cau hoi trac nghiem bt hdc a2

19
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA HÓA ---o0o--- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA ĐẠI CUƠNG A2 I. NHIỆT HÓA HỌC VÀ NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC 1) Cho một phản ứng hóa học với |H o |>>|T.S o |. Ở điều kiện chuẩn, trong trường hợp nào thì phản ứng này tự xảy ra: a. H o 0; S o 0 b. H o 0; S o 0 c. H o 0; S o 0 d. Phản ứng không thể tự xảy ra trong mọi trường hợp. 2) Phản ứng dime hóa: 2 NO 2 khí N 2 O 4 khí H o = -58,03 kJ; S o = -176,52 J/mol.K. Ở nhiệt độ nào sau đây phản ứng dime hóa bắt đầu có thể xảy ra về mặt nhiệt động. a. 263 K b. 273 K c. 373 K d. 473 K 3) Cho các phương trình phản ứng: H 2 S khí + 3 / 2 O 2 khí H 2 O khí + SO 2 khí (1) H = - 518,59 kJ S rắn + O 2 khí SO 2 khí (2) H = - 296,90 kJ H 2 khí + 1 / 2 O 2 khí H 2 O khí (3) H = -241,84 kJ Tính nhiệt tạo thành (kJ) của hidrosulfur H 2 S: a. - 20,25 b. - 64,18 c. - 1057,3 d. - 1101,31 4) Tính giá trị H (kJ) của phản ứng: C 2 H 5 OH Iỏng + CH 3 COOH lỏng CH 3 COOC 2 H 5 lỏng + H 2 O lỏng Nếu biết nhiệt đốt cháy chuẩn thức (thiêu nhiệt chuẩn thức) của rượu etylic, acid, acetic, ester và nước Iần lượt là - 1366,91; -873,79, -2254,21 và -285,83 kJ/mol: a. -299,4 Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 1/15

Upload: samac1309

Post on 29-Nov-2015

31 views

Category:

Documents


22 download

DESCRIPTION

A2

TRANSCRIPT

Page 1: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA HÓA---o0o---

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA ĐẠI CUƠNG A2

I. NHIỆT HÓA HỌC VÀ NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC

1) Cho một phản ứng hóa học với |Ho|>>|T.So|. Ở điều kiện chuẩn, trong trường hợp nào thì phản ứng này tự xảy ra:

a. Ho 0; So 0

b. Ho 0; So 0

c. Ho 0; So 0

d. Phản ứng không thể tự xảy ra trong mọi trường hợp.

2) Phản ứng dime hóa: 2 NO2 khí ⇋ N2O4 khí

có Ho = -58,03 kJ; So = -176,52 J/mol.K. Ở nhiệt độ nào sau đây phản ứng dime hóa bắt đầu có thể xảy ra về mặt nhiệt động.

a. 263 K

b. 273 K

c. 373 K

d. 473 K

3) Cho các phương trình phản ứng:

H2S khí + 3/2 O2 khí ⇋ H2O khí + SO2 khí (1) H = -518,59 kJ

S rắn + O2 khí ⇋ SO2 khí (2) H = -296,90 kJ

H2 khí + 1/2 O2 khí ⇋ H2O khí (3) H = -241,84 kJ

Tính nhiệt tạo thành (kJ) của hidrosulfur H2S:

a. - 20,25

b. - 64,18

c. - 1057,3

d. - 1101,31

4) Tính giá trị H (kJ) của phản ứng:

C2H5OH Iỏng + CH3COOH lỏng ⇋ CH3COOC2H5 lỏng + H2O lỏng

Nếu biết nhiệt đốt cháy chuẩn thức (thiêu nhiệt chuẩn thức) của rượu etylic, acid, acetic, ester và nước Iần lượt là -1366,91; -873,79, -2254,21 và -285,83 kJ/mol:

a. -299,4

b. 299,4

c. 13,5

d. -13,5

5) Đại lượng nào sau đây không phải Ià một hàm trạng thái:

a. Công chống lại ngoại lực tác động lên hệ.

b. Nội năng.

c. Entalpi.

d. Năng lượng tự do Gibbs.

6) Từ các phương trình sau đây: .

