quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · web viewtheo thống kê...

27
CÁCH PHÒNG TRÁNH NHIỄM PHÓNG XẠ ThS. NGUYỄN THỊ LIÊN T4G QUẢNG NAM Trong những ngày gần đây cả thế giới đang rúng động vì trận động đất và sóng thần lịch sử xảy ra tại Nhật Bản. Theo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng thần này 11 tháng 3 năm 2011 tại nước này đã giết chết 13.130 người; 13.718 người vẫn mất tích. Và một nguy hiểm hơn nữa là đã làm nước có chứa phóng xạ tràn ra khỏi bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng tại cả ba lò phản ứng của Nhà máy Điện hạt nhân Onagawa ở tỉnh Miyagi. Để giúp cho bạn đọc tham khả, chúng tôi xin giới thiệu hướng dẫn người dân cách xử trí khi vùng họ sống gặp sự cố hạt nhân của Chính phủ Nhật Bản 1. Sự cố hạt nhân là gì? Là sự cố rò rỉ phóng xạ từ cơ sở hạt nhân. 2. Phóng xạ ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào? Tùy thuộc vào số lượng, phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe của con người. 1

Upload: others

Post on 20-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

CÁCH PHÒNG TRÁNH NHIỄM PHÓNG XẠThS. NGUYỄN THỊ LIÊN

T4G QUẢNG NAMTrong những ngày gần đây cả thế giới đang rúng động vì trận động đất và sóng thần

lịch sử xảy ra tại Nhật Bản. Theo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng thần này 11 tháng 3 năm 2011 tại nước này đã giết chết 13.130 người; 13.718 người vẫn mất tích. Và một nguy hiểm hơn nữa là đã làm nước có chứa phóng xạ tràn ra khỏi bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng tại cả ba lò phản ứng của Nhà máy Điện hạt nhân Onagawa ở tỉnh Miyagi.

Để giúp cho bạn đọc tham khả, chúng tôi xin giới thiệu hướng dẫn người dân cách xử trí khi vùng họ sống gặp sự cố hạt nhân của Chính phủ Nhật Bản

1. Sự cố hạt nhân là gì? Là sự cố rò rỉ phóng xạ từ cơ sở hạt nhân.

2. Phóng xạ ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào? Tùy thuộc vào số lượng, phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe của con người.

3. Nếu xảy ra sự cố hạt nhân, điều gì sẽ xảy ra, chúng ta phải làm gì? Người dân sẽ được cảnh báo thông qua các phương tiện thông tin.

1

Page 2: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

4. Chúng ta nên làm gì khi biết tin xảy ra sự cố hạt nhân? Giữ bình tĩnh và làm theo các chỉ dẫn được thông báo của các cơ quan có thẩm

quyền.

5. Bạn nên làm gì khi tiếp xúc với gia đình hoặc con cái?Bạn nên làm theo các chỉ dẫn tại các địa điểm và đợi cho đến khi mọi thứ ổn định lại.

6. Chúng ta cần phải lưu ý những gì? Dựa trên thông tin chính xác, bạn phải hành động một cách bình tĩnh.

2

Page 3: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

7. Nếu được yêu cầu sử dụng che chắn trong nhà, bạn phải làm gì? Bạn phải đi vào trong nhà - đi vào tòa nhà, công sở gần nhất.

8. Khi được yêu cầu phải sơ tán, chúng ta phải làm gì? Bình tĩnh chuẩn bị cho việc sơ tán và làm theo các chỉ dẫn.

3

Page 4: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

9. Những gì diễn ra trong nơi che chắn hoặc trung tâm trợ giúp đầu tiên?Đầu tiên bạn phải tiến hành đăng ký.

Tóm lại:Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ ngoài:1. Bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt)2. Bảo vệ bằng thời gian (thời gian bị ảnh hưởng bởi phóng xạ càng ngắn càng tốt)3. Bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà bằng bêtông)Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ trong:1. Phòng tránh việc hít phải các chất phóng xạ (đeo mặt nạ, khẩu trang hoặc găng

tay)2. Phòng tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống nước hoặc ăn thức ăn bị

nhiễm xạ)Tài liệu tham khảo:- Cục An toàn bức xạ hạt nhân (Bộ Khoa học - Công nghệ), 2011

4

Page 5: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

“LÃNH ĐẠO CON TẰM” TRONG NGÀNH Y TẾThs.Bs. Lê Văn Tiến

Trung tâm Y tế Hiệp ĐứcGần 600 năm trước, trên tấm bia tiến sĩ khoa thi Nhâm Tuất - 1442, cụ Thân Nhân

Trung từng khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh và vươn cao; nguyên khí suy thì nước yếu mà xuống thấp. Vì thế, các bậc thánh đế minh vương không ai không lấy việc gây dựng người tài, kén chọn kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí là việc đầu tiên. Kẻ sĩ đối với đất nước quan trọng là thế cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”. Còn bảng nhãn Lê Quý Đôn - nhà bác học ở thế kỷ XVIII cũng đã tổng kết rất hàm súc: "Phi trí bất hưng".

Sinh thời, đồng chí Trần Hữu Dực, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Khu ủy Trị Thiên - Huế khi bàn về công tác lãnh đạo đội ngũ trí thức nói: Lãnh đạo trí thức như lãnh đạo con tằm vậy. Nuôi chăm làm sao cho tằm sống, tằm chín để tằm nhả được tơ. Muốn vậy có lúc người chăn tằm phải đội tằm trên đầu mà đi. Nuôi tằm rất phức tạp. Người ta thường nói: "Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng" là như vậy. Phải lo cho tằm từng li từng tí. Lá dâu phải khô ráo thì tằm mới ăn, mới khỏi bệnh. Phải che cho tằm kín gió thì tằm mới không ốm. Khi tằm chín và bắt đầu làm kén phải sưởi ấm cho tằm, tằm mới nhả tơ làm kén tốt. Lại còn phải chọn lựa để bỏ những con tằm nghệ (bị bệnh) ra để tránh lây lan và để giữ những con màu xanh, tốt lành lại. Lãnh đạo con tằm còn khó như vậy, huống hồ gì lãnh đạo trí thức.

Đồng chí Trần Hữu Dực cũng chỉ rõ: Để con voi thực hiện được ý muốn của ta là kéo gỗ trên rừng thì ông "quản tượng" lãnh đạo con voi phải ngồi trên đầu voi, điều khiển bằng búa, thậm chí có lúc bằng dùi sắt nữa. Có như vậy voi mới chịu nghe. Nhưng lãnh đạo con tằm để nó nhả cho mình những sợi tơ óng mượt mà ngồi trên đầu nó thì nó bẹp gí mất, lấy đâu mà ra tơ. Như vậy, với mỗi một đối tượng phải có một cách lãnh đạo khác nhau, không có bằng như nhau được đâu.

