cây quế

5
Cây quế.txt Chuyên đề vcây quế và các sn phm tquế Trong các loài cây lâm sn ngoài gca rng nhit đới nước ta cây quế có thtchc sn xut thành ngun hàng ln, n định lâu dài và có giá tr, nht là giá trxut khu. Cây quế ngun li kinh tế ln và gn lin vi đời sng ca nhân dân các dân tc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (NghAn, Thanh Hoá) Cà tu, Cà toong (Qung Nam, Qung Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (Qung Ninh). 1. TÊN LOÀI - Tên khoa hc: Cinnamomum cassia.BL - Thuc ging: Cinnamomum - H: Lauraceae - Tên Vit Nam: cây quế - Tên địa phương: Quế Thanh, Quế Qu, Quế Qung, Quế Yên Bái, Quế Bì, My quế. - Tên tiếng Anh: Cinnamo Vic xác định các loài quế nước ta đang có nhiu ý kiến khác nhau, tuy nhiên theo: “Cây cthường thy Vit Nam” tp II, ca các tác giVõ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Pham Nguyên Hng, Lê KhKế, Đỗ Tt Li, Thái Văn Trng, Vit Nam có các loài quế sau đây: + Cây quế Thanh: Cinnamomum obtusifolium. Nees.var Loureirii-Perrot et Ebernh phân bchyếu dc theo sườn Đông dãy Trường sơn, nht là phía Bc Trung btThanh Hoá đến Qung Ngãi. + Cây quế Trung Quc, (quế đơn, quế bì) Cinnamomum cassia B.L, phân btrong rng khp nước ta. + Cây quế Sài Gòn Cinnamomum tamala Nees et Eberm phân bBc bvà Trung b. + Cây quế quan Cinnamomum zeylanicum Blume, phân bchyếu vùng cc Nam trung b. Theo quan sát các cây quế và vùng quế cũng như sphân loài trong nhân dân thì cây quế nước ta có 2 loài chính: quế lá to và quế lá nh. Cây quế lá to mc khá phbiến có tán rm, lá to, ln nhanh nhưng vmng và hàm lượng tinh du trong vthp. Cây quế lá nhtán thưa, lá nh, slượng chiếm khong 5 – 10 %, chm ln, nhưng vdày và hàm lượng tinh du trong vcao hơn quế lá to. 2. MÔ TCÁC LOÀI Cây quế là loài cây thân g, sng lâu năm, cây trưởng thành có thcao trên 15m, đường kính ngang ngc (1,3m) có thđạt đến 40cm. Quế có lá đơn mc cách hay gn đối lá có 3 gân gc kéo dài đến tn đầu lá và ni rõ mt dưới ca lá, các gân bên gn như song song, mt trên ca lá xanh bóng, mt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khong 18 – 20 cm, rng khong 6 – 8 cm, cung lá dài khong 1 cm. Quế có tán lá hình trng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vngoài màu xám, hơi nt rn theo chiu dc. Trong các bphn ca cây quế như v, lá, hoa, g, rđều có cha tinh du, đặc bit trong vcó hàm lượng tinh du cao nht, có khi đạt đến 4 – 5%. Tinh du quế có màu vàng, thành phn chyếu là Aldehyt Cinamic chiếm khong 70 – 90%. Cây quế khong 8 đến 10 tui thì bt đầu ra hoa, hoa quế mc nách lá đầu cành, hoa tchùm, nhchbng na ht go, vươn lên phía trên ca lá, màu trng hay pht vàng. Quế ra hoa vào tháng 4,5 và quchín vào tháng 1,2 Page 1

Upload: tran-thanh-tan

Post on 20-Jun-2015

1.351 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cây quế

Cây quế.txt

Chuyên đề về cây quế và các sản phẩm từ quếTrong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà tu, Cà toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (Quảng Ninh).

1. TÊN LOÀI- Tên khoa học: Cinnamomum cassia.BL- Thuộc giống: Cinnamomum- Họ: Lauraceae- Tên Việt Nam: cây quế- Tên địa phương: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế.- Tên tiếng Anh: Cinnamo