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 1/15

Page 2: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

C rắn + 2 N2O khí ⇋ CO2 khí + 2 N2 khí (1) H = -556,61 kJ

C rắn + O2 khí ⇋ CO2 khí (2) H = -393,51 kJ

Tính nhiệt tạo thành của N2O:

a. -81,55 kJ

b. 81,55 kJ

c. -163,1 kJ

d. 163,1 kJ

7) Xác định entalpi của biến đổi: S đơn tà ⇋ S mặt thoi từ các phương trình nhiệt hóa học sau đây:

S đơn tà + O2 ⇋ SO2 khí H = +297,2 kJ

S mặt thoi + O2 ⇋ SO2 khí H = +296,9 kJ

a. -594,1 kJ

b. -0,3 kJ

c. 0,3 kJ

d. 594,1 kJ

8) Nhiệt tạo thành của oxid nhôm là -1675 kJ/mol. Nhiệt lượng tỏa ra (kJ) khi tạo thành 10 gam oxid nhôm là :

a. 39,2

b. 164,2

c. 400,3

d. 1675

9) Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng CaO rắn + CO2 khí ⇋ CaCO3 rắn nếu khi tương tác 140 gam CaO tỏa ra một nhiệt lượng là 441 kJ.

a. - 393 kJ

b. 37,6 kJ

c. - 37,6 kJ

d. - 177 kJ

10) Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 3,04 gam kim loại magnesium Mg là 76,16 kJ. Nhiệt tạo thành (kJ/moI) của oxid magnesium MgO là:

a. - 301

b. - 601

c. 601

d. 1202

11) Từ các phương trình nhiệt hóa học sau đây:

2 Sn rắn + O2 khí ⇋ 2 SnO rắn H = - 572 kJ

2 CO khí ⇋ 2 C rắn + O2 khí H = 221 kJ

Hãy tính Ho (kJ) của phản ứng sau : SnO rắn + C rắn ⇋ Sn rắn + CO khí

a. - 396,7

b. - 351,4

c. 175,5

d. 351,4

12) Tính nhiệt tạo thành (kJ/mol) của TiCl4 lỏng từ các phương trình nhiệt hóa học sau đây:

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 2/15

Page 3: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

2 Ti rắn + 3 Cl2 khí⇋ 2 TiCl3 rắn H = +1435,88 kJ

TiCl3 rắn + 1/2 Cl2 khí ⇋ TiCl4 lỏng H = +83,26 kJ

a. -801,2

b. -83,26

c. 676,8

d. 801,2

13) Cho phản ứng: 2 Al rắn + 3 Cl2 khí ⇋ 2 AICl3 rắn

Entropi của Al rắn; Cl2 khí và AICl3 rắn lần lượt là 28,3 J/mol.K; 222,96 J/mol.K và 110,7 J/mol.K. Tính biến đổi entropi chuẩn (J/mol.K) của phản ứng nói trên:

a. -221,4

b. 725,48

c. -668,88

d. -504,08

14) Cho biết: H (khí) = -20,6 kJ/mol H (rắn) = -32,6 kJ/mol

H (lỏng) = -285,8 kJ/mol

Tính Ho của phản ứng: 2 Ag2S rắn + 2H2O lỏng ⇋ 4 Ag rắn + 2 H2S khí + O2 khí

a. 595,6 kJ

b. 495,6 kJ

c. 585,6 kJ

d. 485,6 kJ

15) Cho biết NH4NO3 rắn N2O khí H2O khí

H (kJ/mol) -365,10 81,55 -241,84

S (J/mol.K) 150,6 220,0 188,74

Tính G (kJ) của phản ứng NH4NO3 rắn ⇋ N2O khí + 2 H2O khí

Phản ứng phân hủy nitrat amonium theo phương trình trên có thể tự xảy ra ở điều kiện nhiệt động chuẩn không?

a. Không; -169,9

b. Có; -169,9

c. Không; +169,9

d. Có; +169,9

16) Cho biếtSiO2 rắn B rắn Si rắn B2O3 rắn

H (kJ/mol) -859,3 0 0 -1264

S (J/mol.K) 42,09 5,87 18,72 53,85

Tính G (kJ) của phản ứng: 3 SiO2 rắn + 4 B rắn ⇋ 3 Si rắn + 2 B2O3 rắn

và cho biết phản ứng này có thể xảy ra ở điều kiện chuẩn không ?

