chương 15 : tôi còn Ở lại sài gòn - thdlvnhn.netthdlvnhn.net/thanhuu/htphat/ch-15.pdf ·...

12
Trang 74 Cuc Đời Và SNghip - Hi Ký HTn Phát Chương 15 : Tôi Còn Li Sài Gòn y Ban Quân Qun Tiếp Thu Công Ty Đin Lc Vit Nam Hai ngày sau khi chiếm ly Sài gòn, y ban Quân qun (UBQQ) Thành phcó cho biết sđến tiếp thu Công ty Đin lc Vit nam (CDV) ngày 2 tháng 5, 1975. Sáng ba đó, tôi có triu tp BGĐ trong phòng hp thường l. Li 80% có mt. Tình thế chung có vnghiêm túc. Đa sanh em ít nói đùa hơn, và ít ci mhơn mi khi. Mt sanh em githái độ trm lng, UBQQ được mi vào phòng hp, khi va đến phái đoàn li 7-8 người, toàn mc quân phc. Trước hết, tôi gii thiu vi BGĐ, phái đoàn UBQQ Công nghip, ngành đin, đến đây hôm nay để tiếp thu Công ty Đin lc, và tôi gii thiu vi UBQQ các anh em trong BGĐ CDV hin có mt. Kế đó UBQQ gii thiu phái đoàn UBQQ, gm có đặc bit Trung tá Trn TKnh, Trưởng phái đoàn UBQQ Công nghip, đặc trách vđin lc, và ông Lê Ba, ksư trưởng UBQQ. Theo yêu cu ca UBQQ tôi nhanh TK Khoa, Giám đốc nha Trang b, thuyết trình sơ lược hot động đin lc min Nam trong nhng năm sau ny. Anh Khoa rt thông tho và lưu loát trình bày vn đề ny tlúc thành lp Đin lc Vit nam. Có mt lúc anh Khoa trình bày: “Lúc đó Sài gòn sdng mt phn thy đin cho đến khi hthng Đa nhim bphá hoi...” Ti đây, nhn thy có gì không được n, và anh em trong phòng cũng hi hp, anh Khoa bèn dng li vài giây ri xin nói li: “Lúc đó, Sài gòn sdng mt phn thy đin cho đến khi hthng Đa nhim bhư hng ...” Sau khi thuyết trình xong, ông Lê Ba hi thăm và bàn thêm khá lâu vvic hư hao đường ng thy áp ti Đa nhim và phương thc sa cha ng ny, v.v... Khi xong bui ltiếp thu, tôi vi ông Knh bước ra ngoài hành lang để nói chuyn thêm. Lúc đó có anh Tương (GĐ Hành chánh) và ông DK Nhưỡng (Phó Thtướng) đứng chung gn đó. Tôi thưa vi ông Knh rng: - Vic tiếp thu đin lc đã xong, tôi xin phép cho tôi được tchc nhim vTGĐ bt đầu tnay. Ông Knh chn tôi ngay và nói lia la: - Không được, không được! Anh là người có công vi đất nước, anh giđược đèn sáng trưng trong thành phnhư ban ngày, anh phi tiếp tc li. Tôi nài n: - Nếu ông mun tôi li trong mt thi gian, xin cho tôi chc vchuyên viên hoc ... cvn. Ông Knh trli: - Không, không được, anh li vi chc vTGĐ như trước đây. Nói chuyn mt lúc, ông Knh bo tôi viết thơ bãi nhim tt cHi đồng Qun tr. Vài phút sau, anh Tương có cho tôi biết là quyn hn TGĐ đến nay là do HĐQT y quyn và giao phó. Sau khi gii tán HĐQT thì quyn hành TGĐ không còn căn bn na. ChUBQQ mi có quyn mà thôi. Khi có quyết định khá quan trng, nên có schp thun ca UBQQ. Sau bui hp tiếp thu, ông Knh làm vic ti văn phòng sát bên phòng tôi, trước kia dành cho ông cvn DeLuccia sdng... Tlúc đó, công vic tôi tht nhàn ri. Bây githeo nguyên tc, mi vic do UBQQ đảm trách. Thnh thong, ông Knh cn hi mt vn đề thì tôi cho ý kiến. Có khi ông Knh nhtôi đi theo lên Đa nhim, hoc xung tnh để giúp gii quyết mt công vic. Thường thường đều là công vic nho nhmà thôi. Tht s, lúc by gi, BGĐ CDV và đặc bit cá nhân tôi được gán cho danh tlà "ngy" knhư thành phn bt ho. Anh em du có cm tình hay không cm tình gì cũng không có ích

Upload: hoangminh

Post on 21-May-2018

216 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Trang 74 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

Chương 15 : Tôi Còn Ở Lại Sài Gòn Ủy Ban Quân Quản Tiếp Thu Công Ty Điện Lực Việt Nam

Hai ngày sau khi chiếm lấy Sài gòn, Ủy ban Quân quản (UBQQ) Thành phố có cho biết sẽ đến tiếp thu Công ty Điện lực Việt nam (CDV) ngày 2 tháng 5, 1975.

Sáng bữa đó, tôi có triệu tập BGĐ trong phòng họp thường lệ. Lối 80% có mặt. Tình thế chung có vẻ nghiêm túc. Đa số anh em ít nói đùa hơn, và ít cởi mở hơn mọi khi. Một số anh em giữ thái độ trầm lặng, UBQQ được mời vào phòng họp, khi vừa đến phái đoàn lối 7-8 người, toàn mặc quân phục. Trước hết, tôi giới thiệu với BGĐ, phái đoàn UBQQ Công nghiệp, ngành điện, đến đây hôm nay để tiếp thu Công ty Điện lực, và tôi giới thiệu với UBQQ các anh em trong BGĐ CDV hiện có mặt. Kế đó UBQQ giới thiệu phái đoàn UBQQ, gồm có đặc biệt Trung tá Trần Tự Kỉnh, Trưởng phái đoàn UBQQ Công nghiệp, đặc trách về điện lực, và ông Lê Ba, kỹ sư trưởng UBQQ.

