chu giai 1 va 2 cotinhto

282
Chú Giải I và II Cô-rinh-tô Tác giả: C. K. Barrett Giới Thiệu Khóa Trình# ĐƠN VỊ MỘT: DẪN NHẬP VÀO VIỆC CHÚ GIẢI KINH THÁNH VÀI CÔRINHTÔ. 1 Dẫn nhập vào việc chú giải Kinh thánh, phần 1 2 Dẫn nhập vào việc chú giải Kinh thánh, phần 2 3 Dẫn nhập vào 1Côrinhtô ĐƠN VỊ HAI : PHAOLÔ TRẢ LỜI VỀ NHỮNG TIN TỨC ĐẾN TỪ CÔRINHTÔ 4 Sự khôn ngoan và sự chia rẽ ở Côrinhtô, phần 1 5 Sự khôn ngoan và sự chia rẽ ở Côrinhtô, phần 2 6 Tội loạn luân, việc kiện tụng và kỷ luật của Hội thánh 7 Sự sống lại về phần thân xác của Cơ đốc nhân ĐƠN VỊ BA : PHAOLÔ TRẢ LỜI LÁ THƠ CỦA NGƯỜI CÔRINHTÔ. 8 Hôn nhân và những vấn đề liên quan 9 Thực phẩm cúng tế cho thần tượng, phần 1 10 Thực phẩm cúng tế cho thần tượng, phần 2 ĐƠN VỊ BỐN : NHỮNG VẤN ĐỀ KHI HỘI THÁNH NHÓM LẠI 11 Việc trùm đầu của phụ nữ 12 Tiệc Thánh 13 Các ân tứ thuộc linh và tình yêu thương 14 Thứ tự khi nhóm lại ĐƠN VỊ NĂM: 2CÔRINHTÔ 15 Phaolô lại viết cho người Côrinhtô Bản giải nghĩa thuật ngữ Thế giới kỳ diệu của thơ Côrinhtô Xin chúc mừng các bạn đến với thế giới kỳ diệu của thơ Côrinhtô! Các bạn đang sửa soạn bước vào một cuộc hành trình hào hứng nghiên cứu 2 thơ tín của Phaolô gởi cho Hội thánh tại Côrinhtô. Mặc dầu đây là 2 lá thư được gởi cho cùng một Hội thánh và cùng được viết bởi Phaolô nhưng chúng rất khác nhau. Côrinhtô thứ I là một lá thư rất độc đáo của Phaolô. Mặc dầu nhiều vấn đề xảy ra trong Hội thánh là do những sai lầm về mặt thần học, nhưng chính hậu quả về mặt luân lý của những sai lầm đó là điều mà Phaolô muốn sửa lại. Do đó mặc dù có thể tìm thấy những giáo lý thần học trong ICôrinhtô,

Upload: codocnhan

Post on 18-Jan-2017

157 views

Category:

Spiritual


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Chú Giải I và II Cô-rinh-tô Tác giả: C. K. Barrett

Giới Thiệu Khóa Trình#ĐƠN VỊ MỘT: DẪN NHẬP VÀO VIỆC CHÚ GIẢI KINH THÁNH VÀI CÔRINHTÔ. 1 Dẫn nhập vào việc chú giải Kinh thánh, phần 12 Dẫn nhập vào việc chú giải Kinh thánh, phần 23 Dẫn nhập vào 1CôrinhtôĐƠN VỊ HAI : PHAOLÔ TRẢ LỜI VỀ NHỮNG TIN TỨC ĐẾN TỪ CÔRINHTÔ 4 Sự khôn ngoan và sự chia rẽ ở Côrinhtô, phần 15 Sự khôn ngoan và sự chia rẽ ở Côrinhtô, phần 26 Tội loạn luân, việc kiện tụng và kỷ luật của Hội thánh7 Sự sống lại về phần thân xác của Cơ đốc nhânĐƠN VỊ BA : PHAOLÔ TRẢ LỜI LÁ THƠ CỦA NGƯỜI CÔRINHTÔ. 8 Hôn nhân và những vấn đề liên quan9 Thực phẩm cúng tế cho thần tượng, phần 110 Thực phẩm cúng tế cho thần tượng, phần 2ĐƠN VỊ BỐN : NHỮNG VẤN ĐỀ KHI HỘI THÁNH NHÓM LẠI 11 Việc trùm đầu của phụ nữ12 Tiệc Thánh13 Các ân tứ thuộc linh và tình yêu thương14 Thứ tự khi nhóm lạiĐƠN VỊ NĂM: 2CÔRINHTÔ 15 Phaolô lại viết cho người CôrinhtôBản giải nghĩa thuật ngữ

Thế giới kỳ diệu của thơ Côrinhtô

Xin chúc mừng các bạn đến với thế giới kỳ diệu của thơ Côrinhtô! Các bạn đang sửa soạn bước vào một cuộc hành trình hào hứng nghiên cứu 2 thơ tín của Phaolô gởi cho Hội thánh tại Côrinhtô. Mặc dầu đây là 2 lá thư được gởi cho cùng một Hội thánh và cùng được viết bởi Phaolô nhưng chúng rất khác nhau.Côrinhtô thứ I là một lá thư rất độc đáo của Phaolô. Mặc dầu nhiều vấn đề xảy ra trong Hội thánh là do những sai lầm về mặt thần học, nhưng chính hậu quả về mặt luân lý của những sai lầm đó là điều mà Phaolô muốn sửa lại. Do đó mặc dù có thể tìm thấy những giáo lý thần học trong ICôrinhtô,

Page 2: Chu giai 1 va 2 cotinhto

nhưng đó là những thần học được áp dụng vào thực tế trong bối cảnh đức tin mới mẻ của các Cơ đốc nhân bị thử thách một cách nghiêm trọng bởi những sự xâm lấn tế nhị từ khung cảnh ngoại đạo chung quanh. Ở Galati Phúc âm đã bị đe dọa vì những sự dạy dỗ của Do Thái giáo. Ở Côrinhtô Phúc âm cũng bị đe dọa. Ở đây sự xâm hãm đến từ phía những người ngoại giáo. Hiện Phúc âm còn có thể tồn tại khi những người tân tín hữu vẫn tiếp tục suy nghĩ và hành động như những bạn bè chưa tin Chúa của họ?Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng sứ điệp của thơ tín này vẫn còn thời gian tính. Bởi vì ở bất cứ nơi nào Phúc âm được rao giảng, những người nghe theo Phúc âm và quyết định tin nhận Đấng Christ đều phải tiếp tục sống trong môi trường cũ của họ. Mặc dầu họ đã là công dân của thiên quốc, dòng dõi của một dân tộc mới, dân tộc của Thượng đế! Và họ không được tiếp tục suy nghĩ hoặc hành động giống những người chung quanh. Nhưng họ có giữ được hay không? Nếp sống của những Cơ đốc nhân khác với nếp sống của những người chưa tin Chúa thế nào? những quan điểm của người Cơ đốc khác biệt ra sao? Phải chăng Cơ đốc nhân chối bỏ cả nền văn hóa cũng như nếp sống của người chung quanh và những điều gì trong nếp sống của chúng ta chỉ có tính chất văn hóa? Còn những điều nào có tính chất luân lý và thần học nữa? Thơ ICôrinhtô giúp chúng ta trả lời những câu hỏi này.Tuy nhiên thơ IICôrinhtô lại không giống ICôrinhtô. Mặc dù có một vài điểm ( quả thật là rất ít ) được nhắc lại, nhưng vấn đề chính trong thơ IICôrinhtô tập trung vào vấn đề: "Thẩm quyền sứ đồ của Phaolô mà một số người không muốn chấp nhận. Thơ tín này là thơ có tính chất tiểu sử tự thuật nhiều nhất trong các thơ của Phaolô. Như một học giả đã nói: " Ở đây, chúng ta thấy một mảng đời của Phaolô với những góc cạnh còn nguyên chưa mài giũa - chân thật, không cắt xén, đầy phức tạp nhưng vô cùng thú vị."Vì không thể nghiên cứu đầy đủ cả 2 lá thư này trong một khóa trình, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào ICôrinhtô - Bởi vì lá thơ đề cập đến rất nhiều vấn đề, nên đây là trường hợp rất tốt để học hỏi về công việc giải nghĩa Kinh thánh. Chúng ta sẽ dành thời giờ để học về điều đó. Khi nghiên cứu IICôrinhtô, các bạn có thể đem áp dụng những điều đã học được và tự các bạn sẽ giải nghĩa phần lớn thơ tín đó. Sách hướng dẫn học tập sẽ giúp đỡ bạn thực hiện điều này.Vậy, hãy chuẩn bị tinh thần. Hãy có một tấm lòng tha thiết cầu nguyện và một tâm trí sẵn sàng suy nghĩ. Nếu bạn cẩn thận làm theo những chỉ dẫn trong sách hướng dẫn học tập, một thế giới đầy hào hứng sẽ mở ra trước mắt bạn. Thế giới kỳ lạ của thơ Côrinhtô!

Page 3: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Mô tả Khóa Trình Côrinhtô (C.A 1113 - Tín chỉ ba giờ )Thơ tín Côrinhtô là một khóa trình trong chương trình cử nhân nhằm nghiên cứu thơ ICôrinhtô một cách cặn kẻ từng vấn đề một và nghiên cứu tổng quát thơ IICôrinhtô. Thơ ICôrinhtô cũng được dùng như một điển hình của phương pháp giải kinh sẽ được áp dụng trong việc giải nghĩa các thư tín khác trong Tân ước.Khóa trình sẽ được bắt đầu bằng một bài học về phương pháp chú giải Kinh thánh. Tiếp theo, sau phần giới thiệu tổng quát về bối cảnh, những phân đoạn chính trong ICôrinhtô sẽ được lần lượt khảo sát liên hệ đến các nan đề trong Hội thánh, các giải pháp được đưa ra trong ICôrinhtô và ý nghĩa của những phần giới thiệu khái quát thơ IICôrinhtô bạn sẽ áp dụng những điều đó học hỏi được trong ICôrinhtô vào một đoạn văn tiêu biểu trong 2Côrinhtô.

Mục tiêu của khóa trình. Khi hoàn tất khóa trình này bạn sẽ có thể:1. Ghi nhận bản chất của những nan đề được trình bày trong ICôrinhtô và giải thích những giải pháp do Phaolô đưa ra.2. Giải thích bản chất của những khó khăn liên quan đến việc chú giải một số đoạn trong ICôrinhtô và bênh vực cách giải quyết mà bạn tán thành.3. Chọn lựa một sách chú giải Kinh thánh tốt cho các sách khác trong Tân ước qua phương pháp đánh giá đã học được trong khóa trình này.4. Chứng tỏ những kỹ năng giải Kinh căn bản khi áp dụng những phương pháp học được trong ICôrinhtô vào những phân đoạn tiêu biểu của 2Côrinhtô.5. Cân nhắc những câu trả lời của Phaolô về những nan đề cụ thể trong Hội thánh Côrinhtô và áp dụng những câu trả lời đó vào những nan đề tương tự trong Hội thánh của bạn.6. Áp dụng những nguyên tắc trong 1Côrinhtô và 2Côrinhtô vào đời sống và chức vụ của bạn.

Sách giáo khoa và sách hướng dẫn học tập. Bạn sẽ dùng quyển thơ tín Côrinhtô: Sách hướng dẫn học tập của Gordon D. Fee cùng với sách giáo khoa kèm theo:1. Chú giải thơ tín 1Côrinhtô của C.K.BARRETT.2. Kinh thánh Tân ước.Chú ý: Chỉ đọc sách của Barrett trong trường hợp bạn được yêu cầu đọc mà thôi. Đây không phải là sách giáo khoa theo ý nghĩa thông thường. Đây là sách chú giải Kinh thánh. Một trong những mục tiêu của khóa trình này là

Page 4: Chu giai 1 va 2 cotinhto

hướng dẫn bạn biết khi nào cần phải sử dụng sách chú giải Kinh thánh và sử dụng như thế nào.

Thời gian học tập. Thời gian thực tế bạn cần để nghiên cứu mỗi bài tùy thuộc nơi khả năng học hỏi của bạn trước khi bạn bắt đầu khóa trình này. Các bài học được soạn để có thể học từ 7 đến 10 tiếng. Tuy nhiên điểm then chốt trong việc tự học không phải là tự cẩn thận từng bước sao cho có thể nắm được nội dung của bài học trước khi bước sang phần khác. Hãy dành đủ thời gian để đạt được những mục tiêu đề ra bởi tác giả của sách hướng dẫn học tập cũng như các mục tiêu của riêng bạn.

Tập tài liệu học viên Bạn hãy dành thời gian đọc lại những chỉ dẫn và khảo sát các ấn chỉ khác trong tập tài liệu học viên. Lưu ý rằng một số ấn chỉ được dành cho bạn để lưu giữ và một số ấn chỉ bạn phải nộp lại cho giảng viên ICI cùng với bài kiểm tra đánh giá tiến bộ từng phần.Bạn hãy nhớ hoàn tất và nộp những biểu mẫu có ghi những nhận định và tường trình của bạn về việc học tập.Sách hướng dẫn tự học này gồm có 5 phần:Đơn Vị12345

Bố cục của bài học và phương pháp học tập: Mỗi bài học gồm có các phần: 1/ Tựa đề, 2/ Dàn bài, 3/ Mục tiêu của bài học, 4/ Các sinh họat học tập, 5/ Từ ngữ quan trọng , 6/ Triển khai bài học bao gồm các câu hỏi nghiên cứu, 7/ Phần giải đáp, 8/ Bài tự kiểm traPhần dàn bài và mục tiêu của bài học sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn khái quát về chủ đề, giúp bạn tập trung chú ý vào những điểm quan trọng nhất và giúp bạn biết nên chú ý vào những phần nào hầu đạt được kết quả tốt nhất.Phần triển khai bài học là rất quan trọng, đặc biệt đối với bài 4 đến 14. Trong phần lớn những bài học này, trước hết bạn sẽ được hướng dẫn nghiên cứu đoạn văn Kinh thánh được trích dẫn hầu khám phá ra vấn đề mà Phaolô đang giải quyết. Bước thứ hai, bạn sẽ được hướng dẫn khảo sát từng phần của đoạn Kinh thánh. Điều quan trọng ở đây là học tập để theo được dòng tư tưởng của Phaolô. Bạn cũng sẽ học tập để nêu lên những câu hỏi thiết yếu về bối cảnh. Bước thứ ba, bạn sẽ học để đặt các câu hỏi về mặt nội dung, và về

Page 5: Chu giai 1 va 2 cotinhto

ý nghĩa của các từ ngữ và các câu văn. Bạn sẽ được dạy cách sử dụng sách chú giải của Barrett. Bước thứ tư, bạn sẽ được hướng dẫn để áp dụng vào thời đại hiện nay. Những điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay? Các tài liệu bạn có trong tay chỉ là những gợi ý, không phải là quyết định tối hậu đòi hỏi bạn phải vâng theo. Bạn sẽ học tập để tự mình nêu lên những câu hỏi.Ý nghĩa của bài học 1 và 2 là cố gắng trình bày cho bạn một phương pháp học tập. Do đó, về nhiều khía cạnh, đây là những bài học quan trọng nhất. Nhưng chúng tôi không đòi hỏi bạn phải nắm được toàn bộ phương pháp trong 2 bài học. Bài 1 và 2 chỉ mới giới thiệu về các phương pháp, chúng định nghĩa và mô tả các phương pháp này. Bạn sẽ thực sự học về các phương pháp đó qua việc áp dụng chúng vào những bài học kế tiếp.Chú ý: Trong suốt các bài học sẽ có những câu hỏi và các bài tập. Đừng xem trước phần giải đáp cho đến khi bạn đã tự trả lời các câu hỏi. Trong nhiều trường hợp bạn sẽ phải ghi chép câu trả lời trong sổ tay của bạn bởi vì không có đủ chỗ trong sách hướng dẫn học tập.Bạn nên nghiên cứu các bài học từng phần một. Thông thường, trước khi xong phần khác bạn sẽ được yêu cầu ôn lại phần vừa học. Hãy nhớ thực hiện điều đó. Mỗi phần thường cũng được kết thúc bằng các câu hỏi ôn tập. Khi gặp những câu hỏi ôn tập bạn nên: 1/ Xem lại cẩn thận phần bạn đang học, 2/ Trả lời các câu hỏi ôn tập theo trí nhớ của bạn, không cần xem trong sách hướng dẫn học tập; 3/ So lại với phần giải đáp và 4/ Nếu có những sai sót khi trả lời các câu hỏi ôn tập thì hãy xem lại phần đó một lần nữa trước khi bước qua phần khác.Phương pháp học tập. Bạn nhớ đọc cẩn thận những điều gợi ý về phương pháp học tập trong tập tài liệu học viên. Những phương pháp này sẽ giúp bạn học để chuẩn bị cho bài kiểm tra tiến bộ từng phần cũng như bài thi cuối khóa. Nghiên cứu kỹ lưỡng các phương pháp học tập là điều rất quan trọng để đạt được kết quả mỷ mãn nhất từ khóa trình này.Các phương thức theo học khóa trình này. Bạn có thể học khóa trình này độc lập hoặc theo lớp học: Vì ICI cung cấp khóa trình này cho nhu cầu tự học nên sách hướng dẫn học tập được soạn cho mục đích này. Sách hướng dẫn học tập, sách chú giải Kinh thánh và Kinh thánh Tân ước là các tài liệu chính của khóa trình. Tất cả các bài làm đều có thể được gởi cho chúng tôi qua bưu điện ngoại trừ bài thi cuối khóa sẽ được nôỳp cho giám thị.Bạn cũng có thể ghi danh học khóa trình này tại một trường Kinh thánh hoặc trong chương trình ICI mở rộng. Những chương trình này có thể bao gồm các bài tập tại lớp kèm theo tự học. Đầu bài tại trường theo nhóm thì việc

Page 6: Chu giai 1 va 2 cotinhto

làm các bài tập trong sách hướng dẫn học tập sẽ giúp đáp ứng những yêu cầu của khóa trình.Nếu bạn không học theo phương pháp đại học thì có thể học với một giảng viên. Trong trường hợp này giảng viên sẽ là người đưa ra những chỉ dẫn. Những chỉ dẫn này có thể giống hay khác với cách chỉ dẫn hoặc đề nghị trong sách hướng dẫn học tập này. Những chỉ dẫn của giảng viên cần được coi trọng hơn. Bạn cần tuân theo những chỉ dẫn đó. Cũng có thể bạn muốn sử dụng khóa trình trong các nhóm học Kinh thánh tại tư gia, trong lớp học Kinh thánh tại Hội thánh hoặc học với các sinh viên ở đại học. Bạn sẽ thấy rằng cả đề tài học tập lẫn phương pháp học tập của tài liệu này đều rất thích hợp cho những mục đích đó. Sách hướng dẫn học tập này là sự trợ giúp quý báu cho cả học viên lẫn giảng viên.Tín chỉ của khóa trình này: 3 giờ Khóa trình này nằm trong chương trình cử nhân. Hoàn tất khóa trình này bạn có thể thi lấy chứng chỉ 3 giờ với ICI hoặc bất cứ tổ chức nào khác. Mọi học viên theo học chương trình ICI sau khi đã hoàn tất mỹ mãn khóa trình này đều nhận được tín chỉ. Tuy nhiên bạn có thể học khóa trình này mà không thi lấy tín chỉ. Trong trường hợp này bạn không cần phải dự thi hoặc làm các bài tập. Dù học tập trong bất cứ hình thức nào, sách giáo khoa và sách hướng dẫn học tập này sẽ đem lại nhiều ích lợi cho đời sống của bạn.Thi lấy tín chỉ. Để được cấp tín chỉ của ICI cho khóa trình này bạn phải thi đậu kỳ thi cuối khóa. Bài thi này phải được làm với sự giám sát của một giám thị được ICI chấp nhận. Giảng viên của bạn sẽ nói rõ chi tiết về điều này.Nếu bạn đang học khóa trình này để lấy tín chỉ của một tổ chức khác, bạn vẫn có thể nhận được tín chỉ của ICI nếu thi đậu kỳ thi cuối khóa. Vì các bài tập trong sách hướng dẫn học tập này được soạn để giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa nên bạn cần làm đầy đủ những bài tập đó cùng với các bài tập do giảng viên đề ra cho bạn.Bất kể bạn học khóa trình này theo phương pháp nào, nếu bạn đậu kỳ thi cuối khóa bạn sẽ được cấp tín chỉ.Thứ hạng của khóa trình. Thứ hạng của bạn sẽ căn cứ 20% trên bài thi cuối khóa và 30% trên dự án được đề cập trong bài 15. Từ 90 đến 100 điểm sẽ được xếp hạng A (xuất sắc); 80 đến 89 điểm hạng B (trên trung bình); 70 đến 79 điểm hạng C (trung bình ); 60 đến 69 điểm hạng D (dưới trung bình); 0 đến 59 điểm hạng U (không đủ tiêu chuẩn).Các bài kiểm tra tiến bộ từng phần. Nếu theo học chương trình hàm thụ của ICI, bạn sẽ nhận được tập tài liệu học viên có kèm những bài kiểm tra tiến bộ từng phần. Những chỉ dẫn trong

Page 7: Chu giai 1 va 2 cotinhto

bài kiểm tra được trình bày trong sách hướng dẫn học tập và trong tập tài liệu học viên.Dầu cho điểm của bạn về các câu hỏi trong bài học, về các bài tự kiểm tra và về bài kiểm tra tiến bộ từng phần không được trình vào điểm xếp hạng của khóa trình nhưng bạn cũng nên giữ các câu trả lời của bạn để giảng viên chấm bài và có những đề nghị về việc học của bạn. Sau đó bạn có thể xem lại tài liệu trong sách hướng dẫn học tập, hay sách giáo khoa về những điểm bạn còn thấy là khó hiểu.Bài thi cuối khóa. Bài thi cuối khóa sẽ bao gồm tất cả những điểm trong 4 bài kiểm tra tiến bộ từng phần và bài khảo sát khái quát 2 Côrinhtô (bài 15).

Tác giả sách hướng dẫn học tập. Tác giả của sách hướng dẫn học tập là tiến sĩ Gordon D.Fee, giáo sĩ môn Kinh thánh Tân ước tại Southern California college (CostaMesa, California , USA) tại Wheaton college (Wheaton Illinois, USA) và tại thần học viện Gordon - conwell (South Hamilton Massachusserrs, USA) Tiến sĩ Fee đã giảng dạy 1 và 2 Côrinhtô trong nhiều năm và hiện đang làm việc để chuẩn bị xuất bản tác phẩm giải kinh quan trọng về 1Côrinhtô.Ông cũng có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng sứ điệp của các thư tín này vào các sinh hoạt của Hội thánh. Ông là mục sư chính thức của Hội thánh ngũ tuần và đã từng là quản nhiệm Hội thánh trong 4 năm. Ông thường có dịp chia xẻ lời Chúa tại các hội đồng bồi linh, các hội nghị và các trường đại học.Lãnh vực chính của tiến sĩ Fee là phê bình bản văn Tân ước và chú giải Kinh thánh. Ông là một học giả nổi tiếng trên thế giới về những lãnh vực này. Bản luận án tiến sĩ của ông nhan đề "Papirus Bodmer 2: Các liên hệ về bản văn và các đặc tính trong cách sao chép" (Papirus Bodmer 2, its textual relationships and seribal characteristic) đã được đăng trong tạp chí Studies and document (1968). Ông cũng đóng góp bài vở cho các tạp chí Jouraal of biblical litrature, new testament studies, Novum Testsmentum, Biblica, và the Expositoey times cũng như góp phần trong một số tuyển tập các bài phê bình nhận định khác.Tiến sĩ Fee có bằng cử nhân văn chương và cao học văn chương của đại học Seattle Pacific (1956, 1958). Ông nhận bằng tiến sĩ tại đại học University of Southern California ở Los Angeles (1966). Sự có mặt của tiến sĩ Fee, một học giả xuất chúng trong ban giảng huấn của ICI đã góp phần quan trọng vào chương trình nghiên cứu Kinh thánh của ICI.Giảng viên ICI Giảng viên ICI của bạn sẽ rất vui được giúp bạn bất cứ điều gì có thể được.

Page 8: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Hãy nêu những thắc mắc cho giảng viên của bạn càng sớm càng tốt để có nhiều thì giờ chuẩn bị. Nếu bạn có thân hữu cùng muốn theo học khóa trình này. Hãy xin giảng viên của bạn xếp đặt riêng cho việc học theo nhóm.Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu về thơ Côrinhtô . Ước mong rằng khóa trình này sẽ giúp ích cho đời sống và chức vụ của bạn cũng như giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình trong thân thể Đấng Christ.Hình ảnh minh họa. Bởi vì Kinh thánh dạy dỗ chúng ta về cả các thực tại của lịch sử cũng như thực tại thuộc linh trường cửu, nên chúng tôi đã chọn cách minh họa bằng những bức ảnh để có thể nối liền quá khứ nơi hiện tại (thành phố Côrinhtô trong thời đại Phaolô và thành phố Brussels trong thời đại hiện nay). Qua hình ảnh chúng tôi muốn nêu lên một gợi ý rằng không có nhiều khác biệt giữa các Cơ đốc nhân tại thành Côrinhtô và các Cơ đốc nhân thời nay khi họ đứng trước những vấn đề luân lý và đạo đức. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp bạn hiểu được những chân lý đó và áp dụng vào đời sống và xã hội của bạn.Chúng tôi đã chọn thành phố Brussel làm tiêu biểu cho thời đại chúng ta. Cả Brussels và Côrinhtô đều có những đặc tính giống nhau: là trung tâm thương mại quốc tế, một đô thị sầm uất, một ngã tư trên trục lộ giao thông, và một thị trường buôn bán. Cả Côrinhtô và Brussels đều có những vấn đề về việc tôn thờ rất phổ biến trên khắp thế giới.

Dẫn Nhập Vào Môn Chú Giải Kinh Thánh - Phần 1

Người ta thường nói rằng: " Không cần phải chú giải Kinh thánh, chỉ cần đọc và làm theo mà thôi. Điều này đúng trong một mức độ nào đó. Nhưng mặt khác câu nói trên cũng rất sai lầm bởi vì ai ai cũng tìm hiểu ý nghĩa điều mình đọc. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta đọc một bài văn (bao gồm cả chính bài này) chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu điều tác giả muốn nói. " Cố gắng tìm hiểu" ấy chính là ý nghĩa của việc chú giải. Vì Kinh thánh là lời của Đức Chúa Trời chúng ta học tập để có thể giải nghĩa Kinh thánh cách đúng đắn. Đây chính là mục đích của bài học: nhằm giúp đỡ bạn học tập phương pháp chú giải Kinh thánh trong khi tìm hiểu ý nghĩa của 2 Côrinhtô."Với tư cách là người giảng dạy lời Chúa bạn sẽ thu đạt được nhiều lợi ích từ bài học này, không những học được phương pháp để tự mình giải nghĩa Kinh thánh nhưng bạn còn biết cách đánh giá những sự giải nghĩa do người khác đưa ra.Đức Chúa Trời dạy qua các thư tín.Bản chất của thư tín.Hình thức của thư tín.

Page 9: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Tiến trình giải nghĩa các sách thư tín.Việc giải kinh (Exegesis): Điểm xuất phátĐịnh nghĩa.Tầm quan trọngHọc tập cách thực hiện việc giải kinh.Bối cảnh lịch sử.Bối cảnh văn chương.Tầm quan trọng của đoạn vănHọc tập theo dõi cách lập luậnNhững vấn đề về nội dungKhi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể:* Giải nghĩa cách thức chú giải các thư tín trong Tân ước.* Phân biệt giữa việc giải Kinh (exegesis) và khoa giải kinh (hermeneuties) trong việc áp dụng những chân lý trong các thư tín.* Đánh giá cao vai trò của các thư tín trong việc đưa ra các câu trả lời cho nan đề.1. Nghiên cứu bài học từng phần một. Hoàn tất cả các bài tập. Sau đó hãy soát lại các câu trả lời của bạn. Nếu câu trả lời của bạn không đúng hãy ôn lại bài học để xem bạn chưa hiểu điều nào.2. Trong phạm vi bài học này, bạn sẽ được yêu cầu đọc 1Côrinhtô từ đầu đến cuối. Hãy cố gắng dành thời giờ để có thể đọc một lần trọn cả thư tín.3. Làm bài tự kiểm tra cuối bài học và soát lại các câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên. Ôn lại những điều bạn chưa trả lời đúng.Việc hiểu ý nghĩa của những từ ngữ quan trọng được liệt kê ở phần đầu mỗi bài học sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn nghiên cứu bài học. Bạn sẽ tìm thấy định nghĩa ở cuối sách hướng dẫn học tập này. Nếu chưa hiểu bạn có thể tra cứu ngay bây giờ hoặc khi gặp từ ngữ đó trong bài học. Nhiều từ ngữ trong 2 bài học đầu đã quen thuộc đối với bạn, nhưng ở đây chúng được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Vì vậy, bạn đừng vội lướt qua những từ ngữ này.Cách lập luận.Nội dungBối cảnhViệc giải KinhTheo văn hóa Hy lạpKhoa giải kinhNhân cơ hội đặc biệtxuất phát từ cơ hội đặc biệt

Page 10: Chu giai 1 va 2 cotinhto

ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN DẠY QUA CÁC THƠ TÍN Kinh thánh đã được định nghĩa là lời của Đức Chúa Trời được trình bày trong ngôn ngữ của con người trong lịch sử. Chính bản chất lưỡng diện này của Kinh thánh đã khiến nó trở nên vô cùng sống động và thú vị. Vì Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời nên chúng ta phải chăm chú lắng nghe và làm theo Kinh Thánh. Và bởi vì Đức Chúa Trời đã quyết định truyền phán lời của Ngài qua những con người cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể, về những biến cố lịch sử cụ thể, nên chúng ta phải học tập để biết giải nghĩa Kinh thánh. Một trong những điều quan trọng liên quan đến khía cạnh nhân bản của Kinh thánh ấy là Kinh thánh được viết trong nhiều hình thức văn chương khác nhau. Điều này phản ảnh tầm vóc to lớn của sự mặc khải của Đức Chúa Trời và việc Ngài sẵn sàng sử dụng hầu như mọi hình thức ngôn ngữ và văn chương để truyền đạt tình yêu và ý định của Ngài cho chúng ta. Do đó, chúng ta có đủ mọi thể loại: lịch sử tường thuật, sử ký, luật pháp, kịch, thơ văn, châm ngôn, lời tiên tri, dự ngôn, chuyện kể, thơ tín, các sách Phúc âm và các sách Khải huyền.Nói một cách khác, Kinh thánh không phải chỉ là một tập hợp những lời phán dạy của Chúa - dường như Đức Chúa Trời từ trên trời nhìn xuống chúng ta và phán: " Này, các ngươi hãy học những chân lý này: 1/ Ta chính là Đức Chúa Trời, ngoài ta ra không có Chúa nào khác. 2/ Ta là tạo hóa của mọi loài, và là Đấng tạo dựng nhân loại...... Không phải thế đâu mặc dầu những lời phán dạy như thế là có thật và chúng ta có thể tìm thấy những lời phán như vậy trong Kinh thánh. ( lời lẽ có thể khác đôi chút! ). Nếu Kinh thánh được chép như vậy thì có lẽ dễ cho chúng ta hiểu hơn. Nhưng hãy để ý xem thế nào Đức Chúa Trời đã quyết định phán, dạy chúng ta qua Con Một của Ngài tức là ngôi Lời hằng sống - Chính Đức Chúa Trời đã mặc lấy hình thể con người và sống như một người trên thế gian này để chúng ta có thể nhận biết Đức Chúa Trời thực sự như thế nào. Cũng một thể ấy Ngài đã quyết định ban cho chúng ta lời thành văn của Ngài xuyên qua tất cả các phương cách thông thường của con người ngõ hầu chúng ta có thể nghe được tiếng phán của Ngài trong chính ngôn ngữ của chúng ta.Thay vì nghĩ rằng phương pháp truyền đạt của Đức Chúa Trời như thế là khó hiểu thì ngược lại chúng ta phải hân hoan vui mừng. Bởi vì điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời có thể tiếp tục phán dạy chúng ta qua hoàn cảnh sống cụ thể của chúng ta. Mặt khác, những hình thức văn chương phong phú của Kinh thánh cũng có nghĩa là chúng ta phải học tập để giải nghĩa Kinh thánh, lưu ý đến bản chất hay thể loại của các đoạn văn Kinh thánh. Mỗi thể loại văn chương có những quy luật đặc thù riêng và điều này cũng đúng với các thơ tín.

Page 11: Chu giai 1 va 2 cotinhto

1 Đọc kỹ những câu phát biểu dưới đây. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời sai:a) Kinh thánh là lời Đức Chúa Trời nhưng được viết ra bởi tác giả là những con người và đề cập những hoàn cảnh cụ thể trong đời sống.b) Kinh thánh về căn bản là một tuyển tập các lời dạy dỗ mà Đức Chúa Trời đã tuyên phán và truyền cho các tác giả là con người ghi chép lại.c) Kinh thánh được cấu tạo bởi nhiều thể loại văn chương khác nhau.d) Kinh thánh là lời của Đức Chúa Trời và chúng ta cần phải tìm hiểu và chú giải cũng như vâng theo Kinh thánh.

Bản chất của các thư tín Điều quan trọng nhất cần phải biết về các thơ tín ấy là chúng thực sự là những lá thư. Và những lá thư là những tài liệu nghĩa là chúng phát xuất từ những hoàn cảnh đặc biệt, của người nhận hay người gởi thơ. Trong Tân ước, phần lớn các thư tín xuất phát từ hoàn cảnh của người nhận. Điều này có nghĩa là người nhận thơ tín có một hành động nào đó hay đưa ra những câu hỏi khiến người viết thơ phải trả lời. Điều này rất đúng với những thơ tín gởi cho các Hội thánh. Thường thường một vài cách cư xử không chính đáng cần phải điều chỉnh lại, hoặc một giáo lý lầm lạc cần sửa chữa, hoặc một hiểu lầm cần giải thích thêm gợi lên nhu cầu viết thơ.

Các thơ tín trong Tân ước là những bức thư bình thường. Bởi vì sứ đồ Phaolô quyết định viết một lá thơ (chứ không phải là bài nghị luận chẳng hạn) nên ông đã tuân theo các hình thức thông thường của một lá thư thời đó. Cũng giống như ngày nay các lá thơ có một hình thức chung (ngày tháng, chào hỏi, nội dung của thơ, phần cuối thơ và chữ ký), thời đó những lá thơ cũng có hình thức chung. (Người ta đã tìm thấy hàng ngàn bức thơ cổ và tất cả những bức thơ đó đều giống với những thơ tín trong Tân ước) .2. Xem ICo1Cr 1:1-9 và 16:19-24. So sánh với RoRm 1:1-10 và 16:19-24, Phi Pl 1:1-6 và 4:21-23, ITe1Tx 1:1-3 và 5:25-28. Hãy liệt kê trong sổ tay của bạn các yếu tố chung trong những đoạn này (có 5 yếu tố).Bạn sẽ nhận thấy rằng một trong những yếu tố đó là lời cảm tạ Chúa. Đây là yếu tố thỉnh thoảng có sự khác biệt trong các thơ tín thời xưa. Hãy chú ý đến những sự khác biệt về những lời cảm tạ trong các thơ tín Tân ước sau đây: IICo 2Cr 1:3-7, GaGl 1:1-3, Eph Ep 1:3-10, IPhi 1Pr 1:3-9 và IIIGi 3Ga 1:23. Ba trong số các thơ tín kể trên có bao gồm lời chúc phước hay tôn vinh. Đó là những thơ tín nào?......Phần lớn những khó khăn trong việc giải nghĩa các thơ tín là do tính chất xuất phát từ một hoàn cảnh đặc biệt của chúng. Chúng ta có những câu trả

Page 12: Chu giai 1 va 2 cotinhto

lời nhưng lại không luôn luôn biết các câu hỏi hay các vấn đề là gì, hoặc ngay cả chúng ta không biết là có vấn đề nào hay không. Cũng giống như chúng ta được nghe một câu chuyện qua một đầu dây điện thoại và cố gắng hình dung ra ai là người ở đầu dây kia và người đó đang nói về điều gì. Như các bạn đã từng kinh nghiệm, trong một vài trường hợp người ta dễ hình dung ra câu chuyện hơn trong các trường hợp khác. Điều này cũng đúng với các bức thơ của Phaolô.

Tiến trình giải nghĩa các thơ tín. Thông thường chúng ta phải tuân theo 3 bước sau đây trong việc giải nghĩa các thơ tín (Lưu ý những bước tiến này sẽ được giải thích trong phần kế tiếp và sẽ được minh họa trong những bài học sắp tới. Ở đây chỉ liệt kê các bước mà thôi).Bước 1: Chúng ta phải cố gắng tái tạo hoàn cảnh mà Phaolô muốn đề cập đến. Khi nói tái tạo, tôi không có ý nói rằng bạn phải viết ra hoặc phải hình dung ra tất cả mọi sự. Chúng ta phải cố gắng tìm hiểu hoàn cảnh nào đã đưa đến việc viết lá thơ - Có nghĩa là điều gì đã thúc giục tác giả viết lá thơ.Bước 2: Chúng ta phải giải nghĩa thơ tín của Phaolô như là một lời giải đáp cho một vấn đề hay một sự trả lời cho các câu hỏi mà chúng ta đã cố gắng hình dung ra. Điều đó có nghĩa là chúng ta hỏi: Phaolô đã muốn nói gì ở thời điểm đó?. Đây là bước rất quan trọng vì đó chính là lời của Đức Chúa Trời cho những người trong thời đại đó.Bước 3: Sau đó chúng ta phải hỏi: Điều đó có ý nghĩa gì đối với thời đại ngày nay? Tức là lời của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là gì?Chúng ta sẽ gặp khó khăn nếu chúng ta bắt đầu ở bước 3. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ hoàn toàn không hiểu được ý nghĩa của lời Chúa. Đây là lý do tại sao bước 1 và 2 là rất quan trọng. Như các bạn đã thấy, Đức Chúa Trời đã dùng các thơ tín để dạy dỗ những điều liên quan đến các nhu cầu đặc biệt của con người. Nhu cầu cụ thể của chúng ta ngày nay có thể khác với nhu cầu của những người thời trước, nhưng Chúa vẫn có thể phán dạy chúng ta như Ngài đã phán dạy họ. Nhưng trước hết chúng ta cần phải biết Đức Chúa Trời đã phán điều gì và đặc biệt là những người tiếp nhận thơ tín là ai?4. Xem lại các bước tiến một lần nữa và bằng từ ngữ riêng của bạn hãy liệt kê và giải thích 3 bước. Soát lại câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.Việc giải kinh: Điểm xuất phát Chúng ta sẽ tìm hiểu 2 thuật ngữ dễ lẫn lộn được dùng nhiều lần trong các bài học. Việc giải kinh và khoa giải kinh. Như David đã viết: "Quả thật việc giải kinh và khoa giải kinh sẽ theo đuổi chúng ta mọi ngày trong suốt cuộc sống". Ít nhất chúng cũng theo đuổi chúng ta nếu chúng ta muốn trở thành

Page 13: Chu giai 1 va 2 cotinhto

một người nghiên cứu và giảng dạy lời Chúa tốt. Vậy ý nghĩa của 2 thuật ngữ đó như thế nào?

Định nghĩa. Bạn có thể tìm thấy các định nghĩa dưới đây trong 1 tự điển:Việc giải kinh: Việc giải thích hay chú giải cặn kẻ một bản văn Kinh thánh.Khoa giải kinh: Môn học về các phương pháp chú giải Kinh thánh.Qua những định nghĩa trên, khoa giải kinh bao gồm một công việc rộng lớn hơn. Nó bao gồm tất cả các lãnh vực và các nguyên tắc của phương pháp chú giải và bao gồm cả việc giải kinh (exegesis ) nữa. Trong khóa trình này, tôi sẽ dùng thuật ngữ khoa giải kinh một cách đặc biệt. Hãy cẩn thận lưu ý những sự giải nghĩa dưới đây vì đây là ý những nghĩa của những thuật ngữ vào trong suốt khóa trình.Việc giải kinh: Bản văn đã có ý nghĩa gì vào thời nó được viết ra? Lưu ý chữ "đã" nói về quá khứ. Việc giải kinh luôn luôn liên quan đến quá khứ và hoàn cảnh lúc đó. Trong khóa trình này, nó liên hệ đến Phaolô và những người ở Côrinhtô - Phaolô muốn nói điều gì? Phaolô muốn những người ở Côrinhtô hiểu điều gì? Trên hết mọi điều bạn phải hiểu qui luật sau đây: ý nghĩa thực sự của bản văn là điều mà tác giả chủ yếu muốn nói và điều mà độc giả thời đó đã hiểu khi đọc đoạn văn đó. Tôi không có ý nói rằng họ luôn luôn hiểu được ý nghĩa của bản văn, nhưng ý nghĩa thực sự của bản văn chính là điều mà họ đáng phải hiểu.Khoa giải kinh: Đoạn văn có ý nghĩa gì trong thời đại ngày nay. Nó được khởi đầu với việc giải kinh nhưng nó đặc biệt quan tâm đến hiện tại và hoàn cảnh ngày nay. Lời của Đức Chúa Trời dành cho mọi thời đại và mọi hoàn cảnh là gì - Ngài đang muốn nói điều gì với chúng ta? Quy luật ở đây là bản văn không thể chứa đựng một ý nghĩa nào cho chúng ta khác hơn là ý nghĩa đối với người thời đại đó. Hoàn cảnh của chúng ta có thể thay đổi nhưng điều Chúa muốn nói với chúng ta không khác với những gì Ngài đã nói với họ.5. Hãy ghi nhớ những định nghĩa này và hãy xem lại 3 bước tiến trong việc chú giải các thư tín. Hãy ghi vào khoảng trống chỉ việc giải kinh hay khoa giải kinh cho phù hợp với từng bước tiến.Bước 1 ......Bước 2 ......Bước 3 ......

Tầm quan trọng Trong giai đoạn này, những sự phân biệt sau đây xem ra có vẻ không quan trọng. Nhưng thực sự chúng vô cùng quan trọng. Bởi vì kết luận có tính chất khoa giải kinh của chúng ta phải đặt nền tảng trên việc giải kinh chính xác.

Page 14: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Hầu hết những sai lầm trong việc chú giải Kinh thánh và các sự chia rẻ trong Cơ đốc giáo đều là hiệu quả của những kết luận có tính chất khoa giải kinh. Tức là bắt đầu bằng bước 3 - trước khi thực hiện việc giải kinh.Chẳng hạn những người Mormons tin vào nghi lễ làm báp têm cho những người chết dựa trên ICo1Cr 15:29. Nhưng đây là một kết luận có tính chất khoa giải kinh thật sai lầm. Có nghĩa là họ đã bắt đầu từ bước 3 mà không thực hiện việc giải kinh trước. Phaolô không hề dạy dỗ về phép báptêm cho những người chết. Đó chỉ là điều mà những người Côrinhtô thi hành. Nhưng chúng ta hoàn toàn không biết ý nghĩa của việc đó, tại sao họ làm việc đó và làm việc đó cho ai. Phaolô chỉ nhân việc họ thực hành các nghi lễ đó mà lý luận rằng rất dại dột nếu không tin vào sự sống lại của thân thể trong tương lai (xem câu 12 -19).Cũng vậy, có một số Cơ đốc nhân tin rằng 13:10: " Song lúc sự trọn lành đã đến thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ". Có nghĩa là các ân tứ thuộc linh đã chấm dứt vào cuối thế kỷ thứ nhất. "Sự trọn lành" được giải nghĩa là việc hoàn tất kinh Tân ước. Có nghĩa là khi sách Tân ước được hoàn tất thì không còn cần "các ân tứ của sự khải thị" nữa. "Nhưng đó không phải là ý nghĩa của câu này bởi vì đó không phải là chủ ý của Phaolô. Người Côrinhtô đã không hiểu câu này với ý nghĩa như vậy. Vấn đề là: một đoạn văn Kinh thánh không thể có một ý nghĩa nào trong hiện tại khác hơn là ý nghĩa vào thời điểm nó đã được viết ra.Đây là lý do tại sao cần phải thực hiện việc giải kinh trước - Bởi vì ý nghĩa của một đoạn Kinh thánh đối với chúng ta ngày nay căn cứ vào ý nghĩa của đoạn văn đó đối với những người trong thời kỳ nó đã được viết ra. Trong phần tiếp theo của bài học chúng tôi muốn giải nghĩa thế nào là việc giải kinh xác đáng. Nhưng trước khi làm điều đó, chúng ta sẽ làm một vài bài tập để giúp phân biệt giữa câu phát biểu có tính chất việc giải kinh và có tính chất "Khoa giải kinh". Trong các bài tập này vấn đề chính không phải là các câu phát biểu đúng hay sai. Điểm quan trọng ở đây là câu phát biểu đó có tính chất nào.Hãy đọc cẩn thận và cho biết những câu phát biểu dưới đây có tính chất việc giải kinh hay có tính chất khoa giải kinh? Khoanh tròn mẫu tự trước các câu phát biểu có tính chất việc giải kinh .6. 3:9 "Vả chúng ta là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời".a) Câu này có nghĩa là những mục sư là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời.b) Câu này có nghĩa là Phaolô và Apôlô là những bạn cùng làm việc cho Đức Chúa Trời.7. 6:20 " Vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời"a) Câu này có nghĩa là những tín đồ ở Côrinhtô không được liên hệ với các

Page 15: Chu giai 1 va 2 cotinhto

địa điểm ở đền miếu bởi vì thân thể của họ thuộc về Đức Chúa Trời.b) Câu này có nghĩa là các Cơ đốc nhân không nên hút thuốc lá"8. 16:2. "Cứ ngày đầu tuần lễ mỗi người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình".a) Câu này có nghĩa là những tín đồ ở Côrinhtô phải dành dụm tiền bạc mỗi tuần để dâng hiến giúp đỡ cho những tín đồ nghèo thiếu ở Giêrusalem.b) Câu này có nghĩa là các Cơ đốc nhân nên dâng 1/10 một cách đều đặn

Học tập để thực hiện việc giải kinh. Việc giải kinh ở mức độ cao đòi hỏi kiến thức về rất nhiều điều mà chúng tôi không đòi hỏi các bạn phải có: Các ngôn ngữ dùng trong Kinh thánh đặc biệt là tiếng Hylạp; văn hóa Do Thái và văn hóa Hylạp; đây là bản văn nguyên thủy; và việc sử dụng các phương tiện khác: văn phạm, bảng đối chiếu từ, Kinh thánh phù dẫn, từ điển...... Tuy nhiên bạn vẫn có thể học tập để thực hiện việc giải kinh chính xác mặc dầu bạn không có những kiến thức và khả năng nêu trên. Nhưng muốn được như vậy, bạn phải học tập để thực hành những điều có thể được với khả năng riêng của bạn và bạn cũng phải học tập để biết khi nào cần tham khảo các tác phẩm của những người khác. Chìa khóa dẫn đến việc giải kinh chính xác là đọc và nghiên cứu bản văn Kinh thánh thật cẩn thận và biết nêu lên những câu hỏi chính đáng. Hai điều này liên quan đến bước 1 và bước 3 đã nói ở trên. Trong bước 1 phải đọc bản văn một cách thật cẩn thận và trong bước 2 cần phải nêu lên những câu hỏi chính đáng về bản văn. Có 2 loại câu hỏi căn bản: Câu hỏi về bối cảnh và về nội dung. Cả 2 loại câu hỏi này đều vô cùng quan trọng để có được việc giải kinh chính xác.

Tái tạo hoàn cảnh Hãy xem lại 3 bước tiến trong việc giải nghĩa các thư tín. Bước 1 đòi hỏi chúng ta phải cố gắng tái tạo hoàn cảnh Phaolô đã viết các thư tín. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải cố gắng tìm hiểu bối cảnh lịch sử của bức thơ. Điều gì đã xảy ra tại Côrinhtô? Điều gì đã đưa đến việc viết lá thơ hoặc một phần của bức thư này? Những lối cư xử nào Phaolô đã đề cập đến? Đây là những câu hỏi mà chúng ta cần phải trả lời, vậy chúng ta phải làm gì?Thứ nhất, tìm hiểu càng nhiều càng tốt về thành phố Côrinhtô và dân cư ở đó. Chúng ta sẽ làm việc này trong bài 3. Còn bây giờ, bạn cần biết rằng bạn có thể tìm được những thông tin về điều này trong phần tiểu dẫn quyển chú giải thơ Côrinhtô của BARRETT (trang 1-4) Nếu có thể sử dụng thư viện, bạn nên tra cứu đề mục về thành Côrinhtô trong một cuốn Thánh kinh tự điển, chẳng hạn như quyển Thánh kinh tự điển của nhà xuất bản Zondervan.Thứ nhì, xem qua toàn bộ bức thơ trong một lần.9. Đọc toàn bộ 1Côrinhtô trước khi nghiên cứu thêm các phần khác trong bài

Page 16: Chu giai 1 va 2 cotinhto

học. Khi đọc, hãy ghi chép trong sổ tay của bạn 2 điểm sau đây.a Tất cả những điều bạn ghi nhận được liên quan đến độc giả của bức thơ, chẳng hạn họ là người Do Thái hay Hylạp, những vấn đề và những cách cư xử của họ như thế nào v.v......b Thái độ của Phaolô ra sao.Thứ ba, khi chúng ta nghiên cứu từng phần của1Côrinhtô, các bạn cần phải đọc lại toàn bộ phân đoạn đó. Thực tế là kể từ bài 4, công việc đầu tiên của bạn trong mỗi bài học được phân loại như sau: a) Đọc phân đoạn này của thơ 1Côrinhtô ít nhất 2 lần: b) Liệt kê tất cả những điều liên quan đến độc giả cũng như các vấn đề của họ; c) Liệt kê những từ ngữ then chốt và những câu văn được lập đi lập lại có kiên quan đến ý chính của đề tài; và d) Tóm lược các ý tưởng theo từng đoạn; và giải nghĩa một cách vắn tắt ý tưởng của từng đoạn liên quan đến cách lập luận chung như thế nào.Bạn sẽ nhận thấy rằng đôi khi chính Phaolô nói cho chúng ta biết vấn đề là gì (thí dụ 1:10-12, 6:1); nhưng khi ông không cho ta biết về điều đó (đặc biệt trong 7:1-16:24 khi ông trả lời lá thơ của họ). Trong cả 2 trường hợp, bạn hãy học tập để có thể tìm ra và liệt kê tất cả những gợi ý.Đến đây chúng ta sẽ dành thời gian để thực tập. Nhưng vì bài học này đã khá dài, tôi sẽ nhắc lại phần này nhiều lần trong các bài học sắp tới.10. Bài tập tùy chọn. Nếu bạn muốn thực tập thì hãy có gắng tái tạo bối cảnh lịch sử của phân đoạn 6:1-11 và hơi khá hơn một chút là 8:1-13. Lưu ý rằng mục tiêu của bạn cần phải càng cụ thể càng tốt!

Bối cảnh văn chương. Đến đây chúng ta qua bước 2 của việc giải nghĩa các thơ tín. Phaolô muốn nói điều gì? ở bước nầy chúng ta có 2 câu hỏi mang tính chất việc giải kinh: 1/ Những câu hỏi về bối cảnh văn chương và 2/ những câu hỏi liên quan đến nội dungBối cảnh văn chương.Bối cảnh văn chương được phân biệt với bối cảnh lịch sử như sau:Bối cảnh lịch sử liên quan đến bước 1, ở bước đó chúng ta muốn biết về độc giả của bức thơ, họ là ai, những vấn đề của họ là gì và những nguyên nhân nào đã khiến bức thơ được viết ra. Bối cảnh văn chương liên quan đến bước 2, ở đây chúng ta tìm hiểu về tác giả bức thơ và câu trả lời của ông. Chúng ta muốn theo sát hoặc tóm lược cách lập luận của Phaolô từng bước 1. (Từ ngữ lập luận trong khóa trình này không có nghĩa là tranh luận; nhưng muốn nói về dòng tư tưởng hay diễn biến trong cách lập luận của tác giả. Phần kế tiếp của bài học được soạn để chỉ cho bạn biết phải làm điều này như thế nào.

Tầm quan trọng của đoạn văn. Điều rất quan trọng cần phải học ở đây là trong phần lớn các thơ tín, Phaolô

Page 17: Chu giai 1 va 2 cotinhto

trình bày sự biện luận của ông, chứ không chỉ viết những câu văn độc lập. Những ngoại lệ duy nhất được tìm thấy ở những phân đoạn trong đó Phaolô đưa ra những lời kêu gọi có tính chất đạo đức chẳng hạn như RoRm 12:1-21 và ITe1Tx 5:12-23. Ngoài ra hầu hết nội dung đều là văn biện luận. Đây là lý do chúng ta cần phải sử dụng một bản dịch Kinh thánh được công nhận. Vài bản dịch, như bản King James chẳng hạn, người đọc rất khó theo dõi cách lập luận bởi vì chúng liệt kê mỗi câu văn thành một đoạn riêng biệt.11 Chúng ta sẽ xem xét về việc phiên dịch Kinh thánh trong những bài học tới. Ở đây, chúng ta chỉ xem sự khác biệt giữa bản NIV và bản King James về Rôma là như thế nào.Bạn hãy mở cả 2 bản dịch NIV và King James ra và so sánh xem việc xếp đặt câu và đoạn trong 2 bản dịch Kinh thánh đó như thế nào. Bạn có thể thấy rằng bản NIV được phân đoạn rất rõ ràng, trong khi bản King James không được phân đoạn ra.Do đó hãy suy nghĩ theo từng đoạn văn! Tại sao vậy? Bởi vì một đoạn văn là một đơn vị căn bản bao gồm một ý tưởng đầy đủ. Khi suy nghĩ theo từng đoạn, bạn sẽ không cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của từng chữ hay từng nhóm chữ. Nhưng bạn sẽ tìm hiểu lý luận của tác giả diễn tiến như thế nào.

Học tập để theo dõi cách lập luận. Nhưng suy nghĩ theo từng đoạn văn là như thế nào. Đây chính là vấn đề. Bạn sẽ không có thể học được điều đó một sớm một chiều. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về điểm này. Đây chính là điều chúng tôi muốn giúp đỡ bạn trong suốt giai đoạn này là làm sao để nêu lên những câu hỏi xác đáng. Câu hỏi quan trọng nhất mà bạn cần phải học để nêu lên về bất cứ đoạn văn nào là câu này: điểm then chốt là gì?Chúng ta có ý gì khi nêu câu hỏi điểm then chốt là gì? chúng ta muốn biết mỗi đoạn văn đóng góp vào việc lập luận như thế nào -mục đích của Phaolô khi viết đoạn văn đó là gì? Có nghĩa là, Phaolô muốn nói gì trong đoạn văn này và điều quan trọng hơn là tại sao ông lại nói điều đó ở chỗ này? Sau khi nói điều đó rồi, ông sẽ nói điều gì nữa? Và chúng ta luôn luôn phải lưu tâm đến vấn đề. Đoạn văn này đã giúp cho việc giải đáp các vấn đề như thế nào?Chúng ta sẽ làm rõ hơn những điều này bằng cách nghiên cứu một số những đoạn văn trong một thơ tín khác chẳng hạn như thơ tín cho người Philíp.12 Xem Phi Pl 1:27, 2:23. Khúc Kinh thánh này chia làm mấy đoạn?......Diễn biến của lý luận (đại khái) đại khái như thế này: Cơ hội: Phaolô đang ở trong tù (1:13, 17) và Hội thánh Philíp đã nhờ Êphápra đem quà đến cho Phaolô (4:14-18). Sau đó Êphápra bị bệnh và Hội Thánh nghe biết về việc đó đã rất buồn bã (2:25-30). Nhưng Đức Chúa Trời đã chữa lành cho Êphápra. Kế đó Phaolô sai Êphápra trở về với Hội thánh (2:25-30) mang

Page 18: Chu giai 1 va 2 cotinhto

theo lá thơ của Phaolô nhằm mục đích: 1) cho Hội thánh biết tin tức về Phaolô (1:12-26); 2) cám ơn Hội thánh về món quà (4:10, 14-19) và 3) khuyến khích họ sống trong tinh thần hiệp một (1:27, 2:17, 4:2-3) và xa lánh những giáo lý sai lầm chịu ảnh hưởng của Do Thái giáo (3:1, 4:1).Phaolô vừa kết thúc phần nói về những điều xảy ra cho ông ở trong tù. Phần tiếp theo là những lời kêu gọi. Bạn hãy lưu ý rằng ông không còn nói về chính mình như trong câu 12 -26.13 Hãy ghi chép trong sổ tay của bạna Những nhóm chữ trong 1:12-26 chứng tỏ rằng Phaolô là đề tài của đoạn văn này (thí dụ " điều đã xảy đến cho tôi" "sẽ làm ích cho sự rỗi tôi".b Những nhóm chữ trong 1:27-30 chứng tỏ rằng những người thành Philíp là chủ đề của đoạn văn này.Vậy thì điểm then chốt của mỗi đoạn văn là gì?* 1:27-30. Những lời kêu gọi được bắt đầu ở đoạn này. Điểm then chốt có thể là điều chúng ta đọc thấy trong câu 27. Họ nên " đứng vững trong cùng một tâm trí ". Đây là lời kêu gọi nhằm đến sự hiệp một. Đặc biệt trong hoàn cảnh họ đối diện với sự bắt bớ (Ghi chú: Nếu chúng ta chọn câu 27 là điểm then chốt của đoạn văn này thì chúng ta phải đặt tiếp câu hỏi " Chủ đích của câu 28-30 là gì, và việc nhấn mạnh đến sự bắt bớ và sự thử thách nói lên điều gì? " Hãy chú ý cách tôi đã trả lời những câu hỏi này ở phần trên).2:1-4. Đoạn văn này liên hệ đến sự hiệp một như thế nào? ý tưởng chủ yếu là gì? Trước hết, Phaolô nhắc lại lời kêu gọi (câu 1:2 đến đây chúng ta chắc được rằng đã phân tích đúng đoạn văn trước). Nhưng ý tưởng chủ yếu ở đây là các tín đồ cần có thái độ khiêm nhường để Hội thánh được hiệp một.14 Chúng ta thử phân tích 2:5-11. Ý tưởng chủ yếu ở đây là gì? Tại sao Phaolô lại trưng dẫn bài thơ thánh về sự hạ mình và tôn cao của Đấng Christ?......(bạn sẽ nhận ra rằng khi bạn đặt câu hỏi như thế này thì ý tưởng chính của đoạn văn không nhằm dạy chúng ta một điều gì mới về Đấng Christ. Phaolô nhắc lại những chân lý vĩ đại này về Đấng Christ để kêu gọi người Philíp hãy trở nên giống Chúa Jesus chứ không phải chỉ biết về Ngài mà thôi)2:12-13 ý tưởng chính yếu ở đây là gì? Rõ ràng đây là câu kết luận. Hãy chú ý chữ "vậy nên". Noi theo gương của Đấng Christ, họ sẽ vâng theo lời dạy của Phaolô. Về điều gì? Về việc giữ sự hiệp một là điều cần phải có sự khiêm nhường.Bạn có thể thấy rằng rất dễ hiểu được ý nghĩa của một đoạn Kinh thánh một khi bạn biết cách đặt câu hỏi xác đáng. Và bạn cũng sẽ rất hứng thú khi hiểu được những nội dung của các thơ tín trong Tân ước. Đây chính là điều chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện khi học 1Côrinhtô. Và đây cũng chính là điều

Page 19: Chu giai 1 va 2 cotinhto

bạn có thể làm được. Bạn không cần đến sách chú giải hoặc giáo sư mới có thể làm được điều này.

Vấn đề nội dung. Theo dõi diễn tiến trong cách lập luận mà thôi thì chưa đủ. Sau đây chúng ta sẽ bước vào những vấn đề liên quan đến những điểm cụ thể trong nội dung. Nhưng nên nhớ rằng chuyên gia không phải là người có nhiều năng lực hơn bạn. Chuyên gia chỉ là người có nhiều cơ hội học tập hơn các bạn. Nếu bạn biết tiếng Hylạp và đã nghiên cứu các tác phẩm Hylạp cổ và bộ sách Talmud của người Do Thái thì bạn cũng có thể làm việc này. Có thể bạn đã được học tập tiếng Hylạp. Tuy nhiên đa số các sinh viên học khóa trình này có thể chưa được học tiếng Hy lạp đầy đủ để có thể trở thành một người chuyên môn. Vấn đề quan trọng là biết được bạn có thể làm điều gì và hãy làm điều đó.Chúng ta sẽ nghiên cứu các câu hỏi về "nội dung" một cách chi tiết hơn trong bài học tiếp theo, khi các bạn sẽ được học về cách đánh giá một sách chú giải Kinh thánh.Ở đây tôi chỉ nêu lên một thí dụ. Xem ICo1Cr 2:1 trong bản NIV. Lưu ý chữ (b) sau "Đức Chúa Trời". chữ (b) liên quan đến ghi chú ở cuối trang: "Một số thủ bản chép: loan báo cho anh em mầu nhiệm của Đức Chúa Trời". Đây là một sự khác biệt về bản văn. Có bản chép Martyrion (Lời chứng) , có bản chép Mystérion (mầu nhiệm). Chữ nào là đúng với nguyên bản hơn?Một sách chú giải Kinh thánh tốt sẽ bàn luận về điểm này và đưa ra những lý do về cách sử dụng của 2 chữ này.Cũng xem 2:13 và đọc phần chú thích. Ở đây có sự khác biệt về văn phạm. Một sách chú giải tốt cũng sẽ đưa ra ý kiến về điều này.Các vấn đề nội dung liên quan đến bản văn, ý nghĩa của từ ngữ, những điểm về văn phạm và nền tảng của các ý tưởng. Các bạn cần học để nêu lên các câu hỏi và thường khi các bạn cần đến một sách chú giải Kinh thánh tốt để giúp bạn tìm ra những câu trả lời. Chúng ta sắp kết thúc bài 1. Đến đây chắc các bạn thấy rằng việc giải kinh vừa là niềm vui nhưng cũng là một công việc vất vả. Là niềm vui bởi vì bạn học để có thể tự khám phá ý nghĩa của Kinh thánh; là công việc vất vả bởi vì bạn phải nghiên cứ và tìm hiểu để có thể giải nghĩa được Kinh thánh.Trước khi làm bài tự kiểm tra, hãy xem lại các tựa đề của các phần trong bài học hoặc xem lại dàn bài của bài học. Để kiểm tra xem bạn có nhớ được ý tưởng chính trong mỗi phần không. Sau khi đã làm bài kiểm tra hãy ôn lại những phần trong bài học mà bạn chưa nắm vững.Sau khi ôn lại bài học, hãy làm bài tự kiểm tra dưới đây: Sau đó hãy soát lại

Page 20: Chu giai 1 va 2 cotinhto

các câu trả lời của bạn so với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên. Xem lại câu bạn đã trả lời sai.

Bài Tự Trắc Nghiệm BỔ TÚC PHẦN CÒN THIẾU. Điền thêm những chữ hay nhóm chữ để câu phát biểu trở thành đúng.1 Điểm đặc sắc nhất về các thơ tín Tân ước là chúng......, có nghĩa là chúng đã được viết do một tình huống cụ thể.2 Trong CoCl 4:16, Phaolô có nói đến lá thơ gởi cho Hội thánh tại Laođixê. Giả sử như bức thư này được tìm thấy, hãy viết vào phần để trống 3 câu văn mà bạn nghĩ là sẽ có trong phần mở đầu lá thơ.a......b......c......3 Nêu lên 3 bước phải làm trong việc giải nghĩa các thơ tín của Phaolôa......b......c......4 Sự khác biệt giữa việc giải kinh và khoa giải kinh như được dùng trong giáo trình này là việc giải kinh liên quan với "thời gian và bối cảnh trong quá khứ trong khi khoa giải kinh liên quan đến......5 Nêu lên 2 loại bối cảnh mà bạn cần chú ý khi giải nghĩa các thơ tín và cho biết mỗi loại liên quan đến điều gì.a......b......CÂU TRẮC NGHIỆM: Chỉ có một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng.6 Nếu Phaolô viết thơ cho Hội thánh ngày nay, ông sẽ dùng lời chào thăm như thế nào?a ) Thưa anh em thân mến trong Đấng Christb ) Kính thưa quý vịc ) Kính thưa quý vị hữu tráchd ) Gởi các thánh đồ tại thành phố7 Hùng đang sửa soạn dạy một bài học Kinh thánh về ICo1Cr 7:1-40. Việc trước tiên Hùng nên làm là:a ) Đọc trong cuốn đề mục hôn nhân trong Thánh Kinh phù dẫn để tìm ra các đoạn Kinh thánh khác liên quan đến hôn nhân.b ) Tìm hiểu từ ngữ "không kết hôn" (7:1) tìm tài liệu chú giải Kinh thánh để xem từ ngữ này có nghĩa gì trong đoạn này.c ) Đọc cả đoạn này một vài lần và liệt kê những yếu tố đã dẫn đến việc viết

Page 21: Chu giai 1 va 2 cotinhto

lá thơ và ghi nhận cách diễn biến trong ý tưởng.d) Đọc trong Thánh Kinh tự điển về những phong tục cưới hỏi trong thế giới cổ đại.LỰA CHỌN GIỮA 2 ĐIỀU: Cho biết những câu nào thuộc về việc giải kinh và câu nào thuộc về khoa giải kinh?Viết chữ V vào khoảng trống trước câu trả lời nếu thuộc về giải kinh.Viết chữ K vào khoảng trống trước câu trả lời nếu thuộc về khoa giải kinh.......8 Phaolô dạy chúng ta nên giữ thái độ tôn kính hơn nữa khi dự tiệc thánh.......9 Những tín đồ tại Philíp cần phải cảnh giác về những giáo lý sai lầm của người Giuđa.......10 Hội thánh không nên vào sổ những người góa bụa bất cứ người nào dưới 60 tuổi.......11 Cơ đốc nhân không nên kết hôn với người chưa tin bởi vì Phaolô đã dạy "chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin"......12 Hội thánh nên khuyến khích các tín đồ thực hiện tình yêu thương và lòng hiếu khách.

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1 Câu đúng là b

2 Mặc dầu bạn có thể diễn tả bằng những từ ngữ khác, nhưng đây là những yếu tố chunga Tên của tác giả bức thơ (Phaolô)b Tên của người nhận (Hội thánh tại Côrinhtô)c Lời chào thăm (Ân điển và bình an)d Lời cảm tạ ("Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời tôi")e Lời chào cuối thơ và lời từ giã.

3 2Côrinhtô, Êphêsô, 1 Phierơ

4 Trình bày 3 bước tiến bằng từ ngữ riêng của bạn.

5 Bước một : việc giải kinhBước hai : việc giải kinhBước ba : khoa giải kinh

6 b) Điều này có nghĩa là Phaolô và Apôlô là bạn cùng hầu việc Đức Chúa Trời

7 a) Câu này có nghĩa là người Côrinhtô không được liên hệ với phường đĩ điếm ở các đền miếu bởi vì thân thể họ thuộc về Đức Chúa Trời.

Page 22: Chu giai 1 va 2 cotinhto

8 a) Câu này có nghĩa là người Côrinhtô nên thường xuyên dành dụm tiền bạc để dâng hiến giúp cho những người nghèo tại Giêrusalem.

9 a) Ngoài những người ngoại bang ( 1 số ít là người Do Thái) ; họ ưa thích sự khôn ngoan và tri thức; họ kiêu căng và tự mãn; họ có nhiều nan đề ( chia rẻ, tham dục, kiện tụng tại toà do loạn luân, những vấn đề về hôn nhân, thờ phượng, sử dụng ân tứ tiếng mới, ăn của cúng hình tượng, sự sống lại của thân thể v.v......).b ) Phaolô quở trách (4:8-21, 5:2, 6:1-8) kêu gọi (4:14-17, 16:10-11) khuyến khích (16:12 6:18-20......). Bạn có thể nêu lên các điểm khác nhưng phải được chứng minh trong Kinh thánh.

10. Bạn tự phân tích lấy.

11. Không cần trả lời câu hỏi này.

12. Có 4 đoạn ( ghi chú : Bài thơ thánh trong Thi Tv 2:6-12 được chia ra nhiều phân đoạn, nhưng cả bài thơ đó chỉ tính là một đoạn)

13. a. Thì điều này sẽ trở nên ích cho sự rỗi tôi; việc chi tôi cũng chẳng thở than cả; Trong mình tôi; Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy. Tôi cứ sống trong xác thịt là ích lợi cho công khó tôi; nhưng tôi cứ ở trong xác thịt; tôi biết chắc rằng tôi sẽ cứ còn lại và ở với hết thảy anh em.b. Anh em phải ăn ở một cách xứng đáng, anh em một lòng đứng vững; đồng tâm chống cự vì đức tin; chúng nó phải hư mất, còn anh em được cứu rỗi. Anh em phải chịu cùng một cuộc chiến tranh như anh em đã thấy ở nơi tôi.

14. Bạn nên trả lời như sau : Vì Chúa Jesus qua việc mặc lấy thân xác loài người và hy sinh chịu chết là gương mẫu cao cả nhất về sự khiêm nhường mà Phaolô muốn họ phải noi theo.

Dẫn nhập vào Môn Chú Giải Kinh Thánh - Phần 2

Trong bài trước các bạn đã nhận thấy tầm quan trọng của việc giải kinh đối với những người nghiên cứu và giảng dạy lời Chúa. Việc học biết việc giải kinh là gì và cách thực hiện việc giải kinh như thế nào không những giúp chúng ta tránh giải nghĩa sai Kinh Thánh - gán cho Đức Chúa Trời điều Ngài không hề phán bảo - mà còn giúp chúng ta nhìn ra những sai lầm của người

Page 23: Chu giai 1 va 2 cotinhto

khác khi họ giải nghĩa một đoạn văn Kinh Thánh thiếu cẩn thận.Bài học này sẽ tiếp tục với những chỉ dẫn về khoa giải kinh đã bắt đầu trong bài 1. Các bạn sẽ học biết đánh giá và sử dụng 2 công cụ quan trọng nhất trong việc giải kinh: Một bản dịch Kinh Thánh và một sách chú giải Kinh Thánh có phẩm chất tốt. Sau đó chúng ta sẽ bước sang phần thú vị hơn tức là những vấn đề liên quan đến khoa giải kinh. Chúng ta muốn biết không những về những điều Đức Chúa Trời đã phán dạy trong thời trước mà còn là những điều Ngài muốn phán dạy chúng ta ngày hôm nay nữa. Trong bài này chúng ta sẽ nghiên cứu những quy tắc của việc ứng dụng lời Chúa.Với tư cách một người học hỏi và giảng dạy Kinh Thánh chúng ta cũng muốn tìm hiểu điều Chúa dạy cho chính đời sống chúng ta. Mục đích của việc nghiên cứu không phải chỉ là tìm tri thức nhưng là để làm theo lời Chúa. Nhưng trước hết cần phải biết Chúa muốn chúng ta làm gì. Có một điều chắc chúng ta đã biết đó là Đức Chúa Trời không muốn chúng ta kiêu ngạo nghĩ rằng chúng ta hiểu biết Kinh Thánh hơn những người khác. Tình yêu thương vẫn là điều quan trọng nhất.Chọn một bản dịch Kinh Thánh tốtVấn đề về bản vănVấn đề về ngôn ngữChọn lựa một sách chú giải Kinh Thánh tốtCác tiêu chuẩn để chọn lựaĐánh giá sách chú giải Kinh Thánh của BARRETT.Từ việc giải kinh đến khoa giải kinh.Những trường hợp về các sắc thái tương đồng .Vấn đề liên quan đến văn hóa và những điều tuyệt đối.Vấn đề liên quan đến ý nghĩa sâu nhiệm hơn.Khi hoàn tất bài học nầy, bạn sẽ có thể:* Giải thích những tiêu chẩn dùng để đánh giá một bản dịch Kinh Thánh.* Trình bày những tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá một sách chú giải Kinh Thánh.* Phân biệt giữa việc áp dụng các nguyên tắc của khoa giải kinh cách đúng đắn và cách không đúng đắn.* Nhìn nhận rõ ràng rằng người chú giải Kinh Thánh cần phải thực sự khiêm tốn trước mặt Chúa.1. Ôn lại bài 1. Lưu ý đặc biệt đến những phần nói về việc sử dụng các bản dịch Kinh Thánh, các sách chú giải Kinh Thánh và các nguyên tắc của khoa giải kinh.2. Xem bản liệt kê những từ ngữ quan trọng (sẽ có nhiều thuật ngữ chuyên môn được dùng trong bài này). Bạn không cần phải tra cứu bảng giải nghĩa thuật ngữ - ngay bây giờ, nhưng cần nhận biết những từ ngữ phải tra cứu khi

Page 24: Chu giai 1 va 2 cotinhto

gặp những từ ngữ đó trong bài học.3. Nghiên cứu bài học từng phần một. Đọc những phần chỉ định phải đọc và làm những bài tập trong bài học. Sau đó soát lại những câu trả lời của bạn. Nếu bạn trả lời chưa đúng, hãy xem lại phần đó và tìm hiểu tại sao sai.4. Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài học và so sánh câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên. Xem lại những câu bạn trả lời chưa đúng.Có nhiều nghĩaNhững sắc thái tương đồngVăn hóaChuyển ngữ linh hoạtThuộc về văn phạmKhoảng cách lịch sử

LỰA CHỌN MỘT BẢN DỊCH KINH THÁNH TỐT Việc lựa chọn và sử dụng một bản Kinh Thánh tốt là điều quan trọng trong công việc giải kinh. Chúng ta đã nói đền điều này trong bài 1 khi đề cập đến ý nghĩa của đoạn văn. Nhưng còn có những lý do quan trọng khác cho việc sử dụng một bản dịch Kinh thánh tốt.Kinh Thánh Tân Ước được viết bằng tiếng Hy lạp. Do đó việc giải kinh phải dựa trên bản văn Hy lạp. Nếu như bạn không biết tiếng Hy lạp thì có nghĩa là bạn phải dựa vào những người hiểu biết tiếng Hy lạp và dịch Kinh Thánh tiếng Hy Lạp sang ngôn ngữ của bạn. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn đã dính líu đến việc chú giải Kinh Thánh bởi vì mỗi bản dịch Kinh Thánh đều căn cứ vào sự chú giải riêng của tác giả bản dịch. Đây không hẳn là điều tệ hại và cũng không có nghĩa là chúng ta sẽ không nắm rõ được ý nghĩa thực sự của Kinh Thánh. Các bản dịch Kinh Thánh là cần thiết. Không thể không có việc dịch Kinh Thánh. Nhưng nếu bạn làm công việc giải kinh thì bạn cần phải biết một số điều về việc dịch thuật Kinh Thánh và các nguyên tắc của việc dịch thuật.Có 2 điều mà một dịch giải phải lựa chọn khi chuyển ngữ thơ ICôrinhtô của Phaolô từ tiếng Hy Lạp của thời đại Phaolô sang ngôn ngữ mà bạn đang sử dụng: Đó là việc chọn lựa bản văn và việc chọn lựa từ ngữ và văn phạm.

Vấn đề về bản văn Mối quan tâm đầu tiên của dịch giả là bản văn ông sử dụng càng-gần với bản văn nguyên thủy do Phaolô viết ra bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Có nghĩa là dịch giả muốn biết chắc rằng ông đang dịch chính những chữ mà Phaolô viết cho người Côrinhtô. Điều này khá dễ dàng, điều ông cần phải làm là tìm một bản Tân Ước tiếng Hy Lạp và bắt đầu dịch.Nhưng 1 người dịch Kinh Thánh chuyên môn sẽ cần biết nhiều điều rõ hơn. Ông cần biết 3 điều sau đây về bản văn do chính tay Phaolô viết: 1) Bản văn

Page 25: Chu giai 1 va 2 cotinhto

nguyên thủy ngày nay không còn nữa, 2) Trải qua 1450 năm những bản chép tay (gọi là thủ bản) đã được chép ra dựa vào những thủ bản có trước và 3) hiện nay còn lưu trữ hơn 600 thủ bản 2 Côrinhtô nhưng không có thủ bản nào hoàn toàn giống thủ bản nào.Tuy nhiên người phiên dịch Kinh Thánh không thất vọng bởi vì họ cũng có kiến thức về môn phê bình bản văn. Đây là thuật ngữ chuyên môn để chỉ một ngành khoa học liên quan đến việc nghiên cứu các thủ bản, tìm ra những lầm lỗi và thiếu sót trong các thủ bản cũng như xác định xem đâu là bản văn nguyên thủy của Phaolô trong trường hợp các thủ bản có sự khác biệt.1 Xem lại phần bài học phía trên. Khoanh tròn chữ Đ nếu là Đúng và chữ S nếu là Sai đối với câu phát biểu dưới đây:Đ - S Môn phê bình bản văn là một ngành khoa học nhằm cố gắng xác định đâu là những từ ngữ chính xác trong bản văn nguyên thủy của một tác phẩm thời xưa.2 Nêu lên 3 yếu tố khiến cho việc phê bình bản văn đối với 1Côrinhtô trở nên cần thiết.a ......b ......c ......Mục tiêu của tôi trong bài học này không phải là hướng dẫn các bạn thực hiện việc phê bình bản văn. Tôi chỉ muốn trình bày để bạn hiểu tại sao những nhà phiên dịch và chú giải Kinh Thánh cần phải làm công việc phê bình bản văn. Tôi cũng muốn bạn có thể hiểu cách khái quát việc phê bình bản văn là gì. Đề nghị bạn đặc biệt lưu ý đến những điểm sau đây:Điểm thứ nhất: Phê bình bản văn là môn khoa học được tiến hành với những quy luật rất khắc khe. Sau đây là 2 loại chứng cớ mà một nhà phê bình bản văn phải xét đến trước khi quyết định:Trước tiên là các thủ bản. Sau nhiều năm trường nghiên cứu cẩn thận, các học giả đã nhận ra rằng các thủ bản có niên hiệu cổ, đặc biệt là các thủ bản xuất xứ từ Ai Cập thường tốt hơn các thủ bản khác. Không phải mọi trường hợp đều đúng như vậy bởi vì không có thủ bản nào có thể gọi là tuyệt đối hoàn hảo. Nhưng đây có thể nói là quy luật chung.Sau đó là chứng cớ nội tại. Điều này liên quan đến việc tìm ra các lỗi lầm khi sao chép. Ở đây có một quy luật căn bản. Khi nào hai hay nhiều thủ bản có sự khác biệt trong bản văn (gọi là dị bản) thì dị bản nào giải thích rõ nhất lý do tại sao đã có những dị bản khác sẽ được coi là sát với nguyên bản hơn.Chúng ta có thể minh họa về quy luật này qua ICo1Cr 11:29. Ở đây có sự khác biệt giữa bản King James và bản NIV. Bản King James chép: "Kẻ ăn và uống cách không xứng đáng......". Còn bản NIV chép: "Bất cứ ai ăn hoặc uống......".

Page 26: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Vấn đề ở đây là: Phải chăng những dịch giả của bản King James đã dùng 1 bản Kinh Thánh tiếng Hy Lạp trong đó chữ "cách không xứng đáng" đã được thêm vào hay phải chăng chỉ "cách không xứng đáng" đã có trong nguyên bản do Phaolô viết nhưng bởi một lý do nào đó đã bị bỏ sót trong bản Kinh Thánh tiếng Hy Lạp được các dịch giả bản NIV sử dụng? Câu trả lời trong trường hợp này rất rõ ràng:Từ ngữ "cách không xứng đáng" chỉ có ở trong các thủ bản sau này mà dịch giả của bản Kinh James đã sử dụng nhưng không hề có trong các thủ bản xưa hơn (mà những dịch giả NIV sử dụng).Sự xuất hiện của từ ngữ này trong các thủ bản sau này có thể được giải thích là một sự thêm vào dựa theo câu 27. Ở câu 27 mọi thủ bản đều có chép "cách không xứng đáng". Không thể có lý do chính đáng nào cắt nghĩa cho việc bỏ sót "cách không xứng đáng" ở câu 29 trong các thủ bản cổ hơn nếu như nó vốn có trong cổ bản nguyên thủy.3. Bài tập này nhằm giúp bạn bắt đầu tìm hiểu bản văn. Nghiên cứu thượng hạ văn của những câu trích dẫn dưới đây. Bạn có thể giải thích lý do dẫn đến các điểm khác biệt so với nguyên bản không?

a 11:24 b 6:20 c 3:5Nguyên bản : Ngài bẻ bánh và phán: "Này là thân thể ta".Dị bản: Ngài bẻ bánh và phán: "Hãy cầm lấy và ăn, này là thân thể ta".Nguyên bản: "Vậy hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời"Dị bản: “Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời, và cũng làm sángdanh Chúa bởi tâm linh anh em vốn thuộc về Đức Chúa Trời".Nguyên bản: “Thế thì, Apôlô và Phaolô là ai?"Dị bản: "Thế thì, Phaolô là ai và Apôlô là ai?".

Chúng ta có thể thấy rằng những yếu tố sau đây đã góp phần tạo nên các sự khác biệt so với nguyên bản, sự cẩu thả, sự giải thích thêm của những người sao chép thủ bản và sự cố gắng hòa hợp những phần Kinh Thánh khác lại với nhau.Điểm thứ nhì: mặt dầu khoa phê bình bản văn là khoa học nhưng nó không phải là khoa học chính xác bởi vì nó liên quan đến rất nhiều yếu tố thay đổi có tính chất con người. Một số người đã từng nêu câu hỏi rằng thế thì Kinh Thánh chính xác đến mức nào? Câu trả lời là: chúng ta có thể chắc chắn về nguyên bản Tân Ước hơn bất cứ tác phẩm nào của thời cổ đại (nghĩa là bất cứ tác phẩm nào được sao chép bằng tay).Tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt mà các học giả chưa thể thống nhất với nhau. Những điểm này không ảnh hưởng đến một giáo lý quan trọng nào mà chỉ tạo nên sự khác biệt trong cách dịch và chú giải thôi. Lý do của điều

Page 27: Chu giai 1 va 2 cotinhto

này là cả hai cách hiểu đều có số thủ bản ủng hộ đồng đều và dị bản nào cũng có thể giải thích cho dị bản kia. Hãy lấy 13:3 làm thí dụ.Bản NIV: lại bỏ thân mình để chịu đốt.Lề chú: bỏ thân mình để tôi có thể khoe khoang.Trong tiếng Hy Lạp 2 từ này chỉ khác có một mẫu tự Kauchèsòmai và Kauthèsòmai. Người thư ký nào đã chép sai? Rất khó có thể trả lời. Bản Kinh Thánh Hy Lạp của lối dùng chữ Kauchèsòmai (để có thể khoe khoang); trong khi cả bản NIV và BARRETT đều dịch là "để chịu đốt". Những bản dịch Kinh Thánh đầy đủ đều có ghi chú ngoài lề về những điều này. Như thế chứng tỏ tác giả không dứt khoát chọn lựa chữ nào.4 Xem sách chú giải của BARRETT (trang 301 đến 302) - lý do chính ông nêu lên khi chọn chữ "để chịu đốt" là gì?......Những người dịch Kinh Thánh phải chọn lựa một bản văn Hy Lạp để dịch. Điều này giải thích một trong những lý do tại sao đôi khi các bản dịch khác biệt nhau (và tại sao những người dịch Kinh Thánh cũng phải làm công việc chú giải nữa). Với tư cách người đã từng nhiều năm làm việc trong ngành phê bình bản văn, tôi xin xác nhận điều này: chúng ta có thể không luôn luôn biết chắc điểm khác biệt nào là nguyên bản nhưng chúng ta có thể biết chắc một trong những điểm khác biệt đó là nguyên bản Kinh Thánh. Kinh Thánh Tân Ước được lưu truyền bởi rất nhiều thủ bản cổ nên hầu như không thể có một chữ nào bị bỏ sót.Bản dịch Kinh Thánh được dùng rộng rãi nhất trong những dân tộc nói tiếng Anh là bản King James. Tuy nhiên thủ bản Hy Lạp duy nhất mà những người dịch Kinh Thánh tiếng Anh năm 1611 có trong tay là thủ bản có niên hiệu rất trễ. Tất cả các lầm lỗi trải qua hơn 1000 năm sao chép đều dồn lại trong thủ bản này. Có rất ít sai sót có thể ảnh hưởng đến giáo lý (thường chúng ta vẫn nghĩ là có thể có nhiều sai sót như vậy), nhưng những sai sót đó thường dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Đây là lý do tại sao bạn nên dùng bất cứ bản dịch Kinh Thánh mới nào hơn là dùng bản King James. Phải chọn lựa bản dịch nào giữa các bản dịch mới sẽ dẫn chúng ta đến một sự chọn lựa khác mà những người dịch Kinh Thánh phải quyết định.5. Lưu ý những sự khác biệt giữa bản NIV và bản King James trong những câu Kinh Thánh dưới đây.Hãy ghi chép trong sổ tay của bạn những khác biệt nào là kết quả của việc sử dụng những bản văn Hy Lạp khác nhau khi dịch thuật.1:14, 23, 3:3, 5:4, 9:20, 10:23.

Vấn đề về ngôn ngữ Nguyên tắc dịch thuật liên hệ đến hai sự chọn lựa khác đó là chọn lựa về từ

Page 28: Chu giai 1 va 2 cotinhto

ngữ và về văn phạm. Điều này liên hệ đến việc chuyển những từ ngữ và ý tưởng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.Nguyên tắc dịch thuật Trong phần này, các bạn cần phải hiểu các thuật ngữ chuyên môn sau đây:Ngôn ngữ nguyên bản: Ngôn ngữ gốc được dịch ra ngôn ngữ khác: đối với Tân Ước thì đó là tiếng Hy Lạp.Ngôn ngữ của bản dịch: Ngôn ngữ được dịch từ nguyên bản (ở đây là Anh ngữ).Khoảng cách lịch sử: Bản văn thời cổ, người dịch thuật phải quyết định chuyển những ý tưởng và từ ngữ nào cho hợp với thời đại và giữ nguyên những ý tưởng và từ ngữ nào như trong quá khứ. Thí dụ: có nên dịch đèn dầu thành đèn pin trong những nền văn hóa mà đèn pin được dùng với công dụng của đèn dầu ngày xưa? Có nên dịch "cái hôn thánh" thành bắt tay trong các nền văn hóa mà việc hôn nhau trước mặt người khác là một vấp phạm không?Bây giờ hãy xem 3 thuật ngữ trên được áp dụng vào các nguyên tắc dịch thuật căn bản sau đây:Dịch sát nghĩa: là cố gắng theo sát bao nhiêu có thể ngôn ngữ của nguyên bản nhưng vẫn có ý nghĩa trong ngôn ngữ chuyển dịch. Một bản dịch sát nghĩa sẽ cố giữ khoảng cách lịch sử.Dịch thoáng: là cố gắng chuyển những ý tưởng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhưng không quan tâm nhiều đến việc sử dụng các từ ngữ sát với nguyên bản. Một bản dịch thông thường cố gắng loại bỏ khoảng cách lịch sử càng nhiều càng tốt.Chuyển ngữ linh hoạt: cố gắng dịch chính xác bao nhiêu có thể. Những dịch giả theo đường lối chuyển ngữ linh hoạt nhìn nhận rằng các ngôn ngữ có những cách diễn tả khác nhau (các thành ngữ), do đó họ cố gắng chuyển ngữ bằng cách dùng các thành ngữ văn phạm tương đương khi dịch thuật. Một bản dịch theo cách chuyển ngữ linh hoạt sẽ tôn trọng khoảng cách lịch sử ở những điểm có liên quan đến lịch sử nhưng chuyển những yếu tố về ngôn ngữ, văn phạm, bút pháp cho sát với thời đại.6. Đọc 2 câu phát biểu dưới đây và làm những bài tập bằng cách viết Jorden hoặc Young vào khoảng trống.Clarenie Jorden đã dịch Kinh Thánh Tân Ước cho những người Mỹ sống ở vùng hẻo lánh miền Nam nước Mỹ thường được gọi là bản dịch Cottonpatch. Ông dịch Côrinhtô thành Atlanta và Rôma thành Washington DC.Robert Young xuất bản một bản dịch Kinh Thánh năm 1862 trong đó ông dịch 5:1 như sau: "Rõ ràng là có sự dâm loạn giữa vòng anh em và dâm loạn như thế cả thế giới cũng chưa nghe nói tới đến nỗi con lấy vợ của cha

Page 29: Chu giai 1 va 2 cotinhto

mình!".a Bản dịch nào là bản dịch thoáng?......b Bản dịch nào là bản dịch sát nghĩa?......c Bản dịch nào đã hoàn toàn loại bỏ khoảng cách lịch sử?......Trong bài này, chúng ta không thể dành nhiều thì giờ nói về các nguyên tắc dịch thuật. Do đó tôi xin đặt một số bản dịch Kinh Thánh Anh ngữ trên thước đo về khoảng cách lịch sử. Biểu đồ sau đây sẽ cho thấy các bản dịch đứng ở mức độ nào khi nói về khoảng cách lịch sử.Bản dịch tốt nhất là một trong những bản dịch ở phần giữa của biểu đồ, đó là những bản dịch theo cách chuyển ngữ linh hoạt. Một bản dịch sát nghĩa thường có giá trị như một nền tảng thứ nhì; nó sẽ giúp chúng ta nắm được ý nghĩa sát với bản văn Hy Lạp. Một bản dịch thoáng cũng có thể hữu ích trong việc gợi ý cho các bạn về những ý nghĩa khả dĩ có của bản văn Kinh Thánh. Tuy nhiên, nguyên tắc dịch thuật tốt nhất là cách chuyển ngữ linh hoạt. Đây là lý do chúng tôi sử dụng bản NIV trong khóa trình này.

Việc dịch từ ngữ và văn phạm Vấn đề thực sự của một bản dịch sát nghĩa là nó duy trì khoảng cách ở những điểm không cần thiết - liên quan đến ngôn ngữ về văn phạm. Điều này có nghĩa là những người dịch thuật có khuynh hướng sử dụng từ ngữ và thành ngữ xa lạ với cách nói trong ngôn ngữ được dịch ra. Tương tự như việc dịch Marson Blanche trong tiếng Pháp ra House white trong tiếng Anh. Một vấn đề khác nữa là việc dịch sát nghĩa đen khiến câu văn trong tiếng Anh có thể dễ lẫn lộn mặc dù trong nguyên văn trong nguyên bản Hy Lạp ý nghĩa rất rõ ràng.Chẳng hạn trong IICo 2Cr 5:16 từ ngữ Hy Lạp Ratasarka có thể được dịch theo nghĩa đen "theo xác thịt" (như bản Kinh James và NASB đã dịch). Nhưng cách nói như vậy là không thông dụng trong tiếng Anh, hơn nữa câu văn này có thể có nhiều nghĩa dễ lẫn lộn. Trong khi đó nguyên bản Hy Lạp của câu này có nghĩa rất rõ ràng. Do đó bản NIV đã dịch cách chính xác là "vậy nên từ nay trở đi (vì chúng ta đã sống lại trong một đời sống mới, câu 14) chúng ta không còn xét đoán ai theo quan niệm của người đời nữa".7. Bạn có thể nhận ra trong những câu dưới đây, câu nào được dịch thuật theo cách chuyển ngữ linh hoạt?

a ICo1Cr 13:12 1) Hiện nay chúng ta trông gương cách mờ nhạt.2) Hiện nay chúng ta chỉ có 1 cái nhìn bị giới hạn.

b 4:21 1) Hay là tôi sẽ đến cùng anh em với roi vọt hoặc với tình yêu thương và sự

Page 30: Chu giai 1 va 2 cotinhto

mềm mại?2) Tôi sẽ đến cùng anh em với sự trách phạt hay với tình yêu thương và sự dịu dàng?

c 16:1 1) Về việc quyên góp để giúp đỡ con cái Chúa.2) Về việc góp tiền cho thánh đồ.Nếu có thể được bạn nên dùng nhiều bản dịch Kinh Thánh trong khi học tập. Trong những bài kế tiếp, khi bạn được yêu cầu phải đọc các phần trong 1Côrinhtô thì bạn nên đọc trong nhiều bản dịch khác nhau. Khi đọc các bản dịch khác nhau như vậy, những điểm khác biệt sẽ làm nổi bật những điểm mà bạn cần đặt câu hỏi.Thí dụ bạn hãy đọc 4 bản dịch khác nhau của 7:36.KJV - "Nếu có ai tưởng chẳng nên cho gái đồng trinh lỡ thì......"NASB - "Nếu có ai tưởng chẳng nên đối xử không phải với con gái đồng trinh của mình".NEB - "Nếu người nào có vị hôn thê còn trinh tiết và nghĩ rằng mình đối xử với bạn mình không thích đáng......"Bảng King James theo sát nghĩa đen nhưng lại dùng chữ gái đồng trinh thiếu ý nghĩa chính xác. Những bản khác đã giải nghĩa từ ngữ này, và đó là điều cần làm. Nhưng bản dịch nào đúng hơn? Theo tôi bản NIV đúng hơn. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể đi đến quyết định đó? Ở điểm này chúng ta phải cần đến một sách chú giải tốt. Do đó tới đây chúng ta sẽ quay sang vấn đề chọn lựa và sử dụng sách chú giải Kinh Thánh tốt.

VIỆC LỰA CHỌN MỘT SÁCH CHÚ GIẢI TỐT Tôi xin phép lặp lại: Các bạn không bắt đầu việc nghiên cứu Kinh Thánh bằng cách đọc sách chú giải! Bạn nên xem sách chú giải sau khi đã tự mình nghiên cứu. Bạn chỉ tham khảo sách chú giải để tìm câu trả lời cho những câu hỏi đã gợi lên trong quá trình nghiên cứu.Những mục tiêu để chọn lựa Giả sử chúng ta đang nghiên cứu 1Côrinhtô ở đoạn 11. Chúng ta đọc thấy trong câu 10. Bởi đó, vì cớ các thiên sứ, đờn bà phải có dấu hiệu trên đầu chỉ về quyền phép mình nương cậy". Những chữ "vì cớ các thiên sứ" có thể có nghĩa gì? Một sách chú giải tốt sẽ giúp chúng ta hiểu đúng ý nghĩa. Vậy thì sách chú giải nào được gọi là tốt?.Có ít nhất là 7 tiêu chuẩn được dùng để lựa chọn một sách chú giải tốt. Những tiêu chuẩn này có các khía cạnh khác nhau và có tầm quan trọng khác nhau. Nhưng tất cả các tiêu chuẩn này hợp lại ở điểm quan trọng sau: Sách chú giải đó có giúp bạn hiểu được điều Phaolô muốn nói hay không? Hai tiêu chuẩn đầu tiên là những thông tin mà bạn cần biết trước tiên về một

Page 31: Chu giai 1 va 2 cotinhto

sách chú giải Kinh Thánh:1. Sách chú giải đó có tính chất việc giải kinh đúng nguyên tắc hay chỉ là giải kinh trong khi giảng, hoặc là một sự kết hợp giữa hai điều trên. Nên nhớ rằng điều bạn thực sự cần tìm hiểu trong một sách chú giải là việc giải kinh. Nếu sách chú giải cũng đưa ra những gợi ý có tính cách khoa giải kinh nữa thì điều đó cũng tốt. Nhưng điều bạn cần là câu trả lời cho những câu hỏi của bạn và những câu hỏi của bạn về mặt nội dung thì chủ yếu có liên quan đến việc giải kinh.2. Sách chú giải đó căn cứ trên bản văn Hy Lạp hay một bản dịch từ tiếng Hy Lạp? Không hẳn là không tốt khi một sách chú giải được căn cứ trên một bản dịch nếu như tác giả hiểu rõ bản văn Hy Lạp - và sử dụng sự hiểu biết của ông như là nền tảng thực sự cho việc giải kinh.3. Tác giả có nêu lên tất cả những ý nghĩa có thể có của bản văn, lượng định các ý nghĩa đó và đưa ra những lý do tại sao ông chọn lựa một trong những ý nghĩa đó? Thí dụ: Bằng cách tham khảo nhiều bản dịch khác nhau bạn có thể biết rằng có ít nhất 3 cách giải nghĩa của 7:36. Một sách chú giải sẽ không thực sự có ích lợi gì cho bạn nếu như tác giả không bàn luận về 3 cách giải nghĩa đó, đưa ra những lý luận ủng hộ hay chống lại các cách giải nghĩa nêu trên và sau đó giải thích tại sao tác giả chọn lựa theo một cách. Đây chính là tiêu chuẩn quan trọng nhất.4. Tác giả có bàn luận về các vấn đề liên quan đến sự phê bình bản văn không? Bạn đã học về sự quan trọng của điều này trong phần đầu của bài học này.5. Tác giả có bàn luận về bối cảnh lịch sử liên quan đến những ý tưởng trong bản văn ở những điểm quan trọng không? Chúng ta sẽ nói kỹ hơn về điều này trong phần sau khi chúng ta bàn về sách chú giải của BARRETT.6. Tác giả có cho biết những sách tham khảo khác để bạn có thể nghiên cứu thêm nếu cần?7. Phần dẫn nhập của sách chú giải có cung cấp cho bạn đầy đủ tư liệu về bối cảnh lịch sử hầu bạn có thể biết hoàn cảnh dẫn đến việc viết lá thơ hay không?8 Xem lại phần trên để chắc rằng bạn đã nắm được 7 tiêu chuẩn . Bằng từ ngữ riêng của bạn, hãy liệt kê 7 tiêu chuẩn để chọn lựa sách chú giải Kinh Thánh và cho biết đâu là tiêu chuẩn quan trọng nhất.

Đánh giá sách chú giải của Barrett Bây giờ chúng ta đem áp dụng các tiêu chuẩn trên vào sách chú giải của Barrett để xem đây có phải là một sách chú giải tốt không.Điểm thứ nhất, đây là một sách chú giải có tính chất của việc giải kinh. Bạn sẽ nhận ra điều này khi chúng ta tiếp tục bài học và như thế chúng ta không

Page 32: Chu giai 1 va 2 cotinhto

cần bàn về tiêu chuẩn này ở đây.9. Xem phần lời tựa trong sách của Barrett. Đây là một sách chú giải dựa trên bản văn Hy Lạp hay dựa trên một bản dịch?......10. Đọc các trang 182 đến 184 (Bàn về 7:36) và trang 253 đến 254 (về 11:10). Liệt kê những ý nghĩa khác nhau được Barrett đã cập đến.a 7:36 ......b 11:10 ......Ở phần đầu của bài học, chúng ta đã ghi nhận rằng Barrett có bàn luận đến những vấn đề về phê bình bản văn. Những thí dụ có thể được tìm thấy ở trang 62 đến 63 (về 2:1) trang 273 (về 11:29).11. Cũng liên quan đến 2 câu Kinh Thánh được nói đến trong bài tập số 10 ở trên, hãy ghi lại trong sổ tay của bạn những cách thức Barrett đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn 5 và 6.a Bối cảnh lịch sửb Bản liệt kê sách tham khảoChúng ta sẽ xét xem Barrett có phù hợp với tiêu chuẩn 7 hay không trong bài học 3.Trước khi kết thúc phần này, tôi xin phép nhấn mạnh 2 điều này:1. Bạn không cần phải đồng ý với kết luận của tác giả là sách chú giải có ích lợi . Có khi bạn có thể nghĩ rằng một trong những ý nghĩa mà tác giả đã loại bỏ là có lý hơn. Trong trường hợp bạn cần phải đưa ra những lý do xác đáng cho ý kiến của bạn (chẳng hạn theo bạn ý nghĩa đó phù hợp với bối cảnh hơn). Cuối cùng, có thể bạn cũng muốn tham khảo các tài liệu chú giải nếu thuận tiện.2. Bạn cũng có thể xem xét các tài liệu chú giải về những sách khác của Tân Ước trong cùng một cách thức như vậy. Hãy lựa chọn một đoạn văn có vấn đề khó khăn (thí dụ ITi1Tm 2:15 hay IPhi 1Pr 3:19). Rồi hãy thử xem tài liệu đó có thể giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa như thế nào, đưa ra những ý nghĩa khác nhau thế nào và đề nghị việc lựa chọn ý nghĩa đúng nhất.

TỪ VIỆC GIẢI KINH ĐẾN KHOA GIẢI KINH Bây giờ chúng ta sang phần cuối cùng trong 2 bài học này - Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của bản văn trong thời đại trước đến ý nghĩa của bản văn trong thời đại ngày nay. Sau khi chúng ta đã biết được ý nghĩa của Lời Chúa đối với người Côrinhtô, chúng ta cần đặt câu hỏi rằng những quy luật nào sẽ giúp chúng ta áp dụng Lời Chúa vào hoàn cảnh hiện tại của chúng ta.

Những trường hợp liên quan đến các sắc thái tương đồng Trước hết tôi xin nhấn mạnh rằng đối với đại đa số các trường hợp thì khoa giải kinh không có vấn đề phức tạp. Bởi vì sự khác biệt giữa thế kỷ thứ nhất và thế kỷ XX không đến nỗi nhiều lắm . Lý do của điều này có liên quan đến

Page 33: Chu giai 1 va 2 cotinhto

quan niệm về các sắc thái tương đồng. Điều này có nghĩa là mặc dù nền văn hóa và khung cảnh lịch sử có khác biệt, nhiều vấn đề cụ thể vẫn có cùng một ý nghĩa trong cả hai thời đại.Lấy một thí dụ trong bài học một chúng ta đã theo dõi diễn tiến các ý tưởng trong Phi Pl 1:27-2:13. Mặc dù chúng ta chưa thực hiện việc giải kinh một cách đầy đủ, chúng ta vẫn có thể thấy được ý nghĩa của khúc Kinh Thánh này. Các tín đồ trong Hội Thánh cần phải sống trong sự yêu thương và sự khiêm nhường theo gương Đấng Christ là điều cần thiết để có thể hiệp một. Dầu cho hoàn cảnh lịch sử của chúng ta khác với thời đại trước, ngày nay vẫn có các Hội thánh, vẫn có những con người trong Hội thánh, những con người đó vẫn cần sống trong sự hiệp một với nhau và vẫn cần học tập để trở nên khiêm tốn. Sau hết, nói một cách thành thực thì vấn đề thực sự của chúng ta đối với khúc Kinh Thánh đó không phải là tìm hiểu ý nghĩa nhưng là vâng theo sự dạy dỗ trong đó, nhưng yếu tố vẫn còn tồn tại trong thế kỷ XX này được gọi là những sắc thái tương đồng.Xin nhắc lại: Phần lớn các thơ tín đều có những sắc thái tương đồng giữa thế kỷ thứ I và thế kỷ XX. Một khi chúng ta đã thực hiện việc giải kinh tốt, việc áp dụng vào cuộc sống hiện tại sẽ trở nên dễ dàng.Nhưng cũng có nhiều trường hợp mà bối cảnh văn hóa và lịch sử có nhiều khác biệt đến nỗi các sắc thái không còn tương đồng nữa.Chúng ta có thể nói đến một trường hợp điển hình, IITi 2Tm 4:13 "Khi con đến, hãy đem áo choàng mà ta để lại tại nhà Cabút thành Trô ách ". Ở đây không có các sắc thái tương đồng, qua nhận xét bình thường dùng Kinh Thánh cũng có thể thấy rằng câu Kinh Thánh này chỉ có sắc thái riêng biệt của thời trước. Chúng ta không thể đến gặp Phaolô. Cả nhà Cabút và áo choàng của Phaolô đều đã không còn nữa. Cũng khó tìm được một ý nghĩa nào trong câu Kinh Thánh này ngoại trừ ý tưởng rằng ngay cả một vị sứ đồ cũng có những lo lắng về cuộc sống thường ngày.12. Xem lại phần trước của bài học, và trả lời câu hỏi sau đây. Những vấn đề nào trong Tân Ước có những sắc thái tương đồng trong thế kỷ XX đối với mọi Cơ đốc nhân trong mọi nền văn hóa? (Khoanh tròn mẫu tự).a) Việc ăn đồ cúng cho các thần tượngb) Hôn nhân là liên hệ gia đìnhc) Việc đối xử với nô lệd) Việc bố thí tiền bạc cho người nghèoe) Việc chào nhau bằng cái hôn thánhf ) Việc liên hệ tình dục trong các đền miếu

Vấn đề liên quan đến văn hóa và đâu là những giá trị đạo đức tuyệt đối Hai thí dụ được nêu lên ở trên (trong PhiLíp và 2Timôthê tương đối dễ giải

Page 34: Chu giai 1 va 2 cotinhto

quyết bởi vì chúng hoặc là có những sắc thái tương đồng hoặc là không. Nhưng vấn đề trở nên khó khăn đối với những đoạn Kinh Thánh vừa có những sắc thái tương đồng vừa không tương đồng. Có nghĩa là một số đoạn văn Kinh Thánh trong đó có những yếu tố mang sắc thái tương đồng hoặc có những đặc tính bất biến nhưng lại có những yếu tố dường như gắn chặt với nền văn hóa của thế kỷ thứ nhất . Vấn đề ở đây là không phải mọi Cơ đốc nhân đều đồng ý được với nhau điều gì thuộc về văn hóa và điều gì không thuộc về văn hóa, cũng như họ không thể đồng ý về những quy luật để giải nghĩa những đoạn Kinh Thánh đó. Tôi xin nêu lên 2 đoạn văn Kinh Thánh để làm thí dụ trong đó bao gồm 2 loại vấn đề khác nhau.1. Trong CoCl 4:1 Phaolô viết: "Hỡi người làm chủ, hãy lấy đều công bình, chánh trực đãi tôi tớ mình". Đối với phần lớn các nền văn hóa ngày nay, vấn đề nô lệ không còn nữa. Vậy thì chúng ta sẽ nghĩ gì trước một mạng lệnh như vậy? Một số người có thể cho rằng chúng ta nên coi những khúc Kinh Thánh đó chỉ có giá trị trong thế kỷ thứ 1. Dĩ nhiên không nhất thiết chúng ta phải sở hữu các nô lệ thì mới phải học tập câu Kinh Thánh đó.Trái lại tôi nghĩ rằng câu Kinh Thánh đó vẫn có ý nghĩa đối với chúng ta, nhưng nó cần được dịch bằng những từ ngữ thích hợp. Chẳng hạn, ngày nay chúng ta không còn có các chủ nô và nô lệ nhưng chúng ta có thể có những hình thức tương đồng thí dụ như ông chủ và người làm công. Nhưng có điều cần lưu ý ở đây là chúng ta phải chắc chắn rằng có sự tương đồng thực sự giữa 2 hoàn cảnh.2. Trong ICo1Cr 16:20, Phaolô viết cho những người ở Côrinhtô là "hãy lấy cái hôn thánh mà chào nhau". Điều nầy có thích hợp cho mọi thời đại không. Vấn đề ở đây hơi khác với vấn đề về chủ nô và nô lệ . Bởi vì việc lấy cái hôn thánh mà chào nhau có thể được thực hiện trong tất cả các nền văn hóa ở mọi thời đại.Tuy nhiên, mệnh lệnh này xuất hiện 4 lần trong Tân Ước (RoRm 16:16, IICo 2Cr 13:12, ITe1Tx 5:26, IPhi 1Pr 5:14) và cả 4 lần đó đều là lời chào cuối thơ được sử dụng bởi các Cơ đốc nhân.Vấn đề đặt ra cho chúng ta là các Cơ đốc nhân ngày nay có cần phải chào nhau như thế không? Hay đây chỉ là vấn đề tùy ý, có thể làm và có thể không. Chúng ta có thể áp dụng một hình thức tương tự như bắt tay hay choàng vai nhau như trong văn hóa La mã? Hoặc chúng ta kết luận rằng cách thức này chỉ áp dụng cho những tín đồ thế kỷ thứ I thôi?Các bạn cũng cần biết là những lập trường kể trên đều được ủng hộ bởi các Cơ đốc nhân rất nhiệt thành, và không thể có quy luật nào có thể thỏa mãn tất cả mọi người. Do đó, thay vì đưa ra những quy luật, tôi chỉ nêu lên một vài gợi ý chung.1. Chúng ta cần xác định xem khúc Kinh Thánh chúng ta đang giải nghĩa đó có thực sự liên quan đến vấn đề đạo đức hay luân lý không hoặc chỉ là vấn

Page 35: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đề về tập quán và văn hóa. Những vấn đề thực sự liên quan đến luân lý như tình yêu thương, sự nhơn từ, lòng thương xót, sự rộng lượng, sự thành thật...... là điều không thể tùy nghi lựa chọn được. Vâng theo những mạng lệnh đó là thể hiện đầy đủ Tin lành trong đời sống chúng ta. Nhưng những vấn đề liên quan đến y phục, đồ ăn, thức uống, sự giải trí, chào hỏi, giữ ngày tháng...... chỉ liên quan đến tập quán và do đó có thể khác nhau tùy theo nền văn hóa. Trên hết mọi sự, Phúc âm của Chúa không nên biến thành một bộ luật.2. Một số Cơ Đốc Nhân xem những vấn đề thuộc về văn hóa là quan trọng trong khi đối với một số Cơ đốc nhân khác thì điều đó không quan trọng. Do đó, các Cơ đốc nhân từ những nền văn hóa khác nhau nên sống trong tình yêu thương và tránh xét đoán hoặc coi thường người khác.3. Chúng ta cần phải có thái độ khiêm tốn và yêu thương nếu chúng ta muốn trở nên những người giảng dạy Lời Chúa cách trung tín. Chúng ta có thể hiểu một câu Kinh Thánh theo cách giải nghĩa của chúng ta nhưng không được nghĩ rằng đó là ý nghĩa duy nhất cho mọi Cơ đốc nhân. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta cho rằng lấy cái hôn thánh chào nhau là thuộc về văn hóa và thuộc về thế kỷ thứ I, thì tình yêu thương không cho phép tôi bắt buộc người khác phải có suy nghĩ giống như tôi trong khi họ tin tưởng rằng cần phải làm đúng lời Kinh Thánh trong hoàn cảnh hiện nay.Tôi không muốn đi vào chi tiết ở đây bởi vì chúng ta sẽ gặp lại những vấn đề này trong các bài học kế tiếp. Trong bài học dẫn nhập này chúng ta chỉ mới làm quen với những loại vấn đề mà sau này chúng ta sẽ gặp phải.13. Trong ITi1Tm 2:9 Phaolô dạy rằng phụ nữ không được gióc tóc. Cách áp dụng đúng nhất trong Hội thánh ngày nay là coi đó như:a) Một gương mẫu có tính chất văn hóa về cách phục sức giản dị và chuyển hóa thành một biểu hiện tương xứng của sự giản dị theo văn hóa của chúng ta.b) Một chân lý vĩnh cữu trong Lời Chúa và có nghĩa là phụ nữ không bao giờ được gióc tóc.c) Một vấn đề chỉ liên quan đến thế kỷ thứ nhất và những phụ nữ trong Hội thánh của Timôthê.d) Một tiêu chuẩn về cách phục sức để căn cứ vào đó xét đoán các kiểu để tóc hiện thời.

