chủ tịch nước trương tấn sang

25
Times SOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ Chủ tịch nước T rương Tấn Sang GELEXIMCO tổng kết 2013 & chào xuân 2014 thăm và chúc Tết CBNV nhà máy Giấy An Hòa

Upload: doandang

Post on 28-Jan-2017

223 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

GELEXIMCO tổng kết 2013 & chào xuân 2014

thăm và chúc Tết CBNV nhà máy Giấy An Hòa

Page 2: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

3Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công2 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Chịu trách nhiệm xuất bảnChịu trách nhiệm bản thảoNguyễn Yên Dũng

Chịu trách nhiệm nội dungNguyễn Thị HàPhạm Quốc Hiệp

Ban Biên tậpVăn phòng Tập Đoàn

Thiết kế mỹ thuậtLưu Thế Anh

Thư và tin bài vui lòng gửi về:[email protected]

Văn phòng:Tầng 8, Toà nhà GELEXIMCO,36 Hoàng Cầu, Đống Đa, HN

ĐT: 043 514 1199/máy lẻ: 819

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Trong số này

3Thông điệp năm mới của Chủ tịch HĐQT

4 - 7Tin tức và sự kiện GELEXICO

14 - 16

38 - 42

Đất Việt mến yêu

Đọc và suy ngẫm

Nền kinh tế cơ bản đạt được những mục tiêu tổng quát năm 2013

Những nền kinh tế tốt nhất năm 2013

Văn bản luật số xuân

Nhớ Tết xưa

Ơ hay, Tết nay trong mắt em

Hiến pháp Nhật Bản đã ra đời như thế

Bài thơ “Tuổi trẻ” và tướng quân Mc Arthur

8 - 10Điểm sáng kinh tế

11 - 13Văn bản Luật mới

Tản mạn chuyện trà

Kiến thức về các loại rượu

Như thế mới là đàn ông

Hãy là kiến trúc sư số phận mình

Besame Mucho

Những bài thơ xuân vượt Thời gian

Cười một tí

17 - 37

43 - 48

Hương vị cuộc sống

Cà phê online

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

GELEXIMCO tổng kết 2013 & chào xuân 2014

thăm và chúc Tết CBNV nhà máy Giấy An Hòa

Chủ tịch nước thăm và chúc Tết CBNV nhà máy Giấy An Hòa

Từ thiện với báo Dân trí tại Nam Định

GELEXIMCO tổng kết 2013 và chào xuân 2014

Page 3: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

5Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công4 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏTIN TỨC VÀ SỰ KIỆN GELEXIMCO

Chiều ngày 13/01/2014, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đoàn công tác đã lên thăm và chúc Tết CBCNV Công ty CP Giấy An Hòa. Cùng đi với Chủ tịch nước có các lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang: Đồng chí Chẩu Văn Lâm – Chủ tịch tỉnh Tuyên Quang, đồng chí Nguyễn Sáng Vang – Bí thư tỉnh ủy tỉnh Tuyên Quang.

Đón tiếp đoàn có có Chủ tịch HĐQT Vũ Văn Tiền, Ban lãnh đạo Công ty, đại diện Văn phòng Tập đoàn và đông đủ các CBCNV Công ty. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm việc với Ban lãnh đạo, thăm hỏi, tặng quà chúc Tết CBNV công ty. Phát biểu với CBCNV Công ty Chủ tịch nước đề nghị Công ty cần tiếp tục đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, phấn đấu đưa dây chuyền giấy tráng phấn vào sản xuất đúng tiến độ; tăng cường công tác bảo vệ môi

trường, thường xuyên chăm lo tới đời sống người lao động; phát triển vùng nguyên liệu rừng, một mặt góp phần vào thực hiện an sinh xã hội mặt khác tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho nhà máy; hoạt động sản xuất có sự kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương. Chủ tịch nước đánh giá cao hoạt động sản xuất của Công ty được triển khai đồng bộ, hiệu quả, giúp tăng trưởng GDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Tuyên Quang.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sangthăm và chúc Tết CBNV nhà máy Giấy An Hòa

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN GELEXIMCO

(BBT).

Page 4: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

7Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công6 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Từ thiện với báo Dân trí tại Nam Định (Dân trí) - Chúng tôi thật sự vui mừng khi trở lại thăm hai chị em bà Hoa khi cái Tết Giáp Ngọ đang đến rất gần. Căn nhà nhỏ không khi nào vắng khách, không khí ấm cúng khi rất nhiều tấm lòng hảo tâm đã sẻ chia cùng những khó khăn của hai người đàn bà đều ở tuổi “gần mặt đất, xa bầu trời”. >> Thương bà lão “bán sức khỏe” 3 ngày mới kiếm được… 10 nghìn đồngNgày 24/1, PV báo Dân trí cùng với công ty cổ phần PICENZA Việt Nam và Tập đoàn GELEXIMCO trở lại thăm bà Lưu Thị Hoa, nhân vật trong bài viết “Thương bà lão “bán sức khỏe” 3 ngày mới kiếm được… 10 nghìn đồng”. Bà Lưu Thị Hoa khoe những chiếc áo mới do các nhà hảo tâm ủng hộ để hai chị em bà bớt cái lạnh giá mùa đông Gặp chúng tôi, bà Hoa vui mừng cho biết: “Tôi cảm ơn bạn đọc báo Dân trí nhiều lắm, cảm ơn các chú, cảm ơn mọi người, tôi không biết nói gì cả, chị em tôi như sống lại chú ạ. Suốt từ hôm đó tới nay mọi người đến đông lắm, có người đến cho tôi một vài trăm, có người cho giỏ quà tết, cân đường, hộp sữa. có hôm mấy cô cậu thanh niên chẳng biết ở đâu đến (vì tôi hỏi để cảm ơn nhưng cô cậu ấy

không nói) thấy tôi đang dìu em ra ngoài phơi nắng , mấy cô cậu ấy dìu em thay tôi và mọi người đều ngồi ngoài sân tắm nắng cùng chị em chúng tôi chú ạ và lại còn cho quà nữa, cả cuộc đời tôi chưa bao giờ vui và ấm áp như thế này”. Ngồi nói chuyện với chúng tôi một tay bà vừa đấm lưng, một tay bà cầm tờ giấy ghi tên những nhà hảo tâm đã giúp chị em bà tận nơi cũng như qua bưu điện. “Có những người ở tận Đăklăk , Lâm Đồng gửi cho chúng tôi mấy cái áo rét, đẹp và ấm lòng quá chú ạ. Chị em tôi để dành mấy bữa nữa tết mới mặc, rồi mọi người cũng giúp nhiều lắm, có người ở tận Kiên Giang gửi sữa ra cho chị em tôi và kèm 1 bức thư, tôi nhờ hàng xóm đọc, đọc xong mà nước mắt tôi cứ chảy, nghẹn lòng chú ơi… danh sách tôi vẫn giữ cả đây và tôi luôn gối ở đầu giường, không biết bao giờ tôi mới có thể trả ơn mọi người…”

Ông Nguyễn Đức Tiến, đại diện công ty cổ phần PICENZA Việt Nam và Tập đoàn GELEXIMCO trao tặng

2 suất quà với tổng trị giá 20 triệu đồng đến bà Hoa để sẻ chia những khó khăn trong cuộc sống của hai chị em Thay mặt công ty cổ phần PICENZA Việt Nam và Tập đoàn GELEXIMCO, ông Nguyễn Đức Tiến đã trao 2 suất quà với trị giá mỗi suất 10 triệu đồng đến bà Lưu Thị Hoa, với mong muốn góp thêm một phần san sẻ những khó khăn của hai chị em bà. Nhân dịp này, PV Dân trí cũng đã trao số tiền 76.490.000 đồng đến bà Hoa do bạn đọc Dân trí ủng hộ qua Quỹ Nhân ái những ngày qua.

Nhận số tiền “lớn nhất trong đời” nói trên, bà Hoa cứ rưng rưng nước mắt. “Cho bà gửi lời cảm ơn đến mọi người. Với số tiền này bà có thể an tâm chăm sóc em gái, cũng bớt vất vả trong công việc mà thu nhập chẳng được bao nhiêu. Tết này thật là cái Tết ấm áp nhất mà bà có được từ những tấm lòng của mọi người dành cho”.

Đình Hưng

GELEXIMCO tổng kết 2013 & chào xuân 2014

Ngày 25 tháng 1 năm 2014, tại Nhà hàng Garden 36 – tầng 4, tòa nhà Gel-eximco, Tập đoàn đã long trọng tổ chức Lễ Tổng kết 2013 và Chào xuân mới 2014. Phó Tổng Giám đốc Vũ Văn Hậu đã trình bày báo cáo Tổng kết năm 2013, trong đó nêu rõ năm 2013 là một năm đầy khó khăn cho cả nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, tuy nhiên, Ban Lãnh đạo Tập đoàn vẫn luôn kiên định, bám sát mục tiêu, chiến lược đã đề ra; đồng thời không ngừng tái cấu trúc hệ thống, hoạt động sản xuất kinh doanh; không ngừng đẩy mạnh việc thực hiện tiết

kiệm chi phí, tinh giản bộ máy, nhân sự; tập trung đầu tư những dự án trọng điểm có khả năng tạo ra nguồn thu, giá trị về chất. Năm 2013, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào thực trạng thua lỗ, phải tiến hành giải thể, phá sản; tuy nhiên, Tập đoàn GELEXIMCO vẫn duy trì được mục tiêu phát triển bền vững và đạt được những kết quả nhất định, không chỉ đối với Khối văn phòng, khối Tài chính – kế toán, khối công nghiệp mà còn ở cả khối hạ tầng – Bất động sản và các khối kinh doanh khác. Trong không khí ấm cúng, Chủ tịch

HĐQT Vũ Văn Tiền đã có phát biểu chỉ đạo, nêu ra những thành tựu cũng như những mặt chưa đạt được của năm cũ, và định hướng, mục tiêu cho năm 2014. Các thế hệ CBNV của Tập đoàn cũng đã chia sẻ cảm xúc của mình đối với Tập đoàn, đối Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong thời gian công tác tại đây. Chương trình khép lại với nhiều tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc quê hương và Chương trình bốc thăm trúng thưởng hồi hộp và phấn khích.

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN GELEXIMCOTIN TỨC VÀ SỰ KIỆN GELEXIMCO

(BBT).

Page 5: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

9Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công8 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Nền kinh tế cơ bảnđạt được nhữngmục tiêutổng quátnăm 2013

Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng ước đạt 5,14%, dự báo cả năm tăng 5,4%, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế năm 2012 (5,25%) và là mức tăng hợp lý; tạo việc làm mới xấp xỉ đạt kế hoạch; kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định hơn. Xuất khẩu tiếp tục tăng ở mức cao khoảng 15,7%, ước cả năm 2013 nhập siêu khoảng 500 triệu USD, bằng 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; cán cân thương mại cải thiện cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân tăng tạo cán cân thanh toán tổng thể thặng dư lớn, tăng ngoại tệ dự trữ ngoại hối, tạo sự ổn định tỷ giá khá vững chắc. Thị trường tài chính ổn định hơn; mặt bằng lãi suất đã giảm từ 2-5 % so với đầu năm, trong đó lãi suất huy động đã giảm 2-3%, lãi suất cho vay

Báo cáo của Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế- xã hội năm 2013 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 nhận định: Với kết quả 9 tháng và xu hướng 3 tháng còn lại của năm 2013 nền kinh tế nước ta cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát năm 2013 là “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012” và “bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”; dự kiến có 12/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.

giảm 3-5%. Cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn nhưng Chính phủ vẫn cố gắng thực hiện tăng lương tối thiểu; miễn, giảm, giãn thuế và một số khoản thu ngân sách khoảng 6.600 tỷ đồng để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn có xu hướng tăng; hơn 60 nghìn doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động; việc tiếp cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Về giá cả lạm phát, Báo cáo Chính phủ nêu rõ: trong 9 tháng đầu năm, lạm phát tiếp tục được kiềm chế nhờ thực hiện quyết liệt, kiên trì các biện pháp, chính sách kinh tế vĩ mô về tài chính, tiền tệ, đầu tư; có sự phối hợp liên ngành trong điều chỉnh giá một số mặt hàng nhà nước quản lý (điện, xăng dầu, giá dịch vụ y tế) theo lộ trình một cách linh hoạt với liều lượng hợp lý; và đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ… So với tháng 12-2012, chỉ số giá tiêu dùng

tháng 9 tăng 4,63% là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Theo đánh giá chung của Chính phủ, nền kinh tế đang trên đà phục hồi, các ngành, lĩnh vực đều đạt được những kết quả đáng khích lệ, tiếp tục tạo đà tăng trường cho những tháng cuối năm 2013 và năm 2014. Chính phủ dự báo, trong 3 tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng có thể tăng cao hơn so với tốc độ tăng những tháng đầu năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh tổng cầu vẫn còn yếu, năng lực sản xuất dồi dào, các chỉ số tăng trưởng tín dụng ở mức thấp cho nên dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12-2013 so với cùng kỳ năm trước sẽ được kiềm chế ở mức tăng khoảng 7% (kế hoạch đề ra là khoảng 8%). Tuy nhiên, Báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của tình hình kinh tế-xã hội đất nước năm qua, như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù có cao hơn năm trước nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra, kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Lạm phát tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại. Nợ xấu chưa được giải quyết cơ bản. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Thị trường chứng khoán phục hồi

chậm…Xây dựng nông thôn mới còn chậm; chất lượng giáo dục đào tạo được cải thiện chưa rõ nét, tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp…

Nhiều khó khăn trong năm 2014 Nhận định về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước năm 2014, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, mặc dù thị trường tài chính toàn cầu đang hồi phục nhưng triển vọng kinh tế thế giới năm 2014 khu vực sản xuất sẽ còn trì trệ, các hoạt động đầu tư và thương mại chưa lấy được đà tăng trưởng tốc độ cao trở lại. Trên cơ sở kết quả 3 năm qua, dựa trên xu hướng 2 năm còn lại kế hoạch 5 năm, nhất là khó khăn về cân đối thu chi ngân sách nhà nước và vốn đầu tư phát triển, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế nhận định sẽ khó đạt được nhiều chỉ tiêu, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng bình quân 6,5-7%/năm, chỉ tiêu về tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, chỉ tiêu về bội chi ngân sách nhà nước như Nghị quyết 5 năm của Quốc hội. Nhiệm vụ trong hai năm 2014-2015 còn rất nặng nề, nhất là về tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thiện thể chế kinh tế, phát triển thị trường vốn, ổn định và lành mạnh hóa thị trường tài

chính, nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp, xử lý nợ xấu doanh nghiệp, nợ xấu ngân hàng; giải quyết tình trạng đầu tư dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản và xử lý các công trình xây dựng dở dang…. Về các chỉ tiêu chủ yếu, một số ý kiến trong UB Kinh tế đề nghị tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 chỉ nên ở khoảng 5,5% sẽ là mức hợp lý, tránh tạo áp lực lạm phát, bảo đảm giữ được việc làm; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 6%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 30-31% GDP; tăng tín dụng ở mức 14-15%; đầu tư từ ngân sách tăng ít nhất 10%. Một số ý kiến khác cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ dự kiến tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,8%; nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 13-15% so với ước thực hiện năm 2013, nhập siêu tiếp tục duy trì ở mức hiện nay; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 30% GDP; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 7%. Về bội chi ngân sách nhà nước, đa số ý kiến trong UB Kinh tế tán thành đề nghị tăng bội chi ngân sách để bảo đảm tăng trưởng ở mức hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội, tuy nhiên nhấn mạnh phần bội chi tăng thêm cần phải được tập trung cho chi đầu tư phát triển với địa chỉ cụ thể và có sự giám sát chặt chẽ để bảo đảm hiệu quả cao nhất. Một số ý kiến không tán thành mức bội chi ngân sách 5,3% GDP như Tờ trình, đề nghị cắt giảm triệt để chi thường xuyên, tiếp tục giữ dưới 5% GDP để bảo đảm an toàn nợ công và cân đối vĩ mô. Một số ý kiến đề nghị làm rõ cơ sở của chỉ tiêu tạo việc làm mới 1,6 triệu người trong bối cảnh một số lượng không nhỏ doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản; bổ sung chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ thất nghiệp chung của nền kinh tế.

LN

ĐIỂM SÁNG KINH TẾĐIỂM SÁNG KINH TẾ

Page 6: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

11Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công10 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

1. BRUNEI: NỢ ÍT NHẤT• Tiêu chí: Nợ công • Nợ công trên GDP ước tính: 2,4%

Nguồn thu chính của Brunei là từ dầu mỏ và khí đốt. Điều kiện sống của 400.000 người dân Brunei khá cao: Họ không phải trả thuế thu nhập và có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Đông Nam Á. Quốc vương Sultan Hassanal Bolkiah được cho là một trong những người giàu nhất thế giới. Brunei đang cố gắng giảm dần phụ thuộc vào dầu mỏ bằng cách thúc đẩy các ngành như ngân hàng, du lịch.

* **

* **

* **

3. NAM SUDAN: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN NHANH NHẤT• Tiêu chí: Tăng trưởng GDP • Ước tính: 24,7% Hiện tại, Nam Sudan (vốn tách ra từ Cộng hòa Sudan năm 2011) đang trên bờ vực một cuộc nội chiến. Bạo lực ở đây leo thang kể từ sau âm mưu đảo chính tháng 12. Trước đó, trong năm 2013, quốc gia trẻ nhất thế giới này đã trở lại bình thường sau căng thẳng với Sudan buộc chính quyền ngừng các hoạt động sản xuất dầu và gây ra tình trạng giảm tốc kinh tế nhanh chóng vào năm 2012. Hoạt động sản xuất dầu được nối lại vào tháng 4 năm nay và giúp kinh tế Nam Sudan tăng trưởng mạnh trở lại.

cũng ảnh hưởng đến các bộ phận dân cư khác.

2. GUINEA: NHẬN ĐẦU TƯ NHIỀU NHẤT• Tiêu chí: Tỷ lệ đầu tư trên GDP • Ước tính : 61,3% Việc phát hiện các mỏ dầu vào những năm 1990 đã nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Guinea từ một quốc gia nông nghiệp. Các mỏ dầu này giúp Guinea nhận được nhiều đầu tư và trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở khu vực châu Phi. Guinea xuất khẩu dầu mỏ sang Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, trong đó Nhật Bản là nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất từ Guinea. Dòng vốn ngoại đổ vào lĩnh vực năng lượng giúp cải thiện cơ sở hạ tầng của Guinea mặc dù quốc gia này tiếp tục đối phó với các vẫn đề xã hội như đói nghèo, tỷ lệ dịch bệnh cao.

4. MỸ: NỀN KINH TẾ LỚN NHẤT THẾ GIỚI• Tiêu chí: Quy mô kinh tế • Ước tính: 16,7 nghìn tỷ USD Đến nay, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới với quy mô nền kinh tế năm 2013 ước tính đạt 16,7 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi quy mô kinh tế của Trung Quốc là 8,94 nghìn tỷ USD. Đà phục hồi của kinh tế Mỹ cho phép Cục dự trữ liên bang (Fed) bắt đầu giảm tốc độ bơm tiền vào nền kinh tế từ tháng 1 năm sau. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ vẫn chưa nhận được lợi ích từ sự đi lên của nền kinh tế, đặc biệt là những người thất nghiệp dài hạn, trong khi đó, tăng trưởng tiền lương hạn chế và lãi suất vay thế chấp cao

5. LUXEMBOURG: THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CAO NHẤT• Tiêu chí: Thu nhập nhập bình quân đầu người • Ước tính: 110.573 USD Hai năm liên tiếp, Luxembourg là nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất. Điều này là nhờ Lux-embourg có lượng dân số ít, một nền kinh tế định hướng tài chính và ổn định. Xét theo thu nhập nhập bình quân đầu người , Luxembourg vượt qua cả Qatar (104.655 USD). Mức sống ở Luxembourg rất cao. Ở đây có rất nhiều người nước ngoài làm trong các dịch vụ tài chính. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 của Luxembourg được dự báo sẽ nhanh hơn các nước khác trong khu vực đồng euro (eurozone).

