cach trong hoa lan

15
BÙI XUÂN ĐÁNG Tưới nước và bón phân là việc tối ư quan trọng trong việc trồng lan và 2 việc này thường đi đôi với nhau. TƯỚI NƯỚC Luôn luôn nhớ rằng nếu không tưới trong vòng một tháng cây lan chỉ bị khựng lại chứ không chết, ngược lại nếu tưới hàng ngày sẽ bị thối rễ và chết. Ở trong rừng núi có khi mấy tháng mưa liền liền mà lan vẫn không sao vì bám vào cành cây cho nên rễ không bị úng nước như trồng ở trong chậu, và nếu không mưa lan cả tháng lan vẫn tươi tốt vì ở đó độ ẩm rất cao. Vậy bao nhiêu lâu chúng ta tưới một lần? Mỗi tuần một lần hay hai lần? Một tuần hay hai tuần một lần? Vấn đề này tùy theo kinh nghiệm và phụ thuộc vào những điều kiện dưới dây: 1. Thời điểm vào mùa hè hay mùa đông? Nhiệt độ cao hay thấp? 2. Nơi để lan ở trong chỗ rợp mát hay ngoài nắng? chỗ đó gió nhiều hay ít? 3. Chậu bằng đất hay chậu nhựa? Chậu to hay chậu nhỏ? 4. Vật liệu trồng lan dùng vỏ cây, đá, rễ cây (tree fern) hay rêu (sphagnum moss)? 5. Loại lan nào? bỏi vì Cattleya cần phải khô rồi mới tưới, còn Paphiopedilum lúc nào cũng phải ẩm ướt. Cây lớn hay cây nhỏ? 6. Cách tưới ra sao? Tưới thật đẫm hay tưới sơ qua? Nghe qua dường như khó hiểu, tuy nhiên có một lời khuyên tổng quát: Khi cây mọc mạnh ra nhiều rễ tưới nhiều, khi cây ngừng tăng trưởng bớt tưới. Theo kinh nghiệm vào mùa hè cây đang mọc mạnh rễ ra nhiều, trung bình mỗi tuần hay 3-4 ngày một lần cho tất các loại lan, ngoại trừ Cymbidium, Paphiopedilum,

Upload: le-hoa

Post on 02-Jan-2016

43 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cach Trong Hoa Lan

BÙI XUÂN ĐÁNG

Tưới nước và bón phân là việc tối ư quan trọng trong việc trồng lan và 2 việc này thường đi đôi với nhau.

TƯỚI NƯỚC

Luôn luôn nhớ rằng nếu không tưới trong vòng một tháng cây lan chỉ bị khựng lại chứ không chết, ngược lại nếu tưới hàng ngày sẽ bị thối rễ và chết. Ở trong rừng núi có khi mấy tháng mưa liền liền mà lan vẫn không sao vì bám vào cành cây cho nên rễ không bị úng nước như trồng ở trong chậu, và nếu không mưa lan cả tháng lan vẫn tươi tốt vì ở đó độ ẩm rất cao.

Vậy bao nhiêu lâu chúng ta tưới một lần? Mỗi tuần một lần hay hai lần? Một tuần hay hai tuần một lần? Vấn đề này tùy theo kinh nghiệm và phụ thuộc vào những điều kiện dưới dây:

1. Thời điểm vào mùa hè hay mùa đông? Nhiệt độ cao hay thấp?

2. Nơi để lan ở trong chỗ rợp mát hay ngoài nắng? chỗ đó gió nhiều hay ít?

3. Chậu bằng đất hay chậu nhựa? Chậu to hay chậu nhỏ?

4. Vật liệu trồng lan dùng vỏ cây, đá, rễ cây (tree fern) hay rêu (sphagnum moss)?

5. Loại lan nào? bỏi vì Cattleya cần phải khô rồi mới tưới, còn Paphiopedilum lúc nào cũng phải ẩm ướt. Cây lớn hay cây nhỏ? 

6. Cách tưới ra sao? Tưới thật đẫm hay tưới sơ qua? 

Nghe qua dường như khó hiểu, tuy nhiên có một lời khuyên tổng quát: Khi cây mọc mạnh ra nhiều rễ tưới nhiều, khi cây ngừng tăng trưởng bớt tưới. Theo kinh nghiệm vào mùa hè cây đang mọc mạnh rễ ra nhiều, trung bình mỗi tuần hay 3-4 ngày một lần cho tất các loại lan, ngoại trừ Cymbidium, Paphiopedilum, Odontoglossum, Miltonia lúc nào cũng phải ẩm ướt cho nên có thể tưới 2 ngày một lần, riêng loại Vanda mỗi ngày 2-3 lần. Mùa thu cây đã ngừng tăng trưởng, bớt tưới đi khoảng tuần một lần, mùa đông 10-15 ngày một lần ngoại trừ Dendrobium mỗi tháng 1 lần hoặc không cần tưới từ tháng 11 như loại Dendrobium nobile chẳng hạn.