Vấn đề về những ý nghĩa "sâu nhiệm hơn" Trước khi kết thúc bài học này, chúng ta cũng cần nói vài điều về một vấn đề khác có tính chất khoa giải kinh. Các bạn còn nhớ trong bài một ở phần có tựa đề "Việc giải kinh: điểm xuất phát", chúng ta đã nhấn mạnh rằng một đoạn Kinh Thánh chỉ có ý nghĩa mà tác giả định nói. Nhưng bởi vì Đức

Page 36: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Chúa Trời muốn phán dạy qua Phaolô, nên có thể nào Ngài định phán dạy những ý nghĩa "sâu nhiệm hơn điều Phaolô tự ý thức không?Những câu hỏi được đặt ra đối với những ý nghĩa "sâu nhiệm hơn". Câu trả lời là có thể như vậy. Điều này rõ ràng là đúng đối với những lời có tính chất tiên tri. Nhưng đem áp dụng điều này vào các thư tín thì có khó khăn bởi vì không có những hạn chế cụ thể. Chúng ta cần phải tuân theo các nguyên tắc của việc giải kinh chính xác và hết sức cẩn thận khi suy nghĩ về các ý nghĩa "sâu xa hơn".Ý tưởng chính ở đây là Kinh Thánh được công nhận là Lời Đức Chúa Trời. Một vài giáo phái Cơ đốc có những văn phòng có nhiệm vụ quyết định xem đâu là "ý nghĩa đầy đủ hơn" mà Chúa muốn phán dạy. Các giáo hội cải chính không có những cơ cấu này. Chúng ta cần được hướng dẫn bởi những người có thẩm quyền hơn trong việc tìm hiểu ý nghĩa nguyên thủy của bản văn Kinh Thánh.Đây cũng chính là lý do khiến người ta giải nghĩa ICo1Cr 13:10 "khi sự trọn vẹn đến" là chỉ về kinh điển Tân Ước và cho rằng các ân tứ thuộc linh không còn xuất hiện trong Hội thánh sau thế kỷ đầu tiên. Quả thực việc giải kinh như thế là rất sai lầm. Nhưng nếu nói rằng câu Kinh Thánh này có "một ý nghĩa sâu xa hơn" một ý nghĩa vượt qua điều Phaolô định nói thì có nghĩa là sự giải nghĩa nào cũng có thể đúng. Nhưng không thể như thế được. Bạn không thể giải nghĩa lời Kinh Thánh vượt qua ý nghĩa thực sự mà Kinh Thánh muốn nói.Tôi cần nói một ý tưởng cuối cùng: Sự hiểu biết ít ỏi có thể đồng nghĩa với phá hoại. Chúng ta không học tập để thực hiện việc giải kinh hay áp dụng khoa giải kinh để chúng ta có thể phê bình người khác hay tỏ ra "khôn ngoan" hơn người khác. Chúng ta học những điều này trước hết là để làm theo lời Kinh Thánh.14. Giả sử bạn dự một buổi thờ phượng và nghe một diễn giả quen biết giải nghĩa sai một đoạn Kinh Thánh hoặc cho rằng đọan Kinh Thánh đó có một ý nghĩa mà theo sự hiểu biết của bạn là không đúng. Thái độ đúng đắn nhất của bạn sẽ là:a) Đến gặp người đó sau buổi nhóm và cho người đó biết rằng đã giải nghĩa sai khúc Kinh Thánh cũng như trình bày cho người đó ý nghĩa chính xác của đoạn Kinh Thánh đó là gì.b) Nên bỏ qua việc đó bởi vì đó không phải là chuyện của bạn.c) Đứng dậy vào cuối buổi nhóm và trình bày cho mọi người tham dự buổi nhóm đó ý nghĩa thực sự của khúc Kinh Thánh.d) Đến gặp người đó sau buổi nhóm và cùng nhau thảo luận về khúc Kinh Thánh cũng như trình bày cách giải nghĩa của bạn như một ý kiến.Đến đây chúng ta chấm dứt bài học 2. Trước khi làm bài tự kiểm tra dưới

Page 37: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đây, bạn nên ôn lại bài học cẩn thận. Cố gắng nhớ lại một số điểm trong mỗi phần của bài học. Tuy nhiên, tôi tin rằng các bạn không nhớ hết chi tiết.

Bài Tự Trắc Nghiệm Viết chữ Đ vào khoảng trống trước những câu trả lời đúng. Viết chữ S nếu sai....... 1 Một trong những lý do khiến một người dịch Kinh Thánh cần phải biết khoa phê bình bản văn là bởi vì người đó phải lựa chọn một thủ bản Hy Lạp không có sai lỗi và dịch thủ bản đó....... 2 Quy luật chính trong khoa phê bình bản văn là dị bản nào giải nghĩa tốt nhất lý do tại sao có các dị bản khác thì đó có thể là bản thì đó có thể là bản văn nguyên thủy Phao lô đã viết....... 3 Những người dịch Kinh Thánh thường ghi chú một cách dịch khác ở bên lề bản văn là vì họ không hoàn toàn chắc được về bản văn nguyên thủy....... 4 Bản dịch sát từng chữ là thích là thích hợp nhất cho việc giải kinh bởi vì nó không bao gồm nhiều sự giải nghĩa....... 5 Thủ bản cổ là đáng tin cậy hơn bởi vì nó tránh được những sai lỗi dồn lại sau nhiều thế kỷ sao chép....... 6 Một bản dịch tốt sẽ giữ "khoảng cách lịch sử" đối với từ ngữ và văn phạm cũng như đối với các vấn đề liên quan đến lịch sử và sự kiện....... 7 Chỉ nên sử dụng một bản dịch khi thực hiện việc giải kinh để tránh bị lầm lẫn về ý nghĩa thực sự của bản văn....... 8 Bản NIV là một điển hình tốt để cách dịch thuật dựa trên nguyên tắc chuyển linh hoạt....... 9 Một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong việc đánh giá một sách chú giải Kinh Thánh là xét xem tác giả có sử dụng bản văn Hy Lạp hay không....... 10 Trong trường hợp có những sắc thái tương đồng giữa thế kỷ thứ I và thế kỷ thứ XX, công việc chính của chúng ta là thực hiện việc giải kinh chính xác, sau đó việc áp dụng sẽ trở nên dễ dàng....... 11 Nguyên tắc hay nhất liên quan đến khoa giải kinh có thể áp dụng vào những vấn đề có tính chất văn hóa là tìm ra nguyên tắc và áp dụng nó vào những tình trạng tương tự trong các nền văn hóa khác nhau.

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. Đúng2. Dưới đây có thể là những lý do của các khác biệt:a. Từ ngữ "Cầm lấy, ăn" từ Mat Mt 26:26 được thêm vào ở đây bởi vì chúng thường được dùng trong các buổi thờ phượng của Hội Thánh.b. Một vài thơ ký sao chép bản văn đã nới rộng tư tưởng của Phaolô để bao gồm hết các phần của con người.

Page 38: Chu giai 1 va 2 cotinhto

c. Trong câu 4 Phaolô được nhắc đến trước Apôlô. Một vài người sao chép câu 5 cũng theo thứ tự của câu 4.3. Tóm tắt những điểm chính là:a. Nguyên bản đã bị mấtb. Các thủ bản Kinh Thánh đã được sao chép bằng tay xuốt 1450 nămc. Hiện còn lưu trữ 600 thủ bản của 1Côrinhtô nhưng không có thủ bản nào hoàn toàn giống nhau4. ICo1Cr 1:14 - Bản KJV thêm chữ Đức Chúa Trời1:23 - Bản KJV dùng chữ người Hy Lạp thay vì người dân ngoại.3:3 - Bản KJV thêm "và sự chia xẻ"5:4 - Bản KJV lập lại chữ Đấng Christ 2 lần9:20 - Bản KJV bỏ sót những chữ "Dầu chúng tôi chẳng ở dưới quyền luật pháp".10:23 - Bản KJV thêm cho tôi 2 lần5. Theo tác giả thì như thế câu văn sẽ có ý nghĩa hơn6. a Jordenb. Youngc. Jorden7. a. 2) Ngày nay cái nhìn của chúng ta chưa đầy đủ.b. 2) Anh em muốn tôi đến với anh em với hình phạt hay với tình yêu thương và sự dịu dàngc. 1) Về việc góp tiền để giúp đỡ các con cái Chúa8. Xem lại trong sách hướng dẫn học tập9. Có căn cứ trên bản văn Hy Lạp.10. a. Cha đối xử với con gái còn đồng trinh. Hôn nhân có tính chất thuộc linh; hôn nhân trong đó người em lấy vợ của anh mình khi người anh qua đời; đôi nam nữ đã đính hôn.b. Phụ nữ cần sự bảo vệ chống lại sự tấn công của các thiên sứ ác, các thiên sứ là các giám mục; các thiên sứ canh giữ trật tự trong vũ trụ.11. a. Giữa vòng những điều khác, lịch sử của hôn nhân tâm linh; bối cảnh người Do Thái đối với sự hôn nhân của dòng dõi Lêvi; nguồn cho quan điểm của người Do Thái về các thiên sứ. Minh chứng của Qumran đối với các Thiên sứ.b. Những tiêu đề bởi J. M. Ford, W. G. Kummel, M. D. Hooker, và J. A. Fitzmyer.12. b) Hôn nhân và mối liên hệ trong gia đình.d) Cho tiền giúp đỡ người nghèo.(Nếu bạn bỏ sót 2 điều này, hãy xem lại câu hỏi và suy nghĩ xem những câu trả lời khác có phù hợp với mọi Cơ đốc nhân trong mọi nền văn hóa không? ).

Page 39: Chu giai 1 va 2 cotinhto

13. a) Một gương mẫu có tính chất văn hóa về cách phục sức khiêm tốn và chuyển điều đó sang một biểu hiện tương đồng về sự phục sức khiêm tốn theo nền văn hóa của chúng ta.14. Câu trả lời tốt nhất là d) nói chuyện với người đó sau buổi nhóm và cùng nhau thảo luận, đề nghị cách giải nghĩa của bạn như là một ý kiến. (Tuy nhiên, nếu không có giáo lý hoặc vấn đề quan trọng nào liên quan đến bài giảng, thì bạn có thể bỏ qua điều đó, trừ khi hoàn cảnh có vẻ thuận tiện để bạn trình bày ý kiến)

Dẫn Nhập Vào ICôrinhtô

Bây giờ chúng ta thật sự bắt đầu nghiên cứu 1Côrinhtô. Trong 2 bài trước chúng ta chỉ mới học về các phương pháp. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta muốn biết Đức Chúa Trời thực sự muốn truyền dạy chúng ta điều gì qua lời của Ngài. Chúng ta muốn biết ý muốn của Ngài và vâng theo ý muốn đó. Chúng ta cũng muốn là những người học và giảng dạy lời Đức Chúa Trời cách trung tín. Để được như thế chúng ta cần biết các phương pháp nghiên cứu và giải nghĩa Kinh Thánh một cách chính xác.Trong bài học này chúng ra sẽ bắt đầu nghiên cứu 1Côrinhtô. Các bạn có thể nhớ lại trong bài học 1 bước thứ nhất của việc giải kinh là tìm hiểu bối cảnh lịch sử. Sứ đồ Phaolô viết thơ này gởi cho những đọc giả là ai? Họ là những người như thế nào trước khi tin Chúa? Ở tại thành Côrinhtô vẫn còn những điều gì có thể gây ảnh hưởng trên người tín đồ và niềm tin mới mẽ của họ? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho những vấn đề đó trong bài học này. Nhưng chúng ta cũng muốn đọc lại toàn bộ bức thơ để tìm hiểu xem lý do nào đã khiến Phaolô viết bức thư này và bố cục của bức thư như thế nào. Đây là những điều chúng ta sẽ học hỏi trong bài này.Khi các bạn tìm hiểu về bố cục chung của bức thư, hãy so sánh thành Côrinhtô với nơi bạn đang sống. Có những vấn đề nào trong Hội Thánh của bạn hay ngoài xã hội mà sứ điệp của 1Côrinhtô đề cập đến một cách đặc biệt khác không?Thành phố Côrinhtô và dân cư ở đó.Vị trí địa dư và lịch sửTình trạng luân lý, đạo đứcTình trạng về tôn giáo và văn hóaMối liên hệ giữa Phaolô và thành CôrinhtôMối liên hệ giữa Phaolô và Hội thánhCơ hội viết thưĐại ý bức thưCác đặc điểm của bức thư

Page 40: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Tính xác thực của bức thơÝ nghĩa của thơ 1Côrinhtô.Khi hoàn tất bài học này, bạn sẽ có thể:* Mô tả vị trí địa dư và lịch sử tôn giáo của thành Côrinhtô và ý nghĩa của những điều đó đối với 1Côrinhtô.* Giải thích cơ hội viết thư 1Côrinhtô.* Tóm lược các phần chính của 1Côrinhtô và giải thích những phần đó được viết nhân cơ hội nào.* Thảo luận thơ 1Côrinhtô có thể giúp chúng ta hiểu về Hội thánh buổi ban đầu như thế nào?

1. Đọc sách Barrett từ trang 1 đến 9, khi các bạn được yêu cầu đọc trong phần triển khai bài học. Không nên đọc trước khi được yêu cầu.2. Đọc lướt qua toàn bộ thơ 2Côrinhtô.3. Nghiên cứu từng phần một của bài học, tham khảo Kinh Thánh và sách của Barrett khi cần thiết. Làm tất cả các bài tập và soát lại câu trả lời của bạn.4. Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài học và so sánh câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên. Xem lại những câu bạn chưa trả lời đúng.5. Ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra tiến bộ phần 1, làm bài kiểm tra này theo sự hướng dẫn trong tập tài liệu học viên.Nhân loại họcNữ thần AphoroditeThần ApôlôTính xác thựcTính chất địa lý tự nhiên

Thành phố Côrinhtô và dân cư. Barrett 1-2 Xem lại ba đoạn đầu của bài học 1 có tựa đề "Bối cảnh lịch sử". Chúng ta sẽ thực hiện bước 1 trong việc nghiên cứu 1 và 2 Côrinhtô.Có lẽ hơn bất cứ thành phố nào khác mà Phaolô gởi thơ đến, tính chất và dân cư của thành phố Côrinhtô đã có ảnh hưởng sâu sắc đến hai lá thư được viết cho Hội thánh ở đây. Barrett dành hai trang để đề cập vấn đề này nhưng hơi vắn tắt. Trong phần đầu của bài học này, tôi sẽ cố gắng bổ túc các chi tiết mà Barrett chưa đề cập tới.

Vị trí địa dư và lịch sử 1 Đọc hai đoạn đầu trong sách của Barrett và nghiên cứu kỹ các bản đồ kèm theo. Hai sắc thái địa dư nào gộp lại đã khiến thành Côrinhtô có vị trí đặc biệt?

Page 41: Chu giai 1 va 2 cotinhto

......Việc thành phố Côrinhtô có vị trí chiến lược về thương mại được minh họa rõ ràng nhất qua lịch sử của nó. Sau 100 năm trong cảnh hoang tàn, đến năm 44 TC Julius đã cho tái thiết lại. Sau đó 100 năm tức là vào năm 50 SC, khi Phaolô đặt chân đến đó, thành phố Côrinhtô đã trở nên thành phố quan trọng thứ ba trong cả đế quốc La mã (Sau Rôma và Alexandria). Sự phát triển nhanh chóng như thế chỉ có thể bắt nguồn từ một điều đó là sự giàu có.Sự giàu có thu hút con người cũng như mật ngọt thu hút ruồi. Thành phố đã được xây dựng lại để trở thành một thuộc địa của La mã. Nhưng vị trí thuận lợi và sự giàu có của nó đã khiến nhiều người thuộc mọi chủng tộc, tôn giáo và quốc tịch - Do Thái, Hy Lạp, La mã, thương nhân, thủy thủ, nghệ sĩ và các triết gia. Côrinhtô đã trở thành một thành phố quốc tế. Điều này có nghĩa là Côrinhtô có tầm vóc và sắc thái quốc tế.Tính chất quốc tế của Côrinhtô cũng đã ảnh hưởng đến Hội thánh trong nhiều cách. Thí dụ trong 12:13 Phaolô lập luận rằng Hội thánh Côrinhtô chỉ là một thân thể bởi vì tất cả đều có chung một kinh nghiệm về Đức Thánh Linh. Hãy chú ý cách Phaolô cắt ngang sự lập luận của mình để nhấn mạnh đến sự khác biệt của những người đã tạo nên thân thể của Đấng Christ - Do Thái, Hy Lạp, nô lệ, tự do. Tính chất đa diện này cũng được nhận thấy trong những khía cạnh khác.2. Hãy liệt kê tất cả những tín đồ ở tại Côrinhtô mà chúng ta được biết tên của họ. Xem Cong Cv 18:1-8, RoRm 16:23, (Thơ Rôma được viết tại Côrinhtô) ICo1Cr 1:10-17, 16:15-17.......Trong số những người này, có ít nhất ba người là Do Thái (Aquila, Beritsin, Cơrítbu), mặt dù họ có tên La mã. Có ba hoặc bốn người mang tên La mã nhưng có lẽ là người ngoại đến từ Rôma (Phốt - tu -na, Qua-rơ-tu, Gaiút, và Ti-tút Giút-tu) - nhiều tác giả tin rằng Gai út Ti-tút Giút-tu chỉ là họ tên của một người mà thôi. Những người khác có tên Hy Lạp (Stê-pha-na, A-chai-cơ, Ê-rát-).Không những có nhiều dân tộc khác nhau "Do Thái và Hy Lạp" nhưng cũng có nhiều giai cấp nữa "nô lệ và tự do". Như thế có nghĩa là Hội thánh tại Côrinhtô gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau.3. Xem lại những đoạn Kinh Thánh trong bài tập 2 và xem thêm 1:26-29, 6:9-11, 7:17-24, 11:20-22, 33-34. Hãy liệt kê những nghề nghiệp và vị trí xã hội khác nhau trong Hội thánh Côrinhtô.Điểm cuối cùng liên quan đến lịch sử và địa lý của thành phố Côrinhtô cần nói đến là: Sự kiện thành phố mới được xây dựng lại chưa được 100 năm nhưng đã trở thành một trung tâm thương mại quan trọng đã khiến những người dân ở Côrinhtô có một tinh thần độc lập và cá nhân chủ nghĩa. Họ

Page 42: Chu giai 1 va 2 cotinhto

không cảm thấy phải trung thành với truyền thống trong quá khứ và họ cũng không có những mối liên hệ gia tộc bền vững. Tiền bạc đã khiến họ có thể tự do làm bất cứ điều gì họ mong muốn. Nói cho cùng, họ sống theo kiểu "mạnh ai nấy sống".Hãy ngừng lại ở đây và xem lại một lần nữa toàn bộ thơ 1Côrinhtô. Hãy lưu ý đến những vấn đề mà Phaolô nói đến phản ánh tinh thần độc lập và cá nhân chủ nghĩa trong một tập thể đa dạng.Bạn có nghĩ rằng những thái độ chia bè đảng, tự mãn mặc dù có những trường hợp phạm tội trầm trọng, thựa kiện anh em tại tòa án, mong ước không lập gia đình, ăn uống trong các đền miếu bất chấp điều đó có thể phá hủy đức tin của người khác, không chịu trùm khăn trong giờ thờ phượng và sự nhấn mạnh quá đáng vào ân tứ nói tiếng mới đến nỗi gây xâu xé trong Hội thánh. Tất cả đều là biểu hiện - của tinh thần "mạnh ai nấy sống" hay không? Theo tôi thì đúng là như vậy.Tình trạng đạo đức Thành phố cổ Côrinhtô nổi tiếng về luân lý đồi bại đến nỗi động từ Corinthiazo có nghĩa là "phạm tội tà dâm". Hàng ngàn gái điếm ở các đền miếu sẵn sàng dâng hiến cho thần Apodithe (nữ thần tình ái). Có đền thờ ở trên đỉnh đồi Acrocorinth.Thành phố Côrinhtô được xây cất lại cũng không kém phần nổi tiếng như thành Côrinhtô cổ. Tại viện bảo tàng ở Côrinhtô ngày nay có một phòng chứa đựng đủ thứ đồ vật được các nhà khảo cổ tìm thấy gần đền thờ Asclepius, vị thần chữa bệnh (Chú ý đền thờ Asclepion trên bản đồ của thành phố). Thời đó người ta thường làm những vật bằng đất sét giống các phần thân thể bị bệnh mà họ muốn vị thần chữa lành cho. Trên một bức tường của viện bảo tàng có treo đầy những tượng bằng đất sét có hình dáng các bộ phận sinh dục. Đấy là một bằng chứng cho thấy các bệnh da liễu đã lan tràn như thế nào.4. Thái độ buông thả về tính dục cũng được thấy trong Hội Thánh ở Côrinhtô. Bạn hãy trưng dẫn ba đoạn Kinh Thánh trong 1 và 2Côrinhtô nói đến vấn đề này.......

Có nhiều tôn giáo nhưng sa đọa. Có vẻ như bạn sống trong một nền văn hóa mà mọi người đều theo một tôn giáo nhưng tôn giáo của họ không có ảnh hưởng bao nhiêu trên đời sống đạo đức của họ. Điều nầy rất đúng đối với Côrinhtô - Nhà văn Hy Lạp Pausanius được Barrett trưng dẫn đã mô tả Côrinhtô một cách chi tiết trong cuốn sách của ông tựa đề "Mô tả về Hy Lạp" (Discription of Greece). Ông đã cho biết rằng ở Côrinhtô có ít nhất là 26 đền miếu của đủ mọi thần thánh.

Page 43: Chu giai 1 va 2 cotinhto

5. Xem 8:5-6. Phaolô đã dùng hai từ ngữ nào để gọi các vị thần của người Côrinhtô?......Hai từ ngữ này để chỉ về hai loại tôn giáo khác nhau ở Côrinhtô. Các vị "thần" có nguồn gốc Hy Lạp và La mã chẳng hạn thần Giêus và thần Bẹtma (Cong Cv 14:12). Ở Côrinhtô các đền thờ lớn là của thần Apôlô và thần Aprôdite. Đền thờ của Apôlô ở trung tâm của thành phố (xem bản đồ): đền thờ của Apôdite ở trên đỉnh đồi Acrôcôrin. Vào thời đại Tân Ước việc thờ cúng các tà giáo đông phương có liên quan đến sự sinh sản. Việc ăn uống và liên hệ phái tính đã trở thành một phần trong nghi lễ tôn giáo của họ.Còn từ ngữ "Chúa" để nói về các vị thần trong các tôn giáo huyền bí. Những tôn giáo này xuất phát từ đông phương và lan tràn rộng rãi trong thời Tân Ước. Chúng có những tên gọi như Iris, Ôsêris, Xi-bê-lê, sêrephin và Miphas. Những tôn giáo này rất phổ biến bởi vì chúng đem lại cho (người ta những kinh nghiệm thỏa mãn) chính họ có cảm tưởng là được thỏa mãn.6. Xem ICo1Cr 8:10, 10:7-8, 19-21 và 12:2-3 Có thể tìm thấy trong những đoạn Kinh Thánh này những đặc tính nào của việc thờ phượng của người ngoại đạo?......Chúng ta sẽ thấy hoàn cảnh tôn giáo ở Côrinhtô có tầm quan trọng thế nào khi chúng ta đọc các đoạn Kinh Thánh khác trong 1Côrinhtô (đặc biệt 6:12-20, 8-10 12:1-3).Đặc điểm cuối cùng của Côrinhtô cần được nói đến là sự giàu có của thành phố cho phép dân chúng có thể có được bất cứ điều gì họ muốn. Thành phố của họ tràn ngập những nghệ thuật và triết lý. Nhưng rất ít người thật sự suy nghĩ nhiều về các triết thuyết. Có nghĩa là họ không hề quan tâm tìm hiểu chân lý nhưng chỉ thích nghe những sự hùng biện. Họ thích thú với những ngôn từ dầu cho những ngôn từ đó chẳng có nội dung bao nhiêu.Bởi vậy, đường xá của thành phố có nhan nhãn các triết gia đến từ những miền khác nhau. Họ nói về sự khôn ngoan và sống bởi những đồng tiền moi từ túi những người thích nịnh hót. Trong ITe1Tx 2:1-12 Phaolô đã phải chứng minh rằng ông không giống như các triết gia phiêu lưu đó.7. Xem ICo1Cr 1:13-2:5. Hãy ghi chép trong sổ tay của bạn càng nhiều chi tiết càng tốt chứng minh rằng người Côrinhtô ưa chuộng ngôn từ và sự khôn ngoan.Tới đây chúng ta hãy duyệt lại để thử xem chúng ta đã góp thêm với Barrett những chi tiết nào về Côrinhtô và dân cư ở đó. Các bạn cũng hãy nhận định xem: 1) Có bao nhiều phần trong những điều bạn vừa học xuất phát từ 1Côrinhtô, 2) Điều này quan trọng thế nào đối với sự hiểu biết của chúng ta về thơ Côrinhtô.

Page 44: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Khi nghiên cứu 2Côrinhtô, các bạn không cần thực hiện điều này nữa. Nhưng khi nghiên cứu các thơ khác của Phaolô, bạn vẫn phải thực hiện việc tìm hiểu này. Bạn có thể tìm thấy những chi tiết trong chính các đoạn văn Kinh Thánh, trong một sách chú giải Kinh Thánh đầy đủ và trong Thánh Kinh tự điển.

Phaolô và thành Côrinhtô Barrett 3-11 (Bạn không cần đọc cho tới khi được chỉ định đọc).Nhưng đã trình bày trong bài một, chúng ta phải cố gắng hết sức tìm hiểu xem những thơ tín trong Tân Ước đã được viết nhân cơ hội nào. Đối với 1 Côrinhtô chúng ta phải tìm hiểu mối liên hệ giữa Phaolô và Hội Thánh qua đó hiểu được lý do ông đã viết lá thơ này.

Mối liên hệ giữa Phaolô và Hội thánh Chúng ta cần tìm hiểu về mối liên hệ của Phaolô với Hội thánh trước khi ông viết 1Côrinhtô. Phần chính yếu của công việc này là thu thập các tin tức. Do đó, tôi muốn các bạn hãy tự khám phá ra các tin tức này qua một loạt bài tập sau đây:8. Xem Công 18 và Barrett trang 3-5a Theo Barrett thì Phaolô đến thành Côrinhtô vào năm nào?......b Phaolô đã hầu việc Chúa ở đó bao lâu? ......c Ai là những người đã tôn Phaolô là giáo sư ở Côrinhtô. ......9. Có phải 1Côrinhtô là lá thư đầu tiên Phaolô viết cho Hội thánh sau khi ông rời khỏi thành phố không? Tại sao bạn khẳng định như vậy (có nghĩa là bạn phải bênh vực câu trả lời của bạn dựa vào những chi tiết trong 1 Côrinhtô).......10. Phaolô đã viết 1 Côrinhtô ở đâu? Chi tiết nào trong thơ 1 Côrinhtô chứng minh điều đó? ......11. Theo thời điểm Barrett đưa ra thì có điều gì không được hoàn toàn chắc chắn, Phaolô đã viết 1 Côrinhtô bao lâu sau khi ông rời thành phố này?......12. Xem 16:12. Căn cứ vào câu này chúng ta có thể biết chắc rằng (Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng).a) Phaolô với Apôlô là một đe dọa đối với chức vụ của ông trong Hội thánh.b) Apôlô suy nghĩ theo cách riêng của ông và không chịu nghe theo ý kiến của Phaolô.c) Phaolô không nghĩ rằng Apôlô phải chịu trách nhiệm về sự chia rẽ tại Côrinhtô.d) Apôlô vẫn có mặt tại Côrinhtô khi Phaolô viết 1 Côrinhtô.Những tin tức kể trên sẽ rất hữu ích cho việc tìm hiểu 1 Côrinhtô. Trước khi

Page 45: Chu giai 1 va 2 cotinhto

bước sang phần khác, hãy chắc chắn rằng bạn đã ghi nhận những tin tức này theo thứ tự thời gian.Ghi chú: Tôi có một số lý do khi đưa ra bài tập cuối cùng. Tôi muốn bạn suy nghĩ trước về mối liên hệ giữa Phaolô và Apôlô. Tôi cũng muốn giúp bạn thấy những suy diễn nào chúng ta có thể rút ra được từ một đoạn văn Kinh Thánh.Cơ hội viết 1Côrinhtô: Barrett 6 -11. Bây giờ chúng ta nói đến các sự kiện đã đưa đến việc Phaolô viết 1Côrinhtô. Tôi không quan tâm nhiều đến việc các bạn nắm được các chi tiết trong việc tái tạo bối cảnh do Hukd hay Montefiorel đã nêu lên. Barrett chỉ đưa ra các chi tiết này nhằm giới thiệu những công việc thú vị và gần đây nhất của các học giả nhằm tái tạo hoàn cảnh một cách chính xác hơn. Nhưng cả hai sự trình bày của Hukd và Montefiore đều có vẻ đã đi xa hơn điều các bằng chứng cho phép xác định. Như Barrett đã nói có lẽ chúng ta phải bằng lòng chấp nhận sự thiếu hiểu biết của chúng ta". Sự thiếu hiểu biết này chỉ có nghĩa là chúng ta không thể biết hết mọi chi tiết một cách hoàn toàn chính xác. Nhưng chúng ta có thể biết rõ điều gì đã khiến Phaolô viết lá thư này.13. Xem 1:10-12 và 7:1. Hai sự kiện nào đã thúc đẩy Phaolô viết 1 Côrinhtô?......14. Xem 16:15-18. Những người này rõ ràng là một phái đoàn chính thức được Hội thánh sai đi. Theo bạn thì họ có vai trò gì trong các sự kiện được nói đến trong bài tập 13?......Đến đây chúng ta thực sự phải làm việc. Chúng ta đã biết rằng 1 Côrinhtô là sự trả lời cho những điều Phaolô đã nghe và phúc đáp lá thơ mà người Côrinhtô đã gởi cho Phaolô, nhưng có rất nhiều đề mục riêng biệt trong lá thư này. Điều gì là câu trả lời của Phaolô đối với những tin tức đến từ Côrinhtô? Và điều gì là sự phúc đáp đối với lá thư của họ?Để trả lời cho 2 câu hỏi trên, chúng ta sẽ làm 2 việc: 1) Thực hiện việc giải kinh đối với từng đoạn riêng biệt khi chúng ta nghiên cứu các đoạn đó 2) Tóm lược lá thư hầu có thể nhận ra các phần của nó.Nếu như 1 Côrinhtô không dài quá tôi đã đề nghị các bạn đọc toàn bộ lá thơ này nhiều lần và xác định các phần chính của lá thơ. Nhưng vì 1 Côrinhtô khá dài nên tôi sẽ hướng dẫn các bạn từng phần một. Và điều này sẽ được coi như một kiểu mẫu theo đó các bạn sẽ nghiên cứu các thơ tín khác.

Dàn ý Chúng ta sẽ bắt đầu ở điểm phân cách 2 đoạn chính của thơ. Ở đây câu 7:1 là

Page 46: Chu giai 1 va 2 cotinhto

một điểm mốc đặc biệt. Phaolô trả lời "những vấn đề anh em viết thơ hỏi". Chúng ta có thể cho rằng từ đoạn 6 đến đoạn 1 là những câu trả lời cho những tin tức đến từ Côrinhtô.15. Phaolô đã trả lời cho bao nhiêu vấn đề tất cả? ......Làm thế nào chúng ta chắc được rằng câu trả lời của chúng ta là đúng? Điều gì giúp ta nhận ra các vấn đề, qua câu dẫn ý hay đề tài chính trong từng đoạn hoặc cả hai? Sau câu 1:11 lần thứ nhì chúng ta nhận thấy từ ngữ "có tin đồn rằng" là ở trong câu 5:1. Câu này rõ ràng khởi đầu một phân đoạn mới bởi vì việc loạn luân trước đó chưa hề được nhắc tới. Cũng hãy ghi nhận thể nào câu 6:1 bắt đầu một phân đoạn hoàn toàn mới mặc dù không có từ ngữ "có tin rằng". Bởi vì 6:12-20 lại nhắc đến việc loạn luân nên một số tác giả cho rằng đoạn này là mối tiếp nối 5:1-13. Nhưng chúng ta sẽ chứng minh qua việc giải kinh là không phải như vậy. Như thế chúng ta có ba vấn đề riêng biệt trong đoạn 5 và 6. Nhưng còn từ đoạn 1 đến đoạn 4 thì thế nào? Mặc dù dường như Phaolô thay đổi đề tài nhiều lần trong phần này nhưng thực ra tất cả đều thuộc về một phần của bức thư. Chúng ta có thể quả quyết điều này bởi vì Phaolô và Apôlô được thường xuyên nhắc đến trong suốt phần này (Xem 1:10-12, 3:4-5, 22, 4:6).Như thế chúng ta có thể có một dàn bài như sau:I. Phaolô trả lời cho các tin tức đến từ Côrinhtô 1:10-6:20 1:10- 4:21 5:1-13 6:1-11 6:12-20Còn phần sau của bức thơ ra sao? Những dấu hiệu để nhận ra các phân đoạn cũng vẫn là các câu giới thiệu đề tài và ý chính của đề tài. Hãy lưu ý cách Phaolô bắt đầu câu 7:1 "Luận đến các điều anh em hỏi trong thơ". Hai chữ đầu tiên trong bản văn Hy Lạp Peri de (có nghĩa là bây giờ nói về). Trong suốt phần còn lại của lá thơ Phaolô thường bắt đầu một phân đoạn với từ ngữ "Bây giờ nói đến". Dường như là ông đang đề cập đến từng vấn đề trong lá thơ người Côrinhtô gởi cho ông - "Luận đến điều này ...... luận đến điều kia".16. Xem qua đoạn 7-16 và liệt kê những câu bắt đầu bằng từ ngữ: "Luận đến......".......Nếu chúng ta xem những từ ngữ này như những dấu hiệu đánh dấu các phân đoạn chính trong Côrinhtô từ đoạn 7 đến đoạn 16 thì chúng ta sẽ thấy rằng ba đề mục không được bắt đầu bằng những từ ngữ này (11:2-16, 17-34, 15:1-58). Trong 11:18 Phaolô lại nhắc đến "nghe nói". Chúng ta có thể chắc rằng vấn đề dự tiệc thánh không thể do người Côrinhtô nêu lên với Phaolô. Vậy thì tại sao nó được nhắc đến ở đây? Có thể là bởi vì nó thuộc về một phân đoạn lớn hơn liên quan đến việc thờ phượng.Về hai phân đoạn cuối cùng 11:2-16 và 15:1-58. Không ai có thể trả lời dứt

Page 47: Chu giai 1 va 2 cotinhto

khoát được. Các học giả cũng không thống nhất về cả hai đoạn này. Do đó chúng ta sẽ không vội đưa ra quyết định nào về hai đoạn này ngay bây giờ. Như thế chúng ta có thể đưa dàn bài như sau:II. Phaolô phúc đáp lá thơ do người Côrinhtô gởi đến 7:1-15:58 7:1-24 7:25-40 8:1-11:1 11:2-16 11:17-34 12:1-14:40 15:1-58Đoạn 16 đề cập đến vấn đề rất quan trọng đối với 2 Côrinhtô. Do đó chúng ta sẽ nói về đoạn 16 khi nghiên cứu 2 Côrinhtô.Trong các thơ tín của Phaolô chỉ có một lần khác ông đề cập đến một vấn đề độc lập với nội dung của cả bức thơ, đó là trong ITe1Tx 4:1-5:28. Trong các thơ tín khác, phần lớn đều có hình thức một sự biện luận dài. Mặc dù đôi khi sự biện luận đó chia làm nhiều phần khác nhau. Để tìm ra các phân đoạn chính trong các thơ tín khác bạn cần tuân theo phương pháp chúng ta sẽ dùng trong bài 4 khi nghiên cứu ICo1Cr 1:1-4:21.Trước khi bước sang phần cuối của bài học, hãy chắc rằng bạn nhớ rõ dàn bài của phần đã học. Ôn lại bài học cho đến khi bạn có thể hoàn thành mục tiêu 5.17. Cho biết những đề tài dưới đây được nói đến trong các đoạn nào của 1 Côrinhtô và cho biết những đề tài đó bắt nguồn từ hoàn cảnh nào? Do Phaolô nghe tin tức về người Côrinhtô hay do lá thư họ gởi đến? (Ghi chép trong sổ tay của bạn).a. Đồ ăn được dâng cúng cho thần tượng ......b. Thái độ đối với hôn nhân ......c. Việc loạn luân ......d. Tiệc thánh ......e. Sự chia rẽ trong Hội thánh. ......

Liên quan đến chính bức thơ Barrett 11-27

Phân biệt tính xác thực và tính nhất quán Từ trang 11 đến 17. Barrett đề cập đến hai vấn đề cuối cùng của phần dẫn nhập. Tính xác thực liênd quan đến quyền tác giả, nghĩa là lá thơ đó có thực sự được viết bởi Phaolô hay không. Tính nhất quán có liên quan đến sự thống nhất của bức thư trong hình thức hiện tại của nó. Đó là một lá thơ của Phaolô hay là một tập hợp nhiều lá thư của ông gởi cho người Côrinhtô?18. Barrett đã đề cập đến vấn đề về tính xác thực một cách ngắn gọn trong trang 11. Hãy đọc phần đó một cách cẩn thận. Sau đó đóng sách lại và khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a. Không có tác giả quan trọng nào đặt nghi vấn về tính xác thực của 1 Côrinhtô.b. 1 Côrinhtô được trưng dẫn lần đầu tiên bởi Ignatius ở Antiốt năm 112.

Page 48: Chu giai 1 va 2 cotinhto

c. Chỉ có thơ Rôma là được công nhận sớm hơn và được sử dụng rộng rãi hơn 1 Côrinhtô.Bây giờ bạn hãy xem Barrett từ trang 12 đến 17. Đây cũng là phần sẽ đem lại cho bạn các thông tin quan trọng. Điều bạn cần biết là có nhiều tác giả thắc mắc về tính nhất quán của 1 Côrinhtô. Vấn đề này càng trầm trọng hơn đối với 2 Côrinhtô.Cả tôi và Barrett cùng nhận thấy rằng những đề nghị mà các học giả đưa ra đều không đứng vững. Những phần quan trọng trong sách Barrett cần ghi nhớ là đoạn đầu của trang 14 và đoạn đầu trang 17. Tôi tin rằng chúng ta có thể thấy rằng ý nghĩa của 1 Côrinhtô rất mạch lạc. Do đó chúng ta sẽ không nhắc đến vấn đề này trong bất cứ bài học nào về Côrintô.

Sự đóng góp của 1 Côrinhtô Barrett 17-27 Nhận định về sự đóng góp của 1 Côrinhtô đáng lẽ được nói đến ở phần cuối của khóa trình trong hình thức tổng hợp. Tuy nhiên nói đến sự đóng góp của 1 Côrinhtô ở đây có thể có một số ích lợi. Những bài tập sau đây được soạn để giúp các bạn phát triển khả năng đọc hiểu. Hãy đọc cẩn thận sách của Barrett và trả lời các câu hỏi dưới đây.19. Khi nói rằng Đấng Christ là "sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời" Phaolô muốn nói rằng (khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng).a) Đấng Christ đã giảng dạy với sự khôn ngoan hơn bất cứ người nào khác.b) Ngài hoàn tất sự trông đợi về sự hiện thân của khôn ngoan trong văn chương nói về sự khôn ngoan của người Do Thái.c) Việc Đấng Christ chịu đóng đinh trên thập tự giá như là quyền phép của Đức ChúaTrời để cứu vớt con người là sự khôn ngoan giấu kín của Đức Chúa Trời, bây giờ được bày tỏ để đối lập với những sự khôn ngoan giả dối của trần gian.d) Bởi Đức Thánh Linh, Đức Chúa Trời đã ban cho Phaolô sự khôn ngoan để rao giảng về Đấng Christ một cách rõ ràng.20. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a) Phaolô tin rằng có sự liên tục giữa thân thể trong đời này và thân thể trong đời sau.b) Phaolô và những người Côrinhtô nói chung đều đồng ý rằng một trong những dấu hiệu của chức vụ sứ đồ là vị sứ đồ phải thi hành thẩm quyền của ông trên những người ông dắt đưa về với Chúa.21. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng về tổ chức và sự thờ phượng của Hội thánh được bày tỏ trong 1 Côrinhtô.a) Buổi thờ phượng được hướng dẫn bởi Mục sư và Mục sư cũng là người

Page 49: Chu giai 1 va 2 cotinhto

phát biểu nhiều nhất trong buổi thờ phương.b) Tiệc thánh được cử hành tách biệt khỏi giờ thờ phượng và được chủ tọa bởi các trưởng lão.c) Đã có những tiên tri và giáo sư lưu hành trừ Hội thánh khác.d) Chúng ta không thấy dấu vết nào về tổ chức trong thơ 1 Côrinhtô, ít nhất là sự tổ chức có tính chính thức.Đến đây chúng ta sắp kết thúc bài 3. Mục tiêu của bài học này là giúp bạn tìm hiểu tổng quát về lá thơ trước khi chúng ta đi vào từng phần một. Những độc giả của bức thư là người thế nào? Hoàn cảnh nào đã đưa đến việc Phaolô viết lá thơ này? Bức thơ nói đến điều gì? Cũng giống như trong bài trước, chúng ta sẽ ôn lại bài học kỹ lưỡng sau đó các bạn sẽ làm bài tự kiểm tra. Nếu bạn có sai sót gì khi làm bài kiểm tra, hãy ôn lại bài đó để bảo đảm rằng bạn đã hiểu được phần này trước khi bước sang phần khác.Đến đây cũng kết thúc đơn vị một. Bạn nên ôn lại bài để sửa soạn làm bài đánh giá tiến bộ đơn vị 1 theo các hướng dẫn được định ra trong tập tài liệu học viên. Sau khi ôn bạn có thể làm bài tự kiểm tra. Sau đó soát lại câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên. Soạn lại những phần bạn chưa trả lời đúng.

Bài Tự Trắc Nghiệm Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng.1. Tính chất đặc biệt nhất của dân cư thành Côrinhtô vào thời của Phaolô làa) đa số là người La mã.b) họ có tính chất dân cư của một thành phố quốc tế.c) Có rất ít nô lệ ở Côrinhtôd) Những người Do Thái đã bị trục xuất khỏi thành phố2. Sự chia rẽ trong Hội thánh ở Côrinhtô: Dường như là phản ảnh củaa) Sự giàu có của thành phốb) Sự căng thẳng giữa người Do Thái và ngoại bang trong Hội thánhc) Tinh thần độc lập của dân cư thành phốd) Thái độ khác nhau của dân chúng đối với vấn đề đạo đức.CHỌN LỰA GIỮA ĐÚNG VÀ SAI. Viết Đ trước câu trả lời đúng. Viết S trước câu trả lời sai.......3 Sự kiện có nhiều đền miếu tại Côrinhtô trong thời của Phaolô chứng minh rằng thành phố không suy đồi như thành phố cổ.......4 Tình trạng đạo đức của thành phố đã ảnh hưởng đến Hội thánh.......5 Dân cư thành Côrinhtô thờ phượng các vị thần của họ qua việc ăn và uống trước các vị thần.......6 Ở Côrinhtô triết lý là những thứ được nêu rao giữa chợ.......7 Thơ 1 Côrinhtô là lá thư đầu tiên Phaolô gởi cho Hội thánh ở Côrinhtô.

Page 50: Chu giai 1 va 2 cotinhto

......8 Mặc dù 1 Côrinhtô chủ yếu đề cập đến những vấn đề về cách cư xử, trong đó vẫn có nhiều giáo lý về thần học chúng ta cần học tập.......9 Người đến thành Côrinhtô sau Phaolô và hoạt động như một giáo sư trong Hội thánh tại Côrinhtô là Apôlô.......10 Khi nói đến tính chất nhất quán của một thơ tín có nghĩa là đặt vấn đề "ai đã thực sự viết lá thơ đó".LỰA CHỌN GIỮA 2 ĐIỀU. Trong 1Côrinhtô, Phaolô đề cập đến nhiều vấn đề. Ông đã đề cập đến những vấn đề dưới đây bởi vì ông được nghe tin tức hay do lá thơ người Côrinhtô gởi đến.Viết chữ tin tức trước điều Phaolô nghe qua tin tức.Viết chữ lá thư vào khoảng trống trước điều Phaolô biết qua lá thơ.11 Việc thưa kiện......12 Việc dự tiệc thánh ......13 Ân tứ thuộc linh ......14 Thái độ đối với hôn nhân ......15 Vấn đề tà dâm ......

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. Vị trí chiến lược trên eo đất đem lại tầm quan trọng về thương mại ; các tường thành đem lại tầm quan trọng về quân sự .2. A-qui-la, Bê-rít- sin, Ti-ti-u, Giút-tu, Cơ-rít-bu, Gai-ut, Êrát, Qua-rơ-tu, Cô-lô-ê, Sê-pha-na, Phốt-tu-na, A-chai-cơ3. Có một số người giàu có : cai nhà hội, một người ( Gai - út ) có nhà rộng rãi đủ để Hội thánh nhóm lại, một người làm quan kho bạc, những người có nhiều đồ ăn và nhà riêng : Đa số là người nghèo: " không có nhiều người khôn ngoan", " chẳng nhiều kẻ quyền thế, sang trọng" nhiều người là nô lệ. Một số đã sống rất thấp kém.4. Xem ICo1Cr 5:1-13, 6:9, 12-20, 10:8, IICo 2Cr IICo12:215. " Nhiều thần nhiều Chúa"6. Ăn uống, việc dâm dục và có lẽ cả sự khoái lạc, mê man.7. Lời lẽ khôn ngoan thế gian (ICo1Cr 1:17), người khôn ngoan, thầy thông giáo, người biện luận (1:20), người khôn ngoan theo xác thịt (1:26), lời cao xa hay khôn ngoan sáng (2:1), diễn thuyết khéo léo (2:4).8. a 50 S.Cb 18 thángc Abôlô và có lẽ Phireơ9. Không, 5:9 nhắc đến một lá thơ khác10. Êphêsô ; 1Côrinhtô 16:8 và 16:19( Êphêsô là thư phủ của cõi A - si )11. Khoảng 2 năm rưỡi ( ông rời đó và tháng 9 năm 51 S.C và viết thư

Page 51: Chu giai 1 va 2 cotinhto

khoảng mùa xuân năm 54).12 c) Phaolô không cho rằng Abôlô có trách nhiệm về sự chia rẽ ở Côrinhtô.13. Người nhà Cơ- lô- ê báo cáo; lá thơ của người Côrinhtô.14 Chúng ta không biết chắc nhưng có lẽ họ đã đem bức thơ đến và dĩ nhiên họ cũng có thể nói cho Phaolô biết về việc đã xảy ra.15. Bốn16. 7:1, 25, 8:1, 12:1, 16:1, 12 ( Bạn có liệt kê 7:25 và 16:12 không ? Nhiều người không nhắc đến. Nếu bạn có liệt kê thì bạn đã có nhận xét rất tốt).17. a 8 - 10 thơb 7 thơc 5 nghe nóid 11 thơe 1-4 nghe nói18. a Đúngb Sai, Clement ở Rôma trưng dẫn thơ tín Côrinhtô, trong thơ ông viết năm 95 S.Cc Sai. Côrinhtô được trưng dẫn rất sớm và sử dụng rộng rãi hơn bất cứ sách nào khác trong Tân ước.19. c) Việc Đấng Christ chịu đóng đinh trên thập tự giá như là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu vớt con người là sự khôn ngoan giấu kín của Đức Chúa Trời, bây giờ được bày tỏ để đối lập với sự khôn ngoan giả dối.20 a Đúngb Sai. Phaolô tin vào sự nhân từ hơn là quyền hành.21. d) Thực sự không thấy dấu vết nào về tổ chức trong thơ tín này.

Sự Khôn Ngoan Và Chia Rẽ Tại Hội Thánh Côrinhtô. Phần 1

Trong bài học trước chúng ta đã thấy những sắc thái của thành phố có gây ảnh hưởng thế nào trên Hội thánh tại đó. Không những Hội thánh có mặt tại Côrinhtô nhưng những yếu tố phức tạp của Côrinhtô như đạo đức, tôn giáo, luân lý đều ảnh hưởng sâu xa đến Hội thánh! Ngoài ra chúng ta cũng ghi nhận tinh thần độc lập và cá nhân chủ nghĩa của dân cư tại thành phố. Chúng ta cũng nói đến sự hiện diện của các triết gia du hành đây đó tại Côrinhtô. Những tình trạng nêu trên đều có liên quan trực tiếp đến bài học này. Hãy tưởng tượng bạn và tôi đang có mặt ở Êphêsô khi người nhà của Clêôpa đến thông báo cho chúng ta biết về tình trạng chia rẽ của Hội thánh Côrinhtô. Khi đó bạn sẽ phản ứng thế nào ? Phần tôi chắc chắn sẽ đi thẳng vào vấn đề và nói với những người ở Côrinhtô rằng họ phải chấm dứt việc đó.Tình trạng đó là thiếu tình yêu thương và Hội thánh của Chúa không được

Page 52: Chu giai 1 va 2 cotinhto

phép chia rẽ. Quả thực Phaolô đã nói với những người ở Côrinhtô phải chấm dứt điều đó. Nhưng qua sự chia rẽ của họ Phaolô có thể thấy vấn đề sâu xa hơn. Họ đã hiểu lầm bản chất của sự cứu rỗi và đã quên lãng sứ điệp về thập tự giá. Đây chính là nội dung của bài học, Thập tự giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Đức Chúa Trời.Khi làm chứng cho những thân hữu chưa tin Chúa, các Cơ đốc nhân thường bị cám dỗ thử tìm những cách thức trình bày để sứ điệp của Phúc âm trở nên dễ chấp nhận hơn đối với những người chưa tin Chúa. Nhưng Đức Chúa Trời đã bày tỏ ân điển cứu rỗi của Ngài cho nhân loại qua thập tự giá. Chính chúng ta cần phải được nhắc nhở luôn luôn về thập tự giá. Nếu chúng ta muốn trở thành những chứng nhân hiệu quả cho tình yêu của Ngài.Bản chất của vấn đề .Câu trả lời của Phaolô, phần 1Bản chất của sự khôn ngoan thiên thượngNguồn gốc của sự khôn ngoan thiên thượngMột số câu hỏi về nội dung.Quan niệm của Phaolô về thập tự giáVài ý kiến về khoa giải kinh.Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể.* Giải thích bản chất của vấn đề mà Phaolô phải trả lời trong ICo1Cr 1:10, 4:21.* Theo dõi lý luận của Phaolô khi bênh vực sự khôn ngoan thiên thượng.* Giải thích cách Phaolô so sánh sự khôn ngoan của con người với quyền năng của thập tự giá.* Tóm tắt quan điểm của người Côrinhtô và của Phaolô về sự khôn ngoan và áp dụng sự dạy dỗ của lời Chúa vào Hội thánh của bạn.1. Xem sách của Barrett trang 40 đến 822. Đọc 1:10, 4:21.3. Nghiên cứu bài học từng phần một4. Làm bài tự kiểm tra ở phần cuối bài học theo sự hướng dẫn đã nêu lên trong bài 1 và bài 2.Xác thịtphép ẩn dụNhững câu hỏi có tính chất hùng biện.Sophia, (tiếng Hylạp nghĩa là khôn ngoan)sự khôn ngoan

BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ: 1:10- 4:21Vấn đề đầu tiên mà Phaolô đề cập đến trong 1Côrinhtô bao gồm đoạn 1 đến

Page 53: Chu giai 1 va 2 cotinhto

4. Vì đề tài quá dài không thể gói trọn trong một bài này chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất của vấn đề. Sau đó chúng ta sẽ đề cập đến phần đầu trong lời giải đáp của Phaolô (1:10-3:4). Sang bài 5 chúng ta sẽ nghiên cứu phần thứ nhì ở câu trả lời của Phaolô (3:5, 4:21) Chúng ta sẽ kết thúc bài 5 bằng việc thảo luận về các tín lý sai lầm của người Côrinhtô như được phản ảnh trong câu trả lời của Phaolô.Các bạn sẽ thấy rằng chúng ta đã bỏ qua phần chào hỏi và cảm tạ (1:1-9). Tôi đã làm như vậy không phải vì phần nầy không quan trọng nhưng bởi vì thời gian và khuôn khổ không cho phép. Một điều ngộ nghĩnh là bạn đếm được bao nhiêu điều Phaolô cảm tạ trong câu 4 đến 7 thì cũng là bấy nhiêu vấn đề mà Phaolô phải giải quyết trong Hội thánh. Quả là Phaolô có đức tin nơi Chúa vững vàng biết bao! Ông đã có thể vui mừng về những điều Chúa đã làm cả khi các tín đồ không phải lúc nào cũng vâng phục và hiểu biết. Sau nữa, những điều đó cũng chính là những điều tốt lành mà họ đã coi thường.1 Xem 1:104:21 từ đầu đến cuối ít nhất 2 lần. Lần đầu chỉ xem qua. Lần hai hãy ghi chép trong sổ tay của bạn những nhận xét về 3 điều sau đây.a Những vấn đề trong Hội thánh.b Thái độ của người Côrinhtô đối với Phaolôc Những từ ngữ then chốt và những câu được lập lại giúp xác định đề tài.Vấn đề được nói đến trong IICo 2Cr 1:10-4:21 có lẽ là vấn đề quan trọng nhất trong cả bức thơ. Phaolô cảm thấy rất bức xúc về vấn đề này đến nỗi ông đã đề cập đến ngay ở phần đầu bức thơ và mở đầu bằng một lời kêu gọi (ICo1Cr 1:10). Những bản chất của vấn đề cũng rất phức tạp như các bạn có thể nhận thấy được trong Kinh thánh, Phaolô mở đầu bằng một lời kêu gọi hiệp một trong Hội thánh (1:10-13). Nhưng kế đó Phaolô lại chuyển sang việc nhắc nhở đến sự giảng dạy của Phaolô và sự tin đạo của người Côrinhtô (1:18, 2:5). Trong đó Phaolô nhấn mạnh đến từ ngữ khôn ngoan.2 Sự khôn ngoan hay khôn ngoan là từ ngữ đáng nằm trong danh sách các từ ngữ then chốt trong bài tập một. Hai từ ngữ này đã xuất hiện bao nhiêu lần trong đoạn 1 đến 3? ......Phaolô sử dụng từ ngữ (khôn ngoan) và (sự khôn ngoan). Tất cả 45 lần trong các thơ tín của ông. Sự kiện 2 từ ngữ này xuất hiện 26 lần trong Côrinhtô 1:3 là một dấu hiệu quan trọng giúp chúng ta hiểu được phần nào vấn đề.Nhưng điều này liên quan thế nào với sự chia rẽ ? Phaolô trở lại đề tài trong 3:3 và kết thúc vấn đề này ở cuối đoạn. Sang đoạn 4:1. Phaolô chuyển sang một lời kêu gọi cá nhân. Một người ở Côrinhtô đã xét đoán Phaolô (4:3) họ lên mình kiêu ngạo bởi vì Phaolô không đến Côrinhtô nữa (4:18). Do đó ông một lần kêu gọi họ hãy bắt chước ông (4:16 cùng một từ ngữ Hy lạp được dùng trong 1:10).Điểm khó khăn của chúng ta là vấn đề của người Côrinhtô

Page 54: Chu giai 1 va 2 cotinhto

có 3 khía cạnh, nhưng chúng ta không hiểu rõ 3 khía cạnh liên hệ với nhau như thế nào.Chúng ta thử xem xét 3 khía cạnh đó để xem chúng ta có thể tìm ra một giải pháp nào không.1. Sự chia rẽ giữa các tín đồ. Điểm nổi bật và rõ ràng nhất ấy là sự chia rẽ giữa các tín đồ (1:10). Nhưng "Sự phân rẽ" có thể có nghĩa rằng có nhiều ý kiến khác nhau giữa những người Côrinhtô. Ở đây có vẻ trầm trọng hơn như vậy. Hãy xem 1:4 và 3:3. Bạn có đề cập đến 2 câu này trong câu trả lời của bạn ở bài tập 1 không ? Trong trường hợp này sự chia rẽ có nghĩa là tranh cãi và ganh gổ giữa vòng các tín đồ.Tại sao có sự tranh cãi? Hãy xem kỹ những câu 1:12, 3:3-4, 6-9 21-22; 4:6. Đây cũng là những câu bạn cần liệt kê khi cần trả lời câu hỏi 1. Những câu Kinh thánh này cho chúng ta thấy rõ rằng: 1/ Việc tranh cãi đã được thực hiện nhân danh các lãnh tụ của từng nhóm ; 2/ Các tín đồ tỏ ra "khoe khoang" (3:21) hoặc sanh lòng kiêu ngạo theo phe người này nghịch cùng kẻ khác" (4:6) .Nhưng tại sao họ lại tranh cãi và "khoe mình" như vậy ? Phải chăng điều đó chỉ xuất phát từ sở thích cá nhân ? Thường điều này không dẫn đến sự tranh cãi công khai. Bây giờ chúng ta hãy xem xét những yếu tố khác nữa của vấn đề.2. Sự khôn ngoan giả. Như đã nói đến ở trên sự khôn ngoan là từ ngữ then chốt trong lý luận của Phaolô bởi vì Phaolô thông thường sử dụng từ ngữ này để mô tả về Đấng Christ nên chúng ta có thể chắc rằng sẽ dễ Phaolô sử dụng từ ngữ này nhiều lần ở đây là vì là tử ngữ mà người Côrinhtô đã dùng. Điều này có nghĩa là họ đã tranh cãi với nhau về sự khôn ngoan. Trong 3:18 Phaolô đại ý nói : " Nếu có ai trong vòng anh em tưởng mình khôn ngoan theo cách đời này......? Hầu như tất cả những từ ngữ trong 1:17 đến 2:5 có tính chất hùng biện và thuyết phục đều có liên quan tới vấn đề này.3. Thái độ đối với Phaolô. Điều này liên quan đến khía cạnh thứ 3 của vấn đề. Trong bài tập các bạn được yêu cầu liệt kê những câu Kinh thánh nói về thái độ của người Côrinhtô đối với Phaolô. Hãy xem lại bản liệt kê này và suy nghĩ về những điều được liệt kê trong mối liên hệ với sự tranh cãi và chia rẽ ở Hội thánh Côrinhtô.3 Câu phát biểu nào trình bày rõ nhất những điều đã xảy ra tại Hội thánh Côrinhtô ?a) Một số người đã hâm mộ Apôlô hơn Phaolôb) Apôlô và Phierơ đã đến Hội thánh và khiến một số người chống đối lại Phaolô.c) Diện mạo và việc ăn nói thiếu hùng biện của Phaolô đã khiến một số người không muốn chấp nhận rằng Phaolô là người thành lập Hội thánh

Page 55: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Côrinhtô.d) Một số người trong Hội thánh không những chỉ hâm mộ Apôlô nhưng còn chống lại Phaolô.Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng có một số người trong Hội thánh đã có thái độ chống đối lại Phaolô. Trong 4:3 Phaolô viết : "Về phần tôi hoặc bị anh em xử đoán hoặc bị toà án nào của loài người xử đoán tôi chẳng lấy làm quan hệ gì" và trong 4:18 ông viết "Có mấy người lên mình kiêu ngạo ngờ tôi chẳng còn đến cùng anh em nữa".Lý do họ phê bình Phaolô cũng dễ hiểu. Phaolô đã không giảng với những lời lẽ khôn ngoan (1:17, 2:1), ông đã không nói với họ như người thuộc linh nhưng chỉ cho họ uống sữa (3:1-2).4 Xem lại phần mới học.a Dùng từ ngữ riêng của bạn giải thích 3 khía cạnh của vấn đề, ghi chép trong sổ tay của bạn.b Cố gắng hình dung ra mối liên hệ giũa 3 khía cạnh vấn đề. Hãy trình bày điều đó trong một bài tiểu luận trước khi xem phần giải đáp.Hãy lưu ý rằng cho tới điểm này chúng ta có thể chắc chắn về việc tái dựng lại vấn đề cả 3 khía cạnh của vấn đề đều xuất hiện rõ rệt trong bản văn nếu chúng ta đọc rõ rệt nhưng chúng liên hệ thế nào với nhau mới chỉ là giả thuyết. Tuy nhiên việc tái dựng vấn đề của chúng ta phải được thực hiện thế nào để 1:13-4:21 sẽ là câu trả lời cho vấn đề mà chúng ta vừa tái dựng lại.Ở mức độ nào đó, thì việc tái dựng vấn đề có khá dễ dàng. Đã có sự tranh chấp trong Hội Thánh. Đã xuất hiện tình trạng bè nhóm và 1 số người đã có thái độ chống đối lại Phaolô . Tất cả những điều đó đã xảy ra sau khi Phaolô và có lẽ cả Phierơ đã đến thăm Hội Thánh. Vấn đề khó khăn đối với chúng ta là đề tài về sự khôn ngoan có liên hệ ra sao với vấn đề và tại sao một số tín đồ lại chống đối Phaolô.Dường như có 2 điều đã xảy ra. Thứ nhất, những người đó đã nghĩ rằng niềm tin của họ là một thể khôn ngoan mới (new sophia) đồng nghĩa với triết học. Rõ ràng là Phaolô Apôlô rồi đến Phierơ lần lượt đến ghé thăm và dạy dỗ tại Hội thánh. Chẳng phải họ cũng là một loại triết gia du hành đây đó hay sao? Vì vậy những tín đồ Côrinhtô đã cho rằng đức tin chẳng qua cũng chỉ là một thứ khôn ngoan khác. Có thể nói là sự khôn ngoan đích thực. Nhưng chẳng qua cũng chỉ là một thứ triết lý.Thứ hai, một khi họ đã nhìn đức tin như vậy thì họ cũng sẽ bắt đầu xét đoán các lãnh đạo của họ trong cùng một cách thức, tức là trên một bình diện hoàn toàn con người. Phaolô đã viết thư gởi cho Hội thánh (5:9), nhưng một số tín đồ đã không nhìn nhận thần quyền sứ đồ của ông. Rõ ràng họ đã lý luận thế này: Phaolô đã ra đi và dường như sẽ không quay trở lại (4:18); hơn nữa Phaolô cũng phải tự mình làm việc mưu sinh điều đó tỏ ra rằng Phaolô

Page 56: Chu giai 1 va 2 cotinhto

không có đầy đủ quyền hạn của một sứ đồ, (9:11-18) và dầu sao thì Phaolô cũng thiếu lời lẽ hùng biện và khôn ngoan như Apôlô. Thế là việc cho rằng đức tin Cơ đốc giáo chẳng qua chỉ là một loại hiền triết, họ cũng bắt đầu xét đoán các lãnh đạo trong Hội thánh hoàn toàn trên bình diện con người.Hãy chú ý điều này. Điều chúng ta vừa làm được gọi là việc tái dựng. Nó được căn cứ trên bản văn Kinh thánh nhưng phần nào đi xa hơn chính các sự kiện thực sự được tường thuật. Việc tái dựng sự kiện có thể được điều chỉnh lại. Điều đó có nghĩa là khi lần lượt xem xét các câu trả lời, chúng ta có thể thấy những lý do cần phải thay đổi việc tái dựng của chúng ta. Cũng nhớ một điều là tôi có nhiều thuận lợi hơn các bạn trong vấn đề này. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm về việc này. Tuy nhiên chính các bạn cũng có thể làm công việc trên khi các bạn học để sống với lời Chúa và lắng nghe tiếng Chúa.Trước khi tiếp tục bài học, hãy chắc rằng bạn có thể ghi nhận và xác định 3 khía cạnh của vấn đề xảy ra tại Côrinhtô và giải thích mối liên hệ giữa các khía cạnh đó.5 Bài tập ôn: Câu phát biểu nào dưới đây giải thích tốt nhất mối liên hệ giúp 3 khía cạnh của vấn đề trong 1:10, 4:21.a) Một số tín đồ đã cho rằng đức tin của họ chỉ là một thế khôn ngoan khác. Họ nghĩ rằng Apôlô hùng biện hơn Phaolô vì thế họ muốn Apôlô trở lại để dạy dỗ thay cho Phaolô. Do đó Hội Thánh bị chia rẽ.b) Hội Thánh chia rẽ bởi một số là người Do Thái và một số khác là dân ngoại. Tín đồ Do Thái ưa thích Phierơ và tín đồ dân ngoại ưa thích Apôlô. Nhưng cả người Do Thái lẫn dân ngoại đều chống đối lại Phaolô vì ông đã cho họ uống sữa thay vì nói về khôn ngoan của Phúc Âm.c) Bởi vì những giáo sư trong Hội thánh cũng là những triết gia lưu hành đây đó nên những tín đồ Côrinhtô nghĩ rằng đức tin của họ cũng là một thứ triết lý khôn ngoan và xét đoán các lãnh đạo trong Hội thánh bình diện hoàn toàn con người . Một số tín đồ chống đối Phaolô bởi vì họ nghĩ rằng Phaolô không hùng biện hoặc khôn ngoan và họ phủ nhận quyền bính của ông đối với họ.d) Phaolô đã không thể trở lại Hội thánh. Trong khi đó Apôlô và Phierơ đã đến thăm Hội thánh. Một số tín đồ ưa chuộng lời giảng dạy khôn ngoan của các giáo sư này vì thế họ đã gây chia rẽ trong Hội thánh bằng cách chống lại Phaolô.Tôi muốn nói thêm một điểm nữa ở đây: Dường như những người Côrinhtô đã bắt đầu triển khai một thứ giáo lý sai lầm. Có rất nhiều bằng chứng về điều này trong suốt lá thơ. Chúng ta cũng sẽ cố gắng tái dựng lại giáo lý sai lầm này. Chúng ta sẽ nói đến điều này ở cuối bài học. Tuy nhiên các bạn hãy lưu ý về việc này khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu thơ Côrinhtô.

Page 57: Chu giai 1 va 2 cotinhto

CÂU TRẢ LỜI CỦA PHAO LÔ, PHẦN 1 Phaolô phải giải quyết hai quan niệm sai lầm của người Côrinhtô. Thứ nhất là họ hiểu lầm về bản chất của đức tin. Phaolô đồng ý rằng đó là sự khôn ngoan, nhưng không phải là sự khôn ngoan theo nghĩa thông thường. Đó không phải là triết lý theo tư tưởng con người. Thứ nhì, họ đã có suy nghĩ sai lầm về vai trò của các giáo sư trong vấn đề đức tin. Hãy chú ý cách Phaolô trả lời cho vấn đề thứ nhất trong 1:13-2:16. Sau đó Phaolô sẽ trả lời cho phần thứ hai trong 3:5, 4:21. Phân đoạn 3:2-4 được dùng như đoạn chuyển ý giữa 2 phần:

Bản chất của sự khôn ngoan thiên thượng 1:13, 2:56 Xem lại phần " học tập để theo dõi cách lập luận" trong bài 1. Sau dó đọc lại ICôrinhtô 1:13, 2:5 và trả lời những câu hỏi sau đây.a Liệt kê các phân đoạn ( Bạn không nhất thiết phải theo bản NIV nhưng nếu muốn thay đổi bạn phải đưa ra lý do xác đáng).b Hãy theo dõi cách lập luận bằng cách nêu lên cách vắn tắt những điểm chính của mỗi đoạn.Phaolô nhận ra rằng lý do quan trọng nhất gây nên sự tranh chấp và chia rẽ trong Hội thánh Côrinhtô là do sự hiểu biết sai lạc về bản chất của Phúc âm. Do suy nghĩ rằng Phúc Âm là một thứ khôn ngoan, một hình thức mới của sự khôn ngoan người Côrinhtô đã suy luận về Phúc Âm một cách hoàn toàn nhân bản. Phaolô bác bỏ điều đó. Sự cứu rỗi hoàn toàn là công việc của Đức Chúa Trời; con người không can dự gì vào đó cả. Đức Chúa Trời đã khởi xướng và hoạch định sự cứu rỗi; cũng chính Ngài khiến sự cứu rỗi hành động trong mỗi đời sống của con người. Phaolô đã lập luận rằng chính kinh nghiệm về sự cứu rỗi của người Côrinhtô hoàn toàn tương phản với điều họ nói và cách họ sống. Chúng ta hãy thử xem Phaolô trình bày ý tưởng của ông như thế nào.1:13-17; trong một vài khía cạnh thì đây là phân đoạn khó nhất trong cả phần này. Chúng ta có thể hiểu vai trò của phân đoạn này trong lập luận của Phaolô. Phaolô cố gắng chuyển từ vấn đề chia rẽ trong Hội thánh sang việc giải quyết những quan điểm sai lầm của người Côrinhtô về Phúc âm. Nhưng còn việc Phaolô nói về phép báptêm có vai trò gì trong lập luận thì chúng ta không rõ. Từ những đoạn Kinh Thánh khác ( Chẳng hạn RoRm 6:1-4 và CoCl 2:12), chúng ta thấy rằng Phaolô rất coi trọng phép báptêm. Do đó chắc chắn là ông không hề có ý hạ thấp vai trò của phép báptêm trong phân đoạn này.Có vẽ rõ ràng như ở ý chính của phân đoạn này là chỉ cho người Ccôrinhtô thấy họ sai lầm thế nào khi nhận là "môn đồ của Phaolô" Phaolô không phải

Page 58: Chu giai 1 va 2 cotinhto

là Đấng cứu rỗi họ, và Apôlô hay Phierơ cũng không cứu rỗi được ai. Chỉ có Đấng Christ mới là Đấng Cưú Thế như thế Phaolô bắt đầu bằng cách so sánh giữa điều ông không thể làm ( ngay cả cái chết của ông cũng không thể cứu rỗi ai) và điều này ông có thể làm tức là rao giảng Phúc âm. Và tiếp theo ông dùng câu cuối cùng trong phân đoạn này để bắt đầu so sánh giữa sự khôn ngoan thiên thượng và khôn ngoan của con người.Trước khi chúng ta bước sang phân đoạn khác, tôi muốn các bạn hãy chú ý cẩn thận đến một trong những kỹ thuật Phaolô dùng khi lập luận.7 Đọc lại câu 13 . Hãy viết lại câu hỏi của Phaolô thành một câu văn có cùng một ý nghĩa.Hãy xem cách đặt câu hỏi của Phaolô có ý nghĩa mạnh mẽ hơn câu văn của bạn hay của tôi như thế nào ! Những câu hỏi như vậy được gọi là câu hỏi có tính cách hùng biện. Những câu hỏi có tính cách hùng biện là câu hỏi không cần phải có câu trả lời bởi vì câu trả lời đã nằm sẵn trong câu hỏi. Ở điểm này thì câu trả lời cho những câu hỏi đó là thế này " Dĩ nhiên là không, ai cũng rõ như vậy". Đây là một cách lý luận rất có hiệu quả và Phaolô thường dùng cách này.8 Đọc 3 phân đoạn tiếp theo cách cẩn thận trong mỗi phân đoạn Phaolô nhắc lại kinh nghiệm về sự cứu rỗi của họ như là bằng chứng rằng sự cứu rỗi là công việc của Đức Chúa Trời từ khởi đầu đến kết thúc. Hãy ghi chép trong sổ tay của bạn những kinh nghiệm là gì. Hãy chắc rằng câu trả lời của bạn có cho biết các kinh nghiệm gì chứng minh cho sự cứu rỗi là công việc của Đức Chúa Trời như thế nào.a 1:18-25 c 2:1-5b 1:26-311:18-25 Đây là phân đoạn quan trọng nhất trong cả lá thơ Icôtinhtô. Chúng ta sẽ bàn luận kỹ hơn về đoạn này ở phần sau. Bây giờ chúng ta chỉ trả lời câu hỏi căn bản về văn cảnh hay mạch văn: Tư tưởng chính của Phaolô ở đây là gì?9 Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời diễn tả đúng nhất ý tưởng của Phaolô trong phân đoạn này.a) Thập tự giá đối lập với bất cứ điều gì được thực hiện nhân danh sự khôn ngoan.b) Phaolô cố gắng giải thích tại sao người Do Thái và người Hylạp gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của thập tự giá.c) Thập tự giá là điều khó hiểu đối với những người khôn ngoan thông sáng.d) Người Do Thái chối bỏ thập tự giá bởi vì họ thấy đó là một sự yếu đuối.Ý tưởng chính của phân đoạn này tương đối dễ nhận ra. Tôi có thể tạm diễn tả tư tưởng của Phúc âm như sau: "Vậy thì anh em cho rằng Phúc âm chỉ là một thứ khôn ngoan hay sao? làm sao có thể như thế được. Ai nhận là khôn

Page 59: Chu giai 1 va 2 cotinhto

ngoan mà lại chọn lựa Thập tự giá và Đấng Cứu Thế bị đóng đinh như là phương cách cứu rỗi nhân loại?" Rõ ràng là Thập tự giá trái ngược với bất cứ điều gì con người thực hiện nhân danh sự khôn ngoan. Như thế thập tự giá với tư cách là biểu tượng của Phúc âm đã chứng minh rõ rằng sự cứu rỗi là công việc của Đức Chúa Trời chứ không phải của con người.Trong phân đoạn này Phaolô nhắc họ về tất cả những điều đó và cũng một lần nữa nhấn mạnh ý nghĩa căn bản của thập tự giá. Dường như người Côrinhtô cho rằng sứ điệp của Thập tự giá chỉ là " sữa" mà thôi. Nhưng đối với Phaolô thì thập tự giá vừa là "sữa" vừa là "đồ ăn đặc".1:26-31 Trong đoạn này Phaolô lập luận một cách đanh thép. Phaolô tiếp tục nhắc lại kinh nghiệm của họ về sự cứu rỗi như là một bằng chứng rằng sự cứu chuộc không đặt nền tảng trên sự khôn ngoan. Tôi có thể diễn tả theo từ ngữ của tôi như sau: " Như thế anh em cho rằng Phúc âm là một thứ khôn ngoan hay sao? Làm sao lại có thể như vậy được . Ai muốn tỏ ra khôn ngoan mà lại chọn lựa anh em để trở nên những con dân của Đức Chúa Trời?"Dường như nói vậy thì không được lịch sự, nhưng rõ ràng đó là ý tưởng của Phaolô. Tuy nhiên ông trình bày ý tưởng này một cách tích cực bằng cách nhấn mạnh đến lý do khiến Đức Chúa Trời chọn lựa thập tự giá và chọn lựa người Côrinhtô để trở nên con cái của Ngài. Lý do đó chính là Ngài muốn loại bỏ cơ hội con người có thể tự khoe mình hoặc hãnh diện về những phương pháp và thành quả của mình. Như thế Đấng Christ và thập tự giá chính là sự khôn ngoan của Thượng đế, tức là sự khôn ngoan đã khiến những người như người Côrinhtô cũng như chúng ta được xưng công nghĩa trước mặt Thượng Đế, được có một đời sống thánh khiết và được giải thoát khỏi gông cùm của tội lỗi. Bởi vì chính Thượng Đế thực hiện điều đó nên họ có thể hoàn toàn đặt niềm tin nơi Ngài.10 Đọc lời bình luận của Barrett về câu 6 (trang 56 -57). Hãy viết lại theo từ ngữ của bạn về việc Đức Chúa Trời lựa chọn những sự chẳng ra gì mà Phaolô nói đến.2:1-5 Việc phân đoạn trong Kinh thánh của chúng ta ở chỗ này không được chính xác. Các bạn có thể nhận ra đoạn này tiếp dòng tư tưởng từ các đoạn trước. Phaolô vẫn tiếp tục nhắc lại các kinh nghiệm của họ trong quá khứ như những bằng chứng về sự cứu rỗi là công việc của Đức Chúa Trời. Sau đó ông nhắc đến sự rao giảng của ông khi ở thành Côrinhtô. Người Côrinhtô cho rằng sự rao giảng của ông thiếu quyền phép bởi vì ông không rao giảng với sự hùng biện và những lời lẽ khôn ngoan.Một lần nữa tôi lại xin phép diễn dịch lời của Phaolô như sau: " Như thế anh em cho rằng Phúc âm là một thứ khôn ngoan hay sao? Làm sao có thể như thế được? Có ai tự cho mình là khôn ngoan lại đến rao giảng giữa anh em như tôi đã làm?" Ông chấp nhận rằng bộ dạng và lời rao giảng của ông thiếu

Page 60: Chu giai 1 va 2 cotinhto

sự hùng biện của các triết gia du hành, nhưng những lời rao giảng của ông đã đem đến sự cứu rỗi. Chính sự hiện diện của họ là bằng chứng hùng hồn rằng lời Phaolô rao giảng chính là lời Thượng đế chứ không phải của riêng ông. Và đây chính là lý do: " Hầu cho anh em chớ lập đức tin mình trên sự khôn ngoan loài người bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời".Bây giờ đề nghị các bạn đọc lại phần trên của bài học và ICôrinhtô 1:13, 2:5. Dò lại các câu trả lời của bạn trong bài tập 6 với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên. Kết quả thế nào? Hãy đóng sách lại và cố nhớ tiến trình lý luận của Phaolô. Nếu các bạn có thắc mắc nào về nội dung, hãy đọc phần chú giải về câu đó trong sách của Barrett.11 Bài tập ôn. Hãy tìm xem trong những đoạn Kinh thánh dưới đây Phaolô đã nêu lên 3 điều gì có tính chất đối lập với sự khôn ngoan của con người và là bằng chứng rõ ràng rằng sự cứu rỗi không đặt nền tảng trên sự khôn ngoan của con người?a 1:18-25 ......b 1:26-31......c 2:1-5......

Nguồn gốc của sự khôn ngoan thiên thượng 2:6, 3:4Đây là một phân đoạn khó đặc biệt đối với những nhà giải kinh. Nhiều học giả đã bị cám dỗ cho rằng đoạn văn này đã lạc khỏi đề tài. Trong một khía cạnh nào đó cũng có thật vậy. Nhưng nếu quả thực lạc đề thì có nghĩa phân đoạn này tách xa khỏi ý tưởng chính, tức là Phaolô tách khỏi dòng tư tưởng chính để bàn đến một vấn đề riêng nào đó. Hơn thế nữa, có những phần khó cụ thể trong phần này. Chẳng hạn Phaolô mô tả sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong đoạn này liên hệ thế nào với Phúc âm rao giảng về Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá? và đâu là ý nghĩa của một loạt những tương phản mà ông nêu lên trong phân đoạn này?Riêng tôi không nghĩ rằng 2:6-16 là thực sự lạc đề. Ngược lại đây là những câu văn được viết kỹ lưởng để trình bày một điểm then chốt trong lập luận của Phaolô. Một mặt nhấn mạnh rằng Phúc âm mà ông rao giảng không phải là hình thức khôn ngoan nào khác của con người. Mặt khác ông cũng xác định rằng Phúc âm ông rao giảng chính là sự khôn ngoan đích thực của Thượng Đế. Cũng qua đoạn văn này ông giải quyết vấn đề người Côrinhtô cho rằng ông chỉ cho họ uống "sữa". Như thế phân đoạn này là câu trả lời cho tất cả những vấn đề trên.12 Xem 2:6, 3:4 cách cẩn thận. Sau đó hãy liệt kê 2 danh sách:a Tất cả những chữ hay từ ngữ mà Phaolô dùng để mô tả bản chất của sự khôn ngoan Thượng Đế.

Page 61: Chu giai 1 va 2 cotinhto

b Những sự so sánh giữa những hạng người mà Phaolô đề cập đến trong phân đoạn này.Trong phân đoạn tiếp theo chúng ta cũng sẽ có một số vấn đề nội dung cần phải nêu lên nếu như chúng ta muốn hiểu được lập luận trong phân đoạn này.2:6-10. Từ ngữ " dầu vậy" mà Phaolô dùng để bắt đầu phân đoạn này là một dấu hiệu cho thấy ông sẽ quảng diễn những điều ông vừa nói ở trên. Trái với việc loại bỏ sự khôn ngoan trong 2:4-5, ở đây Phaolô lại nói rằng ông " giảng sự khôn ngoan cho những kẻ trọn vẹn".Phaolô nêu lên sự tương phản giữa " chúng tôi" tức là Phaolô và những Cơ đốc nhân "trưởng thành" với các lãnh tụ của đời này bất luận họ là ai. Ở đây chúng ta cần ghi nhận sự khôn ngoan của Thượng Đế là một " Mầu nhiệm và được " giấu kín" khỏi các lãnh tụ đời này. Họ không thể nào hiểu được điều đó. Nhưng sự khôn ngoan của Thượng Đế lại không bị che giấu đối với Phaolô và những Cơ đốc nhân. Bởi vì Đức Thánh Linh đã mặc khải cho họ (2:10).Ý chính của phân đoạn này đại khái như sau: Mặc dù Phaolô không rao giảng sự khôn ngoan theo quan điểm của con người nhưng điều ông rao giảng lại chính là sự khôn ngoan. Lý do khiến " các lãnh tụ" không nhận ra đó là sự khôn ngoan là bởi vì họ không có Đức Thánh Linh. Nhưng : "chúng ta" nhận thấy đó chính là sự khôn ngoan bởi vì chúng ta có Đức Thánh Linh.Những điều này xem ra không có gì khác với điều Phaolô đã nói trong 1:18, 2:5. Vậy tại sao ông nhắc lại ở đây? Dường như ông không có ý nói rằng có một sự khôn ngoan nào dành cho các Cơ đốc nhân " trưởng thành" khác hơn là thập tự giá. Không thể như vậy, sự khôn ngoan duy nhất mà Phaolô rao giảng đặt trọng tâm nơi thập tự giá. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong suốt ICôrinhtô và nhất là trong IICôrinhtô. Ý tưởng chính của Phaolô ở đây liên quan đến nguồn gốc khiến chúng ta có thể nhận ra Thập tự giá là sự khôn ngoan. Nguồn gốc chính là Đức Thánh Linh. Đây chính là điểm mà Phaolô sẽ nói rõ hơn trong phân đoạn kế tiếp.2:10-16 Nếu sự giải nghĩa của chúng ta đối với 2:6-10 là đúng thì, chúng ta sẽ có thể hiểu được điều Phaolô nói trong đoạn kế tiếp một cách tương đối dễ dàng.13 Bằng lời lẽ riêng của bạn hãy trình bày ý tưởng chính của phân đoạn này. Bạn cũng hãy nêu lên mối liên hệ giữa ý chính của phân đoạn với phân đoạn tiếp.Phaolô bắt đầu nói rõ hơn về điểm ông đã nêu lên trong phân đoạn trước. Tức là các lãnh tụ đời này không thể hiểu được sự khôn ngoan của Thượng Đế, nhưng các Cơ đốc nhân thì có thể hiểu được bởi vì họ có Đức Thánh Linh. Thứ nhất Phaolô giải thích rằng chỉ có Đức Thánh Linh là Đấng có thể

Page 62: Chu giai 1 va 2 cotinhto

biết được các ý tưởng của Thượng Đế ( câu 10-11). Thứ hai ông nhấn mạnh các Cơ đốc nhân đã được nhận lãnh Đức Thánh Linh là Đấng có thể hiểu được ý tưởng của Đức Chúa Trời. Đó chính lý do tại sao họ có thể hiểu được ý tưởng của Ngài ( Câu 12 đến 13). Thứ ba, Phaolô lập lại quan điểm của ông về những người chưa tin nhận Chúa. Những người này không thể biết ý tưởng của Thượng Đế bởi vì họ không có Đức Thánh Linh (Câu 14). Cuối cùng, ông dường như muốn nói một điều về cá nhân ông. Ông cũng là người có Đức Thánh Linh. Vì thế ông không ở dưới sự xét đoán của bất cứ ai trong trần gian này (Câu 15).Vậy tất cả những điều trên có ý nghĩa gì? Rõ ràng nhằm để nhấn mạnh điều Phaolô đã nói đến ở phần trên về sự khôn ngoan của trần gian và sự khôn ngoan thiên thượng. Thế gian đã xem thập tự giá như là sự rồ dại (1:18-15 và 2:14) là bởi vì thế gian không có Đức Thánh Linh. Do đó sự tương phản chính là giữa Cơ đốc nhân và những người không tin Chúa, giữa những người có Đức Thánh Linh và người không có Thánh Linh. Ngoài ra Phaolô cũng nêu rõ lập trường của ông. Chính ông có Đức Thánh Linh. Vì thế, những người "đoán xét" Phaolô đứng về phía của những người không có Đức Thánh Linh.Ý tưởng cuối cùng của Phaolô giúp chúng ta dễ hiểu phân đoạn kế tiếp. Nhưng trước khi bước qua phần khác chúng ta hãy ôn lại.14 Câu hỏi ôn tập. Những sự tương phản căn bản Phaolô nói đến trong 2:6-16 là tương phản giữa:a) Cơ đốc nhân thuộc linh và Cơ đốc nhân xác thịtb) Cơ Đốc nhân và những người chưa tin Chúac) Phaolô và những người Côrinhtôd) Quyền phép của tà linh và Đức Thánh Linh3:1-4 Rõ ràng là Phaolô sử dụng phân đoạn này để chuyển sang việc bàn luận về các giáo sư. Cũng dễ dàng thấy rằng sự tương phản ở đây là giữa 2 loại Cơ đốc nhân thuộc linh và xác thịt. Câu hỏi là tại sao ông lại nói đến điều này ở đây? Ông muốn nói gì với những người Côrinhtô qua phân đoạn này?Phaolô coi những người ở Côrinhtô như " còn là người thế gian" (Câu 3). Hơn nữa, từ ngữ "chỉ là con đỏ" trong câu 1 dùng để so sánh với " những người trọn vẹn" (trong 2:6;). Nhưng Phaolô cẩn thận không nói rằng những người này không có Đức Thánh Linh. Chắc chắn đó là điều không thể nói về một Cơ Đốc Nhân. Tuy nhiên trong đoạn trước ông đã nói đến sự tương phản giữa Cơ Đốc nhân và những người không tin Chúa. Vậy thì ở đây ý ông muốn nói gì? Ông muốn nói rằng những người Côrinhtô " Há chẳng phải là người cũng như kẻ khác sao?" Nghĩa là họ có Đức Thánh Linh nhưng họ lại cư xử giống như người không có Đức Thánh Linh. Bằng chứng họ là

Page 63: Chu giai 1 va 2 cotinhto

những người "thế gian" chính là sự hiện diện của ghen ghét và tranh cạnh giữa vòng họ.Có một nghi vấn ở đây phải chăng Phaolô ngụ ý gì khi dùng chữ " sữa" và " đồ ăn cứng". Tức là "sữa" không phải là sứ điệp về thập tự giá và " đồ ăn cứng" tượng trưng cho những chân lý "sâu nhiệm hơn". Nhưng từ ngữ này thực ra chỉ là một phần trong hình ảnh ẩn dụ về con đỏ và người trưởng thành. Nếu như lời rao giảng của Phaolô không phải là " đồ ăn cứng" đối với họ là bởi vì họ đã quay lại với quan điểm trần gian về thập tự giá. Mục sư Barrett đã nêu lên (trang 81) sự khác biệt về hình thức hơn là về nội dung.Điểm cuối cùng trong tiến trình lập luận của Phaolô đã rõ. Và chúng ta có thể thấy toàn bộ cách lập luận của Phaolô. Phaolô bắt đầu với sự chia rẽ trong Hội thánh (1:10-12), qua đó Phaolô nhận định rằng những người Côrinhtô đã lạc mất Phúc âm. Bây giờ Phaolô nói rằng họ đã cư xử như người thế gian (lạc mất điểm chính của thập tự giá) bởi vì đã có sự chia rẽ. Phaolô không phải là " đồ ăn uống" đôÔi với họ là bởi vì họ đã quay lại với quan điểm trần gian về thập tự giá. Mục sư Barrett đã nêu lên (trang 81) Ở đây nói đến sự khác biệt về hình thức hơn là về nội dung.

MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG 2:6-9Trong phần lớn các bài học bạn sẽ có dịp bàn về một số vấn đề nội dung. Chúng ta sẽ bàn đến những vấn đề này để các bạn thấy rằng việc giải quyết những vấn đề thuộc về bối cảnh không phải là tất cả nhiệm vụ của việc giải kinh và cũng để các bạn học cách sử dụng sách chú giải Kinh Thánh. Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề trong 2:6-9. Chúng ta sẽ làm việc đó qua các bài tập.1. Ai là những lãnh tụ của thời đại này? Trong khi thực hiện việc giải kinh ở phần trên tôi đã nêu lên rằng những lãnh tụ của đời này là những kẻ có quyền hành và ảnh hưởng trong xã hội. Về những quan điểm khác, bạn có thể đọc trong sách chú giải của Barrett về câu 6 và 8 ( trang 70 và 72).15 Theo Barrett thì từ ngữ " lãnh tụ của thời đại này" nghĩa là gì?Tôi tin rằng cũng "lãnh tụ" đó là những con người bởi vì "sự đóng đinh" là do họ thực hiện (câu 8). Dường như từ này có phần áp dụng cho con người nhiều hơn. Và sự tương phản được nói đến trong phân đoạn kế tiếp liên hệ rất mật thiết với phân đoạn này rõ ràng là sự tương phản giữa con người, chứ không phải giữa các tín đồ và quyền lực của ma quỷ. Một vài học giả cho rằng Phaolô có thể nói đến cả 2 nghĩa cùng một lúc. Nhưng theo tôi thì sự tương phản chính yếu là giữa các Cơ đốc nhân, những người có Đức Thánh Linh và những kẻ không tin Chúa tức là những người không có Thánh Linh.2. Từ ngữ mầu nhiệm có nghĩa là gì? Từ ngữ mầu nhiệm là từ ngữ rất quan

Page 64: Chu giai 1 va 2 cotinhto

trọng trong thần học của Phaolô.16 Hãy đọc cẩn thận sự chú giải của Barrett về câu 7 ( trang 70 -71). Theo Phaolô thì chữ mầu nhiệm có nghĩa.a) Một điều vượt quá sự hiểu biết của con ngườib) Một điều bí mật về tôn giáo mà chỉ những người được soi sáng mới biết.c) Một sự thật mà Đức Chúa Trời đã biết từ lâu nhưng đến nay Ngài mới mặc khải ra.d) Một điều kỳ lạ hay huyền bí3.Trong câu 9 Phaolô trưng dẫn câu Kinh thánh nào? Một trong những nan đề thường được nhắc đến nhất về các tác phẩm của Phaolô xuất hiện trong phân đoạn này. Ông trưng dẫn một câu Kinh Thánh trong Cựu ước nhưng chúng ta không tìm thấy câu này trong Cựu ước với cùng một hình thức như vậy.17 Đọc sách chú giải của Barrett về câu này ( trang 72 đến 73). Barrett đã nêu lên 4 cách giải thích nào? Hai cách giải thích nào Barrett nghĩ là hợp lý nhất?Một số vấn đề có tầm quan trọng hơn những vấn đề khác. Nhưng việc tìm hiểu ở đây cốt đưa ra thí dụ về những câu hỏi bạn cần nêu lên về bản văn. Nếu sách chú giải không trả lời câu hỏi của bạn thì có thể là vấn đề chỉ liên quan đến ý nghĩa của từ ngữ. Trong trường hợp đó cần sử dụng một phương tiện khác thí dụ như các sách tự điển tiếng Hylạp.

Quan niệm của Phaolô về thập tự giá 1:8-25Trong mỗi bài học chúng ta sẽ tìm hiểu một khía cạnh đặc biệt trong câu trả lời của Phaolô cách cặn kẽ hơn so với khi chúng ta thực hiện việc giải kinh có tính chất bối cảnh. Trong phần này chúng ta sẽ làm 2 việc : 1/ Thực hiện việc giải kinh cách chi tiết hơn đối với phân đoạn và 2/ Sắp xếp nó vào hệ thống thần học chung của Phaolô.18 Xem lại việc giải kinh của 1:18-25 trong bài học này. Đọc sách Barrett trang 51-66. Dùng từ ngữ riêng của bạn để giải thích lý do tại sao những con người có lòng vị kỷ thì thập tự giá là một điều hổ nhục.Chắc các bạn còn nhớ bối cảnh của sự việc những người Côrinhtô đã căn cứ vào những tiêu chuẩn của con người trần tục mà xét đoán Phaolô và sự giảng dạy của ông. Có nghĩa là họ cũng xét đoán nội dung của lời giảng dạy từ quan điểm sai lầm của họ.Dĩ nhiên đối với Phaolô điều đó có nghĩa là họ đang phủ nhận chính địa vị được cứu rỗi của họ. Bởi vì địa vị của họ được đặt nền tảng trên lời rao giảng về Đấng Christ chịu đóng đinh trên thập tự giá chứ không trên quan điểm của trần gian về sự khôn ngoan. Để làm sáng tỏ điều này Phaolô đã

Page 65: Chu giai 1 va 2 cotinhto

nhắc những người Côrinhtô nhớ lại sứ điệp về thập tự giá. Ông đã nhắc lại điều đó bằng ngòi bút xuất sắc của ông.Phaolô bắt đầu câu trả lời của ông bằng cách nói rằng ông không rao giảng " bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan". Bởi vì ông không muốn thập tự giá trở nên hư không. Chính kinh nghiệm cứu rỗi của ông đã dạy ông 2 điều: 1/ Sự khôn ngoan của trần gian hoàn toàn đối lập với thập tự giá và 2/ Thập tự giá là nơi Thượng Đế đã lựa chọn để bày tỏ quyền năng cứu chuộc và ân điển kỳ diệu đối với con người. Đây chính là 2 điểm căn bản mà Phaolô nói đến trong phân đoạn này.Chân lý chứa đựng trong quan điểm của Phaolô trước tiên được bày tỏ qua 2 thái độ căn bản của con người đối với sứ điệp về thập tự giá đối với " kẻ hư mất" thì thập tự giá là ngu dại và hổ nhục, còn đối với "những kẻ đuợc cứu chuộc" thì đó là sự khôn ngoan và quyền phép của Thượng Đế. Trong câu 19 Phaolô tuyên bố rằng qua thập tự giá Thượng Đế đã thực hiện điều Ngài từng tuyên bố tức là hủy diệt và loại bỏ sự khôn ngoan của trần gian.19 Xem EsIs 29:15-21, 40:12-14, 25, Giop G 38:1-7 đây chỉ là 3 phân đoạn Kinh thánh trong rất nhiều phân đoạn khác tương tự như vậy. Bằng từ ngữ riêng của bạn hãy cho biết đề tài chung của 3 đoạn Kinh thánh này là gì ?......Sự ngu dại tột cùng của nhân loại là việc họ cứ tái diễn những nổ lực chứng tỏ là họ khôn ngoan hơn Thượng Đế. Nhưng Phaolô tuyên bố rằng kế hoạch của Thượng Đế đã được bày tỏ trước mắt chúng ta một cách hoàn toàn khác hẳn. Và ông thách thức những kẻ khôn ngoan tức là những triết gia Hylạp và những học giả Do Thái hãy mở mắt ra xem thể nào Đức Chúa Trời đã biến sự khôn ngoan con người trở thành điên dại.Phao Lô nói rằng vì cớ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời mà con người không thề dùng sự khôn ngoan của mình để nhận biết Thượng Đế. Nếu như con người có thể làm điều đó thì có lẽ con người đã tôn thờ chính mình là loài thọ tạo thay vì thờ lạy Đấng tạo hóa. Vì thế Thượng Đế đã quyết định lựa chọn thập tự giá làm phương tiện cứu vớt nhân loại. Qua đó, Thượng Đế muốn đoan chắc rằng sự cứu rỗi sẽ không bao giờ là điều mà con người có thể khoe mình bởi vì không một người nào tự nhiên là khôn ngoan lại thực hiện công việc như vậy và Phaolô cũng hiểu rõ ràng theo lý luận của con người thì chẳng có Thượng Đế khôn ngoan nào lại thực hiện sự cứu rỗi như vậy.Trong các câu 22 - 25 Phaolô đề cập tới những phương cách mà con người khôn ngoan đã có thể thực hiện bằng cách nào?. Bởi quyền năng hoặc bởi sự khôn ngoan. " Người Giuđa đòi phép lạ". Đây rõ ràng ám chỉ đến sự trông đợi về Đấng Mêsia cứu người Do Thái. Chắc bạn có thể nhớ trong các sách Phúc âm thể nào người Do Thái liên tục đòi hỏi Chúa Jesus phải chứng minh

Page 66: Chu giai 1 va 2 cotinhto

địa vị Mêsia của Ngài bằng các phép lạ " Người Gờ rét tìm sự khôn ngoan". Chính sứ giả của người Hylạp là Hêrôdotu đã viết : " Mọi người Hylạp đều náo nức tìm học bất cứ điều gì".Qua việc đòi hỏi phép lạ và sự khôn ngoan, con người đã tự chứng tỏ họ là những kẻ thờ lạy hình tượng. Qua cách đó con người đã tự cho mình là người có thẩm quyền xét đoán Thượng Đế qua việc đòi hỏi: 1/ Thượng Đế phải chứng tỏ cho con người biết quyền lực của Ngài. 2/ Thượng Đế phải tuân theo những tiêu chuẩn con người đặt ra về việc Thượng Đế phải hành động như thế nào 3/ Thượng Đế phải hành động trong quyền năng, và là quyền năng theo quan niệm của con người và 4/ Thượng Đế phải hành động một cách khôn ngoan, và là sự khôn ngoan theo quan niệm của con người. Như thế con người muốn nói với Thượng Đế: " Nếu Ngài muốn tôi tin nơi Ngài thì Ngài phải hành động theo cách thức của tôi. Ngài phải làm theo những quan niệm của tôi". Đó chính là sự thờ lạy hình tượng!Nhưng khoan đã, nếu người Do Thái sẽ tin vào phép lạ và người Hylạp đáp ứng với sự khôn ngoan thì chúng ta hãy thi hành nhiều phép lạ và bày tỏ mọi sự khôn ngoan. Đức Chúa Trời có dư dật cả hai. Không, Phao Lô nói rằng, chỉ rao giảng cho họ về thập tự giá, một hành động được thiết lập như là sự vấp phạm đối với những kẻ tìm kiếm phép lạ và như là sự điên dại đối với những người tìm kiếm sự khôn ngoan.Hãy xem xét lý luận của họ về vấn đề này: Một Thượng Đế là một Đấng yếu đuối đến nỗi bị kẻ thù của mình giết chết, là Đấng đã không ra lệnh cho mặt đất há ra nuốt những kẻ thù nghịch, là Đấng đã không bước xuống khỏi thập tự giá và hành động như một Thượng Đế quyền năng thì ai cần đến một Thượng Đế như vậy? Sự yếu đuối như thế trong Thượng Đế là cớ vấp phạm cho những kẻ tìm kiếm phép lạ. Đối với người Do Thái, Đấng Mêsi chịu đóng đinh trên thập tự giá là một điều hoàn toàn mâu thuẫn chẳng khác gì " Nước đá nóng". Và đối với những kẻ tìm kiếm sự khôn ngoan thì câu chuyện về một Đấng Cứu Thế được sinh ra trong một gia đình nông dân Do Thái và chịu đóng đinh như một tên tội phạm là hoàn toàn điên dại. Làm sao một Thượng Đế khôn ngoan có thể can dự vào những chuyện điên dại như vậy?Thế thì Phaolô đã làm gì? Liệu ông có thay đổi sứ điệp cho thích ứng với các thính giả không? Không bao giờ, ông đã cứ rao giảng về thập tự giá, bởi vì qua thập tự giá Thượng Đế đã bày tỏ quyền năng và sự khôn ngoan thực sự. Thập tự giá đã khiến con người trở thành hoàn toàn bất lực không còn hy vọng điều gì nơi chính mình hay với mưu luận của mình để rồi chỉ còn trông vào một điều mà thôi. Tức là tin cậy nơi Thượng Đế là Đấng Cứu chuộc và ban sự sống cho con người. Và những ai làm như vậy đều thấy rằng Thượng Đế là Đấng đáng tin cậy. Nhưng như thế có nghĩa là họ phải chấm dứt những

Page 67: Chu giai 1 va 2 cotinhto

chương trình, quan điểm và phương cách riêng của họ để tự cứu mình. Barrett đã tóm tắt một cách rất ý nghĩa: " Điều Đức Chúa Trời đã thi hành trong Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá là một điều hoàn toàn trái ngược với quan điểm của con người về sự khôn ngoan và quyền năng nhưng lại đem đến những thành quả mà sự khôn ngoan và năng lực của con người không thể đạt được. Nó đã đem đến sự thật về Thượng Đế (và về con người), nó đã giải phóng con người khỏi gông cùm tội lỗi"20 Ôn lại phần vừa học. Hãy ghi chép tóm tắt sổ tay của bạn 3 quan niệm về Thập tự giá.a của người Do Tháib của người Hylạpc của Phaolô

Một vài ý kiến có tính chất khoa giải kinh. Bạn sẽ không gặp khó khăn nào trong việc áp dụng những điều Kinh thánh phán dạy những người thời xưa vào tình hình hiện nay. Bạn không cần phải đối diện với người Do Thái hay người Hylạp như Phaolô, và bạn cũng không cần phải sống trong hoàn cảnh giống như những người Côrinhtô. Chỉ cần thay đổi khung cảnh và bạn sẽ thấy là ý nghĩa vẫn y nguyên. Tôi xin phép nêu lời đề nghị về hai điểm.Thứ nhất nhân loại ngày nay vẫn tiếp tục tôn thờ sự khôn ngoan và năng lực của họ. Điều này xảy ra khắp nơi trên thế giới. Con người vẫn coi thập tự giá là điên dại và là cớ vấp phạm. Thập tự giá nói lên rằng con người phải từ bỏ ý tưởng riêng của họ và tin cậy nơi Thượng Đế là Đấng sẽ cứu vớt họ. Thập tự giá cũng có nghĩa rằng chúng ta phải chấp nhận sự phán xét của Thượng Đế đối với chúng ta như là tội nhân đã vi phạm luật pháp của Ngài. Thập tự giá cũng nêu lên ý nghĩa chúng ta phải nhìn nhận địa vị bất lực của mình và cần đến sự tha thứ của Thượng Đế. Cũng có nghĩa chúng ta phải tin rằng Thượng Đế đón nhận chúng ta trong điều kiện của Ngài chứ không phải theo điều kiện của chúng ta. Tất cả những điều này là sự vấp phạm đối với con người thời đại ngày nay cũng như đối với con người trong thời đại Phaolô.Nhưng tin vui là quyền năng của thập tự giá vẫn hành động. Khi con người đặt lòng tin cậy nơi Thượng Đế thay vì nơi mưu định riêng của mình, họ khám phá ra rằng thập tự giá chính là quyền phép của Đức Chúa Trời. Họ vẫn thấy rằng " Giêxu Christ đã trở nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh và sự cứu chuộc cho chúng ta". (ICo1Cr 1:29)Thứ hai, vì cớ những câu 2:6-3:4 nên đã có một sự tranh luận kéo dài trong Hội Thánh về những người đã là Cơ đốc nhân nhưng vẫn còn sống trong xác thịt. Căn cứ vào 3:1-4 điều này là có thật đối với tín đồ Côrinhtô. Họ đúng là những tín đồ xác thịt.

Page 68: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Nhưng nên nhớ rõ điều này: Sống như một tín đồ xác thịt không phải là một sự tùy ý lựa chọn của Cơ đốc nhân. Phaolô không cho rằng người Côrinhtô sống theo xác thịt như họ đang sống là điều phải lẽ. Ý chính trong toàn bộ phân đoạn này là họ nên chấm dứt đời sống ấy! Vậy chúng ta có sự nghịch lý. Vâng, có những Cơ Đốc Nhân sống theo thế gian, nhưng bạn không được trở thành một Cơ Đốc Nhân sống theo thế gian. Đây là một cách nói khác của những lời Phao Lô trình bày, "Hãy trở nên như chính bạn. Bạn là một Cơ đốc nhân bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Nào hãy chổi dậy và trở nên như con người ấy bởi ân điển của Chúa." Cơ đốc nhân không phải là người hoàn hảo; nhưng là người đang tiến đến mục tiêu trở nên giống như Đấng Christ.21 Xem lại phần trên về vấn đề khoa giải kinh. Suy nghĩ kỹ thí dụ thứ nhất tôi đưa ra. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu về điều bạn phải chuyển đổi từ hoàn cảnh của Phaolô sang hoàn cảnh của bạn.a) Người Do Thái đòi Chúa Jesus làm phép lạ để chứng minh Ngài là Đấng Mêsi.b) Con người phải từ bỏ ý định riêng hầu có thể được cứu rỗi.c) Lòng thương xót, thứ tha của Thượng Đế như được bày tỏ qua thập tự giá.d) Những đòi hỏi của con người rằng Đức Chúa Trời phải hành động theo sự khôn ngoan và năng lực của con người.Đến đây kết thúc bài học 4. Tôi mong bạn không những học được ý nghĩa của bài học và phương pháp để học bài này nhưng tôi cũng mong bạn hiểu được chủ đích của bài nữa. Tôi có cách để trắc nghiệm lại sự hiểu biết của bạn về chủ đích của bài học. Nhưng về việc bạn có làm theo những điều bạn học hay không thì tôi không thể theo dõi được. Làm theo những điều bạn học là điều quan trọng hơn hết.Hãy ôn lại bài học. Xem lại những đề mục chính trong phần dàn bài. Thử xem bạn có thể nhớ được những ý chính hay không. Sau đó hãy làm bài tự kiểm tra. Khi làm xong hãy so sánh những câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên.

Bài Tự Trắc Nghiệm BỔ TÚC PHẦN CÒN THIẾU. Điền vào những từ ngữ cần thiết để câu phát triển trở thành đúng. Nếu cần bạn có thể tham khảo Kinh thánh về những đề tài này.1 Liệt kê và trình bày tóm tắt 3 khía cạnh của vấn đề mà Phaolô trả lời trong ICôrinhtô 1:10, 4:21.a ......b ......c ......

Page 69: Chu giai 1 va 2 cotinhto

2 Ba phân đoạn trong 1:18, 2:5 chứng tỏ rằng Phúc âm không phải là một thứ triết gia khôn ngoan mới trong 3 cách thức nào?a 1:18-25 ......b 1:26-31 ......c 2:1-5 ......CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng.3 Theo ICôrinhtô 2:6-16, điểm khác biệt căn bản giữa Cơ đốc nhân và người chưa tin Chúa là Cơ đốc nhân.a) Có sự khôn ngoan thiên thượngb) Đáp ứng lại sứ điệp của thập tự giác) Được lựa chọn bởi Đức Chúa Trời.d) Có Đức Thánh Linh.4 Câu phát biểu nào giải thích đúng nhất mối liên hệ giữa triết lý khôn ngoan và vấn đề trong ICôrinhtô 1:10, 4:21a) Một số tín đồ Côrinhtô đã bắt đầu suy nghĩ rằng họ khôn ngoan hơn Phaolô.b) Một số tín đồ bắt đầu suy nghĩ rằng đức tin của họ chẳng qua chỉ là thứ triết lý khôn ngoan và họ bắt đầu xét đoán các lãnh đạo Hội thánh dựa trên nền tảng này.c) Những tín đồ Côrinhtô. Bắt đầu so sánh niềm tin mới mẻ của họ với các triết lý khôn ngoan. Họ cho rằng Phúc âm không phù hợp với lý tríd) Apôlô đã ghé thăm Hội thánh và rao giảng Phúc âm như là triết lý khôn ngoan đích thực của Thượng Đế và một số tín đồ đã nghĩ rằng phaolô không có triết lý khôn ngoan.CHỌN LỰA GIỮA ĐÚNG VÀ SAI. Viết Đ vào khoảng trống trước câu trả lời đúng, viết S nếu câu trả lời sai.......5 Tình trạng chia rẽ tại Hội thánh Côrinhtô về căn bản là do một số tín đồ không thể sống hòa hợp với những người khác trong Hội thánh.......6 Phaolô bắt đầu giải quyết vấn đề chia rẽ trong Hội thánh bằng cách nhắc lại sứ điệp về thập tự giá bởi vì ông muốn nhắc lại cho người Côrinhtô nhớ rằng sự cứu rỗi của họ đặt nền tảng trên sứ điệp hoàn toàn trái ngược với sự khôn ngoan của con người.......7 Sở dĩ Phaolô nói rằng ông đã không làm báptêm cho nhiều người tín đồ Côrinhtô ấy là vì ông coi phép báptêm là không quan trọng lắm.......8 Cho rằng " các lãnh tụ đời này ám chỉ đến những con người hơn là quyền lực của ma quỷ là vì sự tương phản trong 2:6, 3:4 là giữa Cơ đốc nhân và những người không tin Chúa.......9 Sở dĩ Phaolô gọi những người Côrinhtô là những Cơ đốc Nhân "thuộc thế gian" trong 3:1-4 là vì họ chống đối lại Phaolô.......10 Theo Phaolô sở dĩ Đức Chúa Trời đã lựa chọn thập tự giá "và những

Page 70: Chu giai 1 va 2 cotinhto

kẻ chẳng ra gì" trong Côrinhtô là vì Ngài muốn loại bỏ sự khoe khoang của con người trước mặt " Thượng Đế".