Ngành Y tế là nơi hội tụ đông đảo đội ngũ trí thức. Vì vậy, việc lãnh đạo lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình rất đáng được quan tâm. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hệ thống y tế từng bước được kiện toàn, cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng hiện đại hơn, đội ngũ thầy thuốc ngày càng được quan tâm hơn về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, nhìn lại, chúng ta vẫn còn là một vùng trũng của khu vực và thế giới trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chúng ta yếu ở cả khâu hoạch định chiến lược, nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn. Đọc lại những câu nói chí tình của Đồng chí Trần Hữu Dực chúng ta không khỏi băn khoăn trước những thực tế đáng buồn trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hiện nay, người thầy thuốc của chúng ta đang bị quá nhiều áp lực như: thu nhập từ lương quá thấp không đủ trang trải cho cuộc sống cá nhân và chăm lo cho người thân, yêu cầu quá cao của người dân trong khi chính sách y tế chưa thể theo kịp với thực tiễn, chênh lệch thu nhập quá xa giữa cơ sở y tế công và y tế tư nhân, cơ hội phát triển của bản thân so với các ngành nghề khác ít hơn, sự thiếu tôn trọng của một số thành phần xã hội đối với ngành y tế… Với một môi trường làm việc như vậy, không chỉ thầy thuốc mà bất kỳ ai cũng khó có thể phát huy được hết khả năng của mình. Chúng ta cũng đã thấy, số lượng các bài báo khoa học của nước ta đăng trên các tạp chí nước ngoài quá ít so với các nước trong khu vực. Không phải các nhà khoa học của ta không có đủ trình độ mà là không có thời gian. Chất xám của các nhà khoa học, kể cả các thầy thuốc của ta đang được sử dụng chủ yếu cho lĩnh vực thứ yếu (đó là tìm kiếm thêm thu nhập từ công việc phụ). Bộ não của chúng ta là một bộ máy vô cùng hoàn chỉnh

5

Page 6: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

và tinh vi. Nhưng dù có tinh vi đến đâu cũng phải có thời gian nghỉ ngơi và làm việc một cách hợp lý mới đạt được năng suất cao nhất. Vậy thì ai chịu trách nhiệm về sự quá tải thời gian của người thầy thuốc?

Quay lại với vấn đề chênh lệch thu nhập giữa cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế tư nhân, chúng ta thử đặt câu hỏi: Vì sao cơ sở y tế công lập có sự đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị của Nhà nước lại hoạt động ít hiệu quả hơn, có thu nhập thấp hơn nhiều lần các cơ sở y tế tư nhân? Các thầy thuốc ở các cơ sở y tế tư nhân giỏi hơn chăng? Hay là các cơ sở y tế tư nhân có phương pháp quản lý và tổ chức nhân lực tốt hơn, có kỹ năng lãnh đạo tốt hơn? Rất khó để có thể trả lời các câu hỏi này một cách hoàn chỉnh. Nhưng có một thực tế mà chúng ta cần phải ghi nhận tại các cơ sở y tế tư nhân, đó là: những người thầy thuốc có năng lực đã được đối xử khá tốt, họ được tin tưởng giao phó những nhiệm vụ và vị trí công tác phù hợp, được ưu đãi về thu nhập. Trong khi đó, hầu hết các cơ sở y tế công lập hiện chưa có quyền xét tuyển nhân viên, còn mang tính cào bằng trong thu nhập, việc đề bạt cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, nhà quản lý y tế vẫn chưa có quyền quyết định lựa chọn cán bộ cho mình…Tất cả những điều đó làm cho hệ thống y tế công lập kém linh hoạt, người thầy thuốc ít được quan tâm và thiếu tôn trọng hơn. Quay lại với tư tưởng “lãnh đạo con tằm”, ta thấy đồng chí Trần Hữu Dực đã muốn gởi gắm cho chúng ta một thông điệp rằng: muốn lãnh đạo đội ngũ trí thức tốt phải biết tôn trọng và chăm lo thật tốt đời sống của trí thức. Có như vậy, đội ngũ trí thức mới dốc toàn tâm, toàn sức để cống hiến và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cho xã hội.

Như vậy, với những chiến lược và chính sách y tế hiện nay, chúng ta khó có thể chăm lo cho đội ngũ trí thức ngành y tế một cách chu đáo. Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần có những chiến lược ngắn hạn và dài hạn để ngành y tế phát triển đúng tầm, phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ Ở TUỔI MÃN KINHBs.CKI. Kim Vân

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống tình dục của người phụ nữ (lần thứ nhất ở tuổi dậy thì) xảy ra do buồng trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết nữ dẫn đến việc ngưng hành kinh hàng tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Mãn kinh diễn tiến từ từ theo tuổi tác, thường qua hai giai đoạn: Giai đoạn tiền mãn kinh: thường xảy ra từ 45 - 50 tuổi, có thể kéo dài 2 - 5 năm tùy

người, do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ (Estrogen và Progesteron), dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài.

Giai đoạn mãn kinh thật sự: thường ở lứa tuổi từ 50 - 55, do buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và ngưng tiết nội tiết nữ dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn.

Hiện tượng ngưng chu kỳ kinh nguyệt do: buồng trứng không còn trứng; nội tiết sinh dục không còn được tiết ra bình thường tại buồng trứng.

Một số biểu hiện của thời kỳ mãn kinh:1. Rối loạn kinh nguyệt: là biểu hiện chủ yếu trong tiền mãn kinh. Vòng kinh dài

ngắn và ra huyết nhiều ít khác thường. 2. Cơn bốc hỏa: thỉnh thoảng xảy ra do rối loạn vận mạch làm nóng bừng ở ngực,

lưng, cổ, đỏ mặt, làm mất ngủ. Có thể kèm cảm giác nặng chân, vọp bẻ chân…Bốc hỏa là một dấu hiệu khó chịu của thời kỳ mãn kinh. Liệu pháp hoóc môn thay

thế tuy giúp ngăn ngừa rắc rối cơn bốc hoả nhưng lại gây tác dụng phụ. Theo trung tâm

6

Page 7: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

Thông tin sức khỏe phụ nữ Quốc gia (Mỹ), những thay đổi trong lối sống có thể làm giảm mức độ trầm trọng và tần suất bốc hỏa.

* Sau đây là một số biện pháp đơn giản mà chị em có thể áp dụng:- Uống một cốc nước lạnh khi bắt đầu cơn bốc hỏa. Tránh dùng đồ uống có cồn hoặc

caffein, giảm lượng chocolate và pho mát vì chúng làm tăng mức độ khó chịu của cơn bốc hỏa;

- Không hút thuốc; - Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát; - Chỉ đắp chăn nhẹ khi ngủ;3. Tính tình: buồn vẩn vơ, trầm uất hay dễ nóng nảy, cáu gắt, hay quên, dễ bị kích

động, cảm giác không còn hấp dẫn, con cái có gia đình riêng không còn gắn bó nữa nên thường cảm thấy cô đơn. Sự lão hóa làm giảm sút trí nhớ, mất tập trung, làm việc thiếu năng động... là do sự thiếu hụt hormone buồng trứng đã thúc đẩy những rối loạn về tâm lý.

