Ục - varans.vn phap quy hat nhan 11.pdf · công ước về bảo vệ thực thể vật liệu...

74

Upload: others

Post on 06-Nov-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất
Page 2: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

MỤC LỤCTIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

10. Vương Hữu Tấn - Nguyễn Việt Hùng: Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên bức xạ và cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

14. Trần Bích Ngọc - Đinh Ngọc Quang: Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử

18. Vương Hữu Tấn - Lưu Nam Hải: Báo cáo về kế hoạch hoàn thiện cơ sở hạ tầng an toàn phục vụ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

27. Nguyễn Việt Hùng: Kế hoạch thu gom và lưu giữ các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng ở Việt Nam

30. Nguyễn Nữ Hoài Vi: Tình hình triển khai thực hiện cam kết quốc gia tại các Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân từ năm 2010 đến nay và đề xuất triển khai thực hiện

33. Đặng Anh Thư: Tình hình triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế của Cục ATBXHN trong 6 tháng đầu năm 2016

37. Vương Hữu Tấn - Đinh Ngọc Quang: Sửa đổi khung văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

39. Đỗ Minh Vương - Dương Quốc Hùng: Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật an toàn hạt nhân và hướng dẫn pháp quy phục vụ quản lý xây dựng và lắp đặt Nhà máy điện hạt nhân

41. Trần Thị Trang: Nghiên cứu quy trình thẩm định báo cáo phân tích an toàn của nhà máy điện hạt nhân

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

44. Vương Hữu Tấn: Một số vấn đề cần sửa đổi ngay trong các quy định của Nghị định 70/2010/NĐ-CP

47. Vương Hữu Tấn: Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam - một quyết định thận trọng được chuẩn bị trong thời gian dài

54. Nguyễn Việt Hùng - Nguyễn Thanh Nga: Vấn đề vận chuyển nguồn phóng xạ ở Việt Nam - khó khăn và những vẫn đề đưa ra

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

57. Vương Hữu Tấn: Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển điện hạt nhân và bài học cho Việt Nam

63. Hồ Thị Thanh Hường - Dương Quốc Hùng: Kinh nghiệm thanh tra xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Liên bang Nga

PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

67. Văn bản pháp luật về an toàn bức xạ, hạt nhân ban hành trong 6 tháng đầu năm 2016

69. Các tài liệu hướng dẫn pháp quy của IAEA mới ban hành trong năm 2016

TRANG ĐỊA PHƯƠNG

70. Công tác quản lý an toàn bức xạ tại Thành phố Hồ Chí Minh

CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN

THÔNG TIN PHÁP QUY HẠT NHÂN

Số 2-2016

THÔNG TIN PHÁP QUY HẠT NHÂN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN

Số 112/2016

Kế hoạch thu gom và lưu giữ các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng ở Việt Nam

Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên bức xạ và cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

Tình hình triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế của Cục ATBXHN trong 6 tháng đầu năm 2016

Báo cáo về kế hoạch hoàn thiện cơ sở hạ tầng an toàn phục vụ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Triển khai thực hiện cam kết quốc gia tại các hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân từ năm 2010 đến nay và đề xuất triển khai thực hiện

BAN BIÊN TẬP

Trưởng ban

PGS.TS. VƯƠNG HỮU TẤN

Phó trưởng ban

KS. LÊ QUANG HIỆP

Ủy viên

TS. Dương Quốc Hùng TS. Trần Bích Ngọc

PGS. TS. Nguyễn Trung Tính

Ủy viên Thư ký

CN. Nguyễn Thị Lan Anh

Thiết kế nội dung và trình bày bìa

Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuậtIn tại: Công ty TNHH In và quảng cáo

Tân Thành Phát. ĐC: Số 1710 Tòa nhà CT1, ngõ Hòa Bình 6, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Page 3: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 3

TIN TỨC và SỰ KIỆN

VIỆT NAMđược trao giải thưởng NGUYÊN TỬ VÌ HÒA BÌNH

Việt Nam đã được Ban tổ chức trao giải “Nguyên tử vì hòa bình” cho các đóng góp trong việc thực hiện thành công Chương trình chuyển đổi nhiên

liệu hạt nhân của Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt từ độ giàu cao (HEU) sang độ giàu thấp (LEU). Hiện tại, tất cả nhiên liệu độ giàu cao chưa sử dụng và đã sử dụng của Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã được chuyển về Liên bang Nga. Đây là cam kết chính trị của Việt Nam đối với việc không phổ biến vũ khí hạt nhân. Phần thưởng được trao cho Việt Nam là sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng hạt nhân quốc tế về các cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với việc bảo đảm an toàn, an  ninh và không phổ biến hạt nhân trong ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Cùng được trao giải thưởng này với Việt Nam có các nước: Brazil, Chile, Czech, Đan Mạch, Gruzia, Hungary, Hàn Quốc, Mexico, Philipine, Rumania, Tay Ban Nha, Thụy Điển, Thái Lan, Thỗ Nhĩ Kỳ và Ucraina.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, thay mặt Chính phủ Việt Nam nhận giải thưởng được trao tặng tại Hội

nghị. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao một số giải thưởng khác cho các đóng góp của các cá nhân và tổ chức vào việc phát triển năng lượng hạt nhân phục vụ hòa bình.

HV, Cục ATBXHN

Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần thứ tư

Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần thứ tư chính thức khai mạc ngày 1/4/2016, tại

Washington D.C, Hoa Kỳ trong bối cảnh các nước có nhu cầu chính đáng về sử dụng năng lượng bền vững trong đó có năng lượng hạt nhân, đồng thời thế giới đứng trước yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, đặc biệt trước nguy cơ khủng bố và sự cố hạt nhân do thiên tai.

Hội nghị năm nay có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao tới từ 52 quốc gia, Liên Hợp Quốc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Liên minh châu Âu và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị nhằm khẳng định và đề cao chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân; lên án mạnh mẽ việc sử dụng năng lượng hạt nhân nhằm đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực cũng như trên thế giới.

Trong khuôn khổ của Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân 2016, ngày 31/3/3016, đã diễn ra Lễ trao giải thưởng cho các cá nhân, tập thể và các quốc gia đã có các đóng góp nổi trội cho sự nghiệp phát triển nguyên tử vì hòa bình trên toàn cầu.

Page 4: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 20164

TIN TỨC và SỰ KIỆN

Theo chương trình nghị sự, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về hành động của các quốc gia, các biện pháp thể chế và hành động quốc tế trong lĩnh vực an ninh hạt nhân.

Mục tiêu của Hội nghị lần này nhằm đánh giá những tiến bộ đạt được từ toàn bộ tiến trình qua 3 hội nghị trước và trao đổi về các biện pháp tăng cường an ninh hạt nhân, giảm mối đe dọa khủng bố hạt nhân trong thời gian tới.

Bên cạnh Thông cáo của Hội nghị theo thông lệ, các nhà lãnh đạo đã thông qua Kế hoạch hành động cụ thể đối với 5 cơ chế/sáng kiến quốc tế chính, trong đó có Sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân (GICNT) và Đối tác toàn cầu chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và vật liệu liên quan (GP).

LA, Cục ATBXHN

Thỏa thuận an ninh hạt nhân quan trọng nhất có Hiệu lực Ngày 8/5/2016, Phần sửa đổi của Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (CPPNM) đã có hiệu lực. Thỏa thuận an ninh hạt nhân mới này sẽ góp phần giảm nguy cơ khủng bố hạt nhân toàn cầu.

CCông ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy

nhất trong lĩnh vực bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân, có hiệu lực từ năm 1987, tập trung vào bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân sử dụng vì mục đích hòa bình trong vận chuyển quốc tế, nhưng không bao gồm việc bảo vệ các cơ sở hạt nhân hoặc vật liệu hạt nhân được sử dụng, lưu giữ và vận chuyển trong nước. Tháng 7 năm 2005, các bên tham gia CPPNM đã tiến hành thông qua Phần sửa đổi. Tuy nhiên, cần 2/3 các quốc gia thành viên CPPNM tham gia thì Phần sửa đổi mới có hiệu lực. Hiện nay, có 152 các quốc gia là thành viên của Công ước. Việc Nicaragua trình văn kiện phê chuẩn Phần sửa đổi, đưa con số các nước tham gia là 102 quốc gia thành viên CPPNM, ngưỡng cần thiết để thỏa thuận này có hiệu lực.

Phần sửa đổi ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia trong việc thành lập, thực hiện và duy trì một cơ chế bảo vệ thực thể thích hợp áp dụng đối với vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân trong quyền tài phán của quốc gia. Nó quy định việc hình sự hóa các hành động cụ thể mới và mở rộng, và yêu cầu các nước đưa ra các biện pháp để bảo vệ vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân chống lại sự

Nicaragua trình văn kiện phê chuẩn lên

Tổng Giám đốc IAEA ngày 8/4/2016

phá hoại. Phần sửa đổi mở rộng các hành vi phạm tội hiện được xác định trong CPPNM, bao gồm cả trộm cắp và cướp vật liệu hạt nhân, và thiết lập những tội phạm mới, như buôn lậu vật liệu hạt nhân và hành động phá hoại thực tế hoặc đe dọa cơ sở hạt nhân. Một số hành vi phạm tội cũng được mở rộng để bao gồm cả thiệt hại đáng kể cho môi trường.

“Đây là một ngày quan trọng cho những nỗ lực để tăng cường an ninh hạt nhân trên toàn thế giới”, Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano phát biểu. Phần sửa đổi “sẽ giúp giảm nguy cơ tấn công khủng bố liên quan đến vật liệu hạt nhân”.

“Phần sửa đổi có hiệu lực thể hiện sự quyết tâm của cộng đồng quốc tế cùng nhau hành động để tăng cường an ninh hạt nhân toàn cầu”, ông Amano cho biết. Ông kêu gọi các quốc gia thành viên chưa tham gia để tham gia Phần sửa đổi này.

LA, theo IAEA

Phiên họp lần thứ 9 Hội đồng An toàn hạt nhân quốc giaNgày 23/6/2016, tại trụ sở bộ Khoa học và Công nghệ, đã diễn ra Phiên họp lần thứ 9 Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia (ATHNQG). Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc đã chủ trì phiên họp.

Tham dự phiên họp có các thành viên của Hội đồng, các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan

đến nghiên cứu, khảo sát địa điểm và đại diện các Bộ, ngành có liên quan: Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ Công an, Bộ Quốc

Page 5: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 5

TIN TỨC và SỰ KIỆN

phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Cục ATBXHN, Cơ quan thường trực của Hội đồng đã báo cáo về tình hình thực hiện các kết luận của phiên họp lần thứ 8 về kiến nghị của Đoàn chuyên gia của Hội đồng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, xây dựng hệ thống quan trắc môi trường khu vực địa điểm, kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia, nâng cao năng lực và thẩm quyền của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia, dự án thu gom và lưu giữ các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng,… Hội đồng đã đánh giá cao nỗ lực của các Bộ, ngành liên quan trong tổ chức thực hiện các nội dung trong kết luận của Phiên họp thứ 8.

Tại phiên họp này, Hội đồng đã nghe báo cáo và thảo luận về tình hình triển khai đề án Luật NLNT sửa đổi; tình hình triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, bao gồm cả khảo sát bổ sung; kết quả làm việc của

Đoàn công tác của Hội đồng kiểm tra khảo sát bổ sung địa điểm Ninh Thuận 2; công tác chuẩn bị và tổ chức thẩm định Báo cáo PTAT và Báo cáo ĐTM của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và công tác chuẩn bị thẩm định Báo cáo PTAT và Báo cáo ĐTM của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2; tình hình thực hiện các cam kết quốc gia tại các Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân; Kế hoạch triển khai Dự án thu gom và lưu giữ các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng trong toàn quốc; vận chuyển chất phóng xạ (dược chất phóng xạ và nguồn phóng xạ kín) bằng đường hàng không ở Việt Nam và đề xuất, kiến nghị.

Trên cơ sở các báo cáo được trình bày, ý kiến thảo luận của các thành viên Hội đồng và các đại biểu tham dự, Hội đồng đã thông qua các kết luận chính tại Phiên họp.

LA, Cục ATBXHN

Tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về hợp tác hạt nhân dân sự

Ngày 23/6/2016, Đoàn công tác liên ngành của Hoa Kỳ bao gồm các quan chức của Bộ Ngoại

giao, Bộ Năng lượng và Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng, do ông Eliot Kang, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về các vấn đề liên quan đến hạt nhân làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ. Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã chủ trì buổi làm việc với Đoàn.

Mục đích của buổi làm việc này nhằm thảo luận về hợp tác song phương trong năng lượng dân sự cũng như tạo cơ hội để thúc đẩy, xác định những lĩnh vực hợp tác mới trong hợp tác hạt nhân dân sự giữa hai nước, như được đề cập trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama vào tháng 5/2016 vừa qua.

Hai bên đã trao đổi về thành lập Ủy ban hỗn hợp hợp tác về hạt nhân dân sự, thành lập Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật về an ninh và an toàn hạt nhân, các hoạt động hợp tác khác trong bản Tuyên bố, Việt Nam tham gia Công ước về bồi thường thiệt hại hạt nhân và Công ước quốc tế về ngăn chặn khủng bố hạt nhân, đề xuất về Đối thoại về không phổ biến hạt nhân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,…

LA, Cục ATBXHN

Tiểu ban An toàn an ninh hạt nhân họp phiên thứ 6

Ngày 24/6/2016, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, đã diễn ra Phiên họp lần thứ 6 Tiểu ban An

toàn an ninh hạt nhân (ATANHN) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, Trưởng Tiểu ban.

Tiểu ban đã nghe Cục ATBXHN, Cơ quan thường trực của Tiểu ban báo cáo về tình hình thực hiện các kết luận của phiên họp lần thứ 5 về hoàn thiện cơ sở hạ tầng an ninh hạt nhân và an toàn hạt nhân phục vụ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, triển khai thực hiện mạng lưới quan trắc và

Page 6: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 20166

TIN TỨC và SỰ KIỆN

cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia, triển khai xây dựng Trung tâm HTKT ứng phó sự cố tỉnh Quảng Ninh, công tác thanh tra an toàn dự án điện hạt nhân, công tác đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực của EVN cho việc triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận,… Tại phiên họp này, Tiểu ban đã nghe báo cáo và thảo luận về Bất cập của Nghị định 70/2010/NĐ-CP đối với giai đoạn khảo sát lập thiết kế kỹ thuật và cấp phép xây dựng NMĐHN Ninh Thuận; Các vấn đề về cơ sở hạ tầng an toàn phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; Các vấn đề về cơ sở hạ tầng an ninh phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; Công tác quản lý phóng xạ môi trường và ứng phó sự cố và một số hoạt động của Ban quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

liên quan đến hoàn thiện hạ tầng an toàn và an ninh phục vụ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận bao gồm thông tin công chúng, chuẩn bị nguồn nhân lực, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng hệ thống quản lý tích hợp théo hướng dẫn của IAEA, hoạt động quan trắc các yếu tố môi trường tại địa điểm.

LA, Cục ATBXHN

Ký hợp tác với công ty lightbridge và WestinghouseNhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, chiều ngày 23/5/2016 tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình “Taking the Trade Relationship to the Next Level” của Văn Phòng Thương Mại Mỹ (AmCham) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đã diễn ra lễ ký Thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (AT-BXHN) và Công ty Lightbridge và lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục ATBXHN với Westing-house, Hoa Kỳ.

Tham dự chương trình họp kết hợp Lễ ký kết, về phía Hoa Kỳ, có sự tham dự của Chủ tịch AmCham Virginia Foote, Đại sứ Michael Froman - Đại diện Chính phủ

Ký Thỏa thuận Hợp tác đào tạo về an toàn hạt nhân giữa Cục ATBXHN và Công ty Lightbridge

Hoa Kỳ phụ trách trong việc đàm phán TPP, Thượng Nghị sỹ Tom Carper, Nghị Sỹ JoaquinCastro, Nghị sỹ Beto O’Rourke, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius và các quan chức đại diện các cơ quan có liên quan của Hoa Kỳ.Về phía Việt Nam, có sự tham dự của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung và đại diện các Bộ, ngành có liên quan.Trong khuôn khổ chương trình, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh, Cục trưởng Cục ATBXHN Vương Hữu Tấn và ông Jonathan Baggett, Phó Chủ tịch Công ty Lightbridge đã ký Thỏa thuận Hợp tác đào tạo về an toàn hạt nhân giữa Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) và Công ty Lightbridge, Hoa Kỳ.

Việc ký kết 2 thỏa thuận hợp tác này có ý nghĩa rất quan trọng việc nâng cao năng lực cho cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia đồng thời giúp tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

LA, Cục ATBXHN

Ký Biên bản ghi nhớ về hỗ trợ và đào tạo giữa Cục ATBXHN và Westinghouse. Cục trưởng Vương Hữu Tấn và ông Gary Urquhart, Trưởng đại diện Westinghouse Electric (Asia) đã ký Biên bản ghi nhớ về hỗ trợ và đào tạo giữa Cục ATBXHN và Westinghouse.

Page 7: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 7

TIN TỨC và SỰ KIỆN

Triển khai hoạt động Dự án Ec VN3.01/13 - Tăng cường năng lực và tính hiệu quả cho cơ quan pháp quy hạt nhânTrong khuôn khổ Dự án EC VN3.01/13 “Tăng cường năng lực và tính hiệu quả của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Cục”, Cục ATBXHN và Ủy ban châu Âu (EC) phối hợp tổ chức cuộc họp Khởi động Dự án từ ngày 20-22/6/2016 tại Hà Nội.

Năm 2010, trên cơ sở đề xuất hợp tác của Cục ATBXHN, EC đã phê duyệt Dự án VN3.01/09

“Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao khung pháp lý về an toàn hạt nhân và tăng cường năng lực cho cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan pháp quy” (thực hiện từ 2012 đến 2015). Dự án đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hạ tầng quốc gia về pháp quy hạt nhân phục vụ chương trình điện hạt nhân, hỗ trợ Cục ATBXHN xây dựng các quy trình, thủ tục nội bộ và nâng cao năng lực của cán bộ Cục ATBXHN. Với những kết quả tích cực đã đạt được từ Dự án, năm 2015, EC đã chính thức phê duyệt tiếp tục triển khai dự án giai đoạn tiếp theo: Dự án VN3.01/13 “Tăng cường năng lực và tính hiệu quả của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Cục (TSO)”.

Mục đích của cuộc họp này nhằm chính thức triển khai 06 Nhiệm vụ đã thống nhất trong khuôn khổ Dự án, đồng thời trao đổi, thảo luận cụ thể về nội dung, kế hoạch thực hiện các Nhiệm vụ.

Dự án EC VN3.01/13 tập trung vào 6 nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nhiệm vụ 1: Phát triển khung pháp luật và pháp quy về an toàn hạt nhân của Việt Nam;

- Nhiệm vụ 2: Phát triển hệ thống quản lý chất lượng cho Cục trong quản lý các cơ sở hạt nhân;

-  Nhiệm vụ 3: Tăng cường năng lực đánh giá và thẩm định độc lập hồ sơ an toàn;

- Nhiệm vụ 4: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và chương trình đào tạo bền vững cho Cục và TSO của Cục;

- Nhiệm vụ 5: Xây dựng năng lực Thanh sát hạt nhân;

- Nhiệm vụ 6: Tăng cường Minh bạch và Thông tin đại chúng.

Trong 2 ngày 20-21/6/2016, đã diễn ra cuộc họp của từng nhóm nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong Dự án VN3.01/09 (2012-2015) cũng như giới thiệu về hiện trạng, nhu cầu hiện nay, các ưu tiên cần hỗ trợ trong từng lĩnh vực. Các nhóm đã thống nhất các hoạt động và kế hoạch, thời gian thực hiện trong nhiệm vụ của  mình.

Ngày 22/6, đã diễn ra cuộc họp khởi động Dự án giữa đoàn chuyên gia Dự án EC và Cục ATBXHN bao gồm các Giám đốc quản lý Dự án phía EC và Việt Nam, Trưởng 6 nhóm nhiệm vụ phía EU và Cục ATBXHN. Cuộc họp đã tổng kết lại kết quả làm việc của các nhóm trong 2 ngày làm việc và thống nhất nội dung, kế hoạch triển khai Dự án.

LA, Cục ATBXHN

iAEA hỗ trợ thiết kế các dự án hỗ trợ kỹ thuậtTừ ngày 09-13/5/2016, tại Hà Nội, trong khuôn khổ hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với IAEA tổ chức Hội thảo về Phương pháp khung Lô-gic trong Thiết kế các dự án hỗ trợ kỹ thuật.

Tham dự Hội thảo có các cán bộ là Trưởng các dự án TC của Việt Nam, các cán bộ tham gia trực tiếp vào

quá trình thiết kế, triển khai và quản lý các dự án TC tại Việt Nam đến từ các Bộ, ngành có liên quan.

Page 8: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 20168

TIN TỨC và SỰ KIỆN

Mục đích của Hội thảo nhằm hướng dẫn phương pháp thiết kế dự án hỗ trợ kỹ thuật hợp tác với IAEA (TC) và quản lý các dự án này sử dụng Phương pháp Khung lô-gic (Logical Framework Approach), đặc biệt hoàn thiện thiết kế các dự án TC mới trong giai đoạn 2018-2019.

Hội thảo đã giới thiệu về hỗ trợ của IAEA thông qua các dự án TC và nhấn mạnh đến Phương pháp Khung Lô-gic, phương pháp được sử dụng để thiết kế các dự án TC, với các quy trình chính như phân tích hiện trạng, các bên liên quan, vấn đề, mục tiêu... cũng như cách để thiết lập ma trận khung lô-gic với thứ bậc kết quả, chỉ số hiệu suất, các biện pháp thẩm định, giả thiết và nguy cơ. Hội thảo cũng chia nhóm thảo luận, làm các bài tập thực hành với các dự án mẫu và trình bày kết quả.

LA, Cục ATBXHN

Nâng cao năng lực cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong việc giảm thiểu nguy cơ cBRN

Trong khuôn khổ Sáng kiến thiết lập Trung tâm hợp tác tiên tiến trong lĩnh vực phòng chống phổ biến

vũ khí hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN), từ ngày 5-8/4/2016 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo thuộc Dự án số 46 “Nâng cao năng lực cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong việc giảm thiểu nguy cơ CBRN liên quan đến ứng phó ban đầu, an toàn và an ninh sinh học, hoàn thiện khung pháp luật quốc gia”.

Tại Hội thảo, Trưởng Dự án 46 đã trình bày về mục đích, nội dung và những trợ giúp từ Dự án 46 cho Việt Nam trong lĩnh vực ứng phó sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân. Trong đó, có các nội dung thành phần mà dự án sẽ hỗ trợ cho Việt Nam trong việc đào tạo chuyên gia

trong lĩnh vực an toàn, an ninh sinh học; ứng phó đầu tiên với sự cố hóa học, sinh học và hạt nhân; chuyên gia về xây dựng khung pháp lý. Các chuyên gia của Việt Nam cũng đề xuất các nhu cầu đào tạo nhân lực trong lĩnh vực an toàn, an ninh sinh học, ứng phó đầu tiên với các sự cố hóa học, sinh học và hạt nhân.

HTQT, Cục ATBXHN

Hội thảo xây dựng chương trình đào tạo cho thanh tra an ninh nguồn phóng xạTừ ngày 11-14/4/2016, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục ATBXHN và Văn phòng An ninh nguồn phóng xạ của Chương trình Chống phổ biến hạt nhân (DNN ORS), Cục ATBXHN phối hợp với Phòng Thí nghiệm Tây Bắc Thái Bình Dương thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (US.DOE) tổ chức Hội thảo xây dựng chương trình đào tạo cho thanh tra an ninh nguồn phóng xạ.

Tham dự Hội thảo có các chuyên gia Hoa Kỳ đến từ Phòng Thí nghiệm Tây Bắc Thái Bình Dương và

các đại biểu trong nước đại diện Sở KH&CN Hà Nội, Sở KH&CN Cần Thơ, Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan của Cục ATBXHN.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Cục trưởng Dương Quốc Hùng cho biết, thời gian vừa qua, trên địa bàn một số tỉnh thành của nước ta xảy ra một số sự cố an ninh liên quan đến mất cắp, thất lạc nguồn phóng xạ, đặt ra trách nhiệm đối với công tác đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ không chỉ đối với chủ cơ sở bức xạ mà còn đối với công tác quản lý pháp quy các nguồn phóng xạ thông

Page 9: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 9

TIN TỨC và SỰ KIỆN

qua hoạt động thanh tra. Sau các sự cố mất nguồn phóng xạ vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về công tác nâng cao hiệu lực và hiệu quả thi hành pháp luật về ATBXHN, trong đó nêu rõ trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ ngành, địa phương và cơ sở bức xạ trong việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, cũng như yêu cầu tăng cường thông tin tuyên truyền và huấn luyện, đào tạo liên quan.

Trong 4 ngày Hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng nhau trao đổi thảo luận, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề trong thanh tra liên quan đến an ninh nguồn phóng xạ tại các cơ sở bức xạ. Các thiết bị phục vụ quá trình thanh tra và tổ chức thực hành thanh tra giả định cũng được giới thiệu và hướng dẫn thực hành tại Hội thảo.

LA, Cục ATBXHN

Hội thảo khu vực về Xây dựng các quy định an toàn hạt nhânTừ ngày 27/6-01/7/2016, trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật RAS/9/061 của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với IAEA tổ chức Hội thảo khu vực về Xây dựng các quy định an toàn hạt nhân.

Tham dự Hội thảo có chuyên gia IAEA và đại biểu đến từ các nước: Brazil, Pakistan, Bangladesh,

Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Mục đích của Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế nhằm giúp các quốc gia thành viên nâng cao năng lực xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn hạt nhân theo các yêu cầu, hướng dẫn của IAEA.

Dự án RAS/9/061 “Tăng cường năng lực các cơ quan pháp quy hạt nhân trong khu vực và văn hóa an toàn” nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên tăng cường năng lực cho cơ quan pháp quy và nâng cao văn hóa an toàn. 

VH, Cục ATBXHN

Page 10: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201610

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

I. Cơ sở pháp lý

1. Nhân viên bức xạ

Điều kiện cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 28 khoản 2 của Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) là phải có trình độ chuyên môn và kiến thức về an toàn phù hợp.

Khoản 1 Điều 33 Luật NLNT quy định Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có trách nhiệm quy định và hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ, yêu cầu đào tạo về an toàn đối với nhân viên bức xạ.

Điều 5 Nghị định số 07/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLNT quy định Bộ KH&CN có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết về tổ chức đào tạo cho nhân viên bức xạ mới tuyển dụng và hằng năm huấn luyện, bổ sung kiến thức mới về an toàn bức xạ và chuyên môn.

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ đã quy định nhân viên bức xạ phải có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận. Vì vậy cần phải có quy định về đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn cho nhân viên bức xạ.

Với các căn cứ nêu trên, Bộ KH&CN phải có trách nhiệm quy định về: (1) đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ (đã được thực hiện theo Thông tư 34/2014/TT-BKHCN); (2) hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn và đào tạo, bổ sung kiến thức chuyên môn cho nhân viên bức xạ (chưa thực hiện).

Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho

NHÂN VIÊN BỨC XẠ VÀ CÁ NHÂN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG dỊCH Vụ

Hỗ TRợ ỨNG dụNG NĂNG LƯợNG NGUYÊN TỬ

PGS. TS. VƯƠNG HữU TấN, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

KS. NGUYễN VIỆT HùNG Trưởng phòng Cấp phép, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

2. Cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNTĐiều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử cho cá nhân được quy định tại Điều 70 Khoản 1 của Luật NLNT, trong đó yêu cầu có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc phù hợp và đã qua khóa đào tạo dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử tại cơ sở đào tạo.

Tại Khoản 3 Điều 70 của Luật NLNT cũng giao Bộ KH&CN quy định cụ thể về cơ sở đào tạo dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT.

Thông tư 06/2016/TT-BKHCN ngày 22/4/2016 quy định việc cấp Giấy đăng ký và cấp Chứng chỉ hành nghề đối với một số hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, trong đó quy định điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT cho cá nhân tại Điều 3, Khoản 2, điểm c) yêu cầu phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ do cơ cở đào tạo đã được cấp Giấy đăng ký hành nghề dịch vụ đào tạo phù hợp với loại hình dịch vụ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, Bộ KH&CN đã có quy định về yêu cầu chuyên môn nghiêp vụ cho cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT (Điều 3, Khoản 2, điểm b của Thông tư 06/2016/TT-BKHCN), còn thiếu Thông tư quy định về cơ sở đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và cho nhân viên bức xạ.

Tóm lại:Như vậy, cho đến nay Bộ KH&CN mới chỉ có quy định về đào tạo an toàn bức xạ tại Thông tư 34/2014/

Page 11: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 11

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

TT-BKHCN cho các loại hình nhân viên bức xạ và cho cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT. Hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về yêu cầu đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên bức xạ và cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT. Đây là tồn tại trong công tác quản lý nhà nước của Cục ATBXHN và Cục ATBXHN không có cơ sở cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ và chứng chỉ hành nghề hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT vì còn thiếu chứng nhận đã hoàn thành các khóa đào tạo liên quan của nhân viên bức xạ và của cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT.

Do vậy, cần thiết phải xây dựng một Thông tư quy định về cơ sở đào tạo dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT, cụ thể là đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với các loại hình nhân viên bức xạ và các loại hình hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT cho cá nhân. Khi đó các cơ sở được cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT về đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sẽ được phép tổ chức đào tạo và chứng nhận đào tạo do họ cấp sẽ được Cục ATBXHN công nhận để cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ và chứng chỉ cho người hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT.

Để xây dựng được Thông tư này, cần có các nghiên cứu về yêu cầu kiến thức chuyên môn đầu vào của nhân viên bức xạ và của người tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT, yêu cầu về đào tạo chuyên môn nghiệp vụ (nội dung, chương trình cho từng loại hình công việc), yêu cầu đối với người thực hiện đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của cơ sở đào tạo, các phương tiện phục vụ công tác đào tạo và cách thức tổ chức thi cấp chứng nhận đào tạo cho một số loại hình nhân viên bức xạ đặc thù (nhân viên vận hành lò phản ứng, nhân viên chụp ảnh phóng xạ,…).

II. Cơ sở thựC tIễn1. Cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ

Theo quy định của Điều 28 Luật NLNT thì có 11 loại hình nhân viên bức xạ:

- Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân: Thừa nhận chứng nhận đào tạo của Viện NCHN để cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. Chưa đúng quy định của pháp luật. Sắp tới đối với nhà máy điện hạt nhân sẽ như thế nào đang còn là khiếm khuyết.

- Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân: Thừa nhận chứng nhận đào tạo của Viện NCHN để cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. Chưa đúng quy định của pháp luật. Sắp tới đối với nhà máy điện hạt nhân sẽ như thế nào đang còn là khiếm khuyết.

- Người phụ trách an toàn: Chuyên môn chỉ về an toàn cho từng loại hình đã được quy định trong Thông tư 34/2014/TT-BKHCN. Đã thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sắp tới với người phụ trách an toàn bức xạ của nhà máy điện hạt nhân thì phải bổ sung Thông tư 34/2014/TT-BKHCN.

- Người phụ trách tẩy xạ: Chưa cấp và cũng chưa có quy định về chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo chuyên môn cho người phụ trách tẩy xạ. Sắp tới trong công trình nhà máy điện hạt nhân và trong hoạt động ứng phó sự cố bức xạ thì rất cần thiết phải có chức danh này.

- Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân: Chưa cấp và cũng chưa có quy định về chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo chuyên môn về ứng phó sự cố.

- Người quản lý nhiên liệu hạt nhân: Chưa cấp và cũng chưa có quy định về chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo chuyên môn về quản lý nhiên liệu hạt nhân, mặc dù nhu cầu hiện tại của lò Đà Lạt là có. Như vậy chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

- Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân: Đã cấp cho cán bộ vận hành lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt dựa trên chứng nhận đào tạo nhân viên vận hành do Viện NCHN cấp. Chưa đúng với quy định của pháp luật. Cần pháp lý hóa các yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo chuyên môn vận hành lò trong Thông tư của Bộ dựa trên thực tiễn đã làm ở Viện NCHN Đà Lạt. Riêng với đào tạo nhân viên vận hành cần có quy định đặc thù về tổ chức thi cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo cho phù hợp với kinh nghiệm thực tiễn tốt trên thế giới và sớm chuẩn bị nội dung cho đào tạo nhân viên vận hành nhà máy điện hạt nhân.

- Nhân viên vận hành máy gia tốc: Đã cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho nhân viên vận hành máy gia tốc (LINAC, Thiết bị chiếu xạ sử dụng máy gia tốc) dựa trên chứng nhận đào tạo do cơ sở cung cấp máy gia tốc đào tạo cấp giấy chứng nhận đào tạo. Chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

- Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ: Đã cấp chứng chỉ nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ dựa trên giấy chứng nhận do cơ sở tự đào tạo. Chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

- Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ: Đã cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ của Viện NCHN dựa trên chứng nhận

Page 12: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201612

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

đào tạo do Viện NCHN cấp. Chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

- Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp: Đã cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp dựa trên chứng nhận đào tạo NDT do một số cơ sở cấp (Viện KHKTHN, Trung tâm NDE, Công ty NEAD,…). Chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, đối với việc đào tạo và thi cấp chứng nhận đào tạo NDT thì IAEA có quy định riêng và đề nghị quốc gia nên có Hội đồng thi cấp chứng nhận đào tạo NDT (Theo đề xuất của Hội NDT Việt Nam). Việc này cũng cần phải được đưa vào trong quy định của pháp luật.

Tóm lại, đối với việc đào tạo chuyên môn cho nhân viên bức xạ mới có một số cơ sở thực hiện trên cơ sở thống nhất với Cục ATBXHN để làm cơ sở cho Cục cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. Việc làm như vậy chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Nên cần thiết phải hợp thức hóa các hoạt động đào tạo hiện có, hoàn thiện thêm chúng và bổ sung thêm các hoạt động đào tạo khác vào quy định trong Thông tư về đào tạo chuyên môn cho nhân viên bức xạ.

2. Cấp chứng chỉ cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT

Theo quy định tại Điều 68 thì có 10 loại hình hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT. Hiện trạng việc cấp các chứng chỉ hành nghề như sau:

- Tư vấn kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực NLNT: Chưa cấp và cũng chưa có quy định về đào tạo chuyên môn cho cá nhân tiến hành hoạt động này. Loại hình này Bộ KH&CN giao cho Cục NLNT phụ trách.

- Đánh giá, định giá, giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân: Chưa cấp và cũng chưa có quy định về đào tạo chuyên môn cho cá nhân tiến hành hoạt động này. Loại hình này Bộ KH&CN giao cho Cục NLNT phụ trách.

- Đào tạo nhân viên bức xạ; đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ: Mới có quy định về đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ và cho một số loại hình hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT, chưa có quy định về đào tạo chuyên môn cho nhân viên bức xạ.

- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân: Chưa cấp loại chứng chỉ hành nghề này và cũng chưa có quy định về chuyên môn, nghiệp vụ và

về đào tạo chuyên môn của loại hình dịch vụ này.

- Đo liều chiếu xạ cá nhân, đánh giá hoạt độ phóng xạ: Mới chỉ cấp chứng chỉ hành nghề đo liều chiếu xạ dựa trên chứng nhận đào tạo đo liều chiếu xạ do Viện KHKTHN cấp. Chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

- Kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân: Mới chỉ cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo liều và kiểm định thiết bị xạ trị dựa trên chứng nhận đào tạo chuyên môn do Viện KHKTHN cấp. Chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

- Tẩy xạ: Chưa cấp chứng chỉ hành nghề loại hình này và cũng chưa có quy định về đào tạo chuyên môn cho cá nhân hành nghề dịch vụ này.

- Thay, đảo nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân: Chưa cấp chứng chỉ hành nghề cho loại hình hoạt động này vì thực tế chỉ có Viện NCHN có công việc này và họ đã tự làm. Cần pháp lý hóa hoạt động này cho phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Lắp đặt nguồn phóng xạ: Đã cấp chứng chỉ cho một số cơ sở lắp nguồn chiếu xạ gamma công nghiệp, thay nguồn phóng xạ cho thiết bị NDT dựa trên chứng nhận đào tạo của cơ sở. Chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Cần pháp lý hóa các hoạt động đã thực hiện ở Việt Nam.

- Hành nghề vật lý y học: Chưa cấp chứng chỉ về loại hình hoạt động dịch vụ này. Đây là quy định bắt buộc ở các nước đối với các cơ sở xạ trị, y học hạt nhân và X-quang.

Tóm lại, hiện chúng ta chưa có quy định nào về cơ sở đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cá nhân tiến hành dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT. Cục ATBXHN đang cấp chứng chỉ hành nghề dựa trên thỏa thuận chấp thuận chứng nhận đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của cơ sở có khả năng đào tạo một số lĩnh vực đặc thù trong thời gian qua như Viện KHKTHN, Trung tâm NDE,… Tuy nhiên, còn nhiều loại hình hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT khác thì chưa có cơ sở nào có khả năng đào tạo được do chưa có các quy định hướng dẫn của Bộ KH&CN. Do đó cần có quy định để pháp lý hóa các hoạt động đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cá nhân tiến hành hoạt động hỗ trợ ứng dụng NLNT đã có ở Việt Nam, hoàn thiện chúng và bổ sung quy định đào tạo đối với các loại hình hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT khác mà thực tế đang yêu cầu, nhưng chưa có cơ sở nào có khả năng thực hiện do thiếu văn bản pháp quy hướng dẫn.

Page 13: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 13

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

III. Kết luận và kiến nghị

1. Việc quy định yêu cầu của cơ sở đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên bức xạ và cho cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT là cần thiết và phải làm ngay để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước của Cục ATBXHN.

2. Một số loại hình đào tạo chuyên môn cho nhân viên bức xạ và cho cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT đã được các cơ sở đào tạo ở trong nước thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với Cục ATBXHN trong thời gian qua để đáp ứng yêu cầu quản lý (cấp phép) cần được tổng kết, hệ thống hóa và đưa vào quy định trong Thông tư quy định về cơ sở đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên bức xạ và cho cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT. Các đơn vị này sẽ chủ trì nội dung liên quan trong Đề án nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về cơ sở đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên bức xạ và cho cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT.

