cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn - quy chế 853/2004 (ec)...

52
Sửa đổi Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/ 4/ 2004 về những qui tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (Công báo chính thức của Liên minh Châu Âu L 139 ngày 30/4/2004) Qui định (EC) số 853/2004 sẽ được đọc như sau: QUI ĐỊNH (EC) SỐ 853/2004 CỦA NGHỊ VIỆN VÀ HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU ngày 29 tháng 4 năm 2004 về những qui tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật Căn cứ Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu, và cụ thể là Điều 152 (4)(b), Căn cứ kiến nghị của Uỷ ban Châu Âu ( 1 ) Căn cứ ý kiến của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu ( 2 ), Căn cứ vào tư vấn của Ủy ban vùng, Hành động theo thủ tục đã qui định tại Điều 152 của Hiệp ước ( 3 ), Trong đó: (1) Qui định (EC) số 852/2004 ( 4 ) của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đề ra những qui tắc chung về vệ sinh thực phẩm đối với người hoạt động trong lĩnh thực phẩm. (2) Một số lọai thực phẩm có thể có những mối nguy cụ thể đối với sức khỏe con người, cần thiết để lập ra những qui tắc vệ sinh cụ thể. Đây là trường hợp đặc biệt đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, trong đó các mối nguy về vi sinh vật và hóa học đã được báo cáo thường xuyên. (3) Trong các chính sách chung về nông nghiệp, nhiều chỉ thị đã được thông qua để thiết lập những qui tắc cụ thể về vệ sinh đối với sản xuất và đưa các sản phẩm ra thị trường tiêu thụ được đề cập trong phụ lục 1 của Hiệp ước này. Các qui tắc về vệ sinh này sẽ làm giảm rào cản thương mại cho các sản phẩm được quan tâm, việc phân phối chúng rộng rãi trên thị trường nội địa đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng mức độ cao. 1

Upload: others

Post on 17-Jun-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

Sửa đổi Qui định (EC) số 853/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/ 4/ 2004về những qui tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật

(Công báo chính thức của Liên minh Châu Âu L 139 ngày 30/4/2004)

Qui định (EC) số 853/2004 sẽ được đọc như sau:

QUI ĐỊNH (EC) SỐ 853/2004 CỦA NGHỊ VIỆN VÀ HỘI ĐỒNG CHÂU ÂUngày 29 tháng 4 năm 2004

về những qui tắc vệ sinh cụ thể cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật

Căn cứ Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu, và cụ thể là Điều 152 (4)(b),Căn cứ kiến nghị của Uỷ ban Châu Âu (1)Căn cứ ý kiến của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu (2),Căn cứ vào tư vấn của Ủy ban vùng,Hành động theo thủ tục đã qui định tại Điều 152 của Hiệp ước (3),

Trong đó:

(1) Qui định (EC) số 852/2004 (4) của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đề ra những qui tắc chung về vệ sinh thực phẩm đối với người hoạt động trong lĩnh thực phẩm.

(2) Một số lọai thực phẩm có thể có những mối nguy cụ thể đối với sức khỏe con người, cần thiết để lập ra những qui tắc vệ sinh cụ thể. Đây là trường hợp đặc biệt đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, trong đó các mối nguy về vi sinh vật và hóa học đã được báo cáo thường xuyên.

(3) Trong các chính sách chung về nông nghiệp, nhiều chỉ thị đã được thông qua để thiết lập những qui tắc cụ thể về vệ sinh đối với sản xuất và đưa các sản phẩm ra thị trường tiêu thụ được đề cập trong phụ lục 1 của Hiệp ước này. Các qui tắc về vệ sinh này sẽ làm giảm rào cản thương mại cho các sản phẩm được quan tâm, việc phân phối chúng rộng rãi trên thị trường nội địa đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng mức độ cao.

(4) Với sự quan tậm về sức khỏe của cộng đồng, các qui tắc này có các nguyên tắc chung, đặc biệt là mối liên quan giữa các nhà sản xuất và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, các yêu cầu về kết cấu, vận hành và vệ sinh cho các doanh nghiệp, các thủ tục công nhận doanh nghiệp, các yêu cầu bảo quản, vận chuyển và các mã vệ sinh.

(5) Những nguyên tắc này thiết lập một cách cơ bản nhất về điều kiện vệ sinh trong sản xuất thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cho phép đơn giản hóa các chỉ thị hiện hành.

(6) Điều mong muốn để đạt được việc đơn giản hoá hơn nữa là bằng cách áp dụng những qui tắc tương tự ở bất cứ nơi nào phù hợp cho tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật .___________________

(1) OJ C 365 E, 19.12.2000, trang 58.(2) OJ C 155, 29.5.2001, trang 39.(3) Quan điểm của Nghị viện Châu Âu ngày 15/5/2002 (OJ C 180E, 31.7.2003, trang 288), Quan điểm của Hội đồng

Châu Âu ngày 27/10/2003 (OJ C 48E, 24.2.2004, trang 23), Quan điểm của Nghị viện Châu Âu ngày 30/3/2004 (chưa công bố trên Công báo) và Quyết định của Hội đồng Châu Âu ngày 16/4/2004)

(4) Xem trang 3 của Công báo này.

1

Page 2: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

(7) Yêu cầu trong Qui định (EC) 852/2004, theo đó các nhà sản xuất chế biến thực phẩm, ở bất kỳ công đoạn nào của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm sau khi qua sơ chế và các hoạt động có liên quan phải áp dụng, việc thực hiện và duy trì các thủ tục dựa trên những nguyên tắc về phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) cũng cho phép đơn giản hoá.

(8) Xâu chuỗi lại với nhau, các yếu tố này minh chứng cho sự cần thiết để viết lại những qui tắc riêng về vệ sinh đã có trong các chỉ thị hiện hành.

(9) Các mục đích chính của việc viết lại là để đảm bảo việc bảo vệ người tiêu dùng ở mức độ cao liên quan tới an toàn thực phẩm, đặc biệt là làm cho những người hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm trong Cộng đồng Châu Âu phải tuân thủ những qui tắc giống nhau, và để đảm bảo thực hiện trách nhiệm phù hợp với các sản phẩm có nguồn gốc động vật trong thị trường nội địa, nhờ thế góp phần để đạt được các mục tiêu của chính sách chung về nông nghiệp.

(1) (10) Điều cấn thiết là duy trì và, khi có yêu cầu đảm bảo bảo vệ người tiêu dùng, thắt chặt những qui tắc chi tiết về vệ sinh đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

(11) Các qui tắc của Cộng đồng Châu Âu không nhất thiết phải áp dụng đối với sơ chế để sử dụng nội địa hoặc để chế biến nội địa, xử lý hoặc bảo quản cho việc tiêu thụ nội địa. Hơn nửa, đối với những lượng nhỏ các sản phẩm sơ chế hoặc một vài loại thịt được người sản xuất chế biến thực phẩm cung cấp trực tiếp đến người tiêu thụ cuối cùng hoặc đến một cơ sở bán lẻ ở địa phương, thì việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng luật của quốc gia là phù hợp, do mối quan hệ mật thiết giữa người sản xuất và người tiêu thụ.

(12) Các yêu cầu của Qui định (EC) 852/2004 nói chung là đủ để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp có các hoạt động bán lẻ như bán hoặc phân phối trực tiếp thực phẩm có nguồn gốc từ động vật tới người tiêu dùng cuối cùng. Qui định này áp dụng chung cho các hoạt động bán buôn (đó là, khi một doanh nghiệp bán lẻ tiến hành các hoạt động cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ động vật tới một doanh nghiệp khác). Tuy nhiên, ngoại trừ những yêu cầu đặc biệt về nhiệt độ đã nêu ra trong Qui định, những yêu cầu của Qui định 852/2004 đáp ứng cho các hoạt động bán buôn chỉ trong phạm vi bảo quản và vận chuyển.

(13) Các Quốc gia Thành viên nên thận trọng trong việc mở rộng hoặc giới hạn áp dụng các yêu cầu về hoạt động bán lẻ trong Qui định này bằng luật của quốc gia. Tuy nhiên, họ có thể giới hạn áp dụng nếu họ thấy rằng các yêu cầu của Qui định 852/2004 là đủ để đạt được các mục tiêu về vệ sinh thực phẩm và khi việc cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ động vật từ một doanh nghiệp bán lẻ này tới một doanh nghiệp khác là hoạt động hạn chế, chỉ xảy ra ở địa phương và có giới hạn. Hơn nữa việc cung cấp này chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; các doanh nghiệp được cung cấp nên đặt ở vùng lân cận kế bên; và việc cung cấp chỉ liên quan đến một vài loại sản phẩm hoặc một vài doanh nghiệp.

(14) Theo điều 10 của Hiệp ước, các Quốc gia Thành viên tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp để đảm bảo những nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các yêu cầu bắt buộc được đề ra trong Qui định này.

(15) Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một yếu tố cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm. Hơn nữa để tuân thủ với những qui tắc chung của Qui định (EC) số 178/2002 (1), đối với những cơ sở công nhận phù hợp với quy định này, các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có trách nhiệm với các doanh nghiệp có liên quan đảm bảo rằng tất cả sản phẩm có nguồn gốc từ động vật khi đưa ra thị trường phải có mã vệ sinh hoặc mã nhận diện.(1) Qui định (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 28/1/2002 về những nguyên tắc và yêu cầu

chung của luật thực phẩm, thành lập Cơ quan có Thẩm quyền về An toàn Thực phẩm Châu Âu và ề ra các thủ tục về an toàn thực phẩm (OJ L 31, 1.2.2002, trang 1). Qui định đã được chỉnh sửa bới Qui định (EC) số 1642/2003 (OJ L 245, 29.9.2003, trang 4).

2

Page 3: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

(16) Thực phẩm nhập khẩu vào Cộng đồng Châu Âu phải tuân thủ theo những yêu cầu chung đã nêu ra trong Qui định (EC) số 178/2002 EC hoặc phù hợp với những qui tắc tương đương với các qui tắc của Cộng đồng Châu Âu. Qui định này xác định những yêu cầu vệ sinh đặc biệt đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nhập khẩu vào Cộng đồng Châu Âu.

(17) Việc thông qua Qui định này không làm giảm mức độ bảo vệ đã được đưa ra bởi các cam kết đồng ý cho Phần Lan và Thuỵ Điển về sự tham gia của họ vào Cộng đồng Châu Âu và đã được khẳng định bằng các Quyết định của Uỷ ban Châu Âu 94/968/EC (1) , 95/50/EC (2), 95/160/EC (3), 95/161/E (4) và 95/168/EC (5) và các Quyết định của Hội đồng Châu Âu 95/409/EC (6), 95/410/EC (7) và 95/411/EC (8). Trong giai đoạn chuyển tiếp, cần thiết lập một thủ tục để thừa nhận mức độ tương đương với những qui định đã được phê duyệt cho Phần Lan và Thụy Điển nhằm đảm bảo cho bất kỳ Quốc gia Thành viên nào đã phê duyệt chương trình kiểm soát quốc gia về thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Qui định (EC) số 2160/2003 ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Nghi viện và Hội Đồng Châu Âu về kiểm soát salmonella và các yếu tố gây bệnh động vật qua đường thực phẩm (9) đưa ra một thủ tục tương tự đối với động vật còn sống và trứng đang ấp nở.

(18) Các yêu cầu về cấu trúc và vệ sinh được nêu trong Qui định này là thích hợp để áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả các cơ sở kinh doanh nhỏ và cơ sở giết mổ lưu động.

(19) Tính linh hoạt là phù hợp để có thể tiếp tục sử dụng các phương pháp truyền thống ở bất cứ công đoạn nào của quá trình sản xuất, chế biến hoặc phân phối thực phẩm và liên quan đến các yêu cầu về cấu trúc đối với các doanh nghiệp. Tính linh hoạt thật sự là quan trọng cho những vùng có hoàn cảnh địa lý đặc biệt bao gồm vùng ở xa nhất đã nêu tại Điều 299 (2) của Hiệp ước. Tuy nhiên tính linh hoạt này không được làm tổn hại các mục tiêu vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, khi các thực phẩm sản xuất phù hợp với các qui tắc vệ sinh sẽ được tự do lưu thông trong Cộng đồng Châu Âu thì thủ tục cho phép các Quốc gia Thành viên có được sự linh hoạt một cách hoàn toàn minh bạch. Khi cần giải quyết các bất đồng, điều này sẽ dùng để thảo luận trong Uỷ ban Thường trực về Chuỗi sản xuất Thực phẩm và Sức khỏe Động vật thành lập theo Qui định (EC) số 178/2002 và để Uỷ ban Châu Âu điều phối quá trình, tiến hành các biện pháp thích hợp.

(18) (20) Định nghĩa về thịt tách cơ học (MSM) là một thuật ngữ chung bao gồm tất cả các phương pháp tách cơ học. Những tiến bộ nhanh chóng về kỹ thuật ở lĩnh vực này làm cho định nghĩa linh động là phù hợp. Tuy nhiên, những yêu cầu về kỹ thuật đối với MSM thì khác nhau, tùy thuộc vào cách thức đánh giá nguy cơ của sản phẩm được tạo ra từ những phương pháp khác nhau.

(21) Có những tương tác giữa những người họat động kinh doanh thực phẩm, bao gồm ngành thức ăn cho động vật ,và những quan hệ giữa sức khỏe động vật, an sinh động vật và những quan tâm về sức khỏe cộng cộng ở tất cả các giai đọan sản xuất, chế biến và phân phối. Điều này cần đến thông tin giữa người đối tác khác nhau trong chuỗi sản xuất thực phẩm từ khâu sơ chế tới đến bán lẻ.

_________________(1) OJ L 371, 31.12.1994, trang 36.(2) OJ L 53, 9.3.1995, trang 31.(3) OJ L 105, 9.5.1995, trang 40.(4) OJ L 105, 9.5.1995, trang 44(5) OJ L 109, 16.5.1995, trang 44.(6) OJ L 243, 11.10.1995, trang 21.(7) OJ L 243, 11.10.1995, trang 25.(8) OJ L 243, 11.10.1995, trang 29.(9) OJ L 325, 12.12.2003, trang 1.