4. Niêm mạc sinh dục dần dần teo mỏng làm âm hộ, âm đạo khô rát, ngứa, giao hợp đau, dễ bị xây xước và nhiễm trùng.

5. Sa sinh dục: do cơ, dây chằng vùng chậu bị nhão hơn.6. Tiết niệu: tiểu nhiều lần đôi khi không tự chủ được (tiểu són), tiểu buốt dù nước

tiểu vẫn trong và không có dấu hiệu nhiễm trùng.7. Da, tóc: da kém mềm mại, khô nhăn, có đốm đồi mồi. Tóc khô, rụng, dễ gãy. 8. Tăng cân, béo phì: do trung khu ngon miệng là “làng xóm" của trung khu điều

khiển hoạt động của buồng trứng. Khi trung khu sinh dục bị "về hưu" nó bèn kích thích trung khu ngon miệng nên ăn nhiều. Đặc biệt ở độ tuổi này con cái đã trưởng thành người phụ nữ có gia đình ổn định, giảm nhiều nỗi lo về kinh tế và học tập của con cái và quá trình tích tuổi và sự tăng testosterone làm mỡ có xu thế "hướng tâm" tức là vùng bụng thường to ra bởi những lớp mỡ.

9. Xương: thiếu nội tiết tố dẫn đến loãng xương khiến xương dòn, dễ gãy. Thường gặp nhất là gãy đầu dưới xương cẳng tay, cổ xương đùi. Ngoài ra còn bị vẹo cột sống, đau vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa…

10. Tim mạch: xơ cứng thành mạch, chủ yếu là nguy cơ bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim.

11. Ung thư sinh dục: thiếu nội tiết tố buồng trứng là yếu tố khơi dậy một vài ung thư sẵn có nơi bộ phận sinh dục.

Để phòng ngừa các rối loạn sau mãn kinh cần:- Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để giúp tinh thần được thoải

mái; - Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng khi có tuổi, nhu cầu dinh dưỡng tất yếu cũng thay đổi.

Nếu giai đoạn tiền mãn kinh cần 1.000mg can xi mỗi ngày thì khi mãn kinh nhu cầu lên tới 1.200mg canxi/ngày.

Dưới đây là khuyến nghị về dinh dưỡng của Ủy ban Nghiên cứu Quốc gia, trực thuộc viện Sức khoẻ Quốc gia:

+ Lựa chọn thực phẩm ít chất béo, chất béo bão hòa và cholesterol. Lượng chất béo đưa vào cơ thể chỉ nên chiếm dưới 30% lượng calo hàng ngày.

+ Ăn nhiều hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C và beta carotin. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều cần từ 20 - 30g chất xơ mỗi ngày.

7

Page 8: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

+ Tránh đồ ăn và đồ uống có đường vì đa phần chúng không cung cấp calo nhưng lại làm tăng cân.

+ Tránh ăn đồ hun khói và nhiều muối như lạp xưởng, cá hun khói, giăm bông, thịt lợn muối. Những thực phẩm này chứa nhiều natri - yếu tố có thể làm tăng huyết áp, là mối nguy hiểm đối với phụ nữ thời kỳ hậu mãn kinh.

+ Không nên ăn tối quá trễ, tốt nhất là kết thúc bữa tối trước 19 giờ vì sự tổng hợp mỡ diễn ra về ban đêm mạnh hơn ban ngày. Ăn tối trễ, ăn đêm sẽ làm bụng to ra.

- Thể dục thể thao: khi đã mãn kinh, phụ nữ rất dễ tăng cân, là do sự suy giảm hormone estrogen. Tăng cường vận động sẽ giúp hạn chế sự lên cân. Tập thể dục trở thành yếu tố tối quan trọng đối với phụ nữ ở độ tuổi này.

Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho tim và hệ xương, giúp điều chỉnh cân nặng và cải thiện tâm trạng, tạo cảm giác khỏe mạnh, yêu đời hơn. Phụ nữ ít vận động thể chất dễ bị bệnh tim, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường và loãng xương. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe và khiêu vũ giúp phòng ngừa những bệnh trên và giúp tăng cholesterol có lợi. Những bài tập kiểm soát cân nặng như đi bộ, chạy bộ và các động tác khác cũng làm tăng mật độ xương. Với phụ nữ thời kỳ mãn kinh, tập thể dục đều đặn giúp duy trì mật độ xương và ngăn chặn chứng nứt cột sống. Tập thể dục còn cải thiện sức khỏe tinh thần nhờ các hormone endorphins do não tiết ra. Những hóc môn này có tác dụng tăng hứng khởi trong vài giờ, do đó chúng giúp xua tan căng thẳng.

Lưu ý là phải xin tư vấn của bác sỹ trước khi bắt đầu tập luyện, đặc biệt nếu trước đó ít vận động.

- Sinh hoạt tình dục: Sinh hoạt tình dục có thể bị suy giảm ở một số phụ nữ trong và sau thời kỳ mãn kinh. Các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh như vùng âm đạo bị khô và hóc môn sinh dục nữ suy giảm có thể làm giảm ham muốn. Tuy nhiên, kem bôi trơn và thuốc hormone có thể cải thiện được tình hình.

- Khám phụ khoa định kỳ: mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa trong đó có ung thư.

- Sử dụng thuốc: + Dùng bổ sung thuốc có Canxi và vitamin D để hạn chế rối loạn loãng xương. + Có thể dùng các thuốc nội tiết tố thay thế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

để hạn chế những rối loạn của thời kỳ trước, trong và sau mãn kinh.Tóm lại, mãn kinh là một phần trong đời sống sinh lý bình thường của người phụ nữ.

Vì vậy, mỗi chị em cần trang bị những kiến thức cơ bản để tự chăm sóc mình để sống vui, sống khỏe, cuộc sống đầy ý nghĩa.

Tài liệu tham khảo:http://www.ykhoanet.com/yhocphothong/suckhoe_phunu/tuoi-man-kinh.htmhttp://suckhoedoisong.vn/2010082304042056p0c8/xo-vua-dong-mach-tuoi-man-kinh.htmhttp://www.benhhoc.com/archive/index.php/t-1192.html

GIẢI PHÁP ĐỂ LUẬT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ĐI VÀO CUỘC SỐNGBS. Nguyễn Minh Thu – T4G

Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi cá nhân, gia đình, của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn cầu. Chất lượng VSATTP tác động trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, tính mạng của mỗi người dân, về lâu dài nó còn ảnh hưởng đến nòi giống của cả một dân tộc. Ngoài ra, chất lượng VSATTP có liên quan chặt chẽ đến phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, an sinh xã hội và uy tín quốc gia.

