chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

29
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA I. Mục tiêu chương 1 1. Công ty đa quốc gia (MNC) là gì? 2. Mục tiêu hoạt động của MNC? 3. Tại sao các công ty có xu hướng trở thành các MNC? 4. Phương thức thực hiện? 5. Cơ hội và rủi ro khi kinh doanh tại nhiều nước? 6.Luồng tiền và giá trị MNC so với 1 công ty nội địa như thế nào? II. Nội dung chính 1. Khái niệm và sự phát triển của công ty đa quốc gia 2. Mục tiêu của công ty đa quốc gia 3. Các lý thuyết về kinh doanh quốc tế 4. Các phương pháp kinh doanh quốc tế 5. Những cơ hội và rủi ro trên thị trường quốc tế 6. Luồng tiền và mô hình định giá công ty đa quốc gia 1. Khái niệm và sự phát triển của công ty đa quốc gia Khái niệm: Một công ty đa quốc gia (MultiNational Corporation – MNC) là một công ty tham gia vào quá trình sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ ở nhiều nước . Ví dụ: - Dell, Hp, Nokia… - HSBC, ANZ…

Upload: phuong-dung-nguyen

Post on 05-Aug-2015

903 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

I. Mục tiêu chương 1

1.Công ty đa quốc gia (MNC) là gì?

2. Mục tiêu hoạt động của MNC?

3. Tại sao các công ty có xu hướng trở thành các MNC?

4. Phương thức thực hiện?

5. Cơ hội và rủi ro khi kinh doanh tại nhiều nước?

6. Luồng tiền và giá trị MNC so với 1 công ty nội địa như thế nào?

II. Nội dung chính

1. Khái niệm và sự phát triển của công ty đa quốc gia

2. Mục tiêu của công ty đa quốc gia

3. Các lý thuyết về kinh doanh quốc tế

4. Các phương pháp kinh doanh quốc tế

5. Những cơ hội và rủi ro trên thị trường quốc tế

6. Luồng tiền và mô hình định giá công ty đa quốc gia

1. Khái niệm và sự phát triển của công ty đa quốc gia

• Khái niệm:

Một công ty đa quốc gia (MultiNational Corporation – MNC) là một công ty tham gia vào quá trình sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ ở nhiều nước .

• Ví dụ:

- Dell, Hp, Nokia…

- HSBC, ANZ…

Coca-Cola, AFC…

Sự phát triển:

Những người tìm kiếm vật liệu thô

Những người tìm kiếm Thị trường

Những người tối thiểu hóa chi phí

Page 2: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

2. Mục tiêu của MNC

• Mục tiêu chung

Mục tiêu của các công ty đa quốc gia thường là tối đa hóa tài sản cổ đông. Như vậy nếu mục tiêu là tối đa hoa thu nhập trong tương lai gần các chính sách của công ty sẽ khác với các chính sách trong trường hợp là tối đa hoá tài sản cổ đông. Trong triết lý “ tối đa hóa giá trị cổ đông” công ty phải nỗ lực mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông được thể hiện bởi giá trị cổ phiếu và cổ tức với một mức rủi ro vừa phải hoặc các công ty có thể mang lại rủi ro ít nhất cho các cổ đông với một lợi ích cố định.

Bất cứ chính sách nào do công ty đề nghị cũng phải tính đến không chỉ thu nhập tiềm năng, mà cả các rủi ro. Doanh nghiệp nên thực hiện một chính sách mà lợi ích phát sinh từ chính sách đó vượt quá các chi phí và rủi ro tới mức chính sách này sẽ giúp tối đa hoá tài sản cổ đông. Câu trích dẫn sau đây từ CPC International chứng minh kinh doanh quốc tế có thể tối đa hoá tài sản cổ đông như thế nào:”Khi công cuộc kinh doanh quốc tế của chúng ta đã được tăng cường và phát triển, chúng ta sẽ được lợi từ sự kiện là trong dài hạn các nền kinh tế và giá trị các đồng tiền ở hầu hết các nước ngoài sẽ tăng lên và như vậy sẽ làm tăng thêm giá trị đầu tư từ các cổ đông của chúng ta

• Những nhân tố cản trở mục tiêu của MNC

- Xung đột mục tiêu và lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý

- Những cản trở từ vấn đề công ty con

- Cách thức kiểm soát quản trị

???Trình bày ưu, nhược điểm

- Cách thức kiểm soát công ty

Những ràng buộc ảnh hưởng tới mục tiêu của MNC

o Ràng buộc về môi trường

Mỗi quốc gia thực hiện các biện pháp hạn chế riêng của mình về môi trường. Một vài quốc gia có thể áp dụng nhiều hạn chế hơn đối với các công ty con đặt trụ sở ở một quốc gia khác. Các quy tắc về xây dựng, xử lý chất thải sản xuất, và kiểm soát ô nhiễm là thí dụ về các hạn chế buộc các công ty con phải gánh chịu thêm chi phí. Nhiều nước Châu Âu mới đây đã áp dụng các luật lệ chống ô nhiễm cứng rắn hơn do các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TẬP TRUNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ PHI TẬP TRUNG