Theo yêu cầu của UBQQ tôi nhờ anh TK Khoa, Giám đốc nha Trang bị, thuyết trình sơ lược hoạt động điện lực miền Nam trong những năm sau nầy. Anh Khoa rất thông thạo và lưu loát trình bày vấn đề nầy từ lúc thành lập Điện lực Việt nam. Có một lúc anh Khoa trình bày: “Lúc đó Sài gòn sử dụng một phần thủy điện cho đến khi hệ thống Đa nhim bị phá hoại...” Tới đây, nhận thấy có gì không được ổn, và anh em trong phòng cũng hồi hộp, anh Khoa bèn dừng lại vài giây rồi xin nói lại: “Lúc đó, Sài gòn sử dụng một phần thủy điện cho đến khi hệ thống Đa nhim bị hư hỏng ...”

Sau khi thuyết trình xong, ông Lê Ba hỏi thăm và bàn thêm khá lâu về việc hư hao đường ống thủy áp tại Đa nhim và phương thức sửa chữa ống nầy, v.v...

Khi xong buổi lễ tiếp thu, tôi với ông Kỉnh bước ra ngoài hành lang để nói chuyện thêm. Lúc đó có anh Tương (GĐ Hành chánh) và ông

DK Nhưỡng (Phó Thủ tướng) đứng chung ở gần đó. Tôi thưa với ông Kỉnh rằng:

- Việc tiếp thu điện lực đã xong, tôi xin phép cho tôi được từ chức nhiệm vụ TGĐ bắt đầu từ nay.

Ông Kỉnh chận tôi ngay và nói lia lịa:

- Không được, không được! Anh là người có công với đất nước, anh giữ được đèn sáng trưng trong thành phố như ban ngày, anh phải tiếp tục ở lại.

Tôi nài nỉ :

- Nếu ông muốn tôi ở lại trong một thời gian, xin cho tôi chức vụ chuyên viên hoặc ... cố vấn.

Ông Kỉnh trả lời:

- Không, không được, anh ở lại với chức vụ TGĐ như trước đây.

Nói chuyện một lúc, ông Kỉnh bảo tôi viết thơ bãi nhiệm tất cả Hội đồng Quản trị. Vài phút sau, anh Tương có cho tôi biết là quyền hạn TGĐ đến nay là do HĐQT ủy quyền và giao phó. Sau khi giải tán HĐQT thì quyền hành TGĐ không còn căn bản nữa. Chỉ có UBQQ mới có quyền mà thôi. Khi có quyết định khá quan trọng, nên có sự chấp thuận của UBQQ.

Sau buổi họp tiếp thu, ông Kỉnh làm việc tại văn phòng sát bên phòng tôi, trước kia dành cho ông cố vấn DeLuccia sử dụng... Từ lúc đó, công việc tôi thật nhàn rỗi. Bây giờ theo nguyên tắc, mọi việc do UBQQ đảm trách. Thỉnh thoảng, ông Kỉnh cần hỏi một vấn đề gì thì tôi cho ý kiến. Có khi ông Kỉnh nhờ tôi đi theo lên Đa nhim, hoặc xuống tỉnh để giúp giải quyết một công việc. Thường thường đều là công việc nho nhỏ mà thôi.

Thật sự, lúc bấy giờ, BGĐ CDV và đặc biệt cá nhân tôi được gán cho danh từ là "ngụy" kể như thành phần bất hảo. Anh em dầu có cảm tình hay không cảm tình gì cũng không có ích

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 75

lợi gì đến gặp tôi, vì sẽ bị nhiều phiền phức mà thôi. Một số anh em đến gặp tôi bị báo cáo với UBQQ. Vì cho là "ngụy" cho nên nhân viên ít ai dám liên lạc với tôi, vì sợ bị liên lụy.

Trường Hợp Nguyễn Mạnh Linh Một bữa nọ

anh NM Linh đến gặp tôi.

Anh NM Linh, Giám đốc Khu Cao nguyên, lúc đó đã di tản về Sài gòn khi cộng sản chiếm Đà lạt. Linh không có việc gì làm tại Sài gòn, Linh muốn trở về làm việc tại Khu Cao nguyên, nhưng việc di chuyển thật khó khăn và phải có giấy phép đi đường, giấy phép đi công tác, v.v... Linh cho tôi biết, lúc trước chỉ cần ông Thu, Phó TGĐ Địa phương, điện thoại hoặc ký Sự vụ lịnh là anh đi công tác ngay. Theo Linh nói bây giờ ông Thu cho biết ông không có quyền nữa. Tôi cũng cho biết tôi cũng không còn quyền hành gì

nữa. Bây giờ chỉ có UBQQ mới có quyền mà thôi.