8

Page 9: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

Tại nước ta, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn luôn là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, chính vì vậy công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và phải thường xuyên, liên tục. Để có được thực phẩm an toàn, đạt chất lượng đòi hỏi vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, mọi tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng trong việc thực hiện Luật An toàn thực phẩm.

Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam, toàn tỉnh hiện nay đang quản lý gần 17.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, do đó công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn trong khi lực lượng thanh tra chuyên ngành tại chi cục, hệ thống tổ chức quản lý ATTP tuyến huyện, xã chưa đủ về số lượng, chất lượng.

Tại hội nghị triển khai "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2011, Ông Trần Minh Cả - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã nhấn mạnh: mặc dầu trong năm 2010 không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào. Tuy nhiên, chúng ta cũng không chủ quan với những nguy cơ mất VSATTP, nguy cơ ngộ độc và các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm trên địa bàn tỉnh ta, với đất rộng, người đông, nhiều đô thị đang hình thành và khu công nghiệp cũng nhiều; vấn đề VSATTP thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến sức khỏe con người, tình trạng không đảm bảo VSATTP cùng với biến đổi khí hậu, thiên tai, thảm họa là mối đe dọa đối với con người, do vậy VSATTP trở thành vấn đề hết sức bức xúc, có rất nhiều việc đòi hỏi trách nhiệm của toàn xã hội mà trước hết là trách nhiệm của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị cần tập trung giải quyết, trong đó vai trò ngành y tế làm tốt vai trò tham mưu, giúp nhà nước quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm và đưa Luật An toàn thực phẩm vào cuộc sống; cần tập trung tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, làm sao cho họ nhận thấy tác hại của việc không đảm bảo an toàn thực phẩm đến bản thân họ, gia đình họ, thế hệ con cháu mai sau; ảnh hưởng đến uy tín, lợi ích của doanh nghiệp... quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm; đặc biệt đề cao vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc giám sát doanh nghiệp thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm có chất lượng. Bên cạnh công tác truyền thông cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Biện pháp chủ yếu nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là đối với nơi làm ra và kinh doanh sản phẩm phải thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh nguyên liệu, sử dụng nước sạch, vệ sinh cá nhân, điều kiện kiến thức, sức khỏe của người trực tiếp biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong nuôi, trồng, chế biến, vận chuyển, bảo quản sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm. Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý   nhiệt về thời gian và nhiệt độ). Đối với người tiêu dùng phải biết cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn; cần tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm; kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.

9

Page 10: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa Luật An toàn thực phẩm chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Đây là hành lang pháp lý để thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Để Luật đi vào cuộc sống đòi hỏi sự nỗ lực của chính quyền các cấp, của cả cộng đồng trong đó vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người tiêu dùng trong việc thực hiện Luật An toàn thực phẩm.

TRẠM Y TẾ XÃ BÌNH LÂM – HUYỆN HIỆP ĐỨC5 NĂM LIỀN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ

Minh HiềnBình Lâm là một xã trung du của huyện Hiệp Đức với dân số 8.964, trình độ dân trí

còn thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, địa hình đồi núi, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, từ trạm y tế đến các thôn, nhất là vào mùa mưa, thời tiết thay đổi thất thường làm ảnh hưởng không ít đến công tác chăm sóc sức khoẻ (CSSK) cho nhân dân, trong khi đó CSSK nhân dân là nhiệm vụ không thể thiếu được của ngành y tế và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Để làm tốt nhiệm vụ CSSK cho nhân dân, đội ngũ cán bộ trạm y tế xã Bình Lâm đã nỗ lực phấn đấu vươn lên và 5 năm liền đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Trong những năm qua mặc dù cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của trạm y tế xã Bình Lâm – huyện Hiệp Đức còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng nhờ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ trạm y tế, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương mà công tác y tế cơ sở của xã trở thành điểm tựa vững chắc trong công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Trạm y tế có 4 cán bộ , trong đó có 2 y sĩ, 1 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh. Tuy số cán bộ ít nhưng triển khai hoạt động đều, ngoài việc thực hiện công tác chuyên môn, trạm còn triển khai thực hiện 32 chỉ số của các Chương trình y tế Quốc gia (CTYTQG) trên địa bàn toàn xã, cán bộ y tế thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn để nâng cao trình độ. Nhờ vậy mà trong nhiều năm qua, trạm đã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Xã có 10/10 cán bộ y tế thôn hoạt động đều khắp, hằng tháng tổ chức giao ban để báo cáo kết quả hoạt động trong tháng và có kế hoạch hoạt động trong tháng đến, đội ngũ y tế thôn đã hỗ trợ đắc lực cho trạm y tế trong công tác giám sát dịch bệnh, truyền thông giáo dục sức khoẻ và thực hiện các chương trình y tế quốc gia.

Để nâng cao nhận thức “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người”, “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” trạm y tế đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống vệ sinh phòng bệnh, thực hiện ăn chín uống sôi...kết hợp với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, chủ động phòng chống một số bệnh dịch thường xảy ra. Việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân dân được thực hiện thông qua hệ thống đài truyền thanh của xã 4 lần/tháng và tổ chức các buổi nói chuyện tư vấn tại chỗ cho người dân. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân trong xã nên ý thức của người dân về phòng bệnh từng bước được nâng lên và họ tự nguyện thực hiện các hành vi có lợi cho sức khoẻ của mình. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ y tế nơi đây đã không ngừng học tập và nâng cao y đức, rèn luyện chuyên môn, phối kết hợp giữa điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại. Trong năm được sự đầu tư kinh phí của trung tâm y tế huyện và dự án tầm nhìn đã xây dựng được vườn thuốc nam giúp người dân điều trị các bệnh thông thường như: cảm, ho, sốt...

Chất lượng khám chữa bệnh tại trạm vẫn duy trì hoạt động tốt, không xảy ra tình trạng phân biệt đối xử trong công tác khám chữa bệnh. Ngoài ra trạm còn tổ chức khám

10

Page 11: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

sức khoẻ định kỳ cho 100% học sinh các cấp trên địa bàn xã. Công tác dược vẫn duy trì hoạt động tủ thuốc công đoàn để phục vụ cho nhân dân, bảo tồn được nguồn vốn của SIDA. Thuốc chương trình tâm thần và chương trình SKSS – KHHGĐ luôn đủ cơ sở thuốc để phục vụ bệnh nhân, không có thuốc quá hạn kém phẩm chất. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ được xác định đây là nhiệm vụ quan trọng để từng bước xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong năm trạm đã mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng kiến thức trong công tác truyền thông cho ban CSSK xã, từ đó trạm y tế xã có kế hoạch phối hợp với các ban ngành đoàn thể của xã để thực hiện công tác TTGDSK ở các thôn trên địa bàn xã, cấp tờ rơi để tuyên truyền. Tổ chức 2 buổi truyền thông sức khoẻ vị thành niên cho 70 học sinh trường trung học phổ thông Trần Phú và 1 buổi truyền thông phòng chống tai nạn thương tích cho 30 học sinh tại 8 thôn của xã.