Phương LinhTheo CNNMoney

Tiêu chuẩn đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đối với các nền kinh tế này gồm ít nhất 1 trong các tiêu chí như nợ ít nhất, nhận đầu tư nhiều nhất hay tăng

trưởng nhanh nhất.

Những nền kinh tếnăm2013tốt nhất

QUY ĐỊNH MỚI VỀ THUẾ TNDN TỪ NĂM 2014 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

So với quy định hiện hành, Nghị định này có một số thay đổi về thu nhập miễn thuế, chi phí được trừ, và thuế suất TNDN. Theo đó, Nghị định bổ sung một số thu nhập được miễn tính thuế TNDN gồm: thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) lần đầu, phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa, và thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho địa bàn đặc biệt khó khăn (Điều 4). Các khoản chi sau được xem là chi phí hợp lý: chi cho nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, chi hỗ trợ hoạt động của tổ chức đảng,

tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp (khoản 1 Điều 9). Khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động cũng được hạch toán vào chi phí, tuy nhiên mức tối đa không vượt quá 01 triệu đồng/người/tháng (khoản 2 Điều 9). Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hỗ trợ tiếp thị, ... được nâng mức chi từ 10% lên 15% (khoản 2 Điều 9). Riêng thuế suất, doanh nghiệp được hưởng ngay mức thuế suất TNDN 20% nếu có doanh thu năm trước không quá 20 tỷ đồng. Còn lại, phải áp dụng thuế suất 22%, đến năm 2016 mới được hưởng thuế suất 20% (Điều 10). Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2014 trở đi. Bãi bỏ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 và Điều 2, Điều 3 Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013.

MUA CHỨNG KHOÁN, CHUYỂN NHƯỢNG VỐN VÀ CHO VAY NGOÀI NGÂN HÀNG: KHÔNG ĐƯỢC DÙNG TIỀN MẶT

Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt

Nghị định này quy định cụ thể một số trường hợp không được phép thanh toán bằng tiền mặt như sau: - Giao dịch chứng khoán, bao gồm các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu ký và giao dịch thông qua Sở giao dịch chứng khoán - Mua bán, chuyển nhượng vốn góp tại doanh nghiệp - Vay và cho vay ngoài ngân hàng Riêng đối với tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước hoặc sử dụng vốn Nhà nước, chỉ được phép thanh toán bằng tiền mặt trong một số trường hợp cụ thể do Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước quy định Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2014, thay thế Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt.

HẾT HẠN HOẠT ĐỘNG, DO-ANH NGHIỆP FDI CẦN GẤP RÚT ĐĂNG KÝ LẠI TRƯỚC NGÀY 1/2/2014

Văn bản luật số xuân

* ** * **

VĂN BẢN LUẬT MỚIĐIỂM SÁNG KINH TẾ

Page 7: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

13Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công12 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Nghị định số 194/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi Giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Nghị định này quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) theo quy định sửa đổi tại Luật số 37/2013/QH13 . Theo đó, các doanh nghiệp FDI thành lập trước ngày 1/7/2006, đã hết hạn hoạt động theo Giấy phép nhưng chưa giải thể thì được đăng ký lại để hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại thời điểm đăng ký, nếu doanh nghiệp không còn vốn chủ sở hữu thì phải có cam kết sẽ tăng vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng vốn điều lệ trong thời hạn 3 năm. Thời hạn đăng ký chậm nhất là 31/1/2014. Nếu sau thời hạn này mà không đăng lại bắt buộc phải giải thể. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2014. Riêng nội dung quy định về đăng ký lại đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư trước ngày 01/07/2006 đã hết thời hạn hoạt động sau ngày 01/7/2006, nhưng chưa giải thể và có đề nghị được tiếp tục hoạt động quy định tại Điều 6 Nghị định này được thực

hiện từ ngày 01/01/2014. Nghị định này thay thế các Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 và Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003.

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI TÍNH THUẾ GTGT THEO TỶ LỆ Công văn số 17963/BTC-TCT ngày 25/12/2013 của Bộ Tài chính về tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ %.

Văn bản hướng dẫn tạm thời việc tính thuế GTGT theo tỷ lệ đối với doanh nghiệp nhỏ có doanh thu dưới 1 tỷ, không đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, tỷ lệ tính thuế GTGT đối với từng hoạt động như sau: - Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%; - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; - Hoạt động kinh doanh khác: 2%.” Trường hợp doanh nghiệp

không xác định doanh thu theo từng nhóm ngành nghề thì áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh (Điểm 1 Công văn này) Điểm 2 Công văn này phân loại chi tiết các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo các nhóm ngành nghề có tỷ lệ tính thuế GTGT khác nhau theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP nêu trên

KHUYẾN MẠI BẰNG VÉ DU LỊCH, PHẢI KHẤU TRỪ THUẾ TNCN Công văn số 9796/CT-TTHT ngày 27/11/2013 của Cục Thuế TP. HCM về chính sách thuế

Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ trúng thưởng khi mua hàng hóa dịch vụ có khuyến mại thuộc diện chịu thuế TNCN. Theo đó, trường hợp Công ty thực hiện chương trình khuyến mại có tặng vé du lịch cho khách

hàng đạt doanh số mua hàng nhất định thì phải khấu trừ thuế TNCN và nộp tờ khai thuế theo mẫu 03/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC . Thu nhập tính thuế là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng.

QUY TẮC MỚI VỀ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam

So với quy định trước đây tại Thông tư số 133/2004/TT-BTC, Thông tư này bổ sung thêm quy định về một số trường hợp mà theo đó phía Việt Nam sẽ từ chối áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Điều 6). Cụ thể gồm các trường hợp sau: 1. Số thuế phát sinh đã quá 3 năm tính đến này nộp đơn đề nghị miễn giảm thuế theo Hiệp định. 2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận được ký kết chỉ với mục đích chính là để hưởng miễn hoặc giảm thuế theo Hiệp định. 3. Đối tượng hưởng chính sách miễn giảm thuế theo Hiệp định không phải là chủ sở hữu thực hưởng. (Xem thêm mô tả

có ảnh hưởng chính trị; nội dung, hình thức các báo cáo: giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; và mức giá trị của kim loại, đá quý, công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan.

Theo đó, cá nhân khi xuất, nhập cảnh nếu mang theo kim loại quý (trừ vàng), đá quý và công cụ chuyển nhượng có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên bắt buộc phải khai báo hải quan. Kim loại quý bao gồm: bạc, bạch kim, đồ mỹ nghệ và đồ trang sức bằng bạc, bạch kim; các loại hợp kim có bạc, bạch kim. Đá quý gồm: kim cương, ruby, saphia và emorot. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2014, thay thế Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 và Thông tư số 41/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011.

chi tiết về các trường hợp một đối tượng sẽ không được coi là một người chủ sở hữu thực hưởng trình bày tại điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản 3 Điều 6 Thông tư này)Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/02/2014, thay thế Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004.

TỪ 20/12/2013, ỦY QUYỀN KÝ VĂN BẢN GIAO DỊCH VỚI THUẾ, KHÔNG HẠN CHẾ TRONG PHẠM VI CẤP PHÓ Công văn số 4281/TCT-CS ngày 9/12/2013 của Tổng cục Thuế về giao dịch với cơ quan thuế

Theo quy định mới tại Điều 6 Thông tư 156/2013/TT-BTC, kể từ ngày 20/12/2013, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp có thể ủy quyền cho cấp dưới (không phân biệt là người dưới một cấp như quy định trước đây tại Điều 6 Thông tư 28/2011/TT-BTC) ký thay các văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan Thuế

XUẤT CẢNH MANG THEO SÉC, HỐI PHIẾU TỪ 300 TRIỆU TRỞ LÊN PHẢI KHAI BÁO Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền Thông tư này quy định về đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao; thông báo danh sách cá nhân nước ngoài

* **

* **

* ** * **

* **

VĂN BẢN LUẬT MỚIVĂN BẢN LUẬT MỚI

(Nguồn Internet)

Page 8: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

15Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công14 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

lụa Đò măng (ở đầu phố Phùng Hưng), nước mắm Vạn Vân, Phú Quốc. Nấm cỗ bát, kén măng khô Phú Thọ, nấm hương Thái Nguyên, miến Tàu...

Ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng tiễn ông Táo lên chầu trời. Trên bàn thờ có ba chiếc mũ mới bằng giấy: một màu vàng ở giữa, hai màu đen ở hai bên - tức hai ông, một bà - không có cỗ mặn, chỉ cúng hương hoa, sau có con cá chép đang bơi trong chậu thau, cúng xong đem thả ở hồ Tả Vọng (hồ Hoàn Kiếm ngày nay).

Nhân dịp năm mới, cha mẹ cho con đến nhà lễ tết thầy cô giáo, sang thì gà gạo, chai rượu, hộp bích quy Pháp, vừa phải thì cân mứt sen, mứt lạc, hồng tàu, táo tàu khô, đường phèn, chục cam Xã Đoài, cốt ở tấm lòng tôn sư trọng đạo.

Trước Tết dăm ba ngày, nhiều cửa hiệu đã đóng cửa, nghỉ. Chiều 30, thấy hai bên phố treo cành đa, lá dứa, vẽ cung tên bằng vôi trên hè trừ ma quỷ. Các xã ngoại thành trồng cây nêu trước sân nhà - cây tre nhỏ đủ lá, ngọn cao khoảng 3m trên ngọn buộc lá bùa bát quái vẽ trên giấy hồng điều, một lá phướn bằng vải đỏ viết 4 chữ nôm “Thiên hạ thái bình” và những chiếc khánh bằng đất nung gặp gió, va vào nhau kêu lanh canh. Chân nêu vẽ cung tên bằng vôi chĩa ra phía cổng, ngăn chặn hung thần.

Ngày 29, 30 nhà nào cũng bận gói bánh chưng, nấu chè đỗ đãi, làm các loại bánh đặc biệt Hà Nội: bánh quế, bánh bẻ, bánh củ cải, bánh thạch... và làm đồ cúng gia tiên. Ngoài thịt gà luộc, giò, chả, lạp sườn, trứng muối, cá chép kho giềng mật, thịt kho tàu, còn có mấy bát bóng cá dưa, mực khô thái nhỏ, miến tàu, thịt ba chỉ ninh với măng khô, nhà sang có thêm mấy bát bào ngư, vây cá, yến. Bên cạnh đặt chai rượu cút, rượu Mai Quế Lộ hoặc rượu trắng nổi tiếng của làng Hoàng Mai, tuần

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng

xanh.

Câu đối đó mới chỉ phản ánh hương vị tết xưa ở các vùng nông thôn nước ta. Chứ người Tràng An ăn Tết còn cầu kỳ hơn nhiều, theo đúng phong tục cổ truyền của ông cha. Những Tết xưa mang đậm màu sắc riêng của đất Kinh kì cổ kính.

Những ngày giáp Tết, khung cảnh nhộn nhịp khác thường. Phố Hàng Bồ hai bên hè các cụ đồ nho đội khăn xếp, mặc áo the thâm, ngồi viết thuê câu đối lên những đôi liễn dài hoặc giấy hồng điều. Phố Hàng Dép bầy guốc tre, guốc gỗ, guốc phi mã, giầy da, giầy nhung, giầy cườm, nổi bật là các loại tranh dân gian làng Đông Hồ, Hàng Trống vẽ gà, lợn, đám cưới chuột, hứng dừa, đánh ghen... in bằng phẩm điều, phẩm lục. Cổng chéo Hàng Lược, gần cầu Phùng Hưng, đầu phố Chả Cá, sang phố Hàng Đường, Hàng Khoai... rực rỡ đào bích, đào phai, cúc vàng, cúc trắng, quất trĩu quả, mấy phố gần đấy, bán thủy tiên gọt sẵn, chậu trổ hoa, đặt trong bát nước, cả hương thẻ, hương vòng, hương trầm, nến

trắng, nến đỏ. Phố Hàng Đường chẳng thiếu loại mứt gì, có thêm kẹo sìu châu, hồng tàu, táo tàu khô. Phố Hàng Đào, Hàng Ngang đầy ắp tơ lụa, len, dạ, lĩnh, kếp, sa tanh... mới cất về. Thợ kim hoàn phố Hàng Bạc cặm cụi làm đồ nữ trang bằng vàng. Thợ may phố Hàng Điếu may áo dài, áo bông suốt ngày đêm.

Nhà nào cũng tấp nập sửa soạn. Đàn ông, con trai lớn thu dọn nhà cửa, quét vôi, đánh bóng đồ đồng, treo tranh, câu đối mới, lau quét bàn thờ tổ tiên, bày phật thủ, cam Bố Hạ, bưởi Đoan Hùng, chuối ngự Nam Định, quất Tứ Liên lên khay ngũ quả, dâng lên trời đất, tổ tiên, ông bà để tỏ lòng thành kính “ăn quả nhớ người trồng cây”. Các bà, các cô lo việc ăn Tết. Vại dưa hành muối từ tháng chạp, thứ dưa Tây Hồ lá cuộn tròn, thứ hành ngọt dịu Gia Lâm bên sông Hồng. Gạo Mễ Trì và gạo tám thơm nấu bằng nồi đất mới dẻo. Xôi phải kén thứ nếp hương vùng Cẩm Giàng, Hải Dương. Hợp khẩu vị, đúng cổ tục, phải chọn gà trống thiến Đông Cảo, cá chép béo Hồ Tây, nem Lạng Sơn hay nem Phùng, lạp sường Tân Phúc Điều, Hàng Buồm, chả quế làng Vẽ, giò

ĐẤT VIỆT MẾN YÊUĐẤT VIỆT MẾN YÊU

Những Tết XưaNhững Tết Xưa

hương sắp tàn, pha nước cúng, thứ trà ướp hương sen, hương thủy tiên, tuần hương tắt hẳn mới hạ cỗ xuống, cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm, con cháu mời ông bà, cha mẹ, mới cầm đũa.

Giữa đêm năm cùng tháng tận, tai họa giáng xuống đầu nhà nghèo, chủ nợ cho người đến réo ở cửa phải trốn biệt, người nhà chủ nợ bắt đi cái gì có thể bắt được, thậm chí cả bát hương ông bà cha mẹ. Ở xóm ổ chuột, gầm cầu, những người khốn khổ không có nổi nén hương cúng tổ tiên. Bởi vậy tháng củ mật giáp Tết, trộm cướp như rươi, chẳng kém gì ở nông thôn.

Rồi giao thừa đến. Chuông trống đền chùa khua vang. Giữa giờ phút thiêng liêng của đất Kinh kì vào xuân, nhà nào cũng đốt đèn nến, thắp tuân hương mới, khấn vái tổ tiên phù hộ cho khỏe mạnh buôn bán phát tài, con cái học hành tấn tới. Rất nhiều nhà còn đặt mâm lễ ngoài trời để cúng vái tạ ơn quan cũ về trời, đón mừng quan mới vừa tới. Nhìn vào hai cốc pha lê đặt thủy tiên, hôm qua hoa còn hàm tiếu, giờ đã nở đúng giao thừa, tỏa hương thơm ngát, coi như thế là điềm lành cho cả năm.

Cúng gia tiên đủ ba ngày Tết, buổi sáng cúng cỗ mặn với những món đã làm sẵn, buổi chiều bánh mứt và pha trà mới, chiều mùng ba hóa vàng. Có nhà làm bún thang, đã trữ sẵn cà cuống, củ cải giầm, tôm he... hoặc làm cuốn phải có giấm trưng với mật, lạc rang.

Sáng mồng một, những người giàu có, đông con, giàu lòng nhân ái vui vẻ đến xông nhà và chúc Tết nhà ai, nhà đó coi như cả năm làm ăn phát đạt. Bên chén trà đầu xuân, khách và chủ nói chuyện làm ăn, buôn bán, chuyện văn thơ, khai bút...

Cứ thế, ba ngày Tết, ai cũng mặc đẹp, đi chúc Tết, không quên mừng tuổi cho các cháu nhỏ. Và trong ba

ngày Tết, mọi nhà đều giữ phong tục kiêng quét nhà hốt rác bởi nết hốt rác là đổ của đi nên không ai dám vứt rác bừa bãi. Từ mồng mười tháng chạp đến rằm tháng giêng, các rạp Sán Nhiên Đài, Quảng Lạc, Nhật Tân Ban thường chỉ diễn vở lành nhiều, dữ ít như Kiều, Phan Trần, Quan Âm - Thị Kính. Các bà, phần lớn là tiểu thương ở các chợ, thường vào xem giữa chừng và chỉ xem vài cảnh rồi ra ngoài đặt tiền, nhờ ông thầy đoán hộ xem vận may năm tới ra sao. Đó là bói tuồng.

Sau ba ngày Tết, các cửa hiệu chọn ngày tốt, cúng ông tiền chủ, để mở cửa hàng lấy may. Còn các chủ hiệu, chủ xưởng, công chức thì kéo nhau xuống Khâm Thiên nghe hát ca trù đầu xuân, thả mình theo lời ca tiếng đàn, nhịp phách du dương, trầm bổng.

Thọ Cao(theo TCXD)

Page 9: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

17Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công16 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Trà đã gắn liền cùng văn hoá “ăn uống” của dân Việt nói riêng, và các dân tộc gốc Á Châu nói chung, đã lâu lắm, lâu lắm rồi! Theo truyền thuyết của Trung Hoa thì ông tổ của trà bên Tàu là vua Thần Nông (cũng là ông tổ của nghề thuốc Bắc và cũng là ông tổ của nghề nông)!

Đại khái thì truyền thuyết về Trà được kể như sau: Vua Thần Nông, có tiếng là một trong những ông vua thuộc dạng “minh quân” và có tiếng là “thương dân, mến nước”, nhất của người Hoa. Vua Thần Nông đã dạy dân TQ cách thức cày bừa, trị bệnh, và ngay cả một số cách thức “ăn chơi”. Vua Thần Nông thường xuyên đi chu du khắp nơi theo dạng “thăm dân cho biết sự tình”. Trong một chuyến “công du” ở miền Nam (mạn

Lĩnh Nam, hồ Động Đình), vua TN và tùy tùng tạm nghỉ chân dưới một tàng cây nọ. Vua cho người đun nước sôi thì trong lúc có một ít lá khô rơi vào nồi nước. Trong lúc đang mỏi mệt, vua ta vẫn uống nước đấy chứ không chờ đám tùy tùng nấu nồi nước khác. Một lúc sau, nhà vua cảm thấy trong người lâng lâng và sản khoái nên vua cho lấy giống, trồng lại và phổ biến trong dân gian nên dùng loại cây lá đấy mà làm thức uống, rất tốt cho khỏe!

Còn một thuyết khác thì trà đã du nhập vào Trung Hoa sau khi theo chân cùng một vị Tu Sỉ Phật Giáo từ Ấn Độ (Bồ Đề Lạt Ma) cũng ngót nghét khoảng 2,000 năm về trước. Trong suốt chín năm “thiền định”, Bồ Đề Lạt Ma đã không ăn gì ngoài uống một ít nước và ngậm lá trà để giúp ngài “tịnh thần” chống buồn ngủ trong lúc “thiền”. Chuyện

ngậm trà hay uống “trà” trong lúc thiền của các tu sĩ Phật Giáo Trung Hoa hay Nhật Bản thì có khá nhiều “tình tiết” hơi giống nhau.