a. Không; +45,7 kJ

b. Có; -45,7 kJ

c. Có; +98,74 kJ

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 3/15

Page 4: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

d. Không; -98,74 kJ

17) Xác định nhiệt đốt cháy 1 mol metan theo phản ứng :

CH4 khí + 2 O2 khí ⇋ CO2 khí + 2 H2O lỏng

Biết rằng: CH4 khí O2 khí CO2 khí H2O Iỏng

H (kJ/mol) -74,848 0 -393,51 -285,84

a. 890,34 kJ

b. -890,34 kJ

c. -74,848 kJ

d. 74,848 kJ

18) Tính lượng nhiệt tỏa ra khi cho 1 lít khí hidro tác dụng với khí clor ở điều kiện tiêu chuẩn, biết sinh nhiệt tiêu chuẩn (nhiệt tạo thành tiêu chuẩn) Ho

298 của HCI là -92,30 kJ/mol :

a. -1,97 kJ

b. -0,98 kJ

c. -4,12 kJ

d. -8,24 kJ

19) Việc tính toán sinh nhiệt mol tiêu chuẩn từ năng lượng liên kết thường cho những kết quả sai lạc vì:

a. Những tính toán này bao gồm cả việc khảo sát những trạng thái trung gian có năng lượng cao, trong đó các nguyên tử nằm ở trạng thái cô lập trong pha khí.

b. Các liên kết không định xứ giữa các nguyên tử liên kết.

c. Nhiệt không phải là một hàm trạng thái.

d. Cách tính này chỉ áp dụng cho những phân tử lớn.

20) Đối với một quá trình không thuận nghịch, năng lượng tự do G :

a. Luôn luôn bằng 0.

b. Luôn luôn dương.

c. Luôn luôn âm.

d. Dương hay âm tùy trường hợp.

21) Đặc trưng tự diễn biến của môt quá trình được quyết định chủ yếu qua sự biến đổi

a. Entalpi.

b. Entropi.

c. Năng lượng tự do.

d. Nhiệt độ.

22) Một quá trình tự xảy ra có thể được định nghĩa là một quá trình :

a. Có khả năng tự diễn tiến mà không cần tác động từ bên ngoài hệ.

b. Xảy ra rất nhanh.

c. Luôn luôn có sự tỏa nhiệt.

d. Có khả năng xảy ra nhờ một chất xúc tác.

23) Cho phản ứng C2H6 khí + 7/2 O2 khí ⇋ 2 CO2 khí + 3 H2O lỏng

Các giá trị H được cho như sau :

C2H6 khí CO2 khí H2O lỏng

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 4/15

Page 5: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

H (kJ/mol) -85 -394 -286

Ho của phản ứng trên có trị số là:

a. Ho = -85 + 394 + 286

b. Ho = -394 - 286 +85

c. Ho = -85 -2(-394) -3(-286)

d. Ho = 2(-394) +3(-286) -(-85)

II. CÂN BẰNG HÓA HỌC

24) Việc tăng nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ của một phản ứng tỏa nhiệt:

a. Tăng tốc độ phản ứng.

b. Giảm tốc độ phản ứng.

c. Không ảnh hưởng.

d. Ảnh hưởng không đáng kể.

25) Cho phản ứng H2 khí + Cl2 khí ⇋ 2HCl khí . Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nào nếu tăng áp suất trong hệ:

a. Theo chiều thuận

b. Đầu tiên theo chiều thuận, sau đó không ảnh hưởng.

c. Theo chiều nghịch.

d. Không ảnh hưởng.

26) Cho phản ứng 2 CO + O2 ⇋ 2 CO2

Phải thay đổi nồng độ CO như thế nào để cân bằng chuyển dịch về bên phải

a. Tăng.

b. Giảm.

c. Giảm 1/2 so với ban đầu.

d. Không cần thay đổi.

