các giải pháp tăng cường xã hội hoá giáo dục trong quản lý...

24
1 Các giải pháp tăng cường xã hội hoá giáo dục trong quản lý trường phổ thông ngoài công lập tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05 / Ngô Đình Tiến ; Nghd. : PGS. TS. Lê Ngọc Hùng 1. Lý do chọn đề tài Xã hội hoá giáo dục là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm huy động, khuyến khích mọi nguồn lực của các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập. Nghị quyết TW 6 khoá IX của Đảng nêu: “ĐNy mạnh XXH giáo dục, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục. N hà nước khuyến khích mọi đóng góp, mọi sáng kiến của xã hội cho giáo dục” Xã hội hoá để phát triển trường lớp ngoài công lập ở các cấp học, bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và của giáo dục phổ thông nói riêng là một yêu cầu cấp thiết góp phần phát triển giáo dục. Sau gần 10 năm thực hiện, hoạt động XHHGD đang ngày càng phát triển rộng khắp cả nước, các loại hình trường lớp với phương thức giáo dục đa dạng hoá. Hệ thống các trường ngoài công lập phát triển ở mọi bậc học, cấp học. Đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục, xây dựng được phong trào học tập sôi nổi trong nhân dân khắp các vùng miền, công bằng xã hội trong học tập được đảm bảo, góp phần ổn định xã hội tạo niềm tin của dân đối với chế độ, với N hà nước. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số cấp, ngành và nhân dân chưa nhận thức đúng về XHH, còn sự phân biệt giữa trường công lập và ngoài công lập. Các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia vào XHHGD còn hạn chế, tiềm năng trong xã hội chưa được phát huy đầy đủ. Việc phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với cơ sở N CL chưa thật tốt; một số cơ chế chính sách XHH chưa thật sự phát huy. Các trường N CL, nhất là ở phổ thông còn nhỏ bé, CSVC còn thiếu thốn, chất lượng giáo dục còn thấp. Vì vậy XHHGD là điều kiện cần thiết và tất yếu để phát triển giáo dục nước ta. XHHGD là chủ trương mang tính chiến lược của Đảng ta để định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CN H-HĐH đất nước, được thể hiện trong N ghị quyết TW 2 khoá VIII: “ Phát triển các trường bán công, dân lập ở những nơi có điều kiện, từng bước mở các trường tư thục ở một số

Upload: vudieu

Post on 25-Jun-2018

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

Các giải pháp tăng cường xã hội hoá giáo dục trong quản lý trường phổ thông ngoài công lập tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05 / Ngô Đình Tiến ; Nghd. : PGS. TS. Lê Ngọc Hùng 1. Lý do chọn đề tài

Xã hội hoá giáo dục là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm huy động, khuyến khích mọi nguồn lực của các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập. Nghị quyết TW 6 khoá IX của Đảng nêu: “ĐNy mạnh XXH giáo dục, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục. N hà nước khuyến khích mọi đóng góp, mọi sáng kiến của xã hội cho giáo dục”

Xã hội hoá để phát triển trường lớp ngoài công lập ở các cấp học, bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và của giáo dục phổ thông nói riêng là một yêu cầu cấp thiết góp phần phát triển giáo dục. Sau gần 10 năm thực hiện, hoạt động XHHGD đang ngày càng phát triển rộng khắp cả nước, các loại hình trường lớp với phương thức giáo dục đa dạng hoá. Hệ thống các trường ngoài công lập phát triển ở mọi bậc học, cấp học. Đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục, xây dựng được phong trào học tập sôi nổi trong nhân dân khắp các vùng miền, công bằng xã hội trong học tập được đảm bảo, góp phần ổn định xã hội tạo niềm tin của dân đối với chế độ, với N hà nước.

Tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số cấp, ngành và nhân dân chưa nhận thức đúng về XHH, còn sự phân biệt giữa trường công lập và ngoài công lập. Các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia vào XHHGD còn hạn chế, tiềm năng trong xã hội chưa được phát huy đầy đủ. Việc phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với cơ sở N CL chưa thật tốt; một số cơ chế chính sách XHH chưa thật sự phát huy. Các trường N CL, nhất là ở phổ thông còn nhỏ bé, CSVC còn thiếu thốn, chất lượng giáo dục còn thấp.

Vì vậy XHHGD là điều kiện cần thiết và tất yếu để phát triển giáo dục nước ta. XHHGD là chủ trương mang tính chiến lược của Đảng ta để định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CN H-HĐH đất nước, được thể hiện trong N ghị quyết TW 2 khoá VIII: “ Phát triển các trường bán công, dân lập ở những nơi có điều kiện, từng bước mở các trường tư thục ở một số

2

bậc học như mầm non, phổ thông trung học...Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa...”

Hiến pháp năm 1992 và Luật Giáo dục năm 2005 đã thể chế hoá công tác xã hội hoá giáo dục để phát triển giáo dục đào tạo, xác định N hà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Bộ GD&ĐT cũng đã có Đề án xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005-2010. XHH giáo dục và đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục là mở rộng khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực, trí lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, vì giáo dục là sự nghiệp lâu dài của nhân dân cho nên sẽ phát triển không ngừng cùng với những nguồn lực to lớn của toàn dân. XHH không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm và sự đầu tư của N hà nước mà trái lại N hà nước huy động các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho các hoạt động này, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó.

Chính phủ đã ban hành N ghị quyết 90/CP, N ghị định 73/1999/N Đ-CP về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, N ghị quyết 05/2005/N Q-CP về đNy mạnh XHH trong các hoạt động GD&ĐT,Y tế, văn hoá, TDTT... Lâu nay XHHGD luôn được Đảng, N hà nước các cấp lãnh đạo các địa phương quan tâm nhưng cho đến nay chưa có đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về việc tăng cường các giải pháp thực hiện chuyển đổi loại hình trường lớp công lập sang ngoài công lập hay phát triển loại hình trường dân lập, tư thục ở mầm non, phổ thông để thực hiện chủ trương của Đảng, N ghị quyết của Chính phủ nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Với những lý do trên, tác giả chọn lựa nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp tăng cường xã hội hoá giáo dục trong quản lý trường phổ thông ngoài công lập tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu lý luận và thực trạng thực hiện chủ trương xã hội hoá, phát triển hệ thống trường lớp phổ thông N CL ở Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả quản lý trường phổ thông ngoài công lập đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động XHHGD trong xây dựng trường lớp ngoài công lập.

3

3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp tăng cường phát triển hệ thống trường lớp phổ thông ngoài

công lập tại tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay 4. Giả thuyết khoa học của đề tài

Hiện nay công tác XHHGD trong quản lý trường phổ thông ngoài công lập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương.