3

Page 4: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

(22) Để đảm bảo kiểm tra thích hợp thú hoang dã săn bắn được đưa ra bán trong Cộng đồng Châu Âu, các phần thân và nội tạng của các động vật này phải đưa đến để kiểm tra chính thức sau khi chết tại một doanh nghiệp xử lý thú săn. Tuy nhiên, để duy trì một số truyền thống săn bắn mà không nguy hại đến an tòan thực phẩm, điều cần thiết là tổ chức đào tạo cho các thợ săn, những người đưa các động vật hoang dã ra thị trường dùng làm thực phẩm cho người. Điều này sẽ giúp các thơ săn kiểm tra ban đầu về động vật hoang dã tại hiện trường. Trong những trường hợp này, không cần thiết bắt buộc các thơ săn đã qua đào tạo phải đưa tất cả nội tạng tới doanh nghiệp xử lý thú săn để kiểm tra động vật sau khi chết, nếu họ đã tiến hành việc kiểm tra ban đầu này và xác định không có dấu hiệu khác thường hoặc mối nguy nào. Tuy nhiên, các Quốc gia Thành viên cũng được phép thiết lập những qui tắc nghiêm khắc hơn trong lãnh thổ của mình để kiểm soát những mối nguy đặc biệt.

(23) Qui định này sẽ thiết lập những tiêu chí đối với nguyên liệu sữa trong khi chờ thông qua những yêu cầu mới để đưa sữa ra thị trường. Những tiêu chí này sẽ là các giá trị khai mào khi có bất cứ sự quá đà nào, những người hoạt động kinh doanh thực phẩm phải có biện pháp sửa chữa và báo cho cơ quan có thẩm quyền. Những tiêu chí này không được đạt cực đại vượt quá xa những loại sữa không được đưa ra thị trường. Điều này ngụ ý, trong một số trường hợp sữa nguyên liệu không hoàn toàn đáp ứng chỉ tiêu nhưng có thể dùng một cách an toàn cho người, nếu như tiến hành các biên pháp thích hợp. Đối với sữa nguyên liệu và kem nguyên liệu dùng làm thực phẩm trực tiếp cho người, mỗi Quốc gia Thành viên cần duy trì hoặc thiết lập các biện pháp vệ sinh thích hợp để đảm bảo đạt được các mục tiêu của Qui định này trên lãnh thổ của mỗi nước.

(24) Để phù hợp với chỉ tiêu đối với sữa nguyên liệu được các nhà máy sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm từ sữa thì đòi hỏi cao hơn 3 lần so với chỉ tiêu của sữa nguyên liệu thu gom từ nông trại. Chỉ tiêu sửa để sản xuất ra các sản phẩm sữa đã qua chế biến là một giá trị tuyệt đối, trong khi sữa lấy từ nông trại là một giá trị trung bình. Việc tuân thủ theo những yêu cầu về nhiệt độ đề ra trong Qui định này sẽ không ngăn được sự phát triển của vi sinh vật trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

(25) Tài liệu soạn thảo lại này có nghĩa là các thủ tục về vệ sinh hiện hành có thể bị hủy bỏ. Chỉ thị 2004/41/EC ngày 21 tháng 4 năm 2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đạt được điều này khi hủy bỏ một số chỉ thị về điều kiện vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ cho quá trình sản xuất và đưa ra thị trường một số sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm thực phẩm cho người (1).

(26) Hơn nữa, các qui tắc trong Qui định này về trứng thay thế cho các qui tắc trong Quyết định của Hội đồng Châu Âu 94/371/EC ngày 20 tháng 6 năm 2004 về những điều kiện cụ thể về sức khỏe cộng đồng cho một số loại trứng đưa ra thị trường (2), việc hủy bỏ Phụ lục II trong Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 92/118/EEC (3) trở nên không còn có hiệu lực nữa.

(27) Ý kiến tư cấn khoa học làm cơ sở cho hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu về vệ sinh thực phẩm. Đến khi kết thúc, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu sẽ tham khảo khi cần thiết.

(28) Theo tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự kết hợp chặc chẽ và có hiệu quả phải được đảm bảo giữa Uỷ ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên với Ủy ban thường trực về Chuỗi sản xuất Thực phẩm và Sức khỏe động vật.

(19) ______________(20) (1) OJ L 157, 30.4.2004, trang 33.

(21) (2) OJ L 168, 2.7.1994, trang 34.

(22) (3) Chỉ thị của Hôi đồng Châu Âu 92/118/EEC ngày 17/12/1992 về các yêu cầu sức khoẻ động vật và an sinh động vật có liên quan đến buôn bán trong và nhập vào Cộng đồng Châu Âu các sản phẩm không có liên quan đến các yêu cầu đã nói trong các qui tắc đặc biệt của Cộng đồng Châu Âu đã nêu tại Phụ lục A (1) trong Chỉ thị 89/662/EEC và về các mầm bệnh trong Chỉ thị 90/425/EEC (OJ L 62, 15.3.1993, trang 49). Chỉ thị theo lần chỉnh sửa cuối cùng

4

Page 5: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

bởi Qui định của Uỷ ban Châu Âu (EC) số 445/2004 (OJ L 72, 11.3.2004, trang 60).

(23)(29) Các yêu cầu của Qui định này sẽ không áp dụng cho đến khi toàn bộ các phần của hệ thống pháp luật mới về vệ sinh thực phẩm có hiệu lực. Cần ít nhất 18 tháng giữa việc đưa vào có hiệu lực và việc áp dụng các qui tắc mới, để cho phép các ngành kinh doanh có đủ thời gian để thích nghi.

(24)(25) (30) Các biện pháp cần thiết để triển khai Qui định này đã được thông qua theo Quyết định của Hội

đồng Châu Âu 1999/468/EC ngày 28 tháng 6 năm 1999 về các thủ tục để thực hiện các quyền lực đã bàn bạc trong Uỷ ban Châu Âu (1).

(26)

ĐÃ THÔNG QUA QUI ĐỊNH NÀY:

CHƯƠNG 1CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1Phạm vi

1. Qui định này đề ra các qui tắc cụ thể về vệ sinh cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật áp dụng cho các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm. Các qui tắc này bổ sung cho các qui tắc đã nêu trong Qui định (EC) số 852/2004. Những qui tắc này áp dụng cho các sản phẩm đã chế biến hoặc chưa chế biến có nguồn gốc từ động vật.2. Qui định này sẽ không áp dụng cho thực phẩm có chứa cả hai sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và các sản phẩm chế biến có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, các sản phẩm đã chế biến có nguồn gốc từ động vật dùng để chế biến loại thực phẩm như thế sẽ phải theo những yêu cầu của Qui định này.

3. Qui định này sẽ không áp dụng trong các trường hợp sau:

(a) sơ chế để sử dụng riêng lẻ trong nội địa;

(b) xử lý, chế biến hoặc lưu trữ thực phẩm nhằm sử dụng riêng lẻ trong nội địa.

(c) các sản phẩm sơ chế với số lượng nhỏ do nhà sản xuất cung cấp trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng hoặc tới các doanh nghiệp bán lẻ bán trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng;

(d) các sản phẩm với số lượng nhỏ thịt gia cầm và thịt động vật gặm nhấm được giết mổ tại nông trại do nhà sản xuất cung cấp trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng hoặc tới các doanh nghiệp bán lẻ bán trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng như dạng thịt tươi;

(e) những người thợ săn cung cấp trực tiếp một lượng nhỏ các động vật hoang dã hoặc thịt động vật hoang dã tới người tiêu dùng cuối cùng hoặc tới các doanh nghiệp bán lẻ bán trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng.

__________5

Page 6: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

(1) OJ L 184, 17.7.1999, trang 23.

4. Tùy theo luật của quốc gia, các Quốc gia Thành viên sẽ thiết lập các qui tắc quản lý các hoạt động và con người đã nêu trong đoạn 3(c), (d) và (e). Các qui tắc quốc gia này phải đảm bảo đạt được các mục tiêu của Qui định này.

5. (a) Qui định này không áp dụng đối với việc bán lẻ.

(b) Tuy nhiên Qui định này sẽ áp dụng cho việc bán lẻ khi các hoạt được thực hiện nhằm cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ động vật tới một doanh nghiệp khác, ngoại trừ:

(i) các hoạt động chỉ bao gồm việc bảo quản hoặc vận chuyển sản phẩm trong đó áp dụng những yêu cầu đặc biệt về nhiệt độ được quy định ở Phụ lục III; hoặc

(ii) hoạt động cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ động vật từ doanh nghiệp bán lẻ này tới các doanh nghiệp bán lẻ khác chỉ là hoạt động theo luật của quốc gia, có hạn chế, mang tính địa phương và có giới hạn.

(c) Các Quốc gia Thành viên có thể thông qua các biện pháp của quốc gia để áp dụng các yêu cầu của Qui định này cho các doanh nghiệp bán lẻ đặt trong lãnh thổ mình mà không nhất thiết phải áp dụng theo tiểu đoạn (a) hoặc (b).

6. Qui định này sẽ áp dụng mà không gây tổn hại đến:

(a) những qui tắc về sức khoẻ động vật và cộng đồng có liên quan , bao gồm các qui tắc khắt khe đã được đề ra để phòng ngừa, kiểm soát tiêu diệt một số bệnh não truyền nhiễm.

(b) những yêu cầu về an sinh động vật; và

(c) những yêu cầu liên quan đến việc xác định động vật và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Điều 2

Định nghĩa

Những định nghĩa sau đây sẽ áp dụng trong Qui định này:

1. các định nghĩa đề ra trong Qui định (EC) số 178/2002;

2. các định nghĩa đã đề ra trong Qui định (EC) số 852/2004;

3. các định nghĩa đã đề ra trong Phụ lục I; và

4. bất kỳ định nghĩa kỹ thuật nào có trong các Phụ lục II và III.

CHƯƠNG II

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC PHẨM

6

Page 7: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

Điều 3

Những nghĩa vụ chung

1. 1. Những người hoạt động kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các điều khoản có liên quan của các Phụ lục II và III.

2. 2. Những người hoạt động kinmh doanh thực phẩm không được dùng bất cứ chất gì khác ngoài nước uống được - hoặc, khi Qui định (EC) số 852/2004 hoặc Qui định này cho phép sử dụng, nước sạch để loại bỏ sự nhiễm bẩn trên bề mặt các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, trừ khi sử dụng các chất đã được cho phép theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2). Những người hoạt động kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ theo bất kỳ điều kiện sử dụng nào đã được thông qua dưới dạng thủ tục tương tự. Việc sử dụng một chất đã được phê duyệt không ảnh hưởng tới trách nhiệm tuân thủ theo những yêu cầu của Qui định này của người hoạt động kinh doanh thực phẩm.

Điều 4

Đăng ký và công nhận cho các doanh nghiệp

1. Những người hoạt động kinh doanh thực phẩm được phép đưa những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật đã chế biến ra thị trường trong Cộng đồng Châu Âu chỉ khi các sản phẩm này đã được chế biến trong các doanh nghiệp:

a) đáp ứng các yêu cầu có liên quan trong Qui định (EC) số 852/2004, những qui định ở các Phụ lục II và III của Qui định này và những yêu cầu khác có liên quan của luật thực phẩm; và

b) đã được cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoặc chấp thuận theo yêu cầu của đoạn 2.

2. Không tổn hại tới Điều 6(3) của Qui định (EC) số 852/2004, các doanh nghiệp xử lý những sản phẩm có nguồn gốc từ động này theo như Phụ lục III của Qui định này yêu cầu, sẽ không được hoạt động khi chưa có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo đoạn 3 của Điều này, ngoại trừ các doanh nghiệp chỉ tiến hành các hoạt động:

(a) sơ chế;

(a) vận chuyển;

(b) bảo quản các sản phẩm không đòi hỏi những điều kiện về kiểm soát nhiệt độ; hoặc

(c) các hoạt động bán lẻ khác với các hoạt động mà Qui định này áp dụng tại Điều 1(5)(b).

3. Một doanh nghiệp đệ trình để phê duyệt theo đoạn 2 sẽ không được họat động trừ khi cơ quan có thẩm quyền cho phép, theo Qui định (EC) số 854/2004 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 29/4/2004 về các qui tắc cụ thể để tổ chức kiểm soát chính thức các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm thực phẩm cho người (1):

(a) cho phép doanh nghiệp được hoạt động sau khi đến kiểm tra tại chỗ; hoặc

(a) công nhận có điều kiện cho doanh nghiệp.

___________(1) Xem trang 83 của Công báo chính thức.

4. Những người hoạt động kinh doanh thực phẩm phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền theo Qui định (EC) số 854/2004. Cụ thể là những người hoạt động kinh doanh thực phẩm đảm bảo rằng doanh nghiệp phải ngưng hoạt động nếu cơ quan có thẩm quyền thu hồi việc công nhận hoặc trong trường hợp công nhận có điều kiện thì không được kéo dài hoạt động hoặc không được công nhận

7

Page 8: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

đầy đủ.

5. Điều này sẽ không ngăn chặn doanh nghiệp đưa thực phẩm ra thị trường giữa thời điểm áp dụng Qui định này và lần thanh tra đầu tiên của cơ quan có thẩm quyền, nếu như doanh nghiệp:

(a) chịu sự công nhận theo đoạn 2 và đã đưa những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật ra thị trường theo hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu ngay trước khi áp dụng Qui định này; hoặc

(b) là dạng doanh nghiệp không cần công nhận trước khi áp dụng Qui định này.

Điều 5

Mã vệ sinh và mã nhận diện

1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm không được đưa ra thị trường một sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được sản xuất ở một doanh nghiệp có vấn đề về công nhận theo Điều 4(2) trừ khi doanh nghiệp đó có:

(a) mã vệ sinh áp dụng theo Qui định (EC) số 854/2004; hoặc

(b) khi Qui định đó không đưa ra việc áp dụng mã vệ sinh, mã nhận diện theo Phụ lục II, Phần 1 của Qui định này.

2. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm có thể sử dụng mã nhận diện cho một sản phẩm có nguồn gốc từ động vật chỉ khi sản phẩm đó được sản xuất trong các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của Điều 4 theo Qui định này.

3. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm không được tháo bỏ mã vệ sinh đã áp dụng theo Qui định (EC) số 854/2004 cho thịt trừ khi thịt này được cắt hoặc chế biến hoặc được làm theo một cách khác.

Điều 6

Các sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập từ bên ngoài Cộng đồng Châu Âu

1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật từ các nước thứ ba phải đảm bảo rằng việc nhập khẩu của họ được thực hiện chỉ khi:

(a) nước thứ ba có hàng xuất khẩu phải có tên trong danh sách các nuớc thứ ba được phép theo theo Điều 11 của Qui định (EC) số 852/2004;

(b) (i) doanh nghiệp có hàng xuất khẩu và doanh nghiệp có sản phẩm hoặc sơ chế sản phẩm này phải có tên trong danh sách các doanh nghiệp có hàng được phép xuất khẩu theo Điều 12 của Qui định (EC) số 854/2004.