Trước kia, những vấn đề tương tự được giải quyết tại Khối Địa phuơng trong vòng vài phút không cần đến Tổng nha. Sáng bữa đó,

Sự vụ lệnh ngày 8 tháng 5, 1975, cho phép NM Linh đi công tác

Trang 76 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

cũng như những ngày sau khi UBQQ đến tiếp thu, rất ít người đến văn phòng tôi hoặc đến thăm tôi, Linh thì không có chuyện gì làm, bữa nọ vào gặp tôi. Không mấy khi mà "thầy trò" được rảnh rang như vậy trong những giờ làm việc, để nói chuyện gì đâu đâu. Linh kể dông dài cho tôi nghe những khó khăn trong lúc phải di tản sau khi rời Đà lạt. Linh muốn trở về làm việc tại nhiệm sở cũ, theo lời kêu gọi của chánh quyền nhưng không có giấy phép để đi đường. Việc nầy, hiện nay chỉ có UBQQ mới quyết định được. Nếu UBQQ chấp thuận thì mới được đi.

Sự vụ lịnh được trình cho ông Kỉnh. Ông Kỉnh hỏi tôi có cần đi không. Tôi cho biết trong hệ thống làm việc, một GĐ Trưởng khu có trách nhiệm điều hành một số trung tâm (tỉnh). Nhiệm vụ chánh của trưởng khu là phải biết rõ nhu cầu của các tỉnh như nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng và giúp cung cấp đầy đủ và kịp thời các nhu cầu đó và giúp mọi mặt để các nhà máy có thể chạy điều hòa. Tôi nói tiếp :

- Thật ra, trước kia, tôi không khi nào phải lo việc đi đứng của các Trưởng khu. Anh Phó TGĐ Địa phương lo liệu tất cả. Bây giờ với chế độ mới, với cách thức mới, thì cần nhiều giấy tờ hơn, trong lúc chúng tôi không còn quyền gì nữa. Cách mạng kêu gọi nhân viên trở về làm việc lại. Anh Linh muốn trở về làm việc. Chỉ có UBQQ mới có quyền quyết định.

Sau đó, ông Kỉnh chấp thuận ký Sự vụ lệnh cho Linh đi công tác.

Lối một tháng sau, trong trại học tập Long thành, anh Thu cho tôi biết ở Sài gòn tin đồn cho biết NM Linh đã vượt biên và nói rằng “với sự đồng lõa của HTP." Cũng có tin đồn thêm là NM Linh đã bị bắt. Đối với tôi, tin nầy thật vô cùng bất ngờ, mới lạ. Tôi không biết trong lúc gặp và nói chuyện với tôi tại Hai Bà Trưng hơn một giờ, vài ngày sau khi UBQQ đến tiếp thu CDV, lúc đó Linh có ý định vượt biên rồi chưa. Nhưng anh không có thố lộ với tôi một lời gì mà tôi có thể nghĩ rằng ảnh có ý định vượt biên.

Học Tập Cải Tạo

Vào cuối tháng 5, 1975, UBQQ có ra thông cáo kêu gọi “ngụy quân, ngụy quyền” đi học tập cải tạo (HTCT) trong 30 ngày. Nói là 30 ngày là chỉ để lừa dân chúng đó thôi. Nói năm có thể đúng hơn chớ không phải vấn đề ngày hay tuần hay tháng. Tôi và nhiều anh em Điện lực đi trình diện lúc đầu tại trường Gia Long. Vì số người quá đông, cho nên phải trở lại ngày sau trình diện tại trường Sư phạm, gần sở thú. Ngày đầu thì chúng tôi được “đãi” ăn cơm tàu, do nhà hàng Á Đông cung cấp. Tối ngày thứ nhì, có lịnh đánh thức anh em trước nửa đêm ra tập họp khẩn. Chung quanh sân trường đều đầy lính bộ đội trong quân phục, tay cầm súng, hô to khẩu hiệu “Từ giờ phút này, phải nghiêm chỉnh thi hành lịnh.” Kế đó, lên cò lắc cắc trong tư thế sẵn sàng nổ súng... Giờ phút nầy, các anh em kỹ sư, chuyên viên Điện lực chúng tôi được đối xử như tù binh. Thật là hổ thẹn cho xứ sở. Chúng tôi bị lùa lên xe quân

đội bít bùng, và chở đi quanh co nhiều hướng khác nhau rồi sau cùng lên Long thành, Bà rịa, cách Sài gòn lối 60 cây số, trước kia là Làng cô nhi. Đây là một trại tù HTCT đầu tiên mà chúng tôi được biết. Trại HTCT, có tên là trại 15NV là nhà tù cộng sản, là địa ngục trần gian mà chúng ta đều được biết.

Trại có dành rất nhiều thời giờ để buộc trại viên lập tờ tự khai, tự kiểm điểm, tự kết tội mình, kiếm mọi cách để moi ra những tội gì vớ vẩn nhứt. Ngoài ra, tôi được gọi lên văn phòng cán bộ để "làm việc" hai lần, hỏi nhiều chuyện gì đâu đâu mình không hiểu các ảnh muốn tìm cái gì. Có một câu hỏi mà các ảnh muốn biết là tại Điện lực Việt nam có CIA đột nhập cùng không. Tôi nói tôi không biết chi cả về CIA, nhưng tôi nghĩ ở đâu cũng có CIA cả. Có một chuyện mà tôi biết rõ là tại CDV, không cần phải là CIA mới biết tài liệu CDV. Tại CDV, không có gì là bí mật cả. Các nước bạn như Mỹ, Nhựt, Pháp, Anh, Đức, Úc, v.v... ai ai cũng

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 77

có thể xem biết tài liệu CDV một cách dễ dàng. Nguyên tắc làm việc tại CDV là mọi việc đều minh bạch và công khai. Không có gì cần phải dấu diếm hay giữ bí mật.