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a So sánh câu trả lời của bạn với ý trong sách hướng dẫn học tập.b Bạn nên chú ý đến những câu 1:12 và 3:4 cho thấy có những người Côrinhtô chống đối Phaolô. Bạn có thể kể ra những câu 1:17, 2:1, 3-4 và 4:1-15, 18.c Bạn có thể kể ra các từ ngữ : sự khôn ngoan, sự điên dại; khoe mình, thuộc linh.2. 27 (1:19, 20, 25, 26, 27, 2:4, 3:18, 18, 19, 20, 1:17, 19, 20, 21, 21, 22, 24, 25, 30, 2:1,5, 6, 6,7, 7, 13, 3:19).3. d) Một số người trong Hội thánh. Không những chỉ ưa chuộng Abôlô mà còn chống đối Phaolô.4. a So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.b. Số bài tiểu luận của bạn với bài của tôi trong sách hướng dẫn học tập. Nếu có nhiều khác nhau, bạn cần soát lại xem những điều bạn nêu lên có thực sự phù hợp với ý tưởng của Phaolô không?5. c) Bởi vì các giáo sư của họ cũng là những người du hành nên người Côrinhtô bắt đầu nghĩ là đức tin của họ cũng là một thứ triết lý khôn ngoan và xét đoán các lãnh tụ trong Hội thánh theo tiêu chuẩn con người. Một số người chống đối Phaolô vì họ cho rằng ông không hùng biện và khôn ngoan. Họ cũng không nhận quyền sứ đồ của ông.6. a Có thể chia các đoạn như sau 1:13-17, 1:18-25, 1:26-31, 2:1-5b So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.7. Bạn có thể làm nhiều cách tùy theo bạn hiểu ý nghĩa của câu hỏi thứ nhất ra sao. Chẳng hạn, Đấng Christ không thể bị chia xé giữa anh em; hoặc Đấng Christ bị chia xé vì sự tranh chấp của ann em. Đối với 2 câu hỏi kế tiếp bạn có thể viết lại như sau: Phaolô không chịu đóng đinh vì anh em, anh em cũng không chịu Báptêm nhân danh Phaolô. v.v8. a. Sứ điệp thập tự giá là điều điên dại theo cách nhìn của con người, con người không thể sáng tạo ra điều này.b. Việc lựa chọn tín đồ ở Côrinhtô là những người " chẳng ra gì", do đó đức tin Cơ đốc không thể dựa trên khôn ngoan của con người.c. Thiếu nét hùng biện hoặc khôn ngoan trong sự rao giảng của Phao Lô; sự cứu rỗi không tùy thuộc vào sự hùng biện hoặc khôn ngoan của con người.Câu trả lời của bạn có giống với câu trả lời của tôi không? Bạn nên lưu ý rằng những gì mà chúng ta đã làm trong phần bài tập này là tìm kiếm điểm chính trong mỗi phân đoạn!)9. a. Thập tự giá đối lập với tất cả mọi điều được thực hiện nhân danh sự

Page 71: Chu giai 1 va 2 cotinhto

khôn ngoan.10. 1) Tiêu chuẫn của Đức Chúa Trời khác với tiêu chuẩn của thế gian.2 ) Đức Chúa Trời đang triệt họ các tiêu chuẩn của thế gian.11.a 1:18-25 Sứ điệp thập tự giáb 1:26-31 Các hạng người cấu tạo nên Hội thánh Côrinhtô.c 2:1-5 Nội dung và phương pháp rao giảng của Phaolô.12. a Lưu ý đặc biệt đến những điểm này: nó được dành cho người " trưởng thành" (2:6) nó là điều " mầu nhiệm" và " kín giấu" (2:7) nó được mặc khải bởi ĐứcThánh Linh (2:13) nó dành cho người " có tâm trí của Đấng Christ" (2:15).b. Giữa người " trưởng thành" và " con đỏ" (2:6, 3:1) " Chúng tôi" và " lãnh tụ của đời này" (2:6-8) " người không có Đức Thánh Linh" và " người có tánh thiêng liêng" (2:14 -15)" " người thiêng liêng" và " người xác thịt" (3:1-4).13. Hãy kiểm tra câu trả lời của bạn với câu trả lời của sách hướng dẫn học tập.14. b Cơ đốc nhân và người chưa tin Chúa15. Những "kẻ cai trị" là những sức mạnh siêu nhiên (ma quỷ vv......) tức là kẻ kiểm soát những sự kiện trong thời đại này. Sự lý luận của ông có căn cơ vì cớ ông sử dụng một từ ngữ tương tự trong IICo 2Cr 4:4 để ám chỉ Satan; Dường như ông cũng thêm vào trong Eph Ep 2:216. c. Một chân lý Đức Chúa Trời đã biết nhưng đến nay Ngài mới mặc khải ra.17. Barrett đề nghị những cách giải nghĩa về 1Côrinhtô ICo1Cr 2:9 như sau : 1) Phaolô trưng dẫn sách khải huyền của Êli, 2) Phaolô dùng ý tưởng truyền thống mô tả phước hạnh của thời tương lai, 3) trưng dẫn Kinh thánh theo trí nhớ và không chínhxác, 4) dùng một bản văn Cựu ước khác với bản văn hiện có. Barrett cho rằng cách 3) hay 4) có vẻ hợp lý hơn.18. So câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập. Cần bao gồm ý tưởng thập tự giá đối lập với những điều con người muốn Đức Chúa Trời phải thi hành.19. Bạn cần nói đến đề tài về sự ngu dại, của những con người tưởng rằng họ có thể khám phá được đường lối của Thượng Đế.20. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập và sách Barret.21. a Người do Thái đòi Chúa Jesus phải làm phép lạ chứng minh Ngài là Đấng Mê - si

Sự Khôn Ngoan Và Chia Rẽ Tại Hội Thánh Côrinhtô. Phần 2

Page 72: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Tình hình ở Hội thánh Côrinhtô không được tốt đẹp. Hội thánh bị chia thành những bè nhóm theo tên của những người lãnh đạo. Họ đã biến đổi Phúc âm thành một triết lý khôn ngoan một sự khôn ngoan " Thiên Thượng", nhưng chẳng qua cũng chỉ là một triết lý khôn ngoan. Và còn nhiều vấn đề khác nữa. Như chúng ta đã thấy trong bài học vừa qua, vấn đề ở đây trước tiên là vấn đề có tính cách thần học. Người Côrinhtô đã làm lạc mất nền tảng của Phúc âm với thập tự giá "xấu xa" ngay tại cốt lõi của Phúc Âm ấy.Như vẫn thường xảy ra, một sự sai lầm về giáo lý cuối cùng rồi sẽ biểu hiện thành thái độ cụ thể. Và thế là chúng ta bước sang phần 2 trong câu trả lời của Phaolô. Việc người Côrinhtô chia phe phái theo các lãnh tụ họ ưa thích chứng tỏ rằng họ hiểu lầm về vai trò của các lãnh đạo trong Hội thánh. Các bạn sẽ cảm thấy thú vị khi tìm hiểu cách Phaolô giải quyết 2 vấn đề này. Một mặt Phaolô chỉ cho họ thấy rằng những lãnh đạo của Hội Thánh là những tôi tớ, chứ không phải người cầm quyền. Mặt khác, Phaolô lại thuyết phục họ nhìn nhận quyền sứ đồ của ông.Nan đề của chúng ta là hầu hết chúng ta, đặc biệt là các Mục sư và giáo sư, rất ưa thích phần quyền hành. Nhưng đôi khi chúng ta lại không chịu hiểu rằng người lãnh đạo cũng là người tôi tớ. Vì Phaolô có thẩm quyền của một sứ đồ nên chúng ta càng phải bắt chước ông trong thái độ phục vụ của người tôi tớ. Nói theo nghĩa bóng, dấu hiệu thật của một môn đồ Chúa Jesus là rửa và lau chân cho những người khác.Câu trả lời của Phaolô phần 2Hội thánh và các lãnh đạoHội thánh và các sứ đồMột số vấn đề về nội dungHội thánh với tư cách là một cộng đồng có Đức Thánh Linh.Một số ý kiến có tính cách khoa giải kinh.Những quan điểm thần học sai lầm của người Côrinhtô.Khi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể :* Thảo luận về vấn đề mấu chốt Phaolô nhận ra qua thái độ của người Côrinhtô đối với các lãnh đạo trong Hội thánh* Bảo vệ những lý luận Phaolô đưa ra nhằm bênh vực quyền sứ đồ của ông như được trình bày trong bài học.* Giải thích tại sao câu 3:16 " Anh em là đền thờ của Đức Chúa Trời" được hiểu về cả Hội thánh như là một cộng đồng chứ không hiểu về một cá nhân.* Định nghĩa " việc áp dụng mở rộng" và đưa ra những thí dụ về các sai lầm nó đã gây ra.* Giải thích về những quan niệm thần học sai lầm của người Côrinhtô.1. Đọc ICôrinhtô 3:5, 4:21

Page 73: Chu giai 1 va 2 cotinhto

2. Đọc sách Barrett trang 82 - 1193. Nghiên cứu bài học từng phần một.4. Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài học.đã bắt đầu - nhưng chưa hoàn tấtsự nhiệt thành, sốt sắnglai thế học.( sự ) áp dụng mở rộngNgộ đạoNgộ đạo thuyếtĐiều trớ trêu

Sự trả lời của Phaolô, phần 2 3:5, 4:21Bởi vì bài này là phần tiếp theo của bài học 4 nên bạn hãy thực hiện 2 điều sau đây : 1/ Ôn lại phần " Bản chất của vấn đề" trong bài 4; 2/ Ôn lại câu trả lời của Phaolô đối với vấn đề 1:13, 3:4. Nếu cảm thấy cần bạn cũng có thể ôn lại bài học 1 ở phần " bối cảnh văn chương"

Hội thánh và các lãnh đạo 3:5-231. Xem ICôrinhtô 3:5-23. Khi đọc bạn hãy chú ý đến từng phân đoạn. Trong mỗi phân đoạn Phaolô đề cập ý tưởng chính nào? Hãy viết ra tựa đề của mỗi phân đoạn theo ý chính của từng phân đoạn.3:5-9 Bạn có thể nhớ lại rằng trong 3:1-4 Phaolô đã đưa lập luận của ông đến điểm kết thúc. Bởi vì những ai có Đức Thánh Linh đều có sự hiểu biết về sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và việc Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự giá nên những người ở Côrinhtô cũng đáng phải hiểu điều đó. Thế nhưng họ đã cư xử dường như là sự hy sinh của Chúa trên thập tự giá chưa hề xảy ra. Họ đã tranh cãi và chia phe lập đảng theo các lãnhn đạo. Như thế, họ sống như những người chẳng biết Chúa.Việc lập luận tiến đến một điểm rất quan trọng. Những người Côrinhtô đã nói rằng : " Tôi thuộc về phe Apôlô". Họ đã cư xử dường như sự cứu rỗi đó được thực hiện bởi các sứ đồ.2. Sau khi Phaolô bác bỏ nền tảng của thái độ này, ông đã trả lời vấn đề như sau: làm sao họ lại có thể có thái độ như thế đối với những giáo sư của họ? Tóm lại, câu trả lời căn bản của Phaolô, đối với vấn đề này là ......3. Từ câu 6 đến 9 Phaolô nhấn mạnh đến 2 khía cạnh về những người tôi tớ. Bằng từ ngữ riêng của bạn hãy nêu lên 2 khía cạnh này. Lưu ý rằng câu 6 và 8 đề cập đến một khía cạnh; câu 7 và 9 nói đến khía cạnh khác.Phaolô nhấn mạnh rằng các giáo sư phải được xem là những đầy tớ bằng cách nhấn mạnh rằng mọi sự đều là của Đức Chúa Trời. Hãy lưu ý câu 5 : "

Page 74: Chu giai 1 va 2 cotinhto

y theo Chúa đã ban cho mọi người"; và câu 6 : "Song Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên". Đặc biệt chú ý đến câu 9 : " Chúng tôi là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời".Phaolô cũng nhấn mạnh rằng : " kẻ trồng người tưới đều bằng nhau". Mỗi người nhận lãnh công việc riêng của mình. Để làm sáng tỏ điều này Phaolô đã dùng một ví dụ trong việc trồng trọt.4. Thí dụ của Phaolô có 4 yếu tố ( 6- 9). Phaolô muốn ám chỉ đến ai khi ông dùng những từ ngữ dưới đây.a. Người trồng......b. kẻ tưới......c. đồng ruộng ......d. chủ ruộng ......5. Như vậy Phaolô muốn nói rõ điểm này. Các lãnh đạo trong Hội thánh không phải là ......đối với Hội thánh; nhưng chỉ là những tôi tớ mà thôi.Với tư cách là những tôi tớ, mỗi người đều có công việc riêng; tuy nhiên tất cả đều hướng đến một mục đích. Và cả Hội thánh lẫn những tôi tớ đều thuộc về Đức Chúa Trời. Hai phân đoạn tiếp theo chỉ nhầm để nói rõ thêm 2 ý tưởng chính trong phân đoạn này.3:10-15 Phân đoạn này và phân đoạn kế tiếp (3:16-17) đã bị diễn giải sai và do đó đưa đến việc áp dụng sai hơn bất cứ phân đoạn này khác trong ICôrinhtô. Lý do của sự sai lầm này là do việc giải kinh căn cứ vào văn cảnh đã không được thực hiện đúng đắn. Ngoài ra cũng là do không chịu tìm hiểu đâu là ý chính của phân đoạn này.Trước hết hãy lưu ý rằng Phaolô đã nhắc đến ẩn dụ trong câu 9 : Hội thánh là nhà của Đức Chúa Trời và tiếp tục nêu lên một sự so sánh mới Tức là so sánh về cách kiến trúc. Cũng hãy lưu ý rằng các chi tiết vẫn y nguyên. Chỉ có những so sánh là được thay đổi. Như thế chúng ta sẽ có : 1/ Người trồng và người lập nền ám chỉ về Phaolô. 2/ Kẻ tưới và kẻ xây trên nền đó ám chỉ về Apôlô và những giáo sư khác ; 3/ Đồng ruộng và tòa nhà ám chỉ về Hội thánh; 4/ Người chủ ám chỉ về Đức Chúa Trời.6. Theo như các chi tiết được nêu trên, bạn hãy đọc câu 10 và trả lời những câu hỏi dưới đây:a. Phaolô đang ngỏ lời với những ai ? ......b. Điều gì đang được xây cất ? ......c. Ý chính của Phaolô là gì ? ......Theo mạch văn cụ thể này Phaolô nêu lên ý quan trọng rằng những kẻ đến sau ông và muốn gây dựng Hội thánh tại Côrinhtô phải làm điều đó một cách cẩn trọng. Trước tiên Phaolô nhắc lại điều đã được nói đến, đó là chẳng ai có thể lập một nền khác. Qua đó ông muốn nhắc lại sứ điệp về thập tự giá trong 1:18- 2:5. Thế rồi Phaolô tiếp tục nói đến 2 đề tài khác nữa trong phân

Page 75: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đoạn thứ nhất (3:5-9), cụ thể là mỗi người sẽ nhận phần thưởng tùy theo công việc của mình. Ông nói rõ hơn điểm này bằng cách tiếp tục dùng ngôn ngữ, hình ảnh và sự so sánh ý tưởng của ông là người ta có thể xây dựng tốt nhưng cũng có thể xây dựng không tốt. Đức Chúa Trời sẽ dùng lửa để thử nghiệm công việc của mỗi người. Nếu một người gây dựng tốt thì Hội thánh mà người đó gây dựng sẽ tồn tại và sẽ được lãnh phần thưởng. Còn nếu ai xây dựng cách không tốt, công việc người đó sẽ bị tiêu hủy nhưng chính người đó vẫn được cứu.Chúng ta cần phải học tập để khi chú giải Kinh thánh chúng ta sẽ không áp dụng sự so sánh một cách gò ép tức là gán cho chúng những ý nghĩa mà tác giả không định như vậy. Ông dùng rất nhiều ngôn ngữ của phép ẩn dụ. Gỗ, cỏ khô, rơm rạ không ám chỉ đến những điều đặc biệt, chúng chỉ ám chỉ đến những vật liệu xây cất bình thường. Ý tưởng chính ở đây là : Hãy xây cất cho tốt! Bạn cũng có thể nhận thấy rằng đoạn văn này không có liên quan gì đến cá nhân người tín đồ và cách người đó gây dựng nếp sống Cơ Đốc nhân, điều này cũng đúng với phân đoạn kế tiếp trong đó Phaolô ngỏ lời với toàn thể Hội thánh về trách nhiệm của họ tại thành phố Côrinhtô.3:16-17 Trong nhiều khía cạnh, đây là đoạn văn quan trọng nhất trong toàn bộ lập luận của Phaolô. Ít nhất đây cũng là đoạn văn chủ yếu của lập luận trong đoạn 3. Do đó chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn phân đoạn này. Ở đây chúng ta chỉ muốn nhận định vai trò của đoạn văn này trong lập luận chung.Trong phân đoạn này Phaolô quay trở lui và nó chọn ra 2 đề tài gộp chung lại trong phân đoạn này. Trước tiên ông nêu lên hình ảnh trong câu 9 mô tả Hội thánh như là nhà của Đức Chúa Trời. Ông muốn nói rằng Hội thánh là đền thờ của Đức Chúa Trời tại Côrinhtô. Hội thánh là đền thờ của Đức Chúa Trời bởi vì Đức Thánh Linh ngự giữa họ.Kế đó, Phaolô nhắc lại vấn đề chia rẽ trong Hội thánh và cột điều này vào chủ đề thứ nhất : Vì Hội thánh là rất quan trọng đối với Đức Chúa Trời nên Ngài sẽ hủy diệt người nào phá hoại Hội thánh.Ý tưởng ở đây rất rõ ràng: Bởi sự phân rẽ họ xua đuổi Đức Thánh Linh khỏi Hội thánh, như điều họ đang làm. Đó là họ đang phá hoại Hội thánh tức đền thờ của Đức Chúa Trời tại Côrinhtô. Và bởi vì Đức Chúa Trời xem Hội thánh là rất quan trọng nên Ngài sẽ đoán phạt những kẻ chịu trách nhiệm phá hoại Hội thánh.7. Trước khi chúng ta tiếp tục, hãy chắc rằng các bạn hiểu rõ ý tưởng trong 3:16-17. Khoanh tròn mẫu tự trước câu giải nghĩa đúng nhất về câu 3:16 " Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời".a) Thân thể của tín đồ là đền thờ của Đức Thánh Linh giống như 6:20.b ) Người tín đồ là đền thờ của Đức Thánh Linh.c) Hội thánh là đền thờ của Đức Chúa Trời trong thế gian này

Page 76: Chu giai 1 va 2 cotinhto

d) Hội thánh tại Côrinhtô là đền thờ của Đức Chúa Trời tại Côrinhtô.3:18-23 Trong phân đoạn này Phaolô đem 2 yếu tố trong vấn đề của người Côrinhtô đến câu nói cuối cùng của họ đó là chủ đề hai mặt về sự khôn ngoan và sự chia rẽ.Phần thứ nhất của lời kết luận trở về với chủ đề của sự khôn ngoan và nhắc lại ý chính của 1:18-31. Nhưng người Côrinhtô đã bị lừa dối trong vấn đề khôn ngoan. Sự khôn ngoan đích thực có nghĩa là trở nên : dại dột" cùng một cách như Đức Chúa Trời vậy. Qua việc nghĩ rằng họ khôn ngoan đủ để trở thành phe đảng theo một lãnh tụ nào đó, những người Côrinhtô đã nhập bọn chung với thế gian ngu dại."Vậy chớ ai khoe mình về loài người (3:21). Hành động dại dột này phải được chấm dứt. Với lý luận đanh thép, Phaolô đã hoàn toàn bắt phục họ. Điều Phaolô nói rất khó để dịch một cách đầy đủ nhưng tôi chắc rằng người Côrinhtô có thể hiểu được. Người Côrinhtô nói rằng họ thuộc về Phaolô, nhưng Phaolô nói ngược lại : không phải họ thuộc về Phaolô nhưng Phaolô thuộc về họ. Có nghĩa là thay vì nghĩ rằng Phaolô là "lãnh tụ" thì hãy coi Phaolô như " người tôi tớ". Đức Chúa Trời đã ban cho Hội thánh những tôi tớ phục vụ như là những phước hạnh dành cho Hội thánh.Thế rồi tư tưởng của Phaolô đi xa hơn. Sau khi đã nhấn mạnh ý tưởng trên, bây giờ ông kết luận với một ý nghĩa thần học sâu sắc hơn. Chúa Cứu Thế đã đến trong trần gian và khiến mọi sự đều thuộc về Ngài bao gồm cả thế giới sự sống, sự chết, hiện tại và tương lai. Và trong Đấng Christ cũng như trong Hội thánh là cộng đồng mới mà Ngài thiết lập, Đức Chúa Trời đã phục hồi quyền cai trị của nhân loại trên thế giới. Họ không phải là những người sở hữu mọi sự nhưng đúng hơn họ là người cai trị trên mọi sự. Cho dù là thế gian, sự sống sự chết, hiện tại hay tương lai cũng không thể chế ngự con dân của Đức Chúa Trời. Trong Đấng Christ người tín đồ có quyền tự do trên tất cả mọi sự đó.Ý tưởng của Phaolô thật là mạnh mẽ. Điều Đức Chúa Trời đã làm trong Chúa Cứu Thế có những chiều kích bao la trong cả thế giới. Do đó sự chia rẽ nhỏ nhen vì có những người lãnh đạo trở nên thật là vô lý! Bạn có thể kết thúc việc nghiên cứu phân đoạn này bằng cách đọc sách Barrett trang 95 và 968. Xem lại bài học này cho đến khi bạn có thể theo dõi cách lập luận trong mỗi phân đoạn. Sau đó hãy điền vào những câu dưới đây.a. Trong 3:5-9 Phaolô ngỏ lời nói ......và dạy họ cách đối xử như thế nào vớib. Trong 3:10-15 Phaolô ngỏ lời với ......và khuyên họ nên cẩn thận khi xây dựng.c. Trong 3:16-17 Phaolô nói với......rằng họ là ......của Đức Chúa Trời tại Côrinhtô

Page 77: Chu giai 1 va 2 cotinhto

d. Trong 3:18-23 Phaolô kết thúc lý luận của ông bằng cách vạch ra sự ngu dại của ......và ......

Hội thánh và các sứ đồ 4:1-21Phaolô đã kết thúc lý luận của ông một cách rất thích đáng. Vậy tại sao ông còn tiếp tục nói nữa? Rõ ràng là đối với Phaolô vấn đề chưa hoàn toàn kết thúc. Bạn có thể nhớ lại rằng người Côrinhtô tỏ ra rất vui vẻ với triết lý khôn ngoan và sự tranh cãi của họ có màu sắc bài bản giáo lý của Phaolô.9. Xem lại 1:10, 3:23. Hãy liệt kê những đoạn văn hàm chứa những lời phê bình của người Côrinhtô. Về Phalô và chi biết những nhận xét của bạn về những đoạn đó. Hãy so sánh câu trả lời của bạn với câu trả lời của tôi trước khi bạn tiếp tục bài học.Vấn đề Phaolô phải đối diện ở đây là làm sao có thể bênh vực quyền sứ đồ của ông đối với Hội thánh mà vẫn không gây tổn thương đến sự hiệp nhất giữa ông và Apôlô. Cách Phaolô thực hiện điều này quả là tài tình.

10. Xem 4:1-21 ít nhất ba lần. Nếu có thể được, hãy đọc đoạn này trong 3 bản dịch khác nhau. Hãy tóm tắt ý mỗi đoạn về Phaolô và về người Côrinhtô.Trước khi chúng ta tiếp tục thực hiện việc giải kinh đối với đoạn Kinh thánh này, tôi muốn nhắc lại một lần nữa điều chúng ta sẽ thực hiện. Bạn có hiểu lý do tôi đưa ra 2 bài tập ở trên không? Bài tập 9 có mục đích để bạn thấy rõ rằng 4:1-21 thực sự thuộc về đoạn 1 -3 khi làm bài tập 10 bạn sẽ có thể hiểu toàn bộ đoạn 4 nói về điều gì. Chỉ cần đọc đoạn này bạn sẽ có thể thấy được ý nghĩa. Mục đích của tôi là giúp bạn học cách đọc với sự tập trung.4:1-5 phân đoạn này được dùng để nêu lên những áp dụng về những điều đã nói ở trên và như một đoạn chuyển ý dẫn đến một phân đoạn khác.

11. Đọc qua phân đoạn này một lần nữaa. Những từ ngữ nào diễn tả ý chính của phân đoạn? ......b. Liệt kê tất cả những từ ngữ liên quan đến đề tài. ......Chúng ta sẽ theo dõi lập luận của phân đoạn này. Phaolô bắt đầu bằng cách nhắc lại ý tưởng ông đã nói ở trên (xem 3:5-9). Các sứ đồ cũng là những tôi tớ hay người quản gia. Người quản gia là người chịa trách nhiệm sắp xếp mọi việc trong nhà của người chủ. Trong câu 2, Phaolô nói rằng điều mà người chủ trông mong nơi người quản gia ấy là sự trung tín. Nhưng Phaolô nói tiếp : "về phần tôi hoặc bị anh em xử đoán hoặc bị tòa án của loài người xử đoán tôi chẳng lấy làm quan hệ gì. Chính tôi cũng chẳng xử đoán mình nữa" (4:3).Như thế phải chăng Phaolô không quan tâm đến suy nghĩ của người khác

Page 78: Chu giai 1 va 2 cotinhto

hoặc tiếng lương tâm của ông? Không phải vậy! Điều Phaolô muốn nói là chỉ có chủ nhà mới là người duy nhất có thẩm quyền xét đoán người quản gia. Phaolô là tôi tớ của Đức Chúa Trời nên họ không có quyền xét đoán ông. Sau đó ông kết luận với một lời nhắc nhở nhẹ nhàng rằng thật ra ngày phán xét sẽ đến.Như thế trong phân đoạn này Phaolô đã đem điều ông nói về vai trò của các lãnh đạo trong Hội thánh áp dụng vào sự phê phán của người Côrinhtô đối với ông. Sau đó ông sẽ tiếp tục sự áp dụng một cách rất cá nhân. Ngoài ra ông cũng sẽ trình bày đề tài của ông trong một cách thức sẽ nhắc cho họ nhớ lại giáo lý về thập tự giá.4:6-13 Mặc dù bản NIV chia phần này ra làm 2 phân đoạn nhưng tôi sẽ giải nghĩa chúng cùng một lượt như Barrett đã làm. Điều này Phaolô muốn nói đến trong phân đoạn này khá rõ ràng. Còn tại sao ông nói đến điều này thì cần phải tìm hiểu nhiều hơn.Phaolô bài bác tính kiêu ngạo của người Côrinhtô. Từ ngữ Kinh thánh dịch là " khoe mình" cũng được dùng trong 5:2 và 8:1. Các bạn hãy đọc những đoạn đó. Từ ngữ này có nghĩa là " khoe mình". Vậy là họ đã khoe mình, so sánh người tôi tớ này với người tôi tớ khác. Tuy nhiên Phaolô đã hỏi họ một câu thật quyết liệt : "Điều gì ngươi có mà ngươi chưa nhận lãnh?" Làm thế nào một người chẳng có điều khác ngoài ân sủng được Đức Chúa Trời ban cho lại có thể khoe mình về điều họ có. Tuy nhiên, họ là những người đó. Đó là điều mà Phao Lô công kích.Hãy chú ý cách Phaolô bẻ bác sự kiêu ngạo của họ. Bằng cách cho họ thấy bản chất của chức vụ sứ đồ. Ông đã làm điều này bằng cách vạch rõ sự tương phản giữa ông và người Côrinhtô. Ý tưởng của ông muốn nêu lên ở đây là rất cần thiết trong mối quan hệ giữa Phaolô và Hội thánh Côrinhtô. Điều này có thể được thấy trong bài tập sau đây.12. Xem ICo1Cr 4:10-13, IICo 2Cr 6:4-10 và 11:23-28. Hãy ghi chép trong sổ tay của bạn những dấu hiệu của một vị sứ đồ. Gạch dưới những dấu hiệu được lập đi lập lại.Tại sao Phaolô nhắc đến điều đó ở đây ! Lý do chính là vì vấn đề thần học và điều đó nhắc lại ICo1Cr 1:18-3:4. Những người Côrinhtô đã quên đạo thập tự giá, thay vào đó họ đã có những thần học sai lầm mà chúng ta có thể gọi là giáo lý về sự vinh quang. Chúng ta sẽ nói kỹ hơn về giáo lý này trong phần cuối của bài học.Ở đây chúng ta chỉ cần ghi nhận rằng Phaolô đang áp dụng giáo lý về thập tự giá vào đời sống thường ngày. Nó hoàn toàn tương phản với quan niệm của người Côrinhtô về nếp sống Cơ đốc. Đối với Phaolô, người hầu việc Chúa là tôi tớ của Chúa cứu thế Jesus điều đó có nghĩa là phải đi theo con đường của thập tự giá như lời một bài Thánh ca : " Con đường Cứu Chúa đã đi, phần tôi

Page 79: Chu giai 1 va 2 cotinhto

người đầy tớ của Ngài lẽ nào lại chẳng noi theo?Ấy chính là bởi vì Phaolô đã không sống theo điều họ mong đợi cho nên họ đã chống đối ông. Ông yếu đuối, ông không ăn nói hùng biện, ông không nhận trợ cấp tài chính và ông đã không có vẻ hoặc hành động như 1 sứ đồ thường làm theo cái nhìn của họ. Hãy chú ý câu 8 -10 thật là mỉa mai. Có nghĩa là tất cả những điều Phaolô nói ở đây đều đúng theo mắt họ. Nhưng thực tế không phải như vậy. Rồi trong câu 11 -13 Phaolô nói thêm chi tiết về sự yếu đuối của ông với tư cách đầy tớ của Đấng Christ.Quan niệm của Phaolô về chức vụ và sự hầu việc Chúa phù hợp với sự dạy dỗ của Chúa Jesus. Hãy đọc những đoạn Kinh thánh sau đây và ghi nhận những điểm tương đồng (Mat Mt 23:8-11, Mac Mc 10:42-45, LuLc 6:20-31 và GiGa 13:1-17. Có phải Chúa Jesus từng giảng dạy về sự khiêm nhường và thái độ phục vụ như một người tôi tớ không ? Quả đúng như vậy.Như thế Phaolô đã liên kết các yếu tố của vấn đề lại với nhau và trả lời chúng qua giáo lý về thập tự giá. Sự yếu đuối của Đức Chúa Trời thì mạnh mẽ hơn người ta và khiến sự khôn ngoan con người trở nên ngu dại. Sự phân chia bè nhóm theo các lãnh đạo là bắt nguồn từ cái nhìn cũ kỹ của trần gian và cũng là ngu dại. Việc họ chống đối lại Phaolô cũng là do những quan niệm sai lầm đó. Nếp sống của một vị sứ đồ như Phaolô phản ảnh chân thật Phúc âm mà ông rao giảng. Người đời có thể cho là ông điên dại nhưng ông sống trong hành động của Đức Thánh Linh và thi hành công việc của Đức Chúa Trời trong thế giới này.4:14-21 Bây giờ Phaolô đi đến ý tưởng cuối cùng. Từ đầu thư đến giờ Phaolô đã điều chỉnh lại những thái độ sai lầm bắt nguồn từ những giáo lý không đúng đắn. Ông cũng nhấn mạnh chức vụ phục vụ và bình đẳng của ông với những người hầu việc Chúa khác. Nhưng Phaolô có thẩm quyền gì để viết một lá thơ như vậy? Tại sao những người ở Côrinhtô nghe theo Phaolô ? Chính vì thế ông phải tái xác định thẩm quyền sứ đồ của ông, Tức là thẩm quyền đã chấn chỉnh những sai lầm trong Hội thánh.13. Đọc cẩn thận 4:14 -21.a. Những ẩn dụ gì được dùng trong phân đoạn này?......b. Liệt kê tất cả những từ ngữ liên quan đến phép ẩn dụ ở đây?......Sứ đồ Phaolô đã sáng lập Hội thánh Côrinhtô. Như vậy ông là cha của họ trong cùng một cách thức như ông đã từng nói trước đó rằng ông đã " trồng" họ và " đặt nền móng". Hình ảnh này rất phù hợp với những điều ông muốn nói với họ trong phần kết luận này. Ông không muốn làm họ phải hổ thẹn mặc dù đáng ra họ phải biết hổ thẹn. Thay vào đó ông đã nhắc nhở họ như một người Cha khuyên bảo con cái mình. Ông khuyên giục họ. Ông không ra lệnh hoặc bắt buộc họ phải vâng theo sự khuyên giục của ông nhưng hãy bắt chước " Cha thuộc linh của họ". Có nghĩa là họ sẽ noi theo Phaolô trên

Page 80: Chu giai 1 va 2 cotinhto

con đường thập tự giá. Và để nhắc nhở điều đó ông đã sai Timôthê đến để nhắc lại đuờng lối của ông trong Chúa Jesus Christ.Nhưng có một số con cái đã cư xử ngược lại. Họ giống như những đứa con phản loạn chống lại cha mẹ. Họ đã tuyên bố bừa bãi và gây nên những tổn thương bởi lời nói của họ. Nhưng lại không có quyền năng để hỗ trợ cho lời nói : Những người này tưởng rằng Phaolô sẽ không còn đến với họ nữa và như thế việc gì phải nghĩ đến Phaolô nữa. Nhưng Phaolô nói rằng ông sẽ trở lại cùng Hội thánh. Vậy ông sẽ trở lại trong thái độ nào. Trong sự sửa phạt hay trong tình yêu thương và sự nhu mì. Họ sẽ phải chọn lựa giữa con đường của thập tự giá và con đường của sự kiêu ngạo dựa trên khôn ngoan của người đời.14. Ôn lại phần bài học trong sách hướng dẫn học tập về phân đoạn 4:1-21. Hãy soát lại câu trả lời của bạn về bài tập số 10 và sửa lại các câu trả lời của bạn nếu cần thiết. Sau đó hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trình bày đúng nhất ý tưởng của mỗi phân đoạn.a. 4:1-51) Người Côrinhtô nên coi Phaolô và Apôlô như là những quản gia trong nhà Đức ChúaTrời2) Người Côrinhtô không nên xét đoán Phaolô bởi vì họ không thể xét đoán tôi tớ của một người khác.b 4:6 -131) Người Côrinhtô nên tra xem Kinh thánh và họ sẽ không có thái độ khoe khoang về sứđồ này và gièm chê sứ đồ khác.2) Người Côrinhtô không nên khoe khoang về người tôi tớ Chúa này khi so sánh với người tôi tớ Chúa khác bởi vì tất cả các tôi tớ Chúa và những người Côrinhtô đều phải đi con đường của thập tự giá.c 4:14 -211) Phaolô sẽ trở lại Côrinhtô và tái xác định thẩm quyền sứ đồ của ông2) Người Côrinhtô nên bắt chước Phaolô như con cái bắt chước cha mẹ mình nếu không những kẻ chống nghịch sẽ " phải chịu roi vọt".

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỘI DUNG 6:1-7:40Trong phần này chúng sẽ tìm hiểu cách vắn tắt hai vấn đề liên quan đến việc giải kinh trong 4:6-7 mà ở phần chúng ta đã lướt qua.4:6 khi đọc phân đoạn này 3 lần theo yêu cầu của bài tập số 10, bạn có dịp so sánh nhiều bản dịch khác nhau như tôi đã đề nghị trong bài học 2 không ? Nếu đã làm như vậy, rất có thể bạn đã nhận ra vấn đề ở đây. Hãy đọc cẩn thận cách dịch của phần đầu câu 6. Tất cả đều bắt đầu như thế này: "Hầu cho anh em học đòi chúng tôi". Nhưng hãy xem những phần tiếp theo là gì:

Page 81: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Bản King James " ......trong chúng ta chớ suy nghĩ về con người vượt qua lời đã chép"NIV "......từ chúng tôi ý nghĩa của câu nói, "Chớ vượt quá lời đã chép"RSV ......vì cớ chúng tôi hãy sống theo Lời Kinh ThánhTEV "......Lời này có nghĩa gì "Hãy quan sát những qui luật đúng đắn"Philips "...... từ những điều tôi đã nói ở trên.15. Đọc sách Barrett bình luận về 4:6 (trang 1ô -107) và hãy trả lời những câu hỏi sau vào vở của bạn.a. Tại sao Barrett cho rằng đây là một câu trích dẫn.b. Liệt kê những cách giải nghĩa khác nhau về ý nghĩa của câu " vượt qua điều đã chép"Các bạn sẽ thấy rằng các bản dịch có điều khác nhau. Rất khó để đoán định Phaolô muốn nói gì ở đây. Điều có thể chắc chắn được là " Chớ vượt qua điều đã chép" là một câu trích dẫn. Rất có thể câu này ngụ ý đến Kinh Cựu ước, nhưng cũng có thể đó chỉ là một câu ngạn ngữ thông dụng lúc bấy giờ. Dù thế nào đi nữa, điều mà Phaolô muốn họ học nhưng được nói rõ trong câu kế tiếp " Chỗ sinh lòng" kiêu ngạo theo phe người này nghịch cùng kẻ khác".4:7 vấn đề ở đây liên quan đến ý nghĩa của câu hỏi thứ nhất mà Phaolô nêu lên " Ai phân biệt ngươi với kẻ khác?"16. Xem sách Barrett trang 107 -108 và suy nghĩ về câu hỏi nêu trên.a. Bằng từ ngữ riêng của bạn, hãy viết ra 2 câu trả lời mà rất có thể Phaolô có trong ý tưởng của ông.......b. Bạn nghĩ câu trả lời nào đúng hơn tại sao? ......Theo văn cảnh tôi nghĩ rằng Phaolô tìm cách loại bỏ sự phân biệt giữa vòng các Cơ đốc nhân. Ông có nói đến sự khác biệt trong vai trò của các Cơ đốc nhân trong các đoạn 12 -14. Nhưng ở đây ông muốn những người Côrinhtô nhìn thấy họ đều bình đẳng với nhau trong thập tự giá. Hai câu hỏi kế tiếp dường như đã xác định ý nghĩa này. Cả 2 câu hỏi này đều trông đợi một câu trả lời phủ định. Tất cả chúng ta đều là những kẻ nhận lãnh ân sủng của Đức Chúa Trời.

HỘI THÁNH NHƯ LÀ MỘT CỘNG ĐỒNG CỦA ĐỨC THÁNH LINH 3:16-17Barrett 90-92 Xem lại việc giải kinh của ICôrinhtô 3:16-17 trong phần trước của bài học này. Bạn để ý sẽ thấy tôi nghĩ phân đoạn này là khúc quan trọng của đoạn 3. Trong phần này của bài học tôi sẽ trình bày tại sao.Chúng ta phải nhấn mạnh lần nữa rằng Phaolô không nói về các Cơ đốc

Page 82: Chu giai 1 va 2 cotinhto

nhân riêng rẽ. Trong 6:19 Phaolô dùng hình ảnh này áp dụng cho Cơ đốc nhân cách riêng nhưng điều đó hoàn toàn khác với chỗ này. Ở đây cả văn cảnh và nội dung của đoạn văn đầu cho thấy rằng Phaolô muốn nói Hội thánh chính là đền thờ của Đức Chúa Trời. Trong IICo 2Cr 6:16-18 Phaolô lại sử dụng hình ảnh này với cùng một cách thức để truyền cho người Côrinhtô không được thờ lạy hình tượng.17. Đây không phải là hình ảnh duy nhất Phaolô dùng để nói về Hội thánh. Hãy đọc những phân đoạn Kinh thánh sau đây và ghi nhận những hình ảnh được sử dụng :a ICo1Cr 3:9 ......b Eph Ep 2:19-21 ......c ICo1Cr 5:22-23 ......Việc Phaolô sử dụng hình ảnh về đền thờ đặc biệt thích hợp ở đây. Thứ nhất ông đã sử dụng ám dụ " Toà nhà" trong phân đoạn trước việc dùng hình ảnh đền thờ ở đây là một sự bổ sung tự nhiên. Thứ hai, đây là hình ảnh phổ biến trong sự trông đợi của người Do Thái về Đấng Mêsia. Người Do Thái đang trông đợi sự phục hồi đền thờ trong thời cuối cùng. Phaolô chỉ đơn giản áp dụng hình ảnh này cho dân tộc mới của Đức Chúa Trời thay vì áp dụng vào một tòa nhà vật chất. Thứ ba và là điều quan trọng nhất, đền thờ là nơi Đức Chúa Trời cư ngụ. Điều khiến Hội thánh trở nên đền thờ ấy là sự kiện Đức Chúa Trời hằng sống cư ngụ giữa Hội thánh bởi Thánh Linh của Ngài. Như vậy Phaolô xem Hội thánh như một cộng đoàn của Đức Thánh Linh, nơi có Đức Thánh Linh cư trú khi Hội thánh nhóm lại nhân danh Chúa.Khi Phaolô nói rằng Hội thánh là đền thờ của Đức Chúa Trời tại Côrinhtô thì bạn phải hiểu rằng ông không muốn nói đến 2 tòa nhà vật chất. Thực ra Hội thánh ở Côrinhtô đã nhóm lại tại nhà của Titius Justus (Cong Cv 18:7). Phaolô không nói về căn nhà này, ông muốn nói về Hội thánh tức là cộng đoàn của những người tin Chúa Jesus tại Côrinhtô. Họ chính là đền thờ của Đức Chúa Trời tại Côrinhtô, hoàn toàn tương phản với những đền miếu của các vị thần khác tại Côrinhtô. Nói theo cách của tôi thì Hội thánh chính là phương cách Đức Chúa Trời bày tỏ sự hiện diện của Ngài tại thành phố Côrinhtô. Hội thánh chính là phương thế duy nhất để Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cho người ngoại đạo tại Côrinhtô. Đây chính là nơi Đức Chúa Trời tạo dựng nên một dân tộc mới cho Ngài và cũng là nơi duy nhất thể hiện sự cứu rỗi của Ngài.Điều này giải nghĩa tại sao Đức Thánh Linh đã cảm thúc Phaolô sử dụng những từ ngữ rất mạnh mẽ trong câu 17. Những tín đồ tại Côrinhtô đang dường như phá hoại điều vô cùng quý báu đối với Đức Chúa Trời. " Thánh" trong câu 17 không chỉ có nghĩa là sự thánh khiết về mặt đạo đức, nhưng nó còn có nghĩa là được biệt riêng để trở nên điều quý báu đối với Đức Chúa

Page 83: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Trời. Thế nên, sự phá hoại Hội thánh bởi sự chia rẽ của họ đã gây tổn hại cho chính nghĩa của Đức Chúa Trời. Nó gây thiệt hại cho đền thờ duy nhất của Đức Chúa Trời hằng sống tại thành Côrinhtô và Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt những ai phá hoại đền thờ của Ngài. Nhận thức được Hội thánh là cộng đoàn của Đức Thánh Linh sẽ là điều đặc biệt quan trọng giúp chúng ta hiểu các đoạn khác trong 2 thơ Côrinhtô. Chúng ta sẽ trở lại điều này trong những trường hợp khác.18. Ôn lại phần này. Hãy ghi chép trong sổ tay của bạn những điều sau đây.a. Cho biết 3 lý do giải thích hình ảnh về đền thờ là thích hợp ở đây:b. Cho biết điều gì khiến Hội thánh trở nên đền thờ của Đức Chúa Trời.

MỘT VÀI Ý KIẾN CÓ TÍNH CÁCH GIẢI KINH Trước khi học phần này, bạn hãy ôn lại cẩn thận phần nói về "từ việc giải kinh đến khoa giải kinh" trong bài 2.Định nghĩa việc " áp dụng mở rộng". Ở đây tôi muốn nói đến một nguyên tắc về khoa giải kinh. Nó có liên quan đến việc " áp dụng mở rộng: và liên hệ mật thiết với vấn đề " ý nghĩa sâu xa hơn"Việc áp dụng mở rộng có nghĩa là gán cho đoạn văn Kinh thánh một ý nghĩa, hoặc mở rộng việc áp dụng đoạn Kinh thánh đó đến nỗi vượt quá ý định của tác giả.Thí dụ ICo1Cr 3:10-15 nói với những người có trách nhiệm xây dựng Hội thánh tại Côrinhtô trên nền tảng là Đấng Christ mà Phaolô đã thiết lập khoa giải kinh chính xác đòi hỏi rằng đây cũng phải là ý nghĩa của đoạn văn trong thời đại ngày nay. Có nghĩa là qua đoạn văn này lời của Chúa vẫn muốn nhắc nhở những người lãnh đạo Hội thánh địa phương. Việc "áp dụng mở rộng" đối với đoạn văn Kinh thánh này có thể xảy ra trong 2 cách. Một cách thì đúng và cách kia thì hoàn toàn sai. Cách áp dụng đúng là hiểu rằng đoạn văn Kinh thánh này ngỏ lời nói tất cả những người tại Hội thánh địa phương có trách nhiệm gây dựng chẳng hạn như chấp sự, trưởng lão, giáo viên trường Chúa nhật...... Bạn có thể hiểu tại sao Phaolô không nhắc đến giáo viên trường Chúa Nhật bởi vì thời đó chưa có trường Chúa nhật. Nhưng việc áp dụng vẫn đúng bởi vì các tình huống đều có sự tương đồng và những lời kêu gọi trong đoạn này thích hợp với tất cả những ai làm việc để xây dựng Hội thánh gồm luôn cả những giáo sư trường Kinh thánh!Tuy nhiên sự áp dụng thứ hai thì hoàn toàn sai lầm. Chẳng hạn, việc đem áp dụng đoạn văn này vào đời sống cá nhân tín đồ và việc gây dựng đời sống tin kính của cá nhân tín đồ đặt nền tảng trên Đấng Christ thì hoàn toàn lạc khỏi ý tưởng chính của đoạn văn. Cũng vậy, hiểu 3:16-17 có ý kêu gọi Cơ đốc nhân ngày nay đừng làm gì gây tổn hại cho thân thể của họ là hoàn toàn sai trong khi cách áp dụng. Tại sao chúng ta lại nói như vậy khi cả hai sự

Page 84: Chu giai 1 va 2 cotinhto

giải nghĩa đều đúng với Kinh thánh? Có nghĩa là chúng vẫn phản ảnh chân lý được đề cập đến trong những đoạn khác của Kinh thánh. Vậy tại sao việc áp dụng những ý nghĩa đó ở đây lại không đúng? Đây là 4 lý do giải thích tại sao việc áp dụng như vậy là sai?1. Quy luật đầu tiên của khoa giải kinh là một đoạn văn Kinh thánh không thể có những ý nghĩa là tác giả của nó không muốn nói như vậy vào thời đại của ông. Bởi vì Phaolô định nói về các cá nhân tín đồ trong đoạn văn này nên nó không thể có ý nghĩa đó đối với chúng ta ngày hôm nay.2. Bởi vì cả 2 đoạn Kinh thánh này bàn đến những vấn đề có những sắc thái tương đáng với hoàn cảnh thời nay nên không cần phải tìm kiếm những bối cảnh nào khác để áp dụng 2 đoạn văn này chẳng hạn, ngày nay chúng ta vẫn có các Hội thánh, các lãnh đạo trong Hội thánh và ngày nay chúng ta vẫn phải cẩn thận trong cách gây dựng Hội thánh. Đây chính là ý nghĩa của đoạn văn này chứ không phải là việc gây dựng đời sống cá nhân tín đồ.3. Trong trường hợp việc " áp dụng mở rộng" vẫn phù hợp với chân lý được mặc khải trong những phần Kinh thánh khác, hãy sử dụng những đoạn văn Kinh thánh đó để dạy chân lý này chứ không nên cương giải Kinh thánh. Thí dụ 6:20 có nói đến thân thể của tín đồ là đền thờ của Đức Thánh Linh. Tuy nhiên trong trường hợp việc áp dụng lại không được tìm thấy ở đâu trong Kinh thánh thì bạn sẽ gặp khó khăn lớn. Bởi vì như thế bạn đã gán cho Đức Chúa Trời điều mà Ngài không hề phán dạy.4. Cuối cùng lý do quan trọng nhất khiến chúng ta không thể gán cho những đoạn văn này ý nghĩa mà chúng không hề muốn nói, ấy là chân lý được nêu lên trong đoạn văn này là vô cùng quan trọng đối với chúng ta ngày nay. Thí dụ 3:16-17 là một đoạn văn Kinh thánh rất quan trọng nói về ý nghĩa của Hội thánh địa phương. Hội thánh địa phương chính là đền thờ của Đức Chúa Trời, là cộng đồng của những người tin Chúa có Đức Thánh Linh ngự trị. Như thế Hội thánh là thánh khiết đối với Đức Chúa Trời. Hội thánh chính là sự biểu hiện của Đức Chúa Trời ở địa phương mà Hội thánh tồn tại. Hội thánh phải là nơi mà những tâm hồn muốn tìm kiếm Chúa có thể gặp được Ngài, nơi những tội nhân tìm được sự tha thứ, nơi những người có tấm lòng tan vỡ tìm được sự chữa lành và là nơi những người cô đơn tìm thấy tình yêu thương. Ai phá hoại Hội thánh, tức là làm cho Hội thánh không còn đầy đủ chức năng đó nữa, sẽ phải chịu sự đoán phạt của Đức Chúa Trời.Như thế việc " áp dụng mở rộng" là đúng khi việc áp dụng đó liên hệ đến những hoàn cảnh có sự tương đồng. Việc áp dụng sẽ là sai lầm khi chúng ta gán cho đoạn văn Kinh thánh ý nghĩa hoàn toàn khác với ý nghĩa nguyên thủy của nó.19. Ôn lại phần bài học nói về khoa giải kinh. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu trình bày đúng nhất ý nghĩa của 3:16-17 đối với Hội thánh ngày

Page 85: Chu giai 1 va 2 cotinhto

nay. Đây là lời Đức Chúa Trời dành cho :a) Hội thánh địa phương với tư cách là một cộng đoàn của Đức Thánh Linh ở địa phương mà Hội thánh tồn tạib) Hội thánh toàn cầu không nên chia rẽ thành các giáo phái.c) Những tổ chức Cơ đốc quốc tế không nên phá hoại Hội thánh địa phương bằng cách áp dụng những yếu tố ngoại lai trên Hội thánh.20. Hãy ghi chép trong sổ tay của bạn:a. Định nghĩa việc "áp dụng mở rộng"b. Nêu thí dụ về việc " áp dụng mở rộng" saic. Nêu lên bốn lý do khiến không thể chấp nhận việc " áp dụng mở rộng" sai.

THẦN HỌC SAI LẦM CỦA NGƯỜI CÔRINHTÔ Trong khi thực hiện việc giải kinh phân đoạn 4:6-13 chúng ta đã ghi nhận rằng người Côrinhtô đã thay thế " giáo lý thập tự giá" của Phaolô bằng " giáo lý về sự vinh hiển". Việc này cần giải thích rõ ràng hơn và tôi muốn làm điều đó trong phần bài học này bởi vì giáo lý này ẩn tàng phía sau rất nhiều vấn đề ở Côrinhtô. Tuy nhiên vấn đề này rất phức tạp và cần có sự giải thích về bối cảnh gây nên vấn đề này.Ghi chú: Tôi xin giải thích đôi chút về điều tôi thực hiện trong bài học này bởi vì nó có thể hơi khác một chút. Sách chú giải của Barrett có một bài tập về vấn đề này. Nhưng trong bài tập đó có nhiều điều hơi khó hiểu. Bởi vậy tôi muốn giải thích cặn kẽ thêm về bối cảnh vấn đề. Hãy đọc kỹ phần này có lẽ bạn muốn đọc lại và tham khảo những khúc Kinh thánh có liên quan. Nhưng khoan làm như vậy đã. Hãy đọc một lần và cố tìm hiểu ý nghĩa. Sau này tôi sẽ yêu cầu các bạn ôn lại bằng cách xem lại sách Barrett trong ánh sáng những điều tôi đã giải nghĩa. Bài tập cuối cùng nhằm giúp đỡ các bạn nhớ lại những ý tưởng chính.21. Xem phần bình luận về 4:8-10 trong sách của Barrett nhằm trang 108 - 111. Tìm hiểu ý nghĩa từ ngữ " giáo lý về thời sau rốt" " ngộ đạo thuyết" và " sự sốt sắng" trong phần giải nghĩa các thuật ngữ ở cuối tài liệu học tập. Nơi trang 109 Barrett trình bày điều ông cho là vấn đề thực sự ở Côrinhtô. Hãy ghi chép lời Barrett trưng dẫn của Wendland. Đây là điều chúng ta sẽ cố gắng giải thích ở đây.Trước hết các bạn cần biết rằng nền tảng thần học của toàn bộ Tân ước có liên quan đến thời sau rốt, Thần học về thời sau rốt có liên quan đến ngày cùng tận khi Đức Chúa Trời chấm dứt thời đại này hầu hết người Do Thái trong thời đại của Chúa Jesus đều chịu ảnh hưởng của giáo lý về thời sau rốt. Điều này có nghĩa là họ cho rằng họ đang sống trong thời đại cuối cùng khi Đức Chúa Trời sẽ bước vào lịch sử và đưa mọi sự đến chỗ kết thúc để khởi

Page 86: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đầu "một thời đại mới". Thời sau rốt được gọi là " Eschaton" trong tiếng Hylạp.

HI VỌNG VỀ THỜI KỲ SAU RỐT Ngày cuối cùng:Thời đại nầy (Thời đại của Satan)Tội lỗi, Bệnh tật, Quỉ ám, Linh gian ác khống chế

Những Cơ đốc nhân của Hội thánh đầu tiên thừa hưởng cách nhìn có tính cách thời sau rốt này từ người Do thái. Họ đã có cái nhìn như vậy bởi vì đối với họ biến cố Chúa Jesus đến trần gian, chịu chết, sống lại và sai Thánh Linh đến tất cả đều liên quan đến hy vọng của họ về chung kết của thế giới.Sự chung kết của thế giới cũng là một sự khởi đầu mới - Sự khởi đầu của thời kỳ thuộc về Đức Chúa Trời, thời của Đấng Mêsia, thời đại cũng được nói đến như " vương quốc của Đức Chúa Trời", có nghĩa là thời trị vì của Đức Chúa Trời. Thời đại mới này là thời đại của sự công nghĩa (EsIs 11:4-5), khi đó con người sẽ sống trong hòa bình (EsIs 2:2-4). Đó cũng là thời của sự tuôn đổ đầy dẫy Đức Thánh Linh (Gio Ge 2:28-30) tức là thời kỳ mà giao ước mới được Giêrêmi đề cập đến sẽ được ban bố (Gie Gr 31:31-34, 32:38-40), tội lỗi và bệnh tật sẽ không còn nữa (33:6-8), và ngay cả những tạo vật trong thế giới cũng sẽ vui mừng trong thời đại mới (EsIs 11:6-9).Do đó khi Giăng Báptít công bố thời cuối cùng đã gần kề và xức dầu cho Đấng Mêsi thì niềm hy vọng về cõi lai thế đạt đến điểm cao nhất của nó. Đấng Mêsi sắp xuất hiện, tức là Đấng đánh dấu sự khởi đầu của thời đại mới trong Đức Thánh Linh (LuLc 3:7-17).Chắc bạn đã biết rõ câu chuyện Chúa Jesus đã đến công bố vương quốc của Đức Chúa Trời đã gần kề đánh dấu bằng chức vụ của Ngài (Mac Mc 1:14-15, LuLc 17:20-21). Ngài đã xua đuổi ma quỷ, thực hiện các phép lạ, tiếp đón những tội nhân và kẻ hoang đàng với sự nhơn từ. Tất cả những điều đó báo hiệu rằng thời cuối cùng đã bắt đầu (LuLc 11:20 Mat Mt 11:2-6 LuLc 4:21 15:1-2). Mọi người đều chăm chú vào Chúa Jesus để xem Ngài có thực sự là Đấng phải đến không.Phải chăng Ngài đến và đem lại thời kỳ của Đấng Mêsia với tất cả vinh quang của nó? Nhưng thật bất ngờ khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá khiến mọi ánh sáng hy vọng tắt ngúm.Nhưng không phải như vậy! Đó là một sự tiếp diễn vinh hiển. Vào ngày thứ ba sau khi chết Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết và hiện ra cho các môn đồ. Các môn đồ tin rằng Ngài" Phục hồi nước Ysơraên" (Cong Cv 2:16). Nhưng Ngài không làm như vậy mà trở về cùng Đức Chúa Cha và tuôn đổ Thánh Linh một cách dư dật. Chính ở điểm này sự hiểu lầm bắt đầu. Cả đối với thời đầu tiên cũng như đối với chúng ta. Chúa Jesus công bố nước Trời đã đến

Page 87: Chu giai 1 va 2 cotinhto

qua sự xuất hiện của Ngài. Sự giáng lâm của Thánh Linh một cách dư dật và đầy quyền phép kèm theo những dấu kỳ phép lạ và việc thiết lập giao ước mới là những dấu hiệu cho biết thời đại mới đã bắt đầu. Tuy nhiên thời chung kết của đời này vẫn chưa xảy ra. Làm thế nào Hội thánh đầu tiên có thể dung hòa được những điểm này?Ngay từ đầu, với bài giảng của Phierơ trong Công vụ đoạn 3 Hội thánh đã nhận ra rằng Chúa Jesus đã giáng thế không phải để dắt đưa chúng ta đến điểm chung kết của mọi sự nhưng là sự khởi đầu của thời kỳ sau rốt. Nhờ thế Hội thánh đi đến chỗ nhận ra rằng qua sự chết, sự sống lại của Chúa Jesus và sự tuôn đổ Thánh Linh, những phước hạnh và ân tứ của thời tương lai đã xuất hiện. Do đó, trong một ý nghĩa có thể nói là thời cuối cùng đã đến rồi. Nhưng trong khía cạnh khác thì cuối cùng vẫn chưa hoàn tất. Như vậy là thời cuối cùng đã bắt đầu nhưng lại chưa hoàn tất. Vậy nên, những tín đồ đầu tiên tự nhận mình là những người ở vào thời kỳ cuối cùng. Họ là những người " ở giữa các thời đại". Có nghĩa là giữa thời điểm bắt đầu của thời cuối cùng và ngày kết thúc của mọi sự. Ở chung quanh bàn tiệc thánh, Hội thánh đầu tiên luôn nhắc nhở ý niệm về thời buổi cuối cùng qua việc tuyên bố " sự chết của Chúa cho đến khi Ngài trở lại". (ICo1Cr 11:2, 6).

QUAN ĐIỂM CƠ ĐỐC GIÁO VỀ THỜI CÙNG TẬN Thời cuối cùng:Đã khởi đầu Đã hoàn thànhTHỜI HIỆN ĐẠI: đang đi quaTHỜI SẼ ĐẾN: vĩnh cửuCông nghĩa ...... Công nghĩa trọn vẹnBình an ...... Bình an hoàn toànKhang kiện ......không bệnh tật, chết chóc Đức Thánh Linh ......đầy dẫy viên mãn

Nhưng Cơ đốc nhân đầu tiên là những người đã kinh nghiệm sự tha thứ nhưng không và dư dật của Đức Chúa Trời nhưng họ vẫn chưa phải là những người trọn vẹn (Phi Pl 3:7-14). Họ là những người đã chết cho quá khứ (ICo1Cr 3:22) nhưng họ vẫn còn phải trãi qua cái chết (Phi Pl 3:20-22). Họ là người đã sống trong Đức Thánh Linh, nhưng họ vẫn còn phải sống trong thế giới và vẫn còn có thể bị ma quỷ cám dỗ (GaGl 5:16-26). Họ là những người đã được xưng công nghĩa và thoát khỏi sự định tội (RoRm 8:1), nhưng họ vẫn còn phải trãi qua sự phán xét trong tương lai (IICo 2Cr 5:10). Họ là " dân tộc tương lai" của Đức Chúa Trời. Họ là những người sẽ hưởng phần vinh quang trong tương lai. Họ đã nếm biết những phước hạnh và sống trong

Page 88: Chu giai 1 va 2 cotinhto

ánh sáng của phước hạnh tương lai nhưng họ vẫn phải sống trong niềm hy vọng nơi những phước hạnh và giá trị đó giữa một thế giới cũ.Nan đề đối với họ cũng như đối với chúng ta là không phải tất cả mọi người đều có thể sống trong sự giằng co giữa tình trạng vừa đã bắt đầu nhưng lại chưa hòan tất. Một số người không thể nhìn thấy rằng mọi sự đã thay đổi. Thế gian và tội lỗi vẫn còn đó. Ma quỷ cũng vẫn còn hiện diện và hành động cách mạnh mẽ trong thế giới này. Thế nên một số người chỉ nhìn thấy những điều chưa hoàn tất. Họ vẫn có lòng trông đợi Đức Chúa Trời hành động để đem lại thời chung kết nhưng lại ít có hy vọng nơi Ngài trong thời hiện tại. Theo họ, việc chữa lành của thân thể và một đời sống đầy đẫy Đức Thánh Linh đều thuộc về thời cuối cùng và chưa có trong hiện tại.Bây giờ chúng ta đến sai lầm của người Côrinhtô : Một số người khác lại nhấn mạnh rằng mọi sự đã hoàn tất. Đến nỗi họ dường như phủ nhận sự hiện hữu của thế giới. Họ nhìn Chúa Jesus như là Đấng vinh hiển chứ không phải Đấng chịu thương khó. Họ tin rằng điều duy nhất có thể đem lại vinh quang cho Đức Chúa Trời là các dấu kỳ và phép lạ. Bởi vì Chúa là Đấng chữa lành nên Ngài phải chữa lành tất cả mọi người. Con người không còn từng trãi yếu đuối, hay đói khát nữa.Đến đây bạn có thể hiểu được câu nói của Phaolô trong ICo1Cr 4:8-10 " Anh em được no đủ, được giàu có rồi. Anh em đã khởi sự cai trị; thật mong cho anh em được cai trị hầu cho chúng tôi cũng cai trị với anh em !". Chúng ta có thể gọi sai lầm này là " nhấn mạnh quá đáng vào điều đã hoàn tất". Điều này có nghĩa là họ đã nhấn mạnh quá đáng như thể là mọi việc đã thành tựu cả.Ngoài sự kiện đó WENDLAND còn ghi nhận 2 yếu tố khác đó là ngộ đạo thuyết và sự cuồng nhiệt cả 2 yếu tố này kết hợp tạo thành thần học của người Côrinhtô về sự vinh hiển. Ngộ đạo thuyết có nghĩa là họ đã đạt đến " sự giác ngộ" Nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ đã chấp nhận quan điểm của ngộ đạo thuyết thế giới vật chất là không thiêng liêng trong bài học 6 và 7 chúng ta sẽ nghiên cứu xem điều này ảnh hưởng đến sự suy nghĩ của họ như thế nào.Đối với những người Côrinhtô thời đó, tín đồ thuộc linh là một người luôn luôn sống trong tình trạng cuồng nhiệt đầy cảm xúc. Nói tiếng mới có nghĩa là nói những thứ tiếng của các thiên sứ, nói ngôn ngữ của Thiên Đàng. Do đó, họ xét đoán những người theo họ dường như không thuộc linh trong quan niệm của họ. Ông không phải là người có tài hùng biện, ông không giảng dạy sự khôn ngoan và ông có thân thể yếu đuối. Rõ ràng ông không phải là một vị sứ đồ đem vinh quang lại cho Đấng Christ. Để đối chọi lại tất cả những điều này, Phaolô một lần nữa nhắc lại giáo lý về thập tự giá. Ông đã từng biết quyền phép của sự sống lại nhưng cũng hiểu được sự thông

Page 89: Chu giai 1 va 2 cotinhto

công trong sự thương khó của Đấng Christ. Cuộc sống trong thế giới này có nghĩa là sống trong sự giằng co giữa điều đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc. Như thế người tín đồ của Đấng Christ sẽ không tìm kiếm sự vinh hiển bằng cách trốn tránh thập tự giá. Người đó thấy rằng vinh quang thực sự cũng như quyền phép và ân điển của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua thập tự giá. Và điều này đã trở thành đề tài chủ yếu của Phaolô trong suốt thơ IICôrinhtô. Những người Côrinhtô đã không thể hiểu được điều này. Nhưng Phaolô nhắc đi nhắc lại rằng cuộc sống một Cơ đốc nhân là cuộc sống giằng co giữa điều đã bắt đầu nhưng chưa hoàn tất. Và như thế có nghĩa là phải bước đi con đường của thập tự giá. Xem IICo 2Cr 4:7-18, 6:3-10 và 11:16, 12:10.22. Xem sách Barrett trang 108-111. Hãy điền phần còn thiếu trong các câu phát biểu dưới đây:a. Lý do chính đưa đến giáo lý sai lầm của người Côrinhtô là họ không thể sống trong sự giằng co giữa ......và......b. Họ đã nhấn mạnh đến......c. Theo ý kiến của Wendland, những người Côrinhtô đã hiểu lầm ý nghĩa của Tin Lành và đức tin do đó đã thay đổi Tin Lành và đức tin thành......và ......d. Điều này đã khiến họ phê phán......bởi vì ông có quá nhiều......e. Họ đã ưu thích đường lối của ......hơn là đường lối của......Đến đây kết thúc bài học 5. Hãy ôn lại bài học cho đến khi bạn có thể nhớ được những điểm chính trong dàn bài. Sau khi đã ôn bài và chắc rằng đã nắm được ý chính của bài học, bạn hãy làm bài tự kiểm tra để xem có điểm nào bạn chưa hiểu rõ không.

Bài Tự Trắc Nghiệm 1 Xếp cho phù hợp. Trong đoạn ICo1Cr 3:5-9 3:10-15 Phaolô cố gắng giúp những người Côrinhtô có cái nhìn đúng đắn hơn về những người lãnh đạo. Hãy xếp những câu Kinh thánh bên tay phải sao cho phù hợp với những câu phát biểu bên phía trái.......a Dùng việc so sánh với ngôi nhà để diễn tả quan niệm của ông.......b Ngõ lời với các lãnh đạo Hội thánh và khuyên họ. Chú ý đến cách gây dựng Hội thánh tại Côrinhtô......c Nêu lên quan điểm rằng cả Hội thánh cũng như các lãnh đạo đều thuộc về Chúa.......d Nêu lên ý tưởng rằng các lãnh đạo đều giống nhau, chỉ có các công việc là khác nhau và họ sẽ lãnh nhận phần thưởng riêng của mỗi người.......e Dùng hình ảnh về đồng ruộng để trình bày quan điểm của ông.Câu trắc nghiệm Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng nhất. 2. Trong 3:16-17 Phaolô dạy rằng " Nếu ai phá hủy đền thờ của Đức Chúa

Page 90: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Trời thì Ngài sẽ hủy diệt người đó". Đền thờ của Đức Chúa Trời chỉ về.a) Đền thờ tại Giêrusalemb) Nhà thờ vật chất tại thành Côrinhtôc) Hội thánh là tập thể các người tin Chúad) Thân thể của cá nhân mỗi tín đồ3. Phaolô kết luật đoạn 1-4 bằng cách dùng hình ảnh về.a) Cha conb) Thầy tròc) Chủ tớd) Nông dân và đồng ruộng4. Cách giải nghĩa đúng nhất về câu 4:6 " chỗ vượt qua đều đã chép" là:a) Đây có lẽ là một lỗi lầm về dịch thuật trong bảng NIV bắt nguồn từ phỏng định rằng đây là điều Phaolô đã nói đến trong phần trước khi ông trả lời những vấn đề về sự khôn ngoan và sự chia rẽ.b) Câu này dường như ám chỉ về những câu Kinh thánh Cựu ước mà Phaolô trưng dẫn trong đoạn 1-3.c) Đây rất có thể là một sai lầm trong bản văn Kinh thánh : những câu này vốn là một lề chú được đưa vào nội dung Kinh thánh.d) Câu này muốn ám chỉ đến Cựu ước và có ý dạy phải sống theo Kinh thánh.5. Trong khoa giải kinh, " việc áp dụng mở rộng" ám chỉ về:a) gán cho bản văn Kinh thánh một ý nghĩa thứ 2 khác hơn là ý nghĩa nguyên thủy.b) Việc nới rộng ý nghĩa của bản văn cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.c) Tìm một ý nghĩa sâu xa, đầy đủ hơn cho bản văn Kinh thánh.d) Việc ngụ ngôn hòa ý nghĩa bản văn6. Trong những câu cuối của đoạn 3 ( Câu 18 -23). Phaolô viết rằng " mọi sự đều thuộc về anh em". Câu phát biểu nào trình bày rõ nhất ý nghĩa của điều Phaolô nói.a) Phaolô cho rằng người Côrinhtô có cái nhìn hẹp hòi và ông cố gắng trình bày để họ thấy rằng với tư cách là một Cơ đốc nhân họ có quyền sở hữu cả thế giới.b) Người Côrinhtô cần nhận ra rằng trong Đấng Christ mọi người lãnh đạo đều thuộc về họ hơn là chia phe lập đảng theo đuôi các lãnh đạo là những người cũng chỉ là những tôi tớ.7. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng nói về giáo lý sai lầm của người Côrinhtô.a) Họ nhấn mạnh vào những điều chưa hoàn tất và quên lãng những điều đã bắt đầu nói.b) Họ tự nghĩ rằng họ đã " được giác ngộ"

Page 91: Chu giai 1 va 2 cotinhto

c) Họ đã thay thế giáo lý về thập tự giá bằng giáo lý về sự vinh quang.d) Họ là những người rất lý trí và coi thường cảm xúc thuộc linh.e) Họ cho rằng những đau khổ Phaolô phải chịu là bằng chứng rằng ông chưa là người trọn vẹn.f) Họ nhấn mạnh đến sự kiện là các Cơ đốc nhân có thể sống trong trạng thái giằng co giữa sự yếu đuối trong hiện tại nhưng vẫn kinh nghiệm niềm vui mừng trong Đấng Christ.Bổ túc. Điều thêm vào những câu sau đây cho đầy đủ ý nghĩa. 8. Phaolô dùng từ ngữ nào để mô tả vai trò của các lãnh đạo Hôị thánh?Họ là......9. Có những điểm khác biệt quan trọng nào giữa hy vọng về thời sau rốt của người Do Thái vào thời Giăng Báptit và sự hy vọng về thời sau rốt của các Cơ đốc nhân?a. Người DoThái......b. Cơ đốc nhân......Chọn giữa đúng và sai. Viết chữ Đ vào khoảng trống trước câu trả lời đúng. Viết chữ S trước câu phát biểu sai.......10. Qua sự so sánh việc xây dựng bằng vật liệu vàng hoặc gỗ v.v.. Phaolô khuyên nhũ người Côrinhtô phải xây dựng đời sống của họ trong sự thánh khiết và sự công nghĩa cũng như không sống theo đời này.......11. Trong 4:1-5 Phaolô dùng hình ảnh của người tôi tớ nhắc nhở rằng những người phục vụ trong Hội thánh ở vị trí lãnh đạo phải trung tín bởi vì họ sẽ bị Đức Chúa Trời phán xét trong ngày cuối cùng.......12. Khi Phaolô viết : " Người há có điều chi mà chẳng đã nhận lãnh sao ?" (4:7). Ông muốn phê phán người Côrinhtô về thái độ "khoe mình" theo phe người này nghịch cùng kẻ khác......13. Những dấu hiệu của một sứ đồ được Phaolô nêu lên trong ICo1Cr 4:18-13 là để chứng minh cho người Côrinhtô thấy rằng Phaolô đích thưa là sứ đồ và là đầy tớ trung tín của Chúa Jesus Christ.

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. Câu trả lời của bạn, câu trả lời của tôi đại khái như sau :3:5-9 Vai trò của các lãnh đạo trong Hội thánh của Đức Chúa Trời.3:10-15 Kêu gọi các lãnh đạo cẩn thận trong việc gây dựng Hội thánh.3:16-17 Kêu gọi khác để phá hoại Hội thánh về các đền thờ của Đức Chúa Trời tại Côrinhtô.2. Các tôi tớ3. Bạn có thể dùng những từ ngữ khác, nhưng câu trả lời của bạn phải bao gồm 2 yếu tố sau đây:1) Họ đều có chung một cứu cánh nhưng mỗi người có công việc riêng và

Page 92: Chu giai 1 va 2 cotinhto

mỗi người sẽ nhận phần thưởng riêng.2) Tất cả mọi sự: Hội thánh, các tôi tớ, sự tăng trưởng đều thuộc về Đức Chúa Trời.4. a. Apôlô5 Người cai trị.b. Phaolôc. Hội Thánhd. Đức Chúa Trời6. a. Phaolô ngỏ lời với những người có nhiệm vụ gây dựng Hội thánh.b. Hội thánh được gây dựngc. Những ai lo việc gây dựng Hội thánh hãy cẩn thận trong việc đó.7. d) Hội thánh địa phương tại Côrinhtô là đền thờ của Đức Chúa Trời ( ý tưởng về sự thánh khiết cá nhân không phải là đề tài ở đây).8. a Hội thánh, các lãnh đạob. Các lãnh đạo, Hội thánhc. Hội thánh, đền thờd. Sự khôn ngoan thế gian, sự chia rẽ bè đảng.9. 1:10-12 Sự chia rẽ bè đảng là một dấu hiệu; " thuộc về phe Apôlô" có thể có nghĩa là chống lại Phaolô.1:17, 2:1-5 Hai đoạn Kinh thánh này gợi ý rằng những người Côrinhtô cho là Phaolô thiếu sự khôn ngoan và tài hùng biện của các triết gia.2:5 " Người thiêng liêng" thì không bị ai xử đoán.10 Soát lại câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập và sách của Barrett sau khi bạn đã học xong phần này của bài học.Bản NIV " Ý nghĩa của câu "đừng vượt qua những điều đã chép".11. a. Xét đoánb. Xét đoán; tòa án của loài người; lương tâm trong sạch; không có điều gì đáng tội; hãy đợi giờ Chúa đến; chính Chúa sẽ tỏ mọi sự ra ánh sáng; bày ra những toan định trong lòng người.12. Soát lại câu trả lời của bạn với Kinh thánh. Những từ ngữ được nhắc đến nhiều lần là " làm việc khó nhọc" và " chịu đói khát"; " Bị đánh đập", " bị tù đày"" đêm thao thức không ngủ"; " nguy hiểm"; " bị sỉ nhục"13. a. Cha và con cáib Hỡi các con yêu dấu; Cha ; tôi đã dùng Tin Lành mà đang sanh ra anhem; hãy bắt chước tôi; cầm roi mà đến; yêu thương và ý nhu mì.14. a. 2) Người Côrinhtô không được xét đoán bởi vì họ không thề xét đoán tôi tớ của người khác.b. Người Côrinhtô không nên kiêu ngạo theo phe người này nghịch cùng kẻ khác bởi vì cả những tôi tớ và người Côrinhtô đều phải đi con đường của

Page 93: Chu giai 1 va 2 cotinhto

thập tự giá.15. a. Việc sử dụng mạo từ trong tiếng Hylạp chứng tỏ rằng câu này là một câu trưng dẫn.b. Câu này ám chỉ đến một câu châm ngôn đương thời đó; câu này ám chỉ một câu Kinh thánh Cựu ước trong ICo1Cr 1:1- 3 có lẽ có sự sai lạc về văn bản.16. a Có thể hiểu là " không ai cả"; hoặc có thể hiểu là " Đức Chúa Trời".b. Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Tuy nhiên câu trả lời của bạn phải có bằng chứng trong văn bản. Theo tôi có thể hiểu là " không ai cả".17. a. Đồng ruộng, tòa nhàb. Tòa nhàc. Gia đình18. a. Bởi vì : 1) Phaolô vừa nhắc đến hình ảnh về tòa nhà ; 2) Hình ảnh này bắt nguồn từ Hy vọng của người Do Thái về Đấng Mêsi và 3) Đền thờ là nơi "Thần linh" cư ngụb. Sự hiện diện của Đức Thánh Linh19. a. Hội thánh địa phương là cộng đoàn của Đức Thánh Linh trong địa phương mà Hội thánh tồn tại20. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.21. Câu trả lời ở trang 109 trong sách của Barrett22. a. Đã bắt đầu, nhưng chưa hoàn tấtb. Đã bắt đầuc. Ngộ đạo thuyết, sự sốt sắng cuồng nhiệtd. Phaolô, sự yếu đuốic. Sự vinh quang, thập tự giá

Tội Loạn Luân, Kiện Tụng Và Kỷ Luật Của Hội Thánh.

Trong hai bài trước chúng ta đã có cái nhìn rõ ràng hơn về nan đề cơ bản của Hội Thánh tại Cô rinh tô và chúng ta cũng có thể xác định một cách tạm thời những gì chứa đựng trong thần học của Hội Thánh Cô rinh tô. Thật dễ cho chúng ta bị ảnh hưởng bởi những giáo lý thần học đó, ngay cả ở thời đại ngày nay. Do chúng nhấn mạnh đến một khía cạnh của lẽ thật, chúng ta rất dễ lầm với toàn bộ lẽ thật. Nhưng bất cứ thần học nào che khuất thập tự giá của Đấng Christ đều phi Kinh Thánh.Trong bài học này các bạn sẽ thấy thế nào một vài phương tiện của thần học này được biểu lộ qua một số vấn đề. Sự thiếu tôn trọng thân thể và một thần học quá nhấn mạnh vào "việc đã rồi" có thể gây những tác động kỳ lạ đến quan điểm của con người và đời sống trong thân xác nầy. Phao Lô bàn đến

Page 94: Chu giai 1 va 2 cotinhto

ba điểm khác nhau trong phần này, nhưng cả ba điểm được kết hợp trong một ý tưởng. Những tín hữu tại Hội Thánh Cô rinh tô vẫn còn rất cần đến "sữa" (3:2), bởi vì họ vẫn chưa được trưởng thành. Phao Lô nói rằng ông không muốn làm cho họ bị hổ thẹn (4:14) nhưng đã có những điều xảy ra thật đáng cho họ phải hổ thẹn sâu xa.Bài học này cũng sẽ liên hệ đến những kỷ luật của Hội Thánh. Nhưng các bạn sẽ thấy Phao Lô đã đau đớn như thế nào. Đối với ông, các kỷ luật của Hội Thánh là để cứu vớt chứ không phải để xét đoán. Đây là một lãnh vực mà nhiều người trong chúng ta phải chú ý cẩn thận. Bài học sẽ giúp chúng ta nhạy bén hơn đối với nhu cầu nâng đỡ những người vấp ngã, ngay cả nếu dùng đến các biện pháp kỷ luật.Trường hợp loạn luânVấn đềCâu trả lời của Phao Lô.Câu hỏi trong việc kỷ luật Hội Thánh.Trường hợp kiện cáoVấn đềCâu trả lời của Phao LôMột vài ý kiến liên quan đến khoa giải kinh.Trường hợp thông dâmVấn đềCâu trả lời của Phao LôKhi hoàn tất bài học bạn sẽ có thể:* Giải thích tại sao những hành động vô luân trắng trợn lại được bỏ qua một cách hiển nhiên như vậy tại Hội Thánh Cô rinh Tô .* Truy nguồn gốc những cuộc tranh luận mà Phao Lô dùng để tấn công vấn đề một tín hữu kiện cáo người khác.* Nhận diện được những vấn đề trong Hội Thánh ngày nay so với những vấn đề trong 6:1-11 nơi mà tín đồ kiện cáo lẫn nhau và xác định xem Phao Lô có thể sử dụng lời công kích tương tự đối với vấn đề trả thù như vậy không, nếu ông phải viết thư cho tín hữu ngày nay.* Lập danh sách những lý luận mà Hội Thánh Cô rinh tô dùng để bảo vệ việc thông dâm.* Giải thích tại sao triết lý chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa ngộ đạo đã góp phần vào việc chấp nhận sự thông dâm tại Hội Thánh Cô rinh tô.1. Đọc 5:1-6:20 Nghiên cứu đoạn Kinh Thánh đã cho ở phần đầu của các phân đoạn.2. Đọc Sách Giải Nghĩa Barret trang 119-153 khi bạn được hướng dẫn làm như vậy trong phần khai triển bài học.3. Nghiên cứu bài học từng phần một.

Page 95: Chu giai 1 va 2 cotinhto

4. Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài và so sánh phần trả lời của bạn với phần trả lời trong mục trả lời.Chủ nghĩa bất định (antinomianism)Chủ nghĩa khổ hạnh (asceticism)Luân lý, đạo đức (bema)Dứt phép thông công (excommunication)Thuyết ngộ đạo (gnosticism)

Trường hợp tội loạn luân 5:1-13Hoan nghinh bạn trở lại với thơ I Cô rinh tô. Nếu bạn có vắng mặt trong một thời gian ngắn, có lẽ bạn muốn ôn lại ngắn gọn từ đoạn 1 đến đoạn 4. Đây là bài học duy nhất trong phần nghiên cứu của bạn mà chúng ta sẽ theo dõi câu trả lời của Phao Lô cho nhiều vấn đề trong cùng một bài học. Vì thế, tôi sẽ giải luận bài học nầy theo một cách hơi khác với bài 4 và 5. Chúng ta sẽ phân tích từng vấn đề một cách độc lập và sẽ nghiên cứu:- Vấn đề- Câu trả lời của Phao Lô- Vài ý kiến liên quan đến khoa giải kinhTrong mỗi trường hợp chúng ta sẽ phải phân tích một cách ngắn gọn hơn bài 4 và 5. Những phần riêng rẽ nào liên quan đến các câu hỏi nội dung sẽ được bỏ qua. Đối với các câu hỏi đặc biệt quyết định đến sự hiểu biết của chúng ta về đoạn Kinh Thánh, chúng ta sẽ dành thì giờ để thảo luận ngay tại điểm đó.Rõ ràng từ 5:1 Phao Lô đã chuyển sang một vấn đề hoàn toàn mới. Ông bắt đầu : "Nghe nói rằng" . Và điều ông nghe đã làm ông choáng váng.

Vấn đề 1 Đọc I Côrinhtô 5:1-3 hai lần, Sau đó đọc sách Barret trang 120-122a Vấn đề Phao Lô đưa ra có hai mặt. Đó là gì?......b Cụm từ "sống với vợ của Cha mình" có thể mang ý nghĩa gì?......Phao Lô rất kinh khủng. Một tín đồ đang "sống với vợ của Cha mình". Nhưng điều đó có nghĩa gì? Chúng ta hãy ghi nhận một số điều về cụm từ này.Trước nhất, động từ "sống với" (living with) theo nghĩa đen có nghĩa là "có" (to have) nhưng nó có nghĩa là một quan hệ lâu dài có liên quan đến quan hệ tình dục. Vì vậy, người đàn ông ở đây không có một chuyện yêu đương vô tình vì anh ta đang "ăn ở" với vợ của Cha mình.Thứ nhì, "vợ của Cha mình" dĩ nhiên có thể có nghĩa là mẹ ruột của anh ta. Nhưng điều này hầu như hoàn toàn không đúng. Nếu vậy hẳn Phao Lô đã

Page 96: Chu giai 1 va 2 cotinhto

dùng từ "mẹ" và Hội Thánh Cô rinh tô chắc đã không thể chấp nhận việc ấy. Vì vậy, chắc chắn Phao Lô có ý nói đến "mẹ kế của anh ta".Thứ ba, người đàn bà ấy không được nhắc đến trong phần kỷ luật đối với người phạm tội, vì vậy chắc bà ta không phải là thành viên trong Hội Thánh.Thứ tư, mối quan hệ này bị cả người Do Thái lẫn dân ngoại xem là loạn luân. Đối với người Do Thái, xin xem LeLv 18:8 và 20:11. Lưu ý sự khác biệt giữa "mẹ" và "vợ của Cha" trong LeLv 18:7, 8. Học viện La mã của Gaius, mà Barret đã trích dẫn, cấm đàn ông quan hệ tình dục với bà gia, mẹ kế, con dâu hoặc con riêng của vợ. Điều bị cấm trong các điều luật ở đây là cấm cha và con có quan hệ tình dục với cùng một người đàn bà. Có thể thấy được điều kinh khủng ấy trong phần trích dẫn của Cicero, mà chúng tôi sẽ dịch ra cho các bạn. Đó là trường hợp một người đàn bà lấy con rễ của mình. "Ôi ! cứ nghĩ đến tội lỗi của người đàn bà là không thể tin được, trường hợp cá biệt này chưa từng có".Chừng đó cũng đã quá tệ rồi, nhưng đó chỉ mới là một mặt của vấn đề mà Phao Lô đưa ra. Mặt kia, theo một cách nào đó , thậm chí còn nhục nhã xấu xa hơn đối với ông. Hội Thánh Côrinhtô còn tự hào nữa. Điều này có thể có một trong hai ý nghĩa:1/ Họ tự hào vì tình huống đó. Nếu vậy, có thể mang ý nghĩa là họ kiêu ngạo về sự khoan dung của họ. Có lẽ họ đã khoe khoang như thể đó là một ví dụ về sự tự do "thuộc linh" hoặc 2/ Họ vẫn kiêu ngạo mặt dù tội lỗi trắng trợn đó xảy ra giữa vòng họ. Sự "tự cao" của họ đã làm mờ mắt họ, khiến họ không thấy tình trạng thực của mình.Dẫu Phao Lô có ý gì đi nữa, rõ ràng rằng sự kiêu ngạo của họ đã khiến họ không làm gì cả. Phao Lô nghe về tình trạng ấy và đã làm điều gì đó.2 Xem lại câu trả lời của bạn trong bài tập 1. Nếu bạn trả lời sai hoặc nếu câu trả lời của bạn chưa đầy đủ, hãy sửa lại theo sách hướng dẫn học tập.

Câu trả lời của Phao Lô 3 Đọc ICo1Cr 5:1-13 một lần nữa và trả lời trong sổ tay của bạn .a Cách giải quyết của Phao Lô là gì?b Lập danh sách những lần ông nói về điều đó bằng những cách khác nhau. Chỉ ra câu và cụm từ.c Bây giờ hãy liệt kê những phân đoạn. Chủ điểm của mỗi đoạn là gì? Đối với một phân đoạn 2 và 3, phải chắc chắn rằng bạn nêu lên được mối liên hệ của chúng đối với phân đoạn trước đó.Cách giải quyết của Phao Lô rất rõ ràng. Không ít hơn năm lần ông đã bảo họ hãy khai trừ người đàn ông ấy ra khỏi Hội Thánh. Nhưng điều không rõ lắm ở đây là tính chất của sự dứt phép thông công và các ẩn dụ mà ông dùng để minh họa.

Page 97: Chu giai 1 va 2 cotinhto

5:1-5 Chủ điểm của phân đoạn này cũng dễ nhìn biết. Ông chỉ đơn giản đưa ra hai mặt của vấn đề và bảo họ phải làm gì đối với nó. Thay vì ngẩng đầu lên tự hào, lẽ ra họ phải đau khổ dường như người đàn ông ấy đã chết. Vì vậy trái với những người đáng lẽ phải làm gì đó nhưng lại không làm, Phao Lô đã hành động . Ông thiết lập một tòa án, và đưa ra lời tuyên án. Người đàn ông ấy phải bị khai trừ khỏi Hội Thánh . Nhưng Phao Lô không thể thực hiện lời tuyên án ấy một mình, vì vậy ông kêu gọi Hội Thánh nhóm họp lại và thực hiện lời tuyên án của ông.Nhìn chung những điều ấy dường như đã rõ ràng. nhưng chi tiết thì hoàn toàn không rõ, vì vậy chúng ta sẽ trở lại với phân đoạn này trong phần kế của bài học.5:6-8 Phân đoạn này không rõ ràng vì Phao Lô thay đổi các ẩn dụ ít nhất là hai lần. Ông bắt đầu với một câu châm ngôn đơn giản mà ông đã dùng ở một nơi khác (GaGl 5:9). Chủ điểm ở đây là ảnh hưởng của sự việc dường như nhỏ bé lại có thể lan rộng đến khi nó thống trị hoàn toàn. Ở đây , "một chút men" liên hệ đến người đàn ông loạn luân, người mà bằng một cách nào đó đã ảnh hưởng đến toàn thể cộng đồng (làm dậy cả đống bột).Nhưng việc đề cập đến men nhắc Phao Lô nhớ lại Lễ Vượt Qua (Nếu việc tái dựng của Barret là đúng, thì bức thư này có lẽ đã được viết vào dịp Lễ Vượt Qua hoặc Lễ Phục Sinh. Xem ICo1Cr 16:8. Ở đây Phao Lô xem Hội Thánh như dân Ysơraên của Đức Chúa Trời. Bởi vì Đấng Christ là Chiên Con của Lễ Vượt Qua, đã hy sinh, Hội Thánh phải kỷ niệm buổi tiệc bằng bánh không men, mà không có sự hiện diện của người anh em phạm tội loạn luân. Có lẽ "bữa tiệc" mà Phao Lô nghĩ đến ở đây là bàn tiệc của Cứu Chúa.Mặc dầu có sự pha trộn của các ẩn dụ, ý tưởng ở đây có vẻ rõ ràng. Bởi vì Đấng Christ đã chết thế cho họ, họ phải sống cuộc sống mới không có "hiểm độc và gian ác". Vì vậy người đàn ông loạn luân ấy phải bị khai trừ ra khỏi Hội Thánh để Hội Thánh như một cộng đồng thực sự bởi ân điển của Đức Chúa Trời có thể trở nên "bột nhồi mới không men". Việc cho phép người đàn ông ấy tiếp tục ở trong Hội Thánh sẽ làm hư hỏng toàn thể cộng đồng.Bây giờ chúng ta chuyển sang một khái niệm mới có liên quan đến một vài quan niệm đặc biệt. Những nhà ngữ pháp dùng thuật ngữ "Chỉ định" (indicative) để mô tả một động từ xác định một sự việc đang tồn tại . thí dụ như những câu bắt đầu "Tôi là......" (I am) "Họ thì......" (They are..) hoặc "Đó là......" (It is..) Những nhà ngữ pháp cũng nói đến những câu mệnh lệnh hoặc yêu cầu một hành động nào đó. Thí dụ như "Anh phải......" (You must) "Các ngươi sẽ.." (Thou shall......" hoặc "Anh hãy đem đến......" (You bring......).Đọc sách Barret nói về đoạn 5:7 trang 127-128, và bạn sẽ thấy ông ta bình luận về nhiều câu ở thể chỉ định và mệnh lệnh trong thư của Phao Lô. Lưu ý trong câu 7, Phao Lô nói chủ yếu rằng bởi vì anh em là bánh không men,

Page 98: Chu giai 1 va 2 cotinhto

anh em phải làm cho mình sạch men cũ đi. Đây là nền tảng của Phúc Âm. Các bạn được sạch vì Đức Chúa Trời thanh tẩy bạn và bây giờ bạn sẽ vâng lời Ngài vì bạn yêu Ngài. Bạn có thấy mối liên hệ giữa câu chỉ định và câu mệnh lệnh ở phân đoạn nầy không? (ở đây thể chỉ định dẫn đến thể mệnh lệnh).Ngược lại, triết lý của vô định thuyết (artinomianism) hoặc chủ nghĩa tự do là "Tôi được cứu rỗi bởi ân điển nên dầu tôi có làm gì cũng không quan trọng. Không có gì bắt buộc tôi cả. Điều này thể hiện qua việc loạn luân trong đoạn 5:1. (Ở đây chỉ có thể chỉ định mà không có thể mệnh lệnh).Mặc khác, triết lý của chủ nghĩa luật pháp được người Giu đa dùng để biện hộ trong thơ Ga la ti, cho rằng "Tôi phải làm những việc tốt để được Đức Chúa Trời tiếp nhận" (Ở đây thể mệnh lệnh dẫn đến thể chỉ định).4 Nghiên cứu ba sơ đồ sau đây và gọi tên chúng hoặc là Phúc Âm của Đấng Christ, hoặc là chủ nghĩa tự do hoặc chủ nghĩa luật pháp.5:9-13 Phao Lô hơi đi ra ngoài đề một chút, nhưng cũng không ra ngoài điểm chính. Ông dùng trường hợp người đàn ông loạn luân để giải thích một việc hiểu lầm trong lá thư trước. Kế đó ông đưa ra lời giải thích cho bối cảnh hiện tại. Chủ điểm ở đây khá rõ ràng. Cơ Đốc Nhân phải sống trong thế gian với thực trạng của nó. Nhưng trong Hội Thánh thì vấn đề khác hẳn. Bởi vì họ thuộc về Đức Chúa Trời nên phải có sự trong sạch trong Hội Thánh.Phaolô tranh luận về: 1) Các liên hệ tự do bên ngoài Hội Thánh. Đây chỉ là nói chung, bởi vì đương nhiên có một số liên hệ bị hoàn toàn nghiêm cấm. (6:12-20, 10:14-22) 2) Kỷ luật nghiêm minh cho Hội Thánh. Câu 12 và 13 đưa ra nền tảng cho điều ấy. Đức Chúa Trời sẽ đoán xét những người ngoài Hội Thánh nhưng tín đồ phải đoán xét những người ở trong Hội Thánh.5 Bây giờ hãy trở lại kiểm tra câu trả lời của bạn ở bài tập 3, phần c. Bạn có làm tốt hơn các bài tập trong lúc chúng ta tiếp tục bài học không? Để ôn lại, hãy khoanh tròn các câu đúng sau đây.a Chủ điểm của đoạn 5:6-8 là dạy Hội Thánh Cô rinh tô về mối liên hệ giữa thể chỉ định và thể mệnh lệnh.b Chủ điểm của đoạn 5:1-5 là dạy Hội Thánh về nhu cầu và tính chất của việc rút phép thông công.Lý do của việc nêu lên các câu trong bài tập ở trên là để giúp bạn phân biệt giữa : 1) Chủ điểm của phân đoạn là gì? và 2) Chúng ta có thể học được điều gì từ phân đoạn ấy ngay cả khi đó không phải là chủ điểm. Bây giờ hãy hướng sự chú ý của chúng ta đến đoạn 5:3-5 để xem chúng ta có thể học được gì về kỷ luật của Hội Thánh.

Vấn đề về kỷ luật Hội Thánh 5:3-5

Page 99: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Như tôi đã nói trước đây, chủ điểm của đoạn 5:1-5 đã rõ ràng, nhưng bản chất của vấn đề thật sự khó hơn nhiều. Ngoài ra, có nhiều người gặp khó khăn trong việc liên hệ khúc Kinh Thánh này với Hội Thánh ngày nay.6. Phần khác về nan đề của chúng ta đốivới các khúc Kinh Thánh về kỷ luật hội Thánh là có những phần dường như mâu thuẩn với điều Phao Lô đã nói. Đọc lại đoạn 4:3-5 và 5:12. Viết câu trả lời của bạn vào sổ tay.a Điều mâu thuẩn rõ ràng là gì?b Làm thế nào để hòa hợp những câu nói đó.Tôi sẽ bàn về những vấn đề trên và về quan niệm của Phao Lô về kỷ luật Hội Thánh bằng cách đưa ra ba nhận xét có tính chất khoa giải kinh trong đoạn 5. Mỗi nhận xét cũng sẽ được hổ trợ bằng cách phân tích khúc Kinh Thánh cẩn thận.Trước hết, kỷ luật Hội Thánh sẽ không được thực hiện bởi một người hay một ít người, đó là công việc của cộng đoàn của Đức Thánh Linh.7. Đọc sách của Barret, trang 123-127. Khoanh tròn câu trả lời đúng. Theo Barret, kỷ luật ấy sẽ được thực hiện do:a) Một mình Phao Lôb) Phao Lô và Hội Thánhc) Hội Thánhd) Người lãnh đạo của Hội ThánhCâu 3-5 là câu dài và khó nhất trong bản văn tiếng Hy lạp của Phao Lô. Có hai quyết định quan trọng có tính chất giải kinh phải được thực hiện mà sẽ ảnh hưởng đến việc giải nghĩa khúc Kinh Thánh này.1. Động từ "phó cho" là một động từ nguyên mẫu trong tiếng Hy lạp, với chủ từ không được biểu lộ. Phao Lô có ý muốn nói hoặc là: "Tôi đã quyết định...... phó cho"hoặc "Tôi đã thông qua phán quyết là...... anh em (chúng ta) phải phó......" Bản NASB chọn nghĩa thứ nhất, bản NIV và Barret chọn nghĩa thứ hai. Như bạn có thể nhận xét từ phần thảo luận của Barret, toàn bộ văn cảnh ủng hộ nghĩa thứ hai. Hội Thánh không chỉ đơn giản thiết lập tòa án cho Phao Lô hành động, nhưng mục đích của việc nhóm lại với sự hiện diện của quyền năng của Chúa Jesus, là để cho họ thực hiện kỷ luật ấy trong bối cảnh của toàn thể cộng đồng.2. Điều này còn được xác nhận thêm bằng cụm từ "Khi anh em nhóm lại trong danh của Chúa Jesus". Một lần nữa cụm từ "trong danh Chúa Jesus" có thể đi chung với những động từ khác như, "Tôi đã tuyên án, hoặc "Kẻ phạm tội đó" hoặc "Phải phó cho". Nhưng qua các bức thư của Phao Lô và Mat Mt 18:20 cho thấy rằng "nhóm hiệp trong danh Đức Chúa Jesus " là một thuật ngữ đặc biệt để chỉ về việc Hội Thánh nhóm lại để thờ phượng, nơi họ trông đợi Cứu Chúa hiện diện bởi quyền năng của Thánh Linh Ngài.Hoàn toàn chính xác rằng trong những buổi nhóm lại như thế, nơi mà

Page 100: Chu giai 1 va 2 cotinhto

"quyền năng của Chúa Jesus hiện diện" họ phải thực hiện kỷ luật ấy. Đó là điều không thể được thực hiện một mình bởi Phao Lô cũng như một nhóm các nhà lãnh đạo. Kỷ luật của Hội Thánh phải được thực hiện ở giữa cộng đồng, trong sự hiện diện quyền năng của Đấng Christ.Thứ nhì, mặc dầu kỷ luật Hội Thánh có thể có một loạt ảnh hưởng đến người bị kỷ luật, lý do chủ yếu là để cứu chuộc. Ở đây các bạn tham chiếu sách Barret trang 123-127 và xin đọc một cách cẩn thận. Tôi sẽ đưa ra lời nhận xét về hai câu trong phân đoạn này."Phó người ấy cho quỉ Satan" nghĩa là loại người đó ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Đức Thánh Linh, vì cộng đồng Cơ Đốc được xem như đền thờ của Đức Chúa Trời và người ấy bị trả lại trong phạm vi ảnh hưởng của Satan. Phao Lô đã sử dụng cùng ngôn ngữ đó trong ITi1Tm 1:20. Phao Lô xem cuộc sống bao gồm hai phạm vi ảnh hưởng, vì vậy rời khỏi phạm vi của Đức Thánh Linh cũng có nghĩa là trở về nơi mà Satan vẫn còn nắm quyền cai trị, như sẽ được minh họa bằng hình vẽ sau:ĐỨC THÁNH LINH - SA TAN 8 Từ "Xác thịt" trong đoạn 5:5 có thể có hai ý nghĩa gì?......Phao Lô đưa ra hai ý nghĩa cho từ "Xác thịt". Trong RoRm 7:5, 8:3-4 và trong GaGl 5:16-19 ông nói về xác thịt khi liên hệ đến bản chất tội lỗi của chúng ta. Trong khi đó trong ICo1Cr 11:29-30 và IICo 2Cr 12:7 ông có ý nói xác thịt là thân thể vật lý của chúng ta.Ý nghĩa của "hủy hoại phần xác thịt" thật khó xác định, bạn có thể thấy sự khác nhau giữa bản NIV và bản Barrett. Tôi chọn bản NIV trong trường hợp này, bởi vì trong phần chú dẫn ở ITi1Tm 1:20 Phao Lô không ám chỉ xác chết, nhưng chỉ nói rằng "hầu cho họ học biết đừng phạm thượng nữa". Điều này cho thấy dường như phương diện Cứu chuộc của kỷ luật không chỉ cho ngày sau rốt mà còn tác động đến hiện tạiTrong bất cứ trường hợp nào,lý do của việc áp dụng kỷ luật không những chỉ vì sự trong sạch của Hội Thánh (câu 6-8) mà còn vì người đàn ông ấy có thể "được cứu trong ngày của Đức Chúa Jesus". Có phải điều ấy có nghĩa là bị trả lại vào phạm vi ảnh hưởng của Satan khiến anh ta rất kinh sợ đến nỗi anh ta sẽ ăn năn để trở về trong cộng đồng của Đức Thánh Linh? Chúng ta không thể biết chắc, nhưng tôi thì nghĩ như vậy. Nếu quan điểm này là đúng, người ta có thể chắc chắn rằng Hội Thánh địa phương phải thật là một cộng đồng cứu chuộc đầy quyền năng trước khi áp dụng hình thức kỷ luật đó.Thứ ba, kỷ luật của Hội Thánh chỉ để dành cho "tội lỗi" thật sự ảnh hưởng đến sức sống của Hội Thánh trong thế gian; không được nhầm lẫn nó với tinh thần lên án hoặc phê phán lẫn nhau. Lưu ý danh sách của Phao Lô trong đoạn ICo1Cr 5:11, Phao Lô đã không đề nghị rằng những người thể ấy cần

Page 101: Chu giai 1 va 2 cotinhto

dùng đến kỷ luật Hội Thánh theo nghĩa "phó cho quỉ Satan". Cũng lưu ý rằng Phao Lô không kêu gọi hình thức kỷ luật đó đối với người đàn ông kiện cáo anh em mình. Nhưng có những tội lỗi ảnh hưởng đến sức sống trong cộng đồng của Đức Thánh Linh và trên hết, Phao Lô đang nói về những người buông mình để sống trong tội lỗi dường ấy; như là người đàn ông trong khúc Kinh Thánh chúng ta đang học. Những người cố chấp phạm những tội như vậy, thật sự đã tự loại mình ra khỏi cộng đồng của Đức Thánh Linh .Bây giờ hãy trở lại câu hỏi trong bài tập 6. Chúng ta làm thế nào để hòa hợp (câu) 5:12 "Há chẳng phải anh em nên đoán xét những người ở trong sao?" với 4:3-5 "Vậy chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến?" Câu trả lời là đoạn 4:3-5 nói về sự phê bình, chỉ trích cá nhân một sự xét đoán mang tính chất cá nhân riêng tư, được thực hiện bằng tinh thần "phê phán". Điều nầy không bao giờ được cho phép, dẫu là bởi Chúa Jesus (Mat Mt 18:15-17) hoặc bởi Phao Lô (ITi1Tm 5:19-20).Nếu muốn áp dụng khúc Kinh Thánh nầy như là nền tảng hành động cho Hội Thánh của thế kỷ hai mươi, chúng ta phải tiến hành một cách cẩn thận. Trong bất cứ trường hợp nào, đó phải là công việc của cộng đồng, nơi có sự hiện diện của Thánh Linh và quyền năng của Chúa Jesus; và phải trong tinh thần cứu vớt. Kỷ luật của Hội Thánh trong tay một số ít người luôn luôn kéo theo mối nguy hiểm là những người thi hành kỷ luật ấy có thể lạm dụng nó quá mức! Và nếu có trường hợp ấy xảy ra họ cần ăn năn và kinh nghiệm lại ân điển tha thứ của Đức Chúa Trời.9 Hãy ôn lại phần bàn về kỷ luật Hội Thánh. Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất cho tình huống sau: Một tân tín hữu đi với một vài người bạn cũ và bị cám dỗ uống rượu say mèm. Nếu là một Mục Sư bạn phải làm gì?a) Kêu gọi Hội Thánh nhóm lại, và đưa lên nền tảng của việc nhắc đến kẻ say sưa trong đoạn ICo1Cr 5:11, thực hiện kỷ luật đã được đề nghị trong 5:3-5.b) Triệu tập những trưởng lão trong Hội Thánh và nêu tội lỗi của người ấy để quyết định hành động cho phù hợp.c) Gặp riêng người ấy như là anh hoặc chị trong Chúa, giúp đỡ anh ta kinh nghiệm được sự tha thứ của Đức Chúa Trời và tình yêu thương của thân thể.d) Không làm gì cả vì điều ấy không liên quan đến bạn.

TRƯỜNG HỢP KIỆN CÁO Kinh Thánh: 6:1-1110 Đọc 6:1-20 một cách cẩn thận. Đừng xem trước câu trả lời cho đến khi bạn tự làm xong bài tập này.a Chủ đề chi phối cuộc thảo luận trong đoạn 6:1-8 là gì?

Page 102: Chu giai 1 va 2 cotinhto

b Chủ đề của đoạn 6:12-20? Liệt kê những từ hoặc cụm từ liên quan đến chủ đề ấy.c Hãy nêu những câu trong đó có hai từ hoặc hai chủ đề đã được nhắc đến trong đoạn 5.Trong 6:1-20, Phao Lô đã đeo đuổi hai vấn đề hoàn toàn không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, cả hai vấn đề ấy phát xuất từ cuộc thảo luận về người đàn ông loạn luân trong đoạn 5. Trong đoạn 6:1-11 dường như Phao Lô nói rằng "Trong khi chúng ta nói về vấn đề xét đoán......". Điều này được suy luận từ việc ông mới vừa nhắc đến" người tham lam trong đoạn 5:11. Kế đó trong đoạn 6:12-20 dường như ông tiếp tục "nào hãy trở lại nói thêm về vấn đề ô uế, gian dâm".Vấn đề Phao Lô rất bực mình sự kiện tụng giữa vòng tín hữu đến nỗi ông sử dụng những câu hỏi như "sao dám......" "Anh em há chẳng biết rằng......?"và "Anh em chẳng đủ khả năng.." Nhưng qua những câu hỏi này ông đã đưa ra nền tảng cho câu trả lời . Trong trường hợp này, vấn đề quá rõ ràng nên chúng ta không cần một bài tập đặc biệt nào. Một anh em, chúng ta tạm gọi là anh A, đã cư xử sai trái với một anh em khác, tạm gọi là ông B, có thể là A đã lừa dối B như thế nào đó. Và ông B đã đưa ông A ra tòa để lấy tiền lại.Có hai điều làm Phao Lô đau buồn về việc ấy. Thứ nhất, việc đưa ra luật pháp là điều hoàn toàn không cần thiết. Và ông cũng có những lời rất nặng dành cho ông A. Thứ nhì, ông B không nên đem vấn đề ra giữa nơi công cộng. Những việc như vậy đáng lẽ chỉ nên phân xử giữa cộng đồng của Đức Thánh Linh. Vì vậy ông có những lời rất nặng cho ông B.Cũng lưu ý rằng toàn bộ sự việc được viết cho Hội Thánh như là một khối trọn vẹn. Những vấn đề giữa các tín hữu với nhau vậy không phải là vấn đề riêng tư giữa các cá nhân có liên quan. Trở nên một Cơ Đốc Nhân có nghĩa là trở thành một thành viên của dân sự mới của Đức Chúa Trời, một cộng đồng của Đức Thánh Linh trong thời sau rốt. Vì vậy Phao Lô có những lời rất mạnh cho Hội Thánh.Trước khi đi đến câu trả lời, chúng ta cần ghi nhận một vài khía cạnh quan trọng của vấn đề. Cụm từ được định nghĩa là "có sự đối nghịch cùng người khác" (6:1) là một thuật ngữ Hy lạp có nghĩa là thưa kiện một người khác trước pháp luật. Do đó điều này không chỉ tranh chấp riêng tư. Ông B đã kiện sự việc ra tòa án công cộng. Bây giờ hãy trở lại bản đồ của Cô rinh tô trong phần đầu của bài 3. Bạn có biết vị trí của "Bema" ở đâu không? Bema là nơi mà những hoạt động như vậy được diễn ra ngay giữa phiên chợ! Bây giờ bạn có hiểu vì sao Phao Lô rất buồn.11 Giải thích bằng ngôn ngữ của bạn những khía cạnh khác nhau của vấn đề

Page 103: Chu giai 1 va 2 cotinhto

trong 6:1-11. Lưu ý nếu bạn đã làm bài tập 10 trong bài 1, bạn có thể muốn quay lại kiểm tra để so sánh với phần bạn mới làm xong.

Câu trả lời của Phao Lô 12. Đọc 6:1-11 một lần nữa. suy nghĩ cẩn thận và ghi nhận các phân đoạn đóng góp như thế nào cho câu trả lời. Mặc dầu cả ba phân đoạn được viết cho Hội Thánh và hai người kiện cáo nhau, hãy chỉ rõ nhân vật nào là trọng tâm của từng phân đoạn.a Đoạn 6:1-6 viết cho ......b 6:7-8 viết cho......c 6:9-11 viết cho......6:1-6 Lời của Phao Lô cho Hội Thánh gồm hai phần; Trong câu 2-4, bằng một loạt câu hỏi, ông đưa ra nền tảng thần học cho câu trả lời về vấn đề kỳ cục này. Trong câu 5 và 6, ông cố làm cho họ hổ thẹn để họ nhận thức được điều gì đang xảy ra giữa vòng họ.Nền tảng thần học cho câu trả lời của Phao Lô có liên quan đến quan niệm về thời sau rốt. (Xin ôn lại vắn tắt phần về thời cuối cùng trong Tân Ước ở bài 5) Tại sao các Cơ Đốc Nhân không được đem những việc kiện tụng ra phân xử ở Bema?. Có phải vì những người không tin kính không thể xét đoán một cách công bằng? ( Xem Cong Cv 16:35-40, 18:12-17, 25:10-12) Có phải vì Cơ Đốc Nhân không liên quan gì đến thế gian không? Phao Lô đã trả lời "không" (đoạn 5:9). Vậy thì, tại sao? Vì Hội Thánh là một cộng đồng của thời cuối cùng mà cuộc sống của họ trong hiện tại đã bắt đầu hoàn toàn được quyết định bởi tương lai chưa hoàn tất nên Cơ Đốc Nhân không được đem việc kiện tụng ra Bema để phân xử.Phao Lô tranh luận từ hai giả định có tính chất thời sau cùng mà chúng ta không được rõ . Dân sự của Đức Chúa Trời sẽ tham dự vào sự phán xét sau cùng đối với thế gian và thiên sứ (các thiên sứ sa ngã chắc chắn đã được nhắc đến ở đây). Dựa trên thực tế của sự phán xét sau cùng Phao Lô nêu lên hai quan điểm: 1) Tính chất nhỏ nhen của việc kiện tụng . (Bạn có thể tưởng tượng ông B đã suy nghĩ như thế nào không?) 2) Tính chất ngắn ngủi, chóng qua của phiên tòa hiện tại.13. Đọc sách Barrett, trang 137 bàn về đoạn 6:4. Giải thích ý nghĩa của cụm từ "kẻ không kể ra chi......" qua bản Barrett và bản NIV.a Theo bản Barrett có nghĩa là ......b Theo bản NIV có nghĩa là ......Cách giải thích của Barrett được ưa chuộng hơn bản NIV trong bối cảnh này, vì Josephus có bằng chứng rằng từ "Kathizete" trong một văn cảnh có tính pháp luật có nghĩa là "yêu cầu một cuộc xử đoán theo luật lệ".Đó chính là điều đang xảy ra ở đây. Tuy nhiên Phao Lô không xem phiên tòa của

Page 104: Chu giai 1 va 2 cotinhto

người ngoại đạo là "không ra chi" vì họ vô đạo đức, hoặc không công bình. Phiên tòa bị xem là "không ra chi" là căn cứ vào thực tại về cuộc phán xét sau cùng. Phao Lô nói như vậy bởi vì tín hữu sẽ xét đoán các thiên sứ, thể nào những công việc hằng ngày lại đem ra trước những người không tin là kẻ không dự phần gì trong Hội Thánh, và sẽ chịu sự phán xét của Đức Chúa Trời.Trong câu 5-6 Phao Lô tiếp tục đưa ra câu hỏi. Bạn có nhớ rằng trong đoạn 4:8-13, Phao Lô đã cố gắng không làm họ hổ thẹn? Vậy mà bây giờ ông đang làm việc đó! Đối với một nhóm tín hữu là những người tự khoe mình là khôn ngoan, Phao Lô hỏi: "Trong vòng anh em chẳng có một kẻ khôn ngoan nào phân xử được giữa anh em mình hay sao?"Câu hỏi này là một đòn tấn công trực tiếp vào sự kiêu hãnh của họ.6:7-8 Sau khi quở trách toàn thể Hội Thánh vì đã để việc ấy xảy ra; Phao Lô quay sang ông B- ít nhất ông đã làm việc ấy trong câu 7. Với hai câu hỏi, đơn giản nhưng sâu sắc, ông kêu gọi ông B vâng theo nguyên tắc không báo thù của Chúa Jesus.Chúa Jesus không những dạy rằng Cơ Đốc Nhân không nên báo thù , nhưng chính Ngài đã sống đúng như vậy. Trong Mat Mt 5:38-42 và LuLc 6:27-35 Chúa Jesus đã phán một cách mạnh mẽ về nhu cầu quan tâm đến người khác và không trả thù. Kế đó trong 9:51-56 Chúa quở trách các môn đồ vì họ muốn xin lửa từ trên trời đổ xuống trên dân thành Samari. Trong 23:33-38 Ngài đã cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cho những kẻ giết Ngài. Họ đã nhổ vào mặt Ngài và đấm Ngài, nhưng Ngài đã không trả thù. (Mat Mt 26:67-68 và các chú dẫn).Phao Lô dạy đạo lý này bằng cách xử dụng thể mệnh lệnh trong những thư tín khác. Trong RoRm 12:17-21 ông ra lệnh "Chớ trả thù ai", trước đó, trong ITe1Tx 5:15 ông đã yêu cầu "Hãy giữ, chớ có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác".Rõ ràng rằng trở nên một tín đồ không làm cho cuộc sống dễ dàng hơn! nhưng một lần nữa câu trả lời này đặt nền tảng trên giáo lý về thời sau cùng. Cơ Đốc Nhân có thể chịu đựng sự gian trá trong cuộc sống hiện tại, bởi vì họ đang hướng đến tương lai vinh hiển. Họ đã được giải phóng khỏi sự thống trị hà khắc của lòng ích kỷ trong thế giới hiện tại. Họ được tự do để sống yêu thương là đặc tính của cuộc sống mới sắp tới. Họ được tự do để sống như vậy vì trong Đấng Christ họ đã chết và đã sống lại để sống cuộc sống mới (RoRm 6:1-12, IICo 2Cr 5:14-17) Do đó họ được tự do để chịu khổ dưới tay của kẻ thù mà vẫn yêu thương họ, như Đấng Christ đã làm. Bây giờ Phao Lô hỏi: "Sao chẳng chịu sự trái lẽ là hơn?" "Sao chẳng đành sự gian lận là hơn" (ICo1Cr 6:7) Ông B được kêu gọi để noi theo Đấng Christ.6:9-11. Thật không dễ hiểu đoạn văn này nếu mới coi sơ qua. Thình lình Phao Lô dường như đổi hướng, khi ông nêu lên thực tế là kẻ gian ác sẽ

Page 105: Chu giai 1 va 2 cotinhto

không được thừa hưởng nước thiên đàng. Sau đó ông đưa ra điển hình một số kẻ gian ác và kết luận bằng nhận xét rằng một vài tín hữu ở Cô rinh tô trước kia cũng thế, nhưng bây giờ không còn như vậy nữa. Điều này có liên quan gì đến sự kiện cáo?Câu trả lời nằm trong bản văn tiếng Hy lạp. Trong câu 8 cuối cùng Phao Lô khuyên dạy người gây ra toàn bộ vấn đề: Ông A. Hành động của cả hai người đều là một sự thất bại cho Hội Thánh, Vì vậy bây giờ ông quay sang ông A "Anh em...... gian lận và làm ra sự trái lẽ". Trong tiếng Hy lạp từ đó là "adikeo" nguyên nghĩa là "đối xử với người khác không công bằng" hoặc "làm điều ác" Trong câu 8 Phao Lô nói: "Anh em đã đối xử không công bằng với anh em mình" và trong câu 9 ông nói "anh em chẳng biết những kẻ không công bình chẳng bao giờ được hưởng nước Đức Chúa Trời sao?"Tuy nhiên Phao Lô không loại ông A ra khỏi nước thiên đàng. Chủ điểm của phân đoạn dường như cảnh cáo toàn Hội Thánh là họ phải sống cuộc đời mới trong Đấng Christ. Những người vẫn còn sống trong ảnh hưởng của Satan sẽ không có phần gì với Đức Chúa Trời. Chủ điểm hình như là "Đừng giống như họ" Nhưng hãy nhận xét thế nào Phao Lô đã nêu bật được chủ điểm ấy bằng cách một lần nữa nhấn mạnh vào thể chỉ định và thể mệnh lệnh. "Anh em đã từng như vậy" "nhưng anh em không còn như vậy nữa" "Anh em đã được sạch" (thể chỉ định) "Vậy, đừng giống như họ" (thể mệnh lệnh). Ông đã diễn tả mệnh lệnh nầy bằng một lời cảnh cáo.14. Bây giờ hãy ôn lại toàn bộ phần bài học về sự kiện cáo. Ghi nhớ câu trả lời của Phao Lô cho Hội Thánh là: 1) Hội Thánh sẽ tham dự vào sự phán xét cuối cùng trong tương lai vì vậy họ phải có khả năng giải quyết được trường hợp ở hiện tại; 2) Ông cố làm cho họ hổ thẹn bằng cách xử dụng chính việc họ tự hào về việc khôn ngoan của họ.a Câu trả lời của Phao Lô cho ông A là?......b Câu trả lời của Phao Lô cho ông B là?......