(ii) đối với thịt tươi, thịt nghiền, thịt đã qua sơ chế, các sản phẩm từ thịt và MSM, sản phẩm được chế biến từ thịt trong các lò mổ và các cơ sở cắt sẻ thịt có tên trong các danh sách được công bố và cập nhật theo Điều 12 của Qui định (EC) số 854/2004 hoặc trong các doanh nghiệp đã được Cộng đồng Châu Âu phê duyệt; và

(iii) đối với nhuyễn thễ hai mảnh vỏ sống, động vật da gai, động vật có túi bao và động vật chân bụng ở biển, khu vực nuôi có tên trong danh sách lập ra theo Điều 13 của Qui định này;

(c) sản phẩm phải thỏa mãn:

(i) các yêu cầu của Qui định này, bao gồm các yêu cầu của Điều 5 về mã vệ sinh và mã nhận diện;

8

Page 9: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

(ii) các yêu cầu của Qui định (EC) số 852/2004; và

(iii) bất kỳ điều kiện nhập khẩu nào theo hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu về các kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật; và

(d) phải thoả mãn những yêu cầu tại Điều 14 của Qui định (EC) số 854/2004 liên quan đến các chứng thư và hồ sơ, khi áp dụng;

2. Khi vi phạm đoạn 1, việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản cũng có thể được thực hiện theo các điều khoản đặc biệt đã nêu trong Điều 15 của Qui định (EC) số 854/2004.3. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phải đảm bảo rằng:(a) các sản phẩm được sản xuất ra luôn sẵn sàng để kiểm soát nhập khẩu theo Chỉ thị 97/78/EC (1);(b) việc nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu của Chỉ thị 2002/99/EC (2); và(c) những hoạt động kiểm soát nhập khẩu được tiến hành ngay cả sau khi đã nhập khẩu xong theo

các yêu cầu của Phụ lục III.4. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi nhập khẩu thực phẩm có chứa cả các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và các sản phẩm đã chế biến có nguồn gốc từ động vật phải đảm bảo rằng các sản phẩm chế biến có nguồn từ động vật phải thoả mãn các yêu cầu của các đoạn từ 1 đến 3. Họ phải chứng minh rằng họ đã làm được như vậy (ví dụ, thông qua việc hồ sơ hoá hoặc chứng nhận thích hợp, mà việc chứng nhận không có trong mẫu cụ thể tại Đoạn 1(d)).

CHƯƠNG III

THƯƠNG MẠI

Điều 7

Hồ sơ1. Khi yêu cầu thực hiện theo Phụ lục II hoặc III, các nhà hoạt dộng kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng chứng thư hoặc các hồ sơ khác luôn đi kèm theo các lô hàng sản phẩm có nguồn gốc từ động vật;2. Phù hợp với thủ tục đã nêu tại Điều 12(2);

(a) các hồ sơ mẫu sẽ được thiết lập; và(b) có thể cung cấp điều khoản sử dụng các hồ sơ điện tử.

Điều 8Những cam kết đặc biệt

1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi đưa sản phẩm có nguồn gốc động vật vào thị trường Thụy Điển hoặc Phần Lan phải tuân theo các qui tắc nêu ra trong đoạn 2 về salmonella:_________________

(1) Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 97/78/EC ngày 18/12/1997 về các nguyên tắc để tổ chức kiểm tra thú y các sản phẩm vào Cộng đồng Châu Âu từ các nước thứ ba (OJ L 24, 10.1.1998, trang 9). Chỉ thị đã sửa đổi bởi Đạo luật về Bổ sung năm 2003.

(2) Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 2002/99/EC ngày 16/12/2002 về các qui tắc sức khoẻ động vật trong quá trình sản xuất, chế biến, phân phối và giới thiệu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng làm thực phẩm cho người (OJ L 18, 23.1.2003, trang 11).

(a) thịt bò và thịt lợn bao gồm thịt đã thái nhỏ, ngọai trừ thịt đã qua chế biến và MSM (thịt cắt bằng máy);

(b) thịt gia cầm của các loài sau: chim nuôi, gà tây, gà nhật, vịt và ngỗng, kể cả thịt đã thái nhỏ 9

Page 10: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

nhưng ngoại trừ thịt đã qua chế biến và MSM; và(c) trứng.

2. (a) Đối với trường hợp thịt bò, lợn và thịt gia cầm, phải lấy mẫu của các lô hàng này tại doanh nghiệp gửi hàng đi và có kết quả âm tính khi kiểm tra vi sinh vật theo hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu.

(b) Đối với trứng, các trung tâm đóng gói phải cam kết rằng trứng được lấy từ các đàn gia cầm có kết quả âm tính khi kiểm tra vi sinh vật theo hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu.

(c) Đối với trường hợp thịt bò và thịt lợn, việc xét nghiệm như đã nêu ở tiểu đoạn (a) không cần thiết phải thực hiện với các lô hàng để cung cấp cho doanh nghiệp với các mục đích thanh trùng pasteur, tiệt trùng hoặc xử lý có hiệu quả tương tự. Đối với trứng, không cần phải tiến hành xét nghiệm như đã nêu trong tiểu đoạn (b) cho các lô hàng có mục đích sản xuất ra các sản phẩm chế biến trải qua một quá trình đảm bảo loại bỏ được salmonella.

(d) Không cần phải tiến hành các xét nghiệm nêu ra ở các tiểu đoạn (a) và (b) với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ một doanh nghiệp có chương trình kiểm sóat đã được công nhận đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2), tương tự như thủ tục được phê duyệt cho Thụy Điển và Phần Lan.

(e) Trong trường hợp thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm, hồ sơ thương mại hoặc chứng thư phù hợp với mẫu do hệ thống pháp luật của Cộng đồng Châu Âu qui định đi kèm theo thực phẩm và ấn định rằng:

(i) đã thực hiện kiểm tra như đã nêu tại đoạn (a) với kết quả âm tính; hoặc

(ii) thịt sản xuất ra cho một trong các mục đich đã nêu tại tiểu đoạn (c); hoặc

(iii) thịt có nguồn từ doanh nghiệp đã nêu ra tại tiểu đoạn (d).

(f) Đối với trứng, phải có một chứng thư đi kèm theo lô hàng ấn định rằng đã tiến hành các xét nghiệm với trứng như đã nêu tại tiểu đoạn (b) với kết quả âm tính, hoặc trứng gửi đi để sử dụng theo cách đã nêu tại tiểu đoạn (c).

3. Theo thủ tục đã nêu ra tại Điều 12(2):

(a) những yêu cầu của các đoạn 1 và 2 có thể được cập nhật để xem xét cụ thể là các thay đổi theo các chương trình kiểm soát của các Quốc gia Thành viên hoặc sự thông qua các tiêu chí vi sinh vật theo Qui định (EC) số 852/2004; và

(b) những qui tắc có trong đoạn 2 mà bất kỳ thực phẩm nào đã nêu tại đoạn 1 có thể được mở rộng đến toàn bộ hoặc một phần của bất kỳ Quốc gia Thành viên nào hoặc bất kỳ vùng nào của Một Quốc gia Thành viên đã có chương trình kiểm soát tương đương với chương trình đã được thông qua cho Thuỵ Điển và Phần Lan về thực phẩm có nguồn gốc từ động vật liên quan.

4. Với các mục đích của Điều này, ‘chương trình kiểm soát’ có nghĩa là một chương trình kiểm soát đã được phê duyệt theo Qui định (EC) số 2160/2003.

CHƯƠNG IVCÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 910

Page 11: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

Các biện pháp thực hiện và các biện pháp chuyển đổi

Các biện pháp thực hiện và các sắp xếp chuyển đổi có thể được quy định theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2).

Điều 10Bổ sung và sửa đổi các Phụ lục II và III

1. Các Phụ lục II và III có thể được sửa đổi hoặc cập nhật theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2), có tính đến:(a) việc xây dựng các hướng dẫn thực hành tốt;(b) kinh nghiệm thu được từ việc thực hiện các hệ thống dựa trên HACCP theo Điều 5 của Qui định

(EC) số 852/2004; (c) những phát triển của kỹ thuật và thực tiễn thu được trong quá trình thực hiện và những mong

muốn của người tiêu dùng về thành phần thực phẩm; (d) tư vấn khoa học, nhất là những đánh giá mới về rủi ro; (e) các chỉ tiêu vi sinh vật và nhiệt độ đối với thực phẩm;(f) những thay đổi trong cách thức tiêu dùng.

2. Những điều miễn giảm tại các Phụ lục II và III có thể đảm bảo tuân thủ theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2), cho thấy chúng không gây ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của Qui định này.

3. Không làm hại đến việc đạt được các mục tiêu của Qui định này, các Quốc gia Thành Viên có thể thông qua các biện pháp quốc gia, theo các đoạn từ 4 đến 8, chấp nhận các yêu cầu đã qui định tại Phụ lục III;

4. (a) Các biện pháp quốc gia đã nêu tại đoạn 3 cần phải đạt được mục tiêu:(i) có thể tiếp tục sử dụng các phương pháp truyền thống tại bất kỳ công đoạn nào của sản

xuất, chế biến hoặc phân phối thực phẩm; hoặc(ii) xem xét những cần thiết của các doanh nghiệp thực phẩm ở những vùng gặp những trở

ngại đặc biệt về địa lý. (b) trong các trường hợp khác, chúng chỉ áp dụng vào việc xây dựng, thiết kế mặt bằng và trang

thiết bị cho các doanh nghiệp.

5. Bất kỳ mong muốn của Quốc gia Thành Viên nào nhằm thông qua các biện pháp của quốc gia như đã nêu tại đoạn 3 đều phải thông báo đến Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành Viên khác. Mỗi bản thông báo phải:

(a) cung cấp mô tả chi tiết những yêu cầu mà Quốc gia Thành Viên đó cần để được thông qua và thực chất của việc thông qua;

(b) mô tả thực phẩm và các doanh nghiệp có liên quan;(c) giải thích những lý do để thông qua, bao gồm việc cung cấp một bản tóm tắt phân tích mối

nguy và các biện pháp cần thực hiện nhằm đảm bảo rằng việc thông qua không làm tổn hại đến các mục tiêu của Qui định này; và

(d) đưa ra những thông tin liên quan khác.

6. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được thông báo như đã nêu tại đoạn 5, các Quốc gia Thành viên khác phải có ý kiến bằng văn bản gửi đến Ủy ban Châu Âu. Trong trường hợp chấp nhận như đoạn 4(b), thời hạn này có thể kéo dài thành 4 tháng, theo yêu cầu của bất kỳ Quốc gia Thành Viên

11

Page 12: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

nào. Ủy ban Châu Âu khi nhận được các ý kiến góp ý từ một hoặc nhiều Quốc gia Thành Viên, có thể xin tư vấn các Quốc gia Thành viên như đã nêu tại Điều 12(1). Theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2) Uỷ ban Châu Âu có thể dự kiến các biện pháp để tiến hành, nếu cần thiết phải theo những sửa đổi bổ sung phù hợp. Ủy ban Châu Âu có thể đề xuất các giải pháp pháp chung theo đoạn 1 hoặc 2 của Điều này.

7. Một Quốc gia Thành Viên chỉ có thể chấp nhận các biện pháp quốc gia thích ứng với những yêu cầu của Phụ lục III chỉ khi:(a) phù hợp với quyết định đã được thông qua theo đoạn 6;(b) nếu sau 1 tháng kể từ ngày hết hạn đã nêu tại đoạn 6, mà Ủy ban Châu Âu không thông báo đến

các Quốc gia Thành Viên là đã nhận được những góp ý bằng văn bản hoặc đề nghị thông qua một quyết định theo đoạn 6; hoặc

(c) theo đoạn 8.

8. Một Quốc gia Thành Viên tự họ có thể duy trì hoặc thiết lập các qui tắc của quốc gia mình theo quyền chủ động và liên quan đến các điều khoản chung của Hiệp ước:(a) không cho phép hoặc hạn chế việc đưa ra thị trường thuộc lãnh thổ của mình các sản phẩm sữa

tươi và kem nguyên liệu dùng làm thực phẩm trực tiếp cho người; hoặc (b) với sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, được phép sử dụng sữa tươi không đạt các chỉ tiêu

qui định tại Phụ lục III, Mục IX, về đếm trên đĩa và đếm tế bào sống trong sản xuất phomát ở giai đoạn già hoặc chín ít nhất là 60 ngày, và các sản phẩm sữa thu được từ việc sản xuất phomát này, cho thấy điều này không làm tổn hại đến những mục tiêu cần đạt của Qui định này.

Điều 11

Các quyết định cụ thể

Không gây tổn hại đến Điều 9 và Điều 10(1), có thể đề ra các biện pháp thực hiện hoặc các thay đổi bổ sung cho Phụ lục II hoặc III đã thông qua, theo thủ tục đã nêu tại Điều 12(2):

1. đề ra những qui tắc để vận chuyển thịt khi chúng còn ấm;

2. đối với MSM, chỉ rõ hàm lượng canxi bao nhiêu là không cao hơn đáng kể so với thịt đã thái nhỏ;

3. đề ra các biện pháp xử lý khác cho các doanh nghiệp chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống ở các vùng sản xuất B hoặc C có thể áp dụng mà không đưa vào để làm sạch hoặc nuôi lưu;

4. xác định các phương pháp thử đã được công nhận về độc tố sinh học biển ;

5. hợp tác với Phòng Thí nghiệm tham vấn có liên quan của Cộng đồng Châu Âu để đề ra các tiêu chuẩn vệ sinh bổ sung cho nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, bao gồm:

(a) các giá trị giới hạn và các phương pháp phân tích các độc tố sinh học biển khác;

(b) các thủ tục thử nghiệm virus và các tiêu chuẩn về virus; và

(c) các kế hoạch và các phương pháp lấy mẫu và mức dao động phân tích được áp dụng cho việc kiểm tra tuân thủ theo với các tiêu chuẩn vệ sinh.

6. đề ra các tiêu chuẩn vệ sinh hoặc các cách kiểm tra khi có chứng cứ khoa học cho thấy cần phải bảo vệ sức khỏe cộng đồng;

7. mở rộng Phụ lục III, Mục VII, Chương IX, với những nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống khác với 12

Page 13: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

pectinidae;8. xác định các chỉ tiêu để biết khi nào các số liệu về dịch tễ học cho biết không có mối nguy về sức

khỏe trong môi trường thủy sản như sự có mặt của ký sinh trùng và để xác định xem khi nào cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm không cần phải đông lạnh các sản phẩm thuỷ sản theo Phụ lục III, Mục VIII, Chương III, Phần D.