Nhưng tưới bao nhiêu nước cho đủ? Mùa hè tối thiểu, mỗi tháng một lần tưới đi, tưới lại cho thật sũng nước cho ngấm vào trong vỏ cây, đá hay vật liệu trồng lan và để xả cho sạch những chất muối có sẵn trong nước và phân bón. Vào mùa thu nên tưới thêm với Epson Salt theo chỉ dẫn ở dưới. Lan trồng trên các khúc cây (mounted) cần ngâm vào nuớc 15 phút mỗi tuần,

Page 2: Cach Trong Hoa Lan

nhưng nhớ phải thay nước nhiều lần, vì mỗi lần nhúng cây khác vào sẽ nước không còn sạch và dễ nhiễm bệnh.

Lan trồng trong chậu đất mau khô nước hơn trong chậu nhựa. Chậu lớn hay cây lớn tưới thưa hơn chậu nhỏ và cây nhỏ.

Có người hỏi ta nên tưới bằng nước gì? Nước lọc, nước máy, nước mưa, nước giếng hay nước trong hồ bơi, hồ cá? Nước mưa tốt nhất, nước lọc Reverse Osmosis (ROS) hay nước cất (Distilled) đều tốt nhưng quá tốn kém, nước lọc qua bình Deironized tốt nhưng cũng hơi tốn tiền. Không nên dùng nước hồ bơi vì có nhiều Chlorine.

Nước máy, nước hồ cá và nuớc giếng có ít cặn chỉ số dưới 300ppm (Part per million) hay TDS (total dissolved salt) tốt, dưới 500ppm tạm được, trên 700ppm không nên dùng dể tưới lan. Nước máy mỗi vùng đêù khác nhau vì có pha thêm nước giếng nhiều hay ít. Muốn biết chỉ số này hãy hỏi công ty cung cấp nuơcù hoặc lấy mẫu nhờ tiệm nước lọc đo hộ.

Một vài loại lan như: Disa đòi hỏi phải nưới bằng nước mưa, nước lọc ROS hay nuớc cất. Một vài loại khác như: Draculla, Masdevalia v.v... cũng đòi hỏi nước khá tinh khiết.Ngoài vấn đề cặn trong nước còn có vấn đề chỉ số nồng độ pH, từ 4.0 đến 8.0 đều có thể tưới lan được. Nhưng nếu trên 8.0 hay dưới 4.0 sẽ làm cho phân bón bị vô hiệu quả.

Mùa hè nên tưới nước nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều gần tối, không khí mát mẻ sẽ giúp cho rể cây mọc mạnh. Các mùa khác nên tưới vào buổi sáng để cho lá cây được khô vào buổi tối khi nhiệt độ xuống thấp, tránh các bệnh tật dễ phát sinh trong môi trường lạnh và ướt át. Loại lan Hồ Diệp Phalaenopsis chẳng hạn nếu đọng nước trên lá non vào ban đêm sẽ bi thối ngọn và chết.

Tưới quá thường xuyên làm cho rễ lúc nào cũng ướt không hút được dưỡng khí nuôi cây và làm cho vật liệu nuôi cây chóng bị mục. Lá cây bị vàng và nhăn nheo, rễ mềm và ngả mầu nâu là dấu hiệu tưới quá nhiều. Trường hợp này cắt bỏ rễ thối, rắc bột Sulfur (diêm sinh) rồi cho vào túi nylon cột chặt

lại, chờ cho rễ mọc khoảng 2 phân sẽ trồng lại.

Tưới quá ít sẽ làm cho rễ không mọc sâu xuống đước, muối sẽ đọng lại trong chất liệu trồng cây làm cho rễ bị khô, trở nên mầu xám dễ gẫy. Thấy lá non Oncidium, Miltonia hay bất cứ loạiï nào có lá dài bị chun xếp lại hay đổi thành mầu xám là dấu hiệu tưới không đủ nước.

BÓN PHÂN

Chúng ta nên nhớ rằng lan mọc trong rừng núi đâu có phân bón mà vẫn tươi tốt. Lan chỉ nhờ phân chim, lá mục và các khoáng chất lẫn trong không khí hay nước mưa mà sống. Các nhà trồng lan chuyên nghiệp đã nghiên cứu riêng rẽ từng loại lan cho nên họ bón lan rất chính xác. Chúng ta là những người chơi lan tài tử thường hay mắc phải lỗi lầm bón quá nhiều.

Phân bón có 2 loại hữu cơ (organic) và nhân tạo.

