Đặc điểm th c v t c a cây âm

61
Đặc điểm thc vt ca cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge, Lamiaceae) www.hup.edu.vn Tp 11 - Tr: 1-53 S5/2020

Upload: others

Post on 16-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Đặc điểm thực vật của cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge, Lamiaceae)

www.hup.edu.vn

Tập 11 - Tr: 1-53

Số 5/2020

NGHIÊN CỨU DƯỢC & THÔNG TIN THUỐC 2020, TẬP 11, SỐ 5

Journal of Pharmaceutical Research and Drug information 2020, Vol 11. No5

MỤC LỤC

Số 5, 2020

CONTENTS

No5, 2020

BÀI NGHIÊN CỨU RESEARCH

2 Xây dựng và thẩm định phương pháp định

lượng đồng thời amoxicilin và sulbactam

trong thuốc bột pha tiêm bằng sắc ký lỏng

hiệu năng cao

Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Đức Trọng, Ngô

Minh Thúy, Vũ Ngân Bình,

Nguyễn Hoàng Lê, Vũ Đặng Hoàng

Development and validation for simultaneous

determination of amoxicillin and sulbactam in

powder for injection by high-performance

liquid chromatographic analysis

Nguyen Mai Huong, Nguyen Duc Trong, Ngo

Minh Thuy, Vu Ngan Binh,

Nguyen Hoang Le, Vu Dang Hoang

12 Thành phần hóa học của rễ Bổ béo bốn nhị

(Gomphandra tetrandra (Wall.) Sleumer)

Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Mạnh Khoa,

Trần Thế Hùng, Đinh Gia Tuyết, Đỗ Thị Hà

Chemical constituents from the roots of

Gomphandra tetrandra (Wall.) Sleumer

Nguyen Thi Thu, Nguyen Manh Khoa,

Tran The Hung, Dinh Gia Tuyet, Do Thi Ha

19 Đánh giá tác dụng của cao ethanol rễ Đan

sâm trên mô hình chuột nhắt bị suy giảm trí

nhớ bằng scopolamin

Trần Thị Loan, Nguyễn Thành Hải,

Đào Thị Vui

Evaluation of the effects of radix Salvia

miltiorrhiza ethanol extract on scopolamine-

induced memory impairment in mice

Tran Thi Loan, Nguyen Thanh Hai,

Dao Thi Vui

27 Khảo sát thái độ và thực hành của người bán

lẻ thuốc đối với sản phẩm thảo dược tại Hà

Nội

Lê Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Hà Trang,

Đỗ Xuân Thắng

Comunity pharmacists' attitudes and practice

towards herbal products in Hanoi

Le Thu Thuy, Nguyen Thi Ha Trang, Do Xuan

Thang

34 Phân tích hiệu quả của tigecyclin trong điều

trị nhiễm khuẩn ổ bụng trên bệnh nhân nặng

tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch

Mai

Nguyễn Thị Tuyến, Tạ Thị Anh Đào,

Vũ Đình Hòa, Đỗ Thị Hồng Gấm,

Mai Văn Cường, Đào Xuân Cơ,

Nguyễn Gia Bình, Nguyễn Hoàng Anh

The effectiveness of tigecyclin in treatment of

critically ill patients with intra-abdominal

infection at Intensive Care Unit Deparment,

Bach mai Hospital

Nguyen Thi Tuyen, Ta Thi Anh Dao,

Vu Dinh Hoa, Do Thi Hong Gam,

Mai Van Cuong, Dao Xuan Co,

Nguyen Gia Binh, Nguyen Hoang Anh

42 Nghiên cứu tổng hợp N-(3-cloro-4-

fluorophenyl)-7-fluoro-6-nitroquinazolin-4-

amin

Nguyễn Thị Ngọc, Vũ Thị Hoàng Mai,

Hà Thị Thu Quỳnh, Chử Thị Hương Thảo, Ngô

Văn Duy, Đào Nguyệt Sương Huyền,

Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Đình Luyện,

Nguyễn Văn Hải

A convenient synthesis of N-(3-chloro-4-

fluorophenyl)-7-fluoro-6-nitroquinazolin-4-

amine

Nguyen Thi Ngoc, Vu Thi Hoang Mai,

Ha Thi Thu Quynh, Chu Thi Huong Thao,

Ngo Van Duy, Dao Nguyet Suong Huyen,

Nguyen Van Giang, Nguyen Dinh Luyen,

Nguyen Van Hai

50 Tổng hợp và thử tác dụng ức chế tế bào ung

thư của một số dẫn chất N-

hydroxypropenamid mang khung indirubin

Dương Tiến Anh, Nguyễn Hải Nam,

Đỗ Thị Mai Dung

Synthesis and Evaluation of Novel Indirubin-

based N-hydroxypropenamides as Antitumor

Agents

Duong Tien Anh, Nguyen Hai Nam,

Do Thi Mai Dung

56 ĐIỂM TIN THÔNG TIN THUỐC – CẢNH

GIÁC DƯỢC

DRUG INFORMATION &

PHARMACOVIGILANCE HIGHLIGHTS

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 2-11

2

Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng đồng thời amoxicilin

và sulbactam trong thuốc bột pha tiêm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Đức Trọng, Ngô Minh Thúy,

Vũ Ngân Bình, Nguyễn Hoàng Lê, Vũ Đặng Hoàng*

Bộ môn Hóa Phân tích và Độc chất, Trường Đại học Dược Hà Nội *Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 17/7/2020 – Ngày duyệt đăng: 16/9/2020) SUMMARY

A simple, rapid, precise and accurate RP-HPLC analysis with UV detection at

215 nm was developed and validated for simultaneous determination of amoxicillin

and sulbactam in binary mixtures. Chromatographic separation of the two drugs was

achieved on a VertiSep GES C18 column (250 × 4.6 mm; 5 µm) at ambient

temperature, with injection volume 20 µL. Mobile phase could be delivered either at

1.5 mL/min with a mixture of acetonitrile - phosphate buffer 10 mM pH 5.0 (8 : 92,

v/v) or at 1.0 mL/min with a mixture of methanol - acetate buffer 25 mM pH 5.0 (10 :

90, v/v). The proposed HPLC analysis was successfully applied for the co-assay of

amoxicillin and sulbactam in Vimotram powder for injection, with acceptable

accuracy (98.4 - 101.9 % recovery) and precision (RSD ≤ 0.7 %).

Từ khóa: amoxicilin, sulbactam, định lượng, sắc ký lỏng hiệu năng cao.

Đặt vấn đề

Trong thập niên 2000, tỷ lệ bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đề kháng kháng sinh

có xu hướng tăng lên rõ rệt ở cả môi trường bệnh viện và cộng đồng [6]. Đây là vấn đề

rất đáng lo ngại, đặc biệt với kháng sinh nhóm beta-lactam (thường được sử dụng

trong điều trị nhiễm khuẩn). Cơ chế kháng thuốc phổ biến của vi khuẩn với kháng sinh

nhóm này là sản xuất enzym beta-lactamase, gây thủy phân liên kết amid của vòng

beta-lactam tạo thành hợp chất không còn hoạt tính kháng khuẩn.

Bột pha tiêm Vimotram (Công ty cổ phần dược phẩm VCP) là chế phẩm dạng kết

hợp có thành phần gồm: amoxicilin (kháng sinh nhóm beta-lactam) và sulbactam (chất

ức chế beta-lactamase), nhằm tạo ra tác dụng hiệp đồng, giúp mở rộng phổ kháng

khuẩn trên các chủng vi khuẩn sinh beta-lactamase đã kháng lại kháng sinh amoxicilin

(hình 1).

(2S,5R,6R)-6-{[(2R)-2-Amino-2-(4-hydroxy

phenyl)acetyl]amino}-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia

-1-azabicyclo[3.2.0]heptane-2-carboxylic acid

(2S,5R)-3,3-Dimethyl-7-oxo-4-

thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptane-

2-carboxylic acid 4,4- dioxide

Hình 1. Cấu trúc phân tử và danh pháp IUPAC của AM (A) và SB (B) Dược điển Việt Nam V chưa có chuyên luận riêng cho chế phẩm thuốc bột pha

tiêm có thành phần amoxicilin và sulbactam. Theo quy định của Dược điển Việt Nam

V, kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) được sử dụng để định lượng các chế

phẩm chứa kháng sinh dạng kết hợp (amoxicilin - acid clavulanic và ampicilin -

sulbactam) [1]. Đây là kỹ thuật phân tích phổ biến đã được nghiên cứu và ứng dụng

(A) (B)

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 2-11

3

nhiều để định lượng các kháng sinh kể từ thập niên 1990 [5]. Cho tới nay, chưa có

nghiên cứu định lượng đồng thời amoxicilin và sulbactam bằng HPLC được công bố ở

Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xây dựng phép định lượng

đồng thời amoxicilin và sulbactam trong thuốc bột pha tiêm Vimotram bằng kỹ thuật

sắc ký lỏng pha đảo.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu và trang thiết bị

Chất chuẩn: amoxicilin trihydrat (99,16 %), sulbactam (99,38 %) được cung cấp

bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương.

Dung môi, hóa chất: nước cất, dung môi và hóa chất tinh khiết cho HPLC được

cung cấp bởi Merck (acetonitril, methanol, kali dihydrophosphat, acid acetic).

Đối tượng nghiên cứu: amoxicilin và sulbactam trong thuốc bột pha tiêm

Vimotram (Công ty cổ phần dược phẩm VCP), số lô 030918, hạn dùng 20/ 09/ 2020;

công thức cho một lọ gồm: amoxicilin (AM) 1000 mg và sulbactam (SB) 500 mg.

Thiết bị: phân tích sắc ký được thực hiện trên máy HPLC Agilent Technologies

1200 Series, detector DAD (Agilent Technologies - Mỹ) với cột sắc ký VertiSep GES

C18 (250 × 4,6 mm; 5 µm) (Vertical - Thái Lan) ở điều kiện nhiệt độ phòng, thể tích

tiêm mẫu là 20 µL. Một số thiết bị khác được sử dụng gồm có: máy đo pH Eutech

Instruments (Singapore), cân phân tích A&D Model GR-200 (Nhật Bản) (d = 0,1 mg).

Phương pháp nghiên cứu

Chuẩn bị mẫu

Dung dịch chuẩn gốc AM 500 mg/L và SB 500 mg/L được pha trong bình định

mức 50 mL với nước cất.

Các dung dịch chuẩn làm việc (AM, SB, hỗn hợp AM và SB) được chuẩn bị từ

dung dịch chuẩn gốc tương ứng bằng cách pha loãng với nước cất.

Lấy bột thuốc trong 5 lọ chế phẩm trộn đều (khối lượng bột thuốc trung bình của

một lọ là 0,1720 g). Cân chính xác một lượng bột thuốc tương ứng với khoảng 50 mg

AM và 25 mg SB, hòa tan trong bình định mức 50 mL với nước cất. Tiến hành pha

loãng dung dịch thu được 10 lần bằng nước cất.

Các dung dịch chuẩn và thử được lọc qua màng lọc cellulose acetat 0,45 µm

trước khi tiêm sắc ký.

Xây dựng và thẩm định phương pháp

Các thông số của quá trình sắc ký được khảo sát gồm có: bước sóng phát hiện,

thành phần và tỷ lệ pha động, pH và nồng độ dung dịch đệm, tốc độ dòng pha động.

Các dung dịch đệm phosphat (pha từ kali dihydrophosphat) và đệm acetat (pha từ acid

acetic băng) được điểu chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 0,1M.

Các dung dịch chuẩn gốc AM và SB được đánh giá độ ổn định sau 3 giờ bảo

quản ở nhiệt độ phòng. Phương pháp sắc ký xây dựng được thẩm định theo hướng dẫn

của ICH [4] về các chỉ tiêu: độ phù hợp hệ thống, độ chọn lọc, khoảng tuyến tính, độ

đúng, độ lặp lại và độ chính xác trung gian. Các số liệu được xử lý thống kê toán học

bằng phần mềm Microsoft EXCEL.

Ứng dụng

Phương pháp phân tích đã xây dựng và thẩm định được ứng dụng để định lượng

AM và SB trong thuốc bột pha tiêm Vimotram dựa vào phương trình hồi quy biểu diễn

mối quan hệ tuyến tính giữa diện tích pic và nồng độ.

Kết quả nghiên cứu

Xây dựng phương pháp

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 2-11

4

Lựa chọn bước sóng phát hiện

Hình 2 cho thấy, AM và SB có khả năng hấp thụ ánh sáng tử ngoại trong khoảng

bước sóng từ 210 - 260 nm (AM có hai cực đại hấp thụ tại 230 và 272 nm, trong khi

SB không có cực đại hấp thụ; ở các bước sóng > 260 nm, khả năng hấp thụ của cả hai

chất giảm mạnh, đặc biệt là SB). Qua khảo sát, bước sóng 215 nm, được lựa chọn cho

phép định lượng đồng thời AM và SB.

Hình 2. Phổ hấp thụ UV của AM 100 mg/L (A) và SB 50 mg/L (B)

Lựa chọn pha động

Ảnh hưởng của một số điều kiện pha động (thành phần pha động, pH đệm, tỷ lệ

dung môi) đến quá trình sắc ký được đánh giá theo mô hình “thiết kế nhân tố đầy đủ -

2 mức” (full factorial design - 2 levels) bằng phần mềm MODDE (Umetrics, Thụy

Điển). Kết quả được trình bày ở bảng 1 và hình 3 cho thấy: (i) có sự thay đổi thứ tự

rửa giải của AM và SB khi dung môi hữu cơ được lựa chọn là acetonitril và methanol;

(ii) khi sử dụng acetonitril thời gian lưu của các chất thường ngắn hơn so với

methanol; (iii) tỷ lệ dung môi hữu cơ, pH và loại dung dịch đệm có ảnh hưởng đáng kể

đến thời gian lưu, hình dạng pic và độ phân giải của AM và SB.

Qua khảo sát, hai hệ pha động được lựa chọn cho phép định lượng đồng thời AM

và SB là hệ A (đệm phosphat - acetonitril) và hệ B (đệm acetat - methanol).

Bảng 1. Ảnh hưởng của một số điều kiện pha động đến sắc ký đồ của hỗn hợp AM 100

mg/L và SB 50 mg/L, nồng độ đệm 25 mM, tốc độ dòng 1,0 mL/phút (RS: độ phân giải;

tR: thời gian lưu)

Thí

nghiệm Pha động pH

%

dung môi RS

tR (phút) Nhận xét

AM SB

1

phosphat/

acetonitril

5,0 10 - - 4,9 pic AM chẻ

2 5,0 5 5,0 6,0 7,7

3 4,5 7,5 6,5 5,0 6,7

4 4,0 10 5,2 4,2 5,1

5 4,0 5 4,1 6,5 8,2

6

phosphat/

methanol

5,0 10 0,9 7,6 7,2 RS < 2

7 5,0 5 3,5 12,4 10,3

8 4,5 7,5 1,7 9,5 8,7 RS < 2

9 4,0 10 1,4 8,0 7,5 RS < 2

10 4,0 5 4,1 13,2 10,8

11 acetat/

acetonitril

5,0 10 - - 4,6 pic AM không tách

12 5,0 5 2,0 6,0 7,0 pic tù, có vai

nm 220 240 260 280 300 320 340 360 380

mAU

0

50

100

150

200

250

300 (A)

nm 220 240 260 280 300 320 340 360 380

mAU

0

2

4

6

8

10 (B)

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 2-11

5

Hình 3. Sắc ký đồ mẫu chuẩn hỗn hợp AM và SB với các hệ pha động khác nhau

Tiếp tục khảo sát ảnh hưởng của các thông số: pH đệm (4,0 - 5,3), nồng độ dung

dịch đệm (10 - 50 mM), tỷ lệ dung môi hữu cơ (2 - 15 %, tt/tt) và tốc độ dòng (0,8 -

2,0 mL/phút) với hai hệ pha động A và B. Phép định lượng đồng thời AM và SB có

thể được thực hiện với pha động là hệ A (đệm phosphat 10 mM pH 5,0 - acetonitril (92

: 8, tt/tt), tốc độ dòng 1,5 mL/phút) hoặc hệ B (đệm acetat 25 mM pH 5,0 - methanol

(90 : 10, tt/tt), tốc độ dòng 1,0 mL/phút). Sắc ký đồ tiêu biểu của mẫu chuẩn hỗn hợp

có chứa AM 100 mg/L và SB 50 mg/L được trình bày ở hình 4.

13 4,5 7,5 - - 5,5 pic AM không tách

14 4,0 10 - - 4,8 pic AM không tách

15 4,0 5 1,6 6,5 7,3 pic tù, có vai; RS < 2

16

acetat/

methanol

5,0 10 3,1 7,3 6,3

17 5,0 5 6,3 11,3 8,5

18 4,5 7,5 3,6 8,6 7,2

19 4,0 10 2,5 7,3 6,5

20 4,0 5 5,9 13,2 9,7

min 0 2 4 6 8 10

mAU

0

100

200

300

400

500

1. Đệm phosphat pH 4,5 - ACN: 92,5 - 7,5

2. Đệm phosphat pH 4,5 - MeOH: 92,5 - 7,5

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

3. Đệm acetat pH 5,0 - MeOH: 90 - 10

4. Đệm acetat pH 5,0 - ACN: 90 - 10

5. Đệm acetat pH 5,0 - ACN: 95 - 5

AM

SB

SB AM

SB

AM

AM

SB

min 1 2 3 4 5

mAU

0

100

200

300

400

3.085

3.924

AM

SB

(A)

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 2-11

6

Hình 4. Sắc ký đồ mẫu chuẩn hỗn hợp với hai hệ pha động (A) và (B)

Thẩm định phương pháp

Độ phù hợp hệ thống

Tiêm sắc ký lặp lại 6 lần mẫu chuẩn hỗn hợp có nồng độ AM 100 mg/L và SB 50

mg/L (nồng độ làm việc 100 %). Ghi lại đáp ứng của pic AM và SB: thời gian lưu tR

(phút), diện tích pic S (mAU.s), số đĩa lý thuyết N, hệ số kéo đuôi T và độ phân giải

RS. Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy, hệ thống HPLC hoạt động ổn định ở các điều

kiện sắc ký đã lựa chọn.

Bảng 2. Độ phù hợp hệ thống sắc ký với hai hệ pha động A và B

Kết

quả

Hệ pha động A Hệ pha động B

AM SB AM SB

tR S tR S tR S tR S

Trung bình 3,088 2481,1 3,934 376,5 8,126 3545,6 6,715 550,9

RSD (%)

(n=6) 0,1 0,3 0,1 0,7 0,3 0,8 0,3 1,2

N > 2000 > 2000 > 2000 > 2000

T < 2 < 2 < 2 < 2

RS > 2 > 2

Độ ổn định

Tiến hành phân tích các dung dịch chuẩn gốc AM 500 mg/L và SB 500 mg/L.

Kết quả cho thấy, các dung dịch chuẩn gốc của AM và SB ổn định sau 3 giờ bảo quản

ở nhiệt độ phòng: diện tích pic của AM và SB thay đổi 0,3 - 1,6 % (≤ 2 %) với RSD ≤

2 %, n = 3 (0,2 % với AM và 0,4 % với SB).

Độ chọn lọc

Hình 5 cho thấy, các điều kiện sắc ký đã lựa chọn đáp ứng yêu cầu về độ chọn

lọc cho phép định lượng đồng thời AM và SB: (i) trên sắc ký đồ mẫu trắng (nước)

không có pic nào xuất hiện trong khoảng thời gian lưu của AM và SB; trên sắc ký đồ

mẫu thử, các pic của AM và SB được phân tách hoàn toàn (RS > 2), có độ tinh khiết

cao (> 99,9 %) và hệ số chồng phổ hấp thụ UV xấp xỉ 1.

min 2 4 6 8 10

mAU

-100

-50

0

50

100

150

200

6.740

8.146

(B)

SB

AM

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 2-11

7

Hình 5. Sắc ký đồ đánh giá độ chọn lọc với hệ pha động (A) và (B) (1: mẫu trắng; 2:

chuẩn AM; 3: chuẩn SB; 4: chuẩn hỗn hợp AM và SB; 5: mẫu thử)

Khoảng tuyến tính

Kết quả (bảng 3) cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa diện tích pic và nồng

độ của các chất phân tích trong khoảng nồng độ AM (60 - 160 mg/L) và SB (30 - 80

mg/L), với hệ số tương quan R > 0,995 và % hệ số chặn (so với nồng độ làm việc 100

%) < 2,0 %.

Bảng 3. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính với hai hệ pha động A và B

Hệ pha

động

Chất

phân

tích

Phương trình hồi quy

Hệ số

tương

quan R

% hệ số

chặn

A AM y = 24,603x + 22,29 1,000 0,89

SB y = 7,8096x + 5,4019 0,9995 1,34

B AM y = 34,975x – 1,4105 0,9997 0,04

SB y = 10,926x + 0,5752 0,9994 0,11

Độ đúng

Tiến hành phân tích các dung dịch chuẩn hỗn hợp (mẫu tự tạo) có chứa AM và

SB ở các mức nồng độ 80, 100 và 120 % so với hàm lượng ghi trên nhãn thuốc bột pha

tiêm Vimotram (mỗi mức nồng độ làm 3 mẫu độc lập). Kết quả cho thấy, phương pháp

có độ đúng đạt yêu cầu với phần trăm tìm lại của AM và SB trong khoảng giới hạn

98,0 - 102,0 % và RSD ≤ 2,0 % (bảng 4).

min 1 2 3 4 5 6

mAU

0

200

400

600

800

(5)

(A)

(4)

(3)

(2) (1)

SB

min 0 2 4 6 8 10

mAU

0

100

200

300

400

500

600

700

800 (B)

(5)

(4)

(3)

(2)

(1)

SB

AM

AM

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 2-11

8

Bảng 4. Kết quả khảo sát độ đúng của hai hệ pha động A và B

Chất

phân

tích

Mức

nồng độ

(%)

Hệ pha động A Hệ pha động B

S

(mAU.s)

% tìm

lại

RSD (%)

(n=3)

S

(mAU.s)

% tìm

lại

RSD (%)

(n=3)

AM

80

2288,1 100,3

1,1

2740,9 101,0

0,2 2246,4 98,5 2742,5 101,0

2245,9 98,5 2751,6 101,3

100

2825,3 99,6

0,5

3415,2 99,8

0,4 2846,9 100,4 3405,8 99,6

2821,5 99,5 3433,6 100,4

120

3379,3 99,6

0,4

4128,0 100,0

0,4 3401,3 100,3 4112,7 99,7

3406,1 100,4 4095,8 99,3

SB

80

335,4 101,1

1,6

425,8 101,1

1,4 326,7 98,4 420,4 99,9

335,8 101,2 414,3 98,4

100

409,6 99,2

1,4

519,8 98,8

0,5 420,7 101,9 523,7 99,6

416,7 100,9 518,9 98,7

120

488,6 98,8

0,6

626,1 99,3

0,4 493,7 99,9 631,6 100,1

489,9 99,1 628,9 99,7

Độ lặp lại và độ chính xác trung gian

Tiến hành phân tích 6 mẫu thử độc lập trong cùng ngày và trong 3 ngày khác

nhau. Kết quả (bảng 5) cho thấy, phương pháp có độ lặp lại và độ chính xác trung gian

đạt yêu cầu với RSD ≤ 2,0 % (cùng ngày) và ≤ 3,0 % (RSD khác ngày).

Bảng 5. Kết quả đánh giá độ lặp lại và độ chính xác trung gian

của hai hệ pha động A và B

Kết quả

Hàm lượng so với nhãn (%)

AM SB

Hệ A Hệ B Hệ A Hệ B

Ngày 1

Trung bình ± SD 102,4 ± 0,4 102,3 ± 0,3 100,3 ± 0,2 100,5 ± 0,4

RSD (%) (n=6) 0,4 0,3 0,2 0,4

F 1,19 3,76

F0,05 (5, 5) 5,05

t 0,460 1,391

t(0,025; 10) 2,228

Ngày 2

Trung bình 102,8 102,4 100,5 100,6

RSD (%) (n=6) 0,5 0,3 0,6 0,3

Ngày 3

Trung bình 102,8 102,5 100,5 100,2

RSD (%) (n=6) 0,7 0,2 0,5 0,3

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 2-11

9

Trong 3 ngày

Trung bình 102,7 102,4 100,4 100,4

RSD (%) (n=18) 0,5 0,3 0,4 0,4

Định lượng AM và SB trong thuốc bột pha tiêm Vimotram

Kết quả định lượng AM và SB trong mẫu thuốc bột pha tiêm Vimotram được

trình bày ở bảng 5. Hàm lượng AM trong mẫu thử đạt trong khoảng từ 90,0 - 110,0 %

(chuyên luận bột pha tiêm amoxicilin và acid clavulanic) và hàm lượng SB đạt trong

khoảng từ 90,0 - 115,0 % so với lượng ghi trên nhãn (chuyên luận bột pha tiêm

ampicilin và sulbactam) theo quy định của Dược điển Việt Nam V. Kết quả kiểm định

thống kê với độ tin cậy 95 % cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về

độ lặp (F tính < F bảng) và độ đúng (t tính < t bảng) cho phép định lượng AM và SB

khi sử dụng hệ pha động A và B.

Bàn luận

Kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) kết hợp với detector mảng diod

(DAD) đã được khảo sát cho phép định lượng đồng thời AM và SB trong hỗn hợp hai

thành phần. Quan sát phổ hấp thụ tử ngoại trong khoảng bước sóng 200 - 260 nm cho

thấy, AM có khả năng hấp thụ tia UV tốt hơn SB nhờ sự vượt trội về số lượng các

nhóm mang màu trong phân tử AM (vòng thơm, carbonyl, carboxyl, dị vòng có chứa

nitơ và lưu huỳnh) so với SB (sulfonyl, carbonyl, carboxyl) (hình 1). Bước sóng 215

nm được lựa chọn cho phép định lượng vì: (i) AM và SB đều có khả năng hấp thụ tốt

và (ii) nhiễu nền không đáng kể (các dung môi như nước, methanol, acetonitril hầu

như không hấp thụ ánh sáng) tại bước sóng này (hình 2). So với các công bố trước đây,

việc lựa chọn bước sóng định lượng cho AM và SB tại 210 nm [7] là chưa thực sự phù

hợp (vì λcut-off của methanol là 205 nm, nên lựa chọn bước sóng phát hiện > 210 nm

[10]); tại 230 nm [2] và 238 nm [3] có thể ảnh hưởng đến độ nhạy của phương pháp do

SB hấp thụ kém tại các bước sóng này.

