cƠcmutxch cc~ac}cqulnlÝcknhtranh-bycÔngthƯƠng · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a...

32

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn
Page 2: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

� Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả� Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranh� Chống các hành vi phản cạnh tranh� Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng� Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

BanHợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diệntại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diệntại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ ngườitiêu dùng

Page 3: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

Thư Ban biên tậpKhi thế giới bắt đầu vực dậy từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ

nhất sau cuộc Đại suy thoái những năm 30 của thế kỷ trước, có mộtthực tế đáng lo ngại là làn sóng bảo hộ ngày càng gia tăng sẽ cản trởđà phục hồi này. Bất chấp việc các lãnh đạo thế giới hứa hẹn giảmthiểu các hàng rào thương mại thì các biện pháp bảo hộ vẫn đanglà công cụ để chủ nghĩa bảo hộ thực hiện ý muốn của mình.

Các chuyên gia phân tích về thương mại cho biết ít nhất 130 biệnpháp bảo hộ như tăng thuế, hạn chế nhập cư và hỗ trợ cho xuất khẩuđang nằm trong kế hoạch của nhiều chính phủ trên khắp thế giới.Trong khi đó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ước đoán trongnăm 2010 sẽ có tới 437 cuộc tranh cãi về chống bán phá giá, tănghơn gấp đôi so với năm 2008.

Trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vàđang tiếp tục là bị đơn trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá,chống trợ cấp và tự vệ trong hoạt động Thương Mại Quốc Tế. Cácmặt hàng bị khởi kiện cũng rất đa dạng từ các mặt hàng xuất khẩuchủ lực như giày mũ da, tôm cho tới các mặt hàng có kim ngạch xuấtkhẩu còn khá khiêm tốn như túi PE, bao bì nhựa, máy điều hòa, xeđạp. Cùng với chính sách thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao năng lựccạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thếgiới, thì trong thời gian tới xu hướng Việt Nam tiếp tục là đối tượngbị khởi kiện là điều có thể dự đoán được.

Bức tranh về phòng vệ thương mại trên thế giới ngày càng diễnra đa dạng và phức tạp đòi hỏi Việt Nam cần có các chính sách phùhợp cũng như những dự báo để nhằm đối phó một cách hợp lý trướclàn sóng bảo hộ tại thị trường xuất khẩu.

Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng số 15 tháng 04/2010 baogồm các tin tức và bài viết cập nhật về thực trạng công tác phòng vệthương mại trên thế giới và Việt Nam hy vọng sẽ phần nào cung cấpcho độc giả những thông tin cần thiết liên quan tới chủ đề này.

BAN BIÊN TẬP

BẢN TINCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BIÊN TẬPBẠCH VĂN MỪNG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPVŨ BÁ PHÚ

BIÊN TẬP VIÊNLÊ PHÚ CƯỜNG, NGUYỄN THÀNH HẢI,

PHAN CÔNG THÀNH, NGUYỄN VĂN THÀNH,BÙI VIỆT TRƯỜNG, NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dânPGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt NamTS. VŨ THÀNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnVŨ BÁ PHÚ

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

Page 4: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

Trong số này BẢN TINCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

5 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

8 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

13 TRANG QUỐC TẾ

16 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

21 HỎI ĐÁP

24

25 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

29 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚICẠNH TRANH QUỐC GIA

22 PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH

Page 5: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Cục Quản lý cạnh tranh ký biên bản ghi nhớ về hợp tác vớiCơ quan cạnh tranh liên bang Nga

Ngày 24/03/2010 tại Trụ sở BộCông Thương 54 Hai Bà Trưng, HàNội, Ông Bạch Văn Mừng - Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh đãcó buổi làm việc với Ông AndreyTsarikovsky - Phó Chủ tịch Cơ quancạnh tranh Liên Bang Nga và BàLessia Davydova - Vụ trưởng VụHợp tác kinh tế Quốc tế, Cơ quanchống độc quyền Liên Bang Nga.

Tại buổi làm việc, Lãnh đạo hai cơquan cạnh tranh đã giới thiệu vềtình hình hoạt động của cơ quan

mình, đồng thời trao đổi những kinhnghiệm trong việc triển khai thực thiPháp luật cạnh tranh của mỗi bên, haibên đưa ra các phương hướng triểnkhai hợp tác trong thời gian tới. Kếtthúc buổi làm việc, Cục Quản lý cạnhtranh đã ký biên bản ghi nhớ về hợptác với Cơ quan chống độc quyềnLiên Bang Nga trước sự chứng kiếncủa cơ quan hữu quan hai bên: vềphía Việt Nam, Ông Lê Danh Vĩnh –Thứ trưởng Bộ Công Thương; Đạidiện của Vụ Hợp tác quốc tế và VụChâu Âu - Bộ Công Thương, về phíaNga: Phó Đại sứ Nga tại Việt Nam; Tùyviên thương mại.

Theo bản ghi nhớ, Hai bên mongmuốn phát triển và thúc đẩy hợp tác

trong việc thực thi chính sách và Phápluật cạnh tranh. Qua đó, góp phầntạo điều kiện thuận lợi cho việc pháttriển quan hệ kinh tế, thương mạisong phương:

Các hình thức chính của việc hợptác bao gồm:

- Trao đổi thông tin: Các Bên cungcấp cho nhau thông tin, tài liệu vềluật, các tư liệu, kết quả nghiên cứu,báo cáo có liên quan đến các hoạtđộng thực thi của cơ quan cạnh tranhcủa mỗi Bên và các tài liệu trongphạm vi sẵn có. Tất cả các tư liệu trênsẽ được dịch sang tiếng Anh và tuânthủ quy tắc bảo mật của luật phápmỗi Bên.

- Cử Đại diện tham dự Hội nghị, Hộithảo, Diễn đàn hoặc các sự kiện khácliên quan đến lĩnh vực thực thi chínhsách cạnh tranh do Bên còn lại tổ chức;

- Cử Đại diện tham dự các sự kiệndo bên còn lại tổ chức với vai trò làgiảng viên hoặc chuyên gia tư vấngóp phần trao đổi kinh nghiệm vềđẩy mạnh việc thực thi chính sáchcạnh tranh.

- Hỗ trợ lẫn nhau tổ chức các sựkiện phục vụ mục đích tuyên truyền;

- Hợp tác dưới bất kỳ hình thứcnào do hai Bên thỏa thuận. Hình thứchợp tác phải đảm bảo phù hợp vớipháp luật từng nước.

VŨ HƯƠNG

Page 6: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

Từ ngày 19-20 tháng 03 năm 2010, CụcQuản lý cạnh tranh (QLCT) phối hợp với BanThư ký ASEAN tổ chức Hội nghị cấp cao lần thứ5 nhóm Chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC)tại Hà Nội. Tham dự Hội nghị có đại diện cơquan quản lý cạnh tranh các nước ASEAN. Hộinghị được tổ chức thường niên theo hình thứcluân phiên giữa các quốc gia ASEAN nhằmđánh giá hiệu quả của các hoạt động hợp táctrong lĩnh vực cạnh tranh năm vừa qua đồngthời đề ra phương hướng hoạt động năm2010.

Được thành lập năm 2008 tại Singapore, kếthừa những thành tựu của tổ chức tiềnthân là ACFC (Diễn đàn tư vấn cạnh tranh

Đông Nam Á), AEGC được kỳ vọng sẽ góp phầnnâng cao văn hóa cạnh tranh còn hạn chế trongkhu vực ASEAN. AEGC là nơi các cơ quan cạnhtranh khu vực chia sẻ thách thức, kinh nghiệm vàphương hướng phát triển trong lĩnh vực cạnhtranh. Đây cũng đồng thời là diễn đàn để cácquốc gia ASEAN đưa ra những sáng kiến hợp táctrong lĩnh vực này, nhằm hướng đến mục tiêuchung là thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vàonăm 2015.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Ông Bạch Văn Mừng- Cục trưởng Cục QLCT Việt Nam đã nêu bật ýnghĩa của Hội nghị và tầm quan trọng của cạnhtranh trong lộ trình hướng tới Cộng đồng kinh tếASEAN (AEC) vào năm 2015, đặc biệt trong bốicảnh mới chỉ có 4 quốc gia trong khu vực banhành Luật Cạnh tranh (Việt Nam, Thái Lan, In-

donesia và Singapore). Malaysia dự kiến sẽ làthành viên thứ 5 thông qua Luật Cạnh tranhtrong năm 2010. Theo Cục trưởng Bạch VănMừng, cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trongmột nền kinh tế mở. Đảm bảo môi trường cạnhtranh lành mạnh hướng tới mục tiêu bảo vệ lợiích người tiêu dùng là nhiệm vụ hàng đầu trongchính sách phát triển kinh tế bền vững của mỗiquốc gia

Trong 02 ngày diễn ra Hội nghị, các Đại biểuđã báo cáo ngắn gọn các kết quả hoạt động hợptác trong lĩnh vực cạnh tranh khu vực trong năm2009 và kế hoạch hành động trong năm 2010.Hiện nay, AEGC có 3 nhóm nghiên cứu cạnhtranh, đó là: nhóm xây dựng năng lực cạnh tranhcho các nước ASEAN do Malaysia làm Trưởngnhóm, nhóm xây dựng Hướng dẫn luật và chínhsách cạnh tranh khu vực do Singapore làmTrưởng nhóm và nhóm xây dựng Sổ tay chínhsách và Luật Cạnh tranh ASEAN do Việt Nam làmTrưởng nhóm. Theo dự kiến, hai quyển Hướngdẫn về luật và chính sách cạnh tranh và Sổ taychính sách và Luật Cạnh tranh ASEAN sẽ đượchoàn thành trong tháng 5 năm 2010. Cục QLCTViệt Nam sẽ chủ trì tổ chức Lễ ra mắt hai quyểnsách trên vào tháng 8 năm 2010, khi Việt Nam tổchức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Đà Nẵng

Tại Hội nghị, các Đại biểu cũng bỏ phiếu bầuIndonesia giữ cương vị Phó chủ tịch AEGC năm2010 và sẽ chính thức trở thành chủ tịch củaNhóm vào năm 2011.

ANH TUẤN

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

V C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

Hội nghị cấp cao nhóm chuyên gia cạnh tranh Asean (AEGC)lần thứ 5 tại Hà Nội

Page 7: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

Luật Cạnh tranh ra đời năm 2005 đã vàđang thể hiện vai trò quan trọng trongviệc bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh

nghiệp và góp phần phát triển nền kinh tế vĩmô khi đảm bảo môi trường cạnh tranh lànhmạnh nhằm đưa Luật Cạnh tranh tới cơ quanquản lý và cộng đồng. Ngày 15 và 17 tháng 03vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức haibuổi hội thạo tuyên truyền và phổ biến LuậtCạnh tranh tại Quy Nhơn và Nha Trang. Hộithảo phổ biến Luật Cạnh tranh tại Quy Nhơn vàNha Trang đã thu hút sự tham gia của gần 100cán bộ đến từ các Sở và Phòng Kinh tế, đặc biệtlà đại diện của các doanh nghiệp trong địa bànhai tỉnh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnhluôn là vấn đề được quan tâm trong cộng đồngdoanh nghiệp, chính vì vậy Lãnh đạo và Cán bộCục Quản lý cạnh tranh tại Hội thảo đã nhậnđược rất nhiều ý kiến phản hồi của doanhnghiệp hai tỉnh về vấn đề này. Lãnh đạo SởCông thương Bình Định đã thay mặt doanh

nghiệp lên tiếng về vấn đề thương hiệu rượuBầu Đá Bình Định bị doanh nghiệp ở các tỉnhlân cận chiếm hữu và sử dụng. Trường hợptương tự cũng xảy ra đối với thương hiệu nướcmắm Nha Trang. Vấn đề được đặt ra ở đây làdoanh nghiệp cần lường trước được các tìnhhuống xâm phạm thương hiệu bằng cáchnhanh chóng đăng ký thương hiệu hàng hóacủa mình tại cơ quan sở hữu trí tuệ địa phương.Để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, Cục Quản lýcạnh tranh khuyến khích doanh nghiệp khithấy có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến hànhvi cạnh tranh không lành mạnh cần chuẩn bịhồ sơ và gửi về Cục QLCT để Cục kịp thời điềutra và xử lý vụ việc

Hội thảo tại hai tỉnh miền Nam đã kết thúctốt đẹp khi nhận được những ý kiến đóng góphữu ích của các đại biểu tham dự về công tácnâng cao hiệu quả phổ biến và thực thi LuậtCạnh tranh.

