các bài giảng cho mirela

Upload: song-doi

Post on 08-Jul-2018

218 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    1/25

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    2/25

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    3/25

    Mục lục

    Quy ể n I 6Lời giới thiệu của Giáo sư  Hà Huy Khoái . . . . . . 8

    Lời tự a . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

    1 Bài toán của công chúa Dido . . . . . . 16

    2   Đường ngắn nhất nối 4 đỉnh hình vuông 31

    3 Con khỉ đi bán chuối . . . . . . . . . . . 45

    4 Các hình đa giác và các nhóm đối xứ ng 56

    5 V ấn đề lát gạch . . . . . . . . . . . . . . 70

    6 Bài toán v  ề các con kiến . . . . . . . . . 81

    7 Cắt ghép hình vuông thành tam giác đều 89

    8 Bài toán bò ăn cỏ   . . . . . . . . . . . . . 999 Các số Fibonacci . . . . . . . . . . . . . 106

    10 Tổng bình phương của cấp số cộng . . . 119

    11 Tích phân là gì . . . . . . . . . . . . . . 131

    12 Bánh xe hình vuông! . . . . . . . . . . . 144

    Phụ lục: lời giải cho một số bài tập . . . . . . . . . 156

    4

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    4/25

    Quy ể n II 163Lời giới thiệu của GS Nguy ễn V ăn Mậu . . . . . . . 164

    Lời tự a . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 167Compter avec l’autre . . . . . . . . . . . . . . . . . 171

    13 Số học trên mặt phẳng . . . . . . . . . . 181

    14 Pythagoras và tích vô hướng . . . . . . 204

    15 Các đa diện lồi . . . . . . . . . . . . . . 216

    16 Công thứ c Euler . . . . . . . . . . . . . 234

    17 Con thỏ của Mirella . . . . . . . . . . . 246

    18 X ổ số có giải tỷ đô la . . . . . . . . . . . 254

    19   Đạo hàm là gì . . . . . . . . . . . . . . . 263

    20 Nguyên lý biến phân Fermat . . . . . . . 27921 Entropy và trò chơi đoán số   . . . . . . . 298

    22 Bài toán cân 12 đồng tiền . . . . . . . . 320

    Đáp án cuộc thi “Compter avec l’autre” . . . . . . 334

     Dành riêng cho: Lê Bich Phượng   5

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    5/25

    Lờ i giớ i thiệu của GS HàHuy Khoái

    Đọc cuốn “Các bài giảng về   toán cho Mirella”, tôi gặplại cái cảm giác tươi mát của 4-5 năm trước, khi đến thămngôi nhà nhỏ của Dũng–Mai–Tito–Mirella ở Toulouse. Ngôinhà có mảnh v ườn nhỏ, v ới nhữ ng luống cà chua và mấ y khóm rau thơm mang giống từ  Việt Nam. Bữ a ăn hôm đó

    thơm mùi cà chua mới hái trong v ườn, lại còn được nghechủ  nhà k ể  v ề  cái cách chăm sóc chúng v ới niềm say mêthự c sự  của người làm v ườn.

    Hôm nay, ông chủ  của khu v ườn đó lại dẫn chúng ta vào một khu v ườn khác, cũng v ới niềm say mê như   thế.

    Không nhữ ng ta  được ông chủ   chỉ   cho xem,  được chiêuđãi nhữ ng hoa thơm quả ngọt của khu v ườn, mà còn đượctận tình chỉ  bảo cách tạo nên nhữ ng hoa thơm qủa ngọtđó. Khu v ườn có tên là Toán học. Không ít người từ ng ngạingần khi bước vào khu v ườn bí hiể m đó, v ới nhữ ng lối đichẳng khác nào labyrinth. Như ng đi theo người làm v ườnthành thạo đã hiể u mọi ngõ ngách khu v ườn như  lòng bàn

    8

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    6/25

    tay, ta bỗng thấ y mọi điều trở nên thật dễ dàng. Tất cả đềuhiện lên v ới một v ẻ đẹp thật đơn giản và thuần khiết. Hơn

    thế nữ a, ta bỗng thấ y háo hứ c muốn cầm ngay xẻng, cuốcđể  tự  mình trồng vài cái cây, vài khóm hoa, luống rau. Đối v ới tôi, khu v ườn toán học đó không có gì xa lại. V ậ y màđi theo người làm v ườn Nguy ễn Tiến Dũng, tôi v ẫn ngạcnhiên thú v ị   v ề   cái cách anh giảng giải chuy ện làm thếnào để  trồng được mấ y khóm cây  đó, như  chuy ện k ể  v ề lý thuy ết nhóm  thông qua việc xoay xoay mấ y hình đa giác,hay bài toán tìm hình có chu vi cho trước với diện tích cự cđại bằng cái dây da trâu của công chúa Dido.