Trong nghiên cứu này, nồng độ đệm được khảo sát ở mức tối đa là 50 mM (để

hạn chế sự kém ổn định của hệ thống sắc ký và đường nền, đặc biệt khi phối hợp đệm

phosphat 100 mM với acetonitril [2]) (bảng 1). Ngoài ra, độ ổn định của AM và SB

trong dung môi pha mẫu (nước) được đánh giá trong khoảng 3 giờ ở điều kiện bảo

quản (nhiệt độ phòng) vì các chất này có thể bị phân hủy tùy theo pH, nhiệt độ và thời

gian bảo quản [9].

Quá trình rửa giải sắc ký cho thấy, với cùng một tỷ lệ dung môi hữu cơ

(methanol hoặc acetonitril), thời gian lưu của AM và SB thường dài hơn khi sử dụng

methanol (bảng 1 và hình 3). Theo phân loại, methanol là dung môi phân cực proton

(protic) thể hiện tính acid, có khả năng tạo liên kết hydro nội phân tử; trong khi đó,

acetonitril là dung môi phân cực không proton (aprotic), thể hiện tính base, không có

liên kết hydro nội phân tử. Acetonitril có độ phân cực kém hơn methanol do trong

phân tử không còn nhóm -OH alcol (đã được thay bằng nhóm -CN) nên có khả năng

rửa giải các chất phân tích mạnh hơn methanol. Trong sắc ký lỏng pha đảo, cơ chế

phân tách các chất chủ yếu liên quan đến tương tác kỵ nước (hydrophobic) hoặc tương

tác với dung môi aprotic/ protic (solvophobic). Tại pH 4 - 5, AM tồn tại chủ yếu ở

dạng proton hóa (do nhóm -NH2 có pKa = 7,4) còn SB tồn tại ở dạng anion (pKa =

2,5). Ở điều kiện này, thứ tự rửa giải của AM và SB có sự thay đổi khi sử dụng

methanol (SB được rửa giải ra trước) hoặc acetonitril (AM được rửa giải ra trước). Sự

khác biệt về trình tự rửa giải này được giải thích do thay đổi của các chỉ số phân cực

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 2-11

10

(polar) và thân dầu (lipophilic) của AM và SB trong các hệ pha động được khảo sát

[8].

Qua khảo sát, kỹ thuật HPLC đẳng dòng có thể sử dụng cho định lượng đồng

thời AM và SB với một trong hai hệ pha động: hệ A (đệm phosphat 10 mM pH 5,0 -

acetonitril (92 : 8, tt/tt), tốc độ dòng 1,5 mL/phút) và hệ B (đệm acetat 25 mM pH 5,0 -

methanol (90 : 10, tt/tt), tốc độ dòng 1,0 mL/phút) (hình 4). Phương pháp xây dựng đã

được thẩm định đầy đủ theo hướng dẫn của ICH về các tiêu chí độ phù hợp hệ thống

(bảng 2), độ chọn lọc (hình 5), khoảng tuyến tính (bảng 3), độ đúng (bảng 4), độ lặp lại

và độ chính xác trung gian và ứng dụng thành công trong định lượng thuốc bột pha

tiêm Vimotram (bảng 5). Kết quả định lượng AM và SB với hai hệ pha động A và B

khác nhau không có ý nghĩa thống kê (với độ tin cậy 95 %) về độ lặp và độ đúng. Mặc

dù methanol có giá thành rẻ hơn acetonitril, hệ pha động A có ưu điểm hơn so với hệ

B là thời gian phân tích ngắn hơn (khoảng 5 phút) và acetonitril có λcut-off thấp hơn

(190 nm) nên thích hợp khi sử dụng với bước sóng phát hiện 215 nm.

Kết luận

Kết quả đạt được đã chứng minh khả năng định lượng đồng thời AM và SB trong

thuốc bột pha tiêm bằng HPLC - DAD khi sử dụng pha động là hệ A (đệm phosphat

10 mM pH 5,0 - acetonitril (92 : 8, tt/tt)) và hệ B (đệm acetat 25 mM pH 5,0 -

methanol (90 : 10, tt/tt)) với tốc độ dòng tương ứng là 1,5 và 1,0 mL/phút. Phương

pháp HPLC xây dựng có độ chọn lọc, độ đúng (trong khoảng 98 - 102 %) và độ lặp lại

(RSD < 2 %) tốt, thời gian phân tích hợp lý (≤ 10 phút), có thể ứng dụng trong kiểm

nghiệm thường quy chế phẩm thuốc bột pha tiêm Vimotram đang lưu hành trên thị

trường.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V (tập 1,2), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.

82, 87-88, 97-98.

2. Anusha N., Uday Kamath B. (2012), “Simultaneous estimation of amoxicillin and

sulbactam in a parenteral formulation by reverse phase HPLC method”, International

Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, vol. 4(4), pp. 330-336.

3. Chandana P., Srinivas N., Tuljarani G. (2015), “Development and validation of RP-

HPLC method for simultaneous estimation of Amoxycillin and Sulbactam in binary

mixture”, International Journal of Pharmacy Review & Research, vol. 5(1), pp. 47-52. 4. International Conference on Harmonisation (2005), Validation of Analytical

Procedures: Text and Methodology Q2 (R1), London.

5. Jehl F., Gallion C., Monteil H. (1990), “Review. High-performance liquid

chromatography of antibiotics”, Journal of Chromatogmaphy B: Biomedical Sciences

and Applications, vol. 531, pp. 509-548.

6. John Conly (2002), “Antimicrobial resistance in Canada”, Canadian Medical

Association Journal, vol. 167(8), pp. 885-891.

7. Peng Wang, Meiling Qi, et al. (2004), “A liquid chromatographic method for

simultaneous determination of amoxicillin sodium and sulbactam sodium in a

combination formulation”, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, vol.

36(3), pp. 565-569.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 2-11

11

8. Roger M. Smith (1995), Retention and Selectivity in Liquid Chromatography:

Prediction, Standardisation and Phase Comparisons (vol. 57), Elsevier Science B.V.,

Amsterdam, pp. 269-295.

9. Wildfeuer A., Rӓder K. (1996), “Stability of β-lactamase inhibitors and β-lactam

antibiotics in parenteral dosage forms and in body fluids and tissue homogenates: a

comparative study of sulbactam, clavulanic acid, ampicillin and amoxycillin”,

International Journal of Antimicrobial Agents, vol. 6, pp. S31-S34.

10. Yuri Kazakevich, Rosario Lobrutto (2007), HPLC for Pharmaceutical Scientists,

John Wiley and Sons, Canada, pp. 145-146.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 12-18

12

Thành phần hóa học của rễ Bổ béo bốn nhị (Gomphandra tetrandra

(Wall.) Sleumer) Nguyễn Thị Thu1, Nguyễn Mạnh Khoa1, Trần Thế Hùng2,

Đinh Gia Tuyết3, Đỗ Thị Hà1,*

1Viện Dược liệu, 2Trường Đại học Quảng Bình,

3Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Hóa, tỉnh Quảng Bình,

*Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 05/8/2020 – Ngày duyệt đăng: 16/9/2020)

SUMMARY

A qualitative chemical analysis of the roots of Gomphandra tetrandra (Wall.)

Sleumer showed the presence of saponin, reducing sugar, carotenoid, and phytosterol.

Furthermore, five compounds including hydroxymethylfurfural (1), sweroside (2),

loganin (3), ethyl α-ᴅ-galatofuranoside (4), and arbutin (5) were isolated from the

80% ethanol extract of the root of G. tetrandra (Wall.) Sleumer. Their chemical

structures were identified by using spectroscopic methods, and comparison with

literature data. This is the first report on the presence of compounds 1-5 from genus

Gomphandra Wall. ex Lindl..

Từ khóa: Bổ béo bốn nhị, Gomphandra tetrandra, loganin, swerosid, arbutin.

Đặt vấn đề

Bổ béo bốn nhị hay còn gọi là Tiết hùng nam co tên khoa học la Gomphandra

tetrandra (Wall.) Sleumer [1]. Bổ béo bốn nhị phân bố ơ rừng thưa, rừng rậm, bụi rậm

ven đường, thung lũng; đô cao 500 – 2200 m. Bổ béo bốn nhị có ơ Trung Quốc

(Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam), Campuchia, Ấn Đô, Lào,

Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan va Việt Nam [2]. Ở Việt Nam, cây phân bố ơ Vĩnh

Phúc (Tam Đảo), Hà Nôi (Ba Vì), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Đa Nẵng

(Bà Nà), Phú Yên, Khánh Hòa [1]. Trong y học cổ truyền, rễ Bổ beo bốn nhị co vị

ngọt, hơi đăng, tinh binh, co tac dụng thanh nhiệt lơi thâp, giải đôc; đươc sư dụng lam

thuốc chữa viêm tủy xương, viêm dạ day ruôt câp tinh [5]. Trong dân gian, rễ của Bổ

béo bốn nhị tươi đươc sư dụng đê chống mệt mỏi, giải khat va tăng cường sưc khỏe.

Thuốc săc hoặc cao chiết ethanol của rễ khô khi sư dụng môt thời gian dai lam tăng sư

khỏe mạnh va hạnh phúc [6]. Cac nghiên cưu trên thế giới cho thây, loai G. tetrandra

(Wall.) Sleumer có tác dụng như gây đôc tế bào [3], chống oxy hóa, dọn gốc tư do [3]

và ưc chế enzym lipoxygenase [3] với các thành phần như flavonoid [4], alkaloid [5]

và chât béo [6].

Hiện nay, trên thế giới cũng như ơ Việt Nam, các nghiên cưu về loài này còn khá

khiêm tốn. Do đo, cac kết quả của bài bào này về định tính nhóm chât hữu cơ va môt

số hơp chât phân lập đươc từ rễ Bổ béo bốn nhị sẽ góp phần cung câp cơ sơ khoa học

cho các nghiên cưu trong tương lai về loài này.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu

Mẫu sư dụng đê giam định tên khoa học là phần lá, thân và rễ của cây Bổ béo

bốn nhị thu hái tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Mẫu đươc ThS. Nguyễn Văn

Hiếu và ThS. Phan Văn Trương giam định tên khoa học là Gomphandra tetrandra

(Wall.) Sleumer, họ Vĩ hùng (Stemonuraceae), tên Việt Nam là Bổ béo bốn nhị hay

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 12-18

13

Tiết hùng nam. Mẫu tiêu bản (DL-220419) đươc lưu tại Phòng Tiên bản - Khoa Tài

nguyên, Viện Dươc liệu.

Mẫu sư dụng trong nghiên cưu hóa học là phần rễ của cây Bổ béo bốn nhị đươc

rưa sạch, thái lát, sây khô ơ 50 ºC sau đo xay thô. Mẫu đươc bảo quản trong túi nilon

kin dùng đê thí nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính

Định tính các nhóm chât thường gặp trong dươc liệu bằng các phản ưng hóa học

theo các tài liệu [7], [8].

Phương pháp chiết xuất

Rễ Bổ béo bốn nhị đươc chiết bằng phương phap ngâm lạnh với dung môi

ethanol 80 % (EtOH). Phân đoạn bằng cac dung môi co đô phân cưc tăng dần: n-

hexan; ethyl acetat (EtOAC) và n-butanol (BuOH).

Phương pháp phân lập chất

Phân lập các hơp chât bằng săc ký côt với chât hâp phụ là silica gel pha thường

(0,040 - 0,063 mm, Merck), pha đảo RP-18 (30 - 50 µm, FuJisilisa Chemical Ltd) và

MCI gel (75 - 150 µm, Mitsubishi Chemical). Theo dõi cac phân đoạn bằng săc ký lớp

mỏng pha thường DC-Alufolien 60 F254 (Merck) (silica gel, 0,25 mm) và pha đảo RP-

18 F254 (Merck, 0,25 mm). Phát hiện chât bằng đèn tư ngoại ơ hai bước sóng 254 và

366 nm hoặc dùng dung dịch H2SO4 10 % trong EtOH 96 %, hơ nong đê phát hiện vết

chât.

Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất

Câu trúc hoá học của các hơp chât đươc xac định dưa trên các thông số vật lý

và cac phương phap phổ bao gồm: Phổ công hương từ hạt nhân (1H-,13C-NMR,

DEPT), phổ khối (MS) kết hơp với các phản ưng định tính và so sánh với các dữ liệu

phổ đã công bố trong tài liệu tham khảo. Phổ công hương hạt nhân đươc đo trên may

AVANCE 500 (Bruker BioSpin, Thụy Sỹ) của Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa

học Việt Nam. Phổ khối ion hoa phun mù điện tư (ESI-MS) đươc đo trên may Q

Exactive Orbitrap Mass Spectometers (Thermo Fisher Scientific, Mỹ) của Khoa Đôc

học và Dị nguyên, Viện Kiêm nghiệm an toàn vệ sinh thưc phẩm Quốc gia.

Chiết xuất và phân lập các hợp chất

Rễ Bổ béo bốn nhị (1,0 kg) đươc ngâm lạnh ơ nhiệt đô phòng với dung môi

EtOH 80 %, 3 lần × 4 ngày. Lọc loại bã dươc liệu, gôp các dịch chiết và cât thu hồi

dung môi dưới áp suât giảm thu đươc 262,8 g cao tổng EtOH 80 %. Phân tán cao tổng

(200,7 g) trong nước nóng và chiết phân đoạn với cac dung môi co đô phân cưc tăng

dần: n-hexan, EtOAc và BuOH. Cât thu hồi dung môi dưới áp suât giảm thu đươc các

cao phân đoạn tương ưng: Cao n-hexan (6,6 g), EtOAc (5,2 g), BuOH (23,4 g) và căn

nước (136,2 g).

Cao BuOH (23,4 g) đươc phân tách bằng săc ký côt silica gel với hệ dung môi

rưa giải gradient là EtOAc-MeOH-H2O (90:9:1, 85:10:5, 80:25:5, 75:20:5, 70:25:5,

tt/tt/tt) thu đươc 9 phân đoạn (1A-1I). Phân lập phân đoạn 1A (290,0 mg) bằng săc ký

côt silica gel với dung môi rưa giải gradient là DCM-EtOAc (9:1-6:4, tt/tt) thu đươc

hơp chât 1 (10,0 mg). Phân tách phân đoạn 1C bằng săc ký côt với chât hâp phụ MCI

gel và rưa giải bằng hệ dung môi MeOH-H2O (35:65, tt/tt) thu đươc 2 phân đoạn

(1C1-1C2). Phân tach phân đoạn 1C1 bằng săc ký côt pha đảo RP-C18 với hệ dung môi

MeOH-H2O (35:65, tt/tt) thu đươc 3 phân đoạn (1C11-1C13). Phân đoạn 1C12 đươc

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 12-18

14

tinh chế bằng săc ký côt silica gel với hệ dung môi rưa giải DCM-MeOH (9:1, tt/tt) thu

đươc 2 hơp chât 2 (20,0 mg) và 3 (20,0 mg). Hơp chât 4 (38,0 mg) và 5 (10,0 mg) thu

đươc từ phân đoạn 1B (500,0 mg) bằng săc ký côt silica gel với hệ dung môi rưa giải

là EtOAc-MeOH-H2O (90:9:1, tt/tt/tt) và DCM-MeOH (9:1, tt/tt).

Hợp chất 1: 1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ 7,40 (1H, d, J = 3,5 Hz, H-3), 6,60

(1H, d, J = 3,5 Hz, H-4), 9,56 (1H, s, 2-CHO), 4,63 (2H, s, 5-CH2OH). 13C-NMR (125

MHz, CD3OD): δ 153,9 (C-2), 125,0 (C-3), 110,9 (C-4), 163,2 (C-5), 179,4 (2-CHO),

57,7 (5-CH2OH); ESI-MS m/z: 143,2 [M+NH4]+ (positive).

Hợp chất 2: 1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ 5,57 (1H, m, H-1), 7,62 (1H, d, J =

2,5 Hz, H-3), 3,18 (1H, m, H-5), 1,77 (2H, m, H-6), 4,48 (1H, ddd, J = 2,0; 4,0; 11,0

Hz, H-7), 4,40 (1H, td, J = 2,5; 11,0 Hz, H-7), 5,58 (1H, m, H-8), 2,73 (1H, ddd, J =

1,5; 5,5; 9,5 Hz, H-9), 5,32 (2H, m, H-10), 4,71 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1ʹ), 3,22 (1H,

dd, J = 8,0 9,0 Hz, H-2ʹ), 3,29-3,42 (3H, m, H-3ʹ, H-4ʹ, H-5ʹ), 3,92 (1H, dd, J = 2,0;

12,0 Hz, H-6ʹ), 3,69 (1H, dd, J = 6,0; 12,0 Hz, H-6ʹ). 13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ

98,0 (C-1), 153,9 (C-3), 106,0 (C-4), 28,4 (C-5), 25,9 (C-6), 69,7 (C-7), 133,3 (C-8),

43,8 (C-9), 120,8 (C-10), 168,5 (C-11), 99,7 (C-1ʹ), 74,7 (C-2ʹ), 78,4 (C-3ʹ), 71,5 (C-

4ʹ), 77,9 (C-5ʹ), 62,7 (C-6ʹ); ESI-MS m/z 403,2 [M+HCOO]- (negative).

Hợp chất 3: 1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ 5,33 (1H, d, J = 4,5 Hz, H-1), 7,46

(1H, d, J = 1,0 Hz, H-3), 3,18 (1H, q, J = 8,0 Hz, H-5), 1,94 (1H, m, H-6), 1,68 (1H,

m, H-6), 4,11 (1H, t, J = 4,0 Hz, H-7), 2,30 (1H, ddd, J = 1,0; 8,0; 14,0 Hz, H-8), 2,10

(1H, td, J = 4,5; 9,0 Hz, H-9), 1,16 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-10), 3,76 (3H, s, H-12), 4,73

(1H, d, J = 8,0 Hz, H-1ʹ), 3,28 (1H, dd, J = 8,0; 9,0 Hz, H-2ʹ), 3,46 (1H, m, H-3ʹ), 3,38

(2H, m, H-4ʹ, H-5ʹ), 3,97 (1H, dd, J = 1,5; 12,0 Hz, H-6ʹ), 3,74 (1H, m, H-6ʹ). 13C-

NMR (125 MHz, CD3OD): δ 97,7 (C-1), 152,1 (C-2), 113,9 (C-3), 32,1 (C-4), 42,6

(C-5), 74,6 (C-6), 42,1 (C-7), 46,4 (C-8), 13,4 (C-9), 169,5 (C-10), 51,7 (C-11), 100,0

(C-1ʹ), 74,9 (C-2ʹ), 77,8 (C-3ʹ), 71,5 (C-4ʹ), 78,2 (C-5ʹ), 62,7 (C-6ʹ); ESI-MS m/z 435,2

[M+HCOO]- (negative).

Hợp chất 4: 1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δH 4,88 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-1),

3,93 (1H, m, H-2), 4,02 (1H, m, H-3), 3,94 (1H, m, H-4), 3,73 (1H, m, H-5), 3,64 (2H,

m, H-6), 3,79 (1H, m, 1-OCH2CH3), 3,50 (1H, m, 1-OCH2CH3), 1,22 (3H, t, J = 7,0

Hz, 1-OCH2CH3); phổ 13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 109,2 (C-1), 83,4 (C-2), 78,2

(C-3), 84,2 (C-4), 72,5 (C-5), 64,5 (C-6), 64,3 (1-OCH2CH3), 15,5 (1-OCH2CH3).

Hợp chất 5: 1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ 6,98 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2, H-6),

6,71 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3, H-5), 4,75 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1ʹ), 3,44 (2H, m, H-2ʹ,

H-3ʹ), 3,40 (2H, m, H-4ʹ, H-5ʹ), 3,90 (1H, dd, J = 1,0; 12,0 Hz, H-6ʹ), 3,71 (1H, m, H-

6ʹ). 13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ 152,4 (C-1), 119,4 (C-2, C-6), 116,6 (C-3, C-5),

153,9 (C-4), 103,6 (C-1ʹ), 75,0 (C-2ʹ), 78,0 (C-3ʹ), 71,4 (C-4ʹ), 78,0 (C-5ʹ), 62,6 (C-6ʹ).

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Kết quả định tính

Kết quả định tính các nhóm chât trong rễ Bổ béo đươc trình bày trong Bảng 1.

Các nhóm chât chính trong rễ Bổ béo bốn nhị đươc xac định la saponin, đường khư,

carotenoid và phytosterol.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 12-18

15

Bảng 1. Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất có trong rê cua Bổ béo bốn nhị

STT Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả

1

Flavonoid

Phản ưng Cyanidin -

Phản ưng với FeCl3 5 % +

Phản ưng với kiềm -

2 Coumarin Phản ưng mơ va đong vòng lacton -

Phản ưng với thuốc thư diazo -

3 Saponin Phản ưng tạo bọt ++

Phản ưng Salkowski +++

4 Alcaloid

Phản ưng với thuốc thư Mayer -

Phản ưng với thuốc thư Bouchardat -

Phản ưng với thuốc thư Dragendorff -

5 Tanin

Phản ưng với dd FeCl3 5 % +

Phản ưng với dd chì acetat 10 % +

Phản ưng với dd gelatin 1 % -

6 Anthranoid Phản ưng Borntraeger -

7 Glycosid tim

Phản ưng Liebermann +

Phản ưng Baljet -

Phản ưng Legal -

8 Acid hữu cơ Phản ưng với Na2CO3 -

9 Đường khư Phản ưng với thuốc thư Fehling A và thuốc

thư Fehling B ++

10 Acid amin Phản ưng với Ninhydrin 3 % -

11 Polysaccharid Phản ưng với thuốc thư Lugol -

12 Chât béo Tạo vết mờ trên giây -

13 Carotenoid Phản ưng với H2SO4 đặc +

14 Phytosterol Phản ưng Liebermann + Ghi chú: (+): Dương tinh, (++): Dương tinh rõ, (+++): Dương tinh mạnh, (-): Âm tính

Kết quả phân lập và xác định cấu trúc

Từ cao BuOH của rễ Bổ béo bốn nhị đã phân lập đươc 5 hơp chât (1-5). Câu trúc

của các hơp chât đươc xac định như sau:

Hợp chất 1: Phổ 1H-NMR của hơp chât 1 có 2 tín hiệu của proton olefin xuât

hiện dưới dạng pic doublet ơ đô chuyên dịch δH 6,60 (1H, d, J = 3,5 Hz, H-4) và 7,40

(1H, d, J = 3,5 Hz, H-3), môt proton của nhóm carbaldehyd tại δH 9,56 (1H, s, 2-CHO)

và 2 proton của nhóm hydroxymethylen tại δH 4,63 (2H, s, 5-CH2OH). Phổ 13C-NMR

và phổ DEPT của hơp chât 1 xuât hiện tín hiệu của 6 carbon trong đo co 4 carbon co

đô chuyên dịch từ 110,9 đến 163,2 ppm nằm trong vùng thơm hoặc liên kết đôi C=C

bao gồm 2 carbon không liên kết với hydro [δC 153,9 (C-2) và 163,2 (C-5)] và 2

carbon methin [δC 125,0 (C-3) và 110,9 (C-4)]. Tín hiệu carbon của nhóm -C=O và

nhóm -CH2 đinh với nguyên tư oxy xuât hiện ơ đô chuyên dịch lần lươt là 179,4 và

57,7 ppm. Dưa vào tât cả dữ kiện phổ có thê khẳng định 1 là hơp chât hữu cơ thơm, co

vòng furan bị thế bơi hai nhóm thế; môt nhóm carbaldehyd và môt nhóm

hydroxymethyl. Phổ ESI-MS cho pic ion giả phân tư ơ m/z: 143,2 [M+NH4]+

(positive) phù hơp với công thưc phân tư C6H6O3 (M = 126). Từ những dữ liệu trên

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 12-18

16

đối chiếu với tài liệu [9] đã công bố, hơp chât 1 đươc xac định là 5-

(hydroxymethyl)furan-2-carbaldehyd hay hydroxymethylfurfural (Hình 1).

Hợp chất 2: Phổ 1H-NMR xuât hiện tín hiệu của các proton olefin tại δH 7,62

(1H, d, J = 2,5 Hz, H-3); 5,58 (1H, m, H-8) và 5,32 (2H, m, H-10). Sư chuyên dịch về

phia trường thâp của tín hiệu proton tại δH 7,62 chưng tỏ proton này nằm gần các

nhom hút điện tư. Bên cạnh đo, trên phổ proton còn xuât hiện tín hiệu của nhóm

methylen δH 1,77 (2H, m, H-6), oxymethylen tại δH 4,48 (1H, ddd, J = 2,0; 4,0; 11,0

Hz, H-7), 4,40 (1H, td, J = 2,5; 11,0 Hz, H-7) và 2 nhóm methin tại δH 3,18 (1H, m, H-

5); 2,73 (1H, ddd, J = 1,5; 5,5; 9,5 Hz, H-9) cùng với các tín hiệu của gốc đường

glucose tại δH 4,71 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1ʹ), 3,22 (1H, dd, J = 8,0; 9,0 Hz, H-2ʹ), 3,29-

3,42 (3H, m, H-3ʹ, H-4ʹ, H-5ʹ) va 3,92 (1H, dd, J = 2,0; 12,0 Hz, H-6ʹ), 3,69 (1H, dd, J

= 6,0; 12,0 Hz, H-6ʹ). Phổ 13C-NMR xuât hiện tín hiệu của 16 nguyên tư carbon, trong

đo ngoại trừ 6 carbon của gốc đường, phần aglycon còn lại 10 carbon. Phổ DEPT xuât

hiện tín hiệu của ba carbon olefin tại δC 120,8 (C-10); 133,3 (C-8) và 153,9 (C-3), tín

hiệu của 1 nhóm methylen tại δC 120,8/ δH 5,32 chưng tỏ sư có mặt của nối đôi -

CH=CH2 và tín hiệu của nhóm carbonyl tại δC 168,5 (C-11). Sư xuât hiện của nhóm

oxymethylen tại δC 69,7 (C-7) chưng tỏ đã co sư đong vòng lacton dạng -COOCH2-.

