ, 3 loài mực. Đáng chú ý nhất là các loài: ốc đụn, bào

ngư, ngán, trai ngọc, ngao, mực ống, mực nang v.v.

- Nhóm làm thực phẩm: Bao gồm 21 loài có ý nghĩa xuất khẩu kể trên và

63 loài khác chỉ chuyên dùng làm thực phẩm. Trong số 63 loài này có ý nghĩa

nhất là các loài trai tai tượng, ốc đụn, hầu, điệp, ốc đĩa, ốc nhảy...

39

Page 40: Chuyen de Dvd-An-final Report

- Nhóm làm mỹ nghệ: Một số loài trai, ốc sau khi sử dụng phần thịt làm

thực phẩm, phần vỏ còn lại có thể gia công thành đồ mỹ nghệ rất được ưa chuộng

như cho khảm trai. Một số loài như trai ngọc, điệp ngọc còn cho ngọc trai.

- Nhóm làm thuốc: Các loài bào ngư có thể ngâm rượu chế thành thuốc bổ,

vỏ cá mực chế biến thành thuốc chống còi xương, ngọc trai có thể dùng để chữa

bệnh thần kinh v.v..

- Nguồn gen quý hiếm: Các loài quý hiếm bao gồm: Trochus (Tectus)

pyramis, Haliotis diversicolor, Pinctada margaritifera, Pinna attenuata, Pinna

vexillum, Gafrarium tumidum, Loligo chinensis, Sepia tigris. Các loài này hiện

đang bị khai thác mạnh có nguy cơ diệt vong, cần phải có biện pháp bảo vệ.

Bảng 16: Ước tính trữ lượng ĐVTM trên rạn san hô ven đảo Phú Quý

Điểm khảo sátTrữ lượng kg/500m2

Diện tích rạn(ha)

Trữ lượng trên toàn vùng

(tấn)Tây Hòn Tranh 1,05 35 0,7Đông Hòn Tranh 1,21 55 1,3Tây nam Phú Quý 0,87 152 2,7Tây Bắc Phú Quý 0,94 332 6,3Nam, Đông Phú Quý 1,14 764 17,4Bắc Phú Quý 0,66 257 3,4

Tổng 1595 31,7Nguồn lợi động vật thân mềm là thành phần quan trọng trong cấu trúc động

vật đáy ở dải ven biển nói chung và rạn san hô nói riêng. Với tổng diện tích trên 7

vùng rạn san hô bao phủ 1595 ha, ước tính tổng trữ lượng nhóm động vật thân

mềm là 31,7 tấn (độ tin cậy thống kê P = 0,05). Trong đó rạn có trữ lượng cao

nhất (Đông Hòn Tranh) ước tính đạt 1,21 kg/500m2, tiếp đó là rạn phía Nam,

Đông Phú Quý (1,14 kg/500m2), Tây Hòn Tranh (1,05 kg/500m2)... và thấp nhất là

rạn phía Bắc Phú Quý (0,66 kg/500m2).

2.2. Đặc điểm và hiện trạng nguồn lợi nhóm da gai

Trong các loài Da gai đã phát hiện được ở khu bảo tồn biển Phú Quý, các

loài có giá trị kinh tế tập trung vào nhóm Hải sâm là chủ yếu. Các loài Hải sâm đã

phát hiện được đều có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm thực

40

Page 41: Chuyen de Dvd-An-final Report

phẩm, làm thuốc. Ngay tên gọi "Hải sâm" đã nói lên điều đó. Vì vậy cần có có

biện pháp quản lý thích hợp để duy trì được nguồn lợi biển cho này.

Ngoài các loài hải sâm, những năm gần đây, nhân dân đã có khai thác trứng của một số loài cầu gai biển như cầu gai đen (Diadema setosum) để xuất khẩu. Đây là một món thực phẩm rất bổ dưỡng mới được quan tâm đến trong vài năm trở lại đây.

Một số loài sao biển như Archaster typicus cũng đã được khai thác làm đồ mỹ nghệ, đôi khi chúng còn được đem ngâm rượu làm thuốc. Tuy nhiên, giá trị y học của chúng còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy cần cẩn thận khi sử dụng các loài sinh vật biển trong y dược.

Tuy thành phần loài da gai khá phong phú nhưng sản lượng không nhiều. Chúng tôi không thu thập được các số liệu về hiện trạng khai thác trong khu vực. Theo thông tin từ ngư dân địa phương cho biết thì sự khai thác thường do ngư dân các vùng khác đến, có thể do sản lượng không cao nên dân địa phương không tổ chức khai thác.

Về sinh khối chúng tôi cũng thiếu các số liệu trước đây nên không có số liệu để so sánh. Tuy nhiên với hiện trạng nguồn lợi như hiện tại, đặc biệt là nhóm Hải sâm, tương đối nghèo nàn nên cần có những biện pháp quản lý để bảo tồn và phát triển trong thời gian tới.

2.3. Hiện trạng và biến động nguồn lợi nhóm giun nhiều tơ

Trong khuân khổ báo cáo của dự án mới chỉ đề cập đến thành phần loài và đặc điểm phân bố của chúng trong rạn san hô. Cho nên việc điều tra về hiện trạng và nguồn lợi một số đối tượng có giá trị kinh tế trong nhóm giun nhiều tơ tại khu bảo tồn biển Phú Quý cần được nghiên cứu sâu hơn.

2.4. Ước tính trữ lượng nguồn lợi nhóm giáp xác

Trữ lượng nhóm giáp xác và diện tích rạn ước tính từ kết quả khảo sát bằng phương pháp lặn sâu (bảng 17).