Trạm cũng đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức truyền thông vận động nhân dân xây dựng hố xí theo đúng tiêu chí hợp vệ sinh (HVS), sử dụng nguồn nước sạch, xử lý phân, rác thải hợp lý. Thành lập đoàn kiểm tra giám sát 3 công trình vệ sinh định kỳ tại hộ gia đình 2 đợt/năm. Đến nay toàn xã có 1.376/1892 hộ có hố xí hợp vệ sinh (đạt 75,02%), 100% hộ có nguồn nước sạch, 1.609 hộ có nhà tắm sạch (đạt 85,04%), vận động 226 hộ dời chuồng gia súc xa nhà. Để đảm bảo tốt vấn đề an toàn thực phẩm cho người dân trạm phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành của huyện tiến hành kiểm tra 3 đợt vào các dịp tết nguyên đán, tết trung thu và tháng hành động vì chất lượng VSATTP tại chợ Việt An và các thôn để tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý những trường hợp vi phạm. Tổng số có 143 cơ sở kinh doanh sản xuất và chế biến thực phẩm được kiểm tra, có 26 hộ vi phạm bị xử lý, chủ yếu vi phạm về kinh doanh hàng quá hạn sử dụng, hàng hoá không rõ nguồn gốc. Tổ chức tập huấn và khám sức khoẻ cho các hộ kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm 1 đợt, có 50 hộ tham gia tập huấn và 74 hộ khám sức khoẻ. Chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, phòng chống HIV/AIDS, lao, tâm thần, tiêm chủng mở rộng...đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đã tổ chức nhiều hoạt động như: tập huấn giáo dục kiến thức, tổ chức các đợt truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thực hành bữa ăn mẫu lồng ghép truyền thông kiến thức dinh dưỡng, cấp tờ rơi cho bà mẹ có con < 2 tuổi 3 đợt trong năm với 1.900 lượt người tham gia, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trên địa bàn xã giảm xuống còn 15,01%.

Với sự đoàn kết nhất trí và sự nỗ lực phấn đấu học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân xã nhà nên 5 năm liền (2006 – 2010) trạm y tế Bình Lâm - huyện Hiệp Đức đều đạt danh hiệu chuẩn quốc gia về y tế xã. Điều này không chỉ là niềm vinh dự lớn mà còn là một thách thức không nhỏ đối với đội ngũ cán bộ của trạm. Họ phải không ngừng học hỏi, bồi dưỡng về chuyên môn để nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

QUẢNG NAM TẬP TRUNG ĐẨY LÙI BỆNH SỐT RÉT Trưởng Hoa

Sốt rét là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người nhiễm bệnh sốt rét và gần 1 triệu người tử vong do sốt rét. Quảng Nam là tỉnh có địa hình đồi núi tương đối phức tạp với 6 huyện miền núi cao, tình hình dịch bệnh luôn đe dọa sức khỏe nhân dân, nhất là bệnh sốt rét. Sau 5 năm (2006 – 2010) triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét tích cực và hiệu quả, đặc biệt ưu tiên đẩy lùi sốt rét lưu hành vừa và nặng, tình hình bệnh sốt rét ở tỉnh ta đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên công tác phòng chống sốt rét cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn,

11

Page 12: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

thách thức như: ký sinh trùng kháng thuốc có mặt ở nhiều khu vực, muỗi kháng hoá chất, sự phục hồi của véc tơ sốt rét ở những vùng ngừng can thiệp hoá chất, tình trạng di dân tự do, chẩn đoán và điều trị sốt rét không đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế... Nhằm hướng đến mục tiêu đẩy lùi bệnh sốt rét tại các khu vực trọng điểm, chủ động khống chế dịch bệnh và số người chết do sốt rét; trung tâm Phòng chống sốt rét - bướu cổ tỉnh Quảng Nam đã tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh nhân sốt rét.

Hàng năm, trung tâm phòng chống Sốt rét - Bướu cổ tỉnh đã phối hợp với y tế địa phương thực hiện hàng ngàn lượt giám sát. Riêng năm 2010, đã thực hiện 1.485 lượt giám sát với 1.944 lượt cán bộ tham gia; phát hiện và điều trị cho hơn 4.000 trường hợp; đã tiến hành điều trị triệt để các ca có ký sinh trùng sốt rét theo đúng phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế, điều trị mở rộng cho toàn dân tại nơi có tỉ lệ ký sinh trùng sốt rét/lam cao bằng thuốc sốt rét đặc hiệu.

Công tác phòng chống véc tơ đạt và vượt kế hoạch hàng năm, đã triển khai thành công chiến dịch phòng chống véc tơ bảo vệ cho 175.242 lượt người, trong đó: phun hoá chất tồn lưu cho bảo vệ cho 40.577 lượt người, tẩm màn bằng hoá chất bảo vệ cho 134.665 lượt người; đồng thời tiếp nhận và cấp phát 9.000 chiếc màn tẩm hoá chất tồn lưu lâu dài, tẩm và cấp 20.000 màn đôi về cho 6 huyện thuộc Dự án Phòng chống sốt rét toàn cầu. Nhờ chủ động phát hiện và xử lý kịp thời biến động sốt rét, giám sát chặt chẽ các hoạt động của các trạm y tế xã cũng như tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị tại các bệnh viện huyện,... nên so với giai đoạn 2000 – 2005 thì giai đoạn 2006 – 2010 các chỉ số sốt rét đều giảm như: bệnh nhân sốt rét/1000 dân giảm 63,40%, sốt rét ác tính giảm 63,64%, số người chết do sốt rét giảm 5 ca (giai đoạn 2006 – 2010: 1 ca chết), không có dịch lớn do sốt rét xảy ra.

Ngoài việc thực hiện tốt các hoạt động giám sát, trung tâm còn đảm bảo cung cấp thuốc sốt rét cho các huyện, nhân viên y tế thôn bản, giáo viên miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh. Công tác truyền thông giáo dục được tăng cường và triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức: phát thanh, truyền hình, họp dân, báo, tờ rơi, thăm hộ gia đình. Đặc biệt để hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét (25/4) hằng năm, trung tâm Phòng chống Sốt rét – Bướu cổ Quảng Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng (đài, báo địa phương) tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa ngày thế giới phòng chống sốt rét, nguyên nhân gây bệnh, các biện pháp phòng chống sốt rét, tổ chức mitting tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; chọn một huyện trọng điểm sốt rét trên địa bàn phụ trách, phối hợp với chính quyền địa phương và trung tâm y tế huyện được chọn để làm điểm phát động chiến dịch tuyên truyền hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2010; chỉ đạo các trung tâm y tế huyện trong tỉnh tổ chức chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét, tổ chức chiến dịch ra quân thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét có chất lượng cao và bảo đảm độ bao phủ phun tẩm hóa chất, phát hiện điều trị bệnh nhân sốt rét, tăng cường giám sát dịch tễ, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế tại các điểm nóng sốt rét, các điểm có số mắc và số chết sốt rét cao trong năm .