3. Các loại hình nhân viên bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT khác chưa có cơ sở đào tạo chuyên môn nghiệp vụ liên quan thì cần phân công cho các đơn vị có chuyên môn phù hợp nhất nghiên cứu xây dựng các yêu cầu làm cơ sở để hoàn thiện Thông tư liên quan đến quy định yêu cầu về cơ sở đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

4. Để có thể xây dựng được các yêu cầu đối với cơ sở đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên bức xạ và cho cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT, cần phải có nghiên cứu làm rõ yêu cầu kiến thức nền (kiến thức đầu vào) của từng loại hình nhân viên bức xạ và từng loại hình hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT cũng như yêu cầu phải bổ sung kiến thức cần thiết cho từng loại hình nhân viên bức xạ và cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT. Đây chính là cơ sở để xây dựng yêu cầu cho các cơ sở đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên bức xạ và cho người tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT.

5. Để kịp thời khắc phục các bất cập nêu trên trong công tác quản lý nhà nước về ATBXHN, đề nghị Bộ KH&CN cần sớm thực hiện Đề án nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng yêu cầu về cơ sở đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các loại hình nhân viên bức xạ và cho cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT, trong đó tùy theo năng lực và kinh nghiệm thực tiễn sẽ giao cho các đơn vị có liên quan chủ trì chuẩn bị các nội dung yêu cầu đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên bức xạ và cho cá nhân tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT mà họ đã tiến hành cũng như phân công cho các đơn vị có chuyên môn gần nhất cho các loại hình nhân viên bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT khác.

Page 14: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201614

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

Luật năng lượng nguyên tử (NLNT) được Quốc hội thông qua ngày 03/6/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Luật NLNT ra đời

đã kịp thời thiết lập cơ sở pháp lý cơ bản trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, tạo cơ sở cho việc quản lý an toàn, an ninh các ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời. Luật NLNT cũng góp phần thúc đẩy phát triển ứng năng lượng nguyên tử nói chung và phát triển điện hạt nhân vì mục đích hòa bình nói riêng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, sau gần 8 năm thực hiện, Luật NLNT đã bộc lộ những bất cập, cần phải chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn quản lý. Ngày 09/6/2015, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 89/2015/QH13 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa XIII, năm 2015 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, trong đó có quy định việc sửa đổi, bổ sung Luật NLNT hiện hành. Ngày 07/8/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1273/QĐ-TTg phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2015 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, trong đó giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo Dự án Luật NLNT (sửa đổi).

Căn cứ các văn bản trên, Bộ Khoa học và Công nghệ giao Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) là đơn vị đầu mối giúp Bộ triển khai công tác xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung này. Một số nội dung và phương án sửa đổi cụ thể như sau:

SỬA ĐỔI LUẬT NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

TS. TRẦN BÍCH NGỌC Phó Cục trưởng Cục ATBXHN

ThS. ĐINH NGỌC QUANG Trưởng phòng Pháp chế và Chính sách, Cục ATBXHN

I. MỤC tIÊU VÀ phƯơnG án sỬA ĐỔI, BỔ sUnG

1. Mục tiêu sửa đổi, bổ sung Luật năng lượng nguyên tử 2008

1.1. Một số bất cập của Luật hiện hành:- Chưa có quy định về cơ quan pháp quy hạt nhân tập

trung, bảo đảm nguyên tắc độc lập;

- Nhiều cơ quan chịu trách nhiệm cấp phép các giai đoạn của nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN), cụ thể như: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp phép xây dựng, Bộ Công Thương cấp phép vận hành, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phê duyệt kế hoạch tháo dỡ (chấm dứt hoạt động);

- Chưa quy định về thanh tra phù hợp với luật pháp Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;

- Chưa quy định cụ thể về việc thực hiện các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân (nội luật hóa);

- Các quy định về an toàn hạt nhân, an ninh hạt nhân, thanh sát hạt nhân chưa đầy đủ;

- Chưa quy định một cơ quan duy nhất của quốc gia chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia về bức xạ và hạt nhân; Chưa quy định các trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân về ứng phó sự cố khẩn cấp;

- Chưa có các quy định mang tính chính sách quốc gia dài hạn về quản lý chất thải phóng xạ;

- Chưa có quy định về tháo dỡ cơ sở hạt nhân của quốc gia; Chưa có quy định bắt buộc nhà vận hành

Page 15: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 15

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

(hay chủ đầu tư) xây dựng quỹ tháo dỡ; Chưa có quy định về mô hình của quỹ tháo dỡ;

- Chưa đưa ra các quy định của chế độ bồi thường hạt nhân quốc tế.

1.2. Bổ sung các nội dung còn chưa được quy định trong Luật năng lượng nguyên tử (NLNT) năm 2008 theo các khuyến cáo của chuyên gia IAEA và Luật NLNT mẫu;

1.3. Nội luật hóa các quy định về nghĩa vụ tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã/sắp tham gia (Công ước An toàn hạt nhân, Công ước bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân, Công ước chung về quản lý chất thải và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng,…).

2. Phương án sửa đổi

2.1. Xây dựng một Luật NLNT tổng hợp (bao gồm các quy định về đẩy mạnh phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và các quy định về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân) thay thế cho Luật NLNT năm 2008.

2.2. Tiếp thu những quy định hợp lý, có tính nguyên tắc của Luật NLNT năm 2008; chuyển những quy định cụ thể, thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng và các Bộ xuống Nghị định quy định việc thi hành Luật NLNT (sửa đổi) và các văn bản pháp luật khác.

2.3. Áp dụng các điều khoản mẫu của Sổ tay Luật hạt nhân của IAEA xuất bản năm 2010 (HNL2010), nghiên cứu tiếp thu các góp ý của chuyên gia IAEA tại các đợt làm việc năm 2013/2014 và tháng 01/2015 tại Hà Nội và Viên.

II. ĐỀ XUẤt nỘI DUnG Dự thẢO lUẬt nĂnG lƯỢnG nGUYÊn tỬ (sỬA ĐỔI)

1. Tên gọi của Luật

Tùy thuộc truyền thống pháp luật quốc gia và phạm vi nội dung điều chỉnh của luật (tổng hợp hay riêng biệt) tên gọi của Luật có thể là “Luật an toàn hạt nhân” hay “Luật về sử dụng an toàn, an ninh và hòa bình năng lượng hạt nhân” hoặc đơn giản là “Luật năng lượng nguyên tử”. Hiện nay, căn cứ các ý kiến đề xuất vẫn giữ nguyên tên gọi là “Luật năng lượng nguyên tử”.

2. Bố cục của dự thảo Luật năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Bố cục của Luật NLNT (sửa đổi) gồm 17 Chương như sau:

Chương I. Quy định chung: Quy định đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật; Giải thích từ ngữ; Áp dụng pháp

luật và điều ước quốc tế; Tuyên bố chính sách chung của Nhà nước tỏng lĩnh vực NLNT; Nguyên tắc hoạt động; Những hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II. Phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử: Quy định về các biện pháp đẩy mạnh phát triển ứng dụng NLNT: Quy hoạch phát triển; Phát triển nguồn nhân lực;…

Chương III. Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử: Quy định về hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT: Các loại hình dịch vụ (tư vấn, giám định, đào tạo , lắp đặt, bảo dưỡng, đo liều, kiểm xạ, tẩy xạ,…); Điều kiện hoạt động; Chứng chỉ hành nghề; Quyền/nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ.

Chương IV. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử: Quy định về chức năng, nhiệm vụ quản lý; Thành lập cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia.

Chương V. Khai báo, cấp giấy phép: Quy định về việc khai báo và cấp giấy phép trong lĩnh vực NLNT: Các đối tượng cần phải khai báo, cấp giấy phép; Các loại giấy phép; Thẩm quyền cấp giấy phép; Quy trình, thủ tục cấp giấy phép; Phí, lệ phí cấp giấy phép;…

Chương VI. Thanh tra và xử lý vi phạm: Quy định chung về thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ, hạt nhân (đã được quy định tại Luật Thanh tra 2013): Bổ nhiệm thanh tra viên; Chương trình thanh tra; Thực hiện thanh tra. Quy định chung về xử lý vi phạm hành chính, vi phạm hình sự.

Chương VII. An toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ: Quy định về an toàn bức xạ: Các nguyên tắc cơ bản; Kiểm soát pháp quy về an toàn bức xạ; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp phép; Chiếu xạ y tế và bảo vệ bệnh nhân; Đăng ký nguồn phóng xạ; Xuất nhập khẩu nguồn phóng xạ; Nguồn phóng xạ vô chủ.

Chương VIII. An toàn hạt nhân: Quy định về: Yêu cầu để được cấp phép; Trách nhiệm của người được cấp phép; Đánh giá an toàn: địa điểm NMĐHN, trước khi xây dựng NMĐHN, xây dựng NMĐHN, vận hành thử NMĐHN, vận hành NMĐHN; Quy định đối với lò nghiên cứu; Tháo dỡ cơ sở hạt nhân; Nhân viên vận hành cơ sở hạt nhân; Truyền thông đại chúng.

Chương IX. Ứng phó sự cố: Quy định về việc chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân: Các mức sự cố; Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố; Thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố; Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức tham gia lập kế hoạch, chuẩn bị và thực hiện ứng phó sự cố.

Chương X. Khai thác và chế biến quặng phóng xạ: Quy định về khai thác và chế biến quặng phóng xạ; trách

Page 16: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201616

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

nhiệm của cơ sở, báo cáo đánh giá an toàn; nội dung hồ sơ xin cấp giấy phép.

Chương XI. Vận chuyển chất phóng xạ: Quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ

Chương XII. Quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng: Quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng: Chính sách quốc gia; Nguyên tắc chung; Yêu cầu đối với quản lý; Trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh; Kế hoạch chôn cất vĩnh viễn; Nhập khẩu chất thải phóng xạ (Cấm/Cho phép); Xuất khẩu; Tái nhập khẩu;…

Chương XIII. Trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân: Quy định về các thuật ngữ; Trách nhiệm của tổ chức vận hành; Trách nhiệm trong quá trình vận chuyển; Mức bồi thường; Bảo đảm tài chính; Thực hiện bồi thường; Miễn trừ trách nhiệm; Quyền tài phán, xét xử;…

Chương XIV. Thanh sát hạt nhân: Quy định về thanh sát hạt nhân: Cam kết chỉ sử dụng vào mục đích hòa bình; Áp dụng thanh sát hạt nhân; Hợp tác trong việc thực hiện thanh sát; Thanh sát viên; Hệ thống kiểm kê, kiểm soát vật liệu hạt nhân; Trách nhiệm của tổ chức được cấp phép;...

Chương XV. Kiểm soát xuất nhập khẩu: Quy định về kiểm soát xuất nhập khẩu vật liệu phóng xạ, vật liệu hạt nhân.

Chương XVI. An ninh hạt nhân và bảo vệ thực thể: Quy định về bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân; Trách nhiệm của tổ chức được cấp giấy phép; Hợp tác và trợ giúp quốc tế; Bảo mật thông tin; Trao đổi thông tin; Hình sự hóa hành vi vi phạm;…

Chương XVII. Điều khoản thi hành: Quy định về hiệu lực thi hành; Hướng dẫn thi hành; Điều khoản chuyển tiếp.

III. MỘt sỐ nỘI DUnG CẦn tRAO ĐỔI

1. Bố cục của dự thảo Luật NLNT (sửa đổi)- Luật NLNT sửa đổi dự kiến được bố cục dựa theo

bố cục Luật NLNT mẫu của IAEA năm 2010, đưa các nội dung còn phù hợp cũng như sửa đổi những nội dung chưa phù hợp của Luật NLNT hiện hành.

- Giữ nguyên 2 chương, cụ thể: Chương II (Các biện pháp đẩy mạnh phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử) và Chương VIII (Dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử). Đây là 2 chương đặc

thù của Việt Nam không có trong Luật NLNT mẫu của IAEA năm 2010 do Luật NLNT mẫu của IAEA chỉ quan tâm đến quản lý an toàn, an ninh các ứng dụng NLNT. Tuy nhiên, cần xem xét thống nhất khái niệm về cấp đăng ký của Chương VIII với khái niệm nêu trong Chương về cấp phép để thống nhất quản lý về cấp phép, cụ thể là: Khai báo và cấp phép (notification and licensing như trong Luật mẫu của IAEA năm 2010).

2. Về Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia

Để bảo đảm thực hiện được yêu cầu về tính độc lập hiệu quả và đủ năng lực theo hướng dẫn của IAEA, Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia cần có các thẩm quyền được quy định trong Luật như sau:

- Được giao thẩm quyền đầy đủ về cấp phép cho các hoạt động trong lĩnh vực NLNT theo quy định của Luật NLNT, bao gồm cả cấp phép cho dự án nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng nghiên cứu (địa điểm, chứng nhận thiết kế, chế tạo, xây dựng, vận hành và tháo dỡ).

- Được giao thẩm quyền đầy đủ về thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực NLNT theo quy định của pháp luật, đặc biệt thẩm quyền yêu cầu dừng các hoạt động trong lĩnh vực NLNT khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm về an toàn và an ninh, bảo gồm cả nhà máy điện hạt nhân.

- Được giao thẩm quyền đại diện của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực về lĩnh vực an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân.

- Được quyền báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề quan trọng liên quan đến an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân.

- Được bảo đảm đầy đủ về nguồn tài chính cho hoạt động và là đơn vị tài chính cấp I để được bố trí trực tiếp nguồn tài chính cho hoạt động hàng năm từ Quốc hội.

- Được bảo đảm đầy đủ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Thủ trưởng Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

3. Về cấp phép

Thống nhất một đầu mối cấp phép cho một cơ quan đối với các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân để khắc phục các bất cập được quy định trong Luật NLNT hiện hành.

Page 17: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 17

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

4. Về quản lý chất thải, nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng và tháo dỡ/chấm dứt hoạt động

- Vấn đề tài chính: Cần có kinh phí bảo đảm quản lý chất thải và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng thông qua Quỹ quản lý chất thải và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và Quỹ tháo dỡ cơ sở hạt nhân.

- Trong Luật hiện hành đã có các quy định về quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, tuy nhiên cần bổ sung thêm 01 Điều về chính sách quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ.

- Về Quỹ quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng: cần nghiên cứu thêm kinh nghiệm các nước để áp dụng cho Việt Nam.

5. Ứng phó sự cố- Quy định về hệ thống tổ chức ứng phó sự cố: Trung

tâm Điều hành ứng phó sự cố bức xạ quốc gia; Các cơ sở kỹ thuật thực hiện hoạt động ứng phó sự cố; Trung tâm Điều hành ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân bên ngoài địa điểm nhà máy điện hạt nhân (off-site); Các cơ sở hỗ trợ y tế cho ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; Trung tâm Điều hành ứng phó sự cố tại nhà máy điện hạt nhân (on-site).

- Về các kế hoạch ứng phó sự cố (KHUPSC) cấp tỉnh: Vẫn giữ nguyên quy định hiện nay, nhưng bỏ trách nhiệm phê duyệt KHUPSC cấp tỉnh của Bộ KH&CN. KHUPSC của địa phương do địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện.

6. Bồi thường thiệt hại hạt nhân

Quy định đối tượng duy nhất chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hạt nhân là tổ chức vận hành cơ sở hạt nhân; sửa đổi định mức bồi thường và quy định về đảm bảo tài chính; Bổ sung các quy định về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp vận chuyển vật liệu hạt nhân và việc xử lý các khiếu kiện đòi bồi thường phù hợp với quy định quốc tế (Công ước Viên về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân 1997 và Công ước bồi thường bổ sung đối với thiệt hại hạt nhân).

7. An ninh hạt nhân

Xác định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về an ninh hạt nhân, cụ thể là an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân: Trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia; Trách nhiệm của Bộ Công an; Cơ chế phối hợp giữa Bộ Công an và Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia trong quản lý nhà nước về an ninh hạt nhân và an toàn cháy nổ đối với cơ sở hạt nhân.

8. Phóng xạ môi trường- Quy định trong Luật NLNT trách nhiệm của Cơ

quan pháp quy hạt nhân quốc gia về thống nhất quản lý phóng xạ môi trường trên cả nước.

- Quy định về cơ chế phối hợp giữa Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia với Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong quản lý môi trường cơ sở hạt nhân.

- Quy định trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phóng xạ, còn các loại môi trường khác là do Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chịu trách nhiệm.

*

* *

Thực hiện Nghị quyết số 89/2015/QH13 ngày 09/6/2015 của Quốc hội và phân công của Chính phủ (Quyết định số 1753/QĐ-TTg ngày 08/7/2015), Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-BKHCN ngày 17/8/2015 thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Luật; Ban soạn thảo và Tổ biên tập đã họp phiên thứ nhất ngày 24/9/2015 giao Cục ATBXHN tổ chức họp Tổ biên tập, chuyên gia để xây dựng dự thảo. Tuy nhiên để có thêm thời gian hoàn thiện, bảo đảm chất lượng dự thảo, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ KH&CN đã có công văn đề nghị lùi thời gian trình Luật NLNT (sửa đổi) từ tháng 10/2016 (theo Nghị quyết số 89/2015/QH13) sang năm 2018 (Công văn số 4438/BKHCN-PC ngày 17/11/2015) và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý (Công văn số 10450/BKHCN-PC ngày 15/12/2015 của Văn phòng Chính phủ).

Do có nhiều thay đổi về nhân sự, ngày 27/6/2016 vừa qua, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 1727/QĐ-BKHCN kiện toàn Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Luật; dự kiến họp phiên thứ nhất vào đầu tháng 8/2016. Hiện nay việc thực hiện Dự án Luật NLNT (sửa đổi) phải tuân thủ các quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 vừa có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Đồng thời, cần phải nghiên cứu tác động của các Luật có liên quan vừa được quốc hội thông qua trong giai đoạn 2013-2015 vừa qua và sắp thông qua như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật bảo vệ môi trường, Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật đầu tư,... để thiết kế các quy định phù hợp, hài hòa ./.

Page 18: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201618

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

PGS. TS. VƯƠNG HữU TấN Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

ThS. LƯU NAM HẢI Trưởng phòng An ninh và thanh sát hạt nhân, Cục ATBXHN

I. sự CẦn thIết phẢI thIết lẬp Cơ sở hạ tẦnG An tOÀn hạt nhân

Theo Tài liệu Hướng dẫn về thiết lập cơ sở hạ tầng an toàn cho chương trình điện hạt nhân quốc gia (SSG-16) của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), các quốc gia có chủ trương và bắt đầu triển khai dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải thiết lập được cơ sở hạ tầng an toàn cần thiết cho chương trình điện hạt nhân của mình. Đây là các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện chương trình điện hạt nhân an toàn theo các tiêu chuẩn an toàn của IAEA. Theo đó, các vấn đề của cơ sở hạ tầng an toàn phải đạt được các yêu cầu nhất định ở các điểm mốc quan trọng trong lộ trình triển khai dự án điện hạt nhân: Quyết định chủ trương phát triển điện hạt nhân; Tiến hành khởi công xây dựng nhà máy và Đưa nhà máy vào vận hành. Tương ứng 3 điểm mốc quan trọng nêu trên là 3 giai đoạn triển khai dự án điện hạt nhân:

- Giai đoạn 1 là giai đoạn đầu tiên chuẩn bị cho việc thông qua chủ trương phát triển điện hạt nhân của quốc gia. Kết thúc giai đoạn 1 là tương ứng với Mốc 1 khi mà chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân đã được quyết định. Đối với Việt Nam là ngày 25/11/2009 khi Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết số 41/NQ-QH12 về chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

- Giai đoạn 2 là giai đoạn từ khi Quốc hội quyết định chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đến khi đạt đến Mốc 2 là lúc bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

- Giai đoạn 3 là giai đoạn từ khi khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đến khi đạt đến Mốc 3 là lúc bắt đầu đưa nhà máy điện hạt nhân vào vận hành.

BÁO CÁO VỀ KẾ HOẠCH HOÀN THIỆN

CƠ SỞ HẠ TẦNG AN TOÀN PHụC Vụ dỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN

Đối với từng giai đoạn, quốc gia sẽ phải đánh giá 20 vấn đề của cơ sở hạ tầng an toàn xem đã đạt được các yêu cầu của IAEA theo SSG-16 chưa. 20 vấn đề của cơ sở hạ tầng an toàn gồm có:

- Chính sách và chiến lược Nhà nước về an toàn;

- Cơ chế an toàn hạt nhân toàn cầu;

- Khung pháp lý;

- Khung pháp quy;

- Tính minh bạch và công khai;

- Đầu tư và thu xếp tài chính;

- Các tổ chức hỗ trợ và nhà thầu bên ngoài;

- Lãnh đạo và quản lý đối với an toàn;

- Phát triển nguồn nhân lực;

- Nghiên cứu mục tiêu an toàn và quản lý;

- Bảo vệ bức xạ;

- Đánh giá an toàn;

- An toàn quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu đã qua sử dụng và tháo dỡ;

- Sẵn sàng và ứng phó khẩn cấp;

- Tổ chức vận hành;

- Khảo sát địa điểm, lựa chọn và đánh giá địa điểm;

- An toàn thiết kế;

- Chuẩn bị vận hành;

- An toàn vận chuyển;

- Tương tác với an ninh hạt nhân.

Trong tài liệu SSG-16, IAEA đã xây dựng thành 200 hành động cần thiết để hoàn thiện các vấn đề của cơ sở hạ tầng an toàn cho 3 giai đoạn nêu trên. Cục ATBXHN

Page 19: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 19

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

đã xem xét đánh giá tình hình thực hiện các hành động này theo yêu cầu của IAEA và đề xuất kiến nghị cụ thể hóa nhiệm vụ, cũng như phân công trách nhiệm cho đơn vị chủ trì thực hiện. Phụ lục 1 đã trình bày đánh giá đối với 200 hành động này và đề xuất kiến nghị các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện cho 3 chủ thể chính phải chịu trách nhiệm phát triển và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng an toàn. Đó là Chính phủ (được viết tắt chung cho các Bộ, ngành và địa phương liên quan), Cơ quan pháp quy hạt nhân và Tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Với các đánh giá được nêu ở Phụ lục 1 thấy rằng: mặc dù chúng ta đã có nỗ lực cố gắng rất lớn của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng an toàn cần thiết cho triển khai dự án điện hạt nhân, tuy nhiên, so với yêu cầu của IAEA được nêu trong Tài liệu SSG-16 thì còn rất nhiều vấn đề về cơ sở hạ tầng an toàn cần phải tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện mới đáp ứng điều kiện để khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cũng như đưa nhà máy vào vận hành và phát điện. Đó là lý do phải xây dựng một Kế hoạch tổng thể hoàn thiện các cơ sở hạ tầng an toàn phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

II. Đánh GIá CủA IAEA VỀ hIện trạnG Cơ sở hạ tẦnG An tOÀn CủA VIệt nAM

Bộ KH&CN đã phối hợp với IAEA tổ chức Phái đoàn Dịch vụ đánh giá pháp quy tích hợp lần đầu tiên từ ngày 28/9/2009 đến ngày 9/10/2009 (Phái đoàn IRRS-2009). Dịch vụ IRRS được xây dựng nhằm củng cố và tăng cường tính hiệu quả của cơ sở hạ tầng an toàn quốc gia đối với nhiều lĩnh vực: an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ, an toàn chất thải và vận chuyển phóng vạ, an ninh nguồn phóng xạ... Phái đoàn IRRS-2009 có ý nghĩa đặc biệt sau khi Quốc hội thông qua Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008.

Phái đoàn đánh giá đầu tiên năm 2009 bao gồm các hoạt động: (1) Đánh giá cơ sở hạ tầng hiện có về bảo vệ và an toàn bức xạ trong y tế, công nghiệp và các cơ sở nghiên cứu (bao gồm lò phản ứng nghiên cứu); (2) Đánh giá tình hình triển khai và các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng an toàn phục vụ cho dự án điện hạt nhân đầu tiên. Việc đánh giá được thực hiện thông qua so sánh tình hình hiện tại của Việt Nam với các tiêu chuẩn an toàn của IAEA. Thông qua Dịch vụ này, Đoàn chuyên gia đã giúp Việt Nam đánh giá hệ thống pháp luật trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân, cơ sở hạ tầng pháp quy và đưa ra các khuyến cáo về các công việc cần thực hiện để chuẩn bị cho chương trình điện hạt nhân. Các khuyến cáo của IAEA năm 2009 (gồm 89 nội dung khuyến cáo

và 47 đề xuất) đã đề cập toàn diện các lĩnh vực, trong đó nhấn mạnh một số điểm sau:

- Tính độc lập của cơ quan pháp quy hạt nhân;

- Xây dựng năng lực, cơ sở hạ tầng pháp quy hạt nhân;

- Hoàn hiện hệ thống văn bản dưới luật về thanh tra, cấp phép, quản lý nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, ứng phó sự cố…;

- Phê duyệt và đưa vào thực hiện các đề án trong kế hoạch tổng thể, đặc biệt về đào tạo nguồn nhân lực cho Cơ quan pháp quy hạt nhân;

- Lộ trình xây dựng Cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam đủ năng lực và thẩm quyền để đảm bảo thực hiện thành công Dự án điện hạt nhân.

- Tăng cường văn hóa an toàn.

Sau 5 năm tích cực xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng an toàn theo hướng dẫn của IAEA phục vụ lộ trình triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các khuyến cáo của Phái đoàn IRRS-2009 (89 khuyến cáo và 47 đề xuất), tuy nhiên cũng còn nhiều tồn tại, bất cập so với hướng dẫn của IAEA. Để giúp Ban Chỉ đạo Nhà nước kịp thời chỉ đạo việc xây dựng cơ sở hạ tầng an toàn cần thiết cho phát triển điện hạt nhân, Bộ KH&CN đã mời Phái đoàn Đánh giá pháp quy tích hợp tiếp theo của IAEA (IRRS-2014) vào Việt Nam làm việc với các cơ quan có liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng an toàn đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn 2 Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Phái đoàn đã làm việc tại Hà Nội từ ngày 28/9/2014 đến ngày 9/10/2014.

Ngày 31/3/2015, Phái đoàn IRRS-2014 đã gửi Báo cáo chính thức cho Chính phủ Việt Nam, trong đó ghi nhận sự nỗ lực lớn và thành công của Bộ KH&CN trong việc phối hợp với các cơ quan khác nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng an toàn từ năm 2009. Đáng chú ý là việc xây dựng và ban hành các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng và Thông tư của các Bộ; cung cấp nguồn lực bổ sung cho Cơ quan pháp quy hạt nhân và tăng cường hợp tác với các Bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, Phái đoàn cũng khuyến nghị một khối lượng lớn các công việc cần được thực hiện nhằm tăng cường hơn nữa cơ sở hạ tầng an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn của IAEA.

Các khuyến cáo nêu trên của Đoàn đánh giá IRRS-2014 đã chỉ ra những mâu thuẫn còn tồn tại trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh của Việt Nam theo các hướng dẫn, tiêu chuẩn của IAEA và thực tiễn tốt nhất trên thế giới. Hiện tại Việt Nam đã tham gia hầu hết các Điều ước

Page 20: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201620

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

quốc tế trong lĩnh vực an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Vì vậy, Việt Nam cũng cần thực hiện các cam kết của các quốc gia thành viên khi tham gia các Điều ước quốc tế liên quan (Công ước An toàn hạt nhân, Công ước chung về an toàn quản lý nhiên liệu đã cháy và an toàn quản lý chất thải phóng xạ...). Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng an toàn theo các khuyến cáo của IAEA là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu giai đoạn chuẩn bị để có thể khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Theo kết quả của Đoàn đánh giá pháp quy tích hợp IRRS-2014, Việt Nam hiện tại còn 44 khuyến cáo và 28 đề xuất chưa hoàn thành. Bộ KH&CN đã nghiên cứu và xây dựng Kế hoạch tổng thể hoàn thiện cơ sở hạ tầng an toàn hạt nhân theo hướng dẫn của IAEA (SSG-16) phục vụ triển khai dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Kế hoạch này nêu rõ nhiệm vụ, lộ trình và các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm chính thực hiện.

III. Kế hOạCh hOÀn thIện CáC Cơ sở hạ tẦnG An tOÀn CủA VIệt nAM

1. Các hoạt động được tiến hành ở giai đoạn 1

Mặc dù giai đoạn 1 đã kết thúc khi Quốc Hội thông qua chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận ngày 25/11/2009. Tuy nhiên, khi đó chúng ta chưa có điều kiện xem xét đánh giá đầy đủ các vấn đề của cơ sở hạ tầng an toàn theo hướng dẫn của IAEA. Bây giờ, xem xét lại các yêu cầu của giai đoạn 1, có thể đưa ra một số nhận xét sau:

- Khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (ngày 25/11/2009), về cơ bản các vấn đề của cơ sở hạ tầng an toàn theo hướng dẫn của IAEA (SSG-16) đã có hoặc đã được nhận thức đầy đủ ở Việt Nam.

- Một số vấn đề cần được quan tâm hoàn thiện ở giai đoạn 2: Phát triển, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; Hoàn thiện hệ thống tổ chức; Tăng cường năng lực nghiên cứu triển khai; Tăng cường năng lực bảo đảm an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân; Phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi cho địa phương và người dân khu vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Xây dựng Cơ quan pháp quy độc lập, có năng lực và thẩm quyền; Quy định về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo và quản lý của các tổ chức có liên quan đến chương trình phát triển điện hạt nhân; Quy định phù hợp về các cơ sở đào tạo phục vụ chương trình điện hạt nhân và có các đầu tư tăng cường năng lực cho các cơ sở này; Cần có quy định về văn hóa an toàn và văn hóa

an ninh trong các tổ chức tham gia trong chương trình điện hạt nhân.

2. Các hoạt động cần được tiến hành ở giai đoạn 2Trên cơ sở đánh giá về các vấn đề của cơ sở hạ tầng an toàn trong giai đoạn 2 được nêu trong đánh giá theo hướng dẫn SSG-16 của IAEA, chúng tôi phân ra các nhóm vấn đề của cơ sở hạ tầng an toàn như sau:

- Khuôn khổ luật pháp, văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật.

a. Khuôn khổ luật pháp, văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách

Bộ KH&CN/Cục ATBXHN

1. Thực hiện Đề án Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi để khắc phục các bất cập về hệ thống tổ chức và quản lý an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân.

2. Tham gia Công ước Chống khủng bố hạt nhân và Công ước Bồi thường hạt nhân.

3. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Cơ chế ưu đãi về đầu tư và tài chính cho Cục ATBXHN để bảo đảm thực hiện an toàn, hiệu quả và đúng tiến độ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, cơ chế đặc thù cho việc thu hút và giữ lại các nhân viên có trình độ cao cho Cục ATBXHN và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho Cục ATBXHN.

4. Ban hành Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về an toàn phục vụ triển khai dự án điện hạt nhân và tổ chức xây dựng các văn bản quy phạm theo Danh mục phù hợp với lộ trình triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

5. Xây dựng và ban hành đủ các thông tư và hướng dẫn liên quan cho đến giai đoạn cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân (quy định về Báo cáo phân tích an toàn, thẩm định Báo cáo phân tích an toàn, thanh tra an toàn, phê duyệt tham số địa điểm, phê duyệt thiết kế kỹ thuật).

6. Ban hành bổ sung các quy định về giới hạn liều và kiềm chế liều cho nhân viên, dân chúng và môi trường trong điều kiện tai nạn của nhà máy điện hạt nhân.

7. Ban hành bổ sung quy định về cập nhật báo cáo đánh giá tác động của bức xạ lên môi trường của nhà máy điện hạt nhân.

Page 21: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 21

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

8. Ban hành hướng dẫn về yêu cầu của hệ thống quản lý tích hợp trong các tổ chức tham gia dự án điện hạt nhân.

9. Ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan phục vụ cho việc thẩm định an toàn thiết kế nhà máy điện hạt nhân (11 tiêu chuẩn an toàn dựa trên các hướng dẫn liên quan của IAEA).

10. Ban hành quy định pháp quy phù hợp phục vụ cho vận chuyển nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ phục vụ nhu cầu triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

11. Hướng dẫn cụ thể về cơ chế cung cấp thông tin cho công chúng về an toàn và an ninh hạt nhân.

12. Ban hành hướng dẫn về xây dựng văn hóa an toàn và văn hóa an ninh trong các tổ chức tham gia trong chương trình điện hạt nhân.

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)/Ban quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Tổ chức vận hành)

1. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Cơ chế ưu đãi về đầu tư và thu xếp tài chính cho Chủ đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, cơ chế đặc thù về việc thu hút và giữ lại các chuyên gia trình độ cao cho Tổ chức vận hành Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Các Bộ, ngành và địa phương

1. Bộ Công Thương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về Quỹ quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của nhà máy điện hạt nhân và quy định về Quỹ bồi thường hạt nhân.

2. Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch địa điểm lưu giữ chất thải phóng xạ thay cho Định hướng quy hoạch địa điểm lưu giữ chất thải phóng xạ.

3. Bộ Quốc phòng trình phê duyệt Kế hoạch chuẩn bị nhân lực, phương tiện ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

4. Bộ Nội vụ ban hành Quy định về Tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo và quản lý của các tổ chức có liên quan đến chương trình phát triển điện hạt nhân (Tổ chức vận hành, Cơ quan pháp quy hạt nhân).

5. Bộ KH&ĐT xây dựng trình ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi cho địa phương và người dân khu vực xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

b. hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực

Bộ KH&CN/Cục ATBXHN

1. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ duyệt Đề án nâng cấp Cục ATBXHN thành Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia.

2. Xây dựng và trình phê duyệt Đề án quy hoạch cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp của Cục ATBXHN (Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc) cho giai giai đoạn 2016-2021.

3. Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực dài hạn cho Cục ATBXHN.

4. Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án thông tin pháp quy hạt nhân phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

5. Tổ chức lại Chương trình KH&CN về NLNT (Chương trình KC-05) gắn với phục vụ nhu cầu của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia và Tổ chức vận hành Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

6. Xây dựng năng lực và hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật (Trung tâm HKKT và Viện KHKTHN) cho Cơ quan pháp quy hạt nhân.

7. Xây dựng năng lực và hệ thống quản lý chất lượng của Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật (Trung tâm KH&CNHN) cho Tổ chức vận hành Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

8. Xây dựng quy trình giám sát tư vấn bên ngoài hỗ trợ Cục ATBXHN trong triển khai các nhiệm vụ phục vụ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cho đến giai đoạn cấp phép xây dựng.

9. Xây dựng và ban hành Hệ thống quản lý tích hợp của Cục ATBXHN phù hợp với lộ trình triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

10. Tổ chức phê duyệt các thông số kỹ thuật liên quan đến địa điểm làm cơ sở để lập thiết kế kỹ thuật.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)/Ban quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Tổ chức vận hành)

1. Thành lập Tổ chức vận hành Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và bổ nhiệm các chức danh của Tổ chức vận hành này.

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo năng lực cho bộ phận an toàn của Tổ chức vận hành Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận để thực hiện được nhiệm vụ giám sát pháp quy đối với Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Page 22: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201622

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

3. Xây dựng và ban hành Hệ thống quản lý tích hợp của Tổ chức vận hành Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận phù hợp với lộ trình triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

4. Thành lập Trung tâm đào tạo vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân.

5. Xây dựng quy trình giám sát tư vấn bên ngoài hỗ trợ Tổ chức vận hành trong triển khai các nhiệm vụ phục vụ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

6. Xây dựng và trình phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

7. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn của Tổ chức vận hành Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

8. Nghiên cứu đánh giá các cơ sở hạ tầng kỹ thuật về xây dựng, giao thông và lưới điện quốc gia phục xây dựng và vận hành an toàn Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và tổ chức hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật này phù hợp với lộ trình triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

9. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, trong đó có các yêu cầu về an toàn cần thiết và yêu cầu về chuyển giao tri thức an toàn.

10. Xây dựng và trình phê duyệt Chương trình quan trắc môi trường và quan trắc địa điểm.

Các Bộ, ngành và địa phương

1. Bộ KH&ĐT phê duyệt và đưa vào đàm phán với Chính phủ Nhật Bản Dự án ODA về xây dựng năng lực kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện phân công lại nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành phục vụ dự án điện hạt nhân cho các trường đại học liên quan và phê duyệt dự án đầu tư tăng cường năng lực cho các trường đại học này.

3. Bộ Công Thương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp hạt nhân.

4. Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn công nghệ phù hợp cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

5. Bộ Xây dựng chuẩn bị và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực xây lắp để tham gia thực hiện dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

6. Bộ Y tế thành lập Viện Y học phóng xạ quốc gia.

7. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận thành lập Khoa chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm xạ tại Bệnh viên Đa khoa của tỉnh Ninh Thuận.

c. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật

Bộ KH&CN/Cục ATBXHN

1. Tổ chức thực hiện Dự án ODA về xây dựng năng lực kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia.

2. Triển khai Dự án đầu tư phát triển Viện KHKTHN thành Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia.

3. Triển khai Dự án thành lập Trung tâm KH&CNHN phục vụ mục tiêu tiếp thu và làm chủ công nghệ điện hạt nhân nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho Tổ chức vận hành trong vận hành an toàn và hiệu quả Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

4. Đầu tư nâng cao năng lực cho Trung tâm Đào tạo của Cục ATBXHN đáp ứng yêu cầu đào tạo của Cơ quan pháp quy hạt nhân về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân, phối hợp tổ chức đào tạo sau đại học về an toàn và an ninh hạt nhân với các cơ sở đào tạo ở trong và ngoài nước.

5. Tổ chức triển khai thực hiện xây dựng Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia.

6. Thực hiện dự án điều tra phóng xạ môi trường toàn quốc nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường quốc gia trước khi xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)/Ban quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Tổ chức vận hành)

1. Xây dựng Trung tâm thông tin điện hạt nhân tại Phan Rang thuộc Tổ chức vận hành Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

2. Xây dựng Trung tâm đào tạo vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân trong khuôn khổ Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

3. Xây dựng hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, cấp nước, cảng biển) phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận phù hợp với lộ trình triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

4. Thực hiện Dự án khảo sát chi tiết địa điểm để có các thông số phục vụ lập thiết kế kỹ thuật và lập hồ sơ

Page 23: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 23

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

trình phê duyệt các thông số liên quan đến địa điểm làm cơ sở để lập thiết kế kỹ thuật.

5. Thực hiện khảo sát bổ sung các số liệu về địa điểm để đưa vào yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thầu xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

6. Tổ chức thực hiện Chương trình quan trắc môi trường và quan trắc địa điểm ngay sau khi địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các Bộ, ngành và địa phương

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư tăng cường năng lực cho các trường đại học về năng lượng nguyên tử.