Phân bón hữu cơ do thiên nhiên mà ra như phân bò, nước cá chẳng hạn thường có chỉ số 5-1-1 Loại này hơi phức tạp một chút, cần phải có một vài yếu tố phụ như vi khuẩn, nhiệt độ cho nên tác dụng chậm chạp vả lại nặng mùi dễ thu hút các côn trùng, cho nên không nên dùng. Một thứ khác khá tốt là phân bò đã mục (cow manure) tiết bó (blood meal) pha loãng với nước rồi để một vài ngày cho trong nước rất thích hợp với lan Phaius (hạc đính).

Page 3: Cach Trong Hoa Lan

Phân bón nhân tạo dù là nước hay bột cũng dễ hòa tan trong nước và có tác dụng trong vòng một giờ. Phân bón thường mang 3 nhóm chữ số như 30-10-10, 15-15-15, 10-30-20. Nhóm đầu chỉ số lượng Nitrogene giúp cho cây lá mọc mạnh, nhóm thứ hai chỉ số Phosphorus giúp cho hoa, quả. Nhóm thứ ba chỉ số Potassium giúp cho củ và rễ. Nhưng thực ra trong phân bón còn có nhiều chất khác cần thiết cho cây như sắt, kẽm, đồng, v.v… nhưng số lượng rất nhỏ không đáng kể. Trên thị trường có rất nhiều phân bón với công thức khác nhau. Nhà sản xuất nào cũng nói là cuả mình hay và đúng hơn cả. Mới đây viện đại học Michigan sau nhiều năm nghiên cứu đã cho ra một công thức 19-4-23 khá thành công. Nhưng cũng có nhiều nhà khoa học không đồng ý và khuyên nên bón với loại có công thức đồng đều thí dụ: 7-7-7. Do đó mỗi người dùng một loại phân có công thức khác nhau. 

Những mầu sắc xanh, đỏ hay vàng là chỉ do nhà sản xuất dùng để dễ phân biệt chứ không có một tác dụng nào cả. Phân bón làm thành viên, que không thích hợp cho lan không nên dùng vì quá mạnh sẽ làm cháy rễ.

Phân bón hột loại chậm tan (Slow release) chỉ nên dùng trong trường hợp lười bón phân hoặc dùng cho Cymbidium là loại cần nhiều phân bón. Thứ phân này cần phải có nhiệt độ trên 70°F mới làm vỡ vỏ bọc bên ngoài.

Nếu nuôi nhiều và có thì giờ, mùa hè khi cây mới mọc cần bón loại 30-10-10, khi cây đã ngưng tăng trưởng vào mùa thu bón loại 10-30-20 (Blossom booster) thúc cho hoa nở. Nếu chỉ có ít cây và không muốn đổi loại phân nên dùng 15-15-15-hoặc 20-20-20. Không nên mua loại phân trong Nitrogene có chất Urea bởi vì chất này cần có một thời gian mới tác dụng, nên phân chưa kịp ngấm đã tưới đi mất.

Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước. Nên áp dụng câu Weekly và Weekly nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần.

Khi thấy đầu lá bị đen lại đó là đấu hiệu bón quá nhiều phân và có muối đọng trong chậu. Nên tưới bằng Epson Salt tức là Magnesium Sulfate, 1 thìa súp cho 1 gallon nước để rã hết chất muối. Sau đó tưới thật đẫm để xả cho sạch. Xin nhớ kỹ mấy điểm sau đây:

Thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là giết cây lan mau lẹ. Đừng bao giờ bón phân khi chậu cây quá khô, cây sẽ bị khựng lại.

Luôn nhớ Lan không ưa những thứ phân bón quá manh tức là có chỉ số quá cao .Thí dụ 30-10-10 dễ bị cháy lá cháy rể hơn là loại 7-1-1 . Nếu muốn cho hoa nở nhiều mà dùng phân 0-50-30 hay 10-30-20 quanh năm cây sẽ yếu dần và chết.Chúng ta chỉ nên dùng những thứ phân đã dược pha chế sẵn vì đã dược các nhà khoa hoc dung hòa các nhóm chỉ số như đã trinh bầy ở trên. Ngoài ra khi cây đã đâm chồi hoa hay ra nụ không cần bón phân nữa.