N ếu có nhận thức đúng đắn, các cơ chế, chính sách phù hợp, huy động được các nguồn lực, cùng với hiệu quả thiết thực của công tác thanh, kiểm tra đối với trường ngoài công lập một cách khả thi thì sẽ thúc đNy thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển trường lớp phổ thông ngoài công lập tại tỉnh Bắc Giang. 5. +hiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận của hoạt động xã hội hoá nói chung và lộ trình chuyển đổi, phát triển trường lớp phổ thông ngoài công lập. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng XHHGD ở phạm vi phát triển trường ngoài công lập - Xác lập các giải pháp tăng cường công tác XHHGD nhằm phát triển trường phổ thông ngoài công lập ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay 6. Giới hạn của đề tài -Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lĩnh vực các biện pháp tăng cường XHHGD trong quản lý trường phổ thông ngoài công lập tỉnh Bắc Giang

- Về thời gian: Từ 1997 đến nay ( 2006). 7. Phương pháp nghiên cứu

- �hóm phương pháp nghiên cứu lý luận: N hằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

- �hóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Khảo sát điều tra, phỏng vấn trao đổi, phân tích tài liệu... nhằm khảo sát

thực trạng, thu thập thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu. +Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp chuyên gia để thu thập

thông tin làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp -�hóm phương pháp bổ trợ: Gồm phương pháp thống kê toán học, so

sánh để xử lý số liệu thu thập được. 8. Cấu trúc của luận văn

N goài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

4

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xác lập các giải pháp xã hội hoá giáo dục đối với quản lý các trường phổ thông ngoài công lập

Chương 2: Thực trạng xã hội hoá giáo dục trong quản lý trường phổ thông ngoài công lập ở tỉnh Bắc Giang

Chương 3: Giải pháp tăng cường XHHGD trong quản lý trường phổ thông ngoài công lập tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬ+ CỦA VIỆC XÁC LẬP CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI

HOÁ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI QUẢ+ LÝ CÁC TRƯỜ+G PHỔ THÔ+G +GOÀI

CÔ+G LẬP 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Xã hội hoá giáo dục nhằm mục tiêu “giáo dục cho mọi người”, làm cho mọi thành viên của cộng đồng được hưởng thụ giáo dục một cách thường xuyên, liên tục, được đào tạo suốt đời. Chủ trương xã hội hoá giáo dục được đặt ra từ N ghị quyết TW4 khóa VII, N ghị quyết TW2 khoá VIII, N ghị quyết TW 6 khoá IX, N Q Đại hội Đảng X.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Chính phủ ban hành N ghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997, N gày 18/4/2005 Chính phủ ban hành N Q số 05/2005/N Q-CP về đNy mạnh xã hội hoá các hoạt động GD, văn hoá, y tế, TDTT. Tiếp đó, ngày 24/6/2005, Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005- 2010".

Xã hội hoá giáo dục không chỉ là chủ trương ở các nước kém phát triển mà ngay cả những nước phát triển cũng đã từng thực hiện nhiều giải pháp đNy mạnh XHHGD để phát triển sự nghiệp GD.

Vấn đề xã hội hoá giáo dục đã được nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn khá sâu rộng và lâu dài, trong lịch sử nước ta và các nước trên thế giới. Một số tác giả như Phạm Minh Hạc, N guyễn Thanh Bình…đã có nhiều công trình nghiên cứu. Bên cạnh đó các công trình nghiên cứu khoa học về công tác XHHGD trong những năm gần đây được nhiều cán bộ quản lý GD nước ta quan tâm, như Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Duy Đỉnh với đề tài Các biện pháp tăng cường quản lý nhằm đNy mạnh XHH giáo dục cấp THPT ở Hải Phòng, luận văn Thạc sĩ của Lê N gọc Quân về một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường chuNn quốc gia THCS huyện Lâm Thao, Phú Thọ, đề tài tác động của chính sách xã hội hoá giáo dục đối với loại hình trường PT ngoài công lập ở Hà N ội của Đinh Thị Minh Châu… 1.2. Các khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

5

1.2.1. Giáo dục 1.2.2. Trường phổ thông 1.2.3. Quản lý 1.2.4. Quản lý giáo dục

QLGD là hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt mục tiêu GD đề ra. QLGD là quản lý quá trình hoạt động dạy và học bao gồm quản lý tất cả các thành tố của hoạt động dạy - học, do đó những tác động của nó lên hệ thống là những tác động kép, nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp 1.2.5. Xã hội hoá 1.2.6. Xã hội hoá giáo dục

Xã hội hoá giáo dục phải được hiểu là toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội tham gia vào sự nghiệp GD, làm cho hoạt động GD trở thành hoạt động chung của toàn xã hội. N hưng để cho công tác XHHGD đạt mục tiêu thì phải đặt nó thành hoạt động quản lý để nhà quản lý, tác động định hướng, điều khiển và kiểm soát các quá trình XHHGD đúng đường lối, chủ trương, kế hoạch phát triển GD của đất nước, địa phương, đảm bảo các nguyên tắc quản lý về giáo dục và phù hợp pháp luật. 1.3. Vai trò trường phổ thông ngoài công lập 1.3.1. Vị trí trường phổ thông ngoài công lập

Trường phổ thông N CL bình đẳng với trường công lập về nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường trong việc tổ chức và hoạt động, thực hiện mục tiêu giáo dục. 1.3.2. Vai trò trường phổ thông ngoài công lập

- Tạo cơ hội cho mọi cá nhân, tổ chức có tâm huyết tham gia làm giáo dục, chia sẻ trách nhiệm nhà nước, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của người dân.

- Góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà trường; tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh vì sự nghiệp phát triển GD bền vững. 1.4. Xã hội hoá giáo dục và quản lý phát triển trường phổ thông ngoài công lập 1.4.1. Quan điểm của Đảng và 0hà nước về xã hội hoá giáo dục

Được thể hiện trong các N ghị quyết: N Q Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng (khoá VII), N ghị quyết Hội nghị lần 2 BCH TW Đảng (Khoá VIII) và N ghị quyết Đại hội Đảng khoá IX.

6

Chiến lược phát triển GD-ĐT (2001-2010); N ghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 và N ghị quyết 05/2005/N Q-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ. Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng được thể chế hoá vào Hiến pháp 1992

Quan điểm xã hội hoá giáo dục đã được pháp lý hoá ở Luật Giáo dục 2005 1.4.2. Vai trò, ý nghĩa xã hội hoá giáo dục 1.4.2.1. Xã hội hoá giáo dục góp phần tăng nguồn lực cho giáo dục 1.4.2.2. Xã hội hoá giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo 1.4.2.3. Xã hội hoá giáo dục tạo ra xã hội học tập - động lực thực hiện mục tiêu giáo dục 1.4.2.4. Xã hội hoá giáo dục là con đường thực hiện dân chủ hoá và thực hiện chính sách công bằng xã hội trong giáo dục 1.4.2.5. Xã hội hoá giáo dục góp phần làm cho giáo dục phục vụ đắc lực sự nghiệp

phát triển kinh tế - xã hội 1.4.3. 0ội dung xã hội hoá giáo dục 1.4.3.1. Giáo dục hoá xã hội 1.4.3.2. Cộng đồng hoá trách nhiệm đối với hoạt động giáo dục 1.4.3.3. Đa dạng hoá các loại hình, phương thức giáo dục 1.4.3.4. Đa phương hoá nguồn lực đầu tư cho giáo dục 1.4.3.5. Sự quản lý của �hà nước đối với XHHGD và vấn đề thể chế hoá

