chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin dn va cstmqt 10.pdf · doanh...

16

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r
Page 2: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I /2012

www.trungtam

wto.vn

02

Trong tay Bạn là Bản tin “Doanh nghiệp vàChính sách thương mại quốc tế”, ấn phẩm pháthành hàng quý của Ủy ban tư vấn về Chính sáchương mại Quốc tế - Trung tâm WTO – Phòng ương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Mục “Tin Hội nhập” của Bản tin sẽ mang đếncho Bạn các thông tin cập nhật cùng các bình luậncơ bản về những sự kiện, những câu chuyện từ tấtcả các chiều hội nhập (WTO, đa phương, song phương).

Mục “Chủ đề chính sách” tập trung chuyên sâuvào một chính sách, quy định, vấn đề thương mạiquốc tế đặc biệt, đã hoặc có thể có tác động mạnhmẽ đến các doanh nghiệp với những phân tích,bình luận sâu sắc của các chuyên gia.

Hy vọng rằng Bản tin “Doanh nghiệp và Chính sách ương mại quốc tế” sẽ là cẩm nanghữu ích cho doanh nghiệp, hiệp hội trong việctăng cường thông tin về chính sách, pháp luậtthương mại quốc tế để chủ động xây dựng chiếnlược kinh doanh phù hợp với tình hình hội nhập,có tiếng nói tích cực hơn và tham gia hiệu quảhơn cùng với Nhà nước trong việc hoạch địnhchính sách, đàm phán và thực thi các cam kếtquốc tế.

Lời giới thiệu

Bản tin này được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểmtrong bản tin này là của các tác giả và do đó không thể hiện quan điểm chính thức củaLiên minh châu Âu, VCCI hay Bộ Công ương

Page 3: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

www.trungtam

wto.vn

03

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I/2012

Chuyên đề

Điểm tinMục lục

Đầu năm 2002, khi Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phágiá đối với cá tra, cá basa Việt Nam, lần đầu tiên nhiều người ViệtNam đến cái gọi là vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài.Trên thực tế, đây không phải vụ việc đầu tiên mà Việt Nam phảiđối mặt ở các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, đây lại là vụ việcnghiêm trọng nhất kể từ thời điểm đó trở về trước: bởi đây là lầnđầu tiên một sản phẩm mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam bịkiện, và là lần đầu tiên Hoa Kỳ, một thị trường xuất khẩu đặc biệtquan trọng của Việt Nam, tiến hành điều tra.

Một thập kỷ nhiều thách thức

Mười năm sau, năm 2012, cùng lúc hai sản phẩm mắc áo thép vàtuabin điện gió của Việt Nam bị kiện ở Hoa Kỳ, kiện kép cả chốngbán phá giá và chống trợ cấp. Tin về hai, mà chính xác là bốn vụkiện này, cũng được thông tin rộng rãi. Nhưng là để doanh nghiệpbiết để mà đối phó, hơn là để phản ứng hay kêu ca.

Một thập kỷ học hỏi để trưởng thành

NHÌN LẠI MỘT THẬP KỶ TRANH CHẤPTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ

Tin quốc tế

Tr. 10

Tr. 04

Tr. 04

Tr. 05

Tr. 05

Tr. 06

Tr. 06

Tr. 06

Tr. 07

Tr. 07

Tr. 07

Tr. 08

Tr. 08

Tr. 13

Diễn đàn Kinh tế Davos lần thứ 42: Yêu cầu hìnhthành mô hình phát triển mới cho thế giới

Một Hiệp định tự do mới ở khu vực Bắc Á?

Nhật – Mexico – Canada: Lưỡng lự trước cánhcửa TPP

Hội nghị thượng đỉnh EU 2012 – Tập trung giảiquyết khủng hoảng tài chính, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm.

Lào sắp trở thành thành viên WTO

Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đạt được thỏa thuận vềphương pháp Quy về không

Các nước ALBA – Tạo dựng một cơ chế hộinhập mới

Mỹ liên tiếp điều tra chống bán phá giá vàchống trợ cấp đối với các sản phẩm củaViệt Nam

Việt Nam - Giảm thuế nhiều mặt hàng từ ASEAN

Con đường để cộng đồng doanh nghiệpViệt Nam tham gia vào đàm phán thươngmại quốc tế đã mở

Việt Nam – Hàn Quốc tiến tới đàm phánHiệp định thương mại tự do

Bộ Công thương lấy ý kiến cộng đồngdoanh nghiệp về việc Việt Nam gia nhậpCông ước Viên

Tin Việt Nam

ỦY BAN TƯ VẤN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾTRUNG TÂM WTO PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMĐịa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04.35771458; 04.35742022 (máy lẻ 356)Fax: 04.35771459 Email: [email protected]: www.trungtamwto.vn/www.wtocenter.vn

Chịu trách nhiệm xuất bảnLS. Trần Hữu Huỳnh

Giấy phép xuất bản số15/GP-XBBT ngày 17/2/2011

Thiết kế đồ hoạ

In ấn tạiGolden Sky Co., Ltd.

Page 4: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I /2012

www.trungtam

wto.vn

04

Tin thế giới

háng 1/2012, có thông tin từ TrungQuốc rằng Trung Quốc, Nhật Bản

và Hàn Quốc đang xem xét khả năngkhởi động đàm phán một Hiệp địnhthương mại tự do (FTA) giữa ba nướcnày.Ý tưởng về một FTA ba bên (CJKFTA) đãđược bắt đầu từ năm 2002 với việc lãnhđạo ba nước thống nhất tiến hành cácnghiên cứu cơ bản về FTA này ở cấp độphi chính phủ. Tới tháng 10/2009, banước đã thống nhất tiến hành mộtnghiên cứu tiền khả thi chung về FTAnày. Trên thực tế, nghiên cứu này đượctriển khai từ 5/2010. Và trong phiên họpđể hoàn tất nghiên cứu tiền khả thi nàydiễn ra vào cuối năm 2011 vừa rồi, có ýkiến lạc quan còn cho rằng đàm phánCJKFTA này có thể khởi động vàokhoảng giữa năm 2012.Mặc dù vậy, có vẻ như kế hoạch vốn đượcthúc đẩy mạnh mẽ bởi Trung Quốc vàđược sự ủng hộ của Nhật Bản lại khôngphải là mục tiêu của Hàn Quốc. Nước nàyđang muốn xúc tiến đàm phán một FTAsong phương với Trung Quốc thay vìCJKFTA. Tìm kiếm các FTA songphương với các đối tác thương mại lớnnhất (Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc) dườngnhư là chiến lược đàm phán của HànQuốc. Còn Trung Quốc lại mong muốnxúc tiến các đàm phán FTA lớn - như làđối trọng với khu vực thương mại màHiệp định Đối tác Xuyên ái BìnhDương TPP đang được đàm phán cấp tậphứa hẹn tạo ra.Đàm phán các FTA đang trở thành mộtxu hướng mạnh mẽ trong thương mạiquốc tế gần đây, khi Vòng Doha bế tắc vàcác nước lớn đang muốn mở rộng tầmảnh hưởng cũng như lợi ích thương mạicủa mình ở nhiều khu vực, đặc biệt làchâu Á – ái Bình Dương. p