Page 3: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

o Ràng buộc về vấn đề pháp lý

Mỗi nước cũng thi hành các hạn chế về quy chế liên quan đến thuế, chuyển đổi tiền, chuyển thu nhập ra nước ngoài và các quy định khác có thể ảnh hưởng đến lưu lượng tiền mặt của một công ty con thành lập ở nước đó. Bởi vì các quyết định này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng tiền mặt, các giám đốc tài chính phải xem xét đến các quy định này khi đánh giá các chính sách. Và bất cứ thay đổi nào trong các quy định này cũng có thể đòi hỏi xem xét, sửa đổi lại các chính sách tài chính hiện hành. Vì vậy, các giám đốc tài chính không nên chỉ hiểu biết về các hạn chế có tính quy chế hiện hành ở một nước mà còn phải theo dõi những thay đổi có thể có đối với các quy chế này qua thời gian.

o Ràng buộc về đạo đức

Không có các tiêu chuẩn về hành vi kinh doanh thống nhất cho tất cả các quốc gia. Một phương thức kinh doanh bị xem là phi đạo đức ở một quốc gia này có thể được xem là hoàn toàn hợp đạo đức ở một quốc gia khác. Thí dụ, các công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại Mỹ biết rõ là phương thức kinh doanh thông thường ở một vài nước kém phát triển sẽ bị coi là bất hợp pháp ở Mỹ. Ví dụ: Hối lộ các chính phủ để nhận các miễn giảm đặc biệt về thuế hay các đặc quyền khác. Các công ty đa quốc gia gặp phải một tình thế khó xử. Nếu không tuân thủ phương thức đó, có thể họ sẽ gặp bất lợi về cạnh tranh. Nhưng, nếu áp dụng, họ sẽ bị mang tiếng xấu ở những nước không chấp nhận các thông lệ này. Một vài công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại Mỹ đã thực hiện một sự lựa chọn tốn kém để hạn chế các phương thức kinh doanh hợp pháp ở một số nước nào đó nhưng không hợp pháp ở Mỹ. Tức là, theo đuổi một chuẩn mực đạo đức chung cho toàn thế giới. Điều này có thể củng cố uy tín của họ khắp thế giới, và nhờ đó có thể gia tăng nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm do họ sản xuất.

???Sự khác biệt trong quản trị tài chính giữa công ty nội địa và đa quốc gia

- Những vấn đề về văn hóa

- Những vấn đề trong quản trị doanh nghiệp

- Rủi ro hối đoái

- Rủi ro chính trị

- Điều chỉnh các lý thuyết tài chính thông thường

- Điều chỉnh các công cụ tài chính thông thường.

Page 4: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

3. Các lý thuyết về kinh doanh quốc tế

• Lý thuyết lợi thế so sánh (lợi thế cạnh tranh): Chuyên môn hóa làm tăng hiệu quả

Việc kinh doanh đa quốc gia có thể được thực hiện qua xuất khẩu hay qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cả hai hình thức này thường gia tăng theo thời gian. Một phần của sự tăng trưởng này là do gia tăng nhận thức rằng sự chuyên môn hoá của các quốc gia có thể làm gia tăng hiệu năng sản xuất. Một vài quốc gia như Nhật và Mỹ chẳng hạn, có ưu thế kỹ thuật trong khi Mexico, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á có ưu thế về chi phí lao động cơ bản. Vì chuyên môn hoá trong một vài sản phẩm có thể đưa đến việc không sản xuất các sản phẩm khác.Vì thế các quốc gia phải tăng cường mua bán với nhau. Đây là lập luận của lý thuyết lợi thế cạnh tranh cổ điển. Do lợi thế cạnh tranh, ta có thể hiểu tại sao các công ty có khả năng thâm nhập vào thị trường nước ngoài.

• Lý thuyết thị trường không hoàn hảo: Thị trường các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất không hoàn hảo

Mỗi nước đều có một nguồn nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên ngay cả với lợi thế cạnh tranh, khối lượng kinh doanh quốc tế sẽ bi giới hạn nếu tất cả các nguồn nguyên liệu có thể chuyển dịch dễ dàng giữa các quốc gia. Ở các thị trường hoàn hảo, các yếu tố sản xuất (trừ đất đai) sẽ có tính cơ động và có thể chuyển dịch một cách tự do. Tính cơ động không giới hạn ở các yếu tố này tạo nên sự bằng nhau trong chi phí và thu nhập. Nó huỷ bỏ tất cả các lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, thế giới lại chịu các điều kiện thị trường không hoàn hảo, theo đó các yếu tố sản xuất có phần nào bất động .Trong thị trường này xảy ra các chi phí, và thông thường,các hạn chế liên quan đến chuyển dịch lao động và các nguồn nguyên liệu khác sử dụng cho sản xuất.Bởi vì các thị trường của nhiều nguồn tài nguyên khác nhau dùng trong sản xuất “không hoàn hảo”,các công ty thường nhận ra các lợi thế có thể có từ các nguồn tài nguyên của một nước khác. Đây là một khuyến khích cho các công ty tìm kiếm các cơ hội ở nước ngoài.

