chuẩn bị sẵn sàng

32
Chuẩn bị Sẵn sàng Bắt đầu đi học Dành cho gia đình có con bị khuyết tật

Upload: buiminh

Post on 31-Dec-2016

224 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chuẩn bị Sẵn sàng

Chuẩn bị Sẵn sàng Bắt đầu đi họcDành cho gia đình có con bị khuyết tật

Page 2: Chuẩn bị Sẵn sàng

2

Theo dõi chúng tôi trên Twitter tại www.twitter.com/SA_DCSI

Bản điện tử có sẵn tại: www.sa.gov.au/disabilityCác định dạng khác:Quý vị có thể yêu cầu cung cấp thông tin trong tài liệu này bằng một định dạng hoặc ngôn ngữ khác theo:Điện thoại: (08) 8413 9072Số Công việc: DCSI-597 ISBN: 978-1-921649-60-8 e-ISBN: 978-1-921649-61-5Ấn loát vào tháng 5 năm 2014

Dự án này đã thực hiện được nhờ ngân khoản trợ cấp của Quỹ Phát triển Lĩnh vực Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc

Page 3: Chuẩn bị Sẵn sàng

1

Mục lụcPhần giới thiệu 1

Khi nào con tôi cần phải bắt đầu đi học? 3

Có những loại trường nào? 4

Cách chọn trường? 5

Tôi cần suy nghĩ về những gì trước ngày con tôi đi học đầu tiên? 6

Tôi có thể giúp chuẩn bị cho con bằng cách nào? 7

Gia đình như là cộng sự viên trong giáo dục 8

Những trợ giúp chính thức nào có thể có sẵn ở trường cho con tôi? 10

Chúng ta có thể đối phó với những thay đổi bằng cách nào? 11

Những quyền của trẻ em trong giáo dục 14

Bênh vực cho con tôi 15

Những gợi ý về Bênh vực 17

Quý vị có quyền khiếu nại 18

Tôi có thể tìm sự trợ giúp bổ sung cho con tôi ở đâu? 20

Page 4: Chuẩn bị Sẵn sàng

2

Page 5: Chuẩn bị Sẵn sàng

3

Phần giới thiệuTập hướng dẫn này dành cho gia đình có con khuyết tật sắp đi học, hoặc đã đi học trường mầm non hoặc trường học ở tiểu bang Nam Úc. Mục đích của tài liệu này là giúp các gia đình bênh vực cho nhu cầu học tập của con em mình.

Các từ 'trường mầm non' hoặc 'trường học' được sử dụng trong toàn bộ tài liệu hướng dẫn nhưng thông thường các thông tin đều liên quan đến cả hai trường.

Tương tự, dù tập hướng dẫn này chú trọng đến trẻ em và giáo dục, một số thông tin, các đề nghị và các nguồn tài liệu cũng có thể có ích cho gia đình có con bị khuyết tật khi sử dụng các dịch vụ dành cho người không khuyết tật nhất định khác hoặc cho người sắp chuyển sang trường trung học.

Tập hướng dẫn này trình bày những gợi ý và các công cụ để giúp quý vị lên tiếng cho nhu cầu của con mình. Trong tập hướng dẫn này có thông tin thiết thực về những quyền lợi của con quý vị, giáo dục không phân biệt, và đề nghị những cách để quý vị hợp tác với trường mầm non và trường học.

Vì một số thông tin giải thích về những lựa chọn giáo dục và thủ tục ghi danh đặc biệt của các trường công lập tại tiểu bang Nam Úc, chúng tôi khuyên quý vị nên xác nhận xem tại các trường công lập hoặc tư thục trong vùng có sẵn những gì.

Page 6: Chuẩn bị Sẵn sàng

4

Khi nào con tôi cần phải bắt đầu đi học? Tại tiểu bang Nam Úc, cũng như ở các tiểu bang và lãnh địa khác, ngày tựu trường là ngày đầu Học kỳ 1.

Ngày bắt đầu đi học được tính theo ngày sinh nhật năm tuổi của đứa trẻ. Trẻ em lên năm tuổi trước ngày 1 tháng 5 có thể bắt đầu học vào ngày đầu tiên của Học kỳ 1 năm đó. Trẻ em lên năm tuổi sau hoặc vào ngày 1 tháng 5 sẽ bắt đầu học vào ngày đầu tiên của Học kỳ 1 năm sau.

Tại tiểu bang Nam Úc, trẻ em bắt buộc phải ghi danh đi học trễ nhất là sáu tuổi. Trẻ em lên sáu sau hoặc vào ngày 1 tháng 5 có thể bắt đầu học vào ngày đầu tiên của Học kỳ 1 năm đó, và không phải đợi đến năm sau. Ngoài ra, các em có thể bắt đầu đi học vào ngày sinh nhật sáu tuổi.

Khi ghi danh đi học, đứa trẻ phải đi học mỗi ngày.

Trong trường hợp đặc biệt, không lường trước được, đứa trẻ chỉ có thể kéo dài thời gian đi học trường mầm non tối đa một học kỳ. Việc sắp xếp chuyển trường này phải được thương lượng giữa hiệu trưởng trường mầm non và trường học cũng như tham khảo ý kiến của nhân viên, phụ huynh/người giám hộ và, nếu có thể, các dịch vụ trợ giúp để đáp ứng nhu cầu riêng của đứa trẻ. Trong khi theo học trường mầm non trong khoảng thời gian này, đứa trẻ phải được ghi danh học với nhà trường.