2. Bộ Công Thương tổ chức thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp hạt nhân.

3. Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện Đề án nâng cao năng lực xây lắp để tham gia thực hiện dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

4. Bộ Quốc phòng tổ chức xây dựng nhân lực và phương tiện ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

5. Bộ Y tế xây dựng Viện Y học phóng xạ quốc gia.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xây dựng Khoa chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm xạ tại Bệnh viện Đa khoa của tỉnh Ninh Thuận.

3.3. Các hoạt động được tiến hành ở giai đoạn 3

a. Khuôn khổ luật pháp, văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách:

Bộ KH&CN/Cục ATBXHN

1. Hoàn thiện các quy định về quản lý an toàn trong quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả thanh tra an toàn trong quá trình thiết kế, chế tạo và xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

2. Xây dựng và ban hành đủ các thông tư và hướng dẫn liên quan phục vụ quản lý giai đoạn cấp phép vận hành thử và vận hành chính thức Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (quy định về Báo cáo phân tích an toàn, thẩm định Báo cáo phân tích an toàn và thanh tra an toàn).

3. Hoàn thiện và phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ cơ chế tài chính bổ sung cho hoạt động của Cơ quan pháp quy hạt nhân, trong đó cho phép thu phí thẩm định và thanh tra an toàn dự án điện hạt nhân

và được để lại sử dụng cho hoạt động của Cơ quan pháp quy hạt nhân.

4. Xây dựng và ban hành Thông tư về yêu cầu và quản lý chất lượng các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân trong thẩm định và thanh tra an toàn hạt nhân đối với dự án điện hạt nhân ở giai đoạn xây dựng và vận hành.

5. Xây dựng hướng dẫn thẩm định nội dung bảo vệ bức xạ và quan trắc phóng xạ môi trường của Báo cáo phân tích an toàn.

6. Xây dựng hướng dẫn chi tiết cần thiết để thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia.

7. Xây dựng quy định pháp quy liên quan phục vụ thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

8. Xây dựng quy định về yêu cầu an toàn trong vận hành nhà máy điện hạt nhân.

9. Sửa đổi quy định liên quan đến vận chuyển vật liệu phóng xạ bao gồm cả vận chuyển nhiên liệu hạt nhân và chất thải phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)/Ban quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Tổ chức vận hành)

1. Xây dựng và trình ban hành Cơ chế, chính sách bảo đảm nguồn tài chính cho việc vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả thu xếp tài chính cho quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, tháo dỡ nhà máy và bồi thường hạt nhân.

Các Bộ, ngành và địa phương

1. Các Bộ, ngành và địa phương liên quan đề xuất ban hành Các cơ chế, chính sách bổ sung phù hợp hỗ trợ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

2. Quy định về phí, lệ phí thẩm định và thanh tra an toàn trong các giai đoạn của dự án điện hạt nhân.

b.Hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực

Bộ KH&CN/Cục ATBXHN

1. Định kỳ báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng an toàn thuộc trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân và các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

2. Định kỳ báo cáo Chính phủ tình hình xây dựng và hoàn thiện Khung văn bản quy phạm pháp luật phục

Page 24: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201624

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

vụ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

3. Định kỳ báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh, không phổ biến và bồi thường hạt nhân.

4. Đẩy mạnh hợp tác với cơ quan pháp quy hạt nhân của Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước khác có sử dụng cùng loại công nghệ của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong quản lý pháp quy hạt nhân.

5. Thành lập Văn phòng thanh tra của Cơ quan pháp quy hạt nhân tại địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và ban hành quy định về hoạt động của Văn phòng thanh tra tại địa điểm.

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thẩm định và thanh tra an toàn trong các giai đoạn xây dựng, vận hành thử và vận hành chính thức của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

7. Làm chủ một số chương trình tính toán và phân tích an toàn có bản quyền phục vụ thẩm định lại kết quả phân tích an toàn do Tổ chức vận hành thực hiện trong phân tích an toàn Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cho giai đoạn cấp phép vận hành.

8. Xây dựng kênh thông tin trên Trang thông tin điện tử của Cơ quan pháp quy hạt nhân cũng như phát hành các ấn phẩm về hoạt động quản lý pháp quy đối với Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, trong đó có cả thông tin về các nhà thầu xây dựng, chế tạo thiết bị, bộ phận của nhà máy điện hạt nhân, tiến độ triển khai Dự án, các vấn đề và khó khăn gặp phải.

9. Tổ chức thẩm định các biện pháp bảo đảm tài chính cho hoạt động của Tổ chức vận hành khi thẩm định hồ sơ cấp giấy phép vận hành, bao gồm cả cơ chế cho các Quỹ quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, Quỹ tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân và Quỹ bồi thường thiệt hại hạt nhân.

10. Phê duyệt Dự án đầu tư năng lực cho Viện KHKTHN để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân.

11. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Trung tâm KH&CNHN để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho Tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân.

12. Tiếp tục duy trì văn hóa an toàn, văn hóa an ninh, hoàn thiện hệ thống quản lý tích hợp, quản lý tri thức an toàn, quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp của Cơ quan pháp quy hạt nhân.

13. Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực dài hạn cho Cơ quan pháp quy hạt nhân, bao gồm cả của Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật (Trung tâm HTKT, Viện KHKTHN).

14. Tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực dài hạn cho Trung tâm KH&CNHN nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho Tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân.

15. Tổ chức thẩm định và đánh giá Chương trình quản lý nhân lực của Tổ chức vận hành.

16. Tổ chức thực hiện các nghiên cứu về an toàn của công nghệ điện hạt nhân được lựa chọn cho Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận theo yêu cầu của Cơ quan pháp quy hạt nhân và Tổ chức vận hành, đặc biệt nghiên cứu các vấn đề an toàn của công nghệ liên quan đến địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được lựa chọn.

17. Tổ chức thẩm định chương trình quản lý chất thải và nhiên liệu đã qua sử dụng, chương trình tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân trong hồ sơ cấp phép vận hành của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

18. Xây dựng và ban hành kế hoạch thanh tra an toàn đối với cơ sở quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

19. Phân công nghiên cứu, cập nhật thông tin mới về công nghệ quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trên thế giới để có các kiến nghị kịp thời cho Chính phủ trong lĩnh vực này.

20. Tổ chức diễn tập Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia đối với một số kịch bản sự cố giả định của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và kiến nghị các điều chỉnh bổ sung cần thiết đối với Kế hoạch ứng phó sự cố quốc gia.

21. Tổ chức thẩm định thiết kế các cấu trúc, hệ thống và bộ phận của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận do Tổ chức vận hành đệ trình, trong đó phải chứng minh sự phù hợp của thiết kế nhà máy với các yêu cầu pháp quy và đánh giá về mặt an toàn các thay đổi so với thiết kế đã được phê duyệt ở giai đoạn cấp phép xây dựng.

22. Nghiên cứu rà soát đánh giá sự phù hợp của các quy định về an toàn và an ninh hạt nhân và đề xuất kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa phù hợp, bao gồm cả kế hoạch ứng phó với các sự cố an ninh hạt nhân.

Page 25: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 25

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)/Ban quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Tổ chức vận hành)

1. Đẩy mạnh hợp tác với đối tác cung cấp công nghệ (ROSATOM, AREVA. MITSUBISHI và WESTINGHOUSE) và các tổ chức vận hành của các nước có cùng loại công nghệ để chia sẽ thông tin, kinh nghiệm về an toàn, đặc biệt là có được các thông tin về thiết kế của công nghệ được lựa chọn phục vụ thẩm định và đánh giá an toàn.

2. Xây dựng chương trình quản lý chất lượng các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho Tổ chức vận hành Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

3. Tiếp tục duy trì văn hóa an toàn, văn hóa an ninh, hoàn thiện hệ thống quản lý tích hợp, quản lý tri thức an toàn, quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp của Tổ chức vận hành.

4. Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực dài hạn của Tổ chức vận hành, bao gồm tuyển dụng, đánh giá và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

5. Xây dựng Chương trình quản lý an toàn trong các hoạt động của Tổ chức vận hành trình Cơ quan pháp quy hạt nhân phê duyệt.

6. Thiết lập và thực hiện Chương trinh bảo vệ bức xạ, Chương trình quan trắc phóng xạ môi trường và quan trắc địa điểm của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

7. Lập Báo cáo phân tích an toàn phục vụ cho cấp phép vận hành trình Cơ quan pháp quy thẩm định.

8. Xây dựng cơ sở lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trong khuôn viên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

9. Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và cập nhật kế hoạch này vào Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ cấp phép vận hành.

10. Phối hợp với nhà cung cấp công nghệ để hoàn thiện hồ sơ cấp phép vận hành, trong đó có các thông tin về thiết kế của nhà máy điện hạt nhân phục vụ thẩm định an toàn thiết kế.

11. Thiết lập bộ phận giám sát xây dựng trong Tổ chức vận hành.

12. Chuẩn bị chương trình về đánh giá địa điểm trong Báo cáo phân tích an toàn phục vụ cấp phép vận hành, có tính đến công nghệ đã được lựa chọn cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và phải cập nhật các thay đổi cần thiết

phù hợp với yêu cầu an toàn của địa điểm trong Báo cáo phân tích an toàn.

13. Thành lập bộ phận quản lý về thiết kế nhà máy điện hạt nhân trong Tổ chức vận hành nhằm duy trì kiến thức về an toàn thiết kế và quản lý cấu hình nhà máy trong suốt vòng đời.

14. Tổ chức thẩm định an toàn thiết kế, các cấu trúc, hệ thống và bộ phận do nhà cung cấp công nghệ đệ trình, bao gồm cả các tiêu chuẩn có liên quan trước khi trình cho Cơ quan pháp quy phê duyệt và phải có thỏa thuận với nhà cung cấp công nghệ để có được các tài liệu an toàn liên quan của công nghệ nhà máy điện hạt nhân được lựa chọn.

15. Tiến hành đánh giá, đề xuất và tổ chức hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho việc vận hành an toàn Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, đặc biệt hệ thống lưới điện quốc gia.

16. Xây dựng chương trình vận hành thử trình phê duyệt và chuẩn bị chương về vận hành thử trong Báo cáo phân tích an toàn phục vụ cấp phép vận hành và bảo đảm đủ nguồn nhân lực của Tổ chức vận hành đáp ứng yêu cầu vận hành nhà máy ĐHN.

17. Chuẩn bị thỏa thuận chuyển giao trách nhiệm về vận hành đối với nhà máy điện hạt nhân từ nhà thầu nước ngoài sang Tổ chức vận hành.

18. Chuẩn bị và trình Cơ quan pháp quy hạt nhân thẩm định Chương trình bảo vệ thực thể Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong hồ sơ cấp phép vận hành nhà máy.

Các Bộ, ngành và địa phương

1. Bộ Công an phải rà soát đánh giá sự phù hợp của các quy định về an toàn và an ninh hạt nhân và đề xuất kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa phù hợp.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan cần chuẩn bị và trình phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố của địa phương do ảnh hưởng của sự cố, tai nạn bức xạ và hạt nhân từ Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

c. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Bộ KH&CN/Cục ATBXHN

1. Đầu tư cơ sở vật chất cho Văn phòng thanh tra của Cơ quan pháp quy hạt nhân tại địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

2. Đầu tư một số chương trình tính toán và phân tích an toàn có bản quyền phục vụ thẩm định lại kết quả phân tích an toàn do Tổ chức vận hành thực hiện trong phân tích an toàn Dự án điện hạt nhân Ninh

Page 26: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201626

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

Thuận cho giai đoạn cấp phép vận hành.

3. Nâng cấp Trang thông tin điện tử của Cơ quan pháp quy hạt nhân cũng như đầu tư phát hành các ấn phẩm về hoạt động quản lý pháp quy đối với Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

4. Đầu tư tăng cường năng lực cho các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân (Trung tâm HTKT, Viện KHKTHN).

5. Đầu tư năng lực cho tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho Tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân (Trung tâm KHCNHN).

6. Đầu tư tăng cường năng lực cho Trung tâm Đào tạo của Cơ quan pháp quy hạt nhân.

7. Xây dựng Hệ thống quan trắc phát thải ra môi trường từ Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và thực hiện quan trắc ngay từ giai đoạn xây dựng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)/Ban quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Tổ chức vận hành)

1. Đầu tư hoàn thiện và duy trì hoạt động của hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường và quan trắc địa điểm của nhà máy điện hạt nhân.

2. Xây dựng cơ sở lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trong khuôn viên của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

3. Hoàn thiện hệ thống lưới điện quốc gia phục vụ đấu nối với Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Các Bộ, ngành và địa phương

1. Bộ Công Thương đầu tư phát triển ngành công nghiệp hạt nhân.

2. Bộ Xây dựng đầu tư nâng cao năng lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật xây lắp để tham gia thực hiện dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

3. Bộ Giao thông Vận tải đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

4. Bộ Y tế tổ chức đầu tư xây dựng Viện Y học phóng xạ quốc gia.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo đại học phục vụ nhu cầu của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

6. Bộ Quốc phòng đầu tư phương tiện phục vụ ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia.

7. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức xây dựng hệ thống quan trắc độc lập các phát thải của nhà máy điện hạt nhân ra môi trường.

IV. Kết lUẬn VÀ KIến nGhị

Cơ sở hạ tầng an toàn là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với các quốc gia đi vào phát triển điện hạt nhân phải có và phải đạt được những yêu cầu cụ thể ở từng điểm mốc của quá trình triển khai dự án điện hạt nhân (quyết định chủ trương, bắt đầu tổ chức xây dựng và bắt đầu đưa nhà máy vào vận hành).

Việt Nam đã quyết định chủ trương phát triển điện hạt nhân ngày 25/11/2009 với việc bảo đảm cơ bản đủ các vấn đề cần thiết của cơ sở hạ tầng theo hướng dẫn của IAEA. Hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn 2 – giai đoạn chuẩn bị cho việc tiến hành đấu thầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Theo kết quả nghiên cứu của Cục ATBXHN, chúng ta cần có 63 hành động cần thiết để hoàn thiện các yếu tố của cơ sở hạ tầng an toàn ở giai đoạn 2 này, trong đó Bộ KH&CN/CụcATBXHN có 28 hành động, Tập đoàn Điện lực Việt Nam/Chủ đầu tư có 17 hành động và các Bộ, ngành và địa phương có 20 hành động. Trong giai đoạn 3 – giai đoạn chuẩn bị để đưa nhà máy vào vận hành phát điện, chúng ta có 70 hành động cần được thực hiện, tuy nhiên chủ yếu là xem xét, đánh giá, cập nhật và hoàn thiện các vấn đề của cơ sở hạ tầng an toàn đã có ở giai đoạn 2.

Cục ATBXHN kiến nghị Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia xem xét và đề nghị Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thông qua Kế hoạch hoàn thiện các cơ sở hạ tầng an toàn này và trên cơ sở đó chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức xây dựng và hoàn thiện, trước mắt là các vấn đề của cơ sở hạ tầng an toàn của giai đoạn 2 – chuẩn bị cho việc tổ chức đấu thầu xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Page 27: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 27

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

A. CĂn Cứ pháp lý Để thựC hIện Kế hOạCh

- Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ;

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ”, với các điều khoản về đánh giá an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ tại các cơ sở bức xạ khi cấp phép tiến hành công việc bức xạ;

- Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ” với các điều khoản về các biện pháp an ninh nhằm đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ từ mức an ninh cao nhất (mức A) đến mức an ninh thấp nhất (mức D) trong sử dụng, lưu giữ và vận chuyển nguồn phóng xạ;

- Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ với các điều khoản về phân loại và phân nhóm nguồn phóng xạ theo yêu cầu về an ninh;

- Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ KH&CN quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức và của cơ quan

KS. NGUYễN VIỆT HùNG Trưởng phòng Cấp phép, Cục ATBXHN

KẾ HOẠCH THU GOM VÀ LƯU GIỮ CÁC NGUỒN PHÓNG XẠ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Ở VIỆT NAM

TóM TắT: Hiện nay, trên địa bàn cả nước chưa có kho lưu giữ dài hạn nguồn phóng xạ đã qua sử dụng có đủ năng lực để quản lý số lượng lớn các nguồn phóng xạ, bảo đảm an toàn, an ninh. Các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng chủ yếu vẫn được lưu giữ tại chỗ do các đơn vị đã qua sử dụng trước đây tự quản lý, tự chịu trách nhiệm. Việc này đã ảnh hưởng không tốt đến việc quản lý bảo đảm an toàn, an ninh nguồn phóng xạ, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao do việc thất lạc, hoặc mất cắp nguồn có thể xảy ra như các vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây. Một số đơn vị của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Trung tâm đánh giá Không phá hủy và Trung tâm hạt nhân TP. Hồ Chí Minh) được phép hỗ trợ lưu giữ tạm thời cho một số đơn vị không có khả năng lưu giữ nguồn phóng xạ bảo đảm an toàn, an ninh. Các đơn vị này chưa phải là các cơ sở lưu giữ lâu dài. Do đó, để đảm bảo cho việc lưu giữ các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cần có sự hỗ trợ của nhà nước đối với việc thu gom, vận chuyển và lưu giữ tập trung tại cơ sở được Bộ KH&CN chỉ định nhằm đạt được mục đích quản lý.

pháp quy trong việc đảm bảo an toàn và an ninh nguồn phóng xạ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh nguồn phóng xạ, cũng như quy định chi tiết các hành vi và hình thức xử phạt vi phạm hành chính về mất an toàn và an ninh nguồn phóng xạ.

B. MỤC tIÊU CủA Kế hOạCh

Thu gom và lưu giữ các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng trên phạm vi cả nước về các kho lưu giữ được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định để quản lý tập trung nhằm tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật, tăng cường bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ.

C. nỘI DUnG CủA Kế hOạCh

1. Xác định và phân loại các nguồn phóng xạ cần phải thu gom và lưu giữ tại cơ sở được chỉ địnhTính đến thời điểm hết tháng 2/2016, Cục ATBXHN quản lý khoảng 1.000 cơ sở tiến hành công việc bức xạ đang sử dụng gần 2.050 nguồn phóng xạ, gần 1.840 (miền Bắc: 1.503, miền Trung: 258, miền Nam: 79) nguồn phóng xạ đã qua sử dụng đang được lưu giữ tại các cơ sở. Do chưa có kho lưu giữ nguồn phóng xạ quốc gia nên nguồn phóng xạ hiện đang được lưu giữ tại các cơ sở hoặc đang được lưu giữ tại các cơ sở có kho lưu giữ đảm bảo an toàn, an ninh nguồn phóng xạ dưới dạng dịch vụ thuê lưu giữ.Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư 22/2014/TT-BKHCN, chủ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng có trách

Page 28: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201628

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

nhiệm lựa chọn và áp dụng 1 trong 5 phương pháp lưu giữ, trong đó: (1) Chuyển giao nguồn phóng xạ cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tiếp; (2) Chuyển trả lại cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài; (3) Chuyển giao cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ; (4) Lưu giữ lâu dài tại cơ sở nếu có đủ năng lực của cơ sở lưu giữ chất thải; (5) Lưu giữ tạm thời tại cơ sở không quá 3 năm. Để tăng cường công tác quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bảo đảm an toàn, an ninh, Cục ATBXHN hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động tiến hành công việc bức xạ có nguồn phóng xạ không có nhu cầu sử dụng nữa hoặc nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và được Cục ATBXHN cấp giấy phép tự xử lý, lưu giữ tạm thời, thời hạn của giấy phép không quá 3 năm: Các chủ cơ sở được yêu cầu thu xếp tài chính để chuyển giao chất thải phóng xạ hoặc nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ. Cục ATBXHN có trách nhiệm hỗ trợ chỉ định cơ sở đủ điều kiện lưu giữ chất thải phóng xạ và thẩm định các thủ tục cấp phép để chuyển giao. Vấn đề cơ sở không được gia hạn cấp giấy phép lưu giữ tại cơ sở nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BKHCN cần được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, vì nếu cơ sở không có khả năng chuyển đến lưu giữ tại cơ sở làm dịch vụ lưu giữ (không có đủ kinh phí để trả với số tiền quá lớn) mà không cho phép tiếp tục gia hạn giấy phép thì sẽ vi phạm các quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BKHCN.Nhiều tổ chức, cá nhân có mong muốn gửi lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại các cơ sở làm dịch vụ lưu giữ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, hiện tại chưa có văn bản quy định chi tiết các biểu giá được tính cho các loại hình lưu giữ lâu dài nguồn phóng xạ tại các cơ sở dịch vụ. Các đơn vị làm dịch vụ lưu giữ thuê cũng chưa có thống nhất về chi phí lưu giữ lâu dài đối với từng loại nguồn phóng xạ đã qua sử dụng gây khó khăn cho cơ sở về khả năng tài chính để chi trả.

Hiện tại, kho của Liên đoàn vật lý địa chất lưu giữ các nguồn phóng xạ, các mẫu quặng phóng xạ của Liên đoàn, các kho của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Trung tâm đánh giá không phá hủy thì lưu giữ nguồn của chính các cơ sở này, lưu giữ các nguồn phóng xạ của các cơ sở khác dưới dạng dịch vụ lưu giữ và hỗ trợ cho công tác bảo đảm an toàn bức xạ đối với các nguồn phóng xạ vô chủ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, một số các kho nằm tại vị trí trung tâm các thành phố lớn, nằm giữa khu dân cư, Cục ATBXHN đề

nghị 02 đơn vị này không nhận lưu giữ thêm các nguồn phóng xạ của các đơn vị khác.

Theo nghiên cứu, đánh giá các cơ sở có các kho lưu giữ các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng hiện đang lưu giữ 1.651 nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, cụ thể:

- Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân lưu giữ 144 nguồn đã qua sử dụng;

- Viện Nghiên cứu hạt nhân lưu giữ 155 nguồn đã qua sử dụng;

- Trung tâm Đánh giá Không phá hủy lưu giữ 567 nguồn đã qua sử dụng, chủ yếu là nguồn Ir-192 được thay thế trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp và ngoài ra còn đang lưu giữ khoảng 300-350 nguồn phóng xạ Ir-192 dùng trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp được nạp nguồn mới, hiện ở dưới mức miễn trừ, nhưng chưa được thanh lý hoặc chuyển trả nhà sản xuất.

- Liên đoàn Vật lý địa chất: 683 nguồn đã qua sử dụng.

- Một số kho lưu giữ nhỏ khác nằm rải rác tại các công ty như: Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đang lưu giữ 69 nguồn đã qua sử dụng, Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đang lưu giữ 25 nguồn đã qua sử dụng, Công ty giấy Bãi Bằng đang lưu giữ 8 nguồn đã qua sử dụng.

Theo đánh giá của Cục ATBXHN, hiện tại các kho lưu giữ các nguồn đã qua sử dụng của các cơ sở về cơ bản bảo đảm được yêu cầu về an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ theo quy định pháp luật của Việt Nam. Như vậy, trong giai đoạn trước mắt vẫn nên giữ nguyên việc lưu giữ các nguồn phóng xạ nói trên tại các kho nguồn đang được phép, chưa cần phải tập trung thu gom về cơ sở lưu giữ tập trung cho đến khi có kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia được hình thành nhằm tránh lãng phí các nguồn lực phục vụ cho việc thu gom.

Với số lượng khoảng 200 nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo nhóm nguồn 3,4,5, các mức an ninh C và D cần được thu gom tập trung trong giai đoạn trước mắt, cộng thêm với khoảng 300-400 nguồn chụp ảnh phóng xạ công nghiệp đang lưu tại kho của Trung tâm Đánh giá Không phá hủy (được nhập khẩu, thay thế cho nguồn cũ đã được cấp phép sử dụng để chụp ảnh NDT nhưng chưa xuất khẩu trả lại cho nhà sản xuất như đã báo cáo). Như vậy số lượng các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cần được xem xét điều kiện hóa, vận chuyển, lưu giữ là khoảng 700 nguồn. Chưa tính số lượng tăng trưởng dự

Page 29: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 29

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

báo do nhu cầu gia tăng theo nhu cầu ứng dụng nguồn phóng xạ trong các ngành kinh tế xã hội trong thời gian tới khoảng 10-15%/năm.

Nhu cầu cấp bách đối với việc thu gom các nguồn phóng xạ hiện đang lưu giữ rải rác ở các cơ sở đã được cấp phép tự xử lý lưu giữ, các cơ sở lưu giữ chưa được cấp giấy phép (một số cơ sở sử dụng các nguồn phóng xạ được nhập khẩu không xin cấp phép dùng cho thiết bị đo độ ẩm độ chặt, thiết bị đo mức trong sản xuất xi măng lò đứng theo công nghệ của Trung Quốc đã lạc hậu, dừng sản xuất… nhưng không còn sử dụng nữa đã đề nghị cấp phép lưu giữ) có nguy cơ rất cao về mất an toàn, an ninh đối với nguồn phóng xạ (đã từng xảy ra các vụ mất cắp nguồn phóng xạ trong thời gian qua do thiếu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ và những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đổi với nguồn phóng xạ). Thời gian thực hiện: Trong 2 năm 2016 và đầu năm 2017.

2. Thiết kế, chế tạo các công-ten-nơ vận chuyển các loại nguồn phóng xạ phục vụ việc thu gom các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng về các kho lưu giữ

+ Công-ten-nơ lớn bằng bê-tông (Mẫu 1) để chứa các các nguồn phóng xạ (vẫn nằm trong công-ten-nơ che chắn từ trước), được đặt trên ô-tô để vận chuyển nguồn. Số lượng dự kiến: 2 công-ten-nơ.

+ Công-ten-nơ nhỏ bằng chì (Mẫu 2) để thu gom, chứa các nguồn phóng xạ đã bị đưa ra khỏi công-ten-nơ che chắn (ví dụ nguồn Ir-192 dùng trong kiểm tra không phá hủy). Công-ten-nơ loại này được dùng để vận chuyển hoặc lưu kho tại kho nguồn. Số lượng dự kiến: 30 công-ten-nơ.

*Tổng hoạt độ chứa tương đương 200Ci (Ir-192). Suất liều cách vỏ công-ten-nơ 10cm không quá 2 mSv/h.

3. Thủ tục chuyển giao các nguồn phóng xạTheo Điều 6 của Thông tư 22/2014/TT-BKHCN, các chủ cơ sở có nguồn phóng xạ đã qua sử dụng đang lưu giữ tạm thời tại cơ sở (thời hạn lưu giữ tại cơ sở là 3 năm) phải chuyển giao các nguồn phóng xạ cho đơn vị tổ chức thu gom vận chuyển và lưu giữ các nguồn phóng xạ làm căn cứ để đóng gói, điều kiện hóa tập kết về nơi quản lý tập trung trước khi vận chuyển về kho lưu giữ được Bộ KH&CN cho phép.

Thời gian thực hiện trong năm 2016.

4. Thủ tục điều kiện hóa chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụngTheo quy định tại khoản 4, Điều 8 của Thông tư 22/2014/TT-BKHCN, các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bị rò rỉ phóng xạ phải được điều kiện hóa như đối với chất thải phóng xạ để tạo thành khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng vẫn nguyên vẹn, không rò rỉ phóng xạ có thể được lưu giữ trong các công-ten-nơ chứa nguồn hoặc điều kiện hóa như đối với chất thải phóng xạ tùy theo đặc tính của nguồn phóng xạ và sự lựa chọn của cơ sở lưu giữ.

Khối điều kiện hóa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và công-ten-nơ chứa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải bảo đảm các yêu cầu tuân thủ yêu cầu như đối với kiện chất thải phóng xạ điều kiện hóa quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Thông tư 22/2014/TT-BKHCN.

Thời gian thực hiện thu gom, điều kiện hóa trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017.

Page 30: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201630

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CAM KẾT QUỐC GIA TẠI CÁC HỘI NGHỊ THƯợNG ĐỈNH AN NINH HẠT NHÂN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY VÀ ĐỀ XUấT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

I. GIớI thIệU VỀ hỘI nGhị thƯỢnG Đỉnh An nInh hạt nhân

Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân do Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama khởi xướng với việc tổ chức Hội nghị lần thứ nhất tại Oa-sinh-tơn (Hoa Kỳ) năm 2010 có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao 47 nước, trong đó có Việt Nam và ba tổ chức quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai được tổ chức tại Xê-un, Hàn Quốc năm 2012 với sự tham gia của 53 nước và 4 tổ chức quốc tế và Hội nghị lần thứ ba được tổ chức tại La Hay (Hà Lan) năm 2014. Hội nghị lần thứ tư, Hội nghị cuối cùng trong tiến trình này được tổ chức tại Oa-sinh-tơn trong năm 2016 với sự tham gia của 52 nước (Nga không tham gia) và 4 tổ chức quốc tế.

Tại mỗi Hội nghị, các nhà lãnh đạo các nước tham gia đã thống nhất Tuyên bố chung của Hội nghị, trong đó khẳng định cam kết đối với các mục tiêu chung về giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến hạt nhân và sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh hạt nhân và ngăn chặn khủng bố, tội phạm và các đối tượng chiếm đoạt vật liệu hạt nhân để có thể làm vũ khí hạt nhân và các vật liệu phóng xạ khác để chế tạo thiết bị phát tán phóng xạ, đồng thời ghi nhận các kết quả đã đạt được trong lĩnh vực an ninh hạt nhân trong tiến trình của Hội nghị. Trong khi nhấn mạnh trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an ninh hạt nhân là của từng quốc gia, các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh vai trò của hợp tác quốc tế, đặc biệt vai trò trung tâm của IAEA; các công cụ pháp lý và

các sáng kiến quốc tế cũng đã đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh hạt nhân toàn cầu.

Các cam kết cơ bản sau đã được thống nhất tại các Hội nghị thượng đỉnh An inh hạt nhân:

1. Tăng cường cấu trúc an ninh hạt nhân toàn cầu thông qua việc phổ cập hóa các điều ước quốc tế liên quan đến an ninh hạt nhân, cụ thể là Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân; Công ước Ngăn chặn hành động khủng bố hạt nhân; và thông qua việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về an ninh hạt nhân.

2. Thực hiện các biện pháp tự nguyện, cụ thể: phổ biến thông tin liên quan đến an ninh hạt nhân, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật; mời các đoàn đánh giá, tư vấn của IAEA và thực hiện các khuyến cáo của các đoàn đánh giá, tư vấn này; phát triển đào tạo nhân sự liên quan đến an ninh hạt nhân.

3. Giảm thiểu việc sử dụng HEU thông qua chuyển đổi từ việc sử dụng HEU sang sử dụng LEU trong lò phản ứng nghiên cứu và trong các ứng dụng hạt nhân.

4. Tăng cường an ninh vật liệu phóng xạ và nguồn phóng xạ, thông qua việc thực hiện Quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ và Hướng dẫn bổ sung về xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ.

5. An toàn và an ninh hạt nhân, theo đó, các biện pháp an toàn và biện pháp an ninh phải được phối hợp với nhau ngay từ trong giai đoạn thiết kế và cần thiết phải xây dựng, duy trì năng lực sẵn sàng ứng phó sự cố sao cho bảo đảm cả an toàn và an ninh hạt nhân.

6. Xây dựng văn hóa an ninh hạt nhân.

7. Hợp tác với ngành công nghiệp hạt nhân, cơ sở hạt nhân với nhận thức là trách nhiệm bảo đảm an ninh

TS. NGUYễN Nữ HOÀI VI Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

5. Cấp giấy phép vận chuyển đối với các nguồn phóng xạ cần phải tập trung lưu giữ

6. tổ chức thu gom vận chuyển và đưa các nguồn về lưu giữ tại các kho đã được chỉ định

Việc tổ chức thu gom, vận chuyển và lưu giữ dự kiến thực hiện và hoàn thành trong nửa đầu năm 2017.

Page 31: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 31

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

hạt nhân trước hết là thuộc về các cơ sở hạt nhân.

8. An ninh thông tin và an ninh mạng, thông qua thực hiện các biện pháp giảm thiểu nguy cơ đối với các hệ thống và mạng của của các cơ sở hạt nhân.

9 Tăng cường bảo đảm an ninh trong quá trình vận chuyển vật liệu hạt nhân, vật liệu phóng xạ, thông qua chia sẻ kinh nghiệm.

10. Ngăn chặn vận chuyển trái phép vật liệu hạt nhân, vật liệu phóng xạ thông qua kiểm soát xuất, nhập khẩu và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với ITDB của IAEA, Interpol và WCO.

11. Xây dựng năng lực giám định hạt nhân và cơ sở dữ liệu/thư viện về giám định hạt nhân để có thể xác định nguồn gốc vật liệu hạt nhân, vật liệu phóng xạ.

12. Thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích các quốc gia thành lập các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo về an ninh hạt nhân.

Bên cạnh các cam kết nêu trên trong Thông cáo chung của các HNTĐ ANHN, các quốc gia còn đưa ra các Sáng kiến đa phương tự nguyện. Việt Nam tham gia các Sáng kiến sau: (i) Cách tiếp cận toàn diện về an ninh hạt nhân; (ii) Loại bỏ urani có độ làm giàu cao (HEU); (iii) Thành lập Trung tâm đào tạo và hỗ trợ về an ninh hạt nhân (Trung tâm tiên tiến – CoE); (iv) Tăng cường việc thực thi an ninh hạt nhân; (v) An ninh các nguồn phóng xạ; (vi) Tăng cường an ninh hệ thống cung ứng đường biển; (vii) Sáng kiến về An ninh Thông tin; (viii) Sáng kiến xây dựng Bộ hướng dẫn Pháp lý quốc gia về An ninh hạt nhân (ix) Duy trì hành động nhằm củng cố an ninh toàn cầu; và (x) Cấu trúc phát hiện hạt nhân.

Ngoài ra, HNTĐ ANHN lần thứ tư đã nhất trí thông qua Kế hoạch hành động đối với 3 tổ chức quốc tế (Liên Hợp quốc, IAEA, Interpol) và 02 Sáng kiến quốc tế (Sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân và Đối tác toàn cầu chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và vật liệu liên quan).

II. tình hình thựC hIện CAM Kết qUỐC GIA

1. Tham gia các Điều ước quốc tế và các Sáng kiến quốc tế

Từ Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất năm 2010 đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư bổ sung (9/2012); gia nhập và phê chuẩn Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Phần Sửa đổi (10/2012). Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang

trình Chính phủ về việc tham gia Công ước quốc tế về Ngăn chặn hành động khủng bố hạt nhân.

Ngoài các điều ước quốc tế liên quan đến an ninh hạt nhân, Việt Nam còn tham gia các Điều ước quốc tế về an toàn hạt nhân, bao gồm Công ước An toàn hạt nhân (năm 2010), Công ước chung về An toàn nhiên liệu đã qua sử dụng và An toàn chất thải phóng xạ (năm 2013). Việt Nam cũng đã tuyên bố tham gia Sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân (năm 2010) và Sáng kiến an ninh chống phổ biến (năm 2014).

2. Khuôn khổ pháp lý

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, các văn bản quy định yêu cầu về bảo vệ thực thể cơ sở hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân hiện mới chỉ có Thông tư số 38/2011/TT-BKHCN, quy định các yêu cầu chung về bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân. Vì vậy, cùng với tiến trình chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân, cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản trong lĩnh vực này, cụ thể là quy định về các biện pháp bảo vệ thực thể nhà máy điện hạt nhân, bảo vệ vật liệu hạt nhân trong quá trình vận chuyển, quy định về bảo mật thông tin, an ninh mạng.

3. Thực hiện các biện pháp tự nguyện- Các văn bản quy phạm pháp luật đã được cập nhật

đầy đủ trên trang web.

- Mời chuyên gia IAEA vào giới thiệu về Dịch vụ tư vấn quốc tế về bảo vệ thực thể (The International Physical Protection Advisory Service - IPPAS) (24-26/11/2015). Tuy nhiên, cho đến nay, ta vẫn chưa thực hiện việc đánh giá này.

4. Giảm thiểu sử dụng hEU

Việt Nam đã hợp tác với IAEA, Liên bang Nga và Hoa Kỳ hoàn thành việc chuyển trả toàn bộ số nhiên liệu uran có độ làm giàu cao đã qua sử dụng về Liên bang Nga, kết thúc thành công chương trình chuyển đổi nhiên liệu cho Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt (7/2013).

5. tăng cường an ninh vật liệu phóng xạ và nguồn phóng xạ

Thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với nguồn phóng xạ sử dụng di động cho thấy việc kiểm soát các nguồn phóng xạ loại này là tương đối khó vì các nguồn này thường xuyên được di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác để sử dụng. Với sự cố mất nguồn phóng

Page 32: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201632

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

xạ cuối năm 2014 và đầu năm 2015, Bộ KH&CN đã rất chú trọng đến việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, đặc biệt là đối với nguồn phóng xạ sử dụng di động. Ngày 21/7/2015, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư 23 đã được Bộ KHCN, quy định các cơ sở có nguồn phóng xạ sử dụng di động phải lắp đặt thiết bị định vị cho nguồn phóng xạ.

Để thực hiện việc kiểm soát các nguồn phóng xạ sử dụng di động, Bộ KH&CN đang thực hiện dự án thiết lập hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống theo dõi nguồn phóng xạ, kết nối giữa cơ quan quản lý và các cơ sở có nguồn phóng xạ. Hiện tại, dự án đã trong giai đoạn thử nghiệm, và sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng bắt buộc đối với các cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ di động từ tháng 7/2016.

Ngoài ra, ngày 26/02/2014, Việt Nam, Hàn Quốc và IAEA đã ký văn bản “Ý định thư” để thực hiện Dự án thử nghiệm đối với Hệ thống xác định vị trí nguồn phóng xạ (RADLOT) tại Việt Nam. Việc này sẽ đóng góp vào việc bảo đảm an ninh hạt nhân cho các nguồn phóng xạ sử dụng trong NDT, thực hiện cam kết của Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Hàn Quốc tại các Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân. Dự án thử nghiệm dự kiến sẽ bắt đầu lắp đặt thiết bị định vị cho nguồn phóng xạ từ năm 2017.

6. Xây dựng văn hóa an ninh hạt nhân

Để tăng cường nhận thức của các cơ sở cũng như các cán bộ quản lý về nguồn phóng xạ, trong năm 2015, Bộ KH&CN đã tổ chức 02 Hội thảo về Văn hóa an ninh hạt nhân cho cán bộ một số Sở Khoa học và Công nghệ cũng như cán bộ an toàn bức xạ của các cơ sở có nguồn phóng xạ sử dụng di động và các cơ sở có nguồn phóng xạ hoạt độ cao.

