cÀ mau, tiỀm nĂng vÀ cƠ hỘi ĐẦu tƯ phÁt triỂn du...

158
1 CÀ MAU, TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Cà Mau là một trong 4 tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là một trong những ngư trường đánh bắt thủy sản lớn nhất Việt Nam, có tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái với trên 100.000 ha rừng tràm, rừng đước ngập nước đặc trưng đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Hệ sinh thái rừng tràm U Minh hạ, hệ sinh thái rừng đước Mũi Cà Mau, cùng với những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em tạo n ên sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa nhân văn của tỉnh. Cà Mau có 02 Vườn quốc gia đó là Vườn quốc gia Mũi Cà Mau với diện tích tự nhiên 42.000 ha và Vườn quốc gia U Minh hạ với diện tích 8.286 ha đã và đang thực hiện quy hoạch, đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái xứng tầm với những gì thiên nhiên đã ban tặng. 1.Cơ hội - Cà Mau có vị trí địa lý nằm ở điểm “Cực Nam Tổ quốc”, đồng thời trong hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mêkông mở rộng, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với các nước Đông Nam Á, do vậy hợp tác và hội nhập là chiến lược rất quan trọng đối với du lịch Cà Mau. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, du lịch Cà Mau cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, vẫn đang từng ngày vươn xa hơn để giới thiệu du khách qua những bức tranh hài hoà, sinh động của thiên nhiên, những tiềm năng độc đáo của rừng và biển, những nụ cười thân thiện, ấm áp tình người của người dân quê biển. - Với tiềm năng của rừng và biển và hệ sinh thái động vật, thực vật rất phong phú, đa dạng. Đây là nguồn ẩm thực dồi dào, phong phú mà không có nơi nào có được với trên 200 loài thủy sản của hệ sinh thái mặn, lợ, ngọt. Cà Mau là vùng đất hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái như rừng, biển, thủy hải sản; giao thông thủy, cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, lễ hội truyền thống dân gian đặc sắc… Rừng ngập nước Cà Mau còn là Khu Dtrsinh quyn thế giới và Khu đất ngập nước có tm quan trng quc tế (Khu Ramsa th2088 của thế giới), vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Nhu cầu du lịch (quốc tế và nội địa) ngày một tăng cùng với sự ổn định về an ninh, chính trị, đặc biệt thị trường nội địa chiếm tỷ trọng rất cao và đây chính là thị trường trọng điểm, có sự ổn định cao của du lịch Cà Mau.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

CÀ MAU, TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘIĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

Cà Mau là một trong 4 tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằngsông Cửu Long, là một trong những ngư trường đánh bắt thủy sản lớn nhất ViệtNam, có tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản và dulịch sinh thái với trên 100.000 ha rừng tràm, rừng đước ngập nước đặc trưng đãđược UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Hệ sinh thái rừng tràm U Minh hạ, hệ sinh thái rừng đước Mũi Cà Mau, cùngvới những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em tạo nên sự phong phú, đadạng về bản sắc văn hóa nhân văn của tỉnh. Cà Mau có 02 Vườn quốc gia đó làVườn quốc gia Mũi Cà Mau với diện tích tự nhiên 42.000 ha và Vườn quốc gia UMinh hạ với diện tích 8.286 ha đã và đang thực hiện quy hoạch, đầu tư và kêu gọiđầu tư phát triển du lịch sinh thái xứng tầm với những gì thiên nhiên đã ban tặng.

1.Cơ hội- Cà Mau có vị trí địa lý nằm ở điểm “Cực Nam Tổ quốc”, đồng thời trong

hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác phát triển tiểu vùngMêkông mở rộng, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với cácnước Đông Nam Á, do vậy hợp tác và hội nhập là chiến lược rất quan trọng đối vớidu lịch Cà Mau. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, du lịch Cà Maucũng không nằm ngoài xu thế chung đó, vẫn đang từng ngày vươn xa hơn để giớithiệu du khách qua những bức tranh hài hoà, sinh động của thiên nhiên, những tiềmnăng độc đáo của rừng và biển, những nụ cười thân thiện, ấm áp tình người củangười dân quê biển.

- Với tiềm năng của rừng và biển và hệ sinh thái động vật, thực vật rất phongphú, đa dạng. Đây là nguồn ẩm thực dồi dào, phong phú mà không có nơi nào cóđược với trên 200 loài thủy sản của hệ sinh thái mặn, lợ, ngọt. Cà Mau là vùng đấthội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái như rừng, biển, thủy hải sản;giao thông thủy, cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, lễ hộitruyền thống dân gian đặc sắc… Rừng ngập nước Cà Mau còn là Khu Dự trữ sinhquyển thế giới và Khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Khu Ramsa thứ2088 của thế giới), vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Nhu cầu du lịch (quốc tế và nội địa) ngày một tăng cùng với sự ổn định vềan ninh, chính trị, đặc biệt thị trường nội địa chiếm tỷ trọng rất cao và đây chính làthị trường trọng điểm, có sự ổn định cao của du lịch Cà Mau.

2

- Cà Mau nằm liền kề với Phú Quốc và gần với thành phố Cần Thơ (trungtâm du lịch của vùng ĐBSCL) đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùngĐBSCL, khu vực này có 04 sân bay (Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá),trong đó có 02 sân bay quốc tế. Nếu liên kết được tour du lịch của du khách quốc tếđến Phú Quốc, Cần Thơ kết nối đến Cà Mau sẽ thu hút một lượng không nhỏ kháchdu lịch quốc tế hàng năm.

- Dự án Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai khi được Chính phủ phê duyệt vàđầu tư sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với du lịch tỉnh Cà Mau.

- Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ cơ bản thông suốt, đảm bảo tính kếtnối, đồng bộ đến các điểm du lịch chính (Đất Mũi, Khai Long, Hòn Đá Bạc, VQGMũi Cà Mau, VQG U Minh hạ). Hai tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến đường Hànhlang ven biển phía Nam về đến Đất Mũi, góp phần quan trọng cho việc phát triểncác tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế.

2.Thách thức:- Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch của tỉnh còn hạn chế;- Cà Mau có thế mạnh về rừng, biển và vị trí địa lý để phát triển du lịch

nhưng thế mạnh này đến nay vẫn còn là tiềm năng, chưa được đầu tư khai thácnhiều. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa phát triển sản phẩm du lịch đặc thù…

- Chưa có nhà đầu tư chiến lược để đầu tư phát triển những khu du lịch mangtính động lực, có sức lan tỏa toàn vùng.

- Lượng khách du lịch đến Cà Mau hàng năm tuy có tăng nhưng chưa cao,thời gian lưu trú thấp. Số cơ sở lưu trú du lịch đạt hạng sao còn ít về số lượng, chấtlượng chưa đáp ứng nhu cầu.

- Số lao động ngành du lịch Cà Mau có tăng lên hàng năm nhưng chưa đảmbảo theo yêu cầu, chất lượng chuyên môn chưa được cải thiện nhiều. Đội ngũ nhânviên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, các khu mua sắm chưa được chú trọngbồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ …

- Chưa phát huy giá trị các di tích lịch sử, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng gắnvới phát triển du lịch, đặc biệt là Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc diễn ra hàng nămvẫn chưa trở thành sự kiện thu hút du khách;

- Công tác quảng bá, giới thiệu du lịch Cà Mau tuy được quan tâm thực hiệnnhưng chưa có chiến lược cụ thể, chậm đổi mới phương pháp, chưa đáp ứng yêucầu phát triển, chưa tập trung vào thị trường mục tiêu;

3.Định hướng phát triển:- Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du

lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ trong

3

GDP; tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư,tăng nguồn thu cho ngân sách; tạo tiền đề cho các ngành nghề khác phát triển.

- Phát triển du lịch theo hướng bền vững, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc,bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội. Đẩymạnh công tác xã hội hoá du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và huyđộng các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch.

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ du lịch; tạo dựngcác sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch. Nângcao vị thế của du lịch Cà Mau; xây dựng Cà Mau là điểm đến hấp dẫn, độc đáo vàmến khách. Trong đó sản phẩm du lịch trọng tâm mang tính cạnh tranh là du lịchđịa lý; du lịch biển, đảo; du lịch sinh thái gắn với hệ thống rừng ngập nước.

- Quan tâm đặc biệt đến thị trường khách du lịch nội địa, do đây là nguồnkhách thường xuyên và quan tâm nhiều đến vị trí Mũi Cà Mau. Bên cạnh đó coitrọng thị trường khách du lịch quốc tế trong tương lai.

- Định hướng phát triển du lịch ở Cà Mau là tập trung theo hướng khai tháctiềm năng du lịch sinh thái thành một ngành dịch vụ quan trọng của tỉnh. Tỉnh ủy đãban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 10 tháng 10 năm 2016 về phát triển dulịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 50-KH/TU thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trởthành ngành kinh tế mũi nhọn; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBNDngày 14/4/2017 thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy,… qua đó cho thấy Cà Mauluôn khẳng định vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển của tỉnh.

- Theo Quyết định số 744/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi CàMau, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 và theo Quyết định 1062/QĐ-UBND ngày24/7/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnhCà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sẽ tập trung triển khai thựchiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Mũi CàMau; Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh hạ; phát triển du lịch Cụm đảoHòn Khoai; Hòn Đá Bạc, Bãi Khai Long; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chấtkỹ thuật cần thiết cho ngành du lịch vận hành và phát triển phù hợp với xu thếchung của khu vực và cả nước; trong đó tập trung bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môitrường và những giá trị văn hoá - sinh thái đặc thù của tỉnh.

4. Giải pháp và cơ chế chính sách, đầu tư phát triển du lịch- Có kế hoạch xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược tham gia các dự án

du lịch, khu vui chơi giải trí… mang tính động lực để thúc đẩy phát triển du lịch.- Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông

để tăng khả năng tiếp cận nơi có tài nguyên du lịch, đặc biệt tại các địa bàn trọngđiểm du lịch của tỉnh, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản phẩm du

4

lịch. Kết nối hạ tầng đồng bộ tới các điểm tiềm năng du lịch quan trọng của tỉnhnhư Mũi Cà Mau, Sông Trẹm, Đá Bạc, Khai Long…

- Hỗ trợ nhanh chóng, thuận tiện về thủ tục đầu tư; ưu tiên về hỗ trợ giảiphóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư pháttriển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, các dự án phát triển sản phẩm dulịch thân thiện môi trường, đặc biệt tại khu vực Vườn quốc gia Mũi Cà Mau vàVườn quốc gia U Minh Hạ. Khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơigiải trí, đặc biệt là tại TP Cà Mau.

- Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các sản phẩm du lịchmới, nhất là ở những địa bàn còn nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng nhưng cótiềm năng lớn để phát triển sản phẩm du lịch; ưu đãi đầu tư vào những vùng sâu,vùng xa nhưng có tiềm năng phát triển, đặc biệt đầu tư vào khai thác văn hóa bảnđịa cho phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch biển đảo, du lịch nôngnghiệp và làng nghề truyền thống.

- Tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư về gìn giữbảo vệ môi trường, qua đó nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanhdu lịch trong việc xử lý các loại chất thải phát sinh, khắc phục tác động tiêu cực đốivới môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn, phòng chống các tệ nạn xãhội trong cơ sở kinh doanh du lịch.

Với những yếu tố về cơ hội và thách thức nêu trên có thể khẳng định Cà Maucó nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Bên cạnh các chính sách thu hút đầu tưphát triển du lịch của tỉnh không ngừng quan tâm triển khai thực hiện, đã mở ranhiều cơ hội đầu tư dự án về du lịch, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới theo hướng bền vững.

Tại Hội thảo này, Ban tổ chức sẽ tiếp cận các đánh giá, những giải pháp đểphát triển du lịch Cà Mau qua tham luận của các diễn giả để từ đó, tham mưu cholãnh đạo tỉnh ban hành những chính sách phù hợp, khả thi nhằm phát triển du lịchCà Mau trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như tinh thần Nghị quyết của Tỉnh ủy đãđề ra./.

5

CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CÀ MAU

Nguyễn Thanh TuyềnTrung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch

tỉnh Cà Mau

TÓM TẮTCà Mau - vùng đất thiêng liêng, trù phú nơi địa đầu cực Nam của Việt Nam,

có sức hút mạnh mẽ đối với du khách bởi vị trí địa lý khác biệt, người dân thânthiện, sản phẩm du lịch hấp dẫn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nét văn hóa đặcsắc với lịch sử hơn 300 năm hình thành, phát triển.

Du lịch tỉnh Cà Mau đang phát triển, tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa tươngxứng với những tiềm năng và lợi thế vốn có. Bài viết tập trung phân tích rõ các cơhội, đặc biệt là những thử thách, khó khăn mà Cà Mau phải vượt qua và nhữngnhóm giải pháp cần thực hiện để trong thời gian tới du lịch Cà Mau phát triển lêntầm cao mới, trở thành điểm đến quan trọng trong hành trình du lịch của vùng Đồngbằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước.

TỔNG QUAN DU LỊCH CÀ MAU

Cà Mau có vị trí địa lý đặc biệt, có với ba mặt tiếp giáp biển. Phía bắc giáptỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giápbiển Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đấtliền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặnxuống mặt biển Tây vào buổi chiều. Cà Mau với diện tích 5.221km2, dân số1.222.575 người, có 09 đơn vị hành chính gồm TP. Cà Mau và các huyện: CáiNước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời, UMinh.1

Tài nguyên tự nhiên Cà Mau vô cùng phong phú, đa dạng với hai Vườn Quốc gia,Khu Ramsar, Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, biển Cà Mau có trữ lượnghải sản dồi dào, có nhiều tiềm năng về dầu khí. Ngoài ra còn có các đảo và cụm đảo đẹpnhư Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc. Tại Đất Mũi Cà Mau phù sa lắng đọng thànhnhững bãi bồi rộng lớn, mỗi năm, đất cứ lấn thêm ra biển vài chục mét, có đến đây mớicảm nhận hết về một vùng đất mà “đất nở ra, rừng biết đi và biển sinh sôi”.

Tài nguyên du lịch nhân văn của Cà Mau cũng rất đặc trưng với nét văn hóabản địa đặc sắc, những chiến công vang dội trong kháng chiến đã hình thành nhiềudi tích lịch sử - văn hóa quan trọng. Những lễ hội dân gian, công trình kiến trúc,những nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực và những giai điệu ngọt ngào của loại

1 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2016.

6

hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ cùng những câu chuyện hài hước, dí dỏm của“vua nói dóc Nam bộ” Bác Ba Phi... Tất cả đã tạo cho Cà Mau trở thành điểm đếnhấp dẫn trong chuyến hành trình về vùng Đất Phương Nam.

Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng là loại hình du lịch chủ đạo, tạo đột phácho du lịch Cà Mau. Các điểm đến du lịch tại Cà Mau gồm: Công viên Văn hóa – Dulịch Mũi Cà Mau, Khu du lịch Khai Long, Đầm Thị Tường, Khu du lịch Hòn Đá Bạc,Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm, các vườnchim tự nhiên (Tư Sự, Tư Na), các điểm du lịch cộng đồng tại Vườn Quốc gia Mũi CàMau (Tư Nhuần, Ba Sú, Tư Ngãi, Năm Hướng, Hoàng Hôn, Nguyễn Hùng, Hương ĐấtMũi, Rừng Đước), tại khu vực huyện U Minh, Trần Văn Thời (Mười Ngọt, Năm Quốc,tuyến T19). Bên cạnh đó là hệ thống 12 di tích quốc gia, 28 di tích cấp tỉnh2 cùng cácchùa chiền, lễ hội…

Biểu đồ lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Cà Mau (Giai đoạn 2010 -2017) 3

2 Nguồn: Ban Quản lý Di tích tỉnh Cà Mau.3 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.

Nghìn lượt Tỷ đồng

Năm

7

Lượng khách du lịch đến Cà Mau năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2010Cà Mau đón 760.000 lượt khách, đến năm 2017 là 1.240.000 lượt, tăng 61,29%,trung bình mỗi năm tăng 7,67%. Doanh thu du lịch năm 2017 tăng gấp 3,5 lần so vớinăm 2010, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2015 – 2017 doanh thu có bước tăng vọt. Vàtrong 9 tháng đầu năm 2018, tổng lượng khách đến Cà Mau đạt 1.002.865 lượt, tăng9.4% so cùng kỳ 2017 (916.688 lượt) và đạt 69.64% so kế hoạch năm 2018. Doanhthu 1.682 tỷ đồng. Từ những số liệu trên cho thấy tín hiệu đáng mừng của ngành dulịch Cà Mau.

Mặc dù khả năng thu hút khách nội địa của Cà Mau là cao nhưng thị trườngkhách du lịch quốc tế còn rất hạn chế. Lượng khách quốc tế đến Cà Mau qua các nămđều tăng nhưng chưa nhiều. Năm 2017, khu vực ĐBSCL đón 2,8 triệu lượt khách quốctế 4, trong đó Cà Mau đón 25.000 lượt 5, chiếm 0,89% của ĐBSCL – một con số hết sứckhiêm tốn. Thị trường khách quốc tế trong vài năm trở lại đây mới bắt đầu quan tâm đếnCà Mau thông qua hai đường tiếp cận chính là khách đến Phú Quốc (Kiên Giang) quaCà Mau và khách quốc tế đến Cần Thơ đến thăm Cà Mau (trong tour tham quanĐBSCL).

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Cà Mau đã tăng cường đầutư cho du lịch trên nhiều mặt, số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đã tănglên đáng kể, tình hình hoạt động du lịch ở các địa phương trong tỉnh có nhiều khởisắc.

CƠ HỘI PHÁT TRIỂN

Đối với bất cứ sự phát triển nào, việc xác định đúng và nắm bắt được cơ hộicho sự phát triển là rất quan trọng bởi điều đó cho phép phát huy được nhiều nguồnlực một cách có hiệu quả cho sự phát triển và du lịch Cà Mau không là ngoại lệ.

1. Ngành du lịch đang phát triển, thu hút được sự quan tâm chính quyền cáccấp và của toàn xã hội

Năm 2017, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về pháttriển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đó là định hướng quan trọng để pháttriển kinh tế, đặt ra nền tảng cho cả tư duy nhận thức, hành động, cơ chế chính sáchcho du lịch phát triển cả trước mắt và lâu dài; Năm 2017 Luật Du lịch cũng chínhthức được ban hành, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho du lịch phát triển trong thờikỳ mới. Vào ngày 18/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Phêduyệt Quy hoạch Tổng thể Phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm2030.

4 Nguồn: Hiệp hội Du lịch ĐBSCL.5 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.

8

Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành nhiều văn bản về du lịch như:Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướngđến 2030; Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm2020 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 06/6/2017 củaBan Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịchtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các kế hoạch, chương trình hành động liênquan...Khi các nội dung đi vào thực tiễn sẽ tạo ra nhiều năng lượng, thành quả vôcùng tích cực cho ngành du lịch tỉnh Cà Mau.

2. Thị trường du lịch trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng, đờisống người dân ngày càng được nâng cao vì thế nhu cầu về du lịch ngày càng nhiều,hơn thế nhận thức của người dân cũng cao hơn, mong muốn có sức khỏe tốt, muốnkhám phá thế giới, vui chơi giải trí...

3. Các loại hình du lịch ngày càng đa dạng hóa và phát triển hơn. Bên cạnhnhững loại hình du lịch truyền thống như tham quan Đất Mũi, du lịch sinh thái,rừng ngập mặn, rừng tràm, tham quan di tích...hiện nay, các loại hình du lịch như:du lịch cộng đồng, MICE, du lịch y tế, nghỉ dưỡng, du lịch ẩm thực, khám phá, mạohiểm, du lịch môi trường, du lịch chuyên đề…đang được giới du lịch yêu thích vàCà Mau chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình này.

4. Sự tăng cường đầu tư về du lịchTheo Chương trình xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư tỉnh Cà Mau giai

đoạn 2017-2020, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sẽ thu hút trên 50 dự án đầu tư trongvà ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong đó, đầu tư FDI khoảng 10 dự án,trọng tâm là vào các dự án như: cảng biển Hòn Khoai, cảng Năm Căn, khu liên hợpcông nghệ cao, dự án điện gió, điện mặt trời...

Cùng với xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, du lịch Cà Mau đãvà đang đón nhận nhiều tin vui với việc xây dựng, đầu tư các công trình, dịch vụmới, cao cấp như: khách sạn 5 sao Mường Thanh, Trung tâm Thương mại SenseCity, Điểm du lịch sinh thái Thư Duy, Trung tâm thương mại Vincom Plaza, Kháchsạn Phương Nam cùng nhiều dự án đầu tư khác. Hiện Cà Mau cũng thu hút đượcnhiều đơn vị đến khảo sát, đặt vấn đề về việc đầu tư du lịch như gần đây là Công tyCổ phần Tập đoàn FLC...Những sự quan tâm đầu tư này sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầutham quan, thu hút nhiều khách du lịch đến với Cà Mau.

5. Hệ thống kết cấu hạ tầng của Cà Mau đang được hoàn thiện, mở rộng.

Các tuyến đường bộ phát triển như tuyến đường Năm Căn – Đất Mũi đãtương đối hoàn thiện sẵn sàng phục vụ du khách trong các chuyến du lịch. Cà Maulà một trong ba tỉnh, thành tại ĐBSCL có đường hàng không. Cà Mau có tuyến bayTP. Cà Mau – TP. Hồ Chí Minh khởi hành hàng ngày, giao thông hàng không đã“đưa” Cà Mau đến gần hơn với thị trường khác du lịch trọng điểm TP. Hồ Chí Minhcùng các tỉnh, thành và du khách quốc tế.

9

6. Sự “lên ngôi” của công nghệ thông tin đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ choviệc quảng bá, xúc tiến, kinh doanh du lịch Cà Mau

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển, tác động đến mọi lĩnh vựckinh tế - xã hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển vì nó không chỉ nhằm vào công nghiệp,nó nhằm vào công nghệ số, đem những thành tựu vượt bậc của công nghệ số tới mọilĩnh vực, trong đó có ngành du lịch Cà Mau.

Quảng bá, kinh doanh qua internet đang là biện pháp hiện đại và tiện ích nhấtcho hoạt động du lịch. Đi du lịch đầu tiên là phải tìm địa chỉ, tìm kiến khách sạn, tìmcác chỗ đi lại và giá cả hợp lý nhất. Tiếp theo là mua vé tàu xe, vé máy bay rồi các chỉdẫn đường đi...Trong mỗi khâu này, cách mạng công nghiệp 4.0 đều có tác dụng. Bêncạnh đó, với cách mạng 4.0 đã phủ sóng toàn cầu, việc sử dụng viber hay dùng cácphần mềm khác như zalo, facebook, istagram…cho phép tương tác gần như tức thì,không có chậm trễ ngay cả khi ở nước ngoài. Nên khi đi du lịch ở Cà Mau hay bất cứđâu vẫn có thể giữ được liên lạc thường xuyên với gia đình, người thân hoặc giải quyếtcông việc. Ứng dụng công nghệ không chỉ vô cùng hiệu quả đối với các cơ quan,doanh nghiệp để quảng bá, kinh doanh du lịch mà đối với khách du lịch cũng vô cùngthuận tiện.

THÁCH THỨC ĐẶT RA

Du lịch Cà Mau cũng có bước phát triển khá mạnh, tuy nhiên sự phát triển sovới tiềm năng, lợi thế và so với các địa phương khác vẫn là vấn đề cần phải nhìnnhận nghiêm túc. Bên cạnh những cơ hội thuận lợi, du lịch Cà Mau còn nhữngthách thức, khó khăn, hạn chế lớn, cụ thể ở một số điểm sau:

10

1. Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu khách du lịchTrong những năm gần đây, hoạt động du lịch của Cà Mau có cải thiện đáng kể,

nhưng chưa đạt kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân chính là do sản phẩm du lịchCà Mau còn đơn điệu, thiếu tính chuyên nghiệp và chưa được đầu tư đúng mức; thiếusự đổi mới trong phát triển tour, tuyến; một số địa phương, điểm đến xem hoạt động dulịch như “con gà đẻ trứng vàng” vô tư khai thác, mà thiếu đầu tư, chăm sóc, khiến sảnphẩm thiếu sức sống, dễ gây tâm lý nhàm chán cho du khách... Loại hình du lịch cộngđồng hiện là sản phẩm du lịch nổi bật nhất của du lịch Cà Mau, tuy có sự đầu tư, pháttriển nhưng cách làm tự phát, ồ ạt, quan trọng là sản phẩm của các điểm gần như giốngnhau, ví như khu vực Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có 08 hộ làm du lịch cộng đồng,sản phẩm chủ yếu đều là tham quan vuông tôm, bãi bồi, dỡ lợp cua, câu cá, ăn uống...khách du lịch có thể đến một hộ đã biết được các hộ khác như thế nào.

Các dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh chưa đặc sắc, đặc biệt là vuichơi giải trí về đêm để phục vụ khách lưu trú; có xuất hiện hiện tượng “cò” tại mộtvài điểm du lịch và cơ sở kinh doanh đặc sản, quà lưu niệm... gây ảnh hưởng xấuđến chất lượng, hình ảnh du lịch Cà Mau.

Còn thiếu sản phẩm, quà tặng, đồ lưu niệm đáp ứng nhu cầu của du khách. Sảnphẩm đã có thì thô sơ, chưa tinh xảo, mẫu mã chưa bắt mắt, chưa nhiều sản phẩm xâydựng được thương hiệu, từ đó dẫn đến giảm tính cạnh tranh. Nguyên tắc làm du lịch làphải luôn tự làm mới mình, thì du lịch Cà Mau dường như chưa làm được điều này, màcòn mang tính tự phát, tính chuyên nghiệp chưa cao… Đây là các yếu tố làm thời gianlưu trú của khách ngắn, chi tiêu ít, khiến doanh thu du lịch chưa cao. Đây là một “điểmyếu” cần được nhanh chóng khắc phục, là thách thức lớn đặt ra cho ngành du lịch CàMau.

2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và tiến độ triển khai các quy hoạch,các dự án du lịch còn chậm, thu hút đầu tư chưa được nhiều

Số lượng và chất lượng như nhà hàng phục vụ du lịch còn thiếu, thiếu chuyênnghiệp, phương tiện vận chuyển, trạm dừng chân, hệ thống thông tin, viễn thôngchưa đáp ứng nhu cầu của du khách... Đường hàng không hiện tại chỉ mới kết nốivới thị trường TP. Hồ Chí Minh, tuyến đường bộ toàn tỉnh chưa hoàn thiện; tại cácđiểm đến không có cơ sở lưu trú đạt chuẩn, hầu hết là du khách trở lại TP. Cà Maunghỉ đêm.

Các dịch dịch vụ, điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa có nhiềusự đầu tư, nâng cấp, một số điểm du lịch bị xuống cấp như Khu du lịch Hòn ĐáBạc, Điểm dừng chân Sinh thái Quốc tế... Các điểm đến du lịch trọng điểm tại CàMau đều xa trung tâm TP. Cà Mau, quãng đường di chuyển dài, chi phí khá cao.

Đường bộ một số nơi còn hẹp, xe từ 29 chỗ trở lên không di chuyển được (vídụ như tuyến đường huyện U Minh, Trần Văn Thời đến các điểm: Hòn Đá Bạc,Vườn Quốc gia U Minh Hạ, di tích nhà Bác Ba Phi, các điểm du lịch cộng đồng

11

Mười Ngọt, Năm Quốc, tuyến T19) gây khó khăn trong việc tổ chức các đoànkhách đông của các công ty lữ hành… Những điều này gây cản trở đến việc cáccông ty lữ hành và du khách có quyết định chọn Cà Mau làm điểm đến du lịch.

3. Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng về số lượng và chất lượngNguồn nhân lực du lịch trực tiếp, gián tiếp và tự phát trong tỉnh hầu hết là

chưa chuyên nghiệp, chưa được đào tạo về nhiều nghiệp vụ, giao tiếp, văn hóa, lịchsử truyền thống của vùng, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ rất hạn chế. Tại Cà Mau,trong tổng số hơn 3.000 lao động trong ngành, trong đó được qua đào tạo chỉ chiếmkhoảng 40%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệlao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao (chủ yếu tại các cơ sở kinh doanh vàcác điểm du lịch cộng đồng) làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động du lịch.

Bảng: Số lượng hướng dẫn viên du lịch được Cà Mau và một số tỉnh, thành cấp thẻ6

(Đơn vị tính: Thẻ):Hướng dẫn viên được cấp thẻSTT Tỉnh/thành

Tổng số Nội địa Quốc tế1 Cà Mau 30 30 -2 An Giang 127 95 323 Bạc Liêu - - -4 Bến Tre 106 43 635 TP. Cần Thơ 465 304 1616 Đồng Tháp 41 32 97 Hậu Giang 18 4 148 Kiên Giang 116 100 169 Long An 10 10 -10 Sóc Trăng 8 6 211 Tiền Giang 221 158 6312 Trà Vinh 20 15 513 Vĩnh Long 80 24 5614 TP. Hà Nội 5.058 1.525 3.53315 TP. Đà Nẵng 3.982 1.221 2.76116 TP. Hồ Chí Minh 5.383 2.299 3.084

Trong nguồn lao động du lịch thì lực lượng hướng dẫn viên đóng vai trò quantrọng vì họ làm tăng tính hấp dẫn cho điểm đến, là cầu nối góp phần tăng cườngtình hữu nghị, sự hiểu biết giữa các vùng miền, dân tộc. Tại Cà Mau, lực lượng nàyrất thiếu và yếu, đặc biệt về trình độ ngoại ngữ. Số lao động trong ngành dịch vụ dulịch sử dụng ngoại ngữ rất hạn chế, nếu biết thì chủ yếu là ngoại ngữ tiếng Anh, còn

6 Nguồn: Tổng cục du lịch (CSDL Trực tuyến Hướng dẫn viên du lịch tháng 9/2018).

12

các ngôn ngữ khác thì rất hiếm và không có, đây là rào cản vô cùng lớn trong việcđón tiếp khách quốc tế. Theo thống kê, số lượng thẻ hướng dẫn viên tỉnh Cà Mau đãcấp chưa có thẻ quốc tế mà chỉ có nội địa và số lượng còn ít và số lượng có sựchênh lệch so với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, đặc biệt là chênh lệch rấtlớn so với các trung tâm du lịch lớn như TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ ChíMinh.

4. Công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế, chưa thu hút, chưa hiệuquả

Việc thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua sử dụng thế mạnh củacông nghệ thông tin hiện nay mới được chú trọng, chưa tạo được nhiều thành quả nổibật.

Về sự kiện chỉ chủ yếu tham gia quảng bá tại các hội chợ do các tỉnh, thànhtrong nước tổ chức (như Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi, Hội chợDu lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh - ITE HCMC, Ngày hội Du lịch TP. Hồ ChíMinh…); xây dựng các ấn phẩm du lịch, tổ chức một số đoàn khảo sát, xúc tiến trongvà ngoài nước…các hoạt động trong thời gian qua mới dừng ở quảng bá hình ảnhchung, hình thức cũ, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từngđiểm đến, sản phẩm, thương hiệu du lịch Cà Mau và chỉ chủ yếu dựa vào nguồnngân sách vốn rất hạn hẹp của địa phương, cho nên chưa thực sự tạo được hiệu ứngkích cầu du lịch Cà Mau tại các thị trường mục tiêu, chưa có sự kết nối đồng bộtrong cả hệ thống cũng như chưa gắn kết du lịch với các sự kiện, hình ảnh mangtính quốc tế.

5. Thách thức trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang lan tỏatrên phạm vi rộng

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội, bên cạnh đó còn cónhững thách thức, ngành du lịch Cà Mau vừa được hưởng lợi, đồng thời cũng phảiđối mặt với những cạnh tranh từ các địa phương, các khu vực đã đạt được nhiềuthành tựu và có năng lực cạnh tranh cao hơn Cà Mau, nếu không cải cách, ứng dụngcông nghệ thì sẽ bị lạc hậu, chậm phát triển. Ngành du lịch Cà Mau hiện chưa thựcsự phát triển việc ứng dụng công nghệ trong du lịch, một số các điểm du lịch, hộ dulịch cộng đồng, cơ sở kinh doanh dịch vụ chưa có kênh thông tin, quảng bá kể cảmột trang facebook hoặc trang website cơ bản. Tiếp thị kỹ thuật số trở thành tháchthức lớn cho ngành du lịch Cà Mau, đặt ra yêu cầu có được những chiến lược thựcsự phù hợp để thu hút và đáp ứng yêu cầu của du khách.

6. Hoạt động du lịch vẫn còn mang nặng tính tự phát, thiếu tính liên kếtDoanh nghiệp lữ hành tại Cà Mau còn yếu, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và

nhỏ, đa số chưa tập trung khai thác được sự khác biệt, thường làm du lịch theo thóiquen, khai thác tiềm năng có sẵn, dẫn đến khai thác cạn kiệt tiềm năng sẵn có mà ítchịu đầu tư, đổi mới, có đầu tư mới cũng chọn cách làm ngắn hạn và dễ nhất, tính

13

sáng tạo chưa cao không chú trọng đến nhu cầu của du khách, khiến cho tour du lịchtrở nên nhàm chán. Bên cạnh đó là sự rời rạc, thiếu liên kết, hợp tác giữa các doanhnghiệp cũng như quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền, cơ quan quản lý Nhànước về du lịch còn mang tính hình thức, do vậy sẽ rất khó để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của khách du lịch và vươn ra các thị trường du lịch, đặc biệt là thị trườngquốc tế.

7. Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với các điều kiện môi trường Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất trước những

tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Tại Cà Mau, ảnh hưởng của tìnhtrạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, rác thải gây ô nhiễm môi trường và sạt lở bờsông xuất hiện trong những năm gần đây và việc gia tăng các hiện tượng thời tiếtcực đoan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận chuyển hành khách, ảnh hưởng đếntài nguyên thiên nhiên, làm hư hại công trình, gián tiếp ảnh hưởng an toàn giaothông, cơ sở hạ tầng du lịch tăng chi phí cải tạo, bảo trì…không những có tác độngtiêu cực tới hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp, thu nhập của người laođộng mà còn có khả năng đe dọa trực tiếp tới an toàn tính mạng du khách. Do vậy,hiện tượng biến đổi khí hậu gây những ảnh hưởng mạnh mẽ và đóng vai trò quantrọng đối với khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững của ngành du lịch.

8. Thách thức trong công tác quản lý Nhà nước về du lịchĐể ngành du lịch Cà Mau phát triển, một yêu cầu không thể thiếu đó là vai

trò quản lý Nhà nước về du lịch. Bởi lẽ, thông qua quản lý Nhà nước về du lịch sẽđịnh hướng cho ngành du lịch phát triển về mọi mặt, tạo hành lang pháp lý, tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch, quy hoạch, khai thác tối đa lợi thếvới mục tiêu đem lại lợi nhuận và đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triểnchung. Mặc dù tầm quan trọng của du lịch trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh đã được nâng lên một bước nhưng hiện tại công tác quản lý Nhà nước vềhoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Một số địaphương, ban, ngành các cấp chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa tạo được môitrường thuận lợi, khơi dậy tiềm năng và huy động các thành phần kinh tế, cộngđồng dân cư tham gia phát triển du lịch; Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trongquản lý và phát triển du lịch chưa chặt chẽ, còn chồng chéo, nhiều khi dẫn đến chậmtiến độ hoặc lãng phí trong đầu tư, phát triển.

CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểmvà thu hút đầu tư để phát triển du lịch Cà Mau

Xây dựng các quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương,vùng; trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng và bổ sung, điều chỉnh kịp thời quy hoạch cụthể các khu, điểm du lịch trọng điểm, đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao để thu

14

hút đầu tư; Tăng cường công tác quản lý phát triển theo quy hoạch; Chú trọng côngtác thống kê và xây dựng hệ thống thông tin, quản lý du lịch.

Quán triệt và thực hiện nhanh chóng, hiệu quả việc phát triển du lịch Cà Mautheo các Nghị quyết, Kế hoạch, Đề án, dự án du lịch đã được ban hành; Củng cố,hoàn thiện tổ chức quản lý nhà nước về du lịch theo hướng thành lập, kiện toàn BanChỉ đạo phát triển du lịch, Hiệp hội Du lịch…;đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chínhliên quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch

2. Phát triển, hoàn thiện các sản phẩm du lịchĐiều quan trọng nhất để trở thành một điểm đến hấp dẫn là phải có sản phẩm

du lịch đặc sắc, thu hút. Vì vậy, phải tập trung xây dựng và phát triển, hoàn thiệncác sản phẩm, loại hình du lịch hiện có của địa phương.

Bên cạnh đó, tăng cường xây dựng những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với loạihình du lịch đang “hot” như du lịch MICE; du lịch nông nghiệp; du lịch trải nghiệmcộng đồng (tham quan vườn quốc gia và tham gia hoạt động độc đáo như: ăn ong,tát đìa, đặt trúm lươn, câu cua, xổ vuông tôm...); du lịch nghỉ dưỡng trên sông (tậndụng được nguồn tài nguyên sông nước dồi dào mà thiên nhiên ban tặng để xây cáckhu nghỉ dưỡng với sông nước, thu hút khách có chi tiêu cao, thích gần gũi với môitrường tự nhiên); tổ chức các hoạt động, trò chơi trong rừng, trên bãi bồi; Phát triểnMô hình du lịch khám phá thiên nhiên vùng biến đổi khí hậu (cho khách đi và khámphá những vùng đất, loài cây, sinh vật…đặc trưng của vùng, giúp họ tiếp cận ngườidân, vùng đất để tìm hiểu cuộc sống vùng biến đổi khí hậu, truyền tải thông điệpkêu gọi mọi người ra sức bảo vệ thiên nhiên, làm giảm tải các tác động biến đổi khíhậu), du lịch môi trường (du lịch kèm hoạt động bảo vệ môi trường); du lịch phiêulưu và giải trí (với những hoạt động như đi khinh khí cầu, ngắm cảnh xanh ngát baola từ trên cao)...Tăng cường xây dựng những tour, tuyến du lịch liên vùng nhằm đadạng hóa sản phẩm du lịch, phối kết hợp các hoạt động du lịch giữa các địa phương,điểm đến du lịch trong tỉnh để du lịch thực sự trở thành một hoạt động thông suốt,có tính thu hút, cạnh tranh cao.

3. Sử dụng tối đa thành tựu của công nghệ hiện đạiXây dựng và hình thành một hệ thống tích hợp và trao đổi dữ liệu du lịch

thông minh của Cà Mau. Ưu tiên phát triển các dự án ứng dụng công nghệ thông tintrong phát triển du lịch, du lịch trực tuyến, du lịch thông minh; Tăng cường sử dụngcác kênh thông tin nhanh chóng và có sức lan tỏa cao như facebook, fanpage, zalo,instagram, youtube, Twitter, blog, ứng dụng trên điện thoại di động... trong công tácquản lý, thông tin, quảng bá và kinh doanh du lịch. Để thực hiện được mục tiêu pháttriển du lịch Cà Mau thì ứng dụng công nghệ là cách hay, nhanh chóng và hiệu quảnhất.

4. Nhóm giải pháp nguồn nhân lực du lịch

15

Con người chính là bộ mặt của du lịch, vì vậy rất cần chung tay xây dựng choCà Mau một lực lượng lao động du lịch lành nghề, có chiều sâu. Việc hết sức quantrọng là đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng pháttriển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch như tổ chức, tạo điều kiện cho đội ngũlao động tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về kiến thức, kỹ năng du lịch,tin học, ngoại ngữ hoặc thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan, học tập, traođổi kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Bên cạnh đó, tuyên truyền sâu rộngvề tầm quan trọng, cách thức phát triển du lịch, du lịch bền vững; nhận thức rõ pháttriển du lịch không chỉ là vì trách nhiệm, vì lợi ích mà còn là lòng tự hào về quêhương xứ sở...Thông qua đó nhằm cải thiện, đáp ứng cả về số lượng và chất lượngnguồn nhân lực du lịch với năng lực giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự, chuyênnghiệp và chuyên môn sâu, giỏi ngoại ngữ, am hiểu lịch sử, văn hóa, tận tình phụcvụ và quảng bá hình ảnh của thiên nhiên, vùng đất, văn hóa, con người Cà Mau.

Chất lượng nguồn nhân lực là rất quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triểnhoạt động du lịch. Nguồn nhân lực chất lượng cùng sự phục vụ khách chu đáo sẽđem lại những ấn tượng tốt với khách du lịch và góp phần tạo dựng thương hiệu chongành du lịch địa phương và các doanh nghiệp.

5. Tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng du lịchXây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi nhà đầu tư cụ thể về thuế thu nhập

doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp du lịch, nhằm tạo điều kiện và khuyếnkhích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hóa chất lượng và giá trị cao,nâng cao khả năng cạnh trạnh và đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa và sản phẩmlưu niệm có tính đặc thù của tỉnh.

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động dulịch

Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, giá cả, tìnhhình thực hiện các quy định về quản lý trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các khu,điểm du lịch; các phương tiện vận chuyển khách du lịch;

Thực hiện nghiêm việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên theo đúng quy định; xâydựng và kiểm soát các tiêu chuẩn của điểm du lịch cộng đồng để tránh tình trạng kinhdoanh tràn lan, sản phẩm trùng lắp, cạnh tranh không lành mạnh; đẩy mạnh việctuyên truyền, giáo dục ý thức, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấphành các quy định của pháp luật về du lịch…

7. Nhóm giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển du lịchDu lịch có đặc điểm là mang tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội hóa rất

cao. Phải liên kết, hợp tác và xã hội hóa thì mới làm thành công. Các cơ quan, ban,ngành địa phương cần tham mưu ký kết và phát huy sự hợp tác trong quản lý nhànước, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch, quy hoạch, kế hoạch

16

và việc xây dựng các sản phẩm đặc thù. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi chongành du lịch toàn vùng phát triển hơn nữa.

Để du lịch Cà Mau phát triển, thu hút và có cái riêng thì các điểm đến, cácđịa phương trong tỉnh đã tăng cường liên kết để phát huy thế mạnh và tạo điểmnhấn cho du lịch cả tỉnh; cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp xây dựngmối quan hệ chặt chẽ, tạo điều kiện phát triển; doanh nghiệp hợp tác với nhau đểliên kết tour tuyến, sản phẩm; phải tăng cường hơn nữa sự liên kết giữa Cà Mau vàcác tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và các trung tâm du lịch của cả nước.

8. Nhóm giải pháp về môi trường trong hoạt động du lịchNhững khó khăn, thiệt hại do các điều kiện thời tiết, ô nhiễm như đã đề cập ở

phần thách thức là điều mà Cà Mau đã và đang trải qua, cần phải có những giảipháp ứng phó cụ thể như:

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở lưu trú,cơ sở kinh doanh, khu vui chơi giải trí, các điểm du lịch, hộ du lịch cộng đồng...

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động dulịch; tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường du lịch. Ngành du lịchcần định ra chính sách mới, nhất quán và triển khai thực hiện, gắn du lịch với cáchành động bảo vệ môi trường và khí hậu.

- Đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu khoa học về ứng phó biến đổi khíhậu, thiên tai trong ngành du lịch địa phương.

- Lồng ghép bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong chiến lược,quy hoạch phát triển du lịch; khai thác và sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển dulịch phải theo hướng hiệu quả và bền vững. Có thể nghiên cứu xây dựng loại hìnhdu lịch kết hợp bảo vệ môi trường (như tour du lịch vớt rác trên sông tại Hội An màtỉnh Quảng Nam đã tổ chức thành công).

9. Nhóm giải pháp về thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịchMột trong những yếu tố quan trọng đã giúp ngành du lịch mang lại lợi nhuận

cao nhất là các chiến dịch quảng bá và xúc tiến đa dạng với nhiều hình thức, nhiềuphương tiện như bảng quảng cáo, cẩm nang, tạp chí, phóng sự, phim ngắn, video,viral clip...quan trọng là ứng dụng tối đa thành tựu công nghệ thông tin.

Tăng cường công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến, tạo ra các sản phẩm dulịch phù hợp với nhiều phân khúc thị trường du lịch; Tham gia có chọn lọc vào cáchoạt động, sự kiện du lịch nổi bật trong và ngoài nước; Thường xuyên tổ chức cácsự kiện, các cuộc thi liên quan đến du lịch tạo điểm nhấn và tăng sức lan tỏa, thu hútkhách đến nhằm tăng cường hơn nữa việc quảng bá hình ảnh vùng đất, con ngườiCà Mau tới bạn bè trong nước và quốc tế.

17

KẾT LUẬN

Những ưu thế về vị trí địa lý đặc biệt, tài nguyên thiên nhiên phong phú, kếthợp với tinh hoa văn hóa bản địa, sự quan tâm đầu tư…tất cả đã tạo nên những sảnphẩm du lịch đa dạng và đặc thù. Trong đó, du lịch địa lý, sinh thái, du lịch cộngđồng đã tạo nên chân dung riêng của du lịch Cà Mau, làm cho “Đất Mũi xanh” trởthành điểm đến thu hút du khách.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là vậy, nhưng làm như thế nào để du lịch CàMau phát triển đột phá trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay? Đâylà một câu hỏi lớn và câu trả lời là cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như đã nêucùng một số giải pháp khác cùng với sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các tổchức, cá nhân có liên quan trong hoạt động du lịch. Việc phân tích rõ những cơ hội,thách thức và những vấn đề đặt ra của du lịch Cà Mau sẽ là cơ sở để có hướng điđúng đắn trong thời gian tới để ngành du lịch Cà Mau phát triển mạnh mẽ theohướng bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đúng theo địnhhướng về phát triển du lịch.

Những nhận định mang tính tổng quát trên đây là tiền đề cơ sở cho các bên liênquan xem xét và hóa giải bằng các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, bướcđi và hành động cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao chất lượng để dulịch Cà Mau, xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Cà Mau trên bản đồ du lịchViệt Nam và vươn ra thế giới./.

Một góc Hòn Khoai Ảnh: Việt Thắng

18

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNDU LỊCH VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG

SẢN PHẨM DU LỊCH CÀ MAUThs. La Thị Mộng LinhThs. Dương Kim Chuyển

ĐẶT VẤN ĐỀTrong những năm qua, xu thế phát triển của du lịch Việt Nam ngày càng lan

rộng và có tầm ảnh hưởng đến khu vực và thế giới. Nằm trong xu thế phát triển chung,tình hình phát triển du lịch Cà Mau cũng không ngừng tăng nhanh về số lượng và chấtlượng.

Theo thống kê về lượt khách của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch năm 2016có 1.069.200 lượt khách (trong đó 23.120 lượt quốc tế) và năm 2017 có 1.240.000lượt khách (trong đó 25.000 lượt khách quốc tế). Doanh thu toàn ngành đạt 670 tỷđồng, tăng 35,86% so với năm 2016. Xét thấy lượt khách và doanh thu du lịch CàMau ngày tăng cao trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ rằng, trong mộtthời gian dài không ngừng đầu tư và phát triển, du lịch Cà Mau đã được nhận đượcsự quan tâm sâu sắc của các ngành, các cấp địa phương.

Cà Mau là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc, thuộc vùng Đồng bằng SôngCửu Long (ĐBSCL), có ba mặt giáp biển với bờ biển dài 254 km, chiếm 7,8%chiều dài bờ biển cả nước. Diện tích vùng biển Cà Mau rộng khoảng 80.000 km2, làmột trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước. Đặc biệt, Cà Mau có Vườn Quốcgia (VQG) Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thếgiới, được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar thứ 2.088 củathế giới và là khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam.

Ngày 18 tháng 6 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổngthể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau (Khu DLQG Mũi Cà Mau), tỉnh CàMau đến năm 2030, tạo mở ra những điều kiện thuận lợi cho du lịch Cà Mau nóiriêng, du lịch ĐBSCL nói chung cơ hội chuyển mình. Và cũng đã đặt ra những nềntảng để phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, từ đó góp phần quan trọng khaithác hiệu quả tiềm năng du lịch, mở rộng thị trường liên kết tour tuyến với các thịtrường trọng điểm.

Bên cạnh những lợi thế về địa hình tự nhiên đặc sắc, Cà Mau còn sở hữunhững tài nguyên văn hóa phong phú và đa dạng về đất và người, hình thành nênnhững giá trị văn hóa du lịch hết sức đặc sắc góp phần trong việc xây dựng và pháttriển những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương. Và vấn đề đặt ra là làm thếnào để phát huy các giá trị văn hóa đó trong việc xây dựng những sản phẩm du lịchvăn hóa của tỉnh Cà Mau.

19

1. Vai trò của du lịch văn hóa trong phát triển sản phẩm du lịch ở CàMau

Theo khoản 7, điều 13 Luật Du lịch sửa đổi năm 2017 “Du lịch văn hóa làloại hình du lịch phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồnvà phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhânloại”

Và theo WTO “Du lịch văn hóa là những chuyến đi mà mục đích chính hoặcmục đích bao gồm trong đó là thăm các địa điểm, sự kiện mà giá trị văn hóa, lịchsử của chúng khiến chúng trở thành một phần trong di sản văn hóa của một cộngđồng”. Như vậy Du lịch văn hóa không nhất thiết phải là tham quan các điểm di sảnvăn hóa lịch sử mà chúng ta có thể kết hợp các yếu tố của du lịch văn hóa với cácloại hình du lịch khác để tăng yếu tố lôi cuốn, hấp dẫn.

Từ những định nghĩa nêu trên, có thể thấy Cà Mau với những tiềm năng dulịch văn hóa đặc sắc sẽ là một trong những tiền đề quan trọng làm phong phú thêmsản phẩm du lịch của địa phương. Người dân Cà Mau vốn thân thiện, mến khách.Con người Cà Mau qua bao thế hệ đã hình thành nên nét văn hóa độc đáo từ trongnhững buổi đầu khai hoang mở đất, trong đấu tranh gian khổ cho đến thời kì xâydựng và kiến thiết đất nước. Những thói quen sinh hoạt hằng ngày vô hình chung đãhình thành nên nét văn hóa vừa gần gũi vừa thân thương đem lại cho khách du lịchcảm giác được khám phá trải nghiệm cuộc sống mà mình chưa từng có thông quanhững tour du lịch sinh thái, du lịch homestay, du lịch làng nghề,... Có thể nói, tàinguyên du lịch văn hóa của người dân Cà Mau có vai trò rất quan trọng trong việcgóp phần bổ sung vào trong hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh nhà và cụ thể nhưsau:

- Làm đa dạng sản phẩm du lịch của địa phương. Cà Mau vốn có lợi thế vềđiều kiện du lịch tự nhiên, những sản phẩm du lịch phổ biến đặc trưng như du lịchsinh thái, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, du lịch tham quan khám phá, du lịchbiển, du lịch thám hiểm rừng quốc gia. Việc phát triển và đưa vào loại hình du lịchvăn hóa kết hợp sẽ làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch nói trên.

- Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Dulịch văn hóa là cách thức để con người khai thác triệt để các giá trị văn hóa để phụcvụ du lịch. Việc khai thác những điểm mạnh thuộc về thuần phong mỹ tục của địaphương là cách để khuyến khích và cổ vũ người dân giữ gìn và phát huy những nétđẹp thuộc về truyền thống diễn ra hàng ngày trong cuộc sống thường nhật.

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Du lịch văn hóacũng như các loại hình du lịch nói chung khi phát triển đều góp phần nhiều trongviệc đem lại những nguồn lợi kinh tế, những phúc lợi xã hội và những hạng mục vuichơi giải trí, văn hóa xã hội cũng theo đó mà phát triển theo, phục vụ đời sống tinhthần ngày càng cao của xã hội.

20

- Xây dựng lối sống văn minh, nâng cao trình độ nhận thức và văn hóa củangười dân địa phương. Khi du lịch văn hóa phát triển, sự quan tâm của các cấpchính quyền địa phương về tư duy và trình độ nhận thức của người dân cũng đượcchú trọng. Người dân địa phương từ việc tiếp xúc thường xuyên với các đối tượngkhách du lịch cũng trở nên lịch sự, nhã nhặn, biểu hiện thái độ ứng xử văn minhtrong giao tiếp.

1. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở Cà Mau

2.1. Khai thác và đưa vào hoạt động du lịch một cách có hệ thống các ditích lịch sử

Mảnh đất Cà Mau chứa đựng biết bao nhiêu mẩu chuyện, giai thoại hào hùngvề những con người đã ghi dấu những chiến công oanh liệt. Lịch sử đấu tranh củanhân dân Cà Mau đã viết lên những trang sử hào hùng và để lại trên toàn tỉnh CàMau 11 di tích Quốc gia và 26 Di tích cấp tỉnh. Hiện tại, một số di tích đang đượckhai thác đưa vào phát triển du lịch như di tích lịch sử Bến Vàm Lũng - điểm cuốicủa đường Hồ Chí Minh trên biển; Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc – Trung tâm Kếhoạch phản gián CM12; Di tích lịch sử và thắng cảnh đảo Hòn Khoai với cuộc khởinghĩa của người thầy giáo Phan Ngọc Hiển; Di tích lịch sử căn cứ Tỉnh ủy tại XẻoĐước; Di tích lịch sử Hồng Anh Thư Quán; Di tích lịch sử Lung Lá Nhà Thể, Ditích lịch sử Đình Tân Hưng... Mỗi di tích đều phản ánh rõ nét tinh thần yêu nướchào hùng của các thế hệ đi trước trong đấu tranh gian khổ để giành lại độc lập tự docho dân tộc.

Việc khai thác và xây dựng sản phẩm du lịch kết hợp các di tích lịch sử vớicác loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa sông nước, du lịch tham quan trảinghiệm,… đã hình thành nên những tuyến du lịch kết hợp như Tp. Cà Mau – Căncứ Tỉnh ủy Xẻo Đước – Đầm Thị Tường; Tp. Cà Mau – Đình Tân Hưng – Khu dulịch sinh thái Quốc Tế; Đất Mũi – Khai Long - Di tích lịch sử và thắng cảnh đảoHòn Khoai; Cà Mau – U Minh Hạ - Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc; Di tích lịch sửHồng Anh Thư Quán – Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vườn Chimtrong lòng Thành phố Cà Mau;...