27) Cho phản ứng 2 SO2 + O2 ⇋ 2 SO3 H = -192 kJ

Cân bằng dịch chuyển như thế nào khi tăng nhiệt độ:

a. Về phía phải.

b. Về phía trái.

c. Không thay đổi.

d. Về phía phải, sau đó dừng lại.

28) Cho phản ứng A + B ⇋ C + D

Nồng độ đầu của mỗi chất trong hỗn hợp là 2,5 mol/l. Sau khi cân bằng được thiết lập, nồng độ của C là 3 mol/l. Hằng số cân bằng của hệ này là:

a. 0,5

b. 2,25

c. 2,5

d. 3,0

29) Cho biết hệ nào sau đây là hệ đồng thể :

a. CaCO3 ⇋ CaO + CO2

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 5/15

Page 6: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

b. CO2 + C ⇋ 2 CO

c. 2 CO + O2 ⇋ 2 CO2

d. C + O2 ⇋ CO2

30) Cho biết hệ nào sau đây là hệ dị thể:

a. 2 HBr ⇋ H2 + Br2

b. N2O4 ⇋ 2NO2

c. 4 H2O + 3 Fe ⇋ 4 H2 + Fe3O4

d. 2 CO + O2 ⇋ 2 CO2

31) Chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đối với cân bằng hóa học:

a. Làm lệch cân bằng về bên phải.

b. Làm lệch cân bằng về bên trái.

c. Làm cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.

d. Không ảnh hưởng đến cân bằng.

32) Cho phản ứng A + B ⇋ C + D

Nồng độ đầu của mỗi chất A, B, C, D là 1 mol/l. Sau phản ứng [D]=1,5mol/l. Hằng số cân bằng K của phản ứng này là:

a. 3

b. 6

c. 9

d. 12

33) Cho biết phản ứng : 2 NO + O2 ⇋ 2NO2 tuân theo định luật tác dụng khối lượng. Nếu tăng nồng độ NO len gấp 3 lần thì tốc độ phản ứng sẽ:

a. Tăng gấp 27 lần.

b. Giảm 27 lần.

c. Tăng 9 lần.

d. Giảm 9 lần.

34) Cho biết phản ứng CO + Cl2 ⇋ COCI2 (phosgen) tuân theo định luật tác dụng khối lượng. Nếu nồng độ CO tăng từ 0,3 mol/l lên 1,2 mol/l, nồng độ Cl2 tăng từ 0,2 lên 0,6 mol/l thì tốc độ phản ứng thuận thay đổi như thế nào?

a. Tăng 3 lần

b. Tăng 4 lần

c. Tăng 7 lần

d. Tăng 12 lần

35) Cho phản ứng CO + Cl2 ⇋ COCl2

Nồng độ các chất khi đạt cân bằng là [CI2] = 0,3 mol/l; [CO] = 0,3 mol/l; [COCl2] = 1,5 mol/l. Như vậy, nồng độ ban đầu của clor là :

a. 0,9 mol/l

b. 1,8 mol/l

c. 2,0 mol/l

d. 2,3 mol/l

36) Cho ba phản ứng sau :

C + O2 ⇋ CO2 K1

H2 + CO2 ⇋ H2O + CO K2

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 6/15

Page 7: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

H2 + C + O2 ⇋ H2O + CO K3

K1, K2 và K3 là các hằng số cân bằng của các phản ứng tương ứng. Các hằng số này quan hệ với nhau qua hệ thức nào sau đây:

a. K2 = K3 - K1

b. K2 = K1 - K3

c.

d. - K1

37) Phản ứng nào sau đây sẽ chuyển dịch cân bằng về bên phải khi tăng cùng lúc nồng độ các chất ban đầu, áp suất và nhiệt độ:

a. 2 SO2 khí + O2 khí ⇋ 2 SO3 H = -192 kJ

b. N2 khí + 3 H2 khi ⇋ 2 NH3 khí H = -92 kJ

c. FeO rắn + CO khí ⇋ Fe rắn + CO2 + Q

d. 3 NO2 khí + H2O lỏng ⇋ 2 HNO3 dd + NO khí H = -138 kJ

Sử dụng các phản ứng sau để trả lời các câu từ 38 - 41

2 NO khí + O2 khí ⇋ 2 NO2 khí H = -114,2 kJ (1)

H2O rắn ⇋ H2O lỏng H = + 6 kJ (2)