Muốn biết thêm thông tin, xin truy cập www.decd.sa.gov.au/teachingandlearning/files/links/Frequentlyasked questions_u.pdf

Page 7: Chuẩn bị Sẵn sàng

5

Có những loại trường nào? Quý vị có thể cho con đi học trường công (Chính phủ), trường tư hoặc trường đạo (Công giáo).

Các trường công có nhiều lựa chọn khác nhau để phục vụ cho việc giáo dục và chăm sóc học sinh có nhu cầu đặc biệt bao gồm:

ltrường đặc biệt - có môi trường học tập quy củ dành cho trẻ em bị khuyết tật nặng hoặc bị nhiều khuyết tật. Đa số trường công đặc biệt nằm cùng địa điểm với trường học bình thường (không bị khuyết tật) trong vùng.

lcác lớp học đặc biệt để tạo môi trường học tập cho học sinh có nhu cầu đặc biệt, cần được trợ giúp rất nhiều đối với chương trình học.

lcác đơn vị đặc biệt cung cấp các lựa chọn giáo dục lâu dài trong trường bình thường (không bị khuyết tật). Các đơn vị này giúp học sinh có những trải nghiệm giáo dục phổ thông – chương trình giảng dạy, trải nghiệm ngoại khóa và xã hội với các bạn cùng trang lứa và trợ giúp những con đường giáo dục lâu dài suôn sẻ cho trẻ em khuyết tật. Các đơn vị này có thể đem lại nhiều khả năng hơn để bao gồm học sinh trong các sinh hoạt rộng lớn hơn của trường.

lcác lớp học bình thường – cung cấp môi trường học tập quy củ cho tất cả trẻ em, kể cả những học sinh có nhu cầu bổ sung.

Ngoài ra còn có trường tư giảng dạy cho trẻ em khuyết tật.

Page 8: Chuẩn bị Sẵn sàng

6

Hiệp hội các Trường Tư thục Nam Úc Các trường tư thục Nam Úc giáo dục học sinh nội trong giáo trình dựa trên cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và triết lý giáo dục đa dạng. Lĩnh vực này cũng bao gồm một số trường không phải là trường đạo và một trường đặc biệt giảng dạy cho học sinh bị khuyết tật nặng.

Muốn biết thêm thông tin, xin truy cập www.ais.sa.edu.au hay điện thoại (08) 8179 1400.

Giáo dục Công giáo Nam Úc Hiện có 103 trường Công giáo trên khắp tiểu bang Nam Úc. Họ giúp học sinh khuyết tật có thêm lựa chọn học tập bao gồm theo học tạm tại trường học bình thường và hai trường đặc biệt. Họ có thể tư vấn về việc ghi danh.

Muốn biết thêm thông tin, xin truy cập www.cesa.catholic.edu.au hay điện thoại (08) 8301 6600.

Có những loại trường nào?

Page 9: Chuẩn bị Sẵn sàng

7

Cách chọn trường?

Những câu hỏi này có thể có ích để quý vị hỏi các trường quý vị định cho con theo học.

lTrường này cân nhắc ý thích, điểm mạnh, văn hóa và nhu cầu riêng của trẻ em bằng cách nào?

lTrường này giảng dạy có chất lượng hay không?

lNhân viên có nồng nhiệt, thân thiện, niềm nở không?

lNhân viên có bao gồm gia đình trong các cuộc thảo luận khi hoạch định hay không?

lGiáo viên có dạy trẻ em đối xử đúng đắn với người có những điểm khác biệt và riêng của họ hay không?

lCon tôi muốn đi học trường nào - con tôi nghĩ gì?

lLiệu môi trường và phương pháp giảng dạy đủ linh hoạt để trợ giúp việc học tập của con tôi hay không?

lTôi có thể kỳ vọng những gì về cách thức thông tin sẽ được truyền đạt về việc học tập của con tôi?

Ngoài những cân nhắc thực tế, chẳng hạn như địa điểm, chi phí và điều kiện phải hội đủ, còn có rất nhiều điều cần phải cân nhắc về môi trường và tư duy của trường.

Liên lạc với các trường học sớm để xác định thủ tục ghi danh và các chương trình đặc biệt dành cho con em quý vị.

lNhà trường hiểu biết như thế nào về 'bao gồm'? Điều này được thể hiện như thế nào?

lCon tôi đã có những đứa bạn nào? Các em này sẽ đi học trường nào?

lNhà trường có chủ trương cụ thể hoặc các sách lược trợ giúp hạnh kiểm hay không? Có những hình thức trợ giúp nào dành cho phụ huynh và làm sao để tôi có thể sử dụng chúng?

lNhân viên biết nơi nào để xin được sử dụng nguồn trợ giúp bổ sung cho con tôi?

lLàm thế nào để cha mẹ, cùng với nhà trường, quản lý một cách cân bằng những cuộc hẹn điều trị và gặp bác sĩ với các kết quả học tập trong tuần? Làm thế nào để có thể đáp ứng nhu cầu của con tôi?