Nên tưới nước vào ngày hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống dưới 50°F

Placentia 4-2004

Copyright 2004-2012 © by HoaLanVietNam.orgNguồn http://www.hoalanvietnam.org.URL của bài: http://www.hoalanvietnam.org/Article.asp?ID=4In ngày: 06/02/2012

Page 4: Cach Trong Hoa Lan

 người đã xem trang này và đã có   lượt khách viếng trang web HLVN này từ ngày 1-1-2007

TRẦN ĐỨC TẠO

Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống của thực-vật và động-vật. Đối với những người mới chơi hoa lan, phần lớn cây chết cũng vì tưới nước không đủ hay ngược lại tưới quá nhiều nước làm cây

chết vì úng nước. Thực tế cho biết 90% cây lan chết vì tưới nhiều nước mà nguyên do vì thiếu kinh nghiệm hay sơ ý. Mới đầu ai

cũng tưởng tưới nước thì dễ nhưng vô ý đã làm cây lan chết oan uổng. Vậy chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân đã gây ra vấn nạn

trên.

I. Những yếu tố để trồng lan:

Để trồng thành công hoa lan cần có nhiều yếu tố như sau:

1. Nước:- Nước mang lại độ ẩm cho cây trong đó có hoa lan

- Nước làm hòa tan chất bổ dưỡng nuôi lan và- Làm ung thối trứng côn trùng làm hại cây cối.

2. Ánh sáng:Ánh sáng cần cho cây để ra hoa và có diệp lục tố. Nên trồng cây quay về hướng Nam để đón nhiều ánh sáng. Có thể dùng

ánh sáng nhân tạo thay cho ánh sang thiên nhiên. Mỗi loại lan cần một độ sáng thích hợp.Che chắn để tránh ánh sáng trực tiếp, gay gắt, làm cháy lá cây.

3. Vật liệu để trồng lan:Tùy loại tuổi, loại lan để chọn vật liệu thích hợp. Lan Vanda có thể phơi rễ ngoài không khí nhưng đa số Lan đều được

trồng bằng những vật liệu như vỏ cây, đá sạn, rêu, sơ dừa, perlite…

Page 5: Cach Trong Hoa Lan

4. Phân bón:Nên dùng loại phân đã được chế sẵn cho hoa lan. Liều lượng, hàm lượng sẽ thay đổi tùy theo mùa, thời tiết,

độ lớn của cây, và chủng loại cây trồng…

5. Nhiệt độ:Lan mọc khắp trái đất với nhiều nhiệt độ khác nhau nên mỗi loại Lan cần có môi trường nhiệt độ thích hợp.

Nhiệt độ ôn đới thích hợp nhất cho hoa lan.

6. Thoáng khí:Lan cần trồng nơi thoáng khí giúp cho nước khỏi ứ đọng quá lâu nơi vật liệu trồng lan và tránh cho cây khỏi

nấm.

Trên đây là những yếu tố cần cho việc trồng hoa lan mà người trồng phải tiên liệu khả năng có thể cung cấp cho cây lan sắp mua về. Người trồng cần tìm hiểu những đặc tính của cây lan mà có sự săn sóc thích hợp. Ngoài ra, để thành công trong việc trồng lan, người trồng tự hỏi mình có đủ kiên nhẫn để tìm hiểu,

trau dồi, học hỏi, chăm sóc cây lan mình ưa thích.

II.- Vấn đề tưới nước cho cây lan.

Thường những người không chơi lan đều cho việc tưới nước là bình thường, dễ dàng. Nhưng, nguyên nhân đem đến cái chết cho cây lan là thiếu nước hay phần lớn vì thừa nước. Do đó, chúng ta thử tìm hiểu những

vấn đề liên quan đến việc tưới nước sao cho cây khỏi chết.

Tùy cách cấu tạo của mỗi loài lan mà cây này có thể chịu đựng được sự thiếu nước hay thừa nước trong một thời hạn bao lâu. Ví

dụ như cây Vanda, rễ đong đưa ngoài không khí, không có củ chứa nước, không trồng trong chậu, dễ bị khô nước. Do đó ta

phải tưới loại cây này thường hơn loài cây trồng trong chậu, có củ dự trữ nước như Cattleya.

Nếu không tưới kịp thời, rễ, thân, sẽ khô và chết dần. Nguyên nhân cây chết khô vì tưới không đủ nước, khoảng cách tưới quá xa, bỏ quên không tưới một thời gian dài hoặc cây bị che khuất mỗi lần tưới. Ngược lại, nếu tưới quá nhiều, nước đọng ứ, rễ bị

ngộp, hiện tượng sinh hóa bị cản trở, cây không hút được dưỡng khí và không thải ra thán khi được, cây sẽ chết.

Khi tưới nước, ta đã đem độ ẩm cần thiết cho cây đồng thời nước làm hoà tan khoáng chất, muối, hoá chất, làm thành chất nuôi dưỡng cho cây.