2.2. Những con người thân thiện mến khách, đời sống mộc mạc, giản dịchính là lợi thế trong phát triển du lịch văn hóa của Cà Mau

Những con người Cà Mau thân thiện mến khách với lối sống giản dị, chânthật, mộc mạc chính là một trong những nguồn tài nguyên văn hóa quý giá của dulịch Cà Mau. Tài nguyên du lịch văn hóa được thể hiện qua cuộc sống sinh hoạthàng ngày của người dân đan xen và hòa quyện vào trong những sản phẩm du lịch.Khách du lịch có thể tham gia hoạt động du lịch homestay để thấy được đời sốngsinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân tại các điểm đến. Họ có thể cùngvới người dân vá lưới, kéo chài, câu mực, đục hàu, chụp đìa, tát mương, xổ vuông

21

gác kèo và ăn ong…, chế biến những món ăn mang hương vị của địa phương vàngủ lại qua đêm ở những căn nhà lá đơn sơ đậm nét dân dã.

Chính những con người Cà Mau đã sản sinh ra những “đặc sản” nghệ thuậtdân gian quý báu như Chuyện kể Bác Ba Phi với những tình huống gây cười khoáikhẩu, tự nhiên, hồn hậu; loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử với những giai điệumượt mà, trầm lắng mang âm hưởng dân ca Nam bộ rõ nét,… những giá trị nghệthuật làm nổi bật nét tính cách phóng khoáng, gan dạ, dám đương đầu với nhữngthách thức khó khăn trong cuộc sống ngay từ buổi đầu cha ông đi khai hoang mởđất. Ngày này, trong các hoạt động du lịch trải nghiệm rừng Quốc gia U Minh Hạ,khách du lịch thường được tìm hiểu thêm về không gian sinh hoạt văn hóa củangười dân vùng U Minh Hạ với những câu chuyện kể đặc sắc của Bác Ba Phi;những cung bậc, điệu thức, tiết tấu ngân nga trầm bổng của loại hình nghệ thuật đờnca tài tử,… đã làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương.

2.3. Nghề truyền thống đang được duy trì và phát triển phục vụ cho nhucầu tham quan, tìm hiểu của du khách

Mỗi địa phương khi phát triển du lịch thì việc quan tâm đến các nghề truyềnthống là một trong những yếu tố then chốt làm phong phú thêm các sản phẩm dulịch văn hóa. Cà Mau cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cà Mau có nhiều nghềtruyền thống vẫn luôn luôn bền bỉ phát triển chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sốngvà dần dà hình thành nên những nét giá trị văn hóa đặc sắc trong lòng mỗi dukhách. Một số nghề tiêu biểu như dệt chiếu Tân Thành, làm tôm khô Rạch Gốc;hầm than đước ở huyện Ngọc Hiển; nghề làm mắm ba khía Rạch Gốc; nghề làmđũa đước ở Năm Căn; dưa bồn bồn ở Cái Nước, nghề đóng đáy hàng khơi ở sôngCửa Lớn, nghề đi biển ở sông Ông Đốc, nghề ăn ong ở rừng Quốc gia U Minh Hạ,nuôi hàu lồng ở Đất Mũi,… Việc tổ chức các chuyến du lịch tham quan và tìm hiểucác nghề truyền thống là cách để khách du lịch có cơ hội trải nghiệm các hoạt độngsinh hoạt của người dân địa phương, đồng thời cũng là cách để quảng bá các sảnphẩm du lịch của nghề truyền thống trực tiếp đến với người tiêu dùng.

Trong khoảng thời gian vừa qua Cà Mau đã tổ chức một số tour tham quandu lịch gắn với một số làng nghề truyền thống như trên đã và nhận được sự phảnhồi hết sức hài lòng của khách du lịch như tour du lịch khám phá nghề nuôi hàulồng và tham quan bãi bồi ở Đất Mũi; tour tham quan sông Cửa Lớn với nghề đóngđáy hàng khơi; tour du lịch Tp. Cà Mau – Cái Nước – Năm Căn – Ngọc Hiển kếthợp khám phá Mũi Cà Mau và trải nghiệm các nghề làm dưa bồn bồn, mắm ba khía,đũa đước,…

2.4. Du lịch văn hóa tín ngưỡng, lễ hội đang được các cơ quan quản lý nhànước chú trọng phát triển lồng ghép vào các sản phẩm du lịch của địa phương

Cà Mau vốn là vùng có hệ thống sông ngòi chằng chịt đã hình thành nênnhững giá trị văn hóa đặc sắc của cư dân vùng sông nước. Đến Cà Mau, du khách có

22

thể khám phá đời sống tâm linh của những con người Cà Mau thông qua những lễ hộiđặc trưng như Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải (cửa Sông Đốc – huyện Trần Văn Thời)được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng hai âm lịch để cầu cho sóng yên gió lặng,người dân ra khơi được “xuôi thuyền, mát mái”; Lễ hội vía Bà Thiên Hậu ngày 23/3âm lịch tại chùa Bà Thiên Hậu phường 2, Tp Cà Mau, người dân tập hợp đông đúc đểcầu xin bình an, làm ăn thuận lợi, trả lễ và rước lộc của bà về nhà; Lễ hội CholChnam Thmay, Đolta, Okombok của người Khmer tại chùa Monivongsa và một sốngôi chùa Khmer khác trong tỉnh Cà Mau… Hay các lễ hội đặc sắc của Phật giáo nhưLễ Vu Lan, Lễ Phật Đản, Lễ Nguyên Tiêu,… tại chùa Phật Tổ phường 4, Tp Cà Mau,một trong những ngôi chùa cổ được sắc phong từ thời vua Thiệu Trị. Các lễ hội đãthể hiện phần nào nét tín ngưỡng văn hóa cũng như sự đoàn kết gắn bó giữa các dântộc Kinh – Hoa – Khmer trong đời sống cộng cư của họ ở buổi đầu khai hoang mởcõi.

Được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương, các hoạt động lễ hộingày càng được duy trì phát triển, thu hút và được sự quan tâm rộng rãi của cộngđồng địa phương. Đây chính là nhân tố mang tính xúc tác, tác động mạnh mẽ đếnhoạt động du lịch văn hóa ở những địa phương có các lễ hội lớn, đồng thời cũng có ýnghĩa trong việc cung cấp những giá trị văn hóa cần thiết để thiết kế các chương trìnhvà sản phẩm du lịch văn hóa của Cà Mau nói chung và mỗi địa phương du lịch nóiriêng.

2.5. Khai thác lợi thế về nguồn lợi thủy hải sản làm phong phú nền vănhóa ẩm thực của Cà Mau

Ẩm thực là một trong những ấn tượng thật sâu sắc của Cà Mau mà du kháchkhó có thể nào quên được. Theo thống kê năm 2016, tổng sản lượng khai thác vànuôi trồng thủy sản đạt 480.000 tấn. Sản xuất thủy hải sản đã mang lại hiệu quảkinh tế cao, đem lại nhiều nguồn ngoại tệ và đưa Cà Mau trở thành tỉnh có kimngạch xuất khẩu thủy hải sản cao nhất nước. Đến với Cà Mau du khách sẽ có dịpthưởng thức sự đặc sắc với muôn vàn các loài thủy hải sản như cua Cà Mau, tôm, sòhuyết, ốc len, cá ngát, mực, cá dứa, nghêu, hàu, cá nâu, lươn, cá lóc đồng,... đượcchế biến thành những món ngon trứ danh như cua hấp bia, ốc len xào dừa, cá nâukho trái giác, mắm ba khía, bồn bồn xào tép, cá dứa kho tiêu, lươn um lá nhàu…

Bên cạnh đó, một số món ăn đường phố của Cà Mau cũng hết sức thú vị nhưbánh tầm cay, bún nước lèo, bún rêu cua, bánh canh ghẹ, bánh xèo rau rừng,… vớinhững hương vị đậm đà đặc trưng của vùng Đất Mũi, du khách chỉ cần một lầnthưởng thức rồi sẽ lưu luyến mãi không quên.

Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Cà Mau vô vàn những sản vật phongphú từ rừng cho đến biển. Du khách cũng có thể mua về làm quà cho người thân vớinhững món đặc sản trứ danh của đất rừng Cà Mau như Mật ong thiên nhiên rừng UMinh hạ có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh cũng như làm đẹp và cũngnhư một số sản phẩm được chế biến từ ong như rượu nhọng ong, rượu ké ông; tôm

23

khô cũng hết sức chất lượng với nguồn tôm thuần từ thiên nhiên; cá khô các loạinhư khô cá dứa, cá rúng, cá khoai, cá bổi,…; ba khía muối, dưa bồn bồn những mónăn hết sức yêu thích của người Cà Mau,…

Trên thực tế, văn hóa ẩm thực là một phần quan trọng trong việc xây dựngmột chương trình du lịch khi đến với mỗi địa phương. Sự đặc trưng về ẩm thực củaCà Mau đã và đang được các nhà làm du lịch khai thác triệt để, những món ăn từngõ hẻm, đường phố đến nhà hàng sang trọng luôn làm tăng sự hào hứng cũng nhưhiếu kỳ của du khách. Nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu phổ biến này của đa phầnkhách du lịch, Cà Mau đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, tuyên truyền nhữngnguồn lợi thủy hải sản và những đặc trưng ẩm thực Cà Mau thông qua các phươngtiện truyền thông, các ấn phẩm, tập gấp du lịch.

3. Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm Du lịch Văn hóa ở CàMau

Từ những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng và phát triển những sản phẩm dulịch văn hóa ở Cà Mau trong giai đoạn hội nhập và phát triển, chúng ta có thể đưa ramột số giải pháp phù hợp với tình hình và lợi thế sẵn có của du lịch địa phương.

3.1. Đa dạng hóa trong việc xây dựng sản phẩm du lịch gắn với các loạihình du lịch văn hóa

- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di tích, lễ hội, lối sống địaphương, nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực; kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa dângian với văn hóa đương đại trong sản phẩm du lịch, đẩy mạnh và nâng cao chấtlượng về các bài thuyết minh văn hóa trong du lịch thông qua các phương tiệntruyền thông, báo đài địa phương.

- Phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật: chú trọng trùng tu, tôn tạo, phụcdựng, công nhận, bảo vệ các di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, nghề truyền thống,đặc sản địa phương...; phát triển các công trình văn hóa tạo điểm nhấn hấp dẫn dulịch như chùa Monivongsa Bopharam; Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước, Đình TânHưng, Di tích lịch sử Hồng Anh Thư Quán, Khu lưu niệm nghệ nhân dân gianNguyễn Long Phi,…

- Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, liên kết các dịch vụ đáp ứngnhu cầu tham quan trải nghiệm và giải trí của du khách, đi đôi với việc bảo tồn pháttriển, quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò các vùng di tích lịch sử, các điểm đếnvà khu du lịch.

3.2. Xây dựng môi trường du lịch nhân văn, bền vững- Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã

hội, cộng đồng về trách nhiệm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của địaphương; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của cáctầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thânthiện với du khách, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường…

24

- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho người làm du lịch ở địa phương tham giacác lớp tập huấn về du lịch như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp trong dulịch, văn hóa ứng xử trong du lịch,… Bên cạnh đó, tổ chức thường xuyên cácchuyến đi học tập và trao đổi mô hình du lịch hiệu quả tại một số tỉnh trong khu vựcvà lân cận.

3.3. Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực du lịch nắm vững các kiến thứcvề văn hóa của địa phương.

- Phát triển nhân lực bằng cách giúp người làm du lịch trang bị những nộidung kiến thức văn hóa dân tộc và văn hóa địa phương, biết lồng ghép khai thác yếutố văn hóa trong làm kinh tế du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên không chuyên, miệtvườn (người nông dân địa phương) với kỹ năng diễn giải, truyền tải giá trị văn hóađến du khách. Đồng thời tăng cường nâng cao nhận thức du lịch từ cấp hoạch địnhchính sách du lịch có trách nhiệm về văn hóa xã hội; đối với lao động chuyênnghiệp, cộng đồng dân cư và khách du lịch trong ứng xử văn hóa, văn minh và cótrách nhiệm với xã hội và môi trường

- Cần có chính sách và các cơ chế quản lý về phát triển nhân lực, tạo điềukiện thuận lợi thúc đẩy công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo đảm thốngnhất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

- Các trường học và doanh nghiệp cần trang bị cho nhân lực du lịch nhữngkiến thức về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp…Các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹnăng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động trong du lịch có điều kiện họchỏi, nâng cao kiến thức về du lịch.

3.4. Phát triển thị trường, đẩy mạnh hơn nữa việc xúc tiến quảng bá vàxây dựng thương hiệu du lịch.

- Phát triển thị trường, quảng bá và phát triển thương hiệu: nghiên cứu vănhóa, tập quán từng thị trường để khai thác và thỏa mãn đúng nhu cầu; lấy văn hóađịa phương làm thế mạnh (văn hóa sông nước, văn hóa biển,…), yếu tố đặc trưng đểquảng bá, cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu du lịch Cà Mau.

- Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch; Pháttriển mạnh thị trường du lịch nội địa (TP. Hồ Chí Minh, ĐBSCL, miền Bắc,…), chútrọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm;Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ các nước lân cận như Thái Lan,Campuchia, Lào,...

- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm vàothị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm;quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh đặc trưng của địa phương, phù hợp vớicác mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầutư và ngoại giao, văn hóa.

25

- Tập trung phát triển thương hiệu du lịch địa phương trên cơ sở thương hiệusản phẩm; chú trọng phát triển những thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao. Tăngcường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương để đảm bảo hiệu ứngthống nhất.

3.5. Quản lý nhà nước về du lịch cần chú trọng đến việc tiếp cận trực tiếpvà sâu sắc đến bản sắc văn hóa của địa phương

- Cán bộ, công chức, viên chức cần coi trọng cách tiếp cận từ yếu tố văn hóađịa phương trong xây dựng và thực hiện chính sách phát triển du lịch như luật dulịch và các văn bản hướng dẫn luật, đảm bảo tính khả thi và có tác động tích cực tớiđời sống; Thực hiện chính sách quản lý du lịch có trách nhiệm; Quản lý bằng tiêuchuẩn chuyên ngành để tạo lập văn hóa kinh doanh cạnh tranh lành mạnh bằng chấtlượng; có biện pháp nói không với những hành động phi văn hóa như ăn xin, móctúi, “chặt chém”, lừa lọc...; Tăng cường bảo tồn, công nhận và tôn vinh các giá trịvăn hóa và có chính sách khuyến khích, huy động và sử dụng tối ưu nguồn lực vềtài nguyên văn hóa trở thành một trong những lợi thế của địa phương trong pháttriển du lịch.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lựcđầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Cần quy hoạch sắp xếp và xây dựng cáccơ sở dịch vụ: nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải trí…; Quản lý chặt chẽ các loạidịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách; Nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanhdu lịch, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của người dân địa phương.

- Bên cạnh đó, trong công tác quản lý nhà nước về du lịch cần chú trọng đếnviệc liên kết chặt chẽ và hỗ trợ giữa các cơ quan như ban quản lý di tích, bảo tàng,các đoàn văn hóa nghệ thuật,… với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của địaphương.

3.6. Ưu tiên phát triển du lịch văn hóa trở thành loại hình du lịch đặctrưng của tỉnh Cà Mau thông qua các giá trị văn hóa truyền thống.

- Có kế hoạch xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược tham gia các dự ándu lịch văn hóa, các khu vui chơi giải trí… mang tính động lực để thúc đẩy pháttriển du lịch. Xây dựng chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các sản phẩm du lịch mới,ưu đãi đầu tư vào vùng sâu vùng xa nhưng có tiềm năng phát triển, đặc biệt ưu đãiđầu tư vào khai thác du lịch văn hóa bản địa và các làng nghề truyền thống.

- Đầu tư và chính sách: Đầu tư thích đáng cho bảo tồn, tôn tạo các giá trị vănhóa; đầu tư mới các công trình văn hóa có sức hấp dẫn, đặc trưng để tham gia pháttriển du lịch.

- Tranh thủ tiếp nhận cơ hội hỗ trợ từ các nguồn vốn trong và ngoài nướctrong việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các công trình văn hóa công cộng; cókế hoạch lâu dài trong việc bảo vệ và giữ gìn các hạng mục đã được thi công hoànthiện.

26

KẾT LUẬNTrong quá trình hội nhập và phát triển, các hoạt động du lịch văn hóa ngày

càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Cà Mau. Thôngqua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, hoạt động du lịch có tài nguyên để khai thácphục vụ du khách. Vì thế nên, phát triển du lịch văn hoá trong xây dựng sản phẩmdu lịch Cà Mau nên được xem như một tiềm năng quan trọng trong việc thu hút dukhách. Đây cũng là định hướng quan trọng trong quá trình quy hoạch và xây dựngchiến lược du lịch của Cà Mau. Với việc nhìn nhận đúng đắn vai trò của du lịch vănhoá trong xây dựng sản phẩm du lịch cùng những giải pháp thiết thực sẽ tăng thêmsức hấp dẫn và làm nổi bật thương hiệu của địa phương. Có thể khẳng định khaithác các giá trị văn hoá độc đáo của vùng đất Cà Mau vào hoạt động du lịch sẽ gópphần bảo tồn các giá trị truyền thống, tạo thêm thu nhập cho người dân và tăng sựcạnh tranh cho điểm đến du lịch./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Thái Văn Long, 2007, Lịch sử địa phương Cà Mau, Nxb Đại học Sư Phạm

2. Võ Quế (chủ biên), Du lịch cộng đồng- lý thuyết và vận dụng. Nxb. Khoa học và Kỹthuật, Hà Nội, 2006.

3. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb giáo dục

4. Trần Diễm Thúy, 2009, Văn hóa du lịch, Nxb Văn hóa thông tin.

5. Bùi Thị Hải Yến , 2009, Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội

6. Trung tâm thông tin Xúc tiến du lịch Cà Mau, 2016, Sổ tay Hướng dẫn thuyết minh dulịch Cà Mau, Nxb Thông Tấn

7. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinhtế mũi nhọn;

8. Thủ tướng Chính phủ (2018), “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc giaiMũi Cà Mau đến năm 2030”

27

XẤY DỰNG HÀNG HÓA TIÊU BIỂU, ĐẶC TRƯNGGÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Sở Công thương tỉnh Cà Mau

Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp và đặc biệtlà kinh tế thủy sản. Với lợi thế ba mặt tiếp giáp biển, có trên 80 cửa biển lớn nhỏ,ven biển được bao bọc bởi hệ thống rừng ngập mặn, hệ sinh thái đa dạng kết hợprừng và biển nên thiên nhiên đã ưu đãi cho Cà Mau nhiều sản vật đặc sản: tôm khô,cua biển, cá đồng, khô bổi, mật ong, và các loại thủy hải sản được nuôi trồng vàđánh bắt từ biển …. Đây là lợi thế để Cà Mau thu hút khách du lịch cũng như xuấtkhẩu, mang lại nguồn thu cho ngân sách địa phương và nâng cao đời sống ngườidân.

Thời gian qua, UBND tỉnh cùng các sở, ngành tỉnh và các địa phương rấtquan tâm đến công tác xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm do nôngdân của từng địa phương sản xuất. Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ và các sở,ngành, địa phương đã hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng được 08 nhãn hiệu tập thể như:

- Cua Năm Căn.- Khô bổi U Minh.- Mật ong U Minh Hạ.- Tôm khô Rạch Gốc.- Mắm lóc Thới Bình.

- Cá chình, cá bống tượng Tân Thành.

- Bồn bồn Cái Nước.- Cá khoai Cái Đôi Vàm.Đây là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao của tỉnh. Các sản phẩm đặc

trưng được xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý. Do vậy, việc phát triển cácsản phẩm đặc trưng góp phần quảng bá hình ảnh của tỉnh nhà.

Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ đẩy mạnh sự liên kết giữa sản xuất, phân phốivà tiêu thụ trên thị trường luôn được các ngành chức năng tỉnh quan tâm. Hoạt độngxúc tiến thương mại được xem là cầu nối giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnhquảng bá sản phẩm thương hiệu đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây đượcxem là giải pháp mang lại hiệu quả cho sản xuất – kinh doanh của các doanhnghiệp. Thông qua các cuộc tham gia hội chợ trong và ngoài tỉnh, các hội chợ nướcngoài, Chương trình kết nối cung, cầu, với các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu

28

Long, bên cạnh đó tỉnh đã hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh xây dựngthương hiệu, nhãn hiệu, mở rộng thị trường phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đặctrưng của tỉnh ngày càng tốt hơn. Nhiều sản phẩm hàng hóa của tỉnh, nhất là các sảnphẩm đặc trưng đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực vàquốc gia, được khách hàng tín nhiệm và ưa chuộng và là một trong những yếu tố cơbản để hình thành thương hiệu sản phẩm nói chung và thương hiệu sản phẩm củatỉnh nói riêng. Từ đó, tạo ra các sản phẩm phục vụ cho du lịch tạo điều kiện thu hútdu khách đến Cà Mau tham quan, tìm hiểu.

Bên cạnh một số kết quả bước đầu còn những hạn chế cơ bản sau:- Các loại sản phẩm tham gia đăng ký nhãn hiệu và tham gia để xét chọn các

danh hiệu còn ít.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng nhãn hiệu tập thể chưa liên kếtvới nhau, chưa có sự thống nhất trong sản xuất kinh doanh, việc sản xuất chưa theoquy trình cơ bản, chưa điều tiết phân chia sản xuất, giá bán chênh lệch giữa các cơsở, chất lượng của sản phẩm khác nhau, làm ảnh hưởng uy tín thương hiệu.

- Quy mô sản xuất, cung ứng sản phẩm còn nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh chưaliên kết chặt chẽ để phát triển thành làng nghề.

- Việc quan tâm xây dựng, bảo vệ, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sảnphẩm còn hạn chế, chưa đúng mức.

- Để phát huy những kết quả, nhất là góp phần khắc phục những hạn chế trên,xin đề xuất các giải pháp cơ bản như sau:

1. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng thương hiệu,xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, các nhãnhiệu tập thể của tỉnh để phát triển nên các vùng nuôi trồng (vùng nuôi tôm, sòhuyết, hàu, vùng trồng bồn bồn,…) và làng nghề (đũa đước, đan đát..). Từ đó, SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các doanh nghiệp làm dịch vụ của tỉnh phốihợp với các công ty du lịch các tỉnh xây dựng các tour du lịch tham quan, trảinghiệm tại các vùng nuôi trồng và làng nghề; xây dựng các tour du lịch về ẩm thựcđịa phương,…

2. Tăng cường liên kết với các sở, ban, ngành, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch xây dựng các phóng sự giới thiệu về đặc sản của tỉnh kết hợp vớigiới thiệu du lịch Cà Mau trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở, ban, ngành và cácđơn vị có liên quan giới thiệu các doanh nghiệp tham gia xây dựng cửa hàng sảnphẩm đặc trưng tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

4. Bên cạnh các sản phẩm, hàng hóa đặc trưng thuộc lĩnh vực ngành Côngthương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần nghiên cứu phát triển một số loại sảnphẩm lưu niệm giới thiệu hình ảnh tỉnh nhà.

29

Tin tưởng rằng, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, cácdoanh nghiệp và người dân sản xuất ở các địa phương, các sản phẩm đặc sản, đặctrưng của Cà Mau sẽ tiếp tục được giữ vững chất lượng, được giới thiệu đến khắpmọi miền đất nước góp phần phát triển thêm các sản phẩm du lịch cho tỉnh nhà vàthu hút du khách đến tham quan./.

Tôm khô Rạch Gốc phục vụ khách du lịch tại Khu Du lịch Đất Mũi - Ảnh: Thanh Trà

30

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA SÔNG NƯỚCTRONG XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH CÀ MAU

Ths. Dương Kim ChuyểnTrung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch

tỉnh Cà Mau

TÓM TẮT

Cà Mau, vùng đất có vị trí địa lý đặc biệt - điểm cực Nam của Tổ quốc, chứađựng nhiều tiềm năng khai thác du lịch sông nước. Là tỉnh có 3 mặt giáp biển, hệthống sông Cà Mau được chia thành hai nhóm sông đổ ra biển Tây và biển Đôngvới tổng chiều dài trên 7.000km, mật độ trung bình 1,34km/km2 đã hình thành nênnhững nét văn hóa sông nước hết sức độc đáo. Đó là những nếp ăn, mặc, ở, đi lại,tín ngưỡng, văn hóa dân gian,... phảng phất yếu tố sông nước. Tất cả đều là nhữngtiềm năng du lịch hấp dẫn có ý nghĩa trong việc khai thác sản phẩm du lịch văn hóasông nước Cà Mau.

Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra một số định hướng và giải pháp trong xâydựng sản phẩm du lịch sông nước tại Cà Mau nhằm tạo tiền đề để các nhà quản lýxây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng của Cà Mau phù hợp với xu thế pháttriển chung của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Từ khóa: Du lịch sông nước, Văn hóa sông nước, Sông nước Cà Mau, Sảnphẩm du lịch Cà Mau, Du lịch ĐBSCL.

1. TỔNG QUAN VỀ SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Cà Mau là tỉnh có vị trí địa lý là điểm cuối vùng cực Nam của Tổ quốc. Phíabắc giáp Kiên Giang, phía đông bắc giáp Bạc Liêu, phía đông và đông nam giápbiển đông, phía tây và tây nam giáp vịnh Thái Lan. Với vị thế ba mặt tiếp giáp vớibiển cộng với chiều dài bờ biển 254 km, Cà Mau được xem là vùng bán đảo có giátrị kinh tế, sinh quyển và du lịch cao trong cả nước. Trong lĩnh vực du lịch Cà Maucó các nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng như hệ thống rừng đước, rừng tràm(Vườn Quốc Gia (VQG) Mũi Cà Mau, Lâm Ngư Trường 184, VQG U Minh Hạ,Lâm Ngư Trường Sông Trẹm) có giá trị sinh quyển; Các hòn đảo có giá trị du lịch(Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc); Các di tích lịch sử (Hồng Anh Thư Quán,Khu Căn cứ Xẻo Đước, Bến Vàm Lũng…); Một số lễ hội gắn liền với đời sống tâmlinh của người dân Cà Mau (Lễ hội Nghinh Ông, Lễ Vía Bà Thiên Hậu,…). Nét đặcbiệt của Cà Mau là có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Đây là yếu tố hìnhthành nên nét văn hóa sông nước đặc trưng của người dân vùng Đất Mũi.

1.1. Hệ thống sông ngòi ở Cà Mau

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau chằng chịt với mật độ 1,34 km/km2,tổng chiều dài hơn 7000 km chiếm 1/3 chiều dài đường thủy ĐBSCL. Hệ thống

31

sông Cà Mau vô cùng rộng lớn được chia thành hai nhóm sông lớn, một nhóm đổ rabiển Tây (với hệ thống sông Bảy Háp, Cửa Lớn, Ông Đốc, Cái Tàu, Trèm Trẹm,Đồng Cùng, Bạch Ngưu) và một nhóm đổ ra biển Đông (với hệ thống sông GànhHào, Đầm Dơi) tạo thành các cửa sông lớn và hàng trăm hệ thống sông, kênh, rạchnhỏ khác nhau.

Các con sông nhỏ như Đầm Chim, Cái Ngang, Trảng Tràm, Mương Điều,Cây Tràng, Tân Tiến, Cái Bè, Bào Châu, Nhị Nguyệt, Bào Vũng, Cái Ngay, GiồngKè,…

Các hệ thống sông Cà Mau còn chia nhỏ thành các dòng kênh như ChắcBăng, Chợ Hội, Láng Trâm, Tám Chục Thước, Kênh Xáng Cà Mau, Kênh XángQuản Lộ - Phụng Hiệp, Kênh Xáng Lương Thế Trân, Kênh Rạch Hạt, Kênh ChốngMỹ,…

Ngoài ra còn có nhiều rạch: rạch Cái Tàu, Rạch Giếng, rạch Cui, Rạch Thủ,Rạch Gốc, Rạch Ráng, Rạch Dinh, Rạch Tàu, Rạch Giồng, Rạch Chà Là, Rạch BàuSẹn, Lung Lắm, Bà Bường,...

Đầm phá ở Cà Mau không nhiều, hiện tại có Đầm Bà Tường đang được khaithác và phát triển du lịch. Đây vốn là một đầm nước tự nhiên, là nơi sinh sống vàquần tụ của các loài thủy hải sản nên đã thu hút một số lượng dân cư từ nhiều miềnkhác nhau đến định cư lập nghiệp và dần dần hình thành nên nét văn hóa ứng xửsông nước của người dân trên đầm.

Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như vậy, nên dòng sông và connước có vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân Cà Mau.

1.2. Vai trò của sông nước trong đời sống của người dân Cà Mau

Người dân Cà Mau đã tận dụng những lợi thế lớn lao của sông nước vàotrong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Thế nên, đối với họ vai trò của những dòngsông, con nước là rất quan trọng:

Môi trường sông nước là nơi sinh sống của các loài động thực vật, thuận lợicho người dân Cà Mau nuôi trồng thủy sản, cung cấp một lượng lớn thức ăn thủysản cho ngành công nghiệp xuất khẩu của tỉnh nhà.

Với diện tích sông ngòi rộng lớn tạo điều kiện cho Cà Mau phát triển ngưtrường như Lâm Ngư Trường Sông Trẹm, Lâm Ngư Trường 184, các ngư trườngven biển,… thuận lợi cho nhân dân Cà Mau sản xuất, kinh doanh các loại cây trồngvật nuôi.

Nguồn nước từ các dòng sông đã cung cấp một lượng lớn nước sinh hoạt vàphục vụ cho hoạt động tưới tiêu.

Phù sa từ các con sông quanh năm bồi đắp đã đem lại lượng đất trồng giàudinh dưỡng tạo điều kiện cho người dân phát triển nông nghiệp.

32

“Cà Mau đường đi không khó, mà chỉ khó có sông vắng đò”, các con sông cóthể nói là các tuyến đường giao thông huyết mạch để người dân đi lại và là bến đỗcho các loại phương tiện đường thủy.

2. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA SÔNG NƯỚC CÀ MAU

2.1. Họp chợ trên các ngã sông

Người dân Cà Mau thường họp chợ trên các ngã sông, thông thường thì cácngã sông là nơi tàu bè qua lại tấp nập và quy tụ về một mối, có nhiều người sinhsống qua lại và dần dà hình thành nên những khu chợ từ lưa thưa, đông đúc cho đếnsầm uất với đủ các loại hàng hóa, nông sản thực phẩm phục vụ cho đời sống thườngnhật của con người.

Ngoài các chợ họp tại các ngã sông, Cà Mau còn hình thành các chợ ven cửabiển. Các chợ này vốn được hình thành từ rất lâu, khi mà những cư dân người Việtđến và hình thành nên làng ấp thì đã bắt đầu có chợ. Lúc đầu chỉ là khu chợ nhỏbuôn bán hải sản từ các tàu đánh bắt về là chính, dần dần các tàu cá tỉnh ngoài theongư trường biển Tây đánh bắt và vào bán cho thuận tiện đã tạo điều kiện cho cáckhu chợ mở rộng thông thương với quy mô lớn hơn. Cà Mau có các chợ ven cửabiển như Sông Đốc, Hương Mai, Khánh Hội, Gành Hào, Rạch Gốc, Khai Long, GiáLồng Đèn,… là nơi quy tụ của các loại tàu thuyền neo đậu, làm đầu mối cho cácloại hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết dự trữ cho những chuyến ra khơi.

2.2. Chợ trôi Cà Mau

Do đặc điểm địa hình sông nước, bước ra khỏi nhà là đối diện với dòng sông.Người dân Cà Mau ở những vùng sâu vùng xa lâu lâu mới đi chợ một lần đặc biệt làchỉ khi nào trong nhà có đám tiệc hoặc mua sắm tết phải chèo chống cả buổi trờimới tới được chợ. Để đáp ứng nhu cầu cho đa phần gia đình không có điều kiện rachợ thường xuyên, ở vùng Cà Mau người ta đã hình thành nên một hình thức chợmà khách du lịch miền ngoài đến Cà Mau vẫn quen nôm na gọi là “chợ trôi”. Đây làmột dạng chợ di động thả trôi trên sông, người kinh doanh lớn thì là chiếc ghe tambản, võ lãi bán đủ các loại vật dụng, hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộcsống hàng ngày từ cây kim, cọng chỉ cho đến con cá, cọng rau hoặc nhỏ lẻ hơn lànhững chiếc xuồng ba lá chỉ kinh doanh một ít mặt hàng như bánh bao, kem, đábào, trái cây các loại, rau, cá,… Chính vì đặc điểm người bán lưu động, người muacố định nên thông thường những cuộc mua bán thường rất tín nhiệm lẫn nhau,người mua đôi khi thiếu tiền có thể “mua chịu” và hẹn dịp mua lần sau sẽ trả, cònngười bán thì hầu như đã trở nên quen mặt với tất cả dân cư ở vùng mà họ đến buônbán.

Ngày nay, trong nhịp độ phát triển của cuộc sống hiện đại, cơ sở hạ tầng ngàycàng được hoàn thiện, nhiều con đường ven sông được xây dựng. Nông thôn xuấthiện thêm nhiều loại phương tiện đường bộ, nhưng những khu chợ trôi luôn là mộttrong những lựa chọn hàng đầu của mỗi người dân vùng sông nước mỗi khi cần

33

mua một số mặt hàng cần thiết. Đến Cà Mau, du khách có thể thấy được hình thứcchợ trôi ở hầu hết những các vùng quê sông nước ở Cà Mau.

2.3. Tín ngưỡng sông nước của người dân Cà Mau

Cà Mau có nhiều tín ngưỡng văn hóa sông nước gắn liền với đời sống củangười dân. Mỗi tín ngưỡng đều thể hiện rõ nét niềm tin của họ về một cuộc sống anlành, sung túc và hạnh phúc.

Tín ngưỡng thờ Cá Ông (loài cá voi ở biển thường hay cứu giúp người gặpnạn nên được sắc phong là Nam Hải Đại Tướng Quân) ở các cửa biển như SôngĐốc (huyện Trần Văn Thời), Khánh Hội (huyện U Minh) và ở Khu du lịch Hòn ĐáBạc). Hàng năm vào ngày 14, 15,16 tháng 2 âm lịch, lễ hội Nghinh Ông được diễnra rầm rộ tại các cửa biển với mong muốn của người dân là cầu cho mưa thuận gióhòa, tôm cá đầy ghe.

Tín ngưỡng thờ Bà Cậu (Thủy Long Thần nữ ( đồng hóa từ Bà Thiên Y Ana)và Cậu Tài, Cậu Quý con trai của bà), họ được xem là những vị thần phúc tinh chonhững người dân có cuộc sống gắn liền với sông nước. Mỗi người dân ngoài việcdựng miếu thờ Bà Cậu tại các ngã sông, còn đặt một gian thờ trang trọng trên ghethuyền để mỗi ngày được thắp hương, cầu nguyện mong cho con nước thuận hòa,cá tôm đầy ắp, buôn may bán đắt,…

Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – nét văn hóa của người Hoa thể hiệnsự gắn kết dân tộc Việt – Hoa trong đời sống cộng cư của người dân Cà Mau, bàđược xem là người mẹ của biển cả thường xuyên cứu giúp nhiều người đi biển cóghe tàu gặp nạn và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Hàng năm vào ngày 23,24, 25 tháng 3 lễ hội vía bà diễn ra tại Chùa Bà Thiên Hậu trên địa bàn Thành phốCà Mau và Huyện Cái Nước, lễ hội là nét văn hóa đặc sắc thu hút nhiều người đếntham gia, thắp hương, xin xăm và cầu nguyện.

Người Cà Mau còn lập các gian miếu thờ nhỏ ven sông để thờ Bà Chúa Xứ(Tín ngưỡng thờ Mẹ nổi bật nhất của Đồng bằng sông Cửu Long) và thờ Bà ChúaHòn trên đảo Hòn Chuối cũng thể hiện rõ nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cưdân vùng sông nước trong những buổi đầu khai hoang mở đất cho đến ngày nay.

Bên cạnh một số tín ngưỡng nổi trội như trên người dân Cà Mau còn có mộtsố tập tục, kiêng kỵ khi tiến hành các hoạt động buôn bán, khai thác, đánh bắt trênsông nước như: Cúng tàu trước khi ra khơi bằng hoa, mâm ngũ quả (cầu, dừa, đủ,xoài, sung) hoặc thêm bắp (chắc như bắp), bánh bao (bao được lưới cá lớn) và sauđó là nghi thức rửa tàu, người ta dùng một loại nước màu đỏ để rửa tàu hy vọng sẽluôn may mắn; Vẽ mắt cho tàu, ghe. Cách vẽ những đôi mắt tượng trưng cho cácloài thuồng luồng, chim ưng nhằm tránh các loài thủy quái đến gây hại. Ngoài ra,trong một số hoạt động ăn, nói cũng cần có sự kiêng kỵ như tránh nói những điềukhông may rớt, rơi, lật, …; ăn cá tránh lật con cá lại;…

34

2.4. Đời sống sinh hoạt của người dân vùng sông nước Cà Mau

Trong đời sống sinh hoạt của người dân Cà Mau, mọi việc, mọi yếu tố đềugắn liền với sông nước. Ban đầu, khi đến lập nghiệp, dựng nhà, họ thường chọn đốidiện với dòng sông để tiện bề mua bán, săn bắt cá tôm và trồng trọt, có nước sinhhoạt và tưới tiêu. Từ đây đã bắt đầu sản sinh ra nhiều hình thức lao động trên sôngnhư đóng đáy, ghe cào, chày lưới, cất vó, đặt lợp, giăng câu, dựng chà,… đem lạinguồn lợi cũng như thu nhập hàng ngày cho người dân.

Sông Cà Mau là một hệ thống sông đặc biệt, có sông nước ngọt, sông nướcmặn, sông nước lợ, có sông lúc thì nước ngọt, lúc thì nước lợ nên đã hình thành nênnhiều hệ sinh thái ven sông, người dân có thể nuôi trồng nhiều loại động thực vậtmột cách phong phú. Bên cạnh đó, dòng sông còn là nơi tắm mát của những tuổithơ đua nhau lặn ngụp, là nơi giặt giũ, là bến nước trong xanh vẽ lên bức tranh quêấm áp của mỗi con người. Chính cái chất mặn mòi pha lẫn chút phù sa đã hìnhthành nên những làn da rám nắng của những người cha, người chị, người mẹ quanhnăm đắm mình với con nước.

Những người đi nhiều, buôn bán thường xuyên rất giỏi trong việc canh connước, họ có thể canh khi nào thì nước lớn, nước ròng để mà hạ thủy cho thuậnbuồm xuôi gió. Phương tiện chủ yếu để lưu thông đường thủy thường là xuồng balá, ghe tam bản, võ lãi,… mỗi loại phương tiện cũng tùy vào hoàn cảnh của mỗi giađình và mục đích sử dụng mà có. Thông thường thì xuồng ba lá dùng để lưu thôngtheo những con kênh, con rạch nhỏ; ra sông lớn thì đi võ lãi để tránh sóng xô; buônbán thì chủ yếu là ghe. Các phương đều là một phần quan trọng không thể thiếutrong đời sống của người dân Cà Mau trước sự mênh mông của sông nước.

Để đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân vùng sông nước, ngoài các phươngtiện giao thông nói trên, những chiếc cầu khỉ, cầu tre lắc lẻo cũng được dựng lên đểnối liền hai bờ sông hoặc con kênh. Thông thường thì ở gần nhà nào thì nhà đó khởixướng dựng cầu và được bà con xung quanh góp sức dựng tiếp. “Mắm trước, đướcsau, tràm theo gót, sau hàng dừa nước, mái nhà ai”. Từ thuở khai hoang mở đất,người Cà Mau đã gắn bó với những loài cây nói trên. Nên cây cầu có thể làm bằngcây đước, cây tràm, hoặc cây dừa. Tuy không thực sự kiên cố nhưng những cây cầuđã trở thành điểm tựa cho khách bộ hành khi đi qua một khoảng sông vắng đò.

Dòng sông còn được ví như dòng đời của những phận người trôi nổi khôngđất đai, không điểm tựa ở trên bờ. Họ phải nương vào con nước để tìm kiếm kế sinhnhai. Lênh đênh trên sông nước, các phương tiện trở thành căn nhà di động, có bếpnúc để nấu ăn và rày đây mai đó. Họ có thể làm nghề hạ bạc, làm một dân thươnghồ, đóng đáy,... Khi rảnh rỗi thì nhâm nhi vài ly rượu đế, dạo phím đàn và cất lênnhững câu vọng cổ bùi tai để rồi sau đó quay về thực tại là gắn bó một đời với connước dòng sông.

35

Tất cả những nét sinh hoạt, nếp ăn, nếp ở của người dân vùng sông nước đãhình thành nên những giá trị văn hóa đặc sắc mà chúng ta cần khai thác trong hoạtđộng du lịch hiện nay ở Cà Mau.

3. KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA SÔNG NƯỚC TRONG XÂYDỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH CÀ MAU.

3.1. Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa sông nước Cà Mau vào hoạtđộng du lịch

Có thể nói những hoạt động du lịch văn hóa sông nước Cà Mau còn mangtính tự phát, chưa có sự quy hoạch một cách có hệ thống. Hiện tại chỉ có một số sảnphẩm du lịch kết hợp giữa du lịch tham quan thắng cảnh bằng một số phương tiệnđường thủy tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, rừng U Minh Hạ, Lâm ngư trườngSông Trẹm và tại một số điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng chủ yếu là cáchoạt động ngồi ca-nô ngắm cảnh, chèo xuồng đi xổ vuông, bắt cua, bắt cá,…

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Cà Mau thực sự có nhiều tiềm năng để pháttriển du lịch sông nước. Thế nhưng, trong hoạt động khai thác du lịch sông nướccủa Cà Mau chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Cònnhiều khía cạnh của du lịch văn hóa sông nước chưa được khai thác như thâm nhậpvào đời sống của người dân, tìm hiểu một số ngành nghề liên quan đến sông nước,khai thác chợ trôi trong phát triển du lịch, các lễ hội du lịch chưa được chú trọngtrong tuyên truyền quảng bá rộng rãi đến khách du lịch,…

Đặc trưng của Cà Mau là du lịch sinh thái rừng và biển, yếu tố gắn liền vớibiển cũng là một trong những khía cạnh để Cà Mau khai thác những giá trị du lịchsông nước. Cà Mau cũng có một số đảo như Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai, Hòn Chuối,nhưng chỉ có Hòn Đá Bạc được chú trọng trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá dulịch, còn Hòn Khoai và Hòn Chuối thì chưa thực sự được chú trọng, riêng đối vớiHòn Chuối thì hầu như rất yếu kém về mặt cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, hoạt độngdu lịch còn rất yếu. Các hoạt động khai thác, đánh bắt trên biển, đi tàu ra các đảo đểtham quan và tìm hiểu về đời sống của các ngư dân nếu được chú trọng khai thác sẽgóp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương.

Ngoài ra, các cửa biển, các con sông lớn ở Cà Mau là nơi tụ họp nhiều giá trịvăn hóa du lịch sông nước như sản sinh ra nguồn thủy hải sản dồi dào phục vụ nhucầu ẩm thực trong du lịch; là những khu chợ đầu mối cho các tàu thuyền từ các khuvực khác đến trao đổi, mua bán; nơi quy tụ nhiều tín ngưỡng dân gian sông nước;…chưa được đưa vào trong một số chương trình du lịch cụ thể, nên có thể nói là chưaphát huy được hết vai trò và thế mạnh của văn hóa sông nước trong hoạt động dulịch ở Cà Mau.

Ngày nay, hệ thống cơ sở hạ tầng ở Cà Mau đang dần dần hoàn thiện, đườngđến các điểm du lịch đã được trải nhựa hoặc bê-tông hóa, xe du lịch có thể thẳngchỗ đến nơi, nỗi lo lắng về “sông vắng đò” không còn trong tâm trí của khách du

36

lịch. Người dân ở nông thôn đã biết lưu thông bằng những chiếc xe gắn máy nhanh,mau, gọn, lẹ. Thế nhưng, đây cũng là một trong những yếu tố dần dần làm mai mộtđi những giá trị văn hóa sông nước của người dân Cà Mau. Cho nên đối với hoạtđộng du lịch, chúng ta cần phải có những hành động thiết thực để duy trì và pháthuy các giá trị văn hóa sông nước của địa phương.

3.2. Định hướng xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa sông nước Cà Mau

Từ thực trạng khai thác du lịch sông nước như trên, tác giả đưa ra một sốđịnh hướng trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa sông nước gắn vớitiềm năng và thế mạnh của vùng. Cụ thể là định hướng xây dựng những sản phẩmdu lịch như sau:

+ Du lịch tham quan các cửa biển và các chợ ven biển: Tham quan các cửabiển như cửa sông Ông Đốc, Gành Hào, Giá Lồng Đèn, Hương Mai,… vừa thamquan vừa hưởng ứng không khí mua bán tấp nập tại các chợ cửa biển và nét trầmmặc của những chiếc tàu đánh cá phơi mình sau những chuyến xa khơi. Khách dulịch có thể thưởng thức đặc sản và mua sắm những sản phẩm đặc trưng của du lịchCà Mau. Bên cạnh đó, tham quan chợ trôi Năm Căn – nét đặc trưng của chợ cà Maucũng là một sản phẩm du lịch thú vị để du khách tìm hiểu thêm về loại hình chợ độcđáo của Cà Mau…

+ Du lịch sinh thái sông nước, biển, đảo: Phát triển du lịch sinh thái tại cáckhu dự trữ sinh quyển (Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, các rừng phòng hộ ven biển,Vườn quốc gia U Minh Hạ), Khu đa dạng sinh học Lâm Ngư Trường Sông Trẹm;du lịch sinh thái biển, đảo tại đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối (2 hòn đảo còn hoang sơvà có giá trị du lịch cao).

+ Du lịch homestay: Khai thác du lịch homestay, trải nghiệm một ngày làmngư dân cùng tham gia vào các hoạt động đánh bắt thủy hải sản tại các điểm nhưđảo Hòn Chuối, sông Ông Đốc, Hòn Đá Bạc, Cái Đôi Vàm, cửa biển Khánh Hội,cửa biển Hương Mai, cửa biển Giá Lồng Đèn…

+ Du lịch nông nghiệp: Tìm hiểu về nuôi trồng thủy, hải sản của các hộ dânven sông như các hộ nuôi tôm, nuôi cua ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, NgọcHiển, Cái Nước,…; nuôi cá nước ngọt trên sông Trẹm, sông Giồng Kè, …

+ Du lịch lễ hội, tín ngưỡng: Tổ chức tham dự các lễ hội văn hóa sông nướchàng năm như Lễ Hội Nghinh Ông Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (14,15,16tháng 02 âm lịch); lễ hội Vía Bà Thiên Hậu tại chùa bà Mã Châu, Tp Cà Mau(23,24,25 tháng 3).

+ Du lịch tìm hiểu, tham gia, trải nghiệm đời sống của người dân trên sôngnước: Các nghề trên sông như nghề đóng đáy tại các cửa sông Gành Hào, Bảy Háp,sông Cửa Lớn, sông Rạch Tàu,..; nghề ghe cào ở sông Tam Giang, Khánh Hội, BồĐề,…; nghề đặt nò, đặt đó, đăng lưới, giăng câu, chài lưới trên các nhánh sông nhỏcủa Cà Mau. Khai thác các giá trị du lịch sông nước tìm hiểu đời sống của dân

37

thương hồ thông qua việc kết hợp với các loại hình du lịch nêu trên khắp các địahình sông nước của Cà Mau.

+ Du lịch thể thao trên sông: Tổ chức các hoạt động thể thao như lặn biển(Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Hòn Khoai); đua ghe, chèo thuyền kayak, bơi lội bắtbóng trên sông, tại một số địa thế sông nước có vai trò chủ đạo trong đời sống củangười dân như sông Trẹm, sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Tam Giang; lướtván bắt sò trên bùn (trên các bãi bồi ở Đất Mũi, Khai Long, cồn Ông Trang,…)

3.3. Giải pháp phát huy các giá trị văn hóa sông nước trong việc xâydựng sản phẩm du lịch Cà Mau

Nhìn chung, khả năng thành công khi đưa các giá trị văn hóa sông nước vàoxây dựng các sản phẩm du lịch ở Cà Mau là rất lớn. Trong quá trình xây dựng sẽkhông tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Chính vì thế mà tác giả đưa ra mộtsố giải pháp, góp phần phát huy các giá trị văn hóa sông nước Cà Mau trong xâydựng sản phẩm du lịch như sau:

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địaphương về ý nghĩa và tầm quan trọng của các giá trị văn hóa sông nước trong hoạtđộng du lịch. Thể hiện rõ quan điểm văn hóa sông nước không chỉ là tiềm năng màcòn là thế mạnh về du lịch mà thiên nhiên đã ban tặng cho Cà Mau.

Tổ chức triển khai điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá, phân tích, tổnghợp… các tiềm năng du lịch sông nước. Qua đó, rút ra những tiềm năng mang tínhkhả thi cho hoạt động du lịch và kết hợp với địa phương để khai thác các giá trị đóđể xây dựng thành những sản phẩm du lịch phù hợp.

Xây dựng các sản phẩm du lịch sông nước đặc thù của Cà Mau có gắn vớiyếu tố rừng và biển đảo nhằm tránh sự trùng lắp với các sản phẩm du lịch sôngnước ở các tỉnh khác ở ĐBSCL.

Xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, khoa học đan xen và bổ sung yếutố du lịch sông nước vào trong từng sản phẩm du lịch của địa phương. Bên cạnhviệc xây dựng các tour tuyến du lịch sông nước đặc thù, cần mềm dẻo và uyểnchuyển trong việc kết hợp du lịch sông nước với các loại hình du lịch khác ở nhữngnơi vừa có tiềm năng du lịch sông nước và các tiềm năng du lịch khác .

Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân như vận động khôngvứt rác và xả thải dưới lòng sông, giữ gìn cho nguồn nước phục vụ cho đời sốngsinh hoạt của người dân và cảnh quang hai bên bờ sông luôn luôn sạch sẽ và thoángmát.

Cần chú trọng hơn nữa công tác xúc tiến và quảng bá du lịch tại một số điểmdu lịch sông nước nổi bật của Cà Mau như Đầm Thị Tường, chợ trôi Năm Căn,Lâm ngư trường Sông Trẹm, chợ cửa biển Sông Đốc, Hương Mai, Giá Lồng Đèn,…

38

Phát huy các giá trị văn hóa lễ hội sông nước bằng một số việc làm cụ thểnhư tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân những sự kiện lễ hội diễn ratrong năm; tổ chức các chương trình tour trong các đợt lễ hội như Nghinh Ông, VíaBà Thiên Hậu,… để khách du lịch có điều kiện tham gia và tìm hiểu sâu thêm vềnét văn hóa lễ hội đặc sắc của địa phương.

Việc xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa sông nước Cà Mau với tiềmnăng sẵn có, định hướng lâu dài và nhiều giải pháp đồng bộ sẽ tạo điều kiện để giữgìn và phát nước huy các giá trị văn hóa sông nước đặc sắc của địa phương. Đâycũng là một việc làm thiết thực góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của CàMau trong xu thế phát triển chung của du lịch ĐBSCL.

Dỡ chà bắt cá trên Đầm Thị Tường Ảnh: Thanh Trà

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hà Sơn, Hải Linh (biên soạn), 2012, Khoa học về môi trường và tự nhiên, Nxb HàNội.2. Phạm Hồng Long (chủ biên), 2009. Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội3. Thái Văn Long, 2007, Lịch sử địa phương Cà Mau, Nxb Đại học Sư Phạm4. Võ Quế (chủ biên), Du lịch cộng đồng- lý thuyết và vận dụng. Nxb. Khoa học và Kỹthuật, Hà Nội, 2006.5. Lê Văn Thắng (chủ biên), 2008, Giáo trình Du lịch và Môi trường, Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội, Hà Nội6. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb giáo dục7. Trần Diễm Thúy, 2009, Văn hóa du lịch, Nxb Văn hóa thông tin.8. Bùi Thị Hải Yến , 2009, Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội9. Trung tâm thông tin Xúc tiến du lịch Cà Mau, 2016, Sổ tay Hướng dẫn thuyết minh dulịch Cà Mau, Nxb Thông Tấn

39

KHAI THÁC CÁC KÊNH TIẾP THỊ CÔNG NGHỆ SỐCHO CÁC ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CÀ MAU

ThS. Trần Thị DiệuTrung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch

tỉnh Cà Mau

TÓM TẮTBài tham luận tập trung giới thiệu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp

ứng dụng các kênh marketing số đối với các điểm du lịch cộng đồng tại Cà Mau.Dựa trên cơ sở lý thuyết về tiếp thị số, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng khaithác hai kênh marketing trực tuyến gồm website và Facebook của 14 điểm du lịchcộng đồng tại Cà Mau. Từ kết quả khảo sát cho thấy, 05/14 điểm du lịch có websitevà 4/14 điểm có sử dụng Facebook. Tuy các điểm DLCĐ có website nhưng chấtlượng các website còn hạn chế; Kết quả khảo sát đối với Facebook cho thấy một sốhạn chế về loại hình trang facebook, chất lượng các bài đăng và tần suất tương tácvới người dùng. Từ kết quả này bài viết đề xuất một số giải pháp đề xuất nhằm nângcao hiệu quả ứng dụng hoạt động tiếp thị số vào công tác xúc tiến điểm du lịch cộngđồng tại Cà Mau.

Từ khóa: Digital Marketing, Tiếp thị Công nghệ số, Du lịch Cà Mau, Du lịchcộng đồng.

I. LỜI MỞ ĐẦU

Internet và các công nghệ có liên quan đến Internet đã có tác động tới ngànhdu lịch một cách bất ngờ và chưa từng thấy ở các ngành, dịch vụ khác. Thông tintrực tuyến hiện nay đã trở thành một trong những nguồn ảnh hưởng chủ yếu tớiquyết định mua hàng của khách du lịch. Chính vì thế, làm tốt công tác marketing dulịch thông qua các kênh trên nền tảng Internet trở thành một bộ phận quan trọngtrong chiến lược marketing nói riêng và phát triển du lịch nói chung.

Cà Mau là điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực và cả nước. Nơi đây có haihệ sinh thái ngập mặn và ngập ngọt đặc trưng bởi Vườn quốc gia Mũi Cà Mau(VQG Mũi Cà Mau) và Vườn quốc gia U Minh Hạ (VQG U Minh Hạ) được xếpvào khu Dự trữ sinh quyển, khu Ramsar của thế giới. Đây là cơ sở để tỉnh phát triểnnhững sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, hướng đến loại hình du lịch sinhthái (DLST) dựa vào cộng đồng.