MỘT VÀI Ý KIẾN CÓ TÍNH CHẤT KHOA GIẢI KINH Chúng ta không thể dành nhiều thời gian vào khoa giải kinh (hermeneutics) trong phần này. Ở đây chúng ta có một trường hợp rõ ràng về những yếu tố tương đồng ngay cả nếu các phiên tòa có thể thay đổi đáng kể trong các nền văn hóa hiện đại. Đạo thập tự giá, là đạo không báo thù, vẫn còn hiệu lực. Trong Đấng Christ chúng ta được tự do khỏi sự hà khắc của tính ích kỷ, với đặc điểm của nó là bảo vệ quyền lợi của chúng ta trong thế giới hiện tại. Chúng ta không vâng theo quan điểm này. Thật ra đó chính là một quan điểm không thể chịu đựng được, quá quắt từ lập trường cũ kỹ, của loài người. Nhưng trong Đấng Christ chúng ta được tự do khỏi quan điểm đó. Đây là nguyên tắc của nước Đức Chúa trời, Vì chúng ta ở dưới luật pháp của

Page 106: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Đức Chúa Trời nên chúng ta phải sống theo nguyên tắc của nước thiên đàng. Đây là đặc ân vinh hiển của tình môn đệ.Nói cho vui cứ thử xem bạn có thể trả lời câu hỏi của Phao Lô trong câu 7 mà không bắt đầu câu trả lời của bạn bằng chữ nhưng không . Thí dụ như "Nhưng ông có biết ông ta đã làm hại gì tôi không.." Sự cứu chuộc trong Đấng Christ đã cất đi những chữ nhưng như thế ra khỏi đời sống của chúng ta.

TRƯỜNG HỢP THÔNG DÂM ICo1Cr 6:12-20Bây giờ Phao Lô đúc kết vấn đề với chủ đề đoán xét ở trong tâm trí câu 9-11, đúc kết cuộc tranh luận chống lại việc kiện cáo, bây giờ được sử dụng như một phương tiện thuận lợi để trở lại nói thêm vài điều về sự gian dâm.15. Đọc 6:12-20 và so sánh với 5:1-3. Rõ ràng rằng cả hai phân đoạn đều liên quan đến sự gian dâm. Nhưng có sự khác nhau giữa hai khúc Kinh Thánh. Hãy nhận diện ít nhất hai điều khác nhau.a. Đoạn 5:1-3 nói về......và......b. Đoạn 6:12-20 nói về......và......

Vấn đề Cũng như hai vấn đề trước đây, vấn đề và câu trả lời lần này cũng căn bản rõ ràng. Một vài tín hữu tại Cô rinh tô đang tranh luận về, hoặc thật sự có dính líu đến, việc quan hệ tính dục với gái mãi dâm. Nhưng làm sao họ có quan điểm vô luân ấy được? Câu trả lời của Phao Lô cho chúng ta khá nhiều chìa khóa cho việc dựng lại sự biện hộ của họ. Ở đây chúng ta có thể chắc chắn rằng điều ấy có liên quan đến thần học sai lầm của họ trong trường hợp này là sự ngộ nhận về thân thể vật lý.Chìa khóa nền tảng nằm trong câu 12 và 13. Bạn có thấy các phần của những câu này kèm theo dấu ngoặc kép trong bản NIV? Điều đó có nghĩa là các dịch giả cho rằng những câu này là quan điểm của người Cô rinh tô, được phép trích dẫn nhưng giảm nhẹ bớt.Chúng ta hãy đọc những nhận xét của Barrett cho hai trích dẫn của Phao Lô mà ông thảo luận trong trang 144-147. Nhận xét hai quan điểm mà các trích dẫn này nêu ra: 1) "Mọi sự đều có phép làm" mô tả chủ nghĩa tự do (đây là một từ khác đồng nghĩa với chủ nghĩa bất định (antinomianism) và có nghĩa là tự do để làm bất cứ điều gì mình muốn) những người theo chủ nghĩa tự do phóng đãng đã xem sự tự do như sự tùy tiện, và 2) "Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn" phản ánh chủ nghĩa ngộ đạo, ở đây có nghĩa là có một cái nhìn hạ thấp về thế giới vật chất này, bao gồm cả thân thể con người.Quan điểm của tín hữu tại Cô rinh tô rõ ràng là như thế này: "Đấng Christ đã đem chúng ta đến sự tự do. Chính Phao Lô đã nói rằng trong Đấng Christ

Page 107: Chu giai 1 va 2 cotinhto

chúng ta được tự do khỏi luật pháp. Vì vậy, là Cơ Đốc Nhân chúng ta được phép làm mọi việc. Hơn nữa, chúng ta biết rằng cả bao tử và đồ ăn đều thuộc về thế giới này và sẽ qua đi, vấn đề chúng ta ăn uống gì không liên quan đến Đức Chúa Trời. vì điều đó đúng với bao tử và đồ ăn, chắc chắn nó cũng đúng với thân thể và quan hệ tình dục." Có lẽ họ không nghĩ đúng y như thế. Nhưng chỉ có sự diễn tả lại như vậy mới làm cho câu trả lời của Phao Lô có ý nghĩa.Tất cả những điều đó cho thấy rằng không phải đơn giản chỉ là vấn đề tính dục nói chung mà là liên hệ tính dục tại đền miếu. Như chúng ta sẽ thấy trong bài 9, họ tranh luận về đặc quyền tham dự các buổi tiệc ở những đền miếu và ở đây họ cũng tranh luận về quyền tham dự các "sinh hoạt" khác nữa. Thần học sai lầm của họ đã dẫn dắt họ đi sai lạc một lần nữa.16 Trước khi tiếp tục xem câu trả lời của Phao Lô, hãy ôn lại vấn đề. Viết câu trả lời vào chỗ trống.a. Vấn đề trong 6:12-20 là sự kết hợp giữa ...... và......b. Họ đã biến sự tự do của Cơ Đốc Nhân thành ......c. Họ thêm vào đấy quan điểm sai lầm về ......của con người mà họ nghĩ là chỉ để dành cho sự hủy diệtd. Họ có lẽ đã tranh luận về quyền tham dự ...... tại đền miếu.

Câu trả lời của Phao Lô Lưu ý: Trong phần này tôi sẽ không tiếp tục theo dõi từng phân đoạn như trước đây vì toàn bộ phần Kinh Thánh này là một cuộc tranh luận dài chống lại thần học sai lầm của họ. Vì vậy, chúng ta sẽ bàn về cách Phao Lô trả lời về chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa ngộ đạo. Ông trả lời chủ nghĩa tự do trong câu 12, và chỉ ra những sự sai trật trong quan điểm ngộ đạo về thân thể con người trong những câu còn lại.Câu trả lời của PhaoLô cho vấn đề cũng rõ ràng. Trả lời cho câu hỏi : "Có nên lấy chi thể của Đấng Christ mà thành chi thể của điếm đĩ chăng?" (6:15) ông kêu lên "không bao giờ!" "Hãy tránh sự dâm dục"Ông nói trong câu 18. Nhưng quan điểm của họ bắt nguồn từ thần học sai lầm và lập luận không đúng. Vậy ông trả lời cho điều ấy ra sao? Chúng ta cần ghi nhận rằng trong cả hai trường hợp ông đều dẫn chứng tiền đề của họ. Tiền đề mà ông có thể cũng đồng ý trong một bối cảnh khác. Nhưng ở đây ông hoàn toàn bác bỏ lập luận của họ, vì họ đã hiểu lầm tiền đề và đưa đến kết luận không đúng.6:12 Quan điểm đầu tiên mà Phao Lô phê phán mạnh mẽ là chủ nghĩa tự do của họ, quan điểm cho rằng con người được tự do làm bất cứ điều gì mình muốn.17. Đọc những nhận xét của Barrett trang 145-146. Bạn có thể nhận ra hai quan điểm mà Phao Lô nêu lên không?

Page 108: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Phẩm chất thứ nhất là một điểm rất quan trọng khác đối với Phao Lô và một lần nữa nó liên hệ đến thần học về ân điển của ông. Một người theo luật pháp hỏi rằng "Điều gì được phép làm? Luật pháp bảo tôi phải làm gì để được đẹp lòng Đức Chúa Trời, và tôi có thể làm gì để cứ ở trong ân hụê của Ngài?" Một người theo chủ nghĩa tự do không đặt câu hỏi, anh ta tuyên bố "Bởi vì chúng ta không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời trên nền tảng của luật pháp, do đó không có luật pháp nào cả, và điều gì cũng đúng hết". Nhưng Phao Lô nói: "Vấn đề không phải là điều gì được phép, điều gì đúng nhưng là điều gì có ích!" Đây là đạo lý được đặt nền tảng trên một nguyên tắc mới hoàn toàn, lòng biết ơn đáp lại ân điển thiên thượng, chứ không phải là sự tranh giành ích kỷ đặc quyền hay sự tự do.Phẩm chất thứ hai nêu lên một điểm khác. Barrett nói rằng điểm này hay cách đặc biệt: "Sự tự do của Cơ Đốc Nhân không phải là sự tùy tiện, vì sự tùy tiện còn tệ hơn sự tự do" Sự tùy tiện có nghĩa là khiến một người một lần nữa làm nô lệ cho tình dục và tính ích kỷ của chính mình. Đấng Christ đã giải phóng chúng ta khỏi những điều này cách rõ ràng. Vì thế, Sự tùy tiện còn tệ hại hơn sự tự do. Nó là sự nô lệ.6:13-20 Phần còn lại của câu trả lời của Phao Lô tấn công vào quan điểm của ngộ đạo thuyết về thân thể con người. Có thể thấy điều này qua bài tập sau:18 Từ ngữ "thân thể" xuất hiện bao nhiêu lần trong 6:13-20 dẫn chứng.......Phao Lô tấn công quan điểm ngộ đạo về thân thể theo ba cách. Thứ nhất, trong câu 13 và 14 ông chỉ ra họ đã hiểu lầm giáo lý Cơ Đốc về thân thể. Ông bắt đầu bằng sự đồng ý với tiền đề của họ về bao tử và thức ăn như chúng ta sẽ biết trong bài 9, đối với Phao Lô thức ăn không phải là vấn đề quan trọng. Thức ăn và bao tử chỉ thuộc về thế giới hiện tại. Nhưng thân thể là một vấn đề hoàn toàn khác. Thân thể thuộc về Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể chắc chắn về điều đó vì thân thể không phải dành cho sự hủy diệt mà dành cho sự sống lại. Đó là chủ điểm của câu 14.Đằng sau lời tuyên bố của Phao Lô trong câu 13-14 là thần học Cơ Đốc về sự sáng tạo. Đức Chúa Trời đã tạo dựng thế giới vật chất này và tuyên bố rằng nó là tốt lành. Ngài cũng tạo nên con người, một bổn thể gồm thân thể và tâm linh hiệp nhất. Nhưng thân thể con người phải chịu đau khổ do ảnh hưởng của sự sa ngã. Do đó bây giờ nó bị hủy hoại và dành cho sự chết. Nhưng trong thập tự giá và sự sống lại của Đấng Christ toàn thể con người đã được cứu chuộc. Trong chính bản văn này, nơi Phao Lô đề cập về thân thể, ông nói: "Anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi" (6:20) Cả thân thể và tâm linh được dành cho sự vinh hiển. Thân thể thuộc về Đấng Christ, vì vậy Ngài sẽ khiến nó sống lại. Chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết của thần học này

Page 109: Chu giai 1 va 2 cotinhto

trong bài kế, khi chúng ta học đến 15:1-58.Thứ nhì, trong câu 15-17 ông vạch ra rằng họ đã hiểu sai về tính chất thật sự của quan hệ tính dục. Khi một người đàn ông và đàn bà kết hợp với nhau trong quan hệ tính dục, họ trở nên một trong thân thể. Đây là chủ điểm của SaSt 2:24. Nhưng tín hữu và điếm đĩ thuộc về hai phạm vi hoàn toàn khác nhau (Thánh Linh và Satan) Vì vậy, tín hữu, người đã nên một với Cứu Chúa của mình trong Thánh Linh, không thể nên một trong thân xác với người ở trong phạm vi của Satan. Điều đó sẽ khiến "chi thể của Đấng Christ"trở nên một phần của thế gian. Một lần nữa, điều này phản ánh thần học về sự sáng tạo và sự cứu chuộc đã phác thảo ở phân đoạn trước (Đừng cố gắng áp dụng nguyên tắc này cho tín hữu đã lập gia đình với người ngoại, Phao Lô có vài lời về quan hệ như vậy trong đoạn kế tiếp).Thứ ba, Phao Lô tái áp dụng thần học về đền thờ đối với thân thể. Bởi vì Thánh Linh của Đức Chúa Trời hằng sống ngự trong tín hữu nên anh ta, cũng như Hội Thánh , là đền thờ của Đức Chúa Trời. Nghĩa là, tín hữu là đền thờ nơi Đức Chúa Trời ngự. Vì vậy anh ta không thể đem đền thờ của Chúa kếp hợp với các đền thờ khác.Vậy Phao Lô đã đối lại với thần học sai lầm đã dẫn họ đến việc đòi hỏi quyền được đi đến điếm đĩ. Nhưng lưu ý rằng ông không bắt đầu với từ "không". Thay vì vậy ông đưa ra chủ điểm là sự dâm dục đơn giản không thể hòa hợp được với cuộc sống trong Đấng Christ.Chúng ta đã đi đến phần kết thúc của bài 6. Sẽ không có những ý kiến có tính chất khoa giải kinh cho đoạn ICo1Cr 6:12-20 vì chúng sẽ được nói đến trong bài tiếp theo. Hãy ôn lại bài học thật kỹ. Cố gắng nghĩ ra tính chất của vấn đề và câu trả lời của Phao Lô cho mỗi phần . Sau đó hãy làm bài tự kiểm tra. Khi làm xong, hãy so sánh câu trả lời của bạn với phần trả lời trong sách.

Bài Tự Trắc Nghiệm BỔ TÚC. Điền vào những câu dưới đây cho đầy đủ ý nghĩa:1. Viết ra hai phần của vấn đề trong đoạn 5:1-13. Phải cụ thể, rõ ràng.a......b......2. Viết ra tính chất của vấn đề kiện cáo trong đoạn 6:1-11 trong mối liên hệ vớia Hội Thánh......b Ông A, người đã đối xử tệ với ông B......c Ông B, người bị đối xử sai trái......XẾP CHO PHÙ HỢP. Xem xét biểu đồ của mối liên hệ giữa thể chỉ định và thể mệnh lệnh.3. Điền câu trả lời đúng (theo số bên phải sơ đồ) vào chỗ trống bên dưới sơ

Page 110: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đồ.CÂU TRẮC NGHIỆM: Chỉ có một câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Khoanh tròn câu trả lời đúng.4. Chủ đề chính của phân đoạn từ 5:1-5 là:a) Dạy Hội thánh về tính chất và nhu cầu của sự rút pháp thông công.b) Thúc đẩy Hội thánh hành động chống lại người đàn ông loạn luân.5. Chủ đề chính của phân đoạn 5:6-8 là :a) Dạy Hội thánh về mối liên hệ giữa thể chỉ định đối với thể mệnh lệnh trong luân lý Cơ đốc.b) Giải thích cho Hội thánh, bằng các ẩn dụ, tại sao họ phải rút phép thông công người đàn ông loạn luân.6. Chủ nghĩa chính của phân đoạn 5:9-13 là :a) Giải thích sự khác nhau trong những mối liên hệ mà Cơ đốc nhân có thế có với người ngoại đạo và người phạm tội.b) Giải tỏa sự hiểu lầm trong lá thư trước của Phao Lô bằng cách giải thích rằng họ có thể giao tiếp tự do với người ngoại đạo, nhưng không được giao tiếp với những tín hữu giống như người đàn ông loạn luân, người cứ tiếp tục sống như người ngoại.7. Chủ đề chính của đoạn 6:1-6 là:a) Nêu lên rằng dựa trên nền tảng của thực tại có tính chất thời sau cùng, Hội Thánh phải có khả năng giải quyết những lời phàn nàn của tín hữu với nhau trong cộng đồng Cơ Đốcb) Nêu lên sự thật là Cơ Đốc Nhân sẽ tham dự vào sự phán xét cuối cùng đối với thế gian và thiên sứ.8. Trường hợp loạn luân có lẽ là liên hệ giữa một thành viên trong Hội Thánh với:a) Mẹ của anh ta.b) Mẹ kế của anh ta.c) Chị , em của anh ta.d) Bà gia.9. Chỉ ra câu nào KHÔNG ĐÚNG với quan điểm của Phao Lô về kỷ luật Hội Thánh trong I Cô rinh tô 5:1-15a) Đó là công việc của toàn bộ thân thể như là một cộng đồng của Đức Thánh Linh.b) Điều đó chỉ được thực hiện khi có sự hiện diện của một sứ đồ.c) Mục đích cốt yếu là để cứu vớt.d) Điều đó chỉ dành cho những tội thật sự ảnh hưởng đến tư cách của Hội Thánh trong thế gian.10. Vài tín hữu ở Cô rinh tô đòi hỏi quyền tham dự sinh hoạt tính dục tại đền miếu (6:12-20) vì họ đã hiểu sai giáo lý Cơ Đốc về:

Page 111: Chu giai 1 va 2 cotinhto

a) Bản chất của sự tự do và bản chất của thân thể.b) Bản chất của sự tự do và sự sống lại của Chúa Jesus.c) Chủ nghĩa ngộ đạo và bản chất của quan hệ tình dục.d) Bản chất của thân thể và sự vô luân của việc mãi dâm.CHỌN GIỮA ĐÚNG VÀ SAI. Viết chữ Đ trước câu trả lời đúng- chữ S trước câu trả lời sai.......11. Phao Lô đề nghị rằng người đàn ông loạn luân phải bị khiển trách cách riêng tư bởi lãnh đạo của hội trách trước khi tội của anh ta bị đem ra trước Hội Thánh.......12. Phao Lô lên án hành động cho cả hai bên trong trường hợp kiện cáo ở đoạn 6:1-11.......13. Phao Lô muốn Hội Thánh đoán xét giữa hai tín đồ trong 6:1-11 bởi vì ông nghĩ rằng sự đoán xét của người La mã thì "ít được coi trọng" hơn một Cơ Đốc Nhân tầm thường nhất.......14. Một phần của câu trả lời của Phao Lô cho vấn đề dâm dục trong 6:12-20 là lý luận rằng thân thể của tín hữu là đền thờ của Đức Thánh Linh và vì vậy không thể kết hợp với đĩ điếm.......15. Câu trả lời của Phao Lô cho luân lý tự do của người Cô rinh tô trong 6:12-20 là tuyên bố rằng mặc dầu Đấng Christ đã giải phóng họ khỏi tội lỗi, họ vẫn không được miễn trừ đối với những yêu cầu luân lý của luật pháp.

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. Kiểm tra câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.2. Không cần trả lời3. a. Họ phải rút phép thông công người đàn ông ấyb. (câu 2) Đừng làm bạn với người đàn ông phạm tội ấy( câu 5) Phó người ấy cho quỷ Satan4. a. Chủ nghĩa luật phápb. Phúc âm Cơ đốcc. Chủ nghĩa tự do5. a. Sai .Điều này có trong phân đoạn nhưng không phải là chủ điểm ý chính của Phao Lô là giải thích tại sao họ phải loại người đàn ông loạn luân ra khỏi cộng đồng_vì sự trong sạch của Hội Thánh.b. Sai. Một lần nữa điều này có xuất hiện nhưng ý của Phao Lô là bảo họ thực hiện lời tuyên án dứt phép thông công mà ông đưa ra.6 a. 4:3-5 " Đừng xét đoán"5:1, 2 " Xét đoán kẻ ở trong". Trong cả hai trường hợp người bị xét đoán " là người "ở trong" Hội thánh.b. Câu trả lời của bạn. Kiểm tra với sách hướng dẫn học tập.7. b. Phao Lô và Hội Thánh cùng thực hiện (xem bản dịch "chúng ta nên").

Page 112: Chu giai 1 va 2 cotinhto

(Câu 7 ) Làm cho mình sạch men cũ( câu 11) Không nên ăn chung với người thế ấy( câu 13) Trích dẫn PhuDnl 17:7,. Hãy trừ bỏ kẻ gian ác khỏi anh em.c. Câu trả lời của bạn8. Bản chất tội lỗi, thân thể vật lý.9. c. Gặp riêng người ấy, như một anh em trong Chúa, giúp đỡ anh ta kinh nghiệm được sự tha thứcủa Đức Chúa Trời và tình yêu thương của thân thể.10. a. Xét đoán và lên án, sự đối nghịch với người khác, về việc lên án, xét đoán thế gian, xét đoán các thiên sứ, được chỉ định như người đoán xét, xét đoán một việc đối nghịch lẫn nhau, đưa ra pháp luật kiện cáo.b. Sự dâm dục, thân thể không phải dành cho sự dâm dục, điếm đĩ, người kết hiệp với một điếm đĩ, sự dâm dục, tội tà dâm (bạn có thể đưa ra từ thân thể như là chủ đề chính. Nếu vậy bạn cũng không xa đề nhưng hãy lưu ý chủ đề thật sự là sự dâm dục xảy ra trong thân thể)c. Sự đoán xét 5:3, 12, 13 Sự dâm dục 5:1, 9, 1111. Câu trả lời của bạn12. a. Hội thánhb. Ông B - người thưa kiệnc. Ông A - người lừa gạt13. a. Tòa án của người ngoạib. Các tín hữu14. a. Anh ta không nên sống như người sai trái không biết ăn năn tội.b. Ông ta không nên báo thù, ông ta nên tha thứ15. a. Loạn luân, một trường hợpb. sự mãi dâm, chỉ dẫn chung.16. a. Chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa ngộ đạob. Sự tùy tiệnc. Thân thểd. Sự mãi dâm17. Câu trả lời của bạn

18. Tám lần (6:13, 13, 15, 16, 18, 19, 19, 20)

Sự Sống Lại Trong Thân Thể Của Cơ Đốc Nhân.

Bạn có thể tự hỏi vì sao một số Cơ Đốc Nhân có thể tranh luận như các tín hữu ở Côrinhtô đã làm trong bài học trước đây. Đã có điều gì sai trật ? Họ đã hiểu sai bản chất thật của đức tin Cơ Đốc.Chúng ta sẽ nghiên cứu 15:1-58 ngay trong bài này, bởi vì cũng Thần học

Page 113: Chu giai 1 va 2 cotinhto

sai lầm này đã gây ảnh hưởng xấu ở đây. Rõ ràng quan điểm của tín hữu ở Côrinhtô rất giống với quan điểm của Hy-mê-nê và Phi-lết "họ xây bỏ lẽ thật, nói rằng sự sống lại đã đến rồi, mà phá đổ đức tin của một vài người cách như vậy" (IITi 2Tm 2:18 ). Một người khó có thể vui mừng khi một người khác đang sai trật. Nhưng trong trường hợp này, bởi sự quan phòng của Đức Chúa Trời những lầm lỗi của người Côrinhtô đã được biến nên điều tốt lành. Vì nhờ đó chúng ta có đoạn Kinh Thánh kỳ diệu này.Có lúc chúng ta không thấy được ý chính của một đoạn Kinh Thánh do phân tích quá nhiều. Tuy nhiên, đừng để điều đó xảy ra ở đây. Khi kết thúc bài học, bạn hãy đọc ICo1Cr 15:50-58 lớn tiếng. Sau đó đọc lại lần nữa- rồi một lần nữa- cho đến khi lòng bạn được cảm động. Đây là tương lai vinh hiển đang chờ đợi chúng ta.Vấn đềLời giải đáp của Phao LôSự sống lại của Đấng ChristSự sống lại của kẻ chếtSự sống lại của thân thểVài câu hỏi về nội dungQuan niệm của Phao Lô về sự sống lại của thân thểMột vài đề nghị có tính cách khoa giải kinhKhi học xong bài này, bạn sẽ có thể:* Giải thích ý tưởng về sự sống lại của thân thể có tầm quan trọng thế nào khiến Phao Lô phải viết 15:1-58.* Theo dõi trình tự câu trả lời của Phao Lô đối với quan điểm sai lầm về sự sống lại của thân thể.* Trình bày những cuộc tranh luận chống lại niềm tin vào sự bất diệt của linh hồn.* Giải thích vì sao niềm tin vào sự sống lại của thân thể là một phần rất quan trọng trong đức tin của chúng ta.1. Đọc 15:1-582. Đọc sách Barrett, trang 334-385 . Khi bạn được yêu cầu làm như vậy3. Nghiên cứu bài học, từng phần một4. Làm bài tập tự kiểm tra ở cuối bài5. Hãy ôn tập cho bài đánh giá tiến bộ 2, theo như chỉ dẫn trong tập tài liệu học viên. Khi làm bài đánh giá nầy, hãy tuân theo các hướng dẫn một cách cẩn thận.Lý luận dựa trên kinh nghiệm (ad hominen)Giáo lý dành cho người mới tin Chúa (didache)Trái đầu mùa (firstfruit)Lời truyền giảng ban đầu (kerygma)

Page 114: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Làm thayVẤN ĐỀ #15:1-58Đây sẽ là bài học duy nhất trong đó chúng ta sẽ nghiên cứu một đề tài không theo thứ tự trong ICôrinhtô . Chúng ta làm như vậy cho thuận tiện vì vấn đề Thần học ở đây cũng chính là điều đã gây nên vấn đề trong đoạn 6:12-20 mà bạn vừa mới học xong. Và cũng vì đây là câu trả lời cho một điều Phaolô được nghe nói chớ không phải câu trả lời cho lá thư của họ.LƯU Ý : Đoạn 15 khác biệt một cách có ý nghĩa so với tất cả những vấn đề khác mà Phaolô trả lời trong ICôrinhtô. Trái với những vấn đề khác, vấn đề ở đây hoàn toàn liên quan đến Thần học, chớ không liên quan đến hành vi cư xử. Trong tất cả những phần khác của lá thư, các vấn đề nêu ra đều liên hệ đến hành vi. Như các bạn đã biết, các vấn đề liên hệ đến hành vi đều phát sinh từ Thần học sai lầm, vì vậy chúng ta cũng bàn đến một vài Thần học. Nhưng ở đây chúng ta chỉ có Thần học mà thôi. Do đó chúng ta sẽ thấy Phao Lô sử dụng một cách tranh luận hơi khác. Ngay cả ở đây, chúng ta sẽ có thể theo dõi cuộc tranh luận từng phân đoạn một. Và câu trả lời của Phaolô cũng như trước, được đưa ra để đáp ứng một tình huống đặt biệt có điều gì đó sai trật ở Hội Thánh Côrinhtô.1 Đọc 15:1-58 hai lần. Khi đọc lần thứ nhất, hãy tìm những gợi ý cho biết vấn đề là gì.a Khi đọc lần thứ hai, hãy liệt kê những ý tưởng và cụm từ được lập đi, lập lại.b Bằng ngôn ngữ của bạn, hãy cho biết vấn đề ở đây là gì ?c Hãy đọc lướt đoạn Kinh Thánh một lần và nhận định những phân đoạn chính (ba phân đoạn). Theo bạn mỗi phân đoạn liên hệ như thế nào đến vấn đề.Đây là một trường hợp nữa mà chúng ta có thể biết chắc vấn đề là gì. Trong câu 12 Phao Lô hỏi, "Sao trong anh em có kẻ nói rằng những kẻ chết chẳng sống lại ?". Chúng ta sẽ đặt những câu hỏi "Thế nào? (How), Cái gì?(What), Tại sao?(Why) để nghiên cứu câu này. Đó là làm thế nào Phao Lô biết được vấn đề đó? Bản chất của vấn đề là gì? Tại sao một vấn đề như vậy có thể xảy ra?.Thế nào? Chúng ta không hỏi làm thế nào Phaolô biết được vấn đề này để khám phá vấn đề là gì hoặc lời giải đáp là gì? Tuy nhiên trong bài 3, phần thảo luận về "Dàn bài" cho ta ghi nhận rằng đây là một trong hai phần mà các học giả đã không thể đồng ý với nhau rằng đây là vấn đề Phaolô nghe nói lại hay được viết trong một lá thư. Một cách vắn tắt, tôi nghĩ là Phaolô biết được việc ấy do được tường thuật lại. Vì 1) Cụm từ "Luận đến" thường được thấy trong những phần giải đáp cho lá thư của họ không xuất hiện ở

Page 115: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đây. 2) Mệnh đề "Sao trong anh em có kẻ nói rằng" trong câu 12, nghe có vẻ như là câu trả lời cho một việc nói miệng hơn là trả lời cho một lá thư. Dẫu thế nào đi nữa, vẫn có sự tranh luận về vấn đề ấy, và lời giải đáp cho câu hỏi làm thế nào Phaolô nghe được vấn đề đó không quan trọng lắm đối với sự hiểu biết của chúng ta về đoạn Kinh Thánh nầy.Là gì ? Đây là một câu hỏi thật sự quan trọng, bởi vì ICôrinhtô 15 chính là lời giải đáp. Vậy vấn đề này là gì? Rõ ràng nó liên quan đến "Sự sống lại của người chết". Một vài tín hữu đã nói rằng "không có sự sống lại". Điều ấy có nghĩa gì?.2 Khoanh tròn câu trả lời đúnga Vấn đề sự sống lại của người chết trong Côrinhtô liên quan đến việc một số tín hữu phủ nhận sự sống lại của Đấng Christ.Nếu bạn không làm được bài tập trên, đọc lại 15:1-28 và hãy tự hỏi sự sống lại của Đấng Christ đóng vai trò gì trong lập luận.Mặc dầu Phaolô bắt đầu cuộc thảo luận của ông về sự sống lại bằng việc xác nhận lại sự thật về sự phục sinh của Đấng Christ. Đây không phải là vấn đề chính. Xuyên suốt cả đoạn, Phaolô không hề nhắc đến việc tín hữu tại Côrinhtô không tin vào việc Chúa Jêsus sống lại từ cõi chết. Thật ra ông tái xác nhận điều ngược lại. Trong câu 1 ông nhắc họ về Phúc âm mà ông đã rao giảng, mà họ đã nhận lấy. Và trong câu 11 ông lập lại: "Nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại......" (câu 14,15,17). Do đó toàn bộ cuộc tranh luận dựa trên sự kiện là họ có đức tin nơi sự sống lại của Đấng Christ. Họ tin rằng Chúa Jêsus đã từ kẻ chết sống lại.Kế đó, vấn đề được tìm thấy qua hai cụm từ mà chúng ta đã biết khi trả lời cho bài tập 1 - Sự sống lại của người chết và của thân thể. Từ những điều bạn đã học trong bài 6, bạn có thể thấy vấn đề sẽ là gì? Nhưng chúng ta hãy nghiên cứu vấn đề kỹ hơn để không phải chỉ là phỏng đoán.Vấn đề là một vài tín hữu Côrinhtô phủ nhận sự sống lại trong tương lai của tín đồ. Lưu ý rằng đây là điểm chính làm nền tảng cho cả lập luận trong 15:12.3. Đọc lại 15:12-34. Ba lần Phaolô tranh luận với giả thuyết của họ bằng câu "Nếu người chết chẳng sống lại......".Qua ba câu Kinh Thánh sau hãy viết tiếp những câu nói của Phaolô bắt đầu bằng "Nếu người chết chẳng sống lại" :a 15:16 ......b 15:29......c 15:32......Rõ ràng từ lập luận của Phaolô chúng ta thấy rõ vấn đề chính là một số người đã phủ nhận sự sống lại trong tương lai. Vậy làm thế nào việc thảo luận về sự sống lại của thân thể trong câu 35-58 ăn khớp ở đây. Kinh nghiệm

Page 116: Chu giai 1 va 2 cotinhto

từ bài 6 dạy chúng ta rằng đây chính là lý do tại sao vấn đề nẩy sinh.Tại sao? Thật khó cho chúng ta ở thế kỷ 20 nầy tưởng tượng thế nào Cơ Đốc Nhân đã có thể không tin vào sự sống lại trong tương lai. Hiển nhiên là điều này được nói đến trong suốt Kinh Thánh Tân ước. Nhưng, đó chính là một phần của vấn đề. Tín hữu Côrinhtô đâu có Kinh Thánh Tân ước lúc đó. Thật ra ICôrinhtô là một trong những văn bản được viết ra sớm nhất trong các sách Tân ước.Hơn nữa mặc dầu giáo lý về sự sống lại đã được phát triển đầy đủ trong một bộ phận của Do Thái giáo vào thời của Đấng Christ, nhưng đã không có giáo lý như vậy trong xã hội của người Hy-Lạp. Một số người Hy-Lạp tin vào "sự bất diệt của linh hồn" nhưng không tin vào sự sống lại của thân thể. Ý tưởng về một thân thể sống lại đã không được chấp nhận đối với người Hy-Lạp. Đối với nhiều người Hy-Lạp, đặt biệt là những người có quan điểm ngộ đạo về thế giới vật chất, sự chết là sự giải thoát. Theo họ, nó có nghĩa là sự kết thúc của cuộc sống trong thân thể vật chất. Do vậy, ai lại muốn sống lại làm gì, nghĩa là sẽ sống trong thân thể nấy một lần nữa?Chúng ta cũng không biết chắc vào thời Hội Thánh ban đầu những tín hữu đầu tiên có được dạy đầy đủ giáo lý Cơ Đốc không. Và ngay cả nếu những người qui đạo sớm nhất đã được dạy rất nhiều điều, chưa chắc là những người qui đạo sau đó đã được dạy tất cả mọi điều. Có thể chắc chắn rằng sự phục sinh của Đấng Christ là một trong những điều được dạy trước hết. Phao Lô đã nói như vậy trong 15:1-11.Nhưng việc họ có được dạy về sự sống lại của thân thể hay không thì không rõ lắm. Hãy nhớ rằng các thơ tín chỉ thường được viết để điều chỉnh lại các hiểu biết sai trật, các lầm lỗi hoặc để soi sáng thêm một vài lẽ thật đã được hiểu phần nào. Qua lá thư trước của Phao Lô, I Têsalônica, chúng ta có chứng cớ rõ ràng rằng sự sống lại của thân thể đã không được tất cả mọi người hiểu rõ.4. Đọc cẩn thận ITe1Tx 4:13-18. Theo bạn câu nào diễn tả đúng nhất chủ điểm của phân đoạn. ( Khoanh tròn câu đó).a) Vài tín hữu Têsalônica không biết chắc về những biến cố trong tương lai vì vậy lần đầu tiên Phao Lô dạy họ về sự cất lên của Hội Thánh.b) Vài tín hữu Têsalônica không biết rõ về thứ tự của sự sống lại và Phaolô dạy họ rằng người sống không có lợi thế gì hơn người chết.c) Vài tín hữu Têsalônica đã chết trước khi Chúa tái lâm và những người còn sống không biết việc gì sẽ xảy ra đối với họ , nên Phaolô dạy họ lần đầu về sự sống lại của người chết.d) Vài tín hữu Têsalônica phủ nhận việc sống lại của thân thể của tín đồ do đó Phao Lô sửa lại sai lầm ấy bằng cách tái xác nhận sự sống lại.Nghiên cứu kỹ câu 12 và 14 của ITe1Tx 4:12, 14. Phaolô nói rằng người

Page 117: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Têsalônica không biết về "người đã ngủ" và đó là lý do tại sao họ buồn rầu. Nhưng ông tiếp tục bảo đảm với họ rằng "những người chết trong Đấng Christ sẽ sống lại" (câu 16) bởi vì Đấng Christ đã sống lại từ kẻ chết (câu 14).Có thể rằng tín hữu Têsalônica đã không được dạy giáo lý này bởi vì đơn giản là họ không mong rằng có ai trong số họ chết trước khi Chúa tái lâm. Nhưng một khi đã có người chết, họ cần biết về sự sống lại. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta có thể giả định rằng giáo lý về sự sống lại của thân thể cũng không phải là điều đầu tiên mà tín hữu Côrinhtô đã nghe. Và khi họ đã nghe điều ấy, vài người trong số họ đã phản đối sứ điệp. Tại sao?Có lẽ họ chống lại sứ điệp về sự sống lại của thân thể vì hai lý do giáo lý sai lầm của họ về ngày rau rốt và quan niệm ngộ đạo của họ về thân thể.Hãy trở lại đọc phần "Thần học sai lầm của người Côrinhtô" trong bài 5 và "Trường hợp thông dâm" trong bài 6. Bạn đã biết tại sao quan niệm ngộ đạo của họ về thân thể có thể đã khiến họ phủ nhận việc sống lại của thân thể. Nhưng nhận thức sai của họ về ngày sau rốt đã đóng vai trò gì trong việc phủ nhận ấy?5. Hãy cho biết theo bạn tại sao nhận thức sai của họ về ngày sau rốt có thể đã khiến họ chối bỏ sự sống lại của thân thể. Hãy xem lời dạy của Phaolô trong RoRm 6:1-4, CoCl 2:12, 3:1-4 và Eph Ep 2:6. Cố gắng tự làm bài trước khi xem phần trả lời.Trong IITi 2Tm 2:17-18 Phaolô cảnh cáo Timôthê về Hy- mê-nê và Phi-lết, những người đã dạy "sự sống lại đã đến rồi". Dường như đây cũng là vấn đề của Hội Thánh Côrinhtô. Nhưng làm sao họ có thể nói rằng sự sống lại đã đến khi họ vẫn còn đang sống trong thân thể?. Việc tái dựng sau đây có vẻ hợp lý nhất.Chúng ta đã ghi nhận nhiều lần rằng tín hữu Côrinhtô có quan điểm ngộ đạo về thân thể. Điều này có thể hiểu được vì đây là quan điểm mà họ có khi còn là người ngoại đạo. Vấn đề của họ là họ cố gắng đem quan điểm ấy vào đức tin Cơ Đốc. Có thể họ đã làm điều ấy qua nhận thức sai về ngày sau rốt. Khi họ nghe giáo lý về sự phục sinh lần đầu tiên, họ chỉ đơn giản thuộc linh hóa nó. Bởi vì họ tin rằng họ đã chết và đã sống lại trong Đấng Christ, cái chết chính là điều sẽ hoàn tất sự sống lại. Nhưng nó cũng là sự chấm dứt của thân thể để tâm linh có thể trở về với Đức Chúa Trời mãi mãi. Do đó đối với họ sự phục sinh đã xảy ra.Sau đó họ nghe Phao Lô, hoặc người khác, quả quyết rằng sự sống lại chưa đến. Nói cách khác đó là việc sẽ xảy ra trong tương lai và đó là sự sống lại trong thân thể của kẻ chết. Họ không chấp nhận điều ấy. Nó có vẻ vật chất quá. Vì thế một số người trong vòng họ đã nói : "không có sự sống lại của người chết" (ICo1Cr 15:12 ).

Page 118: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Bây giờ hãy xem Phaolô giải đáp như thế nào. Nhưng trước đó hãy ôn lại phần này đến khi bạn chắc rằng mình đã nắm được mục tiêu 1.6. Bài tập ôn : Trả lời ngắn gọn những câu hỏi sau:a. Làm thế nào Phaolô nghe được vấn đề đó ? ......b. Vấn đề đó là gì ? ......c. Tại sao một vấn đề như vậy có thể xảy ra ? ......

LỜI GIẢI ĐÁP CỦA PHAOLÔ Kinh Thánh: 15:1-58Chúng ta đã biết rằng mỗi phần chính trong I Côrinhtô có một chủ đề nổi bật. Tiêu đề theo bản NIV diễn tả chính xác chủ đề của từng phần "sự phục sinh của Đấng Christ" (15:1-11) ; "sự sống lại của kẻ chết" (15:12-34) và "sự sống lại của thân thể" (15:35-58)Trong bài tập 1, bạn phải nêu lên "Mỗi phần chínnh liên quan thể nào đến vấn đề ?". Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu câu hỏi này trước khi đi vào chi tiết của lập luận trong từng phần.Vấn đề chính thứ nhất mà Phaolô tranh luận là : Có một sự sống lại trong tuơng lai của Cơ Đốc Nhân. Ông dùng một loạt các lập luận khác nhau trong đoạn 15:12-34. Nền tảng chính của lập luận là một điều mà cả Phao Lô lẫn Hội Thánh Côrinhtô đều công nhận đó là sự phục sinh của Đấng Christ. Đây là lý do ông bắt đầu với chủ đề nầy trong 15:1-11. Sự phục sinh của Đấng Christ là nền tảng chung và ông sẽ tranh luận dựa trên nền tảng ấy. Sau cùng ông tranh luận về sự sống lại của thân thể, đó là có sự nối tiếp thật sự giữa hiện tại và tương lai của tín hữu, đó cũng chính là chủ điểm của 15:35-58. Ở đây sự sống lại của Đấng Christ là nền tảng cho cuộc tranh luận.Hãy bảo đảm rằng chúng ta hiểu rõ điều nầy trước khi tiếp tục nghiên cứu các phần chính. Ôn lại phần nầy và nhớ đừng xem trước sách hướng dẫn khi bạn trả lời bài tập 7.7 Hãy ghi chép trong sổ tay của bạn.a Lập danh sách những phần chính trong câu trả lời của Phaolô trong ICôrinhtô 15 và đặt tiêu đề cho mỗi phần.b Trình bày ngắn gọn vai trò của mỗi phần trong câu trả lời.Bạn đã trả lời bài tập này ra sao? Quan trọng hơn bạn đã làm bài tập 1 tốt không ?. Nếu câu trả lời của bạn cho bài tập 7 khác biệt nhiều so với bài tập 1, cố gắng tìm hiểu tại sao. Hãy nhớ rằng mục tiêu chính của khóa học nầy là giúp bạn tự làm các việc này một mình. Có lẽ bạn cần ôn lại phần suy nghĩ theo từng đoạn trong bài tập 1. Ghi nhớ: Câu hỏi quan trọng nhất là "Chủ điểm là gì ?" câu hỏi về nội dung của mỗi phân đoạn dĩ nhiên cũng liên hệ chặt chẽ. Nhưng câu hỏi trước tiên là: "Tại sao nội dung đó lại nằm ở vị trí này của lập luận?".

Page 119: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Sự phục sinh của Đấng Christ Kinh Thánh: 15:1-11Chúng ta vừa ghi nhận rằng chủ điểm của phần này là tái xác nhận điểm chung của Phaolô và tín đồ tại Côrinhtô - Đó là niềm tin của họ vào sự phục sinh của Đấng Christ. Trong trường hợp nầy, niềm tin chung đó chính là trọng tâm của Phúc âm. Không có sự sống lại của người chết, như Phao Lô đã tranh luận trong câu 12-20, không những không có sự phục sinh của Đấng Christ mà đức tin của Cơ Đốc Nhân cũng ra vô ích. Như đã ghi nhận, Phaolô tái xác nhận niềm tin chung đó vì nó sẽ là nền tảng cho phần còn lại của cuộc tranh luận.Trước khi đi xa hơn, hãy tìm hiểu một từ có lẽ mới đến với bạn : Kerygma. Thuật ngữ Kerygma liên hệ đến sứ điệp Phúc âm căn bản cho người chưa được cứu, nó tương phản với từ didache là thuật ngữ nói về nội dung việc dạy đạo cho tín đồ. Kerygma là sứ điệp căn bản của tất cả những người truyền giảng Phúc âm thời Tân ước.8. Trong việc tái xác nhận sự sống lại, Phao Lô đã sử dụng nội dung căn bản của Kerygma, sứ điệp Cơ Đốc đầu tiên. Thuật ngữ của việc truyền giảng thuở ban đầu là Kerygma. Hãy viết ra ba yếu tố của Kerygma mà Phao Lô đưa ra ở đây.a ......b ......c ......Bản chất của Kerygma là điều thú vị đặt biệt đối với các học giả; vì đó là những căn bản sớm nhất mà chúng ta có trong Tân ước. Tôi chỉ gợi lên sự chú ý của bạn thôi. Bạn có thể tham khảo đoạn nói về điều ấy trong sách Barrett trang 337-341. Mối quan tâm của chúng ta ở đây chính là cách lập luận. Nói cách khác, tại sao Phaolô đề cập đến Kerygma ở đây.9. Đọc 15:1-11. Mặc dầu để cho thuận tiện, khúc Kinh Thánh này đã được chia làm ba phân đoạn theo bản NIV thực ra nó là một lập luận dài. Vì vậy thay vì theo dõi lập luận theo từng phân đoạn, trong bài tập này bạn hãy làm như sau :a. Liệt kê những điểm nhấn mạnh đặt biệt phản ánh mối quan tâm của Phaolô trong suốt đoạn Kinh Thánh.b. Theo bạn Phaolô đang làm gì trong câu 9-11 ?Khi đọc đoạn này bạn sẽ nhận thấy có hai điểm nhấn mạnh đặt biệt :Thứ nhất, Phaolô nhắc họ hai lần về Phúc âm mà ông đã rao giảng và Phúc âm mà họ đã nhận lấy, bao gồm việc sống lại của Đấng Christ. Ông nói điều đó trong câu 1-3 và nói lại trong câu 11. Cùng lúc đó ông nhấn mạnh rằng điều đó không chỉ là niềm tin của riêng ông mà là niềm tin chung của Hội Thánh. Đó là, " Điều mà chính tôi đã nhận lãnh"(câu 3) và "dầu tôi, dầu các

Page 120: Chu giai 1 va 2 cotinhto

người khác, đó là điều chúng tôi giảng dạy"(câu 11). Thứ nhì ông nhấn mạnh sự kiện Đấng phục sinh đã được nhiều người trông thấy. Hãy lưu ý ông thêm từ được chôn vào Kerygma. Đây có lẽ không phải là điểm chính trong sự dạy đạo ban đầu vì nó không xuất hiện ở những chỗ khác trong Tân ước (RoRm 6:1-4 là một ngoại lệ). Nhưng điều đó được nhắc đến ở đây vì Phaolô đang cố nhấn mạnh về sự chết của Đấng Christ ; chính là Đấng Christ đã chết, đã được chôn và đã hiện ra cho nhiều người xem thấy. Ông đề cập đến sáu lần Chúa phục sinh hiện ra, kể cả kinh nghiệm cá nhân của ông trên đường Đa mách. Ông nói trong câu 6 "phần nhiều họ hiện đang còn sống" do đó có thể kiểm tra những lời chứng của họ ở đây có một sự tuyên bố mạnh mẽ về thực tế Chúa sống lại. Dĩ nhiên việc này là để chuẩn bị cho lập luận trong đoạn kế tiếp.Câu 9-11 hơi ra ngoài đề. Nhưng Phaolô chẳng làm gì mà không có mục đích ! Bạn có nhớ vấn đề về chức vụ sứ đồ của ông trong đoạn 1-4 không? Ông cũng phải nói về việc ấy trong đoạn 9- dầu chúng ta chưa nghiên cứu đến phần đó. Trong khi Phaolô nhắc đến việc trông thấy Chúa phục sinh, ông một lần nữa dùng nó để bảo vệ chức vụ sứ đồ của mình. Ở đây ông nhấn mạnh việc Chúa đã thương xót kêu gọi ông vào chức vụ sứ đồ, mặc dầu ông là người không ra gì.10. Để ôn lại phần này, hãy trả lời những câu hỏi sau (khoanh tròn câu trả lời đúng)a. Trong câu 1-11 Phao Lô nhấn mạnh đến Kerygma để chứng minh rằng sự giảng dạy của ông cũng giống như của các sứ đồ khác.b. Điểm chính của 15:1-11 là tái xác nhận sự phục sinh của Đấng Christ như là nền tảng cho cuộc tranh luận sau đó của ông.c. Phao Lô nhấn mạnh đến sáu lần hiện ra của Chúa phục sinh vì có một Cơ Đốc Nhân nghi ngờ sự phục sinh của Đấng Christ.

Sự sống lại của kẻ chết 15:12-34Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu lập luận thứ nhất của Phaolô; tức là lập luận về sự sống lại trong tương lai của tín hữu. Câu 12 được dùng như là một sự chuyển tiếp. Vì sự sống lại của Đấng Christ là điều mà chúng tôi rao giảng . Phaolô hỏi: "Sao trong anh em có kẻ nói rằng những kẻ chết chẳng sống lại?" (Không có sự sống lại trong tương lai của tín hữu )11. Đọc đoạn 15:12-34 hai lần . Phần này được chia thành ba phân đoạn rõ ràng, mỗi đoạn đóng góp vào lập luận chung theo một cách đặc biệt. Liệt kê những câu Kinh Thánh thuộc về mỗi đoạn và nêu lên chủ điểm của Phaolô trong mỗi lập luận.12-19: Cuộc tranh luận trong phần này phát xuất trực tiếp từ sự tái xác nhận

Page 121: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đã thực hiện trong 15:1-11 do cách lý luận "nếu......thì" lập luận trở nên rất phức tạp. Tuy nhiên khi mọi chi tiết trong phân đoạn đã được chọn lọc, Phaolô nêu lên chủ điểm là đối với Cơ Đốc Nhân phủ nhận tương lai của họ cũng có nghĩa là phủ nhận quá khứ của họ Đối với Phaolô nếu một người nói rằng không có sự sống lại (của tín hữu), như thế có nghĩa là cũng không có sự sống lại của (Đấng Christ).12. Đọc câu 14. Hai điều gì mà Phao Lô nói rằng sẽ là vô ích nếu không có sự sống lại của tín hữu.......và......Hai thực tế "sự giảng dạy của Phaolô" và "đức tin của họ" tranh luận cho sự tồn tại của bản thân Hội Thánh Côrinhtô, vì Hội Thánh đã được thiết lập do lời giảng của Phao Lô. Bạn có thể nhớ lại trong 1:18 và 2:5 Phaolô đã biện bác rằng "sự giảng dạy của ông" và "sự tồn tại của họ" chứng minh rằng thập tự giá của Đấng Christ là sự khôn ngoan và quyền năng của lời Đức Chúa Trời .Sự lô gíc trong lập luận thứ nhất của Phao Lô là như thế này. Nếu không có sự sống lại thì đã không có Hội Thánh Côrinhtô - bởi vì sự tồn tại của Hội Thánh đặc nền tảng trên sự sống lại (của Đấng Christ) mà Hội Thánh thật sự tồn tại; vì thế, tất phải có sự sống lại của kẻ chết, nhưng Phaolô phải chỉ ra tại sao sự sống lại trong tương lai là hệ quả tất yếu của sự phục sinh của Đấng Christ. Đó cũng là điểm chính của phân đoạn tiếp theo .Đoạn 15:20-28 qua phân đoạn này chúng ta có thể thấy rằng Phaolô suy nghĩ hoàn toàn theo giáo lý về thời sau rốt. Đối với ông cũng như hầu hết người Do Thái, sự phục sinh của người chết thuộc vào thời kỳ sau rốt. Đó là biến cố trọng đại của tương lai, sự kiện sống lại của Đấng Christ đã xảy ra có nghĩa là tương lai đã được đặt ở tình trạng khởi động. Và điều đã được đặt ở tình trạng khởi động sẽ được vận hành cho đến lúc đạt đến đích hoàn toàn.13. Để thực hiện phần biện luận này Phaolô sử dụng một ẩn dụ và một sự so sánh.a. Ẩn dụ với Đấng Christ như ......b. Sự so sánh giữa ...... và......14. Bạn có thể xem giải thích về ẩn dụ trong sách Barrette (trang 350-351). Viết ra định nghĩa của Barrette về ẩn dụ đó.......Ẩn dụ trái đầu mùa là một hình ảnh ý nghĩa trong việc hình dung thực tế về ngày sau rốt của hiện tại và tương lai. Trái đầu mùa là việc đã xảy ra, là sự hứa hẹn của bó lúa chín đầu tiên, rằng mùa gặt cho toàn thể cánh đồng sẽ đến. Vì vậy sự sống lại của Đấng Christ là trái đầu mùa bảo đảm chắc chắn rằng "Có rất nhiều người cũng sẽ sống lại".Chúng ta cần ghi nhận thêm rằng Phaolô cũng sử dụng một ẩn dụ rất tương

Page 122: Chu giai 1 va 2 cotinhto

tự khác để mô tả một thực tế khác về ngày sau rốt đối với Cơ Đốc Nhân, đó là sự giáng lâm của Đức Thánh Linh.15. Đọc IICo 2Cr 1:22 và Eph Ep 1:14a. Phaolô đang sử dụng ẩn dụ gì? ......b. Ẩn dụ ấy có nghĩa gì? ......Sự so sánh mà Phaolô sử dụng trong lý luận của ông hơi phức tạp, nhưng nó cũng nêu lên cùng một chủ điểm. Trong Ađam có điều gì đó đã phát động đó là tội lỗi và sự chết. Toàn thể nhân loại phải chịu phục dưới tội lỗi và sự chết. Nhưng đó không phải là ý định của Đức Chúa Trời cho loài người. Vì vậy trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã phát động sự sống và sự sống lại. Những người tin cậy nơi sự chết và sự sống lại của Ngài là thành viên của cộng đồng nhân loại mới, đang hướng về sự hoàn thành của ý định thiên thượng.Phaolô sẽ trở lại với sự so sánh này trong phần kế. Bây giờ ông quay lại với ẩn dụ về trái đầu mùa và trong câu 23-28 ông giải thích thứ tự những việc sẽ xảy đến. Nhưng điểm chính là sự sống lại của Đấng Christ đã khởi động công việc của Đức Chúa Trời mà sau cùng sẽ được kết thúc "hầu cho muôn vật phục Ngài, và Đức Chúa Trời làm muôn sự trong muôn sự" (câu 28).Đoạn 15:29-34. Trong câu 20-28 Phaolô đã nêu lên điểm chính trong lập luận của ông. Sự sống lại của Đấng Christ là sự khởi đầu của công việc của Đức Chúa Trời cho ngày sau rốt sẽ kết thúc bằng ssự sống lại của tín hữu. Bây giờ ông kết luận bằng một loại lập luận ad hominem (một biện luận ad hominem là một biện luận dựa trên những kinh nghiệm và cảm xúc của một người hơn là những lý lẽ của người ấy). Phaolô đã kêu gọi sự hiểu biết của họ. Bây giờ ông chỉ đơn giản nêu lên một số việc làm của họ và của ông sẽ trở nên kỳ cục, nếu không có sự sống lại.16. Đọc đoạn 15:29-34 cẩn thận. Ba lập luận nào của Phaolô có thể viết lại như sau: "Nếu không có sự sống lại trong tương lai thì......a ......b ......c ......Lập luận cuối cùng có thể diễn ý là nếu không có sự sống lại của tín đồ thì có nghĩa là không có tương lai. Không có tương lai nghĩa là không có mục đích. Vì vậy, chúng ta hãy sống cho hôm nay và thụ hưởng những gì có thể vì cuộc sống không có nghĩa gì cả. Câu 33-34 tỏ ý rằng đó là cách mà một số người đang sống.17. Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết hơn câu 29 trong phần . "Một số vấn đề về nội dung". Bây giờ hãy ôn lại phần trong 15:12-34. Kiểm tra câu trả lời của bạn cho bài tập 11. Viết lại câu trả lời của bạn trong ánh sáng của việc thảo luận trong sách hướng dẫn học tập và qua việc đọc sách Barrett.

Page 123: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Sự sống lại của thân thể 15:35-38Sự biện bác của Phaolô không dừng ở đây. Hãy ôn lại bản chất của sai lầm của Hội Thánh Côrinhtô. Bạn thấy rằng cho đến lúc này Phaolô chưa thật sự giải quyết vấn đề của họ. Chắc chắn rằng họ không phản đối sự thật rằng có một tương lai đang chờ đón Cơ Đốc Nhân. Vấn đề của họ là tính chất của tương lai đó. Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là điều họ thật sự phản đối.Nhưng sự phản đối của họ về sự sống lại của thân thể của tín đồ có nghĩa là họ đã không hiểu ý nghĩa thật sự của sự sống lại của Đấng Christ. Do đó Phaolô giải luận về điều đó trước tiên trong 15:12-34. Đó không những chỉ đơn giản là một tương lai đang chờ đợi Cơ Đốc Nhân nhưng đó chính là tương lai mà Đấng Christ là trái dầu mùa. Sau khi đưa ra luận điểm đó. Phaolô quay sang trả lời những phản đối của họ.18. Đọc 15:35-58 hai lần. Trả lời những câu hỏi sau:a. Câu 35 đóng vai trò gì trong lập luận.b. Nhận diện các phân đoạn và chỉ ra chúng đóng góp như thế nào vào lập luận chung.Trong câu 35 Phaolô nêu lên một câu hỏi mà bây giờ ông sẽ trả lời "Làm sao người chết sống lại được" có người đã hỏi thế. Hoặc nói cách khác "Họ sẽ sống lại với thân thể nào?" Phaolô trả lời "Hỡi kẻ dại kia" (câu 36) ngụ ý rằng câu trả lời rất rõ ràng đối với người chịu suy nghĩ. Tuy nhiên, ông dùng phần còn lại của đoạn Kinh Thánh để giải thích điều rõ ràng ấy. Chúng ta sẽ mãi biết ơn điều ông đã làm. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn câu trả lời này trong một phần sắp tới của bài học. Bây giờ, chúng ta sẽ phác thảo qua lập luận của Phaolô.15:35-41 trong phân đoạn này Phaolô nêu ra luận điểm chính của ông bằng cách sử dụng một sự so sánh. Sự biện luận của ông đi từ điều đã biết đến điều chưa biết. Trong đoạn đầu này ông đưa ra hai luận điểm về "điều đã biết" luận điểm thứ nhất được xây dựng từ sự so sánh với một hột giống. Lập luận của ông là sự chết không có nghĩa là kết thúc sự tồn tại, nhưng có nghĩa là một sự thay đổi. Bạn không trồng một cây với hình thể đầy đủ của tương lai cây sẽ mọc lên thông qua sự chết của hạt giống. Lập luận thứ nhì là sự chơi chữ đối với từ ngữ hình thể như nó được sử dụng trong xã hội Hy lạp. Luận điểm của ông là mỗi loài xác thịt và thân thể đã được Chúa dựng nên phù hợp với mục đích của Ngài cho loài ấy, và mỗi thân thể đều thích hợp với sự tồn tại của chủng loại của mình.15:42-44 Trong phân đoạn này Phaolô chỉ đơn giản ứng dụng hai luận điểm mà ông mới vừa nêu ra. Câu 42-44 phù hợp với câu 36 tương tự như hột giống thân thể loài người cũng như vậy. Nếu gieo một hạt giống xuống, nó

Page 124: Chu giai 1 va 2 cotinhto

sẽ sống lại với một hình thức khác. Kế đó trong câu 44 ông ứng dụng luận điểm của câu 38-41. Có các loại hình thể khác nhau . Một loại thì phù hợp với sự tồn tại trong hiện tại, "thân thể thiên nhiên", và loại kia phù hợp với sự tồn tại mới, "thân thể thuộc linh".15:45-49. Ứng dụng sau cùng của Phaolô, hai hình thể cho hai loại tồn tại, được minh họa rõ hơn qua việc trở lại với việc so sánh giữa Ađam và Christ. Luận điểm của ông là tín hữu, người đã dự phần thân thể với người thứ nhất, Ađam, sẽ dự phần thân thể với người thứ hai, Đấng Christ.15:50-58 Trong khúc Kinh Thánh vinh diệu này, Phaolô đưa lập luận của ông đến kết luận đắc thắng. Luận điểm của ông là không một ai trong hình thể hiện tại hoặc là trong "thịt và huyết" (người sống) hoặc "sự hay hư nát" (người chết) cơ thể vào nước thiên đàng. Bởi vì "tất cả chúng ta đều sẽ được biến hóa" (câu 51) nghĩa là chúng ta sẽ được biến đổi với thân thể mới để phù hợp với cuộc sống trong thời kỳ mới. Tất cả những điều đó đều có thể thực hiện được nhờ sự chết và sự sống lại của Đấng Christ.Kế đó ông thốt ra lời cảm tạ Đức Chúa Trời (câu 57) vì chiến thắng này sở dĩ có được là nhờ Đấng Christ. Nhưng trước khi kết thúc ông hô hào hãy đứng vững vàng và làm công việc Chúa "vì công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu" (câu 58). Chắc chắn sẽ có một tương lai vinh hiển.19. Ôn lại phần lập luận của Phaolô trong 15:35-58. Kiểm tra câu trả lời của bạn trong bài tập 18 với sách hướng dẫn học tập. Điền vào chỗ trống những câu sau:a. Trong câu 15:35-58 Phaolô đã đề cập đến vấn đề về bản chất của ......b. Trong câu 36-41 ông lập luận dựa trên việc so sánh với...... ......để nêu lên luận điểm rằng chết không có nghĩa...... mà có nghĩa là......c. Sau đó ông lý luận rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng muôn loài với các......khác nhau.d. Ông ứng dụng những sự so sánh trên vào sự tồn tại của Cơ Đốc Nhân bằng cách lý luận rằng bởi vì chúng ta hết thảy đều dự phần vào thân thể......của......, do vậy chúng ta cũng sẽ dự phần vào thân thể......của......Bây giờ hãy ôn lại phần giải luận cho toàn bộ đoạn Kinh Thánh. Trước khi tiếp tục phần kế, phải chắc chắn rằng bạn có thể nắm vững mục tiêu 2.

VÀI VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG Có nhiều vấn đề quan trọng có tính chất giải kinh trong đoạn nầy. Vào vấn đề liên quan đến việc lựa chọn văn bản như câu 15:47 và 15:49 (xem phần chú thích ở cuối trang trong sách Barrett trang 369) những vấn đề khác liên quan đến ý nghĩa của từ, hoặc cụm từ như "thịt và huyết" trong 15:50 (xem sách Barrett trang 379). Bạn vẫn có thể tìm thấy một số vấn đề nữa mà bạn muốn tham khảo trong sách Barrett.

Page 125: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu 15:29 một cách chi tiết hơn.20. Đọc sách Barrette, trang 362-364. Hãy ghi nhận có bao nhiêu cách giải quyết được đề nghị. Khoanh tròn câu trả lời đúng.a. Theo Barrett, người Côrinhtô có lẽ đã không nghĩ việc làm báp tem là để xá tội cho người khác, nghĩa là, vì cớ người chết, nhưng theo một nghĩa nào đó là vì cớ những người sống.b. Theo Barrett, người Côrinhtô hầu như thật sự làm báp tem vì cớ người đã chết.Tôi nghĩ rằng chỉ có một điều có thể chắc chắn về câu Kinh Thánh này là vài tín hữu đã thật sự thực hành loại báp têm đó. Phaolô không trình bày một giả thuyết ông không nói đến những điều người ngoại đang làm. Nhưng tình trạng không chắc chắn bao trùm trên tất cả các yếu tố khác ở đây. Ai đã làm việc đó? Tại sao họ làm việc đó? Họ làm việc đó cho ai? Họ nghĩ điều đó có ảnh hưởng gì cho những người được họ làm báp têm cho?Đó là những câu hỏi mà chúng ta không có câu trả lời chắc chắn. Qua sách Barrett bạn có thể thấy rõ rằng các học giả cũng không biết chắc việc gì đang xảy ra. Tất cả chúng ta chỉ đang đưa ra những suy đoán.Nhưng chúng ta không cần phải biết rõ vì chủ điểm của Phaolô cũng khá rõ ràng. Cho dù việc gì đã xảy ra, khi họ làm "báp tem cho người chết" hành động của họ không có nghĩa gì cả nếu không có sự sống lại. Phaolô không chấp nhận, cũng không phản đối và không thiết lập làm việc đó. Nó đã có sẵn và ông biện luận dựa trên việc làm ấy; và đó là những gì mà chúng ta có thể nói một cách chắc chắn.

QUAN NIỆM CỦA PHAO LÔ VỀ SỰ SỐNG LẠI CỦA THÂN THỂ. Trong phần này chúng ta sẽ ôn lại ngắn gọn câu trả lời của Phaolô cho câu hỏi ấy "họ sẽ lấy xác nào mà trở lại" (15:35) 15:35-58 lần đầu tiên Phaolô bàn về vấn đền này. Ông nhắc đến nó một lần nữa trong một bối cảnh khác ở IICo 2Cr 4:7-5:10.21. Đọc 4:7-5:10 cẩn thận. Ba ẩn dụ nào mà Phaolô dùng để mô tả mối quan hệ giữa thân thể hiện tại và thân thể trong tương lai.......và......Tính chất tạm thời, chóng qua của thân thể cũ kỹ này được nhấn mạnh trong ẩn dụ "nhà tạm" (5:1) và bình bằng đất (4:7) những điều đó tương phản với tính chất vĩnh cửu của thân thể mới, đó là "nhà đời đời trên trời" (5:1) một ẩn dụ khác được dùng trong đoạn 5:2-4 là mặc áo. Từ Hy Lạp mà Phaolô sử dụng ở đây là mặc áo thêm như là mặc thêm áo khoác phía ngoài quần áo đã mặc sẵn. Dĩ nhiên các ẩn dụ không nên bị gán cho các nghĩa mà chúng không có. Hãy đơn giản để nêu bật hai chủ điểm: chúng ta sẽ có thân thể mới và thân thể đó là bất diệt.

Page 126: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Phaolô nói về vấn đề đó một lần nữa. Trong Phi Pl 3:20-21 Phaolô lập lại điều ông đã nói trong I Côrinhtô, "Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạc của chúng ta giống như thân thể vinh hiển Ngài".Sự dạy dỗ của Phaolô về sự sống lại của thân thể đến từ sự tranh đấu của ông với hai thực tế.Thứ nhất, có một lẽ thật mà chúng ta đã ghi nhận trong bài 6. Đức Chúa Trời đã tạo dựng con người như một tổng thể gồm thân thể và tâm linh hiệp một. Sự cứu chuộc, vì thế, bao gồm không chỉ riêng cho tâm linh thôi. Theo Phaolô, chính là qua sự tồn tại của thân thể mà có một sự tiếp nối cần thiết giữa hiện tại và tương lai. Những giáo lý như sự bất tử của linh hồn hoặc sự phục sinh về phần thuộc linh đều là ngoại giáo và hoàn toàn xa lạ đối với Phaolô. Trong bản tín điều của Cơ Đốc Nhân có một câu khẳng định "chúng tôi tin vào sự sống lại của thân thể".Như chúng ta đã ghi nhận trong bài 6,, một sự xác nhận như vậy liên kết chặt chẽ với giáo lý Kinh Thánh về sự sáng tạo và sự cứu chuộc. Đối với Phaolô sự xác nhận trên được khẳng định thêm bằng thực tế sống lại của chính thân thể Đấng Christ. Ngài đã chết, đã được chôn, nhưng Ngài đã sống lại và nhiều người đã thấy Ngài. Vì vậy, trong ICo1Cr 15:20 Phaolô xác nhận Ngài là "trái đầu mùa của những kẻ ngủ trong Đấng Christ". Chính là vì được định sẵn cho sự sống lại nên Phaolô đã xác định trước đó rằng thân thể trong tình trạng tồn tại hiện nay là vì Đức Chúa Trời.Thứ hai, có một sự thật khác là thân thể hiện tại thì hay hư nát. Nó sẽ bị hư hoại và cuối cùng sẽ chết. Một thân thể như vậy sẽ không hưởng được sự vinh hiển đời đời. Câu trả lời cho vấn đề vì vậy trở nên rất đơn giản. Thân thể hiện tại sẽ được biến đổi. Nó sẽ trở nên một thân thể thuộc linh. Dĩ nhiên Phaolô ý thức rõ rằng đó là những từ ngữ khó hiểu. Vì thế ông gọi đó là "Sự mầu nhiệm" (15:51) Ông cố gắng giải thích bản chất của điều đó. Với ông đó là một thực tế vượt quá sự giải thích hiện tại.Vậy tín đồ sẽ sống lại với thân thể nào? Câu trả lời là: cũng là thân thể này nhưng đã được biến đổi. Chính là thân thể hiện tại, hay hư nát này sẽ sống lại, nhưng nó sẽ được biến đổi phù hợp với những điều kiện mới của cõi đời đời. Điều hay chết sẽ biến thành điều vĩnh cửu.22. Ôn lại phần này và phần bài học trong bài 6 về 6:13-20. Trả lời những câu hỏi sau.a. Giải thích tại sao giáo lý "sự bất tử của linh hồn" không phải là giáo lý Cơ Đốc.b. Giải thích câu sau, thân thể được sống lại cũng chính là thân thể chúng ta đang có hiện nay nhưng đã được biến đổi.

Page 127: Chu giai 1 va 2 cotinhto

MỘT VÀI Ý KIẾN CÓ TÍNH CHẤT KHOA GIẢI KINH Trong phần cuối của bài 7, tôi muốn nhận xét ngắn gọn về hai vấn đề có tính chất khoa giải kinh.Trong bài 1 chúng ta đã ghi nhận rằng giáo phái Mormon mắc phải một sai lầm trầm trọng trong việc dùng 15:29 để chứng minh việc làm báp tem cho người chết. Không một ai biết người Côrinhtô đã làm gì, vì vậy chúng ta làm sao thực hiện điều chúng ta không biết rõ vào thế kỷ thứ 20? Điều này dẫn dắt tôi đến việc đề nghị một qui luật của khoa giải kinh. Khi việc giải luận khúc Kinh Thánh quá khó khăn đến nỗi có nhiều lựa chọn khác nhau về ý nghĩa, thì bạn không bao giờ nêu rõ đoán chọn lựa theo ý bạn. Ở những chỗ như vậy chúng ta phải cho rằng Đức Chúa Trời không cần chúng ta phải biết rõ: nếu không hẳn Ngài đã cho phép nó được bày tỏ rõ ràng.Nhưng Phaolô đã dạy gì về thân thể? Trong 6:19-20 ông nói rằng thân thể là đền thờ của Đức Thánh Linh, và yêu cầu "Hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời. Trong IICo 2Cr 4:7-18 ông dường như nói rằng thân thể chỉ là trần tục và trong ICo1Cr 9:27 ông nói về việc "đối đãi thân thể cách nghiêm khắc "và" bắt nó phải phục". Vậy tín hữu ở thế kỷ 20 phải đối xử với thân thể mình như thế nào trong lúc "hiện tại"?Vấn đề thực sự nằm ở chỗ chúng ta sẽ làm gì với lời kêu gọi "Hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời" (6:20) có nên áp dụng điều đó vào việc lạm dụng thân thể như: hút thuốt, mê ăn uống, hay thất bại trong việc sắp xếp giờ ngủ và việc tập thể dục cách đúng đắn......? Trong nguyên văn việc làm sáng danh Đức Chúa Trời được áp dụng đối với việc gian dâm. Đương nhiên là điều ngăn cấm này vẫn còn có hiệu lực. Nhưng đối với những việc lạm dụng trên thì sao?Một cách cá nhân tôi không nghĩ rằng Phaolô đã đề cập đến những vấn đề trên. "Tôn vinh Chúa qua thân thể bạn" (6:20) có nghĩa là "Tôn vinh Chúa trong thân thể hiện tại của bạn" mặc khác, thực tế là thân thể hiện tại được dành cho sự vinh hiển phải khiến chúng ta đối đãi nó với sự trân trọng. Người ta có thể hành động hoàn toàn theo nghĩa ngược lại. Một số người đối đãi với thân thể một cách kỳ cục. Một số "tôn vinh" thân thể bằng cách chiều theo sự ham muốn của nó. Theo tôi toàn thể bức tranh trong bức thơ của Phaolô nói lên rằng thân thể là một đầy tớ tốt nhưng lại là một ông chủ xấu. Chúng ta phải tôn trọng nó vì nó thuộc về Đức Chúa Trời và được dành cho sự sống lại. Nhưng, chúng ta không nên tự đề ra các nguyên tắc cho mình rồi cố gắng bắt người khác phải sống theo những nguyên tắc đó.23. Phaolô cũng có cùng một thái độ như vậy trong CoCl 2:16-23 và RoRm 14:1-23. Đọc những phần Kinh Thánh trên và khoanh tròn câu trả lời đúng.a. Phaolô dạy rằng qui định về đồ ăn và thức uống thì cần thiết vì thân thể

Page 128: Chu giai 1 va 2 cotinhto

thuộc về Đức Chúa Trời.b. Phaolô dạy rằng một người có thể có những qui định riêng về đồ ăn thức uống nhưng không nên ép người khác phải làm như mình.Bài 7 kết thúc ở đây. Cũng như những bài trước hãy ôn lại thật kỹ bài học, sau đó làm bài tự kiểm tra. Một tin hay là bạn đã gần học được nữa khóa học. Tôi hy vọng là bạn cảm thấy được khuyến khích bởi những gì đã học. Nhưng tôi cũng cầu nguyện cho bạn tiếp tục nhận biết sự khiêm nhường đích thực đang khi bạn theo đuổi khóa học này.Bạn nên ôn tập cho phần đánh giá tiến bộ đơn vị 2, theo như hướng dẫn trong tâp tài liệu học viên. Lấy phần đánh giá tiến bộ đơn vị 2 và phần trả lời ra khỏi tập tài liệu học viên. Làm theo các hướng dẫn khi bạn điền vào các câu trả lời. Gởi chúng ngay lập tức cho người hướng dẫn ICI của bạn. Bạn sẽ nhận được phiếu điểm sau đó. Tuy nhiên đừng chờ cho đến khi nhận được phiếu điểm mới bắt đầu học bài 8. Hãy bắt đầu ngay khi bạn có thể.

Bài Tự Trắc Nghiệm 1. XẾP CHO PHÙ HỢP: Trong I Côrinhtô 15 Phaolô giải quyết các hiểu lầm, hoặc sai trật liên quan đến sự sống lại của thân thể. Những nhóm người nào đã có những quan điểm nào? Hãy ráp tên các nhóm người ở bên phải vào chỗ trống phía bên trái cho phù hợp với quan điểm của họ. Điền vào chỗ trống.......a Linh hồn thì bất tử ; không có sự sống lại của thân thể.......b Tín hữu là một người mới trong Đấng Christ, vì vậy sự sống lại đã xảy ra . Chỉ có tâm linh là vĩnh cửu.......c Thân thể là xấu xa gian ác và chỉ thuộc về hiện tại.TRẢ LỜI NGẮN: Hoàn tất các bài tập sau bằng cách điền những từ hoặc cụm từ thích hợp.2. Đặt đề tựa cho ba phần chính của đoạn 15a ICo1Cr 15:1-11......b 15:12-34......c 15:35-38......3. Loại tranh luận Phao Lô dùng trong 15:29-34 được gọi là gì?......CÂU TRẮC NGHIỆM. Chỉ có một sự lựa chọn đúng cho mỗi câu. Khoanh tròn câu trả lời đúng.4. Vấn đề mà Phaolô phải giải quyết trong 15:1-58 là:a) Sự phủ nhận sự phục sinh của Đấng Christ .b) Sự phủ nhận sự sống lại trong tương lai của thân thể Cơ Đốc Nhân.c) phủ nhận sự bất tử của linh hồn.d) Một sự xác nhận về việc làm báp tem cho người chết

Page 129: Chu giai 1 va 2 cotinhto

5. Sự dạy dỗ của Phaolô về sự sống lại của thân thể đến từ sự tranh đấu của ông với hai thực tế nào? Khoanh tròn hai câu trả lời đúng.a) Sự bất tử của linh hồnb) Khái niệm về sự phục sinh về mặt thuộc linhc) Tính chất vĩnh cửu của thế giới vật chấtd) Tính chất toàn bộ của con người bao gồm thân thể và tâm linh kết hợp.e) Tính chất hư hoại của thân thể hiện tại.f) Sự không thể được của sự sống lại của người không tin Chúa.CHỌN GIỮA ĐÚNG VÀ SAI.Viết chữ Đ vào chỗ trống trước câu trả lời đúng. Viết chữ S trước câu trả lời sai.......6. Chủ điểm của 15:1-11 là tái xác nhận giáo lý Kerggma mà một số tín hữu Côrinhtô bắt đầu nghi ngờ.......7. Điểm chính mà Phao Lô nêu lên trong 15:12-19 là nếu người Côrinh tô phủ nhận quá khứ của họ có nghĩa họ phủ nhận tương lai của họ.......8. Phaolô xem sự phục sinh của Đấng Christ như "trái đầu mùa" . Điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời bảo đảm cho một "mùa thu hoạch toàn bộ" của sự sống lại trong tương lai của tín hữu.......9. Chủ điểm của lập luận trong 15:29-34 là làm cho người Côrinhtô xấu hổ vì họ làm báp tem cho người chết.......10. Mặc dầu Phaolô tin vào sự sống lại của thân thể, ông cũng tin rằng thân thể được sống lại sẽ không ở trong tình trạng thịt và huyết như trước.......11. Phaolô xử dụng sự so sánh giữa Ađam và Đấng Christ trong I Côrinhtô 15 để chỉ ra rằng vì chúng ta hết thảy đều thừa hưởng bản chất tội lỗi từ Ađam, chúng ta cũng sẽ thừa hưởng cuộc sống mới qua Đấng Christ.......12. Trong vấn đề "làm báp tem vì người chết" trong đoạn 15:29 cách giải quyết tốt nhất là Phaolô đã đưa ra lý luận có tính cách giả thuyết dựa trên cơ sở các việc làm phổ biến của người ngoại.......13. Một trong những bài học chúng ta có thể rút ra từ sự dạy dỗ trong I Côrinhtô đoạn 15 là chúng ta nên đối đãi với thên thể một cách trân trọng vì nó được dành cho sự phục sinh.

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a. Đó là "sự sống lại". Bạn có nhận ra từ "thân thể" trong 5:35-57 ? những cụm từ khác là "Đấng Christ đã sống lại" "sự sống lại của người chết" Bạn có ghi nhận là có sự khác nhau giữa hai cụm từ cuối không?b. So sánh với sách hướng dẫn học tập khi học xong phần này.c. So sánh với sách hướng dẫn học tập2. Sai - Để có câu trả lời đúng, tiếp tục đọc trong sách hướng dẫn học tập3. a. Thì Đấng Christ cũng không sống lạib. Thì việc làm của những người làm báp tem cho người chết là kỳ quặt

Page 130: Chu giai 1 va 2 cotinhto

c. Thì chúng ta có lẽ chỉ nên ăn, uống và quên tương lai đi.4. c) Vài tín hữu Têsalônica đã chết trước khi Chúa đến lần thứ hai và những người sống không biết việc gì sẽ xảy ra với họ, nên Phaolô dạy họ lần đầu về sự sống lại của người chết.5. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.6. a. Qua sự tường thuật lạib. Phủ nhận việc sống lại của người chếtc. Có lẽ họ đã không nghe giảng về giáo lý đó. Khi họ đã nghe điều ấy họ đã chối bỏ nó hoặc thuộc linh hóa nó như là đã xảy ra rồi. Quan điểm ngộ đạo về thân thể và nhận lịnh sai về việc xảy ra trong ngày sau rốt đã gây nên vấn đề đó.7. a. Xem lại phân đoạn đầu tiên trong phần "câu trả lời của Phaolô" trong sách hướng dẫn học tậỳp.b. Xem lại phân đoạn thứ ba trong phần "Câu trả lời của Phaolô"8. a. Đấng Christ đã chết vì tội lỗi chúng ta theo như Kinh Thánhb. Ngài đã được chônc. Đến ngày thứ ba Ngài đã từ kẻ chết sống lại9. Câu trả lời của bạn. So sánh với sách hướng dẫn nghiên cứu khi bạn học xong phần này.10. a. Sai. Ông nhấn mạnh đến Keggma để chỉ ra rằng cả ông và tín hữu Cô rinh tôđều tin nơi sự sống lại của Đấng Christ như là một nền tảng chungb. Đúngc. Sai. Họ nghi ngờ về sự sống lại của thân thể11. Câu trả lời của bạn. So sánh với sách hướng dẫn học tập khi bạn theo dõi bài học.12. Sự giảng dạy của chúng tôi, đức tin của bạn.13. a. Trái đầu mùab. Đấng Christ- Ađam14. "Phaolô (lệ thuộc vào Kinh Thánh Cựu Ước đã sử dụng từ này để miêu tả phần đầu của mùa gặt là phần báo trước và hứa hẹn một mùa gặt cho toàn thể cánh đồng"15. a.Tiền cọc hoặc của cầm cho một món đồ nào đób. Tiền cọc hoặc của cầm là sự cam kết người mua sẽ trả hết số tiền. Nó cho người mua cái quyền được sở hữu vật đó . Thánh Linh là của cầm đến từ Đức Chúa Trời và chúng ta sẽ thừa kế. toàn bộ trong tương lai.16. a. Việc làm Báp tem cho người chết sẽ không có ý nghĩa gìb. Phaolô là người dại dột vì đã sống trong sự nguy hiểm liên tụcc. Nền tảng đạo đức sụp đổ17. Không cần câu trả lời

Page 131: Chu giai 1 va 2 cotinhto

18. a. Nó đóng vai trò như là một sự chuyển tiếp của lập luận và nêu lên những câu hỏi mà Phaolô sẽ trả lời ngay sau đób. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập19. a. Sự sống lại của thân thểb. Hột giống, sự kết thúc, sự thay đổic. Các hình thểd. Tự nhiên, Ađam, thuộc linh, Christ20. a. Sai. Họ thật sự nghĩ rằng việc làm báp tem đó là thay cho người chếtb. Đúng21. Nhà tạm, bình bằng đất, quần áo.22. a. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập. Có phải bao gồm sự kiện là giáo lý về sự sáng tạo, sự cứu chuộc và sự sống lại của Đấng Christ, chỉ ra rằng toàn thể con người- thân thể -linh hồn và tâm linh- sẽ sống mãi khi thân thể hay hư nát sẽ biến thành "không hề hư nát" trong ngày phục sinh vinh hiển hầu đếnb. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập23. a. Sai. Xem CoCl 2:16 và 2:20-23b. Đúng. Xem RoRm 14:1-23

Hôn Nhân Và Những Vấn Đề Liên Quan.

Trong đơn vị trước chúng ta thấy thế nào thần học sai lầm của người Côrinhtô đã khiến một số người làm ô uế thân thể của họ. Nhưng thần học sai lầm này cũng có thể gây tác động trong chiều hướng khác, đó là một số người đã từ chối những nhu cầu của thân xác. Rõ ràng là quan điểm ngộ đạo về thân thể và giáo lý cực đoan về ngày sau rốt đã khiến họ nêu lên những câu hỏi trong lá thơ gởi cho Phaolô.Nói theo ngôn ngữ của Shakespeare là " Lập gia đình hay không lập gia đình, đó chính là vấn đề." Như các bạn sẽ thấy trong bài này, Phaolô đã bị hiểu lầm rất nhiều. Và sự hiểu lầm này đã gây nên một vài băn khoăn đối với những người trẻ. Tại sao Phaolô đã nói về hôn nhân rất cao đẹp trong Êphêsô 5 mà ở đây ông lại cho rằng hôn nhân không cao trọng bằng độc thân? Chúng ta sẽ cố gắng trả lời cho những câu hỏi này. Bạn có thể cảm thấy thích thú với đề tài này nhiều hay ít tùy theo tình trạng hôn nhân của bạn. Nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ có dịp hướng dẫn những người muốn biết về ý nghĩa của khúc Kinh thánh này và cách áp dụng lời Chúa vào đời sống của họ.Cấu trúc của phân đoạn Kinh thánh nàyĐối với những người đã lập gia đình.Những vấn đề

Page 132: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Câu trả lời của PhaolôNguyên tắc căn bảnĐối với những người chưa từng lập gia đìnhVấn đềCâu trả lời của PhaolôMột vài ý kiến có tính cách khoa giải kinhKhi hoàn tất bài này bạn sẽ có thể:* Ghi nhận 3 nhóm người được nói đến trong Icôrinhtô 7* Xác định quan niệm của Phaolô về tình yêu trong hôn nhân* Bảo vệ câu phát biểu : " Phaolô cho phép lập gia đình"* Bảo vệ câu phát biểu: " Phaolô xác nhận tình trạng độc thân"* Hướng dẫn người khác về thái độ đối với việc ly dị như được trình bày trong ICo1Cr 7:1-40.1. Đọc 7:1-402. Xem sách Barrett trang 153 - 1873. nghiên cứu bài học từng phần một. Thực hiện việc đọc tài liệu và làm bài tập theo yêu cầu.4. Làm bài tự kiểm tra và so sánh câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên.Độc thânBản Bảy mươiUyển ngữ

CẤU TRÚC CỦA ĐOẠN VĂN 7:1- 40Từ khi nghiên cứu ICôrinhtô đến giờ, chúng ta đã thấy Phaolô trả lời về những vấn đề ông được nghe nói đến. Trong bài này và những bài kế tiếp chúng ta sẽ tìm hiểu về những câu trả lời của Phaolô đối với những câu hỏi trong thơ của người Côrinhtô gởi cho ông. Tuy nhiên chúng ta không được biết nhiều về lá thơ của họ. Có nhiều khó khăn trong việc tái dựng lại vấn đề. Nhưng để có thể hiểu được câu trả lời của Phaolô chúng ta vẫn phải tái dựng lại những vấn đề đã xảy ra trong Hội thánh.1. Đọc 7:12, 26, 40. So sánh với những câu 9:1-6 11:2, 16 và 14:37-38. Theo bạn khúc Kinh thánh này nói lên những gì về thái độ trong bức thư của người Côrinhtô. Có thân thiện không? Phải chăng họ chỉ hỏi ý kiến Phaolô về một số vấn đề ?Tôi cho rằng người Côrinhtô có lẽ muốn hỏi Phaolô về một vài vấn đề (chẳng hạn như việc cưới gả của những thiếu nữ đồng trinh ).Lời lẽ chung trong lá thơ của họ cho thấy rằng họ có vẻ tự khen ngợi mình và hơi khó chịu. Họ khoe khoang rằng họ " giữ các thói quen" thế nhưng một số người

Page 133: Chu giai 1 va 2 cotinhto

ở Côrinhtô lại vi phạm luật lệ. Chúng ta đã từng thấy thái độ này xuất hiện trong Hội thánh. Ở đây chúng ta lại thấy thái độ này một lần nữa. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu về " Các điều hỏi trong thơ anh em".Đoạn 7 của Icôrinhtô đầy dẫy với những nan đề nổi tiếng về vấn đề giải kinh. Một trong những nan đề này có liên hệ với cách giải nghĩa theo truyền thống. Câu trả lời của Phaolô dường như không có thứ tự rõ ràng. Một số nhà giải kinh cho rằng Phaolô đã bắt đầu với việc hôn nhân, rồi chuyển sang vấn đề ly dị và cuối cùng lại nói về việc hôn nhân. Trong ánh sáng của việc giải kinh được trình bày trong bài này, các bạn sẽ thấy rằng cách giải nghĩa như trên là hoàn toàn sai lầm. Sở dĩ sai lầm bởi vì cách giải nghĩa này đã không thấy rằng Phaolô đang trả lời cho hai vấn đề hoàn toàn khác nhau trong lá thơ của người Côrinhtô. Có nghĩa là cách giải nghĩa theo truyền thống đã không chú ý đến từ ngữ "về những kẻ đồng thân" ở đoạn 7:25 vốn khởi đầu cho một đề tài mới.Do đó, chúng ta cần nghiên cứu cấu trúc của cả phân đoạn trước khi xem xét từng phần một.2. Đọc 1Côrinhtô 7 hai lần. Khi đọc hãy chú ý đến những điểm gợi ý cho biết ý chính của mỗi phân đoạn. Hãy nêu lên những từ ngữ hay ý tưởng chủ yếu trong 7:25-40 nhưng không xuất hiện hoặc ít xuất hiện trong 7:1-24.Điểm gợi ý đầu tiên về cấu trúc của đoạn này là từ ngữ " đồng trinh" được lập lại nhiều lần trong 7:25-40 nhưng không thấy xuất hiện trong 7:1-24. Chúng ta sẽ bàn kỹ về từ ngữ này thực hiện việc giải kinh. Bây giờ bạn chỉ nên chú ý hai điều :1. Khi Phaolô biết "về những kẻ "đồng trinh" có nghĩa là ông chưa hề bàn về vấn đề này. Đây là một đề tài mới lần đầu tiên được nói đến.2. Căn cứ vào sự trình bày của Phaolô và ý nghĩa của từ ngữ " đồng trinh" trong tiếng Hylạp thì " những kẻ đồng trinh" là những phụ nữ chưa từng lập gia đình. Do đó, rất có thể rằng trong 7:25-40 Phaolô lần đầu tiên bàn về vấn đề " cưới gả"Đó là điểm gợi ý thứ nhất, vậy 7:1-24 nói về điều gì? chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này bằng cách thực hiện việc giải kinh trong phần kế tiếp. Ở đây tôi muốn nói sơ qua trước về việc giải kinh với gợi ý rằng mọi chi tiết trong 7:1-16 đều liên quan đến người đã có gia đình hoặc đã từng lập gia đình. Chỉ có một ngoại lệ là câu 8-9; nhưng ngay đối với cả những câu này sẽ có nhiều ý nghĩa hơn nếu được hiểu là nói với những người đã từng lập gia đình nhưng hiện thời không sống cuộc sống gia đình.Sau khi đã có cái nhìn khái quát về cả đoạn Kinh thánh này, bây giờ chúng ta hãy thực hiện việc giải kinh của từng phân đoạn. Nhưng trước khi làm điều đó, hãy ôn lại phần nói về cấu trúc.3. Điền vào chỗ trống cho đầy đủ ý nghĩa :

Page 134: Chu giai 1 va 2 cotinhto

a 7:25-40 bàn về vấn đề liên quan đến ......và họ có nên ......hay không.b Còn đoạn 7:1-24 nói với những người đã ...... ......

NHỮNG NGƯỜI ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH 7:1-24Trong bài này chúng ta sẽ bàn về một số vấn đề nội dung. Do đó, bài học này được dùng như một minh họa cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa những vấn đề về bối cảnh và những vấn đề về nội dung.

Các vấn đề Vấn đề thứ nhất mà chúng ta gặp phải khi tái dựng những điều người Côrinhtô hỏi hay viết trong lá thơ của họ xuất hiện trong câu 1.4. Đọc 7:1, xem sách Barrett trang 153 -155. Nêu lên hai khác biệt chính giữa sách Barrett và bản NIV.a. Barrett ......b. NIV ......Trong câu này có hai vấn đề quan trọng có tính chất giải kinh mà chúng ta phải giải quyết.Vấn đề thứ nhất là ý nghĩa của từ ngữ Hylạp haptesthai gynaikos vốn có nghĩa đen là " đụng đến đàn bà" . Chúng ta có thể chắc chắn về từ này mặc dầu cả Barrett lẫn NIV đều không dịch đúng. Từ ngữ này xuất hiện trong tám tác phẩm cổ bao gồm Plato, Aristotle, Plutarch, Josephus và Marcus Aurelius cũng như trong SaSt 20:6 và ChCn 6:29 trong bản Bảy mươi. Những văn phẩm này được viết từ thế kỷ thứ tư trước Chúa giáng sanh đến thế kỷ thứ II sau Chúa giáng sanh. Trong tất cả mọi trường hợp từ ngữ này là một cách nói văn hoa thay cho "liên hệ tính dục".Vấn đề ở đây là không có trường hợp nào từ ngữ này được dùng với nghĩa "lập gia đình". Hơn nữa, văn cảnh trực tiếp (ICo1Cr 7:2-6) rõ ràng đề cập đến việc liên hệ giới tính trong hôn nhân chứ không nói về việc lập gia đình. Do đó, " đụng đến đàn bà" chắc chắn có nghĩa là có liên hệ tính dục.Vấn đề thứ hai là : Ai tuyên bố điều này? đây là lập trường của Phaolô hay là lập trường của người Côrinhtô? Barrett đã rất đúng về điểm này. Bởi vì Phaolô nói hoàn toàn ngược lại trong các câu 3 - 5, câu tuyên bố này phải được hiểu là lập trường của người Côrinhtô . Chúng ta đã từng nhận thấy rằng cách hiểu như vậy là đúng nhất đối với 6:12-13, và chúng ta cũng sẽ lại thấy như vậy đối với 8:1-4.Nếu sự giải nghĩa như vậy là đúng thì chúng ta có thể thấy rất nhiều ý nghĩa về những điều người Côrinhtô viết trong thơ của họ và về câu trả lời của Phaolô trong ICôrinhtô 7 .5. Ôn lại phần nói về 7:1a. Nêu lên hai lý do giải nghĩa " đụng đến đàn bà" là "liên hệ tính dục".

Page 135: Chu giai 1 va 2 cotinhto

......b. Nêu lên hai lý do xác định rằng câu " đàn ông không đụng đàn bà là hay hơn" là một câu được trích dẫn từ lá thơ của người Côrinhtô.......Nhưng tại sao người Côrinhtô là có lập trường " Đàn ông không đụng đến đàn bà là hay hơn"? Họ có ý gì khi nói như vậy trong bức thơ của họ? câu trả lời cho vấn đề này chắc chắn có liên quan đến quan điểm có tính chất ngộ đạo về thân xác. Hãy đọc lại sách Barrett trang 144 - 145. Lưu ý rằng chính quan điểm này đã dẫn đến cả chủ nghĩa tự do lẫn chủ nghĩa khắc kỷ . (Chủ nghĩa khắc kỷ chủ trương tiết chế hoàn toàn đặc biệt là đối với các nhu cầu của thể xác ) những người theo chủ nghĩa tự do tuyên bố : "Thân xác là xấu xa vậy hãy nuông chìu nó.". Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ tuyên bố : " Thân xác là xấu xa, hãy từ chối nó." .Rõ ràng là quan điểm có tính chất ngộ đạo của người Côrinhtô đối với thân thể đã tạo nên vấn đề. Chúng ta đặt câu hỏi: "Họ đã nói những gì trong bức thư của họ? và tại sao?"Câu trả lời hợp lý nhất là đã có một số người Côrinhtô bênh vực cho việc từ chối mọi liên hệ tính dục ngay cả trong trường hợp đã lập gia đình. Có lẽ họ tưởng rằng Phaolô đứng về phía họ trong vấn đề này. Ông là người ở độc thân ( xem 7:8 và 9:4-15). Chắc chắn ông cũng không có ý sẽ lập gia đình và trong một lá thơ trước ông đã dạy họ không được liên hệ với tội lỗi về mặt tính dục. Căn cứ vào những sự kiện này thì dường như người Côrinhtô muốn nói rằng vì thân thể là tội lỗi nên đàn ông không đụng đến đàn bà là hay hơn. Tại sao những người đã lập gia đình không thể sống một cách "thiêng liêng" hơn và kiêng cử những liên hệ tính dục? Và nếu như họ không kiêng cử được thì có lẽ họ nên ly dị. Dầu sao chắc chắn một tín đồ cũng phải ly dị nếu vợ hay chồng người đó là người ngoại, nếu không có nghĩa là người đó có liên hệ tính dục với một người "bất khiết".Dĩ nhiên, tất cả những điều này là do tôi tái dựng. Nhưng rất có thể việc tái dựng này tiêu biểu cho những điều người Côrinhtô đã thực sự phát biểu. Và hoặc là những người theo phái khắc kỷ hoặc là những đối thủ của họ trong Hội thánh đã muốn Phaolô đưa ra phán quyết của ông về vấn đề này.6. Trước khi nghiên cứu câu trả lời của Phaolô, hãy chắc rằng bạn có thể hoàn tất mục tiêu 2. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng .a. 7:1 nên được dịch là : " Đàn ông không cưới vợ là hay hơn."b. Vấn đề trong 7:1-16 là có một số người Côrinhtô muốn bênh vực ý kiến rằng các tín đồ không nên lập gia đình.

Câu trả lời của Phaolô 7:1-16

Page 136: Chu giai 1 va 2 cotinhto

7. Đọc 7:1-16 hai lần và suy nghĩ về vấn đề trong khi đọc.a. Có bao nhiêu vấn đề khác nhau mà Phaolô muốn bàn đến?b. Liệt kê những vấn đề này và dùng từ ngữ riêng của bạn giải thích ý chính của mỗi vấn đề.Ghi chú : Điều tôi sẽ thực hiện đối với phân đoạn Kinh thánh này có hơi khác với điều tôi đã thực hiện trong những bài trước. Chúng ta cần phải hiểu được những câu này thì mới có thể nắm được ý tưởng của cả đoạn Kinh thánh. Do đó tôi sẽ phân tích những câu này cặn kẽ hơn bình thường. Tôi cũng đề cập luôn đến quan điểm của Phaolô mà trong các bài khác được tách ra thành một phần riêng. Trong trường hợp này sẽ là quan điểm của Phaolô về tình yêu trong hôn nhân. Như thế, điều các bạn có ở đây là một thí dụ về việc một học giả phải thực hiện việc giải kinh như thế nào. Đây cũng chính là công việc tìm ẩn phía sau mọi công việc giải kinh mà tôi thực hiện trong khóa trình này. Sẽ không có các bài tập trong phần này nhưng sẽ có một bài tập ở khúc cuối để bạn có thể tự đánh giá mức độ hiểu biết của mình.7:1-7 phân đoạn này đề cập trực tiếp đến vấn đề. Trong câu 1 Phaolô trưng dẫn lời lẽ trong thơ của người Côrinhtô. Hãy ôn lại việc giải kinh của 6:12 trong bài 6. Chắc bạn nhớ rằng khi Phaolô trưng dẫn lập trường của người Côrinhtô, dầu phần nào có đồng ý với họ ông vẫn điều chỉnh lại một cách rất mạnh mẽ. Điều đó cũng đúng ở đây. Phaolô thực sự có mong muốn sự trinh khiết. Nhưng đó là sự trinh khiết dành cho người độc thân, chứ không phải cho người đã lập gia đình.Do đó, trong câu 2 - 6 ông cương quyết sửa lại lập trường của họ. Oạng lập luận rằng sự trinh khiết trong hôn nhân là hoàn toàn không phù hợp với quan điểm Cơ Đốc giáo về hôn nhân.Câu 2 thường được giải nghĩa như là một ý tưởng ủng hộ cho quan điểm rằng hôn nhân là điều Phaolô xem là không tốt bằng độc thân . Bản NIV hiểu theo nghĩa này. Phaolô được hiểu là chống lại việc lập gia đình. Tuy nhiên nếu một người không có ơn ở độc thân ( câu 7 ) thì người đó cần phải lập gia đình. Do đó Phaolô cho hôn nhân là một sự nhượng bộ ( câu 6 ) để tránh cám dỗ về sự dâm dục ( câu 2, 5). Cách giải nghĩa này đã khiến bản NIV dịch câu 1 với từ " Lập gia đình" bất chấp sự kiện không đủ chứng cớ để hiểu từ ngữ theo nghĩa này.Nhưng cách giải nghĩa như thế tỏ ra là sai lầm vì 3 lý do : 1) Nó lạc khỏi ý chính trong câu 1; 2) nó không phù hợp với sự kiện các câu 3- 5 là trọng tâm của phân đoạn chứ không phải là một ý tưởng phụ; 3) quan trọng hơn hết, nó giải nghĩa sai một số ý tưởng then chốt trong các câu 2, 5 và 6.Trong câu 2 có ba chi tiết cho thấy rằng Phaolô muốn nói đến việc duy trì mối liên hệ phái tính tốt đẹp trong hôn nhân:1. Không có bằng chứng nào rằng từ ngữ echein gynaika,("có vợ" ) có thể

Page 137: Chu giai 1 va 2 cotinhto

được hiểu là "Lập gia đình. Ngược lại có rất nhiều bằng chứng, bao gồm cả cách Phaolô sử dụng từ này trong 5:1 và 7:29, cho thấy rằng từ ngừ này có nghĩa là " Có gia đình" hay " Có liên hệ phái tính".2. Giải nghĩa câu 2 theo ý " Lập gia đình" hàm ý rằng Phaolô ủng hộ việc " mọi người đàn ông" và " mọi đờn bà" nên lập gia đình. Nhưng như thế là mâu thuẫn với điều ông nói ở chỗ khác trong phân đoạn này. Hơn nữa, sẽ phù hợp hơn nếu những từ này được hiểu về " mọi người đàn ông và đàn bà" đã lập gia đình trong Hội thánh. Như thế Phaolô muốn nói rằng mọi người đã có gia đình hãy tiếp tục có liên hệ phái tính.3. Còn câu "để tránh khỏi mọi sự dâm dục" thì sao?. Theo nghĩa đen câu này được dịch là "vì cớ những sự dâm dục". Câu này phải được giải nghĩa trong ánh sáng của câu 5. Ở đó Phaolô nói rằng những đôi vợ chồng chỉ nên kiêng cử liên hệ phái tính trong một thời gian ngắn " kẻo quỷ satan thừa khi anh em không thìn mình mà cám dỗ chăng". Điều này chỉ có thể có nghĩa là một sự cám dỗ về dâm dục tức là tội tà dâm. Đây cũng là ý nghĩa trong câu 2.Do đó, câu 2 phải được hiểu là: "Không nên từ chối liên hệ phái tính trong hôn nhân bởi vì điều đó có thể dẫn đến cám dỗ phạm tội tà dâm. Vì thế, những người có gia đình nên tiếp tục giữ liên hệ phái tính với người phối ngẫu của mình."Trong các câu 3 và 4 Phaolô tiếp tục xác nhận rằng nên giữ liên hệ phái tính bình thường trong hôn nhân. Ông cũng dạy rằng phải có sự hỗ tương trong liên hệ hôn nhân. Về vấn đề này, Phaolô không có lập trường "Coi thường phụ nữ" như một số người nghĩ. Thực ra, ông là người đi trước thời đại nhiều thế kỷ. Hãy chú ý đến điều ông viết : " Vợ không có quyền tự chủ về thân mình bèn là chồng.". Trong hầu hết các nền văn hóa người ta thường nói rằng : " Người chồng có quyền trên thân thể người vợ, và liên hệ phái tính là điều người chồng dành cho người vợ." Nhưng, Phaolô không dừng lại ở đây.Ông tiếp tục viết: "Chồng cũng vậy, không có quyền tự chủ về thân mình bèn là vợ." Thật khó có thể nói hết được câu phát biểu này khác biệt với những quan niệm khác trong thế giới cổ đại tới mức nào. Nó được đặt trên nền tảng tình yêu thương anh em giữa chồng và vợ trong gia đình của Đức Chúa Trời. Họ tùy thuộc lẫn nhau bởi vì họ trước hết đã thuộc về Đấng Christ. Về điểm này, xem đặc biệt 11:11-12.Trong câu 5 Phaolô đề cập đến vấn đề thực sự nằm phía sau lời tuyên bố của người Côrinhtô được trưng dẫn ở câu 1. Động từ ở đây thuộc về thể mệnh lệnh hiện tại nên câu này có thể được dịch: "Đừng từ chối nhau." Điều này ngụ ý rằng ở Côrinhtô đã xảy ra việc vợ hay chồng đã từ chối liên hệ phái tính với người phối ngẫu có lẽ là vì lý do "Thuộc linh".Đến đây Phaolô đưa ra một nhượng bộ duy nhất đối với điều ông nói trong

Page 138: Chu giai 1 va 2 cotinhto

các câu 2 - 5. Để chuyên việc cầu nguyện, cả hai vợ chồng có thể tạm thời ưng thuận kiêng cử trong một thời gian ngắn. Nhưng việc kiêng cử tạm thời này chỉ là một nhượng bộ chứ không phải là một mạng lệnh (câu 6). Và điều này phải được cả hai đồng ý.Trong câu 7, cuối cùng Phaolô bày tỏ sự đồng ý với lập trường của họ. Ông nói:" Tôi muốn mọi người đều được giống như tôi.". Theo văn cảnh ở đây thì ý Phaolô là " Không có nhu cầu liên hệ phái tính". Trong ý nghĩa này ông tán đồng lập trường của họ. Tuy nhiên ông cũng nhìn nhận rằng đối với ông ở độc thân là một charistma, nghĩa là ân tứ. Nhưng phần lớn người ta không có ân tứ này, vì thế những người có gia đình nên thường xuyên kết hợp với nhau trong liên hệ phái tính.8. Ôn lại viêc giải kinh của phân đoạn này cho tới khi bạn có thể hoàn tất mục tiêu 4 và 5. Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây căn cứ vào những gì bạn nhớ được :a. Ba lý do phải hiểu câu 2 có nghĩa liên quan đến liên hệ phái tính chứ không phải là lập gia đình là :1) ......2) ......3) ......b Sự nhượng bộ của Phaolô trong câu 6 là ......c Sự nhượng bộ của Phaolô được đặt trên hai điều kiện là ......d Quan niệm của Phaolô về mối liên hệ vợ chồng trong hôn nhân là ......e Nền tảng thần học của quan niệm Phaolô là ......Như thế, trước hết phaolô ngỏ lời với những người đã lập gia đình và đã từ chối liên hệ phái tính với nhau. Họ đã làm như vậy là do quan điểm ngộ đạo về thân thể đã khiến họ tin rằng: "Điều tốt đẹp là đàn ông không nên có liên hệ phái tính với đàn bà" (diễn ý câu 1). Tiếp theo Phaolô nêu ý kiến về ba trường hợp khác mà người Côrinhtô cũng muốn áp dụng quan điểm ngộ đạo của họ :1)" Về những người chưa cưới gả và kẻ góa bụa" ( 7:8-9) 2 ) " Về những kẻ đã cưới gả" ( 7:10-11) 3) " Về những kẻ khác" ( 7:12-16).7:8-9 Phaolô mở đầu bằng việc đưa ra lời khuyên đối với những người không có gia đình. Ý tưởng này đến một cách tự nhiên từ câu cuối của phân đoạn trước. Từ ngữ dịch là chưa cưới gả trong câu 8 có thể bao gồm tất cả những người độc thân, thiếu nữ, thanh niên chưa lập gia đình, người đã ly dị, người góa bụa. Nhưng từ này rất thường được dùng để nói về đàn ông góa vợ. Phân đoạn Kinh thánh này sẽ có ý ngĩa hơn nếu chúng ta hiểu rằng Phaolô đang nói với những người đã từng lập gia đình, tức là những người góa bụa, là người đã từng kinh nghiệm đời sống vợ chồng trong một lúc nào đó.Người Côrinhtô đã lý luận rằng những kẻ góa bụa nên ở vậy, và Phaolô

Page 139: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đồng ý với họ. Nhưng khác với họ, ông cũng cho phép người góa bụa được đi bước nữa.9. Xem 7:39-40 và ITi1Tm 5:9-15. Khi đọc 5:9, hãy chú ý đến ghi chú bên lề vì đó có lẽ là ý Phaolô muốn nói .a. Lời khuyên của Phaolô đối với những người góa bụa trong những khúc Kinh thánh này là ......b. Điều đó có khác với ICo1Cr 7:8-9 không? ......c. Nếu điểm ghi chú bên lề là đúng thì một người đàn bà góa là người ......Nên chú ý rằng Phaolô không nói rõ " Bị lửa tình hun đốt". Từ ngữ Phaolô dùng pyrousthai chỉ có nghĩa là " Hun đốt". Câu này có thể có nghĩa "bị lửa tình hun đốt" hoặc "Bị lửa đoán xét hun đốt" như trong 3:13-15. Bản NIV đã chọn nghĩa thứ nhất. Nếu cách dịch theo NIV là đúng thì điều này có liên quan đến hoàn cảnh đặc biệt của người góa bụa. Nếu hiểu theo nghĩa "Bị lửa xét đoán hun đốt" thì ý Phaolô lao là " Những người đó nên tái lập gia đình, vì thà đi bước nữa còn hơn là không tự chủ được và bị Đức Chúa Trời xét đoán." Cách dịch thứ nhì xem ra có vẻ hay nhưng lời khuyên trong ITi1Tm 5:11 dường như ủng hộ " Bị lửa tình hun đốt".ICo1Cr 7:10-11 Phaolô quay sang những người có gia đình và đề cập đến câu hỏi của người Côrinhtô về việc ly dị như là một phương cách để thực hiện đòi hỏi họ tự áp đặt cho mình : " Tốt hơn người ta không nên có liên hệ phái tính". Phaolô trả lời bằng cách nhắc lại sự dạy dỗ của Chúa Jesus. Đây chính là ý nghĩa của Điều Phaolô viết " Chẳng phải tôi, bèn là Chúa". Bởi vì trong câu 12 ông viết "chẳng phải Chúa, song chính là tôi". Trong câu này ông phải trả lời một vấn đề mà Chúa Jesus không đề cập đến. Ít nhất là không có tài liệu nào ghi chép việc Chúa Jesus dạy dỗ về vấn đề này.10. Đọc cẩn thận sự dạy dỗ của Chúa Jesus về việc ly dị và tái kết hôn được ý thuật trong Mat Mt 5:31-32 ( song song với LuLc 16:18) và Mat Mt 19:3-9 ( song song với Mac Mc 10:1-12). Nêu lên những điểm tương đồng giữa sự dạy dỗ của Chúa Jesus và của phaolô.......Bạn sẽ thấy có một số khác biệt trong các phân đoạn Kinh thánh kể trên. Trong Mathiơ, được phép ly dị vì cớ người vợ không trung tín. Điểm khác biệt rất tế nhị nhưng rất quan trọng. Đây cũng là điểm khác biệt giữa Mathiơ vốn được viết cho người Do Thái và Mác vốn được viết cho người ngoại. Đặc biệt so sánh 10:12 với Mathiơ. Vấn đề ở đây là Chúa Jesus dạy dỗ trong bối cảnh văn hóa mà phụ nữ không có quyền ly dị; còn trong sách Mác và hoàn cảnh của Phaolô thì không như vậy. Do đó trong cả hai trường hợp sự dạy dỗ của Chúa Jesus được áp dụng cho đàn ông cả đàn bà.Bất cứ thế nào, câu trả lời của Phaolô cũng giống như của Chúa Jesus, đó là không cho phép ly dị. Và trên hết, người phụ nữ không được dùng lập luận

Page 140: Chu giai 1 va 2 cotinhto

này như một cớ che đậy sự tà dâm. Có nghĩa là người đó có thể muốn ly dị vì lý do thuộc linh những sau đó lại muốn lấy người khác.ICo1Cr 7:12-16 Ở đây Phaolô đề cập đến một vấn đề đặc biệt liên quan đến việc kiêng cử quan hệ xác thịt trong hôn nhân. Người Côrinhtô cho rằng Phaolô sẽ đồng ý với việc ly dị người phối ngẫu chưa tin Chúa hầu người tín đồ sẽ không trở nên một thịt với những người còn ở trong phạm vi của Satan.Câu trả lời của Phaolô một lần nữa là "Không ly dị". Nhưng trong trường hợp này, ông khuyên người tín đồ có thể để người phối ngẫu ra đi nếu người đó muốn ly dị. Trong hoàn cảnh như vậy, tín đồ không bị " cầm bụộc " phải duy trì cuộc hôn nhân bởi vì họ đã được gọi "để sống trong sự bình an". Trong lịch sử của Hội thánh ngoại lệ này được gọi là sự cho phép của Phaolô.Phaolô cũng nêu lên một lý do đặc biệt khiến duy trì hôn nhân theo kiểu này. Ông nói rằng vợ hay chồng tin Chúa có thể thánh hóa người bạn đời và con cái mình. Điều này có nghĩa gì?11. Đọc câu 16 cẩn thận. Trong ánh sáng của câu này , từ ngữ nên thánh và thánh khiết trong câu 14 có thể có nghĩa là người vợ hoặc chồng chưa tin Chúa và con cái cũng được cứu không? Tại sao phải và tại sao không?.......Có lẽ điều Phaolô muốn nói là bằng cách duy trì sự hôn nhân, người vợ hay chồng chưa tin Chúa và con cái sẽ có nhiều cơ hội để trở thành người tin Chúa. Bạn còn nhớ hình vẽ minh họa về hai phạm vi của sự hiện hữu trong bài 6 không? Dưới đây là một minh họa khác giúp bạn hiểu cách nhìn của Phaolô về tình trạng của một người chưa tin Chúa lập gia đình với một người tin Chúa.Người chưa tin Chúa không thuộc về Hội thánh tức là cộng đoàn của Đức Thánh Linh. Tuy nhiên chừng nào người này còn gắn bó bởi hôn nhân với một người tin Chúa, có rất nhiều khả năng người ấy sẽ thành tín đồ.Trước khi bước sang phần khác, hãy ôn lại việc giải kinh của 7:1-16. Bạn có thể hoàn thành mục tiêu 3 không?12. Đừng xem trong sách hướng dẫn học tập, hãy mô tả 3 vấn đề Phaolô đề cập đến trong 7:8-16 và cho biết câu trả lời của Phaolô về mỗi vấn đề.a ......b ......c ......