Các giá trị đô chuyên dịch tại δC 99,7 (C-1ʹ), 74,7 (C-2ʹ), 78,4 (C-3ʹ), 71,5 (C-4ʹ), 77,9

(C-5ʹ), 62,7 (C-6ʹ) va cac gia trị trên phổ proton là phù hơp với gốc đường glucose. Giá

trị hằng số ghép tại vị trí anome của đường là J = 8,0 Hz chưng tỏ câu hình β-ᴅ-

glucopyranosid. Phổ ESI-MS cho pic ion giả phân tư tại m/z 403,2 [M+HCOO]- phù

hơp với công thưc phân tư C16H22O9 (M = 358,1). Từ những phân tích trên, kết hơp

với tài liệu tham khảo [10], có thê kết luận 2 là swerosid (Hình 1).

Hợp chất 3: Trên phổ 1H-NMR xuât hiện tín hiệu của môt proton olefin tại δH

7,46 (1H, d, J = 1,0 Hz, H-3) chưng tỏ sư có mặt của môt liên kết đôi thế ba vị trí (-

CH=C<). Sư dịch chuyên về phía trường thâp của tín hiệu cho thây nối đôi gần nhóm

hút điện tư mạnh. Ngoài ra, trên phổ proton còn xuât hiện các tín hiệu của 1 nhóm

methyl tại δH 1,16 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-10), 1 nhóm methoxy tại δH 3,76 (3H, s, H-

12); 1 nhóm methylen tại δH 1,94 (1H, m, H-6), 1,68 (1H, m, H-6); 1 nhóm oxymethin

tại δH 4,11 (1H, t, J = 4,0 Hz, H-7); 2 nhóm methin tại δH 3,18 (1H, q, J = 8,0 Hz, H-5);

2,10 (1H, td, J = 4,5; 9,0 Hz, H-9) cùng với các tín hiệu của gốc đường β-ᴅ-

glucopyranosid tại δH 4,73 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1ʹ), 3,28 (1H, dd, J = 8,0; 9,0 Hz, H-

2ʹ), 3,46 (1H, m, H-3ʹ), 3,38 (2H, m, H-4ʹ, H-5ʹ), 3,97 (1H, dd, J = 1,5; 12,0 Hz, H-6ʹ)

và 3,74 (1H, m, H-6ʹ). Phổ 13C-NMR chỉ ra sư có mặt của 17 carbon trong đo co 6

carbon của gốc đường tại δC 100,0 (C-1ʹ), 74,9 (C-2ʹ), 77,8 (C-3ʹ), 71,5 (C-4ʹ), 78,2

(C-5ʹ), 62,7 (C-6ʹ) va 11 carbon của phần aglycon. Kết hơp với phổ DEPT cho thây, 3

là môt monotriterpen có khung iridoid. Tín hiệu nối đôi tại δC 152,1 (C-3), 113,9 (C-4)

cùng với tín hiệu của nhóm methyl carboxylat tại δC 169,5 (C-11), 51,7 (C-12) đặc

trưng cho khung iridoid co nối đôi ơ vị trí C-3/C-4 và nhóm carboxylic găn vào C-4;

tín hiệu tại δC 97,7 (C-1) phù hơp với vị trí C-1. Phổ ESI-MS cho pic ion giả phân tư

tại m/z 435,2 [M+HCOO]- phù hơp với công thưc phân tư C17H26O10 (M = 390,2). Từ

những phân tích trên, kết hơp với tài liệu tham khảo [11], có thê kết luận 3 là loganin

(Hình 1).

Hợp chất 4: Phổ 1H-NMR của hơp chât 4 xuât hiện tín hiệu của 1 nhóm methyl

triplet đầu mạch tại δH 1,22 (3H, t, J = 7,0 Hz, 1-OCH2CH3) và các tín hiệu nằm trong

vùng 3,50 - 4,88 ppm gơi ý sư xuât hiện của 1 gốc đường 6 carbon có câu hình α với

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 12-18

17

proton anomer tại δH 4,88 (1H, d, J = 2,0 Hz) và 1 nhóm oxymethylen. Phổ 13C-NMR

và DEPT cho thây sư xuât hiện của nhóm ethyl tại 15,5 và 64,3 ppm và các tín hiệu

của gốc đường nằm trong vùng trường 64,5 - 109,2 ppm. So sánh với tài liệu [12], gốc

đường nay đươc xac định là α-ᴅ-galactofuranosid. Từ những dữ liệu trên đối chiếu với

hơp chât methyl α-ᴅ-galactofuranosid trong tài liệu [12] đã công bố, 4 đươc xac định

là ethyl α-ᴅ-galatofuranosid (Hình 1).

Hợp chất 5: Phổ 1D-NMR của 5 cho thây sư xuât hiện của 1 vòng p-

hydroxyphenyl với các tín hiệu theo cặp tại δH 6,98 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2, H-6); 6,71

(2H, d, J = 8,5 Hz, H-3, H-5) và δC 119,4 (C-2, C-6), 116,6 (C-3, C-5) cùng với các tín

hiệu của carbon không liên kết với hydro tại δC 152,4 (C-1) và 153,9 (C-4). Ngoài ra,

phổ 1H-NMR còn cho thây sư có mặt của gốc đường β-ᴅ-glucopyranosid trong câu

trúc của 5 với sư xuât hiện của proton anomeric tại δH 4,75 (1H, d) với hằng số ghép

lớn (J = 7,5) và các tín hiệu nằm trong vùng 3,40 - 3,90 ppm. Phổ 13C-NMR cũng cho

thây sư có mặt của gốc đường trong câu trúc của 5 với sư xuât hiện của 6 tín hiệu

carbon tại δC 103,6 (C-1ʹ), 75,0 (C-2ʹ), 78,0 (C-3ʹ), 71,4 (C-4ʹ), 78,0 (C-5ʹ) va 62,6 (C-

6ʹ). Tương tac giữa H-1ʹ (δH 4,75) với C-1 (δC 152,4) cho phep xac định vị trí của gốc

đường tại C-1. Từ những dữ liệu trên đối chiếu với hơp chât arbutin trong tài liệu [13]

đã công bố, 5 đươc xac định là arbutin (Hình 1).

2

3

1

4

5

Hình 1. Cấu trúc cua các hợp chất 1-5

Kết luận

Định tính các nhóm chât hữu cơ trong rễ Bổ béo bốn nhị bằng phản ưng hóa học

cho thây sư có mặt của các nhóm chât saponin, đường khư, carotenoid và phytosterol.

Từ rễ của Bổ béo bốn nhị đã phân lập đươc 5 hơp chât, bao gồm:

hydroxymethylfurfural (1), swerosid (2), loganin (3), ethyl α-ᴅ-galatofuranosid (4) và

arbutin (5). Cả 5 hơp chât đều đươc phân lập lần đầu tiên từ chi Gomphandra Wall. ex

Lindl..

Lời cám ơn: Công bố này là một phần nội dung cua đề tài “Nghiên cứu, đánh giá loài

sâm Bổ béo bốn nhị tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” do Sở KH&CN tỉnh

Quảng Bình tài trợ kinh phí và đề tài.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hoàng Hô (2003), Cây cỏ Việt Nam.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 12-18

18

2. Wu V. C., Qiu X., Peggy Hsieh Y. H. (2008), "Evaluation of Escherichia coli

O157: H7 in apple juice with Cornus fruit (Cornus officinalis Sieb. et Zucc.)

extract by conventional media and thin agar layer method", Food Microbiology,

25(1), pp.190-195.

3. Menon D. (2016), "Biospectrum analysis of allied taxa of Nothapodytes found

in Kerala with special reference to anticancer properties".

4. Kamperdick C., Tran Van Sung (2002), "Constituents from Gomphandra

tetranda (Icacinaceae)", Vietnam Journal of Chemistry, 40(3), pp.108-110.

5. Ramesha B. T., Suma H. K., Senthilkumar U., Priti V., Ravikanth G., Vasudeva

R., Kumar T. S., Ganeshaiah K. N., Shaanker R. U. (2013), "New plant sources

of the anti-cancer alkaloid, camptothecine from the Icacinaceae taxa, India",

Phytomedicine, 20(6), pp.521-527.

6. Marczewski A., Ciepichal E., Swiezewska E., Chojnacki T., Le Xuan Canh,

Tran The Bach (2007), "The search for polyprenols in dendroflora of Vietnam",

Acta Biochimica Polonica, 54(4), pp.727-732.

7. Bô môn Dươc liệu (2010), Thực tập Dược liệu.

8. Bô Y tế (2011), Dược liệu học, Hà Nôi.

9. Đỗ Thị Hà, Phùng Thanh Long, Lê Thị Loan, Nguyễn Thị Thu, Lê Vũ Ngọc

Hân, Nguyễn Thị Ngọc Loan, Phạm Thị Thúy, Nguyễn Minh Khơi (2014),

"Thành phần hóa học của phần dưới mặt đât cây Đạm trúc diệp", Tạp chí Dược

liệu, 19(6).

10. Cambie R. C., Lal A. R., Rickard C. E., Tanaka N. (1990), "Chemistry of Fijian

plants. V.: Constituents of Fagraea gracilipes A. Gray", Chemical and

Pharmaceutical Bulletin, 38(7), pp.1857-1861.

11. Calis I., Lahloub M. F., Sticher O. (1984), "Loganin, loganic acid and

periclymenoside, a new biosidic ester iridoid glucoside from Lonicera

periclymenum L. (Caprifoliaceae)", Helvetica Chimica Acta, 67(1), pp.160-165.

12. Agrawal P. K. (1992), "NMR spectroscopy in the structural elucidation of

oligosaccharides and glycosides", Phytochemistry, 31(10), pp.3307-3330.

13. Nycz J. E., Malecki G., Morag M., Nowak G., Ponikiewski L., Kusz J.,

Switlicka A. (2010), "Arbutin: Isolation, X-ray structure and computional

studies", Journal of Molecular Structure, 980(1-3), pp.13-17.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 19-26

19

Đánh giá tác dụng của cao ethanol rễ Đan sâm trên mô hình

chuột nhắt bị suy giảm trí nhớ bằng scopolamin

Trần Thị Loan1,3, Nguyễn Thành Hải2, Đào Thị Vui1 1Bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà Nội

2Bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Dược Hà Nội 3Khoa Dược, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

*Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 21/8/2020 – Ngày duyệt đăng: 12/10/2020)

SUMMARY

Salvia miltiorrhiza Bunge is a highly valued plant of traditional medicine. The

active components of radix Salvia miltiorrhiza have multiple potentials related to

Alzheimer’s disease. This study was designed to investigate the effects and

mechanisms of Vietnamese radix Salvia miltiorrhiza ethanol extract against

scopolamine-induced memory impairment. The studied results showed that radix

Salvia miltiorrhiza ethanol extract at doses of 600, 1200 and 2400 mg/kg significantly

attenuated impairment of spatial memory in the Y-maze test. However, the improving

memory effect in the passive avoidance and novel object recognition tests were only

observed at doses of 600 and 1200 mg/kg. Furthermore, these two doses of radix

Salvia miltiorrhiza ethanol extract also inhibited acetylcholinesterase in brain tissue

in mice. These results suggest that Salvia miltiorrhiza may be a promising candidate

for the treatment of Alzheimer's disease.

Từ khóa: Bệnh Alzheimer, Salvia miltiorrhiza, scopolamin, suy giảm trí nhớ.

Đặt vấn đề

Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến nhất của hội chứng sa sút trí tuệ. Triệu chứng

lâm sàng của bệnh biểu hiện qua các rối loạn liên quan đến nhận thức và hành vi. Đây

là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, số lượng bệnh nhân có xu hướng gia tăng do tuổi

thọ trung bình ngày càng cao; cùng với chi phí điều trị lớn đang trở thành gánh nặng

đối với xã hội [3]. Hơn nữa, số lượng các thuốc được chấp thuận trong điều trị còn ít,

do đó nghiên cứu và phát triển thuốc mới trong điều trị bệnh Alzheimer là rất cần thiết

trong bối cảnh hiện nay [4].

Đan sâm có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge, được sử dụng để điều trị

các bệnh thần kinh như Alzheimer hay Parkinson; các bệnh tim mạch; ung thư và một

số bệnh khác. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nhiều hoạt chất phân lập từ rễ Đan

sâm có tiềm năng trong điều trị bệnh Alzheimer [12]. Tại Việt Nam, Đan sâm mới

được di thực và trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Lào Cai [1]. Bên cạnh

đó, các nghiên cứu về dược liệu này theo hướng điều trị bệnh Alzheimer còn ít. Vì

vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh Alzheimer trên thực

nghiệm của Đan sâm. Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin công bố kết quả về tác

dụng của cao ethanol rễ Đan sâm trồng tại Việt Nam trên mô hình chuột nhắt trắng bị

gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin. Với mục tiêu là đánh giá tác dụng của cao

ethanol rễ Đan sâm trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin thông qua các

test hành vi và xác định cơ chế ức chế enzym acetylcholinesterase trong mô não.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 19-26

20

Rễ Đan sâm được thu hoạch tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vào

tháng 12 năm 2017. Dược liệu được GS.TS. Phan Kế Lộc khoa Sinh học, trường Đại

học Khoa học Tự nhiên giám định tên khoa học là Salvia mitilorrhiza Bunge, họ Bạc

Hà - Lamiaceae. Rễ Đan sâm có hàm lượng tanshinon IIA (0,61 %) và acid salvianolic

B (8,69 %) đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam V. Rễ Đan sâm sau khi làm sạch,

phơi, sấy ở 55 °C rồi nghiền thành bột thô (hàm ẩm 9,4 %); đem chiết với ethanol 95

% bằng phương pháp ngấm kiệt. Cô dịch chiết dưới áp suất giảm và sấy ở 55 °C thu

được cao ethanol rễ Đan sâm (hàm ẩm 10,6%) với hiệu suất chiết đạt 15,0 %.

Động vật

Chuột nhắt trắng giống đực, chủng Swiss albino, khối lượng 20 - 25 g do Viện

Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp. Chuột được nuôi trong điều kiện phòng thí

nghiệm (nhiệt độ: 25 ± 2 oC, độ ẩm: 60-70 %), cho ăn bằng thức ăn tiêu chuẩn và uống

nước tự do trong điều kiện sáng tối đảo ngược (pha sáng: 19 giờ - 7 giờ; pha tối: 7 giờ

- 19 giờ).

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Tiến hành theo nghiên cứu của Sohn E. với một số thay đổi nhỏ [14]. Chuột được

chia ngẫu nhiên thành 6 lô, mỗi lô 9 con gồm: lô chứng sinh lý và chứng bệnh được

uống dịch natri carboxy methyl cellulose (NaCMC) 0,5 %; lô chứng dương được uống

donepezil liều 5 mg/kg; các lô thử EĐS1, EĐS2 và EĐS3 được uống hỗn dịch cao

ethanol rễ Đan sâm phân tán trong NaCMC 0,5 % với liều tương ứng là 600, 1200 và

2400 mg/kg. Các lô chuột được cho uống thuốc, mẫu nghiên cứu hoặc NaCMC 0,5 %

liên tục 22 ngày, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Vào ngày thứ 14, sau uống 1 giờ,

chuột được tiêm phúc mạc scopolamin liều 3 mg/kg (riêng lô chứng sinh lý được tiêm

nước muối sinh lý); sau 30 phút tiến hành test mê lộ chữ Y. Ngày thứ 16 và 17, chuột

được tiêm scopolamin liều 1 mg/kg, sau 30 phút tiến hành test nhận diện đồ vật. Ngày

thứ 19 và 20, chuột được tiêm scopolamin liều 1 mg/kg, sau 30 phút tiến hành test né

tránh thụ động. Ngày thứ 22, tách mô não chuột có chứa vùng vỏ não và hải mã để

định lượng hoạt độ enzym acetylcholinesterase (AChE).

Phương pháp đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ thông qua các test hành vi

Test mê lộ chữ Y: nhằm đánh giá trí nhớ không gian ngắn hạn của chuột [9], [14]. Test

được thực hiện bằng cách đặt chuột vào một trong ba cánh tay của mê lộ để chuột tự

do di chuyển, ghi lại trình tự di chuyển vào các cánh tay trong thời gian 8 phút. Thông

số đánh giá là tỷ lệ chuyển tiếp, được tính theo công thức:

Tỷ lệ chuyển tiếp (%) = x 100

Mẫu thử được coi là có tác dụng cải thiện trí nhớ không gian khi tỷ lệ chuyển tiếp

ở lô thử cao hơn so với lô chứng bệnh có ý nghĩa thống kê.

Test nhận diện đồ vật: nhằm đánh giá trí nhớ nhận diện của chuột [9]. Test được thực

hiện gồm hai giai đoạn cách nhau 24 giờ. Giai đoạn thích nghi, chuột được đặt vào hộp

không có vật thể và tự do khám phá trong 5 phút. Giai đoạn nhận diện gồm có hai pha

thực hiện cách nhau 30 phút: Pha luyện tập, chuột được đặt vào hộp kích thước 50 x

50 x 50 cm có bổ sung thêm 2 đồ vật O1, O2 giống hệt nhau và tự do khám phá trong 5

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 19-26

21

phút. Pha kiểm tra, thay đồ vật O2 trong hộp bằng đồ vật có kích thước và hình dáng

khác đặt tên là O3, cũng cho chuột khám phá trong 5 phút. Thông số đánh giá là chỉ số

phân biệt, được tính theo công thức:

Chỉ số phân biệt =

Trong đó, To1 là thời gian khám phá vật thể cũ O1, To3 là thời gian khám phá vật

thể mới O3. Mẫu thử được coi là có tác dụng cải thiện trí nhớ nhận diện khi chỉ số

phân biệt ở lô thử cao hơn so với lô chứng bệnh có ý nghĩa thống kê.

Test né tránh thụ động: nhằm đánh giá trí nhớ dài hạn của chuột [14]. Thiết bị nghiên

cứu gồm hai buồng sáng và tối có cửa ngăn cách. Pha luyện tập, cho chuột tự do khám

phá buồng sáng trong 30 giây rồi mở cửa giữa hai buồng; khi chuột di chuyển vào

buồng tối thì đóng cửa và gây sốc điện với cường độ 0,06 mA/10g cân nặng trong 3

giây. Pha kiểm tra thực hiện sau pha luyện tập 24 giờ với quy trình tương tự nhưng

không gây sốc điện. Thông số đánh giá là thời gian tiềm tàng vào buồng tối trong pha

kiểm tra. Thời gian tiến hành tối đa là 300 giây, nếu quá thời gian này chuột không di

chuyển vào buồng tối thì ghi nhận thời gian tiềm tàng vào buồng tối là 300 giây. Mẫu

thử được coi là có tác dụng cải thiện trí nhớ dài hạn khi thời gian tiềm tàng vào buồng

tối trong pha kiểm tra ở lô thử cao hơn so với lô chứng bệnh có ý nghĩa thống kê.

Phương pháp xác định hoạt độ enzym AChE trong mô não chuột

Định lượng hoạt độ enzym AChE trong mô não chuột theo phương pháp của

Ellman G. L. [5]. Nguồn enzym AChE dùng để định lượng là phần dịch nổi sau ly tâm

của dịch nghiền đồng thể mô não chuột. Về nguyên tắc, enzym AChE thủy phân

acetylthiocholin iodid tạo ra thiocholin có khả năng phản ứng với acid 5,5’-dithiobis-

2-nitrobenzoic tạo thành hợp chất có màu vàng. Đo mật độ quang hỗn hợp sau phản

ứng tại bước sóng 412 nm, tần suất 2 phút/lần trong 10 phút ở 25 oC. Thông số đánh

giá là hoạt độ enzym AChE trong mô não (U/g mô não). Mẫu thử được coi là có khả

năng ức chế enzym AChE khi hoạt độ enzym AChE trong mô não chuột ở lô thử nhỏ

hơn so với lô chứng bệnh có ý nghĩa thống kê.

Xử lý số liệu

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Với mẫu liên tục, phân bố chuẩn,

dữ liệu được biểu diễn dưới dạng X ± SE (X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn) và sử

dụng kiểm định ANOVA kèm hậu kiểm LSD hoặc Dunnett’s T3 để so sánh sự khác

biệt giữa các lô. Với mẫu không tuân theo phân bố chuẩn, dữ liệu được biểu diễn dưới

dạng trung vị (khoảng tứ phân vị) và sử dụng kiểm định Kruskal wallis kèm hậu kiểm

Dunn để so sánh sự khác biệt giữa các lô. Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê

khi p < 0,05.

Kết quả nghiên cứu

Tác dụng của cao ethanol rễ Đan sâm trên mô hình chuột nhắt bị gây suy giảm trí

nhớ bằng scopolamin thông qua các test hành vi

Tác dụng của cao ethanol rễ Đan sâm trên test mê lộ chữ Y

Tác dụng của cao ethanol rễ Đan sâm trên test mê lộ chữ Y được đánh giá thông

qua tỷ lệ chuyển tiếp. Kết quả được trình bày trong hình 1.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 19-26

22

Hình 1. Ảnh hưởng của cao ethanol rễ Đan sâm đến tỷ lệ chuyển tiếp

### p<0,001 so với lô chứng sinh lý; * p<0,05; ** p<0,01 và *** p<0,001 so với lô chứng bệnh.

Kết quả cho thấy tỷ lệ chuyển tiếp của lô chứng bệnh giảm 36,8 % so với lô

chứng sinh lý (p<0,001). Lô chứng dương dùng donepezil liều 5 mg/kg làm tỷ lệ

chuyển tiếp tăng 23,1 % so với lô chứng bệnh (p<0,01). Cao ethanol rễ Đan sâm các

mức liều 600, 1200 và 2400 mg/kg làm tỷ lệ chuyển tiếp tăng tương ứng 39,0 %

(p<0,001); 28,9 % (p<0,001) và 15,5 % (p<0,05) so với lô chứng bệnh.

Tác dụng của cao ethanol rễ Đan sâm trên test nhận diện đồ vật

Tác dụng của cao ethanol rễ Đan sâm trên test nhận diện đồ vật được đánh giá

thông qua chỉ số phân biệt. Kết quả được trình bày trong hình 2.

Hình 2. Ảnh hưởng của cao ethanol rễ Đan sâm đến chỉ số phân biệt

## p<0,01 so với lô chứng sinh lý; * p<0,05; ** p<0,01 và *** p<0,001 so với lô chứng bệnh

Kết quả cho thấy chỉ số phân biệt của lô chứng bệnh giảm 18,6 % so với lô

chứng sinh lý (p < 0,01). Lô chứng dương dùng donepezil liều 5 mg/kg làm chỉ số

phân biệt tăng 26,3 % so với lô chứng bệnh (p < 0,001). Cao ethanol rễ Đan sâm ở hai

mức liều 600 và 1200 mg/kg làm chỉ số phân biệt tăng 21,1 % (p < 0,01) và 12,3 % (p

< 0,05) so với lô chứng bệnh. Tuy nhiên, lô cao ethanol rễ Đan sâm liều 2400 mg/kg

không làm thay đổi chỉ số phân biệt so với lô chứng bệnh (p > 0,05).

Tác dụng của cao ethanol rễ Đan sâm trên test né tránh thụ động

Tác dụng của cao ethanol rễ Đan sâm trên test né tránh thụ động được đánh giá

thông qua thời gian tiềm tàng vào buồng tối. Kết quả trình bày trong hình 3.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 19-26

23

Hình 3. Ảnh hưởng của cao ethanol rễ Đan sâm đến thời gian tiềm tàng

vào buồng tối ## p<0,01 so với lô chứng sinh lý, * p<0,05 và ** p<0,01 so với lô chứng bệnh.

Kết quả cho thấy thời gian tiềm tàng vào buồng tối của lô chứng bệnh giảm 90,3

% so với lô chứng sinh lý (p < 0,01). Lô chứng dương dùng donepezil liều 5 mg/kg

làm thời gian tiềm tàng vào buồng tối tăng 369,5 % so với lô chứng bệnh (p < 0,01).

Cao ethanol rễ Đan sâm ở hai mức liều 600 và 1200 mg/kg làm thời gian tiềm tàng vào

buồng tối tăng 311,1 % (p < 0,01) và 292,2 % (p < 0,05) so với lô chứng bệnh. Tuy

nhiên, lô cao ethanol rễ Đan sâm liều 2400 mg/kg không làm thay đổi thời gian tiềm

tàng vào buồng tối so với lô chứng bệnh (p > 0,05).

Ảnh hưởng của cao ethanol rễ Đan sâm đến hoạt độ enzym AChE trong mô não

chuột

Hai mức liều 600 và 1200 mg/kg của cao ethanol rễ Đan sâm có tác dụng cải

thiện trí nhớ trong cả ba test hành vi, nên được lựa chọn để định lượng hoạt độ enzym

AChE trong mô não chuột. Kết quả được trình bày trong hình 4.

Hình 4. Ảnh hưởng của cao ethanol rễ Đan sâm đến hoạt độ enzym AChE trong

mô não chuột ### p<0,001 so với lô chứng sinh lý;*** p<0,001 so với lô chứng bệnh.