Việc không ngừng đẩy mạnh hoạt động phòng chống sốt rét tại các huyện miền núi luôn được các cán bộ chuyên trách phòng chống sốt rét từ tỉnh đến cơ sở xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục. Ở mọi lúc, mọi nơi đội ngũ những người làm công tác phòng chống sốt rét luôn tăng cường xã hội hoá công tác phòng chống sốt rét bằng việc kết hợp quân dân y, tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người dân ăn chín, uống sôi, ngủ màn để phòng chống muỗi đốt; khi có dấu hiệu sốt phải đến ngay cơ sở y

12

Page 13: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

IMG_1795

tế để được xét nghiệm, uống thuốc đủ liều theo hướng dẫn của thầy thuốc để phòng chống sốt rét.

Việc nâng cao chất lượng cán bộ nhằm phục vụ tốt cho công tác phòng chống sốt rét luôn được lãnh đạo đơn vị quan tâm hàng đầu. Tranh thủ sự hỗ trợ từ Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét, trung tâm đã tổ chức đào tạo và đào tạo lại kỹ năng chẩn đoán và điều trị sốt rét cho nhiều lượt cán bộ từ tỉnh đến thôn bản về công tác phòng chống sốt rét. Tính riêng năm 2010 đã tổ chức được 22 lớp đào tạo cho 706 học viên. Bên cạnh đó, hằng năm trung tâm đã cử cán bộ viên chức đi học nâng cao nghiệp vụ nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống sốt rét tỉnh nhà. Giai đoạn 2006 – 2010, trung tâm đã cử hàng chục lượt cán bộ viên chức (CBVC) đi học, có 02 CBVC tốt nghiệp lý luận cao cấp chính trị, 02 CBVC hoàn thành cao học, 03 CBVC tốt nghiệp Bs CKI, 01 bác sĩ, 01 dược sĩ đại học và 08 đại học học khác.

Song song với việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ viên chức, trung tâm luôn thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học bởi đây là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng cán bộ và hiệu quả của công tác phòng chống sốt rét. 5 năm qua, đơn vị đã phối hợp với viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thực hiện 01 đề tài cấp Bộ, 01 đề tài hợp tác quốc tế, 04 đề tài cấp cơ sở về công tác phòng chống sốt rét.

Ths.Bs. Nguyễn Văn Văn - Giám đốc Trung tâm phòng chống Sốt rét - Bướu cổ Quảng Nam cho biết: “Trên cơ sở thực trạng bệnh sốt rét, các nguồn lực và năng lực triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật tại tỉnh nhà, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung đẩy lùi nguy cơ dịch sốt rét tại các khu vực trọng điểm, không để dịch sốt rét lớn xảy ra, duy trì số mắc sốt rét ≤ 1,5/1000 dân (dưới 2.250 ca), khống chế số chết do sốt rét xuống còn 0,07/100.000 dân (tức là khoảng 1 trường hợp), nâng cao chất lượng phòng chống sốt rét tại các tuyến, đặc biệt là tuyến xã và thôn bản nhằm bảo vệ thành quả phòng chống sốt rét lâu dài của chúng tôi”

Với tinh thần đoàn kết nội bộ, đội ngũ cán bộ viên chức nhiệt tình, tâm huyết với công việc, cùng sự quan tâm hỗ trợ đúng mức từ các cấp lãnh đạo, trung tâm phòng chống Sốt rét - bướu cổ tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đơn vị chuyên khoa tuyến tỉnh trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung, công tác phòng chống Sốt rét - Bướu cổ nói riêng. Nhờ vậy, những năm qua đơn vị đã nhận được nhiều cờ thi đua, bằng khen và phần thưởng cao quý khác của Đảng và nhà nước trao tặng.

VỮNG CHẮC TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG Thu Trang

Trong 5 năm qua (2006 - 2010), công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Y tế và các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của các Ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (PCSDDTE) trên địa bàn

tỉnh cho nên chương trình đã triển khai rộng khắp trên 100% xã và đã đạt được kết quả khả quan. Với những nỗ lực trong 5 năm thực hiện Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em < 5 tuổi thể nhẹ cân từ 25,6% năm 2005 xuống còn 18,2% năm 2010. Để đạt được kết quả trên, công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em luôn được ngành y tế Quảng Nam quan tâm, triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh với các hoạt động chữa bệnh kết hợp với phòng bệnh. Hàng năm, ngay từ

13

Page 14: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

những tháng đầu năm tỉnh đều tổ chức hội nghị tổng kết và triển khai kế hoạch hoạt động PCSDDTE với sự chủ trì của lãnh đạo UBND tỉnh và có sự tham gia của lãnh đạo chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp, vì vậy kế hoạch được triển khai kịp thời xuống huyện/thành phố, xã.

Các hoạt động giáo dục truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã được triển khai và duy trì thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, cao điểm vào các dịp Tháng hành động vì trẻ em, Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, ngày vi chất dinh dưỡng bằng nhiều thức như xe cổ động, treo băng rôn, truyền thông nhóm, hội thi.... đặc biệt trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh đã đưa chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vào chuyên mục “sức khỏe cho mọi người” bằng tiến cơ-tu từ năm 2010. Có thể khẳng định, công tác giáo dục truyền thông dinh dưỡng tại cộng đồng là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em với mục đích nâng cao kiến thức và thay đổi hành vi dinh dưỡng ngày càng tốt hơn cho người dân. Nội dung truyền thông được tiến hành theo các chủ đề hàng tháng tại cộng đồng bằng những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, theo dõi tăng trưởng, kiến thức cần thiết phục hồi trẻ suy dinh dưỡng, đa dạng hoá thực phẩm cho bữa ăn gia đình, phòng chống thiếu Vitamin A, thiếu sắt, I ốt và sự phát triển của trẻ nhỏ... Hoạt động thực hành dinh dưỡng được triển khai với mục tiêu hướng dẫn người mẹ có những kiến thức cơ bản nhất về dinh dưỡng để chăm sóc con; các buổi thực hành được tiến hành tại thôn bản với nội dung hướng dẫn bám sát vào điều kiện thực tế của từng địa phương và lồng ghép với giáo dục truyền thông cộng đồng. Đối tượng là phụ nữ có thai và các bà mẹ có con dưới 2 tuổi, bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.