Điểm tin

iễn đàn Kinh tế ế giới (WEF) lầnthứ 42 đã diễn ra từ ngày 25-29

tháng 1 tại Davos, ụy Sĩ với sự thamgia của khoảng 2.600 đại biểu đến từ cácnước, bao gồm các nguyên thủ quốc gia,lãnh đạo tập đoàn và tổ chức kinh tế, cácnhà chính trị và hoạt động xã hội... Đề tàicủa diễn đàn năm nay là “Sự chuyển đổilớn – Hình thành những mô hình mới”. Diễn đàn lần này diễn ra trong bối cảnhkhủng hoảng kinh tế lan rộng ở châu Âu,thất nghiệp trầm trọng ở Mỹ vàbất bìnhđằng gia tăng trong xã hội dẫn đến bấtbình và biểu tình ở khắp mọi nơi trên thếgiới. Ngay trước phiên khai mạc diễnđàn, Quỹ Tiền tệ ế giới đã giảm mứcdự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầutrong năm 2012 xuống còn 3.3% so với4% mức dự báo trong tháng 9/2011.Sau 5 ngày hội nghị với gần 260 phiênhọp về tất cả chủ đề khác nhau, tựu lại có2 vấn đề nổi bật được đưa ra thảo luậnnhiều nhất tại Diễn đàn năm nay, đó làkhủng hoảng ở khu vực đồng tiền chungchâu Âu và gia tăng bất bình đẳng về thunhập trên thế giới.Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âuchiếm nhiều thời gian nhất tại diễn đàn.eo ông Vikram Pandit, Giám đốc điềuhành của Citigroup thì cuộc khủnghoảng này sẽ làm giảm 1% tăng trưởngkinh tế toàn cầu trong năm 2012. Còn bàChristine Lagarde, Giám đốc điều hành

Quỹ Tiền tệ ế giới thì nhận định“Đâykhông chỉ là cuộc khủng hoảng ở khuvực đồng tiên chung châu Âu, đây là cuộckhủng hoảng có khả năng lan tỏa ra toànthế giới”. Do đó, bà Lagarde đang kêu gọigây dựng một quỹ vay nợ khoảng 500 tỷđô la cho các nước bị khủng hoảng ởchâu Âu. Quan ngại về khu vực này ngàycàng gia tăng mặc dù đâu đó có sự lạcquan thận trọng về những nỗ lực gần đâycủa châu Âu nhằm giải cứu khu vực đồngtiền chung này khỏi sự đổ vỡ toàn bộ.

Lần đầu tiên tại Diễn đàn, vấn đề chênhlệch giàu nghèo trở thành một chủ đềtrọng điểm. Toàn cầu hóa dẫn đếnchuyển dịch sản xuất từ các nước pháttriển sang các nước đang phát triển, gâyra thất nghiệp trầm trong ở các nướcphát triển và làm biến mất dần tầng lớptrung lưu ở các nước này. Từ đó, chỉ tồntại một tầng lớp cực giàu – là ông chủ cáctập đoàn lớn, và tầng lớp cực nghèo – lànhững người lao động thất nghiệp.Chênh lệch giàu nghèo gây ra rất nhiềuvấn đề xã hội, tạo ra làn sóng phẫn nộ ởkhắp nơi. Diễn đàn kết thúc mà khôngtìm được câu trả lời nào cho vấn đề nàynhưng cũng đã dấy lên được một hồichuông cảnh báo rằng tăng trưởng kinhtế phải tính đến người nghèo, và do đóbất kỳ giải pháp nào cũng phải tính đếnviệc tạo ra công ăn việc làm, lương thực,y tế và giáo dục cho người dân. p

Diễn đàn Kinh tế Davos lần thứ 42: Yêu cầu hình thành mô hình phát triển mới cho thế giới

Một Hiệp định tự do mới ởkhu vực Bắc Á?

D

T

Page 5: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

www.trungtam

wto.vn

05

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I/2012

ể từ cuối năm 2010, khi đàm phánHiệp định Đối tác Xuyên ái Bình

dương (TTP) giữa chín nước hai bờ áiBình Dương bắt đầu đi vào thực chất, banước Nhật, Mexico và Canada đã đánhtiếng về khả năng có thể tham gia vào khuvực thương mại tự do đầy hứa hẹn này. Mặc dù vậy, cho đến nay, khi mà đàm phánTPP đang rất cấp tập, với quyết tâm khátham vọng của Hoa Kỳ, đầu tàu đàm phán,trong việc hoàn thành cơ bản đàm phántrong năm 2012 này, ba nước này vẫn đanglưỡng lự bên ngoài TPP.

Nhật Bản là nước thể hiện rõ nhất sự quantâm đến TPP. Gần đây nhất là một loạt cáccuộc tham vấn với các thành viên của đàmphán TPP mà nước này thực hiện đầu năm2012 này. Mối quan ngại của Nhật Bản vẫntiếp tục là việc mở cửa thị trường đối vớimột số khu vực thương mại nhạy cảm củanước này, mà đặc biệt là nông nghiệp. HoaKỳ và một nước TPP hiện tại cũng tỏ ra kháhào hứng với tương lai một TPP có Nhật Bản.

Trong khi đó, Mexico mặc dù đã bày tỏmong muốn tham gia TPP, gần đây nhấtvới chuyến đi “vận động” của Bộ trưởngKinh tế nước này tháng 1 vừa rồi tới

Hoa Kỳ, vẫn chưa nhận được tín hiệu ủnghộ tích cực từ các nước TPP.Còn việc gia nhập TPP của Canada mặc dùnhận được sự ủng hộ của nhiều ngành sảnxuất ở Hoa Kỳ nhưng lại vấp phải phản đốitừ một số ngành như thịt lợn của nước nàyvới lý do Canada có hàng rào bảo hộ nôngnghiệp khá cao. Bản thân các quan chứcCanada cũng có quan ngại về vấn đề tươngtự và dường như mở cửa trong lĩnh vực nàytrở thành một khó khăn cản trở nước nàytiến đến với TPP.

Đàm phán TPP bắt đầu từ cuối năm 2009,tháng 11/2011 vừa rồi các nước thành viên

tuyên bố đã đạt được Khung đàm phán cơbản về các lĩnh vực khác trong trong TPPtuy nhiên các cam kết mở cửa cụ thể trongtừng lĩnh vực thì vẫn còn đang tiếp tục đàmphán. Hoa Kỳ và một số nước TPP muốnkết thúc đàm phán này vào cuối năm 2012và vì vậy đang quyết tâm đẩy nhanh đàmphán. Có vẻ như các nước TPP đang cốgắng đạt được các cam kết cơ bản trongTPP vào mùa hè này (dù tất cả đều thừanhận đây là mục tiêu rất tham vọng) rồi sauđó mới xem xét đến câu chuyện gia nhậpcủa các thành viên mới như Nhật Bản,Mexico hay Canada. p

Hội nghị thượng đỉnh EU 2012:Tập trung giải quyết khủng hoảng tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm.

ội nghị ượng đỉnh Liên minh châuÂu (EU) đầu tiên trong năm 2012 đã

khai mạc ở Brusels, Bỉ ngày 30/1/2012 vớisự tham gia của lãnh đạo 27 nước thànhviên EU. Nội dung chính của Hội nghị nàylà tìm cách giải quyết khủng hoảng nợ côngđặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Hi Lạp,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiệntình trạng thất nghiệp.

Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở EUlà khoảng 10% với hơn 23 triệu thanh niênđang thất nghiệp. Vì vậy, giải pháp hàngđầu mà các chính phủ lựa chọn là giảmthuế đối với các chủ lao động, đào tạo, dạynghề và tạo điều kiện cho thanh niên trongquá trình tìm việc làm. Ngoài ra, cần xâydựng và thông qua kế hoạch về việc làm tạimỗi quốc gia.

Vấn đề khủng hoảng ở Hy Lạp và cách thứcgiải cứu cho nền kinh tế này cũng gâynhiều tranh cãi tại hội nghị. Trong khi Đứcđề xuất đặt ngân sách Hy Lạp dưới sự giámsát của EU thì Hy Lạp, Áo và Luxembourglại phản đối. Các nhà lãnh đạo thông quamột Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) trị giá500 tỉ euro, bắt đầu hoạt động từ tháng 7-2012, sớm hơn một năm so với kế hoạchnhằm hỗ trợ các nước đang khủng hoảngnhư Hy Lạp.Hội nghị cũng thông qua một Hiệp ướcmới do Đức đề xuất nhằm quản lý ngânsách với tên gọi là “Hiệp ước ổn định, phốihợp và quản lý trong liên minh tài chính –tiền tệ”. Tuy nhiên có hai nước từ chối thamgia hiệp ước là Anh và Cộng hòa Czech.eo ông Herman Van Rompuy, Chủ tịchHội đồng châu Âu, đây chính là “bức tườnglửa” để tránh khủng hoảng tái diễn trong

thời gian tới. Tuy nhiên, ông Herman cũngnhận định việc ổn định tài chính vẫn chưađủ để giúp châu Âu thoát khỏi cuộc khủnghoảng mà cần phải có sự tăng trưởng kinhtế và tạo ra nhiều việc làm hơn nữa.

Hội nghị bế mạc với một loạt các quyếtđịnh quan trọng tập trung giải quyết ba vấnđề chính trong thời gian tới đó là khuyếnkhích tạo công ăn việc làm (đặc biệt là việclàm cho thanh niên), hoàn thành thịtrường chung duy nhất, và thúc đẩy đầu tưtài chính vào các nền kinh tế - ưu tiên cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù vậy, theonhiều chuyên gia, cũng như nhiều cuộchọp thượng đỉnh trước đó, Hội nghị nàyvẫn chưa tìm ra được một gói giải pháptriệt để và khả thi khả dĩ có thể đưa EU rakhỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng nhấttrong lịch sử khối này. p

K

H

Nhật – Mexico – Canada: Lưỡng lự trước cánh cửa TPP

Page 6: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I /2012

www.trungtam

wto.vn

06

Tin thế giớiHoa Kỳ, EU và Nhật Bản đạt đượcthỏa thuận về phương pháp Quyvề không

ội nghị thượng đỉnh lần thứ 11 Liênminh Bolivia cho người Châu Mỹ

(ALBA) đã diễn ra tại Caravas Venezuala

vào đầu tháng 2 vừa qua. Hội nghị lần nàyđã thông qua việc thành lập một cơ chế hộinhập kinh tế mới, gọi tắt là ECOALBA vàkết nạp thêm thành viên thứ 9. Hai quốcgia khác thuộc Cộng đồng Caribê(CARI-COM) cũng đang đề nghị được tham giavào Liên minh này.ECOALBA được hi vọng sẽ tạo ra mộtkênh liên kết kinh tế và chính trị thay thếsự thống trị của Mỹ ở khu vực này thôngqua việc sử dụng một đồng tiền chung chotrao đổi và thanh toán (đồng Sucre), và

thành lập một ngân hàng chung với vốn docác nước thành viên đóng góp, tươngđương 1% dự trữ ngoại tệ của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, theo ông Gonsalves, ủ tướngnước Vincent và Grenadines, một trong banhà lãnh đạo của CARICOM, thìECO-LALBA cần có một “khung khổ pháp lýphù hợp” để có thể tồn tại và cạnh tranh vớicác thỏa thuận kinh tế và tiền tệ khác trongkhu vực như Liên minh kinh tế các nướcTây Caribê và các nền kinh tế và thị trườngchung CARICOM (CSME). p

gày 6/2/2012, Hoa Kỳ đã đạt đượcthỏa thuận với EU và Nhật bản liên

quan đến việc thực thi phán quyết củaWTO về phương pháp tính biên độ phá giá“Quy về không”. eo đó, Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏhoàn toàn việc tính thuế chống bán phá giátheo phương pháp “Quy về không” đối vớicác sản phẩm thép, vòng bi, hóa chất vàthực phẩm nhập khẩu từ EU và Nhật Bản.Đổi lại EU và Nhật Bản sẽ không tiến hànhcác biện pháp trừng phạt thương mại đốivới Hoa Kỳ. Phương pháp Quy về không đã được HoaKỳ dỡ bỏ trong các cuộc điều tra chống bánphá giá mới từ năm 2007 nhưng vẫn tiếptục áp dụng trong các cuộc rà soát hànhchính. Sau thỏa thuận này, Hoa Kỳ sẽ ápdụng phương pháp tính biên độ phá giámới cho cả các cuộc rà soát hành chính vàđiều tra mới các sản phẩm nhập khẩu vàoHoa Kỳ từ sau tháng 5/2010. Điều này cónghĩa là bắt đầu từ tháng 6/2012, sẽ khôngcó nhà xuất khẩu nào của EU và Nhật Bảnbị ảnh hưởng bởi phương pháp Quy vềkhông nữa.eo ông Ron Kirk, Đại diện ương mạicủa Hoa Kỳ, thay đổi này cũng sẽ ảnhhưởng đến các biện pháp chống bán phágiá áp dụng đối với các nước khác như ViệtNam, Braxin, Mexico – những nước đãtừng kiện Hoa Kỳ ra WTO về phương phápQuy về không nhưng vẫn chưa được phépáp dụng các biện pháp trừng phạt.Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn còn ý định tiếp tụcđưa ra đàm phán tại WTO để được sử dụngbiện pháp Quy về không. p

au 15 năm đàm phán, cuối cùng Làocũng sắp trở thành thành viên chính

thức của WTO, khả năng là vào cuối nămnay. Hiện tại chỉ còn một nước duy nhất màLào vẫn đang tiếp tục đàm phán là Ukrainanhưng dự kiến sẽ đạt được thỏa thuận vàogiữa năm nay. Ngày 16/12/2011 vừa qua, Lào đã chínhthức ký thỏa thuận song phương với mộttrong những thành viên quan trọng nhấttrong WTO là Liên minh châu Âu. Trướcđó, Lào cũng đã có được thỏa thuận songphương với Hoa Kỳ, Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc, Canada và Australia. Vànhư vậy, Lào đã gần như hoàn tất quá trìnhđàm phán song phương để hoàn thành thủtục gia nhập WTO.

Lào đăng ký làm thành viên WTO từ năm1997 và cho đến nay đã đạt được nhữngtiến bộ đáng kể trong cải cách thể chế vàpháp luật nhằm phù hợp với các nguyên tắccủa WTO. Việc trở thành thành viên WTOđược hi vọng sẽ cải thiện môi trường kinhdoanh và thúc đẩy thương mại và đầu tưcủa Lào.