Kết quả cho thấy hoạt độ enzym AChE trong mô não chuột của lô chứng bệnh

tăng 36,1 % so với lô chứng sinh lý (p < 0,001). Lô chứng dương dùng donepezil liều

5 mg/kg làm hoạt độ enzym AChE giảm 29,0 % so với lô chứng bệnh (p < 0,001). Cao

ethanol rễ Đan sâm ở hai mức liều 600 và 1200 mg/kg làm hoạt độ enzym AChE giảm

39,6 và 39,3 % so với lô chứng bệnh (p < 0,001).

Bàn luận

Hiện nay, nghiên cứu phát triển thuốc theo hướng điều trị bệnh Alzheimer, đặc

biệt các thuốc có nguồn gốc dược liệu giữ vai trò rất quan trọng. Trong số đó, Đan sâm

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 19-26

24

được biết đến là một dược liệu có nhiều tiềm năng trong điều trị bệnh Alzheimer [12].

Trong các nghiên cứu thực nghiệm, mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng tiêm phúc mạc

scopolamin được dùng phổ biến nhất [7]. Scopolamin là chất đối kháng receptor

muscarinic có khả năng cạnh tranh vị trí gắn của acetylcholin dẫn đến cản trở dẫn

truyền tại thần kinh trung ương nên gây ra suy giảm trí nhớ trên động vật [10]. Do đó,

chúng tôi tiến hành đánh giá tác dụng của cao ethanol rễ Đan sâm trên mô hình chuột

nhắt bị gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin.

Ảnh hưởng của scopolamin đến trí nhớ của chuột nhắt được đánh giá thông qua

các test hành vi. Trên test mê lộ chữ Y, scopolamin liều 3 mg/kg tiêm phúc mạc gây

suy giảm trí nhớ không gian ngắn hạn do làm tỷ lệ chuyển tiếp giảm 36,8% so với lô

chứng sinh lý. Trên test nhận diện đồ vật, scopolamin liều 1 mg/kg gây suy giảm trí

nhớ nhận diện do làm chỉ số phân biệt giảm 18,6% so với lô chứng sinh lý. Trên test

né tránh thụ động, scopolamin liều 1 mg/kg cũng gây suy giảm trí nhớ dài hạn do làm

thời gian tiềm tàng vào buồng tối giảm 90,3% so với lô chứng sinh lý. Kết quả này của

chúng tôi đồng thuận với các nghiên cứu trước đây của Đào Thị Vui, Kwon Y. và

Sohn E. [2], [10], [14].

Các mức liều của cao ethanol rễ Đan sâm để đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ

được xây dựng dựa vào các nghiên cứu trước đây của Gao Y. [6], Ozarowski M. [11]

và Qiao Z., [13]. Theo đó, liều quy đổi trên chuột nhắt dao động từ 400 đến 3000

mg/kg. Vì vậy, tiến hành đánh giá tác dụng của cao ethanol rễ Đan sâm ở ba mức liều

600, 1200 và 2400 mg/kg trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin. Kết quả

cho thấy, trên test mê lộ chữ Y, cao ethanol rễ Đan sâm ở ba mức liều 600, 1200 và

2400 mg/kg có tác dụng cải thiện trí nhớ không gian ngắn hạn do làm tỷ lệ chuyển tiếp

tăng so với lô chứng bệnh. Trên test nhận diện đồ vật, cao ethanol rễ Đan sâm ở hai

mức liều 600 và 1200 mg/kg có tác dụng cải thiện trí nhớ nhận diện do làm chỉ số

phân biệt tăng 21,1 và 12,3 % so với lô chứng bệnh. Tuy nhiên, cao ethanol rễ Đan

sâm liều 2400 mg/kg không thể hiện tác dụng cải thiện trí nhớ nhận diện. Trên test né

tránh thụ động, cao ethanol rễ Đan sâm ở hai mức liều 600 và 1200 mg/kg có tác dụng

cải thiện trí nhớ dài hạn do làm thời gian tiềm tàng vào buồng tối tăng 311,1 và 292,2

% so với lô chứng bệnh. Tuy nhiên, cao ethanol rễ Đan sâm liều 2400 mg/kg không

thể hiện tác dụng cải thiện trí nhớ dài hạn trong test này. Như vậy, cao ethanol rễ Đan

sâm thể hiện tác dụng cải thiện trí nhớ nhưng không phụ thuộc liều. Đó có thể là do

cao toàn phần chứa nhiều thành phần khác như polysaccharid và tanin. Do đó khi tăng

liều của cao toàn phần thì các thành phần này cũng tăng làm ảnh hưởng đến tác dụng

của các hoạt chất chính như các diterpenoid và acid phenolic. Hai mức liều 600 và

1200 mg/kg của cao ethanol rễ Đan sâm có tác dụng cải thiện trí nhớ trong các test

hành vi, nên được lựa chọn để xác định cơ chế tác dụng trong thử nghiệm tiếp theo.

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào ghi nhận tác dụng của cao

ethanol rễ Đan sâm trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin. Tuy nhiên,

một số nghiên cứu chỉ ra các hoạt chất phân lập từ rễ Đan sâm như tanshinon IIA và

acid salvianolic B có tác dụng cải thiện trí nhớ dài hạn trong test né tránh thụ động trên

mô hình scopolamin [8]. Hai hoạt chất này đều có mặt trong mẫu nghiên cứu với hàm

lượng tanshinon IIA là 0,61 % và acid salvianolic B là 8,69 %. Điều này đã góp phần

ủng hộ cho kết quả về tác dụng cải thiện trí nhớ của cao ethanol rễ Đan sâm.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 19-26

25

Để làm sáng tỏ phần nào cơ chế cải thiện trí nhớ của cao ethanol rễ Đan sâm,

chúng tôi đã tiến hành định lượng hoạt độ enzym AChE trong mô não chuột. Enzym

AChE có vai trò thủy phân và làm mất tác dụng của acetylcholin, một chất dẫn truyền

thần kinh có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động trí nhớ. Ức chế enzym AChE

làm bền vững và tăng nồng độ acetylcholin ở thần kinh trung ương nên có khả năng cải

thiện trí nhớ. Kết quả cho thấy, trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin,

cao ethanol rễ Đan sâm liều 600 và 1200 mg/kg dùng liên tục 22 ngày làm hoạt độ

enzym AChE giảm 39,6 và 39,3 % so với lô chứng bệnh. Kết quả này cũng tương tự

như nghiên cứu của Ozarowski M. [11]. Như vậy, nghiên cứu đã khẳng định được một

trong những cơ chế cải thiện trí nhớ của Đan sâm là ức chế enzym AChE.

Kết luận

Nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên chứng tỏ, cao ethanol rễ Đan sâm có tác

dụng cải thiện trí nhớ trên mô hình chuột bị suy giảm trí nhớ bằng scopolamin; được

chứng minh qua các test hành vi. Trên test mê lộ chữ Y, cao ethanol rễ Đan sâm cả 3

mức liều 600, 1200 và 2400 mg/kg có tác dụng cải thiện tỷ lệ chuyển tiếp; trên test

nhận diện đồ vật, cao ethanol rễ Đan sâm ở hai mức liều 600 và 1200 mg/kg có tác

dụng cải thiện chỉ số phân biệt; trên test né tránh thụ động, cao ethanol rễ Đan sâm ở

hai mức liều 600 và 1200 mg/kg có tác dụng cải thiện thời gian tiềm tàng vào buồng

tối. Cơ chế tác dụng cải thiện trí nhớ của cao ethanol rễ Đan sâm có thể do giảm hoạt

độ enzym AChE trong mô não chuột ở cả hai mức liều nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Danh Việt, Đào Văn Núi, Nguyễn Văn Hùng (2016), "Nghiên cứu di thực

cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) tại một số vùng của miền Bắc Việt Nam",

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 15(4)(4), pp. 15-9.

2. Đào Thị Vui, Phạm Đức Vịnh, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Thùy Dương

(2017), "Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm Lohha Trí Não trên mô hình gây sa

sút trí nhớ thực nghiệm bằng scopolamin", Tạp chí Dược học, 9, pp. 17-24.

3. Alzheimer’s Association (2017), "Alzheimer’s Association Report, 2017

Alzheimer's disease facts and figures", Alzheimer's & Dementia, 13(4), pp. 325-

373.

4. Dipiro J.T Talbert R.L., Yee G.C., Pharmacotherapy: A pathophysiologic

aprroach. 2016: London, United Kingdom. p. 2412-2455.

5. Ellman G. L., Courtney K. D., Andres V., Jr., et al. (1961), "A new and rapid

colorimetric determination of acetylcholinesterase activity", Biochem Pharmacol,

7, pp. 88-95.

6. Gao Y., Liu Z., Li G., et al. (2009), "Acute and subchronic toxicity of danshensu

in mice and rats", Toxicol Mech Methods, 19(5), pp. 363-8.

7. Hock J. Franz (2016), Drug Discovery and Evaluation: Pharmacological Assays,

Springer International Publishing Switzerland, Switzerland, pp. 1625-1715.

8. Kim D. H., Jeon S. J., Jung J. W., et al. (2007), "Tanshinone congeners improve

memory impairments induced by scopolamine on passive avoidance tasks in

mice", Eur J Pharmacol, 574(2-3), pp. 140-7.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 19-26

26

9. Kouémou N. E., Taiwe G. S., Moto F. C. O., et al. (2017), "Nootropic and

Neuroprotective Effects of Dichrocephala integrifolia on Scopolamine Mouse

Model of Alzheimer's Disease", Front Pharmacol, 8, pp. 847.

10. Kwon Y., Liao Y., Koo B., et al. (2018), "Ethanolic Extract of Opuntia ficus-

indica var. saboten Ameliorates Cognitive Dysfunction Induced by Cholinergic

Blockade in Mice", J Med Food, 21(10), pp. 971-978.

11. Ozarowski M., Mikolajczak P. L., Piasecka A., et al. (2017), "Effect of Salvia

miltiorrhiza root extract on brain acetylcholinesterase and butyrylcholinesterase

activities, their mRNA levels and memory evaluation in rats", Physiol Behav, 173,

pp. 223-230.

12. Pang H., Wu L., Tang Y., et al. (2016), "Chemical Analysis of the Herbal

Medicine Salviae miltiorrhizae Radix et Rhizoma (Danshen)", Molecules, 21(1),

pp. 51.

13. Qiao Z., Ma J., Liu H. (2011), "Evaluation of the antioxidant potential of Salvia

miltiorrhiza ethanol extract in a rat model of ischemia-reperfusion injury",

Molecules, 16(12), pp. 10002-12.

14. Sohn E., Lim H. S., Kim Y. J., et al. (2019), "Elaeagnus glabra f. oxyphylla

Attenuates Scopolamine-Induced Learning and Memory Impairments in Mice by

Improving Cholinergic Transmission via Activation of CREB/NGF Signaling",

Nutrients, 11(6), pp. 1-15.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 27-33

27

Khảo sát thái độ và thực hành của người bán lẻ thuốc đối với

sản phẩm thảo dược tại Hà Nội Lê Thu Thuỷ*, Nguyễn Thị Hà Trang, Đỗ Xuân Thắng

1Trường Đại học dược Hà Nội

*Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 22/7/2020 – Ngày duyệt đăng: 13/10/2020)

SUMMARY

A dramatic increase in the use of herbal products has been observed globally.

Simultaneously, there has been an increase in safety concerns regarding the extensive

use of these herbal remedies among health care practitioners. The populations of

Vietnam still rely on herbal products for the treatment of various diseases. The

purpose of this study was to investigate the attitudes and practice among community

pharmacist in Hanoi towards herbal products. A cross-sectional study was conducted

among 148 community pharmacists in Hanoi, using a self-administered questionnaire.

The overall response to the survey was 74.0 %. Cough preparation was the most

widely dispensed products (92.5 %), followed by insomnia (79.1 %). Most of them had

belief on the effectiveness (79.0 %) and safety of herbal products (68.7 %). Herbal

products were "often" or "sometimes" dispensed by 89.9 % of pharmacists in a

pharmacy. Most of respondents (65.5 %) sometimes counseled clients about using of

herbal products. Pharmacists had a positive attitude and commonly practice towards

herbal products. Thus, continuing education programs in herbal products should be

encouraged. This would enable pharmacists to provide competent, effective and

holistic patient care.

Từ khoá: dược cộng đồng, thảo dược, thái độ, thực hành.

Đặt vấn đề

Sản phẩm thảo dược (SPTD) là các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược bao

gồm cả thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện nay, xu hướng sử dụng các SPTD ngày

càng gia tăng trên toàn thế giới. Trên 80 % dân số thế giới sử dụng SPTD như một

phần của việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu [4]. Các SPTD được quan niệm là an toàn

nên thường được sử dụng nhiều, thậm chí là lạm dụng, đặc biệt tại một số quốc gia

đang phát triển. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy sử dụng các SPTD có thể

dẫn đến nguy cơ như gặp tác dụng không mong muốn, tương tác thuốc nếu không

được theo dõi và giám sát sử dụng phù hợp bởi cán bộ y tế [8].

Người bán lẻ thuốc (NBLT) đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ

ban đầu cho người dân trong đó có cung cấp và sử dụng các SPTD một cách hiệu quả,

an toàn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra dược sĩ tại nhiều quốc gia còn chưa

nhận thức được vai trò của mình đối với các SPTD [2], [5].

Việt Nam là một quốc gia có nguồn dược liệu phong phú tạo điều kiện thuận lợi

cho việc phát triển các SPTD. Sự xuất hiện của các SPTD với dạng bào chế hiện đại

giúp cho các sản phẩm này có thể được cung ứng rộng rãi và thuận lợi qua các nhà

thuốc trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc đảm bảo sử dụng SPTD được hợp lý, an toàn

và hiệu quả có vai trò quan trọng của người bán lẻ thuốc. Vì vậy câu hỏi đặt ra là thái

độ và thực hành của NBLT đối với các SPTD là như thế nào? Xuất phát từ mong

muốn trên, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: Mô tả thái độ và thực hành

của người bán lẻ thuốc đối với các sản phẩm thảo dược.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 27-33

28

Đối tượng nghiên cứu: Người bán lẻ thuốc trên địa bàn Hà Nội. Tiêu chuẩn

lựa chọn NBLT đã tốt nghiệp một trường đại học/ cao đẳng hoặc trung cấp dược và

đang hành nghề tại nhà thuốc. Tiêu chuẩn loại trừ là NBLT không đồng ý tham gia

nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận

tiện. Nghiên cứu viên xác định lộ trình di chuyển trên 6 quận (Đống Đa, Hoàng Mai,

Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Ba Đình). Nghiên cứu viên đi theo lộ trình

xác định, gặp nhà thuốc nào sẽ vào nhà thuốc đó và mời tham gia nghiên cứu. Nếu nhà

thuốc đồng ý tham gia nghiên cứu thì sẽ tiến hành khảo sát.

Phương pháp thu thập số liệu: Khảo sát bằng bộ câu hỏi có cấu trúc. Bộ câu

hỏi được xây dựng dựa trên tổng quan một số nghiên cứu đã được công bố [1], [3], [6].

Tiến hành khảo sát thử tại 10 nhà thuốc. Sau đó điều chỉnh bộ câu hỏi phù hợp với bối

cảnh tại Việt Nam và dễ hiểu.

Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được nhập vào phần mềm Epi info 7,

sau đó trích xuất ra excel và sử dụng phần mềm R 3.5.3. để phân tích. Sử dụng thống

kê mô tả để trình bày số liệu. Biến phân loại (catagorical variable) được tính toán và

trình bày theo tần suất và tỷ lệ. Biến liên tục hay số (continuous variable) được trình

bày theo giá trị trung bình (SD).

Kết quả nghiên cứu

Đặc điểm của người tham gia nghiên cứu

Nghiên cứu phát ra 200 phiếu thu về 148 phiếu. Tỷ lệ phản hồi là 74,0 %. Đặc

điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1: Đặc điểm chung của NBLT và nhà thuốc

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Giới (n = 142)

Nam

Nữ

19

123

13,4

86,6

Tuổi n = 123)

20 – 29

30 – 39

≥ 40

90

28

5

73,2

22,8

4,1

Kinh nghiệm tại nhà thuốc (năm) (n = 127)

< 3

3-5

>5

47

46

34

37,0

36,2

26,8

Trình độ chuyên môn (n= 139)

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

15

58

66

10,8

41,7

47,5

Vị trí công tác (n = 142)

Chủ đầu tư nhà thuốc

Nhân viên

43

99

30,3

69,7

Nhóm SPTD phân phối nhiều (n = 148)

Điều trị ho

An thần, mất ngủ

Tăng sức đề kháng

Giảm béo

Bổ sung vitamin

Khác

136

117

86

46

30

14

92,5

79,1

58,1

31,1

20,4

9,4

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 27-33

29

Ba phần tư (73,2 %) số người tham gia nghiên cứu ở độ tuổi trẻ 20 - 29. 69,7 %

đối tượng tham gia nghiên cứu là nhân viên nhà thuốc và trình độ chủ yếu là trung cấp

dược và cao đẳng dược (89,2 %). Kinh nghiệm làm việc của người tham gia nghiên

cứu chủ yếu dưới 5 năm, chỉ khoảng 1/5 người được khảo sát có kinh nghiệm trên 5

năm. Các nhóm SPTD được cung ứng khá đa dạng gồm sản phẩm điều trị ho (92,5 %);

an thần, mất ngủ (79,1 %), tăng sức đề kháng (58,1 %).

Thái độ của người bán lẻ thuốc về sản phẩm thảo dược

Thái độ của NBLT đối với các SPTD được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2: Thái độ của NBLT về sản phẩm thảo dược

Nội dung 1*,

n(%)

2*,

n(%)

3*,

n(%)

4*,

n(%)

5*,

n(%)

Trung bình

(SD)

SPTD có hiệu quả - 5

(3,4)

26

(17,6)

114

(77,0)

3

(2,0)

3,78

(0,53)

Chỉ người bệnh thất bại với

phác đồ điều trị/ thuốc hoá

dược mới sử dụng SPTD

19

(12,8)

70

(47,3)

40

(27,0)

19

(12,8) -

2,40

(0,87)

SPTD được nghiên cứu đầy

đủ

3

(2,1)

25

(17,4)

62

(43,1)

49

(34,0)

5

(3,5)

3,19

(0,84)

SPTD ít tác dụng không

mong muốn hơn thuốc hoá

dược

-

10

(6,8)

36

(24,5)

92

(62,6)

9

(6,1)

3,68

(0,69)

SPTD ít xảy ra tương tác

với thuốc hoá dược

1

(0,7)

17

(11,6)

49

(33,6)

75

(51,4)

4

(2,7)

3,44

(0,76)

SPTD chỉ nên được bán ở

nhà thuốc -

36

(24,3)

28

(18,9)

77

(52,0)

7

(4,7)

3,37

(0,91)

NBLT có trách nhiệm cung

cấp thông tin về SPTD -

1

(0,0)

4

(2.7)

106

(71,6)

37

(25,0)

4,21

(0,51)

Đào tạo liên tục về SPTD

nên bắt buộc với NBLT -

30

(20,4)

41

(27.9)

65

(44,2)

11

(7,5)

3,39

(0,89)

Cần tăng cường quy định

liên quan đến SPTD -

5

(9,5)

33

(22,4)

95

(64,6)

14

(9,5)

3,80

(0,65)

Chú thích:* 1-5: Từ rất không đồng ý đến rất đồng ý

SPTD được NBLT đánh giá là hiệu quả và an toàn với người sử dụng (trung

bình: 3,78). 79,0 % NBLT “đồng ý” và “rất đồng ý” rằng SPTD có hiệu quả. Phần lớn

NBLT cho rằng SPTD là an toàn (68,7 % NBLT cho rằng SPTD ít tác dụng không

mong muốn và 54,1 % NBLT cho rằng SPTD ít xảy ra tương tác với thuốc hóa dược).

Tuy nhiên, chỉ có 37,5 % NBLT cho rằng SPTD được nghiên cứu đầy đủ. SPTD có

thể sử dụng ngay từ đầu để điều trị cho người bệnh thể hiện qua tỉ lệ 60,1 % NBLT

không đồng ý với quan điểm "người bệnh thất bại với phác đồ điều trị hoặc thuốc hoá

dược mới sử dụng SPTD".

Có một tỷ lệ đồng thuận cao của NBLT (96,6 % đồng ý và rất đồng ý) về trách

nhiệm của họ trong cung cấp thông tin về các SPTD cho khách hàng và đồng thuận

rằng nhà thuốc trong cộng đồng là nơi phù hợp để cung ứng các SPTD (trên 50 %).

Do đó, để đảm bảo kiến thức thì 51,7 % NBLT cho rằng việc đào tạo liên tục về SPTD

là cần thiết. Phần lớn NBLT (74,1 %) cũng cho rằng cần tăng cường các quy định

pháp luật liên quan đến SPTD.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 27-33

30

Thực hành và rào cản của người bán lẻ thuốc liên quan đến sản phẩm thảo dược

Thực hành của NBLT với SPTD được trình bày trong bảng 3.

Bảng 3: Thực hành của NBLT về sản phẩm thảo dược

Nội dung 1*,

n(%)

2*,

n(%)

3*,

n(%)

4*,

n(%)

5*,

n(%)

Trung bình

(SD)

Có bán hoặc phân phối

SPTD

- 1

(0,7)

78

(52,7)

55

(37,2)

14

(9,5)

3,55

(0,67)

Sử dụng SPTD cho

chính bản thân

11

(7,4)

37

(25,0)

76

(51,4)

20

(13,5)

4

(2,7)

2,79

(0,87)

Nhận được yêu cầu mua

SPTD từ người bệnh/

KH

- 4

(2,7)

106

(72,1)

33

(22,4)

4

(2,7)

3,25

(0,55)

Tư vấn cho khách hàng

về SPTD

- 1

(0,7)

97

(65,5)

42

(28,4)

97

(65,5)

3,39

(0,60)

Chú thích:* 1: Chưa từng bán; 2: Hiếm; 3: Thỉnh thoảng; 4: Thường xuyên; 5: Luôn

luôn

Thực hành của NBLT có liên quan đến cung ứng SPTD là phổ biến tại các cơ

sở bán lẻ. Đa số NBLT thỉnh thoảng, thường xuyên và luôn luôn bán và nhận được yêu

cầu mua SPTD từ khách hàng (tỉ lệ tương ứng là 99,3 % và 97,3 %). Do đó, tư vấn cho

khách hàng về sử dụng SPTD cũng diễn ra phổ biến (99,3 % từ mức thỉnh thoảng trở

lên). SPTD cũng được NBLT sử dụng cho chính bản thân (67,6 % NBLT đã sử dụng

từ mức thỉnh thoảng đến luôn luôn cho bản thân).

Đánh giá của NBLT về tần suất tư vấn các nội dung chỉ định, liều dùng, thời

gian điều trị, tác dụng phụ, tương tác của các SPTD được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4: Tần suất NBLT tư vấn về sản phẩm thảo dược

Nội dung Không

bao giờ

Khi phù

hợp

Chỉ khi khách

hàng yêu cầu

Với tất cả

khách hàng

Chỉ định - 37

(25,2)

9

(6,1)

101

(68,7)

Liều dùng 1

(0,7)

23

(15,5)

16

(10,8)

108

(73,0)

Thời gian một đợt điều trị 3

(2,0)

31

(20,9)

16

(10,8)

98

(66,2)

Tác dụng không mong muốn 11

(7,4)

68

(45,9)

28

(18,9)

41

(27,7)

Tương tác quan trọng 18

(12,3)

68

(46,6)

23

(15,8)

37

(25,3)

Các thông tin liên quan đến sử dụng SPTD như chỉ định, liều dùng và thời gian

của một đợt điều trị được tư vấn với hầu hết khách hàng (tỉ lệ tương ứng là 68,7 %,

73,0 % và 66,2 %). Tuy nhiên, những thông tin nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh

như tác dụng không mong muốn và tương tác lại ít được NBLT tư vấn cho tất cả

khách hàng (27,7 % và 25,3 % NBLT tư vấn những thông tin này). Những thông tin

này thường chỉ được tư vấn khi thích hợp hoặc khi khách hàng có yêu cầu .

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 27-33

31

Một số rào cản khi thực hiện hoạt động liên quan đến SPTD được trình bày ở

hình 1.

Hình 1. Rào cản của NBLT khi thực hiện hoạt động liên quan đến SPTD

Thiếu bằng chứng khoa học về SPTD và không rõ về vai trò chuyên môn của

người bán lẻ thuốc là rào cản phổ biến nhất (đều chiếm tỉ lệ 70,6 % người được khảo

sát lựa chọn). Tuy nhiên, chỉ có ¼ NBLT thấy khó khăn về thiếu kiến thức chuyên

môn. Những rào cản về khả năng chi trả của khách hàng (35,7 %) hay thiếu thời gian

(41,5 %) cũng được ghi nhận.

Bàn luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy 79,0 % NBLT lựa chọn "đồng ý” và “rất đồng ý”

rằng SPTD có hiệu quả. Kết quả này tương đồng với kết quả từ nghiên cứu tại một số

quốc gia Châu Á và Châu Phi (Saudi Arabia, Ethiopia và Palestine) [1], [3], [6]. Phần

lớn người bán lẻ thuốc tại Hà Nội cho rằng SPTD được cho là an toàn và ít tác dụng

không mong muốn. Niềm tin về tính an toàn của SPTD cũng được chỉ ra trong một số

nghiên cứu khác trên thế giới [1], [3], [6]. Tuy nhiên, thực tế nếu không được sử dụng

đúng thì SPTD có thể gây ra phản ứng có hại và đã được ghi nhận trên lâm sàng. Theo

báo cáo của Trung tâm DI & ADR quốc gia, trong số 9266 báo cáo ADR gửi về trung

tâm năm 2015 thì có 145 báo cáo ADR là về các thuốc dược liệu, chiếm 1,6 % các báo

cáo [9].

