chăn tằm chính và thu hoạch kén tằm

52
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TM CHÍN VÀ THU HOCH KÉN MÃ S: MĐ 07 NGH: TRNG DÂU – NUÔI TM Trình độ: Sơ cp ngh

Upload: bug-corporation

Post on 18-Jul-2015

145 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ

THU HOẠCH KÉN MÃ SỐ: MĐ 07

NGHỀ: TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM Trình độ: Sơ cấp nghề

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Mã tài liệu: MĐ 07

3

LỜI GIỚI THIỆU

Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều vùng ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%.

Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư không cao, cây dâu sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhưng thường xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác.

Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi người dân từ người trẻ đến già đều có thể thực hiện được. Đồng thời, có thể thu hút được lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể được coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Chương trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển:

1) Giáo trình mô đun Trồng dâu 2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu 3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu 4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con 5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn 6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm 7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén

Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các

4

thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Giáo trình “Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén” giới thiệu khái quát về các loại né tằm; kỹ thuật xác định tằm chín, thời điểm cắt dâu, kỹ thuật cho tằm lên né, kỹ thuật chăm sóc tằm khi lên né; kỹ thuật thu hoạch kén, phân loại kén, đặc điểm các loại kén khuyết tật, kỹ thuật bảo quản kén.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN

1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Trần Thu Hiền: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 6. Trịnh Thị Vân: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

5

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 3 BÀI 1: CHUẨN BỊ NÉ 8 1. Yêu cầu né tằm 8 1.1. Số lượng 8 1.2. Đặc điểm chất liệu làm né 9 1.3. Kết cấu của né 9 2. Các loại né tằm 10 2.1. Né có chất liệu bằng tre (nứa) 10 2.1.1. Né tre (nứa) 10 2.1.2. Né Chandrikes Ấn Độ 11 2.1.3. Né hình W 12 2.1.4. Né hoa 13 2.2. Né bằng rơm 14 2.3. Né bằng cây dâu 15 2.4. Né bằng gỗ 15 2.5. Né làm bằng nhựa 16 3. Bảo quản, xử lý né trước khi sử dụng 17 3.1. Bảo quản 17 3.2. Xử lý né trước khi sử dụng 18 3.2.1. Xử lý né bằng ánh sáng mặt trời 18 3.2.2. Xử lý né bằng phương pháp hóa học 18 BÀI 2: CHĂM SÓC TẰM CHÍN 20 1. Kỹ thuật xác định tằm chín 20 1.1. Quan sát hình thái cơ thể tằm 21 1.2. Quan sát động thái 22 1.3. Quan sát cách ăn 23 Bài 3: THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN KÉN 26 1. Thu hoạch kén tằm dâu 26

6

2. Xác định thời gian gỡ kén 26 2.1. Căn cứ vào thời gian 26 2.2. Căn cứ vào màu sắc của nhộng 27 3. Gỡ kén 29 3.1. Gỡ kén bằng tay 29 3.2. Gỡ kén bằng các dụng cụ khác 31 4. Phân loại kén 32 4.1. Mục đích của phân loại kén 32 4.2. Yêu cầu 32 5. Các đặc diểm chính của kén tằm dâu 32 5.1. Màu sắc 32 5.2. Hình dạng kén 32 5.3. Kích thước kén 32 5.4. Độ cứng kén 33 5.5. Nếp nhăn vỏ kén 33 5.6. Trọng lượng kén 33 5.7. Trọng lượng vỏ kén 33 6. Các loại kén khuyết tật 33 7. Bảo quản và vận chuyển kén 37 7.1. Dụng cụ phương tiện bảo quản và vận chuyển 37 7.2. Bảo quản kén 37 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 40

7

MÔ ĐUN: CHĂM SÓC TẰM CHÍN VÀ THU HOẠCH KÉN Mã mô đun: MĐ 07

Giời thiệu mô đun

Mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày các kỹ thuật chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có khả năng xây dựng được kế hoạch, quy trình chăm sóc tằm chín; tính toán, lượng né cần dùng, khu vực đặt né phù hợp cho quá trình chăm sóc, phù hợp yêu cầu ngoại cảnh của tằm; thực hiện đúng và đủ các quy định trong khi bắt tằm lên né, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

8

BÀI 1: CHUẨN BỊ NÉ Mã bài MĐ07–1

Trong sản xuất dâu tằm tơ, né là một dụng cụ không thể thiếu để tằm nhả tơ làm kén. Né ảnh hưởng trực tiếp khả năng làm tổ của tằm và chất lượng tơ kén.

Né không đúng qui cách làm cho tỷ lệ tằm đứng né cao, ngoài ra còn làm tăng tỷ lệ kén dị hình, kén bẩn… Vì vậy, để nâng cao năng suất, chất lượng kén ta cần chuẩn bị số lượng, loại né đúng qui cách. Mục tiêu

− Xác định được số lượng và loại né phù hợp với từng loại giống tằm, quy mô sản xuất và thời vụ nuôi tằm.

− Thực hiện tốt việc bảo quản, xử lý né trước khi sử dụng và sắp xếp né trong phòng né khoa học. A. Nội dung 1. Yêu cầu né tằm

Né tằm là một dụng cụ được sử dụng thả tằm khi tằm đã chín, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tằm làm tổ, nhả tơ kết kén.

Năng suất, chất lượng tơ kén phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng né. 1.1. Số lượng

Số lượng né tằm ảnh hưởng đến mật độ cho tằm lên né. Mật độ tằm lên né dày hay thưa đều có tác động không tốt đến sự nhả tơ kết kén của tằm.

Số lượng né cho tằm nhả tơ kết kén ít thì mật độ cho tằm lên né phải dày. Mật độ dày sẽ tăng khả năng kết kén đôi. Đây là loại kén kém chất lượng, không tốt cho việc ươm tơ.

Số lượng né nhiều, tằm lên né với mật độ thưa, khoảng cách giữa các kén rộng. Tằm nhả tơ kết kén với mật độ thưa làm cho tơ, kén có chất lượng tốt.

Tuy nhiên, nếu cho tằm lên né với mật độ quá thưa sẽ gây lãng phí vật tư, số lượng né trong phòng nhiều, chiếm nhiều diện tích phòng cho tằm lên né lớn. Từ đó, không tạo được độ thông thoáng phòng né.

Số lượng né tằm phụ thuộc vào loại né tằm, giống tằm, quy mô sản xuất và mùa vụ nuôi tằm.

Hiện nay trong sản xuất có rất nhiều loại né tằm: né W, né rơm, né xoay, né hoa, né làm bằng nhựa… Mỗi loại né có kích thước khác nhau và có số lượng tằm lên né khác nhau. Tùy từng loại né mà ta chuẩn bị số lượng né đủ cho tằm nhả tơ kết kén.

9

Giống tằm ảnh hưởng lớn đến số lượng né cần sử dụng cho tằm nhả tơ kết kén:

− Giống lưỡng hệ lên né với mật đô thưa hơn so với giống tằm đa hệ. Vì vậy, yêu cầu số né của tằm lưỡng hệ phải nhiều hơn so với tằm đa hệ.

− Giống lưỡng hệ lên né với mật độ thưa hơn so với giống tằm lai. Do đó, khi nuôi tằm lưỡng hệ, ta phải chuẩn bị số lượng né cho tằm nhả tơ kết kén nhiều hơn so với tằm lai.

Quy mô sản xuất là một trong những yếu tố cơ bản quyết định số lượng né cần chuẩn bị:

− Nếu nuôi tằm với số lượng nhiều phải chuẩn bị số lượng né nhiều để đáp ứng nhu cầu nhả tơ kết kén của tằm.

− Nếu nuôi tằm với số lượng ít, việc nuôi tằm chỉ mang tính nhỏ lẻ, thì số lượng né cần chuẩn bị không đáng kể.

Số lượng né tằm còn phụ thuộc vào mùa vụ nuôi tằm. Mùa vụ nuôi tằm quyết định mật độ cho tằm lên né, từ đó quyết định số lượng né cần chuẩn bị cho tằm lên kết kén.

− Vào mùa nắng, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, phải cho tằm lên né với mật độ thưa. Do đó, số lượng né cần nhiều hơn để đáp ứng được mật độ cho tằm lên né thích hợp.

Vào mùa mưa, nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp, mật độ tằm lên né có thể dày hơn mùa nắng. Vì vậy, số lượng né cần chuẩn bị ít hơn so với nuôi tằm vào mùa nắng. 1.2. Đặc điểm chất liệu làm né

Chất liệu làm né có ảnh hưởng đến khả năng nhả tơ kết kén của tằm cũng như chất lượng của kén.