Sau gần một năm ở trại Long thành, cán bộ cho phép viết thơ về gia đình cho biết được đi thăm nuôi. Tôi biết vợ và các con tôi đều di tản ra nước ngoài, nhưng tôi cũng viết thơ về cháu tôi vì không mấy khi mà được phép gởi thơ về gia đình. Một buổi sáng nọ, tôi được cho biết có gia đình đến thăm nuôi. Tôi rất vui mừng mà thấy cháu Tuyết Mai, con của chị Năm tôi, đến thăm nuôi, đem theo một cái giỏ xách khá to, có nhiều lương thực. Ngoài ra, thật bất ngờ và vô cùng xúc động mà tôi thấy má tôi, lúc đó già 77 tuổi, cũng đến thăm tôi. Má tôi còn đi đứng được, nhưng thỉnh thoảng phải nhờ đến cây gậy để đứng dậy. Má tôi ngồi xuống, nắm hai tay tôi rồi khóc, miệng thì lẩm nhẩm nói đi nói lại “Không hiểu tại sao con đến nông nỗi nầy!” Má tôi vẫn không biết tôi đã làm gì phạm pháp mà phải bị vào tù. Tôi cố cầm nước mắt cũng không được. Tôi cũng không biết chi để trả lời, và chỉ nói “Má yên tâm đi má, con không sao đâu, con vẫn khỏe mạnh, má yên tâm đi. Má nên giữ gìn sức khỏe. Một ít lâu nữa, con sẽ về nhà ...”

Trong dịp thăm nuôi gần nửa giờ, tôi cũng thấy vững lòng phần nào mà được biết tin vợ và các con ở ngoại quốc được bình an. Trong thời gian ở trại HTCT, lúc nào mình cũng nghĩ đến vợ con. Tôi rất nhớ cái hình thật dễ thương hai đứa con gái út An và Thanh Lan đang chở nhau trên xe đạp. An có vẻ thảnh thơi còn bé Thanh Lan (Tanie) ngồi phía sau, ôm chặt chị An, nhưng có vẻ hơi lo. Nhớ đến hình đó, tôi cứ ước mong: Ngày nào được trả tự do, trở về với gia đình, tôi sẽ mua một chiếc xe đạp, gắn một "porte bagage" phía sau khá rộng, có thể chở được hai đứa con gái út đi học. Mỗi lần tôi hình dung đang đi xe đạp, thảnh thơi chở hai đứa con gái út đi học, tôi thấy vô cùng sung sướng, và quên hẳn nhiều điều phiền phức trong trại.

Lối vài tháng sau đó, tôi cùng một số đông bạn cùng trại bị còng, chuyển xuống tàu đi ra

ngoài Bắc: trại cải tạo Phú sơn, tại Bắc Thái, tỉnh Thái nguyên, gần biên giới Tàu. Tại Bắc Thái, tôi ở cùng trại với anh Nguyễn Trọng Dũng. Trước kia, Dũng với tôi là đồng nghiệp tại Điện lực. Bây giờ, chúng tôi đồng khóa chung trong một trại Phú sơn, Bắc Thái.

Ra Trại Sau gần hai năm đói rét ở miền Bắc, một

bữa nọ tại trại Phú sơn, tôi được chở đến một văn phòng Bộ Nội vụ hay Công an gì đó ở thành phố để được “tham khảo.” Đây là lần đầu tiên cán bộ nói với tôi một cách tự nhiên, đàng hoàng, ôn hòa, không hách dịch, không lố lăng như tôi thường nghe hầu hết cán bộ gần 3 năm trước đây. Tại đây, cán bộ cho tôi biết đại khái tôi sẽ được “tha về” trong những ngày gần đây và tôi sẽ không phải đi vùng kinh tế mới. Kế đó, cán bộ hỏi tôi có nguyện vọng gì không. Tôi có cho biết, trước khi ra về, tôi có 3 nguyện vọng :

An và Thanh Lan đi xe đạp

Trang 78 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

1) Tôi có đứa em tên HVH, trước kia làm đại tá ở Quân cụ. Tôi nghe nói hiện nay em tôi đang HTCT tại miền Bắc. Trước khi ra về, trở về miền Nam tôi muốn được ghé thăm em tôi;

2) Vào tháng 5/1975, lúc Ủy ban Quân quản đến tiếp thu Điện lực miền Nam, một kỹ sư cán bộ cho tôi biết cơ sở điện lực miền Bắc rất hiện đại. Trong dịp đang ở miền Bắc, tôi muốn được viếng thăm vài cơ sở điện lực tại đây để xem biết hiện đại đến mức nào để học hỏi thêm;

(3) Gần một năm nay tôi không có dịp liên lạc với gia đình, tôi không biết gia đình còn ở địa chỉ 100 đường Sương Nguyệt Ánh cùng không, tôi xin cho gia đình tôi biết ngày và giờ tôi được trở về .

Khi tiếp xúc xong, cán bộ cho xe đưa tôi trở lại trại Phú sơn. Tại trại Phú sơn, lối hai tuần sau, cán bộ có đọc lối 10 tên được lịnh đổi trại, trong đó có tôi, và anh Đoàn Minh Quan, bạn tôi. Sau khi vào một phòng riêng, cán bộ đến và cho biết “Các anh được tha về”, và bảo chúng tôi viết cảm tưởng ngay. Tôi bỡ ngỡ không biết viết cảm tưởng như thế nào, viết cái gì bây giờ? Bạn tôi mới nói chuyện nầy quá dễ, cứ viết lại cái câu mà các ảnh lập đi lập lại cả trăm lần rồi: “Khi về, chúng ta sẽ hợp tác với khóm phường, giúp tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc để xây dựng chủ nghĩa xã hội.” Tôi viết như đã chỉ vẽ, mọi việc như thế để được yên bài.