N2O4 khí ⇋ 2 NO khí H = +57,3 kJ(3)

CaCO3 rắn ⇋ CaO rắn + CO2 khí - Q (4)

38) Hệ nào là hệ đồng thể:

a. (1) và (2)

b. (1) và (3)

c. (2) và (4)

d. (3) và (4)

39) Khi hạ nhiệt độ, cân bằng trong hệ nào sẽ chuyển về bên phải:

a. (1)

b. (1) và (4)

c. (2), (3) và (4)

d. (2) và (3)

40) Yếu tố gì làm cân bằng của hệ (4) dịch chuyển về bên phải:

a. Tăng nhiệt độ.

b. Tăng áp suất.

c. Xúc tác.

d. Tăng nồng độ đầu của CO2.

41) Hệ (1) đang ở trong một bình kín tại nhiệt độ T. Cân bằng được thiết lập khi nồng độ NO2

bằng 0,24 mol/l; nồng độ O2 bằng 1,6 mol/l và nồng độ NO bằng 0,06 mol/l. Tính hằng số cân bằng của phản ứng (1) và nồng độ đầu của O2 (mol/l)

a. 1,0 và 1,72 mol/l

b. 2,5 và 1,72 mol/l

c. 10 và 1,72 mol/l

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 7/15

Page 8: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

d. 2,5 và 1,84 mol/l

42) Vôi tan trong nước và tỏa nhiệt mạnh. Việc tăng nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến độ tan của vôi

a. Độ tan giảm

b. Độ tan tăng

c. Không ảnh hưởng

d. Độ tan không đổi

43) Hệ CaCO3: CaO: CO2 có

a. 3 cấu tử, 1 pha và 2 bậc tự do.

b. 2 cấu tử, 2 pha và 1 bậc tụ do.

c. 3 cấu tử, 2 pha và 3 bậc tự do.

d. 2 cấu tử, 3 pha và 1 bậc tự do.

44) Theo qui tắc pha của Gibbs, số bậc tự do trong một hệ 4 cấu tử 1 pha là

a. 5

b. 4

c. 3

d. 2

III. ĐỘNG HÓA HỌC

45) Cho phản ứng 2 SO2 khí + O2 khí ⇋ 2 SO3 khí Ho = -192 kJ

Nếu giữ nhiệt độ không đổi và tăng áp suất lên ba lần thì tốc độ phản ứng thuận nghịch thay đổi như thế nào:

a. Tăng lên 3 lần.

b. Tăng lên 27 lần.

c. Không thay đổi.

d. Giảm 27 lần.

46) Cho phản ứng 2 NO khí + O2 khí ⇋ 2 NO2 khí Ho = -114,2 kJ

Khi [NO] = 0,6 mol/Iít; [O2] = 0,5moI/lít thì tốc độ của phản ứng thuận bằng 0,018 mol/l.phút. Tính hằng số vận tốc của phản ứng thuận.

a. 0,06

b. 0,10

c. 1,00

d. 1,20

47) Cho phản ứng 2 NO khí + O2 khí ⇋ 2 NO2 khí

Biểu thức thực nghiệm của hằng số vận tốc là = k[NO]2[O2]. Có thể kết luận rằng

a. Phản ứng có phân tử số là 3.

b. Phản ứng xảy ra qua một giai đoạn.

c. Phản ứng có bậc tổng quát là 3.

d. Phân ứng có bậc 1 đối với O2 và bậc 1 đối với NO.

48) Cho phản ứng 2 NO khí + Cl2 khí ⇋ 2 NOCI khí

Tiến hành ba thí nghiệm, người ta thu được các kết quả sau:Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 8/15

Page 9: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

ban đầu (atm) 0,5 1,0 0,5

ban đầu (atm) 0,5 1,0 1,0

vận tốc đầu (atm/s) 5.10-3 4.10-2 1.10-2

Biểu thức vận tốc của phản ứng này có dạng

a. v = k. .

b. v = k. .

c. v = k. .

d. v = k. .