    Các bài giảng về  toán cho Mirella  thự c sự   là một cuốnsách giáo khoa toán học cho tất cả mọi người, đặc biệt chonhữ ng ai muốn tìm hiể u v ẻ đẹp của toán học mà còn ngạitính toán! Nói cho cùng, trong toán học có hai phần “tính” và “toán”. Nếu như  các k ỳ  thi thường hay bắt thí sinh phảithạo “tính”, thì tác giả lại cho người đọc hiể u phần “toán”,tứ c là phần bản chất nhất của toán học. Hơn nữ a, khi đã

    hiể u “toán” thì việc “tính” cũng sẽ tự  nhiên như  trồng mộtcái cây, gieo một hạt giống thôi. Đã đến lúc chúng ta cùngngười làm v ườn và cô bé Mirella bước vào khu vườn Toánhọc, v ới niềm vui của người khám phá và sáng tạo.

    GS Hà Huy Khoái (Viện s ĩ  TWAS, nguyên Viện trưởng

     Viện Toán học Hà Nội)

     Dành riêng cho: Lê Bich Phượng   9

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    7/25

    6 Bài toán v ề các con kiến

    Con kiến mà leo cành đ a

     Leo phải cành cụt leo ra leo vào ...

    Có một bài toán đố  vui v ề  các con kiến như   sau, mà

    trong một lần  đi chơi cùng Mirella, Tito, và hai anh họ,papa đã đem ra đố  cả  4 anh em, rồi sau đó thảo luận lờigiải và đặt thêm các câu hỏi khác xung quanh:

    Giả sử  có một cái thanh ngang có hai đầu. M ột con kiếnđ i từ đầu này  đến đầu kia của thanh thì mất 2 phút. Khi đ i

    đến một trong hai đầu, thì kiến sẽ  rơi xuống đất thay vì đ iquay lại như   trong bài thơ. Bây giờ  giả   sử  có 10 con kiếntrên thanh ngang và  đ i với cùng tốc độ  như  vậ y, như ng vềcác hướng khác nhau. N ếu có hai còn nào đ i ngược hướngđến cùng 1 vị trí trên thanh ngang thì chúng chạm đầu vàonhau và quay ngược lại đ i tiế p. H ỏi rằng sau bao nhiêu thời

     gian thì chắ c chắ n rằng cả  10 con kiến sẽ  cùng rơi xuống

    81

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    8/25

    Chương 6. Bài toán về các con kiến

    đất?

    Trước khi xem gợi ý và lời giải phía dưới đây, bạn đọc

    hãy thử  tự  ngh ĩ  cho đến khi tìm được lời giải hoặc ít nhất15 phút xem sao?

    Giả thiết tự  hiể u ở đây là các con kiến có độ dài khôngđáng k ể   (nhỏ  như   là các  điể m), và khi chúng  đụng  đầunhau và quay ngược lại thì quá trình  đụng  đầu và quay 

    đầu đó cũng không mất thời gian gì cả. Thời gian hỏi trongbài là thời gian để  cho cả 10 con kiến đều rơi xuống trongtrường hợp “tồi” nhất, tứ c là trường hợp tốn nhiều thờigian nhất, còn tất nhiên khi cả 10 con đều ở sát các đầu vàcon nào cũng đi v ề  phía đầu gần nó nhất, thì sẽ  hầu như không tốn tý thời gian nào để  cả  10 con cùng rơi xuốngđất.

    Bài toán đố trên có lẽ là một trong nhữ ng bài toán đốthú v ị  nhất cho học sinh, và cho cả  người lớn. Nó v ừ a dễ v ừ a khó, bởi vì lời giải của nó học sinh lớp 1 cũng có thể hiể u được, như ng mà người lớn cũng khó ngh ĩ  ra lời giải

    đúng. Papa không rõ xuất xứ   của nó, tuy có nhớ   mangmáng là có một lần thấ y nó xuất hiện trong một quy ể nsách phổ   biến kiến thứ c của nhà toán học Ian Stewart.Nó được truy ền miệng từ  người này sang người khác. Bảnthân papa biết v ề nó là do một bạn đồng nghiệp của papa,

    GS. Jean-Marc Schlenker, k ể   trong một lần  ăn trư a. Sau

    82   Bản e-book số: SE004-MM-LBP-ST 

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    9/25

    Chương 6. Bài toán về các con kiến

    đó, papa có đem bài này  đi đố  lại rất nhiều người, trongđó chỉ có vài người giải đúng mà không cần gợi ý. Nếu bạn

    đọc đã ngh ĩ  ra hoặc biết lời giải rồi, thì thử  ngh ĩ  tiếp 2 câuhỏi sau:

    Câu hỏi 2: 10 con kiến đó có thể đụng đầu nhau nhiềunhất là bao nhiêu lần trước khi tất cả rơi xuống ?