DLST dựa vào cộng đồng được đánh giá là một trong những sản phẩm dulịch đặc trưng của tỉnh Cà Mau. Đây cũng là xu hướng phát triển phù hợp với thờiđại dựa trên nhu cầu ngày càng cao của du khách trong trải nghiệm các điều kiện tựnhiên, văn hóa của điểm đến một cách chân thực nhất. Từ điều kiện về tài nguyênthiên nhiên hấp dẫn, với hai vườn quốc gia thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới,

40

loại hình DLST dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau đã phát triển một cách tự phátvà bước đầu chiếm được cảm tình của du khách.

Có thể nói chưa bao giờ, mô hình DLST dựa vào cộng đồng tại Cà Mau lạiphát triển một cách sôi nổi như hiện nay. Các điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) tậptrung nhiều ở hai VQG, và một số điểm lân cận gần với các tuyến du lịch trọngđiểm của tỉnh. Khi người nông dân chuyển sang làm du lịch đòi hỏi trang bị nhiềukỹ năng, kiến thức quan trọng. Một trong những kỹ năng cần thiết cho DLCĐ CàMau là công tác tiếp thị sản phẩm, nhằm giới thiệu đến du khách sản phẩm, dịch vụcủa mình; đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh với các điểm đến khác.

Bài viết được thực hiện nhằm khảo sát tiềm năng, thực trạng và đề xuất giảipháp ứng dụng các công cụ marketing số vào hoạt động quảng bá các điểm DLCĐtại Cà Mau. Bài viết được kết cấu gồm 5 phần: Lời giới thiệu, Giới thiệu du lịchcộng đồng Cà Mau, Cơ sở lý luận về hoạt động tiếp thị số, Thực trạng và giải phápđề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị số cho các điểm DLCĐ tại Cà Mau.

II. GIỚI THIỆU DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CÀ MAU

Theo khảo sát của tác giả, ở Cà Mau có 14 điểm du lịch do người dân đứng ratổ chức. Về mặt bản chất, một số điểm chưa đủ điều kiện để xếp vào loại hìnhDLCĐ. Tuy nhiên, để đơn giản bài tham luận, tác giả xem xét tất cả các điểm này làDLCĐ (xem phụ lục danh sách các điểm DLCĐ tại Cà Mau). Có thể phân chia cácđiểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Cà Mau thành hai nhóm chính, dựa theovị trí địa lý. Đó là các điểm DLCĐ tại VQG U Minh Hạ, và các điểm DLCĐ tạiVQG Mũi Cà Mau.

2.1. Sản phẩm DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Mũi Cà Mau

VQG Mũi Cà Mau là điểm đến chính của tỉnh, nằm trên tuyến du lịch trọngyếu TP.Cà Mau – Năm Căn – VQG Mũi Cà Mau. Tại VQG Mũi Cà Mau đã hìnhthành sản phẩm DLCĐ Đất Mũi, do các hộ nông dân đứng ra tổ chức quản lý, vớiđặc trưng là các hoạt động tham quan mô hình nuôi tôm, trải nghiệm các hoạt độngđánh bắt hải sản cá, tôm, cua, sò, ốc, hàu… tìm hiểu sự phong phú đặc sắc của hệsinh thái rừng ngập mặn. Các sản phẩm tiêu biểu của các hộ DLST dựa vào cộngđồng tại Đất Mũi gồm:

o Tham quan vuông tôm bằng phương tiện thủy.o Tìm hiểu nghề nuôi tôm truyền thống Đất Mũi và sự đa dạng của hệ

sinh thái rừng ngập mặn.o Trải nghiệm các hoạt động bắt hải sản như xổ vuông, đổ lú bắt tôm, đổ

lợp bắt cua, câu cá, giăng lưới bắt cá, bắt ốc len, sạc sò, bắt ba khía…o Tham gia trải nghiệm nghề nuôi Hàu lồng trên kênh Lạch Vàm và bãi

bồi Mũi Cà Mau.

o Ngắm hoàng hôn và bình minh tại Đất Mũi, điểm cực nam Tổ quốc.

41

o Thưởng thức hải sản tươi sống.o Dịch vụ lưu trú: Ngủ nhà sàn.

o Phục vụ đờn ca tài tử.2.2. Sản phẩm DLST dựa vào cộng đồng VQG U Minh HạVQG U Minh Hạ là điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Cà Mau thuộc tuyến du

lịch TP.Cà Mau – VQG U Minh Hạ - Hòn Đá Bạc. Sản phẩm DLST dựa vào cộngđồng tại VQG U Minh Hạ được xây dựng dựa trên tài nguyên thiên nhiên hệ sinhthái rừng ngập ngọt, vùng đất U Minh mầu mỡ với thảm thực vật phong phú, trongđó nổi bật có cây tràm, loài cây có khả năng bám trụ rất tốt trên đất phèn chua, ngậpúng. Rừng U Minh Hạ kỳ bí với nhiều sự tích đã được các nhà văn, nhà thơ khaithác trong các tác phẩm. Đó còn là nơi sản sinh ra nghề ăn ong, nét văn hóa đẹp vềsinh kế của người dân Cà Mau.

o Đi xuồng tham quan hệ sinh thái rừng tràm ngập nước.o Trải nghiệm các hoạt động bắt cá đồng và các loại sản vật đồng như

lươn, rùa, rắn.o Tham quan và tìm hiểu nghề gác kèo ong, sinh kế của người dân địa

phương.o Thưởng thức mật ong và các món ngon từ mật ong và ong non.

o Thưởng thức các món đặc sản như cá đồng, lươn, rùa, rắn….o Dịch vụ ngủ đêm trong rừng.o Tổ chức các hoạt động tập thể theo yêu cầu.o Phục vụ đờn ca tài tửo Tham quan vườn trái cây: Mận, bưởi,…o Tham quan rừng tràm và đi ăn ongo Thưởng thức các đặc sản địa phương.

III. HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ SỐTiếp thị số, hay tiếp thị công nghệ số xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh digital

marketing. Đây là hình thức tiếp thị chủ đạo trong xu thế Internet và các thiết bị sốtrở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Cóthể hiểu Digital Marketing là phương pháp quảng bá, tiếp thị sản phẩm, thương hiệuthông qua trên các nền tảng như website, email, ứng dụng (cơ bản và trên di động)và các mạng xã hội. Các công cụ tiếp thị công nghệ số phổ biến tại Việt Nam hiệnnay bao gồm:

o Website/blog: Kênh đăng tải các thông tin dịch vụ, sản phẩm, thươnghiệu để phục vụ nhu cầu tham khảo của khách hàng.

42

o SEO (Search engine optimization): Tối ưu hóa website trên các côngcụ tìm kiếm (như Google Search). Mục đích là nâng cao thứ hạng và vị trí củawebsite trên các công cụ tìm kiếm (seach engines) như Goolge, Yahoo, Bing....

o SEM (Search Engine Marketing): Quảng cáo (có trả phí) trên các côngcụ tìm kiếm.

o Email Marketing: Tiếp thị tới người dùng bằng email.o Quảng cáo banner online: Đặt banner quảng cáo trên các diễn đàn, các

trang tin tức điện tử lớn.o Social Media Marketing: Tiếp thị và tương tác với người dùng thông

qua các mạng xã hội.o Mobile Marketing: Marketing trên điện thoại bằng cách hình thức như

gửi tin nhắn, ứng dụng điện thoại (apps)…Marketing công nghệ số có mục tiêu tương tự như marketing truyền thống là

thu hút khách hàng tiềm năng và củng cố lòng tin đối với khách hàng trung thành.Sự hiệu quả của chiến lược Marketing sẽ đem lại lợi nhuận lớn và định vị thươnghiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, digital marketing không dùng cácphương tiện marketing truyền thống mà sử dụng các công cụ kĩ thuật số, song hànhvà không thể tách rời nền tảng công nghệ.

Digital marketing được xác định là xu thế phát triển do những ưu điểm vượttrội như không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ; có thể tiến hànhmọi lúc mọi nơi, phản ứng nhanh, cập nhật thông tin sau vài phút; Chi phí thấp vàcó thể kiểm soát được chi phí quảng cáo; cho phép lưu trữ thông tin khách hàng dễdàng… Chính vì thế, hoạt động tiếp thị công nghệ số ngày càng trở nên phổ biếntrong nhiều ngành nghề, trong đó có lĩnh vực du lịch.

IV. ỨNG DỤNG MARKETING CÔNG NGHỆ SỐ TẠI CÁC ĐIỂMDLCĐ TẠI CÀ MAU

Bài viết tiến hành khảo sát thực trạng khai thác hai kênh marketing công nghệsố chủ yếu là website và facebook fanpage. Website được xem là công cụ đầu tiênquan trọng nhất để điểm du lịch có thể tiếp cận và giới thiệu những thông tin củamình đến với khách du lịch sử dụng internet. Ngoài website, Facebook được xem làkênh mạng xã hội tiêu biểu nhất để quản lý điểm du lịch tương tác với du khách.Theo thống kê đến cuối tháng 3 năm 2018, trên thế giới có 2,23 tỷ người dùngfacebook, chiếm 30% dân số thế giới. Trong đó, Việt Nam có số người dùngfacebook đứng ở vị trí thứ 7 toàn cầu, với 58 triệu người dùng, chiếm 62% dân sốcả nước. Du lịch thuộc nhóm thư giãn, giải trí, và đây là lĩnh vực được nhiều rấtnhiều người dùng facebook quan tâm. Trên nền tảng facebook, các thông tin, hìnhảnh về điểm đến được chia sẻ một cách nhanh chóng, dễ dàng, và đặc biệt thu hút

43

được sự tương tác cao của người dùng qua nhiều hình thức như thích (like), theo dõi(follow), chia sẻ (share), bình luận (comment), gửi tin nhắn (inbox)….

1. Thực trạng hoạt động các website DLCĐ Cà MauKhảo sát cho thấy có 5/14 điểm DLCĐ tại Cà Mau có website giới thiệu các

sản phẩm, dịch vụ của mình. Con số này cho thấy các điểm DLCĐ chưa khai tháchết tiềm năng của kênh thông tin website trong việc tiếp cận du khách. Tất cả 4điểm DLCĐ có website thuộc khu vực VQG Mũi Cà Mau. Nguyên nhân có thể dotình hình hoạt động của du lịch nói chung, DLCĐ nói riêng tại VGQ Mũi Cà Maugần đây diễn ra sôi động hơn, đặc biệt là khi tuyến đường Hồ Chí Minh được thôngxe đến Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau. Vì thế, lượng khách đến đây tặngvượt bậc.

Để đánh giá chất lượng các website, tác giả dùng công cụ SeoQuake đượctích hợp vào trình duyệt (chrome, firefox…). Đây là một trong những công cụ phântích website phổ biến. SeoQuake đưa ra nhiều chỉ số để đánh giá website. Trong đócó các chỉ số quan trọng mà tác giả tập trung trong phạm vi bài nghiên cứu này nhưsau:

Alexa rank là chỉ số xếp hạng của alexa cho biết rằng website đó được ngườidùng Internet biết đến và truy cập vào đó phổ biến đến mức độ nào. Chỉ số này càngthấp chứng tỏ thứ hạng của website càng tốt. Theo một số chuyên gia, các websitetốt thường có Alexa Rank dưới 1,5 triệu.

Google index là số trang trên website được google đánh chỉ mục. Con số nàycàng cao càng tốt.

Ngoài ra, ở mỗi website, tác giả ghi nhận lượt truy cập tích lũy tính tới thờiđiểm hiện tại. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, số lượt truy cập này mang tính tương đốivì cách tính con số này thường xuyên không đồng nhất giữa các nhà quản trị.

Bảng 1: Kết quả khảo sát hoạt động các website điểm đến du lịch ĐBSCL

Tên điểm DLCĐ Địa chỉ trang web Googleindex

Alexarank

Lượttruycập

Nguyễn Văn Nhuần http://dulichcongdongnguyenvannhuan.com/ 162 n/a 1353

Quách Văn Ngãi http://dulichsinhthaidatmui.com/ 65 n/a 16823

Đất Mũi – 3 Sú https://dulichhomestaydatmui.com/ 20 19.0M 17389

Đất Mũi - NguyễnHùng http://dulichmuicamau.com/ 25 n/a 1432

Biển Xanh Đất Mũi- Hoàng Hôn http://dulichmuicamau.vn/ 32 n/a n/a

N/A: Không hiển thị kết quả

44

Từ kết quả cho thấy trong số 05 website, website của hộ Nguyễn Văn Nhuầncó số trang được Google chỉ mục (Google index) cao nhất, với 162 bài. Nhữngwebsite của các điểm còn lại có số chỉ mục thấp. Các website cần đăng nhiều bàihơn làm phong phú nội dung của trang, tạo điều kiện để đưa trang đến với nhiềungười dùng hơn.

Trong số 05 trang web, chỉ có website của điểm 3 Sú được trang Alexa xếphạng. Tuy nhiên, thứ hạng 19 triệu còn thấp. Website của điểm 3 Sú cũng có lượttruy cập cao nhất so với các điểm còn lại.

Đa số các website đều có nút liên kết đến facebook fanpage. Tuy nhiên, ởtrang web của hộ Nguyễn Văn Nhuần thì khi click vào trang fanpage thì báo lỗi (dotrang fanpage không còn hoạt động). Tương tự, ở trang web của điểm 3 Sú đưa linkfacebook fanpage không vào được, dù trang fanpage còn hoạt động. Các trang webnên thường xuyên kiểm tra các link này để du khách có thể truy cập và tìm thông tinmột cách thuận tiện nhất.

Nhìn chung, việc đầu tư một trang web để du khách có thể tham khảo cácthông tin là một điều cần thiết. Ở một điều kiện kinh phí còn hạn chế của các hộDLCĐ, điều này chứng tỏ các hộ cũng đã ý thức được sự cần thiết này, và có sựquan tâm đến việc khai thác kênh thông tin website trong việc tìm kiếm và hỗ trợkhách hàng. Đặc biệt hầu hết các website có bài viết và hình ảnh hướng dẫn khá chitiết đường đi đến điểm du lịch cho du khách từ thành phố Hồ Chí Minh, hay thànhphố Cà Mau.

Tuy nhiên, các website này còn khá đơn giản, nội dung mang tính chungchung, chưa nêu ra được nét riêng, nét độc đáo của mỗi điểm đến. Ở một số trangweb phần hình ảnh, thiết kế màu sắc chưa bắt mắt và chưa tạo được sự thuận tiệncho người dùng. Ví dụ ở trang web của điểm du lịch 3 Sú các hình ảnh có kíchthước không bằng nhau, không đẹp mắt. Còn trang chủ website của điểm HoàngHôn, thiếu hình ảnh tạo một khoảng trống lớn. Khi truy cập vào một website, ngườidùng sẽ có ấn tượng đầu tiên đối với trang chủ nên việc chú ý thiết kế nội dung,hình ảnh thật đẹp của trang chủ là quan trọng. Website cũng là kênh giao tiếp giữađiểm du lịch và du khách nên cần được đầu tư một cách chuyên nghiệp và thườngxuyên cập nhật các nội dung, hình ảnh mới. Đa số các trang web này phục vụ mụcđích giới thiệu điểm đến, chưa được thường xuyên cập nhật bài viết mới. Qua traođổi, được biết ở các điểm DLCĐ không đủ nhân sự quản lý trang web để cập nhật,kiểm tra bài viết.

2. Thực trạng hoạt động Facebook fanpage các điểm DLCĐ Cà Mau

Khảo sát cho thấy có 4/14 điểm DLCĐ Cà Mau có sử dụng facebook đểtương tác với du khách.

45

Bảng 2: Thống kê tình hình sử dụng fanpage của các điểm DLCĐ tại CàMau

Post gần đây nhất

Tên điểm DLCĐ Tên facebookfanpage

Loạitrang

Lượtthích/lượttheodõi

Ngày

Lượtthích/bìnhluận/chia

sẻ

Ghi chú

Quách Văn NgãiDL Đất Mũi(Trang cánhân)

Trang cánhân

17/6

5/0/0

Post có đầy đủthông tin liên hệgồm website,điện thoại, hìnhảnh, nội dunggiới thiệu.Post hơi dài cầnngắn gọn hơn

Đất Mũi – 3 SúKhu du lịchcộng đồng 3Sú

Nhómkín (86thànhviên)

Đất Mũi -Nguyễn Hùng

ĐiểmHomestay Dulịch sinh tháiĐất Mũi

Fanpage 165/1692

7/63/0/1

Bài đăng có đủthông tin/hìnhảnh,Post dài.

Hương Đất MũiHomestayHương ĐấtMũi

Fanpage 63/662

7/32/0/0

Post có thông tinliên hệ điện thoại.Thiếu nội dung

Khảo sát được thực hiện vào ngày 14/7/2018.

Trong số đó, có 2 trang fanpage của điểm Nguyễn Hùng và điểm Hương ĐấtMũi, 1 trang cá nhân của hộ ông Quách Văn Ngãi, và 1 nhóm kín (closed group)của điểm 3 Sú. Về bản chất, group được xây dựng cho hoạt động của một cộngđồng các thành viên để chia sẻ các thông tin với nhau, vì thế group có thể ở dạngmở (open group) hoặc dạng nhóm kín (closed group); trong khi fanpage luôn cótính công khai và có thể hiển thị bất cứ khi nào người dùng tìm kiếm. Tất cả ngườidùng facebook đều có thể truy cập để xem thông tin bài viết, hình ảnh video màfanpage chia sẻ. Chính vì thế, fanpage sẽ phù hợp hơn với một điểm du lịch.

Đáng lưu ý, một số điểm du lịch như Hương Đất Mũi, dù không có websitenhưng vẫn hoạt động trang facebook. Điều này có thể giải thích facebook là công cụthông tin gần như miễn phí, tiết kiệm giúp chủ hộ DLCĐ kết nối với du khách màkhông cần bỏ ra một khoản phí nào giống như tạo trang web. Tuy nhiên, một số hộkhác lại chưa khai thác hết hiệu quả của facebook vào hoạt động marketing củamình. Một số hộ đầu tư cho website nhưng không khai thác kênh facebook.

Đa số các trang facebook của các điểm DLCĐ có thời gian hoạt động tươngđối ngắn. Lượng bài đăng (post) chưa nhiều, chưa thường xuyên. Khi kiểm tra chất

46

lượng các bài đăng, đa số các điểm DLCĐ làm tốt khâu đưa thông tin. Các postchứa đầy đủ hình ảnh chân thực về điểm đến, thông tin liên hệ để du khách đặt dịchvụ. Tuy nhiên một số post có phần nội dung khá dài, thông thường du khách sẽkhông dành nhiều thời gian để đọc 1 post. Ở fanpage của Hương Đất Mũi thì postthiếu phần nội dung thông tin (chỉ đưa hình ảnh và số điện thoại liên hệ). Thực tế,để người dùng tương tác với fanpage thì các post phải đa dạng về mặt hình thức(hình ảnh, video, livestream, minigame…) và nội dung phải đa dạng hấp dẫn, tạo racâu chuyện hoặc thúc đẩy người dùng bình luận, tương tác, chia sẻ….

V. ĐỀ XUẤT KHAI THÁC CÁC KÊNH TIẾP THỊ SỐ CHO CÁCĐIỂM DLCĐ CÀ MAU

1. Tối đa hiệu quả website

Website du lịch cần vừa đảm bảo nội dung phong phú, hình thức đẹp mắt hấpdẫn nhưng cần phải thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật. Mỗi điểm du lịch cần căn cứvào điều kiện của mình để xây dựng và vận hành trang web một cách hiệu quả.

Theo kết quả nghiên cứu nhiều mô hình đánh giá website của tổ chức tiếp thịđiểm đến, một website điểm đến cần có những yếu tố sau:

Bảng 4: Các yếu tố cần có của website điểm đến du lịch

STT Nhóm yếu tố Các yếu tố chi tiết

1Thông tin –information

Điểm đến, cơ sở lưu trú, giao thông, vé các hoạt động vănhóa, thể thao, giải trí, ẩm thực, bản đồ, sách hướng dẫn du lịch,thời tiết, các thủ tục hành chính, tin tức.

2Quan hệ -Relationship

Các plug in liên kết với các trang mạng xã hội như:Facebook, Youtube, Flickr, Twitter, blog, RSS, Virtual tour…

3Truyền thông –communication

Thông tin liên hệ (địa chỉ, email, số điện thoại), hỗ trợlivechat, cho phép ghi nhận phản hồi trực tiếp trên trang web.

4Giao dịch –transaction

Hệ thống đặt vé và thanh toán, giữ chỗ, quảng cáo.

5Các yếu tố về kỹthuật - Technicalmerits

Tính năng cho phép tìm kiếm, Quét mã code QR, cho phéptải các tệp tin, hình ảnh, bản đồ; thanh định vị (navigation bar),sitemap, hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Anh…

Ngoài ra website cần đảm bảo tốc độ tải (loading) đủ nhanh tạo sự thuận tiệndễ dàng cho người dùng, trong việc truy cập, tìm kiếm thông tin và thao tác trêngiao diện của website. Để làm được điều này, trang web nên chú ý dung lượng củacác hình ảnh, video clip, flash intro và tối ưu hóa các điều kiện kỹ thuật để đảm bảotốc độ vận hành của trang web.

Website du lịch cần xem xét các yếu tố liên quan đến tối ưu hóa website(SEO) như nghiên cứu từ khóa, xây dựng backlink, tối ưu nội dung… để nâng thứhạng của website trên các công cụ tìm kiếm, tạo điều kiện cho du khách tiếp cậnwebsite thuận tiện hơn. Đồng thời lưu ý xây dựng website thêm phiên bản di động

47

(Mobile version) đáp ứng nhu cầu truy cập website từ các thiết bị điện thoại.Website của điểm đến cần được liên kết với các kênh thông tin khác như nút linkđến Facebook fanpage, Youtube, Twitter, instagram…(nếu có) của điểm đến.

2. Giải pháp cho fanpage

Có thể nói không khó để khai sinh một fanpage nhưng để vận hành nó mộtcách hiệu quả thì không đơn giản. Một trong những mấu chốt giúp Facebookfanpage hoạt động có hiệu quả là lên kế hoạch nội dung rõ ràng, làm tốt hoạt độngthường xuyên tương tác với người dùng và có chiến lược khuếch trương nội dunghiệu quả.

2.1. Định hướng nội dung của Facebook fanpage

Rất nhiều fanpage không thành công do nhà quản trị cạn kiệt ý tưởng về nộidung dẫn đến việc không đăng bài thường xuyên. Để làm được điều này, cần có kếhoạch định hướng nội dung rõ ràng ngay từ đầu cho fanpage. Bên cạnh những thôngtin giới thiệu về điểm du lịch, có thể chia sẻ các tin tức cập nhật, chia sẻ video hìnhảnh. Một số thông tin khác như kinh nghiệm, bí quyết chuẩn bị cho chuyến đi dulịch cũng có thể là những nội dung mang giá trị đến cho công chúng và làm phongphú nội dung cho fanpage điểm đến.

2.2. Thường xuyên tương tác với người dùng

Người dùng facebook thường hay để lại nhiều bình luận hoặc inbox để hỏithông tin. Nhà quản trị fanpage nên trả lời những phản hồi này. Mỗi fanpage cần cómột số quy chế hoạt động trong đó phân công các thành viên chịu trách nhiệm chínhđăng bài, trả lời bình luận, trả lời inbox…Ngoài ra những phản hồi từ người dùngthông qua fanpage ở bất cứ hình thức nào cũng cần được xem xét để đánh giá vềchất lượng du lịch tại địa phương; cũng như có những căn cứ xây dựng, cải thiệndịch vụ du lịch tại điểm đến một cách thiết thực, cập nhật và hiệu quả.

2.3. Cải thiện chất lượng bài đăngMuốn thu hút nhiều lượng like, follow của fanpage ngoài việc chạy các

quảng cáo trên facebook, các fanpage cần có chiến lược tối ưu hóa nội dung trang.Mật độ bài đăng nên vừa phải, không nên quá nhiều sẽ gây phiền cho người dùng,nhưng cũng không nên quá ít. Nhà quản trị fanpage nên quan tâm đến cường độđăng bài, thời điểm đăng và nội dung bài đăng. Về thời điểm đăng bài, tùy theo loạihình sản phẩm và đối tượng khách hàng muốn hướng đến, sẽ có khung giờ vàng khimà bài đăng sẽ có cơ hội hiển thị (reach) đối với người dùng nhiều hơn. Thôngthường khung giờ vàng dành cho người dùng facebook tại Việt Nam là 9h sáng, 3giờ chiều và 8 giờ tối.

Đối với nội dung bài đăng, cần chú ý đến tận dụng ưu thế của hình ảnh. Vềnội dung cần ngắn gọn (theo một số chuyên gia độ dài một post không nên quá 150từ), tạo ra được những nội dung có chủ đề gần gũi với người dùng, kêu gọi sự tương

48

tác (chia sẻ, bình luận…) từ phía người dùng. Ngoài ra công cụ hashtag (bao gồmký tự #+ nội dung từ khóa) sẽ góp phần để nhóm các nội dung với nhau, giúp ngườidùng có thể dễ dàng tìm thấy post có nội dung mình quan tâm (ứng với từ khóa).Mỗi Post trên fanpage cho phép tối đa 30 hashtag, fanpage nên tận dụng số lượnghashtag này và thêm vào tất cả các post của trang để tăng khả năng được tìm kiếm.

2.4. Tận dụng công cụ Facebook Insights

Facebook insights là một công cụ đo lường hiệu quả chất lượng của mộtfanpage. Nó cung cấp một bảng thông tin (Dashboard) gồm các số liệu: số lượngfan (Like) của trang (Fanpage), số lượng lan tỏa của nội dung đăng tải (Post Reach)và số người tham gia thích, chia sẻ và bình luận trên nội dung đăng tải(Engagement) theo từng mốc thời gian xác định. Nhà quản trị fanpage điểm đến nêntận dụng công cụ này như một phần đánh giá hiệu quả của hoạt động marketingthông qua facebook.

PHỤ LỤC 1 : DANH SÁCH CÁC ĐIỂM DLCĐ TẠI CÀ MAU

1. DLST cộng đồng Đất Mũi – Nguyễn Văn NhuầnĐịa chỉ: Ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.Website: http://dulichcongdongnguyenvannhuan.com/Điện thoại : 0919 186 419/ 0946 077 707Email: [email protected]ện tích : 9,1 ha

2. DLST dựa vào cộng đồng Trần Văn HướngĐịa chỉ: Ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc HiểnĐiện thoại: 01257. 692 361/ 0169 641 7989Diện tích: 8,38 ha

3. Điểm homestay DLST Đất Mũi - Quách Văn NgãiĐịa chỉ: ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà MauĐiện thoại: 01279.828 249 - 0918.996 956Website: http://dulichsinhthaidatmui.com/Email: [email protected]: https://www.facebook.com/0971532655/Diện tích: 7,1 ha

4. Điểm homestay DLST Đất Mũi – 3 SúĐịa chỉ: ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.Điện thoại: 0916 124 007-0947 327 347Email: [email protected]: https://dulichhomestaydatmui.com/Fanpage: https://www.facebook.com/Khudulichsinhthaicongdong3suDiện tích: 4,4 ha

49

5. Điểm homestay DLST cộng đồng Đất Mũi - Nguyễn HùngĐịa chỉ: ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà MauĐiện thoại: 0914.650.622 - 0947.216.798 - 0981.484.098Email: [email protected]: http://dulichmuicamau.com/Fanpage: https://www.facebook.com/dulichdatmui/Diện tích: 4,6 ha

6. Điểm DLST cộng đồng Đất Mũi Hoàng HônDiện tích: 8 haĐịa chỉ: Ấp Kinh Đào, xã Đất Mũi, huện Ngọc HiểnĐiên thoại: 0918 541 456Website: dulichmuicamau.vn

7. Nhà hàng sinh thái homestay Hương Đất MũiDiện tích: 10 haĐịa chỉ: Ấp Mũi, Xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà MauĐiện thoại: 02903.52 68 68 / 0913122214/ 0916 891 302Email: [email protected]/ [email protected]

8. Điểm DLST Rừng ĐướcDiện tích: 8 haĐịa chỉ: Ấp Mũi, Xã Đất Mũi, huyện Ngọc HiểnĐiện thoại: 0944 522766 Hòa/ 0973 623 313 Hiền/ 0919453 133 Chính

9. Điểm dừng chân Du lịch Rạch Gốc Tư TỵĐịa chỉ: Thị Trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà MauĐiện thoại: 02906 595 959/ 0868 952 979Diện tích: 8,1 ha

10. Điểm DLST cộng đồng Mười NgọtDiện tích: 60 haĐiện thoại: 0947725445 / 0942655056Địa chỉ: ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

11. Điểm du lịch Vườn chim 5 QuốcĐịa chỉ: ấp 12, xã Khánh Thuận, huyện U Minh.Điện thoại: 0944.605.959 / 0932 997 968Email: [email protected]

12. Điểm DLST Tư TuấnĐịa chỉ: T19- Ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn ThờiĐiện thoại: 0902 644 489

13. Hợp tác xã Đầm Thị TườngĐịa chỉ: Ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, Phú TânĐiện thoại: 0919 631 089 – 01203 536652

50

14.Vườn chim Tư SựĐịa chỉ: Ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới BìnhĐiện thoại: 0919. 918 995Dịch vụ: Tham quan vườn chim cò, ăn uống

PHỤ LỤC 2: GIAO DIỆN TRANG CHỦ CÁC TRANG WEB CỦACÁC ĐIỂM DLCĐ TẠI CÀ MAU

51

52

Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp

TÀI LIỆU THAM KHẢOwww.brandsvietnam.com.www.marketingai.admicro.vn.https://www.seoquake.comhttps://www.alexa.com/https://www.facebook.com/help/community/

53

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHÁT TRIỂNDU LỊCH BỀN VỮNG

ThS. Ngô Chí HưngChi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Du lịch: ngành kinh tế gắn bó mật thiết với môi trường

Du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhất là đốivới các quốc gia có bề dày lịch sử, văn hóa và vị trí địa lý, cảnh quan, môi trườngđặc sắc như Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Qua hoạt động du lịch,tạo điều kiện giới thiệu với thế giới về lịch sử, văn hóa, con người, thiên nhiên ViệtNam, tăng cường “quyền lực mềm” cho đất nước. Đặc thù của du lịch đó là ngànhkinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với môi trường, là yếutố quyết định sự tồn tại của hoạt động du lịch.

Tuy có nhiều khuynh hướng du lịch nhưng thế giới ngày nay đều thống nhấtchỉ có phát triển du lịch bền vững mới mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng, quốcgia. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có sự quan tâm thích đáng đến vấn đề bảovệ môi trường, trong đó tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai tháchợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng, tạo ra sản phẩm du lịch xanh, sạch, đẹp, anninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.

Hình thức du lịch đang được quan tâm hiện nay du lịch sinh thái, là loại hìnhdu lịch dựa vào thiên nhiên, gần với bản sắc văn hóa địa phương và có sự tham giacủa cộng đồng dân cư địa phương nhằm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hiệntại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai.

2. Thực trạng du lịch Cà Mau và con đường phát triển du lịch bền vững

Du lịch được định hướng là một ngành dịch vụ quan trọng của tỉnh Cà Mau,được tập trung khai thác và phát triển dưới dạng du lịch sinh thái. Tiềm năng du lịchcủa tỉnh Cà Mau khá lớn thể hiện qua sự đa dạng của các điểm, tuyến du lịch, vừatận dụng cảnh quan đặc sắc của hệ sinh thái hiếm có vừa hướng đến khai thác yếu tốlịch sử, địa lý đặc thù như: Đầm Thị Tường, Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai, Rừng đướcNăm Căn, Khu du lịch biển Khai Long, Mũi Cà Mau, Rừng quốc gia U Minh hạ,Sân chim Cà Mau, Vườn dâu Cái Tàu… Các tuyến du lịch đang được khai thác baogồm: Tuyến du lịch thành phố Cà Mau – Đất Mũi – Hòn Khoai và phụ cận; tuyếnCà Mau – U Minh – Đá Bạc và phụ cận; tuyến Cà Mau – Chùa Cao Dân – Khu dulịch sông Trẹm – Các vườn trái cây; tuyến Cà Mau – Biệt khu Hải Yến Bình Hưng– Cửa Sông Ông Đốc. Các tuyến trên thuận tiện du lịch theo đường thủy bằng ca nôhoặc theo đường bộ bằng ôtô, hoặc kết hợp (Lê Văn Dũng, 2017).

54

Định hướng đến năm 2025, Cà Mau sẽ tập trung phát triển Khu du lịch MũiCà Mau thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh, là một trong những trung tâm du lịchsinh thái, trải nghiệm rừng ngập mặn, điểm tham quan du lịch quan trọng trongtuyến du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long và đến năm 2030 Khu du lịch Mũi CàMau đáp ứng các tiêu chí và được công nhận Khu du lịch quốc gia. trong đó tậptrung bảo vệ những giá trị văn hóa đặc thù của tỉnh, đặc biệt bảo vệ và tôn tạo môitrường, hệ sinh thái.

Tuy nhiên, thời gian dài vừa qua, tỉnh Cà Mau chưa nằm trong những địaphương có hoạt động du lịch phát triển. Hiện nay sự tăng tốc cũng chưa ấntượng.

Đồng bằng Sông Cửu Long từ lâu đã có những địa phương phát triển tốt hoạtđộng du lịch như: Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang. Cà Maucũng có nhiều lợi thế du lịch nhưng đang chậm hơn Bạc Liêu về định hướng, tốc độvà hiệu quả phát triển du lịch, chậm hơn Kiên Giang về phát triển loại hình và cơ sởvật chất cho du lịch. Nhiều tỉnh đã gầy dựng được thương hiệu như “du lịch miệtvườn”, “du lịch biển đảo”, “du lịch tâm linh”, trong khi ta đang hụt hơi để tạo ra“du lịch sinh thái gắn với biển đảo”, khách du lịch trong nước đến Cà Mau chủ yếulà du lịch mang yếu tố cội nguồn, muốn ít ra một lần nhìn thấy Mũi Đất tận cùngcủa Tổ quốc, còn khách Tây rất ít, đa số tranh thủ đi làm việc để kết hợp du lịch.Tỉnh Cà Mau có lợi thế là điểm du lịch mang yếu tố dân tộc, cội nguồn (Đất Mũi)cũng chính là điểm nằm trong khu vực có hệ sinh thái rừng ngập mặn lớn nhất cảnước, được công nhận Khu Dự trữ sinh quyển, Khu Ramsar của thế giới. Ngoài racũng có điểm du lịch tại khu hệ sinh thái rừng tràm với nhiều cảnh quan và nét vănhóa rất đặc sắc. Du lịch Cà Mau hội đủ yếu tố hấp dẫn tự tại: rừng bạt ngàn, nguyênsinh lẫn thứ sinh, có làng quê, lối mòn quanh co ẩn hiện hoang sơ giữa trùng điệpcây rừng, bên biển bên rừng, bên biển bên đảo, có Đầm Thị Tường trầm mặc vớithời gian, sông ngòi uốn khúc, cảnh sinh hoạt thôn dã… Nhưng chúng ta đã chậmđầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất cho các điểm, tuyến, cơ sở du lịch; chưa khai thác tốtthế mạnh đa dạng, đặc sắc của vị trí địa lý, thiên nhiên, văn hóa, con người. Hoạtđộng du lịch, trải nghiệm cho du khách chưa phong phú, sản phẩm du lịch khôngđáng kể, nghèo nàn, hành trình du lịch còn đơn điệu chưa hình thành tuyến du lịchkết nối nhiều điểm du lịch nên chi phí tương đối cao (chỉ tham quan 01 điểm rồi vềkhông đi được nhiều điểm); hoạt động quản lý địa bàn du lịch chưa thống nhất,manh mún nên khó điều hành phát triển hoạt động du lịch (tại Khu du lịch Đất Mũicó 03 chủ thể tham gia, hoặc với vai trò quản lý địa bàn hoặc với vai trò quản lý cơsở du lịch: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Côngđoàn tỉnh), thiếu đơn vị chuyên nghiệp có thương hiệu để hoạt động du lịch, đội ngũhướng dẫn viên du lịch chưa chuyên nghiệp, hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường,tiện nghi vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch chưa tốt…

Tuy nhiên, gần đây du lịch Cà Mau cũng đã đạt được những bước phát triểnđầu tiên, thể hiện qua sự gia tăng lượng khách du lịch quốc tế trong những năm gần

55

đây (Chi tiết tham khảo tại bảng 1). Tính trong năm 2018, hoạt động du lịch tiếp tụcphát triển, lượng khách luôn tăng so với cùng kỳ. Trong tháng 5/2017, tổng số123.781 lượt khách; lũy kế từ đầu năm đến nay tổng lượng khách ước đạt 612.989lượt, tăng 16,7% so cùng kỳ 2017 (525.473 lượt) và đạt 42,6% so kế hoạch năm2018 (Cẩm Thúy, 2018).

Bảng 1. Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016Số khách đến

Nghìn người 1.783,18 1.893,96 2.037,94

Khách trong nước Nghìn người 1.755,98 1.857,76 1.997,01

Khách quốc tế Nghìn người 27,20 36,20 40,93

Thời gian lưu trú Ngày 1.027.793 1.308.940 1.498.360

Khách trong nước Ngày 989.480 1.283.310 1.456.430

Khách quốc tế Ngày 38.313 25.630 41.930

Số cơ sở lưu trú Cơ sở 473 290 363

Khách sạn Cơ sở 55 56 58

Nhà nghỉ Cơ sở 418 234 305

(Theo Cục thống kê Cà Mau, 2017)

3. Lựa chọn du lịch sinh thái, khai thác thế mạnh và hướng đi của du lịchbền vững Cà Mau

Trước nhất cần xác định du lịch sinh thái không đơn thuần là khai thác dulịch dựa vào thiên nhiên mà cần đem lại phúc lợi cho cộng đồng. Khái niệm du lịchsinh thái thường dễ nhầm lẫn với các khái niệm du lịch khác. Định nghĩa du lịchsinh thái của Hiệp hội Du lịch sinh thái (TES) đã được công nhận khá rộng rãi “dulịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tại các điểm tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môitrường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” (Linberg và Hawkin, 1993)hay định nghĩa của Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới cũng rất thịnh hành “là thamquan, du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm thiên nhiên không bị tànphá để thưởng thức thiên nhiên (và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứhoặc đang thịnh hành), qua đó khuyến khích các hoạt động bảo vệ, hạn chế nhữngtác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo lợi ích cho người dân tham giatích cực” (Ceballos-Lascuráin, 1966). Do đó du lịch sinh thái chỉ nên mô tả nhữnghoạt động du lịch trong môi trường thiên nhiên với một đặc điểm đi kèm: là loạihình du lịch thực sự khuyến khích bảo vệ và giúp xã hội phát triển bền vững.

56

Cảnh quan môi trường đặc sắc của hệ sinh thái ven biển đã tạo điều kiện đểphát triển du lịch sinh thái ở Cà Mau. Ngày nay du lịch sinh thái đã trở thành mộtxu hướng phát triển quan trọng trong hoạt động du lịch, trở thành một thực tế toàncầu, nếu biết khai thác tốt sẽ là thế mạnh của du lịch Cà Mau những năm sắp tới.Hiện nay, nhiều khu vực trong tỉnh như Đất Mũi – Khai Long, Hòn Khoai, Hòn Đábạc,… đã trở thành điểm đến khá thường xuyên của du khách trong và ngoài nước.Phát triển du lịch sinh thái phải đáp ứng tiêu chuẩn giữ gìn vệ sinh môi trường, giữgìn nguyên vẹn hệ sinh thái, điều kiện để đảm bảo của du lịch bền vững.

4. Đề xuất giải pháp

Để du lịch Cà Mau có thể phát triển bền vững, có một số đề xuất như sau:4.1. Chấn chỉnh toàn diện hoạt động quản lý du lịch, xem xét phân công hợp

lý về quản lý địa bàn, cơ sở du lịch theo hướng 01 đầu mối quản lý. Cơ quan quảnlý cần có kế hoạch phát triển du lịch Cà Mau đảm bảo vừa khả thi, vừa có sự độtphá về đầu tư hạ tầng du lịch, về đội ngũ, tiện nghi phục vụ du lịch, về công tácđảm bảo vệ sinh môi trường khu du lịch, tuyến nghỉ dưỡng du lịch, về sản phẩm dulịch… Phát triển du lịch phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội, hài hòa và phù hợpvới các ngành kinh tế khác, được các địa phương và các ngành khác hỗ trợ (giaothông, môi trường, bảo tồn thiên nhiên,…).

4.2. Tăng cường tìm kiếm nhà đầu tư có tiềm lực và kinh nghiệm kinh doanhdu lịch, có uy tín để quảng bá du lịch Cà Mau, khuyến khích, mời gọi đầu tư vàocác khu du lịch trọng điểm, trước nhất là Khu du lịch Đất Mũi

4.3. Phát triển ý thức cộng đồng, tạo điều kiện và nâng cao khả năng củacộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, nâng cao ý thức bảo vệ môi trườngthiên nhiên thông qua chia sẻ lợi ích từ hoạt động kinh doanh du lịch cho cộng đồngđịa phương (có các dự án đầu tư trở lại cho cộng đồng từ nguồn thu du lịch),khuyến khích cộng đồng đầu tư trực tiếp, tạo ra sản phẩm du lịch (hàng lưu niệm,các dịch vụ khác). Phổ biến đến cộng đồng các kế hoạch liên quan đến phát triển dulịch, tham khảo ý kiến cộng đồng về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.

4.4. Quy hoạch du lịch sinh thái cần xem xét tính liên hoàn, thành cụm điểmdu lịch (rừng - biển; biển - đảo; tham quan di tích lịch sử kết hợp với thưởng ngoạnthiên nhiên,…) để giảm chi phí cho khách tham quan vì thực tế hiện nay nhiều tourdu lịch chỉ đi thẳng tới một điểm du lịch (thí dụ Đất Mũi – Khai Long), ngoài rakhông có những điểm vệ tinh để ghé nên hành trình trên trăm cây số từ TP. Cà Mauđến Đất Mũi sẽ giảm khả năng hấp dẫn của đề xuất tour, hiệu suất thiết kế trongkhai thác du lịch theo từng tour sẽ giảm.

4.5. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm, kiểm soát tác động môi trường, hạn chếcác tác động xấu đến hệ sinh thái trong quá trình phát triển du lịch:

Hoạt động nuôi thủy sản (tôm, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh, siêu thâmcanh, sò,…) nếu không kiểm soát tốt có thể làm ảnh hưởng xấu đến chế độ ngập

57

triều tự nhiên, ảnh hưởng đến cân bằng dòng năng lượng, vật chất của hệ sinh thái,làm ô nhiễm môi trường (do vét bùn, sử dụng thức ăn, hóa chất,…), hậu quả gây ralà làm suy thoái môi trường, thoái hóa rừng, hủy hoại hệ sinh thái, ảnh hưởng xấuđến du lịch sinh thái.

Các hoạt động kinh tế ven bờ cần có quy hoạch hợp lý, tránh tập trung tháiquá vào vùng nhạy cảm về môi trường, những thông số ô nhiễm cần phải được kiểmsoát hiệu quả. Tăng cường các giải pháp chống xói mòn ven biển, ven sông để “trụ”đai rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ‘lui” dần của rừng phòng hộ vì xóilở.

4.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch, xây dựng chuỗikiểm soát môi trường liên tục 24/7 tại khu, điểm du lịch: để tạo ra nhiều sản phẩmcó chất lượng, đa dạng và hấp dẫn cho du khách cả về hoạt động vui chơi, thamquan, ăn uống, nghỉ dưỡng, giải trí lẫn sản phẩm lưu niệm, quyết liệt tăng cườngđầu tư, quản lý tốt các nhà vệ sinh ở khu du lịch và các điểm dừng đạt tiêu chuẩn vệsinh cao cấp (sạch sẽ, không mùi, có các vật dụng vệ sinh hỗ trợ), tổ chức tốt cácđiều kiện để thu gom, tập kết, xử lý rác thải, tổ chức tốt bộ máy thường xuyên thựchiện công tác vệ sinh môi trường, để tạo sự hấp dẫn của tour du lịch, sự thoải máitiện nghi trong du lịch, làm tiền đề thu hút khách du lịch cao cấp trong thời gian tới.

4.7. Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch. Đẩy mạnh pháp chếtrong quản lý. Rà soát, chấn chỉnh việc chấp hành quy định nhà nước liên quan đếnhoạt động du lịch và quản lý khu du lịch của đơn vị quản lý địa bàn du lịch, đơn vịkinh doanh du lịch, của hướng dẫn viên du lịch. Có biện pháp kiểm tra để khu, điểmdu lịch đạt yêu cầu về tiện nghi vệ sinh cá nhân, về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môitrường, bảo vệ hệ sinh thái; đội ngũ hướng dẫn viên du lịch phải được phổ biếntrách nhiệm thường xuyên nhắc nhở khách du lịch thực hiện quy định bảo vệ môitrường, không xả rác bừa bãi, không vi phạm cảnh quan, tài nguyên du lịch.

4.8. Củng cố và tăng cường quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, sử dụng lợithế bảo tồn để phát triển du lịch, phát triển loại hình du lịch về tham quan xuyênrừng, du lịch biển đảo, du lịch kết hợp tìm hiểu đa dạng sinh học, đối với 03 hệ sinhthái đặc thù trong tỉnh là hệ sinh thái rừng tràm, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinhthái biển đảo. Tập trung đầu tư chiều sâu xây dựng Khu du lịch Mũi Cà Mau trởthành khu du lịch trọng điểm của tỉnh trên cơ sở khai thác thế mạnh của hệ sinhthái.

4.9. Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt độngdu lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích và các văn bản quy phạmpháp luật liên quan để đảm bảo hoạt động du lịch an toàn, an ninh, văn minh, lịchsự, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và nâng cao năng lựccho đội ngũ ngành du lịch, ngành tài nguyên và môi trường, bảo tồn thiên nhiên đểđảm bảo du lịch bền vững, bảo vệ tốt hệ sinh thái./.

58

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH,ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH CÀ MAU, NHỮNG VẤN ĐỀQUAN TÂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

TỪ GÓC NHÌN CỦA CHUYÊN GIA DU LỊCH,ĐƠN VỊ LỮ HÀNH

Công ty Du lịch Vietravel

1. Tổng quan về ngành du lịch tỉnh Cà Mau

Cà Mau có vị trí địa lý nằm ở điểm cuối cùng cực Nam Tổ quốc, đồng thờinằm trong hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác phát triểnkinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), có điều kiện thuận lợi trong giao lưuphát triển kinh tế với các nước Đông Nam Á, và du lịch là một trong chín lĩnh vựcưu tiên chính trong chương trình GMS.

Cà Mau được thiên nhiên ưu ái là vùng đất lắm tôm, nhiều cá, có rừng, cóbiển, có hệ sinh thái rừng ngập mặn… Là tỉnh có đường bờ biển dài nhất Việt Nam,với tổng chiều dài 254km, tiếp giáp biển Tây và biển Đông, vùng biển Cà Mau cómột số cụm đảo gần bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối, và Hòn ĐáBạc… có vị trí chiến lược quan trọng, không những có vai trò kết nối để khai tháckinh tế biển nói chung và kinh tế du lịch nói riêng mà còn là điểm tựa tiền tiêu bảovệ Tổ quốc. Được mệnh danh là “Thiên đường giao thoa của rừng và biển”, CàMau được thiên nhiên các vùng sinh thái đa dạng, với một hệ động thực vật phongphú, mang nét đặc trưng của hệ thống rừng ngập mặn Mũi Cà Mau. Mũi Cà Mauvới Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau được tổ chức UNESCO côngnhận, đây là rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam. Cùng với hệ sinh thái ngập mặn, CàMau còn có hệ sinh thái rừng ngập ngọt tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ có tổng diệntích 40.744ha, trong đó có 8.527,8ha là rừng nguyên sinh. Tất cả tạo nên giá trị tựnhiên quý hiếm, có thế mạnh lớn phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ môitrường và phát triển du lịch sinh thái. Có thể nói rằng Cà Mau có thừa tiềm năng –là tỉnh mang đầy đủ các điều kiện làm đại diện cho thương hiệu du lịch miền sôngnước cùng với các sản phẩm du lịch gắn với thiên nhiên.

Bên cạnh những lợi thế du lịch tự nhiên, Cà Mau còn sở hữu tiềm năng dulịch nhân văn như Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc, những truyện cười của Nghệ nhândân gian của Bác Ba Phi, nhiều di tích văn hóa - lịch sử có khả năng khai thác đưavào các chương trình tham quan, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, đặctrưng của tỉnh là bổ trợ cho các sản phẩm du lịch tại tỉnh trở nên đa dạng hơn. Cùngvới đó là nét đặc trưng sông nước miền Tây Nam Bộ, làn điệu đờn ca tài tử, sản vật

59

cây ăn trái của miền sông nước. Tất cả đã làm nên một bức tranh du lịch Cà Mau đasắc và có sức thu hút nhất định đối với du khách trong và ngoài nước.

So với các tỉnh trong khu vực, Cà Mau có nhiều lợi thế để phát triển trở thànhtrung tâm du lịch mang đặc trưng sông nước, tuy nhiên nhận định chung cho thấytrong những năm qua Cà Mau đã đánh mất đi lợi thế cạnh tranh du lịch so với cáctỉnh khác trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Thông qua lượt khách đến CàMau trong năm 2017 đạt khoảng 1.240 ngàn lượt khách, tăng 11,3% so với năm2016 (*). Tuy nhiên, lượng khách quốc tế chỉ đạt 25.000 lượt, tương đối thấp so vớicác tỉnh khu vực Tây Nam bộ, (trong đó so với Bạc Liêu năm 2017 đón tiếp được40.000 lượt khách quốc tế, hay Sóc Trăng đón khoảng 37.000 lượt). Ngoài ra nhucầu khách tại các công ty du lịch trong đó có Vietravel hầu như đều lựa chọn cáctuyến điểm liên kết miền Tây thay vì chọn Cà Mau như một điểm đến chính và ở lạilưu trú qua đêm trong suốt hành trình. Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng điểm đếnnhưng khách quốc tế và khách trong nước đến Cà Mau hầu như thấp hơn so với mộtsố tỉnh trong khu vực. Vậy nguyên nhân là bên cạnh các tiềm năng du lịch sẵn có,Cà Mau vẫn chưa phát huy được hết các thế mạnh để tạo sản phẩm điểm đến có sứcthu hút mạnh, cũng như vấn đề quan trọng là kết cấu về hạ tầng và chất lượng dịchvụ chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu và giữ khách ở lại Cà Mau.

2. Thực trạng chất lượng dịch vụ du lịch, điểm đến du lịch tỉnh Cà Mau

Với các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đã giúp Cà Mau trong những năm quatrở thành một điểm đến du lịch được nhắc đến khá phổ biến cho các tour du lịch tạikhu vực cực Nam của Việt Nam đặc thù cho các du lịch gắn liền với các hoạt độngsông nước, đặc biệt là nhóm khách trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long vàkhách Việt kiều. Tuy nhiên điều quan trọng hiện nay của Cà Mau để tăng khả năngcạnh tranh và thu hút khách trong và ngoài nước ở lại là vấn đề lớn về chất lượngdịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm của Cà Mau như đã nhận định phía trên:

Về sản phẩm du lịch, các điểm đến du lịch nổi tiếng của tỉnh Cà Mau chưathực sự hấp dẫn và cạnh tranh so với các tỉnh khác, vì một số nguyên nhân chínhnhư: Các điểm du lịch như Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc và Khu vườn quốcU Minh Hạ… có nhiều tiềm năng nhưng còn khá hoang sơ do chưa được đầu tư,khai thác đúng mức và xứng tầm. Các sản phẩm du lịch chủ yếu dựa vào thiênnhiên nên sẽ không thu hút nếu khai thác những gì sẵn có mà thiếu sự đầu tư dàihạn cũng như tính liên kết trong các sản phẩm du lịch. Tình trạng kém hấp dẫn vàkhông rõ tính đặc thù của các sản phẩm du lịch địa phương là điểm yếu chung.Đồng thời, do đặc trưng địa hình và hệ thống giao thông kết nối giữa các tuyếnđiểm du lịch vẫn chưa phát triển đồng bộ, nên việc di chuyển và phương tiện đi lạicũng còn khá hạn chế, điều này gây nên bất lợi rất lớn cho các công ty du lịch –trong đó có chi nhánh Vietravel Cà Mau trong việc triển khai, kết nối các tuyếnđiểm tạo nên sản phẩm bán thu hút khách vì các tour này chỉ có thể tổ chức ngắnngày hoặc trong ngày do điểm đến còn nghèo về chất lượng, nếu không có được sức

60

hấp dẫn sẽ khó giữ chân khách ở lại Cà Mau lâu hơn. Ngoài ra, nhiều khách đánhgiá không cao về chất lượng sản phẩm hiện tại vì đang trong tình trạng xuống cấp,và sửa chữa theo từng mảng nhỏ làm cảnh quan du lịch không được hoàn thiện lắm.Một sản phẩm bổ trợ khác nữa đó là loại hình du lịch biển đảo đang hình thành tựphát dành cho người địa phương, cho giới trẻ, tự túc khai thác nên khi khách du lịchphương xa đến cảm giác xô bồ, cần chỉnh chu lại dịch vụ tại điểm hoàn thiện hơnđưa vào khai thác. Điều đó thấy được công tác quy hoạch và tổ chức sản phẩm dulịch của Cà Mau còn phát triển khá manh mún, chưa thật sự có tổ chức quản lý tốthơn từ đó dẫn đến việc không xác định được lợi thế đột phá để tập trung nguồn lựcđầu tư tốt cũng như kiểm soát tốt các sản phẩm mà sẽ dàn trải chậm tiến độ dễ dẫnđến khả năng xuống cấp của sản phẩm theo thời gian dưới tác động của du lịch nếukhông đi kèm với phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên.