Bảng 17: Ước tính trữ lượng nhóm giáp xác trên rạn san hô ven đảo Phú Quý

Điểm khảo sátTrữ lượng kg/500m2

Diện tích rạn(ha)

Trữ lượng trên toàn vùng

(tấn)Tây Hòn Tranh 1,64 35 1,1Đông Hòn Tranh 1,95 55 2,1Tây nam Phú Quý 0,86 152 2,6Tây Bắc Phú Quý 1,32 332 8,8

41

Page 42: Chuyen de Dvd-An-final Report

Nam, Đông Phú Quý 1,07 764 16,3Bắc Phú Quý 0,67 257 3,4

Tổng 1595 34,5

Với tổng diện tích trên 7 vùng rạn san hô bao phủ 1595 ha, ước tính tổng

trữ lượng nhóm giáp xác là 34,5 tấn (độ tin cậy thống kê P = 0,05). Trong đó rạn

có trữ lượng cao nhất (Đông Hòn Tranh) ước tính đạt 1,95 kg/500m2, tiếp đó là rạn

phía Tây Hòn Tranh (1,64 kg/500m2), Tây Bắc Phú Quý (1,32 kg/500m2)... và thấp

nhất là rạn phía Bắc Phú Quý (0,67 kg/500m2).

3. Hiện trạng và biến động phân bố động vật đáy

Như đã đề cập trong phần đặt vấn đề về các hệ sinh thái ở dốc thềm lục địa

Việt Nam, hệ sinh thái san hô là một trong những hệ sinh thái quan trọng bậc nhất

trong các hệ sinh thái đảo của Việt Nam. Hệ sinh thái này đóng góp trong việc duy

trì và phát triển cho các hệ sinh thái khác. Tại khu vực nghiên cứu có độ sâu tương

đối phù hợp cho hệ sinh thái san hô phát triển, hơn nữa Việt Nam nằm trong khu

vực có khí hậu nhiệt đới, do vậy tính đa dạng trong hệ sinh thái san hô là rất cao.

Sự đa dạng cao cũng là một đặc điểm thuận lợi cho việc khai thác đa dạng ngành

nghề, phù hợp với tính chất khai thác thủ công của con người Việt Nam. Chính

việc đa dạng loài cũng lại là một hạn chế cho vấn đề khai thác, tính đa dạng cao thì

tính chất số lượng loài giảm rõ rệt, sự khai thác không có quy hoạch rất dễ dẫn đến

suy kiệt các loài được quan tâm và nhất là các loài có giá trị kinh tế luôn trong tình

trạng bị khai thác quá mức sản lượng trong khả năng tái tạo quần đàn, điều này

được thể hiện ngay trên các biểu đồ phân tích các số liệu điều tra tại các đảo,

những loài có giá trị kinh tế luôn có số lượng rất thấp hoặc không còn thấy xuất

hiện trên các mặt cắt khảo sát. Qua khảo sát điều tra nghiên cứu tại đảo nhằm mục

đích tạo cơ sở dữ liệu cho việc lập chứng cứ khoa học thiết lập các cơ sở khoa học

nhằm đánh giá, đưa ra các giải pháp cho việc quản lý và khai thác bền vững nguồn

lợi hải sản tại các hệ sinh thái và đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô tại 4 khu dự

kiến thiết lập khu bảo tồn trọng điểm là tiền đề xây dựng các khu bảo tồn biển tiếp

theo trong quy hoạch các khu bảo tồn biển trong hệ thống các khu bảo tồn biển.

4. Những tác động của động vật đáy tới vùng dự kiến thiết lập bảo tồn biển

42

Page 43: Chuyen de Dvd-An-final Report

4.1. Tác động của động vật đáy tới hệ sinh thái đảo

Như đã trình bày trong các phần trên thì động vật đáy có một vai trò quan

trọng trong việc duy trì và ổn định các hệ sinh thái nơi chúng sinh sống, cư trú.

Trong đó, đặc biệt là hệ sinh thái san hô, nơi chứa đựng rất nhiều giá tri kinh tế,

khoa học, và đó cũng là hệ sinh thái có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tạo

ra các giá trị đa dạng sinh học, đa dạng của các hệ sinh thái biển đảo. Các loài da

gai (Sao biển gai) nó sử dụng san hô làm nguồn thức ăn, nhưng loài Sao biển gai

lại bị loài ốc tù và sử dụng làm thức ăn. Chính mối quan hệ trong quần xã giữa các

loài khác nhau để tạo ra mối duy trì bền vững giữa các hệ sinh thái với nhau. Nó

vừa có vai trò trong kích thích các loài và vừa có vai trò trong việc hạn chế loài

phát triển trong một trạng thái cân bằng nhất định để đủ tạo ra các giá trị cân bằng

giữa các quần xã và quần thể. Như vậy, khi một mắt xích mất đi, quá trình tạo cân

bằng sinh thái có nguy cơ bị phá hủy. Ốc tù và bị khai thác cạn kiệt phục vụ cho

sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ, đến một giai đoạn thuận lợi loài Sao biển gai phát

triển với mật độ cao chúng tàn phá sự phát triển của san hô mà không còn loài ốc

tù và để ngăn chặn quá trình này. Như vậy rất dễ dẫn tới hệ sinh thái san hô bị đe

dọa và nguy cơ bị phá hủy là hiện hữu.

Bên cạnh việc tạo ra sự phát triển ổn định của hệ sinh thái nó còn tạo ra các

giá trị kinh tế. Các loài có giá trị kinh tế như các loài Hải sâm, ốc, hai mảnh vỏ có

nơi sống quan trọng và chủ yếu là vùng rạn san hô. Với từng loài khác nhau có giá

cả trên thị trường khác nhau, có loài chỉ vài nghìn đồng/kg, có loài lên tới vài trăm

nghìn đồng/kg. Các loài Trai ngọc phục vụ cho việc nuôi trai cấy ngọc tạo ra các

giá trị kinh tế cao trong sản xuất, các loài Bào ngư được thị trường trong nước

cũng như thế giới rất ưu chuộng với giá trị vài trăm nghìn/kg tùy từng thời điểm

khác nhau. Ngoài việc tạo ra giá trị kinh tế trực tiếp còn cung cấp trực tiếp nguồn

thức ăn cho con người. Giá trị dinh dưỡng của các loài động vật đáy đã được

chứng minh bằng thực nghiệm và trên thực tế. Các loài trai bàn mai, các loài ốc,

và cả cầu gai cũng là những nhóm động vật đáy có giá trị dinh dưỡng cao cung cấp

dinh dưỡng trực tiếp cho con người. Như vậy, những trình bày trên đã cho chúng

43

Page 44: Chuyen de Dvd-An-final Report

ta thấy những tác động về nhiều mặt của hệ động vật đáy và nhất là động vật đáy

của hệ sinh thái rạn san hô tới hệ sinh thái khác và tác động đến cộng đồng dân cư

sinh sống trên đảo và vùng xung quanh. Chính vì, giá trị đa dạng của chúng và

những ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của cộng đồng dân cư mà chúng ta phải có

những chính sách khai thác và sử dụng nguồn lợi này một cách hợp lý và duy trì

sự tồn tại của các loài này trong một phạm vi cho phép nhằm khai thác và sử dụng

lâu dài nguồn lợi này.

