các mô-đun tập huấn giáo viên -...

180
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO CC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BQUN LÝ CƠ SGIÁO DC "Rà soát và phân tích sách giáo khoa dưới góc độ vgii ti cp quc gia, bao gm vic thnghim các chương trình tp hun cho giáo viên nhm kết hp các vn đề bình đẳng gii theo Lut Bình đẳng Gii và Lut phòng chng bo lc gia đình (Chương trình Hp tác chung gia Liên Hp Quc và Chính phVit Nam vBình đẳng gii - Hot động JPGE 1.3.15) Các Mô-đun tp hun Giáo viên Nhn mnh các vn đề vGii và nâng cao Bình đẳng Gii Hoa Binh/Geneva/Ha Noi/Do Son, Tháng 10 năm 2011

Upload: others

Post on 17-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO CỤC NHÀ GIÁO VÀ

CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC

"Rà soát và phân tích sách giáo khoa dưới góc độ về giới tại cấp quốc gia, bao gồm việc thử nghiệm các chương trình tập huấn cho giáo viên nhằm kết hợp các vấn đề

bình đẳng giới theo Luật Bình đẳng Giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình (Chương trình Hợp tác chung giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình

đẳng giới - Hoạt động JPGE 1.3.15)

Các Mô-đun tập huấn Giáo viên Nhấn mạnh các vấn đề về Giới và

nâng cao Bình đẳng Giới

Hoa Binh/Geneva/Ha Noi/Do Son,

Tháng 10 năm 2011

Page 2: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

2

Những đơn vị đóng góp hoàn tất tài liệu này

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

Bùi Văn Quân Nguyễn Thị Thu Thủy

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Nguyễn Thị Bích Loan

VĂN PHÒNG UNESCO HÀ NỘI

Heidi Kivekäs Santosh Khatri

VĂN PHÒNG QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC CỦA UNESCO (IBE)

Dakmara Georgescu (Consultant and coordinator) Jean Bernard (Consultant and editor)

Page 3: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

3

MỤC LỤC Giới thiệu

1. Vì sao bình đẳng giới (GE)1 quan trọng? 2. Vấn đề Bình đẳng Giới có liên hệ với các vấn đề đan xen khác như thế

nào? 3. Vai trò của các giáo viên trong công tác nâng cao bình đẳng giới là gì? 4. Mục đích và phạm vi của các Mô-đun tập huấn giáo viên (TTM)2 là gì? 5. Ai là những người sử dụng tiềm năng? 6. Các Mô-đun tập huấn giáo viên được kết cấu như thế nào? 7. Sử dụng các Mô-đun tập huấn giáo viên như thế nào? 8. Những gợi ý cho báo cáo viên 8.1. Nội dung tập huấn 8.2. Các phương pháp sư phạm tương tác 8.3. Chương trình tập huấn 9. Các hoạt động đào tạo được gợi ý: tự đánh giá nhu cầu tập huấn giáo viên

Mô đun 1: Bình đẳng giới – Khái niệm và các quy phạm 1.1 Các vấn đề khái niệm 1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và giới trong

giáo dục 1.1.2 Các quy phạm chung (các văn kiện quốc tế và luật pháp quốc gia) 1.1.3 Các vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam và quốc tế 1.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn 1.3 Đánh giá 1.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên 1.5 Nguồn và các liên kết

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới trong các chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, việc dạy và học (T&L) và các chiến lược đánh giá

2.1 Sử dụng lăng kính giới (các vấn đề khái niệm) 2.1.1 Sử dụng lăng kính giới trong các chương trình giảng dạy và sách

giáo khoa 2.1.2 Sử dụng lăng kính giới trong việc dạy và học 2.1.3 Sử dụng lăng kính giới trong đánh giá

2.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn 2.3 Đánh giá 2.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên 2.5 Nguồn và các liên kết

Mô đun 3: Sự tham gia của các bên có liên quan

3.1 Các vấn đề khái niệm 3.1.1 Sự tham gia của các bên có liên quan trong việc thiết kế và thực hiện

các chương trình về bình đẳng giới 3.1.2 Vận động thực hiện các chính sách vì bình đẳng giới 3.1.3 Vận động các nguồn lực nhằm nâng cao bình đẳng giới

3.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn 3.3 Đánh giá 3.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên 3.5 Nguồn và các liên kết

1 Henceforth also referred to as “GE”. 2 Henceforth called “TTM”.

Page 4: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

4

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

4.1 Các vấn đề khái niệm 4.1.1 Các vấn đề về nâng cao chất lượng trong bình đẳng giới: Vì sao

công tác giám sát và đánh giá quan trọng? 4.1.2 Vai trò của giáo viên trong việc giám sát các chương trình về bình

đẳng giới 4.1.3 Đánh giá các yếu tố đầu vào, qua trình và kết quả của các vấn đề về

giới 4.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn 4.3 Đánh giá 4.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên 4.5 Nguồn và các liên kết

Phụ lục Thuật ngữ

Page 5: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

5

Lời nói đầu

Chương trình Hợp tác chung của Liên hợp quốc về Bình đẳng Giới được tiến hành vào năm 2009, sau khi Việt Nam ban hành Luật Bình đẳng Giới (LGE, 2006) và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (LDV, 2007). Chương trình này liên kết 12 cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong đó có UNESCO với quan điểm hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các nhân viên, cơ quan ban ngành có liên quan tại trung ương và địa phương để có thể thực hiện các bộ luật tốt hơn cũng như để giám sát và báo cáo về hiệu quả và tác động của hai bộ luật nêu trên. Trong bối cảnh của Chương trình Hợp tác chung, Văn phòng UNESCO Hà Nội và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cùng tiến hành Dự án Rà soát và phân tích sách giáo khoa dưới góc độ về giới tại cấp quốc gia, bao gồm việc thử nghiệm các chương trình tập huấn cho giáo viên nhằm kết hợp các vấn đề bình đẳng giới theo Luật Bình đẳng Giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình (Chương trình Hợp tác chung giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng giới - Hoạt động JPGE 1.3.15) Văn phòng Quốc tế về Giáo dục của UNESCO (IBE) cung cấp những hỗ trợ về kỹ thuật cho hai giai đoạn của dự án này, bao gồm: (a) phân tích sách giáo khoa tiểu học theo quan điểm về giới (2009); và (b) phát triển và thí điểm những khóa đào tạo giáo viên nhấn mạnh vấn đề giới và nâng cao Bình đẳng giới. Trong vào năm 2010, thực hiện mục tiêu kết hợp vấn đề Bình đẳng Giới vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hai cơ quan đã tiến hành tổ chức một hội thảo tại Hòa Bình vào tháng 5/2010 với nội dung phát triển đào tạo về giới và đã thu hút được sự tham gia của hơn 25 chuyên gia của Bộ GD&ĐT về phát triển chương trình giảng dạy, chuyên gia đào tạo giáo viên, và chuyên gia về giới và giáo dục từ Liên hợp quốc và các tổ chức xã hội. Những thành viên tham gia Hội thảo tại Hòa Bình đã đóng góp cho sự phát triển chi tiết Đề cương các mô-đun đào tạo giáo viên (TTM) để có thể được tiến hành thí điểm vào mùa thu năm 2010. Bộ Đề cương đã được phát triển toàn diện như một gói tài liệu hoàn chỉnh chung để các cơ sở đào tạo giáo viên có thể theo đó chỉnh lý cho phù hợp với những hoạt động đào tạo chính quy và không chính quy cụ thể, cũng như tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của địa phương. Tháng 11 năm 2010, hội thảo thứ hai diễn ra tại Đồ Sơn nhằm thử nghiệm bản thảo thứ nhất của các mô đun tập huấn giáo viên. Hơn 30 chuyên gia đại diện Bộ GD & ĐT, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và các đơn vị khác có liên quan tham gia thực hiện thí điểm các mô đun tập huấn giáo viên trong bối cảnh một khóa đào tạo cụ thể. Dựa trên những phản hồi nhận được trong và sau hội thảo, các mô-đun đã được hoàn tất và trình lên Bộ GD & ĐT để tiếp tục kết hợp một cách có hiệu quả các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới cho các khóa tập huấn giáo viên dựa trên những quan điểm đã được các bên tham gia đóng góp và gợi ý cho Việt Nam.

Page 6: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

6

Giới thiệu

Vietnam Các đại biểu trong Hội thảo tại Hòa Bình, Tháng 5, 2010

1. Vì sao bình đẳng giới lại quan trọng? Phụ nữ và nam giới có sự khác biệt về sinh học (được phản ánh qua khái niệm giới tính) và có thể nắm những vai trò xã hội được xây dựng một cách cụ thể (được phản ánh qua khái niệm giới). Tuy nhiên, sinh học và những khác biệt khác giữa phụ nữ và nam giới không nên là yếu tố tạo điều kiện cho những bất công và phân biệt đối xử về chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa. Bình đẳng giới được định nghĩa bởi những nguyên tắc như sau:

1. Vì sao bình đẳng giới 1ại quan trọng? 2. Vấn đề Bình đẳng Giới có liên hệ với các vấn đề đan xen khác như thế nào? 3. Vai trò của các giáo viên trong công tác nâng cao bình đẳng giới là gì? 4. Mục đích và phạm vi của các Mô-đun tập huấn giáo viên là gì? 5. Ai là những người sử dụng tiềm năng? 6. Các Mô-đun tập huấn giáo viên được kết cấu như thế nào? 7. Sử dụng các Mô-đun tập huấn giáo viên như thế nào? 8. Những gợi ý cho báo cáo viên

8.1. Nội dung tập huấn 8.2. Các phương pháp sư phạm tương tác 8.3. Chương trình tập huấn

9. Các hoạt động đào tạo được gợi ý: tự đánh giá nhu cầu tập huấn giáo viên

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Tục ngữ Việt Nam

Page 7: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

7

Do tầm quan trọng của việc tạo nên một xã hội công bằng, toàn diện và gắn kết, cũng như vai trò của nó trong việc hỗ trợ các cá nhân, cả phụ nữ và nam giới, để hoàn thiện khả năng của mình mà không bị cản trở bởi bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, Bình đẳng Giới trở thành một phần của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ năm 2000:

2. Vấn đề bình đẳng giới có liên hệ với các vấn đề đan xen khác như thế nào?

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2: đạt được phổ cập giáo dục tiểu học, với mục tiêu đảm bảo cho mọi trẻ em trai cũng như gái hoàn thành đầy đủ chương trình giáo duc tiểu học vào năm 2015 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 3: nâng cao bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ, với mục tiêu phấn đấu xóa bỏ chênh lệch nam nữ ở bậc tiểu học và THCS vào năm 2005 và tất cả các cấp học năm 2015

Để có thể thúc đẩy bình đẳng ở cả nam và nữ một cách đầy đủ, Điều 4 Luật Bình đẳng Giới (tr. 2) đặt mục tiêu bình đẳng giới là …xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Nếu chúng ta cam kết đạt được mục tiêu giáo dục cho tất cả mọi người, chúng ta cần không được xem giới là một công tác biệt lập hay chỉ là một phần việc được bổ sung thêm trong việc lên chương trình giáo dục. Thay vào đó, chúng ta cần sử dụng ‘lăng kính giới’ khi lên kế hoạch, tiến hành thực hiện, giám sát và đánh giá tất cả những công tác của chúng ta. Giống như trên một cặp kính, khi nhìn qua lăng kính giới chúng ta thấy hoạt động, nhu cầu và thực tế về các bé gái và phụ nữ trên một tròng kính. Chúng ta cũng thấy hoạt động, nhu cầu và thực tế của các bé trai và nam giới trên một tròng kính khác. Để có thể thấy được bức tranh tổng quát trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta đều phải nhìn xuyên qua cả hai tròng kính

Theo INEE, 2010, trang 15.

- Các vai trò về giới được xã hội tạo dựng và có thể thay đổi lẫn cho nhau; - Phụ nữ và nam giới bình đẳng trước pháp luật (ví dụ, họ có các quyền lợi và nghĩa vụ

như nhau); - Phụ nữ và nam giới bình đẳng trước những cơ hội và khả năng hoàn thiện tiềm năng

của họ; - Phụ nữ và nam giới bình đẳng trong khả năng học tập và phát triển như những cá nhân

và thành viên của một cộng đồng; - Phụ nữ và nam giới hỗ trợ lẫn nhau và hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển của cá nhân

và cộng đồng.

Page 8: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

8

Bình đẳng giới cần được nhấn mạnh như một vấn đề đan xen trong giáo dục và chương trình giảng dạy mà tất cả các ngành học/môn học cũng như các hoạt động trường lớp cần phối hợp và thúc đẩy vấn đề này theo những cách thức cụ thể. Các vấn đề đan xen bao gồm:

Các vấn đề đan xen có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển năng lực chuẩn bị cho trẻ em và thanh niên hành trang sống và làm việc. Mặc dù mục tiêu và chủ đề của những vấn đề đan xen này đôi khi trùng lặp nhau, điều không thể phủ nhận là chúng bổ sung cho nhau trong việc đối mặt với những thách thức của thế giới hôm nay và ngày mai. Ví dụ, bình đẳng giới khi được xem là một trong những vấn đề đan xen, sẽ trùng với vấn đề nhân quyền và giáo dục công dân (ví dụ, thông qua phổ biến về sự công bằng và những quyền bình đẳng hay trách nhiệm). Tương tự đối với những lĩnh vực khác như giáo dục vì phát triển bền vững và giáo dục sức khỏe (ví dụ, thông qua nhấn mạnh nạn bạo hành gây nên do yếu tố giới; các vấn đề về sức khỏe giới tính và sinh sản; giáo dục gia đình). Các vấn đề đan xen xuất hiện cùng lúc với những phát triển về mặt kinh tế xã hội, kiến thức và công nghệ. Tuy nhiên, nhấn mạnh những vấn đề đan xen trong chương trình giảng dạy không nhất thiết có nghĩa là những ngành học/bộ môn mới đều cần thiết do những nhu cầu giáo dục mới đặt ra. Thay vào đó, người phát triển và lên kế hoạch cho các chương trình giảng dạy trong đó xác lập những phương thức tốt nhất để kết hợp những vấn đề về

Kỹ năng sống

Giáo dục người tiêu dùng

Giáo dục sức khỏe

Giáo dục trong kinh doanh

Giáo dục hòa bình

Giáo dục đa văn hóa

Giáo dục vì phát triển bền

vững

Bình đẳng giới

Nhân quyền và giáo dục công

dân

Chuẩn bị cho cuộc sống và công việc

Kỹ năng sống

- Nhân quyền và giáo dục công dân; - Giáo dục đa văn hóa; - Giáo dục hòa bình, bao gồm quản lý xung đột theo tính chất xây dựng; - Giáo dục vì phát triển bền vững, bao gồm giáo dục môi trường; - Giáo dục trong kinh doanh; - Giáo dục sức khỏe, bao gồm giáo dục giới tính và giáo dục về HIV và

AIDS; - Giáo dục cho người tiêu dùng; - Các kỹ năng sống (có thể là một phần của những vấn đề nêu trên).

Page 9: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

9

giới, bình đẳng giới đan xen với chương trình giảng dạy hiện có. Cách làm này có thể được thực hiện bởi một số môn học có ưu thế trong việc tích hợp các vấn đề giới, bình đẳng giới nhưng cũng có thể được thực hiện với tất cả các bộ môn thông qua phương pháp dạy học và các phương pháp đánh giá. Bình đẳng giới thường không được xem là một ngành học/bộ môn đặc biệt mới, mà được cho là vấn đề mà tất cả các ngành học/các bộ môn cần nhấn mạnh. Bình đẳng giới cũng bổ sung các vấn đề đan xen khác trong một hệ thống khớp nối thúc đẩy những phát triển mang tính chất cạnh tranh trong học tập để cùng chung sống và phát triển bền vững.

3. Vai trò của các giáo viên trong công tác nâng cao bình đẳng giới là gì?

Năm 2009, Văn phòng UNESCO Hà Nội và Bộ GD&ĐT đã thực hiện một phân tích về sách giáo khoa tiểu học theo quan điểm về giới, nhằm xác định những thành công cũng như những khoảng trống liên quan đến nâng cao bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực giảng dạy của tiểu học (ví dụ, Tiếng Việt (Lớp 1-5); Toán (Lớp 1-5); Các môn Tự nhiên và Xã hội (Lớp 1-3); Khoa học (Lớp 4-5); Lịch sử và Địa lý (Lớp 4-5); Đạo đức (Lớp 1-5)3. Trong số nhiều kết quả đạt được, bản bản báo cáo đã kết luận về vai trò quan trọng của giáo viên trong việc thực hiện các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa và đưa ra những gợi ý như sau cho giáo viên:

- Lưu ý và tránh thể hiện định kiến về giới trong các hoạt động ở trường hay lớp học. - Tin tưởng vào khả năng các em trai và các em gái đều có khả năng như nhau trong học

tập và đạt kết quả. Theo đó, khuyến khích động viên cả em trai và em gái trong học tập, đồng thời cũng hỗ trợ cả hai một cách đồng đều khi đối diện với những khó khăn và những vấn đề về học tập.

- Đề nghị các em trai và em gái cùng học và cùng chơi với nhau trong những tình huống có thể thay thế vai trò của nhau. Hỗ trợ cả em trai và em gái trong việc nhận ra những ưu điểm và khuyết điểm, những tài năng và sở thích của mình trong khi khiến các em nhận thức và đón tiếp một loạt những cơ hội như nhau trong phát triển cạnh tranh trong học tập, cuộc sống và công việc.

- Học từ trường học và các đồng nghiệp đã thành công trong công tác thúc đẩy bình đẳng giới. Tham gia vào những ứng dụng chia sẻ thông tin, bao gồm thông qua mạng Internet.

- Thiết lập những cộng đồng bền vững thúc đẩy bình đẳng giới ở trường học và cộng đồng các cấp thông qua giáo viên và mạng lưới trường học

Tài liệu học tập có chất lượng, bao gồm sách giáo khoa, có thể nâng cao bình đẳng giới nếu chúng được hiểu một cách có ý nghĩa tại trường học- và tại cá hoạt động trong lớp bởi những hiệu trưởng và giáo viên mẫn cán và có khả năng. Vì thế, việc xem xét sách giáo khoa (và các nguồn tài liệu học tập khác) và các chương trình phát triển nghề

3 Xem Báo cáo, 2010.

Không phụ thuộc vào thiết kế của chương trình giảng dạy, các giáo viên tự hiểu chương trình giảng dạy theo cách của họ có ảnh hưởng vô cùng lớn. Giáo viên có thể là những tấm gương, và là người hướng dẫn, động viên khuyến khích cho cả bé trai và bé gái, hoặc giáo viên cũng có thể bác bỏ hay bóp méo, hình thành những định kiến rập khuôn về các em.

Theo Clough, 2004, p. 7

Page 10: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

10

nghiệp có ý nghĩa dành cho giáo viên đối với cả chương trình đào tạo chính quy và không chính quy là vô cùng hợp lý và cần thiết. 4. Mục đích và phạm vi của các Mô-đun tập huấn giáo viên là gì?

Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc nâng cao bình đẳng giới như có được các bộ luật về bình đẳng giới, có các chương trình khác nhau nhằm vào việc nâng cao năng lực cho các cơ quan có trách nhiệm để thực hiện các luật về bình đẳng giới một cách hiệu quả và để giám sát những hiệu quả và tác động của nó. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề về giới cần được nhấn mạnh trong giáo dục cũng như trong những lĩnh vực khác như sự tồn tại của các định kiến về giới và hành vi, thái độ phân biệt đối xử, bao gồm nạn bạo hành có yếu tố giới. Chính vì vậy, việc rà soát các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa theo quan điểm về giới và xây dựng năng lực cho các hiệu trưởng và giáo viên để có thể nhấn mạnh các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới ở trường học, lớp học và các cấp địa phương là cần thiết. Năng lực của giáo viên để đối phó với các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới cần được đẩy mạnh thông qua những chương trình đào tạo giáo viên chính quy và không chính quy được thiết kế một cách phù hợp. Như đã được đề cập trong nhiều báo cáo hiện có của Hệ thống đào tạo giáo viên ở Việt Nam4, các khóa học đào tạo giáo viên ở Việt Nam thường nhấn mạnh các vấn đề đan xen như giáo dục môi trường; giáo dục hòa bình; HIV/Aids trong khi đó các vấn đề về giới và công tác nâng cao bình đẳng giới thông qua các khóa đào tạo giáo viên chính quy và không chính quy chưa được quan tâm một cách toàn diện. Kết hợp các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới qua các khóa đào tạo giáo viên do đó là một ưu tiên trong việc xây dựng năng lực dành cho giáo viên vì họ là những người tham gia và có trách nhiệm cần thực hiện luật bình đẳng giới một cách hiệu quả trong giáo dục. TTM như là một công cụ chung Các mô đun tập huấn giáo viên cung cấp khung phương pháp và lý thuyết cho các cơ quan đào tạo giáo viên nhằm nhấn mạnh các vấn đề về giới và kết hợp Bình đẳng giới vào những chương trình đào tạo giáo viên của họ. Các mô đun giải thích và hỗ trợ phát triển năng lực cần thiết của giáo viên để có thể giải quyết các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới trong trường lớp cũng như trong cộng đồng các cấp. Ngày nay, các chương trình phát triển nghề nghiệp dành cho giáo viên thường thúc đẩy những quan điểm mang tính chất phản ánh và chuyển đổi của giáo viên trong bối cảnh toàn

4 Xin tham khảo phân tích trình bày trong hội thảo ở Hòa Bình (5/2010).

Những yếu tố hạn chế bạo lực là luật pháp, kinh tế, sức khỏe và giáo dục. Và nó là những vấn đề thuộc về quyền con người thể hiện ở tất cả các lĩnh vực như văn hóa, tôn giáo, giới hạn địa lý và các nhóm xã hội và kinh tế. .. Trong các báo cáo cũng cho thấy rằng, phụ nữ có nguy cơ bị chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình bạo hành nhiều hơn những người khác. Những vấn để bạo lực cũng bị ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ em, có thể gián tiếp nhưng cũng có thể là do chúng là những nhân chứng trực tiếp của bạo lực gia đình. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình ở Việt Nam, 2010.

Page 11: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

11

trường học và những cách tiếp cận tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng giáo viên về học tập và áp dụng. Những cộng đồng như thế cần được mở rộng cho các đối tượng khác trong xã hội để có thể ủng hộ những thay đổi tại các trường học và tại các cấp địa phương. Các giáo viên cũng ngày càng được ghi nhận là có vai trò chủ động trong sự phát triển nghề nghiệp của họ đặc biệt thông qua các ứng dụng khoa học cho phép các khả năng học tập từ xa và học tập qua mạng máy tính. Các Mô-đun tập huấn giáo viên thúc đẩy quan điểm về phát triển nghề nghiệp của giáo viên trong đó kết hợp giải quyết các khía cạnh trên đồng thời phổ biến các phương pháp sư phạm chủ động và mang tính chất tương tác dựa vào trao đổi và học hỏi lẫn nhau thông qua các hoạt động hướng dẫn trực tiếp càng nhiều càng tốt. Một số định hướng cơ bản về các mô đun đào tạo giáo viên là:

⇒ Giáo viên được đào tạo nhận thức được tầm quan trọng về vấn đề giới trọng giáo dục và có ý thức tăng cường bình đẳng giới

⇒ Giáo viên có khả năng phối hợp các phương pháp giảng dạy truyền thống như thuyết trình với các phương pháp tích cực như làm việc nhóm hoặc dạy học dự án trong dạy học

⇒ Giáo viên có thái độ tích cực và quan điểm rõ ràng với người học – học sinh ⇒ Giáo viên tập trung vào phát triển các vấn đề về kiến thức, thái độ và kỹ năng của

học sinh ⇒ Giáo viên biết chú trọng kết nối giữa lý thuyết với hành động và thực hành giải

quyết vấn đề ⇒ Giáo viên quan tâm đén việc đánh giá và tự đánh giá thông qua các hoạt động dạy

học. 5. Ai là những người sử dụng tiềm năng?

Các Mô-đun tập huấn giáo viên được thiết kế chủ yếu dành cho giáo viên cốt cán5. Tuy nhiên, nội dung của nó cũng có ích đối với những nhà hoạch định chính sách, người thực hiện sách giáo khoa và chương trình giảng dạy. Các bên tham gia trong cộng đồng cũng có thể tìm thấy những yếu tố liên quan tới công việc của riêng mình. Đối tượng và người hưởng lợi của các mô đun tập huấn giáo viên 5 Trong bối cảnh và điều kiện ở Việt Nam, giáo viên được tập huấn là những chuyene gia giáo dục ở các khu vực khác nhau có thể tập huấn cho các giáo viên khác ở các tỉnh hoặc ở các khu vực trong cả nước. Các khó tập huân snày cũng có thể dành cho các trường nếu đối tượng học là cán bộ quản lý các trường được tập huấn. Mỗi giáo viên có 20 giờ nâng cao nghiệp vụ trong thờii gian cơ bản của một năm học.

Người dùng và đối tượng hưởng lợi trực tiếp

⇒ Giáo viên cốt cán từ các tỉnh/ thành phố

⇒ Hiệu trưởng và tổ trưởng

chuyên môn ở các cấp học

⇒ Bản thân giáo viên (là học ấ

Đối tượng hưởng lợi gián tiếp

⇒ Giáo viên ⇒ Cán bộ xây dựng chính sách ⇒ Cán bộ phát triển chương trình, tài liệu ⇒ Học viên ⇒ Các đơn vị có liên quan

Page 12: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

12

6. Các Mô-đun tập huấn giáo viên được kết cấu như thế nào? Dự kiến Tài liệu các mô đun tập huấn giáo viên gồm các nội dung sau:

1. Giới thiệu: Bối cảnh và cơ sở của việc phát triển tài liệu Tập huấn; tiềm năng người sử dụng; Sử dụng tài liệu tập huấn như thế nào; những đề xuất đánh giá cơ bản về nhu cầu học tập của giáo viên.

2. Mô đun 1: Bình đẳng giới – Khái niệm và các quy phạm Mô đun 1 tập trung vào việc giúp người học (giáo viên) hiểu các khái niệm có liên quan về giới trong giáo dục như: khác biệt giữa “giới” và “giới tính”, khác nhau giữa “bình đẳng giới” và “cân bằng giới” cũng như nghĩa rộng của phân biệt, đối xử và thành kiến và bạo lực giới . Mô đun này cũng làm rõ các vấn đề về khung chuẩn về tăng cường bình đẳng giới ở Việt Nam và quốc tế. Năng lực của giáo viên được tăng cường ở mô đun 1 sẽ được củng cố ở các mô đun khác và thông qua các tham chiếu cụ thể về các hoạt động của giáo viên ở nhà trường và cộng đồng của họ.

3. Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới trong các chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, việc dạy và học và các chiến lược đánh giá Mô đun 2 tập trung vào khả năng và nhiệm vụ của giáo viên trong việc vận dụng lăng kính giới/quan điểm tiếp cận giới trong giáo dục. Sử dụng “lăng kính về giới” có nghĩa là giáo viên sẽ tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa, lớp học theo các khía cạnh của giới như tránh điển hình giới, tạo điều kiện để các em trai và các em gái có được trải nghiệm học tập giống nhau và có các em có những lựa chọn trong học tập phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân; chống lại những biểu hiện không bình đẳng giới, phân biệt và bạo lực trong nhóm làm việc, trong “tiếp cận toàn bộ trường học” và thông qua việc củng cố mối liên hệ giữa nhà trường và cộng đồng.

4. Mô đun 3: Sự tham gia của các bên có liên quan Mô đun 3 đề cập đến các biện pháp mà giáo viên và trường học có thể sử dụng để phối hợp với các lực lượng khác trong các hoạt động giải quyết các vấn đề về giới trong giáo dục và thúc đẩy bình đẳng giới. Các lực lượng tham gia có thể là phụ huynh, học sinh, đại diện cộng đồng, đại diện doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo chính trị và các phương tiện truyền thông. Mô đun cũng đề cập đến các vấn đề kết nối giữa giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy, giữa trường học và cộng đồng trong các hoạt động giải quyết các vấn đề về giới trong giáo dục và thúc đẩy bình đẳng giới.

5. Mô đun 4: Giám sát và đánh giá Mô đun 4 tập trung các vấn đề như thực hiện chính sách bình đẳng giới một cách hiệu quả và đảm bảo chất lượng ở các cấp độ khác nhau của hệ thống giáo dục. Nó cũng tập trung vào việc xác định năng lực phát triển nhu cầu của giáo viên và các lực lượng khác, cũng như thiết kế chiến lược phát triển chuyên môn nghiệp vụ và các vấn đề ưu tiên.

Phụ lục (Bao gồm bảng thuật ngữ )

Các câu hỏi ở mỗi chương đều được nêu rõ, tiếp theo là các phần khác nhau, bao gồm:

Page 13: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

13

1. Khái niệm và vấn đề cơ bản (ví dụ giải thích, định nghĩa và hình minh họa, hộp văn bản về các trường hợp, ví dụ, trích dẫn và các câu hỏi phản hồi); 2. Gợi ý các hoạt động tập huấn (trò chơi, làm việc nhóm; làm việc theo dự án, hoạt động cá nhân, đóng vai tình huống và kịch); 3. Hoạt động đánh giá và tự đánh giá; 4. Kiến nghị cho giáo viên cốt cán (ví dụ:mẫu lịch trình; điều chỉnh hoạt động tập huấn đến các khu vực khác nhau học tập / đối tượng và điều kiện giáo dục); 5. Các nguồn và các liên kết.

7. Sử dụng các Mô-đun tập huấn giáo viên như thế nào? Các môđun tập huấn là những bài khóa dễ hiểu và theo trình tự sắp xếp hợp lý, Tuy nhiên, các bài khóa cũng được thiết kế mở và linh hoạt, do đó, theo tùy theo nhu cầu cụ thể, các vấn đề khác nhau và hoạt động tập huấn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học.

Toàn bộ khóa học được sắp xếp theo thứ tự được đề xuất ở trang 16. Có thể chọn các phần hoặc module và các hoạt động cụ thể cho những mục đích cụ thể.

Điều quan trọng là học viên phải đọc các mô-đun trước khi tham gia hoạt động tập huấn, nhằm giúp họ làm viêc và thực hiện hoạt động dựa trên những hiểu biết cơ bản về một số khía cạnh của khái niệm.

Các mô đun tâp huấn được xây dựng trong một chỉnh thể thống nhất chung, nó cũng là gợi ý cho học viên là giáo viên có thể sử dụng các mô đun làm cơ sở để phát triển các hoạt động tập huấn dựa theo cách điều chỉnh tài liệu của họ bằng cách sáng tạo phong phú các môđun hiện có phù hợp với nhu cầu địa phương và các bối cảnh khác nhau. 8. Những gợi ý cho báo cáo viên

8.1 Nội dung tập huấn Các Mô đun tập huấn giáo viên được thiết kế phù hợp với các cách tiếp cận tập huấn sau đây: - Các khóa học tập huấn giáo viên cần được tổ chức linh hoạt và điều chỉnh phù hợp với các nhu cầu và sở thích của các nhóm đối tượng / người hưởng lợi khác nhau . Tập huấn phù hợp không chỉ thể hiện ở việc giáo viên cần kiến thức, mà còn thái độ và kỹ năng để kiến thức có thể được sử dụng độc lập, có trách nhiệm và thành thạo trong việc giải quyết vấn đề và góp phần vào hành động ảnh hưởng tạo thay đổi ở các cấp trường học và cộng đồng. - Giáo viên cần đượctham gia vào việc thiết kế, lựa chọn và thực hiện các hoạt động tập huấn của họ càng nhiều càng tốt. - Các học viên cần phải nhận thức được các mục tiêu của các hoạt động / trình tự tập huấn khác nhau, họ thu thập và nâng cao khả năng từ các hoạt động tập huấn và quan trọng là học được cách thức để có thể sử dụng khả năng đó trong bối cảnh trường học và thực hành ở lớp học của họ.

Page 14: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

14

- Giáo viên, giảng viên nên khuyến khích học viên tích cực liên hệ với kinh nghiệm của mình, bày tỏ ý kiến của họ và cộng tác với những người khác trong bối cảnh các nhiệm vụ khác nhau. - Giáo viên, giảng viên nên sử dụng nhiều phương pháp; phối hợp tốt giữa giảng dạy và hướng dẫn; chú trọng hoạt động của nhóm và sử dụng các hình thức sư phạm tương tác. - Trong quá trình hoạt động tập huấn, chú trọng và tăng cường các hoạt động phản hồi dựa trên phát triển tư duy phê phán và kỹ năng trí tuệ bậc cao khác.

Hoạt động tập huấn cần cung cấp không gian cho các giáo viên và học viên có thể kết nối giữa lý thuyết với thực hành trong bối cảnh làm việc dự án, giải quyết vấn đề, tranh luận, chơi đóng vai, đóng kịch, vv

Họ phải trang bị cho học viên những kỹ năng để xử lý mâu thuẫn và những vấn đề gây tranh cãi, cũng như đưa ra quyết định, thỏa hiệp và giải quyết xung đột mang tính xây dựng.

Giáo viên, giảng viên nên thực sự thấm nhuần các nguyên tắc và thực hành tốt của bình đẳng giới ( ví dụ như kết hợp các vấn đề về giới; tránh những thành kiến giới, phân biệt đối xử và GBV; thúc đẩy sự tham gia bình đẳng và cơ hội cho các em gái / phụ nữ và trẻ em trai / gái).

Các học viên sẽ được cung cấp cơ hội để đánh giá hoạt động đào tạo và giảng viên, cũng như việc tự đánh giá tiến độ học tập của mình

8.2 Các phương pháp sư phạm tương tác

Tương tác sư phạm là một khái niệm trong cách tiếp cận kiến tạo nhấn mạnh việc xây dựng tri thức có ý nghĩa và mang tính xã hội, cũng như lợi ích của học tập hợp tác dựa trên sự phối hợp và lãnh đạo, linh hoạt và cởi mở, chia sẻ nhiệm vụ. Các phương pháp truyền thống, chẳng hạn như thuyết trình, có thể được sử dụng trong suốt khóa học.Tuy nhiên giảng viên cũng nên giới thiệu các phương pháp tương tác và có sự tham gia để cho phép học viên chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến riêng. Các phương pháp này có thể là:

1. Làm việc nhóm 2. Làm việc ghép đôi/cặp đôi 3. Trò chơi đóng vai hoặc kịch 4. Trò chơi học tập 5. Học tập dự án và các hoạt động định hướng cộng đồng

8.3 Chương trình tập huấn Tùy thuộc vào bối cảnh và nhu cầu đào tạo, giáo viên có thể đưa ra các cách thức khác nhau của tập huấn:

⇒ Trong trường hợp của tập huấn giáo viên tại địa phương, ví dụ, ít nhất là hai ngày làm việc nên được xem xét để giải quyết các vấn đề chính bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào của các giảng viên và các hoạt động của học viên.

⇒ Trong trường hợp của đào tạo tiền công vụ giáo viên cơ sở đào tạo và huấn luyện viên quyết định làm thế nào để kết hợp các mô đun tập huấn giáo viên và trình tự nội dung dựa vào các chương trình đào tạo thường xuyên giáo viên.

⇒ Trong trường hợp của việc đào tạo tại trường giao thường xuyên (tức là mỗi tuần) do hiệu trưởng hoặc một giáo viênchủ chốt, các giảng viên nên chọn loại kiến thức và hoạt động mà họ cho là thích hợp trong bối cảnh trường của họ dựa trên tổng thể chương trình. Căn cứ vào tài liệu tập huấn giáo viên, họ cũng có thể phát triển tùy biến tài liệu đào tạo được điều chỉnh phù hợp với cộng đồng và địa phương

Page 15: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

15

9. Các hoạt động đào tạo được gợi ý: tự đánh giá nhu cầu tập huấn giáo viên Trong các mô đun tập huấn giáo viên, các đề xuất hoạt động đào tạo khác nhau được trình bày theo một mẫu chung (xin xem bảng dưới đây). Trước khi bắt đầu đào tạo, điều quan trọng là các giảng viên tiến hành đánh giá cơ bản về nhu cầu học nghề của họ, thể hiện ở các hoạt động sau đây:

Giới thiệu: Hoạt động 9.1 Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên

60 phút (30’ + 30’) Mục tiêu học tập

Người học sẽ có thể: - Liệt kê về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà giáo viên cần để giải quyết vấn đề về giới và thúc đẩy bình đẳng giới - Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của họ/ những vấn đề còn thiếu ở mục trên - Xác định, xây dựng và ưu tiên đào tạo nhu cầu của họ - Làm việc theo nhóm, chia sẻ và cùng nhau báo cáo một số kết quả của tập thể

Lí do Để đóng góp cho công tác nâng cao bình đẳng giới tại trường lớp và cộng đồng, giáo viên cần phát triển những năng lực cần thiết, được hiểu là những kiến thức; giá trị; kỹ năng; và quan điểm mà họ có thể sử dụng một cách độc lập, có hiệu quả và có trách nhiệm, nhằm bồi dưỡng cho việc học tập của học viên và giải quyết các vấn đề.

Sau đây là một danh sách những năng lực mà các giáo viên cần có để nâng cao bình đẳng giới.

Hướng dẫn học viên

Chọn theo nhóm, 3-5 nội dung những năng lực cần thiết (ví dụ, kiến thức, các kỹ năng và quan điểm) mà bạn cho rằng cần ưu tiên trong lĩnh vực làm việc của riêng bạn và thực hiện trong 30 phút:

1. Đầu tiên hãy tự đọc danh sách được gợi ý và tự đánh giá những nhu cầu đào tạo của bạn bằng cách đánh dấu vào một trong những ô trống phù hợp; 2. Thêm những ví dụ về những nhu cầu đào tạo/ví dụ về năng lực mà bạn

Kiến thức

Thái độ

Kỹ năng

Giá trị

Page 16: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

16

Giới thiệu: Hoạt động 9.1 Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên

60 phút (30’ + 30’)

cho rằng cần thiết nên có; 3. Sau khi đã hoàn tất việc tự đánh giá, chia sẻ danh sách những năng lực cần có của bạn với các đồng nghiệp. Đưa ra những ví dụ về năng lực mà bạn đã có và làm tốt, cũng như những năng lực mà bạn nghĩ mình còn thiếu và cần phát triển thêm.

Trong vòng 30 phút hãy: - Một báo cáo viên của nhóm chia sẻ quan điểm của nhóm mình với những nhóm còn lại. - Người điều phối của nhóm làm việc sẽ đưa ra danh sách các điểm tương đồng và khác biệt giữa các bài trình bày khác nhau và sẽ tổng kết những kết quả thu được từ hoạt động này. Bảng tự đánh giá Những năng lực cần có Nhu cầu tập huấn

Trung bình

Trung bình

High

Ví dụ về Kiến thức (Làm những gì bạn cần biết) Hiểu những khái niệm chính liên quan đến giới và bình đẳng giới

Nhận thức về những quy phạm/công cụ nâng cao bình đẳng giới của Việt Nam và quốc tế

Kiến thức về những phương pháp và quy trình áp dụng phân tích về giới trong giáo dục

Liên kết các giá trị truyền thống với bình đẳng giới (ví dụ, đâu là những khía cạnh văn hóa cần xem xét trong nâng cao bình đẳng giới)

Khác? Khác? Ví dụ về Các kỹ năng (Những gì bạn cần làm được) Khả năng tiến hành rà soát hoàn cảnh để xác định các vấn đề về giới liên quan tại trường học & cộng đồng

Khả năng áp dụng cái nhìn về giới trong các giáo trình và sách giáo khoa

Khả năng chọn lọc và áp dụng các giải

Page 17: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

17

Giới thiệu: Hoạt động 9.1 Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên

60 phút (30’ + 30’)

pháp phù hợp để giải quyết bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử Làm thế nào để đề cập tới các cách học khác nhau của người học

Làm thế nào để tạo ra môi trường thân thiện với học sinh?

Khả năng lên kế hoạch và đánh giá các hoạt động liên quan tới bình đẳng giới ở trường lớp

Khả năng phát triển liên kết trường học-cộng đồng và bao gồm các bên tham gia

Các kỹ năng giao tiếp Các kỹ năng xã hội Các kỹ năng vận động Khác? Khác? Thái độ (quan điểm) Phát triển nhận thức về giới và nhạy cảm giới

Muốn có những vai trò mới và trách nhiệm của giáo viên

Muốn đấu tranh chống lại những khía cạnh của bất bình đẳng giới

Khác? Khác?

Đồ dùng cần thiết

- Chuẩn bị bản copy Tự đánh giá cho mỗi học viên - Các nhóm cần có bảng hoacự máy chiếu và vi tính để chuẩn bị trình bày kết quả của các nhóm

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu về bài tập và cung cấp những thông tin cần thiết (ví dụ, sử dụng các thuật ngữ để giải thích khái niệm như: “khái quát về bối cảnh” “lăng kính giới/quan điểm giới” - Giúp học viên hiểu nhiệm vụ và thực hiện đúng giờ - Đảm bảo các vấn đề chưa hiểu được thảo luận và làm rõ - Đảm bảo các nhóm làm việc hiệu quả như họ biết cách phân chia nhiệm vụ và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của nhóm - Sử dụng các kết quả cuỉa thảo luận nhóm để điều chỉnh trong giảng dạy và đánh giá tiến bộ của người học ở cuối khóa học

Đánh giá

Cuối các hoạt động, động não và mở rộng các hoạt động của nhóm về các vấn đề sau:

Page 18: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

18

Giới thiệu: Hoạt động 9.1 Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên

60 phút (30’ + 30’)

- Bạn đã học gì từ các hoạt động? - Tại sao các bài tập này lại quan trọng? - Bạn muốn được tập huấn về những vấn đề gì cần thiêt nhata scho bản thân?- Theo bạn các bài tập này nên thay đổi như thế nào?

Page 19: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

18

Mô đun 1: Bình đẳng giới – Khái niệm và các quy phạm

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và giới trong giáo dục 1.1.2 Các quy phạm chung (các văn kiện quốc tế và luật pháp quốc gia) 1.1.3 Các vấn đề bình đẳng giới trên thế giới và ở Việt Nam

1.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn 1.3 Đánh giá 1.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên 1.5 Nguồn và các liên kết Bạn sẽ học được gì từ mô đun Sau khi hoàn thành mô đun này bạn sẽ:

⇒ Hiểu được sự khác nhau giữa giới và giới tính

⇒ Có thể phân biệt được cân bằng giới và bình đẳng giới

⇒ Nắm được nguồn gốc lịch sử của bất bình đẳng giới

⇒ Có thể xác định các vấn đề về giới có liên quan trong hoàn cảnh riêng của bạn

⇒ Đề xuất khả năng lồng ghép giới trong giáo dục

⇒ Sử dụng các quy phạm chung về bình đẳng giới để thực hiện các chính sách nhạy cảm về giới và thực hành phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương

http://www.ofmdfmni.gov.uk/gender-cartoons-

eleven

Page 20: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

19

Thông tin cơ bản • Giới tính đề cập đến sự

khác biệt sinh học giữa nam giới và phụ nữ.

• Giới đề cập đến vai trò xã hội được xây dựng dành cho phái nam và phái nữ.

• Sự khác biệt trí tuệ bị ảnh hưởng bởi những kỳ vọng trong xã hội và văn hóa.

1.1 Các khái niệm 1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và giới trong giáo dục

Các vấn đề chính

Các khái niệm chính

1.1.1.1 “Giới tính” là gì và “Giới” là gì 1.1.1.2 Bình đẳng giới là gì? 1.1.1.3 Định kiến về giới, phân biệt đối xử và bạo hành gây nên do yếu tố giới là gì? 1.1.1.4 Lồng ghép giới là gì?

• Giới • Bình đẳng giới (GE) • Cân bằng về giới • Bất bình đẳng giới • Định kiến về giới • Bạo hành gây nên do yếu tố giới (GBV) • Lồng ghép giới • Giới tính

1.1.1.1 Giới tính là gì và Giới là gì?

Giới tính’ là khái niệm chỉ sự khác biệt về sinh học giữa phụ nữ và nam giới. Có một số khác biệt chính về sinh học liên quan tới vai trò của phụ nữ và nam giới trong sinh sản của con người, chẳng hạn như phụ nữ sinh em bé trong khi nam giới không có vai trò này. Trên thực tế nam giới thường cao hơn và khỏe hơn phụ nữ cũng là một biểu hiện của đặc điểm sinh học. Tuy nhiên, đặc điểm thể chất có thể được cụ thể cho mỗi cá nhân (ví dụ như nhiều phụ nữ có thể cao hơn nam giới). Các lý thuyết về phụ nữ thường cho rằng, theo lịch sử, sự bất cân bằng về sức mạnh thể chất giữa phụ nữ và nam giới thể hiện nguyên mẫu của mọi quan hệ quyền lực giữa những người cầm quyền và những người phải tuân theo. Như trong trường hợp sự khác biệt giữa những cá nhân(chẳng hạn như màu da của một người), sự khác biệt thể chất giữa phụ nữ và nam giới là nguyên nhân của những quan điểm phân biệt. Trong hầu hết các xã hội, phụ nữ có truyền thống được coi là "phái yếu”. Gần đây, các nghiên cứu tâm lý và nghiên cứu về não cho rằng nam giới và phụ nữ có kiến trúc não khác nhau và thường sử dụng bộ não của mình theo cách khác nhau (ví dụ, phụ nữ thường sử dụng bán cầu não phải, trong khi nam giới sử dụng bán cầu não trái). Tuy nhiên, ngay cả những tuyên bố rằng có bằng chứng khoa học về sự khác biệt đó đã thừa nhận rằng kiến trúc não khác nhau không xác định được khả năng học tập và thành tích của cá nhân. Ngày nay, nhiều nhà khoa học vẫn có xu hướng đưa ra “thần kinh học giới tính”

“Phụ nữ không sở hữu khả năng tự định hướng, nam giới không chịu được đau, phụ nữ không biết cách kể chuyện cười, nam giới như bản năng gắn với màu xanh, phụ nữ thì mềm mỏng còn nam giới thì cứng rắn …đây là những nhận định sáo rỗng thiên vị giới mà những nhà nghiên cứu có thể đưa ra những lý giải khoa học bên ngoài. Tuy nhiên, … “không hề có sự khác biệt về thần kinh giữa hai giới. Có thể có những khác biệt không rõ rệt giữa bộ óc của phụ nữ và nam giới, nhưng hệ thống thần kinh của cả hai đều linh hoạt và có thể thay thế lẫn cho nhau.” Theo Cordelia Fine, Đại học Melbourne trích dẫn bởi tạp chí Guardian (15.08.2010)

Page 21: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

20

(neurosexism) bằng cách chứng minh rằng sự khác biệt trí tuệ giữa nam và nữ không phải là bẩm sinh, mà là một kết quả của những kỳ vọng trong xã hội và văn hóa đối với cả hai1. “Giới” là khái niệm chỉ những vai trò được xây dựng từ xã hội và văn hóa được xây dựng mà phụ nữ và nam giới có thể tuân theo. Ví dụ như, các vai trò truyền thống của giới thường chỉ định phụ nữ làm công việc nhà còn nam giới làm những công việc mang tính trí tuệ và đóng vai trò lãnh đạo trên các lĩnh vực công cộng. Những vai trò này liên quan đến giới vì không có lý do về sinh học hay thể chất để khiến phụ nữ đảm đương những nhiệm vụ công cộng hay để nam giới quan tâm chăm sóc việc nhà. Đúng hơn, những vai trò này được kéo dài bởi những truyền thống xã hội và văn hóa đang ngày càng bị thách thức bởi sự phát triển mới trong xã hội, kinh tế, văn hóa, kiến thức và công nghệ.

“Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống nước, hạt ra ruộng cày”.-

Ca dao Việt Nam

1 Tham khảo Lise Eliot, Trường Y Chicago, trích dẫn từ tạp chí Người quan sát, 8/2010

Các câu hỏi trao đổi và thảo thuận:

− Theo bạn những thay đổi quan trọng trong cộng đồng của bạn có liên quan đến vai trò của nam giới và phụ nữ là gì?

− Bạn có nghĩ là những thay đổi như vậy có thể đảo ngược được không? − Bạn có nghĩ rằng những thay đổi đó là tích cực? Tại sao hoặc tại sao không? − Cá nhân bạn mong muốn sự thay đổi gì liên quan tới các vai trò của giới? Tại

sao?

Page 22: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

21

1.1.1.2 Bình đẳng giới là gì? Lịch sử ghi nhận, trong sự phát triển của hầu hết các xã hội, sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ đã dẫn tới những bất bình đẳng về xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế giữa hai giới tính. Những bất bình đẳng này vừa được củng cố vừa kéo dài tình trạng thua kém của phụ nữ. Ví dụ, trong các xã hội nơi mà phụ nữ được coi là thấp hơn hoặc yếu hơn so với nam giới, sự tiếp cận của họ đối với giáo dục, cuộc sống, sự nghiệp và các trách nhiệm công cộng bị giới hạn. Phụ nữ cũng thường bị tước đi quyền bình đẳng về tài sản, quyền lợi về các quyền chính trị (ví dụ nghe lời khai ở tòa án, khi tìm kiếm công bằng, khi bầu cử, khi đề cử nhiệm kỳ làm việc) cho đến đầu những năm cuối của thế kỷ 20.2 Trong số những bất bình đẳng có ảnh hướng tới đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, sự bất bình đẳng trong giáo dục là đặc biệt cần được nhắc tới. Nơi nào mà thiếu vắng giáo dục thì ở đó con đường đạt tới bình đẳng giới có quá nhiều chông gai bởi vì nó còn đề ra và củng cố thêm sự bất bình đẳng khác, chẳng hạn như những bất bình đẳng liên quan đến cuộc sống gia đình, thế giới công việc và lĩnh vực công cộng. Bất bình đẳng giới cũng có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực đến trẻ em trai và nam giới. Ví dụ, các bé trai có thể được ngăn cản biểu hiện cảm xúc hoặc bị giới hạn vào một số ngành nghề (như điều dưỡng hoặc giáo dục mầm non). Nguyên tắc bình đẳng giới thúc đẩy vị thế và quyền bình đẳng giữa nam giới và trẻ em trai, phụ nữ và trẻ em gái. Theo quy định của Luật Bình đẳng giới của Việt Nam (2006), “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” (Khoản 3, Điều 5).

2 Ví dụ, phụ nữ ở Pháp chỉ giành được quyền bỏ phiếu vào năm 1944.

“Bất bình đẳng giáo dục có liên quan nhiều đến sự phân biệt đối xử đối khác đối với các bé gái và phụ nữ … Trước hết, hành động dựa vào bối cảnh xã hội đòi hỏi phải thừa nhận rằng vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những phân biệt đối xử rộng lớn hơn đối với các bé gái và phụ nữ trong xã hội. Không có gì ngạc nhiên khi những bất bình đẳng giới đáng kể nhất thường thấy có ở những quốc gia và khu vực nơi mà phụ nữ bị trói buộc với gia đình. Các nguyên tắc phụ hệ, thừa kế, kết hôn sớm, kiểm soát nguồn lực của các thành viên nam lớn tuổi trong gia đình và những giới hạn trong việc tham gia vào những lĩnh vực công đã cắt giảm mạnh mẽ các cơ hội cuộc sống của phụ nữ Những xã hội như vậy, cũng có những biểu hiện của việc coi trọng “con trai” hơn.” Theo Kabeer, 2003

Thông tin cơ bản • Bất bình đẳng giới đã tồn tại lâu dài

trong các xã hội trên toàn thế giới. • Bất bình đẳng giới đặc biệt có hại cho

phụ nữ và trẻ em gái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới và trẻ em trai.