7. Ngăn chặn vận chuyển trái phép vật liệu hạt nhân, vật liệu phóng xạ

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (công văn Văn phòng Chính phủ số 3397/VPCP-QHQT ngày 21/5/2010), Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) triển khai các hoạt động liên quan đến Dự án An ninh hạt nhân của IAEA trong việc lắp đặt các cổng phát hiện phóng xạ tại Sân bay Quốc tế Nội Bài. Ngoài ra, trong khuôn khổ Sáng kiến Megaport, 12 cổng phát hiện phóng xạ cũng đã được lắp đặt tại Cảng Cái Mép, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ này chỉ giới hạn trong việc kiểm soát phóng xạ tại các cửa khẩu lớn, tạo tiền đề để quốc gia nâng cao năng lực và tiếp tục trang bị tại các cửa khẩu khác trong nước. Thêm vào đó, các thiết bị phát hiện phóng xạ lại là các thiết bị chuyên dụng, đắt tiền. Vì vậy, cần phải xây dựng kế hoạch nhằm phát hiện và thu hồi vật liệu phóng xạ ngoài sự kiểm soát, trong đó xác định rõ các cửa khẩu, các nút giao thông quan trọng cũng như các cơ sở mua bán phế liệu kim loại cần trang bị thiết bị phát hiện phóng xạ và xác định các ưu tiên để lần lượt trang bị cho các nơi này.

Để việc phối hợp giữa cơ quan hỗ trợ trong ứng phó với cảnh báo phóng xạ (Cục ATBXHN) và cơ quan sử dụng các cổng phát hiện phóng xạ (cơ quan hải quan), Bộ Tài chính và Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 112/2015/TTLT-BTC-BKHCN Hướng dẫn cơ chế phối hợp và xử lý trong việc kiểm tra, phát hiện chất phóng xạ tại các cửa khẩu ngày 29/7/2015, tạo cơ sở pháp lý cho việc phối hợp giữa Cục ATBXHN và cơ quan hải quan.

- Bộ KH&CN đã hợp tác với Bộ Công an chuẩn bị và thực hiện bảo đảm an ninh hạt nhân trong Lễ hội Đền Hùng tháng 4/2016, với sự hỗ trợ của IAEA. Việc hợp tác này rất quan trọng, giúp nâng cao năng lực trong nước về phát hiện, ngăn ngừa việc sử dụng vật liệu phóng xạ cho mục đích xấu.

- Với trách nhiệm là thành viên của ITDB, Việt Nam đã gửi thông báo với IAEA về các sự cố mất nguồn tại Việt Nam.

III. ĐỀ XUẤt, KIến nGhị trIển KhAI thựC hIện

Trong quá trình tham gia các Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân, ta đã thực hiện được nhiều cam kết. Có cam kết đã hoàn thành như việc chuyển đổi nhiên liệu của Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt từ HEU sang LEU. Có cam kết đang được thực hiện. Tuy nhiên cũng có những cam kết ta chưa thực hiện, ví dụ như thành lập trung tâm tiên tiến về hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo an ninh hạt nhân. Để tiếp tục thực hiện các cam kết này, cần thực hiện các công tác sau:

- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đặc biệt trong việc ban hành các quy định về bảo vệ thực thể nhà máy điện hạt nhân và bảo đảm an ninh vận chuyển vật liệu hạt nhân, vật liệu phóng xạ.

- Thực hiện Dịch vụ IPPAS của IAEA.

- Thành lập Trung tâm tiên tiến về an ninh và thanh sát hạt nhân.

Page 33: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 33

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

Cục ATBXHN tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động hợp tác (HTQT) song phương và đa phương trong 6 tháng đầu

năm 2016, tập trung chủ yếu vào việc nâng cao năng lực cán bộ, góp phần củng cố công tác đảm bảo an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Hoạt động HTQT ngày càng đóng góp thiết thực hơn cho các hoạt động quản lý nhà nước của Cục ATBXHN nhằm hỗ trợ Cục thực hiện tốt vai trò cơ quan pháp quy hạt nhân.

ĐẶNG ANH THƯ Phó trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cục ATBXHN

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG HợP TÁC QUỐC TẾ

CỦA CụC AN TOÀN BỨC XẠ HẠT NHÂN TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

1. Hợp tác đa phương

Trong quan hệ hợp tác đa phương với các đối tác quốc tế, Cục ATBXHN tiếp tục chú trọng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động hợp tác với 02 đối tác chính là Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Ủy ban châu Âu (EC).

1.1. Hợp tác với IAEA

Hợp tác với IAEA là một trong những kênh hợp tác mang lại hiệu quả cao nhất cho Cục ATBXHN. Trong 6 tháng đầu năm, Cục ATBXHN đã cử được gần 100 lượt cán bộ tham dự các khóa đào tạo, hội nghị, hội thảo quốc tế góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ của Cục. Cụ thể, khoảng 45 lượt cán bộ được cử tham dự các nội dung về an toàn, an ninh, thanh sát hạt nhân và quản lý chung; 10 cán bộ tham gia Đoàn thăm quan khoa học về kinh nghiệm xây dựng nhà máy điện hạt nhân và khoảng 40 lượt cán bộ tham dự các khóa đào tạo, hội thảo trong khuôn khổ các dự án hợp tác vùng (RAS), Mạng lưới An toàn hạt nhân châu Á (ANSN), Diễn đàn hợp tác pháp quy (RCF) và Dự án hợp tác ba bên giữa IAEA, Hàn Quốc và Việt Nam về hỗ trợ thử nghiệm hệ thống giám sát định vị nguồn phóng xạ sử dụng di động tại Việt Nam (RADLOT).

Lãnh đạo Bộ KH&CN tiếp đoàn RCF

Bên cạnh đó, trong nửa đầu 2016, Cục ATBXHN đã phối hợp với IAEA hoàn thành Đề cương chi tiết cho Dự án hợp tác kỹ thuật giai đoạn 2016-2017 - VIE9017 về “Tăng cường cơ sở hạ tầng an toàn và an ninh hạt nhân đối với giai đoạn xây dựng Nhà máy điện hạt nhân” và xây dựng thành công Đề xuất Dự án hợp tác kỹ thuật (TC) giai đoạn 2018-2019. Đề xuất Dự án TC 2018-2019 của Cục cũng đã được IAEA chính thức phê duyệt. Thời gian tới, Cục ATBXHN sẽ triển khai xây dựng nội dung chi tiết cho các hoạt động trong khuôn khổ Dự án này.

1.2. Hợp tác với Ủy ban châu Âu (EC)

Cũng như với IAEA, Cục ATBXHN đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác sâu rộng với EC. Thời gian vừa qua, EC vẫn tiếp tục hỗ trợ Cục triển khai 01 dự án riêng cho Cục ATBXHN. Bên cạnh đó, Cục ATBXHN vẫn tích cực tham gia các dự hợp tác đa phương khác như Dự án Đào tạo và Thực tập (Training and Tutoring), Dự án Thiết lập Trung tâm hợp tác tiên tiến khu vực Đông Nam Á về giảm thiểu và ứng phó với các nguy cơ hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN). Cụ thể các hoạt động hợp tác với EC đã được triển khai như sau:

- Hợp tác trong khuôn khổ Dự án VN3.01/13: Với những kết quả tích cực đã đạt được từ hợp tác với EC pha 1 (VN3.01/09), EC đã chính thức phê duyệt tài

Page 34: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201634

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

chính cho Cục thực hiện dự án “Tăng cường năng lực và tính hiệu quả của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Cục” (Dự án EC VN3.01/13) trong giai đoạn tiếp theo. Từ ngày 20-23/6/2016, Cục ATBXHN đã phối hợp với EC và Riskaudit (đơn vị được EC lựa chọn là nhà thầu triển khai Dự án cho Cục) tổ chức thành công 06 cuộc họp khởi động cho các Nhiệm vụ từ 1-6 và 01 cuộc họp Khởi động Dự án.

Cuộc họp khởi động Dự án EC VN3.01/13

- Hợp tác trong khuôn khổ dự án Training and Tutoring: trong khuôn khổ dự án hợp tác với EC về đào tạo thông qua kênh ENSTTI và ITER, từ đầu năm đến nay, Cục cũng đã cử được khoảng 30 lượt cán bộ đi đào tạo tại các nước châu Âu (Pháp, Hà Lan, Bungari, Hungari, Tây Ban Nha, Bỉ, Đức, Lithuania) và châu Á (Thái Lan). Đây là một kênh đào tạo rất tốt cho Cục ATBXHN về các hoạt động pháp quy hạt nhân bao gồm khung pháp luật và các quy trình pháp quy bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân, thanh tra, cấp phép, thẩm định an toàn, ứng phó sự cố, quản lý nhiên liệu hạt nhân và quản lý an toàn các vật liệu phóng xạ.

- Hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến CBRN: Sáng kiến thiết lập Trung tâm hợp tác tiên tiến khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực CBRN do Liên minh châu Âu (EU) khởi xướng cũng đã được Cục ATBXHN phối hợp chặt chẽ với EC và Viện nghiên cứu quốc tế Liên Hiệp quốc về tội phạm và tư pháp (UNICRI) triển khai tại Việt Nam. Trong khuôn khổ Sáng kiến, từ đầu năm 2016 đến nay, Cục đã phối hợp với EC tổ chức được: 01 hội thảo nhằm triển khai dự án 46 về Nâng cao năng lực cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong việc giảm thiểu nguy cơ CBRN liên quan đến ứng phó ban đầu, an toàn và an ninh sinh học, hoàn thiện khung pháp luật quốc gia”; 01 hội thảo triển khai dự án 47 về “Kiểm soát xuất khẩu về các hàng hóa lưỡng dụng”; 02 hội thảo lần thứ 2 về Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về CBRN;

04 đoàn ra cho 08 cán bộ tham dự các khóa đào tạo, các cuộc họp liên lạc viên về CBRN và các khóa thực hành về An ninh hạt nhân.

Nhìn chung, các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với EC đã tạo cơ hội cho cán bộ của Cục được đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ về các lĩnh vực pháp quy hạt nhân. Sáng kiến CBRN cũng đã giúp Việt Nam nâng cao năng lực cán bộ, hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý và xây dựng các quy định nội bộ về phòng chống các nguy cơ về CBRN.

Hội thảo lần thứ 2 về Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về CBRN

2. Hợp tác song phương

2.1. Hợp tác với Hoa Kỳ

Trong 06 tháng đầu năm 2016, hoạt động hợp tác với Hoa Kỳ được thúc đẩy và triển khai rất tích cực, cụ thể như sau:

- Hợp tác trong khuôn khổ Chương trình INSEP (thuộc Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia (NNSA) - Bộ Năng lượng Hoa Kỳ): Cục ATBXHN đã tổ chức đón tiếp 03 đoàn chuyên gia Hoa Kỳ vào làm việc với Cục và tổ chức hội thảo cho cán bộ của Cục, cụ thể: Đoàn vào làm việc với Cục về Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý thông tin thanh sát” từ 19-21/01/2016; Đoàn vào làm việc về “Kế hoạch chiến lược cho việc xây dựng Phòng thí nghiệm thanh sát” từ ngày 08-11/3/2016 và “Hội thảo về Các nguyên tắc cơ bản về thanh sát trong nước” từ ngày 05-8/4/2016. Thông qua các buổi làm việc và hội thảo, các chuyên gia Hoa Kỳ đã hướng dẫn cho cán bộ Cục ATBXHN các phương pháp xây dựng và triển khai hệ thống quản lý thông tin thanh sát; các nguyên tắc cơ bản để tiến hành thanh sát trong nước, cũng như các phương pháp xây dựng chương trình thanh sát và quy trình thanh sát.

- Hợp tác với Phòng Thí nghiệm Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL) (trong khuôn khổ Chương trình an

Page 35: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 35

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

ninh phóng xạ và không phổ biến): Cục ATBXHN đã đón tiếp 02 đoàn chuyên gia của PNLL vào làm việc với Cục và một số cơ sở bức xạ trong cả nước nhằm kiểm tra và đánh giá hệ thống an ninh đã được lắp đặt và nâng cấp tại một số cơ sở bức xạ ở Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên và Hà Nội từ ngày 04-8/4/2016; tổ chức Hội thảo lần thứ hai về kế hoạch ứng phó sự cố quốc gia và đánh giá an ninh vận chuyển nguồn phóng xạ từ ngày 17-20/5/2016. Bên cạnh đó, Cục ATBXHN cũng đã cử 02 đại diện tham dự “Cuộc họp đánh giá lần thứ 5 Dự án An ninh nguồn phóng xạ”, tổ chức tại Malaysia, trong đó đại diện Ban Quản lý dự án đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ của Việt Nam sẽ có bài trình bày về việc triển khai và đánh giá dự án này tại Việt Nam.

- Hợp tác với Chương trình An ninh hạt nhân quốc tế (INS): Hiện hai bên đang trao đổi để thống nhất thời gian tổ chức Hội thảo về “Kế hoạch an ninh hạt nhân” tại Hà Nội, dự kiến từ ngày 8-12/8/2016. Mục đích của đợt làm việc là để hướng dẫn, tăng cường kiến thức và kinh nghiệm cho các cán bộ làm việc trong lĩnh vực an ninh hạt nhân của Việt Nam trong vấn đề xây dựng và đánh giá Kế hoạch an ninh hạt nhân.

- Hợp tác với Cơ quan pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (US NRC): Cục ATBXHN đã phối hợp với US NRC tổ chức Hội thảo về “Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu” tại Hà Nội từ ngày 25-29/01/2016 nhằm cung cấp cho cán bộ Cục những kiến thức và hiểu biết chung về các nội dung liên quan đến thiết kế, cơ sở, thiết bị, đặc tính vận hành, thông số kỹ thuật, yêu cầu thanh tra của lò phản ứng nghiên cứu, và các vấn đề liên quan đến cơ quan pháp quy hạt nhân trên cơ sở sử dụng các quy định, hướng dẫn, quy chuẩn và tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Mới đây, Cục đã liên hệ và được US NRC đồng ý hỗ trợ Cục tham gia Chương trình hợp tác nghiên cứu sự cố nghiêm trọng (CSARP). Chương trình này sẽ là cơ hội tốt cho cán bộ Cục được chuyển giao các chương trình tính toán phục vụ công tác thẩm định an toàn hạt nhân mà Cục đang tập trung nghiên cứu.

- Hợp tác với Cơ quan Giảm thiểu Nguy cơ Quốc phòng (DTRA) (trực thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ): Cục đã phối hợp với DTRA tổ chức 01 hội thảo về “Đánh giá nhu cầu hỗ trợ an ninh hạt nhân” từ ngày 21-23/3/2016 tại Hà Nội nhằm đánh giá năng lực, kiến thức và kỹ năng cần thiết đối với các cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về an ninh hạt nhân và trên cơ sở đó xác định nhu cầu đào tạo cũng như tổ chức của Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật về an ninh hạt nhân. Cục ATBXHN cũng đã đề cử được 10 cán bộ

đi học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh hạt nhân tại Hoa Kỳ từ ngày 06-10/6/2016.

- Hợp tác trong khuôn khổ Chương trình kiểm soát xuất nhập khẩu (EXBS) (do Tổng cục Hải quan điều phối): Từ đầu năm 2016 đến nay, Cục đã cử được 06 cán bộ tham dự 03 sự kiện trong khuôn khổ EXBS: chuyến khảo sát về “Kiểm soát xuất khẩu” tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 12-13/01/2016; Khóa đào tạo về “Nhận biết phát hiện và chống buôn lậu vật liệu phóng xạ và hạt nhân” tổ chức tại Học viện Thực thi pháp luật quốc tế (ILEA), Băng-cốc, Thái Lan từ ngày 06-10/6/2016 và Hội thảo Quản lý thương mại chiến lược tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 20-22/7/2016.

Ký hợp tác với Công ty Westinghouse

- Hợp tác về đào tạo với Công ty Lightbridge: Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Cục và Lightbridge đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác đào tạo với Công ty Lightbridge về chương trình đào tạo cho cán bộ thanh tra năm 2016 dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo Bộ KH&CN.

- Hợp tác về đào tạo với Công ty Westinghouse: Cũng nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Cục ATBXHN và Công ty Điện Westinghouse đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, trong đó tập trung vào việc trao đổi thông tin liên quan đến công nghệ Lò phản ứng AP1000 thế hệ III+, quy trình cấp phép cho công nghệ này do US NRC thực hiện, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cho Cục ATBXHN thông qua hình thức vừa học vừa làm (on-job-training) ngay tại địa điểm đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân sử dụng công nghệ AP1000 của Westinghouse tại Hoa Kỳ. Hiện nay, Cục đang trao đổi và thống nhất chương trình đào tạo on-job-training trong thời gian 06 tháng cho các cán bộ kỹ thuật của Cục về thanh tra và thẩm định an toàn.

Page 36: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201636

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

- Hợp tác với Công ty GE Hitachi: Hai bên đã phối hợp tổ chức Seminar ngày 10/5/2016 về cấp phép cho lò ESBWR.

Có thể thấy, trong 6 tháng đầu năm Cục ATBXHN có rất nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác của Hoa Kỳ. Quan hệ hợp tác giữa Cục với các đối tác Hoa Kỳ tiếp tục được duy trì và thúc đẩy mạnh mẽ trong các lĩnh vực an ninh, thanh sát hạt nhân và đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam. Bên cạnh đó, các thỏa thuận hợp tác đã ký kết có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc mở ra các hoạt động hợp tác nhằm nâng cao năng lực cán bộ của Cục, góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển năng lượng sạch, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ phát triển Điện hạt nhân theo chuẩn mực pháp quy có uy tín và an toàn nhất.

2.2. Hợp tác với Nhật Bản- Hợp tác với Cơ quan pháp quy Nhật Bản (NRA): Cục

ATBXHN đã trao đổi và thống nhất được với NRA về chương trình hợp tác năm 2016 giữa hai cơ quan. Cụ thể, trong năm 2016 hai bên sẽ phối hợp tổ chức 02 khóa đào tạo cho cán bộ Cục tại Hà Nội và 02 khóa đạo tại Nhật Bản. Từ ngày 6-7/7/2016, Cục ATBXHN đã phối hợp với NRA tổ chức thành công Khóa đào tạo về về “Phân tích an toàn xác suất trong địa chấn”. Hai bên cũng đang phối hợp tổ chức Khóa đào tạo về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn cho 10 cán bộ của Cục ATBXHN tại Nhật Bản từ ngày 25/7-11/8/2016. Từ nay đến cuối năm, hai bên tiếp tục phối hợp tổ chức Khóa đào tạo về Hậu quả bức xạ từ ngày 31/8-9/9/2016 tại Nhật Bản và Khóa đào tạo về Đánh giá bảo vệ bức xạ vào tháng 12 tại Hà Nội.

- Hợp tác với MHI: Cục ATBXHN đã phối hợp với MHI tổ chức Hội thảo về “Các bài học kinh nghiệm sau sự cố Fukushima” từ ngày 29-30/3/2016 tại Hà Nội. Ngoài ra, Cục tiếp tục phối hợp với MHI và ATMEA tổ chức chuỗi Seminar liên quan đến các khía cạnh an toàn của ATMEA1.

Bên cạnh các hoạt động hợp tác với các cơ quan nêu trên, Cục ATBXHN cũng hợp tác với các cơ quan hữu quan của Nhật Bản trong việc đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ của Cục, cụ thể: Cục đã làm thủ tục cử 07 cán bộ tham dự các khóa học theo chương trình của học bổng của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) 2016; cử 01 cán bộ tham

dự Hội quốc tế lần thứ 5 và Seminar về phát triển nhân lực ngành hạt nhân đối với vấn đề an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 20/2-3/3/2016.

2.3. Hợp tác với Liên bang Nga

Từ đầu năm đến nay, Cục ATBXHN đã phối hợp với Cơ quan Giám sát, hạt nhân và Môi trường Liên bang Nga (Rostechnadzor) tổ chức được 01 đoàn ra cho 05 cán bộ Cục tham dự Khóa tập huấn về thanh tra xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Nga từ ngày 23/5/2016 đến ngày 03/6/2016 nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Liên bang Nga trong lĩnh vực thanh tra xây dựng NMĐHN. Khoá đào tạo đã tạo điều kiện cho Cục được tham gia đoàn thanh tra của Rostechnadzor trong giai đoạn thanh tra xây dựng nhà máy điện hạt nhân và thu được nhiều thông tin, kinh nghiệm hữu ích cho hoạt động thanh tra của Cục.

2.4. Hợp tác với Hàn QuốcTrong 6 tháng đầu năm 2016, Cục ATBXHN đã triển khai được một số hoạt động hợp tác thường niên với Hàn Quốc gồm: đề cử 02 cán bộ tham dự Chương trình đào tạo Thạc sỹ An toàn bức xạ và hạt nhân - “KINS-KAIST International Master’s Degree Program on Nuclear and Radiation Safety”, tại Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) trong thời gian 1,5 năm từ tháng 9/2016 (01 cán bộ đã được nhận chính thức); cử 01 đoàn cán bộ tham dự Khóa Đào tạo cơ bản về an ninh và thanh sát hạt nhân từ 20-24/6/2016 tại KINAC; tổ chức 1 đoàn ra tham dự Cuộc họp tổng kết giai đoạn M1 và khởi động giai đoạn M2 trong khuôn khổ Chương trình hợp tác 3 bên IAEA, Hàn Quốc và Việt Nam về triển khai dự án định vị nguồn phóng xạ (Radlot) vào tháng 1/2016 và 01 đoàn vào từ 2-3/6/2016 để họp tổng kết giai đoạn M2 và khởi động giai đoạn M3.

Bên cạnh các đối tác nêu trên, trong 6 tháng đầu năm Cục ATBXHN cũng đã triển khai được một số hoạt động hợp tác với các đối tác khác. Cụ thể, với Vương quốc Anh, Cục đã cử 01 đoàn cán bộ tham dự Hội thảo về Văn hóa an ninh hạt nhân tại Anh từ 1-5/2/2016 do trường Đại học King College London tổ chức. Tương tự, với Cộng hòa Pháp, Cục đã tổ chức đón tiếp 01 đoàn cán bộ của Cục Hạt nhân quốc tế Pháp vào tháng 4/2016 trao đổi về một số nội dung đào tạo và khả năng hợp tác giữa hai cơ qua và tiếp tục tổ chức các sự kiện liên quan trong chuỗi các hoạt động của ATMEA tại Việt Nam về đánh giá an toàn và các khía cạnh an toàn của lò ATMEA 1.

Page 37: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 37

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về điện hạt nhân được ban hành tại Văn bản số 248/TTg-KTN ngày 19/2/2013 của

Thủ tướng Chính phủ dựa trên quy định của Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) và Nghị định 70/2010/NĐ-CP ngày 22/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLNT về nhà máy điện hạt nhân (Nghị định 70/2010/NĐ-CP). Sau hơn 3 năm thực hiện Văn bản này của Thủ tướng Chính phủ, đã có 1 Nghị định của Chính phủ, 3 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 12 thông tư của các Bộ được ban hành kịp thời phục vụ yêu cầu của việc triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cho đến giai đoạn phê duyệt địa điểm và Dự án đầu tư.

Luật NLNT 2008 và Nghị định 70/2010/NĐ-CP sau 7 năm thi hành cũng bộc lộ những bất cập và đã được Chính phủ đồng ý cho phép trình Quốc hội đề án Luật NLNT sửa đổi vào năm 2018. Các bất cập của Luật NLNT thể hiện ở các quy định về cấp phép và thanh tra cho nhà máy điện hạt nhân, về phân định trách nhiệm các Bộ, ngành liên quan và về Cơ quan pháp quy hạt nhân. Nhiều quy định còn thiếu hoặc chưa đầy đủ theo thông lệ quốc tế đối với các nội dung sau: thanh tra, xử lý vi phạm, ứng phó sự cố, vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, tháo dỡ cơ sở hạt nhân, bồi thường thiệt hại hạt nhân, an ninh và bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân, kiểm soát xuất nhập khẩu, nhiệm vụ và thẩm quyền của Cơ quan pháp quy hạt nhân, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan. Một số điều của Nghị định 70/2010/NĐ-CP đã không dựa trên căn cứ từ Luật NLNT, mà lại dựa trên quy định của luật khác có liên quan như Luật Xây dựng (Điều 24 về thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân; Điều 27 về điều kiện

QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐIỆN HẠT NHÂNPGS.TS. VƯƠNG HữU TấN

Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân THS. ĐINH NGỌC QUANG

Trưởng phòng Pháp chế và Chính sách, Cục ATBXHN

năng lực của tổ chức, cá nhân trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân;...) hay Luật Điện lực (Điều 31 về cấp giấy phép hoạt động điện lực nhà máy điện hạt nhân). Do đó, trong Văn bản 248/TTg-KTN đã có những quy định chưa phù hợp về quản lý an toàn và an ninh hạt nhân như quy định về phê duyệt thiết kế công trình thiếu cơ sở pháp lý; thiếu các quy định về phê duyệt các thông số địa điểm làm cơ sở cho thiết kế kỹ thuật; mục đích của việc ban hành quy định về công nhận áp dụng quy phạm kỹ thuật cho tổ máy, nhà máy điện hạt nhân chưa rõ trong khi đã có quy định về công nhận áp dụng tác tiêu chuẩn quy chuẩn an toàn;…). Vì vậy, cùng với việc sửa Luật NLNT và Nghị định 70/2010/NĐ-CP, cũng cần phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm liên quan đến các lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh, thanh sát và bồi thường hạt nhân để đưa vào trong Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân giai đoạn 2016-2025 phù hợp với các yêu cầu an toàn và an ninh hạt nhân của IAEA và các kinh nghiệm thực tiễn tốt trên thế giới trong lĩnh vực điện hạt nhân.

Khi triển khai thực hiện Văn bản số 248/TTg-KTN, một số Bộ, ngành cũng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh như Bộ Xây dựng đề nghị không ban hành một số thông tư liên quan hay Bộ Công Thương đề nghị thay đổi thời hạn ban hành một số văn bản cho phù hợp với tiến độ điều chỉnh của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Quan điểm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về an toàn và an ninh hạt nhân khi thiết kế các văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân cần phải được thống nhất. Tùy thuộc vào tập quán xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của mỗi nước và năng lực của Cơ quan pháp quy hạt nhân mà các quốc gia chọn cách thức xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp. Một

SỬA ĐỔI KHUNG VĂN BẢN

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm Cục ATBXHN đã triển khai thành công các hoạt động hợp tác theo kế hoạch với các đối tác quốc tế, đáp ứng được nhu cầu đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ cho Cục thông qua các kênh hợp tác khác nhau. Các hoạt động hợp tác được thực hiện đã góp phần quan trọng hỗ trợ Cục trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường năng lực kỹ thuật thông qua hoạt động đào tạo nguồn nhân lực và mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, hoàn thiện kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng pháp quy hạt nhân phục vụ chương trình điện hạt nhân của quốc gia.

Page 38: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201638

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN QUỐC GIA

số quốc gia đưa ra các quy định rất chi tiết, bao gồm cả hướng dẫn cho chủ đầu tư cũng như cho Cơ quan pháp quy hạt nhân phải thực hiện như Hoa Kỳ đã làm. Nhiều quốc gia chỉ quy định nhưng yêu cầu cốt lõi về bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân cần phải đạt được mà không quy định các hướng dẫn cụ thể. Do quan điểm về xây dựng văn bản quy phạm còn chưa thống nhất nêu trên khi xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản 248/TTg-KTN, nên trong danh mục các văn bản quy phạm đã ban hành có cả văn bản hướng dẫn chi tiết và có cả những văn bản chỉ nêu các yêu cầu cốt lõi về an toàn và an ninh hạt nhân. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho cả Chủ đầu tư và Cơ quan pháp quy hạt nhân trong tổ chức thực hiện xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm này do năng lực còn hạn chế của chuyên gia Việt Nam. Vì vậy, trong việc chỉnh sửa lại Văn bản 248/TTg-KTN, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thống nhất quan điểm về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về an toàn và an ninh hạt nhân sẽ dựa trên các yêu cầu về an toàn và an ninh hạt nhân của IAEA. Quan điểm này cũng được Phó Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thống nhất. Đây là giải pháp tốt nhất để khắc phục những bất cập hiện nay về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt khi chúng ta cùng một lúc nhập khẩu cả 2 loại công nghệ điện hạt nhân từ Nga và phương Tây. Theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và kinh nghiệm của các nước phát triển điện hạt nhân thì văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân chỉ điều chỉnh về an toàn, an ninh, thanh sát và bồi thường hạt nhân. Trong năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức 03 đợt làm việc với IAEA về đánh giá cơ sở hạ tầng hạt nhân (Đoàn INIR-2014), hỗ trợ đánh giá pháp quy tích hợp (Đoàn IRSS-2014) và đánh giá hạ tầng an ninh hạt nhân (INSSP-2014). Báo cáo của 03 đoàn công tác nêu trên đã được sử dụng để cập nhật và hoàn thiện dự thảo Danh mục và tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân giai đoạn 2016-2025.

Ngoài ra, trong Văn bản số 248/TTg-KTN, các văn bản quy phạm pháp luật được phân bố theo trách nhiệm của các Bộ, ngành mà không phân bố theo nội dung quản lý về cấp phép, thanh tra, quản lý an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, ứng phó sự cố, phóng xạ môi trường, an ninh hạt nhân và bồi thường hạt nhân. Điều này làm cho công tác quản lý về mặt pháp quy hạt nhân không được thuận tiện và cũng dẫn đến một số lĩnh vực quản lý còn thiếu văn bản quy phạm vì không được các phòng chuyên môn của Cơ quan pháp quy hạt nhân thẩm tra một cách hệ thống theo từng lĩnh vực quản lý.

Từ những lý do trên cho thấy, việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục và tiến

độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân giai đoạn 2016-2025 là rất cần thiết và cấp bách để có kế hoạch soạn thảo đáp ứng yêu cầu quản lý an toàn, an ninh, thanh sát và bồi thường hạt nhân đối với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong Danh mục này chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, an ninh, thanh sát và bồi thường hạt nhân phục vụ quản lý (cấp phép, thanh tra) dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ngoài ra, chỉ có một số ít văn bản cấp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ được đưa vào trong Danh mục văn bản quy phạm này về cơ chế chính sách phục vụ cho triển khai dự án điện hạt nhân, bao gồm cả sửa đổi Luật NLNT năm 2008 và Nghị định số 70/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLNT về nhà máy điện hạt nhân. Đây cũng là những văn bản rất cần thiết để phục vụ triển khai an toàn, hiệu quả và bảo đảm tiến độ thời gian của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

*Thực hiện kết luận của đồng chí Hoàng Trung Hải, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Thông báo số 338/TB-VPCP ngày 20/10/2015 của Văn phòng Chính phủ), Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trong Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự thảo “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục và tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân giai đoạn 2016-2025”.

Ngày 02/11/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 4190/BKHCN-ATBXHN gửi lấy ý kiến của Bộ, ngành đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi nhận được ý kiến góp ý của Bộ, ngành, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh sửa lại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 26/4/2016, Khoa học và Công nghệ đã tổ chức cuộc họp với sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành liên quan để góp ý, hoàn thiện Dự thảo Danh mục trước khi Lãnh đạo Khoa học và Công nghệ ký trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành. Trên cơ sở góp ý của đại diện các Bộ, ngành tại cuộc họp, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hoàn thiện dự thảo “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục và tiến độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân giai đoạn 2016-2025”.

*Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân giai đoạn 2016-2025 ban hành kèm theo Quyết định bao gồm các nội dung chính cần phải ban hành sau:

Page 39: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 39

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

Điện hạt nhân là một lựa chọn thích hợp để giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng và bảo đảm an

ninh năng lượng đối với các nước trên thế giới hiện nay khi mà các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, nguồn thủy điện đã được khai thác gần như tối đa và các nguồn năng lượng khác chưa cho thấy tiềm năng có thể bù đắp được.

Bên cạnh những lợi ích đem lại từ điện hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) cũng tiềm ẩn nhưng nguy cơ đối với con người và môi trường nếu không được quản lý an toàn nghiêm ngặt. Các tai nạn, sự cố đã xảy ra như sự cố tại Three Miles Island (Mỹ), Chenobyl (Liên Xô cũ) và mới đây là sự cố tại NMĐHN Fukushima (Nhật Bản) là những bài học đắt giá về vấn đề an toàn. Do đó NMĐHN là một công trình có yêu cầu bảo đảm an toàn cao, phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình thiết kế, lắp đặt, xây dựng và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn hạt nhân.

Các nước có ngành năng lượng hạt nhân phát triển như Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ đều đã có hệ thống quy định pháp luật được xây dựng qua nhiều năm kinh nghiệm do đó khá đầy đủ và hoàn chỉnh. Đối với Hoa Kỳ, các quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và lắp đặt chủ yếu là dựa trên các tiêu chuẩn công nghiệp (Codes) do các hiệp hội công nghiệp ban hành (ASME, ASTM, AWS, ACI,

Đỗ MINH VƯƠNG Thanh tra Cục ATBXHN

TS. dƯƠNG QUỐC HùNG Phó Cục trưởng Cục ATBXHN

ANSI/ANS,...). Các tiêu chuẩn công nghiệp này không chỉ có các thông số kỹ thuật mà một phần rất lớn dành cho các hướng dẫn thực hành.

Liên bang Nga có hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định đầy đủ và chi tiết trong các GOST, SniP, PNAE, Chỉ tiêu kỹ thuật (технический регламент)…, nội dung bao gồm các hướng dẫn liên quan đến khảo sát, thiết kế các kết cấu lò phản ứng hạt nhân, NMĐHN; các tiêu chuẩn về kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép đặc biệt, kết cấu thép dành cho xây dựng NMĐHN, hệ thống lưu trữ nhiên liệu tươi và nhiên liệu sau khi sử dụng, lắp đặt hệ thống trang thiết bị kỹ thuật NMĐHN. Các văn bản này chứa đựng nhiều thông số kỹ thuật chi tiết bắt buộc phải thực hiện, mang tính chất của Quy chuẩn. Đồng thời với các thông số kỹ thuật cụ thể, các văn bản này cũng có khá nhiều nội dung mang tính hướng dẫn công tác quản lý, thực hành.

Các tiêu chuẩn cụ thể đã được biết đến liên quan đến thiết kế, thi công xây dựng và lắp đặt NMĐHN của Nhật Bản gồm: AIJ Standard for Structural Calculation of Reinforced Concrete Structures, 1999; AIJ Standard for Structural Design and Construction of Prestressed Concrete Structures, 1998; Standard Specifications for Concrete Structures, Japan Society of Civil Engineers, 2002; “Standard Specifications for Concrete Structures – 2007- Part: Design”…

Nghiên cứu xây dựngQUY CHUẩN Kỹ THUẬT AN TOÀN HẠT NHÂN

VÀ HƯớNG dẫN PHÁP QUY PHụC Vụ QUẢN Lý XÂY dỰNG VÀ LắP ĐẶT NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

* Quy định về cơ chế, chính sách phát triển điện hạt nhân.

* Quản lý pháp quy, bao gồm:

- Cấp phép;

- Thanh tra và xử lý vi phạm;

* Các yêu cầu về an toàn, an ninh, thanh sát hạt nhân và bồi thường hạt nhân đối với dự án điện hạt nhân.

Từng nội dung đều có quy định Bộ chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo, hình thức văn bản, năm trình văn bản. Hiện tại Bộ Khoa học và Công nghệ đang hoàn thiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành./.

Page 40: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201640

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

Chương trình điện hạt nhân của Việt Nam được triển khai với công nghệ từ 2 quốc gia là Liên bang Nga và Nhật Bản, đi kèm với sự khác nhau về công nghệ sản xuất, chế tạo, các quy chuẩn kỹ thuật an toàn và hướng dẫn pháp quy phục vụ quản lý xây dựng và lắp đặt NMĐHN của 2 quốc gia này cũng có sự khác nhau đáng kể.

Để thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn NMĐHN, Cơ quan pháp quy hạt nhân cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật để làm cơ sở cho việc đánh giá sự tuân thủ và mức độ bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng và lắp đặt NMĐHN.

Đáp ứng nhiệm vụ này, Cục ATBXHN đã triển khai nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật an toàn hạt nhân và các yêu cầu pháp quy phục vụ thanh tra an toàn nhà máy điện hạt nhân, trong đó phần nội dung liên quan đến xây dựng và lắp đặt NMĐHN được tập trung nghiên cứu theo các chủ đề:

- Xác định các đặc trưng và thông số của địa điểm NMĐHN;

- Trắc địa cho xây dựng lắp đặt các hạng mục công trình NMĐHN;

- Thiết kế phòng chống ngập lụt và sóng thần NMĐHN;

- Thiết kế chống xói mòn;

- Thiết kế, thi công xây dựng chống lại động đất;

- Thiết kế bảo vệ công trình chống chịu các nguy hiểm ngoài động đất;

- Chuẩn bị mặt bằng thi công NMĐHN;

- Đổ bê tông nền móng;

- Thiết kế, thi công xây dựng nền móng NMĐHN;

- Chống ăn mòn đối với các kết cấu và công trình xây dựng;

- Thi công xây dựng và lắp đặt kết cấu thép;

- Thi công lắp đặt các hệ thống các giá nâng đỡ;

- Thi công xây dựng và lắp đặt thùng lò của NMĐHN;

- Xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu tươi, nhiên liệu đã qua sử dụng;

- Thi công xây dựng các hệ thống cấp, thoát nước;

- Thi công xây dựng và lắp đặt các thiết bị và hệ thống điện;

- Thi công xây dựng và lắp đặt hệ thống tuabin- máy phát;

- Thi công, lắp đặt hệ thống chống cháy nổ NMĐHN.

Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được dự thảo quy chuẩn kỹ thuật, dự thảo quy định pháp quy và danh sách đề xuất các quy chuẩn nước ngoài cần áp dụng và danh sách các quy chuẩn Việt Nam cần ban hành, làm cơ sở để định hướng công tác quản lý cho Cơ quan pháp quy hạt nhân. Một số nội dung quan trọng của các dự thảo bao gồm: yêu cầu đối với trắc địa trong xây dựng NMĐHN; yêu cầu đối với thiết kế, thi công và lắp đặt kết cấu thép; yêu cầu đối với chống ăn mòn cho các kết cấu bê tông cốt thép; yêu cầu đối với lớp bê tông làm móng nhà lò; yêu cầu đối với nhà lò (tuổi thọ nhà lò, độ kín khít của nhà lò, quản lý lão hóa nhà lò); yêu cầu đối với hệ thống bình điều áp và sinh hơi; yêu cầu đối với hệ thống bảo vệ chống cháy nổ bên trong nhà lò.