Gợi ý Thiết thực

Page 10: Chuẩn bị Sẵn sàng

8

Page 11: Chuẩn bị Sẵn sàng

9

Tôi cần suy nghĩ về những gì trước ngày con tôi đi học đầu tiên? Khi bắt đầu đi học, quý vị nên suy nghĩ về những trợ giúp cụ thể nào có thể giúp con em mình tham gia. Ví dụ, việc trợ giúp trẻ em quý vị có thể liên quan đến hình ảnh để dễ giao tiếp với cháu; làm hẹn cho các cuộc họp không chính thức và sử dụng thời biểu để đặt ra những sinh hoạt thường lệ. Quý vị có thể thảo luận với nhà trường về những ý tưởng này cũng như những ý tưởng khác có thể giúp con quý vị.

Những câu hỏi quý vị có thể nên suy xét: lNhà trường có những sinh hoạt nào? Con tôi sẽ làm những gì?

lNhà trường có sẵn những hình thức trợ giúp cá nhân nào để giúp con tôi?

lNgày học kéo dài bao lâu và ai là những người sẽ dạy/hướng dẫn con tôi?

lNhà trường sẽ bảo đảm con tôi được bao gồm trong tất cả các sinh hoạt bằng cách nào?

lNhà trường có bao gồm gia đình khi lập kế hoạch cho trẻ em hay không?

Khi bắt đầu đi học, nhiều điều cân nhắc thực tế là quan trọng, kể cả giới thiệu trường sở. Giới thiệu trường sở là cơ hội để trẻ em và gia đình làm quen với trường mới. Chẳng hạn như dành thời gian học thử trong lớp học hay một buổi chính thức gồm các sinh hoạt cụ thể để giúp các em làm quen với các nhân viên và môi trường xung quanh. Thông thường, nhà trường cũng tổ chức buổi trà sáng dành cho phụ huynh để tạo cơ hội tốt cho họ gặp gỡ các gia đình khác.

Page 12: Chuẩn bị Sẵn sàng

10

Làm sao tôi có thể chuẩn bị cho con tôi bắt đầu đi học?

ldẫn con đi bộ đến trường học mới

lgiải thích con hiểu tiếng còi hoặc chuông có nghĩa là gì

lđi đến trường vào cuối tuần và gia đình ăn trưa ở đó

ltổ chức các chuyến đi thăm trường thường xuyên trước ngày tựu trường chính thức

lcó một người bạn kèm cặp đi cùng hoặc gặp con quý vị tại trường và vào giờ ra chơi ít nhất là trong những tuần đầu cho đến khi con quý vị cảm thấy thoải mái

lchuẩn bị cho sinh hoạt đi học thông lệ – sắp xếp túi xách, ăn trưa bằng thức ăn trong hộp đựng đồ ăn trưa, ngồi trong một vòng tròn cùng với các trẻ khác

Gợi ý Thiết thực

Để cho con có thời gian cần thiết để bắt đầu làm quen và kết bạn có thể giúp làm cho việc bắt đầu đi học dễ dàng hơn cho mọi người. Quý vị có thể muốn bắt đầu bằng cách tìm những cách nho nhỏ để giúp con mình làm quen với khung cảnh mới.

Page 13: Chuẩn bị Sẵn sàng

11

Gia đình như là cộng sự viên trong giáo dục Nhà trường sẽ cần phải tìm hiểu về sở thích, con quý vị thích và không thích điều gì, những điểm mạnh, nhu cầu, thói quen và trải nghiệm của con quý vị. Việc xác định những lựa chọn hoặc thích nghi dành cho con quý vị sẽ không tự động diễn ra và cần phải được xác định qua những cuộc thảo luận giữa nhà trường và gia đình. Gia đình có thể giúp nhà trường dần dà hiểu rõ hơn về đứa trẻ và cách tốt nhất để trợ giúp cho con em mình.

Chia sẻ những gì gia đình biết về con quý vị với nhà trường mới, bao gồm những trợ giúp cụ thể sẽ giúp con quý vị (ví dụ như cách thức trợ giúp sử dụng mắt) và những điều

mong mỏi (mục tiêu) của gia đình là điều cần thiết. Cũng nói chuyện tương tự với các tổ chức dành cho trẻ bình thường (không khuyết tật) khác chẳng hạn như những cơ sở cung cấp dịch vụ y tế và chuyên chở, hoặc khi con quý vị đã sẵn sàng để chuyển sang trường trung học, cũng rất quan trọng.

Các thông tin do quý vị cung cấp sẽ trợ giúp đề ra các kế hoạch học tập cho con em quý vị ở trường. Các kế hoạch chính thức được đề ra liên quan đến sự trợ giúp, nhu cầu và mục tiêu học tập khi các trường xin thêm ngân khoản để trợ giúp trẻ em khuyết tật ở trường.