Nguyên tắc căn bản 7:17-2413. Đọc 7:17-24 hai lần.

Page 141: Chu giai 1 va 2 cotinhto

a Câu nào được lặp lại 3 lần? ......b Điều này cho bạn biết gì về ý chính của phân đoạn? ......c Phân đoạn này thuộc về lập luận trong 7:1-16 hay 7:25-40 ? ......Rõ ràng là phân đoạn này thuộc về 7:1-16 căn cứ vào từ ngữ " Về những kẻ đồng thân" trong 7:25. Tuy nhiên nguyên tắc căn bản ở đây vẫn phù hợp với cả hai phần của đoạn Kinh thánh này. Do đó nó kết thúc 7:1-16 và hướng đến 7:25-40.Phân đoạn này đang tranh luận về sự kiêng cử liên hệ xác thịt đến chỗ kết thúc bằng cách nêu lên một nguyên tắc tổng quát phù hợp với cả bốn tình trạng trong 7:1-16. Hãy chú ý đến việc lập lại câu " Ai nấy phải ăn ở theo ơn Chúa đã ban cho mình và theo như Đức Chúa Trời đã gọi" ( câu 17, 20 , 24 ). Phaolô đưa ra ví dụ về phép cắt bì và tình trạng nô lệ. Nhưng nguyên tắc này được áp dụng đối với những người đã có gia đình và khuyên họ cứ ở trong tình trạng của mình. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho những người góa bụa, nhưng trong trường hợp này Phaolô có nói đến các ngoại lệ. Ông cũng áp dụng nguyên tắc này vào phân đoạn kế tiếp.Ý tưởng của Phaolô rất rõ ràng. Chúng ta không nên chủ động tìm kiếm sự thay đổi vị trí mà mình đã được kêu gọi. Ông đưa ra những lý do thần học cho điều này trong hai ví dụ kèm theo. Trong câu 19, cắt bì hay không cắt bì đều không quan trọng đối với Đức Chúa Trời. Trong câu 22 - 23, người nô lệ cũng là người tự do của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần lưu ý điều này bởi vì trong phần kế tiếp Phaolô cũng đưa ra những lý do thần học khác áp dụng về sự độc thân.14 Đọc 7:21 trong bản NIV và trong sách Barrett trang 170 - 171. Phải chăng Barrett binh vực cho cách giải nghĩa " Tích cực" : người nô lệ nên hành động để được tự do; hay ông binh vực cho cách giải nghĩa " Tiêu cực" : người nô lệ nên chấp nhận tình trạng hiện tại của mình ? Cho biết lý do?......Quả thực, lựa chọn thái độ theo cách giải nghĩa của Barrett không dễ dàng chút nào. -ng hộ cách giải nghĩa của Barrett còn có sự kiện là trong câu này Phaolô muốn yên ủi những người nô lệ. Tuy nhiên về phía khác cũng có những lý luận rất mạnh. Barrett có nói đến " thời aorist của thể mệnh lệnh" thường diễn tả việc thực hiện một hành động đơn độc hơn là diễn tả việc tiếp tục một hành động. Từ ngữ Hylạp nhưng là một từ ngữ rất mạnh và gần như có nghĩa là " Nhưng nếu có thể được tự do thì hãy nhân dịp đó là hơn" Chứ không có nghĩa " Dầu có thể được tự do, hãy cứ chấp nhận như vậy" . Riêng tôi thích cách giải nghĩa " tích cực" hơn.15. Đọc lại 7:17-24 và xem sách hướng dẫn học tập. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a. Mục đích của phân đoạn này là nêu lên một nguyên tắc tổng quát khuyên

Page 142: Chu giai 1 va 2 cotinhto

mọi người " cứ ở trong đấng bậc của mình" như là một kết luận cho các vấn đề trong 7:1-16.b. Nguyên tắc " Cứ ở trong đấng bậc mình" có nghĩa là Đức Chúa Trời chống lại việc con người lập gia đình.

Về những người chưa từng lập gia đình 7:25-40Vấn đềTrong phần nói về cấu trúc của đoạn Kinh thánh này chúng ta đã ghi nhận rằng những câu 25-40 bàn về một vấn đề hoàn toàn mới. Rõ ràng rằng vấn đề trong phân đoạn này có liên quan đến " việc lập gia đình" nhưng có hai câu hỏi cần phải được nêu lên để giúp cho việc giải kinh được dễ dàng : 1) Những kẻ "đồng trinh" là ai, bởi vì đây là chủ đề của cả phân đoạn ; 2 ) Người Côrinhtô đã nói gì trong bức thơ của họ?

1. Những kẻ "đồng trinh" là ai? Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Một vài tác giả cho là "Kẻ đồng trinh" chỉ có nghĩa bình thường là một thiếu nữ trẻ, chưa lập gia đình và chưa có kinh nghiệm liên hệ tính dục. Những người giải nghĩa theo cách này cũng phải biệt luật rằng các câu 36 - 38 nói về một tình trạng đặc biệt. Có nghĩa là, họ cho rằng Phaolô đưa ra những qui luật tổng quát về những người chưa lập gia đình trong các câu 25 - 35, sau đó ông áp dụng những qui luật này đối với trường hợp đặc biệt trong câu 36 - 38.Những tác giả khác, trong đó có tôi, cho rằng các câu 36 - 38 chi phối ý nghĩa của cả phân đoạn. Có nghĩa là, từ ngữ này được dùng trong cả phân đoạn 7:25-38 và nói về một loại đặc biệt trong những kẻ đồng trinh. Phaolô đã đưa ra những nguyên tắc tổng quát trong 7:25-34, nhưng ông đã làm điều đó một cách thật rõ ràng để có thể áp dụng chúng một cách cụ thề vào hoàn cảnh đặc biệt trong 36 - 38. Có hai lý do để chấp nhận các giải nghĩa này. Thứ nhất, nó giúp cho lập luận trở nên có ý nghĩa hơn. Thứ nhì, trong câu 34 Phaolô phân biệt giữa "Một người nữ có chồng" và người "đồng trinh". Điều này dường như gợi ý rằng " Kẻ đồng trinh" là một loại đặc biệt trong giới phụ nữ chưa lập gia đình. Nếu quan điểm này đúng, thì chúng ta phải tìm câu trả lời cho câu hỏi "Ai là kẻ đồng trinh?" ở câu 36 - 38.Các bạn đã đọc bình luận của Barrett về 1Côrinhtô 7:36-38 ở bài tập 9 của bài 2. Tôi hoàn toàn đồng ý với Barrett về điểm này , do đó tôi không có ý kiến gì thêm đối với câu hỏi này.16. Xem lại sách Barrett trang 181 - 185, và hoàn tất câu phát biểu sau đây. Mặc dầu cách giải nghĩa nào cũng có những khó khăn nhưng cách giải nghĩa cho rằng " Kẻ đồng trinh" là ......có ít khó khăn hơn.

Page 143: Chu giai 1 va 2 cotinhto

2. Những người Côrinhtô đã nói gì? 17. Đọc lại 1Côrinhtô 7:25-38, lưu ý rằng " Kẻ đồng trinh" muốn nói về những thiếu nữ trẻ đang chuẩn bị kết hôn. Cũng hãy ôn lại bản chất của vấn đề trong 7:1-16. Theo bạn thì người Côrinhtô muốn hỏi điều gì " Về kẻ đồng trinh" trong thơ của họ.Lập trường của người Côrinhtô ở đây phù hợp với điều họ đã tuyên bố "Không đụng đến đàn bà". Theo quan điểm của họ về thân xác và tính dục thì tốt hơn là một đôi nam nữ đã đính hôn nên trì hoãn tiến tới hôn nhân. Ngay cả họ không cần đề cập tới vấn đề về những loại người độc thân khác. Chính những người đã đính hôn họ cũng cho rằng không nên tiến tới hôn nhân. Họ đặc biệt trông đợi Phaolô đứng về phía họ.

Câu trả lời của Phao Lô Chúng ta sẽ bắt đầu thảo luận về câu trả lời của Phaolô bằng cách chú ý đến một cách lập luận rất đặc biệt của ông ở đây hoàn toàn khác với bất cứ chỗ nào khác trong các tác phẩm của ông.18. Đọc các câu 26, 28 , 32, 35 và 40. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a. Phaolô cho rằng lời dạy dỗ của ông trong phân đoạn này là mạng lệnh của Chúa và mọi người phải tuân theo.Không còn nghi ngờ gì rằng Phaolô cho là ý kiến của ông có thẩm quyền. Bởi ơn thương xót của Chúa ông được làm người đáng tin ( câu 25 ). Ông nghĩa rằng sự quyết định của ông được soi sáng bởi Đức Thánh Linh (câu 40). Tuy nhiên, trong suốt cả phân đoạn không thấy có một mạng lệnh nào. Điều này là vô cùng quan trọng đối với việc giải kinh và khoa giải kinh của đoạn Kinh thánh này.Một điểm cũng đáng lưu ý nữa là khác với 6:12, 7:1 và 8:14, Phaolô không trưng dẫn lập trường của họ rồi sau đó điều chỉnh lại. Điều này gợi ý rằng ông thực sự đồng ý với người Côrinhtô. Tuy nhiên, ông hoàn toàn không đồng ý với những lý do của họ. Vậy nên, vấn đề có hai phương diện : 1 ) nếu ông đồng ý quá nhiều, họ sẽ không nghe những lý do theo giáo lý Cơ đốc của ông; 2) việc ông thích sống độc thân không phải là quan điểm duy nhất mà người Cơ đốc cần có.Do đó, Phaolô đồng ý rằng những "Kẻ đồng trinh" tốt hơn nên cứ ở độc thân. Nhưng ông không đồng ý dựa trên những lý do của họ, coi thường thân xác. Vì thế ông kết luận bằng một lời ủng hộ mạnh mẽ đối với hôn nhân ! Nếu đôi nam nữ đã đính hôn quyết định tiến tới hôn nhân thì chẳng những họ không phạm tội gì (câu 36), mà còn làm một việc phải lẽ (câu 38 ).19. Bây giờ đến chính lập luận. Xem 1Côrinhtô 7:25-40 trong bản NIV và Barrett ở trang 172 - 173. Hãy theo cách phân đoạn của Barrett và trả lời

Page 144: Chu giai 1 va 2 cotinhto

những câu hỏi sau đây :a. Ý chính của mỗi phân đoạn là gì và vai trò của mỗi phân đoạn trong lập luận chung?b. Hai lý do thần học Phaolô đưa ra để khuyên những "Kẻ đồng trinh" cứ ở độc thân là gì?7:25-31 Trong phân đoạn này Phaolô làm hai việc. Thứ nhất, ông xác nhận tình trạng độc thân và đưa ra lý do thần học thứ nhất. Thứ nhì , ông cũng xác nhận tình trạng gia đình để mọi người hiểu rằng mặc dầu ông chọn sống độc thân nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất.20. Đọc sách Barrett trang 174 - 175 về từ ngữ " tai vạ hầu đến" mà ông dịch là "nhu cầu hiện tại".a. Từ ngữ này có thể được hiểu theo 4 cách nào?1 ......2......3......4......b. Barrett chọn cách nào? Tại sao ?......Lý do có tính chất thời sau rốt mà Phaolô nêu lên để xác nhận tình trạng độc thân cũng chính là nền tảng cho nguyên tắc được xác định trong 7:17-24. Những sự đổi thay có tính chất văn hóa thường khiến gia tăng sự khó khăn. Bởi vì Cơ đốc nhân là một dân tộc của thời sau rốt nên họ cần sống trong một thái độ "khẩn trương". Đối với Cơ đốc nhân " Hình trạng thế gian này đang qua đi" ( câu 31). Vì thế họ không cần thay đổi hoàn cảnh sống của họ.7:32-34 Trong đoạn này Phaolô đưa ra lý do thứ hai xác nhận tình trạng độc thân. Từ kinh nghiệm riêng Phaolô đã học được rằng nếp sống độc thân giúp ông thoát khỏi những lo lắng trong đời này. Và như thế ông có thể dành trọn sức lực để hầu việc Chúa.7:35-38 Đến đây Phaolô đưa ra một áp dụng cụ thể. Một lần nữa ông xác nhận hai điều: Hôn nhân là tốt đẹp ; độc thân là điều tốt lành hơn.7:39-40 Sau cùng, vì ông đang nói về đề tài " Lập gia đình" nên ông trở lại vấn đề người góa bụa. Và ông nhắc lại: đàn bà góa được tự do kết hôn nhưng có lẽ tốt hơn là nên ở vậy. Lưu ý đến một mạng lệnh trong đoạn này: nếu tái lập gia đình thì phải lấy người đã tin Chúa. Trước khi bước sang phần chót về khoa giải kinh, bạn hãy soát lại câu trả lời của bạn ở bài tập 19. Hãy chắc rằng bạn có thể hoàn tất mục tiêu 7.

Một vài ý kiến có tính chất giải kinh. Trong 1Côrinhtô 7 Phaolô đề cập về những vấn đề mà nhiều người trong xã hội thời nay cũng rất quan tâm đến. Tôi không dám nghĩ rằng có thể đưa ra

Page 145: Chu giai 1 va 2 cotinhto

những ý kiến làm hài lòng tất cả mọi người. Nhưng tôi sẽ cố nêu lên vài suy nghĩ về hai vấn đề : Việc ly dị và việc lựa chọn ở độc thân.Trong những phân đoạn Kinh thánh này chúng ta thực sự có những yếu tố tương đồng. Chúng ta vẫn có đàn ông và đàn bà, người chồng và người vợ cũng như có những người thắc mắc về hôn nhân, ly dị và tái hôn. Nhưng - chữ "nhưng" ở đây rất quan trọng - các nền văn hóa không nhất thiết phải y như vậy. Trong bất cứ trường hợp nào, dường như người ta không hỏi về những điều đó với những lý do đưa ra bởi người Côrinhtô. Do đó điều quan trọng là chúng ta sẽ không bắt đầu với Bước 3 và xem đoạn này như là câu trả lời của Phaolô cho những câu hỏi của chúng ta. Đôi khi cách Phaolô trả lời lá thơ của người Côrinhtô có liên quan trực tiếp đến vấn đề của họ và như thế có thể không thích hợp với chúng ta.Dẫu vậy, một vài nguyên tắc rõ ràng nỗi bật lên. Phaolô áp dụng sự dạy dỗ của Chúa Jesus về vấn đề ly dị vào một bối cảnh mới nhưng vẫn giữ nguyên lập trường : Các tín hữu không được phép ly dị. Tôi nghĩ rằng điều này vẫn đúng trong thời nay. Nhưng không phải bởi vì đó là luật lệ. Điều này liên quan nhiều hơn đến quan niệm căn bản về Hội thánh là đền thờ của Đức Chúa Trời, là nhân loại mới của Đức Chúa Trời, là dân tộc mới của Ngài trong Đức Thánh Linh. Hai tín đồ vốn là anh chị em với nhau trong Đấng Christ sẽ phải hết sức yêu thương nhau như Đấng Christ yêu thương họ. Và một tín đồ lập gia đình với một người chưa tin Chúa phải cố gắng hết sức yêu thương người vợ hay chồng của mình để có thể dẫn đưa họ đến với Chúa Cứu thế - mặc dầu trong trường hợp này người tín đồ không bị cầm buộc.Tôi thường nói đùa trong lớp học Kinh thánh rằng : " Các bạn có biết tại sao Chúa Jesus phán : ' Không được ly dị'? Lý do là bởi vì Ngài đã từng phán : ' Hãy yêu thương kẻ thù mình'". Nhưng đây không phải hoàn toàn là đùa giỡn. Phần lớn những vụ ly dị đều bắt nguồn từ những lý do ích kỷ: làm sao tôi có thể thoát khỏi tình trạng đáng buồn này? người tín đồ nên tự đặt câu hỏi như sau: " Làm thế nào tôi có thể yêu thương vợ hay chồng mình nhất? Làm thế nào tôi có thể giúp đưa vợ hay chồng của tôi đến sự cứu rỗi? Khi một người biết tự đặt những câu hỏi như vậy thì người đó sẽ khó lòng ly dị.Những người trẻ trong nhiều nền văn hóa ngày nay đôi khi thắc mắc về câu trả lời của Phaolô trong 7:25-38. Nếu như họ muốn lập gia đình thì phải chăng điều đó không phải là tốt nhất? một số những nhận định có tính chất khoa giải kinh cần được nêu lên.Thứ nhất chúng ta cần hiểu rõ rằng câu trả lời của Phaolô không phải là một mạng lệnh. Nói thế không có nghĩa là ý kiến của Phaolô là không quan trọng, nhưng có nghĩa là chúng ta nên coi đó như là những hướng dẫn chứ không phải là những yêu cầu.

Page 146: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Thứ nhì, Phaolô xem cả tình trạng độc thân và có gia đình đều là một ân tứ. Có lẽ những khó khăn mà một số người trẻ trong một vài nền văn hóa gặp phải là do họ tìm cách thay đổi tình trạng của mình thay vì dâng hiến đời sống cho Chúa trong sự tin cậy.Thứ ba, trong nhiều nền văn hóa người ta có nhu cầu cần học biết rằng ở độc thân là một lựa chọn thích đáng trong cuộc đời như Phaolô đã làm. Hội thánh không được tiếp tục đối xử với những người độc thân như những công dân hạng nhì trong Nước Trời bởi vì như thế là đi ngược lại với lập trường của Phaolô trong đoạn Kinh thánh này.Thứ tư, hôn nhân không có gì sai trái và cũng không kém cao trọng. Người ta có thể lựa chọn hôn nhân cũng như lựa chọn độc thân. Phaolô công nhận như vậy.Theo tôi, có hai nguyên tắc có thế áp dụng trong thế kỷ XX và trong mọi nền văn hóa : 1) cả hôn nhân lẫn độc thân cần được xem như là một ân tứ. Tôi nhìn nhận rằng điều này không giải quyết vấn đề cho tất cả mọi người bởi vì một số người độc thân lại muốn có gia đình. Tuy nhiên chúng ta cần học tập để thực sự tin cậy Chúa trong vấn đề này. 2) Điều quan tâm chính yếu của mỗi người phải là lựa chọn lối sống nào để có thể phục vụ Chúa hữu hiệu nhất .Nhận định cuối cùng. Phaolô không nói : " Hãy ở độc thân vì Chúa sắp tái lâm." ông quả thực có cho rằng các Cơ đốc nhân là những người sống trong " Sự khẩn trương của thời sau rốt". Nhưng điều này áp dụng cho mọi Cơ đốc nhân. Nói thế không có nghĩa là chúng ta không tiếp tục sống trong thế giới hiện tại nữa mặc dầu " Hình trạng thế gian này đang qua đi". Nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải quyết định mọi sự trong ánh giáo lý về ngày sau rốt. Chúng ta là khách lữ hành chứ không sống mãi trong thế gian này. D. L .Moody đã nói rất đúng : "hãy sống như là Chúa sẽ tái lâm hôm nay nhưng cũng hãy sống như là một thế kỷ nữa Ngài mới trở lại.".Oạn lại phần này. Hãy chắc rằng bạn có thể phân biệt giữa luật pháp và Tin Lành trong vấn đề liên quan đến ly dị.21. Trả lời câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất. Giả như có một cặp vợ chồng tín đồ đang tính chuyện ly dị đến hỏi ý kiến bạn. Dựa theo 1Côrinhtô 7, bạn sẽa. cố gắng giải nghĩa thêm rằng Cơ đốc nhân cần phải bước theo con đường của thập tự giá và tình yêu thương.b. chỉ cho họ rằng Kinh thánh không cho phép ly dị và nếu họ ly dị họ sẽ ở dưới sự đoán phạt đời đời của Chúa.c. công nhận rằng chúng ta đang sống trong một khung cảnh văn hóa khác với thời Chúa Jesus và Phaolô. Do đó bạn có thể giúp họ ly dị càng sớm càng tốt .

Page 147: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Đến đây chấm dứt bài học 8. Hãy ôn lại bài cẩn thận. Sau đó làm bài tự kiểm tra. Nếu có những phần bạn trả lời không đúng, hãy ôn lại những phần đó.

Bài tự Trắc Nghiệm Câu trả lời ngắn. Điền những chữ thích hợp để câu phát biểu đầy đủ ý nghĩa. Trưng dẫn Kinh thánh nếu cần thiết.1. Đưa ra những tựa đề cho các phân đoạn sau đây :a. 7:1-24 ......b. 7:25-40 ......2. Nêu lên hai điểm gợi ý cho thấy rằng 7:25 giới thiệu một đề tài mới.a. ......b. ......3. Từ ngữ haptesthai gynaikos trong 7:1 mà bản NIV dịch là " Lập gia đình" có nghĩa đen là ......và là một từ bóng bẩy hay cho ......Câu trắc nghiệm. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng.4. Vấn đề chính Phaolô bàn đến trong 7:1-16 làa. Một số người Côrinhtô nghĩ rằng Cơ đốc nhân không nên lập gia đình.b. Một số người Côrinhtô nghĩ rằng những tín đồ đã lập gia đình với người ngoại nên ly dịc. Một vài người Côrinhtô phản đối việc liên hệ xác thịt ngay cả trong hôn nhân.d. Một số người Côrinhtô cho rằng các lãnh đạo trong Hội thánh không nên lập gia đình.5. Ý chính của 7:17 là gì?a. Ở độc thân là điều tốt nhất đối với mọi Cơ đốc nhân, nhưng nếu ai không có ân tứ này nên lập gia đình.b. Vợ chồng không nên từ chối liên hệ xác thịt với nhau ngoại trừ trường hợp cùng đồng ý kiêng cử trong một thời gian ngắn.6. Ý chính của 7:89 là gì?a. Những người góa bụa tốt hơn nên ở vậy, nhưng nếu họ cảm thấy nhu cầu quá mạnh thì họ nên tái hôn.Những người chưa lập gia đình nên cố gắng sống độc thân, nhưng nếu họ bị dục vọng thúc giục thì lập gia đình là tốt nhất cho họ.7. Ý chính của 7:12-16 là gì?a. Tín đồ không nên ly dị vợ hay chồng chưa tin Chúa, nhưng nếu người đó muốn ly dị thì tín đồ nên bằng lòng ly dị.b. Tín đồ không nên ly dị vợ hay chồng chưa tin Chúa bởi vì người chưa tin Chúa có thể được cứu rỗi qua mối liên hệ với người tín đồ.9. Câu phát biểu nào trình bày đúng nhất vấn đề Phaolô phải giải quyết trong 7:25-40

Page 148: Chu giai 1 va 2 cotinhto

a. Trong bối cảnh Chúa Jesus sắp tái lâm, người Côrinhtô nêu câu hỏi với Phaolô rằng phải chăng những người chưa lập gia đình nên tích cực tìm kiếm việc lập gia đình.b. Do quan điểm về liên hệ phái tính, một số người Côrinhtô đã biện luận rằng tốt hơn những đôi nam nữ đã đính hôn không nên tiến tới hôn nhân.10. Hai điều kiện dành cho việc tạm thời kiêng cử liên hệ xác thịt trong hôn nhân là gì? (Có hai câu trả lời đúng).a. không được lâu quá một tháng.b. phải được cả hai đồng ýc. phải được Hội thánh chấp thuậnd. phải vì lý do cầu nguyện.e. phải nhắm mục đích tẩy sạch tâm linhf. phải nhằm ngày Chúa Nhật hay ngày lễ của Hội thánh.Chọn giữa đúng và sai. Viết Đ trước câu trả lời đúng. Viết S trước câu trả lời sai.......11. Câu " Mỗi người đàn ông phải có vợ, đàn bà phải có chồng" trong 7:2 dường như có nghĩa là " Lập gia đình".......12. Nền tảng thần học của quan niệm của Phaolô về sự hỗ tương trong tình yêu hôn nhân là Đức Chúa Trời đã dựng nên người nữ như là một người " giúp đỡ" cho người chồng.......13. Nguyên tắc " cứ ở theo đấng bậc của mình" được đặc biệt dành cho những đôi nam nữ đã đính hôn.......14. Những " gái đồng trinh" trong 7:25-40 ám chỉ về các con gái của những vợ chồng tín đồ đã đến tuổi lập gia đình.......15. Phaolô có vẻ đồng ý với lập trường người ICôrinhtô 7:25-40, nhưng không đồng ý với những lý do họ nêu lên để binh vực lập trường nầy. Vậy nên, ông xác nhận việc ở độc thân nhưng không đồng ý rằng đó là cách lựa chọn duy nhất.......16. Bởi vì câu trả lời của Phaolô trong 7:25-40 không phải là một mạng lệnh nên chúng ta có thể xem đây chỉ là một hướng dẫn về việc ở độc thân hay lập gia đình.......17. Lý do chính Cơ đốc nhân không nên suy nghĩ đến ly dị là vì ly dị là đi ngược lại mạng lệnh của Chúa Jesus và của Phaolô.

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. Trả lời tùy ý2. Hai từ ngữ đó là " đồng trinh" và " Lập gia đình". " Đồng trinh" không xuất hiện trong 7:1-24 nhưng được dùng 6 lần trong 7:25-40 ( câu 25, 28, 34, 36, 37, 38). " Lập gia đình" xuất hiện một lần trong 7:1-24 (câu 9) nhưng được dùng bảy lần trong 7:25-40 (câu 28, 28, 36, 36, 38, 39, 40).

Page 149: Chu giai 1 va 2 cotinhto

3. a. "Nữ đồng trinh", lập gia đìnhb. Có gia đình4. a. "Không đụng đến đàn bà", trưng dẫn từ lá thơ của họ.b. "Không lập gia đình" không phải trưng dẫn từ thơ của họ.5. a. Đây chính là ý nghĩa của từ ngữ này ở những chỗ khác; ý nghĩa này phù hợp với văn cảnh hơn.b. Đây là cách giải nghĩa đúng nhất đối với những câu tương tự trong 1Côrinhtô;nó giải thích rõ sự mâu thuẫn trong câu 3-5.6. a. Sai. Xem lại sách hướng dẫnb. Sai. Rõ ràng là họ lý luận rằng những người có gia đình nên kiêng cử.7. a. Bốnb. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.8. a. 1) Mọi bằng chứng đều ủng hộ "Liên hệ tính dục"2) Phaolô không bao giờ hô hào "mọi người nam" và mọi người nữ" đều nên lập gia đình.3) Liên quan đến câu 5 là câu ông đặc biệt nói với những cặp vợ chồng.b. tạm thời kiêng cử quan hệ xác thịt trong hôn nhân.c. Cầu nguyện và cùng đồng ýd. Hoàn toàn tùy thuộc lẫn nhau.e. Chổng và vợ trước hết là anh chị em trong gia đình Đức Chúa Trời9. a. tốt hơn họ nên ở vậy, nhưng nếu họ muốn tái hôn thì cũng không trở ngại gì.b. Cũng giống với lời khuyên trong 1Côrinhtô 7:8-9.c. Chỉ cưới gả một lần10. Cả hai điều cấm ly dị; cả hai điều cấm tái hôn sau khi ly dị.11. Không. Bởi vì câu 16 nói rõ rằng điều này có thể hoặc không thể xảy ra.12. Xem lại câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn13. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.14. Ông nghĩ lời giải nghĩa tiêu cực khiến cho mạch văn càng có ý nghĩa hơn. Điều này đặc biệt được hỗ trợ bởi chữ "bởi vì" trong câu 22.15. a. Đúngb. Sai, Phaolô chỉ đưa ra nguyên tắc chung chứ không phải là mệnh lệnh. Ngay cả Phao lô dù sống độc thân cũng không cho rằng kết hôn là phương cách thứ yếu từ Đức Chúa Trời.16. những người nữ trẻ tuổi đã hứa hôn để lập gia đình.17. Xem lại câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn và sách củaBarrett18. a. Sai. Nói tiên tri ngược lại là đúng.19. a. Hãy xem lại câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn nghiên cứu khi đã hoàn tất phần này.

Page 150: Chu giai 1 va 2 cotinhto

b. Lý do đầu tiên là sự lai thế: "thế giới này trong thì hiện tại của nó đang dần qua đi" Thứ hai là sự hầu việc: "một người độc thân thì quan tâm đến công việc Chúa."20. a. 1) Sự thúc dục bên trong đã thúc đẩy người nam lập gia đình2) Những nan đề của người nữ lập gia đình SaSt 3:163) Những sự bắt bớ hiện tại.4) Những nỗi thống khổ về thế giới tương lai mà làm cản trở trên khắp thế giới, và đã sẵn sàng được thấy trước trong sự chịu khổ của Cơ Đốc Nhân.b. Tùy chọn 4) bởi vì điều đó xứng hợp với bản chất của sự lai thế của mạch văn, đặc biệt trong câu 29.21. a) Hãy cố gắng giải thích đầy đủ hơn, đối với Cơ Đốc Nhân, bước đi theo đường lối của thập tự giá và tình yêu thương có nghĩa là gì.Thực Phẩm Cúng Tế Hình Tượng, Phần 1 Bài học trước hầu như có liên quan đến tất cả mọi người độc thân, góa bụa, ly dị, có gia đình. Mặc dầu chúng ta không đặt câu hỏi như người Côrinhtô, qua Phaolô Đức Thánh Linh vẫn đem đến những mạng lệnh và sự hướng dẫn. Nhưng ở bài này chúng ta sẽ nghiên cứu một vấn đề ít liên quan trực tiếp đến nhiều người trong chúng ta. Ngay cả khi bạn sống trong một nền văn hóa có việc thờ lạy hình tượng, sự thờ phượng các hình tượng đó cũng không giống với tình trạng trong thời Phaolô.Trong bài 6 chắc các bạn còn nhớ thế nào chúng ta khó có thể tin được rằng những Cơ đốc nhân lại làm những điều xấu xa như vậy? Nhưng, ở đây chúng ta lại gặp một tình trạng y như vậy ! Và không những họ chỉ làm điều đó, họ còn tranh luận cho quyền được làm như vậy. Chúng ta khó lòng tin được rằng người Côrinhtô thực sự đã làm những việc đó đến nỗi rất nhiều người đã cượng giải khúc Kinh thánh này để giảm nhẹ tội lỗi của người Côrinhtô . Nhưng thực sự họ đã làm những điều đó, tức là đến các đền miếu và ăn uống với bạn bè của họ.Tuy nhiên, Đức Chúa Trời cũng vẫn có những dạy dỗ cho chúng ta. Nhưng trước hết chúng ta phải thực hiện việc giải kinh đúng đắn. Rồi sau đó sẽ suy nghĩ về khoa giải kinh cách cẩn thận. Trong hai bài học kế tiếp chúng ta sẽ gặp những vấn đề và câu trả lời mà lần đầu tiên chúng ta sẽ phải " Chuyển dịch" ( hoán chuyển) lời Kinh thánh vào một hoàn cảnh mới. Vậy nên chúng ta hãy bước vào bài học này với lòng cầu nguyện để có thể thực hiện việc giải kinh và khoa giải kinh tốt đẹp.Bản chất của vấn đềThực phẩm cúng tế hình tượngĂn uống tại đền miếuLập trường của người CôrinhtôCâu trả lời của Phaolô

Page 151: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Không có "hiểu biết" nếu không có tình yêu thươngCác thánh lễ không phải là bảo đảmCơ đốc nhân không được thờ hình tượngMột vài ý kiến có tính chất giải kinhNguyên tắc không gây vấp phạmCơ đốc nhân và quyền lực ma quỷKhi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể:* Phân biệt khi nào người Côrinhtô được dùng " thực phẩm cúng tế cho hình tượng", khi nào không được dùng.* Giải thích và nhận xét về quan niệm cho rằng có sự " bảo đảm trong các thánh lễ."* Xác định " nguyên tắc không gây vấp phạm" và áp dụng vào một số lãnh vực trong cuộc sống của thế kỷ 20.* Giải thích tại sao Cơ đốc nhân thờ hình tượng là phạm tội.1. Đọc ICo1Cr 8:1-11:12. Đọc sách Barrett trang 187 - 197 và 218 - 246 khi bạn được yêu cầu.3. Nghiên cứu bài học từng phần một4. làm bài tự kiểm tra.sự tương đồngđa thành giáokosher ( thực phẩm chế biến theo phong tục Do Thái)thủ bản papyruscác thánh lễthông linh thuyếtchuyển dịch ( hoán chuyển)

BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ 8:1-11:1Đoạn Kinh thánh 8:1-10:33 đề cập đến một vấn đề khá dài và phức tạp nên không thể gồm tóm trong một bài. Vì vậy, chúng ta chia làm hai bài học. Vấn đề chính yếu được nêu lên trong 8:1 "Luận đến eidolothuton" được dịch theo bản NIV là " Thực phẩm cúng tế cho hình tượng", ý muốn nói đến tất cả các loại thức ăn và đồ uống đã được cúng tế cho các thần tượng.Rõ ràng vấn đề đặc biệt này là một vấn đề hết sức tế nhị. Vì thế Phaolô đã phải thêm một đoạn mạnh mẽ bênh vực thẩm quyền sứ đồ của ông vào giữa câu trả lời (đoạn 9 ). Đề tài chủ yếu trong đoạn đó là thẩm quyền và sự tự do sẽ được nhắc lại trong đoạn kết luận (10:23-11:1). Việc tái dựng vấn đề của chúng ta phải bao gồm cả hai yếu tố - thực phẩm cúng tế cho hình tượng và quyền sứ đồ của Phaolô. Do đó, hai bài học cũng được chia theo hai yếu tố. Trong bài đầu, chúng ta sẽ dành phần lớn thời giờ để nghiên cứu vấn đề.

Page 152: Chu giai 1 va 2 cotinhto

1 Đọc 8:1-11:1 hai lần.a Phaolô đề cập đến bao nhiêu vấn đề trong đoạn này? trưng dẫn Kinh thánh.b Căn cứ vào câu trả lời của Phaolô, hãy mô tả thái độ của người Côrinhtô về về vấn đề này được bày tỏ trong lá thơ của họ.Bản chất của vấn đề trong các phân đoạn này khá phức tạp vì những yếu tố sau đây.1. Phaolô phải giải quyết ít nhất ba vấn đề có liên quan với nhau. Trong 10:14-22 ông giải quyết việc của cúng hình tượng tại đền miếu. Trong 10:23-11:1 Phaolô cũng nói về các thực phẩm này nhưng ở đây chúng được đem bán ở Agora. Và trong 9:1-27 ông đề cập đến vấn đề về thẩm quyền sứ đồ. Vấn đề của chúng ta không những chỉ là tìm hiểu ba vấn đề đó liên hệ với nhau như thế nào, mà còn phải khám phá ra mối liên hệ giữa 2 phân đoạn dài 8:1-13 và 10:1-13 với ba vấn đề đó.2. Chắc chắn là vấn đề " của cúng thần tượng" được nêu lên trong lá thơ của người Côrinhtô. Nhưng nó được nêu lên như thế nào?. Không có chi tiết nào trong câu trả lời của Phaolô gợi ý rằng người Côrinhtô chỉ muốn Phaolô cho họ vài lời khuyên. Trái lại, dường như họ tỏ ra chống đối Phaolô về vấn đề này. Và dường như đã xảy ra chia rẽ trong Hội thánh đối với vấn đề này. Điều này liên quan thế nào đến cách người Côrinhtô bày tỏ thái độ của họ qua lá thơ gởi cho Phaolô?Chúng ta không thể đi sâu vào chi tiết của những vấn đề đó. Qua việc nghiên cứu 4 đề tài sau đây cũng đủ để chúng ta thực hiện việc giải kinh: 1) Bản chất của " thực phẩm cúng tế cho hình tượng" trong xã hội Hylạp thời Phaolô, 2) điều này đã trở thành một vấn đề như thế nào đối với Hội thánh Côrinhtô, 3) Vấn đề thẩm quyền sứ đồ của Phaolô và 4 ) Người Côrinhtô có thể đã trình bày những gì trong lá thơ của họ.Của cúng thần tượng. Nếu như bạn sống ở Côrinhtô vào thời đại của Phaolô và bạn không là một nô lệ thì chắc chắn thỉnh thoảng bạn sẽ nhận được một thiệp mời như thế này: " Chaeremon thân mời bạn đến dự tiệc của thần Serapis tại đền Sarapeum vào ngày mai 15 tháng 11 lúc 9 giờ.". Thực sự đây chính là bản dịch của một thiệp mời được tìm thấy giữa những thủ bản Papyrus ở Ai cập. Serapeum là đền thờ của thần Serapis một trong rất nhiều vị thần của các tôn giáo huyền bí. Một trong hai đền thờ của vị thần này tọa lạc tại Côrinhtô.Thiệp mời như vậy chắc chắn có liên quan đến vấn đề trong 8:1-10:13. Tôi sẽ cho bạn các chi tiết để bạn có thể hiểu điều này rõ hơn.2 Đọc các phân đoạn sau đây trong sách Cựu ước: PhuDnl 14:23, 26, Cac Tl 9:27, ISa1Sm 9:13, IVua 1V 1:25 và OsHs 8:13. Những phân đoạn này có hai khía cạnh chung nào?......

Page 153: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Trong thế giới cổ đại, những tín đồ không bao giờ đến đền thờ để ca hát hay nghe giảng. Họ cũng ít khi đến đền thờ chỉ để dâng của lễ và cầu nguyện rồi sau đó trở về nhà như họ đã làm tại đền thờ Jerusalem vào thời Chúa Jesus.Tất cả các đoạn Kinh thánh Cựu ước trong bài tập 2 cùng với nhiều tài liệu ngoại đạo khác chứng minh rằng việc thờ phượng thời đó thường diễn ra như sau: vào các dịp lễ trong năm và các cơ hội quan trọng như sinh con, cưới hỏi, gặp may mắn .v.v . Người ta thường mời bạn hữu đến đền thờ hay " các nơi cao" để thờ phượng. Ở đó họ thường dâng cúng nhiều thực phẩm. Một phần của cúng dành cho các thầy tế lễ, một phần được dùng làm của lễ thiêu, phần còn lại những tín đồ sẽ ăn uống một cách vui vẻ trước mặt Chúa hay một vị thần nào đó. Họ thường thờ phượng Chúa hay các vị thần qua việc dự một bữa tiệc để tôn vinh Chúa hay các vị thần trong sự hiện diện của Ngài.Tuy nhiên vào thời Tân ước, chúng ta không còn thấy người Do Thái làm như vậy nữa. Họ dâng của lễ và cầu nguyện ở đền thờ, họ ca hát, cầu nguyện và nghe giảng Kinh thánh tại nhà hội. Nhưng họ không ăn uống trong nhà của Chúa. Tại sao việc ăn uống trong đền thờ đã chấm dứt? Dầu không thể chứng minh đầy đủ nhưng có lẽ chỉ có một lý do duy nhất đã khiến người Do Thái không còn làm như vậy nữa.3 Đọc XuXh 32:6, Dan Ds 25:1-2, OsHs 4:11-14. Lưu ý rằng các đoạn Kinh thánh này đề cập đến các thần của dân ngoại. Hai yếu tố chung trong các đoạn này là:......Dường như rõ ràng là hiện tượng liên hệ xác thịt trong việc thờ phượng của các dân tộc ngoại bang đã khiến người Do Thái ngưng việc ăn uống tại đền thờ. Nhưng việc ăn uống như vậy vẫn xảy ra giữa vòng người ngoại. Trong thời của Phaolô, khi nói " Đi dự tiệc" có nghĩa là đi đến đền miếu và ăn của cúng với các bạn bè.Chúng ta cần phải biết một chi tiết nữa trước khi nghiên cứu 1Côrinhtô. Trở lại bài 3 và chú ý đến sơ đồ của Agora tại thành Côrinhtô. Bạn có thấy những cửa hiệu trên phố Tây Bắc gần đền thờ của Abôlô không? Phần lớn thực phẩm cúng tế cho hình tượng được bán trong các cửa hiệu này. Điều này đặc biệt đúng đối với các loại thịt bởi vì có bằng chứng xác đáng rằng người Lamã chỉ cho phép các thầy tế lễ được quyền giết thịt.Người Do Thái không được phép ăn những loại thịt đó bởi vì đó là thịt ô uế và cũng bởi vì thịt đó đã được giết mổ không đúng qui cách. Người Do Thái đã giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp các thực phẩm Kosher tức là thực phẩm được chuẩn bị theo tập tục Do Thái.Khi Phaolô đề cập đến " Của cúng thần tượng" (ICo1Cr 8:1), ông muốn nói

Page 154: Chu giai 1 va 2 cotinhto

về vấn đề nào, ăn uống tại đền miếu ngoại đạo hay mua bán thực phẩm đã cúng tế? Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu bản văn Kinh Thánh.

Ăn uống tại đền miếu 4. Xem lại 8:1-13 và 10:1-11:1. Liệt kê những câu Kinh thánh liên quan đến các vấn đề: ăn uống tại đền miếu hoặc mua bán thực phẩm đã cúng tế.Có hai điều rất rõ ràng trong đoạn 10. Một mặt, trái với truyền thống Do Thái, Phaolô không ngăn cấm việc ăn thực phẩm đã cúng tế được bán ngoài chợ. (10:23-11:1). Nhưng Phaolô lại dứt khoát không cho phép ăn uống tại đền miếu (10:14-22). Tuy nhiên vấn đề thực sự ở Côrinhtô liên quan đến điều nào trong hai điều này và người Côrinhtô tranh luận về điều gì trong lá thơ của họ?Dựa vào 8:7-8 và 8:13 chúng ta có thể thấy rằng vấn đề chủ yếu liên quan đến thực phẩm nói chung. Tuy nhiên, có ba chi tiết gợi cho thấy rằng vấn đề thực sự là một số tín đồ theo quan điểm ngộ đạo đã ăn uống tại đền miếu và khuyến khích những tín đồ khác cũng làm như vậy.1. Câu 8:10 là câu duy nhất trong đoạn 8:1-13 nói rõ về vấn đề " Ăn uống tại đền miếu".2. Lập luận trong 10:1-13 dẫn đến vấn đề trong 10:14-22 chứ không phải là 10:23-11:1. Phaolô rõ ràng không xem thực phẩm được bán ngoài chợ là của cúng hình tượng. Tuy nhiên tính cách quan trọng trong 10:1-13 có liên quan đến việc thờ hình tượng, và là một hình thức thờ hình tượng đặc biệt.

5. Đọc Côrinhtô 10:7-8, XuXh 32:1-6 và Dan Ds 25:1-9. Căn cứ vào những đoạn này, Phaolô hiểu từ ngữ " Thờ hình tượng" và "dâm dục" trong ICo1Cr 10:7-8 như thế nào?a. Thờ hình tượng ......b. Sự dâm dục ......6. Xem 3 câu Kinh thánh Tân ước nói đến Eidolothuta ( của cúng hình tượng): Cong Cv 15:20 (15:29, 21:25) KhKh 2:14 và 2:20. Điền từ ngữ thích hợp vào câu phát biểu dưới đây:Trong Tân ước, " Của cúng thần tượng" luôn luôn đi kèm với ......Những câu Kinh thánh trên hiệp lại cho thấy rằng vấn đề thực sự liên quan đến " của cúng thần tượng" là nó xảy ra tại đền miếu là nơi cũng diễn ra các liên hệ tính dục.3. Sau cùng, khi Phaolô nói về thực phẩm được bán ngoài chợ, ông có vẻ không nói một cách mạnh mẽ - trái với khi ông nói về việc đi đến đền miếu. Ở đây ông chỉ đưa ra những lời kêu gọi: 1) " Đừng thờ hình tượng" (ICo1Cr 10:7) 2 ) Trong bối cảnh có việc thờ lạy hình tượng ông tuyên bố: " Ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã" (10:12) 3) " Hãy tránh khỏi sự thờ lạy hình tượng" (10:14) và 4 ) " Anh em chẳng có thể uống chén của Chúa và cũng

Page 155: Chu giai 1 va 2 cotinhto

uống chén của các quỷ ...... hay là chúng ta muốn trêu lòng Chúa ghen chăng?" (10:21-22).Tất cả những yếu tố trên hợp lại gợi cho thấy rằng đi đến các đền miếu chính là vấn đề thực sự tại Hội thánh Côrinhtô. Nhưng làm thế nào nó đã trở thành một vấn đề? Phải chăng một số tín đồ đã thực sự đi đến các đền miếu? Hay là người Côrinhtô chỉ biện luận rằng tín đồ có thể làm như vậy? Chúng ta hãy nghiên cứu các bằng chứng trong thơ tín này để tái phát họa lập trường của người Côrinhtô.

Lập trường của người Côrinhtô. Phải chăng một số tín đồ ở Côrinhtô đã thực sự dự những bữa tiệc tại các đền miếu ? Bằng chứng trong 1Côrinhtô xác nhận như vậy, và không những họ làm điều đó nhưng họ còn tranh luận với Phaolô về quyền được làm như vậy.Căn cứ vào 5:9 chúng ta thấy Phaolô đã dứt khoát ngăn cấm sự dâm dục và thờ hình tượng. Trong một bức thư trước Phaolô đã căn dặn đừng làm bạn với những tín đồ làm những việc sai trái đó. Họ đã hiểu lầm rằng Phaolô nói về những người chưa tin Chúa. Nhưng như đoạn 1, 4 và 9 cho thấy rõ, có một số người trong Hội thánh đã phủ nhận thẩm quyền sứ đồ của Phaolô. Vấn đề thẩm quyền của sứ đồ được nói đến trong một đoạn dài trong 1Côrinhtô 8 - 10 cho thấy rằng sự chống đối Phaolô một phần bắt nguồn từ vấn đề " Của cúng thần tượng".Như chúng ta sẽ thấy, người Côrinhtô lý luận: Phaolô không hành động như một sứ đồ, ý nói ông không sử dụng thẩm quyền của một sứ đồ. Do đó họ nghĩ rằng một người không hành động như một sứ đồ thì rất có thể không phải là sứ đồ. Vậy thì tại sao chúng ta lại phải nghe theo Phaolô?Nhưng lý do nào khiến họ muốn đi tới đền miếu? Dĩ nhiên, chúng ta không biết chắc về điều này nhưng có thể là vì họ muốn duy trì tình bạn hữu. Dầu thế nào chúng ta vẫn có thể biết rõ cách thức lập luận của họ. Và một lần nữa chúng ta lại thấy quan điểm ngộ đạo nằm phía sau những lý luận của họ.7. Đọc 8:1-13 trong bản NIV và trong sách Barrett trang 187 - 188.a. Chép lại các câu trong đoạn 8:1-13 mà Barrett cho là những câu trưng dẫn từ lá thơ của họ. Sau đó hãy đọc lời bình luận của Barrett và những câu đó.b. Dùng từ ngữ riêng của bạn để tái phát họa lập luận của họ.Căn cứ vào câu trả lời của Phaolô chúng ta có thể tái phát họa lập luận của người Côrinhtô một cách khá chính xác. Thứ nhất, họ đã biện luận rằng với tư cách là một Cơ đốc nhân họ đã đạt đến tình trạng " Thông biết". Có lẽ điều này phản ánh thái độ của họ đối với " Sự khôn ngoan" mà chúng ta đã thấy trong bài 4 và 5.Câu 4 của đoạn 8 nói đến hai điều tất cả chúng ta đều biết: 1) Chúng ta biết

Page 156: Chu giai 1 va 2 cotinhto

rằng "Chỉ có một Đức Chúa Trời" và điều đó có nghĩa là hình tượng không phải là thần thánh. Do đó, " Thần tượng trong thế gian thật là hư không." 2) Chúng ta biết rằng đồ ăn là một vấn đề Đức Chúa Trời không quan tâm. Những người Côrinhtô có thể đã trưng dẫn lời dạy của Phaolô về điều này. Nếu phép cắt bì là không quan hệ, thì thực phẩm còn ít quan hệ hơn.Thứ nhì, 10:1-13 cho chúng ta thấy rõ rằng người Côrinhtô cũng có quan niệm huyền bí về phép báptêm và lễ tiệc thánh. (Điều này cũng giải nghĩa tại sao họ làm "báptêm cho người chết" ) lập luận của họ đại khái thế này: " Chúng ta đã được báptêm và dự tiệc thánh của Chúa. Như vậy Chúa sẽ gìn giữ và không điều gì có thể làm hại được."Lập trường của người Côrinhtô tổng hợp những chi tiết lại và các bạn sẽ hình dung ra điều người Côrinhtô tuyên bố (chứ không phải hỏi ý kiến ): "Bởi vì chúng ta đều biết rằng chỉ có một Đức Chúa Trời và thần tượng chỉ là hư không; hơn nữa bởi vì đồ ăn không là vấn đề quan trọng đối với Đức Chúa Trời nên chúng ta ăn uống gì và ở đâu đều không phải vấn đề. Ngoài ra, chúng ta đã được cứu và được Chúa bảo vệ bởi các thánh lễ. Tại sao chúng ta lại không thể tiếp tục cùng đi với bạn bè đến dự tiệc ở đền miếu? Thêm một điểm nữa Phaolô dường như không có thẩm quyền của một sứ đồ vậy tại sao Phaolô lại dám hạn chế quyền tự do của Cơ đốc nhân?Một lần nữa tôi cần nhắc lại rằng việc tái dựng này không chính xác tuyệt đối. Việc tái dựng như vậy được ủng hộ bởi sự kiện nó có thể bao gồm tất cả các dữ kiện cũng như nó có thể đem lại ý nghĩa nhiều nhất cho lập luận trong 1Côrinhtô 8 - 10. Những ai nghĩ rằng cả đoạn Kinh thánh này ngoại trừ 10:14-22 đều chỉ đề cập đến thực phẩm được bán ngoài chợ mà thôi thì sẽ có một trong ba thái độ sau: 1) Họ xem cả đoạn Kinh thánh này như là một sưu tập nhiều lá thơ khác nhau của Phaolô. 2) Họ binh vực cho ý kiến rằng một vài phân đoạn Phaolô nói với người yếu đuối và một vài đoạn khác dành cho người mạnh mẽ. 3) Họ không thể tìm được sự thống nhất của lập luận.Trước khi tiếp tục tìm hiểu câu trả lời của Phaolô, bạn hãy ôn lại cho tới khi chắc rằng có thể hoàn tất mục tiêu 1.8. Điền vào những câu dưới đây:a. Từ ngữ " của cúng thần tượng" nói đến hai điều gì?......b. Trong hai điều đó điều nào là vấn đề xảy ra ở Côrinhtô? ......c. Nêu lên ít nhất hai lý do cho câu trả lời của bạn đối với câu hỏi......d. Người Côrinhtô biện luận cho quyền được làm điều đó dựa trên ba nền tảng nào?......

Page 157: Chu giai 1 va 2 cotinhto

CÂU TRẢ LỜI CỦA PHAOLÔ. 9. Đọc lại 8:1-11:1 trong ánh sáng những điều hiểu biết về lập trường của người Côrinhtô . Câu trả lời của Phaolô chia làm 5 phần rất rõ ràng.a. Cho biết mỗi phân đoạn trong 5 phần của câu trả lời của Phaolô gồm những câu Kinh thánh nào.b. Dùng từ ngữ riêng của bạn cho biết vai trò của mỗi phần trong câu trả lời cho câu hỏi của người Côrinhtô: " Tại sao chúng ta không thể ?".Năm phần trong câu trả lời của Phaolô đề cập đến nhiều yếu tố trong lập luận của họ:1. Theo thông lệ, Phaolô bắt đầu từ bình diện thần học trước khi bước sang bình diện luân lý. Trong cái nhìn của Phaolô, vấn đề đầu tiên không phải là họ hiểu sai lầm về việc thờ lạy hình tượng mà là hiểu lầm về tình yêu thương. Do đó trong 8:1-13 ông xác định rằng người tín đồ Cơ đốc không cư xử chủ yếu căn cứ vào sự hiểu biết nhưng căn cứ vào tình yêu thương.2 Sau đó trong 9:1-27 Phaolô đề cập đến vấn đề thẩm quyền sứ đồ. Ông có thẩm quyền nhưng ông đã tự nguyện từ bỏ quyền của mình vì cớ Phúc âm. Ở phần cuối của lập luận ông nói rằng ông đã dùng sự tự do của ông để tự đặt mình dưới kỷ luật.3. Trong 10:1-13 Phaolô trả lời về cảm giác an toàn của họ dựa vào các thánh lễ. Ông lý luận dựa trên những kinh nghiệm của dân Ysơraên; họ đã có các hình thức thánh lễ thế mà họ vẫn bị hủy diệt.4. Trong 10:14-22 Phaolô đề cập thẳng vào vấn đề. Họ không được đi đến đền miếu bởi vì việc làm đó hoàn toàn mâu thuẫn với sự sống trong Đấng Christ. Ông lập luận căn cứ vào bữa ăn thân ái của Cơ đốc nhân và việc họ hiểu sai về sự thờ hình tượng.5. Trong phần cuối (10:23-11:1) Phaolô kết luận bằng một số lời dạy về của cúng được bày bán ngoài chợ. Ở đây ông đưa ra một số nguyên tắc liên quan đến sự tự do của tín đồ. Nhưng ông không đặt ra sự cấm đoán nào bởi vì thực phẩm chỉ là thực phẩm bất luận nó đến từ nguồn gốc nào.Bây giờ chúng ta hãy trở lại với phần 1, 3 và 4 để xem xét kỹ hơn.

Không hiểu biết nếu không có tình yêu thương. 8:1-1310. Tôi tin rằng đến đây bạn đã có thể tự làm bài tập này. Bạn tự làm bài trước khi so sánh với sách hướng dẫn học tập. Dầu sao, sau khi hoàn tất khóa trình này bạn sẽ tự làm được. Hãy đọc 8:1-13 hai lần. Khi đọc hãy chú ý đến các từ ngữ then chốt và suy nghĩ theo từng phân đoạn.a. Từ ngữ nào là từ ngữ chủ yếu trong phân đoạn này nhưng không thấy xuất hiện ở đoạn 9 và 10 ?b. Liệt kê những phân đoạn và giải thích vai trò của mỗi phân đoạn đối với

Page 158: Chu giai 1 va 2 cotinhto

lập luận chung.8:1-3 Phaolô bắt đầu ngay ở gốc rễ của vấn đề. Cũng như trước, ông trưng dẫn từ lá thơ của họ. Ở đây bản NIV có ghi chú " chúng ta đều có sự hay biết cả" ( theo như anh em nói). Lưu ý rằng trong câu 4 Phaolô lại tiếp tục bàn về " Của cúng tế các thần tượng". Đây là bằng chứng cho thấy rằng " chúng ta đều có sự hay biết cả" chính là lập trường của người Côrinhtô mà Phaolô cần điều chỉnh lại trước khi ông tiếp tục bàn về của cúng. Thật vậy, phân đoạn 8:1-3 sẽ không có ý nghĩa gì nếu như Phaolô không bẻ bác lập trường của họ. Hơn nữa, trong câu 7 ông hoàn toàn nói ngược lại ý này. Do đó, đây khó có thể là lập trường của Phaolô. Cũng như những chỗ khác, Phaolô mạnh mẽ điều chỉnh lời tuyên bố của họ: "Chúng ta đều có sự hay biết cả.". Phaolô đồng ý trên nguyên tắc rằng các Cơ đốc nhân nên hiểu rằng lời tuyên bố của người Côrinhtô là đúng. Nhưng việc họ nhấn mạnh vào điều này thì sai. Như vậy Phaolô muốn nói hai điểm.Thứ nhất, ông xác nhận rằng mục đích của đức tin là tình yêu thương chứ không phải là hiểu biết. Sự hiểu biết sanh kiêu căng ( câu 1 ). Và đây chính là vấn đề mấu chốt của người Côrinhtô . Nhưng " Sự yêu thương làm gương tốt" và việc gây dựng đời sống cho người khác chính là điều Phaolô quan tâm.Thứ nhì, Phaolô nêu lên rằng dầu sao sự hiểu biết của họ cũng không trọn vẹn. Bởi " Quan niệm quá đáng của họ về thời sau rốt" nên họ nghĩ rằng họ đã đạt đến đích, họ cho rằng họ đã hiểu biết đầy đủ. Nhưng Phaolô không đồng ý như vậy. Bởi vì sự hiểu biết thực sự có nghĩa là nhận biết Đức Chúa Trời và sống trong tình yêu thương.11. Hãy đọc lời bình luận xuất sắc của Barrett về 8:1-3 ( trang 188 - 191).a. Ghi nhận và viết ra những câu Kinh thánh mô tả sự tương phản giữa thái độ " kiêu căng" của người Côrinhtô và ước ao " Làm gương tốt" của Phaolô.b. Đọc 13:1-13. Liệt kê những câu Kinh thánh trong đoạn này cũng nói về hai điều trên.Do đó, nhằm điều chỉnh lập trường thứ nhất của người Côrinhtô, Phaolô nêu lên sự tương phản giữa con đường của sự hiểu biết và con đường của tình yêu thương. Hai con đường này hoàn toàn khác nhau. Mặc dầu sự hiểu biết đích thực chính là là tình yêu thương. Phaolô sẽ nói rõ về điểm này trong các câu 7 - 13 . Còn ở đây ông đề cập tiếp đến vấn đề của cúng tức là đề cập đến nội dung của sự hiểu biết mà người Côrinhtô nghĩ rằng họ có.8:4-6 Phaolô thực hiện một điều thú vị trong những câu này. Ông bắt đầu nói về nội dung của sự hiểu biết. Giống như trước, ông trưng dẫn sự phát biểu của họ, một sự phát biểu mà bất cứ người Do Thái nào cũng hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên ông biết rõ rằng họ đã hiểu lầm bản chất thực sự của thần tượng. Nhưng mãi cho tới 10:19-22 ông mới sửa lại sự hiểu lầm đó. Hãy đọc

Page 159: Chu giai 1 va 2 cotinhto

10:19-22 và lưu ý thế nào ông nhắc lại ý tưởng trong 8:4. Một câu hỏi được đặt ra rằng: Tại sao mãi tới 10:19-22 Phaolô mới điều chỉnh lại sự hiểu lầm của họ? Và tại sao sự dạy dỗ của ông ở đây có vẻ như thừa nhận chủ nghĩa đa thần ( sự thờ phượng một vị thần nhưng không phủ nhận sự hiện hữu của các thần khác) ? Phải chăng Phaolô thực sự tin rằng Đức Chúa Trời chỉ là vị thần cao cả giữa nhiều vị thần khác?Câu trả lời cho những câu hỏi ở trên là Phaolô chưa đặt sự quan tâm vào sự hiểu lầm của họ. Ở điểm này ông chỉ muốn nhấn mạnh rằng quan điểm của họ được chứng minh là sai lầm trong đường lối rất thực tế. Sở dĩ ông lập luận theo hướng này là vì ông quan tâm trước hết đến con đường của sự hiểu biết chứ không phải là nội dung của sự hiểu biết.12. Đọc câu 5 và 6. Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây.a. Phải chăng Phaolô nhìn nhận rằng thực sự có nhiều thần và nhiều Chúa?......b. Vậy thì ý chính của ông ở đây là gì ?......Chúng ta sẽ hiểu tại sao Phaolô lập luận như trên khi chúng ta nghiên cứu hai phân đoạn cuối.8:7-8 Trong phân đoạn này Phaolô bắt đầu điều chỉnh lời tuyên bố của họ " Chúng ta đều có sự hay biết cả". Ông tuyên bố rằng không phải mọi người đều có sự hay biết về điều được nói đến trong câu 4. Những người mới tin Chúa có thể nhận biết trong đầu họ rằng thần tượng không có thật nhưng không thể có sự phân biệt như người tín đồ theo ngộ đạo thuyết. Khi còn là người ngoại, những tín đồ mới này đã từng coi các thần tượng là " Thần". Bây giờ họ không dễ thoát khỏi những suy nghĩ cũ, do đó ăn uống trước các hình tượng có thể làm lương tâm của họ bị thương. Hãy lưu ý những điểm này:1. Phaolô không đối chiếu giữa Cơ đốc nhân mạnh mẽ và Cơ đốc nhân yếu đuối. Ông chỉ nói đến tín đồ có lương tâm yếu đuối về vấn đề thần tượng.2. Đối với những người có lương tâm yếu đuối, thì vấn đề là hình tượng chứ không phải là thức ăn.Vấn đề lương tâm yếu đuối câu 8 gây nhiều ngạc nhiên. Ai là người lý luận rằng vấn đề ăn uống khiến một người đẹp lòng Đức Chúa Trời? Có lẽ không ai đã biện luận như vậy. Sự xuất hiện bất ngờ của câu này có thể được giải nghĩa rằng Phaolô đang trưng dẫn lời lẽ trong lá thơ của họ. Và một lần nữa ông bày tỏ sự đồng ý với họ. Tuy nhiên họ áp dụng chân lý này vào điều gì mới đáng nói.Chi tiết gây băn khoăn nhất trong câu này là phần " Nếu ăn, chẳng được ích gì, bằng không ăn, cũng chẳng tội gì". Đây cũng chính là điều Phaolô nói về phép cắt bì.

Page 160: Chu giai 1 va 2 cotinhto

13. Đọc GaGl 6:15 và so sánh với ICo1Cr 8:8.a. Phaolô nghĩ đến loại thức ăn gì?......b. Nếu Phaolô suy nghĩ về " Của cúng trong câu 8:8, thì ông nên viết phần b của câu 8 ra sao? (...... chẳng được ích gì ...... chẳng tổn hại gì)? Bạn hãy viết lại câu này.......Vậy, điều này có nghĩa là Phaolô đã nêu lên một nguyên tắc từ một bối cảnh khác để diễn tả sự tự do của Cơ đốc nhân. Nhưng sự tự do liên quan đến đồ ăn không thể hiểu là được phép đi đến các đền miếu.8:9-13 Phaolô đưa lập luận của ông đến chỗ kết thúc bằng cách nêu lên một áp dụng về những điều ông đã nói vào hoàn cảnh của họ. " Sự hiểu biết" và " Sự tự do" không chi phối cách sống của Cơ đốc nhân, nhưng tình yêu thương mới là điều quyết định. Chính tình yêu thương được diễn tả trong nguyên tắc " Chớ gây vấp phạm". Lưu ý rằng các tín đồ khác không những chỉ vấp phạm vì hành động của người theo ngộ đạo thuyết. Họ cũng bắt chước việc làm đó nhưng vì lương tâm yếu đuối nên họ bị hư mất.Trong câu 13 Phaolô lại chuyển từ của cúng sang đồ ăn nói chung. Lần này ông dùng chữ " Thịt" có nghĩa là thịt động vật. Qua đó ông nới rộng nguyên tắc để có thể bao gồm cả việc ăn hay không ăn thịt một cách tổng quát. Ví dụ mà ông đưa ra có lẽ có liên quan đến điều ông đã thực sự làm. Việc tự nguyện hạn chế sự tự do của ông trong việc ăn uống vì ích lợi của người khác sẽ dẫn đến một sự biện hộ dài mà chúng ta sẽ bàn đến trong bài kế tiếp.14. Dùng những chữ ở cột bên phải để điền vào khoảng trống cho phù hợp. Ghi chú: Có những chữ được dùng hai lần.a. Ý chính của 8:1-13 là so sánh giữa đường của …và con đường của......b. Phaolô cũng xác định rằng sự hiểu biết của họ chỉ là......c. Phân đoạn thứ nhì bàn về...... của sự hiểu biết ......d. Nhưng Phaolô không định sửa lại sự hiểu lầm của họ ở đây, ông chỉ vạch cho họ thấy rằng đối với những người ngoại ......vẫn hiện diện trong......của họ......e. Phân đoạn cuối áp dụng những điều Phaolô đã nói vào tình trạng cụ thể của họ. Phaolô dạy họ rằng ......và......không chi phối hành vi của Cơ đốc nhân, nhưng ...... mới là quyết địnhf. Tình yêu thương được diễn tả qua nguyên tắc ......

Các thánh lễ không bảo đảm an toàn. 10:1-13Sau một lời biện hộ dài về quyền sứ đồ cùng với sự dạy dỗ về ý nghĩa thực sự của " Quyền" và " Tự do", Phaolô đi thẳng vào vấn đề đi đến các đền

Page 161: Chu giai 1 va 2 cotinhto

miếu. Ông sẽ dứt khoát ngăn cấm việc đó. Nhưng trước khi làm như vậy, ông phải cho họ thấy rằng nếu họ cảm thấy an toàn nhờ các thánh lễ thì đó là sự an toàn giả tạo.15 Đọc 10:1-13 hai lần.a Theo dõi lập luận trong từng phân đoạn. Điểm chính của mỗi phân đoạn là gì?b Chủ đề nào chi phối cả ba phân đoạn?Cả phần Kinh thánh này chịu chi phối bởi một ý tưởng. Phaolô dùng lịch sử dân Ysơraên để cảnh cáo người Côrinhtô. Tại sao lại cần cảnh cáo?10:1-5 Trong phân đoạn này Phaolô xác lập nền tảng của sự cảnh cáo. Dân Ysơraên đã trãi qua những kinh nghiệm trong đồng vắng tương tự với phép báptêm và lễ tiệc thánh của Cơ đốc giáo. Giả như các nghi lễ có thể giúp người ta được an toàn thì chắc chắn dân Ysơraên đã phải được an toàn. Nhưng hoàn toàn ngược lại ! " Phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên đã ngã chết nơi đồng vắng" ( câu 5 ).Cần lưu ý rằng đoạn này sẽ không có nghĩa nếu hai điều sau đây không đúng: 1) người Côrinhtô thực sự nghĩ rằng họ được an toàn nhờ phép báptêm và lễ tiệc thánh. Nếu không phải như vậy thì rất khó tưởng tượng tại sao Phaolô so sánh giữa từng trãi của người Ysơraên và các thánh lễ của Cơ đốc giáo. 2) người Côrinhtô đang thực sự có nguy cơ sa ngã. Những lời cảnh cáo sẽ trở nên quá mạnh mẽ nếu đây chỉ là tình trạng giả định. Kinh thánh xác định rõ ràng về sự an ninh của tín đồ, tuy nhiên có sự an ninh giả tạo đặt niềm tin không đúng chỗ.16 Về những chi tiết cụ thể trong việc so sánh giữa dân Ysơraên và các thánh lễ của Cơ đốc giáo, bạn có thể xem sách Barrett trang 220 - 223. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng.Khi Phaolô viết: "Họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình, và đá ấy tức là Đấng Christ,".a) Ông muốn dạy rằng tảng đá trong Dan Ds 20:11 đã thực sự đi theo dân Ysơraên trong đồng vắng.b) Ông lý luận rằng Đấng Christ thực sự đi theo dân Ysơraên trong hình thức một tảng đá.c) Ông xác định rằng đối với dân Ysơraên thức uống thuộc linh của họ cũng là do hoạt động của Đấng Christ.d) Ông nêu lên một cách giải nghĩa có tính chất ẩn dụ đối với Cựu Ước.10:6-10 Trong 10:1-5 Phaolô minh định rằng dân Ysơraên và người Côrinhtô đều có những hình thức tương tự như phép báptêm và lễ tiệc thánh. Tuy nhiên điều đó đã không đem lại sự an ninh cho người Ysơraên. Bây giờ Phaolô nói đến lý do của sự sa ngã của họ.Để làm điều này ông đã nêu lên bốn thí dụ về thời kỳ Ysơraên ở trong đồng

Page 162: Chu giai 1 va 2 cotinhto

vắng. Câu hỏi được đặt ra cho chúng ta là: Những thí dụ này dành cho những người Ysơraên hay dành cho người Côrinhtô? Có nghĩa là phải chăng đây là những vấn đề thực sự ở Côrinhtô hay đó chỉ là những vấn đề của người Ysơraên ?Mặc dầu nhiều học giả chọn cách giải nghĩa thứ hai, riêng tôi nghĩ rằng Phaolô thực sự muốn nói: " Anh em đừng bắt chước họ trong những việc như vậy." Và mỗi việc như vậy đều phù hợp với vấn đề đang xảy ra. Quả thật họ đã ăn uống tại các đền miếu ( câu 7 ); Họ đã tham dự vào các liên hệ tính dục ở đền miếu (câu 8, 6:12-20) Họ đã thử thách Chúa bằng những việc làm của họ ( câu 9, 10:22 ) Và họ đã lằm bằm phản đối việc Phaolô ngăn cấm họ ( câu 10 ).10:11-13 Vậy nên đối với những người là con dân của Đức Chúa Trời trong thời cuối cùng, Phaolô nói rằng: "Hãy coi chừng". Nếu hai mươi ba ngàn người Ysơraên đã ngã chết trong một ngày ( câu 8 ), nếu họ đã bị loài rắn hủy diệt ( câu 9 ), hoặc bị các thiên sứ tiêu diệt ( câu 10 ), thì " Ai tưởng mình đứng hãy giữ kẻo ngã" ( câu 12 ).Nhưng Phaolô cảm thấy khó khăn khi kết thúc bằng một câu nói tiêu cực tức là việc ông gợi ý rằng họ phải đứng vững bằng sức của riêng họ. Do đó một lần nữa ông nhắc nhở họ về ân điển của Chúa trong khi gặp thử thách.17. Ôn lại phần giải kinh của 10:1-13. Bạn đã làm bài tập 15 ra sao? Nếu cần có thể viết lại câu trả lời của bạn theo sách hướng dẫn học tập.

Tín đồ không được thờ lạy hình tượng. 10:14-22Đọc kỹ 10:14-22. Chúng ta hãy thực hiện việc giải kinh của đoạn Kinh thánh này qua những bài tập dưới đây. Khoanh tròn mẫu tự đúng hoặc điền vào khoảng trống nếu cần thiết.18. Ý chính của phân đoạn này làa) Ngăn cấm thờ lạy hình tượng trong mọi hình thức.b) Ngăn cấm việc dự tiệc tại đền miếu.c) Dạy dỗ về ý nghĩa của tiệc thánh.d) Ngăn cấm việc mua bán đồ ăn đã cúng tế cho thần tượng19. Phaolô 19. nêu lên ý tưởng này dựa trên quan điểm của ông về bữa tiệc có tính chất tôn giáo. Theo Phaolô, bữa tiệc tôn giáo làa) Một hình ảnh tượng trưng cho một hành động có liên quan đến thần thánh.b) Một sự tham dự và giao thông với thần thánhc) Một bữa ăn không có ý nghĩa gì đặc biệtd. Một sự hy sinh của thần thánh để cứu giúp các tín đồ.20. Hai thí dụ được Phaolô dùng để minh họa ý tưởng trong bài tập 19 là

Page 163: Chu giai 1 va 2 cotinhto

......và ......21. Ở đây cuối cùng Phaolô nhắc đến sự hiểu lầm của người Côrinhtô về hình tượng, Xem PhuDnl 32:16-17, Thi Tv 106:36-37. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a. Quan điểm của Phaolô cho rằng thần tượng có liên hệ với ma quỷ là do chính Phaolô đề xướng trong thơ này.22. Do đó, những lý do Phaolô nêu lên để giải thích tại sao tín đồ không được ăn của cúng tại đền miếu được đặt nền tảng trên quan niệm của ông về bản chất của ...... như là sự thông công với......và quan điểm của ông rằng sự thờ lạy hình tượng là ......Chúng ta cần ghi nhận rằng Phaolô đang nhấn mạnh đến quan điểm của Kinh thánh về hình tượng. Đây không phải là quan điểm riêng của Phaolô. Quả thật là các thần tượng đều câm, tuy nhiên những thần không có thật nầy có vẻ như lại có thể làm phép lạ. Làm sao để giải thích điều này? Dĩ nhiên không phải là các thần tượng câm này thực sự đại diện cho các vị thần nhưng chính Satan đã bày ra việc thờ lạy thần tượng để khiến con người không thờ phượng Đức Chúa Trời. Do đó, các thần tượng là nơi ma quỷ trú ẩn.Việc ngăn cấm dự tiệc tại đền miếu thờ thần tượng là chủ điểm của các đoạn Kinh thánh này. Nhưng vấn đề của cúng được bày bán ngoài chợ là một vấn đề khác. Do đó Phaolô sẽ tiếp tục bàn đến vấn đề này và đồng thời ông cũng đưa lập luận về sự tự do và thẩm quyền đến chỗ kết thúc. Chúng ta sẽ nói đến những vấn đề này trong bài sau. Bây giờ hãy bàn về một số ý kiến có tính chất giải kinh.

Một vài ý kiến có tính chất khoa giải kinh Như tôi đã trình bày trong phần mở đầu của bài học, Phaolô đã đề cập đến một vấn đề không sắc thái tương đồng trong thế kỷ này. Nếu bạn đang sống trong một nền văn hóa có sự thờ thần tượng thì dĩ nhiên sự ngăn cấm thờ hình tượng là một điều tuyệt đối. Điều này không những chỉ được nói đến trong đoạn này mà còn trong toàn bộ Kinh thánh. Việc thờ thần tượng dưới bất cứ hình thức nào là hoàn toàn không chấp nhận được trong đời sống Cơ đốc nhân và việc thờ phượng Đức Chúa Trời hằng sống.Nhưng có bài học nào dành cho những người không sống trong nền văn hóa có việc thờ thần tượng không? Câu trả lời của tôi là có. Và đây cũng là bài học dành cho những người trong nền văn hóa có thờ lạy thần tượng nữa. Tuy nhiên, để rút ra bài học này, chúng ta phải " chuyển dịch" ( hoán chuyển ) nó sang một khung cảnh khác. Nhưng chúng ta phải nắm vững hai qui luật sau đây để việc hoán chuyển không sai trật.Thứ nhất, chúng ta phải chắc rằng lời Chúa chúng ta nghe được cũng là lời

Page 164: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Chúa mà những người Côrinhtô đã nghe. Có nghĩa là những lời đó phải căn cứ vào việc giải kinh mà chúng ta đã thực hiện.Thứ nhì, chúng ta phải chắc rằng chúng ta đang hoán chuyển sự dạy dỗ vào những hoàn cảnh tương tự. Chúng ta không luôn luôn đồng ý với nhau đâu là những hoàn cảnh tương tự nhưng phải đứt khoát phải đồng ý rằng đây chính là công việc của chúng ta.

Nguyên tắc không gây vấp phạm " Nguyên tắc không gây vấp phạm" là bài học mà hầu hết các Cơ đốc nhân trong thế kỷ này có thể rút ra từ ICo1Cr 8:1-13. Phaolô xác định nguyên tắc này trong 8:9-13. Các vấn đề là:1. Điều này có nghĩa gì?2. Làm thế nào chúng ta có thể hoán chuyển từ bối cảnh tham dự bữa tiệc tại đền miếu thần tượng sang hoàn cảnh hiện nay?Thứ nhất, chúng ta cần nhận thức rằng Phaolô không chỉ nói về việc gây vấp phạm cho người khác qua việc làm. Nhưng nguyên tắc không gây vấp phạm được Phaolô dùng để nói về những việc khác nữa. Nó liên quan đến sự kiện một anh em hay chị em có thể bị " Hư mất" hoặc "vấp ngã" vì cớ hành động của của một tín đồ khác. Họ đã vấp ngã vì họ bắt chước các tín đồ khác nhưng lương tâm của họ yếu đuối.Thứ nhì, hoán chuyển như thế nào? Tôi sẽ đưa ra các giới hạn cụ thể mặc dầu Phaolô không chịu để sự ngần ngại xét đoán sự tự do của ông (12:29-30) ngay cả ở điểm này, Phaolô cũng không muốn gây vấp phạm. Như thế, nguyên tắc không gây vấp phạm chủ yếu liên quan đến những hành động không chính đáng hoặc đúng hơn là những trường hợp gần như vậy mà một người có thể tự thuyết phục mình rằng người đó có thể làm việc này mà không gây vấp phạm cho người khác. Nhưng rồi có người thấy người nầy và vấp ngã bởi vì họ bắt chước làm theo nhưng không có cùng một sự tin quyết.Những thí dụ về những việc này sẽ dược nêu lên trong phần kế tiếp. Trước khi tiếp tục hãy ôn lại nguyên tắc không gây vấp phạm và trả lời câu hỏi dưới đây?23. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng.a. Bởi vì Phaolô nêu lên nguyên tắc không gây vấp phạm trong bối cảnh ăn uống tại đền miếu nên điều này không có ý nghĩa trong những nền văn hóa không có việc thờ thần tượng.b. Nguyên tắc không gây vấp phạm liên quan đến vấn đề gây vấp phạm cho người khác qua việc làm mà người khác cho là không đúng đối với một Cơ đốc nhân.

Cơ đốc nhân và công việc của ma quỷ Vấn đề của cúng thần tượng có nhiều áp dụng trực tiếp hơn điều phần lớn tín

Page 165: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đồ thường nghĩ. Sự áp dụng này căn cứ vào quan niệm của Kinh thánh về việc thờ lạy hình tượng mà Phaolô xác nhận trong 10:20-22. Các thần tượng không phải là thần thánh. Nhưng chúng là nơi quyền năng của ma quỷ trú ẩn.Do đó, Lời Chúa mà Đức Thánh Linh phán bảo qua Phaolô có sự áp dụng rộng rãi. " Anh em chẳng có thể dự tiệc của Chúa, lại dự tiệc của các quỷ" (10:21). Điều này có thể được " hoán chuyển" vào mọi nền văn hóa. Cơ đốc nhân dứt khoát không được tham dự vào những việc của ma quỷ như phù thủy, thầy mo, đồng bóng, tử vi hay tướng số. Chúa Cứu Thế đã đắc thắng quyền lực của ma quỷ. (Xem CoCl 2:15 ). Do đó, Chúa Cứu Thế và ma quỷ là hoàn toàn đối lập.Xin đơn cử một trường hợp có thể áp dụng nguyên tắc không gây vấp phạm. Trong bối cảnh Cơ đốc giáo tây phương một số người có thể tự cho rằng chủ thuyết thông linh đều là giả dối. Điều này có thể là giả dối nhưng chắc chắn những điều đó cũng liên quan đến ma quỷ. Nếu một người tham dự một buổi gọi hồn và rủ một tín đồ yếu đuối cùng đi thì người đó có thể làm hư mất anh em mình. Đây chỉ là một thí dụ. Bạn có thể đưa ra các thí dụ khác không. Đến đây kết thúc bài học 9. Hãy ôn lại bài và làm bài tự kiểm tra. Khi ôn bài hãy chú ý đặc biệt đến các đề mục của dàn bài. Hãy chắc rằng bạn có thể giải thích vấn đề và theo dõi lập luận của Phaolô khi ông trả lời các vấn đề.

Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng. Có thể có nhiều câu đúng.1. Trong những câu phát biểu về vấn đề của cúng thần tượng trong đoạn 8 - 10 sau đây, câu nào là đúng.a) Vấn đề chủ yếu liên quan đến thực phẩm bày bán ngoài chợ.b) Một số người Côrinhtô biện luận cho quyền được dự các bữa tiệc tại đền miếu với bạn bè của họ.c) Người Côrinhtô chống đối Phaolô vì ông cấm họ không được đến đền miếu.d) Một số tín đồ biện luận cho quyền của họ căn cứ vào sự hiểu biết của một Cơ đốc nhâne) Vấn đề căn bản có liên quan đến việc những người mạnh phản đối thái độ ngần ngại của người yếu.f) Dường như vấn đề cũng liên quan mật thiết với sự dâm dục của các tà giáo.2. Trong những câu dưới đây câu nào trình bày những nguyên tắc đúng đắn có tính chất khoa giải kinh được rút ra từ sự dạy dỗ của Phaolô về việc thờ

Page 166: Chu giai 1 va 2 cotinhto

hình tượng trong 8:1-10:33.?a) Sự dạy dỗ của Phaolô có rất ít ý nghĩa trong một nền văn hóa không có việc thờ hình tượng bởi vì không có yếu tố tương đồng nào so với vấn đề ăn của cúng.b) Việc thờ thần tượng dưới bất cứ hình thức nào đều hoàn toàn không phù hợp với nếp sống Cơ đốc và sự thờ phượng Đức Chúa Trời hằng sống.c) Nguyên tắc không gây vấp phạm liên quan đến vấn đề một số người có thể bị hư mất qua việc bắt chước hành động của người khác nhưng lương tâm của họ bị thương tổn vì những liên hệ trong quá khứ.d) Việc dự tiệc ở đền miếu có thể đem áp dụng vào trường hợp gây vấp phạm cho ngưới khác bởi việc uống rượu trong bối cảnh văn hóa mà uống rượu được xem là không xứng đáng đối với Cơ đốc nhân.e) Việc Cơ đốc nhân tham dự vào bất cứ việc gì có liên hệ đến quyền lực ma quỷ đều bị cấm hoàn toàn.3. Câu trả lời ngắn. ( Điền vào câu sau đây cho đầy đủ ý nghĩa.) Phần thứ nhất trong câu trả lời của Phaolô về vấn đề của cúng thần tượng được dùng để nêu lên sự tương phản giữa lập trường của người Côrinhtô và của Phaolô. Người Côrinhtô quan tâm đến sự hiểu biết còn Phaolô quan tâm đến tình yêu thương. Căn cứ vào 8:1, kết quả của hai đường lối nầy là gì?a Sự hiểu biết......b Tình yêu thương ......CHỌN GIỮA ĐÚNG VÀ SAI. Viết Đ trước câu trả lời đúng. Viết S trước câu trả lời sai.......4 Trong 8:4-6 khi Phaolô nhìn nhận rằng có nhiều thần, nhiều Chúa thì ông muốn nói rằng đối với những người vốn đã từng thờ lạy hình tượng vẫn yên trí rằng thần tượng có thật và do đó việc họ ăn uống tại đền miếu có thể dẫn đến sự liên hệ với thần tượng.......5 Ý chính của 8:7-8 " Chẳng phải là đồ ăn làm cho chúng ta được đẹp lòng Đức Chúa Trời, nếu chúng ta ăn chẳng được ích gì, bằng không ăn cũng chẳng tổn hại gì" là ăn uống tại đền miếu chỉ là một vấn đề không quan trọng đối với Đức Chúa Trời.......6. Ý chính của 8:9-13 là sự hiểu biết và sự tự do không kiểm soát hành vi của Cơ đốc nhân nhưng tình yêu thương mới là quyết định.......7. Ý chính của 12:1-13 là vạch cho người Côinhtô thấy rằng các thánh lễ Cơ đốc giáo như báptêm và tiệc thánh đã được báo trước trong lịch sử dân Ysơraên ở đồng vắng......8. Ý chính của 10:14-22 là dạy dỗ người Côrinhtô về bản chất bàn tiệc của Chúa là sự thông công và dự phần với Chúa.......9. Quan niệm của Phaolô cho rằng thần tượng là nơi trú ẩn của ma quỷ bắt nguồn từ Cựu Ước.

Page 167: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a. Bạn có thể nói đến các vấn đề khác ngoài ba vấn đề được đề cập trong sách hướng dẫn học tậpb. Câu trả lời của bạn. Hãy suy nghĩ về câu hỏi này khi bạn tiếp tục bài học.3. Họ "ngồi xuống ăn uống". Họ "đứng dậy và chơi đùa" - Họ làm sự dâm dục trong khi ăn uống.2. Họ dâng thực phẩm lên Đức Chúa Trời (hay một vị thần) rồi ăn thực phẩm đó trước sự hiện diện của Ngài.4. Câu trả lời của bạn. So sánh với sách hướng dẫn học tập5. a. Có nghĩa là ăn uống trước sự biện luận của thần tượng.b. Sự dâm dục được thực hiện chung với việc ăn uống7. a. " Chúng ta đều có sự hay biết" " Thần tượng trong thời gian chỉ là hư không", "Chỉ có một Đức Chúa Trời" " chẳng phải đồ ăn làm cho chúng ta được đẹp lòng Đức Chúa Trời"b. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.6. Sự dâm dục9. a. 8:1-13, 9:1-27, 10:1-13, 10:13-22, 10:23-11:1.b. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.11. a. So sánh danh sách của bạn với của Barrettb. Câu 2 : " Dầu tôi ......biết đủ các mầu nhiệm và mọi sự hay biết......nhưng không có tình yêu thương thì tôi chẳng ra gì" Câu 12 " Ngày nay chúng ta biết chưa hết, đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy".8. a. Ăn uống tại đền miếu. Mua bán thực phẩm cúng tế cho thần tượng ngoài chợ.b. Ăn uống tại đền miếu.c. 8:10 nói đến việc ăn uống tại đền miếu; việc thờ hình tượng trong 10:1-13 là trong hình thức này. Phaolô không cảm thấy quan tâm nhiều về của cúng bán ngoài chợ.d. Chỉ có một Đức Chúa Trời; thần tượng chỉ là hư không. Thực phẩm là vấn đề không quan trọng đối với Đức Chúa Trời. Họ cảm thấy an toàn dựa vào lễ Tiệc Thánh.10. a. "Biết" và "sự hay biết". "Biết" xuất hiện 6 lần ( Các câu 1, 2, 2, 2,3, 4); "sự hay biết" xuất hiện 5 lần (câu 1,1,7,10,11).b. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn13. a. Luật lệ về đồ ăn hoặc đồ ăn chuẩn bị theo phong tục Do Thái.b. Nếu chúng ta ăn chẳng tổn gì, bằng không ăn cũng chẳng ích gì.12. a. Không phải vậy. Chúng chỉ "được xưng là" thần mà thôi. Câu 6 nhấn mạnh chữ "về phần chúng ta". Đối lập với người ngoại, chúng ta biết rằng chỉ có một Đức Chúa Trời và chỉ có một Cứu Chúa mà thôi.

Page 168: Chu giai 1 va 2 cotinhto

14. a. 7) sự hiểu biết; 8) tình yêu thươngb. 10) Không toàn vẹnc. 2) nội dungd. 4) Các thần ; 9) tâm tríe. 7) sự hiểu biết; 3) sự tự do; 8) tình yêu thươngf. 12) không gây vấp phạm.15. a So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.b. Lịch sử dân Ysơraên.17. Không cần trả lời.19. a. Một sự tham dự và giao thông với thần thánh.21. a. Sai. Đây là sự dạy dỗ của Kinh thánh về thần tượng.16. c) Ông xác định rằng đối với Ysơraên, thức uống thuộc linh của họ cũng là do hoạt động của Đấng Christ.18. b) Ngăn cấm việc dự tiệc tại đền miếu.20. Tiệc thánh và việc người Ysơraên ăn các của tế lễ.22. Tiệc thánh; Christ ; công việc của ma quỷ.23. a. Sai. Đây là nguyên tắc có có thể áp dụng trong các bối cảnh và văn hóa khác, tuy nhiên phải cẩn thận khi áp dụng.b. Sai. Nó liên quan đến việc người khác bắt chước việc làm của tôi nhưng lương tâm họ yếu đuối nên họ bị vấp ngã.

Thực Phẩm Cúng Tế Hình Tượng, Phần 2

Trong bài trước các bạn đã thấy thể nào sự tự do nhân danh tri thức đã dẫn đến những vấp phạm và xiềng xích. Đó là những người " biết" quá nhiều đến nỗi trở thành không ý thức gì cả. Ít nhất họ không hề ý thức về tình yêu thương hoặc bản chất thực sự của các hình tượng. Bạn có thể tưởng tượng rằng những người đó lại chỉ trích Phaolô không?Nhưng sự tự do của Cơ đốc nhân là gì? Đó có phải là tự do muốn làm gì thì làm không? Tự do đòi hỏi quyền lợi của mình? và nếu tôi thực sự muốn sống theo nguyên tắc không gây vấp phạm cho người khác thì phải chăng tôi không còn tự do nữa? Làm thế nào tôi có thể giữ sự tự do của mình mà không gây vấp phạm cho những người khác trong những vấn đề thuộc về văn hóa. Không phải dễ trả lời cho những câu hỏi này. Nhưng đây chính là nội dung của bài học. Chúng ta hãy cùng nhau tìm câu trả lời cho vấn đề.Tuy nhiên trước hết tôi cần nói một lời cảnh giác. Đem áp dụng những nguyên tắc trong ICo1Cr 9:1-10:33 vào cuộc sống không phải là điều dễ dàng. Các bạn có thể bị hiểu lầm như Phaolô đã bị hiểu lầm. Nhưng đó là sự tự do đầy vinh quang và đáng cho chúng ta cầu xin Chúa để có được.Vấn đềThẩm quyền sứ đồ của Phaolô

Page 169: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Các quyền lợi của sứ đồSự tự do của sứ đồSự tự chế của sứ đồSự tự do của Cơ đốc nhânMột vài vấn đề về nội dung.Quan niệm của Phaolô về sự tự do của Cơ đốc nhân.Một vài ý kiến có tính chất khoa giải kinh.Khi hoàn tất bài học này bạn có thể,* Giải thích mối liên hệ giữa việc Phaolô không nhận trợ cấp tài chánh với vấn đề ăn thực phẩm cúng tế cho hình tượng.* Trình bày những lời chỉ trích mà Phaolô gặp phải khi ông từ chối nhận trợ cấp tài chánh và giải thích tại sao Phalô coi đây là đặc quyền của ông.* Giải thích quan niệm của Phaolô về sự tự do của Cơ đốc nhân.* Phân biệt khi vào được phép và khi nào không được phép ăn những thực phẩm đã cúng tế cho hình tượng và được bán ngoài chợ.* Áp dụng nguyên tắc " Những vấn đề không đáng quan tâm" trong đời sống của bạn.1. Xem 1Côrinhtô 9:1-26 và 10:23- 11:1.2. Đọc sách của Barrett trong 197 tới 218 và 238 - 246.3. Nghiên cứu bài học từng phần một.4. Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài học5. Ôn tập để làm bài kiểm tra tiến bộ đơn vị ba, theo những chỉ dẫn trong tập tài liệu học viên. Khi bạn làm bài kiểm tra hãy cẩn thận tuân theo các chỉ dẫn.Suy thoáiCắn rứtVẤN ĐỀ Trong bài học trước chúng ta đã ghi nhận rằng vấn đề về của cúng hình tượng cũng có liên quan đến vấn đề thẩm quyền của Phaolô. Chúng ta đã nêu lên rằng Phaolô cấm những người Côrinhtô không được tham dự các nghi lễ ở các đền miếu. Nhưng rõ ràng là một trong những lý do khiến người Côrinhtô không tuân theo lệnh truyền của Phaolô là vì những điều liên quan đến thái độ của Phaolô.Qua câu trả lời của Phaolô, chúng ta không hoàn toàn rõ những thái độ của Phaolô là gì. Nhưng trước hết chúng ta cần tìm hiểu về vấn đề trước khi xem xét câu trả lời của Phaolô.1 Xem 9:1-27 và 10:23-11:1 hai lần. Trong khi đọc hãy tìm xem Phaolô đang tự bênh vực mình trước những tố cáo của người Côrinhtô về hành động nào của ông.a Phaolô tự bênh vực những hành động nào?

Page 170: Chu giai 1 va 2 cotinhto

......b Những từ ngữ nào nổi bật trong phân đoạn này nhưng lại chưa được dùng đến trong các phần trước của 1Côrinhtô?.......Câu hỏi Phaolô nêu lên trong 9:1 khá bất ngờ đến nỗi có vẻ như ông bước qua một đề tài hoàn toàn mới. Nhưng như chúng ta thấy, sự thay đổi đề tài cách như vậy cũng có nghĩa khi chúng ta nhìn nó như một phần của vấn đề thức ăn được cúng tế các hình tượng " Tôi chẳng được tự do sao?" và " Tôi chẳng phải là sứ đồ sao?. Dường như Phaolô muốn trình bày: "Tôi chẳng phải là sứ đồ sao? và dẫu là sứ đồ tôi lại chẳng được tự do sao" Nhưng tự do theo nghĩa nào? Vấn đề của chúng ta có hai khía cạnh:1. Tại sao Phaolô lại nghĩ rằng ông phải bảo vệ quyền sứ đồ của ông? Trong4:3-5, Phaolô tuyên bố không cần bênh vực gì trước những sự tố cáo của con người. Vậy tại sao ở đây ông lại tự bênh vực mình?2. Sự tự do liên quan thế nào với những lời tố cáo và việc Phaolô tự bênh vực chính mình?Hai từ ngữ nổi bật trong phần đoạn này là: thẩm quyền và tự do. Do đó, hai câu hỏi mở đầu cho đoạn 9 chính là đề tài chính của cả phân đoạn này. Thứ nhất, Phaolô xác định rõ ràng ông là một sứ đồ với tất cả quyền hành của một sứ đồ (câu 1-18). Sau đó ông lý luận rằng với những quyền hành đó ông được hoạt động cách hợp pháp " vì cớ Tin Lành" ( Câu 19 - 23). Theo Phaolô, tự do có nghĩa là được phép làm một số điều trong một vài bối cảnh và tự chế không làm những điều đó trong các bối cảnh khác.Có lẽ việc tự hạn chế sự tự do của Phaolô đã bị người Côrinhtô xem là yếu đuối. Việc Phaolô thi hành thẩm quyền của mình đã được họ hiểu là không có quyền hành đó. Nhưng chúng ta có thể nói rõ hơn những hành động đó là gì không? Câu trả lời là vừa có lại vừa không. Có nghĩa là chúng ta có thể chắc chắn vài điều; Nhưng đối với một số điều khác chúng ta chỉ có thể phỏng đoán. Hai sự việc đó có liên quan đến việc ăn của cúng và chấp nhận sự giúp đỡ về tài chánh.2 Đọc kỹ các đoạn văn sau đây: 8:1-13, 9:19-23, 10:29-30, 10:31-11:1. Chúng ta phải phỏng đoán về sự việc này. Hãy ghi chép điều bạn cho rằng Phaolô đã làm và những điều người Côrinhtô đã thắc mắc khiến Phaolô phải giải quyết ở đây.Chúng ta không thể biết rõ những lời phản đối Phaolô có liên quan đến việc ăn của cúng hình tượng như thế nào. Tôi cho rằng vấn đề có liên quan đến của cúng ở mức độ nào đó và có lẽ đó là thực phẩm cúng tế cho các hình tượng sau đó được bày bán ngoài chợ. Suy nghĩ của tôi dựa vào bằng cớ trong 10:29-30. Đang khi còn bàn luận về việc ăn của cúng, Phaolô bỗng nhiên nêu lên câu hỏi dùng đại danh từ ngôi thứ nhất: " Tại sao sự tự do của

Page 171: Chu giai 1 va 2 cotinhto

tôi lại bị lương tâm kẻ khác đoán xét? Tại sao tôi lại bị chê bai?Những câu này cũng gợi ý cho thấy rằng Phaolô đã có lần ăn những thức ăn này. Câu 9:21 cũng ủng hộ cho ý kiến này: "Với những người không luật pháp tôi cũng ở như người không luật pháp". Những luật lệ về thức ăn không còn quan trọng nữa (8:3), và bởi vì mọi thức ăn đều đã được hiến dâng thuộc về Chúa (10:26), Phaolô được tự do ăn những thức ăn đó khi ông sống giữa những người ngoại bang.Tuy nhiên về việc Phaolô tự giới hạn sự tự do của ông trong vấn đề này thì sao? Có thật ông đã làm như vậy và điều đó khiến những người Côrinhtô theo ngộ đạo thuyết phản đối không? Hoặc ông sẵn sàng tự kiềm chế để nêu gương cho họ noi theo? Mặc dầu chúng ta không thể nói chắc ở đây, tôi vẫn nghiêng về sự giải nghĩa thứ nhất. Có nghĩa là tôi cho rằng những người Côrinhtô theo ngộ đạo thuyết đã biết rằng Phaolô làm cả hai điều đó. Họ đã chứng kiến Phaolô tự hạn chế ăn uống sau khi ông đã từng ăn các thực phẩm đó một cách thoải mái và họ coi đó là một biểu hiện của sự thất bại của Phaolô. Họ dùng điều này để lý luận chống lại việc Phaolô dùng thẩm quyền để cấm họ dự các nghi lễ tại đền miếu.Nếu như sự giải thích như thế là đúng thì việc Phaolô không nhận giúp đỡ tài chính có liên quan gì đến cách lập luận của Phaolô.3 Đọc lại 9:3-15. So sánh đoạn văn này với IICo 2Cr 11:7-12 và 12:12-13. Chúng ta có thể chắc chắn về điểm này. Phaolô đã không làm điều gì mà người Côrinhtô cho rằng ông đáng phải làm?......Chúng ta không biết rõ lý do tại sao Phaolô quyết định không nhận trợ giúp vật chất hoặc tài chính từ những người Côrinhtô. Điều dường như rõ ràng là một số người Côrinhtô đã dùng việc này để phủ nhận quyền sứ đồ của ông. Nhưng việc này liên quan thế nào với " Thức ăn được cúng tế cho thần tượng?" Có lẽ đó chỉ là mối liên hệ gián tiếp. Có nghĩa là hành động của Phaolô về vấn đề thức ăn chắc chắn là then chốt của vấn đề. Những người theo ngộ đạo thuyết tại Côrinhtô đã không đồng ý với Phaolô về vấn đề này. Họ đã gộp thêm vào việc Phaolô không chịu nhận trợ giúp như là một bằng chứng thêm nữa rằng ông không phải là một sứ đồ đích thực. Sự vô lý trong tiêu chuẩn sứ đồ họ đặt ra đã được chứng minh qua những lời châm biếm tài tình của Phaolô viết cho họ trong 12:12-13. Nhưng đó là mãi về sau này. Ở đây ông chỉ bênh vực hành động của ông bằng việc thảo luận đầy đủ về vấn đề này, Bây giờ chúng ta hãy xem xét câu trả lời của Phaolô.Trước khi bước sang một phần khác, bạn hãy ôn lại phần vừa học cho đến khi chắc rằng bạn có thể đạt được mục tiêu 1.

Page 172: Chu giai 1 va 2 cotinhto

THẨM QUYỀN SỨ ĐỒ CỦA PHAOLÔ ICo1Cr 9:1-274. Xem lại 9:1-27. Trong phần trước của bài học, chúng ta đã ghi nhận hai từ ngữ nổi bật trong phân đoạn này có liên quan đến 2 khía cạnh của vấn đề.a. Hãy nêu lên hai từ ngữ đó và hãy chia phân đoạn này thành hai phần chính dựa theo ý của hai từ ngữ đó.......b. Vai trò của 9:24-27 trong phân đoạn này là gì?......

Quyền lợi của sứ đồ 9:1-185. Đọc phần b của 9:12 và phần a của 9:15. Sau đó đọc 9:7-14, nhưng bỏ không đọc phần b của câu 9:12. Rõ ràng ở đây Phaolô muốn nói đến điều gì?6. Xem lại 9:1-18 lần này bạn hãy suy nghĩ trên cơ sở từng đoạn văn.a. Có mấy đoạn văn trong khúc Kinh thánh này.b. Ý chính của mỗi phân đoạn là gì và nó góp phần vào lập luận chung như thế nào?Trong khúc Kinh thánh này, Phaolô muốn nói ba điều trong hai phân đoạn đầu Phaolô biện luận rằng ông quả thực là sứ đồ ( câu 1-20, vì thế, ông có đầy đủ quyền hạn của một sứ đồ ( câu 3- 6). Thứ nhì, ông tiếp tục nói về các quyền hạn đó: "Cũng vậy, Chúa có truyền rằng ai rao giảng Tin lành thì được nuôi mình bởi Tin lành". ( Câu 14). Cuối cùng, ông cho biết tại sao ông từ chối quyền nhận lãnh sự trợ giúp tài chánh ( câu 12 , 15- 18). Và lý do mà Phaolô đưa ra khiến chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta hãy thử theo dõi lập luận của ông để xem có thể giải thích sự ngạc nhiên đó hay không.9:1-2 Phaolô bắt đầu lập luận của ông với một loạt các câu hỏi.7. Điền vào cho đủ nghĩa. Nếu bạn cần giúp đỡ khi làm phần thứ nhì của câu hỏi, bạn có thể xem lại phần giải kinh của 1:13-17 trong bài học 4.a. Những câu hỏi trong 9:1 đều là...... những câu hỏi.b. Từ ngữ này có nghĩa là?Trong phần đề cập đến " Vấn đề", chúng ta đã nêu lên lý do tại sao Phaolô đặt hai câu hỏi đầu tiên. Những người Côrinhtô theo ngộ đạo thuyết thắc mắc về quyền sứ đồ của Phaolô bởi vì họ không hiểu hành động của Phaolô trong 8:13 là cách thể hiện sự tự do của Phaolô. Tuy nhiên, điều Phaolô quan tâm trước tiên là xác nhận quyền sứ đồ của ông chứ không phải là sự tự do. Do đó hai câu hỏi kế tiếp được nêu lên cũng là nhằm xác định quyền sứ đồ của ông.8. Trong hai câu hỏi sau của 9:1, Phaolô đã đưa ra hai tiêu chuẩn căn bản của chức vụ sứ đồ.

Page 173: Chu giai 1 va 2 cotinhto

a. Theo Phaolô, tiêu chuẩn của chức vụ sứ đồ là gì?b. Nếu có thể, bạn hãy cho biết những phần khác trong các thơ tín của Phaolô mà ở đó ông cũng nhắc đến một trong hai tiêu chuẩn như là một dấu hiệu của chức vụ sứ đồ.Đối với Phaolô, bằng chứng rõ ràng nhất về chức vụ sứ đồ của ông là việc ông đã được thấy Chúa sống lại và sự kiện ông thiết lập các Hội Thánh giữa người ngoại bang. Trong 15:3-11, chúng ta đọc thấy Phaolô tự xếp mình trong vòng các sứ đồ dựa trên nền tảng ông đã được nhìn thấy Chúa phục sinh. Đối với Phaolô, việc gặp gỡ Cứu Chúa phục sinh không chỉ có ý nghĩa như đối với các sứ đồ khác nhưng còn có ý nghĩa cho nền tảng chức vụ của ông. Tiêu chuẩn này cũng là điều nằm sau lời kêu gọi của Phaolô trong GaGl 1:11-12. ( Đặc biệt câu 15 -16).Những người Côrinhtô không thể thẩm tra việc Phaolô đã nhìn thấy Cứu Chúa phục sinh một cách cá nhân. Họ chỉ có thể tin vào lời chứng của ông mà thôi. Tuy nhiên chính họ là bằng cớ sống động về tiêu chuẩn thứ hai mà Phaolô đưa ra. Thật khó để biết rằng khi dùng chữ " kẻ khác" trong câu 2, Phaolô đã nghĩ đến những người nào. Sau này trong 2Côrinhtô chúng ta thấy rằng những kẻ khác này đã gây rối loạn cho Hội thánh, họ tự cho mình là "Sứ đồ thượng hạng" và trong IICo 2Cr 10:12-18 Phaolô đã chất vấn quyền sứ đồ của họ một cách xác đáng bởi vì họ đã đến hoạt động tại "khu vựa của người khác". ( câu 16). Thế là ở đây một lần nữa cũng như trong đoạn 1- 4, Phaolô lại nhấn mạnh rằng sự hiện hữu của Hôị thánh Côrinhtô chính là bằng chứng rõ rệt về chức vụ sứ đồ của ông.9:3-6 Sau khi đã xác nhận ông là một sứ đồ trong câu 1 - 2, Phaolô tiếp tục biện luận rằng ông có đầy đủ thẩm quyền của một sứ đồ. Đây chính là ý chính của phân đoạn này. Điều chúng ta chưa được rõ là Phaolô đang biện luận về những quyền gì. Chúng ta sẽ nghiên cứu điều đó kỹ hơn khi chúng ta bước sang phần tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến nội dung. Bây giờ chúng ta chỉ cần ghi nhận rằng bất luận Phaolô muốn ngụ ý gì trong hai câu hỏi đầu tiên, chính câu hỏi thứ ba đóng vai rất quan trọng trong toàn bộ lý luận. Bởi vì vấn đề về quyền được nhận trợ giúp tài chánh là vấn đề quan trọng mà Phaolô cảm thấy cần phải trả lời.9:7-14 Điều vô cùng lý thú trong phân đoạn này là việc Phaolô. Biện luận mạnh mẽ về một quyền mà ông đã từ bỏ. Quả thực chính Phaolô cũng ý thức ý nghĩa việc ông làm, và trong câu 15 ông cảm thấy bị thôi thúc để xác nhận rằng ông không viết thư này để đòi quyền ấy lại. Thế thì tại sao ông lại nói điều đó ở đây. Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán về điều này. Có lẽ vì đây là một vấn đề khá tế nhị đối với ông. Đặc biệt chú ý đến câu 12; câu này ám chỉ rằng Phalô đã được đem ra để so sánh với các sứ đồ khác. Phải chăng đó là Phierơ hay Apôlô? Hoặc là một người khác? Bất luận thế nào, Phaolô

Page 174: Chu giai 1 va 2 cotinhto

muốn người Côrinhtô hiểu rõ rằng việc ông từ bỏ những đặc quyền đó không có nghĩa là ông không có những quyền đó. Trái lại ông chứng minh rõ ràng rằng ông có quyền của một sứ đồ để có thể nhận trợ cấp bằng cách thiết lập nền tảng vững chắc của quyền đó.Vậy thì điều gì là nền tảng để Phaolô có "Quyền được hưởng trợ giúp tài chánh của Hội thánh" Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi lý luận của Phaolô qua các bài tập sau đây.9. Trong câu 7 Phaolô bắt đầu việc biện luận của ông bằng cách dùng ba ví dụ trong cuộc sống thường ngày? Ba ví dụ đó là gì?......10. Nhưng Phaolô không bao giờ hài lòng với lý luận chỉ dựa vào những hình ảnh so sánh của con người.a. Trong câu 8 -10 ông lý luận dựa vào......b. Ông trưng dẫn PhuDnl 25:4 để diễn tả nguyên tắc rằng người......và kẻ......làm công việc của họ với sự trông cậy mình sẽ được......11. Trong câu 11 - 12 Phaolô áp dụng nguyên tắc này vào chính chức vụ của ông tại Côrinhtô. Ông đã gieo của......nên ông có quyền trông đợi thâu hoạch của......từ người Côrinhtô.12. Trong câu 13 -14 Phaolô nhắc lại ý tưởng chính của ông bằng hai cách kháca. Hai cách đó là gì?......b. Cho biết địa chỉ và trưng dẫn câu Kinh thánh trong các sách Phúc âm qua đó Chúa Jesus đã dạy rằng những người phục vụ trong Hội thánh đáng được nhận trợ cấp tài chánh.Chúng ta có thể thấy rõ rằng Phaolô không những chỉ biện luận rằng các sứ đồ có những đặc quyền đó nhưng cả Phaolô cũng có những quyền này.ICo1Cr 9:12, 15-18 Trong phân đoạn này Phaolô chuyển sang giải thích lý do tại sao ông không sử dụng quyền được nhận trợ cấp của Hội thánh Côrinhtô.13. Lý do thứ nhất của việc Phaolô không nhận trợ cấp được đưa ra trong phần b của 9:12a. Lý do đó là gì? ......b. Điều này có ý nghĩa gì? ( Để có thể trả lời câu hỏi này, bạn có thể xem thêm ITe1Tx 2:1-12). ......Trong lá thơ thứ nhất gởi cho người Têsalônica, Phaolô dường như đã cho thấy lý do tại sao ông đã không nhận sự trợ cấp tài chánh. Qua ngôn ngữ được sử dụng trong 2:1-12 chúng ta thấy rằng những kẻ chống đối Phaolô đã tố cáo ông. Cư xử như các triết gia lưu hành đây đó. Ông đến và đi một cách vội vã đến nỗi có người tố cáo ông đưa dắt người ta trở lại theo đạo nhằm

Page 175: Chu giai 1 va 2 cotinhto

mục đích lợi dụng họ và nhận tiền bạc từ nơi họ. Tuy nhiên Phaolô đã nhắc cho người Têsalônica nhớ rằng ông không hề nhận tiền bạc của ai cả, kinh nghiệm đó dường như đã khiến Phaolô quyết dịnh làm việc bởi chính tay mình khi ông sống giữa những Hội thánh gồm các tín đồ ngoại bang.14. Lý do thứ hai khiến Phaolô không nhận trợ cấp tài chánh được nói đến trong câu 15, và đây là điều gây nên sự ngạc nhiên.a. Lý do thứ hai là gì? ......b. Tại sao lý do này đã gây ra sự ngạc nhiên ?......Phaolô muốn ngụ ý điều gì khi nói rằng thà chết "còn hơn là chịu ai cất lấy cớ khoe mình này đi"? Có lẽ " sự khoe mình" ấy là trong chức vụ sứ đồ của ông, không có điều gì " đã ngăn trở Tin lành của Đấng Christ" (ICo1Cr 9:12). Câu 16 -18 giải thích ý nghĩa của điều này nhưng sự giải thích không được hoàn toàn rõ ràng.Dường như Phaolô có ý liên hệ việc rao truyền Tin lành " Cách nhưng không" với bản chất " nhưng không" của chính Tin lành. Việc rao giảng của ông sẽ là một minh họa sống động về " ý nghĩa nhưng không" của ơn cứu rỗi. Và như thế sự khoe mình của Phaolô là khoe về chính bản chất của Phúc âm hơn là về cách cư xử của ông, vậy thì đâu là mối liên hệ giữa những điều này với vấn đề chúng ta đang bàn đến? Phaolô đang lý luận rằng việc ông tự chế không sử dụng đặc quyền của ông trong vấn đề này không có nghĩa là ông không có những đặc quyền ấy. Những người theo ngộ đạo thuyết ở Côrinhtô đã sử dụng " thẩm quyền" dựa trên tri thức và không hề có sự tự chế. Còn Phaolô vẫn có thẩm quyền nhưng việc ông không sử dụng thẩm quyền đó là nhằm theo đúng với bản chất của Tin lành.Đến đây Phaolô quay trở lại câu hỏi thứ nhất " Tôi chẳng được tự do sao?" (9:1) và cũng đề cập đến điều người ta tố cáo ông là giả dối trong thái độ đối với thức ăn. Trước khi chúng ta nghiên cứu câu trả lời của Phaolô, bạn phải hoàn tất mục tiêu 2. Ôn bằng cách xem lại bài tập 5.15. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng nhất về ý nghĩa của 9:1-18. Phaolô cố:a) Bênh vực thái độ khi thì ăn, khi thì không ăn các thực phẩm đã cúng tế cho hình tượng bằng cách chứng minh rằng điều đó phù hợp với thẩm quyền và sự tự do của một sứ đồ.b) Chứng minh rằng ông có quyền nhận trợ cấp của người Côrinhtô.c) Ấn định những tiêu chuẩn căn bản xác định ông là một sứ đồ đích thật.d) Giải thích tại sao ông không nhận trợ cấp của người Côrinhtô mặc dầu với tư cách là sứ đồ ông có quyền được hưởng trợ cấpSự tự do của một sứ đồ 9:19-23.Trong phân đoạn này Phaolô giải thích thái độ " thiếu lập trường" của ông.

Page 176: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Thực sự đây không phải là " thiếu lập trường". Nhưng đây chính là cách cư xử phù hợp với nguyên tắc: " mọi điều tôi làm thì làm vì cớ Tin lành". Rõ ràng bởi vì Phaolô thực sự có thẩm quyền và cũng thực sự được tự do nếu ông có thể ứng xử khác nhau trong những bối cảnh hay hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về điều này trong phần nói về " Sự tự do của Cơ đốc nhân". Ở đây chúng ta chỉ theo dõi cách lập luận của ông.Trong câu 19 Phaolô đã xác định nền tảng của sự tự do Cơ đốc. Được tư do thực sự có nghĩa là " mọi sự tôi có phéplàm nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi" (6:12). Điều đó có nghĩa là được tự do để trở thành một người tôi tớ hay nô lệ cho mọi người. Phaolô không muốn nói rằng ông ở dưới ách nô lệ của con người; nhưng đúng ra ông là người tôi tớ tự do của mọi người nhằm dem họ trở về với Đấng Christ.16. Xem 9:20-22 một cách cẩn thận.a.Kể ra những hoàn cảnh mà Phaolô đã tự đặt mình vào hầu có thể chinh phục được mọi người. ......b. Những hoàn cảnh nào qua đó Phaolô không ăn " thịt cúng tế cho hình tượng"?......Sự nhấn mạnh đến những hoàn cảnh qua đó cách cư xử của Phaolô bị giới hạn dường như ủng hộ cho việc giải kinh của chúng ta. Trong suốt sự tự kiềm chế không sử dụng quyền tự do của Phaolô như là một dấu hiệu bày tỏ rằng ông không có quyền tự do. Trái lại, Phaolô muốn nói rằng: Trong những vấn đề không ảnh hưởng đến đức tin nơi Đức Chúa Trời ( có nghĩa là chúng ta đối với Đức Chúa Trời), một người tự do sẽ cố gắng cư xử thích ứng với bối cảnh hay hoàn cảnh cụ thể để có thể chinh phục nhiều người cho Chúa Cứu Thế. Những người Côrinhtô theo ngộ đạo thuyết đã hoàn toàn hiểu lầm bản chất và ý nghĩa sự tự do của Cơ đốc nhân.