4.2. Giá trị của động vật đáy trong phát triển ngành du lịch sinh thái

Hoạt động du lịch đang ngày càng phát triển trên toàn thế giới, giá trị mang

lại và những ảnh hưởng tích cực của chúng ngày càng làm cho mô hình và hình

thức kinh doanh này phát triển trên nhiều mặt. Hiện nay tại Việt Nam hình thức du

lich sinh thái đang được khuyến khích phát triển và trong đó có nhiều nhà kinh

doanh đang tích cực xúc tiến đầu tư. Hình thức du lịch sinh thái kết hợp với lặn có

khí tài đang được nhiều khách du lịch ưu thích trong đó có cả khác nước ngoài và

khách trong nước, số lượng khách trong nước có nhu cầu tham gia tua du lịch này

ngày càng tăng. Hiện nay, Hình thức du lịch kết hợp với lặn để khám phá rạn san

hô chỉ được tập trung tại Nha Trang. Sự phát triển ngày càng làm cho điểm du lịch

Nha Trang trở lên quá tải và những du khách chỉ đến đó 1 lần và không quay trở

lại do tính hấp dẫn không còn thu hút được các du khách này. Do đó làm cho các

tua này trở lên nhàm chán, sự thay đổi địa điểm, sự khác biệt của các khu hệ làm

cho sức hấp dẫn cho các du khác thích khám phá và có thể nói sự khác biệt của

khu hệ động vật đáy là một trong những tác nhân quan trọng trong việc tạo ra các

giá thị khác biệt giữa các khu hệ sinh thái san hô. Những động vật đáy cỡ lớn sống

trên vùng rạn làm tăng giá trị hấp dẫn cho khách du lịch. Tuy nhiên, khai thác

ngành du sinh thái cũng đang tiềm ẩn những sự suy thoài về môi trường do rác

thải và các hoạt động tại đó làm thay đổi các chỉ tiêu của hệ sinh thái. Chính vì vậy

cần phải có những quy hoạch cụ thể cho các địa điểm được phép tiến hành khai

thác

44

Page 45: Chuyen de Dvd-An-final Report

5. Tác động của con người lên hệ sinh thái động vật đáyCon người vừa là chủ thể và vừa là khách thể tác động trực tiếp và gián tiếp

lên hệ động vật đáy tại các hệ sinh thái biển đảo. Quá trình phát triển kinh tế biển

đảo là một trong những mối đe dọa chính tác động tới hệ động vật đáy. Sự thay

đổi hệ sinh thái là mối đe dọa lớn nhất dẫn tới sự suy vong của một số loài có hệ

sinh thái hẹp. Những quy hoạch không phân vùng phát triển và bảo tồn các giá trị

tự nhiên sẽ rất dẫn đến sự suy thoái về môi trường và các giá trị đa dạng sinh học.

Sự không quan tâm của con người tới hệ động vật đáy đã hủy hoại đi môi trường

sống, làm thay đổi các giá trị của hệ sinh thái, làm cho các loài không thích nghi

được và tự biến mất khỏi vị trí sinh sống của chúng. Chính con người cũng là

người trực tiếp tham gia tác động tới số lượng quần thể và sự tác động này có tính

quyết định tới sự tồn tại của quần đàn, sự suy vong có thể diễn ra rất nhanh. Sự

phát triển kinh tế càng nâng cao áp lực khai thác lên nguồn lợi hải sản trong đó có

nhóm động vật đáy và chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế không chỉ chịu sức ép

khai thác từ con người mà còn phải chịu sức ép từ sự giới hạn sinh thái từ các hoạt

động phát triển kinh tế.

6. Các giải pháp nhằm quản lý động vật đáy tại các vùng đảo nghiên cứu

nhằm phục vụ cho công tác thiết lập quản lý

6.1. Các giải pháp trong việc khai thác động vật đáy trên vùng rạn san hô

Hiện nay số lượng và số loài các loài động vật đáy tại các đảo, đặc biệt là

các loài có giá tri kinh tế như hải sâm mít, hải sâm vú, hải sâm vàng, hải sâm lựu...

các loài giáp xác như tôm hùm, các loài ốc như ốc tù và đã ở trong tình trạng cạn

kiệt nguồn lợi do vậy cấn khai thác trên vùng rạn là điều bắt buộc trên các khu hệ

sinh thái này để duy trì đảm bảo số lượng để phục hồi.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh sản của từng loài để có sơ sở khoa học

cho việc tiến hành sinh sản nhân tạo các loài có sạn lượng thấp và nguy cơ mất

khỏi hệ sinh thái, nhằm phục hồi các loài có giá trị kinh tế.

6.2. Các giải pháp trong bảo vệ hệ sinh thái cho động vật đáy

45

Page 46: Chuyen de Dvd-An-final Report

Bảo vệ hệ sinh thái là một điều kiện kiên quyết trong viêc khôi phục lại các

loài có giá trị kinh tế, trong đó bảo vệ hệ sinh thái san hô là vấn đề cấp bách nhất

để bảo vệ các loài động vật không xương sống đáy có giá trị kinh tế.

Nghiêm cấm các hoạt động khai thác san hô làm vật liệu xây dựng và làm

cảnh để mất đi nơi cư trú của các loài có giá trị kinh tế.

Thành lập ban quản lý có chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn ngươi dân thực

hiện tốt các mục tiêu và chính sách đã ban hành, có chức năng kiểm soát sản lượng

các loài trong danh mục cần bảo vệ.