Khi rời Phú sơn, chúng tôi được đưa đến một trại chuyển tiếp trong 3 ngày. Cũng trong lúc đó, có lối 5-7 trại viên ở những trại khác cũng vừa đến nhập bọn, trong đó có anh Phạm Minh Dưỡng, một bạn thân của tôi. Trong 3 ngày các anh em được ăn uống, có cơm gạo đầy đủ hơn. Nhờ bồi dưỡng 3 ngày nầy, mặt mày các anh em thấy bớt hốc hác, hay đói khát. Được biết sắp được trả tự do thì bầu không khí đương nhiên hớn hở. Các anh em thật vui vẻ, cười giỡn, hẹn gặp lại nhau tại Sài gòn.

Sau đó, cán bộ đưa anh em ra lấy xe lửa từ Hà nội để trở về miền Nam. Cán bộ đi theo dìu

dắt chúng tôi lúc đó cũng dễ dãi. Xe lửa phải chạy hơn 2 ngày 2 đêm mới tới Sài gòn. Có lẽ đường rầy chưa được sửa xong, cho nên có nhiều đoạn xe lửa chạy rất chậm, độ 10-20 cây số/giờ. Mỗi lần xe lửa ghé các ga, thì anh em thích mua đồ ăn những người bưng bán dạo, đặc biệt từ Đà nẵng về đến Sài gòn, thức ăn bán thật nhiều và rất hấp dẫn. Các anh em thiếu thốn đủ điều trong các năm qua ở trại, tỏ ra rất vui và cởi mở mà thấy bắt đầu nghĩ đến những ngày vui sum họp với gia đình. Khi đến ga Sài gòn, cán bộ phát cho mỗi anh một "Giấy ra trại", tôi mới biết tôi bị kết tội là “Tổng Giám đốc Điện lực Việt Nam.”

Tôi được may mắn có các cháu ra đón tại ga khi xe lửa đến ga Sài gòn. Gia đình được thông báo ngày giờ tôi về. Tôi trở về đến nhà vào tháng 5, 1978, sau 3 năm HTCT, và mất 20 kg.

Trở Về Khi về đến nhà, tôi lại thăm má tôi ở

đường Phan Thanh Giản. Má tôi dẫn tôi lên từng lầu thứ ba để khoe Má tôi rất vui mà cho tôi biết má mua được cái hòm nầy bằng cây quí lắm, thật tốt. Má nói tiếp “Cộng sản vô đây rồi đâu còn hòm tốt nữa...” Má cho biết thêm bây giờ má đã chuẩn bị xong và sẵn sàng hết rồi ... Tôi nghe má tôi nói mà tôi hơi lạnh mình!

Sau đó có nhiều bạn đến nhà viếng thăm. Lối hai tuần sau, có anh Nguyễn Thạch Ngọc, đang làm việc trở lại cho Điện lực có đến thăm và cho tôi biết trong sở cán bộ bàn tán nói sao không thấy tôi đến trình diện với Điện lực. Tôi nghĩ không có chi bắt buộc mình phải trình diện với nhiệm sở cũ. Nguyện vọng đầu tiên của tôi lúc đó là sum họp lại với gia đình. Mặc dù tôi không thích và cũng không có ý định gì trở lại với Điện lực, nhưng sau khi nghe Ngọc nói như vậy, ngày hôm sau tôi cũng điện thoại và đến chào xã giao ông TGĐ lúc đó, nếu tôi nhớ không lầm là ông Khai, để tránh sự hiểu lầm và tránh những lời bàn tán hay đồn đãi phiền phức về sau. Trong dịp thăm viếng nầy, tôi cũng có hỏi thăm tình trạng Điện lực.

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 79

Vài tuần sau, khi đi xe đạp ở thành phố, bất ngờ tôi gặp lại một anh bạn, anh Phạm Văn Hai, kỹ sư hóa học, trước kia làm hãng dệt SICOVINA, kỹ nghệ bông vải. Anh rất mừng mà gặp lại tôi và mời tôi gia nhập vào “Hội Trí thức Yêu Nước" (HTTYN). Thông thường tôi không thích vô hội hè chi cả, nhưng với ý tò mò, tôi cũng hỏi hội đó làm việc gì và điều kiện gia nhập ra sao… Anh cho biết “Hội nầy không có làm chi cả, các trí thức gặp nhau, nói chuyện cho vui đó thôi. Theo nguyên tắc muốn vào hội phải có cấp bằng đại học và có một người giới thiệu. Nhưng đối với anh, ai cũng biết cho nên đâu cần ai giới thiệu.”

Ngày hôm sau, như đã hẹn, tôi gặp lại anh Hai tại Hội Trí thức để xin gia nhập vào Hội. Tôi gặp anh Phan Văn Xích làm việc tại đây. Trước kia anh Xích là cán sự ở CDV, và cũng là thành viên Nghiệp đoàn Chuyên viên Điện lực. Anh Xích thâu nhận tôi vào Hội Trí thức Yêu nước mà không đòi hỏi lý lịch, và cũng không hỏi giấy tờ chứng minh chi cả !!!