WTO hiện có 153 thành viên và khối lượngthương mại giữa các thành viên trong Tổchức này chiếm tới trên 90% tổng lưulượng thương mại toàn cầu. p

S

N

Tháng 6/2003 và tháng 11/2004, EU và NhậtBản lần lượt kiện Hoa Kỳ ra WTO (DS 294 và DS322) về một số luật và quy định của Hoa Kỳ liênquan đến phương pháp tính toán biên độ phágiá “Zeroing” (Quy về không) áp dụng trong 21vụ kiện đối với hàng hóa của EU (chủ yếu làthép) và 16 vụ kiện đối với hàng hóa của NhậtBản. Quy về không phương pháp tính toánbiên độ phá giá trong đó quy những biên độâm về không, làm gia tăng mức thuế chốngbán phá giá, gây thiệt hại đối với các nhà xuấtkhẩu liên quan. Cơ quan giải quyết tranh chấpWTO đã kết luận phương pháp này của Hoa Kỳvi phạm một số quy định về chống bán phá giacủa WTO và yêu cầu nước này sửa đổi các biệnpháp cho phù hợp.

Tuy nhiên sau đó, nhận thấy Hoa Kỳ khôngthực thi đầy đủ các yêu cầu của WTO, vẫn tiếptục áp dụng phương pháp Quy về không tronghàng loạt các cuộc rà soát hành chính thuếchống bán phá giá áp dụng đối với các sảnphẩm của EU, tháng 10/2006 EU lại kiện Hoa Kỳra WTO một lần nữa (DS 346). Cơ quan giảiquyết tranh chấp WTO đã yêu cầu Hoa Kỳ dỡbỏ phương pháp này trong cả các cuộc điều traban đầu và trong các đợt rà soát hành chính.Nếu không, EU và Nhật Bản có thể áp dụng cácbiện pháp trả đũa đối với Hoa Kỳ.

Các nước ALBA – Tạo dựng một cơ chế hội nhập mới

Lào sắp trở thành thành viên WTO

H

Page 7: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

www.trungtam

wto.vn

07

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I/2012

Mỹ liên tiếp điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối vớicác sản phẩm của Việt Nam

Việt Nam - Giảm thuế nhiềumặt hàng từ ASEAN

gày 18 và 19 tháng 1 vừa qua, Bộương mại Hoa Kỳ (DOC) đã lần

lượt ra quyết định khởi xướng điều trachống bán phá giá đối với sản phẩm ápnăng lượng gió (Utility Sale Wind Towers)và điều tra kép chống bán phá giá vàchống trợ cấp đối với sản phẩm Mắc áobằng thép (steel wire garment hangers)nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong vụ áp năng lượng gió, Việt Nambị kiện cùng Trung Quốc (Trung Quốc bịkiện kép cả chống bán phá giá và chốngtrợ cấp). Quyết định khởi kiện được đưara sau khi có đơn kiện từ Liên minhương mại áp điện gió Hoa Kỳ (WindTower Trade Coalition) ngày 29/12/2011,yêu cầu áp thuế chống bán phá giá 140,54– 143,29% đối với tháp năng lượng gió củaViệt Nam và 213,54% đối với Trung Quốc.Sản phẩm bị điều tra là tháp năng lượnggió có mã HTSUS 7308.20.0000,7308.20.0020, và 8502.31.0000, trước năm2011 có mã HTSUS7308.20.0000.Vụ kiện mắc áo thép là vụ thứ 3 Việt Nambị kiện kép cả chống bán phá giá và chốngtrợ cấp. Nguyên đơn là 3 công ty lớn sảnxuất mắc áo thép của Hoa Kỳ đã yêu cầuáp thuế chống bán phá giá 117,48 –220,68% đối với mắc áo thép Việt Nam và18,90 – 125,43% đối với Đài Loan. Sảnphẩm bị điều tra có mã HTSUS7323.99.9060, 7323.99.9080, và7326.20.0020, trước năm 2011 có mãHTSUS 7323.99.9060. p

gày 20/1/2012, ủ tướng Chính phủđã ban hành Quyết định số

06/2012/QĐ-TTg về việc tham vấn cộngđộng doanh nghiệp về các thỏa thuậnthương mại quốc tế. eo đó, các cơ quan Chính phủ khi thamgia các đàm phán thương mại quốc tế cầncung cấp thông tin và tham vấn với cộng

đồng doanh nghiệp từ khi khởi động đàmphán đến khi kết thúc đàm phán theo cácquy trình và thủ tục chặt chẽ. Cộng đồngdoanh nghiệp có quyền tham gia góp ý, đềxuất các vấn đề liên quan đến phương ánvà nội dung đàm phán và gửi đề xuất lêncơ quan chủ trì đàm phán. Sau khi nhậnđược đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp,

các cơ quan đàm phán cần tiếp nhân, xử lýthông tin và nghiên cứu ý kiến góp ý củacộng đồng doanh nghiệp.Cũng theo quyết định này,VCCI được xemlà « đầu mối tập hợp và phản ánh ý kiếncủa cộng đồng doanh nghiệp » thông quacác hoạt động phổ biến thông tin và nângcao nhận thức, tập hợp ý kiến doanhnghiệp, nghiên cứu và đề xuất phương ánđàm phán lên Chính phủ.

Như vậy, Quyết định này đã khẳng định vàcông nhận vai trò của cộng đồng doanhnghiệp trong quá trình đàm phán các thỏathuận thương mại quốc tế. Hy vọng rằngvới một cơ chế chính thức được đưa ratrong Quyết định này, các hiệp hội vàdoanh nghiệp Việt Nam sẽ có tiếng nói cótrọng lượng hơn và vai trò tích cực hơntrong các đàm phán thương mại của các cơquan Chính phủ và để các kết quả đàmphán phản ánh tốt hơn các quyền và lợi íchcủa cộng đồng doanh nghiệp nói riêng vànền kinh tế Việt Nam nói chung. p

heo lộ trình cam kết của Việt Namtrong Hiệp định khu vực mậu dịch tự

do ASEAN (ATIGA) thì từ năm 2012 ViệtNam sẽ cắt giảm khoảng 1.600 dòng thuếgiảm xuống còn 0% bao gồm thủy sản, caosu, dệt may, sản phẩm công nghệ thông tin,thiết bị y tế, điện tử…và 44 dòng thuế giảmxuống 10-5% bao gồm thịt gà, thóc, gạo,thịt hộp….Tuy nhiên, các mặt hàng nhập khẩu trên từASEAN vào Việt Nam phải đạt hàm lượngASEAN từ 40% trở lên và có C/O mẫu Dhợp lệ. Còn theo lộ trình cam kết ASEAN– Trung Quốc năm 2012 Việt Nam sẽ cắtgiảm 5-10% cho khoảng 200 dòng thuếbao gồm các sản phẩm như quạt, điều hòanhiệt độ, tủ lạnh... p

Con đường để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào đàm phán thương mại quốc tế đã mở

Tin Việt Nam

N

T

N

Page 8: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

Công ước Viên về hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế là một trong những

thành công điển hình về thống nhất hóapháp luật về hợp đồng trên thế giới. Chođến nay, đã có 74 nước gia nhập Công ướcViên nhưng trong đó không có Việt Nam.