    Câu hỏi 3: Một con kiến (trong số 10 con đó) thì có thể 

    đụng  đầu vào các con khác nhiều nhất là bao nhiêu lầntrước khi rơi xuống?

    Giải bài toán con kiến

    Nếu đã biết lời giải rồi thì không nói làm gì. Như ng giảsử   là ta chư a biết lời giải, khi đó làm thế  nào để   tìm lờigiải?

    Thứ  nhất là có thể  kiể m tra nhanh một cái, rằng cáccon kiến thể  nào cũng sẽ rơi xuống hết, chứ  không bị mắc

    lại trên thanh ngang mãi vì cứ đi đâm đầu vào nhau. Thật v ậ y, xét con kiến ở  phía ngoài cùng bên phải. Nếu nó đi v ề phía bên phải, thì sẽ không đâm đầu vào con nào và cứ thế là rơi xuống. Nếu nó đi v ề phía bên trái rồi chẳng may đụng đầu, thì nó quay lại đi v ề  phía bên phải, và khi đó

    nó v ẫn ở  ngoài cùng bên phải nên sẽ rơi xuống mà khôngđụng đầu thêm con nào. Cứ  tiếp tục như  thế, lần lượt tất

     Dành riêng cho: Lê Bich Phượng   83

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    10/25

    Chương 6. Bài toán về các con kiến

    cả các con kiến sẽ đều rơi xuống.

    Thứ   hai là  đến “đoán mò”  ước lượng thời gian. Nếu

    như  có thể  chỉ  ra rằng, trong mọi trường hợp, con ngoàicùng bên phải đi mất không quá 2 phút để  rơi xuống, thìtheo qui nạp  n  con sẽ  cần không quá 2n  phút để  toàn bộrơi xuống. Thế như ng 2n có phải là đáp án không, hay làchúng cần ít thời gian hơn để  tất cả cùng rơi?

    Thứ  ba là, nếu ta làm trường hợp tổng quát n  con (n =10 trong bài toán) khó quá, thì đầu tiên ta thử  tìm lời giảicho các trường hợp  n  nhỏ đã, rồi tìm cách tổng quát hóalên sau. V ậ y nếu chỉ có 2 con (n  = 2) hoặc 3 con (n  = 3)thì sao?

    Trường hợp n = 2: Chỉ có cùng lắm là 1 lần đụng đầu, và nếu không đụng đầu thì sau 2 phút chắc chắn cả  haicon đều rơi, vì quãng đường cần đi của mỗi con đều ngắnhơn hoặc bằng so v ới toàn bộ chiều dài của thanh ngang, và toàn bộ chiều dài đó mới cần đến 2 phút. Nếu có đụngđầu thì sao? Giả sử đụng đầu sau thời gian t (tính từ  thời

    điể m bắt đầu đi), và điể m đụng đầu cách đầu bên phải làa và cách đầu bên trái à b. Ở đây, a và b  là hai đại lượng đobằng thời gian để đi, tính theo đơn v ị phút, tứ c là nếu conkiến đi từ điể m đụng đầu đó đến đầu bên trái của thanhngang mà không bị v ướng con nào thì đi mất a phút, còn

    đi đến đầu bên phải thì mất  b  phút. Khi đó  a + b   = 2   là

    84   Bản e-book số: SE004-MM-LBP-ST 

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    11/25

    Chương 6. Bài toán về các con kiến

    độ dài thanh ngang. Ngoài ta phải có a ≥ t, vì con kiến đitừ  bên trái đi mất t  thời gian cho đến thời điể m đụng đầu,

    được một đoạn đường nằm trong đoạn từ đầu bên trái đếnđiể m đụng đầu. Con kiến bên phải sẽ  rơi xuống sau tổngthời gian là  t + b. Như ng vì  t  ≤  a  nên  t +  b  ≤  a + b  = 2.Như  v ậ y con bên phải rơi xuống sau không quá 2 phút.Tương tự  như  v ậ y v ới con bên trái. V ậ y là, khi có 2 conkiến thì cũng chỉ mắt cùng lắm là 2 phút, chứ  không phảilà 2 × 2 = 4 phút!