Vài tháng sau, chánh phủ thấy nhiều cơ sở phải đóng cửa vì đa số chuyên viên bỏ ra đi xứ ngoài. Muốn sử dụng nhóm chuyên viên, HTTYN mới lập ra Công ty Dịch vụ Kỹ thuật (CTDVKT), do anh Nhựt, trước kia là dân tập kết, làm Giám đốc. Mục đích là giúp tái thiết, phục hồi một số cơ xưởng để hoạt động trở lại. Nhưng mọi việc gì cũng khó khăn, lúc nào cũng thiếu chuyên viên và thiếu vật liệu. Trong dịp nầy, tôi có nêu lên nhận xét là CTDVKT đang thiếu chuyên viên, mà trong lúc đó nhiều người tài giỏi đang bị bắt nhốt ở Bến tre, như các anh TA Kiệt, T Khiết, v.v... Liền sau đó anh Nhựt làm thủ tục khẩn cấp xin cho hai anh nầy được thả ra và được trở về trước Tết để giúp Công ty.

Trong những tháng tại CTDVKT, anh em thật vui vẻ và rất thân thiện với nhau vì đồng cảnh ngộ. Ai ai cũng đã rút kinh nghiệm một hoặc hai khóa HTCT, mới trở về, đầy những kỷ

niệm nóng hổi. Mặc dù không nói ra một cách công khai, nhưng ai ai cũng nuôi hy vọng được đi xuất ngoại. Có một anh bạn nói với nhau:

- Tên hội chúng mình là “Hội Trí thức Yêu nước” rất hay, nhưng thiếu chữ "Ngoài."

Chúng tôi lối 20 anh em gồm có các anh Phạm Minh Dưỡng, Đoàn Minh Quan, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Hải, Phí Minh Tâm, anh Diệp (Ngân hàng VN), Trần Anh Kiệt, Trần Khiết, Hồ Tấn Phát, Trần Văn Minh, Hà Văn Thân, anh Hiếu, v.v... Nhiều công tác không thể thực hiện được vì không có vật liệu. Khi không có công tác, chúng tôi, gồm các anh Dưỡng, Quan, Tâm, Thân, thường rủ nhau lại nhà tôi, ở đường Sương Nguyệt Ánh để đánh bridge, có khi gần trọn ngày. Khi nào có việc cần, anh Nhựt, Giám đốc, sẽ lại nhà báo cho tụi nầy biết. Sau khi đánh bridge, tụi nầy thường rủ nhau đi ăn mì tại Trần Hưng Đạo, hoặc ăn chè và đồ ngọt tại chợ Tân định.

Tình trạng thật là đặc biệt, khi mình ở tù HTCT trở về, như từng bị chôn vùi dưới đáy biển, trồi trở lên lại. Mọi việc đều thay đổi. Bây giờ, gần như không có chuyện gì thật cần thiết, không có việc gì phải lo, không có gì cần phải làm, không có trách nhiệm gì cả, không có vợ con bận bịu hay ràng buộc. Mặc dù không được tự do, cuộc đời có lúc tưởng chừng như là lý tưởng !

Xin Đoàn Tụ Gia Đình Sau khi ra trại học tập cải tạo vào tháng 5,

1978, tôi được trở về Sài gòn, bây giờ được biết có tên mới là Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi được thơ vợ tôi bên Pháp cho biết “bây giờ, em như chị Dưỡng.” Tôi hiểu ngay bây giờ vợ tôi đã vô dân Pháp rồi (chị PM Dưỡng là người Pháp). Nguyện vọng tôi là xuất ngoại và sum họp với vợ con bên Pháp. Tôi nộp đơn ngay xin xuất ngoại lúc ban đầu tại quận 2. Sau đó, văn phòng công an nhận và xét đơn xuất ngoại được dời về đường Nguyễn Du.

Trang 80 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

Tôi được biết chánh phủ lúc bấy giờ có đường lối là không cho phép xuất ngoại những chuyên viên nòng cốt, hay những công chức có trách nhiệm quan trọng. Hiện giờ tôi không còn là chuyên viên. Tôi cũng không phải là công chức, không có trách nhiệm gì thì tôi nghĩ đơn tôi sẽ được cứu xét nhanh chóng. Một anh bạn cho tôi biết chế độ có nhiều đường lối lắm. Không phải đường lối nào cũng được công bố cho dân chúng biết. Đặc biệt, đối với thành phần gọi là “Ngụy”, chế độ có một đường lối kỳ thị rất lạ thường. Tôi vẫn làm đơn, thừa hiểu rằng đối với tôi là dân “Ngụy”, mặc dù được một số cán bộ nói với tôi “đã học tập cải tạo tốt."

Sáu tháng sau, tôi đến văn phòng công an, sở ngoại kiều đường Nguyễn Du lần đầu tiên để hỏi thăm kết quả đơn tôi xin xuất ngoại sum họp gia đình thì tôi được cán bộ cho biết: “Anh phải có giấy phép nhập cảnh của Pháp trước.” Tôi nghĩ khi được giấy phép xuất

cảnh Việt nam rồi mình mới xin giấy nhập cảnh ở Pháp. Cán bộ ở Nguyễn Du khẳng định cần giấy nhập cảnh bên Pháp trước.

Về nhà, tôi cho vợ tôi biết Sài gòn cần có giấy phép nhập cảnh Pháp trước. Đôi ba tuần sau, tôi nhận được Attestation, Giấy chứng nhận của Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh đề ngày 5-10-1978 trên đây, cho biết

Attestation du Consulat Général de France

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 81

“Tổng Lãnh sự Pháp sẽ cấp giấy nhập cảnh vào Pháp cho ông Hồ Tấn Phát khi ông được giấy xuất cảnh rời Việt nam.”