Nếu dựa theo truyền thuyết đầu tiên của Trung Hoa thì trà đã lưu truyền trong dân gian cũng đã ngót nghét 5,000 năm rồi. Thực thế nếu ta dựa vào “sách vỡ” dạng “cổ thư” của họ thì “trà” đã được nhắc đến như là một trong những “vị thuốc” từ phương Nam từ thời hậu “Xuân Thu Chiến Quốc” (200-100 BC). Thế mãi cho đến thế kỷ thứ 8 của thời Đại Đường, ông Lữ Dự, một văn sĩ, hoạ sĩ, thi sĩ và một loạt “sĩ” của TQ mới viết một cuốn sách chuyên bàn trò ăn chơi của “trà” qua tựa đề “Kinh Trà” (Cha Ching]). Lữ Dự rất là tình tiết trong quan niệm trồng trà, hái trà, sấy trà, cất trà, uống trà, v.v. và cuốn “Kinh Trà” vẫn

Tản mạn chuyện trà 1. Lời Mở Đầu

việc đơn giản như treo đồ trang trí lên cây mai, lau dọn góc học tập… dần dần đến những việc “khó” hơn như sơn hàng rào, tự tay chọn chậu hoa chưng Tết. Chắc chắn rằng, trẻ sẽ thấy vui vì không khí Tết xung quanh có một phần công sức của chúng. Tết Nguyên Đán là dịp thiêng liêng nhất của quốc gia, dân tộc. Nó đầy ắp ý nghĩa, tràn ngập niềm vui. Vì thế trẻ thơ cần phải hiểu ý nghĩa về ngày Tết, được chia sẻ và tận hưởng những giấy phút tuyệt vời đó. Gia đình, nhà trường, xã hội cần chung tay gieo vào tâm hồn các em chữ TẾT thật đẹp, để các em có cái Tết diệu kỳ như chúng ta từng trải qua.

chơi game cả ngày, và “sốc” hơn nữa là nhiều em không thích Tết. Lý giải về chuyện trẻ em thành phố mơ hồ về Tết Nguyên Đán, anh Hoàng An, quận 3 nói: “Người thành phố bây giờ thực dụng quá. Họ không chú trọng dạy dỗ cho con mình hiểu biết về ngày Tết. Ngày Tết mà dắt con đến nhà thì ba cứ sà vào bàn nhậu mặc kệ con. Tết nhiều gia đình ở thành phố còn đóng cửa đi du lịch, thế là xong một cái Tết rồi!”. Khi không được người lớn hướng dẫn và cho tham gia vào những công việc chuẩn bị Tết, dường như trẻ cũng “thờ ơ” bởi vì chúng không cảm thấy thú vị. Chỉ có một cách thiết thực nhất, tôi thiết nghĩ, các bậc phụ huynh nên dành thời gian “rủ rê” con trẻ cùng tham gia chung tay chuẩn bị Tết. Bắt đầu từ những

Cái Tết ngày nay trong mắt trẻ thơ rất khác cái Tết thời thơ ấu của những người lớn theo nhiều nghĩa. Cụ Huỳnh, hàng xóm nhà tôi thở dài: “Sắp nhỏ bây giờ không hiểu gì về ngày Tết truyền thống của dân tộc cả, mà lại rành về Tết Trung Thu, Noel”. Khảo sát ở một số trường tại TP. HCM thì đúng là giật mình. Hỏi bé Nhi, lớp 3 trường tiểu học Bình Trị Đông A, Bình Tân “Cháu có hiểu gì về tết Nguyên Đán không?” thì nhận được câu hỏi… ngược: “Tết Nguyên Đán là Tết Trung Thu hở chú?”. Cô bé hàng xóm Mỹ Hạnh học lớp 4 cũng mắt tôi xoe tròn ngơ ngác “Con không biết Tết Nguyên Đán vì ba mẹ không nói Tết này cho con hiểu.” “Điệp khúc” buồn này tôi cũng nhận được từ nhiều bé khác. Có bé chỉ mong đến Tết để được

Ơ hay, Tết nay trong mắt em

HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNGĐẤT VIỆT MẾN YÊU

(Nguồn Internet)

Page 10: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

19Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công18 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Một trà một rượu một đàn bà Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được cái gì hay cái nấy,

Có chăng chừa rượu với chừa trà

Cách thức uống trà phổ thông của người Việt thì thường không cầu kỳ như kiểu uống trà Trà tàu (kungfu trà) hay lề mề như trà Nhật (Trà Đạo)... Trà ta thường gói ghém ở dạng trà xanh mà nổi tiếng nhất là các dạng trà được trồng ở mạn Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Gi-ang, v.v. và sau nầy được trồng ở các vùng của Trung Nguyên (Bảo Lộc, Đà Lạt, v.v.) Trà cũng được bày bán cho tầng lớp dân lao động ngày xưa ở dạng “chè tươi” và sang hơn thì các loại trà tẩm hương (nhài, cúc, sen, quế, v.v.). Sau nầy thì một số dân chơi lại khoái “mode” trà túi (trà Lipton) và phổ thông hiện giờ thì trò “trà sửa” của Đài Loan thì đã mọc như “nấm” ở các thành phố và cộng đồng Việt từ trong cho đến ngoài nước.

đập cẩn thận cho đến khi được “cất” trà.

Cách nấu nước cũng hết sức quan trọng. Than, thường được dùng để “đun” nước vì than không bốc mùi làm ô nhiểm “mùi trà” như các loại củi khô, dầu hôi, hay các loại dầu khác. Nhiệt độ cũng rất quan trọng (sôi sủi tăm, đầu nhang, đầu đủa, v.v.) thường là cách mà người trước phân định sức nóng của nước (ngày nay thì ta dùng điều nhiệt kế cho chắc ăn).

Sau đó mới đến loại trà mà ta chọn để “cất” . Trà ta, thì đã nói thường là các loại trà xanh (trà móc câu, trà Thái Nguyên, v.v.) thường được cất ở khoảng sôi sủi tăm (khoảng 80 độ C hay 165-170 độ F). Nếu trà tẩm hương (trà sen, trà nhài, trà cúc, v.v.) thì các cụ thường cất ở độ sôi đầu nhang (khoảng 200 - 205 độ F) như dạng ta “ninh” nước lèo cho nồi phở. [;)] Các cụ tuyệt đối không dùng nước sôi để cất trà vì... nếu dùng nước sôi sẽ là “cháy” trà... và trà trở nên “chát ngắt” vì bị “cháy”! Phần Bôi (chén) hay Bình trà ở đây thường là dạng chén cỡ hột mít (hay mắt trâu) mà các cụ đề nghị. Bình hay ấm thì có bình chuyên và bình tống. Trước khi pha trà thì các cụ thường dùng nước “sôi” để tráng sơ chén và bình để làm nóng (thật ra đấy là một hình thức tẩy vệ sinh) và rửa trà nước đầu (xong đổ đi)... để cho trà nỡ đều trong nước mà mang ra hương vị đầy đặn nhất của trà. Cho mỗi lần “độc ẩm” , “song ẩm” , “tứ ẩm” , hay “quần ẩm” thì các cụ đều có những loại bình đủ cỡ, đủ kích khác nhau. Như đã nói, nghề và kỹ thuật đồ gốm của người Việt thật ra đã khá phát triễn... từ lúc thủ đô nước ta đã được dời về Thăng Long (Hà Nội) ngày nay. Mới khoảng thời gian rất gần đây,

Riêng cách uống trà theo “bài bản” của dân “sành điệu” dạng “tao nhân mặc khách” ngày trước thì được gói ghém như sau: Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh

Phần chính của trà ngon, phải là nước... nước thường là nước mưa được hứng ở giửa trời. Cận trọng hơn nữa, nước đun trà có người còn đi lấy từ các nguồn suối thiên nhiên, hay từ một số mạch giếng mà không bị ô nhiểm, rồi được mang về, che

Hà Nội mới khai quật được một số đồ gốm rất tinh xảo trong đời nhà Trần mà trình độ kỹ thuật không thua gì những tác phẩm đặc sắc của Trung Hoa!

Phần “ngũ quần anh” thì... “bạn trà” thường khó tìm hơn “bạn rượu”. Nghệ thuật uống trà cũng đã được các cụ cho vào hàng chiếu trên của “tao nhân mặc khách” mà điển hình là thú nghe cô đầu hay hát ả đào mà chúng ta nghe đến sau nầy. Mèn, mí cụ ngày xưa nghe Hát Ả Đào dạng ca Trù mà được người đẹp có giọng ca thánh thót cỡ Mỹ Linh hay Ngọc Hạ pha trà, gọt lê, bóc kẹo gương, kẹo đậu phụng cho thưởng thức thì có khác gì thưởng thức trò Gheisa của xứ Phù Tang hén! Thú uống trà của người mình dù sao cũng bị ảnh hưởng khá nhiều theo bài bản trà tàu của người Hoa, điển hình là cách chơi trà của Lữ Dự đã tình tiết trong cuốn “Kinh Trà” từ thế kỷ thứ 9 mà đã đề cập vào phần mở đầu của đề mục nầy.

Riêng về bộ môn trà tàu ở Trung Quốc thì đã bị “mất mát” khá nhiều, nhất là sau cuộc cách mạng văn hóa thập niên 60. Tuy nhiên, bộ môn Trà Tàu vẫn được phát triễn khá manh sau khi quân Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan. Môn trà tàu chỉ được “tái sinh” ở Trung Quốc sau khi chính quyền Bắc Kinh cho phép các doanh thương Đài Loan trở lại và phát triển kỹ nghệ trà tàu ở các địa phương. Bí Bếp có mần chuyện ơn nghĩa cùng một vài doanh thương Trà Tàu người Đài Loan.

HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNGđược xem là “mẫu mực” của cách thưởng thức “trà” của người Hoa từ trước đến nay.

Cho dù trà có thể đã có rất lâu đời nhưng dựa theo “sách vỡ” thì trà trở thành một trong những sản vật được trao đổi giữa các dân tộc trong vùng Á châu theo con đường “tơ lụa” trên dưới mười thế kỷ qua. Trà có nơi đã được đúc thành bánh và dùng thế cho “tiền” trong các vụ mua bán, đổi trác giữa các dân tộc, nhất là các sắc dân sống ở miệt tây bắc Trung Hoa.

Trà đã được du nhập và nước Nhật từ thế kỷ thứ 10 (cũng theo chân cùng các tu sỉ Phật Giáo) nhưng rất giới hạn cho đến thế kỷ thứ 15 trở về sau trà mới được phổ biến rộng rãi hơn trong nước Nhật. Từ từ, chúng ta sẽ “mạn đàm” về quan hệ “trà đạo” của người Nhật có quan hệ như thế nào với nghề “trà” của xứ ta hén.

Trà chiếu theo truyền thuyết dân gian của người Việt mình thì cũng đã kéo dài cả 3,000 năm nay. Trà là một giống cây (Camillia sinesis) mà đã mọc “hoang” từ Ấn Độ sang miền nam Trung Hoa, xuống đến mạn Đông Nam Á, nhất là ở các miền Cao Nguyên của Việt Nam, Campuchia, Mã Lai, v.v. Ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, v.v. người ta còn tìm thấy một số cây trà rất cổ vẫn còn sống (chiết tính có thể lên đến 3,000 năm tuổi). Sau 1,000 năm Bắc Thuộc, nước Việt Nam đã giành độc lập sau triều Đại Đường bị nhà Tống lật đổ (từ thế kỷ thứ 10). Dù sao nền văn hoá Việt Nam, ngay cả nghệ thuật “ăn uống” cũng bị ảnh hưởng không ít thì nhiều theo văn hóa Trung Hoa.

Ngược dòng lịch sử một tí thì triều Tống bên Trung Hoa đã thay thế nhà Đại Đường kể từ thế kỷ thứ 10 cho đến lúc họ bị quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hản tiến chiếm mà thiết lập nhà Nguyên gần cả 100 năm vào gần cuối thế kỷ thứ 13. Trong thời cực thịnh của triều Tống cũng là lúc nền văn hoá độc lập của Việt Nam cũng phát triễn khá mạnh (bắt đầu từ Lý Công Uẩn và kéo dài gần suốt cả chín đời vua của triều Lý trong khoảng thời gian nầy). Nước Nhật lúc đấy lại bị triều Tống “cô lập” nên một số tu sĩ Phật Giáo và danh thương người Nhật đã dùng Việt Nam làm ngả du nhập “văn hoá” cho xứ sở của họ. Nghệ thuật uống trà của Việt Nam (điển hình là trà xanh) và trà cụ đã được tiền nhân chúng ta cho xuất cảng sang Nhật trong giai đoạn nầy (từ triều nhà Lý sang đến nhà Trần). Hiện nay tại một bảo tàng viện của người Nhật ở Kyoto (cựu thủ đô của Nhật) vẫn còn lưu giữ và chưng bày một số trà cụ từ Việt Nam mà họ đã nhập vào nước Nhật trong triều đại nhà Lý mà người Nhật vẫn xem là những món đồ “quốc bảo”.

Riêng trò chơi “trà” của người

Việt chúng ta thì đã được phát triễn cực thịnh, trở thành một bộ môn chơi của giới quan quyền, thượng lưu trong triều nhà Nguyễn của thời cận đại. Điển hình nhất cho bộ môn trà trong thời Nguyễn là sự phát triển của trà ướp sen trong thời vua Tự Đức (cung nữ bơi thuyền ra hồ sen trong buổi chiều, cho trà sấy vào mỗi đoá sen để lấy hương sen qua đêm, rồi bơi thuyền ra lấy trà lại vào buổi sáng ngày hôm sau... cho vua và các quan lớn thưởng thức loại trà ướp sen nầy).

Phổ thông hơn thì trà đã gắn liền cùng đời sống thường ngày của người Việt chúng ta. Trà dùng không những được dùng làm một thức uống tiện dụng hàng ngày mà là một “sính lễ” không thể thiếu trong những dịp lễ trọng đại như “ma chay, cưới hỏi”, và dùng để tiếp khách từ dạng “quốc khách” cho đến “thực khách” của hàng dân giả!

Cụ Tú Xương, một trong những thi sĩ có thể nói là “chịu chơi” nhất trong làng văn học Việt Nam cũng đã từng than thở sự yếu kém của mình trước hấp lực của “trà” như sau:

* ** 2. Trà Tàu

Page 11: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

21Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công20 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Bàn về trà Tàu, phổ thông nhất là các loại hồng trà (thí dụ như trà Thiết Quan Âm, Đại Hồng Bào, Thiên Lý, Thiên Vũ, A Lý San, Cao San, Động Đình, Đông Phương Mỹ Nhân, Bảo Chung, v.v.) mà ta thường nghe đến. Hồng trà thì rất đa dạng... không thua gì các loại rượu vang đỏ của Tây!

Theo sách vỡ thì kỹ thuật ủ và sấy để làm hồng trà chỉ có từ thế kỷ thứ 18 đến nay. Hồng trà khởi nguồn từ vùng Quế An (Anxi), tỉnh Phước Kiến của Trung Quốc. Sau nầy, hồng trà theo chân quân Quốc Dân Đảng sang Đài Loan nên một số địa danh của đảo nầy cũng đã gắn liền cùng Hồng Trà.

Bạch trà và lục trà thì hoàn toàn không có sự “lên men” (oxy hoá) từ giai trình hái, ủ, và sấy như hồng trà. Hồng trà thường có tỉ lệ “lên men” từ giai trình “hái và

được dùng làm vật tiến cung cho các VIP ở Bắc Kinh. Có ai may ra thì chỉ thử được trà Long Tĩnh hạng 5-7 là cao vì trà LT thượng hạng thì rất khó tìm nếu ta không có sự quan hệ cùng các chủ vườn trà!

Ngoài Long Tĩnh trà, Bỉ Lộ Xuân cũng là một loại trà xanh dùng tiến cung cũng rất nỗi tiếng mà huyền thoại về trà còn có người đặt tên là “Trinh Nữ trà”. Vì sao huyền thoại gọi là trinh nữ trà? Tục truyền thì trà Bỉ Lộ Xuân chỉ được hái do các trinh nữ mà họ phải giữ số trà hiếm hoi trong nách họ để lấy mùi “trinh nữ” trước khi họ mang về sấy... để tiến cung! Thực tế thì không có chuyện như thế, giống trà Bỉ Lộ Xuân chính hiệu thì được trồng ở một số trang trại trên dãy Động Đình San gần Động Đình Hồ (hồ nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc --- nơi mà Sùng Lãm gặp Âu Cơ theo truyền thuyết của người Việt chúng ta). Dãy Động Đình San nầy thường có sương mù bao phủ quanh năm, khí hậu ôn hoà cũng rất phù hạp cho các loại cây trà và hoa trái khác. Các trang trại trên dãy Động Đình San còn trồng các loại cây ăn trái nỗi tiếng khác như đào, lê, mơ, táo, v.v. và vào mùa Xuân (mùa hái trà) thì hương của các loại hoa kể trên đồng quyện lấy cùng trà nên khi họ sấy trà Bỉ Lộ Xuân thì trà nầy cũng giữ được mùi hương rất đặc biệt đấy. Trà Bỉ Lộ Xuân thì càng phức tạp

hơn trà Long Tĩnh nữa vì mỗi lb trà BLX bao gồm từ 35,000-40,000 đọt nên công hái, sấy, và giữ trà cho đến lúc ta tiêu thụ rất là nhiều công phu. Trà Bỉ Lộ Xuân tuy số lượng ít hơn nhưng vẫn thuộc vào một trong 10 loại trà quí nhất của Trung Quốc.

Cũng nằm trong dạng trà xanh, Hoàng San Mao Phong, cũng được liệt vào “hàng chiếu trên” của các loại trà. Trà Mao Phong trồng ở ngọn Hoàng San thuộc tỉnh Quế Anh (Anhui), TQ thì ít người biết đến hơn hai loại trà kể trên vì số lượng sản xuất hàng năm rất hạn chế. Truyền thuyết chuyện trà Mao Phong ở Hoàng San thì được kể như sau: Có một cặp nhân tình nọ làm cho một trang trại trà ở tỉnh Quế Anh gần ngọn Hoàng San. Họ yêu nhau thắm thiết nhưng vì nghèo nên họ chưa lấy nhau được. Cô gái thì có nhan sắc tuyệt vời và không may bị lọt vào mắt của lão điạ chủ độc ác. Lão ta cho người đến hỏi cô ta làm vợ kế nhưng bị nàng cự tuyệt. Sau đấy, lão ta cho lệnh bắt người tình của cô ta đem giết và vất xác trên núi Hoàng San. Được hung tin, cô gái nọ đi lên núi tìm được xác người yêu. Cô ta xúc động, khóc lóc thảm thương và những giọt nước mắt của nàng đã trở thành những giọt sương ấp ủ bụi trà mà xác người yêu của nàng đã nằm xuống. và từ đó, bụi trà Mao Phong trên đỉnh Hoàng San đã đi vào huyền thoại!

Cũng ở khu vực Động Đình Hồ, có một loại trà tiến cung có tên là trà bạch kim (silver nee-dles) trồng trên đảo Quân San (yunsan) mà người Hoa liệt vào hạng trà xanh. Thực ra thì loại trà bạch kim nầy có nước màu vàng khi ta “cất” trà. Đảo Quân San là một đảo nhỏ ở giữa hồ Động Đình (nơi mà Lão Tử từng ẩn dật, tu tiên) cũng có trồng trà.

Vì số lượng quá ít, nên thường dân ít có cơ hội thưởng thức loại trà bạch kim trên đảo Quân San nầy. Trà nầy thì búp lá đều nỡ lớn chứ không còn “búp xanh” như ba loại trà kể trên... tuy nhiên trà được hái và sấy trong vòng 24 giờ nên trà bạch kim (vì lông tơ màu trắng vẫn còn trên lá) không bị oxy hoá như các loại hồng trà.

HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG

Trà Tàu... chỉ riêng về trà thì người Hoa phân chia ra làm bốn loại chính: bạch trà, lục trà, hồng trà, và hắc trà. Phổ thông hơn cả đa số thường chỉ dùng lục trà và hồng trà (green tea & olong tea). Phân loại trà cho đúng bài bản thì khó mà diễn đạt hết được... nào có khác gì nỗ lực phân định bao loại rượu hay phó mát (cheese) của xứ Phú Lãng Sa!

Bạch trà như dạng trà bạch mao, nơi nào có trà là chúng ta có thể hái và sấy thành bạch trà được cả. Bạch trà nỗi tiếng nhất là loại trà được trồng ở tỉnh Phước Kiến của TQ. Bạch trà chỉ thu hoạch với một số lượng rất ít nên ít khi được bán ra nước ngoài. Bạch trà dạo nầy rất được giá vì theo một số bài bản nghiên cứu thì trong các loại trà, bạch trà tương đối chứa hàm lượng antioxidant cao nhất. Bạch trà thì hương vị rất nhẹ, nhẹ hơn trà xanh rất nhiều. Bạch trà giống như các loại rượu trắng của Tây, càng mới càng tốt... Nếu giữ qua năm thì... “phí của giời!”