9. đề ra các chỉ tiêu về độ tươi và giới hạn liên quan đến histamine và đạm tổng số dễ bay hơi cho các sản phẩm thủy sản;

10.cho phép sử dụng để sản xuất một số sản phẩm sữa từ sữa nguyên liệu không đạt những chỉ tiêu đã đề ra tại Phụ lục III, Mục IX, khi xét đến kết quả đếm trên đĩa và đếm tế bào sống;

11. không gây phương hại cho Chỉ thị 96/23/EC (1), ấn định một giá trị tố đa cho phép về tổng dư lượng hỗn hợp các chất kháng sinh trong sữa nguyên liệu; và

12. để phê duyệt các quá trình tương đương trong sản xuất gelatine hoặc collagen.

Điều 12Thủ tục của Hội đồng

1. Uỷ ban Thường trực về Chuỗ sản xuất Thực phẩm và Sức khoẻ động vật sẽ trợ lý cho Uỷ ban Châu Âu.

2. Các Điều 5 và 7 của Quyết định 1999/468/EC được tham khảo để soạn thảo ra đoạn này, có xem xét đến các điều khoản của Điều 8. Thời gian cho Điều 5(6) của Quyết định 1999/468/EC được ấn định là 3 tháng.

3. Uỷ ban Châu Âu phải thông qua các Qui tắc của Thủ tục này.

Điều 13

Tư vấn của Cơ quan Thẩm quyền về An toàn Thực phẩm Châu Âu

Ủy ban Châu Âu phải tư vấn cho Cơ quan thẩm quyền về An toàn thực phẩm Châu Âu về bất kỳ vấn đề nào xảy sinh trong phạm vi của Qui định này có thể tác động đáng kể đến sức khỏe công cộng, cụ thể là, trước khi đề xuất mở rộng Phụ lục III, Mục III, áp dụng cho những loài động vật khác.

Điều 14

Báo cáo lên Nghị viện và Hội đồng Châu Âu

1. Chậm nhất là ngày 29 tháng 5 năm 2009, Ủy ban Châu Âu phải đệ trình lên bản báo cáo lên Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về những kinh nghiệm thu được trong quá trình thực hiện Qui định này.

__________(1) Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu 96/23/EC ngày 29/4/1996 về các biện pháp để theo dõi một số chất và chất thải ở các

động vật sống và các sản phẩm của động vật (OJ L 125, 23.5.1996, trang 10). Chỉ thị đã được chỉnh sửa bởi Qui định (EC) số 806/2003 (OJ L 122, 16.5.2003, trang 1).

2. Nếu có thể, Ủy ban Châu Âu cần gửi kèm theo báo cáo những đề xuất có liên quan.

Điều 15

13

Page 14: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

Qui định này có hiệu lực sau 20 ngày, kể từ ngày công bố trên Công báo của Liên minh Châu Âu.

Qui định phải được áp dụng sau 18 tháng kể từ ngày mà tất cả các đạo luật sau đây có hiệu lực:(a) Qui định (EC) số 852/2004;

(b) Qui định (EC) số 854/2004; và

(c) Chỉ thị 2004/41/EC.

Tuy nhiên, không nên áp dụng trước ngày 1 tháng 1 năm 2006.

Toàn bộ nội dung của Qui định này bắt buộc áp dụng trực tiếp tại tất cả các Quốc gia Thành Viên.

Làm tại Strasbourg, ngày 29 tháng 04 năm 2004.

Đại diện Nghị Viện Châu Âu Đại diện Hội đồng Châu Âu

Chủ tịch Chủ tịch

P. COX M. McDOWELL

___________________

PHỤ LỤC I

ĐỊNH NGHĨA

14

Page 15: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

Sử dụng cho quy định này:

1. THỊT

1.1. Thịt là phần ăn được của động vật được đề cập tại điểm 1.2 và 1.8 , bao gồm cả máu.

1.2. Động vật móng guốc thuần dưỡng là bò nuôi (bao gồm giống Bubalus và loài bò rừng), lợn, cừu, dê, động vật một móng vuốt (như ngựa, lừa…)

1.3. Gia cầm là chim nuôi, bao gồm các loài chim chưa được thuần dưỡng nhưng được nuôi như vật nuôi, trừ các loài chim chạy.

1.4. Động vật gặm nhấm là các loài thỏ nuôi, thỏ rừng, một số loài gặm nhấm.

1.5. Thú hoang dã:

- Động vật móng guốc hoang dã và gặm nhấm hoang dã cũng như những động vật hữu nhũ khác trên đất liền được săn bắn phục vụ cho con người và được coi như thú săn hoang dã được sự cho phép của luật các nước thành viên có liên quan, bao gồm động vật hữu nhũ sống vùng lãnh thổ ngăn cách, có điều kiện tự do gần giống như động vật hoang dã; và

- Các loài chim hoang dã được săn bắn phục vụ cho con người.

1.6. Thú nuôi là các loài chim chạy, động vật hữu nhũ khác được nuôi đã đề cập tại điểm 1.2

1.7. Thú hoang dã nhỏ là các loài chim và động vật gặm nhấm sống sống tự do trong tự nhiên.

1.8. Thú săn hoang dã lớn là các loài động vật hữu nhũ sống tự do trên đất liền trong tự nhiên, không bao gồm các loài đã được định nghĩa ở 1.7;

1.9. Xác gia súc là phần thân của động vật sau khi giết mổ và xử lý sơ bộ.

1.10. Thịt tươi là thịt không trãi qua bất kỳ quá trình chế biến nào khác ngoài sự ướp lạnh, đông lạnh hoặc đông lạnh nhanh, bao gồm thịt được bao gói chân không, bao gói trong môi trường được kiểm soát.

1.11. Thịt loại kém phẩm chất là thịt tươi khác với xác gia súc bao gồm cả nội tạng và máu.

1.12. Nội tạng là các cơ quan trong ngực, bụng, các hốc, khoang trong khung xương chậu ; đối với chim là khí quản, thực quản, diều.

1.13. Thịt xay là thịt bỏ xương được xay thành mảnh và chứa ít hơn 1% muối.

1.14. Thịt tách cơ học là sản phẩm thu được từ sự tách thịt (khỏi xác gia súc sau khi đã bỏ xương hoặc thân gia cầm) có sử dụng máy, kết quả làm mất đi hoặc biến đổi các cấu trúc cơ thịt.

1.15. Thịt sơ chế là thịt tươi, bao gồm cả thịt được cắt thành từng thớ, chúng có chứa các thành phần thực phẩm có thể ăn được, bột ngọt, phụ gia hoặc trải qua quá trình sơ chế làm thay đổi cấu trúc cơ thịt và kết quả làm mất đi tính chất của thịt tươi.

1.16. Lò mổ là một cơ sở được sử dụng cho giết mổ và xử lý sơ bộ động vật, thịt dùng cho người.

1.17. Cơ sở cắt thịt là cơ sở được sử dụng để loại xương hoặc cắt thịt.

1.18. Cơ sở chế biến thú săn là bất cứ cơ sở nào có sơ chế và đưa ra thị trường thú săn và thịt thú săn.

2. NHUYỂN THỂ HAI MẢNH VỎ SỐNG

2.1. ‘Nhuyễn thể hai mảnh vỏ’ là các loài nhuyễn thể lọc thức ăn nhờ lá mang.

2.2. ‘Độc tố sinh học biển’ là các chất độc được tích tụ bởi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đay là kết quả

15

Page 16: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

của việc ăn các sinh vật phù du có chứa độc tố.

2.3. ‘Huấn luyện cho quen’ là giữ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống từ các vùng thu hoạch loại A, các trung tâm làm sạch hoặc các trung tâm gửi hàng đi trong các bể chứa hoặc bất kỳ thiết bị nào có chứa nước biển sạch, hoặc ở các điểm lưu giữ tự nhiên, để loại bỏ cát, bùn hoặc chất nhờn nhằm bảo quản hoặc làm tăng chất lượng cảm quan và bảo đảm các sản phẩm trong tình trạng có sức sống tốt trước khi bao gói hoặc đóng thùng.

2.4. ‘Người thu gom’ là bất kỳ người nào thu gom nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống bằng bất kỳ phương tiện gì từ vùng thu hoạch để xử lý và đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

2.5. ‘Vùng nuôi’ là bất kỳ vùng biển, cửa sông, hoặc vùng đầm phá, có các nền đáy tự nhiên của nhuyễn thể hai mảnh vỏ hoặc các vị trí dùng để nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, và từ đó có thể bắt được nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

2.6. ‘Vùng nuôi lưu’ là bất kỳ vùng biển, cửa sông, hoặc đàm phá có ranh giới, được đánh dấu rõ ràng bằng phao, cột mốc hoặc bất kỳ phương tiện cố định khác, và dùng để làm sạch tự nhiên nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

2.7. ‘Nơi giao hàng’ là bất kỳ doanh nghiệp ở gần bờ biển hoặc xa bờ biển để tiếp nhận, nuôi nhốt cho quen, rửa, làm sạch, phân loại và bao gói các nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống thích hợp cho việc làm thực phẩm cho người.

2.8. ‘Nơi làm sạch’ là doanh nghiệp có các bể chứa nước biển sạch để giữ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống trong một thời gian cần thiết để giảm sự nhiễm bẩn làm cho chúng thích hợp cho việc làm thực phẩm cho người.

2.9. ‘Nuôi lưu’ là việc chuyển nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống đến vùng biển, đầm phá hoặc vùng cửa sông trong một thời gian cần thiết để giảm sự nhiễm bẩn làm cho chúng thích hợp cho việc làm thực phẩm cho người. Việc này không bao gồm công đoạn đặc biệt chuyển nhuyễn thể hai mảnh vỏ tới các vùng thích hợp hơn để chúng tiếp tục sinh trưởng hoặc vỗ béo.

3. CÁC SẢN PHẨM THUỶ SẢN

3.1. ‘Sản phẩm thuỷ sản’ là tất cả động vật ở biển hay ở nước ngọt (ngoại trừ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, động vật da gai sống, động vật có túi sống và các động vật chân bụng biển sống, và tất cả các động vật có vú, bò sát, ếch) không kể sống ở tự nhiên hay được nuôi và bao gồm tất cả những phần ăn được và các sản phẩm của các động vật này.

3.2. ‘Tàu chế biến’ là bất kỳ tàu, thuyền nào mà ở đó các sản phẩm thuỷ sản phải trải qua một hoặc nhiều quá trình như bao gói hoặc đóng thùng và, nếu cần thiết, có thể làm lạnh hoặc đông lạnh: philê, cắt lát, lột da, lột vỏ, nghiền, thái nhỏ hoặc chế biến.

3.3. ‘Tàu đông lạnh’ là bất kỳ tàu, thuyền nào có tiến hành đông lạnh các sản phẩm thuỷ sản, sau khi cắt tiết, bỏ đầu, bỏ ruột, nội tạng, bỏ vây và tiếp theo là bao gói hoặc đóng thùng.

3.4. ‘Tách cơ học sản phẩm thủy sản’ là bất kỳ sản phẩm nào thu được bằng cách sử dụng các phương tiện máy móc để tách thịt từ sản phẩm thuỷ sản, kết quả là làm mất đi hoặc biến đổi cấu trúc của thịt.

3.5. ‘Các sản phẩm thuỷ sản tươi’ là các sản phẩm thuỷ sản chưa chế biến, để nguyên con hay đã qua sơ chế, bao gồm cả các sản phẩm được đóng gói bằng hút chân không hoặc trong một khí quyển đã thay đổi nhưng không qua bất kỳ biện pháp xử lý nào đểcó thể bảo quản khác với làm lạnh.

3.6. ‘Các sản phẩm thuỷ sản đã sơ chế’ là các sản phẩm thuỷ sản chưa chế biến nhưng đã trải qua công đoạn làm ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn về giải phẫu của chúng, như bỏ ruột, bỏ đầu, cắt

16

Page 17: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

lát, philê và chặt nhỏ.

4. SỮA

4.1. ‘Sữa tươi’ là sữa được tạo ra từ tuyến vú của động vật nuôi, chưa qua xử lý nhiệt trên 40 oC hoặc trải qua bất kỳ sự chế biến nào có tác dộng tương đương.

4.2. ‘Cơ sở sản xuất sữa’ là cơ sở nơi mà động vật nuôi được giữ để sản xuất sữa với mục đích đưa ra thị trường tiêu thụ như thực phẩm.

5.TRỨNG

5.1. ‘Trứng’ là trứng còn vỏ (khác trứng đã bị bể, trứng ấp, trứng đã nấu chín) được gà/chim nuôi tạo ra và phù hợp hợp cho sự người tiêu thụ trực tiếp hoặc để chế biến ra các sản phẩm từ trứng.

5.2. ‘Trứng dạng dung dịch’ là trứng chưa chế biến sau khi đã bỏ vỏ.

5.3. ‘Trứng dập’ là trứng có vỏ bị hư hại nhưng không ảnh hưởng tới màng trứng.

5.4. ‘Cơ sở đóng gói’ là cơ sở nơi trứng được phân loại về chất lượng và trọng lượng.

6. ĐÙI ẾCH VÀ ỐC

6.1. ‘Đùi ếch’ là phần sau của cơ thể ếch được phân chia bởi lát cắt ngang phía sau hai chi trước và được bỏ ruột, da của loài Rana (họ Ranidae).

6.2. ‘Ốc’ là động vật chân bụng sống trên mặt đất thuộc loài Helix pomatia Linné, Helix aspersa Muller, Helix lucorum và các loài thuộc họ Achatinidae.

7. CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN

7.1. ‘Các sản phẩm thịt’ là sản phẩm chế biến thu được từ quá trình chế biến thịt hoặc từ chế biến tiếp tục những sản phẩm đó, vì thế bề mặt cắt của sản phẩm không còn các đặc tính của thịt tươi.

7.2. ‘Các sản phẩm từ sữa’ là sản phẩm chế biến từ quá trình chế biến sữa tươi hoặc trải qua quá trình chế biến tiếp tục để tạo ra các sản phẩm chế biến.

7.3. ‘Các sản phẩm của trứng’ là sản phẩm thu được từ quá trình chế biến trứng, từ các thành phần hay sự pha trộn khác của trứng hoặc từ sự chế biến tiếp tục các sản phẩm trứng đó.

7.4. ‘Các sản phẩm thuỷ sản chế biến’ là sản phẩm thu được từ quá trình chế biến các sản phẩm thuỷ sản hoặc từ sự chế biến tiếp tục để tạo ra các sản phẩm thuỷ sản chế biến.

7.5. ‘Mỡ động vật nấu chảy’ là mỡ thu được từ việc nấu chảy thịt, kể cả xương và dùng làm thực phẩm cho người.

7.6. ‘Tóp mỡ’ là phần cặn chứa protein của quá trình nấu chảy, sau khi phân tách mỡ và nước.

