chỉ số pmi sản xuất...việt nam năm 2018, theo đó gdp việt nam giảm nhẹ về 6,5%,...

3
TRANG TIN TRONG NƯỚC Diễn biến thị trường Tin Kinh tế - Chính sách Ngày 12/01/2018 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 24/2017/ TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Theo đó, NHNN chỉ chấp thuận việc giải thể khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Việc giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, NHNN ra quyết định chấm dứt thanh lý và thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung). Báo cáo mới đây của HSBC đưa ra dự báo về các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2018, theo đó GDP Việt Nam giảm nhẹ về 6,5%, CPI tăng nhẹ lên 3,7%, tỷ giá USD/VND gần như ổn định trong cả năm 2018. Theo phân tích của HSBC, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2018 nhờ sự đóng góp cộng hưởng của cầu nội địa và xuất khẩu. Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ việc phối hợp mở rộng cơ sở công nghiệp kết hợp với chính sách để thúc đẩy cầu nội địa. HSBC kỳ vọng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước sẽ diễn ra nhanh hơn trong 2018 và các biện pháp cải cách trợ cấp bổ sung để kiềm chế chi tiêu của chính phủ. HSBC lạc quan tin tưởng Việt Nam sẽ không vi phạm ngưỡng nợ công tự đặt ra 65% GDP trong năm 2018 nhờ vào tình hình tăng trưởng GDP ổn định và nỗ lực của chính phủ để sửa chữa bản cân đối. Thị trường tiền tệ ngày 11/1: lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đối với VND tăng 0,2 điểm phần trăm ở các kì hạn ON, 2 tuần, nguồn cung thấp, nhu cầu nguồn tương đối nhiều, lãi suất USD không biến động. Cùng ngày, khối lượng trúng thầu trên OMO đạt 159 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 5%/năm, khối lượng đáo hạn đạt 51 tỷ đồng, tương ứng với lượng bơm ròng 108 tỷ đồng. Đồng thời, NHNN đã phát hành 8.000 tỷ đồng tín phiếu, kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 0,60%/năm, khối lượng tín phiếu đáo hạn trong ngày đạt 6.707 tỷ đồng, tương ứng với lượng hút ròng 1.293 tỷ đồng. Tỷ giá USD/VND chính thức ngày 11/1 được công bố ở mức 22.413, giảm 12 VND so với phiên trước, tương ứng mức trần trong giao dịch liên ngân hàng là 23.085. Trong ngày, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng giao dịch ở mức 22.708 - 22.710, tỷ giá USD tự do nằm trong khoảng 22.700 - 22.710. Tương ứng với tỷ giá này, giá vàng thế giới quy đổi lúc 16h ở mức 36,08 triệu đồng/lượng (1317,81 USD/ounce), giá vàng SJC tại Hà Nội cùng thời điểm mua vào - bán ra ở mức 36,47 - 36,57 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới khoảng 487,31 nghìn đồng/lượng. Chỉ số chứng khoán 2 sàn đồng loạt tăng điểm sau khi kết thúc phiên ngày 11/1. Tại sàn HCM, VN-Index tăng 10,06 điểm lên 1048,17 điểm, tương ứng tăng 0,97% so với phiên trước đó, do nhóm cổ phiếu blue chip đồng loạt tăng điểm đã dẫn dắt thị trường, VN30-Index tăng 7,50 điểm lên mức 1047,2 điểm (+0,72%). Khối lượng giao dịch giảm xuống mức 314,65 triệu đơn vị (7.937,20 tỷ đồng), trong đó có 99,86 triệu đơn vị thuộc nhóm VN30 (3970,88 tỷ đồng). Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 0,91 điểm (+0,75%) lên mức 122,84 điểm, HNX30-Index tăng 3,80 điểm (+1,59%) lên mức 243,29 điểm. Thanh khoản trên sàn giảm xuống mức 87,88 triệu đơn vị (1.196,24 tỷ đồng), trong đó có 59,17 triệu đơn vị thuộc nhóm HNX30 (935,86 tỷ đồng). Phiên này khối ngoại mua ròng 11,30 triệu đơn vị ứng với giá trị 488,43 tỷ đồng trên HoSE. Tại sàn Hà Nội, họ bán ròng 0,62 nghìn đơn vị ứng với giá trị 10,85 tỷ đồng. Bản tin Kinh tế - Tài chính Bảng các chỉ số kinh tế vĩ mô Kỳ trước Kỳ này %YoY Chỉ số 11/2017 12/2017 CPI (%mm) 0,13% 0,21% 2,60% IIP (%mm) 2,76% 1,96% 11,17% Xuất khẩu (tr.USD) 19.990 19.300 16,38% Nhập khẩu (tr.USD) 19.394 19.800 15,94% 11T/2017 12T/2017 %YoY tích lũy Bán lẻ (tỷ đồng) 3.600.658 3.934.185 10,86% FDI đăng ký và bổ sung (tr.USD) 33.087 35.870 71,2% FDI thực hiện (tr.USD) 16.000 17.500 10,76% Tỷ giá, Vàng, Chứng khoán 11/01 T.đổi %/ngày USD/VND (NHNN) 21.741/22.413/23.085 -12 -0,05% USD/VND (TT liên NH) 22.708 - 22.710 00 0,00% Vàng SJC (tr.đ/lượng) 36,57 0,00 0,00% VN-Index 1048,1 +10,06 +0,97% HNX-Index 122,84 +0,91 +0,75% VN30-Index 1047,2 +7,50 +0,72% HNX30-Index 243,29 +3,80 +1,59% 52,4 51,9 54,2 54,6 54,1 51,6 52,5 51,7 51,8 53,3 51,6 51,4 52,5 48 49 50 51 52 53 54 55 12/16 03/17 06/17 09/17 12/17 Chỉ số PMI sản xuất 980 990 1.000 1.010 1.020 1.030 1.040 1.050 1.060 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 VN-Index KLGD (nghìn) 05/01 08/01 09/01 10/01 11/01