Cơ thể tằm chín dễ bị tổn thương. Vì vậy, khi lựa chọn vật liệu làm né nên chọn những vật liệu mềm, bề mặt nhám để tạo điều kiện thuận lợi cho tằm nhả tơ.

Ẩm độ cao ảnh hưởng đến chất lượng kén. Để hạn chế ẩm độ cao, tăng ẩm độ phòng lên né và né tằm; đồng thời để tăng chất lượng kén thì vật liệu chọn làm né phải có tính ít hút ẩm.

Chất liệu làm né bền, có thể sử dụng được nhiều lần, sử dụng lâu dài và thuận tiện cho việc vệ sinh, xử lý khử trùng. Từ đó, giảm được chi phí sản xuất.

Hiện nay, vật liệu sử dụng làm né phổ biến là tre, gỗ, nhựa… Trong đó, né làm bằng tre thường được sử dụng nhiều nhất. 1.3. Kết cấu của né

Kết cấu của né ảnh hưởng đến dạng kén, chất lượng tơ và số lượng tằm lên né.

10

Khi làm né phải sắp xếp nguyên liệu sao cho tằm có nhiều chỗ làm tổ nhất. Nếu sắp xếp nguyên liệu làm né phù hợp thì số lượng tằm làm tổ trên một né nhiều, giảm số lượng né, giảm chi phí sản xuất.

Né tằm có kết cấu thoáng khí để giảm ẩm độ. Vì ẩm độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhả tơ kết kén của tằm.

Kết cấu của né tằm phải chắc chắn, không xộc xệch, không bị đổ ngã. Né tằm không chắc chắn, bị đổ ngã sẽ ảnh hưởng đến tằm. Tằm rơi xuống đất, bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự nhả tơ kết kén, chất lượng tơ kén giảm.

Né tằm được thiết kế sao cho tằm dễ làm tổ, dễ nhả tơ, hình thành kén. Một số né tằm có kết cấu không thích hợp, tằm khó nhả tơ và ảnh hưởng đến hình dạng kén.

Kết cấu né tằm phải dễ gỡ, thuận lợi cho công việc thu hoạch kén, giảm thời gian gỡ kén, giảm công lao động.

Diện tích né tằm vừa phải, rộng quá hay hẹp quá đều không tốt.

− Né tằm rộng quá, cồng kềnh, khó bảo quản. Đồng thời, né tằm rộng sẽ gây khó khăn trong quá trình vận chuyển né, đảo né.

− Né tằm hẹp quá thì số lượng tằm lên một né ít, số lượng né cần chuẩn bị phải nhiều. Từ đó, né cho tằm lên nhả tơ kết kén chiếm nhiều không gian trong phòng lên né. Phòng lên né chật chội, khó khăn trong việc bảo quản, di chuyển trong phòng. 2. Các loại né tằm

Hiện nay, trong sản xuất tơ kén có rất nhiều loại né khác nhau. Mỗi loại né có những ưu điểm và nhược điểm riêng, đáp ứng được yêu cầu

nhả tơ kết kén của từng loại tằm. Vật liệu làm né tằm rất đa dạng. Vật liệu được sử dụng nhiều trong việc làm

né là: tre, gỗ, nhựa, rơm rạ... 2.1. Né có chất liệu bằng tre (nứa)

Né làm bằng tre hoặc nứa được sử dụng rộng rãi trong sản xuất tơ kén. Né làm bằng tre gồm có né tre, né Chandrike, né hoa, né hình W... 2.1.1. Né tre (nứa)

Né tre được sử dụng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Ưu điểm của né tre:

− Vật liệu làm né mềm, thuận lợi cho việc gỡ kén.

− Né có nhiều điểm tựa, thuận lợi cho quá trình nhả tơ kết kén của tằm.

11

H07-1: Né tre

Nhược điểm của né tre:

− Né không chắc chắn.

− Không chống né được.

− Phân tằm dính vào kén, ảnh hưởng đến màu sắc kén. 2.1.2. Né Chandrikes Ấn Độ

Né Chandrike được làm bằng tre và sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ. Né Chandrike được làm với đường kính 1,2 m, trên tấm phên có những nẹp

tre được đan thành hình xoắn ốc cách nhau 5 – 6 cm. Ưu điểm của né Chandrikes:

− Vật liệu làm né mềm.

− Thuận lợi cho tằm nhả tơ kết kén.

− Tằm có nhiều điểm tựa để làm tổ.

− Thuận lợi khi gỡ kén.

− Né Chandrike dễ sát trùng.

− Điều chỉnh được mật độ tằm lên né. Nhược điểm của né Chandrikes:

− Số lượng tằm lên một né ít.

− Phân tằm dính trên né, dính vào kén, làm kén bị bẩn, biến màu, giảm chất lượng kén.

− Tốn vật tư làm né.

− Chiếm nhiều diện tích nhà né, độ thông thoáng trong nhà để né kém.

12

H07-2: Né Chandrikes Ấn Độ

2.1.3. Né hình W

Né hình W được dùng phổ biến ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Né hình W đan bằng tre, từng tấm đan của né được nối tiếp nhau như hình “W”.

Ưu điểm né hình W:

− Né bền, sử dụng được lâu dài.

− Né có nhiều điểm tựa, thuận lợi cho tằm nhả tơ kết kén và gỡ kén.

− Né làm bằng tre, mềm, bền, sử dụng được nhiều lần.

− Né được làm chắc chắn, có khả năng chống đổ ngã.

− Số tằm lên một né nhiều, số lượng né cần chuẩn bị không cao, không chiếm nhiều diện tích nhà tằm lên né.

− Né hình W dễ sát trùng. Nhược điểm né hình W:

− Không điều chỉnh được mật độ tằm đồng đều.

− Dễ hình thành kén đôi.

− Kén dễ bị bẹp do gỡ kén.

13

H07-3: Né hình W

2.1.4. Né hoa

Né hoa được làm bằng tre và sử dụng phổ biến ở Quảng Đông, Trung Quốc. Ưu điểm:

− Né có nhiều điểm tựa, thoáng, thích hợp cho tằm nhả tơ kết kén.

− Điều chỉnh được mật độ tằm lên né.

− Ít kén dị hình, hình dạng kén đẹp.

− Né bền, sử dụng được lâu dài và dễ vệ sinh sát trùng.

H07-4: Né hoa

14

Nhược điểm:

− Thanh tre làm né cứng, khó khăn khi gỡ kén.

− Kén dễ bị bẹp do gỡ kén.

− Số lượng tằm lên một né ít, tốn nhiều né, chiếm nhiều diện tích phòng lên né, không tạo được độ thông thoáng trong nhà tằm lên né. 2.2. Né bằng rơm

Né rơm là loại né được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc. Ưu và nhược điểm của né rơm:

a)

b)

c)

H07-5: Các loại né bằng rơm

15

Ưu điểm:

− Nguyên liệu làm né dễ tìm.

− Né bằng rơm mềm, có nhiều điểm tựa, thuận lợi cho tằm lên né nhả tơ kết kén.

− Tằm làm tổ nhanh, dạng kén đẹp, ít có kén dị hình hoặc kén kẹp né. Nhược điểm:

− Vật liệu làm né mềm, vì vậy công việc vệ sinh sát trùng né trước khi cho tằm lên làm tổ khó thực hiện.

− Tốn công lao động vì mỗi lần nuôi tằm là một lần làm né. Né làm bằng rơm chỉ sử dụng được một lần. 2.3. Né bằng cây dâu

Hiện nay, né bằng cây dâu ít được sử dụng.Vì né có nhược điểm:

− Trên né ít điểm tựa, gây khó khăn cho tằm khi tìm chỗ nhả tơ kết kén.

− Tằm lên né phải bò qua lại nhiều mới tìm được điểm tựa để làm tổ, gây lãng phí tơ.

− Dạng kén không đẹp, có nhiều kén dị hình và kẹp né.

− Khó thực hiện việc vệ sinh sát trùng. Tuy nhiên, né làm bằng cây dâu cũng có một số ưu điểm sau:

− Né bằng cây dâu đơn giản, dễ làm.

− Né làm bằng cây dâu có thể sử dụng nhiều lần.

− Cho tằm lên né và gỡ kén đều thuận lợi.

− Công việc sát trùng né trước và sau lứa nuôi dễ dàng.