ANH TUẤN

Hội thảo tuyên truyền và phổ biến Luật Cạnh tranh tạiQuy Nhơn và Nha Trang

Page 8: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Thương vụ Việt Nam tại Ủy ban Thương mạiChâu Âu và Bỉ- Luxembourg cho biết Hiệphội Công nghiệp hàng thể thao Châu Âu (

viết tắt là FESI) đã chính thức gửi đơn kiện về việcEU gia hạn thuế chống bán phá giá giày mũ danhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc tới Tòa ántối cao Châu Âu.

Vào cuối tháng 12, các thành viên của EU đãđồng tình cho đề xuất của EC là gia hạn thuếchống bán phá giá giày mũ da nhập khẩu từ ViệtNam và Trung Quốc thêm 15 tháng. FESI cho rằngđiều này là hoàn toàn dựa trên việc điều trakhông thỏa đáng và không đúng sự thật, đồngthời nhận định kết quả của cuộc điều tra này gâytổn hại đến các hoạt động thương mại Châu Âuvà quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo ước tính của FESI, từ khi được áp dụngvào tháng 10.2006 cho đến nay, khoảng 1 tỉ euro

đã được thu từ thuế chống bán phá giá giày mũda.

LÊ SỸ GIẢNG

FESI kiện Ủy ban Châu Âu (EC) ra Tòa án Châu Âu vềvụ việc giày mũ da

Ngày 19/03/2010, Ủy ban Châu Âu (EC) đãchính thức thông báo trên Công báo của EUvề việc thuế chống bán phá giá đối với xe

đạp Trung Quốc và Việt Nam sẽ hết hiệu lực vàongày 15/07/2010. Hiện nay EU đang áp dụng thuếchống bán phá giá 48,5% đối với xe đạp và phụtùng xe đạp Trung Quốc và 34,5% đối với xe đạpViệt Nam (15,8% riêng đối với công ty Always Ltd.tại Khu chế xuất Tân Thuận).

Theo Quy định của Luật về Chống bán phá giácủa EU, từ thời điểm có thông báo nêu trên của ECcho đến 3 tháng trước khi thuế chống bán phá giáhết hiệu lực, các hiệp hội sản xuất xe đạp Châu Âucó thể gửi văn bản yêu cầu EC rà soát cuối kỳ. Trongyêu cầu này phải có bằng chứng cụ thể rằng việcchấm dứt thuế chống bán phá giá sẽ tạo điều kiệnđể việc bán phá giá và tổn hại cho công nghiệpChâu Âu lại tiếp diễn hoặc tái diễn.

Trước đó, do sự chậm ra thông báo nêu trêncủa EC, sự căng thẳng trên thị trường xe đạp toàncầu đã tăng lên với rất nhiều tin đồn. Một trongnhững tin đồn tại Triển lãm xe đạp Đài Bắc 2010(18/3-21/3/2010) là các Bộ trưởng Kinh tế 27 nướcthành viên EU đã quyết định thông qua các hiệphội các nhà sản xuất xe đạp như ANCMA của Italyhay ZIV của Đức để điều tra sơ bộ về tình hình thịtrường xe đạp hiện nay ở Châu Âu. Tuy nhiên, theoông Moreno Fioravanti - Chủ tịch Hiệp hội các nhàsản xuất phụ tùng xe đạp Châu Âu và ông Piero Ni-grelli - Giám đốc bộ phận Xe đạp của Hiệp hội côngnghiệp Italy ANCMA thì các tin đồn này chỉ là suyđoán.

Theo thông tin của mạng Bike Europe thì gầnnhư chắc chắn Hiệp hội các nhà sản xuất xe đạpChâu Âu (EBMA) sẽ yêu cầu rà soát cuối kỳ và nhắmtới mục tiêu tiếp tục áp thuế chống bán phá giámới trong 5 năm nữa đối với xe đạp của TrungQuốc.

(Theo: Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU)

Ủy ban Châu Âu chính thức thông báo thuế chống bán phágiá đối với xe đạp Trung Quốc và Việt Nam sắp hết hiệu lực

Page 9: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

Ngày 26 tháng 03 năm 2010, BộThương mại Hoa Kỳ (DOC) đãthông báo quyết định cuối

cùng cho các cuộc điều tra về chốngbán phá giá (AD) và thuế chống trợcấp (CVD) đối với sản phẩm túi nhựađựng hàng bán lẻ (túi nhựa) nhậpkhẩu từ Việt Nam.

Đối với các cuộc điều tra về chốngbán phá giá, hành vi phá giá diễn rakhi một công ty nước ngoài bán mộtsản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ vớigiá thấp hơn giá trị thông thường củasản phẩm đó. Đối với các cuộc điềutra về chống trợ cấp, các khoản trợcấp là những trợ giúp về tài chính từchính phủ nước ngoài mà khoản trợcấp đó đem lại lợi ích cho việc sảnxuất, hoặc xuất khẩu hàng hóa.

Trong các cuộc điều tra về chốngbán phá giá, đã có 16 nhà sản xuất vàxuất khẩu Việt Nam chịu mức thuếxuất riêng biệt là 52.30%. Tất cả cácnhà sản xuất và xuất khẩu túi nhựakhác của Việt Nam nhận mức thuếxuất toàn quốc là 76.11%, bao gồmcả các bị đơn bắt buộc là công ty Ad-vance Polybag và Fotai Việt Nam (cảhai công ty này đã cùng rút khỏi cuộcđiều tra chống bán phá giá).

QuyếtđịnhcuốicùngcủaBộThươngmạiHoaKỳ trongvụ việc điều tra chống bán phá giá và trợ cấpđối với sản phẩm túi nhựa

BIÊN ĐỘ PHÁ GIÁ CUỐI CÙNG

CÁC MỨC THUẾ TRỢ CẤP CUỐI CÙNG

NHÀ SẢN XUẤT/XUẤT KHẨU BIÊN ĐỘ PHÁ GIÁ

VIỆT NAM

Mức thuế riêng biệt cho các bị đơn 52.30%

Mức thuế toàn Việt Nam (bao gồm cảcông ty Advance Polybag và tập đoàndoanh nghiệp Fotai Vietnam vì 2 công tynày đã rút ra khỏi vụ việc điều tra chốngbán phá giá)

76.11%

Trong cuộc điều tra về chống trợcấp đối với Việt Nam, có ba bị đơn bắtbuộc là công ty Chin Sheng (TiếnThịnh), tập đoàn doanh nghiệp FotaiViệt Nam và công ty Advance Polybagđã phải chịu mức thuế xuất chống trợ

cấp lần lượt là: 0.44% (mức khôngđáng kể), 5.28% và 52.56%. Tất cả cácnhà sản xuất/xuất khẩu khác của ViệtNam nhận mức thuế chống trợ cấp là5.28%.

NHÀ SẢN XUẤT/XUẤT KHẨU TỈ LỆ TRỢ CẤP

VIỆT NAM

Công ty Advance Polybag (công tynày cũng đã rút ra khỏi vụ việc vàkhông tiếp tục hợp tác với DOC trongvụ việc điều tra chống trợ cấp túi PE)

52.56 %

Công ty Chin Sheng (Tiến Thịnh)0.44 %

(mức không đáng kể)

Tập đoàn Fotai Vietnam 5.28 %

Tất cả các công ty khác 5.28 %

V C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

Page 10: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Tại Quyết định cuối cùng về vụviệc điều tra chống trợ cấp túi PE nêutrên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ chấpnhận đề xuất của Bộ Công ThươngViệt Nam về ngày để tính toán vàđiều tra các trợ cấp (cut or date) củaViệt Nam là ngày mà Việt Nam gianhập WTO (11/01/2007), thay chothời gian mà phía nguyên đơn yêucầu (bắt đầu điều tra từ năm 1999).Điều này, đã có vai trò rất tích cựclàm giảm đi đáng kể gánh nặngchứng minh của Chính phủ Việt Namvà doanh nghiệp bị đơn bắt buộctrong việc chứng minh các cáo buộctrợ cấp của phía nguyên đơn làkhông chuẩn xác cũng như khốilượng các tài liệu, giải trình cần cungcấp cho DOC.

Trong vụ việc điều tra chống trợcấp đầu tiên của nước ngoài đối vớisản phẩm xuất khẩu của Việt Nam,Chính phủ Việt Nam đã thành côngtrong việc chứng minh và lập luậnvới DOC để loại bỏ 17/19 nhómchương trình và chính sách mà cácnguyên đơn cáo buộc là có trợ cấp rakhỏi phạm vi điều tra của vụ việc túiPE. Còn tồn tại lại 02 nhóm chínhsách và chương trình của Chính phủViệt Nam vẫn bị coi là trợ cấp và cóthể đối kháng, đó là: (i) ưu đãi thuế(thuế thu nhập doanh nghiệp vàthuế nhập khẩu nguyên vật liệu); (ii)và miễn/ giảm tiền thuê đất.

Quyết định cuối cùng về vụ việcđiều tra chống bán phá giá và chốngtrợ cấp túi PE và thực tiễn các vụ việcđiều tra chống bán phá giá, chốngtrợ cấp cho thấy việc không hợp tác,

hợp tác không đầy đủ, không trungthực của các doanh nghiệp liên quanđến vụ việc thường đem lại kết quảtiêu cực và rất bất lợi cho nhữngdoanh nghiệp này. Các cơ quan điềutra thường có thái độ rất nghiêmkhắc đối với việc không hợp tác nàyvà trong phạm vi thẩm quyền chophép, họ sẽ đưa ra các mức thuế caonhất có thể. Mức thuế 52,56% và5,28% là mức thuế, mà ở đó đã phảnánh sự không hợp tác và hợp táckhông đầy đủ của các doanh nghiệpbị đơn bắt buộc với cơ quan điều tra(DOC) trong vụ việc túi PE. Mức thuế0,44% của Tiến Thịnh (mức thuế tốithiểu -de minimis) được coi là khôngcó trợ cấp. Đây là kết quả của sự hợptác đầy đủ, trung thực giữa TiếnThịnh và cơ quan điều tra DOC.Chính vì vậy, có thể nói mức thuếnày đã phản ánh đúng thực trạngcủa các chính sách kinh tế, thươngmại của Chính phủ Việt Nam làChính phủ Việt Nam đã không có trợ

cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩutúi PE.

Nguyên đơn trong các cuộc điềutra này là công ty Hilex Poly LCC từHartsville, bang South Carolina vàcông ty Superbag từ Houston, bangTexas.

Hàng hóa thuộc diện điều tra làcác mặt hàng túi nhựa (bao gồm cáctúi xách hình chữ T, túi đựng hàngthực phẩm, túi đựng hàng mua bánhoặc túi tại các quầy hàng). Túi nhựađược phân dưới nhóm có mã số3923.21.0085 (theo bảng mã số thuếnhập khẩu hài hòa của Hoa Kỳ- HTSUS). Trong khi mã số thuế HTS USđược cung cấp để tạo thuận lợi vàvới mục đích dành cho hải quan, bảnmô tả của DOC về hàng hóa thuộcdiện điều tra sẽ điều chỉnh phạm vicủa cuộc điều tra này.

Trong năm 2009, trị giá các sảnphẩm túi nhựa nhập khẩu từ ViệtNam đã đạt mức khoảng 43 triệuđôla Mỹ.

*Sẽ chỉ xảy ra trong trường hợp có phán quyết khẳng định cuối cùng của cảDOC và ITC.

THỐNG KÊ NHẬP KHẨU

TIẾN TRÌNH VỤ VIỆC

Sự kiện CVD AD

Nộp đơn kiện 31/03/2009 31/03/2009

DOC khởi xướng điều tra 20/4/2009 20/4/2009

Quyết định sơ bộ của ITC 14/5/2009 14/5/2009

Quyết định sơ bộ của DOC 28/8/2009 27/9/2009

Quyết định cuối cùng của DOC 25/3/2010 25/3/2010

Quyết định cuối cùng của ITC 10/5/2010 10/5/2010

Ra các lệnh áp thuế ** 17/5/2010 17/5/2010

VIỆT NAM 2007 2008 2009

Khối lượng (Nghìn đơn vị) 7,288,000 7,201,000 6,259,000

Trị giá (USD) 65,429,000 79,424,000 43,074,000

(Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ ITC, Dataweb (HTSUS3923.21.0085). Một đơn vị = 1000 túi

CHI MAI

Page 11: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

Ra mắt Hiệp hội bán hàng đacấp Việt Nam

Có trên 660 nghìn người tham giabán hàng đa cấp tại Việt Nam

Chiều 31/03/2010, tại Khách sạnSheraton Hà Nội, Hiệp hội Bánhàng đa cấp Việt Nam đã tổ

chức thành công buổi lễ ra mắt củaHiệp hội này. Tham dự buổi lễ ra mắtcó đại điện đến từ các cơ quan quảnlý nhà nước như Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, BộCông Thương, đại điện các Sở Công

Thương các tỉnh phía Bắc, đại diệncác cơ quan truyền thông và toàn thểcác doanh nghiệp đang kinh doanhtheo phương thức đa cấp tại ViệtNam.