Cho đến thời điểm hiện nay Việt Nam đã ban hành Luật Năng lượng nguyên tử, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử và một số Thông tư hướng dẫn bảo đảm an toàn NMĐHN... Các văn bản này là những quy định quan trọng ban đầu về những yêu cầu chung trong bảo đảm an toàn NMĐHN. Để cụ thể hóa các yêu cầu mang tính nguyên tắc cũng như thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với bảo đảm an toàn trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt NMĐHN, những nghiên cứu đề xuất cụ thể, mang tính kỹ thuật trên đây của Cục ATBXHN sẽ góp phần tăng cường năng lực quản lý bảo đảm an toàn, tạo hành lang pháp lý để đơn vị vận hành thực hiện và cơ quan pháp quy quản lý thông qua hoạt động thẩm định, thanh tra và cấp phép, đem lại sự tự tin và nâng cao kiến thức cho cán bộ Cơ quan pháp quy hạt nhân. Đây cũng là bước tiến lớn trong công tác quản lý bảo đảm an toàn của Cục ATBXHN cũng như của Việt Nam – quốc gia lần đầu tiên bước vào triển khai xây dựng NMĐHN.

Page 41: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 41

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

phạM VI thẩM Định VÀ Đánh GIá An tOÀn

Thẩm định và đánh giá an toàn thường bao gồm hai phần chính: thẩm định tổng quan trong đó tập trung đánh giá báo cáo phân tích an toàn một cách định tính và thẩm định chi tiết trong đó so sánh các kết quả phân tích trong báo cáo với kết quả tính toán độc lập, đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu trong các văn bản liên quan, cụ thể là đánh giá:

- Tính đầy đủ của hồ sơ- Độ chính xác của dữ liệu đầu vào- Lựa chọn các sự kiện ban đầu- Lựa chọn các tiêu chí chấp nhận- Lựa chọn các giả thiết bảo thủ- Sự đầy đủ của thông tin mô tả và đánh giá kết quả

tính toán

Thẩm định và đánh giá an toàn đối với phân tích an toàn tất định cần xác định:

- Đánh giá an toàn có được thực hiện theo các quy định, tiêu chuẩn an toàn và các tài liệu hướng dẫn liên quan hay không.

- Các sự kiện khởi phát giả định đã được lựa chọn có phản ánh các đặc điểm kỹ thuật của thiết kế và có bao hàm các trường hợp tương tự khác hay không.

- Có tính đến sự kết hợp của các sự kiện riêng lẻ và tác động khi xảy ra sự kết hợp đó hay không. Việc nhận biết các sai hỏng kéo theo có được thực hiện một cách đầy đủ hay không.

- Các chương trình tính toán được sử dụng trong phân tích an toàn có được kiểm chứng đầy đủ hay không.

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THẩM ĐỊNH BÁO CÁO PHÂN TÍCH AN TOÀN

CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂNTRẦN THỊ TRANG

Trung tâm HTKT ATBXHN&ƯPSC

Thẩm định và đánh giá báo cáo phân tích an toàn (SAR) của nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) là một trong các chức năng chính của cơ quan pháp quy hạt nhân. Khi thẩm định, Cơ quan pháp quy sẽ kiểm chứng và

đánh giá báo cáo SAR của tổ chức vận hành có tuân thủ các mục tiêu an toàn, nguyên lý an toàn và tiêu chí an toàn đã được quy định hay không. Thẩm định báo cáo SAR bao gồm thẩm định và đánh giá trên hồ sơ an toàn sử dụng các thông tin kỹ thuật và luận chứng chuyên môn để đánh giá, cũng như thực hiện những tính toán độc lập để tái khẳng định các kết quả phân tích do tổ chức vận hành cung cấp trong hồ sơ báo cáo SAR.

- Các mô hình tính toán, cụ thể là việc mô hình hóa nhà máy, có phản ánh kinh nghiệm và hướng dẫn có thể áp dụng để phát triển các mô hình và phù hợp với mô phỏng thực vận hành của nhà máy trong các trạng thái vận hành và điều kiện sự cố hay không.

- Các giả thiết và dữ liệu được sử dụng trong mỗi phân tích đã được xác định theo một cách có thể chấp nhận được để bảo đảm đáp ứng các tiêu chí chấp nhận liên quan với độ dự trữ an toàn đủ lớn (riêng cho mỗi tiêu chí chấp nhận) hay chưa.

- Tính toán nhạy và đánh giá sai số có được thực hiện đầy đủ để bảo đảm chứng minh an toàn là đủ mạnh hay không.

- Sự phân chia các hệ thống của nhà máy vào các lớp an toàn có được thực hiện theo các quy tắc và tiêu chuẩn công nghiệp, các giả thiết về vận hành của các hệ thống trong các điều kiện cụ thể hay không.

- Sự phù hợp với các tiêu chí chấp nhận liên quan có đạt được chỉ bởi các hệ thống tự động hoặc hành động của nhân viên vận hành chỉ trong trường hợp có đủ thời gian để xử lý, ra quyết định và thực hiện hành động được yêu cầu hay không.

- Các tính toán độc lập có bao hàm hầu hết các trạng thái vận hành và điều kiện sự cố quan trọng nhất cần đánh giá và có phù hợp một cách định tính và định lượng với các tính toán trong phân tích ban đầu và cả hai phân tích đều chứng minh sự đáp ứng các tiêu chí chấp nhận hay không.

- Tất cả những vấn đề không thống nhất được chỉ ra trong đánh giá an toàn có được hiểu một cách rõ ràng và được giải thích bởi sự khác nhau về phương

Page 42: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201642

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

pháp luận và không dẫn đến các kết luận liên quan đến khả năng chấp nhận thiết kế hay không.

Dưới đây là kinh nghiệm thực hiện thẩm định và đánh giá an toàn cho NMĐHN sử dụng công nghệ VVER:

1. Các bước chuẩn bị thẩm định và đánh giá an toànBước 1: Thu thập các văn bản làm cơ sở cho việc cấp phép, bao gồm các luật, nghị định, thông tư, tiêu chuẩn và các văn bản khác liên quan đến hồ sơ xin thẩm định và đánh giá của một NMĐHN cụ thể (hàng trăm văn bản). Sau đó cần thực hiện các bước sau:

- Xem xét xuất xứ của văn bản.- Lập thứ tự ưu tiên cho các yêu cầu.- Áp dụng các yêu cầu cho các giai đoạn cấp phép cụ

thể.- Chuyển các yêu cầu an toàn khác nhau thành các

tiêu chí chấp nhận.- Tổng kết các văn bản được nộp như là cơ sở cấp

phép.Bước 2: Thẩm định cơ sở pháp lý cho việc cấp phép và xây dựng các tiêu chí chấp nhận.

Thẩm định cơ sở pháp lý cho việc cấp phép và xây dựng các tiêu chí chấp nhận (bao gồm các vấn đề sau sự cố Fukushima): là các hoạt động chuẩn bị được thực hiện trước khi thẩm định và đánh giá hồ sơ xin cấp phép. Mục đích của việc thẩm định cơ sở pháp lý cho việc cấp phép là để chuẩn bị một bộ công cụ có thể áp dụng để thẩm định và đánh giá hồ sơ xin cấp phép.

Hồ sơ cơ sở pháp lý cho việc cấp phép được phân loại thành các cấp một cách phù hợp và được phân tích và thẩm định bởi chuyên gia của các nhóm riêng biệt (như kỹ sư hạt nhân, điện, I&C, xây dựng, bảo vệ bức xạ, …).

Về việc xây dựng ma trận cấp phép, các phần của hồ sơ cơ sở pháp lý áp dụng cho giai đoạn cấp phép (phê duyệt địa điểm, phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng, vận hành và tháo dỡ nhà máy) được nhận biết trước tiên, sau đó được phân chia vào các yêu cầu riêng rẽ gọi là các điều khoản (cỡ 16.000 điều khoản). Các điều khoản được áp dụng cho các chương cụ thể của báo cáo phân tích an toàn.

Tiêu chí chấp nhận là các quy tắc được sử dụng như là cơ sở cho việc chứng minh giải pháp được mô tả trong báo cáo phân tích an toàn là phù hợp với các yêu cầu của các điều khoản được lấy từ hồ sơ cơ sở cho việc cấp phép.

Hướng dẫn thẩm định và đánh giá an toàn bao gồm các quy trình cho mỗi chương của báo cáo phân tích an toàn và các tài liệu liên quan khác trong đó đưa ra chỉ dẫn

thẩm định và đánh giá cho các phần cụ thể của báo cáo như thế nào, bao gồm các hướng dẫn chung cho báo cáo trong đó định nghĩa các phương pháp tiếp cận cho việc thẩm định và đánh giá. Ngoài ra, mỗi báo cáo hoặc mỗi chương của báo cáo có hướng dẫn riêng và nếu cần bao hàm lĩnh vực kỹ thuật trong một phần cụ thể, hướng dẫn cho các tiêu chí cụ thể phải được chuẩn bị.

2. Các bước thẩm định báo cáo phân tích an toànBước 1: Thẩm định tính đầy đủ của báo cáo

Thẩm định tính đầy đủ của báo cáo bao gồm kiểm tra định dạng và nội dung báo cáo. Thẩm định định dạng và nội dung báo cáo bao gồm xác minh sự phù hợp với các yêu cầu về định sạng như sau:

- Số mục và trang trong các mục có liên tục hay không;

- Sự thống nhất của các đề mục với các quy định liên quan;

- Có các định nghĩa và ký hiệu viết tắt hay không;

- Có mục lục nội dung, bảng biểu và hình vẽ hay không;

- Có danh mục tài liệu tham khảo hay không, danh mục tài liệu tham khảo có được đánh số liên tục và có chính xác hay không;

- Có các phụ lục hay không và số các phụ lục có được đánh liên tục hay không;

- Có sử dụng đơn vị chuẩn quốc tế SI hay không;

- Có các thông tin được yêu cầu trong các quy định liên quan hay không;

- Phần dịch tiếng Anh có thể hiểu được hay không;- Có dẫn chiếu việc tham khảo các quy định ở cấp

điều khoản hoặc điểm hay không;

Hình 1. Tháp cấp phép

Mức ICác quy định

quốc gia

Mức IICác yêu cầu cơ bản,

các nguyên tắc và yêu cầu an toàn của IAEA

Mức III

Mức IV

Mức V

a) Các quy định và quy tắc an toàn hạt nhân của

nước xuất khẩu công nghệ

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với

các mức cao hơn

b) Các hướng dẫn an toàn và các hướng dẫn pháp quy của IAEA

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc quốc gia và quốc tế đã được công nhận

c) Quy định của nước thứ 3

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn thông thường và các tài liệu hỗ trợ (bao gồm các tiêu chuẩn ISO và các hướng dẫn)

Page 43: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 43

NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Có đưa ra những đánh giá cần thiết hay không. Bước 2: Thẩm định chất lượng của báo cáoThẩm định chất lượng của báo cáo là thẩm định sự phù hợp của báo cáo với cơ sở cấp phép và các tiêu chí chấp nhận đã được thiết lập. Thẩm định chất lượng của báo cáo dựa trên cơ sở cấp phép.Cơ sở cấp phép:Tháp cấp phép là một ví dụ về các yêu cầu an toàn và sự phân loại các yêu cầu an toàn trong cơ sở cấp phép:

- Mức I bao gồm các luật và quy định pháp quy, bao gồm các yêu cầu liên quan đến an toàn trong lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành và tháo dỡ NMĐHN.

- Mức II bao gồm các tiêu chuẩn an toàn của IAEA ở cấp “Các nguyên lý an toàn cơ bản” và “Các yêu cầu an toàn”.

- Mức III bao gồm 3 phần:+ Các văn bản không được bao hàm đầy đủ trong mức

I và mức II, các quy định về an toàn hạt nhân có hiệu lực tại nước xuất khẩu công nghệ được cơ quan pháp quy phê duyệt;

+ Các hướng dẫn an toàn của IAEA và các hướng dẫn pháp quy của quốc gia hỗ trợ cho việc thực hiện các quy định và yêu cầu áp dụng cho từng dự án NMĐHN cụ thể;

+ Các yêu cầu của nước thứ 3 được lựa chọn (chẳng hạn như các văn bản của Cơ quan pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ) hỗ trợ cho việc thực hiện các quy định và yêu cầu được đề cập trước đó áp dụng cho từng dự án NMĐHN cụ thể;

- Mức IV bao gồm các văn bản định hướng cho bộ phận cụ thể trong NMĐHN, gồm:

+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia;+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước xuất khẩu công

nghệ;+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế khác được công

nhận.-- Mức V bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn thông

thường và các văn bản hỗ trợ (gồm các tiêu chuẩn ISO và các hướng dẫn).

Dưới đây là ví dụ về việc áp dụng các văn bản khác nhau cho một giai đoạn cấp phép cụ thể:

- Nhóm A: Các văn bản làm cơ sở cho việc cấp phép: quy định các yêu cầu có thể áp dụng cho thẩm định và đánh giá hồ sơ cấp phép. Các văn bản làm cơ sở cho việc cấp phép thuộc nhóm A là các văn bản gốc để tạo ra các điều khoản và tiêu chí chấp nhận.

- Nhóm B: Các quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết kế, chế tạo và xây dựng NMĐHN hoặc các cấu trúc, hệ thống và bộ phận trong NMĐHN.

- Nhóm C: Các tiêu chuẩn nội bộ của tổ chức được ban hành để kiểm soát quá trình và chất lượng do ban quản lý của công ty ban hành. Các tiêu chuẩn này chuyển các quy định bắt buộc do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành thành các chỉ dẫn của tổ chức và bắt buộc áp dụng cho nhân viên của tổ chức.

- Nhóm D: Các văn bản liên quan đến an toàn hạt nhân áp dụng cho giai đoạn vận hành, không áp dụng cho giai đoạn cấp phép xây dựng.

- Nhóm E: Các văn bản liên quan đến an toàn đã được thay thế bởi các phiên bản mới hơn.

- Nhóm F: Các văn bản liên quan đến an toàn hạt nhân nhưng không trực tiếp liên quan đến thiết kế, sản xuất và xây dựng NMĐHN.

- Nhóm G: Các văn bản chỉ áp dụng cho một vùng hoặc khu vực tại nước xuất khẩu công nghệ mà không áp dụng ở Việt Nam.

- Nhóm H: Các văn bản áp dụng cho một dự án cụ thể, chẳng hạn các tài liệu có hiệu lực tại Liên bang Nga có nội dung và phạm vi tương đương hoặc tương tự đã được ban hành ở Việt Nam. Nguyên tắc cơ bản áp dụng cấp phép là ưu tiên các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia hơn của nước xuất khẩu công nghệ.

- Nhóm I: Các văn bản không liên quan đến an toàn hạt nhân

Thiết lập các tiêu chí chấp nhận:Các tiêu chí chấp nhận quy định các điều kiện cho việc chấp nhận các giải pháp được đưa ra trong hồ sơ cấp phép. Mối liên quan giữa các điều khoản và các tiêu chí như sau:

- n điều khoản 1 tiêu chí- 1 điều khoản 1 tiêu chí- 1 điều khoản m tiêu chí

Các tiêu chí chấp nhận được viết dưới dạng câu tường thuật ở thì hiện tại sử dụng các động từ “là”, “có”, “bao gồm”.hướng dẫn sử dụng tiêu chí chấp nhận:Hướng dẫn sử dụng tiêu chí chấp nhận bao gồm:

- Các hướng dẫn chung: chủ yếu cho các chỉ dẫn áp dụng chung cho thẩm định và đánh giá an toàn;

- Các hướng dẫn cụ thể về thực hiện nhóm các tiêu chí chấp nhận;

- Các hướng dẫn cụ thể về thực hiện một tiêu chí chấp nhận cụ thể;

- Các hướng dẫn cụ thể đưa ra các chỉ dẫn bổ sung cho các chỉ dẫn được nêu trong các hướng dẫn chung;

- Các hướng dẫn cụ thể cho mỗi chương và mức độ chi tiết do người thẩm định xác định.

Page 44: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201644

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

I. sự CẦn thIết phẢI sỬA ĐỔI nGAY MỘt sỐ ĐIỀU CủA nGhị Định 70/2010/nĐ-CpLuật Năng lượng nguyên tử được Quốc hội thông qua ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009. Trên cơ sở Luật NLNT, ngày 22/6/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) về nhà máy điện hạt nhân. Luật NLNT và Nghị định 70/2010/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Tuy nhiên, do kinh nghiệm xây dựng luật còn hạn chế, đặc biệt đối với các luật chuyên ngành như Luật NLNT, nên đã bộc lộ một số bất cập so với yêu cầu an toàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và các kinh nghiệm thực tiễn tốt trên thế giới. Vì vậy, Chính phủ đã đồng ý cho thực hiện Đề án Luật NLNT sửa đổi trình Quốc hội năm 2018.

Các bất cập của Luật năng lượng nguyên tử thể hiện ở các quy định về cấp phép và thanh tra cho nhà máy điện hạt nhân, về phân định trách nhiệm các Bộ, ngành liên quan và về Cơ quan pháp quy hạt nhân. Nhiều quy định còn thiếu hoặc chưa đầy đủ theo thông lệ quốc tế đối với các nội dung sau: thanh tra, xử lý vi phạm, ứng phó sự cố, vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, tháo dỡ cơ sở hạt nhân, bồi thường thiệt hại hạt nhân, an ninh và bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân, kiểm soát xuất nhập khẩu, trách nhiệm và thẩm quyền của Cơ quan pháp quy hạt nhân, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan.

Một số điều của Nghị định 70/2010/NĐ-CP đã không dựa trên căn cứ từ Luật Năng lượng nguyên tử, mà lại dựa trên quy định của luật khác có liên quan như Luật xây dựng (Điều 24 về thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân; Điều 27 về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân;...) hay Luật điện lực (Điều 31 về cấp giấy phép hoạt động điện lực nhà máy điện hạt nhân). Do đó, đã có những quy định chưa phù hợp về quản lý an toàn và an ninh hạt nhân như quy định về phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thiếu quy định cơ sở pháp lý để phê duyệt; thiếu các quy định về phê duyệt các thông số địa điểm làm cơ sở cho lập thiết kế kỹ thuật; mục đích của việc ban hành quy định về công nhận áp dụng quy

MỘT SỐ VấN ĐỀ CẦN SỬA ĐỔI NGAY TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH 70/2010/NĐ-CP

PGS.TS. VƯƠNG HữU TấN Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

phạm kỹ thuật cho tổ máy, nhà máy điện hạt nhân chưa rõ trong khi đã có quy định về công nhận áp dụng các tiêu chuẩn quy chuẩn an toàn;…. Vì vậy, về căn bản phải tiến hành sửa Luật năng lượng nguyên tử và ban hành Nghị định mới thay cho Nghị định 70/2010/NĐ-CP.

Tuy nhiên, nếu để chờ sửa Luật NLNT và ban hành Nghị định hướng dẫn mới về nhà máy điện hạt nhân trong khi Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vẫn đang được triển khai thực hiện thì một số vướng mắc sẽ không thể nào xử lý được cho giai đoạn hiện nay và sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai Dự án. Vì vậy, Cục ATBXHN đã kiến nghị sửa đổi ngay một số quy định ở giai đoạn khảo sát lập thiết kế kỹ thuật và cấp phép xây dựng có bất cập trong Nghị định 70, nhưng không trái với các quy định của Luật NLNT hiện hành. Các bất cập ở giai đoạn trước khi phê duyệt Dự án đầu tư và sau cấp phép xây dựng sẽ được chỉnh sửa khi thực hiện Đề án Luật NLNT sửa đổi và Nghị định hướng dẫn kèm theo về nhà máy điện hạt nhân.

Do đó, phạm vi sửa đổi và bổ sung hiện nay chỉ tập trung cho Mục 2 (Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình) của Chương III về Xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong Nghị định 70/2010/NĐ-CP.

II. MỘt sỐ BẤt CẬp VÀ phƯơnG án Chỉnh sỬA, BỔ sUnG trOnG MỤC 2, ChƯơnG III CủA nGhị Định 70/2010/nĐ-Cp

1. Thiết kế nhà máy điện hạt nhân (Điều 24)

a/Những bất cập

Trong Luật NLNT đã quy định 2 loại thiết kế là thiết kế sơ bộ (Điều 38, Điều 47 của Luật NLNT) được sử dụng trong Hồ sơ phê duyệt địa điểm, còn thiết kế chi tiết được sử dụng trong Hồ sơ phê duyệt Báo cáo khả thi hay Dự án đầu tư.

Trong Nghị định 70/2010/NĐ-CP lại quy định 3 loại thiết kế (Điều 24): Thiết kế cơ sở được sử dụng trong Hồ sơ phê duyệt Báo cáo khả thi (Điều 18 của Nghị định 70), Thiết kế kỹ thuật không nêu rõ là được sử dụng trong giai đoạn nào của quá trình cấp phép và Thiết kế bản vẽ thi công được sử dụng để thi công xây dựng công trình. Như vậy, trong Nghị định 70 không quy định cơ quan nào sẽ thẩm định thiết kế cơ sở, còn Bộ Công Thương thi phê duyệt thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.

Page 45: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 45

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

Ngay cả khi hiểu thiết kế cơ sở là trùng với thiết kế sơ bộ trong Luật NLNT thì cũng không quy định cơ quan nào thẩm định thiết kế sơ bộ nhà máy điện hạt nhân. Cơ sở để Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công cũng chưa rõ.

Như vậy có sự không tương thích giữa quy định của Luật NLNT và quy định của Nghị định 70/2010/NĐ-CP. Đặc biệt, không quy định thiết kế nào sẽ phải thẩm định và thiết kế nào thì không cần và cơ quan nào sẽ phải thẩm định phê duyệt thiết kế nhà máy điện hạt nhân.

b/Phương án sửa đổi

Đồng nhất thuật ngữ thiết kế cơ sở của Nghị định 70 với thiết kế sơ bộ trong Luật NLNT và thiết kế kỹ thuật trong Nghị định 70 với thiết kế chi tiết trong Luật NLNT.

Thiết kế cơ sở được hiểu như là thiết kế chung (General Design) theo định nghĩa của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Việc phê duyệt thiết kế này tương tự như IAEA hay một số nước đã làm về thẩm định phê duyệt thiết kế chung (General Design Assessment). Việc thẩm định phê duyệt thiết kế cơ sở có thể là một nội dung trong thẩm định phê duyệt Báo cáo khả thi hoặc là một nhiệm vụ thẩm định độc lập thiết kế cơ sở. Vấn đề này sẽ được thảo luận kỹ khi sửa đổi Luật NLNT. Trong giai đoạn đang triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận hiện nay chỉ cần thống nhất thuật ngữ thiết kế cơ sở như giải thích nêu trên và việc thẩm định thiết kế cơ sở là một nội dung trong thẩm định Báo cáo phân tích an toàn của Hồ sơ phê duyệt Dự án đầu tư (Báo cáo khả thi). Báo cáo phân tích an toàn trong Hồ sơ phê duyệt Dự án đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình Bộ KH&CN để thẩm định và phê duyệt đã có nội dung về thiết kế cơ sở.

Thiết kế kỹ thuật phải được hiểu là thiết kế cơ sở được thực hiện trên một địa điểm đã được lựa chọn (phê duyệt). Do đó, phải sửa lại định nghĩa thiết kế kỹ thuật trong điểm b, Khoản 1, Điều 24 của Nghị định 70. Ngoài ra, cần phải bổ sung quy định về khảo sát địa điểm để lập thiết kế kỹ thuật và quy định về việc phê duyệt các thông số của địa điểm làm cơ sở cho việc lập thiết kế kỹ thuật. Đồng thời, phải bổ sung quy định trách nhiệm Cơ quan pháp quy hạt nhân (Bộ KH&CN) phải thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật riêng hoặc thẩm định phê duyệt đồng thời với việc thẩm định phê duyệt Báo cáo phân tích an toàn trong Hồ sơ cấp phép xây dựng.

Thiết kế bản vẽ thi công phải dựa trên thiết kế kỹ thuật và có thể không cần đưa vào trong Nghị định. Nếu đưa vào trong Nghị định 70 như hiện nay thì phải sửa lại định nghĩa. Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cũng không cần đưa vào trong Nghị định 70 vì nó là trách nhiệm của Chủ đầu tư, không liên quan đến vấn

đề an toàn. Tuy nhiên, phải có quy định trong trường hợp thiết kế bản vẽ thi công có nội dung nào không phù hợp với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt thì Chủ đầu tư phải trình Cơ quan pháp quy hạt nhân thẩm định phê duyệt lại nội dung đó.

Do đó. Về cơ bản sẽ bỏ đi Khoản 2 và Khoản 3 Điều 24 của Nghị định 70/2010/NĐ-CP, nhưng lại cần bổ sung thêm quy định về khảo sát lập thiết kế kỹ thuật và phê duyệt thiết kế kỹ thuật.

2. Khảo sát lập thiết kế kỹ thuật và phê duyệt thiết kế kỹ thuật

a/Những bất cập

Đối với giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật thì trong Nghị định 70 chưa có quy định về trách nhiệm khảo sát lập thiết kế kỹ thuật, quy định về phê duyệt các tham số địa điểm làm cơ sở cho việc lập thiết kế kỹ thuật cũng như quy định về phê duyệt thiết kế kỹ thuật.

b/Phương án sửa đổi

Bổ sung thêm một Điều quy định về khảo sát lập thiết kế kỹ thuật và phê duyệt thiết kế kỹ thuật sau Điều 24 của Nghị định 70, trong đó có các nội dung sau:

- Quy định trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc thực hiện khảo sát lập thiết kế kỹ thuật và lập hồ sơ trình phê duyệt các tham số địa điểm phục vụ lập thiết kế kỹ thuật.

- Quy trình trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân trong việc hướng dẫn khảo sát lập thiết kế kỹ thuật và yêu cầu đối với các tham số địa điểm phục vụ lập thiết kế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc phê duyệt các tham số địa điểm.

- Quy định về trách nhiệm của Cơ quan pháp quy trong việc thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật nên là một nội dung riêng, không nên xem như là một nội dung trong Báo cáo phân tích an toàn của Hồ sơ cấp phép xây dựng để cho phù hợp với quy định trong Hồ sơ cấp phép xây dựng được quy định tại Điều 25, trong đó có trình thiết kế nhà máy đã được lựa chọn (tức là thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt).

3. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Điều 27)a/Những bất cậpTheo quy định tại Khoản 3 của Điều 27 thì Bộ Xây dựng sẽ ban hành tiêu chí về năng lực đối với các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đã có công văn đề nghị không ban hành Thông tư riêng mà đã đưa vào trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng sửa đổi.

Page 46: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201646

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

b/Phương án sửa

Thay Khoản 3 như sau: Các tiêu chí về năng lực đối với các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân được quy định trong Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật xây dựng sửa đổi.

4. quản lý chất lượng thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Điều 28)

a/Những bất cập

Trong Nghị định đã quy định trách nhiệm của Chủ đầu tư trong giám sát thi công hoặc thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng, nhưng chưa quy định trách nhiệm của Chủ đầu tư phải xây dựng chương trình bảo đảm chất lượng giám sát thi công xây dựng của các nhà thầu.

Trong Nghị định quy định Bộ Xây dựng ban hành các quy định quản lý chất lượng thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, theo yêu cầu an toàn của IAEA và thông lệ quốc tế thì Cơ quan pháp quy hạt nhân cần ban hành các yêu cầu an toàn và bảo đảm chất lượng trong thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thiết bị, cấu kiện và hệ thống nhà máy điện hạt nhân.

b/Phương án sửa đổi

Bổ sung trách nhiệm của Chủ đầu tư về xây dựng chương trình bảo đảm chất lượng giám sát thi công xây dựng của các nhà thầu trong công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Bổ sung trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân (Bộ KH&CN) trong ban hành quy định yêu cầu về an toàn và bảo đảm chất lượng trong thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thiết bị, cấu kiện và hệ thống nhà máy điện hạt nhân.

5. Bổ sung trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân trong thanh tra, kiểm tra thiết kế, chế tạo và xây dựng nhà máy điện hạt nhân

a/Những bất cập

Thanh tra, kiểm tra quá trình thiết kế, chế tạo và xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Cơ quan pháp quy hạt nhân là yêu cầu quan trọng cần được quy định trong Luật NLNT và Nghị định hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong Nghị định 70/2010/NĐ-CP chỉ mới quy định về kiểm tra an toàn trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt của Cơ quan pháp quy hạt nhân (Điều 29). Những quy định trong Nghị định 70/2010/NĐ-CP còn chưa đủ về trách nhiệm, thẩm quyền của Cơ quan pháp quy hạt nhân và không có các văn bản hướng dẫn thi hành cho Chủ đầu tư, Tư vấn của Chủ đầu tư và Cơ quan pháp quy hạt nhân thực hiện trong quá trình thanh, kiểm tra thiết kế, chế tạo và xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

b/Phương án sửa đổi

Sửa lại tên Điều 29 về “Thanh tra, kiểm tra trong quá trình thiết kế, chế tạo và xây dựng nhà máy điện hạt nhân”, giữ lại những nội dung hợp lý của Điều này trong Nghị định 70/2010/NĐ-CP và bổ sung thêm các quy định sau:

- Quy định trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra quá trình thiết kế, chế tạo và xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

- Quy định trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân trong việc hướng dẫn về thanh tra, kiểm tra quá trình thiết kế, chế tạo và xây dựng nhà máy điện hạt nhân, trong đó sẽ có những quy định về nội dung thanh tra, kiểm tra; trách nhiệm và thẩm quyền của Cơ quan pháp quy hạt nhân và của Chủ đầu tư và tư vấn của Chủ đầu tư.

- Quy định về Văn phòng thanh tra của Cơ quan pháp quy hạt nhân tại địa điểm nhà máy điện hạt nhân.

III. Kết lUẬn VÀ KIến nGhị

Hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang chuẩn bị đàm phán với Đối tác Liên bang Nga trong việc khảo sát lập thiết kế kỹ thuật và lập Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Vì vậy, việc phải chỉnh sửa bổ sung ngay một số quy định của giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật, chế tạo và xây dựng nhà máy điện hạt nhân được quy định trong Nghị định 70/2010/NĐ-CP là cần thiết và cấp bách. Các quy định này thuộc Mục 2, Chương III của Nghị định 70/2010/NĐ-CP. Các bất cập khác sẽ chờ để sửa đổi Luật NLNT và khi đó sẽ thực hiện sau trong Nghị định mới hướng dẫn thi hành Luật NLNT sửa đổi.

Cục ATBXHN xin ý kiến của Hội đồng về chủ trương chỉnh sửa Nghị định 70/2010/NĐ-CP với các nội dung đã nêu trong báo cáo để có căn cứ triển khai thực hiện và hoàn thiện trong năm 2016, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

tÀI lIệU thAM KhẢO1. Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008.

2. Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22/6/2010 hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân.

3. Cơ sở hạ tầng an toàn phục vụ triển khai dự án điện hạt nhân của IAEA (SSG-16)

Page 47: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 47

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM - MỘT QUYẾT ĐỊNH THẬN TRỌNG ĐƯợC CHUẩN BỊ

TRONG THỜI GIAN dÀI

PGS.TS. VƯƠNG HữU TấN Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

I. Mở ĐẦU

Điện hạt nhân đã trở thành một nguồn năng lượng quan trọng của nhân loại và là bộ phận cấu thành

quan trọng của ngành công nghiệp điện lực ở nhiều quốc gia. Do điện hạt nhân không gây ô nhiễm khí quyển và nhân loại thì ngày càng quan tâm đến hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu do sử dụng nhiên liệu hoá thạch, thì việc lựa chọn và tích cực thúc đẩy phát triển điện hạt nhân là một chính sách có ý nghĩa quan trọng của nhiều quốc gia. Nó sẽ góp phần giải quyết nhu cầu năng lượng đối với phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh cung cấp năng lượng, duy trì an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường, thực hiện tối ưu hoá và duy trì phát triển cơ cấu công nghiệp điện lực, nâng cao thực lực kinh tế tổng hợp, trình độ kỹ thuật công nghiệp và vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Chính vì vậy mà trên thế giới tất cả các cường quốc đều quan tâm và thúc đẩy phát triển điện hạt nhân (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Đối với nhiều quốc gia, phát triển điện hạt nhân chính là động lực cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tổng công suất lắp đặt của điện hạt nhân sẽ là một chỉ số phản ảnh thực lực và trình độ tổng hợp về kinh tế, công nghiệp và khoa học kỹ thuật của một quốc gia.

Tính đến giữa năm 2015, trên thế giới có 439 lò phản ứng hạt nhân đang vận hành ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các lò phản ứng sản xuất 2.410 TWh điện trong năm 2014, tăng 2,2% so với năm 2013. Tỷ trọng điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện thương mại toàn cầu vẫn giữ ổn định trong ba năm qua khoảng 11%. Tính đến giữa tháng 7/2015, 62 lò phản ứng đang được xây dựng trên thế giới. Bốn phần năm các tổ máy mới đang xây dựng (50) là ở châu Á và Đông Âu, trong đó một nửa (24) là ở Trung Quốc. Hơn 60% (38) các tổ máy được xây dựng nằm trong 3 nước: Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Mười dự án bắt đầu xây dựng vào năm 2013 tại Hoa Kỳ (4), Trung Quốc (3), Belarus (1), Hàn Quốc (1) và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) (1). Ba địa điểm nữa đã được khởi công vào năm 2014 ở Argentina, Belarus và UAE.

Chính vì vậy mà Việt Nam đã quan tâm và có đầu tư nghiên cứu chuẩn bị lâu dài cho vấn đề phát triển điện hạt nhân. Bài viết này sẽ điểm lại tình hình nghiên cứu và chuẩn bị phát triển điện hạt nhân và các điểm mốc quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân ở Việt Nam để khẳng định Việt Nam đã có sự chuẩn bị lâu dài và quyết định thận trọng khi đưa ra chủ trương phát triển điện hạt nhân. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều việc cần phải được thực hiện để hiện thực hóa chủ trương phát triển điện hạt nhân.

II. tình hình nGhIÊn CứU ChUẩn Bị phát trIển ĐIện hạt nhân CủA VIệt nAM

1. Tình hình nghiên cứu phát triển điện hạt nhân

Nghiên cứu phát triển điện hạt nhân (ĐHN) ở Việt Nam được bắt đầu một cách có tổ chức và có hệ thống ngay sau khi thành lập Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) tháng 4/1976. Tuy nhiên sau đó do kinh tế của đất nước còn khó khăn nên sự quan tâm về phát triển ĐHN bị lắng xuống.

Sau đổi mới, nền kinh tế phát triển, nhu cầu năng lượng tăng cao, Chính phủ đã có chủ trương cho phép tiến hành các nghiên cứu đưa ĐHN vào Việt Nam nhằm giải quyết nhu cầu về năng lượng cho đất nước vì năng lượng là vấn đề sống còn của quốc gia và phải được quan tâm đi trước vài thập kỷ. Một số nghiên cứu đã được thực hiện từ năm 1990 đến nay bao gồm:

Giai đoạn 1991 - 1995: Thực hiện chương trình KHCN cấp nhà nước về NLNT (KC-09), trong đó có các đề tài về quy hoạch năng lượng hạt nhân, nhiên vật liệu hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ.

Giai đoạn 1996 - 2000: Triển khai đồng thời 3 nhiệm vụ, bao gồm:

- Dự án của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về nghiên cứu khả năng phát triển ĐHN ở Việt Nam;

- Đề tài trong Chương trình KHCN cấp nhà nước (KH-04) về phát triển năng lượng bền vững: Nghiên

Page 48: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201648

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

cứu các luận cứ khoa học, kinh tế, xã hội của việc phát triển ĐHN ở Việt Nam;

- Dự án đầu tư của Bộ Công nghiệp về chuẩn bị các cơ sở hạ tầng cho phát triển ĐHN.

Giai đoạn 2001 - 2005: tổ chức thực hiện 3 nhiệm vụ, bao gồm:

- Xây dựng Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình đến năm 2020;

- Nghiên cứu làm rõ 7 vấn đề trong chương trình phát triển ĐHN ở Việt Nam: i) Quy họach và kế hoạch phát triển ĐHN; ii) Công nghệ ĐHN; iii) An toàn NMĐHN; iv) Quản lý chất thải của NMĐHN; v) Vấn đề nhiên liệu và trữ lượng tài nguyên urani của Việt Nam; vi) Vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển ĐHN; vii) Các cơ chế chính sách cho phát triển ĐHN;

- Đề án tiền khả thi của dự án NMĐHN đầu tiên của Việt Nam.

Các nghiên cứu cho thấy, mặc dù dự báo nhu cầu điện tăng chậm dần sau năm 2020 (khoảng 4,9-5,6% giai đoạn 2021-2030 và 3-3,5% giai đoạn 2031-2040), nhưng do khả năng khai thác tài nguyên năng lượng trong nước hạn chế, cùng với các giải pháp huy động các nguồn năng lượng mới, nhập khẩu nhiên liệu và năng lượng, cần phải xem xét phương án xây dựng các NMĐHN. Đó là giải pháp cần thiết và khả thi đối Việt Nam.

2. Công tác chuẩn bị của các Bộ, ngành liên quan

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học, từ tháng 12/1994, Chính phủ đã giao cho các Bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu và chuẩn bị cho phát triển ĐHN ở nước ta. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) (nay là Bộ KH&CN) đã phối hợp với Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công Thương) tiến hành nghiên cứu tổng quan về phát triển ĐHN ở Việt Nam để trình Chính phủ xin chủ trương. Ngày 07/5/2001, hai Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải về kết quả nghiên cứu tổng quan và xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.

Ngày 05/3/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Tổ công tác chỉ đạo nghiên cứu phát triển ĐHN (Tổ công tác) để chỉ đạo các hoạt động liên quan đến nghiên cứu phát triển ĐHN ở nước ta. Tổ công tác đã giao nhiệm vụ cho Bộ KHCN&MT tiến hành nghiên cứu xây dựng Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình đến năm 2020, nghiên cứu làm rõ 7 vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển ĐHN của Việt Nam và

nghiên cứu xây dựng các cơ sở hạ tầng pháp lý cần thiết, trong đó có việc xây dựng Luật NLNT. Bộ Công nghiệp được giao nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu lập Báo cáo tiền khả thi của Dự án xây dựng NMĐHN đầu tiên và các họat động liên quan đến chuẩn bị triển khai Dự án.

Ngày 17/8/2005, Tổ công tác đã báo cáo Chính phủ kết quả nghiên cứu làm rõ 7 vấn đề trong chương trình phát triển ĐHN ở Việt Nam do Bộ KH&CN chủ trì thực hiện và Đề án tiền khả thi dự án xây dựng NMĐHN đầu tiên ở Việt Nam do Bộ Công nghiệp chủ trì thực hiện.

Ngày 03/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ban hành Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020. Để triển khai thực hiện Chiến lược, Bộ KH&CN đã xây dựng Kế họach tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược. Ngày 23/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 114/2007/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.

Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động ứng dụng NLNT nói chung và xây dựng NMĐHN nói riêng, Bộ KH&CN đã soạn thảo Luật Năng lượng nguyên tử và tích cực nghiên cứu đề xuất tham gia các điều ước quốc tế có liên quan.