Xét thấy lợi ích và sự cần thiết của việc gianhập Công ước này đối với các doanhnghiệp Việt Nam trong giao thương quốc

tế, Ủy ban Tư vấn về Chính sách ươngmại Quốc tế thuộc Phòng ương mại vàCông nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nghiêncứu “Đề xuất Việt Nam gia nhập Côngước Viên về hợp đồng mua bán quốc tế”và gửi đề xuất lên Chính phủ.

áng 5/2010, Chính phủ đã có công văngiao Bộ Công ương nghiên cứu khảnăng Việt Nam tham gia Công ước này.

Đến tháng 1/2012, Bộ Công ương đãhoàn thành và công bố kết quả nghiêncứu. Hiện tại, Bộ Công ương đang cùngphối hợp với Trung tâm WTO – VCCItiến hành lấy ý kiến doanh nghiêp về việcViệt Nam gia nhập Công ước Viên (thôngtin xem thêm tại trang web www.trungtamwto.vn). p

au khi hoàn thành nghiên cứu chungvề triển vọng một Hiệp định thương

mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốcvào tháng 10/2010, hiện tại Việt Nam vàHàn Quốc đang xem xét các bước tiếp theođể khởi động đàm phán FTA Việt Nam –Hàn Quốc.eo thông tin từ Bộ tài chính Hàn Quốcthì nước này đang tiến hành các thủ tụccần thiết trong nước nhằm tiến tới đàmphán FTA với Việt Nam. Đây là một trongnhững nỗ lực của nước này nhằm tăngcường quan hệ kinh tế với các nước khuvực Đông Nam Á mà Việt Nam là một

trong những đối tác quan trọng nhất. ViệtNam với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàngnăm trên 6% là một thị trường xuất khẩuđầy tiềm năng của Hàn Quốc. Năm 2011,xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Namđạt 13,6 tỷ đô la so với 1,7 tỷ đô la trong cảthập kỷ trước đó.Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằngtrong bối cảnh hiện tại, sẽ tốt hơn nếu hainước có biện pháp để tận dụng tốt nhấtnhững lợi ích từ FTA đã có giữa hai nướctrong khuôn khổ Hiệp định thương mại tựdo ASEAN – Hàn Quốc thay vì xúc tiếnđàm phán một FTA.

Trên thực tế, mặc dù được đánh giá làmang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích hơnso với các FTA khác trong khuôn khổASEAN, FTA này vẫn đang đặt Việt Namtrước những thách thức lớn khi mà ViệtNam vẫn là nước thua thiệt trong quan hệngoại thương với Hàn Quốc và tỷ lệ thâmhụt thương mại vẫn tiếp tục gia tăng. Điềunày khiến người ta lo ngại rằng một FTAđầy đủ hơn, triệt để hơn với Hàn Quốc sẽlàm trầm trọng thêm tình hình. Trong khiđó, các chuyên gia lại chưa nhìn thấy lợiích thương mại gì khác thật sự rõ ràng từviệc đàm phán và thực thi một FTA mớivới Hàn Quốc. p

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I /2012

www.trungtam

wto.vn

08

Việt Nam – Hàn Quốc tiến tới đàm phán Hiệp định thương mại tự do

Bộ Công thương lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên

Tin Việt Nam

S

C

Page 9: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

www.trungtam

wto.vn

09

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I/2012

Những ngày tháng đầu năm 2012 này, nhiều sự kiện được tổ chức để nhìn lại 10 nămHiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, một Hiệp định đánh dấu

chính thức sự bình thường hóa trong quan hệ thương mại giữa hai nước, mở ra cơ hộihợp tác và phát triển cho nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp. Ít người biết rằng quãngthời gian này cũng là thời điểm “kỷ niệm” 10 năm vụ tranh chấp thương mại đầu tiên

giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, bắt đầu cho chuỗi các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợcấp hướng vào hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Mười năm với những vất vả, thua thiệt, và cả những trưởng thành trong nỗ lực “sốngchung với lũ” của doanh nghiệp Việt Nam. Và hẳn những câu chuyện về mười năm đầutiên này sẽ giúp ích chút gì đó cho nhiều năm tới đây cho các doanh nghiệp Việt Namkhi mà chúng ta vẫn tiếp tục là một “nền kinh tế định hướng xuất khẩu” và Hoa Kỳ tiếp

tục là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất.

Chuyên đề

Page 10: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I /2012

www.trungtam

wto.vn

10

Chuyên đề

ĐầU NăM 2002,, khi Hoa Kỳ khởi xướngđiều tra chống bán phá giá đối với cá tra,cá basa Việt Nam, lần đầu tiên nhiều ngườiViệt Nam đến cái gọi là vụ kiện chống bánphá giá ở nước ngoài. Trên thực tế, đâykhông phải vụ việc đầu tiên mà Việt Namphải đối mặt ở các thị trường xuất khẩu.Tuy nhiên, đây lại là vụ việc nghiêm trọngnhất kể từ thời điểm đó trở về trước: bởiđây là lần đầu tiên một sản phẩm mũi nhọnxuất khẩu của Việt Nam bị kiện, và là lầnđầu tiên Hoa Kỳ, một thị trường xuất khẩuđặc biệt quan trọng của Việt Nam, tiếnhành điều tra.

Những vụ kiện nối tiếp nhauVào thời điểm 2002, khi bị cá tra-basa bịkiện, ít ai có thể ngờ rằng chỉ hai năm sauđó, một mũi nhọn xuất khẩu khác của thủysản Việt Nam là tôm cũng bị kiện chốngbán phá giá ở Hoa Kỳ. Và có lẽ cũng ít aibiết rằng 10 năm sau, tính đến tháng

2/2012, tổng cộng đã có tới 08 vụ điều trachống bán phá giá và 03 vụ điều tra chốngtrợ cấp mà Hoa Kỳ đã thực hiện đối với 07nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam,từ những sản phẩm xuất khẩu thuộc nhómViệt Nam có thế mạnh (cá, tôm), đếnnhững sản phẩm có sức cạnh tranh trungbình (túi nhựa), thậm chí cả các sản phẩmmà Việt Nam mới chỉ xuất sang Hoa Kỳ nóiriêng và các thị trường xuất khẩu khác nóichung với số lượng và trị giá hạn chế (mắcáo thép, turbin điện gió, vòng khuyên kimloại, lò xo không bọc…).

Trên bình diện chung, số liệu về các vụ điềutra phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ tiếnhành đối với Việt Nam không phải là nhiềuso với số các vụ việc mà xuất khẩu ViệtNam phải đối mặt ở các thị trường kháctrên thế giới, càng không phải là nhiều sovới hàng chục vụ điều tra chống bán phágiá, chống trợ cấp mà Hoa Kỳ tiến hànhmỗi năm đối với cả trăm nước xuất khẩu.