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chỉ số PMI sản xuất...Việt Nam năm 2018, theo đó GDP Việt Nam giảm nhẹ về 6,5%, CPI tăng nhẹ lên 3,7%, tỷ giá USD/VND gần như ổn định trong cả

TRANG TIN TRONG NƯỚC Diễn biến thị trường

Tin Kinh tế - Chính sách

Bản tin Kinh tế - Tài chính Ngày 12/01/2018

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 24/2017/

TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài

sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trình tự, thủ

tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài,

tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Theo đó, NHNN chỉ chấp

thuận việc giải thể khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả

năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Việc giải thể tổ chức

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Thông tư

này và quy định của pháp luật có liên quan. Trong quá trình giám sát thanh lý

tài sản, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các

khoản nợ, NHNN ra quyết định chấm dứt thanh lý và thực hiện phương án phá

sản tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa

đổi, bổ sung).

Báo cáo mới đây của HSBC đưa ra dự báo về các chỉ số kinh tế vĩ mô của

Việt Nam năm 2018, theo đó GDP Việt Nam giảm nhẹ về 6,5%, CPI tăng

nhẹ lên 3,7%, tỷ giá USD/VND gần như ổn định trong cả năm 2018. Theo

phân tích của HSBC, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2018 nhờ sự đóng

góp cộng hưởng của cầu nội địa và xuất khẩu. Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ

việc phối hợp mở rộng cơ sở công nghiệp kết hợp với chính sách để thúc đẩy

cầu nội địa. HSBC kỳ vọng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước sẽ diễn ra

nhanh hơn trong 2018 và các biện pháp cải cách trợ cấp bổ sung để kiềm chế

chi tiêu của chính phủ. HSBC lạc quan tin tưởng Việt Nam sẽ không vi phạm

ngưỡng nợ công tự đặt ra 65% GDP trong năm 2018 nhờ vào tình hình tăng

trưởng GDP ổn định và nỗ lực của chính phủ để sửa chữa bản cân đối.

Thị trường tiền tệ ngày 11/1: lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đối với

VND tăng 0,2 điểm phần trăm ở các kì hạn ON, 2 tuần, nguồn cung thấp, nhu

cầu nguồn tương đối nhiều, lãi suất USD không biến động. Cùng ngày, khối

lượng trúng thầu trên OMO đạt 159 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 5%/năm,

khối lượng đáo hạn đạt 51 tỷ đồng, tương ứng với lượng bơm ròng 108 tỷ đồng.

Đồng thời, NHNN đã phát hành 8.000 tỷ đồng tín phiếu, kỳ hạn 7 ngày, lãi suất

0,60%/năm, khối lượng tín phiếu đáo hạn trong ngày đạt 6.707 tỷ đồng, tương

ứng với lượng hút ròng 1.293 tỷ đồng.