Ngày 3/6/2008, Luật Năng lượng nguyên tử đã được Quốc hội khóa XII thông qua. Bộ KH&CN và Bộ Công Thương đã phối hợp chuẩn bị và trình Chính phủ ban hành Nghị định 70/2010/NĐ-CP ngày 22/6/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân.

Để tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho phát triển ĐHN, Bộ KH&CN đã nghiên cứu và trình Bộ Chính trị, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Chủ tịch nước cho phép tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Hiện nay, Công ước chống các hành động khủng bố hạt nhân và Công ước bồi thường thiệt hại hạt nhân đang được Bộ KH&CN nghiên cứu đề xuất tham gia trong năm 2016-2017. Ngoài việc tham gia các điều ước quốc tế có liên quan, Bộ KH&CN đã tư vấn cho Chính phủ ký kết các Hiệp định hợp tác song phương với 8 quốc gia về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân, trong đó có các cường quốc về ĐHN như Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Argentina.

Nhận thức tầm quan trọng của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho phát triển ĐHN, Bộ KH&CN

Page 49: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 49

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch đào tạo chuyên gia cho chương trình ĐHN, Bộ Công Thương đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch đào tạo nhân lực cho NMĐHN đầu tiên và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong các cơ sở đào tạo đại học về NLNT. Trên cơ sở đề xuất của 3 Bộ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 3 kế hoạch đào tạo liên quan, trong đó có Kế hoạch đào tạo nhân lực của Chủ đầu tư Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Kế hoạch đào tạo nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật; và Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của các trường đại học. Các Kế hoạch đào tạo này đang được triển khai thực hiện. Theo báo cáo của các Bộ liên quan, hiện tại Bộ GD&ĐT đã cử sang Nga trên 300 sinh viên theo học ngành ĐHN, EVN cũng đã gửi nhiều cán bộ sang đào tạo tại Nga và Nhật Bản, Bộ KH&CN cũng đã bắt đầu triển khai Kế hoạch đào tạo chuyên gia từ năm 2015.

Để tạo sự ủng hộ của công chúng đối với chủ trương phát triển ĐHN, từ năm 1999 đến nay, Bộ KH&CN và Bộ Công Thương đã phối hợp với các đối tác ở trong và ngoài nước tổ chức nhiều cuộc triển lãm về ứng dụng NLNT (tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phan Rang, Phú Yên), 05 triển lãm quốc tế về ĐHN tại Hà Nội, đồng thời cung cấp thông tin về ĐHN cho các đại biểu Quốc hội và các cán bộ lãnh đạo, thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Để có cơ sở trình Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng NMĐHN Ninh Thuận, ngày 23/9/2009, Chính phủ đã trình Bộ Chính trị cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã trình Quốc hội khóa XII và được Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng NMĐHN Ninh Thuận (Nghị quyết số 41/NQ-QH12 ngày 25/11/2009). Để triển khai thực hiện Nghị quyết 41, Chính phủ đã ký Hiệp định hợp tác với Liên bang Nga và Nhật Bản xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2. Hiện nay, 02 Dự án đang trong quá trình phê duyệt địa điểm và Dự án đầu tư.

Như vậy, có thể thấy rằng công tác nghiên cứu phát triển ĐHN ở Việt Nam đã được chuẩn bị rất thận trọng, từ việc nghiên cứu đưa ra chủ trương trong các Nghị quyết của Đảng, đến các chính sách của Nhà nước cũng như các kế hoạch hoạt động cụ thể của các Bộ, ngành có liên quan. Các nhiệm kỳ Chính phủ của Thủ tướng Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải là giai đoạn chuẩn bị để đưa ra quyết sách về phát triển ĐHN với việc ban hành Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020, trong đó có mục tiêu xây dựng NMĐHN. Nhiệm kỳ Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn

Tấn Dũng là giai đoạn tổ chức triển khai thực hiện chủ trương xây dựng NMĐHN Ninh Thuận. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, hệ thống tổ chức quản lý, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện các bước ban đầu của dự án xây dựng NMĐHN Ninh Thuận đã được thông qua. Các tổ chức quốc tế như IAEA, Ủy ban Châu Âu (EC) và các nước như Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Anh Quốc đã có nhiều hoạt động hợp tác hỗ trợ Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện Dự án.

Các quan ngại của công chúng về an toàn khi xây dựng NMĐHN ở Việt Nam đã được các cơ quan chuyên môn tổ chức nghiên cứu đầy đủ để báo cáo lãnh đạo các cấp và cung cấp thông tin cho công chúng. Do ĐHN là công nghệ đặc thù có yêu cầu cao về an toàn nên khi xây dựng NMĐHN, mọi quốc gia phải chấp nhận một sân chơi chung của quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Việt Nam đã ký và tham gia hầu hết tất cả các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ quốc gia đối với các cam kết này. Vì vậy, tiêu chuẩn an toàn ĐHN ở Việt Nam không khác bất kỳ tiêu chuẩn an toàn của các nước công nghiệp ĐHN tiên tiến. Để đánh giá các tiêu chuẩn an toàn này, chúng ta phải định kỳ tiếp đón các Đoàn đánh giá cơ sở hạ tầng an toàn và an ninh hạt nhân của IAEA. Những kiến nghị và khuyến cáo của các Đoàn đánh giá của IAEA sẽ giúp cho chúng ta từng bước hoàn thiện đầy đủ các cơ sở hạ tầng an toàn và an ninh hạt nhân theo chuẩn mực chung của quốc tế, căn cứ theo lộ trình triển khai dự án ĐHN. Không có nước nào hoàn thiện đầy đủ các cơ sở hạ tầng an toàn và an ninh hạt nhân rồi mới bắt đầu làm ĐHN. Vì vậy, chỉ khi có chủ trương phát triển ĐHN thì các Bộ, ngành có liên quan mới có cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng an toàn và an ninh hạt nhân thuộc trách nhiệm của mình.

III. CáC ĐIểM MỐC qUAn trọnG trOnG qUá trình nGhIÊn CứU VÀ ChUẩn Bị ChO phát trIển ĐIện hạt nhân ở VIệt nAM

Công tác nghiên cứu và chuẩn bị cho phát triển ĐHN ở Việt Nam đã được thực hiện một cách thận trọng và bài bản, cụ thể như sau:

- Tháng 12/1994, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ KHCN&MT cùng Bộ Năng lượng chuẩn bị trình xin ý kiến Bộ Chính trị và Chính phủ về chủ trương đối với việc sử dụng NLNT ở Việt Nam, phương hướng phát triển NLNT ở Việt Nam và về đề án cụ thể phát triển NLNT.

Page 50: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201650

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ngày 24/12/1996, phần định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thời kỳ Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đã xác định: Chuẩn bị tiền đề khoa học cho việc sử dụng năng lượng nguyên tử sau năm 2000.

- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, phần Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, đã định hướng nhiệm vụ: “Nghiên cứu phương án sử dụng NLNT”.

- Kết luận của Thủ tướng tại thông báo số 40/TB-CPCP ngày 29/5/2001 của Văn phòng Chính phủ về Đề án tổng quan phát triển ĐHN ở Việt Nam, giao Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với Bộ KHCN&MT và các cơ quan liên quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng NMĐHN đầu tiên ở Việt Nam, đồng thời thành lập Tổ công tác chỉ đạo nghiên cứu phát triển ĐHN ở Việt Nam.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 185/QĐ-TTg ngày 05/3/2002 về thành lập Tổ công tác chỉ đạo nghiên cứu phát triển NMĐHN ở Việt Nam với nhiệm vụ: Chỉ đạo nghiên cứu làm rõ những vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam như quy họach, kế hoạch, công nghệ, an toàn, xử lý chất thải, đào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhiên liệu và trữ lượng, đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp cần thiết. Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam trình Thủ tướng xem xét để quyết định các bước tiếp theo.

- Kết luận của Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 25/9/2003 về xem xét Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam, yêu cầu: Tiến hành khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng nhà máy điện hạt nhân sau năm 2015, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sử dụng, nhằm đa dạng hoá các nguồn năng lượng.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 về phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010, xác định NLNT là một trong 8 hướng công nghệ trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên 2 lĩnh vực là phát triển ĐHN và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 176/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng đến 2020, giao nhiệm vụ: “Đầu tư khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam

với quy mô công suất khoảng 2000 MW, dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn sau năm 2015”.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 01/2006/QĐ-TTg ngày 03/01/2006 phê duyệt Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020, đặt ra mục tiêu: Xây dựng và đưa nhà máy ĐHN đầu tiên vào vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, xây dựng cơ sở vững chắc cho chương trình dài hạn về phát triển ĐHN, từng bước nâng tỷ lệ ĐHN đạt mức hợp lý trong tổng sản lượng điện năng quốc gia.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 114/2007/QĐ-TTg ngày 23/7/2007 phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020.

- Luật Năng lượng nguyên tử đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/6/2008.

- Đầu năm 2008, Chính phủ đã xem xét và trình Bộ Chính trị báo cáo đầu tư dự án NMĐHN Ninh Thuận, đồng thời Chính phủ cũng đã thông qua Quy hoạch phát triển điện giai đoạn VI, trong đó đã xác định mục tiêu phát triển 11.000 MW ĐHN vào năm 2025.

- Ngày 03/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án xây dựng NMĐHN đầu tiên trước khi trình Quốc hội.

- Ngày 23/9/2009, Bộ Chính trị đã họp thông qua chủ trương xây dựng NMĐHN Ninh Thuận do Chính phủ trình.

- Ngày 25/11/2009, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 41/2009/QH12 về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

- Để thực hiện Nghị quyết số 41 của Quốc hội khóa XII, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày 04/5/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

- Chính phủ đã ký Hiệp định liên Chính phủ với Liên bang Nga (năm 2010) và với Nhật Bản (năm 2011) về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2; Hiệp định về thu xếp tài chính cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 với Liên bang Nga (năm 2011).

- Ngày 18/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký

Page 51: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 51

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

Quyết định số 1558/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”.

- Ngày 17/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 906/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030.

- Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 957/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.

- Ngày 31/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1636/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020.

- Ngày 28/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2376/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng quy hoạch địa điểm lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Ngày 25/3/ 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”.

- Ngày 05/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 265/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực nghiên cứu triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh”.

- Ngày 28/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 370/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020.

- Ngày 28/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1504/QĐ-TTg ban hành cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ di dân tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

- Ngày 14/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 124/2013/NĐ-CP quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Ngày 23/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 09/2014/QĐ-TTg về việc quy định nghĩa vụ tài chính của tổ chức có nhà máy điện hạt nhân, phương thức quản lý nguồn tài chính bảo đảm chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.

- Ngày 15/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg về chế độ ưu đãi

nghề nghiệp đối với người làm việc trong các đơn vị thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Ngày 11/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2241/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2020.

- Ngày 08/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 794/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dự án di dân, tái định cư của các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

- Ngày 15/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1756/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu – triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đến năm 2020 phục vụ phát triển điện hạt nhân.

IV. CáC VẤn ĐỀ CẦn qUAn tâM KhI trIển KhAI Dự án ĐIện hạt nhân

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Cần phải xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Luật NLNT sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan (tự ban hành kết hợp với việc chấp nhận áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nhà cung cấp) phục vụ cho việc xây dựng, vận hành nhà máy ĐHN và quản lý an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân cũng như cho công tác thẩm định, phân tích, đánh giá và thanh tra an toàn. Bộ KH&CN đã hoàn thiện Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về điện hạt nhân thay cho Kế hoạch 248 và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2016.

2. Xây dựng Cơ quan pháp quy hạt nhân có năng lực và thẩm quyềnCần có Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia có đủ năng lực và thẩm quyền để kiểm sóat việc thực thi hệ thống văn bản pháp luật về đảm bảo an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân đối với dự án xây dựng NMĐHN Ninh Thuận. Bộ KH&CN đã chỉ đạo Cục ATBXHN xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án nâng cấp Cục ATBXHN thành Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia và Dự án ODA đầu tư năng lực kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia gửi Bộ KH&ĐT theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.3. Xây dựng hệ thống các cơ sở hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhânPhải có các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân và cho Tổ chức vận hành nhà máy điện hạt

Page 52: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201652

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

nhân Ninh Thuận, bảo đảm không có xung đột về lợi ích khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho các Cơ quan này. Theo Đề án tăng cường năng lực nghiên cứu triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển, ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn an ninh tại Quyết định số 265/QĐ-TTg ngày 5/3/2012, Bộ KH&CN đang chỉ đạo xây dựng Trung tâm KH&CNHN là tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho Chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và Viện KHKTHN là tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia.

4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lựcPhải có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực dài hạn cho Cơ quan pháp quy hạt nhân và cho Tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của các cơ quan này trong triển khai dự án ĐHN Ninh Thuận. Bộ KH&CN đã chỉ đạo Cục ATBXHN xây dựng Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực dài hạn cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia. Tập đoàn điện lực Việt Nam đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho chương trình ĐHN quốc gia, cần có hệ thống các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học về hạt nhân đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm cung cấp nguồn nhân lực đầu vào cho Cơ quan pháp quy hạt nhân, Tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật bên ngoài cho các Cơ quan này. Bộ GD&ĐT đang triển khai Kế hoạch đào tạo theo Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 để thực hiện nhiệm vụ này.5. hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Phải xây dựng một chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của quốc gia để hỗ trợ giải quyết các nhiệm vụ do Cơ quan pháp quy hạt nhân và do Tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện dự án ĐHN Ninh Thuận. Thủ tướng Chính phủ đã quy định Khung chương trình KH&CN trong lĩnh vực NLNT tại Quyết định số 265/QĐ-TTg ngày 5/3/2012. Bộ KH&CN đã cho phép thực hiện Chương trình KC-05 từ năm 2011 đến nay để thực hiện nhiệm vụ này và sẽ chỉ đạo để gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ nghiên cứu trong Chương trình KC-05 với nhu cầu hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia và Tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.6. nhiên liệu hạt nhân và sử dụng tài nguyên uran trong nước: Phải tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ: chuẩn bị chương trình nội địa hóa sản xuất thanh nhiên liệu từ urani nhập khẩu (khi có hiệu quả về kinh tế) và nghiên cứu sử dụng

thương mại tài nguyên urani trong nước cho chương trình phát triển ĐHN quốc gia vì Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên urani. Cần phải có chính sách quốc gia để đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định cho các NMĐHN. Đây là nhiệm vụ đang được thực hiện trong Đề án xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam và do Tiểu ban công nghệ điện hạt nhân chịu trách nhiệm.7. quản lý chất thải phóng xạ và nhiên lịêu hạt nhân đã qua sử dụngPhải nghiên cứu tiếp thu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực này trên thế giới và xây dựng Quỹ về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của ĐHN. Các nhiệm vụ nghiên cứu sẽ được đưa vào trong Chương trình KC-05. Việc xây dựng Quỹ về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của ĐHN sẽ do Bộ Công thương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.8. quy hoạch địa điểm xây dựng nMĐhn và cơ sở quốc gia lưu giữ chất thải phóng xạPhải tổ chức nghiên cứu và sớm đưa vào quy hoạch quốc gia các địa điểm xây dựng NMĐHN cũng như các cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ để tránh các khó khăn sau này như nhiều nước đã gặp phải. Quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đã được Bộ Công thương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình ban hành Định hướng quy hoạch địa điểm lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia. Cần phải tiếp tục nghiên cứu để trình phê duyệt Quy hoạch địa điểm lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia và nghiên cứu thành lập Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của ĐHN.9. nâng cao năng lực của các ngành công nghiệp trong nước vào việc tham gia thực hiện hiệu quả dự án xây dựng nMĐhnPhải xây dựng Chương trình nâng cao năng lực của các ngành công nghiệp trong nước, tập trung vào việc xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy sự tham gia của các ngành công nghiệp trong nước và nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo thiết bị, vật tư, xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng cho dự án xây dựng NMĐHN. Đây là những nhiệm vụ mà nhiều Bộ, ngành có liên quan cần phải lên kế hoạch để tổ chức thực hiện, góp phần xây dựng ngành công nghiệp ĐHN Việt Nam. Hiện Bộ Công thương đã được giao xây dựng Đề án phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam và Bộ Xây dựng được giao xây dựng Đề an nâng cao năng lực xây lắp để tham gia thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.10. hợp tác quốc tế:Phải tạo được sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế vào chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam về ứng

Page 53: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 53

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

dụng và phát triển NLNT vì mục đích hoà bình nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển giao tri thức, công nghệ và đầu tư vào Việt Nam. Tổ chức thực hiện đầy đủ các công ước và điều ước quốc tế đã ký kết, tích cực nghiên cứu tham gia các công ước và điều ước quốc tế chưa tham gia. Hợp tác chặt chẽ và toàn diện với IAEA. Đẩy mạnh các hợp tác đa phương và song phương với các nước và các tổ chức quốc tế, tạo môi trường thuận lợi nhất để khai thác tối đa kinh nghiệm và sự trợ giúp của các nước tiên tiến. Với vai trò là cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về NLNT và về ATBXHN, Bộ KH&CN đã nghiên cứu và đề xuất các chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực NLNT cũng như kế họach tham gia các điều ước quốc tế liên quan để tạo điều kiện cho việc thực hiện chương trình phát triển ĐHN. Hiện tại chúng ta đã tham gia hầu như tất cả các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Chúng ta cũng đã ký kết Hiệp định hợp tác song phương về sử dụng hòa bình năng lượng nguyên tử với 8 nước, trong đó có các cường quốc về điện hạt nhân như Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc, Ấn Độ. Để tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài đầu tư phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, Bộ Công Thương cần nghiên cứu các cơ chế chính sách về vấn đề này như một số nước đã làm để giảm đầu tư của Ngân sách cho phát triển điện hạt nhân.

11. ứng phó sự cố, tai nạn bức xạ và hạt nhân Phải xây dựng Kế hoạch quốc gia về ứng phó khẩn cấp trong trường hợp sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân, tổ chức diễn tập định kỳ và sẵn sàng năng lực kỹ thuật để có thể thực thi nhiệm vụ ứng phó sự cố, tai nạn. Bộ KH&CN đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia trong tháng 6/2016. Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành và địa phương liên quan sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công.12. Đảm bảo an ninh cho các nhà máy điện hạt nhân: Phải xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh cho các nhà máy điện hạt nhân cũng như an ninh trong các hoạt động nghiên cứu phát triển ĐHN ở Việt Nam. Bộ Công an được giao thực hiện Đề án „Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực NLNT“ theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 để thực hiện nhiệm vụ này.

13. tài chính và đầu tư: Cần xây dựng các cơ chế, chính sách về tài chính và đầu tư để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư cũng như khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác phát triển điện hạt nhân. Bộ KH&ĐT đã được Chính phủ giao chuẩn bị các cơ chế, chính sách về đầu tư và thu xếp tài chính cho dự án điện hạt nhân.

14. hoạt động thông tin đại chúng:

Phải cung cấp thông tin đầy đủ và thường xuyên cho công chúng, cho các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện tạo dư luận khác sao cho thúc đẩy sự hiểu biết rộng rãi về sự cần thiết và lợi ích của ĐHN và tạo sự ủng hộ của công chúng, cho chương trình phát triển ĐHN, đặc biệt là người dân ở nơi sẽ xây dựng NMĐHN.Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020.

V. Kết luận và kiến nghịPhát triển ĐHN là một chủ trương quan trọng và thể hiện cam kết lâu dài của quốc gia đối với các đối tác hợp tác xây dựng NMĐHN. Việt Nam đã có sự nghiên cứu và chuẩn bị lâu dài để đi đến quyết định về chủ trương phát triển ĐHN của Đảng và Nhà nước. Đây là quyết định đúng đắn và phù hợp với xu thế chung trên thế giới, đặc biệt đối với các cường quốc trên thế giới. Việc phát triển ĐHN sẽ tạo điều kiện để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và tăng cường tiềm lực KH&CN cũng như tiềm lực công nghiệp của đất nước. Với việc quyết định chủ trương này, Việt Nam đã nhận được sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, hỗ trợ chuẩn bị hạ tầng luật pháp, xây dựng Cơ quan pháp quy hạt nhân và đào tạo cán bộ từ IAEA, EC và các cường quốc ĐHN trên thế giới, bảo đảm cho việc xây dựng NMĐHN ở Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn chung của quốc tế. Việt Nam đang từng bước hoàn thiện các cơ sở hạ tầng an toàn và an ninh cần thiết phục vụ yêu cầu triển khai dự án ĐHN. Chúng ta đã tham gia hầu như tất cả các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Tất cả những điều này là điều kiện bảo đảm cho việc triển khai thực hiện thành công Dự án ĐHN Ninh Thuận.

Để bảo đảm thực hiện an toàn và hiệu quả Dự án ĐHN Ninh Thuận, Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cần tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ liên quan của các Bộ, ngành và địa phương, trong đó Bộ KH&CN chịu trách nhiệm chỉ đạo về xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng về an toàn và an ninh hạt nhân theo hướng dẫn của IAEA.

Để giảm đầu tư công của Chính phủ cho phát triển điện hạt nhân, Chính phủ cần nghiên cứu xem xét việc áp dụng cơ chế đầu tư BOO đối với dự án ĐHN, kèm theo đó là cơ chế về giá điện hợp lý để các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư phát triển ĐHN ở nước ta.

Page 54: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201654

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

VấN ĐỀ VẬN CHUYỂN NGUỒN PHÓNG XẠ Ở VIỆT NAM

KHÓ KHĂN VÀ NHữNG VấN ĐỀ ĐƯA RANGUYễN VIỆT HùNG, NGUYễN THANH NGA

Phòng Cấp phép, Cục ATBXHN

TóM TắT: Ứng dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ vào các ngành kinh tế xã hội ở Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Việc xuất nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng các nguồn phóng xạ cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, nhưng cũng không được cản trở hoạt động hợp pháp của các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn phóng xạ. Vận chuyển chất phóng xạ, nguồn phóng xạ là một khâu cần được các cấp, các ngành quan tâm để giải quyết được những khó khăn vướng mắc, một mặt đáp ứng được các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trong quá trình vận chuyển, đồng thời phải được quan tâm, tổ chức triển khai một cách nhanh chóng nhất nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay ở nước ta. Báo cáo này trình bày các quy định của pháp luật hiện hành, các bất cập trong vận chuyển nguồn phóng xạ và đề xuất giải pháp khắc phục.

A. CáC VĂn BẢn qUY phạM pháp lUẬt qUY Định BẢO ĐẢM An tOÀn BứC Xạ, An nInh nGUồn phónG Xạ trOnG VẬn ChUYển VÀ XUẤt nhẬp KhẩU ở VIệt nAM

1. Thông tư số 08/2009/TT-BKhCn ngày 22/07/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hướng dẫn việc khai báo, cấp phép và cấp chứng chỉ nhân viên bức zđề nghị cấp giấy phép xuất, nhập khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đóng gói, vận chuyển và vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.

2. Thông tư số 23/2012/TT-BKhCn ngày 23/11/2012 của Bộ KH&CN hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ. Thông tư hướng dẫn bảo đảm vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ bao gồm từ khâu thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, đóng gói kiện hàng phóng xạ đến khâu vận chuyển, bảo quản dọc đường cũng như tiếp nhận ở vị trí cuối cùng vật liệu phóng xạ và kiện hàng phóng xạ trong điều kiện bình thường cũng như khi xảy ra sự cố, tai nạn.

Điều 4 Thông tư số 23/2012/TT-BKhCn quy định về kế hoạch bảo đảm an toàn, trong đó yêu cầu tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn. Điều 5 quy định về kế hoạch bảo đảm an ninh, trong đó yêu cầu tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an ninh theo hướng dẫn của Bộ KH&CN và Điều 6 Thông tư số 23/2010/TT-BKhCn quy định về kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển, theo đó tổ chức, cá

nhân tham gia vào hoạt động vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo hướng dẫn của Bộ KH&CN.

Điều 33 Thông tư số 23/2012/TT-BKhCn quy định đối với vận chuyển bằng đường không, theo đó tổ chức, cá nhân tham gia và liên quan tới vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng đường không, ngoài việc thực hiện các quy định chung từ Điều 19 tới Điều 29 còn phải thực hiện các quy định sau: Kiện hoặc công-te-nơ chứa vật liệu phóng xạ có một trong các đặc điểm sau: 1) Kiện loại B(M) trong sử dụng độc quyền; 2) Kiện loại B(M) mà trong quá trình vận chuyển cần bộ phận làm mát bên ngoài hoặc kiện chứa vật liệu lỏng dễ cháy; 3) Kiện có suất liều bức xạ bề mặt lớn hơn 2 (mSv/h) sẽ không được vận chuyển bằng đường hàng không, trừ trường hợp được phê duyệt đặc biệt.

3. Thông tư số 23/2010/TT-BKhCn ngày 29/12/2010 do Bộ KH&CN ban hành hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.

Điều 3 Thông tư số 23/2010/TT-BKhCn quy định nguyên tắc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, theo đó người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải chịu trách nhiệm cao nhất về việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ.

Điều 4 Thông tư số 23/2010/TT-BKhCn quy định mức an ninh nguồn phóng xạ. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của các nguồn phóng xạ và nguy cơ tiềm ẩn có thể

Page 55: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 55

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

xảy ra cho con người, môi trường, yêu cầu bảo đảm an ninh được chia thành 4 mức an ninh A, B, C và D, trong đó mức an ninh A tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn cao nhất, mức an ninh D tương ứng với nhóm nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn thấp nhất. Các mức an ninh A, B, C và D tương ứng với các nhóm nguồn phóng xạ được phân nhóm theo quy định tại của quy chuẩn quốc gia về phân nhóm nguồn phóng xạ như sau:

a) Mức an ninh A áp dụng đối với nguồn phóng xạ nhóm 1.

b) Mức an ninh B áp dụng đối với nguồn phóng xạ nhóm 2.

Điều 14 Thông tư số 23/2010/TT-BKhCn quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường biển và đường không: Tổ chức, cá nhân vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường biển và đường hàng không phải tuân theo các quy định về vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển và đường hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4. Thông tư số 24/2010/TT-BKhCn ngày 29/12/2010 do Bộ KH&CN ban hành ²Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ² (QCVN 6:2010/BKHCN). Như vậy, các quy định pháp luật về NLNT trong xuất nhập khẩu và vận chuyển các nguồn phóng xạ dùng trong các ngành kinh tế xã hội ở Việt Nam là tương đối đầy đủ, bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ và kế hoạch ứng phó trong quá trình vận chuyển nhằm an toàn tối đa cho con người và tránh nguy hại cho môi trường.5. Các quy định của ngành hàng không dân dụng Việt nam. Các loại hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không phải áp dụng theo quy định của Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA) bao gồm đầy đủ các quy định để bảo đảm an toàn an ninh hàng không, trong đó có các mặt hàng phóng xạ (Radioactive Material - Chất phóng xạ, nguồn phóng xạ).Hàng hóa nguy hiểm là những vật hoặc chất có khả năng gây nguy hại đối với sức khoẻ và tính mạng con người, hoặc hủy hoại môi trường khi vận chuyển bằng đường hàng không. Căn cứ vào tính chất, đặc chưng, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế phân loại hàng nguy hiểm vận chuyển bằng đường hàng không thành 9 hạng, trong đó vận chuyển vật liệu phóng xạ thuộc Hạng 7.phân loại vật liệu phóng xạ, nguồn phóng xạ: Dựa vào hình thức hoặc đặc tính, vật liệu phóng xạ được chia

thành các nhóm sau:1. Dạng đặc biệt (Special Form).2. Dạng khác (Other Form).3. Vật liệu có thể tách ra (dạng đặc biệt, dạng khác

hoặc có thể tách được) (Fissile Materials).4. Vật liệu phóng xạ có thể phát tán thấp (Low

Dispersible Radioactive Material).5. Hoạt độ phóng xạ riêng thấp (LSA).6. Vật bị nhiễm phóng xạ bề mặt (SCO).

loại kiện hàng được sử dụng cho nguồn phóng xạ bao gồm:

1. Kiện hàng miễn trừ.2. Kiện hàng loại A.3. Kiện hàng loại B(U) - Các nguồn phóng xạ dùng

chụp ảnh NDT và các nguồn phóng xạ có hoạt độ thấp dùng trong đo mức công nghiệp vận chuyển bằng máy bay chở khách hoặc máy bay vận tải của các hãng vận chuyển.

4. Kiện hàng loại B(M) (bị cấm trên máy bay chở khách) - đối với nguồn dùng trong chiếu xạ công nghiệp, vật liệu hạt nhân.

5. Kiện hàng loại C.6. Kiện hàng công nghiệp cho LSA và SCO.

Luật NLNT đã yêu cầu các cơ quan vận chuyển không được từ chối vận chuyển các nguồn phóng xạ đáp ứng các yêu cầu vận chuyển an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.Nhu cầu vận chuyển nguồn phóng xạ và dược chất phóng xạ là rất cần thiết ở trong nước để tạo điều kiện cho việc chuyển trả nước cung cấp các nguồn phóng xạ sử dụng trong công nghiệp và việc nâng cao hiệu quả sử dụng dược chất phóng xạ phục vụ chẩn đoán và điều trị trong điều kiện còn khó khăn trong việc cung ứng thuốc phóng xạ trong khi nhu cầu về điều trị và chẩn đoán ngày càng tăng cao.

B. nhữnG Khó KhĂn trOnG VẬn ChUYển nGUồn phónG Xạ

1. Về vận chuyển nội địa:Các đơn vị vận chuyển hàng hóa nội địa (bao gồm đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy v.v…) hầu như không nơi nào muốn tiếp nhận vận chuyển nguồn phóng xạ đã được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy phép vận chuyển và được đóng gói an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6866:2001) về quy định an toàn bức xạ.Đặc biệt trong ngành vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không thì không có đơn vị nào tiếp nhận vận chuyển thiết bị chứa nguồn phóng xạ. Đây là một

Page 56: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201656

TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN

vấn đề ách tắc trầm trọng, kéo dài nhiều năm nay chưa khắc phục được, mặc dù đã kiến nghị rất nhiều lần mà các cơ quan quản lý hữu quan chưa có biện pháp tháo gỡ, trong khi đó, Luật NLNT có điều khoản ghi rõ: Các nhà vận tải không được phép từ chối vận chuyển nguồn phóng xạ đã được cơ quan QLNN có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển.

Việc vận chuyển trong nước và xuất khẩu dược chất phóng xạ dùng trong chẩn đoán và điều trị bệnh do các cơ sở trong nước sản xuất là nhu cầu cần thiết để hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng bức xạ trong y tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Hiện tại trong nước có các cơ sở như Viện NCHN Đà Lạt, Bệnh viện 108, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Viện KHKTHN (Vietsing) có khả năng sản xuất dược chất phóng xạ cho y tế. Tuy nhiên, các cơ sở có các thiết bị chẩn đoán và điều trị bằng kỹ thuật y học hạt nhân lại phân bố ở các vùng miền trong cả nước, xa các cơ sở cung cấp các dược chất phóng xạ như các Bệnh viện: Đa khoa Kiên Giang, Cần Thơ, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh,... Hiện trong cả nước có 24 cơ sở xạ trị với 25 thiết bị sử dụng nguồn phóng xạ, 32 cơ sở học hạt nhân bố trí tại các địa phương cần sử dụng thuốc phóng xạ sử dụng cho các máy SPEC, PET/CT. Viện Nghiên cứu hạt nhân hàng tháng đều phải vận chuyển bằng ô tô chở thuốc phóng xạ cho các bệnh viện ở tại Hà Nội. Thời gian vận chuyển mất vài ngày, dẫn đến hoạt độ phóng xạ giảm, gây lãng phí cho cơ sở, giảm hiệu quả sản xuất. Các thuốc phóng xạ do các máy gia tốc ở Việt Nam sản xuất cũng góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện. Thuốc gồm nhiều chủng loại, dùng vào nhiều mục đích khác nhau trong chẩn đoán và điều trị, có chu kỳ bán rã ngắn (thời gian sống ngắn). Do đó việc vận chuyển bằng đường bộ là không thể và vận tải qua đường hàng không thì gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp nhận và vận chuyển. Cho đến nay Hàng không Việt Nam chưa cho phép vận chuyển thuốc phóng xạ. Để khắc phục khó khăn này, góp phần thúc đẩy ứng dụng bức xạ trong chẩn đoán và điều trị, đặc biệt cho các vùng trong cả nước, cần có sự phối hợp giữa Bộ KH&CN, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và Bộ Giao thông vận tải, cơ quan quản lý nhà nước về hàng không để tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vận chuyển hàng không các dược chất phóng xạ đáp ứng được nhu cầu của các bệnh viện trong việc điều trị bệnh nhân trong cả nước.

2. Về vận chuyển quốc tế:

Việc vận chuyển thiết bị chứa nguồn phóng xạ từ trong nước ra nước ngoài, trong đó chủ yếu là các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, hoặc đã bán rã về mức hoạt độ rất thấp, không gây nguy hiểm cho con người theo tiêu chuẩn qui định về suất liều hấp thụ tối đa, cũng đang gặp

nhiều khó khăn và hầu như không thực hiện được.

Hiện tại chỉ có một hãng hàng không quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất đồng ý nhận vận chuyển, và đó là duy nhất một chuyến bay, nên chi phí lớn và thời gian vận chuyển bị kéo dài. Còn các hãng hàng không trong nước không chấp nhận vận chuyển.

Lý do mà các hãng vận tải nêu ra là vì họ chưa có nhân viên quản lý kho và xếp dỡ hàng hóa có hiểu biết về việc bảo đảm an toàn lao động khi tiếp xúc với nguồn phóng xạ và luật không ép buộc họ phải nhận thực hiện các dịch vụ vận tải các vật liệu có phóng xạ trong khi họ chưa có nhân sự đủ trình độ chuyên môn để đảm đương công việc.

Hiện tại việc xuất khẩu vận chuyển các nguồn phóng xạ nhóm 2 dùng trong NDT sau khi không còn sử dụng trả lại cho nhà sản xuất cũng đang gặp khó khăn. Những năm trước đây (2003-2005), các hãng hàng không như Vietnam Airline từ chối tiếp nhận xuất khẩu, vận chuyển với lý do không có chuyến bay trực tiếp sang Ba Lan. Từ 2015, các cơ sở đã tìm được một số hãng như Hãng Emirate Airline nhận vận chuyển xuất khẩu trở lại nhà sản xuất, nhưng phải vận chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyên nhân các hãng vận chuyển vẫn chưa có sự phối hợp trong việc vận chuyển, do đó dẫn đến khó khăn trong việc trả lại cho nhà sản xuất các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Riêng đối với việc vận chuyển nguồn phóng xạ đi Hàn Quốc trả lại cho nhà sản xuất Sentinel Asia LTD. thì Hãng hàng không Korea Air hoặc Vietnam Airline từ chối vận chuyển. Hiện tại VAI chấp nhận vận chuyển các nguồn phóng xạ thuộc diện miễn trừ theo Mã số Liên Hiệp quốc trong vận chuyển UN2911 - Vật liệu phóng xạ, kiện miễn trừ - thiết bị hoặc vật phẩm, nhưng cần phải có rất nhiều thủ tục và giấy tờ để chứng minh và đồng thời phải có sự đồng ý của Ban An toàn hàng không của Tổng Công ty hàng không Việt Nam. Như vậy có sự không thống nhất giữa các hãng hàng không trong vận chuyển nguồn phóng xạ, trong đó có Việt Nam Airline.

Đối với các nguồn phóng xạ nhóm 1 sử dụng trong công nghiệp (việc vận tải trên máy bay chuyên dụng) vẫn được các Hãng cung cấp nguồn phóng xạ liên hệ với các hãng hàng không chuyên dụng của nước ngoài thực hiện việc vận chuyển. Tuy nhiên, vấn đề trì trễ hoặc từ chối vận chuyển nguồn phóng xạ đã trở nên bức xúc đối với các cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ trên thế giới. Các tổ chức Liên Hiệp quốc như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) cùng với các tổ chức công nghiệp và đại diện các nước đã nhóm họp và thống nhất cần có một hành động mang tính quốc tế nhằm giảm thiểu việc trì trễ hay từ chối vận chuyển các vật liệu phóng xạ. Thời gian

Page 57: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 57

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

qua, đại diện các ngành kinh tế chủ yếu có nhu cầu vận chuyển vật liệu phóng xạ trên thế giới đã nhóm họp tại trụ sở của IAEA để soạn thảo ra một tài liệu (Brochure) gửi cho các hãng vận chuyển đường biển, đường không, các nhà chức trách của các cảng và những nhà làm luật nhằm cung cấp các kiến thức chính xác và đầy đủ về khía cạnh an toàn trong vận chuyển vật liệu phóng xạ.

C. ĐỀ XUẤtĐể giải quyết khó khăn trong vận chuyển nguồn phóng xạ ở Việt Nam. Với chức năng nhiệm vụ của Cục ATBXHN được Bộ KH&CN giao, cần tổ chức buổi làm việc giữa Lãnh đạo Bộ KH&CN và Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải để giải quyết các khó khăn trong vận chuyển nguồn phóng xạ ở nước ta. Trường hợp cần thiết sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Kiến nghị các hãng hàng không đồng ý tiếp nhận và vận chuyển các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng ở trong nước trả lại cho nhà sản xuất, tránh để tăng thêm khó

khăn cho công tác quản lý nhà nước đối với việc lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, chất thải phóng xạ.Các nhà nhập khẩu trong nước cam kết có nghĩa vụ tài chính trong việc chuyển trả về nơi sản xuất nguồn khi nguồn phóng xạ không còn sử dụng nữa.Các hãng hàng không trong nước cho phép làm thủ tục nhanh chóng để vận chuyển các thuốc phóng xạ đáp ứng nhu cầu điều trị của các bệnh viện.

Tăng cường nhận thức về vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh đối của các tổ chức vận tải, các tổ chức liên quan đối với việc vận chuyển nguồn phóng xạ thông qua các hoạt động đào tạo, hội thảo;

Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc giám sát thực hiện đảm bảo an toàn, an ninh trong vận chuyển nguồn phóng xạ theo các văn bản pháp luật đã có (hoạt động thanh tra).

KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

PGS. TS. VƯƠNG HữU TấN Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

Việt Nam đang chuẩn bị tích cực triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và một lộ trình

tiến đến tự chủ về công nghệ theo Định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân đến năm 2030. Việc học tập kinh nghiệm của các nước đi trước để tìm cho mình một con đường đi hợp lý là cực kỳ quan trọng để có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của mà vẫn đạt được mục tiêu đặt ra. Hàn Quốc bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong những năm đầu thập niên 1960 trong điều kiện công nghiệp, kinh tế và xã hội rất yếu kém tương tự như nhiều nước đang phát triển hiện nay (thậm chí còn thấp hơn Việt Nam hiện nay). Đến nay Hàn Quốc đã là nước đứng thứ 6 trên thế giới về tổng công suất phát điện hạt nhân và có hệ số sử dụng công suất các nhà máy điện hạt nhân cao nhất 93,22%. Bắt đầu bằng 3 tổ máy điện hạt nhân loại hợp đồng chìa khoá trao tay và sau đó là 6 tổ máy không phải loại hợp đồng chìa khoá trao tay, nền công nghiệp hạt nhân của Hàn Quốc đã nội địa hoá thành công phần lớn công nghệ để có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân với thiết kế của mình như OPR-1000 và APR-1400. Do đó học tập bài học kinh nghiệp của Hàn Quốc sẽ rất có ích cho chúng ta trong việc thực hiện thành công chương trình phát triển điện hạt nhân.

1. Thành lập cơ quan điều hành chương trình điện hạt nhânCông nghệ điện hạt nhân là sản phẩm của kiến thức tổng hợp từ các ngành khoa học và công nghiệp phức tạp cộng với các kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng. Cho nên việc quyết định đưa điện hạt nhân vào một nước đòi hỏi có đủ thông tin từ nhiều lĩnh vực khoa học và các nguồn thông tin khác. Cơ quan điều hành chương trình điện hạt nhân là một tổ chức cần thiết đóng vai trò quan trọng từ giai đoạn ban đầu của chương trình điện hạt nhân. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ, Cơ quan này đã được hình thành bao gồm các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ có các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật mà còn cả các nhà kinh tế, luật sư và tâm lý học đã được mời tham gia trong cơ quan này.

Năm 1960 Hàn Quốc đã thành lập cơ quan điều hành chương trình điện hạt nhân bao gồm một Cơ quan Chính phủ mạnh và một số tổ chức hợp tác liên quan. Cơ quan điều hành chương trình điện hạt nhân cần phải có hiểu biết về các kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm kỹ thuật hạt nhân, điện tử, vật lý, hoá học, cơ khí, kinh tế, tâm lý, chính trị, ngoại giao,... Cơ

Page 58: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201658

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

quan này được trao quyền chỉ đạo tất cả các thành viên của các tổ chức liên quan, phổ biến các thông tin cần thiết một cách hiệu quả và đề ra các kế hoạch hành động đúng đắn. Đây là một trong các yếu tố quan trọng để cho Hàn Quốc trở thành một trong các nước sử dụng thành công nhất điện hạt nhân trong 40 năm qua.

Việt Nam đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo nghiên cứu phát triển điện hạt nhân năm 2002 và Ban chỉ đạo nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2010 đóng vai trò như một cơ quan điều hành chương trình điện hạt nhân. Tuy nhiên, hoạt động của Tổ công tác trước đây và Ban chỉ đạo hiện nay cần tích cực, quyết liệt hơn và bám sát các nhiệm vụ cụ thể trong lộ trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các yêu cầu về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân của IAEA để chỉ đạo triển khai thực hiện đúng tiến độ và bảo đảm các yêu cầu về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Việc này đòi hỏi phải có Văn phòng Ban Chỉ đạo và các Tiểu ban rất chuyên nghiệp trong thành phần Ban Chỉ đạo. Đây là hạn chế hiện nay của chúng ta.

2. Sự cam kết mạnh mẽ của quốc gia đối với chương trình điện hạt nhânViệc thực hiện chương trình điện hạt nhân quốc gia hiệu quả đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế. Hàn Quốc đã có được sự đồng thuận quốc gia mạnh mẽ và sự cam kết vững chắc của Chính phủ đối với chương trình điện hạt nhân. Chính phủ Hàn Quốc đã xác định việc thực hiện chương trình điện hạt nhân như một bánh xe thúc đẩy việc đưa khoa học và công nghệ tiên tiến vào đất nước và đồng thời đáp ứng nhu cầu điện năng tăng cao trong quá trình phát triển đất nước. Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, Sungman Rhee, đã ký thoả thuận hợp tác với Mỹ và IAEA trong một nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế cần thiết cho chương trình điện hạt nhân của Hàn Quốc. Cơ quan Năng lượng nguyên tử đã được thành lập trong thành phần Chính phủ Hàn Quốc đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống được trao quyền lập kế hoạch và thúc đẩy chương trình điện hạt nhân không có bất kỳ sự cản trở nào về mặt hành chính. Bởi vì nhiệm vụ quan trọng của chương trình điện hạt nhân của Hàn Quốc là cung cấp điện năng một cách an toàn, kinh tế và ổn định, cho nên cam kết mạnh mẽ của toàn quốc gia đã được duy trì liên tục trong hơn 40 năm qua từ ngày thành lập cơ quan điều hành chương trình điện hạt nhân đến nay.

Việt Nam đã từng có Cơ quan năng lượng nguyên tử trong thành phần cơ quan thuộc Chính phủ (trước năm 1993). Đó là Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia. Tuy nhiên, khi đó chương trình điện hạt nhân chưa được đặt ra. Ngày nay Chính phủ đã quyết định triển khai chương

trình điện hạt nhân, chúng ta cần xem xét lại hệ thống tổ chức của ngành NLNT Việt Nam, trong đó có 2 chủ thể quan trọng nhất theo hướng dẫn của IAEA là Tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân và Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia. Còn đối với các cam kết quốc tế, hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo tham gia hầu như tất cả các công ước quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân, cũng như đã ký 8 hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự với các nước, trong đó có các cường quốc điện hạt nhân như Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.

3. Sự đồng bộ của chương trình điện hạt nhân và các chương trình phát triển quốc gia khácChương trình điện hạt nhân là một phần của kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Rõ ràng rằng không thể nào thực hiện thành công chương trình điện hạt nhân nếu không có sự hợp tác với các chương trình phát triển quốc gia khác. Ví dụ, một nhà máy điện hạt nhân không thể nào bắt đầu khởi động được nếu không có cơ sở tương thích của hệ thống nhiệt điện hoặc thủy điện và hệ thống lưới điện phù hợp. Để thu xếp tài chính cho một chương trình điện hạt nhân lớn thì cần phải có một cơ sở kinh tế vững mạnh. Không có cơ sở hạ tầng về công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất thì một nước không thể thành công trong nội địa hóa công nghệ điện hạt nhân.

Hàn Quốc đã xây dựng thành công nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong sự điều phối chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia và kế hoạch phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất. Thành công của chương trình điện hạt nhân đã tạo ra nguồn cung cấp ổn định và đầy đủ điện năng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế lại tạo ra một nguồn lực tài chính đủ để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo. Vòng tuần hoàn dương tính này là một trong các bài học có giá trị nhất học được từ thành công của Hàn Quốc góp phần làm cho Hàn Quốc trở thành một trong các nước công nghiệp tiến tiến hiện nay.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa với rất nhiều các chương trình phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra. Tuy nhiên, sự điều phối hoạt động của các chương trình để hỗ trợ cho việc thực hiện thành công chương trình phát triển điện hạt nhân chưa được thảo luận đầy đủ.

4. Đầu tư liên tục dưới sự chỉ đạo của Chính phủViệc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được bắt đầu với khoản vay của Ngân hành EXIM Bank cấp cho KEPCO vì dự trữ ngoại tệ không đủ của Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc bảo lãnh cho khoản nợ này và cam kết mạnh mẽ dưới dạng ưu đãi đầu tư. KEPCO là công ty phát điện duy nhất do Nhà nước kiểm soát chịu trách nhiệm phát triển điện hạt nhân. Trong các nước

Page 59: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 59

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

đang phát triển, cấu trúc điều hành của công ty tư nhân là không thích hợp đối với việc phát triển thành công nhà máy điện hạt nhân bởi vì cần nguồn vốn lớn và rủi ro cao do thời gian xây dựng dài. Thậm chí trong các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, các công ty tư nhân cũng không muốn đầu tư vào nhà máy điện hạt nhân vì các rủi ro về tài chính. Rủi ro và bất chắc về tài chính là cản trở chính cho việc thúc đẩy chương trình phát triển điện hạt nhân Hàn Quốc ở giai đoạn ban đầu. Do đó thành công trong chương trình phát triển điện hạt nhân ở các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào cam kết mạnh mẽ của Chính phủ với các ưu tiên đầu tư cao.

Chính phủ Hàn Quốc đặt điện hạt nhân là một trong các ưu tiên cao nhất của chương trình phát triển quốc gia cùng với sản xuất thép, công nghiệp hóa dầu và công nghiệp đóng tàu. Chính phủ bắt đầu và duy trì chương trình điện hạt nhân quốc gia với một ý chí mạnh mẽ và các kế hoạch dài hạn và trung hạn hợp lý mặc dù chương trình này cần một nguồn đầu tư lớn hơn rất nhiều so với khả năng có thể có của quốc gia. Với sự đảm bảo mạnh mẽ từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có thể tham gia tích cực trong chương trình điện hạt nhân quốc gia với rủi ro giảm.

Chính phủ Việt Nam đã có bảo đảm tài chính cho việc thực hiện dự án điện hạt nhân bằng việc ký các Hiệp định tài chính với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, vốn đối ứng trong nước còn chưa có các cơ chế huy động. Cần phải có các cơ chế tài chính cho Tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân và cho Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia để bảo đảm thực hiện thành công, an toàn và hiệu quả dự án điện hạt nhân. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu phương thức đầu tư dự án điện hạt nhân dạng BOO như một số nước đã làm để giảm đầu tư của Nhà nước.

5. Chiến lược đảm bảo nguồn nhân lực và thiết lập hệ thống giáo dục trong nướcChính phủ Hàn Quốc đã nhận thức được sự quan trọng của nguồn nhân lực có trình độ đối với chương trình điện hạt nhân. Cơ quan điều hành chương trình điện hạt nhân (NEPIO) đã bắt đầu một chương trình phát triển nguồn nhân lực nhằm cung cấp nhân lực cần thiết cho việc bắt đầu, thực thi và phát triển chương trình điện hạt nhân quốc gia. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc bao gồm: Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao; Hỗ trợ đào tạo ở nước ngoài trong khuôn khổ hợp tác với IAEA và USA và chuẩn bị cho các chương trình huấn luyện và đào tạo trong nước.

Để có ngay nguồn nhân lực chất lượng cao, Chính phủ cam kết bố trị vị trí việc làm và mức lương cao cho những người có trình độ cao đến từ các lĩnh vực khác và tạo môi

trường làm việc tốt cho họ. Để thoả mãn yêu cầu chuyên gia trình độ cao trong nước không có, các chuyên gia nước ngoài đã được mời làm việc trong tất cả các giai đoạn của chương trình điện hạt nhân kể cả giai đoạn vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Chính phủ cũng đã ngay lập tức nhận thức được khả năng đào tạo trong nước khi đó không thể nào thực hiện được, nên đã bắt đầu gửi cán bộ trẻ đi đào tạo ở nước ngoài.

Để thiết lập chương trình phát triển nguồn nhân lực dài hạn, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu tổ chức các khoa công nghệ hạt nhân ở các trường đại học từ giai đoạn ban đầu. Các sinh viên giỏi và tự nguyện xin vào học lĩnh vực mới này được chính phủ hỗ trợ rất mạnh. Hơn thế nữa, chính phủ còn có các chính sách để khuyến khích nghiên cứu khoa học hạt nhân trong các trường đại học trong một cố gắng nhằm thu hút toàn bộ giới hàn lâm viện vào chương trình này. Hỗ trợ quốc gia cho các ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp, y tế, vật lý, hóa học và sinh học đã góp phần thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ tiến tiến ở đất nước Hàn Quốc. Với sự trở về của làn sóng đầu tiên của những người được đào tạo ở nước ngoài, các trường đại học của Hàn Quốc có thể tăng cường được hệ thống đào tạo công nghệ hạt nhân. Hơn thế nữa, các trung tâm đào tạo trong các viện nghiên cứu đã mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng bài và phát triển các chương trình đào tạo khác nhau nhằm thiết lập hệ thống giáo dục và đào tạo cao học.

Chúng ta đã có sự chuẩn bị sớm và bài bản về nhân lực cho điện hạt nhân từ những năm 60 bằng việc cử sinh viên giỏi đi học nước ngoài và thành lập các khoa hạt nhân ở các trường đại học trong nước. Tuy nhiên, không có sự đồng bộ giữa chuẩn bị nguồn nhân lực và sử dụng cán bộ đã được đào tạo vì chưa có chương trình điện hạt nhân khi đó. Sau khi có chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Chính phủ đã có chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực NLNT (đề án 1558) và các kế hoạch đào tạo thành phần cho Tổ chức vận hành (EVN) và cho cơ quan quản lý, pháp quy hạt nhân và tổ chức nghiên cứu phát triển và hỗ trợ kỹ thuật (kế hoạch 1756). Hiện đã gửi đi Nga đào tạo trên 300 sinh viên, EVN đã gửi đi đào tạo ở nước ngoài khoảng 200 người, Cơ quan pháp quy hạt nhân đã gửi hàng trăm lượt người đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài. Vấn đề gặp phải bây giờ cũng như thời những năm 70 là việc sử dụng cán bộ đã được đào tạo như thế nào nếu không có sự đồng bộ của kế hoạch đào tạo với lộ trình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ngoài ra, nội dung của các kế hoạch đào tạo cần phải được xem xét cẩn thận, phù hợp với nhu cầu của dự án điện hạt nhân theo trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, trước hết là Tổ chức

Page 60: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201660

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

vận hành và Cơ quan pháp quy hạt nhân. Đối với kế hoạch dài hạn, cần xem xét lại phân công trách nhiệm đào tạo đại học các chuyên ngành phục vụ dự án điện hạt nhân cho các trường một cách phù hợp và có đầu tư thích hợp cho các trường đại học đào tạo phục vụ dự án điện hạt nhân.

6. Thành lập công ty nhà nước về điện hạt nhânHàn Quốc có kế hoạch phục hồi đất nước rất mạnh mẽ sau chiến tranh Triều Tiên, nên rất cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi phát triển kinh tế thu được kết quả, thì trợ giúp của nước ngoài lại giảm trong khi nhu cầu đầu tư vẫn cần ở mức cao để duy trì tăng trưởng. Đối với nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, vay nước ngoài là không thiếu được bởi vì phần lớn các sản phẩm và dịch vụ dựa trên hợp đồng chìa khóa trao tay là cần phải được trả cho nước ngoài. Chính phủ Hàn Quốc đã hợp nhất 3 công ty điện thành một công ty nhà nước duy nhất là KEPCO để bắt đầu thực thi chương trình điện hạt nhân từ cuối những năm 1960. KEPCO cũng được tổ chức lại để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí vận hành. Sự mạnh mẽ về tài chính của KEPCO đã làm dễ dàng đáng kể việc tiếp nhận nguồn vốn vay nước ngoài với các điều kiện tương đối tốt. Lợi nhuận tăng lên sau đó của KEPCO trở thành một nguồn tài chính quan trọng nhất để đầu tư cho chương trình điện hạt nhân sau này. KEPCO là một doanh nghiệp thương mại rất mạnh và chương trình điện hạt nhân đã duy trì được sự cạnh tranh giá tuyệt vời trong thị trường điện năng của Hàn Quốc. Suy thoái dầu mỏ lần thứ nhất năm 1973 đã tác động mạnh đến Hàn Quốc và nó đã giúp thúc đẩy chương trình phát triển điện hạt nhân. Với chương trình điện hạt nhân do KEPCO chủ trì thực hiện, Chính phủ Hàn Quốc đã tham gia tích cực vào các cam kết quốc tế về an toàn và không phổ biến hạt nhân. Hàn Quốc đã phê chuẩn NPT có hiệu lực ngày 23 tháng 4 năm 1975. Cuối những năm 1970 Hàn Quốc đã ký các thỏa thuận song phương về sử dụng hòa bình công nghệ hạt nhân với một số nhóm nước cung cấp hạt nhân. Sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ đối với các cam kết về an toàn và không phổ biến hạt nhân đã giúp cho việc thực hiện thành công chương trình điện hạt nhân dài hạn.

Việt Nam đã giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là một tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước. Đó cũng là một thuận lợi lớn trong việc bảo đảm nguồn kinh phí đối ứng cho thực hiện dự án điện hạt nhân. Tuy nhiên, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của EVN. Chính phủ cũng đã ký các điều ước quốc tế liên quan đến an toàn, an ninh và không phổ biến để hỗ trợ cho việc triển khai thành công dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

7. Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia trong các hợp đồng về nhà máy điện hạt nhânTrong hợp đồng với nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, quan trọng là xác định việc phân chia trách nhiệm giữa nhà cung cấp và người mua hàng. Bất kỳ một sự không rõ ràng nào đều có thể đưa đến các cuộc tranh cãi vô ích và làm chậm trễ trong xây dựng gây ra tổn thất rất lớn về tiền của và thời gian. Việc xây dựng lò nghiên cứu đầu tiên ở Hàn Quốc đầu những năm 1960 đã là một bài học lớn. Các nhà khoa học và kỹ sư của Hàn Quốc đã tham gia tích cực vào công việc này, đảm nhận trách nhiệm của người chủ sở hữu, nhưng mà không quan tâm đến các quyền của người mua hàng chỉ biết là nhà sản xuất đã ký hợp đồng lò nghiên cứu dưới dạng chìa khoá trao tay. Hậu quả là Chính phủ Hàn Quốc đã không chuẩn bị trước để đòi hỏi các quyền lợi của mình đối với nhiều sai lệch so với hợp đồng đã ký. Từ bài học này, KEPCO đã đề xuất một hệ thống quản lý bao gồm cả thưởng và phạt để giữ đúng lịch trình xây dựng và bảo đảm chất lượng thiết bị, cấu kiện nhà máy điện hạt nhân. Khi xác nhận có các thiếu xót nghiêm trọng sẽ thông báo ngay cho cán bộ quản lý cấp cao của nhà cung cấp và yêu cầu khắc phục.

Chúng ta đã có một số kinh nghiệm trong những dự án công nghiệp lớn. Tuy nhiên đối với điện hạt nhân thì hoàn toàn mới. Vì vậy cần tích cực nghiên cứu kinh nghiệm các nước và sử dụng tư vấn quốc tế trong xây dựng bài thầu, tổ chức đấu thầu và ký kết hợp đồng để tránh các thua thiệt, gây tổn thất về kinh tế và lãng phí về thời gian. Mặc dù, hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân là chìa khóa trao tay, nhưng EVN cần phải đảm bảo đủ năng lực trong quản lý chất lượng các thiết bị, cấu kiện của nhà máy điện hạt nhân do đối tác cung cấp và bảo đảm kiểm tra chất lượng trong toàn bộ quá trình triển khai dự án điện hạt nhân của Tổng thầu EPC.

8. Nội địa hoá thông qua chuyển giao công nghệVới sáng kiến của KEPCO trong chương trình điện hạt nhân quốc gia, 3 tổ máy điện hạt nhân đầu tiên được bắt đầu bằng hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay. Ở giai đoạn ban đầu, Chính phủ Hàn Quốc đã đánh giá một cách chính xác và đưa ra kết luận là công nghiệp trong nước không có khả năng thoả mãn các yêu cầu của việc đảm bảo chất lượng đối với việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Điều này lý giải tại sao Hàn Quốc quyết định bắt đầu các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên theo phương thức hợp đồng chìa khoá trao tay và giới hạn vai trò của trong nước chỉ đối với các lĩnh vực không liên quan đến an toàn hạt nhân như các công việc xây dựng và kỹ thuật dân dụng với sự giám sát của các nhà thầu nước ngoài. KEPCO đã từng bước tăng vai trò của công nghiệp

Page 61: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 61

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

trong nước, nhưng vẫn chỉ là các nhà thầu phụ cho các nhà thầu chính nước ngoài. Từ giai đoạn này, quan điểm chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc được bắt đầu theo phương thức huấn luyện qua công việc (OJT) và tham gia qua công việc (OJP) dưới sự hướng dẫn của các nhà cung cấp nước ngoài. KEPCO đã phát triển kế hoạch nội địa hoá nhà máy điện hạt nhân để hoàn thành nhà máy điện hạt nhân thứ 4 của mình bằng cách bắt đầu kiểu hợp đồng không phải chìa khoá trao tay cho nhà máy điện hạt nhân thứ 4. Kế hoạch này đã được tiến hành trong sự hợp tác chặt chẽ với nhà chế tạo nước ngoài để phát triển nhà máy điện hạt nhân tiêu chuẩn hoá cho Hàn Quốc. Với sự tích luỹ kinh nghiệm trong xây dựng, vận hành và nội địa hoá, KEPCO đã đảm nhận được vai trò nhà thầu chính cho nhà máy điện hạt nhân thứ 10 năm 1987.

Chính sách nội địa hoá này không chỉ giúp tiết kiệm ngoại tệ mà còn làm tăng hệ số sử dụng công suất bởi vì việc cung cấp nhanh hơn các linh kiện thay thế từ nhà cung cấp trong nước. Trách nhiệm quản lý chất lượng của các nhà cung cấp trong nước cũng đã trở thành một động lực mạnh mẽ làm tăng chất lượng của các sản phẩm hạt nhân và phi hạt nhân, đưa đến tính cạnh tranh thương mại của Hàn Quốc. Lợi ích này của việc chuyển giao công nghệ điện hạt nhân đã lan toả sang các lĩnh vực công nghiệp khác như chế tạo thép, đóng tàu cũng như chế tạo thiết bị công nghiệp nặng.

Trong Định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân đến năm 2030, chúng ta đã có 2 đề án được triển khai đồng thời là Đề án xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân do Bộ Công thương chủ trì để từng bước làm chủ và chuyển gia công nghệ điện hạt nhân và Đề án về nâng cao năng lực xây lắp để tham gia thực hiện hiệu quả các hoạt động xây dựng và lắp đặt nhà máy điện hạt nhân. Tuy Định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân được phê duyệt nam 2010, nhưng đến nay các đề án vẫn chưa được soạn thảo trình phê duyệt.

9. Thẩm định, nêu ý kiến phản hồi và đánh giá việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định phát triển điện hạt nhân với các quan điểm khác nhauQuá trình thẩm định, nêu ý kiến phản hồi và đánh giá việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định từ các quan điểm khác nhau là cần thiết để làm giảm thiểu các rủi ro của các vấn đề không mong muốn trong quá trình hoạch định chương trình phát triển điện hạt nhân. Ngoài chuyên gia trong nước cũng cần mời tư vấn quốc tế vì điện hạt nhân là một lĩnh vực công nghệ cao, đặc thù. Một số thẩm định và khuyến cáo về kế hoạch phát triển điện hạt nhân của Hàn Quốc đã được các chuyên gia trong nước và các chuyên gia nước ngoài từ IAEA và USA thực hiện và đã được tổng hợp vào trong kế hoạch phát triển các

nhà máy điện hạt nhân nhằm nâng cao tính thực tiễn của kế hoạch. Quá trình này giúp cho việc ngăn ngừa các sai lầm đắt giá trong dự án đầu tư lớn và yêu cầu công nghệ tiên tiến như dự án điện hạt nhân. Hàn Quốc đã sử dụng các thẩm định sâu và các ý kiến phản hồi không chỉ ở giai đoạn lập kế hoạch mà còn cả trong giai đoạn hoạch định chính sách.

Chúng ta cũng đã có quá trình chuẩn bị lâu dài để đưa đến chủ trương phát triển điện hạt nhân và kế hoạch triển khai các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Các trợ giúp quốc tế từ IAEA và các nước được thực hiện trong khuôn khổ các dự án hợp tác quốc tế hoặc trợ giúp từ các đối tác hợp tác với Việt Nam về điện hạt nhân.

10. Nghiên cứu kinh nghiệm thành công và phản ảnh các xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới vào trong việc lập kế hoạchMột chương trình điện hạt nhân quốc gia cô lập không thể nào tiến triển đủ khả năng cạnh tranh bởi vì nó cần phải thoả mãn một số lớn các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế. Do đó, hợp tác quốc tế chặt chẽ và nghiên cứu các công nghệ trên thế giới và các vấn đề an toàn, an ninh, thanh sát hạt nhân là những hoạt động quan trọng nhất để bắt đầu khởi động một chương trình điện hạt nhân. Những nhà lập kế hoạch năng lượng quốc gia nên xem xét và tổng hợp các xu hướng này vào trong kế hoạch phát triển điện hạt nhân của họ.

Sau khi vận hành thương mại nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới năm 1956, nhiều nước đã đẩy mạnh chương trình điện hạt nhân. Các phương tiện thông tin của Hàn Quốc đã theo dõi chặt chẽ xu hướng này và thông báo các vấn đề quan trọng của ngành công nghiệp điện hạt nhân. Nhiều trí thức đã mô tả trong các bài viết về việc làm thế nào Hàn Quốc có thể thay đổi và trở thành nước tiên tiến trên thế giới. Trong một bầu không khí quốc gia rất quan tâm đến vấn đề phát triển, Chính phủ đã nghiên cứu tình hình quốc tế bằng cách gửi người đi nước ngoài, tham gia các chương trình hợp tác quốc tế và thiết lập các văn phòng ở nước ngoài. NEPIO đã sử dụng hiệu quả mạng lưới thông tin để phát triển chương trình điện hạt nhân Hàn Quốc. Một khi NEPIO gặp phải vấn đề khó khăn, các bài học từ các nước tham chiếu đã được thu thập để giúp cho việc tìm ra kết luận phù hợp. Trong trường hợp này, Chính phủ đã gửi một tổ nghiên cứu đặc biệt gồm cán bộ của các tổ chức khác nhau. Tổ nghiên cứu đã đi thăm các cơ quan chủ yếu của các nước phát triển để thu thập thông tin, kiểm tra các chính sách của họ và lập ra kế hoạch đối với việc phát triển điện hạt nhân. Nghiên cứu bao gồm các vấn đề chủ yếu sau: Tình trạng phát triển công nghệ; Hiệu quả kinh tế của các nhà

Page 62: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201662

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

máy điện hạt nhân; Bí quyết công nghệ của các chương trình điện hạt nhân; Kinh nghiệm xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, và quá trình lựa chọn địa điểm, chính sách chu trình nhiên liệu, chiến lược đảm bảo cung cấp nhiên liệu, thu xếp tài chính cho nhà máy địên hạt nhân.

Chúng ta đã có quá trình nghiên cứu và chuẩn bị lâu dài để đưa đến quyết định về phát triển điện hạt nhân. Các vấn đề về an toàn, an ninh, không phổ biến và hiệu quả kinh tế - xã hội của điện hạt nhân đã được Chính phủ giao cho các Bộ, ngành tổ chức nghiên cứu. Nhiều đoàn công tác đã được cử đi khảo sát tại các nước công nghiệp điện hạt nhân phát triển để học tập kinh nghiệm trong hoạch định chính sách phát triển điện hạt nhân của Việt Nam. Chúng ta đã ký 8 Hiệp định hợp tác về sử dụng hòa bình năng lượng nguyên tử với các nước, trong đó có các cường quốc về điện hạt nhân như Hoa kỳ, Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.

11. Việc chuẩn bị chậm hệ thống pháp quy an toànVới việc khẳng định kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu chuẩn bị hệ thống pháp quy an toàn hạt nhân. Việc chuẩn bị khuôn khổ pháp quy là một quá trình tốn nhiều thời gian và công sức. Do lịch trình rất chặt chẽ và thiếu nguồn nhân lực, nên phần lớn các quy tắc kỹ thuật là được mượn từ các nước có công nghệ nguồn như Mỹ. Đồng thời, Nhật Bản một nước công nghiệp hàng xóm cũng là một mô hình cho Hàn Quốc học tập để xây dựng chương trình phát triển kinh tế do nhà nước điều hành. Do đó, khuôn khổ luật pháp của chương trình điện hạt nhân của Nhật Bản cũng được giới thiệu vào Hàn Quốc. Việc tồn tại đồng thời các quy tắc khác nhau giữa Mỹ và Nhật Bản đã gây ra những mâu thuẫn và hiểu lầm ở các mức độ khác nhau của quá trình pháp quy.

Ngay sau khi ban hành các quy tắc về cho phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân (CP), việc chuẩn bị mặt bằng cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đã được bắt đầu. Tuy nhiên, quá trình cấp phép đã không được bắt đầu cho đến 3 tháng sau đó dẫn đến việc ban hành giấy phép chỉ vừa đủ trước khi đổ mẻ bêtông đầu tiên. Việc chuẩn bị chậm khuôn khổ pháp quy đã tạo ra sự chậm trễ trong hoạt động cấp phép nhà máy điện hạt nhân. Việc chậm trễ có thể tạo ra các tổn thất nghiệm trọng về đầu tư nước ngoài và làm tổn hại niềm tin của các đối tác. Tuy nhiên, dự án điện hạt nhân đầu tiên của Hàn Quốc được tiến triển không có vấn đề lớn nào chỉ do sự cố gắng không mệt mỏi của các thành viên chính tham gia dự án (Chủ đầu tư và Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia).

Hệ thống pháp quy ban đầu không bao gồm vấn đề bảo đảm và kiểm soát vật liệu hạt nhân cho đến khi IAEA

giới thiệu Nghị định thư bổ sung. Kinh nghiệm của Hàn Quốc đã nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc phát triển sớm khuôn khổ pháp quy đối với an toàn và bảo đảm hạt nhân. Mong muốn bắt đầu các cố gắng càng sớm càng tốt để thiết lập một hệ thống pháp quy độc lập và được tổ chức hợp lý. Sau tại nạn Fukushima, Hàn Quốc đã có cải tổ quan trọng hệ thống pháp quy hạt nhân theo hướng hình thành Cơ quan pháp quy độc lập hiệu quả và tách Luật NLNT thành hai bộ luật về phát triển và luật về bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân. Ngoài ra, còn có các luật chuyên ngành khác như luật về bồi thường hạt nhân, luật về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng,…

Các bài học kinh nghiệm này đã được Việt Nam tham khảo khi xây dựng Hệ thống pháp quy hạt nhân bao gồm Luật NLNT và Cơ quan pháp quy hạt nhân. Bài học này cũng đã được IAEA khuyến cáo cho các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan mà hệ thống pháp quy hạt nhân của chúng ta chưa phù hợp, cần phải được sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu an toàn của IAEA và các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh, không phổ biến và bồi thường hạt nhân.

12. Nhân đôi cố gắng bởi việc theo đuổi hai loại nhà máy khác nhauHai loại nhà máy điện hạt nhân khác nhau (lò nước nhẹ và lò nước nặng áp lực) đã được sử dụng ở Hàn Quốc. Lò nước nặng áp lực được sử dụng bởi vì sự lo ngại về tình trạng cung cấp urani làm giàu phụ thuộc vào một nhà cung cấp. KEPCO lo ngại về việc ngừng cung cấp urani giàu do sự thay đổi nhanh chóng của các chính sách hạt nhân trên thế giới. Tình trạng này từng bước đã được làm rõ bởi việc xuất hiện một số nhà cung cấp urani giàu. Hiện nay, urani giàu là thị trường mua bán cạnh tranh của một số nhà cung cấp. Thêm vào đó, quan điểm về ngân hàng nhiên liệu hạt nhân của IAEA có thể xoá đi điều lo ngại này.

Hai loại công nghệ khác nhau của nhà máy điện hạt nhân đã đòi hỏi yêu cầu đúp về nguồn lực trong vận hành, pháp quy và đầu tư nghiên cứu phát triển.

Đối với Việt Nam chúng ta đã quyết định chỉ sử dụng công nghệ lò nước nhẹ với thế hệ công nghệ mới nhất bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm đầu tư. Như vậy khắc phục khó khăn mà Hàn Quốc đã gặp phải.

Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ chương trình phát triển điện hạt nhân của Hàn Quốc và đã được xem xét liên hệ cho chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam.

Page 63: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 63

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

KINH NGHIỆM THANH TRA XÂY dỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI LIÊN BANG NGA

Từ ngày 23/5 - 3/6/2016, Đoàn công tác của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Cục ATBXHN) do Phó

Cục trưởng Dương Quốc Hùng làm Trưởng đoàn, đã tham gia vào Đoàn thanh tra của Cục quản lý An toàn bức xạ và hạt nhân liên vùng sông Đông (Don Interregional Territorial Department - DITD) thuộc Cơ quan pháp quy hạt nhân Liên bang Nga (Rostechnadzor) thực tập thanh tra đối với hoạt động xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) tại Novovoronezh, Liên bang Nga.

Trước khi cấp giấy phép vận hành NMĐHN, hệ thống cấp phép của Nga yêu cầu Đơn vị vận hành NMĐHN (Đơn vị) phải thực hiện 2 bước: Cấp phép địa điểm đặt NMĐHN; Cấp phép xây dựng.

Chính phủ và người đứng đầu địa phương (Tỉnh trưởng) thống nhất, quyết định cho phép đặt NMĐHN tại địa phương dựa trên nhu cầu phát triển, luận chứng kinh tế, bảo đảm an toàn (đánh giá sơ bộ), tác động môi trường. Sau khi có Quyết định của Chính phủ, Đơn vị sẽ trình hồ sơ xin cấp giấy phép khảo sát địa điểm tới Rostechnadzor. Giai đoạn này cũng chỉ khảo sát các đặc trưng cơ bản để phát hiện sớm những yếu tố loại trừ hoặc bất lợi cho việc đặt NMĐHN, giấy phép có thời hạn từ 3 đến 5 năm. Rostechnadzor sẽ thẩm định kết quả và tiến hành thanh tra trước khi kết thúc khảo sát giai đoạn này. Trường hợp địa điểm qua quá trình khảo sát được phát hiện có các yếu tố loại trừ hoặc bất lợi cho việc đặt NMĐHN, Rostechnadzor sẽ thu hồi giấy phép và yêu cầu Đơn vị chuyển sang khảo sát tại địa điểm khác.

Trước khi nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng NMĐHN, Đơn vị tiếp tục khảo sát chi tiết lấy dữ liệu, thông tin đầu vào cho thiết kế và hoàn chỉnh Bản thiết kế cho xây dựng NMĐHN. Thiết kế này phải được Hội đồng thẩm định nhà nước, thuộc Bộ Xây dựng thẩm định các vấn đề về xây dựng. Thời gian thẩm định khoảng 01 năm. Khi nộp hồ sơ thẩm định nhà nước đối với thiết kế xây dựng NMĐHN, Đơn vị phải cung cấp đầy đủ các đặc trưng kỹ thuật của nhà máy, đặc trưng kỹ thuật của thiết bị, thông tin của các nhà cung cấp dự kiến. Hiện nay, Việt Nam chưa có cơ quan nào làm chức năng thẩm định nhà nước

đối với thiết kế, chưa rõ thiết kế ở bước này là thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hay thiết kế thi công. Do đó, cần làm rõ thẩm định nhà nước đối với thiết kế NMĐHN trong quy định của Nga tương đương với bước nào trong quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam để đưa ra cách tổ chức, tiếp cận tương đương, hài hòa với quy định của Liên bang Nga. Sau khi có kết luận thông qua thiết kế của Hội đồng thẩm định nhà nước, Đơn vị nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng (hồ sơ bao gồm đầy đủ 15 chương của SAR) cho Rostechnadzor.

Trước khi tiến hành các hoạt động sản xuất, chế tạo hoặc xây dựng, chủ đầu tư phải nộp Lịch xây dựng, chế tạo và thống nhất Lịch biểu với Rostechnadzor.

Trong giai đoạn thiết kế, chế tạo Rostechnadzor thực hiện kiểm soát theo bốn hình thức sau: Kiểm soát nhà nước; Thử nghiệm; Nghiệm thu; Đánh giá tính phù hợp. Việc kiểm soát được thực hiện thông qua Kế hoạch chất lượng (Quality Plan). Tất cả các tổ chức tham gia dự án điện hạt nhân phải xây dựng chương trình bảo đảm chất lượng bao gồm phần chung và phần đặc thù theo quy định của NP-071-06. Đối với các thiết bị cơ khí, việc giám sát sẽ do VO Safety, là Đơn vị hỗ trợ kỹ thuật (TSO) của Rostechnadzor thực hiện. Đơn vị vận hành phải trả phí giám sát cho VO Safety tùy thuộc khối lượng công việc và dựa trên hợp đồng. Đối với chế tạo nhiên liệu, việc giám sát sẽ do Công ty ZAES thuộc Tập đoàn năng lượng hạt nhân Liên bang Nga (Rosatom) thực hiện.

Việc sản xuất, chế tạo thiết bị cho NMĐHN phải thông qua đấu thầu. Đối với các NMĐHN tại Nga, việc đấu thầu do chủ đầu tư tổ chức. Đối với các nhà máy ở nước ngoài, Công ty Atomstroyexport sẽ thay mặt chủ đầu tư đứng ra tổ chức đấu thầu. Các Đơn vị tham gia đấu thầu sản xuất, chế tạo thiết bị cho NMĐHN bắt buộc phải có giấy phép sản xuất chế tạo do Rostechnadzor cấp trước khi nộp hồ sơ thầu. Các thiết bị quan trọng đối với an toàn, như thiết bị vòng một, các Đơn vị chỉ sản xuất, chế tạo sau khi chủ đầu tư đã có giấy phép xây dựng NMĐHN.

Hiện nay, Liên bang Nga đang xây dựng 2 tổ máy mới tại Novovoronezh, sử dụng công nghệ lò VVER-1200

ThS. HỒ THỊ THANH HƯỜNG, TS. dƯƠNG QUỐC HùNG Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

Page 64: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201664

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

(AES-2006, V392M) là công nghệ tiên tiến nhất của Nga. Tổ máy 1, đã hoàn tất việc xây dựng và vận hành thử, dự kiến vận hành thương mại trong năm 2016 hoặc 2017. Tổ máy 2 đang trong quá trình xây dựng, dự kiến vận hành trong năm 2018 hoặc 2019. Các bộ phận chính như thùng lò, bình sinh hơi của Tổ máy 2 đã được lắp đặt vào vị trí, đang đợi cho phép (permit) lắp đặt tua-bin. Hai tổ máy này đều sử dụng tua-bin tốc độ cao theo công nghệ của Công ty Power Machine là một công nghệ tiên tiến được các chuyên gia Liên bang Nga đánh giá cao. Đoàn thực tập tiến hành thanh tra NMĐHN trong quá trình xây dựng trên công trường xây dựng Tổ máy số 2.