Trà xanh (lục trà) thì dĩ nhiên rất phổ thông trong các giới thưởng ngoạn trà từ Trung Quốc đến Đại Hàn, xuống Việt Nam và sang Nhật Bản (sen cha). Trà xanh của Trung Quốc nổi tiếng nhất là trà Long Tĩnh, Bỉ Lộ Xuân, Bạch Hầu, Mao Phong. Trà Long Tĩnh (Rồng Nằm Trong Giếng = Dragonwell) thì có sự tích như sau. Hàng Châu là một thành phố có tiếng là thơ mộng của Trung Quốc, nơi đã tạo bao nguồn cảm hứng cho thi hào Lý Bạch và bao người “sĩ” khác của TQ để sáng tác bao tác phẩm văn học và nghệ thuật để đời. Khí hậu ẩm ướt nhưng mát mẻ của Hàng Châu thì rất phù hợp cho bao loại trà. Trà ở Hàng Châu mà được trồng ở Tây Hồ thì được tiếng là “tuyệt phẩm”. Có điều chúng ta nên ghi nhớ là nội ở Hàng Châu cũng đã có cả 36 cái hồ mang tên là Hồ Tây... thế thì cái Hồ Tây mà thi sĩ Lý Bạch đã tả trong thi văn là cái hồ nào thuộc 36 cái hồ tây tại Hàng Châu đấy.

Thi Sĩ Tế Hanh, người đã từng viếng Tây Hồ, Hàng Châu vào năm 1956 và cảm hứng vẻ đẹp

Tây Hồ đã ghi lại như sau:

Trăng Tây Hồ vời vợi thâu đêm Trời Hàng Châu bốn bề êm ái Mùa thu đã đi qua còn gửi lại

Một ít vàng trong nắng trong cây Một ít buồn trong gió trong mây Một ít vui trên môi người thiếu

nữ... Anh đã đến những nơi lịch sử Ðường Tô Ðông Pha làm phú Ðường Bạch Cư Dị đề thơ...

Trà Long Tĩnh là loại trà xanh mà mỗi đầu trà có dáng giống như lá cờ hình tam giác mà mấy người nghệ sĩ cải lương Hồ Quảng hay gắn sau lưng trên bộ trang phục của họ. Tục truyền, vua Đế Càn Long, thời Mãn Thanh từng viếng Tây Hồ của Hàng Châu và có ghé thăm một vườn trà khá nỗi tiếng của địa phương vào một mùa hè nọ. Thoạt đầu vua Càn Long có thử trà Long Tĩnh thì ngài không có ấn tượng gì đặc sắc cho lắm... nhưng sau một lúc, vua Càn Long mới cảm thấy có hậu thanh ngọt ngấm hoài trong cổ nên ngài truyền lệnh lấy trà Long Tĩnh của Hồ Tây, Hàng Châu làm phẩm vật tiến cung hàng năm... Từ đó, trà Long Tĩnh của Tây Hồ ở Hàng Châu trở thành một thứ trà xanh rất thời thượng của dân uống trà. Đúng hiệu danh trà Long Tĩnh, như đã nói là rất hiếm vì cùng giống trà nhưng nếu trồng ở vùng đất khác thì hương vị trà sẽ không bằng. Trung bình mỗi 0,5kg trà Long Tĩnh có khoảng 25,000 đọt trà mà trà phải hái vào buổi sáng. Cách sấy trà Long Tĩnh cũng khác hơn các loại trà khác, người sấy trà không dùng bất kỳ một dụng cụ nào khác ngoài hai bàn tay của họ (nghe tả giống như cách luyện Thiết Sa Chưởng trong truyện kiếm hiệp). Trà Long Tĩnh thì được xếp tám hạng khác nhau. Trà Long Tĩnh ngoại hạng thì vẫn

* ** 3. HồngTrà

Page 12: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

23Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công22 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Hắc trà: tên gọi của các loại trà đen, thường bị xem là dạng trà “bẹt” nhất của các loại trà Tàu... thường làm bằng sự tổng hợp từ các thể trà vụn còn thừa lại, ngoại trừ loại trà đen Puerh từ Vân Nam. Trà đen có màu đen vì lá trà đều bị oxy hoá 100% nên có màu thâm đen như mấy vỏ chuối lột phơi khô dưới nắng. Trà đen thường được đúc từng bánh và bán ra cho các sắc tộc ngoại biên “thưởng thức”. Vì các loại trà đen không còn hương vị (ngoại trừ cái vị chát ngắt) nên người uống thường phải thêm sữa tươi, bơ (dạng cream), đường, hay ngay cả một số gia

vị khác vào để dễ uống hơn... Trà Puerh thường được sản xuất tại tỉnh Vân Nam, nơi mà họ không có trồng trà... nhưng họ lại “nhập” các loại trà từ vùng Puerh vào để họ “ủ” lâu năm xong họ mới sấy và “xuất” đi các miền khác để bán. Trà Puerh có thể được ủ cả hàng chục năm và theo truyền thuyết thì trà được “ủ” càng lâu thì càng tốt (tương tự như rượu vang của Tây)! Người Hoa còn bảo rằng uống loại trà nầy thì tốt cho bao tử, giúp tiêu hoá các loại thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao, v.v... Có một số loại trà Puerh được bày bán có giá không thua gì các loại hồng trà cao cấp.

Các loại trà tẩm hương ở Trung Quốc thì rất đa dạng... phổ thông và nỗi tiếng nhất là loại trà lài (nhài) mà họ thường bày bán khắp nơi. Có loại trà lài họ quấn lại từng viên mà họ đặt tên rất “kêu” là trà lài trân châu (Jas-mine Pearl). Có thể trà lài họ bó lại từng bó nhỏ cỡ ngón tay cái... Còn các loại trà tẩm hương khác thì tuỳ theo loại hương từ các loại hoa như hoa quế, sen, cúc, phong lan, đào, v.v. mà họ có thể hái được ở địa phương đó.

Chàng có mang về Bắc Kinh một ít để dâng lên cho vua. Vua uống thử trong lúc đang lâm bệnh và hồi phục rất chóng. Vua cảm nghĩa và thưởng cho chàng ta một áo choàng đại bào màu đỏ... và truyền lệnh cho dân Phúc Kiến hàng năm dùng giống trà đặc biệt đấy để làm vật tiến cung. Sau nầy giống hồng trà nầy được gọi bằng tên Đại Hồng Bào và nổi tiếng từ đấy!

Bàn về Hồng Trà mà không nhắc đến các loại hồng trà từ Đài Loan sẽ là một thiếu sót lớn. Hồng Trà của Đài Loan thì phổ thông nhất là một loại trà mang tên Động Đình (trà được trồng gần một ngọn núi mang tên “Tung Ting”). Sau nầy, trà đã được trồng tỉa rộng rãi ở các miền cao nguyên của Đài Loan... nổi tiếng hơn cả là các loại hồng trà mang tên Cao San, A Lý San, Thiên Vũ, Thiên Lữ, v.v. Chính quyền Đài Loan đã “kỹ nghệ hoá” và “quốc hữu hoá” mọi nỗ lực phát triễn, thu hoạch, và xuất cảng hầu hết các loại trà của Đài Loan. Kỹ nghệ trà của Đài Loan đã phát triễn rất nhanh nội trong vòng 20 năm qua. Các “lái buôn” trà Đài Loan cũng đã du nhập đồng thời hiện đại hóa kỹ thuật trồng, hái, ủ, sấy, bọc, và xuất nhập trà vào Trung Quốc ngay cả một vài vùng ở Việt Nam hiện nay. Các loại hồng trà Đài Loan thường được bán ở giá căn bản từ $100-150USD/kg cho đến khoảng $400-1000USD/kg. Mới thoáng nghe thì người thường cho là đắt nhưng nếu so với dạng trà sửa (trà trân châu) hay cà phê Starbucks thì các loại trà thể Công Phu vẫn “nhẹ nhàng” hơn nhiều. Giá thành cho một cuộc “tứ ẩm” thì tốn nhiều lắm từ $10-20USD cho bốn người uống... và được ít nhất là hai tuần trà! Cách uống trà Tàu có vẻ cầu kỳ, tốn công, tốn tiền, và

tốn thì giờ nhưng thật ra nếu ta dùng phương tiện hiện đại thì dễ hơn các cụ ngày xưa nhiều (nước lọc, bình điện, nhiệt kế, đồng hồ, v.v.) Ngày xưa từ lúc quạt than, đun nước, pha trà, v.v. thì làm đúng cũng ngốn hết cả buổi... thời nay ta có thể “đi đường tắt” nhưng thành phẩm thì vẫn không thua các cụ tí nào!

ủ” ở khoảng 20 - 80% (thí dụ như trà Bảo Chung - Đông Phương Mỹ Nhân). Hồng Trà ở Trung Quốc thì thường có màu nước rất “hồng” trong khi hồng trà của Đài Loan thì được đặc chế ra nước gần màu “xanh” của lục trà hơn là hồng trà nguyên bản nội địa TQ. Hồng trà đặc chế thường phản phất mùi hương của hoa đào làm chuẩn... hậu vị phải thanh ngọt, đấy thường là đặc điểm của hồng trà từ Đài Loan. Kỹ thuật hái, ủ, cuộn, và sấy của hồng trà rất ư là phức tạp và luôn được bảo quản hết sức bí mật nên rất ít khi các nơi khác tái tạo được các bí mật gia truyền của các loại Hồng Trà TQ! Riêng về huyền thoại Hồng Trà thì một số người trong chúng ta thường nghe truyện về “Trảm Mã Trà” hay “Hầu Trà” ... Thực tế thì đó vẫn chỉ là huyền thoại nên Bí Bếp xin không “thêu dệt” thêm vào “huyền thoại” của truyện nầy!

Sự tích về trà Thiết Quan Âm nổi tiếng của miền Quế An tỉnh Phước Kiến thì được kể như sau: Tại một làng nọ ở miền núi huyện Quế An của tỉnh Phước Kiến có tên là Giang Nam, có một ngôi miếu thờ phật bà Quan Âm. Trong thời loạn lạc chiến tranh giữa quân Thanh và nhà Minh, dân tình khổ sở, dân miền nầy cũng không tránh được hiểm hoạ chiến chinh. Trong số dân làng của Giang Nam, có một người thanh niên nọ vẫn rất thành tâm trong việc giữ gìn hương quả cho đền thờ phật bà Quan Âm mà đã bị tàn phá vì chiến tranh. Một hôm chàng trai nọ đã thiếp đi sau khi làm xong việc hương quả và khấn nguyện. Chàng ta mơ thấy Phật Bà hiện về và bảo chàng rằng Phật Bà rất cảm kích lòng thành của chàng ta và bảo ra sau miếu

mà lấy “báu vật” về chia sẻ cùng bà con trong làng. Chàng thanh niên tỉnh giấc và đi vào phía sau miếu tìm kiếm mà chẵng thấy gì ngoại trừ một cây trà con đang mọc. Chàng ta vẫn bứng mang về nhà mà trồng thử. Không ngờ sau nầy chàng hái, ủ, sấy và pha uống thì cảm thấy trà nọ có một hương vị rất tuyệt vời. Sau đó ta chàng cho chiết giống mà chia cùng những người còn sống trong làng để trồng và bán đi những nơi khác với tên Thiết Quan Âm. Từ đó trà Thiết Quan Âm của làng Giang Nam, huyện Quế An, tỉnh Phước Kiến bên Trung Quốc đã trở thành một loại trà nổi tiếng. Để tỏ lòng biết ơn cùng Phật Bà Quan Âm, họ đã trùng tu lại cái am nhỏ thành một đền thờ tráng lệ mà đến nay vẫn còn là nơi thờ phượng Phật Bà Quan Âm. Trà Thiết Quan Âm cũng đã theo chân số người Hoa gốc Phước Kiến và gốc Triều Châu sang xứ ta sau

nầy. Tên trà Thiết Quan Âm vẫn là thể hồng trà phổ thông nhất từ trước đến nay!

Sau trà Thiết Quan Âm thì trà Đại Hồng Bào (cũng là một dạng hồng trà nổi tiếng của Phước Kiến) đã được tiến cung của Trung Quốc. Trà Đại Hồng Bào thì có sự tích như sau: Thời vua Khang Hy của triều Thanh, có một anh học trò rất nghèo vác lều chỏng đi thi ở Bắc Kinh. Khi chàng ta trèo qua núi Vũ Di thì bị đói lã người và nằm thiếp đi dưới một tàng cây. Rất may chàng ta được một vị sư đi ngang và hái lá cây đó pha nước cho uống, chàng tĩnh dậy và hồi sức tiếp tục lên đường dự thí ở Bắc Kinh. Sau đó, chàng ta được đỗ làm quan và vua cho về thăm gia đình. Khi chàng ta ghé lại chốn xưa, tìm thăm vị sư nọ để báo ân và chàng hỏi xin một ít “lá” mà sau nầy chàng ta biết là một loại trà ở địa phương đấy.

HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG

* ** 4. Hắc Trà& Trà Tẩm Hương

Page 13: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

25Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công24 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

rộng đủ chừng hơn 4 tấm chiếu mà họ gọi là tấm tatami (mỗi tấm có chiều dài khoảng 1X2 m) mà đủ cho khoảng năm người ngồi. Lý tưởng thì chòi uống trà được ngăn làm ba phòng. Phòng đầu tiên (yoritsuki là nơi khách ngồi để chờ chủ sửa soạn trà, rửa ráy bình tách, v.v. từ phòng trong (mizuya) trước khi họ được mời vào ngồi (hay đúng hơn thì là được quì gối) trên tấm chiếu tatami để chào qua hỏi lại rồi mới “uống” trà xanh. Bài bản thì họ dạy như thế... nhưng thực tế thì bất kỳ nơi nào mà thanh tịnh và thoáng thì họ đều sửa soạn trà theo lễ nghi để “chào” nhau được cả!

Theo ý dạy của thầy Shoukou thì uống trà không hẵn là uống trà mà chính là một giai trình “thiền” hay “tịnh” của đạo Phật Zen. Thưởng thức trà kiểu Nhật thì phải luôn tôn trọng ba giai trình như sau: (1) Tinh thần phải “tịnh” và “thoải mái” để thưởng

thức trà; (2) Vai vế và sự tương kính giữa khách và chủ phải luôn giữ gìn; (3) Một khi bước vào su-kiya để thưởng thức trà thì không có chuyện phân biệt giai cấp.

Bài bản pha trà của “chado” thì họ qui định từng động tác một cụ thể và chắc chắn nhưng phải dịu dàng mà họ gọi là temae (mèn nghe sao giống như là Tỉ Mỉ theo tiếng Việt của ta.) Sau khi người chủ sửa soạn song các cái, anh ta (hoặc o ta) mới mời khách vào ngồi trong phòng su-kiya. Để mở màn cách pha trà, người chủ mới lau sạch hộp đựng trà và các thìa gỗ (hay tre) dùng để múc trà bột (matcha). Sau đó, họ mới ngâm bình, tách, và chổi tre khuấy trà vào nước nóng (gần giống như cách người Hoa tưới nước sôi lên bình tách để tẩy). Sau đó, họ mới đổ nước vào một chậu riêng và lau khô bình tách và chổi khuấy bằng một khăn sạch. Sau khi giai đoạn làm sạch bình tách thực

hiện xong, người chủ mới bắt đầu pha trà bằng cách múc một ít trà bột cho vào tách (tách cỡ ly café bên Mỹ) xong mới cho vào khoảng 1/4 nước nóng rồi người chủ dùng chổi tre khuấy cho lên nổi bọt xong lại tiếp tục pha trà cho mỗi người khách.

Mỗi lần nâng tách, họ phải xoay tách xong mới mời nhau. Họ “ực” xong mới lời qua tiếng lại để khen thưởng với nhau. Uống trà kiểu Nhật như thế nầy thì thật là lề mề, hương vị thì “chát ngắt” nhưng điều chính là sự “thanh tịnh” của chữ “thiền” chứ không phải họ đi tìm hương thơm hay vị ngọt của trà như thể trà tàu.

HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG

Qui cách uống trà thể “chado” thì bài bản như sau:

Trước nhất là họ xây một cái “chòi” riêng sau một góc vườn, chỉ dùng để uống trà mà họ gọi là cái “sukiya”. Theo bài bản thì diện tích bên trong chòi phải

Nghi Hưng mà tác tạo bởi một số nghệ nhân tên tuổi... thì được bán ở giá từ $5,000-10,000USD một bình cũng không phải là chuyện hiếm có.

Trà đã theo chân một số tu sĩ Phật giáo và du nhập vào nước Nhật kể từ đầu thế kỷ thứ Tám... nhưng mãi đến khoảng đời Lý/Trần của mình (khoảng thế kỷ thứ 11-13), trà xanh mới được dùng rộng rãi hơn trong giới tu sĩ và quan quyền của xứ Phù Tang theo bài bản của kinh trà Trung Quốc.

Đạo Phật được du nhập vào xứ Phù Tang dần dà cũng thay đổi theo phái Zen, khác với đạo Phật ở Trung Hoa hay Việt Nam... và cách uống trà cũng thế! Mãi cho đến hậu bán của thế kỷ thứ 16, một tu sĩ người Nhật mang tên Murata Shoukou mới soạn cách uống trà theo thể “Zen” mà ngày nay chúng ta thường biết đến là “Trà Đạo” của người Nhật!

tạo thêm sau đó. Thực tế thì ấm đất Nghi Hưng chỉ nỗi tiếng kể từ đời Thanh (cuối thế kỷ thứ

17). Những tác phẩm và kiểu mẫu của nghệ nhân mang tên như Huỳnh Mẫn Chương khởi tác cho đến nghệ nhân Trần Minh Quang (1768-1822) đã trở thành “mẫu mực” cho bao nghệ nhân sau nầy.

Ấm đất Nghi Hưng sau nầy trở nên đa dạng, đa hình và được xuất cảng sang khắp nơi. Một số bình tách Nghi Hưng cũng đã được tráng men và chạm trổ tinh vi để “xuất cảng”. Ấm đất Nghi Hưng mẫu mã căn bản thì không thay đổi cho mấy trong qui cách thưởng thức trà tàu theo thể công phu. Nếu pha hồng trà dạng trà quấn (cuốn), ấm thường dùng có hình nhủ hoa, không chạm trổ tình tiết chi cả. Dung tích tốt nhất thì pha được 4-6 chén hột mít. Còn pha các loại trà nguyên lá (không cuốn) ví dụ như trà Bảo Chung, Bạch Hầu, hay Đông Phương Mỹ Nhân, thì loại ấm hình oval cỡ nữa nắm tay phụ nữ thì hạp hơn cả. Những loại ấm bình mà có lắm rườm rà, tình tiết thì thường chỉ dùng làm “kiểng” chứ không thực dụng cho việc pha trà tàu.

Nghệ nhân ấm trà Nghi Hưng thường chỉ “đạt” tay nghề sau nhiều “giai trình” khổ luyện rất nhiều năm... mà kỹ năng và kỹ thuật ủ đất, nặng, và nung bình vẫn luôn là những bí truyền trong mỗi gia đình nghệ nhân của vùng Nghi Hưng. Sau khoảng thời gian gần đây, người Hoa sống ở Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Mã Lai lại bắt đầu sưu tập các loại bình tách Nghi Hưng và làm giá thành căn bản “tăng vọt” khủng khiếp. Có một số ấm

Đối với những ai đã chơi “trà tàu” thì ấm đất Nghi Hưng hay các loại trà cụ căn bản sẽ là những thứ không thể thiếu được. Mặc dù bộ môn trà đã được phổ biến trong dân gian Trung Quốc từ cuối đời Đại Đường cũng đã ngót nghét cả 1,200 năm rồi nhưng kỹ thuật ấm đất Nghi Hưng thật sự chỉ thịnh thành kể từ thế kỷ thứ 18 mà thôi.