Tỷ giá USD/VND chính thức ngày 11/1 được công bố ở mức 22.413, giảm 12

VND so với phiên trước, tương ứng mức trần trong giao dịch liên ngân hàng là

23.085. Trong ngày, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng giao dịch ở mức 22.708 -

22.710, tỷ giá USD tự do nằm trong khoảng 22.700 - 22.710. Tương ứng với tỷ

giá này, giá vàng thế giới quy đổi lúc 16h ở mức 36,08 triệu đồng/lượng

(1317,81 USD/ounce), giá vàng SJC tại Hà Nội cùng thời điểm mua vào - bán

ra ở mức 36,47 - 36,57 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới khoảng 487,31

nghìn đồng/lượng.

Chỉ số chứng khoán 2 sàn đồng loạt tăng điểm sau khi kết thúc phiên ngày 11/1.

Tại sàn HCM, VN-Index tăng 10,06 điểm lên 1048,17 điểm, tương ứng tăng

0,97% so với phiên trước đó, do nhóm cổ phiếu blue chip đồng loạt tăng điểm

đã dẫn dắt thị trường, VN30-Index tăng 7,50 điểm lên mức 1047,2 điểm

(+0,72%). Khối lượng giao dịch giảm xuống mức 314,65 triệu đơn vị (7.937,20

tỷ đồng), trong đó có 99,86 triệu đơn vị thuộc nhóm VN30 (3970,88 tỷ đồng).

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 0,91 điểm (+0,75%) lên mức 122,84 điểm,

HNX30-Index tăng 3,80 điểm (+1,59%) lên mức 243,29 điểm. Thanh khoản

trên sàn giảm xuống mức 87,88 triệu đơn vị (1.196,24 tỷ đồng), trong đó có

59,17 triệu đơn vị thuộc nhóm HNX30 (935,86 tỷ đồng). Phiên này khối ngoại

mua ròng 11,30 triệu đơn vị ứng với giá trị 488,43 tỷ đồng trên HoSE. Tại sàn

Hà Nội, họ bán ròng 0,62 nghìn đơn vị ứng với giá trị 10,85 tỷ đồng.

Bản tin Kinh tế - Tài chính

Bảng các chỉ số kinh tế vĩ mô

Kỳ trước Kỳ này %YoY

Chỉ số 11/2017 12/2017

CPI (%mm) 0,13% 0,21% 2,60%

IIP (%mm) 2,76% 1,96% 11,17%

Xuất khẩu (tr.USD) 19.990 19.300 16,38%

Nhập khẩu (tr.USD) 19.394 19.800 15,94%

11T/2017 12T/2017 %YoY tích

lũy

Bán lẻ (tỷ đồng) 3.600.658 3.934.185 10,86%

FDI đăng ký và bổ

sung (tr.USD) 33.087 35.870 71,2%

FDI thực hiện (tr.USD) 16.000 17.500 10,76%

Tỷ giá, Vàng, Chứng khoán

11/01 T.đổi %/ngày

USD/VND (NHNN) 21.741/22.413/23.085 -12 -0,05%

USD/VND (TT liên NH) 22.708 - 22.710 00 0,00%

Vàng SJC (tr.đ/lượng) 36,57 0,00 0,00%

VN-Index 1048,1 +10,06 +0,97%

HNX-Index 122,84 +0,91 +0,75%

VN30-Index 1047,2 +7,50 +0,72%

HNX30-Index 243,29 +3,80 +1,59%

52,4

51,9

54,254,6

54,1

51,6

52,5

51,7 51,8

53,3

51,651,4

52,5

48

49

50

51

52

53

54

55

12/16 03/17 06/17 09/17 12/17

Chỉ số PMI sản xuất

980

990

1.000

1.010

1.020

1.030

1.040

1.050

1.060

0

20.000

40.000

60.000

80.000

100.000

120.000

140.000

VN-IndexKLGD (nghìn)

05/01 08/01 09/01 10/01 11/01

Page 2: Chỉ số PMI sản xuất...Việt Nam năm 2018, theo đó GDP Việt Nam giảm nhẹ về 6,5%, CPI tăng nhẹ lên 3,7%, tỷ giá USD/VND gần như ổn định trong cả

Thị trường chứng khoán Mỹ quay đầu tăng điểm trong phiên giao dịch ngày

thứ Năm lên mức cao kỷ lục nhờ giá dầu thô tăng kéo nhóm cổ phiếu năng

lượng tăng mạnh và nhà đầu tư đặt cược vào lợi nhuận quý IV khả quan của các

doanh nghiệp cùng với chính sách giảm thuế của chính quyền Tổng thống

Trump. Kết thúc phiên 11/01, chỉ số Dow Jones tăng 205,6 điểm (+0,81%), lên

25.574,73 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 19,33 điểm (+0,70%), lên 2.767,56 điểm.