Bắt đầu từ lối vào công trường là khu vực bể chứa nước làm mát cho các hệ thống công nghệ (không dùng để làm mát vùng hoạt). Một tổ máy thường có 03 bể liền kề. Nhiệt độ nước trong bể cao hơn nhiệt độ nước môi trường là 3 oC và nhiệt độ cao nhất của nước là 25 oC. Việc xây dựng các công trình lớn như NMĐHN kéo dài trong nhiều năm, nên cần hết sức lưu ý đến chất lượng các vật liệu, thiết bị dùng trong xây dựng, cũng như bảo quản chúng để tránh trường hợp hư hỏng. Tại công trường của Tổ máy 2, nhiều đường ống đang được dỡ bỏ. Các đường ống này đã được lắp ráp, tuy nhiên sau mùa đông băng tuyết, DITD nghi ngờ chất lượng không còn đáp ứng được các tiêu chuẩn, do đó Đơn vị được yêu cầu phải thực hiện đánh giá chất lượng lại đối với các đường ống này. Kết quả đánh giá cho thấy chất lượng đường ống không còn đảm bảo tiêu chuẩn, do vậy các đường ống này buộc phải tháo dỡ và chuyển ra khỏi công trường. Khi có nghi ngờ đối với bất kỳ vật liệu hay thiết bị nào, Cơ quan pháp quy sẽ yêu cầu Đơn vị phải thuê đánh giá độc lập đối với các vật liệu và thiết bị đó.

Trên công trường nhà máy có đường ray xe lửa được xây dựng để phục vụ cho việc vận chuyển các thiết bị nặng cũng như nhiên liệu hạt nhân trong quá trình xây dựng và vận hành NMĐHN.

Nhiên liệu hạt nhân chưa sử dụng (fresh fuel) được vận chuyển vào tòa nhà lưu giữ nhiên liệu tươi, được kiểm đếm lại trước khi đưa vào tòa nhà lò bằng thiết bị chuyên dụng. Thiết bị chuyên dụng để chuyển nhiên liệu tươi được chế tạo bằng thép có đặc tính che chắn phóng xạ tương tự như thùng lò. Trước khi tải các thanh nhiên liệu thực vào lò phản ứng, ban đầu các thanh mô phỏng (không có nhiên liệu) được đưa vào để vận hành vật lý kiểm tra lại các đặc trưng của lò.

Các quy tắc an toàn phải được tuyệt đối chấp hành trong quá trình xây dựng NMĐHN. Ví dụ: Các cuộn dây cáp phải để cách tòa nhà đang xây dựng tối thiểu 15m để tránh cháy, vì vỏ dây cáp làm bằng nhựa, trong thời

tiết trời rất nắng có thể sẽ làm chảy nhựa gây cháy. Trên thùng gỗ, hay đầu dây cáp phải có các thông tin đặc điểm về loại cáp, tính chất, mục đích dùng cũng như chiều dài đã sử dụng, chiều dài dây còn lại. Trước khi đưa dây cáp vào lắp ráp, người thợ phải kiểm tra các thông số kỹ thuật để tránh nối nhầm dây, cũng như kiểm tra chiều dài còn lại để tránh trường hợp dây không đủ độ dài phải hàn nối nhiều lần. Trong quá trình xây dựng, Đơn vị thi công được yêu cầu đặc biệt chú ý đến công tác phòng cháy chữa cháy, và vệ sinh trong tòa nhà. Công tác dọn vệ sinh và tưới nước để tránh bụi được thực hiện hàng ngày, đặc biệt những khu vực hàn phải được làm sạch trước khi tiến hành hàn. Các vật liệu dễ cháy không được để gần khu vực hàn. Theo quy định của Nga: các thiết bị sau khi lắp đặt phải được sơn phủ chống cháy và phải có chứng nhận của cơ quan có chức năng; đối với việc hàn, sau khi thực hiện xong mối hàn, phải tiến hành kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận chất lượng thì công việc tiếp theo mới được tiến hành, đồng thời trên các mối hàn phải được đánh dấu kí hiệu của công nhân đã thực hiện hàn, và ký hiệu của người kiểm tra mối hàn; các thiết bị hàn phải được nối đất, các bình oxi hàn phải để cách xa vị trí đang hàn tối thiểu 5m để tránh cháy nổ; thợ hàn phải có chứng chỉ hàn và phải được cấp giấy phép làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; công nhân hàn đi lại trong công trường phải đội mũ bảo hộ lao động. Đoàn thanh tra phát hiện một số sai phạm như: cuộn cáp trên công trường xây dựng tổ máy 2 không có thông tin như quy định; một công nhân đang có ý định hút thuốc trong khu vực không được phép; khu vực hàn rất nhiều bụi; trong tòa nhà tua-bin, một số công nhân đang hàn nhưng xung quanh có vật liệu bằng gỗ, cũng trong tòa nhà này các thiết bị phòng cháy vẫn chưa được lắp đặt đầy đủ; các dây dẫn và thiết bị hàn đang để trên bề mặt thép mà không được cách đất như quy định; thợ hàn đi lại mà vẫn đội mũ chuyên dụng dùng để hàn, không đội mũ bảo hộ lao động;

Tòa nhà lò có 2 lớp vỏ, lớp phía trong bằng bêtông cốt thép, lớp phía ngoài đang được hoàn thiện. Khoảng trống giữa 2 lớp vỏ là 2,2m được sử dụng để đặt các thiết bị phụ trợ. Lối thông vào tòa nhà lò có 03 cửa: 02 cửa dành cho công nhân ra vào, 01 cửa để vận chuyển thiết bị vào trong. Tường của lớp ngoài dày 50cm vừa có tác dụng chống máy bay đâm cũng là để giam giữ phóng xạ. Nhà lò chia thành 02 khu vực kiểm soát và giám sát, hai khu vực này không được kết nối trực tiếp với nhau mà phải có một hành lang đệm giữa 2 khu vực. Thùng lò và bình sinh hơi cũng như các thiết bị nặng khác được đưa vào tòa nhà lò theo lối cửa ở độ cao 26m của tòa nhà lò sau đó được đặt vào đúng vị trí. Cần cẩu dùng để nâng các thiết bị có công suất 1200 tấn, có thể nâng cao 90m

Page 65: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 65

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

do Nhật Bản chế tạo, giá thành ước tính 80 triệu USD.

Theo thông tin cung cấp từ Đơn vị, số lượng công nhân hiện đang làm việc trong khu nhà lò là 180 người, tại các khu vực khác bên ngoài khoảng 600 người.

Ngoài việc kiểm soát an ninh lối vào công trường, khi lắp đặt các hệ thống trong khu vực nhà lò phải lập cổng kiểm soát riêng để kiểm soát chặt chẽ công nhân ra/vào, các thiết bị dụng cụ mang theo, thậm chí các dụng cụ, thiết bị làm việc phải được đánh số, để tránh trường hợp bỏ quên các vật dụng trong các thiết bị, hệ thống công nghệ. Ở Nga đã từng có trường hợp khi xúc rửa các đường ống, công nhân phát hiện ra tuốc nơ vít bị rơi vào trong.

Tháp làm mát cao 173m, được làm theo công nghệ của Đức, do chuyên gia Đức tham gia giám sát thi công. Trong quá trình thi công, việc giám sát phải được thực hiện liên tục, đặc biệt khi phát hiện vết nứt, đơn vị thi công phải theo dõi sự phát triển của vết nứt. Theo tiêu chuẩn của Đức, bề rộng vết nứt được chấp nhận không vượt quá 0,3 mm, tiêu chuẩn của Nga là 0,15 mm.

Theo quy định của Nga, tất cả các nhà thầu chính, nhà thầu phụ, các nhà cung cấp, nhà sản xuất đều phải có phòng thí nghiệm và chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng vật liệu. Tất cả các thiết bị và vật liệu trước khi đưa vào công trường phải qua 3 lần kiểm tra: lần 1 tại nhà máy sản xuất, đạt chứng nhận chất lượng; lần 2 do nhà thầu chính và thầu phụ kiểm tra khi được chuyển đến công trường đề phòng trường hợp hư hỏng trong quá trình vận chuyển; lần 3 do kỹ sư xây dựng thực hiện tại công trường. Các thiết bị dùng trong kiểm tra, thử nghiệm phải được kiểm định, thời hạn kiểm định phải được ghi trên máy. Việc kiểm định phải do một đơn vị độc lập, có thẩm quyền thực hiện. Nếu các thiết bị kiểm định quá thời hạn thì kết quả thử nghiệm không được công nhận. Đoàn thanh tra xem xét, đánh giá một số phòng thí nghệm.

Đối với việc kiểm tra thử nghiệm chất lượng bêtông, một số thông số phải qua kiểm tra, thử nghiệm như: khả năng chịu băng giá và nhiệt độ cao của bêtông (nhiệt độ kiểm tra từ -50 oC đến 20 oC); khả năng chống thấm của bêtông; sự thay đổi nhiệt độ của bêtông; sức bền chịu nén của bêtông. Bêtông được trộn tại nhà máy trộn bêtông, được kiểm tra nhiệt độ trước khi chở đến công trường, khi đến công trường được đo nhiệt độ lại, sau khi đổ bêtông tiếp tục đo nhiệt độ. Nhiệt độ khối bêtông sẽ được theo dõi liên tục trong 5-7 ngày sau khi đổ, cách 2 đến 4 giờ đo 01 lần. Nhiệt độ bêtông sau khi đổ tăng lên do tương tác hóa học, tùy thuộc vào từng loại bêtông, ví dụ bêtông chịu nhiệt hay chống thấm sẽ được pha thêm các phụ gia khác nhau do đó nhiệt độ tăng lên

cũng khác nhau. Nhiệt độ thay đổi trong ngày cỡ 5 oC. Để kiểm tra độ bền bêtông, các mẫu được tạo thành với kích thước 10x10x10 cm. Mẫu sau khi được tạo thành sẽ được đặt trong các khay đắp khăn ẩm lên trong vòng 3 ngày, sau đó được giữ trong phòng giữ ẩm có độ ẩm trên 90% trong 28 ngày. Mẫu được lấy ra khỏi phòng giữ ẩm, phơi khô trong khoảng 3 giờ rồi đưa mẫu vào máy nén để thử nghiệm. Các mẫu thử bêtông phải được ghi rõ ngày, tháng, năm, vị trí lấy mẫu. Thông thường, các mẫu bêtông được thử nghiệm phải được kiểm tra qua 2 lần: trong thời gian 7 ngày sau khi đổ bêtông, nếu đạt thì giữ lại cho lần kiểm tra tiếp theo là 28 ngày sau khi đổ bêtông. Do các đơn vị tham gia vào quá trình xây dựng đều phải tiến hành thử nghiệm, nên cũng có khi kết quả thử nghiệm có sự khác nhau, nếu sự khác nhau nằm trong giới hạn cho phép thì mẫu đạt, trường hợp kết quả khác nhau mà nằm ngoài giới hạn cho phép thì phải tiến hành lấy mẫu và kiểm tra lại. Chuyên gia Nga cho biết, chất lượng bêtông trong xây dựng của Nga rất tốt, việc thử nghiệm bêtông từ trước tới giờ chưa phát hiện bất kỳ mẫu nào không đạt. Tuy nhiên, độ tin cậy của kết quả kiểm tra, thử nghiệm mẫu bêtông phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng của người thực hiện. Do vậy, đòi hỏi các cán bộ thực hiện việc kiểm tra chất lượng bêtông phải là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.

Hồ sơ, tài liệu trong quá trình lấy mẫu, thử nghiệm, (sổ nhật ký hàng ngày, biên bản lấy mẫu, các kết quả kiểm tra…) phải được lưu giữ suốt vòng đời của NMĐHN. Tất cả các tiêu chí kiểm tra và thể thức của báo cáo được thực hiện theo hệ thống Tiêu chuẩn GOST của Nga.

Trạm bơm nước của NMĐHN Novovoronezh được đặt bên bờ sông Đông. Khu vực trạm bơm, người ta đào sâu xuống lòng sông 30m để đặt các đường ống lấy nước. Trạm bơm có 04 máy bơm công suất lớn, 01 máy bơm phục vụ cho 01 tổ máy. Công suất của máy bơm là 4200 m3/h. Hiện nay nhà máy chưa đưa vào sử dụng nên bơm chạy ở công suất 800m3/h. Bơm chạy liên tục để làm sạch và tránh tắc đường ống. Bơm được chế tạo theo công nghệ hợp tác của Nga và Cộng hòa Séc, tốc độ quay là 743 vòng/phút. Nước từ cả 4 bơm được đưa chung vào một đường ống, sau đó qua 2 phin lọc (đường kính các lỗ trên lưới lọc 1mm), rồi được tách vào 2 đường ống riêng biệt dẫn tới nhà máy, qua xử lý hóa học cho đúng mục đích sử dụng sau đó được đưa vào hệ thống tương ứng. Nhà bơm được vận hành tự động, từ phòng điều khiển tại toà nhà lò. Phía ngoài trạm bơm, có 2 điểm xả nằm bên bờ sông, có thiết bị kiểm tra lưu lượng nước xả ra.

Điện cấp cho NMĐHN tốt nhất là được lấy từ các tổ máy đã hoạt động bên cạnh thì sẽ giảm thiểu chi phí hơn

Page 66: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201666

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

là việc lấy từ điện lưới quốc gia, tuy nhiên vẫn phải có một phần lấy từ lưới điện quốc gia. Theo quy định, trong thiết kế của nhà máy phải ghi rõ trong giai đoạn xây dựng thì nguồn cung cấp điện và công suất cần thiết.

Mỗi tổ máy có 03 máy phát diesel cố định, trong đó 02 máy phát dùng cho tòa nhà lò công suất 6 MW và 01 máy phát dùng cho turbin công suất 40 MW. Các máy phát diesel cố định được để cách xa nhau nhằm tránh xảy ra cháy nổ dẫn đến hư hỏng hàng loạt. Ngoài ra, mỗi tổ máy có thêm 01 máy phát diesel di động, công suất 2MW đặt ngay trong sân nhà máy cùng với 04 tháp làm mát loại nhỏ để đề phòng trường hợp mất điện toàn bộ như trong sự cố Fukushima, các thiết bị này sẽ thực hiện làm mát cưỡng bức vùng hoạt. Thiết kế này là một cải tiến được đưa vào sau tai nạn Fukushima.

Hệ thống máy phát diesel thỉnh thoảng sẽ được khởi động thử để kiểm tra tình trạng hoạt động. Hệ thống được vận hành tự động từ Phòng điều khiển của nhà máy, tương tự như trạm bơm, hay các hệ thống công nghệ khác cũng được điều khiển tự động từ phòng điểu khiển. Khi có sự cố xảy ra, hệ thống sẽ được khởi động sau 1/10 giây để cung cấp điện cho các hệ thống quan trọng nhất và sau 15 giây sẽ kết nối vào hệ thống điện chung của nhà máy.

Khóa thực tập đã mang lại rất nhiều kiến thức bổ ích cho các thành viên Đoàn công tác, giúp các thành viên nắm được các bước cơ bản trong quá trình cấp phép trước khi đưa vào vận hành NMĐHN của Nga, các quy định về kiểm soát chế tạo đối với các hệ thống, thiết bị NMĐHN, cũng như học tập được kinh nghiệm thực tế của Bạn trong quá trình thanh tra và kiểm soát hoạt động xây dựng NMĐHN. Việc tổ chức các khóa thực tập kỹ năng

thanh tra xây dựng NMĐHN VVER trên công trường Tổ máy số 2 tại Novovoronezh của Rostechnadzor đang trong quá trình xây dựng là cơ hội rất tốt để tiếp cận nhanh nhất với công nghệ NMĐHN VVER và học tập nhanh nhất cách tiến hành thanh tra dựa trên thực tế và kinh nghiệm của nước Bạn. Do đó, Cục ATBXHN, Bộ KH&CN cần có kế hoạch trao đổi với Rostechnadzor để có thể tiếp tục gửi cán bộ sang thực tập kỹ năng thanh tra xây dựng NMĐHN trong thời gian Tổ máy 2 vẫn đang trong quá trình xây dựng để học tập kỹ năng thanh tra xây dựng và kiểm tra thiết bị, hệ thống công nghệ trước khi đưa vào vận hành (dự kiến Tổ máy 2 sẽ đưa vào vận hành năm 2017). Sau khi nhà máy đã đi vào vận hành thì việc học các kỹ năng này sẽ không còn cơ hội xem xét thực tế như khi nhà máy đang xây dựng.

Cục ATBXHN cần tổ chức tập trung nghiên cứu chuyên sâu các văn bản pháp luật và bộ tiêu chuẩn của Nga trong quản lý và xây dựng NMĐHN theo công nghệ VVER -1000/1200, công nghệ nhà máy mà Việt Nam dự kiến xây. Hiện nay, các quy định của Liên bang Nga đã có sẵn và các nhà máy Nga đang làm theo các quy định này. NMĐHN Ninh Thuận 1 làm theo công nghệ Nga chắc chắn cũng dựa trên các quy định hiện hành của Liên bang Nga, do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nga sẽ giúp Cơ quan pháp quy hạt nhân Việt Nam (Cục ATBXHN) hiểu được các bước triển khai sắp tới của Nhà thầu Nga, các yêu cầu mà họ phải tuân thủ, ít nhất là theo quy định của Liên bang Nga để từ đó đưa ra cách quản lý phù hợp có tính đến các điều kiện đặc thù của Việt Nam, kết hợp với các khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng như kinh nghiệm của các cơ quan pháp quy tiên tiến khác trên thế giới.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

Page 67: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 67

PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Văn bản pháp luật về an toàn bức xạ, hạt nhân là phương tiện thể chế hoá quan điểm, đường lối,

chính sách của Đảng về phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử; là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký ban hành 4 Thông tư như sau:

(1) Thông tư số 02/2016/TT-BKHCN ngày 25 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế.

(2) Thông tư số 04/2016/TT-BKHCN ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.

(3) Thông tư số 06/2016/TT-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp Giấy đăng ký và cấp Chứng chỉ hành nghề đối với một số hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

(4) Thông tư số 10/2016/TT-BKHCN ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ cấp phép xây dựng Nhà máy điện hạt nhân.

1. Thông tư số 02/2016/TT-BKHCN ngày 25 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế.

Ngày 25 tháng 3 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành Thông tư số 02/2016/TT-BKHCN trong đó kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2016/BKHCN quy định về các yêu cầu kỹ thuật, quy trình để kiểm định và các yêu cầu quản lý đối với thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN BỨC XẠ, HẠT NHÂN

BAN HÀNH TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

Nội dung cơ bản của Thông tư gồm 2 phần, đó là phần Thông tư và phần Quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo. Trong đó, nội dung chủ yếu tập trung tại phần Quy chuẩn kỹ thuật quy định về các yêu cầu đối với hoạt động kiểm định, tiêu chí chấp nhận cho kiểm định thiết bị chụp cắt lớp vi tính; điều kiện sử dụng thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế. Tại phụ lục của kèm theo quy chuẩn quy định các phép kiểm tra, dụng cụ đo kiểm tra và quy trình đo kiểm tra, phương pháp đánh giá kết quả.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực, các quy định tại Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ không áp dụng cho việc kiểm định thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế.

2. Thông tư số 04/2016/TT-BKHCN ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.

Điều 58 Luật năng lượng nguyên tử năm 2008 (NLNT) quy định cơ sở thăm dò, khai thác quặng phóng xạ phải lập báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trình cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định. Điểm c Khoản 1 Điều 77 của Luật này cũng quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò, khai thác trên cơ sở kết quả thẩm định an toàn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.

Thực hiện quy định của Luật NLNT, ngày 04 tháng 4 năm 2016 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành Thông tư số 04/2016/TT-BKHCN quy định về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ. Nội dung quy định của Thông tư gồm 03 Chương,09 Điều và 02 Phụ lục kèm theo, trong đó, Chương I về các vấn đề quy định chung, gồm 04 điều quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng; giải thích từ ngữ và phân loại cơ sở thăm dò, khai thác quặng phóng xạ; Chương II quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục và nội thẩm định báo cáo đánh giá an toàn; Chương III quy định về điều khoản thi hành; Phụ lục

Page 68: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201668

PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

kèm theo quy định về mẫu biểu đề nghị thẩm định và mẫu báo cáo đánh giá an toàn đối với từng loại hình cơ sở.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2016.

3. Thông tư số 06/2016/TT-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp Giấy đăng ký và cấp Chứng chỉ hành nghề đối với một số hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Ngày 22 tháng 4 năm 2016Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành Thông tư số 06/2016/TT-BKHCN quy định về việc cấp Giấy đăng ký và cấp Chứng chỉ hành nghề đối với một số hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2016. Thông tư ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện quy định tại các Điều 68, 69 và 70 của Luật NLNT.

Nội dung Thông tư quy định về việc cấp Giấy đăng ký, Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử gồm 3 chương, 21 Điều và 03 Phụ lục kèm theo.

Theo quy định của Thông tư, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử với các loại hình dịch vụ quy định tại Điều 68 của Luật NLNT phải có giấy đăng ký và Chứng chỉ hành nghề dịch vụ. Trong đó quy định rõ thời hạn của Giấy đăng ký là 03 năm, Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đối với cá nhân không quy định thời hạn.

Thông tư cũng đã quy định rõ và đầy đủ yêu cầu về hồ sơ, trình tự,thủ tục đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, cấp lại Giấy đăng ký và Chứng chỉ hành nghề được quy định tại Chương II của Thông tư, kèm theo là các Biểu mẫu của các phụ lục kèm theo Thông tư.

Để bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu trong kiểm soát hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, Thông tư đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy đăng ký, cấp chứng chỉ; trách nhiệm của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

4. Thông tư số 10/2016/TT-BKHCN ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ cấp phép xây dựng Nhà máy điện hạt nhân.

Thông tư số 10/2016/TT-BKHCN được ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.

Nội dung Thông tư gồm 06 điều và 01 phụ lục kèm theo. Từ điều 1 đến điều 3 quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và giải thích từ ngữ. Điều 5 và Điều 6 quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhânvà hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định Báo cáo. Nội dung trọng tâm của Thông tư được quy định tại Phụ lục, trong đó quy định Báo cáo phân tích an toàn Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định các yêu cầu về đánh giá địa điểm, các khía cạnh thiết kế chung; mô tả các hệ thống chính của nhà máy điện hạt nhân; phân tích an toàn; chương trình hiệu chỉnh và vận hành thử; các khía cạnh vận hành; các điều kiện và giới hạn vận hành; bảo vệ bức xạ; ứng phó sự cố; các khía cạnh môi trường; quản lý chất thải phóng xạ; tháo dỡ và các vấn đề kết thúc vận hành./.

ThS. Nguyễn Thị Hoàn Tổng hợp

Page 69: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 69

PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

CÁC TÀI LIỆU HƯớNG dẫN PHÁP QUY CỦA IAEA MớI BAN HÀNH TRONG NĂM 2016

An toàn bức xạ đối với các sản phẩm tiêu dùng (Radiation Safety for Consumer Products, IAEA Safety Standards Series No. SSG-36)

Trong các tiêu chuẩn an toàn của IAEA, “sản phẩm tiêu dùng” được đinh nghĩa là một thiết bị hoặc

một mặt hàng được sản xuất với việc đưa vào trong thành phần của chúng một cách có chủ định các hạt nhân phóng xạ hoặc được sản xuất bằng cách kích hoạt hoặc chúng phát ra bức xạ ion hóa. Các sản phẩm này có thể được bán hoặc được lưu hành trong công chúng không cần sự giám sát đặc biệt hay kiểm soát pháp quy nào sau khi bán. Có nhiều sản phẩm như vậy, như đá quý chiếu xạ, được bán trong các trung tâm thương mại và trên Internet. Hướng dẫn an toàn này đưa ra phương pháp quản lý để cho phép sản xuất và cung cấp các sản phẩm đó tới người dân, bao gồm việc luận chứng, đánh giá an toàn và áp dụng tiêu chuẩn miễn trừ. Hướng dẫn cũng sẽ giúp các nhà sản xuất, các công ty vận chuyển và các nhà cung cấp để tuân thủ các quy định pháp quy trong suốt vòng đời của sản phẩm, bao gồm cả tái chế và thải bỏ khi kết thúcđời sống hữu ích của nó.

Thiết kế hệ thống điện cho nhà máy điện hạt nhân(Design of Electrical Power Systems for Nuclear Power Plants, IAEA Safety Standards Series No. SSG-34)

Hướng dẫn an toàn này đưa ra các khuyến cáo về các đặc trưng kỹ thuật cần thiết của các hệ thống điện

cho các nhà máy điện hạt nhân và của các quá trình để phát triển các hệ thống này nhằm đáp ứng các quy định về an toàn trong Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA No. SSR-2/1 (Bản sửa đổi). Ấn phẩm phản ánh các thay đổi trong SSR-2/1, cụ thể là quy định 68 về nguồn điện dự phòng.

Thiết kế hệ thống I&C cho nhà máy điện hạt nhân(Design of Instrumentation and Control Systems for Nuclear Power Plants, IAEA Safety Standards Series No. SSG-39)

Tài liệu này là bản sửa đổi và kết hợp 2 Hướng dẫn an toàn, IAEA Safety Standards Series No. NS-G-1.1

và No. NS-G-1.3. Phần sửa đổi đã xem xét đến việc phát triển của hệ thống I&C kể từ khi ban hành các Hướng dẫn an toàn trước đây. Các thay đổi chính liên quan đến sự phát triển liên tục của các ứng dụng máy tính và sự phát triển của các phương pháp cần thiết cho việc sử dụng thực hành, an toàn và an ninh của chúng. Bên cạnh đó, các phát triển về kỹ thuật liên quan đến yếu tố con người và các yêu cầu về đảm bảo an ninh máy tính cũng đã được xem xét. Tiêu chuẩn hướng dẫn an toàn này cũng đã tham khảo các Tiêu chuẩn an toàn khác và các ấn phẩm về An ninh hạt nhân của IAEA đối với các nội dung hướng dẫn liên quan đến thiết kế I&C.

Quản lý trước khi xử lý chất thải phóng xạ từ các NMĐHN và các lò phản ứng nghiên cứu(Predisposal Management of Radioactive Waste from Nuclear Power Plants and Research Reactors, IAEA Safety Standards Series No. SSG-40)

Hướng dẫn an toàn này cung cấp cho các tổ chức vận hành phát sinh và quản lý chất thải phóng xạ

cũng như cơ quan pháp quy và các cơ quan chính phủ các khuyến cáo làm thế nào để đáp ứng các yêu cầu về quản lý trước khi thải bỏ chất thải phóng xạ sinh ra từ các NMĐHN và các lò phản ứng nghiên cứu (bao gồm cả các bó nhiên liệu dưới tới hạn và tới hạn). Tài liệu cũng đề cập tất cả các giai đoạn trong vòng đời của cơ sở quản lý chất thải, bao gồm lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, nghiệm thu bàn giao,vận hành, ngừng hoạt động và tháo dỡ. Tài liệu đề cập đến tất cả các bước thực hiện trong quản lý chất thải phóng xạ kể từ khi phát sinh chất thải đến (nhưng không bao gồm) thải bỏ, bao gồm việc xử lý (tiền xử lý, xử lý và điều kiện hóa). Chất thải phóng xạ sinh ra trong điều kiện hoạt động bình thường và trong trường hợp sự cố cũng được xem xét.

LA tổng hợp

Page 70: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201670

TRANG ĐỊA PHƯƠNG

CÔNG TÁC QUẢN Lý AN TOÀN BỨC XẠ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt

nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của Thành phố, các kỹ thuật bức xạ ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y tế, nông nghiệp, nghiên cứu, đào tạo. Các thiết bị bức xạ tiên tiến và nguồn phóng xạ đã góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh, phục vụ có hiệu quả cho người dân;đồng thời, những yêu cầu về quản lý nhà nước về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ cũng được đặt ra ngày càng cao nhằm đảm bảo an toàn bức xạ cho con người và môi trường xung quanh.

Đây cũng là địa phương có số lượng thiết bị X-quang y tế nhiều nhất trong cả nước và là một trong những địa phương có số lượng nguồn phóng xạ được sử dụng nhiều nhất. Theo thống kê, thành phố hiện có khoảng 650 cơ sở sử dụng hơn 1.350 thiết bị X-quang chẩn đoán y tế và 83 cơ sở bức xạ, sử dụng và lưu giữ 489 nguồn phóng xạ, tập trung vào các lĩnh vực xạ trị, y học hạt nhân, dầu khí, chụp ảnh phóng xạ công nghiệp và đo đạc trong xây dựng.

Sau 11 năm hoạt động (2005-2015), công tác quản lý nhà nước về ATBX tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả đánh ghi nhận: từ năm 2006 Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện quy trình cấp phép theo tiêu chuẩn ISO nên thời gian cấp phép chỉ còn từ 5-7 ngày làm việc, nhanh hơn so với thời gian quy định giúp giảm bớt thời gian đi lại, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính. Số cơ sở y tế đã có Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đạt 94,8%.

Về thực thi các quy định bảo đảm an toàn bức xạ:

Kiểm định thiết bị: 100% các cơ sở khi cấp phép lần đầu đều có kiểm định thiết bị, tuy nhiên chỉ có khoảng 80% cơ sở thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định;

Diện tích phòng đặt thiết bị: 20% đạt tiêu chuẩn, còn 80% không đạt (thường có diện tích nhỏ hơn quy định);Giới hạn liều chiếu tại vị trí nhân viên kỹ thuật, vị trí ngồi chờ của bệnh nhân, khu vực công chúng qua lại: 100% đạt yêu cầu (có một số cơ sở đã phải sửa chữa sau thẩm định để bảo đảm an toàn bức xạ theo tiêu chuẩn môi trường);

Hình 2: Thống kê số lượng nguồn phóng xạ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Quy trình vận hành thiết bị, Nội quy an toàn, …: đạt 90% (10% các cơ sở Nha khoa thường thiếu quy trình vận hành, do bộ phận điều khiển chỉ là một phím bấm);Đèn, biển cảnh báo: 90% đạt yêu cầu (10% các cơ sở Nha khoa thường không có đèn cảnh báo, chỉ dán tín hiệu cảnh báo);Trang bị áo chì bảo vệ, liều kế cá nhân: 85% cơ sở được trang bị (15% các cơ sở là Phòng X-quang tư nhân và Nha khoa thiếu sử dụng loại trang thiết bị này);Thực hiện các quy định khác như: chỉ có 1% thực hiện khai báo, 10% thực hiện đánh giá ATBX và báo cáo định kỳ hàng năm, 29% lập hồ sơ theo dõi sức khỏe NVBX, 27% lập sổ theo dõi vận hành thiết bị.Qua khảo sát và đánh giá thực tế cho thấy ưu điểm công tác quản lý hiện nay có sự đóng góp rất lớn của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này, các văn bản hiện khá đầy đủ, do đó việc chấp hành các quy định về an toàn bức xạ của các cơ sở y tế đã triệt để hơn những năm trước đây, nhất là các yêu cầu về an toàn bức xạ trong y học hạt nhân tại một số bệnh viện lớn tại thành phố. Mặc dù là một trong những địa phương có số lượng nguồn bức xạ nhiều nhất, kể cả số lượng cơ sở có nguồn phóng xạ; và là nơi trung chuyển các nguồn bức xạ đi

Hình 4: Các nguồn phóng xạ đã phát hiện và xử lý trong các sự cố bức xạHình 3: Kiểm tra ATBX tại cơ sở y tế

Hình 1: Phân bố thiết bị X-quang theo loại hình họat động của cơ sở

Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Page 71: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂNSố 2 năm 2016 71

TRANG ĐỊA PHƯƠNG

Sau 11 năm hoạt động (2005-2015), công tác quản lý nhà nước về ATBX tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả đánh ghi nhận: từ năm 2006 Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện quy trình cấp phép theo tiêu chuẩn ISO nên thời gian cấp phép chỉ còn từ 5-7 ngày làm việc, nhanh hơn so với thời gian quy định giúp giảm bớt thời gian đi lại, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính. Số cơ sở y tế đã có Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đạt 94,8%.

Về thực thi các quy định bảo đảm an toàn bức xạ:

Kiểm định thiết bị: 100% các cơ sở khi cấp phép lần đầu đều có kiểm định thiết bị, tuy nhiên chỉ có khoảng 80% cơ sở thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định;

Diện tích phòng đặt thiết bị: 20% đạt tiêu chuẩn, còn 80% không đạt (thường có diện tích nhỏ hơn quy định);Giới hạn liều chiếu tại vị trí nhân viên kỹ thuật, vị trí ngồi chờ của bệnh nhân, khu vực công chúng qua lại: 100% đạt yêu cầu (có một số cơ sở đã phải sửa chữa sau thẩm định để bảo đảm an toàn bức xạ theo tiêu chuẩn môi trường);

Hình 2: Thống kê số lượng nguồn phóng xạ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Quy trình vận hành thiết bị, Nội quy an toàn, …: đạt 90% (10% các cơ sở Nha khoa thường thiếu quy trình vận hành, do bộ phận điều khiển chỉ là một phím bấm);Đèn, biển cảnh báo: 90% đạt yêu cầu (10% các cơ sở Nha khoa thường không có đèn cảnh báo, chỉ dán tín hiệu cảnh báo);Trang bị áo chì bảo vệ, liều kế cá nhân: 85% cơ sở được trang bị (15% các cơ sở là Phòng X-quang tư nhân và Nha khoa thiếu sử dụng loại trang thiết bị này);Thực hiện các quy định khác như: chỉ có 1% thực hiện khai báo, 10% thực hiện đánh giá ATBX và báo cáo định kỳ hàng năm, 29% lập hồ sơ theo dõi sức khỏe NVBX, 27% lập sổ theo dõi vận hành thiết bị.Qua khảo sát và đánh giá thực tế cho thấy ưu điểm công tác quản lý hiện nay có sự đóng góp rất lớn của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này, các văn bản hiện khá đầy đủ, do đó việc chấp hành các quy định về an toàn bức xạ của các cơ sở y tế đã triệt để hơn những năm trước đây, nhất là các yêu cầu về an toàn bức xạ trong y học hạt nhân tại một số bệnh viện lớn tại thành phố. Mặc dù là một trong những địa phương có số lượng nguồn bức xạ nhiều nhất, kể cả số lượng cơ sở có nguồn phóng xạ; và là nơi trung chuyển các nguồn bức xạ đi

Hình 4: Các nguồn phóng xạ đã phát hiện và xử lý trong các sự cố bức xạHình 3: Kiểm tra ATBX tại cơ sở y tế

một số tỉnh khác. Tuy nhiên, tính đến nay các sự cố xảy ra trên địa bàn vào năm 2013-2014 đều đã được ứng phó kịp thời, chưa gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng, an toàn và an ninh xã hội. Ngoài ra việc chấp hành các quy định về an toàn bức xạ đã được thực hiện ng-hiêm túc hơn, nhân viên bức xạ thường xuyên được cập nhật các văn bản pháp luật mới có liên quan, bên cạnh đó nhiều cơ sở đã đầu tư đổi mới thiết bị X-quang chẩn đoán thế hệ mới, thay thế các thiết bị cũ bằng các thiết bị chụp X-quang kỹ thuật số hiện đại hơn qua đó góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh, an toàn cho môi trường và cộng đồng. Vấn đề an ninh nguồn phóng xạ và ứng phó sự cố được quan tâm nhiều hơn, đã nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật của các cơ sở bức xạ trong việc lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, nhập khẩu các nguồn phóng xạ.

Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý an toàn bức xạ như:

- Một số văn bản có nội dung chưa thống nhất;

- Công tác thống kê chất thải phóng xạ đã được triển khai nhưng chưa đầy đủ;

Page 72: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

THÔNG TINPHÁP QUY HẠT NHÂN Số 2 năm 201672

TRANG ĐỊA PHƯƠNG

- Chưa có quy định của ngành y tế về việc giới hạn chỉ định chụp X-quang dẫn đến lạm dụng chụp X-quang và CT cho bệnh nhân đang xảy ra tại một số bệnh viện, điều này có thể vô tình mang lại các rủi ro về bức xạ cho bệnh nhân;

- Việc tuân thủ một số quy định về an toàn bức xạ cụ thể là che chắn các bộ phận nhạy cảm với bức xạ cho bệnh nhân trong quá trình chụp chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, 98% các cơ sở không thực hiện việc che chắn cho bệnh nhân.

- Các quy định về an toàn bức xạ trong công nghiệp và một số lĩnh vực khác chưa được cụ thể và đầy đủ.

Để giải quyết tình trạng trên Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Sở KH&CN) đã đề ra một số giải pháp như:

- Đôn đốc, nhắc nhở bằng văn bản để các đơn vị thực hiện tốt công tác báo cáo định kỳ hàng năm về thực trạng an toàn bức xạ tại đơn vị;

- Phối hợp với Sở Y tế, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân rà soát danh sách của các cơ sở bức xạ trên địa bàn thành phố;

Hình 5: Cho nhiều người vào phòng X-quang, không che chắn các cơ quan nhạy cảm với bức

xạ cho bệnh nhân và người thân

- Tổ chức kiểm tra các cơ sở bức xạ để nắm bắt tình hình thực tế tại các cơ sở bức xạ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

- Giải đáp thắc mắc liên quan đến văn bản pháp luật, quy định về cấp phép, hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn bức xạ thông qua điện thoại, email, trang web Sở KH&CN.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về an toàn bức xạ cho người dân tại các quận, huyện để ghi nhận những ý kiến đóng góp và đề xuất của người dân hoặc hướng dẫn người dân một số biện pháp về an toàn khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

- Đối với công tác ứng phó sự cố, Sở KH&CN cũng đã liên thông với số điện thoại khẩn cấp 114 để tiếp nhận các thông báo của người dân liên quan đến nguồn phóng xạ. Trong năm 2015, để tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho đội ngũ quản lý an toàn bức xạ, Sở KH&CN đã cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về ứng phó sự cố bức xạ, an toàn và an ninh nguồn phóng xạ đồng thời trang bị thêm 02 thiết bị quét quang phổ Atomtex phục vụ công tác rà tìm và phát hiện nguồn phóng xạ. Hiện tại Sở KH&CN đang phối hợp với các chuyên gia và đơn vị chuyên môn triển khai việc rà soát các nguồn phóng xạ vô chủ tại các cơ sở phế liệu trên địa bàn thành phố nhằm tăng cường kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn của nguồn phóng xạ vô chủ.

Công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ là hoạt động mang tính trách nhiệm cộng đồng cao nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, người bệnh trong khám chữa bệnh cũng như bảo vệ môi trường khỏi các tác động có hại từ bức xạ ion hóa. Việc sử dụng kỹ thuật hạt nhân và bức xạ ion hóa trong cuộc sống chỉ thực sự là vấn đề nhân đạo khi chúng ta quan tâm đầy đủ đến công tác đảm bảo an toàn./.

Page 73: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất
Page 74: ỤC - varans.vn Phap quy hat nhan 11.pdf · Công ước về Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân là cam kết quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý duy nhất

RESPONSE