6.3. Các giải pháp trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng tại vùng nghiên

cứu

Tuyên truyền người dân cần tham gia khai thác và bảo vệ các vùng đã được

khoanh vùng hoặc những vùng được thông báo cấm khai thác.

Cần vận động và nâng cao nhận thức trong việc khai thác hải sản có tính

tàn và hủy diệt hệ sinh thái như khai thác bằng xianua, mìn và các phương tiện làm

thay đổi các hệ sinh thái trong quá trình khai thác.

Cần tuyên truyền cho người dân những loài đang được hạn chế và cấm khai

thác trên toàn khu vực không chỉ là những nơi khoanh vùng.

46

Page 47: Chuyen de Dvd-An-final Report

PHẦN V. KẾT LUẬN

Về thành phần loài:

Xác định được 195 loài động vật đáy trong khu vực ven đảo Phú Quý.

Trong đó nhóm động vật thân mềm có số lượng loài cao nhất 73 loài chiếm tiếp

theo nhóm giáp xác có 46 loài, nhóm da gai và giun nhiều tơ cùng có 38 loài.

Về sự phân bố:

- Phân bố về thành phần loài nhóm động vật thân mềm không đồng đều

giữa các điểm rạn nghiên cứu. Mật độ và khối lượng của động vật thân mềm theo

vị trí địa lý có xu hướng tăng dần từ bờ ra khơi. Theo đới độ sâu thì đới cạn có sự

phân bố về mật độ và khối lượng cao hơn đới sâu.

- Phân bố của nhóm giun nhiều tơ trong vùng rạn san hô chủ yếu theo các

nhóm sinh thái sau: * Nhóm loài ưa sống trên san hô, coi san hô là giá thể; *

Nhóm ưa chất đáy cát thô, vỏ sinh vật lẫn mảnh vụn san hô; * Nhóm loài ưa chất

đáy sét bột; *Nhóm hẹp muối, ưa độ muối tương đối cao.

- Sự phân bố của nhóm loài da gai phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vùng rạn

san hô quanh các điểm khảo sát của khu vực ven đảo Phú Quý thường được tạo

thành bởi cát, sỏi, đá phong hoá từ đá cát kết. Một số điểm khảo sát thường có tích

tụ bùn, cát, sỏi nên sự phân bố của da gai tương đối phong phú. Phân bố trên các

đới độ sâu khác nhau thường có các loài khác nhau.

- Sự phân bố của giáp xác theo chiều thẳng đứng có ba nhóm loài, tập trung

ở ba vùng độ cao khác nhau: vùng cao triều, trung triều và thấp triều. Theo nơi ở

và kiểu chất đáy thì sự phân bố của chúng theo 5 nhóm chính: nhóm ưa sống ở

kiểu đáy đá vùng triều; nhóm ưa sống ở kiểu đáy cát; nhóm ưa sống trong các tảng

đá san hô chết; nhóm ưa sống trên san hô sống; nhóm hoạt động mạnh ở vùng rạn.

Về ước tính trữ lượng:

- Ước tính tổng trữ lượng nhóm giáp xác là 34,5 tấn. Trong đó rạn có trữ

lượng cao nhất (Đông Hòn Tranh) đạt 1,95 kg/500m2, tiếp đó là rạn phía Tây Hòn

Tranh (1,64 kg/500m2), Tây Bắc Phú Quý (1,32 kg/500m2)... và thấp nhất là rạn

phía Bắc Phú Quý (0,67 kg/500m2).

47

Page 48: Chuyen de Dvd-An-final Report

- Tổng trữ lượng tức thời của động vật thân mềm ước tính khoảng 31,7 tấn.

Trong đó rạn có trữ lượng cao nhất (Đông Hòn Tranh) đạt 1,21 kg/500m2, tiếp đó

là rạn phía Nam, Đông Phú Quý (1,14 kg/500m2), Tây Hòn Tranh (1,05

kg/500m2)... Thấp nhất là rạn phía Bắc Phú Quý (0,66 kg/500m2).

Đã ghi nhận được 23 loài động vật thân mềm có giá trị làm thực phẩm được

khai thác thường xuyên, 8 loài có giá trị dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu

quan trọng.

Trong tổng sổ 38 loài da gai đã phát hiện, các loài có giá trị kinh tế tập

trung vào nhóm Hải sâm là chủ yếu. Ngoài ra còn có một số loài như cầu gai đen

(Diadema setosum), sao biển (Archaster typicus).

Đã thống kê được một số loài giáp xác có giá trị kinh tế và quý hiếm. Đáng

chú ý hơn cả là có cua xanh, 7 loài ghẹ và 2 loài tôm là những loài có giá trị và sản

lượng cao.

48

Page 49: Chuyen de Dvd-An-final Report

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình điều tra tổng hợp vùng ven bờ THUẬN HẢI - MINH HẢI, 1977 – 1980. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện chương trình.

2. Nguyễn Văn Chung, 1994. Sinh vật đáy. Nguồn lợi sinh vật và các hệ sinh thái biển. Chuyên khảo Biển Việt Nam, tập IV, trang 69 - 85. Nxb Khoa học và công nghệ

3. Thái Thanh Dương, 2005. Động vật thủy sản thâm mềm thường gặp ở Việt Nam.

4. Đào Tấn Hổ, 1991. Nguồn lợi hải sâm ở vùng biển phía Nam Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học hộ nghị khoa học toàn quốc về biển lần thứ III, tập I. Sinh học và công nghệ sinh học biển, sinh thái môi trơng biển. Viện khao học Việt Nam, trang 112-118

5. Đào Tấn Hổ, 1992. Sơ bộ nghiên cứu động vật da gai ở vùng đảo Phú Quốc và Thổ Chu. Tạp chí sinh học (Viện khoa học Việt Nam).

6. Đào Tấn Hổ, 1994. Danh mục động vật da gai biển Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật

7. Đào Tấn Hổ, 1996. Thành phần loài động vật da gai ở vùng biển Côn Đảo. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập VII, trang 52-58.

8. Đội điều tra liên hiệp Việt Trung vịnh Bắc Bộ, 1960 – 1962. Báo cáo ngư trường vịnh Bắc Bộ.