7.7. ‘Gelatine’ là protein hoà tan tự nhiên, dạng keo tụ hoặc không keo tụ, thu được từ sự thuỷ phân sản phẩm collagen tạo ra từ xương, da, dây chằng, gân của động vật.

7.8. ‘Collagen’ là sản phẩm có thành phần cơ bản là protein, thu được từ sự chế biến xương, dây chằng, da động vật và được sản xuất theo các yêu cầu của Qui định này.

7.9. ‘Dạ dày, bong bóng, ruột đã qua xử lý’ là dạ dày, bong bóng, ruột đã qua xử lý như ướp muối,

17

Page 18: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

gia nhiệt, hoặc làm khô sau khi có được và làm sạch.

8. CÁC ĐỊNH NGHĨA KHÁC

8.1. ‘Các sản phẩm có nguồn gốc động vật’ có nghĩa:- là thực phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm cả mật ong và máu;- là nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, động vật da gai sống, động vật có túi bao sống, động vật chân

bụng sống làm thực phẩm cho người.- những động vật khác được dùng để sơ chế với ý định cung cấp sống cho người tieu thụ cuối

cùng.

8.2. ‘Bán buôn’ là việc kinh doanh thực phẩm bao gồm một số đơn vị riêng lẻ cùng sử dụng chung hệ thống thiết bị và khu vực để tại đó bán thực phẩm đến các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm.

PHỤ LỤC II

CÁC YÊU CẦU LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT

18

Page 19: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

MỤC 1: MÃ/ MÁC NHẬN DIỆN

Theo yêu cầu phù hợp với Điều 5 hoặc 6, và liên quan đến các điều khoản của Phụ lục III, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật có mã nhận diện được áp dụng tuân thủ theo các điều khoản sau đây.

A. ỨNG DỤNG CỦA MÃ NHẬN DIỆN

1. Mã nhận diện phải được gắn lên sản phẩm trước khi chúng rời khỏi doanh nghiệp.

2. Tuy nhiên một mã mới không nhất thiết phải áp dụng cho một sản phẩm trừ khi việc bao gói và/hoặc đóng thùng sản phẩm làm mất mã này hoặc sản phẩm được chế biến tiếp tục ở một doanh nghiệp khác, trong trường hợp này mã nhận diện mới cần thể hiện mã số phê duyệt của doanh nghiệp đó.

3. Không cần áp dụng mã nhận diện này cho cho trứng vì Qui định (EC) số 1907/90 (1) đã đề ra những yêu cầu có liên quan đến việc ghi nhãn hoặc mã hoá.

4. Theo Điều 18 của Qui định (EC) số 178/2002, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải có các hệ thống và thủ tục để xác định các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm đã nhận từ ai và họ đã phân phối đến ai các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

B. HÌNH THỨC CỦA MÃ NHẬN DIỆN

5. Mã phải rõ ràng, không thể tẩy xoá và kí tự phải dễ dàng đọc được. Mã này phải thể hiện rõ ràng cho các cơ quan có thẩm quyền nhận biết.

6. Mã phải thể hiện tên của quốc gia nơi mà doanh nghiệpđặt trụ sở, nó có thể được viết ở dạng đầy đủ hoặc bằng mã hai ký tự theo tiêu chuẩn ISO có liên quan. Tuy nhiên, đối với các Quốc gia Thành Viên, các mã dạng này được ấn định là AT, BE, DE, DK, ES, FI, FR, GR, IE, IT, LU, NL, PT, SE và UK. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm có thể sử dụng tiếp tục các hàng hoá và thiết bị mà họ đã đặt hàng trước khi Qui định này có hiệu lực và phải dừng lại khi đã bán hết hoặc có yêu cần thay thế.

7. Mã này phải hiển thị mã số của doanh nghiệp đã được phê duyệt. Nếu một doanh nghiệp sản xuất ra cả hai loại thực phẩm. một loại bị điều chỉnh bởi Qui định này và loại kia thì không, thì nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm đó có thể dùng cùng một mã nhận diện cho cả hai loại thực phẩm.

8. Khi áp dụng trong một doanh nghiệp đặt trụ sở trong Cộng đồng Châu Âu, mã hiệu này phải có hình oval và có các chữ viết tắt CE, EC, EF, EG, EK hoặc EY.

__________(1) Qui định của Hội đồng Châu Âu (EEC) số 1909/90 ngày 29/6/1990 về một số tiêu chuẩn marketing cho trứng (OJ L 173, 6.7.1990, trang 5). Qui định đã được sửa bởi Qui định (EC) số 2052/2003 (OJ L 305, 22.11.2003, trang 1).

C. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH DẤU

9. Tuỳ theo việc trình bày của các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật khác nhau mà mác có thể thể gắn trực tiếp trên sản phẩm, trên bao bì, bao gói hoặc được in lên nhãn dán lên sản phẩm, bao bì hoặc bao gói. Mã cũng có thể là nhãn dạng thẻ cố định làm bằng vật liệu bền vững.

19

Page 20: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

10. Trong trường hợp thùng có chứa thịt vụn hoặc kém phẩm chất, mã phải là dạng nhãn cố định kiện hàng hoặc in lên thùng, với cách thức này mã sẹ bị phá hủy khi thùng bị mở ra. Tuy nhiên, điều này thì không cần thiết nếu quá trình mở phá huỷ mã này. Khi bao gói của sản phẩm có mục đích bảo vệ sản phẩm như bao bì thì nhãn có thể được dán lên bao gói của sản phẩm.

11. Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được đặt trong các thùng vận chuyển hoặc trong các kiện hàng lớn dùng để xử lý, chế biến, bao gói hoặc đóng gói tại một cơ sở khác, thì có thể gắn mã lên bề mặt ngoài của thùng hoặc kiện hàng.

12. Trong trường hợp sản phẩm dạng lỏng, dạng hạt hoặc dạng bột có nguồn gốc từ động vật được vận chuyển ở dạng thùng lớn và sản phẩm thủy sản được vận chuyển ở dạng thùng lớn thì không cần thiết phải có mã nhận diện nếu các hồ sơ đi kèm có những thông tin chi tiết qui định tại các điểm 6, 7 và 8.

13. Khi các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được chứa trong các thùng để cung cấp trực tiếp đến tay người tiêu dùng thì chỉ yêu cầu gắn mã nhận diện lên bề ngoài của thùng.

14. Khi mã nhận diện áp dụng trực tiếp cho các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, các màu sử dụng phải được phép phù hợp với các qui tắc của Cộng đồng Châu Âu về việc sử dụng các chất màu thực phẩm.

MỤC II: MỤC TIÊU CỦA CÁC THỦ TỤC DỰA TRÊN HACCP

1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm điều hành các lò mổ phải đảm bảo các thủ tục mà họ tiến hành phù hợp với các yêu cầu chung của Điều 5 Qui định (EC) số 852/2004 đáp ứng các yêu cầu về việc phân tích mối nguy và các yêu cầu cụ thể được liệt kê tại điểm 2.

2. Thủ tục phải phải đảm bảo rằng từng con vật hoặc, phù hợp hơn, từng lô động vật tiếp nhận vào lò mổ phải:

(a) được nhận diện một cách thích đáng;(b) được đi kèm với các thông tin có liên quan từ nơi đến như đã nêu tại Mục III.(c) không đến từ một nơi hoặc một vùng bị cấm hay hạn chế vận chuyển động vật vì các lý do

sức khoẻ động vật hay sức khoẻ công cộng trừ khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.(d) sạch (e) khoẻ mạnh, cho tận đến người hoạt động kinh doanh thực phẩm có thể đánh giá được, và(f) trong tình trạng tốt về an sinh động vật khi vận chuyển đến lò mổ.

3. Trong trường hợp không tuân thủ đúng theo bất cứ yêu cầu nào được nêu ra tại điểm 2, nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải thông báo cho cơ quan thú y nhà nước và tiến hành các biện pháp thích hợp.

MỤC III: THÔNG TIN VỀ CHUỖI SẢN XUẤT THỰC PHẨM

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm điều hành các lò mổ khi cần thiết phải yêu cầu, tiếp nhận, kiểm tra và hành động theo thông tin về chuỗi sản xuất thực phẩm như đã thiết lập ở Mục này đối với tất cả các động vật, trừ thú hoang dã được gửi vào cơ sở giết mổ.

1. Chủ cơ sở giết mổ không được tiếp nhận động vật vào cơ sở mổ trừ khi họ thu nhận được những thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm bao gồm lý lịch nuôi được lưu giữ tại cơ sở nuôi phù hợp với Quy chế 852/2004 EC.

2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ trước khi động vật được đưa

20

Page 21: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

đến lò mổ trừ khi trường hợp được đề cập ra tại điểm 7.

3. Bao gồm thông tin liên quan về an toàn thực phẩm đề cập tại điểm 1, cụ thể:

(a) tình trạng lý lịch của hộ nuôi hoặc tình trạng sức khỏe của vật nuôi trong vùng.(b) tình sức khoẻ của động vật,(c) các sản phẩm thuốc thú y hoặc các biện pháp điều trị khác trên vật nuôi trong giai đoạn

thuốc đào thải hơn 0, cùng với hạn sử dụng và thời gian đào thải chúng;

(d) các bệnh xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến sự an toàn của thịt. (e) nếu thông tin phù hợp để bảo vệ cho sức khoẻ cộng đồng, thì kết quả là bất kỳ phép phân

tích nào được thực hiện trên mẫu lấy từ động vật hoặc các mẫu khác được lấy để chẩn đoán bệnh có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thịt, bao gồm các mẫu lấy trong chương trình giám sát và kiểm soát động vật và dư lượng tồn lưu.

(f) các báo cáo liên quan trước đây về việc kiểm tra động vật truớc và sau khi chết từ hộ nuôi, cụ thể là những báo cáo của nhân viên thú y.

(g) dữ liệu sản xuất ,có thể chỉ ra những dịch bệnh ở hiện tại (h) tên và địa chỉ của bác sỹ tư nhân chăm sóc hộ nuôi.

4. (a) Tuy nhiên các chủ cơ sở giết mổ không cần thiết cung cấp:

(i) thông tin được nêu ra tại điểm 3 (a), (b), (f) và (h) nếu chủ cơ sở có kiến thức về các thông tin đó (ví dụ: thông suốt tiêu chuẩn hoặc sự sắp xếp theo hệ thống việc bảo đảm chất lượng); hoặc

(ii) thông tin được nêu ra tại điểm 3(a), (b), (f) và (g) nêu nhà sản xuất tuyên bố là không có thông tin liên quan để báo cáo.

(b) Thông tin cung cấp không cần thiết trích ra chi tiết từng chữ một từ bản ghi chép lý lịch tại nơi nuôi. Nó có thế được cung cấp bằng các số liệu điện tử hoặc các biểu mẫu của nhưng xtiêu chuẩn được tuyên bố và được ký xác nhận bởi nhà sản xuất.

5. Các nhà kinh doanh thực phẩm quyết định chấp nhận động vật vào khu vực giết mổ sau khi đánh giá chuỗi thông tin về thực phẩm mà có giá trị đối với bác sĩ thú y nhà nước và không có sự ngăn cản nào, trừ các trường hợp được đề cập tại điểm 7, không ít hơn 24 giờ trước khi động vật hoặc lô động vật được đưa tới. Các nhà kinh doanh thực phẩm phải thông báo với bác sĩ thú y nhà nước các thông tin liên quan đến vệ sinh của động vật trước khi kiểm tra trước khi chết của động vật.

6. Nếu bất kỳ động vật nào đên nhà giết mổ không có chuỗi thông tin về thực phẩm, chủ cơ sở phải lập tức thông báo cho bác sĩ thú y nhà nước. Sự giết mổ động vật có thể không được tiến hành cho đến khi được bác sĩ thú y nhà nước cho phép.

7. Nếu cơ quan chức năng cho phép, chuỗi thông tin về thực phẩm có thể đi kèm với động vật đến lò mổ ít hơn 24 giờ, trong trường hợp:

(a) lợn, gia cầm hoặc thú săn nuôi trãi qua việc kiểm tra trước khi chết tại cơ sở nuôi, nếu có chứng nhận đi kèm của bác sĩ thú y chứng tỏ đã kiểm tra động vật tại cơ sở nuôi và thấy chúng hoàn toàn khoẻ mạnh

(b) động vật có một móng nuôi

(c) động vật được giết mổ khẩn cấp, nếu có ý kiến của bác sĩ thú y ghi nhận tán thành kết quả việc kiểm tra trước khi chết đi kèm vói chúng; và

(d) động vật không được đưa trực tiếp từ cơ sở nuôi đến nhà giết mổ, chủ cơ sở giết mổ phải 21

Page 22: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

đánh giá các thông tin có liên quan. Nếu họ chấp nhận đưa động vật vào giết mổ, họ phải đưa các tài liệu được đề cập tại điểm (a) và (c) cho bác sĩ thú y nhà nước. Việc giết mổ và bày biện của sản phẩm không thể tiến hành cho tới khi được bác sĩ thú y nhà nước cho phép.

8. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm kiểm tra giấy tờ đi kèm với động vật một móng để chắc chắn là chúng được dự định để giết mổ làm thực phẩm cho người. Nếu họ chấp nhận đưa vào giết mổ họ phải trình giấy tờ trên cho bác sĩ thú y nhà nước.

PHỤ LỤC IIICẮC YÊU CẦU ĐẶC BIỆT

22

Page 23: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

MỤC VII: NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ SỐNG

1. Mục này áp dụng cho các động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống. Ngoại trừ các điều khoản về làm sạch, mục này cũng áp dụng cho động vật da gai, động vật có túi bao và động vật chân bụng ở biển còn sống.

2. Các Chương I đến VIII áp dụng cho động vật thu hoạch từ các vùng nuôi mà cơ quan có thẩm quyền đã phân loại theo Qui định (EC) số 854/2004. Chương IX áp dụng cho họ pectinidae thu hoạch ở bên ngoài các vùng này.

3. Các Chương V, VI, VII và IX và điểm 3 của Chương VII áp dụng cho bán lẻ.

4. Những yêu cầu của Mục này bổ sung cho những yêu cầu đã nêu ra trong Qui định (EC) số 852/2004:

(a) trong trường hợp các hoạt động diễn ra trước khi động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống đến nơi giao hàng hoặc nơi làm sạch, cần bổ các yêu cầu của Phụ lục I cho Qui định này.

(b) với các hoạt động khác, cần bổ các yêu cầu của Phụ lục II cho Qui định này.