  Năm 2009, tỉnh đã tổ chức thành công hội thi Cộng tác viên dinh dưỡng giỏi lần thứ nhất. Về tham dự Hội thi có 28 thí sinh của 14 huyện/thành phố trên địa bàn toàn tỉnh. Hội thi này là đợt tuyên truyền, vận động các cấp, các ban ngành tham gia vào công tác PCSDDTE và là dịp để cộng tác viên nhận thức được việc làm cao quý và đầy ý nghĩa của họ, động viên, khuyến khích họ tham gia vào công tác PCSDDTE.

 Hàng năm, ngành y tế cũng tổ chức khám, cấp sản phẩm dinh dưỡng và tư vấn cho các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng ở các xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao và bà mẹ mang thai không tăng cân trong toàn tỉnh. Vào ngày 1 tháng 6 hằng năm, Ban điều hành chương trình phòng chống SDD tỉnh đều tổ chức cân trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ cân trẻ đạt cao từ 97,91% - 98,58% do bà mẹ ngày càng có hiểu biết hơn và do lồng ghép triển khai có hiệu quả với chương trình vitamin A. Riêng trong năm 2009, 2010 có triển khai thêm đo chiều cao cho trẻ đạt từ 90% - 98%. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc bà mẹ mang thai và cho con bú ngày càng đạt kết quả cao hơn như tỉ lệ bà mẹ mang thai uống viên sắt trung bình hàng tháng đạt từ 76,29% năm 2006 lên 84,04% năm 2010, tỉ lệ bà mẹ sau sinh uống vitamin A liều cao đạt từ 90 - 99%. Các đơn vị y tế phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, huyện, xã đã tham gia vận động hàng ngàn bà mẹ đi khám thai, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, đưa trẻ đi uống vitamin A, tiêm chủng... Kêu gọi được nguồn kinh phí từ các tổ chức Malteser, tổ chức tầm nhìn thế giới, tổ chức Gret... để tổ chức nhiều hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh như: truyền thông nâng cao kiến thức dinh dưỡng cho bà mẹ, tổ chức các câu lạc bộ nuôi con không bị suy dinh dưỡng, tổ chức toạ đàm “kiến thức mẹ, sức khỏe con”, sản xuất bản tin về dinh dưỡng...

Phát huy những kết quả đạt được, ngành y tế Quảng Nam đã đặt ra các mục tiêu và các giải pháp cụ thể trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em giai đoạn 2011 -

14

Page 15: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

2015 như sau: giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 5 tuổi trên toàn tỉnh xuống còn 12% vào năm 2015; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 5 tuổi trên toàn tỉnh xuống còn 27% vào năm 2015. Các hoạt động trọng tâm để thực hiện được 2 mục tiêu trên là: Rà soát và củng cố mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng; tập huấn bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho đội ngũ chuyên trách dinh dưỡng huyện, xã và cộng tác viên dinh dưỡng; duy trì và triển khai các hoạt động dinh dưỡng; phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng; duy trì và nhân rộng các can thiệp dinh dưỡng của các chương trình khác; triển khai các phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ; xây dựng các lớp giáo dục làm mẹ cho các thanh nữ trước khi kết hôn; xây dựng các chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, đặc biệt phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số để cấp cho các huyện miền núi.

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TẠI CỘNG ĐỒNG

Phòng TTGDSK huyện Phước SơnBệnh sốt rét hàng năm thường gặp

Ký sinh trùng sốt rét gây nênMuỗi - vật chủ trung gian truyền bệnhMuỗi (Anophen) mang ký sinh trùng

Tuyến nước bọt muỗi mang mầm bệnhKhi hút máu người truyền bệnh khắp nơi

Việc phòng, chống toàn dân cần biếtNằm ngủ màn, thực hiện thường xuyên

Dù ở nhà hay ở ngoài rẫyTa nhắc nhau, luôn nhớ nằm mànMàn tẩm thuốc xua tan được muỗi

Muỗi đậu vào tự khắc bay xaNhà thông thoáng muỗi không nơi trú ẩnXung quanh nhà dọn dẹp thường xuyên

Hố đọng nước muỗi thường đẻ trứngNên khơi thông cống rãnh hàng ngày

Phun thuốc diệt muỗi làm ngayPhun từng ngõ ngách ở ngay trong nhà

Bờ tường, liếp chắn trong nhàChậu, chum, vại, ché cũng cần phải phun

Diệt sạch muỗi, còn đâu nguồn bệnhTa hăng say sản xuất hàng ngày

Trẻ em khoẻ mạnh đùa vuiBản làng cũng thấy mỗi ngày đổi thay

BẠN CẦN BIẾTHiện nay, trên thị trường sản phẩm tàu vị yểu Đông Cô sản xuất tại Ấp Trường

Thiện, xã Trường Hoà, huyện Hà Thành, tỉnh Tây Ninh có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức cho phép, với đặc điểm: sản phẩm tàu vị yểu Đông Cô, loại đóng chai, trên nắp không có dòng chữ Đông Cô và mặt sau của nhãn khi bóc ra không in cụ thể hàm lượng 3-MCPD.

Đây là loại sản phẩm đã có kết quả kiểm nghiệm của Viện vệ sinh Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Y tế Dự phòng Tây Ninh với hàm lượng 3-MCPD vượt

15

Page 16: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

Ảnh IMG_1802

Ảnh IMG_1817

tiêu chuẩn cho phép (kết quả xét nghiệm hàm lượng 3-MCPD > 200mg/kg; quy định của Bộ Y tế hàm lượng 3- MCPD không vượt quá 1mg/kg).

TIN HOẠT ĐỘNG

GIAO LƯU VĂN VĂN NGHỆ, BÓNG ĐÁ MINI NHÂN KỶ NIỆMNGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH 26/3/2011

Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/2011) và 36 năm ngày giải phóng quê hương Quảng Nam, ngày 24/3/2011 đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Sở Y tế Quảng Nam tổ chức giải bóng đá mini giữa các chi đoàn thuộc bệnh viện Lao & Bệnh phổi, bệnh viện Tâm Thần, bệnh viện Y học Cổ

truyền và liên chi đoàn thuộc các trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh. Giải bóng đá đã diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên tham gia và cổ vũ. Các vận động viên không chuyên cũng đã đầu tư luyện tập công phu, chu đáo nhằm mang lại kết quả cao cho đội mình. Tối cùng ngày đoàn thanh niên cũng đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ với chủ đề hát về quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Đây cũng là dịp để các vận động viên áo trắng được giao lưu, gặp gỡ, luyện tập thể dục thể thao sau thời gian miệt mài với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CHÀO MỪNG 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, chung một tấm lòng cùng hướng về cộng đồng, sáng ngày 19/3/2011 hơn 40 đoàn viên thanh niên thuộc Đoàn Sở Y tế và chi đoàn phòng PA 25 (An ninh xã hội) Công An tỉnh Quảng Nam tổ chức chuyến đi về nguồn tại xã Sông Trà - huyện Hiệp Đức. Trong ngày Đoàn đã tổ chức viếng thăm, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại khu di tích căn cứ uỷ Khu 5, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 200 đồng bào, trao 14 xuất quà (mỗi xuất quà trị giá 250.000 đồng) cho các hộ gia đình có công cách mạng và hộ nghèo tại xã Sông Trà.

Lý Chí LongBTV Đoàn Sở Y tế

NÓI CHUYỆN TRƯỚC CỜ VỀ BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN CHO HƠN 300 HỌC SINH TRƯỜNG NGUYỄN CÔNG TRỨ - BÌNH CHÁNH - THĂNG BÌNH

Hiện nay, Việt Nam có hơn 15 ngàn người mắc bệnh sán lá gan lớn. Tại Quảng Nam, 17/17 huyện/thành phố đã có người mắc với tổng số mắc lên đến hơn 1000 người. Riêng xã Bình Chánh huyện Thăng Bình là xã có số người mắc cao nhất trên địa bàn huyện Thăng Bình với khoảng 13%.

Sáng ngày 13/4/2011, Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Bướu cổ tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trường Trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ - huyện Thăng Bình tổ chức buổi nói chuyện trước cờ về bệnh sán lá gan lớn cho hơn 300 em học sinh của trường. Theo Ths. Bác sĩ. Nguyễn Văn Văn - Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Bướu cổ tỉnh cho biết: Bệnh sán lá gan lớn ở người là bệnh do loài sán lá gan lớn gây nên, thường sống trong gan, mật của người, động vật bị bệnh. Nguyên nhân của bệnh này là do ăn các loại rau sống mọc dưới nước như: rau ngổ, rau cần, rau đắng, cải song,v.v..Khi

16

Page 17: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

Ảnh DSC00814

mắc bệnh sán lá gan lớn người bệnh thường có các triệu chứng như: sốt, vàng da, vàng mắt, đau vùng hạ sườn phải, đau thượng vị, ngứa toàn thân từng đợt,.... Tại đây, bác sĩ cũng khuyến cáo thầy và trò trường Nguyễn Công Trứ khi bản thân và người thân trong gia đình có các dấu hiệu nghi ngờ trên thì phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, xét nghiệm máu điều trị kịp thời; bên cạnh đó mỗi cá nhân cần phải giữ sạch nguồn nước, không đại tiện ra vườn, sông, suối; tẩy sán định kỳ cho trâu, bò... để phòng được bệnh sán lá gan một cách hiệu quả nhất.

Trưởng Hoa - Thu TrangỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI "THÁNG

HÀNH ĐỘNG VÌ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2011

Sáng ngày 30/3/2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị triển khai "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2011 và công bố quyết định thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh. Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND tỉnh, các cơ quan, ban ngành, Mặt trận, các đoàn thể liên quan của tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) các huyện/thành phố. Theo báo cáo của Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, hiện nay toàn tỉnh có gần 17.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống được quản lý trong khi lực lượng thanh tra chuyên ngành tại chi cục, hệ thống tổ chức quản lý ATTP tuyến huyện, xã chưa đủ về số lượng; trong năm 2010, mặc dầu không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn nhưng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm là rất lớn. Tại hội nghị các đại biểu đã tập trung thảo luận bàn các biện pháp triển khai "Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” thiết thực, hiệu quả như: đồng loạt tổ chức Lễ phát động tại các huyện/thành phố và các xã/phường thị trấn, phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm; đồng thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đẩy mạnh các hoạt động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng người dân trên địa bàn.

Ánh Minh

RA MẮT CÂU LẠC BỘ KHÔNG SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN TẠI XÃ BIÊN GIỚI VÙNG CAO, HUYỆN NAM GIANG

Thực hiện chương trình quân dân y kết hợp, lãnh đạo địa phương, đồn Biên phòng 657, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện và nhân dân đã ra mắt câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên tại thôn Đắc Rế, xã La Dê, huyện Nam Giang với sự chứng kiến của lãnh đạo UBMTTQVN, các đoàn thể của huyện. Trong buổi ra mắt Câu lạc bộ có 17 cặp vợ chồng

trong diện sinh đẻ đã đăng ký và có 11 bạn nam nữ thanh niên hưởng ứng phong trào của mô hình Câu lạc bộ. Đây là thôn đầu tiên của huyện Nam Giang được chọn làm điểm để thành lập Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên. Tại đây, Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên của thôn Đắc Rế cũng đã bầu ra Ban chủ nhiệm câu lạc bộ gồm Bí thư chi bộ, Trưởng ban nhân dân thôn, Mặt trận, các đoàn thể của thôn; tổ tư vấn tuyên truyền có trưởng trạm y tế xã, Chính trị viên bộ đội biên phòng, các chiến sỹ trong Đội quần chúng, cán bộ dân số xã, cộng tác viên dân số, y tế thôn bản thôn nhằm tư vấn tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực công tác DS-

17

Page 18: quangnam.gov.vnquangnam.gov.vn/Uploaded/file/tap chi/ban tin y duoc... · Web viewTheo thống kê mới nhất của cảnh sát Nhật Bản, thảm họa động đất và sóng

KHHGĐ, ngoài ra còn tuyên truyền cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khoẻ sinh sản KHHGĐ.

Trong thời đến, trung tâm DS-KHHGĐ huyện sẽ tiếp tục phối hợp với Quân y, Đội quần chúng của các Đồn Biên phòng, lãnh đạo của các xã nhân rộng mô hình này trên các thôn của huyện để ra mắt nhiều Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên nhằm vận động bà con đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc nâng cao sức khoẻ sinh sản góp phần “xoá đói, giảm nghèo” ổn định phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trần Tấn Tài GĐ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Nam Giang

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNTs. Bs. Phạm Nguyễn Cẩm Thạch – Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban biên tậpIn 720 bản khổ 19 x 27 tại Công ty In báo Quảng Nam - 110 Hùng Vương - Tam Kỳ

- ĐT: 0510. 3859367 - 0510. 3812276. Giấy phép số: 37 /GP/XBBT. Do Sở Văn hóa - Thông tin cấp ngày 19 tháng 5 năm 2009.

BAN BIÊN TẬPBản tin “Sức khỏe Quảng Nam” đã nhận được tin, bài, thơ, v.v...của các tác giả: Lê

Văn Hoan (Núi Thành), Hoàng Xuân Tư, Mai Văn Sang (Tam Kỳ), Trần Tấn Tài (Nam Giang) ...nhưng do trang in có hạn nên những tin, bài còn lại chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng đăng vào các số sau. Rất mong nhận được sự cộng tác của đồng nghiệp và các bạn để Bản tin “Sức khỏe Quảng Nam” có nội dung ngày càng phong phú hơn. Góp phần đẩy mạnh nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

18