N hà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. XHHGD không có nghĩa là buông lỏng sự quản lý thống nhất của N hà nước về giáo dục, mà trái lại vai trò quản lý, định hướng, chỉ huy điều hành, kiểm tra, giám sát của N hà nước (cơ quan QLGD) luôn được tăng cường theo cơ chế Đảng lãnh đạo, N hà nước quản lý, nhân dân làm chủ. 1.4.4. 0guyên tắc xã hội hoá giáo dục 1.4.4.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của �hà nước, quyền chủ động sáng tạo của ngành giáo dục, của nhà trường phổ thông trong quá trình hoạt động phát triển giáo dục

1.4.4.2. Đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xã hội hóa giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục 1.4.4.3. Đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa 1.4.5. Kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục của một số nước

Thực tiễn ngày nay, giáo dục có vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội ở tất cả các nước trên thế giới. Giáo dục thực sự trở thành nhân tố phát triển kinh tế-kinh tế tri thức, với sự phát triển như vũ bão của

7

thông tin, khoa học, công nghệ… N hìn lại kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục ở hầu hết các quốc gia điển hình trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, N hật Bản…là đều thực hiện chính sách huy động mọi nguồn lực cho giáo dục, đều theo xu hướng mở và rất năng động. N hờ vậy mà thực hiện được đa dạng hoá các nguồn lực, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đa dạng hoá các lực lượng tham gia giáo dục, phát triển nguồn nhân lực tiên tiến cho đất nước, đang là xu thế chung được áp dụng rộng rãi trong giáo dục ở các nước. 1.4.6. Kết quả và tổng kết một số kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục ở nước ta

- XHHGD đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục với các nước trong liên kết đào tạo

- Đã xây dựng phong trào học tập, xã hội học tập sôi nổi trong mọi người, mọi nhà, nhất là trong thanh niên và cán bộ.

- Kinh nghiệm đó là: sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng, chính quyền được thể hiện qua các chính sách, chủ trương; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục và XHH giáo dục trong các đối tượng cán bộ, nhân dân. Hạn chế: Mức độ phát triển XHH không đồng đều giữa các vùng miền,

giữa các tỉnh, thành phố, địa phương; Công tác quản lý XHH của chính quyền và cơ quan quản lý GD các cấp chưa làm tốt chức năng quản lý nhà nước. Trong quản lý định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, lúng túng, chậm chạp; cơ chế chính sách chưa cụ thể, thiếu đồng bộ.

Trong nhận thức của các nhà quản lý và nhân dân, còn định kiến với GD N CL; việc phân cấp thực hiện triển khai XHHGD chưa đầy đủ, hợp lý, đồng bộ 1.5. Quán triệt chủ trương xã hội hoá giáo dục vào quản lý phát triển trường phổ thông ngoài công lập trong giai đoạn hiện nay

Thực hiện XHH nhằm 2 mục tiêu là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quả giáo dục mức độ ngày càng cao.

Thực tiễn thời gian qua, các trường ngoài công lập đã thu hút 75% tổng số trẻ em đi nhà trẻ và 55% học sinh mẫu giáo, 1/3 học sinh THPT.

Phát triển các trường ngoài công lập cần dựa vào nhân dân, các tổ chức xã hội, phát huy ý thức trách nhiệm, quyền làm chủ của nhân dân, các tổ chức, đoàn thể, tạo sự đồng thuận cao.

8

Chương 2: THỰC TRẠ+G XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRO+G QUẢ+ LÝ TRƯỜ+G PHỔ THÔ+G +GOÀI CÔ+G LẬP Ở TỈ+H BẮC GIA+G 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang hiện nay 2.1.1. Điều kiện địa lý, hành chính

Bắc Giang là tỉnh miền núi, được tái lập năm 1997. Diện tích tự nhiên 3.822 km2, Dân số năm 2005 là gần 1,6 triệu người ( 91,8% dân số ở khu vực nông thôn, 8,2% ở thành thị), Toàn tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố với 229 xã, phường, thị trấn, có 169 xã miền núi, trong đó còn 44 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, 38 xã nghèo. Có 6 huyện miền núi trong đó có 4 huyện vùng núi cao.

Bắc Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có một số trục đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ quan trọng của quốc gia chạy qua. N goài ra Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của “tam giác kinh tế phát triển”: Hà N ội- Hải Phòng- Hạ Long... Đó là điều kiện tương đối thuận lợi cho Bắc Giang đNy nhanh phát triển kinh tế- xã hội. 2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội

N ền kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá, bình quân trong 5 năm 2001-2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,33%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 305 USD.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển; vùng cây ăn quả (vải thiều) trở thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung lớn nhất miền Bắc. N ăm 2005, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 600 ngàn tấn. Chăn nuôi, thuỷ sản phát triển mạnh.

Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước cải thiện. Hầu hết các xã đều có có trục lộ giao thông chính, 100% số xã có điện, có trạm y tế và trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Mỗi huyện, thành phố có từ 2 đến 4 trường THPT. Công tác dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm, tỷ lệ người lao động qua đào tạo năm 2005 đạt 24%. Đời sống nhân dân cơ bản ổn định và từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuNn mới 30,6%. Các lĩnh vực khác đều có bước phát triển và đạt thành quả quan trọng. 2.2. Khái quát về tình hình ngành giáo dục - đào tạo của tỉnh 2.2.1. Quy mô, cơ cấu giáo dục phổ thông 2.2.1.1. Mạng lưới các trường mầm non, phổ thông, các cơ sở đào tạo N ăm 2000 toàn tỉnh có 755 trường mầm non, phổ thông, đến năm 2005 đã phát triển lên 801 trường; trên địa bàn có 3 trường TCCN thuộc tỉnh quản lý, 1 trường TCCN và 1 trường cao đẳng do TW quản lý, có 46 cơ sở dạy nghề

9

2.2.1.2. Quy mô học sinh các ngành học, cấp học đều phát triển Học sinh mẫu giáo tăng từ 50.810 năm 2000 lên 55.532 năm 2005; học sinh tiểu học giảm từ 191.000 năm 2000 xuống 130.486 năm 2005, THCS ổn định, THPT tăng từ 45.480 em năm 2000 lên 68.164 em năm 2005. 2.2.1.3. Chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được củng cố và chuyển biến

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông hàng năm tăng đạt trên 90% và tỷ lệ chuyển lên cấp học trên: Tiểu học lên học THCS đạt 95,9%-100%; THCS lên học THPT đạt 65,9%-70,5% (trong đó vào ngoài công lập 30,2%)

Thi học sinh giỏi quốc gia luôn ở tốp 10 đơn vị dẫn đầu khu vực. Chất lượng giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Số học sinh trong tỉnh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt cao từ 3.000 đến 5.000 em (năm 2005-2006 có 5120 em) chiếm 35-40%. 2.2.1.4. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên

Đội ngũ giáo viên trong tỉnh đã được chuNn hoá trên 85%; tỷ lệ vượt chuNn từ 10 đến 30%. 2.2.1.5. Công tác thi đua khen thưởng

Toàn tỉnh đã có 30 nhà giáo ưu tú, 2 nhà giáo nhân dân. N ăm 2005- 2006 ngành được nhận cờ thi đua của Bộ GD&ĐT là đơn vị tiên tiến xuất sắc. 2.2.1.6. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học

Tỷ lệ phòng học kiên cố hoá khối phổ thông là 62,5%; toàn tỉnh có 467/ 530 trường có thư viện, trong đó có 225 thư viện đạt chuNn (48%); số trường có phòng vi tính: TH: 3 trường; THCS: 42 trường; THPT: 26 trường. Số trường có phòng thực hành bộ môn đạt tiêu chuNn còn thấp. 2.2.1.7. Công tác quản lý giáo dục và xây dựng nền nếp kỷ cương trong ngành đã và đang tiến hành các biện pháp tích cực

Chỉ đạo và quản lý tốt việc thực hiện chương trình giảng dạy; công tác tuyển sinh, thi cử; việc thu, chi các khoản đóng góp trong nhà trường; ĐNy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý kịp thời, nghiêm minh những tiêu cực. 2.2.2. Hạn chế, khó khăn Điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi; việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp còn hạn chế. Chất lượng giáo dục còn chưa đạt yêu cầu, nhất là vùng miền núi, dân tộc. Vẫn còn đơn vị, cơ sở sai phạm về công tác quản lý tài chính, xây dựng cơ bản, thực hiện quy chế chuyên môn.

10

2.3. Thực trạng sự phát triển các loại hình trường lớp phổ thông N ăm học 2005- 2006, toàn tỉnh có 547 trường phổ thông, đã có 171 trường đạt chuNn quốc gia. Mạng lưới trường lớp phổ thông phát triển phù hợp theo yêu cầu phát triển KT-XH, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Bảng 2.6: Thống kê số trường và số học sinh THPT ngoài công lập

+ăm học Đơn vị 2000-

2001

2001-

2002

2002-

2003

2003-

2004

2004-

2005 2005-2006

THPT 8 9 9 11 11 13 Số HS 6.206 8.895 18.640 18.640 18.831 22180

(�guồn Sở GD&ĐT Bắc Giang)

Tỷ lệ huy động học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi đạt 57,4% ( 68.164/118.704). Tỷ lệ học sinh ngoài công lập đạt 19,52% (23.180/118.704) Cơ sở vật chất và trang bị đầu tư nhà trường N CL còn nghèo nàn, thiếu diện tích đất. Hiện tại có 5 phòng thư viện trường học/ 13 trường; có 6/13 phòng máy tính và có 2 phòng thí nghiệm. Tỷ lệ phòng học kiên cố là 62/159= 39,5%, các trường đều chưa có phòng học bộ môn, thiết bị dạy học đầu tư trang bị còn hạn chế. Số học sinh ngoài công lập phát triển chậm. 2.4. Thực trạng công tác XHHGD phát triển trường phổ thông ngoài công lập 2.4.1. Chủ trương của các cấp lãnh đạo địa phương và ngành giáo dục đối với công tác xã hội hoá để phát triển trường lớp phổ thông ngoài công lập

Tháng 4/1997 Tỉnh uỷ Bắc Giang đã có Chương trình hành động số 08/CT-TU thực hiện N ghị quyết Trung ương 2 khoá VIII “Về định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2010”. Đây là định hướng quan trọng để cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện.

Tháng 8/2001 Tỉnh uỷ có có N ghị quyết số 36-N Q/TU ban hành Chương trình phát triển GD-ĐT giai đoạn 2001-2005, trong đó đNy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục được coi là một trong những giải pháp quan trọng.

Tỉnh uỷ đã có Kế hoạch số 25/KH-TU ngày 23/10/2002 về phương hướng phất triển GD-ĐT đến 2005 và 2010.

Tỉnh uỷ Bắc Giang khoá XVI cũng đã xây dựng Chương trình phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 ( N ghị quyết số 36/N Q-TU ngày 10/8/2006)

11

Tháng 5/1998 tỉnh đã tổ chức Đại Hội giáo dục lần I và tháng 5/ 2005 Đại hội GD lần II, qua hai kỳ đại hội công tác xã hội hoá giáo dục đã có nhiều chuyển biến, các cấp, các ngành quan tâm đầy đủ hơn tới sự nghiệp giáo dục.

Tháng 5/1999, UBN D tỉnh đã có Quyết định thành lập Hội Khuyến học, đến nay đã hai lần Đại hội, sự ra đời và tổ chức hoạt động của Hội đã góp phần tích cực vào việc thúc đNy sự nghiệp GD-ĐT Bắc Giang phát triển

Hội đồng nhân dân, UBN D tỉnh đã ban hành các nghị quyết, quyết định, chỉ thị thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục hàng kỳ, hàng năm N gành GD đã đề xuất tham mưu nhiều giải pháp thực hiện XHHGD 2.4.2. 0hận thức về chủ trương xã hội hoá giáo dục trong quản lý trường lớp phổ thông ngoài công lập 2.4.2.1. �hận thức về mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng xã hội hoá giáo dục

Qua kết quả thăm dò ý kiến XHH giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đa số đều nhận thức được vai trò công tác XHHGD trong đó 100% cho rằng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, 75% cho rằng xây dựng xã hội học tập, mọi người được đi học… 2.4.2.2. �hận thức về vai trò, ý nghĩa trường lớp phổ thông ngoài công lập.

Câu hỏi: Đồng chí nhận thức như thế nào về trường lớp PT ngoài công lập? Bảng 2.7: Kết quả thăm dò ý kiến về loại hình trường lớp phổ thông �CL

TT +hận thức về loại hình trường phổ thông ngoài công lập

Ý kiÕn

t¸n

thµnh

(%)

1 Sự cần thiết hình thành trường ngoài công lập (BC) và công lập 75

2 Tổ chức trường ngoài công lập để chia sẻ với nhà nước 75

3 N ên tổ chức trường ngoài công lập để kích thích động cơ học tập

40

4 N ên mở lớp hệ B trong trường công lập, không nên mở trường ngoài công lập nơi KT - XH còn khó khăn

90

5 N ên tiếp tục mở lớp ngoài công lập tại trường công ở những nơi xa trường ngoài công lập

80

6 N ên mở ngoài công lập ở thành phố, thị trấn kinh tế phát triển 60

7 N ên chuyển trường bán công về công lập 25

8 N ên chuyển đổi trường công lập chất lượng cao thành N CL 65

12

2.4.3. Tình hình huy động các lực lượng XH tham gia công tác xã hội hoá giáo dục phổ thông 2.4.3.1. Việc huy động các lực lượng tham gia vào quá trình xã hội hoá giáo

dục Qua bảng thăm dò, chúng tôi thấy rõ vai trò lãnh đạo của đảng, trách nhiệm của chính quyền về hoạt động XHHGD, đa số các lực lượng tham gia công việc này tích cực, thường xuyên như MTTQ, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh, UB Dân số gia đình và trẻ em…Tuy nhiên còn có lực luợng chưa tham gia tích cực: Hội N ông dân , Cựu chiến binh, Công an 2.4.3.2. Hội đồng giáo dục