H07-6: Tằm đang làm kén trên né bằng cây dâu

16

2.4. Né bằng gỗ Né làm bằng gỗ được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ, Trung Quốc. Loại né này

được dùng ở những nơi nuôi tằm tập trung, quy mô sản xuất lớn.

H07-7: Né làm bằng gỗ

Ưu điểm:

− Có nhiều điểm tựa, tằm dễ nhả tơ kết kén, tằm làm tổ nhanh.

− Dạng kén đẹp, đồng đều, ít kén đôi.

− Né bằng gỗ dễ vệ sinh sát trùng. Nhược điểm:

− Chi phí làm né cao hơn so với các loại né khác.

− Vật liệu làm né cứng, thời gian gỡ kén lâu. 2.5. Né làm bằng nhựa

Né làm bằng nhựa được sử dụng nhiều ở những nơi nuôi tằm tập trung, quy mô sản xuất lớn.

Né làm bằng nhựa dùng chủ yếu ở Ấn Độ. Ưu điểm và nhược điểm của né làm bằng nhựa:

Ưu điểm:

− Né có nhiều điểm tựa.

17

− Vật liệu làm né mềm.

− Thuận lợi cho tằm nhả tơ kết kén.

− Thuận lợi khi gỡ kén.

− Dễ thực hiện vệ sinh sát trùng, né bền, sử dụng được nhiều lần. Nhược điểm:

− Tằm lên né tự động nên không điều chỉnh được mật độ tằm lên né.

− Dễ hình thành kén đôi.

H07-8: Né làm bằng nhựa

3. Bảo quản, xử lý né trước khi sử dụng 3.1. Bảo quản

Thời gian sử dụng né dài hay ngắn phụ thuộc vào quá trình bảo quản né sau khi sử dụng. Né tằm cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, ẩm độ vừa phải, nhiệt độ từ 24 – 300C.

Tránh để né ở nơi ẩm ướt, dễ bị nấm mốc. Vì Khi cho tằm lên né để ở những nơi đó tằm dễ bị bệnh.

18

H07-9: Phòng bảo quản né

3.2. Xử lý né trước khi sử dụng Để đảm bảo tằm không bị bệnh khi lên né, kén đạt chất lượng tốt, năng suất

cao, cần tiến hành xử lý né trước khi sử dụng. Xử lý né bằng ánh sáng mặt trời hoặc bằng phương pháp hóa học.

3.2.1. Xử lý né bằng ánh sáng mặt trời Xử lý sát trùng né tằm là biện pháp sát trùng dễ thực hiện, rẻ, tiện lợi. Biện

pháp này sử dụng ánh sáng mặt trời lúc trời nắng gắt (nhiệt độ cao) để tiêu diệt mầm mống gây bệnh trên tằm.

Tuy nhiên, việc sát trùng bằng ánh sáng mặt trời có hạn chế là phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Vì vậy, khi sát trùng bằng ánh sáng mặt trời cần kết hợp các biện pháp sát trùng khác.

Kỹ thuật sát trùng bằng ánh sáng mặt trời:

− Né sau khi sử dụng đem đi cọ rửa sạch sẽ.

− Phơi né nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Thời gian phơi né phụ thuộc vào thời tiết. Nếu trời nắng to, nhiệt độ cao, phơi né với thời gian ngắn hơn khi gặp trời râm mát .

− Sau khi phơi né xong, cất né vào kho bảo quản ở ẩm độ thấp để tránh nấm bệnh phát triển. 3.2.2. Xử lý né bằng phương pháp hóa học

Xử lý né bằng phương pháp hóa học là biện pháp dùng thuốc hóa học như Clorua vôi, foormol để sát trùng né.

19

H07-10: Sát trùng né bằng phương pháp hóa học Clorua vôi và Foormol pha loãng với nồng độ 2%, phun lên né tằm để

phòng trừ bệnh tằm. Khi sử dụng Clorua vôi chú ý:

− Dung dịch pha xong phải dùng ngay.

− Không sát trùng dưới ánh sáng mặt trời.

− Để né trong phòng kín, đóng kín cửa sau khi phun thuốc. Lưu ý khi sử dụng Foormol:

− Foormol có tác dụng xông hơi. Vì vậy, để tăng hiệu quả sát trùng cần đóng kín cửa phòng tối thiểu 24 giờ.

− Nếu phòng bảo quản né không kín, cần tăng nồng độ Foormol xử lý lên 3 – 4%.

Khi sử dụng Clorua vôi và Fomol cần chú ý công tác bảo vệ môi trường cũng như an toàn trong lao động. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1: Nêu những tiêu chuẩn của một né tằm tốt. Câu hỏi 2: Nhận diện các loại né tằm. Bài thực hành 1: Thực hành xử lý sát trùng né bằng ánh sáng mặt trời. Bài thực hành 2: Thực hành xử lý sát trùng né bằng phương pháp hóa học. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Những tiêu chuẩn của một né tằm.

− Phân biệt các loại né tằm.

20

BÀI 2: CHĂM SÓC TẰM CHÍN Mã bài MĐ07–2

Tằm lên né là giai đoạn tằm đã chín, được bắt lên né để nhả tơ kết kén. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định đến năng suất và phẩm chất của tơ, kén. Bắt tằm chín lên né quá sớm hay quá trễ cũng ảnh hưởng đến chất lượng kén. Do đó, để đảm bảo chất lượng và sản lượng tơ kén, ta phải xác định được đúng thời điểm tằm chín cho lên né và thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tằm chín sau khi lên né. Mục tiêu

− Xác định đúng thời điểm tằm chín;

− Chuẩn bị được các dụng cụ để bắt tằm lên né;

− Thực hiện bắt tằm chín lên né đúng yêu cầu kỹ thuật;

− Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tằm sau khi tằm chín lên né. A. Nội dung 1. Kỹ thuật xác định tằm chín

Sau khi tằm lột xác 4 lần, đến tuổi 5, tằm được ăn dâu đầy đủ sẽ đạt được sự tăng trưởng tối đa của tuổi đó. Tằm tuổi 5 kéo dài từ 5 – 6 ngày đối với giống đa hệ và 7 – 9 ngày đối với giống độc hệ và lưỡng hệ. Sau khi kết thúc tuổi 5, các bộ phận trong cơ thể tằm đã được hình thành hoàn chỉnh, trọng lượng có thể tằm tăng 9.000 – 10.000 lần so với lúc tằm mới nở, tuyến tơ của tằm mở rộng đến gần 40% cơ thể. Tằm ngừng ăn dâu và chuẩn bị cho quá trình nhả tơ kết kén gọi là tằm chín.

Ta cần xác định chính xác thời điểm tằm chín lên né để đảm bảo chất lượng tơ kén. Tằm lên né sớm quá hay trễ quá đều ảnh hưởng không tốt đến chất lượng kén để ươm cũng như kén làm giống.

Bắt tằm lên né sớm:

− Tằm lên né sớm là những con chưa chín hoàn toàn, tằm còn xanh, các bộ phận trong cơ thể tằm chưa được hình thành hoàn chỉnh nên chưa nhả tơ kết kén được.

− Cho tằm lên né sớm tằm sẽ bị đứng né, không kết kén được và chết trên né. Trong trường hợp tằm có nhả tơ kết kén thì kén không đạt tiêu chuẩn, kén mỏng và nhỏ.

− Để giảm thiểu hiện tượng đứng né của tằm vì chưa chín, sau khi bắt tằm lên né xong, ta cần kiểm tra để phát hiện và bắt những con tằm còn xanh xuống.

21

Tiếp tục cho tằm ăn dâu thêm 1 – 2 bữa cho đến khi tằm chín hoàn toàn, có khả năng nhả tơ kết kén thì bắt đưa lên né.

H07-11: Bắt tằm lên né sớm

Bắt tằm lên né muộn:

− Tằm lên né muộn là những con tằm đã chín, nhả tơ trên nong rồi mới cho lên né.

− Tằm quá chín đã nhả một số sợi tơ để cuốn lá dâu, cạp nong, khi lên né sẽ mất lượng tơ đó, kén mỏng và bị nhỏ, gây lãng phí tơ.

− Kén của tằm chín quá không đủ tiêu chuẩn để làm kén giống. Do đó, để xác định được chính xác thời điểm chín của tằm, cần quan sát

hình thái cơ thể tằm, động thái của tằm và cách ăn dâu của tằm...