49) Việc tăng nhiệt độ có ảnh hưởng như thể nào để tốc độ phản ứng hóa học:

a. Tăng tốc độ phản ứng

b. Giảm tốc độ phản ứng

c. Tăng nhưng sau đó làm giảm

d. Không ảnh hưởng

50) Cho phản ứng: 2M + N ⇋ 2R

Tiến hành ba thí nghiệm ở 25oC người ta thu được các kết quả sau:Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3

[M]o (mol/l) 0,10 0,30 0,30[N]o (mol/l) 0,20 0,40 0,80

vo (mol/l.giây) 300 3600 14 400

Biểu thức vận tốc của phản ứng này có dạng:

a. v = k[M][N]

b. v = k[M][N]2

c. v = k[M]2[N]

d. v = k[M]2[N]2

51) Hằng số tốc độ của phản ứng phân hủy N2O5 trong CCl4 ở 45oC bằng 6,2.10-4. Tính hằng số vận tốc của phản ứng này ở 100oC nếu biết rằng năng lượng hoạt hóa bằng103 kJ/mol (hằng số khí R có giá trị là 8,314 J/mol.K)

a. 0,164 s-1

b. 0,174 s-1

c. 0,184 s-1

d. 0,194 s-1

52) Tính năng lượng hoạt hóa của một phản ứng biết khi tăng nhiệt độ từ 20oC lên 30oC thì tốc độ phản ứng tăng lên đúng 3 lần (R có giá trị là 8,314 J/mol.K)

a. 61,09 kJ/mol

b. 71,09 kJ/mol

c. 81,09 kl/mol

d. 91,09 kJ/mol

53) Ở những nhiệt độ gần nhiệt độ phòng, khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì vận tốc phản ứng thường tăng lên gấp đôi. Tính năng lượng hoạt hóa của một phản ứng biết khi tăng nhiệt độ từ 27 oC lên 37oC thì vận tốc của phản ứng này tăng đúng 2 lần (R = 8,314 J/mol.K)

a. Ea = 4,36.104 J

b. Ea = 4,36.103 J

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 9/15

Page 10: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

c. Ea = 5,36.104 J

d. Ea = 5,36.103 J

54) Cho phản ứng 2 NO khí + O2 khí ⇋ 2 NO2 khí

Sau một thời gian thì nồng độ O2 giảm 0,2 mol. Biết các nồng độ đầu của [O2]o=0,3 mol/l; [NO]o=0,6 mol/l; hằng số vận tốc 0,5. Tính vận tốc phản ứng ở thời điểm t:

a. 0,002

b. 0,003

c. 0,016

d. 0,02

55) Cho phản ứng H2 khí + I2 khí ⇋ 2 HI khí + Q

Ở nồng độ nào của H2 và I2 vận tốc phản ứng thuận bằng với hằng số vận tốc:

a. [H2] = 0,2 mol/l; [I2] = 0,5 mol/l

b. [H2] = 0,2 mol/l; [I2] = 1 mol/l

c. [H2] = 2,5 mol/l; [I2] = 0,4 mol/l

d. [H2] = 2 mol/l; [I2] = 1 mol/I

56) Hệ số nhiệt độ của vận tốc một phản ứng bằng 2. Cần phải tăng nhiệt độ lên bao nhiêu độ C để vận tốc phản ứng đó tăng lên 16 lần.

a. 4

b. 40

c. 160

d. 256

IV. DUNG DỊCH

57) Khi hòa tan 2,43 gam lưu huỳnh vào 30 gam benzen, nhiệt độ sôi của dung dịch tăng 0,81oC. Biết hằng số nghiệm sôi của benzen là 2,57. Dạng tồn tại của phân tử lưu huỳnh trong benzen là:

a. S2

b. S4

c. S6

d. S8

58) Định luật Raoult được áp dụng cho:

a. Các dung dịch thật loãng có chứa các ion

b. Các dung dịch bão hòa và không bị phân ly

c. Các dung dịch thật loãng và không phân ly

d. Các dung dịch acid, baz và muối tan trong nước

59) Hòa tan 6 gam một chất tan không điện ly X vào 50 ml nước, nhiệt độ đông đặc của dung dịch là -3,72oC. Biết hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,86. Xác định khối lượng phân tử của chất X:

a. 40

b. 50

c. 60

d. 70

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 10/15

Page 11: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

60) Một dung dịch gồm 21,6 gam glucose (C6H12O6) trong 100 ml nước sẽ đông đặc ở nhiệt độ là bao nhiêu? (biết hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,86).