Mặc dù vậy, nếu nhìn vào quy mô thịtrường và mức độ thiệt hại (dựa vào kimngạch xuất khẩu, mức thuế suất và thờigian áp thuế) thì có thể nói Hoa Kỳ là mộttrong những thị trường “rủi ro” nhất về vấnđề phòng vệ thương mại đối với xuất khẩuViệt Nam.Không cần phải là chuyên gia để nhận rarằng các vụ điều tra phòng vệ thương mạimà Hoa Kỳ đã tiến hành đối với các sảnphẩm của Việt Nam trong giai đoạn đầu(trước năm 2009) đều là các vụ điều trachống bán phá giá. Từ năm 2009, 02 trongsố 03 vụ điều tra chống bán phá giá mớiđều đồng thời điều tra chống trợ cấp (điềutra kép). Nói một cách khác, các vụ điều trachống trợ cấp đang có dấu hiệu gia tăng, vàđây là một dấu hiệu nguy hiểm với mộtnước bị xem là nền kinh tế phi thị trường(NME) như Việt Nam. Một nước NMEthường dễ bị cáo buộc rằng Chính phủkiểm soát giá cả, sản xuất và trong đó có cảbao cấp và trợ cấp.

Một thập kỷnhiều thách thức

Page 11: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

www.trungtam

wto.vn

11

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I/2012

Sự thay đổi đột ngột này xuất phát từ việc Bộương mại Hoa Kỳ (DOC – cơ quan chịutrách nhiệm trong điều tra và áp đặt các biệnpháp phòng vệ thương mại ở Hoa Kỳ) thay đổiquan điểm trong việc điều tra và áp dụng thuếchống trợ cấp đối với hàng hóa từ các nướcNME. Cụ thể, năm 2007, với quyết định khởixướng điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấpđối với sản phẩm giấy nhựa của Trung Quốc –một nước bị xem là có nền kinh tế phi thịtrường trong các vụ điều tra phòng vệ thươngmại như Việt Nam, DOC đã thay đổi hoàntoàn thông lệ mà cơ quan này đã lựa chọn từnăm 1983 (khi lần đầu tiên phải đối mặt vớimột vụ việc kiểu này), đã được khẳng định lạinăm 1987 theo một phán quyết của Tòa ánương mại Quốc tế Hoa Kỳ và áp dụng ổnđịnh nhiều năm sau đó: ông lệ về việc khôngđiều tra chống trợ cấp đối với một sản phẩmđến từ nước có nền kinh tế phi thị trường. Một thực tế không vui khác mà người ta nhậnthấy từ “lịch sử” 10 năm tranh chấp phòng vệthương mại của Việt Nam ở Hoa Kỳ là phầnlớn các vụ việc thực chất là do hàng Việt Nam“mắc họa” theo anh bạn láng giềng Trung Quốc.

Mặc dù chỉ có 01 trong số 08 vụ điều tra ở HoaKỳ mà Việt Nam phải đối mặt đến giờ là điềutra chống lẩn tránh thuế từ Trung Quốc, số vụbị điều tra mới nhưng thực chất là “điều tratheo” những sản phẩm mà Trung Quốc đãtừng bị kiện chiếm chủ yếu. Đây được xem làmột cách để DOC khỏi phải điều tra chống lẩntránh thuế sau này.Là một nước có cơ cấu xuất khẩu khá tươngđồng với các nước láng giềng, và các nước lánggiềng này thì lại thường xuyên là đối tượng củacác biện pháp phòng vệ thương mại của HoaKỳ, Việt Nam đứng trước hai nguy cơ lớn, hoặclà nguy cơ bị doanh nghiệp các nước này lợidụng chuyển khẩu lẩn tránh thuế, hoặc là nguycơ bị phía Hoa Kỳ nghi ngờ là điểm chuyểnkhẩu cho những sản phẩm của các nước lánggiềng mà Hoa Kỳ đã áp dụng thuế phòng vệthương mại. Hai nguy cơ này dẫn tới rủi ro màViệt Nam đã phải đối mặt, và có lẽ sẽ còn phảiđối mặt: Các sản phẩm xuất khẩu của ViệtNam bị kiện nhiều, không phải xuất phát từ lýdo mang tính tích cực (sức cạnh tranh cao củasản phẩm) mà vì bị liên lụy từ các sản phẩm củanước láng giềng đã bị áp thuế phòng vệ thươngmại ở Hoa Kỳ (điều tra chống lẩn tránh thuế)hoặc đang bị phía Hoa Kỳ xem xét kiện (điềutra gốc, kiện một chùm nhiều nước để tránhnguy cơ lẩn tránh thuế sau này).

Bảng thống kê số liệu các vụ điều tra chống bán phágiá mà Hoa Kỳ đã tiến hành với 1 số nước láng giềngcủa Việt Nam (số liệu WTO)

Một thực tế khôngvui khác mà người

ta nhận thấy từ“lịch sử” 10 năm

tranh chấp phòngvệ thương mại củaViệt Nam ở Hoa Kỳlà phần lớn các vụ

việc thực chất là dohàng Việt Nam

“mắc họa” theoanh bạn láng giềng

Trung Quốc

Bảng thống kê các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đã tiến hành đối với hàng hóa Việt Nam giai đoạn2002-2012

Page 12: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I /2012

www.trungtam

wto.vn

12

Nói một cách khác, các vụ điều tra chống trợ cấp đang có dấu hiệu gia tăng.

Những lệnh áp thuế nối tiếpnhau…Có kiện, có điều tra, tức là có thể có thắngvà có thua. Lý thuyết là vậy. Nhưng thực tếlại không phải vậy. Ngoài 04 vụ điều trachống bán phá giá và 02 vụ điều tra chốngtrợ cấp bị khởi xướng từ cuối năm 2010đến nay (và vì vậy chưa có kết luận về việccó áp dụng biện pháp thuế chống bán phágiá/chống trợ cấp hay không), tất cả các vụđiều tra mà Hoa Kỳ tiến hành đối với sảnphẩm xuất khẩu Việt Nam đều đi đến kếtquả khẳng định có đủ điều kiện áp thuế(khẳng định có hành vi bán phá giá gâythiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nộiđịa Hoa Kỳ); với mức thuế suất cao (đặcbiệt là thuế suất toàn quốc – mức thuế ápdụng cho tất cả các doanh nghiệp ViệtNam sản xuất và xuất khẩu sang Hoa Kỳsản phẩm liên quan ngoài một số hạn chếcác doanh nghiệp được hưởng thuế suấtriêng) và tới nay, chưa có sản phẩm nào đãbị áp thuế mà thoát khỏi thuế đó khi hếtthời hạn áp thuế ban đầu (5 năm).Người bi quan sẽ nói hàng hóa xuất khẩucủa Việt Nam cứ bị kiện phòng vệ ở Hoa Kỳlà “thua”. Điều này, dù không mấy vui vẻ, lạilà một thực tế mà xuất khẩu Việt Nam đãphải chấp nhận bởi nhiều lý do mà khôngphải khi nào cũng là lỗi của chúng ta.Lý do đầu tiên phải kể đến là Quy chế nềnkinh tế phi thị trường của Việt Nam (NME)trong các điều tra chống bán phá giá, chốngtrợ cấp tại Hoa Kỳ.