• Bình đẳng giới đưa ra quyền bình đẳng cho cả hai giới.

• Cân bằng giới đề cập đến sự bình đẳng về số lượng

• Chênh lệch về giới xuất hiện khi cơ hội hoặc thành tựu không cân bằng.

• Cân bằng giới là một bước quan trọng hướng tới bình đẳng giới.

Page 23: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

22

Trong công tác đấu tranh chống lại bất bình đẳng giới, bao gồm cả những bất bình đẳng trong giáo dục, việc đạt được cân bằng giới là một trong những bước quan trọng. Cân bằng giới đề cập đến sự bình đẳng về số lượng, ví dụ về số bé trai và bé gái theo học tiểu học. Trong khi cân bằng giới mang tính định lượng có thể đo được bằng số thì bình đẳng giới đề cập đến khía cạnh định tính (ví dụ như so sánh vai trò của giáo viên nam và giáo viên nữ ?) Mất cân bằng giới trong giáo dục là đối lập của cân bằng giới cho thấysự chênh lệch về số lượng nam nữ trong đó chỉ ra sự mất cân bằng trong tiếp cận hoặc thành tích trong học tập. Ví dụ, nếu 60% học sinh bỏ học của một trường trung học cơ sở là con trai, nhà trường nằm trong tình trạng chênh lệch giới tính. Chỉ số cân bằng giới (GPI) là phép thống kê được sử dụng để đánh giá sự khác biệt về giới ở một cấp học (tiểu học, trung học hoặc đại học) của một hệ thống giáo dục. GPI được tính bằng số lượng các em gái chia cho số em trai theo học ở cấp đó. UNESCO đã xác định giá trị của GPI trong khoảng 0,97 đến 1.03 là đạt được cân bằng giới3. Chỉ số phát triển giới (GDI) là cách đo rộng của bình đẳng giới tính trên cơ sở tuổi thọ, trình độ học vấn và thu nhập bình quân đầu người của người đàn ông và phụ nữ.

3 UNESCO Institute for Statistics, Global Education Digest

Các câu hỏi trao đổi và thảo thuận:

− Loại bất bình đẳng trong giáo dục nào bạn đã trải nghiệm trong trường học và cộng đồng của bạn?

− Liệu bất bình đẳng trong giáo dục có ảnh hưởng đến trẻ em trai và nam giới trong cộng đồng của bạn không? Theo những cách nào?

− Nghề gì là khó khăn cho phụ nữ và nam giới trong cộng đồng của bạn? − Những điều gì đã thay đổi trong những năm gần đây tại trường học và cộng đồng

của bạn trong việc nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục?

“Cân bằng và bình đẳng là 2 khái niệm đi đôi với nhau. Để đạt được bình đẳng trong tỷ lệ nhập học và đảm bảo mọi trẻ em đều hoàn thành các bậc học, các chính sách cần tính tới những nguyên nhân vì sao các em gái thường gặp nhiều giới hạn trước tiên.” Colclough, 2004, p. 4 Chênh lệch về số lượng nam nữ trong giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đã giảm từ năm 1999, nhưng vẫn chưa được loại bỏ. Trong năm 2005, chỉ có 59 (khoảng một phần ba) trong số 181 quốc gia có dữ liệu sẵn có đã đạt được cân bằng giới trong mục tiêu giáo dục chung (Gers) cho cả giáo dục tiểu học và trung học cơ sở... Ở những quốc gia mà chênh lệch về giới vẫn tồn tại, thì nó thường lớn hơn ở bậc đại học.

UNESCO, 2007, pp. 79-80

Một báo cáo của UNICEF (2008) xếp GPI trung bình cho cấp tiểu học ở Việt Nam mức 1.00, và cấp 2 mức 0,96, với sự khác biệt đáng kể giữa thành thị và nông thôn. Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP năm 2007, GDI của Việt Nam là 0,732. Với dữ liệu này, Việt Nam xếp thứ 105 trong tổng số 177 quốc gia

Page 24: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

23

1.1.1.3 Định kiến về giới, phân biệt đối xử và bạo hành gây nên do yếu tố giới là gì? Các định kiến (hay thành kiến) là những thành kiến sai lệch được phổ biến từ những ý nghĩ không đúng, ví dụ như xu hướng đưa ra những kết luận nhanh chóng dựa vào những dữ liệu không đầy đủ hay không liên quan. Điều này dẫn đến việc hình thành những tính cách bị bóp méo hoặc không công bằng của một người, một tình huống hay một ý tưởng, v.v., thông qua việc phóng đại những mặt tích cực của họ (thành kiến tích cực, ví dụ như các em gái thường mềm mỏng và hiền dịu) hoặc những quan điểm tiêu cực của họ (thành kiến tiêu cực, ví dụ như các em trai đều nghịch ngợm). Ba định kiến4 chính về giới là:

⇒ Định kiến rập khuôn thường gán các đặc điểm một cách không công bằng cho một nhóm, tạo nên tính tượng trưng cá biệt và tạo sự khác biệt, ví dụ như cho rằng tất cả các em gái đều hay xấu hổ);

⇒ Các định kiến là kết quả của tính vô hình của phụ nữ hay nam giới liên quan tới sự có mặt và tham gia của họ vào các tình huống khác nhau (bao gồm định kiến thiếu cân bằng và mang tính chọn lọc; và định kiến rời rác và cô lập, ví dụ như qua các bức tranh chỉ thấy có nam giới làm nhà khoa học còn phụ nữ chỉ làm giáo viên; hoặc sự hiện diện của những thành tích của phụ nữ như là trường hợp cá biệt);

⇒ Định kiến ‘thẩm mỹ’ chỉ những tình huống mà các định kiến bị loại bỏ chỉ một phần bên ngoài, nhưng thực tế các định kiến này vẫn tồn tại. Ví dụ, sách giáo khoa có thể đề cập tới sự tham gia và đóng góp của phụ nữ trong xã hội, nhưng sự đóng góp của họ vẫn chỉ là thứ yếu (ví dụ, phụ nữ làm việc nhà), còn nam giới vẫn làm những công việc chuyên nghiệp và đóng vai trò lãnh đạo 4 Xem báo cáo kết quả năm 2010, trang 16-20, định kiến giới của Blumberg (2007).

Câu hỏi trao đổi và thảo thuận: − Bạn cho ví dụ về sự chênh lệch về số lượng nam nữ mà bạn xác định được trong

trường học và cộng đồng của bạn? − Bạn có nghĩ là sự chênh lệch này cao nhất ở cấp trung học không? − Những chênh lệch về số lượng nam nữ có ảnh hưởng đến các em trai/ nam giới không? − Có những tiến bộ đáng kể nào ở trường học và cộng đồng của bạn về sự cân bằng giới?

Thông tin cơ bản • Định kiến về giới thường được sinh

ra bởi những suy nghĩ không đúng dựa trên những đặc điểm khác nhau giữa nam và nữ.

• Định kiến về giới có thể có mặt tích cực hoặc tiêu cực.

• Định kiến rập khuôn là những định kiến từ việc coi những đặc điểm chung không phù hợp mà thiếu đi sự xem xét các trường hợp riêng lẻ.

• Những định kiến cũng thường là do thiếu đi tầm nhìn về phía nam hoặc phía nữ ở từng tình huống cụ thể.

• Định kiến thẩm mỹ xuất hiện khi những định kiến đó rõ ràng bị loại bỏ, tuy nhiên sự thay đổi đó chỉ là bề ngoài trong khi đó những định kiến vẫn tồn tại một cách tinh tế hơn.

Page 25: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

24

Trong trường hợp có sự khác biệt ở các cá nhân, ví dụ như màu da, chủng tộc và tôn giáo, sự khác biệt về giới thường là nguồn gốc cho những thành kiến tiêu cực và tích cực. Những thành kiến này có thể gây ra sự cách ly và bạo lực trong niềm tin tưởng cho rằng “phái kia” bị đe dọa hay thấp kém hơn. Phân biệt đối xử có yếu tố giới có ở nhiều dạng thức, trong đó có biểu hiện về quan điểm và cách đối xử không công bằng, bao gồm những rào cản trong giáo dục, trong công việc và thực hiện những quyền về chính trị và xã hội (ví dụ, lương của phụ nữ thấp hơn của nam giới cho cùng một vị trí công việc; phụ nữ ít có khả năng có được các vị trí lãnh đạo hơn nam giới; các em gái không được tới trường hay không có cơ hội tiếp cận với các bậc giáo dục cao hơn; các em gái bị ép lấy chồng không tự nguyện; phụ nữ không có quyền bảo vệ những quyền lợi của họ trước tòa án hay quyền được bỏ phiếu). Mặc dù các em gái và phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều hơn cả bởi những phân biệt đối xử có yếu tố giới, các em trai và nam giới cũng bị ảnh hưởng bởi những bất bình đẳng. Ví dụ ở nhiều quốc gia hiện nay, nam giới bị thất nghiệp (thời gian dài) có tỷ lệ cao hơn phụ nữ có việc làm (đôi khi còn được trả lương cao hơn). Điều này tạo nên sự chú ý đến việc cần thiết phải nhấn mạnh vấn đề bất bình đẳng giới một cách toàn diện bằng cách giải quyết những thách thức mà cả phụ nữ và nam giới đang gặp phải. Nam giới cũng có thể bị cản trở ở nhiều mặt như nguyện vọng nghề nghiệp (ví dụ bị coi là chỉ làm một số ngành nghề nhất định”), trình độ học vấn (ví dụ nam giới thì không nên học ở một số trường này nọ”) và vai trò trong gia đình (ví dụ nam giới không nên chăm sóc con cái và làm công việc nội trợ”), và có thể bị áp lực phải thành công.

http://www.medzilla.com/images/MZ

Định kiến giới trong sách giáo khoa là một vấn đề toàn cầu: “Hầu như tất cả các nghiên cứu đều đi đến kết luận rằng sách giáo khoa chưa phản ánh được mức độ và vai trò của phụ nữ và nghề nghiệp của họ trong thế giới thực nói chung. Dường như những hình ảnh định kiến về giới vẫn còn tồn tại mạnh mẽ trong các sách giáo khoa ở trường trên khắp các nước.” Theo Ikuko Anjo Jassey, 1988, trang 88

Henriette Bùi là tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam nhớ lại sự kiện quan trọng trong đời mình là khi còn là một sinh viên y theo học tại Pháp (1922-34): “Chúng tôi là rất ít những nữ giới. Cứ 100 thì mới có 10 người là nữ trong trường y. Các giáo sư đã không đánh giá cao các sinh viên là nữ và họ thường không bỏ lỡ các cơ hội để phê phán chúng tôi. Ví dụ: Khi chúng tôi không tìm được câu trả lời cho câu hỏi, họ nói với chúng tôi rằng: “Tốt hơn hết là quay trở về với cái bếp đi”.

Page 26: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

25

Bạo hành gây nên do yếu tố giới (GBV) là bất kỳ hình thức nào của những đối xử tiêu cực giữa sự khác nhau về giới, chẳng hạn như lạm dụng về thể chất, lạm dụng về tinh thần, lăng mạ và các hành động ép buộc. GBV có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ví dụ như ở trường học, công sở và các địa điểm giải trí cũng ở nhà (bạo lực gia đình). GBV thường ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái, nhưng nam giới và trẻ em trai cũng có thể là nạn nhân. Trong giáo dục, GBV chỉ ảnh hưởng đến trẻ em trai như thông qua các hình phạt. Ở Việt Nam, vấn đề bạo hành do yếu tố giới được quy định trong Luật Phòng, Chống bạo lực Gia đình (DVL, 2007). 1.1.1.4 Lồng ghép giới là gì? Lồng ghép giới là một chiến lược và là một quá trình nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng giới trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong giáo dục, lồng ghép giới đề cập đến những khía cạnh như sau:

⇒ Sự quan tâm, các quan điểm và kinh nghiệm của phụ nữ, cũng như của nam giới, được tích hợp trong việc thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách, chương trình và chính sách về giáo dục để cả phụ nữ và nam giới đều được hưởng lợi ích như nhau. 5

5 Theo UNESCO Bangkok 2009: Chương trình tập huấn nâng cao năng lực về giới.

Các câu hỏi chia sẻ và thảo luận:

− Những loại định kiến về giới nào đang có ở trường học hoặc cộng đồng của bạn? − Bạn nghĩ tại sao những định kiến đó lại tồn tại? − Làm thế nào để trường học và cộng đồng của bạn đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử về giới?

− Bạn nghĩ tại sao vấn đề bạo lực gia đình trên cơ sở giới (GBV) ngày càng gia tăng ở Việt Nam?

− Những vấn đề có thể thực hiện trong trường học và cộng đồng của bạn để ngăn

Luật Phòng, Chống bạo lực Gia đình (DVL, 2007) của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi như: • Hành hạ thể xác, đối xử thô bạo,

tra tấn hay những hành động có mục đích khác;

• Xúc phạm hoặc những hành động có chủ ý đều có nghĩa là xúc phạm đến niềm tự hào, danh dự và nhân phẩm của người đó;

• Cô lập, xa lánh hay gây ra những áp lực tâm lý liên tục đối với các thành viên khác trong gia đình, đều gây những hậu quả nghiêm trọng.

Thông tin cơ bản • Lồng ghép giới là một chiến lược để đạt được sự bình đẳng giới.

• Trong giáo dục, lồng ghép giới đòi hỏi quá trình lập kế hoạch, ra quyết định và thực thi ở mọi cấp độ với sự tham gia của tất cả các bên có liên quan.

Page 27: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

26

⇒ Nhu cầu phát triển và học tập của cả phụ nữ và nam giới cần được đưa vào quá trình lên kế hoạch, thiết kế và thực hiện các chương trình giảng dạy trong cả chương trình chính quy và không chính quy.

⇒ Phụ nữ và nam giới đều được tham gia bình đẳng vào mọi cấp của việc ra quyết định.

⇒ Dữ liệu phân tích giới (ví dụ ở trường học và thành tích) luôn cần được áp dụng. Thêm vào đó, nghiên cứu được tiến hành tạo ra thông tin phân tích về giới như một phần của “kiểm kê giới” cũng như đánh giá khác của trường học và môi trường học tập, chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, giảng dạy và học tập thực hành, các chiến lược đánh giá và quản lý.

⇒ Thực hiện những hành động cụ thể nhằm nâng cao bình đẳng giới ở trường học và các cấp địa phương trong bối cảnh và nhu cầu của địa phương.

⇒ Chương trình giảng dạy và người viết sách giáo khoa, giáo viên, hiệu trưởng và các bên tham gia khác luôn nâng cao năng lực để nhấn mạnh những vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới thông qua xây dựng năng lực các hoạt động cụ thể như trao đổi, giao lưu xã hội, tạo các hội thảo đào tạo và đào tạo tại chỗ.

⇒ Các nhân viên của trường làm việc theo nhóm nhằm nhấn mạnh các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới như một cách tiếp cận "toàn trường”, có nghĩa là tất cả mọi người trong trường cùng tham gia nâng cao bình đẳng giới theo cách thức toàn diện và dễ hiểu.

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận: − Những biện pháp đã góp phần lồng ghép giới trong trường học và cộng đồng của bạn là

gì? − Bằng cách nào để phụ nữ có thể được tham gia trong việc ra quyết định ở mọi cấp học

của hệ thống giáo dục? − Những hoạt động được thực hiện trong trường học của bạn để giáo viên có thể nhận

thức được lợi ích học tập của cả nam và nữ, cũng như những vấn đề họ phải đối mặt trong học tập là gì?

“Giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sự tham gia của mọi người. Điều đó được thể hiện qua những kế hoạch hoặc qua việc thực hiện các hoạt động dành cho phụ nữ, các em gái, các em trai và nam giới. Chúng ta cần đảm bảo việc phụ nữ luôn được bao gồm trong những hoạt động và kế hoạch. Phụ nữ thường có những nhu cầu và đóng góp cho các chương trình nhưng có ít khả năng tiếp cận với những người ra quyết định hơn nam giới. Những nguyên nhân như kỹ năng ngôn ngữ hay văn học, thiếu sự tham gia vào những vị trí lãnh đạo trong cộng đồng, thời gian chăm sóc cho trẻ nhỏ, hay công việc nhà đều giới hạn sự tham gia của phụ nữ và các em gái vào các chương trình và quá trình ra quyết định các chính sách. Khuyến khích những người trẻ tuổi tham gia – các thanh niên nam nữ –trong việc tổ chức các hoạt động do đó là việc làm quan trọng. Theo Hướng dẫn về Giới của INEE, 2010, tr. 21

Hội thảo tại Đồ Sơn, Hải Phòng.

Page 28: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

27

1.1.2 Quy phạm chung: Luật pháp quốc gia và văn kiện quốc tế

Các vấn đề chính

Các khái niệm chính

1.1.2.1 Những công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy bình đẳng giới quốc tế là gì? 1.1.2.2 Những vấn đề chính của luật pháp thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam là gì?

• Công ước • Tuyên bố • Các mục tiêu • Nhân quyền • Cam kết quốc tế • Văn kiện • Pháp luật • Quy phạm chung

1.1.2.1 Nh�ng công c� pháp lý quan tr�ng  thúc đ�y bình đ�ng gi�i qu�c t� là gì? Kể từ khi thành lập Liên hợp quốc vào năm 1945, các quốc gia thành viên đã đồng ý một số tuyên ngôn quan trọng, công ước và văn kiện quốc tế khác là cơ sở của công cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới. Một số trong những quan tâm đặc biệt là khẳng định và bảo vệ quyền và bình đẳng cho phụ nữ bởi vì nữ giới thường gánh chịu các vấn đề định kiến, ”ngoài lề hóa” (bị gạt ra ngoài lề) và bạo lực.

Các cam kết quốc tế quan trọng liên quan tới bình đẳng giới

1948 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UHDR)

1979 Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)

1989 Công ước về Quyền trẻ em (CRC, 1989)

1993 Tuyên bố và chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về nhân quyền

1995 Tuyên bố tại Hội nghị Quốc tế thứ tư về Phụ nữ (Beijing Declaration)

2000 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)

2000 Các mục tiêu giáo dục cho mọi người (EFA Goals)

Thông tin cơ bản • Một số văn kiện quốc tế quan

trọng hình thành nên các khung quy phạm trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.

• Một số văn kiện này đặc biệt có liên quan tới quyền của phụ nữ và trẻ em gái được tham gia vào giáo dục cũng như mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng.

• Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của UN (MDGs) và Giáo dục cho mọi người (EFA) đã cùng kêu gọi các quốc gia phải đạt được sự bình đẳng giới về giáo dục vào khoảng năm 2015.

Hội nghị của Liên Hợp quốc

Page 29: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

28

Trong lĩnh vực giáo dục, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UHDR) tuyên bố quyền của tất cả mọi người được giáo dục cơ bản, và tuyên bố rằng giáo dục đại học phải được dành cho tất cả mọi người trên cơ sở năng lực trí tuệ và học tập hơn là vào các yếu tố như chủng tộc, giới tính hay tôn giáo. CEDAW, đã thông qua bởi Đại hội đồng Liên hiệp quốc năm 1979, kêu gọi các quốc gia thúc đẩy bình đẳng giới bằng cách xóa bỏ tập quán dựa trên vai trò bị rập khuôn của nam giới và phụ nữ. ĐIều 7 đã tập trung vào xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ và đảm bảo quyền của họ trong việc tham gia vào đời sống công cộng và chính trị. Công ước về Quyền trẻ em (CRC, 1989) tái khẳng định quyền của mọi trẻ em được học hành và "để đạt được thực hiện dần việc này trên cơ sở có cơ hội bình đẳng”. Điều 29 đặc biệt kêu gọi các quốc gia chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hoà bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc, dân tộc, tôn giáo và những người bản địa. Vị thế bình đẳng và quyền con người của phụ nữ được nhấn mạnh hơn nữa tại Tuyên bố và chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về nhân quyền (1993), và Tuyên bố tại Hội nghị Quốc tế thứ tư về Phụ nữ tại Bắc Kinh (1995) thiết lập các quyền của phụ nữ và trẻ em gái như là một phần không thể tách rời “của tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản”. Tuyên bố Bắc Kinh kết nối thêm tiến bộ của phụ nữ với việc đạt được mục tiêu hòa bình thế giới. Ngoài các tuyên bố và các quy ước trên, ba trong số tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ được thông qua tại Đại hội đồng LHQ vào năm 2000 có đề cập đến giới tính là:

“Các nước tham gia sẽ… đảm bảo cho phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, được thụ hưởng các quyền sau:

a. Tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử vào tất cả các cơ quan dân cử;

b. Được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của chính phủ, tham gia vào bộ máy và các chức vụ nhà nước ở mọi cấp chính quyền;

c. Tham gia vào các tổ chức xã hội và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công cộng và chính trị của đất nước.

CEDAW, Article 7

“Chúng ta tin tưởng rằng… Sự trao quyền cho phụ nữ và sự tham gia đầy đủ trên nền tảng bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của xã hội gồm có tham gia vào việc đưa ra quyết định và sự tiếp cận với quyền lực là cơ sở cho việc đạt được sự bình đẳng giới, phát triển và hòa bình, 14. Quyền phụ nữ là quyền con người;… 18. Hòa bình khu vực, quốc gia, vùng và toàn cầu là có thể có được và kết nối chặt chẽ với sự tiến bộ của phụ nữ mà là một lực lượng cơ bản để lãnh đạo, giải quyết mâu thuẫn và thúc đẩy tốc độ bền vững ở mọi cấp độ; 19. Sự cần thiết đưa ra, thực thi và kiểm soát với sự tham gia hoàn toàn của phụ nữ, những chính sách nhạy cảm về giới có sự củng cố lẫn nhau và có hiệu quả gồm cả những chương trình và chính sách phát triển ở mọi cấp độ mà sẽ thúc đẩy việc trao quyền và sự phát triển của phụ nữ.” Tuyên bố tại Hội nghị Quốc tế thứ tư về Phụ nữ (Bắc kinh, 1995)

Page 30: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

29

⇒ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2: đạt được phổ cập giáo dục tiểu học, với mục tiêu đảm bảo cho mọi trẻ em trai cũng như gái hoàn thành đầy đủ chương trình giáo duc tiểu học vào năm 2015;

⇒ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 3: nâng cao bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ, với mục tiêu phấn đấu xóa bỏ chênh lệch nam nữ ở bậc tiểu học và THCS vào năm 2005 và tất cả các cấp học năm 2015

⇒ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 5: từ năm 1990 đến năm 2015, tỷ lệ tử vong bà mẹ giảm ¾ và đạt phổ cập sức khỏe sinh sản vào năm 2015. Ngoài ra các mục tiêu thiên niên kỷ còn thiết lập 6 mục tiêu giáo dục cho mọi người vào năm 2000 nhấn mạnh việc loại bỏ những bất bình đẳng giới trong giáo dục, và mục tiêu #5 (mục tiêu giới) kêu gọi:

⇒ EFA 5: Loại bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục vào năm 2005, và đạt được bình đẳng giới trong giáo dục vào năm 2015 trong đó tập trung vào việc đảm bảo trẻ em gái được tiếp cận và đạt thành tích đầy đủ và bình đẳng trong giáo dục cơ bản có chất lượng tốt. Hàng năm, UNESCO công bố hai báo cáo chính giám sát tiến độ các nước đối với các mục tiêu GDCMN: Báo cáo giám sát toàn cầu và the EFA Global Education Digest (GED). Theo GED năm 2010, ít hơn 40% quốc gia tạo được sự tiếp cận bình đẳng cho nam và nữ. Điều này có nghĩa rằng nếu tiếp tục theo xu hướng hiện nay, chỉ có 85 quốc gia sẽ phải đạt được cân bằng giới vào năm 20156 , đặc biệt là ở cấp trung học. Các thỏa thuận toàn cầu đã bởi một số văn kiện trong một số khu vực, ví dụ như bản Hiến chương châu Âu về bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong cuộc sống địa phương (CEMR). Điều lệ này đã được thông qua trong năm 2006 bởi Hội đồng Đô thị châu Âu và Khu vực mời chính quyền địa phương và quốc gia của Châu Âu để chính thức cam kết thực hiện nguyên tắc bình đẳng của phụ nữ và nam giới và thực thi trong lãnh thổ của họ, xác định các nguyên tắc trong Điều lệ. 6 Theo Viện nghiên cứu thống kê của UNESCO, Tạp chí Giáo dục toàn cầu, 2010. Tham khảo từ http://www.uis.unesco.org/

www.unesco.org/en/efareport

Một số nguyên tắc cơ bản của bản Hiến chương châu Âu về bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong cuộc sống địa phương: • Bình đẳng nam nữ là một quyền cơ

bản. • Để đảm bảo được quyền bình đẳng

nam nữ thì sự phân biệt đa dạng về nguồn gốc dân tộc, sự bất lực, định hướng về giới tính, tôn giáo và những quan niệm về kinh tế xã hội cần phải được giải quyết.

• Những định kiến về giới, thái độ và những giả thuyết phát sinh từ đó cần phải được loại bỏ.

• Quan niệm về giới cần phải được coi trọng trong các hoạt động của chính phủ, địa phương và khu vực.

CEMR, 2006

“Phấn đấu đạt được mục tiêu này sẽ đưa chúng ta tiến tới ổn định hơn, công bằng hơn và an toàn hơn.”

-Ban Ki-Moon Tổng Thư ký Liên hợp quốc

Page 31: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

30

1.1.2.2 Những vấn đề chính của luật pháp thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam là gì?  Ngoài các cam kết toàn cầu và khu vực. để thúc đẩy cân băng giới và bình đẳng giới, một số quốc gia, trong đó có Việt Nam đã ban hành đầy đủ các công cụ pháp lý của quốc gia để bảo vệ quyền của phụ nữ và quy định trách nhiệm của cả phụ nữ và nam giới. Kể từ khi bước sang Thiên niên kỷ, luật pháp mới thúc đẩy bình đẳng giới trong một số vùng khác nhau trên thế giới bao gồm: 

Luật Bình đẳng Giới của Việt Nam (GEL, 2006) “quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Bộ luật cũng quy định trách nhiệm của các tổ chức nhà nước khác nhau, các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội kinh tế và gia đình. Ví dụ, bộ luật quy định trong các gia đình trên khắp Việt Nam,

Các công cụ pháp lý thúc đẩy bình đẳng giới 2002 Đan Mạch Luật Bình đẳng giới

2004 Albania Luật Bình đẳng giới trong xã hội

2004 Lào Luật Bảo vệ và phát triển phụ nữ

2006 Viet Nam Luật Bình đẳng giới

2006 Vương quốc Anh Luật Bình đẳng

2006 Đức Đạo luật về bình đẳng

2006 Scotland Nhiệm vụ bình đẳng giới

Các câu hỏi chia sẻ và thảo luận: − Những cam kết quốc tế về bình đẳng giới có tác động vào giáo dục trong cộng đồng

và trường học của bạn không? Tại sao có hoặc tại sao không? − Làm thế nào để những công cụ pháp lý này có thể được sử dụng nhiều hơn nữa trong

hệ thống trường học nhằm loại bỏ bất bình đẳng giới và thúc đẩy bình đẳng giới? − Theo bạn, những quốc gia nào sẽ đạt được mục tiêu về giới trong giáo dục cho mọi

người vào năm 2015? Tại sao?

Thông tin cơ bản • Càng ngày càng có nhiều quốc

gia trên thế giới sử dụng các công cụ pháp lý cho việc nâng cao bình đẳng giới.

• Luật pháp quốc gia giúp tăng cường các thỏa thuận quốc tế.

• Luật bình đẳng giới của Việt Nam (GEL - 2006) quy định cụ thể nguyên tắc và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến bình đẳng giới.

• Luật Phòng, Chống Bạo lực gia đinh đã chỉ rõ về bạo lực gia đình và đề ra các biện pháp cụ thể để đề phòng và kiểm soát.

Page 32: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

31

“Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình” (Khoản 5, Điều 18). Hơn nữa, bộ luật cũng kêu gọi các bậc cha mẹ để “con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển” (Khoản 4, Điều 18). Điều 14 của bộ Luật đề ra thêm năm điều khoản để thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo. Những nguyên tắc này đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong cả giáo dục chính quy và không chính quy. Trong đó, nguyên tắc thứ 2 quy định rằng nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. Luật cũng quy định việc hỗ trợ cho các bà mẹ có con nhỏ muốn tham gia các khóa học đào tạo, hội thảo (Article 14.4). Trong các điều khoản về bình đẳng giới, Luật định hướng quy định số lượng nam nữ ngang nhau ở tất cả các cấp, bậc học, và hỗ trợ lao động nữ ở khu vực nông thôn được học nghề. Luật quy định về quyền nhất định của phụ nữ, chẳng hạn như quyền được giáo dục và quyền bỏ phiếu, có tác động trước mắt và lâu dài. Trong khi có sự tác động phức tạp của đời sống xã hội và kinh tế, các công cụ pháp lý của quốc gia để thúc đẩy bình đẳng giới vẫn chưa có ảnh hưởng một cách toàn diện, nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng "các chính sách như vậy có thể có ảnh hưởng nếu nó được áp dụng đồng bộ trong một thời gian dài”. 7

7 Theo Dolado, 2007.

Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới:

1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời xã hội và gia đình.

2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.

3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phán biệt đối xử về giới.

4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt, đối xử về giới.

5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.

6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. (GEL, Art. 6)

Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: 

1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. 2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. 3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. 5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật. (GEL, Điều 14)

Page 33: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

32

Bên cạnh Luật bình đẳng giới, Việt Nam cũng ban hành luật riêng về bạo lực gia đình. Luật Phòng, Chống Bạo lựa gia đinh (2007), định nghĩa bạo lực gia đình là “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Khoản 2, Điều 1).

Như đã đề cập ở mục 1.1.3 bạo lực trên cơ sở giới, Luật Phòng, Chống Bạo lựa gia đinh không chỉ nghiêm cấm các hành vi bạo lực chống lại các thành viên gia đình mà còn nghiêm cấm các hành vi gây đau khổ tâm lý như xúc phạm, xúc phạm niềm tự hào của một người, danh dự và nhân phẩm (Điểm c, Khoản 1, Điều 2).

Để ngăn chặn và kiểm soát bạo lực gia đình, Luật chú trọng công tác “tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam” (Khoản 1, Điều 3). Theo đó, công tác phòng chống bạo lực trong gia đình được kêu gọi lồng ghép vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cũng như vào cộng đồng thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác (Khoản 3 và 4, Điều 11).

Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (DVL, Article 39) 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học. 2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình.

“Ở Việt Nam, một nghiên cứu quốc gia của gia đình tiến hành trong năm 2006 cho thấy 21,2% các cặp vợ chồng kết hôn đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực gia đình, bao gồm cả bạo hành bằng lời nói, tình cảm, thể chất hay tình dục.” UN Vietnam, GBV Fact Sheet

Các câu hỏi chia sẻ và thảo luận: − Tại sao điều quan trọng đối với nhiều nước là xây dựng công cụ pháp lý cùng với các

cam kết quốc tế để thúc đẩy bình đẳng giới? − Làm thế nào để Luật bình đẳng giới và Luật Phòng, Chống Bạo lựa gia đinh có tác động

tới trường học và cộng đồng của bạn? − Những gì có thể thực hiện để đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử về giới và ngăn

chặn bạo lực giới ở Việt Nam và quốc tế?

Page 34: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

33

1.1.3 Bình đẳng giới ở Việt Nam và trên thế giới

Các vấn đề chính

Các khái niệm chính

1.1.3.1 Những vấn đề tồn tại trên thế giới?   1.1.3.2 Những vấn đề cần tiếp tục được giải quyết ở Việt Nam?  

• đạt được tỷ lệ • chương trình giảng dạy • kính trần • ẩn chương trình giảng dạy • đại diện • tình trạng • quyền bầu cử • bỏ phiếu • nơi làm việc 

1.1.3.1 Những vấn đề tồn tại trên thế giới Trên thế giới, các phong trào giải phóng phụ nữ bắt đầu gần đây. Quyền xã hội, kinh tế và chính trị của phụ nữ đã được dần dần khẳng định và giành được hơn 150 năm qua. Là một trong số các nước đầu tiên trong khu vực tương ứng để cấp phụ nữ quyền bầu cử và nắm giữ chức vụ đã được New Zealand (1893), Australia (1902), Phần Lan (1906), Bỉ (1919), Hoa Kỳ (1920), Miến Điện (1922 ), và Bolivia (1938), phụ nữ Việt Nam đã chính thức được cấp quyền bầu cử vào năm 1946. Tuy nhiên, ngay cả ở các nước phương Tây, một số quyền, đặc biệt là quyền bầu cử và chạy cho các văn phòng công cộng, chỉ được thừa nhận trong vòng vài thập kỷ qua. Ví dụ, phụ nữ ở Thụy Sĩ chỉ bắt đầu giành được quyền bầu cử ở cấp liên bang năm 1971. Tiến bộ về bình đẳng giới tại nơi làm việc, đặc biệt là dưới hình thức các cơ hội bình đẳng để tiến tới vị trí giám sát và quản lý, cũng đã được tương đối chậm. Mặc dù có nhiều lợi ích về tình trạng của phụ nữ trên 150 năm qua, vẫn còn nhiều vấn đề về giới được giải quyết và giải quyết. Trong giáo dục, chúng có thể được tóm tắt như sau:

Thông tin cơ bản • Phong trào quốc tế vì bình đẳng giới bắt đầu tương đối gần đây.

• Quyền bầu cử và vận hành các văn phòng công cộng được xem như là một thành tựu lớn.

• Mặc dù đã có lợi ích quan trọng về phía bình đẳng giới, có trở ngại vẫn còn nhiều đến nó trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống tư nhân, nghề nghiệp và công cộng

Page 35: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

34

⇒ Ở nhiều nước, tiếp cận giáo dục chất lượng (đặc biệt là lên cấp học cao) vẫn không được dành cho tất cả các cô gái trong độ tuổi đi học.

⇒ Ở các nước có sự chênh lệch lớn về giới trong giáo dục, các cô gái thường có nhiều khả năng bỏ học hơn các em trai, và họ thường có tỷ lệ đạt được thành tích thấp hơn8. Tuy nhiên, trong một số bộ phận của thế giới (ví dụ, ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ La tinh9, ngược lại

⇒ Giáo trình và sách giáo khoa vẫn còn thống trị bởi một quan điểm nam giới, và có rất ít không gian và/hoặc hình bóng của nữ giới. những thành kiến tiêu cực về phụ nữ (phụ nữ tức là 'không giỏi kỹ thuật', họ quá đa cảm, họ không phải là nhà lãnh đạo tốt) là khá phổ biến mặc dù không phải luôn luôn cố ý, những định kiến thường phản ánh phân định giới một cách truyền thống, không linh hoạt ngầm ẩn trong chương trình giảng dạy

⇒ Chỉ đôi khi có thay đổi kiểu bề ngoài hoặc rõ ràng trong giáo trình và sách giáo khoa bằng cách tập trung khía cạnh kiểu hời hợt hoặ chút ít liên quan của bình đẳng giới, ví dụ như “số lượng đại diện theo hạn ngạch” của phụ nữ trong các lĩnh vực khác nhau. Thay đổi như vậy cũng bao gồm những đóng góp đặc biệt của phụ nữ với các lĩnh vực khác nhau (trường hợp lãnh đạo của phụ nữ, chẳng hạn). Được trình bày như là trường hợp ngoại lệ, trường hợp như vậy có thể nhỏ tưng giọt trong tâm trí của học sinh ý tưởng rằng phụ nữ lãnh đạo không thể hiện các chỉ tiêu).

8 Tuy nhiên trẻ em gái luôn thực hiện tốt hơn các em trai trong các cuộc sát hạch ngôn ngữ và kỹ năng đọc. 9 Chẳng hạn như ở Urugoay năm 2005 số em gái được tuyển vào trường trung học nhiều hơn số em trai với tỷ lệ 10:8.

Nhà phi hành vũ trụ Naoko Yamazaki, Nhật Bản (NASA/Reuters) “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”

- Người Việt Nam nói

“Tuy nhiên tính - trong dòng văn bản, tỷ lệ của các nhân vật được đặt tên, đề cập đến trong tiêu đề, trích dẫn trong các chỉ mục - em gái và phụ nữ đang được đại diện trong sách giáo khoa, giáo trình. Tại Ấn Độ, hơn một nửa các hình minh họa trong các trường tiểu học trung bình tiếng Anh, Tiếng Hin-ddi, toán học, khoa học và sách giáo khoa xã hội học chỉ miêu tả nam giới, và chỉ 6% cho thấy chỉ cần con cái. Trong sách giáo khoa Trung Quốc trước tiểu học và tiểu học, con đực disproportionally đại diện, và con cái chỉ xuất hiện thường xuyên trong các tài liệu đọc sách cho trẻ em còn rất trẻ.” Theo Báo cáo giám sát toàn cầu, EFA 2008, trang. 88

Page 36: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

35

Mục tiêu của Phong trào Phụ nữ Việt Nam 2007-2012 • Để nâng cao toàn diện năng lực và

kiến thức và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ;

• Để giúp phụ nữ Việt Nam được yêu nước, có kiến thức, khỏe mạnh, khéo léo, năng động, sáng tạo, văn hóa và tốt bụng;

• Để xây dựng và phát triển mạnh mẽ về tổ chức Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ

1.1.3.2 Những vấn đề cần tiếp tục được giải quyết ở Việt Nam là gì?   Ở Việt Nam, tiếp cận bình đẳng trong giáo dục (gồm cả trung học và đại học) đã được quan tâm, tuy nhiên, tỷ lệ hoàn thành các cấp trình độ học vấn chưa thực sự cân đối giưa các nhóm đối tượng. Nhóm trẻ em gái, nhóm trẻ em ở các vùng nông thôn và nhóm trẻ em dân tộc thiểu số thường có tỷ lệ thấp hơn. Để thúc đẩy tiến bộ về bình đẳng giới trong giáo dục, có nhiều vấn đề cần được Việt Nam tiếp tục giải quyết, ví dụ như10:

⇒ Các quan điểm truyền thống phổ biến như phụ nữ kém hơn so với nam giới, từ đó phải hoàn toàn tuân theo đàn ông (cũng như người cao tuổi), phụ nữ phải giữ những vai trò truyền thống trong gia đình và xã hội;

⇒ Cần khuyến khích việc thúc đẩy phụ nữ vào vị trí lãnh đạo trong mọi lĩnh vực của đời sống công cộng và nghề nghiệp;

⇒ Cần làm cho minh bạch hơn và phổ biến hiệu quả hơn đóng góp của phụ nữ với phát triển cộng đồng và xã hội, bao gồm cả trong các lĩnh vực phi truyền thống, chẳng hạn như khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, chính trị, thể thao và các phương tiện truyền thong;

⇒ Cần chống lại bạo lực gia đình, phân biệt đối xử, cách ly và bóc lột phụ nữ dưới mọi hình thức;

⇒ Cần kết thúc việc lựa chọn giới tính của trẻ để giải quyết vấn đề mất cân bằng tỷ lệ giới tính của Việt Nam.

10 Như trên.

Các câu hỏi chia sẻ và thảo luận: − Theo ý kiến của bạn, những những thành tựu quan trọng nhất của phong trào phụ nữ

quốc tế và ở Việt Nam đã đạt được là gì? − Những vấn đề cấp bách nhất cần giải quyết trong trường học và cộng đồng của bạn là

gì? − Bạn nghĩ rằng làm thế nào để cuộc sống có thể thay đổi cho thế hệ tiếp theo tại Việt

Nam như là kết quả của các chương trình giáo dục hiện hành và các sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới?

Thông tin cơ bản • Nhìn chung cân bằng giới trong giáo dục đã đạt được, nhưng sự mất cân bằng vẫn tồn tại một số khu vực.

• Việt Nam đã và đang thực hiện vai trò dẫn đầu trong việc thúc đẩy tình trạng của phụ nữ.

• Các vấn đề còn tồn tại, nhất là những vấn đề có liên quan đến thiên vị giới tính, phân biệt đối xử về giới, và bạo lực giới đang được tích cực giải quyết.

Page 37: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

36

1.2. Giới thiệu các hoạt động tập huấn

Giới và giới tính Hoạt động 1.2.1: Giới và giới tính

30 phút (15’ làm việc nhóm + 15’ chia sẻ/ thảo luận) Các mục tiêu học tập

Học viên sẽ có thể: - Phân biệt các đặc điểm của con người có liên quan đến giới, giới tính

hoặc cả hai; - Cơ sở của các nội dung được đưa ra trong thảo luận nhóm với sự giải

thích rõ ràng; - Hiểu được một số đặc tính của con người có thể liên quan đến cả giới và

giới tính, qua đó cho thấy sự phân biệt giữa giới và giới tính không phải là đơn giản và không nên được đối xử một cách đơn giản

Phân tích Hoạt động này được dựa trên phân tích của một số báo cáo tham khảo các đặc tính con người. Trong một số trường hợp, đặc tính như vậy phản ánh đặc điểm sinh học của các bé trai / đàn ông và bé gái / phụ nữ. Ngoài ra có một điểm thứ ba của báo cáo (ví dụ: “Các em gái thường biết quan tâm chăm sóc cho người khác” cho thấy giới và giới tính không phải dễ dàng tách bạch được. Với tuyên bố như nghiên cứu não hiện đại và nghiên cứu tâm lý về việc thực hiện đánh giá đạo đức của phụ nữ, Kohlberg và Gilligan11 nhận thấy phụ nữ dường có xu hướng tự nhiên là quan tâm chăm sóc cho người khác, điều mà Gilligan nhận thấy là “đạo đức là sự quan tâm, chăm sóc” trái ngược với “nam tính” “đạo đức là trách nhiệm, bổn phận”.

11 Theo Kohlberg, 1983..

Page 38: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

37

Giới và giới tính Hoạt động 1.2.1: Giới và giới tính

30 phút (15’ làm việc nhóm + 15’ chia sẻ/ thảo luận) Hướng dẫn học viên

Làm việc theo từng nhóm nhỏ và thảo luận những tình huống dưới đây. Theo bạn, những đặc điểm nào liên quan tới “Giới”, “Giới tính” và cả hai, tại sao?

Tình huống/ quan điểm Giới? Giới tính Cả giới và giới tính?

Nam giới có khả năng bị mù màu cao gấp 16 lần so với phụ nữ.

Các em gái thường biết quan tâm chăm sóc cho người khác.

Có ít phụ nữ là chính trị gia hơn là nam giới Các em gái thường dạy thì sớm hơn em trai. Các em gái thường hay xấu hổ Phụ nữ/ các em gái thường không được lựa chọn cho các vị trí ãnh đạo.

Các em gái chơi với búp bê còn các em trai thích chơi ô tô.

Các em gái thích đọc, các em trai chơi đá bóng.

Đồ dùng cần thiết - Phô tô bảng trên cho cá nhân hoặc nhóm - Để trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm có thể sử dụng flip chart hoặc

làm bài trình diễn trên máy tính. Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu các bài tập và cung cấp thông tin cơ bản phù hợp bằng cách định nghĩa "giới"và "giới tính"dựa trên các ví dụ

- Đề cập những vấn đề tranh luận cần chú ý đến điều gì là "tự nhiên" và điều gì là “văn hóa” hay “dạy dỗ". Ví dụ, hiện nay nghiên cứu về động vật linh trưởng cho thấy rằng đàn ông thích đồ chơi kỹ thuật, trong khi phụ nữ thích búp bê, điều đó nhấn mạnh câu hỏi về nguồn gốc của một số khác biệt về giới tức là cho dù họ là cho dù hoàn cảnh văn hóa & xã hội thế nào vẫn có sự kết hợp các đặc điểm tự nhiên / sinh học.

- Lựa chọn một quan điểm ở bảng trên và dùng nó như một ví dụ (ví dụ: “Có ít phụ nữ là chính trị gia hơn là nam giới” là quan điểm đúng với cả Việt Nam và quốc tế, tuy nhiên nó liên quan đến giới, không liên quan tới giới tính, vì không có đặc tính sinh học có thể ngăn ngừa phụ nữ trở thành một nhà lãnh đạo chính trị.

- Đảm bảo rằng các học viên hiểu được nhiệm vụ và đúngthời gian. - Đảm bảo rằng những vấn đề chưa rõ ràng sẽ được thảo luận và làm rõ. - Đảm bảo rằng các nhóm đều được thành lập và các học viên biết làm thế

nào để chia sẻ công việc trong việc chuẩn bị đóng góp của nhóm.

Page 39: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

38

Giới và giới tính Hoạt động 1.2.1: Giới và giới tính

30 phút (15’ làm việc nhóm + 15’ chia sẻ/ thảo luận) Đánh giá

So sánh nội dung trả lời của nhóm với các thành viên của các nhóm khác. Có phải bạn đưa ra các câu trả lời giống nhau không? Điều gì có thể học từ bài tập này? Ví dụ, trong trường hợp một số đặc điểm về giới tính và giới tính có thể được đan xen, tuy nhiên đó là sự thảo luận và / hoặc thể tranh cãi đối với các mối quan hệ phức tạp giữa tự nhiên, văn hóa và dạy dỗ.

Giới và giới tính Hoạt động 1.2. 2: Sự mong đợi ở trẻ em trai và trẻ em gái

40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ) Các mục tiêu học tập Dựa trên hoạt động này, học viên có thể:

- Chia sẻ kinh nghiệm của họ đối với những kỳ vọng cho trẻ em trai và trẻ em gái trong trường học và cộng đồng;

- Xác định những trường hợp định kiến và phân biệt đối xử về giới được liên kết với kỳ vọng như vậy;

- Nhấn mạnh những thay đổi đã xảy ra gần đây đối với các kỳ vọng liên quan đến giới;

- Nhận biết các tình huống của những định kiến và phân biệt đối xử về giới cần quan tâm và xác định khả năng hành động cá nhân và tập để giải quyết vấn đề / loại bỏ chúng.

Phân tích Những định kiến về giới, bất bình đẳng và phân biệt đối xử là thường có liên quan tới sự mong đợi truyền thống đối với trẻ em trai và trẻ em gái, chẳng hạn như trẻ em gái chủ yếu là chuẩn bị để trở thành bà mẹ và vợ, trong khi trẻ em trai chuẩn bị cho đời sống công chúng và nghề nghiệp.

Ở trường, giáo viên thường có những mong đợi thấp hơn với một bé trai

Page 40: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

39

Giới và giới tính Hoạt động 1.2. 2: Sự mong đợi ở trẻ em trai và trẻ em gái

40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ)

hay gái, vì họ coi chúng không quan tâm trong việc thực các công việc nào đó cũng như có thể hoàn thành chúng. Ví dụ, giáo viên có thể cho là trẻ em gái không quan tâm đến môn Toán, trong khi trẻ em trai không quan tâm đến gia đình, chẳng hạn như việc nhà và nấu ăn, hoặc trong nghệ thuật

Những kỳ vọng trên cơ sở giới được liên kết với các nền văn hóa và truyền thống của các cộng đồng khác nhau. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, phụ nữ và trẻ em gái thực sự cảm thấy tự hào và hạnh phúc chăm sóc gia đình, điều đó được xem như là nhiệm vụ truyền thống của họ. Bình đẳng giới không có nghĩa là để đảo ngược tất cả phong tục và truyền thống, nhưng để hiểu và chấp nhận rằng vai trò giới tính có thể được thay đổi và rằng họ không bị định trước bởi tự nhiên. Kỳ vọng đối với trẻ em trai và nam giới có thể là chăm sóc gia đình và con cái, trong khi kỳ vọng đối với trẻ em gái và phụ nữ có thể là làm những nghề mà trước đây đã được cho là chỉ dành cho "phái nam". Những kỳ vọng liên quan đến giới khác trở thành một vấn đề khó nếu có xu hướng luôn luôn gắn trẻ em gái/ phụ nữ và trẻ em trai/ nam giới với những hoạt động cụ thể/hoàn cảnh cụ thể, như thể đó là định trước và không thể tránh khỏi.

Hướng dẫn học viên Làm việc theo từng nhóm nhỏ và thảo luận những câu hỏi trong bảng dưới đây. Hoàn thành ba cột với các ví dụ thích hợp (mỗi cột ít nhất 2 ví dụ), dựa trên kết quả thảo luận nhóm chia sẻ với các nhóm khác những trường hợp nghiên cứu điển hình có liên quan.

Trong cộng đồng/trường học của bạn, các em trai được mong đợi những gì?

Trong cộng đồng/trường học của bạn, các em gái được mong đợi những gì?

Trong cộng đồng/trường học của bạn, những gì đã được thay đổi trong những năm gần đây về những gì được mong đợi ở các em trai và em gái?

Đồ dùng cần thiết - Phô tô bảng trên cho cá nhân hoặc tập thể - Để trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm có thể sử dụng flip chart

hoặc làm bài trình diễn trên máy tính Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu các hoạt động bằng việc thảo luận các vấn đề kỳ vọng trên cơ sở giới như là đưa ra những vấn đề liên quan về định kiến giới, bất bình đẳng và phân biệt đối xử. Ví dụ phải dễ hiểu, chẳng hạn như trẻ

Page 41: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

40

Giới và giới tính Hoạt động 1.2. 2: Sự mong đợi ở trẻ em trai và trẻ em gái

40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ)

em gái dự kiến sẽ được khá quan tâm đến ngôn ngữ hơn trong khoa học hoặc trẻ em trai được dự kiến sẽ được quan tâm trong bóng đá, và không có trong khiêu vũ

- Chú ý một số mong đợi đặc biệt trên cơ sở giới (như trẻ em gái và phụ nữ phải chăm sóc gia đình) là nguồn gốc của văn hóa và truyền thống. Bình đẳng giới không có nghĩa là truyền thống như vậy phải bị hủy bỏ, nhưng là phụ nữ, không nên chỉ được gắn với vai trò chăm sóc gia đình.

- Giải thích là bình đẳng giới đòi hỏi là vai trò của giới có thể hoán đổi, nghĩa là đàn ông hay con trai có thể chăm sóc gia đình hoặc/và làm việc nhà.

- Đưa ra các ví dụ ở Việt Nam và những đất nước mà có sự thay đổi liên quan đến vai trò của giới mà có những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng (chẳng hạn, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học hoặc là lãnh đạo trong kinh tế hoặc chính trị, đàn ông ngày càng tăng việc chăm sóc và nuôi dạy con cái)

- Đảm bảo là người học hiểu về nhiệm vụ và đúng giờ - Đảm bảo là những vấn đề còn tranh cãi và chưa rõ cần được thảo luận

và xác định rõ ràng - Đảm bảo là việc chia nhóm đảm bảo cấu trúc và người học biết làm

thế nào để chia sẻ công việc để cùng nhau chuẩn bị những công việc của nhóm phải thực hiện, cùng đóng góp cho nhóm mình.