H07-12: Bắt tằm lên né trễ

22

1.1. Quan sát hình thái cơ thể tằm Qua quan sát màu sắc biểu hiện bên ngoài cơ thể tằm ta có thể biết được

tằm đã chín hay chưa.

H07-13: Cơ thể tằm khi chín

Dấu hiệu tằm chín khi quan sát màu sắc cơ thể tằm:

− Tằm xanh có màu trắng, da bóng và trơn. Khi chín, da tằm dần dần chuyển sang màu trắng trong, đầu và mình trở nên trong suốt.

− Quan sát kỹ cơ thể tằm ta có thể thấy được tuyến tơ qua màng vỏ bọc ngoài thân.

− Các đốt ngực và thân của tằm xanh thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, khi tằm chín thì các đốt ngực và thân của tằm trông không rõ.

− Cơ thể tằm chín co ngắn lại hơn so với tằm chưa chín. 1.2. Quan sát động thái

Để nhận biết tằm chín, ta có thể quan sát hoạt động của tằm và các biểu hiện của cơ thể tằm.

Khi chín tằm có một số biểu hiện như sau:

− Tằm bò đi bò lại trên nong và hay dạt về phía ngoài cạp nong, vì lúc này tằm có xu hướng tìm điểm tựa để nhả tơ.

− Lúc này, cơ thể tằm tiến hành bài tiết qua nước tiểu. Sau khi bài tiết tằm bắt đầu làm kén. Khi gặp thời tiết ẩm, nhiều mưa, lượng nước trong cơ thể tằm tăng cao, dễ làm cho ẩm độ phòng né tăng cao.

− Tằm hoạt động linh hoạt.

− Đầu và ngực tằm ngẩng cao, đưa qua đưa lại để nhả tơ.

23

− Miệng tằm bắt đầu tiết ra các sợi tơ đầu tiên.

− Tằm thải phân nhỏ và ướt hơn so với lúc tằm chưa chín.

H07-14: Biểu hiện tằm chín

Nhận biết tằm chín qua việc quan sát số viên phân còn lại ở cuối bụng tằm:

Khi tằm mới chín, tằm vẫn thải phân. Sau khi tằm thải hết phân thì tằm mới nhả tơ kết kén. Vì vậy, có thể dựa vào việc quan sát số viên phân còn lại ở cuối bụng tằm để quyết định thời điểm thích hợp cho tằm lên né. Không nên cho tằm lên né quá sớm hoặc quá trễ.

Đối với tằm sản xuất: thời điểm thích hợp nhất cho tằm lên né là khi cuối bụng tằm còn lại 2 – 3 viên phân.

Đối với tằm giống: thời điểm cho tằm lên né thích hợp nhất là lúc cuối bụng tằm còn lại 1 – 2 viên phân.

Tằm chín có xu hướng bò về nơi có ánh sáng tối hơn so với lúc tằm chưa chín. 1.3. Quan sát cách ăn

Quan sát biểu hiện và cách thức của tằm khi ăn dâu ta cũng có thể nhận biết được tằm chín.

Khi chín, tằm có biểu hiện ăn dâu kém, dần dần tằm mất sự thèm ăn và ngừng ăn dâu. 2. Cắt dâu

Trước khi chín cho tằm ăn nhiều dâu để tằm có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, tằm nhả tơ kết kén đạt chất lượng và đạt năng suất, thì trước khi chín ta nên cho tằm ăn nhiều dâu.

24

Sau đó, đến giai đoạn tằm chín hoàn toàn, chín rộ, tiến hành cắt dâu, không cho tằm ăn. Vì ở giai đoạn này tằm ngừng ăn dâu hoàn toàn.

Không nên cắt dâu quá sớm và quá trễ.

− Cắt dâu quá sớm, tằm chưa chín hoàn toàn, vẫn còn nhu cầu ăn dâu. Nếu cắt dâu sớm tằm không được ăn đủ dâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tằm, tằm yếu, nhả tơ kết kén không đạt chất lượng. Tằm đói gây nên hiện tượng chết trên né, không nhả tơ kết kén được.

− Cắt dâu quá trễ, tằm đã chín hoàn toàn, tằm nhả tơ kết kén trên lá dâu, làm giảm số lượng tơ trên một kén. Đồng thời, khi tằm chín mà có nhiều lá dâu trong nong tằm sẽ ảnh hưởng đến ẩm độ nong tằm, từ đó ảnh hưởng đến quá trình nhả tơ kết kén của tằm. Mặt khác gây lãng phí dâu. 3. Chuẩn bị các dụng cụ để bắt tằm cho lên né

Trước khi cho tằm lên né cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để bắt tằm chín, nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh mật độ tằm lên né. 3.1. Thau, chậu, rổ, giá

Thau, chậu, rổ, giá dùng để bắt tằm chín trước khi cho lên né. Trước khi sử dụng thau, chậu, rổ, giá phải vệ sinh sát trùng sạch sẽ và rắc

vôi bột bên trong dụng cụ. 3.3. Các vật liệu hút ẩm

Các vật liệu hút ẩm có tác dụng giảm ẩm độ nhà tằm lên né. Trong quá trình tằm nhả tơ kết kén, tằm yêu cầu ẩm độ thấp. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi và môi trường lý tưởng cho tằm nhả tơ kết kén tốt, ta nên sử dụng các vật liệu hút ẩm.

Sử dụng vật liệu hút ẩm là vôi bột, Clorua vôi: sử dụng vôi bột và Clorua vôi rắc lên mình tằm trước khi cho tằm lên né vừa có tác dụng vệ sinh sát trùng mình tằm, vừa có tác dụng hút ẩm, giảm ẩm độ nhà tằm. 4. Cho tằm lên né

Bao gồm các bước như sau:

− Nhặt từng con tằm chín: Quan sát cả nong tằm phát hiện những con tằm đã chín nhặt từng con bỏ vào thau (hoặc chậu, rổ ...). Khi bắt chú ý bắt từ ngoài nong vào trong, tránh bỏ sót.

− Tập trung vào trong dụng cụ đựng tằm chín: Khi số lượng tằm chín trong rổ khoảng 1/3 rổ thì thả tằm lên né ngay, tránh để lâu tằm nhả tơ cuốn vào nhau.

− Rải đều tằm lên né, số lượng tằm tùy theo loại né: Tránh bỏ tằm dồn một góc né hoặc chồng đống, như vậy khó khăn cho tằm tìm kiếm nơi làm tổ.

− Xếp né vào trong nhà né: Yêu cầu phải đảm bảo độ thông thoáng và thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc.

25

− Rải các chất hút ẩm xuống nền nhà né để hút nước tiểu và các chất thải của tằm trước khi làm tổ, để tránh tăng ẩm độ của phòng né. 5. Chăm sóc tằm khi lên né

Điều tiết nhiệt độ theo các thời điểm tằm lên né: Thường xuyên theo dõi nhiệt độ phòng né để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho tằm nhả tơ kết kén.

Điều tiết ẩm độ theo các thời điểm: Tằm lên né thường xuyên theo dõi ẩm độ phòng né để điều chỉnh ẩm độ cho thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho tằm nhả tơ kết kén.

Điều chỉnh ánh sáng theo các thời điểm tằm lên né: Tằm ưa làm tổ trong điều kiện ánh sáng ít. Vì vậy, giai đoạn đầu cần hạn chế ánh sáng để tạo điều kiện thuận lợi cho tằm làm tổ. Vào các giai đoạn sau, điều chỉnh ánh sáng tăng dần, có thể phơi né kén dưới nắng nhẹ.

Nhặt bỏ tằm đứng né, tằm chết, tằm bệnh và kén thối, kén mòng: để tránh ô nhiễm và tăng ẩm độ phòng né; mặt khác tránh lây lan các nguồn bệnh... B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành chăm sóc tằm trước khi lên né. Bài thực hành 2: Thực hành cho tằm lên né. Bài thực hành 3: Thực hành chăm sóc tằm khi lên né. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Kỹ thuật chăm sóc tằm trước khi lên né.

− Kỹ thuật cho tằm lên né.

− Kỹ thuật chăm sóc tằm khi lên né.