Đã được thành lập ở cả cấp tỉnh đến các phường xã, qua thăm dò có 75% ý kiến tán thành hội đồng đã xây dựng cơ chế liên kết cộng đồng trách nhiệm các lực lượng XH, tuy nhiên còn 35% cho rằng còn nặng hình thức, lúng túng trong hoạt động, giao khoán cho nhà trường

2.4.3.3. Hội Khuyến học Bắc Giang hiện nay đã có 217/ 229 xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng. Các trung tâm đã và đang hoạt động có hiệu quả. Trong 5 năm qua tổng các nguồn đóng góp từ học phí, xây dựng CSVC, đóng góp vận động của nhân dân, các doanh nghiệp và ngân sách địa phương cho xây dựng là 208.936 triệu đồng 2.4.4. Phân tích thực trạng phát triển trường phổ thông ngoài công lập 2.4.4.1. �hững thành tựu

- Về nhận thức: - Về huy động các nguồn lực cho giáo dục: Hàng năm, huy động ngân

sách để chi hỗ trợ hoạt động giáo dục khoảng trên 10 tỷ đồng và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học khoảng 15-20 tỷ đồng.

- Về phát triển đa dạng loại hình trường lớp: Bảng 2.11: Thống kê số trường và tỷ lệ học sinh THPT ngoài công lập

TT Hạng mục 2000-2001

2001-2002

2002-2003

2003-2004

2004-2005

2005-2006

1 Số trường N CL 8 9 9 11 11 13 2 Tỷ lệ %/TS

trường

20,0 21,95 21,42 25,0 25,0 27,65

3 Số HS ngoài CL 6.206 8.895 18.640 18.640 18.831 23.180 4 Tỷ lệ%/ TS

trong độ tuổi

5,83 8,04 16,60 16,11 15,91 19,52%

13

(�guồn số liệu : Văn phòng Sở Giáo dục & Đào tạo)

- Phát triển quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, số lượng học sinh, đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên của tỉnh cơ bản đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu bộ môn và đạt chuNn trên 85 % Bảng 2.12: Số lượng trường, HS, GV công lập và �CL năm học 2005-2006

Số trường Số HS Số GV

TS CL 0CL TS CL 0CL TS CL 0CL

MN 242 52 190 73.845 18.860 54.985 3.622 395 3.227

T.học 268 268 0 130.486 130.486 0 7.249 7.249 0

THCS 232 232 0 137.278 137.278 0 7.794 7.794 0

THPT 47 34 13 68.164 44.984 23.180 2.403 2185 218

T.cộng 789 586 203 409.773 331.608 78.165 21.068 17.623 3.445

(�guồn số liệu: Văn phòng Sở Giáo dục & Đào tạo)

2.4.4.2. �hững hạn chế - Về nhận thức: - Về quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chủ trương XHHGD: Chủ trương xã hội hoá giáo dục chưa được địa phương thể chế hoá cụ thể

bằng văn bản hướng dẫn. Trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, công tác xã hội hoá giáo dục chưa được quan tâm đúng mức

- Về các cơ chế, chính sách, hoạt động, trách nhiệm... Chưa cụ thể rõ ràng, chưa có chính sách khuyến khích, động viên tích cực

để thu hút, kêu gọi sự đầu tư phát triển giáo dục ngoài công lập, - Về huy động các nguồn lực - Về đa dạng hoá loại hình trường lớp Trường ngoài công lập chỉ phát triển ở giáo dục ở mầm non và trung học

phổ thông nhưng số lượng ít, tỷ lệ thấp 2.4.4.3. �guyên nhân của những thành tựu và hạn chế - �guyên nhân của những thành tựu -�guyên nhân của những hạn chế

14

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂ+G CƯỜ+G XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRO+G QUẢ+ LÝ TRƯỜ+G PHỔ THÔ+G +GOÀI CÔ+G LẬP Ở TỈ+H BẮC GIA+G TRO+G GIAI ĐOẠ+ HIỆ+ +AY 3.1. Định hướng phát triển giáo dục tỉnh Bắc Giang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá 3.1.1. Quan điểm mục tiêu và định hướng phát triển GD của Đảng và 0hà nước

3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 Phát triển quy mô các cấp học, bậc học đi đôi với nâng cao chất lượng dạy

và học; tiếp tục củng cố vững chắc kết quả phổ cập GDTH đúng độ tuổi, phổ cập GD THCS và triển khai thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học, phấn đấu đạt chuNn vào năm 2015; đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân; coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho học sinh. Kết hợp giáo dục phổ thông với giáo dục dạy nghề nhằm chủ động phân luồng học sinh và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trưòng học, xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuNn hoá, hiện đại hoá... Huy động sự tham gia đầy đủ của cộng đồng, mọi người vì giáo dục. ĐNy mạnh XHHGD, từng bước xây dựng Bắc Giang thành xã hội học tập.

* Mục tiêu cụ thể: - Huy động trẻ đến trường: Tiểu học đạt 99,7%, THCS đạt 102,2%, THPT

huy động đạt 70,6%, số học sinh N CL là (21.396/96267) chiếm 22,22%. - N ăm 2010 đạt chuNn phổ cập bậc trung học ở 7 huyện, thành phố. Đến

năm 2015 tỉnh đạt chuNn. Đến năm 2010 có 51,06% trường THPT, 41,8% trường THCS, 70,3% trường TH và 45% trường MN đạt chuNn quốc gia.

- Phấn đấu 100% giáo viên có trình độ chuNn, giáo viên giỏi là 20% - ĐNy mạnh việc triển khai thực hiện N ghị quyết số 05/2005/N Q-CP của

Chính phủ; đồng thời phát triển mạnh các loại hình trường lớp dân lập, tư thục ở các bậc học, cấp học, 3.2. Các giải pháp quản lý 3.2.1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng xã hội hoá giáo dục và quán triệt chủ trương XHHGD vào phát triển trường phổ thông ngoài công lập

Thực tế trong quá trình thực hiện xã hội hoá giáo dục cho chúng ta thấy rõ, nơi nào cấp uỷ, chính quyền hiểu, nắm được nội dung, mục tiêu ý nghĩa công việc, giải thích cho dân rõ, dân hiểu được vấn đề và đồng tình thì nơi đó

15

thực hiện rất tốt. Do vậy, cần tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, ngành địa phương và quần chúng nhân dân làm cho cán bộ và nhân dân hiểu được sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của chính mình, đem lại lợi ích cho chính mình và cho cộng đồng. Từ đó họ tự giác, đem hết tâm huyết để thực hiện. * �ội dung tuyên truyền:

XHHGD là một giải pháp mang tính chiến lược đúng đắn, không chỉ riêng Việt N am mà là xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới; không phải chỉ là đa dạng hoá loại hình, không phải chỉ là tổ chức đại hội giáo dục các cấp, không phải chỉ là huy động sự đóng góp của nhân dân, hỗ trợ của xã hội, mà phải huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia làm giáo dục với nhiều hình thức phong phú; Họ cũng cần thay đổi nhận thức rằng mục tiêu của XHHGD không chỉ là huy động “Mọi người cho giáo dục” mà XHHGD còn có mục tiêu quan trọng nữa là “giáo dục cho mọi người”. * Tổ chức thực hiện:

Cần tổ chức việc học tập tuyên truyền văn kiện Đại hội Đảng các cấp, N ghị quyết TW2 (khoá VIII); Luật Giáo dục 2005 và các N ghị quyết 90/CP; N ghị quyết 05/2005/CP, N ghị định 73/1999/N Đ-CP của Chính phủ về công tác xã hội hoá giáo dục cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, tổ chức đoàn thể; Đặc biệt cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh trong nhà trường 3.2.2. Tăng cường huy động nguồn lực thúc đZy công tác xã hội hoá để phát triển trường phổ thông ngoài công lập * Yêu cầu thực hiện:

Đối với Bắc Giang tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng chi của tỉnh hằng năm đều tăng, song sự đầu tư đó vẫn còn bất cập so với sự không ngừng phát triển về quy mô của các nhà trường và về yêu cầu hiện đại hoá trong dạy – học. Do vậy việc huy động các nguồn đầu tư ngoài ngân sách của mọi tầng lớp nhân dân phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cần chú trọng. * �ội dung thực hiện:

- Huy động nhân lực là huy động sức người cho giáo dục, vận động, động viên các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục cả về đóng góp tinh thần và trí tuệ, phát huy tính sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân.

- Huy động vật lực là ủng hộ, hỗ trợ về cơ sở vật chất, các thiết bị, phương tiện dạy học…, hoặc đất đai xây dựng trường lớp, bãi tập, sân chơi...

16

- Huy động tài chính cho giáo dục, ngoài nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục là sự vận động những khoản đóng góp có tính chất tự nguyện cho giáo dục * Tổ chức thực hiện:

- Khơi dậy ý thức trách nhiệm, lòng tự hào được đóng góp sức lực, trí tuệ, tiền của cho giáo dục và vận động người khác cùng tham gia làm giáo dục

- N hà nước phải đảm bảo tăng đầu tư, tập trung cho việc phổ cập giáo dục, trợ giúp những vùng khó khăn, các đối tượng chính sách và người nghèo, đi đôi với huy động sự đóng góp hợp lý, phát huy các nguồn đầu tư ngoài ngân sách và thu hút đầu tư nước ngoài

- Điều chỉnh học phí các trường công lập. Tổ chức các trường công lập quản lý theo cơ chế tự hạch toán bằng nguồn học phí của người học từ nghĩa vụ đóng góp chi phí đào tạo của các tổ chức kinh tế theo N Q 90/CP của Chính phủ.

- Huy động vốn từ các nhà giáo, các tổ chức khác, nguồn sổ xố… - Huy động năng lực của các cán bộ, giáo viên khá giỏi và giáo viên nghỉ

hưu giàu kinh nghiệm giảng dạy, sức khoẻ tốt tham gia quản lý, giảng dạy. 3.2.3. Tổ chức hoàn thiện cơ chế điều hành trong công tác xã hội hoá phát triển trường phổ thông ngoài công lập * Hoàn thiện cơ chế điều hành

Phát triển trường N CL bằng con đường xã hội hoá thực hiện theo cơ chế điều hành được xác định trên nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, N hà nước quản lý và vai trò chủ động nòng cốt của ngành giáo dục và đào tạo.

- Sự lãnh đạo của Đảng: - Vai trò làm chủ của nhân dân: Được thể hiện qua tổ chức Hội đồng nhân

dân, cơ quan đại diện cho ý chí và nguyên vọng của nhân dân tại địa phương. - Vai trò quản lý của �hà nước: Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý N hà

nước về giáo dục - đào tạo. Uỷ ban nhân dân tỉnh cần đề ra một cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương. Trên cơ sở đó, chỉ đạo, điều hành, tổ chức phối hợp đồng bộ các ngành chức năng với các lực lượng xã hội

- Vai trò chủ động, nòng cốt của ngành giáo dục và đào tạo: N gành giáo dục - đào tạo tích cực chủ động thực hiện vai trò tham mưu,

giúp việc trong công tác phối hợp, huy động các ngành, các cấp, các đoàn thể, các lực lượng xã hội cùng làm giáo dục. * Quy hoạch phát triển loại hình trường phổ thông ngoài công lập

17

Theo Đề án của Bộ GD&ĐT thì Bắc Giang đến năm 2010, tỷ lệ học sinh ngoài công lập ở tiểu học là 1% ( dự kiến khoảng 1.140 học sinh), THCS 3,5% ( dự kiến khoảng 3.500) và THPT 40% ( dự kiến là 24.000 học sinh).

Mục tiêu cụ thể: - Đối với cấp tiểu học và THCS: Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi

cho việc mở rộng trường tư thục ở thành phố, thị trấn. - Cấp THPT: Chuyển các trường THPT bán công, dân lập sang tư thục;

các trường THPT công lập sang thực hiện cơ chế tự chủ hoặc cổ phần hoá. + Thành lập trường tư thục mới. Lộ trình thực hiện: N gành giáo dục tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua kế hoạch thực

hiện với lộ trình, bước đi, cách làm phù hợp từ năm 2006-2007 để đến năm 2010 chuyển 100% các trường phổ thông bán công sang tư thục và chuyển hầu hết các trường dân lập sang tư thục; các trường THPT công lập tại thành phố, thị trấn chuyển sang cơ chế tự chủ, tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính và chất lượng giáo dục ( dạng trường dân lập, cơ sở vật chất của N hà nước) * Biện pháp thực hiện:

- Tổ chức hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm. - Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện công khai dân chủ, trình cấp có

thNm quyền phê duyệt thành chủ trương, N ghị quyết thực hiện. - Tiến hành sơ kết hàng năm để rút kinh nghiệm. - Thực hiện thí điểm chuyển trường bán công sang tư thục. Thí điểm thực

hiện cơ chế tự hạch toán các trường công lập chất lượng cao. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hoàn chỉnh ở trường có

điều kiện chuyển N CL theo hình thức cho thuê cơ sở vật chất, hoặc cổ phần hoá.

- Công khai chủ trương đảm bảo hài hoà lợi ích của cá nhân, gia đình và của toàn xã hội tham gia học tập ở các trường ngoài công lập, 3.2.4. Tăng cường các điều kiện về chính sách * Chính sách bao gồm:

+ Về tài chính: Ưu đãi về thuế, phí, lệ phí (thuế thu nhập doanh nghiệp, phí trước bạ) huy động vốn tín dụng và sự bù đắp kinh phí cho đối tượng thụ hưởng giáo dục từ ngân sách N hà nước, áp dụng lâu dài cơ chế phi lợi nhuận của tổ chức cá nhân tham gia mở trường ngoài công lập.