Đánh giá

So sánh phản hồi từ nhóm của mình với nhóm khác. Các nhóm có cùng câu trả lời không? Những vấn đề nào được các nhóm nêu ra trong câu trả lời? Học được gì từ hoạt động này? (chẳng hạn, những kì vọng khác nhau có liên quan đến vai trò của giới có thể phụ thuộc vào truyền thống, văn hóa, như truyền thống gia đình. Tuy nhiên, từ quan điểm về bình đẳng giới, trong khi tôn trọng những giá trị văn hóa, phong tục truyền thống địa phương, cũng quan trọng nhận ra những đặc tính hoán đổi của vai trò giới và thực tế là vai trò của giới đã có những thay đổi theo thời gian).- CC- - -

Page 42: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

41

Đồng đẳng giới và bình đẳng giới Hoạt động 1.2.3: Cân bằng giới và bình đẳng giới

40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ) Các mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có thể:

- Phân biệt chính xác giữa cân bằng giới và bình đẳng giới - Giải thích tại sao cân bằng giới là bước cần thiết cho việc hướng đến

bình đẳng giới; - Tiếp cận các tình huống khác nhau một cách đúng đắn từ quan điểm

cân bằng giới; - Hình dung về những giải pháp để nâng cao cân bằng giới và bình đẳng giới trong những tình huống khác nhau được đặc trưng bởi sự mất cân bằng về giới.

Phân tích Hoạt động này sẽ cho người học thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá đúng tình huống từ quan điểm về giới. Trong khi cân bằng giới là sự ngang bằng về số lượng giữa nam và nữ, bình đẳng giới nhấn mạnh nhiều đến sự ngang bằng về vị thế, vai trò, quyền, trách nhiệm và cơ hội giữ nam và nữ. Nếu cân bằng giới không giống như bình đẳng giới, nhưng mặc dù vậy nó cũng là một điều kiện tiên quyết quan trọng cho bình đẳng giới. Sự thiếu hụt về cân bằng giới dẫn đến sự mất cân bằng về giới về những điều bất lợi giữa nam giới/con trai hoặc nữ giới/con gái. Để nâng cao bình đẳng giới, vì thế quan trọng là luôn đánh giá, trong nhiều hoạt động và tình huống ở những hoàn cảnh khác nhau, cân bằng giới nên được nhìn nhận trước tiên. Nếu một cuộc họp mà có 7 nam và chỉ có 1 nữ là không có sự cân bằng giới. Ngược lại, nếu chủ yếu là phụ nữ và chỉ có 1-2 nam giới đó là mất cân bằng về giới thiên về phụ nữ. Đôi khi, vì những lí do khác nhau, rất khó để đảm bảo cân bằng giới trong mọi tình huống. Tuy nhiên, được bình đẳng tham gia và xuất hiện giữa nam và nữ nên là nguyên tắc chỉ đạo của các hoạt động của con người trong hoạt động gia đình cũng như trong công việc và đời sống hằng ngày. Ví dụ, khi tổ chức một buổi họp, ban tổ chức nên quan tâm để chọn người học ngang bằng về số lượng giữa nam và nữ. Để mở rộng sự tham gia của phụ nữ trong chuyên môn mà truyền thống thì xem xét coi đó là việc của đàn ông như chính trị hoặc lãnh đạo kinh tế, ở một số nước đã có một hệ thống “quota” ấn định là có ít nhất 40% thành viên quốc hội là phụ nữ. Mặc dù có những tác động tích cực, hệ thống “quota” này cũng còn nhiều tranh cãi cho việc nâng cao vai trò lãnh đạo của phụ nữ nên dựa vào sự tranh đua chuyên môn chứ không phải dựa vào giới tính của họ. Trong số những khía cạnh tích cực của hệ thống quota này, thực tế là trong nhiều trường hợp, sự thể hiện của nam giới

Page 43: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

42

Đồng đẳng giới và bình đẳng giới Hoạt động 1.2.3: Cân bằng giới và bình đẳng giới

40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ)

vẫn được ưu thế hơn nữ giới, điều này nên tránh bởi nó ảnh hưởng đến sự tự tin của chính phụ nữ cũng như tình trạng bình đẳng giới ở cấp độ xã hội rộng rãi hơn.

Hướng dẫn học viên Chia nhóm hai người cùng thảo luận và quyết định những tình huống sau biểu hiện sự cân bằng giới; bình đẳng giới; cả cân bằng và mất cân bằng giới; không biểu hiện cân bằng giới cũng không biểu hiện bình đẳng giới:

Các tình huống Cân bằng giới Tại sao?

Mất cân bằng giới Tại sao?

Cả cân bằng giới và mất cân bằng giới Tại sao?

Không biểu hiện sự cân bằng giới, cũng không biểu hiện bình đẳng giới Tại sao?

Các nhân viên trong trường có sự đồng đều về số lượng nam và nữ. Tuy nhiên, chỉ nam giới mới là một phần của ban lãnh đạo của nhà trường.

Cả em trai và em gái tham gia giáo dục cơ bản với tỷ lệ hơn 95%, nhưng tỷ lệ bỏ học của các em gái cao gấp đôi so với các em trai.

Cả em trai và em gái đều được hiện diện trong hội đồng học sinh, nhưng phần lớn chỉ các em trai được họn vị trí lãnh đạo và là người phát ngôn.

Cả em trai và em gái đều được hiện diện trong hội đồng học sinh, và cả hai cùng có những vai trò như nhau trong việc dẫn dắt những hội đồng này.

Đàn ông và phụ nữ đều có thể có trình độ đào tạo sau đại học sau, nhưng đàn ông không được chấp nhận một số ngành nghề như nhà trẻ/ mẫu giáo

Ở trường đại học, có sự cân bằng giữa sinh viên nam và nữ trong các môn khoa học, nhưng phần lớn số nữ sinh viên tốt nghiệp và

Page 44: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

43

Đồng đẳng giới và bình đẳng giới Hoạt động 1.2.3: Cân bằng giới và bình đẳng giới

40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ)

làm việc trong ngành giáo dục cơ bản (tiểu học và trung học cơ sở) trong khi phần lớn nam giới tốt nghiệp và làm việc ở trường trung học và đại học. Những ví dụ khác?

Đồ dùng cần thiết - Bản photo các bảng trên - Để trình bày kết quả, các nhóm có thể sử dụng bảng biểu hoặc màn

hình máy tính để trình chiếu

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động bằng cách thảo luận sự khác nhau và mối liên quan giữa cân bằng giới và bình đẳng giới. Bởi vì đây là một vấn đề khó nên chọn ví dụ thích hợp để minh họa sự khác nhau giữa cân bằng giới và bình đẳng giới cũng như thực tế là cân bằng giới là điều kiện cơ bản cần thiết cho bình đẳng giới. Ví dụ, cân bằng giới là khi trong một nhóm, số lượng học viên nam và nữ là ngang nhau. Tuy nhiên, đó không có nghĩa có bình đẳng giới. Ví dụ, nếu học viên nam và nữ được đối xử khác nhau và luôn được giao nhiệm vụ cụ thể liên quan đến giới của mình, trong khi có cân bằng giới nhưng rõ ràng là không có bình đẳng giới ở nhóm này.

- Cố gắng xác định sự khó khăn mà học viên gặp phải trong việc hiểu cân bằng giới và bình đẳng giới. Giải thích lại bằng cách hỏi lại học viên để giúp họ có những ví dụ phù hợp

- Đảm bảo là các học viên hiểu được nhiệm vụ và làm việc đúng giờ - Cuối hoạt động này, hỏi học viên để đưa ra những gợi ý liên quan đến

hoạt động nên thực hiện để quan sát được cân bằng giới và bình đẳng giới trong mỗi tình huống nếu có sự bất cân bằng hoặc bất bình đẳng giới được nhận ra.

Đánh giá

So sánh phản hồi giữa nhóm đôi khác nhau. Có cùng câu trả lời không? Nếu không, tại sao khó phân biệt giữa cân bằng giới với bình đẳng giới? Học được gì từ hoạt động này? (ví dụ, có tình huống mà cân bằng giới thì có nhưng lại không có bình đẳng giới hoặc sự mất cân bằng giới tính thường thiên về việc quan tâm đến phụ nữ nhưng cũng có thể xảy ra ở cả nam giới).

Page 45: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

44

Cân bằng giới và bình đẳng giới Hoạt động 1.2.4: Bình đẳng giới: Những gì cần đạt được?

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/chia sẻ) Các mục tiêu học tập

Dựa vào hoạt động này, người học có thể: - Thảo luận về những gì cần đạt được ở nhà trường/ cộng đồng từ đó có thể có

bình đẳng giới; - Sử dụng vẽ và những cách khác để thể hiện ý tưởng của mình; - Thử đặt mình vào vai những người khác để xem xét xem nữ và nam cần phải đạt được gì ở trong trường học/ cộng đồng của mình để đảm bảo có sự bình đẳng giới.

Phân tích Hoạt động này cho phép các học viên sử dụng các cách khác nhau để thể hiện, bao gồm cả vẽ và viết, để minh họa cho những gì mà con trai, con gái có thể muốn đạt được về bình đẳng giới. Học viên là người lớn phải đặt mình vào cương vị của các cô bé/ cậu bé để cố gắng hiểu về tình huống của mình. Cùng lúc đó, học viên nữ nên cố gắng đóng vai là các cậu bé, học viên nam đóng vai là các cô bé. Hoạt động này, tập trung vào khả năng của con người thông cảm với người khác và thể hiện mình bằng những cách khác nhau, nó hữu ích để tạo ra một bầu không khí làm việc ấm cúng và vui vẻ. Học viên có thể lựa chọn việc thể hiện mình bằng các bài thơ, bài hát, bức vẽ, chuyện phiếm… Quan trọng là mỗi nhóm sử dụng các chỉ số dưới đây để hỗ trợ việc phát triển cách minh họa của nhóm mình về bình đẳng giới, bởi vì nó được rút ra từ cách nhìn của con trai/con gái trong trường và/hoặc cộng đồng.

Hướng dẫn học viên

Làm việc theo nhóm nhỏ. Sử dụng bức tranh dưới đây về cô bé và cậu bé để viết/vẽ xung quanh chúng những biểu tượng/ từ ngữ/ câu ngắn/ bài thơ/ thành ngữ/ lời hát… mô tả những gì con trai và con gái nghĩ về những gì cần đạt được ở trường/hoặc ở cộng đồng về bình đẳng giới.

Page 46: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

45

Cân bằng giới và bình đẳng giới Hoạt động 1.2.4: Bình đẳng giới: Những gì cần đạt được?

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/chia sẻ)

Chia sẻ những sản phẩm của nhóm mình, trưng bày và xem rồi nhận xét sản phẩm của nhóm khác.

Đồ dùng cần thiết

- Photo bức tranh trên - Để trình bày kết quả, mỗi nhóm nên có khả năng trình bày lên bảng. - Chia sẻ kết quả có thể được tổ chức dựa vào phương pháp “triển lãm”. Mỗi

nhóm sẽ chọn 1 chỗ để trưng bày sản phẩm vẽ của mình và sẽ cử một hoặc hai người để giải thích công việc và phản hồi những câu hỏi và nhận xét từ nhóm khác. Các nhóm có thể đi xem các nơi trưng bày khác nhau theo thứ tự do tập huấn gợi ý (ví dụ, di chuyển theo chiều kim đồng hồ và theo thứ tự trong phòng và khoảng 2-3 phút xem mỗi nhóm).

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động bằng cách nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thông cảm trong mối quan hệ con người cũng như những khả năng để thể hiện chính mình bằng những cách khác nhau, bao gồm vẽ, làm thơ, bài hát.

- Đảm bảo là các học viên hiểu được nhiệm vụ và làm đúng thời gian. - Nếu bạn quyết định sử dụng phương pháp “triển lãm” để chia sẻ kết quả, giải

thích nó với học viên trước khi thực hiện hoạt động. Giải thích với mỗi nhóm là thoải mái để tạo ra những bức vẽ mà họ có thể trưng bày ở trên bảng. yêu cầu nhóm cử người trình bày và trả lời câu hỏi của nhóm khác. Thiết lập xem nhóm sẽ chia sẻ kết quả như thế nào, ví dụ, mỗi nhóm sẽ di chuyển đến nhóm khác để xem kết quả trong vòng 2-3 phút, theo chiều kim đồng hồ.

- Cuối hoạt động, yêu cầu học viên tổng kết về một số nội dung chính, ví dụ, những gì mà các nhóm đề cập đến nhiều nhất cũng như những vấn đề nào cần đạt được để bình đẳng giới từ quan điểm của con trai và con gái (ví dụ, nó có thể kết luận từ các nhóm khác nhau đã đề cập là con trai muốn từ bỏ việc bất công là chúng cứng đầu, trong khi con gái muốn thành lập đội bóng hoặc cảm

Page 47: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

46

Cân bằng giới và bình đẳng giới Hoạt động 1.2.4: Bình đẳng giới: Những gì cần đạt được?

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/chia sẻ)

thấy được bảo vệ và tôn trọng) Đánh giá

So sánh các kết quả của các nhóm khác nhau. Học viên có thể dự kiến các tiến trình khác nhau để đánh giá chất lượng làm việc của nhóm, chẳng hạn sử dụng thang đo từ 1 (tối thiểu) đến 10 (tối đa) hoặc sử dụng các vòng tròn màu (ví dụ, màu vàng – yếu; xanh lá – trung bình; đỏ - rất tốt; xanh dương – xuất sắc). Người học nên đánh giá mỗi nhóm và xem nhóm nào tốt nhất sẽ nhận được phần thưởng (ví dụ, bức vẽ sẽ được gửi để xuất bản ở báo địa phương hoặc nhóm khác sẽ trình bày bài hát tặng nhóm chiến thắng). Lưu ý là những đánh giá của các nhóm nên dựa vào một số tiêu chí chung cơ bản như sau (a) vấn đề được đưa ra trong các nhóm nhiều nhất (b) cách làm việc được giải thích với nhóm khác (c) tính mỹ thuật của sản phẩm. Những gì có thể học được từ hoạt động này? (ví dụ, mọi người có thể trải nghiệm sự vui vẻ trong việc sử dụng các phương tiện khác nhau để diễn đạt, không chỉ bằng lời; hữu ích để đóng vai người này ở vai trò của người khác; đánh giá sản phẩm công việc của mọi người và của người khác sẽ dựa vào những tiêu chí và tiến trình rõ ràng và công bằng)

Bất bình đẳng giới Hoạt động 1.2.5: Bất bình đẳng giới (chơi thẻ)

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ) Các mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có thể:

- Nhận diện những bất bình đẳng giới trong những nhận định khác nhau; - Giải thích tại sao một nhận định nhất định có bất bình đẳng giới; - Trải nghiệm vấn đề đó nghiêm trọng được giải quyết như thế nào trong

bối cảnh các hoạt động hấp dẫn, chẳng hạn chơi bằng các thẻ. Phân tích Hoạt động này được thiết kế là hoạt động chơi bằng thẻ rất hấp dẫn, là

Page 48: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

47

Bất bình đẳng giới Hoạt động 1.2.5: Bất bình đẳng giới (chơi thẻ)

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ)

những thẻ có chứa những nhận định khác nhau, trong đó có những nhận định ủng hộ bất bình đẳng giới. Thảo luận ở mỗi thẻ để nhận ra liệu mỗi thẻ này có ủng hộ bất bình đẳng giới hay không và tại sao. Để nhận ra bất bình đẳng giới trong các nhận định, mỗi người nên tập trung vào khái niệm định nghĩa về bất bình đẳng, cũng như các tiêu chí, phân loại về bất bình đẳng được giới thiệu trong chương này, các bất bình đẳng hữu hình, cân bằng và thẩm mĩ. Đồng thời, mỗi người nên chú ý đến những vấn đề tế nhị chẳng hạn mức độ khái quát hóa mà mỗi nhận định nêu ra. Ví dụ, nhận định “tất cả các cô bé trong lớp tôi đều thích búp bê” có thể không diễn đạt đúng vì tình huống sẽ phải đúng với tất cả mỗi em gái trong lớp học đó. Hoạt động này cũng quan trọng cho mọi người sử dụng thường xuyên các nhận định mà không phản biện, không chú ý đến những bất bình đẳng nảy sinh từ những cách thêm hoặc cách sử dụng ngôn ngữ.

Hướng dẫn học viên Làm việc trong nhóm nhỏ và ‘chơi các thẻ” về giới. Cácthẻ bạn sử dụng nên chứa đựng các nhận địn như dưới đây12:

• Con gái thì sạch sẽ và ngăn nắp. • Con trai có thể sử dụng công nghệ hiện đại • Nhung xinh đẹp và đáng yêu • Đàn ông thường là những nhà lãnh đạo tài ba • Cậu bé này có thể làm việc nặng được • Con trai thường học giỏi toán • Cậu bé này bừa bộn • Tất cả con gái đều thích búp bê • Tất cả các bé gái trong lớp tôi đều thích búp bê • Con trai thông minh hơn con gái

Theo lượt, các thành viên của nhóm sẽ lấy 1 thẻ và đưa ra ý kiến của mình xem liệu nhận định trong thẻ là đặc trưng và tại sao. Thành viên của các nhóm có thể bổ sung thêm các nhận định của cá nhân mình để ‘bổ sung bộ sưu tập thẻ. Các nhóm có thể làm việc dựa vào các nhóm thẻ khác nhau. Các thẻ có thể được chuẩn bị trước hoặc chúng được chuẩn bị bởi chính nhóm đó, và coi đó là bước đầu tiên của nhiệm vụ. Khi các thẻ đã sẵn sàng, chúng sẽ được úp mặt thẻ xuống và để ở trước mỗi nhóm. Mỗi thành viên nhặt một thẻ và sẽ đọc to nhận định trong thẻ

12 Theo báo cáo kết quả phân tích sách giáo khoa dưới góc độ giới năm 2010.

Page 49: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

48

Bất bình đẳng giới Hoạt động 1.2.5: Bất bình đẳng giới (chơi thẻ)

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ)

đó lên. Sau đó, anh/chị đó nên thể hiện ý kiến của mình liệu xem nhận định đó có chứa những bất bình đẳng giới hay không và tại sao. Trong trường hợp những câu trả lời khó hơn và có nhiều tranh cãi, cần đến sự hỗ trợ của điều phối viên. Dựa vào vào việc nhặt thẻ và thảo luận về các thẻ này, các nhóm có thể được yêu cầu lựa chọn hai ví dụ về nhận định mà không có bất bình đẳng giới và hai nhận định có chứa bất bình đẳng giới mà nhóm này coi là thích hợp nhất. Các ví dụ này có thể được chia sẻ trong phần hai của hoạt động, gọi tên thảo luận và chia sẻ với các nhóm khác.

Đồ dùng cần thiết

- “Thẻ” có các nhận định khác nhau được chuẩn bị trước theo bộ và được

chuẩn bị bởi chính các thành viên của nhóm (ví dụ, mỗi thành viên của nhóm được yêu cầu lựa chọn từ đồ dùng hoặc tạo ra ít nhất 3 nhận định hay đoạn văn mà mô tả đặc điểm, tình huống, tích cách, sự kiện của con người…). Với nhóm 5 người, mỗi người chuẩn bị ít nhất 5 thẻ. Các nhóm đưa ra các thẻ đã chuẩn bị cho nhóm khác,vì thế các thẻ không quen thuộc với các thành viên của nhóm nữa.

- Các thẻ nên là các mẩu hình chữ nhật làm bằng giấy hoặc giấy bìa cứng (khổ A5 hoặc nhỏ hơn) bắt chước các thẻ thật. Các bộ thẻ khác nhau có thể được sử dụng các màu sắc khác nhau.

- Sách giáo khoa hoặc những đồ dùng khác mà tập huấn viên tô đậm các đoạn văn khác nhau, vì thế người học có thể lựa chọn các nhận định/đoạn văn mà họ muốn sử dụng cho các thẻ của mình.

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Tập huấn viên nên quyết định xem họ cần chuẩn bị “thẻ” trước hoặc sẽ để các nhóm tự làm thẻ. Trong trường hợp được yêu cầu làm thẻ, tập huấn viên nên xem xét và đảm bảo độ tin cậy cho các đoạn văn bản để rút ra nhận định

- Tập huấn viên nên giới thiệu các bài tập thông qua việc giải thích các khái niệm về bất bình đẳng giới dựa vào các ví dụ phù hợp. Anh/chị ấy nên chú ý về việc cần thiết phải xem xét cẩn thận về ý nghĩa của nhận định, bởi vì có những nhận định dường như ủng hộ bất bình đẳng nhưng thực chất lại không và có những nhận định dường như bình đẳng nhưng lại hàm chứa những bất bình đẳng.

Page 50: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

49

Bất bình đẳng giới Hoạt động 1.2.5: Bất bình đẳng giới (chơi thẻ)

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ) Đánh giá

Học viên được yêu cầu đánh giá những mặt khác nhau để kết nối các hoạt động, chẳng hạn, theo thang điểm từ 1 (tối thiểu) đến 10 (tối đa):

- Nó hấp dẫn như thế nào; - Nó hứng thú như thế nào; - Liệu họ có lên kế hoạch để sử dụng các hoạt động với học sinh

của mình và tại sao Những gì học được từ hoạt động này? (ví dụ, mọi người có thể trải nghiệm được sự thích thú khi đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng một cách vui vẻ; hoặc chú ý tới những mặt khác nhau, chẳng hạn loại và mức độ khái quát của nhận định, để đánh giá xem liệu nhận định đó có chứa đựng bất bình đẳng giới hay không).

Bất bình đẳng giới, sự không công bằng và phân biệt đối xử Hoạt động 1.2.6: Trải nghiệm bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/chia sẻ) Các mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, học viên sẽ có khả năng:

- Chia sẻ những trải nghiệm cá nhân về bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử từ gia đình và công việc của họ;

- Hiểu được bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử có thể ảnh hưởng cả nam và nữ giới;

- Nhận diện những giải pháp để giải quyết bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử theo một cách có cấu trúc.

Phân tích Phân biệt đối xử về giới và bất bình đẳng giới có ảnh hưởng tiêu cực đến cả sự phát triển của cả cá nhân và xã hội. Đối với cá nhân, bất bình đẳng liên quan đến giới (liên quan đến phân biệt đối xử, bạo lực và bỏ rơi) có thể dẫn đến sự kém tự trọng, khó chịu và chán nản. Đồng thời, nó cản trở

Page 51: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

50

Bất bình đẳng giới, sự không công bằng và phân biệt đối xử Hoạt động 1.2.6: Trải nghiệm bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/chia sẻ)

con trai và con gái đạt được tiềm năng đầy đủ của mình và hưởng lợi công bằng từ giáo dục và công việc cũng như hạn chế vai trò của họ trong xã hội và gia đình bởi bất bình đẳng trong kì vọng. Đối với xã hội và cộng đồng, bất bình đẳng về giới trong gia đình và trong xã hội rộng lớn dễ dàng tạo ra những hình mẫu tiêu cực đối với trẻ em và thế hệ trẻ khi đối xử với người khác một cách không công bằng, lợi dụng chúng và hạn chế nhân quyền của họ.

Hướng dẫn học viên Làm việc trong nhóm và chia sẻ những trải nghiệm cá nhân liên quan về bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử, dựa vào các câu hỏi dưới đây: - Bạn đã từng có trải nghiệm cá nhân về bất bình đẳng và phân biệt đối xử

về giới chưa? - Bạn cảm thấy thế nào về điều đó? - Hậu quả của nó như thế nào đối với bạn? - Bạn có cố gắng để chống lại sự bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử?

Như thế nào? Sau khi chia sẻ những trải nghiệm trong nhóm, quyết định xem trải nghiệm nào bạn muốn chia sẻ với các nhóm khác. Chỉ định một đại diện của nhóm về nhiệm vụ này.

Đồ dùng cần thiết - Danh mục các câu hỏi viết lên bảng hoặc trên hand-outs; - Một đoạn băng giới thiệu hoặc tài liệu minh họa mà tập huấn viên có thể

sử dụng để giới thiệu hoạt động; - Sử dụng bảng biểu và/hoặc máy tính cho học viên để điền phản hồi của

nhóm mình. Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Tập huấn viên có thể giới thiệu hoạt động dựa vào đoạn băng hoặc đĩa CD hoặc đồ dùng khác ví dụ như bài báo mới và tranh ảnh;

- Anh/chị ấy sẽ trình bày các hoạt động bằng cách lưu ý rằng học viên có thể quyết định không nói về các trải nghiệm mà quá tế nhị hoặc quá đau buồn;

- Tập huấn viên sẽ đảm bảo rằng học viên không chỉ chia sẻ trải nghiệm mà còn có những giải pháp khác nhau để chống lại bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử một cách có cấu trúc bằng cách liên hệ với luật pháp và tận dụng tốt những khởi xướng, khả năng, trách nhiệm của cá nhân, của tập thể và của tổ chức.

Đánh giá

Những gì học được từ hoạt động này? (ví dụ, mọi người có thể trải

Page 52: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

51

Bất bình đẳng giới, sự không công bằng và phân biệt đối xử Hoạt động 1.2.6: Trải nghiệm bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/chia sẻ)

nghiệm về những loại bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử khác nhau nhưng không có tình huống nào được chấp nhận là “bình thường”. Công dân nên đấu tranh với bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử bằng cách nâng cao nhận thức về luật pháp và các tổ chức có thể hỗ trợ họ. Đấu tranh chống lại bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử nên hiệu quả và có ý nghĩa và dân chủ nên nằm trong khuôn khổ pháp lí và thuộc trong số những giải pháp lâu dài, bền vững).

Bạo lực có yếu tố giới (GBV) Hoạt động 1.2.7: Bạo lực có yếu tố giới (GBV)

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/chia sẻ) Các mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có thể:

- Sử dụng kịch để dự đoán và thảo luận về tình huống bạo lực có yếu tố giới, chẳng hạn bạo lực gia đình;

- Nhận diện các nguyên nhân của những tình huống bạo lực gia đình; - Chia sẻ các giải pháp chống lại bạo lực gia đình.

Phân tích Như đã nêu trong nghiên cứu quốc gia về chống bạo lực gia đình phụ nữ ở Việt Nam (2010) (“Giữ im lặng là chết”), các tình huống của bạo lực gia đình ở Việt Nam là khá phổ biến tác động chủ yếu lên phụ nữ, trẻ nhỏ và người già. Nạn nhân của bạo lực gia đình thường không nói ra hoặc thậm

Page 53: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

52

Bạo lực có yếu tố giới (GBV) Hoạt động 1.2.7: Bạo lực có yếu tố giới (GBV)

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/chia sẻ)

chí không nhận ra đó là bạo lực. Họ không có nhận thức pháp luật và không tìm kiếm sự hỗ trợ cho đến khi quá muộn. Bạo lực gia đình có nhiều loại, từ bạo lực bằng lời nói (ví dụ như sỉ nhục) và hạ nhục nhân phẩm đến đối xử thiếu công bằng và mất nhân tính, bao gồm cả bạo lực thể chất (ví dụ đánh đập, lạm dụng tình dục) nó ảnh hưởng đến các nạn nhân cả về mặt thể chất và tâm lí. Vì vậy, rất quan trọng để nhận ra những tình huống mà có bạo lực gia đình và thực hiện hành động để ngăn chặn chúng và/hoặc hỗ trợ các nạn nhân.

Hướng dẫn học viên

Làm việc theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm chia thành từng đội đóng vai về tình huống bị bạo lực gia đình. Các thành viên của nhóm sau khi quan sát tình huống đóng vai đó, phân tích về những tình huống giả định và đưa ra những giải pháp và kiểm soát tình huống bạo lực gia đình có yếu tố giới như vậy. Sau khi mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình, 2-3 nhóm có thể được mời để chia sẻ sản phẩm của mình với cả lớp. Dựa vào việc chia sẻ này, tập huấn viên sẽ tập trung vào một số điểm cần kết luận, như sau - Những tình huống bạo lực gia đình phổ biến/ đặc trưng và không phổ

biến/ít đặc trưng; - Những gì cần làm để ngăn chặn những tình huống như vậy và/hoặc hỗ

trợ các nạn nhân của bạo lực gia đình. Đồ dùng cần thiết - Giới thiệu các đồ dùng minh họa mà tập huấn viên có thể sử dụng (ví dụ

như CD, vẽ, tranh, ảnh); - Máy ảnh và máy quay phim sẽ ghi lại các đoạn diễn kịch - Sử dụng flipchart đê ghi lại những kết luận của hoạt động.

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Đảm bảo là học viên quen với việc đóng kịch và sẵn sàng tham gia vào bài tập này;

- Chuẩn bị tốt để xử lí những vấn đề nhạy cảm và/hoặc còn tranh cãi, không phải tất cả học viên đều coi một tình huống nhất định như bạo lực

Page 54: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

53

Bạo lực có yếu tố giới (GBV) Hoạt động 1.2.7: Bạo lực có yếu tố giới (GBV)

50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/chia sẻ)

gia đình. Ví dụ, một số chia sẻ những quan điểm truyền thống mà chồng hoặc bố mẹ chồng có thể đánh vợ nếu cô ấy không nghe lời hoặc làm điều gì đó sai trái. Trong một số gia đình, phụ nữ bị buộc phải nạo thai vì giới tính của đứa trẻ, đó là một trường hợp điển hình của bạo lực có yếu tố giới GBV, nhưng phổ biến trong những cộng đồng nhất định như là một “hành vi phải chấp nhận”. Bạo lực định kiến cũng nên được đề cập vì thực tế là có nhiều gia đình có con trai thì được coi trọng hơn trong xã hội so với những gia đình chỉ có con gái.

- Chú ý đến việc nhận diện một số vấn đề thích hợp mà có thể ghi lại để kết luận cho hoạt động này, ví dụ những trường hợp nào của bạo lực gia đình có thể xảy ra thường xuyên; những trường hợp nào ít xảy ra nhưng vẫn có thể ảnh hưởng; nạn nhân có thể làm gì để bảo vệ họ và đòi hỏi công bằng hoặc ngăn chặn những điều đó xảy ra.

Đánh giá

Những gì học được từ hoạt động này? (ví dụ, người mà có thể trải nghiệm từ bạo lực gia đình từ những lí do khác nhau, nhưng không phải là trường hợp nào được coi là “bình thường” hoặc “truyền thống”. Bạo lực gia đình, và tất cả những dạng khác của bạo lực có yếu tố giới GBV cần phải hành động khẩn cấp để bảo vệ nạn nhân và ngăn chặn những điều này xảy ra. Chính phủ, cộng đồng và gia đình nên có cơ chế hiệu ưuar để ngăn chặn bạo lực có yếu tố giới và bảo vệ nạn nhân bằng luật pháp; nâng cao nhận thức cộng đồng và những công việc cụ thể của các tổ chức ví dụ những tổ chức cứu trợ phụ nữ và trẻ em hay các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến vấn đề bạo lực có yếu tố giới).

Page 55: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

54

Lồng ghép giới Hoạt động 1.2.8: Lồng ghép giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/ chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, học viên có thể:

- Mở rộng hiểu biết của mình về sự lồng ghép giới và sự quen thuộc liên quan đến những khả năng khác nhau của sự lồng ghépvề giới ở trong trường học và cộng đồng của mình;

- Ý thức về những hoạt động có thể của cá nhân, tập thể, cộng đồng có thể đóng góp vào việc nâng cao sự lồng ghép giới.

- Chỉ ra những lợi ích sự lồng ghép giới tính và bình đẳng giới đối với cá nhân, tập thể và cộng đồng.

Phân tích Hoạt động này có nghĩa là giúp các học viên hiểu được sự lồng ghép giới có thể đạt được thông qua nhiều cách khác nhau và nó phụ thuộc vào không chỉ là luật pháp mà cả năng lực và thái độ của từng cá nhân, từng tập thể và cộng đồng để đề cập các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới. Sự lồng ghép giới là cả những đánh giá chiến lược và có ý nghĩa để thúc đẩy bình đẳng giới từ những bước đi và hoạt động nhỏ và mọi người cùng hướng đến việc đạt được các vấn đề về giới và xem xét bình đẳng giới từ những hoạt động cơ bản hằng ngày.

Hướng dẫn học viên Dưới đây là một số ví dụ (tưởng tượng) về các hoạt động lồng ghép giới thích hợp đối với giáo dục. Làm việc theo nhóm và thảo luận về những lợi ích có thể của những hoạt động này đối với trường học và cộng đồng của bạn:

Ví dụ về các hoạt động lồng ghép giới trong giáo dục

Lợi ích tiềm năng đối với trường học và cộng đồng

Những hoạt động như vậy có được thực hiện tại trường học/ cộng đồng của bạn không? Những kết quả thu được?

Đạo luật về giáo dục khuyên khích các em gái đến trường và hoàn tất các cấp độ cao hơn của chương trình giáo dục.

Bộ Giáo dục kêu gọi cho việc thành lập hội đồng phát triển chương trình và sách giáo khoa. Lời kêu gọi này khuyến khích phụ nữ đăng kí cũng như giáo viên từ những nơi ngoài thủ đô.

Page 56: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

55

Lồng ghép giới Hoạt động 1.2.8: Lồng ghép giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/ chia sẻ)

Tác giả và người minh họa sách giáo khoa được đào tạo để nhấn mạnh các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới sách giáo khoa tiểu học và trung học cơ sở (ví dụ như, làm thế nào để tránh được những định kiến rập khuôn về giới).

Bộ GD&ĐT công bố những dữ liệu có phân tách thong tin mỗi giới cho thấy tỷ lệ bỏ học của các em gái ở bậc tiểu học nghiêm trọng hơn vấn đề này ở các em trai. Dựa vào những dữ liệu hiện có, trường học tổ chức thảo luận tại cộng đồng nhằm tìm kiếm giải pháp cho việc làm thế nào để khuyến khích các em gái tới trường, và để các em tiếp tục đến lớp.

Ban thanh tra của trường học tổ chức một buổi đào tạo cho ban giám hiệu tương lai của trường học. Cả nam và nữ giáo viên đều được yêu cầu đăng ký tham gia đào tạo.

Các giáo viên tham dự hội thảo tập huấn về các cách học tập khác nhau. Họ học được cách học tập cá nhân bằng cách nhấn mạnh nhu cầu, lợi ích và hoàn cảnh của người học.

Trường học tổ chức một buổi liên hoan với các phụ huynh và đại diện của cộng đồng. Tại đây cả em trai và em gái đều được tán dương về những thành tích khác biệt đã đạt được.

Trường học tổ chức tư vấn và

Page 57: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

56

Lồng ghép giới Hoạt động 1.2.8: Lồng ghép giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/ chia sẻ)

hướng dẫn dành cho học sinh. Các em trai và em gái tham gia trong buổi hướng dẫn này và biết được mình có những lựa chọn như nhau trong việc học trong tương lai cũng như lựa chọn về công việc. Trường học mời một tổ chức phi chính phủ về bình đẳng giới trong giáo dục xác định những lĩnh vực có khả năng xây dựng những dự án chung dành cho cộng đồng.

Những gợi ý khác thêm vào những hoạt động lồng ghép giới trong trường học hoặc cộng đồng của bạn?

Chia sẻ những vấn đề đã thảo luận được với tất cả các nhóm khác tham gia với việc nhấn mạnh về 2 vấn đề là hành động có thể thực thi và những yêu tiên cần giải quyết trong trường học/ cộng đồng của bạn về các vấn đề đó.

Đồ dùng dạy học - Tài liệu phát tay/ bản sao bảng trên; - Bảng hoặc máy tính hay màn hình để trình bày kết quả

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động, đảm bảo là học viên hiểu được khái niệm sự lồng ghép giới (ví dụ hỏi học viên đưa ra một số ví dụ thích hợp);

- Mời học viên đóng góp nhiều ví dụ càng tốt từ những trải nghiệm cá nhân của chính họ bằng cách tiếp tục chỉ ra những yếu tố tích cực về sự lồng ghép giới. Hãy chuẩn bị kĩ và lắng nghe những trải nghiệm ít tốt (chẳng hạn thất bại khi cố gắng nâng cao bình đẳng giới hoặc những kết quả đáng tranh cãi liên quan đến nâng cao bình đẳng giới).

Đánh giá

Dựa vào hoạt động này, học viên có thể đánh giá được những đóng góp tích cực của bản thân họ và người khác đối với sự lồng ghép giới.

Page 58: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

57

Lồng ghép giới Hoạt động 1.2.8: Lồng ghép giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/ chia sẻ)

Ở thang đo từ 1 (tối thiểu) đến 10 (tối đa), làm thế nào để đánh giá sự đóng góp đối với sự lồng ghépvề giới: Đánh giá Tại sao?

- Bản thân bạn - Cha mẹ của bạn - Anh chị em của bạn - Bạn bè của bạn - Trường học của bạn - Hiệu trưởng của bạn - Đồng nghiệp của bạn - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Các tác giả SGK - Các bác sĩ - Các phương tiện truyền thông - Khác

Học được gì từ hoạt động này? (ví dụ, mọi người có thể đóng góp đối với sự lồng ghépvề giới hay không, có các cơ sở giáo dục khác nhau và các bên tam gia, ở các mức độ khác nhau, có thể làm những việc làm cụ thể để nâng cao bình đẳng giới).

Khung pháp lí Hoạt động 1.2.9: Hỗ trợ cơ bản cho bình đẳng giới

120 phút (60’ làm việc nhóm + 60’ thảo luận/chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, học viên có thể:

- Làm quen với những điều luật cụ thể ở Việt Nam (chẳng hạn, Luật bình đẳng giới, Luật chống bạo hành DVL) và trên thế giới mà hỗ trợ cho việc nâng cao bình đẳng giới;

- Nhận ra những khía cạnh thích hợp mà trong các điều luật đó có thể gợi ý các hoạt động của nhà trường và cộng đồng trong việc hỗ trợ bình đẳng giới;

- Tìm ra những điều kiện khả quan để thực hiện các hoạt động và làm

Page 59: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

58

Lồng ghép giới Hoạt động 1.2.8: Lồng ghép giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/ chia sẻ)

việc với các đối tác bằng cách tái tạo những cách khác nhau để tổ chức các hoạt động tuyên truyền và lên tiếng vận động.

Phân tích Quan trọng là mọi người nhận thức được các công cụ quốc tế và quốc gia mà hỗ trợ và nâng cao bình đẳng giới, đặc biệt là hai bộ luật (GEL và DVL) đã đang được ban hành ở Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu các công cụ này, mọi người trở nên có ý thức về quyền của mình cũng như những trách nhiệm cá nhân và những cơ sở có trách nhiệm liên quan đến thúc đẩy và quan sát nhân quyền, bao gồm cả bình đẳng giới. Để hiệu quả, các công cụ luật cũng như những công cụ hữu hiệu khác nên được vận dụng vào thực tiễn. Hoạt động này sẽ tạo ra một cơ hội cho học viên tìm hiểu về sự thích hợp của các điều luật với cuộc sống và môi trường của mình, và cũng giúp họ tìm ra những cách thức khác nhau để hoạt động tuyên truyền nội dung của những điều luật này để nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc nâng cao bình đẳng giới và ngăn chặn bạo hành có yếu tố giới.

Hướng dẫn học viên Làm việc theo nhóm nhỏ và thảo luận theo các câu hỏi dưới đây: Ba nội dung nào của Luật bình đẳng giới và Luật chống bạo hành

là thích hợp nhất cho trường và cộng đồng của bạn? Giải thích tại sao và cho ví dụ;

Dựa vào thảo luận nhóm, xếp thứ tự các vấn đề ưu tiên liên quan đến mỗi luật mà nhóm mình cho là quan trọng để nhà trường/cộng đồng đề cập đến;

Làm thế nào để lên kế hoạch làm việc với đối tác từ trường và cộng đồng của bạn để đề cập đến những vấn đề về giới này và nâng cao bình đẳng giới? Dưới đây là một số ví dụ về những hoạt động có thể thực hiện:

1. Ví dụ, dựa vào việc đọc của mỗi cá nhân, thảo luận với nhóm và lựa chọn 3 vấn đề liên quan đến bình đẳng giới mà bạn muốn tăng cường trong trường và cộng đồng của mình. Viết một Thư ngỏ (Manifesto – một tờ vận động) nhấn mạnh đề các vấn đề; tại sao chúng quan trọng; và làm thế nào trường/ cộng đồng sẽ thực hiện hoạt động để tăng cường bình đẳng giới. Chia sẻ kết quả với các nhóm khác. Thay vì một thư ngỏ viết trên giấy, bạn có thể thiết kế một tờ rơi hay một băng-rôn. 2. Chia sẻ ý tưởng của mình với các nhóm khác. Dựa vào các văn bản luật, phát triển một kế hoạch cho một hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức về hai luật và động chạm đến những

Page 60: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

59

Lồng ghép giới Hoạt động 1.2.8: Lồng ghép giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/ chia sẻ)

vấn đề thích hợp với nhà trường và cộng đồng địa phương. Bạn sẽ tổ chức các hoạt động như thế nào để làm nó thú vị và hữu ích? Chia sẻ những kịch bản của cá nhân bạn với các đồng nghiệp khác. Trong nhóm mình, cố gắng đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi ý kịch bản. Dựa vào đánh giá của nhóm, lựa chọn một kịch bản mà được cho là phù hợp hơn cả để tiến hành một cách thành công. 3. Chia sẻ kịch bản được lựa chọn trong nhóm của bạn với những nhóm khác. Bạn có thể dự tính những hoạt động khác nhau khác trong nhóm của mình. Nhóm sau đó sẽ quyết định xem hoạt động nào cần được xem xét để trình bày.

Đồ dùng dạy học - Bản photo tóm tắt các luật của Việt Nam và quốc tế (như UDHR, CEDAW; Tuyên bố Bắc Kinh và nền tảng để hành động – xin xem trong phụ lục của chương này)

- Giấy hoặc máy tính để học viên có thể trình bày viết ra ý tưởng của mình;

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu bài tập bằng cách nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nền tảng cơ bản về nhân quyền và bình đẳng giới, bao gồm hai bộ luật được ban hành gần đây ở Việt Nam (Luật bình đẳng giới và chống bạo hành DVL)

- Cũng lưu ý là mọi người thường ít ý thức được về những công cụ này, bằng cách nhìn cởi mở và sáng tạo để thúc đẩy nhân quyền cũng như những vấn đề tôn trọng con người và quyền được đối xử bình đẳng và công bằng không bị phân biệt đối xử.

- Đảm bảo là mỗi nhóm các học viên có đủ tài liệu để đọc những tài liệu để làm việc;

- Giải thích những cách khác nhau để thực hiện hoạt động, chẳng hạn tuyên truyền là gì và những cách nào có thể thực hiện để tuyên truyền thông tin về những cơ sở pháp lí về bình đẳng giới, thông qua việc vận động. Đảm bảo là các khái niệm đều được hiểu rõ.

- Mời mỗi nhóm chỉ định một thành viên sẽ đại diện nhóm trình bày về những hoạt động dự định của nhóm với cả lớp.

Đánh giá

d ofe exercise, the participants can be asked to ass Cuối hoạt động, học viên có thể được yêu cầu để đánh giá chất lượng của

Page 61: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

60

Lồng ghép giới Hoạt động 1.2.8: Lồng ghép giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/ chia sẻ)

làm việc nhóm, dựa vào thang đo dưới đây: Rất yếu Yếu Trung bình Tốt Xuất sắc Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm4 Nhóm5

Mỗi nhóm sẽ đánh giá công việc của họ, cũng như công việc của các nhóm khác. Đánh giá của nhóm sẽ được trưởng nhóm trình bày. Đại diện mỗi nhóm sẽ đưa ra những lí do: Học được gì từ hoạt động này? (ví dụ, quan trọng là phải có nhận thức về cơ sở pháp lí về bình đẳng giới và có thẻ được thực hiện bằng việc tìm hiểu các văn bản pháp luật như Luật Bình đẳng giới và Chống bạo lực ở Việt Nam; nó quan trọng để “nhân rộng” bằng các cách tuyên truyền và vận động lên tiếng để thông báo và thuyết phục những người có ít hoặc không có cơ hội tiếp cận với những thông tin này; những cách khác nhau có thể được sử dụng để tuyên truyền và lên tiếng và quan trọng để làm việc cùng với các đối tác).

Những tiến bộ về bình đảng giới Hoạt động 1.2.10: Làm việc theo dự án (nghiên cứu các vấn đề về giới)

50 phút trình bày trên lớp + 2 ngày làm việc ngoài lớp học + 50 phút trình bày/chia sẻ kết quả Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có thể:

- Thực hiện một dự án nghiên cứu trong nhóm nhỏ dựa vào những vấn đề khác nhau trong văn bản về những tiến bộ của bình đẳng giới ở Việt Nam;

Page 62: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

61

Những tiến bộ về bình đảng giới Hoạt động 1.2.10: Làm việc theo dự án (nghiên cứu các vấn đề về giới)

50 phút trình bày trên lớp + 2 ngày làm việc ngoài lớp học + 50 phút trình bày/chia sẻ kết quả

- Nhận diện, lựa chọn và tổ chức các thông tin thích hợp để hoàn thành báo cáo nghiên cứu dự án;

- Trở nên có ý thức về những thành quả trong trường/cộng đồng của mình về bình đẳng giới; cũng như những vấn đề tồn tại, những thách thức cần được giải quyết vượt qua.

Phân tích Hoạt động này đưa ra cho học viên cơ hội để áp dụng phương pháp làm việc theo dự án bằng cách tập trung vào khảo sát những vấn đề về sự tiến bộ về bình đẳng giới ở Việt Nam, có thể ở cấp độ quốc gia hoặc trong cộng đồng của họ. Người học sẽ có khả năng lên kế hoạch nghiên cứu của mình và chia sẻ các nhiệm vụ để cố gắng văn bản hóa các sự kiện thực tế và sự phát triển xã hội trong cộng đồng của mình mà có liên quan đến bình đẳng giới. Đồng thời, họ sẽ có khả năng đánh giá những tình huống hiện tại bằng cách so sánh với những tình huống quá khứ trong khi đó luôn tìm kiếm những nội dung mới, khởi đầu có liên quan đến bình đẳng giới. Ví dụ, nếu trong quá khứ người phụ nữ chủ yếu là nạn nhân của bất bình đẳng giới và bạo hành, ngày nay cả con trai và đàn ông ngày càng bị tác động bởi những kết quả luật pháp ở trường, các khung hình phạt trong trường hoăc/và sự mất việc và bị cô lập.

Hướng dẫn học viên

Lập một nhóm nhỏ và thực hiện một dự án nghiên cứu cùng với đồng nghiệp của mình về những tiến bộ về bình đẳng giới ở Việt Nam. Trong quá trình chuẩn bị dự án, chú ý các câu hỏi dưới đây:

Quyền của phụ nữ trong gia đình xưa và nay là gì? Quyền xã hội và chính trị của người phụ nữ trong xã hội xưa và

nay là gì? Trong những lĩnh vực nào thì quyền của phụ nữ chưa đầy đủ? Liệu có những vấn đề này sinh liên quan đến đàn ông/ con trai về

bình đẳng giới hay không? Trong quá trình chuẩn bị dự án, tận dụng tất cả các nguồn lực, chẳng hạn:

Page 63: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

62

Những tiến bộ về bình đảng giới Hoạt động 1.2.10: Làm việc theo dự án (nghiên cứu các vấn đề về giới)

50 phút trình bày trên lớp + 2 ngày làm việc ngoài lớp học + 50 phút trình bày/chia sẻ kết quả

- Thông tin trên báo và các phương tiện truyền thông khác, bao gồm cả trên mạng;

- Thông tin trong các bài báo và sách; - Khảo cứu lịch sử (chẳng hạn, thông tin và những câu chuyện mà

bạn đã sưu tập từ mọi người trong gia đình và cộng đồng) Dựa vào thông tin đã thu thập, chuẩn bị phần trình bày về kết quả dự án của bạn bằng cách sử dụng hình ảnh, bảng biểu,… bài trình bày của dự án có thể là văn bản viết trên giấy, là trình bày bằng powerpoint hoặc tờ rơi hoặc bảng giấy khổ lớn. Chia sẻ kết quả dự án với cá nhóm khác (bạn có thể sử dụng phương pháp “triển lãm”; chẳng hạn, nhóm trưng bày sản phẩm dự án lên bảng chiếu; các thành viên khác của các nhóm sẽ đi vòng quanh và xem từng nhóm; đại diện của mỗi nhóm sẽ giải thích và trả lời câu hỏi do các nhóm khác đặt ra).

Đồ dùng dạy học - Máy tính và mạng để tiếp cận các nghiên cứu trên các trang mạng; - Báo, tạp chí, sách và những phương tiện thông tin khác; - Một mẫu báo cáo dự án nghiên cứu mà tập huấn viên có thể chia sẻ với

các học viên (ví dụ, chủ đề, mục đích của nghiên cứu; cách điều tra khảo sát; nguồn thông tin khảo sát; kết quả chính, kết luận và khuyến nghị);

- Máy ảnh, máy sao in cho những người muốn sản xuất và sử dụng các thông tin hình ảnh.

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Đảm bảo rằng người học hiểu được khái niệm làm việc theo dự án và những bước khác nhau đòi hỏi để có một báo cáo dự án tốt;

- Cung cấp thời gian đủ để có quá trình nghiên cứu và tổng hợp các kết quả nghiên cứu lại với nhau;

- Khuyến khích các học viên sử dụng nhiều kết hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm cả khảo cứu lịch sử (hỏi mọi người trong cộng đồng về những trải nghiệm sống của mình).

Đánh giá

Có thể học được gì từ hoạt động này? (ví dụ, làm việc theo dự án là quan trọng để cung cấp cách tiếp cận với dữ liệu thật từ trong cộng đồng của mình; bình đẳng giới, như nhân quyền, có lịch sử và là một khái niệm bền vững; việc “rà soát” một môi trường/ hoàn cảnh là quan trọng để nhận diện cả những kết quả về bình đẳng giới cũng như những thách thức

Page 64: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

63

Những tiến bộ về bình đảng giới Hoạt động 1.2.10: Làm việc theo dự án (nghiên cứu các vấn đề về giới)

50 phút trình bày trên lớp + 2 ngày làm việc ngoài lớp học + 50 phút trình bày/chia sẻ kết quả

còn tồn đọng cần phải chú ý và hành động).

1.3 Đánh giá 1.3.1. Bất bình đẳng giới. Làm việc theo cá nhân và đánh giá xem xét những nhận định trong bảng dưới đây. Quyết định xem nhận định nào luôn đúng, nhận định nào luôn sai, và nhận định nào có thể vừa đúng vừa sai, dựa vào những hoàn cảnh/điều kiện cụ thể: Nhận định Đúng – Tại

sao? Sai – Tại

sao? Cả đúng và sai,

dựa vào … (hoàn cảnh/ tình

huống cụ thể) Nam giới không thể chăm sóc em bé. Phụ nữ không thể có những phán quyết công bằng vì họ rất hay xúc động.

Nam giới là những nhà lãnh đạo giỏi hơn phụ nữ.

Các em gái thường bước vào tuổi dạy thì sớm hơn các em trai.