Page 14: Chuẩn bị Sẵn sàng

12

Khi quyết định sẽ cung cấp những thông tin nào cho nhà trường, các câu hỏi dưới đây có thể giúp quý vị:

lThông tin đó sẽ có ích trong việc trợ giúp việc học tập của con tôi không?

lCần có một số thông tin nhất định để xin ngân khoản tài trợ?

lCó yêu cầu chính thức nào rằng thông tin cụ thể sẽ được chia sẻ?

lCon tôi suy nghĩ thế nào về việc tôi chia sẻ thông tin này? (Ngay cả với trẻ nhỏ, chúng ta cần phải xét đến suy nghĩ của các em)

Tôi nên cung cấp những thông tin gì? Điều quan trọng là phải cân nhắc nên cung cấp những thông tin gì về con mình và phải biết rõ những gì sẽ trợ giúp việc học tập của con em mình. Quý vị đừng ngại hỏi giáo viên hoặc nhân viên khác xem họ cần những thông tin nào và thắc mắc vì sao có một số câu hỏi đặc biệt nào đó. Nhà trường cũng sẽ có những quy định về bảo mật chi tiết riêng tư, trình bày rõ cách thức thông tin cá nhân sẽ được tôn trọng.

Gợi ý Thiết thực

Gia đình như là cộng sự viên trong giáo dục

Page 15: Chuẩn bị Sẵn sàng

13

Những trợ giúp chính thức nào có thể có sẵn ở trường cho con tôi? Đối với trẻ em mầm non có nhu cầu đặc biệt đã được xác minh, Chương trình Trợ giúp Mầm non tạo điều kiện để bao gồm trẻ em có nhu cầu bổ sung được bao gồm trong trường mầm non địa phương. Chương trình này tài trợ chi phí tuyển thêm nhân viên để tối đa hóa việc học tập của trẻ, giảm thiểu tác động của khuyết tật và/hoặc chậm phát triển đối với sự phát triển cá nhân. Chương trình này dành cho cả trường mầm non của chính phủ cũng như không phải của chính phủ.

Chi tiết Sơ lược Mầm non (Preschool Access Profile) giúp đội ngũ nhân viên mầm non và các dịch vụ trợ giúp xác định nhu cầu chức năng của đứa trẻ và thông tin này được sử dụng để

phân bổ nguồn nhân vật lực thích hợp cho đứa trẻ và trường mầm non.

Nếu con quý vị có khuyết tật đã được xác minh, con quý vị sẽ có Kế hoạch Giáo dục Thương lượng (Negotiated Education Plan). Kế hoạch Giáo dục Thương lượng (Negotiated Education Plan) sẽ giúp giáo viên trợ giúp trẻ em khuyết tật đạt được những mục tiêu học hành của các em.

Ngoài việc nói chuyện với nhà trường về nhu cầu học tập của con em, điều quan trọng không kém là quý vị cũng thảo luận về bất kỳ nhu cầu văn hóa nào của con em. Có nhiều hình thức trợ giúp dành cho trẻ em có nguồn gốc văn hóa đa dạng, bao gồm qua Chương trình Giáo dục dành cho Thổ dân (Aboriginal Education Program) do Chính phủ Nam Úc cung cấp.

truy cập www.decd.sa.gov.au

Page 16: Chuẩn bị Sẵn sàng

14

Gia đình như là cộng sự viên trong giáo dục

Page 17: Chuẩn bị Sẵn sàng

15

tin nhắn khác. Cuốn tập này cũng có thể có ích khi nói chuyện với con về những gì đã xảy ra mỗi ngày. Những công cụ như thế này sẽ giúp quý vị luôn biết thông tin và biết khi nào cần phải tổ chức cuộc họp chính thức. Ngoài ra cũng có thể có những cách khác để giao tiếp thường xuyên có hiệu quả hơn cho quý vị và nhà trường, chẳng hạn như email hoặc lấy hẹn 'gặp' định kỳ.

Điều rất quan trọng là quý vị phải giao tiếp tốt với nhà trường của con để quý vị biết con mình học hành ra sao. Quý vị sẽ được cho biết con quý vị đang phát triển như thế nào về mặt xã hội và học tập tiến bộ ra sao. Quý vị cũng nên chia sẻ nhu cầu trợ giúp của con quý vị là những gì và được cho biết về cách thức những trợ giúp đang được cung cấp tại trường. Điều quan trọng là quý vị chia sẻ ý kiến và những gì quý vị biết về việc con quý vị thích nghi với trường học.

Mọi gia đình đều giữ vai trò trong việc trợ giúp việc học của con em mình. Có thể có những cách thức cụ thể để quý vị gặp gỡ và nói chuyện với nhà trường về con quý vị. Dù

Một khi con quý vị bắt đầu đi học trường mầm non hay trường học, điều quan trọng là phải tìm cách để thường xuyên nói chuyện với giáo viên và những người có liên quan đến con quý vị. Một số gia đình thấy sử dụng cuốn sổ thông tin liên lạc – một cuốn tập gia đình và nhân viên sẽ viết vào mỗi ngày – là cách tiện lợi để được biết thông tin về một ngày của con em, và nhắn lại

mỗi trường có hệ thống và quy tắc riêng mà quý vị từ từ sẽ biết, quý vị đừng ngại và nên hỏi hiệu trưởng hoặc giám đốc:

lCách thức nhà trường hợp tác với gia đình có con bị khuyết tật. Có những cuộc họp chính thức, tiếp xúc với nhân viên hoặc các thông tin khác gia đình nên được biết hay không?

lĐể biết thông tin về việc học tập và sự tham gia của con em ở trường.

lNhững trợ giúp và nguồn nhân vật lực cụ thể nào, nếu cần thiết, sẽ được cung cấp?

lBất kỳ câu hỏi nào hoặc nêu bất kỳ mối băn khoăn nào.