• Lý thuyết vòng đời sản phẩm: Các sản phẩm có một chu kỳ phát triển nhất định

Một trong những giải thích phổ biến hơn cho việc tại sao các công ty tiến triển thành các công ty đa quốc gia được giới thiệu trong lý thuyết chu kỳ sản phẩm. Theo lý thuyết này các công ty trở nên ổn định trên thị trường nội địa do một lợi thế nào đó mà họ có so với các đối thủ cạnh tranh hiện hữu, thí dụ thị trường cần thêm ít nhất một nhà cung cấp sản phẩm nữa chẳng hạn. Do sẵn có thông tin về các thi trường và cạnh tranh trong nước , một công ty sẽ ổn định kinh doanh ở thị trường trong nước trước tiên. Nhu cầu của nước ngoài đối với sản phẩm của công ty lúc đầu sẽ được cung cấp qua xuất khẩu. Và qua thời gian, công ty có thể nhận thấy cách duy nhất để duy trì lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài là sản xuất sản phẩm ngay cả thị trường nước ngoài, nhờ đó giảm

Page 5: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

được chi phí chuyên chở. Cạnh tranh ở các thị trường nước ngoài có thể gia tăng theo thời gian khi các nhà sản xuất khác trở nên quen thuộc hơn các sản phẩm của công ty. Do đó, công ty có thể triển khai các chiến lược để kéo dài nhu cầu của các nước đối với sản phẩm của mình để các nhà cạnh tranh khác không thể cung ứng sản phẩm giống hệt, những giai đoạn này của chu kỳ này bao gồm:

B1: Nhận biết nhu cầu của thị trường nội địa về một sản phẩm nào đó

B2: Thành lập doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm đó và cung cấp cho thị trường nội địa

B3: Các thị trường nước ngoài biết về sản phẩm của doanh nghiệp và yêu cầu sản phẩm này

B4: Doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra các thị trường nước ngoài

B5: Các doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài cố gắng sao chép sản phẩm và xâm nhập các thị trường này

B6: Doanh nghiệp thành lập công ty con ở nước ngoài để giảm chi phí vận chuyển và tận dụng các cơ hội có thể tiết kiệm chi phí

B7: Doanh nghiệp tiếp tục bị các đối thủ cạnh tranh thách thức và tìm kiếm chiến lược để duy trì hoặc gia tăng kinh doanh ở các thị trường nước ngoài

- Công việc kinh doanh ở nước ngoài của doanh nghiệp bị thu hẹp do không còn các lợi thế cạnh tranh.

- Doanh nghiệp mở rộng địa bàn hoạt động ở nước ngoài và / hoặc thêm các sản phẩm.

Thí dụ : Công ty 3M dùng một sản phẩm mới để thâm nhập các thị trường nước ngoài. Sau khi đã vào được thị trường, công ty mở rộng mặt hàng của mình. Hiện nay công ty có doanh thu quốc tế hàng năm hơn 6 tỷ đô la, bằng khoảng 50% tổng doanh thu .Còn có nhiều điều hơn về lý thuyết chu kỳ sản phẩm, ở đây chúng tôi chỉ tóm lượt khái quát để cho thấy rằng khi một công ty trưởng thành, công ty đó có thể nhận biết thêm nhiều cơ hội bên ngoài nước mình. Việc kinh doanh ở nước ngoài của công ty thu hẹp hay phát triển theo thời gian sẽ tuỳ thuộc vào việc công ty thành công như thế nào trong việc duy trì ưu thế cạnh tranh của mình. Ưu thế có thể tiêu biểu một lợi thế trong phương pháp sản xuất hay tài trợ làm giảm được chi phí. Hoặc ưu thế cũng có thể phản ánh một lợi thế trong phương pháp tiếp thị làm giảm phát sinh và 10duy trì một nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm của mình

4. Các phương pháp kinh doanh quốc tế

• Thương mại quốc tế(xuất – nhập khẩu)

Xuất khẩu: Thâm nhập thị trường nước ngoài

Page 6: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

Nhập khẩu: Tìm kiếm nguồn cung giá rẻ

• Cấp Li-xăng (Licensing)

Là việc công ty cung cấp công nghệ cho một công ty khác ở nước ngoài để thu được các khoản phí hay các lợi ích nhất định nào đó.

• Nhượng quyền (Franchising)

Là việc một công ty cung cấp một chiến lược hay một cách thức tổ chức kinh doanh gắn liền với các yếu tố mang tính thương hiệu cùng với sự trợ giúp và có thể là một khoản đầu tư ban đầu đối với người nhận quyền để nhận được các khoản phí định kỳ.

• Liên doanh (Join-ventures): đồng sở hữu và hoạt động với hơn 2 hãng

Một công ty có thể thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách liên doanh với một công ty khác ở địa phương.

Một liên doanh là một doanh nghiệp được sở hữu và vận hành bởi hai hay nhiều đối tác khác nhau.

• Mua bán và sáp nhập (Mergers and Acquisitions – M&A)

MNC có thể xâm nhập thị trường quốc tế bằng cách mua lại (acquisitions) một công ty đang hoạt động (tài sản, vốn, bộ phận kinh doanh...) hoặc sáp nhập (mergers) với công ty tại địa phương.

Thực chất của hình thức này là đầu tư dài hạn.

• Đầu tư mới (Green-field investment)

MNC có thể thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách lập mới hoàn toàn các cơ sở kinh doanh (công ty con, chi nhánh công ty).