A.- Những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến việc tưới nước cho cây lan:

1.- Rễ cây.Nếu rễ bị đứt, bị giập, bị thối, cây sẽ không còn bộ phận hút nước vào trong thân cây. Nếu cứ tưới thêm,

nước sẽ dư làm cây bị úng nước. Đây là trường hợp cây lan mới thay chậu. Cây bị cắt rễ, hay rễ bị giập nên không cần tưới trong thời gian ba tuần sau khi thay chậu.

2.- Chủng loại lan.Mỗi loại lan ham nước một cách khác nhau. Loại lan Cattleya rất thích nước, có củ bẹ để chứa nước. Lan có

rễ lớn, lá dày, củ mầm bự, ít thích nước hơn..Cây lớn hút nước nhiều hơn cây nhỏ.

3.- Ẩm độ / Mùa mưa.Ẩm độ thay đổi tuỳ theo mùa. Mùa mưa hay mùa Đông ẩm độ nhiều nên có thể tưới ít hoặc khoảng cách

Page 6: Cach Trong Hoa Lan

tưới xa hơn . Mùa mưa ta không cần tưới nhiều. Lan Hồ-Điệp trồng được trong nhà nên có thể chịu độ ẩm dưới 30% trong khi lan Cymbidium có thể chịu độ ẩm 50% hay hơn và Lan Dendrobium từ 50 đến 70%. Ẩm

độ lý tưởng để trồng lan từ 50 đến 60%. Ẩm độ nhiều làm cây dễ sinh bệnh, hoa có chấm và nấm.

4.- Nhiệt-độ / Mùa nắng.Mùa Hạ, nắng, nhiệt độ cao, cây mất nước nhiều nên cũng phải tưới nhiều hơn mùa mưa. Nhiệt-độ ấm khi cao hơn 60°F (15.5°C), nhiệt-độ trung bình từ 50 đến 60°F (10-15.5°C) và Mát từ 45 đến 50°F (4.4-10°C).

Nhiệt-độ trên 90°F (32.2°C) không thích hợp cho hoa lan.

5.- Phẩm chất của nước.Khi tưới, ta cần lưu ý tới phẩm chất của nước. Nước có thể đục nhưng không được chứa quá nhiều hoá chất, độc tố, vi sinh vật… Thành phần những chất hòa tan đã làm thay đổi phẩm chất của nước. Nước mưa với ít

tạp chất được coi như lý tưởng để tưới cho lan. Nước tưới mà cây phát triển mạnh thì có thể dùng được. Nếu không, ta phải dùng nước đã được phân chất cho thích hợp với loại lan đang trồng. Đo pH để biết

phẩm chất của nước chứa nhiều ít acid và alkalin có trong nước. Trung bình là pH7. Dưới pH7, số càng nhỏ biểu hiệu số acid càng cao và mỗi số đều gấp 10 lần nồng độ số trước nó. Ví dụ pH6 có độ acid trung bình,

pH5 có độ acid 10 lần hơn pH6.Trên pH7 là biểu hiệu số tăng chất alkalin trong nước. Ví dụ pH8 có nồng độ alkalin trung bình, pH9 thì có

nhiều alkalin hơn. Đo pH bằng giấy (Hydrion paper) hay bằng máy đo.

Nước lợ, nước phèn, nước mặn đều không dùng để tưới cho lan được. Ta có thể hỏi thăm các nhà trồng tỉa để biết tình trạng nước trong vùng. Nồng độ của nước có thể thay đổi tuỳ theo thành phố. Nếu nước có pha nhiều chất chlorine ta

có thể vợi ra bể chứa để cho bay hơi bớt và dùng sau. Có thể dùng cát hay filter để lọc nước chứ đừng dùng hoá chất. Ví dụ chất muối dùng trong máy làm nhẹ nước (water softener) sẽ làm cây chậm lớn hoặc chết cây. Nước mưa thật sự cũng

có nhiều tạpchất như bụi, khói, hoá chất.Thường thì nước máy uống hằng ngày có thể dùng để tưới cho lan.

6.- Chất dùng để trồng lan.Mỗi loại lan cần một chất để trồng riêng và do đó đòi hỏi phải tưới nhiều ít tuỳ theo sự giữ nước của chất trồng. Vỏ cây

giữ nước nhiều hơn sỏi đá nên được xay to nhỏ khác nhau cho hợp với loại, cỡ của cây. Thành phần chất trồng cũng được thay đổi tuỳ loại lan và để giữ nước mau hay lâu. Ví dụ Cattleya cần 80% vỏ cây hay đá và 20% perlite. Trong khi đó, Phalaenopsis cần chất trồng mau thoát nước gồm vỏ cây loại trung bình, coarse perlite, sphanugm moss với tỷ lệ

6/2/2. Tuy gọi là lan đất cymbidium nhưng thành phần chất trồng cũng gồm có 50% vỏ cây loại trung bình, 30% rêu và 20% perlte. Cát, đá không giữ nước lâu nên dùng cho những loại lan không ưa nhiều nước hoặc dùng để pha thêm vào

các chất giữ nước nhiều để có mức độ giữ nước trung bình. Nếu đã dùng nhiều cát đá làm chất trồng thỉ phải tưới nhiều hơn. Đá hỏa diệm sơn vừa giữ nước vừa bọng nên dễ thoáng khí.