26

Bài 3: THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN KÉN Mã bài MĐ07–3

Tơ kén là sản phẩm cuối cùng của ngề trồng dâu và nuôi tằm. Chất lượng tơ

kén chịu ảnh hưởng của chất lượng thức ăn, kỹ thuật nuôi tằm và yếu tố ngoại cảnh. Vì vậy, để đảm bảo tơ kén có chất lượng tốt, cần phải thu hoạch và bảo quản kén đúng kỹ thuật. Mục tiêu

− Xác định được thời gian thu hoạch kén, bảo quản kén, phân loại kén;

− Xây dựng phương pháp, phương tiện bảo quản, vận chuyển kén;

− Xây dựng ý thức trong đạo đức nghề nghiệp. A. Nội dung 1. Thu hoạch kén tằm dâu

Kén là nguyên liệu để ươm tơ. Chất lượng kén đóng vai trò quan trọng trong kỹ nghệ ươm tơ, dệt lụa.

Kén có phẩm chất tốt, không nhất thiết phải có kích thước quả kén lớn, mà cần phải chắc, mẩy, sợi tơ đơn dài, ít áo kén, kén đồng nhất về hình dạng và kích thước, độ mảnh đảm bảo, độ lên tơ tốt, dễ ươm.

Mục đích của người nuôi tằm là sản xuất ra kén có phẩm chất tốt, từ đó nâng cao chất lượng tơ và giảm chi phí sản xuất.

Tính chất của kén như độ dài, độ mảnh (dener), độ dai bền, khả năng hút ẩm, cách nhiệt của sợi tơ đơn phụ thuộc vào giống tằm, chất lượng lá dâu, kỹ thuật nuôi tằm, kỹ thuật chăm sóc tằm lên né, kỹ thuật gỡ kén, phân loại, và vận chuyển kén tẳm, bảo quản kén trước khi ươm.

Thu hoạch kén là khâu cuối cùng trong quy trình kỹ thuật của ngề trồng dâu, nuôi tằm, nó có liên quan rất lớn đến chất lượng kén ươm, chất lượng sợi tơ sống. 2. Xác định thời gian gỡ kén 2.1. Căn cứ vào thời gian

Trong các điều kiện tối ưu về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chất lượng không khí, sự nhả tơ, kết kén hoàn thành của tằm dâu trong một khoảng thời gian từ 2 – 3 ngày. Cùng thời gian tằm nhả tơ kết kén, tằm bắt đầu hoá nhộng. Đối với tằm đa hệ, thời gian kể từ khi lên né đến khi gỡ kén biến động trong khoảng 4 – 5 ngày. Đối với giống tằm lưỡng hệ từ 6 – 7 ngày.

Giống tằm độc hệ thu hoạch vào ngày thứ 7 – 8 nếu nuôi tằm vào mùa xuân, lúc nhiệt độ từ 20 – 230C vào mùa hè.

27

Nhiệt độ cao hay thấp làm số ngày tằm lên né tăng hoặc giảm từ 20 – 32 giờ.

Như vậy thời gian lên né phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ của môi trường. Gỡ kén không đúng lúc sẽ gây ra những khuyết tật cho kén, làm ảnh hưởng

đến chất lượng kén ươm. Nuôi tằm lai hoặc tằm lưỡng hệ trong mùa lạnh không nên thu hoạch trước

7 – 8 ngày sau khi lên né. 2.2. Căn cứ vào màu sắc của nhộng

Năng suất, chất lượng kén quyết định bởi thời gian gỡ kén. Gỡ kén quá sớm làm ảnh hưởng đến thời gian nhả tơ, sức sống của nhộng,

gỡ kén muộn làm ảnh hưởng đến năng suất kén. Do đó, chúng ta cần căn thời gian gỡ kén đúng lúc.

Một trong những phương pháp chuẩn đoán chính xác thời gian gỡ kén là quan sát nhộng bằng cách cắt nhộng kiểm tra.

Nhộng non:

− Nhộng non có màu sắc vàng nhạt và thân nhộng mềm.

− Với tác động cơ học mạnh kén dễ bị dập nát, hoặc làm chết nhộng, tạo cho kén bị dơ bẩn, trở thành kén ố.

− Thời điểm này kén chưa đạt tiêu chuẩn gỡ kén. Nhộng đạt tiêu chẩn thu hoạch:

− Nhộng đạt tiêu chuản thu hoạch là kén cứng chắc, cắt kén quan sát tằm đã hóa nhộng.

− Nhộng có màu vàng nâu, thân nhộng hơi co lại, lớp vỏ kitin cứng khô, mắt nhộng quan sát thấy màu nâu. Đây là thời điểm thích hợp nhất cho việc gỡ kén.

Nhộng già:

− Nhộng già là loại nhộng sắp vũ hoá (ra ngài), màu nâu đậm.

− Mình nhộng hơi mềm; mắt nhộng đen; cánh, râu, đầu thể hiện rõ.

− Lúc này nhộng đã quá già, cần gỡ nhanh và sấy khô giết nhộng. Ngoài ra có thể xác định thời điểm gỡ kén bằng cách cầm quả kén bóp nhẹ

kén gữa hai ngón tay:

− Nếu kén bị móp, kén không chắc, co giãn và đàn hồi là thời điểm chưa thể gỡ kén được.

− Nếu kén không bị móp, cảm thấy kén chắc, cứng, tròn đủ, hơi co giãn và đàn hồi thì có thể gỡ kén.

28

Có thể thử kén bằng cách lắc nhẹ kén gần tai:

− Kén có tiếng ngèn ngẹt là kén chưa lột nhộng.

− Nếu kén kêu lách cách chứng tỏ kén đã hóa nhộng, tiếng nghe càng đanh thì kén đã đúng thời điểm gỡ.

H07-15: Tằm nhà tơ khung áo kén (sau lên né 4 – 8 giờ)

H07-16: Tằm bắt đầu nhả tơ nõn ( sau lên né 8 – 10 giờ)

H07-17: Tằm bắt đầu nhả tơ nõn ( sau lên né 10 – 12 giờ)

H07-18: Tằm sau lên né 36 – 48 giờ

29

H07-19: Kén sau 4 – 5 ngày

3. Gỡ kén

Chất lượng kén không những phụ thuộc vào thời điểm gỡ kén mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật, dụng cụ, thao tác gỡ kén.

Nếu gỡ kén không đúng kỹ thuật sẽ làm kén dập nát, chết nhộng, tạo ra khuyết tật cho kén. Tùy theo vật liệu và kết cấu các loại né mà ta có thể chọn các phương pháp gỡ kén cho thích hợp. 3.1. Gỡ kén bằng tay

Gỡ kén bằng tay có ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm:

− Dùng tay gỡ kén độ chính xác cao hơn.

− Đỡ làm hư hỏng kén, giảm bớt tỷ lệ kén phế do quá trình gỡ kén. Nhược điểm:

− Năng suất gỡ kén thấp.

− Hay bị sát thương tay trong quá trình gỡ kén. Dụng cụ gỡ kén bao gồm:

− Dụng cụ bảo hộ lao động: Bao tay bằng ni lông hoặc nhựa, khẩu trang, mũ vải.

− Dụng cụ đựng kén: Nong đựng kén, các loại, sàng, đũi, gác nong,

− Các dụng cụ bảo vệ chống kiến, chống chuột. Sau khi tằm vào nhộng được 24 – 36 giờ có thể tiến hành gỡ kén.

30

Trước khi gỡ kén, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đựng kén, dụng cụ bảo hộ lao động. Dựng né nghiêng so với mặt đất một góc 70 – 750 để thao tác gỡ kén được thuận lợi.

H07-20: Xếp né đứng để gỡ kén

Lượng né xếp tùy thuộc diện tích của khu vực gỡ kén.

Thao tác gỡ kén:

− Trước khi gỡ kén cần nhặt tằm bệnh, tằm chết, kén thối, kến bẩn, kén đôi, kén dị hình để khi gỡ kén không bị dính bẩn và giảm được tỷ lệ kén phế sau khi phân loại.

− Gỡ kén từ trên khe né xuống dưới. Thao tác gỡ kén nhanh, dứt khoát.

− Trong quá trình gỡ kén nên nhẹ tay, không nén kén mạnh, không làm bẹp kén, không để kén chất đống. Trong quá trình gỡ kén phải sử dụng bảo hộ lao động bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

31

H07-21: Thao tác gỡ kén

3.2. Gỡ kén bằng các dụng cụ khác Ngoài phương pháp gỡ kén bằng tay, chúng ta có thể dùng các dụng cụ khác như bằng thìa hoặc các vật cứng có hình dạng phù hợp. Khi sử dụng những dụng cụ gỡ kén cần chú ý dụng cụ không làm tổn thương đến kén.