5. Cơ hội và rủi ro tiềm ẩn trên thị trường quốc tế

a. Cơ hội trên thị trường quốc tế

• Cơ hội đầu tư

• Cơ hội tài trợ

Do các lợi thế chi phí có thể của việc sản xuất ở nước ngoài hay các cơ hội thu nhập có thể có từ nhu cầu của các thị trường nước ngoài, sự tăng trưởng tiềm năng sẽ trở nên lớn

Page 7: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

hơn cho các công ty có kinh doanh ở nước ngoài. Hình 1.2 cho thấy mức tăng trưởng của một công ty có thể bị ảnh hưởng thế nào của các cơ hội tài trợ và đầu tư nước ngoài. Các cơ hội đầu tư giả định cho cả hai: một công ty thuần tuý nội địa và một công ty đa quốc gia có hoạt động mang cùng các tính chất đang trình bày trong hình. Mỗi bậc của trục 15ngang biểu thị một dự án cụ thể. Mỗi dự án đề nghị được dự đoán sẽ phát sinh một thu nhập biên cho công ty. Chiều dài các bậc của trục ngang khác nhau vì quy mô của các dự án khác nhau. Một dự án lớn hơn biểu thị một số lượng tài sản lớn hơn.

Di chuyển từ trái qua phải trong hình 1.2, các dự án được sắp xếp thứ tự ưu tiên theo thu nhập biên. Giả dụ các dự án này độc lập đối với nhau và lợi nhuận dự kiến cho thấy trong hình đã được điều chỉnh có tính đến rủi ro. Với các giả định này, một công ty sẽ chọn dự án có thu nhập biên cao nhất làm dự án khả thi nhất và sẽ thực hiện dự án này. Sau đó, công ty sẽ thực hiện một dự án đề nghị có thu nhập biên cao nhất kế đó. Thu nhập biên từ các dự án của công ty đa quốc gia sẽ cao hơn thu nhập biên của công ty thuần tuý nội địa, vì công ty đa quốc gia có thể lựa chọn từ một tập hợp lớn hơn các cơ hội các dự án có thể có.

b. Rủi ro có thể gặp phải

• Rủi ro do biến động tỷ giá

• Rủi ro do nền kinh tế nước ngoài

• Rủi ro chính trị

Trong khi các lợi thế của kinh doanh quốc tế được trình bày trên đây có thể khuyến khích các công ty gia tăng mức độ hoạt động kinh doanh quốc tế, bên cạnh đó cũng có một số bất lợi đáng chú ý. Bất kỳ tính chất nào của kinh doanh quốc tế có thể làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm nhu cầu sản phẩm, hay tăng rủi ro cho công ty đều bị coi là 19một bất lợi. Thí dụ, các tỷ giá hối đoái giữa bất kỳ hai đồng tiền nào đó sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, số đơn vị đồng nội tệ mà một công ty cần để mua nguyên liệu nước ngoài có thể thay đổi ngay cả khi giá thực tế của nguyên liệu do nhà sản xuất nước ngoài cung cấp giữ nguyên không đổi. Ngoài ra, dao động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến mức cầu nước ngoài đối với sản phẩm của công ty hay chi phí tài trợ bằng các đồng ngoại tệ. Đối với các công ty có công ty con đặt ở nước ngoài, dao động tỷ giá hối đoái sẽ tác động lên giá trị thu nhập do công ty con chuyển về trụ sở chính. Hơn nữa, thuế suất do cácchính phủ nước ngoài có thể thay đổi, hay các biện pháp hạn chế tiền tệ có thể ngăn cấm việc chuyển thu nhập về công ty mẹ. Cuối cùng, chính phủ nước chủ nhà nơi công ty con hoạt động có thể quyết định mua lại công ty con với một mức giá mà họ cho là thỏa đáng. Các rủi ro vừa kể trên sẽ không ngăn cản một công ty tính đến việc mở rộng kinh doanh ra quốc tế. Tuy nhiên, nếu các công ty chỉ đơn thuần đánh giá các lợi thế có thể có của kinh doanh quốc tế mà không xem xét đến các rủi ro thường rất dễ đi đến các quyết định sai lầm.

Page 8: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

Một vài loại rủi ro mang tính hệ thống và không thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá. Thí dụ, một cuộc suy thoái 20toàn thế giới có thể làm giảm nhu cầu đối với sản phẩm của một công ty ở tất cả các nước mà sản phẩm này có mặt trên thị trường. Các loại rủi ro khác không có tính hệ thống và có thể loại trừ được nhờ đa dạng hoá. Thí dụ, trong khi một cuộc suy thoái ở Mỹ có thể làm giảm nhu cầu của Mỹ đối với sản phẩm của một công ty, mức cầu của các nước khác có thể không bị ảnh hưởng. Vì vậy, đa dạng hoá qua các thị trường quốc tế có thể làm giảm tác động của các điều kiện bất lợi riêng của nước chủ nhà.

Các loại rủi ro tác động như thế nào đến MNC?

- Rủi ro tỷ giá: tác động tới giá trị chuyển đổi dòng tiền và cầu hàng hóa ở nước ngoài.

- Rủi ro kinh tế: tác động tới doanh thu của MNC thông qua thay đổi cầu hàng hóa ở nước ngoài.

Rủi ro chính trị: tác động bởi chính phủ nước sở tại khi đầu tư trực tiếp nước ngoài

6. Luồng tiền và mô hình định giá MNC

Các dạng luồng tiền của MNC

- MNC tập trung vào thương mại quốc tế

- MNC thực hiện thương mại quốc tế và các thỏa thuận quốc tế

- MNC thực hiện thương mại quốc tế, các thỏa thuận quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các mô hình định giá MNC

Mô hình dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow - DCF)

Lưu ý:

- Luồng tiền MNC nhận được là từ các nghiệp vụ kinh doanh khác nhau và bằng các ngoại tệ khác nhau.