Khi nhận được giấy Attestation cho phép nhập cảnh Pháp, tôi đem nộp cho trụ sở công an / ngoại kiều đường Nguyễn Du và hỏi thăm kết quả đơn của tôi. Cán bộ hỏi tôi đã nộp đơn xin xuất ngoại hồi năm nào? Tôi trả lời “năm 1978.” Cán bộ cho tôi biết: “Hiện nay, ta đang cứu xét các đơn năm 75 và 76, rồi từ từ ta sẽ đến năm 77, v.v... Anh yên trí, khi nào xét đến đơn anh, ta sẽ báo cho anh biết.”

Vợ Tôi Can Thiệp Từ Phương Xa

Đầu năm 1979, tôi đến hỏi vẫn chưa tin tức gì cái đơn của mình. Tôi trở lại Nguyễn Du để hỏi thăm. Không cần xem hồ sơ chi cả, cán bộ nói: “Ta đang cứu xét các đơn năm 1975 và 76, anh cứ yên tâm, sau nầy từ từ sẽ đến phiên đơn của anh.” Hôm nay là đầu năm 79 rồi, mà mấy ảnh vẫn còn xét đơn các năm 75-76, thì tôi nghĩ đơn mình có thể sẽ được xét vào

“Tết Congo.” Mình không hiểu đơn mình có ai đọc cùng không?

Đầu năm 1979, vợ tôi từ Paris thấy vấn đề quá khó khăn. Đơn đã nộp hơn sáu tháng rồi mà không biết chánh phủ có xem cùng không hay thất lạc đầu rồi. Không thấy trả lời hoặc cho biết đã nhận được đơn. Đâu đó đều im lìm. Chưa có kết quả gì cả. Vợ tôi rất lo, mới hỏi ông Robine xem có cách nào, có cấp bực nào

Lettre de la Presidence de la République, 19 Feb 1979

Trang 82 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

cao hơn để xin can thiệp. Ông Robine nghĩ rằng vấn đề của tôi có thể bị kẹt ở phía Việt nam, chớ không phải phía Pháp. Ông nói “nhưng dù sao, ở tại Pháp, chỉ có Tổng thống Giscard d'Estaing có nhiều quyền thế nhứt.” Ông nói tiếp: “Đặc biệt, bây giờ Mme Phat là người Pháp rồi, bà có thể viết thơ thẳng xin Tổng thống Pháp can thiệp giùm.”

Vào ngày 1-2-1979 (cũng là ngày sinh nhựt của tôi), vợ tôi viết thơ lên Tổng thống Giscard d’Estaing để nhờ xin can thiệp cho chồng được xuất ngoại sum họp với gia đình bên Pháp. Vài tuần lễ sau đó vợ tôi nhận được thơ Phủ Tổng thống trả lời ngày 19-2-1979. Phủ Tổng thống cho biết, ông Giscard d'Estaing đã nhận thơ của vợ tôi, và bảo chỉ thị Bộ Ngoại giao liên lạc với Lãnh sự tại TP HoChiMinh để giúp cho tôi được đến Pháp sớm.

Kế đó, vợ tôi cũng được thơ của Toà Đại sứ Pháp tại Việt

nam, số 31 đề ngày 19-2-1979 dưới đây rất thông cảm tình trạng của vợ tôi và sẵn sàng giúp đỡ. Ông cho biết chánh phủ Việt nam rất gắt khi cấp giấy phép xuất cảnh cho chuyên viên nòng cốt. Nhưng trong trường hợp đoàn tụ gia đình, chánh phủ có chấp nhận nhiều ngoại lệ. Mong mọi việc được kết quả nhanh và tốt đẹp.

Thư ngày 19 th.2, 1979 – Tòa Đại sứ Pháp tại Việt nam

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 83

Sau đó, vợ tôi nhận được thơ dưới đây của Bộ Ngoại giao Pháp, ngày 27-2-79 cho biết công việc đang xúc tiến : Bộ Ngoại giao đang nhờ Tổng Lãnh sự Pháp tại TP Ho Chi Minh

tìm giải pháp để giúp tôi được sớm đoàn tụ với gia đình.

Thư ngày 27 th.2, 1979 - Bộ Ngoại giao Pháp

Trang 84 Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát

Kế đó, vợ tôi có nhận được thơ đề ngày 2 tháng 4-1979 của "Liên hiệp quốc Cao ủy phủ Những người tị nạn" có cho vợ tôi biết đã nhận được thơ xin can thiệp cho chồng. Ước mong tìm được nhiều tài liệu chính xác để nghiên cứu hồ sơ của Bà.

Sau cùng, vào cuối tháng 2, 1979, vợ tôi có xin gặp Ông Võ Văn Sung, Đại sứ Việt nam Cọng sản tại Pháp, tại tòa Đại sứ Việt nam ở Paris (Ông Sung là bạn của anh Minh, anh của tôi). Vợ tôi có trình bày cho ông Sung biết tôi là kỹ sư chuyên về ngành điện và không liên hệ và không hoạt động gì về chánh trị cả. Vợ tôi có trình bày tình trạng của chồng mình hiện tại ở Việt nam, và tình cảnh của vợ con hiện ở tại Pháp, và xin nhờ ông Đại sứ can thiệp cho chồng được xuất cảnh để sum họp gia đình. Đại sứ Sung đã ân cần hỏi thăm sức khỏe gia đình và có hứa sẽ can thiệp với chánh phủ Hà nội để giúp xin xuất cảnh.

Sau đó vợ tôi có cho tôi biết tất cả những nơi mà vợ tôi đã có xin can thiệp : Tổng thống Pháp, Bộ Ngoại giao Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt nam, Cao ủy phủ Liên hiệp quốc cho người tị nạn và Đại sứ Việt nam tại Pháp để xin giúp được giấy xuất cảnh cho tôi. Thật là một cuộc

Thư ngày 2 th.4, 1979 - Phủ Cao ủy Tị nạn LHQ

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp - Hồi Ký Hồ Tấn Phát Trang 85

xin can thiệp rất công phu, hết sức gay go mà tôi không thể nào quên ơn được.