Nghi Hưng là tên gọi của một thành phố chuyên nghề làm đồ gốm không riêng những bình tách trà mà còn nhiều sản phẩm chạm trổ, điêu khắc mỹ thuật bằng đất sét Nghi Hưng khác nữa. Nghi Hưng nằm sát bờ hồ mang tên Đại Phú chảy ra sông Trường Giang, khoảng 120 cây số về hướng Tây Bắc của Thượng Hải. Đất sét thì có khắp mọi nơi, nhưng loại đất sét đỏ của Nghi Hưng thì có những đặc điểm phù hạp để nắn và nung làm ấm trà và các loại trà cụ khác không cần phải tráng men... mà hương vị trà không những được “bảo quản” mà còn “ngon” hơn nữa là khác!

Truyền thuyết kể rằng, vào triều Minh (thế kỷ 15), ấm đất Nghi Hưng đã được khởi tác bởi một nho sĩ có tên là Vũ Kỳ Sinh và các nghệ nhân khác mới bắt đầu lấy mẫu mà sáng

5. Trà Cụ ... Ấm Nghi Hưng!

* ** 6. Chado: Trà Đạo xứ Phù Tang

(Sưu tầm).

Page 14: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

27Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công26 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

nếm muối chanh đó trong khi uống rượu trong ly sherry hoặc ly pony. Đây là cách uống mang tính chất tự do, thoải mái và dân dã nhất. Lịch sự hơn, người ta xoa chanh lên miệng ly, nhúng miệng ly vào muối, sau đó mới rót rượu vào ly, khi uống sẽ nếm cùng với muối chanh đó. 2) Uống kiểu Tequila-Pob: rượu được pha với chút nước ngọt có gas màu trắng ướp lạnh như Sprite, 7up, Soda Water, . . . trong ly old fashioned. Dùng 2 miếng đế ly, 1 miếng lót dưới đáy ly, 1 miếng đậy miệng ly, đập ly thẳng góc trên mặt bàn hay quầy bar, bỏ miếng lót trên miệng ly ra và uống hết ngay. Thức uống này dễ uống, dễ hưng phấn tinh thần do đặc tính rượu và tiếng vang của ly tạo ra. Do đó, kiểu uống này hay được các bạn trẻ dùng trong vũ trường, quán bar hay câu lạc bộ. 3) Uống kiểu cocktail: pha chế với 1 vài loại rượu khác hay nước ép trái cây sẽ tạo ra rất nhiều món cocktail hay demi-cocktail mang hương vị phong phú và hấp dẫn. Món cock-tail lừng danh thế giới từ Tequila đó là Margarita

- Tequila là loại rượu mạnh có độ cồn trung bình 40. - Được chưng cất từ 1 loại cây có gai thuộc họ xương rồng, cây có tên là Blue Agave (tiếng Việt tạm gọi là cây thùa). Loại cây này mọc ở nhiều nơi, nhưng cây mọc ở thành phố Tequila (thuộc bang Jalisco của Mexico) cho chất lượng tốt nhất. Chính vì thế mà họ rượu này được gọi tên Tequila. - Chính vì được sản xuất từ loại cây thuộc họ xương rồng như thế mà Tequila có đặc tính nóng (mặc dù rượu mạnh nào độ cồn cũng xấp xỉ 40), gây cảm giác hưng phấn tinh thần cho người uống, đặc biệt là giới trẻ. - Màu sắc của Tequila: trắng trong suốt (white/silver tequila) hay vàng nhạt (gold tequila), màu vàng do rượu được ủ trong thùng gỗ sồi trong thời gian từ 01 đến 07 năm.

- Cách uống: 1) Uống nguyên chất: xoa chanh lên “trái chanh” (nắm bàn tay lại, phần giữa nhô lên của ngón cái và ngón trỏ), cho lên trên đó 1 ít muối,

- Những nhãn hiệu Tequila nổi tiếng toàn thế giới: José Cuervo, Camino, La Cava, Pepe Lopez, Sombero Negro, Sauza, . . . Trong đó nước sản xuất Tequila nổi tiếng không ai khác hơn là Mexico.

Vodka nguyên là thứ rượu có nguồn gốc từ một số nước Đông Âu nhất là Nga, Ba Lan và Litva. Nó cũng có truyền thống lâu đời ở Bắc Âu. Các khu vực này thường được gọi là vùng Vodka (Vodka Belt) không chỉ vì Vod-ka có nguồn gốc ở đây mà còn vì đây là nơi sản xuất và tiêu thụ vodka nhiều nhất thế giới. Ở Nga có hẳn một bảo tàng về vodka. Vodka là loại rượu chưng cất, thường là k màu (trừ phi pha thêm hương liệu) và có độ cồn tương đối cao từ 35% - 50%. Nguyên liện để sản xuất vodka thường là khoai tây hoặc một số loại ngũ cốc lên mẹn.. Theo truyền thống, vodka thường được uống xuông, nhất là Đông Âu và Bắc Âu. Song ở nhiều nơi khác trên thế giới, nó có thể được thưởng thức dưới hình thức cocktail, làm rượu thuốc , v.v... Tên gọi vodka còn thường được dùng để chỉ một số loại rượu khác có những đặc điểm chung với voda về hình thức và cách sản xuất. Vodka tiếng Nga

HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG

Kiến thức về các loại rượuChúng ta có thể bắt gặp trên chai rượu từ “Genever” (tiếng Hà Lan, do rượu có xuất xứ đầu tiên ở Hà Lan), thật ra Genever là tên đầu tiên của nhóm rượu này, nhưng do thói quen gọi tắt nên dần dần người ta chỉ dùng từ Gin làm tên chuẩn của rượu. - Gin có 3 loại: + Clear Gin: rượu trong suốt, không màu, là loại phổ biến nhất. Lưu ý: nếu trên chai rượu có từ “Dry Gin” tức là ám chỉ loại rượu ít ngọt, ít đường khi sản xuất. + Golden Gin: rượu có màu vàng nhạt do được ủ trong thùng gỗ (không nhất thiết là thùng gỗ sồi). Loại này rất ít được sản xuất trên thế giới. + Flavoured Gin: rượu được sản xuất kếp hợp trái cây hay các loại thảo mộc khác tạo ra Gin với mùi vị phong phú. - Các nhãn hiệu Gin nổi tiếng thế giới: Gordon’s, Beefeater, London, Gilbey’s, Tanqueray, Bombay Sapphire, Old Lady’s, . . . - Tuy Gin không được uống nguyên chất nhưng có thể nói Gin là nhóm rượu được sử dụng pha chế cocktail nhiều nhất với rất nhiều món lừng danh: Marti-ni, Singapore Sling, White Lady, Paradise, . .

lọc, nước trái cây, nước từ ngũ cốc, sinh tố, bia và rượu là chấm hết. Thế thì bạn mất đi những khám phá thú vị rồi đấy. Thức uống giải khát đâu phải chỉ để cung cấp nước cho cơ thể hay để các bạn nếm mùi vị đơn thuần như các thức uống nêu trên. Bạn sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác mà Topaz đem lại. Xin giới thiệu họ rượu đầu tiên trong 8 nhóm rượu được thế giới công nhận - Có 1 nhóm rượu mạnh rất được ưa chuộng nhưng hầu như người ta không bao giờ uống nguyên chất - đó là Gin. Có thể nhiều người không biết về Gin, nhưng Gin thì quá đặt biệt để bạn khám phá về nó. - Được chưng cất từ quả bách xù (Juniper berry) và nhiều loại thảo mộc, Gin tỏa hương rất lạ làm nhiều người lầm tưởng là mùi vỏ bưởi. Hương thơm kỳ lạ nhưng hắt rất mạnh vào mũi nên người ta không uống nguyên chất cũng là vì thế. Thức uống từ Gin được ưa chuộng nhất là Gin Tonic (Tonic là 1 loại soft drink có vị hơi nhẫn, có chứa quinine). - Là 1 nhóm rượu mạnh nên Gin cũng có độ cồn xấp xỉ 40. Hai quốc gia sản xuất Gin chủ yếu của thế giới là Hà Lan và Anh.

Xin gửi đến các bạn yêu thích thức uống những hiểu biết cơ bản về rượu, thành phần góp phần làm cho cocktail, demi-cocktail trở nên hấp dẫn, tạo khẩu vị vô cùng phong phú nhưng cũng riêng biệt cho từng người. Đi vào thế giới của thức uống, bạn như lạc vào 1 khu rừng vậy, đầy những phám phá mới lạ mà bạn chưa từng thấy hoặc chưa từng nghĩ tới. Các bạn nghĩ rằng thức uống hàng ngày như nước

Phần 1: Gin, Tequilla & Vodka

HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG

Page 15: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

29Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công28 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

hay hàn kín. - Sau khi ủ rượu trong thùng gỗ sồi trong thời gian quy định, rượu sẽ dần giảm độ cồn xuống còn xấp xỉ 40 và ngã sang màu vàng óng của hổ phách do thẩm thấu với gỗ sồi. - Các ký hiệu mà ta thường thấy trên chai rượu Brandy như V.S, V.O, V.S.O.P hay X.O để mô tả chất lượng và giá cả rượu có quy ước sau: + V.S (very special): rượu được pha trộn từ khoảng 40 hầm rượu khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 4 năm. + V.O (very old) và V.S.O.P (very superior old pale): rượu được pha trộn từ khoảng 60 hầm rượu khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 4-6 năm. + X.O (extra old): rượu được pha trộn từ khoảng 100 hầm rượu khác nhau, trong đó hầm rượu nhỏ tuổi nhất khoảng 6 năm trở lên.

không phải của 2 vùng trên, mặc dù cùng công thức sản xuất, chất lượng có cao đến đâu cũng chỉ được ghi trên nhãn là Brandy. - Nho thu hoạch làm rượu thường được thu hoạch vào tháng 10 hàng năm. Để có chất lượng nho cao nhất, người trồng nho phải cố gắng thực hiện các yêu cầu sau: nụ nho phải nở muộn để trái nho ngon nhất, trái nho phải chín muộn để tính acid cao, các chùm nho phải cách xa để tránh sâu, nấm. - Tất cả Brandy đều trải qua giai đoạn chưng cất phức tạp (2 lần). Thuật ngữ chuyên ngành rượu hay dùng từ “eaux-de-vie” (nước của cuộc sống) ám chỉ rượu Co-gnac sau giai đoạn chưng cất kép (lúc này rượu có màu trắng trong suốt, độ cồn xấp xỉ 70, không thể uống). Sau đó, rượu này mới được ủ trong thùng gỗ sồi (oak) trong thời gian quy định ít nhất phải 4 năm. Gỗ sồi chỉ cho chất lượng đủ tiêu chuẩn khi cây sồi được ít nhất 80 năm tuổi. Sau khi đốn xuống, cây sồi được để 2-3 năm mới sử dụng. Thùng gỗ sối làm từ 100% gỗ, tuyệt đối không dùng keo hay hóa chất để kết dính

Trong 8 họ rượu được thế giới công nhận thì Brandy là họ rượu được xếp vào loại đắt tiền nhất. Quốc gia sản xuất Brandy lừng danh thế giới chính là Pháp. Chúng ta sẽ tìm hiểu về Brandy và lý do tại sao Pháp vỗ ngực tự hào là đất nước khai sinh của rượu. - Brandy là loại rượu mạnh (tất cả rượu mạnh được gọi là spirit) có độ cồn trung bình 40, được sản xuất qua một quy trình phức tạp, tốn kém. - Rượu được sản xuất từ sự lên men của trái cây, hoa quả, thảo mộc, . . . nhưng phần lớn là từ nho và táo. Thỉnh thoảng chúng ta nghe đến rượu Cognac hay Armagnac, chúng đều là họ rượu Brandy (Cognac và Ar-magnac chính là Brandy nhưng không phải Brandy nào cũng được gọi là Cognac hay Arma-gnac). - Lý giải cho vấn đề trên có thể bắt đầu từ nguyên liệu làm rượu. Miền tây nam nước Pháp có vùng đất tên Cognac (gần Bordeaux) nổi tiếng với một giống nho trắng, nó chỉ cho chất lượng ngon nhất khi trồng tại đây. Rượu được sản xuất từ nho trồng tại vùng này mới được quyền gọi là rượu Cognac. Nhiều người đã thử đem giống này trồng nơi khác, kết quả thu hoạch nho không đủ tiêu chuẩn sản xuất rượu ngon như thế nên dân địa phương cũng chẳng ngại gì giống nho này bị người khác đem đi trồng nơi khác, họ chỉ thêm tự hào mà thôi. Arma-gnac là 1 vùng lân cận Cognac, trồng 1 giống nho khác tương tự nho trắng ở Cognac nhưng chất lượng rượu vẫn được xếp vào loại hàng đầu thế giới (chỉ sau Cognac). Chính phủ Pháp đã đăng ký tên Cognac và Arma-gnac như là 1 sỡ hữu độc nhất cho 2 vùng trên. Từ đó, các loại rượu sản xuất từ nguyên liệu

Phần 2: Brandy, Whiskey và Các loại rượu mùiHƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG

cocktail.

* Có 1 giai thoại về loại cocktail nổi tiếng mang tên Screwdriver (tuốt-nơ-vít): thời nước Nga lừng danh với ngành sản xuất dầu mỏ thế kỷ trước, các công nhân làm việc trên giàn khoan theo quy định tuyệt đối không được uống rượu. Nhưng Vodka đã ăn sâu vào cuộc sống của những người Nga này, họ lén lút uống Vodka bằng cách pha nó với nước ép cam để qua mặt các quản lý. Do Vodka đơn trong suốt, không màu và không mùi, họ đã thưởng thức được Vodka bằng 1 cách khác. Từ đó, cock-tail pha trộn giữa Vodka và nước ép cam ra đời, mang tên Screwdriver, ám chỉ về sự sáng tạo của các công nhân giàn khoan trên.

- Các nhãn hiệu Vodka nổi tiếng thế giới: Smirnoff, Skyy, Absolute, Stolichnaya, . . .

là Водка, bắt nguồn từ Вода nghĩa là “nước nhỏ”. Rượu shōchū của Nhật Bản thường được gọi không chính thức là “vodka Nhật”. Rượu baijiu của Trung Quốc thường được gọi không chính thức là “vodka Tàu”. Ở Việt Nam có một số sản phẩm của Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội mang nhãn hiệu “Vodka Hà Nội” là một thứ rượu gạo lên men có độ cồn là từ 29% đến 39% và nhãn hiệu “Vodka New Rice” (“Lúa mới”) có độ cồn là 45%. - Nghe qua cái tên Vodka, hầu hết chúng ta sẽ liên tưởng đó là 1 cái gì xuất thân từ Nga (Liên Xô cũ) và các vùng Đông Âu lân cận. Đúng như vậy, Vodka là 1 trong 8 nhóm rượu mạnh được công nhận của thế giới, sản xuất đầu tiên tại Liên Xô và Ba Lan vào đầu thế kỷ XII. - Người Pháp thì vỗ ngực xưng tên với Brandy, trong khi Vodka là niềm tự hào của người Nga. Tuy nhiên, không được thiên nhiên đặc ân như Pháp với giống nho đặc sắc vùng Cognac hay Armagnac, các cường quốc về Vodka giờ đây không chỉ có Nga mà còn có Mỹ, Thụy Điển, . . . - Có độ cồn trung bình 40, Vod-ka được chưng cất từ nguồn nguyên liệu khá phong phú: lúa

mì, bắp, khoai tây, củ cải đường, . . . Có nhiều người thắc mắc, các loại rượu nổi tiếng của Việt Nam như Đế Gò Đen, Hương Nếp Vàng, Bàu Đá, . . sao không nghe nhắc tới trong chuyên ngành về rượu. Xin thưa, rượu Việt Nam không có tên trên bản đồ hàng trăm loại rượu trên thế giới. Nếu phải xếp nhóm cho các loại rượu từ gạo, nếp của Việt Nam, có thể xem Vodka là nhóm gần nhất. - Có 1 sự thật ở Nga, hầu như không ai không uống Vodka. Lý giải cho nguyên nhân trên: đất nước này lạnh giá quanh năm, rượu Vodka được xem là thức uống hàng ngày để giảm cái lạnh. Món khoái khẩu nhất của người Nga và các nước Đông Âu là ăn trứng cá muối cùng uống với Vodka ướp lạnh. - Vodka phân làm 2 loại: vod-ka đơn (clear Vodka) và Vodka mùi (flavoured Vodka). Vodka là loại rượu trong suốt, không màu, riêng Vodka đơn thì không cả mùi vị (khi uống, chúng ta chỉ cảm nhận được độ nồng của rượu, không có mùi đặc trưng). Để phong phú chủng loại cho Vodka, người ta cho thêm nguyên liệu như chanh, cam, mật ong, tiêu, . . . vào Vodka tạo ra các chủng Vodka mùi. - Cánh thưởng thức Vodka: uống ướp lạnh hay pha chế 1 số

Page 16: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

31Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công30 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

whisky từ 1 lò duy nhất để đảm bảo chất lượng ổn định. Do giới hạn về công suất lò, nguồn nguyên liệu đắt và hương vị thơm hơn, giá bán của Single malt bao giờ cũng cao hơn các loại nêu trên. Grain là tên loại Whisky được sản xuất từ lúa mạch mà thông thường là sử dụng thiết bị chưng cất cột được gọi là “kiểu Coffey”.Rye là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ lúa mạch đen, ít nhất là 51%. Bourbon là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ bắp (ít nhất là 51%) và được chưng cất với tối đa là 81 phần trăm thể tích rượu, đổ vào thùng chứa với tối đa là 63 phần trăm thể tích rượu. Phân loại theo quy trình sản

xuất Mặt khác tên gọi một phần cũng thể hiện rõ quy trình sản xuất của từng loại Whisky: Single là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Scotland: Single-Malt-Whisky). Straight cũng là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whiskey của Mỹ) Blend là một loại Whisky đã được pha trộn. Trong lúc sản

Từ Whisky được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1736 xuất phát từ usisge beatha trong tiếng Gaelic tại Scotland hay từ uisce beatha trong tiếng Gaelic tại Ire-land và có nghĩa là “nước của cuộc sống” (uisge/uisce: “nước”, beatha: “sống”). Khái niệm này đã phổ biến ngay từ thế kỷ 16 / thế kỷ 17 nhưng thời đấy người ta hiểu đấy không chỉ riêng là Whisky mà còn là những loại rượu chưng cất khác có thêm đồ gia vị. Whisky được bán trên thị trường dưới nhiều tên khác nhau, trong đó một phần là tên loại ngũ cốc được dùng để sản xuất Whisky: Malt là loại Whisky được làm từ mạch nha. Malt whisky: ( còn gọi là

blended malt whisky hay Vat-ted malt whisky hay Pure malt whisky) Làm từ lúa mạch, lúa mạch được làm cho nảy mầm để tạo ra đường để tạo ra mạch nha, sau đó được sấy khô, cho lên men, chưng cất qua 2 lần rồi được ủ trong thùng gỗ sồi.Nhóm này được làm bằng cách pha trộn nhiều malt whisky từ nhiều lò chưng cất khác nhau. Single malt whisky: Cách làm giống như malt whisky nhưng người ta chỉ được phép lấy malt

dụng trong cả giới bình dân và quý tộc. Napoléon: Tuổi trên 10 năm. Napoléon không liên quan gì đến hoàng đế Napoléon của Pháp, mà chỉ mang nghĩa là

“Hoàng đế của các lò rượu”. Cordon Blue, Anniversary, Re-serve Prince Hubert: tương tự Napoléon. X.O. (Extra Old): Khá đắt, tuổi thường trên 20 năm, chất lượng cao.

Extra, Extra Veille hay Grande Reserve: loại đặc biệt hiếm quý. Tuổi từ 45 năm trở lên. Uýt ki (tiếng Anh, tiếng Pháp): Whisky, tại Ireland và phần lớn nước Mỹ là Whiskey) là một loại đồ uống có chứa cồn được sản xuất từ ngũ cốc bằng cách lên men và chưng cất.

HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG

Brandy hoa quả là tên gọi chung cho tất cả các loại bran-dy lên men từ các loại trái cây nói chung trừ nho. Brandy hoa quả, trừ loại làm từ dâu, thường là làm từ các loại quả dùng để lên men rượu. Dâu không đủ độ ngọt để làm ra vang có đủ nồng độ cồn cần thiết để chưng cất và vì vậy thường được ngâm trong rượu mạnh để chiết lấy vị dâu và hương thơm.