Hiệp hội ra đời trên cơ sở Quyếtđịnh số 935/QĐ-BNV ngày 15/6/2009của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc

Theo báo cáo của các Sở CôngThương, tính đến hết năm2009, trên toàn quốc đã có 45

doanh nghiệp được cấp giấy đăngký tổ chức bán hàng đa cấp tại cácSở Công Thương địa phương, tại SởCông Thương Hà Nội có 20 doanhnghiệp, TP. Hồ Chí Minh có 22 doanhnghiệp, tại Đồng Nai 02 doanhnghiệp và Bình Dương 01 doanhnghiệp. Trong số này, có 13 doanhnghiệp đã tạm ngừng, chấm dứthoạt động bán hàng đa cấp (có 01doanh nghiệp bị rút giấy phép).

Tổng hợp báo cáo của các doanhnghiệp đang hoạt động bán hàng đa

cấp tại Việt Nam, tổng doanh thucủa các doanh nghiệp này đạt trên2.100 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng vềdoanh thu đạt 150%, năm 2008 tổngdoanh thu của các doanh nghiệp là1.400 tỷ đồng. Hiện tại có trên 1000chủng loại hàng hoá được đăng kýtổ chức bán hàng đa cấp bao gồmcác nhóm hàng thực phẩm chứcnăng, mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân vàđồ dùng gia đình.

Trong năm 2009, đã có khoảng210 nghìn người mới tham gia vàohoạt động bán hàng của các doanhnghiệp, nâng tổng số người thamgia bán hàng đa cấp tại Việt Nam lên

trên 660 nghìn người. Tổng số thuếxuất nhập khẩu, thu nhập doanhnghiệp và thuế thu nhập cá nhân cácdoanh nghiệp nộp hộ người thamgia đạt trên 660 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tạo ra số lượng lớncông ăn việc làm cho người laođộng, nộp thuế vào ngân sách nhànước, các doanh nghiệp kinh doanhtheo phương thức bán hàng đa cấpcòn tích cực tham gia vào các hoạtđộng từ thiện, ủng hộ các đồng bàogặp lũ lụt thiên tai với tổng số tiền vàhiện vật quy ra tiền đạt trên 5 tỷđồng.

TRUNG THƯỚNG

thành lập Hiệp hội Bán hàng đa cấpViệt Nam. Ngày 19/07/2009, Ban vậnđộng thành lập Hiệp hội bán hàng đacấp Việt Nam đã tiến hành Đại hộithành lập Hiệp hội bán hàng đa cấpViệt Nam để thảo luận và thông quaĐiều lệ cũng như bầu ra Ban Chấphành, Ban Kiểm tra của Hiệp hội. Trêncơ sở kết quả của Đại hội, ngày02/10/2009, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ đãcó Quyết định số 1363/QĐ-BNV vềviệc phê duyệt bản Điều lệ của Hiệphội bán hàng đa cấp Việt Nam đánhdấu sự ra đời chính thức của Hiệp hộiở Việt Nam.

Hiệp hội bán hàng đa cấp ViệtNam là tổ chức xã hội-nghề nghiệphoạt động phi lợi nhuận, được thànhlập trên cơ sở tự nguyện, tự quản, tựtrang trải kinh phí hoạt động của cácdoanh nghiệp kinh doanh theophương thức bán hàng đa cấp.

Mục đích ra đời của Hiệp hộinhằm tạo điều kiện cho các nhàdoanh nghiệp kinh doanh theophương thức bán hàng đa cấp đoànkết, hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ quyềnlợi hợp pháp của các hội viên, nângcao đạo đức kinh doanh, nắm bắt kịpthời những chủ trương chính sáchcủa Nhà nước, từ đó kinh doanh đúngpháp luật, góp phần vào việc pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước. Bêncạnh đó, Hiệp hội sẽ là tổ chức đểngười tiêu dùng có thể tìm kiếm sựhỗ trợ giải quyết các vấn đề có liênquan khi quyền và lợi ích của mình bịxâm phạm.

TRUNG THƯỚNG

Page 12: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

Thông báo của Ủy ban về việc tiếnhành cuộc xem xét toàn diện 5 nămđòi hỏi các bên liên quan trả lời cáccâu hỏi của Ủy ban về những ảnhhưởng của việc hủy bỏ thuế như xemxét và cung cấp các thông tin chínhxác liên quan.Thông thường trongvòng 95 ngày kể từ khi bắt đầu, Ủyban sẽ quyết định các phản hồi nhậnđược có thể hiện đầy đủ hay khôngđầy đủ để quyết định xem xét toàndiện. Nếu các thông tin phản hồi vềnhững thông báo của Ủy ban là đầyđủ, hoặc trong các hoàn cảnh khácđảm bảo cho việc xem xét toàn diệnthì Ủy ban sẽ tiến hành xem xét toàndiện, bao gồm cả lấy ý kiến rộng rãivà phát phiếu điều tra.

Đối với Trung Quốc, Ấn Độ, TháiLan và Việt Nam, tất cả sáu Ủy viên hội

đồng đều cho rằng câu trả của các tổ chức trong nước và các bị đơn là đầyđủ và nhất trí bỏ phiếu cho đợt xem xét toàn diện. Trong trường hơp củaBaraxin, lại có những ý kiến đánh giá khác nhau. Chủ tịch Shara L. Aranor,Phó chủ tịch Danial R. Pearson, Ủy viên Deanna Tanner Okun và Irving A.Williamson cho rằng các câu trả lời của các tổ chức trong nước và các bịđơn liên quan là đầy đủ và nhất trí cho một đợt xem xét toàn diện. Ủy viênCharlotte R. Lane và Dean A. Pinkert cho rằng câu trả lời của các tổ chứctrong nước là đầy đủ và câu trả lời của các bị đơn là chưa đầy đủ nhưngtrong trường hợp này vẫn đảm bảo cho việc tiến hành một đợt xem xéttoàn diện. VŨ HƯƠNG

Ngày 09/04/2010 Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ(USITC) đã bỏ phiếu thông qua để tiến hành xem xét toàndiện 5 năm về thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩmtôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Braxin, Trung Quốc,Ấn độ, Thái Lan, và Việt Nam.

Theo kết quả bỏ phiếu, Ủy ban sẽ tiến hành xem xét cuối kỳvề việc hủy bỏ mức thuế đang áp dụng đối với sản phẩmnày có tiếp tục hoặc tái

diễn việc tổn hại vật chấtđáng kể trong một khoảngthời gian nhất định không.

Thỏa thuận của Vòngđàm phán Uruguay đưa rayêu cầu đối với Bộ Thươngmại về việc hủy bỏ thuếchống bán phá giá hoặc trợcấp hoặc chấm dứt thỏathuận sau 5 năm trừ khi BộThương mại và ITC quyếtđịnh rằng việc hủy bỏ thuếhoặc chấm dứt thỏa thuậnsẽ tiếp tục hoặc tái diễnhành vi bán phá giá hoặc trợcấp thương mại (Bộ Thươngmại Hoa Kỳ) và gây tổn hạiđáng kể (Ủy ban thươngmại quốc tế Hoa Kỳ) trongmột khoảng thời gian nhấtđịnh.

Hoa Kỳ tiến hành rà soát cuối kỳ đối vớicác sản phẩm tôm nước ấm đông lạnhcủa Việt Nam

V C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Page 13: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

Ủy ban Châu Âu có thể lần đầu tiên tiến hànhđiều tra chống trợ cấp đối với Trung Quốc

TRANG QUỐC TẾ

Ủy ban Châu Âu EC (EuropeanCommission) thông báo vớiTrung Quốc rằng Hiệp hội các

nhà sản xuất giấy Châu Âu (CEPIFINE)đã nộp đơn yêu cầu điều tra tìnhtrạng trợ cấp chính phủ đối với mặthàng giấy tráng nhập khẩu từ TrungQuốc.

Ủy Ban sẽ quyết định việc có haykhông khởi xướng điều tra trongvòng 45 ngày làm việc. Nếu điều trađược chính thức thực hiện, đây sẽ làvụ đầu tiên Ủy Ban Châu Âu tiến hànhđiều tra đối với trợ cấp chính phủ củaTrung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc việc đã rấtquan tâm tới cuộc điều tra chống trợcấp vì vụ điều tra có thể bao hàm rấtnhiều lĩnh vực khác trong hệ thốngkinh tế Trung Quốc, bao gồm cả cáckhoản vay ưu đãi, và giảm biên độthuế thu nhập.

Cuộc điều tra chống trợ cấp này

có thể dẫn đến việc có nhiều mứcthuế áp đối với hàng hóa xuất khẩutừ Trung Quốc sang Châu Âu.

Vào ngày 18/02/2010, Ủy bancũng đã khởi xướng điều tra chốngbán phá giá đối với mặt hàng giấytráng từ Trung Quốc trên cơ sở đơnyêu cầu của các công ty thuộc nhómCepisne đệ đơn nhằm xác định liệucác sản phẩm này được bán với mứcgiá thấp hơn tại thị trường Châu Âuvà gây ảnh hưởng đáng kể đếnngành công nghiệp giấy tại Châu Âukhông

Zhao Wei, Tổng thư ký Hiệp hộiGiấy Trung Quốc cho rằng hai cuộcđiều tra được tiến hành với những chỉtiêu đánh giá khác nhau đối với hàngcủa Trung Quốc, và điều này là khôngcông bằng đối với Trung Quốc.

Một mặt, Ủy ban Châu Âu chưacông nhận Trung Quốc là quốc gia có

nền kinh tế thị trường trong giai đoạnđiều tra chống bán phá giá, tuy nhiênkhi điều tra về chống trợ cấp, Châu Âulại coi Trung Quốc là một nền kinh tếthị trường.

Ủy ban Châu Âu lo ngại rằng mặthàng giấy tráng từ Trung Quốc sẽ trànngập tại thị trường Châu Âu sau khiMỹ khởi xướng điều tra chống phágiá và chống trợ cấp đối với TrungQuốc, do đó, Châu Âu cũng đưa ranhững biện pháp tương tự.

Trong năm 2007, Hoa Kỳ điều trachống lại Trung Quốc nhưng khôngthành công. Hai năm sau đó, nướcnày lại quay lại điều tra đối với mặthàng giấy tráng từ Trung Quốc.

CEPIFINE chủ yếu bao gồm cáccông ty Arjo Wiggins, InternationalPaper and Sappi, chiếm giữ 25 phầntrăm các sản phẩm giấy tráng tại thịtrường Châu Âu.

QUYẾT THẮNG

Page 14: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

TRANG QUỐC TẾ

Page 15: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

Ủy ban Cạnh tranh Châu Âu kếtluận ở EDF hội tụ đầy đủ cácyếu tố gây hạn chế cạnh tranh

(tiềm lực tài chính, thị phần, lượngkhách hàng lớn và khoảng thời giannẵm giữ thị phần thống lĩnh) và thựctế đã có những hoạt động vi phạmLuật Cạnh tranh Châu Âu. Đồng thời,Ủy ban này đã có những động tháican thiệp nhằm duy trì một môitrường điện cạnh tranh lành mạnh ởPháp nói riêng và Châu Âu nói chung.

Cụ thể, vào tháng 12 năm 2008,Ủy ban Cạnh tranh Châu Âu đã gửiđến EDF một Bản cáo trạng luận tội(Statement of Objection) trong đó chỉrõ quy mô, khoảng thời gian EDFchiếm thị phần lớn trên thị trường vàcác hợp đồng mang tính áp đặt củadoanh nghiệp này sẽ tạo ra rào cảnđối với việc gia nhập thị trường vàkinh doanh phát triển của doanhnghiệp khác. Ủy ban cũng cáo buộcquy định cấm bán lại điện mua củaEDF, xét về bản chất, là việc lạm dụngvị trí thống lĩnh trên thị trường và viphạm điều 102 Hiệp ước chung ChâuÂu.