Việc xác định các loài quế ở nước ta đang có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên theo: “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập II, của các tác giả Võ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Pham Nguyên Hồng, Lê Khả Kế, Đỗ Tất Lợi, Thái Văn Trừng, ở Việt Nam có các loài quế sau đây:+ Cây quế Thanh: Cinnamomum obtusifolium. Nees.var Loureirii-Perrot et Ebernh phân bố chủyếu dọc theo sườn Đông dãy Trường sơn, nhất là phía Bắc Trung bộ từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi.+ Cây quế Trung Quốc, (quế đơn, quế bì) Cinnamomum cassia B.L, phân bố trong rừng khắp nước ta.+ Cây quế Sài Gòn Cinnamomum tamala Nees et Eberm phân bố ở Bắc bộ và Trung bộ .+ Cây quế quan Cinnamomum zeylanicum Blume, phân bố chủ yếu ở vùng cực Nam trung bộ .Theo quan sát các cây quế và vùng quế cũng như sự phân loài trong nhân dân thì cây quế ở nước ta có 2 loài chính: quế lá to và quế lá nhỏ. Cây quế lá to mọc khá phổ biến có tán rậm, láto, lớn nhanh nhưng vỏ mỏng và hàm lượng tinh dầu trong vỏ thấp. Cây quế lá nhỏ tán thưa, lá nhỏ, số lượng chiếm khoảng 5 – 10 %, chậm lớn, nhưng vỏ dày và hàm lượng tinh dầu trong vỏ cao hơn quế lá to.

2. MÔ TẢ CÁC LOÀI

Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính ngang ngực (1,3m) có thể đạt đến 40cm. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20 cm, rộng khoảng 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%. Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70 – 90%. Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phíatrên của lá, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4,5 và quả chín vào tháng 1,2

Page 1

Page 2: Cây quế

Cây quế.txtnăm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt quế có khoảng 2500 – 3000 hạt. Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Cây quế lúc còn nhỏ cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt , càng lớn lên mức độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng 3 – 4 năm trồng thì cây quế hoàn toàn ưa sáng. Tinh dầu quế có vị thơm, cay, ngọt rất được ưa chuộng.

3. PHÂN BỐ QUẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

3.1 Phân bố quế trên thế giới

Trên thế giới quế phân bố tự nhiên và được gây trồng trở thành hàng hoá ở một số nước châuá và châu Phi như Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Xrilanca, Xây xen và Madagaxca. Trong các nước có quế, cây quế cũng chỉ phân bố ở một số địa phương nhất định, có đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình thích hợp của nó, ở ngoài vùng sinh thái cây quế sinh trưởng và phát triển không tốt.

3.2 Phân bố cây quế ở Việt Nam

Ở nước ta cây quế tự nhiên mọc hỗn giao trong các khu rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm, từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên cho đến nay quế tự nhiên đã không còn nữa va thay vào đó cây quế đã được thuần hoá thànhh cây trồng. Từ lâu đời nước ta đã hình thành 4 vùng trồng quế, mỗi vùng có những sắc thái riêng về tự nhiên về dân tộc và nguồn lợi thu được từ quế. Có thể sơ bộ giới thiệu 4 vùng quế ở nước ta đó là:

a/ Vùng quế Yên Bái

Vùng quế Yên Bái tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn và Trấn Yên tỉnh Yên Bái. Các khu vực có quế nhiều như Đại Sơn, Viễn Sơn, Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm… códiện tích trồng quế và sản lượng vỏ quế chiếm khoảng 70% của cả vùng. Sinh sống trên vùng quế Yên Bái chủ yếu là đồng bào Dao, có nghề trồng quế từ lâu đời. Đặc điểm của vùng quế Yên Bái là vùng rừng núi chia cắt, hiểm trở, nằm phía Đông và Đông Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn, có độ cao tuyệt đối khoảng 300 – 700 m; nhiệt độ trung bình năm là 22,7o C, lượng mưa bình quân năm trên 2000 mm, có nơi như Phong Dụ lượng mưa bình quân năm đạt đến trên 3000 mm; độ ẩm bình quân là 84%. Đất đai phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước. Vùng quế Yên Bái là vùng quế có diện tích quế vàsản lượng vỏ quế cao nhất trong cả nước.

b/ Vùng quế Trà Mi, Trà Bồng

Các huyện Trà Mi (tỉnh Quảng Nam) và Trà Bồng (Tỉnh Quảng Ngãi) cùng năm về phía đông của dẫy Trường Sơn. Thượng nguồn phía Tây là đỉnh Ngọc Linh cao khoảng 1500m thấp dần về phía Đông. Vùng quế Trà Mi, Trà Bồng có độ cao khoảng 400 – 500 m; nhiệt độ bình quân năm 22oC, lượng mưa bình quân là 2300mm/năm, ẩm độ bình quân 85%. Đất đai phát triển trên các loại đá mẹ, sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầng đất dày ẩm, thoát nước, thành phần