Các ký hiệu A.C.: Rượu có 2 năm ngâm trong thùng gỗ Rượu Martell V.S. 3 sao 3 Stars (3 sao, tương đương với V.S.-Very Special): Loại rượu tương đối trẻ tuổi, từ 3 đến 5 năm. Giá rẻ, được tiêu thụ nhiều. V.S.P. - Very Superior Pale: ít nhất 2 năm tuổi trong thùng gỗ V.S.O.P. (Very Special Old Pale): Tuổi từ 7 đến 10 năm. Màu vàng nhạt. Đắt vừa phải nên khá phổ

hơn và vì vậy, giảm bớt chi phí cho vận chuyểnRượu brandy được ngâm trong thùng gỗ nhằm cho phép ôxy hoá nhẹ rượu, brandy ngấm màu của gỗ để trở thành màu hổ phách và hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ.

PHÂN LOẠI: Brandy có 3 loại chính: Brandy nho: Được chế biến từ nước nho lên men, nước nho ép chứ không có thịt hay vỏ quả nho. Loại rượu này thường có thời gian lưu trữ khá dài trong thùng gỗ sồi để lên màu thêm mùi vị và trở nên ngon hơn. Rượu brandy nho ở Mỹ chủ yếu sản xuất ở Califonia: Christian Brothers, Coronet, E&J, Korbel, và Paul Masson Armagnac: loại Brandy cao tuổi nhất ở Pháp Cognac hay cô nhắc Lourinhax: thịnh hành ở Bồ Đào Nha Brandy táo: (Loại Grappa của Italia và Marc của Pháp là hai điển hình của loại brandy này)

là loại brandy được làm từ thịt quả, vỏ, thân và phần còn lại của quả nho sau khi đã ép lấy nước, do đó có vị gắt nên phải thời gian ủ khá dài. Brandy táo thường có thời gian lưu trữ trong thùng gỗ tối thiểu nên có hương vị nồng đậm và có mùi vị đặc trưng của loại nho được chế biến đã bị mất đi ở brandy ủ lâu năm trong thùng gỗ.

- Nút chai rượu Brandy phải được đóng bằng nút bần (một loại gỗ đặc biệt, có cả 1 ngành công nghiệp sản xuất nút bần cho Brandy). Đặc điểm của nút chai này sau khi đóng chai sẽ dãn nở khít chặt miệng chai tuyệt đối không cho không khí thẩm thấu. Lưu ý: chai rượu Brandy khi lưu trữ chỉ nên để đứng, không để nằm ngang vì rượu sẽ bị thấm vào nút bần sẽ bị hỏng mùi. - Các nhãn hiệu Cognac nổi tiếng: Hennessy, Rémy Martin, Martell, Camus, Courvoisier, Prunier, Otard, . . . - Các nhãn hiệu Armagnac nổi tiếng: Chabot, Larressingle, Jan-neau, . . . - Brandy có thể thể uống nguyên chất trong ly Brandy Snifter (nên tráng nóng để tăng mùi vị), pha với soft drinks như nước suối, soda, coke, tonic, . . . và đá trong ly old fashioned hoặc pha 1 số cocktail Brandy là tên gọi chung của các loại rượu mạnh được chế biến từ sự chưng cất của rượu vang hoặc từ trái cây nghiền nát rồi ủ lâu trong thùng gỗ một thời gian (ít nhất là hai năm). Sau đó được làm giảm nồng độ

rượu bằng cách pha thêm nước cất. Rượu brandy đặt tên theo gốc tiếng Hà Lan brandewijin (burned-wine, rượu đã cháy) xuất phát từ một thương gia Hà Lan

gốc Đức tên là Den Helk-enwijk, người chuyên

buôn rượu chát từ Pháp sang Hà Lan. Ông đã sáng tạo ra cách chưng cất cách thủy rượu

vang chát, hình thành nên một loại rượu mạnh hơn về nồng độ,

có thể tích ít

Page 17: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

33Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công32 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

SAMBUCA Rượu mùi từ hoa sambucus nổi tiếng của Italia, trong suốt, không màu và thơm.

COFFEE LIQUOR Rượu mùi cà phê. Tên này dùng chung cho nhóm rượu từ cà phê, chỉ có 2 thương hiệu lừng danh thế giới có tên riêng: Kahlúa (Mexico) và Tia Maria (Jamaica).

CURACAO Rượu mùi sản xuất từ Cognac kết hợp hương thơm của vỏ cam. Loại curacao có 3 màu dùng cho chế biến nhiều loại cocktail có hiệu ứng màu sắc: blue curacao, orange curacao và white curacao (còn gọi là triple sec).

MARASCHINO Rượu mùi quả anh đào, không màu, trong suốt, xuất xứ từ Italia.

ADVOCAAT Rượu mùi kết hợp giữa Brandy và lòng đỏ trứng gà (eggfolks), cream và đường. Tương tự như Bailey’s, Advocaat thường dùng pha chế thức uống cho nữ như cocktail mang tên Snow Ball.

AMARETTO Rượu mùi hạnh nhân (almond) và vanilla nổi tiếng do Italia sản xuất đầu tiên trên thế giới.BAILEY’S IRISH CREAM

Rượu mùi kết hợp giữa whis-ky, cream, dừa, chocolate, cof-fee, . . . lừng danh của Ireland chuyên chế biến thức uống cho nữ giới.

MANGO LIQUOR Rượu mùi xoài có màu vàng tươi bắt mắt.

STRAWBERRY LIQUOR Rượu mùi dâu tây màu đỏ rất đẹp và thơm

MIDORI Rượu mùi dưa (nhiều loại dưa) đặc sắc của Nhật có màu xanh lá nhạt rất quyến rũ.

HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNGHƯƠNG VỊ CUỘC SỐNGcordial - Mỹ) là nhóm phong phú nhất về chủng loại. Nếu phải chia từng loại theo nguyên liệu sản xuất rượu thì không thể nào kể hết loại rượu mùi trên thế giới khi các nhà sản xuất hàng đầu thế giới liên tục công bố sản phẩm rượu mùi mới của họ. Đặc tính của rượu mùi đa dạng về màu sắc, hương vị và nguyên liệu (hoa, trái cây, thảo mộc, vỏ cây, rễ cây, hạt, . . .),có độ cồn trung bình 25-55. Thường thì không bao giờ chúng ta uống rượu mùi nguyên chất vì mùi rất đậm đặc. Trường hợp Bailey’s Irish Cream (thường được gọi tắt là Bailey’s) là 1 trong số rất ít rượu mùi được thưởng thức

riêng lẻ. Nếu chúng ta thưởng thức rượu mạnh đơn thuần là uống nguyên chất hay pha với chút soft drinks hoặc uống với đá, có lẽ chúng ta chưa thấy hết sự lý thú của thức uống. Chính rượu mùi là thành phần làm cho thế giới thức uống trở nên đa dạng, mới mẻ và hấp dẫn tuyệt vời cho chúng ta.

lò nấu rượu khác nhau) hay Pure (tên không thống nhất có nghĩa là Blend hay Vatted) vẫn còn thông dụng. Các tên khác cask strength (độ mạnh thùng): Sau khi được trữ trong thùng người ta không cho thêm nước vào Whisky nữa để đạt đến một nồng độ rượu nhất định. Nồng độ rượu của những loại Whisky này khác nhau vì thay đổi tùy theo thời gian trữ, điều kiện môi trường, chất lượng của thùng chứa và nồng độ rượu của phần cất nguyên thủy. vintage (năm sản xuất): Loại Whisky được sử dụng có nguồn gốc từ năm được ghi chú. single cask (thùng riêng lẻ): Loại Whisky này có nguồn gốc từ một thùng rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Scotland). single barel (thùng riêng lẻ): Loại Whisky này có nguồn gốc từ một thùng rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Mỹ). Các tên gọi Scotch, Irish hay American tất nhiên là thể hiện xuất xứ của sản phẩm. Một số tên gọi xuất xứ này được luật pháp bảo vệ và gắn liền với một số điều kiện nhất định (thí dụ như tuổi tối thiểu). Trong 8 nhóm rượu, nhóm rượu mùi (liqueur/liquor - Anh,

xuất (blending) nhiều loại Whisky khác nhau từ nhiều lò nấu rượu khác nhau được pha vào với nhau. Trong một số sản phẩm có đến 70 loại Whisky khác nhau. Pot Still là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng loại bình nấu cổ điển (thường dùng cho một số loại Whiskey của Ireland). Pure Pot Still là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng mạch nha trong các bình nấu rượu cổ điển (thường dùng cho một số loại Whiskey riêng lẻ của Ire-land). Trước năm 2005 các tên Vatted (pha trộn Malt-Whisky từ nhiều

Trong phạm vi giới thiệu cơ bản về rượu mùi, xin trao đổi với các bạn một số rượu mùi phổ biến dùng trong pha chế cocktail và demi-cocktail.

Page 18: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

35Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công34 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

* Các nhà sản xuất rượu mùi lừng danh thế giới: Marie Brizard, Cusenier (Pháp), Bols, De Kuyper (Hà Lan). B-52 (B52 hay Bifi) là tên gọi của một loại cocktail ngắn nhiều tầng bao gồm một phần rượu hương cà phê, một phần rượu Baileys Irish Cream và một phần rượu hương cam Le Grand Marnier. Khi được pha chế một cách thích hợp và chính xác thì ly rượu cocktail này sẽ có ba tầng ba màu rõ ràng. Sự chia tầng này do mật độ rượu khác nhau của ba loại rượu được dùng.

COINTREAU Rượu mùi độc quyền của Pháp, sản xuất từ vỏ cam. Đặc trưng hình dáng chai rượu là hình vuông.

GALLIANO Rượu mùi sản xuất từ hạt ani lừng danh của vùng Milan (Ita-lia), có màu vàng nhạt và mùi thơm rất quyến rũ.

CREME DE MENTHE Rượu mùi chưng cất từ lá bạc hà. Loại rượu mùi này có 2 màu đặc trưng: trắng và xanh.

DOOLEY’S Rượu mùi độc quyền của Đức, sản xuất từ Vodka, cream và quả toffee (loại quả dùng sản xuất kẹo toffee nổi tiếng).

PASSION FRUIT LIQUOR Rượu mùi sản xuất từ chanh dây (hay còn gọi là quả lạc tiên).

CAMPARI Rượu mùi màu đỏ rực rỡ, độc quyền của Italia, có vị nhẫn và mùi quinine (quinine là 1 chất dùng trong chế tạo thuồc chống sốt rét).

CREAM DE BANANE Rượu mùi màu vàng nhạt có mùi thơm của chuối.

CHERRY BRANDY Rượu mùi sản xuất từ Brandy và quả anh đào, có màu đỏ gợi cảm.

HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG

PEACH LIQUOR Rượu mùi quả đào với món cocktail nổi tiếng Sex On The Beach.

BENEDICTINE Rượu mùi thảo mộc kết hợp nhiều loại vỏ cây, rễ cây, độc quyền của Pháp. Cho đến hôm nay, công thức chính xác sản xuất rượu mùi này vẫn trong vòng bí mật. Tương truyền, khi xuất hiện, Benedictine là loại rượu dùng để dâng lễ trong nhà thờ nên chai Benedictine luôn có từ “D.O.M” (Deo Op-timo Maximo - dành cho Chúa điều tốt đẹp nhất vĩ đại nhất).

MALIBU Rượu mùi dừa kết hợp Rum trắng xuất xứ từ Nam Mỹ.

GRAND MARNIER Rượu mùi độc quyền của Pháp do kết hợp giữa Cognac và vỏ cam. Điểm đặc biệt của Brand Marnier là chai hình hồ lô.

CREME DE CASSIS Rượu mùi quả dâu rừng đen (black currant).

PARFAIT AMOUR Rượu mùi đặc sắc màu tím violet sản xuất từ vỏ cam, vỏ chanh, vanilla và nhiều loại thảo mộc. Parfait Amour đẹp và thơm ngay như tên gọi của nó: Tình Yêu Tuyệt Vời.

APRICOT BRANDY Rượu mùi sản xuất từ Brandy và quả mơ, có màu vàng cam rất hấp dẫn.

DRAMBUIE Rượu mùi rất thơm kết hợp giữa whisky của Scotland, mật cây và vài loại thảo mộc.

CREME DE CACAO Rượu mùi choco-late đặc sắc kết hợp vanilla, rất nổi tiếng với cocktail mang tên Grasshoper và Brandy Alexandre.

(Sưu tầm).

Page 19: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

37Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công36 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

“NHƯ THẾ MỚI LÀ Lẳng lặng nhìn hai gã đàn ông quá say, người đàn bà cúi xuống, nhặt những chiếc bát đặt lên bàn, rồi lẳng lặng mở nút cái can nhựa cao đến hai gang tay, nghiêng can rót rượu đầy tràn hai miệng bát.

Xong xuôi, lại trở về chỗ, lẳng lặng nhìn bâng quơ ra rặng núi giăng ngang trước mặt.

Thấy cảnh lạ lùng, mình thì thầm hỏi anh bạn xem chuyện gì đang xảy ra.

Thì ra hai gã đàn ông này chính là “tình địch” của nhau, theo cái cách định nghĩa ngu ngốc của người dưới xuôi chúng ta. Một anh là chồng, còn một anh là người yêu cũ của người đàn bà đang ngồi đây.

Nhìn kỹ ra thì cô vẫn còn khá trẻ, nhưng vẻ tiều tụy và cam chịu, làm cho ta nghĩ rằng đấy đã là một thiếu phụ nhan sắc đang tàn.

Chiều tối ngày hôm qua họ đã xuống đến chợ. Như nhiều đôi khác, hai vợ chồng này buộc ngựa vào một góc bên quán, ăn một bữa no nê rồi chia tay nhau.

Sáng hôm nay, họ lại tìm về quán cũ theo lệ thường, để rồi sẽ lại ăn một bữa, trước khi túc tắc dắt ngựa đi về.

Thế nhưng lần này, cô vợ không về quán một mình, mà dẫn theo anh người yêu cũ.

Thế là ba người ngồi cùng nhau. Hai người đàn ông và một người đàn bà.

Anh bạn mình ngồi xây mặt ra cửa, nhưng căng tai về phía bàn bên để nghe và cố hạ giọng dịch cho mình nghe, từng câu nhát gừng đứt quãng của người đàn ông, đang vừa nói vừa

Bình sinh, cho đến bây giờ đã sang bên kia dốc cuộc đời, mình vẫn thường tự cho mình là kẻ không đến nỗi phải xấu hổ, với danh phận của một thằng đàn ông.

Trong mắt vợ, mình là một người đàn ông đích thực, đáng để chăm sóc yêu chiều. Trong mắt mình, mình là thằng đàn ông hơn rất nhiều thằng đàn ông khác.

Mặc kệ chuyện thiên hạ thờ ơ với thiên phận đàn ông, riêng mình, thầm tự đắc về cái chất đàn ông của mình.

Ấy thế mà bỗng có một ngày đẹp trời, trên một phiên chợ vùng cao, mình bị choáng váng vì tự thấy xấu hổ với mình, khi ngồi nghe trộm câu chuyện của hai người đàn ông xa lạ.

Bên một chiếc bàn gỗ mốc thếch, mình ngồi uống rượu với một người bạn.

Anh này thạo nhiều thứ tiếng dân tộc, vì đã một thời chuyên đi thu mua nấm rừng, thảo quả trong các bản làng, xuất sang Trung Quốc.

Bàn bên cạnh, có hai người đàn ông mặc quần áo chàm, vừa nốc từng bát rượu đầy, vừa chằm chằm nhìn vào mặt nhau.

Ngồi né ra xa một chút, là một người phụ nữ váy áo thêu xanh đỏ, khắp người đeo không biết bao nhiêu vòng bạc lủng lẳng.

Suốt đến gần nửa tiếng đồng hồ, chỉ thấy có một anh chàng nói, khi thì giận dữ khi thì nghẹn ngào, có lúc lại đắm chìm trong ưu tư như bị men rượu nhấn chìm.

Can rượu to trên bàn đã vơi quá nửa, bỗng hai người đàn ông ôm chầm lấy nhau, nức lên rưng rức.

Cái bàn ọp ẹp chao nghiêng làm hai bát rượu đổ tóe ra sàn.

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

- ...............- Mày là thằng tốt số nhất đời!. Mày sinh vào lúc nào mà mày lấy được vợ mày?. Mày thật là có cái tội to!. Hôm nay tao định đánh mày, tao thương con vợ mày quá!.- ................- Lần này tao mang hai bao ngô giống. Tao không bán nữa. Mày mang về đi mà trồng. Phiên chợ sau tao gửi phân bón vào cho!.- .................- Đến kỳ ngô ra bắp tao bảo mày cách đặt bẫy. Tao có bài thuốc, bẫy sập là lợn rừng ngấm thuốc không chạy được đâu!. Tao sẽ cho mày!. Nếu nhím sập bẫy, mày bắt nguyên cả con mang ra chợ. Có người mua ngay. Ba cái dạ dày nhím sống, là đổi được một con lợn giống to!..- ................- Mày không được lười. Mày đói thì tao kệ mày, nhưng vợ mày thiếu thóc, thiếu ngô là tao đánh mày đấy!.- ..............- Thằng Xín Thau kia!. Mày có phải là thằng đàn ông hay không?..- ..............Nhìn hai gã đàn ông gục đầu vào nhau, rưng rức khóc trên hai bát rượu đã cạn khô, mình thấy thật là khó tả.

Nhìn sang người đàn bà lẳng lặng ngồi bên, tôi không đọc được những ý nghĩ gì đang ẩn hiện trong đầu cô ta.

Phải chăng là vừa hạnh phúc vừa tủi thân, phải chăng là vừa ái ngại vừa thương xót cho cả hai gã đàn ông của cô?...

Rất lâu về sau, một lần mình đem câu chuyện này kể cho vợ nghe.

Vợ mình thở dài, cầm cái điều khiển tắt phụt màn hình vô tuyến, đang lải nhải vô duyên và bâng quơ nói:

- Đàn ông như thế mới là đàn ông!..

(Sưu tầm).---------------------------------------* Hình ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết và được lấy từ Diễn đạt phuot.vn, do các thành viên của Diễn đàn ghi lại, trong các chuyến đi.

uống một cách đầy bức xúc.

Anh bạn mình còn phải tóm tắt cả câu chuyện đã xảy ra trước khi tôi hỏi, thế nhưng vẫn theo kịp được khúc sau, vì anh kia cứ nói một câu lại uống một hớp, rồi lại gật gật cái đầu, như đang cố vắt ra các ý nghĩ lộn xộn, nằm đâu đó bên trong óc mình.

Mình vừa nín thở để nghe và cố sắp xếp các lời dịch của anh bạn. Cuối cùng, thì mình hiểu được đại khái câu chuyện giữa hai người đàn ông: Một người chỉ nói, vừa nói vừa nghẹn ngào, một người cúi gằm mặt xuống vừa nghe vừa cắn chặt hàm răng. Bỏ qua những câu vòng vo mà mình không nhớ, mà cũng không hiểu hết ý, thì tóm tắt lại là như sau:

- Thằng Xín Thau kia, mày uống hết cái bát ấy đi rồi nghe tao nói. Suốt đêm qua tao đau tức cái tim, đau quặn cái ruột. Tao đi theo vợ mày về đây tìm mày!.- ............

- Cái ngày bố mày theo ông thầy cúng, đưa mày đến đón vợ mày về, tao buồn muốn chết. Tao đã bắn hết cả một túi thuốc, nhồi hết đạn chì thì nhồi sỏi sạn vào mà bắn. Đáy nòng vỡ ra, sẹo trên má tao vẫn còn đây này!.- ............- Sau khi cưới, vợ mày nó bảo rằng tao đừng buồn, mày thương vợ lắm. Tao tin nó quá, thế là tao vui!.- ..............