Phụ nữ là những người lái xe kém. Giáo viên giỏi thường là phụ nữ. Phụ nữ không có kỹ năng để làm những nghề liên quan đến kỹ thuật, ví dụ như kỹ sư.

Phụ nữ thích chuyện phiếm. Các em gái giỏi các môn văn học và nghệ thuật hơn còn các em trai giỏi các môn toán và khoa học hơn.

Các em gái thường tinh tế hơn các em trai.

Nam giới có khả năng định hướng tốt hơn.

Nam giới không phải là những đầu bếp giỏi.

Bác sĩ giỏi là nam giới.

Page 65: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

64

Chia sẻ kết quả theo từng cặp. Bạn đã có câu trả lời giống nhau không? Trong trường hợp khó khăn hoặc tranh cãi, yêu cầu báo cáo viên (giảng viên) giúp bạn. 1.3.2. Kiểm kê giới. Để nhận diện những vấn đề và những khoảng cách liên quan đến bình đẳng giới trong trường/cộng đồng của mình, quan trọng là, ở nơi đầu tiên, hãy thực hiện một kiểm kê về giới. Một kiểm kê về giới là đánh giá những thành quả và những hạn chế liên quan đến những vấn đề về giới trong hoàn cảnh địa phương của mình. Dựa vào những tình huống (tưởng tượng) trong bảng dưới đây, làm việc theo nhóm đôi và thảo luận, dựa vào những nhận định, liên quan đến thái độ, hành vi có lợi cho việc nâng cao bình đẳng giới ở trường học. Bạn có thể hoàn thành bảng dưới đây bằng chính ví dụ/ tình huống của mình. Ví dụ về thái độ và hành vi Vì sao những

thái độ hành vi này thúc đẩy bình đẳng giới?

Vì sao những thái độ hành vi này cản trở bình đẳng giới

Những thái độ và hành vi nào mới là đúng và thúc đẩy bình đẳng giới?

Một học sinh nữ muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật. Nhưng thầy giáo ở trường không khuyến khích em bằng cách cho rằng đây là một nghề nghiệp khó nhọc.

Nam giới thường có vị trí như hiệu trưởng và thanh tra, điều đó khiến nam giới có vẻ có nhiều quyền lực.

Các giáo viên môn khoa học tin rằng các em gái không mấy hứng thú với môn toán và khoa học, vì thế họ chú trọng hơn vào việc thử thách các em trai với những thuật giải toán nâng cao hơn. Các em trai thường không được mong đợi sẽ giỏi ở các môn nghệ thuật và văn học, do đó các giáo viên của những môn này không tương tác mấy với các em trai trong các hoạt động văn hóa.

Khi các học sinh phải phát biểu trước công chúng (ví dụ như tại các buổi lễ tại trường), các em trai thường được ưu tiên hơn các em gái, vì các em gái thường hay xúc động hơn và vì thế khó đoán trước.

Khác? 1.3.3. Những kết quả và nhu cầu đào tạo thêm. Hãy đánh giá những năng lực mà bạn cần đạt được qua chương này bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây: Bạn đánh giá như thế nào về việc nắm được các nội dung/vấn đề dưới đây: Rất kém Kém Trung Tốt Xuất sắc Nhu cầu đào

Page 66: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

65

bình tạo thêm Giới và giới tính Bình đẳng giới Bất bình đẳng giới Xu hướng giới GBV Nền tảng thuận lợi cho bình đẳng giới

Những tiến bộ trong bình đẳng giới ở VN

Làm việc nhóm Làm theo dự án Bắt chước Khác? Khác? 1.4 Gợi ý dành cho người hướng dẫn giáo viên thuận lợi trong các hoạt động tập huấn Điều nên làm Điều nên tránh (không nên làm)

Thực hiện đánh giá cơ bản về kiến thức,

các kỹ năng và quan điểm của những người được đào tạo liên quan tới bình đẳng giới.

Đảm bảo the những người được đào tạo có các kỹ năng cơ bản trong phương thức làm việc/thảo luận theo nhóm (ví dụ, chia các nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm; làm việc trong thời gian nhấ định; chọn một người đứng đầu nhóm và một người làm báo cáo viên; sử dụng ngôn ngữ trao đổi thường ngày – ví dụ như lắng nghe người khác và phát biểu có trật tự; thương lượng thỏa hiệp, cùng dẫn tới đồng tình trong nhóm và ra quyết định).

Trước khi cam kết làm việc theo nhóm, đảm bảo việc những người được đào tạo có những kiến thức khái niệm cần thiết hoặc được tiếp cận với những kiến thức trong các hoạt động.

Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bằng cách kết hợp phương pháp giảng bài “truyền thống” với cách trình bày linh hoạt trong nhóm nhỏ, đánh giá trong nhóm và có các hoạt động dành cho cá nhân.

Không cho bất kỳ điều gì là cá nhân. Hãy chắc chắn rằng các học viên hiểu các khái niệm và các cách thức làm việc, bao gồm mục tiêu học tập của các hoạt động và lợi ích tiềm năng của nó. Trong trường hợp các vấn đề nhạy cảm, hãy chắc chắn rằng các học viên cảm thấy thoải mái với bài tập và sẵn sàng tham gia.

Không luôn chỉ lập những nhóm đồng nhất chỉ có một giới – những nhóm không đồng nhất thường làm việc hiệu quả hơn và cho phép sử dụng những thế mạnh khác nhau của từng thành viên cùng lúc để có thể bổ xung và hỗ trợ lẫn nhau.

Không giao cùng một vai trò cho những người được đào tạo mà cố gắng áp dụng những vai trò có thể thay thế lẫn nhau khi làm việc theo nhóm.

Nếu các chủ đề trở nên quá nhạy cảm, không nên khiến người được đào tạo hoặc những người khác phải liên hệ tới những kinh nghiệm cá nhân (đau

Page 67: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

66

Do có nhiều những hoạt động theo nhóm dựa vào thảo luận với nhiều sắc thái giữa các thành viên, các điều phối viên kinh nghiệm trong mỗi nhóm cần được xác định có khả năng điều phối buổi thảo luận và đưa ra những kết luận phù hợp.

Bạn có thể trao giải thưởng cho công việc đã được thực hiện của nhóm, thiết lập hệ thống phân cấp bậc, v.v., tuy nhiên cố gắng kết hợp tinh thần cạnh tranh công bằng với những hoạt động đoàn kết giữa các nhóm vì lợi ích cùng học hỏi lẫn nhau.

đớn) của họ. Không áp dụng các hình thức phạt với

những người được đào tạo vì sự kém hiểu biết của họ hay vì công việc kém chất lượng, mà cần khuyến khích họ xác định những vấn đề trong học tập của họ và tìm cách vượt qua có tiến bộ.

Không chỉ để ý tới những khía cạnh lý thuyết, mà còn tập trung vào những kiến thức, các kỹ năng và các quan điểm.

1.5. Tài liệu tham khảo và các liên kết Aikman, Sheila and Unterhalter, Elaine (eds.). (2007). Practising Gender Equality in Education. Oxfam. INEE. 2010. Gender Equality In and Through Education. INEE Pocket Guide to Gender. http://www.ineesite.org/index.php/post/member_inee_pocket_guide_to_gender UNESCO Bangkok. 2002. The GENIA Toolkit for Promoting Gender Equality. http://www.unescobkk.org/education/programmes/gender-in-education/ UNESCO Ha Noi, UNESCO IBE & MOET. 2010. Guidelines for textbook analysis from gender perspective. UNESCO Ha Noi, UNESCO IBE & MOET. 2010. Textbook Review from Gender Perspective. Report of Findings. UNESCO IBE. 2004. Prospects 129, Vol. XXXIV, no. 1, March 2004 (Open file: Gender Equality and Education for All). http://www.ibe.unesco.org/en/services/online-materials/publications/prospects.html United Nations. 1948. The Universal Declaration of Human Rights . http://www.un.org/en/docuemnts/udhr United Nations. 1979. Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women. (CEDAW). http://www.un.org/womenwatch/daw/cedaw/text/econvention.htm United Nations. 1989. Convention on the Rights of the Child. http://www.unicef.org/crc/

Page 68: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

67

United Nations. 1995. Fourth World Conference on Women. Beijing Declaration. http://www.un.org/womenwatch/daw/beijing/platform/declar.htm Viet Nam, Socialist Republic of, The National Assembly. 2006. The Law on Gender Equality. (LGE) Viet Nam, Socialist Republic of, The National Assembly. 2007. The Law on Domestic Violence Prevention and Control. (LDVPC) Phụ lục Các tài liệu và công cụ quốc tế khác nhau tháo gỡ những khúc mắc cho bình đẳng giới trên toàn thế giới, đặc biệt là với việc thừa nhận và bảo vệ quyền của phụ nữ và sự bình đẳng giới hơn là bị phân biệt đối xử, bạo hành và bị bỏ rơi. Trong số các tuyên bố và công ước quan trọng là: Những văn bản quốc tế về nâng cao bình đẳng giới

Tóm tắt (ví dụ về các tuyên bố)

Tuyên ngôn Toàn Thế giới về Nhân quyền (1948)

Điều 1. Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu. Điều 2. Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do nêu trong Bản tuyên ngôn này, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị xã hội. Điều 16.

(1) Nam hay nữ đến tuổi thành niên đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất cứ một hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong cuộc sống vợ chồng và lúc ly hôn.

(2) Việc kết hôn chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cả hai bên.

(3) Gia đình là một đơn vị tự nhiên và cơ bản của xã hội và được xã hội và nhà nước bảo vệ.

Điều 26.

(1) Mọi người đều có quyền được học hành. Phải áp dụng chế độ giáo dục miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và giáo dục cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và ngành nghề phải mang tính phổ thông, và giáo dục cao học phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có đủ khả năng.

Page 69: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

68

Những văn bản quốc tế về nâng cao bình đẳng giới

Tóm tắt (ví dụ về các tuyên bố)

Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ

nữ (CEDAW, 1979)

Điều 2 Các nước tham gia Công ước lên án sự phân biệt đối xử với phụ nữ thể hiện dưới mọi hình thức, đồng ý áp dụng mọi biện pháp thích hợp và không chậm trễ đưa ra chính sách loại trừ phân biệt đối xử với phụ nữ … Điều 3 Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá để đảm bảo sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ, nhằm mục đích bảo đảm cho họ được thực hiện cũng như thụ hưởng các quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng với nam giới. Điều 5

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm:

a. Sửa đổi khuôn mẫu văn hoá, xã hội về hành vi của nam giới và nữ giới nhằm xoá bỏ các thành kiến, phong tục tập quán và các thói quen khác dựa trên tư tưởng cho giới này là hơn, giới kia là kém, hoặc dựa trên những kiểu mẫu rập khuôn về vai trò của nam giới và phụ nữ;

b. Bảo đảm giáo dục về gia đình phải bao gồm sự hiểu biết đầy đủ về vai trò làm mẹ với tư cách là chức năng xã hội và thừa nhận trách nhiệm chung của cả nam giới và nữ giới trong việc nuôi dạy và phát triển con cái, lợi ích của con cái phải được nhận thức rõ là ưu tiên hàng đầu trong mọi trường hợp.

Điều 7

Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong đời sống chính trị và cộng đồng của đất nước và đặc biệt là phải đảm bảo cho phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, được thụ hưởng các quyền sau:

a. Tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử vào tất cả các cơ quan dân cử;

b. Được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của chính phủ, tham gia vào bộ máy và các chức vụ nhà nước ở mọi cấp chính quyền;

c. Tham gia vào các tổ chức xã hội và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công cộng và chính trị của đất nước.

Công ước về Quyền Trẻ em (CRC, 1989)

Điều 2

1. Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm các quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mỗi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ

Page 70: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

69

Những văn bản quốc tế về nâng cao bình đẳng giới

Tóm tắt (ví dụ về các tuyên bố)

em, cha mẹ hay người giám hộ pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến gì khác, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác.

Điều 28

1. Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được học hành và để đạt được việc thực hiện dần dần việc này trên cơ sở có cơ hội bình đẳng, đặc biệt phải:

(a) Thi hành giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả

mọi người. (b) Khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục trung học khác nhau,

kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục này có sẵn và đến được với mọi trẻ em …;

(c) Làm giáo dục đại học đến được với tất cả mọi người trên cơ sở khả năng của họ bằng mọi phương tiện thích hợp,…

(d) ….

Tiến hành các biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học.

Điều 29

1. Các quốc gia thành viên thoả thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới:

(a) Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể

chất của trẻ em. … (b) … (c) …. (d) Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một

xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hoà bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc, dân tộc, tôn giáo và những người bản địa;

(e) Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên.

Tuyên bố và Chương trình Hành động của Hội nghị Quốc tế về Nhân quyền (1993)

Phần 3 – Vị thế Bình đẳng và Nhân quyền của Phụ nữ

Tuyên bố tại Hội nghị Quốc tế thứ Tư về Phụ nữ (Bắc Kinh, 1995)

Đảm bảo “thực hiện đầy đủ nhân quyền của phụ nữ và của trẻ em gái, coi đó là một bộ phận không thể tách rời của tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản”. Chúng tôi tin tưởng rằng: 13- Việc tạo quyền lực cho phụ nữ và sự tham gia đầy đủ của họ trên cơ sở bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội, kể cả việc tham gia vào quá trình ra

Page 71: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

70

Những văn bản quốc tế về nâng cao bình đẳng giới

Tóm tắt (ví dụ về các tuyên bố)

quyết định và tiếp cận với quyền lực là những yếu tố cơ bản để đạt được sự bình đẳng, phát triển với hoà bình; 14- Các quyền của phụ nữ là các quyền của con người.… 18- Hoà bình ở cấp cộng đồng, quốc gia, khu vực và quốc tế là vấn đề có thể đạt được và liên quan một cách mật thiết đến sự tiến bộ của phụ nữ, vì chính phụ nữ là lực lượng cơ bản để lãnh đạo, để giải quyết các xung đột và thúc đẩy hoà bình lâu dài ở mọi cấp. 19- Cần phải xây dựng, thực hiện và theo dõi các chính sách và chương trình nhạy cảm về giới thúc đẩy lẫn nhau một cách có hiệu quả, kể cả các chính sách và các chương trình phát tiển ở mọi cấp với sự tham gia của phụ nữ, qua đó tạo quyền lực cho phụ nữ và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ.

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (2000)

• Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2: đạt được phổ cập giáo dục tiểu học, với mục tiêu đảm bảo cho mọi trẻ em trai cũng như gái hoàn thành đầy đủ chương trình giáo duc tiểu học vào năm 2015;

• Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 3: nâng cao bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ, với mục tiêu phấn đấu xóa bỏ chênh lệch nam nữ ở bậc tiểu học và THCS vào năm 2005 và tất cả các cấp học năm 2015

Luật Việt Nam: Luật Bình đẳng Giới (2006) Luật Phòng, Chống Bạo lực Gia đình

(2007) Nhằm nâng cao bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, Điều 4 Luật Bình đẳng Giới (tr. 2) xác định mục tiêu bình đẳng giới là … xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Điều 6 (tr. 3) xác định những nguyên tắc cơ bản của bình đẳng giới như sau:

1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.

3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là

Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

Page 72: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

71

Luật Bình đẳng Giới (2006) Luật Phòng, Chống Bạo lực Gia đình (2007)

phân biệt đối xử về giới.

4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.

6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.

Điều 14 (tr. 6) cung cấp những điều khoản cụ thể liên quan đến giáo dục và đào tạo như sau: 1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.

2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.

3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:

a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;

b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Điều 23 (tr. 9) nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, đi đôi với thông tin và truyền thông nhằm thúc đẩy và thực hiện bình đẳng giới:

1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới.

2. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng.

3. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác.

Trong số các hành vi vi phạm (Điều 40, tr. 15), các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:

1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

‘Luật Phòng, Chống Bạo lực Gia đình’ (Điều 39, tr. 14) nhấn mạnh Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong việc nâng cao bình đẳng giới và đấu tranh chống nạn bạo hành có yếu tố giới:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học.

2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình.

Page 73: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm

72

Luật Bình đẳng Giới (2006) Luật Phòng, Chống Bạo lực Gia đình (2007)

a) Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ;

b) Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;

c) Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;

d) Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.

Page 74: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

68

Mô-đun 2: Sử dụng lăng kính về giới trong các chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, việc dạy và học và các chiến lược đánh giá 2.1 Sử dụng lăng kính giới (các vấn đề khái niệm) 2.1.1. Sử dụng lăng kính giới trong các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa 2.1.2 Sử dụng lăng kính giới trong việc dạy và học 2.1.3 Sử dụng lăng kính giới trong đánh giá 2.2. Giới thiệu các hoạt động tập huấn 2.3. Đánh giá 2.4. Những gợi ý dành cho báo cáo viên 2.5. Nguồn và các liên kết Bạn học được gì qua Mô-đun này? Bạn sẽ: ⇒ Phát triển năng lực giáo viên nhằm

tiến hành những xem xét về giới trong môi trường của mình

⇒ Hiểu được bằng cách nào các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa có thể thúc đẩy hay cản trở bình đẳng giới

⇒ Tránh các định kiến về giới trong các chương trình giảng dạy, sách giáo khoa và hoạt động của lớp học

⇒ Phát triển năng lực giáo viên để có thể áp dụng phương pháp dạy và học có nhạy cảm về giới

⇒ Phát triển năng lực giáo viên nhằm phục vụ cho các phương pháp và môi trường nâng cao vị thế của người học

⇒ Phát triển năng lực giáo viên để có thể áp dụng các phương pháp tiến bộ trong việc đánh giá

⇒ Phát triển năng lực giáo viên (kiến thức, kỹ năng và thái độ) để có thể đấu tranh chống lại những bất bình đẳng về giới, phân biệt đối xử và bạo hành có yếu tố giới.

http://www.ofmdfmni.gov.uk/index/equality/gender-equality/gender-cartoons/gender-cartoons-fourteen.htm http://www.cartoonstock.com/newscartoons/cartoonists/ksm/lowres/ksmn31321.jpg

Page 75: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

69

2.1 Sử dụng lăng kính về giới (các vấn đề khái niệm)

2.1.1.1 Lăng kính giới là gì? “Lăng kính giới” là một khái niệm được sử dụng rộng rãi để chỉ khả năng của con người trong việc kết hợp những quan điểm về giới trong các lĩnh vực của đời sống con người, bao gồm cả giáo dục. Sử dụng những quan điểm về giới, một cá nhân trở nên có ý thức hơn về cách nhìn nhận, trải nghiệm và nhu cầu của cả phụ nữ và nam giới. Không có quan điểm về giới một cách rõ ràng và nhất quán, có thể dẫn đến mù quáng về giới, trong đó chỉ cho phép một người nào đó chỉ nhìn thấy một mặt, một tiếng nói hay sự tham gia của một giới. Việc sử dụng quan điểm về giới được liên kết để phát triển độ nhạy cảm về giới, hay là ý thức về sự tồn tại của cả hai giới. Một đôi quan điểm về giới tốt cũng làm sắc sảo thêm khả năng của con người để tư duy một cách phản biện, đó là, để sử dụng một hệ thống biện giải rõ ràng để xử lí những thông tin và ý tưởng mới từ cách nhìn thân thiện về giới. Người luôn có quan điểm về giới, trong mọi tình huống, luôn ý thức về cách nhìn nhận về cả hai giới và cởi mở áp dụng chúng trong môi trường gia đình, trong cộng đồng và nơi làm việc.

2.1.1 Sử dụng quan điểm về giới trong các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa

Các vấn đề chính Các khái niệm chính

2.1.1.1 Lăng kính giới là gì? 2.1.1.2 Làm thế nào để tiến hành xem xét về giới trong hoàn cảnh của chính mình? 2.1.1.3 Vai trò của các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa trong việc nâng cao bình đẳng giới là gì? 2.1.1.4 Làm thế nào để đấu tranh chống lại những định kiến về giới, phân biệt đối xử và bạo hành có yếu tố giới trong các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa?

• Quan điểm về giới • Nhạy cảm giới • Rà soát thực tiễn và “kiểm kê”

về giới • (Các) chương trình giảng dạy • Sách giáo khoa • Bình đẳng giới • Bình đẳng giới như là một vấn

đề đan xen • Các định kiến về giới • Tư duy phản biện

Thông tin cơ bản • Quan điểm về giới là một cách để xem xét thế giới từ những cách nhìn của cả hai giới.

• Với sự hỗ trợ của quan điểm về giới, một người có thể phát triển độ nhạy cảm về giới và tránh được sự mù quáng về giới.

“Bên cạnh việc phân tích chương trình giảng dạy, nội dung của sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác cũng cần được xem xét. Chúng ta thường bỏ qua những phân biệt đối xử về giới và văn hóa mà những nội dung và hình ảnh trong quá trình dạy và học có thể mô tả vì chúng ta đã quá quen thuộc với việc công nhận những điều này.” Theo Hướng dẫn về Giới của INEE, 2010, trang 52

Page 76: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

70

2.1.1.2 Làm thế nào để tiến hành xem xét về giới trong hoàn cảnh của chính mình

Trước khi thực hiện hành động để kết hợp các vấn đề về giới trong giáo dục để thúc đẩy bình đẳng giới, các giáo viên cũng như các bên tham gia nên trước tiên cố gắng xác định các vấn đề về giới trong hoàn cảnh của chính mình. Bởi việc dạy và học bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau cả trong và ngoài phạm vi nhà trường, các vấn đề xảy ra trong gia đình, hoặc trong cộng đồng rộng lớn cũng nên được bàn thảo. Kiểm kê về giới là một phần được gọi là việc “rà soát thực tiễn », có nghĩa là quá trình phân tích bối cảnh địa phương của ai đó nhằm xác định những yếu tố thúc đẩy và cản trở bình đẳng giới. Kết quả của việc kiểm kê về giới sẽ chỉ ra những yếu tố và tình huống mà một người có thể dựa vào đó để thúc đẩy bình đẳng giới trong hoàn cảnh của mình. Các kết quả này cũng chỉ ra những nhân tố và tình huống cho thấy cần có sự quan tâm hơn nữa vì có thể là những trở ngại cản trở bình đẳng giới. Một số câu hỏi được đặt ra trong việc thực hiện kiểm kê về giới trong bối cảnh trường học, gia đình và cộng đồng của một cá nhân nào đó, như sau: ⇒ GV có chú ý đến bé gái (hay trai) nhiều hơn

ở trong lớp? ⇒ Nữ giới có tham gia vào việc lãnh đạo trong

trường và cộng đồng? ⇒ Cha mẹ có con trai có địa vị hơn những bà

mẹ có con gái không? Các bà mẹ có khuyến khích con trai mình làm những việc nhà như lau chùi và nấu nướng không ?

⇒ Nữ giới có luôn phải nghe lời nam giới không ?

⇒ Có những trường hợp nào bạo lực dựa vào giới không ?

“Cả giáo viên và học sinh thường có những ý tưởng về những gì các em gái và các em trai nên làm, và các tổ chức trường học có thể vẫn phổ biến những ý tưởng này. Những việc vặt như lấy nước, quét lớp, nấu ăn cho thầy giáo vẫn thường được giao cho các em gái và các nữ giáo viên. Nhiều giáo viên có niềm tin cố hữu cho rằng các em trai luôn ưu thế hơn các em gái, rằng các em trai luôn giỏi hơn các em gái, và rằng phụ nữ hay em gái không nên thách thức quyền lực của đàn ông. Những niềm tin này dẫn đến việc các em gái không đạt được những tiềm năng của mình một cách toàn vẹn và có thể giới hạn quan điểm của các em trong việc tiếp tục học lên cao hơn. Việc các giáo viên nam hay chế diễu các em gái là nguyên nhân lớn dẫn dến việc các em gái bỏ học.” Theo Aikman & Unterhalter, 2007, pp. 18-19

Thông tin cơ bản • Kiểm kê giới là cách để xác định

các vấn đề liên quan đến giới trong một trường học hoặc cộng đồng.

• Tính tích cực và tiêu cực (như thành tích trong học tập, và trở ngại đối với bình đẳng giới) được xác định thông qua một tiến trình gọi là quét bối cảnh địa phương.

• Kiểm kê thường được giới thiệu và thực hiện ở trường học và / hoặc cộng đồng các cấp.

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận: − Vì sao việc sử dụng quan điểm về giới là quan trọng? − Sử dụng quan điểm về giới có phải là việc làm tự nhiên hay cần có những kỹ

năng đào tạo mới làm được? − Bạn đã từng áp dụng quan điểm về giới trong các hoạt động trong gia đình, nhà

trường hoặc cộng đồng của mình chưa? Xin giải thích. − Theo bạn, có những tình huống nào mà không cần có sự nhạy cảm về giới ? Hãy

cho một ví dụ..

Page 77: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

71

2.1.1.3 Vai trò của các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa trong việc nâng cao bình đẳng giới là gì? Như là một vấn đề then chốt trong quá trình dạy và học, chương trình chính quy của nhà trường có một vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Sách giáo khoa, phương tiện hữu hình nhất của chương trình, chứa đựng những thông điệp không chỉ là kiến thức mà còn hình thành thái độ, giá trị và hành vi. Ví dụ, nếu cả con trai và con gái cùng được nói đến là làm việc nhà hay làm việc cùng nhau để lau dọn vườn trường, bọn trẻ cả hai giới đều được khuyến khích tham gia vào các hoạt động đó một cách hợp tác. Một ví dụ khác, sự tham gia một cách bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong khoa học và kĩ thuật sẽ cho người học thấy một ấn tượng rõ ràng rằng cả hai giới đều có những tiềm năng ngang nhau về những lĩnh vực này. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự mất cân bằng về giới trong chương trình và sách giáo khoa tồn tại như một sự cản trở đáng kể đển việc đạt được bình đẳng giới. Chẳng hạn bất bình đẳng giới thể hiện qua sự thiếu đại diện trên các hình ảnh, qua những câu chuyện nói về vai trò thụ động của con gái và phụ nữ và khuyến khích con trai chuẩn bị cho những chuyên môn về khoa học và kĩ thuật mà không cần quan tâm nhiều đến các kĩ năng đọc và ngôn ngữ.

“Bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa tạo ra một vấn đề; nó trở thành một trong số những vấn đề nổi cộm nhất – và khó dỡ bỏ nhất trên con đường tiến tới bình đẳng giới trong giáo dục.”

-Rae Blumberg

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận: − Những vấn đề nào được nhắc đến trong bảng trên có liên quan tới trường học của

bạn? − Việc rà soát thực tiễn và kiểm kê về giới có dựa vào kinh nghiệm và thái độ của

người kiểm kê về các vấn đề về giới và bình đẳng giới hay không? Làm thế nào để tránh được những rào cản do kinh nghiệm và thái độ của người kiểm kê chi phối?

− Có khả năng nâng cao bình đẳng giới trong một môi trường mà phần lớn mọi người cho rằng phụ nữ thấp kém hơn nam giới hay không?

Thông tin cơ bản • Chương trình và SGK có một

vai trò then chốt trong việc thúc đẩy bình đẳng giới

• Bất bình đẳng giới, ví dụ mất cân bằng có thể thấy ở SGK trên toàn thế giới

• Cần nhiều các nghiên cứu hơn nữa có sử dụng quan điểm về giới để nâng cao sự cân bằng giới trong sách giáo khoa.

Page 78: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

72

Một trong những cách để tránh những bất bình đẳng này, nội dung của chương trình, sách giáo khoa và các học liệu khác nên được giám sát chặt chẽ. Để giúp các nhà giáo dục áp dụng quan điểm về giới để nhận ra các bất bình đẳng về giới trong các học liệu, các câu hỏi dưới đây được đề xuất: ⇒ Tần xuất nhân vật trai và gái xuất hiện như

thế nào? Ví dụ, có phải trong sách giáo khoa môn toán chỉ có hình ảnh và tên của con trai?

⇒ Nhân vật trai và gái được mô tả như thế nào? Ví dụ, chỉ có con gái là được mô tả là làm việc nhà?

⇒ Vai trò và mối quan hệ giữa con trai và con gái được mô tả như thế nào? Ví dụ, có phải mẹ bao giờ cũng chỉ cho các con những gì phải làm? Bố bao giờ cũng dạy con cái vào khuôn khổ?

⇒ Những tính từ nào thường được dùng để miêu tả tính cách của con trai và con gái? Ví dụ, có bao giờ phụ nữ được miêu tả là mạnh mẽ? hoặc nam giới được miêu tả như là người chở che, chăm sóc?1

Mặc dù hầu hết các giáo viên ở Việt Nam thường không trực tiếp tham gia vào việc phát triển các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa nhưng họ cần nhận thức rằng các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa có thể vừa thúc đẩy vừa cản trở bình đẳng giới. Thông qua những nhận xét và gợi ý của họ cho các chuyên gia về chương trình giảng dạy và sách giáo khoa, các giáo viên có thể gây được sự chú ý tới những vẫn đề cần được thay đổi và cải thiện. Mặt khác, nếu các giáo viên có thể nhận thức rõ ràng các vấn đề về giới trong giáo dục và cam kết thúc đẩy bình đẳng giới, họ có thể khắc phục được những thiếu sót của các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa trong thực tế giảng dạy của họ.

1 Theo hướng dẫn về giới của INEE, 2010, tr. 52

Chương trình và sách giáo khoa có phản ánh về giới ở Việt Nam Sách giáo khoa tiểu học được phân tích, đã cung cấp… một số lượng các ví dụ tốt trong việc thúc đẩy bình đẳng giới: 1. SGK mô tả các tình huống mà các học sinh nam và nữ cùng làm việc và chia sẻ các nhiệm vụ theo một cách cân bằng. 2. Các tình huống về cuộc sống, học tập và làm việc mô tả con trai và con trai tin tưởng ngang nhau để đạt được và hoàn thiện năng lực của mình. 3. SGK mô tả các tình huống mà gợi ý cho việc hoán đổi vai trò của phụ nữ và nam giới. Các ví dụ tích cực này được tìm thấy trong hầu hết các tranh ảnh minh họa cũng như trong các câu chuyện, các ví dụ về đời sống, các bài thơ, các bài tập được thiết kế trong các bài học.

UNESCO Hà Nội, Kết quả báo cáo phân tích sách giáo khoa dưới góc nhìn giới năm 2010.

Page 79: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

73

2.1.1.4 Làm thế nào để đấu tranh chống lại những định kiến về giới, phân biệt đối xử và bạo hành có yếu tố giới trong các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa Đôi khi các định kiến về giới, các phân biệt đối xử dựa vào giới và bạo hành có yếu tố giới có thể bị vô tình thể hiện qua các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa chỉ vì mọi người đều đã rất quen thuộc với những tình huống như vậy và không nghĩ rằng những tình huống này là không công bằng hay cần phải thay đổi. Ví dụ, trong một bài học về Sự sáng tạo (Môn Tiếng Việt, Lớp 2 và 3), trong đó những nhà khoa học/nhà sáng chế là nam giới được đề cập2, trong khi phụ nữ quan tâm nhiều hơn tới gia đình mà thôi. Đối với môn Tự nhiên và Xã hội (Lớp 1-3), Khoa học, Lịch sử và Địa lý (Lớp 4 và 5), phụ nữ và các em gái thường đi đôi với những hoạt động truyền thống; còn các em trai thường có những hành vi xấu và liều lĩnh. Phân biệt đối xử về giới và bạo hành có yếu tố giới có thể được biểu hiện trong các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa thông qua các mẩu truyện, các ví dụ, các hoạt động hoặc các hình ảnh minh họa trong đó phụ nữ có thể bị trả lương thấp hơn so với nam giới trong cùng một công việc; hoặc cần một người nam giới đứng ra bảo vệ những quyền lợi cho phụ nữ; hoặc luôn cần có sự cho phép của một người khác để đưa ra một quyết định cụ thể nào đấy hoặc để thực hiện những hoạt động cụ thể.

2 Tham khảo Báo cáo Kết quả phân tích sách giáo khoa tiểu học, UNESCO 2010.

“Khi phụ nữ thành đạt, tất cả các lợi ích xã hội, và các thế hệ kế tiếp thành công sẽ là một sự khởi đầu tốt hơn trong cuộcsống.”

-Kofi Annan

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận: − Theo bạn, có phải tất cả các vai trò xã hội đều có thể hoán đổi được giữa các

giới? − Có phải có những tình huống mà các em gái/phụ nữ và các em trai/nam giới

nên chơi hay làm việc một cách độc lập riêng rẽ? − Bạn mô tả một cuốn sách giáo khoa có nhạy cảm giới như thế nào? − Là một giáo viên, bạn có để ý thấy những trường hợp về bất cân bằng về giới

trong sách giáo khoa không? − Là một giáo viên, bạn có luôn thành công trong việc áp dụng cân bằng giới

trong phương pháp của mình không?

Thông tin cơ bản • Bất bình đẳng giới trong SGK có

thể rõ ràng hoặc tinh tế • Những bất bình đẳng này thường là

không có chủ định • Những vấn đề khác như bạo lực có

yếu tố giới có thể ở nhiều hình thức khác nhau (câu chuyện, hình ảnh…)

Page 80: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

74

2.1.2.1 Làm thế nào thực hiện phương pháp dạy học có nhạy cảm giới và các chiến lược học tập Mặc dù chương trình và SGK là kết quả của sự hợp tác tốt của các chuyên gia cao cấp về từng môn học, các chuyên gia sư phạm, các giáo viên; giáo viên là người chuyển chương trình giảng dạy và sách giáo khoa vào hoạt động thực tế của lớp học. Nếu các giáo viên không có năng lực đầy đủ thì ngay cả những chương trình giảng dạy và sách giáo khoa được sử dụng không hiệu quả. Ngược lại, những giáo viên có kinh nghiệm có thể vượt qua được những vấn đề về giới và bình đẳng giới đã tồn tại trong các chương trình giảng dạy cũng như SGK. Cách tiếp cận tốt nhất để thực hiện điều này là việc vận dụng quan điểm về giới của giáo viên trong hoàn cảnh dạy và học. Sau đây là một số lời khuyên thực tế “Nên” và “Không nên”:

2.1.2 Sử dụng lăng kính giới trong việc dạy và học

Các vấn đề chính Các khái niệm chính

2.1.2.1 Làm thế nào thực hiện phương pháp dạy

học có nhạy cảm giới và các chiến lược học tập

2.1.2.2 Làm thế nào để nâng cao chất lượng của môi trường học tập và đưa vào tính chất nhạy cảm giới

2.1.2.3 Làm thế nào để lên kế hoạch và đánh giá các hoạt động bình đẳng giới, bao gồm việc tư vấn cho học sinh và các hoạt động ngoại khóa

• Phong cách học tập • Phương pháp sư phạm tương tác • Phương pháp tiếp cận lấy người học làm

trọng tâm • Môi trường học tập có nhạy cảm giới • Tư vấn cho học sinh • Các kỹ năng giao tiếp và lên tiếng • Động lực • Bầu không khí có cấu trúc • Các khía cạnh tâm lí • Môi trường xã hội • Giáo viên là người luôn phản hồi linh

hoạt

Các câu hỏi chia sẻ và thảo luận: − Nếu các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa có chứa định kiến rập khuôn về

giới, các giáo viên có nên dạy học sinh đúng theo như sách, hay nên thảo luận thêm với các em học sinh nhằm điều chỉnh lại những thông điệp sai mà sách giáo khoa và của những nguồn tài liệu khác chỉ ra?

− Liệu sách giáo khoa có nhạy cảm giới có thể được sử dụng trong môi trường cứng nhắc, nơi mọi người cho rằng phụ nữ phải thấp kém hơn nam giới, hay phụ nữ luôn phải phục tùng nam giới hay không?

− Bạn có cho rằng việc các giáo viên của các bộ môn khác nhau cùng gặp gỡ và thảo luận về các định kiến rập khuôn về giới trong sách giáo khoa mà họ sử dụng đồng thời chia sẻ các chiến lược làm thế nào tránh đưa các định kiến này vào hoạt động của lớp học là một ý kiến tốt không?

Thông tin cơ bản • Giáo viên có một vai trò chính

trong việc tạo điều kiện để học tập không có bất bình đẳng giới

• Giáo viên giỏi có quan điểm về giới tốt nhưng cũng cần xem xét khắc phục những hạn chế trong chương trình và sách giáo khoa

• Một danh sách các hướng dẫn có thể giúp thực hiện một chương trình tốt và tránh được những hạn chế.

Page 81: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

75

Nên Không nên • Tin tưởng rằng cả em

gái và em trai đều có những tiềm năng học tập như nhau

• Nhận thức được rằng có những phương pháp học tập khác nhau

• Thích nghi với các vai trò mới của giáo viên, ví dụ như có thể là người điều phối trong học tập cho học sinh của bạn.

• Chuẩn bị sử dụng các phương pháp khác nhau để cân bằng những gì là truyền thống với những sáng tạo.

• Tạo điều kiện để các em gái và các em trai cùng học và chơi với nhau .

• Nhận thức về: - Các tình huống bất bình đẳng về giới, phân biệt đối xử và bạo hành có yếu tố giới yêu cầu trường học và cộng đồng của bạn phải hành động. - Những cơ sở, cá nhân và bộ máy hoạt động có thể hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề về giới. • Tin tưởng và tôn trọng

cả đồng nghiệp nam và nữ.

- Tin tưởng và tôn trọng cả phụ nữ và nam giới trong các vị trí lãnh đạo. - Tin tưởng và tôn trọng cả bố và mẹ của học sinh cũng như cộng đồng các bên tham gia. • Phối hợp với cộng đồng địa phương nhằm nâng cao bình đẳng giới trong bối cảnh rộng hơn.

• Chủ động phản ánh các câu hỏi thường nhật và dám đưa ra những ý tưởng sáng tạo.

• Xem những bất bình đẳng về giới, phân biệt đối xử và bạo hành có yếu tố giới là “bình thường” hoặc là những gì không giải quyết được

• Dành nhiều sự quan tâm hơn đối với giới này hay giới khác trong các hoạt động ngoại khóa. 

• Sử dụng các phương pháp kỷ luật khác nhau cho cả em trai và em gái. 

• Chế diễu học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh, v.v. (nói chung và đặc biệt là bởi vì giới của họ).

• Phổ biến những định kiến rập khuôn về giới, phân biệt đối xử và bạo hành có yếu tố giới.

• Khuyến khích các em trai hay các em gái có những vai trò mới, phi truyền thống.

• Giới hạn vai trò giáo viên của bạn trong việc cung cấp thông tin.

• Sử dụng đánh giá để phạt/chế diễu học sinh.

• Chấp nhận tình trạng về định kiến rập khuôn về giới, sự phân biệt đối xử hoặc bạo lực có yếu tố giới, cả trong hoàn cảnh các hoạt động trong lớp học và hoạt động giải trí

• Cho phép định kiến rập khuôn về giới chi phối lấn át tư duy và việc giảng dạy của chính bạn. Không nên để bản thân bị các định kiến về giới thuyết phục 

Lớp học trong một trường tiểu học ở Hà Nội, Justin Mott, UNESCO “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cần bắt đầu từ rất sớm, khi trẻ hình thành nhân cách, chúng cần phải có ý thức về vấn đề này.”

-Đinh Thị Lệ Hằng

Nhận thức và thái độ của giáo viên về việc có những bất bình đẳng giới có hại một cách toàn cầu “Thực hành về giới của giáo viên xuất hiện ở nhiều nước. Con trai thường thích trong các tương tác đầy thách thức với giáo viên, lấn át các hoạt động của lớp học, và nhận được sự nhiều chú ý hơn con gái. Ở Mỹ, những người theo xu hướng này đã tìm thấy trong những năm 80, 90 của kế kỉ trước (Hiệp hội hoa kì, trường phụ nữ, 1992)… và có thể được tiếp tục… ở những trường hợp khác, nhận thức của giáo viên ưu ái con gái hơn.” Báo cáo giám sát toàn cầu EFA, 2008, trang 87

Page 82: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

76

2.1.2.2 Làm thế nào để nâng cao chất lượng của môi trường học tập và đưa vào tính chất nhạy cảm giới Môi trường học tập bao gồm cả môi trường vật lý và môi trường xã hội. Các yếu tố như là hình dạng của lớp học và không gian học tập khác, ánh sáng và âm thanh, tiếp cận với nước sạch, thức ăn và nhà vệ sinh, là các khía cạnh của môi trường học tập vật lý. Các yếu tố xã hội của một môi trường học tập, còn được gọi là yếu tố tâm lí xã hội, đề cập đến các cách giáo viên và học sinh tương tác với nhau cũng như cách các cá nhân người học tương tác với nhau. Các yếu tố xã hội của một môi trường học tập được quyết định một phần bởi môi trường vật lý, một phần bởi các chuẩn mực xã hội và văn hóa của cộng đồng. Chất lượng của môi trường học tập cũng được định hình bởi bầu không khí tổ chức lớp học, nhận thức của tập thể, cách quản lí của nhà trường. Môi trường học tập có nhạy cảm giới được coi là một môi trường an toàn, lành mạnh, hòa nhập và thuận lợi cho học tập. Sự an toàn của cả nam và nữ là mối quan tâm ngày càng tăng. Chiến lược phòng, chống mọi hình thức bạo lực, bao gồm cả bạo lực có yếu tố giới rất cần thiết để tạo ra môi trường học tập tốt nhất có thể. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhà vệ sinh học sinh nam và nữ riêng biệt, các dịch vụ y tế, tư vấn, và tiếp cận các phương tiện thể thao, vui chơi giải trí bình đẳng là tất cả các yếu tố quan trọng của môi trường học tập.

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận:

− Bạn cần thêm những gì vào danh mục trên mà giáo viên nên và không nên làm để nâng cao bình đẳng giới trong các phương pháp dạy và học?

− Tưởng tượng là bạn đang trong phòng giáo viên và nghe thấy một số giáo viên nói chuyện phiếm và cười về một cậu bé chỉ thích chơi búp bê. Bạn sẽ làm gì và tại sao?

− Loại phương pháp nào bạn có thể sử dụng để hỗ trợ sinh viên và đồng nghiệp của mình phản hồi về việc tìm cách cân bằng giữa đổi mới và truyền thống mà trường và cộng đồng của bạn hướng tới mục tiêu của bình đẳng giới

Thông tin cơ bản • Môi trường học tập gồm môi

trường vật lý và môi trường xã hội.

• Cả hai yếu tố đều tương quan với nhau và đều quan trọng để học tập.

• Môi trường học tập cũng được định hình bởi bầu không khí tổ chức của lớp học.

“Trong thế giới ngày nay, môi trường học tập liên tục phải phát triển để đáp ứng nhu cầu thay đổi của xã hội mà nó phục vụ. Đổi mới có thể tương đối đơn giản và không tốn kém, như sắp xếp lại lịch trình, cách sắp xếp chỗ ngồi để cho phép thêm thời gian và không gian cho làm việc nhóm có hướng dẫn hoặc giải quyết các vấn đề hợp tác ... ví dụ giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh, học sinh để tránh đối mặt với sự xuất hiện ngày càng tăng của lạm dụng bằng lời nói và bạo lực thể chất thông qua việc hợp tác phát triển một chính sách hữu hiệu cho việc xây dựng kỷ luật trường học.” UNESCO UNESCO, Viện Thống kê, Tài liệu nền tảng về những điều kiện cho việc học, 2010

Page 83: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

77

Các giáo viên có thể có rất nhiều cách để tạo ra môi trường học tập tích cực, có nhạy cảm giới. Ví dụ, trong lớp học, các học liệu và các phương tiện bổ sung như bảng dán tường, áp phích, và đồ dùng giáo viên tự làm nên tuân theo nguyên tắc cân bằng giới tính. Thay vì kê bàn và ghế của học sinh theo hàng đối mặt với giáo viên, khuyến khích cách dạy tích cực, chỗ ngồi cần được sắp xếp lại để tạo điều kiện cho các nhóm nhỏ học tập hợp tác có sự tham gia bình đẳng của cả học sinh nam và nữ. Giáo viên cũng có thể được khuyến khích tổ chức thảo luận trong lớp học về các giải pháp về các vấn đề về giới, bình đẳng giới và bạo lực có yếu tố giới. Việc tổ chức môi trường học tập có liên quan tới các yếu tố như thời gian giảng dạy, sĩ số lớp học, cơ cấu quản lý, sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng và bầu không khí của lớp học. Trong đánh giá chất lượng giáo dục, việc tổ chức bầu không khí lớp học đôi khi được đo bằng sự rõ ràng về những quy định, mức độ tham gia của học sinh, giáo viên và các đơn vị, cá nhân có liên quan khác với khả năng đáp ứng với thay đổi.3

3 Theo Moos, 1979 and Freiberg, 1999.

Giờ ra chơi của học sinh tiểu học ở Hà Nội Justin Mott, UNESCO Photobank

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận:

− Những khía cạnh tích cực nào của lớp học và môi trường học tập của trường học? Ở mức độ nào thì an toàn, lành mạnh, hòa nhập và điều kiện cho việc học đối với cả hai giới?

− Những vấn đề nào liên quan đến yếu tố thể chất và xã hội về môi trường học tập? Làm thế nào để cải thiện liên quan đến việc nâng cao bình đẳng giới?

− Tổ chức bầu không khí có cho phép sự thay đổi tích cực không? Tại sao và tại sao không?

Page 84: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

78

2.1.2.3 Làm thế nào để lên kế hoạch và đánh giá các hoạt động bình đẳng giới, bao gồm

việc tư vấn cho học sinh và các hoạt động ngoại khóa Ngoài việc nhấn mạnh các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới thông qua các chương trình giảng dạy/sách giáo khoa, các chiến lược dạy và học, và các đánh giá, các giáo viên có vai trò quan trọng trong việc lên kế hoach và thực hiện các hoạt động bình đẳng giới khác nhau, trong đó có việc tư vấn cho học sinh về các vấn đề về giới và các hoạt động ngoại khóa cùng với sự tham gia của cộng đồng. Giáo viên thường là người đầu tiên nhận thức được các vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân và xã hội của học sinh. Ngay cả trong trường hợp nạn nhân bị phân biệt đối xử hoặc bạo lực có yếu tố giới cũng gây sợ hãi cho giáo viên khi hỗ trợ, chúng thể hiện ở những dấu hiệu bên ngoài đặc trưng như trầm cảm, thu mình, không có khả năng tập trung vào các hoạt động của lớp học. Sự bất bình đẳng, phân biệt đối xử và bạo lực có yếu tố giới dẫn đến tình huống tiến thoái lưỡng nan có thể xảy ra với nhiều chủ đích khác nhau giữa nhiều nhóm tuổi, và nếu không đáp ứng có thể dẫn đến những bế tắc nghiêm trọng cho việc học tập của học sinh. Vì vậy, quan trọng đối với giáo viên là có thể tiếp cận các kĩ năng tư vấn nhạy cảm giới, bao gồm cả đào tạo khả năng nhận diện những vấn đề mà liên quan đến chuyên môn tư vấn cụ thể và sức khỏe. Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức bởi các giáo viên và học viên trong hợp tác với cộng đồng để thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm các câu lạc bộ thể thao, nghệ thuật và các cuộc thi, lễ kỷ niệm, và các dự án phục vụ cộng đồng. Những hoạt động này tăng thêm gia trị của việc tạo cơ hội cho người học để làm việc theo nhóm, kĩ năng giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo mà có thể được sử dụng trong cuộc sống sau này. Ở Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có hàng triệu thành viên và có cơ sở Đoàn tại tất cả các xã và huyện. Họ làm việc với các tổ chức khác như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng như với các trường học và cộng đồng địa phương để tổ chức các hoạt động giải quyết các vấn đề của giới trẻ, bao gồm cả những phân biệt đối xử về giới và bạo lực.

Thông tin cơ bản • Giáo viên cần phải có kĩ năng

tư vấn nhạy cảm giới. • Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức bởi các giáo viên, người học và cộng đồng sẽ thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn chặn bạo lực có yếu tố giới.

“In Ethiopia, cộng đồng đã có sáng kiến thành lập Hội đồng Vận động giáo dục cho trẻ em gái, đã thành lập các câu lạc bộ có môi trường không gian an toàn cho con gái để chia sẻ và động viên họ nói về sự quấy rối và lạm dụng. Những việc này cùng với những khởi đầu khác cộng lại sẽ giúp giảm tỉ lệ bỏ học của trẻ em gái. Theo Báo cáo giám sát toàn cầu EFA, 2008, trang 125

Nghiên cứu về sự cải thiện trường học hỗ trợ giáo viên tập trung vào các vấn đề của bình đẳng “Trong một nghiên cứu ở trường trung học cơ sở - … các hội thảo vận động toàn bộ trường học xem xét lại các vấn đề của mình. Những hội thảo này tiếp tục tập trung vào việc tự nhận thức và tự kiểm điểm, nhưng cũng tạo điều kiện để các giáo viên có thể nhìn nhận các vấn đề về sự bất công, ví dụ như những học sinh nào được hỗ trợ, những học sinh nào ghi điểm cao trong các bài kiểm tra … và v.v.” Theo Ila Deshmuth Towery, 2007. trang 11

Page 85: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

79

2.1.3.1 Đánh giá trong học tập Đánh giá học sinh có thể được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, ví dụ như: ⇒ đánh giá điểm mạnh và yếu của học sinh

(đánh giá cơ bản hay đánh giá chẩn đoán); ⇒ đánh giá thành tích đạt được của các em học

sinh trong một khoảng thời gian nhất định hoặc vào cuối một chu kỳ học tập (đánh giá cho điểm);

⇒ lựa chọn học sinh cho các hoạt động khác nhau của trường học (đánh giá chọn lựa);

⇒ nêu những lĩnh vực tiềm năng mà học sinh có thể phát triển, cũng như những vấn đề trong học tập (đánh giá dự báo);

⇒ khuyến khích và hỗ trợ quá trình học tập của học sinh (đánh giá thông tin hay đánh giá quá trình).

2.1.3 Sử dụng lăng kính giới trong đánh giá

Các vấn đề chính Các khái niệm chính

2.1.3.1 Đánh giá trong học tập

• Mục đích đánh giá • Đánh giá cho việc học tập (đánh

giá hình thành và đánh giá tiến độ) • Tự đánh giá • Sự tự tin và tự tôn trọng • Động lực • Đánh giá có nhạy cảm về giới

Câu hỏi trao đổi và thảo luận:

− Những khía cạnh tích cực nào của lớp học và môi trường học tập của trường học? Ở mức độ nào thì an toàn, lành mạnh, hòa nhập và điều kiện cho việc học đối với cả hai giới?

− Những vấn đề nào liên quan đến yếu tố thể chất và xã hội về môi trường học tập? Làm thế nào để cải thiện liên quan đến việc nâng cao bình đẳng giới?

− Tổ chức bầu không khí có cho phép sự thay đổi tích cực không? Tại sao và tại sao không?

Thông tin cơ bản • Có nhiều cách khác nhau để đánh giá học tập của học sinh.

• Mỗi loại đánh giá có mục đích rõ ràng.