9. Nguyễn Quang Hùng, 2006. Động vật thân mềm hai mảnh vỏ biển Việt Nam, tài liệu lưu trữ Viện nghiên cứu hải sản.

10. Đỗ Văn Khương và ctv, 2008. Báo cáo tổng kết đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa việt nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi”. Phòng lưu trữ Viện nghiên cứu Hải sản, trang 51.

11. Võ Sĩ Tuấn, 2003. Các hệ sinh thái biển – Chức năng, hiện trạng sử dụng và những tác động. Dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun. Khóa tập huấn quốc gia về quản lý khu bảo tồn biển. Nha Trang, tháng 8 năm 2003.

12. Phạm Thược, 2009. Nguồn lợi sinh vật vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Trung tâm Tư vấn chuyển giao công nghệ thuỷ sinh và môi trường- Viện Nghiên cứu Hải sản. Hải Phòng, 2009.

49

Page 50: Chuyen de Dvd-An-final Report

13. Nguyễn Huy Yết, 1994. Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam. Chuyên khảo Biển Việt Nam ,tập IV, trang 69 -85. Nxb Khoa học và công nghệ.

14. Nguyễn Huy Yết, Võ Sỹ Tuấn, 2003. Đặc trưng sinh thái rạn san hô. Sinh vật và sinh thái biển. Biển Đông tập IV, trang 231 – 253. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

15. Sách đỏ Việt Nam, 2007. Phần I. Động vật. Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ.

16. WWF, 2005. Sổ tay hướng dẫn “Giám sát và điều tra đa dạng sinh học”. Phương pháp nghiên cứu và giám sát rạn san hô. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2003

17. Conand, C., 1990. The fishery resources of Pacific island countries - Part 2. Holothurians. Food and Agriculture Organization of the United Nations. Rome, 1990.

18. Dawydoff, C., 1952. Contribution a l’Etude des Invente’bre’s de la faune marine bentheque de l’Indochine. No: 9, pP. 137 – 144.

19. Fauvel P., 1953. Annelida polychaeta. The fauna of India including Pakistan, Ceylon, Burnma and Malaysia: 1-479. Alahabad – 1953.

20. Gabriella Bianchi, 1984. Field guide to the commercial marine and brackish water species of Pakistan. Food and Agriculture Organization of the United Nations. Rome, 1985.

21. Gurjanova E.F. et al, 1972. Intertidal zone of the Tonkin Gulf. The fauna of the USSR page: 179 – 197. Leningrad 1972.

22. Imajima M. et Harimand O., 1964. The polychaeta annelids of Japan. Part 1: 1 – 237. California, 1964.

23. Jorgen Hylleberg, 1998. Classification of Bivalves. Institute of Biological Sciences, Aarhus University Press, Denmark. Printed in Denmark. 32 p.

24. Kent E. Carpenter and Volker H. Niem, 1998. The living marine resource of the Western Central Pacific. Food and Agriculture Organization of the United Nations. Rome, 1999.

25. Kevin Lampell, 1992. Bivalves of Australia, Vol 1. Crawford house press Bathurt.

26. Takashi Okutani, 2000. Marine molluks in Japan. Tokai university press

50

Page 51: Chuyen de Dvd-An-final Report

27. Terrence M. Gosliner, David W.Behrens, Gary C.Williams, 1996. Coral reef animal of the Indo-Pacific. Monterey, California.

28. Smith, C. W.  (Ed.). June 1-3, 1978.  Proceedings of the Second Conference in Natural Sciences, Hawaii Volcanoes National Park.

29. Oyvind Fjukmoen, 2006. The Shallow-water Macro Echinoderm Fauna of Nha Trang Bay (Vietnam): Status at the Onset of Protection of Habitats. Master Thesis in Marine Biology for the degree.

51

Page 52: Chuyen de Dvd-An-final Report

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Cấu trúc thành phần loài động vật đáy vùng ven đảo Phú Quý

Ghi chú: (1) Đông Hòn Tranh; (2) Tây Hòn Tranh; (3) Khu Hòn Đỏ, Hòn Đen; (4) Đông Nam Phú Quý; (5) Đông Bắc Phú Quý; (6) Tây Nam Phú Quý; (7) Tây Bắc Phú Quý; (8) Bắc Phú Quý; (9) Nam Phú Quý.