Page 7: Cach Trong Hoa Lan

7.- Chất làm chậu trồng lan.Đa số lan được trồng trong chậu làm bằng nhựa hay bằng đất nung với kích thước thay đổi cho hợp với cỡ của cây lan. Chậu nhỏ, chứa ít nước nên mau khô hơn chậu lớn. Chậu làm bằng nhựa kín hơn chậu làm bằng đất nung nên nước dễ

bị ứ đọng làm chết cây lan.. Chậu đất dễ thoát nước nên mau khô nhưng nặng hơn chậu nhựa. Muốn cho chậu nhựa mau thoát nước ta có thể khoét thêm lỗ chung quanh. Các lỗ này còn giúp cho thoáng

khí.Đường kính của chậu (inch) Ngày tưới

2" Tưới mỗi 3 ngày4" Tưới mỗi 5 ngày6" Tưới mỗi 7 ngày

Vào mùa Đông, chậu đường kính 3 đến 4" có thể tưới cách ngày trong khi vào mùa Hè phải tưới mỗi ngày. Cây trồng trong chậu lớn vào mùa Đông có thề tưới cách 5,6 ngày, nhưng

vào mùa Hè phải tưới cách nhau 2 đến 3 ngày.

8.- Nước và phân bón.Nước mang chất dinh dưỡng nuôi cây. Nước làm hòa tan phân bón, chất khoáng cần thiết cho cây. Phân dùng cho lan

dưới dạng lỏng, bột, viên. Phân được pha với nước theo một tỷ lệ do nhà sản xuất định sẵn trước khi tưới cho cây. Thường thì nên dùng một tỷ lệ ít hơn. Không nên tưới phân khi đất trồng còn khô mà nên tưới nước đã pha phân khi chất trồng còn ẩm. Triệu chứng nhiều phân quá: lá vàng, đầu lá bị cháy. Có thể chữa bằng cách ngưng tưới phân, tưới

đẫm nước để rửa bớt phân và nếu cần thay đất trồng. Chỉ tưới phân khi cây đang tăng trưởng. Cây ngoài nắng cần nước và phân nhiều hơn cây trong rợp. Trong thời gian lan đang có hoa nên ngưng bón phân thì hoa sẽ bền hơn.

B.- Đồ dùng để tưới & cách tưới.

1.- Làm sao biết cây lan thiếu nước? thừa nước?

a. Thiếu nước:- Nhấn ngón tay vào đất trồng mà không thấy mát là thiếu nước.

- Chất trồng trở nên khô giòn, bời rời, đồi màu trắng lợt.- Nâng chậu lên thấy nhẹ hơn lúc thường.

- Lá héo, thân tóp, củ nhăn nheo.- Có thể dùng ẩm kế để đo độ ẩm bằng cách cắm vào đất trồng.

b. Triệu chứng dư nước:

Page 8: Cach Trong Hoa Lan

- Lá vàng, rũ xuống hay mọng nước.- Củ thâm đen, mọng nước màu vàng, có mùi hôi, trở thành màu nâu rối xốp

2.- Đồ dùng để tưới:Người ta có thể dùng gáo, bình tưới, vòi tưới có thể điều chỉnh được. Nếu trồng nhiều người ta lắp đặt hệ thống tưới tự động bằng máy. Hệ thống nhà kính bao gồm ánh sáng, nhiệt độ (sưởi ấm/lạnh), tưới nước+phân, quạt làm cho thoáng

khí, máy phun… hơi nước, sương.

3. Cách tưới nước cho lan:- Tưới khi đất trồng bắt đầu khô.

- Tưới ít nước nhưng nhiều lần đối với cây phơi rễ ra ngoài không khí hay đất trồng nhiều cát, đá, sỏi.- Tưới đẫm để rửa chất phèn, muối đọng lại nơi đất trồng.

- Tưới đi tưới lại . Nếu tưới nhanh, nước chưa kịp thấm vào chất trồng (loại lớn) mà phải tưới lại mới đủ nước.

- Nhúng cả chậu vào nước ngang với gốc cây trong vài phút. Lợi điểm là chất trồng ướt đều, giết, đuổi được sâu bọ, làm ung trứng sâu trong đất trồng nhưng có nhược điểm là dễ truyền bệnh cho

nhau.- Không nên tưới vào lá khi trời nắng gắt. Lá và mầm non sẽ bị cháy.