Page 2

Page 3: Cây quế

Cây quế.txtcơ giới trung bình. Quế là nguồn lợi và gắn bó với đồng bào các dân tộc ít người như Cà tu, Cà toong, Bu từ lâu đời nay. Các xã như Trà Quân, Trà Hiệp, Trà thuỷ (Trà bồng) Trà long, Trà giác, Trà mai (Trà mi) là các xã có nhiều quế nhất trong vùng.Vùng quế Trà mi, Trà bồng đến nay đã được mở rộng ra các huyện xung quanh như Quế sơn, Phước sơn, Sơn Tây, Sơn Hà.

c. Vùng quế Quế Phong, Thường Xuân

Các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (Tỉnh Nghệ An) và Thường Xuân , Ngọc Lạc (tỉnh Thanh Hoá) là một vùng liền giải nằm về phía Đông dẫy Trường Sơn; có vĩ độ từ 19o đến 20o vĩ độ Bắc. Phía Tây thượng nguồn là các dãy núi cao khoảng 1500 – 2000 m án ngữ biên giới Viêt Lào và thấp dần về phía Đông. Vùng quế Quế Phong, Thừơng Xuân kẹp giữa lưu vực sông Chu và sông Hiến; có độ cao bình quân khoảng 300 – 700m. Địa hình chia cắt và đón gió Đông – Nam nên lượng mưa của vùng rất cao trên 2000 mm/năm, nguồn nước dồi dào, nhiệt độ bình quân năm 23,1oC, ẩm độ bình quân là 85%. Thực vật trong vùng đa dạng và phong phú, có rất nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị như song, mây, tre, trúc và các cây làm thuốc,cây cho thực phẩm… Quế Thanh và quế Quỳ là quế tốt vì hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao nổi tiếng trong cả nước, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mán sinh sống trong vùng cónghề trồng, khai thác sử dụng quế từ lâu đời. Những vườn quế, đồi quế ở Châu Kim, Thông Thụ, Thái Vạn Trình, Thắng Lộc đã đem lại nguồn lợi kinh tế và môi sinh cho khu vực.

d. Vùng quế Quảng Ninh

Các huyện Hải Ninh, Hà Cối , Đầm Hoà, Tiên Yên và Bình Liêu (Quảng Ninh) là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đông Bắc kéo dài về phía biển. Các dãy núi theo hình cánh cung Đông Bắc – Tây Nam là địa hình chắn gió vì vậy lượng mưa trong vùng rất cao khoảng trên 2300 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm là 23oC. Quế được gây trồng trên đai cao khoảng200 – 400 m. Quế Quảng Ninh là nguồn lợi đáng kể của đồng bào Thanh Y, Thanh Phán sinh sống trong vùng. Các vườn quế đồi quế ở Quảng Lâm, Hoàng Mô, Pò Hèm, Lục Phủ, Quất Động đã nhiều năm cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.(Hoàng Cầu – giới thiệu các vùng sản xuất quế ở nước ta – thông tin đặc sản Lâm nghiệp 1982)

4. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG SẢN XUẤT QUẾ

4.1 Tầm quan trọng

Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà tu, Cà toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (Quảng Ninh)Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Xu hướng sử dụngcác loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng rất có lợi cho người sản xuất quế, các địa phương có quế và xuất khẩu quế.

Page 3

Page 4: Cây quế

Cây quế.txtNgoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa – cây quế còn đóng góp vào định canh - đinh cư , xoá đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.

4.2 Sử dụng và công dụng

Từ xa xưa nhân dân các dân tộc nước ta đã nhận biết được lợi ích của cây quế và sử dụng quế vào nhiều mục đích. Trước hết quế được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vỏ quế được màira trong nước đun sôi để nguội để uống, hoặc trong các bài thuốc có quế để chữa một số bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông thuyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên. Chống lại giá lạnh và có tính chất sát trùng. Quế được nhân dâncoi như một trong bốn vị thuốc rất có giá trị: Sâm, Nhung , Quế, Phụ.

- Theo tác giả Lê Trần Đức trong: “Cây thuốc Việt Nam” trang 263 “… Nhục quế vị ngọt cay tính nóng, thông huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, tim yếu (truỵ mạch, huyết áp hạ) và bệnh dịch tả nguy cấp…”

Quế Giao chỉ (Quế Việt Nam) trước đây được coi là sản vật quý giá, có giá trị như ngà voi, chim công… sử dụng để làm quà ngoại giao, biếu tặng trong và ngoài nước. Nhân dân Thanh Hoá còn gọi quế địa phương là Ngọc quế Châu Thường. Quế được sử dụng một khối lượng lớn để làm gia vị vì quế có vị thơm, cay và ngọt có thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các món ăn hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hoá. Quế còn được sử dụng trong các loại bánh kẹo, rượu: như bánh quế, kẹo quế, rượu quế được sản xuất và bán rất rộng rãi.Quế được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền chùa, thờ cúng trong nhiều nước châu á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng Tử, đạo Hồi.

Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ Khay, ấm, chén bằng vỏ quế, đĩa quế, đế lót dầy có quế. Bột quế còn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm.

4.3 Đặc điểm của hệ thống sản xuất quế

Tiềm năng về khí hậu và đất đai để sản xuất quế ở nước ta khá lớn, ở mỗi vùng trồng quế đất đai thích hợp có thể từ 50.000 ha đến 100.000 ha. Phần lớn đất thích hợp để trồng quế còn chưa được sử dụng hoặc đang dùng vào các mục đích khác. Theo điều tra của chúng tôi: xã Đại Sơn (Yên Bái) một xã trồng nhiều quế thì:Tổng diện tích toàn xã: 8.235 haTrong đó: Đất nông nghiệp chỉ có: 51,5 ha- Đất có khả năng trồng quế là : 2,590 ha- Đất đã trồng quế 526 haGần đây công tác giao đất, giao rừng cho hộ nông dân ở các vùng quế đang được đẩy mạnh. Mỗi hộ gia đình được giao bình quân 3 – 5 ha, hộ nhiều từ 8 – 10 ha; đất được giao ổn định trong 40 – 50 năm. Khi được giao các hộ đều sử dụng đúng mục đích. Nhiều vùng nương rẫy,

Page 4

Page 5: Cây quế

Cây quế.txtđất hoang hoá trước đây đang dần dần phủ xanh bằng cây quế.- Gây trồng quế là công việc năng nhọc và tốn kém, hiện trường sản xuất ngoài trời; phụ thuộcvào tự nhiên, địa hình vùng núi dốc, giao thông khó khăn. Quế là cây dài ngày, chu kỳ sản xuất ít nhất là 10 – 15 năm mới cung cấp được sản phẩm chính. Quá trình tạo rừng quế có thểchia ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn tạo giống và cây con, giai đoạn trồng rừng và giai đoạn chăm sóc và bảo vệ rừng.- Do hạn chế của nền sản xuất tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác lạc hâu, quảng canh, chủ yếulà lao động thủ công bằng chân tay nên sản xuất quế vẫn nằm trong tình trạng nhỏ bé, phân tán, năng suất chất lượng lao động thấp, kỹ thuật cũng đang dừng lại ở những kinh nghiệm truyền thống.- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất quế còn quá nghèo nàn: công cụ sản xuất thô sơ, thiếu thiết bị và cơ sở để chế biến quế, thiếu sân phơi, thiếu kho chứa hàng, thiếu bao gói sản phẩm bởi vậy sản phẩm rất dễ bị mục, mốc, chất lượng không cao.- Về lao động nhìn tổng thể là thiếu lao động và chất lượng lao động không cao, đặc biệt là laođộng thời vụ. Do thiếu lao động và chất lượng lao động thấp nên năng suất lao động không cao, rất hạn chế đến tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất quế.- Hệ thống kinh tế thị trường trong kinh doanh quế chưa phát triển, chưa gắn kết được sản xuất và thị trường, thông tin thị trường về quế còn yếu và chậm.- Có nhiều triển vọng hợp tác quốc tế về sản xuất tiêu thụ sản phẩm và nghiên cứu khoa học về cây quế ở Việt Nam.

5. SINH THÁI VÀ KHÍ HẬU

Quế là loài cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, vì vậy các vùng có quế mọc tự nhiên ở nước ta là vùng có lượng mưa cao từ 2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ bìnhquân hàng năm từ 21o - 23 o C , ẩm độ bình quân trên 80%. Quế sinh trưởng tốt trên đất đồi núi có độ dốc thoải, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pHKCL khoảng 5– 6, đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granít, riolít. Quế không thích hợpvới các loại đất đã thoái hoá, tầng đất mỏng, khô, nghèo dinh dưỡng, đất đá ong hoá, đất chua phèn, đất ngập nước và đất đá vôi khô. độ cao thích hợp thường thấy từ 300 – 700m (độcao tuyệt đối). Nhân dân các vùng có quế cho biết lên cao hơn cây quế có xu hướng thấp lùn, chậm lớn nhưng vỏ dày và có nhiều dầu, xuống thấp hơn cây quế thường dễ bị sâu bệnh, vỏ mỏng và ít dầu trong vỏ, đời sống cây cũng ngắn hơn.

Page 5