Sau khi nhận được Bản cáo trạngluận tội, EDF đã có những hành động

thể hiện thiện chí hợp tác với Ủy ban.EDF đã cam kết sẽ đưa 65% giá trị hợpđồng đến hạn của các hộ tiêu dùnglớn hoặc các yêu cầu thay đổi nhàcung cấp điện ra thị trường để cácdoanh nghiệp khác có thể tự do cạnhtranh cung cấp. Thời hạn kí kết hợpđồng đối với các hộ tiêu dùng lớn sẽđược quy định không vượt quá 5năm. Ngoài ra, EDF còn cho phépkhách hàng của mình kí hợp đồngkhông ràng buộc, theo đó, kháchhàng hoàn toàn có thể mua mộtphần điện của EDF, phần còn lại cóthể mua của bất kì nhà cung cấpkhác. Điều này đồng nghĩa với việccác nhà cung cấp điện tại thị trườngPháp có thể cạnh tranh bình đẳng vớiEDF trong việc cung cấp điện.

Trong Bản cáo trang luận tội, Ủyban còn đề cập đến quy định cấmbán lại điện mua của EDF và cho rằngđây là hành vi lạm dụng vị trí thốnglĩnh trên thị trường. EDF trả lời bằngcam kết sẽ tạo điều kiện cho kháchhàng bán lại điện mua của EDF nếuhọ muốn. Cam kết này được Ủy banđánh giá cao bởi nó tác đến cấu trúcthị trường, làm cho thị trường bánbuôn phát triển và tạo ra nhiều sự lựa

chọn mới cho khách hàng.Ủy ban Cạnh tranh Châu Âu buộc

EDF phải thực hiện cam kết này trongvòng 10 năm trừ khi thị phần của EDFgiảm xuống dưới 40% trong 2 nămliên tiếp.

Hàng năm EDF phải gửi báo báolên Ủy ban Cạnh tranh Châu Âu và Ủyban Điều phối năng lượng của Pháp.Công ty Điện lực Strasbourg, mộtcông ty trực thuộc EDF, cũng phảithực hiện đầy đủ những cam kết này.

Nếu EDF vi phạm những cam kếttrên, Ủy ban Cạnh tranh Châu Âu cóthể đưa ra mức xử phạt lên đến 10%tổng doanh thu của EDF.

Quyết định này của Ủy ban Cạnhtranh Châu Âu là nhằm bảo vệ môitrường cạnh tranh của ngành điện tạiPháp, bảo vệ lợi ích của người tiêudùng nói riêng và của cả nền kinh tếnói chung. Ông Almunia, Phó chủ tịchphụ trách Cạnh tranh bình luận rằng:“Quyết định này là một bước tiếnquan trọng trong việc nâng cao tínhcạnh tranh trên thị trường điện tạiPháp nhằm bảo vệ lợi ích của nhữnghộ tiêu thụ điện lớn và của cả nềnkinh tế nói chung”.

Ủy Ban Cạnh tranh Châu Âu buộc Tập đoàn Điện lực Phápchấm dứt những hoạt động ảnh hưởng đến môi trườngcạnh tranh

Ủy ban Cạnh tranh Châu Âu đã buộc Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) phải thực hiện những camkết của mình liên quan đến việc kí kết hợp đồng cung cấp điện cho các hộ tiêu dùng lớn và quyđịnh cấm bán lại điện mua của EDF.

Page 16: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Ngày 01 tháng 04 năm 2010, tại phiênhọp thường kỳ Tháng 3, Chính phủđã thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cácthành viên Chính phủ đều nhất trí cao về sựcần thiết ban hành Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay.Sau khi nghe Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởngBộ Công Thương, Trưởng Ban soạn thảo xâydựng Luật trình bày tóm tắt về quá trình xâydựng Dự thảo Luật, những nội dung cơ bảncủa Dự thảo Luật cũng như những vấn đềcòn có ý kiến khác nhau trong Dự thảo, cácthành viên Chính phủ đã thảo luận về cácnội dung liên quan đến Dự thảo Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng. Một trong nhữngnội dung được các thành viên Chính phủtập trung thảo luận là các phương thức giảiquyết tranh chấp giữa người tiêu dùng vàtổ chức, cá nhân kinh doanh. Một số ý thànhviên Chính phủ băn khoăn về phương thứcgiải quyết tranh chấp bằng thủ tục hànhchính quy định trong Dự thảo Luật. Tuynhiên, nhiều thành viên khác bày tỏ sự ủnghộ đối với phương thức này. Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng cho rằng các tranh chấpcủa người tiêu dùng thường có giá trị nhỏ,tình tiết rõ ràng trong khi thủ tục tố tụng tại

tòa án là quá phức tạp. Vì vậy, để bảo vệngười tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay,việc nhà nước tham gia vào quá trình giảiquyết tranh chấp của người tiêu dùng là cầnthiết. Tuy nhiên, để tránh tình trạng quá tảicũng như đảm bảo tính hiệu quả, Dự thảoLuật chỉ nên giới hạn một số loại vụ việc màNhà nước tham gia vào quá trình giải quyếttranh chấp. Cũng đồng tình với phươngthức này, Phó Thủ tuớng Hoàng Trung Hảicho rằng việc Nhà nước tham gia vào quátrình giải quyết tranh chấp cũng đã có tiềnlệ từ trước, ví dụ như Luật Điện lực quy địnhthẩm quyền của Sở Công Thương trong việcgiải quyết tranh chấp của bên sử dụng điệnvà bên cung cấp điện. Biện pháp này khôngchỉ giải quyết các tranh chấp của người tiêudùng một cách nhanh chóng mà còn giúpgiảm tải cho các Tòa án và các cơ quan cóliên quan khác.

Ngày 02 tháng 04 năm 2010, Thủ tướngChính phủ đã thay mặt Chính phủ ký Nghịquyết số 17/NQ-CP trong đó giao Bộ CôngThương phối hợp với Văn phòng Chínhphủ, Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ Dự ánLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đểtrình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ýkiến.

Chính phủ thông quaDự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ngày 17 tháng 04 năm 2010, dưới sự chủtrì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn PhúTrọng, phiên họp 30, Ủy ban thường vụ

Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự thảoLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Sau khi nghe Ông Vũ Huy Hoàng Bộtrưởng Bộ Công Thương đọc Tờ trình củaChính phủ và Ông Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệmỦy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trườngcủa Quốc hội đọc báo cáo thẩm tra, cácthành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đãthảo luận, cho ý kiến về nội dung Dự thảoLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hầuhết các ý kiến đều cho rằng Dự thảo đã đượcsoạn thảo công phu, phù hợp với Luật Banhành văn bản quy phạm pháp luật và đủđiều kiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳhọp thứ 7 dự kiến được tổ chức vào tháng 05năm 2010.

Bên cạnh những nội dung đã được thốngnhất cao, các thành viên Ủy ban thường vụQuốc hội cũng thảo luận về một số nội dungtrong Dự thảo và đề nghị Ban soạn thảonghiên cứu, hoàn thiện như về phạm vi điềuchỉnh, về tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, vềgiải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng vàtổ chức, cá nhân kinh doanh… Các thành viênỦy ban thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Dựthảo cần thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm củaNhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng.

Thay mặt Ban soạn thảo, Bộ trưởng BộCông Thương Vũ Huy Hoàng đã giải trình mộtsố nội dung liên quan đến Dự thảo Luật đồngthời khẳng định Ban soạn thảo sẽ nghiêm túcnghiên cứu, tiếp thu các ý kiến đóng góp củacác thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.

VĂN THÀNH

Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến vềDự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Page 17: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

Hầu hết các loại hàng hoá,dù là thông thường nhất,cũng có một mức độ rủi ronhất định, là luật pháp nóichung thừa nhận rằngthường thì không thể tạora được một sản phẩmhoàn toàn an toàn. Tuynhiên, nhà sản xuất cónghĩa vụ pháp lý phảicảnh báo cho người tiêudùng về các nguy cơ họ đãnhận thức được.

LUẬT PHÁP VỀTRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM

Page 18: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Luật pháp về Trách nhiệm sảnphẩm trên thế giới nói chungbao gồm một loạt các văn bản

quy phạm pháp luật, và các án lệ, ápdụng với bất kỳ một doanh nghiệphoặc cá nhân sản xuất, kinh doanhhàng hóa, dịch vụ. Các doanh nghiệpsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịchvụ có trách nhiệm đảm bảo rằng cácsản phẩm này đạt tiêu chuẩn an toànvà không gây hại cho người tiêudùng. Các doanh nghiệp đó có thể bịquy trách nhiệm trong trường hợphàng hóa, dịch vụ do họ sản xuất,kinh doanh gây tổn thất hoặc thiệthại cho người dùng.

Theo Điều 102(2), Đạo luật Thốngnhất về Trách nhiệm sản phẩm củaHoa Kỳ, trách nhiệm sản phẩm baogồm “tất cả các khiếu nại và khiếukiện đòi bồi thường về các mất mátvề con người, bao gồm cả trường hợptử vong, và của cải, do việc sản xuất,thiết kế, công thức chế tạo, công tácchuẩn bị, lắp ráp, lắp đặt, thử nghiệmsản phẩm, các cảnh báo, hướng dẫn,việc chào hàng, đóng gói hay dánnhãn của bất kỳ hàng hóa, dịch vụnào gây ra.”Các vấn đề về trách nhiệmsản phẩm trên thế giới đang ngàycàng trở nên quan trọng đối với cácnhà sản xuất và quản lý hàng hóa, dosự lan truyền của học thuyết về“tráchnhiệm nghiêm ngặt” (strict liability)và sự xuất hiện của các học thuyếtmới cho phép đòi bồi thường cảtrong các trường hợp “thông báochậm trễ” (delayed manifestation).

Trong đa số các trường hợp, cácDoanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhậnthức rõ trách nhiệm của mình theoLuật pháp về Trách nhiệm sản phẩm,vì họ có sự hạn chế về nguồn lực. Bêncạnh việc đảm bảo các hàng hóa,dịch vụ do họ sản xuất và kinh doanhlà an toàn, trách nhiệm này còn baogồm các việc cảnh báo một cách rõràng (và thậm chí) nổi bật về các mốinguy tiềm tàng về bản thân sảnphẩm và đóng gói. Để làm được điềunày, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

các nước trên thế giới thường phảinhờ đến sự tư vấn của các hãng luật,do Hệ thống pháp luật về tráchnhiệm sẩn phẩm đang ngày càng trởnên phức tạp và đồ sộ, và khôngngừng phát triển. Trong nhiều trườnghợp, họ thậm chí phải mua cả bảohiểm về trách nhiệm sản phẩm. Tuynhiên, số lượng các vụ kiện đangngày càng tăng cao trong lĩnh vựcnày khiến cho giá của các gói bảohiểm như vậy ngày càng đắt đỏ hơn,thậm chí làm giảm cả phạm vi bảohiểm có thể mua được. Trong nhiềutrường hợp, trách nhiệm sản phẩmthậm chí trở thành rào cản gia nhậpthị trường đối với các doanh nghiệpvừa và nhỏ này.

Quá trình phát triển củaLuật pháp về Trách nhiệmsản phẩm

Cụm từ “Trách nhiệm sản phẩm”bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ 19 tại

Hoa Kỳ, khi các Tòa án Mỹ bắt đầunhận định rằng người bán hàng hóacó“nghĩa vụ”phải cẩn trọng một cáchthích đáng trong quá trình sản xuấtcác hàng hóa này. Người bán sẽ bịbuộc phải chịu trách nhiệm trước bênthứ ba về sự lơ là (negligence) củamình trong quá trình sản xuất, hoặcbán hàng hóa“có tiềm tàng khả nănggây nguy hại”(inherently dangerous)(nguy cơ về thương hại xuất phát từbản thân của sản phẩm đó, chứkhông phải do sản phẩm có khuyếttật) cho sự an toàn của con người,bao gồm tất cả các hàng hóa nhưthức ăn, đồ uống, thuốc men, vũ khívà thậm chí các chất nổ. Đầu nhữngnăm 1960, các nguyên tắc về lỗi lầnđầu tiên được áp dụng vào lĩnh vựctrách nhiệm sản phẩm. Trong thời kỳnày, khái niệm hàng hóa “có tiềmtàng khả năng gây nguy hại” vẫn cósức nặng đáng kể, nhưng các xuhướng pháp lý đã bắt đầu chuyển

Page 19: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

tiềm tàng khả năng gây hại”, trởthành nền tảng cho hệ thống pháp lývề trách nhiệm sản phẩm. Nguyên tắcvề sơ suất (negligence) cũng được ápdụng không chỉ trong khâu sản xuất,mả cả trong quá trình đóng gói, dánnhãn, lắp đặt, kiểm tra và thiết kế, v.v.