- Tưới khi cây đang tăng trưởng, còn rễ.- Tưới sau khi thay chậu đươc hai đến ba tuần. Không tưới cũng là

cách kích thích rễ mau ra.- Nên tưới vào buổi sáng để cây có độ ẩm nguyên ngày. Nước không

đọng trên lá và kẽ lá vì có nắng gió làm mau khô.- Nên tưới vào xế chiều hoặc tối vào những tháng nóng và vào sáng

sớm những ngày mùa Đông.- Nếu tưới mà không thấy nước thoát ra là nước bị ứ đọng. Nên soi đất trồng hay thay đất mới.

- Đối với hoa lan, nên tưới nước nhỏ như sương. Hoa chứa nước mau úng, mau tàn. Tưới quá nhiều nước nụ không nở, rụng.

- Có thể đặt lan trên khay nước để có độ ẩm.- Tránh dùng vòi nước sói mạnh trực tiếp làm long rễ và văng đất trồng.

4.- Tại sao quá nhiều nước lan chết? Cách chữa.Theo kinh nghiệm bản thân, lan chết vì nước chiếm đến 90 % trong đó cũng 90% vì quá nhiều nước và

phần còn lại vì thiếu nước. Khi tưới nhiều, nước bao kín rễ nên cây không đủ không khí để thở. Rễ cần Oxy để biến đổi chất đường qua hiện tượng tổng hợp quang học (photosynthesis) thành năng lượng cần cho đời

sống thực vật.

Tiến trình trao đổi khi rễ hút dưỡng khí vào làm phát sinh carbon dioxide. Chất này cũng phải được thải ra ngoài qua rễ. Nếu tưới nhiều nước làm ngưng tiến trình trao đổi, thiếu oxy, ứ đọng carbon dioxide, làm thối

rễ, lá vàng héo và cây chết dần.

Page 9: Cach Trong Hoa Lan

Nếu thấy sớm hiện tượng cây bị ứ nước ta có thể ngưng tưới, để cây riêng một chỗ, soi đất cho nước mau thoát và thêm thoáng khí. Nếu được nên cắt rễ thối, thay chậu và đất trồng mới. Khi thấy lá vàng, héo, nếu

tưởng lầm là thiếu nước mà tưới thêm sẽ làm cây chết mau hơn. 

III. Kết luận:

Nước mang lại độ ẩm và chất dinh dưỡng cho cây và nhất là cây lan vốn rất nhạy cảm với nước. Người trồng lan cần nắm vững các yếu tố như giống lan, đất trồng, độ ẩm, nhiệt độ chung quanh, mùa nắng, mùa

mưa, kích thước chậu to nhỏ, để tưới nước nhiều hoặc ít sao cho phù hợp với đặc tính của cây lan mà ta đang trồng. Có thế, cây lan mới tăng trưởng và đem lại kết quả mong đợi.

8/2008

Copyright 2004-2012 © by HoaLanVietNam.orgNguồn http://www.hoalanvietnam.org.

URL của bài: http://www.hoalanvietnam.org/Article.asp?ID=379In ngày: 06/02/2012

 người đã xem trang này và đã có   lượt khách viếng trang web HLVN này từ ngày 1-1-2007

Trang chủ

Tim kiêm

Sơ đồ trang

Thứ ba, ngày 07/02/2012

Ứng dụng chuyển giao

Tư vấn & Dịch vụ

Thông tin hoạt động

Văn bản hướng dẫn

Cổng thông tin điên tử Sở khoa học công nghệ » Ứng dụng tiên bộ KHCN » Tư vấn & Dịch vụ

Một số kinh nghiệm trồng hoa Lan  (18/03/2011 )

 Hiện nay nghề trồng hoa lan phát triển rất mạnh. Hoa lan Việt Nam có rất nhiều chủng loại, mỗi loại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùi hương quyên rũ cùng với vẻ đẹp kiêu sa của chúng đã làm mê hoặc biêt bao người. Có nhiều loài thích hợp trồng như Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya…

Page 10: Cach Trong Hoa Lan

Đây là những loài ra hoa khỏe, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nêu trồng lan để chơi, giải trí nên chọn: Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp

     1 Thiêt kê vườn:

  - Nếu trồng để kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống

gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu bằng sắt, giàn treo bằng

tầm vông hay sắt ống nước. Hàng trồng nên thiết kế vuông góc với hướng đi của ánh nắng.

  - Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau,

mai chiếu thủy, nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn…

xung quanh.