Ngoài ra, chất lượng dịch vụ tại Cà Mau không nhiều cả về số lượng và chấtlượng, trong vòng 2 năm trở lại đây không có dịch vụ mới đạt chuẩn được các nhàđầu tư đưa vào khai thác du lịch, bên cạnh đó các dịch vụ đang sử dụng còn xuốngcấp không được tu bổ làm ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch tỉnh Cà Mau. Tỉnh CàMau chỉ có 3 khách sạn đạt chuẩn du lịch để có thể khai thác theo điều kiện tour dulịch của Vietravel, còn lại các khách sạn khác chủ yếu phục vụ cho khách tỉnh, địaphương vì điều kiện chất lượng chưa thật sự đạt yêu cầu, đây cũng là lý do hạn chếtrong công tác đầu tư cơ sở vật chất cản trở khách du lịch có thể lưu trú qua đêm tạiCà Mau. Bên cạnh đó, chất lượng về cơ sở đường bộ cũng đang là vấn đề lớn đểthúc đẩy du lịch tại Cà Mau phát triển vì hiện tại đường bộ là yếu tố cơ bản và bắtbuộc hàng đầu trong việc kết nối các điểm đến, chưa kể khu vực miền sông nướcnhiều kênh rạch sông ngòi, do đó việc đường bộ thông suốt đòi hỏi phải xây cầu vớitỷ trọng phù hợp, đủ để vận chuyện các xe du lịch cho khách từ 16 chỗ trở lên. Đốivới đường thủy vận chuyển bằng cano chủ yếu là loại hình tư nhân tự phát nên chưacó sự kiểm soát và đảm bảo về an ninh vận chuyển đường thủy cho khách du lịchnhất là các mùa du lịch nước nổi sẽ không đảm bảo tính an toàn cho khách.

Riêng đối với nhà hàng phục vụ du khách, toàn tỉnh Cà Mau, đặc biệt tại khuvực thành phố không có nhiều nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch. Chất lượng phụcvụ cũng không được du khách đánh giá cao, nhiều nhà hàng, cơ sở kinh doanh ănuống chưa có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hầu như các công ty du lịchđều cho khách ăn tại khách sạn để đảm bảo vệ sinh.

3. Giải pháp nâng cao chất lượng ngành du lịch tỉnh Cà Mau

Đứng trước các cơ hội về chính sách khuyến khích du lịch và sự quan tâmcủa địa phương về phát triển du lịch cùng với các tiềm năng về tự nhiên không quáthừa để nói rằng Cà Mau có thể phát triển đột phá trong tương lai.

Thứ nhất, quan trọng nhất là sản phẩm du lịch tại Cà Mau hiện nay cần xácđịnh và làm mới để tạo lợi thế và vị thế của tỉnh. Hiện nay, các chương trình du lịchchủ yếu là các sản phẩm cũ, gắn liền với địa danh Cà Mau, chưa khai thác được

61

những điểm du lịch mới. Sản phẩm du lịch cần có sự nổi trội, tạo điểm khác biệt sovới các tỉnh lân cận đang khai thác du lịch cùng một loại hình du lịch sinh thái, miệtvườn với đờn ca tài tử Nam bộ. Nếu không tạo được sự khác biệt về thiên nhiên thìchú trọng vào giá trị văn hóa hoặc làm mới loại hình du lịch thiên nhiên chẳng hạnnhư các tour đã gây sức hút cho Cà Mau trong thời gian vừa qua như “Gác kèoong”, “bắt thủy sản” vì các sản phẩm thỏa mãn du khách về các nhu cầu và hòamình được với thiên nhiên sẽ giúp du khách ấn tượng hơn về các sản phẩm tại địaphương. Nhấn trọng tâm vào các sản phẩm có lợi thế trước như du lịch trải nghiệmđiểm cực Nam của tổ quốc “Đất Mũi Cà Mau” gắn với hoạt động tham quan, ngắmbình minh và hoàng hôn trên biển, du lịch trên tàu khám phá Vịnh Thái Lan, khaithác các tuyến sinh thái rừng ngập mặn “Vườn quốc gia U Minh Hạ”, trải nghiệmhệ sinh thái tự nhiên. Từ đó kết hợp vào tạo thành cụm du lịch hay tuyến du lịch nổibật của đơn vị để đưa vào khai thác. Tiếp theo là đầu tư vào các cơ sơ vật chất chotuyến điểm này, phát triển các dịch vụ hàng ngang bổ trợ cho các điểm đến chính đểtạo điểm nhấn riêng và định hình được thế mạnh du lịch của tỉnh. Ngoài ra, khi đãcó được sản phẩm chủ lực, Cà Mau có thể xây dựng thêm các sản phẩm bổ trợ khácnhư các điểm tham quan làng nghề, các hoạt động truyền thống tại địa phương, cáckhu chiến tích lịch sử, ngoài ra các sản phẩm tự phát tư nhân phục vụ khách trẻcũng sẽ được khuyến khích để lồng ghép đưa vào khai thác dưới sự tổ chức và quảnlý. Phát triển thêm các loại hình ẩm thực mang đặc trưng miền sông nước gắn vàohoạt động tour du lịch chính là điểm nhấn hoàn hảo trọn vẹn cho tour du lịch tại địaphương. Muốn vậy cần phải phát triển được hệ thống nhà hàng đảm bảo an toàn, vệsinh thực phẩm, các đầu bếp giỏi… Thêm vào các hoạt động du lịch về đêm thôngqua chợ đêm – nơi cho khách tham quan và mua các sản phẩm quà lưu niệm cùngcác sản phẩm thủy, hải sản từ tự nhiên như khô, mắm…

Thứ hai, một khi đã định rõ các dòng sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh củatỉnh, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan chức năng khác cần cóchiến lược và kế hoạch đẩy mạnh xúc tiến quảng bá phù hợp. Đầu tư vào hoạt độngtruyền thông về hình ảnh du lịch Cà Mau và các tuyến điểm tham quan chính sẽ làbước cơ bản thu hút khách đến Cà Mau tốt nhất cũng như lấy lại vị thế cho Cà Mautrong bản đồ du lịch miền sông nước. Vì Cà Mau nằm trong hệ thống du lịch tại cựcNam nên cần có sự kết nối lớn giữa thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ là vô cùngquan trọng – đây là các trung tâm kinh tế thương mại chính của khu vực phía Nam.Đây là hai thị trường chính để quảng bá du lịch và kết nối với các cơ quan du lịchvà công ty du lịch xúc tiến cho hình ảnh Cà Mau.

Thứ ba, công tác triển khai quy hoạch, định hướng phát triển du lịch cũng cầnđược quan tâm một cách nghiêm túc, tránh để tình trạng phát triển các loại hìnhkinh doanh dịch vụ du lịch theo hướng tự phát, manh mún gây ảnh hưởng đến tínhbền vững trong phát triển du lịch tỉnh Cà Mau cũng như không đảm bảo kiểm soátchất lượng dịch vụ. Đồng thời cần rà soát và đánh giá lại chất lượng dịch vụ (lưutrú, ăn uống…) phục vụ du khách tại tất cả các điểm đến du lịch của tỉnh hiện nay,

62

để có những kế hoạch, hỗ trợ, đầu tư nâng cấp nâng cao chất lượng phục vụ tại cácđiểm đến này, vì hiện nay nhiều dịch vụ ở một số điểm du lịch cũng như khách sạnđã xuống cấp và đang trở thành điểm lo ngại, cản trở đối với du khách quay lại CàMau. Nếu cần thiết, kêu gọi vốn đầu tư từ các chủ đầu tư vào hệ thống khách sạnhoặc sự tư vấn qui hoạch và đầu tư cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để thu hútkhách du lịch đến và ở lại Cà Mau. Ngoài ra, hệ thống giao thông kết nối các điểmdu lịch đường bộ như các tỉnh trong địa bàn để kết nối các tuyến điểm cũng như tạomạng lưới tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh, đường thủy cũng cần phải được quyhoạch và có kế hoạch đầu tư nâng cấp, vì đây là yếu tố mang tính quyết định đối vớiphát triển du lịch của tỉnh. Trước mắt, có thể thực hiện lắp thêm các biển chỉ dẫn vềtải trọng cầu đường, hướng dẫn đường đến các điểm du lịch; và tăng cường kiểm traan toàn kỹ thuật của các tàu, thuyền du lịch, hướng dẫn các hộ dân kinh doanh vậnchuyển đường thủy tự phát về an toàn giao thông đường thủy, trang bị thêm áo phaođể đảm bảo an toàn cho du khách.

Thứ tư, là chất lượng nhân sự phục vụ trong ngành du lịch. Nguồn nhân lựcđóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch nói chung; vìvậy tỉnh cần có chiến lược quy hoạch nhân sự du lịch để tạo nguồn phục vụ tronglĩnh vực này trong dài hạn như hợp tác giữa các tỉnh, các trường đại học trong vàngoài tỉnh để phát triển nguồn nhân lực: xúc tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng laođộng ngành du lịch lên ngang tầm với nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của dulịch trong thời kỳ mới. Tạo điều kiện cho nhân sự được thực tập tại các công ty dulịch và học nghề, hiện tại nhiều chương trình đào tạo dạy nghề trong lĩnh vực kháphổ biến và thực tiễn, trong đó Vietravel cũng đã triển khai trung tâm đào tạo nghềvà đạt được nhiều phản ứng tích cực từ học viên sau khi trải qua các khóa học, sẽnắm bắt công việc nhanh hơn và đã ứng dụng thực tiễn vào công việc khá tốt. Dođó, vừa đào tạo vừa cọ xát với thực tế nhu cầu của xã hội để từng bước chọn lọcđược đội ngũ phục vụ du lịch bài bản hơn, góp phần đưa bộ mặt du lịch tỉnh CàMau cạnh tranh mạnh trong khu vực.

Cuối cùng đó là công tác quản lý và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên. Vì đặc thùlà du lịch gắn với thiên nhiên nên mức độ nhạy cảm cao, dễ tác động đến thiênnhiên và các rủi ro du lịch cũng tiềm ẩn các rủi ro, do đó đòi hỏi công tác quản lý,giám sát chất lượng dịch vụ và an toàn du lịch là điều hết sức quan tâm. Thêm vàođó, du lịch thiên nhiên cần phải đi đôi với bảo tồn lưu giữ giá trị nguyên bản – tứclà phát triển bền vững là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức du lịch thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng, Cà Mau lưu trữ và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên lớncủa cả nước, đã được UNESCO công nhận Khu Dự trữ sinh quyển thế giới lại càngđòi hỏi công tác bảo tồn phải chặt hơn, đảm bảo theo luật và hệ thống quốc tế. Chútrọng phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững theo hướng nâng cao ý thức,trách nhiệm của người dân cùng xây dựng và bảo vệ hình ảnh Cà Mau trong mắt dukhách (hiện nay tình trạng chèo kéo du khách đã khá phổ biển ở tỉnh). Nếu làm tốtcông tác này thì mọi người dân địa phương sẽ là một đại sứ du lịch của tỉnh, góp

63

phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Cà Mau đến du khách trong và ngoàinước. Có như thế Cà Mau sẽ nhanh chóng trở thành điểm sáng trong bản đồ du lịchphía cực Nam của Việt Nam.

Là một trong những doanh nghiệp lữ hành hoạt động tại Cà Mau cùng vớimong muốn phát triển du lịch trở thành thương hiệu cho tỉnh Cà Mau nói riêng vàkhu vực miền Tây nói chung. Với kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh tronglĩnh vực du lịch và kinh nghiệm đã từng tư vấn qui hoạch du lịch cho các tỉnh khác,Vietravel cũng mong muốn đóng góp đến hội thảo các ý kiến và quan điểm dướigóc độ làm du lịch của doanh nghiệp, mong sẽ là những đóng góp mang tính độtphá và thực tế giúp du lịch Cà Mau phát triển, ngoài ra, cũng như mong muốn hơnlà được cơ quan địa phương hỗ trợ Vietravel Cà Mau trong các hoạt động kinhdoanh khác./.

(*) Số liệu tham khảo: Trung tâm xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau)

Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp

64

DU LỊCH SINH THÁI GẮN VỚI PHÁT TRIỂNLÀNG NGHỀ TRONG KHU SINH QUYỂN

MŨI CÀ MAU

Kỹ sư Lý Văn NhạnPhó ban quản lý Khu sinh quyển Mũi Cà Mau

I. TIỀM NĂNG THẾ MẠNH DU LỊCH SINH THÁI KHU DỰ TRỮSINH QUYỂN MŨI CÀ MAU

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địagắn với giáo dục môi trường có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Dulịch sinh thái với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và văn hóa bản địa, sản phẩmdu lịch sinh thái phải hấp dẫn, chương trình văn hóa theo chủ đề độc đáo phù hợpvới nhu cầu của du khách. Du lịch sinh thái cần có sự tham gia của cộng đồng để đềcao vai trò của người bản địa, người dân thật sự là chủ nhân, có quyền tham gia cáchoạt động du lịch và hưởng lợi từ du lịch.

Du lịch sinh thái là sự kết hợp 04 nhóm nhân tố: du khách – doanh nghiệpcung cấp dịch vụ - cư dân bản địa – chính quyền cơ sở.

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau với hệ sinh thái độc đáo cũng như cácgiá trị lịch sử, văn hóa lâu đời (vùng đất phương Nam, cột mốc quốc gia, khaihoang mở đất,…) có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái:rừng, biển, hệ sinh thái sông ngòi chằng chịt, cảnh quan thiên nhiên và truyền thốnglịch sử cách mạng, văn hóa, lễ hội dân gian đặc sắc của người dân bản địa sốngvùng sông nước. Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, vùng đất Mũi CàMau được Chính phủ phê duyệt là vùng du lịch trọng điểm quốc gia.

Tài nguyên du lịch của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau được đánh giá làđộc đáo, đa dạng, giàu tính nhân văn và tự nhiên. Thuộc 03 nhóm chính: tiềm năngdu lịch rừng ngập mặn, du lịch hệ sinh thái rừng tràm và hệ thống rừng ngập mặnngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu và khámphá, có thể khẳng định Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau là chìa khóa quan trọngtrong việc khai thác tiềm năng du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng sinh thái bền vữngcác loại hình du lịch. Cụ thể:

1. Khai thác nguồn lợi từ ong rừng U MinhDu khách trải qua một loại hình khám phá tài nguyên một cách thích thú và

mạo hiểm từ việc khai thác mật ong rừng U Minh. Du khách trực tiếp vào rừng khaithác mật ong một cách thiên nhiên được trang bị dụng cụ bảo hộ cần thiết như bìnhphun khói, đồ bảo hộ lao động,… Sau đó thưởng thức những món ăn từ ong như:

65

ong non nướng lá chuối, cháo ong, gỏi ong,… những thức ăn đầy dinh dưỡng và lạmiệng.

Làng nghề khô cá biển Cái Đôi Vàm - Ảnh: Thanh Trà

2. Thực hiện trải nghiệm các sản phẩm du lịch như: du lịch nghiên cứuxuyên rừng với các loài động thực vật đa dạng và phong phú của rừng U Minh,những món ăn dân gian đặc sản đồng quê mang đậm bản sắc Nam bộ. Sản phẩm dulịch giải trí, du khách sẽ được đi câu cá, giăng lưới, đặt trúm bắt lươn,… chiều vềdu khách sẽ được thưởng thức các làn điệu dân ca, đờn ca tài tử, hát với nhau nhữngbài ca tân cổ quê hương miền sông nước.

3. Trải nghiệm các sản phẩm du lịch ven biểnTiềm năng du lịch vùng ven biển Cà Mau rất đa dạng, phong phú chưa được

khai thác và khám phá một cách đúng nghĩa, từ đó chưa thu hút được du khách. Cònnhiều lĩnh vực chưa được đầu tư như: du lịch xuyên rừng ngập mặn, khám phá vùngđất bãi bồi, lặn biển, hội hoa đăng vùng đất bãi bồi… chỉ dừng lại ở các hoạt động:bắt tôm cua, sạt sò, bắt cá,… chưa tạo điều kiện thực hiện các hoạt động về đêm vì

66

thiếu các điểm du lịch nghỉ qua đêm từ đó chưa thu hút được du khách nhất là cácdu khách ở xa và du khách nước ngoài.

4. Khai thác tiềm năng các làng nghềCà Mau có nhiều làng nghề hình thành gắn liền với sinh hoạt đời sống con

người vùng đất Mũi Cà Mau. Các làng nghề trải qua nhiều thế hệ dưới hình thứctruyền nghề từ đời này sang đời khác như nghề hầm than đước, tôm khô, cá khô, bakhía muối, chuối khô,… nhưng các sản phẩm này chưa phát triển thành hàng hóa cógiá trị lớn, chủ yếu sản xuất theo hình thức thủ công, chất lượng sản phẩm chưa cao,nhãn hiệu hàng hóa chưa đẹp mắt, trong khi một số sản phẩm đã có thương hiệunhưng chưa phát huy tác dụng, công tác quản lý chưa tốt, việc quảng bá các thươnghiệu chưa đồng bộ, chỉ quanh quẩn trong địa phương nên chưa phát huy hiệu quả.

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐIỂM ĐẾN KHU DỰ TRỮSINH QUYỂN MŨI CÀ MAU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCHSINH THÁI BỀN VỮNG

Để phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững Khu dự trữ sinh quyểnMũi Cà Mau cần khắc phục những tồn tại, yếu kém ảnh hưởng đến khả năng thu hútdu khách, cần chú trọng đến cơ sở vật chất hạ tầng, giao thông, chất lượng nguồnnhân lực, chính sách thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xâydựng thêm các cơ sở lưu trú phù hợp với đặc trưng của địa phương, tăng cường hơnnữa công tác tiếp thị và quảng bá chuyên đề du lịch sinh thái, thực hiện tốt Quyếtđịnh số 744/QĐ-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtquy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau đến năm2030, tập trung nguồn lực đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũinhọn của địa phương, phát triển du lịch theo các hướng sau:

1. Phát triển sản phẩm mới đặc trưng gắn với du lịch sinh tháiTập trung xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với thế mạnh tài

nguyên rừng, vùng ven biển, bãi bồi, nâng tầm các lễ hội truyền thống địa phươngtheo hướng phục vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đầu tư thu hút các loạihình du lịch đặc thù của địa phương vùng đất cực Nam tổ quốc và thế mạnh tàinguyên thiên nhiên khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau phục vụ cho du khách nhưcác sản phẩm du lịch khám phá mạo hiểm, trải nghiệm, nghiên cứu,… tạo ấn tượngtốt đẹp trong lòng du khách.

2. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịchHiện tại, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho du lịch còn thấp kém, chưa đáp

ứng được nhu cầu du khách nhất là những du khách khó tính. Tập trung đầu tư hệthống giao thông tại các khu du lịch, hệ thống cầu tàu, bến đậu, xây dựng đội duthuyền phục vụ du lịch xuyên rừng, tăng cường kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thốngkhách sạn. nhà nghỉ đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu lưu trú của các du khách,

67

quan tâm chất lượng nguồn nước ngọt vì phần lớn nguồn nước đã bị nhiễm mặn,phèn.

3. Tăng cường nguồn nhân lực phục vụ du lịchTập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại địa

phương về khả năng ngoại ngữ, kỹ năng chuyên môn về hướng dẫn viên du lịch, kỹnăng phục vụ du khách, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ cho du khách cónhu cầu làm quà cho người thân và gia đình trong thời gian qua còn thiếu và yếu.Có chính sách phối hợp cụ thể phát huy năng lực cộng đồng trong việc tham gia cácsản phẩm phục vụ cho du lịch sinh thái những sản phẩm mang tính đặc trưng củađịa phương, nhìn vào sản phẩm du khách có thể cảm nhận đây là sản phẩm truyềnthống của vùng đất Mũi Cà Mau.

4. Tăng cường công tác quảng bá xúc tiếnĐẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá giá trị tài nguyên du lịch rừng

ngập mặn, vùng đất ven biển, đất bãi bồi. Xác định rõ du lịch sinh thái là du lịchphát triển bền vững. Tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan để xây dựngcác tour, tuyến liên vùng, du lịch đường dài, tránh du lịch mang tính cục bộ ở địaphương gò bó trong một vùng, không gian nhất định dẫn đến khó phát triển.

Đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến, thông qua chiến lược truyền thônghiện đại, các chương trình hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nước, gắn kếtchặt chẽ công tác quảng bá xúc tiến du lịch của địa phương với các doanh nghiệp lữhành ở các tỉnh bạn. Phát huy năng lực cộng đồng, nâng cao nhận thức người dânđịa phương thông qua chương trình “mỗi người dân là một hướng dẫn viên niềm nởvới du khách”, mỗi người dân nghiên cứu tạo ra sản phẩm du lịch mang đậm bảnchất của người bản địa.

5. Tăng cường công tác bảo vệ môi trườngPhát triển du lịch cần gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, chống suy thoái tài

nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái cần đặc biệt được quan tâm, không vì nâng cao lợinhuận mà làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm sinhhọc (du nhập các loài ngoại lai không kiểm soát, xói mòn nguồn gen bản địa). Lấybảo vệ môi trường làm nền tảng cốt lõi cho công tác phát triển du lịch ở địa phương.

Cần có sự phối hợp hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo tồn đa dạng sinhhọc. Đồng thời phải có chính sách đồng bộ như chính sách tôn vinh các nghệ nhânlàng nghề, chính sách bảo vệ di sản văn hóa, dân tộc, chính sách bảo tồn đa dạngsinh học, chính sách đào tạo truyền nghề, bảo quản di sản qua các thế hệ ./.

68

CẦN ĐÁNH THỨC NHỮNG TIỀM NĂNGCHO DU LỊCH CÀ MAU

KS. Nguyễn Văn ThướcỦy viên BTV Liên hiệp các Hội KH&KT

Tỉnh Cà Mau

Ngày nay du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói của nhiềuquốc gia, trong đó nước ta có nhiều tiềm năng có thể khai thác tốt và Cà Maucũng là điểm đến khá hấp dẫn, nên cần phải đẩy mạnh tuyên truyền giáo dụcnâng cao nhận thức và ý thức cho người dân Cà Mau, rằng mọi hoạt động liênquan phục vụ du khách đều sẽ liên quan đến hình ảnh, uy tín, địa phương CàMau, đến tương lai lâu dài của lĩnh vực du lịch.

Cà Mau là vùng đồng bằng rộng lớn vừa có rừng vừa có biển với nhiều môhình canh tác ngư – nông – lâm khá đặc thù, độc đáo, nên trong tầm mắt du kháchrất khác với nhiều tỉnh thành trong nước vốn nhiều vùng đồi núi chia cắt che chắn,lại là “điểm tận cùng” ở phía Nam của tổ quốc mà trong đời nhiều người Việt Namrất muốn có một lần được đặt chân đến mốc tọa độ số 0, nên cũng là lợi thế để khaithác du lịch. Đã qua hàng năm lượng khách đến thăm tỉnh Cà Mau đều có tăng khátốt nhưng chưa xứng tầm so với tiềm năng của tỉnh, là do còn nhiều mặt hạn chế,mà trong đó yếu tố hạ tầng phục vụ còn quá yếu kém đóng vai trò quan trọng.

Hạ tầng phục vụ du lịch: thiếu và yếu về nhiều mặt

Về mặt giao thông, khi đến Cà Mau du khách có thể đi đến bất kỳ nơi nàomình muốn bằng các phương tiện thủy bộ như nhiều vùng du lịch khác và vẫn antoàn, an ninh khá tốt, nhưng ngoài việc đi lại bằng các loại xe, tàu thông thường, dukhách còn có thể trải nghiệm qua phương tiện ca-nô cao tốc để thưởng ngoạn cảnhsắc lạ lẫm ven sông với những cảm xúc lâng lâng khó tả.

Tuy nhiên, do hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của tỉnh còn hạn chếnhiều mặt, nhất là chưa có những khu du lịch mang tính động lực, có sức thu hútmạnh hay tạo được sự kết nối, lan tỏa so với nhiều địa phương trong vùng để kíchthích, hấp dẫn du khách tìm đến, nên thời gian lưu trú và số lần quay lại của dukhách còn khá thấp. Số khách sạn, nhà nghỉ phục vụ lưu trú cho khách du lịch đạt“chuẩn sao” còn quá hạn chế về số lượng, chất lượng cũng chưa đáp ứng tốt nhucầu đòi hỏi phải được phục vụ của du khách hạng sang trong- ngoài nước.

Thế mạnh về rừng, biển và vị trí địa lý của Cà Mau đến giờ vẫn còn là tiềmnăng do chưa được đầu tư khai thác nhiều. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chỉquanh quẩn ở tham quan cảnh sắc thiên nhiên như Mũi Cà Mau, Hòn Đá Bạc, ĐầmThị Tường, hay vào thăm rừng đước, rừng tràm…, nhưng tiện nghi sinh hoạt nơinghỉ ngơi, lưu trú còn quá hạn chế, và còn bỏ sót nhiều đối tượng có thể trở thành

69

sản phẩm du lịch đặc thù giúp ngành du lịch Cà Mau ngày càng thêm phát triểnbằng các loại hình du lịch cộng đồng. Đó là thiếu đầu tư, tổ chức tham quan trảinghiệm, nghiên cứu, học tập tại các làng nghề, như làng nuôi cá bống tượng, lànglàm tôm khô Rạch Gốc, rừng nuôi tôm sinh thái, làng làm khô bổi Trần Văn Thời,làng làm dưa bồn bồn, làng làm cá khô khoai…

Lực lượng lao động phục vụ ngành du lịch Cà Mau cũng chưa đảm bảo đạtyêu cầu về số lượng, chất lượng chuyên môn cũng còn khiếm khuyết về nhiều mặt,thiếu tính chuyên nghiệp. Phần lớn nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn,các điểm đến tham quan, khu mua sắm…thì kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn, tiếp thịcòn nhiều hạn chế. Chưa được bồi dưỡng tốt về kiến thức, nhận thức và trình độchuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực phục vụ khách du lịch, nhất là trình độ ngoạingữ còn khá hạn chế, thái độ tiếp đón, phong cách hướng dẫn chưa thể hiện tốt sựnhiệt tình hiếu khách của “vai trò người chủ” muốn thật lòng mời gọi.

Giá trị quí báu nhiều mặt của các di tích lịch sử, văn hóa, các cơ sở tôn giáo,tín ngưỡng có khả năng gắn kết tốt với phát triển du lịch chưa được phát huy đúngmức. Trong đó có nhiều điểm đến tham quan hấp dẫn như Di tích Hòn Khoai nơiđầu tiên Nam kỳ khởi nghĩa năm 1940, khu Di tích CM 12 Hòn Đá Bạc, Khu Dự trữsinh quyển thế giới với các khu tham quan nghỉ dưỡng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mauvà Vườn quốc gia U Minh Hạ… đặc biệt là Lễ hội Nghinh ông Sông Đốc diễn rahàng năm (vào dịp 14, 15, 16 tháng 2 âm lịch)… đều vẫn chưa được đầu tư đúngmức để sớm trở thành điểm đến hay sự kiện thu hút du khách.

Ngoài ra công tác quảng bá, giới thiệu cho du lịch Cà Mau cũng chưa đượcđẩy mạnh, còn thiếu chiến lược, chương trình cụ thể, nên chưa đáp ứng đạt yêu cầuphát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chưa tập trung vào các đối tượng, thịtrường tiềm năng đúng mục tiêu. Như cần sớm có chương trình giới thiệu bài bản vềẩm thực địa phương qua những món ăn dân dã với các loại sản vật tôm, cua cá tươisạch tại chỗ vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng, đậm đà hương vị tự nhiên, dễ đi sâu vàolòng người và cũng thật khó quên.

Du lịch Cà Mau trước những lợi thế và cơ hội

Theo đánh giá của ngành chức năng, tuy ở vị trí “Cực Nam Tổ quốc” cónhững bất lợi, nhưng Cà Mau nằm trong hành lang phát triển kinh tế phía Nam củachương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mekong mở rộng, sẽ có điều kiện thuậnlợi trong giao lưu phát triển kinh tế với các nước Đông Nam Á, nhất là đối với lĩnhvực du lịch. Với tiềm năng to lớn các loại sản vật từ rừng, biển và các hệ sinh tháiđộng - thực vật rất phong phú, đa dạng và khá đặc thù, hấp dẫn trong Khu Dự trữsinh quyển thế giới và Khu bảo tồn đất ngập nước (Khu Ramsa thứ 2088) có tầmquan trọng quốc tế, rộng đến hàng trăm ngàn ha với trên 200 loài thủy hải sản củahệ sinh thái mặn, lợ hiện hữu và nhiều mô hình canh tác sản xuất rất đặc thù, độcđáo ít nơi nào có được, sẽ vừa là nguồn ẩm thực sạch tự nhiên dồi dào, phong phú

70

và thơm ngon bổ dưỡng tại chỗ, vừa là “điểm đến” hấp dẫn để tham quan, nghiêncứu, học tập đối với nhiều đối tượng khách du lịch trong- ngoài nước.

Trước xu thế hội nhập kinh tế theo hướng toàn cầu hóa, thì du lịch Cà Maucũng có thể tận dụng để phát triển, nhất là đứng trước cơ hội nhu cầu du lịch (quốctế và nội địa) ngày một tăng, mà Cà Mau là vùng đất có nhiều yếu tố “cần và đủ”đáp ứng những sản phẩm du lịch khác biệt. Là nơi hội tụ nhiều đặc điểm để pháttriển du lịch sinh thái, như tham quan cảnh sắc thiên nhiên rừng, biển, các mô hìnhnuôi dưỡng, khai thác thủy hải sản, hay trải nghiệm giao thông thủy, tham gia các lễhội dân gian truyền thống địa phương đặc sắc, tham quan, nghiên cứu truyền thốnglịch sử cách mạng… Nơi đâu du khách cũng đều có thể vui chơi thăm thú khá tự domà không phải lo nghĩ về vấn đề an toàn, an ninh, đây chính là điểm mạnh của dulịch Cà Mau và cần phát huy để từng bước vươn xa hơn.

Thiết nghĩ du lịch Cà Mau cần đầu tư để sớm giới thiệu cho du khách nhữngcảnh sắc sinh động của thiên nhiên với rừng cây, ruộng đồng, sông nước vốn rấthiền hòa và hữu tình; hay những tiềm năng phong phú, đa dạng của rừng và biểnvới những loại hình sản xuất, khai thác độc đáo, và đặc biệt là phong cách hào sản,nhân hậu với những nụ cười thân thiện, hiếu khách, ấm áp tình người của người dânCà Mau.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng ĐBSCL, Cà Mau khôngquá xa với Phú Quốc và Thành phố Cần Thơ (trung tâm du lịch của vùng ĐBSCL)có sự kết nối giao thông thủy bộ khá thuận tiện, ngoài ra trong khu vực còn có 04sân bay (Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá), trong đó có 02 sân bay quốc tế.Nếu có giải pháp kết nối tốt liên kết được tour du lịch của du khách quốc tế đến PhúQuốc, Cần Thơ để đến Cà Mau thì sẽ thu hút một lượng khách du lịch quốc tếkhông nhỏ hàng năm. Và hiện nay đường hành lang ven biển phía Nam đang trongquá trình hoàn thành sẽ góp phần tích cực cho việc phát triển các tuyến du lịch nộitỉnh, liên tỉnh và quốc tế trong tương lai không xa.Trong tương lai Dự án cảng biểntổng hợp Hòn Khoai khi được Chính phủ phê duyệt và đầu tư sẽ rất có ý nghĩa và cótầm ảnh hưởng tốt rất lớn đối với kinh tế và du lịch tỉnh Cà Mau.

Hiện nay du lịch Cà Mau tuy còn nhiều khó khăn về hạ tầng giao thôngnhưng hệ thống đường bộ cũng đã cơ bản thông suốt, đảm bảo tính kết nối, đếnđược hầu hết các điểm du lịch chính (Đất Mũi, Khai Long, Hòn Đá Bạc, VườnQuốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ). Hai tuyến đường Hồ Chí Minhvề Đất Mũi và tuyến đường hành lang ven biển phía Nam khi đã kết nối thông suốtvà được nâng cấp mở rộng sẽ thúc đẩy du lịch Cà Mau nói riêng và kinh tế tỉnh CàMau ngày càng thêm phát triển.

Những yêu cầu “cần và đủ” đảm bảo cho du lịch phát triển ổn định:

Cần phải tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức cho cán bộ,nhân dân trong tỉnh, rằng mọi hoạt động liên quan phục vụ du khách đều sẽ liên

71

quan đến hình ảnh, uy tín, địa phương Cà Mau, đến tương lai du lịch lâu dài, là sựphát triển kinh tế địa phương và là chén cơm manh áo nhiều người. Nên cần có sựquản lý tốt của các ngành chức năng về giá cả, số lượng và chất lượng các loại hànghóa, dịch vụ, và cần chuẩn hóa quy cách tối thiểu về tiện nghi phòng ốc cho nhànghỉ, khách sạn… Những cơ sở không đạt chuẩn kiên quyết không cho phép hoạtđộng để xây dựng, bảo vệ uy tín, hình ảnh tốt đẹp của du lịch Cà Mau.

Làng nghề đan đát truyền thống – yếu tố rất cần để khai thác du lịchẢnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp

Khách du lịch đa phần là người có tiền, có điều kiện, họ đi du lịch là đểhưởng thụ, có nghĩa là muốn được phục vụ về mọi thứ hoặc ít ra là được hưởng thụnhững điều tiện lợi, dễ dàng trong suốt hành trình, cho nên mọi chuyện gây khókhăn, cản trở, phản cảm đều là hình ảnh xấu, tạo ấn tượng không đẹp sẽ làm ảnhhưởng đến khai thác du lịch, nên cũng cần ngăn chặn những điều kiêng kỵ đối vớicác hoạt động phục vụ du lịch, như hiện tượng “chặt chém” giá dịch vụ cho hànhkhách, đeo bám kỳ kèo ăn xin, giới thiệu những món ăn, những nơi cung cấp, phụcvụ ẩm thực không ngon, không an toàn, thiếu vệ sinh…Mua bán hàng thiếu cân,không đủ số lượng, chủng loại, kích cỡ và không đạt phẩm chất. Hay giới thiệucảnh quan, sản phẩm du lịch không trung thực, không chính xác, thiếu tôn trọngkiểu như cho khách là người không biết gì. Đặc biệt là phương tiện vận chuyển, đilại không an toàn, mất vệ sinh và để du khách phải chờ đợi mất thời gian vô ích.

72

Đặc trưng rừng ngập nước - tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, tham quancảnh sắc thiên nhiên rừng, biển... cần chiến lược khai thác hợp lý trong tương lai.

Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp

Trước mắt ngành du lịch nên sớm có đội ngũ hướng dẫn viên đủ trình độ, cókiến thức và nhiệt tình, có hệ thống các phương tiện đi lại nội vùng an toàn, độc đáovà cần có giải pháp xã hội hóa một cách có hiệu quả, để sớm có các sản phẩm dulịch mang tính đặc thù hấp dẫn là các điểm tham quan vui chơi, mua sắm… đẩymạnh phát triển loại hình du lịch cộng đồng, hoạt động homestay, tham quan làngnghề nghỉ dưỡng, trị bệnh…

Đặc biệt nên tổ chức các trạm dừng, điểm dừng, điểm mua sắm hàng lưuniệm…đạt chuẩn chung và tại những nơi du khách lưu trú qua đêm phải đảm bảođiều kiện tiện nghi, an toàn, thoải mái… nhất là cần quan tâm các khu nhà vệ sinhphải đạt chuẩn vệ sinh “tầm sao” dễ thở. Cơ sở nào không đảm bảo được, làm xấuhình ảnh du lịch Cà Mau cần kiên quyết xử lý nghiêm, thậm chí đình chỉ hoạtđộng./.

73

TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ VÀQUẢNG BÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Nguyễn Thanh DũngChủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau

Nói đến báo chí và du lịch, hai lĩnh vực này có liên quan. Bởi lẽ, báo chí làkênh thông tin chính thống cho các du khách trong nước và nước ngoài tham khảo,kiểm chứng thông tin, để có thêm nhiều hiểu biết mà lựa chọn trong việc trảinghiệm, đi đến đâu, nơi nào cần đi trước tiên, đến đó có những gì ?... Và ngược lạinhững đơn vị, cá nhân kinh doanh du lịch cũng dựa vào kênh truyền thông này, đểquảng bá, khai thác nguồn khách và từ đó sẽ tự có những thay đổi, luôn luôn làmmới mình, để phát triển cho chính thương hiệu của mình.

Chúng ta đều biết rằng, khi cuộc sống kinh tế ổn định, thì đời sống tinh thầncủa con người sẽ được quan tâm, chăm sóc, nâng cao. Và trong những nhu cầu đó,được đi chơi, tham quan, chiêm ngưỡng những phong cảnh đẹp, được thưởng thứcnhững món ngon, đặc sản của các vùng miền… luôn có sức thu hút, hấp dẫn rấtnhiều người.

Cà Mau là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng để khai thác du lịch. Nếu như nóivề phong cảnh đẹp của thiên nhiên, có thể nói là thua xa với nhiều tỉnh, thành ởmiền Trung, miền Bắc, nhưng cũng có những đặc trưng riêng mà ít nơi nào cóđược. Chính vì thế mà ta phải biết dựa vào điểm mạnh, ưu thế của ta. Đó là nhữngcánh rừng tràm, rừng đước bạt ngàn, những vườn cây ăn trái của U Minh, đó là HònKhoai, Hòn Đá Bạc, nơi diễn ra những kỳ tích lịch sử trong đấu tranh giữ nước, đólà Đầm Thị Tường nên thơ, trữ tình và còn rất nhiều điểm nữa… mà đặc biệt là mũiđất Cà Mau. Mũi đất cũng là đặc trưng của tỉnh Cà Mau, là nơi duy nhất trong cảnước có ba bề giáp biển, mũi đất là nơi cùng với đỉnh Đồng Văn, Hà Giang cực Bắclàm thành một dãy giang san gấm vóc Việt Nam. Trong đời mỗi người, ai mà chẳngmong muốn được một lần đặt chân đến hai địa điểm này, để được nhìn ngắm, chinhphục, để cảm nhận những vẻ đẹp vừa độc đáo, riêng biệt, vừa mang một ý nghĩathiêng liêng biết dường nào. Hai địa điểm này dễ khiến cho người ta có nhiều cảmxúc mạnh, muốn đặt chân đến biết dường nào.

Trong nhiều năm qua, báo chí Cà Mau đã làm rất tốt vai trò của mình trongcông tác tuyên truyền về đất và người Cà Mau, góp phần mời gọi các du khách gần,xa đến tham quan vui chơi, nghiên cứu. Cụ thể là Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi,Đài PT- TH Cà Mau có hẳn chuyên trang, chuyên mục về du lịch, với những bàiviết giới thiệu những địa danh du lịch, về đời sống người Cà Mau, với những phongtục tập quán, những giá trị văn hóa truyền thống, những giá trị nghiên cứu lịch sử…Tuy nhiên, giới thiệu là một chuyện, trong đó nó vẫn có yếu tố chủ quan, đó chính

74

là những cảm nhận sâu sắc của tác giả là những người con Cà Mau, với những tìnhcảm yêu thương dành cho vùng đất quê nhà. Còn những hình ảnh “đập” vào mắtmột người xa lạ lần đầu đặt chân tới một vùng đất mới, với một chuyến đi lướt qua,lại là một chuyện khác nữa.

Đặc trưng riêng ít nơi nào có được sẽ góp phần thu hút du khách đến với Cà MauẢnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp

Có nhiều đoàn nhà báo ở các tỉnh đến Cà Mau, (tôi chỉ đơn cử chỉ riêng vớigiới báo chí, bởi đối tượng này là những người rất nhạy cảm) họ mang theo rấtnhiều cảm xúc háo hức, nôn nao… được đặt chân mình lên mũi đất Cà Mau, để cóthể cảm nhận, tự khám phá những cảm giác mới lạ với vùng đất này. Ấy thế mà…khi đến nơi, chỉ đi một vòng, mọi cảm xúc đó hoàn toàn bị sụp đổ, tan biến theo gióbiển của Đất Mũi. Ngoài một cột mốc, một biểu tượng con tàu, để cho họ có thểchụp vài bức ảnh lưu niệm, còn lại thì họ cảm thấy ngao ngán, thất vọng... Bởinhững hình ảnh nhà cửa của người dân còn nhếch nhác hai bên đường, bởi đoạnđường từ cây cầu Đất Mũi dẫn ra cột mốc hai bên còn tiêu điều, trơ trụi. Vì saochúng ta không kêu gọi người dân trồng những hàng đước xanh mát rợp bóng haibên vừa mang dáng vẻ của xứ biển Cà Mau vừa nên thơ, đẹp mắt? Còn một số mặthàng như các loại cá khô, tôm khô- đặc sản Cà Mau được bày bán tại đó, giá cả rấtcao so với tại chợ trung tâm thành phố Cà Mau. Những bữa ăn đơn giản mà giá cảtrên trời. Những người buôn bán biện hộ giá cao là do phí vận chuyển. Là một vùng

75

đất lúc nào cũng tự hào cá tôm nhiều vô kể, mua tại chỗ về sơ chế, rồi cũng bán tạichỗ cho khách… thiết nghĩ không cần phải đội giá lên cho ngang với mặt bằngchung của nhiều tỉnh, thành khác. Đi du lịch là để nghỉ ngơi, vui chơi, thoải mái,nhưng để tránh tình trạng ăn uống đắt đỏ, có những đoàn khách phải mang vác theođồ ăn thức uống, nhìn họ mình cũng cảm thấy xót xa. Làm du lịch phải nhớ rằng,những du khách này sau khi từ giã Cà Mau, họ cũng chính là những tuyên truyềnviên cho người thân, bạn bè về “đất và người” Cà Mau, về những hình ảnh trựcquan mà họ đã cảm nhận được. Và tất nhiên là sẽ kéo theo lượng khách tăng haygiảm đến Cà Mau .

Có lần xem trên mạng, tôi biết có một địa phương rất nghèo khó ở Tây BanNha, đời sống người dân rất lam lũ. Lãnh đạo địa phương đó đã nghĩ ra một cách vàcho xây dựng một bảo tàng với qui mô lớn, có kiến trúc độc đáo, hiện đại, cùng vớinhiều hiện vật được lưu giữ có giá trị văn hóa, lịch sử… Chỉ một thời gian sau đãthu hút nhiều du khách đến tấp nập, đương nhiên địa phương đó nhanh chóng “lênđời” trở thành một thành phố du lịch giàu có, nổi tiếng, còn người dân thì được “đổiđời”, cuộc sống được nâng lên rất cao. Ở nước ta, đến tham quan Bảo tàng tỉnhQuảng Ninh, du khách sẽ có cảm giác hả hê vì thích thú, mãn nguyện. Ngoài cáiđẹp kiến trúc, cách bày trí, còn có những cái hay, cái mới mà du khách sẽ được họchỏi. Và ngay trong khu vực ĐBSCL, đến rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang, ta sẽđược thư thả, sảng khoái khi ngồi trên chiếc xuồng nhỏ len lỏi trong cánh rừng tràmngập bèo hoa dâu, hoặc càng hứng khởi hơn khi ra biển Nam Du, tỉnh Kiên Giangđược lặn ngắm san hô, lên đảo nhìn ngắm những ngôi làng nuôi cá bè nổi bật lêntrên nền biển trời xanh thăm thẳm… Những cảm giác đó dễ làm cho lòng du kháchthêm vui tươi, rạo rực, say đắm.

Trong khi các tỉnh, thành khác biết dựa vào ưu thế của vùng đất mình để pháttriển du lịch, và phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thìCà Mau chúng ta vẫn còn loay hoay với những cái hiện có, mà những cái đó nó vẫncòn thô sơ, trần trụi, khó lòng thu hút, níu giữ chân người. Du lịch Cà Mau cần phảicó sự đổi mới thật sự mạnh mẽ. Phải tính đến chỗ ăn, chỗ nghỉ ngơi, tham quan, đặcbiệt là giá cả, cách phục vụ, nâng cao các sản phẩm du lịch, gắn du lịch sinh tháivới nghỉ dưỡng, du lịch với làng nghề truyền thống… đổi mới mô hình tăng trưởng,gia tăng cải thiện dịch vụ, mở rộng thị trường. Muốn làm được điều đó, du lịchtrong tỉnh phải được liên kết chặt chẽ, có sự điều hòa, phối hợp các chương trình,sự kiện, tạo sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các tour lữ hành.Và phải biết liên kếtlại những đơn vị, cá nhân kinh doanh du lịch, để tạo thành một môi trường du lịchbền vững.

Với tiềm năng hiện có, khai thác du lịch bằng cách nào, các nhà quản lýngành du lịch cần nghiên cứu nghiêm túc học hỏi nhiều nơi, tư vấn và đề xuất vớilãnh đạo của tỉnh, lãnh đạo các huyện, thành phố trong tỉnh, để có những nhìn nhậnvà đánh giá đúng với ngành du lịch, để có những đổi mới phát triển cho du lịch CàMau. Một khi ngành du lịch phát triển từ đó sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

76

Riêng trong lĩnh vực báo chí, Hội nhà báo sẽ chủ động cùng với lãnh đạo cáccơ quan báo chí trong tỉnh, xây dựng và nâng cao phương thức trong công tác tuyêntruyền, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện thông tin về phát triểndu lịch. Phân công, bố trí đội ngũ phóng viên, xây dựng đội ngũ cộng tác viên viếtvề kinh tế du lịch là những người có hiểu biết về lịch sử, văn hóa Cà Mau, có nhữngbài viết phân tích, nhận định, đánh giá, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịchtrước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Đồng thời giúp các doanh nghiệp du lịchhoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dukhách... góp phần quảng bá các thương hiệu du lịch Cà Mau, quảng bá vẻ đẹp vàcác giá trị độc đáo của thắng cảnh, di tích, di sản văn hóa của vùng đất, con ngườiCà Mau, để du khách trong nước và nước ngoài biết đến nhiều hơn, sâu sắc hơn.Và hơn nữa là sau một lần đến Cà Mau, du khách vẫn thấy vấn vương, vẫn cònmuốn quay trở lại./.

Nghề dệt chiếu ở xã Tân Thành, thành phố Cà MauẢnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp

77

ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI NHU CẦUTHỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG DU LỊCH

ThS. Từ Hoàng ÂnPhó Giám đốc

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hiện nay, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã và đang cónhiều thay đổi tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng độingũ lao động, từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường đặc biệt là phát triển nâng caochất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, sức hút của các trường đào tạo trên địa bàntỉnh vẫn còn thấp. Điều đó đòi hỏi sự đổi mới trong công tác đào tạo, định hướngnghề nghiệp và nhất là thay đổi tư duy trong chọn ngành, chọn nghề của lao độngtrong nhu cầu thị trường lao động và điểm mới đó là lao động du lịch.

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cà Mau, nguồnnhân lực nghề nghiệp của tỉnh đã đáp ứng cơ bản và ngày càng tốt hơn trong cáclĩnh vực sản xuất, dịch vụ, công nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơcấu kinh tế của tỉnh, gắn đào tạo với sử dụng lao động đã qua đào tạo. Các chươngtrình, dự án đào tạo nghề, giải quyết việc làm được lồng ghép với chương trình pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt từ khi triển khai thực hiện Quyết định số1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 Thủ trướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạonghề cho lao động nông thôn” (Đề án 1956), công tác này đã có những đột phá mới,ngày càng tiến bộ, đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện, tác động rất tíchcực tới phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Thông qua hoạt động của Đề án, giúp cho lao động nông thôn nhận thứcđược vai trò của học nghề, từ đó xác định và lựa chọn ngành nghề cần học để tạoviệc làm phù hợp, nâng cao năng suất lao động; chất lượng nguồn nhân lực. Thúcđẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu, phân công lại lao động xã hội, tăng khả năngcạnh tranh của nền kinh tế.

Các ngành, địa phương đã chủ động nâng cao năng lực quản lý, theo dõi giámsát chặt chẽ bảo đảm đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ đề ra như tuyên truyền vậnđộng, huy động học viên đến lớp học nghề... Công tác đào tạo nghề cho lao độngnông thôn được thực hiện nhiều hình thức: Đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo; đàotạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, liên kết với doanh nghiệp để đào tạo, đàotạo nghề gắn với các làng nghề, đào tạo gắn với các khu du lịch, đào tạo nghề lưuđộng tại các ấp, khóm trong các xã phường thị trấn trên toàn tỉnh, nhằm tạo điềukiện thuận lợi để người lao động có nhu cầu được học nghề. Lao động sau học nghềcó thể tự tạo việc làm tại địa phương hoặc được tư vấn, giới thiệu tìm việc làm ở cácdoanh nghiệp trong hoặc ngoài tỉnh.

78

Tỷ lệ lao động xã hội qua đào tạo từ 26% năm 2011, đến 2017 đạt 34%. Đếnnăm 2020 lao động qua đào tạo đạt tỷ tệ 50,05%. Chuyển dần đào tạo lao động phụcvụ trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp sang các ngành nghề công nghiệp sửa chữa,may mặc, chế biến, dịch vụ đặc biệt chú trọng đến lao động phục vụ du lịch củatỉnh.

Về cơ sở vật chất, đến nay đã hoàn thiện hệ thống mạng lưới cơ sở Giáo dụcnghề nghiệp công lập thuộc 9 huyện, thành phố Cà Mau; có 03 trường Cao đẳng; 01trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật, ngoài ra huy động các cơ sở Giáo dục nghềnghiệp ngoài công lập tham gia đào tạo nghề, hỗ trợ chi phí đào tạo để lao độngnông thôn, lao động tại các khu du lịch của tỉnh có cơ hội học nghề tìm việc làmphù hợp tại địa phương.

Chất lượng các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp về (cơ sở vật chất, trang thiết bịđào tạo, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình...). Chương trình, giáo trình đàotạo phù hợp với thực tiễn ở từng địa phương, từng ngành nghề đào tạo, ứng dụng cóhiệu quả những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ thông tin vào quátrình giảng dạy.

Đội ngũ giáo viên được thường xuyên nâng cao như tổ chức tuyển mới giáoviên có trình độ đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu về số lượng, tổ chức đào tạo bồidưỡng nghiệp vụ sư phạm, nâng cao kỹ năng dạy nghề cho mỗi giáo viên hiện có,liên kết giáo viên đào tạo nghề ngoài tỉnh, để từng bước nâng cao chất lượng đàotạo nghề đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, của thị trường lao động.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệpđã năng động, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, của dịch vụ du lịch để cải thiệnmôi trường kinh doanh, tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đặcbiệt đảm bảo sự phát triển du lịch Cà Mau.

Nhìn chung công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm và phát triển du lịchcủa tỉnh đã có bước phát triển khá tốt. Tuy nhiên, đối với đào tạo nghề gắn với nhucầu thị trường lao động du lịch vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế.

Kế hoạch đào tạo nghề lao động nông thôn hàng năm là rất lớn, nhưng chưachú trọng nhiều đến các nhu cầu thị trường du lịch, vì vậy kết quả thực hiện đào tạocác nghề phục vụ cho phát triển du lịch chưa cao, dựa trên số lớp đào tạo nghềhướng dẫn viên du lịch; du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... đã qua còn rất thấp,chưa khai thác hết các ngành nghề đào tạo để phát triển du lịch.

Công tác truyền thông, quảng bá về phát triển du lịch của Cà Mau đã rộngkhắp, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định: Văn hóa ứng xử của cộng đồng dâncư trong thu hút khách du lịch, sản phẩm đặc trưng vùng miền, cung ứng dịch vụ dulịch, giao thông...

79

Bên cạnh đó, một số lao động nông thôn nhất là lao động trẻ, tham gia họcnghề chưa nhận thức nhu cầu của thị trường du lịch nên chưa quan tâm đến việc họcnghề gắn với dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Trước yêu cầu mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhậpquốc tế, công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm của tỉnh đã có bước phát triểnkhá tốt, từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên công tác đào tạo nghề gắn với giảiquyết việc làm, với phát triển du lịch, ổn định đời sống người dân là một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm luôn được các ngành chức năng quan tâm và cũng là mộttrong những nhiệm vụ chính trị của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Vìvậy trong thời gian tới cần phải có những giải pháp cơ bản như:

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội,của cán bộ công chức và người lao động về vai trò của đào tạo nghề nghiệp gắn vớinhu cầu thị trường lao động du lịch để phát triển du lịch là điểm mạnh trong pháttriển kinh tế của tỉnh.

- Chú trọng đào tạo lao động tại các khu du lịch để nâng cao kiến thức, kỹnăng và trách nhiệm trong tiếp cận khách du lịch. Đáp ứng cơ bản và ngày càng tốthơn trong giao tiếp, cảm nhận môi trường thiên nhiên trong phát triển du lịch.

- Triển khai thực hiện tốt và kịp thời các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nhằmtạo điều kiện cho người lao động tại các khu du lịch 100% được học nghề về lĩnhvực du lịch.

- Tiếp tục mở rộng ngành nghề, tăng số lượng và hiệu quả đào tạo theo yêucầu sử dụng lao động của cả 3 trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấpnghề đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội; trong đó tập trung đào tạo nghề trình độcao trong phát triển du lịch như: Hướng dẫn viên du lịch, du lịch sinh thái, du lịchcộng đồng...

- Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề nghiệp, khuyến khích các tổ chức, cánhân đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; huy động các cơ sở giáo dụcnghề nghiệp tư thục, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghềtrong lĩnh vực dịch vụ du lịch, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa đơn vị đào tạo, cơ quanquản lý nhà nước với doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo./.

80

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠOVÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH

Võ Thị Thanh Nữ

1. Đặt vấn đềNguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định nhất đối với sự tăng

trưởng kinh tế của một tỉnh, phát triển nguồn nhân lực là một biện pháp quyết địnhsự phát triển bền vững của tỉnh, nhất là trong thời kỳ nước ta đang hội nhập kinh tếquốc tế. Trong giai đoạn hiện nay việc chú trọng chăm lo, phát huy, bồi dưỡngnguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp giáo dục, đáp ứng những điềukiện cơ bản để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu,nước mạnh, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc.

Với lợi thế, tiềm năng rừng, biển, đảo, tỉnh Cà Mau chú trọng quy hoạch vàđầu tư phát triển kinh tế du lịch, đặc biệt ưu tiên phát triển các sản phẩm dịch vụ dulịch tham quan, trải nghiệm, giải trí tại các điểm du lịch chính của tỉnh như: VườnQuốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh hạ và phụ cận, Khu vực thành phốCà Mau, Điểm du lịch Di tích Hòn Đá Bạc, phát triển du lịch văn hóa, tínngưỡng… Tuy còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng nhìn chung du lịchtỉnh trong những năm qua vẫn thu hút khá đông du khách từ trong và ngoài nước.

Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XV Về phát triển du lịchtỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 khẳng định“chỉ đạo đánhgiá thực trạng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo,đào tạo lại và bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch, từngbước xây dựng nguồn nhân lực quản lý du lịch và lao động có nghiệp vụ tay nghềcao, phẩm chất tốt, có kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của du khách trong và ngoài nước”7.

Hệ thống các trường cao đẳng, đại học trong tỉnh hiện nay có vai trò quantrọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao nhằm tiếp nối sựnghiệp xây dựng, phát triển hoàn thiện nền kinh tế tỉnh nhà. Sinh viên sau khi tốtnghiệp phải có trình độ chuyên môn vững vàng, phương pháp làm việc mềm dẻogóp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh. Muốn vậy, một mặthọ cần nỗ lực học tập, mặt khác chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng cầnđược quan tâm đúng mức.

7 Đảng bộ Tỉnh Cà Mau (2016), Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XV Về phát triển du lịch tỉnh CàMau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tr.5

81

Thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo góp phần quan trọng giúp cho sinhviên không chỉ rèn luyện cho bản thân năng lực nhận thức, vận dụng khái niệm, họctập, nghiên cứu, nâng cao trình độ bản thân, đồng thời còn có khả năng vận dụnglinh hoạt, sáng tạo những kiến thức mình đã học vào giải quyết hiệu quả các vấn đềthực tiễn xã hội và thực tiễn nghề nghiệp sau này.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo góp phần phát triển nguồnnhân lực du lịch

Thứ nhất, Xây dựng chương trình đào tạo: Đổi mới nội dung chương trìnhđào tạo chuyên môn kỹ thuật

Đổi mới, hiện đại hóa chương trình, nội dung đào tạo theo hướng mềm dẻo,nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với nhữngbiến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạochủ động gắn đào tạo với yêu cầu của sản xuất, tạo thuận lợi cho người học.

Trong nền kinh tế hiện đại, thị trường lao động hình thành, phát triển và hoạtđộng theo những quy luật khách quan và đòi hỏi phải đổi mới căn bản trong chínhsách đào tạo nguồn nhân lực. Phải gắn liền giữa đào tạo nguồn nhân lực với nhu cầulao động trên thị trường lao động nhằm đáp ứng các yêu cầu về số lượng chất lượng(kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp).

Để có một chương trình giảng dạy thích ứng với nhu cầu phát triển, đáp ứngyêu cầu của những người sử dụng lao động, Nhà trường cần có khung đào tạochung hướng đến nhu cầu thực tế của các ngành, và có phần mở, phần linh hoạt đểbổ sung kiến thức công nghệ và luôn được thay đổi và làm mới để chuẩn bị nguồnnhân lực cho các doanh nghiệp.

Nội dung giảng dạy của nhà trường cần phân bổ hợp lý về thời lượng cũngnhư thời điểm đào tạo kiến thức cơ bản và đào tạo nghề đại cương, đào tạo chuyênsâu; đào tạo tại trường và đào tạo tại doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ học vấntrung bình, năng lực kỹ thuật của lực lượng lao động.

Công bố chuẩn đầu ra cũng là một yêu cầu cần thiết trong việc nâng cao chấtlượng đào tạo. Những tiêu chí về chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo như kiến thức,kỹ năng, thái độ, vị trí công tác sau khi tốt nghiệp, hướng phát triển sau đào tạo, đềuvươn tới mục đích chung là đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Ngoài những kỹ năngcứng về kỹ thuật chuyên môn của nghề nghiệp thì cần trang bị thêm cho sinh viênnhững kỹ năng mềm.

Xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo theo địnhhướng phù hợp với chuẩn quốc tế và đặc thù của Việt Nam ta hiện nay; tăng cườngquan hệ liên thông chương trình đào tạo giữa Trường và các cơ sở giáo dục trongnước.

Thứ hai, Tăng cường liên kết, hợp tác

82

Nhà trường cần chủ động hợp tác với các doanh nghiệp trong xây dựngchương trình đào tạo, tổ chức thực hành, nghiên cứu và chuyển giao kết quả.

Việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp cần được tổ chức lâu dài vàthường xuyên. Nhà trường chủ động tiếp cận tạo quan hệ thường xuyên với cácdoanh nghiệp để xây dựng chương trình hoạt động chung trong đào tạo sinh viên,tuyển dụng nhân viên, trao đổi nghiên cứu ứng dụng cho sinh viên, phục vụ chocông tác giảng dạy và áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp.

Tăng cường cho sinh viên tiếp cận doanh nghiệp từ khi còn đang ngồi trênghế nhà trường thông qua các đợt thực tập, kiến tập. Kết hợp chặt chẽ giữa Nhàtrường và Doanh nghiệp trong đào tạo và bồi dưỡng cho người học, tạo điều kiện đểngười học có điều kiện cọ xát và trải nghiệm thực tế cũng như mở rộng cơ hội nghềnghiệp cho sinh viên sau khi ra trường. Thực tế cho thấy, đây là cách thức rất hiệuquả để nhà trường nắm bắt được những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năngnghề, kỹ năng hành vi mà doanh nghiệp cần đến ở những sinh viên sau khi tốtnghiệp.

Thứ ba, Phát triển đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển đàotạo trên cả hai phương diện quy mô và chất lượng. Theo mục tiêu phát triển hệthống các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm đào tạo kỹ thuật của đất nước,nhu cầu đòi hỏi phải tăng cường đào tạo đội ngũ giảng viên là rất lớn.

Về chất lượng, từng bước chuẩn hóa đội ngũ giảng viên đạt chuẩn theo quyđịnh của Luật Giáo dục, một bộ phận dạy trình độ trên chuẩn để trở thành lực lượngnòng cốt cho các trường trong việc đổi mới nội dung chương trình, cải tiến phươngpháp giảng dạy.

Có kế hoạch, chương trình thường xuyên thực hiện bồi dưỡng, đào tạo nângcao trình độ chuyên môn,….trên cơ sở đó để thực hiện hiệu quả việc đổi mới nộidung, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực. Mỗi giảng viên phải tự trau dồi, tíchlũy kiến thức, nâng cao trình độ cả bề rộng lẫn chiều sâu, có cách thức tổ chức dạyhọc khách quan, khoa học.

Về phía các khoa, phải thường xuyên trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyênđề khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các giảng viên củakhoa mình. Tổ chức dự giờ, thao giảng, lập kế hoạch tổ chức giao lưu trao đổi, họchỏi kinh nghiệm giảng dạy giữa giảng viên với nhau, đề xuất những khó khăn,vướng mắc để Ban giám hiệu giải quyết.

Về phía Nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tham dự nhữnglớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, được cập nhật thông tin, tri thứckhoa học hiện đại phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ của mình góp phần nâng caochất lượng giảng viên.

83

Thứ tư, Hoàn thiện môi trường học tập cho sinh viên

Thường xuyên nắm bắt ý kiến phản hồi, đóng góp từ phía sinh viên để hoànthiện quy chế quản lý. Bên cạnh đó các tổ chức Đoàn, Hội sinh viên cần triển khaicác hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh thu hút đông đảo sinhviên tham gia tích cực, nhằm rèn luyện sức khỏe, giáo dục đạo đức, lý tưởng sốngcao đẹp cho mỗi sinh viên.

Cần thường xuyên mở rộng cơ chế, cách thức tiếp xúc, gặp gỡ lấy ý kiến sinhviên về những vấn đề liên quan đến học tập như khung chương trình, chất lượngdạy học, kiểm tra đánh giá của cán bộ giảng viên. Bên cạnh đó, việc đánh giá, xếploại rèn luyện cũng như chính sách học bổng, khen thưởng và kỷ luật đối với sinhviên trong từng học kỳ, từng năm học hay cả quá trình đào tạo phải đảm bảo nguyêntắc khách quan, công bằng, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua họctập trong sinh viên.

Thứ năm, Đổi mới cách đánh giá chất lượng đối với sinh viên

Đổi mới cách đánh giá chất lượng đối với sinh viên cũng là một biện pháp đểquản lý tốt sinh viên. Việc tổ chức bài kiểm tra điều kiện, thi hết môn, thi tốt nghiệplà căn cứ để đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập. Đề thi cho đối tượng này cầnthiết phải là loại đề có tính chất yêu cầu người học phải hiểu bài và đòi hỏi liên hệthực tiễn thật cụ thể và sâu sắc; hoặc tổ chức cho sinh viên được viết tiểu luận mônhọc, làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa. Điều ấy giúp sinh viên có điều kiện thể hiệnđược chiều sâu và chiều rộng của quá trình nhận thức và làm như thế buộc sinh viênphải tự giác đến lớp nghe giảng không dám tùy tiện bỏ học. Đây chính là cơ sở giúpgiảng viên đánh giá đúng năng lực, trình độ của sinh viên và nhà trường đánh giáđúng chất lượng của quá trình dạy và học.

Thứ sáu, Tăng cường cơ sở vật chất trường họcCơ sở vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học. Thông qua

điều kiện vật chất, giảng viên có thể đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chấtlượng dạy và học. Cải tạo, nâng cấp, trang bị thêm những phương tiện kỹ thuật hiệnđại phục vụ cho quá trình dạy học là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cơ sở vật chất hiệnđại, thuận lợi phù hợp với yêu cầu dạy học không chỉ thuận lợi cho việc nắm vữngtri thức khoa học mà còn rèn luyện cho sinh viên kỹ năng và phương pháp sử dụngcó hiệu quả các phương tiện kỹ thuật đó vào nghiên cứu và phát triển chuyên môn,nghề nghiệp, nâng cao chất lượng công việc sau này.

Trước hết, cần xây dựng phòng học hiện đại, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mớiphương pháp giảng dạy ở những mức độ nhất định, khắc phục tình trạng thiếuphòng học, phòng học phải được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại như: hệthống âm thanh, ánh sáng, đèn chiếu, video, máy vi tính, chỗ ngồi, nhiệt độ phònghọc, kết nối mạng internet đảm bảo điều kiện học tập.

84

Tập trung hoàn thiện và xây dựng thư viện hiện đại, đảm bảo tính khoa họcvà chuyên nghiệp. Phải có đủ giáo trình cơ bản, chuyên ngành, chuyên sâu, các tạpchí khoa học, thư viện điện tử, kết nối mạng internet trở nên phổ biến. Tạo điều kiệncho sinh viên phát huy được tính độc lập, sáng tạo, ý thức tự học, tự nghiên cứu bổsung kiến thức cho môn học. Ưu tiên nguồn lực xây dựng cho được các mô hình rènnghề và thực tập nghề nghiệp của sinh viên.

Như vậy, điều kiện vật chất trong các trường đại học, cao đẳng có vai tròquan trọng trong nâng cao chất lượng dạy và học. Điều kiện và cơ sở vật chất hiệnđại, đầy đủ tiện nghi giúp cho cả người dạy và người học có điều kiện đổi mớiphương pháp dạy và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học.

3. Kết luậnĐào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói

riêng đóng vai trò hết sức quan trọng cho nền kinh tế tỉnh nhà trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Để góp phần quan trọng vàonâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội ở nước ta hiện nay thì trước hết cần nhanh chóng đổi mới cơ cấu kiến thức,trang bị các kiến thức cần thiết của công nghiệp hóa, nền kinh tế thị trường, kinh tếtri thức nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Chú trọng phát triển và đào tạo nhân lựctheo hướng chuẩn hóa gắn kết với nhu cầu thị trường, nhu cầu ngành, thông quatăng cường mối liên kết và hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Coitrọng việc nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, phương pháp, các điều kiện vềcơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên….đạt trình độ cao để nguồn nhân lực ở địaphương tham gia một cách có hiệu quả vào thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Lê Thanh Bình (2010), Một số vấn đề về quản lý nhà nước kinh tế, văn hóa, giáo dục

trên thế giới và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2. Đào Thị Minh Hương (2016), Phát triển bền vững con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.3. Hoàng Thúc Lân (2014), Phát triển năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên Việt Nam

hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.4. Phạm Thành Nghị (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

85

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁIDỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CÀ MAU

ThS. Trần Thị DiệuTrung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch tỉnh Cà Mau

TÓM TẮT

Được đánh giá là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh CàMau, loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đã và đang nhận được sự quantâm của các nhà quản lý nhà nước, các chuyên gia và các công ty du lịch. Việc đánhgiá tình hình hoạt động để đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp là cần thiết trongbối cảnh ngành du lịch tỉnh Cà Mau đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ và sựcạnh tranh của các điểm đến ngày càng gay gắt. Dựa trên kết quả khảo sát thực tếtại các điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tỉnh Cà Mau, bài viết nêu ra một sốthuận lợi của du lịch cộng đồng Cà Mau, bao gồm tài nguyên du lịch hấp dẫn, khảnăng kết nối với các điểm đến du lịch khác lân cận, nguồn nhân lực dồi dào… Tuynhiên sản phẩm du lịch cộng đồng tại Cà Mau có những hạn chế, đến từ điều kiệncơ sở vật chất phục vụ du lịch, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế ảnh hưởng đếnchất lượng dịch vụ; sản phẩm trùng lắp… Sau khi đánh giá thực trạng du lịch sinhthái dựa vào cộng đồng tại Cà Mau theo mô hình SWOT kết hợp với nghiên cứu môhình thành công tại các điểm du lịch cộng đồng tại các địa phương khác, tác giả đềxuất một số giải pháp cho du lịch cộng đồng tại Cà Mau bao gồm giải pháp về cơchế tổ chức, giải pháp về xây dựng sản phẩm và giải pháp về đào tạo.

Từ khóa: Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch sinh thái dựa vào cộngđồng, du lịch Cà Mau.

I. LỜI MỞ ĐẦU

Cà Mau là điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực và cả nước. Nơi đây có haihệ sinh thái ngập mặn và ngập ngọt đặc trưng bởi Vườn quốc gia Mũi Cà Mau(VQG Mũi Cà Mau) và Vườn quốc gia U Minh Hạ (VQG U Minh Hạ) được xếpvào khu Dự trữ sinh quyển, khu Ramsar của thế giới. Đây là cơ sở để tỉnh phát triểnnhững sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, hướng đến loại hình du lịch sinhthái (DLST). Bên cạnh đó, tỉnh cũng sở hữu những tiềm năng du lịch nhân văn như:Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc, những truyện cười của Nghệ nhân dân gian NguyễnLong Phi (Ba Phi), nhiều di tích văn hóa - lịch sử có khả năng khai thác đưa vào cácchương trình tham quan, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng củatỉnh.

Quy hoạch tổng thể Phát triển Du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và địnhhướng đến 2030, được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt năm 2012, đã chỉ ra nhữngloại hình du lịch khai thác phát triển chủ yếu bao gồm: Du lịch tham quan cảnhquan tự nhiên; Du lịch văn hóa lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa, các đặc

86

trưng văn hóa của cư dân miền biển Cà Mau; Du lịch “về nguồn”: đến với Mũi CàMau - điểm cực Nam của Tổ quốc. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, sảnphẩm DLST dựa vào cộng đồng gần đây tạo thêm lựa chọn cho du khách, góp phầnđa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh. Mô hình DLST dựa vào cộng đồng tại MũiCà Mau do tổ chức SIDA Thuỵ Điển và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF)hỗ trợ cho VQG Mũi Cà Mau xây dựng thí điểm ban đầu thành công tại năm hộ dântrong xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Tại VQG U Minh Hạ đã có nhiều hộ dân cungcấp các dịch vụ du lịch cho khách tham quan.

Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chínhtrị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 06 tháng 6năm 2017, Tỉnh ủy Cà Mau xây dựng Kế hoạch số 50-KH/TU đặt ra nhiệm vụ tậptrung phát triển sản phẩm DLST, du lịch cộng đồng của tỉnh Cà Mau, một lần nữakhẳng định DLST, DLCĐ đóng vai trò là chủ đạo và động lực của sản phẩm du lịchCà Mau. Cùng với Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi CàMau, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 mở ra nhiều cơ hội và cơ sở để nâng tầm khu dulịch Mũi Cà Mau nói riêng và du lịch Cà Mau nói chung. Từ đó, đặt ra những cơ hộivà thách thức cho việc phát triển các sản phẩm DLCĐ trên địa bàn tỉnh.

Xuất phát từ hiện trạng thực tế và yêu cầu đặt ra cho sản phẩm DLST dựa vàocộng đồng tại Cà Mau, tác giả thực hiện bài tham luận Phát triển DLST dựa vàocộng đồng Cà Mau nhằm phân tích thực trạng hoạt động của các điểm DLCĐ tạitỉnh Cà Mau và đề xuất một số giải pháp phát triển loại hình du lịch này.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Du lịch sinh thái

Có nhiều khái niệm về DLST. Một trong những khái niệm về DLST hoànchỉnh đầu tiên được nêu ra bởi Hecto (1987). DLST là du lịch đến những khu vực tựnhiên còn nguyên vẹn, với mục đích nghiên cứu, tham quan, trân trọng thế giới tựnhiên và khám phá những giá trị tại điểm đến.

Theo Hiệp hội DLST quốc tế (TIES), DLST được định nghĩa là loại hình dulịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi trường và cải thiện phúclợi của người dân địa phương.

Theo tác giả Lê Huy Bá (2000), DLST là loại hình du lịch lấy các hệ sinh tháiđặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiênnhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái.

Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 nêu định nghĩa DLST là loại hình du lịchdựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộngđồng dân cư, kết hợp với giáo dục về bảo vệ môi trường.

Như vậy, có thể khái quát DLST được hình thành từ các tài nguyên du lịch tựnhiên; và khách DLST đi du lịch bên cạnh mục đích thư giãn, nghỉ ngơi còn có

87

hứng thú tìm hiểu và ý thức bảo vệ các giá trị môi trường tự nhiên tại điểm đến.Cũng theo định nghĩa này, tỉnh Cà Mau là một địa phương thích hợp để xây dựngvà phát triển các sản phẩm DLST để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

2. Du lịch cộng đồng

Tác giả Schmirk cho rằng cộng đồng là một tập hợp nhóm người chung địabàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên tự nhiên ở địa phương. Từ địnhnghĩa này, có thể hiểu rằng, cộng đồng là một nhóm người chung sống tại một khuvực, một vùng địa lý. Trong khu vực đó, nhóm người có những mối quan hệ vớinhau về mặt huyết thống, tôn giáo, cơ sở sinh sống… đó là những điểm chung gắnkết từng cá thể lại với nhau.

Cộng đồng có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Du lịch được biếtđến là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội cao, hoạt động phát triển du lịch thuhút sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và cộng đồng xã hội. Thứ nhất,những nét văn hóa như phong tục tập quán, lễ hội, những kinh nghiệm sản xuấtđược hình thành trong quá trình sinh sống lâu năm của cộng đồng trở thành mộtthành phần quan trọng của điểm đến; vừa là một nét hấp dẫn thu hút du khách, vừagóp phần ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của du khách tại điểm đến. Mặc khác,cộng đồng là một thành phần trong chuỗi giá trị ngành du lịch cùng với nhà quản lý,nhà lữ hành. Cộng đồng cũng tạo ra nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động tiếpđón và phục vụ du khách tại điểm đến.

Xuất phát từ mối liên hệ giữa cộng đồng và hoạt động du lịch, loại hìnhDLCĐ đã dần trở thành xu hướng phát triển của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, theoLuật du lịch (2017), DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trịvăn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởnglợi. Khái niệm này có điểm tương đồng với “Tài liệu hướng dẫn phát triển DLCĐ”(2012) do Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam pháthành đã định nghĩa DLCĐ là loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phốihợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môitrường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địaphương (phong cảnh, văn hoá…). Tương tự, Sổ tay DLCĐ Việt Nam - phương pháptiếp cận dựa vào thị trường (2013), Chương trình Phát triển năng lực du lịch cótrách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) do EU và Quỹ Quốc tế về bảo tồnthiên nhiên Việt Nam (WWF) thực hiện, định nghĩa: DLCĐ mang lại cho du kháchnhững trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phươngtham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hộitừ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môitrường và văn hóa địa phương.

Theo cách hiểu này, DLCĐ có thể bao gồm nhiều loại hình khác nhau nhưDLST, du lịch nông nghiệp, nông thôn du lịch, du lịch làng, du lịch dân tộc hay bảnđịa, và du lịch văn hóa; chỉ cần đảm bảo tiêu chí của DLCĐ là được sở hữu và quản

88

lý bởi cộng đồng (Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam,2012). Như vậy việc chủ trương kết hợp DLST và DLCĐ tại địa bàn tỉnh Cà Mau làhợp lý về mặt lý thuyết. Ngoài ra, theo tài liệu này, những nơi có khả năng khai thácphát triển DLCĐ đó là nơi có tài nguyên du lịch, bao gồm tài nguyên liên quan đếnyếu tố văn hóa và tài nguyên tự nhiên. Tuy nhiên, không phải cộng đồng nào cũngcó thể tham gia phát triển du lịch. Cộng đồng cũng nên được nằm gần một điểm dulịch nào đó hoặc trên đường tới điểm du lịch đó, có khả năng thu hút đặc biệt hoặcđộc đáo bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, truyền thống văn hóa hoặc tiềm năngtổ chức một hoạt động cụ thể (như đi bộ, câu cá, nấu ăn, v..v..). Tại Cà Mau, cácđiểm DLCĐ tập trung tại VQG Mũi Cà Mau và U Minh Hạ, nơi có những tàinguyên DLST hấp dẫn, đặc thù và là những điểm du lịch chính của tỉnh. Khoảngcách từ điểm tham quan đến các hộ DLCĐ đều rất gần, thuận tiện cho việc kết nốivới các điểm du lịch trọng yếu để khai thác tour tuyến, đảm bảo sắp xếp hành trìnhtrải nghiệm cho du khách.

Theo Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trườngvà xã hội (Dự án EU) do EU và Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam(WWF) (2013), việc phát triển DLCĐ cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: 1- bìnhđẳng xã hội giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa cộng đồng và các bên kháctrong quá trình phát triển du lịch. 2-Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sảnthiên nhiên. 3- Chia sẻ lợi ích doanh thu từ các hoạt động du lịch được chia chocộng đồng và các đối tác liên quan một cách hợp lý. 4- Sở hữu và tham gia của địaphương từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá. Đây là những nguyên tắccơ bản để phát triển DLCĐ ở các địa phương trên thế giới, cần được áp dụng tạitỉnh Cà Mau. Hiện nay, DLCĐ Cà Mau đảm bảo cơ bản được nguyên tắc số 2 là tôntrọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên; và số 4 (sở hữu và tham gia củađịa phương). Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc số 1 về bình đẳng xã hội giữa cácthành viên trong cộng đồng và nguyên tắc số 3 – chia sẻ lợi ích, ngành du lịch cầncó nhiều biện pháp quản lý can thiệp hiệu quả hơn, đảm bảo sự cạnh tranh lànhmạnh giữa các hộ dân trong cộng đồng ở một điểm du lịch. Bên cạnh đó, đảm bảolợi ích cho các hộ DLCĐ trong chuỗi giá trị du lịch của tỉnh cần được xem xét, khimà lợi nhuận mà các hộ dân còn hạn chế, chỉ tập trung nhiều ở dịch vụ ăn uống, đặcsản, lưu trú dẫn đến thu nhập từ du lịch của các hộ dân còn hạn chế.

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CÀMAU

1. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Cà Mau

Với lợi thế về vị trí địa lý là điểm cuối trên bản đồ Việt Nam, cùng những tàinguyên DLST và nhân văn đặc trưng, hấp dẫn, du lịch Cà Mau trong những nămgần đây đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khókhăn, thách thức đến từ ngành du lịch cả nước nói chung và điều kiện riêng của tỉnh

89

nói riêng, ngành du lịch giữ vững tốc độ tăng trưởng, về số lượng khách và doanhthu ngành.

Biểu đồ 1: Số liệu khách du lịch đến Cà Mau 2011-2017

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau (2018)

Theo Số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, lượng kháchđến Cà Mau từ năm 2011-2017 tăng đều qua các năm. Năm 2011, tỉnh đón tiếp780.000 lượt khách thì đến năm 2017 có 1.240.000 lượt khách đến Cà Mau, tăng59%, trung bình mỗi năm tăng 8%. Doanh thu du lịch của tỉnh tăng từ 204 tỷ lên670 tỷ đồng trong vòng 7 năm qua, tăng 228%. Doanh thu du lịch có tốc độ tăngnhanh hơn của số lượt khách chứng tỏ ngành du lịch Cà Mau đang hoạt động tốt,đem về nguồn thu ngày càng cao cho ngành, đóng góp tích cực vào nền kinh tế củatỉnh. Nhìn vào biểu đồ, có thể nhận thấy tốc độ tăng doanh thu của giai đoạn 2015-2017 cao hơn những năm trước, (giai đoạn 2011-2015, doanh thu du lịch tăng trungbình 9%/năm; giai đoạn 2015-2017 tăng trung bình 62%/năm).

Xét về tỷ trọng khách nội địa-khách quốc tế trên tổng số lượt khách, có thểthấy lượng khách nội địa áp đảo. Năm 2017, tỉnh đã đón tiếp và phục vụ 1.240.000lượt khách, trong đó có 1.215.000 lượt khách nội địa, chiếm gần 98%. Nguyên nhâncủa lượng khách quốc tế đến Cà Mau chiếm tỷ trọng ít có thể do một số khó khăn

90

về khoảng cách địa lý, cũng như thủ tục dành cho đối tượng khách nước ngoài cònmột số vướng mắt. Thực tế, Cà Mau là một tỉnh biên giới biển nên có quy định dànhcho người nước ngoài đến tham quan và lưu trú được quy định khắc khe hơn so vớicác địa phương khác. Để có thể đón tiếp được lượng khách quốc tế nhiều hơn trongthời gian tới, ngành du lịch tỉnh cần phối hợp nhiều hơn với các cơ quan ban ngànhcó liên quan khác tạo điều kiện thuận tiện hơn cho việc tiếp đón và phục vụ thịtrường khách tiềm năng này.

2. Thực trạng hoạt động của các điểm du lịch sinh thái dựa vào cộngđồng tại Cà Mau

Có thể phân chia các điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Cà Mau thànhhai nhóm chính, dựa theo vị trí địa lý. Đó là các điểm DLCĐ tại VQG U Minh Hạ,và các điểm DLCĐ tại VQG Mũi Cà Mau.

2.1. Sản phẩm DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Mũi Cà Mau

VQG Mũi Cà Mau có diện tích 41.862 ha, thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thếgiới Mũi Cà Mau và là khu Ramsar thứ 2088 của thế giới. Nơi đây có đặc trưng làhệ sinh thái rừng ngập mặn với nhiều loại động, thực vật phong phú. Bên cạnh vaitrò bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm, đa dạng sinh học, rừng phòng hộ,VQG Mũi Cà Mau còn là điểm DLST đầy hấp dẫn đối với du khách trong và ngoàinước. VQG Mũi Cà Mau là điểm đến chính của tỉnh, nằm trên tuyến du lịch trọngyếu TP.Cà Mau – Năm Căn – VQG Mũi Cà Mau.

Tại VQG Mũi Cà Mau đã hình thành sản phẩm DLCĐ Đất Mũi, do các hộnông dân đứng ra tổ chức quản lý, với đặc trưng là các hoạt động tham quan môhình nuôi tôm, trải nghiệm các hoạt động đánh bắt hải sản cá, tôm, cua, sò, ốc,hàu… tìm hiểu sự phong phú đặc sắc của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Các sản phẩmtiêu biểu của các hộ DLST dựa vào cộng đồng tại Đất Mũi gồm:

o Tham quan vuông tôm bằng phương tiện thủy.o Tìm hiểu nghề nuôi tôm truyền thống Đất Mũi và sự đa dạng của hệ sinh thái

rừng ngập mặn.o Trải nghiệm các hoạt động bắt hải sản như xổ vuông, đổ lú bắt tôm, đổ lợp

bắt cua, câu cá, giăng lưới bắt cá, bắt ốc len, sạc sò, bắt ba khía…o Tham gia trải nghiệm nghề nuôi Hàu lồng trên kênh Lạch Vàm và bãi bồi

Mũi Cà Mau.

o Ngắm hoàng hôn và bình minh tại Đất Mũi, điểm cực nam Tổ quốc.o Thưởng thức hải sản tươi sống.o Dịch vụ lưu trú: Ngủ nhà sàn.

o Phục vụ đờn ca tài tử.

91

Bảng 1: Tổng hợp các điểm DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Mũi Cà Mau

1. DLST cộng đồng Đất Mũi – Nguyễn VănNhuầnĐịa chỉ: Ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyệnNgọc Hiển.Website:http://dulichcongdongnguyenvannhuan.com/Điện thoại : 0919 186 419/ 0946 077 707Email: [email protected]ện tích : 9,1 ha

Hộ du lịch Tư Nhuần là một trong những hộdân tiên phong trong mô hình DLST dựa vàocộng đồng. Với lợi thế bản thân là một nôngdân gắn bó lâu đời với thỗ nhưỡng, điều kiệnnơi đây; lại là một con người có chí cầu tiến,chịu học hỏi, đầu tư, cải tiến; ông Tư Nhuần đãđưa điểm du lịch duy trì lượng khách ổn định.Một trong những khách hàng lớn của ông làđoàn của Công ty Dược Hậu Giang đều đặn đưakhách về đây để thực hiện các chương trình dãngoại, về nguồn.

2. DLST dựa vào cộng đồng Trần VănHướngĐịa chỉ: Ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyệnNgọc HiểnĐiện thoại: 01257. 692 361/ 0169 641 7989Diện tích: 8,38 haSức chứa lưu trú: 50 người3. Ðiểm homestay DLST Ðất Mũi - QuáchVăn NgãiĐịa chỉ: ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyệnNgọc Hiển, Cà MauĐiện thoại: 01279.828 249 - 0918.996 956Website: http://dulichsinhthaidatmui.com/Email: [email protected]:https://www.facebook.com/0971532655/Diện tích: 7,1 ha

Cùng là những hộ dân tiếp cận sớm với môhình DLST dựa vào cộng đồng tại Cà Mau.Điểm du lịch của ông Trần Văn Hướng vàQuách Văn Ngãi có lượng khách vừa phải.Theo ghi nhận của tác giả, bên cạnh việc phụcvụ du khách phương xa, các hộ này cũng đóntiếp và phục vụ khá nhiều lượng khách địaphương với dịch vụ ăn uống, đờn ca tài tử.

4. Ðiểm homestay DLST Ðất Mũi – 3 SúĐịa chỉ: ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyệnNgọc Hiển.Điện thoại: 0916 124 007-0947 327 347Email: [email protected]: https://dulichhomestaydatmui.com/Fanpage:https://www.facebook.com/Khudulichsinhthaicongdong3suDiện tích: 4,4 haQuy mô phục vụ ăn uống: 120 kháchSức chứa lưu trú: 60 người.Dịch vụ lưu trú: ngủ tập thể trên nhà sàn, và 2phòng máy quạt cho khách gia đình.

Đây là điểm DLCĐ mới tại Đất Mũi, việctổ chức tiếp đón và phục vụ du khách được thựchiện chu đáo. Chủ hộ đã qua đào tạo và làmviệc trong ngành du lịch nên có khả năng thíchnghi nhanh, cập nhật được nhiều xu thế thị hiếucủa du khách.

Ngoài ra điểm du lịch 3 Sú có ưu thế làđiểm DLCĐ gần nhất từ Công viên Văn hóa -Du lịch Mũi Cà Mau (khoảng 1km). Tại thờiđiểm khảo sát, tuy mới nhưng 3 Sú có lượngkhách tốt, ổn định và dần chiếm được cảm tìnhcủa du khách.

5. Ðiểm homestay DLST cộng đồng ÐấtMũi - Nguyễn HùngĐịa chỉ: ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyệnNgọc Hiển, Cà Mau

Đây là một trong những hộ kinh doanhDLCĐ hoạt động gần đây. Điểm du lịch khá

92

Nguồn: Kết quả khảo sát (2018)

Điện thoại: 0914.650.622 - 0947.216.798 -0981.484.098Email: [email protected]: http://dulichmuicamau.com/Fanpage:https://www.facebook.com/dulichdatmui/Diện tích: 4,6 haQuy mô phục vụ ăn uống: 80 kháchSức chứa lưu trú: 50 khách. Có 02 phònglạnh và 02 phòng quạt

gần với Công viên Văn hóa – Du lịch Mũi CàMau, nằm đối diện với điểm DLST dựa vàocộng đồng 3 Sú.

So với các điểm khác, Nguyễn Hùng có sựđầu tư vào dịch vụ lưu trú. Hiện có 4 phòngnghỉ gia đình, trong đó có 2 phòng máy lạnh và2 phòng quạt.

6. Điểm DLST cộng đồng Đất Mũi HoàngHônHợp tác xã nuôi Hàu lồng Đất MũiDiện tích: 8 haĐịa chỉ: Ấp Kinh Đào, xã Đất Mũi, huyệnNgọc HiểnĐiên thoại: 0918 541 456Website: dulichmuicamau.vn

Điểm du lịch Hoàng Hôn được đưa vàohoạt động gần đây. Xây dựng điểm khác biệt làsản phẩm hàu lồng Đất Mũi. Với lợi thế là chủtịch Hội đồng Quản trị kiêm giám đốc Hợp tácxã nuôi Hàu lồng Đất Mũi, chủ điểm du lịchHoàng Hôn đang xây dựng sản phẩm gắn liềnvới con hàu Đất Mũi. Hiện đưa vào khai tháctour du lịch Hàu lồng – Bãi bồi và phục vụ cácmón ăn bổ dưỡng từ hàu.

Đây là điểm DLST dựa vào cộng đồng duynhất ở Đất Mũi tạo được sự khác biệt so vớinhững nơi khác.

Ngoài ra tại VQG Mũi Cà Mau, còn có một số điểm phục vụ du lịch của một số hộ dân như:

7. Nhà hàng sinh thái homestay Hương Ðất Mũi

Diện tích: 10 haĐịa chỉ: Ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà MauĐiện thoại: 02903.52 68 68 / Mr Hon 0913122214/ Mr Đượm 0916 891 302Email: [email protected]/ [email protected]

8. Điểm DLST Rừng Đước

Diện tích: 8 haĐịa chỉ: Ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc HiểnĐiện thoại: 0944 522766 Hòa/ 0973 623 313 Hiền/ 0919453 133 Chính

9. Điểm dừng chân Du lịch Rạch Gốc Tư Tỵ

Địa chỉ: Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà MauĐiện thoại: 02906 595 959/ 0868 952 979Diện tích: 8,1 ha

93

Từ kết quả khảo sát có thể kết luận các điểm DLST dựa vào cộng đồng tạiVQG Mũi Cà Mau đang trong giai đoạn sơ khai. Có lợi thế là cảnh quan thiên nhiênđặc trưng, có nét hấp dẫn, độc đáo, hải sản trù phú, lắm tôm nhiều cá; nghề nuôi hảisản truyền thống; cùng với việc nằm gần điểm du lịch quan trọng của cả nước –Công viên Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau, mô hình DLST dựa vào cộng đồng tạiĐất Mũi tạo được những nét độc đáo, có khả năng thu hút du khách đến. Tuy nhiên,sản phẩm du lịch này có một số hạn chế:

- Sản phẩm du lịch trùng lắp: Ngoại trừ điểm du lịch Hoàng Hôn bước đầu cóđịnh hướng về sản phẩm: tham quan nghề nuôi hàu lồng, và thưởng thức nhữngmón ăn từ hàu, hầu hết các hộ DLCĐ tại Đất Mũi đều có chung một sản phẩm làtham quan vuông tôm, trải nghiệm hệ sinh thái ngập mặn, tham gia các hoạt độngđánh bắt hải sản, thưởng thức hải sản. Điều này có nghĩa, du khách chỉ cần đến mộttrong những hộ DLCĐ tại Đất Mũi là có thể trải nghiệm các sản phẩm du lịch nơiđây. Kinh doanh cùng một loại sản phẩm tiềm ẩn sự cạnh tranh không lành mạnhgiữa các hộ dân, rất dễ xảy ra các vấn nạn chèo kéo khách, cò mồi…

- Sản phẩm du lịch giản đơn, chưa hấp dẫn. Tuy có tài nguyên du lịch, cácsản phẩm du lịch tại DLST dựa vào cộng đồng Đất Mũi chỉ dừng lại ở việc khaithác những cái có sẵn, là con tôm, con cua, con cá tại nhà; chưa biến chúng thànhnhững sản phẩm du lịch rõ ràng, chất lượng, tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn chokhách du lịch. Du khách phương xa đến Đất Mũi có thể thích thú vì những điểm độcđáo của thiên nhiên, của cuộc sống lao động nơi đây. Tuy nhiên nếu không đượcđầu tư thành những sản phẩm du lịch chất lượng, thường xuyên cải tiến, tạo nhữngsản phẩm mới, thì DLST dựa vào cộng đồng Đất Mũi khó lôi kéo khách trở lại.

2.2 Sản phẩm DLST dựa vào cộng đồng VQG U Minh HạVQG U Minh Hạ có diện tích 8.527,3 ha, thuộc địa phận hai huyện U Minh

và Trần Văn Thời, là một trong ba vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới MũiCà Mau. Đây là nơi bảo tồn, tái tạo giá trị cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinhthái, đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đấtthan bùn và phát triển nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, đồng thời lànơi lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; và lànơi tham quan DLST dựa vào cộng đồng.

Sản phẩm DLST dựa vào cộng đồng tại VQG U Minh Hạ được xây dựng dựatrên tài nguyên thiên nhiên hệ sinh thái rừng ngập ngọt, vùng đất U Minh mầu mỡvới thảm thực vật phong phú, trong đó nổi bật có cây tràm, loài cây có khả năngbám trụ rất tốt trên đất phèn chua, ngập úng. Rừng U Minh Hạ kỳ bí với nhiều sựtích đã được các nhà văn, nhà thơ khai thác trong các tác phẩm. Đó còn là nơi sảnsinh ra nghề ăn ong, nét văn hóa đẹp về sinh kế của người dân Cà Mau. VQG UMinh Hạ là điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Cà Mau thuộc tuyến du lịch TP.CàMau – VQG U Minh Hạ - Hòn Đá Bạc. Tại VQG U Minh Hạ, có một số điểmDLST dựa vào cộng đồng như:

94

Bảng 2: Tổng hợp các điểm DLST dựa vào cộng đồng tại VQG U Minh Hạ

Nguồn: kết quả khảo sát (2018)

Tại VQG U Minh Hạ có số hộ kinh doanh DLCĐ khá ít, nên tình trạng cạnhtranh giữa các hộ không quá gay gắt như tại Đất Mũi. Tuy nhiên, các tuyến đườngđến các điểm du lịch này khá nhỏ, hạn chế các loại xe ô tô 29 chỗ trở lên, gây khókhăn trong việc tổ chức đón tiếp và phục vụ du khách. Tương lai để tạo điều kiệncho tuyến du lịch TP Cà Mau – U Minh Hạ - Hòn Đá Bạc cũng như các điểmDLCĐ trên tuyến này phát triển, cần đầu tư cải thiện các điều kiện về cơ sở hạ tầng,đặc biệt là hệ thống giao thông.

2.3. Sản phẩm DLST dựa vào cộng đồng tại các khu vực khác

Tại Cà Mau ngoài các điểm DLST dựa vào cộng đồng tại khu vực VQG MũiCà Mau và VQG U Minh Hạ còn có những điểm cung cấp sản phẩm, dịch vụ dulịch do người dân xây dựng như:

10. Ðiểm DLST cộng đồng Mười NgọtDiện tích: 60 haĐiện thoại: 0947725445 / 0942655056Địa chỉ: ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần

Văn Thời.Một số sản phẩm du lịch đã được khai thác:- Đi xuồng tham quan hệ sinh thái rừng tràm ngập

nước.- Trải nghiệm các hoạt động bắt cá đồng và các

loại sản vật đồng như lươn, rùa, rắn.- Tham quan và tìm hiểu nghề gác kèo ong, sinh kế

của người dân địa phương.- Thưởng thức mật ong, và các món ngon từ mật

ong và ong non.- Thưởng thức các món đặc sản như cá đồng, lươn,

rùa, rắn…- Dịch vụ ngủ đêm trong rừng.- Tổ chức các hoạt động tập thể theo yêu cầu.- Phục vụ đờn ca tài từ.

Nhìn chung sản phẩm du lịch củađiểm du lịch có sự hấp dẫn, đặc biệt làtrải nghiệm ăn ong tạo được ấn tượngcho du khách. Thiên nhiên trù phú chodu khách trải nghiệm thích thú. Ẩmthực U Minh Hạ phong phú, hấp dẫn.Tuy nhiên, quản lý và nhân viên củađiểm du lịch chưa qua đào tạo bài bảndẫn đến khâu tổ chức, đón tiếp vàphục vụ các dịch vụ chưa được chuyênnghiệp.

Điểm du lịch Mười Ngọt là điểmDLST dựa vào cộng đồng Mười Ngọtnổi bật tại VQG U Minh Hạ.

11. Ðiểm du lịch Vườn chim 5 QuốcĐịa chỉ: ấp 12, xã Khánh Thuận, huyện U Minh.Điện thoại: 0944.605.959 / 0932 997 968Email: [email protected]Đại diện: Huỳnh Quốc Sơn

Dịch vụ:- Tham quan vườn trái cây: Mận,

bưởi,…- Tham quan rừng tràm và đi ăn ong- Thưởng thức các đặc sản địa

phương.12. Ðiểm DLST Tý TuấnĐịa chỉ: T19- Ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện

Trần Văn ThờiĐiện thoại: 0902 644 489

95

13. Hợp tác xã Đầm Thị TườngĐịa chỉ: Ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, Phú TânĐiện thoại: 0919 631 089 – 01203 536652Dịch vụ: Tham quan nghỉ dưỡng, bơi thuyền tham quan Đầm Thị Tường, phục vụ ăn uống.Điểm du lịch này nằm gần Quốc lộ 1, kết nối với tuyến du lịch TP.Cà Mau – Năm Căn –

VQG Mũi Cà Mau.

14.Vườn chim Tư SựĐịa chỉ: Ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới BìnhĐiện thoại: 0919. 918 995Dịch vụ: Tham quan vườn chim cò, ăn uống.

Điểm DLST Vườn chim Tư Sự có diện tích hiện tại 4ha, được hình thành mộtcách tự nhiên cách đây gần 20 năm, do các loài chim, cò và nhiều loài chim khác tụtập về đây làm tổ. Cuộc sống của các loài chim, cò ở đây rất sôi động, du khách cóthể dễ dàng quan sát và chụp ảnh dọc theo lối đi tham quan. Tuy có tài nguyên hấpdẫn, các dịch vụ du lịch ở điểm du lịch chưa phong phú. Kỹ thuật chăm sóc vườnchim của chủ vườn chủ yếu là do kinh nghiệm cá nhân, chưa được tham gia các lớpđào tạo về công tác bảo tồn, bảo vệ môi trường cần thiết.

Điểm du lịch có khả năng kết nối trong tuyến du lịch Cà Mau – Kiên Giangvà hướng đến tuyến du lịch quốc tế với Campuchia – Thái Lan.

3. Đánh giá các điểm DLCĐ Cà Mau theo mô hình SWOT

Mô hình SWOT là ma trận đánh giá các điều kiệu bên trong và bên ngoàitrước khi đưa ra kế hoạch hành động, được áp dụng hầu hết trong các kế hoạch kinhdoanh/phát triển. Dựa trên việc phân tích 4 yếu tố Điểm mạnh (Strengths), Điểmyếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) đề ra một số chiếnlược phát triển như sau:

Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợpvới điểm mạnh.

Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốtcơ hội.

Chiến lược ST (Strengths - Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểmmạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.

Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránhcho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

Sau khi khảo sát các điểm DLCĐ tại Cà Mau, tác giả xây dựng mô hìnhSWOT để đánh giá các điều kiện hiện có của DLCĐ Cà Mau như sau:

96

Bảng 3: Đánh giá các điểm DLST dựa vào cộng đồng Cà Mau theo mô hìnhSWOTĐiểm mạnh

- Tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năngxây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc.

- Có khả năng kết nối cao với các điểm đếnkhác.

- Người dân sinh sống lâu năm ở địa phương,am hiểu các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu,sinh thái, tạo lợi thế trong việc thiết kế sảnphẩm du lịch và phục vụ trải nghiệm của dukhách.

- Nguồn lao động dồi dào, nhàn rỗi.

- Sự mến khách của người dân: có phẩm chấtđạo đức tốt, hiền lành, mến khách tạo đượcthiện cảm đối với du khách.

Điểm yếu

- Điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, đặc biệtlà các điều kiện của dịch vụ homestaychưa đảm bảo.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Lao độngchưa qua đào tạo về các kỹ năng nghiệpvụ, nhà quản lý là các chủ hộ chủ yếu lànông dân chưa được đào tạo, tập huấn cáckiến thức, kỹ năng về kinh doanh DLCĐ.

- Sản phẩm du lịch tại các khu vực trùnglắp, không tạo được sự đa dạng cần thiếtđể tổ chức tour liên kết.

Cơ hội

- Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũinhọn, thông qua Nghị quyết số 08- NQ/TWcủa Bộ Chính trị khóa XII và Kế hoạch số50-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

- Sự quan tâm của ngành du lịch địa phương:Tổ chức các chương trình khảo sát, học tậpkinh nghiệm phát triển DLCĐ tại các địaphương có điều kiện tương tự trong vàngoài nước (Thái Lan, Campuchia).

- Mũi Cà Mau được quy hoạch trở thành khudu lịch quốc gia đến năm 2030, tạo cơ sởpháp lý để phát triển các điểm du lịch.

- DLST và DLCĐ đang trở thành xu thế phùhợp với thị hiếu của du khách.

- Hệ thống giao thông và các điều kiện hạtầng du lịch đang dần được cải thiện, nhất làtuyến đường Hồ Chí Minh, tạo điều kiện dễdàng cho khách về Đất Mũi.

Nguy cơ

- Thách thức đến từ việc quản lý việc kinhdoanh của các hộ DLCĐ, dễ dẫn đến tìnhtrạng cạnh tranh tiêu cực, nạn chèo kéo,cò mối khách, ảnh hưởng đến hình ảnh dulịch Cà Mau.

- Sự cạnh tranh từ các sản phẩm dịch vụkhác do các nhà đầu tư từ ngoài khu vựccũng như sự cạnh tranh từ loại hìnhDLCĐ và các sản phẩm tương tự tại cácđiểm đến khác.

- Kỹ năng, nghiệp vụ của quản lý và nhânviên các điểm DLCĐ còn hạn chế, ảnhhưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch,làm giảm sự hài lòng của khách du lịchvà nguy cơ khách du lịch không quay trởlại.

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường và cạn kiệttài nguyên.

Chiến lược SO:- Tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa để khai thác các

sản phẩm du lịch phục vụ lượng khách đông đảo đến địa phương.- Tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ nhất là các nông dân am hiểu các điều

kiện của địa phương để tham gia vào hoạt động du lịch, phục vụ nhu cầu du khách.

97

- Tranh thủ các hỗ trợ từ ngành du lịch địa phương để nâng cao chất lượngnguồn nhân lực phục vụ du lịch.

Chiến lược WO:- Đào tạo nguồn nhân lực, tập huấn kỹ năng cho chủ hộ DLCĐ để phục vụ tốt

hơn cho du khách đến Cà Mau ngày càng tăng.- Tận dụng sự hỗ trợ từ ngành du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch cụ

thể, đa dạng phục vụ du khách.Chiến lược ST:- Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, các tài nguyên du lịch sinh thái hấp dẫn xây

dựng nét riêng của DLCĐ Cà Mau.

- Tập huấn nhân lực tại chỗ hạn chế những lỗ hỏng về chất lượng dịch vụ dulịch.

Chiến lược WT:

- Thường xuyên hỗ trợ, giám sát và kiểm tra hoạt động của các điểm DLCĐhạn chế các rủi ro về suy giảm chất lượng dịch vụ du lịch.

- Đề ra một số quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đối vớicác hộ DLCĐ.

IV. GIẢI PHÁPKết quả phân tích mô hình SWOT cùng với dữ liệu thu thập được qua quá

trình khảo sát, có thể thấy để DLCĐ tại Cà Mau đáp ứng được nhu cầu phát triểncần có một quá trình dài, với nhiều biện pháp can thiệp, và sự phối hợp của nhiểubên: Nhà quản lý nhà nước, chuyên gia, công ty lữ hành và hộ dân cộng đồng. Phầnsau đây sẽ đưa ra một số giải pháp then chốt để phát triển DLST dựa vào cộng đồngtại Cà Mau.

1. Giải pháp về cơ chế tổ chức

Để hoạt động của sản phẩm DLST dựa vào cộng đồng tại Cà Mau phát triểnbền vững và hạn chế những rủi ro trước mắt, một vấn đề lớn cần được giải quyết đólà lựa chọn và xây dựng mô hình hoạt động phù hợp trong đó xác định cơ cấu quảnlý và tổ chức rõ ràng, chặt chẽ. Theo tài liệu hướng dẫn phát triển DLCĐ (2012) doViện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam thực hiện, cơ cấutổ chức và năng lực của đội ngũ quản lý là yếu tố quyết định chất lượng hoạt độngcủa DLCĐ.

Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan Hương (2016), tại Việt Nam hiện nay có haimô hình DLCĐ. Một là do tổ chức quốc tế khởi phát và điều phối: nhận được sự hỗtrợ tích cực cả về vật chất lẫn kỹ thuật. Tuy nhiên một số dự án có thời gian triểnkhai tương đối ngắn (3-5 năm) dẫn đến việc trao quyền và nâng cao năng lực của

98

cộng đồng để tiếp tục khai thác du lịch là điều khó đạt được. Mô hình thứ hai là dotự phát, cộng đồng tự thiết lập và triển khai, với ưu điểm là xuất phát từ chính khảnăng của vùng. Tuy nhiên mô hình này có một số hạn chế do cộng đồng không cóđủ năng lực tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh nên gặp một số khó khăn nhấtđịnh.

Sau khi dự án của tổ chức SIDA trên 5 hộ dân Đất Mũi kết thúc, hiện nay ởCà Mau đa phần các điểm DLST dựa vào cộng đồng mang tính chất tự phát: Do cáchộ dân sống quanh các khu, điểm du lịch tự đứng ra tổ chức và cung cấp các dịchvụ du lịch. Phần đông các hộ dân chưa được đào tạo nghiệp vụ nên chất lượng sảnphẩm du lịch chưa cao, mang tính tự phát, cây nhà lá vườn. Ngoài ra, các hộ dân ởcùng khu vực cung ứng một loại sản phẩm dẫn đến nguy cơ cạnh tranh không lànhmạnh, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chất lượng.

Theo Sổ tay DLCĐ Việt Nam của dự án EU (2013), các thành phần củaDLCĐ tại Việt Nam bao gồm:

Biểu đồ 2: Các thành phần DLCĐ tại Việt Nam

Nguồn: Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xãhội (Dự án EU) (2013)

99

Như vậy, ở cấp độ vi mô, mô hình DLST dựa vào cộng đồng tại Cà Mauđang thiếu một thành phần rất quan trọng, đó là Ban/Ủy ban quản lý cộng đồng,người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các hoạt động du lịch trong cộng đồng,đứng ra đại diện cho quyền lợi và trách nhiệm của các hộ dân trong các giao dịchvới các nhà điều hành tour và các đại lý lữ hành. Vì thế, thành viên trong Ban/Ủyban quản lý cộng đồng cần phải là những cá nhân có năng lực lãnh đạo, quản lý vàcó tiếng nói đối với cộng đồng. Theo tài liệu hướng dẫn phát triển DLCĐ (2012),người quản lý cộng đồng du lịch cần có kỹ năng quản lý như khuyến khích đượccách làm việc theo nhóm, đáng tin cậy, công bằng, chuyên nghiệp và minh bạch.

Phần này sẽ giới thiệu mô hình DLCĐ thành công tại tỉnh Bắc Ninh do QuỹChâu Á (TAF) phối hợp thực hiện với Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghềnông thôn Việt Nam (VIRI) triển khai trên địa bàn của 3 xã Phù Lãng, Đình Tổ,Hòa Long là các xã có các làng nghề và có tài nguyên DLCĐ. Về cơ bản, mỗi xãcó mô hình quản lý như sau:

Biểu đồ 3: Mô hình tổ chức DLCĐ tại các xã thuộc tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012)

Tại mô hình DLCĐ ở Bắc Ninh, mỗi Ban quản lý DLCĐ gồm 01 lãnh đạo xã,các trưởng thôn có tham gia DLCĐ, 01 kế toán và nhóm trưởng các nhóm chứcnăng (dịch vụ). Mỗi nhóm chức năng có từ 4-6 người, nhiệm vụ chính của cácnhóm chức năng ở mỗi xã có khác nhau và mức độ ưu tiên hoạt động cũng khácnhau tùy thuộc đặc điểm của mỗi xã. Tuy nhiên, mô hình này có một số điểm khácso với đặc thù của DLCĐ tại Cà Mau. Một là sản phẩm chính của DLCĐ Bắc Ninhchủ yếu là các giá trị thuộc về văn hóa (như hàng thủ công, văn nghệ và ẩm thực),vì thế để khai thác các sản phẩm này cần có yếu tố cộng đồng, sự gắn kết giữa cáccá thể với nhau mới tạo nên những sản phẩm du lịch đúng bản chất. Trong khi đó,sản phẩm DLCĐ của Cà Mau thiên về tự nhiên, sinh thái, là đặc trưng mà hầu nhưhộ gia đình nào sinh sống trong khu vực cũng có thể khai thác được. Hai là, tại miềnBắc, văn hóa làng xã có ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ đến mỗi hộ gia đình cá thể; vìthể người lãnh đạo xã, hoặc trưởng thôn, bản, làng… có uy tín lớn, có thể đứng raquản lý và điều phối các hoạt động trong thôn, làng, bản của mình. Tại các tỉnhmiền Nam, sự chi phối này ít hơn, thay vào đó là tình láng giếng, chòm xóm.

100

Tại một số địa phương như Tiền Giang (Thới Sơn), An Giang (Mỹ HòaHưng)…, DLCĐ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp du lịch đầu tư cho các hộdân và ký hợp đồng hỗ trợ các điểm đến. Tuy nhiên mô hình này tiềm ẩn một sốnguy cơ như tính độc quyền chi phối của các hãng lữ hành, sự phụ thuộc của các hộdân vào các công ty du lịch đã đầu tư. Một số bài học rút ra từ các mô hình này làcần có cơ chế can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, hạn chế nhữnghợp đồng độc quyền từ phía công ty lữ hành, đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng; vàphân chia lợi nhuận công bằng giữa các hộ gia đình (ThS. Bùi Thanh Hương vàThS. Nguyễn Đức Hoa Cương (2007).