Chỉ số Nasdaq tăng 58,2 điểm (+0,81%), lên 7.211,78 điểm. Thị trường chứng

khoán châu Âu tiếp tục trái chiều với đà tăng tiếp theo của chứng khoán Anh,

trong khi chứng khoán Đức và Pháp vẫn duy trì sắc đỏ khi đồng euro tăng mạnh

so với đồng USD, ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu của khu

vực. Kết thúc phiên 11/01, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 14,43 điểm (+0,19%),

lên 7.762,94 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 78,44 điểm (-0,59%), xuống

13.202,90 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 16,13 điểm (-0,29%), xuống

5.488,55 điểm. Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong khi

chứng khoán Nhật Bản có phiên giảm khi đồng yên tăng mạnh so với đồng

USD, thì chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục tiếp duy trì đà tăng

phiên thứ 13 và thứ 10 liên tiếp. Kết thúc phiên 11/01, chỉ số Nikkei 225 tại

Nhật Bản giảm 77,77 điểm (-0,33%), xuống 23.710,43 điểm. Chỉ số Hang Seng

tại Hồng Kông tăng 46,67 điểm (+0,15%), lên 31.120,39 điểm. Chỉ số Shanghai

Composite tại Thượng Hải tăng 3,51 điểm (+0,10%), lên 3.425,34 điểm.

Giá vàng cũng tiếp tục duy trì đà tăng tốt trong phiên thứ Năm nhờ đồng USD

xuống thấp. Kết thúc phiên 11/01, giá vàng giao ngay tăng 5,53 USD

(+0,42%), lên 1.322,34 USD/ounce.

Giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh Thông tin về kho dự trữ dầu thô tuần trước của

Mỹ sụt giảm mạnh được công bố hôm thứ Tư. Kết thúc phiên 11/01, giá dầu

thô Mỹ tăng 0,23 USD/thùng (+0,36%), lên 63,80 USD/thùng.

TRANG TIN QUỐC TẾ

Diễn biến thị trường

Tỷ giá, Vàng, Dầu

11/01 %/ngày Hỗ trợ Kháng cự

EUR/USD 1,203 0,72% 1,187-1,182 1,222-1,214

GBP/USD 1,354 0,23% 1,342-1,338 1,367-1,361

USD/JPY 111,24 -0,16% 110,5-110,1 112,6-112,2

Vàng 1322,34 0,42% 1312-1309 1334-1329

Dầu(NY) 63,80 0,36% 62,66-61,89 65,91-65,34

Chỉ số chứng khoán toàn cầu

Chỉ số Nước 11/01 % Ngày % /

01/01/17

DOWJONES Mỹ 25.574,73 0,81% 29,41%

NASDAQ Mỹ 7.211,78 0,81% 33,97%

S&P 500 Mỹ 2.767,56 0,70% 23,62%

FTSE 100 Anh 7.762,94 0,19% 8,68%

DAX Đức 13.202,90 -0,59% 15,00%

NIKKEI 225 Nhật 23.710,43 -0,33% 24,05%

SHANGHAI TQ 3.425,34 0,10% 10,37%

PG Bank Research

Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) bất ngờ giảm 0,1%

trong tháng 12 sau khi tăng 0,4% trong tháng 11, các chuyên gia kinh tế dự báo

chỉ số này sẽ tăng 0,2%. PPI tháng 12 giảm chủ yếu do giá cả nhu cầu dịch vụ

cuối cùng giảm 0,2% sau khi tăng 0,2% trong tháng 11. Nếu loại trừ thực phẩm

và dịchvụ, PPI cơ bản giảm 0,1% trong tháng 12 sau khi tăng 0,3% trong tháng

11, trái dự báo tăng 0,2% của các chuyên gia kinh tế. So với cùng kỳ năm trước,

PPI tháng 12 tăng 2,6% trong khi PPI cơ bản tăng 2,3%.

Cơ quan thống kê Đức (Destatis) cho biết kinh tế Đức tăng trưởng mạnh nhất 6

năm qua trong năm 2017 chủ yếu nhờ nhu cầu nội địa mạnh. GDP năm 2017

tăng 2,2% so với năm trước, cao hơn mức tăng 1,9% của năm 2016 và đây là

năm thứ 8 liên tiếp kinh tế Đức tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này

vẫn thấp hơn dự báo tăng 2,4% của các chuyên gia. Ngân hàng trung ương Đức

vừa nâng dự báo tăng trưởng 2018 lên mức 2,5% từ mức 1,7% đưa ra trước đó.