Vào tháng 6, 1979, tôi trở lại Nguyễn Du một lần nữa, nhưng cũng không có tin gì mới cả. Đơn đã góp hơn một năm nhưng chưa được cứu xét. Tôi trở về nhà kể như tuyệt vọng. Tôi viết thơ cho vợ tôi biết chưa có dấu hiệu gì khả quan cả. Nhưng lối vài tuần sau, tôi được giấy mời lại Nguyễn Du. Khi tôi vừa đến, cán bộ hỏi phải tôi có vợ là người nước ngoài không? Tôi trả lời “phải.” Cán bộ hỏi tiếp “Anh có xin đoàn tụ với gia đình không?” Câu hỏi nầy làm tôi vô cùng ngạc nhiên, không tưởng tượng được, nhưng tôi cố gắng bình tĩnh. Tôi trả lời tôi đã nộp đơn xin hơn một năm nay rồi. Cán bộ nói, tỉnh bơ “Thế thì bây giờ anh về làm đơn lại để chúng tôi cứu xét sớm.” Ngày sau, tôi trở lại nộp đơn khác. Kỳ nầy, lối vài tuần lễ sau, tôi được gọi lên để nhận giấy xuất cảnh đề ngày 17-9-1979. Tôi mừng vô số kể.

Ngày hôm sau, tôi đến tòa Lãnh sự Pháp để xin visa d'entrée thiệt thọ (laisser-passer). Thiên hạ nối đuôi có cả trăm người xin vào Tòa Lãnh sự thật đông, nhưng những người đã có giấy xuất cảnh như tôi được xếp riêng vào cái đuôi ngắn hơn. Khi thấy giấy xuất cảnh tên tôi, nhân viên Tòa Lãnh sự đặc trách về giấy nhập cảnh rất vui mừng nói lên "L'affaire de Mr Phat est réglée. Nous allons cabler au Président ce soir que le problème de Mr Phat est résolu." (Hồ sơ ông Phát đã kết thúc rồi. Tối nay chúng tôi sẽ đánh điện cho Tổng thống biết vấn đề của ông Phát đã được giải quyết xong.) Văn phòng lãnh sự ở đây đã theo dõi hồ sơ tôi mấy tháng qua. Ông đặc trách về visa khuyên tôi nên đi thật sớm, đi chuyến máy bay đầu tiên. Lúc bấy giờ, việc sắp xếp danh sách hành khách lên máy bay đều do Bộ Nội vụ, hoặc Sở Ngoại kiều, quyết định chớ không phải do hành khách hay hãng máy bay định đoạt.

Khi được giấy xuất cảnh, tôi nghĩ đến má tôi. Lúc đó, má tôi đang được em Chín ở Canada làm thủ tục bảo lãnh, nhưng không biết

chừng nào mới có kết quả. Tôi đến hỏi má có muốn đi với con không để con xin. Má tôi bảo :

- Má nghe nói con Chín đang xin giấy bảo lãnh cho má đi Canada. Thật sự Má cũng không biết chi cả. Mọi sự tùy các con.

Mấy năm sau nầy má không yên tâm mà thấy tình trạng càng ngày càng bi đát, sầu não. Má tôi thấy đỡ khổ khi tôi đi học tập được trở về. Ngày nào má tôi cũng sống gần cái máy radio nhỏ để bắt được nhiều đài ngoại quốc. Mỗi ngày má tôi đều nghe các đài VOA và đài BBC để biết thời sự tại Việt nam. Tôi liền làm đơn cho Bộ Nội vụ, đường Nguyễn Du, để xin cho má tôi đi cùng với tôi. Má tôi lúc đó đã 80 tuổi rồi. Rất may mắn là Bộ Nội vụ chấp thuận cấp giấy xuất cảnh cho má tôi trong vòng một tuần lễ. Vì phải chuẩn bị giấy tờ nhập cảnh cho má tôi vào Pháp, đi cùng với tôi, tôi liền điện tín cho vợ tôi biết tôi sẽ đến Paris trễ lối một, hoặc hai tuần nữa; ngày giờ đến sẽ cho biết sau. Lúc đó tôi cũng chưa biết bao lâu mới được visa vô Pháp cho Má tôi. Vì trong điện tín, tôi không thể giải thích nhiều, cho nên gây hoang mang cho vợ tôi, vì không biết có chuyện gì mà phải hoãn lại chuyến đi.

Tôi trở lại Tòa Lãnh sự Pháp một lần nữa để xin giấy nhập cảnh cho má tôi. Khi gặp lại tôi ông tùy viên đặc trách visa rất ngạc nhiên sao tôi chưa đi. Tôi phải giải thích rằng tôi cần đi cùng với má tôi. Ông suy nghĩ một hai phút, rồi bảo tôi chờ một lúc... Khi trở lại, ông cho tôi biết:

- Theo nguyên tắc thì chỉ có Bộ Ngoại giao Pháp tại Paris mới có thẩm quyền cho phép nhập cảnh mà thôi. Nhưng vì đây là má của Mr Phat, ông Lãnh sự chúng tôi tự lấy trách nhiệm cấp visa nầy để ông có thể đi sớm. Chúng tôi mong Bộ Ngoại giao thông cảm và chấp nhận hợp thức hóa sau nầy, bằng không… chúng tôi có thể bị ở tù.

Thành thật cám ơn tinh thần phục vụ của Tòa Lãnh sự này.