Sự tự chế của một sứ đồ. 9:24-27Phaolô đã xác định: 1 ) Ông đích thực là một sứ đồ với tất cả thẩm quyền của sứ đồ; 2) Ông không sử dụng những đặc quyền đó hầu cách cư xử của ông sẽ là một minh họa cho Tin lành và 3) Cách ông hành xử " quyền tự do" cũng là một sự minh họa cho Tin lành; cả về bản chất lẫn về ý nghĩa. Phaolô đã nói đến tất cả những điều này trong bối cảnh ông giữ hai thái độ đối với thực phẩm được cúng tế cho hình tượng.Đến đây Phaolô chuyển qua đề tài về sự tự chế. Lý do Phaolô nói đến điều này dường như có hai khía cạnh.Thứ nhất, những người Côrinhtô theo ngộ đạo thuyết dường như đã thiếu hẳn sự tự chế. Họ đã không tranh luận về quyền tự do được dùng những thực

Page 177: Chu giai 1 va 2 cotinhto

phẩm đã cúng tế một cách chung chung nhưng là về sự tự do để đi đến các đền miếu và ăn các thực phẩm đó. Do đó, Phaolô đã dùng chính đời sống của ông như một gương mẫu về tinh thần tự chế, mặc dầu ông có đầy đủ " Thẩm quyền" và "tự do".Thứ hai, giữa gương mẫu của Phaolô về tinh thần tự chế và vấn đề về những người Côrinhtô đến tham dự các buổi cúng tế ở đền miếu chỉ cách nhau có một bước ngắn. Như thế đoạn văn này quả là một đoạn chuyển ý từ việc Phaolô bàn về quyền sứ đồ của ông sang vấn đề về thực phẩm cúng tế cho hình tượng.17. Đọc sách Barrett trang 216 - 218 về việc giải kinh của phân đoạn này. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a. Phaolô sử dụng hình ảnh ám dụ về người dạy đúng là để khích lệ người Côrinhtô ráng sức trong cuộc chạy đua bởi vì chỉ có một người đạt được phần thưởng.b. Việc Phaolô nói về " đãi thân thể" không hàm ý rằng thân xác là thù nghịch nhưng ngụ ý chúng ta phải dùng thân thể để phục vụ Đức Chúa Trời.Trước khi sang phần khác, bạn hãy chắc rằng có thể hoàn tất mục tiêu 2, vấn đề toàn phân đoạn này.

Sự tự do của tín đồ. 10:23-11:1Bạn có thể bắt đầu nghiên bằng cách xem lại toàn bộ lập luận như được trình bày trong bài 9 phần " câu trả lời của Phao lô".18. Xem 10:23-11:1 cho biết mỗi phân đoạn gồm từ câu nào đến câu nào và giải thích vai trò của mỗi phân đoạn đối với toàn thể lập luận.Phao Lô muốn kết thúc lập luận của ông. Cho đến đây ông đã đề cập đến hai vấn đề:1. Người Cô rinh tô không được ăn thực phẩm cúng tế trước mặt các thần tượng. Quy luật về tình yêu thương ngăn cấm điều đó, bản chất liên quan đến tà linh của các thần tượng không cho phép làm điều đó.2. Phao Lô không từ bỏ thẩm quyền sứ đồ của ông chỉ bởi vì ông vừa ăn lại vừa không ăn các thực phẩm cúng tế cho thần tượng.Tiếp theo Phao Lô sẽ phải đề cập đến vấn đề cuối cùng. Mối liên hệ giữa người Cô rinh tô và thực phẩm cúng tế cho hình tượng nhìn tổng quát sẽ như thế nào? sẽ cư xử thế nào khi có ai đó mời họ đến nhà chứ không phải đến các đền miếu nơi thờ phượng các hình tượng.Câu trả lời dễ hiểu của Phao Lô là: "hãy bắt chước tôi cũng như chính tôi bắt chước Đấng Christ vậy" (11:1). Đâu là gương mẫu của Phao Lô? Ăn hay không ăn tùy theo mỗi hoàn cảnh. Nhưng trên hết phải áp dụng luật yêu thương.

Page 178: Chu giai 1 va 2 cotinhto

10:23-24 Phao Lô tuyên bố rõ thái độ cơ bản của Cơ Đốc Nhân đối với thực phẩm cúng tế được bán ngoài chợ. "hãy ăn" đó là điều ông viết trong câu 25. Nhưng trước đó một lần nữa ông đã nhắc lại nguyên tắc chi phối cách cư xử.19 Đọc lại 6:12 và phần bình luận về câu này trong bài học 6. Hãy nêu lên hai điểm khác nhau giữa 6:12 và 10:23. ......Một lần nữa câu hỏi chính ở đây không phải là điều gì đúng? Nhưng là điều gì tốt và gây dựng? Phao Lô xác nhận rằng thực phẩm cúng tế cho hình tượng không ảnh hưởng gì đến mối liên hệ giữa cá nhân người tín đồ với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải luôn ghi nhớ ý tưởng chính ở đây "chớ ai tìm lợi riêng cho mình nhưng ai nấy hãy tìm cho kẻ khác".10:25-30 Ở đây Phao Lô đề cập đến vấn đề thực phẩm cúng tế cho hình tượng trong hai bối cảnh: ở nhà riêng (câu 25-26) và ở nhà của người chưa tin Chúa (câu 27-28).Trong câu 25 Phao Lô nói rõ ràng có thể ăn các thực phẩm bán ở ngoài chợ mà không cần hỏi han chi về việc đó. Lý do về thần học của quyết định này được nêu lên trong câu 26 với sự trưng dẫn Thi Tv 24:1 "đất và mọi vật chứa trong đất đều thuộc về Chúa".Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp một người được mời đến nhà của một người chưa tin Chúa: "không cứ họ dọn ra đồ gì, hãy ăn đi hết thảy" (câu 27). Chỉ có một ngoại lệ duy nhất ấy là khi có ai nói với anh em rằng "cái này để dâng làm của cúng". Trong trường hợp này Phao Lô dạy: Không nên ăn các đồ ăn đó vì cớ người đã báo cho anh em biết đó là của cúng. Ở đây Phao Lô hướng dẫn cách áp dụng nguyên tắc yêu thương vào thực tế. Người tín đồ được tự do ăn bất cứ thứ gì nhưng chính bỡi vì anh ta được tự do nên anh ta cũng có thể từ chối không ăn vì những ích lợi của người khác.Nhưng các cách cư xử của tín đồ bị hạn chế bởi lương tâm của ai?20. Đọc sách Barrett trang 242a. Khi dùng chữ "lương tâm người đó", Phao Lô muốn hiểu người đó là ai?Có thể có ba cách giải nghĩa nào? ......b. Barrett nghiêng về cách giải nghĩa nào? Tại sao? ......Tôi không đồng ý với Barrett ở điểm này. Tôi thấy dường như Phao Lô muốn nói đến người chưa tin Chúa bởi vì ông đã thay đổi từ ngữ nói về thực phẩm cúng tế cho hình tượng. Ở những chỗ khác Phao Lô dùng chữ EIDOLOTHUTA. Có nghĩa là thực phẩm cúng tế cho hình tượng. Còn những người ngoại đạo dùng từ ngữ HIEROTHUTA có nghĩa là "của tế lễ" hay "thực phẩm chánh". Từ ngữ thứ hai được người đối thoại với Phao Lô sử dụng. Thật khó tưởng tượng một Cơ Đốc Nhân yếu đuối lại dùng từ ngữ này trong khi vấn đề hình tượng là vấn đề người đó đang phải đối diện.Nếu như chúng ta hiểu đúng ý định với Phao Lô ở đây, thì từ ngữ "lương tâm" sẽ mang một ý nghĩa rộng rãi hơn ý nghĩa nó vốn có. Từ ngữ này cũng

Page 179: Chu giai 1 va 2 cotinhto

có ý nghĩa là sự ý thức, đặt biệt là ý thức về đạo đức. Những người ngoại giáo biết rõ rằng người Do-Thái không hề ăn những thực phẩm đã được cúng tế cho hình tượng. Bởi vì đối với họ Cơ đốc giáo cũng là một nhánh của Do thái giáo nên họ cho rằng các Cơ Đốc Nhân cũng có cùng ý niệm về của cúng hình tượng. Do đó, vì ý thức về những thực phẩm mà Cơ Đốc Nhân không được phép dùng, nên người đó đã nhắc cho vị khách biết thực phẩm nào đã được cúng tế cho hình tượng.Cách giải nghĩa này khiến câu 29-30 trở nên dễ hiểu hơn. Câu này vốn là một câu khó giải nghĩa nhưng bạn có thể thấy Barrett nói về điều này ở trang 242-244. Theo tôi, cách giải nghĩa hợp lý nhất là thế này: Chữ "vả" trong phần b của câu 29 không có liên hệ về ngữ pháp với phần a của câu 29. Hơn nữa, đây chính là lý do nền tảng quan điểm của Phao Lô về vấn đề thực phẩm cúng tế cho hình tượng. Chúng ta có thể dùng các thực phẩm đó một cách thoải mái ở tại nhà mình cũng như tại nhà người khác chỉ bởi một lẽ người tín đồ thuộc về Đức Chúa Trời chứ không dưới quyền một ai khác. Đây cũng chính là quan điểm của Phao Lô đối với những vấn đề tương tự trong RoRm 14:1-12 đặc biệt ở câu 4: "Ngươi là ai mà dám xét đoán tôi tớ của kẻ khác?". Như thế câu 30 của ICôr 10 chỉ liên quan đến câu 26. Ngay cả "thực phẩm đã cúng tế cho hình tượng" cũng là thực phẩm đến từ Đức Chúa Trời và chúng ta có thể dùng một cách thoải mái với lòng biết ơn.21. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng với ý tưởng chính trong ICo1Cr 10:25-30 nhất.a) Phao Lô đưa ra những trường hợp khác nhau trong đó người tín đồ nên hay không nên ăn thực phẩm đã cúng tế cho hình tượng.b) Xác định thái độ của Cơ đốc nhân đối với thực phẩm cúng tế cho hình tượng là được phép dùng một cách tự do và với lòng cảm tạ trừ phi điều đó gây vấp phạm cho người khác.c) Nêu lên nguyên tắc rằng tín đồ không được dùng thực phẩm cúng tế cho hình tượng nếu điều đó gây vấp phạm cho lương tâm của người khác.d)Phao Lô đưa ra những quy luật về cách cư xử liên quan đến thực phẩm cúng tế cho hình tượng.10:31-11:1 Phao Lô nêu lên hai nguyên tắc:1. Tiêu chuẩn căn bản của hành vi không phải là vị kỷ nhưng là tinh thần quan tâm đến người khác.2. Tín đồ có thể dùng các thực phẩm cúng tế cho hình tượng cách thoải mái và với lòng biết ơn.Trong phân đoạn cuối này, Phao Lô muốn kết thúc lập luận của ông. Ông đã thực hiện điều đó bằng cách lập lại trong một cách thức khác những điều ông đã nói ở trên. Câu 31 lập lại ý tưởng trong 10:25-30 và câu 32 lập lại ý tưởng trong 8:13, 9:19-23 và 10:23-24.

Page 180: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Chúng ta cần phải ghi nhận rằng từ ngữ APROSKOPOI trong 10:22; khác với từ ngữ PROSKOMMA trong 8:9 và SKANDALIZEI trong 8:13. Từ ngữ APROSKOPOI có nghĩa là "gây vấp phạm" nhưng lại không có nghĩa là "khiến cho người khác vấp ngã". Ở đây khi nói về vấn đề thực phẩm cúng tế cho hình tượng, Phao Lô khuyên hãy cố gắng sống thế nào để không gây vấp phạm cho bất cứ ai.Đến đây chúng ta đã hoàn tất việc giải kinh của 8:1-11. Trước khi bước sang phần cuối của bài học, bạn hãy làm hai điều này: 1/ Xem lại 10:23, 11:1 cho đến khi bạn có thể hoàn tất mục tiêu 3. 2/ Ôn lại phần giải kinh của bài 9 và 10 theo thứ tự đoạn 8, 9 rồi đến 10.

MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG. Chúng ta đã xem xét một số vấn đề về nội dung khi thực hiện việc giải kinh của các đoạn này tức là từ 8:8 và 10:28. Ở đây chúng ta muốn trở lại vấn đề về ý nghĩa của ba câu hỏi trong 9:4-6.Phao Lô có hai chủ ý khi ông nêu lên ba câu hỏi này. Nền tảng căn bản của hai ý kiến này đều dựa trên ý nghĩa của việc "ăn và uống" trong câu 4.22 Đọc sách giải nghĩa Barrett về câu 4 trang 202, bằng từ ngữ riêng của bạn, hãy cho biết hai ý nghĩa của "ăn và uống"a ......b ......Nếu có phép "ăn và uống" có nghĩa là "nhận trợ cấp bởi Hội Thánh" thì cả ba câu hỏi này chỉ là cách diễn tả khác nhau về ý tưởng chính. Có thể là như vậy, thật ra hầu hết các học giả đều rất ủng hộ ý kiến này.Một cách giải nghĩa khác là Phao Lô muốn đề cập đến hai hay ba vấn đề trong đó cách cư xử của ông đã bị người Côrinhtô thắc mắc hoặc đã bị người Côrinhtô giải thích một cách khác đi để hổ trợ cho quan điểm của họ về vấn đề nào đó.Mặc dù cách giải nghĩa này dường như khó chấp nhận nhưng tôi vẫn chọn cách giải thích thứ hai có nghĩa là xem ba câu hỏi của Phao Lô như là đề cập đến ba vấn đề riêng rẽ liên quan đến quyền sứ đồ của ông. Lý luận chính yếu của tôi là nếu hiểu khác đi thì câu hỏi thứ nhất và thứ ba dường như chỉ nói về một điều mà thôi nhưng "có phép dắt một người chị em làm vợ đi khắp nơi với chúng tôi" dường như nhấn mạnh đến chính việc lập gia đình hơn là nói đến quyền cả vợ lẫn chồng đều được nhận trợ giúp của Hội Thánh.Nếu sự giải nghĩa như thế là đúng thì 3 câu hỏi này đề cập đến các vấn đề: 1/ Việc Phao Lô dùng hay không dùng thực phẩm cúng tế cho hình tượng 2/ Tình trạng gia đình của Phao Lô (trong đoạn 7) và 3/ Việc Phao Lô không nhận trợ cấp tài chánh.Nhưng dù theo cách giải nghĩa nào, Vấn đề Phao Lô quan tâm chính ở đây là

Page 181: Chu giai 1 va 2 cotinhto

vấn đề thứ 3 và cũng chính là điều ông muốn trình bày.23 Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng:a Việc giải kinh đã cho thấy rõ ràng là "ăn uống" trong 9:4 muốn nói đến việc Phao Lô không dùng các thực phẩm cúng tế cho hình tượng.b Nếu việc giải kinh của chúng ta là đúng thì câu hỏi thứ nhì của Phao Lô "không có phép dắt một người chị em làm vợ đi khắp nơi với chúng ta" có liên quan đến quyền lập gia đình của Phao Lô.

QUAN NIỆM CỦA PHAO LÔ VỀ SỰ TỰ DO CỦA CƠ ĐỐC NHÂN. Quan niệm về tự do trong các thơ tín của Phao Lô là một đề tài mà chúng ta không thể nào đề cập một cách đầy đủ trong khuôn khổ giới hạn. Nhưng chúng ta bắt buộc phải nói đến đề tài này bởi vì đây là một điểm vô cùng quan trọng trong lập luận của Phao Lô về thực phẩm cúng tế cho hình tượng.Đối với Phao Lô ý tưởng về sự tự do bắt nguồn từ quan niệm của ông về sự cứu rỗi bởi ân điển chứ không phải bởi luật pháp. Phao Lô nhìn thấy rằng trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã chấp nhận và tha thứ cho các tội nhân một cách vô điều kiện. Do đó con người không thể mong được Thượng Đế chấp nhận dựa trên việc làm của luật pháp. Con người không thể dành lấy hay đạt được chỗ đứng của mình trước mặt Đức Chúa Trời nhưng đó chỉ là sự ban cho của Đức Chúa Trời.Con người được tự do thoát khỏi luật pháp. Do đó con người được giải phóng khỏi luật pháp. Có nghĩa là con người không còn sống trong sự sợ hãi và căng thẳng không biết mình có giữ luật pháp đầy đủ để được Đức Chúa Trời chấp nhận hay không. Người tín đồ cũng được giải phóng khỏi tội lỗi và nỗi sợ hãi cái chết cũng như sự xét đoán. Tất cả những điều đó đã thuộc về quá khứ. Bởi vì Đấng Christ đã mang lấy tội lỗi. Sự xét đoán và sự chết thay cho nhân loại.Tuy nhiên được tự do đối với luật pháp không có nghĩa là con người trở thành vô luật pháp. Đây chính là ý nghĩa của 9:20. "Phao Lô không ở dưới luật pháp"; tuy nhiên ông vẫn phục tùng một thứ luật pháp cao hơn. Ông đã được tự do để sống một cuộc sống mới trong Đấng Christ mà không bao giờ có được dưới ách nô lệ của luật pháp được tự do thoát khỏi sự vị kỷ trong mọi hình thức, tự do để yêu thương, tự do để ban phát thay vì cứ nhận lãnh từ người khác.Do đó, trong 9:19 Phao Lô tuyên bố ông được "tự do đối với tất cả mọi người". Nay đó là sự tự do biểu hiện qua việc phục vụ người khác. Không phải phục vụ vì bó buộc nhưng phục vụ trong tinh thần tự do. Đây cũng là điểm Phao Lô nói đến trong GaGl 5:13 "Anh em đã được gọi đến sự tự do, song chớ lấy sự tự do đó làm cớ cho anh em ăn ở theo tính xác thịt nhưng hãy lấy lòng yêu thương phục vụ lẫn nhau".

Page 182: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Như thế một người tự do sẽ sống thoải mái trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời. Người đó đã được Đức Chúa Trời chấp nhận và điều này không căn cứ trên việc giữ luật pháp. Những luật lệ về đồ ăn, phép cắt bì, sự dâng 1/10, luật về ngày sa bát......đều là những vấn đề không quan trọng đối với Đức Chúa Trời. Những điều này không "khiến chúng ta gần Đức Chúa Trời hơn". Trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời, giữ hay không giữ những điều đó không làm cho những tín đồ có giá trị hơn. Do đó, người tín đồ được tự do đối với những vấn đề như thực phẩm cúng tế cho hình tượng và những vấn đề thuộc về luật lệ và truyền thống khác. Đức Chúa Trời thiết lập "những đòi hỏi".Tự do hiểu theo cách này không có nghĩa là tự do thoát khỏi nhiệm vụ nhưng là tự do để thực hiện nhiệm vụ. Như thế việc dâng 1/10 không còn là một đòi hỏi nhưng là một sự tự nguyện dâng hiến xuất phát từ tình yêu thương và lòng biết ơn. Chúng ta được ban cho cách nhưng không và chúng ta cũng dâng hiến một cách tự nguyện.Tuy nhiên một người tín đồ tự do không sống trong một bối cảnh trừu tượng. Chúng ta sống trong các hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Được tự do có nghĩa là được sống thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhưng vẫn phải cố gắng không gây vấp phạm cho bất cứ ai khác dù là Do Thái, Hy Lạp hay các tín đồ khác. Bởi đó đối với Phao Lô tự do có nghĩa là có thể ăn các thực phẩm cúng tế cho hình tượng và cũng có thể không ăn. Những người Cô rinh tô theo ngộ đạo thuyết không thật được tự do bởi vì họ phải chứng minh sự tự do của họ bằng cách đi đến các đền miếu. Người tự do đích thực là người tự do làm cũng như không làm bất cứ điều gì. Người tự do đích thực biết rằng người đó có thể dùng hay không dùng thực phẩm cúng tế cho hình tượng vì biết rõ rằng điều đó không quan trọng đối với Đức Chúa Trời. Và người đó sẽ dùng hay không dùng thực phẩm đó trong các hoàn cảnh khác nhau với mục đích không gây vấp phạm cho người khác.Tuy nhiên tự do như vậy có thể khiến cho người khác hiểu lầm. Phao Lô đã có vẽ như một người thỏa hiệp hay giả hình. Bất cứ chọn thái độ nào ông vẫn có thể gặp khó khăn. Nếu ông dùng thực phẩm cúng tế thì những người không có tinh thần phóng khoáng sẽ chống đối ông; nếu ông không dùng thực phẩm cúng tế, những người tự cho mình là phóng khoáng cũng sẽ chống đối ông. Nhưng đối với Phao Lô, trong một ý nghĩa nào đó tự do cũng có nghĩa là tự do thoát khỏi những lo lắng về việc người khác hiểu lầm mình dĩ nhiên ông vẫn cố gắng trình bày để người Cô rinh tô có thể hiểu về ông. Nhưng trong lòng ông chỉ có điều tha thiết duy nhất: giảng Tin Lành cho mọi người. Chính vì thế những điều không quan trọng đối với Đức Chúa Trời thì cũng chẳng quan trọng đối với Phao Lô. Trong Đấng Christ Phao Lô hoàn toàn được tự do.

Page 183: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Trước khi bước qua phần cuối của bài học, các bạn hãy xem lại ICo1Cr 9:19-23 và 10:23, 11:1.24. Dưới ánh sáng của những điều đã nói đến trên đây, hãy khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a. Đối với Phao Lô sự tự do thoát khỏi luật pháp có nghĩa là con người không thể đạt được mối liên hệ tốt đẹp với Đức Chúa Trời căn cứ vào việc thi hành luật pháp.B, "Tôi đành phục mọi người". Có nghĩa là Phao Lô được tự do dùng thực phẩm cúng tế hay không thuộc vào các hoàn cảnh.C, Cứu cánh sau cùng của việc tín đồ thể hiện sự tự do của mình đối với những vấn đề không quan trọng đó là người tín đồ có thể làm mọi sự vì cớ Tin Lành.

MỘT VÀI Ý KIẾN CÓ TÍNH CÁCH KHOA GIẢI KINH. Những vấn đề có tính cách khoa giải kinh liên quan đến của cúng hình tượng, là một trong những vấn đề nan giải nhất của Hội Thánh.Sở dĩ như vậy là vì chúng ta hầu hết đều đã có những lúc tin rằng một số vấn đề về hành vi là quan trọng nhưng thực ra chúng không có gì là quan trọng đối với Đức Chúa Trời. Những điều này không ảnh hưởng đến mối liên hệ của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Có lẽ tự bản chất chúng ta vốn là những người theo luật pháp. Chúng ta thường nói rằng: "Tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời không hề thay đổi" nhưng lại bỏ qua sự kiện là câu nói đó không đúng đối với sự cắt bì và những luật lệ về đồ ăn. Rõ ràng luật lệ về đồ ăn và phép cắt bì không quan trọng đối với phần lớn chúng ta nhưng có nhiều điều khác tương tự như vậy chúng ta lại cho là quan trọng.Có nhiều điều được coi là không xứng hợp đối với những nhóm Cơ Đốc Nhân khác nhau trong những thời kỳ và nơi chốn khác nhau, nhưng lại được chấp nhận bởi những Cơ Đốc Nhân khác. Chắc hẳn giữa các bạn đang theo học khóa trình này cũng có những bất đồng về những vấn đề như thế. Thời Hội Thánh đầu tiên cũng không phải tất cả mọi Cơ Đốc Nhân đều chấp nhận việc ăn thực phẩm cúng tế cho hình tượng và họ có thể trưng dẫn các truyền thống Do Thái ngăn cấm dùng các thực phẩm cúng tế cho hình tượng để ủng hộ cho lập trường của họ. Nhưng Lời của Đức Chúa Trời xác định rõ ràng rằng việc dùng thực phẩm hay không là một vấn đề không phải là quan trọng đối với Đức Chúa Trời.Cũng giống như việc "ăn của cúng thần tượng" ngày xưa, ngày nay cũng có những vấn đề được nhóm này hay nhóm khác, thuộc về nền văn hóa này hay văn hóa khác coi là quan trọng nhưng đối với Đức Chúa Trời thì đó là những vấn đề không quan trọng. Thế nên những điều đó là những vấn đề có tính cách văn hóa chứ không phải là những chuẩn mực của Kinh Thánh.

Page 184: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Vậy thì làm sao quyết định những vấn đề nào là chuẩn mực tuyệt đối và những vấn đề nào là không quan trọng? đâu là những nguyên tắc hay tiêu chuẩn chúng ta phải noi theo hoặc dạy dỗ cho người khác?1. Hãy xem xét Kinh Thánh có dứt khoát ngăn cấm những hành vi đó không. Nói một cách khác đó có phải là một vấn đề luân lý tuyệt đối giống như những điều được nói đến trong 6:9-10 hay GaGl 5:19-21? Sự thù ghét, tham muốn, say sưa, tà dâm và những điều giống như thế là những vấn đề có tính chất luân lý đạo đức và như thế có nghĩa là tội lỗi. Những điều như thế rõ ràng là quan trọng đối với Đức Chúa Trời và ảnh hưởng đến mối liên hệ của chúng ta đối với Ngài.2. Nhận thức rằng bởi vì những vấn đề có tính cách không quan trọng là những vấn đề có thể thay đổi theo từng nền văn hóa. Trong thực tế các bạn có thể thoải máilàm một số điều mà những người thuộc về nền văn hóa khác cảm thấy không chấp nhận được. Bạn không bao giờ có thể nghĩ rằng đối với một số Cơ Đốc Nhân thì những điều bạn làm là trái với luật pháp của Chúa.3. Hãy luôn nhớ nguyên tắc về tình yêu thương: "Chớ ai tìm lợi riêng cho mình nhưng ai nấy hãy tìm cho kẻ khác: (ICo1Cr 10:24) và qui luật: mọi sự đều có phép làm nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích" (10:23). Nói một cách khác, người tín đồ quyết định tự kiềm chế không làm một việc nào đó là để tránh gây vấp phạm cho người khác chứ không phải là vì điều đó là tội lỗi trước mặt Đức Chúa Trời.Đối với những người không cảm thấy tự do về những điều như thế thì Lời Đức Chúa Trời đối với họ là "vì cớ nào sự tự do tôi phải bị lương tâm kẻ khác đoán xét?" Nếu như những tín đồ tự do không áp đặt quan điểm tự do của họ trên bạn thì bạn cũng không nên xét đoán họ vì cách cư xử của họ. Phao Lô nói về điều này một cách rõ ràng hơn trong RoRm 14:3 người tự do "chớ xét đoán kẻ không ăn" và những người không ăn "chớ xét đoán kẻ ăn".Dầu trong trường hợp nào chúng ta cũng được kêu gọi phải trở nên những tôi tớ lẫn nhau trong tình yêu thương. Từ sự dạy dỗ của Phao Lô, tôi có thể nói chắc chắn rằng giả như trên thế giới này có một người mà tôi không thể phục vụ trong tình thần tự nguyện, có nghĩa là tôi chưa thực sự tự do và thái độ của tôi chưa thực là thái độ của một Cơ Đốc Nhân. Tôi chưa thực sự được tự do bởi vì người đó là một thứ ràng buộc trên đời sống của tôi. Tôi đang ở dưới một hình thức trói buộc khiến tôi không thể nào rửa chơn cho người đó. Và tôi không phải là một Cơ Đốc Nhân đích thực trong lối sống của tôi bởi vì tôi đã không muốn noi gương Cứu Chúa Jesus là Đấng đã bằng lòng rửa chơn cho cả Giu đa nữa. Và Ngài đã phán: "Tôi tớ không lớn hơn chủ mình".25. Điền vào những câu dưới đâya. Nguyên tắc căn bản đối với những người "tự do" khi làm những việc có

Page 185: Chu giai 1 va 2 cotinhto

tính chất không quan trọng ấy là không...... những kẻ không được "tự do" như vậy.b. Những kẻ không được "tự do" cũng không nên...... những kẻ tự do.c. Những vấn đề không có ý nghĩa quan trọng trong mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời là những vấn đề mà......không cảm đoán một cách cụ thể.d. Do đó chúng không phải là những...... đạo đức.e. Và chúng thay đổi trong...... khác nhau.Đến đây là chấm dứt bài 10. Trước khi ôn lại bài và tự làm bài kiểm tra, tôi xin khuyên bạn một điều: Nếu bạn là người chấp nhận quan điểm của Phao Lô về những điều được coi là không quan trọng thì bạn nên cẩn thận về cách bạn nói chuyện hay dạy dỗ người khác. Nên nhớ rằng bạn đã học qua 10 bài học và bạn đã có nhiều cơ hội suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến khoa giải kinh. Trong khi đó nhiều người khác chưa có những cơ hội như vậy. Trách nhiệm của bạn là phải yêu thương họ trên hết mọi sự. Nếu bạn cảm thấy hãnh diện vì mình có những quan điểm mới mẻ, bạn có thể gây rắc rối cho người khác hơn là giúp đỡ. Nếu bạn sống trong Hội Thánh theo tinh thần luật pháp, hãy nhớ rằng họ không cần những ý kiến của bạn đâu, nhưng bạn cần cộng tác với họ trong tinh thần yêu thương.Bây giờ bạn hãy ôn lại bài và làm bài tự kiểm tra. Cũng như trong bài trước, bạn có thể ôn tập bằng cách ghi nhớ các ý chính của mỗi đề mục.Chúng ta đã học xong đơn vị 3 vậy là chỉ còn một đơn vị nữa.Bạn cũng nên ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra đánh giá tiến bộ đơn vị 3 theo sự chỉ dẫn trong tập tài liệu học viên. Khi làm bài bạn hãy tuân theo những chỉ dẫn và sau đó hãy gởi bảng trả lời đến giảng viên ICI của bạn. Sau đó bạn sẽ nhận được thông báo về kết quả học tập. Tuy nhiên bạn có thể bắt đầu bước qua bài 11 ngay mà không cần chờ thông báo kết quả học tập từ giảng viên.Bài Tự Trắc Nghiệm CÂU TRẢ LỜI NGẮN. Điền thêm những từ ngữ thích hợp.1 Trong đoạn 9 Phao Lô binh vực quyền của ông được...... và được......2 Ba phần chính của đoạn 9 được liệt kê dưới đây. Điền vào chổ trống cho đủ nghĩa.a. ICo1Cr 9:1-18...... của sứ đồb. 9:19-23...... của sứ đồc. 9:24-27......của sứ đồ3 Ba hình ảnh so sánh được Phao Lô dùng như là nền tảng cho việc ông được phép nhận trợ cấp tài chánh từ Hội Thánh Cô rinh tô là......4 Trong 9:13-14 Phao Lô một lần nữa xác nhận ông được quyền nhận trợ cấp tài chánh qua việc sử dụng ví dụ về...... trong Cựu Ước và ông cũng

Page 186: Chu giai 1 va 2 cotinhto

nhắc người Cô rinh tô nhớ rằng đây là một mạng lịnh của......LÀM TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng nhất.5 Việc Phao Lô nhấn mạnh vào sự tự do của sứ đồ trong 9:19-23 có liên quan đến.a) Việc xác định quyền tự dob) Việc hạn chế quyền tự doc) Việc từ chối quyền tự dod) Việc phân tích quyền tự do6 (Có 2 câu trả lời đúng) Phao Lô trả lời vấn đề ăn thực phẩm cúng tế cho hình tượng bày bán ngoài chợ bằng cách giữ sự cân bằng giữa hai nguyên tắc nào?a) "Chạy cách nào cho được thưởng"b) "Hãy chấp nhận những người yếu đức tin và không xét đoán họ về những điều còn tranh luận".c) "Không phá hủy công việc của Đức Chúa Trời vì các thức ăn"d) "Không để người khác xét đoán anh em bởi những thực phẩm anh em dùng"e) "Chớ ai tìm lợi riêng cho mình, nhưng ai nấy hãy tìm cho kẻ khác"f) "Đất và mọi đều trong đất đều thuộc về Đức Chúa Trời"LỰA CHỌN GIỮA ĐÚNG VÀ SAI, viết chữ Đ trước câu phát biểu đúng, viết S trước câu phát biểu sai.......7 Lý do chính Phao Lô đưa ra trong 9:15-18 về việc không nhận trợ cấp tài chánh là việc rao giảng Phúc Âm của ông hoàn toàn vô điều kiện "nghĩa là không nhận công lao gì" (là thể hiện đặc tính "nhưng không" của chính Phúc Âm).......8 Ý chính của 9:24-27 là dạy dỗ người Cô rinh tô về như cầu cần phải tự chế và tiết độ trong đời sống Cơ Đốc Nhân.......9 Ý tưởng chính của Phao Lô trong 10:25-30 là cố gắng nêu lên những hoàn cảnh khác nhau trong đó một người có thể hay không có thể dùng thực phẩm đã cúng tế cho hình tượng.......10 Cách thức tốt nhất để hiểu ý nghĩa ba câu hỏi của Phao Lô trong 9:4-6 là xem cả ba câu hỏi đó như là hình thức khác nhau của cùng một đề tài về quyền của Phao Lô đưọc phép nhận trợ cấp của Hội Thánh Cô rinh tô.......11 Theo quan điểm của Phao Lô được trình bày trong đoạn 9-10 là người được thực sự tự do trong Đấng Christ sẽ có thể tham gia hay không tham gia vào những việc không quan trọng tùy theo từng hoàn cảnh.......12 Vấn đề không quan trọng là những việc liên quan đến những hành vi cơ bản của con người chẳng hạn như giận dữ hoặc ích kỷ.......13 Nguyên tắc có tính chất giải kinh đúng đắn liên quan đến những vấn đề không quan trọng là phải chú ý đến suy nghĩ của người khác.

Page 187: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a. Việc dùng thực phẩm và việc Phaolô không nhận trợ giúp tài chánh (nếu bạn kể thêm những điều khác thì hãy kiểm tra xem những điều đó có liên quan đến hai điều tôi vừa nói hay không).b. "Có quyền" hay " được phép" ( những chữ này xuất hiện 6 lần trong bản vănHylạp. 9:4, 5, 12, 18.3. Phaolô đã không nhận trợ cấp tài chánh từ người Côrinhtô (rõ ràng là họ cho rằng ông đáng phải nhận).2. Bởi vì đây là câu hỏi tùy ý nên câu trả lời của bạn sẽ không được đánh giá là đúng hay sai. Bạn chỉ cần so sánh với câu trả lời của tôi để xem ý kiến của chúng ta có gần với nhau không.4 a "Được quyền" - 9:1-18 " Tự do" 9:19-27.b Bạn nên ghi nhận rằng phân đoạn này nhấn mạnh đến một tư tưởng về nguyên tắc như là một sự bày tỏ tự do.5. Trong 9:12 Phaolô bắt đầu giải thích lý do ông không dùng quyền được nhận trợ cấp. Sau đó ông nói đến một ví dụ nữa để làm sáng tỏ vấn đề trong câu 7:12. Do đó ông tiếp tục với ví dụ đó và trở lại với sự giải thích của ông trong câu 15 -18.7. a. Có tính chất hùng biện.b. Câu hỏi có tính chất hùng biện là những câu hỏi không cần có câu trả lời, bởi vì câu trả lời đã hàm chứa sẵn trong câu hỏi.9. Một người lính trẻ không ăn lương nhà mà đi đánh giặc. Người trồng vườn nho phải được ăn trái. Người chăn bầy vật có thể dùng sữa của bầy vật.6. a. Có 4 đoạn 1) câu 1 - 2, 2) câu 3 -6; 3) câu 7 -12 và 13 -14; 4) câu 12 và 15 -18.b. Soát lại câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập khi bạn kết thúc phần bài học này.8. a. Phaolô đã được nhìn thấy Chúa sống lại. Ông cũng đã thiếp lập các Hội thánh mới (chẳng hạn như Hội thánh Côrinhtô).b. Việc thấy Chúa sống lại: 15:3-11, GaGl 1:11-18. Việc thiết lập Hội thánh: ICo1Cr 2:1-5, IICo 2Cr 10:12-18.11. Thiêng liêng, vật chất13. a. Phaolô không muốn điều gì ngăn trở Tin lành của Đấng Chirst.b. Câu trả lời của bạn nên bao gồm ý tưởng rằng có thể có người tố cáo Phaolô là giảng Tin Lành vì cớ quyền lợi vật chất. Những sự tố cáo như thế có thể làm hỏng chức vụ của ông.15. d) Trình bày lý do tại sao ông đã không nhận trợ cấp của người Côrinhtô mặc dù với tư cách là một sứ đồ ông được quyền nhận trợ cấp của họ. ( Nếu bạn trả lời sai, hãy xem lại câu hỏi cách cẩn thận. Bạn có nhận thấy rằng a)

Page 188: Chu giai 1 va 2 cotinhto

là ý tưởng chính của cả đoạn này; b) là ý tưởng chính của ICo1Cr 9:7-14 và c) là ý tưởng chính của 9:1-2.10. a. Kinh thánhb. Người cày ruộng, người đạp lúa, mùa màng huê lợi.12. a. Hình ảnh thầy tế lễ trong Cựu ước ( Đối với Phaolô sự so sánh này có vẻ chính xác hơn). Một mạng lệnh của Chúa Jesus.b. Mat Mt 10:10 hay LuLc 10:7 " làm thợ thì đáng được trả lương."14. a. Để ông có cớ khoe mìnhb. Phaolô đã phê phán mạnh mẽ thái độ khoe mình ở phần đầu lá thơ. Xem ICo1Cr 1:29, 3:21, 4:7, 5:12.17. a. Sai. Để hiểu được ý chính của ám dụ bạn hãy đọc lại sách Barrett trang 217.b. Đúng.19. Chữ "cho" tôi được nhắc đến hai lần trong 6:12 nhưng không có trong 10:23. Câu mọi sự tôi có phép làm trong câu 6:12 được tiếp theo bằng câu " nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi" còn trong câu 10:23 thì được tiếp theo bởi những chữ " nhưng chẳng phải mọi sự đều làm gương tốt".

Việc Trùm Đầu Của Phụ Nữ

Chắc các bạn còn nhớ đề tài thảo luận trong 2 bài trước xoay quanh sự hiểu biết tình thương yêu và sự tự do. Nếu bạn còn nhớ thì tốt lắm bởi vì chúng ta sẽ phải áp dụng những điều đó trong bài học này. Bạn có thấy rằng những vấn đề về khoa giải kinh liên quan đến tà linh lại không nhạy cảm như những vấn đề liên quan đến những điều không quan trọng? Tôi tin rằng bạn đã có thể rút ra những nguyên tắc. Chúng ta sẽ phải suy nghĩ về các nguyên tắc đó một lần nữa trong bài học này.Bây giờ chúng ta đề cập đến một vấn đề gây nhiều căng thẳng trong Hội Thánh, nhưng những căng thẳng đó không cân xứng với mức độ quan trọng của vấn đề. Dường như Satan cám dỗ chúng ta tranh cãi về những chuyện vụn vặt để rồi đánh mất tình thương và ảnh hưởng đối với thế gian. Điều đáng buồn hơn nữa khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết rất ít về vấn đề đã xảy ra ở Hội Thánh Cô rinh tô. Giả như chúng ta hiểu việc trùm đầu là gì và lời giải đáp của Phao Lô trong câu 10 có ý nghĩa gì thì chúng ta đã không sai lầm. Đáng tiếc thay, đa số chúng ta đều rất cực đoan và cố chấp về những điều mà chúng ta biết rất ít!Bài học này dạy chúng ta cần nhẫn nại hơn. Bạn có thể không đồng ý với tôi, nhưng bạn cần phải yêu thương tôi là qui luật cao cả.Vấn đềNhững điều đã rõ ràng

Page 189: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Ý nghĩa của việc "trùm đầu"Quan điểm của người Cô rinh tô.Câu trả lời của Phao LôCấu trúc của lập luậnLập luận theo thần họcLập luận theo văn hóaQuan niệm của Phao Lô về tương quan nam nữMột vài ý kiến có tính chất khoa giải kinhÝ chính của đoạn văn Kinh ThánhKhi học xong bài này bạn sẽ có thể:* So sánh và đối chiếu việc giải thích I Côr thường ngày. 11:2-16 theo nghĩa "phụ nữ phải vâng phục" với việc giải thích theo nghĩa "phụ nữ tham dự vào sự thờ phượng bình đẳng với nam giới" và bảo vệ lập trường của bạn.* Phân biệt giữa trọng tâm của bài 10 nói về "sự tự do" và đề tài "giữ theo truyền thống" của bài này.* Giải thích quan niệm của Phao Lô về tương quan nam nữ* Trình bày lý do khiến 11:2-16 dễ bị hiểu lầm và khó áp dụng vào đời sống* Áp dụng các nguyên tắc trong 11:2-16 vào đời sống của bạn.1. Đọc 11:2-162. Đọc sách của Barrette trang 246-258 khi được yêu cầu3. Nghiên cứu từng phần của bài học4. Làm bài tự kiểm traTài sản (có thể di động)Nghĩa đenTĩnh lược (thể văn)Có tính chất ẩn dụVẤN ĐỀ Cả ba vấn đề được đề cập đến trong bốn bài học của đơn vị 4 đều có liên hệ với nhau. Mỗi bài học sẽ đề cập đến một vấn đề xảy ra khi Hội Thánh nhóm lại thờ phượng. Điểm tương đồng của ba vấn đề là chúng ta biết rất ít về những điều đã thực sự diễn ra trong buổi thờ phượng của Hội Thánh vào thế kỷ đầu tiên. Nhưng ít nhất chúng ta có thể biết chắc về một điều và nói như Barrette đó là: "Việc nhóm lại của Hội Thánh ở Cô rinh tô hầu như không có chỗ cho sự buồn tẻ!" (trang 327).Hơn nữa câu trả lời của Phao Lô trong 4 đoạn Kinh Thánh này phần lớn là những ý kiến điều chỉnh. Điều đó có nghĩa là Phao Lô không cần dạy dỗ họ về cách thờ phượng. Họ đã nhóm, đã có những buổi nhóm thờ phượng trong một thời gian dài. Ngoài ra, khi đưa ra những ý kiến "điều chỉnh" Phao Lô đã giả định rằng giữa ông và Hội Thánh đã có sự hiểu biết lẫn nhau. Cụ thể là trong 11:34, Phao Lô viết: "Còn các việc khác lúc tôi đến sẽ đoán định".

Page 190: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Sẽ dễ hiểu vấn đề hơn biết bao nếu chúng ta có thể sống trở lại vào thế kỷ I và đến thăm Hội Thánh Cô rinh tô!Mặc dầu có nhiều khó khăn nhưng chúng ta hoàn toàn mò mẫm trong bóng tối. Nhưng chúng ta phải cẩn thận để không trở nên quá khích và cố chấp một qui luật những điều chúng ta biết rõ.1. Xem 11:2-16 hai lần, khi đọc bạn hãy để ý đến tất cả điểm gợi ý có thể giúp chúng ta tái dựng vấn đề.a. Từ ngữ nào lần đầu tiên mới xuất hiện trong Cô rinh tô và chi phối cả phân đoạn này......b. Vấn đề cụ thể mà Phao Lô đề cập đến ở đây là gì?......Có thể có một thắc mắc nhỏ ở đây. Vấn đề có liên quan đến việc trùm đầu ! Nhưng cụ thể là gì? Mặc dầu chúng ta không thể biết chắc về mọi chi tiết nhưng có một vài khía cạnh của vấn đề dường như khá rõ ràng. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách liệt kê những khía cạnh này.

Những điều đã rõ ràng 1. Rõ ràng là phụ nữ có tham dự vào việc thờ phượng. Vấn đề thường được liên hệ với sự cầu nguyện ( câu 13) hay cầu nguyện và nói tiên tri ( câu 4-5). Giả như phụ nữ không tham dự vào việc thờ phượng thì Phao Lô đã trình bày câu trả lời của ông một cách khác.2. Một số phụ nữ trong Hội Thánh đã cầu nguyện và nói tiên tri hoặc có ý muốn thực hiện điều đó mà không trùm đầu. Nếu như đây không phải thực sự là vấn đề thì dường như không có việc quan trọng nào khác trong cả phân đoạn này.3. Qua việc cầu nguyện và nói tiên tri mà không trùm đầu, một số phụ nữ đã dường như đi ngược lại tập tục hiện hành. Theo một cách giải thích khác thì đây là lần đầu tiên Phao Lô giới thiệu tập tục Do Thái này cho Hội Thánh Côrinhtô. Nhưng nếu chọn lựa cách giải thích này thì điều mà người Cô rinh tô hỏi trong lá thơ của họ không thể hiện được. Hơn nữa, giọng văn của Phao Lô trong bức thơ tỏ ra rất mạnh mẽ nên không thể là lần đầu tiên ông dạy dỗ về vấn đề này. (đặc biệt là câu 6, 13, 16.).Những tục lệ hiện hành đó là gì, và tại sao những người phụ nữ ở Cô rinh tô lại có vẻ muốn chống lại tập tục này? Không thể trả lời dứt khoát cho 2 câu hỏi này nhưng đây là điều chúng ta phải xem xét.

Ý nghĩa của "việc trùm đầu". Việc trùm đầu không liên quan đến bất cứ thứ trang phục nào của phụ nữ trong thời đại hiện nay. Chúng ta có thể biết chắc như vậy vì trong câu 4 Phao Lô nói về đàn ông làm nhục đầu mình bằng cách trùm khăn trên đầu. Từ ngữ trùm khăn trên đầu có ý muốn nói đến một loại khăn phủ từ đầu đến vai. Có hai cách hiểu về sự trùm đầu này.

Page 191: Chu giai 1 va 2 cotinhto

1. Đã có ý kiến rằng Phao Lô không nói về một thứ khăn trùm đầu nào cả nhưng chỉ có ý nói về mái tóc mà thôi. Điều này có nghĩa là phụ nữ ở Côrinhtô đã muốn để tóc ngắn.Nhưng cách hiểu như vậy gặp rất nhiều khó khăn. Việc Phao Lô lý luận về tóc như là một thứ khăn trùm đầu tự nhiên một hình ảnh để so sánh và đó là nền tảng chính mà Phao Lô dựa vào đó để nói về một thứ khăn trùm đầu khác. Trong câu 6 có chép: "ví bằng người đàn bà không trùm đầu cũng nên hớt tóc đi" có nghĩa là phụ nữ vẫn để tóc dài. Nhưng nếu khi nhóm lại mà không trùm đầu thì là điều đáng xấu hổ cũng như là đã bị cạo đầu vậy. Hơn nữa, chúng ta không thấy có bằng chứng nào về việc có phụ nữ muốn cắt tóc ngắn ở Côrinhtô.2. Một cách hiểu khác là Phao Lô muốn nói đến khăn che mặt. Đã có những bằng chứng trong văn chương Do Thái cũng như Hy lạp rằng phụ nữ thời đó thường xuất hiện trước công chúng với khăn che mặt. Có đầy đủ bằng chứng trong văn chương Do Thái cho thấy rằng khi xuất hiện trước công chúng phụ nữ thường có khăn che tóc và phần trên của thân thể (xem sách Barrette trang 249 về câu 4). Không có nhiều bằng cớ về việc họ cũng che mặt nhưng bằng cớ về việc trùm khăn che tóc đến ngay vai là điều chắc chắn. Thí dụ có một tài liệu văn chương Do Thái viết "nam giới có khi trùm đầu, có khi không. Nhưng phụ nữ thì bao giờ cũng trùm đầu và trẻ em thì luôn luôn không trùm đầu".Trong thế giới của người ngoại bang thì tục lệ trùm đầu không được biết rõ ràng nhưng cũng có khá nhiều bằng chứng. Plutarch sống vào cuối thế kỷ I có viết về một tập tục La mã như sau: "Thông thường phụ nữ xuất hiện trước công chúng với khăn trùm đầu và nam giới thì không trùm đầu". Như chúng ta đã biết trong bài học 3, Côrinhtô là một thuộc địa của Lamã nên điều dễ hiểu là tục lệ trùm đầu cũng xảy ra ở Côrinhtô. Tuy nhiên Dio-Chrysostom một tác giả đồng thời với phụ trách đã than phiền rằng tập trung này bị mai một.Tất cả bằng chứng này gợi ý rằng những phụ nữ lịch sự trong xã hội Hy lạp và Do Thái đều trùm đầu khi xuất hiện trước công chúng. Chúng ta có thể dựa vào 11:2-16 để hiểu rằng việc trùm đầu trước công chúng như vậy vốn là môt tập tục thông thường trong Hội Thánh đầu tiên. Còn việc có che mặt hay không thì chúng ta không được rõ. Có lẽ là không.

Lập trường của người Côrinhtô Phụ nữ ở Cô rinh tô đã làm điều gì, và và tại sao họ làm như vậy? về vấn đề này chúng ta dường như không biết chắc điều gì. Có lẽ họ không chỉ có ý hỏi Phao Lô về việc tiếp tục thi hành tập tục này. Trong câu 2 Phao Lô đã khen ngợi họ về việc giữ những truyền thống hay không? Câu 17 rõ ràng cho

Page 192: Chu giai 1 va 2 cotinhto

thấy rằng họ đã không giữ mọi truyền thống.Theo tôi thì có thể là trong câu 2 Phao Lô đã nhắc lại những điều người Côrinhtô đã viết trong lá thư của họ. Trong tinh thần tự đề cao, người Corinhtô đã bảo đảm với Phao Lô rằng "họ đang giữ các truyền thống". Tuy nhiên họ phải đề cập đến vấn đề này bởi vì có một số phụ nữ muốn phá đỗ truyền thống về việc trùm đầu.Tại sao các phụ nữ Cô rinh tô lại làm điều này? Chúng ta không biết rõ về việc này. Tôi đoán là điều này có liên quan đến việc nhấn mạnh thái quá vào thời sau rốt. Chúa Jesus đã phán rằng trong thế giới mới sẽ không có việc cưới gã, bởi vì người ta sẽ giống như các thiên sứ. Có lẽ người Cô rinh tô đã nghĩ rằng bởi vì họ đang sống trong thời kỳ cuối cùng nên sự phân biệt phái tính không còn tồn tại nữa cách giải nghĩa này có thể hợp lý nhưng bạn cần phải hiểu rằng chỉ là một phỏng đoán của tôi mà thôi.Trước khi chúng ta nghiên cứu câu trả lời của Phao Lô, bạn hãy ôn lại phần này. Hãy chắc rằng bạn có thể phân biệt giữa điều chúng ta đã biết rõ và những điều còn chưa rõ. Sau đó hãy trả lời những câu hỏi dưới đây.2. Vấn đề căn bản mà Phao Lô trả lời trong 11:2-16 là:a) Vợ không chịu phục tùng chồngb) Phụ nữ cư xử như nam giớic) Phụ nữ đi ngược lại tập tục trong Hội Thánhd) Khuyên phụ nữ ngoại bang tuân theo tập tục Do Thái về việc trùm đầu3. Việc trùm đầu có thể là:a) Khăn che đầub) Khăn quàng vaic) Nón hay mũd) Tóc4. Chúng ta có thể chắc về những điều nào (có thể có nhiều câu đúng).a) Phụ nữ tham dự vào sự cầu nguyện và nói tiên tri trong Hội Thánhb) Phao Lô lần đầu tiên giới thiệu về một tập tục Do Tháic) Một số phụ nữ muốn cầu nguyện và nói tiên tri mà không trùm đầud) Các phụ nữ muốn từ bỏ tập tục trùm đầu bởi vì họ có quan niệm quá đáng về thời sau cùnge) Khăn trùm đầu phủ đến ngang vaif) Khăn trùm đầu cũng che mặt

CÂU TRẢ LỜI CỦA PHAO LÔ. 11:2-16.Cách lập luận của Phao Lô trong 11:2-16 là một trong những cách lập luận khó theo dõi trong tất cả các lá thơ của ông. Lý do là tại vì Phao Lô cho rằng các phụ nữ phải tuân giữ tập tục về việc trùm đầu. Nhưng để thuyết phục họ

Page 193: Chu giai 1 va 2 cotinhto

làm như vậy ông phải đưa ra lý do chính đáng. Do đó lập luận của Phao Lô chuyển từ lý do này sang lý do khác. Nhưng lại không chia thành những phân đoạn rõ rệt.5. Xem lại 11:3-16. Cố gắng phân biệt giữa hai lý luận của Phao Lôa. Hai kiểu lý luận đó là gì? (Hãy soát lại câu trả lời của bạn trước khi bước qua câu hỏi kế tiếp)b Liệt kê những câu Kinh Thánh dựa trên kiểu lập luận mà chúng liên hệ đếnTrước khi bắt đầu, chúng ta cũng nên chú ý đến hai khó khăn khác trong việc tìm hiểu lập luận của Phao Lô. Chúng ta nói đến khó khăn thứ nhất trong bài tập 9 của bài học số 2. Câu 10, tức là câu chủ yếu trong kiểu lý luận thần học, có hai ý đặc biệt "Đàn bà phải có dấu hiệu trên đầu chỉ về quyền phép mình nương cậy" và "vì cớ các thiên sứ". Chúng ta phải làm việc cam go về hai ý này để có thể hiểu được ý chính của Phao Lô trong phân đoạn này.Bạn có thể hiểu vấn đề thứ nhì rõ nhất bằng cách làm bài tập sau đây.6. Xem lại 11:3-10.a. Chữ "đầu" được dùng trong phân đoạn này theo hai nghĩa nào. (So sánh câu trả lời của bạn với câu trả lời của tôi trước khi sang phần b của câu hỏi).b. Liệt kê 12 lần chữ "đầu" xuất hiện và cho biết nó được sử dụng theo cách ẩn dụ, theo nghĩa đen hay có thể là ẩn dụ và cũng có thể là nghĩa đen.Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu theo dõi lập luận trong phân đoạn này

Cấu trúc của lập luận Việc đầu tiên chúng ta sẽ làm là thử xem chúng ta có thể theo dõi lập luận của Phao Lô được hay không. Sau khi chúng ta đã thực hiện điều đó, chúng ta sẽ quay trở lại và nghiên cứu hai kiểu lập luận của Phao Lô một cách chi tiết hơn.11:3 Câu này trình bày lập trường Thần Học làm nền tảng cho kiểu lập luận ở đây. Lý do điều này được nói đến đầu tiên có lẽ là để nhấn mạnh rằng cuộc sống phải vâng theo trật tự Thiên Thượng. Chữ "đầu" ở đây được dùng trong hình thức hoàn toàn có tính chất ẩn dụ.11:4-6. Đây là những câu qua đó chúng ta biết được những yếu tố rõ ràng của vấn đề. Ý chính ở đây rõ ràng là khuyên giục phụ nữ tuân theo tập tục về việc trùm đầu trong Hội Thánh. Tuy nhiên, bạn có thể lưu ý rằng sự tiếp nối với câu 3 không rõ rệt. Việc không trùm đầu của các phụ nữ làm nhục cho "đầu" của ai ? Trong cả hai trường hợp lời kêu gọi căn bản ở đây là giữ theo tập tục hiện hành. Nếu phụ nữ cạo đầu là xấu hổ thì việc phụ nữ cầu nguyện hay nói tiên tri mà không trùm đầu cũng là một điều xấu hổ.11:7-12. Đây là lập luận có tính chất Thần Học của Phao Lô. Nhưng rất khó tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn, dầu vậy có hai điều có thể giúp đỡ chúng ta.

Page 194: Chu giai 1 va 2 cotinhto

11:7 Thứ nhất, phần b của câu 7 là một câu tĩnh lược ( câu tĩnh lược là một loại câu trong đó một hay nhiều từ được bỏ bớt bởi vì người ta có thể dể dàng đoán được qua nội dung). Điều này thường xảy ra trong ngôn ngữ Hy-Lạp khi có hai câu văn đi song song. Câu văn thứ nhất có đầy đủ các từ ngữ; còn câu thứ hai chỉ những từ ngữ khác với câu thứ nhất.7. Câu cuối cùng ở trên là một thí dụ về câu tĩnh lượca. Cho biết những chữ được bỏ bớt trong phần thứ nhì của câu văn......b. Bây giờ áp dụng vào câu 7. Trong phần thứ hai của câu những từ ngữ nào cần được bổ sung từ phần thứ nhất ?......11:8-9 Thứ nhì, các câu 8,9 không nằm trong phần lập luận về việc trùm đầu, chữ "bởi đó" trong câu 10 có liên hệ đến câu 7. Bởi vì " đàn bà là sự vinh hiển của đàn ông" nên đàn bà phải có dấu hiệu trên đầu chỉ về quyền phép mình nương cậy.11:11-12 Nội dung của hai câu này không liên quan trực tiếp đến câu 10, nhưng là để bổ túc cho câu 8-9. Vậy nên chữ "song" trong câu 11 liên quan đến câu 8-9 và khiến câu 8-9 và 11-12 trở thành một lập luận riêng về mối liên quan giữa phái nam và phái nữ. Điều này cũng có nghĩa là lý do căn bản có tính chất Thần Học về việc phải trùm đầu trong Hội Thánh được nêu lên trong câu 7 và 10.11:13-15 Trong những câu này, Phao Lô trở lại lập luận có tính chất văn hóa xã hội. Ở đây ông lý luận dựa vào sự so sánh trong thiên nhiên. Ý chính của Phao Lô là bởi vì người phụ nữ vốn có "khăn che" trong thiên nhiên nên phụ nữ cũng cần có khăn trùm đầu trong Hội Thánh.11:16 Cuối cùng, Phao Lô nêu lên một lập luận thứ ba có tính chất văn hóa xã hội và thêm vào đó sức mạnh của tinh thần đạo đức. Hội Thánh không còn có thể lựa chọn cách nào khác. Nếu không chịu trùm đầu thì có nghĩa là cải lẽ tức là không phù hợp với lối sống của Cơ Đốc Nhân.8. Ôn lại phần nói về cấu trúc lập luận của Phao Lô. Sau đó trở lại với phần thứ nhì của bài tập 5 và soát lại câu trả lời của bạn. Chép lại I Côrinhtô 11:3-6; nhưng sắp xếp các câu lại theo cấu trúc của lập luận.

Lập luận có tính chất Thần Học. 11:3, 7, 10, 8-9, 11-12Ghi chú: Vì bản chất của lập luận trong 11:2-16 nên những vấn đề nội dung có tính chất việc giải kinh sẽ được khảo sát khi chúng ta theo dõi bài học thay vì được sắp xếp vào một phần riêng.11:3, 7 Lập luận căn bản có tính chất Thần Học cho việc duy trì tập tục trùm đầu được Phao Lô nêu lên trong ba cách này. Một trong những lý do có liên

Page 195: Chu giai 1 va 2 cotinhto

quan đến trật tự thiên thượng. Trật tự này có nói đến trong câu 3. Có một trật tự trong mối quan hệ giữa người nam và người nữ tương tự như quan hệ giữa Đấng Christ và người nam và giữa Đức Chúa Trời với Đấng Christ. Mối quan hệ này được diễn tả một cách ẩn dụ bằng từ ngữ "đầu".Tuy nhiên có hai vấn đề trong những câu này. 1) Phao Lô có ý muốn nói đến "đàn ông" và "đàn bà" hay "chồng" và "vợ" ?. 2) Từ ngữ "đầu" khi được dùng một cách ẩn dụ thì có nghĩa gì ?Câu hỏi thứ nhất không quan trọng đối với toàn bộ lập luận. Thực tế câu này có thể có hai nghĩa. Có nghĩa là câu 3 có thể là một phát biểu tổng quát về đàn ông và đàn bà nhưng mối quan hệ được nói đến trong phần còn lại của phân đoạn này dường như ám chỉ về chồng và vợ. Điều này càng đúng khi từ ngữ "đầu" trong câu 5 được dùng cách ẩn dụ. Tức là, nếu không chịu trùm đầu, người vợ sẽ làm nhục chồng mình. Về ý nghĩa của chữ "đầu" trong câu 3, hãy đọc sách Barrett trang 248-249.9. Hãy trả lời những câu hỏi sau đâya. Chữ "đầu" trong câu 3 có thể có hai ý nghĩa nào ?......b. Theo Barrett thì Phaolô muốn nói đến ý nghĩa nào ?......c. Barrett có những lý do nào khi chọn ý nghĩa này ?......Như thế "đàn ông làm đầu của đàn bà" có nghĩa là đàn bà bắt nguồn từ đàn ông và đàn ông là lý do hiện hữu của đàn bà. Điều này cũng đúng trong mối quan hệ của Đức Chúa Cha và Con cũng như giữa Đấng Christ và đàn ông. Trong câu 7 Phao Lô nêu lên những hệ quả thực tiển của mối quan hệ này. Ông đã đưa ra lý do có tính cách Thần Học về việc giữ tập tục trùm đầu. Người vợ nên trùm đầu khi cầu nguyện và nói tiên tri bởi vì theo Phao Lô đàn bà "là sự vinh hiển của đàn ông".Nhưng ý chính của Phao Lô là gì ? Tại sao người lại cần trùm đầu bởi vì người vợ là vinh hiển của người chồng ? Câu trả lời dựa trên trật tự thiên thượng được xác định trong câu 3. Đàn ông không nên trùm đầu khi thờ phượng bởi vì như thế sẽ che khuất vinh hiển của Đấng Christ, được thể hiện qua đàn ông. Nhưng người vợ cần phải trùm đầu bởi vì không trùm đầu có nghĩa là bày tỏ "sự vinh hiển của người nam" và không một tạo vật nào đáng quan tâm chú ý hơn Đức Chúa Trời trong giờ thờ phượng.Cũng cần lưu ý ở đây là câu 7 nêu lên lập luận mạnh nhất về việc hiểu khăn trùm đầu cũng là khăn che mặt. Bởi vì theo Kinh Thánh mặt là nơi sự vinh hiển tỏ lộ. Xem XuXh 34:29-35 và IICo 2Cr 3:16-18. Nhưng chúng ta không nên tạo ra một thứ khăn trùm đầu khác chỉ dựa trên những ẩn dụ ! Trong câu 10 Phao Lô nói "bởi đó". "Bởi đó" có nghĩa gì ? có nghĩa là vinh hiển của người nam không nên được bày tỏ trước hiện diện của Thượng Đế. Do đó phụ nữ cần phải trùm đầu. Nhưng để diễn tả ý này Phao Lô lại nói rằng "đàn bà phải có dấu hiệu ở trên đầu chỉ về quyền phép mình nương cậy. Bản NIV

Page 196: Chu giai 1 va 2 cotinhto

dường như đúng khi cho rằng khăn trùm đầu có ý nghĩa "dấu hiệu quyền phép mình nương cậy". Tuy nhiên điều này có nghĩa gì ? và tại sao đàn bà phải trùm đầu "vì cớ các thiên sứ"?10. Bạn đã xem sách Barrett về những câu hỏi này trong bài 2. Bây giờ hãy trở lại xem lại các trang 253-255. Sau đó hãy trả lời những câu hỏi dưới đây.a. "Đấng hiện trên đầu chỉ về quyền phép" có thể có 5 ý nghĩa nào?......b. Tại sao Hooker và Barrett không đồng ý với 4 ý nghĩa đầu?......c. Trình bày sự giải nghĩa của Hooker bằng những từ ngữ riêng của bạn.......d. "Vì cớ các thiên sứ" có thể được giải nghĩa như thế nào?......Tóm lại chúng ta cần lưu ý rằng lập luận có tính chất thần học gồm có ba phần:1. Theo trật tự thiên thượng, đàn ông có trước có nghĩa là đàn ông đã được tạo dựng trước tiên và đàn bà là "sự hoàn tất của đàn ông". Sẽ không có nhân loại nếu không có phụ nữ. Bởi vì phụ nữ là sự hoàn tất của đàn ông nên sự vinh hiển của đàn ông sẽ được tỏ lộ qua người đàn bà. Do đó người phụ nữ cần trùm đầu khi thờ phượng để tránh không bày tỏ vinh hiển của người đàn ông trước sự hiện diện của Thượng Đế.2. Phụ nữ cũng cần trùm đầu vì cớ sự hiện diện của các thiên sứ. Chúng ta không biết chắc về ý nghĩa của câu này. Nhưng có lẽ nó có liên quan đến việc duy trì trật tự Thiên Thượng.3. Nhưng hiện nay, trong trật tự mới người phụ nữ cũng cần trùm đầu như dấu hiệu về quyền được cầu nguyện và nói tiên tri.ICo1Cr 11:8-9, 11-12 Trong nhiều ý nghĩa sự tương phản giữa hai phân đoạn Kinh Thánh này có thể được giải nghĩa trong ánh sáng về sự giằng co giữa điều đã bắt đầu nhưng lại chưa hoàn tất. Một mặt Phao Lô cố gắng thuyết phục người Cô rinh tô duy trì tập tục thuộc về trật tự cũ. Mặc dầu người phụ nữ Cơ Đốc sống thời đại đã bắt đầu nhưng họ vẫn tiếp tục trùm đầu bởi vì "trật tự cũ" đã nhường bước cho trật tự mới nhưng trật tự mới vẫn chưa hoàn tất. Tuy nhiên việc xuất hiện của trật tự mới đã đem đến cho phụ nữ một quyền hạn mới và đem đến một ý nghĩa mới cho việc trùm đầu. Bây giờ việc trùm đầu là dấu hiệu của quyền hạn mới dành cho phụ nữ.Cũng xảy ra như vậy đối với quan hệ giữa nam và nữ mà việc trùm đầu được đặt nền tảng trên đó. Về một phương diện mối quan hệ này bắt nguồn từ việc sáng tạo (câu 8-9). Ý tưởng chính mà những câu này muốn nói là việc phụ nữ được dựng nên "vì người nam" không nên được hiểu theo nghĩa là người nữ lệ thuộc người nam nhưng phải hiểu là người nữ khiến người nam nên

Page 197: Chu giai 1 va 2 cotinhto

trọn vẹn. Không có phụ nữ thì đã không có nhân loại. Nhưng nay theo trật tự mới nghĩa là trong Chúa Cứu Thế, Phao Lô nhìn nhận rằng đang có sự thay đổi. Phao Lô nói rằng người nam và người nữ đều như nhau và cả hai đều lệ thuộc nơi Chúa (câu 11-12) chúng ta sẽ thảo luận về ý nghĩa của điều này trong phần "quan niệm của Phao Lô về mối quan hệ nam nữ".Trước khi bước sang phần khác, bạn hãy ôn lại phần nói về lập luận có tính chất thần học.11. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a. Lý do thần học căn bản cho việc phụ nữ trùm đầu là để bày tỏ sự tùng phục đối với người chồng.b. "Vì cớ các thiên sứ" có thể hiểu là các thiên sứ sa ngã có thể bị thu hút bởi những phụ nữ không trùm đầu.c. " Dấu hiệu về quyền phép" có thể được hiểu về việc phụ nữ có quyền cầu nguyện và nói tiên tri trong giờ thờ phượng của Hội Thánh.

Lập luận có tính chất văn hóa 11:4-6, 13-1612. Ôn lại phần về "cấu trúc của lập luận". Ghi nhận 3 lập luận có tính chất văn hóa xã hội và cho biết các lập luận được trình bày trong câu Kinh Thánh nào.a......b......c......11:4-6 Lý do thứ nhất Phao Lô đưa ra để duy trì tập tục trùm đầu là một lý do có tính chất văn hóa xã hội. Vấn đề có tính chất giải kinh quan trọng trong những câu này là từ ngữ "đầu" trong câu 4 và 5 được dùng theo nghĩa đen hay nghĩa ẩn dụ.13. Đọc phần chú giải trong sách Barrett trang 250. Barrett nghiêng về sự giải nghĩa nào?......Trong một mức độ nào đó Phao Lô muốn nói đến cả hai ý nghĩa cùng một lúc. Tuy nhiên "làm nhục đầu mình" trong câu 4 chắc chắn muốn nói về Đấng Christ. Điều này càng rõ ràng bởi sự kiện từ ngữ này xuất hiện ngay sau câu 3. Nếu "Đầu" không được dùng theo nghĩa ẩn dụ trong câu này thì sẽ rất khó hiểu tại sao câu 3 lại ở vị trí này. Việc hiểu theo ý nghĩa ẩn dụ cũng được ủng hộ bởi việc giải kinh đối với câu 7.Như thế, Phao Lô lý luận rằng khi phụ nữ không tuân theo tập tục trong vấn đề này thì họ làm nhục chồng mình. Nhưng ý nghĩa cũng rõ ràng trong câu 6 là người phụ nữ cũng làm nhục chính đầu của mình nữa. Lập luận ở đây hoàn toàn có tính chất văn hóa. Khi cắt tóc ngắn người phụ nữ sẽ cảm thấy

Page 198: Chu giai 1 va 2 cotinhto

xấu hổ thế nào thì người phụ nữ cũng sẽ bị xấu hổ nếu như không trùm đầu khi cầu nguyện và nói tiên tri.11:13-15 Lập luận thứ nhì cũng có tính chất thuần túy văn hóa tức là có liên quan đến điều được xem là phù hợp trong xã hội thời đó. Trong câu 14 Phao Lô viết rằng chính thiên nhiên cũng dạy rằng đàn ông để tóc dài là điều đáng xấu hổ. Tuy nhiên "thiên nhiên" ở đây chỉ có nghĩa là "văn hóa" bởi vì tóc của đàn ông chỉ trở nên ngắn khi bị cắt mà thôi.Nhưng ý chính nằm ở câu 13. Theo văn hóa thời đó thì việc đàn ông để tóc dài và đàn bà để tóc ngắn là điều không phù hợp. Do đó qua việc so sánh Phao Lô tuyên bố rằng việc đàn bà cầu nguyện không trùm đầu thì cũng không phù hợp.11:16 Lý luận thứ ba và cuối cùng cũng có tính chất văn hoá xã hội. Mặc dầu ở đây Phao Lô có thêm vào yếu tố đạo đức. Phao Lô muốn nói Hội Thánh của Đức Chúa Trời không chấp nhận quan niệm nào khác. Nếu không tuân theo tập tục có tính chất phổ biến này thì có nghĩa là có tinh thần cãi lẽ. Và theo Phao Lô cãi lẽ không phải là một đức tính của Cơ Đốc Nhân.Chính qua khúc Kinh Thánh này mà chúng ta thấy rằng lá thơ của người Cô rinh tô không đơn giản chỉ là để hỏi ý kiến. Quả thật họ có ý cãi lẽ về vấn đề này. Phao Lô đã dùng nhiều lập luận để chứng minh sự hợp lý của việc duy trì tập tục này. Ông cũng nói rằng dầu thế nào, họ cũng không nên đi ngược lại các truyền thống với tinh thần cãi lẽ.14. Ôn lại phần về "lập luận dựa trên văn hóa". Dùng những từ ngữ trong cột phải để điền vào cho đầy đủ.a. Trong các câu 4-6, Phao Lô lý luận rằng phụ nữ không trùm đầu khi thờ phượng sẽ làm nhục......b. Điều này trước tiên có nghĩa là người phụ nữ làm nhục......c. Và người phụ nữ đó cũng......đầu mình......d. Trong các câu 13-15, Phao Lô lý luận rằng thật không...... cho phụ nữ cầu nguyện mà không trùm đầu......e. Phao Lô đã lý luận dựa trên sự so sánh về......có liên quan đến chiều dài của......f. Lập luận được kết thúc trong câu 16 bằng cách nhắc đến thói quen trong tất cả......g. Đi ngược lại với thói quen phổ biến này là dấu hiệu cho thấy họ có tinh thần......

QUAN NIỆM CỦA PHAO LÔ VỀ MỐI TƯƠNG QUAN NAM NỮ Phao Lô bàn về mối tương quan nam nữ ở nhiều phần trong các thơ tín của ông. Chúng ta không thể đề cập đến toàn bộ vấn đề ở đây. Nhưng điều được nói đến trong 11:3, 7-12 là nền tảng cho bất cứ sự thảo luận nào về vấn đề

Page 199: Chu giai 1 va 2 cotinhto

này.Một lần nữa chúng ta thấy rõ Phao Lô hiểu thế nào về cách sống và suy nghĩ như một người ở trong thời sau rốt. Như chúng ta đã nói đến trong khi chúng ta thực hiện việc giải kinh. Điều này đã khiến Phao Lô sống trong sự giằng co giữa điều đã bắt đầu nhưng chưa hoàn tất. Ông nhận biết rằng trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã khởi đầu thời tương lai nhưng ông cũng ý thức rõ rằng điều cuối cùng vẫn chưa đến.Quan niệm của Phao Lô về mối tương quan nam nữ hoàn toàn đi đôi với sự giằng co này. Nói về địa vị của người phụ nữ, thế giới thời Chúa Cứu Thế sanh ra là một thế giới gian ác và cực kỳ thối nát. Về cơ bản phụ nữ không có chút địa vị nào. Trừ phi được sanh ra trong gia đình quí phái và có sắc đẹp đặc biệt, người phụ nữ chỉ đơn giản là một thứ tài sản có thể di động của cha nàng và sau đó là của chồng nàng. Ngay cả một Ra-bi Do Thái cũng cầu nguyện: "Con cảm tạ Chúa vì con không phải là một phụ nữ".Chúa Cứu Thế đã đến và đem lại hy vọng cho thế giới này. Trong những năm tháng Chúa đi giảng đạo Ngài đã bày tỏ lòng thương yêu đối với phụ nữ như bất cứ một người nào khác và đã từng có phụ nữ được phép ngồi dưới chân Chúa để nghe Ngài giảng. (LuLc 10:38-42). Điều chưa hề xảy ra ! Phao Lô tin chắc rằng Đấng Christ đã đến để bắt đầu một thời đại mới. Trong bài 8 chúng ta đã thấy điều này ảnh hưởng đến mối liên hệ hôn nhân như thế nào. Trong GaGl 3:38 được viết cùng thời với I Cô rinh tô, Phao Lô đã nói: "Không có Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ, bởi vì tất cả chúng ta là một trong Đấng Christ".Điều này có nghĩa là trong thời đại mới; trong Đấng Christ, sự phân biệt dựa trên chủng tộc, đơn vị xã hội và giới tính không còn nữa. Như thế trong Đấng Christ sẽ có sự bình đẳng hoàn toàn giữa phái nam và phái nữ. Không ai còn có ưu thế hơn người khác cũng như người Do Thái sẽ không còn có ưu thế trên dân ngoại nữa. Đây chính là chủ ý của Phao Lô trong các câu 11-12 của khúc Kinh Thánh này. Đàn ông và đàn bà cả hai đều lệ thuộc nơi Đức Chúa Trời. Đây chính là thời tương lai đã khởi đầu ngay trong hiện tại. Tuy nhiên thời tương lai đó chưa được hoàn tất đầy đủ trong hiện tại. Chúng ta vẫn còn sống trong tình trạng chưa hoàn tất. Phao Lô nhìn nhận rằng mối tương quan chức năng vẫn còn tồn tại. Và vào giai đoạn này "đàn ông là đầu của đàn bà" nhưng như chúng ta đã ghi nhận trong khi thực hiện việc giải kinh, điều này không có nghĩa là đàn ông có quyền trên đàn bà. Đàn ông đã được tạo dựng trước và đàn bà là sự hoàn tất của đàn ông. Như thế có nghĩa là đàn ông cần có đàn bà để được trọn vẹn.Tuy nhiên, Phao Lô không đi vào chi tiết ý nghĩa của việc đàn ông là đầu của đàn bà. Trong ITi1Tm 2:1-15 điều này bao gồm công tác giảng dạy trong Hội Thánh. Nhưng ngoài điều đó ra thì không có chi tiết nào khác

Page 200: Chu giai 1 va 2 cotinhto

được nói đến.Bởi đó đối với Phao Lô việc trùm đầu trở nên một biểu tượng đầy khích lệ trong cả 2 hướng: 1) Về phương diện "chưa hoàn tất" thì đó là biểu tượng về trật tự nguyên thủy; 2) Về phương diện "đã bắt đầu" thì đó là dấu hiệu về thẩm quyền của phụ nữ được cầu nguyện và nói tiên tri như nam giới.Trước khi bước sang phần cuối cùng bàn về khoa giải kinh, hãy ôn lại phần quan niệm của Phao Lô về mối tương quan nam nữ.15. Hãy giải nghĩa những điều dưới đây:a. Dùng từ ngữ riêng của bạn giải nghĩa vài khía cạnh của mối tương quan mà Phao Lô phải cố gắng giải quyết trong IICo 2Cr 11:7-12.......b. Giải thích việc trùm đầu của phụ nữ có ý nghĩa gì trong cả hai khía cạnh này.......

MỘT VÀI Ý KIẾN CÓ TÍNH CHẤT KHOA GIẢI KINH. Trước khi bàn về vấn đề này, các bạn nên xem lại bài 2 và đọc kỹ phần "vấn đề về tính chất tương đối của các nền văn hóa".Khúc Kinh Thánh chúng ta đang nghiên cứu là một trang những khúc thuộc về loại tương tự với "lấy cái hôn thánh mà chào nhau". Vẫn còn những yếu tố tương đồng giữa thế kỷ thứ I và thế kỷ XX. Vẫn còn có những Hội Thánh nhóm lại thờ phượng với sự hiện diện của nam giới và nữ giới. Nhưng ngoài những điểm tương đồng đó những nền văn hóa đương thời rất khác nhau và khác với hoàn cảnh ở Cô rinh tô. Thực sự là trong nhiều Hội Thánh ngày nay đàn ông cũng không còn nói tiên tri chứ đừng nói gì đến đàn bà ! ngoài ra, như chúng ta đã thấy khi thực hiện việc giải kinh, phần lớn lập luận của Phao Lô được đặt trên nền tảng của văn hóa thế kỷ I. Nền văn hóa thời đó nhìn chung khá đồng nhất, ít thay đổi. Còn ngày nay thì ngược lại. Trong hầu hết các nền văn hóa không có một kiểu do thống nhất nào và hầu như tất cả các nền văn hóa đều có sự thay đổi nhanh chóng về cách ăn mặc. Việc Phao Lô nói đến việc sỉ nhục của phụ nữ cắt tóc ngắn không còn phù hợp với các nền văn hóa đương thời vởi vì chẳng có gì xấu hổ đối với phụ nữ để tóc ngắn trong thời đại này. Có những ý kiến riêng về vấn đề này. Nhưng tôi cũng biết rằng không phải mọi người đều đồng ý với tôi. Vậy nên thay vì chỉ đơn giản nêu lên các ý kiến tôi sẽ cố gắng đề nghị một số cách áp dụng có tính chất khoa giải kinh.

Nan đề về những áp dụng cụ thể. Người ta thường nói rằng đường lối an toàn nhất ấy là chỉ vâng theo những chi tiết có trong Kinh Thánh. Nhưng con đường an toàn nhất không phải luôn luôn dễ dàng. Chúng ta thực sự khó đi đến việc áp dụng có tính chất

Page 201: Chu giai 1 va 2 cotinhto

khoa giải kinh ở đây. "Sự vâng phục những điều cụ thể" hoàn toàn đòi hỏi rằng phụ nữ không bao giờ được cắt tóc ngắn. Phụ nữ cũng phải dùng khăn trùm đầu cho đến tận vai mới có thể cầu nguyện và nói tiên tri giữa Hội Thánh. Chúng ta cũng cần phải có sự biết cặn kẽ lý do của việc làm đó như đã được nêu lên trong khi thực hiện việc giải kinh về những lập luận thần học của Phao Lô."Vâng theo mọi chi tiết" bởi vì theo tôi làm như vậy chỉ là giữ theo văn tự nhưng lại bỏ qua tinh thần của Kinh Thánh. Có nghĩa là lập luận của Phao Lô không phải chỉ có tính chất Thần Học; ở đây Thần học chỉ được viện dẫn để binh vực cho tập tục đã có sẵn. Phao Lô chỉ muốn giữ Hội Thánh khỏi thay đổi một cách quá đáng trái với nền văn hóa đương thời " vâng theo mọi chi tiết" của khúc Kinh Thánh này trong mọi nền văn hóa ngày nay chính là đi ngược lại mục đích của những điều Phao Lô muốn giải bày ! Nói thế có nghĩa là nếu một phụ nữ trùm đầu hay đội mũ trong Hội Thánh ở giữa nền văn hóa mà người phụ nữ không quen trùm đầu sẽ khiến mọi người chú ý đến người phụ nữ đó - và đây chính là vấn đề mà Phao Lô muốn tránh đi.Vì lý do này, nhiều người đã quyết định chuyển đổi những chi tiết cá biệt đó sang những điều tương đồng về mặt văn hóa. Có nghĩa là ở những vùng theo văn hóa Tây phương mà phụ nữ thường đội mũ ở nơi công cộng hoặc đội khăn như trong nền văn hóa Phi Châu, hoặc choàng khăn như trong các nền văn hóa Châu Mỹ la tinh thì có thể áp dụng việc phụ nữ trùm đầu khi thờ phượng ở Hội Thánh. Tuy nhiên có cần thiết phải làm như vậy trong bối cảnh của xã hội mà phụ nữ trùm đầu và điều đó theo quan niệm chung là không có gì đáng xấu hổ cả. Dĩ nhiên trong trường hợp Hội Thánh đã có thói quen trùm đầu thì việc không giữ theo thói quen đó có thể bị cho là "chống đối".Nhưng dầu thế nào, tôi vẫn cho rằng bất cứ sự "vâng theo mọi chi tiết" nào, được thực hiện dưới bất cứ "sự hoán chuyển" nào cũng không được bỏ qua ý chính của Phao Lô. Chủ đích của việc trùm đầu không phải là để giữ phụ nữ trong sự lệ thuộc nhưng là một dấu chỉ về thẩm quyền của họ được tham dự vào sự thờ phượng một cách bình đẳng với nam giới !16. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a. Nan đề chính yếu đối với việc "vâng theo mọi chi tiết" trong vấn đề "trùm đầu" đó là người phụ nữ trong thế kỷ XX có thể vâng theo Kinh Thánh nhưng lại không hiểu gì hết về những lý do được nói đến trong Kinh Thánh.17. Trong những câu phát biểu dưới đây, câu nào bổ túc đầy đủ cho câu văn này: Nền tảng Kinh Thánh cho việc phụ nữ trùm đầu trong thế kỷ XX làa) Phải vâng theo Kinh Thánh bởi vì đây là một mạng lệnhb) Bày tỏ sự tùng phục đối với chồngc) Tuân theo truyền thống của Hội Thánh từ thế kỷ thứ I

Page 202: Chu giai 1 va 2 cotinhto

d) Bày tỏ dấu hiệu về quyền bình đẳng với nam giới trong việc sử dụng các ân tứ của Đức Thánh Linh.Theo tôi vấn đề thực sự là phải chăng cần có sự "hoán chuyển" dấu hiệu về thẩm quyền. Phải chăng một sự "hoán chuyển" giả tạo về việc trùm đầu là cần thiết để tượng trưng cho mối tương quan chức vụ giữa nam giới và nữ giới? và phải chăng một dấu hiệu bề ngoài là cần thiết để phụ nữ có thể tham gia vào sự thờ phượng trong thế kỷ XX này ? Về điểm này mỗi chúng ta phải tự quyết định lấy. Riêng cá nhân tôi cho là không cần thiết.

Ý chính trong phân đoạn này. Ôn lại phần mục tiêu 3 trong bài 6.Trong hầu hết các nền văn hóa Tây phương, những áp dụng "cụ thể" trong phân đoạn này đều được xem là những chi tiết thuộc về văn hóa và không còn phù hợp với ngày nay. Tuy nhiên, hiện nay đang có những tranh luận có tính chất khoa giải kinh về vấn đề tương quan giữa phái nam và phái nữ. Trên căn bản những điều đã trình bày trong bài 6, tôi tin tưởng rằng Đức Chúa Trời đang muốn nói đến chúng ta qua ICo1Cr 11:7-12. Nhưng tôi cũng cần nhấn mạnh rằng vấn đề này không phải là điểm chính của phân đoạn Kinh Thánh. Vấn đề không liên hệ với tương quan giữa phái nam và phái nữ nhưng là sự thích hiệp trong buổi thờ phượng của Hội Thánh. Câu hỏi đáng phải nêu lên là Lời Đức Chúa Trời dạy gì về vấn đề này?Theo tôi đây chính là điều mà phân đoạn Kinh Thánh này muốn nói với Hội Thánh ngày nay. Ý tưởng của Phao Lô trong câu 7 và 10 cần phải được nhắc lại một lần nữa. Chúng ta không được cho phép bất cứ điều gì trong Hội Thánh tạo sự chú ý đến con người thay vì chú ý đến Đức Chúa Trời. Vinh quang của con người dù được mặc bất cứ hình thức đẹp đẽ nào cũng không được góp phần vào sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Và điều này được áp dụng đối với các hành động cũng như cách ăn mặc của con người.Còn về vấn đề tương quan phái nam và phái nữ, tôi chỉ xin nói vắn tắt. Vấn đề này rõ ràng liên quan đến sự giằn co có tính chất thời sau rốt. Mối tương quan nam nữ thay đổi đáng kể trong các nền văn hóa khác nhau. Nhưng dù bất cứ trong nền văn hóa nào, Phao Lô cũng không hề có ý nói về quyền cai trị của nam giới. Và dầu sự vượt trổi có tính cách chức phẩm của nam giới được áp dụng trong bối cảnh văn hóa hay trong bối cảnh riêng tư thì cũng không được vượt qua chân lý quan trọng hơn về sự bình đẳng trong Đấng Christ. Chúng ta vẫn còn sống trong tình trạng "chưa hoàn tất" nhưng thực tại về"điều đã bắt đầu" vẫn lớn lao hơn. Nói thế có nghĩa là hy vọng tương lai phải định hướng cho cuộc sống hiện tại. Và mối hy vọng tương lai của chúng ta cũng được thể hiện trong mối tương quan nam nữ.

Page 203: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Đến đây chúng ta kết thúc bài học này. Trước khi làm bài tự kiểm tra, các bạn hãy ôn lại phần nói về khoa giải kinh. Nên nhớ rằng đây chỉ là những ý kiến có tính chất khoa giải kinh chứ không phải là luật lệ. Các bạn không nhất thiết phải đồng ý với tôi, nhưng việc áp dụng Kinh Thánh của bạn phải được đặt nền tảng trên những nguyên tắc đúng đẳng. Và việc áp dụng đó cũng cần phải có sự nhất quán.18. Trong bài tập cuối cùng này, đề nghị bạn suy nghĩ về những câu hỏi sau đây.a. Bạn đang sống trong nền văn hóa nào ? Nền văn hóa đó thay đổi hay không thay đổi rất nhanh chóng ?.b. Nếu như bạn phải "hoán chuyển" những áp dụng cụ thể trong phân đoạn Kinh Thánh này vào nền văn hóa của bạn, những điểm cụ thể nào có thể được coi như những biểu tượng tương đồng ?c. Những cách ăn mặc hay hành động nào có thể vi phạm nguyên tắc được nói đến trong khúc Kinh Thánh này trong bối cảnh Hội Thánh của bạn ?Bây giờ bạn hãy ôn lại bài để sửa soạn làm bài tự kiểm tra. Cũng như trước, bạn hãy ôn lại bằng cách cố nhớ lại những ý chính trong mỗi đề mục. Nếu khi làm bài tự kiểm tra có phần nào bạn chưa trả lời đúng hãy xem lại trong sách hướng dẫn học tập để tìm ra nguyên nhân sai lỗi của bạn.

Bài Tập Tự Trắc Nghiệm CÂU TRẢ LỜI NGẮN. Điền vào những câu sau đây cho đầy đủ.1. Vấn đề căn bản Phao Lô phải giải quyết trong 11:2-16 là......2. Nêu lên ba phần của lập luận có tính chất văn hóa xã hội của Phao Lô trong 11:2-16.a. 11:4-6......b. 11:13-15......c. 11:16......CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng.3. Trong những câu dưới đây câu nào thuộc về lý luận có tính chất Thần Học trong 11:2-16.a) "Song nếu người đàn bà lấy sự hớt tóc và cạo đầu làm xấu hổ thì hãy trùm đầu lại"b) "Chính lẽ tự nhiên há chẳng dạy rằng nếu đàn bà để tóc dài thì là lịch sự cho mình"c) "Đấng Christ là đầu mọi người, người đàn ông là đầu người đàn bà"d) "Có ai muốn cãi lẽ thì chúng tôi không có thói quen ấy mà các Hội Thánh Đức Chúa Trời cũng không có nữa"4. Khi Phao Lô viết "chính lẽ tự nhiên" dạy chúng ta rằng đàn ông để tóc dài, "lẽ tự nhiên" trong câu này có nghĩa gì ?

Page 204: Chu giai 1 va 2 cotinhto

a) Văn hóab) Tính chất của sự việc theo bản tính hay đặc tính bẩm sinh.c) Một trật tự thiên thượng được bày tỏ qua thế giới tự nhiên.d) Vũ trụ như là một thực thể độc lập đối với con người.CHỌN GIỮA ĐÚNG VÀ SAI. Viết chữ Đ trước phát biểu đúng. Viết chữ S trước câu trả lời sai.......5. Vấn đề căn bản mà Phao Lô phải giải quyết trong 11:2-16 là các phụ nữ đã không còn vâng phục chồng của họ nữa.......6. Sự trùm đầu được nói đến trong 11:2-16 có lẽ ám chỉ về tóc dài.......7. Chúng ta có thể chắc chắn rằng lý do khiến phụ nữ không "giữ theo các truyền thống" về vấn đề này có liên quan đến quan điểm quá khích về thời sau rốt.......8. Từ ngữ "đầu" được dùng cách ẩn dụ trong phân đoạn này ám chỉ về "căn nguyên" hơn là về thẩm quyền.......9. "Vì có các Thiên Sứ" trong 11:10 dường như ám chỉ đến niềm tin rằng các Thiên Sứ hiện diện trong buổi thờ phượng. Và với tư cách là những người canh giữ trật tự thiên thượng, các thiên sứ có thể bị xúc phạm bởi các phụ nữ không trùm đầu khi thờ phượng.......10. Ý nghĩa của câu "làm nhục đầu mình" trong 11:5 có thể là phụ nữ sẽ gây xấu hổ cho chính mình và cho chồng của mình qua việc cầu nguyện mà không trùm đầu.......11. Quan niệm của Phao Lô về mối tương quan nam nữ như được trình bày trong 11:7-12 bao gồm cả sự bình đẳng hoàn toàn và sự phụ thuộc trong chức vụ.......12. Nguyên tắc quan trọng nhất có tính chất khoa giải kinh rút ra từ 11:2-16 có liên quan đến sự xứng hiệp trong buổi thờ phượng của Hội Thánh và điều này có nghĩa là chúng ta không nên ăn mặc khiến tạo nên sự phân tâm trong giờ thờ phượng chính.

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a. "Đầu" xuất hiện 12 lần trong câu 3 - 10 (11:3, 4, 5, 6, 7, 10)b. Câu trả lời của bạn. Rõ ràng có liên quan đến việc trùm đầu của phụ nữ.2. c. Phụ nữ đi ngược lại tập tục trùm đầu trong Hội Thánh3. a) Khăn che đầu4. a. Phụ nữ cầu nguyện và nói tiên tri mà không trùm đầu.c. Một số phụ nữ muốn cầu nguyện và nói tiên tri mà không trùm đầu.e. Khăn trùm đầu phủ đến ngang vai.5. a Lý luận dựa vào Thần học và lý luận dựa vào văn hóa hay xã hội.b. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.6 a Ẩn dụ và nghĩa đen

Page 205: Chu giai 1 va 2 cotinhto

b 11:3 ẩn dụ 11:3 ẩn dụ 11:3 ẩn dụ 11:4 nghĩa đen 11:4 ẩn dụ và nghĩa đen 11:5 nghĩa đen 11:5 ẩn dụ hoặc nghĩa đen 11:5 nghĩa đen 11:6 nghĩa đen 11:6 nghĩa đen 11:7 nghĩa đen 11:10 nghĩa đen.7. a. Câu văn thứ hai chỉ có những từ......b. " Thì nên trùm đầu"8. Không cần trả lời9. a. " Thủ lĩnh của cộng đồng "hay" căn nguyên của phụ nữ".b. Trang 249 : "Đàn ông là đầu của đàn bà trong ý nghĩa đàn ông là căn nguyên".10. a. 1) Một từ có nhiều nghĩa trong tiếng A-ram; 2/ Sự tự trọng; 3/ Sự bảo vệ; 4/ "Dấu hiệu của sự phục quyền"; 5/ Tượng trương cho thẩm quyền mới của người phụ nữ được cầu nguyện và nói tiên tri.b. Bởi vì trong ngôn ngữ Hy-Lạp không dùng các nghĩa này.c. Câu trả lời của bạn. Hãy so sánh kỹ với Barrett.d. Các Thiên sứ là kẻ canh giữ trật tự Thiên thượng.11. a. Sai. Phaolô không hề nói đến sự thuận phục, đãy cũng không phải là ý nghĩa của từ ngữ "đầu".b. Sai. Có lẽ các Thiên sứ là kẽ canh giữ trật tự Thiên thỳượng.c. Đúng12. a. 11:4-6 Không trùm đầu là làm nhục "đầu" và là một sự xấu hổ.b. 11:13-15 So sánh với "thiên nhiên" cho thấy việc trùm đầu là thích hợp.c 11:16 Đây là tập tục của Hội Thánh.13. Barrett đồng ý với Allo và cho rằng có cả hai ý nghĩa.14. a. 6) Đầu.b. 9) Chồngc. 14) Xấu hổd. 13) Thích hợpe 3) Văn hóa ; 5) Tócf 1) Các Hội thánhg 2) Cãi lẽ15. a. Hai khía cạnh đó là "hoàn toàn bình đẳng" và "sự tùy thuộc theo chức phận"b. Có thể nói rằng "Đó kà dấu hiệu của sự tùy thuộc về chức phận của phụ nữ đối với chồng và cũng là dấu hiệu về quyền của phụ nữ được cầu nguyện và nói tiên tri"16. Đúng17. d) Dấu hiệu về quyền bình đẳng với nam giới trong việc cầu nguyện và nói tiên tri18. Câu trả lời của bạn.

Page 206: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Tiệc Thánh

Nếu không học được nhiều qua bài 11, ít nhất bạn cũng học biết rằng trong số phân đoạn Kinh Thánh trong I Côrinhtô là rất khó giải nghĩa. Điều nan giải trong 11:2-16 chủ yếu gây nên bởi sự thiếu hiểu biết về tập tục của người thời trước. Dầu vậy chúng ta vẫn thấy được cách Đức Chúa Trời muốn phán với chúng ta.Trong bài nầy chúng ta cũng gặp một tình trạng như vậy. Chúng ta hầu như không thể hình dung được điều gì đã xảy ra trong Hội thánh đến nỗi một số người đã say sưa khi dự tiệc thánh.Chúng ta sẽ cố gắng phỏng đoán một cách hợp lý về điều nầy. Nhưng ở đây điều Đức Chúa Trời muốn phán dạy chúng ta còn rõ ràng hơn phân đoạn trước. Bạn đã từng dự tiệc thánh và được kêu gọi phải tự xét mình chưa? Đây chính là Lời của Đức Chúa Trời phán với chúng ta. Tuy nhiên điều Phao Lô muốn nói thì hơi khác với những điều chúng ta được nghe ngày nay. Chúng ta sẽ thấy điều này khi thực hiện việc giải kinh. Chắc rằng bạn sẽ sớm có cơ hội để dự Tiệc Thánh. Đây sẽ là dịp tốt để bạn suy nghĩ về những điều chúng ta học trong bài này. Nhờ ân điển, bởi đức tin bạn sẽ được mời gọi một lần nữa kinh nghiệm sự tha thứ và đón nhận của Đức Chúa Trời.Vấn đềViệc lạm dụng bàn tiệc của ChúaTiệc Thánh được cử hành như bửa ăn thân ái trong Hội ThánhSự lạm dụng của người Cô rinh tôCâu trả lời của Phao LôLời kêu gọiLời chỉ dạyViệc áp dụngQuan niệm của Phao Lô về Tiệc ThánhMột vài ý kiến có tính chất khoa giải kinhSau khi hoàn tất bài học này, bạn sẽ có thể* Giải thích ý nghĩa của điều Phao Lô nói về việc ăn uống cách không xứng đáng và cho biết điều này liên quan đến vấn đề trong 11:17-34 như thế nào?* Trình bày sự khác biệt giữa Tiệc Thánh được cử hành vào thế kỷ I và Tiệc Thánh ngày nay.* Giải Thích việc cử hành Tiệc Thánh và công bố sự chết của Chúa Cứu Thế theo ý nghĩa nào* Thảo luận về hai thái độ căn bản người tín đồ phải có khi dự Tiệc Thánh để bảo đảm rằng việc dự Tiệc Thánh là xứng hiệp1. Đọc 11:17-34

Page 207: Chu giai 1 va 2 cotinhto

2. Đọc sách chú giải của Barrett trang 258-277 khi được yêu cầu3. Nghiên cứu bài học từng phần một4. Làm bài tự kiểm trapháp lýchiều kích hướng về con ngườihiện tượng thừa từchiều kích hướng thượngVẤN ĐỀ Các vấn đề trong I Côrinhtô càng ngày càng trở nên trầm trọng ! Trong bài học này, chúng ta sẽ bàn về một vấn đề đặc biệt. Phân đoạn Kinh Thánh 11:3-32 rất quen thuộc đối với những tín đồ lâu năm trong Hội Thánh. Vấn đề ở đây là bởi quá quen thuộc với phân đoạn Kinh Thánh này nên dường như chúng ta cho rằng không cần chú giải đoạn Kinh Thánh này nữa.Tuy nhiên đoạn Kinh Thánh quen thuộc này lại là một phần trong câu trả lời của Phao Lô về một vấn đề mà chúng ta rất khó tái dựng. Nhưng bởi vì đề tài "xét mình" và "xét đoán" được hết sức nhấn mạnh trong các câu 27-32 cho thấy rằng những câu này chắc chắn đã được viết ra để trực tiếp trả lời cho những sai lầm ở Côrinhtô. Cho nên điều rất quan trọng là chúng ta phải cố gắng tái dựng vấn đề.1. Đọc 11:17-34 hai lầna. Liệt kê những nhóm từ hay câu văn gợi ý cho chúng ta biết vấn đề ở đây là gì.b. Hai chi tiết được Phao Lô nhắc lại ở phần đầu và cuối phân đoạn này là gì?

Việc lạm dụng Tiệc Thánh Chúng ta hãy bắt đầu với những điều đã được biết rõ ràng. Hiển nhiên là vấn đề có liên quan đến việc lạm dụng Tiệc Thánh trong bối cảnh Hội Thánh. Trong những câu này Phao Lô đã năm lần dùng động từ "khi anh em nhóm lại" hay "hội lại" (câu 17, 18, 20, 33, 34). Các bạn còn nhớ trong việc giải kinh đối với 5:3 rằng đây là một từ ngữ tương đương để chỉ về sự nhóm lại của Hội Thánh trong tư cách là một cộng đoàn trông đợi sự hiện diện của Đức Thánh Linh và quyền năng của Đức Chúa Trời. Ngôn ngữ dùng trong 11:18 đáng chú ý đặc biệt: "khi anh em có sự nhóm họp Hội Thánh". Vậy nên đây là một cộng đoàn nhóm họp lại.Trong câu 20 Phao Lô nói đến Kyriakon deiphon dịch là "Tiệc Thánh của Chúa". Đây có lẽ cũng là thuật ngữ tương đương chỉ về bữa ăn thân ái của Hội Thánh. Nghĩa đen của từ ngữ này là "bữa tiệc nhằm tôn vinh Chúa". Như thế có nghĩa là bữa tiệc được hướng về Chúa Cứu Thế hoặc tổ chức đề quy vinh hiển cho Chúa Cứu Thế.

Page 208: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Tuy nhiên câu 23-25 cho thấy rất rõ rằng Tiệc Thánh của Chúa không đơn giản chỉ là bữa tiệc được tổ chức nhằm tôn vinh Chúa Cứu Thế. Nhưng đó là bữa tiệc đặt biệt, bữa tiệc qua đó Hội Thánh ôn lại những biến cố chung quanh sự chết Cứu Chuộc của Chúa Cứu Thế.Trong câu 20 khi Phao Lô nói đó chẳng còn phải là Tiệc Thánh của Chúa ông không muốn nói rằng họ không thật sự tham dự Tiệc Thánh của Chúa. Điều ông muốn nói là những điều họ làm trong buổi Tiệc Thánh đã xúc phạm đến nỗi buổi Tiệc Thánh không còn là dịp để "tôn vinh Chúa Cứu Thế" nữa.Điều này cần phải được nhấn mạnh hơn vì có một số học giả nêu ý kiến rằng bữa tiệc của người Cô rinh tô không phải là lễ Tiệc Thánh. Theo ý kiến này thì những người Cô rinh tô đang nhóm họp để dự tiệc và bữa tiệc đã ra khỏi vòng trật tự do đó Phao Lô dạy dỗ họ phải thay bữa tiệc đó bằng bữa Tiệc Thánh. Theo những học giả này thì đó là lý do khiến Phao Lô đưa ra những dạy dỗ về cách cử hành Tiệc Thánh trong câu 23-25.Những điều chắc chắn hơn là Phao Lô đã lập lại những nghi thức về Tiệc Thánh bởi vì người Cô rinh tô đã lạm dụng Tiệc Thánh trong hai phương diện. ( nghi thức về Tiệc Thánh ở đây có nghĩa là những câu văn được chính thức sử dụng khi cử hành Tiệc Thánh). Rõ ràng là đã có sự lạm dụng ở đây. Đã xảy ra bè đảng, một số người thì đói trong khi một số người khác lại say sưa và có người đã bị sĩ nhục. Điều này cũng có nghĩa là họ đã xúc phạm đến chính Chúa . Họ đã cư xử trong cách thức gây vấp phạm đến sự chết của Chúa(câu 27). Vậy thì vấn đề cụ thể là gì?

Tiệc Thánh được cử hành như một bữa ăn thân ái trong Hội Thánh. Từ những điều Phao Lô viết ở đây, chúng ta thấy rõ ràng Tiệc Thánh của Chúa đã được cử hành cùng lúc với bữa ăn thân ái. Chúng ta không biết chính xác về bữa ăn thân ái này. Nhưng chúng ta có lý để hiểu rằng đây là bữa tiệc chứ không phải là một nghi lễ tiếp theo sau buổi thờ phượng. Đây là bằng chứng về điều này.Việc cử hành Tiệc Thánh của Chúa như là một phần của bữa ăn thân ái là kết quả của ba yếu tố sau đây:1. Các bạn hãy xem lại phần nói về "thức ăn cúng tế cho hình tượng" trong bài 9. Bạn sẽ nhớ lại rằng hầu hết các dân tộc trong thế giới cổ đại đều thờ phượng thần linh của họ qua sự ăn uống trước sự hiện diện của các vị thần. Qua việc này họ có được sự thông công với các thần linh. Trong 10:16, 17 chính Phao Lô phần nào cũng hiểu về bàn tiệc của Chúa theo nghĩa này: "Aãy không phải là dự phần trong thân và huyết của Chúa sao?". Việc hiểu Tiệc Thánh của Chúa như là một bữa tiệc là một điều rất tự nhiên.2. Lý do thứ hai để xem Tiệc Thánh của Chúa là một phần của bữa ăn thân

Page 209: Chu giai 1 va 2 cotinhto

ái được thấy qua bài tập ở đây.2. Xem Mat Mt 16:17-30, Mac Mc 14:12-26 và LuLc 22:7-38. Các trước giả Phúc âm cho biết điều các môn đồ đang làm khi Chúa Giê -Xu nói những lời trong nghi thức Tiệc Thánh. Họ đang làm gì?a Mat Mt 26:26 ......b Mac Mc 14:22......c LuLc 22:14 ......Điều rất tự nhiên là một nghi thức được ban bố trong một bữa tiệc thì cũng sẽ được thực hiện trong bối cảnh của một bữa tiệc. Ngoài ra các yếu tố trong bữa tiệc cuối cùng của Chúa cũng chính là hai phần chính của một bữa tiệc.3. Lý do thứ ba để hiểu Tiệc Thánh của Chúa như là một bữa tiệc có liên quan đến đặt tính cộng đoàn thời cuối cùng của Hội Thánh.3. Xem lại phần Thần Học sai lầm của người Côrinhtô trong bài 5. Sau đó đọc Mat Mt 8:11, LuLc 13:29, 14:15, 16, 24, KhKh 19:9, và đặt biệt Mat Mt 26:29 và LuLc 22:29-30. Trong những câu này có đề cập đến hai yếu tố nào?......Qua những đoạn Kinh Thánh nêu trên và qua nhiều chứng cớ khác chúng ta biết rằng một phần trong sự trông đợi của người Do Thái về Đấng Mê- Si bao gồm mong đợi về một bữa tiệc trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể đi sâu vào chi tiết ở đây. Tuy nhiên có thể nói rằng niềm mong đợi này nằm phần sau nổ lực tôn Chúa Jêsus làm Vua sau khi Ngài hóa bánh ra nhiều cho 5.000 người ăn (GiGa 6:1-15). Qua phép lạ này người Do Thái đã nhìn thấy sự thành tựu của điều họ mong đợi về bữa tiệc của Đấng Mêsi. Đặt biệt lưu ý bằng từ các đoạn Kinh Thánh nêu trên cho thấy rằng Chúa Jêsus đã thiết lập lễ Tiệc Thánh trong bối cảnh của niềm mong đợi đó. Ngài đã phán: "Ta sẽ không dự tiệc này nữa cho đến khi mọi sự được hoàn tất. Nhưng các ngươi sẽ tiếp tục dự tiệc này cho tới ngày cuối cùng". Tiệc Thánh của Chúa là: "điều đã bắt đầu" của bữa tiệc vĩ đại đó. Do đó thật là tự nhiên khi Tiệc Thánh là điều tiên báo về bữa tiệc vĩ đại cuối cùng được xem như một bữa tiệc.Thơ I Côrinhtô không phải là chứng cớ duy nhất về Tiệc Thánh được cử hành chung với bữa ăn thân ái. Chúng ta có thể xem thêm trong Cong Cv 2:46 "họ bẻ bánh ở nhà và dùng bữa với nhau". Dĩ nhiên điều này không thể có ý nghĩa gì khác hơn là dùng bữa chung với nhau.4. Đọc Giu Gd 1:12. Trong câu Kinh Thánh này bữa ăn thân ái của Cơ Đốc Nhân được gọi là gì ......Có những bằng chứng rõ ràng trong những văn phẩm Cơ Đốc sau thời đại Tân ước (khoảng năm 90-140 SC) cho thấy rằng từ ngữ này thường được dùng để nói về bữa ăn thân ái của Cơ Đốc Nhân. Vậy là ít nhất là cuối thế kỷ

Page 210: Chu giai 1 va 2 cotinhto

I Hội Thánh đã thường ăn mừng sự sống mới trong Đấng Christ chung quanh bàn tiệc và Tiệc Thánh của Chúa rõ ràng là một phần trong nghi lễ đó.Sự kết hợp giữa Tiệc Thánh của Chúa và bữa ăn thân ái là một nền tảng quan trọng để chúng ta có thể hiểu được sự lạm dụng xảy ra ở Côrinhtô.5. Ôn lại phần này, sau đó gấp sách hướng dẫn học tập lại và ghi ngắn gọn 3 yếu tố cho thấy rằng các Cơ Đốc Nhân thời Hội Thánh đầu tiên đã cử hành Tiệc Thánh của Chúa chung với bữa ăn thân ái.a ............b ............c ............

Việc lạm dụng xảy ra ở Côrinh tô. 6. Bước kế tiếp trong việc tái dựng của chúng ta là kết hợp sự hiểu biết về cách cử hành lễ Tiệc Thánh thời Hội Thánh đầu với những điều chúng ta biết qua những lời dạy của Phao Lô. Chúng ta đã xác định rằng việc lạm dụng đã xảy ra theo hai hướng : Hãy ghi chép cách vắn tắc điều bạn nghĩ là đã xảy ra (đừng quên những điều bạn đã học về bữa ăn thân ái trong bài 9).Rõ ràng là một số người Côrinnhtô đã nghĩ về bữa ăn thân ái của Hội Thánh giống như các bữa ăn họ đã tham dự khi còn là người ngoại đạo.Hậu quả của điều đó là bữa ăn thân ái đã có quá nhiều sắc thái "tiệc tùng nhưng lại có quá ít tình yêu thương".Mặt khác họ đã đánh mất ý nghĩa Tiệc Thánh như là một bữa tiệc để tôn vinh danh Chúa. Sự ham mê ăn uống của họ đã không đi đôi cùng sự thông công với "Cứu Chúa Jêsus trong đêm Ngài bị nộp". Do đó chiều kích thứ nhất của vấn đề là chiều kích hướng thượng. Nghĩa là sự thông công của họ với Chúa Jêsus tại bàn Tiệc Thánh của Ngài. Trong câu 23-32 Phao Lô đã trực tiếp đề cập đến chiều kích này.Nhưng rõ ràng là Phao Lô quan tâm nhiều hơn đến chiều kích hướng về con người, nghĩa là về mối liên hệ giữa các tín đồ với nhau. Đã có "quá ít tình yêu thương". Cả phần đầu và phần cuối của đoạn Kinh Thánh này đều nói trực tiếp với những kẻ đã xúc phạm đến Hội Thánh. Những sự xúc phạm này chính xác bao gồm những điều gì?Bây giờ chúng ta đề cập đến những chi tiết trong bài tập số 1. Phao Lô nói đến ba điều mà chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng.1. Trong câu 18 Phao Lô nói "Có sự phân rẽ giữa vòng anh em". Sự phân chia bè đảng này đã từng được nói đến trong đoạn 1-4. Nhưng những yếu tố gây nên sự chia rẽ ở đây được đề cập đến trong một cách thức khác.

Page 211: Chu giai 1 va 2 cotinhto

2. Trong một mức độ nào đó, sự chia rẽ có liên quan đến vấn đề "giàu, nghèo". Tức là "kẻ thì đói, người lại say mèm". (ICo1Cr 11:21). Phao Lô khuyên những người giàu hãy "dùng bữa riêng tại nhà" (11:34). Nhưng người nghèo đã bị khinh bỉ bỡi những người "có nhà để ăn uống" (11:22)3. Tuy nhiên việc người nghèo bị khinh bỉ bởời sự ham ăn uống của kẻ giàu không quan trọng bằng sự kiện những người nghèo đã không được tham dự Tiệc Thánh. Ý tưởng này đã được nói đến hai lần "ai cũng nôn nã mà ăn bữa riêng mình" (11:21) và "hãy chờ đợi nhau" (11:23).Bạn còn nhớ trong câu 1:26 rằng Hội Thánh Côrinhtô gồm đa số những người "chẳng ra gì". 7:20-24 cho thấy rõ rằng một số "người chẳng ra gì này" vốn là các nô lệ. Điều có thể thấy là những người không được dự Tiệc Thánh là những nô lệ không được quyền đến dự tiệc vào thời giờ mà họ mong muốn. Có lẽ câu "hãy chờ đợi nhau" muốn đề cập thẳng đến vấn đề này..Dĩ nhiên ý tưởng trên chỉ là một phỏng đoán. Nhưng sự phỏng đoán này dựa trên những chứng cớ cụ thể. Bất luận việc lạm dụng xãy ra như thế nào trong Hội Thánh, chính sự xúc phạm đến Hội Thánh là điều quan tâm lớn nhất trong cả đoạn Kinh Thánh này.Trước khi nghiên cứu ý nghĩa câu trả lời của Phao Lô, bạn hãy ôn lại phần về "vấn đề"7. Dùng những từ ngữ ở cột bên phải để điền vào những câu dưới đây:a. Vấn đề trong 11:17-34 là việc lạm dụng......b. Từ ngữ này để chỉ về bữa tiệc để tôn vinh danh Chúa Cứu thế......c. Trong Hội Thánh thời đầu tiên, lễ Tiệc Thánh được cử hành cùng với......cũng thường được gọi là......d. Vấn đề ở Côrinhtô chính là đã có quá nhiều tính chất "......" nhưng lại quá ít "......".e Không những họ đã không tôn vinh danh Chúa qua việc......mà lại còn có......vì cớ bữa tiệc.f Người......đã nôn nã dự tiệc trong khi kẻ......không tham dự được.