- Phiên chợ trước, tao được tin nhắn là phiên này vợ chồng nhà mày sẽ đi. Tao đắp vội mấy khúc bờ ruộng cho xong, tao bỏ cái đám cưới trong bản để ra đây gặp vợ mày!.- .............- Mày phải biết. Khi đi ra chợ tao vui quá, bỏ không bắn hai con chim to trên cành, bỏ không bắn một con nhím to trong bụi. Tao chỉ nghĩ đến cái lúc được gặp vợ mày. Thật đấy. Tao vẫn còn thương con vợ mày lắm mà!.- .............

- Đến lúc tao tìm được con vợ mày, tao vui đến chảy cả nước mắt. Tao lại hát lại cái bài, mà ngày xưa lần đầu, tao hát vào bên tai con vợ mày, cái đêm đầu tiên tao gặp được nó!.- ..............- Thế mà, dắt nhau đi rồi, đèn tao chiếu vào tận mặt, mà tao không còn nhận ra nó là cô con gái đẹp nhất bản. Giàng ơi!. Ngày xưa cái mặt ấy tròn như trăng rằm, hai cái vú nó tròn to như hai quả dưa chín, cái tay nó đẹp như mình con trăn trên cây, tiếng nó cười hay như chim hót làm nắng cũng cười theo, cái váy nó thơm như hoa rừng làm bướm cũng bay theo!.- ..............- Giàng ơi!. Đêm qua tao chỉ thấy mặt nó cong méo như trăng hạ tuần, ngực nó nhăn như hai quả bí héo. Nó không cười, nó chỉ muốn khóc. Tao đau cái tim tao quá!. Giàng ơi!.- ................- Mày nói đi!. Là thằng đàn ông, mắt mày có nhìn thấy vợ mày nó khổ hay không? Là thằng đàn ông, mày có thấy vợ mày nó buồn hay không?.

ĐÀN ÔNG”...HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG

Page 20: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

39Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công38 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

lỗi dịch thuật. Ngày 4/10/1945 thống tướng Mac-Arthur có một cuộc họp với một số thành viên nội các Nhật Bản. Lúc buổi họp sắp kết thúc, một quan chức cao cấp Nhật hỏi liệu Tư lệnh Tối cao có chỉ dẫn gì để kiến thiết chính phủ không. Trong khi dịch trả lời của MacArthur, người phiên dịch đã dịch sai từ “kiến thiết” thành “hiến pháp”. Quan chức Nhật Bản ra về, đinh ninh rằng Tư lệnh Tối cao đã yêu cầu phía Nhật phải viết Hiến pháp mới. Đầu tháng 2/1946 phía Nhật Bản viết ra một dự thảo Hiến pháp, nhưng MacArthur đã không chấp nhận, coi đó chẳng qua chỉ là bổn cũ soạn lại của Hiến pháp Minh Trị, không đáp ứng nhu cầu dân chủ hoá nước Nhật và không phản ánh quan điểm của công luận. Cuối cùng MacArthur đã ra lệnh cho văn phòng của mình tự thảo ra Hiến pháp mới cho Nhật Bản sao cho kịp xong trước phiên họp ngày 26/2/1946 của Đồng Minh bởi ông không muốn các nước Đồng Minh khác nhúng tay vào nội tình Nhật Bản. Thừa lệnh MacArthur, trưởng ban Nhà nước trong tổng hành dinh của MacArthur, thiếu tướng kiêm luật sư Courtney Whitney đã thành lập một hội đồng gổm 25 người có nhiệm vụ phải thảo ra hiến pháp trong vòng một tuần. Ba người trực tiếp chấp bút cho bản dự thảo hiến pháp này là thiếu tướng Whitney, trung tá kiêm luật sư Milo Row-ell, và thông dịch viên Beate Sirota Gordon (1923 – 2012). Năm đó bà Beate Sirota Gordon là một thiếu nữ 22 tuổi.Beate Sirota Gordon năm 22 tuổi (1946) Bà Beate Sirota Gordon là người gốc Do Thái, con gái độc nhất của danh cầm piano Leo Sirota (1885-1965), và là cháu gọi nhạc trưởng Jasha Horenstein (1898-1973) bằng cậu. Bà đã sống và học tại Tokyo 10 năm (1929 – 1939) khi cha bà được mời làm giáo sư piano tại Nhạc

Tư lệnh Tối Cao của Các Lực lượng Đồng Minh (Supreme Commander of Allied Powers). Quân đội Mỹ chiếm đóng toàn bộ Nhật Bản và vùng trước kia thuộc Nhật ở Micro-nesia. Tướng Douglas MacArthur ký văn bản chấp nhận Nhật đầu hàng không điều kiện trên chiến hạm USS Missouri ngày 2/9/1945 Chân ướt chân ráo tới Tokyo ngày 30/8/1945, thống tướng MacArhur đã lập tức ban bố 2 lệnh ngắn gọn: “1. Quân nhân và nhân viên lực lượng Đồng minh không được tấn công người Nhật. 2. Quân nhân và nhân viên lực lượng Đồng minh không được ăn thực phẩm ít ỏi của người Nhật.” Ngay từ hội nghị Potsdam, tướng Douglas MacArthur đã nói để đạt mục đích dân chủ hóa nước Nhật, thì cần sửa đổi Hiến pháp Minh Trị 1889. Khi nói câu đó ông không ngờ rằng trách nhiệm này cuối cùng đã được trao vào tay ông, và trên thực tế, chỉ sau đó vài tháng, văn phòng của ông đã viết ra một bản hiến pháp hoàn toàn mới mà người Nhật cho tới giờ vẫn thực thi không sai một dấu chấm dấu phẩy. Vậy mà câu chuyện về sự ra đời của bản Hiến pháp 1946 của Nhật Bản lại bắt đầu khá lạ lùng: từ một

Trong tuyên bố Potsdam ngày 26/7/1945 buộc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có đoạn: “Nhà nước Nhật phải gỡ bỏ mọi cản trở các xu hướng dân chủ trong nhân dân Nhật. Tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do tư tưởng cũng như sự tôn trọng nhân quyền phải được thiết lập.” Tuyên bố Potsdam còn chỉ rõ Nhật Bản hậu chiến sẽ phải chịu sự chiếm đóng của Đồng Minh (1945 – 1952). Ngày 15/8/1945 lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Nhật được nghe tiếng nói của Thiên hoàng trên đài truyền thanh. Đó là lời Nhật hoàng tuyên bố nước Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Harry Truman đã bổ nhiệm thống tướng (General of the Army) Doug-las MacArthur (1880 – 1964) làm

trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, xã hội vì lý do chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, địa vị xã hội hay xuất thân gia đình.” Điều 24 có đoạn: “Hôn nhân phái dựa trên sự đồng ý của cả hai giới, và hợp tác trên cơ sở quyền bình đẳng của vợ và chồng. Về chọn người kết hôn, các quyền sở hữu trong hôn nhân, thừa kế, chọn chỗ ở, ly hôn và các vấn đề khác liên quan tới hôn nhân và gia đình, pháp luật phải được thực thi trên quan điểm tôn trọng phẩm giá và quyền bình đẳng giới tính.” Đây là lần đầu tiên trong lịch sử phụ nữ Nhật được hưởng những quyền như vậy. Sau những buổi bàn thảo quyết liệt vào tháng 3/1946, phía Nhật Bản cuối cùng đã chấp nhận dự thảo hiến pháp do phía Mỹ soạn, sau vài sửa đổi nhỏ. Tướng Whitney còn nói rằng nếu nội các Nhật không có khả năng đưa ra một quyết định thích hợp, tướng MacActhur sẽ đem bản dự thảo này ra trưng cầu dân ý. Nhật hoàng Hirohito (1901 – 1989) tuy mất quyền, nhưng vẫn giữ được ngai vàng, đã viết thư trả lời chính thức ủng hộ bản hiến pháp mới. Mùa thu năm 1946, đại đa số nhân dân Nhật Bản đã bỏ phiếu ủng hộ các đại biểu tán thành bản hiến pháp mới. Ngày 3/11/1946 Nhật hoàng chính thức công bố hiến pháp mới trước nghị viện. Đúng 6 tháng sau, bản hiến pháp chính thức có hiệu lực. Từ đó ngày 3/5 hàng năm đã trở thành ngày nghỉ lễ có tên Ngày Hiến pháp. Sự ra đời của bản hiến pháp năm 1946 đã đặt nền móng pháp lý cho một Nhật Bản hiện đại. Theo sử gia D. Clayton, người viết tiểu sử tướng MacArthur, lịch sử đánh giá công lao của tướng MacArthur trong việc tái thiết nước Nhật hậu chiến còn hơn là một trong những quân nhân kiệt xuất nhất của Hoa Kỳ trong chiến tranh.

hoàn toàn. Hoàng gia không được có bất cứ sở hữu, nhận hay tặng quà cáp gì nếu không được quốc hội chấp thuận. Trong 103 điều khoản, bản hiến pháp dành 31 điều khoản (Chương III, Điều 10 – 40) cho “các quyền tự do căn bản của con người” (lời của tướng MacArthur), bao gồm hầu hết các điều khoản về quyền tự do Mỹ. Điều 19 bảo đảm không được vi phạm tự do tư tưởng và tự do lương tâm. Điều 21 khẳng định “Quyền tự do hội họp và lập hội cũng như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tất cả các quyền tự do biểu hiện khác được đảm bảo. Không được kiểm duyệt, không được vi phạm bí mật của mọi hình thức thông tin.” Điều 34 nghiêm cấm bắt giữ người vô cớ. Điều 35 cấm xâm phạm chỗ ở, lục soát và tịch thu giấy tờ và tài sản của người dân mà không có trát cụ thể của toà chỉ rõ lý do, địa điểm và đồ vật cần khám xét. Điều 40 khẳng định người dân có quyền kiện nhà nước để được bồi thường nếu bị bắt giữ oan. Độc đáo nhất là Chương II. Chương này chỉ vẻn vẹn có một điều khoản, Điều 9, chỉ rõ nhân dân Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh khỏi chủ quyền của quốc gia, vĩnh viễn không sử dụng vũ lực hay đe doạ bằng vũ lực khi giải quyết các tra-nh chấp quốc tế (Chú thích (2) tại đây còn ghi rõ: Để bảo đảm thực thi điều khoản này không bao giờ được duy trì lục quân, hải quân, và không quân cũng như tiềm năng chiến tranh khác. Quyền tham chiến của quốc gia sẽ không được thừa nhận). Điều khoản này đã có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng lên sự phát triển của nước Nhật sau chiến tranh.Riêng về phần mình, bà Beate Siro-ta Gordon đã thêm điều khoản 14 và 24 về quyền bình đẳng của con người và bình đẳng nam nữ trong hôn nhân. Điều 14 có đoạn:“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không được có bất cứ phân biệt nào

viện Hoàng gia ở đây. Năm 1939 bà sang Mỹ học và năm 1943 tốt nghiệp cử nhân ngôn ngữ hiện đại. Tháng 1/1945 bà trở thành công dân Hoa Kỳ. Trong Đệ nhị Thế chiến bà mất liên lạc với cha mẹ ở Nhật, nên ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc bà đã lên đường sang Nhật tìm gia đình. Đến Tokyo vào mùa Giáng sinh năm 1945, bà là phụ nữ ngoại quốc thường dân đầu tiên đặt chân tới nước Nhật hậu chiến. Thông thạo 6 ngôn ngữ Nhật, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, bà được thuê làm phiên dịch cho tổng hành dinh của tướng MacArthur.

Bà Gordon kể lại rằng bà đã phải ngồi xe jeep phóng tới các thư viện ở Tokyo, khi đó còn rất tiêu điều sau chiến tranh, để mượn các bản hiến pháp của các nước đem về cho hội đồng nghiên cứu. Những thành viên khác của hội đồng tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến. Sau một tuần hầu như không ngủ, hội đồng dự thảo hiến pháp của tướng MacArthur đã viết ra một văn kiện hoàn toàn mới và tiến bộ. Trong bản hiến pháp năm 1946 này, Nhật hoàng được coi là biểu tượng của nhà nước và đoàn kết toàn dân, song đã bị tước mọi quyền hành thực. Mọi hành vi của Nhật hoàng liên quan tới nhà nước phải được sự chấp thuận của nội các chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Một cấu trúc lập pháp quốc hội lưỡng viện được thành lập, trong đó thượng viện đóng vai trò thứ yếu. Trừ hoàng gia Nhật, mọi quyền lợi của quý tộc khanh tướng bị bãi bỏ

Hiến pháp Nhật Bản hiện đại đã ra đời như thế nào?

Nguyễn Đình Đăng tổng hợp

ĐỌC VÀ SUY NGẪM ĐỌC VÀ SUY NGẪM

Page 21: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

41Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công40 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Bài thơ “Tuổi Trẻ” (Youth) của Samuel Ullman có lời lẽ thật là sâu sắc, đầy tinh thần lạc quan và rất

ngắn gọn. Bài thơ đã có ảnh hưởng lớn lao đối với nhiều thế hệ trên 50 năm nay. Bài thơ có nguyên

tác bằng tiếng Anh mà tác giả Samuel Ullman viết vào năm 1918 lúc ông đã 78 tuổi. Tòan văn theo

nguyên tác và bản dịch sẽ được ghi nơi Phần Phụ Lục kèm theo bài viết này.

Xin trích một vài đọan tiêu biểu như sau : “Không một ai lại già cỗi đi vì những năm tháng trôi qua.

Chúng ta già nua bởi vì ruồng bỏ lý tưởng của mình”.” “ Năm tháng có thể làm nhăn nhúm làn da,

nhưng sự từ bỏ tinh thần hăng say phấn khởi, thì mới làm tâm hồn chúng ta thêm héo hắt.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là thông qua Tướng Douglas Mc Arthur, mà cả nước Nhật đã lấy lại

được cái hào khí sinh động khiến giúp cho việc tái thiết và phục hồi quốc gia sau cuộc bại trận được

mau lẹ tốt đẹp ít ai có thể ngờ được. Chi tiết câu chuyện này như sau : Tướng Mc Arthur rất tâm đắc

với bài thơ “Youth” này, nên ông đã cho trưng bày bản văn ngay tại văn phòng của ông tại Tokyo,

lúc ông làm Tư lệnh Lực lượng Đồng Minh đặc trách công việc giải giới

và phục hồi nước Nhật sau chiến tranh. Rồi vào năm 1946, tờ tạp

chí Reader’s Digest ấn bản tiếng Nhật đã phổ biến tòan văn bản

dịch ra Nhật ngữ của bài thơ bất hủ này.

Nhiều thành phần công chúng tại Nhật đã hân hoan đón nhận

cái tín hiệu đày lạc quan, tích cực và năng động được gói ghém

trong “bài thơ không vần này”. Và từ đó mà họ đã hăng say dấn

thân vào công cuộc tái thiết quốc gia, khiến cho chỉ sau vài

chục năm từ vị trí của một nước thảm bại vì thua trận, và bị

Bài thơ

&

tàn phá nặng nề, nước Nhật đã lấy lại vị thế của một cường quốc về mặt kinh tế, chính trị cũng như

văn hóa như ta thấy ngày nay. Nhiều người Nhật đã tìm hiểu cặn kẽ hơn về tác giả bài thơ “Youth”

này, bằng cách đến tại thành phố Birmingham thuộc tiểu bang Alabama, miền Nam nước Mỹ và

thúc đảy cả dân chúng Mỹ tại địa phương để cùng hợp tác thiết lập Viện Bảo Tàng Samuel Ullman

(Museum), bằng cách gây quỹ để mua lại căn nhà xưa của tác giả và biến nhà đó thành cơ sở của

Viện Bảo Tàng do Đại học Alabama tại Birmingham (UAB = University of Alabama Birmingham)

quản lý.

Kết cục là chính người Nhật lại đã thán phục cái tinh thần lạc quan năng động của Samuel Ullman

như được ký thác trong bài thơ bất hủ này, và họ đã gây ra được cả một phong trào quần chúng tự

phát đi tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của tác giả, hơn cả chính người Mỹ ở Alabama bởi cái tâm lý

“Bụt nhà không thiêng”, nên đã ít chú ý đến con người xuất chúng như thế từ chính quê hương bản

quán của mình.

Tiểu sử của tác giả Samuel Ullman (1840 – 1924) có thể ghi vắn tắt như sau Ông sinh tại nước Đức

năm 1840, khi lên 10 tuổi thì theo gia đình qua lập nghiệp tại miền Nam nước Mỹ. Ông gia nhập

quân đội Miền Nam (Confederate Army) trong cuộc nội chiến 1860-65. Sau khi miền Nam thất trận,

thì giải ngũ về lo chuyện kinh doanh nhỏ. Sau này ông làm việc trong ngành quản lý giáo dục và hết

sức hỗ trợ cho các trẻ em da màu (người Mỹ gốc Phi châu) có cơ hội được đi học. Ông cũng dành

nhiều sự dễ dãi cho giới phụ nữ được tham gia các sinh họat văn hóa xã hội trong cộng đồng người

Do Thái tại miền Nam. Lập trường cấp tiến như vậy đã gây cho ông nhiều sự phiền phức, vì vào thời

đó tại miền Nam nước Mỹ nạn kỳ thị chủng tộc vẫn còn rất ngặt nghèo, tàn bạo. Một con người với

đầu óc tiến bộ như vậy, nên vào tuổi 78 ông đã sáng tác được bài thơ mà Tướng Mc Arthur (1880 –

1964) đã đưa sang phổ biến tại Nhật bản sau thế chiến 2, khiến gây được một chấn động mạnh mẽ

trong tâm lý người Nhật, cũng như trong giới quân nhân Mỹ phục vụ tại Nhật hồi sau chiến tranh.

Quả thật, sức mạnh của tư tưởng nhân bản tích cực và lạc quan phát xuất từ bài thơ này đã tạo ra

được sự hưởng ứng mãnh liệt của quần chúng khắp nơi, đặc biệt là tại nước Nhật, ngay cả gần

100 năm sau khi tác giả đã qua đời. Xin trân trọng giới thiệu với các bạn đọc câu chuyện về bài thơ

“Youth” thời danh này.

tướng quân Mc Arthur“Tuổi trẻ”

ĐỌC VÀ SUY NGẪM ĐỌC VÀ SUY NGẪM

Page 22: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

43Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công42 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TUỔI TRẺ (Bản dịch của Đòan Thanh Liêm - 2009)

Tuổi trẻ không phải là khoảnh khắc thời gian của cuộc đời; đó là một trạng thái của tâm trí; đó không phải là chuyện của những cặp má hồng, của làn môi đỏ mọng và của cặp đầu gối mềm dẻo; đó là chuyện của ý chí, phẩm chất của óc tưởng tượng, sức mạnh của cảm xúc; đó là sự tươi mát của nguồn suối nhân sinh. Tuổi trẻ mang ý nghĩa là sự thắng vượt của lòng can đảm trên sự rụt rè của ham mê, thích phiêu lưu mạo hiểm hơn là ưa chuộng sự dễ dãi. Điều này thường có nơi người trên 60 tuổi, hơn là trong cơ thể của người ở tuổi 20. Không một ai lại già cỗi đi vì những năm tháng trôi qua. Chúng ta già nua bởi vì ruồng bỏ lý tưởng của mình. Năm tháng có thể làm nhăn nhúm làn da, nhưng sự từ bỏ tinh thần hăng say phấn khởi thì mới làm tâm hồn chúng ta thêm héo hắt. Sự buồn phiền, sợ hãi, sự ngờ vực chính bản thân mình bẻ nát vụn tâm hồn và biến tinh thần trở về lại cát bụi. Dù ở tuổi 60 hay 16, trong con tim mỗi người đều có sự quyến rũ của sự kỳ diệu, sự đam mê háo hức như con trẻ với cái điều sắp xảy đến, và niềm vui của trò chơi cuộc sống. Trong sâu thẳm của tâm hồn bạn cũng như của tôi, thì đều có một trạm vô tuyến; bao lâu mà cái trạm đó còn tiếp nhận tín hiệu của cái đẹp, niềm hy vọng, sự nô nức, lòng can đảm và năng lượng của con người và của Vô biên, thì lúc đó bạn còn trẻ mãi. Khi mà dây ăng ten cụp xuống, và tinh thần của bạn bị bao phủ bởi lớp tuyết hòai nghi yếm thế, thì dù bạn mới có 20 tuổi, bạn đã già nua cằn cỗi rồi; nhưng nếu dây ăng ten đó vẫn mở bật lên để đón bắt những đợt sóng của lạc quan, thì có hy vọng là bạn có thể chết trẻ vào tuổi 80./ Ghi chú : Tác giả Samuel Ullman mất vào năm 1924 lúc ông được 84 tuổi. Rõ rệt là ông vẫn còn tươi trẻ khi lìa đời, đúng như đọan sau cùng của bài thơ bất hủ, mà ông viết vào năm 1918 lúc ”mới có 78 tuổi “./

YOUTHNguyên tác : Youth by Samuel Ullman(1918)

Youth is not a time of life; it is a state of mind; it is not a matter of rosy cheeks, red lips and sup-ple knees; it is a matter of the will, a quality of the imagination, a vigor of the emotions; it is the freshness of the deep springs of life. Youth means a temperamental predominance of courage over timidity of the appetite, for adven-ture over the love of ease. This often exists in a man of sixty more than a body of twenty. Nobody grows old merely by a number of years. We grow old by deserting our ideals. Years may wrinkle the skin, but to give up enthu-siasm wrinkles the soul. Worry, fear, self-distrust bows the heart and turns the spirit back to dust. Whether sixty or sixteen, there is in every hu-man being’s heart the lure of wonder, the unfail-ing child-like appetite of what’s next, and the joy of the game of living. In the center of your heart and my heart there is a wireless station; so long as it receives messages of beauty, hope, cheer, cour-age and power from men and from the Infinite, so long are you young.When the aerials are down, and your spirit is cov-ered with snows of cynicism and the ice of pessi-mism, then you are grown old, even at twenty, but as long as your aerials are up, to catch the waves of optimism, there is hope you may die young at eighty.