Thao tác dùng thìa gỡ kén:

− Trước khi gỡ kén cần nhặt tằm bệnh, tằm chết, kén thối, kén bẩn, kén đôi, kén dị hình để khi gỡ kén không bị dính bẩn và giảm được tỷ lệ kén phế sau khi phân loại

− Dùng cán thìa đưa vào khe né gỡ kén từ trên xuống dưới.

− Trong quá trình gỡ kén nên nhẹ tay.

− Thao tác gỡ kén nhanh, dứt khoát. Ưu và nhược điểm của phương pháp gỡ kén bằng tay: Ưu điểm:

− Năng suất gỡ kén nhanh.

− Không ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Nhược điểm:

− Phương pháp này thường làm kén hay bị dập nát.

− Làm tăng tỷ lệ kén phế..

32

4. Phân loại kén 4.1. Mục đích của phân loại kén

Mặc dù chăm sóc tằm đúng kỹ thuật, nhưng cũng không hoàn toàn tránh được kén chết tằm, chết nhộng, kén mỏng cùi, mỏng đầu, kén xốp, kén mòng, kén dị hình.

Những loại kén kém chất lượng không phù hợp cho công nghệ ươm tơ. Do đó, nhà ươm tơ thường chọn mua kén tốt, ươm được và không pha lẫn kén khuyết tật. Vì khi đưa nhập kén kém chất lượng cho nhà ươm, chúng làm giảm giá trị thương phẩm rất đáng kể.

Người nuôi tằm loại bỏ các loại kén này bằng tay. Ở những lô kén nuôi đúng kỹ thuật thường không được quá 10 – 15% kén

khuyết tật. 4.2. Yêu cầu

Cần nắm các nguyên nhân, đặc diểm, hình dạng, màu sắc kén tốt, kén khuyết tật một cách chính xác.

Cần chọn kén kỹ qua nhiều lần, phân loại đúng quy định. 5. Các đặc điểm chính của kén tằm dâu 5.1. Màu sắc

Màu sắc kén do đặc tính của giống quyết định, đó là màu được biểu hiện ra ngoài, không ảnh hưởng đến chất lượng kén.

Độ sáng màu kén chỉ ra rằng kén đã bảo quản được hấp và hãm lạnh đúng. Kén không hấp bảo quản đúng quy tắc hoặc hấp lạnh quá lâu sẽ có màu sỉn tối.

Các màu thường thấy trên kén: trắng, trắng xám nhạt, trắng bạc, vàng, vàng yếu, vàng lưu huỳnh, vàng cổ, vàng xanh, vàng xanh nhạt, vàng ánh... 5.2. Hình dạng kén Dạng kén không chỉ giúp ta phân biệt chủng loại kén mà còn để đánh giá tỷ lệ tơ ươm được. Các đầu kén hình cầu, hình trái xoan, hơi chỏm nhọn đầu là dễ ươm. Những kén có thắt giữa quá sâu hay có các điểm quá nổi lên sẽ gây khó khăn trong quá trình ươm tơ, không thể ươm đều đặn được vì hay bị đứt mối trong khi ươm. 5.3. Kích thước kén

Kích thước kén thường quy định số lượng sợi tơ (độ mảnh), tỷ lệ phần trăm tơ trong kén và bản chất tơ đơn.

Kén có kích thước và khổ đồng nhất sẽ giúp định trước dễ dàng phẩm chất tơ sống.

33

5.4. Độ cứng kén Khi bóp nhẹ kén giữa hai ngón tay, kén sẽ không lún xuống mà cảm thấy

chắc, tròn đủ và hơi co giãn hay bật ra. Mức độ cứng chắc đó nêu rõ kết cấu của vỏ kén và độ cứng chắc của lớp

kén. Sự thấm hơi nước của kén trong khi nấu tùy thuộc nhiều vào độ cứng chắc.

Tuy nhiên sự chắc dai của kén ở các lớp giữa cao hơn các lớp ngoài và lớp trong cùng. 5.5. Nếp nhăn vỏ kén

Kén đều được bóc áo, thường có bề mặt gợn sóng do tơ xoắn lại. Các chỗ xoắn tơ gần hay tản xa nhau tạo nên độ nhăn, lớp ngoài chỗ hạt tơ cộm thô xấu hơn lớp trong (lớp trong mịn hơn). Đây là một tiêu chuẩn để phân biệt loại kén ươm.

Độ nhăn thay đổi theo giống và điều kiện nuôi tằm. Các kén có nếp nhăn thô thường khi ươm kém chất lượng, chúng thường chứa các sợi tơ đơn và to sợi. 5.6. Trọng lượng kén

Trọng lượng kén tươi không cố định mà giảm dần cho đến khi nhộng biến thành ngài và chui ra khỏi kén.

Sự thất thoát trọng lượng kén không cố định trong mọi mùa nhưng chênh lệch khoảng 15%.

Trọng lượng kén giảm do sự thoát hơi nước từ thân nhộng và lượng mỡ tiêu hao trong quá trình biến thái của nhộng.

Sự giảm mất trọng lượng này thường không đột ngột nhưng xảy ra từ từ cho đến khoảng 1/2 ngày trước khi kén bị hư. 5.7. Trọng lượng vỏ kén

Trọng lượng vỏ kén càng nặng thì lượng tơ càng nhiều. Trọng lượng vỏ kén thay đổi tùy theo giống, những giống tằm khác nhau có

trọng lượng vỏ kén khác nhau. Trong cùng một giống, trọng lượng vỏ kén cũng khác nhau, vì trọng lượng kén chịu ảnh hưởng bởi sự chăm sóc khi nuôi và cho lên né. 6. Các loại kén khuyết tật

Kén thu hoạch sớm:

− Đây là khuyết tật do thu kén không đúng lúc.

− Trong mùa nuôi tằm nhiệt độ thấp, không nên thu hoạch kén sớm. Kén bị đốm đen:

34

− Vỏ kén có lốm đốm đen.

− Khi bóp nhẹ kén, nhộng bên trong tiết ra mùi khó chịu do bị thối rửa. Kén màu sét gỉ:

− Khuyết tật này là nước rỉ từ dịch ruột của tằm chín nhỏ vào kén đã hình thành, tạo nên đốm vàng gỉ sét trên vỏ kén.

− Kén màu sét gỉ vẫn đạt tiêu chuẩn ươm tơ nhưng không đạt yêu cầu thẩm mỹ.

Kén điếc:

− Kén điếc là do tằm hoặc nhộng chết dính vào bên trong, khi lắc kén không nghe tiếng.

− Nhộng chết tiết ra dịch làm vỏ kén bị ố bẩn. Kén có các đốm bẩn do mốc:

− Đây là kén tốt nhưng bị ố do nhiều nguyên nhân, các đốm đen hay vàng thường xuất hiện trên kén tốt. Các đốm trong trường hợp này là do mốc xanh phát triển.

− Kén khô vẫn có thể có các đốm bẩn do mốc. Kén khô bị như vậy là do sự thông khí kém thông thoáng trong phòng bảo quản.

Kén mòng:

− Kén mòng còn gọi là kén dòi đục.

− Trong quá trình sinh trưởng ở giai đoạn tằm (sâu non) bị nhặng ký sinh, sau khi tằm chín nhả tơ kết kén, dòi đẫy sức phá vỏ kén chui ra, tạo thành một lỗ thường ở trên đầu kén.

H07-22: Kén mòng

35

Kén mỏng đầu:

− Tật này chỉ bị có một đầu ít khi bị cả hai đầu.

− Kén bị mỏng đầu là do quá trình trở lửa không đều.

− Đây là một khuyết tật nặng, vì các kén mỏng đầu khi ươm thường bị nước úng vào trong kén không thể lên mối.

H07-23: Kén mỏng đầu

Kén dị hình:

− Khuyết tật này có nhiều dạng bất thường.

− Nguyên nhân do bị kẹp né hay tằm bị bệnh nên trong quá trình nhả tơ kết kén không đồng đều, làm cho kén bị dị hình.

− Các kén này thường không thích hợp trong công nghệ ươm tơ bằng máy.

H07-24: Kén dị hình

36

Kén bị vôi hóa:

− Kén bị vôi hóa thường chứa nhộng bị nấm Botrytis bassiana gây hại trong quá trình kết kén.

− Kén bị vôi hóa không đạt tiêu chuẩn để ươm tơ. Kén xốp:

− Kén lỏng mối còn gọi là túi rơm, vì vỏ kén có các khoảng hở do chỉ đan không chặt giữa các lớp tạo thành kén.