    Khi n = 3 thì sao? Có khá nhiều trường hợp hơn so v ớin = 2. Có thể  liệt kê một danh sách đầ y  đủ các trường hợp.Bạn đọc thử  viết tỷ  mỉ  ra rồi tính toàn bộ  các trường hợpxem. K ết quả  cuối cùng là gì? Là 3 phút hay 4 phút? Nếutìm ra là 3 phút hay 4 phút thì lời giải bị sai. Lời giải đúnglà: cũng chỉ cần 2 phút khi có 3 con!

    Thứ  tư  là, khi ta đã có đáp số cho các trường hợp n  =1, n   = 2, n   = 3, thì ta dự a vào  đó  để đoán trường hợptổng quát. Vì n = 1, 2, 3 đều cho ra k ết quả là 2 phút, nên

    đoán là trường hợp tổng quát cũng chỉ có 2 phút. Có ngạcnhiên không? Bản thân papa lần đầu khi thấ y v ậ y rất ngạcnhiên, vì cứ  hình dung các con kiến đập đầu vào nhau quay đi quay lại nhiều lần sẽ  phải tốn nhiều thời gian đi vòng vo trước khi rơi xuống!

    Thứ  năm là, sau khi có giả thuy ết (chỉ cần thời gian 2

     Dành riêng cho: Lê Bich Phượng   85

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    12/25

    Chương 6. Bài toán về các con kiến

    phút) rồi, làm sao chứ ng minh nó? Bạn đọc đã được gợi ý cho đáp số rồi, hãy tìm cách chứ ng minh nó thật lâu đi

    trước khi “đầu hàng” đọc tiếp lời giải.

    Mấu chốt của lờ i giải

    Điể m mấu chốt của lời giải là: nếu có một người quansát “nhìn từ  xa”, không phân biệt các con kiến v ới nhau,thì việc chúng quay  đầu đi ngược lại cũng không khác gì việc chúng cứ  thế đi tiếp: nếu chẳng hạn con kiến A đụng

    đầu con kiến B  rồi đi ngược lại, thì cũng cứ  như  là A  cứ đitiếp và B  cứ đi tiếp như ng “đổi tên” hay “đánh tráo” chúngcho nhau thôi. Nếu chỉ nhìn tổng thế chứ  không phân biệtcác con kiến, thì việc có quay  đầu lại hay không v ẫn thế. Và tất nhiên, nếu không cần quay  đầu lại, thì thời gian tối

    đa cần thiết để  chúng rơi xuống hết là 2 phút.Suy luận như   trên chính là một  điể m rất quan trọng

    trong tư  duy toán học: Nhìn thấ y sự  giống nhau trong các v ấn đề  khác nhau, và đư a v ấn đề  phứ c tạp v ề v ấn đề đơngiản hơn. Ở đây, bài toán con kiến có một sự  “đối xứ ng”

    giữ a các con kiến, tứ c là không thay  đổi nếu ta hoán v ị cáccon kiến. Nhóm đối xứ ng ở đây là nhóm hoán v ị S n.

    86   Bản e-book số: SE004-MM-LBP-ST 

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    13/25

    Chương 6. Bài toán về các con kiến

    Bao nhiêu lần đụng đầu?

    Để   trả   lời câu hỏi 2, nhận xét rằng số   lần  đụng  đầucũng bằng số lần đi qua nhau nếu ta coi các con kiến cứ đitiếp mà không quay  đầu. Con số này nhiều nhất nếu mọicon đi v ề  hướng bên phải đều đi qua mọi con đi v ề  phíabên trái. Khi đó số lần đụng đầu là a× b, trong đó a là số

    kiến đi v ề  phía bên phái,  b  là số  kiến đi v ề  phía bên trái,a + b  = 10. Cự c đại đạt được khi  a  =  b  = 5, tứ c là nhiềunhất có 25 lần đụng đầu.

    Thế  còn một con kiến thì đụng đầu nhiều nhất đượcbao nhiêu lần? Đáp số là 9. Hãy tự  tìm lời giải! Xem Hình6.1.

     Bài tậ p  6.1.  Thế  còn một cặp 2 con kiến (trong bài toán v ới 10 con kiến này) thì có thể đụng đầu nhau cùng lắm làbao nhiêu lần ?

    Bản e-book của Lê Bich Phượng,

    e-mail: [email protected]

     Dành riêng cho: Lê Bich Phượng   87

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    14/25

    Chương 6. Bài toán về các con kiến

    Hình 6.1: Đường đi của con kiến đụng đầu 9 lần

    88   Bản e-book số: SE004-MM-LBP-ST 

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    15/25

    17 Con thỏ của Mirella

    Con thỏ của Mirella là một con thỏ rất to, to đến mứ cpapa cũng ngạc nhiên. Nó to đến như  thế nào, thì xem tiếpsẽ rõ.