Ở Châu Âu, hai thập kỷ sau khiban hành Chỉ thị Châu Âu số85/374/EEC về việc sửa đổi luật, quyđịnh và những điều khoản quản lýcủa các quốc gia thành viên về vấn đềtrách nhiệm đối với hàng hóa cókhuyết tật[1] của Hội đồng Uỷ banChâu Âu, nguyên tắc ‘trách nhiệmnghiêm ngặt’(strict liability) đã chiếmưu thế hơn so với các nguyên nhân tốtụng khác trong lĩnh vực trách nhiệmcủa nhà sản suất và thay thế các kháiniệm về sơ suất (negligence) về tráchnhiệm nhà sản xuất ở Châu Âu và trênquy mô toàn cầu.

Các nhân tố cấu thànhnên trách nhiệm sản phẩm

Để một vụ kiện về trách nhiệmsản phẩm có thể được xem xét dướinguyên tắc lỗi sơ suất (negligent tortprinciple), cần có ít nhất bốn dữ kiệnsau:

� Bên bị đơn có nghĩa vụ phảihành xử cẩn trọng một cách hợp lýđối với bên nguyên đơn trong cùngmột trường hợp hoặc các trường hợptương tự.

� Bên bị đơn đã vi phạm nghĩa vụđó – nghĩa là, đã không hành xử cẩntrọng một cách hợp lý.

� Đã có thương hại, bao gồm cảvề người và của.

� Giữa việc bên bị vi phạm nghĩavụ và thương hại bên nguyên phảichịu phải có quan hệ nhân quả.

Khái niệm sơ suất có thể được ápdụng đối với tất cả các hoạt động xảyra trước khi hàng hóa có mặt trên thịtrường. Điều này tức là tất cả các khâunhư thiết kế sản phẩm, kiểm tra vàthử nghiệm nguyên liệu, việc sảnxuất và lắp ráp hàng hóa, tới khâu

đóng gói, đưa ra các chỉ dẫn và cảnhbáo đi kèm, khâu kiểm nghiệm sảnphẩm cuối cùng, đều có thể có lỗi sơsuất. Lỗi sơ suất có thể do việc khôngđưa thông tin vào (omission), cũng cóthể do việc bao gồm cả thông tin(commission), gây ra. Điều này cónghĩa là nếu nhà sản xuất không pháthiện ra khuyết tật, cũng có lỗi ngangvới việc gây ra khuyết tật. Tương tự,việc nhà sản xuất không đưa ra cáckhuyến cáo đầy đủ về các nguy cơtiềm tàng trong việc sử dụng sảnphẩm cũng có nghĩa là họ đã vi phạmnghĩa vụ.

Dĩ nhiên, để chứng minh được lỗisơ suất trong các khiếu kiện về tráchnhiệm sản phẩm không phải là mộtchuyện dễ dàng’. Bên bị chỉ phải đápứng các chuẩn mực chung về hành vihợp lý, khi xem xét trong đối lập vớihành vi của một đối thủ cạnh tranh cócẩn trọng một cách hợp lý, người cóthể biểu đạt các kỹ năng tiêu chuẩnvà chuyên môn chung của toànnghành. Trong thực tế, nhà sản xuấtchỉ phải chứng minh rằng họ đã ápdụng “các cẩn trọng bình thườngtrong các trường hợp cụ thể” để cóthể tránh bị quy lỗi sơ suất. Đây là việckhá dễ dàng so với việc người tiêudùng phải chứng minh điều ngượclại.

Hầu hết các loại hàng hoá, dù làthông thường nhất, cũng có một mứcđộ rủi ro nhất định, là luật pháp nóichung thừa nhận rằng thường thìkhông thể tạo ra được một sản phẩmhoàn toàn an toàn. Tuy nhiên, nhà sảnxuất có nghĩa vụ pháp lý phải cảnhbáo cho người tiêu dùng về các nguycơ họ đã nhận thức được. Nhà sảnxuất sẽ bị quy lỗi sơ suất nếu:

� Họ không cảnh báo cho ngườitiêu dùng về các nguy cơ họ đã nhậnthức được.

� Cảnh báo quá lờ mờ nên khôngđầy đủ.

dịch nghiêng về phía các nguyên tắcvề sơ suất (negligence) hay lỗi (tort),buộc các nhà sản xuất hàng hóa phảiáp dụng các chuẩn mực cẩn trọngtrong việc chào bán sản phẩm tới tayngười dùng.

Từ đó đến nay, các doanh nghiệpbắt đầu hoạt động với nguyên tắc, dohọ có ý thức rõ ràng về việc chào báncác sản phẩm có ảnh hưởng tới lợi íchcủa người tiêu dùng, họ nợ người tiêudùng một trách nhiệm pháp lý về cẩnthận và cẩn trọng. Do các nhà sảnxuất có thể thấy trước được các ảnhhưởng có thể gây hại của sản phẩm,họ có trách nhiệm phải giảm thiểucác nguy cơ này. Việc xác lập nghĩa vụpháp lý giữa nhà sản xuất và ngườitiêu dùng này khiến các bên nguyênđơn có thể khiếu kiện do sự sơ suấttrong quá trình thực hiện nghĩa vụpháp lý đó. Các nguyên tắc này đếnnay đã được sử dụng rộng khắp, thaythế cho nguyên tắc về hàng hóa “có [1] OJ năm 1985 L 210/29.

Page 20: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

V C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

� Cảnh báo không thu hút sự chúý của người tiêu dùng.

Nghĩa vụ cảnh báo có nghĩa lànhà sản xuất không chỉ cảnh báongười tiêu dùng về nguy cơ, mà cònphải biểu đạt cảnh báo đó sao chomột người tiêu dùng bình thường cóthể tìm thấy chúng và hiểu đượcchúng. Trong một số trường hợp, nếuchỉ đưa ra cảnh báo trong các hướngdẫn sử dụng, hoặc trên một nhãn dántạm thời, có thể là chưa đầy đủ.

Trách nhiệm sản phẩmnghiêm ngặt

Trách nhiệm nghiêm ngặt (strictliability), phát triển mới nhất trongluật pháp về lỗi (tort law), đã khiếnthay đổi bản chất của toàn bộ hệthống luật pháp về trách nhiệm sảnphẩm, vì nó loại bỏ hẳn vấn đề lỗi sơsuất. Trách nhiệm nghiêm ngặt chỉyêu cầu bên nguyên đơn chứng tỏrằng một sản phẩm gây thương hại vìnó có khuyết tật; còn lý do dẫn đếnviệc sản phẩm đó có khuyết tật làkhông quan trọng. Khi đó bản thânsản phẩm, chứ không phải việc bênbị sử dụng nó như thế nào, sẽ trởthành trọng tâm của việc điều tra.

Theo nguyên tắc trách nhiệmnghiêm ngặt, một nhà sản xuất sẽ bịquy trách nhiệm nếu cho phép mộtsản phẩm bị khuyết tật được đưa vàothị trường. Vấn đề trở thành một

chính sách công, chứ không liên quanđến lỗi sơ suất hay hành vi không hợplý của nhà sản xuất. Việc đưa một sảnphẩm khuyết tật ra thị trường khiếntất cả các thành viên của chuỗi lưuthông có trách nhiệm do sơ suất (lia-bility for negligence). Luận thuyết vềtrách nhiệm nghiêm ngặt cho rằngnhà sản xuất: có quyền định đoạt caonhất đối với chất lượng của sản phẩmcủa họ; có thể phân bổ chi phí của họbằng cách nâng giá; và có các tráchnhiệm đặc biệt khi kiêm luôn tư cáchngười bán hàng.

Theo một số dòng ý kiến, mặc dùthuyết “Trách nhiệm nghiêm ngặt”làm giảm đi gánh nặng chứng minhlỗi cho bên nguyên đơn và tăng caokhả năng đòi được bồi thường, nókhông đưa ra được một nguyên tắccó thể áp dụng trong mọi trường hợpđể đo lỗi. Thay vào đó, nguyên tắc nàychỉ dựa trên một phương pháp đolường được gọi là “mong đợi củangười tiêu dùng”: người bán sảnphẩm có khuyết tật có thể gây nguymột cách không hợp lý cho ngườidùng sẽ phải chịu trách nhiệm về cácthiệt hại vật chất gây ra cho ngườidùng nếu: (i) người bán có tham giavào việc kinh doanh hàng hóa đó, (ii)sản phẩm đó theo lẽ thường và trênthực tế, sẽ tới tay người dùng màkhông có thay đổi đáng kể nào vềđiều kiện sử dụng. “Gây nguy không

hợp lý” (unreasonably dangerous)được định nghĩa là nguy hiểm ngoàimức mong đợi của người tiêu dùngbình thường đã mua hàng hóa đó.

Luật pháp về Trách nhiệm sảnphẩm đã được phát triển thành mộthệ thống riêng bên cạnh Luật phápvề Bảo vệ người tiêu dùng trên thếgiới, do nó có ý nghĩa rất lớn khôngchỉ với người tiêu dùng mà còn cả vớidoanh nghiệp sản xuất, kinh doanhhàng hóa, dịch vụ. Trong khi vẫn côngnhận các yếu thế của người tiêudùng, đặc biệt là do tình trạng thiếuthông tin gây ra, hệ thống luật phápnày cần đảm bảo cả tính khoa họcpháp lý và tính công bằng, tránh gâycản trở không hợp lý cho việc doanhnghiệp tham gia thị trường (do chiphí tham gia thị trường bị đẩy lên cao,do việc tuân thủ các quy định củapháp luật). Tại Việt Nam, đây là mộtlĩnh vực mới, hiện đang được xem xétđưa vào Luật Bảo vệ quyền lợi củangười tiêu dùng, sắp được trìnhChính phủ và Quốc hội thông quatrong năm nay. Do đó, cần có thêmcác nghiên cứu và suy xét cẩn trọngtừ phía các nhà làm luật để tránh cảhai tình trạng nói trên: người tiêudùng không được bảo vệ đầy đủ,hoặc doanh nghiệp bị đối xử quánghiêm ngặt trong việc quy trách.

QUẾ ANH

Page 21: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

HỎI ĐÁP VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH

>> Câu hỏi 1: Các văn bảnquy phạm pháp luật củaViệt Nam về chống bán phágiá gồm những văn bảnnào?

� Trả lờiĐể nhanh chóng đưa ra các quy

định của Pháp lệnh Chống bán phágiá vào cuộc sống, tính đến tháng05-2006, các cơ quan chức năng đãban hành 4 văn bản hướng dẫn thihành một số nội dung mang tínhchất kỹ thuật chưa được quy định cụthể. Các văn bản này bao gồm:

- Nghị định số 90/2005/NĐ-CPngày 11-07-2005 quy định chi tiết thihành một số điều của Pháp lệnhChống bán phá giá hàng hóa nhậpkhẩu vào Việt Nam;

- Nghị định số 05/2006/NĐ-CPngày 09-01-2006 về việc thành lập vàquy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồngxử lý vụ việc chống bán phá giá;

- Nghị định số 06/2006/NĐ-CPngày 09-01-2006 về việc thành lập vàquy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quảnlý cạnh tranh;

- Thông tư số 106/2005/TT-BTCngày 05-12-2005 về Hướng dẫn thu,nộp, hoàn trả thuế chống bán phágiá, thuế chống trợ cấp và các khoảnbảo đảm thanh toán thuế chống bánphá giá, thuế chống trợ cấp.

>> Câu hỏi 2: Những điềukiện để áp dụng biện phápchống bán phá giá ?

� Trả lờiĐể có thể áp dụng biện pháp

chống bán phá giá, cơ quan có thẩmquyền cần chứng minh được hai điềukiện:

1. Hàng hóa bị bán phá giá vàoViệt Nam và biên độ bán phá giá phảiđược xác định cụ thể;

2. Việc bán phá giá hàng hóa nàylà nguyên nhân gây ra hoặc đe dọagây ra thiệt hại đáng kể cho ngànhsản xuất trong nước.

Theo quy định của Pháp lệnh, cơquan có thẩm quyền cần làm rõ cácnội dung sau:

+ Có tình trạng bán phá giá hànghóa nhập khẩu vào Việt Nam haykhông, nếu có thì biên độ phá giá cụthể là thế nào;

+ Có tình trạng ngành sản xuấttrong nước bị thiệt hại đáng kể hoặcbị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể haykhông;

+ Có mối quan hệ giữa việc bánphá giá hàng hóa nhập khẩu vào ViệtNam với thiệt hại đáng kể hoặc đedọa gây ra thiệt hại đáng kể chongành sản xuất trong nước haykhông.