  2. Chọn giống: Có rất nhiều loài:

  - Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là các giống: MoNaKa, Dendrobium, Phalaenopsis,

Oncidium, Vanda, Cattleya…là những loài hoa khỏe, đẹp và bền cây, cho ra hoa liên tục. Nên trồng nhiều

chủng loại, nhiều màu sắc sẽ dễ tiêu thụ trên thị trường.

  - Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp vì đây là những loài dễ chăm

sóc và ra hoa.

  - Trồng lan có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm, chọn tách mầm từ các chậu lan lớn,

mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt

cho nhanh lành sẹo.

  3. Chuẩn bị giá thể và chậu:

  Giá thể để trồng lan có thể dùng than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc.

  + Than gỗ nung chặt khúc, kích thước (1 x 2 x 3)cm, đem ngâm, rửa sạch, phơi khô.

  + Xơ dừa xé tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tamin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cần rửa sạch phơi

khô. Vỏ dừa chặt khúc (1 x 2 x 3)cm xử lý nước vôi 5%.

  + Vỏ lạc: Dùng vòi nước phun nhiều lần để lượt bỏ một số tạp chất, giảm nhiệt, chất dầu, sau đó cho

vỏ lạc vào chậu bằng nhựa hay khay đất nung, kích cỡ tùy loại và độ tuổi. Nếu trồng trên luống thì cho vỏ

lạc vào luống dày 20cm. Nếu trồng kinh doanh thì dùng giá thể là vỏ lạc thì giá thành rẻ hơn. Ngoài ra vỏ

lạc hút nước ít, độ ẩm vừa phải, lan ít bị nấm hơn.

   4. Cách trồng:

Page 11: Cach Trong Hoa Lan

   - Trồng trên luống: Làm luống rộng 80cm, dài tùy khổ đất, cho vỏ lạc vào dày 20cm. Hai đầu luống có

thể dùng cột bê tông hay cột sắt để căng dây cáp, mỗi luống cần 3 hàng dây cáp nhỏ trên thanh ngang

để định vị cho cây lan. Có thể điều chỉnh độ cao của dây cáp theo sự phát triển của lan.

  - Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên

miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa

bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây chun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6 -7

tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu

khoảng 1 tuần mới được bón phân. Thay chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, mục rêu bám…

  * Lưu ý: Lan trồng trong chậu lâu ngày ra hoa ít, cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá

dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.

  5. Chăm sóc:

  Lan là cây trồng dễ chăm sóc, nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển.

Các yếu tố quan trọng nhất cho lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

  - Ánh sáng: Lan không chịu ánh sáng mạnh, cần làm giàn lưới che bớt ánh sáng, khi mới trồng nên

làm lưới che hai lớp. Ánh sáng khoảng 65 - 70% là tốt nhất. Sau khi trồng xong tưới nước luôn (tưới

phun sương) và duy trì 2 lần/ngày. Sau trồng 3 ngày tưới vitamin B1, pha 1cc/lít để kích thích ra rễ. Sau

7 ngày tưới phân NPK 30 – 10 – 10, liều lượng 5 – 10g pha vào bình 8 lít để phun. Khi cây nảy chồi mới,

cây ra rễ nhiều ta tăng lượng phân bón.

  - Phân bón: Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân

cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa

đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh

trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm

cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân

và đạm thấp hơn. Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân

có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun

tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển.

  - Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo,

giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá

đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan

không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng

sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất

là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

Page 12: Cach Trong Hoa Lan

  - Phòng trừ sâu bệnh: Lan cũng là cây dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều

kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều

lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân

lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap

như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng

Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây

nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay

Benomyl.

  6. Thu hoạch và bảo quản hoa:

      Hoa cắt cành ngâm trong dung dịch khoảng 15 phút giúp hoa lâu héo, sau đó bọc lại bằng giấy báo./.

Trung tâm ứng dụng KH & CN Lào Cai 

Khuyennongvn.gov.vn 

Các tin khác

Gương sáng về mô hình làm kinh tế tại Yên Sơn - Bảo Yên – Lào Cai    (11/03/2011) Khoa học và công nghệ: Đột phá từ đâu?    (04/03/2011) Khoa học và công nghệ - động lực phát triển đất nước    (14/02/2011) 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ năm 2010    (17/01/2011) Lễ ra mắt cổng thông tin điện tử về truyền thông khoa học và công nghệ    (17/01/2011) Bình Phước: Tổng kết mô hình trồng măng tây xanh tại Bình Long    (24/12/2010) Người tiên phong đưa cây cao su vào trồng ở huyện bát Xát tỉnh Lào Cai    (15/12/2010) Nông dân thành phố Lào Cai thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi    (15/12/2010) Triển vọng giống ngô lai mới ở Si Ma Cai    (15/12/2010) Kỹ thuật lưu giữ cá giống qua mùa đông    (15/12/2010)