Lời khuyên thiết thực

Page 18: Chuẩn bị Sẵn sàng

16

Chúng ta có thể đối phó với những thay đổi bằng cách nào? Trải nghiệm của trẻ em và các gia đình luôn thay đổi. Khi chuyển từ trường mầm non sang trường học hoặc lên trung học có thể là một thay đổi lớn, cũng như khi chuyển sang lớp học khác hoặc đổi trường học. Những thay đổi này là những thay đổi lớn lao và có khi là điều quan trọng rằng quý vị lên tiếng về nhu cầu của con mình vào những lúc này.

Khi thay đổi xảy ra, hãy cân nhắc:

lnhững người khác nhau liên quan (học sinh, gia đình, giáo viên hoặc nhân viên khác) và mối quan hệ của họ với con của quý vị

lcảm xúc của con quý vị, bao gồm con của quý vị cảm thấy thoải mái như thế nào trong bối cảnh mới. Con quý vị phản ứng với thay đổi, lớn hay nhỏ như thế nào?

lnhững mạng lưới trợ giúp chính thức và không chính thức – không chỉ cho con quý vị, mà cho cả gia đình, bao gồm sự trợ giúp từ bạn bè của gia đình, bạn bè của con và những người khác có thể trợ giúp trong việc chuẩn bị gia đình và con quý vị là một phần của trường học mới

lcách thông tin được chia sẻ giữa các cơ sở giáo dục? Ví dụ, trường mầm non có nói chuyện và chia sẻ thông tin với trường học hay không?

Gợi ý Thiết thực

Page 19: Chuẩn bị Sẵn sàng

17

Trường mầm non và trường học cũng có thể giúp đứa trẻ vượt qua những thay đổi bằng cách:

lgặp và lắng nghe với gia đình của quý vị và xem xét những trợ giúp và nguồn nhân vật lực có thể giúp con em quý vị tại trường học

lgiao tiếp với các trường cũ. Gia đình cần phải bằng lòng cho chia sẻ thông tin. Xem xét các chương trình/phương pháp giảng dạy/phương pháp riêng hữu ích mà gia đình, các nhà giáo dục hoặc chuyên viên y tế bổ trợ đã sử dụng và nếu có thể cần phải được tiếp tục

ltôn trọng những suy nghĩ, ý tưởng và ý thích của con quý vị trong tiến trình này

lliên lạc với các chuyên gia khác, những người có thể cung cấp thông tin để trợ giúp trong việc đáp ứng nhu cầu học tập của con quý vị. Quý vị cần phải ưng thuận thì điều này mới xảy ra

lthay đổi, khi cần thiết, đối với việc học tập, môi trường xã hội hoặc trường sở

lxin ngân khoản tài trợ cho sự trợ giúp khi cần thiết.

Page 20: Chuẩn bị Sẵn sàng

18

Những quyền của trẻ em trong giáo dục Cả Công ước về Quyền Trẻ em Liên Hiệp Quốc lẫn Công ước về Quyền của Người Khuyết tật ghi trẻ em khuyết tật có quyền công bằng và bình đẳng trong giáo dục.

Luật chống phân biệt đối xử Liên bang và tiểu bang Nam Úc có những tiêu chuẩn mà tất cả các trường phải tuân thủ. Quyền của trẻ em khuyết tật tham gia trọn vẹn trong giáo dục và cuộc sống cộng đồng được bảo vệ theo các Tiêu chuẩn Giáo dục dành cho Người Khuyết tật (Disability Standards for Education) (2005). Biết những quyền của con em và nhận thức được những gì trường học và các dịch vụ cộng đồng khác phải thực hiện theo luật là rất quan trọng trong việc bênh vực cho nhu cầu học tập của con em.

Đôi khi trẻ em khuyết tật cần được trợ giúp cụ thể để tham gia tại trường học. Việc học tập có thể cần phải diễn ra khác hơn hoặc các sinh hoạt trong lớp được điều chỉnh để bao gồm trẻ em khuyết tật. Trường học có nghĩa vụ cung cấp những trợ giúp, nhân vật lực hợp lý hoặc thay đổi cho học sinh khuyết tật.

Các trường học có những nghĩa vụ pháp lý nhất định theo Đạo luật Phân biệt Đối xử Người Khuyết tật (Disability Discrimination) 1992 và Đạo luật Bình đẳng Cơ hội Nam Úc (South Australian Equal Opportunity) 1984 để bảo đảm các trường không phân biệt đối xử với trẻ em khuyết tật. Như đã đề cập, các trường cũng cần phải có những điều chỉnh hợp lý đối với các chương trình của họ để bảo đảm tất cả trẻ em đều có thể được bao gồm. Theo Đạo luật Phân biệt Đối xử Người Khuyết tật (Disability Discrimination), nhà trường có trách nhiệm thực hiện những điều chỉnh này.