ST

TTên khoa học

Vùng phân bố

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

I NGÀNH THÂN MỀM MOLLUSCA

LỚP GASTROPODA

1 Bộ Vetigastropoda

Họ Trochidae

1 Tectus pyramis (Born, 1778) ۷ ۷ ۷ ۷

2 Tectus niloticus Linne’, 1767 ۷ ۷ ۷

3 Trochus maculatus Linnaeus, 1758 ۷ ۷ ۷

4 Trochus conus (Gmelin, 1791) ۷ ۷ ۷ ۷

5 Calliostoma toshiharuai Kosuge,1997 ۷ ۷ ۷

6 Umbonium vestiaeum (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

7 Hemifusus colosseus (Lamark, 1816) ۷ ۷

8 Leucozonia smaragdula (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

Họ Turbinidae

9 Turbo stenogyrus (Fischer, P., 1873) ۷ ۷ ۷

10 Turbo chrysostomus Linne’, 1758 ۷ ۷ ۷

Bộ Discopoda

2 Họ Strombidae

11 Lambis scorpius (Linne’, 1758) ۷ ۷ ۷

12 Lambis lambis (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

52

Page 53: Chuyen de Dvd-An-final Report

13 Lambis chiragra (Linne’, 1767) ۷ ۷ ۷

14 Lambis crocata (Link, 1807) ۷ ۷ ۷

15 Strombus minimus Linnaeus, 1771 ۷ ۷

Họ Personidae

16 Distorsio anus (Linnaeus, 1758) ۷ ۷ ۷

Họ Vermetidae

17 Dendropoma maximum (Sowerby, 1825) ۷ ۷

Họ Ovulidae

18 Ovula ovum (Linnaeus, 1758) ۷ ۷ ۷ ۷

19 Calpurnus verrucosus (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

Họ Bursidae

20 Tutufa rubeta Roding, 1798 ۷ ۷ ۷

Họ Cypraeidae

21 Cypraea vitellus Linnaeus, 1758 ۷ ۷ ۷

22 Cypraea arabica Linne’, 1758 ۷ ۷ ۷

23 Cypraea mauritiana Linne’, 1758 ۷ ۷ ۷

24 Cypraes argus Linnaeus, 1758 ۷ ۷ ۷

25 Cypraea lynx Linnaeus, 1758 ۷ ۷

3 Bộ Neogastropoda

Họ Muricidae

26 Coralliophila neritoides (Lamarck, 1816) ۷ ۷ ۷ ۷

27 Coralliophila radula (Adams, A., 1855) ۷ ۷

28 Durpa rubusidaeus Roeding,1798 ۷ ۷ ۷

29 Drupa ricinus ricinus (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

30 Sabia conica (Shumaecher, 1817) ۷ ۷

53

Page 54: Chuyen de Dvd-An-final Report

31 Mancinella tuberosa (Roding, 1798) ۷ ۷

32 Haustellum haustellum (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

33 Chicoreus bruneus (Link, 1807) ۷ ۷ ۷

Họ Turbinellidae

34 Vasum tubinellum Linne, 1758 ۷ ۷ ۷

Họ Conidae

35 Conus vexillum vexillum Gmelin, 1789 ۷ ۷ ۷

36 Conus ebraeus Linnaeus, 1758 ۷

37 Conus capitaneus Linne, 1758 ۷ ۷

Họ Fasciolariidae

38 Fusinus nicobaricus (Roding, 1798) ۷ ۷

39 Leucozonia smaragdula (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

Họ Melongenidae

40 Hemifusus colosseus (Lamark, 1816) ۷ ۷

LỚP BIVALVIA

4 Bộ Veneroida

Họ Tridacnidae

41 Tridacna crocea Lamarck, 1819 ۷ ۷ ۷

42 Tridacna squamosa Lamarck, 1819 ۷ ۷

43 Tridacna maxima (Roding, 1798) ۷ ۷ ۷

44 Periglypta reticulata (Linnaeus, 1758) ۷

5 Bộ Ostreoida

Họ Pectinidae

45 Pedum spondyloideum (Gmelin, 1791) ۷ ۷

46 Mimachlamys albolineata (Sowerby, 1842) ۷ ۷ ۷

54

Page 55: Chuyen de Dvd-An-final Report

6 Bộ Pteroida

Họ Pteriidae

47 Pinctada maculta (Gould, 1850) ۷ ۷ ۷ ۷

48 Pinctada margaritifera (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

49 Pinctada martensii (Dunker, 1807) ۷ ۷

50 Pinctada albina (Lamarck, 1819) ۷ ۷

51 Pinctada sp. ۷ ۷ ۷

Họ Malletiidae

52 Malleus albus Lamarck, 1819 ۷ ۷

Họ Isognomonidae

53 Isognomom isognomun (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

7 Bộ Myoida

Họ Teredinidae

54 Bankia saulii (Wright, 1866) ۷ ۷ ۷

55 Teredo manni (Wright, 1866) ۷ ۷

Họ Pholadidae

56 Barnea candida (Linnaeus, 1758) ۷

57 Barnear sp. ۷ ۷

8 Bộ Arcoida

Họ Arcidae

58 Arca ventricosa Lamarck, 1819 ۷ ۷ ۷

59 Arca sp. ۷ ۷

60 Anadara senilis (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

61 Anadara inaequivalvis (Bruguière, 1789) ۷

9 Bộ Mytiloida

55

Page 56: Chuyen de Dvd-An-final Report

Họ Mytilidae

62 Perna sp.

63 Perna viridis (Linnaeus, 1758) ۷ ۷ ۷

Họ Pinnidae

64 Pinna vexillum Born, 1778

65 Pinna albina (Reeve, 1857)

66 Pinna bicolor Gmelin, 1791 ۷ ۷ ۷

LỚP CEPHALOPODA

Họ Sepiidae

67 Speia latimanus Quoy and Gaimard, 1832 ۷ ۷

68 Sepia vietnamica Khromov, 1987 ۷ ۷

Họ Loliginidae

69 Sepioteuthis lessoniana Lesson, 1830 ۷

70 Loligo singhalensis Ortmann, 1891 ۷

71 Loligo chinensis Gray, 1849 ۷ ۷

72 Loligo edulis Hoyle, 1885 ۷ ۷

Họ Octopodidae

73 Octopus albus Rafinesque, 1814 ۷

II NGÀNH GIUN ĐỐT ANNELIDA

LỚP GIUN NHIỀU TƠ POLYCHAETA

1 Bộ Errantia

Họ Glyceridae

74 Glycera manorae Fauvel, 1932 ۷ ۷

75 Glycera rouxii Audet Edw., 1833 ۷

Họ Phyllodocidae

56

Page 57: Chuyen de Dvd-An-final Report

76 Phyllodoce malmgreni Gravier, 1900 ۷

77 Arabella irricolor (Montagu, 1804) ۷ ۷ ۷

78 Eunice antennata (Savygny, 1820) ۷ ۷ ۷ ۷