• Tất cả các hình thức đánh giá nên được xem xét vấn đề nhạy cảm giới để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

Page 86: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới

80

Mỗi hình thức đánh giá khác nhau đều quan trọng và có thể áp dụng cho các mục đích khác nhau. Ngày nay, hệ thống giáo dục đổi mới có xu hướng chú trọng nhiều hơn vào việc sử dụng đánh giá quá trình và sự tiến bộ của học sinh. Ở một số nước, “đánh giá sự tiến bộ của học sinh” tương phản với "đánh giá học tập" truyền thống. Mặc dù cả hai hình thức đánh giá này được dành cho mục đích khác nhau, chúng có thể được sử dụng trong một hệ thống hay trường học để bổ sung cho nhau. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng kết quả đánh giá để phát hiện khoảng cách về điểm giữa nam và nữ trong các lĩnh vực khác nhau với mục đích điều chỉnh sự mất cân bằng giới trong giảng dạy và học tập. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá không chỉ ghi nhớ kiến thức, mà còn đánh giá các kỹ năng trí tuệ cao hơn như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, cũng như các kỹ năng cần thiết khác như kỹ năng giao tiếp , xã hội, tình cảm, kỹ năng vận động, v.v... và thái độ sống và làm việc trong thế kỷ XXI. Với cách nhìn qua lăng kính giới, các giáo viên có thể sử dụng kết quả của đánh giá để thiết kế sự hỗ trợ có nhạy cảm giới đối với sự tiến bộ trong học tập và phát triển nhân cách của học sinh. Đánh giá không nên để trừng phạt học sinh thong qua việc tiết lộ những lỗ hổng và điểm yếu trong kiến thức hoặc kỹ năng của các em. Thay vào đó, đánh giá nhạy cảm giới nên được sử dụng để giúp cả giáo viên và học sinh nhận thức được điểm mạnh và yếu của mình nhằm hỗ trợ sự tiến bộ trong học tập cũng như trong sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh.

Một ví dụ về việc đánh giá giúp giáo viên để cải thiện các chiến lược dạy và học của mình 1. Cho học sinh một miếng giấy nhìn giống cái vé nhưng có thể viết vào được. 2. Hỏi học sinh hai câu hỏi - một câu hỏi thực tế về bài học của ngày hôm nay và một câu hỏi thứ hai yêu cầu giải thích về khái niệm. 3. Cho học sinh năm phút để viết câu trả lời của họ (họ không ghi tên của họ, nhưng có thể xác định giới tính của họ). 4. Học sinh cung cấp cho bạn “miếng giấy đã đủ thông tin trả lời” của họ trước khi rời khỏi lớp. 5. Tổng hợp các câu trả lời cho mỗi câu hỏi để xem học sinh đã nắm cả các thông tin thực tế và các khái niệm tốt như thế nào. 6. Sử dụng thông tin phản hồi để xem xét và lên kế hoạch hoạt động học tập tiếp theo.

“Các thang đo thực hiện cho tất cả các môn học trong giáo dục phổ thông là không nhạy cảm giới. Các hướng dẫn đánh giá không bao gồm các gợi ý khuyến nghị đối lập với đánh giá liên quan đến bất bình đẳng giới. Nhưng có một vấn đề bất bình đẳng giới: con gái thường thích đánh giá vì chúng rất khuôn phép; trong khi con trai thường hay bị phạt vì chúng vô kỉ luật. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng các kĩ thuật đánh giá cụ thể và thông qua việc tạo ra sự phân biệt rõ ràng giữa quá trình đánh giá và quá trình trách phạt/khen thưởng“ Mihaela Miroiu, Một nghiên cứu của Romania tại Triển vọng 129 (Mở tập tin: Bình đẳng giới và giới Giáo dục cho Mọi người

Page 87: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

81

2.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn

Quan điểm về giới Hoạt động 2.2.1: Quan điểm về giới: “Uu điểm” và “Nhược điểm”

90 phút (70’ trình bày và tranh luận + 20’ kết luận) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, học viên có thể:

- Mở rộng hiểu biết về quan điểm về giới và những giá trị thêm vào trong việc nâng cao bình đẳng giới; - Phát triển kĩ năng đàm phán, thuyết phục; - Nhận ra được trong khi, từ cách nhìn lôgic, một vấn đề gì đó có thể được thuyết phục không chỉ “ưu” hay “nhược” trong hoạt động xã hội, quan trọng là phải biết kết nối với những giá trị và nguyên tắc, cụ thể là để cam kết với các ý tưởng đó.

Lí do Hoạt động này dự định là một bài tập tranh luận. Xuất phát từ việc tranh

cãi một các lôgic là rất phổ biến ở nhiều nền văn hóa, đặc biệt là trong thời kì Cổ đại và Trung đại, tranh cãi đòi hỏi những cá nhân và/hoặc nhóm lần lượt tranh cãi về ý tưởng nào đó để đối lập lại ý tưởng của nhóm kia. Bài tập này có giá trị trong việc phát triển khả năng tư duy lôgic của con người và thể hiện quan điểm thông qua những tranh cãi thú vị và có giá trị. Trong khi đề cao giá trị của các bài tập trong việc phát triển các kĩ năng tranh luận, cũng chỉ ra nguy cơ của việc phát triển cao chủ nghĩa lí thuyết và giáo điều ở học sinh (cụ thể, nếu bất kì ý kiến nào được phản biện một cách lôgic, vì vậy nó không quan trọng là ý kiến đó là đúng hay có giá trị đạo đức). Để chống lại chủ nghĩa lí thuyết và giáo điều, cuối bài tập điều phối viên sẽ phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc kết nối các ý tưởng với giá trị và thái độ dựa vào đó mọi người trở nên cam kết tuân theo một ý tưởng hoặc một nguyên nhân nào đó.

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận:

− Loại đánh giá học tập nào được sử dụng ở trường của bạn? Chúng được sử dụng theo một cách nhạy cảm giới?

− Một số ví dụ nào khác của việc đánh giá mô tả có thể được sử dụng tại trường học của bạn để theo dõi sự tiến bộ của người học?

− Làm thế nào các công cụ đánh giá được sử dụng tại trường học của bạn có thể được áp dụng tốt hơn để cải thiện việc dạy và học?

Page 88: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

82

Quan điểm về giới Hoạt động 2.2.1: Quan điểm về giới: “Uu điểm” và “Nhược điểm”

90 phút (70’ trình bày và tranh luận + 20’ kết luận) Hướng dẫn học viên Chia nhóm lớn thành 2 nhóm nhỏ và thực hiện tranh luận về lợi ích của

việc vận dụng quan điểm giới. Một nhóm sẽ ủng hộ việc vận dụng quan điểm giới, trong khi nhóm còn lại sẽ tuyên bố là quan điểm giới không quan trọng. Điều phối viên sẽ liệt kê các ý kiến tranh luận của cả hai nhóm lên trên bảng. Mỗi nhóm nhỏ sẽ có 15 phút để chuẩn bị cho bài tập và tối đa là 20 phút để xây dựng (10 phút cho mỗi nhóm). Sau 20 phút, hai đội sẽ vào vai của mình, có nghĩa là những ai cho rằng quan điểm về giới không quan trọng bây giờ sẽ phải tìm ra những chứng cứ tranh luận về việc sử dụng quan điểm về giới, tuy nhiên, nhóm khác họ đã trình bày rồi. Hai nhóm nhỏ sẽ có thêm 15 phút nữa để chuẩn bị cho 20 phút trình bày (10 phút cho mỗi nhóm). Sau 20 phút trình bày, điều phối viên sẽ tổng kết lại kết quả của bài tập và nhấn mạnh đến điểm mạnh của việc sử dụng quan điểm về giới. Trong trường hợp, có nhiều ý kiến mạnh mẽ hơn tranh luận chống lại việc sử dụng quan điểm về giới, điều này có thể dẫn đến một dự đoán là nhóm này thiếu nhận thức và nhạy cảm về giới, dựa vào đó, cần phải có thêm nhiều đào tạo hơn nữa cho họ. Mỗi nhóm nhỏ sẽ phải tự tổ chức, chẳng hạn chọn trưởng nhóm, người báo giờ và người phát ngôn cũng như cách họ sẽ trình bày (một phát ngôn trình bày trong khi cả nhóm sẽ bảo vệ từng quan điểm của mình, vì thế tất cả mọi thành viên đều có cơ hội được phát ngôn) 3 thành viên của nhóm lớn có thể được yêu cầu không tham gia vào trong cuộc tranh luận, nhưng họ xem các phần trình bày của các nhóm và quyết định xem nhóm nào chiến thắng trong cuộc tranh luận.

Đồ dùng cần thiết - Giấy và/hoặc máy tính để học viên viết được các ý thảo luận và/hoặc trình bày phần thảo luận nhóm của mình

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giải thích khái niệm “bài tập tranh luận” là một cơ hội cho học viên phát triển kĩ năng thuyết phục. - Giải thích các luật của hoạt động này: nhóm lớn sẽ chia thành 2 đội. Trong phần đầu của bài tập, đội 1 sẽ là người ủng hộ việc sử dụng quan điểm giới (chẳng hạn, chúng giúp chúng ta hiểu được quan điểm của cả hai giới), trong khi đội 2 phản đối lại là sử dụng quan điểm về giới không cần và không có gái trị (chẳng hạn, chúng có thể làm cho lẫn lộn hoặc nảy sinh “quan điểm về giới” một cách nhân tạo). Sau khi chuẩn bị thời gian 15 phút, hai đội có 10 phút để trình bày quan điểm ý kiến. Trong khi trình bày, không có bình luận nào được phép. Sau đó sẽ tráo đổi vai trò: đội 1 lại là đội cho rằng quan điểm về giới không cần thiết và không có ý

Page 89: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

83

Quan điểm về giới Hoạt động 2.2.1: Quan điểm về giới: “Uu điểm” và “Nhược điểm”

90 phút (70’ trình bày và tranh luận + 20’ kết luận)

nghĩa và đội 2 lại bênh vực cho việc vận dụng quan điểm về giới là cần thiết và quan trọng. - Cuối bài tập, điều phối viên sẽ tổng kết lại một số “ưu” và “nhược” thích hợp nhất. Anh/chị ấy cũng sẽ chỉ ra thực tế là hoạt động của con người và xã hội là dựa vào sự đồng thuận của các ý kiến, nghĩa là mọi người liên kết các ý tưởng với giá trị, thái độ. Nói cách khác, tranh luận lôgic và tranh cãi không giống với việc cùng cam kết một ý kiến. Bài tập tranh luận có thể quan trọng để phát triển kĩ năng thuyết phục nhưng để thực hiện được, con người cần phải có niềm tin vào ý kiến và coi trọng nó. - Trong trường hợp có những ý kiến tranh luận mạnh mẽ hơn đối lập lại việc ủng hộ sử dụng quan điểm về giới, có thể là một yếu tố dự đoán là nhóm này thiếu nhận thức và nhạy cảm về giới và dựa vào đó cần cung cấp thêm những đào tạo cho họ.

Đánh giá

Yêu cầu 3 học viên không tham gia vào tranh luận nhưng quan sát cả 2 đội và đánh giá phần trình bày của cả hai đội dựa vào một số tiêu chí cơ bản (chẳng hạn 1. chất lượng các luận điểm; 2. chất lượng của lời trình bày miệng; 3. ấn tượng chung về phần trình bày của nhóm). Nhóm đánh giá có thể xây dựng tiêu chí của họ trong 15 phút đầu tiên chuẩn bị của hai đội. Dựa vào đánh giá này, họ nên quyết định xem đội nào chiến thắng và sẽ khuyến khích sự lựa chọn của họ trước các học viên khác. Những gì học được từ hoạt động này? (chẳng hạn, sự cam kết đối với một ý kiến hay nguyên nhân nào đó không chỉ dựa vào các khía cạnh lí thuyết/lôgic mà còn dựa vào giá trị đi kèm với ý kiến và nguyên nhân đó; trong khi nó quan trọng để phát triển các kĩ năng thuyết phục – dựa vào đó có thể ai đó bảo vệ được ý kiến của mình thậm chí ý kiến đó là sai hoặc nguyên nhân không tốt – giá trị của nó là làm cho mọi người tin vào những ý kiến nhất định nào đó và cùng cam kết với những ý kiến đó).

Page 90: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

84

Kiểm kê về giới Hoạt động 2.2.2: Bảng kiểm về giới

90 ph (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có thể:

- Mở rộng hiểu biết về kiểm kê về giới và tầm quan trọng của nó trong việc thúc đẩy bình đẳng giới;

- Phát triển một bảng kiểm để tiến hành kiểm kê trong chính trường học/ cộng đồng của mình;

- Dựa vào bảng hỏi kiểm kê về giới trong các vấn đề về giới thích hợp. Lí do Hoạt động này cho phép học viên phát triển một bảng kiểm kiểm kê về giới

phù hợp với trường và/hoặc cộng đồng của mình. Phát triển một bảng kiểm dựa vào hiểu biết sâu về những vấn đề về giới cũng như dựa vào khả năng nhận diện/ dự đoán các vấn đề nhất định trong môi trường nào đó, chẳng hạn bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử hoặc bạo lực có yếu tố giới. Trong việc xây dựng bảng kiểm, học viên phải đưa ra lí do bao gồm những câu hỏi mà nó liên quan đến những vấn đề về giới nhất định (chẳng hạn, tôi để ý thấy cha mẹ không khuyến khích con trai học cách làm việc nhà mặc dù nó có thể rất quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới).

Hướng dẫn học viên

Làm việc theo nhóm nhỏ và xây dựng một bảng kiểm về kiểm kê về giới trong trường và cộng đồng của mình. Sử dụng các ví dụ dưới đây như là gợi ý cơ bản để mở rộng bảng kiểm của mình. Ở cột thứ hai, đưa ra lí do vì sao bạn nghĩ là câu hỏi/vấn đề đó lại quan trọng. Chia sẻ bảng kiểm của bạn với nhóm khác và nhận ra những câu hỏi/vấn đề giống nhau để từ đó có thể có một bảng kiểm thống nhất từ tất cả các thành viên trong nhóm lớp.

Câu hỏi/vấn đề cần đề cập trong kiểm kê về giới

Tại sao câu hỏi này lại quan trọng?

Các bà mẹ có khuyến khích các con trai làm việc nhà không?

Phụ nữ có luôn phải phục tùng đàn ông và những người lớn tuổi không?

Phụ nữ có tham gia vào các vị trí lãnh đạo của nhà trường/cộng đồng không?

Phụ nữ có được phép trình bày các quan điểm của mình không?

Có những ý tưởng phổ biến nào cho rằng phụ nữ thấp kém hơn nam giới?

Page 91: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

85

Kiểm kê về giới Hoạt động 2.2.2: Bảng kiểm về giới

90 ph (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ) Có trường hợp bạo hành có yếu tố giới nào không?

Những phân biệt đối xử về giới nào có thể quan sát được?

Khác?

Khác?

Khác?

Đồ dùng cần thiết - Bản phô tô bảng trên; - Giấy và/hoặc máy tính cho học viên xây dựng bảng kiểm; - Bảng chiếu hoặc máy tính để chuẩn bị cho cả lớp thống nhất chung một bảng kiểm.

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động này bằng cách giải thích các khái niệm liên quan đến kiểm kê về giới và đưa ra các ví dụ về các vấn đề cần xem xét trong kiểm kê; - Đảm bảo rằng tất cả học viên hiểu đúng, yêu cầu học viên đưa ra ví dụ về những khía cạnh mà có thể xem xét khi tiến hành một cuộc kiểm kê về giới; - trình bày các bảng trên và lựa chọn một khía cạnh mà bạn thảo luận với các học viên khác để làm ví dụ (chẳng hạn, câu hỏi 3 – “nữ giáo viên có tham gia vào vai trò lãnh đạo nhà trường/cộng đồng không? Là quan trọng đối với việc kiểm kê về giới bởi thường thì vị trí lãnh đạo là nam giới. Bình đẳng giới đòi hỏi là phụ nữ cũng có quyền ngang bằng trong việc nắm giữ những vị trí lãnh đạo). - Chia các học viên thành các nhóm nhỏ và yêu cầu họ xây dựng một bảng kiểm, theo các vấn đề về giới và xem xét sự phù hợp của nó trong nhà trường/cộng đồng của họ; - Cho thời gian cho nhóm trình bày và chia sẻ các bảng kiểm. Học viên được yêu cầu đặt câu hỏi để hiểu rõ và đưa ra những nhận xét. - Đối với điều phối viên, đưa ra một bảng kiểm thống nhất bao hàm những câu hỏi thường xuyên (chẳng hạn những câu hỏi hay xuất hiện nhất) cũng như những câu hỏi hay và/hoặc rất thích hợp.

Page 92: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

86

Kiểm kê về giới Hoạt động 2.2.2: Bảng kiểm về giới

90 ph (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ) Đánh giá

Bảng kiểm đã thống nhất được xây dựng thôngqua hoạt động này có thể được mở rộng bẳng cách thêm thang đo, vì thế các khía cạnh khác nhau có thể được đo lường một cách rõ ràng: .

Câu hỏi/vấn đề được đề cập trong kiểm kê về giới

Thang điểm 1 – Không có 2 – Hiếm khi 3 – trung bình 4- khá thường xuyên 5- luôn luôn/ trong mọi tình huống

1 (tối

thiểu

2 3 4 5(tối đa)

Ví dụ Có phải phụ nữ được phép bày tỏ ý nguyện của mình?

Những gì có thể học được từ hoạt động này? (chẳng hạn, phát triển một bảng kiểm kê về giới tốt là dựa vào hiểu biết sâu về những vấn đề của cả hai giới và môi trường của cá nhân nào đó).

Sách giáo khoa và bình đẳng giới Hoạt động 2.2.3: Sách giáo khoa và bình đẳng giới

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ)Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, học viên có thể:

- Áp dụng các quan niệm về giới để xác định các khía cạnh trong sách giáo khoa thúc đẩy bình đẳng giới; - Nhận thức về những khía cạnh có thể trong sách giáo khoa thúc đẩy bình đẳng giới;

Page 93: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

87

Sách giáo khoa và bình đẳng giới Hoạt động 2.2.3: Sách giáo khoa và bình đẳng giới

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ)- Phát triển các kĩ năng để đề cập đến những vấn đề liên quan đến giới tính trong sách giáo khoa và sửa những bất bình đẳng giới có thể có.

Lí do Giáo viên có tầm quan trọng trong việc chuyển tải nội dung của sách giáo khoa. Họ có thể tham gia vào quá trình phát triển và thử nghiệm những sách giáo khoa mới. Vì thế quan trọng đối với giáo viên là khả năng nhận ra những bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa cũng như mở rộng nếu cần thiết những ví dụ minh họa tích cực có liên quan đến bình đẳng giới. Như đã được nhắc tới trong Báo cáo Kết quả4 về phân tích sách giáo khoa tiểu học theo quan điểm về giới, có thể tìm thấy định kiến rập khuôn về giới trong sách giáo khoa qua các tình huống khác nhau. Học viên tìm hiểu và thong tin phản hồi về những khía cạnh mà sách giáo khoa có thể thúc đẩy hay cản trở việc bình đẳng giới.

Hướng dẫn học viên Dựa vào những ví dụ nêu trên, làm việc theo nhóm nhỏ và điền vào bảng dưới đây với những khía cạnh mà, trong chương trình và sách giáo khoa, có thể thúc đẩy hoặc cản trở bình đẳng giới. Sử dụng các ví dụ đã cho trong bảng như là gợi ý ban đầu cho chính những suy nghĩ và thảo luận của các bạn. Những tình huống nào sau đây trong các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa thúc đẩy bình đẳng giới?

Những tình huống nào sa đây trong các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa cản trở bình đẳng giới?

Các em gái và các em trai được biểu hiện là đang cùng học và chơi với nhau.

Các em gái và các em trai luôn làm những việc độc lập riêng rẽ với nhau.

Các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa mô tả việc phân công nhiệm vụ công bằng và có khả năng hoán đổi được cho nhau giữa các em gái/phụ nữ và các em trai/nam giới trong các

Các em gái/phụ nữ thường được miêu tả liên quan với các công việc nhà, còn các em trai/nam giới thì được liên hệ với những hoạt động chuyên môn có tính thách thức và

4 Tham khảo cuốn Văn phòng UNESCO Hà Nội cùng đồng nghiệp, Báo cáo Kết quả, 2010.

Page 94: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

88

Sách giáo khoa và bình đẳng giới Hoạt động 2.2.3: Sách giáo khoa và bình đẳng giới

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ)hoạt động hàng ngày, ở nơi công cộng và nơi làm việc.

phức tạp hơn.

Các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa tập trung vào những đặc điểm cá nhân của các em gái và các em trai, chứ không phải vào những đặc điểm chung (ví dụ định kiến rập khuôn về giới)

Các em gái và các em trai được miêu tả một cách rập khuôn, ví dụ như các em trai thường mạo hiểm và có những việc làm phá hoại, còn các em gái thì luôn ngoan ngoãn và hiền dịu

Cả phụ nữ và nam giới đóng góp vào việc phát triển của các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa trong vai trò là tác giả.

Phần lớn chỉ có nam giới là người phát triển các chương trình giảng dạy và là tác giả sách giáo khoa.

Phụ nữ và nam giới thường được nhắc tới như nhau với vai trò là anh hùng, nhà khoa học, nghệ sĩ, v.v.

Đóng góp của phụ nữ với vai trò là anh hùng, nhà khoa học, nghệ sĩ, v.v. thường được cho là ngoại lệ và cá biệt.

Các em gái và các em trai được miêu tả như nhau rằng mọi người đều có thể tin tưởng các em và giao cho những trách nhiệm mang tính chất thử thách thức và phức tạp.

Các em trai/nam giới thường được miêu tả trong các vị trí lãnh đạo.

Các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa đề xuất những hoạt động khác nhau về các phương pháp học tập của cá nhân.

Các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa tách các hoạt động dựa trên những giả định về giới ví dụ như cho rằng các em gái không thích khoa học và công nghệ, hoặc cần chuẩn bị cho các em gái và các em trai cách sống và làm việc khác nhau (ví dụ các em gái c n những khóa học nấu ăn, còn các em trai cần tới những lớp dạy về máy tính).

Khác?

Khác?

Page 95: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

89

Sách giáo khoa và bình đẳng giới Hoạt động 2.2.3: Sách giáo khoa và bình đẳng giới

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ) Để nhận ra những ví dụ về các vấn đề trong sách giáo khoa có hỗ trợ hoặc cản trở bình đẳng giới, bạn có thể tìm ra những ví dụ từ sách giáo khoa theo hướng dẫn của báo cáo viên.

Đồ dùng cần thiết - Bản phô tô bảng trên; - Màn chiếu hoặc máy tính để học viên thêm các ví dụ vào bảng đã cho những ví dụ cơ bản để thảo luận; - Những mẫu ví dụ từ sách giáo khoa ở các lớp khác nhau và các môn học khác nhau mà người học có thể lọc ra để nhận ra đâu là ví dụ tích cực hay hạn chế trong sách giáo khoa có liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới; - Tham khảo Báo cáo kết quả của UNESCO HaNoi về phân tích sách giáo khoa tiểu học (2010).

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động này bằng cách nhận định tầm quan trọng của SGK đối với việc hỗ trợ bình đẳng giới; - Dựa vào các ví dụ, gợi lại sự khác nhau giữa các loại bất bình đẳng giới mà có thể tìm thấy trong sách giáo khoa (ví dụ, bất bình đẳng giới liên quan đến sự xuất hiện và cân bằng; những định kiến rập khuôn và những bất bình đẳng bề ngoài); - Đưa ra một hoặc hai ví dụ về những mặt tích cực và tiêu cực liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới trong SGK (nếu có); - Chia học viên thành các nhóm nhỏ và giải thích nhiệm vụ; - Đảm bảo các học viên đều có tài liệu tham khảo hỗ trợ thực hiện hoạt động này. - Sau 45 phút, yêu cầu mỗi nhóm chia sẻ những ý kiến của mình và đi đến thống nhất về những khía cạnh có thể trong sách giáo khoa mà hỗ trrợ việc bình đẳng giới cũng như những khía cạnh chống lại bình đẳng giới.

Đánh giá

an Đây là một hoạt động bổ sung hoặc bài tập về nhà, yêu cầu học viên đánh giá về ba cuốn SGK mà họ chọn bằng cách sử dụng thang đo sau đây:

Nhận diện sách giáo khoa Thang đo 1= không liên quan đến bất bình

Page 96: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

90

Sách giáo khoa và bình đẳng giới Hoạt động 2.2.3: Sách giáo khoa và bình đẳng giới

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ)đẳng giới 2= Chỉ thỉnh thoảng có bất bình đẳng giới 3= trung bình 4= Hơi nhiều ví dụ về bất bình đẳng giới 5= rất nhiều ví dụ về bất bình đẳng giới 1 2 3 4 5

Cuốn sách 1 Nhận xét và ví dụ

Cuốn sách 2 Nhận xét và ví dụ

Cuốn sách 3 Nhận xét và ví dụ

Kết quả có thể được thảo luận trong một buổi chia sẻ riêng. Những gì có thể học được từ hoạt động này? (ví dụ, giáo viên có vai trò chủ động trong việc nhận diện những bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa, trong khi đó cũng mở rộng những ví dụ tích cực để nâng cao bình đẳng giới thông qua chương trình giáo dục và sách giáo khoa).

Page 97: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

91

Bình đẳng giới là một vấn đề đan xen Hoạt động 2.2.4: Làm thế nào để tích hợp bình đẳng giới như một nội dung trong chương trình và/hoặc hoạt động ngoại khóa?

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, học viên có thể:

- Nhận ra những khả quan trong việc lồng ghép vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới trong nhiều môn học khác nhau cũng như các hoạt động ngoại khóa;

- Chia sẻ những thực tiễn tố và học hỏi từ nhau; - Phát triển sự sáng tạo liên quan đến việc lồng ghép bình đẳng

giới như thế nào trong tất cả các môn học ở trường phù hợp với điều kiện, nhu cầu, hoàn cảnh và nguồn lực của địa phương.

Lí do Bình đẳng giới không phải được dạy như một môn học riêng (mới) mà phải lồng ghép tích hợp trong tất cả các môn học cũng như trong các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động này thu hút học viên chia sẻ những kinh nghiệm của họ có liên quan đến việc tích hợp lồng ghép để nâng cao bình đẳng giới trong tất cả các môn học và học lẫn nhau làm thế nào để sử dụng trong những môn học khác nữa cũng như trong các hoạt động ngoại khóa.

Hướng dẫn học viên Làm việc theo nhóm nhỏ và thảo luận làm thế nào để tích hợp được các vấn đề về giới trong các môn học khác nhau và các hoạt động ngoại khóa. Bạn có thể chọn một môn học cụ thể trong chương trình chính khóa hoặc tưởng tượng một môn học nào đó, dựa vào hoàn cảnh, nhu cầu và nguồn lực của địa phương. Sử dung các ví dụ nêu trong bảng dưới đây như là những gợi ý để dựa vào đó bạn có thể phát triển những ý tưởng của chính mình. Các môn học Tiếng Việt ? Toán học ? Khoa học ? Lịch sử ? Địa lí ? Giáo dục công dân ? Nghệ thuật ? Thể dục ? Công nghệ ? Các hoạt động ngoại khóa ?Khác?

Page 98: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

92

Bình đẳng giới là một vấn đề đan xen Hoạt động 2.2.4: Làm thế nào để tích hợp bình đẳng giới như một nội dung trong chương trình và/hoặc hoạt động ngoại khóa?

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ)

Làm thế nào kết hợp các vấn đề về giới như một khía cạnh đan xen

- Chọn và thảo luận những câu chuyện trong đó các em trai/nam giới và các em gái/phụ nữ xuất hiện với các vai trò phi truyền thống và thay thế lẫn được cho nhau (ví dụ như một bài báo về một nữ bác sĩ cứu sống nhiều bệnh nhân) - Luôn cân bằng tên của các em gái và các em trai trong các câu chuyện và các hoạt động. - Đưa ra những ví dụ về các tiểu thuyết hay bài thơ được viết bởi cả tác giả là nam và nữ - Thảo luận có nhạy cảm giới về cách sử dụng ngôn ngữ với học sinh (ví dụ tránh sử dụng ngôn ngữ trong đó cho phép một giới chiếm ưu thế; hoặc tránh biểu hiện những xúc phạm, các phân biệt đối xử và những bất bình đẳng có yếu tố giới) v.v...

⇒ Sử dụng những hình ảnh minh họa trong đó các em gái giải các bài toán trên bảng;

⇒ Thảo luận với học sinh về những trường hợp các em gái dành giải trong các cuộc thi toán;

⇒ Mời các nhà khoa học nữ tới nói chuyện với học sinh về nghề nghiệp và công việc của họ v.v.

Chia sẻ kết quả của mình với các nhóm khác. Chỉ định một thành viên của lớp sẽ tổng hợp lại để đưa ra một danh sách các gội ý mà cho tất cả các môn học. Sử dụng bảng danh mục này cho các hoạt động đào tạo tiếp theo hoặc chia sẻ hoạt động với các đồng nghiệp

Page 99: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

93

Bình đẳng giới là một vấn đề đan xen Hoạt động 2.2.4: Làm thế nào để tích hợp bình đẳng giới như một nội dung trong chương trình và/hoặc hoạt động ngoại khóa?

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ)

ở trường/cộng đồng của mình. Đồ dùng cần thiết - Mẫu chương trình và sách giáo khoa về những môn học

khác nhau; - Băng minh họa liên quan đến các hoạt động lồng ghép về

bình đẳng giới trong tất cả các môn học và các hoạt động ngoại khóa;

- Bản phô tô các bảng trên; - Giấy hoặc máy tính để học viên chuẩn bị phần trình bày của

mình; - Bảng chiếu hoặc máy tính để ghi lại bản tổng hợp các ý

kiến chia sẻ từ những góp ý/ phát biểu của các học viên. Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động bằng cách định nghĩa vấn đề bình đẳng giới là một vấn đề đan xen, nó lồng ghép trong tất cả các môn học cũng như hoạt động ngoại khóa;

- Đưa ra 1-2 ví dụ về những điều khả quan có thể lồng ghép bình đẳng giới trong tất cả các môn học (học viên có thể đóng góp ý kiến từ ví dụ thực tế của mình);

- Giải thích nhiệm vụ và đảm bảo rằng học viên hiểu được các bài tập và có thể tận dụng được các nguồn lực (trải nghiệm của họ, kinh nghiệm của người khác; mẫu từ sách giáo khoa và chương trình hoặc do họ tự nghĩ ra và các phương tiện nghe-nhìn khác);

- Dựa vào trình bày của nhóm, có thể thông qua hoạt động “triển lãm” hoặc phần trình bày trước lớp, chỉ định một nhóm gồm 3-4 học viên nên gộp lại những danh mục cơ bản về những gợi ý cho việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào trong tất cả các môn học. Danh mục này có thể được dùng cho những hoạt động nâng cao khả năng tiếp theo đối với giáo viên, các nhà hoạch định chính sách, các hiệu trưởng cũng như các tác giả sách giáo khoa.

Đánh giá

Học viên lựa chọn những gợi ý khác nhau để lồng ghép vấn đề bình

Page 100: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

94

Bình đẳng giới là một vấn đề đan xen Hoạt động 2.2.4: Làm thế nào để tích hợp bình đẳng giới như một nội dung trong chương trình và/hoặc hoạt động ngoại khóa?

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ)

đẳng giới trong các môn học khác nhau và đánh giá xem liệu có thể áp dụng và mức độ khó áp dụng như thế nào trong lớp học của mình cũng như những hỗ trợ thêm về đào tạo hay nguồn lực khác mà họ cần phải có:

Ví dụ về các hoạt động

Thang đo 1= Rất khó 2= trung bình 3= khá dễ 1 2 3 Nhận xét (tại

sao? Cần đào tạo thêm hay nguồn hỗ trợ)

Ví dụ 1 Ví dụ 2 Ví dụ 3 v.v.

Có thể học được những gì từ hoạt động này? (Chẳng hạn, các hoạt động liên quan đến nhạy cảm về giới có thể được lồng ghép trong tất cả các môn học một cách tự nhiên và có sắp đặt, vì vậy chúng có thể trở thành một phần của hoạt động hằng ngày ở nhà trường và lớp học. Hơn nữa, các hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức để đề cập đến một vấn đề khía cạnh nào đó của bình đẳng giới).

Page 101: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

95

Giáo viên và bình đẳng giới Hoạt động 2.2.5: Hành vi của giáo viên về bình đẳng giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/ chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có khả năng:

- Hiểu được sự cần thiết đối với những hành vi của giáo viên về nhạy cảm về giới và những ảnh hưởng tiêu cực của những hành vi không phù hợp từ quan niệm về giới;

- Đưa ra một bảng kiểm về hành vi của giáo viên liên quan đến nhạy cảm về giới;

- Phát triển kĩ năng đánh giá hành vi của chính giáo viên từ quan niệm về giới và cách sửa sai những hành vi không phù hợp.

Lí do Hoạt động này được minh họa trong nhiều nghiên cứu về lớp học thậm chí là nữ giáo viên có xu hướng khuyến khích một cách vô tình cho nam học sinh hơn là cho nữ học sinh, nó được xác định bởi truyền thống lâu đời về niềm tin là con trai sẽ đạt kết quả cao hơn con gái, đặc biệt là với những kết quả học tập hoặc những kĩ năng trí tuệ cao. Điều này cũng có thể do thực tế là con gái đôi khi bị coi là “tự giác” hơn/ tự độc lập được, vì thế không cần chú ý nhiều như là con trai. Hoạt động này cũng mời gọi các học viên đánh giá hành vi của giáo viên từ quan niệm về giới để nhận ra các hành vi của giáo viên liên quan đến nhạy cảm về giới. Đồng thời, nó cung cấp một cơ hội để phản ánh suy nghĩ về những hệ quả tiêu cực của những hành vi của giáo viên liên quan đến nhạy cảm về giới cũng như thực tế giảng dạy của giáo viên từ quan niệm về giới.

Hướng dẫn học viên

Làm việc theo nhóm và hoàn thành bảng dưới đây với những hành vi phù hợp trong lớp học. Sử dụng các ví dụ như là những gợi ý và nguồn để suy nghĩ sáng tạo. Chia sẻ các danh mục đó với các nhóm khác. Chỉ định một thành viên của nhóm lớn để tổng hợp tất cả các danh sách lại để tạo thành một danh sách chung dựa trên những gợi ý thú vị nhất và thích hợp nhất từ tất cả các nhóm. Bản thống nhất cuối cùng sẽ được sử dụng cho các hoạt động tập huấn tiếp theo để thúc đẩy các hoạt động về nhạy cảm về giới thông qua hành vi của giáo viên cũng như hỗ trợ việc quan sát lớp học từ quan niệm về giới (cụ thể là một bảng kiểm về hành vi của giáo viên liên quan đến nhạy cảm về giới). Hành vi của giáo viên đứng lớp có liên quan đến nhạy cảm về giới Các ví dụ về cách ứng xử phù hợp

Page 102: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

96

Giáo viên và bình đẳng giới Hoạt động 2.2.5: Hành vi của giáo viên về bình đẳng giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/ chia sẻ)

Giáo viên luôn gọi cả em gái và em trai lên trả lời các câu hỏi.

Giáo viên luôn gọi cả em gái và em trai lên hỏi các câu hỏi hoặc tham gia vào tranh luận.

Giáo viên chỉ định những nhiệm vụ và các trách nhiệm khác nhau cho cả em gái và em trai một cách công bằng (luân phiên).

Giáo viên quan sát bằng mắt tới cả các em gái và các em trai.

Giáo viên không bao giờ chế diễu cả em trai hay em gái (và đặc biệt không chế diễu vì giới tính của các em).

Giáo viên tránh những định kiến rập khuôn về giới.

Giáo viên không áp dụng các phương pháp bạo lực để trừng phạt học sinh.

Giáo viên lập nên những nhóm có cả trai và gái và các em được tham gia như nhau.

Giáo viên động viên các em gái và các em trai như nhau trong học tập và đạt thành tích.

Giáo viên không bao giờ sử dụng những cách diễn đạt thiếu sự khuyến khích và mang tính xúc phạm hoặc các nhận định (chẳng hạn, tôi không cần các em gái cho lớp Toán này; hay lớp Nghệ thuật này chỉ dành cho các em gái; Đây không phải là công việc của học sinh nam hay nữ; Vì sao các em gái lại thích học môn này?)

Khác? Vì sao những cách ứng xử trái lại có thể là sai lầm theo quan điểm về giới?

Đồ dùng cần thiết

- Bản phô tô bảng trên - Nếu có thể có băng minh họa về hành vi của giáo viên từ góc độ

về giới Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động bằng cách nêu lên tầm quan trọng của hành vi của giáo viên liên quan đến nhạy cảm giới;

- Yêu cầu học viên minh họa những hành vi của giáo viên liên

Page 103: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

97

Giáo viên và bình đẳng giới Hoạt động 2.2.5: Hành vi của giáo viên về bình đẳng giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/ chia sẻ)

quan đến nhạy cảm giới bằng những ví dụ từ chính thực tế của họ;

- Xây dựng các nhóm nhỏ và giải thích các nhiệm vụ một cách nhất quán là học viên nên phản hồi dựa trên những hệ quả tiêu cực của những hành vi không phù hợp của giáo viên từ góc độ về giới trong khi sử dụng mỗi ví dụ/ tình huống cũng đánh giá được hành vi của giáo viên;

- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả bằng cách nêu lên những vấn đề nổi cộm mà các nhóm đã thảo luận;

- Một đại diện của nhóm (hoặc một nhóm 2-3 người) sẽ tổng hợp tất cả những hành vi của giáo viên thành một bảng thống nhất và bảng này có thể được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ cho những hoạt động đào tạo khác hoặc cho việc quan sát lớp học dưới góc độ về giới.

- Để kết thúc, lưu ý về những hành vi của giáo viên liên quan đến nhạy cảm về giới là một khía cạnh quan trọng của chất lượng dạy và học lấy người học làm trung tâm và hòa nhập trong hoàn cảnh môi trường học tập thuận lợi.

Đánh giá

Làm thế nào bạn đánh giá được hành vi của giáo viên từ góc nhìn về giới trước và sau hoạt động/khóa đào tạo này?

Hành vi của giáo viên của bạn đã từng là:

Không có nhạy cảm về giới chút nào

Trung bình Có nhạy cảm về giới

Trước hoạt động/ khóa học Nhận xét (tại sao):

Sau hoạt động/ khóa học Nhận xét (tại sao):

Những gì học được từ hoạt động này? (ví dụ, đôi khi hành vi của giáo viên là vô tình tạo ra bất bình đẳng giới; hoặc nhu cầu của mỗi giáo viên để đánh giá hành vi lớp học từ góc nhìn về giới).

Page 104: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

98

Các vấn đề tư vấn Hoạt động 2.2.6: Tư vấn về bình đẳng giới

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ)Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, học viên có thể:

- Nhận ra các tình huống trong đó học sinh có thể cần đến những tư vấn về bình đẳng giới;

- Chia sẻ những thực tế đã có tư vấn cho học sinh về bình đẳng giới;

- Phát triển các kĩ năng để phản ứng trước những nhu cầu tư vấn về bình đẳng giới một cách hiệu quả.

Lí do Tư vấn cho học sinh có thể là do các nhà tư vấn chuyên môn hoặc các chuyên gia tâm lí. Tuy nhiên, giáo viên cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc tư vấn cho học sinh, bao gồm cả những vấn đề về giới. Có khó khăn là giáo viên thiếu những đào tạo đầy đủ nên có những ứng xử không phù hợp làm tổn thương học sinh hơn là tư vấn và giải quyết vấn đề. Để tránh tình trạng đó, giáo viên nên có khả năng nhận diện rõ ràng những tình huống khi nào cần tư vấn giới tính và thực hiện các hoạt động với các nhà chuyên môn, nghĩa là áp dụng các chiến lược tư vấn hiệu quả mà không làm tổn thương đến học sinh trong vấn đề gặp phải và/ hoặc trong việc tìm kiếm những lời khuyên. Hoạt động này cung cấp cơ hội cho học viên chia sẻ những kinh nghiệm về tư vấn học sinh từ góc độ giới trong khi đó phản hồi dựa trên những hoạt động đầy đủ để dựa vào tình huống và vấn đề cần được giải quyết.

Hướng dẫn học viên Làm việc trong nhóm nhỏ về những vấn đề tư vấn. Đưa ra những tình huống/vấn đề trong bảng dưới đây và hình dung những hoạt động giáo viên có thể làm. Điền vào bảng bằng cách tưởng tưởng hoặc sử dụng những tình huống có thật mà bạn nghĩ là có thể có để tư vấn cho học sinh. Tình huống/vấn đề Một bé gái ở trường trung học cơ sở đang cầu mong được giúp đỡ vì gia đình muốn giữ em ở nhà để chăm sóc cho những đứa em khác.

Một bé trai ở trường trung học cơ sở than phiền về việc giáo viên luôn chế giễu cậu trước mặt cả lớp vì cậu thiếu kỹ năng về ngôn

Page 105: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

99

Các vấn đề tư vấn Hoạt động 2.2.6: Tư vấn về bình đẳng giới

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ)ngữ và kỷ luật. Một nhóm các em gái than phiền về việc bị các bạn trai lớp trên bắt nạt/ trêu ghẹo.

Giáo viên để ý thấy nhiều em gái và em trai trong lớp sợ các giáo viên nam hơn, trong đó có hiệu trưởng.

Giáo viên để ý thấy một bé trai trong lớp có những dấu hiệu bị hành hung về thể chất.

Một nhóm các em trai trong trường trung học cơ sở đang than phiền vì bị các học sinh lớn tuổi hơn bắt nạt.

Các tình huống/vấn đề khác? Giáo viên cần phải làm gì? Ví dụ: Giáo viên thăm các gia đình cùng với một đại diện của cộng đồng, cố gắng thuyết phục phụ huynh cho con gái của họ tiếp tục tới trường nhưng đồng thời cũng tìm hướng giải quyết để có thể chăm sóc được các em khác.

Chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình với các nhóm và cố gắng thiết lập một số gợi ý cho việc tư vấn học sinh liên quan đến các vấn đề về giới và bình đẳng giới để được sử dụng trong trường của bạn, cho các đồng nghiệp (chẳng hạn, tình huống nào có thể xảy ra, bạn phải làm gì và phải tránh điều gì)

Đồ dùng cần thiết - Bản photo bảng trên, có băng minh họa (nếu có thể); - Giấy và/hoặc máy tính để học viên điền vào các bảng đó

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động bằng cách đề cập đến vai trò của giáo viên như những người tư vấn và ở những tình huống khác nhau khi giáo viên có thể thực hiện việc tư vấn học sinh về vấn đề giới tính;

- Với sự hỗ trợ của học viên, đưa ra những ví dụ về các kĩ năng cần thiết để tư vấn hiệu quả cho học sinh;

- Chia học viên thành nhóm nhỏ và giải thích nhiệm vụ bằng việc khẳng định nhất quán rằng người học nhận diện và thảo luận về các hoạt động phù hợp và sâu sắc cần được xem xét cho mỗi tình huống, bao gồm cả tư vấn cho ai và với ai để giải quyết vấn đề;

- Cuối hoạt động, các nhóm chia sẻ với nhau, nếu có thể thực

Page 106: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

100

Các vấn đề tư vấn Hoạt động 2.2.6: Tư vấn về bình đẳng giới

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ)hiện phương pháp “gian hàng”. Để tiết kiệm thời gian, mỗi nhóm có thể được yêu cầu chọn một tình huống thích hợp nhất để thảo luận và trình bày cho các nhóm khác cùng nghe;

- Kết luận về hoạt động bằng cách nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những kĩ năng của giáo viên trong việc đưa ra các tư vấn phù hợp dưới góc độ về giới.

Đánh giá

Đánh giá kĩ năng tư vấn của chính mình dựa vào bảng dưới đây. Bạn đã đạt được mức độ nào trong các kĩ năng tư vấn được liệt kê trong bảng dưới đây? Các kĩ năng tư vấn 1=

rất thấp

2= thấp

3=Tb

4= cao

5= xuất sắc

Kĩ năng giao tiếp tốt Khả năng xác định vấn đề Khả năng đạt được niềm tin của người khác

Nhạy cảm về giới Sự cảm thông Khả năng quyết định liệu có cần sự hỗ trợ chuyên môn (hỗ trợ của chuyên gia tâm lí, bác sĩ, chính quyền địa phương, cảnh sát; cơ quan bảo vệ phụ nữ và thanh niên)

Khả năng tôn trọng sự riêng tư và giữ bí mật

Khả năng làm việc với người khác để giải quyết vấn đề

Các kĩ năng giải quyết vấn đề

Khác?

Page 107: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

101

Các vấn đề tư vấn Hoạt động 2.2.6: Tư vấn về bình đẳng giới

90 phút (45’ làm việc nhóm + 45’ thảo luận/ chia sẻ)Bạn lên kế hoạch để nâng cao kĩ năng tư vấn của mình là gì, đặc biệt là những kĩ năng còn yếu? Những gì học được từ hoạt động này? (ví dụ, giáo viên có thể nắm giữ vai trò tư vấn nhưng tư vấn đòi hỏi nhiều kĩ năng phức tạp vì thế không gây tổn thương cho học sinh khi tìm kiếm lời tư vấn và vấn đề cần phải giải quyết).

Đánh giá nhạy cảm giới Hoạt động 2.2.7 : Đánh giá nhạy cảm giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/chia sẻ)Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, học viên có thể:

- Mở rộng kiến thức về nguyên tắc và điều kiện để đánh giá nhạy cảm giới;

- Đánh giá thực tiễn đánh giá của chính mình từ góc độ về giới; - Tránh những đánh giá bất bình đẳng giới từ những thực tiễn

hằng ngày của nhà trường và trong bối cảnh của những bài kiểm tra chính thức.

Lí do Trong nhiều trường hợp, mặc dù rất quan trọng là đưa ra chương trình, thực tiễn và đánh giá dạy và học, việc đánh giá nhạy cảm giới vẫn bị bỏ qua. Hoạt động này cung cấp cơ hội cho việc tìm hiểu các nguyên tắc và cách tiếp cận trong đánh giá nhạy cảm về giới với một cách nhìn để phát triển nhận thức của giáo viên trong thực tiễn. Nó cũng là cơ hội cho các học viên để chia sẻ những kinh nghiệm của mình và học hỏi từ những thành viên khác.

Hướng dẫn học viên

Làm việc trong nhóm nhỏ và thảo luận các tình huống mô tả trong bảng dưới đây. Theo quan điểm của nhóm, đâu là đánh giá có nhạy cảm giới và đâu là trường hợp đánh giá bất bình đẳng giới? Cho lí do về việc đánh giá của bạn về những trường hợp này. Các ví dụ về cách ứng xử phù hợp Giáo viên luôn gọi cả em gái và em trai lên trả lời các câu hỏi.

Giáo viên luôn gọi cả em gái và em

Page 108: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

102

Đánh giá nhạy cảm giới Hoạt động 2.2.7 : Đánh giá nhạy cảm giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/chia sẻ)trai lên hỏi các câu hỏi hoặc tham gia vào tranh luận. Giáo viên chỉ định những nhiệm vụ và các trách nhiệm khác nhau cho cả em gái và em trai một cách công bằng (luân phiên).

Giáo viên quan sát bằng mắt tới cả các em gái và các em trai.

Giáo viên không bao giờ chế diễu cả em trai hay em gái (và đặc biệt không chế diễu vì giới tính của các em).

Giáo viên tránh những định kiến rập khuôn về giới.

Giáo viên không áp dụng các phương pháp bạo lực để trừng phạt học sinh.

Giáo viên lập nên những nhóm có cả trai và gái và các em được tham gia như nhau.

Giáo viên động viên các em gái và các em trai như nhau trong học tập và đạt thành tích.

Giáo viên không bao giờ biểu hiện hay tuyên bố những gì không khuyến khích hay xúc phạm (ví dụ như tôi không cần các em gái cho lớp Toán này; hay lớp Nghệ thuật này chỉ dành cho các em gái; Đây không phải là công việc của học sinh nam hay nữ; Vì sao các em gái lại thích học môn này?)

Vì sao những cách ứng xử trái lại có thể là sai lầm theo quan điểm về giới?

Đánh giá bất bình đẳng giới? Tại sao?

Đồ dùng cần thiết - Tài liệu phát tay/ bản photo bảng trên

Page 109: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

103

Đánh giá nhạy cảm giới Hoạt động 2.2.7 : Đánh giá nhạy cảm giới

60 phút (30’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/chia sẻ)- Chuẩn bị các thiết bị và học liệu bằng video (nếu có thể); - Bảng và/ hoặc máy tính cho học viên viết ý kiến của mình.

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động này bằng việc đề cập đến nhu cầu cần đưa ra chương trình, chiến lược dạy và học và đánh giá từ quan điểm về giới vì trong nhiều trường hợp thực tế lớp học có nhạy cảm về giới hiệu quả lại đối lập với những đánh giá về bất bình đẳng giới.

- Nếu có thể, sử dụng các phương tiện nghe nhìn cho minh họa. - Nhấn mạnh đến khái niệm đánh giá học tập có sự đề cập tới

yếu tố nhạy cảm về giới. - Cho ví dụ về đánh giá nhạy cảm giới và hỏi học viên nhận xét

về nó: tại sao lại là nhạy cảm về giới, hệ quả tích cực của nó là gì, hệ quả của đánh giá bất bình đẳng giới có thể là những gì?

- Chia học viên thành nhóm nhỏ và giải thích nhiệm vụ; - Cuối hoạt động, tổ chức chia sẻ các kết quả của các nhóm

bằng cách yêu cầu mỗi nhóm trình bày và cho nhận xét về những tình huống thích hợp mà nó khác với những nhóm trước đã trình bày;

- Lựa chọn các trường hợp/ ví dụ có thể được sử dụng để hỗ trợ cho những hoạt động đào tạo sâu hơn hoặc hỗ trợ để phát triển một bảng kiểm cho việc quan sát lớp học về các chiến lược đánh giá và hành vi của giáo viên.

Đánh giá

Học được gì từ hoạt động này? (ví dụ, giáo viên có thể vận dụng các chiến lược đánh giá bất bình đẳng giới và có sự cần thiết để đánh giá độ nhạy cảm giới để thực hiện chương trình, chiến lược dạy và học phù hợp và loại đánh giá đúng đắn từ quan điểm của giới).