CHƯƠNG I: YÊU CẦU CHUNG VỀ VIỆC ĐƯA ĐỘNG VẬT NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ SỐNG RA THỊ TRƯỜNG

1. Động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống không được đưa ra thị trường bán lẻ ngoại trừ đã qua cơ sở giao nhận hàng, tại đây nhuyễn thể phải được gắn mã nhận diện theo Chương VII.

2. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm chỉ có thể chấp nhận các mẻ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống khi các yêu cầu về hồ sơ đã nêu ở các điểm 3 đến 7 đã được tuân thủ.

3. Bất cứ khi nào nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm vận chuyển một mẻ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống giữa các doanh nghiệp, kể cả đến nơi giao nhận hoặc một doanh nghiệp chế biến đều cần có hồ sơ đăng ký đi kèm.

4. Hồ sơ đăng ký phải có ít nhất một ngôn ngữ chính thức của Quốc gia Thành viên, nơi mà doanh nghiệp nhận đóng trụ sở và phải chứa ít nhất các thông tin cụ thể bên dưới.

a) Trong trường hợp mẻ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống đến từ vùng thu hoạch, hồ sơ đăng ký phải chứa các thông tin sau:i) nhận dạng và địa chỉ của người thu gom;ii) ngày thu hoạch;iii) vị trí của vùng thu hoạch được mô tả càng chi tiết càng tốt hoặc bằng một mã số;iv) tình trạng vệ sinh của khu vực thu hoạch;v) tên loài nhuyễn thể và số lượng; vàvi) nơi đến của mẻ nhuyễn thể.

b) Trong trường hợp nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống được gửi đến từ vùng nuôi lưu, hồ sơ đăng ký phải có ít nhất những thông tin đã nêu ở mục (a) và thông tin sau đây:i) địa điểm của vùng nuôi lưu; vàii) thời gian nuôi lưu.

c) Đối với trường hợp mẻ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống được gửi đến từ nơi làm sạch, hồ sơ đăng ký phải có ít nhất những thông tin đã nêu ở mục (a) và thông tin sau đây:

23

Page 24: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

i) địa chỉ của nơi làm sạch; ii) thời gian làm sạch; và iii) ngày tháng mà mẻ nhuyễn thể hai mảnh vỏ đưa vào và ra nơi làm sạch.

5. Người hoạt động kinh doanh thực phẩm gửi các mẻ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải điền đầy đủ các mục trong hồ sơ đăng ký sao cho dễ đọc và không bị sửa chữa. Người hoạt động kinh doanh thực phẩm khi tiếp nhận các mẻ nhuyễn thể phải đóng dấu lên hồ sơ ngày nhận mẻ nhuyễn thể hoặc ghi ngày tiếp nhận bằng cách khác.

6. Người hoạt động kinh doanh thực phẩm phải lưu giữ bản sao của hồ sơ đăng ký liên quan đến từng mẻ nhuyễn thể đã gửi đi và tiếp nhận ít nhất là 12 tháng sau khi giao hoặc nhận (hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể chỉ định thời gian lưu trữ dài hơn).

7. Tuy nhiên, nếu:a. người thu gom nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống cũng điều hành cả nơi giao nhận hàng, nơi làm

sạch, vùng nuôi lưu hoặc doanh nghiệp chế biến tiếp nhận nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống; và b. chỉ có một cơ quan có thẩm quyền giám sát tất cả các doanh nghiệp có liên quan,

khi đó các hồ sơ đăng ký là không cần thiết nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép.

CHƯƠNG II: CÁC YÊU CẦU VỆ SINH ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ THU HOẠCH NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ SỐNG

A. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VÙNG NUÔI

1. Những nguời thu gom chỉ thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống từ các vùng nuôi có địa điểm và ranh giới cố định đã được cơ quan có thẩm quyền phân loại, nơi có điều kiện có sự hợp tác với các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm, phân thành hạng A, B, hoặc C theo Qui định (EC) số 854/2004.

2. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm có thể đưa nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống thu gom từ các vùng nuôi hạng A ra thị trường cho người tiêu dùng sử dụng trực tiếp, chỉ khi nào đáp ứng được các yêu cầu của Chương V.

3. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm có thể đưa nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống thu gom từ các vùng nuôi hạng B ra thị trường cho người tiêu dùng sử dụng chỉ sau khi đã qua xử lý tại nơi làm sạch hoặc sau khi nuôi lưu.

4. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm có thể đưa nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống thu gom từ các vùng nuôi hạng C ra thị trường cho người tiêu dùng sử dụng chỉ sau khi đã nuôi lưu một thời gian dài theo Phần C của Chương này.

5. Sau khi làm sạch hoặc nuôi lưu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống từ các vùng nuôi hạng B hoặc C đáp ứng tất cả các yêu cầu của Chương V. Tuy nhiên, nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống từ các cùng này không được nuôi lưu hoặc làm sạch có thể chuyển đến nhà máy chế biến, ở đó chúng sẽ qua xử lý để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh (nếu có thể, sau khi loại bỏ cát, bùn hoặc nhớt bẩn trong cùng một doanh nghiệp hoặc tại một doanh nghiệp khác). Các phương pháp xử lý được phép là:

a) thanh trùng trong các thùng hàn kín; vàb) xử lý nhiệt:

i) nhúng trong nước sôi với thời gian đủ để nhiệt độ bên trong thịt nhuyễn thể không dưới

24

Page 25: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

900C và duy trì nhiệt độ tối thiểu này trong khoảng thời gian không dưới 90 giây;ii) luộc từ 3 đến 5 phút trong không gian kín ở nhiệt độ từ 120 – 1600C và áp suất từ 2 đến 5

kg/cm2, sau đó tách vỏ và đông lạnh sao cho thịt nhuyễn thể đạt nhiệt độ -200C; vàiii) hấp bằng áp lực hơi nước trong không gian kín đáp ứng các yêu cầu về thời gian luộc và

nhiệt độ bên trong thịt nhuyễn thể đã đề cập ở khoản (i). Phải sử dụng phương pháp xác nhận. Các thủ tục dựa trên các nguyên tắc của HACCP phải được sử dụng đế thẩm tra sự phân bố đồng nhất của áp suất.

6. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm không được nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống trong hoặc thu hoạch chúng từ các vùng mà cơ quan có thẩm quyền chưa xếp hạng hoặc ở những vùng không phù hợp về các lý do vệ sinh. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải quan tâm đến những thông tin có liên quan về các vùng thích hợp để nuôi và thu hoạch, kể cả những thông tin thu được từ việc tự kiểm tra và từ cơ quan chức năng. Họ sẽ phải sử dụng thông tin này, nhất là thông tin về môi trường và các điều kiện thời tiết, để có những xử lý thích hợp cho các mẻ thu hoạch.

B. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH

Khi thu hoạch hoặc xử lý nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống ngay sau khi thu hoạch các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ các quy định sau.

1. Kỹ thuật thu hoạch và xử lý tiếp theo không làm nhiễm bẩn thêm hoặc làm tổn thương đáng kể vỏ hoặc mô của nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống hoặc gây ra những thay đổi đáng kể làm ảnh hưởng đến sự thích hợp để xử lý bằng làm sạch, chế biến hoặc nuôi lưu. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải:

a) bảo vệ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống khỏi các tác động làm dập nát, trầy sướt hoặc chấn động;b) không để nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp;c) không được nhúng lại nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống vào nước có thể gây ra nhiễm bẩn bổ

sung; vàd) nếu mang ra nuôi cho quen ở các khu vực tự nhiên thì chỉ sử dụng các khu vực mà cơ quan có

thẩm quyền đã xếp hạng là hạng A.

2. Các phương tiện vận chuyển phải cho phép thoát nước hiệu quả, được trang bị để đảm bảo những điều kiện sống tốt nhất có thể và giúp bảo vệ có hiệu quả không bị nhiễm bẩn.

C. CÁC YÊU CẦU VỀ NUÔI LƯU NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ SỐNG

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi nuôi lưu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm chỉ có thể sử dụng những khu vực mà cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt để nuôi lưu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống. Sử dụng phao, cọc hoặc các phương tiện cố định khác để xác định ranh giới của các vị trí này. Phải thiết lập khoảng cách tối thiểu giữa các vùng nuôi lưu với nhau và giữa các vùng nuôi lưu với các vùng nuôi khác, để giảm thiểu rủi ro của việc lây nhiễm.

2. Các điều kiện để nuôi lưu phải đảm bảo các điều kiện tối ưu về làm sạch, cụ thể các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải:a) sử dụng các kỹ thuật xử lý nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống dự định đưa vào nuôi lưu để giúp

hoạt động ăn theo hình thức lọc của nhuyễn thể được sử dụng trở lại sau khi đưa chúng vào 25

Page 26: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

môi trường nước tự nhiên;b) không nuôi lưu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống ở mật độ gây cản trở sự làm sạch;c) tại khu vực nuôi lưu, ngâm nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống vào nước biển ở khu vực nuôi lưu,

trong nhiệt độ nước, với khoảng thời gian có thể ít nhất là hai tháng ngoại trừ có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền cho phép ngắn hơn dựa trên kết quả phân tích nguy cơ của nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm; và

d) đảm bảo sự tách biệt cần thiết của các điểm nuôi trong một vùng nuôi lưu nhằm ngăn chặn khả năng lẫn lộn giữa các mẻ nuôi lưu; phải sử dụng hệ thống ‘tất cả vào tất cả ra’ để không thể mang một mẻ nuôi mới vào trước khi mang toàn bộ mẻ cũ ra.

3. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi quản lý các vùng nuôi lưu phải ghi chép thường xuyên về nguồn gốc của các nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, thời gian nuôi lưu, các vùng nuôi lưu đã sử dụng và nơi đến sắp tới của mẻ nhuyễn thể sau khi nuôi lưu để phục vụ cho công tác thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.

CHƯƠNG III: CÁC YÊU CẦU VỀ CẤU TRÚC CỦA CÁC NƠI GIAO NHẬN VÀ LÀM SẠCH

1. Vị trí của các nơi này phải không bị ngập khi thủy triều lên hoặc bị ngập do các vùng xung quanh.

2. Các bể và các vật chứa nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:a) bề mặt bên trong phải nhẵn, bền, không thấm và dễ làm sạch;b) có cấu trúc sao cho có thể tháo cạn nước hoàn toàn;c) nước vào phải ở vị trí sao cho tránh làm bẩn nguồn nước cấp.

3. Hơn nữa, ở các nơi làm sạch, các bể làm sạch phải phù hợp về thể tích và loại sản phẩm cần được làm sạch.

CHƯƠNG IV: CÁC YÊU CẦU VỆ SINH ĐỐI VỚI CÁC NƠI LÀM SẠCH VÀ GIAO NHẬN

A. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC NƠI LÀM SẠCH

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi làm sạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

1. Trước khi tiến hành làm sạch, phải rửa sạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống để loại bỏ bùn và các mảnh bảm tích tụ bằng nước sạch.

2. Hoạt động của hệ thống làm sạch phải cho phép nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống nhanh chóng hồi phục và duy trì được hoạt động ăn bằng cách lọc, cho phép loại bỏ chất thải bẩn, không được tái nhiễm và có khả năng sống ở điều kiện thích hợp sau khi làm sạch để đóng gói, bảo quản và vận chuyển trước khi đưa ra thị trường.

3. Lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống được làm sạch phải không vượt quá công suất của nơi làm sạch. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải được làm sạch liên tục trong một thời gian đủ để tuân thủ theo các tiêu chuẩn vệ sinh ở Chương 5 và chỉ tiêu vi sinh vật đã thông qua theo Qui định (EC) số 852/2004.

4. Đối với bể làm sạch chứa một số mẻ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, các mẻ này phải của cùng một loài và thời gian để làm sạch phải dựa trên thời gian của mẻ có yêu cầu về thời gian làm sạch dài nhất.

5. Các thùng chứa dùng để giữ nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống trong các hệ thống làm sạch phải có cấu trúc cho phép nước biển sạch chảy qua. Độ dày của các lớp nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống

26

Page 27: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

không gây cản trở nhuyễn thể mở vỏ trong quá trình làm sạch.

6. Không được giữ giáp xác, cá hoặc các loài thủy sản biển khác trong bể làm sạch đang xử lý nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống.

7. Mỗi kiện nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống đã được làm sạch chuyển đến nơi giao nhận hàng phải có nhãn xác nhận rằng tất cả nhuyễn thể đã được làm sạch.

B. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC NƠI GIAO NHẬN HÀNGCác nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi hoạt động ở các nơi giao nhận hàng phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

1. Việc xử lý nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống, cụ thể là nuôi luyện cho quen, định cỡ, bao gói và đóng gói phải không gây ra nhiễm bẩn cho sản phẩm hoặc ảnh hưởng đến khả năng sống của nhuyễn thể.

2. Trước khi giao nhận, vỏ của nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải được rửa sạch bằng nước sạch.

3. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải đến từ:a) vùng nuôi hạng A;b) vùng nuôi lưu;c) vùng làm sạch; hoặc d) nơi giao nhận khác.

4. Các yêu cầu tại điểm 1 và 2 cũng được áp dụng cho các cơ sở làm sạch trên tàu. Nhuyễn thể đã được xử lý ở các cơ sở này cũng phải đến từ vùng nuôi đạt hạng A hoặc vùng nuôi lưu.

CHƯƠNG V: CÁC TIÊU CHUẨN VỆ SINH CHO NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ SỐNG

Ngoài việc đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu vi sinh vật theo Qui định (EC) số 852/2004, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống đưa ra thị trường dùng làm thực phẩm cho người phải đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra tại Chương này.

1. Chúng phải có các đặc điểm về cảm quan, liên quan đến độ tươi và khả năng sống, bao gồm vỏ nhuyễn thể không còn bẩn, có khả năng phản ứng lại khi gõ vào và có đủ chất dịch bên trong vỏ bình thường.

2. Chúng không có độc tố sinh học biển (phân tích nguyên con hoặc ở bất cứ bộ phận nào ăn được tách biệt) vượt quá các giới hạn sau:

a) độc tố gây liệt cơ (PSP), 800µg/kg;b) độc tố gây mất trí nhớ (ASP) 20mg domoic acid/kg;c) đối với okadaic acid, dinophysistoxin và pectenotoxin, 160 µg tương đương okadaic acid/ kg; d) đối với yessotoxin, 1mg yessotoxin tương đương /kg, vàe) đối với azzaspiracid, 160 µg azzaspiracid tương đương/ kg.