eo quy định của WTO, đối với trườnghợp điều tra chống bán phá giá sản phẩmđến từ các nước NME thì việc sử dụng cácphương pháp tính toán giá cả theo đúngchuẩn có thể là không phù hợp (tức là chophép nước điều tra áp dụng phương pháp

tính toán khác mà họ cho là thích hợp).Gia nhập WTO, dưới sức ép của đàmphán, Việt Nam đã phải chấp nhận quy chếNME trong các vụ điều tra phòng vệthương mại đến hết 31/12/2018.Hoa Kỳ đã áp dụng điều này trong phápluật của mình bằng cách sử dụng phươngpháp “nước thứ ba thay thế” trong điều trachống bán phá giá, chống trợ cấp với cácnước NME như Việt Nam (sử dụng giá cảlấy từ một nước thứ ba, thay vì lấy giá cảthực tế của doanh nghiệp Việt Nam, đểtính toán biên độ phá giá). Giá cả được sửdụng để tính toán, vì thế, không phản ánhtình trạng thực của giá sản phẩm, và trongđa số các trường hợp, khiến cho biên độphá giá/trợ cấp bị “đội lên”, bị “thổi phồng”lên nhiều. Mức thuế chống bán phágiá/chống trợ cấp ở Hoa Kỳ lại được xácđịnh căn cứ vào kết quả tính toán biên độphá giá/trợ cấp (“thuế suất trừng phạt” =“biên độ phá giá/trợ cấp”). Vì vậy hàng ViệtNam dễ bị kết luận là có bán phá giá và vớibiên độ phá giá cao. Lý do thứ hai là pháp luật Hoa Kỳ có nhiềuđiểm bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩunước ngoài.

Pháp luật về chống bán phá giá nói riêngvà phòng vệ thương mại nói chung củaHoa Kỳ có từ những năm đầu thế kỷ XX(1916), được định hình rõ ràng trong Luậtuế quan năm 1930 và từ đó đến nay tiếptục được bổ sung thêm rất nhiều chi tiết,trở thành một hệ thống hoàn chỉnh cácquy định kỹ thuật phức tạp, tinh vi theohướng bảo vệ tối đa quyền lợi của các nhàsản xuất nội địa. Nổi bật trong hệ thống pháp luật này lànhững quy định đặc biệt phức tạp về thủtục, đặc biệt là các thời hạn các trình tựthông báo, các bước tiến hành một hoạt

động… (làm nản lòng các bị đơn nướcngoài cũng như “tước đoạt” của họ khánhiều quyền lợi thực chất khi lỡ không đápứng đúng). Kế đến là các quy định vềphương pháp tính toán bất hợp lý theohướng gia tăng khả năng áp dụng thuếtrừng phạt (nâng mức biên độ phá giá/trợcấp, thuận lợi cho việc khẳng định có thiệthại đáng kể…). Không phải ngẫu nhiên màHoa Kỳ là một trong những nước là bị đơnnhiều nhất trong các vụ kiện trong khuônkhổ WTO về vấn đề thực thi Hiệp định vềchống bán phá giá.Đối mặt với một hệ thống các quy địnhphức tạp và bất lợi này, hàng hóa Việt Namhay bất kỳ nước xuất khẩu nào khác có rấtít cơ may để “thắng” trong các điều trachống bán phá giá, chống trợ cấp ở Hoa Kỳ.Lý do thứ ba của hiện tượng này, khác vớihai lý do trên, xuất phát từ nguyên nhânchủ quan - những hạn chế trong hiểu biếtvà kỹ năng đối phó của doanh nghiệp Việt Nam.

Qua hàng trăm vụ điều tra phòng vệthương mại ở Hoa Kỳ, nhiều nhà xuất khẩunước ngoài kinh doanh tại thị trường nàyđã rút ra kết luận phải biết chấp nhận, sốngchung và đối phó hiệu quả với loại rào cảnphức tạp và thường trực này ở Hoa Kỳ. Mặcdù vậy, đối với các doanh nghiệp sản xuất,xuất khẩu Việt Nam, đây vẫn còn là điều gìđó mới mẻ. Bị bất ngờ và thiếu sự chuẩn bịlà tình trạng chung của các doanh nghiệpViệt Nam lần đầu phải đối mặt với các vụviệc này.Khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, hầunhư không doanh nghiệp nào biết và/hoặctính đến sự tồn tại, tính chất và khả năngxảy ra những vụ việc như thế này. Sự bấtngờ khiến cho những hành động ứng phólúng túng, và trong không ít trường hợp làsai lầm, gây thiệt hại đến kết quả chung củavụ điều tra. iếu những hiểu biết cần thiếtcơ bản, doanh nghiệp khó có cơ may cóhành xử đúng, kịp thời và phù hợp với lợiích của mình. Và cuối cùng, thiếu sự chuẩnbị cần thiết về nguồn nhân lực, vật lực (bởicác điều tra thường kéo dài, đòi hỏi sự phốihợp của rất nhiều người có thẩm quyềntrong doanh nghiệp, đặc biệt tốn kém vềchi phí) là lý do chính khiến việc khángkiện của các doanh nghiệp Việt Nam trongnhiều vụ việc không/chưa được hiệu quảnhư mong muốn. p

Page 13: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

Æ” www.trungtam

wto.vn

13

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I/2012

ĐầU NăM 2002, khi Hoa Kỳ khởi xướngđiều tra chống bán phá giá cá tra-cá basa củaViệt Nam, có lẽ không một tờ báo kinh tế -thương mại nào, không một cơ quan, tổ chứccó trách nhiệm về kinh tế nào ở Việt Namkhông nhắc tới vụ kiện này. Vụ kiện đã gâysốc cho những nông dân đồng bằng sông CửuLong chăm chỉ một nắng hai sương trênnhững ao, những hầm, những sàn chòi cá,cho những doanh nghiệp chế biến cá nỗ lựcngày đêm tìm kiếm chút lợi nhuận từ việcxuất khẩu sản phẩm này. Những từ như “philý”, “không công bằng”, “vô căn cứ” là nhữnggì người ta hay nói tới. Lần đầu tiên một sảnphẩm nằm trong top các mặt hàng xuất khẩucủa Việt Nam bị kiện chống bán phá giá ởHoa Kỳ - một trong những thị trường xuấtkhẩu quan trọng nhất.Mười năm sau, năm 2012, cùng lúc hai sảnphẩm mắc áo thép và tuabin điện gió của ViệtNam bị kiện ở Hoa Kỳ, kiện kép cả chống bánphá giá và chống trợ cấp. Tin về hai, mà chínhxác là bốn vụ kiện này, cũng được thông tinrộng rãi. Nhưng là để doanh nghiệp biết đểmà đối phó, hơn là để phản ứng hay kêu ca.

Giữa hai thái độ này, là quãng thời gian chosự trưởng thành về nhận thức cũng như hànhđộng của nhiều doanh nghiệp xuất khẩuthuộc nhiều ngành của Việt Nam trong việcđối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mạiở Hoa Kỳ nói riêng và ở các thị trường xuấtkhẩu của Việt Nam nói chung.THứ NHấT, chúng ta đã nhận ra rằngtranh chấp thương mại ở Hoa Kỳ đã và sẽvẫn là một thực tế mà xuất khẩu ViệtNam phải đối mặt.Không ít ngành sản xuất, không ít doanhnghiệp lớn ở Hoa Kỳ xem kiện phòng vệthương mại là một công cụ hữu hiệu trongchiến lược kinh doanh của mình. Và vì thế,không có gì ngạc nhiên khi họ là một trongnhững người sử dụng tích cực nhất biện phápnày trên thế giới. ống kê cho thấy Hoa Kỳlà nước đứng thứ hai trên thế giới (sau ấnĐộ) trong việc khởi kiện chống bán phá giá(theo số liệu tính đến ngày 31/12/2010 củaWTO thì Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chốngbán phá giá tổng cộng là 443 vụ kể từ1/1/1995, sau ấn Độ 637 vụ và trước EU 421 vụ).