Cơ quan thống kê Châu Âu (Eurostat) ngày hôm qua cho biết sản xuất công

nghiệp Châu Âu (Eurozone) tăng mạnh nhất trong 3 tháng qua trong tháng 11

khi đạt mức tăng 1% so với tháng trước, sau khi tăng 0,4% trong tháng 10. Các

chuyên gia kinh tế dự báo mức tăng chỉ là 0,8%. So với cùng kỳ năm trước, sản

xuất công nghiệp tháng 11 tăng chậm lại ở mức 3,2% từ mức 3,9% hồi tháng

10, nhưng cao hơn mức dự báo tăng 3,1%.

Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết thặng dư cán cân vãng lại của nước này đạt

1,347 nghìn tỷ yen trong tháng 11, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước và thấp

hơn mức dự báo 1,836 nghìn tỷ yen của các chuyên gia kinh tế cũng như thấp

hơn mức 2,176 nghìn tỷ yen của tháng 10. Trong đó, thặng dư cán cân thương

mại đạt 181 tỷ yen, thấp hơn mức dự báo 314,1 tỷ yen và thấp hơn mức 430,2

tỷ yen của tháng trước đó. Xuất khẩu tháng 11 tăng 13,9% so với cùng kỳ năm

trước lên mức 6,768 nghìn tỷ yen sau khi tăng 14,3% vào tháng trước đó. Nhập

khẩu tăng 17,6% lên 6,587 nghìn tỷ yen sau khi tăng 18,5% vào tháng 10. Cán

cân tài chính thâm hụt 21,7 tỷ yen trong khi cán cân tài chính thặng dư 1,404

nghìn tỷ yen.

Bảng lãi suất một số Ngân hàng Trung Ương

NHTƯ Đồng

tiền Kỳ trước Kỳ này

Cuộc

họp tới

Mỹ USD 1%-

1,25%

1,25%-

1,5% 01/02/18

Châu Âu

EUR 0,00% 0,00% 25/01/18

Anh

GBP 0,50% 0,50% 08/02/18

Nhật

JPY -0,10% -0,10% 23/01/18

Úc

AUD 1,50% 1,50% 06/02/18

Tin Kinh tế

Giờ Chỉ số kinh tế công bố hôm

nay Dự báo

Kỳ

trước

21:30 CPI m/m Mỹ 0,2% 0,1%

21:30 Doanh số bán lẻ m/m Mỹ 0,4% 1%

Giờ Chỉ số kinh tế công bố hôm

trước

Kỳ này/

(Dự báo)

Kỳ

trước

21:30 PPI m/m Mỹ -0,1%/(0,2%)

0,4%

21:30 Số đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu Mỹ

261K/(246K)

250K

Page 3: Chỉ số PMI sản xuất...Việt Nam năm 2018, theo đó GDP Việt Nam giảm nhẹ về 6,5%, CPI tăng nhẹ lên 3,7%, tỷ giá USD/VND gần như ổn định trong cả

PG Bank Research

Mọi chi tiết và câu hỏi liên quan đến bản tin này xin vui lòng liên hệ:

Phòng Nghiên cứu và Phân tích

Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Tầng 24, Tòa nhà Mipec, 229 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tel : +(84 4) 6 281 1298 Fax: +(84 4) 6 281 1299

Email: [email protected] Website: www.pgbank.com.vn

Blog: pgbankresearch.wordpress.com

Thông tin liên hệ

Khuyến cáo sử dụng

Những thông tin được cung cấp trên đây do Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Khối Đầu tư - PG Bank

thu thập từ các nguồn được coi là đáng tin cậy. Việc cung cấp các thông tin này chỉ phục vụ mục đích

tham khảo. PG Bank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hậu quả có thể gây ra do việc sử

dụng thông tin của bài viết. Các thông tin trên có thể thay đổi theo diễn biến của thị trường và PG

Bank không có trách nhiệm phải thông báo về những thay đổi này.

Bùi Quỳnh Vân

Chuyên viên Phân tích

Email: [email protected]

Tel: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243

Nguyễn Thị Diệu Linh

Chuyên viên Phân tích

Email: [email protected]

Tel: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 644

Đỗ Kim Thoa

Chuyên viên Phân tích

Email: [email protected]

Tel: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 390