>> Câu hỏi 3: Trợ cấp cótính riêng biệt là gì?

� Trả lờiTrợ cấp có tính riêng biệt là trợ

cấp chỉ áp dụng riêng cho tổ chức, cánhân hoặc ngành sản xuất nhất địnhhoặc trợ cấp chỉ áp dụng cho tổ chức,cá nhân hoặc ngành sản xuất trongkhu vực địa lý nhất định của nướchoặc vùng lãnh thổ bị điều tra ápdụng biện pháp chống trợ cấp.

HÀ PHẠM

Page 22: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

1. Các doanh nghiệp đượcchuyển đổi theo quy định của Nghịđịnh này bao gồm:

- Công ty nhà nước độc lập.- Công ty nhà nước là công ty mẹ

tập đoàn kinh tế nhà nước; công tymẹ trong tổng công ty nhà nước;công ty mẹ trong tổng công ty thuộctập đoàn kinh tế nhà nước; công tymẹ trong mô hình công ty mẹ - côngty con (gọi chung là công ty mẹ).

- Công ty thành viên hạch toánđộc lập của tổng công ty nhà nước,tập đoàn kinh tế nhà nước.

- Đơn vị thành viên hạch toán phụthuộc tổng công ty nhà nước, công tymẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước,công ty mẹ của tổng công ty nhànước;

- Công ty nông nghiệp, công tylâm nghiệp, nông trường quốcdoanh, lâm trường quốc doanh.

2. Thẩm quyền quyết địnhchuyển đổi

- Thủ tướng Chính phủ quyết địnhhoặc ủy quyền cho Bộ trưởng quyếtđịnh lộ trình và chuyển đổi doanhnghiệp do Thủ tướng Chính phủquyết định thành lập.

- Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh quyết định lộ trình vàchuyển đổi doanh nghiệp do mìnhquyết định thành lập và các công tythành viên tổng công ty nhà nước,tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủtướng Chính phủ ủy quyền.

- Hội đồng quản trị công ty mẹ,tổng công ty nhà nước quyết định lộtrình và chuyển đổi đối với công tythành viên hạch toán độc lập củatổng công ty nhà nước, tập đoàn kinhtế nhà nước và đơn vị thành viênhạch toán phụ thuộc tổng công tynhà nước, công ty mẹ của tập đoànkinh tế nhà nước, công ty mẹ củatổng công ty nhà nước.

3. Chủ sở hữu và phân công,phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụcủa chủ sở hữu đối với công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên

- Thủ tướng Chính phủ hoặc mộttổ chức chuyên trách được Chính phủphân công thực hiện các quyền vànghĩa vụ của chủ sở hữu đối với cáccông ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên được chuyển đổi từ côngty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước,tổng công ty nhà nước, công ty nhànước quy mô lớn, quan trọng do Thủtướng Chính phủ quyết định thànhlập.

- Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnhđược phân cấp thực hiện các quyềnvà nghĩa vụ của chủ sở hữu đối vớicông ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên chuyển đổi từ:

+ Công ty nhà nước trực tiếpphục vụ quốc phòng, an ninh; thựchiện nhiệm vụ công ích do Bộ, Ủy bannhân dân cấp tỉnh quyết định thànhlập;

+ Công ty mẹ trong tổng công tynhà nước, công ty nhà nước trong môhình công ty mẹ - công ty con; côngty nhà nước độc lập; công ty nôngnghiệp, công ty lâm nghiệp, nôngtrường và lâm trường quốc doanh doBộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết

định thành lập thuộc diện cổ phầnhóa nhưng chưa thực hiện chuyểnđổi được trước ngày 01 tháng 7 năm2010.

- Công ty mẹ trong mô hình côngty mẹ - công ty con, công ty mẹ củatập đoàn kinh tế nhà nước là chủ sởhữu công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên chuyển đổi, tổ chứclại từ: công ty thành viên hạch toánđộc lập, đơn vị thành viên hạch toánphụ thuộc của tổng công ty nhànước, tập đoàn kinh tế nhà nước;công ty mẹ trong tổng công ty nhànước thuộc tập đoàn kinh tế nhànước; công ty con, đơn vị thành viênhạch toán phụ thuộc của công ty mẹ;công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên do công ty mẹ thành lậpmới.

- Tổng công ty Đầu tư và Kinhdoanh vốn nhà nước là chủ sở hữucông ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên chuyển đổi từ công ty nhànước độc lập do các Bộ, Ủy ban nhândân cấp tỉnh quyết định thành lập, trừcác trường hợp nói trên và các trườnghợp khác do Thủ tướng Chính phủquyết định.

I. Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2010 về chuyển đổicông ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vàtổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nướclàm chủ sở hữu

Rà soát văn bản pháp luật từ 10/03/2010 đến 10/04/2010

Page 23: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

1. Đối tượng áp dụngQuy chế này áp dụng đối với

thương nhân hoạt động kinh doanhkhí dầu mỏ hóa lỏng trên thị trườngViệt Nam đáp ứng đủ điều kiện quyđịnh tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 củaChính phủ về kinh doanh khí dầu mỏhóa lỏng (sau đây gọi tắt là Nghị địnhsố 107/2009/NĐ-CP).

2. Các hình thức đại lý:- Đại lý hoa hồng: là hình thức đại

lý mà bên đại lý thực hiện việc bánLPG theo giá bán do bên giao đại lýquy định (sau đây gọi là giá giao bánLPG) để được hưởng một khoản thùlao dưới hình thức hoa hồng (sau đâygọi chung là hoa hồng), mức hoahồng do hai bên thỏa thuận.

- Đại lý bao tiêu: là hình thức đạilý mà bên đại lý đảm nhận bán trọngói một khối lượng LPG nhất địnhtheo giá bán của bên giao đại lý đểhưởng chênh lệch giữa giá giao bánLPG và giá mua LPG (giá mua LPG sauđây gọi là giá giao đại lý).

3. Quy định về đại lý:- Bên giao đại lý lựa chọn ký hợp

đồng đại lý với tối đa 03 (ba) thươngnhân kinh doanh LPG đáp ứng đủđiều kiện quy định làm tổng đại lý, đạilý.

- Bên đại lý lựa chọn ký hợp đồnglàm đại lý cho tối đa 03 (ba) thươngnhân kinh doanh LPG đầu mối hoặctổng đại lý đáp ứng đủ điều kiện quyđịnh.

- Tại mỗi cửa hàng bán LPG chai,trạm nạp LPG vào ô tô thuộc tổng đạilý, đại lý chỉ bán LPG chai, LPG rời chotối đa 03 (ba) thương nhân kinhdoanh LPG đầu mối hoặc/và tổng đạilý (nếu tổng đại lý giao LPG cho đại lý)theo hợp đồng đại lý đã ký vớithương nhân kinh doanh LPG đầumối, hoặc tổng đại lý.

- Thương nhân kinh doanh LPGđầu mối và tổng đại lý khi kinh doanhLPG (LPG rời, LPG chai) trên thị trườngViệt Nam ngoài việc trực tiếp bán LPGcho khách hàng tiêu thụ trực tiếp (hộsản xuất công nghiệp, thủ công, dịchvụ) tại cơ sở kinh doanh của chínhthương nhân; còn phải thiết lập hệthống đại lý theo quy định tại Quychế này để bán LPG cho người tiêudùng và chỉ bán LPG dưới hình thứcđại lý; liên đới chịu trách nhiệm về giábán, số lượng, chất lượng LPG củamình đến người tiêu dùng trongtrường hợp có lỗi do mình gây ra.

4. Hoa hồng và giá giao đại lý:- Mức hoa hồng và giá giao đại lý,

cụ thể ghi trong hợp đồng đại lý;- Mức hoa hồng và tiền chênh

lệch giữa giá giao bán LPG và giá giaođại lý phải công bằng, bình đẳng,không phân biệt đối xử, bảo đảm chođại lý bù đắp đủ chi phí, có lợi nhuậnhợp lý, hợp lệ và làm nghĩa vụ vớingân sách Nhà nước.

CÔNG THÀNH

III.Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29 tháng 03 năm 2010 ban hành quy chếđại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

1. Về thẩm quyền cấp Giấy phép:Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định

cấp Giấy phép theo các quy định tại Thông tư này và cácquy định của pháp luật có liên quan.

2. Về điều kiện cấp Giấy phép:Thông tư quy định 5 điều kiện cơ bản để được cấp

giấy phép bao gồm các điều kiện về vốn điều lệ, Cổ đông,Cổ đông sáng lập, Điều lệ tổ chức và hoạt động, Đề ánthành lập ngân hàng. Về điều kiện cổ đông, ngân hàngphải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia góp vốn thành lậpngân hàng, trong đó có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập là tổchức có tư cách pháp nhân đáp ứng đủ điều kiện màThông tư quy định.

3. Về đăng ký kinh doanh:Sau khi được cấp Giấy phép, ngân hàng phải đăng ký

kinh doanh theo quy định của pháp luật.

II. Thông tư số 09/2010/TT-NHNN ngày 26 tháng 03 năm 2010 quy địnhvề việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổphần

Page 24: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

quản lý chuyên ngành thực hiện. Cácquy định này dẫn đến những mâuthuẫn, chồng chéo với Luật Cạnhtranh, gây khó khăn cho việc áp dụngcác quy định của Luật về cạnh tranhđối với doanh nghiệp.

Trong tháng 11/2009, Cục Quảnlý cạnh tranh đã tổ chức buổi hội thảovới chủ đề “Thực tiễn áp dụng LuậtCạnh tranh trong một số lĩnh vựcchuyên ngành: kinh nghiệm của NhậtBản và thực tiễn ở Việt Nam - Nhữngvấn đề đặt ra” tại thành phố Đà Nẵngvà đã kết thúc thành công tốt đẹp vớirất nhiều thông tin bổ ích đối với cácđại biểu tham gia hội thảo.

Nối tiếp thành công từ buổi hộithảo được tổ chức vào tháng 11 tạiĐà Nẵng, Cục Quản lý cạnh tranh - BộCông Thương tiếp tục tổ chức buổiHội thảo với chủ đề: “Luật Cạnhtranh trong một số lĩnh vực chuyên

ngành. Kinh nghiệm của Nhật Bản và Việt Nam”. Tham dự hội thảo lần nàycó phần tham luận của Bà Kumico Tanaka - Chuyên gia thường trú của JFTCtại Việt Nam, là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cạnh tranh quốctế và các chuyên gia của Cục Quản lý Cạnh tranh

Buổi hội thảo sẽ được tổ chức vào ngày 14/5/2010 tại Thành phố Hồ ChíMinh.

BÙI VIỆT TRƯỜNG

Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội ban hành ngày03/12/2004 và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2005. Cùng vớiLuật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (năm 2005), Luật Cạnh

tranh đã góp phần tạo lập một môi trường pháp lý thuận lợi vàbảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp.

Điều 7, Luật Cạnh tranh, quy định Chính phủ thống nhấtquản lý nhà nước về cạnh tranh và Bộ Thương mại (nay là BộCông Thương) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnquản lý nhà nước về cạnh tranh; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủyban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trungương trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm phốihợp với Bộ Công Thươngthực hiện quản lý nhànước về cạnh tranh. Tuynhiên, thời gian gần đây,khi Luật điều chỉnh cáclĩnh vực chuyên ngànhđược xây dựng mới hoặcđược điều chỉnh cùng vớisự hình thành các cơ quanquản lý chuyên ngànhthường có một xu hướnghình thành các quy địnhđiều tiết về cạnh tranhtrong các lĩnh vực chuyênngành và do cơ quan

Hội thảo “Luật Cạnh tranh trong một sốlĩnh vực chuyên ngành. Kinh nghiệm củaNhật Bản và Việt Nam”

V C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

Page 25: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

Bán phá giá là một trong nhữnghành vi còn được ít người hiểurõ và còn nhiều tranh cãi trong

chính sách thương mại. Nguyên nhânchủ yếu là do định nghĩa về phá giákhông dựa vào những quy chuẩn vềkinh tế đã tồn tại bấy lâu nay. Điềunày khiến các biện pháp chống bánphá giá được sử dụng làm các côngcụ bảo hộ thương mại và đe dọa cácđối tác thương mại hơn là tạo côngbằng trong thương mại quốc tế. Việcxem xét các vụ việc chống bán phágiá theo luật pháp quốc tế sẽ gặpnhững khó khăn nhất định do bị ảnhhưởng bởi các mối quan hệ về chínhtrị. Chừng nào các nhà kinh tế chưađưa ra một định nghĩa chuẩn mực vềchống bán phá giá cũng như các tiêuchí xác định việc bán phá giá thì chưacó sự tiến bộ nào trong vấn đề này.