    Con thỏ lớ n nhanh

    Số là thế này. Một lần, Mirella ngh ĩ  ra bài toán con thỏđể đố  papa. Mirella nói: “con thỏ  này cứ  mỗi ngày lại tolên gấp đôi, papa phải đư a ra định lý cho nó”. Papa liềntrả lời:

    - Thế thì chẳng mấ y chốc con thỏ sẽ to hơn cả quả đất.

    - Như ng mà  đến ngày thứ  151 thì nó thôi không lớnthêm nữ a. - Mirella nói.

    - Thế thì nó v ẫn to lắm, có khi v ẫn to hơn cả trái đất. -Papa đáp lại.

    246

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    16/25

    Chương 17. Con thỏ của Mirella

    Papa và Mirella liền rủ  nhau  ước lượng xem con thỏcủa Mirella sẽ  to ra bằng từ ng nào, và so v ới trái đất thì

    sao.Con thỏ   của Mirella tăng trong vòng 150 ngày, mỗi

    ngày tăng gấp đôi. Cứ  10 ngày thì nó tăng lên gấp khoảng1000 lần. Mirella  đính chính lại là, 10 ngày thì nó tăng1024 lần. Như ng thôi ta cứ  coi là 1000 lần, hay  103, chotiện. Sau 150 ngày, tứ c là 15 lần 10 ngày, thì con thỏ  sẽtăng lên quãng (103)15, tứ c là thành 1045 lần, vì 15×3 = 45.Nếu giả sử  lúc ban đầu con thỏ nặng quãng 100 gram, tứ clà 1/10 kg, thì sau khi tăng  1045 lần, nó sẽ   thành quãng1044 kg, hay là 1041 tấn. Thự c ra thì thỏ  tăng lên hơn 1045

    lần (nếu tính chính xác hơn, dùng 210 = 1024 thay vì 1000,thì được 102415 ≈ 1.42 × 1045 lần cơ), như ng mà hôm đầutiên thỏ cũng không nặng đến 1/10 kg, nên cuối cùng đếnngày thứ  151 thỏ  thôi không lớn nữ a thì v ẫn coi là nặngthành  1044 kg được. Mirella đồng ý v ới papa là thỏ  nặngtừ ng đó.

    Thế còn trái đất nặng quãng bao nhiêu?

    So sánh v ớ i trái đất

    Papa đã k ể  cho Mirella một lần rằng chu vi của trái đấtdài khoảng 40 nghìn km. Chu vi bằng 2 lần  π nhân v ới bán

     Bản e-book của Lê Bich Phượng   247

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    17/25

    Chương 17. Con thỏ của Mirella

    kính, trong đó  π xấp xỉ bằng 3.14. Lấ y  40 nghìn chia cho 2rồi chia cho hơn 3 một chút, ta được một số hơn 6 nghìn

    một chút, chư a đến 6 nghìn rưỡi. Papa v ới Mirella tính xấpxỉ “thô” thôi, chứ  không định tính thật chính xác.

    Công thứ c tính thể  tích hình cầu thì Mirella cũng nhớ:nó bằng   4/3   nhân v ới   π  nhân v ới bán kính lập phương.Bán kính là quãng 6 nghìn km. 6 lập phương bằng quãng200, còn 4 nhân  π chia 3 thì được hơn 4 như ng chư a được5, nhân v ới 6 lập phương thì ta cứ  coi như   là 200 nhân v ới 5, thành ra 1000, tứ c là 103. Như ng số 6 ở đây là ở v ịtrí hàng nghìn, nên phải tính thêm 1000 lập phương nữ a,thành 109. Nhân 103  v ới 109 được 1012.

    Như  v ậ y, thể   tích của trái đất  ở  vào cỡ  1012 km khối.Một ki-lô-mét thì bằng 103 mét, và một ki-lô-mét khối thìbằng (103)3 = 103 mét khối, nên thể  tích trái đất ở  vào cỡ1012 × 109 = 1021 mét khối. Tính thêm tiếp: 1 mét thì bằng10 dm (đê-xi-mét), và 1 mét khối thì bằng  103 dm khối.Nhân 1021  v ới 103, ta được thể  tích trái đất vào cỡ 1024 dm

    khối.Từ  thể  tích làm sao ước lượng ra khối lượng? Mirella

    không biết. Papa mới mách cho Mirella một “bí mật” là, 1deximet khối nước nặng quãng 1kg. Như ng trái đất khôngphải là nước, trong trái đất có kim loại nặng hơn nhiều so

     v ới nước. Ta coi là nặng trung bình gấp 10 lần nước chẳng

    248   Bản e-book của Lê Bich Phượng

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    18/25

    Chương 17. Con thỏ của Mirella

    hạn, tứ c là mỗi dm khối của trái đất nặng trung bình quãng10 kg. Như  v ậ y, trái đất sẽ nặng quãng 1024×10 = 1025 kg.