18

+ Chính sách về thuế, phí và đất đai: - Về thuế và phí: Ưu đãi đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập trong việc

miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất và ưu đãi về mức thuế thu nhập là 10%.

- N hà nước có chính sách giao đất, cho thuê đất đai dài hạn với giá ưu đãi tối đa cho các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng trường phổ thông ngoài công lập.

+ Chính sách về đầu tư và hỗ trợ của �hà nước cho các cơ sở giáo dục �CL:

- Về tài sản, N hà nước cho thuê cơ sở giáo dục giá ưu đãi và trả dần hoặc ưu tiên mua lại.

- Đối với cơ sở giáo dục công lập, bán công được cấp có thNm quyền quyết định chuyển sang loại hình ngoài công lập được N hà nước tiếp tục giao đất

- N hà nước có thể vay vốn hoặc đầu tư kinh phí xây dựng trường cho các tổ chức cá nhân thuê mở trường ngoài công lập.

- Các cơ sở ngoài công lập được vay vốn tín dụng ưu đãi để xây dựng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Chuyển một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập theo phương thức cổ phần hoá.

+ Chính sách về cơ chế tự chủ: - Thực hiện chính sách bình đẳng đối với cán bộ, giáo viên ngoài công lập

và công lập. Các chính sách này phải được nghiên cứu vận dụng và linh hoạt áp dụng phù hợp 3.2.5. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các nhà trường phổ thông ngoài công lập, chú ý kiểm tra các kết quả XHH (có sự kết hợp lực lượng chuyên môn của ngành và lực lượng xã hội đối với chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo tại các trường) * Yêu cầu thực hiện

Xã hội hoá giáo dục là tổ chức huy động tất cả các nguồn lực của mọi lực lượng xã hội tham gia làm giáo dục một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của nhà nước, do vậy phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động XHHGD.

Trường ngoài công lập phải tự chịu trách nhiệm và tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự và tài chính, tài sản của N hà nước, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về quy mô chất

19

lượng hiệu quả GD - ĐT. Trong chức năng quản lý N hà nước về GD - ĐT; cơ quan quản lý trực tiếp của N hà trường phổ thông ngoài công lập (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT) có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra theo các quy định hiện hành, thanh tra theo luật định và theo hoạt động Thanh tra chuyên ngành. * �ội dung thực hiện công tác thanh, kiểm tra

- Công tác thanh, kiểm tra của các cơ quan quản lý N hà nước được tiến hành trong suốt quá trình từ khi chuNn bị thành lập trường (điều kiện, đề án) đến khi nhà trường vận hành tổ chức hoạt động (kiểm tra việc thực hiện luật pháp, điều lệ nhà trường phổ thông và mục tiêu phát triển GD - ĐT) * Tổ chức thực hiện

Thanh tra thông qua cơ quan quản lý N hà nước về giáo dục các hình thức: - Chỉ đạo trường N CL tổ chức thường xuyên việc tự kiểm tra - Chỉ đạo chế độ thông tin báo cáo, việc huy động, quản lý và sử dụng các

nguồn lực thực hiện phát triển trường và thực hiện mục tiêu giáo dục về quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo.

- Tổ chức phối hợp lực lượng chuyên môn và các lực lượng xã hội tiến hành thanh tra định kỳ, các nội dung quản lý

- Xây dựng cơ chế giám sát các hoạt động dịch vụ của trường thông qua vai trò của các đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội khuyến học… 3.3. Kiểm chứng sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 3.3.1. Đối tượng kiểm chứng

Chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 100 đối tượng là cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh, huyện, cán bộ quản lý giáo dục từ Sở đến Phòng và các Trường phổ thông. 3.3.2. 0ội dung phiếu kiểm chứng với 2 yêu cầu

- Đánh giá mức độ quan trọng, tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp: Mức độ rất quan trọng, rất cấp thiết, rất khả thi: 5đ; mức độ khá: 4đ; mức

độ trung bình: 3đ; mức độ ít quan trọng, cấp thiết khả thi: 2đ; không quan trọng, cấp thiết khả thi: 1đ - Ý kiến đề xuất khác để thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục phát triển giáo dục - đào tạo ngoài công lập.

20

Bảng 3.4: Kết quả điểm TB cộng trưng cầu kiểm chứng

Quan trọng Cấp thiết Khả thi TT Giải pháp

Điểm TB Xếp thứ Điểm TB Xếp thứ Điểm TB Xếp thứ

1 Tăng cường tuyên

truyền nâng cao nhận

thức về vai trò GD và

công tác XHHGD

4,9

1

4,6

2

4,6

3

2 Tăng cường huy động

nguồn lực của các lực

lượng XH để phát

triển trường N CL

4,6

3

4,7

1

4,5

4

3 Hoàn thiện cơ chế

điều hành trong công

tác XHH phát triển

trường N CL

4,8

2

4,5

3

4,4

5

4 Tăng cường các điều

kiện về chính sách

4,5 4 4,3 4 4,8 1

5 Tăng cường công tác

thanh tra kiểm tra

trường N CL, chú ý

kiểm tra các kết quả

XHH

4,3

5

4,2

5

4,6

2

Từ kết quả kiểm chứng, cho thấy các giải pháp đề xuất đều hợp lý, trên 80% ý kiến tán thành tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp. Kết quả đã cho chúng ta thấy về tính chất, mức độ từng giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, qua ý kiến kiểm chứng cũng dễ nhận thấy rằng có giải pháp khi thực hiện, sẽ rất khó khăn, tính khả thi không cao, như giải pháp 3. Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, cần phải tăng cường phối hợp để các giải pháp trên được vận hành một cách nhịp nhàng, đồng bộ, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển các trường phổ thông ngoài công lập ở Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay

21

KẾT LUẬ+ VÀ KHUYẾ+ +GHN

Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:

1. Kết luận XHH giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và N hà nước ta, một tư

tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục ở nước ta. XHH giáo dục là một hoạt động quan trọng, là động lực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. XHH giáo dục là một chủ đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, chịu sự chi phối, tác động của quá trình xã hội khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội. Việc tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục nói chung và xã hội hoá giáo dục trong quản lý trường phổ thông ngoài công lập nói riêng là một phương thức hữu hiệu để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương.

Thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm huy động và phát huy tiềm năng mọi nguồn lực của xã hội cho sự phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân và đào tạo nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xã hội hoá giáo dục không phải là giải pháp tình thế, mà là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng ta đã được thể hiện trong văn kiện N ghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng khóa VII, N ghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành TW Đảng khoá VIII, và N ghị quyết Đại hội Đảng khoá IX, khoá X. N hà nước thể chế hoá chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng thể hiện ở Hiến pháp 1992, Luật giáo dục 2005 và N ghị quyết 90, N ghị quyết 05/N Q-CP của Chính phủ. N gành giáo dục - đào tạo (Bộ GD&ĐT) cụ thể hoá thành đề án "Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" v.v...