− Các kén như vậy có tơ kém phẩm chất và dễ bị úng nước, không ươm được.

Kén đôi:

− Đây là các kén lớn thô và không đều đặn, có hình dạng dị thường do 2 hay hơn 2 con nhộng trong cùng một kén.

H07-25: Kén đôi

Kén mốc do xông thuốc:

− Đôi khi để chặn đứng nấm mốc phát tán làm vôi hóa các kén, người ta đun foormalin trong phòng né.

− Các hơi thuốc xông foormaldehyt từ formalin đun sôi làm rã chất sericin (keo tơ), khiến cho việc ươm kén khó khăn và không trọn ven.

− Tương tự hơi lưu huỳnh bị cháy làm thiệt hại vỏ kén và các kén như thế làm ung nước và gây khó khăn khi ươm.

Kén bị mốc:

37

− Khi kén hấp nước để trong phòng chứa không thoáng khí và ẩm ướt sẽ bị nấm mốc tấn công.

− Thậm chí kén khô cũng bị mốc khi bảo quản trong phòng như thế.

− Kén mốc không ươm được, gây lãng phí. Kén bẩn, kén thối: Kén bẩn có hai loại:

− Một loại kén tốt nhưng trong khi lên né, hoặc trong quá trình bảo quản các loại kén thối tràn dịch lây sang làm bẩn kén tốt.

− Loại khác do kén bị chết nhộng hoặc chết tằm. 7. Bảo quản và vận chuyển kén 7.1. Dụng cụ, phương tiện bảo quản và vận chuyển

− Nhà (kho) chứa kén.

− Nong, sàng các loại, đũi.

− Vải, bạt che đậy kén trong quá trình vận chyển.

− Phương tiện vận chuyển: Xe vận chuyển, tốt nhất vận chuyển bằng xe lạnh.

H07-26: Kho lạnh bảo quản kén

7.2. Bảo quản kén Nuôi tằm tốt chưa đủ mà công việc bảo quản kén sau khi thu hoạch rất quan

trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến công nghệ ươm tơ, chất lượng tơ sống. Trong công tác bảo quản kén, không những chỉ bảo quản kén sau khi gỡ

kén mà phải bảo quản cả một thời kỳ dài kể từ khi gỡ đến khi ươm tơ. Bảo quản trong thời gian sau khi gỡ kén: Sau khi gỡ kén chưa nhập được

kén cho nhà ươm cần có phương pháp bảo quản như sau:

38

− Kén được rải đều trên nong với độ dày 5 – 10 cm, nong kén cần xếp lên đũi.

− Thời gian bảo quản không được quá 24 giờ.

− Nhiệt độ bảo quản 24 – 280C, ẩm độ 75 – 80%.

− Đảm bảo chống kiến, chuột.

H07-27: Bảo quản kén trên đũi

Bảo quản trong quá trình vận chuyển và trước khi ươm:

− Tránh để kén nóng, kén hấp hơi, ẩm ướt.

− Không làm bẹp kén.

− Không cho ánh nắng trực xạ chiếu thẳng vào kén, che kén bằng các vật liệu mềm phù hợp với quy định mái che.

− Trong quá trình bảo quản kén ươm không để kén mốc, kén mòng do giòi đục, cần hấp kén diệt nhộng nếu bảo quản ngắn ngày.

− Nếu bảo quản kén dài ngày, cần sấy khô kén. Đối với kén làm giống cần bảo quản theo một quy trình nghiêm ngặt hơn:

− Bảo quản trong dụng cụ thích hợp (sọt lớn), để từng sọt thưa, giữa có lỗ trống thông khí, kén không dược để dày quá 20 cm.

39

H07-28: Kén sấy khô diệt nhộng

− Các sọt xếp lên nhau cần có khoảng cách nhất định, không làm dẹp kén, khoảng cách 5 – 10 cm để thông gió.

− Phương tiện vận chuyển nhẹ nhàng, tránh sát thương nhộng để hạn chế nhộng chết. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành thu hoạch kén. Bài thực hành 2: Thực hành bảo quán kén. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Kỹ thuật thu hoạch kén.

− Kỹ thuật bảo quản kén.

40

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị trí, tính chất của mô đun

− Mô đun chăm sóc tằm chín và cho tằm lên né là khối kiến thức chuyên môn nghề, nằm trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Trồng dâu - Nuôi tằm;

− Mô đun chăm sóc tằm chín và cho tằm lên né là một nhiệm vụ của nghề trồng dâu nuôi tằm. Mô đun này bao gồm những kiến thức, kỹ năng có liên quan trong nghề dâu tằm như: Chuẩn bị vật tư dụng cụ, nuôi dưỡng chăm sóc tằm, bệnh tằm, bắt tằm lên né và bảo quản vận chuyển kén. II. Mục tiêu

− Xây dựng được kế hoạch, quy trình chăm sóc tằm chín. Tính toán lượng né cần dùng, khu vực đặt né phù hợp cho quá trình chăm sóc, phù hợp yêu cầu ngoại cảnh của tằm;

− Thực hiện, đúng và đủ các quy định trong khi xác định tằm chín và bắt tằm lên né, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường;

− Rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc khi tằm lên né. III. Nội dung mô đun

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm Thời lượng

Tổng số Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ07-1 Chuẩn bị né Tích hợp

Nhà cho tằm lên né 8 4 4

MĐ07-2 Chăm sóc tằm chín

Tích hợp

Nhà cho tằm lên né 18 4 13 1

MĐ07-3 Thu hoạch và bảo quản kén

Tích hợp

Nhà cho tằm lên né 34 4 29 1

Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 64 12 46 6 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.

41

IV. Hướng dẫn thực hiện bài thực hành 4.1. Bài 1: Chuẩn bị né Câu hỏi 1

− Nguồn lực: bảng câu hỏi.

− Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi.

− Thời gian hoàn thành: 30 phút.

− Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi.

− Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nêu được chính xác những tiêu chuẩn của một né tằm tốt. Câu hỏi 2

− Nguồn lực: hình ảnh né tằm, bảng trắc nghiệm.

− Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).

− Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm.

− Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện các loại né tằm theo hình ảnh và điền vào bảng trắc nghiệm.

− Kết quả cần đạt được: nhận diện đúng loại né tằm. Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Cọ rửa né - Né sau khi sử dụng

đem cọ rửa bằng xà bông.

- Cọ rửa sạch sẽ. - Thau, chậu, xà bông, dụng cụ rửa.

2 Phơi né - Phơi né nơi nhiều ánh sáng mặt trời nhất.

3 Cất né - Sau khi phơi né

42

xong, cất né vào kho bảo quản. - Sắp xếp né gọn gàng trong kho.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà né, ngoài trời. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ xử lý sát trùng né tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Cọ rửa né không sạch sẽ.

− Không đảm bảo ẩm độ kho bảo quản né. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị1 Pha dung

dịch - Pha dung dịch Clorua vôi hoặc Foormol với nồng độ 2%.

- Pha đúng nồng độ.

- Bình xịt thuốc, chậu, Clorua vôi hoặc Foormol, đồ bảo hộ lao động.

2 Phun dung dich

- Sau khi pha dung dịch xong phun ngay lên né.

- Bình xịt thuốc, chậu, Clorua vôi

43

hoặc Foormol, đồ bảo hộ lao động.

3 Đóng cửa nhà né

- Đóng kín cửa nhà né sau khi phun thuốc.

- Đóng kín cửa

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà né. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ xử lý sát trùng né tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Pha dung dịch không đúng nồng độ.

− Phun thuốc không đều trong nhà né.

− Nhà né không kín. 4.2. Bài 2: Chăm sóc tằm chín Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Chuẩn bị

dụng cụ - Chuẩn bị đầy đủ: Thau chậu, lò than, né, vôi bột, đế chống kiến.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu.

Thau chậu, lò than, né, vôi bột.

2 Xác định thời điểm tằm chín

Quan sát biểu hiện tằm: - Sức ăn của tằm giảm

- Cẩn thận, tỉ mỉ.

44

và bắt đầu ngừng ăn dâu. - Da bóng và trơn, chuyển dần sang màu trắng trong. - Đầu và mình trở nên trong suốt. - Cơ thể nhỏ lại. - Tằm bò dạt về phía cạp nong. - Đầu và ngực tằm ngẩng cao. - Miệng tằm bắt đầu tiết ra sợi tơ. - Thải phân to và ướt so với trước.