- Càng đa dạng nghiệp vụ kinh doanh thì dòng tiền của MNC càng phức tạp.

- Không phải dòng tiền nào cũng được sử dụng vào mô hình định giá MNC mà chỉ có những dòng tiền công ty mẹ thực sự nhận được.

???Sự khác biệt giữa định giá MNC với một công ty thuần túy nội địa?

Quy mô

Dòng tiền, loại tiền

Page 9: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

Các yếu tố rủi ro

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA MNC

Mục tiêu chương 2

Các dạng phơi nhiễm rủi ro tỷ giá hối đoái thường gặp của MNC?

Phơi nhiễm giao dịch và các bước quản trị?

Phơi nhiễm kinh tế và nội dung quản trị?

Phơi nhiễm chuyển đổi và ảnh hưởng?

NỘI DUNG CHÍNH

1. Quản trị rủi ro của các MNC

2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch

3. Quản trị phơi nhiễm kinh tế

4. Quản trị phơi nhiễm chuyển đổi

2.1. Quản trị rủi ro của các MNC

Các loại phơi nhiễm rủi ro tỷ giá:

- Phơi nhiễm giao dịch

- Phơi nhiễm kinh tế

- Phơi nhiễm chuyển đổi

Một số thuật ngữ:

- Rủi ro

- Phơi nhiễm…

Phơi nhiễm giao dịch?

Các bước quản trị phơi nhiễm giao dịch

- Đo lường mức độ phơi nhiễm

- Ra quyết định có thực hiện hedging hay không

- Lựa chọn phương pháp hedging

Page 10: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

- Các mức độ của chính sách hedging và hạn chế

- Hedging trong dài hạn

- Các kỹ thuật hedging lựa chọn

- Đo lường mức độ phơi nhiễm: 3 bước

1. Xác định dòng tiền ròng (net inflows và outflows) theo mỗi loại tiền tệ

2. Xác định lượng phơi nhiễm tổng thể đối với các dòng tiền theo mỗi loại tiền tệ trong giao dịch của MNC

3. Phân tích mức độ phơi nhiễm giao dịch của MNC

2.2. Quản trị phơi nhiễm giao dịch

1. Xác định dòng tiền ròng theo từng loại tiền tệ

2. Xác định lượng phơi nhiễm tổng thể đối với các dòng tiền ròng theo từng loại tiền tệ trong các giao dịch của MNC.

3. Phân tích mức độ phơi nhiễm giao dịch của MNC

Đánh giá phơi nhiễm giao dịch của MNC bằng việc phân tích:

- Mức độ biến động của các loại đồng tiền:

- Mối quan hệ giữa các loại đồng tiền: 2 phương pháp

+ Mô hình VaR – giá trị rủi ro theo thời hạn (Value at Risk)

Phương pháp Phương sai – Hiệp phương sai (Variance – Covariance Methodology) của J.P Morgan xác định VaR

Ví dụ:

Giả sử công ty B có dòng ngoại tệ vào là 15,000USD. Độ lệch chuẩn của biến động tỷ giá là 0.01. Khoảng thời gian duy trì độ ổn định là 16 ngày. Với độ tin cậy 95%. Hãy xác định giá trị rủi ro theo thời hạn (VaR) của dòng tiền trên?

Giả sử công ty C có dòng ngoại tệ ra là 100,000$. Trong khoảng 25 ngày tới tỷ giá biến động với độ lệch chuẩn là 0.015. Với sai số 2.5%, hãy xác định giá trị có thể bị mất lớn nhất từ dòng tiền này? Biết Ua =1.96 hay P(U>1.96=0.975)

Ra quyết định hedging

Page 11: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

Phương pháp hedging

Hedging tương lai (Future Hedge)

Hedging kỳ hạn (Forward hedge)

Hedging thị trường tiền tệ (Money market hedge)

Hedging quyền chọn tiền tệ (Currencies option hedge)

A. Hedging tương lai (future hedge): sử dụng hợp đồng tương lai cho phép đổi một loại tiền tệ nhất định với một tỷ giá ấn định vào một ngày định trước trong tương lai.

B. Hedging kỳ hạn (forward hedge): cách thức cũng giống hedging tương lai, chỉ khác ở một số điểm nhất định.

Lựa chọn quyết định có Hedging bằng hợp đồng tương lai/hợp đồng kỳ hạn:

RCHp = NCHp – NCp (1)

RCHr = NRr – NRHr (2)

Hợp đồng kỳ hạnHợp đồng tương lai

- Chi phí giao dịch thấp hơn

- Các khoản lãi phát sinh

được nhận bằng tiền mặt

ngay trong ngày

L Linh hoạt về đồng tiền,

khối lượng tiền, tỷ lệ ký quỹ,

thời hạn hợp đồng

Chi phí tăng lên cùng với khối

lượng của giao dịch

Chênh lệch giá (bid-ask

spreads)

có thể lớn trên những giao

dịch có giá trị nhỏ, thời hạn

hợp đồng có thể kéo dài.