N ước ta tiến hành công tác xã hội hoá giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần được thực hiện bằng những phương thức, những biện pháp và bước đi thích hợp để tận dụng tối đa các nguồn lực cho phát triển giáo dục - đào tạo nói chung, phát triển giáo dục - đào tạo ngoài công lập nói riêng.

Thực tiễn ở địa phương Bắc Giang dù còn khó khăn nhưng các cấp uỷ Đảng, chính quyền cũng đã nhận thức khá đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của

22

công tác xã hội hoá giáo dục, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện đạt hiệu quả bước đầu. Đến nay các huyện, thành phố, các xã, phường đã thành lập Hội đồng giáo dục, hoạt động có hiệu quả nhất định, Hội Khuyến học đã được thành lập ở tỉnh và ở các huyện, thành phố; nguồn kinh phí cho giáo dục ngày càng tăng; quy mô trường lớp ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân. Toàn tỉnh có 13 trường/47 trường trung học phổ thông ngoài công lập, tỷ lệ học sinh THPT ngoài công lập đạt 19,52%. XHHGD đã thực sự là một giải pháp quan trọng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh trong thực hiện CN H-HĐH.

Tuy nhiên, công tác xã hội hoá giáo dục trên phạm vi toàn tỉnh để phát triển giáo dục phổ thông ngoài công lập thời gian qua còn những hạn chế, bất cập về cơ sở vật chất, quy mô về chất lượng giáo dục.

Từ những ưu điểm và nhược điểm của giáo dục và xã hội hoá giáo dục trong thời gian qua, căn cứ vào những điều kiện khách quan và chủ quan, qua nghiên cứu khảo sát thực tế nhằm định hướng tăng cường xã hội hoá giáo dục trong quản lý trường phổ thông ngoài công lập trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 5 giải pháp quan trọng có tính cấp thiết được trình bày phần trên. Đó là tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng XHHGD và quán triệt chủ trương XHHGD vào phát triển trường phổ thông N CL; huy động nguồn lực thúc đNy công tác XHH để phát triển trường phổ thông N CL; hoàn thiện cơ chế điều hành trong công tác XHH phát triển trường phổ thông N CL; tăng cường các điều kiện về chính sách; tăng cường công tác thanh, kiểm tra các nhà trường phổ thông N CL, chú ý kiểm tra các kết quả XHH. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: N ếu kết quả nghiên cứu được triển khai tại địa phương thì trong quá trình chỉ đạo thực hiện các giải pháp, cần triển khai đồng bộ, nhất quán, đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tuỳ theo tính chất yêu cầu của từng thời điểm, của mỗi giải pháp mà có sự tập trung phù hợp để đạt hiệu quả. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Chính phủ và cơ quan trung ương

- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống về lý luận xã hội hoá giáo dục trong giai đoạn hiện nay, làm cơ sở đNy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục và phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập.

- Bổ sung ban hành quy định cơ chế hoạt động của Hội đồng giáo dục, phương thức và chủ thể trách nhiệm chính trong tổ chức của các lực lượng tham gia hội đồng giáo dục.

23

- Chỉ đạo quy định thành lập Ban chỉ đạo xã hội hoá giáo dục từ Trung ương đến cơ sở để xác định trách nhiệm của các ngành trong công tác thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục đồng bộ, nhất quán đúng mục tiêu, định hướng có hiệu quả, hạn chế lệch lạc.

- Các Bộ ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, N ội vụ, Tài nguyên môi trường cần khNn trương bổ sung, hoàn chỉnh và cụ thể hoá các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục và phát triển giáo dục ngoài công lập.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiến hành nghiên cứu điều chỉnh bổ sung, điều chỉnh quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập phù hợp với N ghị quyết 05/N Q-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ. 2.2. Đối với tỉnh Bắc Giang (Các cấp chính quyền tỉnh và huyện)

- Tăng cường phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, N hà nước, đặc biệt là N ghị quyết 05/N Q-CP của Chính phủ về đNy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục.

- Tổ chức thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển GD&ĐT giai đoạn 2006-2010 và chỉ đạo các cấp huyện, xã phường, thị trấn thành lập BCĐ.

- Chỉ đạo hội nghị sơ, tổng kết công tác xã hoá giáo dục theo định kỳ. - Chỉ đạo xây dựng đề án hoặc kế hoạch triển khai công tác xã hội hoá

giáo dục giai đoạn 2006 - 2010. - Xây dựng cụ thể hoá cơ chế chính sách phù hợp, linh hoạt, khuyến

khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân cùng tích cực tham gia thực hiện xã hội hoá giáo dục. 2.3. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục

- Tham mưu cấp uỷ Đảng chính quyền chỉ đạo, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp và thành lập Ban chỉ đạo triển khai xã hội hoá giáo dục theo N ghị quyết 05/N Q-CP của Chính phủ, tạo điều kiện đNy mạnh đầu tư, phát triển giáo dục - đào tạo địa phương.

- Định kỳ tổ chức việc sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ xã hội hoá giáo dục để phát huy kết quả đạt được đồng thời rút kinh nghiệm, khắc phục những yếu kém tồn tại.

- Tham mưu với UBN D, Hội đồng nhân dân đầu tư kinh phí hoàn chỉnh cơ sở vật chất trường học, nhất là các trường bán công để tạo tiền đề phát triển trường N CL.

- Tham mưu Chính quyền xây dựng đề án, kế hoạch triển khai công tác xã hội hoá các hoạt động giáo dục, kế hoạch thực hiện phát triển các trường phổ thông ngoài công lập giai đoạn hiện nay.

24

- Chỉ đạo thực hiện tốt vai trò tham mưu phối hợp của cán bộ quản lý giáo dục các trường. Phát huy vai trò tổ chức công đoàn trong việc hỗ trợ tham mưu Chủ tịch Hội đồng giáo dục các cấp, tổ chức huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục các mặt, trong đó có phát triển trường ngoài công lập.

- Thường xuyên phối hợp các lực lượng thanh tra, kiểm tra chất lượng hiệu quả giáo dục các đơn vị trường học (thanh tra toàn diện)

- Tích cực phối hợp Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức vận động các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng trường phổ thông ngoài công lập. 2.4. Đối với các đơn vị trường học

- Hiệu trưởng các trường cần thường xuyên tăng cường nâng cao nhận thức đúng đắn, toàn diện, sâu sắc về chủ trương xã hội hoá giáo dục; nâng cao năng lực, điều hành nhiệm vụ quản lý để tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Thực sự là hạt nhân hội tụ sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để cùng làm công tác giáo dục.

- Các đơn vị trường học, đứng đầu là Hiệu trưởng cần phát huy vai trò tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương, vai trò nòng cốt phối hợp các ngành, các tổ chức Hội để đNy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động giáo dục.

- Thường xuyên chủ động tổ chức tự kiểm tra các hoạt động giáo dục, dạy - học; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo trong nhà trường, từng bước khẳng định uy tín nhà trường, nhất là trường ngoài công lập, làm tiền đề chuyển đổi loại hình trường thành trường tư thục, dân lập hoặc trường tự hạch toán.