    Tất cả  các phép tính ước lượng trên mà papa làm v ớiMirella là tính nhẩm, không hề dùng đến giấ y bút hay máy tính. Theo ước tính của Mirella và papa, thì trái đất nặng vào cỡ 1025 kg, hay là 1022 tấn.

    Trong khi đó con thỏ  của Mirella sẽ  nặng nhữ ng  1041

    tấn, tứ c là sẽ nặng gấp nhữ ng 1019

    lần trái đất!Sau khí tính toán ước lượng nhẩm v ề trái đất, papa và

    Mirella tra internet xem các con số thự c sự  ra sao. K ết quả wikipedia(1) như  sau:

    Thể  tích trái đất bằng 1.08321 × 1012 km khối.

    Khối lượng trái đất bằng 5.9736 × 1024

    kg, tứ c là quãng0.6 × 1022 tấn.

     Xem ra, ước lượng của papa và Mirella v ề thể  tích tráiđất khá tốt, lệch có  8%, còn ước lượng v ề  khối lượng thìbị lệch nhiều hơn: khối lượng thự c sự  chỉ có 0.6 × 1022 tấn

    trong khi papa và Mirella ước lượng ra thành khoảng 1022

    tấn. Ước lượng v ề khối lượng bị sai chủ y ếu là do papa vàMirella “đoán mò” sai v ề mật độ của trái đất: mật độ củatrái đất chỉ có 5.515kg/dm3 (tứ c nặng gấp khoảng 5.5 lầnso v ới nước) trong khi papa và Mirella coi nó nặng gấpnhữ ng 10 lần so v ới nước.

    (1) Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Earth

     Bản e-book của Lê Bich Phượng   249

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    19/25

    Chương 17. Con thỏ của Mirella

     Ă n cả Ngân Hà

    Ước lượng tính nhẩm của Mirella và papa v ề khối lượngtrái đất tuy không thật chính xác, như ng đúng được v ề cỡ1025 kg của nó (nhân v ới một số nào đó gần 1, theo ngh ĩ alog của số đó gần bằng 0), và con thỏ  của Mirella nặngbằng quãng nhữ ng 5/3 × 1019 trái đất. Thế so v ới mặt trời

    thì sao? V ẫn theo wikipedia(2), các nhà thiên v ăn đo được rằng,

    chu vi của mặt trời dài gấp 109 lần chu vi của trái  đất.Nếu so sánh thể  tích thì phải lấ y lập phương của số đó, tứ clà thể  tích của mặt trời bằng quãng  1093 ≈   1.3   triệu lần

    thể  tích trái đất. So v ới mặt trời, thì quả   là trái đất bé tí xíu. Như ng mặt trời “loãng” hơn trái đất, mật độ  chỉ bằngquãng 1/4 mật độ của trái đất, nên khối lượng không phảilà gấp 1.3 triệu lần khối lượng trái đất, mà chỉ  gấp 333nghìn lần thôi, hay có thể  viết là 1/3 × 106 lần. So v ới thỏcủa Mirella thì mặt trời v ẫn quá bé: thỏ của Mirella nặnggấp nhữ ng (5/3×1019)/(1/3×106) = 5×1013 lần mặt trời! Vì trong hệ mặt trời, chỉ có mặt trời là lớn nhất chiếm gầnhết khối lượng rồi, có cộng tất cả các hành tinh của hệ mặttrời vào thêm cũng không ăn thua mấ y, nên có thể  coi làthỏ của Mirella nặng gấp 5 × 1013 lần toàn bộ hệ mặt trời.

    (2) X em: http://en.wikipedia.org/wiki/Sun

    250   Bản e-book của Lê Bich Phượng

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    20/25

    Chương 17. Con thỏ của Mirella

    Hình 17.1: Thỏ của Mirella. Tranh do Mirella v ẽ.