Page 110: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

104

2.3 Đánh giá 2.3.1 Xem xét sách giáo khoa dưới góc nhìn của giới. (Đối với cả giáo viên tiểu học và trung học cơ sở): Làm việc theo nhóm nhỏ là lí tưởng để huy động giáo viên từ những môn học khác nhau.5 Thành viên của mỗi nhóm nên chọn một bài học hoặc một chương trong sách giáo khoa môn họ dạy và cố gắng nhận ra ít nhất ba ví dụ về bất bình đẳng giới và ba ví dụ đã minh họa được tốt sự bình đẳng giới. Dựa vào phân tích và trình bày của nhóm, người điều phối của nhóm sẽ cung cấp một danh sách cả những ví dụ tốt thể hiện sự bình đẳng giới và ví dụ về bất bình đẳng giới được phân tích từ sách giáo khoa. Thành viên nhóm sẽ phải quyết định xem liệu những ví dụ mà các đồng nghiệp đưa ra có phải là bất bình đẳng giới hay là ví dụ tốt và tại sao. Sau đó, một danh sách những ví dụ về bất bình đẳng giới và ví dụ tốt về bình đẳng giới sẽ được thống nhất, sau khi đã có sự đồng thuận nhất trí ý kiến thảo luận và được trình bày cho các nhóm khác nghe. 2.3.2 Đánh giá trường học thân thiện có nhạy cảm về giới. Đọc danh sách liệt kê các đặc trưng dưới đây về trường học thân thiện có nhạy cảm về giới. 6 Đánh giá trường học của bạn trước xem nó đáp ứng những đặc trưng đó tốt ở mức nào. Sau đó, trong nhóm nhỏ, chia sẻ quan điểm của bạn với đồng nghiệp. Dựa vào thảo luận nhóm, đưa ra 3-5 hành động ưu tiên mà trường bạn nên xem xét để trở thành một môi trường than thiện có nhạy cảm giới. Những đặc điểm của trường học Nhà trường đạt được những đặc

điểm này như thế nào? Không tốt

Trung bình

Rất tốt

Các lãnh đạo của cộng đồng và phụ huynh có luôn giúp đỡ công bằng các em gái và các em trai không?

Các lãnh đạo của cộng đồng và phụ huynh có đánh giá các giáo viên nam và nữ như nhau không?

Hiệu trưởng đối xử với các giáo viên nam và nữ có như nhau không?

Trường học có đủ gần để cho tất cả các em gái và các em trai có thể đi bộ đến trường một cách an toàn không?

Các em gái và các em trai có cảm thấy an toàn không khi bị trêu chọc, hay bị phân biệt đối xử ở trường học không?

Các giáo viên có khuyến khích các em gái và các em trai mạnh dạn phát biểu và đóng góp như nhau không? Các giáo viên có đánh giá quan điểm của các em như nhau không?

Trong nhà trường có những giáo viên nữ có thể làm gương cho các em gái và các giáo viên nam có

5 Giáo viên tiểu học thường dạy nhiều môn học. 6 Theo UNESCO Bangkok, Bộ công cụ GENIA thúc đẩy bình đẳng giới, 2002.

Page 111: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

105

Những đặc điểm của trường học Nhà trường đạt được những đặc điểm này như thế nào? Không tốt

Trung bình

Rất tốt

thể làm gương cho các em trai không? Các chương trình giảng dạy có phản ánh cuộc sống của các em gái và các em trai không?

Lớp học có tiếp cận với cộng đồng không? Hay phụ nữ và nam giới có kiến thức và kỹ năng đặc biệt trong cộng đồng có được đưa vào lớp học như một phần của chương trình không?

Các em gái và các em trai có cảm thấy tự tin trong việc chọn lựa những môn học có thể là không truyền thống của giới mình không?

Các em gái có tham gia và đạt thành tích như các em trai trong môn Toán và khoa học, văn học và lịch sử không?

Các chương trình giảng dạy phổ biến và công bằng với các em gái và các em trai bất kể chủng tộc, giai cấp, đẳng cấp, tín ngưỡng hay dân tộc không?

Các tài liệu dành cho giáo viên và người học có mô tả các em gái và các em trai với nhiều bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau và với tiềm năng và sự tôn trọng như nhau không?

Các hoạt động ngoại khóa có thu hút sự tham gia của cả em gái và em trai như nhau không?

Các giáo viên có được đào tạo và giúp đỡ các em gái và các em trai về sức khỏe sinh sản không?

Các hoạt động được các giáo viên hoặc các em học sinh tổ chức có tạo nên văn hóa hòa bình thân thiện với các giới tại trường học không? (các sự kiện thể thao, văn hóa, v.v.)

Hệ thống có giúp đỡ cho những em gái bị mang thai hoặc những em bị lây nhiễm HIV/AIDS không?

Có các nhà vệ sinh tiêu chuẩn dành cho các em gái và các em trai không?

Khác?

2.3.3 Đánh giá thái độ của giáo viên. Làm việc trong các nhóm nhỏ và xây dựng một bảng hỏi để điều tra về thái độ của giáo viên về bình đẳng giới. 7 Xem các ví dụ ở dưới như một định hướng cho suy nghĩ và thảo luận của bạn (bạn có thể thêm càng nhiều câu hỏi càng tốt mà bạn nghĩ là quan trọng và / hoặc lược bỏ những câu đã có).

7 Bảng hỏi cũng có thể dùng để đo thái độ của người học hướng tới bình đẳng giới.

Page 112: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

106

Bảng hỏi giáo viên (mẫu gợi ý) Hãy điền vào bảng hỏi dưới đây. Câu trả lời của bạn sẽ được tính bởi tập huấn viên để điều chỉnh các chiến lược phát triển chuyên môn của mình. Tuổi: Giới tính: Vùng dân cư nông thôn hay thành thị: Lớp và môn học nào mà bạn giảng dạy: Bạn đã từng được tập huấn về giới chưa? 1 – Không hề; 2 - Rất ít; 3 – Trung bình; 4 – Khá nhiều/khá quan trọng; 5 – Rất nhiều/rất quan trọng Nội dung 1 –

Không hề 2 – Rất ít 3 – Trung

bình 4 – Khá nhiều/khá quan trọng

5 – Rất nhiều/rất quan trọng

1. Bạn có cho rằng bình đẳng giới là yếu tố quan trọng đối với chất lượng học tập không?

Ý kiến của bạn (vì sao):

2. Bạn có muốn tìm hiểu về bình đẳng giới không?

Ý kiến của bạn (vì sao):

3. Bạn có khuyến khích các em gái và các em trai như nhau trong học tập không?

Ý kiến của bạn (như thế nào):

4. Đối với những nhiệm vụ quan trọng, bạn có sẵn sàng làm việc theo

Page 113: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

107

Nội dung 1 – Không hề

2 – Rất ít 3 – Trung bình

4 – Khá nhiều/khá quan trọng

5 – Rất nhiều/rất quan trọng

nhóm với các giáo viên khác giới không?

Ý kiến của bạn (vì sao): 5. Bạn có cho rằng bình

đẳng giới là quan trọng đối với công bằng trong giáo dục không?

Ý kiến của bạn (vì sao):

6. Bạn có thấy có những bất bình đẳng về giới, phân biệt đối xử hoặc bạo hành có yếu tố giới tại trường học của bạn không?

Ý kiến của bạn (là loại nào…):

7. Bạn đã bao giờ có hành động phản đối sự định kiến về giới trong việc đánh giá học sinh chưa?

Ý kiến của bạn (như thế nào):

8. Câu hỏi khác

Khi nhóm của bạn đã hoàn tất các câu hỏi khảo sát, đề nghị thành viên của các nhóm khác cùng điền vào các câu hỏi (và các nhóm khác sẽ đề nghị tương tự đối với nhóm của bạn điền vào các câu hỏi của họ). Vào cuối hoạt động này, người điều phối của nhóm lớn hơn nên đưa ra những ý kiến về kết quả của hoạt động, dựa trên các câu hỏi ví dụ như:

Bạn học được gì từ việc làm thế nào tiến hành xây dựng các câu hỏi khảo sát và làm thế nào để áp dụng chúng? (ví dụ, bảng hỏi khảo sát thái độ của giáo viên không nên quá lớn và tập trung vào một số vấn đề quan trọng/phù hợp)

Page 114: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

108

Bạn học được gì từ việc làm thế nào để tóm tắt những kết quả đạt được từ bảng hỏi

khảo sát như vậy? (chẳng hạn, đếm những câu trả lời theo thang tính điểm đồng thời xem xét những ý kiến của họ trong những câu hỏi nửa đóng. Những câu trả lời tự luận- cụ thể là ý kiến của người tham gia – cần được mã hóa và sau đó xử lí như câu hỏi đóng. Câu trả lời đã mã hóa có nghĩa là nhận diện từ những nét thông tin/câu trả lời khác nhau để liên kết trong một mã cụ thể để làm cho quá trình xử lí dễ dàng).

Bạn học được gì từ hoạt động này nhất trong việc điều chỉnh các chiến lược xây dựng

năng lực theo nhu cầu và năng lực của giáo viên? 2.3.4. Câu hỏi kiểm tra kiến thức. Mỗi câu hỏi, hãy chọn một câu trả lời đúng từ những đáp án dưới đây (chỉ có một đáp án đúng): 1. Lăng kính giới là - Kính cho người già.

- Khả năng nhìn nhận thế giới qua cặp mắt của phụ nữ.

- Khả năng vận dụng cả hai cách nhìn của cả hai giới (nam và nữ) trong tất cả mọi tình huống.

2. Sách giáo khoa có độ nhạy cảm về giới là

1. Sách có minh họa đẹp. 2. Sách tránh những bất bình đẳng giới. 3. Sách có những hoạt động thực hành cho học sinh.

3. Giáo viên có nhạy cảm về giới là

1. Giáo viên không hút thuốc. 2. Giáo viên ứng xử tốt với học sinh. 3. Giáo viên vận dụng quan điểm về giới trong tất cả mọi hoạt động, tránh những bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử và thúc đẩy sự bình đẳng giới.

4. Đánh giá nhạy cảm giới là khi

1. Học sinh không lên lớp. 2. Học sinh không bị phạt vì điểm thấp. 3. Kết quả học tập của học sinh không bị ảnh hưởng bởi giới tính của mình.

5. Bình đẳng giới là một vấn đề đan xen, bởi vì

1. Nó không là một môn thi. 2. Nó là một vấn đề nổi bật của truyền thông. 3. Nó là một vấn đề cơ bản trong mọi môn học cũng như được đề cập trong nhiều hoạt động ngoại khóa khác.

2.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên

Những điều nên làm Những điều không nên làm ⇒ Thực hiện việc “rà soát” về kiến

thức, kỹ năng cơ bản và quan điểm liên quan tới bình đẳng giới của người học để có thể xác định nhu cầu học tập tốt hơn

⇒ Không nên tự động áp dụng những chiến lược tập huấn cho tất cả các nhóm tập huấn

⇒ Không nên lạm dụng việc giảng bài mà kết hợp giảng bài (hoặc trình

Page 115: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

109

Những điều nên làm Những điều không nên làm ⇒ Xác định nhu cầu học tập bằng cách

phối hợp cùng với người học dựa trên bản tự đánh giá của họ về nhu cầu, những thiếu hụt, quan điểm, những gì muốn học hỏi thêm của họ

⇒ Điều chỉnh chiến lược dạy học của bạn theo kinh nghiệm nghề nghiệp của các giáo viên (cụ thể là, thảo luận nhiều hơn về những vấn đề cơ bản liên quan tới dạy và học với những giáo viên chưa chuẩn hóa hoặc với những người ít được đi tập huấn ngắn hạn)

⇒ Đảm bảo người học đã quen thuộc với những nguyên tắc và các phương pháp sư phạm tương tác (ví dụ làm việc theo nhóm; làm việc theo dự án) và với tiến trình làm việc cụ thể.

⇒ Đưa vai trò của người học vào việc xây dựng các mục tiêu học tập của mỗi phần của khóa học và việc chọn lựa các hoạt động, và khuyến khích họ đánh giá những gì họ thu được từ những hoạt động khác nhau

⇒ Trong quá trình làm việc theo nhóm và các hoạt động tập huấn khác, giao nhiệm vụ công bằng cho cả giáo viên nam và nữ trong các vai trò có thể thay thế cho nhau (ví dụ như trưởng nhóm; báo cáo viên; điều phối viên; người điều hành)

⇒ Chuẩn bị sẵn các tài liệu tóm tắt cần thiết và các tài liệu hỗ trợ khác cho các hoạt động tập huấn khác nhau (ví dụ như phân tích sách giáo khoa; hướng dẫn các phần việc để làm việc theo nhóm; giấy ghi chép lại các quan điểm của nhóm)

⇒ Yêu cầu tập huấn viên đánh giá các phần khác nhau của khóa tập huấn để có thể đưa ra những nhận xét về tính hiệu quả của các phần này, dựa vào đó bạn có thể điều chỉnh chiến lược tập huấn của mình

bày theo chủ đề) với các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của người học một cách tích cực, chủ động

⇒ Không nên áp đặt quan điểm của mình lên người học, nhưng điều phối để họ thảo luận và phản ánh các vấn đề này

⇒ Không nên tránh những vấn đề nhạy cảm hay có nhiều tranh cãi, tuy nhiên nên điều phối để có được những tranh luận có ích một cách tự tin và tôn trọng lẫn nhau

⇒ Không nên để người học bị vượt quá giới hạn của họ khiến họ cảm thấy không thoải mái khi tham gia

Page 116: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

110

2.5 Nguồn và các liên kết Aikman, Sheila and Unterhalter, Elaine (eds.). (2007). Practising Gender Equality in Education. Oxfam. Blumberg, Rae, Lesser. 2007. ‘Gender bias in textbooks: A hidden obstacle on the road to gender equality in education’. UNESCO. EFA-GMR. (Background paper prepared for the Education for All Global Monitoring Report 2008 Education for All by 2015: will we make it?). Blumberg, Rae, Lesser. 2008. ‘The invisible obstacle to education quality: gender bias in textbooks’ In: Prospects 147, Vol. 38, No. 3/Sept.2008. Springer. www.ibe.unesco.org/publications/propescts02_05.htm Braslavsky, Cecilia (ed.). 2006: Textbooks and Quality Learning for All: Some Lessons learned form International Experiences. UNESCO IBE. www.ibe.unesco.org/publications Brookhart, Sudan, M. (2010). Assess Higher-Order Thinking Skills in Your Classroom. Alexandria, Virginia. ASCD. Brugeilles, Carole and Cromer, Sylvie. 2009. Promoting Gender Equality through Textbooks. A Methodological Guide. UNESCO. www.unesco.org Colclough, Christopher. (2004). Achieving gender equality in education: what does it take? In: Prospects 129, Vol. XXXIV, no. 1, March 2007. (Open file: Gender Equality and Education for All). www.ibe.unesco.org/publications/prospects Denmark. Ministry of Foreign Affairs. DANIDA. (2008). Gender Equality in Education. http://www.danidadevforum.um.dk/NR/rdonlyres/4A3C6D83-CF0C-4310-9B0B-261B7BEFEB7D/0/052_GEineducation.pdf Georgescu, Dakmara. (2006). Curriculum Philosophies for the 21st Century: What is Old and What is New? In: Crisan, Alexandru (ed.) (2006). Current and Future Challenges in Curriculum Development: Policies, Practices and Networking for Change. Bucharest. Editura Educatia 2000+ & Humanitas Educational. Georgescu, Dakmara and Jean, Bernard. 2008. Thinking and Building Peace through Innovative Textbook Design. Report of the inter-regional experts’ meeting on developing guidelines for promoting peace and intercultural understanding through curricula, textbooks and learning materials (Paris, 14-15 June 2007). UNESCO, UNESCO IBE and ISESCO. www.unesco.org

Page 117: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

111

INEE. (2010). Gender Equality In and Through Education. INEE Pocket Guide to Gender. http://ineesite.org/index.php/post/member_inee_pocket_guide_to_gender Marzano, Robert, J.(2007). The Art and Science of Teaching. A Comprehensive Framework for Effective Instruction. Alexandria, Virginia. ASCD. Naumann, Jens, Jansen, Rainer and Franke, Nicole. (2006). The Role of Textbooks in a Modern System of Education: Towards High-Quality Education for All. In: Braslavsky, C. (ed.). (2006). Textbooks and Quality Learning for All: Some Lessons Learned from International Experiences. UNESCO International Bureau of Education. Reeves, Douglas, B. 2010. Transforming Professional Development into Student Results. Alexandria, Virginia. ASCD. Towery, Deshmuth, Ila. 2007. Fostering Gender Equality in Schools Through Reflective Professional Development: A Critical Analysis of Teacher Perspectives. In: Penn GSE Perspectives on Urban Education, Vol. 5, Issue 1: Teaching for Social Justice. Fall 2007. http://www.urbanedjournal.org UNESCO Bangkok. 2002. The GENIA Toolkit for Promoting Gender Equality. http://www.unescobkk.org/education/programmes/gender-in-education/ UNESCO. 2004. EFA Global Monitoring Report 2005: The Quality Imperative. www.uesco.org UNGEI. (year not specified). A Guidance Note for Gender Review in Education. USAID. (2008). Education from a gender equality perspective.

Page 118: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 3: Phối hợp sự tham gia của các bên và vận động nguồn lực

112

Mô-đun 3: Phối hợp sự tham gia của các bên và vận động các nguồn lực 3.1. Các vấn đề khái niệm 3.1.1 Phối hợp sự tham gia của các bên vào việc thiết kế và thực hiện các chương trình về bình

đẳng giới 3.1.2 Vận động bình đẳng giới 3.1.3. Vận động các nguồn lực nhằm nâng cao bình đẳng giới 3.2. Giới thiệu các hoạt động tập huấn 3.3. Đánh giá 3.4. Những gợi ý dành cho báo cáo viên 3.5. Nguồn và các liên kết Bạn học được gì từ mô đun này? Bạn sẽ:

⇒ Phát triển năng lực trong việc đưa các bên tham gia vào các chương trình của mình nhằm nâng cao bình đẳng giới;

⇒ Hiểu và có thể áp dụng các nguyên tắc về lên tiếng vì bình đẳng giới;

⇒ Phát triển năng lực trong việc thiết kế, thực hiện và giám sát các chương trình vận động vì bình đẳng giới tại trường học và cộng đồng với sự tham dự của các bên tham gia;

⇒ Ý thức việc làm thế nào để vận động nguồn lực cho công tác nâng cao bình đẳng giới và chủ động duy trì phát triển chương trình.

Nguồn:

Page 119: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 3: Phối hợp sự tham gia của các bên và vận động nguồn lực

113

3.1 Các vấn đề khái niệm

3.1.1.1 Ai là các bên tham gia và vì sao cần có sự tham gia của họ? Các bên tham gia giáo dục bao gồm những cá nhân, tổ chức quan tâm và hỗ trợ giáo dục một cách hợp thức ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó bao gồm cả trường học. Trường học không làm việc độc lập mà trong cộng đồng với sự thể hiện quan điểm của các thành viên, hình thành các gợi ý, đóng góp cho các hoạt động, giám sát chất lượng của các dịch vụ về giáo dục. Các nhà hoạch định chính sách, người phát triển sách giáo khoa và chương trình giảng dạy, thanh tra trường học, các giáo viên, hiệu trưởng, v.v., như là những người đại diện cho cơ quan giáo dục, cần phải làm việc sâu sát với các bên tham gia khác nhau – những người tham gia tích cực tạo nên yếu tố chính trong việc hỗ trợ các nỗ lực về giáo dục một cách bền vững. Các bên tham gia có thể bao gồm: ⇒ phụ huynh học sinh; ⇒ các nhà lãnh đạo trong cộng đồng; ⇒ các tổ chức phi chính phủ; ⇒ đại diện cơ sở kinh doanh; ⇒ đại diện của các cơ quan chính trị; ⇒ những người đứng đầu về tôn giáo; ⇒ thành viên của các hiệp hội ngành nghề.

“Nuôi dạy một đứa trẻ, cả làng chung tay’

-Tục ngữ Châu phi

3.1.1 Phối hợp các bên tham gia vào việc thiết kế và thực hiện các chương trình về bình đẳng giới

Các vấn đề chính Các khái niệm chính

3.1.1.1 Ai là các bên tham gia và vì sao cần có sự tham gia của họ?

3.1.1.2 Làm thế nào để các bên tham gia tham dự

chương trình một cách hiệu quả?

• Các bên tham gia giáo dục • Phương pháp tiếp cận thu hút

sự tham gia của các bên • Các quan hệ đối tác • Quyền sở hữu • Tính trách nhiệm • Tính bền vững

Thông tin cơ bản • Điều quan trọng đối với hệ thống

giáo dục là sự hỗ trợ giáo dục của các bên liên quan giáo dục ở các mức độ khác nhau.

• Các bên tham gia chính trong một cộng đồng bao gồm cha mẹ, các nhà lãnh đạo, và đại diện các tổ chức địa phương và quốc gia

Page 120: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

114

Ở Việt Nam, các bên tham gia chính trong giáo dục ở cấp địa phương có thể bao gồm: ⇒ Chủ tịch ủy ban nhân dân ⇒ Chủ tịch hội đồng nhân dân ⇒ Đại diện Hội Phụ huynh và Giáo chức

(PTA) ⇒ Đại diện Hội liên hiệp phụ nữ (VWU) ⇒ Đại diện Hiệp hội thanh niên Việt Nam

(VYU) ⇒ Đại diện Mặt trận tổ quốc Việt Nam ⇒ Đại diện hiệp hội thương mại ⇒ Đại diện của các tổ chức phi chính phủ ⇒ Chủ các cơ sở kinh doanh

3.1.1.2 Làm thế nào để các bên tham gia tham dự chương trình một cách hiệu quả Để các bên tham gia tham dự các chương trình nâng cao bình đẳng giới một cách hiệu quả, nên xem xét một số nguyên tắc: ⇒ Các bên tham gia cần được thông báo kịp

thời và rõ ràng về các chương trình mà bạn dự định làm, cũng như khả năng đóng góp của họ.

⇒ Họ nên được đề nghị các bên tham gia đóng góp cho chương trình về các ý tưởng, không chỉ về phương diện tài chính hay đóng góp về tổ chức.

⇒ Các bên tham gia nên được tham gia chương trình từ những bước đầu tiên (quan niệm) cho đến việc thực hiện, bao gồm cả việc giám sát và đánh giá.

⇒ Các bên tham gia nên có các chương trình đối sánh với những chương trình của bạn về nâng cao bình đẳng giới.

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận:

− Ai là những bên tham gia mà bạn thường xuyên cùng làm việc tại trường học của bạn?

− Những bên tham gia nào mà bạn cho rằng cần tham gia vào việc nâng cao bình đẳng giới?

− Có phải tất cả Nnhững bên tham gia đều ủng hộ nào có lợi đối với bình đẳng giới? − Có thể tiếp cận Làm thế nào để những bên tham gia không liên quan mấy đến

bình đẳng giới có thể tiếp cận được? − Vì sao lại quan trọng trong việc có được sự tham dự của các bên tham gia trong

giáo dục và trong việc thúc đẩy bình đẳng giới một cách cụ thể hơnlại quan trọng?

“Tóm lại, giáo dục có chất lượng có thể cung cấp một môi trường học tập lý tưởng mang lại các cơ hội tham gia vào quá trình giáo dục và các hoạt động sáng tạo cho trẻ em, phụ huynh học sinh và cộng đồng để bổ sung cho những hoạt động học tập chính thức. Đây là khái niệm về trường học có môi trường thân thiện với trẻ em (CFS). UNGEI – Hướng dẫn rà soát về giới trong giáo dục, tr. 2

Thông tin cơ bản • Điều quan trọng là các cấp

quản lý giáo dục phải làm việc với các bên có liên quan

• Những bên liên quan chính trong cộng đồng gồm có: cha mẹ, các nhà lãnh đạo, đại diện của các tổ chức, cơ quan trung ương và địa phương.

Page 121: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

115

⇒ Nên thuyết phục họ về giá trị của chương

trình, cũng như các lợi ích đối với trường học, cộng đồng và với bản thân họ.

⇒ Các bên tham gia nên được biết tới một cách chính xác về những gì họ đóng góp và động viên, thông qua các nỗ lực nhằm nâng cao tầm nhìn của họ để hỗ trợ trường học theo những cách thức bền vững.

⇒ Quá trình bao gồm các bên tham gia trong việc lên kế hoạch, thiết kế và thực hiện chương trình nên phản ánh những nguyên tắc và thực tiễn về bình đẳng giới, xem xét quan sát cân bằng về giới, đồng thời lắng nghe tiếng nói của cả phụ nữ và nam giới.

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận: − Trường học của bạn đã bao giờ xây dựng quan hệ đối tác với các bên tham

gia chưa? − Những gì là điều kiện tiên quyết để các bên tham gia có thể có đươc quyền

sở hữu các chương trình nâng cao bình đẳng giới? − Liệu các bên tham gia có cần được đào tạo về bình đẳng giới không? Các

khóa đào tạo đó tổ chức như thế nào? − Cơ chế nào có thể được sử dụng để đàm phán về những xung đột trong lợi

ích và chương trình làm việc và sở thích?

“Thách thức trong việc phát triển năng lực giữa các bên tham gia khi họ tham dự vào việc lên kế hoạch phát triển quốc gia là việc xây dựng được sự đồng thuận về những ưu tiên của bình đẳng giới. Cách tiếp cận thành công yêu cầu sự linh hoạt của các bên tham gia; điều phối các quan hệ đối tác giữa các bên tham gia; điều chỉnh đối thoại giữa các nhóm khác nhau; thỏa thuậnquản lý các lợi ích, mong muốn khác nhau; thiết lập cơ chế hợp tác. Mỗi một quá trình đó kéo theo những mong đợi về vai trò giới và mối quan hệ quyền lực mà các cách tiếp cận xây dựng năng lực phải tính tới để có thể tham gia một cách toàn diện.” Quỹ phát triển cho phụ nữ của Liên hợp quốc (UNIFEM) 2007, trang 4

Page 122: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

116

3.1.2.1 Làm thế nào để vận động bình đẳng giới Vận động bình đẳng giới bao gồm các hoạt động như: ⇒ thể hiện các cam kết một cách công khai

về các nguyên tắc và thực tiễn về bình đẳng giới;

⇒ phân tích môi trường của riêng đối tượng theo quan điểm về giới (sử dụng lăng kính giới) nhằm nhận diện các kết quả cần đạt được cũng như nhận diện khoảng cách và các vấn đề cần hành động;

⇒ xác định các bên tham gia và các đối tác có thể giải quyết vấn đề để mở rộng việc thúc đẩy bình đẳng giới;

⇒ sắp xếp các chiến lược nâng cao nhận thức các vấn đề về giới;

⇒ và thuyết phục các bên tham gia và đối tác giáo dục hỗ trợ các chương trình về bình đẳng giới.

Như một ví dụ về vận động ở cấp quốc tế, các Chiến dịch cải cách kiến trúc Bình đẳng giới (GEAR) bao gồm 82 tổ chức tại hơn 35 quốc gia thúc đẩy vị thế của phụ nữ và nhân quyền của họ trên toàn thế giới. Theo kết quả của chiến dịch này cũng như các nhóm vận động toàn cầu khác, các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu nhất trí vào tháng Bảy năm 2010 để tạo ra "Liên Hiệp Quốc phụ nữ”, một cơ quan mới chuyên dụng để đẩy nhanh tiến độ hướng tới mục tiêu bình đẳng giới trên toàn thế giới.

Chính sách vận động về bình đẳng giới ở New York Hoa Kỳ, 1971

“Phụ nữ của Liên Hợp Quốc sẽ tăng đáng kể những nỗ lực của Liên Hợp Quốc để mở rộng cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái và khắc phục sự phân biệt trên toàn cầu”

-Michelle Bachelet, Head of UN Women

3.1.2 Vận động bình đẳng giới

Các vấn đề chính Các khái niệm chính 3.1.2.1 Làm thế nào để vận động bình đẳng giới

• ủng hộ • nâng cao nhận thức • xúc tiến • rào cản giới • pháp lí • phương tiện truyền thông • công khai mục tiêu

Thông tin cơ bản • Có nhiều cách để vận động

bình đẳng giới ở cấp quốc tế, quốc gia và địa phương.

• Một cơ quan Liên Hợp Quốc mới đã được thành lập để tăng cường tiến trình toàn cầu đối với bình đẳng giới

• Việt Nam là một nước đứng đầu khu vực ở châu Á về bình đẳng giới, nhưng vẫn có những thách thức cần được giải quyết.

Page 123: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

117

Như là một phần quan trọng trong sứ mệnh của mình, Liên Hợp Quốc phụ nữ sẽ giúp các nước thành viên đưa những cam kết của họ vào các Tuyên bố và công ước quốc tế để bảo vệ nhân quyền của phụ nữ và trẻ em gái.1 Trong 15 năm qua, Việt Nam đã trở thành một nước đứng đầu khu vực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Theo ghi nhận của những người tham gia một hội thảo gần đây về quyền phụ nữ (Bắc Kinh, "Nhìn lại, tiến tới tại Việt Nam’, Ngày 12.3.2010)2, Việt Nam đã tạo ra"một môi trường thuận lợi để xây dựng và thực hiện các chính sách tiến bộ của phụ nữ thông qua việc ban hành luật pháp quốc gia về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình3. Ngoài việc lồng ghép vấn đề giới vào hệ thống giáo dục, pháp luật 'khuyến khích các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới"5. Các bên liên quan cũng kêu gọi sử dụng các kênh truyền thông như là "phương tiện truyền thông đại chúng, nghệ thuật, Văn học, cuộc sống cộng đồng, hoặc các hoạt động phổ biến khác văn hóa"6 để ngăn chặn bạo lực gia đình và hơn thế nữa là ủng hộ cho các nguyên tắc đã nêu trong luật.” Tuy nhiên, các đại biểu tại hội thảo này cũng thừa nhận rằng vẫn còn nhiều thách thức để đạt được chất lượng bình đẳng giới ở Việt Nam. Ví dụ, hạn chế nhận thức về các vấn đề về giới trong công chúng nói chung, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và giữa các nhóm dân tộc thiểu số ở miền núi.

1 Theo ví dụ từ UNDHR, CRC, CEDAW, MDGs and EFA Goals (xem Mô đun, 1, phần 2) 2 http://vietnam.unfpa.org/public/ 3 Theo Suzette Mitchel, UNIFEM

©UNICEF/HQ99-0838/LeMoyne Phụ nữ dân tộc H’mong tham gia vào một buổi tập huấn được tổ chức bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

“Phụ nữ ở Việt Nam được bảo vệ tốt trong bối cảnh gia đình, mặc dù một số tập quán truyền thống duy trì sự thống trị của nam giới. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tuổi kết hôn tối thiểu là 18 đối với phụ nữ và 20 đối với nam giới. Tuy nhiên, tảo hôn vẫn xảy ra ở các vùng nông thôn, miền núi; báo cáo năm 2004 của Liên Hiệp Quốc ước tính 8% các cô gái Việt Nam từ 15 đến 19 tuổi đã kết hôn, ly hôn hoặc góa chồng. Trong hôn nhân, đàn ông và phụ nữ nhìn chung được đối xử bình đẳng. Quyền cha mẹ được trao cho cả hai cha mẹ nhưng phụ nữ thường chịu trách nhiệm chăm sóc con cái và việc nhà. Các tổ chức xã hội và chỉ số giới (SIGI), Trung tâm Phát triển OECD

Page 124: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

118

Trong giáo dục, vận động về bình đẳng giới đôi khi khó khăn, ngay cả trong những trường mà giáo viên và các nhà quản lí đang trong quá trình thực hiện chiến lược và chương trình nâng cao nhận thức về giới. Trong một số trường hợp, nhân viên có thể tin tưởng một cách sai lầm là trong trường học và cộng đồng của mình đã có bình đẳng giới, nên không cần phải nâng cao nhận thức. Phổ biến trong các hoàn cảnh này cho tập huấn viên gặp phải "các rào cản về giới”, hoặc không có khả năng nhận ra những tinh tế khác nhau, trong đó giáo viên vô tình có thể tiếp tục tạo ra bất bình đẳng giới tính trong thực tế hàng ngày của họ.4

4 Theo Sadker, 2000, tr. 80.

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận:

− Hoạt động nào được liệt kê trong phần này mà bạn nghĩ là phù hợp nhất cho trường và cộng đồng của mình? Tại sao?

− Vai trò của nhà trường trong vận động về bình đẳng giới là gì? Vai trò giáo viên có thể có?

− Vấn đề cụ thể về giới nào mà bạn muốn chú ý tới trong trường và/hoặc cộng đồng của mình?

− Bạn làm thế nào để lôi cuốn sự tham gia của các đồng nghiệp và công chúng rộng lớn hơn?

− Cơ chế nào có thể được sử dụng để thỏa hiệp những xung đột về chương trình và lợi ích?

Page 125: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 3: Phối hợp sự tham gia của các bên và vận động nguồn lực

119

3.1.3.1 Làm thế nào để vận động các nguồn lực cho bình đẳng giới Để trở nên chủ động và có hiệu quả hơn nữa trong việc nâng cao bình đẳng giới, các giáo viên, hiệu trưởng và nhà trường nên áp dụng sự sáng tạo cá nhân và tập thể của họ để xác định và sử dụng các nguồn lực của mình một cách bền vững. Nếu có thể, các giáo viên và hiệu trưởng, cùng các bên tham gia và các đối tác về giáo dục nên cam kết phát triển nguồn lực mới trong hoàn cảnh và nhu cầu của địa phương. Như một quy luật chung, các nguồn lực để thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về bình đẳng giới nên có khả năng chi trả, sẵn có và dễ tiếp cận. Nói cách khác, các phương tiện, công nghệ, mạng lưới, thực tế ở cộng đồng, sự khôn khéo và các kỹ năng cho các thông điệp giao tiếp tới công chúng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới không cần phải được nhập khẩu từ bên ngoài trường học và cộng đồng để có hiệu quả. Một số nguồn lực có thể đáp ứng được các tiêu chí này trong bối cảnh của các cộng đồng nông thôn bao gồm các bộ sưu tập các bức ảnh, tác phẩm nghệ thuật, áp phích, tập thơ, truyện, bài hát và những bài truyền miệng.

3.1.3 Vận động các nguồn lực nhằm nâng cao bình đẳng giới

Các vấn đề chính Các khái niệm chính

3.1.3.1 Làm thế nào để vận động các nguồn lực cho bình đẳng giới

• thúc đẩy tích cực cho bình đẳng giới

• sự sáng tạo cá nhân và tập thể • mạng lưới • cộng đồng • các chiến lược hiệu quả • tuyên truyền miệng • nguồn lực • sự bền vững

Thông tin cơ bản • Nguồn tài nguyên bền vững được xác định trong các cộng đồng hay tùy điều kiện và nhu cầu địa phương

• Tài liệu cho bình đẳng giới cần rẻ tiền, thuận lợi và dễ tiếp cận.

Nguồn tài liệu:

Giá phù hợp

Thuận tiện Dễ tiếp cận

Page 126: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 3: Phối hợp sự tham gia của các bên và vận động nguồn lực

120

Ví dụ, một cuộc triển lãm gồm các tác phẩm của các nghệ sĩ địa phương về chủ đề giới tính có thể được tổ chức. Các sưu tập của học sinh về những bài truyền miệng thông qua các cuộc phỏng vấn các công dân lớn tuổi cũng là một cách tốt để tìm hiểu các vấn đề và nâng cao nhận thức giữa các thế hệ. .Tương tự, xem kịch hay nghe kể về một câu chuyện nổi tiếng, chẳng hạn như tác phẩm “Truyện Kiều” nổi tiếng của Nguyễn Du ở thế kỷ 18, có thể được sử dụng để định hướng thảo luận của công chúng về giới và vai trò của giới ở xã hội trước đây của Việt Nam Việc tiếp cận các trang mạng ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi, trường học và cộng đồng sẽ dễ dàng thiết lập mạng lưới để chia sẻ nguồn lực. Thông qua các mạng lưới như vậy, giáo viên và các bên liên quan khác có thể trao đổi ý kiến, kinh nghiệm và tin tức cũng như tiếp cận được hàng loạt các nguồn lực sẵn có trên các trang mạng của các tổ chức thúc đẩy bình đẳng giới (chẳng hạn như Liên Hợp Quốc phụ nữ, GEAR, và Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).

Minh hoạ một cảnh trong truyện kiều của Nguyễn Du

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận: − Bạn có nghĩ rằng phải có nguồn tài trợ đặc biệt tập trung vào việc thúc đẩy bình đẳng giới? Tại sao hoặc tại sao không?

− Những nguồn lực nào có khả năng chi trả, sẵn có và có thể tiếp cận được trong cộng đồng của bạn? Làm thế nào chúng có thể được huy động?

− Những gì có thể là trở ngại trong việc sử dụng các nguồn lực này một cách hiệu quả?

Page 127: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

121

3.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn

Thu hút sự tham gia của các bên tham gia trong việc thúc đẩy Bình đẳng giới Hoạt động 3.2.1: Thu hút sự tham gia của các bên tham gia để nhận ra

những vấn đề về giới cũng như những giải pháp có thể giải quyết hiệu quả

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/ chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người tham gia sẽ có khả năng để:

- Thông qua việc đóng vai lãnh đạo nhà trường và các bên tham gia, đưa người học vào những vai những tổ chức khác nhau để có thể phối hợp để thúc đẩy bình đẳng giới;

- Phát triển khả năng của họ để tham gia vào các thảo luận công khai về bình đẳng giới;

- Nhận ra những khả quan cho việc phát triển những đối tác cộng đồng-nhà trường hiệu quả trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.

Lí do Các bên tham gia nên được tham gia vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới không chỉ hỗ trợ những hoạt động này theo những cách khác nhau (cụ thể là, thông qua đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, tài chính, phương tiện) mà còn cung cấp những quan điểm của họ về những vấn đề về giới khác nhau chẳng hạn như các vấn đề về giới ở địa phương, những thách thức và nhu cầu về bình đẳng giới; và làm thế nào để làm việc một cách hiệu quả hơn trong việc thúc đấy bình đẳng giới. Hoạt động này mời các thành viên tham gia vào việc đóng vai trong các thảo luận giữa lãnh đạo nhà trường và đại diện của chính quyền địa phương thông qua những vấn đề về giới phù hợp với bối cảnh địa phương được xác định và các đối tác cộng đồng-nhà trường được thiết lập với mục đích để thúc đẩy mở rộng bình đẳng giới.

Hướng dẫn học viên

Chia nhóm lớn thành các nhóm nhỏ. Nhóm đóng vai là lãnh đạo nhà trường. Nhóm đóng vai là các bên tham gia. Nhóm các bên tham gia được phát các thẻ nói rõ vai trò của họ (ví dụ, bác sĩ, các thành viên của tổ chức phi chính phủ, đại diện của các cơ sở kinh doanh ở địa phương).

Page 128: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

122

Thu hút sự tham gia của các bên tham gia trong việc thúc đẩy Bình đẳng giới Hoạt động 3.2.1: Thu hút sự tham gia của các bên tham gia để nhận ra

những vấn đề về giới cũng như những giải pháp có thể giải quyết hiệu quả

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/ chia sẻ)

Hai nhóm (một nhóm là lãnh đạo nhà trường và một nhóm là các bên tham gia) đóng vai trong một thảo luận về thu hút sự tham gia của đối tác vào bình đẳng giới. Thảo luận (10 phút) nên tập trung vào các vấn đề như sau: - Những vấn đề về giới nào cần được đề cập - Kinh nghiệm của những người tham gia về những vấn đề này là gì? - Loại đối tác nào được chọn và tại sao; - Kì vọng từ đối tác là gì? - Trách nhiệm sẽ được chia sẻ như thế nào? Khi kết thúc thảo luận, người điều phối chính sẽ hỏi những thành viên khác đánh giá điểm mạnh và yếu của mỗi thảo luận. Các nhóm khác cũng sẽ theo cặp đôi và đóng vai trong thảo luận của mình. Dựa vào đánh giá của cả nhóm về việc đóng vai, một danh mục các vấn đề sẽ được xem xét khi làm việc với các bên tham gia sẽ được phát triển (chẳng hạn, nhà trường nên kiên định theo điều gì; họ nên cẩn trọng về vấn đề gì; làm thế nào để tối đa hóa hiệu quả làm việc của các bên tham gia).

Đồ dùng cần thiết - Các thẻ cần chuẩn bị trước để chỉ rõ danh sách nhóm bên tham gia.

- Giấy để cho các nhóm viết ý kiến thảo luận - Bảng biểu để tổng kết kết quả - Máy ảnh hoặc máy ghi âm để ghi lại những hoạt động

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động bằng cách đề cập đến tầm quan trọng của các đối tác nhà trường-cộng đồng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.

- Giải thích hoạt động là đóng vai thảo luận giữa lãnh đạo nhà trường và đại diện chính quyền địa phương và đảm bảo rằng những người tham gia hiểu được các bước khác nhau của hoạt động.

- Cho ví dụ về việc khởi đầu thảo luận như thế nào giữa lãnh đạo nhà trường và đại diện cộng đồng: ví dụ, lãnh đạo nhà trường chào hỏi người tham gia và giải thích mục đích của cuộc gặp;

Page 129: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

123

Thu hút sự tham gia của các bên tham gia trong việc thúc đẩy Bình đẳng giới Hoạt động 3.2.1: Thu hút sự tham gia của các bên tham gia để nhận ra

những vấn đề về giới cũng như những giải pháp có thể giải quyết hiệu quả

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/ chia sẻ)

người tham gia tự giới thiệu; hiệu trưởng nhà trường nói về nhu cầu cần thúc đẩy bình đẳng giới ở các bên tham gia với đại diện cộng đồng; ông/bà ấy nêu ra một số vấn đề về giới mà trường cho là phù hợp; ông/bà ấy mời các thành viên của cộng đồng đưa ra ý kiến của họ.

- Chia nhóm lớn thành nhóm nhỏ 3 người, một nhóm sẽ đóng vai là lãnh đạo nhà trường và nhóm khác sẽ nhận một thẻ để đóng vai là bên tham gia đã ghi trong thẻ đó

- Đảm bảo là thời gian được kiểm soát để tất cả các nhóm có thể được thảo luận

- Dành chú ý đến người tham gia sau khi thảo luận, sẽ có thảo luận để đánh giá điểm mạnh và yếu trong mỗi phần trình bày để học để nâng cao kĩ năng thảo luận chung

- Người điều phối hoặc thành viên khác của nhóm sẽ tạo ra một danh sách các điểm mạnh và yếu của các thành viên được nhận ra trong mỗi lần thảo luận mẫu.

Đánh giá

Việc thảo luận mẫu giữa lãnh đạo nhà trường và đại diện cộng đồng có thể được đánh giá dựa vào các tiêu chí khác nhau, chẳng hạn:

- Những vấn đề về giới được đề cập trong thảo luận; - Tất cả mọi người tham gia trong thảo luận đều thể hiện ý

kiến của mình? - Thảo luận có nên có tính cấu trúc? - Thảo luận có dẫn đến những ý tưởng rõ ràng của đối tác và

những hoạt động chính trong tương lai cho việc nâng cao bình đẳng giới? Có thể học được gì từ hoạt động này? (ví dụ, các bên tham gia nên tham gia vào thảo luận với các đối tác cộng đồng-nhà trường trong việc nâng cao bình đẳng giới. Những thảo luận này có thể quan trọng trong việc xác định những vấn đề của cả hai giới, chẳng hạn, những ưu tiên cũng như những cách thức có thể đề cập đến những vấn đề này một cách hiệu quả).

Page 130: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

124

Làm việc với các bên tham gia Hoạt động 3.2.2: Làm thế nào để huy động các bên tham gia là đối tác hiệu quả?

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/chia sẻ) Các mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, các thành viên tham gia sẽ có khả năng:

- Chia sẻ ý tưởng về việc làm thế nào huy động hiệu

quả các bên tham gia trong đối tác để nâng cao bình đẳng giới;

- Mở rộng khả năng của họ để tổ chức các hoạt động dựa vào sự phân bổ các nhiệm vụ một cách công bằng;

- Phát triển các kĩ năng viết các bên tham gia và mời họ tham gia vào các hoạt động/đối tác khác nhau.

Lí do Để thiết lập mối quan hệ đối tác hiệu quả với các bên tham gia trong

việc nâng cao bình đẳng giới, quan trọng là nhận diện những bên tham gia thích hợp, cũng như thu hút nhu cầu của họ để là đối tác tương lai. Tiếp cận các bên tham gia, đặc biệt là trong viết, vì thế là bước quan trọng đầu tiên. Hoạt động này là một lần thử để hình dung ra những hoạt động có thể và quan hệ đối tác với các bên tham gia, cũng như thực hành việc viết thư cho các bên tham gia để mời họ là đối tác của trường mình.

Hướng dẫn học viên 1. Làm việc trong nhóm nhỏ và điền vào bảng dưới đây. Dựa vào các ví dụ, thảo luận và quyết định như là một nhóm các bên tham gia để mời vào các hoạt động khác nhau, và làm thế nào để thu hút họ trong mối quan hệ đối tác hiệu quả.

Các hoạt động nâng cao bình đẳng giới

Các bên tham gia

Làm thế nào để giao tiếp với họ

Cần thiết lập quan hệ đối tác như thế nào? (ví dụ làm thế nào để tham gia vào lực lượng hay chia sẻ các công việc)

Hướng dẫn về nghề nghiệp tại các trường trung học cơ sở (Họp tại

- Phụ huynh

- Đại diện các cơ sở kinh

- Giấy mời tham dự cuộc

- Trường học sẽ cung cấp địa điểm họp và thức ăn nhẹ, cũng như việc lên kế hoạch và một người điều phối cuộc họp - Khách mời sẽ cam kết trình

Page 131: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

125

Làm việc với các bên tham gia Hoạt động 3.2.2: Làm thế nào để huy động các bên tham gia là đối tác hiệu quả?

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/chia sẻ)

trường)

doanh địa phương

- Các nhà tâm lý học

- Đại diện truyền thông

họp - Số điện thoại liên hệ và e-mail

bày ngắn mỗi người khoảng 10-15 phút và sẽ phát tờ thông tin và các tài liệu khác; họ cũng sẽ cam kết nói về nâng cao bình đẳng giới trong phần trình bày của mình - Đại diện truyền thông sẽ trình bày một phim tài liệu về công sở và nơi làm việc trên thế giới và về nâng cao bình đẳng giới - Sau cuộc họp, đại diện các cơ sở kinh doanh sẽ mời các nhóm học sinh tới thăm cơ sở của họ để hướng dẫn thêm về nghề nghiệp với chú ý về giới

Các dự án phục vụ cộng đồng phòng chống bạo lực gia đình

- Phụ huynh

- Đại diện của chính quyền địa phương (văn phòng thành phố; cảnh sát)

- Đại diện các tổ chức phi chính phủ

- Các bác sĩ

- Các nhà tâm lý học

- Giấy mời tham dự và thảo luận cá nhân

- Nhà trường đưa ra định nghĩa (trong các chương trình giảng dạy) về các hoạt động phục vụ cộng đồng ví dụ như cung cấp hỗ trợ học tập (hoặc hỗ trợ về tâm lý) cho trẻ em trong những nơi trú ẩn dành cho những phụ nữ bị lạm dụng - Các tổ chức phi chính phủ, các bác sĩ, các nh tâm lý học và đại diện của chính quyền địa phương đi kèm các em học sinh và các iáo viên trong dự án này; họ cung cấp đào tạo phù hợp dành cho các giáo viên và học sinh; và giúp nhà trường giám sát và đánh giá dự án

Page 132: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

126

Làm việc với các bên tham gia Hoạt động 3.2.2: Làm thế nào để huy động các bên tham gia là đối tác hiệu quả?

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/chia sẻ)

Ý kiến khác

2. Trong nhóm nhỏ, chọn một trong những hoạt động được gợi ý và chuẩn bị một thư/giấy mời gửi tới các bên tham gia khác nhau mà bạn muốn họ tới tham dự (không nên dài quá hai trang). Chia nhỏ nhóm làm việc nếu bạn quyết định rằng mỗi thành phần tham gia sẽ cần riêng một loại thư mời. Trong thư, giải thích các mà bạn dự định tổ chức; mục tiêu; các kết quả dự kiến, các hoạt động này sẽ được tổ chức như thế nào; vì sao bạn nghĩ việc các bên tham gia có liên quan tới các hoạt động này lại quan trọng; bạn mong đợi gì từ các bên tham gia; và bạn mong họ trả lời sớm nhất là bao lâu để có thể thiết lập mối quan hệ đối tác một cách kịp thời. Chia sẻ lá thư của bạn với các nhóm khác và trưng bày nó trên bảng để mọi người có thể cùng đọc được. Các nhóm khác sẽ được yêu cầu đánh giá lá thư bạn thảo bằng cách đưa ra ý kiến mà họ cho rằng lá thư của bạn đã chuyển tải được và những điểm có thể cải thiện thêm.

Đồ dùng cần thiết - Tài liệu phát tay /bản sao bảng trên - Giấy để người tham gia viết thư - Bảng để dán thư do các nhóm viết

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động bằng cách lưu ý rằng, để có sự tham dự của các bên tham gia, nhà trường nên làm việc một cách chủ động và có thể thuyết phục các bên tham gia về những lợi ích tổng thể của sự tham gia của họ vào trong mối quan hệ đối tác cộng đồng-nhà trường để nâng cao bình đẳng giới.

- Giải thích hai phần của hoạt động bằng cách lấy một ví dụ về một tình huống từ bảng trên và phân tích chúng cùng với người học. Bạn có thể cũng mời các học viên đưa ra ví dụ của chính họ về một hoạt động có thể thúc đẩy bình đẳng giới mà trường có thể thực hiện. Thảo luận với người học về các bên tham gia nào cần tiếp cận và làm thế nào để nâng

Page 133: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

127

Làm việc với các bên tham gia Hoạt động 3.2.2: Làm thế nào để huy động các bên tham gia là đối tác hiệu quả?

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/chia sẻ)

cao sở thích và thực hiện hoạt động một cách thành công dựa vào sự phân bổ công việc một cách đồng đều.

- Đưa một ví dụ về một lá thư ngắn hoặc thông điệp mà trường có thể sử dụng để tiếp cận các bên tham gia (chẳng hạn, bằng cách đề cập đến ý tưởng/vấn đề như là một điểm mấu chốt trong biểu đồ).

- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, hỏi các học viên để trưng bày lá thư của nhóm lên bảng, để các nhóm khác có thể nhìn thấy và đánh giá được những điểm mạnh và yếu. Bên cạnh việc dán thư lên, mỗi thành viên của nhóm lớn có thể viết ra những nhận xét của họ lên hai tờ giấy có hai màu khác nhau:

- Thực hiện hoạt động bằng cách nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nắm bắt được mối quan tâm của cá bên tham gia thông qua những cách thích hợp của việc tiếp cận họ và thu hút sự tham gia của họ trong việc hỗ trợ mối quan hệ hợp tác cộng đồng-nhà trường trong việc nâng cao bình đẳng giới.

Đánh giá

Trong việc đánh giá chất lượng của lá thư được các nhóm học viên viết, học viên có thể dựa vào các tiêu chí như sau:

- Nội dung thông điệp có rõ ràng; - Có thuyết phục,

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

Page 134: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

128

Làm việc với các bên tham gia Hoạt động 3.2.2: Làm thế nào để huy động các bên tham gia là đối tác hiệu quả?

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/chia sẻ)

- Liệu các hoạt động dự kiến và những phân bổ nhiệm vụ có phù hợp.

Có thể học được gì từ hoạt động này? (ví dụ, mối quan tâm của các bên tham gia cùng với nhà trường để nâng cao bình đẳng giới có thể không tự minh chứng được, nghĩa là nhà trường nên có khả năng tiếp cận các bên tham gia một cách hiệu quả để thúc đẩy sự quan tâm của họ để đóng góp trong hoàn cảnh của mối quan hệ đối tác cộng đồng – nhà trường).