Trên 50 % NBLT trong nghiên cứu của chúng tôi không đồng ý rằng chỉ những

người bệnh thất bại với phác đồ điều trị/ thuốc hoá dược mới phải sử dụng SPTD. Kết

quả này tương tự với kết quả nghiên cứu tại Saudi Arabia [1] nhưng khác với nghiên

cứu tại Ethiopia [3]. Điều này có thể do sự khác biệt về văn hoá trong sử dụng SPTD

tại các quốc gia. Người Việt Nam có niềm tin các SPTD là an toàn và hiệu quả do đó

họ có xu hướng ưu tiên sử dụng các SPTD mà có thể đã hoặc chưa sử dụng các phác

đồ điều trị/ thuốc hoá dược.

Y học cần dựa trên bằng chứng. Tuy nhiên, các thực hành liên quan đến SPTD

của người bán lẻ lại chưa tuân thủ đầy đủ theo quan điểm này. Quan điểm SPTD là an

toàn và hiệu quả nhưng lại chưa dựa trên các kết quả nghiên cứu. Phần lớn NBLT đã

cho rằng SPTD là an toàn và hiệu quả nhưng chỉ có 37,5 % NBLT “đồng ý” và “rất

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 27-33

32

đồng ý” về ý kiến SPTD được nghiên cứu đầy đủ. Kết quả này khác với kết quả nghiên

cứu tại Ethiopia [3].

Hơn một nửa (56,7 %) NBLT đồng ý là SPTD chỉ nên bán ở nhà thuốc. Tỉ lệ

này đạt mức tương tự nghiên cứu ở Saudi Arabia (79,0 % NBLT) [1]. Mặc dù cho rằng

các SPTD là an toàn nhưng phần lớn NBLT lại đồng ý SPTD chỉ nên bán ở nhà thuốc

- nơi có các quy định nghiêm ngặt hơn trong cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên, quy định

chỉ bán SPTD tại nhà thuốc rất khó được triển khai do nhiều SPTD là thực phẩm chức

năng và theo quy định tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam thì các thực phẩm chức

năng được phép bày bán ở nhiều địa điểm khác như siêu thị, cửa hàng ... [7].

NBLT cũng cho rằng đào tạo liên tục nên bắt buộc với người bán lẻ và cần tăng

cường các quy định pháp luật liên quan đến SPTD (tỉ lệ lần lượt là 51,7 %, 74,1 %).

Kết quả này tương tự nghiên cứu ở Palestin (tỉ lệ cho rằng đào tạo liên tục về SPTD và

cần tăng cường các quy định liên quan đến SPTD tương ứng là 91,7 %, 88,0 %) [6].

Như vậy có thể thấy người bán lẻ thuốc có nhận thức rằng cần phải có đào tạo về

nhóm SPTD. Điều này có thể là do đây là nhóm sản phẩm có số lượng ngày càng tăng

tại nhà thuốc và các chương trình đào tạo dược hiện nay chưa chú trọng đến đào tạo

các SPTD có bao bì hiện đại.

Kết quả đánh giá về tần suất NBLT bán, tư vấn SPTD trong nghiên cứu của

chúng tôi tương tự nghiên cứu tại Saudi Arabia và Palestine nhưng cao hơn nghiên cứu

tại Ethiopia. Điều này có thể giải thích là hoạt động bán SPTD còn liên quan đến nhu

cầu từ phía khách hàng. Trong nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu tại Saudi

Arabia và Palestine thì tỉ lệ khách hàng yêu cầu mua SPTD cao còn tại Ethiopia thì tỉ

lệ này lại thấp [1], [3], [6]. Ngoài ra, khác biệt trong văn hoá về thời điểm sử dụng

SPTD trước hay sau phác đồ/ thuốc điều trị tân dược cũng ảnh hưởng đến vấn đề này.

Tại các quốc gia có tỉ lệ bán, tư vấn SPTD cao thì NBLT quan điểm có thể sử dụng

SPTD ngay từ đầu còn tại quốc gia tỉ lệ bán, tư vấn SPTD thấp thì quan điểm sử dụng

SPTD sau phác đồ/ thuốc điều trị [1], [3], [6].

Một số rào cản chính mà NBLT khi thực hiện các hoạt động liên quan đến

SPTD trong nghiên cứu của chúng tôi đó là thiếu bằng chứng khoa học và không rõ về

vai trò chuyên môn của NBLT (tỉ lệ đều là 70,6 %). Kết quả này khác với nghiên cứu

tại Ethiopia trong đó đã chỉ ra rào cản chính của dược sĩ là thiếu kiến thức chuyên

môn, hạn chế trong truy cập thông tin [3]. Như vậy, tại các quốc gia khác nhau thì rào

cản khi thực hiện các hoạt động liên quan đến SPTD là khác nhau. Tại Việt Nam cần

có ban hành những quy định cụ thể hơn trong việc cung ứng và sử dụng SPTD.

Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam khảo sát

thái độ, thực hành của NBLT về các SPTD. Nghiên cứu đã cung cấp thông tin ban đầu

khái quát về thái độ, thực hành của NBLT với SPTD, là tiền đề cho các nghiên cứu

tiếp theo. Nghiên cứu này đã đánh giá chung thực hành của NBLT về cả thuốc và thực

phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược do hầu hết NBLT trong thực hành chưa có

sự phân biệt giữa hai nhóm sản phẩm này. Đây cũng là một trong các hạn chế của

nghiên cứu do tại Việt Nam 2 nhóm sản phẩm này có quy định và được quản lý bởi 2

đơn vị khác nhau (Cục quản lý Dược và Cục vệ sinh an toàn thực phẩm).

Kết luận

Người bán lẻ có thái độ cho rằng các sản phẩm thảo dược có hiệu quả và an

toàn nhưng việc cung ứng và sử dụng chưa dựa trên y học bằng chứng. Người bán lẻ

thuốc cũng cho rằng cần đào tạo liên tục bắt buộc về sản phẩm thảo dược và cần tăng

cường các quy định quản lý liên quan đến nhóm sản phẩm này. Về thực hành, người

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 27-33

33

bán lẻ thuốc thường bán và phân phối các sản phẩm thảo dược tại nhà thuốc nhưng

thường ít tư vấn về tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc. Do đó cần có đào

tạo cho người bán lẻ thuốc về sản phẩm thảo dược trong đó chú trọng đến tác dụng

không mong muốn và tương tác thuốc.

Tài liệu tham khảo

1. Alsayari A., Almghaslah D, Khaled A, et al. (2018), “Community pharmacists’

knowledge, attitudes, and practice of herbal medicines in Asir Region,

Kingdom of Saudi Arabia”, Evid Based Complement Alternat Med.

2. Ibrahim A. , Scott J. (2013), “Community pharmacists in Khartoum State,

Sudan: their current roles and perspectives on pharmaceutical care

implementation”, Int J Clin Pharm, 35(2): p. 236-43.

3. Asmelashe Gelayee D., Binega Mekonnen G, Asrade Atnafe S., et al. (2017),

“Herbal medicines: Personal use, knowledge, attitude, dispensing practice, and

the barriers among community pharmacists in Gondar, Northwest Ethiopia”,

Evid Based Complement Alternat Med.

4. Martin Ekor (2014), “The growing use of herbal medicines: issue relating to

adverse reactions and challenges in Monitoring safety”, Front Pharmacol,

10(4): p. 177.

5. Song M., Ung C., Lee V. W., et al. (2017), “Community pharmacsits’

perceptions about pharmaceutical service of over-the-counter traditional

Chinese medicine: a survey study in Harbin of China”, BMC Complement

Altern Med, 17(1): p. 9.

6. Khdour Maher R., Kurdi Manar, Hallak Hussein O., et al. (2016),

“Pharmacists’ knowledge, attitudes and practices towards herbal remedies in

West Bank, Palestine”, International Archives of medicine.

7. Tyler Smith, Kimberly Kawa, Veronica Eckl, et al. (2018), “Herbal Supplement

Sales in US Increased 8.5% in 2017, Topping $8 Billion”, The Journal of the

American Botanical Council,, 119: p. 62-71.

8. Elmer G. W., Lafferty W.E., Tyree P.T, et al. (2007), “Potential interactions

between complementary/alternative products and conventional medicines in a

Medicare poplulation”, Ann Pharmacother, 41(10): p. 1617-24.

9. Trung tâm DI & ADR Quốc gia (2015), Tổng kết công tác báo cáo ADR năm

2015; Available from:

http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/baocaotongket.aspx.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 34-41

34

Phân tích hiệu quả của tigecyclin trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng

trên bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Thị Tuyến1, Tạ Thị Anh Đào1, Vũ Đình Hòa1*,

Đỗ Thị Hồng Gấm2, Mai Văn Cường2,

Đào Xuân Cơ2, Nguyễn Gia Bình2, Nguyễn Hoàng Anh1,

1Trung tâm DI & ADR Quốc Gia, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2Bệnh viện Bạch Mai

*Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 15/7/2020 – Ngày duyệt đăng: 21/10/2020)

SUMMARY

The use of tigecycline in complicated intra-abdominal infection (cIAI) was

investigated and the treatment outcomes of tigecyclin – based regimens on patients

was compared to the one without tigecycline. Propensity score matching (PSM) was

applied to minimize the bias between two groups of patients. After matching, 108

patients were retained for analysis including 42 patients with tigecycline-based

regimens and 66 patients with and other antibiotics. The age, gender, weight,

APACHE II, chalson score, sepsis shock, organ failure, K. pneumoniae, A. baumannii,

P. aegurinosa isolation, combination with colistin or amikacin between two groups

were not significant different. In univariate analysis, patients with tigecycline did not

show significant different in treatment outcome. Nevertheless, after adjusted by age,

gender, weight, conditions of cIAI, high APACHE II score (≥ 13) and abdominal

surgery, tigecyclin treatment was significant predictor to treatment success (OR: 7.13;

95 %CI: 1.93-26.3) in multivariate analysis. Tigecyclin treatment was likely a potential

choice to improve the treatment outcome for cIAI.

Từ khóa: bệnh nhân nặng, nhiễm khuẩn ổ bụng, tigecyclin.

Đặt vấn đề

Nhiễm khuẩn ổ bụng (NKOB) là một trong các nguyên nhân phổ biến gây tử vong

tại các đơn vị hồi sức tích cực, tỷ lệ tử vong có thể lên tới gần 30 % [3]. Căn nguyên

chủ yếu gây nhiễm khuẩn ổ bụng là các vi khuẩn họ Enterobacteriaceae [3], [5]. Tại

Việt Nam, các chủng vi khuẩn này kháng carbapenem đã xuất hiện và ngày càng gia

tăng. Trên 50 % số bệnh nhân nhập viện được xác định quần cư vi khuẩn kháng

carbapenem - nhóm kháng sinh dự trữ để điều trị các chủng Enterobacteriaceae sinh

ESBL [10]. Điều này đặt ra yêu cầu cần phát triển các kháng sinh mới có hiệu quả

chống lại các vi khuẩn kháng thuốc cũng như quản lý sử dụng các kháng sinh này để

bảo tồn hiệu quả của thuốc.

Tigecyclin là kháng sinh mới, được cấp phép điều trị NKOB có biến chứng [4].

Các thử nghiệm lâm sàng trong giai đoạn phát triển thuốc đã được thực hiện trên các

bệnh nhân nhiễm khuẩn có mức độ nặng trung bình, tỷ lệ tử vong dưới 5 % [6]. Tuy

nhiên, gần đây một nghiên cứu quan sát trong thực hành lâm sàng cho thấy kháng sinh

này chủ yếu được sử dụng trên các bệnh nhân có mức độ nhiễm khuẩn nghiêm trọng

hơn, với tỷ lệ tử vong khoảng 10 % [2]. Kết quả từ nghiên cứu này ghi nhận quần thể

bệnh nhân nặng có đáp ứng điều trị tương đối tốt với tigecyclin. Tuy nhiên, việc phiên

giải dữ liệu còn khá hạn chế do nghiên cứu này không có nhóm đối chứng. Để khắc

phục nhược điểm trên, có thể ghép cặp nhóm bệnh nhân sử dụng tigecyclin và nhóm

bệnh nhân sử dụng kháng sinh khác để đồng nhất các đặc điểm nhân khẩu học, lâm

sàng và phác đồ điều trị thông qua phương pháp ghép cặp điểm xác suất [9]. Vì vậy

với mục tiêu so sánh hiệu quả điều trị của tigecyclin và kháng sinh khác, chúng tôi

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 34-41

35

thực hiện nghiên cứu này thông qua tiếp cận phương pháp ghép cặp điểm xác suất để

đánh giá hiệu quả của tigecyclin trong điều trị NKOB có biến chứng ở bệnh nhân điều

trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.

Đối tượng và phương pháp

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành trên bệnh nhân nội trú có chẩn đoán nhiễm khuẩn ổ bụng

tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai thông qua ghi nhận hồi cứu hồ sơ bệnh

án của bệnh nhân. Lựa chọn bệnh án của bệnh nhân sử dụng phác đồ kháng sinh chứa

tigecyclin (nhóm TGC) hoặc phác đồ kháng sinh không chứa tigecyclin (các thuốc

nhóm beta-lactam – nhóm không TGC) trong thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng

10/2017; loại trừ bệnh án của bệnh nhân có thời gian dùng kháng sinh ít hơn 48 giờ,

trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu thuần tập hồi cứu so sánh hiệu quả điều trị giữa nhóm TGC và

nhóm không TGC từ dữ liệu hồ sơ bệnh án nội trú của các bệnh nhân thỏa mãn tiêu

chuẩn lựa chọn và loại trừ.

Sơ đồ thu thập bệnh án của bệnh nhân NKOB sử dụng tigecyclin và không sử

dụng tigecyclin từ tháng 01/2016 đến tháng 10/2017 được trình bày trong hình 1. Kết

quả thu được 50 bệnh án của các bệnh nhân NKOB dùng tigecyclin và 227 bệnh án

của các bệnh nhân NKOB không dùng tigecyclin. Sau khi ghép cặp đối chứng thu

được 42 bệnh nhân nhóm TGC và 66 bệnh nhân nhóm đối chứng không đùng TGC.

Hinh 1. Quy trình thu thập bệnh án của bệnh nhân nhiễm khuẩn ổ bụng

nhóm dùng tigecyclin và nhóm không dùng tigecyclin

Hiệu quả lâm sàng được đánh giá bởi 1 bác sĩ điều trị trong nhóm nghiên cứu.

Bệnh nhân được đánh giá đạt hiệu quả lâm sàng nếu khỏi hoặc cải thiện các triệu

chứng của nhiễm khuẩn ổ bụng. Chữa khỏi khi tất cả các dấu hiệu/triệu chứng ban đầu

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 34-41

36

đều khỏi và không xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn mới (hết buồn nôn, nôn; hết đau

bụng; hết cứng thành bụng; không có phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc; hết

sốt (≤ 37 độ); có nhu động ruột; nhịp tim; nhịp thở; bạch cầu; C-reaction protein

(CRP); procalcitonin (PCT) đều trở về ngưỡng bình thường và không còn dịch ổ

bụng/áp xe nếu có siêu âm/chụp cắt lớp ổ bụng), đồng thời, không cần can thiệp phẫu

thuật hoặc dẫn lưu lại. Bệnh nhân được đánh giá cải thiện khi đáp ứng tất cả các tiêu

chí (1) hết cứng thành bụng và có nhu động ruột; (2) một trong các triệu chứng lâm

sàng hoặc cận lâm sàng sau có xu hướng cải thiện: đỡ sốt (> 37 độ và ≤ 38.3 độ); nhịp

tim, nhịp thở giảm so với lúc đầu (giảm > 20 %); bạch cầu (4000-12000 tế bào/mm3),

CRP giảm > 70 %, PCT giảm > 80 % so với lúc đầu; (3) giảm liều hoặc cắt được vận

mạch nếu ban đầu bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn hoặc cần dùng thuốc vận mạch; (4)

giảm lượng dịch dẫn lưu, dịch tồn dư dạ dày so với lúc đầu; (5) Không cần can thiệp

phẫu thuật hoặc dẫn lưu lại.

Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý thống kê mô tả, phương pháp ghép cặp, hồi

quy logistic Stepwise bằng Microsoft Excel 2010 và SPSS 23.

Phương pháp ghép cặp giữa nhóm bệnh và nhóm chứng được thực hiện dựa

trên ghép cặp điểm xác suất PSM (propensity score matching). Thực hiện ghép cặp

bệnh nhân trong quần thể bệnh nhân trong nhóm TGC với các bệnh nhân nhóm không

dùng TGC với các với tỷ lệ 1 bệnh: 2 đối chứng. Các biến số được đưa vào trong mô

hình ghép cặp gồm: tuổi, cân nặng, giới tính, điểm APACHE II, điểm Charlson, nhiễm

khuẩn ổ bụng có suy đa tạng/sốc nhiễm khuẩn, phân lập được P. aeruginosa, K.

pneumoniae, A. baumannii, E. coli, phác đồ phối hợp với colistin, phác đồ phối hợp

với amikacin.

Kết quả nghiên cứu

Ảnh hưởng tương đối của các biến thuộc về đặc điểm mẫu nghiên cứu trên

được minh họa theo hình 2.

Hinh 2. Phân phối của điểm xác suất trong quần thể nghiên cứu

Kết quả so sánh đặc điểm chung của bệnh nhân, mức độ nặng của bệnh, tác

nhân gây bệnh và phác đồ phối hợp giữa nhóm bệnh và nhóm chứng trước và sau khi

ghép cặp được trình bày trong bảng 1.

(a) Sự khác nhau tổng

quát trước và sau PSM

(b) Phân phối điểm xác

suất trước và sau PSM

(c) Khác biệt tổng quát

giá trị trung bình trước

và sau PSM

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 34-41

37

Bảng 1. Đặc điểm hai nhóm bệnh nhân sử dụng tigecyclin và nhóm chứng trước và

sau khi ghép cặp

Đặc điểm Trước ghép cặp Sau ghép cặp

Nhóm sử dụng

tigecyclin

N = 50

Nhóm không sử dụng

tigecyclin

N = 227

Nhóm sử dụng

tigecyclin

N = 42

Nhóm không sử

dụng tigecyclin

N = 66

Tuổi 56 (24 - 87) 46 (19 - 93) 58,0 ± 16,4 52,3 ± 16,1

Cân nặng 60,5 (42 - 110) 62 (25 - 157) 60,5 (42-110) 64,75 (25-157)

Giới nam 35 (70%) 181 (79,7%) 26 (61,9%) 49 (74,2%)

APACHE II 15 (3 - 29) 8 (0 - 30) 15,0 ± 6,1 13,1 ± 6,9

Charlson 1 (0 - 4) 0 (0 - 4) 1 (0-4) 0 (0-4)

NKOB có suy đa

tạng/sốc NK

44 (88%) 60 (26,4%) 36 (85,7%) 55 (83,3%)

Phân lập ra

P.aeruginosa

5 (10%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Phân lập ra

K.pneumoniae

5 (10%) 7 (3,1%) 4 (9,5%) 6 (9,1%)

Phân lập ra A.

baumannii

4 (8%) 12 (5,3%) 3 (7,1%) 4 (6,1%)

Phân lập ra E.

coli

5 (10%) 8 (3,5%) 3 (7,1%) 5 (7,6%)

Phác đồ có phối

hợp colistin

17 (34%) 17 (7,5%) 11 (26,2%) 11 (16,7%)

Phác đồ có phối

hợp amikacin

10 (20%) 30 (13,2%) 9 (21,4%) 15 (22,7%)

Nhìn chung trước khi ghép cặp, đặc điểm của nhóm bệnh và nhóm chứng có sự

khác biệt đáng kể. Các đặc điểm về tuổi, điểm Charlson, có suy đa tạng/sốc nhiễm

khuẩn, tỷ lệ bệnh nhân phân lập ra các vi khuẩn P. aeruginosa, K.pneumoniae,

A.baumannii, E. coli và tỷ lệ bệnh nhân được phối hợp với colistin ở nhóm bệnh đều

cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng.

Sau khi thực hiện PSM, số lượng bệnh nhân giảm đáng kể. Nhóm bệnh còn lại 42

bệnh nhân được ghép cặp với 66 bệnh nhân trong nhóm chứng. Sau khi ghép cặp, các

đặc điểm về tuổi, cân nặng, giới tính, điểm APACHE II, điểm Charlson, có suy đa

tạng/sốc nhiễm khuẩn, phân lập ra P. aeruginosa, K. pneumoniae, A. baumannii, E.

coli, phác đồ phối hợp với colistin, phác đồ phối hợp với amikacin không còn sự khác

biệt giữa 2 nhóm với giá trị p > 0,05.

Các đặc điểm liên quan đến việc sử dụng tigecyclin trong 42 bệnh án đã ghép cặp

được chúng tôi tổng kết và trình bày trong bảng 2.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 34-41

38

Bảng 2. Đặc điểm sử dụng tigecyclin

Nội dung Số bệnh nhân, n (%)

N = 42

Đặc điểm về phác đồ

Phác đồ ban đầu

Phác đồ thay thế

Các kháng sinh phối hợp (*)

carbapenem

colistin

aminoglycosid

glycopeptid

quinolon

fosfomycin

29 (69,0%)

13 (31,0%)

42 (100%)

41 (97,6%)

11 (26,2%)

9 (21,4%)

4 (9,5%)

1 (2,4%)

1 (2,4%)

Đáp ứng lâm sàng 32 (76,2%)

(*): Không có bệnh nhân nào được dùng tigecyclin đơn độc

Đa số bệnh nhân được chỉ định tigecyclin trong phác đồ ban đầu, với tỷ lệ 69,0 %.

Trong cả hai loại phác đồ, tigecyclin đều được dùng phối hợp với các kháng sinh khác.

Kháng sinh được phối hợp nhiều nhất với tigecyclin là carbapenem và colistin, với tỷ

lệ tương ứng là 97,6 % và 26,2 %. Tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị tương đối cao

với 76,2 %.

Các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị trong phân tích đơn biến và đa biến

được trình bày trong bảng 3. Kết quả từ phân tích đơn biến cho thấy sử dụng tigecyclin

và phẫu thuật ổ bụng chưa có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả điều trị.

Ngược lại, yếu tố bệnh nhân NKOB có biến chứng hoặc điểm APACHE ≥13 ảnh

hưởng rất lớn đến đáp ứng lâm sàng, với khả năng thành công thấp hơn khoảng 3 lần

so với nhóm bệnh nhân không có các yếu tố này. Các thông số này có thể có mối liên

quan với việc dùng tigecyclin nên tiếp tục được đưa vào mô hình phân tích đa biến để

hiệu chỉnh.

Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng trong

phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến Yếu tố Thành

công

(n = 72)

Không

thành công

(n = 36)

Phân tích

đơn biến

Phân tích đa biến

OR (95% CI) aOR 95% CI p

Phác đồ có

tigecyclin

32 10 2,08 (0,88-

4,94)

7,13 (1,93-26,3) 0,003

NKOB có biến

chứng

48

31 0,32 (0,11-

0,94)

0,26 (0,08-0,92) 0,036

APACHE II ≥ 13

32 25 0,35 (0,15-

0,82)

0,32 (0,12-0,86) 0,024

Phẫu thuật ổ

bụng

19 14 0,56 (0,24-

1,32)

0,23 (0,06 –

0,87)

0,030

aOR: Tỉ số odd hiệu chỉnh cho tuổi, giới, cân nặng và các biến số còn lại trình bày trong bảng.

Trong phân tích đa biến, kết quả cho thấy sau khi điều chỉnh cho các biến số khác

của mô hình, việc sử dụng tigecyclin có liên quan đến khả năng điều trị thành công cao

hơn, với OR = 7,13, 95 %CI = 1,93-26,3. Các bệnh nhân NKOB có biến chứng, điểm

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 34-41

39

APACHE II ≥13 và có phẫu thuật ổ bụng có liên quan với tỷ lệ điều trị thành công

thấp hơn.

Bàn luận

Trong các nghiên cứu quan sát, việc không tương đồng giữa các nhóm điều trị là

không tránh khỏi. Để đảm bảo tương đồng về đặc điểm bệnh nhân nhóm TGC và

nhóm không TGC, cách tiếp cận hiệu quả là ghép cặp các ca bệnh và ca chứng. Trong

nghiên cứu này, phương pháp ghép cặp giữa nhóm bệnh và nhóm chứng được thực

hiện dựa trên ghép cặp điểm xác suất (PSM). Điểm xác suất là kết quả của một phương

trình hồi quy logistic đa biến, bao gồm các biến độc lập là các yếu tố gây nhiễu. Ghép

cặp xác suất giữa 2 nhóm bệnh và nhóm chứng giúp loại trừ các yếu tố gây nhiễu mà

làm mất một số lượng tối thiểu đối tượng nghiên cứu. Từ tập hợp các điểm xác suất

tính cho tất cả các bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, chúng tôi thực hiện ghép cặp

tỷ lệ 1 nhóm bệnh: 2 nhóm chứng, các điểm gần nhau nhất với độ lệch lớn nhất giữa 2

giá trị điểm xác suất (caliper) là 0,22 (điều này có nghĩa độ lệch chuẩn của log thập

phân của điểm xác suất là 22 %). Việc ghép cặp điểm xác suất được thực hiện không

có sự thay thế và những giá trị không được ghép cặp sẽ được loại trừ. Kết quả sau

PSM, chúng tôi thu được 42 ca bệnh và 66 ca chứng. Kết quả thu được 2 nhóm cân

bằng các chỉ số tuổi, giới, cân nặng, APACHE II, chalson, sốc nhiễm khuẩn, suy đa

tạng, phân lập được K. pneumoniae, A. baumannii, P. aeruginosa hoặc E. coli, phối

hợp colistin, phối hợp với amikacin.