Các Tiêu chuẩn Giáo dục dành cho Người khuyết tật (Disability Standards for Education) đề ra những gì nhà trường cần phải thực hiện để bảo đảm học sinh khuyết tật được sử dụng và tham gia vào việc giáo dục giống như các học sinh khác.

Page 21: Chuẩn bị Sẵn sàng

19

Các Tiêu chuẩn Giáo dục dành cho Người khuyết tật (Disability Standards for Education): Các Tiêu chuẩn Giáo dục dành cho Người khuyết tật (các Tiêu chuẩn) là một phần của luật chống phân biệt đối xử người khuyết tật toàn quốc vì luật này áp dụng cho giáo dục. Các Tiêu chuẩn đề ra những nghĩa vụ khác nhau mà cơ sở giáo dục phải tuân thủ để bảo đảm học sinh khuyết tật có thể sử dụng và tham gia vào việc giáo dục và huấn luyện trên cơ sở tương tự như các học sinh khác. Bất kể đứa trẻ có hội đủ điều kiện để được cấp ngân khoản bổ sung hay không, nhà trường vẫn phải cung cấp những điều chỉnh hợp lý cho trẻ em khuyết tật. Mục đích của điều này là để con quý vị có thể tham gia học tập và các sinh hoạt trường học khác trên cơ sở tương tự như các học sinh khác. Học sinh và gia đình nên biết về các Tiêu chuẩn này và quyền lợi của mình.

Các Tiêu chuẩn bao gồm các lĩnh vực sau:

lghi danh

ltham gia

lsoạn thảo giáo trình, công nhận và thực hiện

lcác dịch vụ trợ giúp học sinh

lloại bỏ vấn đề sách nhiễu và trù dập

Các Tiêu chuẩn đề ra:

lnhững quyền của học sinh khuyết tật liên quan đến giáo dục và huấn luyện để giúp mọi người hiểu những gì là công bằng và hợp lý

lnhững nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các cơ sở giáo dục

lcác biện pháp có thể được thực hiện để tuân thủ các yêu cầu của các Tiêu chuẩn.

Các Tiêu chuẩn này được phổ biến tại trang mạng của Bộ Giáo dục Liên bang Úc www.education.gov.au/disability-standards-education hay gọi số 1300 363 079.

Page 22: Chuẩn bị Sẵn sàng

20

Các Điều chỉnh Hợp lý là gì?Các điều chỉnh hợp lý là những thay đổi hay bổ sung được thực hiện (với các dịch vụ, nguồn lực hoặc cơ sở vật chất) trong môi trường trường học để bảo đảm trẻ em khuyết tật có thể tham gia trọn vẹn. Những thay đổi này có thể bao gồm điều chỉnh môi trường vật chất (ví dụ như làm thêm dốc thoải hay dời bàn ghế) hoặc thay đổi cách giảng dạy (ví dụ như học tập nhiều hơn bằng mắt với các dụng cụ trợ giúp hay sử dụng công nghệ). Theo luật, các điều chỉnh hợp lý có nghĩa là thực hiện bất kỳ thay đổi nào có thể được và không gây khó khăn vô lý cho trường mầm non hoặc trường học. Một khó khăn vô lý là bất cứ điều gì

không công bằng hoặc không hợp lý, đòi hỏi trường mầm non hoặc trường học phải thực hiện (ví dụ như vì không có ngân khoản tài trợ). Tuy nhiên các trường học phải chứng minh rằng một sự điều chỉnh nào đó thực sự là không hợp lý và vô lý nếu họ muốn lập luận như vậy.

Muốn biết thêm thông tin, xin truy cập www.ddaedustandards.info/oblig_adjust.php

Tại trang mạng của Trẻ em Khuyết tật Úc (Children with Disability Australia) có thông tin thêm về những quyền và pháp luật www.cda.org.au/rights_and_legislation

Những quyền của trẻ em trong giáo dục

Page 23: Chuẩn bị Sẵn sàng

21

Bênh vực cho con tôi Dù biết về những quyền của con quý vị là điều quan trọng, gia đình giữ vai trò then chốt trong việc bảo đảm những quyền này được thực sự tôn trọng. Bênh vực là lên tiếng hoặc nâng cao nhận thức bằng cách nói chuyện với những người khác (ví dụ như giáo viên, hiệu trưởng, các phụ huynh khác) về các vấn đề hoặc tình huống cần phải thay đổi để làm cho cuộc sống thoải mái hơn.

Đặt câu hỏi, nhờ trợ giúp và giao tiếp với những người khác (ví dụ như các gia đình khác, bạn bè, giáo viên hoặc chuyên viên y tế) về việc giáo dục của con là một phần trong việc bênh vực cho nhu cầu của con quý vị. Điều này cũng giúp quý vị dễ cân nhắc giữa các lựa chọn giáo dục và những trợ giúp khác nhau quý vị sẽ có. Giao tiếp với người khác là một phần của những gì mỗi gia đình cần phải thực hiện khi lựa chọn về việc học hành của con em mình.