Kinh nghiệm của nhiều quốc giatrên thế giới cho thấy, các quốc giaphải sống chung với các vụ kiệnchống bán phá giá từ nước ngoài vàđồng thời sử dụng tích cực các biệnpháp phòng vệ thương mại một cáchhợp lý và có hiệu quả. Trong thời gianqua, Trung Quốc nổi lên là quốc gia bịkiện chống bán phá giá nhiều nhấtnhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chủ

động xúc tiến các biện pháp khởikiện cả về chống bán phá giá, trợ cấp.Kinh nghiệm của Trung Quốc trongviệc thực thi một cách có hiệu quảviệc đối phó với các vụ kiện có thể làmột hướng đi tốt cho các hoạt độngphòng vệ thương mại tại Việt Nam.Bài viết xin tóm lược một số nội dungcơ bản mà Trung Quốc đang theođuổi như sau:

Tích cực theo kiệnTheo Qui định của Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO) trong giảiquyết bán phá giá, doanh nghiệpđóng vai trò chính còn chính phủ củadoanh nghiệp bị khởi kiện chỉ đóngvai trò phụ. Nếu doanh nghiệp từ bỏquyền lợi kháng kiện cho dù bị oanthì chính phủ cũng không có cáchnào để cứu vãn.

Thời gian đầu khi mới tham gia thịtrường quốc tế, rất nhiều doanhnghiệp Trung Quốc do tiềm lực tàichính hạn chế hoặc do không nhậnthức đầy đủ về tầm quan trọng củaviệc tham gia các vụ kiện đã khôngtrả lời các bản điều tra và thua kiện.Hậu quả không chỉ là mất thị trườngmà còn do hành vi của công ty “bỏcuộc” này, mà của cả một ngành ảnhhưởng.

Từ đó đến nay, các doanh nghiệpTrung Quốc đã tích cực rút bài học.Theo số liệu của Bộ Ngoại thương vàhợp tác kinh tế Trung Quốc (Moftec),nếu như đầu thập niên 1990 chỉ có30% doanh nghiệp trả lời các điều travề bán phá giá, thì đến nay tất cả cácvụ điều tra của EU và Mỹ đối vớidoanh nghiệp Trung Quốc đều đượchồi đáp cẩn thận.

Thành lập cơ quan chuyêntrách hầu kiện

Bên cạnh những hạn chế về tàichính và kiến thức, việc thiếu vắngcác nhà chuyên môn, chuyên nghiệpnhư luật sư, kế toán, kiểm toán, kinhtế gia... còn là một thiệt thòi lớn.

Hiện nay, bên nguyên đơn kiệnbán phá giá thường lấy danh nghĩahiệp hội để đủ tư cách không dưới50% sản phẩm toàn quốc, trong khibên bị đơn hầu kiện thường là đơnthân độc mã, dễ sơ hở và cũng vì thếmà không kham nổi chi phí kiện tụng.Do đó, đoàn kết với các doanh nghiệpkhác để theo đuổi vụ kiện là rất cầnthiết.

Trung Quốc đã hình thành ngaycác tổ chức chuyên nghiệp để cùngvới doanh nghiệp tham gia quá trình

Kinh nghiệm từ hoạt động đối phó kiệnchống phá giá của Trung Quốc

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 26: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

tố tụng. Ủy ban kiểm soát công bằngtrong thương mại xuất nhập khẩu(BOFT) trực thuộc Moftec đã đượcthành lập năm 2001, ngay khi TrungQuốc trở thành thành viên chính thứccủa WTO để giám sát các vụ kiệnchống phá giá của các nước nhậpkhẩu, và điều tra hành vi phá giá củacác nhà nhập khẩu nước ngoài trênthị trường Trung Quốc.

Tích cực chuẩn bị tài liệutố tụng

Một trong những khó khăn củadoanh nghiệp Trung Quốc cũng nhưViệt Nam khi tham gia quá trình tốtụng là khâu chuẩn bị tài liệu để trảlời các bản câu hỏi điều tra. Khó khănnằm ở chỗ các tài liệu không được tổchức lưu trữ, thu thập thường xuyênvà thiết kế theo chuẩn mực kế toáncủa thế giới. Trong khi đó, tính minhbạch, chi tiết của tài liệu và thông tinlại là then chốt trong tố tụng.

Kinh nghiệm Trung Quốc cũngcho thấy việc chuẩn bị các tài liệu tốtụng không chỉ là công việc của cácdoanh nghiệp, mà còn là nhiệm vụcủa tất cả các bên có liên quan nhưchính phủ, phòng thương mại vàcông nghiệp, các hiệp hội ngành...Mỗi bên đều phải chuẩn bị các hệthống thông tin của mình với cácmục tiêu và tiêu chí khác nhau.

Trong quá trình chuẩn bị tài liệucần chú ý đến một số yếu tố sau:

- Tính đại diện và tư cách của bênkhiếu kiện ở nước nhập khẩu. Theoqui định của WTO, các doanh nghiệpcùng ngành hàng (và cả những ngườiủng hộ họ) phải có tổng sản phẩmkhông được thấp hơn 50% sản lượngtoàn quốc mới hội đủ tính đại diện,

bằng không sẽ không có quyền khiếukiện.

- Bản thân doanh nghiệp có hànhvi bán phá giá hay không, biên độ phágiá là bao nhiêu, đã bán phá giá trongbao lâu và đã đình chỉ hay chưa?

- Hành vi phá giá gây thiệt hại chodoanh nghiệp cùng ngành hàng nướcnhập khẩu như thế nào, có tồn tạiquan hệ nhân quả hay không?

- Sự phán xét bán phá giá có dựavào các tiêu chuẩn, căn cứ hợp lý haykhông?

Thương lượng với nướckhởi kiện

Nếu có hành vi phá giá và gâythiệt hại cho doanh nghiệp cùngngành hàng nước nhập khẩu thì nênchủ động thương lượng với chính phủnước khởi kiện về cam kết giá cả vàthời gian thực hiện. Thương lượngtrong thương mại quốc tế chính làđiểm mấu chốt để giải quyết xungđột. Thương lượng thành công sẽgiảm bớt thiệt hại cho cả hai phía.

Khiếu kiện các quyết địnhnếu thấy cần thiết

Nếu không chấp nhận kết luậncủa chính phủ nước khởi kiện, có thểkháng án lên cơ quan tư pháp củanước nhập khẩu.

Mặt khác, khi đã là thành viên củaWTO, các quốc gia có quyền khiếukiện lên WTO và yêu cầu quốc gia khởikiện ngồi vào bàn thương lượng. Đâychính là một lợi ích quan trọng khitham gia WTO. Ngay cả khi đã khôngthể thay đổi được quyết định “trừngphạt”, thì sau thời hạn năm năm từngày bị áp thuế chống phá giá doanhnghiệp có quyền nộp kháng nghị xinphúc thẩm.

Xây dựng hệ thống thôngtin minh bạch tại doanhnghiệp

Một hệ thống thông tin minhbạch được kiểm định độc lập theođúng chuẩn quốc tế chính là các bằngchứng mạnh mẽ nhất để tự bảo vệ.Do vậy các doanh nghiệp cần nghiêmtúc đầu tư hệ thống thông tin củamình. Hệ thống này sẽ giúp tiết kiệmthời gian và chi phí trong việc theođuổi các vụ kiện, cũng như nâng caotính hiệu quả trong quản lý kinhdoanh. Chính phủ và các hiệp hộingành cần tổ chức các chương trìnhđào tạo và tư vấn xây dựng hệ thốngthông tin cho các doanh nghiệp.

Khởi kiện chống bán phágiá nếu cần thiết

Không chỉ là bị đơn, Trung Quốcđã linh hoạt áp dụng vũ khí này trongvai trò là nguyên đơn. Năm 1996,Trung Quốc đã tiến hành điều tra bánphá giá trong ngành giấy in đối vớicác doanh nghiệp Mỹ, Canada và HànQuốc.

Đối mặt với tình trạng bán phá giácủa các doanh nghiệp thuộc ba quốcgia trên, chín doanh nghiệp sản xuấtgiấy in hàng đầuTrung Quốc đã quyếtđịnh khiếu kiện. Tháng 10/1997 họ đãchính thức nộp đơn và các chứng cứlên Ủy ban Nhà nước về kinh tế vàthương mại.

Sau hai năm điều tra đã ra phánquyết rằng các doanh nghiệp thuộcba quốc gia trên bán phá giá vào thịtrường Trung Quốc, và quyết định ápdụng thuế chống phá giá đối với sảnphẩm giấy in nhập khẩu từ doanhnghiệp thuộc các quốc gia trên. Kể từđó đến nay Trung Quốc tích cực ápdụng vũ khí này để bảo vệ thị trườngtrong nước và họ đã thu được rấtnhiều kinh nghiệm đáng quý.

Các chuyên gia Trung Quốc chorằng trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế, đối phó với các vụ kiện chốngphá giá của nước ngoài và điều trachống phá giá là hai quá trình songsong, cần thiết và quan trọng nhưnhau để bảo vệ lợi ích quốc gia. Haiquá trình này tương tác, bổ sung kinhnghiệm và nâng cao nhận thức chocộng đồng doanh nghiệp, các hiệphội và cả các cơ quan chính phủ.

Ở Việt Nam, Luật Cạnh tranh ra đờiđã tạo một hành lang pháp lý cho việcthực thi công tác phòng vệ thươngmại. Trong những năm vừa qua, ViệtNam đã chủ động trong công tác đốiphó với các vụ kiện từ nước ngoài. Tuynhiên, về phía Chính phủ, công tácnày cần tiến hành một cách toàn diệnvà mang tính hệ thông hơn nữa, đặcbiệt là công tác cảnh báo nguy cơ bịkiện và hướng dẫn các doanh nghiệpkhi có vụ kiện.

Các doanh nghiệp, hạt nhânquyết định sự thành bại trong hoạtđộng phòng vệ thương mại, cần cậpnhật thông tin, tích cực phối hợp vớicác cơ quan hữu quan của Nhà nướctrong việc trả lời các câu hỏi vụ kiện.Điều này vừa mang lại lợi ích cho quốcgia mà cũng chính là bảo vệ lợi ích củadoanh nghiệp.