Phần lớn các bệnh nhân NKOB trong mẫu nghiên cứu được sử dụng tigecyclin

trong phác đồ kinh nghiệm, chiếm 69 % và chỉ có 31 % bệnh nhân sử dụng tigecyclin

trong phác đồ thay thế. Theo WSES 2017, tigecyclin là một lựa chọn điều trị NKOB

có biến chứng, đặc biệt trong phác đồ kinh nghiệm do thuốc có hoạt tính kháng nhiều

vi khuẩn kị khí, enterococci, một số chủng họ Enterobacteriaceae, Acinetobacter spp.,

và Stenotrophomonas maltophilia sinh ESBL hoặc sinh carbapenemase [8]. Trong

nghiên cứu này, tất cả các bệnh nhân đều được dùng tigecyclin trong phác đồ phối

hợp. Kết quả này cũng tương tự kết quả trong một nghiên cứu sử dụng tigecyclin trên

bệnh nhân nhiễm khuẩn ổ bụng tại Tây Ban Nha, với tỷ lệ dùng phác đồ có tigecyclin

phối hợp với các kháng sinh khác lên tới 95,7 % bệnh nhân [7]. Trong nghiên cứu này,

kháng sinh dùng phối hợp với tigecyclin nhiều nhất là piperacillin/tazobactam với 43,5

% bệnh nhân và không có bệnh nhân nào được phối hợp với carbapenem và colistin.

Trong khi đó, kháng sinh nhóm carbapenem và colistin là kháng sinh phối hợp với

tigecyclin nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi. Theo hướng dẫn của WSES

2017 và Châu Á 2014, tigecyclin có thể phối hợp piperacillin/tazobactam hoặc

carbapenem trên các bệnh nhân nhiễm khuẩn ổ bụng liên quan đến chăm sóc y tế [5],

[8]. Phác đồ tigecyclin phối hợp với piperacillin/tazobactam có thể làm giảm gánh

nặng cho các kháng sinh nhóm carbapenem. Tigecyclin không có phổ tác dụng trên

trực khuẩn mủ xanh, do đó phối hợp với kháng sinh có phổ trên vi khuẩn này có thể

làm tăng hiệu quả điều trị. Một số nghiên cứu đã chỉ ra các vi khuẩn gram âm tại Khoa

HSTC, Bệnh viện Bạch Mai đã đề kháng với piperacillin/tazobactam ở mức rất cao

dao động từ 50-90%. Bên cạnh đó, các vi khuẩn không chỉ đề kháng với một loại

kháng sinh mà còn đề kháng với nhiều loại kháng sinh và thậm chí đã xuất hiện các

chủng kháng carbapenem [1]. Đây có thể là lý do carbapenem và colistin được phối

hợp với tigecyclin trong điều trị NKOB tại Khoa HSTC.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 34-41

40

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị của nhóm

TGC khá cao với 32/42 (76,2 %). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của

Eckmann (2013) tại 5 nước Châu Âu. Nghiên cứu này cũng ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân

nặng sử dụng tigecyclin có đáp ứng lâm sàng khá cao ở các bệnh nhân NKOB có biến

chứng [2]. Cụ thể, tỷ lệ đáp ứng là 75,2 % ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn mắc phải

tại bệnh viện; 75,8 % ở nhóm bệnh nhân có điểm APACHE II ≥ 15 và 54,2 % ở nhóm

bệnh nhân có điểm SOFA ≥ 7. Nghiên cứu này kết luận tigecyclin có hiệu quả tốt trên

bệnh nhân NKOB có biến chứng mức độ nặng. Kết quả của chúng tôi thấp hơn một

chút so với nghiên cứu của Qvist và cộng sự [7]. Cụ thể là, tỷ lệ thành công ở nhóm

tigecyclin và nhóm ceftriaxon/metronidazol tương ứng với 81,8 % và 79,4 %. Kết quả

khác biệt này có thể do tình trạng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi nặng hơn

với trung vị APACHE II khoảng 15 điểm, trong khi các bệnh nhân trong nghiên cứu

Qvist có trung vị điểm APACHE II chỉ ở mức 6-7 điểm. Như vậy một số thông số có

thể ảnh hưởng đến hiệu quả của tigecyclin như nhiễm khuẩn có/không có biến chứng,

bệnh nhân có/không có phẫu thuật ổ bụng và điểm APACHE.

Trong phân tích đơn biến, hai yếu tố đặc trưng cho mức độ nặng của bệnh nhân

bao gồm NKOB có biến chứng, điểm APACHE II ≥ 13 được ghi nhận có ảnh hưởng

đáng kể đến hiệu quả điều trị với tỷ lệ bệnh nhân được điều trị thành công cao hơn 3

lần so với nhóm không có các yếu tố này. Yếu tố phác đồ chứa tigecyclin và phẫu

thuật ổ bụng chưa cho thấy mối liên quan đến hiệu quả điều trị. Chúng tôi tiếp tục đưa

các thông số này vào hiệu chỉnh trong mô hình đa biến. Sau khi hiệu chỉnh, kết quả

phân tích đa biến cho thấy sử dụng tigecyclin là yếu tố độc lập ảnh hưởng đến hiệu quả

điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng. Các bệnh nhân dùng phác đồ chứa tigecyclin có tỷ lệ

điều trị thành công cao hơn nhiều so với không dùng phác đồ chứa tigecyclin, với OR

là 7,1 và 95 % CI : 1,93-26,3. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với

nghiên cứu gần đây của Solomkin (2016) [9]. Các tác giả cũng đánh giá hiệu quả của

tigecyclin trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng thông qua phương pháp

ghép cặp điểm xác suất, trong đó, có 2.424 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu bao gồm

606 bệnh nhân dùng tigecyclin và 1.818 bệnh nhân sử dụng các kháng sinh khác. Kết

quả cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả lâm sàng, tỷ lệ tái nhập viện và tình

trạng ra viện giữa 2 nhóm. Các yếu tố được đưa vào ghép cặp trong nghiên cứu này

bao gồm tuổi, giới, mức độ nặng của bệnh, nguy cơ tử vong, vị trí nhiễm khuẩn, sử

dụng thuốc vận mạch, thở máy. Ngoài ra, nghiên cứu này thu thập thông tin qua dữ

liệu điện tử với cỡ mẫu rất lớn, gần 2500 bệnh nhân, đồng thời, nghiên cứu không đưa

vào một số các yếu tố như căn nguyên gây bệnh và kháng sinh phối hợp như nghiên

cứu của chúng tôi. Đây có thể là các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về kết quả giữa

2 nghiên cứu.

Hạn chế của nghiên cứu này là nghiên cứu không can thiệp, thu thập dữ liệu từ

thực hành thông qua hồi cứu bệnh án nên một số thông tin có thể thiếu. Do đó, đối với

phần đánh giá hiệu quả lâm sàng, nhóm nghiên cứu đã cố gắng xây dựng tiêu chí đánh

giá chi tiết để thu thập thông tin tối đa từ bệnh án.

Kết luận

Sau ghép cặp điểm xác suất, nhóm sử dụng tigecyclin và nhóm đối chứng đã

cân bằng về các chỉ số mức độ nặng của nhiễm khuẩn, căn nguyên gây bệnh và kháng

sinh phối hợp. Kết quả phân tích đa biến cho thấy hiệu quả của phác đồ chứa

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 34-41

41

tigecyclin cao hơn đáng kể so với phác đồ không chứa tigecyclin trong điều trị bệnh

nhân NKOB có biến chứng với điểm APACHE II ≥ 13 và có phẫu thuật ổ bụng.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hồng Nhung, Nguyễn Thị Tuyến, et al. (2018), "Tình hình đề kháng

kháng sinh của Klebsiella Pneumoniae, Pseudomonas Aeruginosa và

Acinetobacter Baumannii phân lập tại Khoa Hồi sức tích cực và Trung tâm Hô

hấp, Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2012 - 2016", Tạp chí Y học lâm sàng, pp.

43-51.

2. Bassetti M., Eckmann C., et al. (2013), "Prescription behaviours for tigecycline

in real-life clinical practice from five European observational studies", J

Antimicrob Chemother, 68 Suppl 2, pp. ii5-14.

3. Blot S., Antonelli M., et al. (2019), "Epidemiology of intra-abdominal infection

and sepsis in critically ill patients: "AbSeS", a multinational observational

cohort study and ESICM Trials Group Project", Intensive Care Med, 45(12),

pp. 1703-1717.

4. European Medicine Agency (2020), Summary of Product Characteristics:

Tygacil 50mg powder for solution for infusion. Retrieved on October 21th 2020

from https://www.ema.europa.eu/en/documents/product-information/tygacil-

epar-product-information_en.pdf

5. Kurup A., Liau K. H., et al. (2014), "Antibiotic management of complicated

intra-abdominal infections in adults: The Asian perspective", Ann Med Surg

(Lond), 3(3), pp. 85-91.

6. McGovern P. C., Wible M., et al. (2013), "All-cause mortality imbalance in the

tigecycline phase 3 and 4 clinical trials", Int J Antimicrob Agents, 41(5), pp.

463-7.

7. Qvist N., Warren B., et al. (2012), "Efficacy of tigecycline versus ceftriaxone

plus metronidazole for the treatment of complicated intra-abdominal infections:

results from a randomized, controlled trial", Surg Infect (Larchmt), 13(2), pp.

102-9.

8. Sartelli M., Chichom-Mefire A., et al. (2017), "The management of intra-

abdominal infections from a global perspective: 2017 WSES guidelines for

management of intra-abdominal infections", World J Emerg Surg, 12, pp. 29.

9. Solomkin J., Mullins C. D., et al. (2016), "Evaluation of Tigecycline Efficacy

and Post-Discharge Outcomes in a Clinical Practice Population with

Complicated Intra-Abdominal Infection: A Propensity Score-Matched

Analysis", Surg Infect (Larchmt), 17(4), pp. 402-11.

10. Tran D. M., Larsson M., et al. (2019), "High prevalence of colonisation with

carbapenem-resistant Enterobacteriaceae among patients admitted to

Vietnamese hospitals: Risk factors and burden of disease", J Infect, 79(2), pp.

115-122.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 42-49

42

Nghiên cứu tổng hợp N-(3-cloro-4-fluorophenyl)-7-fluoro-6-

nitroquinazolin-4-amin Nguyễn Thị Ngọc1,2, Vũ Thị Hoàng Mai1, Hà Thị Thu Quỳnh1,

Chử Thị Hương Thảo1, Ngô Văn Duy1, Đào Nguyệt Sương Huyền1,

Nguyễn Văn Giang1, Nguyễn Đình Luyện1, Nguyễn Văn Hải1* 1Trường Đại học Dược Hà Nội

2Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

*Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 11/9/2020 – Ngày duyệt đăng: 21/10/2020) SUMMARY

Afatinib and dacomitinib are second-generation EGFR tyrosine kinase

inhibitors (TKIs) approved for the first-line treatment of EGFR mutation-positive non-

small cell lung cancer (NSCLC). These drugs improve the life quality as well as

prolong the overall survival time for the patients. The current paper reports for the

first time in Vietnam an efficient and convenient synthesis of compound N-(3-chloro-4-

fluorophenyl)-7-fluoro-6-nitroquinazolin-4-amine (4), an important intermediate in

the preparation of these drugs. The overall yield from 2-amino-4-fluorobenzoic acid

(1) is 69.4 %. The chemical structures of all synthesized compounds have been

determined by MS, IR and NMR spectroscopies. Several new improvement parameters

have been found by our synthetic process. These results may be useful for the process

development in the synthesis of drug substances bearing 4-aminoquinazoline.

Từ khóa: afatinib, N-(3-cloro-4-fluorophenyl)-7-fluoro-6-nitroquinazolin-4-amin,

giotrif, gilotrif, quinazolin.

Đặt vấn đề

Quinazolin (1,3-diazanaphthalen) là một trong số các dị vòng được quan tâm

nhiều trong quá trình nghiên cứu và phát triển nguyên liệu hóa dược hiện nay [1].

Nhiều dược chất dãy 4-anilinoquinazolin đã được phê duyệt làm thuốc ức chế

tyrosine-kinase (TKI) có tác dụng điều trị tại đích trong một số bệnh ung thư, ví dụ

gefitinib, erlotinib, lapatinib, vandetanib, icotinib, afatinib và dacomitinib; nhiều hợp

chất khác đang tiếp tục được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng (xem Hình 1) [2],

[3], [4], [5]. Trong số đó, afatinib (biệt dược: Gilotrif, Giotrif) và dacomitinib (biệt

dược: Vizimpro) thuộc thế hệ thứ hai, ức chế không thuận nghịch các thụ thể của yếu

tố tăng trưởng biểu bì họ ErbB như EGFR (ErbB1), HER2 (ErbB2) và ErbB4. Chúng

có hiệu quả điều trị tốt, được chỉ định như là lựa chọn đầu (for the first-line) cho ung

thư phổi không phải tế bào nhỏ có gen đột biến [6], [7], [8]. Tuy nhiên, giá thành của

các thuốc này ở Việt Nam còn khá cao đối với đa số bệnh nhân (từ 700 nghìn

đồng/viên nén dưới 50 mg) [9]. Tham khảo các phương pháp sản xuất các thuốc này

cho thấy, một số con đường tổng hợp với quy mô lớn đều đi qua chất trung gian 7-

fluoro-N-(3-cloro-4-fluorophenyl)-6-nitroquinazolin-4-amin (4) [10], [11], [12], [13].

Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là tổng hợp được hợp chất 4 từ acid 2-

amino-4-fluorobenzoic (1) ở quy mô phòng thí nghiệm, trong đó cải tiến được một số

điều kiện của quy trình tổng hợp. Các kết quả thu được sẽ làm cơ sở hữu ích để tiếp

tục phát triển quy trình tổng hợp một số thuốc tác dụng tại đích mang khung 4-

aminoquinazolin.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 42-49

43

Hình 1. Một số thuốc ức chế tyrosin-kinase mang khung 4-anilinoquinazolin

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu

Các hóa chất acid acetic (99,5 %), acid sulfuric (98,0 %), dicloromethan (DCM,

99,5 %), ethyl acetat (99,5 %), methanol (99,9 %), natri sulfat khan (99,5 %), thionyl

clorid (SOCl2, 99,0 %), acid 2-amino-4-fluorobenzoic (98 %), N,N-dimethylformamid

(DMF, 99,5 %), toluen (99,5 %), 3-cloro-4-fluoroanilin (98,0 %), isopropanol (IPA,

99,7 %), triethylamin (TEA, 99,0 %) được mua từ hãng Xilong (Trung Quốc);

formamid (99,5 %) - từ Samchun (Hàn Quốc). HNO3 bốc khói (t°s 80 °C; d 1,50 g/ml)

được điều chế trực tiếp tại phòng thí nghiệm từ NaNO3 và H2SO4 98 %.

Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp các dẫn chất được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Tổng hợp hóa dược

- Bộ môn Công nghiệp Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội. Hợp chất mục tiêu N-(3-

cloro-4-fluorophenyl)-7-fluoro-6-nitroquinazolin-4-amin (4) được tổng hợp dựa trên

các tài liệu [11], [12], [14], [15], [16] qua 4 phản ứng với 3 giai đoạn sau: (i) ngưng tụ

đóng vòng acid 2-amino-4-fluorobenzoic (1) với formamid thu được 7-

fluoroquinazolin-4-(3H)-on (2); (ii) nitro hóa 2 bằng HNO3/H2SO4 thu được 7-fluoro-

6-nitroquinazolin-4-(3H)-on (3); (iii) clor hóa 3 bằng thionyl clorid sau đó xử lý với 3-

cloro-4-fluoroanilin tạo hợp chất amidin 4 (xem Hình 2).

Hình 2. Sơ đồ tổng hợp N-(3-cloro-4-fluorophenyl)-7-fluoro-6-nitroquinazolin-4-

amin (4)

Theo dõi tiến triển của phản ứng bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM)

sử dụng bản mỏng silica gel 60 F254 (Merck) với hệ dung môi khai triển phù hợp. Vết

sắc ký được quan sát dưới đèn UV bước sóng 254 nm. Đo nhiệt độ nóng chảy bằng

máy EZ-Melt (Mỹ). Sử dụng phương pháp cất, kết tủa/kết tinh, lọc, rửa để tinh chế sản

phẩm.

Xác định cấu trúc của sản phẩm tổng hợp bằng các phương pháp phổ: phổ khối

lượng (MS), phổ hồng ngoại (IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR).

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 42-49

44

Phổ MS được ghi với chế độ đo ESI (Electrospray ionization) tại phòng thí nghiệm

Vật liệu hóa học, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc

gia Hà Nội, trên máy LTQ Orbitrap XLTM và tại Viện Hóa Học - Viện Hàn lâm Khoa

học và Công nghệ Việt Nam trên máy LC-MSD-Trap-SL. Phổ IR được ghi tại Phòng

thí nghiệm Hóa dược, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học

Quốc gia Hà Nội, trên máy Shimadzu với kỹ thuật viên nén kali bromid trong vùng

4000-400 cm-1. Phổ NMR được ghi tại Phòng thí nghiệm Hóa dược, Khoa Hóa học,

Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và tại Viện Hóa Học -

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trên máy Bruker 500 MHz, dung môi

DMSO-d6, chất chuẩn nội là tetramethylsilan (TMS).

Thực nghiệm, kết quả

Tổng hợp 7-fluoroquinazolin-4-(3H)-on (2)

Cho 31,03 g (0,2 mol; 1 eq) chất 1 vào bình cầu 2 cổ đáy tròn dung tích 250

mL. Thêm 90,0 mL (2,0 mol; 10 eq) formamid vào bình, sau đó sục khí nitơ vào bình

khoảng 5 phút. Tiến hành đun hỗn hợp phản ứng ở 160 °C trong 1 giờ. Kết thúc phản

ứng, cất loại formamid đến còn khoảng 20 mL (160 °C/130 mbar). Thêm dần 200 ml

nước cất ở nhiệt độ ~90 °C, sau đó làm lạnh hỗn hợp phản ứng đến nhiệt độ phòng, để

kết tủa hoàn toàn. Lọc, rửa tủa 3 lần bằng lượng nước cất vừa đủ. Sấy khô dưới đèn

hồng ngoại thu được sản phẩm 2 có dạng bột xốp, màu trắng. Khối lượng: 29,08 g.

Hiệu suất: 88,6 %. t°nc 247,3-248,2 °C (tài liệu [11] 260,1-261,0 °C, [15] 235-237 °C).

Rf = 0,40 (DCM : MeOH, 50/1). IR (KBr), max (cm-1): 3172 (N-H amid); 3039 (C-H

thơm); 1694 (C=O); 1621 (C=N); 1499, 1456 (C=C thơm); 1253 (C-F). ESI-MS

(MeOH), m/z: 162,7 [M-H]- và 164,4 [M+H]+ (CTPT C8H5ON2F, M=164,14). 1H-

NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 12,30 (1H, br s, H-3, NH); 8,16 (1H, dd, J1 =

6,5 Hz, J2 = 9,0 Hz, H-5); 8,11 (1H, s, H-2); 7,40 (1H, dd, J1 = 2,5 Hz, J2 = 11,5 Hz, H-

8); 7,35 (1H, dt, J1 = 2,5 Hz, J2 = 8,5 Hz, H-6). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δ

(ppm): 165,5 (J = 250,0 Hz, C-7); 160,0 (C-4); 150,9 (J = 12,5 Hz, C-8a); 146,8 (C-2);

128,9 (J = 10,0 Hz, C-5); 119,6 (J = 1,3 Hz, C-4a); 115,2 (J = 23,8 Hz, C-6); 112,2 (J

= 21,3 Hz, C-8).

Tổng hợp 7-fluoro-6-nitroquinazolin-4-(3H)-on (3)

Cho 16,41 g (0,1 mol; 1 eq) hợp chất 2 vào bình cầu 2 cổ dung tích 100 ml.

Thêm 33,0 ml (0,6 mol; 6 eq) dung dịch acid sulfuric đặc (98 %, d = 1,83), làm lạnh

xuống 0 °C bằng đá muối, khuấy hỗn hợp cho đến khi 2 tan hết. Nhỏ giọt 34,0 ml (0,8

mol; 8 eq) acid nitric bốc khói (d = 1,50) vào bình phản ứng đảm bảo điều kiện nhiệt

độ 0-5 °C. Sau đó, khuấy hỗn hợp ở nhiệt độ phòng trong 12 giờ. Kết thúc phản ứng,

trung hòa hỗn hợp phản ứng bằng dung dịch NaOH 10 % đến pH = 6-7, thu được kết

tủa. Lọc và rửa tủa bằng nước cất (3 x 50 mL). Sấy khô tủa, thu được chất rắn màu

vàng. Kết tinh lại trong ethyl acetat thu được sản phẩm 3 là bột màu vàng nhạt. Khối

lượng: 18,15 g. Hiệu suất: 86,8 %. t°nc 282,7-284,3 °C (tài liệu [11] 277,3-278,5 °C,

[15] 283-285 °C). Rf = 0,29 (DCM: MeOH: AcOH, 95/5/0,1). IR (KBr), νmax (cm-1):

3184 (N-H); 3082, 3022 (C-H thơm); 1674 (C=O); 1628, 1608 (C=N); 1571 (C=C);

1523, 1342, 1325 (NO2); 1281, 1263 (C-F). ESI-MS (MeOH), m/z: 207,7 [M-H]-;

209,8 [M+H]+ (CTPT C8H4O3N3F, M = 209,13). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ

(ppm): 12,77 (1H, br s, H-3, NH); 8,74 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5); 8,31 (1H, s, H-2);

7,78 (1H, d, J = 12,0 Hz, H-8). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 158,9 (J =

83,8 Hz, C-7); 156,5 (C-4); 154,1 (J = 13,8 Hz, C-8a); 149,9 (C-2); 135,4 (J = 10,0

Hz, C-6); 125,5 (C-5); 119,3 (C-4a); 115,6 (J = 20,0 Hz, C-8).

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 42-49

45

Tổng hợp N-(3-cloro-4-fluorophenyl)-7-fluoro-6-nitroquinazolin-4-amin (4)

Cho vào bình cầu 3 cổ 100 mL có lắp sinh hàn và ống làm khan: 4,18 g (20,0

mmol; 1 eq) chất 3, 11,6 mL (160 mmol; 8 eq) thionyl clorid và 0,5 mL N,N-

dimethylformamid (DMF). Duy trì khuấy và đun hỗn hợp ở 100 °C trong 1,5 giờ. Sau

khi phản ứng kết thúc, làm nguội hỗn hợp về nhiệt độ phòng, sau đó cất kiệt dung môi

ở 80 °C. Thêm 20 mL toluen rồi tiếp tục cất kiệt dung môi. Thêm 30,0 mL

isopropanol, 4,0 mL triethylamin và 3,21 g (22,0 mmol; 1,1 eq) 3-cloro-4-fluoroanilin.

Khuấy hỗn hợp ở nhiệt độ phòng trong 1,5 giờ. Sau khi kết thúc phản ứng, lọc, rửa tủa

bằng IPA lạnh (3 x 5 mL), sau đó nước lạnh (3 x 5 mL). Sấy dưới đèn hồng ngoại thu

được sản phẩm 4 là bột màu cam. Khối lượng: 6,07 g. Hiệu suất: 90,2 %. t°nc 241,7-

242,8 °C (tài liệu [11] 261,4-262,5 °C). Rf = 0,64 (DCM: MeOH: AcOH, 95/5/0,1). IR

(KBr), νmax (cm-1): 3412, 3120 (N-H amin); 3030, 3003 (C-H thơm); 1633, 1610

(C=N); 1570, 1483 (C=C thơm); 1535, 1323 (NO2), 1265, 1217 (C-F). ESI-MS

(MeOH), m/z: 335,15 [M-H]- (CTPT C14H7O2N4F2Cl, M = 336,68). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 10,50 (1H, s, NH amin); 9,58 (1H, d, J =

7,5 Hz, H-5); 8,74 (1H, s, H-2); 8,14 (1H, dd, J1 = 3,0 Hz, J2 = 7,0 Hz, H-2’); 7,85

(1H, d, J = 12,5 Hz, H-8); 7,79-7,82 (1H, m, H-6’); 7,49 (1H, dd, J1 = J2 = 9,0 Hz, H-

5’). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6), δ (ppm): 158,8 (C-2); 158,7 (C-4); 158,4 (J =

109,9 Hz, C-7); 154,5 (J = 13,3 Hz, C-8a); 154,4 (J = 242,8 Hz, C-4’); 135,9 (C-6, C-

1’); 124,9 (C-5); 123,6 (J = 7,1 Hz, C-3’); 119,5 (J = 18,5 Hz, C-5’); 117,3 (C-6’);

117,1 (C-2’); 115,5 (J = 20,0 Hz, C-8); 111,7 (C-4a).

Bàn luận

Phân tích các tài liệu tham khảo cho thấy, có 3 con đường tổng hợp chất 4,

tương ứng đi từ 3 nguyên liệu khác nhau: acid 2-amino-4-fluorobenzoic (1), 2-bromo-

4-fluoro-5-nitrobenzonitril (5) và 2-amino-4-fluorobenzonitril (6) (xem hình 3).

Phương pháp đi từ 5 tuy cho hiệu suất cao nhất (90 %) nhưng cần thiết bị phản ứng có

bức xạ vi sóng khó thực hiện ở quy mô công nghiệp [17]. Trong khi đó, phương pháp

đi từ 6 cho hiệu suất thấp (25 %), quá trình tinh chế phức tạp [18],[19]. Phương pháp

từ nguyên liệu 1 của Y. Tu [11] và X. Wu [14] có nhiều ưu điểm: dễ nâng cấp ở quy

mô lớn, cho hiệu suất tương đối cao (62,5 %), nguyên liệu 1 dễ cung ứng, có tiềm

năng áp dụng vào thực tế ở Việt Nam. Trên cở sở đó, chúng tôi đã lựa chọn phương

pháp này để tiến hành các khảo sát thực nghiệm, bao gồm thay đổi một số tác nhân,

điều kiện nhiệt độ, tỷ lệ mol, tinh chế, từ đó phân tích, lựa chọn thông số phù hợp

nhằm nâng cao hiệu suất quy trình tổng hợp và chất lượng sản phẩm.