a. -1,86oC

b. -1,2oC

c. -0,52oC

d. -2,23oC

61) Một dung dịch gồm 3 mol glucose C6H12O6 trong 1500 ml nước sẽ có nhiệt độ sôi là bao nhiêu độ C biết hằng số nghiệm sôi của nước là 0,51.

a. 100,02oC

b. 101,02oC

c. 100,51oC

d. 101,86oC

62) Biết hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,86. Một dung dịch etanol trong nước có nhiệt độ đông đặc là -0,5oC. Tính nồng độ % của etanol (số gam etanol nguyên chất trong 100 gam dung dịch etanol-nước)

a. 1,34%

b. 2,44%

c. 3,14%

d. 12,4%

63) pH của dung dịch Ba(OH)2 có [Ba2+] = 5.10-4 mol/l

a. 8

b. 9,6

c. 10,5

d. 11

64) Trộn lẫn hai dung dịch có thể tích bằng nhau HCl 0,2M và Ba(OH)2 0,2M; pH của dung dịch thu được sau cùng sẽ là :

a. 1,3

b. 7

c. 13

d. 13,3

65) Nếu pH dung dịch là 10 thì nồng độ ion H+ trong dung dịch sẽ là :

a. 10-10 mol/l

b. 10 mol/l

c. 1 mol/l

d. 10-3 mol/l

66) Một dung dịch Ca(OH)2 có pH=11. Nồng độ ion Ca2+ trong dung dịch này là :

a. 2.10-11 mol/l

b. 5. 10-4 mol/l

c. 2.10-3 mol/l

d. 10-3 mol/l

67) Cho biết tích số tan Ksp của Mg(OH)2 là 5.10-12. Tính pH của một dung dịch Mg(OH)2 bão hòa :

a. 7,7

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 11/15

Page 12: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

b. 8,7

c. 9,7

d. 10,3

68) Trộn lẫn hai dung dịch có thể tích bằng nhau NaOH 3M và HCl 1M. pH của dung dịch thu được sẽ là:

a. 0

b. 13

c. 13,7

d. 14

69) Xác định tích số tan Ksp của BaCO3 ở 298K nếu 100 gam dung dịch bão hòa có chứa 1,38 gam muối này

a. 5.10-9

b. 7.10-5

c. 1,4.10-2

d. 4.10-4

70) Tính hằng số phân ly của một dung dịch baz yếu, biết dung dịch baz này với nồng độ 0,001M có pH bằng 9

a. 1.10-2

b. 1.10-3

c. 1.10-5

d. 1.10-7

71) Xác định pH của một dung dịch thu được khi trộn lẫn hai dung dịch có thể tích bằng nhau HCl 0,02M và CH3COOH 0,02M (biết Ka của CH3COOH là 1,75.10-5)

a. 1,0

b. 1,4

c. 1,7

d. 2,0

72) Muối nào sau đây khi bị thủy phân trong nước sẽ cho dung dịch có pH< 7

a. BaF2

b. ZnCl2

c. Na2S

d. CH3COONH4

73) Nếu nồng độ ion hidroxid bằng 10-11 mol/l thl pH của dung dịch này sẽ là :

a. 2

b. 3

c. 11

d. 14

74) Dung dịch muối nào có pH= 7 :

a. Cu(NO3)2

b. SnCl2

c. Ca(CN)2

d. Ba(NO3)2

75) Tính pH của dung dịch NH4OH 0,01M nếu độ phân ly α = 0,01 (Kb của NH4OH là 1,79.10-5):