    Thế so v ới dải Ngân Hà chứ a hệ mặt trời của chúng tathì sao?(3). Theo các nhà thiên v ăn, thì dải Ngân Hà chứ atừ  100 tỷ đến 400 tỷ  vì sao (mỗi vì sao là một thiên thể  tỏa

    sáng mạnh, tương tự  như  là mặt trời v ậ y), và họ ước lượngrằng khối lượng của dải Ngân Hà bằng quãng  5.7 × 1011

    (tứ c 570 tỷ ) khối lượng của mặt trời. Thật là một con sốlớn khủng khiếp. Như ng v ẫn thua thỏ của Mirella: thỏ của

    (3) Xem Milky Way galaxy: http://en.wikipedia.org/wiki/Milky_Way. Sở   d ĩ  thiên

    hà chứ a hệ  mặt trời của chúng ta được gọi như  v ậ y là vì có thể  nhìn thấ y nó trênbầu trời có hình như  là một dòng sông màu sữ a, hay màu bạc

     Bản e-book của Lê Bich Phượng   251

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    21/25

    Chương 17. Con thỏ của Mirella

    Mirella nặng bằng gần 100 lần dải Ngân Hà!

    Thế so v ới cả v ũ trụ thì sao? Người ta đếm được trong

     v ũ trụ có đến 1.7 × 1011

    các thiên hà (galaxy) khác nhau.Thỏ   của Mirella, tuy to gấp cả   trăm lần dải Ngân Hà,như ng cũng chỉ  bằng một thiên hà loại lớn thôi, và như  v ậ y v ẫn còn rất bé so v ới toàn bộ v ũ trụ. Mirella phấn khởinói: “Thế   là con thỏ đầu tiên có thể ăn trái  đất, rồi  ănhệ mặt trời, rồi ăn dài Ngân Hà, rồi ăn thêm các thiên hàkhác, để  lớn được thành như  v ậ y!".

    Con thỏ bé hơ n

    Papa đề  nghị v ới Mirella là, không cho con thỏ lớn lêntrong nhữ ng 150 ngày liền như  v ậ y nữ a, vì nó sẽ ăn hếtmất bao nhiêu là thiên hà mất. Mirella thì nói là nó có thể ăn cả  các thế  giới song song (parallel worlds) nữ a để  màlớn. Sau một hồi k ỳ  kèo mặc cả, Mirella đồng ý v ới papa

    là, thôi bây giờ chỉ cho nó lớn lên trong vòng 60 ngày thôi,mỗi ngày tăng lên gấp đôi, như ng từ  ngày thứ  61 sẽ khônglớn thêm nữ a.

    Con thỏ “bé” này của Mirella chỉ tăng được có (103)6 =1018 lần thôi, chứ  không phải  1045 lần như  trước. V ẫn v ới

    giả  sử   lúc đầu nó nặng gần bằng 1/10 kg như   trước, thìcon thỏ này sẽ “chỉ” nặng có 1018 × 1/10 = 1017 kg, hay là

    252   Bản e-book của Lê Bich Phượng

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    22/25

    Chương 17. Con thỏ của Mirella

    1014 tấn, sau khi thôi lớn. So v ới trái đất, lần này thỏ “bé”của Mirella quả   là bé: trái đất năng  0.6 × 1025 kg, tứ c là

    nặng gấp nhữ ng 6×

    107

    (tứ c 60 triệu) lần con thỏ.Trong lúc papa dẫn Mirella đi mua một cái xe đạp mới

    thay cho cái xe đạp cũ đã trở  nên cũn cỡn, Mirella tò mòmuốn biết con thỏ 1014 tấn là nặng như  thế nào so v ới cácthứ  khác trên trái đất. Mirella mới hỏi papa: “một cái nhànhỏ thì nặng quãng bao nhiêu?”. Papa không biết, như ngđư a ra đại một con số: “quãng 100 tấn”. “Một thành phốthì có quãng bao nhiêu nhà?” – Mirella hỏi tiếp. Papa trảlời là một thành phố  lớn, thì có tương đương v ới khoảng1 triệu (106) cái nhà nhỏ. Như  v ậ y, một thành phố lớn, thìnhà cử a nặng khoảng 106 × 100 = 108 tấn. “Thế một nướcthì có bao nhiêu thành phố?”. Một nước rất lớn, thì có thể coi tương đương v ới 100 thành phố. Như  v ậ y nhà cử a củamột nước rất lớn nặng   100  × 108 = 1010 tấn. Trong khiđó con thỏ “bé” của Mirella nặng nhữ ng 1014 tấn. Mirellakhoái chí lắm, vì con thỏ “bé” của mình nặng bằng nhữ ng

    một v ạn nước lớn!