Sự tham dự của các bên tham gia Hoạt động 3.2.3: Nhạy cảm về giới và các mối quan hệ đối tác hiệu quả với các bên tham gia

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/ chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người tham gia có thể:

- Chia sẻ quan điểm của họ về những ví dụ điển hình về sự

tham dự của các bên tham gia trong bối cảnh mối quan hệ đối tác cộng đồng – trường học để nâng cao bình đẳng giới;

- Nhấn mạnh đến những cách thức nhạy cảm giới có sự tham dự của các bên tham gia;

- Tránh những lỗi xảy ra trong sự tham dự của các bên tham gia, chẳng hạn, nâng cao những bất bình đẳng giới trong những mối quan hệ đối tác này hoặc các chiến lược không hiệu quả.

Page 135: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

129

Sự tham dự của các bên tham gia Hoạt động 3.2.3: Nhạy cảm về giới và các mối quan hệ đối tác hiệu quả với các bên tham gia

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/ chia sẻ) Lí do Trong việc thực hiện mối quan hệ đối tác cộng đồng – trường học về

bình đẳng giới, quan trọng là tập trung chú ý đến những lỗi có thể mắc như thúc đẩy hoặc khuyến khích bất bình đẳng giới bằng sự tham dự chỉ của một giới hoặc thông qua sự lấn át của một giới. Hoạt động này cung cấp cho người học cơ hội phân tích và nhấn mạnh những điều kiện tiên quyết của những cách thức nhạy cảm giới để thu hút sự tham dự của các bên tham gia trong thực hiện các chiến lược sao cho mối quan hệ đối tác không mâu thuẫn với các nguyên tắc và thực tế của bình đẳng giới và sự tham gia hiệu quả của các bên tham gia là bền vững.

Hướng dẫn học viên Làm việc theo nhóm nhỏ và thảo luận về những tình huống ở bảng dưới đây về những ví dụ tốt liên quan đến sự tham dự của các bên tham gia trong việc nâng cao bình đẳng giới và tại sao: Các ví dụ của những tình huống liên quan tới các bên tham gia

Những ví dụ này là tốt- Vì sao?

Có những hạn chế nào trong cách tham dự của các bên tham gia không – vì sao? Phải nên làm thế nào cho đúng?

Một trường học tổ chức một cuộc thi nấu ăn liên thế hệ nơi các gia đình trình bày những món ăn ưa thích của họ và nói về việc họ chia sẻ công việc trong nhà với ý thức về giới ra sao. Các gia đình nấu ăn và người tham dự có thể mua những thức ăn này để đóng góp cho quỹ thăm quan của nhà trường. Hai tháng trước khi lên kế

Page 136: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

130

Sự tham dự của các bên tham gia Hoạt động 3.2.3: Nhạy cảm về giới và các mối quan hệ đối tác hiệu quả với các bên tham gia

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/ chia sẻ)

hoạch, hiệu trưởng trường học viết thư mời gửi các bên tham gia tới tham dự và đề nghị họ đóng góp những gợi ý về việc nhà trường nên tổ chức sự kiện này như thế nào (ví dụ bao gồm các cơ sở kinh doanh tại địa phương, chính quyền địa phương, các cửa hàng). Một trường học tổ chức một lễ kỷ niệm những anh hung của cộng đồng. Nhà trường mời thị trưởng và các cựu chiến binh là nam giới tới chia sẻ các trải nghiệm.

Một trường học tổ chức một bài nói chuyện và thảo luận về những xu hướng mới trong thị trường lao động. Đại diện của các cơ sở kinh doanh địa phương được mời dự nhưng chỉ một tuần trước khi sự kiện diễn ra, khiến cho họ có rất ít thời gian để chuẩn bị. Trường học đã không mời nhà báo nào, vì thế sự kiện đã không được đưa tin trên phương tiện truyền thông nào.

Một trường học tổ chức một cuộc tranh luận về các vai trò thay thế được cho nhau trong gia đình. Chỉ có các mẹ, các bác sĩ nữ và các nhà tâm lý học nữ được mời

Page 137: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

131

Sự tham dự của các bên tham gia Hoạt động 3.2.3: Nhạy cảm về giới và các mối quan hệ đối tác hiệu quả với các bên tham gia

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/ chia sẻ)

tới như những khách mời. Một trường học tổ chức một dự án phục vụ cộng đồng dành cho học sinh tập trung vào việc phòng chống các bạo hành có yếu tố giới. Các bên tham gia khác nhau (ví dụ như chính quyền địa phương, phụ huynh; các tổ chức phi chính phủ) được mời tham dự để cùng tập trung suy nghĩ đưa ra ý tưởng; mục tiêu chương trình; các kết quả dự kiến; các hoạt động/sáng kiến; nguồn lực cần thiết; thời gian tổ chức; và chia sẻ nhiệm vụ.

Những tình huống khác đề xuất của bạn?

Chia sẻ kết quả thảo luận của bạn với những thành viên của nhóm khác.

Đồ dùng cần thiết - Tài liệu phát tay /bản sao bảng trên - Giấy hoặc máy tính để nhóm làm việc - Bảng, máy tính hoặc màn hình để trình bày kết quả

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động bằng cách đề cập đến một người có thể tránh những bất bình đẳng giới trong mối quan hệ đối tác cộng đồng – nhà trường, vì thế những mối quan hệ đối tác đó nên được nhìn nhận dưới lăng kính về giới. Nó cũng quan trọng đối với các bên tham gia có bằng lòng với sự tham dự của họ vì thế mối quan tâm bền vững của họ đối với mối quan hệ đối tác có thể duy trì bền vững.

Page 138: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

132

Sự tham dự của các bên tham gia Hoạt động 3.2.3: Nhạy cảm về giới và các mối quan hệ đối tác hiệu quả với các bên tham gia

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/ chia sẻ)

- Giải thích hoạt động bằng cách sử dụng ví dụ/tình huống từ bảng trên. Ví dụ, mời một cựu chiến binh đến một buổi nói chuyện anh hùng chiến tranh (tình huống thứ 2 ở trong bảng) là một ví dụ về việc tiếp tục tạo ra những bất bình đẳng giới mặc dù có ý định tốt về nâng cao bình đẳng giới.

- Cuối hoạt động, hỏi các nhóm khác nhau chia sẻ một ví dụ từ bảng của họ và giải thích tại sao nó là tốt hay không tốt.

Đánh giá

Trong việc đánh giá các ví dụ/tình huống khác nhau, người học có thể xem xét các tiêu chí như sau:

- Tình huống không có bất bình đẳng giới? - Các bên tham gia có cơ hội được tham gia một cách đầy đủ

không? - Họ có nhận được đủ sự rõ ràng? - Họ có thích tiếp tục cộng tác với, tham gia vào trong các mối

quan hệ đối tác như vậy hay không? Học được gì từ hoạt động này? (ví dụ, có quan trọng để tránh bất bình đẳng giới trong hoàn cảnh mối quan hệ đối tác cộng đồng-nhà trường để nâng cao bình đẳng giới).

Page 139: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

133

Vận động bình đẳng giới Hoạt động 2.3.4: Các chiến lược cho vận động bình đẳng giới

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/ chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có thể:

- Mở rộng hiểu biết về những điều kiện tiên quyết cho vận

động bình đẳng giới một cách thành công - Xác định được các hoạt động và phương pháp phù hợp để

vận động bình đẳng giới thành công - Phát triển các kĩ năng để chuẩn bị những đồ dùng phù hợp

cho việc vận động bình đẳng giới.

Lí do Để thành công, vận động bình đẳng giới nên có sự huy động của nhiều yếu tố như công chúng đích hoặc nhóm khán giả; các vấn đề có độ nhạy cảm cao và tiềm năng; các thông điệp và cách thức phù hợp để chuyển tải chung; quản lí chất lượng. Hoạt động này mời các học viên đóng vai tình huống về vận động bình đẳng giới thông qua nhiều phương pháp và phương tiện khác nhau.

Hướng dẫn học viên Làm việc theo từng nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ chọn một thẻ với những gợi ý về vận động bình đẳng giới: 1. Viết thư cho Bộ GD&ĐT yêu cầu bao gồm các vấn đề về bình

đẳng giới trong các khóa đào tạo giáo viên một cách thường xuyên;

2. Viết thư cho Bộ GD&ĐT yêu cầu tổ chức các khóa đào tạo dành cho các giáo viên về làm thế nào để tránh định kiến về giới trong lớp học;

3. Chiến dịch truyền thông (ví dụ đài phát thanh, truyền hình, internet) để nhân rộng các thực tiễn tích cực/ gương tốt của trường học trong việc thúc đẩy công tác lãnh đạo có cân bằng về giới;

4. Tổ chức một cuộc triển lãm ở trường về những mong đợi và quan điểm của học sinh về bình đẳng giới;

5. Tổ chức một tranh luận dành cho các phụ huynh học sinh nhằm phòng tránh bạo hành có yếu tố giới;

6. Tổ chức một buổi biểu diễn ở trường học (ví dụ ca múa nhạc hoặc đóng kịch) về nâng cao bình đẳng giới.

Page 140: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

134

Vận động bình đẳng giới Hoạt động 2.3.4: Các chiến lược cho vận động bình đẳng giới

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/ chia sẻ)

Song song với mỗi nhiệm vụ, mỗi nhóm sẽ phát triển cuộc vận động của họ bằng cách:

- Đưa ra các mục tiêu rõ ràng; - Sử dụng các luận điểm rõ ràng để thuyết phục các bên tham

gia và đối tác về giáo dục; - Sử dụng các phương pháp phù hợp và có ích để truyền tải

thông điệp và tạo sự chú ý đối với khan giả; - Bao gồm các yếu tố giám sát và đánh giá tác động đến hành

động của bạn. Chia sẻ kết quả của nhóm bạn với các nhóm khác. Bạn rút ra được gì từ hoạt động này?

Đồ dùng cần thiết - Các thẻ chuẩn bị trước về các phương pháp vận động bình đẳng giới khác nhau

- Giấy hoặc/và máy tính để các học viên làm việc về việc vận động bình đẳng giới

- Bảng để trưng bày các đồ dùng Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động bằng cách đề cập đến tầm quan trọng của vận động vì bình đẳng giới;

- Giải thích các hoạt động cho người học bằng cách đưa ra các thẻ gợi ý về những tình huống khác nhau để vận động bình đẳng giới. Lấy 1 thẻ và sử dụng để giải thích về nhiệm vụ (ví dụ, tổ chức buổi triển lãm: hoạt động này có thể trở thành một buổi cho việc vận động vì bình đẳng giới không? Những mục tiêu gì cần đạt? tổ chức trưng bày như thế nào? Huy động các bên tham gia; đánh giá hiệu quả như thế nào về vận động này?)

- Đảm bảo rằng sau khi kết thúc nhiệm vụ, học viên có thể trưng bày sản phẩm hoạt động của họ ở trên bảng – ví dụ, nếu có thể, sử dụng phương pháp ‘trưng bày’, nghĩa là mỗi nhóm sẽ trưng bày ở một nơi và các nhóm khác đi vòng quanh để xem trong vòng 5 phút xem thông tin là gì và đánh giá chất lượng của sản phẩm trưng bày đó.

Page 141: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

135

Vận động bình đẳng giới Hoạt động 2.3.4: Các chiến lược cho vận động bình đẳng giới

90 phút (60 phút làm việc nhóm + 30 thảo luận/ chia sẻ)

- Cuối hoạt động, hỏi học viên đưa ví dụ về thực tiễn tốt trong việc tiến hành vận động bình đẳng giới cùng với những minh họa bằng sản phẩm hoạt động đã được các bạn đồng nghiệp dán ở trên bảng.

Đánh giá Để đánh giá chất lượng của các phương pháp và phương tiện để vận động vì bình đẳng giới, người học có thể dựa vào các tiêu chí như sau:

- Các phương pháp và phương tiện này đã nhạy cảm về giới? - Thông điệp đã rõ ràng và đầy đủ đối với người nghe chưa? - Họ đã có kĩ năng để thuyết phục nhóm công chúng đích hay

chưa? - Họ có khả năng tương tác tích cực với nhóm công chúng

không? (Chẳng hạn, mong muốn của họ khi thực hiện các hoạt động vì nâng cao bình đẳng giới).

Học được gì thông qua hoạt động này? (chẳng hạn, quan trọng là để điều chỉnh các phương pháp và phương tiện vận động vì bình đẳng giới đối với nhóm công chúng; và để hiệu quả, việc vận động nên dựa vào mục tiêu rõ ràng, thông điệp và những mục tiêu kì vọng mong đợi một cách rõ ràng).

Huy động nguồn lực cho bình đẳng giới Hoạt động 2.3.5: Mạng lưới cho bình đẳng giới

60 phút (40 phút làm việc nhóm + 20 thảo luận/ chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có thể:

- Mở rộng hiểu biết của họ về việc huy động nguồn lực đầy

Page 142: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

136

Huy động nguồn lực cho bình đẳng giới Hoạt động 2.3.5: Mạng lưới cho bình đẳng giới

60 phút (40 phút làm việc nhóm + 20 thảo luận/ chia sẻ)

đủ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới (thông qua mạng lưới nhà trường)

- Phát triển năng lực lên kế hoạch và đặt họ vào mạng lưới trường học hiệu quả để nâng cao bình đẳng giới;

- Nhận diện những mạng lưới trường học thực tế tốt mà một cá nhân nào đó có thể học hỏi theo.

Lí do Trong việc lên tiếng có lí do, chẳng hạn bình đẳng giới, mạng lưới nhà trường và thực tiễn cộng đồng thành lập (nhóm giáo viên nhà trường, học sinh, cha mẹ đều hướng đến mục tiêu chung và chia sẻ thực tiễn tốt) là những nguồn lực quan trọng. Nguồn nhân lực đầy đủ và ổn định và các hoạt động mạng lưới là điều kiện tiên quyết quan trọng cho bất kì loại hình lên tiếng nào. Đồ dùng cũng có thể quan trong nhưng sự sẵn sàng, sự tài giỏi và sáng tạo của con người và nhà trường trong việc tham gia vào hoạt động có thể giúp vượt qua mọi thiếu thốn về cơ sở vật chất. Hoạt động này mời các học viên đóng vai là đang trong một mạng lưới trường học hiệu quả cho bình đẳng giới dựa vào những kế hoạch và những mối quan hệ đối tác có ý nghĩa.

Hướng dẫn học viên Làm việc theo từng nhóm nhỏ và mở rộng mạng lưới giao lưu của trường học bằng cách nhấn mạnh những vấn đề như: - Vì sao cần phải mở rộng mạng lưới giao lưu, vì mục đích gì? - Mạng lưới nào trường học cần bao gồm những ai và vì sao? - Cần nhấn mạnh những vấn đề về bình đẳng giới nào? - Làm thế nào để chia sẻ các kinh nghiệm và cùng nhau làm việc? - Làm thế nào để học hỏi các điểm mạnh và yếu của nhau? - Làm thế nào để đánh giá tính hiệu quả của việc mở rộng mạng lưới giao lưu? Chia sẻ mạng lưới giao lưu của trường học mà bạn đề ra với các nhóm khác. Dựa trên những đóng góp của bạn, người điều phối chính sẽ đưa ra một danh sách những lời khuyên thực tế cho việc mở rộng mạng lưới giao lưu của trường học một cách hiệu quả.

Page 143: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

137

Huy động nguồn lực cho bình đẳng giới Hoạt động 2.3.5: Mạng lưới cho bình đẳng giới

60 phút (40 phút làm việc nhóm + 20 thảo luận/ chia sẻ) Đồ dùng cần thiết - Giấy hoặc máy tính cho người học viết ý tưởng của mình để

phát triển kế hoạch mạng lưới nhà trường; - Bảng hoặc màn chiếu để trưng bày những kế hoạch về

mạng lưới nhà trường của người học; - Máy ảnh, máy quay để ghi lại hoạt động (chẳng hạn, phần

trình bày về kế hoạch mạng lưới các trường học)

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu hoạt động bằng cách giải thích ý tưởng của mạng lưới và thực tiễn cộng đồng và nhấn mạnh thực tế là mạng lưới là một nguồn lực quan trọng mà cá trường có thể huy động trong việc thực hiện các chương trình bình đẳng về giới

- Đưa ra một ví dụ về mạng lưới nhà trường lí tưởng dựa vào những tình huống có thật (chẳnghạn, các học viên trong khóa tập huấn có thể chia sẻ kinh nghiệm của chính mình; ví dụ, trường có mạng lưới qua internet để tạo ra những cơ sở dữ liệu điện tử về những tiến bộ của bình đẳng giới trong cộng đồng của họ, dựa vào những bài truyền miệng

- Giải thích nhiệm vụ và luôn thực hiện đúng thời gian - Cuối hoạt động, hỏi nhỏm chia sẻ kế hoạch của họ cho

mạng lưới nhà trường. Nếu thời gian không cho phép tất cả các nhóm trình bày, hỏi một hay hai nhóm trình bày trước lớp, trong khi những kế hoạch khác về mạng lưới nhà trường sẽ được dán lên bảng, để các nhóm khác có thể đọc được.

Đánh giá

Học được gì từ hoạt động này? (chẳng hạn, mạng lưới trường đó có thể quan trọng trong việc nâng cao bình đẳng giới và/hoặc cộng đồng thực tiễn có thể được xây dựng xung quanh các ý kiến về nâng cao bình đẳng giới đặc biệt là sử dụng công nghệ mới và mạng Internet).

Page 144: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

138

3.3 Đánh giá 3.3.1. Hoạt động trò chơi. Mỗi câu hỏi, chọn một câu trả lời đúng từ những đáp án khác nhau ở dưới (chỉ có một đáp án đúng): 1. Các bên tham gia giáo dục là

1. Người thích trường học. 2. Người hỗ trợ hiệu quả của giáo dục bằng cách có những quan tâm chính đáng và sự tham gia vào các hoạt động của nhà trường. 3. Người đọc về giáo dục.

2. Lên tiếng vì bình đẳng giới có nghĩa

1. để giải thích bình đẳng giới là gì 2. để nâng cao giá trị, nguyên tắc, thực tế bình đẳng giới với cách nhìn các đối tác vận dụng và hỗ trợ 3. để bảo vệ quyền của phụ nữ

3. Mạng lưới nhà trường có nghĩa

1. Để áp dụng các hoạt động ngoại khóa tương tự ở một số trường học 2. Có giáo viên giống nhau dạy ở nhiều trường khác nhau 3. Trường học đó làm việc vì những mục tiêu chung, trong hoàn cảnh của một dự án chung và chia sẻ nguồn lực, chiến lược và mục tiêu làm việc.

4. Thực hành tại cộng đồng 1. Mọi người có cùng sở thích. 2. Mọi người biết tên của nhau 3. Mọi người làm việc dựa trên sự chia sẻ chung và thực hành để đạt kết quả mong đợi.

3.3.2. Tự đánh giá. Đánh giá xem hiểu biết về bạn về những gì được liệt kê dưới đây trước và sau khóa tập huấn Hiểu biết của tôi về vấn đề Trước tập huấn Sau tập huấn

Thấp Trung bình

Cao Thấp Trung bình

Cao

Lên tiếng vì bình đẳng giới như thế nào

Thu hút trường tôi vào mạng lưới các trường như thế nào

Huy động nguồn lực để nâng cao bình đẳng giới như thế nào

Thu hút sự tham dự của các bên tham gia trong các hoạt động của trường tôi như thế nào

Đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động với cá bên

Page 145: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

139

Hiểu biết của tôi về vấn đề Trước tập huấn Sau tập huấn Thấp Trung

bình Cao Thấp Trung

bình Cao

tham gia như thế nào 3.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên Những điều NÊN làm Những điều KHÔNG NÊN làm

Khuyến khích quan điểm chủ động của các giáo viên trong việc vận động các nguồn lực (để họ có thể chủ động xác định/ phát triển những nguồn lực cần thiết trong hoàn cảnh của mình; không dễ dàng bằng lòng với những sử dụng không hiệu quả của nguồn lực, mà chủ động phân tích đánh giá các giá trị của nguồn lực đó và sử dụng nó một cách tốt nhất)

Phát triển năng lực của các giáo viên để họ có thể tự sử dụng những tài liệu phù hợp với hoàn cảnh dựa vào việc sử dụng các nguồn lực ở địa phương một cách sáng tạo (ví dụ sử dụng các câu chuyện truyền miệng)

Phổ biến cho các giáo viên về phương pháp tiếp cận “toàn trường học” và mạng lưới giao lưu của nhà trường (ví dụ trong trao đổi và chia sẻ nguồn lực)

Cân bằng việc sử dụng các công nghệ hiện đại và các phương pháp truyền thống như viết thư tay, vẽ, âm nhạc, đóng kịch, thay vai...

Phổ biến cho các giáo viên rằng chính kiến thức được đào tạo của họ về bình đẳng giới là một nguồn lực quan trọng

⇒ Khiến cho các giáo viên có ấn tượng rằng có thể thúc đẩy bình đẳng giới dựa trên những nguồn lực đắt tiền

⇒ Kiến cho các giáo viên có ấn tượng rằng nguồn lực để nâng cao bình đẳng giới phải là những nguồn lực ngoài trường học hay ở ngoài môi trường của họ.

⇒ Bỏ qua những định kiến về giới của cá nhân các giáo viên mà thực chất nên được nhấn mạnh

3.5 Tài liệu tham khảo và các liên kết Deshmukh, Towery, Ila. 2007. Fostering Gender Equality in Schools Through Reflective Professional Development: A Critical Analysis of Teacher Perspectives. In: Penn GSE Perspectives on Urban Education, Vol. 5, Issue 1: Teaching for Social Justice. Fall 2007. http://www.urbanedjournal.org INEE . 2010 INEE Reference Guide on External Education Financing.

Page 146: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

140

http://www.ineesite.org/uploads/documents/store/INEE_Reference_Guide_on_External_Education_Financing_%28Eng%29.pdf INEE. (2010). Gender Equality In and Through Education. INEE Pocket Guide to Gender. http://ineesite.org/index.php/post/member_inee_pocket_guide_to_gender OECD (2009). The Social Institutions and Gender Index (SIGI). http://www.oecd.org/document/39/0,3343,en_2649_33935_42274663_1_1_1_1,00.html Rutgers. United Nations Advocacy. Gender Equality Architecture Archives. Centre for Women’s global Leadership. http://www.cwgl.rutgers.edu/globalcenter/policy/unadvocacy/geaarchives.html Sadker, D. 2000. Gender equality: Still knocking on the classroom door. In: Equity and Excellence in Education, 33(1), pp. 80-83 UNESCO Ha Noi Office, UNESCO IBE & MOET/VINIES. 2010. Report of findings. Primary textbook analysis from gender perspective. UNICEF. Millennium Development Goals. http://www.unicef.org/mdg/index_genderequality.htm UNIFEM. 2007. Capacity Development for Promoting Gender Equality in the Aid Effectiveness Agenda. Lessons from Sub-regional Consultations in Africa. UNIFEM Discussion Paper 2007. UNGEI. 2009. Gender Audit Tool. A Guidance Note for Gender Review in Education. http://www.ungei.org/resources/files/Gender_audit_tool_English_version.pdf

Page 147: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

118

Mô đun 4: Giám sát và Đánh giá 4.1 Các khái niệm cơ bản 4.1.1.Các vấn đề về chất lượng trong nâng cao bình đẳng giới: Vì sao công tác giám sát và đánh giá quan trọng? 4.1.2 Vai trò của giáo viên trong việc giám sát các chương trình về bình đẳng giới 4.1.3 Đánh giá các yếu tố đầu vào, qua trình và kết quả của các vấn đề về giới 4.2. Giới thiệu các hoạt động dạy học 4.3. Đánh giá 4.4. Những gợi ý dành cho báo cáo viên 4.5. Tài liệu tham khảo và các liên kết Bạn học được gì từ mô đun này? Bạn sẽ: ⇒ Xây dựng khả năng kết hợp giám

sát và đánh giá trong các chương trình nâng cao bình đẳng giới của bạn

⇒ Có khả năng xác định các chỉ tiêu về chất lượng và các phương pháp áp dụng liên quan trong các chương trình về bình đẳng giới của bạn

⇒ Sử dụng các công cụ giám sát và các chiến lược nhạy cảm giới có chất lượng

⇒ Áp dụng cách tiếp cận về giới trong việc đánh giá đầu vào của quá trình học tập, quá trình và công cụ dưới quan điểm về giới

⇒ Có khả năng sử dụng các kết quả giám sát và đánh giá để cải thiện công việc giáo viên của bạn, cũng như cải thiện trong trường học và cộng đồng và của bạn

Theo http://www.dreamstime.com/royalty-free-stock-photography-equality-image11632207

Page 148: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

119

4.1 Các khái niệm cơ bản

4.1.1.1 Các vấn đề về chất lượng trong nâng cao bình đẳng giới Các chương trình nâng cao bình đẳng giới (ví dụ các hoạt động về bình đẳng giới được lồng ghép trong các chương trình dạy và học của các lĩnh vực học/các bộ môn khác nhau; các hoạt động ngoại khóa; các hoạt động hướng về phục vụ cộng đồng) nên tạo ra những tác động tích cực đối với cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ có mục đích tốt thôi không đủ để đảm bảo để có thể đạt được những kết quả như vậy. Chất lượng của các chương trình về bình đẳng giới nên là mối quan tâm của tất cả những ai tham gia vào mọi cấp độ của chương trình bình đẳng giới, bao gồm các bước nhận thức, thiết kế và thực hiện.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” -Tục ngữ Việt nam Bạn có đồng ý không?

4.1.1 Các vấn đề về chất lượng trong nâng cao bình đẳng giới: Vì sao công tác giám

sát và đánh giá quan trọng?

Các vấn đề chính Các khái niệm chính

4.1.1.1 Các vấn đề về chất lượng trong nâng cao bình đẳng giới 4.1.1.2 Giám sát và đánh giá là gì? 4.1.1.3 Vì sao công tác giám sát và đánh giá lại quan trọng?

• Điều kiện đầu vào • Đánh giá • Thực hành tốt • Chỉ tiêu • Kết quả hoc tập • Chất lượng • Tiêu chí chất lượng • Chỉ số chất lượng • Giám sát

Thông tin cơ bản • Giám sát và đánh giá là quan

trọng để đảm bảo chất lượng của các chương trình bình đẳng giới

• Các cách thức để đo lường chất lượng phụ thuộc vào việc chất lượng đó được xác định như thế nào

• Đánh giá thường được thực hiện thông qua việc đưa ra các tiêu chí.

EFA Mục tiêu 6: “Cải thiện mọi khía cạnh của chất lượng giáo dục, và bảo đảm kết quả nỗ lực của học sinh để THT công nhận và đo lường kết quả đạt được của tất cả, đặc biệt là trong văn học, toán và kỹ năng sống cần thiết.” Khung Hành động Dakar, 2000

Page 149: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

120

Khi sử dụng bất kỳ cách đo lường nào thì đánh giá chất lượng đều phải được dựa trên các tiêu chí và các chỉ số rõ ràng. Tiêu chí là những tiêu chuẩn hoặc nhận xét được lựa chọn (hoặc nhữg quy định và nguyên tắc của việc đánh giá), dựa trên kết quả dự kiến. Các chỉ số đều là cách thức biết nhiều (hay ít) về tiêu chuẩn mà đã được thực hiện. Chỉ số chất lượng thường được dựa vào các điều kiện đầu vào (đào tạo giáo viên, sách giáo khoa, môi trường học tập) và quá trình học tập cũng như kết quả học tập. Dưới đây là một số ví dụ về các chỉ tiêu chất lượng và các chỉ số chất lượng cho các hoạt động bình đẳng giới. Tiêu chuẩn chất lượng Chỉ số Chất lượng Các yếu tố minh họa và đồ họa của sách giáo khoa nên được ưu tiên, miễn phí.

1.1 Vai trò mà các cô gái / phụ nữ và trẻ em trai trong các mối quan hệ với mọi người 1.2 Tần số miêu tả cô gái / phụ nữ và trẻ em trai / người đàn ông trong tình huống khác nhau (ví dụ.cân bằng giới được tôn trọng không?) 1.3 Các tình huống được thực hành tốt (ví dụ, thể hiện được nhạy cảm giới và cân bằng giới)

Cả hai giới cô gái / phụ nữ và trẻ em trai / đàn ông cần được tích cực tham gia vào việc ra quyết định ở cấp trường

2. 1 Tỷ lệ bé trai / đàn ông và bé gái / phụ nữ trong các cơ quan trường ra quyết định ( ví dụ - Liên chi đội; Sao đỏ; chi đoàn) 2,2 Số đề xuất được em trai / đàn ông và bé gái / phụ nữ thực hiện cải thiện các trường học chương trình bình đẳng giới.

Giáo viên ở tất cả các môn học nên khuyến khích đối thoại quan trọng về giới.

3.1 Hoàn thành các chương trình đào tạo giáo viên tập trung vào các chiến lược cho nhận thức về giới. 3.2 Bằng chứng trong sách giáo khoa / giáo viên hướng dẫn các gợi ý để giáo viên và học viên tham gia vào các cuộc đối thoại quan trọng

UNESCO Photobank/Justin Mott

“Xây dựng trên những tiến bộ đạt được đối với Giáo dục Tiểu học toàn cầu (UPE), trọng tâm của chính sách giáo dục và cải cách trong thập kỷ 2000 được chuyển đổi theo hướng nâng cao chất lượng. Cuối cùng điều này để nhận ra tiềm năng của giáo dục như là một động lực phát triển và là phương tiện để hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam hướng tới một xã hội hiện đại dựa trên tri thức và cạnh tranh toàn cầu.” Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Kế hoạch hành động quốc gia GDCMN, 2003-2015, trang 8

Câu hỏi từ "Danh mục kiểm tra để đánh giá chất lượng và bầu không khí ở các trường tiểu học Hà Lan" (Mục C: Hành vi Giáo viên):"Các giáo viên có tạo ra một môi trường lớp học thoải mái?"• thể hiện một thái độ thoải mái và không có hành độngkiểu ra lệnh hoặc điều khiển;• tạo ra một bầu không khí an toàn;• làm cho học sinh cảm thấy tự do để hỏi và trả lời câu hỏi;• khuyến khích học sinh tham gia thảo luận; Theo Creemers & Reezigt, 1999, trang 42

Page 150: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

121

4.1.1.2 Giám sát và đánh giá là gì?

Giám sát và đánh giá là những khái niệm luôn đi đôi với nhau. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa giám sát và đánh giá, trong đó, giám sát là bước đầu tiên của việc đánh giá. Khi giám sát dựa vào những dữ liệu thu thập được với quan điểm ý thức về một tuyên bố nào đó, việc đánh giá có nghĩa là phân tích và giải nghĩa dữ liệu thu thập được dựa vào các chỉ tiêu về chất lượng, các chỉ tiêu đánh giá về giá trị của dữ liệu. Việc đánh giá cho thấy không chỉ những gì đã diễn ra, mà còn cho thấy những gì diễn ra: ⇒ là tốt hay xấu; ⇒ liệu việc đó có đi đôi với những gì được

mong đợi hay không; ⇒ liệu nó có phải là một trong những thực

tiễn tích cực hay không, và vì sao? Nói cách khác, đánh giá là một quá trình để xác định có hay không một chương trình thành côngcủa một trường học hoặc toàn bộ hệ thống trường học và tại sao. Mục đích chính của cả hai giám sát và đánh giá là để thông báo cho người ra quyết định (và các bên liên quan) để nâng cao chất lượng các dự án đang thực hiện cũng như các chương trình trong tương lai.

Theo Thanh tra giáo dục Scotland: công cụ kiểm tra, đánh giá cho các

trường trong tập huấn

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận: − Định nghĩa của bạn về chất lượng trong bối cảnh các chương trình bình đẳng

giới là gì? − Nếu các mục tiêu và kết quả dự kiến của chương trình bình đẳng giới được

xây dựng cụ thể, rõ ràng, điều này có đảm bảo cho sự thành công của họ? − Theo quan điểm của bạn, mối quan hệ giữa giáo dục chất lượng và thực hành

tốt là gì? − Làm thế nào người ta có thể đánh giá "thực hành tốt”?

Thông tin cơ bản • Giám sát và đánh giá liên

quan chặt chẽ, nhưng không giống nhau

• Giám sát giúp những gì đang xảy ra đúng hướng

• Đánh giá xác định xem những gì đã xảy ra đáp ứng các mục tiêu chương trình.

Page 151: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

122

4.1.1.3 Vì sao công tác giám sát và đánh giá lại quan trọng?Giám sát và đánh giá nên được đưa vào mọi chương trình giáo dục, bao gồm các chương trình về bình đẳng giới, ngay từ khi mới bắt đầu. Việc này không nên chỉ phục vụ việc đánh giá một chương trình/dự án khi nó kết thúc mà nó phải là công cụ lên kế hoạch và công cụ trong tiến hành thực hiện trong suốt quá trình của dự án/chương trình. Mặt khác, nó cần được thực hiện để tiến hành “để đảm bảo mục tiêu được đáp ứng và phân tích về chương trình dựa vào những bài học được rút ra qua thời gian.”1 Vì vậy, giám sát thường là một quá trình nội bộ, nó có thể giúp thông báo cho giáo viên, phụ huynh và các thành viên cộng đồng khác đã tiến trình (hoặc không) đang được thực hiện. Ví dụ, việc giới thiệu giảng dạy về nhạy cảm giới và thực tiễn học tập có thể được theo dõi về mặt số liệu phân tổ về trẻ em trai và trẻ em gái đánh giá thực hiện tại các khu vực nhằm đạt mục tiêu đề ra, và / hoặc thay đổi trong thái độ và hành vi có thể được báo cáo. Nếu, trong suốt thời gian, quá trình theo dõi cho thấy một khoảng cách giới không được thu hẹp lại, các chiến lược bìng đẳng giới nên được xem xét lại để xem xét liệu có cần những can thiệp hoặc có cần thiết tăng cường hơn không. Đánh giá có thể được thực hiện cho các mục đích nội bộ, bên ngoài hoặc cả hai. Một quá trình đánh giá, ví dụ, có thể được thiết kế để giúp một hệ thống giáo dục quốc dân biết làm thế nào các trường cũng đang tiến triển theo hướng mục tiêu chất lượng toàn hệ thống.

1 UNESCO, 2009, p. 11

UNESCO Photobank/Justin Mott

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận: − Bạn có nghĩ rằng giám sát là một bước quan trọng để đánh giá? Tại sao là có

hoặc tại sao không? − Có thể đánh giá được thực hiện mà không có giám sát? Bạn có biết các ví dụ

là nó đã xảy ra ở đâu không? − Khi nào theo dõi và đánh giá phải được thực hiện? − Theo quan điểm của bạn, cách theo dõi và đánh giá có thể được sử dụng để

ngăn chặn những hoạt động sai lầm không?

“Làm thế nào để làm tốt các chương trình bình đẳng giới?

Thông tin cơ bản • Đánh giá và giám sát rất quan

trọng để tìm hiểu xem một chương trình đã có hiệu quả không theo những cách khác nhau.

• Các kết quả của đánh giá và giám sát giúp việc cho việc lập kế hoạch giai đoạn tiếp theo hoặc chương trình mới.

Lập kế hoạch

Kết quả Đánh giá

Page 152: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

123

4.1.2.1 Làm thế nào để giám sát các chương trình về bình đẳng giới trong trường

học và cộng đồng của bạn Giáo viên có thể làm gì để giám sát chất lượng của những chương trình về bình đẳng giới của mình? Mặc dù các giáo viên không phải là những người đánh giá cuyên nghiệp nhưng những đóng góp của họ trong việc giám sát các chương trình về bình đẳng giới có thể khá quan trọng. Trước hết cần xác định các câu hỏi giám sát, ví dụ như: ⇒ Quá trình có được thực hiện theo như kế

hoạch không? ⇒ Đâu là những khó khăn/ khuyết điểm của

quá trình? ⇒ Có thể làm được gì để cải thiện quá trình?

Khi những câu hỏi này đã được xác định, bước tiếp theo là phát triển và đưa vào vị trí chiến lược giám sát đơn giản. Trong suốt quá trình này, giáo viên cần tận dụng cơ hội để sử dụng theo dõi cho việc học tập và chia sẻ lẫn nhau.

4.1.2 Vai trò của giáo viên trong việc giám sát các chương trình về bình đẳng giới

Các vấn đề chính Các khái niệm chính

4.1.2.1 Làm thế nào để giám sát các chương trình về bình đẳng giới trong trường học và cộng đồng của bạn

• Các công cụ giám sát • Các chiến lược giám sát • Các phương thức tiếp cận

nhằm thu hút sự tham gia của các bên

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận: − Bạn có nghĩ là bạn, với tư cách là một giáo viên, nên tham gia vào cả việc giám

sát và đánh giá? − Có thể làm gì nếu giám sát cho thấy rằng dự án hoặc chương trình là không đi đúng hướng

− Làm thế nào có thể một quá trình theo dõi và đánh giá tránh bị coi là quá chủ quan?

Thông tin cơ bản • Là một giáo viên, có rất

nhiều cách bạn có thể tham gia giám sát bình đẳng giới.

• Trước tiên, xác định các câu hỏi theo dõi.

• Sau đó, xác định từng phần của quá trình theo dõi.

• Thực hiện, chia sẻ và học hỏi từ quá trình giám sát

Page 153: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

124

Ví dụ, giám sát cung cấp cho giáo viên có cơ hội để học cách sử dụng phương pháp thích hợp, chẳng hạn như câu hỏi, quan sát, phỏng vấn và tập trung vào các nhóm như các công cụ thu thập dữ liệu. Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp (nếu cần), họ cũng có thể có được các kỹ năng để phân tích và tổng hợp các dữ liệu thu thập được. Cuối cùng, giáo viên có thể tham gia với các đồng nghiệp trong việc đưa ra quyết định về các kết quả của quá trình giám sát được sử dụng đúng cách. Chi tiết thêm cho từng thành phần của quá trình giám sát được cung cấp trong hộp bên dưới. Vai trò của giáo viên trong quá trình giám sát

Tất cả các phần của một chiến lược giám sát tốt sẽ phù hợp với nhau.

Giáo viên có thể làm gì để giám sát các chương trình bình đẳng giới

Địn

h ng

hĩa

một

chiến

lược

giá

m sá

t (đơn

giả

n)

• Xác định mục tiêu của bạn (vì sao cần giám sát?) • Lên kế hoạch các hoạt động của bạn dựa trên một lịch trình thực tế • Xác định nguồn nhân lực và các nguồn lực khác cần thiết (ai thực hiện? Sử

dụng những công cụ và cơ sở vật chất nào?) • Bảo đảm những ai liên quan tới công tác giám sát đã có những đào tạo phù

hợp; • Bảo đảm sự phối hợp giữa lãnh đạo trường học và các nhân viên, cũng như

với cộng đồng các bên tham gia (ví dụ các phương thức tiếp cận nhằm thu hút sự tham gia của các bên: các bên tham gia không bị bỏ rơi);

• Thu thập dữ liệu và xử lý và hệ thống các dữ liệu; • B o đ m giao ti p gi a các bên tham gia và đ i tác v  giáo d c di n ra t t, và đ c d a trên nh ng d  li u rõ ràng và đáng tin c y.

Sử dụn

g gi

ám sá

t như

một

hội p

hát

triể

n/hỗ

trợ

nghề

ng

hiệp

• Tiếp cận việc giám sát như:

- Tiếp cận việc giám sát như một cơ hội xây dựng năng lực - Một cơ hội chia sẻ và học tập lẫn nhau; - Tiếp cận việc giám sát như một cơ hội thực hiện các sáng kiến trong

phương pháp sư phạm làm nền tảng cho việc cải thiện phương pháp của bản thân.

Sử dụn

g cá

c cô

ng cụ/

biện

phá

p ph

ù hợ

p để

thu

thập

dữ

liệu

• Khảo sát quan điểm của các bên tham gia giáo dục thông qua phỏng vấn; các nhóm nghiên cứu tập trung

• Thực hiện quan sát lớp học (bao gồmviệc sử dụng các thiết bị hiện đại • Ghi lại những ghi chép quan sát lớp học trong sổ giáo viên liên quan tới

những thành tích và vấn đề của chương trình • Tạo nên một “hồ sơ” dữ liệu về chương trình thu thập những đóng góp của

học sinh, các đồng nghiệp, của các bên tham gia khác nhau và của bản thân • Tham gia vào việc phân tích các tài liệu về học sinh và của trường học; • Tham gia vào việc phân tích các chương trình giảng dạy và các sách giáo

khoa;

Page 154: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

125

Giáo viên có thể làm gì để giám sát các chương trình bình đẳng giới T

hu th

ập v

à hệ

thốn

g dữ

liệu

(nếu

cần

, với

sự

giúp

đỡ

của

nhữn

g ngườ

i chu

yên

xử lý

dữ

liệu)

• Đảm bảo dữ liệu của bạn rõ ràng, đáng tin cậy và có liên quan • Đảm bảo dữ liệu của bạn không bị bóp méo một cách chủ quan, bao gồm định kiến về giới

• Đ m b o d  li u c a b n là nh ng thông tin có phân tách d  li u v  gi i n u có th

Đảm

bảo

kết

quả

của

việc

giá

m sá

t đượ

c sử

dụ

ng một

các

h th

ích

hợp

• Thảo luận với các đồng nghiệp của bạn về những kết quả chính từ công việc giám sát liên quan tới ưu và khuyết điểm của chương trình: có thể rút ra điều gì từ việc làm này?

• Những khía cạnh nào của chương trình của bạn cần cải thiện và làm thế nào để cải thiện?

• Làm th  nào đ  ch ng trình c a b n có th  đ c đi u ch nh đ  nh ng mong đ i tr  nên th c t  và hi u qu  h n? 

4.1.3 Đánh giá các yếu tố đầu vào, quá trình và kết quả của các vấn đề về giới

Các vấn đề chính Các khái niệm chính

4.1.3.1 Đánh giá các yếu tố đầu vào, cách xử lý và các kết quả của quá trình học tập thông qua lăng kính giới 4.1.3.2 Làm thế nào để sử dụng các kết quả đánh

giá trong việc cải thiện các chương trình về bình đẳng giới

• Nhận xét • Đánh giá về sự tham gia • Điều chỉnh/cải thiện

chương trình • Hiệu quả và tác động • Độ tin cậy • Tính bền vững • Giáo viên là những

người phản hồi và dẫn dắt thay đổi

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận:

− Bạn sẽ sử dụng cách tiếp cận gì để các đồng nghiệp tham gia giám sát dự án hoặc các chương trình bình đẳng giới tại trường học của bạn?

− Những loại hình hỗ trợ chuyên nghiệp mà bạn nghĩ rằng bạn sẽ cần lập kế hoạch và thực hiện quá trình giám sát?

− Bạn đoán trước được những trở ngại gì? Làm thế nào bạn và đồng nghiệp của bạn sẽ vượt qua những trở ngại đó?

Page 155: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

126

4.1.3.1 Đánh giá các yếu tố đầu vào, cách xử lý và các kết quả của quá trình học tập thông qua lăng kính giới Đánh giá chương trình/dự án thường được thực hiện bởi những người đánh giá chuyên nghiệp và thường đánh giá từ bên ngoài. Tuy nhiên, giáo viên có thể và nên tham gia vào việc đánh giá các chương trình về bình đẳng giới đặc biệt là vì những nguyên nhân sau: ⇒ Để nh�n xét (ví d  đ a ra quan đi m c a 

h ) v  vi c các ch ng trình v  bình đ ng gi i   tr ng h c/c ng đ ng c a h  đã đóng góp nh  th  nào đ  có đ c những hiệu quả như mong đợi;

⇒ Đ  đóng góp đánh giá nh ng tác đ�ng ng n h n, trung h n và dài h n c a nh ng ch ng trình v  bình đ ng gi i nh  v y đ i v i ch t l ng c a tr ng h c và c ng đ ng; 

⇒ Đ  đóng góp, ph�n h�i nh m c i thi n nh ng ph ng pháp gi ng d y c a b n thân; 

⇒ Đ  đóng góp nh m c i thi n s  minh b�ch c a tr ng h c, cũng nh  tính b�n v�ng c a các ch ng trình v  bình đ ng gi i thông qua xây d ng nh ng thành tích và đ i di n v i nh ng khó khăn/th  thách v i tinh th n xây d ng; 

⇒ Đ  đóng góp cho quá trình tham gia toàn di n và ph n h i các nguyên t c và cách th c th c hi n bình đ ng gi i; 

⇒ Đ  liên t c áp d ng cách nhìn nh n v  gi i trong công vi c hàng ngày khi làm vi c v i các y u t  đ u vào, cách x  lý và các k t qu  c a quá trình h c t p.

Do việc đánh giá các chương trình về bình đẳng giới dựa trên đánh giá về giá trị, trừ phi sử dụng các phương pháp tiếp cận chuyên nghiệp (chủ quan), cần phải luôn hiểu rằng mỗi bên tham gia khác nhau có thể có cách nhìn nhận khác nhau. Do đó, giáo viên với vai trò người thực hiện có vai trò quan trọng trong việc xem xét quan điểm của các bên tham gia khác nhau về học tập và phát triển nhu cầu của học sinh và cộng đồng.

http://clearhorizon.com.au

Đánh giá những khó khăn và những tình huống khó giải quyết “Yêu cầu một số những nhà giáo dục đánh giá những chương trình phổ biến nhất và ta luôn có thể có một luận điểm nhanh chóng được đưa ra. Giáo viên thứ nhất cho rằng “Chương trình này tuyệt vời”, để ý tới những cải thiện trong tiến bộ và cam kết của học sinh. Người thứ hai nói “Thật là vô ích!” giải thích về những sai lầm trong công nghệ, đào tạo, hỗ trợ lãnh đạo, và thời gian cho phép. Những ngưởi ủng hộ chương trình trong câu hỏi sẽ luôn cho rằng nếu các kết quả không như nhau, thì đó là vì những người điều hành và các giáo viên có liên quan đã không thực hiện đầy đủ để có thể trở thành những tấm gương cải cách. Những người phê bình chương trình sẽ cho rằng tiến độ của chương trình bản thân nó đã vô cùng đáng trách.” Reeves, 2010, p. 10

Thông tin cơ bản • Sự tham gia của giáo

viên trong việc đánh giá có sự tham gia của bình đẳng giới có thể có nhiều hiệu ứng tích cực, chẳng hạn như phản hồi từ học viên.

Page 156: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

127

4.1.3.2 Làm thế nào để sử dụng các kết quả đánh giá trong việc cải thiện các chương trình về bình đẳng giới Đánh giá các chương trình về bình đẳng giới không hẳn chính xác là một mục tiêu, mà là một phương tiện để hiểu vì sao những chương trình này lại tạo ra những hiệu quả và tác động như mong muốn, ví dụ như: ⇒ Dựa vào kết quả của chương trình, liệu các

giáo viên có ý thức được về các vấn đề về giới trong giáo dục và có thể tránh những định kiến về giới, phân biệt đối xử và bạo lực có yếu tố giới trong cuộc sống hàng ngày hay không?

⇒ Liệu mối liên kết giữa trường học và cộng đồng có được cải thiện, và sự tham gia của các bên tham gia có phản ánh cân bằng giới hay không?

⇒ Dựa vào chương trình, những cải thiện có thể được ghi lại về những thành tích mà có sự tham gia của cả em trai và em gái hay không?

⇒ Liệu chương trình về bình đẳng giới có tác động tới các cơ sở trường học và cộng đồng khác trong việc thay đổi cách tiếp cận của họ và trở nên quan tâm hơn tới nâng cao bình đẳng giới hay không?

⇒ Liệu các hiệu quả và tác động của chương trình có bền vững hay không?

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận: − Bạn có nghĩ rằng thay đổi các trường học và thói quen giáo viên là khó khăn? Tại

sao? − Bạn với tư cách là một giáo viên có thể làm gìcho những thay đó ? (tức làm

chobình đẳng giới trở thành một mối quan tâm chính trong trường học và cộng đồng của bạn?)

− Làm thế nào các kết quả của kiểm tra và đánh giá có thể c cải tiến các chương trình bình đẳng giới?

− Theo quan điểm của bạn, khi nào và làm thế nào để thay đổi trở nên bền vững

Thông tin cơ bản • Việc đánh giá kết quả là quan

trọng để cải thiện một chương trình bình đẳng giới đồng thời vượt qua những vấn đề gặp phải.

• Bài học có giá trị có thể học được từ việc đánh giá lập kế hoạch của giai đoạn tiếp theo hoặc dự án.

Làm thế nào để sắp xếp thay đổi các chiến lược thành công “Sai lầm trong việc thay đổi các chiến lược không nhất thiết là không thể tránh khỏi. Trên thực tế, hoàn toàn có thể tránh được nếu thay đổi các lãnh đạo sẽ khiến cân bằng ý thức cấp bách của họ với cách tiếp cận cẩn thận hơn để thực hiện thay đổi. Nếu chúng ta rút ra được bất kỳ điều gì từ những thay đổi có hiệu quả trong các trường học hoặc bất kỳ tổ chức phức tạp nào thì đó không phải vì các mệnh lệnh quản lý không truyền cảm hứng cho ai hay các phát biểu sẽ đủ để thay đổi mọi người hoặc vì các tổ chức thiết lập những vị trí cố thủ. May thay, có những bước đi mà trên thực tiễn các lãnh đạo có thể áp dụng để tăng tối đa khả năng thành công của họ.” Theo Reeves, 2009, tr. 7 Theo ý kiến của bạn, các bước thực hiện trong thực tế là gì?

Page 157: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

128

⇒ Có thể học được gì từ những đánh giá về

việc cải thiện các các yếu tố đầu vào, cách xử lý và các kết quả của quá trình học tập (ví dụ làm thế nào để có thể phát triển và thực hiện các nguồn lực học tập có ý thức về giới, ví dụ như các sách giáo khoa; đánh giá; các chiến lược lớp học; làm thế nào để có thể nâng cao năng lực của giáo viên nhằm nhấn mạnh các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới).

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn.”

-Tục ngữ Việt nam

4.2 Giới thiệu các hoạt động dạy học

Giám sát và đánh giá Hoạt động 4.2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của các chương trình bình đẳng giới

60 phút (35’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có thể:

Xác định các tiêu chí đánh giá chương trình bình đẳng giới trong nhgà trường và cộng đồng của mình;

Xác định các yếu tố có thể hỗ trợ và tăng cường chất lượng của

Các câu hỏi trao đổi và thảo luận: − Bạn có cho rằng thay đổi việc làm hàng ngày của các trường học và giáo viên

là khó không? Vì sao? − Là một giáo viên, bạn có thể làm gì để những thay đổi đó diễn ra? (ví dụ như

khiến bình đẳng giới trở thành mối quan tâm chính của cộng đồng và trường học của bạn?)

− Làm thế nào để các kết quả của giám sát và đánh giá giúp cải thiện các chương trình về bình đẳng giới?

− Theo bạn, các thay đổi khi nào thì trở nên bền vững?