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 12/15

Page 13: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

a. 10

b. 9

c. 8

d. 2

76) Nếu muốn pH tăng 1 đơn vị thì nồng độ ion OH- phải tăng lên bao nhiêu lần :

a. 0,1

b. 1

c. 10

d. 100

77) Muối nào sau đây thủy phân cho ra môi trường acid:

a. Na2SO4

b. KClO4

c. Li2CO3

d. FeBr3

78) Tính pH của một dung dịch gồm 0,41 gam natri acetat trong 250 ml nước (biết Ka của CH3COOH là 1,75.10-5)

a. 8

b. 8,5

c. 9

d. 9,5

79) Nếu pH của một dung dịch nước cam bằng 2,8 thì nồng độ ion hidroxid trong dung dịch nước cam này là bao nhiêu?

a. 6,3.10-11

b. 1,6.10-17

c. 1,6.10-3 mol/l

d. 6,3.10-12 mol/I

80) Số oxi hóa của hidro trong các hợp chất CaH2, KH, LiAlH4 là :

a. -1

b. 0

c. +1

d. +2

81) Chất nào sau đây chỉ có tính khử:

a. I2

b. K2Cr2O7

c. HNO3

d. H2S

82) Cho biết ion nào sau đây chỉ có tính oxy hóa

a.

b.

c. S2-

d. Cl-

83) Cho phản ứng x Sb2O5 + y HCl z H3SbCl6 + m Cl2 + n H2O

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 13/15

Page 14: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

Sau khi cân bằng phản ứng, tổng các hệ số đứng trước các chất phản ứng và sản phẩm x + y + z + m + n là :

a. 9

b. 17

c. 26

d. 36

84) Cho phản ứng P + I2 + H2O H3PO3 + HI

Sau khi cân bằng phản ứng, hệ số đứng trước chất khử là:

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

85) Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử

a. BaNO3 + H2SO4 BaSO4 + HNO3

b. 2 HNO2 + H2S S + 2 NO + 2H2O

c. KNO3 + NaCl4 KCI + NaNO3

d. Na2S + CuCl2 CuS + 2 NaCI

86) Cho phản ứng (chưa cân bằng) NaI + H2SO4 + NaIO3 Na2SO4 + I2 + H2O

Chất oxi hóa trong phản ứng này là:

a. NaI

b. H2SO4

c. NaIO3

d. Đây không phải là phản ứng oxi hóa

87) Cho phản ứng K2Cr2O7 + KNO2 + H2SO4 KNO3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O

Sau khi cân bằng, hệ số đứng trước H2SO4 là:

a. 4

b. 6

c. 8

d. 10

88) Tính khối lượng đồng kim loại tách ra khi cho dòng điện cường độ 5A đi qua một dung dịch đồng (II) clorur trong 25 giây (cho khối lượng nguyên tử của đồng là 64 và của clor là 35,5 (kết quả lấy đến số lẻ thứ 3)

a. 0,064 gam

b. 0,041 gam

c. 0,014 gam

d. 1,14 gam

89) Chất nhường điện tử trong phản ứng oxid hóa khử:

a. Có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

b. Là chất oxi hóa.

c. Là chất bị oxi hóa.

d. Là chất có số oxi hóa dương cao nhất.

90) Số oxi hóa của P trong hợp chất H4P2O7 là

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 14/15

Page 15: Cau Hoi Trac Nghiem BT HDC A2

a. +1

b. +3

c. +5

d. +7

91) Quá trình "rỉ sét" của sắt có thể biểu diễn bằng phương trình hóa học sau: 4 Fe + 3 O2 2 Fe2O3

Điều khẳng định nào sau đây đúng:

a. Oxi đã bị khử trong quá trình này.

b. Số oxi hóa của sắt giảm.

c. Số oxi hóa của oxi tăng.

d. Số oxi hóa của sắt tăng từ +2 Iên +3.

92) Số oxi hóa của Cl trong ClO là:

a. + 1

b. +3

c. +5

d. +7

93) Cho thế khử chuẩn của các cặp sau: Eo=+0,77V ; Eo=+0,54V

Tính hằng số cân bằng của phản ứng 2 Fe3+ + 2 I- 2 Fe2+ + I2

a. 105

b. 106

c. 107

d. 108

Bài tập trắc nghiệm Hoá Đại Cương A2 15/15