CHƯƠNG VI: BAO GÓI VÀ ĐÓNG GÓI NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ SỐNG

1. Đối với sò, bao gói hoặc đóng gói sao cho phần lõm của vỏ có hướng xuống dưới.2. Những gói nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống cho người tiêu dùng riêng lẻ phải kín và giữ kín trước khi

rời nơi giao hàng và cho đến khi bày bán tới người tiêu dùng cuối cùng.

27

Page 28: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

CHƯƠNG VII: MÃ NHẬN DIỆN VÀ DÁN NHÃN

1. Nhãn, bao gồm cả mã nhận diện, phải không được thấm nước.

2. Ngoài các yêu cầu chung àê các mã nhận diện đã có ở Phụ lục II, Mục I, các thông tin sau phải hiện diện trên nhãn:

a) tên của loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (tên thường gọi và tên khoa học); vàb) ngày đóng gói, ít nhất phải có ngày và tháng.Nếu vi phạm Chỉ thị 2000/13/EC, ngày tháng tồn tại tối thiểu có thể thay thế bằng “những động vật này phải còn sống khi bán”.

3. Người bán lẻ phải giữ nhãn đính kèm với bao bì động vật nhuyễn thể sống (không phải là gói sản phẩm cho từng người tiêu dùng) ít nhất là 60 ngày sau khi đã lấy các gói hàng ra.

CHƯƠNG VIII: CÁC YÊU CẦU KHÁC

1. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi bảo quản và vận chuyển nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải đảm bảo giữ chúng ở nhiệt độ không gây ảnh hưởng bất lợi đến an toàn thực phẩm hoặc khả năng sống của chúng.

2. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống không được nhúng lại vào hoặc phun nước sau khi chúng đã được đóng gói để bán lẻ và rời khỏi nơi giao nhận hàng.

CHƯƠNG IX: CÁC YÊU CẦU ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI HỌ PECTINIDAE THU HOẠCH Ở NGOÀI CÁC VÙNG NUÔI ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi thu hoạch Pectinidae ở bên ngoài các vùng nuôi đã được xếp hạng hoặc khi xử lý chúng phải tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:1. Không được đưa Pectinidae ra thị trường trừ khi chúng được thu hoạch và xử lý theo Chương II,

Phần B và đạt các tiêu chuẩn đã đề ra tại Chương V, như đã chứng minh bởi hệ thống tự kiểm tra.2. Hơn nữa, những dữ liệu thu được từ các chương trình giám sát chính thức mà cơ quan có thẩm

quyền dùng để xếp hạng các ngư trường- khi có thể sẽ kết hợp với các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm- các điều khoản tại Chương II, Phần A áp dụng tương tự cho pectinidae.

3. Không được đưa Pectinidae ra thị trường tiêu thụ ngoại trừ đã qua các cơ sở bán đấu giá thuỷ sản, cơ sở giao nhận hàng hoặc một doanh nghiệp chế biến. Khi xử lý pectinidae, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm ở các doanh nghiệp này phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền và về phần các cơ sở giao nhận hàng phải tuân theo các yêu cầu có liên quan của các Chương III và IV.

4. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi xử lý pectinidae phải tuân thủ:(a) những yêu cầu về hồ sơcủa Chương I, các điểm 3 đến 7. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký

phải thể hiện rõ địa điểm thu hoạch pectinidae; hoặc

(b) về việc đóng gói và bao gói pectinidae nếu việc bao gói cho ra các sản phẩm tương tự như đóng gói thì theo các yêu cầu của Chương VII về mác nhận diện và dán nhãn.

MỤC VIII: CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

28

Page 29: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

1. Mục này không áp dụng cho nhuyễn thể hai mảnh vỏ, động vật da gai, động vật có túi bao và động vật chân bụng ở biển trong tình trạng còn sống khi bán ra thị trường. Ngoại trừ Chương I và II, Mục này áp dụng cho những động vật đưa ra tiêu thụ trong tình trạng không còn sống, trong trường hợp này phải đáp ứng theo Mục VII.

2. Chương III, các Phần A, C và D, Chương IV và V áp dụng cho người bán lẻ.3. Các yêu cầu của Mục này bổ sung cho các yêu cầu đã đề ra trong Qui định (EC) số 852/2004:

(a) đối với các doanh nghiệp bao gồm tàu có hoạt động sơ chế và các hoạt động liên quan cần bổ sung các yêu cầu tại Phụ lục I của Qui định đó.

(b) đối với các ddoanh nghiệp khác, bao gồm cả tàu, bổ sung các yêu cầu tại Phụ lục II của Qui định đó.

4. Liên quan đến các sản phẩm thủy sản:(a) sản phẩm sơ chế bao gồm việc nuôi, khai thác và thu thập các sản phẩm động vật sống với

mục đích đưa chúng ra thị trường; và

(b) liên quan đến các hoạt động sau đây, nếu tiến hành trên các tàu đánh cá : giết mổ, lấy máu, bỏ đầu, bỏ nội tạng, lấy vây, bảo quản lạnh và bao gói; chúng cũng bao gồm:(i) vận chuyển và bảo quản các sản phẩm thủy sản mà bản chất của chúng không bị thay đổi

đáng kể, bao gồm các sản phẩm thủy sản sống, các trang trại cá trên mặt đất; và(ii) vận chuyển các sản phẩm thủy sản mà bản chất của chúng không bị thay đổi đáng kể, bao

gồm các sản phẩm thủy sản sống, từ nơi sản xuất đến nơi đến đầu tiên của doanh nghiệp.

CHƯƠNG I: CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÀU CÁ

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng:1. các tàu sử dụng để khai thác thủy sản từ môi trường tự nhiên của chúng, hoặc để sơ chế hoặc chế

biến chúng sau khi khai thác, phải tuân thủ theo các yêu cầu về cấu trúc và thiết bị đã đề ra trong Phần I; và

2. các hoạt động diễn ra trên tàu phải phù hợp với các qui tắc đã đề ra tại Phần II.

1. CÁC YÊU CẦU VỀ CẤU TRÚC VÀ THIẾT BỊ

A. Yêu cầu cho tất cả các loại tàu

1. Tàu phải được thiết kế và có cấu trúc sao cho không gây nhiễm bẩn cho các sản phẩm từ đáy tàu, rác bẩn, khói, dầu nhớt, dầu máy, dầu bôi trơn hoặc các chất bẩn khác.

2. Bề mặt tiếp xúc với các sản phẩm thủy sản phải là vật liệu bền- không bị ăn mòn, nhẵn và dễ làm vệ sinh. Bề mặt ngoài phải bền và không độc.

3. Thiết bị và vật dụng dùng trong các hoạt động liên quan đến các sản phẩm thủy sản phải được làm bằng vật liệu nhẵn, không ăn mòn, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

4. Khi tàu lấy nước vào sử dụng cho các sản phẩm thủy sản, vị trí lấy phải phù hợp tránh làm nhiễm bẩn ngưồn nước cấp.

B. Yêu cầu đối với các tàu được thiết kế và trang bị để bảo quản các sản phẩm thủy sản tươi với thời gian lâu hơn 24 giờ

1. Các tàu được thiết kế và trang bị để bảo quản các sản phẩm thủy sản với thời gian lâu hơn 24 giờ phải được trang bị khoang, thùng chứa hoặc bể chứa để bảo quản các sản phẩm thủy sản ở các nhiệt độ qui định tại Chương VII.

29

Page 30: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

2. Các khoang chứa phải tách biệt với khoang chứa động cơ của tàu và các khoang của thủy thủ đoàn đủ để ngăn chặn bất kỳ sự lây nhiễm vào các sản phẩm thuỷ sản được bảo quản. Các khoang và thùng chứa để bảo quản thủy sản phải đảm bảo bảo quản thủy sản dưới những điều kiện phù hợp về vệ sinh và nếu cần thiết phải đảm bảo nước tan chảy không tiếp xúc với sản phẩm.

3. Đối với tàu được trang bị để làm lạnh các sản phẩm thủy sản trong nước biển sạch đã làm mát, các bể chứa phải có thiết bị sao cho có một nhiệt độ như nhau trong các bể chứa. Các thiết bị như thế phải đạt được độ lạnh để đảm bảo rằng hỗn hợp thủy sản và nước biển sạch đạt không quá 30C sau khi nạp hàng 6 giờ và không quá 00C sau 16 giờ và cho phép theo dõi ghi chép nhiệt độ khi cần thiết.

C. Yêu cầu đối với tàu đông lạnh

Tàu đông lạnh phải:1. có thiết bị đông với dung tích đủ để hạ nhiệt độ nhanh chóng sao cho nhiệt độ không thấp

dưới -180C.2. thiết bị làm lạnh với dung tích đủ để duy trì các sản phẩm thuỷ sản trong các khoang kho

không dưới -180C. Các khoang phải được trang bị thiết bị ghi nhiệt độ đặt tại vị trí sao cho dễ đọc. Đầu dò nhiệt độ của máy đọc phải được đặt trong khu vực có nhiệt độ cao nhất trong khoang; và

3. đáp ứng các yêu cầu cho tàu được thiết kế và trang bị để bảo quản các sản phẩm thuỷ sản trên 24 giờ đã đề ra ở phần B, điểm 2.

D. Các yêu cầu đối với tàu chế biến

1. Tàu chế biến phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu:

(a) trên boong tàu có khu vực tiếp nhận các sản phẩm thủy sản đánh bắt, thiết kể để cho phép tách biệt mỗi mẻ đánh bắt. Khu vực này phải dễ làm vệ sinh và được thiết kế sao cho bảo vệ các sản phẩm tránh ánh nắng mặt trời hoặc các yếu tố và từ bất kỳ nguồn tác nhân gây nhiễm nào;

(b) một hệ thống vệ sinh cho các sản phẩm thủy sản từ khu vực tiếp nhận đến khu vực chế biến;

(c) khu vực chế biến đủ rộng để sơ chế và chế biến các sản phẩm thủy sản hợp vệ sinh, dễ làm cọ rửa và khử trùng và được thiết kế, sắp xếp sao cho ngăn chặn được bất kỳ lây nhiễm vào các sản phẩm;

(d) các khu vực bảo quản các sản phẩm cuối cùng đủ rộng và được thiết kế sao cho dễ làm sạch. Nếu có một bộ phận chế biến sản phẩm thải ở trên boong tàu thì phải có một khoang tách biệt để giữ các chất thải này;

(e) có nơi bảo quản vật liệu bao gói tách biệt với các khu vực sơ chế và chế biến;(f) có thiết bị chuyên dùng để thu góp chất thải hoặc các sản phẩm thủy sản không phù

hợp để làm thực phẩm cho người được thải trực tiếp xuống biển hoặc trong trường hợp cần thiết phải thu vào một bể kín dự trữ dùng vào việc này. Nếu chất thải được lưu trữ và xử lý trên boong tàu với mục đích vệ sinh, phải có các khu vực tách biệt dùng vào việc này.

(g) nước lấy vào ở vị trí phù hợp để tránh làm ô nhiễm nguồn nước; và(h) thiết bị rửa tay cho nhân viên tham gia vào chế biến các sản phẩm thủy sản có thiết kế

các van để ngăn chặn khả năng lây nhiễm.

2. Tuy nhiên, trên boong các tàu có chế biến giáp xác và nhuyễn thể luộc, làm lạnh và bao 30

Page 31: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

gói không cần phải đáp ứng các yêu cầu ở điểm 1 nếu như không có dạng xử lý hoặc chế biến nào diễn ra trên boong các tàu này.

3. Các tàu chế biến đông lạnh sản phẩm phải có thiết bị đáp ứng các yêu cầu cho tàu đông lạnh đã qui định tại phần C, các điểm 1 và 2.

II. CÁC YÊU CẦU VỀ VỆ SINH

1. Khi hoạt động, các phần của tàu hoặc các thùng chứa xếp ở bên cạnh để bảo quản các sản phẩm thủy sản phải được làm vệ sinh sạch sẽ và duy tu sửa chữa trong điều kiện tốt. Đặc biệt là chúng không được nhiễm bẩn dầu hoặc nước đáy của khoang tàu.

2. Ngay sau khi đưa lên boong tàu, các sản phẩm thủy sản phải được bảo vệ tránh nhiễm bẩn và các tác động của ánh nắng mặt trời hoặc bất kỳ nguồn nhiệt nào khác. Khi rửa thủy sản phải dùng nước uống được hoặc nước sạch.3. Các sản phẩm thủy sản phải được xử lý và bảo quản ngay để tránh bầm dập. Những người xử lý có thể dùng những dụng cụ nhọn để di chuyển cá to hoặc cá có thể làm tổn thương chúng, phải đảm bảo rằng thịt cá không bị tổn thương.4. Các sản phẩm thủy sản phải được làm lạnh khi chúng còn sống ngay sau khi đưa chúng lên tàu. Tuy nhiên trong trường hợp không thể làm lạnh, phải chuyển các sản phẩm thuỷ sản lên bờ càng nhanh càng tốt.5. Đá sử dụng để làm lạnh các sản phẩm thủy sản phải làm từ nước uống được hoặc nước sạch.6. Các hoạt động diễn ra trên boong tàu như bỏ đầu, moi ruột phải được tiến hành hợp vệ sinh ngay sau khi đánh bắt và sản phẩm phải được rửa ngay lập tức bằng nước uống được hay nước sạch. Nội tạng và một số bộ phận có thể gây hại cho sức khỏe công cộng phải được loại bỏ càng nhanh càng tốt và bảo quản các phần còn lại của sản phẩm làm thực phẩm cho người. Gan và trứng cá dùng làm thực phẩm cho người cần phải bảo quản chúng trong đá lạnh, ở nhiệt độ đá tan hoặc giữ ở nhiệt dạng đông lạnh.7. Khi đông lạnh sản phẩm trong dung dịch muối để sau này tiến hành đóng hộp, nhiệt độ đạt được của sản phẩm không quá -90C. Dung dịch muối không phải là nguồn gây nhiễm bẩn cho cá.

CHƯƠNG II: CÁC YÊU CẦU TRONG VÀ SAU KHI TÀU NEO ĐẬU

1. Trách nhiệm các các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi bốc dỡ và xuống hàng các sản phẩm thủy sản phải:

(a) bảo đảm rằng thiết bị bốc dỡ và xuống hàng có tiếp xúc với các sản phẩm thủy sản phải được cấu tạo bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và khử trùng, được duy trì trong điều kiện tốt, sạch; và(b) tránh lây nhiễm vào các sản phẩm thuỷ sản trong quá trình bốc dỡ và xuống hàng, cụ thể:

(i) các hoạt động bốc dỡ và xuống hàng phải diễn ra nhanh chóng;(ii) xếp đặt các sản phẩm thủy sản vào địa điểm được bảo ựê ở nhiệt độ cụ thể tại Chương VII; và(iii) không dùng các thiết bịvà thao tác gây hại không cần thiết đến các phần ăn được của các sản phẩm thuỷ sản.