Hãy là kiến trúc sư số phận của chính mìnhhỏi nguyên do lỗi lầm ở bản thân, kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở kẻ khác.” Thầy dở thường đổ thừa học trò dốt, người thất bại đổ thừa ngoại cảnh. Khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân, thì trách nhiệm cá nhân trở thành trái bóng được đá qua hết người này đến người khác. Sự thật có tệ hại thế nào chăng nữa nó vẫn tồn tại, do đó đừng lờ đi hay đổ lỗi mà hãy nghiêm túc tự kiểm điểm bản thân mình trước, vì dù có tìm ra bao nhiêu lỗi lầm ở người khác hay đổ lỗi cho người khác thì kết quả cũng không hề thay đổi, mà chỉ gây ra những mối bất đồng dẫn đến phá hủy mối quan hệ. Vì vậy, đừng phàn nàn sai đối tượng. Không thể thay đổi hoàn cảnh khách quan, không gian hay thời gian, nhưng hoàn toàn có thể tự thay đổi mình. Nhìn thẳng vào trách nhiệm của bản thân mới có thể tìm ra được giải pháp tích cực. Hãy là kiến trúc sư số phận của chính mình.

len, tác giả cuốn sách “As a man think” chỉ rõ: “Hiện tại bạn đang ở nơi mà những suy nghĩ đưa bạn tới và ngày mai bạn sẽ đến nơi mà suy nghĩ của bạn dẫn đường”. Nếu cứ tiếp tục giữ cách ứng xử cũ, thì cũng chỉ tiếp tục nhận được những kết quả hiện có, vì vậy nếu không vừa lòng với kết quả nhận được, hãy thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách phản ứng với ngoại cảnh. Không nên viện dẫn bất kỳ lý do nào để biện minh về sự thua kém hay hay những gì mình không đạt được. Khi dám chịu trách nhiệm, ta tự tin đặt mình vào vị thế chủ động đầy quyền lực để hành động nhằm thay đổi hoàn cảnh hiện tại theo hướng mục tiêu của mình. Cổ nhân có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Khi biện minh, đổ lỗi ta đóng vai trò nạn nhân trong tình thế bị động, yếu đuối, đánh mất dần sức mạnh bản thân, nên không khỏi trả giá đắt vì tự hủy hoại quyền lực tuyệt đối của bản thân để làm chủ cuộc đời mình. Khổng Tử dạy: “Người khôn ngoan tự

Không ai tránh khỏi lỗi lầm, vấp váp và cả thất bại trên đường đời. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn giữa người thành công và kẻ thất bại về cách ứng xử khi gặp những vấn đề trên. Người thành công tìm nguyên nhân thất bại trước tiên từ bản thân mình, còn kẻ thất bại thường biện mình bằng những yếu tố bên ngoài như thiếu phương tiện, vốn, thời gian, không nhận được sự hợp tác của người khác…Thế nhưng chính ta mới là người tạo dựng cuộc sống hiện tại của mình. Tự chịu trách nhiệm có nghĩa là ý thức được rằng kết quả ngày hôm nay chính là hệ quả của những lựa chọn trực tiếp hoặc gián tiếp của bản thân được đưa ra trong quá khứ. Tự chịu trách nhiệm đồng nghĩa với trung thực nhận thức chính mình là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của mọi thành công hay thất bại. Người có tinh thần cầu tiến luôn biết tự chịu trách nhiệm với mọi hành động và kết quả mà mình nhận được. James Al-

ĐỌC VÀ SUY NGẪM CÀ PHÊ ONLINE

(Sưu tầm).(Nguồn Internet)

Page 23: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

45Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công44 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

nụ hôn đắm đuối giã từ đêm cuối Vậy thì điều gì đã khiến cho một thiếu nữ trong trắng trinh nguyên lại viết lên một ca khúc nồng nàn say đắm, lãng mạn đượm thắm đến như vậy. Nhạc phẩm Besame Mucho ra đời đầu những năm 1940, thời mà xã hội Mêhicô còn rất bảo thủ, nếu không nói là trọng nam kh-inh nữ. Thời mà hôn nhân là do cha mẹ sắp đặt, định đoạt. Thời mà các gia đình sùng đạo tạo ra những khuôn thước tư tưởng, mà người đàn bà khó thể nào mà xé rào vượt qua. Trong cái khuôn khổ trật tự ấy, nơi mà người đàn bà được răn bảo từ thuở ấu thơ là nên tránh tiếp xúc với đàn ông, dục vọng là cám dỗ, nụ hôn là tội lỗi, bà Consuelo Velasquez đã dám dùng trí tưởng tượng để nói lên nỗi đam mê hừng hực bùng

suelo Velasquez với những giải thưởng cao quý nhất. Có hai điều khá thú vị đáng được RFI ghi nhận : thứ nhất, trong số các nghệ sĩ tên tuổi cùng thời, bà Consuelo Velasquez là gương mặt phụ nữ hiếm thấy chuyên soạn nhạc bolero. Thứ nhì, bà Consuelo sáng tác một ca khúc cực kỳ lãng mạn, hết sức trữ tình, cho dù bà chỉ mới ở cái tuổi dậy thì, ở cái thời trinh nữ chưa biết tình yêu chăn gối hay rung động xác thịt là gì. Để so sánh, tác giả Consuelo Velasquez đã soạn nhạc phẩm Besame Mucho năm mới 15 tuổi, trong khi tác giả Carlos Eleta Almaran sáng tác bài hát Historia de un Amor (Chuyện tình yêu) năm ông 37 tuổi, còn Osvaldo Farres soạn ca khúc Quizas, Quizas ở tuổi 45.

Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Qui-zas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại. Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy là vì Besame Mucho (dịch sát nghĩa là Hãy hôn em thật nhiều) là ca khúc Mêhicô nổi tiếng nhất ở nước ngoài. Bản nhạc này cũng phá luôn kỷ lục về số lượng ghi âm, vì tính tới nay, bài đã có trên dưới hai ngàn phiên bản. Do vậy, cũng không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm khi Mêhicô đã nhiều lần vinh danh tác giả bài hát là bà Con-

Besame Mucho,

CÀ PHÊ ONLINENha cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong các kiệt tác của nhà soạn nhạc người Tây Ban Nha, có tác phẩm mang tựa đề là Goyescas, một tổ khúc gồm 6 điệu đàn dương cầm gợi hứng từ thế giới hội họa của Francisco Goya. Tổ khúc này còn có tiểu tựa : Đôi tim non trẻ yêu đương (Los ma-jos enamorados). Trong sáu giai điệu này, có khúc đàn số 5 với tựa đề là “Lời thở than hay Thiếu nữ và Cánh chim Họa mi” (Quejas, o La Maja y el Ruiseñor), nổi tiếng là rất khó đối với người chơi đàn, do các nốt nhạc bay bổng thường được viết liền nhau, buộc người độc tấu dương cầm phải vuốt cùng lúc nhiều phím đàn, để tạo ra tiếng hót thánh thót của chim họa mi. Tác giả Enrique Granados viết khúc đàn này để tặng cho vợ (bà Ampero). Tựa như bàn tay của một nhà kim hoàn mài dũa trau chuốt một viên ngọc, ông Enrique Granados đã chạm trỗ, khắc họa nhiều chi tiết vào giai điệu, để rồi qua đó, ông gửi gấm tất cả những cảm xúc tình tứ sâu lắng nhất. Khi vay mượn lại những câu đầu của khúc đàn số 5, bà Con-suelo Velasquez giữ lại tiết tấu tha thiết của giai điệu, cũng như hình tượng của đôi tình nhân trong cái thuở yêu thương say đắm ban đầu. Từ giai điệu Tiếng chim Họa mi, bà ứng tấu thành một bản Dạ khúc cho đôi Tình nhân. Vượt thời gian, bài hát Besame Mucho đã đi vào huyền thoại. Vượt không gian, bản nhạc trữ tình này nói lên được một điều mà tuổi trẻ ở nơi nào cũng dạt dào khát khao : Sống như thể ngày mai ta chết. Yêu cho đến tàn đêm chấm hết.

trẻ đã tốt nghiệp nhạc viện thành phố Guadalajara. Bà vào nghề như một nghệ sĩ dương cầm, biểu diễn trong khuôn khổ Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Mêhicô. Song song với sự nghiệp chơi đàn piano cổ điển, bà còn sáng tác hàng trăm ca khúc nhạc nhẹ, nhưng không có bài nào đạt đến tầm vóc kinh điển của bài Besame Mucho. Bài hát này được ca sĩ Emilio Tuero ghi âm lần đầu tiên vào năm 1941, nhanh chóng trở thành một ca khúc ăn khách để rồi được chuyển dịch sang hàng chục thứ tiếng. Riêng trong tiếng Việt, bản nhạc này có ít nhất là hai lời khác nhau. Lời thứ nhất do tác giả Y Vân đặt cho bài hát với tựa đề ‘‘Đời như giấc mơ’’. Lời thứ nhì là của tác giả Trường Kỳ với tựa “Yêu nhau đi”, và đây là phiên bản thông dụng nhất vì đa số các bài ghi âm tiếng Việt đều chọn lời của tác giả Trường Kỳ. Nói rằng Besame Mucho là một bản nguyên tác của Consuelo Velasquez không hoàn toàn đúng. Bởi vì khi viết bản nhạc này ở tuổi 15, Consuelo đã vay mượn khá nhiều từ các bậc tiền bối. Khi bạn nghe kỹ, thì hai câu mở đầu bài Besame Mucho đã lấy lại một giai điệu của nhà soạn nhạc cổ điển Enrique Gra-nados người Tây Ban Nha. Trong những câu sau và nhất là trong phần điệp khúc, bà Consuelo Velasquez đã ngẫu hứng biến tấu theo câu mở đầu, thay đổi cấu trúc thành điệu bolero, dựa vào ca từ để mở ra một bối cảnh cụ thể và dẫn dắt câu chuyện trong bài hát. Tác giả Enrique Granados cùng với các nhà soạn nhạc Isaac Albé-niz, Manuel de Falla và Joaquín Rodrigo, được mệnh danh là Tứ Quý, tiêu biểu cho sự khởi sắc của dòng nhạc cổ điển Tây Ban

cháy qua biểu tượng nụ hôn. Sự táo bạo của bài hát nằm ở chỗ đó, do nó phản ánh cương vị của tác giả vào cái thời mà bà đang sống. Giả sử như bà Consuelo Ve-lasquez viết bài này vào những năm 1970, thời kỳ của Cách mạng tình dục và phong trào đòi nữ quyền, giải phóng người phụ nữ, thì chưa chắc gì bản nhạc sẽ có tiếng vang lớn đến như vậy. Chính cái bối cảnh khắt khe ràng buộc mới làm cho ý tứ của bài hát trở nên cực kỳ sexy, vô cùng táo bạo. Nhạc phẩm Besame Mucho được viết tựa như một kịch bản phim đầy chi tiết. Một cặp tình nhân quấn quýt bên nhau như thể họ đang sống trọn bên nhau một đêm cuối cùng trước khi xa rời vĩnh viễn. Nghe bài hát người ta có thể hình dung ra một màn phim quay cận ảnh, nơi mà đôi tình nhân vòng tay ghì chặt, đắm đuối nhìn nhau, chết lịm ánh mắt. Trong tiếng Tây Ban Nha, chữ hôn em “besame” được dùng dưới dạng động từ chứ không phải là danh từ, cái ý tưởng ngày mai sẽ chia ly càng lớn trong tâm trí, thì đôi tình nhân càng gần với nhau qua thể xác. Lối dùng ca từ tượng hình, để nói lên các động thái càng lúc càng cận kề ấy đánh vào trí tưởng tượng của người nghe, khiến họ phải hình dung ra cặp tình nhân này đang làm gì với nhau. Cách dùng hình tượng cận ảnh chứ không phải là toàn cảnh, cho thấy sự chuyển động rất gần và vì rất gần nên không thể nào thấy hết. Bài hát chỉ nói đến một phần thôi, người nghe tự mình sẽ đoán ra hết tất cả những gì có thể xảy ra trong cái đêm định mệnh ấy.

Sinh năm 1916, mất năm 2005, Consuelo Velazquez thời còn

CÀ PHÊ ONLINE

(Tuấn Thảo)

Page 24: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

47Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công46 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Em là con gái trong khung cửiDệt lụa quanh năm với mẹ giàLòng trẻ còn như cây lụa trắngMẹ già chưa bán chợ làng xa.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bayHoa xoan lớp lớp rụng vơi đầyHội chèo làng Đặng đi ngang ngõMẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.

Lòng thấy giăng tơ một mối tìnhEm ngừng thoi lại giữa tay xinhHình như hai má em bừng đỏCó lẽ là em nghĩ đến anh.

Bốn bên hàng xóm đã lên đènEm ngửa bàn tay trước mái hiênMưa chấm bàn tay từng chấm lạnhThế nào anh ấy chả sang xem!

Em xin phép mẹ, vội vàng điMẹ bảo xem về kể mẹ nghe.Mưa bụi nên em không ướt áoThôn Đoài cách có một thôi đê.

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêmEm mải tìm anh chả thiết xemChắc hẳn đêm nay giường cửi lạnhThoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,

Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu.

Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.

Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.

Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;

Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ,

Chim trên cành há mỏ hót ra thơ;

Xuân là lúc gió về không định trước.

Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược,

Mây bay di để hở một khung trờị

Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi,

Như được nắm một bàn tay son sẻ...

Xuân ở giửa mùa đông khi nắng hé;

Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa;

Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa

Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng.

Nếu lá úa trên cành bàng không rụng,

Mà hoa thưa ửng máu quá ngày thường;

Nếu vườn nào cây nhãn bỗng ra hương,

Là xuân đó. Tôi đợi chờ chi nữa?

Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa,

(Nguyễn Bính)

(Nguyễn Bính)

(Hàn Mặc Tử)

(Xuân Diệu)

Chờ mãi anh sang anh chẳng sangThế mà hôm nọ hát bên làngNăm tao bảy tuyết anh hò hẹnĐể cả mùa xuân cũng bẽ bàng!

Mình em lầm lụi trên đường vềCó ngắn gì đâu một dải đê!Áo mỏng che đầu mưa nặng hạtLạnh lùng thêm tủi với canh khuya.

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bayHoa xoan đã nát dưới chân giàyHội chèo làng Đặng về ngang ngõMẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày”.

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngàyBao giờ em mới gặp anh đây?Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõĐể mẹ em rằng hát tối nay?

Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta

Khi những em gặp gỡ giữa đường qua

Ngừng mắt lại, để trao cười, bỡ ngỡ.

Ấy là máu báo tin lòng sắp nở

Thêm một phen, tuy đã mất lần tàn.

Ấy là hồn giăng rộng khắp không gian

Để đánh lưới những duyên hờ mới mẻ?

Ấy những cánh chuyển trong lòng nhẹ

nhẹ

Nghe xôn xao rờn rợn đến hay hay...

Ấy là thư hồi hộp đón trong tay;

Ấy dư âm giọng nói đã lâu ngày

Một sớm tim bỗng dịu dàng đồng

vọng...

Miễn trời sáng, màlòng ta dợn sóng,

Thế là xuân. Hà tất đủ chim, hoa?

Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa,

Tình không tuổi, và xuân không ngày

tháng

Mưa xuân

Xuân không mùa

Ðã thấy xuân về với gió đôngVới trên màu má gái chưa chồngBên hiên hàng xóm, cô hàng xómNgước mắt nhìn trời đôi mắt trong. Từng đàn con trẻ chạy xun xoeMưa tạnh, trời quang, nắng mới hoeLá nõn, nhành non ai tráng bạcGió về từng trận gió bay đi Thong thả nhân gian nghỉ việc đồngLúa thì con gái mượt như nhungÐầy vườn hoa bưởi hoa cau rụngNgào ngạt hương bay bướm vẽ vòng Trên đường cát mịn một đôi côYếm đỏ, khăn thâm, trảy hội chùaGậy trúc dắt bà già tóc bạcTay lần tràng hạt, niệm nam mô.

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàngSột soạt gió trêu tà áo biếcTrên giàn thiên lý bóng xuân sang.Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi Hổn hển như lời của nước mâyThầm thỉ với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý vị và thơ ngâyKhách xa, gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

Xuân về

Mùa xuân chín

CÀ PHÊ ONLINE CÀ PHÊ ONLINE

hững bài thơ xuân vượt thời gian

N

Page 25: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

48 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công

TimesSOÁ TEÁT 2014 - GIAÙP NGOÏ

Đưa vợ du xuân

Một phụ nữ hớt hơ hớt hải

chạy bổ đến phòng thường

trực của Công ty, nói với

anh bảo vệ:

- Cho tôi vào gặp Giám đốc!

- Xin lỗi chị, Giám đốc không

có ở cơ quan. Ông đưa vợ đi

du xuân ba hôm nay rồi!

- Trời ơi! Tôi là vợ ông ấy đây

mà!

Tưởng bở Ngày tết, tại công an phường, một cô gái trẻ mếu máo trình báo về việc bị móc mất đồ đạc tài sản khi đang tiến hành làm lễ ở ngôi chùa trên địa bàn phường, mặc dù cô đã cẩn thận đeo túi trước ngực. - Thế nó lúc thò tay vào cô không biết à? – Cán bộ công an phường hỏi. - Dạ, em biết chứ! Nhưng em cứ tưởng nó định sàm sỡ thôi nên để yên xem sao. Ai ngờ!

Cô dâu làm cỗ tết Chế tác, bày biện xong xuôi, cô quay ra hỏi chồng. - Anh ấn tượng nhất với món nào em nấu? - Món kia! – Anh chồng đáp - Món kia là món gì? - Anh cũng không biết gọi nó là… miến hay… cháo nữa!

Ngày tết mà Cô vợ đi chợ về hớn hở khoe với chồng: - Anh ạ, hôm nay rất nhiều người khen em xinh và trẻ hẳn ra.Anh chồng gật gù đáp: - Ừ, dịp Tết này ngoài đường thì thiếu gì kẻ say…

Lý do Đầu năm mới, một người tới thăm bạn ở bệnh viện: - Tôi không nghĩ là nhanh đến thế. Mới tối qua tôi còn thấy bạn đón giao thừa và khiêu vũ cùng một cô tóc vàng cơ mà. - Thì vợ tôi cũng thấy cảnh ấy.

(Nguồn Internet)