Câu trả lời của Phao Lô 11:17-34Giống như bài 11, đây cũng là một phân đoạn Kinh Thánh mà những vấn đề quan trọng về nội dung cần được xem xét cùng lúc với việc theo dõi lập luận. do đó sẽ không có một phần riêng bàn về những vấn đề có tính chất nội dung.8 Đọc lại 11:17-34 và suy nghĩ theo từng phân đoạn. Cho biết ý tưởng chính trong mỗi phân đoạn. Vai trò của mỗi phân đoạn đối với cau trả lời của Phao Lô là gì?

Page 212: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Lập luận chung của cả phân đoạn 11:17-34 bị chi phối bởi động từ Sunerches thai có nghĩa là nhóm lại. Chúng ta cũng đã ghi nhận rằng động từ này xuất hiện 5 lần . Bây giờ chúng ta thử xem động từ này xuất hiện 5 lần ở những chỗ nào trong lập luận - 3 lần ở phần đầu của lập luận (câu 17-18,20) và và 2 lần ở phần cuối (câu 33,34) có rất nhiều chi tiết được nói đến trong phần giữa của lập luận.Phao Lô bắt đầu bằng câu : "Sự nhóm lại của anh em không làm cho mình hay hơn mà làm cho mình dở hơn". Các câu 17-22 cho chúng ta thấy một cách chi tiết điều họ đã làm khiến "tình trạng trở nên dở hơn". Rồi trong câu 23-26 Phao Lô dạy dỗ họ phải làm gì để sự nhóm lại của họ trở nên hay hơn. Trong câu 27-32 ông cảnh cáo họ những điều sẽ xảy ra nếu họ không cải thiện tình trạng của họ. Phao Lô kết luận bằng cách nhắc lại điều họ phải làm "khi nhóm lại với nhau" (câu 33) hầu cho khi nhóm lại, họ sẽ không chuốc lấy sự đoán xét trong các câu 27-32. (câu 34).

Lời kêu gọi 11:17-22Phân đoạn này được bắt đầu và kết thúc bằng nhóm từ "tôi chẳợng khen anh em đâu". Các lý do được nêu lên ở phần giữa của phân đoạn. Vấn đề được trình bày chi tiết như sau đây:Phần lớn các chi tiết trong phân đoạn này khiến chúng ta chắc được rằng Phao Lô đang trả lời về những điều ông nghe nói chứ không phải là lá thư họ viết cho ông . Do đó, trong phân đoạn này Phao Lô trình bày cho người Cô rinh tô về điều ông được nghe nói về họ và kêu gọi họ đừng lạm dụng Tiệc Thánh của Chúa và xúc phạm đến Hội Thánh.Cả phân đoạn này đã liên quan đến đề "nhóm lại". Phao Lô không thể khen ngợi họ về sự nhóm lại của họ "không làm cho mình hay hơn mà làm cho mình dở hơn". Trước hết, Phao Lô muốn nói: "anh em đã không thực sự nhóm lại cùng nhau gì cả, bởi vì đã có sự phân rẽ thay vì hiệp một". (câu 18). Rồi sau một phần ngắn hơi ra ngoài đề nói về ý nghĩa của "bè đảng" (câu 19). Phao Lô trở lại với ý chính nói về sự thất bại của người Cô rinh tô khi họ nhóm lại.Phao Lô đặc biệt nhấn mạnh đến sự thiếu hiệp một trong các câu 20-22. Trong câu 20, Phao Lô đã diễn tả sự nhấn mạnh này trong một cách thức rất thú vị mà bản dịch của Barrett hoặc NIV lột tả được. Tôi nghĩ bản King James dịch câu này tốt hơn, "khi anh em nhóm nhau lại một chỗ". Vấn đề của người Cô rinh tô là họ cùng nhau có mặt tại một chỗ nhưng họ lại không hiệp lại thành một cộng đoàn. Bởi vì thay vì cùng nhau dự Tiệc Thánh của Chúa với tư cách là một cộng đoàn mỗi người trong vòng họ đã nôn nã ăn uống một mình. Trong câu 22, Phao Lô kết luận phân đoạn này bằng câu

Page 213: Chu giai 1 va 2 cotinhto

"nếu anh em ăn uống như vậy khi cùng nhau nhóm lại thì có nghĩa là coi thường Hội Thánh. Bởi vì như vậy anh em làm sỉ nhục những người nghèo không có gì để ăn".Trước khi chấm dứt phân đoạn này chúng ta cần nghiên cứu một câu khó là câu 19.9. Đọc sách Barrett bình luận về câu 19 trang 261-262. Hãy cho biết Barrett hiểu thế nào về câu "hầu cho được nhận biết trong anh em những kẻ nào thật là trung thành".Điều cần phải thêm vào sự giải nghĩa của Barrett là từ ngữ Dokimoi dịch là. Trung thành hay được chấp nhận bởi Đức Chúa Trời dường như cũng liên quan đến ý tưởng trong các câu 27-32.

Lời chỉ dạy của Phao Lô 11:23-26Mối quan tâm của chúng ta trong phân đoạn này không phải chỉ là câu hỏi có tính chất nội dung "ý tưởng chính là gì?". Tuy nhiên như thế ít được nêu lên trong bài này, do đó chúng ta cần phải xét đến câu hỏi này trước khi bước vào bước vào các chi tiết. Vấn đề là thể này: "tại sao Phao Lô lại nêu lên sự chỉ dạy về những lời Chúa Jesus phán khi lập Tiệc Thánh và tại sao ông lại nêu lên ở phần này?".10. Đọc 11:23-26 cách cẩn thận và khi đọc hãy suy nghĩ về câu hỏi có tính chất nội dung kể trên . Khoanh tròn mẫu tự trước câu trình bày lý do xác đáng nhất về việc Phao Lô nêu lên các sự chỉ dạy của ông .a) Người Cô rinh tô chưa từng được chỉ dạy về những lời Chúa Jesus phán khi lập- Tiệc Thánh. Do đó Phao Lô dạy cho họ biết phải làm gì .b) Qua hành động của họ, người Cô rinh tô chứng tỏ rằng họ đã quên những lời Chúa phán khi lập Tiệc Thánh. Do đó Phao Lô nhắc lại những lời này để họ nhớ lại.c) Qua hành động của mình người Cô rinh tô chứng tỏ rằng họ đã đánh mất ý nghĩa của lễ Tiệc Thánh. Phao Lô nhắc họ nhớ lại những lời phán và cử chỉ của Chúa Jesus trong bữa tối cuối cùng để họ có thể dự Tiệc Thánh tốt hơn.d) Rõ ràng là người Côrinhtô đã có những nghi thức riêng về việc thánh thay cho những lời phán của Chúa Jesus trong bữa tối cuối cùng. Vì vậy Phaolô nhắc lại cho họ những lời Chúa Jesus đã phán hầu họ không đánh mất ý nghĩa của lễ tiệc thánh.Câu 23 cho thấy rõ ràng những người Côrinhtô đã nhận được những chỉ dạy về tiệc thánh. Phaolô không nói gì về việc học tập hay nhắc lại những lời của Chúa trong nghi lễ tiệc thánh. Có lẽ vì nôn nả dùng bữa riêng nên họ đã khiến những lời của Chúa về lễ tiệc thánh trở nên mờ nhạt. Tuy nhiên, ý

Page 214: Chu giai 1 va 2 cotinhto

tưởng chính của Phaolô trong phân đoạn này được thấy trong câu 26. Khi Hội thánh nhóm lại bên bàn tiệc của Chúa họ sẽ phải công bố sự cứu chuộc trong Đấng Christ. Những điều Chúa Jesus nói và làm trong bữa tối cuối cùng phải là đề tài chính của những điều họ nói hay làm tại bữa tiệc. Các chi tiết trong phân đoạn này cũng nên rõ ý này.11. So sánh điều Phaolô nói trong câu 23 - 25 RoRm 26:26-28, Mac Mc 14:22-24 và LuLc 22:19-20. Bảng kê dưới đây sẽ cho thấy những khác biệt căn bản giữa điều Phaolô tường thuật về những lời Chúa phán khi lập tiệc thánh với bản văn của Mathiơ, Mác và Luca. Bạn hãy nghiên cứu bảng minh họa dưới đây và cho biết bản văn nào giống với những lời Phaolô trưng dẫn nhất. Cũng hãy cho biết điểm đặc biệt nào Phaolô nhấn mạnh nhưng lại không thấy trong Mathiơ, Mác hoặc chỉ có một phần trong Luca.Bảng so sánh những lời Chúa phán khi lập Tiệc thánh theo Rôma, Mathiơ, Mác, Luca, và Phaolô. Phaolô nhấn mạnh hai điều đặc biệt trong khi ký thuật lời Chúa phán khi lập lễ tiệc thánh. Điều thứ nhất được thể hiện trong câu nói được lập đi lập lại " Hãy làm điều này để nhớ ta". Điều thứ 2 được bày tỏ trong câu 26 tức là ý kiến của Phaolô muốn nhắc nhở người Côrinhtô - công bố sự chết của Chúa cho tới khi Ngài lại đến. Thái độ của người Côrinhtô trong khi cử hành lễ tiệc thánh đã hoàn toàn đi ngược lại những điều này.Điểm thứ nhất Phaolô muốn chỉnh đốn có liên quan đến chiều kích hướng thượng của vấn đề, những người Côrinhtô đã không tôn vinh danh Chúa khi dự tiệc thánh. Thái độ của họ đã không mang ý nghĩa " dự phần vào huyết và thân của Chúa" Trong 10:16-17 Phaolô cũng đã nhấn mạnh đến chiều kích hướng thượng trước khi nói đến chiều kích của con người. Trong câu 17 Phaolô viết " Chúng ta dẫu nhiều cũng chỉ một thân thể bởi chúng ta đều có phần chung trong một cái bánh? Nhưng trước đó Phaolô đã viết cái chén và cái bánh đang dùng "há chẳng phải là thông với thân thể và huyết của Đấng Christ sao" (câu 16)Có những ý kiến khác về ý nghĩa của điều Phaolô viết "Công bố sự chết của Chúa" (11:26)12. Đọc sách Barrett trang 270 bàn về câu 26. Cho biết hai ý nghĩa của từ ngữ "công bố".a ......b ......Tôi không dám nói chắc như Barrett rằng từ ngữ này có nghĩa là công bố bằng cách hô khẩu hiệu hay không. Rất có thể là Hội thánh đầu tiên đã làm như vậy trong khi dự tiệc thánh. Tuy nhiên theo tôi thì ở đây sự nhấn mạnh của Phaolô là việc dự phần vào bữa tiệc như là một hành động có ý nghĩa "công bố". Hơn nữa, điều sai lầm của người Côrinhtô về tiệc thánh liên quan

Page 215: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đến thái độ của họ chứ không phải lời nói của họ.Dù thế nào đi nữa, tiệc thánh cũng là cơ hội để nhắc nhở lại sự hiện diện có tính cách thời cuối cùng của Hội thánh - sự hiện diện đặt nền tảng trên sự chết của Chúa Cứu Thế và trong sự chờ đợi ngày tái lâm của Ngài.

Việc áp dụng 11:27-34Bạn hẳn còn nhớ là vấn đề ở đây có hai chiều kích. Hướng thượng và hướng về con người. Trong chiều kích hướng thượng, họ đã thất bại trong việc tôn vinh danh Chúa. Trong chiều kích hướng về con người, họ đã không dự tiệc thánh trong tình yêu thương. Câu 17 -22 đề cập đến vấn đề Hội thánh Côrinhtô thiếu tình yêu thương. Nhưng trước hết câu trả lời của Phaolô kêu gọi chúng ta chú ý đến sự thất bại của người Côrinhtô trong việc tôn vinh danh Chúa. Ở đây Phaolô áp dụng lập lễ tiệc thánh vào tình trạng của Hội thánh. Khía cạnh hướng thượng của vấn đề vẫn còn đó nhưng câu trả lời của Phaolô sẽ phần nào quay trở lại với khía cạnh hướng về con người. Việc áp dụng lời phán của Chúa được thực hiện qua hình thức cảnh cáo và khuyên giục.13. Đọc lại 11:27-34.a. Nhóm từ nào đóng vai trò then chốt trong phân đoạn này.......b. Những từ ngữ nào khác có liên quan đến nhóm từ then chốt trên?......Bởi vì phân đoạn Kinh thánh 11:27-32 thường được đọc trong Hội thánh mà không chú ý đến bối cảnh nguyên thủy của thời Phaolô nên thường bị giải nghĩa sai. Trong trường hợp này việc giải nghĩa sai thật là một điều đáng tiếc. Việc giải nghĩa như vậy đã đặt con cái Chúa dưới sự đoán xét ngay tại bàn tiệc của Chúa, là nơi đáng ra bởi đức tin họ sẽ một lần nữa được kinh nghiệm sự chấp nhận của Chúa ! Do đó, chúng ta cần phải thực hiện việc giải kinh đối với phân đoạn này một cách chi tiết và hết sức cẩn thận.Điều đầu tiên chúng ta cần lưu ý là toàn thể khúc Kinh thánh bị chế ngự bởi các từ ngữ pháp lý là loại từ ngữ được dùng tại tòa án và Phaolô cũng có ý chơi chữ đối với động từ " xét đoán" . Cách chơi chữ này hầu như không thể lột tả được trong tiếng anh - Động từ căn bản có nghĩa là xét đoán trong tiếng Hylạp là Kninein xuất hiện hai lần (âu 31 "khỏi bị xét đoán"; (câu 32 khi chúng ta bị Chúa xét đoán"). Động từ ghép diakrinein cũng xuất hiện hailần ( câu 29 : " Không phân biệt thân Chúa"; câu 31: " nếu chúng ta biết xét đoán lấy mình"). Động từ kép này có nghĩa là xét đoán một cách đúng đắn. Nó cũng có nghĩa là có thể phân biệt giữa hai sự việc. Động từ ghép thứ nhì katakrinein (nghĩa đen là " kết án, lên án") xuất hiện trong câu 32. Ngoài

Page 216: Chu giai 1 va 2 cotinhto

ra danh từ krima có nghĩa "sự xét đoán" xuất hiện trong câu 29 và 34. Còn một từ nữa là dokimazein có nghĩa "thử nghiệm" hay tự xét mình" (câu 28). Bạn có nhớ từ ngữ Dokimoi trong câu 19 không ? Trong câu đó nghĩa đen của từ này là đã vượt qua một cuộc thử nghiệm. Và cuối cùng là từ ngữ enochos có nghĩa "mắc tội" cũng được sử dụng ( câu 27).Rõ ràng là Phaolô đã sử dụng những từ ngữ này có chủ ý. Nhưng chủ ý của Phaolô là gì ? Tất cả những điều này có ngụ ý gì?11:27 Như Phaolô đã trình bày, tiệc thánh phải là một cơ hội để được thông công với Chúa (10:16) phải là một bữa tiệc để nhớ đến Chúa cho tới khi Ngài trở lại. Những bữa tiệc của người Côrinhtô đã không xứng hiệpvới sự tưởng nhớ đến Chúa. Sự ham mê ăn uống của họ và sự coi thường Hội thánh đã cho thấy rằng cách họ dự tiệc thánh là không xứng đáng.Điều đáng tiếc là từ ngữ Hylạp anaxios được bản King James dịch là " không xứng đáng" bao hàm ý nghĩa luân lý vốn không phải là ý nghĩa của từ ngữ Hylạp nguyên thủy. Phaolô không nói về ăn bánh và uống chén trong tình trạng tội lỗi. Đúng hơn Phaolô muốn nói tới cách thức họ cử hành tiệc thánh của Chúa một cách sai trật - và điều này chính là tội lỗi ! Dự tiệc thánh theo cách thức của họ thì không hề có ý nghĩa công bố sự chết của Chúa (Câu 26), tức là việc Chúa phó thân thể vì cớ họ (câu 24 ). Trái lại, làm như thế họ đã đứng về phía những người đóng đinh Ngài. Nói thế có nghĩa là thái độ của họ đã chứng minh rằng họ thuộc về cùng một loại với những người đã kết án Chúa Jesus. Nhưng Đức Chúa Trời đã xét đoán hoàn toàn trái ngược. Những kẻ đã đóng đinh Chúa Jesus mới chính là những người bị đoán xét bản án của họ là đáng tội.11:28 Phương thuốc của Đức Chúa Trời dành cho những người "Mỗi người phải tự xét lấy mình". Có nghĩa là được kêu gọi hãy tự xét mình để khỏi bị Chúa xét đoán.14 Lời bình luận của Barrett về câu 28 rất đáng chú ý. Để giúp bạn nhớ được ý tưởng của ông, đề nghị bạn hãy ghi lại lời bình luận.11:29 Về nhiều phương diện, câu này cũng là một câu khó giải nghĩa là cũng có một vấn đề về bản văn. Vấn đề khó khăn nằm ở câu được là " không phân biệt thân của Chúa".Trước tiên, nhóm từ " của Chúa" dường như chắc chắn rằng không có trong bản văn nguyên thủy thủ bản quan trọng nhất không có nhóm từ này. Có thể giải thích rằng nhóm từ này được thêm vào để làm rõ nghĩa điều Phaolô nói trong câu "không phân biệt thân (thể)". Mặt khác, hầu như không thể giải thích được sự bỏ sót cụm từ này nếu như nó có ở trong bản văn nguyên thủy. Do đó, Phaolô chỉ viết "không phân biệt thân (thể)". Nhưng điều đó có nghĩa gì?15. Đọc lời bình luận của Barrett về câu 29 (trong 273 -275).

Page 217: Chu giai 1 va 2 cotinhto

a. Ba quan điểm căn bản về ý nghĩa của nhóm từ này là gì?......b. Barrett chọn cách giải nghĩa nào và tại sao? ......Barrett hầu như chắc chắn đúng khi cho rằng câu này song song với câu 27. Nhưng sự kiện Phaolô bỏ bớt nhóm từ "của Chúa" trong câu 29 có nghĩa là hoặc ông muốn chúng ta phải hiều ngầm ý của ông từ câu 27 hoặc ông cố ý để chúng ta đọc câu này một cách không rõ ràng. Theo tôi thì ý kiến sau có lẽ đúng hơn. Trường hợp này có vẻ rất giống với trường hợp những chữ "làm nhục đầu mình" trong 11:5,. Tôi đồng ý với Barrett rằng sự kiện câu này đi song song với câu 27 và văn cảnh của đoạn văn đòi hỏi chúng ta phải hiểu về thân thể của Chúa trước nhất. Qua việc lạm dụng tiệc thánh họ đã tỏ ra rằng họ không nhận thấy sự hiện diện của Chúa trong tiệc thánh. Nhưng biểu hiện rõ ràng hơn của sự lạm dụng của họ đó là " khinh bỉ Hội thánh". Phaolô đã viết trong câu 10:17 rằng " Vì chỉ có cái bánh, chúng ta dầu nhiều, cũng chỉ một thân thể". Việc Phaolô không dùng nhóm từ "của Chúa" rất có thể là vì ông muốn người Côrinhtô hiểu câu này theo cả hai nghĩa. Bởi vì hai cách hiểu nhóm từ " phân biệt thân thể" có thể nói trực tiếp đến cả hai chiều kích của sự kiện người Côrinhtô lạm dụng tiệc thánh.11:30-32 Những câu này cũng phản ảnh giáo lý về thời sau rốt đã bắt đầu nhưng chưa hoàn tất của Phaolô. Trong câu 29 Phaolô viết, người nào không phân biệt thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó tức là ăn uống sự xét đoán cho mình. Trong câu 30 Phaolô nói rằng những bệnh tật và ngay cả chết chóc giữa vòng các tín đồ là hậu quả của sự xét đoán Chúa.Nhưng Phaolô nói tiếp nếu họ biết xét đoán mình (câu 28) thì họ sẽ không bị xét đoán (câu 31). Tuy nhiên, ngay cả những sự xét đoán đang xảy ra (bệnh tật) cũng được nhìn như một ân huệ của Chúa. Đó chính là sự sửa phạt của Chúa cho họ không bị kết án làm một với người thế gian.Qua đoạn này chúng ta có thể thấy rõ rằng mặc dù lỗi lầm và sự lạm dụng, nhưng người Côrinhtô vẫn là con dân của Chúa. Có thể có những đoán phạt nhưng điều đó có nghĩa là muốn sửa phạt họ. Và sự sửa phạt như vậy sẽ khiến họ có kết quả nhiều hơn.11:33-34 Sau những lời kêu gọi trong phân đoạn này vốn đi tiếp ngay sau sự giải nghĩa của Phaolô về tiệc thánh trong câu 26, Phaolô tóm tắt lại điều ông đã nói ở trên ông đã làm điều này bằng cách đưa ra một vài lời khuyên cụ thể phù hợp với lời kêu gọi trong các câu 20 -22. Sau đó ông liên kết những lời khuyên này với lời cảnh cáo và kêu gọi trong câu 27 -32.Câu 11:33-34 " Hởi anh em, vậy thì lúc anh em hội lại để ăn chung với nhau, hãy chờ đợi nhau. Vì bằng cớ ai đói hãy ăn tại nhà mình" đã tóm tắt sự khuyên nhủ của Phaolô về việc điều chỉnh lại thái độ không xứng đáng của họ được đề cập đến trong câu 20 - 22. Rồi trong phần cuối của câu 34

Page 218: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Phaolô viết : "Hầu cho anh em không nhóm lại để chuốc lấy sự đoán xét". Ở đây ông đưa ra lời cảnh cáo về điều sẽ xảy ra nếu những lời khuyên nhủ trong các câu 27 - 32 không được vâng theo.Tóm lại, Phaolô kêu gọi người Côrinhtô trở lại với sự nhóm họp cách xứng hiệp và việc cử hành lễ tiệc thánh của Chúa cách xứng đáng.Trước khi bước qua phần khác; hãy ôn lại phần nói về giải kinh của 11:17-34 cho đến khi bạn thực hiện được mục tiêu 2 và 3. Bạn cũng hãy soát lại câu trả lời của bài tập 8.16. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a. Lý do chính của những lời dạy dỗ và khuyên bảo trong phân đoạn này là nhằm chấn chỉnh lại việc người Côrinhtô lạm dụng tiệc thánh của Chúa.b. " Ăn bánh và uống chén cách không xứng đáng" có nghĩa là tham dự tiệc thánh trong tình trạng phạm tộic. Nhóm từ "phân biệt thân thể" trong 11:29 có lẽ muốn nói đến cả thân thể của Chúa tượng trưng bởi tấm bánh và Hội thánh là thân thể của Đấng Christ tượng trưng qua việc cả Hội thánh đều dùng chung một tấm bánh.d. Mục đích của những câu 33 -34 là nối kết sự kêu gọi trong câu 20 -22 bởi sự cảnh cáo và khuyên giục trong câu 27 -32 bằng những lời khuyên cụ thể.

QUAN NIỆM CỦA PHAOLÔ VỀ TIỆC THÁNH CỦA CHÚA. Sẽ là quá tự tin nếu cố gắng nói vài điều có ý nghĩa trong 1, 2 đoạn văn về đề tài đã được nhiều tác giả nói đến trong cả kho sách lớn. Tuy nhiên sau đây là một vài nhận xét dựa trên việc giải kinh của chúng ta và được sắp xếp theo thứ tự.Đọc lại 11:23-26, 10:16-17 và 5:6-8 theo thứ tự. Cần lưu ý rằng đây là những phân đoạn duy nhất trong các tác phẩm của Phaolô nói về tiệc thánh của Chúa - đoạn 5:6-8 vẫn còn nhiều tranh luận. Do đó chúng ta không có nhiều tài liệu về sự dạy dỗ của Phaolô đối với đề tài này. Bởi thế chúng ta phải rất cẩn thận kẻo sẽ nói quá đi điều mà các chứng cớ cho phép. Chúng ta cũng phải tránh không suy diễn lời Phaolô nói từ những quan niệm theo truyền thống của Hội thánh chúng ta.Rõ ràng là Phaolô rất coi trọng tính chất biểu tượng của tiệc thánh như là một bữa tiệc - quan niệm này là nền tảng căn bản cho lập luận của ông trong 10:16-17 gần như Phaolô không xem tiệc thánh của Chúa như là một bữa tiệc đúng hơn là một bữa tiệc của Cơ đốc giáo tương phản với bữa tiệc của người ngoại đạo thì ý tưởng chính trong lập luận của ông ở 10:14-22 sẽ hoàn toàn lu mờ. Rất có thể là Phaolô khó chấp nhận cả lễ vật thánh của giáo hội cải chánh lẫn lễ Mi - sa của giáo hội công giáo.Cũng rất có thể là Phaolô có cái nhìn về bữa tiệc Cơ đốc giáo này theo quan niệm về thời cuối cùng. Điều này được bày tỏ rõ ràng quan cách ông hiểu về

Page 219: Chu giai 1 va 2 cotinhto

tiệc thánh như là một việc công bố sự chết của Đấng Christ cho tới lúc Ngài đến. Qua việc công bố như vậy, Cơ đốc nhân không chỉ tuyên bố rằng Đấng Christ không những đã chịu chết vì nhân loại nhưng chúng ta cũng tuyên bố về sự hiện diện của Hội thánh " ở giữa các thời đại". Có lẽ Phaolô đã nhìn tiệc thánh như là "trái đầu mùa của bữa tiệc vĩ đại thời Đấng Mêsi" sắp đến. Do đó, có vẻ như Hội thánh thời đó đã mừng lễ tiệc thánh hơn là giữ lễ tiệc thánh.Có hai yếu tố tạo nên một bữa tiệc - Thức ăn ngon và tình thân hữu. Tôi không nghĩ rằng Phaolô xem hai điều này như là biểu tượng. Tuy nhiên ông có đề cập đến hai yếu tố này:Thứ c ăn ngon. Dường như Phaolô không hiểu bánh và chén như là biểu hiện của ân điển hoặc tình trạng đầy dẫy sự hiện diện của Chúa.17 Đọc sách Barrett bình luận về 11:25 ở trang 268 -269. Theo Barrett thì Phaolô hiểu ý nghĩa của chén như thế nào?......Chén nước nho có thể hiểu đúng nhất như là tượng trưng cho giao ước mới về sự tha thứ được ban cho qua sự chết của Đấng Christ. Rõ ràng là nơi bàn tiệc của Chúa con người có thể kinh nghiệm cách mới mẻ về sự tha thứ và đón nhận của Đức Chúa Trời. Nhưng Phaolô không có ý nói rằng bản thân bánh và chén thật sự đem lại sự tha thứ. Câu "dự phần trong thân và huyết" (10:16) dường như muốn nói đến mối tương giao thật sự với Đấng Christ tại bàn tiệc thánh. Nhưng mối tương giao này đúng hơn là kết quả của sự hiện diện của Chúa qua Đức Thánh Linh (3:16, 5:4). Như thế có lẽ Phaolô đã hiểu rõ từ ngữ "hiện diện thật sự" được dùng bởi Hội thánh vào thời đại sau này. Tuy nhiên ông đã hiểu sự hiện diện này là Đức Thánh Linh chứ không phải yếu tố bánh và chén.Tình thân hữu : Những người tham dự tiệc thánh không những được tương giao với Chúa và dự phần vào thân và huyết của Ngài nhưng tiệc thánh cũng là một cơ hội đặc biệt để Hội thánh kinh nghiệm sự hiệp nhất trong Đấng Christ. Tiệc thánh là dịp để " nhận ra thân thể". Đó là cơ hội để xác định rằng chúng ta là một đại gia đình chung quanh bàn tiệc, một thân thể trong Đấng Christ.Sự xác nhận về tính cách hiệp nhất của Hội thánh được thấy rất rõ trong 10:17 và đây cũng là lý do của sự trang trọng trong cả phân đoạn 11:17-34. " Sự chia rẽ" và tiệc thánh của Chúa hoàn toàn không thể đi đôi với nhau. "Hãy chờ đợi lẫn nhau" là một mạng lệnh không thể bỏ qua. Tại bàn tiệc của Chúa tất cả những phân biệt giàu hay nghèo, Do Thái hay Hylạp, nam hay nữ đề tan biến. Mọi người sẽ không đến dự tiệc thánh trên căn bản giai cấp hay giá trị. Tất cả sẽ dự tiệc thánh trên một nền tảng căn bản là giao ước của huyết Chúa Cứu Thế và dự phần trong cùng một tấm bánh.

Page 220: Chu giai 1 va 2 cotinhto

MỘT VÀI Ý KIẾN CÓ TÍNH CHẤT KHOA GIẢI KINH. Vì đoạn Kinh thánh này thường được đọc trong Hội thánh mỗi Chúa nhật nên dường như không cần thiết phải nêu lên vấn đề liên quan đến khoa giải kinh : " Lời Chúa muốn nói gì với chúng ta ngày nay?". Vậy nên tôi chỉ đưa ra hai nhận xét.Giải quyết tình trạng dự tiệc thánh cách không xứng đáng.1 Hầu như không thể tìm được một hoàn cảnh nào trong Cơ đốc giáo ngày nay giống như hoàn cảnh đã khiến Phaolô viết phân đoạn Kinh thánh này. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là ăn bánh hay uống chén của Chúa một cách không xứng đáng, không thể xảy đến trong những hình thức khác.Thứ nhất, tôi muốn gợi ý rằng không nên ngăn trở những tín đồ có mặt trong buổi lễ tiệc thánh nhưng cảm thấy mình không xứng đáng vì cớ tội lỗi. Ngược lại họ là những người rất cần dự tiệc thánh ! Họ rất cần được khích lệ để nhận lễ tiệc thánh. Qua bàn tiệc thánh, Hội thánh có dịp tuyên bố sự tha thứ và sự đón nhận mà họ đang cần ! Chúng ta phải quan tâm làm sao để Tiệc thánh là bàn tiệc của Chúa chứ không phải của Hội thánh.Thứ nhì, khía cạnh đáng nói trong việc người Côrinhtô dự lễ tiệc thánh cách không xứng đáng đó là khía cạnh liên quan đến chiều kích con người. Do đó những tín đồ đang có mâu thuẩn hay tranh chấp với anh em mình nhưng cứ dự tiệc thánh thì có nghĩa là tham dự " một cách không xứng đáng". Bởi vì làm như vậy họ đã không "phân biệt thân thể" trong ý nghĩa liên hệ giữa con người với nhau. Trên hết, Tiệc thánh phải là nơi chúng ta xác nhận và kinh nghiệm sự hiệp một trong Đấng Christ.Có lẽ là trong những cách hiệu quả nhất để chúng ta hiểu được ý nghĩa của sự hiệp một là tìm hiểu ý nghĩa của tượng trưng của bữa tiệc. Chắc bạn đã từng kinh ngiệm rất thoải mái khi ngồi cùng bàn với những người mà bạn cảm thấy không hợp với mình?18 Không hẳn là phải thật sự tái lập bữa ăn thân ái trong Hội thánh đầu tiên ( đây không phải là điều bắt buộc). Bạn có thể đề nghị một vài phương cách qua đó biểu tượng về bữa tiệc có thể được thể hiện trong Hội thánh ngày nay không? khi đã nghĩ về điều đó và viết ra những ý tưởng của bạn khi đã làm xong, hãy so với ý kiến của tôi được trình bày dưới đây.Rất khó để tìm ra những phương cách tái thể hiện biểu tượng về bữa tiệc trong Hội thánh ngày nay. Một trong những khó khăn ấy là cách kiến trúc của Hội thánh. Khó lòng mà nghĩ đến một bữa tiệc khi bạn phải ngồi phía sau lưng của người khác nhưng sau đây là một vài ý kiến tôi muốn nêu lên :Nếu trong nhà thờ có đủ chỗ, hãy chia Hội thánh thành nhiều nhóm nhỏ. Tôi đề nghị nên có một ôƯ bánh lớn thôi và nhiều chén nhỏ hoặc một chén lớn chung cho cả nhóm.

Page 221: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Dùng một ổ bánh lớn chung cho cả Hội thánh và các tín đồ lần lượt chia bánh cho nhau.Nếu Hội thánh không quá đông, có thể cử hành Tiệc thánh trong một khoảng thời gian dài và các tín đồ có thể chia xẻ về những nhu cầu cũng như những đắc thắng của họ. Sau đó thời giờ cầu nguyện chung với nhau.Trên đây chỉ là vài gợi ý, tôi tin rằng bạn có thể đưa ra những ý kiến khác. Bạn có thể bàn với các tín hữu khác. Họ cũng có thể nên lên những ý kiến bổ ích.19 Cũng có thể nhiều phương cách để hoán chuyển ý nghĩa lời dạy dỗ " Hãy chờ đợi lẫn nhau" vào khung cảnh hiện tại của Hội thánh. Bạn có thể nêu lên một vài phương cách có thể áp dụng đối với Hội thánh của bạn không?a. Hãy trình bày phương cách áp dụng ý nghĩa câu "hãy chờ đợi lẫn nhau" (bạn không nên chỉ nghĩ tới điều những người khác cần phải làm ! Nếu chính bạn có những bất đồng với người khác, đây cũng là cơ hôỳi tốt để nhận được sự chữa lành và hoà giải đến từ Chúa).b. Trong trường hợp bạn thật sự có va chạm với ai đó, đề nghị bạn có thể ngừng ở đây và cầu nguyện về điều đó. Sau đó bạn hãy ghi lại những bước trên cụ thể bạn sẽ thực hiện để tha thứ lẫn nhau.2. (Câu trả lời thứ nhì của tôi cho câu hỏi " lời của Đức Chúa Trời đối với chúng ta ngày nay là gì ? ) Tôi cho rằng chúng ta phải hết sức cẩn thận khi hoán chuyển câu 30 vào tình trạng hiện tại. Vấn đề ở Côrinhtô là một vấn đề có tính chất rất đặc thù. Bởi sự cảm thúc của Thánh linh, Phaolô đã tuyên bố rằng các bệnh tật và chết chóc xảy ra giữa vòng họ là sự đoán xét và sửa phạt của Chúa đối với việc lạm dụng lễ Tiệc thánh. Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu cho rằng mọi thứ bệnh tật hay chết chóc xảy ra cho thấy tín đồ đều bắt nguồn từ nguyên nhân này mà không được sự dẫn dắt của Chúa. Nói như vậy không phải là phủ nhận mối liên hệ giữa tội lỗi và bệnh tật. Nhưng chúng ta cần phải có sự hướng dẫn của Thánh Linh để có thể nhận được về mối liên hệ đó.Hãy xem lại phần nói về khoa giải kinh. Bạn cũng có thể nghĩ đến những cách áp dụng khác đối với phân đoạn Kinh thánh này. Thí dụ như bữa ăn thân ái như là một lời tuyên bố về sự hiện diện có tính cách thời sau rốt của Hội thánh.Đến đây kết thúc bài 12. Chúng ta chỉ còn 2 bài học nữa về 1Côrinhtô ! Hãy ôn lại bài học kỹ lưỡng và làm bài tự kiểm tra. Hãy so sánh câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên và xem lại những câu trả lời chưa đúng.

Bài Tập Tự Trắc Nghiệm CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng

Page 222: Chu giai 1 va 2 cotinhto

1 Sách hướng dẫn học tập có nêu lên 3 lý do cho biết tại sao các Cơ đốc nhân buổi ban đầu tổ chức lễ tiệc thánh như bữa ăn. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu không đúng với các lý do trên.a) Thờ phượng Đức Chúa Trời trong khung cảnh một bữa tiệc là điều thường xảy ra trong những tôn giáo cổ đại.b) Lễ tiệc thánh đã được Chúa thiết lập trong khung cảnh một bữa ăn. Do đó kỷ niệm lễ tiệc thánh trong khung cảnh một bữa ăn là điều bình thường.c) Giáo lý về thời sau rốt của người Do Thái và Cơ đốc giáo đều nói đến bữa tiệc vĩ đại trong sự hiện diện của Chúa.d) Chúa Jesus đã truyền rằng các tín đồ phải thường xuyên dự bữa tiệc thân ái với nhau để duy trì tính thông công.2. Từ ngữ then chốt trong phân đoạn về lời kêu gọi của Phaolô (11:17-22) là :a) Chia rẻ bè đảng.b) Nhóm lại với nhauc) Ăn uống quá độd) Bữa tiệc3. Từ ngữ then chốt trong lời cảnh cáo của Phaolô ở 11:27-34 là :a) thân thểb) cách không xứng đángc) sự xét đoánd) Nhóm lại với nhau4. Khoanh tròn chi tiết cấu tạo nên vấn đề trong 11:27-34 ( có nhiều câu trả lời đúng)a) Lễ tiệc thánh của Chúa được cử hành chung với bữa ăn thân ái.b) Người giàu đã xúc phạm người nghèo trong việc ăn lễ tiệc thánh trước lúc kẻ nghèo có thể đến dự.c) Sự chia rẻ bè đảng theo các lãnh đạo được thể hiện nơi bàn tiệc thánh.d) Họ đã quên đi lời phán dạy của Chúa khi lập lễ Tiệc thánh.e) Những người giàu đã không tôn vinh Chúa qua thái độ ham mê ăn uống tại lễ Tiệc thánh.CHỌN GIỮA ĐÚNG VÀ SAI. Viết chữ Đ vào khoảng trống trước câu trả lời đúng. Viết chữ S trước câu trả lời sai.......5 Điều hợp lý nhất giải thích lý do tại sao Phaolô lập lại những lời phán Chúa phán khi ban lễ Tiệc thánh trong 11:23-25 là bởi vì qua hành động người Côrinhtô đã đánh mất ý nghĩa của lễ Tiệc thánh. Do đó Phaolô nhắc lại những lời Chúa phán để giúp họ có thể cử hành tốt Lễ tiệc thánh.......6 Những từ ngữ mà chỉ có Phaolô nhắc đến trong lời phán của Chúa khi ban Tiệc thánh và cũng là gợi ý về lý do Phaolô nhắc lại lời Chúa phán "chén này là giao ước mới trong huyết ta".

Page 223: Chu giai 1 va 2 cotinhto

......7 Ăn bánh và uống chén " một cách không xứng đáng" chính là muốn nói đến sự ham mê ăn uống của người Côrinhtô tại bàn tiệc của Chúa.......8 Nhóm từ " phân biệt thân thể" trong 11:29 ám chỉ đến Hội thánh như là thân thể của Đấng Christ.......9 Quan niệm của Phaolô về Tiệc thánh có khuynh hướng giảm nhẹ ý nghĩa tượng trưng của bữa tiệc và đề cao ý nghĩa tương tự của bánh và chén.......10 Một trong những cách áp dụng sự dạy dỗ của Phaolô về lễ tiệc thánh vào Hội thánh ngày nay là để một quảng thời gian kêu gọi ăn năn tội lỗi hầu các tín hữu có thể dự Tiệc thánh cách xứng đáng.......11 Ý chính trong 11:27-34 là kêu gọi người Côrinhtô tự xét mình về thái độ tham dự Tiệc thánh để không bị Chúa kết án làm một với thế gian.

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a. Câu trả lời của bạn nên bao gồm những câu sau đây "lúc ngồi ăn ai cũng nôn nả mà ăn bữa riêng mình" (c, 21); "người nọ chịu đói" (c, 21); "còn kẻ kia thì quá độ" (c,21); "làm cho những kẻ không có gì phải hổ thẹn" (c.22); "ăn bánh hoặc uống chén cách không xứng đáng" (c, 27), "kkông phân biệt thân Chúa mà ăn bánhuống chén" (c.29) "hãy chờ đợi nhau" (c.33) "ai đói hãy ăn tại nhà mình" (c, 34).b. Không chờ đợi nhau (c.21, 33); ăn uống tại nhà mình (c. 22, 34).2. a. "khi đang ăn"b. "khi đang ăn"c. Jesus và các sứ đồ cùng ngồi tại bàn ăn.3. Ăn uống hoặc dự tiệc; vương quốc Đức Chúa Trời hoặc ngày cuối cùng.4. bữa ăn thân ái.5. a. Người thời xưa thường thờ phượng bằng cách ăn uống trước sự hiện diện của thần thánhb. Lễ tiệc thánh được thiết lập trong khung cảnh một bữa ăn.c. Hy vọng về Đấng Mêsi tập trung vào một bữa tiệc.6. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.7. a. 7) Lễ tiệc thánhb. 6) tôn vinhc. 10) bữa ăn ; 9) bữa ăn thân ái.d. 3) tiệc tùng ; 8) tình yêu thươnge. 2) say sưa quá độ ; 1) sự chia rẽf. 12) giàu ; 11) nghèo8. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.9. "Kẻ trung thành (chân thật) là những người được Đức Chúa Trời lựa chọn và chấp nhận nhưng họ cũng bày tỏ họ là Cơ đốc nhân chân thật qua hành

Page 224: Chu giai 1 va 2 cotinhto

động của họ" Phaolô muốn nói "rằng những ai cư xử nhưmột Cơ đốc nhân chân thật sẽ được phân biệt với những người khác"10. c11. Không cần trả lời.12. a. Công bố một cách tượng trưng qua việc ăn bánh uống chén.b. Nhắc lại bằng lời tuyên xưng sự chết của Chúa.13. a. Xét đoánb. " mắc tội" (c. 27); "tự xét lấy mình" (c. 28); "sửa phạt" "bị kết án" (c, 32)14. Phaolô không đòi hỏi người ta phải hoàn hảo thì mới được dự tiệc thánh nhưng đòi hỏi mọi người phải tra xét đời sống và hành vi của mình.15. a. Câu trả lời của bạn cần bao gồm : 1) người này không phân biệt được thực phẩm tại bàn tiệc của Chúa và thực phẩm bình thường, 2) Người ấy không phân biệt thân Chúa khi dùng bánh. 3)Người ấy không thấy nghĩa của Hội thánh nhóm họp quanh bàn tiệc của Chúa.b. Barrett chọn số 2) vì theo ông câu này đi song song với câu 27.16. a. Đúngb. Sai. Lễ tiệc thánh là sự bày tỏ cụ thể ân điển của Đức Chúa Trời danh cho tộinhân qua sự chết và sống lại của Đấng Christ. Do đó Tiệc thánh là nơi thích hợp để tội nhân có thể tái kinh nghiệm sự tha thứ của Chúa .c. Đúngd. Đúng17. Theo Barrett thì ý nghĩa của chén là ở từ ngữ giao ước. Giao ước mới đã bắt đầu qua việc dâng tế lễ, giao ước đem lại sự tha thứ tội lỗi. "Những ai bước vào giao ước với Đức Chúa Trời cũng cùng lúc bước vào giao ước với những người khác và qua đó một giao ước cộng đồng được thiết lập.18. Bạn có gợi ý gì không? Xem trong sách hướng dẫn19. Câu trả lời có tính cách cá nhân.

Ân Tứ Thuộc Linh Và Tình Yêu Thương

Sau khi các bạn nghiên cứu ICôrinhtô từ đầu đến đoạn này, chắc bạn cũng thấy rằng Phaolô ít nhắc đến tình yêu thương. Ông chỉ nhắc đến trong 4:21 và 8:1. Tuy nhiên khi theo dõi Phaolô trả lời từng vấn đề, chúng ta thấy tình yêu thương được gói ghém trong đó. " Sự hay biết sanh kiêu căng còn sự yêu thương làm gương tốt".Bây giờ chúng ta bước vào một phân đoạn trong ICôrinhtô mà Phaolô dạy dỗ về tình yêu thương một cách rõ ràng. Thật thú vị khi sự dạy dỗ này không được nói trong phần liên quan đến việc kiện tụng, sự tự do của Cơ đốc nhân

Page 225: Chu giai 1 va 2 cotinhto

hoặc sự chia rẽ trong Hội thánh, nhưng là trong phần nói về các ân tứ thuộc linh. Dĩ nhiên nói tiếng mới trước công chúng thì không thiếu yêu thương hơn là phân chia bè đảng! Rõ ràng là sự chia rẽ là thiếu yêu thương, nhưng việc lạm dụng các ân tứ thuộc linh cũng thiếu yêu thương nữa. Trong bài học này Phaolô không dạy dỗ về các ân tứ chẳng hạn như các ân tứ là gì, có bao nhiêu ân tứ...... Nhưng điều mà Phaolô muốn dạy là các ân tứ hoạt động thế nào trong khi Hội thánh nhóm lại. Các ân tứ phải được sử dụng để gây dựng Hội thánh - đó mới là tình yêu thương!Nếu như bạn là thuộc viên của một Hội thánh Ngũ tuần hay của phong trào ân tứ trong thời đại này, bạn cần đặc biệt chú ý đến bài học này. Nó sẽ giúp bạn có một cái nhìn đúng đắn.Vấn đềViệc lạm dụng ân tứ nói tiếng mớiQuan điểm của người CôrinhtôCâu trả lời của PhaolôCấu trúc lập luận của PhaolôĐiều thử nghiệm căn bảnTính chất phong phú là cần thiếtSự so sánh với thân thểCon đường tốt đẹp nhấtMột vài vấn đề về nội dungKhi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể:* Giải thích tại sao việc lạm dụng ân tứ tiếng mới có liên hệ với " tình trạng thuộc linh" của người Côrinhtô* Ghi nhận mối liên quan giữa ân tứ tiếng mới và tình yêu thương như được trình bày trong ICôrinhtô 13.* Giải thích thế nào Phaolô sử dụng sự so sánh với thân thể để giúp hiểu về các ân tứ của ĐứcThánh Linh rõ hơn.* Nêu lên những sự giải nghĩa khác nhau về phần b của 12:3: " Đức Chúa Jesus đáng nguyền rủa" và lượng định ý nghĩa của mỗi cách giải nghĩa.* Giải thích mối liên hệ giữa hai phần trong 12:13 " Đã chịu phép báptêm chung một Thánh linh" và " Đã chịu uống chung một Thánh linh nữa".1. Đọc ICôrinhtô 12-142. Đọc sách chú giải của Barrett trang 277 -311 khi bạn được yêu cầu đọc.3. Nghiên cứu bài học từng phần một.4. Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài học.ad hoc (Dùng cho nhu cầu tạm thời)glossolalia ( Ân tứ tiếng mới )locative ( hình thức của danh từ khi dùng để nói về nơi chốn)VẤN ĐỀ

Page 226: Chu giai 1 va 2 cotinhto

12:1-14:39 là câu trả lời chót trong ba câu trả lời dài của Phaolô đối với những vấn đề ở Côrinhtô. Cũng giống như đoạn 1-4 và 8-10, chúng ta sẽ nghiên cứu 3 phân đoạn Kinh thánh trong phạm vi hai bài học. Tuy nhiên, khác với các bài học trước, bài 13 và 14 thực sự chỉ là một bài học dài được chia làm hai. Do đó, trong bài nầy chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề và bắt đầu thực hiện việc giải kinh, và trong bài 14 sẽ tiếp tục thực hiện việc giải kinh, tìm hiểu quan niệm của Phaolô về hai vấn đề đặc biệt, cuối cùng sẽ đề cập đến những vấn đề có tính chất khoa giải kinh.Trong những phân đoạn này Phaolô cũng nói đến vấn đề cuối cùng trong ba sự lạm dụng của người Côrinhtô khi họ nhóm lại thờ phượng. Bạn rất cần phải lưu ý điều này. Ở đây chúng ta có câu trả lời của Phaolô đối với quan điểm của người Côrinhtô về vấn đề thờ phượng chung của Hội thánh. Ông không đề cập đến vấn đề bước đi trong Thánh Linh cá nhân tín đồ.Điều này khiến tôi thấy cần phải nói vài điều về việc giải kinh và khoa giải kinh. Có lẽ hơn bất cứ đoạn nào khác của ICôrinhtô, Hội thánh ngày nay có khuynh hướng nghiên cứu những đoạn này với sự quan tâm có tính chất khoa giải kinh trước và không lưu ý đến việc giải kinh. Tôi cũng phải thú nhận rằng tôi cũng có những quan tâm cá nhân khi nghiên cứu những đoạn này. Tuy nhiên chúng ta phải chống lại sự cám dỗ bắt đầu với khoa giải kinh trước. Việc giải kinh phải là mối quan tâm đầu tiên. Điều gì đã xảy ra trong buổi thờ phượng của họ (người Côrinhtô)? Họ đã nói những gì với Phaolô trong lá thơ của họ? Câu trả lời của Phaolô đã như thế nào và nó đã có nghĩa gì? Những điều này phải là mối quan tâm trước tiên của chúng ta.Ghi chú: Tôi không muốn bàn nhiều về thuật ngữ trong bài này. Phaolô đã dùng nhiều từ ngữ để nói về ân tứ tiếng mới. Thuật ngữ chuyên môn được dùng là glossolalia. Nhưng việc dùng thuật ngữ như thế trong những bài học này xem ra quá cầu kỳ. Tôi chỉ dùng từ ngữ " nói tiếng mới"hoặc " ân tứ tiếng mới" để nói về ân tứ mà Phaolô gọi là gene glosson, "nhiều thứ tiếng khác nhau" trong 12:10.1. a. Đọc 12:1-14:39 2 lần. Khi đọc lần thứ nhất bạn hãy chú ý đến những chi tiết trong những điều Phaolô nói và trong lập luận của ông gợi ý cho chúng ta biết về vấn đề ở Côrinhtô. Liệt kê tất cả những từ ngữ về " Ân tứ tiếng mới.......Trong quá trình lập luận, ít nhất đã có 6 lần Phaolô liệt kê các ân tứ thuộc linh. Đây là các bảng liệt kê.b. Đọc qua các bảng liệt kê trên, chú ý đến cả nội dung và thứ tự. Aạn tứ nào là ân tứ duy nhất xuất hiện trong cả 6 danh sách?......Cũng giống như đoạn 8-10, không khó khăn lắm để đọc câu trả lời của Phaolô trong 12-14 và nhận ra vấn đề là gì. Tuy nhiên, khác với 8-10, chúng

Page 227: Chu giai 1 va 2 cotinhto

ta gặp khó khăn hơn trong việc hình dung điều những người Côrinhtô đã hỏi Phaolô trong lá thơ của họ. Bởi vì trong trường hợp này không có chi tiết nào trong câu trả lời của Phaolô cho thấy ông trưng dẫn lá thơ của họ - mặc dầu có vẻ như ông đang tranh luận về quan điểm của họ.

Việc lạm dụng ân tứ tiếng mới. Ngay cả khi đọc lướt qua 12:1-14:39 người ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy vấn đề ở đây có liên quan đến ân tứ tiếng mới. Điều này được thấy rõ qua sự kiện ân tứ tiếng mới được nhiều lần đề cập đến cũng như qua chính bản chất của lập luận trong đoạn 14.Các đoạn Kinh thánh này cũng cho thấy rõ ràng người Côrinhtô đã không nêu lên một câu hỏi đàng hoàng về các ân tứ thuộc linh: Có bao nhiêu ân tứ? Làm sao phân biệt giữa thật và giả? Giá trị của ân tứ nói tiếng mới và nói tiên tri? v.v.. Quả thực Phaolô đã đề cập đến những vấn đề này nhưng là qua hình thức tranh luận. Dù họ có đề cập trong thơ của họ gởi cho Phaolô hay không, theo ông vấn đề ở Côrinhtô chính là sự lạm dụng ân tứ nói tiếng mới.Nhưng bản chất của sự lạm dụng đó là gì và quan điểm của người Côrinhtô khác biệt với quan điểm của Phaolô như thế nào? Việc nghiên cứu cẩn thận những chi tiết trong lập luận của Phaolô sẽ giúp chúng ta tái dựng vấn đề.Có hai phần trong lập luận của Phaolô có thể giúp chúng ta hiểu được bản chất của việc lạm dụng.Lập luận trong đoạn 14. Như chúng ta sẽ thấy khi thực hiện việc giải kinh, lập luận trong cả ba đoạn này đều dẫn đến lời dạy dỗ của Phaolô đối với Hội thánh Côrinhtô trong đoạn 14. Nghiên cứu cẩn thận những chi tiết sau đây rút ra từ đoạn này. Lưu ý đến các từ ngữ và ý tưởng được nhắc đi nhắc lại.I. Những câu cho biết vấn đề xảy ra khi Hội thánh nhóm lại thờ phượng: 14:3 " Còn như kẻ nói tiên tri, thì nói với người ta."14:4 " Kẻ nói tiên tri, gây dựng cho Hội thánh".14:16 " người tầm thường ngồi nghe, chẳng hiểu ngươi nói gì, thể nào họ theo lời chúc tạ mà đáp lại rằng "Amen" được".14:19 " trong Hội thánh......"14:23-25 " khi cả Hội thánh nhóm lại một nơi14:26 " Khi anh em nhóm lại với nhau......"14:35 Đối chiếu giữa "ở nhà" và "trong Hội thánh"II. Những câu Kinh thánh nói về sự rõ ràng trật tự 14:2 " Bởi chẳng có ai hiểu, ấy là trong tâm thần mà người kia nói lời mầu nhiệm"14:7-8 So sánh với ống tiêu, đờn cầm,kèn14:9 " Nói rõ ràng cho người ta nghe"14:10-11 So sánh với các thứ ngôn ngữ

Page 228: Chu giai 1 va 2 cotinhto

14:14 " trí khôn tôi lơ lửng"14:16 " người tầm thường ngồi nghe chả hiểu ngươi nói gì"14:19 " Năm lời rõ ràng bằng trí khôn"14:23-25 Đối chiếu sự đáp ứng đối với ân tứ tiếng mới và ân tứ nói tiên tri14:27-32 Sự dạy dỗ về thứ tự trong buổi nhóm14:33 " Đức Chúa Trời chẳng phải là Chúa của sự loạn lạc, bèn là Chúa sự hòa bình"14:40 " Mọi sự đều nên làm cho phải phép là theo thứ tự".III. Những câu Kinh thánh nói về sự gây dựng 14:3 " Nói với người ta để gây dựng, khuyên bảo và yên ủi"14:4 " Gây dựng cho Hội thánh"14:5 " để cho Hội thánh được gây dựng"14:6 " Ví bằng...... thì ích gì đến anh em"14:12 " tìm cho được dư dật đặng gây dựng Hội thánh"14:17 " Kẻ khác chẳng nhờ đó mà được gây dựng"14:19 " Lời bằng trí khôn mình để dạy bảo kẻ khác"14:24-25 Sự đáp ứng đối với ân tứ nói tiên tri14:26 " Hãy làm hết thảy cho được gây dựng"14:31 " để ai nấy được dạy bảo, ai nấy đều được khuyên lơn"IV. Những câu Kinh thánh cho biết về quan điểm của người Côrinhtô theo sự đánh giá của Phaolô" 14:5 " Tôi ước ao anh em đều nói tiếng lạ cả, song......"14:9 " Anh em cũng vậy, nếu dùng lưỡi nói những lời chẳng rõ ràng"14:12 " ấy vậy vì anh em nôn nã ước ao các ân tứ thiêng liêng"14:16-17 " Nếu ngươi chỉ lấy tâm thần mà chúc tạ......"14:20 " chớ nên như trẻ con"14:32 " tâm thần của các Đấng tiên tri suy phục các Đấng tiên tri"14:37 " nếu ai tưởng mình là tiên tri hay là được Đức Thánh Linh soi sáng"Chắc chắn chúng ta sẽ phải trở lại phần này khi chúng ta thực hiện việc giải kinh của đoạn 14. Ở đây chúng ta chỉ muốn nêu lên mối liên hệ giữa các câu Kinh thánh này và bài tập 1. Trước tiên hãy lưu ý đến mối liên hệ gắn bó giữa " trong Hội thánh", ân tứ tiếng mới, sự thiếu rõ ràng và thiếu gây dựng trong các câu 1-25. Nói tiếng lạ trong Hội thánh mà không thông giải là không rõ ràng và không gây dựng. Sau đó cũng lưu ý rằng mối quan tâm về sự rõ ràng mạch lạc được thay thế bằng mối quan tâm về trật tự trong các câu 26 - 40.Tất cả những điều này cho thấy rằng người Côrinhtô đã lạm dụng việc nói tiếng mới khi Hội thánh nhóm lại thờ phượng. Và không những họ chỉ lạm dụng ân tứ tiếng mới mà còn nói tiếng mới một cách vô trật tự. Dường như 14:23 đã phản ảnh tình trạng thực sự của Hội thánh " Khi cả Hội thánh nhóm

Page 229: Chu giai 1 va 2 cotinhto

lại một nơi, nếu ai nấy đều nói tiếng lạ......".Lập luận của đoạn 12. Như chúng ta đã nói, lập luận trong đoạn 12 dọn đường cho những sự sửa dạy trong đoạn 14. Như sẽ được thấy qua việc giải kinh chi tiết, ý chính của lập luận trong đoạn này là nhấn mạnh về nhu cầu của sự phong phú hay đa dạng.2. Bây giờ chúng ta hãy xem lại các bảng liệt kê ân tứ trong bài tập 1. Hãy dùng một bút chì màu khoan tròn chữ ân tứ tiếng mới trong mỗi bảng liệt kê. Aạn tứ này xuất hiện ở vị trí nào trong mỗi bảng?......Sự kiện Phaolô xếp ân tứ tiếng mới ở cuối bảng không có nghĩa là ông cho rằng tiếng mới là ít quan trọng nhứt. Không có chỗ nào Phaolô nói hay gợi ý như vậy. Có lẽ nó được xếp cuối cùng là do vấn đề nằm ở đây. Người Côrinhtô đã nôn nã ước ao ân tứ tiếng mới một cách quá đáng. Đối với Phaolô, ân tứ tiếng mới sẽ góp phần vào sự phong phú của Hội thánh, nhưng trước hết ông cần phải nhấn mạnh đến sự phong phú đa dạng.Lập luận trong đoạn 12 và 14 cho thấy rằng vấn đề ở đây gồm ba khía cạnh:1. Người Côrinhtô đã ước ao ân tứ tiếng mới cách quá đáng.2. Họ chỉ chăm chú đến ân tứ tiếng mới đến nỗi loại bỏ hoặc coi thường các ân tứ khác.3. Họ đều nói tiếng lạ cùng một lúc một cách vô trật tự.Nhưng tại sao họ lại làm như vậy và họ đã nói những gì trong lá thơ họ gởi cho Phaolô?

Quan điểm của người Côrinhtô Việc tái dựng vấn đề của chúng ta thì không chắc chắn như việc phân tích vấn đề. Tuy nhiên câu " về các sự ban cho thiêng liêng" trong 12:1 cho chúng ta biết rằng những đoạn Kinh thánh này là câu trả lời của Phaolô cho những điều được nói đến trong lá thơ của người Côrinhtô, chứ không phải là những điều ông nghe nói về Hội thánh. Hơn nữa, bản chất của câu trả lời của Phaolô cũng cho thấy rằng ông đang lập luận phản bác lại quan điểm của người Côrinhtô. Điều này gợi ý rằng ba khía cạnh của vấn đề chúng ta vừa nói đến vốn không phải vấn đề thực sự đã xảy ra ở Côrinhtô. Dường như họ không thực hiện những việc này, họ chỉ tranh luận với Phaolô rằng họ có quyền làm như vậy. Điều này có nghĩa là họ không viết thơ để hỏi Phaolô nhưng là để nói cho ông rõ lập trường của họ. Và giả như họ có hỏi ông điều gì, thì câu hỏi của họ giống như trong đoạn 8 -10 sẽợ là: " Tại sao chúng tôi không được......?".Có hai điều cho phép chúng ta đoán được cách đặt câu hỏi " Tại sao chúng tôi không được?" mà người Côrinhtô đã viết cho Phaolô. Thứ nhứt, điều này phù hợp với cách nói của họ ở những chỗ khác. Thứ hai, đây là cách giải

Page 230: Chu giai 1 va 2 cotinhto

thích hợp lý nhất về các chi tiết chúng ta có trong các đoạn Kinh thánh này3. Bây giờ chúng ta xem lại số IV trong phần " Lập luận của đoạn 14" hãy giải thích bẳng từ ngữ riêng của bạn câu 12, 20 và 37 - 38 có liên quan đến vấn đề như thế nào.Người thuộc linh.......Trong đoạn 14, Phaolô nhìn nhận rằng người Côrinhtô nôn nã ước ao các ân tứ thuộc linh (c.12). Tuy nhiên trong vấn đề này họ vẫn còn suy nghĩ như trẻ con ( c. 20). Thế nhưng, họ lại tự cho mình là " được Đức Thánh Linh soi sáng" (c.37). Từ ngữ được bản NIV dịch là " được ban ơn bởi Thánh linh" ( c.37 ) đã từng được dùng trong ICôrinhtô và được dịch là "người thuộc linh" ( người thiêng liêng).4. Đọc 2:13, 2:15, 3:1. Từ ngữ được dùng trong những câu này là pneumatikos, có nghĩa là người thuộc linh. Hãy xem lại đoạn kết của phần nói về " Thần học sai lầm của người Côrinhtô" trong bài 5.a. Ai là người " thuộc linh" theo cách nhìn của người Côrinhtô?......b. Với những bằng chứng chúng ta thu thập được, tiêu chuẩn để người Côrinhtô đánh giá "mức độ thiêng liêng" là gì?......Dường như chúng ta đã đi đến những lý do chủ yếu khiến một số người Côrinhtô chống đối Phaolô. Họ tự cho mình là " thiêng liêng". Bởi vì Phaolô giảng dạy với lời lẽ bình thường và thi hành chức vụ sứ đồ trong ánh sáng của thập tự giá nên họ không chắc rằng Phaolô là người rất thiêng liêng. Nhưng trong 2:15 và 4:8-13 Phaolô đã không đồng ý với quan điểm của họ về " thế nào là thiêng liêng". Ở đây ông lại nhắc đến điều này một lần nữa.Rõ ràng tiêu chuẩn để đánh giá mức độ thiêng liêng (Pneumatikos) của họ là nói tiếng mới, nhất là nói tiếng mới giữa Hội thánh. Nhưng tiêu chuẩn của Phaolô hoàn toàn khác. Ông nhắc cho họ nhớ rằng ông dư sức đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng mới của họ - ông còn nói nhiều hơn họ hết thảy nhưng chỉ trong chỗ riêng tư để nói lời mầu nhiệm với Chúa. Ngoài ra, ông cũng muốn họ đều kinh nghiệm được sự gây dựng cá nhân của ân tứ tiếng mới (14:2-5). Tuy nhiên đối với Phaolô tiêu chuẩn đúng đắn đó là tình yêu thương - tình yêu thương để tìm kiếm những ân tứ thuộc linh nhằm gây dựng Hội thánh.Một lần nữa, quan điểm của họ về vấn đề này cũng rất phù hợp với sự nhấn mạnh quá đáng về giáo lý thời sau rốt. Nếu như họ cho rằng ân tứ tiếng mới là tiếng của các Thiên sứ (13:1) thì rất có thể là họ muốn tranh luận rằng tiếng mới là bằng chứng của niềm vui mừng hoan lạc trên thiên đàng.Tôi muốn kết thúc phần phân tích vấn đề bằng việc nhấn mạnh một lần nữa rằng các bạn cần phân biệt giữa những điều mà bản văn cho phép kết luận

Page 231: Chu giai 1 va 2 cotinhto

cách khá chắc chắn với những điều chúng ta thử phỏng đoán. Tuy nhiên tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng mặc dầu việc phân tích vấn đề của tôi chỉ là phỏng đoán nhưng nó được căn cứ vào tất cả những chứng cớ có được.Trước khi bước sang phần câu trả lời của Phaolô, hãy ôn lại phần phân tích vấn đề. Bạn có thể hoàn tất mục tiêu 1?5. Trong những câu dưới đây câu nào trình bày vai trò của ân tứ tiếng mới đối với vấn đề tại Côrinhtô?a. Phaolô muốn ngăn trở việc nói tiếng mới trong mọi hình thức.b. Người Côrinhtô đã nhấn mạnh ân tứ tiếng mới đến nỗi coi thường các ân tứ khác.c. Rõ ràng là người Côrinhtô cho rằng tiếng mới là một dấu hiệu đặc biệt của " người thiêng liêng"d. Chúng ta có thể chắc rằng vấn đề có liên quan đến giáo lý thời sau rốt.

CÂU TRẢ LỜI CỦA PHAOLÔ. Người xưa nói rằng: " Một cây che khuất cả đám rừng". Câu này có nghĩa là một người có thể đến gần và quan sát từng cây một đến nỗi không còn có thế nhìn thấy quan cảnh chung của cả khu rừng. Đến đây chắc bạn hiểu được rằng tôi rất quan tâm để chúng ta không rơi vào tình trạng đó khi thực hiện việc giải kinh. Do đó, trước khi chúng ta nghiên cứu từng "cây" một trong 12:1-14:39, chúng ta cần phải nhìn đầy đủ cả "khu rừng"

Cấu trúc của lập luận 6. Xem lại 12:1-14:39 trong ánh sáng những điều được biết về lập trường của người Côrinhtô. Hãy cho biết vai trò của mỗi phân đoạn trong việc trả lời cho lập trường của người Côrinhtô. ( bản NIV chia làm 5 phân đoạn chính).Năm phân đoạn này tiêu biểu cho những khía cạnh khác nhau của vấn đề.12:1-11 trong phân đoạn mở đầu này Phaolô nêu lên một phát biểu tổng quát về charismata, " Ân tứ thuộc linh". Rất khó xác định vai trò của các câu 1-3 trong lập luận ở đây. Nhưng sau đó ý tưởng của Phaolô được trình bày rất rõ ràng qua hình thức nhấn mạnh của câu văn Hylạp. Mối quan tâm chính yếu là nhu cầu về đa dạng hóa. Cả ba câu văn trong 12:4-6 đều bắt đầu với từ ngữ khác nhau. Và mỗi câu văn trong 12:7-10 đều bắt đầu bằng từ ngữ " mỗi một người" hoặc " người này" hoặc "kẻ kia". Do đó Phaolô không nhấn mạnh trên con số hoặc danh sách các ân tứ nhưng điểm ông nhấn mạnh là mỗi người có ân tứ riêng vì lợi ích chung của Hội thánh.12:12-31 trong phân đoạn này Phaolô bổ túc cho ý tưởng trong 4-11 bằng cách so sánh với thân thể con người. Một lần nữa các câu văn Hy lạp được Phaolô dùng trong các câu 12 -14 cho thấy rõ rằng ông không nhấn mạnh vào sự hiệp nhất của thân thể nhưng nhấn mạnh vào sự đa dạng. Sự hiệp

Page 232: Chu giai 1 va 2 cotinhto

nhất của thân thể chỉ là điều giả định trước của lập luận chứ không phải là chủ điểm của lập luận. Điều này cũng được chứng minh qua hai chi tiết trong sự so sánh ở các câu 15-18 và 21-26. Một lần nữa sự nhấn mạnh về tính đa dạng được thấy ở những câu 27 -31, đặc biệt là những câu hỏi có tính hùng biện: " Cả thảy?" mà câu trả lời chắc chắn phải là: " không".12:31-13:13 sau khi đã nói về sự đa dạng của các ân tứ và các chức vụ, Phaolô khuyên họ làm điều mà thực sự họ đã làm đó là " ước ao các ân tứ thuộc linh" (12:31, 14:1). Nhưng sự nôn nả ước ao này phải bắt nguồn từ một động cơ duy nhất đó là tình yêu thương. Trong 8:1 Phaolô đã viết " Sự yêu thương làm gương tốt" ở đây, một trong những phân đoạn vĩ đại nhất của cả Kinh thánh, Phaolô định nghĩa bản chất của tình yêu thương Cơ Đốc. Nhưng chủ điểm của ông vẫn là về các ân tứ thuộc linh như có thể thấy trong các câu 1- 3 và 8-13. Tình yêu thương không được đặt đối lập với các ân tứ. Quả thực, tình yêu thương không được gọi là một ân tứ và do đó cũng không phải là ân tứ lớn nhất. Đúng hơn nó là động cơ duy nhất đem lại giá trị cho các ân tứ.14:1-25 tới đây Phaolô đã trình bày 2 ý chính: 1/ Nhu cầu về sự đa dạng của các ân tứ trong một thân thể bình thường và 2/ Nhu cầu về tình yêu thương như là khuôn khổ căn bản để thực hành các ân tứ thuộc linh. Bây giờ ông áp dụng những ý này vào tình hình ở Côrinhtô. Phaolô triển khai việc áp dụng bằng cách đối chiếu giữa nói tiếng mới và nói tiên tri nhưng các câu 6 -12 và 26 cho thấy rõ rằng ân tứ nói tiên tri cũng không hẳn là điều phải tìm kiếm. Đối với Phaolô ân tứ tiên tri chỉ là tiêu biểu cho những ân tứ có thể hiểu được rõ ràng. Chủ điểm của cả phân đoạn chính là sự rõ ràng mạch lạc ( tiêu biểu là nói tiên tri ) đối lập với sự thiếu rõ ràng ( thí dụ như nói tiếng mới ). Sỡ dĩ cần phải rõ ràng là vì chỉ những điều có thể hiểu được mới gây dựng cho Hội thánh, và dĩ nhiên phải phát xuất từ tình yêu thương.14:26-40 Trong phần kết luận này Phaolô đề cập đến vấn đề trật tự. Ý chính rất rõ ràng: Đức Thánh Linh không vô trật tự; " Vì Đức Chúa Trời chẳng phải là Chúa sự loạn lạc bèn là Chúa sự hòa bình" (14:33). Do đó, " Mọi sự đều nên làm cho phải phép và theo thứ tự" (14:40).7. Ôn lại phần này. Sau đó hãy xếp các đề mục phía trái sao cho phù hợp với các phân đoạn của ICôrinhtô ở cột bên phải.......a. Nhu cầu về sự rõ ràng mạch lạc bởi vì chỉ như vậy mới gây dựng...... b. Tình yêu thương là nền tảng....... c. Đức Chúa Trời không phải là Chúa sự loạn lạc.......d. Thân thể tiêu biểu cho nhu cầu về sự đa dạng.......e. Nhu cầu về sự đa dạng

Page 233: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Ghi chú: Mục đích của bài tập này không phải là để nhớ các câu Kinh thánh, nhưng là để ghi nhận trình tự của lập luận và ý chính của mỗi phân đoạn.

Điều thử nghiệm căn bản 12:1-312:1-3 đây là một phân đoạn khó nhất trong cả thơ ICôrinhtô. Chính vì thế tôi đã tránh không bàn về đoạn này ngay mà phải đợi đến bây giờ. Phân đoạn này có thể giúp chúng ta hiểu thêm một chút về vấn đề nhưng sẽ không thay đổi đáng kể những điều chúng ta đã biết.Phaolô bắt đầu với câu " Hỡi anh em, tôi không muốn anh em chẳng biết về ton pneumatikon". Bạn có thể nhận ra rằng chữ pneumatikon đã được nói đến trong phần " lập trường của ngưới Côrinhtô". Tuy nhiên vấn đề là từ ngữ này được dùng ở đây với một hình thức có thể hiểu theo nhiều nghĩa.8. Đọc sách Barrett bình luận về câu 1 ở trang 278. Hay ý nghĩa của từ pneumatikon có thể là......thiêng liêng hoặc...... thiêng liêng......Theo Barrett thì từ này có nghĩa ân tứ thiêng liêng. Còn tôi hiểu từ này với nghĩa những người thiêng liêng vì hai lý do. Thứ nhất, đây có vẻ là từ ngữ được trích từ lá thơ của ngưới Côrinhtô, và dường như người Côrinhtô quan tâm đến việc trở thành người thiêng liêng hơn là có các ân tứ thiêng liêng. Thứ nhì, Phaolô thường dùng từ ngữ charismata để nói về ân tứ (12:4, 9, 28, 30, 31) tuy nhiên ông cũng có dùng từ ngữ pneumatikon để nói về các ân tứ trong 14:1, Do đó ý kiến của Barrett cũng có lý.Nhưng vấn đề thực sự nằm ở câu 2 và 3. Chủ điểm của hai câu này là gì. bởi vì chúng đi ngay theo sau câu " tôi không muốn anh em chẳng biết về những người thiêng liêng"?Vấn đề trong câu 2 có liên quan đến cả văn phạm lẫn ý nghĩa. Chi tiết gợi ý nằm ở động từ được dịch là "bị khuyên dỗ". Phaolô muốn có một sự so sánh đối chiếu. Sự so sánh ở đây là giữa sự "ngây ngất" do quyền lực ma qủy mà họ đã từng trãi qua với "sự ngây ngất" của Cơ đốc giáo mà họ đang kinh nghiệm. Nhưng tại sao ông lại làm như vậy?.Có lẽ ý chính của Phaolô là trước khi trở thành Cơ đốc nhân họ đã bị lừa dối về các tà linh. Nhưng nay họ đã trở thành Cơ đốc nhân, họ cần nhận biết Đức Thánh Linh qua nội dung của những điều Đức Thánh Linh phán dạy chứ không phải chỉ bởi hiện tượng ngây ngất ( xem câu 3). Do đó, ý chính của Phaolô trong phân đoạn mở đầu là bảo đảm rằng người Côrinhtô không ở trong tình trạng thiếu hiểu biết về điều thử nghiệm căn bản của những sự "thiêng liêng". Sự ngây ngất hay nói tiếng mới không phải là bằng chứng về sự hiện diện của Đức Thánh Linh mà chính sự tôn cao Đức Chúa Jesus là Chúa mới là bằng chứng về sự hiện diện của Thánh Linh.

Page 234: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề về " Chúa Jesus đáng nguyền rủa" trong phần nói về các câu hỏi nội dung.

Nhu cầu về sự đa dạng 12:4-11Chúng ta đã nói đến mục đích của phân đoạn này. Mục đích của Phaolô là trình bày cho người Côrinhtô hiểu rằng trở thành " thiêng liêng" không chỉ có nghĩa là nói tiếng mới. Có những ý kiến cho rằng Phaolô chủ ý muốn nói về sự hiệp một.Tuy nhiên Phaolô ý thức rõ rằng có sự khác biệt giữa sự chia rẽ và sự đa dạng cũng như giữa sự hiệp một và sự đồng hóa. Ý tưởng của Phaolô là sự đa dạng và sự hiệp một có thể đi đôi với nhau. Cả sự chia rẽ lẫn sự đồng hóa đều nằm trong lập trường của người Côrinhtô và cả hai đều xa lạ với cộng đoàn của Đức Thánh Linh.12:4-6 phân đoạn đầu tiên này ấn định diễn tiến của những phân đoạn tiếp theo9. Hãy ghi chéptrong sổ tay của bạn:a. Viết lại các câu 4,5 và 6 trong hình thức sao cho những từ ngữ giống nhau sẽ nằm trên cùng một cột.b. Gạch dưới những phần khác nhau.Qua bài tập này bạn có thể thấy Phaolô nhấn mạnh điều gì. Sự hiệp nhất bắt nguồn từ Đức Chúa Trời là Đấng bởi Thánh Linh của Ngài ban các ân tứ và chức vụ cho Hội thánh. Còn sự đồng hóa không thể bắt nguồn từ một Đức Chúa Trời Ba Ngôi hiệp một.12:7-11 Cũng giống như phân đoạn trước, Phaolô không nhấn mạnh đến số lượng các ân tứ nhưng là " mỗi người". Lưu ý rằng Phaolô không nói " có chín ân tứ của Đức Thánh Linh và được liệt kê như sau." Nhưng ông viết: " Đức Thánh Linh tỏ ra trong mỗi một người, cho ai nấy đều được sự ích chung". Ông vẫn tiếp tục nhấn mạnh như thế: " người này...... kẻ kia......, người thì...... kẻ thì" v.v......10. Hãy xem lại bản liệt kê trong bài tập 1.a. Có bao nhiêu " sự tỏ ra" khác nhau của Đức Thánh Linh?......Đặc biệt chú ý đến bản liệt kê trong 14:6b. Những ân tứ nào vừa được nói đến trong 14:6 và 12:8-10?......c. Những ân tứ nào vừa được nói đến trong 14:6 và 12:28?......d. Ân tứ nào được nhắc đến lần đầu trong 14:6?......Mục đích của bài tập này là cho thấy sự đa dạng mà Phaolô nghĩ đến không giới hạn trong chín ân tứ được liệt kê ở đây. Phaolô có lẽ cũng không hề công nhận từ ngữ "Chín ân tứ Thánh Linh".

Page 235: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Theo Phaolô thì có thể có nhiều hơn là " Chín ân tứ Thánh Linh". Vấn đề ở đây là các bảng liệt kê ân tứ trong ICôrinhtô chỉ có tính cách ad hoc ( dùng cho nhu cầu tạm thời trước mắt). Điều này có nghĩa là chỉ dùng cho hoàn cảnh trước mắt không có ý định áp dụng rộng rãi. Các danh sách này không có tính chất tuyệt đối. Đây chỉ là những bản liệt kê dùng để làm rõ chủ điểm của Phaolô. Chủ điểm trong 12:7-11 là đưa ra một bản liệt kê tương đối để người Côrinhtô không có cái nhìn giản đơn về các ân tứ.11. Căn cứ vào việc giải kinh của phân đoạn này, câu phát biểu nào diễn tả đúng nhất điều Phaolô muốn nói ở đây?a) Có rất nhiều ân tứ thuộc linh nhưng chỉ tạm liệt kê một số.b) Có rất nhiều ân tứ thuộc linh và tổng cộng là chínc) Có chín ân tứ thuộc linh và nói tiếng mới ít quan trọng nhấtd) Có chín ân tứ thuộc linh và anh em cần biết về các ân tứ đó.

So sánh với thân thể 12:12-31Đến đây Phaolô dựa vào sự so sánh rất phổ biến trong thế giới cổ đại để nhấn mạnh ý tưởng của ông về sự đa dạng đi đôi với sự hiệp nhứt - cùng một Thánh Linh nhưng có nhiều sự bày tỏ khác nhau.12:12-14 Sự phân đoạn trong bản NIV có thể khiến bạn lạc mất điều Phaolô muốn nhấn mạnh ở đây. Các chi tiết của sự so sánh rõ ràng là chỉ bắt đầu được nói đến ở câu 15. Do đó ba câu đầu tiên chỉ có ý nêu lên những nhận định mở đầu. Hội thánh là thân thể của Đấng Christ (12:12, 12:27). Và thân thể có hai đặc tính. Một mặt thân thể có đặc tính hiệp nhứt; mặt khác thân thể lại được cấu tạo bởi nhiều phần điều này được lập lại hai lần trong câu 12.12. Dựa theo những điều Phaolô nói trong câu 12, các câu 13 và 14 có liên hệ gì với câu 12?a. 13......b. 14......Câu 13 và 14 nói đến hai phần trong câu 12. Mỗi câu nhấn mạnh vào một trong hai chủ điểm trong câu 12. Lát nữa chúng ta sẽ trở lại với câu hỏi về nội dung của câu 13. Bây giờ tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng Phaolô không định giải thích thế nào một tín đồ trở thành một chi thể của thân. Điều Phaolô muốn là giải thích tại sao những tín đồ ở Côrinhtô dầu nhiều nhưng chỉ là một thân thể. Và câu trả lời của ông là vì họ có chung kinh nghiệm của sự sống trong một Đức Thánh Linh. Ý tưởng ở đây rất đơn giản tất cả họ đều chịu báptêm chung một Thánh Linh và tất cả đều đã uống chung một Thánh Linh vì vậy họ thực sự là một thân thể.Câu 14 trở lại với một ý khác mà Phaolô quan tâm nhiều hơn. Bởi vì họ có

Page 236: Chu giai 1 va 2 cotinhto

chung sự sống trong Thánh Linh nên họ là một thân thể. Tuy nhiên thân thể không chỉ có một chi thể nhưng là nhiều chi thể. Chính hình ảnh dùng để so sánh cũng cho thấy rằng đây là chủ điểm của những câu mở đầu này.12:15-26 Trong hai phân đoạn khá cân đối ( câu 15-20 và 21 -26 ) Phaolô nêu lên hai nhận định về thân thể mà có thể áp dụng trực tiếp vào tình hình ở Côrinhtô.13. Đọc kỹ 12:15-26. Dùng từ ngữ riêng của bạn để trình bày hai ý tưởng của Phaolô trong hai phân đoạn này.a. 12:15-20......b. 12:21-26......12:15-20 So sánh với chân, tay và mắt, tai, Phaolô muốn nói " không nên ghen tị về ân tứ người khác có". Điều này nghĩa là phủ nhận vai trò hay vị trí của mình trong thân thể bởi vì muốn giống với người khác là hoàn toàn dại dột. Rõ ràng Phaolô muốn nhấn mạnh nhu cầu về sự đa dạng.12:21-26 So sánh với các chi thể yếu đuối và ít tôn trọng, Phaolô đại khái muốn nói " Không nên coi thường ân tứ của người khác". Điều này nghĩa là phủ nhận vai trò của người khác trong thân thể chỉ vì vai trò của họ khác với mình cũng là hoàn toàn dại dột. Điều Phaolô nói không chỉ nhấn mạnh về nhu cầu đa dạng nhưng còn đề cập đến trọng tâm của sự sai lầm ở Côrinhtô. Mỗi người đều quan trọng cả dù vai trò có khác nhau.12:27-31 vẫn chung một đề tài. Trong những câu này Phaolô chỉ muốn áp dụng hình ảnh về thân thể đặc biệt vào Hội thánh Côrinhtô. Ở đây Phaolô đưa ra bảng liệt kê thứ nhì, nhưng lần này các ân tứ bao gồm những con người và chức vụ của họ cũng như một vài charismata trong các câu 8-10. Phaolô dường như không quan tâm gì đến việc ông có vẻ như đang pha trộn " nếp" ,"tẻ" lẫn lộn. Tất cả đều là những ân tứ mà Đức Chúa Trời ban cho Hội thánh. Ông không quan tâm đến việc cái nào là "ân tứ thuộc linh", cái nào là " các chức vụ", cái nào là " công việc" (12:4-6).Trái lại ông đã dùng hình ảnh so sánh với thân thể vốn có nhiều bộ phận khác nhau và cũng có những khác biệt trong từng bộ phận. Ông chỉ muốn áp dụng hình ảnh đó vào Hội thánh với mục đích nhấn mạnh: sự đa dạng song song với sự hiệp nhất; và sự đa dạng bao gồm ân tứ tiếng mới nhưng không cho phép tiếng mới trở thành độc tôn.Sau khi đã nhấn mạnh đến sự đa dạng sự hiệp nhứt, không ghen tị hoặc coi thường vai trò của người khác trong thân thể, Phaolô đã khiến chúng ta ngạc nhiên với câu 31. Làm thế nào ông lại có thể nói đến " sự ban cho lớn hơn hết" sau khi đã lập luận để bác bỏ suy nghĩ kiểu này trong suốt 27 câu (12:4-30)?Barrett không bàn nhiều về phần a của câu 31; ông dường như không xem đây là một vấn đề. Nhưng bởi vì nó là một câu quan trọng để chuyển hướng

Page 237: Chu giai 1 va 2 cotinhto

sự lập luận, chúng ta cần thảo luận về một vài cách giải nghĩa câu này.1. Barrett đã chọn cách giải nghĩa thông thường nhất. Ông đã giải nghĩa như thế nào?14. Đọc sách Barrett bình luận về 12:31 (trang 296). Ghi lại sự giải nghĩa của ông về phần a câu 31.......Cách giải nghĩa này thiếu sót ở hai điểm. Thứ nhất, nó không chú ý đến sự mâu thuẫn giữa câu này với lập luận của đoạn trước. Thứ nhì, nó dựa vào bảng liệt kê ân tứ ở phần trước và nhìn ân tứ tiếng mới như " ít quan trọng nhứt". Nhưng nó lại không nhận thấy rằng những ân tứ xếp ở đầu bản liệt kê cũng không phải là những ân tứ đáng "tìm kiếm", ngoại trừ ân tứ tiên tri.2. Một cách giải nghĩa khác dựa trên 14:12 để cho rằng đây là một câu được trích dẫn từ lá thơ của người Côrinhtô. Cách hiểu này có vẻ hấp dẫn nhưng nó cũng gặp một số khó khăn. Nếu đây là một lời trích dẫn thì kèm theo đó Phaolô phải phần nào bày tỏ sự đồng ý rồi mới điều chỉnh lại. Nhưng đoạn 13 không có vẻ là một sự điều chỉnh của Phaolô về việc tìm kiếm " sự ban cho lớn hơn". Do đó chúng ta phải lựa chọn một trong hai cách giải nghĩa sau đây.3. Cách giải nghĩa này dựa trên một điểm văn phạm của tiếng Hylạp động từ zeloute được dịch theo thể mệnh lệnh " hãy ước ao" và cũng có thể đuợc dịch theo thể chỉ định là " anh em ước ao". Nếu đây là ý định của Phaolô thì chữ "nhưng" sẽ có nghĩa tương phản rất mạnh ( theo bản tiếng Anh). Phaolô đã dùng một loạt câu hỏi hùng biện để xác định sự đa dạng, có nghĩa là Đức Chúa Trời không chấp nhận sự đồng hóa. Ở đây Phaolô viết " nhưng anh em lại làm ngược lại bằng cách xếp thứ bậc các ân tứ và cho ân tứ tiếng mới lớn hơn hết. Vậy thì tôi sẽ chỉ cho anh em biết điều gì là lớn hơn hết." Điều duy nhất khiến tôi không thể chấp nhận cách giải nghĩa này là sự kiện ở 14:1 Phaolô lặp lại động từ này ở thể mệnh lệnh. Vì thế rất có thể động từ đó cũng được dùng theo thể mệnh lệnh ở đây.4. Cách giải nghĩa cuối cùng có lẽ là cách đúng nhất. Phaolô thực sự muốn nói: " nhưng hãy ước ao cho được sự ban cho lớn hơn hết" Tuy nhiên, ông không nghĩ rằng người Côrinhtô phải ước ao các ân tứ theo thứ tự của bảng liệt kê mà ông đã đưa ra ở đoạn trên. Đúng hơn ông đang hướng về chủ điểm kế tiếp: nhu cầu về sự rõ ràng dễ hiểu trong Hội thánh. Trong Hội thánh tất cả những ân tứ rõ ràng đều "lớn hơn" ân tứ tiếng mới (nếu không có thông giải) bởi vì các ân tứ rõ ràng gây dựng Hội thánh còn ân tứ tiếng mới thì không gây dựng. Nhưng trước khi ông có thể nói rõ chủ điểm này, ông thấy cần phải thiết lập một nền tảng để các "ân tứ lớn hơn" hoạt động. Trước khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu tổng quát đoạn này, bạn hãy ôn lại việc giải kinh của đoạn 12 để có thể chắc rằng bạn có thể hoàn tất mục tiêu 3.

Page 238: Chu giai 1 va 2 cotinhto

15. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a. Mục đích của việc so sánh với thân thể là để nhấn mạnh sự hiệp nhất của Hội thánh mà không cần sự đa dạng.b. Khi Phaolô viết " ước ao được sự ban cho lớn hơn hết", dường như ông muốn hướng đến lập luận về vai trò quan trọng hơn của các ân tứ rõ ràng trong Hội thánh.c. Câu hỏi " cả thảy đều nói tiếng lạ sao?" phải được hiểu trong bối cảnh buổi thờ phượng chung của Hội thánh chứ không phải trong kinh nghiệm cá nhân.

Con đường tốt lành hơn 12:31-13:13Đây là một phân đoạn mà ít người dám chú giải vì sợ rằng sự phân tích sẽ làm mất đi ý nghĩa của sứ điệp. Ngoài ra, đây cũng là một trong những phân đoạn đòi hỏi người đọc phải áp dụng ngay. Có nghĩa là chúng ta không cần người nào nói cho chúng ta biết ý nghĩa của đoạn này, nhưng chỉ cần Đức Thánh Linh giúp đỡ để vâng theo lời Chúa mà thôi. Tuy nhiên , Phaolô đã viết đoạn này trong bối cảnh có liên quan đến các ân tứ thuộc linh nên chúng ta cần hiểu ý nghĩa của nó trong bối cảnh này.16. Đọc 12:31-13:13 hai lần. Lần đầu đọc và chú ý đến sứ điệp. Lần thứ hai, hãy suy nghĩ theo từng phân đoạn.a. Dùng một hay hai từ ngữ tóm tắt ý chính của mỗi đoạn về tình yêu thương.b. Cho biết ý chính của mỗi phân đoạn trong mối liên hệ với lập luận trong 12:1-14:39.Đoạn Kinh thánh này chia làm 3 phân đoạn rõ rệt. Karl Barth đã nhận xét rất đúng: " Chỉ tình yêu thương mới có ý nghĩa ( câu 1-3 ); chỉ có tình yêu thương mới đắc thắng( câu 4-7); chỉ tình yêu thương mới bền vững ( câu 8-13)" ( xem Barrett trang 299.)13:1-3 ý chính của phân đoạn này thật rõ ràng. Nếu không có tình yêu thương thì dầu là ân tứ , hay việc từ thiện, hay hy sinh thân mình đều vô nghĩa.17. Phaolô lập lại 4 lần " dầu tôi...... thì tôi......" trong câu 1-3.a. Bổ túc phần tiếp theo " dầu tôi" trong các câu sau đây:13:1 " dầu tôi......13:2 " dầu tôi......13:2 "dầu tôi......13:3 " dầu tôi......b. Ý chính của mỗi câu là gì?......

Page 239: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Trong câu đầu tiên, Phaolô nhắc đến tiếng mới bởi vì đó là vấn đề ở Côrinhtô. Một vài tác giả không cho rằng Phaolô muốn nói đến ân tứ tiếng mới ở đây. Nhưng văn bản Kinh thánh rất rõ ràng. Hơn nữa, trong hai sách khải huyền của người Do Thái được các Cơ đốc nhân soạn lại, việc nói tiếng mới được xem như nói các tiếng của Thiên sứ. ( Sự Thăng Thiên của EsIs 7:15-37, Giao ước của Gióp 48 -50). Tiếng " đồng kêu" và " chập chỏa" được dùng trong sự thờ phượng của người ngoại đạo. Do đó, Phaolô muốn nói rằng nếu không có tình yêu thương, ân tứ tiếng mới không những chỉ không rõ ràng mạch lạc mà còn là những âm thanh trống rỗng chẳng khác gì những ồn ào của sự thờ phượng ngoại đạo.Nhưng không phải chỉ tiếng mới mà thôi. Ba charismata khác trong bản liệt kê ICo1Cr 12:8-10 cũng được nhắc đến. Ở đây rõ ràng là Phaolô muốn nói về các ân tứ thuộc linh bởi vì ông nhắc đến ân tứ nói tiên tri và ân tứ đức tin.Trong câu cuối cùng Phaolô đề cập đến các việc từ thiện. Câu " bỏ thân mình để chịu đốt" rất khó giải nghĩa. Bạn có thể nhớ rằng chúng ta đã bàn về câu này trong bài 2 ở phần " vấn đề về bản văn". Ở đó chúng ta đã thấy rằng theo một bản văn khác thì câu đó được đọc là " bỏ thân mình để được vinh hiển".18. Xem lại sách Barrett trang 301 -303. Dầu chọn bản văn nào thì vấn đề cũng là xác định nghĩa của nhóm từ " chịu đốt"a. Tại sao Barrett cho rằng " để được vinh hiển" không phải là ý nghĩa đúng nhất của nhóm từ " chịu đốt"?.......b. Có lẽ Bachmann đã đưa ra giải pháp hữu lý nhất. Bạn hãy viết ra sự giải nghĩa của ông.......13:4-7 Sau khi đã xác định vị trí ưu tiên của tình yêu thương, Phaolô bắt đầu mô tả các đặc điểm của tình yêu thương. Trên hết, " tình yêu thương chẳng kiếm tư lợi". Có người đã nói rất chí lý: " tình yêu thương bắt đầu khi tôi coi nhu cầu của người khác là quan trọng hơn nhu cầu của mình." Mặc dầu phân đoạn xuất sắc này có thể đứng riêng một mình nhưng bạn cũng hãy lưu ý thế nào nó cũng rất phù hợp với vấn đề của người Côrinhtô ! Phaolô không nói rõ như vậy, nhưng lý do trên hết ông nêu lên để xácđịnh sự trỗi vượt của tình yêu thương ấy là nó phản ảnh bản tính của Thượng Đế.13:8-13 Trong phân đoạn này Phaolô nêu lên lý do thứ nhì xác định sự trội vượt của tình yêu thương: Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ. Phaolô so sánh giữa tình yêu thương và các ân tứ. Trong câu 1-3 ông tuyên bố rằng các ân tứ và ngay cả việc từ thiện cũng chẳng ra gì nếu không có tình yêu thương. Nói vậy không có nghĩa là các ân tứ có ít giá trị nhưng ông chỉ muốn nói rằng chúng chỉ có giá trị trong Hội thánh khi được kèm theo bởi

Page 240: Chu giai 1 va 2 cotinhto

tình yêu thương.Ở đây sự so sánh giữa tình yêu thương và các ân tứ dựa trên bản chất tạm thời của các ân tứ đối chiếu với bản chất vĩnh cửu của tình yêu thương. Do đó, khác với tình yêu thương, tất cả các ân tứ sẽ chấm dứt. Nhưng chấm dứt khi nào? Phaolô viết " Khi sự trọn lành đã đến". Qua hình ảnh ví dụ trong câu 11 có người hiểu rằng " sự trọn lành" có nghĩa là " sự trưởng thành của Cơ đốc nhân". Tuy nhiên, câu 12 cho thấy rõ rằng chữ này có ý nói về thời sau rốt. Phaolô muốn nói ngày nay chúng ta chưa biết đầy đủ về Chúa và đường lối của Ngài nhưng tương lai chúng ta sẽ......Do đó, hình ảnh về con trẻ và người thành nhơn trong câu 11 không có nghĩa " trưởng thành" và " không trường thành". Có nghĩa là Phaolô không muốn nói tình yêu thương là trưởng thành còn ân tứ thì không trưởng thành. Điều này sẽ mâu thuẩn với tất cả những điều khác Phaolô viết trong những chương này. Đúng hơn, Phaolô muốn nói có những điều phù hợp trong hiện tại nhưng không phù hợp trong tương lai. vì thế trong thời tương lai các ân tứ sẽ bị bỏ. Nhưng tình yêu thương phù hợp đốivới cả hiện tại và tương lại. Vậy nên, " tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ" ( câu 8 ) trong ý nghĩa là tình yêu thương không bao giờ mất giá trị. Đây cũng là lý do tại sao tình yêu thương là đều trọng hơn hết.Đến đây kết thúc việc giải kinh của bài học này. Trước khi nghiên cứu haivấn đề liên quan đến nội dung, bạn hãy xem lại việc giải kinh của đoạn 13.19. Trở lại với bài tập 16. Bạn đã làm bài tập đó thế nào? Nếu bạn thấy cần sửa lại câu trả lời của bạn trong ánh sáng việc giải kinh chúng ta vừa thực hiện thì hãy làm như vậy trước khi chúng ta bước qua phần khác.Trước khi tiếp tục, tôi xin nêu lên một gợi ý nhỏ. Đề nghị bạn đọc đoạn Kinh thánh này mỗi sáng sớm trong suốt một tháng. Hãy để Đức Thánh Linh dùng quyền năng của lời Chúa thay đổi cuộc đời của bạn.

Một vài vấn đề về nội dung Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu hai câu Kinh thánh hơi khó hiểu. Dĩ nhiên có thể có những câu khác nữa. Trong trường hợp này bạn có thể tham khảo sách Barrett thêm. Trường hợp khó giải quyết: " Đức Chúa Jesus đáng nguyền rủa"12:3 nan đề đối với câu này cũng giống như trong 15:29. Điểm khác biệt là ở đây chúng ta không biết chắc ai đã thực sự nói " Đức Chúa Jesus đáng nguyền rủa". Vấn đề nằm ở điểm này. Phải chăng thực sự đã có ai nói " Đức Chúa Jesus đáng nguyền rủa"? Nếu có thì là ai? và tại sao? nếu không thì tại sao Phaolô lại nhắc đến câu này?20. Đọc lời bình luận của Barrett về 12:3 trang 279 - 281. Hãy tóm tắt năm

Page 241: Chu giai 1 va 2 cotinhto

giải pháp Barrett nêu lên về ý nghĩa câu " Đức Chúa Jesus đáng nguyền rủa".Có lẽ chúng ta phải nhận rằng chúng ta không thể hiểu chính xác câu 12:3. Tuy nhiên, Barrett đã đưa ra một vài cách giải nghĩa. Có thể là những người tín đồ Côrinhtô theo quan điểm ngộ đạo đã phát biểu " Jesus đáng nguyền rủa," nhưng " Đấng Christ là Chúa". Theo họ Jesus chỉ về sự sống thể chất của Chúa Cứu thế còn Đấng Christ chỉ về " sự sống Thánh Linh". Theo ý tôi, cách giải nghĩa này hoặc cách giải nghĩa thứ ba có một số điểm hợp lý. Nhưng hoàn toàn không có gì chắc chắn ở đây. Điều quan trọng bạn có thể học đó là có những câu Kinh thánh rất khó hiểu. Bạn cũng cần nhận ra rằng tất cả các học giả tài giỏi nhất họp lại cũng không thể giải quyết mọi nan đề gây nên bởi khoảng cách lịch sử.12:13 do từ ngữ được Phaolô dùng ở đây, câu Kinh thánh này thường bị giải nghĩa không đúng với bối cảnh của nó và đã là một bãi chiến trường cho các cuộc tranh luận thần học. Vấn đề đuợc tranh luận có liên quan đến sự dạy dỗ của Phaolô về mối liên hệ giữa Đức Thánh Linh và kinh nghiệm cá nhân của người tín đồ. Nhưng việc tranh luận thần học đã xảy ra gay gắt vì câu Kinh thánh này bị tách ra khỏi bối cảnh và được hiểu là nói về những vấn đề khác xa với ý định của Phaolô. Mặc dầu có nhiều vấn đề có liên quan nhưng đề tài chính gồm có hai khía cạnh: 1) Phaolô muốn nói gì khi dùng câu " chịu báptêm chung một Thánh Linh"?, 2) Điều đó liên hệ thế nào với " điều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa"?21. Đọc lời bình luận của Barrett về câu này trang 288 -289.a. Theo Barrett " báptêm chung một Thánh Linh" có nghĩa gì?......b. " Báptêm chung một Thánh Linh" có liên quan thế nào với " đều đã chịu uống chung một Thánh linh nữa.Phaolô có lẽ không muốn nói đến cả báptêm bằng nước lẫn " Báptêm trong Thánh Linh". Ý nghĩa của từ này được xác định bởi hai yếu tố: 1 ) Văn cảnh và 2) ý nghĩa của " đều uống chung một Thánh Linh nữa". Chúng ta cần ghi nhận những điểm sau đây:1. Điều Phaolô quan tâm không phải là " Làm thế nào một người trở thành Cơ đốc nhân?" mà là " làm thế nào nhiều Cơ đốc nhân có thể trở thành một thân thể?". Như vậy nhóm từ " hiệp làm một thân nên được dịch theo Barrett là " để có thể trở nên một thân". Tất cả đều đã kinh nghiệm một điều gì đó đến nỗi họ trở thành một thân thể. " Điều gì đó" là cái gì?2. Phaolô viết " Tất cả đều chịu báptêm trong một Thánh Linh" chứ không phải " bởi một Thánh Linh" như trong bảng NIV. Không có một trường hợp nào trong Tân ước mà mạo từ en dùng với động từ " Báptêm" lại có nghĩa là " bởi". Nó được dùng ở thể locative trong tiếng Hylạp. Điều này có nghĩa Đức Thánh Linh là môitrường chung trong đó mọi Cơ đốc nhân đều hiện

Page 242: Chu giai 1 va 2 cotinhto

hữu, chứ không phải là phương tiện qua đó họ chịu báptêm.3. Từ ngữ " Báptêm" có lẽ chỉ có nghĩa ám dụ. Phaolô đã chọn từ ngữ này vì nghĩ đến phép báptêm bằng nước. Nhưng điều Phaolô quan tâm không liên quan đến những từng trải như vậy. Điều ông quan tâm là người Côrinhtô " chung một Thánh linh để hiệp làm một thân". Hình ảnh ám dụ ông chọn để nói về nghi lễ đã khiến họ trở nên chung một Thánh Linh là phép báptêm. Tuy nhiên đây không phải là điều thực sự cần thiết. Để trình bày ý chính của ông, Phaolô cũng có thể viết " bởi vì chúng ta tất cả đều đã được ở trong cùng một Thánh Linh để hiệp làm một thân". Nhưng hình ảnh ám dụ " Báptêm" trong Thánh Linh rõ ràng là hình ảnh mạnh mẽ hơn.4. Cuối cùng, cách giải nghĩa này dường như phù hợp với mệnh đề thứ nhì, hoàn toàn có tính chất ám dụ. Theo nghĩa đen, Phaolô muốn nói: " Chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa". Ở đây Phaolô không nói về kinh nghiệm thứ nhì trong Thánh Linh hay lễ Báptêm trong mệnh đề trước và lễ tiệc thánh trong mệnh đề thứ nhì. Phaolô chỉ muốn nhấn mạnh vào sự sống của Thánh Linh mà tất cả các tín đồ cùng lãnh nhận. Đây chỉ là hình ảnh ám dụ thứ nhì được dùng để diễn tả cùng một thực tại.Phaolô muốn nói người Côrinhtô là một thân thể; đúng hơn, họ là chính thân thể của Đấng Christ. Họ là thân thể của Đấng Christ bởi vì như trong hình ảnh về đền thờ ở 3:16-17, chính Đức Thánh Linh hiện diện trong thân thể đó và đem lại sự sống cho thân thể. Do đó, họ ở "trong một Thánh Linh để hiệp làm một thân" và Thánh Linh ngự trong họ đem sức sống đến cho cả thân thể.22. Ôn lại việc giải kinh của 12:31 và đọc thêm sách Barrett. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng nhất. Mệnh đề " và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa" có thể là một ám dụ vềa) Lễ Tiệc Thánhb) Phép Báptêm trong Thánh Linhc) Việc tín đồ qui đạod) Sự kết hợp Hội Thánh trở thành thân thể.Đến đây kết thúc bài 13. Bạn nên ôn lại cả bài học. Hãy chắc rằng bạn có thể hoàn tất mọi mục tiêu của bài học. Sau đó hãy làm bài tự kiểm tra. So sánh câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập tài liệu học viên và xem lại những phần bạn chưa trả lời đúng.

Bài Tập Tự Trắc Nghiệm CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng nhất.1. Điểm chính yếu trong câu 12:13 " vì chưng chúng ta đều đã chịu phép báptêm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân, và chúng ta đều đã chịu uống chúng một Thánh Linh nữa" là

Page 243: Chu giai 1 va 2 cotinhto

a) Định nghĩa bản chất của " phép báptêm trong Thánh Linhb) Xác định rằng Báptêm trong Thánh Linh xảy ra cùng lúc với Báptêm bằng nước.c) Nhấn mạnh thế nào Hội thánh Côrinhtô với nhiều khác biệt vẫn là một thân thể trong Đấng Christ.d) Giải thích thế nào một người trở thành một chi thể trong thân thể của Đấng Christ.2. Từ ngữ then chốt diễn tả ý tưởng chính của Phaolô trong đoạn 12 làa) sự đa dạngb) sự gây dựngc) thân thểd) tình yêu thương3. Sở dĩ đoạn Kinh thánh nói về tình yêu thương được đặt trong phần từ 12 -14 là đểa) cho thấy rằng tình yêu thương cao trọng hơn tất cả các ân tứ thuộc linh.b) nói về một đề tài khác không thực sự liên quan đến lập luận chungc) thiết lập một khuôn khổ thích hợp cho việc thực hành các ân tứ thuộc linhd) mô tả đặc tính của tình yêu thương Cơ đốc.4. Trong những câu dưới đây câu nào trình bày đúng về bản chất của vấn đề trong các đoạn 12 -14? ( có thể có nhiều câu đúng ).a) Vấn đề căn bản là người Côrinhtô đã hiều lầm về các ân tứ thuộc linh.b) Nhiều tín hữu Côrinhtô đã nói tiếng mới một cách vô trật tự trong buổi nhómc) Người Côrinhtô đã quá sốt sắng về tiếng mới đến nỗi bỏ qua các ân tứ khác.d) Người Côrinhtô có sự nhầm lẫn giữa ân tứ nói tiên tri và nói tiếng mớie) Nói tiếng mới rõ ràng là tiêu chuẩn quan trọng của người Côrinhtô để trở thành " thiêng liêng".Câu trả lời ngắn. Điền vào những câu sau đây cho đủ nghĩa.5. Bạn hãy đề nghị những tiêu đề cho các phân đoạn chính của lập luận trong 12 -14.a. 12:1-11......b. 12:12-31......c. 12:31-13:13......d. 14:1-25......e. 14:26-40......6. Đề nghị những tiêu đề cho ba phân đoạn của đoạn 13a. 13:1-3......b. 13:4-7......c. 13:8-13......

Page 244: Chu giai 1 va 2 cotinhto

7. Đề nghị hai từ ngữ diễn tả đúng nhất chủ ý của Phaolô trong việc so sánh Hội thánh với thân thể trong 12:15-26.a. 12:15-20 Mỗi người không nên...... về ân tứ của người khác.b. 12:21-26 Mỗi người không nên...... ân tứ của người khácCHỌN GIỮA ĐÚNG VÀ SAI. Viết Đ trước câu trả lời đúng. Viết S trước câu trả lời sai.......8. Sở dĩ 12:31 " Hãy ước ao cho được sự ban cho lớn hơn hết" không có ý so sánh giữa các ân tứ liệt kê trong đoạn 12 là vì câu này đúng ra là một câu được trích dẫn từ lá thơ của người Côrinhtô mà Phaolô muốn điều chỉnh lại.......9. Khi Phaolô viết trong 12:3 rằng không ai cảm Đức Thánh Linh lại nói rằng " Jesus đáng nguyền rủa" ông dường như chỉ muốn nêu lên sự tương phản giữa điều thuộc về Đức Thánh Linh và điều thuộc về ma qủy.

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a. Mười tám lần tất cả : 12:10, 28-30, 13:18, 14:2, 4, 5, 5, 6, 13, 14, 18, 19, 22, 23, 26, 27, 39.2. Cuối cùng hay gần cuối cùng trong 12:8-10, 12:28, 12:29 -30, 14:36. Vị trí đầu trong 13:13 và 14:6,3. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập4. a. Chính họ hoặc những người sống liên tục trong tình trạng cuồng nhiệt ngây ngất.b. Người nói tiếng mới.5. a. Sai. Ông chỉ muốn đặt tiếng mới vào mối liên hệ chung. Trong 14:26-32 ông thậm chí không cấm nói tiếng mới nếu có thông giải.b. Đúngc. Đúngd. Sai. Đây chỉ là phỏng đoán6. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.7. a. 4) 14:1-25b. 3) 12:31-13:13c. 5) 14:26-40d. 2) 12:12-31e. 1) 12:1-118. Ân tứ, người .9. Không cần trả lời10. a. Có 16 trong bản Hylạp.b. Tiếng mới, lời tri thức, tiên tric. Lời dạy dỗ, tiếng mới, tiên trid. Lời tỏ sự kín nhiệm.

Page 245: Chu giai 1 va 2 cotinhto

11. a. Có nhiều ân tứ nhưng chỉ tạm liệt kê một số.12. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.13. Câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tậpa. Cần có sự đa dạng về các ân tứ.b. Mỗi bộ phận đến quan trọng bất luận có vai trò nào.14. Thật là thích đáng để Phaolô đưa ra lời khuyên này " bởi vì người Côrinhtô đã quáđề cao điều được Phaolô xem như một trong những ân tứ thấp nhất đó là ân tứ tiếng mới.15. a. Sai. Mục đích là nhấn mạnh sự đa dạng nhưng hiệp nhấtb. Đúngc. Đúng16. a. Những từ ngữ đó là : 1- 3 sự vượt trỗi của tình yêu thương ; 4 - 7 đặc tính của tình yêu thương, 8 - 13 tính chất bền vững của tình yêu thương.b. So sánh câu trả lời của bạn với lời giải đáp của tôi trong sách.17. a. " nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ mà không có tình yêu thương"; " được ơn nói tiên tri cùng biết đủ các sự mầu nhiệm và mọi sự hay biết" ; " Có cả đức tin đến nỗi dời núi được mà không có tình yêu thương" ; "phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương.b. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.18. a. Bởi vì " một hành động được thực hiện để được vinh hiển thì tự nó đã không phải là hành động yêu thương"b. "Nếu vì lý do gì đó tôi hy sinh chịu chết cách đau đớn nhất nhưng không có tình yêu thương thì điều này cũng vô giá trị".19. Không cần trả lời.20. a. Tín đồ trong cơn thử thách có thể bị cám dỗ nói rằng : "Jesus đáng nguyền rủa" và sau đó nghĩ rằng Đức Thánh Linh hướng dẫn họ nói như thế.b. Điều này nói đến việc chống đối Chúa Jesus của nhà hội Do Thái và do đó không phải là điều tín đồ nói.c. Đây có thể chỉ là giả thiết về câu nói ngỳược lại với "Jesus là Chúa".d. Đây có thể là lời từ chối Chúa Jesus do ma qủi xúi giục.e. Điều này có thể chỉ về lời nói trong lúc ngất trí của tín đồ chống cự lại việc ngất trí do Đức Thánh Linh hành động trên họ.21. a. "Báptem" chỉ về báp têm bằng nước và "báptêm trong Thánh Linh". chỉ về từng trải tin nhận Chúa qua đó người tín đồđược hiệp vào thân thể Đấng Christb. Đây là điều bổ túc cần thiết cho việc " được dìm trong" và chỉ về Đức Thánh Linh ngự trong các tín đồ.22 d) Sự kết hợp Hội thánh trở thành thân thể.

Page 246: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Thứ Tự Khi Nhóm Lại.

Xin chúc mừng ! Thế là các bạn sắp hoàn tất việc nghiên cứu 1Côrinhtô. Đây quả là một cơ hội lý thú. Đức Chúa Trời không chỉ phán dạy trong quá khứ mà Ngài vẫn còn phán dạy chúng ta ngày nay. Các bạn đã học về các phương pháp thực hiện việc giải kinh, áp dụng các nguyên tắc có tính chất khoa giải kinh và học về sinh hoạt của Hội thánh ở Côrinhtô. Bạn có thể thấy rằng Hội thánh không trọn vẹn. Nhưng đó chính là đền thờ của Đức Chúa Trời ở Côrinhtô. Và Đức Chúa Trời đã quan tâm nhiều đến Hội thánh ở Côrinhtô nên đã dùng sứ đồ Phaolô mà dạy dỗ họ.Trong bài học cuối về 1Côrinhtô này, chúng ta sẽ học biết rằng tình yêu thương không phải là một ý tưởng trừu tượng nhưng nó được thể hiện trong những cách thức rất cụ thể. Trong 14:1-39 Phaolô chỉ chúng ta cách thức để "nôn nã tìm kiếm tình yêu thương và cũng ước ao các sự ban cho thiêng liêng nữa." Có lẽ chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng các Hội thánh kể cả Hội thánh Ngũ Tuần cũng ít khi nhóm thờ phượng đúng theo sự dạy dỗ ở đây. Tuy nhiên một sự phục hưng về điều này đang diễn ra trên khắp thế giới. Ước ao rằng Hội thánh của bạn cũng có thể kinh nghiệm sự phấn hưng của Đức Thánh Linh.Ở một mức độ nào đó tôi cảm thấy khó khăn khi phải hướng dẫn các bạn bằng phương pháp hàm thụ. Tôi không được biết cụ thể về bạn nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho bạn. Tôi hy vọng rằng tôi có thể truyền đạt cho bạn lòng yêu mến và ham thích lời Chúa của tôi. Và hơn thế nữa, tôi cầu xin Chúa giúp bạn có tinh thần vâng theo lời Chúa. Xin Chúa ban phước cho bạn.Trong Hội thánh, mọi điều đều phải gây dựng.Ân tứ tiếng mới và ân tứ tiên triQuy luật về sự rõ ràngCác ân tứ là những dấu hiệuMột vài hướng dẫn về sự trật tựNói tiếng mới và nói tiên triSự im lặng của phụ nữKết luậnQuan điểm của Phaolô về ân tứ tiếng mới và ân tứ tiên triÂn tứ tiên triÂn tứ tiếng mớiVài ý kiến có tính chất khoa giải kinhÝ kiến cá nhânKhi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể:* Giải thích quan điểm của Phaolô về ân tứ tiếng mới.