3 Cắt dâu - Khi tằm đến giai đoạn chín hoàn toàn, chín rộ, tiến hành cắt dâu.

- Cắt dâu đúng thời điểm

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Chuẩn bị không đầy đủ dụng cụ

− Nhận diện tằm chín không đúng.

− Cắt dâu không đúng thời điểm. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.

45

Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

Dụng cụ, trang bị

1 Dựng né - Dựng né nghiêng 450. - Né. 2 Bắt tằm

chín - Quan sát và bắt những con đã chín. - Bắt tằm từ ngoài vào trong nong. - Cho tằm vào chậu.

- Cẩn thận, tỉ mỉ. - Bắt đúng tằm chín.

- Chậu

3 Rải tằm lên né

- Rải đều tằm lên né từ dưới lên trên, chừa lại 2 hàng né trên cùng.

- Không bỏ dồn tằm trên né. - Mật độ tằm trên né phù hợp.

4 Xếp né - Xếp né với mật độ thích hợp.

5 Dồn nong tằm

- Nhặt tằm chưa chín dồn vào nong mới. - Gom phân và dâu thừa ra ngoài nhà tằm.

- Không bỏ sót tằm. - Đảm bảo mật độ tằm trong nong. - Vệ sinh sạch sẽ.

- Nong

6 Cho tằm ăn

- Rải một lớp dâu mỏng và lá dâu non hơn lên nong tằm.

- Cho tằm ăn đủ. - Không cắt dâu quá sớm hoặc quá trễ.

- Dâu lá, dâu cành.

7 Vệ sinh nhà tằm, nhà né

- Xếp gọn nong tằm. - Quét dọn nhà tằm, nhà né.

- Gọn gàng, sạch sẽ.

- Chổi

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm lên né.

46

Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ bắt tằm chín, né.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Bắt tằm chín lên né không đúng thời điểm.

− Rải tằm trên né không đúng mật độ.

− Vệ sinh nhà tằm, nhà né không sạch sẽ. Bài thực hành 3 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Điều

chỉnh nhiệt độ, ẩm độ

- Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ nhà né phù hợp với yêu cầu lên né của tằm.

- Điều chỉnh kịp thời.

- Nhiệt ẩm kế, lo than.

2 Bắt tằm vượt

- Bắt tằm vượt, tằm đôi. Chậu

3 Nhặt bỏ tằm đứng né

- Nhặt bỏ tằm đứng né, tằm chết, tằm bệnh và kén thối, kén mòng.

- Loại bỏ triệt để tằm đứng né, tằm chết, kén mòng, kén thối.

Chậu

4 Kiểm tra mật độ tằm

- Kiểm tra mật độ và điều chỉnh mật độ tằm trên né phù hợp.

- Mật độ tằm trên né phù hợp.

5 Trở lửa - Trở lửa kịp thời. 6 Đảo né - Tiến hành đảo né

47

trong quá trình tằm kết kén.

7 Vệ sinh phòng né

- Quét dọn nhà né. - Gọn gàng, sạch sẽ.

- Chổi

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà né. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ chăm sóc tằm lên né.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ không kịp thời.

− Loại bỏ không hết tằm chết, tằm đứng né… 4.3. Bài 3: Thu hoạch và bảo quản kén Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

Dụng cụ, trang bị

1 Chuẩn bị dụng cụ

- Chuẩn bị nong, bao… Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu.

Nong, bao…

2 Xác định thời điểm gỡ kén

- Sau khi tằm lên né 3 – 4 ngày tiến hành kiểm tra kén. - Dùng tay bóp nhẹ kén, nếu kén không bị móp, cảm thấy kén

- Xác định đúng thời điểm

48

chắc, cứng thì có thể gỡ kén.

3 Loại bỏ kén hư

- Nhặt bỏ tằm bệnh, tằm chết, kén thối, kén bẩn, kén đôi, kén dị hình…

- Loại bỏ hết những kén không đạt tiêu chuẩn

- Panh

4 Gỡ kén - Dùng tay gỡ kén từ trên xuống dưới, gỡ hàng nào được hàng đó.

- Nhẹ tay, không làm bẹp kén.

5 Phân loại kén

- Quan sát: Nếu kén có màu gỉ sắt, kén mòng, kén điếc, kén bẩn… thì nhặt để riêng. - Kén tốt để riêng.

- Cẩn thận, tỉ mỉ.

- Nong, bao

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà né, nhà bảo quản né. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ thu hoạch kén.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Xác định không đúng thời điểm gỡ kén.

− Loại bỏ không hết kén hư.

− Gỡ kén không đúng kỹ thuật. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

49

Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

Dụng cụ, trang bị

1 Chuẩn bị dụng cụ

- Chuẩn bị: nong, kệ, nhiệt kế.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu.

Nong, kệ, nhiệt kế.

2 Xác định độ dày kén trên nong

- Dùng tay rải kén dày từ 15 – 20 cm trên nong.

- Rải đều. Nong

3 Đảo kén - Dùng tay tiến hành đảo kén đều trên nong. Một ngày đảo kén 3 lần.

- Đảo đều.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà bảo quản kén. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ bảo quản kén.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Xác định không đúng độ dày kén trên nong.

− Đảo kén không đều. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nêu đúng những tiêu chuẩn của một né tằm tốt.

Đối chiếu với bảng hỏi

Nhận diện đúng các loại né tằm. Đối chiếu với bảng hỏi Xử lý sát trùng né bằng ánh sáng mặt trời đúng kỹ thuật.

Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng xử lý sát trùng né tằm bằng ánh sáng mặt trời.

50

Xử lý sát trùng né bằng phương pháp hóa học đúng kỹ thuật.

Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng xử lý sát trùng né tằm bằng phương pháp hóa học đúng kỹ thuật.

5.2. Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định đúng thời điểm tằm lên né. Đối chiếu với bảng hỏi Bắt tằm chín lên né đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối

chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng bắt tằm chín lên né.

Chăm sóc tằm chín trên né đúng kỹ thuật.

Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng chăm sóc tằm chín trên né.

5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định đúng thời điểm gỡ kén. Đối chiếu với bảng hỏi Thu hoạch kén đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối

chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng thu hoạch kén.

Bảo quản kén đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng bảo quản kén.

VI. Tài liệu tham khảo [1]. Đỗ Thị Châm, 1995. Kỹ thuật nuôi tằm dâu. NXB Nông nghiệp Hà Nội. [2]. Quản Đức Tiến, Giáo trình Sinh lý giải phẫu tằm.. [3]. Chuyên san Dâu tằm , Nuôi tằm, Nhà xuất bản nông nghiệp. [4]. Nguyễn Huy Trí, Giáo trình Kỹ thuật nuôi tằm, Trường Đại học Nông

nghiệp I. [5]. Trung tâm Thực Nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng, Sổ tay kỹ thuật

trồng dâu nuôi tằm, Nhà xuất bản nông nghiệp. [6]. Liên hiệp các xí nghiệp Dâu Tằm Việt Nam 1989, Kỹ thuật nuôi tằm.

51

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM NGHỀ KỸ THUẬT DÂU TẰM TƠ

(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN – TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010)

STT HỌ VÀ TÊN NƠI CÔNG TÁC CHỨC VỤ

1 Nguyễn Đức Thiết Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Chủ nhiệm

2 Phùng Hữu Cần Chuyên viên chính Vụ tổ Chúc Cán Bộ - bộ NN & PTNT

Phó chủ nhiệm

3 Nguyễn văn Tân Trưởng phòng trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Thư ký

4 Phan Quốc Hoàn Trưởng khoa – trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Ủy viên

5 Nguyễn Viết Thông P. Trưởng khoa – trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Ủy viên

6 Phạm S Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Lâm Đồng

Ủy viên

7 Nguyễn Thị Thoa Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quốc Gia

Ủy viên

52

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ . NGHỀ KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG

THÔN (Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010)

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NƠI CÔNG TÁC ĐỊA CHỈ

1 Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch Trường Cao đẳng Nông Lâm Bích Sơn-Việt

Yên- Bắc Giang

2 Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký Bộ Nông nghiệp và PTNT Số 2 - Ngọc Hà

- Hà Nội

3 Ngô Hoàng Duyệt Ủy viên

Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

Tân Mỹ Chánh Mỹ Tho Tiền Giang

4 Phạm Thị Hậu Ủy viên Trường Cao đẳng Nông Lâm Bích Sơn-Việt Yên

- Bắc Giang

5 Vũ Thị Thủy Ủy viên Trung tâm Khuyến nông QG Thụy Khuê

Ba Đình - Hà Nội