79 Eunice indica Kinberg, 1865 ۷

80Lumbriconereis latreilli Audouin & Milne

Edwards, 1834

۷ ۷ ۷ ۷

81 Lumbriconereis simplex Southern, 1921 ۷ ۷

82 Lysidice collaris Grube 1870 ۷ ۷ ۷

83 Marphysa stragulum (Grube, 1878) ۷ ۷

84 Onuphis investigatoris Fauvel, 1932 ۷ ۷ ۷ ۷

Họ Nereidae

85 Perinereis nuntia var.brevicirris (Grube, 1878) ۷ ۷

86 Perinereis nuntia var. typica Grube, 1840 ۷ ۷

87 Perinereis vancaurica (Ehlers, 1868) ۷ ۷

88 Nereis erythraensis Fauvel, 1914 ۷ ۷ ۷ ۷

89 Nereis sp. ۷ ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

90 Nereis capensis Pallas, 1766 ۷ ۷ ۷ ۷

Họ Aphroditidae

91 Lepidonotus tenuisetosus (Gravier, 1902) ۷

92 Lepidonotus jacsoni (Waters, 1900) ۷ ۷ ۷ ۷

93 Harmothoe indica (Kinberg, 1856) ۷ ۷

94 Harmothoe sp. ۷ ۷ ۷ ۷

Họ Syllidae

95 Syllis variegata Grube, 1860 ۷ ۷ ۷ ۷

Họ Nephthydidae

57

Page 58: Chuyen de Dvd-An-final Report

96 Nephthys malmgreni Theel, 1879 ۷

97 Nephthys inermis Ehlers, 1887 ۷ ۷ ۷ ۷

98 Nephthys dibranchis Grube, 1877 ۷

Họ Chrysopetalidae

99 Bhawani cryptocephala Gravier, 1901 ۷ ۷ ۷

2 Bộ Sedentaria

Họ Spionidae

100 Laonice cirrata (Sarar, 1850) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

101 Scolelepis sp. ۷ ۷

Họ Ariciidae

102 Scoloplos marsupialis (Southern, 1921) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

103 Scoloplos sp.

Họ Terebellidae

104 Streblosoma cespitosa (Willey, 1905) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

105 Terebellides stroemi Sars, 1835 ۷ ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

106 Polymnia nebulosa (Montagu, 1818) ۷ ۷

Họ Ophellidae

107 Armandia leptocirris (Grube, 1878) ۷ ۷

Họ Capitellidae

108 Mastobranchus indicus Southern, 1921 ۷ ۷ ۷

Họ Cirratulidae

109 Cirratulus dasylophius Marenzeller, 1879 ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

Họ Serpulidae

110 Hydroides minax (Grube, 1878) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

Họ Sternaspidae

58

Page 59: Chuyen de Dvd-An-final Report

111 Sternaspis scutata Ranzani, 1817 ۷ ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

III NGÀNH CHÂN ĐỐT ARTHROPODA

LỚP MALACOSTRACA

1 Bộ Decapoda

Họ Diogenidae

112 Dardanus megistos (Herbst, 1804) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

113 Dardanus lagopodes (Forsskål, 1775) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

114 Dardanus guttatus (Olivier, 1812) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

115 Dardanus pedunculatus (Herbst, 1804) ۷ ۷ ۷

116 Calcinus minutus Buitendijk, 1937 ۷ ۷ ۷ ۷

117 Clibanarius seurati Forest, 1951 ۷ ۷ ۷

118 Paguritta sp. ۷ ۷

119 Trizopagurus strigatus (Herbst, 1804) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

120 Aniculus maximum Edmondson, 1952 ۷ ۷ ۷

Họ Grapsidae

121 Plagusia depressa (Fabricius, 1775) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

Họ Raninidae

122 Ranina ranina (Linnaeus, 1758) ۷

Họ Palaemonidae

123 Urocaridella antonbruunii (Bruce, 1967) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

124 Periclimenes brevicarpalis (Schenkel, 1902) ۷ ۷ ۷

125 Periclimenes magnificus Bruce, 1979 ۷ ۷ ۷

126 Periclimenes inornatus Kemp, 1922 ۷ ۷ ۷

127 Vir philippinensis Bruce & Svoboda, 1984 ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

Họ Penaeidae

59

Page 60: Chuyen de Dvd-An-final Report

128 Parapenaeopsis cornuta (Kishinouye, 1900) ۷ ۷ ۷ ۷

129 Parapenaeopsis amicus (N.V.Chung, 1971) ۷ ۷ ۷

Họ Portunidae

130 Charybdis affinis Dana, 1852 ۷ ۷ ۷ ۷

131 Charybdis helleri (Minler Edwards, 1867) ۷ ۷ ۷

132 Charybdis cruciata (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

133 Charybdis sp. ۷ ۷ ۷ ۷

134 Charybdis japonica (Milne Edwards, 1861) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

Họ Alpheidae

135 Alpheus malabaricus (Fabricius, 1775) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

136 Alpheus euphrosyne De Man, 1897 ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

137 Alpheus djboutensis De Man, 1909b ۷ ۷ ۷ ۷

138 Alpheus rapacida De Man, 1908d ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

139 Alpheus yaldwyni Stimpson, 1871 ۷ ۷ ۷

140 Alpheus sp. ۷

141 Betaeus sp. ۷ ۷ ۷

142 Synalpheus sp. ۷ ۷ ۷ ۷

143 Synalpheus stimpsoni (De Man 1888) ۷ ۷ ۷

144 Nennalpheus sp. ۷ ۷

145 Lysmata amboinensis De Man, 1888 ۷ ۷ ۷

146 Lysmata multiscissa (Nobili, 1904) ۷ ۷ ۷ ۷

147 Lysmata debelius Bruce, 1983 ۷ ۷ ۷

Họ Eugonatonotidae

148 Rhynchocinetes hiatti Kamezaki, 1988 ۷ ۷ ۷