Page 247: Chu giai 1 va 2 cotinhto

* Nhận định về sự lập luận của Phaolô về giá trị tương đối của ân tứ tiên tri và ân tứ tiếng mới và nêu lên ý chính của lập luận.* Thảo luận về những cách giải nghĩa khác nhau đối với 14:34-35 nói về " sự im lặng của phụ nữ".* Giải thích cặn kẽ tại sao Phaolô muốn người Côrinhtô bớt nhấn mạnh vào việc nói tiếng mới.* Mô tả vài vấn đề liên quan đến việc áp dụng các nguyên tắc có tính chất khoa giải kinh đối với đoạn 14.1. Đọc 14:1-40 .2. Đọc sách Barrett trang 312 - 334 .3. Nghiên cứu bài học từng phần một4. Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài học.5. Ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra tiến bộ đơn vị 4.Hội thánh tự doNghi lễTRONG HỘI THÁNH MỌI ĐIỀU ĐỀU PHẢI GÂY DỰNG 14:1-25Bài học này sẽ bắt đầu bằng việc giải kinh tiếp tục của bài 13. Nếu vì một lý do gì bạn ngưng học 1Côrinhtô trong một thời gian, bạn nên xem lại bài 13 hầu có thể theo dõi lập luận của Phaolô cho tới hết 13:13.14:1-40 có nhiều phân đoạn rất khó giải nghĩa. 14:20-25 và 14:34-35 là hai đoạn khó đặc biệt. Đối với cả hai đoạn này phần nội dung là rất quan trọng để có thể hiểu được lập luận. Do đó, những vấn đề về nội dung sẽ được bao gồm trong việc giải kinh.Các bạn chắc còn nhớ khi phân tích vấn đề trong bài 13 chúng ta đã thấy rằng lập luận của đoạn 12 và 13 sẽ dẫn đến đoạn 14. Đến đây Phaolô đề cập đến vấn đề ở Côrinhtô trong một cách thức cụ thể. Các bạn có thể nhận thấy rằng Phaolô giải quyết những vấn đề ở Côrinhtô theo từng bước một. Có nghĩa là Phaolô không đưa ra câu trả lời cụ thể ngay từ đầu nhưng lại đưa ra một câu trả lời có tính chất thần học trước. Sau đó ông đưa ra câu trả lời cụ thể trong khuôn khổ giáo lý thần học đó.1. Trong hai phân đoạn nào khác của 1Côrinhtô Phaolô cũng giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra câu trả lời có tính thần học trước rồi mới đưa ra câu trả lời cụ thể?......2. Xem kỹ lại " Lập luận trong đoạn 14" cùng với các bản liệt kê đi kèm trong bài 13, sau đó đọc phần nói về " Cấu trúc của lập luận" cũng trong bài 13. Phân đoạn 14:1-25 đề cập đến vấn đề về ...... còn phân đoạn 14:26-40 đề cập đến vấn đề ......3. Đọc 14:1-25 hai lần. Khi đọc lần thứ hai, hãy suy nghĩ theo từng phân

Page 248: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đoạn. Cho biết ý chính của mỗi phân đoạn và vai trò của mỗi phân đoạn đối với lập luận chung.

Ân tứ tiếng mới và ân tứ tiên tri 14:15Trong phân đoạn mở đầu nầy Phaolô nêu lên chủ đề của cả đoạn Kinh thánh. Ông khai triển đề tài trong hai cách:1. Câu 1 được cấu tạo bởi ba mệnh đề có tính cách mệnh lệnh theo thứ tự: Thứ nhất, " Hãy đặt tình yêu thương làm mục đích ; Thứ nhì, " Hãy ước ao các ân tứ thuộc linh"; Thứ ba, " Hãy đặc biệt ước ao ân tứ tiên tri".Chắc bạn còn nhớ rằng người Côrinhtô đã theo một thứ tự hoàn toàn trái ngược. Họ khởi đầu với ân tứ tiếng mới và ước ao sự thiêng liêng chứ không phải các ân tứ thuộc linh. Mục đích của họ cũng không phải là tình yêu thương nhưng là để trở thành pneumatikos - " Thiêng liêng".2. Trong câu 2- 5 Phaolô nêu lên những lý do tại sao họ nên " đặc biệt ước ao ân tứ tiên tri." Ông đã làm điều này bằng cách so sánh giữa " Kẻ nói tiếng lạ" và " Kẻ nói tiên tri" trong một câu văn rất đối xứng.4. Nghiên cứu cẩn thận câu 2 - 4 theo cách trình bày dưới đây. Bạn có nhận ra sự đối xứng và tương phản mà Phaolô muốn nêu lên hay không ?Vì người nào nói tiếng lạThì không phải nói với người ta bèn là với Đức Chúa Trời.Bởi chẳng có ai hiểu,Aãy là trong tâm thần mà người kia nói lời mầu nhiệmCòn những kẻ nói tiên tri thì nói với người ta.Để gây dựng, khuyên bảo và yên ủi.Kẻ nói tiếng lạ tự gây dựng lấy mình,Song kẻ nói tiên tri gây dựng cho Hội thánha. Phaolô cho rằng " Kẻ nói tiếng lạ" đem lại hai lợi ích nào ?......b. Phaolô cho rằng " Kẻ nói tiên tri" đem lại hai lợi ích nào?......c. Câu 5 liên hệ thế nào đến nói tiếng lạ và nói tiên tri ?......Bài tập này nhằm giúp đỡ bạn thực hiện việc giải kinh của phân đoạn này. Tôi có một lý do đặc biệt để đưa ra bài tập này. Nhiều nhà giải kinh đã nhắc đi nhắc lại rằng trong phân đoạn này Phaolô đã " đánh giá ân tứ tiếng lạ rất thấp". Nhưng bất cứ việc phân tích cẩn thận cấu trúc của những câu này cũng sẽ cho thấy rằng nhận định như thế là không đúng. Tuy nhiên, Phaolô sẽ đưa ra sự ngăn cấm nói tiếng mới khi nói trong Hội thánh và không có sự thông giải.

Page 249: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Điều Phaolô nói ở đây không phải là " hạ thấp tiếng mới" ; nhưng là để đưa ra những lý do vững chắc của việc nói tiếng mới. Những lý do của việc nói tiếng mới là: Thứ nhất, người nói tiếng mới thì " nói với Đức Chúa Trời." Phaolô không thể nào chống lại điều đó. Thứ nhì, người nói tiếng mới cũng "gây dựng chính mình.". Điều này nghe có vẻ cá nhân chủ nghĩa nhất là trong mối liên quan với cả Hội thánh. Nhưng Phaolô không phản đối gì. Sự gây dựng chính mình cũng cần thiết trong nếp sống Cơ đốc nhân. Điều này được nói rất rõ trong câu 14 - 15. Đức Chúa Trời có thể vượt qua vai trò của tâm trí và gây dựng tâm linh con người qua việc "Nói lời mầu nhiệm trong Thánh linh". Do đó, nói tiếng mới không có sự thông giải chính là lời nói được hướng dẫn bởi Thánh Linh chỉ dùng để tương giao với Đức Chúa Trời. Vì thế nó được dùng trong sự cầu nguyện riêng chứ không dùng trong Hội thánh.Tuy nhiên tâm trí của những người khác không thể bị bỏ qua, nếu như họ cần được gây dựng trong giờ thờ phượng của Hội thánh. Do đó Phaolô viết: " hãy đặc biệt ước ao ân tứ nói tiên tri" ( câu 1) bởi vì người nói tiên tri " thì nói với người ta để gây dựng, khuyên bảo và yên ủi" (câu 3). Vậy nên, " Kẻ nói tiên tri gây dựng cho Hội thánh" ( câu 4 ).Do đó, câu 5 thừa nhận cả ân tứ tiếng mới và ân tứ tiên tri. Phaolô " Ước ao anh em đều nói tiếng lạ cả" - vì những lý do được nói đến trong câu 2 và 4. Nhưng bởi vì vấn đề ở Côrinhtô liên quan đến Hội thánh nên Phaolô viết: " Song tôi còn ước ao hơn nữa là anh em nói tiên tri.". Ông nói như vậy vì những lý do được nêu lên trong câu 3 và 4. Bởi vì tình yêu thương nhắm mục đích gây dựng nên nói tiên tri cao trọng hơn nói tiếng mới. Nhưng câu " mà không giải nghĩa" chứng tỏ rằng tự nó ân tứ tiên tri không phải là cao trọng hơn. Nó chỉ cao trọng hơn bởi vì nói tiên tri là nói để gây dựng người khác, Nhưng nếu nói tiếng mới có kèm theo thông giải thì cũng có thể gây dựng. Ít nhất thì nói tiếng mới có kèm theo thông giải cũng là điều người ta có thể hiểu được, và như thế nó có thể được nói trong Hội thánh và có thể gây dựng.5 Bài tập ôna Hai lý do khiến Phaolô ước ao hết thảy người Côrinhtô đều nói tiếng mới là:......; ......b Hai lý do khiến Phaolô ước ao họ nói tiên tri là:...... ; ......

Sự rõ ràng, mạch lạc là một qui luật 14:6-196. Trước khi bắt đầu phần này bạn hãy xem lại câu trả lời của bạn về bài tập

Page 250: Chu giai 1 va 2 cotinhto

3. Sau đó hãy đọc kỹ 14:6-19. Liệt kê tất cả những chữ hoặc từ ngữ ( trưng dẫn Kinh thánh) xác định chủ đề của hai phân đoạn trong khúc Kinh thánh trên.Trong 14:1-5 Phaolô không nói thẳng rằng nói tiên tri là trọng hơn bởi vì nó rõ ràng dễ hiểu. Nhưng hai phân đoạn này nêu rõ rằng sự mạch lạc dễ hiểu chính là ý tưởng chủ yếu. Từ ngữ Hylạp được dịch là dễ hiểu chỉ xuất hiện trong câu 9. Tuy nhiên tất cả những chữ khác mà chúng ta đã liệt kê trong bài tập 6 đều nói lên cùng một ý nghĩa.14:6-12 Trong phân đoạn này Phaolô nói rõ hơn ý chính của 14:1-5 bằng một loạt những thí dụ. Toàn bộ phân đoạn được viết từ vị thế của người nghe. Phaolô nói trong câu 6 rằng trong Hội thánh thì các ân tứ dễ hiểu được coi trọng hơn.Bạn hãy xem lại bài tập 10 trong bài 13. Câu Kinh thánh này cho thấy rõ rằng khi Phaolô viết " Nhất là ân tứ nói tiên tri" ông không có ý nói rằng ân tứ tiên tri tự nó là trọng hơn nhưng ông muốn nhấn mạnh sự mạch lạc dễ hiểu. Sở dĩ ông nhắc đến ân tứ nói tiên tri là để so sánh một ân tứ dễ hiểu với ân tứ nói tiếng mới.Lập luận trong phần còn lại của phân đoạn này rất rõ ràng. Phaolô bắt đầu với các nhạc cụ. Chúng không được coi là nhạc cụ nếu không phát ra những âm điệu có thể phân biệt được. Chẳng hạn như kèn phải trổi lên khúc quân hành. Người ta dùng tiếng kèn để ra lệnh tiến quân trong chiến trận. Nếu tiếng kèn xung trận lại trổi lên giữa buổi hòa nhạc thì không phù hợp. Trong câu 9 ý tưởng của haiví dụ này được áp dụng vào việc nói tiếng mới. Lưu ý rằng từ vị trí của những người nghe thì tiếng mới giống như là " Nói lộn xộn". Tiếp theo Phaolô đưa ra một thí dụ cuối cùng về chính các ngôn ngữ. Một lần nữa hãy chú ý rằng những điều Phaolô nói đều từ quan điểm của người nghe. Do đó, trong câu 12 Phaolô kết luận sự ước ao các ân tứ phải hướng về việc gây dựng cho người nghe.14:13-19 Phân đoạn này lập lại những điều đã được nói ở trên nhưng có một số điểm hơn khác. Phaolô bắt đầu bằng cách chỉ ra rằng ân tứ tiếng mới cũng có thể trở thành một ân tứ dễ hiểu qua việc thông giải. Câu 14 -17 Phaolô trình bày quan niệm của ông về ân tứ tiếng mới. Tiếp theo ông kết luận ý tưởng trong đoạn này bằng câu 18 và 19. " Thà tôi lấy năm lời bằng trí khôn mà rao giảng trong Hội thánh" còn hơn là " Một vạn lời bằng tiếng lạ".Trước khi kết thúc việc giải kinh của đoạn này, chúng ta nên chú ý đến hai từ ngữ đặc biệt trong đoạn này.1. Trong câu 15 " Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần" và " Tôi sẽ hát theo tâm thần" có ý nghĩa gì?7. Đọc sách Barrett bình luận về 14:14 trang 319 - 320.a Nêu lên ba ý nghĩa của chữ " tâm thần".

Page 251: Chu giai 1 va 2 cotinhto

1) ......2) ......3) ......b. Mỗi cách giải nghĩa đều có những khó khăn. Nêu lên sự khó khăn đối với mỗi cách giải nghĩa.1) ......2) ......3) ......Dường như Barrett có lý khi nói rằng "Ngôn ngữ của Phaolô thiếu sự rõ ràng và chính xác ở điểm này" bởi vì ông đã cố diễn tả nhiều ý tưởng trong một vài từ ngữ ngắn ngũi. Tuy nhiên ý tưởng của Phaolô tương đối khá rõ ràng. Ý tưởng được nhấn mạnh là Đức Thánh Linh, và sự bày tỏ của Thánh Linh là ân tứ tiếng mới (câu 14 ). Vậy nên Phaolô sẽ vừa cầu nguyện và hát bằng tâm thần cũng như cầu nguyện và hát bằng tiếng Hylạp. Trong cả hai trường hợp ông đều được gây dựng, nhưng ông nhấn mạnh rằng những người nghe chỉ được gây dựng khi ông dùng tiếng Hylạp.2. Từ ngữ thứ hai là tiếng Hylạp idiotes được bản NIV dịch là " người tầm thường" (Câu 16 ). Từ ngữ này cũng xuất hiện trong các câu 23 và 24. Thông thường từ ngữ này có nghĩa là người không chuyên môn tương phản với người có chuyên môn về một vấn đề gì. Vấn đề là trong những văn phẩm Cơ đốc giáo ở những thế kỷ sau, từ ngữ này được dùng như một thuật ngữ để chỉ những người đang tìm hiểu về đạo nhưng chưa chịu báptêm. Nếu đây là ý nghĩa mà Phaolô muốn dùng thì từ ngữ này chỉ về cùng một loại người trong cả hai trường hợp. Còn trong trường hợp nó không được dùng như một thuật ngữ thì nó có nghĩa là " người không chuyên môn" tức là người không hiểu được tiếng mới.Có nhiều khó khăn trong việc giải nghĩa từ này. Nhưng sự kiện idiotes không thể nói " Amen"trong câu 16 gợi ý rằng đây không phải là một thuật ngữ đặc biệt. Do đó, trong câu 16 từ ngữ này nói đến một tín đồ khác, còn trong câu 23 và 24 từ ngữ này chỉ về những người ngoài Hội thánh. Trong cả hai trường hợp họ đều là những người không thể hiểu được tiếng mới.8. Một vấn đề cuối cùng sẽ được giải quyết qua bài tập sau đây. ( xem 14:2, 14 -17, 28).a. Liệt kê những điều người nói tiếng mới có thể làm ......b. Người nói tiếng mới nói với ai? ......c. Vai trò của việc thông giải là gì? ......

Ân tứ là các dấu hiệu. 14:20-25Ý chính của phân đoạn cuối cùng trong lập luận của 14:1-25 khá rõ ràng. Tất

Page 252: Chu giai 1 va 2 cotinhto

cả mọi điều đã được nói đến đều có sự áp dụng cụ thể. Phaolô bắt đầu phân đoạn này bằng cách nêu lên những lý lẽ thông thường ( tham khảo 10:15, 11:13 ). Về sự gian ác, hãy nên như con trẻ. Nhưng về sự khôn sáng Phaolô muốn họ suy nghĩ như kẻ thành nhơn. Vậy kẻ thành nhơn suy nghĩ thế nào?Cho đến đây Phaolô đã nêu lên rằng nói tiên tri thì ích lợi hơn bởi vì nó dễ hiểu đối với người nghe và gây dựng đối với tín đồ. Ở đây ông cũng nói như thế về ân tứ tiên tri trong mối liên quan với người chưa tin Chúa. Đối với người chưa tin Chúa, tiếng mới có vẻ khó hiểu và lộn xộn, nhất là trong trường hợp người ta chỉ nói tiếng mới trong Hội thánh. Nhưng qua việc nói tiên tri Đức Thánh Linh có thể thuyết phục người chưa tin Chúa về tội lỗi và khiến họ nhận ra sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Tất cả những điều này được thấy rõ trong các câu 23 -25.Nhưng vấn đề khó khăn là với câu 22. Câu này dường như mâu thuẫn với câu 23 - 25.9. Đọc sách Barrett về các câu 21 -22 trang 322 - 324.a Theo Barrett thì việc nói tiếng mới là dấu hiệu của điều gì ? ......b Ý kiến của ông dựa trên nền tảng nào? ......Ý kiến của Barrett có vẻ như là một sự giải nghĩa đúng nhất về câu Kinh thánh khó hiểu này. Nhưng cách giải nghĩa của ông cũng gặp một số khó khăn, đặc biệt là thế nào việc nói tiên tri có thể là dấu hiệu của sự xét đoán đối với người tin Chúa. Tuy nhiên một sự giải nghĩa gần giống như ý kiến của Barrett sẽ là một giải nghĩa đúng bằng không thì câu này hoàn toàn không hiểu được. Dầu thế nào, ý chính của Phaolô cũng được trình bày trong các câu 23 -25 bất chấp mối liên hệ với câu 22.Như thế, ý tưởng của Phaolô được lập lại nhiều lần. Ân tứ tiếng mới có thể được chấp nhận trong sự cầu nguyện riêng nhưng trong Hội thánh thì cần phải có sự rõ ràng dễ hiểu. Ân tứ nói tiên tri là một trong những ân tứ dễ hiểu bởi vì nó gây dựng tín đồ và thuyết phục người chưa tin Chúa về tội lỗi của họ.10. Trước khi bước sang phần khác hãy ôn lại việc giải kinh của 14:1-25. Bạn có thể hoàn thành mục tiêu 1 không? bạn đã xem lại câu trả lời của bài tập ba chưa? bạn có thể viết lại câu trả lời của bài tập ba không?

Những hướng dẫn để duy trì trật tự 14:26-4011. Đọc 14:26-40.a. Ý chính của đoạn này là gì ?b. Mỗi phân đoạn liên hệ với ý chính này như thế nào ?Ý chính của cả đoạn này là sự trật tự trong khi Hội thánh thờ phượng. Không những ý tưởng này xuất hiện ở những điểm then chốt trong lập luận (

Page 253: Chu giai 1 va 2 cotinhto

câu 33, 40 ), nhưng đây cũng là nội dung chính của hai phân đoạn đầu. Do đó, vấn đề có liên quan đến việc giải kinh không phải là tìm ý chính mà là tìm hiểu một số chi tiết trong phân đoạn này.Nói tiếng mới và nói tiên tri 14:26-33Hai phân đoạn đầu tiên tạo thành một đơn vị chung. Sau câu nói mở đầu Phaolô nêu lên những hướng dẫn về nói tiếng mới và nói tiên tri. Sau đó ông kết luận với một lời phát biểu về sự trật tự.14:26 Trong câu mở đầu này Phaolô muốn nói hai điều. Thứ nhất, ông nhắc lại sự nhấn mạnh về sự đa dạng trong đoạn 12. Ông viết: " Khi anh em nhóm lại với nhau, người này có thể có bài ca, người kia có thể có bài giảng dạy ...... v.v.". Thứ nhì, ông lập lại ý chính của 14:1-25. Mọi sự đều phải làm để gây dựng Hội thánh.12. Trả lời những câu hỏi sau đây về bản liệt kê các ân tứ trong 14:26.a. Ân tứ nào đã xuất hiện trong bảng liệt kê ở 12:8-10? ......b. Ân tứ nào đã xuất hiện trong 14:6 ?......c. Bạn có nghĩ rằng năm ân tứ này là những ân tứ duy nhất được Phaolô xem là phù hợp trong Hội thánh? tại sao? ......Đây dường như là một bản liệt kê ad hoc nhằm để nêu lên một vài loại chức vụ có thể diễn ra trong Hội thánh. Nó bao gồm các bài hát ( có thể là hát bằng tâm thần như trong 14:15), những sự dạy dỗ và nói tiếng mới có kèm sự thông giải. Đây không phải là bản liệt kê đầy đủ vì Phaolô thậm chí không nhắc đến ân tứ tiên tri và ân tứ phân biệt các thần là hai ân tứ mà ông sắp bàn đến.14:27-28 Không có gì bất ngờ ở đây. Phaolô đã hai lần nêu lên rằng nói tiếng mới với sự thông giải có thể gây dựng Hội thánh (14:5, 13). Ở đây ông chỉ đưa ra các hướng dẫn để thực hiện điều đó một cách trật tự. Hãy chú ý đến ý kiến của ông: Hai hoặc ba người, từng người một và phải có sự thông giải. Sau đó ông kết luận bằng một lời ngăn cấm rõ ràng mà trước đó ông chỉ nêu lên như một gợi ý: " Không được nói tiếng lạ trong Hội thánh mà không có sự thông giải.".13. So sánh 14:13 với 14:27-28. Theo bạn thì hai phân đoạn Kinh thánh này phù hợp như thế nào?14:29-32 Phaolô biết rằng nói tiên tri cũng có thể gây nên mất trật tự, vì vậy ông cũng đưa ra những chỉ dẫn về việc này. Nhưng đoạn này không được rõ ràng. Vấn đề khó khăn là việc Phaolô dùng lẫn lộn từ ngữ "tiên tri" với ân tứ " nói tiên tri" và " tỏ sự kín nhiệm". Trong 12:28 chữ " tiên tri" dường như chỉ về một số người đặc biệt có ân tứ nói tiên tri và 12:29 nêu lên câu hỏi phải chăng cả thảy là tiên tri. Tuy nhiên trong 14:31 Phaolô viết: " Anh em cứ lần lượt mà nói tiên tri được cả."

Page 254: Chu giai 1 va 2 cotinhto

14. Đọc sách Barrett về 14:31 trang 329. Nêu lên ý kiến của ông về cách giải quyết vấn đề này.......Tôi đoán rằng Phaolô dùng từ ngữ " Tiên tri" trong hai cách. Một mặt, có những người có ân tứ tiên tri và được mọi người công nhận như trường hợp trong Cong Cv 11:27-28 và 21:9-11. Mặc khác, việc sử dụng ân tứ nói tiên tri trong Hội thánh là điều mà mọi người đều có thể làm kể cả phụ nữ ( ICo1Cr 11:5). Theo nghĩa rộng thì từ ngữ " tiên tri" có thể áp dụng cho những người thực hành ân tứ này tương tự như việc Phaolô dùng từ ngữ " người làm phép lạ" (12:29) để nói về những người thực hành ân tứ làm phép lạ (12:10). Điều này cũng có nghĩa là " những kẻ khác" trong câu 29 chỉ về cả Hội thánh chứ không phải chỉ về " các tiên tri khác" như một số học giả gợi ý.Sự trật tự và sự gây dựng nhưng ý tưởng quan trọng nhất trong đoạn này là sự trật tự và sự gây dựng. Một lần nữa, hai hoặc ba người nói mà thôi và cần phải có sự "suy xét" kèm theo. Câu 31 và 32 dường như nói thẳng với những người có huynh hướng nói quá nhiều. Câu 32 cho thấy rõ rằng Phaolô không quan niệm là sự " sảng khoái" của Cơ đốc nhân là một điều không kiềm chế được. Người nói tiên tri không thể điều khiền Đức Thánh Linh, ngược lại Đức Thánh Linh cũng không chế ngự người nói tiên tri.14:33 Ý tưởng này cũng dẫn đến câu kết luận. Đức Chúa Trời không chấp nhận sự vô trật tự. Ngài là Chúa của sự hòa bình. Và đây cũng là đường lối mà mọi Hội thánh đều tuân theo, điều này cũng đã được nhắc đến trong 11:16. Như thế có nghĩa là những Đức Chúa Trời hành động trong mọi Hội Thánh sẽ là tiêu chuẩn để Hội thánh Côrinhtô noi theo.15. Bạn có thể nhận thấy rằng việc giải nghĩa câu 33 theo cách này thì không phù hợp với cách chấm câu trong bản NIV. Về điểm này bạn có thể xem sách Barrett trang 329 - 330. Nêu lên hai lý do chính Barrett đưa ra về việc không bao gồm phần cuối câu 33 vào câu 34 và 35.......

Sự im lặng của phụ nữ. 14:34-35Đây là một phân đoạn khó nhất trong cả thơ 1Côrinhtô. Thông thường một đoạn Kinh thánh như thế nào sẽ không gây nên nhiều vấn đề lắm. Trong bối cảnh về sự trật tự khi nhóm lại đã nói về ân tứ tiếng mới sau đó nói về ân tứ tiên tri. Bây giờ ông đề cập đến vai trò của phụ nữ. Tuy nhiên vấn đề ở đây liên quan đến nội dung điều Phaolô nói về phụ nữ bởi vì điều ông nói ở đây hoàn toàn mâu thuẩn với những chỗ khác. Trong mối liên hệ với các ân tứ Kinh thánh chép " Phụ nữ phải nín lặng." . Tuy nhiên câu 11:5; cho thấy rõ

Page 255: Chu giai 1 va 2 cotinhto

rằng phụ nữ được tham dự đầy đủ vào sự thờ phượng bao gồm cả việc nói tiên tri.16. Đọc sách Barrett trang 330 - 333.a. Barrett đưa ra bốn giải pháp nào về việc phụ nữ phải nín lặng trong Hội thánh?1) ......2) ......3) ......4) ......b. Barrett lựa chọn giải pháp nào? ......Còn một giải pháp thứ năm nữa mà Barrett chỉ nói lướt qua. Giải pháp này đưa ra ý kiến rằng sự ngăn cấm này chỉ liên quan đến việc phụ nữ phê phán về lời Kinh thánh. Giải pháp này có ưu điểm là giữ được cả sự kiện nói tiên tri của phụ nữ và mạng lệnh dạy họ phải nín lặng bởi vì sự nín lặng chỉ áp dụng đối với việc phê phán mà thôi. Khó khăn đối với giải pháp này là mạng lệnh phải nín lặng không liên quan trực tiếp đến việc "suy xét" ( câu 29 ).Tôi đã phải vật lộn với câu này trong nhiều năm trời. Cũng như Barrett, tôi vẫn không thấy sự giải nghĩa nào là hoàn toàn thỏa đáng. Khó khăn lớn nhất của chúng ta là những điều chúng ta chưa biết đặc biệt là về sự thờ phượng của Hội thánh đầu tiên. Chúng ta rất dễ nhìn cách thờ phượng của Hội thánh Côrinhtô theo cách thờ phượng của chúng ta trong thế kỷ 20. Nhưng sự kiện hiển nhiên là không có điều gì trong Hội thánh chúng ta ngày nay tương tự với sinh họat được mô tả trong 14:26-33, kể cả cách thờ phượng của các Hội thánh ngũ tuần ngày nay.Không có bằng chứng nào trong đoạn Kinh thánh này về sự hiện diện của một Mục sư mặc dầu như thế không có nghĩa là không có sư ỳlãnh đạo trong Hội thánh Phaolô trông đợi sự tham gia của mọi người ( câu 26), nếu phụ nữ cần hỏi điều gì thì họ không hỏi các lãnh đạo của Hội thánh nhưng hỏi chồng của mình ( câu 35). Chúng ta không biết họ thờ phượng ở đâu, cách sắp xếp chỗ ngồi của họ ra sao, cách thờ phượng của Hội thánh có liên hệ thế nào với cách thức trong nhà Hội Do Thái được phản ảnh trong ITi1Tm 1:4-13, và sự thờ phượng này liên hệ thế nào với bữa ăn thân ái trong đoạn 11 Do đó vấn đề ở đây có liên quan đến hoàn cảnh địa phương có nghĩa là những hoàn cảnh thuộc về thế kỷ thứ nhất mà chúng ta chưa hiểu được.Những giải pháp đáng chú ý nhất là những giải pháp về bản văn. Ba lý do ủng hộ các giải pháp này là:1. Một số thủ bản cổ không có những câu này ở đây nhưng ở sau câu 40. Điều này có thể được giải thích là những câu này nguyên thủy không do Phaolô viết. Một người nào đó khi sao chép đã thêm vào một ghi chú bên lề dựa theo 2:11-12. Sau đó một người sao chép khác lại chép chú thích này

Page 256: Chu giai 1 va 2 cotinhto

vào chính bản văn sau câu 33. Trong một thụ bản khác câu này được thêm vào sau câu 40.2. Các câu 33 và 36 dường như đi đôi với nhau. Điều này hoàn toàn đúng bất luận các câu 34 - 35 có do Phaolô viết hay không. Các bạn sẽ thấy rõ điểm này khi nghiên cứu việc giải kinh sau đây.3. Nội dung của các câu 34 -35 có những yếu tố khó có thể dung hòa với các đoạn khác trong Tân ước đặc biệt là về " Sự nín lặng" của phụ nữ trong Hội thánh và sự " thuận phục của phụ nữ".Tuy nhiên, Barrett vẫn có lý khi ngần ngại không chấp nhận giải pháp này. Bởi vì thực sự không có thụ bản nào hoàn toàn loại bỏ các câu này.Trong các giải pháp khác, tôi đồng ý phần nào với sự giải nghĩa cho rằng lời phát biểu gây rối đã tạo nên sự mất trật tự. Điểm gợi ý để hiểu ý nghĩa của đoạn Kinh thánh này nằm trong câu 35: " Nhược bằng họ muốn học khôn điều gì." Do đó, sự cấm đoán không nhắm vào sự chia xẻ được dẫn dắt bởi Thánh Linh. Nhưng bản chất của điều họ muốn học hỏi là gì và tại sao điều đó bị xem là gây rối thì chúng ta không rõ. Dầu thế nào, Phaolô dạy rằng những lời nói gây rối phải bị ngăn cấm và ông đã trưng dẫn luật pháp và sự thích hiệp để ủng hộ ý kiến của ông.17. Bài tập ôn. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a Việc Phaolô dạy phụ nữ phải nín lặng là để cấm phụ nữ sử dụng ân tứ thuộc linh trong Hội thánh.b. Một trong những lý do ủng hộ giải pháp về bản văn là có một số thủ bản cổ đã không có những câu này trong bản văn chính.

Kết luận ICo1Cr 14:36-40Mặc dầu câu 36 được đặt chung với 34 - 35 trong bản NIV, nhưng câu này đi với các câu 37 - 38 thì đúng hơn và đây là sự giới thiệu về hai điểm mà Phaolô sẽ trình bày trong phần kết luận.14:36-38 Phaolô đã viết một đoạn khá dài để trả lời bức thư của người Côrinhtô về vấn đề xem tiếng mới như là tiêu chuẩn của người " Thiêng liêng". Ông đã giải quyết vấn đề một cách rất hợp lý và rõ ràng. Lập trường của họ đơn giản là không phù hợp với lẽ thật về Hội thánh là thân thể của Đấng Christ. Phaolô lập luận rằng những điều xảy ra trong Hội thánh phải gây dựng cho thân thể bởi vì tình yêu thương thì phải gây dựng. Ông kết luận bằng cách đưa ra những lời khuyên cụ thể về trật tự để giúp sự thờ phượng trở nên gây dựng hơn cho thân thể.Ở phần cuối của lập luận ông trực tiếp bác bỏ lý luận trong bức thư của người Côrinhtô. Về những vấn đề này người Côrinhtô không phải là căn nguyên của chân lý và cũng không phải là những người duy nhất có chân lý.

Page 257: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Đó là ý chính của câu 36.Trong câu 37 -38 Phaolô nói với những người đang dạy dỗ quan điểm sai lầm của họ tại Côrinhtô. Phaolô viết rằng ông là một người thiêng liêng (2:15 ) và ông giảng dạy với thẩm quyền của Thánh Linh (2:16, 7:40 so với ITe1Tx 2:13, GaGl 1:6-12). Do đó, nếu những giáo sư ở Côrinhtô cũng là những người thiêng liêng thì Đức Thánh Linh trong những tín đồ ở Côrinhtô sẽ làm chứng về những lẽ thật Phaolô đã viết trong các đoạn 12 - 14. Phaolô nói tiếp: " Nếu ai muốn bỏ qua thì mặc họ bỏ qua." trong ý nghĩa là nếu họ bỏ qua những lẽ thật đó thì họ không đáng được công nhận là người thiêng liêng.14:39-40 Sau mấy lời cảnh cáo trên Phaolô tóm tắt ý tưởng trong cả phân đoạn.18 Trả lời những câu hỏi sau đây:a Ba điểm Phaolô nói đến trong 39 - 40 là?......b Những điểm này có liên hệ thế nào với các phần khác trong đoạn 14 ?......c Theo bạn tại sao Phaolô viết " Đừng ngăn trở chi về điều nói tiếng lạ" trong trường hợp chắc chắn là người Côrinhtô không hề ngăn trở nói tiếng lạ ?......Bạn hãy ôn lại phần giải kinh của 14:26-40. Trước khi tiếp tục bài học, hãy chắc rằng bạn có thể hoàn tất mục tiêu 3.

QUAN NIỆM CỦA PHAOLÔ VỀ ÂN TỨ TIẾNG MỚI VÀ ÂN TỨ TIÊN TRI Đây là một vấn đề khó khăn và tế nhị bởi vì chúng ta thường có khuynh hướng giải nghĩa Kinh thánh theo từng trãi của chúng ta. Hơn nữa, đã có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài này. Cũng như trong các bài học trước , tôi sẽ nêu lên vài ý kiến căn cứ vào việc giải kinh của ba đoạn Kinh thánh này.

Định nghĩa việc nói tiên tri Có một số điểm rõ ràng cần phải nói về ân tứ này. Chẳng hạn như: Đó là một sự phát biểu dễ hiểu. Do đó ân tứ này thì trọng hơn ân tứ tiếng mới khi Hội thánh nhóm lại. Ân tứ tiên tri hướng về con người. Ân tứ này có nội dung vừa gây dựng các tín đồ vừa thuyết phục tội nhân. Nhưng cũng cần nêu lên những nhận xét khác:1. Phaolô xem ân tứ này như là một hành động đặt biệt của Đức Thánh Linh trong các tín đồ. Có nghĩa là việc nói tiên tri không giống như một bài giảng sữa soạn trước. Nó là sự phát biểu đột xuất được hướng dẫn bởi Thánh Linh. Bằng cớ của điều này dựa trên chính lập luận của Phaolô cũng như các

Page 258: Chu giai 1 va 2 cotinhto

hướng dẫn trong 14:29-33.2. Mặc dầu nói tiên tri là sự phát biểu được hướng dẫn bởi Thánh Linh nhưng nó không được nói ra trong tình trạng ngây ngất. Điều này được đặc biệt nói rõ trong 14:14-15, 32. Phaolô có thể nói về công việc của Đức Thánh Linh trong đời sống của ông rằng nhờ Thánh Linh mà ông cầu nguyện (14:14-15) . Điều này không có nghĩa là Phaolô sở hữu Đức Thánh Linh, nó chỉ có nghĩa là mặc dầu lời cầu nguyện của Phaolô được hướng dẫn bởi Thánh Linh nhưng Phaolô vẫn có thể kiểm soát sự cầu nguyện của mình. Sự hướng dẫn trong 14:29-33 cũng gợi ý rằng việc nói tiên tri không phải là những phát biểu dài.3. Phaolô không cho rằng nói tiên tri là nói trước về tương lai mặc dầu không có câu nói nào của ông phủ nhận khả năng này. Nó là lời phát biểu hướng về Hội thánh để "gây dựng khuyên bảo và yên ủi" (Câu 3 ). Từ ngữ được dịch là "Khuyên bảo" cũng có nghĩa là " khích lệ" .Do đó, qua việc nói tiên tri mọi tín đồ đều có thể tham dự vào công tác của Hội thánh hầu cho " Ai nấy đều được dạy bảo, đều được khuyên lơn". Nhưng không phải mọi điều nói ra đều nhất thiết đến từ Đức Chúa Trời nên việc nói tiên tri chỉ được nói từng người một và cả Hội thánh phải suy xét dựa trên tiêu chuẩn được nói đến trong 12:3.

Ân tứ nói tiếng mới. Cũng giống như ân tứ nói tiên tri, không còn nghi ngờ gì rằng Phaolô cũng xem ân tứ này như là một sự bày tỏ siêu nhiên của Đức Thánh Linh. Chúng ta không thể chắc rằng ông cũng xem ân tứ này như là một ngoại ngữ không. Một vài học giả nghĩ như vậy nhưng phần lớn là dựa trên lý do tiếng Hylạp glossa thường được dùng theo cách này. Nhưng Phaolô lại không dùng từ này trong 14:10-11 khi ông rõ ràng muốn nói về các ngoại ngữ.Mặt khác, chúng ta cũng không thể chắc rằng Phaolô có xem tiếng mới như là tiếng các thiên sứ không (13:1). Rất có thể là như vậy nhưng đây cũng có thể chỉ là lập trường của người Côrinhtô. Tuy nhiên vấn đề này không phải là mối quan tâm của Phaolô. Lời phát biểu được Đức Thánh Linh hướng dẫn và bởi Đức Thánh Linh người ta nói những lời "mầu nhiệm" với Đức Chúa Trời (14:2) mà chính người đó cũng không hiểu (14:14).Điều đáng nói ở đây là Phaolô cho rằng nói tiếng mới là chỉ nói trực tiếp với Đức Chúa Trời. Đặc biệt là ở những câu 14:2, 14-16, 28. Vậy nên vấn đề là: "Khi việc nói tiếng mới kèm theo sự thông giải có tương đương với nói tiên tri không?" Barrett cho là như vậy. Ông tuyên bố rằng việc giải nghĩa "có tác dụng biến nói tiếng mới thành ra nói tiên tri" ( trang 316 ). Nhưng như việc giải kinh đã cho thấy điều này không có đủ bằng chứng. Tất cả điều mà sự thông giải có thể làm là khiến tiếng mới trở nên dễ hiểu hơn. Nhưng trở nên

Page 259: Chu giai 1 va 2 cotinhto

dễ hiểu hơn không có nghĩa là tiếng mới được nói trực tiếp với con người. Nó chỉ có nghĩa là nội dung của " sự mầu nhiệm" hoặc lời cầu nguyện hoặc lời ngợi khen được giải nghĩa cho dễ hiểu. Cá nhân tôi nghiêng về cách giải nghĩa thứ nhì nhưng tôi vẫn đồng ý rằng đây là một vấn đề còn tranh luận.Sau cùng, Phaolô không ngăn cấm nói tiếng mới trong Hội thánh nếu có sự thông giải. Nhưng ông rõ ràng quan niệm rằng nói tiếng mới thì ích lợi trong đời sống riêng tư hơn là giữa Hội thánh.19. Xếp những từ ngữ trong cột bên phải sao cho phù hợp với những câu phát biểu bên trái......a Đức Thánh Linh chế ngự người tín đồ và nói qua người này.......b Được nói với con người.......c Được nói với Đức Chúa Trời......d Đây là một sự phát biểu do Đức Thánh Linh.......e Cần được bày tỏ từng người một và chỉ nên có hai hoặc ba người mà thôi.......f Điều này gây dựng cho người nói

VÀI Ý KIẾN CÓ TÍNH CHẤT KHOA GIẢI KINH. Đây là vấn đề gây chia rẽ trong Hội thánh. Đã có những người Ngũ Tuần, phi Ngũ Tuần và đề kháng Ngũ Tuần; cũng có những người theo Phong trào Ân tứ, Phong trào Ân tứ đổi mới, và phi Ân tứ. Tất cả những vấn đề này đều xoay quanh ân tứ nói tiếng mới.Cần phải ghi nhận là không thể có nền tảng nào cho bất cứ việc giải kinh hay khoa giải kinh nào muốn hạn chế các ân tứ của Thánh linh vào thế kỷ thứ nhất. Đặc biệt ở điểm này sự nhất quán của khoa giải kinh đã bị bỏ qua. Một số người chủ trương loại bỏ ân tứ tiếng mới và nói tiên tri ra khỏi Hội thánh nhưng lại nhấn mạnh việc phụ nữ phải nín lặng !Tuy nhiên, đồng ý rằng các ân tứ được dành cho chúng ta ngày nay là một việc. Còn việc khác là Đức Chúa Trời thực sự muốn dạy dỗ chúng ta điều gì trong những đoạn này. Bối cảnh lịch sử của các đoạn này là sự nhóm lại thờ phượng của Hội thánh. Và việc giải kinh đã cho thấy rõ rằng mặc dầu ngày nay chúng ta vẫn có sự thờ phượng nhưng sự thờ phượng của chúng ta hầu như không có mấy yếu tố giống với sự thờ phượng của tín đồ trong thế kỷ thứ nhất. Vấn đề ở đây có hai khía cạnh: 1) Phải chăng chúng ta nên khôi phục kiểu mẫu thờ phượng như được trình bày trong 14:26 ? Hoặc 2) chúng ta chỉ nên áp dụng các nguyên tắc rút ra từ những đoạn này vào sự thờ phượng sẵn có của chúng ta?Việc đồng ý về các vấn đề trên có nhiều khó khăn vì hai lý do sau đây: Lý do thứ nhất là sự thờ phượng của Hội thánh trong thế kỷ 20 rất đa dạng và lý do thứ hai là các truyền thống về việc thờ phượng được binh vực mạnh mẽ

Page 260: Chu giai 1 va 2 cotinhto

hơn cả đối với lập trường thần học. Do đó, với tất cả sự dè dặt tôi xin nêu lên các ý kiến sau đây.1. Về vấn đề khôi phục hoàn toàn hay chỉ áp dụng những nguyên tắc đối với sự thờ phượng trong thế kỷ thứ nhất tôi nghĩ là cả hai đều thích hợp. Vấn đề " Khôi phục" thì đặc biệt khó khăn bởi vì ngoài một vài điểm gợi ý trong 14:26, chúng ta không biết thêm điều gì khác. Tuy nhiên, điều có thể thấy rõ là có một sự thờ phượng mà mọi tín đồ đều có thể tham gia được. Sự thờ phượng này không có chương trình soạn sẵn, và không hướng dẫn bởi ông mục sư nhưng là bởi Đức Thánh linh.Tôi nghĩ rằng việc phục hồi sự thờ phượng như vậy đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta cũng như đã đem lại lợi ích cho Hội thánh thế kỷ thứ nhất. Cụ thể là cả thân thể sẽ được gây dựng bởi sự góp phần của cả Hội thánh. Dĩ nhiên để có thể khôi phục điều này mỗi người chúng ta phải được học tập. Mọi người cần phải mở rộng tấm lòng để Đức Thánh Linh hành động và các người lãnh đạo trong Hội thánh cũng cần sẵn sàng chia xẻ chức vụ với người khác. Sự thờ phượng như vậy sẽ đem đến sự sống mới cho thân thể và chúng ta nên thực hiện điều này.2. Các nguyên tắc về sự đa dạng, sự rõ ràng dễ hiểu, sự gây dựng và sự tham gia của nhiều người cũng có thể được áp dụng vào những hình thức thờ phượng sẵn có. Điều nầy có thể thực hiện đối với Hội thánh theo nghi lễ cũng như Hội thánh tự do. Nhưng chúng ta cần lắng nghe sự dạy dỗ của Chúa về những vấn đề này và cầu nguyện để tìm cách áp dụng vào thực tế.

MỘT Ý KIẾN CÁ NHÂN Chúng ta sắp kết thúc việc nghiên cứu về 1Côrinhtô. Tôi hy vọng rằng các bạn cũng cảm thấy đây là một cuộc phiêu lưu kỳ thú như tôi cảm thấy. Bài học tiếp theo sẽ kết thúc khóa trình này, nhưng vì bài học đó hoàn toàn khác với những bài học trước nên tôi muốn nói với bạn vài ý kiến cá nhân của riêng tôi ở đây. Có ba điều tôi muốn nhấn mạnh và đó là những điều quan trọng theo nhận xét của tôi:1. Mời bạn xem lại bốn đoạn đầu trong bài 1. Điểm thứ nhứt tôi muốn nhấn mạnh là: Trong suốt những bài học về 1Côrinhtô chúng ta thường nói rằng: "Phaolô viết," hoặc "Phaolô lập luận," hoặc " Phaolô cho rằng". Điều này vẫn đúng bởi vì Kinh thánh được " Ghi chép bằng ngôn ngữ của con người trong lịch sử.". Việc giải kinh đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu " Ngôn ngữ của con người".Nhưng sau khi đã thực hiện việc giải kinh một cách cẩn thận và đầy đủ, chúng ta phải nhớ rằng Kinh thánh trên hết là lời của Đức Chúa Trời. Quả thực Phaolô đã nói điều này điều kia. Nhưng tất cả những điều đó là lời Đức Chúa Trời phán dạy qua tôi tớ của Ngài là Phaolô. Do đó, mặc dầu chúng ta

Page 261: Chu giai 1 va 2 cotinhto

phải phán đoán về ý nghĩa của nhiều khúc Kinh thánh nhưng sự phán đoán sau cùng là thuộc về Đức Chúa Trời. Ngài phán dạy chúng ta qua lời của Ngài và Ngài kêu gọi chúng ta vâng theo sự dạy dỗ của lời Chúa. Tất cả việc học tập này sẽ là vô ích nếu các bạn không gặp gỡ chính Đức Chúa Trời hằng sống.2. Đề nghị các bạn xem lại phần " Nhận định cuối cùng" trong bài 2. Thái độ đúng đắn của người chú giải Kinh thánh là qùy gối và mở toang đôi mắt. Tôi đã soạn những bài học này trong sự cầu nguyện để cho đôi mắt bạn có thể mở ra và thấy được những điều Chúa dạy dỗ trong 1Côrinhtô. Nhưng đừng vội ngưng cầu nguyện và hãnh diện về sự hiểu biết của mình. Như thế sẽ là bỏ qua ý tưởng chính yếu của Phaolô trong lá thơ này. Nhưng hãy cầu nguyện và đứng dậy để chia xẻ lời của Đức Chúa Trời cho một thế giới đau thương và tan vỡ. Hãy nhớ 8:1: " Sự hay biết sanh kiêu căng, còn sự yêu thương làm gương tốt."3. Sách hướng dẫn học tập này không nhằm mục đích thay thế cho chính lời Chúa. Nó chỉ được soạn để giúp bạn hiểu được lời Chúa. Bạn có thể dùng sách hướng dẫn học tập này như một tài liệu chú giải Kinh thánh. Và bạn có thể thường xuyên tham khảo sách này. Nhưng bạn cần phải đọc 1Côrinhtô bởi vì đó chính là lời của Đức Chúa Trời. Và dĩ nhiên không phải chỉ 1Côrinhtô nhưng còn 2Côrinhtô và cả những sách khác của Kinh thánh nữa rồi. Bạn hãy tiếp tục việc giải kinh của 2Côrinhtô trong sự cầu nguyện và với sự vui vẻ.Hãy ôn lại bài học và làm bài tự kiểm tra. Cũng hãy chuẩn bị để làm bài kiểm tra đánh giá tiếng bộ đơn vị 4.

Bài Tập Tự Trắc Nghiệm CÂU TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng nhất.1. Từ ngữ then chốt của lập luận trong 14:1-25 làa) nói tiếng mớib) nói tiên tric) sự rõ ràng dễ hiểud) sự trật tự2. Từ ngữ then chốt của lập luận trong 14:26-40 làa) Hội thánhb) sự thờ phượngc) nói tiên trid) trật tự3. Trong 14:1-5 Phaolô đưa ra hai lý do giải thích tại sao ông mong họ nói tiên tri hơn là nói tiếng mới trong Hội thánh. Kẻ nói tiên tria) nói với người ta để gây dựng.

Page 262: Chu giai 1 va 2 cotinhto

b) nói sự mầu nhiệm với Đức Chúa Trờic) Gây dựng chính mìnhd) gây dựng cho Hội thánhe) thực hành ân tứ cao trọng hơn4. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu nói lên sự dạy dỗ của Phaolô về trật tự khi nhóm lại trong 14:26-40. ( Có nhiều câu trả lời đúng.)a) Không nói tiếng mới nếu không có thông giảib) Phụ nữ không được " suy xét" cáclời tiên tric) Chỉ hai hoặc ba người nói tiên tri.d) Không được dập tắt ân tứ tiên trie) Chỉ được hai hay ba người nói tiếng mới.CHỌN GIỮA ĐÚNG VÀ SAI. Viết chữ Đ trước câu trả lời đúng. Viết chữ S trước câu trả lời sai.......5 Mặc dầu Phaolô cố gắng loại bỏ việc nói tiếng mới không kèm theo sự thông giải trong Hội thánh nhưng ông vẫn muốn họ thực hành ân tứ này một cách riêng tư bởi vì ân tứ tiếng mới gây dựng cho người nói.......6 Với câu "Cầu nguyện bằng tâm thần" trong 14:15 Phaolô có vẻ muốn nói đến phần tiềm thức trong con người tương phản với tâm trí, linh hồn hay thân xác.......7 Phaolô cho rằng ân tứ tiếng mới là một dấu cho người không tin bởi vì họ sẽ nhận ra đó là môỳt điều siêu nhiên và sẽ bị thuyết phục về tội lỗi của họ.......8 Ngoài các giải pháp về bản văn, giải pháp tốt nhất cho vấn đề cho phụ nữ trong Hội thánh là hiểu rằng điều này nói đến những phát biểu không được hướng dẫn bới Thánh Linh và gây rắc rối cho Hội thánh.......9 Dường như Phaolô cho rằng nói tiên tri cũng giống như các bài giảng trong nhà thờ ngày nay.......10 Một trong những điều rõ ràng mà Phaolô nói về ân tứ tiếng mới là người nói tiếng mới nói với Đức Chúa Trời.......11 Mặc dầu Phaolô cho rằng nói tiên tri là được hướng dẫn bởi Thánh Linh nhưng ông không nghĩ rằng người nói tiên tri ở trong tình trạng ngất trí hay bị chế ngự bởi Thánh Linh.

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. Đoạn 1 - 4 và 8 -10. (Trong mức độc ít hơn ông cũng làm như vậy trong 6:12-20. Ở những phần khác ông đi thẳng vài vấn đề và đưa ra lý do thần học kèm theo đoạn2. Sự rõ ràng dễ hiểu, trật tự3. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.4. a. Người đó nói với Chúa; gây dựng chính mình.

Page 263: Chu giai 1 va 2 cotinhto

b. Người đó nói với người ta; gây dựng cho Hội thánh.c. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.5. 6:1-11, 11:2, 16, 17).5. a. Nói với Chúa, gây dựng cho người nói.b. nói với người ta, gây dựng cho Hội thánh.6. Bạn có liệt kê những câu này không? "nếu không có âm điệu phân biệt nhau" (c.7); "kèn trổi tiếng lộn xộn" (c.8); "nói chẳng rõ ràng" (c.9); " chẳng biết nghĩa của tiếng nói đó" (c. 11); " sẽ coi tôi là mọi" (c.11); " trí khôn tôi lơ lửng" (c.14); "chẳng hiểu ngươi nói gì" (c .16); " năm lời bằng trí khôn" (c.19).7. a. 1) Đó là phần ngoại lý trí trong con ngưòi Phaolô2) Đó là ân tứ thuộc linh do Chúa ban.3) Đó là Đức Thánh Linhb. 1) Phaolô không sử dụng nghĩa này trong tất cả các thơ tín của ông và nghĩa này cũng không phù hợp với văn cảnh.2) Nếu là ân tứ thì không thể nói "ân tứ cầu nguyện" được.3) Phaolô không bao giờ nghĩ rằng ông điều khiển Đức Thánh Linh.8. a. Nói với Đức Chúa Trời, nói lời mầu nhiệm, cầu nguyện, ngợi khen và cảm tạ Chúa.b. Đức Chúa Trời.c. Dường như việc thông giải không khiến tiếng mới hướng về con người nhưng chỉ có thể giúp tiếng mới trở nên dễ hiểu hơn.9. a. Sự xét đoánb. Dựa trên vai trò của chúng được trình bày trong Êsai mà Phaolô trưng dẫn.10. Câu trả lời của tôi là :14:15 Phaolô nêu lên khác biệt giữa tiếng mới và nói tiên tri ông khuyến khích nói tiên tri bởi vì nói tiên tri thì rõ ràng và gây dựng.14:6-12 Phaolô dùng những sự kiện trong đời sống thường ngày để minh họa về nhu cầu phải rõ ràng nhằm khuyến khích người Côrinhtô ước ao các ân tứ này.14:13-19 Phaolô lập lại ý tưởng này bằng cách giải thích rằng tiếng mới gâydựng cho người nói nhưng không gây dựng cho người nghe.14:20-25 Phaolô khuyến khích việc nói tiên tri hơn là nói tiếng mới trên hiệu quả của chúng đối với người chưa tin Chúa.11. a. Thứ tự khi nhóm lạib. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.12. a. Tiếng mới, thông giải.b. Lời tỏ sự kín nhiệm, tiếng mới, lời khuyên dạyc So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.

Page 264: Chu giai 1 va 2 cotinhto

13. Có thể trả lời tùy ý. Có lẽ ý tưởng ở đây là Phaolô không quan tâm đến việc ai thông giải cho bằng cần có thông giải.14. Ông gợi ý rằng "các tiên tri" trong 12:28 có nghĩa là cả Hội thánh.15. 1) Hai từ ngữ " trong Hội thánh" và "trong đám hội" đựợc dùng trong cùng một câu nghe rất kỳ cục.2) Theo một di sản thì câu 34 -35 là một đơn vị riêng không bao gồm phần cuối câu 3316. a. 1) Phaolô không ngăn cấm phụ nữ nói tiên tri.2) Điều này nói về lời phát biểu không có sự dẫn dắt của Chúa và gây lộn xộn trong Hội thánh.3) Phaolô không viết câu này , người khác đã thêm vào.4) Phaolô cố gắng giải quyết vấn đề một số phụ nữ đòi phải được góp phần nhiều hơn vào sự thờ phượng.b Ông nghiêng về giải pháp liên quan đến bản văn.17. a. Sai. Dường như điều này trở thành điều duy nhất mà chúng ta có thể khá bảo đảm.b. Sai. Chỉ có một vài thủ bản đầu tiên là có hai câu này ở cuối mỗi đoạn. Điều này cho thấy rằng có lẽ một số thủ bản sớm hơn vẫn không có hai câu này.18. Hãy sốt sắng trong việc nói tiên tri. Đừng cấm nói tiếng lạ. Mọi công việc nên được thực hiện một cách thích hợp và trật tự.Về cơ bản, đoạn 14:1-25 cơ bản nói về việc "Hãy sốt sắng nói tiên tri" và "đừng cấm nói tiếng lạ"; tất cả 14:26-35 là phần nói về "mọi việc phải được thực hiện một cách phải lẽ và trật tự."c.1 Tôi nghĩ đó là bởi vì ông đã nói quá mạnh về việc đặt việc nói tiếng mới vào chỗ phải lẽ của nó vì ông sợ rằng một số người một số người sẽ đi đến cực đoan ngược lại của việc cấm tất cả những điều đó. Tuy nhiên, có lẽ vẫn còn một vài người sẵn sàng chống đối việc nói tiếng mới vì cớ sự lạm dụng của những người19. a. 4) Không phải tiếng mới cũng không tiên tri.b. 2) Ân tứ tiên tric. 1) Ân tứ tiếng mớid. 3) Cả tiếng mới và tiên trie. 3) Cả tiếng mới và tiên tri.f. 1) Tiếng mới

Phaolô lại Viết Thơ Cho Người Côrinhtô.

Page 265: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Đến đây chúng ta có thể biết được tôi có phải là một thầy giáo tốt và các bạn có phải là những học viên giỏi hay không ! Mặc dầu chúng ta đã tập trung tìm hiểu nội dung của 1Côrinhtô nhưng bên cạnh việc đó chúng ta cũng đã học về phương pháp nghiên cứu Kinh thánh. Chúng ta sẽ có thể biết bạn đã học được những gì về nội dung qua một kỳ thi, và chúng ta cũng sẽ biết bạn đã học về các phương pháp như thế nào qua một dự án.Về một số khía cạnh thì 2Côrinhtô không phải là phần Kinh thánh lý tưởng để trắc nghiệm khả năng của các bạn. Barrett cho rằng 2Côrinhtô là " một sách khó nhất trong Tân ước". Các bạn rất cần khích lệ nhưng cũng đừng thối chí. Bởi vì 2Côrinhtô rất khó nên tôi đã dành phần lớn của bài này để giúp bạn có một cái nhìn khái quát về toàn bộ bức thơ. Dĩ nhiên đây là điều bạn phải tự thực hiện đối với các thơ tín khác. Nhưng bạn thử nghĩ coi, nếu bạn có thể thực hiện việc giải kinh là khoa giải kinh đối với sách khó nhất thì bạn sẽ rất tự tin khi phải nghiên cứu các sách khác.Thơ Côrinhtô thứ nhì là một thơ có tính chất riêng tư nhất trong các thơ tín của Phaolô. Ở đây chúng ta sẽ hiểu được, về con người Phaolô và về quan điểm của ông đối với chính mình và đối với chức vụ của ông, ở đây chúng ta có thể trắc nghiệm lại khải tượng và sự kêu gọi của chúng ta. Bạn sẽ thành công nếu học được Phaolô đã học "Ân điển ta đu Ưcho ngươi rồi vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối".Giới thiệu bài họcDẫn nhập vào 2CôrinhtôTrường hợp viết 2CôrinhtôNhững lần Phaolô viếng thăm Hội thánh CôrinhtôNhững lá thơ của Phaolô gởi cho Hội thánh CôrinhtôCuộc viếng thăm của TítNhững người chống đốiViệc tái dựng vấn đề.Cái nhìn khái quát về 2CôrinhtôGiải thích những hoạt động của PhaolôGiải thích về chức vụ sứ đồMột lời biện hộKhi hoàn tất bài học này bạn sẽ có thể:* Mô tả mối liên hệ giữa Phaolô và Hội thánh Côrinhtô trong khoảng thời gian giữa 1 và 2Côrinhtô.* Giải thích trường hợp Phaolô viết 2Côrinhtô* Giải thích mục đích của 2Côrinhtô và sự đóng góp của mỗi phân đoạn chính vào mục đích này.* Thể hiện những kỷ năng giải kinh cơ bản qua việc áp dụng những phương

Page 266: Chu giai 1 va 2 cotinhto

pháp đã học trong 1Côrinhtô vào đoạn 8 - 9 của 2Côrinhtô.1. Đọc cả thơ 2Côrinhtô một lần. Sau đó đọc lại mỗi phân đoạn khi bài học yêu cầu.2. Tuân theo những bước đã được phát họa trong phần " Giới thiệu bài học"3. Làm dự án như hướng dẫn trong tập tài liệu học viên4. Làm bài thi cuối khóaKý sựGIỚI THIỆU BÀI HỌC Bài học này sẽ rất khác với các bài học trước. Do đó, bạn cần chú ý đến phần giới thiệu bài học này. Bạn cũng sẽ dành nhiều thời gian để làm bài hơn các bài khác bởi vì sẽ có một dự án nhỏ và các bài tập thông thường khác.Hãy chú ý những điểm chỉ dẫn sau đây:1. Mục tiêu cơ bản của cả bài này là hướng dẫn bạn tự thực hiện việc giải kinh. Dự án giải kinh này sẽ được thực hiện đối với đoạn 8 -9 của 2Côrinhtô tương tự như các việc giải kinh chúng ta đã làm trong 1Côrinhtô. Việc giải thích về dự án này sẽ được trình bày ở phần cuối bài học. Những điểm chỉ dẫn tiếp theo đây sẽ giúp bạn bắt đầu thực hiện dự án này.2. Chắc bạn còn nhớ trong bài 1 rằng có một số việc bạn có thể làm được. Và có một số việc bạn cần sự giúp đỡ của những người chuyên môn. Mục tiêu của tôi trong phần thứ nhất của bài học là cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản mà bạn cần biết để có thể hiểu được lá thơ này được viết trong trường hợp nào. Bạn cũng có thể tìm thấy những thông tin như vậy trong phần dẫn nhập của bất cứ sách chú giải Kinh thánh đầy đủ nào. (Sách chú giải 2Côrinhtô tốt nhứt viết bằng tiếng Anh cũng là của Barrett ).3. Do đó, điều này có nghĩa là bài học này sẽ có hai phần chính: 1) Phần liên quan đến " Nội dung" sẽ có hình thức thông thường và sẽ trình bày cơ hội viết thơ 2Côrinhtô cũng tóm tắt nội dung của lá thơ này; 2) Phần về " dự án" sẽ đưa ra những hướng dẫn chi tiết về việc bạn phải làm.4. Lưu ý rằng: sẽ không có bài tự kiểm tra ở cuối bài học này. Tuy nhiên sẽ có những câu hỏi tương tự trong bài thi cuối khóa. Do đó bạn cần làm hai điều: Thứ nhất, làm những bài tập trong bài này một cách cẩn thận. Những bài tập này đóng vai trò thay cho bài tự kiểm tra nhằm giúp bạn nắm vững mỗi phần của bài học. Thứ nhì, ôn lại các bài học trong sách hướng dẫn này để chuẩn bị thi cuối khóa.5. Sau cùng, bạn phải hoàn tất dự án trước khi nhận được điểm tổng kết của khóa trình. Để thuận tiện chúng tôi sẽ ghi chú câu Kinh thánh tham khảo theo cách này: 4:17 sẽ được viết là I, 4:17 trường hợp IICo 2Cr 1:16-17 sẽ được viết là II, 1:16-17.DẪN NHẬP VÀO 2CÔRINHTÔ

Page 267: Chu giai 1 va 2 cotinhto

1 Xem lại phần " Học tập để thực hiện việc giải kinh" trong bài 1 và phần về " Phaolô và thành phố Côrinhtô" trong bài 3.a Liệt kê những việc thông thường và phải làm khi bắt đầu nghiên cứu một sách trong Kinh thánh. Bạn không phải làm những việc đó ở đây bởi vì bạn đã nghiên cứu 1Côrinhtô rồi.b Liệt kê tất cả những việc bạn phải làm trước khi thực hiện việc giải kinh của 8:1-9:15.c Liệt kê những việc bạn không thể làm khi thực hiện việc giải kinh của 8:1-9:15 bởi vì bạn cần sự giúp đỡ của những nhà chuyên môn.Sau đây là những bước bạn phải tuân theo để thực hiện tốt việc giải kinh của 8:1-9:15.1. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử. Thường việc này gồm có hai phần. Thứ nhất, bạn cần tìm hiểu càng nhiều càng tốt về thành Côrinhtô và dân chúng ở đó. ( Bạn đã làm điều này khi học 1Côrinhtô ). Thứ nhì, bạn phải táidựng hoàn cảnh của 2Côrinhtô. Tôi sẽ giúp bạn làm điều này trong phần đầu của bài học.2. Tìm hiểu bối cảnh văn chương. Việc này cũng có hai phần: Thứ nhất, bạn cần tóm lược lập luận của cả bức thơ và tìm những phân đoạn chính. Có lẽ bạn sẽ muốn quyết định chính xác thế nào mỗi phân đoạn chính góp phần vào câu trả lời của Phaolô đối với vấn đề. Tôi sẽ giúp bạn làm điều này trong phần thứ hai của bài học. Thứ nhì, bạn cần phân tích cẩn thận mỗi phân đoạn. Về việc này bạn cần phải: a) cố gắng tái dựng vấn đề dựa trên những chi tiết Phaolô nêu lên trong câu trả lời của ông; b) theo dõi lập luận từng phân đoạn một để xem mỗi phân đoạn đưa ra câu trả lời là cho vấn đề. Dĩ nhiên, bạn cũng hiểu rằng hai bước này liên quan mật thiết với nhau. Có nghĩa là bạn bắt đầu với bước a bằng cách đọc bản văn Kinh thánh cẩn thận và nêu lên một giả thuyết về vấn đề. Sau đó bạn thực hiện việc giải kinh một cách thận trọng và nếu cần thì xem lại và điều chỉnh giả thuyết của bạn về vấn đề. Điều quan trọng hơn hết là bất cứ điều gì bạn nêu lên đều phải được chứng minh bằng bản văn Kinh thánh.3. Tìm hiểu ý nghĩa của một số vấn đề cụ thể về nội dung. Đến đây bạn đã học biết rằng có rất nhiều câu hỏi như thế và phần lớn những câu hỏi này cần đuợc nêu lên trong khi bạn theo dõi lập luận. Trong nhiều trường hợp, bạn cần có sự giúp đỡ để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này. Những điều quan trọng là bạn cần phải học tập để đặt câu hỏi chính xác, có nghĩa là bạn phải biết khi nào thì có vấn đề về nội dung mà bạn cần sự giúp đỡ. Khi làm dự án bạn sẽ phải nêu lên một vài câu hỏi như vậy. Nhưng bạn sẽ không cần phải trả lời những câu hỏi này khi làm dự án. Bạn có thể tự trả lời những câu hỏi này vào một dịp khác.4. Bạn hãy suy nghĩ về việc áp dụng đoạn văn Kinh thánh vào thời đại ngày

Page 268: Chu giai 1 va 2 cotinhto

nay. Đó chính là việc áp dụng khoa giải kinh. Khi làm dự án bạn cũng sẽ được yêu cầu nêu lên một số ý kiến về các vấn đề có tính chất khoa giải kinh liên quan đến 8:1-9:15.Hoàn cảnh viết thơ 2Côrinhtô. Đến đây bạn cần dành thì giờ để đọc toàn bộ thơ 2Côrinhtô. Nếu có thể thì bạn hãy đọc một lần từ đầu đến cuối thơ một cách thoải mái. Trong khi đọc bạn có thể ghi nhớ trong đầu hoặc ghi chép ngắn gọn trên một tờ giấy về những điểm có thể giúp bạn hiểu được hoàn cảnh và những phần chính của lá thơ. (Bạn cũng có thể gạch dưới những câu quan trọng). Không nên xem thêm nữa trong sách hướng dẫn học tập này cho đến khi bạn đã đọc xong 2Côrinhtô.Khi đọc 2Côrinhtô chắc bạn đã ghi nhận những điểm khác với 1Côrinhtô nhưng có lẽ bạn cũng thấy những điểm có liên quan với 1Côrinhtô. Một trong những điểm nỗi bật nhất của 2Côrinhtô là mối liên hệ cá nhân của Phaolô với Hội thánh. Ở phần đầu lá thơ, dường như đã có một sự giải hòa tiếp theo sau sự đổ vỡ đáng tiếc trong mối liên hệ giữa hai bên. Nhưng trong 4 đoạn cuối của lá thơ, vấn đề dường như lại nỗi lên một lần nữa. Bởi vì điều này chi phối ý tưởng trong toàn bộ bức thư nên chúng ta cần tìm hiểu xem điều gì đã gây ra vấn đề này và những điều đó có liên quan thế nào với 1Côrinhtô.2. Đọc lại cả 2Côrinhtô và liệt kê những chi tiết sau đây cùng với các câu Kinh thánh tham khảo.a. Tất cả những lần đề cập đến việc ghé thăm Hội thánh Côrinhtô - cả trong quá khứ lẫn trong tương lai được thực hiện bởi Phaolô hay các bạn hữu của ông.b. Tất cả những lần nhắc đến các lá thơ Phaolô gởi cho người Côrinhtô trước đó.c. Tất cả những điểm gợi ý cho biết về thái độ của người Côrinhtô đối với Phaolô. ( Điều gì Phaolô đã nói để tự bênh vực mình qua đó cho chúng ta biết điều người Côrinhtô nói về Phaolô).d. Những phần chính của bức thơ là gì ? (Câu hỏi này thuộc về phần bài học kế tiếp nhưng bạn cũng có thể trả lời câu hỏi này ở đây một cách dễ dàng).Trước khi chúng ta tổng hợp các dữ kiện này chúng ta cần nhận ra mối liên hệ của những điều này với 1Côrinhtô. Nghĩa là chúng ta phải xem lại và ghi nhận những điều Phaolô đã dự định làm sau khi ông viết 1Côrinhtô.3. Đọc cẩn thận và theo đúng như thứ tự những đoạn Kinh thánh này: ICo1Cr 4:17, 16:10-12, Cong Cv 19:21-22, ICo1Cr 4:18-21, 11:34, 16:2-4, 5-9.a. Phaolô có những kế hoạch gì đối với Timôthê?......b. Liệt kê những giai đoạn trong hành trình dự kiến của Phaolô......

Page 269: Chu giai 1 va 2 cotinhto

c. Những lý do nào khiến Phaolô định đi Côrinhtô?......Các bạn có thể nhận thấy rằng tôi đã không nói đến phân đoạn Kinh thánh về việc quyên góp tiền bạc. Dĩ nhiên, bình thường thì những mối liên hệ giữa hai bức thơ sẽ phải là một phần trong bài tập trước. Nhưng ở đây nó sẽ được bao gồm trong dự án bạn phải thực hiện.Để biết được những vấn đề đã dẫn đến việc viết thơ 2Côrinhtô chúng ta cần phải tái dựng mối liên hệ giữa Phaolô và Hội thánh trong khoảng thời gian giữa 1Côrinhtô và 2Côrinhtô. Khi bạn đọc 2Côrinhtô cũng như khi làm 2 bài tập trên, bạn sẽ thấy rõ tại sao chúng ta cần phải làm điều đó. Sau đây là 5 yếu tố riêng biệt nhưng gắn bó chặt chẽ liên hệ đến việc tái dựng: 1) Những lần Phaolô thăm viếng Hội thánh Côrinhtô; 2) những lá thơ của Phaolô gởi cho Hội thánh Côrinhtô; 3) Những lần thăm viếng của Hội thánh 4) việc quyên góp 5) những người chống đối. Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt những yếu tố này ngoại trừ việc quyên góp. Sau đó chúng ta sẽ tổng hợp tất cả những yếu tố này để tái dựng các sự kiện đã khiến Phaolô viết 2Côrinhtô.

Những lần Phaolô thăm viếng Côrinhtô. Khi nghiên cứu 1Côrinhtô chúng ta đã nhận thấy rằng khá nhiều căng thẳng xảy ra giữa Phaolô và Hội thánh Côrinhtô khi đọc 2Côrinhtô bạn cũng dễ nhận ra rằng những căng thẳng này (hay những việc có liên quan) vẫn còn tồn tại khi Phaolô viết lá thơ này. Bạn cũng dể nhận thấy rằng những sự căng thẳng này phần nào liên quan đến các lần thăm viếng và các lá thơ của Phaolô. Do đó chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ hai vấn đề này.Trong IICo 2Cr 12:1 và 13:1 Phaolô nói về dự định thăm viếng Hội thánh lần thứ ba, không có chi tiết nên trong 1Côrinhtô cho thấy rằng Phaolô đã ghé thăm Hội thánh sau khi đến Côrinhtôlần đầu và thiết lập Hội thánh. Do đó chắc chắn Phaolô đã ghé thăm Hội thánh lần thứ 2 vào giữa 1Côrinhtô và 2Côrinhtô lần viếng thăm này đã được Phaolô nói đến trong 2:1-2 như là một lần ghé thăm mang lại nhiều "đau buồn". Nhưng tại sao lại đau lòng? có hai điều gợi ý trong 2Côrinhtô.1. Sự thay đổi chương trình. Một trong những vấn đề liên quan đến lần thăm viếng thứ hai đó là việc Phaolô thay đổi chương trình thăm viếng của ông.4 Đọc lại ICo1Cr 16:3-9 và IICo 2Cr 1:15-16. Hãy theo dõi hành trình dự kiến của Phaolô trong hai sơ đồ dưới đây - hành trình A; I, ICo1Cr 16:3-9, hành trình B II, IICo 2Cr 1:15-16. hãy dùng bút chì vẽ những mũi tên nối liền các địa điểm mà Phaolô dự định thăm viếng và ghi số trên mỗi mũi tên theo chiều biến của cuộc hành trình.Vấn đề dễ nhận ra Phaolô đã phác họa một số chương trình rồi sau đó thay đổi chương trình đã phác họa. Vấn đề là việc thay đổi chương trình đã khiến người Côrinhtô thắc mắc thế nào đến nỗi Phaolô phải giải thích rất cặn kẽ ở

Page 270: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đây chúng ta cần chú ý rằng phần lớn của 1:8- 2:13 và 7:5-16 được dùng để giải thích về điều này.Việc thay đổi từ hành trình A sang hành trình B chắc chắn không phải là nguồn gốc của vấn đề. Thực ra, theo điều Phaolô nói trong 1:15 thì hành trình B sẽ khiến người Côrinhtô vui lòng hơn. Vấn đề ở đây có lẽ là Phaolô lại một lần nữa thay đổi hành trình sau khi ông đã thông báo cho người Côrinhtô biết về hành trình B. Vậy thì ông thay đổi hành trình lần thứ hai khi nào?5 Đọc 1:8-9, 23-2:1, 2, 12-13, 7:5-7. Vẽ những mũi tên vào biểu đồ dưới đây giống như đã làm với bài tập 4 để chỉ cho thấy hành trình thật sự của Phaolô so sánh với hành trình B của Phaolô. Dùng đường kẻ ngắt quãng để biểu thị những phần của hành trình B cần phải được thực hiện đầy đủĐến đây chúng ta đã có thể thấy phần nào lý do khiến Phaolô viết II Côrinhtô. Ông đã thay đổi từ hành trình A sang hành trình B và đã đến Côrinhtô có lẽ hơi bất ngờ lần viếng thăm này đã là một thất bại (1:23-2:2, 2:5-11, 7:12). Do đó Phaolô đã rời Côrinhtô để đi Maxêđoan (giai đoạn 2 của hành trình B) nhưng thay vì tiếp tục giai đoạn ba của hành trình B thì ông lại trở về Eạphêsô. Sau một thời gian ở Êphêsô (1:8-11) Ông quay lại Maxêđoan và sửa soạn để hoàn tất giai đoạn 3 của hành trình B ( nhưng thực tế là theo thứ tự của hành trình A). Do đó ông gởi lá thư IICôrinhtô đi trước. Tại sao ông làm điều đó, phải chăng để chuẩn bị cho cuộc viếng thăm làm thứ ba? Trước khi trả lời câu hỏi này chúng ta phải xem xét một số vấn đề khác.2. Nguyên nhân của lần viếng thăm buồn rầu. Trong 1:23 Phaolô viết: " sống là tại nể anh em mà tôi chưa đến thành Côrinhtô". Tại sao nói là "nể anh em" và điều gì đã gây nên sự buồn rầu trong cuộc viếng thăm lần thứ hai (giai đoạn một của hành trình B).6. Đọc 2:5-11 và 7:11-13. Đọc thêm ICo1Cr 4:18 và 9:2-3.a. Căn cứ vào IICo 2Cr 2:5, 10, ai là người " chịu sự trái ngược" được nói đến trong IICo 2Cr 7:12?b. Dùng từ ngữ riêng để nói lên ý kiến của bạn về việc các khúc Kinh thánh trên đây có liên quan đến nguyên nhân đã gây ra điều " đau buồn" trong cuộc thăm viếng lần thứ hai.......Có nhiều ý kiến cho rằng 2:5-11 liên quan đến kẻ phạm tội loạn luân trong ICo1Cr 5:1-11. Tuy nhiên không có bằng chứng nào từ văn bản Kinh thánh gợi ý rằng IICo 2Cr 2:5-11 liên hệ với I Côrinhtô. Hơn nữa, ý kiến này cũng phá vỡ thứ tự mạch lạc của IICôrinhtô. Tất cả chi tiết trong 2:1-4 đều đề cập đến sự "đau buồn" và "buồn rầu". Thực sự từ ngữ Hylạp Lupe "buồn rầu" hoặc "đau buồn" xuất hiện 5 lần trong 4 câu Kinh thánh này. Chủ đề của

Page 271: Chu giai 1 va 2 cotinhto

đoạn này được nói trong câu 5: "Nếu kẻ nào làm cớ buồn rầu ấy chẳng phải chỉ làm cho tôi buồn rầu mà thôi nhưng đã làm cho anh em thảy đều buồn rầu ít nhiều". Câu 2:1 và 2:5 cũng cho thấy rõ rằng Phaolô chính là người đã bị "buồn rầu". Chúng ta không thể nói chắc hoàn toàn nhưng sự nhấn mạnh về thẩm quyền sứ đồ của Phaolô mà chúng ta đọc thấy trong cả I và IICôrinhtô gợi ý rằng đây có thể là nguồn gốc của vấn đề.7. Ôn lại phần nói về việc thăm viếng. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a. Sự khác nhau chính yếu giữa hành trình A và B là việc Phaolô dự định viếng thăm Hội thánh Côrinhtô 2 lần trong hành trình B.b. Nguyên nhân gây nên sự buồn rầu trong lần thăm viếng thứ nhì là người Côrinhtô không chấp nhận việc Phaolô thay đổi hành trình.c. Kẻ gây nên sự "buồn rầu" cho Phaolô và Hội thánh có lẽ là người phạm tội loạn luân trong ICo1Cr 5:1-11 bởi vì Phaolô nhắc đến việc ông viết thơ về trường hợp như trên này.

Những lá thơ của Phaolô gởi cho Hội thánh Côrinhtô. 8. Đọc lại 5:9, IICo 2Cr 2:3- 4, 9:7, 8 -13.a. Căn cứ vào những chi tiết trong các đoạn Kinh thánh này, Phaolô đã viết mấy bức thư gởi cho người Côrinhtô trước khi ông viết 2Côrinhtô;b. Nêu lên ít nhất hai lý do giải thích tại sao lá thư được nhắc đến trong IICôrinhtô không phải là thơ 1Côrinhtô......Chúng ta đã thấy rằng 1Côrinhtô thực ra là lá thơ thứ hai của Phaolô gởi cho người Côrinhtô. Những chi tiết trong 2Côrinhtô cũng cho thấy rõ ràng đây chính là lá thơ thứ tư Phaolô gởi cho Hội thánh. Chúng ta có thể nói chắc rằng lá thơ được nhắc đến trong 2Côrinhtô không phải là 1Côrinhtô vì những lý do sau đây:1. Cả IICo 2Cr 2:3, 4 và 7:8 đều nói đến một bức thơ được viết trong "cơn khốn nạn lớn, tấm lòng quặn thắt, nước mắt dầm dề". Phaolô không định viết thơ này để Côrinhtô phải buồn rầu (2:4) nhưng thực tế rõ ràng là lá thơ đó đã gây nên sự buồn rầu (7:8). Hầu như không có chi tiết nào trong 1Côrinhtô phù hợp với sự mô tả này.2. Cả 2 đoạn Kinh thánh trích từ 2Côrinhtô kể trên đều được tiếp nối bởi việc nhắc đến kẻ gây cớ buồn rầu hoặc " kẻ làm sự trái nghịch" (2:5, 7:17). Trong 2:9 Phaolô đặc biệt nhắc đến người này như là lý do khiến ông viết lá thơ "gây buồn rầu". Một lần nữa điều này cũng không phù hợp với nội dung của 1Côrinhtô.3. Chắc chắn là tất cả đã chuyển lá thơ "gây buồn rầu" đến Côrinhtô. Điều này được hiểu ngầm qua thứ tự thời gian của 1:15-2:13, điều này cũng được nói đến đoạn 7 và 8. Tít không được nhắc đến nhiều trong 1Côrinhtô. Cũng

Page 272: Chu giai 1 va 2 cotinhto

chắc rằng Tít ở với Phaolô khi ông viết 1Côrinhtô.Lý do Phaolô viết lá thơ "gây buồn rầu" xem ra khá rõ ràng. Điều này liên quan đến quyết định hủy bỏ giai đoạn 3 của hành trình B. Việc này được nói đến trong 1:23-2:4. Rõ ràng là Phaolô đã nghĩ rằng nếu chính ông ghé thăm Hội thánh thì có thể chỉ gây thêm buồn rầu. Do đó ông đã viết thơ cho Hội thánh. Mục đích của lá thơ tìm hiểu xem Hội thánh có lập trường nào về vấn đề này (7:11). Ông sai Tít cầm bức thơ đến Côrinhtô với niềm hy vọng rằng chính nghĩa sẽ đắc thắng.9. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu không đúng về lá thơ gây buồn rầu.a) Lá thơ được Tít cầm theo.b) Thơ này được viết thay cho việc chính Phaolô ghé thăm Hội thánh Côrinhtô theo hành trình B.c) Thơ này được viết sau 1Côrinhtô.d) Thơ này được viết để chống lại "sứ đồ thượng hạng" trong 10:1-13:13.

Sự viếng thăm của Tít. Đến đây chúng ta sẽ phải phác họa vai trò của Tít trong những vấn đề này. Tít được nhắc đến lần đầu trong 2:13. Những chi tiết đầy đủ hơn được nói đến trong 7:6-16. Từ những chi tiết đó chúng ta có thể biết được những điểm sau đây:1. Khi Phaolô viết 2Côrinhtô thì Tít trước đó đã nhận nhiệm vụ lên đường đến Côrinhtô. Nhiệm vụ của Tít gồm có 2 điều: 1) Chuyển lá thơ "gây buồn rầu"; 2) nhận số tiền quyên góp (8:6). Phaolô đã sắp xếp để gặp Tít trước khi đi Côrinhtô lần 3. Chúng ta có thể thấy rõ Phaolô rất mong đợi việc gặp lại Tít (2:12-13, 7:5-7). Sự trông mong của Phaolô có lẽ một phần là với sự an toàn của Tít nhưng đặc biệt hơn là về những tin tức mà Tít sẽ thông báo với ông. Không biết tin tức từ Côrinhtô sẽ tốt hay xấu.2. Tít đã gặp Phaolô ở Maxêđoan và đã tường thuật lại một số điều. Thứ nhất, lá thơ đã có kết quả và Hội thánh đã ăn năn. Thứ nhì, người Côrinhtô đã " có lòng sốt sắng" đối với Phaolô (7:11) và để " tỏ ra cho ai nấy đều biết rằng mình vốn là thanh sạch trong việc đó". (7:11)3. Những người Côrinhtô đã thi hành công lý (7:11) nhưng có lẽ hơi quá đáng (2:5-6). Dầu sao thì tâm linh của Tít cũng được thư thái ( 7:13-16).4. Hiển nhiên là Tít chỉ mới bắt đầu việc quyên góp và công việc này cần phải được tiếp tục quan tâm. Chúng ta sẽ không nói đến về vấn đề này vì các bạn sẽ tìm hiểu về điều này trong phần sau.5. Đoạn nói về Tít trong 12:18 có một vài điểm khó khăn. Cũng với những từ ngữ được dùng trong 8:6, 18 nhưng ở đây Phaolô lại nói về cuộc thăm

Page 273: Chu giai 1 va 2 cotinhto

viếng bằng thời quá khứ. Chúng ta sẽ bàn về điểm này ở phần sau của bài học.

Những "Sứ đồ thượng hạng" Chúng ta bước vào điểm khó nhất trong tất cả vấn đề. Đã có lúc Hội thánh Côrinhtô bị xâm chiếm bởi những người đến từ chỗ khác. Những người đó tự nhận mình là "sứ đồ", Phaolô gọi họ là "sứ đồ thượng hạng" (11:5, 12:11). Chắc chắn những người này đã công kích Phaolô kịch liệt. Họ bố cáo ông là "thỏa hiệp", có vẻ hiền từ khi ở giữa người Côrinhtô. Nhưng lại dùng lờilẽ mạnh bạo trong các lá thơ (10:1-11) Họ cũng thắc mắc về quyền sứ đồ của ông và một lần nữa nhắc lại vấn đề về trợ cấp tài chánh (11:7-12, 12:13).Những chi tiết cho biết về sự có mặt của những người từ nơi khác đến có thể đã thấy trong những phần đầu của 2Côrinhtô (2:17, 3:1), nhưng mãi cho đến đoạn 10 - 13 mọi sự mới rõ ràng. Lý do nào khiến Phaolô giữ sự dè đặt trong suốt 9 phân đoạn rồi cuối cùng lại đề cập một cách bất ngờ đến những kẻ chống đối bằng những lời lẽ mạnh bạo nhất trong cả Tân ước? Và sự hiện diện của những người này liên quan thế nào đến "cuộc viếng thăm buồn rầu" và " lá thơ buồn phiền" cũng như vấn đề " sự thanh sạch" của người Côrintô trong việc Phaolô bị đối xử sai trái? Đây là những điểm khó khăn nhất của vấn đề về cơ hội viết thơ 2Ccôrinhtô. Nhưng chúng ta sẽ không giải quyết vấn đề này ở đây.Đến đây chúng ta đã xem xét mọi khía cạnh của vấn đề (ngoại trừ việc quyên góp). Sau đây tôi sẽ nêu lên giả thuyết giải thích thế nào những vấn đề nêu trên liên quan đến cơ hội viết thơ 2Côrinhtô.

Sự tái dựng có thể chấp nhận được. 1. Chương trình đầu tiên của Phaolô (ICo1Cr 16:19) là viếng thăm Côrinhtô qua hướng Maxêđoan. Mục đích của cuộc thăm viếng này rõ ràng là để nhận sự quyên góp. Sở dĩ Phaolô đặt chương trình như vậy là vì ông muốn có nhiều thời gian ở lại Côrinhtô và như thế là ông chỉ ghé ngang qua Maxêđoan.2. Với những lý do không được biết rõ, Phaolô thay đổi chương trình và quyết định chỉ ghé qua Côrinhtô hầu giúp " anh em được ơn bội phần" Một phần trong chương trình thăm viếng này không phải là để nhận sự quyên góp nhưng có lẽ là để đón vài anh em cùng đi với ông ( tham khảo 16:3-4).3. Tuy nhiên, khi đến Côrinhtô Phaolô nhận ra rằng sự việc đã trở nên tồi tệ hơn. Thay vì được đối xử đàng hoàng, Phaolô đã bị một số người trong Hội thánh xúc phạm (IICo 2Cr 2:5, 7:12). Có thể lý do là vì sự thay đổi chương trình của ông nhưng đúng hơn là vị sự xúi giục của " các sứ đồ thượng hạng". Dầu thế nào thì Hội thánh cũng đã không giúp đỡ Phaolô. Việc ra đi của Phaolô cũng đột ngột như việc ông đến Côrinhtô. Cuộc thăm viếng đã

Page 274: Chu giai 1 va 2 cotinhto

trở thành " buồn rầu" Do đó Phaolô quyết định thực hiện trước chương trình trong 1:15. Đây là một thay đổi chương trình khác và ông sẽ phải giải thích về điều này trong 1:12, 2:4.4. Sau đó có lẽ ông đã đi đến Maxê đoan nhưng vẫn chưa nhận việc quyên góp. Rồi ông trở lại Êphêsô là điêù không có trong chương trình và ông phải giải quyết 2 vấn đề: 1) Điều chỉnh lại những rắc rối ở Côrinhtô và 2) Tiếp tục việc thu nhận tiền quyên góp và thi hành đi Giêrusalem. Để giải quyết vấn đề thứ nhất, ông sai Tít đi Côrinhtô mang theo một lá thơ với lời lẽ mạnh mẽ. Để giải quyết vấn đề thứ nhì, ông đã trở lại với giai đoạn 2 và 3 của hành trình A - Tức là theo đó Côrinhtô sẽ là trạm dừng chân cuối cùng trên đường về xứ Giuđê. Cuộc thăm viếng này có diễn ra hay không và diễn ra như thế nào tùy thuộc phần lớn nơi điều Tít sẽ báo cáo với Phaolô khi họ gặp nhau tại Trô - ách (2:13-14).5. Trong quãng thời gian trước mắt Phaolô phải chịu đựng sự khó khăn, bắt bớ tại Êphêsô (1:18-11). Điêù này có lẽ đã gây chậm trễ trong việc đến Trô -ách và gia tăng mối lo lắng không gặp đưỡc Tít. Vậy nên ông đã lên đường đi Maxêđoan để thu nhận số tiền quyên góp cũng như đón phái đoàn anh em cùng đi ( 8:1-7, 9:1-4). Cùng lúc đó Tít đã đến mang theo những tin tức phấn khởi. Vấn đề thứ nhất đã được giải quyết về cơ bản nhưng vẫn còn vấn đề về việc quyên góp.6. Đây là điều bạn phải làm trong dự án. Dự án sẽ phải đề cập đến 2 lý do chính khiến Phaolô viết II, 1- 9 và về chuyến viếng thăm lần thứ nhì của Tít đến Côrinhtô.7. Ý kiến cuối cùng mà tôi sẽ nêu lên chỉ hoàn toàn có tính chất giả thuyết. Nhưng đây là cách hay nhất để giải thích việc thay đổi đột ngột về giọng văn trong đoạn 10 và tại sao Phaolô dùng thời quá khứ khi nói về việc thăm viếng của Tít trong 2Côrihntô. Rõ ràng là khi Tít trở lại Côrinhtô đem theo 2 Côrinhtô 1 -9 tức là lá thơ thứ tư của Phaolô, thì tình hình có vẻ như " các sứ đồ thượng hạng" chiếm phần thắng thế. Do đó Tít vội vàng trở lại Maxêđoan để trình bày sự việc với Phaolô. Phaolô đáp lại bằng cách gởi một lá thơ nữa ( IICo 2Cr 10:1-13:13). Mục đích của lá thơ này rất rõ ràng. Đây là một lời biện hộ mạnh mẽ về thầm quyền sứ đồ của Phaolô và vạch trần bộ mặt của " sứ đồ thượng hạng" như là kẻ làm việc cho quỷ Satan và giảng dạy"Một Jesus khác hơn Jesus mà chúng tôi rao giảng". Nhiều năm sau đó, khi người ta sao chép những lá thơ của Phaolô để gởi các Hội thánh khác thì họ đã sao chép lá thơ thứ tư và thứ năm của Phaolô chung với nhau. Họ làm như vậy cũng dễ hiểu bởi vì 2 lá thơ có liên hệ gần gũi với nhau về thời gian cũng như về nội dung - và như vậy chúng ta có sách 2Côrinhtô.Có một yếu tố liên kết các phần của thơ tín này lại với nhau như hình thức chúng ta có ngày nay. Đó là sự kiện Phaolô sẽ viếng thăm Côrinhtô lần thứ

Page 275: Chu giai 1 va 2 cotinhto

ba. Nhưng trước khi đến Côrinhtô ông muốn thực hiện 2 điều: 1) gởi thơ đến Côrinhtô để giải thích lý do ông đã không trở lại Côrinhtô từ xứ Maxêđoan sau cuộc viếng thăm thứ nhì 2) đề nghị người Côrinhtô chuẩn bị tiền quyên góp sẵn sàng trước khi những kẻ từ nơi khác đến đã chiếm ưu thế. Nên Phaolô viết thơ để vạch mặt những kẻ này trước khi ông đến Côrinhtô. Ông giải thích như sau: " Vậy nên khi vắng mặt tôi viết những điều này để khi tôi có mặt không dùng thẳng phép theo quyền Chúa ban cho tôi để gây dựng chớ không phải để hủy diệt" ( 13:10).Ôn lại cẩn thận phần nói về cơ hội viết thơ 2Côrinhtô và suy nghĩ về dự án của bạn cũng như về vấn đề thế nào các đoạn 8 -9 phù hợp với cơ hội viết thơ.10. Việc Phaolô thay đổi chương trình lần thứ hai là do:a) Việc đụng chạm đáng buồn với những người đã xúc phạm đến ông trong chuyến viếng thăm thứ nhì.b) Ông lo lắng về việc không gặp Tít tại Trô ách.c) Người Côrinhtô đã không chuẩn bị việc quyên góp sẵn sàng trong lần viếng thăm thứ nhì.d) Sự khó khăn bắt bớ khiến ông phải trở lại Êphêsô.11. Có lẽ Tít đã đem......đến Côrinhtô và thu xếp việc nhận tiền quyên góp.12 " Các sứ đồ thượng hạng" có lẽ không phải cũng là những người đã xét đoán tư cách Phaolô trong 1Côrinhtô bởi vì......13 Trước khi Phaolô ghé thăm Côrinhtô lần thứ ba, ông muốn giải quyết 3 vấn đề nào?a......b......c......14. Nêu lên 2 lý do giải thích tại sao người được nói đến trong 2:5-11 không phải là người phạm tội loạn luân trong 1Côrinhtô 5.a......b......15. Nêu lên 2 lý do giải thích tại sao lá thơ "gây buồn rầu" không phải là 1Côrinhtôa......b......MỘT CÁI NHÌN KHÁI QUÁT VỀ 2CÔRINHTÔ. 16 Xem lại câu trả lời của bạn đối với phần b của bài tập 2.a Trong ánh sáng của những điều được bàn đến ở phần trước, những phân đoạn chính của 2Côrinhtô là gì và mỗi phân đoạn đóng vai trò nào đối với mục tiêu Phaolô viết thơ này?b Đọc 2:12-17 và 7:2-7. Hai đoạn này liên quan với nhau như thế nào?

Page 276: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Rất dễ nhận ra 3 phân đoạn chính của 2Côrinhtô các đoạn 1- 7 đề cập đến vấn đề Phaolô thay đổi các hành trình của ông. Các đoạn 8 -9 nói về vấn đề quyên góp. Các đoạn 10 -13 là lời tự biện hộ của Phaolô và việc phơi bày chân tướng của các tiên tri giả. Bởi vì bạn sẽ phải tự phân tích các đoạn 8 -9 nên chúng ta nhìn khái quát nội dung của 2 phân đoạn còn lại.Tuy nhiên trước khi làm việc này, chúng ta cần ghi nhận rằng phần lớn của 2Côrinhtô đã không được chúng ta bàn đến trong các phần trước. Qua phần b của bài tập 16, các bạn có thể nhận ra rằng các câu 2:13 và 7:5 đều thuộc về một tường thuật duy nhất. Nếu tách rời đoạn 2:14-7:4 và đọc liền từ 2:13 nối với 7:5 thì sẽ thấy bản văn xuôi hơn. " Vì tôi không gặp anh em tôi là Tít nên chẳng được yên lòng vậy nên sau khi từ giả các tín đồ tôi qua xứ Maxêđoan. Vả khi chúng tôi đến xứ Maxêđoan, xác thịt chẳng được yên nghĩ chút nào......". Bởi vì không có chi tiết nào trong 2:14-7:4 đề cập đến vấn đề Phaolô thay đổi Hội thánh. Nên phân đoạn này sẽ được nghiên cứu riêng biệt.Nhiều học giả cho rằng 2:14-7:3 là một phần của lá thư khác Phaolô gởi cho người Côrinhtô, mà người sao chép đã gập chung vàp thư này như đã gập chung 1 -9 và 10 - 13 lại với nhau. Nan đề đối với giải pháp này là phải nêu lên lý do cắt nghĩa tại sao người sao chép đã làm như vậy. Có nghĩa là tại sao người sao chép đã thêm một đoạn văn dài như vậy một vị trí không hợp lý. Theo tôi, giải pháp tốt hơn là xem đoạn này như là một đoạn đi ra ngoài đề tài.Có nhiều lý do để xem đoạn văn này như việc Phaolô viết hơi lạc đề. Trong 2:12-13 Phaolô đã bày tỏ sự lo lắng về việc không gặp được Tít ở Trôách. Ký ức về từng trải này đã khiến ông đi ra ngoài đề tài chính trong một khoảnh khắc để nói về sự đắc thắng mà ông đã kinh nghiệm trong Đấng Christ bất chấp những nỗi lo lắng. Nhưng sự lạc đề trong chốc lát này đã khiến ông viết nên một trong những đoạn văn xuất sắc nhất trong tất cả các thơ tín của ông trình bày quan điểm của ông đối với chức vụ sứ đồ.Trước khi kết thúc phần này, chúng ta sẽ tóm lược nội dung của 3 phân đoạn khác.

Phaolô giải thích về các chương trình của ông. IICo 2Cr 1:1-2:13, 7:5-16Mục đích của Phaolô trong đoạn văn này là giải thích về các chương trình hoạt động đã gây ảnh hưởng đến mối liên hệ của ông và Hội thánh Ccôrinhtô. Ba điểm sau đây sẽ giúp các bạn thực hiện việc giải kinh về phần này khi bạn muốn làm điều đó.1. Khi đọc đoạn này bạn sẽ nhận thấy rằng Phaolô rất quan tâm đến việc giải thích về chính mình. Và nhất là ông muốn xác nhận sự nhất quán trước sau

Page 277: Chu giai 1 va 2 cotinhto

như một trong mọi vấn đề. Hãy hàm ý cách ông thường xuyên nhắc đến sự chân thật của ông (1:12, 13, 17-19) và tuyên bố rằng chính Đức Chúa Trời làm chứng rằng ông chân thật (1:18, 22-23).2. Việc giải thích của Phaolô về văn bản có tính chất ký sự. Ông bắt đầu bằng việc ở lại Êphêsô (1:8-11). Sau đó ông giải thích lý do ông đã ở lại Êphêsô mà không trở về Côrinhtô (1:12-2:2). Rồi ông tiếp tục trình bày lý do ông gởi thơ thay vì đến Côrinhtô (2:3-4). Sau khi nhắc lại chuyến viếng thăm "buồn rầu" và lá thư "đau lòng", ông tuyên bố tha thứ cho người chịu trách nhiệm về điều này (2:5-11). Trong 2:12-13 ông lại tiếp tục việc tường thuật bằng cách giải thích ông đang làm gì ở Maxêđoan. Sau đó, ông tiếp tục nói đến tình hình hiện tại: việc Tít trở về đem theo những tin tức khích lệ cảm giác nhẹ nhõm và lời nhận định về giá trị của " sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời" cũng như lời khen ngợi Tít. Rõ ràng đoạn văn cuối cùng được dùng để dẫn nhập vào lý do Tít trở lại với Hội thánh thay cho Phaolô.3. Ở nhiều điểm khác nhau, Phaolô đã nêu lên các giáo lý thần học (1:9-11, 1:20-22, 2:10-11, 7:9-10) nhưng tất cả những điểm thần học này được Phaolô dùng để giải thích hai vấn đề nêu lên.17 Ôn lại phần mới học. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu trình bày đúng nhất những phần chính của đoạn Kinh thánh này. Phaolô muốn.a) Nêu lên sự giải thích có tính chất thần học về mối liên hệ của ông với người Côrinhtô.b) Chuẩn bị để Tít có thể trở lại Côrinhtô hầu sắp xếp cho sự quyên góp được sẵn sàng.c) Xác nhận rằng việc ông đối xử nói với người Côrinhtô là trước sau như một mặc dù ông có thay đổi các chương trình.d) Cho người phạm tội biết rằng ông tha thứ cho người đó để khi Phaolô trở lại thì Hội thánh sẽ được bình yên.

Giải thích về chức vụ sứ đồ. 2:14-7:4Đoạn Kinh thánh này bắt đầu bằng một loạt các ẩn dụ nói về vai trò của Phaolô trong chức vụ và nêu lên câu hỏi then chốt: " Ai xứng đáng cho những việc này?" (2:16). Đoạn này được kết thúc bằng lời kêu gọi người Côrinhtô hãy chấp nhận Phaolô hoàn toàn ( 6:11-13;, 7:2, 4). Lời kêu gọi này bị ngắt quãng bởi việc Phaolô khích lệ họ hãy trở nên đền thờ của Đức Chúa Trời tại Côrinhtô (6:14-7:1)Phần giữa câu hỏi mở đầu và lời kêu gọi kết thúc là những câu Kinh thánh độc đáo trong đó Phaolô mô tả về chức vụ sứ đồ. Điều này được đặt nền tảng trên quan điểm về Phúc âm trong ý nghĩa là giao ước mới của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh. Nó phản ánh thần học về thập tự giá để được

Page 278: Chu giai 1 va 2 cotinhto

Phaolô trình bày một cách xuất sắc trong ICo1Cr 4:8-13. Tất cả những điều này đều được trình bày trong khuôn khổ giáo lý về thời sau rốt. Chiếc bình bằng đất thì dễ có và vẫn chịu ảnh hưởng của nếp sống in dấu thập tự giá nhưng sứ điệp Phúc âm mà ông rao giảng lại là lời giải hòa đầy lòng thương xót của Đức Chúa Trời.Đây là một trong những đoạn văn vĩ đại nhất của cả Tân ước. Bạn có thể đọc lại đoạn này khi thực hiện việc giải kinh. Nếu bạn học khóa trình này để sửa soạn cho chức vụ hầu việc Chúa thì bạn nên đọc đi đọc lại đoạn Kinh thánh để định hướng chức vụ của bạn.Nhưng tại sao Phaolô lại viết đoạn văn dài và đi ra ngoài đề này? Dĩ nhiên có thể là vì Phaolô được Đức Thánh Linh dẫn dắt suy nghĩ đến đề tài này và ông không thể ngừng lại được. Việc Phaolô được cảm thúc bởi Đức Thánh Linh là hoàn toàn chắc chắn. Ngoài ra cũng có một lý do khác đối với đoạn văn ngoài đề này. Người Côrinhtô và Phaolô chưa hề hoàn toàn nhất trí với nhau về ý nghĩa và bản chất của chức vụ sứ đồ. Đây là cơ hội để Phaolô diễn tả đầy đủ quan niệm của ông về chức vụ sứ đồ trong một khuôn mẫu thần học rộng lớn hơn trong trường hợp này chúng ta phải cảm tạ Chúa về sự thiếu hiểu biết của người Côrinhtô. Điều này đã đưa đến kết quả là chúng ta được biết chân lý của Thượng Đế nhiều hơn!

Lời biện hộ của Phaolô IICo 2Cr 12:1-13:13Chúng ta đã nhận biết những nội dung căn bản của phân đoạn này. Đây vừa là sự vạch trần bộ mặt của các sứ đồ giả và cũng là lời biện hộ của Phaolô về chức vụ sứ đồ. Nhưng cuối cùng thì lời biện hộ này lại không có tính chất biện hộ. Phaolô đặt câu hỏi: " Đã lâu nay anh em tưởng rằng chúng tôi tìm cách chữa mình trước mặt anh em." (12:19 ).Một lần nữa Phaolô trình bày quan niệm của ông về thập tự giá và chức vụ của ông như là một minh họa cho quyền năng của thập tự - quyền phép của Đức Chúa Trời " nên trọn vẹn trong sự yếu đuối" (12:19). Do đó mối quan tâm của Phaolô không phải là về chức vụ sứ đồ hoặc vinh dự của ông nhưng là về chính Tin lành.Phaolô bị đặt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Ông phải nói vì cớ sự thật và vì lợi ích của người Côrinhtô. Nhưng ông biết rằng " Chẳng phải là kẻ tự phao mình đáng được ưng chịu, bèn là kẻ mà Chúa gởi gắm" (10:18). Vậy ông sẽ làm gì? Ông sẽ đóng vai trò của người " dại dột " (11:1, 16 12:11), bởi vì người "dại dột" (anh hề) trong những vở kịch thời xưa có nhiều khi đã diễn tả được chủ điểm của tác giả. Bởi vì ông đóng vai người "dại dột" nên ông có thể nói những điều mà bình thường không nên nói.Vậy thì người "dại dột" khoe khoang về điều gì? Về sự yếu đuối ! Phaolô

Page 279: Chu giai 1 va 2 cotinhto

nhận là mình yếu đuối như những người chống đối ông tố cáo và còn yếu đuối hơn thế nữa. Ông đã trãi qua những yếu đuối hơn cả điều họ biết được (11:21-29). Ông không phải là người lính được tuyên dương vì đã vượt qua tường thành của quân địch nhưng là người đã được thả xuống tường thành trong một cái giỏ. (11:30-33). Thay vì nói đến những sự hiện thấy và sự khải thị của Chúa thì ông sẽ nói về sự yếu đuối trong thân xác của ông ( 12:1-10). Tại ông lại nói mĩa mai như vậy? Tại sao sự biện hộ của ông không có tính chất biện hộ chút nào?Câu trả lời nằm ở sự kiện là người Côrinhtô không hiểu được bản chất của Phúc âm. Thưọng đế đã không cứu rỗi nhân loại bằng cách phô bày quyền phép hoặc huy động cả cơ binh đến để giải cứu. Thượng đế đã cứu chuộc nhân loại qua việc hạ mình trở nên xác thịt và chịu chết trên thập tự giá của Chúa Jesus. Nhưng qua sự hạ mình đó Ngài đã bày tỏ bản chất thực sự của thượng đế và qua thập tự giá chính Đức Chúa Trời đã chịu đau khổ vì cớ tội lỗi nhân loại. Sự yếu đó chính là quyền năng. Và những ai muốn làm môn đồ của Chúa Jesus thì phải hết lòng bước theo Ngài.Vậy nên Phaolô kết luận: "Bởi vì dầu Ngài nhơn sự yếu đuối đã bị đóng đinh vào thập tự giá, nhưng Ngài sống bởi quyền phép Đức Chúa Trời, chúng tôi cũng vậy, dầu là yếu đuối trong Ngài, nhưng nhờ quyền phép Đức Chúa Trời thì cũng sẽ sống với Ngài đặng làm việc giữa anh em." (13:4-5).18 Bạn hãy xem lại tất cả phần bài học vừa rồi. Đặc biệt chú ý đến điểm chính của mỗi phân đoạn. Khoanh tròn mẫu tự trước câu phát biểu đúng.a Mục đích chính của Phaolô trong phân đoạn 2:14-7:4 là nhằm binh vực chức vụ sứ đồ.b Sở dĩ Phaolô đóng vai trò của người "dại dột" trong đoạn 10 -13 là để người "dại dột" khoe về chức vụ sứ đồ của Phaolô bởi vì với tư cách là một sứ đồ của Đấng Christ thì ông không được quyền tự phô mình.c Sở dĩ lời biện hộ của Phaolô trong đoạn 10 -13 không có vẻ là biện hộ là vì Phaolô không muốn giải thích bản chất thật sự của chức vụ sứ đồ.19 Dự án: dự án này bao gồm năm phần. Bạn hãy theo sát các chỉ dẫn. Sau khi làm xong bạn có thể gởi cho giảng viên ICI của bạn. Tất cả các phần đều liên quan đến 2Côrinhtô 8 -9.1. Phân tích vấn đề. Bạn hãy phân tích vấn đề trong phân đoạn này dựa vào những điều Phaolô đã viết. Nên tham khảo ICo1Cr 16:1-4 và RoRm 15:23-29. Bạn có thể bắt chước những sự phân tích mà chúng ta đã thực hiện khi học 1Côrinhtô thí dụ như trong bài 6. Bạn nên viết chừng 300 chữ.2. Một cái nhìn khái quát về toàn bộ lập luận. Bạn phải viết một đoạn văn ngắn trình bày nội dung của đoạn Kinh thánh này và vai trò của nó đối với toàn bộ bức thơ. Phần nói về " Câu trả lời của Phaolô" trong bài 7 và 12 có thể là mẫu mực để bạn noi theo. Bạn nên sửa lại bài viết của mình sau khi

Page 280: Chu giai 1 va 2 cotinhto

thực hiện xong việc giải kinh.3. Phân tích lập luận theo từng phân đoạn. Phân tích mỗi phân đoạn căn cứ vào việc nắm rõ nội dung của mỗi phân đoạn. Nêu lên ý chính của mỗi phân đoạn và vai trò của mỗi đoạn đối với lập luận chung. Việc phân tích này nên giống như phần " Cấu trúc của lập luận" trong bài 13 hoặc phần phân tích về ICo1Cr 15:12-58 trong bài 7. Nên viết ngắn gọn.4. Nêu lên những vấn đề về nội dung. Bạn hãy nêu lên tất cả những vấn đề về nội dung mà bạn không thể giải quyết. ( Sau này bạn sẽ có thể tìm được cách giải quyết trong các sách chú giải.) đối với dự án này, đề nghị bạn nêu lên ít nhất là năm và nhiều nhất là 15 vấn đề.5. Vài ý kiến có tính chất khoa giải kinh. Việc "quyên góp" có ý nghĩa gì đối với Hội thánh ngày nay? Cho biết ý kiến của bạn về vấn đề này trong khoảng 500 từ.Tôi hy vọng là các bạn sẽ thích thú với dự án này mặc dầu sẽ phải làm việc khá vất vả. Vấn đề quan trọng nhất không phải là việc bạn làm xong dự án hoặc được điểm cao nhưng là để bạn thấy rằng mình có thể thực hiện việc giải kinh và việc giải kinh là một điều thú vị.

Giải Đáp Câu Hỏi Nghiên Cứu 1. a. Bao gồm: tìm hiểu nhiều càng tốt về con người, nơi chốn, sự kiện và các mối liên hệb. So sánh câu trả lời của bạn với của tôi. Chúng ta làm việc này trong phần nói về nội dung.c. Nhiều vấn đề về nội dung2. a. Những cuộc viếng thăm của Phaolô:1:15-16, 2:1, 12:14, 20, 13:1-2 của Tit Tt 2:12-13, 7:5-7, 13- 14, 8:6, 16 - 24, 9:3-5 12:18.b. 1:13, 2:3-4, 9, 7:8-12, 10:9-11, 13:10c. 1:17, 2:17, 3:1-2 4:2, 5:12-13, 20 6:1, 11-13 10:7, 10, 11, 12, 16 11:4, 5, 12, 13, 14, 20 12:11-13, 16, 17, 19 13:3, 10.d. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.3. a. Trong 4:17 Phaolô cho biết sẽ sai Timôthêb. 1) ông dự định đến Côrinhtô qua hướng Maxêđoan.2) Oạng hy vọng sẽ ở một thời gian dài tại Côrinhtô. 3) ông sẽ không đi Maxêđoan và Côrinhtô cho tới sau lễ Ngũ Tuần (cuối xuân).c. Có 3 lý do: 1) để dạy dỗ thân (11:34) 2) để đối mặt với những kẻ "kiêu ngạo"(4:18) , 3) để nhận sự quyên góp (16:2-4).4.5. Đọc IICo 2Cr 1:8-9, 23-2:1, 2:12-13, 7:5-7. Vẽ những mũi tên vào biểu đồ

Page 281: Chu giai 1 va 2 cotinhto

dưới đây giống như đã làm với bài tập 4 để chỉ cho thấy hành trình thật sự của Phaolô so sánh với hành trình B của Phaolô. Dùng đường kẻ ngắt quãng để biểu thị những phần của hành trình B cần phải được thực hiện đầy đủ6. a. Chính sứ đồ Phaolôb So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập7 a Đúngb. Sai. Sự buồn rầu là do một số người thách thức thẩm quyền của Phaolô.c. Sai. Không có chi tiết nào trong bản văn liên quan đến 1Côrinhtô.8. a. Ba9. d) Thư này được viết để chống lại các "sứ đồ thượng hạng" trong 12:1-13:13b. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.10. a) Việc đụng chạm đáng buồn với những kẻ xúc phạm đến ông trong chuyến viếng thăm thứ nhì.11. Lá thơ "gây buồn rầu"12. Những người trong 1Côrinhtô là " những kẻ bên trong" còn những "sứ đồ thượng hạng" là "những kẻ từ bên ngoài đến".13. Bạn không cần trả lời giốnh như tôi nhưng câu trả lời của bạn cần bao gồm những nội dunga. Giải thích việc ông thay đổi chương trình.b. Việc quyên góp phải chuẩn bị sẵn sàngc. Vạch rõ các "sứ đồ thượng hạng" chỉ là sứ đồ giả và bênh vực thẩm quyền sứ đồ của ông.14, Câu trả lời của bạn nêu bao gồm 2 nội dung sau:a Không có chi tiết nào trong IICo 2Cr 2:5-11 có liên quan đến sự việc trong ICo1Cr 5:1-11.b. Văn cảnh cho thấy người này có liên quan đến cuộc thăm viếng "buồn rầu" và lá thơ "đau buồn"c. Người được nói trong IICo 2Cr 2:5-11 đã xúc phạm đến Phaolô còn người phạm tội loạn luân thì không.15. So sánh câu trả lời của bạn với sách hướng dẫn học tập.16. a. Đoạn 1 - 7, 8 -9, 10 -13. So sánh với sách hướng dẫn học tập.17. c) Xác nhận rằng việc ông đối xử với người Côrinhtô là trước sau như một.b. Bạn có thấy rằng câu 2:13 và 7:5 đi liền nhau một cách rất xuôi không?18. a. Sai. Mục đích đoạn này là giải thích quan điểm của Phaolô về chức vụ sứ đồ. Việc biện hộ được nói đến trong đoạn 10 -13.b Đúngc Sai. Phaolô có giải thích là về bản chất của chức vụ sứ đồ.19. Dự án

Page 282: Chu giai 1 va 2 cotinhto