Trên thực tế, mô hình DLST dựa vào cộng đồng tại Cà Mau đã hình thành,một số hộ đã đi vào hoạt động theo tính chất tự phát. Chính vì thế, đề xuất của tácgiả là việc thành lập Ban quản lý cộng đồng cho khu vực VQG Mũi Cà Mau, sau đólà tại VQG U Minh Hạ, và các nơi khác khi người dân có đủ năng lực kinh doanhDLCĐ.

Ban Quản lý DLCĐ là tổ chức đại diện cho quyền lợi của các hộ dân kinhdoanh DLCĐ trong mối quan hệ với các đối tác bên ngoài; đồng thời điều phối vậnhành các hoạt động nội bộ của DLCĐ của khu vực. Về đối ngoại, Ban Quản lýDLCĐ đứng ra hỗ trợ các hộ kinh doanh trong vấn đề về tìm khách hàng thông quacác chương trình và thỏa thuận kết nối với doanh nghiệp lữ hành, các vấn đề vềquảng bá, xúc tiến sản phẩm; làm đầu mối công tác đào tạo nghiệp vụ, các vấn đềliên quan đến pháp lý, kế toán, bảo vệ môi trường. Về đối nội, Ban quản lý DLCĐlà cơ quan có tiếng nói, có khả năng giải quyết các tranh chấp giữa các hộ dân vàđảm bảo hoạt động kinh doanh DLCĐ tại khu vực diễn ra một cách lành mạnh vàthông suốt.

2. Giải pháp về xây dựng sản phẩm

Trong chiến lược marketing, khâu sản phẩm (Product) là có vai trò quantrọng then chốt để thu hút khách hàng. Sản phẩm du lịch có đặc sắc, tạo được ấntượng và trải nghiệm phong phú thì du khách mới hài lòng với quyết định mua hàngcủa mình. Sản phẩm du lịch phải luôn được đổi mới (innovative) thì du khách mớimong muốn quay lại.

Sản phẩm DLCĐ phải tạo được sự đặc sắc và phong phú cho du khách trảinghiệm. Hiện nay, các điểm DLCĐ tại hai vườn quốc gia của tỉnh Cà Mau hầu nhưkinh doanh cùng một loại sản phẩm. Hơn nữa, các sản phẩm tại đây đều đơn giản,xuất phát từ việc khai thác các nguồn lực sẵn có trong thiên nhiên, văn hóa lao độngtrong truyền thống của cộng đồng, chưa qua quá trình thiết kế hoàn chỉnh, xây dựngmột cách bài bản.

Việc xây dựng sản phẩm DLCĐ là khâu quan trọng đòi hỏi có sự giao tiếp,trao đổi giữa các đối tượng với nhau, tận dụng thế mạnh của các bên. Những hộ dânDLCĐ, có thể được đại diện bởi Ban quản lý DLCĐ là những người am hiểu điều

101

kiện của địa phương, lại chính là người trực tiếp điều hành, quản lý và tiếp xúc vớidu khách. Bên cạnh đó, cũng nên thuê các chuyên gia trong ngành du lịch cóchuyến khảo sát, nghiên cứu về DLCĐ tại Cà Mau, sau đó thiết kế những sản phẩmphù hợp cho từng hộ. Quá trình thiết kế, xây dựng sản phẩm DLCĐ không thểkhông kể đến vai trò của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nướcvề du lịch, người sẽ đưa ra những quy hoạch định hướng cho sản phẩm du lịch vàđảm bảo quyền lợi cho các bên nhất là lợi nhuận chia đều cho các hộ dân. Quá trìnhnày cần có sự tham gia của các công ty lữ hành, thành phần quan trọng đảm bảo kếtnối giữa thế mạnh sẵn có của địa phương với nhu cầu của thị trường du khách.

Về cơ bản, trong cùng một khu vực, mỗi hộ DLCĐ nên cung cấp một vài loạisản phẩm riêng, khác với các hộ còn lại. Ví dụ, hộ chuyên dịch vụ tour hàu lồng,chuyên về xổ vuông bắt cua tôm, hộ chuyên cung cấp dịch vụ câu cá hoặc các loạitour đặc trưng như đi soi ba khía…, hộ làm đũa đước, tôm khô…. Một tour DLCĐcó thể kết hợp vài hộ với các dịch vụ khác nhau, tạo sự phong phú đa dạng cho trảinghiệm của du khách. Việc lựa chọn sản phẩm DLCĐ cần có sự tham gia đầy đủcủa các thành phần và đảm bảo lợi ích công bằng giữa các bên, giữa các hộ trongkhu vực. Vì vậy, quá trình thiết kế sản phẩm DLCĐ cần trải qua một số bước cơbản như: Kiểm tra các điều kiện phù hợp của địa phương trong đó đặc biệt chú ýcác điểm mạnh, lợi thế sẵn có. Cần có sự học tập, khảo sát từ những mô hình DLCĐkhác trước khi phân tích và đưa ra sản phẩm thích hợp.

Biểu đồ 4: Gợi ý về quá trình thiết kế sản phẩm DLCĐ tại Cà Mau

Công ty lữ hành

Các cơ quan quảnlý NN về DL

Chuyên gia/ nhànghiên cứu - Kiểm tra các điều kiện phù

hợp- Học tập từ những mô hìnhthực tế- Phân tích sâu tình hình- Phát triển sản phẩm và thịtrường mục tiêu- Đánh giá sản phẩm và cảitiến/ tạo sản phẩm mới

Chính quyền địaphương Hộ dân DLCĐ

Ban Quản lý DLCĐ

102

Việc thiết kế sản phẩm DLCĐ cần dựa vào đặc thù nguồn lực và căn cứ vàođó xác định đối tượng du khách mà sản phẩm hướng đến. Việc kết nối các sản phẩmDLCĐ và phân khúc thị trường có thể tham khảo sơ đồ sau:

Biểu đồ 5: Ví dụ điển hình về sản phẩm DLCĐ

Nguồn: Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xãhội (Dự án EU) (2013)

3. Giải pháp về đào tạo

Khác với một số đối tượng khác, cộng đồng làm du lịch đa phần chưa quađào tạo các kỹ năng và kiến thức cơ bản trong lĩnh vực mà mình kinh doanh/cungứng. Vì vậy việc đào tạo kỹ năng cho DLCĐ là cần thiết.

3.1. Xác định kỹ năng theo các nhóm đối tượng cần đào tạo

Trước hết, cần xác định các kỹ năng cần thiết để vận hành DLCĐ. Theo tàiliệu hướng dẫn phát triển DLCĐ (2012) của Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngànhnghề nông thôn Việt Nam, cần trang bị các kỹ năng cho hai đối tượng là Ban Quảnlý DLCĐ và các hộ kinh doanh DLCĐ. Các kỹ năng đó bao gồm:

103

Bảng 4: Các kỹ năng cần thiết để quản lý DLCĐCác kỹ năng liên quan đến ban quản lýDLCĐ

Kỹ năng liên quan đến vận hành các hộ kinhdoanh DLCĐ

Các vấn đề pháp lý liên quan đến DLCĐ(như an toàn lao động, an ninh…) Kỹ năng quản lý (đặc biệt về tài chính vàquản lý nguồn nhân lực) Kỹ năng làm việc và đàm phán thương mạivới các công ty du lịch Kỹ năng tiếp thị (5P – Sản phẩm, giá cả,xúc tiến, địa điểm, đối tác) Kỹ năng giám sát và phân tích Quản lý xung đột và giao tiếp đa văn hóa Kỹ năng quản lý văn hóa và môi trường Kỹ năng về ngôn ngữ

Kỹ năng quản lý du khách và chăm sóckhách hàng Đạo đức làm việc tốt Kỹ năng phát triển sản phẩm (đối với hàngthủ công mỹ nghệ, vui chơi giải trí, thực phẩmvà đồ uống, …) Kỹ năng quản lý môi trường và văn hóa Kỹ năng về ngôn ngữ

Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012)

Theo Sổ tay DLCĐ Việt Nam của dự án EU (2013), những kỹ năng thiết yếucủa một đơn vị kinh doanh DLCĐ cần có điển hình là:

Biểu đồ 6: Ví dụ điển hình về các kỹ năng cần thiết cho hộ kinh doanh DLCĐ

Nguồn: Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xãhội (Dự án EU) (2013)

104

Căn cứ vào điều kiện thực tế của các điểm DLCĐ tại Cà Mau, một số kỹnăng cần được ưu tiên đào tạo là:

Kỹ năng liên quan đến sản phẩm du lịch: thiết kế các chương trình, dịch vụdu lịch và điều hành các sản phẩm tour tuyến.

Kỹ năng kinh doanh dịch vụ homestay: các tiêu chuẩn cơ bản của loại hìnhnghỉ đêm homestay, cách quản lý dịch vụ homestay.

Kỹ năng nghiệp vụ: phục vụ nhà hàng, buồng, thuyết minh, tổ chức các hoạtđộng tập thể phục vụ theo yêu cầu du khách.

Kỹ năng ngoại ngữ.Kỹ năng tiếp thị quảng bá sản phẩm đến với du khách.Kiến thức và các quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển

bền vững.3.2. Triển khai việc đào tạo

Bên cạnh kinh nghiệm tích lũy trong quá trình kinh doanh và tương tác trựctiếp với du khách, các công ty lữ hành và các đối tác khác, việc triển khai đào tạo tạichỗ cho các đối tượng DLCĐ tại Cà Mau là cần thiết. Một số kinh nghiệm trongquá trình đào tạo cho cộng đồng làm du lịch theo tài liệu hướng dẫn phát triểnDLCĐ (2012) do Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nambao gồm:

Vừa học vừa làm: Kết quả và tác động của các khóa đào tạo ngắn hạn sẽ nhỏhơn rất nhiều so với tác động của kết quả đào tạo dài hạn và bền vững thông quacách “vừa học vừa làm”.

Kết nối kiến thức với các cơ hội: Đào tạo và phát triển kỹ năng cần phù hợpvới các cơ hội thực tế nhằm đáp ứng mong đợi của các bên.

Tài liệu đào tạo phù hợp với văn hóa địa phương: Các tài liệu đào tạo cầnđược viết bằng tiếng bản xứ với phong cách phù hợp với văn hóa địa phương nhằmtạo sự thú vị và hấp dẫn cho cộng đồng.

Tạo không gian cho sự phát triển của phụ nữ: Cách vận hành DLCĐ tốt cầnđảm bảo những người trẻ tuổi và đặc biệt là phụ nữ trong cộng đồng có cơ hội họccác kỹ năng mới và tham gia tích cực vào DLCĐ (ngoài vị trí liên quan đến vai tròcủa phụ nữ truyền thống như nấu ăn và làm hàng thủ công mỹ nghệ).

Tập trung vào các kỹ năng quản lý tài chính: Hầu hết các mô hình DLCĐ sụpđổ do các hố đen trong quản lý tài chính, nghĩa là ban quản lý thiếu kỹ năng và nănglực trong quản lý tài chính.

Đánh giá kỹ năng định kỳ: Đánh giá kỹ năng và năng lực của cộng đồng mộtcách định kỳ nhằm đưa ra chuẩn mực nhất quán và thích hợp trong việc phát triểnDLCĐ.

105

Kỹ năng đa dạng: Các nhân viên nên được định kỳ luân chuyển các vị trícông tác nhằm tăng cường sự đa dạng kỹ năng của họ cũng như duy trì sự tham giacủa họ vào DLCĐ một cách thú vị. Chiến lược này cũng đảm bảo rằng không cómột nhân viên nào là “không thể thay thế” nếu như họ đột ngột rời khỏi vị trí đượcgiao.

V. KẾT LUẬN

DLST dựa vào cộng đồng là một xu hướng phát triển phù hợp với thời đạidựa trên nhu cầu ngày càng cao của du khách trong trải nghiệm các điều kiện tựnhiên, văn hóa của điểm đến một cách chân thực nhất. Từ điều kiện về tài nguyênthiên nhiên hấp dẫn, với hai vườn quốc gia thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới,loại hình DLST dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau đã phát triển một cách tự phátvà bước đầu chiếm được cảm tình của du khách. Qua khảo sát trên nhiều điểm dulịch do người dân đứng ra kinh doanh, có thể khẳng định loại hình DLST dựa vàocộng đồng tại tỉnh Cà Mau đang ở giai đoạn sơ khai, bước đầu bộc lộ những hạnchế cần được quan tâm hỗ trợ, can thiệp từ phía các nhà quản lý Nhà nước, cácchuyên gia và các công ty lữ hành nói chung. Một số điểm yếu của DLCĐ tại CàMau là sản phẩm du lịch giản đơn chưa được thiết kế hoàn chỉnh; sự trùng lắp vềmặt sản phẩm giữa các hộ dân trong cùng một khu vực tiềm ẩn sự cạnh tranh khônglành mạnh; cơ sở vật chất chưa đảm bảo; nghiệp vụ của quản lý và nhân viên chưađáp ứng được yêu cầu. Qua quá trình khảo sát thực tế cùng với nghiên cứu lý thuyếtvề DLCĐ và các mô hình DLCĐ thành công tại Việt Nam và trên thế giới, tác giảđưa ra một số giải pháp cho DLCĐ tại Cà Mau, bao gồm giải pháp về cơ chế tổchức, giải pháp về xây dựng sản phẩm và giải pháp về đào tạo.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các công trình khoa học tiếp theo nhằm đưara những kế hoạch, đề án chất lượng và thiết thực đưa DLCĐ tại Cà Mau thành sảnphẩm du lịch chủ đạo, thu hút và phục vụ du khách, góp phần đóng góp vào sự pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau./.TÀI LIỆU THAM KHẢO

o Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU)(2013) do EU tài trợ và Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF), Sổ tay DLCĐ ViệtNam - phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường.

o Lê Huy Bá (2000) Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và Kỹ thuật

o Luật Du lịch (2017).

o Schmirk được trích dẫn bởi Phạm Thị Phương Loan (2014), Phát triển du lịch sinh thái dựa vàocộng đồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học vàNhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội.

o Tỉnh ủy Cà Mau (2017), Kế hoạch số 50-KH/TU thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

o Thủ tướng Chính phủ (2018) Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau,tỉnh Cà Mau đến năm 2030.

o ThS. Nguyễn Thị Lan Hương (2016) Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở mộtsố địa phương tại Việt Nam,Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, http://www.itdr.org.vn/.

106

o ThS. Bùi Thanh Hương và ThS. Nguyễn Đức Hoa Cương do Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tàitrợ (2007), Nghiên cứu các mô hình DLCĐ ở Việt Nam.

o Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (2012), Quy hoạch tổng thể Phát triển Du lịch tỉnh Cà Mau đếnnăm 2020 và định hướng đến 2030.

o Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam, (2012), Tài liệu hướng dẫn pháttriển DLCĐ.

PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DLCĐ TẠI CÀ MAU

A. Các điểm DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Mũi Cà Mau

Hộ Nguyễn Văn Nhuần Hộ Quách Văn Ngãi

Hộ Trần Văn Hướng Điểm DL Hoàng Hôn

Hộ 3 Sú Hộ Nguyễn Hùng

107

Sản phẩm du lịch tham quan hàu lồng Bãi bồi Mũi Cà Mau

B. Các điểm DLST dựa vào cộng đồng tại VQG U Minh Hạ

108

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁCTIỀM NĂNG, PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU

KS. Phan Quốc KhảiGiám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

1/ Đặt vấn đềViệt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên

phong phú có tính đa dạng sinh học cao và nhiều hệ sinh thái điển hình. Để bảo vệnguồn tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học, Việt Nam đã thành lập 128khu rừng đặc dụng trong đó có 32 Vườn quốc gia. Ngoài chức năng bảo tồn thì cácvườn quốc gia còn có tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch nhất là loại hình du lịchsinh thái (DLST).

DLST được xem là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địacó giáo dục môi trường với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Do đóDLST được xác định là loại hình ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch đến năm2020 và định hướng đến 2030

Trong những năm qua, DLST đã và đang phát triển nhanh chóng ở các Vườnquốc gia trong cả nước và ngày càng thu hút được sự quan tâm nhiều đối tượngkhách du lịch. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh họcvà văn hóa cộng đồng; sự phát triển DLST góp phần tăng thu nhập, tạo sinh kế, tạothêm cơ hội việc làm cho cộng đồng dân cư ở địa phương đặc biệt là những ngườidân ở vùng sâu, vùng xa, nơi bảo tồn thiên nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoàira, DLST còn góp phần nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạtđộng giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Bên cạnh lợi ích vềkinh tế, du lịch sinh thái, còn được xem là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trườngsinh thái thông qua quá trình làm giảm tác động của người dân địa phương cũngnhư khách tham quan du lịch vào tài nguyên thiên nhiên.

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập theo Quyết định số142/2003/QĐ-TTg ngày 14/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là nơi được đánhgiá có nhiều tiềm năng với hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái biển có thể hòanhịp vào hệ thống du lịch sinh thái của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Đểgóp phần phát triển DLST của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội địa phương và thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực,công tác đánh giá Thực trạng và giải pháp khai thác tiềm năng và phát triển dulịch sinh thái Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiệnnay.

109

2/ Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

VQG Mũi Cà Mau được nhận định là nhiều tiềm năng để phát triển du lịchnhất là loại hình du lịch sinh thái. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có nhiều tiềm năngđể phát triển du lịch nhất là loại hình du lịch sinh thái với những điểm nhấn như:Khu du lịch Mũi Cà Mau, khu du lịch cộng đồng, Bãi bồi biển Tây, cồn Ông Trang,khu diễn thế tự nhiên, các làng nghề làm khô, làng nghề đánh bắt thủy hải sản…Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau nói chung và tại VQG MũiCà Mau nói riêng đã có hướng phát triển, tuy nhiên hiệu quả mang lại từ du lịchchưa cao. Vì vậy, cần có định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững. Vìtrong quá trình khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở đây vẫn còn đang ở mức độtự phát và hoạt động kinh doanh DLST nếu không có cơ chế quản lý chặt chẽ rất dễđể lại những kết quả không tốt cho công tác phát triển du lịch bền vững tại VQGMũi Cà Mau. Hiện tại, sản phẩm du lịch tại VQG Mũi Cà Mau chưa hoàn chỉnh, lựclượng lao động còn mỏng và chất lượng chưa cao trong quá trình phục vụ khách dulịch.

Hiện VQG mũi Cà Mau chỉ có khu du lịch Mũi Cà Mau là điểm đến chính vàthu hút lượng khách du lịch đông đảo với nhiều điểm tham quan mang ý nghĩa quốcgia như Cột mốc GPS 0001, biểu tượng mũi tàu, điểm mốc cuối cùng của đường HồChí Minh, cột cờ Hà Nội (Đang xây dựng)... Theo kết quả thống kê của BQL Khudu lịch Mũi Cà Mau, lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến VQG hàng nămkhông ngừng tăng lên: năm 2013 thu hút 66.728 lượt khách, năm 2015 là 98.500lượt, đến năm 2017 là 222.258 và 6 tháng đầu năm 2018 là 106.797 lượt.

Kết nối với Khu du lịch Mũi Cà Mau đó chính là các hộ tham gia mô hìnhDLST dựa vào cộng đồng. Tại các điểm du lịch cộng đồng này, khách du lịch sẽ cócơ hội tham gia và trải nghiệm các hoạt động như: đặt lờ cua, câu hoặc giăng lướibắt cá, mò sò, xổ tôm, nấu ăn và tham gia sinh hoạt cùng người dân, tham gia hoạtđộng hát đờn ca tài tử… đây là một trong những hoạt động được du khách, nhất làkhách nước ngoài đánh giá cao và có tính hấp dẫn rất lớn với du khách. Xây dựngđược loại hình du lịch mới đó là mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (gọitắt là DLCĐ), loại hình tạo thêm điểm đến và góp phần đa dạng hóa sản phẩm dulịch ở VQG. Đây chính là sự đột phá mới mẻ trong công tác phát triển DLST ởVQG Mũi Cà Mau. Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, DLCĐ đã mang lại kết quảnhất định cụ thể là:

NămLượtkhách

Lợi nhuận(nghìn đồng)

2014 11.045 251.975

2015 10.552 895.500

110

2016 12.754 987.370

2017 19.620 1.386.200

6 tháng đầu năm 2018 17.229 1.106.439

Với kết quả trên cho thấy DLCĐ đang là xu thế mang lại hiệu quả trong pháttriển DLST ngày nay. Từ lúc bắt đầu (năm 2013) chỉ có 5 hộ dân tham gia hoạtđộng (từ hỗ trợ dự án của tổ chức SIDA và WWF), nhưng người dân nhìn thấy đượctính hiệu quả của mô hình nên đã tự đầu tư vốn tham gia xây dựng mô hình DLCĐ,và nâng tổng số hộ tham gia mô hình đến nay là 8 hộ (3 hộ ngưng hoạt động, tự đầutư mới 6 hộ). DLCĐ phát triển hiệu quả không chỉ cải thiện thu nhập của người dân,tăng nguồn thu kinh tế cho địa phương, tạo được nhiều việc làm; nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của người dân địa phương; góp phần xóa đói giảm nghèo, giảmtải áp lực lên tài nguyên thiên nhiên.

Với những lợi thế về tài nguyên tự nhiên và tính đa dạng sinh học của VQGMũi Cà Mau mà chỉ có một số điểm du lịch cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầucủa khách du lịch tới VQG như hiện nay. Hơn thế nữa tại các điểm du lịch nàyngoài điểm nhấn là nơi tận cùng của tổ quốc thì các sản phẩm cũng như loại hình dulịch đều tựa như nhau nên rất dễ gây cảm giác nhàm chán cho khách du lịch. Điềunày đòi hỏi phải phát triển thêm các điểm du lịch khác, cùng với đó là đa dạng hóacác loại hình du lịch tại các điểm du lịch để góp phần hấp dẫn khách du lịch nhiềuhơn nữa.

Thuận lợi- Được sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau cùng sự quan

tâm giúp đỡ phối hợp của các sở, ngành và chính quyền địa phương trong việc tổchức triển khai thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch Mũi Cà Mau, nhấtlà các chủ trương về công tác du lịch sinh thái ở đơn vị.

- VQG Mũi Cà Mau là Khu dự trữ sinh quyển thế giới và cũng là KhuRamsar thế giới, đây là tiền đề không thể nào tốt hơn để quảng bá thương hiệu rabản đồ du lịch thế giới. Bên cạnh đó các danh hiệu quốc tế này góp phần tạo đượcsự quan tâm hỗ trợ từ các tổ chức thế giới như WWF, IUCN, UNRED, SIDA,GIZ...

- Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nằm trong phân khu du lịch Khu du lịch quốcgia Mũi Cà Mau (Quyết định số 744/QĐ-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chínhphủ).

- VQG Mũi Cà Mau là một trong những điểm du lịch quan trọng thuộc vùngven biển tỉnh Cà Mau có khả năng kết nối với các khu du lịch biển trong tỉnh và tỉnhbạn như các Khu du lịch tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và cácthành phố Bạc Liêu, Cần Thơ.

111

- Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư như các lộ giao thông đấu nốiđến làng du lịch cộng đồng, đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường nội bộ trong Khudu lịch Mũi Cà Mau. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các nhà nghỉcộng đồng, các điểm ăn uống, khu bán hàng lưu niệm…

Khó khăn- Bước đầu để xây dựng DLST tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau cần nguồn

vốn khá lớn để đầu tư một cách đồng bộ về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, cácphương tiện kỹ thuật… Thế nhưng hiện nay Vườn vẫn đang gặp khó khăn về nguồnvốn để đầu tư vào phát triển du lịch.

- Chưa có bộ phận chuyên trách quản lý về du lịch; Chỉ có phòng Du lịchsinh thái và giáo dục môi trường đang hoạt động hướng tới giáo dục, bảo vệ môitrường, bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học cho Khu Ramsar,không có chức năng tổ chức các hoạt động du lịch trong VQG.

- Vườn quốc gia Mũi Cà Mau vẫn chưa thành lập Trung tâm Du lịch sinh tháivà Dịch vụ môi trường nên công tác quản lý về du lịch chưa được thực hiện. Thếnên trong các hoạt động DLST Vườn quốc gia Mũi Cà Mau chỉ có thể liên kết vớiSở VH-TT-DL, các công ty du lịch lữ hành và đóng vai trò trung gian giới thiệu chokhách du lịch...

- VQG Mũi Cà Mau chưa xây dựng Dự án phát triển du lịch sinh thái cũngnhư đề án cho thuê môi trường rừng để làm cơ sở thu hút, đầu tư và liên doanh, liênkết phát triển du lịch.

- Mô hình DLST dựa vào cộng đồng đang thực hiện ở phân khu phục hồi sinhthái VQG vẫn còn mang tính tự phát, chưa tạo được sự liên kết và trùng lắp về sảnphẩm.

- Hầu hết người dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sởvật chất, cơ sở hạ tầng. Cách tổ chức, tiếp đón, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụkhách du lịch nhất là đối tượng khách nước ngoài… còn rất hạn chế.

- Sản phẩm du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau vẫn còn đơn điệu và vẫnchưa mang nét đặc trưng của vùng Mũi Cà Mau.

- Đội ngũ cán bộ chuyên môn và điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật về dulịch của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau còn thiếu, yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Công tác xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch còn nhiều hạn chế. KhuVQG Mũi Cà Mau chưa xây dựng được website riêng để quảng bá về các sản phẩmdu lịch.

Với những vấn đề đặt ra ở trên đây, để phát triển DLST ở VQG Mũi Cà Maumột cách bền vững thì UBND tỉnh cùng BQLVQG Mũi Cà Mau và các sở ngành cóliên quan cần liên kết và xây dựng những giải pháp thích hợp.

112

3/ Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

3.1. Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho DLST ở rừng đặc dụngCần có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển lĩnh vực du lịch sinh thái vì

đây là lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển. Tuy nguồn thu từ hình thức này khôngcao nhưng thông qua đầu tư vào lĩnh vực này, chúng ta sẽ đạt được một số mục tiêusau: Thứ nhất, du lịch sinh thái không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi sinh. Thứhai, du lịch sinh thái phát triển tạo thêm việc làm và thu nhập cho người nông dân,góp phần làm giảm nghèo. Thứ ba, du lịch sinh thái cũng góp phần gìn giữ đặctrưng văn hóa địa phương, giúp quảng bá hình ảnh đất nước con người Cà Mau đếnvới bạn bè trong nước và quốc tế.

3.2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch- Tăng cường đầu tư cho việc cải tạo, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, các công

trình và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống đường giaothông, điện, nước tại các khu du lịch, điểm du lịch.

- Xúc tiến xây dựng những khu vực lưu trữ hệ thống thực vật đặc trưng có giátrị khu vực phục vụ nghiên cứu, giáo dục về việc bảo tồn sinh học.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môitrường, giữ gìn và bảo vệ những cảnh quan nguyên sơ không có tác động của conngười.

- Quy hoạch khu bán hàng lưu niệm, bản đồ, sách ảnh, đĩa tài liệu, tập trungquảng cáo, định mức giá cả đồng nhất và nghiên cứu làm phong phú sản phẩm dulịch..

3.3. Nâng cao trình độ, chất lượng và chuyên môn hóa nguồn nhân lực dulịch

- Tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch cho độingũ hướng dẫn viên du lịch, để từng bước chuyên nghiệp hóa (chủ yếu là tiếngAnh). và lao động hiện đang công tác tiếp thị, quảng cáo, quản lý khu du lịch, khuvui chơi giải trí.

- Đào tạo, tập huấn và ưu tiên sử dụng nhân viên du lịch là người địa phương,người dân biết cách khai thác các dịch vụ du lịch gắn với bảo vệ cảnh quan môitrường vào các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyếncông tác khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và ở các quốcgia có ngành du lịch phát triển.

3.4. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sinh thái:Xây dựng các Tour, tuyến tham quan mới như: tuyến du lịch xuyên rừng, tour

nghiên cứu tìm hiểu về bãi bồi và vị trí địa lý Mũi Cà Mau, nghiên cứu tìm hiểu đời

113

sống các loài chim... các tour du lịch trong vùng gắn kết giữa VQG Mũi Cà Mau –Khai Long – Hòn Khoai.

- Xây dựng làng nghề truyền thống và dần xây dựng thương hiệu để tạo thêmsản phẩm du lịch đảm bảo tính mới lạ, độc đáo không rập khuôn tại địa phương, tạonên điểm đến cho du khách lưu trú tại đây.

- Xây dựng và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ về đờn ca tài tử với thời gian cốđịnh nhằm đa dạng sản phẩm du lịch địa phương.

- Đầu tư các loại hình du lịch giải trí phù hợp tương xứng với cảnh quan, môitrường tự nhiên.

3.5. Thu hút nguồn vốn đầu tư và tái đầu tư- Tranh thủ thu hút các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các doanh

nghiệp, các công ty du lịch lữ hành, các tổ chức phi chính phủ...;- Thực hiện cơ chế cho thuê dịch vụ môi trường rừng tạo nguồn vốn nội lực

ổn định ;- Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong các hoạt động dịch vụ du

lịch.3.6. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch- Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thành lập Trung tâm du lịch và dịch vụ môi

trường rừng, đây sẽ là đơn vị có chức năng thực hiện công tác quản lý các hoạtđộng DLST ở Vườn vừa nghiên cứu các tour - tuyến du lịch. Việc này sẽ làm thuậnlợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, tạo thêm nguồn tài chính góp phần bảovệ hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học cho VQG Mũi Cà Mau;

- Xúc tiến quảng bá về hoạt động du lịch thông qua các báo, đài, website,biển quảng cáo trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách.

- Phối hợp với Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch của tỉnh Cà Mau tham giavào các hoạt động liên quan đến du lịch như: tham gia Hội chợ Quốc tế Du lịchITE, ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh… cùng với những hoạt động du lịchkhác trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh VQG Mũi Cà Mau.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người; dân tham gia phát triểndu lịch cộng đồng gắn với bảo vệ hệ sinh thái thông qua các phương tiện thông tinđại chúng.

3.7. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững- Xây dựng quy chế bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái ở VQG Mũi Cà Mau ở

tầm quốc gia. Củng cố BQLVQG, đầu tư trang thiết bị chuyên ngành, nguồn kinhphí đảm bảo hoạt động bảo vệ rừng có hiệu quả.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học trong và ngoài nước có nhữngchương trình nghiên cứu sâu về các vấn đề có liên quan đến VQG, nhất là trong vấnđề duy trì hệ sinh thái và bảo vệ môi trường.

114

- Kiểm kê và đánh giá sự hiện hữu của tất cả các loài động và thực vật tạiVQG Mũi Cà Mau. Đánh giá nguy cơ và có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngănchặn tình trạng xói lở bờ biển và tình trạng khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát.

- Lồng ghép các dịch vụ du lịch vào việc tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảovệ tính đa dạng sinh học cho VQG.

4/ Kết luận và kiến nghị:4.1.Kết luận :Là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, Khu Ramsar Mũi Cà Mau có ý nghĩa vô

cùng quan trọng đối với VQG Mũi Cà Mau. Danh hiệu trên mang đến lợi ích to lớnvà lâu dài cho cộng đồng địa phương như: bảo vệ nguồn lợi từ rừng, tạo công ănviệc làm tại chỗ, bản sắc văn hóa, làng nghề truyền thống lâu đời được giữ gìn vàphát huy, giúp các sản phẩm mỹ nghệ, đặc sản của vùng Mũi Cà Mau được giớithiệu ra quốc tế.

Việc phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là nhằm giúpcho cộng đồng hiểu và bảo vệ tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa khu vực ĐấtMũi, đồng thời giúp cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập, chia sẻ lợi ích bằng cáchtham gia từ các dịch vụ du lịch đem lại cho người dân, do đó cách tiếp cận là thíchnghi, trong quá trình thực hiện sẽ rút kinh nghiệm và điều chỉnh hoàn thiện hơn đểviệc phát triển du lịch sinh thái trong VQG được phát triển trên cơ sở bền vữngtrong tương lai.

4.2. Kiến nghị- UBND tỉnh Cà Mau: Chỉ đạo sát sao và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho

việc phát triển du lịch tại VQG Mũi Cà Mau. Kêu gọi các tổ chức phi chính phủ,các doanh nghiệp hỗ trợ nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch tại địa phương.

- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Cà Mau hướng dẫn chính sách pháttriển du lịch, thông tin quảng bá, chào mời khách du lịch, xây dựng mô hình điểmdu lịch. Có chính sách bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn...

- Chính quyền địa phương: Có phương án hành động cụ thể nhằm bảo tồn vàphát huy văn hóa dân tộc, liên hệ các sở, ngành chuyên môn mở nhiều lớp tập huấnvề DLST và thúc đẩy sự tham gia của người dân địa phương. Đẩy nhanh tiến độnâng cấp trung tâm chợ Đất Mũi; tạo điều kiện cho người dân tham gia phát triển dulịch sinh thái cộng đồng, chia sẻ lợi ích, nâng cao thu nhập cho cộng đồng.

- Với nguời dân địa phương: Nhận thức đúng về ý nghĩa, lợi ích và tầm quantrọng của môi trường tự nhiên trong đời sống và đối với DLST. Có sự nhắc nhở đếnnhững người xung quanh (kể cả khách du lịch) về lợi ích khi tác động tích cực đếnmôi trường. Như thế việc tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch của người dânmới có hiệu quả và tạo kinh tế gia đình, góp phần bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quanthiên nhiên./.

115

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁCDU LỊCH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA,

LỄ HỘI TỈNH CÀ MAU

Đỗ Văn NghiệpHội Khoa học Lịch sử tỉnh Cà Mau

Trong báo cáo đề tài khoa học của Ban quản lý Di tích tỉnh Cà Mau có nêu:Tình trạng các di tích xuống cấp, các di sản văn hóa phi vật thể mai một theo thờigian đã trở nên phổ biến. Một số di sản văn hóa chứa đựng trong đó những giá trịvăn hóa, lịch sử gắn liền với đặc trưng của vùng đất, ít người biết tới, trong khi đócác cơ quan quản lý nhà nước chưa có giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát huy disản này…

Mức độ chính xác của báo cáo đến đâu, còn được thẩm định. Tuy nhiên, đâylà đề tài khoa học, tính chính xác là vấn đề quan trọng hàng đầu. Di sản văn hóachứa đựng trong đó những giá trị văn hóa, lịch sử gắn liền với đặc trưng của vùngđất, ít người biết tới, cũng như chưa phát huy sâu rộng là điều có thật. Không ítngười băn khoăn, lo lắng, nhưng khắc phục bằng cách nào ?

Sau khi thất bại ở Việt Nam, trong hồi ký của mình, Mac Namara, Bộ trưởngQuốc phòng Mỹ khẳng định: Người Mỹ không hề thua Việt Nam về kinh tế, quânsự nhưng không thể thắng Việt Nam về văn hóa và lịch sử !

Trước đây cũng như hiện nay, hỏi có bao nhiêu người Cà Mau hiểu rõ vănhóa và lịch sử của dân tộc mình, của nhân dân, xứ sở mình và hiểu rõ sức mạnh vôđịch của nó ? Chúng ta có biết nguyên nhân Việt Nam thắng Mỹ là do văn hóa vàlịch sử của dân tộc ta hay không và biết cụ thể như thế nào ?

Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, văn hóa Việt Nam được kế thừa và lưu truyềnhằng nghìn năm từ các triều đại phong kiến xa xưa cho đến bây giờ. Quá trình tiếpthu văn hóa nhân loại, giống như quá trình tồn tại trong lò luyện kim. Cái gì tốt đẹpvà bền vững, mãi mãi được lưu truyền; cái gì rơi vào mê tín, dị đoan hoặc hủ tục,không phù hợp với ý chí và đạo lý làm người đều bị loại trừ.

Cho đến nay trong sách sử vẫn còn ghi những câu đối đáp đầy khí phách củangười Việt Nam đối với sứ thần Phương Bắc, thể hiện đậm chất văn hóa ở trình độsiêu phàm của cha ông ta:

“- Nam bang nhất thốn thổ, tri kỷ bấy nhân canh- Bắc quốc đại trượng phu, giai do thử đầu xuất”

(- Nước Nam chỉ có một tấc đất mà không biết bao nhiêu người cày cấy.

116

- Những bậc trượng phu của Phương Bắc đều từ nơi ấy mà ra!)

Hoặc:“- Đồng trụ chí kim đài dĩ lục- Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”

(- Cây trụ đồng (do quân Nam Hán xây dựng) ngàn sau vẫn còn rêu phong.

- Sông Bạch Đằng từ xưa, máu vẫn còn đỏ!)Sở dĩ nhiều lần tôi nhắc lại những điển tích này là để trả lời một câu hỏi: Phải

chăng những câu đối đáp của cha ông ta hằng trăm, hằng nghìn năm trước, đã minhchứng văn hóa và lịch sử của dân tộc ta bao giờ cũng bất khuất, hiên ngang, khônghề chịu cúi đầu hoặc lép vế trước thế lực Phương Bắc và sau này, cả Âu, Mỹ nữa ?

Trong quá trình khai hoang, mở cõi và chiến đấu chống quân xâm lược, nhândân ta luôn luôn đương đầu với rừng thiêng, nước độc, với thú dữ và bệnh tật, sẵnsàng đổ mồ hôi và xương máu để làm cho quê hương, đất nước được độc lập, tự dovà thêm giàu, thêm đẹp. Quá trình đó không thấy xuất hiện sự van xin, cầu nguyện,quỳ lụy, trông chờ vào sự ban bố của bất kỳ ai, dù hữu hình hay vô hình. Nếu có,cũng không thành công. Không có bằng chứng nào chứng minh sự thành công nhờvan xin mà có được. Tất cả đó, là văn hóa, là lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Quá khứ dân tộc ta hào hùng như vậy, di sản văn hóa, lịch sử rực rỡ như vậy,sao bây giờ có thể để mai một, sao có thể để lu mờ và vì sao chưa tiến hành khaithác có hiệu quả ?

Giải pháp nào để bảo tồn, phát huy và khai thác du lịch đối với các di tíchlịch sử, văn hóa; tôi xin được kiến nghị:

Theo thống kê, Cà Mau có hằng loạt miếu, đình, đền, chùa; các trận đánh, cáckhu căn cứ kháng chiến ở rừng tràm, rừng đước, các làng rừng, chứng tích tội áccủa địch… được công nhận di tích lịch sử. Tất cả những nơi đó đều thể hiện địagiới, cương thổ tổ quốc và tôn vinh những người có công hoặc dâng hiến xươngmáu trong quá trình khai hoang, mở cỏi và chiến đấu chống quân xâm lược.

Muốn khai thác du lịch đối với các di tích văn hóa, lịch sử cần tiến hành mộtsố công việc như sau:

1. Đào tạo đội ngũ cán bộ và nhân dân biết làm công tác văn hóa, lịch sử; biếthướng dẫn du lịch và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân làm du lịch:

Phải khẳng định, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, “binh chủng làm công tácvăn hóa, lịch sử” giống như trong chiến tranh có các binh chủng “Trinh sát, Xungkích, Biệt động”… Khi am hiểu văn hóa, lịch sử và sức mạnh vô địch của nó,những “binh chủng” này sẽ có hoạt động thích hợp, sẽ tự động sáng tạo những loạihình du lịch thu hút nhiều du khách. Nếu chỉ dừng lại như thời gian qua, chúng ta đã

117

bỏ trống trận địa mang tính quyết định quan trọng sự thành bại của quá trình xâydựng quê hương, đất nước.

2. Hiện đại hóa nội dung quảng bá các loại di tích để phù hợp với nhận thức,thị hiếu của cán bộ, nhân dân và du khách:

Ví dụ: Miếu Gia Long, Miếu thờ Cá Sấu, Rái Cá, Miếu thờ Cá Ông; các loạimiếu thờ Thành hoàng bổn cảnh; Miếu thờ Thần Minh; Di tích Đỗ Thừa Luông, ĐỗThừa Tự, Di tích Nơi ở làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt; Chiến thắng Đầm Dơi,Cái Nước, Chà Là; Biệt khu Hải yến - Bình Hưng; Kế hoạch phản gián CM 12;Chiến thắng Đặc khu Khai Quang… nếu không nêu được “cái hồn cốt” của từng ditích sẽ làm cho người xem nhàm chán, nhất là đối với du khách trong và ngoàinước. Nên có kinh phí để biên soạn và quảng bá nội dung các loại di tích này, vìhiện nay không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ các di tích đã được công nhận.

3. Phải chống lại mọi hình thức lợi dụng để thu tiền hoặc mê tín, dị đoantrong việc bảo tồn và phát huy các loại di tích:

Ngày xưa, đình, miểu, chùa, thất, nhà thờ là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần,ẩn chứa nhiều biểu hiện tâm linh. Quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật vàtrình độ dân trí, không ai còn tin vào sức mạnh của siêu nhiên, nhất là khi con ngườiđã bay vào vũ trụ, đã cắm cờ trên mặt trăng. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn quá nhiềuchiêu trò móc túi, nhất là đối với những người ít hiểu biết để làm giàu cho một số cánhân, gây thiệt hại cho người thật thà, chất phác. Có quá nhiều dẫn chứng về vấn đềnày. Ngành văn hóa không thể không có chế tài trước hiện tượng tiêu cực diễn ra tạicác lễ hội và nhiều loại sinh hoạt văn hóa tâm linh khác; đồng thời hướng dẫn nhândân biết làm du lịch, có kỹ năng tốt nhất trong khi làm du lịch; chống “đục nướcbéo cò”.

4. Cần phối hợp, liên kết giữa ngành Văn hóa với các cơ quan khác:Các Hội: Khoa học lịch sử, Khuyến học, Phụ nữ, Nông dân, Liên đoàn Lao

động, Người Cao tuổi, Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn thanh niên đều có chức năngtruyền bá thông tin. Ngành Du lịch, Bảo tàng, Ban quản lý di tích thường xuyên liênkết, phối hợp một cách cụ thể để cùng phổ biến rộng rãi kiến thức phong phú, đadạng các loại di tích. Mục đích nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân để từ đómọi người sẽ tự tìm đối tác.

Vừa qua UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định hình thành các Trungtâm văn hóa và Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh;hằng năm mỗi trung tâm có kinh phí hoạt động từ 36 đến 48 triệu đồng. Việc phốihợp và liên kết sẽ tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có liên quan tham gia ngàycàng nhiều vào công việc truyền bá, làm cho đời sống tinh thần, văn hóa của nhândân phát triển đến đỉnh cao hơn.

5. Cần có chế độ, chính sách đối với những tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý,giữ gìn, tôn tạo từng loại di tích theo hướng xã hội hóa, có sự chỉ đạo của ngành

118

Văn hóa và UBND cấp cơ sở. Khuyến khích mọi người mở ra chân trời mới về thuhút du khách đến các khu di tích văn hóa, lịch sử như nhiều địa phương trong nướcđã và đang thực hiện.

Tỉnh Cà Mau có rất nhiều nơi du khách có thể tham quan hấp dẫn nhưngchúng ta chưa tổ chức hướng dẫn hoặc tổ chức chưa phù hợp:

- Huyện Thới Bình có “Cây vú sữa Bác Hồ” tại Phủ thờ Bác Hồ, là nơi cảnước từng biết đến qua sách báo nhiều năm trước đây. Sự kiện bà má Lê Thị Sảnhgởi tặng Bắc Hồ “Cây vú sữa miền Nam” và cũng từ đó Bảo tàng Hồ Chí Minh gởitặng quân, dân Thới Bình “Cây vú sữa Bác Hồ”, đã trở thành biểu tượng thiêngliêng về tấm lòng người miền Nam đối với Bác Hồ và tấm lòng Bác Hồ đối vớimiền Nam. Rất tiếc đề tài văn hóa, lịch sử tuyệt vời, cả nước không nơi nào có, lạichưa được quan tâm đúng mức, làm cho sự kiện này dần dần nhạt phai, đi vào quênlãng. Ở Thới Bình còn có Lâm - ngư trường Sông Trẹm anh hùng là điểm đến cầnthiết cho những ai muốn khám phá về hiệu quả của công tác quản lý và bảo vệ rừng.Chủ trương giao đất, giao rừng của Bộ Lâm nghiệp xuất phát từ thực tiễn của Lâmngư trường Sông Trẹm.

- Huyện U Minh có nhiều sự kiện lịch sử độc đáo, nhất là trong thời kỳ Mỹ -ngụy 04 lần “Nhổ cỏ U Minh”, các chiến thắng Vàm Cái Tàu, Cai Phú, Trại Trú,Xẻo Tre, Hai Quến, Khai Quang, Tân Tạo, Rạch Xộp, Bà Thầy, Biện Nhị, RạchMới, Nổng Cạn, Dinh Điền, Rạch Dinh là những chiến công oanh liệt của vùng căncứ kháng chiến nhưng hiện nay mới có 02 di tích lịch sử được công nhận (Nơi ở vàlàm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt và Chiến thắng Đặc khu Khai Quang). Ở UMinh còn có nhiều điểm trường Nguyễn Văn Tố, Thái Văn Lung, Huỳnh Phan Hộ,Nguyễn Công Mỹ do Sở Giáo dục Nam Bộ xây dựng từ thời chống Pháp. Ngoài racòn có căn cứ Kháng chiến của Nghĩa quân Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự từ năm1870. Nếu Làng Rừng U Minh được phục dựng, tạo thành điểm nhấn trong tuyếndu lịch ở U Minh, du khách sẽ hiểu nhiều hơn con người và vùng đất U Minh trongquá khứ và hiện tại.

- Huyện Trần Văn Thời có các điểm đến lý thú là Lung Ngọc Hoàng, Thị trấnSông Đốc, Di tích Bác Ba Phi và Hòn Đá Bạc. Lung Ngọc Hoàng nằm giữa ruột UMinh, nay thuộc xã Khánh Bình Tây Bắc. Trong chống Pháp và chống Mỹ, nơi đâylà vựa cá khổng lồ, vào mùa hạn, con lung không bao giở khô nước, hằng nghìn tấncá đồng vẫn tồn tại và phát triển khi sa mưa. Chung quanh Lung Ngọc Hoàng cónhiều căn cứ kháng chiến thời chống Mỹ như Công binh xưởng các cấp, Trạm y tế,Nhà bảo sanh, Trường học và các Làng Rừng: Vồ Ông Thượng, Lung Cây Mít, HậuDinh Điền... Hiện nay, ông Mười Ngọt đang sở hữu gần 01 km Lung Ngọc Hoàngvà hằng trăm ha rừng tràm, chuyên nuôi ong và nhiều loại đặc sản dưới tán rừng.Du khách trong và ngoài nước đã đến đây thường xuyên, họ được dẫn đi lấy ong vàthưởng thức các món ăn rất ngon chế biến từ ong. Thị trấn Sông Đốc là điểm đếnđặc biệt thú vị. Nơi đây hằng chục tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đều có tàu

119

neo đậu sau khi ra khơi. Khi thời tiết có giông bão, lượng ngư phủ tăng lên khôngdưới 10.000 người. Một thị trấn đông đúc, nhộn nhịp, phản ánh sự giàu có của vùngbiển Tây Nam Tổ quốc. Nếu nơi đây ngành du lịch đầu tư, phát triển sẽ rất thuậnlợi. Lễ hội nghinh ông Sông Đốc thu hút đông đảo cư dân vùng ven biển, nhiều nơiđến tham dự. Khu di tích Bác Ba Phi và Hòn Đá Bạc là địa chỉ ghi nhiều ấn tượngđộc đáo, nếu được phân tích đầy đủ giá trị lịch sử của nó, nhất là sự kiện CM12.

- Huyện Cái Nước và Phú Tân có thắng cảnh trời cho là Đầm Bà Tường vàkhu di tích Xẻo Đước, khu di tích Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng. “Lò sát sinh BìnhHưng” nơi nổi tiếng giết người man rợ nhất của Mỹ - ngụy trong thế kỷ XX. Nhiềudu khách, có cả Hà Nội, khi đến Đầm Bà Tường vô cùng thích thú vì cuộc sống đặctrưng vùng sông nước Cà Mau và những làn điệu đờn ca tài tử giữa những đêmtrăng huyền ảo. Hiện nay địa phương đang có chủ trương giải tỏa, không hiểu đểlàm gì, trong khi bà con còn nuôi sò, nuôi vọp và làm du lịch rất hiệu quả. Giá cả ănuống ở đây khá lý tưởng, không thấy “chặt chém” như nhiều nơi khác. Ở Cái Nướccòn có Giếng Ngự (Ao Ngự), Giếng Dừa, Giá Ngự, Nhà Thính, Nền Công Chúa…những di tích lịch sử còn dấu tích khi Gia Long tẩu quốc đã đến đây nương náu và ralệnh đắp một cái nền cao lớn, cất trại dừng binh gần trong ngọn rạch Cái Rắn, naythuộc ấp Cái Rằn B, xã Phú Hưng.

- Huyện Đầm Dơi có nhiều sự kiện và di tích lịch sử từ thời chống Pháp,chống Mỹ đã đi vào báo chí, phim ảnh, tuồng tích như các trận đánh tàu MươngĐiều, Nhị Nguyệt, các chiến công Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là; các cuộc Đấu tranhchính trị trực diện; các chiến hào và Nữ Kiện tướng chiến hào. Đặc biệt, có nơidung trú của thân tộc anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (Bảy Ghe, Sáu Gánh)trước khi ông khởi nghĩa ở Kiên Giang 1868.

- Huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, vùng đất cuối trời Nam, được du kháchhướng đến ngày càng nhiều. Từ năm 1960, nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

“Mũi Cà Mau mầm đất tươi nonMấy trăm đời lấn luôn ra biểnPhù sa vạn dăm tới đây tuônLắng lại và chân người bước tới

Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi tàu xé sóng, Mũi Cà Mau…”Xuân Diệu đã khẳng định Cà Mau là Mũi con tàu Tổ quốc, đêm ngày xé sóng

ra khơi. Hiểu rõ sứ mệnh thiêng liêng của những con người nơi Mũi con tàu ấy,ngày 19/5/1964 và tháng 10/1966, nắm chặt qui luật hoạt động của bọn Hải thuyềnđịch tại khu vực “Cột Tàu”, ngoài khơi mũi Cà Mau, Địa phương quân Ngọc Hiển

120

dùng ghe biển bí mật tiếp cận và tiêu diệt bọn Hải thuyền của địch, giành thắng lợivang dội.

Sau ngày miền Nam giải phóng, ca ngợi chiến công oai hùng của quân, dânvùng cuối trời Tổ quốc, trong bài vọng cổ “Quê anh quê em”, soạn giả TrọngNguyễn đã viết:

“Từng cột khói vọt lên giữa biển chiều đẹp quáNhư những cây nấm ai trồng trên biển quê anh

Những chiếc tàu binh cùng mấy mươi tên giặcChìm dưới đáy sâu khi mặt nước đã cài then.

Chuyện quê anh mới nghe như thần thoạiCó sức hút diệu kỳ làm ngây ngất lòng em!”…

Vâng! Chiến công tuyệt vời của những chiến sĩ săn tàu năm xưa đã làm ngâyngất lòng người hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Họ là những con người đứng trênMũi con tàu Tổ quốc đã làm nên chiến thắng Hòn Khoai ngày 13/12/1940 và gần 20năm sau, ngày 03/02/1960, một lần nữa họ lại tiêu diệt bọn địch đóng trên hòn này.Chúng ta còn chưa tổng kết đầy đủ có mấy trăm tàu trong chiến thuật Hạm đội nhỏtrên sông của Mỹ trở thành quan tài thép dọc ngang trên sông Bồ Đề, Cửa Lớn, BảyHáp, Cái Ngay.

Vụ tàu du lịch Diễm Tính bị chìm trước đây không phải là lý do để các thế hệhọc sinh cũng như nhân dân ta không thể ra Hòn Khoai tham quan khu di tích nổitiếng của Năm Căn, Ngọc Hiển. Vấn đề là thời điểm nào trong năm, cách tổ chức vàtrọng tải của phương tiện chuyên chở mà thôi.

Tóm lại,Văn hóa, lịch sử của một vùng đất là do con người sáng tạo ra bằng mồ hôi

và xương máu. Bảo tồn, phát huy, khai thác có hiệu quả để làm giàu cho quê hương,xứ sở là trách nhiện của các thế hệ đương thời. Trong đó không thể không dựa vàonhân dân, lấy nhân dân làm cơ sở, nền tảng. Nếu không có cơ chế, chính sách vàcách làm phù hợp khi hiện thực có quá nhiều cái mới đang diễn ra, không thể gópphần làm cho ngành Du lịch trong tỉnh phát triển được./.

121

NHỮNG TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VÙNG ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONG VÀ TỈNH CÀ MAU CHO

PHÁT TRIỂN DU LỊCH

KS. Nguyễn Thành VinhSở Khoa học và Công nghệ

I. TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên gần 4 triệu

ha (chiếm 12% diện tích cả nước). Vốn được hình thành từ những trầm tích phù sanên đất đai của vùng phì nhiêu, màu mỡ vào bậc nhất khu vực Đông Nam Á.ĐBSCL lại có ba mặt Đông – Tây – Nam giáp biển, hình thành nên Đồng bằng nhưmột bán đảo, có tổng chiều dài bờ biển 732 km. Khu vực biển vùng ĐBSCL có ngưtrường rộng với nhiều loài thủy, hải sản qúy và trữ lượng cao, trên biển có nhiềuđảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế và sinh thái, du lịch cao như các đảo: Phú Quốc,Thổ Chu, Hòn Khoai,...

Vùng đồng bằng có nguồn tài nguyên nước dồi dào, nguồn nước mặn đượccung cấp từ biển, nguồn tài nguyên nước ngọt phong phú được cung cấp từ hệ thốnghạ lưu sông Mê Kông, với hai nhánh chính là Sông Tiền và Sông Hậu. Chế độ thủyvăn trong vùng thay đổi theo 2 mùa rõ rệt; mùa mưa nước sông rất lớn, làm ngậpcác vùng trũng như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và mang nhiều phù sabồi đắp cho Đồng bằng, đến mùa khô, lượng nước sông giảm nhiều, nước thủy triềubiển theo các cửa sông vào đất liền, tạo nên đệm nước lợ ven biển.