Page 12: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

3. Hedging thị trường tiền tệ (money market hedge): xác lập trạng thái tiền tệ để đảm bảo các khoản phải thu/phải trả trong tương lai

4. Hedging quyền chọn tiền tệ (currency options hedge): Thực hiện quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán tiền tệ

Khoản phải trả

Khoản phải thu

Ưu điểm của hedging quyền chọn so với Hedging kỳ hạn/hedging tương lai?

Các mức độ của chính sách hedging:

- Hedging toàn bộ

- Hedging một phần

- Hedging lựa chọn

Hạn chế của hedging trong ngắn hạn?

Các kỹ thuật hedging dài hạn:

1. Hợp đồng kỳ hạn trong dài hạn

2. Swap tiền tệ

3. Nợ song song

Các kỹ thuật hedging lựa chọn

1. Trả sớm và trả chậm (Leading và Lagging)

2. Hedging chéo (cross hedging):

3. Hedging bằng dòng tiền ròng (netting)

Phơi nhiễm kinh tế?

Phải thu (receivables)

(1) Vay ngoại tệ bằng đồng tiền sẽ thu được

trong tương lai.

(2) Chuyển sang nội tệ để sử dụng ở hiện tại.

(3) Sử dụng khoản thu trong tương lai trả cho

khoản ngoại tệ đã vay ở bước (1).

Phải trả (payables)

(1) Dùng tiền mặt dư thừa/đi vay

nội tệ ở hiện tại chuyển sang

ngoại tệ (đồng tiền phải trả

trong tương lai).

(2) Gửi ngân hàng lượng ngoại tệ

đã có ở bước (1).

Page 13: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

Là hiện tượng mà giá trị các dòng tiền tương lai của một công ty chịu tác động do biến động tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động kinh doanh (không chỉ trực tiếp phát sinh trong các giao dịch nước ngoài).

Tác động của phơi nhiễm kinh tế

Phụ thuộc chủ yếu vào:

- tỷ lệ giữa dòng vào và dòng ra bằng nội tệ và ngoại tệ của MNC.

- Đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Quản trị phơi nhiễm kinh tế:

Đo lường phơi nhiễm kinh tế

1. Độ nhạy cảm của thu nhập đối với tỷ giá hối đoái

2. Độ nhạy cảm của dòng tiền đối với tỷ giá hối đoái

Công thức xác định độ nhạy cảm của dòng tiền đối với tỷ giá:

Phương thức quản trị: các chiến lược tái cơ cấu các hoạt động kinh doanh

2.3. Quản trị phơi nhiễm kinh tế

Quản trị phơi nhiễm kinh tế

MNC có thể quản trị phơi nhiễm kinh tế bằng cách tái cơ cấu các hoạt động kinh doanh để giảm tác động của biến động tỷ giá tới dòng tiền ròng của công ty.

Các chiến lược tái cơ cấu hoạt động kinh doanh

1. Lựa chọn khu vực có chi phí thấp

2. Áp dụng chính sách đầu vào linh hoạt

3. Đa dạng hóa thị trường sản phẩm

4. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

5. Các chiến lược hedging

Page 14: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

2.4. Quản trị phơi nhiễm chuyển đổi

Phơi nhiễm chuyển đổi? Là hiện tượng xảy ra khi một công ty đa quốc gia chuyển đổi BCTC của các chi nhánh về đồng tiền của chính quốc trong quá trình hợp nhất các BCTC.

Tác động của phơi nhiễm chuyển đổi?

Nhân tố tác động tới phơi nhiễm chuyển đổi

1. Tỷ lệ tham gia của các chi nhánh nước ngoài vào MNC

2. Địa điểm (quốc gia) nơi đặt các chi nhánh nước ngoài

3. Phương pháp kế toán mà MNC sử dụng

Phương pháp quản trị

- Hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng tương lai

Hạn chế

- Không dự đoán chính xác lợi nhuận để hedging

- Làm tăng phơi nhiễm rủi ro giao dịch làm ảnh hưởng đến dòng tiền thực tế của MNC.

- Những sai lệch về kế toán

Quản trị phơi nhiễm chuyển đổi

1. Dùng hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng tương lai đối với lợi nhuận mà các chi nhánh nước ngoài sẽ nhận được tạo sự triệt tiêu về dòng tiền bằng đồng tiền đó

2. Hedging chéo với những đồng tiền nhỏ

Page 15: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

Chương 3 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ MUA BÁN, SÁP NHẬP XUYÊN QUỐC GIA

Mục tiêu của chương

1. Động cơ đầu tư trực tiếp nước ngoài của MNC?

2. Ưu và nhược điểm của đầu tư mới, mua bán sáp nhập xuyên quốc gia?

3. Các vấn đề về rủi ro đối với FDI

Nội dung chính

1. Các xu hướng FDI toàn cầu thời gian gần đây

2. Động cơ thúc đẩy MNC thực hiện FDI

3. Đầu tư mới và mua bán, sáp nhập xuyên quốc gia

4. Các vấn đề rủi ro đối với FDI

3.1. Các xu hướng FDI toàn cầu thời gian gần đây

3.1. Các xu hướng FDI toàn cầu thời gian gần đây

Đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu và theo khu vực giai đoạn 1980 - 2009

Page 16: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

Nguyên nhân FDI toàn cầu tăng mạnh giai đoạn 2003 - 2007?

- Nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh

- Lợi nhuận các công ty cao

- Áp lực cạnh tranh gia tăng

- Các điều kiện tài trợ thuận lợi đối với hoạt động mua bán, sáp nhập; trong đó có mua bán sáp nhập xuyên biên giới.