LÊ DUY

Page 27: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

Hoạt động: Khóa đào tạo về kỹ năng phântích và xử lý thông tinThời gian: 15 - 17/04/2010Nội dung: Nghiên cứu về cơ sở dữ liệu, tiếnhành các bước phân tích đưa ra kết luận vềnguy cơ bị kiệnThành phần/ Dự án: VCA, Tổng cục Hải QuanĐịa điểm: Hải Phòng

Hoạt động: Hội thảo "Xây dựng sổ taycạnh tranh ASEAN"Thời gian: 26-27/04/2010Nội dung: Hoàn thiện sổ tay cạnhtranh ASEANThành phần/ Dự án: ASEAN, VCAĐịa điểm: Campuchia

Hoạt động: Hội nghị thường niên của ICPENThời gian: 01 - 09/05/2010Nội dung: Kế hoạch chiến lược của ICPENtrong giai đoạn tới, hệ thống giải quyết mâuthuẫn xuyên quốc gia.Thành phần/ Dự án: VCA, các nước thànhviên ICPENĐịa điểm: Washington DC

Hoạt động: Khóa đào tạo "Bảo vệ ngườitiêu dùng cho nền kinh tế cạnh tranh"Thời gian: 03-11/05/2010Nội dung: Tổng quan về pháp luật bảovệ người tiêu dùng, trình tự thủ tục giảiquyết vụ việc bảo vệ người tiêu dùngThành phần/ Dự án: VCA, đại diện cơquan bảo vệ người tiêu dùng của cácnước Châu ÁĐịa điểm: Singapore

Hoạt động: Hội thảo khu vực về cạnhtranhThời gian: 28-30/4/2010Nội dung: Cập nhật tình hình xâydựng Luật Cạnh tranh tại một số nướctrong ASEAN và phương hướng hợptác giữa các cơ quan cạnh tranh trongkhu vựcThành phần/ Dự án: ASEAN, VCAĐịa điểm: Campuchia

Hoạt động: Hội nghị thường niên của ICNThời gian: 26/04 - 01/05/2010Nội dung: Trao đổi thông tin, thảo luận vềcông tác xây dựng và thực thi Luật Cạnhtranh, cụ thể trong các vụ việc thảo thuậnhạn chế cạnh tranh.Thành phần/ Dự án: VCA, các nước thànhviên ICNĐịa điểm: Thổ Nhĩ Kỳ

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Page 28: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Hoạt động : Dự họp Uỷ ban Thường vụ QHThời gian: 17/04/2010Nội dung: Nghe UBTVQH cho ý kiến Dự ánLuật BVQLNTDThành phần/Dự án: Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng,Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranhĐịa điểm: Hà Nội

Hoạt động : Hội thảo “Luật cạnh tranh trongmột số lĩnh vực chuyên ngành”. Kinh nghiệmNhật Bản và Việt Nam.Thời gian: 14/05/2010Nội dung: Luật cạnh tranh trong một số lĩnhvực chuyên ngành. Kinh nghiệm của Nhật Bản& Việt NamThành phần/Dự án: VCA, SICA, các cơ quanBộ ngành, Doanh nghiệp tại TP Hồ Chí MinhĐịa điểm: TP. HCM

Hoạt động: Hội nghị thẩm tra chính thứcđối với dự án Luật Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùngThời gian: 27/04/2010Nội dung: Tổ chức thẩm tra chính thức đốivới dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùngThành phần/Dự án: Do UBKHCNMT QH tổchức , Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh, Cụctrưởng Bạch Văn Mừng tham dựĐịa điểm: Đà Lạt

Hoạt động: Tham dự cuộc họp mạng lưới cơquan bảo vệ NTD Quốc tế (ICPEN)Thời gian: 01/05-09/05/2010Nội dung: Khóa đào tạo và cuộc họp thườngniên của ICPENThành phần/Dự án: Lãnh đạo Ban Bảo vệngười tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranhtham dựĐịa điểm: Hoa Kỳ

Hoạt động: Tham dự kỳ họp Quốc hộithứ VIIThời gian: 20/5-20/6/2010Nội dung: Tham dự các phiên thảoluận cải tổ của các Đoàn ĐBQH, đểthảo luận, cho ý kiến về Dự án LuậtThành phần/Dự án: Bộ trưởng VũHuy Hoàng, Lãnh đạo Cục, Lãnh đạoBan Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh,Lãnh đạo Ban Bảo vệ người tiêu dùng- Cục Quản lý Cạnh tranhĐịa điểm: Hà Nội

Hoạt động: Khóa đào tạo và cuộc họp thường niêncủa Mạng lưới bảo vệ Người tiêu dùng quốc tế(ICPEN)Thời gian: 02-09/05/2010Nội dung: Giới thiệu và thảo luận về cơ chế điềutra xuyên quốc gia, phương hướng và chiến lượchoạt động tương lai của ICPEN.Thành phần/Dự án: Cán bộ Ban Bảo vệ người tiêudùng - Cục Quản lý cạnh tranh,Địa điểm: Hoa Kỳ

Page 29: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

TẢN MẠN

Chính quyền của Tổng thốngBarack Obama giải thích họ chỉmuốn bảo vệ các quyền lợi

quốc gia, nhưng Trung Quốc cũngkhông vừa khi cãi rằng, Mỹ đã gâychuyện bằng việc phát động mộtcuộc tấn công vô cớ.

Các căng thẳng hiện nay nảy sinhtừ tháng 09/2009, khi Mỹ bất ngờ ápđặt một mức thuế nhập khẩu đối vớicác loại lốp xe nhập khẩu từ TrungQuốc.

Nói về kinh tế, thuế nhập khẩu chỉáp dụng với khoảng hai triệu USDtrong kim ngạch nhập khẩu hàngnăm, tức là ít hơn 1% tổng kim ngạchthương mại giữa hai nước. Nhưng nóđã làm Trung Quốc tức giận bởi họcảm thấy đây là một sự nhượng bộchính trị của chính quyền Mỹ đối vớicác nghiệp đoàn lao động Mỹ hơn làmột biện pháp trừng phạt chínhđáng đối với một sai phạm nào đócủa Trung Quốc. Và Trung Quốc đãkhông khoanh tay dừng lại ở đó, họ

đã trả đũa Mỹ bằng đúng những vũkhí mà họ từng phải hứng chịu trongcác vụ tranh chấp thương mại.

Khi thế giới bắt đầu vực dậy từcuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhấtsau cuộc Đại suy thoái những năm 30của thế kỷ trước, có một thực tế đánglo ngại là làn sóng bảo hộ kiểu ănmiếng trả miếng ngày càng gia tăngsẽ cản trở đà phục hồi này. Bất chấpviệc các lãnh đạo thế giới hứa hẹngiảm thiểu các hàng rào thương mại,theo một nghiên cứu mới đây củaSáng kiến Cảnh báo Thương mại Toàncầu (GTA), các biện pháp bảo hộ vẫnđang “chọc gậy bánh xe”.

Các chuyên gia phân tích vềthương mại cho biết ít nhất 130 biệnpháp bảo hộ như tăng thuế, hạn chếnhập cư và hỗ trợ cho xuất khẩu...đang nằm trong kế hoạch của nhiềuchính phủ trên khắp thế giới. Trongkhi đó, Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) ước đoán trong năm 2010 sẽcó tới 437 cuộc tranh cãi về chống

bán phá giá, tăng hơn gấp đôi so vớinăm 2008.

Liên minh Châu Âu (EU) đã giahạn thêm 15 tháng việc áp dụng thuếnhập khẩu đối với giày mũ da của ViệtNam và Trung Quốc. Ấn Độ đã cấmnhập khẩu đồ chơi từ Trung Quốctrong 6 tháng trong năm 2009 và mớităng thuế đối với thiết bị viễn thôngcủa Trung Quốc. Về phần mình, TrungQuốc hồi tháng trước đã áp đặt thuếtạm thời đối với một số sản phẩmthép của Mỹ và Nga.

Ông Michael Pettis, một thànhviên cấp cao của Viện Hành động vìHòa bình Quốc tế Carnegie, cảnh báoviệc gia tăng các tranh chấp thươngmại trong những năm tới là khôngtránh khỏi. Khi lượng cầu của thế giớiđang giảm, tất cả nước đều đang cốbảo vệ hoặc gia tăng thị phần củamình. Các nhà hoạch định chính sáchtại các nước lớn đã nhanh chóng đổlỗi cho“người nước ngoài”và nói rằnghọ chỉ chống lại hành động tấn công

Trả đũa thương mại Mỹ - Trung vàcuộc chơi không có hồi kết

Page 30: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

V C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 15 - 2010

TẢN MẠN

của người khác. Không nước nào giảiquyết vì cho rằng đó là vấn đề củangười khác.

Một trong các cuộc tranh cãi gaygắt nhất là giữa Mỹ - nền kinh tế lớnnhất thế giới - với Trung Quốc - nềnkinh tế lớn thứ ba, hai nước có kimngạch trao đổi thương mại đạt 409 tỷUSD hồi năm ngoái.

Trong quá khứ, các vụ kiệnthương mại hầu hết được khởi sự bởicác nước phát triển chống lại cácnước đang phát triển. Nhưng TrungQuốc đã “đổi sân” trở thành nguyênđơn hồi năm ngoái khi dùng đúng cơchế trợ giúp mà nước khác đã từng sửdụng để chống lại nước này. Bắc Kinhđã mở điều tra và áp dụng các mứcthuế đối với hàng hóa nhập khẩu củanhững nước mà họ thấy là đang gâyhại cho lợi ích của các ngành côngnghiệp trong nước một cách khôngcông bằng.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là mụctiêu của các Vụ kiện tụng thương mại.Theo GTA, các nước cạnh tranh đã ápdụng 55 biện pháp làm hại tới lĩnhvực xuất khẩu của nước này. Mỹ đứngthứ hai với 49 biện pháp.

Tại Trung Quốc, các mức thuế màMỹ áp đối với hàng nhập khẩu củaTrung Quốc hồi tháng Chín vừa quađã gây phản ứng tức giận. Các mứcthuế này được xem như một hànhđộng nhằm thỏa mãn Hiệp hội Thép

của Mỹ, vốn giúp Tổng thống Obamatái đắc cử, và là một sự vi phạm lờihứa của Tổng thống Mỹ đối với cáclãnh đạo G20 khác, rằng ông sẽ tránhcác biện pháp bảo hộ thương mại.Trên các diễn đàn internet, cảm nhậnchung của người Trung Quốc về Mỹđã trở nên thù địch, nhiều ngườithậm chí kêu gọi Trung Quốc tiếnhành bán phá giá trái phiếu của Khobạc Mỹ mà Bắc Kinh đang nắm giữ rấtnhiều.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ ZhouWenzhong cho biết hành động ápthuế vô lý của Mỹ, cũng bị các học giảphương Tây và báo giới chỉ trích, là“một tiền lệ nguy hiểm”.

Hai ngày sau, Trung Quốc đã cáobuộc Mỹ bán phá giá các sản phẩmthịt gà và phụ tùng ô tô vào thịtrường Trung Quốc và cảnh báo ápđặt các mức thuế của mình. Tháng10/2009, Trung Quốc đã thực hiện lờiđe dọa này bằng việc áp mức thuế36% đối với một số hàng ni lông xuấtkhẩu của Mỹ.

Ngày 04-05/10/2009, Mỹ lại trảđũa - áp thuế chống bán phá giá đốivới ống thép “Made in China”, và mởthêm hai cuộc điều tra về hàng nhậpkhẩu từ Trung Quốc. Lần này là nhằmvào giấy báo và một số loại muối.

Chỉ 24 giờ sau, Trung Quốc tuyênbố mở điều tra các loại xe ô tô chởkhách của Mỹ. Trung Quốc cáo buộc

các nhà sản xuất xe hơi Mỹ trốn thuếnhập khẩu bằng việc mang một sốphụ tùng sang Trung Quốc để lắp ráp.Nếu rốt cuộc Trung Quốc từng phạtba đại gia ô tô - Ford, Chryster và GM- thì kết quả là đường sẽ mở rộngthênh thang trước mắt hãng Detroittại thị trường xe hơi lớn nhất thế giớinày vào đúng lúc họ đang rất chậtvật.

Tiếp theo, ngày 10/10, TrungQuốc cho biết sẽ áp mức thuế từ 5-35% đối với một loại axit công nghiệpđược sử dụng trong sản xuất ni lônghoặc ngành công nghiệp dược. Vànữa, ngày 10/12, Trung Quốc nói Mỹđã bán phá giá một loại thép đượcdùng để phát điện và lệnh cho cácnhà nhập khẩu phải nộp thuế trừngphạt. Cuối năm 2009, Mỹ cũng đãđánh mức thuế mới nặng hơn đối vớiống thép từ Trung Quốc.

Ông Bai Shuqiang, một giáo sưĐại học Kinh doanh quốc tế và Kinhtế học tại Bắc Kinh, cũng là người Đạidiện của Chính phủ Trung Quốc tạiWTO, nhấn mạnh rằng tất cả các cuộcđiều tra của Trung Quốc đều hợppháp. Ông nói:“Các dấu hiệu của chủnghĩa bảo hộ thương mại đang ngàymột nhiều, nhưng tôi cho rằng quanđiểm của Trung Quốc vẫn là phản đốibảo hộ thương mại và ủng hộ thươngmại tự do”.

Page 31: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCADvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCAD;

� Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCAD;

� Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCAD;

� Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

�Thực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNGTÂMTHÔNGTIN CẠNHTRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCAD)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

Phòng Tổng hợp &Quan hệ công chúng

Phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

Phòng Thông tin Phòng vệthương mại

Phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, Việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCID

Page 32: CƠCmUTxCH CC~AC}CQUlNLÝCkNHTRANH-ByCÔNGTHƯƠNG · 4 cvnhtranh&ngƯbitiÊudÙng v c a sr15-2010 trongs này blntin cknhtranh&ngƯ{itiÊudÙng 5 hoktĐyngtrongkỲ 8 vmnĐr-sÄkisn

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lýcạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơnvị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition TrainingCenter (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊN