cÁc bỆnh vỀ mņng, tņc vÀ niÊm...

40
Chương VII CÁC BỆNH VMÓNG, TÓC VÀ NIÊM MẠC

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

Chương VII

CÁC BỆNH VỀ MÓNG, TÓC

VÀ NIÊM MẠC

Page 2: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

286

CÁC BỆNH CỦA MÓNG

Page 3: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

287

1. Đại cương.

Chẩn đoán nguyên nhân các bệnh móng rất khó, có nhiều nguyên nhân khác

nhau có thể gây tổn thương tương tự nhau, vì vậy phải khám xét lâm sàng và làm

xét nghiệm đầy đủ mới có thể tìm được nguyên nhân.

Tổn thương của móng rất khác nhau, có thể do thương tổn của mầm móng ảnh hưởng đến sự phát triển của móng. Nếu tổn thương bệnh lý chỉ tác động tạm thời, thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu là nguyên nhân bệnh lý tác động lâu dài, móng sẽ có tổn thương nhiều tầng, vì nó tương ứng với từng giai đoạn phát triển của móng. Mầm móng bị tổn thương càng nặng thì diện tích thương tổn của móng càng rộng, và nó thể hiện bằng đường, vạch ngang trên móng.

Thương tổn ở mầm móng thường do nhiều nguyên nhân rất khác nhau:

nguyên nhân toàn thân như bệnh nhân mắc một bệnh nội khoa hay một bệnh

ngoài da nào đó; nguyên nhân tại chỗ như nấm, vi khuẩn, chấn thương cơ học..... 2. Các thể lâm sàng.

2.1. Theo hình thái và tính chất tổn thương:

2.1.1. Viêm móng (onyxis)

Là tổn thương móng có tính chất viêm.

2.1.2. Viêm quanh móng (périonyxis):

Là thương tổn các nếp quanh móng hoặc bờ cạnh móng. Nguyên nhân do viêm.

2.1.3. Móng trắng (leuconychie):

Là những vệt trắng hoặc điểm trắng, vệt ngang rải rác gần nhau hoặc xa nhau. Theo tác giả Milian, là do căn nguyên giang mai bẩm sinh. Có tác giả cho là do rối loạn chức năng gan hoặc nhiễm độc thần kinh.

Còn theo tác giả Parier và Civatte thì cho là do chấn thương lên mầm móng. Không cần điều trị vì thực ra đây là hốc không khí xen kẽ vào trong tế bào móng. Sau một bệnh toàn thân hoặc nhiễm độc (sốt, sốt xuất huyết, nhiễm độc) có thể gặp móng trắng toàn bộ. Còn các vết vàng nhạt hoặc xám ở bờ tự do, hay bờ bên cũng có thể bắt đầu của nấm móng. Những đường hằn dọc trên móng không phải là bệnh, mà là cấu trúc bình thường của móng.

Các điểm lõm ở trên bề mặt móng có thể do eczema hoặc do giang mai, vẩy nến. Các luống ngang chạy khắp bề ngang của móng thường do thương tổn của mầm móng, hay gặp trong nhiễm khuẩn toàn thân, thương hàn, viêm da mủ, giang mai, cóng lạnh.

Teo móng là móng ngừng phát triển, rồi biến mất dần, một hoặc nhiều móng,

thường do thương tổn của mầm móng vì chấn thương, nhiễm khuẩn, nhiễm độc

tại chỗ hoặc toàn thân. Móng còn lại mỏng như một cái màng màu hồng hoặc

móng trở thành mỏm cụt không có hình dạng.

2.1.4. Móng teo mỏng dần(onychorrhexie) và nứt dọc theo móng:

Page 4: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

288

Căn nguyên do chấn thương, do nghề nghiệp, do eczema, do pelade, do bôi

thuốc nhuộm móng.

2.1.5. Dày móng (pachyonychie):

Thường gặp dưới bản móng và bờ tự do có tổ chức sùi, dày sừng, móng dòn,

dễ gãy và cạo ra dễ bong như trong nấm móng.

2.1.6. Móng vuốt (onychogryphose):

Là một trạng thái quá sừng làm bản móng dày cộm lên, màu nâu sẫm, gắn với

nền sâu ở dưới và cong lên như vuốt của sừng dê.

Nguyên nhân chưa rõ, có thể do rối loạn dinh dưỡng, do viêm dây thần

kinh. Milians cho rằng có thể do giang mai.

2.1.7. Móng bóc tách (onycholysis):

Có thể do quá sừng của bờ tự do làm móng vồng lên hoặc teo móng làm

móng bong dần, bề mặt lõm xuống.

Nguyên nhân do: giang mai, thiếu máu, thiếu sinh tố C, chấn thương,

tiếp xúc chất kiềm, chất axit.

2.1.8. Móng dùi trống (hippocrate):

Móng dày tròn và vồng lên như mặt kính đồng hồ, kèm theo phì đại ở đầu

ngón, thường gặp trong các bệnh phổi và màng phổi mãn tính. Lao, áp xe, ung

thư, xơ gan.

2.2. Theo nguyên nhân:

2.2.1. Bệnh móng bẩm sinh:

Nằm trong bệnh cảnh tật bẩm sinh - di truyền.

Đẻ ra không thấy móng (anonychia), nó khuyết toàn bộ hoặc một vài móng,

đôi khi kết hợp với li thượng bì bọng nước bẩm sinh, kèm theo chứng không có

mồ hôi, không có tóc, không có răng.

+ Dày móng (pachyonychie) gặp trong hội chứng dày sừng bẩm sinh

(Jadasshon Lewandowsky) hoặc trong li thượng bì bọng nước bẩm sinh.

+ Móng vuốt: đôi khi cũng có tính chất gia đình.

+ Các rối loạn về móng (dysonychie): có tính chất bẩm sinh, móng teo lòng

thuyền, móng bong và nứt, móng dùi trống, móng trắng toàn bộ hoặc thành vệt,

kèm theo rối loạn ở lông, răng, sắc tố.

2.2.2. Thương tổn do chấn thương và nghề nghiệp:

+ Bầm máu ở dưới móng: từ gốc đến bờ tự do rối mất đi.

+ Móng trắng thành vết ngang, có thể do chấn thương mạnh vào mầm móng,

những chấm nhỏ do chấn thương nhỏ nhưng liên tục.

+ Xước móng, xước quanh móng (xước móng rô) thường do chấn thương

mạnh vào mầm móng, là nguồn gốc của viêm quanh móng.

+ Móng mòn: thường gặp trong bệnh ngứa mãn tính.

+ Tật gậm móng (onychophagie) hay gặp ở người mắc bệnh tâm thần.

Page 5: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

289

+ Móng quặp (ongle incarné) hay gặp do quá sản bờ bên của móng làm móng

đâm sâu xuống gây viêm và thối móng. Gặp ở người đi giầy chật, đi dày dép đế

cao, những người đi chân phía trước.

+ Bệnh móng do nghề nghiệp: chấn thương, hoá chất, nhiễm khuẩn liên tục,

biểu hiện mòn, nứt, bong móng, móng hình lòng thuyền.

+ Dày sừng dưới móng và viêm quanh móng hay gặp ở công nhân tiếp xúc

với axít, nước bẩn, bụi cát, xi măng, dầu mỡ hoặc chất đường.

2.3. Thương tổn móng ở một số bệnh ngoài da:

Những biểu hiện này nhiều khi là biểu hiện đầu tiên của bệnh da hoặc tổ chức

khác, kèm theo hậu quả như li thượng bì bọng nước bẩm sinh và nó tồn tại như

một di chứng.

2.3.1. Chàm: có những điểm lõm rải rác không đều, có những luống ngang, gờ dọc, có khi bóc tách gây dày sừng ở dưới móng, viêm quanh móng, móng quắp.

2.3.2. Vẩy nến:

Vẩy nến lan rộng toàn thân hoặc đỏ da toàn thân, có tổn thương khớp. Tổn

thương móng có thể xuất hiện trước, cùng một lúc tổn thương nhiều móng, móng

khô, bờ tự do dày lên, dễ gãy, trên bản móng có đặc điểm lỗ chỗ như châm kim,

rất giống tổn thương móng trong bệnh eczema. Móng gồ cao, mủn ra, đôi khi đội

lên ở bờ tự do, ở dưới có tổ chức sừng màu vàng đục nên rất giống với nấm

móng.

2.3.3. Viêm đầu chi liên tục (hallopeau):

Trong thể mủ, có các mụn nước, mụn mủ ở đầu chi dẫn đến rụng móng,

hỏng móng.

2.3.4. Liken phẳng: có biểu hiện móng lỗ chỗ, nứt dọc theo móng, có chỗ

tiêu móng:

2.3.5. Pelade:

Pelade nặng kèm theo tổn thương móng, móng lỗ chỗ, nứt dọc hằn ngang, có

khi rụng móng.

2.3.6. Viêm móng do tia X:

Thường kèm theo thương tổn móng nặng, móng có màu nâu xám, dày, kèm

teo móng, nứt ở bờ tự do và rụng móng.

2.3.7. Cóng lạnh: làm rối loạn dinh dưỡng của móng, có những hằn ngang trên bản móng. Cơ chế do rối loạn mạch máu ở mầm móng.

Ngoài ra một số bệnh da nặng khác cũng dẫn đến tổn thương móng như:

pemphigus, Duhring, vảy phấn đỏ nang lông hay đỏ da do nhiễm độc, nhiễm

khuẩn, đỏ da tiên phát, li thượng bì bọng nước bẩm sinh, bệnh Darier.

2.4. Nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ở móng:

2.4.1. Nấm móng:

Có thể gây nên do nhiều loại nấm, hay gặp nhất là trichophyton violaceum,

T.interdigitalis hoặc các loại microsporum, favus. Thường gây nên 3 hình thái:

Page 6: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

290

Hình thái bình thường (normotrophie).

Hình thái teo (atrophie).

Hình thái dày sừng (hypertrophie).

Nấm móng do favus làm bản móng có màu vàng trắng, kèm theo có tổn

thương da mang tính chất đặc trưng của nấm favus. Còn trong tổn thương móng

do nấm Candida thì bao giờ cũng có viêm quanh móng đi trước.

Viêm bán cấp, đau ít, ngứa, đi từ trong ra ngoài.

Thường hay gặp những người tiếp xúc với nước hoa quả, chất đường (công

nhân thợ giặt, người bán hoa quả, công nhân làm bánh kẹo, người làm vườn).

2.4.2. Viêm móng và viêm quanh móng do cầu khuẩn: da xung quanh móng

quầng đỏ, nặn ra có ít mủ. Móng bị viêm cấp tính đỏ, đau nhiều và có mủ. Dần

dần có thể làm cho bong móng và rụng móng.

2.5. Các bệnh móng trong nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân:

2.5.1. Bệnh giang mai: gây viêm móng, viêm quanh móng, và rối loạn

dinh dưỡng móng như: điểm lỗ chỗ, vết hằn ngang, dày móng, teo móng, rối

loạn màu sắc.

2.5.2. Lao da xùi có thể nổi quanh bờ tự do của móng:

2.5.3. Móng dùi trống biểu hiện ở bệnh nhân lao phổi:

2.6. Những rối loạn dinh dưỡng của móng:

Rối loạn móng trong bệnh giang mai, viêm dây thần kinh, phong, rối loạn

vận mạch (Raynaud), phù voi, giãn tĩnh mạch.

2.7. Các bệnh móng do thiếu sinh tố:

+ Thiếu vitamin C, B, D, gây móng lòng thuyền, bạc móng hoặc chậm mọc

móng.

+ Thiếu máu nhược sắc gây móng lòng thuyền.

3. Tổ chức tân tạo ở dưới móng và quanh móng.

+ Gồm có hạt cơm, lao xùi, sẩn giang mai II nằm ở dưới bờ tự do của móng.

+ Lồi xương ở dưới móng (exostose) hay gặp ở ngón cái và gây đau đớn dữ dội.

+ Các u lành tính, các cuộn dây thần kinh, động mạch ở dưới móng gây đau

buốt lan toả.

+ U giãn mạch dưới móng (botriomycome).

+ U sắc tố đen dưới móng.

Page 7: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

291

+ U Koenen: thành u có chân hình trụ màu hồng, ở mặt ngoài của móng, đầu của

nó bị sừng hoá, kèm theo khám thấy có các u tuyến bã ở mặt.

4. Điều trị.

Tuỳ theo nguyên nhân và tính chất bệnh lý mà lựa chọn phương pháp điều trị.

Chủ yếu là điều trị theo nguyên nhân, điều trị tại chỗ móng bị bệnh t có thể dùng

thuốc bôi tại chỗ, bóc móng bằng phẫu thuật, hoặc không xử trí gì.

RỤNG TÓC

(Alopécies, Alopecia)

1. Đại cương.

Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động, active phase) gọi là anagen có hoạt động gián phân mạnh. Tiếp theo một pha gọi là catagen trong đó sự gián phân đột ngột ngừng lại. Rồi tiếp đến là pha nghỉ (pha ngừng lại) gọi là telogen. Pha telogen ở lông mày, lông mi, lông nách, lông mu kéo dài hơn ở da đầu và vùng râu cằm. Thời gian của các pha này dường như phụ thuộc vào các yếu tố tại chỗ và yếu tố di truyền. Bình thường tóc anagen chiếm 80- 90%, catagen 5% và tóc telogen 10- 15%. Hàng ngày có 50- 100 sợi tóc rụng, số tóc này là tóc được thay thế hàng ngày.

1.1. Phân loại theo hình thái:

+ Rụng tóc không sẹo (non scaring alopecia).

- Rụng tóc androgen di truyền (Androgenetic, alopecia).

- Rụng tóc thành đám (alopecia areata).

- Rụng tóc kết hợp bị bệnh toàn thân hoặc hệ thống.

Rụng tóc telogen (telogen effluvium).

Rụng tóc anagen (anagen effluvium).

Giang mai (syphilis).

- Do tật nhổ tóc (trichotillomania)

- Rụng tóc kết hợp với các hội chứng di truyền.

+ Rụng tóc có sẹo (scarring alopecia)

- Khuyết tật di truyền hoặc phát triển.

- Nhiễm khuẩn:

Vi khuẩn: vi khuẩn gây mủ, lao.

Nấm: nấm kerion.

Vi rút: zona.

Protozoa: leishmania (đơn bào).

- U sắc tố.

-Tổn thương do hoá chất, bỏng và rụng tóc do các chấn thương khác.

- Các bệnh đặc biệt có tổn thương ở da đầu: lupút đỏ, liken phẳng, morphea, pemphigoid thành sẹo.

1.2. Phân loại theo căn nguyên:

+ Rụng tóc sinh lý.

Page 8: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

292

+ Rụng tóc do yếu tố cơ học, lý học, hoá học (chải tóc, uốn sấy, thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu...)

+ Rụng tóc sau đẻ, sau ốm nặng, bệnh truyền nhiễm (sốt rét, sốt xuất huyết, thương hàn...)

+ Rụng tóc do nấm:

- Trứng tóc (piedra hortai).

- Do chủng trichophyton- microsporum.

+ Rụng tóc da dầu (seborrheic alopecia ).

+ Rụng tóc pơlát (pelade, alopecia areata).

+ Rụng tóc giang mai (syphilitic alopecia).

+ Rụng tóc androgen di truyền (androgenetic alopecia).

+ Tật nhổ tóc (trichotillomania).

+ Bệnh tóc chuỗi hạt (bệnh monilethrix) (beaded hair).

+ Rụng tóc trong một số bệnh da đặc biệt có tổn thương ở da đầu (luput đỏ, liken phẳng, morphea...).

1.3. Phân loại theo lâm sàng:

+ Rụng tóc khu trú.

+ Rụng tóc lan toả. 2. Một số bệnh rụng tóc.

2.1. Rụng tóc thành đám (alopecia areata):

Còn gọi là bệnh pelade.

+ Lâm sàng: rụng tóc thành từng đám, từng vùng, khu trú thành đám hình tròn, bầu dục, không có dấu hiệu viêm nào, không có triệu chứng toàn thân, da trơn nhẵn giống như sẹo, có thể thấy một số sợi tóc thanh mảnh, bạc màu như lông tơ, ở rìa đám có sợi gẫy ngắn và mập gọi là tóc dấu chấm than (exclamation point hairs).

Rụng tóc ở vùng đầu, có thể rụng ở vùng râu cằm và các vùng khác.

+ Chia thành các loại sau:

- Rụng tóc thành đám (alopecia areata).

- Rụng tóc thể rắn bò (alopecia ophiasis).

- Rụng tóc toàn phần (alopecia totalis): toàn bộ tóc vùng đầu hầu như bị rụng.

- Rụng tóc toàn bộ (alopecia universalis): rụng tóc vùng đầu, rụng lông mày, nách, lông mi, lông mu, lông tơ của cơ thể.

Biểu hiện ở móng: loạn dưỡng, đĩa móng có hàng trăm hố lõm nhỏ như "đê khâu", "đồng đột".

+ Tiến triển: thường mọc lại một cách ngẫu nhiên sau vài tháng, có khi xuất hiện các đám mới trong khi các đám khác đang mọc tóc lại. Bệnh cũng thường tái phát.

+ Căn nguyên: thường gặp ở người lớn, trẻ tuổi (trước tuổi trung niên), tỷ lệ nam/nữ là 2/1.

Căn nguyên chưa rõ, có vai trò của yếu tố di truyền, miễn dịch, nội tiết, liên quan tới stress, nhiễm khuẩn. Hiện nay người ta cho rằng có một quá trình tự miễn chống hành lông. Có thể kết hợp với vitiligo, suy cận giáp, Addison, viêm tuyến giáp Hashimoto, nhược cơ nặng, hội chứng Down, thiếu máu ác tính.

Page 9: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

293

+ Mô bệnh học da: nang tóc giảm kích thước, thâm nhiễm lympho quanh mạch, thâm nhiễm lympho quanh nang lông ở những nơi tổn thương đang hoạt động.

Xét nghiệm: các sợi tóc anagen loạn dưỡng, tăng tỷ lệ tóc telogen tới 40% hoặc hơn (bình thường < 20%).

Nếu bệnh xuất hiện sau tuổi thiếu niên thì 80% sẽ mọc tóc lại và ít gặp rụng lông và tóc toàn bộ (alopecia universalis).

Bệnh cũng thường tái phát.

Nếu có biến đổi móng và rụng tóc toàn phần (alopecia totalis) hoặc các đám liên kết thành từng dải ở vùng đỉnh, thì tiên lượng không tốt.

+ Điều trị: không có thuốc đặc trị, khó đánh giá tiên lượng vì nhiều khi ngẫu nhiên tóc mọc lại.

- Tâm lý liệu pháp.

- Vitamin B, C, A, bepanthen.

- An thần.

- Bôi mỡ corticoid về ban đêm

- Corticosteroid tiêm trong tổn thương: triamcinolon acétonide 3,5 mg/ml, tháng một lần.

- Corticoids uống thường làm mọc lại tóc. Cần chú ý tác dụng phụ và khi ngừng một thời gian bệnh có thể tái phát.

- Cyclosporin: uống làm mọc lại tóc, khi ngừng thuốc bệnh dễ tái phát.

- PUVA trị liệu.

- Trị liệu miễn dịch tại chỗ dùng DNCB, nhưng hay gây viêm da tiếp xúc, dị ứng tại chỗ.

Có thể bôi minoxidil.

2.2. Rụng tóc androgen di truyền (androgenetic alopecia- AGA):

AGA còn gọi là chứng hói tiến triển ,xuất hiện do tố bẩm sinh di truyền và tác động của androgen lên nang tóc ở đầu.

Từ đồng nghĩa: hói kiểu đàn ông, hói thông thường, rụng tóc có tính di truyền ở đàn bà.

Nam bị rụng tóc loại này nhiều hơn nữ. Tuổi của nam khi bị bệnh thường từ 20- 40 tuổi. Nữ xuất hiện muộn hơn, 40% ở tuổi 60-70.

Bệnh do di truyền đa gien hoặc autosome trội ở nam; Autosome lặn ở nữ.

+ Lâm sàng: tóc rụng thưa mỏng đi một cách từ từ ở đàn ông, thường rụng tóc tạo thành một đường ở phía trước hình chữ M, (ở vùng trán, thái dương rồi rụng vùng đỉnh) hậu quả là để lại một vành tóc ở hai bên và vùng chẩm của đầu. Vùng này không bao giờ rụng tóc trong bệnh này. Bệnh này có nghịch lý là đàn ông bị AGA lan toả thì lại mọc nhiều lông giới tính thứ phát ở nách, mu, ngực, râu cằm.

Theo phân loại của Hamilton: type I rụng tóc dọc gờ trán, type II rụng vùng trán và bắt đầu rụng vùng đỉnh chẩm. Type III, IV, V thì cả hai vùng rụng đó liên hợp, nối với nhau, hói hoàn toàn phía trên, (vùng trán và vùng đỉnh chẩm), riêng vùng thái dương và gáy không rụng tóc nên thấy một vành có tóc từ trước và sau. (xem hình vẽ).

Page 10: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

294

Ở đàn bà rụng lan toả, tóc mỏng thưa đi. Ở nữ trẻ bị AGA có các dấu hiệu nam tính hoá như có trứng cá, lông ở quá nhiều thân mình và vùng mặt. Tóc ở vùng AGA mảnh hơn, ngắn hơn, trở thành lông tơ và bị teo hoàn toàn.

+ Xét nghiệm: tóc đồ (trichogram) thấy tăng tỷ lệ phần trăm tóc telogen (bình thường 80-90% các sợi tóc ở anagen, telogen 10-15%).

+ Về bệnh học: nhiều nang tóc ở pha telogen, nang tóc giảm kích thước và gần như teo hoàn toàn.Tóc chuyển thành lông tơ, sợi tóc ngắn, giảm đường kính.

Phần lớn bệnh nhân (cả nam và nữ) có nội tiết bình thường nhưng ở tại chỗ có tăng biểu hiện của các thụ thể (receptors) androgen. Cơ chế tác động của androgen lên tế bào nang lông dẫn đến AGA thì không rõ. Một số bệnh nhân có tăng androgen.

+ Tiến triển từ nhiều năm đến hàng chục năm.

+ Điều trị: không có phương pháp điều trị có hiệu lực cao để ngăn sự tiến triển của AGA.

- Dung dịch minoxidil 2% bôi tại chỗ làm giảm rụng tóc và kích thích mọc lại tóc, sau 4 - 12 tháng 40% mọc tóc lại. Phối hợp nồng độ minoxidil và retinoid tại chỗ sẽ có kết quả tốt hơn.

- Thuốc kháng androgen: spironolactone, cyproteron acetate, flutamid và cimetidine. Cơ chế tác dụng của các thuốc này là thuốc kết hợp với thụ thể androgen và chẹn tác dụng của dihydrotestosteron. Thuốc có tác dụng ở đàn bà bị AGA, nhưng không dùng cho đàn ông.

- Tóc giả (Wig).

- Cấy ghép tóc (hair transplantation).

- Chuyển các miếng ghép mô nang lông từ vùng gờ viền xung quanh (vùng tóc không mẫn cảm androgen) tới vùng hói ở đầu mẫn cảm androgen. Vi ghép mô này là kỹ thuật thành công giúp tóc mọc lại.

2.3. Rụng tóc telogen (telogen effluvium, telogen defluvium):

Là loại rụng tóc hàng ngày tăng dần, tóc mỏng thưa đi.

Tăng tỷ lệ phần trăm pha telogen (tóc đầu tày), tóc bị chuyển nhanh từ pha anagen sang catagen và telogen.

+ Căn nguyên:

- Có thai, sẩy thai, sinh đẻ.

- Chấn thương lớn, phẫu thuật ngoại khoa lớn, mất máu.

- Sau đợt ốm có sốt cao

- Sau ăn kiêng, sụt cân trong thời gian ngắn.

- Thuốc tránh thai, giảm chức năng tuyến giáp.

- Một số thuốc khác.

+ Lâm sàng: các nguyên nhân thường đi trước rụng tóc telogen 6- 16 tuần. Biểu hiện lâm sàng là tăng rụng tóc, tóc mỏng thưa đi, bệnh nhân lo lắng, sợ hãi họ sẽ bị hói.Thầy thuốc thường được chứng kiến các túi plastic chứa tóc rụng của họ. Rụng tóc lan toả vùng đầu, vuốt tóc thấy một vài sợi hay nhiều sợi bị rụng (tóc giai đoạn telogen hoặc tóc đầu tày, hình dùi cui) rụng lan toả ở cả mặt

Page 11: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

295

bên và sau đầu, các tóc mới mọc lại ngắn, mảnh hơn tóc cũ và đuôi thon nhọn hơn.

Móng có những đường hằn ngang (đường Beau) hoặc có rãnh, khía ở bản móng các ngón tay, ngón chân.

+ Trichogram (tóc đồ): tăng tỷ lệ phần trăm tóc telogen (bình thường từ 10- 15%.).

+ Tiến triển: sau một thời gian tóc sẽ mọc lại. Tuy nhiên nếu rụng tóc nghiêm trọng và tái phát sau nhiều lần có thai kế tiếp nhau (chửa đẻ nhiều lần) có thể tóc mọc lại không hoàn toàn. Sau nguyên nhân tác động tóc có thể rụng kéo dài trong vòng 1 năm.

+ Điều trị: không cần điều trị gì đặc biệt, vitamin nhóm B liều cao, calcium, giải thích cho bệnh nhân là cần chờ đợi một thời gian tóc sẽ mọc lại.

2.4. Rụng tóc anagen (anagen effluvium):

Rụng tóc anagen là kiểu rụng tóc lan toả, khởi đầu nhanh và khá rõ rệt, nó gây nên kìm hãm sự phát triển của tóc hoặc chuyển nhanh sang catagen và telogen và rụng đi, hoặc làm hư hại các sợi tóc anagen.

Phần lớn rụng tóc loại anagen gây nên do thuốc, nhiễm độc và hoá trị liệu.

Các kiểu

ở đàn ông

ở đàn bà

Các kiểu rụng tóc liên quan androgen di truyền (AGA) ở đàn ông và đàn bà

Bảng danh mục thuốc gây rụng tóc.

Page 12: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

296

Thuốc Đặc điểm rụng tóc

Chất ức chế ACE enalapril Có lẽ gây rụng tóc telogen

+ Thuốc chống đông

Heparin

Warfarin

Có một vài thông báo gây rụng tóc tỷ lệ thay đổi

từ 19% - 70% nhưng có lẽ thấp hơn loại rụng

tóc lan toả.

+ Thuốc chống phân bào

Colchicine

Rụng tóc lan toả, tăng số tóc telogen.

+ Các thuốc chống U

Bleomycin

Cyclophosphamide

Cytarabine

Dacarbazine

Dactinomycine

Daunorubicin

Etoposide

Fluorouracil

Hydroxyurea

Ifosfamide

Mechlorethamine

Melphalen

Methotrexate

Mitomycin

Mytoxantrone

Nitrosourea

Procarbazine

Thiotepa

Vinblastine

Vinoristine

Rụng tóc anagen

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

nt

+ Thuốc chống Parkinson

Levodopa

+ Thuốc chống động kinh

Trimethadione

+ Thuốc chẹn beta

Metoprolol

Propanolol

+ Các thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai uống

+ Thuốc dùng trong điều trị rối loạn lưỡng cực

Lithium

+ Nguồn gốc nấm cựa gà

(dùng trong điều trị prolactin huyết giảm)

Bromocriptin

+ Thuốc chẹn H 2

Cimetidine

+ Kim loại nặng ( độc)

Thallium

Có lẽ rụng tóc telogen

Có lẽ rụng tóc telogen

Có lẽ rụng tóc telogen

Có lẽ rụng tóc telogen

Rụng tóc lan toả (rụng tóc telogen) 2-3 tháng sau khi ngừng thuốc tránh thai uống.

Có lẽ rụng tóc telogen

Có lẽ rụng tóc telogen

Khởi đầu 1 tuần đến 11 tháng, có lẽ rụng tóc telogen .

Rụng tóc lan toả, tóc anagen bất thường 10 ngày sau khi uống thuốc, tóc rụng hoàn

Page 13: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

297

Thuỷ ngân và chì.

+ Thuốc làm giảm cholesteron

Clofibrate

+ Chất diệt sinh vật độc hại

Axít boric

Retinoids

Etretinate

Isotretinoin

toàn trong vòng một tháng. Đặc tính rõ rệt là rụng tóc phía bên của đầu và cả lông mày phía bên.

Rụng tóc lan toả khi bị phơi nhiễm cấp và mãn.

Hiếm khi gây rụng tóc.

Rụng tóc toàn bộ vùng đầu sau nhiễm độc cấp, với phơi nhiễm mạn tính, tóc trở nên khô và gãy

Tăng rụng tóc và tăng tóc telogen giảm tóc pha anagen

Rụng tóc lan toả cơ chế có lẽ giống như trên.

2.5. Rụng tóc có sẹo. (Scarring alopecia, cicatricial alopecia):

Rụng tóc loại này có đặc tính là tổn thương có sẹo. Tóc bị teo và nang tóc bị

hư hại hay huỷ hoại, do viêm (nhiễm trùng và không nhiễm trùng) hoặc do bệnh

lý khác và khi khỏi xuất hiện sẹo. Có thể phát hiện các dấu hiệu lâm sàng đặc

trưng của bệnh chính ở vùng rụng tóc, vùng da xung quanh hoặc vùng da khác

của cơ thể.

+ Rụng tóc thành sẹo có 4 loại tương đối phổ biến.

- Giả pelade của Brocq (pseudopelade de Brocq)

- Viêm nang lông trụi tóc (folliculitis decalvans)

- Trứng cá sẹo lồi (acne keloidalis)

- Giả viêm nang lông vùng râu cằm (pseudo follicullitis barbae)

+ Phân loại rụng tóc thành sẹo:

- Thiếu hụt phát triển và rối loạn di truyền: Ichthyosis, liên kết X ẩn, Nevi biểu bì, Epidermolysis bullosa (GAREB) (kiểu loạn dưỡng ẩn).

- Nhiễm trùng:

Tụ cầu trùng vàng (staphylococcus aureus). Nấm đầu (tinea capitis) tiếp theo kerion hoặc favus:

- U tân sản (neoplasms):

Ung thư tế bào đáy (basal cell carcinoma) ung thư tế bào gai (squamous cell carcinoma)

Metastatic tumors (các u di căn), lymphomas, u phần phụ (adnexal tumors)

- Tác nhân vật lý, hoá học.

Chấn thương cơ học (gồm cả do nhân tạo, tật nhổ tóc trichotillomania), bỏng, chiếu xạ, các chất ăn da, các chất hoá học khác, các thuốc khác.

- Bệnh da nguồn gốc chưa chắc chắn và các hội chứng lâm sàng: Lupus đỏ mạn, Liken phẳng, Sarcoi'dosis, xơ cứng bì: morphea Liken xơ và teo, hoại tử mỡ, đái tháo đường (necrobiosis lipoidica diabeticosum), viêm da cơ, Pemphigoi'd thành sẹo, bệnh muxin nang lông (follicular mucinosis), trứng cá sẹo lồi, viêm

Page 14: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

298

nang lông vùng gáy, giả viêm nang lông vùng râu cằm, giả pelade của Brocq, viêm nang lông trụi tóc, viêm quanh nang lông da đầu hóa mủ rải rác.

- Amyloidosis (dissecting perifolliculitis of the scalp)

( Perifolliculitis capitis abscedens et suffodiens).

2.6. Bệnh tóc chuỗi hạt. (Beaded hair, bệnh monilethrix):

+ Định nghĩa: đây là bệnh của tóc mà hậu quả là do các biến đổi làm dày thân tóc lên một cách đều đặn tạo thành các nút cục ở tóc và có xu hướng tóc bị gãy, đứt đoạn.

+ Dịch tễ học: monilethrix là một bệnh hiếm gặp, cả hai giới đều bị bệnh với tỷ lệ như nhau, thường xuất hiện ở tuổi niên thiếu, có đặc điểm di truyền trội kiểu mendel, độ xuyên không hoàn toàn. Ở một số người bị thể nhẹ, tóc hầu như bình thường, phải khám kỹ mới phát hiện được.

+ Căn nguyên: chưa rõ, người ta phát hiện thấy bất thường trong bài tiết argininosuccinic axít trong nước tiểu ở một số trường hợp.

+ Lâm sàng: bệnh thường xuất hiện lần đầu ở tuổi ấu thơ, biểu hiện bằng rối loạn sự phát triển của tóc, trẻ em bị hói hoặc tóc thưa và dễ gẫy đến nỗi da đầu phủ toàn tóc ngắn. Thường gặp dầy sừng nang lông làm da đầu thô ráp xù xì, có biểu hiện khô da, đặc biệt rõ nhất ở vùng chẩm.

Có thể quan sát thấy các sợi tóc dạng chuỗi hạt bằng kính lúp. Trong các ca bệnh thể nhẹ thì khó phát hiện các sợi tóc ngắn bất thường xen kẽ các sợi tóc dài bình thường. Có thể phát hiện tóc bất thường bằng cách sờ.

Vùng trán, đỉnh, vùng chẩm là vị trí hay gặp, hiếm khi quan sát thấy bệnh

monilethrix ở vùng mu, cẳng chân, lông mày và lông mi.

+ Mô bệnh học: thân tóc có đoạn co nhỏ lại, có đoạn dày, phình to ra, biến

đổi này có tính chu kỳ.

Đo khoảng cách giữa các nút cục thấy tương đối hằng định. Kích thước được

xác định là 312- 625 .

+ Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với các bệnh loạn dưỡng

di truyền hay mắc phải làm gãy tóc. Ví dụ xét nghiệm thân tóc bằng kính hiển vi

quang học để phân biệt bệnh tóc gãy dòn có hạt (trichorrhexis nodosa), bệnh

tóc xoắn vặn (pilitorti) và tật nhổ tóc.

+ Điều trị: thuyên giảm nhất thời sau dùng bức xạ ion hoá vùng đầu nhưng

không nên dùng nhiều; corticoid tại chỗ không có tác dụng.

2.7. Rụng tóc khu trú: có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải:

2.7.1. Rụng tóc khu trú bẩm sinh:

Page 15: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

299

Khi đẻ ra đã không có tóc hoặc tóc thưa thớt. Trong chứng này tóc rất mảnh, nhỏ yếu, dễ gãy hoặc thành từng chuỗi như chuỗi hạt (monilethrix), đó là dị dạng bẩm sinh di truyền của tóc. Trong bệnh này, những sợi tóc mọc lên có chỗ phình ra, có chỗ thắt lại, co nhỏ lại, chỗ thắt lại gọi là vòng thắt (monile), tóc thường bị gãy sau 1-2 chỗ thắt. Nếu ta dùng nhíp nhổ sợi tóc, ta thấy có những đoạn 5-10 mm cong lại ở nang lông. Lấy đoạn đó soi trên kính hiển vi sẽ thấy những vòng thắt. Những đoạn này bị mất màu hoặc nhạt màu.

Vị trí hay gặp: ở đỉnh đầu hoặc hai bên thái dương, những chỗ khác tóc bình

thường nhưng khô hơn và quăn lại không đều. Ở da đầu, chân tóc có những sẩn

màu đỏ và xếp thành từng đám, khi sờ vào ráp như dày sừng nang lông. Các sẩn

này thường tập trung ở vùng tóc rụng hoàn toàn, như đỉnh đầu hoặc hai bên thái

dương. Loại rụng tóc này xuất hiện rất sớm, khi đứa trẻ đẻ ra vẫn có tóc nhưng

đến tuần thứ 6 tóc rụng đi và không mọc trở lại, dần dần xuất hiện những sẩn ở

vùng đỉnh đầu và hai bên thái dương. Tình trạng này kéo dài suốt cả đời, nhưng

cũng có trường hợp nó giảm dần so với tuổi và các sẩn dần dần thành sẹo.

Một số tác giả thông báo, bệnh khỏi khi dùng tinh chất giáp trạng hoặc dùng

sinh tố A + bôi dầu cade.

2.7.2. Rụng tóc khu trú mắc phải:

- Gồm thể có sẹo và thể không có sẹo:

+ Thể có sẹo: là một hậu quả của bệnh ở da đầu, thí dụ: favus, luput đỏ, liken

phẳng, xơ cứng bì hoặc viêm chân tóc.

Khi không tìm được nguyên nhân mà thấy rụng tóc khu trú thì gọi là giả

pelade Brocq (pseudopelade de Brocq).

- Thể không có sẹo: là do sang chấn, tật nhổ tóc (trichotillomanie), do nấm,

do bệnh muxin nang lông (mucinose folliculaire).

+ Hay gặp nhất là rụng tóc thành mảng pelade. Hình ảnh đặc trưng là xuất

hiện rất nhanh một hoặc nhiều đám rụng tóc hình tròn ở đầu, râu, lông mày, lông

mi hoặc các vùng có lông khác. Bề mặt của thương tổn không có hiện tượng

viêm và các lỗ chân lông vẫn còn rõ trong các mảng. Chung quanh mảng tìm

thấy những sợi tóc gẫy rất thấp, chiều dài chỉ còn một vài milimét. Những sợi

tóc này mảnh, mất màu ở chân của sợi tóc, còn phía đầu tự do vẫn dày và màu

sắc bình thường. Người ta so sánh sợi tóc đó như một dấu chấm than (!). Đôi

khi ở trẻ em và những trường hợp bệnh phát triển quá nhanh thì ranh giới giữa

các mảng không được rõ ràng và không tìm thấy sợi tóc hình chấm than. Muốn

chẩn đoán, cần phân biệt với rụng tóc khu trú do nguyên nhân khác.

+ Căn nguyên bệnh sinh chưa rõ ràng.Yếu tố tâm lý,căng thẳng thần kinh

được đề cập. Người ta cho rằng, có sự hư biến của chân tóc làm cho tóc không

mọc lên được. Hiện nay người ta chú ý nhiều đến thuyết miễn dịch vì thường

thấy rụng tóc cộng với bệnh tự miễn khác: bạch biến (vitiligo), bệnh của giáp

trạng, luput đỏ hệ thống, viêm khớp, thiếu máu....

Page 16: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

300

Xét nghiệm tế bào: có thay đổi về số lượng limpho T trong tất cả các bệnh

nhân và ở giai đoạn đầu có sự thâm nhiễm tế bào limpho chung quanh nang lông

và limpho T chiếm ưu thế.

+ Điều trị bằng corticoid, thuốc điều hoà miễn dịch có tác dụng tốt.

+ Tiên lượng bệnh dè dặt, nhất là khi bệnh có tính chất gia đình hoặc những

người có bất bình thường về miễn dịch. Bệnh tiến triển thành nhiều mảng rụng lỗ

chỗ hoặc tóc rụng toàn thể thì tiên lượng rất xấu.

2.8. Rụng tóc lan toả:

Có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải.

Rụng tóc lan toả bẩm sinh: thường kết hợp với bất bình thường trong cấu

tạo của sợi tóc.

Rụng tóc lan toả mắc phải là hậu quả của chuyển hoá, thường gặp trong tăng

tiết nội tiết tố nam (alopecie androgenique). Ngoài ra, rụng tóc còn do tác dụng

cơ giới, nhiễm độc, suy nhược, rối loạn về nội tiết.

2.8.1. Rụng tóc lan toả do tăng nội tiết nam, còn gọi rụng tóc do da dầu.

Rụng tóc da dầu (alopécie séborrhéique) là loại rụng tóc thường gặp nhất.

Bệnh bắt đầu một vài năm sau tuổi dậy thì và nếu nặng nhất có thể đưa đến"

hói của nhà bác học". Bệnh này mang tính chất di truyền và tiến triển phụ thuộc

vào nội tiết nam. Cách thức lan toả đặc trưng của bệnh là nó làm ngắn quá trình

trưởng thành của sợi tóc làm cho nó rụng nhanh và mọc lại những sợi tóc ngày

một ngắn hơn, sau cùng biến sợi tóc thành một lông tơ.

Ở đàn bà, hình ảnh lâm sàng có khác hơn, nó có tính chất lan toả hơn nhưng

không trở thành hói như nhà bác học. Có thể do một nguyên nhân bên ngoài,

hoặc do tăng nội tiết nam ở tuyến thượng thận hay buồng trứng hoặc do tăng

nhậy cảm với hóc môn này.

2.8.2. Rụng tóc do nhiễm độc:

Sợi lông và sợi tóc cũng chịu sự tác dụng độc nhưng do tỷ lệ thay đổi tế bào

cao cho nên lông và tóc rất nhậy cảm và nó phản ánh sự tổn hại của cơ thể.

Thiếu ăn, nhất là thiếu đạm, sẽ làm giảm khả năng phân chia tế bào. Nếu chỉ

thiếu thoáng qua thì nó chỉ làm giảm chất sừng của sợi lông. Nếu thiếu ăn lâu dài,

như trong bệnh suy dinh dưỡng, sẽ làm teo củ hành và làm nhỏ sợi tóc lại. Khi có

suy giảm về chất đạm thì những sợi tóc đen trở thành nâu và hơi đỏ . Nếu có suy

giảm từng đợt thì biểu hiện trên sợi tóc có những đoạn màu sẫm hoặc màu

sáng. Chất độc hoá học cũng ảnh hưởng đến chân tóc. Những thuốc làm ngừng

phát triển tế bào không những gây ảnh hưởng lên chuyển hoá tế bào ác tính, mà

nó còn có ảnh hưởng lên cả tế bào bình thường như tế bào tuỷ xương, tế bào của

niêm mạc đường tiêu hoá, mầm của tóc và cũng có thể gây rụng tóc trầm trọng.

Đối với các sợi tóc đang mọc, nó ức chế quá trình phân chia tế bào vì nó ức chế

tổng hợp protein và có thể trở lại bình thường khi ngừng điều trị.

Trong các "rụng tóc do thầy thuốc gây nên", rụng tóc do thuốc phải kể đến rụng tóc do vitamin A và các thuốc chống đông máu như heparin, lecoumarine.

Page 17: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

301

Tóc sẽ rụng sau 2-3 tháng. Các thuốc corticoid hoặc androgen, các viên thuốc ngừa thai sẽ gây rụng tóc đồng đều hoặc như rụng tóc do tăng nội tiết nam.

Rụng tóc do nhiễm độc có thể gây nên do kim loại, á kim loại.

2.8.3. Rụng tóc lan toả cấp tính:

+ Xuất hiện sau một rối loạn bệnh lý, thường có tính chất tạm thời. Bao gồm rụng tóc sau nhiễm trùng cấp như thương hàn, cúm, sốt xuất huyết. Ở người lớn

sốt 39C trong mấy ngày, sau đó thường bị rụng tóc lan toả, rụng tóc loại này kéo dài 2-3 tháng. Vị trí thường gặp là: hai bên thái dương, vùng gáy. Sau một thời gian mọc lại bình thường, trừ một số trường hợp đặc biệt.

+ Viêm quầng ở da đầu: gây rụng tóc sớm ở chỗ bị viêm và rụng tóc lan toả xảy ra muộn hơn.

+ Các sang chấn về tinh thần, xúc cảm mạnh gây rụng tóc toàn bộ rất nhanh, sau một thời gian tóc sẽ mọc lại.

Chiếu X quang trên da đầu sẽ gây rụng tóc 12- 15 ngày sau đó và có thể mọc lại bình thường vào tháng thứ 3 . Nếu sau 5 tháng vẫn không thấy mọc tóc thì sẽ không bao giờ mọc lại nữa.

+ Uống các muối thalium hoặc bôi thuốc mỡ có thalium thì gây rụng tóc hoàn toàn từ ngày thứ 15 trở đi.

2.8.4. Rụng tóc do giang mai:

Giang mai II thường gây rụng tóc gọi là rụng tóc kiểu rừng thưa. Thường

rụng tóc ở vùng thái dương và vùng gáy, rụng nham nhở không đều, được ví

như" gián nhấm". Điều trị giang mai tóc sẽ mọc trở lại.

Đối với rụng tóc lan toả cấp tính vàcó tính chất tạm thời thường không cần điều trị, tuy nhiên dùng các thuốc gây kích thích mọc tóc giúp cho bệnh nhân yên

tâm. Hiện nay hay dùng bepanthene 2 ống tiêm bắp thịt cách ngày

Biotine 50 mg 2 ống tiêm bắp thịt xen kẽ giữa các ngày tiêm bepanthene (liên tục trong 3 tháng).

L. cystine 2 viên/ngày

2.8.5. Rụng tóc ở người già:

Theo Sabouraud, tác giả xếp rụng tóc do tăng nội tiết tố nam. Những tác giả

khác lại cho rằng rụng tóc ở người già do chân tóc teo, lỗ chân tóc mất và không

còn hy vọng mọc lại, da đầu teo.

2.8.6. Rụng tóc do tật nhổ tóc (trichotillomanie, manie dépilatoire):

Là tật của cả người lớn và trẻ em ,nhất là những người làm việc trí óc.

Vị trí : có người nhổ đỉnh đầu, có người nhổ phía trước, thông thường ở hai

bên thái dương. Thương tổn không có ranh giới rõ ràng, tóc vùng thương tổn

không đều, chỗ cao chỗ thấp. Cần chẩn đoán phân biệt với nấm tóc: đám đỏ vẩy

có ranh giới, tóc bị gẫy cách da đầu một vài mm, chân tóc có vẩy bao quanh (dấu

hiệu đi bí tất, nhúng trong bột). 3. Điều trị.

3.1. Điều trị toàn thân:

Page 18: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

302

Cần khám bệnh nhân một cách hệ thống để phát hiện hình thái lâm sàng của

rụng tóc, phát hiện những bệnh về nội tiết và rối loạn về thần kinh; cho thuốc an

thần; cho thuốc điều hoà nội tiết như tinh chất giáp trạng; cho sinh tố A, B 1, C,

E, B 5. Các thuốc corticoid làm tóc mọc lại nhanh nhưng hay tái phát.

3.2. Điều trị tại chỗ:

+ Bôi dầu cade, dung dịch meladinine 0,01%.

+ Tiêm tại chỗ quanh tổn thương bằng corticoid (nhưng gây đau và nhiều khi

kết quả không được tốt).

+ Áp tuyết CO 2 mỗi 3 tuần một lần.

+ Chiếu tia cực tím, sóng B (UVB).

CÁC TỔN THƯƠNG Ở NIÊM MẠC

1. Viêm môi (cheilite, labialite).

Đây là trạng thái viêm vùng bán niêm mạc của môi, biểu hiện là đỏ, phù nề,

bong vẩy, nứt nẻ và có vảy tiết. Thương tổn lan ra vùng chung quanh, nó giống

như bệnh chàm hay là một viêm da ở 2 môi. Danh từ chàm để chỉ viêm môi cấp

hay bán cấp.

+ Triệu chứng:

Thấy những mụn nước rất nhỏ ở trên vùng bán niêm mạc, làm cho chảy

nước và nứt nẻ, kèm theo ngứa rát, căng.

+ Căn nguyên của viêm môi:

- Yếu tố cơ giới: do liếm môi liên tục ở trẻ em.

- Yếu tố lý học: ánh sáng mặt trời, nứt nẻ khi thời tiết hanh, khô.

- Yếu tố về hoá học: viêm môi tiếp xúc do son môi, hay do thuốc đánh răng,

nhất là loại thuốc có màu, chất thơm.

- Do thuốc: oxyt vàng, thuỷ ngân, penicillin, sulfamid, tyrothiricine. Ngoài da

có thể viêm môi do tiếp xúc với thức ăn, rượu vang, coctai, cà chua, gia vị...

- Yếu tố về nhiễm trùng: nhất là liên cầu, khi thì gây bệnh riêng rẽ khi thì

kết hợp với yếu tố khác.

- Yếu tố về thiếu hụt sinh tố, thiếu sinh tố B 2 (gọi hội chứng Ariloflavinose).

Nó thường kèm theo với viêm da da dầu ở giữa mặt và viêm môi làm bong

da, viêm mép làm nứt mép.

+ Điều trị:

- Loại bỏ tác nhân nghi ngờ gây bệnh.

Page 19: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

303

- Làm cho dịu trạng thái viêm bằng phun nước cất hoặc bôi kem hoặc phun

dung dịch có glycerin- amidon glyceroledamidon hoặc đắp mỡ lợn tươi hoặc

đắp dung dịch dầu + nước vôi trong (liniment obo- calcaire).

- Chống nhiễm trùng: nitrat bạc 1/50, 1/20 hoặc dùng (glycerin borate) hoặc

dùng dalibour (gồm CuSO 4 và ZnSO4), dùng creme hoặc mỡ tetracyclin 1%,

aureomycin 3%.

- Những thể dai dẳng và bán cấp cho bôi dung dịch ichtyol, dung dịch

goudron hoặc kem kẽm.

- Cho sinh tố nhóm B, B12, B complex. 2. Bong vẩy thường xuyên ở môi.

Bệnh bắt đầu xuất hiện ở tuổi trưởng thành, tiến triển dai dẳng và giảm đi

cùng với tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở môi dưới, có chiều hướng lan lên cả

môi trên. Nó là vảy da và vảy tiết, khi bong da để lại bên dưới một lớp thượng

bì màu đỏ, nứt nẻ và dễ chảy máu. Cảm giác kích thích làm bệnh nhân hay liếm

môi, dẫn đến gây sang chấn, dần dần thành nhiễm trùng.

+ Căn nguyên chưa rõ, cần tìm căn nguyên hoá học hoặc do nhiễm trùng.

+ Điều trị: mỡ kháng sinh. 3. Nứt mép, nứt môi.

+ Nứt mép do liên cầu, hay gặp ở trẻ em và thường hay kết hợp với viêm da

liên cầu ở da, niêm mạc và nứt kẽ tai.

+ Căn nguyên do liên cầu, tụ cầu, vi khuẩn đường ruột hoặc nấm men

Candida.

+ Thương tổn là vết nứt phủ vảy tiết, hoặc vết trợt có phủ chất tiết màu

trắng. Đau, dễ chảy máu, bờ hơi gờ cao, nhưng khác với sẩn giang mai II là khi

ấn vẫn mềm mại, còn trong giang mai thì rắn chắc.

+ Điều trị

Buổi tối bôi nitrat bạc 1/10 hoặc 1/ 20.

Sáng bôi dd milian hoặc mỡ tetracycllin.

Một vài trường hợp nứt mép do thiếu sinh tố B2, C thì dùng sinh tố nhóm B và sinh tố C.

4. Viêm môi dày sừng (cheilite keratosique).

Thường gặp trong luput đỏ, ở môi có vảy rất dính và khó bóc, đôi khi khô và bong vẩy ở môi (khác với liken phẳng). Muốn phân biệt thì cần tìm những tổn thương khác của luput trên da. Nó có thể có tổn thương ở niêm mạc giống liken phẳng.

Căn nguyên không rõ ràng, nó xuất hiện từ khi nhỏ tuổi, tồn tại mãi. Nếu

thấy bong da dày sừng ở môi của người lớn hay người già thì phải nghĩ đến ung

thư hoá. Cần phải làm sinh thiết và điều trị bằng quang tuyến. 5. Môi phì đại (macrocheilite).

Hay còn gọi là hội chứng Melkersson Rósenthal.

Page 20: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

304

+ Bệnh xuất hiện từ lúc còn bé hay khi mới lớn, có khi đột ngột làm sưng môi. Tiến triển thành từng đợt, có khi khỏi một thời gian sau lại tái phát. Lưỡi thành nhiều nếp, môi sưng to, thực chất là trạng thái phù voi kinh diễn ở môi, không có sưng, nóng, đỏ, đau và không có hạch.

Tổn thương khu trú ở môi hoặc ở một vài vùng da khác của mặt (má, trán, mũi, mi mắt), thâm nhiễm có giới hạn, màu da bình thường hoặc màu đỏ tím, tiến triển thành từng đợt, về sau trở thành kinh diễn. Niêm mạc miệng cũng có khi bị ảnh hưởng, lợi sưng, lưỡi sưng, nứt trông giống như da bìu và bệnh có tính chất di truyền, đôi khi kết hợp với viêm lưỡi bong vảy.

+ Điều trị: thường dùng kháng sinh, kháng histamin tổng hợp, các thuốc làm giãn mạch. X quang liệu pháp ít có kết quả .

Corticoid ít có kết quả . 6. Viêm môi tuyến giản đơn (bệnh puente).

+ Viêm môi tuyến giản đơn: biểu hiện là niêm mạc môi dưới có những lỗ nhỏ, hình phễu lõm xuống và chung quanh có vòng trắng (leucoplasie), từ các lỗ này nước bọt chảy ra, chính đó là nơi thoát của ống dẫn từ tuyến nước bọt. Khi ấn vào tổn thương làm nước bọt chảy ra hoặc chảy một cách tự nhiên làm bệnh nhân khó chịu, nước bọt còn chảy ra từ niêm mạc lợi hoặc niêm mạc má, môi sưng to.

+ Điều trị: phá huỷ các tuyến này bằng phẫu thuật, loại bỏ hết phần niêm mạc có tuyến, có thể đốt điện ở các hố lõm và các tuyến dưới niêm mạc.

7. Viêm môi tuyến Volkmann.

Bệnh này hiếm gặp, nó là hình thái viêm môi tuyến kinh diễn. Môi dưới sưng to, mưng mủ sâu, thường xuyên chìa ra phía trước, có khi thành áp xe dưới niêm mạc, rất đau, bề mặt của môi phủ vảy tiết dính, bóc ra dễ chảy máu. Ở dưới lớp vảy tiết là các lỗ, ấn vào thấy nước bọt chảy ra. Nếu ta sờ nắn vào sẽ thấy tuyến nước bọt và ống dẫn to lên. Ở niêm mạc bên cạnh thấy những chấm đỏ tươi và những đảo trắng (leucoplasie) bao quanh. Các dạng viêm môi tuyến được coi như dị dạng bẩm sinh, có tính di truyền và tuyến nước bọt phát triển không bình thường.

Căn nguyên chưa rõ, có nhiều ý kiến khác nhau. Volkmann cho là do giang mai. Còn một số tác giả khác cho là do yếu tố thần kinh.

Các viêm môi tuyến này hay có chiều hướng chuyển thành ung thư. 8. Viêm môi tuyến kiểu Balzer.

Là viêm môi tuyến nông. Điều trị tốt bằng chấm dung dịch iodua. 9. Các bệnh khác.

9.1. Grains de Fordyce:

Bệnh do Fordyce tìm ra năm 1896. Nó là những hạt rất thông thường không thành một bệnh, đây là tuyến bã khu trú ở môi, mặt trong má, thành những hạt màu vàng, to bằng đầu đinh ghim, đứng tập trung và nổi rõ khi ta căng niêm mạc, không đau, tự biến mất đi, không có cảm giác đau, không ngứa.

9.2. Dày sừng ở môi (leucokeratoses):

+ Liken phẳng ở miệng; thường phủ một lớp chất trắng đục ở trên môi và niêm mạc miệng, dày sừng ở môi.

Page 21: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

305

+ Bạch sản (leucoplasie): thương tổn hình chấm hoặc thành dải, có thể phía bên phải hoặc trái, hoặc đối xứng hai bên. Tổn thương là đám tròn, màu trắng, hơi nhăn nheo, nông, đám trắng tương ứng nơi bệnh nhân để điếu thuốc lá. Tổn thương nông mất đi sau 3- 4 tuần, nếu bệnh nhân không hút thuốc thì bệnh tự khỏi. Ngược lại nếu bệnh nhân vẫn hút thuốc sẽ dẫn đến ung thư.

+ Luput đỏ: môi dày sừng, có vảy dính và một chất trắng, có khi bong vảy thành dải.

+ Săng giang mai: hay đóng vảy tiết, sưng nề trên nền cứng, kèm theo hạch.

+ Ung thư môi: hay gặp ở môi dưới. Nó thường là ung thư tế bào gai và thường phát triển trên một leucoplasie. Có khi nó xuất hiện từ vết bỏng khi hút thuốc. Tiên lượng nghiêm trọng.

+ Còn gặp trong một số bệnh sau: herpes, mảng niêm mạc do giang mai, các vết chợt sau bỏng, các u máu dưới niêm mạc môi dưới, u bạch mạch, botriomycome (viêm nhiễm do vi khuẩn), lao hoặc bệnh gai đen (acanthosis nigricans).

BỆNH ÁP TƠ

(Aphtose aphthosis)

Là bệnh có tổn thương ở niêm mạc miệng, niêm mạc sinh dục; có thể là bệnh nhiễm trùng toàn thể, một trạng thái nhiễm trùng kèm theo vết loét ở nhiều niêm mạc, biểu hiện bằng ba hình thái lâm sàng:

+ Tổn thương chỉ ở niêm mạc: hay gặp. + Tổn thương ở da và niêm mạc. + Tổn thương toàn thể (grande aphtose): biểu hiện toàn thân. 1. Áp - tơ niêm mạc.

Mụn nước rất chóng vỡ, để lại vết loét kèm theo cảm giác khó chịu, rất đau, Nếu loét ở môi, lưỡi, miệng thì làm cho nhai và nuốt khó khăn. Nếu ở bộ phận sinh dục thì gây khó khăn khi đi lại. Tổn thương gồm nhiều vết loét kích thước khác nhau: nhỏ bằng đầu đinh ghim, có khi bằng cúc áo, có khi 1-2 cm đường kính. Vết loét có phủ màng giả màu trắng, hơi xám hoặc vàng, đáy không đều, ấn vào có mủ chảy ra, bờ rõ ràng, thẳng đứng, xung quanh có viền đỏ tươi. Hạch vùng lân cận không sưng, không sốt, bệnh phát lên từng đợt, không có chu kỳ rõ rệt, có khi 1-2 tuần, có khi một vài tháng, một đến hai năm, kéo dài 5- 7 năm. Không có miễn dịch.

Thương tổn có thể chỉ có ở niêm mạc mồm, hoặc chỉ ở bộ phận sinh dục, hoặc cả hai nơi (áp tơ lưỡng cực).

Tổn thương niêm mạc ở mồm thường là lợi, môi má, vòm miệng amiđan. Căn nguyên của bệnh do vi rút herpes. Có thể gây lây nhiễm bằng cách tiêm

truyền cho thỏ, nhưng một số khác không tiêm truyền được. Bệnh do loại này hay tái phát.

Page 22: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

306

+ Áp - tơ bộ phận sinh dục: hay khu trú ở môi lớn, môi nhỏ, âm vật, mu, thường gọi là viêm âm hộ do áp tơ. Tổn thương là một vết loét hoại tử, ở bộ phận sinh dục, có kèm theo tổn thương khác ở miệng.

Đối với đàn ông, biểu hiện viêm rãnh qui đầu hoại tử, hoặc viêm qui đầu loét, một số viêm niệu đạo không do lậu thì có thể do áp - tơ.

+ Áp - tơ lưỡng cực: thườnglà niêm mạc miệng bị trước, ít lâu sau bị ở bộ phận sinh dục. Tổn thương ở niêm mạc sinh dục thường rất rộng và lâu khỏi.

Triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ 37 - 38C. 2. Áp - tơ ở da và niêm mạc.

12% áp - tơ ở niêm mạc có kèm theo tổn thương da.Thương tổn là các sẩn tròn màu đỏ, hơi đau. Tổn thương làm người ta liên tưởng đến viêm lỗ chân lông, 1-2 ngày sau đóng vảy và bóc vảy đi để lại vết loét nhỏ, bờ thẳng đứng, xung quang có một viền đỏ trông giống loét cấp tính ở âm hộ. Tổn thương này có ở bất kỳ chỗ nào, hay gặp ở mặt, cổ, gáy, sống lưng, vùng gần bộ phận sinh dục. Nó mất đi cùng áp - tơ ở niêm mạc miệng.

3. Áp- tơ toàn thể.

30% áp- tơ niêm mạc có biểu hiện toàn thân.

Biểu hiện ở da là hồng ban nút (ở chân, đùi), hồng ban đa dạng, hồng ban rắn bazin, xuất huyết.

Biểu hiện ở mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mống mắt.

Biểu hiện ở khớp: đau khớp, viêm khớp có nước.

Triệu chứng toàn thân: sốt 38- 39C, sốt bắt đầu hai ngày trước và kéo dài 2 ngày sau, kèm theo nhức đầu, đau mình mẩy, khó chịu, đôi khi giống thương hàn. Thiếu máu nhược sắc, bạch cầu giảm < 1000, không có phản ứng hạch.

+ Tiến triển: thể kinh diễn không có miễn dịch. Tiến triển từng đợt không theo quy luật nào cả . Biến chứng: nhiễm trùng cơ hội gây nên loét hoại tử, viêm lợi, viêm âm hộ,

viêm qui đầu hoại tử. Tiên lượng lành tính, trừ viêm ở mống mắt. + Chẩn đoán bệnh: Cần chẩn đoán phân biệt với: - Săng giang mai . - Loét do sang chấn. - Herpès và zona.

+ Căn nguyên sinh bệnh:

Căn nguyên chưa rõ. Dựa vào biểu hiện lâm sàng và triệu chứng tiến triển của bệnh, nhiều tác giả cho đó là bệnh nhiễm trùng máu. Một số tác giả thấy có sự liên quan trực tiếp với bệnh viêm mống mắt do Leptospirose của ngựa. Đại đa số tác giả cho là vi rút gây bệnh gần giống vi rút herpès, nhưng chưa phân lập được.

+ Điều trị: - Aureomycin, tetracyclin - Corticoid, ACTH: có tác dụng trong đợt đầu, nhưng không có kết quả lâu dài. - Có thể truyền máu, kháng histamin tổng hợp, globulin . Tại chỗ: chấm xanh metylen 1%, êosin 1%. Chấm dd nitrat bạc 1%, thuốc xịt hydrocortisol.

Page 23: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

307

Acyclovir ít tác dụng. Colchicin có kết quả tốt với liều lượng 1 mg/ngày trong 2-3 tuần, không nên dùng khi chức năng gan và thận kém.

TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC SINH DỤC.

1. Bệnh ở niêm mạc sinh dục nam.

1.1. Bệnh có tổn thương dát đỏ:

Tổn thương cơ bản là dát đỏ, đỏ bóng, có thể có vảy da, vảy tiết, thường gặp

trong các bệnh sau:

1.1.1. Đỏ da do tác động của các yếu tố bên ngoài, không có nhiễm khuẩn:

thường do tiếp xúc trực tiếp với một loại hoá chất nào đó; như: chất giặt quần

áo, túi cao su, thuốc bôi, hoặc thậm chí do các thuốc đặt vào âm đạo, do dụng

cụ phòng tránh thai của phụ nữ cho những người nam giới quan hệ với họ.

Thương tổn thường có giới hạn rõ, chủ yếu ở phần niêm mặc qui đầu và gây ngứa dữ dội, đây là giai đoạn đầu của viêm qui đầu cấp tính.

1.1.2. Nhiễm độc da dị ứng thuốc: bệnh thường xuất hiện sau khi dùng thuốc một thời gian (thường do thuốc phenolphtaléin, antipyrine, phenacetine, pyramidon, các loại an thần), thông thường hay biểu hiện ở vùng sinh dục với các triệu chứng sau :

Chấm đỏ tươi hoặc tím, đứng đơn độc hoặc thành đám, thành mảng, có giới hạn, có thể có ngứa, có rát hoặc không, các vết bong vảy, chợt da hoặc nổi bọng nước. Tổn thương có thể kéo dài nhiều tuần ngay cả sau khi đã ngừng thuốc. Sau khi khỏi, tổn thương để lại vết thâm cố định, nhưng bệnh rất hay tái phát nếu như dùng lại thuốc ấy. Nhiều trường hợp căn nguyên có thể kết hợp vừa uống thuốc bên trong vừa bôi thuốc bên ngoài, thí dụ khi uống iodua (nó thải ra nước tiểu) đồng thời bôi ở bên ngoài calomen (có thuỷ ngân) gây nên một phần tổn thương bộ phận sinh dục.

1.1.3. Viêm qui đầu do nhiễm khuẩn: thường có loét trợt và chảy nước nhiều, nhưng cũng có khi là dát đỏ, có ranh giới rõ ràng hoặc không, nhẵn, có một ít vảy. Nếu là vảy da khô, tiến triển kinh diễn thì nên nghĩ đến Candida albicans.

Ở những bệnh nhân cao tuổi, thường xuyên bị viêm qui đầu, viêm có thể do vi khuẩn hoặc do nấm. Đứng trước những bệnh nhân như vậy cần phải xác định các bệnh ở đường máu, đường niệu để điều trị kết hợp.

Viêm xung quanh miệng sáo thường theo sau một viêm niệu đạo cấp. Khi có những trường hợp viêm ở bộ phận sinh dục kèm theo, viêm các hốc tự nhiên thì gọi là ectodermose phoriorifirielle hay hội chứng Fiessinger Leroy Reiter.

1.1.4. Sẩn giang mai:

Đây là giai đoạn II tái phát của bệnh giang mai, biểu hiện là các sẩn ở rãnh qui đầu, nó có kích thước nhỏ, giới hạn rõ, hình bầu dục, nhẵn, không đau, đồng thời kèm theo triệu chứng khác của bệnh.

1.1.5. Vảy nến ở qui đầu:

Thường rất dai dẳng, thương tổn giới hạn rõ ở qui đầu, biểu hiện là dát màu hồng hoặc đỏ tươi, giới hạn rõ, hình tròn, đường kính 3 cm nhẵn bóng, không

Page 24: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

308

thâm nhiễm, không đau. Chẩn đoán bệnh thường rất khó.Trường hợp có vảy, vảy dễ bong, giới hạn rõ, nếu không có tổn thương vẩy nến ở vùng khác thì chẩn đoán rất là khó khăn, cần làm sinh thiết để chẩn đoán. Bệnh này hiếm gặp.

1.1.6. Viêm qui đầu kinh diễn:

Hay gặp ở những người sau 50 tuổi. Viêm qui đầu có thể là lan toả hoặc khu

trú với các biểu hiện dát đỏ, nhẵn, có vẩy hoặc đôi khi có loét. Bệnh kéo dài dai

dẳng, rất hay tái phát, nhưng không tìm được căn nguyên.

Sinh thiết chỉ thấy hình ảnh thâm nhiễm không đặc hiệu.

Cần tránh kích thích vào tổn thương. Trong điều trị chỉ cần bôi hồ Brocq hay

dung dịch jarich.

1.1.7. Erythroplasie de queyrat:

Là một bệnh gặp ở niêm mạc sinh dục ngoài (qui đầu, rãnh qui đầu), có thể

gặp cả ở hậu môn, môi và thường hay gặp ở người sau 50 tuổi. Tổn thương đơn

độc, nhưng cũng có thể liên kết nhiều thương tổn lại thành mảng.

Biểu hiện lâm sàng là vết đỏ tươi, tiến triển chậm, kích thước 30- 50 mm, bờ

rõ, hình tròn đều hay bầu dục hoặc nhiều cung, bề mặt phẳng, nhẵn bóng,

không có vảy, không loét, không chảy nước, nhìn gần thấy ở bờ có những hạt

nhỏ, thương tổn mềm mại, không thâm nhiễm, không đau. Bệnh nhân thường

không chú ý đến vì tiến triển rất chậm, đôi khi sau vài tháng hoặc vài năm bờ

mới nổi gờ cao lên trên mặt da 1-2 mm, bề mặt nhẵn hoặc một vài nơi hơi xùi

lên, rãnh qui đầu có thể bị ẩm ướt hoặc loét trợt.

Khi tổn thương nổi cao lên mặt da, có loét trợt, sờ vào thấy rắn chắc, lúc đó

thường nghĩ tới tính chất ác tính của tổn thương và cần phải điều trị gấp.

Mô bệnh học: mầm liên nhú dày lên, to ra và không phá vỡ tế bào đáy, làm

cho tế bào đáy có hình vestor, đỉnh các nhú bì phủ 1 - 2 lớp tế bào thượng bì.

Khi có thâm nhiễm ở trung bì, lúc đó nghĩ đến ung thư tế bào gai.

1.2. Tổn thương là sẩn, mụn nước, loét , xùi....

1.2.1. Thương tổn là sẩn:

+ Sẩn giang mai: thường kèm theo biểu hiện khác của giang mai.

+ Sẩn liken phẳng: sẩn to lõm ở giữa hoặc sẩn nhỏ xếp thành hình vòng cung, có khi sẩn rất nhỏ màu hồng hoặc hơi trắng.

Sẩn liken pilidus hay khu trú ở hãm qui đầu, bao gồm nhiều sẩn nhỏ, tròn,

bóng, màu hồng, đứng xen kẽ bên nhau, không liên kết với nhau.

+ Liken myxoedemateux (mucinose papuleuse) thoái hoá nhầy: tổn thương là sẩn nhỏ hình bán cầu, đều, đứng riêng rẽ màu trắng hoặc màu da bình thường, nhiều khi các sẩn tập trung thành từng đám to bằng đồng xu. Những sẩn này là do rối loạn chuyển hoá mucin.

Chẩn đoán quyết định phải dựa vào mô bệnh học (nhuộm để tìm mucin).

+ Ghẻ: ghẻ ở qui đầu, ở hãm qui đầu. Tổn thương là sẩn to, đơn độc, có cái

thành sẩn mủ, có cái khô dày sừng, đôi khi tìm được rãnh hoặc đường hang của cái ghẻ. Cần chẩn đoán phân biệt với giang mai II.

Page 25: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

309

+ U mềm lây: là những sẩn hình bán cầu, lõm ở giữa, thông thường chỉ nhỏ

bằng hạt đậu xanh nhưng có trường hợp rất lớn hay dễ chẩn đoán nhầm sẩn ghẻ.

+ Hạt kê (grain de milium): tổn thương hay gặp ở qui đầu, ở hãm qui đầu ở bìu, là các sẩn bằng đầu đinh ghim, hạt kê, màu trắng ngà, rất rắn, cậy ra có nhiều nhân rắn.

1.2.2. Thương tổn là mụn nước và bọng nước: + Eczema (chàm): căn nguyên thường ở bên ngoài, tổn thương là những đám

da đỏ, mụn nước, vỡ nhanh gây nên vết trợt đồng thời có ngứa nhiều. + Toxidermie, hồng ban đa dạng: căn nguyên thường do thuốc, tổn thương

hình bia bắn (ở giữa phỏng nước, thậm chí hoại tử, xung quanh da đỏ hồng chói, ngoại vi da màu nhạt hơn, có thể có mụn nước li ti). Khi khỏi để lại một dát thẫm màu kéo dài vài ba tháng. Bệnh rất hay tái phát .

+ Herpès: tổn thương là vết trợt nông, bờ rõ, nhiều cái xếp thành chùm, đáy mềm mại, bề mặt đỏ, hơi trắng, chảy nước vàng, đau rát, thường không có hạch, trừ trường hợp nặng hay có bội nhiễm. Bệnh dễ khỏi, nhưng hay tái phát. Điều trị dùng acyclovir.

1.2.3. Thương tổn loét:

+ Săng giang mai: vết trợt nông, tròn đều, đáy rắn, sờ vào cứng như bìa, hạch không đau, di động có hạch chúa.

+ Hạ cam: thông thường có nhiều trợt, trợt có bờ nham nhở, bóp vào mềm, đáy bẩn. Nếu vừa kết hợp hạ cam, vừa kết hợp giang mai thì gọi là săng hỗn hợp (chancre mixte), biểu hiện bằng: đáy bẩn mềm, tiến triển dần dần thành bờ tròn đều, đáy trở nên rắn.

+ Nicolas -Farve.

Giai đoạn săng biến đi nhanh, lành nhanh, để lại hạch bẹn to. Khi hạch vỡ ra để lại những lấm chấm như vòi hoa sen.

+ Săng do lao.

Bờ không đều, đáy lổn nhổn và mềm, kèm theo hạch, lúc đầu hạch rắn, sau mềm dần và hoá mủ.

+ Loét do ung thư: thường là ung thư tế bào gai, hay gặp ở bệnh nhân nhiều tuổi . Biểu hiện là : loét, thâm nhiễm, sờ vào rắn, bờ cứng, lúc đầu chưa có hạch, tiến triển một thời gian sẽ có hạch di căn của ung thư.

+ Các hoại tử ở qui đầu: thường gặp trong các bệnh sau:

- Bệnh giang mai: bắt đầu là một bọng nước, mụn nước khu trú ở qui đầu, nhưng cũng có thể rải rác ở nhiều vị trí khác nữa, sau thành hoại tử như giang mai hoại tử, loét của giang mai II.

- Hoại tử ở qui đầu do vi khuẩn (thường do xoắn khuẩn, liên cầu, trực khuẩn, vi khuẩn yếm khí khác): thường xảy ra những nhiễm khuẩn thứ phát này trên nền một bệnh da, niêm mạc lành tính ở qui đầu.

- Nhóm hoại tử cấp tính ở qui đầu : hay gặp ở người trẻ khoẻ mạnh.

Lúc đầu có thể đỏ, sưng ở bao qui đầu, hoặc bắt đầu bằng vết trợt nông màu đỏ tươi, rất đau, hay gặp ở những người bị chít hẹp bao qui đầu.

Page 26: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

310

Tiến triển cấp tính lan toả dữ dội, vài ngày sau lan ra dương vật, bìu, sau đó bệnh dịu dần và mất đi nhanh. Các mảng hoại tử bong ra để lại một khuyết tổ chức lớn, rất khó lành.

Trước kia chưa có kháng sinh mạnh, bệnh nhân thường hay bị tử vong. Hiện nay tiên lượng tốt hơn (do dùng kháng sinh liều cao toàn thân và đắp huyết thanh tại chỗ).

1.2.4. Thương tổn xùi:

Thường gặp là sùi mào gà (xem bài sùi mào gà ở chương XIII). 1.2.5. Sơ teo qui đầu và bao qui đầu (kraurosis genital masculin): + Là hội chứng xơ, teo và mất màu ở niêm mạc qui đầu. Bệnh thường gặp ở

người lớn tuổi, dần dần dẫn đến hẹp lỗ niệu đạo, hẹp bao qui đầu. + Bệnh do nhiều nguyên nhân: Do viêm xơ: bị nhiều đợt viêm qui đầu ở người có bao qui đầu dài Do nội tiết: thiểu năng nội tiết tuổi già.Teo, giãn mạch, ngứa tại chỗ dẫn đến

xơ và teo. Xơ cứng bì ở qui đầu. Liken phẳng. + Điều trị bằng tesosterol 10 mg/lần , cứ 3 ngày 1 lần x 8 - 10 tuần. Bôi mỡ cortisol tại chỗ hoặc cắt bao qui đầu. 2. Bệnh ở niêm mạc sinh dục nữ.

2.1. Viêm âm hộ - âm đạo do nhiễm khuẩn:

+ Viêm niệu đạo, tử cung (trong đó bệnh lậu là nguyên nhân chủ yếu). Thường âm đạo có mủ, mủ ở lỗ niệu đạo, viêm tuyến Bactholine. Nhiều trường hợp có thể do một viêm da nhiễm khuẩn ở vùng da lân cận lan vào.

+ Viêm âm hộ - âm đạo ở trẻ em gái rất dai dẳng, nghĩ đến nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Do nhiễm khuẩn . - Do nguyên nhân cơ giới . - Do nước tiểu quá nhiều axit hoặc kiềm , do thuốc điều trị một bệnh nào

đó. - Do lao: có nhiều khí hư, ngứa dữ dội gây chàm hoá vùng lân cận, làm sinh

thiết màng trong tử cung sẽ thấy nhiều ổ lao. Ở trẻ em, nếu không thấy nguyên nhân nào khác thì nên nghĩ đến do nội tiết,

do foliculin. 2.2. Viêm âm hộ, âm đạo do nấm , ký sinh trùng:

+ Do nấm Candida: biểu hiện lâm sàng là có khí hư đặc như cặn sữa, ngứa, đau khi quan hệ tình dục.

+ Do ký sinh trùng trichomonas: biểu hiện lâm sàng là có tiết dịch lỏng, đục như nước vo gạo, có khí hư, có bọt, ngứa.

2.3. Các mảng viêm do đái đường:

Tổn thương là mảng đỏ sẫm, bờ rõ, lan rộng ra mặt trong đùi tới mu và bẹn. Tổn thương khô hoặc chảy nước, nhẵn bóng. Bệnh nhân rất ngứa, gãi nhiều gây hằn cổ trâu. Đây là viêm ở thượng bì, trung bì do nhiễm vi khuẩn do nhiễm nấm thứ phát.

Page 27: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

311

2.4. Do herpes ở âm hộ: tổn thương bắt đầu bằng mụn nước hoặc bọng nước, tập trung thành từng cụm, dập vỡ nhanh, chảy nước làm mủ, vết trợt kết thành mảng cộm, có phù mềm, có khi phù lớn làm biến dạng âm hộ, kèm theo sưng hạch bẹn. Bệnh nhân rất đau, có thể có sốt kèm theo.

Điều trị: bệnh nhân cần nghỉ ngơi, đắp thuốc tím, cho bôi kem, hồ làm dịu da, thuốc giảm đau, vitamin C liều cao, acyclovir.

2.5. Các trợt do giang mai và mảng niêm mạc giang mai (Xem bài giang mai ở chương XIII).

2.6. Viêm âm hộ cấp Lipschutz hay áptơ ở sinh dục:

Bệnh do Lipschutz mô tả năm 1923, tổn thương là loét ở sinh dục kèm theo dấu hiệu toàn thân suy sụp, sốt, đau, tiến triển nhanh trong vài ngày, vài tuần, dần dần tự khỏi. Thường gặp ở con gái. Người ta phân lập được các vi khuẩn, nhưng có tác giả cho là nhiễm khuẩn chỉ là thứ phát.

Nếu bệnh gây nên do vi rút thì sẽ gây áptơ ở sinh dục, có thể kèm theo triệu chứng áptơ ở miệng, ở da nơi khác.

Có thể có viêm nang lông, thành các dát đỏ hoặc các mảng dạng hồng ban nút, hồng ban đa dạng, kèm theo các triệu chứng ở khớp và toàn thân khác.

2.7. Chancre lao:

Thường gặp ở trẻ em trong gia đình có người lao, tổn thương là những loét không đều đặn, đáy lổn nhổn, kèm hạch bẹn, dần dần hạch mềm rồi vỡ ra.

2.8. Nicolas - Favre (donovanose):

Tổn thương là loét, sùi ở niêm mạc âm hộ, âm đạo, lan ra cả vùng đùi, vùng bẹn.

2.9. Sùi mào gà (xem bài sùi mào gà ở chương XIII):

2.10. Bệnh Bowen:

Tổn thương bắt đầu là mảng đỏ da, hay mảng trắng, hình tròn hoặc đa cung, ranh giới rõ, mặt nhẵn hay sần sùi, đôi khi có vảy da, vảy tiết hoặc sùi lên như mụn cơm. Bệnh tiến triển chậm, dần dần tổn thương cao dần, thâm nhiễm, chứng tỏ viêm lên đến lớp trung bì và có thể là bắt đầu của ung thư tế bào gai.

Khi khu trú ở âm hộ, bệnh có tính chất ác tính hơn ở vị trí khác. Vì vậy, cần làm sinh thiết để phát hiện sớm ung thư.

2.11. Bệnh Paget:

Ngoài vị trí thường gặp ở vú còn gặp ở âm hộ. Lâm sàng lúc đầu giống như bệnh Bowen, có ngứa, có hình ảnh giống chàm, từng đợt có viêm, kèm theo viêm hạch, ranh giới rõ ràng, ổn định, nhưng cũng có nhiều hình thái lan rộng và cũng có tính chất ác tính như Paget ở vú.

2.12. Ung thư ở âm hộ: thường là ung thư tế bào gai, tổn thương là loét và sùi, tiên lượng rất nặng.

2.13. Noevo carcinome: không chỉ bị ở âm hộ mà ở bất kỳ nơi nào. Thương tổn lúc đầu là nốt ruồi (thường do bị sang chấn kích thích), nó to dần, rắn lên, nhiễm sắc và chảy máu. Tiên lượng xấu.

2.14. Bạch sản âm hộ (leucokeratose vulvaire):

Tổn thương là những mảng trắng dày sừng và ngứa. Cũng có thể tiến triển thành ung thư.

Page 28: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

312

2.15. Lichen plans (xem bài liken phẳng ở chương VI):

2.16. Xơ cứng bì: tổn thương khu trú ở vùng da lân cận âm hộ, có mảng màu trắng ngà, chắc, sờ rắn, niêm mạc teo.

2.17. Leucoplasie:

Tổn thương này chỉ khu trú ở niêm mạc, không lan ra xung quanh, có giới hạn rõ, màu trắng, nhẵn, hay nổi cao, làm teo da và hay gây ngứa dữ dội. Bề mặt dày sừng có nhiều chỗ bị lỗ chỗ. Có thể có cả tổn thương ở niêm mạc cổ tử cung. Tổn thương tồn tại lâu làm hẹp lỗ âm đạo.

Cần đặc biệt quan tâm vì 50% thoái hoá thành ung thư. Vì vậy phải chẩn đoán sớm.

2.18. Teo và xơ teo âm hộ lan toả (kraurosis vulvaire):

Thường hay gặp ở người có tuổi với biểu hiện teo và khô niêm mạc âm hộ, niêm mạc mất màu hồng trở thành màu nhạt xám, nhẵn bóng nhưng vẫn mềm mại. Trên nền thẫm có nhiều chấm giãn mạch màu đỏ.

Chương VIII

BỆNH .LIÊN .QUAN .ĐẾN

NANG LÔNG, TUYẾN BÃ

Page 29: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

313

Page 30: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

314

DA DẦU VÀ TRỨNG CÁ

1. Da dầu (seborrhoe, status seborrhoicus).

1.1. Căn nguyên:

+ Thể tạng da dầu: có khoảng 30% số người trưởng thành có trạng thái da

dầu, tăng tiết của tuyến bã.

+ Sự tăng tiết da dầu chịu sự tác động của tuyến sinh dục như tinh hoàn và

một số hócmôn liên quan.

+ Tổn thương não, bệnh Parkinson, bệnh Langdon - Down cũng gây tăng tiết

chất bã.

+ Trước lúc thấy kinh nguyệt cũng có một số trường hợp tăng tiết chất bã.

1.2. Triệu chứng:

Vùng da dầu thường gặp là: da mặt, da đầu, vùng ngực, vùng liên bả.

Da đầu có nhiều gầu, lỗ chân lông dãn rộng, có thể bong vẩy da dầu (vẩy mềm, ướt, màu xám bẩn). Tóc rụng thưa từ trán lên tạo thành mảng bằng bàn tay trông giống như hói trán, hói đầu. Nếu có vai trò của vi nấm (microcporum furfur...) thì có khi bị viêm da da dầu vùng mặt, ngực, lưng. Ở các bệnh nhân có thể địa da dầu rất thuận lợi cho các bệnh da kích ứng, dị ứng phát sinh và phát triển.

1.3. Điều trị:

Thay đổi một tạng da dầu là không thể được. Chỉ có điều trị triệu chứng và hạn chế đến mức độ nào đó sự tiết chất bã. Chỉ định cụ thể sẽ giới thiệu ở phần điều trị trứng cá.

2. Trứng cá (acné).

Bệnh hay gặp ở nam, nữ tuổi thanh niên, đặc bệt là ở tuổi dậy thì, trên cơ sở thể địa da dầu.

2.1. Căn nguyên:

+ Thể địa da dầu: ở tuổi dậy thì, các tuyến bã ở một số vị trí có mật độ cao

(mặt, ngực, lưng phía trên) tăng tiết dưới ảnh hưởng của hóc môn sinh dục nam

(androgen). Tuy nhiên, để hình thành trứng cá cần có một số yếu tố, điều kiện

khác nữa như: sừng hoá ống nang lông, tuyến bã; nhiễm propionibacterium

acnes, microsporum ovale, các chất trung gian do vi khuẩn và nấm gây viêm và

gây tăng đáp ứng miễn dịch .

+ Mức độ của trứng cá phụ thuộc trực tiếp vào mức độ tiết chất bã.

- Nguyên nhân của sự tăng tiết bã là:

Page 31: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

315

. Nồng độ hóc môn sinh dục nam (androgen) lưu hành tăng.

. Sự bất thường trong việc gắn các hóc môn sinh dục nam vào các tuyến bã

. Sự bất thường trong biến đổi hóc môn sinh dục nam trong các tuyến bã

. Sự bất thường trong đáp ứng của tuyến bã đối với hóc môn sinh dục nam.

- Sự rối loạn sừng hoá dẫn đến làm hẹp, thậm chí tắc đường thoát chất bã

gây nên ứ đọng chất bã. Các propionibacterium ở trong các ống tuyến bã sản xuất

ra các chất sinh học hoạt động (với điều kiện pH khoảng 5,2 - 6,5). Các chất

sinh học đó là: lipaza, hyaluronidaza, proteaza, neuramidaza, chất giống

prostaglandin và các yếu tố hoá ứng động. Các chất sinh học này hoạt hoá hệ

thống bổ thể, các bạch cầu đa nhân, tế bào tròn và gây viêm quanh nang lông.

Việc tạo ra nhân trứng cá là do chất bã tiết ra nhiều ứ đọng lại trong nang lông,

do dầy sừng ống tiết chất bã và có vai trò của cả propionibacterium đóng góp.

Sơ đồ quá trình hình thành trứng cá.

Các men estenaza

Androgen

Hình thành nhân trứng cá

Sản xuất chất bã

A xít béo tự do

Tổ chức quanh nang lông

Viêm

Propionibacterium acnes

Dày sừng nang lông

Phân huỷ các lipit trung tính

Page 32: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

316

2.2. Lâm sàng:

+ Tuổi bắt đầu: tuổi dậy thì, kéo dài đến 25 - 30 tuổi, cá biệt lớn hơn. Một số

trường hợp gặp ở lứa tuổi 45 - 55 (tuổi hồi xuân). Bệnh hiếm khi gặp ở trẻ em

hoặc ở hài nhi.

+ Vị trí: thường ở mặt, lưng, ngực.

2.2.1. Thể lâm sàng:

+ Trứng cá hạt kê: mặt lấm tấm, da không mịn, nặn ra có ít nhân.

+ Trứng cá thường: tổn thương sẩn, sẩn mủ và mụn mủ ở nang lông, lỗ chân

lông dãn rộng.

+ Trứng cá sẩn mụn mủ: thường gây thâm nhiễm ở phía dưới do phản ứng

của cơ thể, làm cho trứng cá có nền cộm cứng.

+ Trứng cá hoại tử: tổn thương là các sẩn, nang lông màu hồng, ngứa, nhanh

chóng chuyển thành mụn mủ lõm ở giữa.

2.2.2. Phân loại mức độ trứng cá:

Người ta chia 3 mức độ căn cứ vào số lượng mụn trứng cá ở mặt (có khoảng

5000 nang lông).

Nhẹ 1% = 50 mụn

Vừa 2% = 100 mụn

Nặng 4% = 200 mụn.

2.3. Điều trị:

2.3.1. Nguyên tắc:

+ Tác động lên trạng thái da dầu.

+ Tác động lên quá trình sừng hoá nang lông.

+ Tác động lên vi khuẩn propionibacterium, nấm microsporum ovale.

+ Kết hợp với dự phòng.

2.3.2. Tác động lên da dầu:

+ Các nội tiết tố sinh dục androgen, không nên dùng. Nhất là đối với nữ vì

gây kéo dài rong kinh.

+ Spironolactone: thuốc làm giảm hoạt động các tuyến bã, giảm nồng độ

testosterol trong huyết thanh.

Nghiên cứu trên một số phụ nữ rậm lông dùng spironolactone người ta thấy

có sự rụng lông từ tháng thứ 3 trở đi.

Liều dùng: điều trị tấn công 200 mg/ngày x 1 tháng.

Liều củng cố: 50- 75- 100 mg/ngày x 1 tháng.

+ Axit retinoic 13-cis (roacee cutane)

Tác dụng đối với tuyến bã.

Liều uống: 0, 5 mg/kg/ngày x 4 tháng.

Sau khi ổn định phải dùng liều củng cố: 0,2- 0,3 mg/kg/ngày x 6 tháng.

Page 33: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

317

Lưu ý: cần thận trọng đối với phụ nữ vì thuốc dễ gây ung thư. Thuốc này

thường dùng cho loại trứng cá mụn mủ, mạn tính, kéo dài (acne congolobata), bị

rộng ở thân người, cả lưng và cánh tay.

+ Vitamin A axit: dạng cồn, dung dịch, gel, kem, nồng độ 0,025 - 0,05%. Tác

dụng mạnh đối với trứng cá mỡ, có nhân.

Thời gian dùng dài khoảng 3 tháng.

+ Peroxyde de benzoyle.

Dung dịch gel 5-10% có tác dụng như vitamin A axit, đồng thời lại có tác

dụng kháng khuẩn, thường dùng cho trứng cá sẩn mụn mủ. 2.3.3. Thuốc tác động lên quá trình sừng hoá nang lông: bôi mỡ salixilat

2-5% tác động phần nào làm bạt sừng, bong vẩy, giải thoát sự tắc nghẽn ở nang lông và tuyến bã.

2.3.4. Thuốc tác động lên vi khuẩn và viêm nang lông: + Tại chỗ: peroxyde de benzoyle + Toàn thân: - Tetracycline chlorhydrate dùng 8 ngày đầu mỗi ngày 1,5 g. Sau đó 30 ngày

tiếp theo mỗi ngày 0,5 g. Củng cố 0,25 g/ngày, có thể dùng nhiều tháng tiếp. Hoặc dùng tetracycline liều thường xuyên mỗi ngày 1g dùng kéo dài tuỳ theo bệnh.

- Nhóm cycline thế hệ II: (doxycycline, minocycline). Các thuốc này tác dụng tốt hơn nhưng dùng dài ngày không tốt bằng tetracycline.

2.4. Phòng bệnh:

+ Giữ trạng thái thần kinh thăng bằng, ngủ được, tránh lo âu căng thẳng. + Chăm sóc da mặt: - Không rửa mặt bằng xà phòng, bất kể xà phòng gì vì càng làm tăng tiết chất

bã. - Rửa mặt bằng nước sạch pha với nước chanh quả. - Rửa mặt bằng tay, sau dùng khăn thấm khô. - Xoa bóp da mặt: lấy mũi làm trung tâm, xoa từ sâu đến nông theo hình nan

hoa xe đạp, từ mũi ra xung quanh. + Ăn uống: hạn chế các thức ăn kích thích hưng phấn: bia, rượu, chè, cà phê,

thuốc lá, hạt tiêu, ớt; Ăn tăng rau, tránh táo bón. + Luôn giữ môi trường sạch, thoáng, mát. + Nặn trứng cá: có thể nặn khi có mủ nhưng cần phải có dụng cụ nặn trứng cá

và thật vô khuẩn, không nặn bằng tay.

ĐỎ MẶT

(Rosacee)

Page 34: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

318

1. Định nghĩa: là một tổn thương mạch máu của da mặt, có thể gây tổn thương

mắt (rosacée oculaire), đặc trưng bởi những cơn kịch phát (bừng đỏ mặt mũi)

và một trạng thái dãn mạch lăn tăn ở mặt, trên đó xuất hiện các tổn thương viêm,

phân bố chủ yếu ở mũi, 2 má, vùng giữa trán và cằm. Tổn thương bao gồm: sẩn

và mụn mủ, không có ở chân lông, đôi khi là những u hạt nhỏ, ấn kính trông

giống lupút lao. Không nên dùng thuật ngữ trứng cá đỏ vì dễ nhầm với trứng

cá thường và hai bệnh này không giống nhau về cơ chế và căn nguyên. 2. Căn nguyên: chưa rõ.

+ Thường bắt đầu ở lứa tuổi 30 - 50, ở tuổi thanh niên thì nam nhiều hơn nữ, ở lứa tuổi lớn hơn thì nữ nhiều hơn nam.

+ Một số yếu tố kết hợp thường thấy ở người đỏ mặt như sau:

- Yếu tố tâm lý: chưa phải là vai trò căn nguyên nhưng có vai trò làm nặng bệnh lên.

- Thể địa da dầu: chưa thấy có sự phối hợp giữa đỏ mặt với trạng thái da dầu.

- Yếu tố miễn dịch: phát hiện globulin miễn dịch ở chỗ tiếp nối bì - thượng

bì của 70% vùng da đỏ mặt của bệnh nhân, chỉ có 30% ở vùng da lành.

- Yếu tố nội tiết: chưa chứng minh được. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ mãn

kinh thì tỷ lệ đỏ mặt có tăng lên.

- Phản ứng vận mạch: chưa chứng minh được vai trò gây bệnh

- Yếu tố Demodex folliculorum: các vi sinh vật này chỉ thấy ở mặt bị đỏ. Số lượng vi sinh vật này tăng lên nhưng tác động như thế nào thì chưa rõ. Có thể có một phản ứng miễn dịch loại muộn đối với Demodex folliculorum ở người da dầu.

- Yếu tố dạ dày, ruột và dinh dưỡng: biểu hiện khó tiêu, thiểu toan, nghiện

chè, cà phê, rượu.

+ Mô bệnh học : có quá trình sinh vật bắt đầu ở thành mạch máu, ở da. 3. Lâm sàng:

3.1. Đỏ mặt là một bệnh gồm có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có một hình ảnh lâm sàng,

tiến triển và cơ chế sinh bệnh riêng.

- Giai đoạn 1: hay gọi là giai đoạn các"cơn đỏ ửng" flush.

Flush xuất hiện chủ yếu sau bữa ăn, nhưng cũng có khi sau một stress, hoặc

thay đổi nhiệt độ môi trường, sau uống rượu, hoặc đồ uống hay thức ăn nóng.

Đỏ kịch phát của đỏ ửng thấy ở vùng giữa mặt và có thể kèm theo đỏ màng

tiếp hợp và chảy nước mắt, có thể đỏ cả da đầu, tai, làm cho bệnh nhân có cảm

giác sợ nóng.

- Giai đoạn 2: là giai đoạn đỏ da, dãn mao mạch lăn tăn (telangiectasie) hay

còn gọi là giai đoạn đỏ mũi, đặc trưng bởi đỏ mặt thường xuyên, kèm theo dãn

mao mạch lăn tăn ở má, mũi, đôi khi có phù nề lan toả vùng mũi, gò má.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn đỏ mặt, sẩn mụn mủ.

Trên nền một đỏ da dãn mao mạch lăn tăn, xuất hiện các sẩn viêm, đôi khi

có mụn mủ vô khuẩn.

Page 35: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

319

- Giai đoạn 4:giai đoạn phù voi ở mặt, thường chỉ gặp ở nam giới và người ta

có thể thấy một đỏ mặt tiến triển từ giai đoạn 2 sang thẳng giai đoạn 4 không qua

giai đoạn 3 (giai đoạn sẩn viêm mụn mủ).

Hình ảnh điển hình là: mụn to, đỏ và sần sùi, đôi khi phát triển ra cả cằm, mi

mắt, thậm chí cả tai.

3.2. Tiến triển và biến chứng:

40% bệnh thoái lui sau một đợt tiến triển. Hoặc bệnh tiến triển từng đợt nặng

dần theo biến đổi thời tiết và mùa, theo chế độ ăn uống, theo đột biến nội tiết,

theo tâm lý. Đa số những bệnh nhân này thường có nhức đầu từng cơn và thường

có những đợt nhức đầu xen kẽ các đợt làm bệnh nặng lên.

Có thể có biến chứng ở mặt như viêm mi mắt, viêm màng tiếp hợp, loét giác

mạc và cơ thể dễ trở nên bị kích ứng đối với thuốc. 4. Chẩn đoán.

4.1. Chẩn đoán quyết định: các trường hợp nặng thì không khó, cần chú ý đến

một số điểm sau :

- Tuổi: từ 30- 50 tuổi.

- Giới : giới nữ là chủ yếu.

- Đỏ mũi (có thể cả trán, cằm) + sẩn hoặc mụn mủ.

4.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Trứng cá thường (tổn thương là nhân trứng cá, thể địa da dầu...).

- Lupút đỏ (căn cứ vào vị trí, ranh giới, tổn thương cơ bản...).