Page 158: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

129

Giám sát và đánh giá Hoạt động 4.2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của các chương trình bình đẳng giới

60 phút (35’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ)

chương trình bình đẳng giới Tìm ra các yếu tố có thể chỉ ra được chất lượng của chương trình bình đẳng giới cũng như các cách giải quyết các vấn đề gặp phải

Lí do Theo Báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người2, việc học tập tốt hơn phụ thuộc vào nhiều nhân tố, cụ thể là:

Giáo viên (Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng; tư cách; động lực); Thời gian học tập (thời gian hướng dẫn có tương quan quyết định đối với

thành tích – ít nhất 850-1,000 giờ hướng dẫn mỗi năm cho tất cả các học sinh);

Các bộ môn chính (ví dụ như ưu tiên việc xóa mù chữ - đọc và viết, vì đây là công cụ chính để học tốt các bộ môn khác);

Phương pháp sư phạm (Lựa chọn ngôn ngữ hướng dẫn, ưu tiên ngôn ngữ mẹ đẻ của người học (đặc biệt là những năm đầu);

Tài liệu học tập (có chất lượng, sẵn có và có giá phù hợp); Cơ sở vật chất (lớp học phù hợp, nước sạch, vệ sinh, dễ tiếp cận đối với

những học sinh khuyết tật); Lãnh đạo (trong bộ máy của trường học; phân phối tài nguyên công bằng; có

hệ thống trách nhiệm và bổn phận rõ ràng). Tương tự như học tập, chất lượng của chương trình bình đẳng giới có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và/ hoặc bên ngoài của nhà trường và cộng đồng. Hoạt động này đề nghị người học cùng làm việc để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của các chương trình bình đẳng giới trong trường học và cộng đồng của họ đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục những vấn đề gặp phải.

Hướng dẫn học viên Làm việc theo nhóm nhỏ và thảo luận những yếu tố theo bạn có ảnh hưởng tới chất lượng của các chương trình bình đẳng giới trong trường học và cộng đồng của bạn. Trước hết hãy tập trung suy nghĩ câu hỏi này, sau đó người điều phối của nhóm nhỏ điều khiển để điền vào bảng thảo luận dựa trên các câu hỏi và mẫu sau: Những tiêu chuẩn chất lượng nào bạn sẽ xem xét dành cho các chương trình về bình đẳng giới?

Những nhân ố nào có thể hỗ trợ cho chất lượng của các chương trình về bình đẳng

Những nhân tố nào có thể cản trở chất lượng của các chương trình về bình

Bạn có cho rằng cần vượt qua những nhân tố cản trở chất lượng

2 UNESCO, 2004 (EFA GMR for 2005).

Page 159: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

130

Giám sát và đánh giá Hoạt động 4.2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của các chương trình bình đẳng giới

60 phút (35’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ)

giới? Vì sao? đẳng giới? của các chương trình về bình đẳng giới không?

Ví dụ: - sự tham gia toàn diện trong việc xác định các ưu tiên của nhà trường với các chương trình về bình đẳng giới Khác?

- Ban lãnh đạo của nhà trường thường tham khảo ý kiến của giáo viên, phụ huynh và học sinh; - đài phát thanh của trường.

- Mối liên kết yếu giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng

- Hội đồng cha mẹ học sinh được thành lập để giúp nhà trường thiết kế các chương trình về bình đẳng giới

Điền vào bảng thảo luận và chia sẻ với các nhóm khác.

Đồ dùng cần thiết Tài liệu phát tay hoặc bản phô tô bảng trên; Giấy hoặc máy tính để học viên viết ra các ý tưởng của họ.

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu các hoạt động bằng việc đề cập đến tầm quan trọng của việc xác định các yếu tố có thể hỗ trợ hoặc cản trở chất lượng của các chương trình bình đẳng giới - Sử dụng các ví dụ trong bảng trên hoặc ví dụ khác được đưa ra bởi chính bạn hoặc các học viên để thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của các chương trình bình đẳng giới trong sự tương quan với việc đặt ra một số tiêu chí chất lượng. Ví dụ, nếu các tiêu chí chất lượng được lựa chọn là số người tham gia từ cộng đồng chú ý tới hoạt động bình đẳng giới của trường, một yếu tố tích cực ảnh hưởng gây sự chú ý là sự truyển thông tốt. Tổ chức các hoạt động trong một ngày có thể không thích hợp mà ngược lại gây trở ngại cho người tham dự. Giải pháp để khắc phục vấn đề như vậy là tham khảo ý kiến các thành viên cộng đồng về ngày tháng và thời gian của sự kiện - Yêu cầu các học viên làm việc theo từng nhóm nhỏ và đưa ra ít nhất 3 ví dụ đối với mỗi nhóm. - Yêu cầu các nhóm chia sẻ những ví dụ của họ với nhau với việc lựa chọn ví dụ mà họ cho là có liên quan hoặc thú vị - Rút ra kết luận có liên quan đến công việc của các nhóm (tức là cung

Page 160: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

131

Giám sát và đánh giá Hoạt động 4.2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của các chương trình bình đẳng giới

60 phút (35’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ)

cấp một bản tóm tắt các yếu tố có thể hỗ trợ hoặc cản trở chất lượng của các chương trình bình đẳng giới; thảo luận xem liệu các yếu tố đôi khi có thể hỗ trợ và đôi khi gây trở ngại tới chất lượng của các chương trình bình đẳng giới, tùy theo hoàn cảnh).

Đánh giá

Những gì có thể học được từ hoạt động này? (Ví dụ, trước khi lập kế hoạch và thực hiện các chương trình bình đẳng giới, điều quan trọng để xác định các yếu tố có thể giúp các chương trình phát triển mạnh, cũng như các yếu tố có thể gây trở ngại cho chất lượng của nó, đồng thời trong kế hoạch và thực hiện các chương trình bình đẳng giới điều quan trọng là phải lường trước vấn đề cần giải quyết và khắc phục kịp thời, đảm bảo hiệu quả).

Giám sát và đánh giá Hoạt động 4.2.2: Làm thế nào để tránh những việc làm sai?

60 phút (35’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có thể:

- Xác định (khả năng) những việc làm sai trong bối cảnh các chương trình bình đẳng giới;

- Tạo ra sự khác biệt giữa những ý định tốt và chất lượng nhận được của các chương trình bình đẳng giới;

- Khám phá các hành động có thể đưa vào để tránh những việc làm sai hoặc làm thay đổi những tác động của nó.

Lí do Những ý định tốt để thực hiện các chương trình bình đẳng giới là quan

Page 161: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

132

Giám sát và đánh giá Hoạt động 4.2.2: Làm thế nào để tránh những việc làm sai?

60 phút (35’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ)

trọng, nhưng không đủ để bảo đảm chất lượng của chương trình này, kể cả ảnh hưởng tích cực của họ vào các trường học và cộng đồng. Điều quan trọng nữa là tác nhân giáo dục và các bên liên quan thực hiện chương trình này thành thạo, có nghĩa là họ được trang bị những kiến thức, kỹ năng và thái độ theo yêu cầu của chương trình này đòi hỏi phải để có cách thức thực hiện phù hợp với các giá trị và nguyên tắc cơ bản của họ, mục tiêu chính và các kết quả mong đợi. Hoạt động yêu cầu học viên xem xét kỹ khả năng những việc làm sai trong bối cảnh các hoạt động bình đẳng giới với quan điểm phải nhận thức được những cạm bẫy có thể, và xác định chiến lược ngăn cản và / hoặc thay đổi (tiêu cực) những ảnh hưởng của họ đến cá nhân, tổ chức và cộng đồng.

Hướng dẫn học viên Làm việc theo các nhóm nhỏ và xem xét những gì có thể sai với chương trình về bình đẳng giới của bạn. Ví dụ, giáo viên, thay vì tránh đi những định kiến về giới, có thể xem vô tình nhấn mạnh những định kiến này. Hoặc thay vì phòng chống bạo lực có yếu tố giới, họ có thể sử dụng các phương pháp bạo lực (bao gồm cả bạo lực về lời nói) đối với học sinh của mình. Tập trung cùng suy nghĩ và đưa ra một danh sách những hành vi sai và cản trở, và gợi ý những hành động để tránh những hành động này và vượt qua chúng Chia sẻ các ví dụ của bạn với các nhóm khác. Với sự giúp đỡ của người điều phối chính, chọn 3-5 ví dụ mà bạn nghĩ có liên quan để sử dụng vào các hoạt động đào tạo giáo viên (ví dụ như vậy có thể thu thập từ danh mục các khóa đào tạo giáo viên đặc biệt).

Đồ dùng cần thiết - Giấy hoặc máy tính để học viên viết ra các ý tưởng của họ. - Nếu có thể, đoạn phim video và / hoặc hình ảnh thực hành tốt và

thực hành kém hiệu quả trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu các hoạt động bằng cách nêu rõ tầm quan trọng của việc né tránh thúc đẩy bình đẳng giới bởi các ý nghĩ không đúng, đặc biệt là thái độ và hành vi trái với các giá trị và nguyên tắc của bình đẳng giới.

- Nếu có thể, sử dụng tư liệu audio-video để minh họa cho cả hai trường hợp các thực hành tốt và thực hành kém hiệu quả trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.

- Giải thích các hoạt động dựa trên ví dụ (ví dụ như trên: Giáo viên có định giới kiến giới, nhưng dạy về bình đẳng giới).

- Học viên cũng có thể được yêu cầu thêm ví dụ từ kinh nghiệm

Page 162: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

133

Giám sát và đánh giá Hoạt động 4.2.2: Làm thế nào để tránh những việc làm sai?

60 phút (35’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ)

riêng của của họ (tức là một diễn/ nói về vấn đề giới mà làm định kiến giới trở thành trò cười).

- Chia nhóm thành nhiều nhóm nhỏ hơn và bảo đảm các nhiệm vụ được hiểu rõ và thời gian được giữ đúng.

- Khi kết thúc hoạt động này, yêu cầu các nhóm để chia sẻ các ví dụ của họ, đồng thời chỉ ra cách thức về thái độ này và hành vi có thể được ngăn chặn / thay đổi.

- Tóm tắt những kết quả của việc thực hành bằng cách chỉ ra một số những điều làm sai thường gặp trong thúc đẩy bình đẳng giới, cũng như các chiến lược để tránh và / hoặc thay đổi chúng.

Đánh giá

Phân tích bảng dưới đây. Trong đó, theo ý kiến của bạn "những việc làm sai", theo quan điểm giới và lý do tại sao: Tình huống/ trường hợp Những việc

làm sai? Tại sao?

Đúng Sai Một giáo viên nói với học sinh rằng bình đẳng giới là quan trọng, nhưng mà nó không thể hoàn toàn áp dụng trong thực tế.

Một giáo viên nói với cha mẹ rằng sự trừng phạt về thể xác không xấu đối với trẻ em trai, vì họ khỏe và có khả năng chịu đựng hơn trẻ em gái

Một giáo viên khuyên cha mẹ học sinh gửi con đến trường học khác nhau hoặc chuẩn bị cho nghề nghiệp khác nhau vì giới họ.

Một giáo viên chỉ lựa chọn con trai cho một cuộc thi Toán, mặc dù cô gái cũng sẵn sàng tham gia

Điều gì có thể học được từ hoạt động này? (Ví dụ, để thúc đẩy bình đẳng giới mọi người không chỉ sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực này,

Page 163: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

134

Giám sát và đánh giá Hoạt động 4.2.2: Làm thế nào để tránh những việc làm sai?

60 phút (35’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/ chia sẻ)

mà phải có khả năng để làm điều đó).

Giám sát và đánh giá Hoạt động 4.2.3: Thí điểm thử nghiệm các chương trình về bình đẳng giới

90 phút (60’ làm việc nhóm + 30’ thảo luận/ chia sẻ) Mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có thể:

- Nâng cao sự hiểu biết của họ về thí điểm thử nghiệm các hoạt động / chương trình bình đẳng giới;

- Hình dung các hoạt động / bài học bình đẳng giới mà họ có thể thực hiện và làm thế nào để giám sát chúng;

- Xây dựng năng lực của họ để thực hiện chương trình giám sát của bình đẳng giới được công bằng và đáng tin cậy (nghĩa là tự do của những định kiến giới).

Lí do Thí điểm thử nghiệm các chương trình là một phần của phương pháp giám sát Hoạt động này đề nghị học viên có thể hình dung tình huống thí điểm thử nghiệm chương trình bình đẳng giới dựa trên chiến lược đúng đắn và tin cậy với sự tôn trọng các giá trị và nguyên tắc của bình đẳng giới.

Hướng dẫn học viên

Làm việc theo nhóm nhỏ và hình dung một thí điểm thử thử nghiệm kế hoạch bài học mới về bình đẳng giới tại trường học của bạn:

1. Xác định nội dung kế hoạch bài giảng (Những hoạt động được chọn cũng như để nhấn mạnh bình đẳng giới và thúc đẩy bình đẳng giới là gì?)

2. Xác định ý nghĩa của giám sát và thực hiện kế hoạch bài giảng (Bạn sẽ làm như thế nào?), cũng như làm điều gì và tránh làm điều gì để có được dữ liệu đáng tin cậy và có liên quan (ví dụ không yêu cầu quá nhiều câu hỏi trong một bảng hỏim, không ảnh hưởng đến người trả lời; không hỏi những câu hỏi không liên quan);

Page 164: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

135

3. Thảo luận về cách thu thập và hệ thống hóa dữ liệu; 4. Thảo luận về cách sử dụng dữ liệu giám sát; 5. Thảo luận về làm thế nào để đảm bảo rằng các chiến lược giám

sát và dữ liệu không bị ảnh hưởng bởi những định kiến giới. Chia sẻ kế hoạch giám sát với các nhóm khác. Với sự giúp đỡ của người điều phối viên chính, rút ra các khuyến nghị với 2-3 ý nghĩa/ công cụ giám sát chính mà bạn nghĩ rằng giáo viên phải được tập huấn kỹ hơn (trong đó đưa ra lý do tại sao, ví dụ tập huấn tập trung vào những vấn đề gì).

Đồ dùng cần thiết - Nếu có thể, audio-video hoặc những nguồn tài liệu khác về quy trình thí điểm thử nghiệm được đưa ra để minh họa cho quá trình thí điểm thử nghiệm.

- Tài liệu phát tay/ bản phô tô các tài liệu trên - Giấy hoặc máy tính để học viên viết ra các ý tưởng của họ

Những gợi ý dành cho báo cáo viên

- Giới thiệu các hoạt động bằng cách giải thích quá trình thí điểm thử nghiệm. Đề nghị học viên mô tả chúng một cách ngắn gọn.

- Giải thích hoạt động này như là một sự mô phỏng kế hoạch bài giảng của thí điểm thử nghiệm với sự kết hợp các khía cạnh của bình đẳng giới.

- Hãy chắc chắn rằng tất cả các công việc của học viên là khá rõ ràng. - Phân chia thành các nhóm nhỏ và làm đảm bảo chắc chắn thời gian

được đúng để học viên có đủ thời gian để làm việc hợp tác và đạt được kết quả mong đợi, tức là kế hoạch giám sát của hoạt động / kế hoạch bài học về bình đẳng giới.

- Sau khi làm việc nhóm, hãy yêu cầu mỗi nhóm trình bày kế hoạch giám sát của mình và gửi nó cho đồng nghiệp. Để đạt đảm bảo thời gian, các "gian triển lãm" phương pháp có thể được sử dụng, nghĩa là mỗi nhóm sẽ hiển thị các kết quả của họ trên bảng và các nhóm khác sẽ di chuyển từ từng "gian" một để thực hiện các kế hoạch giám sát, tiếp nhận, giải thích và nhận xét về những điểm mạnh và điểm yếu của các kế hoạch.

- Kết luận các hoạt động bằng cách nhấn mạnh một số chiến lược giám sát giáo viên có thể sử dụng trong lớp học của họ (chẳng hạn như đặt câu hỏi ngắn cho học sinh vào cuối những bài học; hoặc đưa ra một hoạt động và phân tích để làm tài liệu tương tác trong lớp học)

Đánh giá

Làm việc theo cặp và đánh giá của bạn và đồng nghiệp của bạn với nhu cầu tập huấn đối với các năng lực được liệt kê trong bảng dưới đây. Tình trạng kết quả của việc thảo luận của bạn và giải thích đối với các nhóm lớn hơn để bạn xác định việc tập huấn cần được tiến hành như thế nào. Tập huấn cần … Thấp Trung

bình Cao

Phát triển một bảng giám sát cho học

Page 165: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

136

sinh Phát triển một kế hoạch quan sát lớp học

Ghi hình các hoạt động lớp học / thu thập các dạng bằng chứng của các hoạt động trong lớp học

Tổ chức thí điểm thử nghiệm các tài liệu/ phương pháp tiếp cận mới

Sự tham gia của các bên có liên quan trong quá trình giám sát

Điều gì có thể học được từ hoạt động này? (Ví dụ, các chiến lược giám sát đơn giản hay phức tạp hơn có thể được đưa ra bởi mỗi giáo viên để thu thập dữ liệu có liên quan đến các bài học bình đẳng giới hoặc các hoạt động khác được thực hiện).

4.3 Đánh giá 4.3.1 Câu hỏi kiểm tra kiến thức. Từ các mệnh đề dưới đây, hãy chọn câu trả lời thích hợp (Chỉ một câu trả lời là đúng): 1. Giám sát đề cập đến 1. Chỉ dẫn một người nào đó trong suốt cả quá

trình. 2. Tìm hiểu xem một quá trình/ một hoạt động đang được thực hiện theo kế hoạch 3. Đánh giá liệu các quá trình / hoạt động có kết quả tốt.

2. Đánh giá là 1. Giống giám sát. 2. Việc xem xét các kết quả của một quá trình hoặc hoạt động. 3. Một phán xét phức tạp của một quá trình / hoạt động đi ngược lại một số mục tiêu được thiết lập và tiêu chí chất lượng để tìm hiểu xem đó là hiệu quả / thực hiện một tác động

3. Giám sát và đánh giá các chương trình bình đẳng giới nên được thực hiện

1. Chỉ như quá trình bên ngoài, do các chuyên gia chứng nhận. 2. Bởi các giáo viên người được đào tạo và có năng lực. 3. Bởi bất kỳ giáo viên được tham gia các chương trình bình đẳng giới trong nhà trường.

4. Kết quả đánh giá nên được sử dụng

1. Để trách phạt những người làm sai. 2. Để học hỏi cả điều tốt và kém hiệu quả từ việc thực hành để cải thiện các chương trình bình đẳng giới. 3. Để tạo sự công khai cho nhân viên nhà trường và giảng dạy.

Page 166: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

137

5. Giám sát và đánh giá các chương trình bình đẳng giới nên theo mục tiêu

1. Kết quả đầu vào, quá trình và kết quả đầu ra. 2. Chỉ có kết quả của các chương trình bình đẳng giới. 3. Chỉ chất lượng của giáo viên.

4.3.2 Giám sát đánh giá và đánh giá thái độ và hành vi từ quan điểm về giới. Làm việc từng cặp và thảo luận ví dụ về những thái độ và hành vi khác nhau đi đôi với việc thực hiện các công cụ/ phương tiện giám sát khác nhau. Quyết định liệu những thái độ và hành vi này có phù hợp không, và vì sao (theo quan điểm về giới). Trong trường hợp bạn cho là không phù hợp với quá trình, hãy giải thích và đưa ra những thái độ và hành vi như thế nào là đúng: Các chiến lược giám sát và công cụ (các ví dụ)

Chúng có phù hợp không? Vì sao?

Làm thế nào để cải thiện?

Hiệu trưởng trường học muốn tiến hành một khảo sát về nhu cầu cần có một chương trình về bình đẳng giới trong trường học. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ này cho giáo viên môn toán, một phụ nữ đã được đào tạo về các vấn đề bình đẳng giới.

Hai giáo viên áp dụng các phương pháp tương tác trong lớp học của họ nhằm thúc đẩy sự tham gia và phối hợp của cả các em trai và em gái trong các hoạt động nhóm nhỏ. Lãnh đạo nhà trường quyết định mời 5 học sinh tới một cuộc khảo sát tập tring nơi các học sinh được yêu cầu đánh giá tính hữu ích của các phương pháp mới. Các hoạt động lớp học được ghi lại để phân tích.

Giáo viên của các trường khác nhau được mời tới để đưa ra ý kiến về sách giáo khoa tiểu học mới cho môn tiếng Việt và Đạo đức theo quan điểm về giới, tuy nhiên họ là những người

Page 167: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

138

Các chiến lược giám sát và công cụ (các ví dụ)

Chúng có phù hợp không? Vì sao?

Làm thế nào để cải thiện?

không có kiến thức đào tạo về lĩnh vực này. Khác? Chia sẻ ý kiến của bạn với các nhóm lớn hơn bằng cách chọn một ví dụ từ danh sách. Những kết luận có thể rút ra từ những phân tích của bạn? 4.3.3 Đánh giá chất lượng của các chương trình bình đẳng giới Làm việc theo các nhóm nhỏ và chọn một chương trình về bình đẳng giới mà bạn muốn thực hiện trong trường học/cộng đồng của bạn. Dựa trên cuộc thảo luận trong nhóm, điền vào bảng dưới những tiêu chí chất lượng thích hợp và chỉ tiêu có thể xác định được để đánh giá chất lượng của các yếu tố đầu vào, cách xử lý và các kết quả: Ví dụ về chương trình bình đẳng giới

Các chỉ tiêu về chất lượng Các phương pháp áp dụng thành công/ các thực tiễn tích cực

Ví dụ Chương trình múa rối (do học sinh của trường trung học cơ sở biểu diễn cho các em học sinh tiểu học) chống lại bạo lực có yếu tố giới Khác?

Ví dụ

1. Về câu chuyện (ví dụ dạng bạo lực có yếu tố giới nào cần đối phó, như thế nào)

2. Thông điệp được truyền tải (ví dụ cả các em trai và em gái có thể là nạn nhân của bạo lực có yếu tố giới; trường học và cộng đồng có vai trò phòng chống bạo lực có yếu tố giới)

3. Sự liên quan của học

sinh và bên tham gia

Ví dụ 1.1 Câu chuyện của học sinh 1.2 Các con rối được thiết kế

và phối hợp bởi các em trai và em gái từ nhiều lớp học khác nhau

2.1 Phổ biến trên các phương tiện truyền thông tại cộng đồng địa phương 2.1 Yêu cầu trình diễn tại các trường học khác 2.2 Xác định trong những chương trình biểu diễn các trường hợp bạo lực có yếu tố giới kêu gọi cần hành động có liên quan tới các em học sinh 3.1 Tỷ lệ các em trai và em gái tham gia vào dự án này 3.2 Bên tham gia hỗ trợ (ví dụ về kinh phí, vật chất; ý tưởng)

Page 168: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

139

Chia sẻ kết quả của nhóm bạn với các nhóm khác. Với sự giúp đỡ của người điều phối chính, chọn 2-3 ví dụ về chương trình về bình đẳng giới có thể thực hiện được và các tiêu chuẩn chất lượng cùng các phương pháp áp dụng của những chương trình này để có thể được sử dụng cho các hoạt động đào tạo giáo viên. 4.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên

Điều nên làm Điều nên tránh (không nên làm)

⇒ Đề nghị giáo viên tham khảo những kinh nghiệm của bản thân trong giám sát và đánh giá tại trường học và cộng đồng

⇒ Thảo luận về các vai trò của giáo viên trong thúc đẩy những thay đổi về giáo dục theo quan điểm tiếp cận “toàn trường học”

⇒ Giúp các giáo viên hiểu sự khác biệt cũng như những liên hệ giữa các mục tiêu của chương trình;các ý tưởng sáng tạo/các hoạt động; các kết quả (bao gồm các sản phẩm) và hiệu quả (ví dụ tác động lâu dài)

⇒ Nhấn mạnh rằng việc giám sát và đánh giá không nhất thiết phải đắt tiền và tinh tế mà phải liên quan và có hiệu quả

⇒ Nhấn mạnh tầm quan trọng của các cách tiếp cận xây dựng trong giám sát và đánh giá (ví dụ những phương thức phát triển sự nghiệp và phát triển học tập)

⇒ Không sử dụng giám sát và đánh

giá làm phương thức để đổ lỗi hay trừng phạt các giáo viên và nhà trường về những sai lầm trong giáo dục của họ

⇒ Không yêu cầu giáo viên phải liên quan tới công tác giám sát và đánh giá nằm ngoài năng lực và trách nhiệm của họ

⇒ Một khi đã đánh giá, không cho rằng những đánh giá đó là không thể sai được mà có thể cho các bên tham gia thấy có thể có những quan điểm khác nhau về kết quả của chương trình, phụ thuộc vào chương trình làm việc của họ

4.5 Tài liệu tham khảo và các liên kết Fast, Larissa, A., Neufeldt, Reina, C. 2005. Envisioning Success: Building Blocks for Strategic and Comprehensive Peacebuilding Impact Evaluation. In: Journal of Peacebuilding & Development, vol. 2, No. 2, 2005. http://www1.american.edu/cgp/jpd/documents/backissues.pdf OESC/ODIHR, Council of Europe, UNHCHR, UNESCO. 2009. Human Rights Education in the School Systems of Europe, Central Asia and North America: A Compendium of Good Practice. OSCE/ODIHR. http://www.ohchr.org/Documents/Publications/CompendiumHRE.pdf

Page 169: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Mô đun 4: Giám sát và đánh giá

140

Open Society Institute. 2007. Monitoring School Dropouts. Albania. Kazakhstan. Latvia. Mongolia, Slovakia, and Tajikistan. Overview and country reports. Education Support Programme. http://www.soros.org/initiatives/esp/articles_publications/publications/monitoring_20070607/monitoring_20070607.pdf GTZ/BMZ. 2007. Monitoring and Evaluation of projects to combat commercial sexual exploitation of children (CSEC). http://www2.gtz.de/dokumente/bib/07-0068.pdf GTZ/BMZ. 2008. Learning to Live Together. Design, monitoring and evaluation of education for life skills, citizenship, peace and human rights. (Authors: Margaret Sinclair in collaboration with Lynn Davies, Anna Obura and Felisa Tibbitts). Published by GTZ/BMZ in collaboration with UNESCO International Bureau of Education (IBE). http://www.gtz.de/de/dokumente/gtz2008-en-learning-live-together-education.pdf Reeves, Douglas, B. 2007. Transforming Professional Development into Student Results. Alexandria, Virginia: ASCD. Reeves, Douglas, B. 2009. Leading Change in Your School. How to Conquer Myths, Build Commitment, and Get Results. Alexandria, Virginia: ASDC. The World Bank. 2004. Monitoring and Evaluation: Some Tools, Methods & Approaches. Washington, D.C.: The World Bank. Operations Evaluation Department. http://lnweb90.worldbank.org/oed/oeddoclib.nsf/24cc3bb1f94ae11c85256808006a0046/a5efbb5d776b67d285256b1e0079c9a3/$FILE/MandE_tools_methods_approaches.pdf UNESCO. 2000. Dakar Framework for Action. http://www.unesco.org/education/efa/ed_for_all/framework.shtml UNESCO. 2004. Education for All Global Monitoring Report 2005: The Quality Imperative. http://www.unesco.org/en/efareport/reports/2005-quality/ UNESCO. 2009. On Target. A Guide for Monitoring and Evaluating Community-Based Projects. http://unesdoc.unesco.org/images/0018/001862/186231e.pdf

Page 170: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

140

Bảng chú giải các thuật ngữ Những giải thích dưới đây nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề của tài liệu này

Bạo lực gia đình Bạo lực thông qua lời nói và/hoặc hành động vật lý đối với các thành viên trong gia đình

Bạo lực trên cơ sở giới (GBV)

Sự lạm dụng (thông qua ngôn ngữ và / hoặc thể chất) đối với nhân phẩm của một người và hoàn toàn được gây ra bởi sự khác biệt về giới và thường là ảnh hưởng đến phụ nữ, trong đó không có nghĩa là bé trai / nam giới không thể bị ảnh hưởng

Bình đẳng giới Nguyện vọng và thực hành trong đó, mặc dù có những khác biệt, phụ nữ và nam giới đều bình đẳng, và cần được đối xử một cách cân bằng như nhau (ví dụ đồng đều về cơ hội, quyền lợi, trách nhiệm, lợi ích) – những khác biệt về giới không nên hợp pháp hóa phân biệt về giới

Các vấn đề đan xen các mục tiêu học tập và các đề tài/ chủ đề đặt ngang với tất cả các lĩnh vực học tập / môn học để nhấn mạnh một cách đặc biệt

Cân bằng giới Sự tham gia hoặc hiện diện đồng đều (về số liệu) của phụ nữ và nam giới trong giáo dục, các ngành nghề, các cơ quan ra quyết định, các tổ chức v.v. Trái nghĩa: mất cân bằng về giới, nghĩa là một giới không được tham gia hay thể hiện.

Chỉ số Cách biểu hiện định tính hay định lượng những kết quả về đặc điểm của những tình huống, đối tượng, quá trình hoặc hiện tượng được phân tích

Chỉ số phân tích giới Thông tin thống kê được tách biệt theo giới tính (ví dụ như bao nhiêu trẻ em gái và trẻ em trai hoàn thành chương trình giáo dục cơ bản)

chính sách Vận động ( trong giáo dục)

Advocacy (in education)

Quá trình thuyết phục các bên tham gia và công chúng về tầm quan trọng của việc giới thiệu, quảng bá và hỗ trợ cho thay đổi trong giáo dục

Chính sách giáo dục Những tầm nhìn và quyết định gắn kết về định hướng giáo dục cần hoàn tất những mục tiêu cụ thể nhằm đạt được những kết quả cụ thể

Chương trình giảng dạy Kết hợp có hệ thống và có chủ định giữa kiến thức, kỹ năng, và thái độ trong việc tạo kinh nghiệm và các cơ hội học tập cho học sinh của giáo dục chính quy và không chính quy

Chương trình giảng dạy ẩn Các giá trị, kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh và giáo viên chia sẻ một cách riêng tư – những điều này có thể khác với những gì được đề cập đến trong chương trình giảng dạy chính thức

Page 171: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

141

Chương trình giảng dạy được dự tính sẵn

Chương trình giảng dạy được dự tính trước bởi những cơ quan thẩm quyền về giáo dục và thường được công bố và viết thành văn bản –có thể ở dạng khung làm việc về chương trình giảng dạy; chương trình lên lớp, sách giáo khoa, sáchhướng dẫn của giáo viên

Chương trình giảng dạy được thực hiện

Chương trình giảng dạy được xây dựng từ những tương tác trong lớp học giữa giáo viên và học sinh (chương trình giảng dạy ứng dụng)

Đánh giá Quá trình đánh giá điều gì đó phù hợp với những tiêu chí chất lượng cụ thể

Đầu ra của quá trình học tập

Những kết quả có được từ quá trình học tập, như năng lực của học sinh, hoặc tác động của việc học tập đến cá nhân và tiến bộ xã hội

Đầu vào của quá trình học tập

Những gì cần thiết để quá trình học tập diễn ra (ví dụ như giáo viên, chương trình học tập, sách giáo khoa, cơ sở vật chất để học tập)

Định kiến Quan điểm bất công hoặc vội vàng về đặc điểm của một nhóm người áp dụng vào một người , một tình huống, một đối tượng

Định kiến về giới Những định kiến hoặc hình ảnh/đặc điểm bị bóp méo được tạo ra từ khác biệt về giới – những định kiến có thể mang tính tích cực (tạo nên những đặc tính có giá trị) hoặc tiêu cực (tạo nên những đặc tính xấu hoặc gây phản cảm)

Giới Những khác biệt về văn hóa giữa giống đực và giống cái

Giới tính Những khác biệt sinh học giữa phụ nữ và nam giới

Học tập Quá trình và kết quả của việc thu nhận và tổng hợp nhữngkiến thức, kỹ năng, quan điểm mới vào những cấu trúc có sẵn dẫn đến thay đổi ở mức độ nhận thức, cảm xúc và/hoặc vận động

Kiểm toán (dưới góc độ giới)

Đánh giá của cộng đồng, tình huống vv từ quan điểm giới tính để xác định những thành tựu và khoảng cách đối với việc đạt được bình đẳng giới

Kiến thức Thành phần học tập bao gồm thông tin về khái niệm, sự kiện, quan điểm cũng như những khía cạnh về mặt thủ tục liên quan đến hành động hặc quá trình đưa ra lý lẽ của mình

Kỹ năng

Kiến thức được thực hành, kiến thức trong hành động về làm cách làm một việc gì đó (kỹ năng áp dụng kiến thức)

Lăng kính giới hoặc quan điểm

Nhìn vào các vấn đề khác nhau có tính đến khía cạnh giới trong đó có sự tham gia, nhu cầu và thực tế của trẻ em gái và phụ nữ, cũng như của trẻ em trai và nam giới

Lồng ghép giới Quá trình/kết quả việc tích hợp các vấn đề về giới vào chương

Page 172: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

142

trình giảng dạy chính quy hay không chính quy cũng như thông qua các thành phần giáo dục khác, chẳng hạn như trường học và tổ chức lớp học và thực hành, đánh giá; và liên kết trường học với cộng đồng

Năng lực thực hiện

Kết quả của học tập, như là một sự liên kết những kiến thức, kỹ năng, quan điểm người học có thể vận dụng độc lập và hiệu quả để giải quyết vấn đề

Phân tích sách giáo khoa Quá trình khảo sát những khía cạnh cụ thể trong sách giáo khoa dựa trên việc phát triển các khái niệm và tiêu chí phân tích phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp sư phạm tương tác

Phương pháp dạy và học dựa trên sự tham gia tích cực của học sinh trong các hoạt động của lớp học (ví dụ như cùng thảo luận và làm việc nhóm, cùng làm chung dự án)

Rà soát sách giáo khoa Quá trình thay đổi và cải thiện sách giáo khoa theo những tiêu chí chất lượng cụ thể, bao gồm các mục tiêu về học tập/giáo dục, những kết quả mong muốn (trong tính cạnh tranh giữa các học sinh) và việc dạy và học, bao gồm đưa ra đánh giá, thực hành.

Sách giáo khoa Nguồn kiên thức cho học sinh mang đến nội dung học tập qua những môn học/lĩnh vực/lớp học cụ thể một cách có hệ thống. Sách giáo khoa thường được thực hiện dựa trên một chương trình học tập nghiên cứu các tiêu chí chất lượng như tính phù hợp, liên quan đến nhu cầu của học sinh và khả năng tạo ra tương tác trong việc dạy và học.

Tăng cường năng lực Quá trình xây dựng kiến thức, kỹ năng và quan điểm cho ai đó theo những nhu cầu về công việc, phù hợp với nhu cầu của họ ,dựa trên những ưu điểm của họ và xác định, đề cập những khuyết điểm, những thiếu sót cần sửa chữa

Thái độ Sự chuẩn bị ở bên trong hoặc sắp xếp để đối mặt và nhấn mạnh thử thách và những nhiệm vụ theo một cách nào đó – thái độ chịu ảnh hưởng bởi kiến thức và giá trị và thường tạo ra những hành vi (mặc dù các liên quan giữa thái độ và hành vi không phải là tuyến tính)

Vai trò hoán đổi được cho nhau

Là những vai trò phụ nữ và nam giới cùng có thể thực hiện, nghĩa là họ không bị hạn chế bởi các chức năng tách biệt riêng rẽ, hay những mong đợi cứng nhắc trong công việc, học tập, trong cộng đồng và gia đình.

Page 173: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

143

Tài liệu tham khảo Aikman, Sheila and Unterhalter, Elaine (eds.). 2007. Practising Gender Equality in Education. Oxfam. Blumberg, Rae, Lesser. 2007. ‘Gender bias in textbooks: A hidden obstacle on the road to gender equality in education’. UNESCO. EFA-GMR. (Background paper prepared for the Education for All Global Monitoring Report 2008 Education for All by 2015: will we make it?). Blumberg, Rae, Lesser. 2008. ‘The invisible obstacle to education quality: gender bias in textbooks’ In: Prospects 147, Vol. 38, No. 3/Sept.2008. Springer. Braslavsky, Cecilia (ed.). 2006: Textbooks and Quality Learning for All: Some Lessons Learned from International Experiences. UNESCO IBE. Brookhart, Susan, M. 2010. Assess Higher-Order Thinking Skills in Your Classroom. Alexandria. Virginia. ASCD. Brugeilles, Carole and Cromer, Sylvie. 2009. Promoting Gender Equality through Textbooks. A Methodological Guide. UNESCO. Colclough, Christopher. 2004. Achieving gender equality in education: what does it take? In: Prospects 129, Vol. XXXIV, no. 1, March 2007. (Open file: Gender Equality and Education for All). Denmark. Ministry of Foreign Affairs. DANIDA. 2008. Gender Equality in Education. Deshmuth, Towery, Ila. 2007. Fostering Gender Equality in Schools Through Reflective Professional Development: A Critical Analysis of Teacher Perspectives. In: Penn GSE Perspectives on Urban Education, Vol. 5, Issue 1: Teaching for Social Justice. Fall 2007. http://www.urbanedjournal.org Fast, Larissa, A., Neufeldt, Reina, C. 2005. Envisioning Success: Building Blocks for Strategic and Comprehensive Peacebuilding Impact Evaluation. In: Journal of Peacebuilding & Development, vol. 2, No. 2, 2005. Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung (FAZ). 2011. Zwei Quotenfrauen streiten über die Quote. 6 Februar 2001. no. 5, p. 25. Georgescu, Dakmara. 2006. Curriculum Philosophies for the 21st Century: What is Old and What is New? In: Crisan, Alexandru (ed.) (2006). Current and Future Challenges in Curriculum Development: Policies, Practices and Networking for Change. Bucharest. Editura Educatia 2000+ & Humanitas Educational.

Page 174: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

144

Georgescu, Dakmara and Jean, Bernard. 2008. Thinking and Building Peace through Innovative Textbook Design. Report of the inter-regional experts’ meeting on developing guidelines for promoting peace and intercultural understanding through curricula, textbooks and learning materials (Paris, 14-15 June 2007). UNESCO, UNESCO IBE and ISESCO. GTZ/BMZ. 2007. Monitoring and Evaluation of projects to combat commercial sexual exploitation of children (CSEC). GTZ/BMZ. 2008. Learning to Live Together. Design, monitoring and evaluation of education for life skills, citizenship, peace and human rights. (Authors: Margaret Sinclair in collaboration with Lynn Davies, Anna Obura and Felisa Tibbitts). Published by GTZ/BMZ in collaboration with UNESCO International Bureau of Education (IBE). INEE. 2010. Gender Equality In and Through Education. INEE Pocket Guide to Gender. INEE. 2010. INEE Reference Guide on External Education Financing. Kabeer, Naila. 2003. Mainstreaming gender equality and poverty eradication in the Millennium Development Goals. Ottawa. Commonwealth Secretariat/IRDC/CIDA. Le Monde. 2010. La révolution inaboutie. 7-8 mars 2011, p. 17. Le Monde. 2010. “Le centre de gravité du féminisme s’est déplacé.”, 13 mars 2001, p. 22. Marzano, Robert. J. 2007. The Art and Science of Teaching. A Comprehensive Framework for Effective Instruction. Alexandria. Virginia. ASCD. Mermoz, Mélanie. 2011. La parité, ça s’apprend à la crèche. In: Femme actuelle. No. 1380, 7-13 mars 2011. Naumann, Jens, Jansen, Rainer and Franke, Nicole. (2006). The Role of Textbooks in a Modern System of Education: Towards High-Quality Education for All. In: Braslavsky, C. (ed.). (2006). Textbooks and Quality Learning for All: Some Lessons Learned from International Experiences. UNESCO International Bureau of Education. OECD. 2009. The Social Institutions and Gender Index (SIGI). OESC/ODIHR, Council of Europe, UNHCHR, UNESCO. 2009. Human Rights Education in the School Systems of Europe, Central Asia and North America: A Compendium of Good Practice. OSCE/ODIHR. Open Society Institute. 2007. Monitoring School Dropouts. Albania. Kazakhstan. Latvia. Mongolia, Slovakia, and Tajikistan. Overview and country reports. Education Support Programme.

Page 175: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

145

Reeves, Douglas, B. 2009. Leading Change in Your School. How to Conquer Myths, Build Commitment and Get Results. Alexandria, Virginia. ASCD. Reeves, Douglas, B. 2010. Transforming Professional Development into Student Results. Alexandria, Virginia. ASCD. Ripley, Amanda. 2005. Who says A Woman can’t be Einstein? In: Time, March 7, 2005. Rutgers. United Nations Advocacy. Gender Equality Architecture Archives. Centre for Women’s Leadership. Sadker, D. 2000. Gender Equality: Still knocking on the classroom door. In: Equity and Excellence in Education, 33 (1), pp. 80-83. Science et Vie. 2004. Spécial Sexe: Pourquoi deux sexes? Le cerveau en a-t-il un? Les hommes condamnés?. No. 1043, août 2004. The World Bank. 2003. Textbooks, curricula, teacher training, and the promotion of peace and respect for diversity. The World Bank. 2004. Monitoring and Evaluation: Some Tools, Methods & Approaches. Washington, D.C.: The World Bank. Operations Evaluations Department. UNESCO. 2000. Dakar Framework for Action. UNESCO Bangkok. 2002. The GENIA Toolkit for Promoting Gender Equality. UNESCO. 2004. EFA Global Monitoring Report 2005: The Quality Imperative. UNESCO IBE. 2004. Prospects 129, Vol. XXXIV, no. 1, March 2004 (Open file: Gender Equality and Education for All). UNESCO Bangkok. 2005. Exploring and Understanding Gender in Education. A Qualitative Research Manual for Education Practitioners and Gender Focal Points. UNESCO.2007. EFA Global Monitoring Report 2008: Education for All by 2015.Will we make it? UNESCO. 2009. On Target. A Guide for Monitoring and Evaluating Community-Based Projects. UNESCO Ha Noi, UNESCO IBE & Viet Nam MOET. 2010. Report of findings. Primary education textbook analysis from gender perspective. UNGEI. (year not specified). A Guidance Note for Gender Review in Education.

Page 176: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

146

UNGEI. 2009. Gender Audit Tool. A Guidance Note for Gender Review in Education. UNIFEM. 2007. Capacity Development for Promoting Gender Equality in the Aid Effectiveness Agenda. Lessons from Sub-regional Consultations in Africa. UNIFEM Discussion Paper 2007. United Nations. 1948. The Universal Declaration of Human Rights. United Nations. 1979. Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women. (CEDAW). United Nations. 1989. Convention on the Rights of the Child. United Nations. 1995. Fourth World Conference on Women. Beijing Declaration and Plan of Action. UNITED Nations. 2000. Millennium Development Goals. USAID. 2008. Education form a gender equality perspective. Viet Nam, Socialist Republic of. The National Assembly. 2006. The Law on Gender Equality (GEL). Viet Nam, Socialist Republic of. The National Assembly. 2007. Law on Domestic Violence Prevention and Control (DVL). Viet Nam, Socialist Republic of. General Statistic Office (GSO) & WHO. 2010. National Study on Domestic Violence Against Women in Viet Nam – ‘Keeping Silent is Dying’. Wilson, Duncan. 2004. Human Rights: Promoting Gender Equality in and Through Education. In: Prospects 129, Vol. XXXIV, no. 1, March 2004. (Open file: Gender Equality and Education for All). UNESCO International Bureau of Education.

Page 177: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Phụ lục 3: Sử dụng TTMs như thế nào ?

Sử dụng TTMs như thế nào? Như đã nói trong phần giới thiệu, TTMs cơ bản được tạo thành để phục vụ các chương trình bồi dưỡng giáo viên. Đồng thời, nó có thể được sử dụng để thiết kế các khóa đào tạo giáo viên với sự kết hợp các vấn đề giới và thúc đẩy bình đẳng giới. Dưới đây là những ví dụ của chương trình có thể dùng cho các khóa bồi dưỡng giáo viên kết hợp việc cung cấp các kiến thức lý thuyết với các hoạt động thực hành, bao gồm đánh giá và tự đánh giá. Các chương trình hội thảo cần được phát triển dựa trên xem xét nhu cầu khác nhau của học viên mà sẽ hướng dẫn việc lựa chọn các kiến thức thích hợp và hoạt động sẽ được lựa chọn từ các TTMs Trước khi hội thảo, học viên có thể yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi được gợi ý trong phần giới thiệu, Hoạt động 9.1 Ví dụ: Lịch tập huấn (3 ngày) Thời gian

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3

08:30-10:00

Khai mạc Giới thiệu đại biểu Nêu mục tiêu và lịc trình tập huấn Đại biểu tham gia nêu kết quả mong đợi của họ

Phần 4: Lăng kính giới (Các vấn đề khái niệm: trình bày bằng power point dựa vào Mô đun 2) Câu hỏi và trả lời (có thể dựa vào những câu hỏi được phản ảnh và thảo luận ở Mô đun 1)

Phần 8: Giám sát và đánh giá (Các vấn đề khái niệm: trình bày bằng power point dựa vào Mô đun 2 4) Câu hỏi và trả lời (có thể dựa vào những câu hỏi được phản ảnh và thảo luận ở Mô đun 1)

Nghỉ giữa giờ 10:30-12:00

Phần 1: Bình đẳng giới (Các vấn đề khái niệm: trình bày bằng power point dựa vào Mô đun 1) Câu hỏi và trả lời (có thể dựa vào những câu hỏi được phản ảnh và thảo luận ở Mô đun 1)

Phần 5: Làm việc nhóm Lựa chọn 1: Tất cả các nhóm nhỏ làm việc với hoạt động 2.2.5: Nhạy cảm về giới thái độ của giáo viên Lựa chọn 2: Các nhóm nhỏ làm việc với các

Phần 9: Làm việc nhóm Hoạt động 4.2.1 (Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của các chương trình bình đẳng giới) đối với tất cả các nhóm hoặc nếu các nhóm làm việc

Page 178: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Phụ lục 1 –Sử dụng TTMs như thế nào?

2

Thời gian

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3

hoạt động khác nhau (ví dụ hai nhóm làm hoạt động 2.2.3: Sạc giáo khoa và bình đẳng giới; hai nhóm làm hoạt động 2.2.1:Lăng kính giới và hai nhóm làm hoạt động 2.2.5)

với các hoạt động khác, 2 nhóm có thể làm việc với hoạt động 4.2.1; hai nhóm là 4.2.2 (Làm thế nào để tránh những việc làm sai);và hai nhóm là 4.2.3(Thí điểm thử nghiệm các chương trình bình đẳng giới mới)

Ăn trưa 13:30-15:00

Phần 2: Làm việc nhóm Lựa chọn 1: Tất cả các nhóm làm cùng một nhiệm vụ (ví dụ, Hoạt động 1.2.1: Giới và giới tính) Lựa chọn 2: Nếu chia thành 6 nhóm nhỏ với mỗi nhóm có 5 thành viên, hai nhóm có thể thực hiện Hoạt động 1.2.1; hai nhóm làm Hoạt động 1.2.2; và hai nhóm khác làm Hoạt động 1.2.3. bằng cách như vậy, nhiều hoạt động có thể được thực và các nhóm chia sẻ được sâu và thú vị hơn

Phần 6: : Chia sẻ công việc giữa các nhóm (Như ngày 1)

Phần 10: : Chia sẻ công việc giữa các nhóm (Như gợi ý trước) Đánh giá của cá nhân dưa vào hoạt động 4.3.1 (Câu hỏi kiểm tra kiến thức)

Tea & coffee break 15:30-16:30

Phần 3: Chia sẻ công việc của các nhóm Nếu thời gian không cho phép tất cả các nhóm trình bày công việc của họ, người hướng dẫn có thể chọn:

1. Yêu cầu 1 hoặc

Phần 7: Đánh giá và tự đánh giá Người hướng dẫn có thể chọn hoạt động đánh giá hoặc tự đánh giá dựa trên những gợi ý từ Mô đun 1 và 2

Phần 11: Bế mạc Kết quả mong đợi chính của hội thảo Kết quả đánh giá khóa tập huấn của đại biểu tham gia

Page 179: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Phụ lục 1 –Sử dụng TTMs như thế nào?

3

Thời gian

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3

2 nhóm trình này;

2. tổ chức chia sẻ dựa trên phương pháp “gian triển lãm” (ví dụ nhóm nhỏ trình bày kết quả của họ ở nơi cụ thể và cử 1 hoặc 2 đại diện giải thích cho các nhóm khác; những đồng nghiệp từ các nhóm khác không được chỉ định trình bày sẽ đi từ gian triển lãm này tới gian khác để quan sát và đánh giá kết quả).

Tổng kết hoạt động và kết luận

Cấp chứng chỉ

Sự chuẩn bị của báo cáo viên

- Hãy chắc chắn rằng bạn nhận thức được nhu cầu của học viên (tức là bằng cách yêu cầu họ hoàn thành trước các câu hỏi trong phần giới thiệu, Hoạt động 9,1);

- Xây dựng một Chương trình tập huấn phù hợp với thời gian theo ý của bạn và tập huấn với nhu cầu của những người học;

- Sau khi có quyết định về thời gian và mục tiêu của hội thảo tập huấn, xây dựng Chương trình hội thảo tổng thể (tức là xác định có bao nhiêu phần; những gì họ phải thực hiện; kết quả dự kiến) như đã chỉ ra ở trên;

- Sau đó đọc toàn bộ TTMs để chọn thông tin thích hợp và hoạt động cho mỗi phần;

- Hãy chọn lọc về các khía cạnh khác nhau mà bạn muốn đề cập. Bởi vì không phải tất cả các khía cạnh trong TTMs có thể được đề cập trong hội thảo, cung cấp cho học viên theo dõi công việc, hoặc trong các

Page 180: Các Mô-đun tập huấn Giáo viên - genic.molisa.gov.vngenic.molisa.gov.vn/Portals/0/users/doingoai/Upload File/Vietnamese.pdf · "Rà soát và phân tích sách giáo khoa

Phụ lục 1 –Sử dụng TTMs như thế nào?

4

hình thức học tập cá nhân hoặc các nhiệm vụ để phổ biến các kết quả tập huấn với các đồng nghiệp của họ bằng cách tổ chức hoạt động tập huấn tại trường;

- Hãy chắc chắn rằng bạn nắm vững các kỹ thuật tập huấn khác nhau mà bạn muốn sử dụng, chẳng hạn như tham gia chia thành các nhóm nhỏ, tổ chức hoạt động nhóm nhỏ, tổ chức tập thể chia sẻ một cách hiệu quả, ví dụ bằng cách sử dụng các "gian triển lãm" phương pháp và / hoặc quản lý các cuộc thảo luận, chẳng hạn như các câu hỏi và câu trả lời và các cuộc tranh luận, kể cả về các vấn đề nhạy cảm và gây tranh cãi;

- Trong thời gian hội thảo, liên quan đến các học viên càng nhiều càng tốt và chắc chắn rằng họ hiểu các mục tiêu của các buổi khác nhau, cũng như lợi ích của họ (tức là kết quả mong đợi / năng lực) từ các hoạt động khác nhau và hội thảo cần đạt được;

- Chuẩn bị thiết lập của riêng của bạn về thông tin hỗ trợ và các hoạt động mà có thể bổ sung cho TTMs. Điều này sẽ tạo nên danh mục đầu tư sáng tạo của bạn như là một báo cáo viên bình đẳng giới dựa trên các vấn đề thu thập và các ví dụ / trường hợp từ trường học và cộng đồng của bạn, bối cảnh quốc gia và / hoặc các tài liệu audio-video là các tài liệu bạn có thể tham khảo.