149 Rhynchocinetes sp. ۷ ۷

60

Page 61: Chuyen de Dvd-An-final Report

Họ Stenopodidae

150 Stenopus zanzibaricus Bruce 1976 ۷ ۷ ۷

151 Stenopus pyrsonotus Goy and Devaney, 1980 ۷ ۷

152 Stenopus hispidus (Olivier, 1811) ۷ ۷ ۷ ۷

Họ Coenobitidae

153 Coenobita perlatus H. Milne Edwards, 1837 ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

154 Birgus latro (Linnaeus, 1767) ۷ ۷

Họ Xanthidae

155 Epixanthus japonicus Bate,1888 ۷ ۷ ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

2 Bộ Stomatopoda

Họ Gonodactylidae

156 Odontodactylus brevirostris (Miers, 1884) ۷ ۷ ۷ ۷

157 Odontodactylus scyllarus (Linnaeus, 1758) ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

IV NGÀNH DA GAI ECHINODENNATA

LỚP SAO BIỂN ASTEROIDEA

1 Bộ Paxillosida

Họ Atropectinidae

158 Astropecten polyacanthus Müller & Troschel, 1842 ۷ ۷ ۷ ۷ ۷

2 Bộ Spinulosida

Họ Acanthasteridae

159 Acanthaster planci (Linnaeus, 1758) ۷ ۷ ۷

Họ Echinasteridae

160 Echinaster luzonicus (Gray, 1840) ۷ ۷ ۷

3 Bộ Valvatida

Họ Oreasteridae

61

Page 62: Chuyen de Dvd-An-final Report

161 Gymnanthenea leavis Clark, 1938 ۷ ۷

162 Culcita novaeguineae (Muller&Troschel,1842) ۷ ۷

Họ Ophidiasteridae

163 Linckia multifora (Lamarck, 1816) ۷ ۷

164 Linckia laevigata (Linnaeus, 1758) ۷ ۷

165 Linkia sp. ۷

166 Formia milleporella Clark, l921 ۷

167 Formia indica Perrir, 1875 ۷ ۷

LỚP HẢI SÂM HOLOTHUROIDEA

4 Bộ Aspidochirotida

Họ Holothuridae

168 Holothuria atra Jaeger, 1833 ۷

169 Holothuria leucospilota (Brandt, 1835) ۷ ۷

170 Holothuria hilla Lesson, 1830 ۷ ۷

171 Holothuria edulis Lesson, 1830 ۷

LỚP CẦU GAI ECHINOIDEA

5 Bộ Aulodonta

Họ Diadematidae

172 Echinothrix calamaris (Pallas,1774) ۷ ۷

173 Diadema setosum (Leske, 1778) ۷

174 Echinothrix diadema (Linnaeus, 1758) ۷

6 Bộ Camarodonta

Họ Echinometridae

175 Echinostrephus sp. ۷ ۷ ۷

7 Bộ Cidaroida

62

Page 63: Chuyen de Dvd-An-final Report

Họ Cidaridae

176 Prionocidaris verticillata (Lamarck, 1816) ۷ ۷ ۷

8 Bộ Temnopleuroida

Họ Temnopleuroida

177 Tripneustes gratilla (Linnaeus, 1758) ۷ ۷ ۷

LỚP HUỆ BIỂN CRINOIDEA

178 Comaster gracilis (Hartlaub, 1893) ۷ ۷

179 Comissia pectinifera (Clark, 1911) ۷ ۷

180 Lamprometra palmata (Müller, 1841) ۷

181 Lamprometra sp. ۷ ۷ ۷

182 Liparometra regalis (Carpenter, 1888) ۷ ۷ ۷

183 Himerometra robustipinna (Carpenter, 1881) ۷ ۷

184 Stephanometra sp. ۷

185 Himerometra sp. ۷ ۷

186 Cenometra bella (Hartlaub, 1890) ۷ ۷

187 Comanthus parvicirrus (Müller, 1841) ۷ ۷

188 Comaster sp. ۷ ۷ ۷

189 Phanogenia sp. ۷ ۷

LỚP ĐUÔI RẮN OPHIUROIDEA

Họ Ophiolepididae

190 Ophiolepis superba Clark, 1915 ۷ ۷

Họ Ophiodermatidae

191 Ophiarachna incrassata (Lamarck, 1816) ۷ ۷

192 Ophiocrates heros (Lyman, 1879) ۷ ۷

193 Ophioderma brevicaudum Lütken, 1856 ۷ ۷ ۷

63

Page 64: Chuyen de Dvd-An-final Report

Họ Ophiuridae

194 Ophiactis lymani Ljungman, 1871 ۷ ۷

Họ Ophiactidae

195 Ophiopholis mirabilis (Duncan, 1879) ۷ ۷

Tổng 103 66 50 72 49 42 39 37 75

64

Page 65: Chuyen de Dvd-An-final Report

Phụ lục 2. Kinh độ vĩ độ các trạm khảo sát tại đảo Phú quýTên Trạm Địa điểm Kinh độ Vĩ độ

D1 Phú Quý 108058’23”E; 10030’00”ND 2 Phú Quý 108058’46”E; 10030’41”ND3 Phú Quý 108059’03”E; 10031’21”ND4 Phú Quý 108058’21”E; 10031’47”ND5 Phú Quý 108057’55”E; 10032’24”ND6 Phú Quý 108058’58”E; 10032’40”ND7 Phú Quý 108058’02”E; 10033’06”ND8 Phú Quý 108058’34”E; 10033’47”ND9 Phú Quý 108058’00”E; 10034’41”ND10 Phú Quý 108056’33”E; 10033’35”ND11 Phú Quý 108057’56”E; 10031’10”ND12 Phú Quý 108056’37”E; 10034’23”ND13 Phú Quý 108056’41”E; 10035’12”ND14 Phú Quý 108055’21”E; 10033’38”ND15 Phú Quý 108055’19”E; 10034’36”ND16 Phú Quý 108055’21”E; 10035’27”ND17 Phú Quý 108054’18”E; 10035’56”ND18 Phú Quý 108053’27”E; 10035’46”ND19 Phú Quý 108054’33”E; 10035’08”ND20 Phú Quý 108053’51”E; 10034’53”ND21 Phú Quý 108054’21”E; 10034’36”ND22 Phú Quý 108054’42”E; 10034’06”ND23 Phú Quý 108054’11”E; 10030’30”ND24 Phú Quý 108053’35”E; 10032’52”ND25 Phú Quý 108054’56”E; 10032’44”ND26 Phú Quý 108054’09”E; 10032’23”ND27 Phú Quý 108055’17”E; 10032’05”ND28 Phú Quý 108053’496”E; 10031’32”ND29 Phú Quý 108055’00”E; 10031’22”ND30 Phú Quý 108053’57”E; 10030’39”ND31 Phú Quý 108054’58”E; 10030’43”ND32 Phú Quý 108054’21”E; 10029’52”ND33 Phú Quý 108055’17”E; 10029’53”ND34 Phú Quý 108056’07”E; 10030’19”ND35 Phú Quý 108056’37”E; 10029’53”ND36 Phú Quý 108056’21”E; 10029’14”ND37 Phú Quý 108055’48”E; 10028’35”ND38 Phú Quý 108057’29”E; 10030’06”ND39 Phú Quý 108057’48”E; 10028’59”ND40 Phú Quý 108058’39”E; 10029’15”N

65