2. Trách nhiệm của các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm trong bán đấu giá và bán buôn hoặc bày bán các phần sản phẩm thuỷ sản phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

(a) (i) Phải có phương tiện khóa được để lưu giữ lạnh các sản phẩm thủy sản đã cất giữ và các phương tiện khóa được tách biệt để lưu giữ các sản phẩm thủy sản không dùng làm thực phẩm

31

Page 32: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

cho người.(ii) Nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, phải trang bị đầy đủ phương tiện khoá được hoặc khi cần thiết có phòng dành riêng cho cơ quan có thẩm quyền.

(b) Tại thời điểm bày bán hoặc lưu giữ các sản phẩm thuỷ sản:

(i) không được sử dụng các cơ sở cho mục đích khác;(ii) không cho xe cộ thải ra khói ra vào cơ sở này vì có khả năng làm giảm chất lượng các

sản phẩm thủy sản ;(iii) người ra vào khu vực này không được mang theo các động vật khác; và(iv) cơ sở phải có đủ ánh sáng để dễ thực hiện các kiểm soát chính thức.

3. Khi sản phẩm thủy sản không được ướp lạnh trên boong tàu mà giữ cho chúng còn sống, cần phải ướp lạnh càng nhanh càng tốt ngay sau khi neo đậu và bảo quản chúng ở gần với nhiệt độ đá tan.

4. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải cộng tác với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan để cho phép họ tiến hành các kiểm soát chính thức theo Qui định (EC) số 854/2004. Cụ thể là, các thủ tục khai báo cho việc bốc dỡ xuống hàng các sản phẩm thuỷ sản mà cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia Thành viên cần thiết quan tâm, Quốc gia Thành viên mà con tàu treo lá cờ hoặc cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia Thành viên nơi các sản phẩm thuỷ sản được bốc dỡ.

CHƯƠNG III: CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP, BAO GỒM CẢ CÁC TÀU XỬ LÝ CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau đây tại các daonh nghiệp xử lý các sản phẩm thuỷ sản:

A. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THUỶ SẢN TƯƠI

1. Ngay sau khi các sản phẩm không bao gói ướp lạnh không được phân phối, giao nhận, sơ chế hoặc chế biến đến một doanh nghiệp ở trên bờ, chúng phải được bảo quản bằng đá lạnh trong các thiết bị phù hợp. Cần thiết phải thay đá thường xuyên. Các sản phẩm thủy sản tươi đã được đóng gói phải được làm lạnh đạt đến nhiệt độ đá tan.

2. Các hoạt động như bỏ đầu, moi ruột phải được tiến hành một cách vệ sinh. Trên quan điểm kỹ thuật và thương mại quá trình bỏ nội tạng cần phải tiến hành nhanh ngay sau khi sản phẩm được đánh bắt hoặc đưa lên bờ. Các sản phẩm phải được rửa trên boong tàu qua nước sạch hoặc nước uống được ngay sau khi bỏ nội tạng và đầu.

3. Các hoạt động như philê, cắt miếng phải tiến hành sao cho tránh được lây nhiễm hoặc làm hư hỏng philê và thịt lát mỏng. Sản phẩm philê và thịt lát mỏng không được để lâu trên bàn làm việc sau khi đã xử lý xong. Sản phẩm philê và thịt lát mỏng phải được bao gói lại và khi cần thiết thì đóng gói và cần phải ướp lạnh càng nhanh càng tốt sau khi đã xử lý chúng.

4. Các thùng chứa dùng để giao nhận hoặc bảo quản các sản phẩm thuỷ sản tươi đã xử lý nhưng chưa đóng gói được bảo quản trong đá lạnh và phải đảm bảo rằng nước tan chảy không được tiếp xúc với sản phẩm.

5. Trên boong tàu, các sản phẩm thủy sản tươi nguyên con và đã bỏ nội tạng có thể được vận chuyển và bảo quản trong nước lạnh. Những sản phẩm này cũng có thể tiếp tục được chuyển đi trong nước lạnh sau khi tàu neo đậu, và được chuyển từ các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, cho đến chúng đến doanh nghiệp đầu tiên trên bờ để tiến hành các hoạt động khác, ngoài vận chuyển và

32

Page 33: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

phân loại.

B. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐÔNG LẠNH

Các doanh nghiệp ở trên đất liền làm đông lạnh các sản phẩm thủy sản phải có thiết bị đáp ứng các yêu cầu đề ra cho các tàu đông lạnh ở Mục VIII, Chương I, phần 1.C, các điểm 1 và 2.

C. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỦY SẢN TÁCH BẮNG CƠ HỌC

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm sản xuất những sản phẩm thủy sản tách bằng cơ học phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau đây.

1. Các nguyên liệu thô đã sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:a. Chỉ có cá nguyên con và xương sau khi philê mới có thể dùng để tạo ra các sản phẩm thủy sản

tách bằng cơ học.b. Tất cả các nguyên liệu thô đều đã loại bỏ ruột.

2. Quá trình chế biến phải đáp ứng các yêu cầu sau:a. Phải tiến hành tách cơ học ngay không nên để quá lâu sau khi philê.b. Nếu sử dụng cá nguyên con, chúng phải được bỏ ruột và rửa trước khi xử lý.c. Sau khi sản xuất, các sản phẩm thủy sản được tách bằng cơ học phải được đông lạnh càng

nhanh càng tốt hoặc có thể đông chung với sản phẩm khác cần đông lạnh hoặc xử lý ổn định.

D. CÁC YÊU CẦU VỀ KÝ SINH TRÙNG CÓ LIÊN QUAN

1. Các sản phẩm thủy sản sau đây phải được đông ở nhiệt độ dưới -200C cho tất cả các phần của sản phẩm với thời gian không dưới 24 giờ; biện pháp xử lý này phải được áp dụng cho sản phẩm dạng chưa chế biến hoặc cho sản phẩm kết thúc:

a. các sản phẩm thủy sản được sử dụng ở dạng thô hoặc gần như thô;b. các sản phẩm thủy sản từ các loài sau đây, nếu chúng được đưa vào chế biến để tạo ra sản

phẩm xông khói lạnh có nhiệt độ bên trong của sản phẩm không lớn hơn 600C:(i) cá trích;(ii) cá thu;(iii) cá trích cơm;(iv) cá hồi hoang dã ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương; và

c. các sản phẩm thủy sản ngâm muối và /hoặc ướp muối, nếu như quá trình chế biến không đảm bảo tiêu diệt hết ấu trùng giun tròn.

2. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm không cần thiết phải xử lý theo yêu cầu tại điểm 1 nếu:a. các dữ liệu về dịch tể học cho thấy các ngư trường không có mối nguy về sức khỏe nào liên

quan đến sự có mặt của ký sinh trùng; vàb. cơ quan có thẩm quyền cho phép như vậy.

4. Tài liệu từ người sản xuất nói rõ họ đã áp dụng quá trình xử lý nào phải luôn đi kèm với các sản phẩm thủy sản đã nêu tại điểm 1 khi đưa các sản phẩm này ra thị trường, ngoại trừ cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng.

33

Page 34: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

CHƯƠNG IV: CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM THUỶ SẢN CHẾ BIẾN

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi luộc giáp xác và nhuyễn thể phải tuân thủ các yêu cầu sau đây.

1. Sau khi luộc xong phải làm lạnh nhanh. Trên boong tàu, nước được sử dụng vào mục đích này phải là nước uống được hoặc nước sạch. Nếu không có phương pháp nào khác để bảo quản, phải tiếp tục làm lạnh để sản phẩm đạt đến nhiệt độ gần với nhiệt độ đá tan.

2. Tách vỏ phải được tiến hành một cách vệ sinh tránh lây nhiễm vào sản phẩm. Khi tiến hành bóc vỏ bằng tay những người công nhân phải vệ sinh tay thật kỹ.

3. Sau khi tách vỏ, các sản phẩm luộc phải được đông lạnh ngay, hoặc ướp lạnh càng sớm càng tốt ở nhiệt độ đã nêu tại Chương VII.

CHƯƠNG V: CÁC TIÊU CHUẨN VỆ SINH CHO CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

Để đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn vi sinh vật đã được thông qua theo Qui định (EC) số 852/2004, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm tùy theo bản chất của sản phẩm hoặc của loài mà các sản phẩm thuỷ sản đưa ra thị trường để làm thực phẩm cho người phải đáp ứng các tiêu chuẩn qui định ở Chương này.

A. CÁC TIÊU CHÍ VỀ CẢM QUAN CỦA CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải tiến hành phân tích cảm quan các sản phẩm thủy sản. Cụ thể là việc phân tích này phải đảm bảo các sản phẩm thủy sản tuân thủ với tất cả các chỉ tiêu về độ tươi.

B. HISTAMINECác nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng hàm lượng histamine không được vượt quá giới hạn.

C. ĐẠM BAY HƠI TỔNG SỐCác sản phẩm thủy sản chưa qua chế biến phải không được đưa ra thị trường tiêu thụ nếu các xét nghiệm hoá học cho thấy TVB-N hoặc TMA-N đã vượt mức giới hạn cho phép.

D. KÝ SINH TRÙNGCác nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo rằng sản phẩm thủy sản phải được kiểm tra bằng mắt để phát hiện và loại trừ ký sinh trùng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Không được đưa ra thị trường cho người tiêu dùng những sản phẩm thủy sản bị nhiễm ký sinh trùng.

E. CÁC ĐỘC TỐ GÂY HẠI ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG1. Không được đưa ra thị trường những sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ các loại cá độc thuộc

các họ sau: Tetraodontidae, Molidae, Diodonidae và Canthigasteridae.

2. Không được đưa ra thị trường những sản phẩm thủy sản có chứa độc tố sinh học biển như ciguatoxin hoặc độc tố gây liệt cơ. Tuy nhiên, các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ, động vật da gai, động vật có túi bao và động vật chân bụng ở biển có thể bày bán trên thị trường nếu chúng được sản xuất phù hợp với Mục VII và tuân thủ theo các tiêu chuẩn qui định tại Chương V, điểm 2 của mục đó.

CHƯƠNG VI: BAO GÓI VÀ ĐÓNG GÓI CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

34

Page 35: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

1. Các vật chứa sản phẩm thuỷ sản tươi được bảo quản dưới đá phải không được thấm nước và đảm bảo rằng nước đá tan không tiếp xúc với các sản phẩm.

2. Các blốc sản phẩm đông đã chuẩn bị trên tàu phải được bao lại trước khi lên bờ.

3. Khi các sản phẩm thủy sản được bao gói trên tàu đánh cá, các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo về vật liệu bao gói:

(a) không là nguồn lây nhiễm;(b) được bảo quản sao cho không tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm; (c) nếu có phải sử dụng lại thì dễ dàng làm vệ sinh và dễ khử trùng nếu cần thiết .

CHƯƠNG VII: BẢO QUẢN CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢNCác nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi bảo quản các sản phẩm thủy sản phải đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

1. Các sản phẩm thủy sản tươi, các sản phẩm thuỷ sản chưa chế biến đã tan đá và các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giáp xác luộc, ướp đá phải duy trì ở nhiệt độ của đá tan.

2. Các sản phẩm thủy sản đông lạnh phải được giữ ở nhiệt độ không quá -18 0C trong tất cả các phần của sản phẩm ; tuy nhiên cá nguyên con trong dung dịch muối dùng để chế biến đồ hộp có thể giữ ở nhiệt độ không quá -90C.

3. Các sản phẩm thủy sản giữ sống phải bảo quản ở nhiệt độ và với cách sao cho không gây ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm hoặc khả năng sống của chúng.

CHƯƠNG VII : VẬN CHUYỂN CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm khi vận chuyển các sản phẩm thủy sản phải tuân thủ theo các yêu cầu sau đây.

1. Trong quá trình vận chuyển, các sản phẩm thủy sản phải được duy trì ở nhiệt độ như yêu cầu, cụ thể là :

a. các sản phẩm thủy sản tươi, các sản phẩm thuỷ sản chưa chế biến đã tan đá và các sản phẩm luộc, ướp đá của giáp xác và nhuyễn thể hai mảnh vỏ phải được duy trì ở nhiệt độ đá tan;

b. các sản phẩm thủy sản đông lạnh, ngoại trừ cá đông lạnh ngâm trong muối dùng để chế biến đồ hộp, phải được duy trì nhiệt độ không quá - 180C trong toàn bộ các phần của sản phẩm, những dao động trong thời gian ngắn không quá 30C.

2. Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm không cần phải tuân thủ theo điểm 1(b) khi vận chuyển các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh từ kho lạnh đến một doanh nghiệp đã được công nhận để rã đông phục vụ cho việc sơ chế và/ hoặc chế biến, nếu tuyến đi ngắn và cơ quan có thẩm quyền cho phép.

3. Nếu các sản phẩm thủy sản được giữ trong đá, nước đá tan không được tiếp xúc với sản phẩm.

4. Các sản phẩm thuỷ sản sống khi đưa ra thị trường phải được vận chuyển bằng cách sao cho không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc khả năng sống của chúng.

MỤC XI : ĐÙI ẾCH VÀ ỐC

35

Page 36: Cơ sở dữ liệu Tiêu chuẩn - Quy chế 853/2004 (EC) …tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/3.Qui dinh … · Web view2. Chủ cơ sở giết mổ phải được cung

Các nhà hoạt động kinh doanh thực phẩm chuẩn bị đùi ếch và ốc để làm thực phẩm cho người phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau đây.

1. Ếch và ốc phải được giết ở một doanh nghiệp được xây dựng, thiết kế mặt bằng và trang bị cho mục đích này.

2. Doanh nghiệp chế biến đùi ếch phải có phòng dành riêng để lưu giữ và rửa ếch sống, và có phòng để giết mổ và chọc tiết. Phòng này phải ngăn cách hoàn toàn với phòng sơ chế.

3. Ếch và ốc chết không phải do doanh nghiệp giết không được chế biến cho người sử dụng.

4. Phải lấy mẫu phân tích cảm quan ốc và ếch. Khi phân tích cho thấy có sự hiện diện mối nguy về an toàn thự phẩm, các sản phẩm này không được dùng làm thực phẩm cho người.

5. Ngay sau khi sơ chế, đùi ếch phải được rửa kỹ ngay dưới vòi nước chảy và làm lạnh ngay ở nhiệt độ đạt tới điểm đá tan, đông lạnh hoặc chế biến.

6. Sau khi giết, tuyến gan-tuỵ của ốc, nếu có thể là một mối nguy, thì phải loại bỏ và không được dùng làm thực phẩm cho người.

36