Toàn vùng có năm Vườn Quốc gia, bốn Khu Bảo tồn thiên nhiên, ba KhuBảo tồn loài, năm Khu Bảo vệ cảnh quan Văn hóa - Lịch sử - Môi trường và haiKhu Dự trữ sinh quyển thế giới (Phú Quốc - Kiên Giang và Mũi Cà Mau). Gần đây,ĐBSCL còn được Tổ chức Môi trường thế giới công nhận 2 Khu Ramsar là VườnQuốc gia Tràm Chim (năm 2012) và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (năm 2013). Haihệ sinh thái rừng vùng của ĐBSCL (rừng ngập mặn và rừng tràm), là nơi trú ngụ,sinh sản và phát triển của nhiều loài thủy sản và động, thực vật phong phú, quýhiếm.

Dân số toàn vùng khoảng 18 triệu người (chiếm khoảng 22% dân số cảnước), được xếp loại dân số trẻ theo nhóm tuổi và giới tính. Trong vùng có TrườngĐại học Cần Thơ, là Trường được xếp hạng thứ 2 ở Việt Nam, sau Đại học quốc giaHà Nội, và đứng thứ 39 Đông Nam Á về năng lực giáo dục, đào tạo. Đại học CầnThơ cùng với Viện Lúa ĐBSCL còn là hai tổ chức chuyên nghiên cứu về cây lúavào bậc nhất cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, sử dụng và pháthuy nguồn nhân lực trẻ của vùng.

122

Nhìn chung, vùng ĐBSCL rất thuận lợi để phát triển đa dạng các đối tượngnông nghiệp, thủy sản, cây ăn trái và có nhiều tiềm năng phát triển du lịch khoa họcvà du lịch sinh thái. Để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh của vùng, ngày16/4/2009, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 492/QĐ-TTg, thành lập VùngKinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươnggồm: thành phố Cần Thơ, các tỉnh An Giang, Cà Mau và Kiên Giang. Đây là nhữngtỉnh, thành có có tiềm năng lớn để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của cả vùng,đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế nước nhà.

ĐBSCL còn là nơi giao thoa giữa núi rừng và biển đảo, ĐBSCL có tiềm nănglớn trong phát triển du lịch khoa học và du lịch sinh thái bởi những nét độc đáo củathiên nhiên, cùng những đặc sản tiềm năng như: lúa gạo, trái cây, cá tra – ba sa,tôm, cá nước lợ - mặn...

Để khai thác tiềm năng, thế mạnh cùng vẻ đẹp do thiên nhiên ưu đãi, Hiệphội Du lịch ĐBSCL (MDTA) đã được thành lập vào năm 2008, cho đến nay Hiệphội này có nhiều hoạt động thiết thực. Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa4 tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, bước đầu đã mang lại những hiệuquả nhất định trên các mặt như: trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác quản lýhoạt động du lịch, trong hợp tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và kết nối tuyến vớinhau. Chương trình này được sự ủng hộ, đồng hành của các doanh nghiệp, các tổchức du lịch của địa phương.

Tuy nhiều tiềm năng và đạt được những kết quả bước đầu như trên; nhưnghiện tại du lịch của vùng vẫn đang đứng trước những thách thức lớn bởi hệ thốngkết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dulịch. Đặc biệt là hạ tầng giao thông, nhất là giao thông thủy còn chậm phát triển,chưa thu hút nhiều nguồn lực đầu tư, nhất là những tổ chức, nhà đầu tư tiềm năng...

Để vượt qua thách thức trên, theo Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày9/3/2012 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về phê duyệt Đề án “Phát triển dulịch ĐBSCL đến năm 2020”, với quan điểm nhằm đưa du lịch ĐBSCL trở thànhngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước.Đề án đã đề ra 08 giải pháp để thực hiện, trong đó giải pháp về KH&CN với cácyêu cầu đặt ra là: tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển du lịch;tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kinh doanh và quảng báxúc tiến du lịch; tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ cải thiện và thân thiệnmôi trường; học tập và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý du lịch... Khikhoa học song hành cùng du lịch thực hiện tốt những giải pháp trên, hy vọng về mộtdu lịch tăng trưởng và đóng góp.

NHỮNG TIỀM NĂNG LỢI THẾ VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÀMAU:

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc. Phần đất liền có diện tích 5.211 km2,bằng 1,58% diện tích cả nước và bằng 13,1% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu

123

Long. Điểm cực Nam nằm ở 8033’ vĩ độ Bắc, điểm cực Bắc nằm ở 9033’ vĩ độ Bắc.Khoảng cách từ cực Bắc tới cực Nam khoảng 100 km. Điểm cực Đông nằm ở105024’ kinh độ Đông, điểm cực Tây nằm ở 104043’ kinh độ Đông. Khoảng cách từcực Tây sang cực Đông khoảng 68 km.

Là tỉnh duy nhất trong cả nước có cả bờ biển Đông (107 km) và bờ biển Tây(147 km) với tổng chiều dài bờ biển 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước,ngư trường vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000 km2, tiếp giáp với vùng biển củacác nước: Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Vùng biển chủ quyền của tỉnh Cà Maucó nhiều cụm đảo: Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Hòn Buông thuộc biển Tây, Hòn Khoaithuộc biển Đông.

Cà Mau tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang ở phía Bắc, tỉnh Bạc Liêu ở phía Đông,phía Tây - Tây Nam giáp biển Đông. Với 3 mặt giáp biển, tạo cho tỉnh Cà Maunhững tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển tổng thể nông nghiệp, phần lớn diệntích đất của tỉnh đều có nguồn nước với chất lượng khá tốt đáp ứng cho nhu cầuphát triển nuôi tôm. Theo số liệu điều tra, tính đến năm 2017 toàn tỉnh có trên300.000 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ trên 278.000ha với nhiều loại hình nuôi như: Siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, quảngcanh cải tiến, quảng canh kết hợp. Cà Mau hiện có 24 doanh nghiệp với 32 nhà máychế biến tôm xuất khẩu với công suất trên 200.000 tấn thành phẩm/năm và hệ thốngdịch vụ phục vụ nghề nuôi tôm phát triển khá mạnh; lực lượng cán bộ kỹ thuậttrong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đông đảo, nguồn lao động trong ngành tôm hiệnchiếm tỷ lệ khá cao (trên 300.000 người). Đối với đất nông nghiệp phục vụ sản xuấtcây trồng với trên 100.000 ha trồng lúa và cây ăn trái, có trên 103.000 ha đất rừngcác loại. Hiện tại tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngànhnông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn2017– 2020 các sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm: phát triển ngành hàng tôm; ngànhhàng keo lai; tái cơ cấu ngành hàng lúa chất lượng cao, ngành hàng chuối địnhhướng xuất khẩu và ngành hàng cua biển.

Với sự phong phú về ngành hàng và đặc sản, Cà Mau những năm qua đã xúctiến và đẩy mạnh việc Tuyên truyền phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên nhiềukênh thông tin, đặc biệt phát trên sóng phát thanh truyền hình Cà Mau thuộcChương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đến với cộng đồng dân cư và doanhnghiệp. Kết quả bước đầu đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức củadoanh nghiệp và nhân dân, được doanh nghiệp và nhân dân đồng tình. Số lượngdoanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ không ngừng tănglên và ngành nghề đăng ký bảo hộ cũng đa dạng hơn. Thông qua việc đăng ký, xáclập và bảo hộ quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã mang lại cho các doanh nghiệpgiá trị kinh tế cao như hình ảnh được quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra công chúng,phát triển và khẳng định thương hiệu độc quyền của mình trên thị trường, góp phầnphát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đồng thời tạo diễn đàn cho các doanhnghiệp tạo dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu của mình, doanh nghiệp và

124

người dân còn được nâng cao kiến thức pháp luật về Sở hữu trí tuệ, nhận biết và lựachọn sản phẩm tốt, nhận biết hàng thật, hàng giả trong tiêu dùng; cập nhật thông tinkiến thức về thương hiệu các sản phẩm trên thị trường. Qua công tác tuyên truyền,tư vấn hướng dẫn số lượng đơn và văn bằng bảo hộ đã tăng lên hàng năm. Theo kếtquả thống kê, các hình thức bảo hộ đến nay đã tiếp nhận 454 đơn, được Cục Sở hữutrí tuệ cấp 329 giấy chứng nhận. Đi cùng với đó, việc xúc tiến xây dựng nhãn hiệuhàng hóa các sản phẩm đặc sản vốn có của địa phương ngày càng được quan tâm;ngành khoa học công nghệ đã chủ động, phối hợp xây dựng nhãn hiệu hàng hóathuộc lĩnh vực nông nghiệp cho các sản phẩm như: Mật ong U Minh; tôm khô RạchGốc; Khô bổi Trần Văn Thời; mắm lóc Thới Bình; cua Năm Căn; bồn bồn CáiNước; cá khoai Cái Đôi Vàm; cá chình - cá bống tượng Tân Thành đã được Cục Sởhữu trí tuệ cấp giáp chứng nhận, nhãn hiệu lúa mùa Cà Mau đang đăng ký và hướngđến xây dựng chỉ dẫn địa lý tôm sú Cà Mau. Hiện tại, các chứng nhận này đangtrong giai đoạn hỗ trợ phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm đặc thù ở địaphương...

Ngoài những giá trị nêu trên, tiềm năng du lịch Cà Mau vẫn có những đặctrưng riêng, mà ít nơi nào có được đó là: Mũi Cà Mau - điểm cực Nam của Tổ quốc,địa danh này luôn có vị trí thiêng liêng trong lòng mỗi người dân Việt; có các hệsinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm và rừng cụm đảo… là những hệ sinh thái đặctrưng về tính đa dạng sinh học, về chủng loài động thực vật vùng đất ngập nước, màđại diện tiêu biểu là 2 vườn quốc gia U Minh Hạ và Mũi Cà Mau; toàn tỉnh còn cógần 20 vườn và bãi đậu của chim đầm lầy và điểm nhấn đặc trưng vào tháng 6 năm2009 Mũi Cà Mau được Ủy ban UNESCO chính thức công nhận là Khu Dự trữ sinhquyển thế giới bởi các giá trị vốn có như:

- Nơi có dãi rừng phòng hộ dài gần 150 km, nơi đây chứa đựng chuỗi diễnthế chuyển tiếp từ rừng ngập mặn sang hệ sinh thái rừng tràm (Hệ sinh thái ngậpnước thường xuyên chuyển sang hệ sinh thái ngập nước theo mùa) bắt đầu từ MũiCà Mau dọc theo đê biển tây chạy đến ngọn Tiểu Dừa giáp tỉnh Kiên Giang, để rồinối kết giữa rừng ngập mặn với rừng tràm U Minh Hạ, mà điển hình là rừng tràmtrên đất than bùn.

- Vùng bãi bồi biển Tây Mũi Cà Mau còn có khu bảo tồn biển, là bãi đẻ, nơiương dưỡng con non của các loài thuỷ hải sản vùng triều, nơi đây đã và sẽ cung cấpnguồn giống tự nhiên đa loài cho cả vùng biển rộng lớn (Vịnh Thái Lan).

- Hành lang ven biển Mũi Cà Mau còn là nơi lưu dấu các cộng đồng cư dânđầu tiên đến khai phá, chinh phục vùng đất mới. Ở đó, chính họ tạo nên các giá trịvăn hóa đặc trưng như: làng nghề, lễ hội, xóm lưới, làng chài, nghề làm mắm, làmkhô cá biển, lễ hội nghinh Ông Sông Đốc, chuyện kể huyền thoại về nhân vật BácBa Phi, giữ gìn, bảo tồn các cảnh quan trong lành, thơ mộng như: Cửa Ông Trang,Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai…

Tuy có nhiều lợi thế làm tiền đề cho xây dựng và phát triển du lịch; tuy nhiêntheo đánh giá của cơ quan chuyên ngành, thì du lịch Cà Mau vẫn còn là tiềm năng,

125

chưa được đầu tư khai thác nhiều, thiếu các nhà đầu tư chiến lược để đầu tư pháttriển các khu du lịch động lực tạo tính lan tỏa; cơ sở lưu trú hạng sao còn ít về sốlượng, hạn chế về chất lượng phục vụ; số lao động trong ngành có tăng, nhưng trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ có hạn, đội ngũ nhân viên phục vụ tại các nhà hàng,khách sạn, các khu mua sắm… thiếu được bồi dưỡng về kỹ năng, trình độ; giá trịcác di tích, lịch sử, cơ sở tín ngưỡng địa phương gắn với phát triển du lịch, đặc biệtnhư lễ hội nghinh ông Sông Đốc vào 14-16/2 âm lịch hằng năm chưa được đầu tưđể trở thành sự kiện thu hút du khách…

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG GÓP PHẦN CHO XÂY DỰNG VÀ PHÁTTRIỂN DU LỊCH CÀ MAU:

Để Du lịch Cà Mau phát triển tương xứng với tiềm năng lợi thế, cơ quanquản lý ngành cần quan tâm thực hiện tốt các việc như:

- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá và kết nối tua, tuyến du lịch vùngĐBSCL và cả nước;

- Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực theo chuyên ngành và các cơ sở liênquan: nhà hàng, khách sạn, điểm mua sắm, điểm tham quan – trải nghiệm;

- Xây dựng các dự án tiềm năng để mời gọi đầu tư như: Phát triển du lịchcộng đồng ở hai hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm; hiện thực hóa các giá trịđặc trưng của Khu Dự trữ sinh quyển, Khu Ramsar Mũi Cà Mau; Dự án về khôiphục, phát triển các làng nghề, lễ hội; Về phát huy các giá trị sản phẩm đặc sản CàMau; Tôn tạo phát huy giá trị các di tích, lịch sử Cà Mau.

- Kết hợp các ngành và địa phương, đơn vị liên quan trong thu thập, tổng hợpvà tư liệu hóa các giá trị tiềm năng về biển, về rừng, về đặc sản, về ẩm thực và cáccông trình trọng yếu trong chuỗi du lịch, góp phần cho quảng bá, xúc tiến./.

Khu Du lịch Mũi Cà Mau - Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp

126

MỐI LIÊN QUAN “THÂN TÌNH” GIỮAVĂN HỌC NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH

Nguyễn Thị Việt HàHội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Cà Mau

1. Văn học Nghệ thuật kênh quảng bá du lịch hiệu quả.Nhìn vào đâu cũng thấy phạm vi quảng bá du lịch thông qua Văn học Nghệ

thuật (VHNT). Thông qua các kênh truyền thông, các cuộc triễn lãm lớn nhỏ, hìnhảnh vùng đất, con người và văn hoá Cà Mau đến với mọi người, góp phần thúc đẩydu lịch phát triển.Văn nghệ dân gian, nghề truyền thống, các dân tộc cùng sinhsống, lĩnh vực nào cũng có thể xây dựng thành sản phẩm du lịch.

Câu chuyện du lịch của Bạc Liêu là một ví dụ. Họ khai thác tốt các loại hìnhdu lịch khá đồng bộ từ chùa chiền, rừng, sân chim, ẩm thực, văn hóa, văn nghệ….Họ biến các thế mạnh thành điểm sáng du lịch hấp dẫn từ thông tin đến thực tế.

Tôi nghĩ về một sân khấu biểu diễn VHNT, tạo ra một điểm đến hấp dẫn thuhút du khách khi đến với Đất Mũi. Tôi nghĩ đến những chuyến lữ hành có các loạihình văn nghệ. Tôi nghĩ đến khu du lịch văn hóa tại nơi sinh ra Bác Ba Phi. Ở chiềurộng, nhờ văn học nghệ thuật mà du lịch được ghi nhận ở tầm sâu và mở rộng vềphạm vi ảnh hưởng. Ở chiều ngược lại, du lịch đánh thức và làm trỗi dậy các giá trịvăn hoá, giá trị nghệ thuật được bay cao, bay xa và lan toả hơn. Tuy nhiên đó là mộtbài toán khó, muốn khai thác không gian trình diễn cần đảm bảo thuận lợi cho cảđơn vị tổ chức biểu diễn lẫn phía các nhà tổ chức lữ hành trong việc tổ chức chokhách trải nghiệm và thưởng thức các sản phẩm du lịch. Với Cà Mau, Đất Mũi đượcxem là vùng đất thiêng, sự hấp dẫn tự nhiên về điểm cuối Tổ quốc, không gian mởra biển, bao quanh là rừng, được xem là một trong 3 điểm xứng đáng đến trongcuộc đời của con người Việt. Không gian này phải đảm bảo vấn đề giao thông, môitrường cảnh quan, thời gian lưu trú, các sản phẩm du lịch v.v... thuận tiện cho dukhách

Sự kết hợp giữa VHNT và du lịch với mục tiêu giới thiệu và quảng bá hìnhảnh của một Cà Mau giàu tiềm năng, thế mạnh, giàu truyền thống văn hoá, thôngqua các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh v.v... Đan xen với đó là các nhóm biểu diễnnghệ thuật âm nhạc dân tộc… thật sự là sự kết hợp hoàn hảo. Từ đó hình ảnh CàMau được quảng bá một cách trực quan và độc đáo. Những mời gọi thi vị về mộtvùng đất huyền thoại chẳng phải là điều nên làm đấy ư ? Không chỉ có văn nghệdân gian, nghệ thuật biểu diễn, mà ngay cả văn học viết cũng có thể được sử dụngvào việc quảng bá du lịch.

127

Thời gian qua, VHNT Cà Mau đã và đang có những đóng góp rất tích cực.Thực ra, chỉ cần có một tập ảnh giới thiệu về địa danh, di tích, danh thắng nào đóhay du khách được tham quan những bức tranh vẽ về một địa danh, quê hương thìcũng là đã có sự góp mặt của VHNT rồi. Ở đây chính là nghệ thuật nhiếp ảnh, hộihọa. Có thể thấy, VHNT góp phần vào quảng bá du lịch rất là cụ thể. Nó càng đượcthể hiện rõ nét hơn qua từng chuyên ngành như: nhiếp ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, thơca, văn học...

Đơn cử, trong các hoạt động giao lưu hoặc khi giới thiệu về địa phương mìnhcác bài hát, khúc hát quê hương, cải lương, đờn ca tài tử… sẽ thường được mang ragiới thiệu đầu tiên. Qua đó, việc khắc họa vào trí nhớ của mọi người về vùng đất,địa danh sẽ càng sâu sắc và dễ nhớ dễ thuộc hơn. Cũng từ đó mà tính lan tỏa sẽmạnh mẽ và thêm sâu rộng. Nhân các sự kiện, dịp lễ quan trọng, ý nghĩa, tỉnh đềucó cuộc thi, liên hoan, cuộc vận động sáng tác VHNT nhằm kêu gọi, động viên toànthể hội viên, những người yêu thích VHNT ra sức tìm tòi, sáng tạo, sáng tác đượcnhiều tác phẩm chất lượng, ý nghĩa nhằm không ngừng ca ngợi về quê hương, conngười Cà Mau, giới thiệu với công chúng, bạn bè du khách gần xa.

Cụ thể hơn là Tạp chí Văn Nghệ Cà Mau, một tạp chí được đánh giá cao vềchất lượng chuyên môn và mức độ đầu tư, một tạp chí các nhà văn, nhà thơ khắpnơi đều mong muốn có bài in…

Hội VHNT Cà Mau thường xuyên đăng cai tổ chức các hoạt động VHNT đócũng là hoạt động quảng bá hình ảnh Cà Mau, phát triển du lịch thông qua tác phẩmVHNT. Ở mỗi chuyên ngành, các hội viên đều nỗ lực tìm tòi sáng tác được nhiềutác phẩm chất lượng để góp phần vào giới thiệu về mảnh đất, con người Cà Mau.Tin rằng, với đội ngũ văn nghệ sỹ của tỉnh ngày càng phát triển lớn mạnh, có nhiềugương mặt trẻ tài năng đầy triển vọng, lại được đào tạo qua các trường lớp, cộngvới nhiều người yêu thích VNHT khác, chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào công táctuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch nói riêng, phát triển kinh tế, xã hội nóichung của tỉnh ngày càng mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa.

2. Mô hình du lịch kết hợp với VHNT.Khi mô hình du lịch kết hợp với văn học đầu tiên tại Việt Nam được triển

khai với tour du lịch có tên gọi “Làng Vũ Đại ngày ấy” được khai thác tại xã HòaHậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đạt Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2016 và điềuđặc biệt là thành công ngay từ tour thử nghiệm đầu tiên. Khách du lịch không chỉháo hức với việc trải nghiệm không gian quá khứ với các nhân vật Chí Phèo, ThịNở, Bá Kiến, mà còn rất thú vị khi được khám phá và thưởng thức các đặc sản ẩmthực của làng Vũ Đại. Một số đặc sản của địa phương như: cá kho, chuối ngự và cácsản phẩm dệt may sẽ có cơ hội được phát triển, đem lại nguồn thu lớn cho ngườidân địa phương.

128

Tôi giật mình nhìn lại… Cà Mau mình có điều gì đặc biệt ? Một vùng đấthuyền thoại trong “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi; “Hương rừng Cà Mau”của Sơn Nam; huyền thoại Bác Ba Phi… Cà Mau, vẫn còn đó là địa danh huyềnthoại, mũi đất thiêng liêng chấm đỏ trên bản đồ nước Việt thì với ngần ấy nhữnghuyền thoại nổi tiếng tại sao chưa có mô hình du lịch kết hợp với văn học ?

VHNT luôn có mối quan hệ gắn kết với hoạt động du lịch. Cùng với các ditích lịch sử, hàng lưu niệm, lễ hội, phong tục tập quán dân gian v.v... thì VHNTmang đặc trưng văn hoá bản địa luôn là cái mà du khách muốn tìm hiểu nhất khiđến một vùng hay một đất nước...

Hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh đến thơ, văn v.v... ? Có liên quan gì đến du lịchkhông ? Du khách luôn có tâm thế tìm hiểu trước một vùng đất xa lạ mà mình sắpđến bằng nhiều thông tin khác nhau. Nhanh thì qua vài cú nhấp chuột, từ hình ảnhcận cảnh trên từng xen-ti-mét của địa điểm đến những chỉ dẫn cụ thể đều hiện ratrước mắt một cách sống động, cuốn hút. Quá dễ dàng để tìm ra những bài quảngcáo về địa danh đó thậm chí hướng dẫn rất tận tình món nên ăn, nơi nên đến, nghỉđêm ở đâu, đi bằng phương tiện gì… ?

Nhưng du lịch hấp dẫn tự thẳm sâu từ đâu ?

Điều gì dẫn ta đến những miền đất lạ ?

Sự mời mọc ta đặt chân đến đầy háo hức để tham gia vào một chuyến phiêulưu đích thực ? Những hình ảnh chụp vội, những thông tin chắp vá, những bàiquảng cáo chất ngất kỹ năng tiếp thị chưa bao giờ đủ sức trả lời cho những câu hỏitrên. Với đặc sắc riêng có, văn học nghệ thuật mở ra cánh cửa diệu kỳ để chúng tatiếp cận với nền văn hóa, phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt của một vùng đất.

Tôi nhớ rất rõ hình ảnh những cựu chiến binh vốc lấy nắm đất gần bên cộtmốc Mũi Cà Mau bật khóc, họ đọc rất to câu “Tổ quốc tôi như một con tàu/ Mũithuyền ta đó mũi Cà Mau” trong bài thơ Mũi Cà Mau của nhà thơ Xuân Diệu. Vàtôi nhiều lần bởi nhìn thấy một tấm ảnh về một vùng đất nào đó mà khao khát phiêulưu để tận hưởng một sáng bình minh hay hoàng hôn nào đó. Chỉ có VHNT mới đủtình, đủ ý, đủ quyến rũ để dẫn người ta đến một vùng đất trong cảm nghĩ. VHNT,nhìn từ bối cảnh một vùng đất, là bức tranh của một xã hội thu nhỏ, nơi mà chúngta, trong chuyến du lịch sắp đến, sẽ dự phần bởi một cuộc dạo chơi hào hứng, thi vị.

Không chỉ hiểu về con người sống trên vùng đất đó, không chỉ là thế giới ẩmthực phong phú hơn những gì ta đã từng biết, điều gì là đặc trưng, điều gì làm nênkhác biệt, cách ứng xử với thiên nhiên, ứng xử với cộng đồng cũng được thể hiệnqua hình ảnh, thước phim, câu chuyện… Một tác phẩm VHNT hay sẽ là sự chỉ dẫnvăn minh về du lịch.

Dù rất nhiều tiềm lực, dù rất nhiều nỗ lực nhưng du lịch Cà Mau vẫn đangloay hoay trong các định hướng của mình và khả năng khai thác tiềm năng du lịchđang còn hạn chế. Tôi nghĩ nhiều về các nhánh phát triển của du lịch, đâu đó vẫn

129

còn tự phát, manh mún nhưng đầy sáng tạo và ít nhiều hấp dẫn. Phải có một hoạchđịnh đồng bộ, phải có một đường ra.

Vài ngày trải nghiệm ở homestay Nguyễn Hùng (Năm Căn) cùng đoàn vănnghệ sĩ TP HCM, đó là hình thức du lịch trải nghiệm, đơn sơ chỉ là ngắm mặt trờilên ở vùng đất cuối trời, chạy xuồng ra bãi bồi trồng đước, đổ lú bắt cua cá về tựnấu cơm, tối về đờn ca tài tử, ngâm thơ… Có lẽ vì lạ, có lẽ vì cảm xúc như dângđến tận cùng bởi vốn dĩ đặt chân đến vùng đất thiêng tự sâu thẳm lòng người đã cósẵn sự rung động… cho nên hàng loạt những bài cảm nhận, những ca khúc ra đời vềĐất Mũi, như một sự dẫn dắt, địa chỉ mới lạ kia trở nên hấp dẫn với nhiều du khách.

Mô hình du lịch kết hợp với VHNT tại sao không ? Đó hẳn là một tiềm nănghoàn toàn có thể đặt nhiều hy vọng thành công nếu xây dựng và tổ chức chỉnh chuđồng bộ./.

Cà Mau có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch trải nghiệmẢnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp

130

NHỮNG TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA DU LỊCHCÀ MAU: THỰC TRANG VÀ GIẢI PHÁP

NGND.TS.Thái Văn LongChủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh Cà Mau

Là người luôn quan tâm đến tiềm năng du lịch Cà Mau nên tôi rất mừng khibiết Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau phối hợpvới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo khoa học “Thựctrạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Cà Mau” tại Hội thảo này tôi xin thamluận với nội dung: NHỮNG TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA DU LỊCH CÀMAU : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. Cũng xin nói rõ thêm khi tôi được SởVHTTDL Cà Mau giao cùng với Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Cà Mau vànhóm tác giả gồm: CN Lê Văn Dũng, ThS Trần Thị Diệu, CN Nguyễn ThanhTuyền biên soạn cuốn Sổ tay Hướng dẫn thuyết minh các tuyến du lịch Cà Mau dotôi làm Chủ biên; Sách đã được Nhà xuất bản Thông Tấn xuất bản vào tháng 9/2016theo quyết định xuất bản số 194/QĐ-NXB và số đăng ký xuất bản 518 – 2016/CXBIPH/04 – 11/ThT do Nhà xuất bản Thông Tấn cấp ngày 20/09/2016 (Sách chỉdành biếu tặng nên cũng hạn chế trong tuyên truyền phổ biến rộng rãi). Từ đó tôi đãcó dịp quan tâm chú trọng đến mãng du lịch Cà Mau; có dịp nhìn lại và nhận ramột cách rõ ràng và cụ thể hơn tiềm năng và thế mạnh của du lịch Cà Mau mà khócó tỉnh nào có được như thế. Nói là “mới có dịp nhìn lại và nhận ra…” cũng đúngthôi. Bởi vì tôi là người Cà Mau, tôi cũng đã có nhiều dịp tiếp cận với tiềm năngnày khi đã cùng với một số nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà giáo thựchiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về Lịch sử, Địa lý, Văn hóa Giáo dục và Vănhọc địa phương Cà Mau do tôi làm Chủ nhiệm, đã xuất bản nhiều đầu sách đưa vàogiảng dạy chương trình địa phương trong nhà trường phổ thông các cấp ở Cà Mau.Và cũng không ít lần trên diễn đàn Hội đồng nhân dân tỉnh tôi cũng có dịp nghiêncứu và đóng góp cho Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm2020, định hướng đến năm 2030. Thế nhưng tôi vẫn chưa nhận ra được hết các tiềmnăng và lợi thế về du lịch do thiên nhiên, do lịch sử ban tặng và do chính những conngười qua bao thế hệ đã tạo ra cho mãnh đất Cà Mau thân yêu này. Nay tại Hội thảonày tôi xin được luận bàn và giới thiệu một phần về tiềm năng và lợi thế đó.

1.Những tiềm năng và lợi thế phong phú, đa dạng và đặc thù

1.1. Tiềm năng và lợi thế du lịch từ vùng đất sống cực Nam Tổ quốc

+ Vị trí cực Nam của Tổ quốcTrước tiên phải kể đến vị trí vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Mũi Cà Mau.

Một địa chỉ mà chỉ cần tìm kiếm trên Google trong 0,54 giây đã có đến 616.000 kết

131

quả. Đây là vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, cách trung tâm thành phố Cà Maukhoảng 110km. Mũi Cà Mau được bao bọc bởi biển Đông và biển Tây (Vịnh TháiLan). Đây thực sự là một địa điểm có ý nghĩa thiêng liêng không chỉ riêng củangười dân Cà Mau và của bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lầnđược đến vùng đất thiêng liêng địa đầu cực Nam Tổ quốc mà còn có ý nghĩa sâusắc, nhiều ấn tượng đối với khách quốc tế. Vì vậy đây có thể nói là một tiềm năngvà lợi thế rất lớn để khai thác các loại hình du lịch do thiên nhiên ban tặng cho vùngđất Mũi Cà Mau mà khó có nới nào trong cả nước có được. Đến đây chúng ta sẽthấy được những tiềm năng và lợi thế to lớn đó, được nghiên cứu, tham quan cácđịa chỉ đặc sắc như :

- Cột mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (Cây số 0)Mốc tọa độ Quốc gia GPS0001 được xác định vào tháng 01/1995, được xây

dựng có hình dạng của 6 cánh hoa gió định hướng. Xung quanh khuôn viên nhiềucây xanh do các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm, tham quan vàlàm việc tại Mũi Cà Mau trồng lưu niệm.

Hệ thống định vị toàn cầu xác định Mốc tọa độ Quốc giá GPS0001 là điểmcực Nam trên đất liền của Việt Nam. Tạo hóa không những đã hình thành cho MũiCà Mau có khí hậu ôn hòa, cảnh quan đẹp và hệ sinh thái động, thực vật phong phúmà còn hào phóng ban tặng một khả năng vô cùng kỳ diệu và độc đáo đó là “Đất nởra, rừng biết đi và biển sinh sôi”. Khả năng bồi đắp kỳ diệu này của Mũi Cà Mauđược thể hiện rõ nhất ở bãi bồi phía tây, bãi bồi với diện tích hơn 22.000ha, phù sabồi đắp mỗi năm lấn biển từ 80 – 100m. Khu vực bãi bồi có tính đa dạng sinh họcđiển hình của vùng rừng ngập mặn với những đặc điểm độc đáo về địa lý tự nhiênvà địa mạo, địa hình đã tạo nên một vùng sinh thái cửa sông và eo vịnh, đầm pháven biển, tạo nên một bức tranh kỳ thú mang nét đặc trưng của Đất Mũi.

- Tiểu cảnh panô

Tiểu cảnh panô với hình tượng con tàu và cánh buồm luôn căng gió hướng rabiển; trên cánh buồm với dòng chữ “Mũi Cà Mau”, toạ độ: 8o37'30” vĩ Bắc, 104o

43′ kinh Đông; với hình tượng con tàu luôn hướng ra biển khơi như hai câu thơXuân Diệu đã viết về Cà Mau “Tổ quốc tôi như một con tàu; Mũi thuyền ta đó MũiCà Mau”; ngắm toàn cảnh điểm giáp nhau giữa biển Đông và biển Tây; nhìn thẳngvề hướng nam, bên phải là hướng biển Tây (Vịnh Thái Lan), bên trái là biển Đông,khi nước lớn thấy biển mênh mông nhưng khi thủy triều rút xuống thì thấy đất liềnchạy dài xa tít biển khơi. Cũng tại điểm này là nơi có thể nhận thấy được mặt trờimọc và lặn đều xuất phát từ biển. Đến nơi đây, du khách đều có chung một nỗi bồihồi, xúc động vì đã đặt chân tới mảnh đất thiêng liêng địa đầu cực Nam của Tổquốc Việt Nam. Mũi Cà Mau là một trong 4 điểm đến mà mỗi người con đất Việtluôn ao ước. Đó là cực Bắc là Cột Cờ Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây là xã Apa Chải(Mường Nhé, Điện Biên), cực Đông là ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) và cực Nam chính

132

là Đất Mũi (Cà Mau). Nhiều người quan niệm, chỉ cần chinh phục được 4 điểm cựcnày thì chứng tỏ họ đã đi hết vòng quanh đất nước Việt Nam.

+ Biểu tượng cột cờ Hà NộiCông trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội được UBND TP. Hà Nội cùng UBND

tỉnh Cà Mau chính thức khởi công vào ngày 16/01/016, Thủ tướng Chính phủNguyễn Tấn Dũng dự và phát lệnh khởi công. Biểu tượng được xây dựng tại khuvực cột mốc tọa độ quốc gia GPS 001, là điểm cực Nam trên đất liền thiêng liêngcủa Tổ quốc. Đây cũng là điểm cuối cùng của đường Hồ Chí Minh nối liền hai miềnBắc - Nam và là nơi ghi đậm những dấu ấn lịch sử của dân tộc trong các cuộc đấutranh giữ nước, giành độc lập dân tộc và vươn khơi lấn biển. Công trình biểu tượngCột cờ Hà Nội tại Đất Mũi được thiết kế mô phỏng theo kiến trúc của Cột cờ HàNội, được xây dựng dưới thời Vua Gia Long vào năm 1812 ở phần đất phía Namcủa Hoàng thành Thăng Long. Công trình đảm bảo hiệu quả hình ảnh biểu tượngvới tầm nhìn theo các trục giao thông trong đất liền và từ ngoài mặt biển vào; lõi cộtcờ có thang dẫn lên đỉnh lầu bát giác để khai thác điểm nhìn cảnh quan, cảm thụ dấuấn lịch sử, giáo dục truyền thống dân tộc gắn với phát triển du lịch. Đây là côngtrình có ý nghĩa tại điểm cuối cùng của Tổ quốc. Chủ tịch UBND tỉnh Cà MauNguyễn Tiến Hải cho rằng, biểu tượng Cột cờ Hà Nội nằm bên cạnh cột mốc tọa độQuốc gia Đất Mũi ngoài ý nghĩa về mặt lịch sử, biểu tượng quốc gia còn là đài quansát, nơi biểu diễn nghệ thuật, tham quan du lịch, vừa là nơi trưng bày hiện vật và tưliệu lịch sử. Được biết công trình có tổng mức đầu tư trên140 tỉ đồng từ nguồn vốncủa Thành phố Hà Nội và các nguồn vốn huy động khác; hiện nay đang thi côngkhoảng 40% tổng công trình. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2019, rõràng khi công trình hoàn thành sẽ là một điểm nhấn quan trọng của du lịch Cà Mau.

+ Hệ thống bờ kè chắn sóngTrong những năm gần đây do triều cường đột ngột tăng cao, Mũi Cà Mau

chịu áp lực, tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gây sạt lở khánghiêm trọng. Chính vì vậy, Dự án khẩn cấp xây dựng kè chống sạt lở Mũi Cà Mauđược UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 924 ngày 10/7/2012 với tổng mức đầutư 230 tỷ đồng. Hiện nay bờ kè bắt đầu từ Xóm Mũi – xóm cực nam của Việt Namkéo dài khoảng 2km bao quanh một phần của mũi nhọn Mũi Cà Mau không nhữngđã ngăn chặn được tình trạng sạt lở mà còn góp phần cho chuyến tham quan, khámphá Đất Mũi thêm phần thú vị.

1.2. Tiềm năng và lợi thế du lịch từ vùng bán đảo Mũi Cà Mau

+ Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Trên đất liền thuộc địa phận hành chính của các xã: Đất Mũi, Viên An và ĐấtMới, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có hệ sinh thái phục vụ du lịch, thamquan, nghiên cứu khoa học; có vị trí địa lý và địa mạo độc đáo tạo nên vùng sinhthái cửa sông ven biển duy nhất ở Việt Nam với các hệ sinh thái đặc trưng Vườn

133

Quốc gia Mũi Cà Mau có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hài hòa giữa rừng vàsông nước với biển. Bãi bồi rộng lớn là nơi kiếm ăn của nhiều loài chim nước di cư,bãi đẻ cho các loài động vật thủy sinh. Nơi đây có hệ thống kênh rạch chằng chịt lenlỏi trong rừng đổ ra biển, bầu không khí xanh mát, trong lành và yên bình; có thể tổchức khai thác mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng rất có hiệu quả, thu hútkhách đến tham quan và trải nghiệm loại hình du lịch này tại vùng đất địa đầu cựcNam Tổ quốc.

+ Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau

Vào ngày 26/5/2009, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 21 của ủy ban điều phốiquốc tế chương trình con người và sinh quyển (MAB - ICC thuộc UNESCO) diễnra tại đảo JeJu (Hàn Quốc) từ ngày 25 đến 29/5/2009 đã công nhận Vườn quốc giaMũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ và dãy rừng phòng hộ ven biển Tây làKhu Dự trữ sinh quyển thế giới. Theo tiêu chí của UNESCO, để được công nhậnkhu dự trữ sinh quyển thế giới phải là khu vực có nhiều hệ sinh thái đại diện chonhững vùng địa lý sinh học chính, có ý nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học; có cơ sởphát triển bền vững cho một vùng; có diện tích thích hợp để thực hiện 3 chức năngcủa khu dự trữ sinh quyển trong 3 vùng (lõi, đệm và chuyển tiếp); Khu Dự trữ sinhquyển thế giới Mũi Cà Mau thuộc địa giới hành chính của 5 huyện: Trần Văn Thời,Ngọc Hiển, U Minh, Năm Căn và Phú Tân.

+ Khu Ramsar thế giới Mũi Cà Mau

Ngày 13/4/2013, Ban thư ký Công ước Ramsar thế giới trao bằng chứng nhậnVườn quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khu Ramsar thứ 2088 của thế giới, thứ 2tại ĐBSCL và thứ 5 của Việt Nam; tính đến tháng 11/2015, Việt Nam có 7 khuRamsar thế giới. Việt Nam gia nhập công ước Công ước Ramsar thế giới từ năm1989. Theo Công ước Ramsar được thông qua vào năm 1971 tại thành phố Ramsar(Iran), khu Ramsar là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đó là nhữngnơi điển hình giữ hệ sinh thái đất ngập nước cho thế giới.

+ Khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cà Mau (Lâm Ngưtrường 184)

Lâm ngư trường 184 tọa lạc tại ấp Chà Là, xã Tam Giang, huyện Năm Căn.Lâm trường có tổng diện tích 6.300 ha, với hệ động thực vật phong phú đặc trưngcủa rừng ngập mặn Mũi Cà Mau. Khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn CàMau với diện tích 252ha, bao gồm khu bảo tồn nghiêm ngặt khoảng 86ha và khuđệm sinh thái 166ha. Đến với Khu bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cà MauLâm Ngư trường 184 du khách sẽ được đi xuyên rừng bằng một hệ thống đườnglàm bằng cầu xi-măng dưới những cánh rừng đước trên 20 năm tuổi mát rượi. Dukhách còn có thể bơi xuồng vào sâu trong rừng để thưởng ngoạn khu rừng ngậpmặn đặc trưng của Mũi Cà Mau. Ngoài ra, du khách còn được ngắm những chú khỉtinh nghịch sống theo đàn đu đưa trên những cành cây đước.

134

+ Vườn Quốc gia U Minh HạVườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong ba điểm bảo tồn đất ngập nước tại

ĐBSCL và vào ngày 25/6/2009 được UNESCO công nhận là một trong ba khu rừngthuộc vùng lõi của Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau. Trong hai cuộckháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, rừng tràm U Minh hạ là vùng căncứ địa cách mạng của cả Nam bộ, có ý nghĩa lớn trong lịch sử đấu tranh hào hùngcủa dân tộc; nơi gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng và giáo dục truyềnthống yêu nước của vùng đất U Minh. Bên dưới tán rừng du khách sẽ khám pháđược sự đa dạng sinh học hiếm có. Nếu là người yêu thích thiên nhiên, đi du lịchsinh thái để tận hưởng vẻ đẹp của quê hương đất nước, thì Vườn quốc gia U MinhHạ - tỉnh Cà Mau là một địa điểm du khách không nên bỏ qua. Sau những chuyếnxuyên rừng, du khách có thể xem tát đìa hay tự tay giăng lưới, câu cá, đặt lờ, thảcâu, ăn ong, hái rau rừng, nhổ bông súng… Rồi thưởng thức nhiều món ăn đặc sảncủa xứ sở rừng tràm U Minh mà ít nơi nào có được.

1.3. Tiềm năng và lợi thế du lịch biển đảo

Vùng ven biển Cà Mau có 3 cụm đảo chính là cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảoHòn Chuối và cụm đảo Đá Bạc, trong đó cụm đảo Hòn Khoai và Hòn Đá Bạc là haicụm đảo có giá trị khai thác rất lớn đối với việc phát triển du lịch biển đảo và sinhthái ở Cà Mau:

+ Cụm đảo Hòn Khoai

Hòn Khoai là một cụm đảo gồm 5 hòn đảo là Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn ĐồiMồi, Hòn Đá Lẻ và Hòn Tương nằm sát nhau và cách đất liền khoảng hơn 14 km vềphía Tây Nam huyện Ngọc Hiển. Đến Hòn Khoai, ngoài việc du khách chiêmngưỡng vẻ đẹp nên thơ của những bãi biển đầy đá cuội tròn như trứng ngỗng, dukhách còn có dịp leo núi, băng rừng, trực tiếp ngắm nhìn một thảm rừng nguyênsinh cực kỳ quý hiếm ở nước ta với hơn 1.000 loại thực vật quần thể động thực vậtphong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.Trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai hiện vẫn còn ngọn hải đăng được xây dựng từcuối thế kỷ XIX. Đến với Hòn Khoai là đến với nơi diễn ra Khởi nghĩa Hòn Khoaithắng lợi vào ngày 13/12/1940 do Phan Ngọc Hiển lãnh đạo; ngày 13/12 đã trởthành ngày truyền thống của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau

+ Hòn Đá BạcHòn Đá Bạc là một hòn đảo nhỏ nằm sát biển, nhìn sang vịnh Thái Lan, Hòn

Đá bạc tọa lạc tại ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cáchthành phố Cà Mau 50km về hướng tây, có diện tích tự nhiên 6,34 ha, gồm 3 hòn:Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Bạc lẻ và Hòn Đá Bạc. Trong đó Hòn Đá Bạc lớn hơn cảnên người ta gọi chung nơi đây là Hòn Đá Bạc. Cách đất liền 480m, không to lớnnhư nhiều đảo khác nhưng Hòn Đá Bạc lại là hòn đảo có vị trí quan trọng trong việcbảo vệ chủ quyền lãnh thổ, khai thác biển và du lịch. Ngày 22/6/2009, Bộ Văn hóa,

135

Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2245/QĐ-BVHTTDL công nhận ditích: Hòn Đá Bạc - Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12 (09/9/1981-09/9/1984) là Di tích lịch sử Quốc gia. Đến với Hòn Đá Bạc là đến với cõi tiên nơiđảo đá. Nét chấm phá kỳ diệu của thiên nhiên nơi đây và những huyền thoại về sântiên, giếng tiên sẽ đưa chúng ta như lạc vào chốn tiên bồng. Dân gian truyền tụng:Hòn Đá Bạc xưa là chốn bồng lai tiên cảnh.

+ Bãi Biển Khai Long

Tọa lạc tại ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, để đến với KhaiLong du khách có thể đi bằng đường thủy hoặc đường bộ trên tuyến đường Hồ ChíMinh đã được thông xe từ tháng 01/2016. Bãi Khai Long nằm giữa hai con rạchNhưng Miên và Khai Long, bãi cát vàng trải rộng từ vài chục đến gần 100m, chạydài khoảng 3km. Bãi có diện tích trên 230ha và hàng năm vẫn tiếp tục lấn ra biển,Công ty TNHH Du lịch Khai Long đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng KhaiLong với diện tích 79 ha với các dịch vụ, resort, khu hội nghị, nhà hàng, hồ nước,hồ bơi, bờ kè chắn sóng, khu nuôi trồng thủy sản cùng nhiều dịch vụ giải trí hấp dẫnkhác. Và tại đây, ngày 16/01/2016 đã khởi công xây dựng Nhà máy điện gió Khudu lịch Khai Long giai đoạn I có quy mô 150 trụ tuabin, công suất thiết kế 300MW,được xây dựng trên diện tích hơn 7.000ha. Đây là dự án có quy mô lớn thuộcchương trình phát triển năng lượng sạch, phù hợp với điều kiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đến khu du lịchKhai Long tham quan phong cảnh đẹp hoang sơ và viếng Tượng đức Bồ tát QuanThế Âm cao 20m hướng nhìn ra biển Đông. Đứng ở bãi Khai Long du khách thấyđược hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, đó là lúc mặt trời tròn như cái mâm từ từ nhôlên ở biển Đông vào buổi bình minh và chìm xuống biển Tây lúc hoàng hôn. Dukhách sẽ cảm nhận được những luồng gió mát lạnh từ biển khơi thổi vào và ngắmnhìn trọn vẻ hoang sơ của đảo Hòn Khoai hùng vĩ, cách bờ Khai Long hơn 10 hảilý, một màu xanh thẫm hiện lên rất rõ trên mặt biển khơi gió lộng.

1.4.Tiềm năng du lịch từ các sân chim

+ Trong đó đặc biệt là sân chim trong lòng thành phố Cà Mau

Đây là sân chim nằm trong Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tọa lạcgiữa lòng thành phố tại khóm 1, Phường 1, thành phố Cà Mau. Sân chim có diệntích 4,5ha. Tại đây, có hơn 14.000 cá thể chim muông đến làm tổ, sinh sản rồi địnhcư ở đây.

Du khách sẽ tận mắt chứng kiến hàng vạn chim, cò, cồng cộc, le le, vạc, cúmnúm… bay sà xuống những thửa rừng đước, bờ tre đậu đông nghẹt. Chúng nhảymúa, âu yếm và tấu lên bản “đại giao hưởng” cho đến khi mặt trời khuất bóng.Vườn chim thành phố Cà Mau xuất hiện từ năm 1995 và đã tồn tại nhiều năm nay làmột điều đặc biệt không nơi nào có được, nơi đây thật sự trở thành điểm thu hútkhách tham quan, du lịch trong nước và quốc tế. Mặc cho phố xá và những công

136

trình xây dựng đua nhau phát triển xung quanh, vườn chim với hàng chục ngàn cáthể vẫn tồn tại như là nét đặc thù quý giá của một thành phố nơi cực Nam.

1.5. Cụm công nghiệp: Khí – Điện – Đạm Cà Mau

Cụm Khí - Điện - Đạm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết địnhsố 776/QĐ-TTg ngày 26/6/2001 và giao Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay làTập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) làm chủ đầu tư. Dự án Khí - Điện - Đạm CàMau là công trình Khí – Điện – Đạm lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong ba dựán kinh tế lớn giai đoạn 2000 - 2005 của Việt Nam (hai dự án còn lại là Thủy điệnSơn La và Nhà máy lọc dầu Dung Quất). Hơn 15 năm xây dựng và đi vào hoạtđộng, Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau đã đưa sản phẩm vào cuộc sống,góp phần phát triển kinh tế xã hội tại vùng ĐBSCL nói chung và Cà Mau nói riêngvới những kết quả rất ấn tượng. Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau làcông trình công nghiệp hiện đại đang hoạt động rất có hiệu quả chính là điểm nhấncủa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơi cuối trời phương Nam; là nơi tiếpnhận nhiều khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.

1.6.Tiềm năng và lợi thế khai thác du lịch nhân văn và lịch sử- Các di tích lịch sử, văn hoáCà Mau có một lợi thế rất đặc thù cho khai thác du lịch lịch sử, văn hóa khó

có nơi nào hội tụ đủ các điều kiện như vậy. Đó là Cà Mau có vinh dự là căn cứ địacách mạng qua 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ; là nơi đặt các cơ quanlãnh đạo Đảng, chính quyền cách mạng, Mặt trận đoàn thể, của Trung ương, củakhu, của miền… theo đó có các di tích lịch sử, văn hóa điển hình như:

+ Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn tạo, trùng tu từ khu tưởngniệm Bác Hồ được Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau đã xây dựng từ năm 1994.Tọa lạc tại Phường 1, thành phố Cà Mau, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh códiện tích 6,07 ha, được khởi công trùng tu từ tháng 6/2011 và hoàn thành vào cuốinăm 2013; nơi đây đã trở thành nơi sinh hoạt chính trị quan trọng của tỉnh Cà Mau,giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng của dân tộc. Là nơi để cánbộ, đảng viên, đoàn viên, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; đặc biệt là các du kháchtrong và ngoài nước đến nghiên cứu, tìm hiểu và học tập làm theo tấm gương đạođức Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn nhiều địa điểm, di tích hấp dẫn khác như :Di tích Lịch sử cấp quốc gia Nhà Dây Thép, Di tích Lịch sử Cách mạng cấp Quốcgia Hồng Anh Thư Quán, Di tích Lịch sử Cách mạng cấp Quốc gia Đình Tân Hưng,Di tích lịch sử cấp quốc gia chứng tích tội ác Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, Di tíchBến Vàm Lũng - đường Hồ Chí Minh trên biển, Di tích lịch sử Địa điểm trận chiếnthắng Chà Là - Đầm Dơi, Điểm tập kết 200 ngày đêm, Làng rừng Cà Mau, Địađiểm trận thảm sát của Mỹ - Ngụy tại kênh Máng Diệt, Di tích trận chiến thắng BếnDựa, Di tích trận chiến thắng Mương Điều, Di tích Lịch sử - Văn hóa Khu Căn cứ

137

Tỉnh ủy Lung Lá Nhà Thể, Di tích Lịch sử - Văn hóa Khu Căn cứ Tỉnh ủy ở XẻoĐước, Khu di tích Bia Ấn Loát đặc biệt Nam Bộ, Tượng đài - Biểu tượng Cà Mau,Tượng đài Phan Ngọc Hiển và nhiều bia, tượng đài và biểu tượng khác…

Cà Mau là vùng đất trẻ mới được khai phá vào cuối thế kỷ XVII với dân sốhình thành nhờ nguồn di dân tự do từ khắp các miền đất nước. Chính vì vậy, trênđịa bàn Cà Mau hiện nay bên cạnh dân tộc Kinh còn có một số lượng khá lớn dântộc Khmer, Hoa, Chăm và nhiều dân tộc khác cùng chung sống. Chính nhờ vậy màcác truyền thống văn hoá, lễ hội nơi đây có sự hài hoà giữa văn hoá các dân tộc. ỞCà Mau, ngoài một số lễ hội chung của cả nước như Tết nguyên đán cổ truyền củangười Việt; tết Trung thu, lễ Phật Đản, lễ Giáng sinh, lễ Vu lan... còn một số lễ hộimang tính chất vùng như lễ Cầu An (trước tết Châll chhnan Thmei), lễ hội vào nămmới (tết Châll Chhnan Thmei), lễ cúng trăng (lễ đút cốm dẹp) của người KhmerNam bộ; lễ Vía Bà Thiên Hậu là một trong những lễ hội quan trọng của người Hoaở đây; Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà Mau và được xếp vàodanh sách 60 lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam và nhiều lễ, hội đa dạng, phong phú kháccủa các chùa, đình, miếu. Có thể nói, lễ hội là dịp và là nơi phản ánh trung thực nhấtđời sống tâm linh của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Đến với lễhội của người Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, du khách sẽ có cơ hội hiểurõ hơn về cuộc sống và con người nơi đây. Vì vậy, đây có thể nói là tiềm năng vàlợi thế rất lớn mà du lịch tỉnh Cà Mau cần khai thác thông qua các hình thức du lịchtâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, nhân văn, lễ hội…

1.7. Đánh giá chung về tiềm năng và lợi thế du lịch Cà Mau

Như trên đã giới thiệu khái quát, nhìn chung, tiềm năng du lịch Cà Mau làphong phú, đặc sắc, có sức hấp dẫn cao, đặc biệt đối với thị trường trong nước; đãvà đang khai thác tích cực, đã mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, việc khai tháccác tiềm năng này cho phát triển du lịch ở Cà Mau trong thời gian qua còn nhiềuhạn chế. Một số điểm có tiềm năng hấp dẫn nhưng hầu như chưa được đầu tư khaithác. Một số điểm khác đã bắt đầu đưa vào khai thác nhưng quy mô nhỏ, hiệu quảkinh tế không cao. Sở dĩ có tình trạng trên là do rất nhiều nguyên nhân cả chủ quanlẫn khách quan. Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 10/10/2016 của Tỉnh ủy về pháttriển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Nghị quyếtsố 04-NQ/TU) cũng đã đánh giá: “Những năm qua, hoạt động du lịch trên địa bàntỉnh đã đạt được một số kết quả: Hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịchtỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; kết cấu hạ tầng và cơ sở vậtchất phục vụ du lịch từng bước được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để cácthành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch; lượng khách và doanh thu du lịch hàngnăm đều tăng; một số loại hình du lịch được hình thành như: Du lịch sinh thái, dulịch cộng đồng; hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch được triển khai tíchcực hơn… Tuy nhiên, phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưatương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, như: Tiến độ triển khai, thực hiện quyhoạch chi tiết các khu, điểm du lịch còn chậm; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu

138

cầu phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông; thu hút các dự án đầu tư du lịch chưanhiều; số lượng khách và thời gian lưu trú ít. Chất lượng các dịch vụ thấp, chưa đápứng nhu cầu; sản phẩm du lịch thiếu đặc trưng và có thương hiệu chưa nhiều. Chưaphát huy tốt mối liên kết với các tỉnh, khu vực để phát triển du lịch; công tác xúctiến, quảng bá du lịch chưa được chú trọng đúng mức. Xã hội hóa hoạt động du lịch,sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch còn yếu.”