Những yếu tố dưới đây có thể có ích khi bênh vực cho con em quý vị ở trường.

lnhững điều quý vị hiểu về con quý vị

lam hiểu những quyền của con và gia đình quý vị cùng những bổn phận và nghĩa vụ pháp định của các dịch vụ giáo dục

lbiết nơi nào để tìm thông tin, sự trợ giúp và tư vấn hữu ích

lsẵn sàng nêu mối lo ngại

ltruyền đạt cho giáo viên và các chuyên gia khác có dính dáng đến con biết về những điều mong mỏi của quý vị

llưu trữ giấy tờ/hồ sơ đầy đủ. Quý vị và nhà trường nên lưu trữ biên bản các cuộc thảo luận và các cuộc họp. Chúng có thể giúp quý vị có chi tiết về những gì đã được trình bày; những thông tin đã được chia sẻ; và kết quả của các cuộc họp. Các gia đình thường rất bận rộn và biên bản các cuộc họp là cách tiện lợi để theo dõi những gì đang diễn ra trong thời gian đứa trẻ đi học.

Gợi ý Thiết thực

Page 24: Chuẩn bị Sẵn sàng

22

Quý vị có quyền khiếu nại Nếu có những lo ngại về nhu cầu giáo dục của con em và sự trợ giúp cần thiết, trước tiên quý vị luôn luôn thảo luận với giáo viên hoặc hiệu trưởng. Nếu không hài lòng với cách giải quyết của nhà trường, quý vị có quyền khiếu nại.

Bộ Giáo dục và Sự Phát triển Trẻ em (Department for Education and Child Development) hợp tác với phụ huynh để giải quyết bất kỳ mối lo ngại và việc khiếu nại nào về việc học hành của con em. Khi nhân viên làm việc với phụ huynh để giải quyết mối lo ngại hay việc khiếu nại, họ sẽ làm việc theo thủ tục gồm ba giai đoạn. Trường của đứa trẻ là điểm liên lạc đầu tiên cho phụ huynh, tiếp theo là văn phòng trong vùng của Bộ Giáo dục và sau đó là Ban Phụ trách Khiếu nại của Phụ huynh (Parent Complaint Unit) nếu không giải quyết được việc khiếu nại ở cấp trường. Ban Phụ trách Khiếu nại của Phụ huynh có mục đích đôi như dưới đây:

• tư vấn và trợ giúp cho các phụ huynh về mối lo ngại hoặc việc khiếu nại của họ

• xem xét một cách khách quan những việc khiếu nại chưa được giải quyết ổn thỏa ở cấp trường.

Quý vị có thể yên tâm rằng mối lo ngại hoặc việc khiếu nại của mình sẽ được giải quyết một cách nhã nhặn, tôn trọng và kịp thời và nhân viên sẽ hợp tác với quý vị để giải quyết vấn đề.

Quý vị có quyền có người ủng hộ để giúp quý vị truyền đạt mối lo ngại của quý vị cho trường biết. Ở Nam Úc có những tổ chức bênh vực trong cộng đồng khác nhau có thể trợ giúp. Xin truy cập www.dana.org.au/members/our-members/sa/

Ở bất kỳ thời điểm nào trong thủ tục này, quý vị có quyền trình vụ việc với một cơ quan bên ngoài, chẳng hạn như Giám sát viên Nam Úc (South Australian Ombudsman), www.ombudsman.sa.gov.au, điện thoại (08) 8226 8699 hoặc nhờ nơi bênh bực độc lập khác giúp đỡ.

Muốn biết thông tin về các dịch vụ bênh vực khác có thể đang hoạt động, xin liên lạc với Trung tâm Thông tin và Tiện ích Người Khuyết tật (Disability Information and Resource Centre), www.dircs a.org.au hoặc điện thoại (08) 8236 0555. Người cư ngụ ở vùng nông thôn có thể gọi 1300 305 558.

Page 25: Chuẩn bị Sẵn sàng

23

Tôi có thể tìm sự trợ giúp bổ sung cho con tôi ở đâu? Hiện có những chương trình trợ giúp bổ sung cho trẻ em khuyết tật tại các trường mầm non và trường học tại tiểu bang Nam Úc. Điều quan trọng là gia đình và trường học xem xét liệu trẻ em khuyết tật có hội đủ điều kiện cho bất kỳ chương trình trợ giúp nào trong số những chương trình này hay không.

Chương trình Bảo hiểm Người Khuyết tật Toàn quốc (National Disability Insurance Scheme) có thể cấp ngân khoản tài trợ cho những hình thức trợ giúp hợp lý và cần thiết cho trẻ em hội đủ điều kiện, đang đi học tại trường nào cần có những trợ giúp này để giúp các trẻ tham gia nhiều sinh hoạt cộng đồng khác nhau, bao gồm trường học. Những hình thức trợ giúp gồm có:

lgiúp tự chăm sóc ở trường (chẳng hạn như giúp ăn uống hoặc di chuyển)

lđưa rước đặc biệt đến và đi từ trường

lthiết bị có thể vận chuyển được như xe lăn, thiết bị thông tin liên lạc cá nhân hoặc dụng cụ trợ thính

lhình thức trợ giúp chuyên ngành hoặc cấp tốc để chuyển trường hoặc từ đi học sang những lựa chọn sau đi học.

Muốn biết thêm thông tin, kể cả các tờ thông tin, xin truy cập www.ndis.gov.au hay gọi điện thoại số 1800 800 110.