Một thập kỷ học hỏi trưởng thành

Page 14: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r

Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tếSố 10, Quý I /2012

www.trungtam

wto.vn

14

Từ những vụ kiện phòng vệ ở Hoa Kỳ,nhiều doanh nghiệp và nhiều ngành sảnxuất ở Việt Nam đã nhận ra rằng việchàng hóa Việt Nam bị kiện phòng vệthương mại ở Hoa Kỳ là điều bình thườngtrong thông lệ thương mại ở Hoa Kỳ(tương tự như Hoa Kỳ đã và đang kiệnnhiều nước khác) và hoàn toàn khôngphải là biểu hiện của những khúc mắc đặcbiệt nào trong quan hệ thương mại giữaHoa Kỳ và Việt Nam. Vì vậy, các vụ việcnày cần được nhìn nhận như những rủiro thông thường trong thương mại và cầnđược xử lý theo những cách thức kỹ thuậttương ứng thay vì phản đối theo cảm tínhhay chỉ viện vào các trao đổi ngoại giao.

THứ HAI, chúng ta phải chấp nhậnmột thực tế, rằng nguy cơ kiệnphòng vệ thương mại ở Hoa Kỳ hiệndiện đối với hầu hết các sản phẩmxuất khẩu của Việt Nam.

Lý thuyết mà nói, kiện chống bán phágiá/chống trợ cấp ở Hoa Kỳ xảy ra khi cócáo buộc về hành vi cạnh tranh khônglành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu gâythiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nộiđịa của Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, từ thực tế cácvụ kiện đã từng xảy ra ở Hoa Kỳ, cácchuyên gia trong lĩnh vực này cho rằngnguy cơ bị kiện chống bán phá giá (vàchống trợ cấp, ở tần suất thấp hơn) ở thịtrường này phụ thuộc vào một số yếu tốkhác đôi khi khác xa so với những nộidung mang tính nguyên tắc nói trên, vídụ như khó khăn chủ quan của các nhàsản xuất nội địa Hoa Kỳ hay sự gia tăngsức cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩuhoặc sự lớn mạnh của một đối thủ cạnhtranh nào đó vào Hoa Kỳ.

Vì vậy, một sản phẩm xuất khẩu của ViệtNam có thể bị kiện mà không phụ thuộcvào việc sản phẩm đó có xuất khẩu nhiềuđáng kể sang Hoa Kỳ hay không. Tấtnhiên, nguy cơ bị kiện có thể cao hơn vớimột số nhóm sản phẩm và thấp hơn vớinhững nhóm khác.

THứ BA, chúng ta đã nhận ra rằng đốiphó với kiện phòng vệ thương mại ởHoa Kỳ cần tập trung vào các yếu tốkỹ thuật thay vì những tranh cãi chínhtrị hay đạo đức.

Không ai có thể phủ nhận rằng các biệnpháp phòng vệ thương mại là một côngcụ có thể bị lạm dụng và có thể là một“con bài” mà các nhóm lợi ích thươngmại sử dụng để gây sức ép lên các cơ quanchính trị ở Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, về mặtnguyên tắc, phòng vệ thương mại ở HoaKỳ vẫn là một biện pháp mang tính kỹthuật, được sử dụng trong khuôn khổ cácquy định chặt chẽ mà dù muốn haykhông tất cả các bên liên quan (kể cả cáccơ quan có thẩm quyền trong điều tra vàáp dụng các biện pháp này cũng nhưnguyên đơn, bị đơn và các bên thứ bakhác) phải tuân thủ. Vì vậy, kháng kiện phòng vệ thương mạiở Hoa Kỳ, khi vụ việc đã xảy ra, trên hếtvà quan trọng nhất phải là những nỗ lựcvề mặt kỹ thuật để đáp ứng đúng các yêucầu theo pháp luật của Hoa Kỳ theohướng có lợi nhất cho mình và giảm thiểuthiệt hại (biên độ phá giá/trợ cấp tốithiểu). Những phương pháp khác nhưvận động hành lang các cơ quan Chínhphủ của Hoa Kỳ, tác động ngoại giao quanhiều con đường, tạo một làn sóng cácphương tiện thông tin đại chúng ở ViệtNam nhằm phản đối tính bất hợp lý củavụ kiện…có thể có tác dụng cộng hưởngtrong một vài trường hợp (nếu được thựchiện hợp lý) nhưng khó có thể xem là yếutố cơ bản hay không thể thiếu trong việckháng kiện phòng vệ thương mại.“Vừa học vừa làm” cũng là điều mà ngườita thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam khinhìn lại một thập kỷ tranh chấp phòng vệthương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hyvọng rằng những gì mà các doanh nghiệpViệt Nam đã phải đối mặt với các vụ kiệnchống bán phá giá, chống trợ cấp ở HoaKỳ không chỉ mang lại kinh nghiệm quýgiá cho chính họ mà còn là bài học hữuích cho tất cả các doanh nghiệp Việt Namkhác đang và sẽ xuất khẩu sang thị trườnghấp dẫn này. p

Những sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao(trong so sánh với năng lực cạnh tranh củangành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ);

Những sản phẩm có sự tăng trưởng về khối/sốlượng (tính theo tỷ lệ tăng trưởng) trong xuấtkhẩu vào thị trường Hoa Kỳ;

Những sản phẩm có giá thấp so với giá của cácsản phẩm tương tự nhập khẩu từ các nguồnkhác vào Hoa Kỳ;

Những sản phẩm thuộc các nhóm sản phẩmmà các nước láng giềng của Việt Nam (đặc biệtlà Trung Quốc) có thể mạnh tại thị trường HoaKỳ hoặc đã/đang là đối tượng của các vụ kiệnphòng vệ thương mại;

Những sản phẩm trong những lĩnh vực mà sảnxuất nội địa tại Hoa Kỳ đang có những khókhăn đáng kể và ngành sản xuất nội địa đangphải vật lộn tìm các cách thức khác nhau đểcạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu (để cảbằng các chiến dịch truyền thông bôi nhọ sảnphẩm nhập khẩu, các đợt vận động để cơ quanChính phủ tăng cường các biện pháp bảo hộbằng rào cản kỹ thuật…)

Sản phẩm nào có nguy cơ cao?Những nhóm sản phẩm sau đây đượcxem là nằm trong khu vực “nguy cơcao” về kiện phòng vệ thương mại ởHoa Kỳ:

Vì vậy, một sản phẩmxuất khẩu của ViệtNam có thể bị kiệnmà không phụ thuộcvào việc sản phẩm đócó xuất khẩu nhiềuđáng kể sang Hoa Kỳhay không.

Tranh chấp thương mại ở Hoa Kỳ đã và sẽ vẫn là mộtthực tế mà xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt.

Page 15: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r
Page 16: Chính sách thương mại quốc tế”, - trungtamwto.vn tin DN va CSTMQT 10.pdf · Doanh nghiệp và chính sách thương mại quốc tế Số 10, Quý I /2012 w w w. t r