2. Đề xuất 3 yếu tố để làm du lịch thành công ở Cà Mau

Như chúng ta biết vào ngày 9/8/2016, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng VũĐức Đam đã dự và chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch; đã mở ra chodu lịch nước ta, trong đó có tỉnh Cà Mau nhiều triển vọng mới. Phát biểu kết luậnHội nghị Thủ tướng nêu rõ 3 yếu tố để làm du lịch thành công; đó là thể chế chínhsách, cộng đồng làm du lịch và xây dựng thương hiệu. Thủ tướng nói “Điều tôi tâmhuyết, đó là muốn làm du lịch thành công, thì đầu tiên thể chế, chính sách, pháp luậtphải tạo điều kiện cho ngành. Điều quan trọng nữa, đó là cộng đồng người dân làmdu lịch, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với khách du lịch. Việc tổ chức Hội nghị này tạiHội An cũng là vì người dân ở đây mến khách, luôn tươi cười, thân thiện với dukhách. Thứ ba là xây dựng thương hiệu Việt Nam gắn với quảng bá hình ảnh, xúctiến du lịch…” Đối chiếu 3 yếu tố trên đối với du lịch tỉnh Cà Mau, chúng tôi thấycòn nhiều việc phải làm để du lịch Cà Mau thành công. Theo đó trên Báo Cà Mausố ra ngày 6/9/2016 có đăng bài viết của tôi “ Những yếu tố để làm du lịch thànhcông ở Cà Mau”. Dưới đây tôi xin được luận bàn thêm về xung quanh các yếu tốnày.

2.1.Yếu tố thứ nhất:Thể chế, chính sách, pháp luật phải tạo điều kiện chongành du lịch phát triển

Bàn đến vấn đề nầy, chúng tôi nghĩ “về thể chế, chính sách, pháp luật phảitạo điều kiện cho ngành du lịch ở đây theo tôi cần được hiểu rộng hơn; có thể baogồm cả 3 đối tượng: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; những nhà đầu tư cho dulịch, cộng đồng làm du lịch; khách du lịch. Như vậy với yếu tố thứ nhất này đã quavà sắp tới ngành du lịch Cà Mau sẽ càng có nhiều điều kiện thuận lợi, nhất là thôngqua kết quả Hội nghị Du lịch toàn quốc vừa nêu. Đối với Trung ương, thời gian qua,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi bằng việc banhành nhiều chủ trương, chính sách mang tính đột phá, vừa giải quyết các vấn đề tìnhthế cấp bách trước mắt; vừa có tính chiến lược lâu dài cho phát triển du lịch ViệtNam như: Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/09/2013 về việc tăng cường công tác quảnlý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; Nghị quyết số92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triểndu lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/07/2015 về việctăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy pháttriển du lịch và nhiều Nghị quyết khác tạo nhiều cơ hội và thuận lợi cho du lịch Việt

139

Nam phát triển thị trường nội địa và quốc tế. Cũng tại Hội nghị trên Thủ tướng chobiết, Chính phủ đang xây dựng và sẽ trình Quốc hội ban hành Luật mới về du lịch,để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đối với địa phương tỉnh Cà Mauthời gian qua Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã quan tâmcó nhiều chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương để phát triển dulịch tỉnh nhà như đã triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương…Đặc biệt là vào ngày 24/07/2012, UBND tỉnh đã ra quyết định phê duyệt Quy hoạchtổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030đã chỉ rõ: “Quan điểm chủ đạo trong phát triển du lịch Cà Mau là phát triển nhanh,bền vững và hiệu quả cả trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài... Trong đónhấn mạnh việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để đápứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới...” Và vào ngày 10/10/2016 của BanChấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đã ban hành Nghị quyết 04- NQ/TU, sau đó vàongày 14/4/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành Kế hoạch số30/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết trên. Đây là cơ sở quan trọng củayếu tố thứ nhứt để phát triển du lịch Cà Mau. Nghị quyết 04- NQ/TU của Tỉnh ủycũng đã xác định quan điểm là “Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh để pháttriển du lịch nhanh, bền vững, chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, có trọng tâm,trọng điểm, phù hợp với Chiến lược tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam và quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đưa du lịch trở thành một trong nhữngngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế củatỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.” Và với mục tiêu “Xâydựng du lịch Cà Mau trở thành điểm đến hấp dẫn, có uy tín và sức cạnh tranh cao;xây dựng một số sản phẩm, loại hình du lịch của tỉnh đạt thương hiệu du lịch quốcgia”. Và rất đồng tình với quan điểm của Đồng chí Trần Hồng Quân, Ủy viên BanThường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau qua bài viết “Tạo cơ chếthuận lợi để du lịch Đất Mũi cất cánh” được đăng trên Báo Cà Mau Số 3038 ngày8/8/2016; tôi cho rằng tất cả vấn đề trên là yếu tố thuận lợi làm tiền đề để du lịch CàMau phát triển.

2.2. Yếu tố thứ hai, cộng đồng người dân làm du lịch, tạo ấn tượng tốtđẹp đối với khách du lịch.

Đây là vấn đề thuộc trách nhiệm của địa phương là chính; nhưng thực tế đãqua mặc dù địa phương có nhiều giải pháp thực hiện điều này; nhưng kết quả chưamang lại hiệu quả và ấn tượng cho du khách. Theo Nghị quyết 04- NQ/TU của Tỉnhủy cũng đã chỉ rõ “Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém... là do: Từnglúc, từng nơi công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền đối vớiphát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức; huy động nguồn lực để đầu tưphát triển du lịch còn ít; nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu và yếu; sự phốihợp giữa các cấp, các ngành trong phát triển du lịch chưa chặt chẽ”. Theo SởVHTTDL Cà Mau thì thời gian qua tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các đơn vị kinh doanhlĩnh vực du lịch chấn chỉnh hoạt động vệ sinh môi trường, an ninh trật tự phục vụ

140

những ngày Lễ, Tết; xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát các tuyến du lịch điểmdừng chân và phát triển sản phẩm du lịch trên các tuyến trọng điểm; cập nhật thôngtin các điểm đến, tour, tuyến du lịch, điểm mua sắm, vui chơi giải trí trên địa bàntỉnh trên website du lịch Cà Mau; xây dựng và phát triển các điểm du lịch cộngđồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Hỗ trợ báo đài Trung ương và địa phương thực hiệncác chương trình nhằm quảng bá hình ảnh, phong tục, nét văn hóa và ẩm thực đặcsắc của tỉnh Cà Mau; Thành lập Nhóm hướng dẫn Du lịch Cà Mau phục vụ nhu cầuhướng dẫn của khách du lịch đến tham quan tại Cà Mau; Xuất bản ấn phẩm phục vụcông tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch; bản đồ; sách ẩm thực Cà Mau –Việt Nam; Sách hướng dẫn du lịch Cà Mau Việt Nam... Như vậy, với yếu tố nàytỉnh đã triển khai khá tích cực, song điều quan trọng là làm sao phát triển đồng bộvà bền vững.

2.3. Yếu tố thứ ba là xây dựng thương hiệu, gắn với quảng bá hình ảnh,xúc tiến du lịch Cà Mau

Cũng như trên đã đề cập việc xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau, gắn vớiquảng bá hình ảnh du lịch Cà Mau, xúc tiến du lịch Cà Mau đã qua có quan tâm vàcũng đã gây được nhiều dấu ấn trong khách du lịch quốc tế và trong nước. Songchúng tôi cảm thấy như chưa tương xứng với những gì mà thiên nhiên ưu đãi, bantặng, do lịch sử và do các thế hệ cư dân trên vùng đất này xây dựng và mang lại nhưđã nêu trên. “...Đi thăm miền Trung nhớ ghé Cà Ná/Muốn ăn tôm cá thì về CàMau...”. Câu nói ví von này thể hiện thế mạnh hàng đầu của Cà Mau là thủy hảisản. Nhưng Cà Mau không chỉ có vậy. Trên nhật ký lữ hành đã được khẳng định CàMau - cực Nam Tổ quốc; đến với Cà Mau, khách du lịch sẽ choáng ngợp bởi sựxuất hiện là các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, hệ thống kênh rạch chằngchịt nổi tiếng cả nước; hệ thống rừng ngập mặn ven biển và các giá trị đa dạng sinhhọc, nhân văn, lịch sử, các món ăn đặc sản Cà Mau... sẽ càng có giá trị hấp dẫn cao.Những tiềm năng du lịch đa dạng này là một trong những thế mạnh đặc biệt quantrọng của du lịch Cà Mau so với một số địa phương khác trong vùng ĐBSCL. Vớitính đa dạng về tài nguyên du lịch, trong đó có nhiều tài nguyên khá đặc sắc chỉ cóở Cà Mau; Cà Mau hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm du lịch khôngtrùng lặp, không chỉ đối với hoạt động phát triển du lịch của bản thân địa phươngCà Mau mà còn sẽ không trùng lặp với sản phẩm du lịch nhiều địa phương kháctrong khu vực. Điều này sẽ tạo cho du lịch Cà Mau có được sức hấp dẫn du lịchriêng và đây sẽ là yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch Cà Mau trong bốicảnh hiện nay của du lịch Việt Nam, khi mà tình trạng “trùng lặp” về sản phẩm dulịch đang là yếu tố cản trở sự phát triển, làm hạn chế tính hấp dẫn du lịch Việt Namnói chung, du lịch các “vùng miền” và các địa phương nói riêng. Hình ảnh điểm đếnlà yếu tố quan trọng tạo sức hấp dẫn khách du lịch; với hình ảnh Mũi đất Cà Maumà nhà thơ Xuân Diệu đã so sánh “Tổ quốc tôi như một con tàu; Mũi thuyền ta đóMũi Cà Mau” và những cánh rừng mênh mông chính là những hình ảnh đặc sắc,hấp dẫn của Cà Mau. Vì vậy đây là điểm nhấn hết sức quan trọng của du lịch Cà

141

Mau với hình ảnh đã được định hình hết sức rõ ràng, không những với thị trườngnội địa mà còn có sự hấp dẫn đối với du khách quốc tế . Với vị trí, tiềm năng, triểnvọng và ưu thế nêu trên, nếu được khai thác tốt, tin tưởng trong thời gian tới du lịchCà Mau sẽ có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương; sẽ làđiểm đến hấp dẫn hàng đầu và trở thành điểm đến quan trọng của cả nước, ngàycàng được biết đến trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

Rất mừng khi Sở VHTTDL Cà Mau cho biết trong 9 tháng 2018, tổng lượng kháchdu lịch đạt 1.002.865 lượt, tăng 9.40% so cùng kỳ 2017 (916.688 lượt) và đạt 69,64% sokế hoạch năm 2018. Trong đó, khách quốc tế: 21.137 lượt, tăng 12,53% so cùng kỳ 2017 (18.782lượt), đạt 79,46% so kế hoạch. Doanh thu 1.682 tỷ đồng. Về nhiệm vụ trong những thángcuối năm 2018 Sở VHTTDL cũng cho biết sẽ : Triển khai, thực hiện Kế hoạch chuẩn bịcác điều kiện phục vụ Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quyhoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030 và dự thảo các văn bản quyphạm pháp luật về Nghị quyết của HĐND về chính sách ưu đãi đầu tư phát triển dulịch; Quyết định mô hình quản lý Khu du lịch cấp tỉnh; Thực hiện tốt chương trìnhký kết hợp tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quảng bá xúc tiến du lịch với mộtsố tỉnh nhằm đẩy mạnh phối hợp liên kết phát triển các tour, tuyến du lịch mới; Xâydựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện tổ chức Hội nghị sơ kết và đề ra giải pháptiếp tục thực hiện Đề án xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch Đất Mũi giai đoạn2015 - 2020. Phối hợp, triển khai tổ chức cuộc thi “Sản phẩm lưu niệm, quà tặng dulịch tỉnh Cà Mau 2018” và tổ chức Tọa đàm về công tác thông tin, xúc tiến du lịch,giới thiệu điểm đến du lịch, du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau...

Đó là những tín hiệu đáng mừng về sự phát triển của du lịch Cà Mau trongthời gian tới./.

142

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁCTIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ

Vườn Quốc gia U Minh Hạ nằm trong hệ thống 32 Vườn Quốc gia của toànquốc, được thành lập năm 2006 theo Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20/01/2006của Thủ tướng Chính phủ và năm 2009 được tổ chức UNESCO công nhận VườnQuốc gia U Minh Hạ là 1 trong 3 vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới MũiCà Mau. Vườn Quốc gia U Minh Hạ có hệ sinh thái rừng ngập lợ úng phèn, vớitổng diện tích 8.527,8 ha, là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại của tỉnh CàMau. Đây thật sự là một bảo tàng sinh thái sống về các loài động và thực vật: vềthực vật có 176 loài, về động vật có 23 loài thú, 91 loài chim, 47 loài lưỡng cư vàbò sát, 37 loài cá nước ngọt.

Ngoài ra Vườn Quốc gia U Minh Hạ còn là căn cứ địa cách mạng trong haicuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau chiến tranh còn để lạinhiều di tích lịch sử như: Công binh xưởng, Trạm quân y, Hầm bí mật, Làng rừng.Đây cũng chính là những di tích đang lập hồ sơ phục dựng lại để đưa vào phục vụtham quan du lịch.

Với tiềm năng và thế mạnh như trên có thể nói Vườn Quốc gia U Minh Hạ làmột trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch sinh thái, Vườn Quốc gia UMinh Hạ cũng còn gặp phải một số khó khăn và hạn chế. Bài tham luận “Thựctrạng và giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốcgia U Minh Hạ” sẽ khái quát tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch sinh tháiVườn Quốc gia U Minh Hạ trong quá trình phát triển.

Trong cơ cấu ngành du lịch, du lịch sinh thái đóng vai trò quan trọng, vừa làbộ phận chính, làm đòn bẩy thúc đẩy cho các loại hình du lịch khác. Xác định đượcđiều đó, chúng tôi đã xây dựng đề án đầu tư phát triển Du lịch sinh thái đề ra nhữngchính sách, chiến lược, những giải pháp quy hoạch phát triển du lịch sinh thái trênlâm phần Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

- Phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh họcvà cân bằng sinh thái khu vực: Xác định hoạt động du lịch sinh thái không thể táchrời môi trường tự nhiên, chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Rừng tràm VườnQuốc gia U Minh Hạ điển hình cho việc bảo vệ, ổn định môi trường sinh thái chovùng Bán đảo Cà Mau, được ví như "lá phổi xanh" cho cả Nam Bộ. Giá trị và tầmquan trọng của nó đã được ghi nhận trong thư mục rừng ở các nước vùng châu Á.

- Tình hình khách đến tham quan du lịch: Trong nhiều năm liền, tổng sốkhách du lịch đến Vườn Quốc gia U Minh Hạ có xu hướng tăng qua các năm trong

143

giai đoạn 2013-2017. Cụ thể là năm 2013 tổng số khách đến Vườn Quốc gia UMinh Hạ là 13.016 lượt khách, năm 2017 tổng số khách đến Vườn Quốc gia UMinh Hạ là 19.802 lượt khách, tốc độ tăng bình quân khách du lịch giai đoạn 2013-2017 là 11,6%. Tổng doanh thu du lịch đạt 377.180.000 đồng năm 2013, đến năm2017 doanh thu du lịch đạt 672.840.000 đồng.

- Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái: Công tác quy hoạch được đánh giá lànền tảng để từ đó định hướng, định hình các sản phẩm, loại hình du lịch. VườnQuốc gia U Minh Hạ hiện đang tập trung xây dựng “Đề án đầu tư phát triển du lịchsinh thái giai đoạn 2018 – 2025”. Trên cơ sở quy hoạch sẽ tiến hành đầu tư một sốhạng mục cơ sở hạ tầng, thiết kế các sản phẩm du lịch nhằm tạo động lực và điềukiện phát triển du lịch sinh thái.

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ có các sảnphẩm du lịch sinh thái tiêu biểu như: dịch vụ tham quan hệ sinh thái rừng tràm; dịchvụ tham quan bằng xuồng; dịch vụ giải trí câu cá; tại điểm dừng chân khách du lịchđược thưởng thức các món ăn ẩm thực từ hương vị cá đồng U Minh và mua sắm cácđặc sản như mật ong rừng U Minh, Rượu trái giác, mắm cá lóc, Khô cá bổi...

Bên cạnh những thành công trên trong những năm qua hoạt động du lịch sinhthái của Vườn Quốc gia U Minh Hạ cũng còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhấtđịnh:

- Về sản phẩm du lịch: Hoạt động du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U MinhHạ đang ở giai đoạn khởi điểm, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đa dạng vàmang tính đặc thù chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

- Về cơ sở hạ tầng: Giao thông đi lại đến điểm du lịch vẫn còn một số trởngại. Hiện nay một số xe lớn (45 chỗ) không thể đến được Vườn Quốc gia U MinhHạ, gây khó khăn cho các công ty lữ hành về mặt chi phí, công tác sắp xếp, điềuhành... Ngoài ra, các cơ sở phục vụ du lịch củaVườn Quốc gia như: các điểm ăn,uống quy mô vẫn còn hạn chế; cơ sở lưu trú chưa được hình thành, chưa đáp ứngđược tốt nhu cầu của du khách khi đến tham quan du lịch.

- Khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư: Những chính sách thuê môi trườngrừng còn chưa hoàn thiện, gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác quyhoạch và việc triển khai thực hiện. Từ đó, dự án đầu tư phát triển du lịch sinh tháicủa Vườn gặp khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong vàngoài tỉnh.

- Về mặt nhận thức của người dân địa phương về hoạt động kinh doanh dulịch: Người dân trên địa bàn Vườn Quốc gia đa phần chưa nhận thức nhiều về dulịch cộng đồng. Vườn đã gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục và vận độngcác hộ tham gia sản xuất các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương vàomục đích phục vụ để thu hút khách tham quan du lịch nhằm tăng thêm thu nhập chohộ gia đình.

144

-Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng lao động trong lĩnh vực dulịch vẫn còn hạn chế, chưa đủ đáp ứng nhu cầu của du khách. Đây là khó khăn rấtlớn cho hoạt động du lịch của Vườn Quốc gia U Minh Hạ để đảm bảo chất lượngdịch vụ du lịch, tạo sự hài lòng cho du khách.

Để phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ theo hướng bềnvững và hiệu quả, trước mắt chúng tôi cần định hướng và có những giải pháp cơbản tập trung vào những vấn đề sau:

- Chú trọng đầu tư phát triển du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ bền vữnggắn chặt với việc bảo tồn đa dang sinh học; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường;đảm bảo hài hòa, tương tác giữa khai thác phát triển du lịch sinh thái với bảo vệ giátrị tài nguyên thiên nhiên.

- Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù: U Minh Hạ có các làng nghềtruyền thống, các đặc sản có nguồn gốc từ hệ sinh thái rừng tràm. Nếu kết hợp đượccác làng nghề truyền thống, các đặc sản của rừng tràm và tái hiện lại làng rừngxưa… sẽ tạo ra được nét độc đáo riêng biệt của Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tạo rasức hút cho ngành du lịch của Vườn. Khi Vườn có những sản phẩm du lịch đặc thùsẽ thu hút được khách du lịch trong và ngoài tỉnh; không còn hiện tượng sản phẩmdu lịch trùng lắp, đồng thời tạo điều kiện liên kết phát triển, xây dựng tour tuyến dulịch cho toàn vùng.

- Tận dụng tối đa sự tham gia của cộng đồng: Đây là một trong những yếu tốmấu chốt của du lịch sinh thái. Cộng đồng là những hộ dân sinh sống trong vùngđệm xung quanh Vườn Quốc gia đã gắn bó lâu dài tại điểm du lịch. Họ am hiểu sâusắc về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên cũng như nét văn hóa địa phương. Ngoài ra,người dân Nam Bộ đậm chất phóng khoáng, hiền hòa, thân thiện và rất mến kháchlà những hướng dẫn viên du lịch tuyệt vời, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng dukhách.

- Chú trọng vào việc kêu gọi đầu tư: Nếu như cộng đồng địa phương là mấuchốt của du lịch sinh thái thì nhà đầu tư chính là động lực thúc đẩy hoạt động dulịch. Từ thực tiễn khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư, cần phải chủ động phối hợpxây dựng những chính sách kêu gọi đầu tư một cách thống nhất, đơn giản vàkhuyến khích đầu tư, tạo ra những cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

- Chú trọng công tác xúc tiến, thông tin và quảng bá du lịch: Công tác xúctiến, thông tin và quảng bá du lịch trở thành nội dung quan trọng không thể thiếuđối với hoạt động du lịch sinh thái của Vườn. Vì vậy, cần chủ động phối hợp vớiSở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Cà Mau vàcác cơ quan thông tấn báo chí để có những phóng sự, bài báo giới thiệu các sảnphẩm du lịch sinh thái tại Vườn; xây dựng sổ tay giới thiệu các sản phẩm du lịch,tuyến, điểm du lịch; xây dựng bộ bưu ảnh về phong cảnh và tài nguyên đa dạng sinhhọc của Vườn,… để Vườn Quốc gia U Minh Hạ là điểm đến du lịch được nhiều

145

người biết đến và làm cho người dân có ý thức tự hào về con người về thiên nhiênvà lịch sử của địa phương mình.

- Phát triển về nhân lực: Có chương trình, kế hoạch đào tạo, tuyển dụng vàtập huấn nhằm không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều hành; trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục cho đội ngũ làm du lịch. Đặc biệt là nhậnthức của người dân làm du lịch trong việc phục vụ, ứng xử tạo ấn tượng trong lòngdu khách.

Để du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ phát triển tương xứng vớinhững giá trị tiềm năng vốn có thì không chỉ tại điểm du lịch Vườn với nhữngngười làm trực tiếp ở Vườn Quốc gia mà đòi hỏi phải có sự hợp tác, kết hợp chặtchẽ, đồng bộ của các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham giatích cực. Đồng thời, cần phải xây dựng nhiều sản phẩm du lịch, loại hình, dịch vụdu lịch phong phú. Với những định hướng khởi đầu như trên và tiếp tục học hỏikinh nghiệm ở các đơn vị bạn cùng với nhu cầu thực tiễn của khách tham quan, hyvọng rằng du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ sẽ dần ổn định và phát triểntrong một tương lai không xa./.

Rừng tràm U Minh Hạ - Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp

146

PHÁT TRIỂN DU LỊCHTHÀNH PHỐ CÀ MAU

Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và là đầumối giao thông, giao lưu của tỉnh. Thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, có các tuyếnQuốc lộ đi qua trung tâm thành phố, phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Tâygiáp huyện Cái Nước và huyện Trần Văn Thời; phía Nam giáp huyện ĐầmDơi; phía Bắc giáp huyện Thới Bình. Diện tích của thành phố là 250,3 km2 với 17đơn vị trực thuộc gồm 10 phường và 7 xã. Hệ thống giao thông thuận lợi đặc biệt làsự đa dạng trong phương tiện giao thông tạo điều kiện phát triển du lịch thành phốCà Mau.

Hiện nay, lợi thế lớn nhất của thành phố Cà Mau là có nhiều di tích, đình thầnvà nhiều cụm bia rất có ý nghĩa về lịch sử như: Di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc giaHồng Anh Thư Quán, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Di tích lịch sử cấptỉnh Nhà Dây Thép, Di tích lịch sử cấp quốc gia Đình Tân Hưng, Di tích lịch sử cấptỉnh Đình thần Tân Thành, Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Phật Tổ (Sắc Tứ QuanÂm Cổ Tự), Chùa Thiền Lâm, Chùa Kim Sơn, chùa Bửu Sơn, Di tích lịch sử cấptỉnh Bia chiến thắng Bàu Thúi,… Những di tích này, trong thời gian qua đã thu hútđông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên, hội viên và khách thập phương trong vàngoài tỉnh đến tham quan.

Ngoài những di tích hào hùng đó thành phố Cà Mau còn có những điểm thuhút khách sau khi chợ nổi trên sông hoàn thành. Nơi đây sẽ làm cho du khách thíchthú với cách bày trí hàng hóa trên sông. Đặc biệt là tính chân chất, thật thà củangười Cà Mau thể hiện qua cách mua bán, giao tiếp nhiệt tình thân mật.

Buổi tối du khách đến với Chợ đêm Cà Mau: thuộc phường 5 và phường 7thành phố Cà Mau. Chợ đêm là một hình thức kinh doanh hết sức độc đáo của giớitiểu thương thu hút một lượng khách du lịch khá lớn. Chợ đêm Cà Mau cũng là mộtđiểm đến lý tưởng cho du khách tham quan và lựa chọn cho mình những mặt hàngưng ý. Hàng hóa ở chợ đêm gồm các mặt hàng như: quần áo, giầy dép, đồ trang sức,quà lưu niệm... Bên cạnh đó, còn có những điểm bán hàng ăn uống, thức ăn nhanhphục vụ nhu cầu giải khát, ăn đêm của khách.

Khi chợ tan, du khách xuôi về phường Tân Thành cách thành phố Cà Maukhoảng 10 km để tận mắt chứng kiến cảnh dệt chiếu thủ công của người dân nơiđây. Đây là nghề truyền thống qua biết bao thế hệ đến nay vẫn còn được lưu truyền.Đặc biệt, làng dệt chiếu này đã được soạn giả Viễn Châu viết thành bài ca cổ “Tìnhanh bán chiếu” do nghệ sĩ Út Trà Ôn trình bày rất thành công và những người dânlâu nay đã thuộc nằm lòng.

147

Và một địa chỉ nữa du khách không thể bỏ qua khi đến Cà Mau đó là: “Khutưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đến đây du khách sẽ được tham quan cảnh đẹpcủa ngôi đền thờ và nghe hướng dẫn viên giới thiệu về sự ra đời của khu tưởngniệm và tấm lòng của người dân Cà Mau đối với Bác Hồ.

Chiều xuống, khi tất cả những ồn ào náo nhiệt của một thành phố trẻ lắngxuống, du khách tới tham quan vườn chim (gần khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ ChíMinh) nhìn ngắm từng đàn chim sau một ngày đi tìm kiếm thức ăn bay về tổ ấm.

Mấy năm gần đây du lịch lữ hành của thành phố Cà Mau đang là một hìnhthức du lịch hấp dẫn được nhiều khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Bởi hiệnnay cuộc sống nơi thành thị, phố xá càng ngày càng trở nên ngột ngạt với nhữngtiếng xe và khói bụi,... Thành phố Cà Mau được thiên nhiên ban tặng rất nhiều tàinguyên thiên nhiên, có nhiều khu vườn rộng, có ao, đìa, có sân chim ngay trongthành phố. Cụ thể là phường Tân Thành và xã Lý Văn Lâm. Hệ thống giao thông đadạng thuận lợi để phát triển du lịch. Đặc biệt là du lịch lữ hành.

Thực hiện theo Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồngbằng Sông Cửu Long, sự hợp tác phát triển du lịch giữa 4 địa phương Cà Mau, CầnThơ, An Giang và Kiên Giang đã chính thức được hình thành. Từ đây, ngành dulịch thành phố Cà Mau có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

Bên cạnh đó về tiềm năng tài nguyên du lịch của thành phố Cà Mau chưađược khai thác và phát triển đúng tầm. Khách du lịch đến với thành phố Cà Mauchủ yếu là thông qua các công ty lữ hành và đi lẻ. Các hoạt động du lịch còn kháđơn giản, chủ yếu là phát triển các điểm du lịch, nhỏ lẻ, rời rạc chưa có sự liên kết.Do đó, việc xây dựng du lịch lữ hành để gắn các đầu mối du lịch và cung cấp thôngtin là cần thiết. Góp phần cho du lịch thành phố Cà Mau có thể đáp ứng được nhucầu của khách du lịch và ngành du lịch có thể trở thành ngành kinh tế quan trọngtrong cơ cấu kinh tế của thành phố Cà Mau.

Hiện nay, thành phố Cà Mau đang xây dựng một số Đề án về du lịch:- Đề án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái miệt vườn phường Tân Thành

và xã Lý Văn Lâm: trồng rau sạch, trồng dưa hấu, nghề dệt chiếu, du lịch tâm linh:Chùa Thiền Lâm, Đình thần Tân Thành, Đình Tân Hưng…

- Đề án phát triển Du lịch vườn trên địa bàn xã Tắc Vân, xã Tân Thành, xãAn Xuyên, phường Tân Thành, phường Tân Xuyên giai đoạn 2016 - 2020 và tầmnhìn đến năm 2030: chú trọng phát triển du lịch vườn và du lịch tâm linh…

Du lịch có vai trò quan trọng không chỉ đối với kinh tế mà còn góp phần nângcao hình ảnh và niềm tự hào của thành phố Cà Mau. Xây dựng du lịch lữ hành làmột trong những yếu tố góp phần phát triển du lịch thành phố Cà Mau.

148

Để ngành du lịch thành phố Cà Mau phát triển mạnh trong thời gian tới.Trách nhiệm của lãnh đạo Thành phố đầu tư về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượngsản phẩm du lịch và chú trọng quản lý chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượngnguồn nhân lực du lịch và đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩmdu lịch. Hoạt động du lịch cần có sự chung tay góp sức của nhiều thành phần có liênquan như chính quyền, đoàn thể, cộng đồng địa phương, các nhà cung cấp dịchvụ,… để có thể xây dựng và phát triển có chính sách khuyến khích đầu tư và các địađiểm du lịch sinh thái. Nếu đầu tư tốt du lịch sinh thái miệt vườn có thể đem lạinguồn lợi lớn bổ sung cho ngân sách Nhà nước và cộng đồng địa phương. Giá trịkinh tế của du lịch sinh thái là rất đáng kể mặc dù việc xác định nó là không đơngiản. Tuy nhiên du lịch sinh thái miệt vườn không cần đầu tư nhiều trên phươngdiện tiền vốn, vì đa số khách du lịch sinh thái đều có xu hướng muốn sống hòa đồngvới thiên nhiên hơn là sống trong những khách sạn đắt tiền. Tuy nhiên việc thiết kếcho du lịch sinh thái lại cần đầu tư nhiều về thời gian và nỗ lực của nhiều lĩnh vựcchuyên môn khác nhau. Vì thế nếu muốn phát triển du lịch sinh thái nhà nước cầnphải đầu tư thích đáng. Vì vậy cần có chính sách khuyến khích đầu tư vào cộngđồng địa phương để họ phát triển các dịch vụ sinh thái, mang lại lợi ích cho cộngđồng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chínhsách phát triển du lịch.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêuchuẩn chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu

ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch.- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xác định rõ khu, tuyến,

điểm du lịch và đô thị du lịch.- Tổ chức thực hiện hợp tác trong nước và quốc tế về du lịch trong đào tạo

nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá du lịch.- Tập trung huy động đa dạng mọi nguồn vốn cho việc nâng cấp, mở rộng các

tuyến đường đến điểm du lịch. Trên cơ sở quy hoạch, chúng ta cần đẩy mạnh hoạtđộng xúc tiến nhằm mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các dự ánđầu tư xây dựng các khu du lịch với quy mô thích hợp, có kiến trúc hài hòa với môitrường, cảnh quan thiên nhiên. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách khi đếnthành phố Cà Mau phải nâng cấp cơ sở lưu trú hiện có và xây mới khách sạn tiêuchuẩn từ 3 sao trở lên, đồng thời lựa chọn và hướng dẫn người dân khu vực khaithác du lịch cộng đồng, tạo nhà vườn để đón khách. Khuyến khích khôi phục vàphát triển các làng nghề thủ công truyền thống như dệt chiếu, đan đát, nấu rượu, épchuối... để biến các làng nghề thành các điểm du lịch thu hút du khách, tập trung

149

sản xuất mặt hàng thủ công và các sản phẩm đặc sắc của địa phương để làm hànglưu niệm cho khách du lịch. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá qua cácphương tiện truyền thông đại chúng và các Hội chợ, sự kiện du lịch quốc tế cũngnhư trong nước về tiềm năng và thế mạnh của du lịch thành phố Cà Mau. Thườngxuyên cập nhật cung cấp thông tin về du lịch thành phố Cà Mau cho các doanhnghiệp lữ hành. Trước mắt cần quan tâm nhiều trang Web, tập gấp, bản đồ, sáchgiới thiệu về danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch và các cơ sở dịch vụ để phátcho khách du lịch. Tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực vì con người luônlà yếu tố quyết định cho phát triển du lịch mang tính bền vững, cần tập trung việc tổchức đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch cho cán bộ quản lý và nhân viên tại cơsở lưu trú, nhà hàng, các khu - điểm du lịch để nâng cao trình độ và thái độ đón tiếp,thể hiện sự hiếu khách của người dân Cà Mau, chú trọng phát triển du lịch cộngđồng, bảo vệ môi trường tại các khu - điểm du lịch, mang lại lợi ích cho người dân,tạo mối liên hệ thân thiện giữa khách du lịch với người dân địa phương thông quacác chương trình giao lưu văn hóa, khách du lịch lưu trú tại nhà dân, chương trìnhhướng dẫn khách du lịch chế biến thức ăn và sinh hoạt theo người dân bản xứ. Phảicó bảng chỉ dẫn bảo vệ môi trường và các di tích tại cổng vào các điểm du lịch vàcác di tích. Tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vàdi tích tại các điểm khu du lịch, các di tích lịch sử văn hóa cho đội ngũ thuyết minh,hướng dẫn viên và đội ngũ phục vụ trong lĩnh vực du lịch.

Để định hướng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cà Mau trong thờigian tới, lãnh đạo thành phố Cà Mau rất cần sự quan tâm lãnh chỉ đạo của UBNDtỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương quan tâmphối hợp và hỗ trợ hơn nữa cho ngành du lịch thành phố Cà Mau triển khai hiệu quảcác định hướng và giải pháp nhằm phát huy tối ưu tiềm năng và thế mạnh hiện có,để thành phố Cà Mau trở thành một điểm đến có thương hiệu và đầy hấp dẫn đốivới du khách, tạo động lực cho ngành du lịch thành phố Cà Mau ngày càng pháttriển./.

150

THAM LUẬN CỦA UBND HUYỆNVỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN U MINH

Huyện U Minh có diện tích tự nhiên 77.414 ha, gồm 07 xã và 01 thị trấn, với98 khóm, ấp; dân số là 106.593 người. Về điều kiện tự nhiên, huyện có bờ biển dài31km với 02 cửa biển chính là cửa biển Khánh Hội và cửa biển Hương Mai nên kháthuận lợi để phát triển du lịch biển; rừng tràm chiếm khoảng 41% diện tích tự nhiên,với cây tràm truyền thống và những sản vật đa dạng phong phú dưới tán rừng làđiều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái rừng, mang tính đặc thù củavùng U Minh hạ; ngoài ra huyện còn có con sông Cái Tàu đã đi vào lịch sử vớichiều dài 43 km, hai bên bờ dân cư khá đông đúc với những vườn cây ăn trái trĩuquả, nhất là “cây Dâu Cái Tàu” ở xã Nguyễn Phích một loại dâu đặc trưng của địaphương …… đã một thời nổi tiếng, đồng thời tại nơi đây hiện còn đang duy trì làngnghề đan đát truyền thống với những sản phẩm độc đáo được nhiều người ưachuộng vì thế có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái vườn.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như trên, để phát triển du lịch ở địa phương,thời gian qua, Huyện ủy và UBND huyện đã xây dựng và ban hành nhiều Chươngtrình, Kế hoạch chỉ đạo để phát triển du lịch của huyện nhà, như Chương trình số13- CTr/HU ngày 18 tháng 4 năm 2011, về phát triển du lịch huyện U Minh giaiđoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020, Kế hoạch số 28- KH/HU ngày 30tháng 12 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết số04-NQ/TU, ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Maukhóa XV về phát triển Du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm2030. Đặc biệt UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thểphát triển du lịch huyện U Minh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, đồngthời thường xuyên chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch cụ thể của các tuyến, điểmdu lịch phù hợp với điều kiện thực tế của huyện.

Công tác phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch vàđa dạng hóa các dịch vụ du lịch cũng được quan tâm thực hiện, Huyện đã thi cônghoàn thành 8/8 tuyến đường ô tô đến trung tâm các xã, thị trấn, tạo điều kiện thuậnlợi hơn cho khách du lịch khi đến tham quan và tạo thêm yếu tố thuận lợi để thu hútđầu tư vào các khu du lịch theo quy hoạch. Ngoài ra đã thực hiện hoàn thành việcđăng ký thương hiệu Mật ong U Minh Hạ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịchvà tăng tính hấp dẫn cho các điểm du lịch.

Hiện nay trên địa bàn huyện có Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm (loại hìnhdu lịch sinh thái rừng tràm), đến đây khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng vẻđẹp đặc trưng của rừng tràm U Minh Hạ, được ngắm nhìn nhiều loài động vật sốngdưới tán rừng tràm như Khỉ, Cần Đước; Rùa, Trăn, rắn… sự đa dạng của các loàichim và nhiều loài động vật quý hiếm khác đặc trưng của vùng rừng U Minh Hạ. Vì

151

thế tại khu du lịch này hằng năm cũng thu hút được hơn 20 nghìn lượt khách đếntham quan. Về loại hình “du lịch sinh thái vườn” gần đây cũng được hình thành vàphát triển, các vườn Dâu của người dân xã Nguyễn Phích thuộc các ấp 3, ấp 10, ấp13 và ấp 15 đến mùa trái chín cũng thu hút được hằng chục nghìn lượt khách đếntham quan.

Nhìn chung, Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm, các điểm du lịch sinh tháivườn (Vườn dâu Cái Tàu) xã Nguyễn Phích tiếp tục được duy trì và phát triển, từngbước nâng dần chất lượng và hình thức phục vụ tạm thời đáp ứng nhu cầu của dukhách đến tham quan vào các dịp lễ, tết…

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Môi trườngdu lịch tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa hoàn thiện; kết cấu hạ tầng phục vụcho phát triển kinh tế xã hội của huyện còn thấp, vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ,đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên khả năng đầu tư phát triển du lịch cònhạn chế, chất lượng dịch vụ các điểm du lịch thấp, sản phẩm du lịch chưa phongphú, chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ du lịch của người dân trong và ngoàihuyện. Loại hình du lịch sinh thái vườn (Vườn dâu Cái Tàu) chủ yếu là tự phát chưađược quy hoạch, chủ yếu hoạt động theo mùa vụ của cây trái nên không bền vững;riêng về loại hình “ du lịch biển” thì huyện chưa có khả năng đầu tư và cũng chưakêu gọi được nhà đầu tư.

Tóm lại do huyện còn nghèo kết cấu hạ tầng còn thấp, chưa thu hút được đầutư du lịch nên công tác phát triển du lịch của huyện chưa ngang tầm và chưa pháthuy được hiệu quả.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác phát triển du lịch huyện nhà, khaithác tốt tiềm năng, thế mạnh về du lịch của huyện, từng bước phát triển ngành dulịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càngcao trong cơ cấu kinh tế của huyện, trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung chỉ đạovà tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục chỉ đạo rà soát, đánh giá các quy hoạch trong quá trình triển khaithực hiện, để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế; kịp thời tháo gỡnhững khó khăn vướng mắc trong công tác thực hiện quy hoạch tại các khu du lịchđã được đề xuất, phê duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ đầu tư,đảm bảo các điểm du lịch được phát triển và phát huy hiệu quả tối ưu nhất;

2. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư mở rộng, nâng cấp khu du lịch sinh thái SôngTrẹm; tranh thủ sự đầu tư của tỉnh mở rộng tuyến đường từ trung tâm huyện đếnSông Trẹm và đấu nối với tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam để thu hútkhách về khu du lịch sinh thái Sông Trẹm.

3. Quy hoạch và khuyến khích nhân dân tham gia thực hiện phát triển cácđiểm du lịch sinh thái vườn, có chính sách hỗ trợ cho người dân khôi phục các“Vườn dâu Cái Tàu” để tham gia vào loại hình du lịch sinh thái miệt vườn…

152

4. Định hình và đưa vào khai thác một số tuyến đường thủy thuộc các lâmphần với hình thức dùng xuồng phục vụ đưa khách vào rừng để tham quan, khámphá các hoạt động liên quan đến nghề rừng, như: xem kỹ thuật gác kèo ong; xemquy trình lấy mật; tham gia các hoạt động câu cá, đánh bắt cá, lươn …

5. Thực hiện tốt hơn công tác mời gọi đầu tư nhằm huy động sự tham gia củacác thành phần kinh tế trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; khuyến khíchcác tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cá nhânvà cộng đồng dân cư trong và ngoài huyện hợp tác góp phần xây dựng hệ thống sảnphẩm du lịch; khuyến khích phát triển tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới đặctrưng và lựa chọn làng nghề phù hợp đưa vào các tuyến, điểm du lịch phục vụkhách tham quan nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và đảm bảoviệc lưu trú dài ngày của du khách tại huyện.

6. Chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch hợp tác có tính liên vùng đối vớicác huyện giáp với U Minh như: Thới Bình, Trần Văn Thời, An Minh ( KiênGiang) tạo thành các “ Tua du lịch đường dài” để thu hút khách góp phần phát triểndu lịch của huyện.

7. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch, huyđộng sự tham gia hợp tác của người dân trong cộng đồng địa phương và các tổ chứcxã hội trong phát triển du lịch thông qua các kênh truyền thanh, pano, áp phích vàcông tác tuyên truyền của các cơ quan đoàn thể tại địa phương.

8. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, giới thiệu rộng rãi tiềmnăng du lịch của huyện nhà nhằm kích thích đầu tư và nhu cầu tham quan, du lịchcho khách trong và ngoài tỉnh.

9. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơquan quản lý nhà nước về du lịch đối với các hoạt động phát triển du lịch củahuyện. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch, xây dựng và ban hành cáccơ chế, chính sách phát triển du lịch ở địa phương phù hợp với điều kiện thực tế vàpháp luật hiện hành; Chủ động lập các dự án và kêu gọi đầu tư phát triển du lịchtrên địa bàn huyện, chỉ đạo tốt công tác quản lý chất lượng du lịch như quản lý dịchvụ lưu trú du lịch, quản lý điểm du lịch, quản lý chất lượng các dịch vụ du lịchkhác. …

10. Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dulịch cho cán bộ quản lý và làm công tác du lịch của huyện, cán bộ một số ngànhkhác có liên quan đến quản lý và phát triển du lịch như Công an, Biên phòng, Banquản lý điểm du lịch… đảm bảo đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực, phù hợp vớinhu cầu quản lý và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập.

11. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học về công tác dự báo, quyhoạch phục vụ quản lý và định hướng phát triển du lịch của huyện; đồng thời ápdụng khoa học – công nghệ nhằm làm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản

153

phẩm du lịch, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoahọc – kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nhất là đối với sản phẩm đặc thù của UMinh.

Về điều kiện tự nhiên, huyện U Minh có nhiều thuận lợi cho việc phát triểndu lịch, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, vì thế huyện U Minhđang rất cần sự hỗ trợ về nhiều mặt của các cấp lãnh đạo và của các doanh nghiệp,các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đối với việc đầu tư và phát triển du lịchcủa huyện nhà. Tôi mong rằng sau buổi hội thảo hôm nay, huyện U Minh sẽ đượcđón nhận thật nhiều sự quan tâm hỗ trợ và hợp tác đầu tư để công tác phát triển dulịch U Minh thật sự vươn lên tầm cao mới./.

Đặc trưng riêng biệt của hệ sinh thái rừng tràm U Minh HạẢnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp

154

TRẦN VĂN THỜI VỚI CÔNG TÁCPHÁT TRIỂN DU LỊCH

Đặng Trường Giang,Công chức Văn hóa – Xã hội xã Khánh Bình Đông

Tóm tắt: Trong những năm qua, công tác phát triển du lịch của huyện TrầnVăn Thời được sự quan tâm của các cấp, các ngành đạt được những kết quả khảquan. Tuy nhiên, vẫn chưa thật sự đáp ứng được sự kỳ vọng so với vị thế và tiềmnăng du lịch mà huyện hiện có. Do đó, công tác phát triển du lịch cần được quantâm, chú trọng nhiều hơn, để thật sự du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọncủa huyện Trần Văn Thời.

1. Đặt vấn đềHuyện Trần Văn Thời cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30km về hướng Tây - Bắc,

diện tích tự nhiên 70.023km2. Đơn vị hành chính của huyện gồm 11 xã và 02 thịtrấn, kết cấu hạ tầng của huyện tương đối hoàn chỉnh, 13/13 đơn vị hành chính cóđường ô tô đến trung tâm, các trục đường liên ấp, liên xã cơ bản đã hoàn thiện bảođảm sự lưu thông cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. TrầnVăn Thời là một trong những huyện có tiềm năng du lịch của Cà Mau, với Hòn ĐáBạc, Vườn Quốc gia U Minh hạ, sông Ông Đốc, Đầm Thị Tường, khu di tích BácBa Phi, cùng với các làng nghề truyền thống, Trần Văn Thời trở thành điểm đến hấpdẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan mỗi năm. Du lịch đượcxem là ngành công nghiệp không khói, trong những năm gần đây, Đảng và Nhànước đã và đang quan tâm đến sự phát triển du lịch thể hiện qua những chủ trương,chính sách về du lịch. Là một huyện có tiềm năng du lịch lớn, song doanh thu từcác hoạt động du lịch của huyện Trần Văn Thời vẫn còn thấp so với thế mạnh hiệncó. Do đó, công tác phát triển du lịch trong thời gian tới cần phải được các cơ quan,ban ngành huyện chú trọng nhiều hơn, để biến những tiềm năng thành thế mạnhmang lại cơ hội phát triển cho huyện Trần Văn Thời nói riêng và tỉnh Cà Mau nóichung.

2. Thực trạng về công tác phát triển du lịch huyện Trần Văn ThờiTrong công tác phát triển du lịch của huyện Trần Văn Thời luôn xác định phát

triển du lịch phải nhanh nhưng không vội vã, phải vững chắc, phát huy được nội lựcvà sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, cũng như tranh thủcác nguồn lực bên ngoài để ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành dulịch để phát huy các tiềm năng, lợi thế của huyện. Công tác phát triển du lịch phảigắn với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng và phải phát huy được cácgiá trị văn hóa truyền thống. Huyện Trần Văn Thời xác định xây dựng và phát triển

155

du lịch trở thành một nền kinh tế mũi nhọn có vị trí quan trọng và góp phần vào quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cũng như của tỉnh.

Để thực hiện tốt công tác phát triển du lịch, trong những năm qua Ủy ban nhândân (UBND) huyện Trần Văn Thời đã ban hành nhiều kế hoạch liên quan nhằmphát huy và khai thác có hiệu quả lợi thế địa lý và tiềm năng du lịch của huyện đểhình thành nên những thế mạnh du lịch có tính đặc thù của địa phương. Trong đó,tập trung ưu tiên đầu tư, xây dựng phát triển các kết cấu hạ tầng những khu vựctrọng điểm về du lịch, trong những năm qua huyện Trần Văn Thời đã đầu tư hơn100 tỷ đồng cho công tác sửa chữa, mở rộng các trục đường nối đến các khu du lịchtrọng điểm của huyện. Ngoài ra, huyện còn đầu tư trùng tu lại các khu di tích lịchsử, củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tạo ra sự liên kết giữa dulịch với tìm hiểu lịch sử và làng nghề truyền thống. Từ đó, tạo tiền đề hình thànhnhững sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo được lợi thế du lịch trong các ngành kinh tế.

Thời gian qua, công tác phát triển du lịch của huyện Trần Văn Thời bước đầuđã có những kết quả khả quan. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế, bất cậpảnh hưởng đến chất lượng công tác phát triển du lịch của huyện Trần Văn Thời, đólà:

Thứ nhất, vốn thu hút đầu tư cho du lịch trong những năm qua tuy có tăngnhững vẫn còn hạn chế, chưa xứng với tiềm lực vốn có của huyện, việc đầu tư pháttriển các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của Trần Văn Thời còn gặp nhiềukhó khăn.

Thứ hai, hạ tầng cơ sở cho du lịch tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫnchưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Chất lượng các trục đường giaothông đến những khu du lịch trọng điểm của huyện vẫn còn nhiều hạn chế, hệ thốngvà chất lượng các loại hình lưu trú chưa ổn định, dọc theo các tuyến đường dẫn đếncác điểm du lịch vẫn chưa có những điểm dừng chân vui chơi giải trí để thu hút dukhách. Phát triển du lịch chưa gắn với bảo vệ môi trường.

Thứ ba, một số khu du lịch sinh thái theo hình thức homestay tuy có những nétmới có khả năng thu hút được du khách nhưng hiện tại những loại hình này vẫn cònmang tính chất manh mún, tự phát, thiếu tính chất chuyên nghiệp.

Thứ tư, dù được khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn và tiềm năng dulịch của huyện Trần Văn Thời là rất lớn nhưng doanh thu từ du lịch còn thấp, chưatương xứng với tiềm năng và lợi thế huyện có. Bên cạnh đó, sự đóng góp của dulịch vào cộng đồng địa phương còn thấp, hiện tại các loại hình du lịch cộng đồng,sinh thái đang là xu thế. Tuy nhiên, hiện nay cộng đồng địa phương chỉ được hưởngmột phần nhỏ lợi ích kinh tế từ việc bán vé, bán các sản phẩm lưu trú, ăn uống; giảiquyết công ăn việc làm trong vụ nông nhàn,.. Về lâu dài ngành du lịch cần nghiêncứu những giải pháp nâng cao lợi ích kinh tế từ du lịch cho cộng đồng địa phương.

156

Thứ năm, các sản phẩm dịch vụ phục vụ du khách tại các điểm du lịch vẫn cònnghèo nàn, chất lượng chưa thật sự cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách,tài nguyên du lịch đa dạng phong phú nhưng chưa được tận dụng tối đa.

Thứ sáu, năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch huyện Trần Văn Thời vẫn cònnhiều hạn chế. Để công tác du lịch của huyện phát triển nâng cao năng lực cạnhtranh là cần thiết nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đây là một lợi thếnhưng cũng là một thách thức cho ngành du lịch huyện Trần Văn Thời.

3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển du lịch củahuyện Trần Văn Thời

Nâng cao hiệu quả chất lượng công tác phát triển du lịch là cơ sở để du lịchhuyện Trần Văn Thời thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đem lại lợi íchcho nhân dân. Để thực hiện được điều này, cần tập trung vào một số nhóm giải phápsau đây:

Một là, quy hoạch phát triển du lịch phải dựa trên lợi thế nội tại và tận dụng cơhội đầu tư từ bên ngoài, tập trung đầu tư phát triển những dự án sản phẩm du lịch cótính đặc thù riêng biệt, đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch, tăng cường đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư cho du lịch từ những ngànhnghề khác.

Hai là, đầu tư sửa chữa, mở rộng các trục đường chính dẫn đến các khu dulịch, xây dựng hệ thống các điểm dừng chân có các hoạt động vui chơi, giải trí đểthu hút du khách. Để làm được điều này cần có sự phối hợp của nhiều ban ngành,trong đó vận động xã hội hóa là một trong những giải pháp cần thiết. Bên cạnh, tăngcường công tác phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiênnhiên. Trong khai thác và phát triển du lịch phải nhấn mạnh đến công tác bảo vệmôi trường và duy trì hệ thống sinh thái tự nhiên vốn có tại các địa điểm du lịch.

Ba là, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ du lịch theo hình thức homestay.Thực hiện liên kết ba nhà: nhà dân - nhà nước – nhà doanh nghiệp du lịch, trong đónhà nước giữ vai trò trung gian liên kết giữa các hộ gia đình cung ứng dịch vụhomestay với các doanh nghiệp du lịch. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,các hộ gia đình cần tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ năng ngoại ngữ, nghiệpvụ du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ du lịch. Xây dựng,sáng tạo các sản phẩm du lịch đặc trưng có tính chất mới lạ để thu hút du khách.Củng cố các hình thức quảng bá hình ảnh du lịch homestay theo hướng bài bảnchuyên nghiệp.

Bốn là, tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch. Để công tác du lịchhuyện Trần Văn Thời phát triển cần nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịchtrong các cấp, các ngành và nhân dân bằng việc thực hiện nhiều biện pháp, sử dụngnhiều phương tiện tuyên truyền giáo dục. Thường xuyên lồng ghép về thông điệpbảo vệ môi trường trong các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch nhằm xây dựng

157

và nâng cao hình ảnh du lịch huyện Trần Văn Thời trong tỉnh và trong cả nước, kểcả khu vực và thế giới tạo điều kiện thu hút đầu tư và nguồn du khách đến Trần VănThời, tạo nguồn thu cao và bền vững từ các hoạt động du lịch.

Năm là, liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương khác. Đây làchiến lược quan trọng, tạo điều kiện xây dựng cơ chế hợp tác phát triển du lịch trêncơ sở xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từngđịa phương, theo hướng hạn chế việc phát triển những sản phẩm trùng lắp, dẫn đếntâm lý nhàm chán đối với du khách.

Sáu là, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh du lịch Trần Văn Thời, songsong là nâng cao chất lượng các sản phẩm, loại hình du lịch theo hướng chuyênnghiệp đa dạng nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng lợi thế địa lý và tiềm năngnội tại để nâng cao giá trị cạnh tranh du lịch.

4. Kết luậnTóm lại, để du lịch huyện Trần Văn Thời phát triển bền vững, ngang tầm với

tiềm năng hiện có cần sự chỉ đạo kỳ quyết và quyết tâm hành động của Huyện ủy,Ủy ban nhân dân huyện; sự chung tay của các ban, ngành, các tổ chức và nhân dântrên địa bàn. Biến chủ trương, kế hoạch thành hành động cụ thể, từng bước nângcao vị thế của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, gắn với đảmbảo quốc phòng – an ninh, đưa huyện Trần Văn Thời phát triển ngày càng giàu đẹp,là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước./.

Tiềm năng, thế mạnh khai thác du lịch biển, đảo và Lễ hội Nghinh Ôngcủa huyện Trần Văn Thời

Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Cà Mau cung cấp

158

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNGDương Việt Thắng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Cà Mau

Biên tập nội dung:Võ Thanh Trà – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Cà Mau

Trần Xuân Trường – Trưởng phòng Quản lý Du lịch (Sở VHTTDL)Nguyễn Văn Thi – Chuyên viên Văn phòng Liên hiệp Hội Cà Mau

Trình bày: Hoàng NguyễnẢnh bìa 1: Thanh Trà