3.2. Động cơ thúc đẩy MNC thực hiện FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì?

Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO):

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc một nhà đầu tư (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.

Theo UNCTAD (Hội nghị của LHQ về Thương mại và phát triển):

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được định nghĩa là việc đầu tư dài hạn gắn với lợi ích và sự kiểm soát lâu dài giữa một chủ thể đầu tư ở một nước (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hay công ty mẹ) vào một công ty ở nước khác (công ty FDI hay công ty con).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư). Trong khái niệm này, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di chuyển tư bản từ

Page 17: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

quốc gia này sang quốc gia khác. Các công ty nắm quyền kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia hay các công ty toàn cầu. Sự phát triển hoạt động của các công ty này chính là động lực thúc đẩy sự phát triển trong thương mại quốc tế thông qua hình thức đầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế giới

Lý do MNC đầu tư ra nước ngoài

Lợi ích của đa dạng hóa quốc tế

Nhóm động cơ liên quan đến chi phí:

- Hưởng lợi thế kinh tế từ quy mô

- Sử dụng các nhân tố sản xuất ở nước ngoài

- Sử dụng nguồn nguyên liệu thô ở nước ngoài

- Sử dụng công nghệ nước ngoài

- Phản ứng với những thay đổi về tỷ giá hối đoái

Các công ty đa quốc gia có những ưu thế riêng mà các đối thủ địa phương không có. Các ưu thế này tập trung ở các phương pháp và công nghệ tiên tiến. Do đó, đầu tư nước ngoài đẩy mạnh sự phổ biến quốc tế các công nghệ mới và tài sản vô hình, đồng thời làm tăng hiệu quả công tác quản lý hay tổ chức sản xuất. Mặt khác, khi nắm giữ chặt chẽ những ưu thế trên, các công ty đa quốc gia sẽ tác động lên các yếu tố thiên phú riêng của các quốc gia, nhờ đó làm gia tăng thu nhập từ mậu dịch. Cuối cùng, đầu tư nước ngoài trực tiếp ở nhiều quốc gia sẽ kích thích cạnh tranh giữa các công ty

Mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia (MNC)

Các công ty đa quốc gia là các công ty mà lĩnh vực hoạt động của nó vượt ra khỏi khuôn khổ một quốc gia nào đó để mở rộng hoạt động ở các quốc gia khác trên thế giới. Hầu hết các công ty đa quốc gia đều hướng đến việc phát triển kinh doanh trên thị trường thế giới. Khi nguồn lực cũng như thị trường tiêu thụ của một quốc gia trở nên hạn chế. Việc sản xuất kinh doanh ở những nước khác hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận ròng hơn là nước sở tại, các nhà đầu tư ở đây là các công ty đa quốc gia sẽ tìm đến những vùng đất mới có nguồn lực và thị trường tiêu thụ màu mỡ hơn. Điều này gây nên một sự chuyển dịch tư bản mạnh mẽ từ quốc gia này sang quốc gia khác, hình thành nên đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy có thể nói chính sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia là nguyên nhân cơ bản tác động đến sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài .

Page 18: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

Tuy nhiên, cùng với quá trình đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm siêu lợi nhuận, các công ty đa quốc gia cũng đối đầu với một nguy cơ mới: rủi ro. Sự khác biệt về luật pháp, về chính sách kinh tế, sự biến động và rủi ro của thị trường các nước nhận đầu tư sẽ hình thành nên những rủi ro mà các công ty đa quốc gia phải quan tâm khi quyết định đầu tư vào một quốc gia khác.

Nhóm động cơ liên quan đến doanh thu:

- Thu hút nguồn cầu mới

- Xâm nhập vào các thị trường tiềm năng

- Khai thác những lợi thế độc quyền

- Phản ứng đối với những rào cản thương mại

- Đa dạng hóa quốc tế

Việc đa dạng hóa quốc tế giúp các MNC giảm rủi ro tổng thể.

- Giảm rủi ro tổng thể cũng là 1 trong những mục tiêu hàng đầu của các MNC khi đa dạng hóa quốc tế.

Tính hiệp phương sai của danh mục đầu tư gồm 2 dự án A và B:

Ví dụ: Lợi ích về đa dạng hóa đầu tư với công ty MerriMack (Mỹ):

Công ty cân nhắc 2 danh mục đầu tư với 2 dự án tại Anh và Mỹ như sau:

(1)Đầu tư 70% vốn vào các dự án hiện có tại Mỹ và 30% vốn vào dự án mới tại Mỹ.

(2)Đầu tư 70% vốn vào các dự án hiện có tại Mỹ và 30% vốn vào dự án mới tại Anh.

Đặc điểm của các dự án đề xuất

tại Mỹ tại AnhTỷ lệ lợi nhuận sau thuế bình quân của

dự án

Độ lệch chuẩn của tỷ lệ lợi nhuận sau

thuế của dự án

Tương quan giữa tỷ lệ lợi nhuận sau

thuế của dự án với tỷ lệ lợi nhuận

của dự án của MNC hiện có tại Mỹ

25%

.09

.80

25%

.11

.02

Page 19: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

MNC có thể không đạt mục tiêu giảm rủi ro tổng thể trong điều kiện khủng hoảng toàn cầu.