- Hội chứng Haber: hội chứng này mang tính chất di truyền, tổn thương giống

đỏ mặt, xuất hiện sớm, ở tuổi trẻ với phù mặt sau đó có dãn mạch.

- Lao da. 5. Điều trị.

+ Tại chỗ:

- Tuyệt đối cấm dùng corticoid tại chỗ.

- Có thể dùng kem: metronidazole 1%.

- Thể sẩn mụn mủ: dùng kem eurax hoặc nhũ tương: hexachlorocyclohexane

(HCH) 0,25%.

+ Toàn thân: các thuốc:

- Metronidazole (flagyl) 250 mg x 2 v/ngày x 30 ngày.

Sau đó: 250 mg x 1 v/ngày x 30 ngày

Sau đó: 125 mg/ngày x 2-6 tháng.

- Cyclines có lợi hơn metronidazole ở chỗ có thể kê đơn rất dài ngày mà

không sợ sự cố, vì metronidazole dùng lâu gây hạ bạch cầu và tổn thương dây

thần kinh cảm giác.

Tetracyclline liều dùng 500 mg x 3 viên/ngày x 8 ngày.

Sau đó hạ liều 2 viên/ngày x 1-2 tháng.

Page 36: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

320

Sau đó liều củng cố từ 125 mg- 250 mg/ngày x nhiều tháng, thậm chí nhiều

năm tuỳ từng bệnh nhân.

+ Các trường hợp đặc biệt:

- Đối với đợt bừng đỏ mặt dùng thêm: clonidine (catapressan), nó là một loại

thuốc co mạch đối với tuần hoàn tĩnh mạch ở mặt, não và màng não.

Liều dùng 1- 2mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần trong ngày và kết hợp với các

thuốc trên.

- Thể quá sản và sẩn cục viêm tấy nặng có thể dùng isotretinoine như trong điều trị trứng cá. Cần lưu ý tác dụng phụ của isotrestinoine.

Tuy cơ chế tác dụng của isotrestinoine trong đỏ mặt chưa rõ nhưng có tác dụng rất tốt với đỏ mặt phì đại(rosacee hyperplasique) ở nam giới, làm giảm độ to và chức phận của các tuyến bã. Thuốc này cũng có tác dụng đối với đỏ mặt dạng sẩn, mụn mủ do tác dụng chống viêm nhưng có trở ngại là gây khô da và viêm da mặt ở một số bệnh nhân có da dễ bị kích ứng.

Liều thường dùng là 0,5 mg/kg cân nặng/ngày x 3- 5 tháng.

Tỉ lệ tái phát ít hơn so với các thuốc khác (15% so với 50% của các phương

pháp khác).

Isotretinoine ít dùng cho điều trị củng cố dài ngày. Chỉ định chính là cho đỏ

mặt sẩn, mụn mủ nhiễm cộm nặng hoặc thâm nhiễm lan toả ở mặt (phù mặt).

- Thể đỏ mặt u hạt (dạng luput): cần hỏi trước đó có dùng corticoid không ?

vì đôi khi là hậu quả của dùng corticoid không đúng phác đồ.

Nếu không thì dùng kem eurax (có S và Hg)

- Thể đỏ mặt quá sản: nếu không có chống chỉ định thì có thể dùng

isotretinoine, liều từ 0,5 - 1 mg/kg cân nặng/ngày, trong vòng 4- 6 tháng.

- Điều trị ngoại khoa: nếu tổn thương dầy cộm có thể bóc vỏ bằng dao mổ,

lưỡi dao cạo. Sau phẫu thuật, vết thương lành sẹo nhanh.

- Tổn thương không quá dầy có thể dùng liệu pháp lạnh với tuyết CO2..

ĐỎ MŨI (Couperose)

MŨI CÀ CHUA - SƯ TỬ (Rhinophyma)

Theo Groshans, đây là một bệnh chủ yếu gặp ở nam giới có tuổi và coi

như một thể phì đại (quá sản) của đỏ mặt (rosacée). Tổn thương khu trú ở

Page 37: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

321

mũi và gờ cạnh mũi. Bệnh có thể có ở vùng khác của mặt và được gọi là đỏ

cằm - đỏ mí - đỏ tai...

Theo Rook, mũi cà chua là một tăng sản mạn của tổ chức liên kết và tuyến bã

của mũi, quá trình này cũng có khi xảy ra ở cằm và tai. Căn nguyên chưa rõ. Mũi

dày, sần sùi, các mạch máu giãn nổi ngoằn nghèo. 1. Lâm sàng.

Da vùng mũi đỏ và dày, mỏng không đều. Qua vài năm, chỏm mũi trở nên

sần sùi, màu da đỏ, lỗ chân lông rõ, chất bã nhờn, tiết da trông thấy rõ nhất là

khi bị bội nhiễm ở các lỗ chân lông tuyến bã. Đôi khi có cả tổn thương ở tai và

cằm tiến triển như ở mũi. Có tác giả nhận xét là ở người bị đỏ mũi, khả năng bị

ung thư tế bào đáy cao hơn so với người bình thường. 2. Điều trị.

+ Có thể dùng lạnh để điều trị (tuyết CO2, nitơ lỏng...)

+ Phẫu thuật thẩm mỹ.

+ Nếu chỉ mới ở giai đoạn đỏ mũi, chưa sần sùi nhiều thì có thể dùng tiểu thủ

thuật rạch mũi.

U NANG TUYẾN BÃ (Kystes sebaces)

U NANG THƯỢNG BÌ (Groskystes epidermiques)

1. Lâm sàng.

1.1. U nang tuyến bã:

- Đây là những u ở trong da hoặc dưới da, rất hay gặp ; chất chứa ở bên

trong mềm, màu trắng ngà. Các u nang tuyến bã ở thượng bì có thể do thoái hoá

mỡ tạo thành. Nó thường khu trú ở vùng da mỡ như ở mặt, cổ, ngực, lưng.

- Tổn thương là những u dưới thượng bì với kích thước khác nhau. Thượng bì

căng, màu sắc bình thường hoặc đỏ, nếu có viêm, mật độ nhão hoặc mềm. Dấu

hiệu đặc trưng nhưng không thường xuyên là ở đỉnh có chỗ lõm xuống, có khi

thành chấm đen, ấn vào làm chảy ra qua lỗ đó một chất mỡ màu trắng ngà, mùi

hắc, khó chịu và chảy thành một sợi, như khi ta bóp vào tuýp thuốc.

- Các u nang tuyến bã thường kết hợp với trứng cá. Có thể có bội nhiễm do

các vi khuẩn gây mủ, sau khi thoát mủ có thể lành bệnh. Nó có thể thoái hoá

thành ác tính nhưng rất hiếm gặp, nếu có gặp thì thường là ung thư tế bào đáy.

- Mô bệnh học: là một nang, vỏ nang có cấu tạo bởi các tế bào thượng bì

không có cầu nối và không bị sừng hoá, nhiều tế bào này có hốc và chuyển biến

thành chất bã, lớp tế bào ở xung quanh sắp xếp thành hàng rào. Nang chứa đầy

chất bã đã bị thoái hoá, các tế bào có hốc và trong chất bã có thể thấy chất

cholesterol hoặc là tinh thể. Những u nang này rất hiếm khi vôi hoá.

Page 38: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

322

- U nang tuyến bã là do tắc các ống dẫn tuyến bã, làm giãn các ống dẫn và ứ

đọng chất bã, không có tính chất gia đình và không di truyền.

1.2. U nang thượng bì (kystes épidermiques, kystes épidermoi'des):

- Bệnh xuất hiện ở người trưởng thành và người già. Thường gặp ở đầu , tạo

thành u da gờ cao, đường kính vài milimet đến vài centimet, ranh giới rõ ràng,

tròn , chắc hoặc đàn hồi, di động, có thể có hố lõm dính vào da và rất hay bị bội

nhiễm. Thường có nhiều u nang nhỏ, bao quanh u nang lớn.

- Tiến triển thành từng đợt, thường hay thoái hoá ác tính. Sự thoái hoá

thường biểu hiện bằng viêm to lên, vỡ mủ. Thường gặp ung thư xuất hiện sau

khi cắt bỏ u nang. Vì vậy, đa số tác giả khuyên không nên cắt bỏ, vì sẽ phát triển

thành ung thư, ung thư tế bào gai rất nguy hiểm.

U nang thượng bì còn thấy ở vùng da khác.

- Mô bệnh học: hình ảnh ngược với u nang tuyến bã, nó được hình thành từ

các tế bào sừng, tế bào gai, đôi khi còn thấy cả lớp nhú mầm (khi u mới hình

thành). Ở giữa, các chất sừng xếp thành từng lớp (nhuộm theo phương pháp

Soudan thì không thấy chất mỡ mà thấy tinh thể cholesterol), thoái hoá đồng

đều. Bản chất về u nang thượng bì có phải là sự sừng hoá nhanh tế bào ở bờ của

ống dẫn tuyến bã hoặc là do sự lan toả thoái hoá sừng bắt đầu từ tế bào thượng bì

cắm vào sâu trung bì, vấn đề này còn đang được bàn cãi.

- Bệnh có thể xuất hiện từ bẩm sinh, nhưng thường do mắc phải (70%), có

tính chất gia đình.

Các u nang xuất hiện ở ống dẫn mồ hôi và xếp vào hydradenome. Một số

khác xuất phát từ tuyến mồ hôi. 2. Điều trị.

Điều trị rất khó khăn.

Tốt nhất là phá huỷ các u nang bằng ngoại khoa, thường bóc tách cả vỏ,

không phá vỡ nang. Nếu còn một phần nào của vỏ thì sẽ bị tái phát.

Có thể làm vôi hoá u nang bằng tiêm ête, silicon, nhưng phương pháp này

hay tái phát và gây bội nhiễm.

U TUYẾN BÃ

(Adénoma Sébaceum)

Là những u nhỏ lành tính, hay gặp ở mặt, da đầu. Có ba thể:

Page 39: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

323

+ Balzer menetrier: thể trắng, chủ yếu tổn thương tuyến bã.

+ Pringle: thể đỏ, chủ yếu tổn thương mạch máu.

+ Hallopeau Leredde: thể cứng, chủ yếu tổn thương xơ hoá.

1. Thể Balzer.

- Biểu hiện bằng u nhỏ hình tròn hoặc hình cầu, đầu hơi nhọn, to bằng đầu

đinh ghim đến hạt đậu, nhẵn, màu da bình thường hoặc vàng nhạt, mềm hoặc

chắc. Đôi khi có dãn mao mạch và hiếm khi nhiễm sắc.

- Tổn thương hay gặp ở đầu, mặt, thân mình. Ở các chi thì hiếm gặp. Số

lượng có khi chỉ có một vài nốt, có khi rải rác khắp người, có khi kết hợp với

thể khác như thể pringle hoặc cylindrome (u ở da đầu) hoặc u biểu mô tế bào

đáy.

- Bệnh có tính chất gia đình, di truyền theo gen trội, phát sinh từ bé hoặc đến

tuổi thiếu niên ,phát triển nhiều ở tuổi dậy thì và kéo dài suốt đời.

Là bệnh lành tính,đôi khi có loét hoặc hư biến thành u biểu mô tế bào đáy.

- Mô bệnh học: trong trung bì có hình u nang, thành dày, có những lá sừng,

có những dải tế bào mảnh hoặc phình to hình đuôi con nòng nọc, rải rác có viền

đen tròn do oxy hoá.

- Điều trị: đốt điện, cắt bỏ.

2. Thể Pringle.

- Triệu chứng đa dạng, có hội chứng ngoài da là những u nhỏ bằng đầu đinh

ghim hoặc bằng hạt đỗ, màu da bình thường hoặc vàng nhạt hoặc màu hơi đỏ,

nhẵn, mềm hoặc hơi chắc, tập trung chi chít ở kẽ mũi, cằm, nhất là vùng gốc mũi,

vùng giữa trán thì thưa hơn. Kèm theo có hình dãn mao mạch lăn tăn. Bệnh xuất

hiện từ bé, khi lớn thì có nhiều u hơn và kéo dài suốt đời, có đợt vượng lên,

không hư biến và có một số u lặn đi.

Nó có thể kèm theo một số rối loạn khác ở da như dãn mạch, da nhăn.

Ở móng: có thể thấy u quanh móng (u koenen), u nhỏ nổi ở rãnh móng, sau

đó nằm dọc trên móng, màu sám, sừng hoá ở đầu, mỗi móng 1-2 u, nhiều móng

đều bị, có khi u trùm lên cả móng.

Ở niêm mạc miệng, lợi: u sùi nhỏ hoặc đám thâm nhiễm lan toả.

Hội chứng thần kinh và phủ tạng: triệu chứng về não thường gặp ở bệnh

nhân hoặc ở người trong gia đình bệnh nhân, 80% có cơn động kinh, 50% có rối

loạn tâm thần, kém phát triển về trí tuệ. Điện não đồ ít nhiều có dấu hiệu bệnh lý.

Có thể có tổn thương ở mắt, u ở điểm mù, võng mạc.

Tổn thương ở các phủ tạng ít gặp: u phổi, u thận, u nội tiết, u đường tiêu hoá.

Có thể kèm theo thương tổn xương ngón chân, ngón tay,

- Căn nguyên có thể do di truyền trội.

Page 40: CÁC BỆNH VỀ MņNG, TņC VÀ NIÊM MẠCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Cac-benh-_636712405697153174.pdf · thì gây thương tổn một vùng nào đó của móng. Nếu

324

- Tiên lượng phụ thuộc vào biến đổi ở não và phủ tạng, thường có động kinh,

kém thông minh, đôi khi có u não và phủ tạng.

- Điều trị: không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Dùng phương pháp: đốt

điện, nitơ lỏng, đốt bằng laser.

3. Thể halloplau leredde - Darier.

Chiếm ưu thế trong thể này là một mô xơ, có nhiều u đối xứng với các nơvi,

u hến treo hoặc u dạng hạt cơm, u nhầy (cylindromes).