    Bản e-book của Lê Bich Phượng,

    e-mail: [email protected]

     Bản e-book của Lê Bich Phượng   253

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    23/25

    Chỉ mục

    Đồng nhất thứ c hình bình hành,204

    Định luật Snell, 282đối ngẫu, 220đối xứ ng quay, 51, 60đối xứ ng trục, 14, 51, 60đồ thị phẳng, 236đạo hàm, 31, 255, 260định lý Bézout, 185định lý Dehn, 90định lý Lagrange, 61, 148

    định lý Pythagoras, 197định lý lớn của Fermat, 273định lý nhỏ của Fermat, 273đường võng, 135, 140đa diện Kepler–Poinsot, 226đa giác đều, 18, 61

    đa giác nguyên, 193điể m nguyên, 174điể m nguyên tố, 176

    bất đẳng thứ c Shannon, 309bất đẳng thứ c tam giác, 222bánh xe hình vuông, 133

    Bézout (nhà toán học), 184bài toán bò ăn cỏ, 91

    bài toán cắt ghép hình, 81bài toán công chúa Dido, 10

    bài toán cự c trị, 276, 280bài toán con kiến, 73bài toán gà và chó, 92, 96

    bài toán khỉ bán chuối, 39bài toán Steiner, 35

    bài toán thứ  3 của Hilbert, 90bội điể m, 179BĐT Cauchy–Bunyakovsky, 206biến số, 276

    bit, 294, 304Boltzmann (nhà v ật lý), 305

    công thứ c Euler, 229công thứ c Leibniz, 265công thứ c Pick, 194chỗ lõm, 211chiếu trự c giác lên hình lồi, 37chu vi trái đất, 239chuỗi số, 248Chuỗi số Riemann, 253con thỏ của Mirella, 238, 243cosh, 137, 144

    dải Ngân Hà (Milky Way), 243

    340

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    24/25

     Đáp án cuộc thi “Compter avec l’autre” 

    Descartes (nhà toán học), 273diện tích, 121Dido (công chúa), 10

    entropy, 289, 304

    Escher (họa s ĩ ), 64Euler (nhà toán học), 230

    Fermat (nhà toán học), 272Fibonacci (nhà toán học), 100

    giới hạn, 259giá trị trung bình, 261

    hình đa diện, 211hình đa diện đối ngẫu, 224hình đa diện đều, 216

    hình đa giác, 49hình bình hành nguyên tố, 191hình lồi, 210hình lõm, 210

    hình tam giác đều, 49hình tròn, 15

    hình vuông, 25, 51, 133, 138

    hình xuy ến (torus), 236hàm lồi, 303hàm ngược, 268hệ nghìn phân, 293hệ phương trình tuy ến tính, 92,

    93, 116

    hệ số khúc xạ, 283hội tụ, 248

    Ibn Sahl (nhà bác học), 283information, 304

    khối lượng trái đất, 241không gian Euclid, 199

    không-điể m, 176kim tự  tháp, 111, 138

    lát gạch, 63lát gạch Penrose, 71lời giải một số bài tập, 145–149lưới hai chiều, 175lưới nguyên, 175lược nhóm, 70lượng thông tin, 304lưỡng tuy ến tính, 201

    Leibniz (nhà bác học), 266Leibniz (nhà toán học), 125limit, 259

    máy tính điện tử , 294

    Newton (nhà bác học), 255

    nguyên lý biến phân Fermat, 270nguyên tố cùng nhau, 176nhóm, 49, 56

    nhóm đối xứ ng, 49, 53–55, 60nhóm hai phần tử , 58nhóm hoán v ị, 78

    nhóm nhị diện, 61nhị thứ c Newton, 263

     Bản e-book của Lê Bich Phượng   341

  • 8/19/2019 Các Bài Giảng Cho Mirela

    25/25

     Đáp án cuộc thi “Compter avec l’autre” 

    Pascal (nhà toán học), 273phép nhân trong nhóm, 56

    phép tính vi phân, 255

    phân k ỳ , 248phương pháp biến phân, 274phương pháp qui nạp, 117phương trình đặc trư ng, 104phương trình bậc 2, 104Pick (nhà toán học), 195

    Platonic solid, 216

    qui hoạch tuy ến tính, 47qui nạp, 302

    số Fibonacci, 98số nguyên tố, 56

    số nhị phân, 291số thập phân, 291Shannon (nhà toán học), 304Snell (nhà thiên v ăn học), 282

    tích phân, 121

    tích vô hướng, 200tính chất lồi, 16tính chất lũ y thừ a, 102tính chất tuy ến tính, 264tô pô, 227

    tổng bình phương, 110tổng quát hóa, 228

    tỷ  lệ vàng, 107tam giác nguyên tố, 181

    thể  tích hình cầu, 128thể  tích trái đất, 240, 241trò chơi đoán số, 289

    trung bình cộng, 280trung bình nhân, 280

     von Neumann (nhà toán học),305

    Wiles (nhà toán học), 274

    xác suất, 300, 301, 309