MNC có thể đạt được lợi ích đa dạng hóa khi đầu tư trên nhiều nước

MNC đầu tư tại nhiều nước luôn phải cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận của các dự án, thường sử dụng đường giới hạn danh mục hiệu quả.

MNC có các dự án đầu tư tại các nước trên thế giới luôn phải phân tích đặc điểm rủi ro và lợi nhuận của các dự án.

3.3. Đầu tư mới và mua bán, sáp nhập xuyên quốc gia

MNC có thể thực hiện FDI bằng 3 phương thức chủ yếu:

- Đầu tư mới

- Mua bán, sáp nhập xuyên quốc gia

- Liên doanh

Đầu tư mới (greenfield investment)

Là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó công ty mẹ bắt đầu quá trình kinh doanh tại nước được đầu tư thông qua xây mới hoàn toàn các cơ sở kinh doanh.

Trong trường hợp công ty mẹ bỏ vốn thêm để mở rộng các cơ sở kinh doanh đã có trước đó cũng được coi là 1 hình thức đầu tư mới.

Ưu điểm:

Thích hợp với những quốc gia có rào cản gia nhập thị trường đối với MNC thấp.

Tránh được việc phải đối diện với các khác biệt về văn hóa kinh doanh

Những công ty công nghệ cao sẽ giảm được chi phí đào tạo nhân viên mới.

Công ty mẹ có toàn quyền kiểm soát dự án đầu tư.

Nhược điểm:

Các chi phí gia nhập thị trường lớn

Thời gian xây dựng dài

Yêu cầu kinh nghiệm quản lý quốc tế cao

Khác biệt văn hóa trong kinh doanh

Page 20: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

Mua bán và sáp nhập xuyên quốc gia (cross-border mergers and acquisitions hay cross-border M&As)

Gồm : mua lại, sáp nhập, hợp nhất

Mua lại: là việc một công ty mua một phần tài sản/vốn hay toàn bộ một công ty khác. Công ty mục tiêu có thể chấm dứt hoạt động hoặc tồn tại như một công ty phụ thuộc.

Sáp nhập: là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty. Sau thương vụ, chỉ có công ty nhận sáp nhập tồn tại, các công ty khác chấm dứt sự tồn tại của mình.

Hợp nhất: là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty để tạo thành công ty mới và chấm dứt sự tồn tại của các công ty tham gia hợp nhất.

Ưu điểm:

- Nhanh chóng gia nhập thị trường

- Giảm được các chi phí gia nhập thị trường

- Thích hợp khi rào cản lớn đối với đầu tư mới ở nước nhận đầu tư

- Loại bỏ đối thủ cạnh tranh nội địa trong lĩnh vực đầu tư

Nhược điểm:

- Thường yêu cầu nguồn vốn lớn

- Yêu cầu trình độ quản lý cao

- Khác biệt về văn hóa kinh doanh

- Nhiều trường hợp công ty mẹ không có toàn quyền kiểm soát với công ty con

3.4. Các vấn đề rủi ro đối với FDI

a. Rủi ro chính trị

Các loại rủi ro chính trị: rủi ro vĩ mô và vi mô

- Rủi ro vĩ mô: Hầu hết các công ty đều chịu ảnh hưởng từ các chính sách bất lợi từ nước nhận đầu tư.

- Rủi ro vi mô: Những rào cản mà chỉ tác động đến khu vực đầu tư nước ngoài.

Các hình thức rủi ro chính trị: rủi ro kiểm soát, rủi ro chuyển giao, rủi ro hoạt động

Đo lường rủi ro chính trị

- Hệ thống chính trị và chính phủ các nước nhận đầu tư

Page 21: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

- Quan điểm và sức mạnh của đảng lãnh đạo

- Mức độ gia nhập các tổ chức quốc tế

- Tôn giáo và đạo đức kinh doanh của nước nhận đầu tư

- An ninh khu vực

- Các biến số cơ bản của nền kinh tế

Tự bảo hiểm rủi ro chính trị

Một số phương thức giảm thiểu phơi nhiễm rủi ro chính trị:

Hình thành liên doanh với công ty trong nước

Tham gia cùng các tập đoàn khác khi thực hiện FDI

Phương án tài trợ thích hợp

Mua bảo hiểm cho dự án FDI:

MNC có thể tăng độ an toàn cho dự án bằng cách ký kết các hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp:

1. Chuyển đổi đồng ngoại tệ

2. Tài sản bị giảm sút do chiến tranh, các sự kiện bạo động ở nước ngoài

3. Lỗ trong kinh doanh do bạo lực chính trị ở nước ngoài

Quan điểm của chính phủ các nước đối với FDI:

1. Thu hút FDI

2. Hạn chế FDI

3. Quy định các điều kiện đối với FDI

b. Rủi ro tỷ giá

Tỷ lệ lợi nhuận bằng đồng USD khi MNC (Mỹ) đầu tư nước ngoài

Page 22: Chương 1 tài chính công ty đa quốc gia

0%

10%

20%

30%

0% 10% 20% 30% 40%

Tỷ

lệ l

ợi nhu

ận b

ình q

uân n

ăm

(Tỷ

lệ l

ợi nhu

ận k

ỳ v

ọng

)

Độ lệch chuẩn của tỷ lệ lợi nhuận bình quân (Rủi ro)

Đường giới hạn hiệu quả

Danh mục đầu tư

A

BJ