Page 26: Chuẩn bị Sẵn sàng

24

Chương trình Trợ giúp Người Khuyết tậtChương trình Trợ giúp Người Khuyết tật (Disability Support Program) trợ giúp bổ sung cho các trường công để các trường giúp học sinh bị khuyết tật. Chương trình này có những điều lệ rõ ràng về điều kiện phải hội đủ. Các quyết định về mức trợ giúp sẽ được dựa trên tính chất tình trạng khuyết tật và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của học sinh. Trường học có thể sử dụng ngân khoản tài trợ của Chương trình Trợ giúp Người Khuyết tật theo nhiều cách để đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Tại trang mạng www.decd.sa.gov.au/speced/pages/specialneeds/targetedsupport có thêm thông tin hoặc liên lạc với Giám đốc, Nhân vật lực và Điều chỉnh, Bộ Giáo dục và Sự Phát triển Trẻ em qua số (08) 8226 9852.

Kế hoạch Giáo dục đã Thương lượng Như đã đề cập trong phần Gia đình như là Cộng sự viên trong Giáo dục, Kế hoạch Giáo dục đã Thương lượng (Negotiated Education Plan) là kế hoạch định hướng để giúp giáo viên trợ giúp trẻ em khuyết tật đã được xác minh đạt được các mục tiêu học tập của các em.

Tại trang mạng www.decd.sa.gov.au/speced/pages/specialneeds/NEP có thêm thông tin hoặc gọi điện thoại cho Ban Giáo dục Đặc biệt (Special Education Unit), Bộ Giáo dục và Sự Phát triển Trẻ em qua số (08) 8235 2871.

Kế hoạch học tập dành cho học sinh Thổ dân Trong suốt thời gian ở trường, học sinh Thổ dân sẽ có Kế hoạch Học tập Cá nhân để giúp các em tập đọc, viết và làm toán.

Tại trang mạng www.sa.gov.au/topics/education-skills-and-learning/schools/curriculum-and-learning/learning-plans/aboriginal-students có thêm thông tin hoặc liên lạc với Giám đốc, Dịch vụ Thổ dân, Bộ Giáo dục và Sự Phát triển Trẻ em, (08) 8226 9074.

Tôi có thể tìm thêm sự trợ giúp cho con tôi ở đâu?

Page 27: Chuẩn bị Sẵn sàng

25

Các gia đình có nguồn gốc không nói tiếng Anh Các gia đình có nguồn gốc đa văn hóa có thể cần có người đồng hương nào đó trợ giúp. Hiện có những hình thức trợ giúp đa văn hóa khác nhau kể cả trợ giúp thông dịch và trợ giúp bênh vực đa văn hóa.

Tại trang mạng www.sa.gov.au/topics/community-support/disability/consumers/life-stages/adults-with-disability/multicultural-services có thêm thông tin hoặc liên lạc với Bộ Giáo dục và Sự Phát triển Trẻ em, (08) 8226 2756.

Các trung tâm bất vụ lợi, ngôn ngữ và văn hóa (các trường sắc tộc) hoạt động ngoài giờ học bình thường và dạy ngôn ngữ; duy trì nền văn hóa khác nhau của các cộng đồng Úc và thúc đẩy sự hiểu biết về văn hóa và hài hòa.

Tại trang mạng www.sa.gov.au/topics/education-skills-and-learning/schools/choosing-a-school/ethnic-schools có thêm thông tin hoặc liên lạc với Hội đồng Trường học Sắc tộc (Ethnic Schools Board) bằng thư điện tử (email): [email protected] hay điện thoại (08) 8226 2423. Các học sinh tiếng Anh kém, trên năm tuổi, mới đến Nam Úc, có thể được giúp học tiếng Anh tại Trung tâm Anh ngữ Cấp tốc.

Tại trang mạng www.sa.gov.au/topics/education-skills-and-learning/schools/curriculum-and-learning/student-support-programs/minimal-english có thêm thông tin.

Page 28: Chuẩn bị Sẵn sàng

26

Kết luận Bắt đầu đi học là thời điểm quan trọng. Đối với nhiều trẻ em và gia đình, đây là thời gian rất thú vị. Tất cả trẻ em cần được trợ giúp để thích nghi với những người mới, khung cảnh và sinh hoạt thông lệ mới. Một số trẻ em bị khuyết tật cần được trợ giúp đặc biệt có thể cần phải được sắp xếp với trường mầm non hoặc trường học.

Dù tập hướng dẫn này tập trung vào cuộc hành trình học tập, quý vị cũng nên xem thông tin này khi sử dụng bất kỳ dịch vụ bình thường (dành cho người không bị khuyết tật) nào. Bênh vực cho nhu cầu của con quý vị là tiến trình liên tục đem lại lợi ích cho mọi người liên quan.

Page 29: Chuẩn bị Sẵn sàng

27

Ghi chú

Page 30: Chuẩn bị Sẵn sàng

28

Ghi chú

Page 31: Chuẩn bị Sẵn sàng

29

Page 32: Chuẩn bị Sẵn sàng

Theo dõi chúng tôi trên Twitter: www.twitter.com/SA_DCSIwww.dcsi.sa.gov.au