Hình 3. Các phương pháp tổng hợp 4 theo tài liệu tham khảo

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 42-49

46

Về phản ứng tổng hợp 7-fluoroquinazolin-4-(3H)-on (2)

Phản ứng này có thể sử dụng 2 tác nhân là formamid và formamidin acetat. Ưu

điểm khi sử dụng formamidin acetat là phản ứng dễ xảy ra, dễ xử lý sản phẩm, hiệu

suất cao nhưng nhược điểm là cẩn sử dụng lượng lớn dung môi, nguyên liệu đắt tiền.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng tác nhân là formamid. Việc lựa chọn này

có một số ưu điểm sau: formamid có giá thành rẻ hơn; lượng dùng (tính theo tỉ lệ số

mol) formamid thấp hơn so với formamidin acetat, giúp tiết kiệm hơn. Sản phẩm phụ

khi dùng formamid là nước (loại 2 phân tử H2O) nên quy trình ít độc hại hơn, việc xử

lý đơn giản hơn và sản phẩm ít tạp chất. Ngoài ra, khi thực hiện phản ứng cần chú ý

không nên dùng quá dư formamid vì lượng dư formamid sẽ hòa tan sản phẩm ở giai

đoạn xử lý, gây cản trở cho việc kết tủa, làm giảm hiệu suất. Mặt khác, phải kiểm soát

tốt nhiệt độ ở 160±5 °C để đảm bảo đủ năng lượng ngưng tụ loại nước: nhiệt độ thấp

hơn (≤150 °C) làm phản ứng không triệt để hoặc thời gian phải kéo dài (tài liệu [20]

tiến hành ở 150 °C trong 6 giờ); nhiệt độ quá cao (trên 175 °C) dễ gây phân hủy

formamid (thành NH3 và CO) và oxy hóa nhóm amin (thành các tạp chất màu nitro,

nitrozo, diazo, N-oxid...), làm giảm hiệu suất và chất lượng tạo 2. Sục khí trơ (nitơ)

cũng cần thiết để loại bớt oxy trong khối phản ứng, hạn chế các tạp chất màu sinh ra,

sản phẩm có màu trắng. Thời gian phản ứng cần khống chế phù hợp là 1 giờ, nếu dài

hơn cũng tạo ra nhiều tạp màu. Hiệu suất thu được là 88,6 %, tương đương với tài liệu

[20] (88,0 %).

Về phản ứng tổng hợp 7-fluoro-6-nitroquinazolin-4-(3H)-on (3)

Theo tác giả [11], phản ứng nitro hóa được thực hiện ở 70-110 °C, tuy nhiên khi

chúng tôi tiến hành ở nhiệt độ này thì quan sát thấy một lượng đáng kể tạp không

mong muốn trên SKLM. Các tạp này sinh ra từ quá trình phụ là polynitro (dinitro) hóa

và oxy hóa, chúng làm giảm hiệu suất phản ứng. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn duy trì

ở nhiệt độ phòng (sau khi nhỏ giọt tác nhân ở 0-5 °C) để hạn chế các phản ứng phụ

này, sản phẩm thô thu được tinh khiết hơn so với làm ở 70-110 °C. Ngoài ra, khi khảo

sát phương pháp tinh chế (kết tinh) sản phẩm thô, chúng tôi đã lựa chọn được dung

môi kết tinh 3 là ethyl acetat cho sản phẩm tinh khiết nhất với 1 vết trên sắc ký lớp

mỏng và khoảng nóng chảy đạt dưới 2 °C. Hiệu suất nitro hóa của chúng tôi thu được

là 86,8 % cao hơn so với các tài liệu đã công bố [14] (70,6 %) và [11] (76,1 %).

Kết quả phân tích phổ MS chỉ ra, phân tử sản phẩm 3 chỉ chứa 1 nhóm nitro với

khối lượng phân tử M = 209,13 (CTPT C8H4O3N3F). Mặt khác, phân tích phổ 1H-

NMR cho thấy, nếu nhóm nitro ở vị trí C-8, phổ sẽ có cặp tín hiệu doublet-doublet

(với J ≥ 8 Hz) do tương tác ortho của H-5 với H-6 và với 19F (ở C-7). Ngoài ra, nếu

nhóm nitro ở vị trí C-5, phổ sẽ có 2 tín hiệu doublet với hằng số xấp xỉ nhau do H-6 và

H-8 cùng tương tác với 19F và còn có thể có thêm tương tác meta giữa H-6 và H-8. Các

giả thiết này đều mâu thuẫn với kết quả thu được trên phổ là có 2 tín hiệu doublet với

hằng số J khác nhau: 8,74 ppm (1H, d, J = 8,0 Hz) và 7,78 ppm (1H, d, J = 12,0 Hz).

Kết quả này chỉ hợp lý khi nhóm nitro thế ở vị trí C-6. Khi đó, H-5 tương tác với 19F

với Jmeta = 8,0 Hz và H-8 tương tác với 19F với Jortho = 12,0 Hz. So sánh với tài liệu

[11], chúng tôi thấy bộ dữ liệu phổ hoàn toàn tương tự, từ đó khẳng định sản phẩm 3

thu được là 7-fluoro-6-nitroquinazolin-4-(3H)-on.

Về phản ứng tổng hợp N-(3-cloro-4-fluorophenyl)-7-cloro-6-nitroquinazolin-4-amin

(4)

Phản ứng này gồm 2 giai đoạn là: clor hóa và amin hóa. Các tài liệu chỉ ra, giai

đoạn clor hóa 3 chủ yếu dùng tác nhân nhóm clorid acid vô cơ (thionyl clorid,

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 42-49

47

phosphoryl clorid hoặc phosphor pentaclorid). Tác nhân phosphoryl clorid (POCl3)

cho thời gian phản ứng dài hơn, sinh ra acid phosphoric và dimer rất khó cất ra khỏi

hỗn hợp, có thể tạo muối với sản phẩm cũng như nguyên liệu, cần phải tinh chế sản

phẩm nên hiệu suất thấp hơn. Thionyl clorid (SOCl2) cho hiệu suất cao, xử lý dễ hơn

và thời gian phản ứng ngắn hơn so với POCl3 và PCl5. Phản ứng cần thực hiện ở môi

trường khan để tránh phân hủy tác nhân (thành HCl và SO2). Ngoài ra, cần chú ý đến

sản phẩm trung gian 7 thuộc nhóm imidoyl clorid, dễ bị thủy phân thành nguyên liệu 3

do tác dụng của ẩm khi xử lý phản ứng (xem Hình 4) [21].

Thủy phân

Hình 4. Phản ứng thủy phân imidoyl clorid 7 thành nguyên liệu 3

Thực nghiệm chỉ ra, lượng SOCl2 không nên sử dụng quá dư do SOCl2 dư tạo

ra dạng keo với sản phẩm, gây khó khăn khi cất. Tài liệu [11] sử dụng tỷ lệ mol 3 :

SOCl2 = 1 : 28 cho hiệu suất tạo 4 là 85,2 %. Ở giai đoạn tạo amidin 4, lượng amin

không nên sử dụng quá dư, để tránh phản ứng thế trên 2 vị trí (số 4 và số 7) của 7.

Chúng tôi lựa chọn được tỷ lệ mol 3 : SOCl2 là 1 : 8, tỷ lệ mol 3 : 3-cloro-4-

fluoroanilin là 1 : 1,1 cho hiệu suất cao hơn (90,2 %), đồng thời tiết kiệm được lượng

tác nhân SOCl2.

Hiệu suất toàn quy trình đạt 69,4 %, cao hơn so với tài liệu công bố [11], [14],

[20], [21]. Phân tích dữ liệu phổ cho thấy, cấu trúc sản phẩm 4 và các hợp chất trung

gian 2, 3 đúng như dự kiến. Các kết quả này có triển vọng để tiếp tục nâng cấp, làm

tiền đề cho nghiên cứu phát triển quy trình tổng hợp một số thuốc tác dụng tại đích

khung 4-aminoquinazolin như afatinib, dacomitinib, canertinib...

Kết luận

Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp thành công hợp chất N-(3-cloro-4-

fluorophenyl)-7-fluoro-6-nitroquinazolin-4-amin (4) từ acid 2-amino-4-fluorobenzoic

(1) ở quy mô phòng thí nghiệm với hiệu suất toàn quy trình đạt 69,4 %, cao hơn so với

các tài liệu đã công bố. Trong đó, đã cải tiến một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình

tổng hợp: Với phản ứng ngưng tụ đóng vòng, rút ngắn thời gian phản ứng xuống 1 giờ

ở 160 °C, có sục khí N2, hiệu suất thu được tương đương tài liệu. Phản ứng nitro hóa

sử dụng tác nhân HNO3/H2SO4 thực hiện ở nhiệt độ phòng, kết tinh bằng ethyl acetat,

hiệu suất đạt 86,8 % (cao hơn các tài liệu đã công bố). Với phản ứng tổng hợp chất 4,

đã lựa chọn được tỷ lệ mol 3 : SOCl2 = 1 : 8 và tỷ lệ mol 3 : 3-cloro-4-fluoroanilin = 1

: 1,1 cho hiệu suất 90,2 %.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hameed, A., Al-Rashida M., Uroos M., Ali S.A., Arshia, Ishtiaq M., Khan M.

(2018), “Quinazoline and quinazolinone as important medicinal scaffolds: A

comparative patent review (2011-2016)”, Expert Opin. Ther. Pat., 28(4), pp. 281-

297.

2. Khan I., Zaib S., Batool S., Abbas N., Ashraf Z., Iqbal J., Saeed A. (2016),

“Quinazolines and quinazolinones as ubiquitous structural fragments in medicinal

chemistry: An update on the development of synthetic methods and

pharmacological diversification”, Bioorg. Med. Chem., 24(11), pp. 2361-2381.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 42-49

48

3. Shagufta and Ahmad I. (2017), “An insight into the therapeutic potential of

quinazoline derivatives as anticancer agents”, MedChemComm., 8, pp. 871-885.

4. Das D.; Hong J. (2019), “Recent advancements of 4-aminoquinazoline

derivatives as kinase inhibitors and their applications in medicinal chemistry”, Eur.

J. Med. Chem., 170, pp. 55-72.

5. Wang C., Xu S., Peng L., Zhang B., Zhang H., Hu Y., Zheng P., Zhu W.

(2019), “Design, synthesis and biological evaluation of novel 4-anlinoquinazoline

derivatives as EGFR inhibitors with the potential to inhibit the gefitinib-resistant

nonsmall cell lung cancers”, J. Enzyme Inhib. Med. Chem., 34(1), pp. 203-217.

6. Shah R. and Lester J. F. (2020), “Tyrosine kinase inhibitors for the treatment of

EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer: A clash of the generations”,

Clin. Lung Cancer, 21(3), pp. e216-e228.

7. Wang S. and Li J. (2019), “Second-generation EGFR and ErbB tyrosine kinase

inhibitors as first-line treatments for non-small cell lung cancer”, Onco. Targets

Ther., 12, pp. 6535-6548.

8. Holleman M.S., van Tinteren H., Groen H.J., Al M.J., Uyl-de Groot C.A.

(2019), “First-line tyrosine kinase inhibitors in EGFR mutation-positive non-small-

cell lung cancer: a network meta-analysis”, Onco. Targets Ther., 12, pp. 1413-1421.

9. https://drugbank.vn/

10. Schroeder J., Dziewas G., Fachinger T., Jaeger B., Reichel C., Renner S.

(2012), “Process for preparing aminocrotonylamino-substituted quinazoline

derivatives”. US patent, US8188274B2.

11. Tu Y., OuYang Y., Xu S., Zhu Y., Li G., Sun C., Zheng P., Zhu W. (2016),

“Design, synthesis, and docking studies of afatinib analogs bearing cinnamamide

moiety as potent EGFR inhibitors”, Bioorg. Med. Chem., 24(7), pp. 1495-1503.

12. Kovacevic J., Mesic M., Avdagic A., Zegarac M. (2018), “An alternative

synthesis of the non-small cell lung carcinoma drug afatinib”, Tetrahedron Lett.,

59(47), pp. 4180-4182.

13. Fakhoury S.A., Lee H.T., Reed J.E., Schlosser K.M., Sexton K.E., Tecle H.,

Winters R.T. (2010), “4-Phenylamino-quinazolin-6-yl-amides”, US patent,

US7772243B2.

14. Wu X., Yijie C. (2018), “A preparation method of high-purity afatinib

intermediate”, CN patent, CN109694357A.

15. Rewcastle G.W., Palmer B.D., Bridges A.J., Showalter H.D., Sun L., Nelson J.,

McMichael A., Kraker A.J., Fry D.W., Denny W.A. (1996), “Tyrosine kinase

inhibitors. 9. Synthesis and evaluation of fused tricyclic quinazoline analogues as

ATP site inhibitors of the tyrosine kinase activity of the epidermal growth factor

receptor”, J. Med. Chem., 39(4), pp. 918-928.

16. Shao J., Chen E., Shu K., Chen W., Zhang G., Yu Y. (2016), “6-

Oxooxazolidine-quinazolines as noncovalent inhibitors with the potential to target

mutant forms of EGFR”, Bioorg. Med. Chem., 24(16), pp. 3359-3370.

17. Changchun L. (2019), “A new method for preparing N-(3-chloro-4-

fluorophenyl)-7-fluoro-6-nitro-4-quinazolinamine”, CN patent, CN109206377A.

18. Hong J., Xu X. Le X., Zhang Z. (2014), “Quinazoline derivative, preparation

method therefor, and pharmaceutical composition and application thereof”, EP

patent, EP3181553B1.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 42-49

49

19. Das D., Xie L., Wang J., Xu X., Zhang Z., Shi J., Le X., Hong J. (2019),

“Discovery of new quinazoline derivatives as irreversible dual EGFR/HER2

inhibitors and their anticancer activities - Part 1”, Bioorg. Med. Chem. Lett., 29(4),

pp. 591-596.

20. Lin K., Guoning M. (2013), “Synthesis method of EGFR (epidermal growth

factor receptor) inhibitor Dacomitinib”, CN patent, CN103304492A.

21. Ulrich H. (1968), The Chemistry of Imidoyl Halides; Plenum Press: New York,

NY, USA, pp. 55-56.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 50-55

50

Tổng hợp và thử tác dụng ức chế tế bào ung thư của một số dẫn chất N-

hydroxypropenamid mang khung indirubin Dương Tiến Anh, Nguyễn Hải Nam, Đỗ Thị Mai Dung*

Trường Đại học Dược Hà Nội, 13-15 Lê Thánh Tông, Hà Nội

* Tác giả liên hệ: [email protected]

(Ngày gửi đăng: 21/8/2020 – Ngày duyệt đăng: 26/10/2020) SUMMARY

The present article describes the synthesis and biological activity of 4 novel N-

hydroxypropenamides incorporating indirubin as novel small molecules targeting

histone deacetylases. Biological evaluation showed that these compounds were

potently cytotoxic against two human cancer cell lines (SW620, colon; NCI-H23, lung).

Most compounds displayed cytotoxicity superior to SAHA (suberoylanilidehydroxamic

acid, Vorinostat) in term of cytotoxicity. Especially, compounds 4b-c (IC50 values,

0.007-0.008 µM) were found to be approximately 200-fold more cytotoxic than SAHA.

These compounds also showed comparable HDAC inhibition potency with IC50 values

in sub-micromolar ranges.

Từ khóa: ức chế histon deacetylase, HDAC, N-hydroxypropenamid, indirubin.

Đặt vấn đề

Nghiên cứu sinh lý học về ung thư đã giúp định hướng tìm ra đích tác dụng của

nhiều thuốc điều trị ung thư. Nhiều enzym đóng vai trò quan trọng trong điều hoà chu

trình sinh trưởng, phát triển tế bào như các protein kinase, HDAC, HAT... và là các đích

hấp dẫn mà thuốc điều trị ung thư hướng đến. Tổng hợp các chất ức chế enzym HDAC

đang trở thành các tác nhân chống ung thư đầy triển vọng [1]. SAHA là chất ức chế

HDAC đầu tiên được FDA cấp phép trong điều trị u lympho tế bào T dưới da [2]. Sau đó,

lần lượt romidepsin, belinostat, gần đây nhất panobinosat cũng được FDA cấp phép sử

dụng trong điều trị một số bệnh ung thư. Đáng chú ý, hai trong số 4 thuốc thuộc nhóm ức

chế HDAC, belinostat và panobinosat đều là những dẫn chất mang khung N-

hydroxypropenamid [4]. Điều này đã cho thấy tiềm năng của các dẫn chất N-

hydroxypropenamid trong các nghiên cứu tìm kiếm các dẫn chất ức chế HDAC mới.

Indirubin là thành phần hoạt chất của Danggui Longhui Wan, một bài thuốc của y

học cổ truyền Trung Quốc, được sử dụng lâm sàng để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy

mãn tính (CML), một bệnh tiến triển chậm được đặc trưng bởi sự sản xuất quá mức

của bạch cầu hạt [9]. Kết quả khả quan của các nghiên cứu về tác dụng của indirubin

trên CML đã góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu về indirubin và tìm kiếm các dẫn chất

mới của nó trong điều trị các loại ung thư cũng như các bệnh khác [3], [6].

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành thiết kế một dãy các dẫn chất mang hợp

phần N-hydroxypropenamid có nhóm nhận diện bề mặt chứa cấu trúc indirubin với

mong muốn tìm kiếm những dẫn chất cho tác dụng ức chế HDAC và có khả năng ức

chế tế bào ung thư tốt.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Dung môi, hóa chất và thiết bị

Hóa chất dung môi được nhập từ công ty Merck (Đức) hoặc Sigma-Aldrich (Mỹ),

với độ tinh khiết trên 99,9 %. Nhiệt độ nóng chảy được đo bằng máy đo điểm chảy

nhiệt điện Melting point apparatus Smp3. Sắc ký lớp mỏng sử dụng bản mỏng nhôm

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 50-55

51

tráng sẵn silica gel GF254. Phổ hồng ngoại ghi bằng máy Shimadzu FTIR Affinity-1S.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ghi bằng máy Bruker AV-500, sử dụng DMSO-d6 làm

dung môi, độ dịch chuyển hóa học (δ) được biểu thị bằng đơn vị phần triệu (ppm), lấy

mốc là pic của chất chuẩn nội tetramethylsilan (TMS). Phổ khối lượng ghi bằng máy

khối phổ Agilent 6530 Accurate Mass QTOF LC/MS (Agilent technology, Santa Clara,

California, United States).

Các enzym HDAC (chiết từ tế bào Hela) được mua của Enzo Life Sciences Inc.

(Mỹ). Các dòng tế bào thử nghiệm được mua từ Ngân hàng Tế bào Ung thư của Viện

nghiên cứu khoa học sinh học và công nghệ Hàn Quốc (KRIBB). Môi trường nuôi cấy

và các hóa chất để thử tác dụng sinh học khác được mua của GIBCO Co. ltd. (Mỹ).

Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp hóa học

Các dẫn chất indirubin-N-hydroxypropenamid được tổng hợp theo sơ đồ 1. Quá

trình tổng hợp các dẫn chất được thực hiện tại bộ môn Hóa Dược, trường Đại học

Dược Hà Nội.

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổng hợp các dẫn chất indirubin-N-hydroxypropenamid (4a-d)

Xác định cấu trúc

Sử dụng các phương pháp phổ bao gồm: Phổ hồng ngoại (IR); phổ khối (HR-

MS); phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR) được thực hiện tại khoa Hóa

học, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư in vitro

Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư in vitro được thực hiện tại Khoa Dược,

Trường Đại học Chungbuk, Hàn Quốc trên 2 dòng tế bào ung thư người là SW620

(ung thư đại tràng) và NCI-H23 (ung thư phổi). Độc tính tế bào của chất nghiên cứu

được xác định bằng phương pháp đo màu cải tiến [5]. Giá trị IC50 được tính theo

phương pháp Probits [8].

Thử tác dụng ức chế enzym histon deacetylase

Thử tác dụng ức chế enzym HDAC trên hỗn hợp HDAC toàn phần tách từ tế bào

Hela được thực hiện tại Khoa Dược Trường Đại học Chungbuk, Hàn Quốc. Định

lượng enzym được thực hiện bằng phương pháp định lượng huỳnh quang.

Kết quả nghiên cứu

Tổng hợp hóa học

Hòa tan 2,0 mmol các isatin 1a-d vào 5 ml DMF khan trong bình cầu sạch đáy

tròn dung tích 50 ml, thêm 2,5 mmol K2CO3. Khuấy hỗn hợp trong bình ở 60 ºC trong

1 giờ. Thêm 0,3 mmol KI và 2,0 mmol methyl 4-bromomethylcinnamat vào bình phản

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 50-55

52

ứng. Tiếp tục khuấy hỗn hợp trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau khi kết thúc phản ứng,

thêm vào 20 ml nước cất để tạo tủa. Trung tính hóa hỗn hợp phản ứng bằng HCl 5%

lạnh. Lọc lấy tủa, rửa tủa bằng nước cất lạnh và sấy khô tủa ở 60 ºC. Sản phẩm thu

được 2a-d là chất rắn, màu vàng, hiệu suất 69,80-88,94 %.

Hòa tan 1 mmol chất trung gian 2a-d vào 5 ml DMF trong bình cầu 50 ml. Thêm

tiếp 1,2 mmol K2CO3 và 1 mmol 1H-indol-3-yl acetat. Tiến hành khuấy hỗn hợp phản

ứng trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau khi kết thúc phản ứng, thêm vào 10 ml nước

cất để tạo tủa. Trung tính hóa hỗn hợp phản ứng bằng HCl 5%. Lọc lấy tủa, rửa tủa

bằng nước cất lạnh và sấy khô tủa ở 60 ºC. Tinh chế sản phẩm thu được bằng sắc ký

cột hở với pha tĩnh là silicagel 60 (0,06-0,2 mm), pha động là DCM : MeOH tỷ lệ

100:5. Sản phẩm thu được 3a-d là chất rắn, màu đỏ, hiệu suất 72,02-75,11 %.

Phân tán 0,5 mmol các ester trung gian 3a-d trong 10 mL MeOH. Thêm tiếp 10

đương lượng NH2OH.HCl vào bình phản ứng. Tiến hành nhỏ từng giọt dung dịch

NaOH đã được làm lạnh đến pH = 12. Khuấy hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ 0ºC trong

khoảng 1-2 giờ đến khi phản ứng kết thúc. Xử lý phản ứng bằng cách thêm vào hỗn

hợp sản phẩm 50 mL nước lạnh, trung hòa đến pH = 7 bằng cách nhỏ từng giọt dung

dịch HCl 5%. Tiến hành lọc tủa thu được, kết tinh lại sản phẩm trong MeOH thu được

các dẫn chất cần tổng hợp 4a-d.

Kết quả tổng hợp

(E)-N-hydroxy-3-(4-(((2Z,3E)-3-(hydroxyimino)-2'-oxo-[2,3'-biindolinyliden]-1'-

yl)methyl)phenyl)acrylamid (4a)

Chất rắn màu đỏ; hiệu suất: 64%. tnc: 231-232oC. Rf = 0,46 (DCM : MeOH : AcOH =

90 : 5 : 1). IR (KBr, cm-1): 3237 (OH); 3051 (CH, aren); 2866 (CH, CH2); 1647 (C=O). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 11,83 (1H, s, NHOH); 8,73 (1H, d, J = 8,00

Hz, H-4”); 8,26 (1H, d, J = 7,50 Hz, H-4”’); 7,64 (2H, d, J = 8,00 Hz, H-2’, H-6’);

7,52 (1H, d, J = 16,00 Hz, H-3); 7,44-7,43 (2H, m, H-6”’, H-7”’); 7,37 (2H, d, J =

8,00 Hz, H-3’, H-5’); 7,15 (1H, t, J = 7,50 Hz, H-6”); 7,06 (1H, td, J = 6,75 Hz, J’ =

2,50 Hz, H-5”’); 7,03-7,00 (2H, m, H-5”, H-7”); 6,48 (1H, d, J = 16,00 Hz, H-2); 5,13

(2H, s, -CH2). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 169,49 (C-2”); 168,26 (C-1);

151,79 (C-3”’); 146,51 (C-2”’); 145,18 (C-7”’a); 143,53 (C-3); 139,84 (C-4’); 138,77

(C-7”a); 133,94 (C-1’); 132,52 (C-6”’); 128,90 (C-2’, C-6’); 128,35 (C-4”’); 128,24

(C-3’, C-5’); 126,21 (C-6”); 123,36 (C-4”); 122,54 (C-5”’); 122,23 (C-5”); 121,60 (C-

3”a); 119,44 (C-2); 117,00 (C-3”’a); 112,20 (C-7”’); 108,66 (C-7”); 97,94 (C-3”);

42,70 (-CH2). ESI-MS m/z: 451,1423 [M-H]-.

(E)-3-(4-(((2Z,3E)-5'-fluoro-3-(hydroxyimino)-2'-oxo-[2,3'-biindolinyliden]-1'-

yl)methyl)phenyl)-N-hydroxyacrylamid (4b)

Chất rắn màu đỏ; hiệu suất: 69%. tnc: 235-236oC. Rf = 0,43 (DCM : MeOH : AcOH =

90 : 5 : 1). IR (KBr, cm-1): 3476 (NH); 3238, 3181 (OH); 2878 (CH, CH2); 1645 (C=O). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 11,89 (1H, s, NHOH); 8,49 (1H, dd , J = 11,25

Hz, J’ = 2,50 Hz, H-4”); 8,19 (1H, d, J = 7,50 Hz, H-4”’); 7,43 (2H, d, J = 8,00 Hz,

H-2’, H-6’); 7,37-7,29 (3H, m, H-3, H-6”’, H-7”’); 7,27 (2H, d, J = 8,00 Hz, H-3’, H-

5’); 6,98 (1H, t, J = 7,50 Hz, H-5”’); 6,88-6,81 (2H, m, H-6”, H-7”); 6,33 (1H, d, J =

16,00 Hz, H-2); 5,03 (2H, s, -CH2). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 169,41

(C-2”); 163,09 (C-1); 159,42, 157,56 (C-5”); 152,26 (C-3”’); 146,51 (C-2”’); 145,18

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 50-55

53

(C-7”’a); 143,53 (C-3); 139,14 (C-7”a); 138,29 (C-4’); 134,40 (C-1’); 131,70 (C-6”’);

128,90 (C-2’, C-6’); 128,29 (C-4”’); 128,24 (C-3’, C-5’); 126,21 (C-6”); 123,36 (C-

4”); 122,60 (C-5”’); 121,60 (C-3”a); 119,47 (C-2); 116,94 (C-3”’a); 112,15 (C-7”’);

108,71, 108,63 (C-7”); 42,78 (-CH2). ESI-MS m/z: 469,1328 [M-H]-.

(E)-3-(4-(((2Z,3E)-5'-cloro-3-(hydroxyimino)-2'-oxo-[2,3'-biindolinyliden]-1'-

yl)methyl)phenyl)-N-hydroxyacrylamid (4c)

Chất rắn màu đỏ; hiệu suất: 61%. tnc: 239-240oC. Rf = 0,47 (DCM : MeOH : AcOH =

90 : 5 : 1). IR (KBr, cm-1): 3483 (NH); 3177 (OH); 2884 (CH, CH2); 1643 (C=O). 1H-

NMR (500 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 11,87 (1H, s, NHOH); 10,65 (1H, s, NHOH); 8,93

(1H, s, NH); 8,65 (1H, d, J = 2,00 Hz, H-4”); 8,18 (1H, d, J = 7,50 Hz, H-4”’); 7,43

(2H, d, J = 7,50 Hz, H-2’, H-6’); 7,38-7,30 (3H, m, H-3, H-6”’, H-7”’); 7,26 (2H, d, J

= 7,50 Hz, H-3’, H-5’); 7,07 (1H, d, J = 8,50 Hz, H-7”); 7,01-6,91 (2H, m, H-6”, H-

5”’); 6,32 (1H, d, J = 15,50 Hz, H-2); 5,03 (2H, s, -CH2). 13C-NMR (125 MHz, DMSO-

d6, ppm): δ 169,23 (C-2”); 163,09 (C-1); 151,95 (C-3”’); 147,61 (C-2”’); 144,91 (C-

7”’a); 143,53 (C-3); 138,82 (C-7”a); 137,26 (C-4’); 134,47 (C-1’); 132,56 (C-6”’);

128,90 (C-2’, C-6’); 128,27 (C-4”); 128,24 (C-3’, C-5’); 126,01 (C-6”); 125,29 (C-

4”’); 124,19 (C-3”a); 122,68 (C-5”’); 122,50 (C-5”); 119,54 (C-2); 116,94 (C-3”’a);

112,47 (C-7”’); 109,76 (C-7”); 96,72 (C-3”); 42,78 (-CH2). ESI-MS m/z: 485,1035

{[M-H]-, 35Cl}; 487,1035 {[M-H]-, 37Cl}.

(E)-N-hydroxy-3-(4-(((2Z,3E)-3-(hydroxyimino)-5'-methyl-2'-oxo-[2,3'-

biindolinyliden]-1'-yl)methyl)phenyl)acrylamid (4d)

Chất rắn màu đỏ; hiệu suất: 68%. tnc: 233-234oC. Rf = 0,42 (DCM : MeOH : AcOH =

90 : 5 : 1). IR (KBr, cm-1): 3242 (OH); 3053 (CH, aren); 2920, 2855 (CH, CH2); 1692,

1651 (C=O). 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6, ppm): δ 13,44 (1H, s, NOH); 11,70 (1H, s,

NHOH); 10,66 (1H, s, NHOH); 8,93 (1H, s, NH); 8,48 (1H, s, H-4”); 8,17 (1H, d, J =

7,50 Hz, H-4”’); 7,55-7,25 (7H, m, H-3, H-2’, H-3’, H-5’, H-6’, H-6”’, H-7”’); 6,98-

6,95 (1H, m, H-5”’); 6,86 (1H, d, J = 7,50 Hz, H-6”); 6,80-6,77 (1H, m, H-7”); 6,33

(1H, d, J = 15,50 Hz, H-2); 4,99 (2H, s, -CH2); 2,26 (3H, s, 5”-CH3). 13C-NMR (125

MHz, DMSO-d6, ppm): δ 169,57 (C-2”); 163,16 (C-1); 151,69 (C-3”’); 146,21 (C-2”’);

145,27 (C-7”’a); 143,87 (C-3); 140,00 (C-7”a); 138,36 (C-4’); 133,80 (C-1’); 132,55

(C-6”’); 128,93 (C-2’, C-6’); 128,42 (C-4”); 128,26 (C-4”’); 128,21 (C-3’, C-5’);

126,69 (C-6”); 124,18 (C-3”a); 122,51 (C-5”’); 122,10 (C-5”); 119,44 (C-2); 116,98

(C-3”’a); 112,13 (C-7”’); 108,34 (C-7”); 98,33 (C-3”); 42,72 (-CH2); 21,83 (-CH3).

ESI-MS m/z: 465,1577 [M-H]-.

Kết quả thử tác dụng ức chế enzym HDAC và độc tính tế bào

Kết quả thử tác dụng ức chế HDAC và hoạt tính kháng tế bào ung thư của các

chất tổng hợp được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1: Kết quả thử tác dụng sinh học của các chất tổng hợp được

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 50-55

54

Chất R

Ức chế HDAC

toàn phần

(Hela)

(IC50,1 M)

Độc tính tế bào (IC50,1 M) trên từng

dòng tế bào2

SW620 NCI-H23

4a H 0,095±0,024 0,05±0,010 0,009±0,002

4b 5-F 0,422±0,074 0,05±0,010 0,008±0,001

4c 5-Cl 0,318±0,064 0,08±0,010 0,007±0,001

4d 5-CH3 0,020±0,008 0,05±0,010 0,01±0,001

SAHA3 0,025±0,002 1,12±0,100 1,44±0,170 1Nồng độ (M) chất thử gây giảm 50 % hoạt tính enzym hoặc sự phát triển tế bào. 2Dòng tế bào thử: SW620

(ung thư đại tràng); NCI-H23 (ung thư phổi); 3SAHA, suberoylanilide acid, chất đối chứng dương tính.

Bàn luận

Các chất sau khi được tổng hợp và tinh chế, đều được khẳng định cấu trúc đúng

như dự kiến bằng các phương pháp phổ. Trên phổ MS của các chất đều có pic ion

phân tử có giá trị phù hợp với khối lượng phân tử dự kiến của chất tương ứng. Phổ

cộng hưởng từ của các chất 4a-d đều có xuất hiện 2 pic đôi với giá trị J khá lớn

(khoảng 15,5-16,0 Hz) với độ dịch chuyển nằm trong khoảng 6,5 và 7,5 ppm đặc

trưng cho cấu hình trans (E) của cặp proton ở phần propenamid (giá trị này ở các chất

có cấu hình Z là 0-12 Hz). Hai proton của cầu nối methylen có độ dịch chuyển tương

đối ổn định, nằm trong khoảng 5,14 - 5,12 ppm. Vân phổ đặc trưng của các proton này

luôn có dạng singlet và có giá trị tích phân tương ứng với 2 proton do chúng tương

đương về từ tính. Tuy nhiên, dãy dẫn chất 4a-d có cấu trúc gồm 2 vòng indol và 1

vòng benzen với các proton có độ dịch chuyển tương tự nhau do vậy trên phổ xuất

hiện chồng lấn giữa các vân phổ. Riêng trên phổ 13C-NMR của dẫn chất 4b, do xảy ra

tương tác từ của nguyên tử F với các carbon lân cận đã làm tách đôi một số pic nên số

lượng tín hiệu nhiều hơn số carbon của chất 4b.

Các dẫn chất tổng hợp sau khi được khẳng định cấu trúc thông qua các phương

pháp phổ, được tiến hành thử tác dụng ức chế HDAC và độc tính tế bào (bảng 1). Về

hoạt tính ức chế HDAC, cả 4 dẫn chất này đều có tác dụng ức chế enzym này với IC50

cỡ µM. Dẫn chất chứa nhóm thế đẩy điện tử -CH3 (4d) có khả năng ức chế là tốt nhất

trong cả 4 dẫn chất, tốt hơn cả chất chứng dương SAHA. Khi gắn nhóm thế hút điện

tử, hoạt tính ức chế HDAC giảm theo thứ tự -Cl > -F. Giả thuyết được đưa ra là do

nhóm thế hút điện tử làm giảm mật độ điện tử trên nhóm nhận diện bề mặt và làm

giảm khả năng tương tác của các chất với các acid amin trên bề mặt của kênh enzym.

Về độc tính tế bào, cả 4 dẫn chất tổng hợp được đều có khả năng ức chế mạnh 2 dòng

tế bào thử nghiệm và đều mạnh hơn chất đối chiếu dương tính SAHA. Giá trị IC50 của

4 dẫn chất trên 2 dòng tế bào thử đều nhỏ hơn 0,1 µM trong khi giá trị này ở SAHA

đều lớn hơn 1 µM. Dẫn chất 4d có khả năng ức chế tế bào ung thư SW620 mạnh nhất

trong khi đó dòng tế bào NCI-H23 bị ức chế mạnh nhất bởi dẫn chất 4c.

Kết luận

Chúng tôi đã tổng hợp được 4 dẫn chất mới có cấu trúc indirubin-N-

hydroxypropenamid (4a-d) có tiềm năng kháng tế bào ung thư. Tất cả các dẫn chất

được tổng hợp đều có tác dụng ức chế HDAC mạnh và độc tính tế bào tốt với IC50 chỉ

ở mức µM. Đặc biệt, hai dẫn chất 4b-c có khả năng ức chế hai dòng tế bào SW620 và

NCI-H23 với giá trị IC50 thấp hơn chất chứng dương SAHA xấp xỉ 200 lần.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 50-55

55

Lời cảm ơn

Nghiên cứu được tài trợ bởi NAFOSTED (đề tài 104.01-2019.09) và một phần bởi

chính phủ Hàn Quốc (NRF, Grant number 2017R1A5A2015541).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bertrand P., (2010), "Inside HDAC with HDAC inhibitors", European Journal of

Medicinal Chemistry, 45 (6): p. 2095-2116.

2. Chen P. C., Patil V., Guerrant W., Green P., et al, (2008), "Synthesis and structure–

activity relationship of histone deacetylase (HDAC) inhibitors with triazole-linked cap

group", Bioorganic & Medicinal Chemistry, 16 (9): p. 4839-4853.

3. Karapetyan G., Chakrabarty K., Hein M., Langer P., (2011), "Synthesis and

bioactivity of carbohydrate derivatives of indigo, its isomers and heteroanalogues",

ChemMedChem, 6 (1): p. 25-37.

4. Peng X., Liao G., Sun P., Yu Z., et al, (2019), "An overview of HDAC inhibitors and

their synthetic routes", Current Topics In Medicinal Chemistry, 19 (12): p. 1005-1040.

5. Skehan P., Storeng R., Scudiero D., Monks A., et al, (1990), "New colorimetric

cytotoxicity assay for anticancer-drug screening", J Natl Cancer Inst, 82 (13): p. 1107-

1112.

6. Vougogiannopoulou K., Skaltsounis A-L., (2012), "From Tyrian purple to kinase

modulators: naturally halogenated indirubins and synthetic analogues", Planta Medica,

78 (14): p. 1515-1528.

7. Wang Y., Man Hoi P., Yuet-Wa Chan J., M-Y Lee S., (2014), "New perspective on

the dual functions of indirubins in cancer therapy and neuroprotection", Anti-Cancer

Agents in Medicinal Chemistry, 14 (9): p. 1213-1219.

8. Wu L., Smythe A. M., Stinson S. F., Mullendore L. A., et al, (1992), "Multidrug-

resistant phenotype of disease-oriented panels of human tumor cell lines used for

anticancer drug screening", Cancer Res, 52 (11): p. 3029-3034.

9. Xiao Z., Hao Y., Liu B., Qian L., (2002), "Indirubin and meisoindigo in the

treatment of chronic myelogenous leukemia in China", Leukemia & Lymphoma, 43

(9): p. 1763-1768.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 56-59

56

ĐIỂM TIN THÔNG TIN THUỐC - CẢNH GIÁC DƯỢC

Sử dụng dexamethason ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 cần thở oxy hoặc thở

máy: Thông tin từ EMA

Nguồn: https://www.ema.europa.eu/en/news/ema-endorses-use-dexamethasone-covid-

19-patients-oxygen-mechanical-ventilation

Điểm tin: Nguyễn Thị Tuyến

Ngày 18/9/2020, Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) xác nhận việc

sử dụng dexamethason ở bệnh nhân COVID-19 cần thở oxy hoặc thở máy.

Theo đó, Ủy ban thuốc sử dụng cho người (CHMP) thuộc EMA vừa hoàn thành

rà soát về kết quả của nhánh nghiên cứu RECOVERY liên quan đến việc sử dụng

dexamethason trong điều trị bệnh nhân nhập viện do COVID-19. Cơ quan này kết luận

có thể cân nhắc sử dụng dexamethason như một lựa chọn điều trị ở bệnh nhân cần

dùng liệu pháp oxy (từ hỗ trợ thở oxy đến thở máy).

Sau khi rà soát dữ liệu hiện có, EMA xác nhận việc sử dụng dexamethason ở

bệnh nhân người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên và cân nặng từ 40 kg) cần

dùng liệu pháp oxy. Dexamethason có thể dùng bằng đường uống, tiêm hoặc truyền

tĩnh mạch. Liều khuyến cáo cho tất cả các dạng dùng này ở người lớn và trẻ vị thành

niên là 6 mg, 1 lần/ngày trong khoảng thời gian lên tới 10 ngày.

Dữ liệu đã công bố từ nghiên cứu RECOVERY chỉ ra rằng ở bệnh nhân cần thở

oxy xâm nhập, tỷ lệ tử vong trong vòng 28 ngày sau khi khởi đầu điều trị bằng

dexamethason ở bệnh nhân sử dụng dexamethason là 29 % so với 41 % bệnh nhân

điều trị bằng liệu pháp tiêu chuẩn; tỷ lệ tử vong tương đối giảm khoảng 35 %. Ở bệnh

nhân dùng liệu pháp oxy nhưng không thở máy, kết quả tương ứng là 23 % ở nhóm sử

dụng dexamethason và 26 % ở nhóm sử dụng liệu pháp tiêu chuẩn; tỷ lệ tử vong tương

đối giảm khoảng 20 %. Tỷ lệ tử vong không giảm ở nhóm bệnh nhân không cần sử

dụng liệu pháp oxy hoặc thở máy. Các kết quả này được hỗ trợ bởi dữ liệu bổ sung

được công bố, bao gồm một phân tích meta của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem xét

dữ liệu từ 7 nghiên cứu lâm sàng đánh giá việc sử dụng corticosteroid trong điều trị

bệnh nhân COVID-19.

Các công ty lưu hành chế phẩm dexamethason có thể yêu cầu bổ sung chỉ định

mới nói trên vào tờ thông tin sản phẩm bằng cách nộp hồ sơ bổ sung cho EMA.

Sử dụng ondansetron trong giai đoạn sớm của thai kỳ và nguy cơ dị tật bẩm sinh:

Thông tin từ HSA

Nguồn: https://www.hsa.gov.sg/announcements/dear-healthcare-professional-

letter/use-of-zofran-ondansetron-hexal-ondansetron-sandoz-in-early-pregnancy-and-

risk-of-birth-defects

Điểm tin: Nguyễn Thị Tuyến

Ngày 23/9/2020, Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) đã đăng thư gửi cán

bộ y tế về việc sử dụng ondansetron trong giai đoạn sớm của thai kỳ và nguy cơ dị tật

bẩm sinh.

Theo thông báo của HSA, công ty Novartis đã gửi thư tới nhân viên y tế để

thông báo về phát hiện từ các nghiên cứu dịch tễ học được công bố gần đây về nguy cơ

dị tật bẩm sinh liên quan đến ondansetron. Các nghiên cứu này đã đánh giá nguy cơ

mắc một số dị tật bẩm sinh cụ thể, bao gồm hở hàm ếch và dị dạng tim ở trẻ sinh ra từ

người mẹ phơi nhiễm với ondansetron trong ba tháng đầu của thai kỳ. Sự gia tăng dị

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 56-59

57

tật hở hàm ếch đã được ghi nhận ở trẻ sơ sinh từ người mẹ sử dụng ondansetron trong

ba tháng đầu thai kỳ. Về dị tật tim, các nghiên cứu dịch tễ học cho kết quả chưa thống

nhất. Cán bộ y tế nên xem xét thông tin an toàn trên khi kê đơn ondansetron. Các sản

phẩm này không được chấp thuận để điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ và việc sử

dụng thuốc này trong thai kỳ không được khuyến cáo. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

nên sử dụng biện pháp tránh thai khi dùng ondansetron và trong 2 ngày sau khi ngừng

điều trị.

Thu hồi giấy phép lưu hành của ulipristal acetat trong điều trị u xơ tử cung:

Khuyến cáo từ PRAC

Nguồn: https://www.ema.europa.eu/en/news/prac-recommends-revoking-marketing-

authorisation-ulipristal-acetate-uterine-fibroids

Điểm tin: Nguyễn Phương Thúy

Theo thông báo ngày 04/9/2020, Ủy ban Đánh giá Nguy cơ Cảnh giác dược

(PRAC) thuộc EMA đã khuyến cáo thu hồi giấy phép lưu hành của ulipristal acetat

trong điều trị u xơ tử cung.

Ulipristal acetat được cấp phép để điều trị các triệu chứng từ trung bình đến

nặng của u xơ tử cung, là khối u không phải ung thư nằm ở tử cung, ở phụ nữ chưa đến

tuổi mãn kinh. Thuốc được sử dụng cho đến 3 tháng trước khi bệnh nhân được phẫu

thuật cắt bỏ khối u xơ và cũng được sử dụng kéo dài thành nhiều đợt ở các bệnh nhân

nữ khác.

Esmya (ulipristal acetat) đã được cấp phép trên toàn châu Âu năm 2012 và

được đánh giá hiệu quả, an toàn năm 2018. Năm 2020, một đánh giá của PRAC đã xác

nhận rằng ulipristal acetat 5 mg (Esmya và các thuốc generic thông thường) được sử

dụng để điều trị các triệu chứng của u xơ tử cung có thể gây tổn thương gan, bao gồm

cả trường hợp dẫn đến ghép gan. Do đó, PRAC khuyến cáo thu hồi giấy phép lưu hành

của các thuốc này.

Trong đánh giá của mình, PRAC đã xem xét tất cả các bằng chứng hiện có, bao

gồm các trường hợp tổn thương gan nghiêm trọng. Các đại diện từ bệnh nhân và nhân

viên y tế, bao gồm cả các chuyên gia về sản phụ khoa, cũng được mời đóng góp ý kiến

và tư vấn. Do không thể xác định bệnh nhân nào có nguy cơ cao nhất và các biện pháp

có thể làm giảm nguy cơ này một cách hiệu quả, PRAC kết luận rằng nguy cơ của các

thuốc này hiện lớn hơn lợi ích mà thuốc mang lại và các thuốc này không nên được

tiếp tục lưu hành tại châu Âu. Do đó, PRAC khuyến cáo tạm ngừng sử dụng thuốc

ulipristal acetat 5 mg cho u xơ tử cung như một biện pháp dự phòng trong khi chờ đợi

kết quả đánh giá cuối cùng.

Ulipristal acetat cũng được cấp phép sử dụng đơn liều để tránh thai khẩn cấp.

Khuyến cáo này không ảnh hưởng đến chỉ định tránh thai khẩn cấp của ulipristal acetat

liều đơn. Hiện không có mối lo ngại nào liên quan đến tổn thương gan khi dùng thuốc

với chỉ định này.

Khuyến cáo của PRAC sẽ được chuyển đến Ủy ban các Sản phẩm thuốc Sử

dụng cho người (CHMP) của EMA để xem xét và đưa ra quyết định phù hợp.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 56-59

58

Nguy cơ rối loạn do sử dụng opioid ở trẻ em và trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) và

chế phẩm kê đơn trị ho và cảm lạnh chứa opioid: Thông tin từ Health Canada

Nguồn: https://healthycanadians.gc.ca/recall-alert-rappel-avis/hc-sc/2020/73741a-

eng.php

Điểm tin: Ngô Nhật Long, Nguyễn Thị Tuyến

Năm 2019, Health Canada đã công bố bản tóm tắt về đánh giá an toàn các chế

phẩm chứa opioid được chỉ định để điều trị ho và cảm lạnh, trong đó bằng chứng về

hiệu quả của các chế phẩm này đối với trẻ em và trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) còn

hạn chế. Bản đánh giá cũng chỉ ra bằng chứng hạn chế về mối liên hệ giữa các chế

phẩm này và các rối loạn do sử dụng opioid và tác hại liên quan ở trẻ em và trẻ vị

thành niên (dưới 18 tuổi). Để dự phòng nguy cơ liên quan đến việc sử dụng thuốc,

Health Canada đã giới hạn các chế phẩm chứa opioid điều trị ho và cảm lạnh chỉ dùng

ở người lớn (từ 18 tuổi trở lên) và thông báo cho các nhà sản xuất cập nhật thông tin

an toàn mới này vào mục chỉ định và các mục liên quan khác trong tờ thông tin sản

phẩm.

Thông tin chính:

- Không được chỉ định các thuốc kê đơn trị ho và cảm lạnh chứa codein,

hydrocodon hoặc normethadon cho trẻ em và trẻ vị thành tiên (dưới 18 tuổi) do:

+ Có nguy cơ ngộ độc opioid do sự chuyển hóa codein hoặc hydrocodon thay

đổi và không dự đoán được.

+ Lợi ích của việc điều trị triệu chứng ho liên quan đến dị ứng hoặc cảm lạnh

thông thường không vượt trội hơn nguy cơ khi sử dụng opioid ở các bệnh nhân này.

- Khuyến cáo dành cho cán bộ y tế:

+ Tránh kê đơn các chế phẩm chứa opioid (codein, hydrocodon và

normethadon) để điều trị ho và cảm lạnh cho bệnh nhân dưới 18 tuổi.

+ Tư vấn cho bệnh nhân và cha mẹ hoặc người chăm sóc bệnh nhân rằng ho do

cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể tự hồi phục và thường không cần

điều trị.

+ Sử dụng các thuốc thay thế không phải opioid dành cho trẻ em và trẻ vị thành

niên cần điều trị ho.

+ Nếu thuốc thay thế không phải opioid không có hiệu quả, cần nhắc nhở bệnh

nhân và người chăm sóc hoặc cha mẹ bệnh nhân về các nguy cơ liên quan đến opioid

và cần sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.

- Health Canada tiếp tục làm việc với các nhà sản xuất các chế phẩm kê đơn

chứa opioid liên quan để cập nhật thông tin an toàn mới này vào tờ thông tin sản phẩm

tương ứng.

Hiện nay, tại Canada, các chế phẩm chứa codein được cấp phép để giảm đau

hoặc trị ho, trong khi các thuốc chứa hydrocodon và normethadon chỉ được cấp phép

để trị ho.

Tiếp sau đánh giá an toàn của các chế phẩm trị ho và cảm lạnh chứa opioid

(codein, hydrocodon và normethadon), Health Canada đã có thông báo về nguy cơ vào

ngày 18/02/2019 khuyến cáo trẻ em và trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) không sử dụng

chế phẩm trị ho và cảm lạnh chứa opioid. Các chế phẩm kê đơn chứa codein được chỉ

định cho giảm đau không nằm trong phạm vi đánh giá an toàn cụ thể này của Health

Canada.

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, Tập 11, Số 5, trang 56-59

59

Mặc dù bản đánh giá không tìm được bằng chứng mạnh mẽ nào về mối liên hệ

giữa các chế phẩm trị ho và cảm lạnh chứa opioid với các rối loạn sử dụng opioid ở trẻ

em và trẻ vị thành niên, đánh giá này đã chỉ ra việc sử dụng opioid sớm có thể là một

yếu tố dẫn đến lạm dụng chất gây nghiện sau này. Đánh giá cũng tìm thấy các bằng

chứng hạn chế về hiệu quả của các chế phẩm này đối với trẻ em và trẻ vị thành niên

(dưới 18 tuổi). Rà soát y văn cho thấy trẻ vị thành niên có nguy cơ lạm dụng và quá

liều opioid cao hơn, trong khi trẻ nhỏ có nguy cơ ngộ độc cao hơn.

Là một phần trong chiến lược toàn diện đang diễn ra của Chính phủ Canada

nhằm nâng cao nhận thức và giảm thiểu tác hại của opioid cho cộng đồng, Health

Canada đã yêu cầu cập nhật nhãn thuốc kê đơn điều trị ho và cảm lạnh chứa opioid và

tiếp tục làm việc với các nhà sản xuất để cập nhật thông tin nâng cao về những nguy

cơ của chế phẩm và giới hạn việc sử dụng các chế phẩm này chỉ dành cho người lớn

(từ 18 tuổi trở lên). Thông tin an toàn này cũng được yêu cầu cập nhật trên nhãn các

thuốc không kê đơn chứa codein liều thấp điều trị ho và cảm lạnh.

Tại Việt Nam, theo công văn số 12973/QLD-ĐK ngày 07/7/2016 của Cục Quản

lý Dược về việc cập nhật thông tin dược lý của thuốc chứa codein, đối với các thuốc

chứa codein (dạng phối hợp) có chỉ định điều trị ho: thuốc được chỉ định cho bệnh

nhân trên 12 tuổi để điều trị triệu chứng ho khan hoặc kích ứng; chống chỉ định ở trẻ

em dưới 12 tuổi để điều trị ho do có nguy cơ cao xảy ra các phản ứng có hại nghiêm

trọng và đe dọa tính mạng.

2