cƠ cẤu dÂn sỐ vÀng Ở viỆt namdanangtimes.vn/portals/0/docs/251811110-co_cau_dan_so... ·...

67
1 CƠ CẤU DÂN SVÀNG VIT NAM: CƠ HỘI, THÁCH THC VÀ CÁC KHUYN NGHCHÍNH SÁCH GIANG THANH LONG Khoa Kinh tế học, ĐH Kinh tế Quc dân Email: [email protected] BÙI THẾ CƯỜNG Vin Phát trin bn vng vùng Nam BEmail: [email protected]

Upload: others

Post on 29-Sep-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

1

CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAM:

CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

GIANG THANH LONG Khoa Kinh tế học, ĐH Kinh tế Quốc dân

Email: [email protected]

BÙI THẾ CƯỜNG Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ

Email: [email protected]

Page 2: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

2

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ dự án VNM7PG0009 của Tổng

cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tài

trợ. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Đại học Kinh tế

Quốc dân; Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ; Viện Khoa học Lao động và các

vấn đề xã hội, Vụ Bảo hiểm xã hội và Vụ Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động, Thương

binh và Xã hội); Viện chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) và Viện Khoa học Tài

chính (Bộ Tài chính) đã cung cấp các tài liệu tham khảo cũng như chia sẻ, tranh

luận các quan điểm chính sách. Xin trân trọng cảm ơn các cán bộ dự án, đặc biệt là

ông Đinh Công Thoan, bà Tạ Thanh Hằng, bà Trịnh Thị Khánh, ông Nguyễn Văn

Tân và ông Ngô Khang Cường (Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình) và ông

Bùi Đại Thụ, bà Trần Thị Vân và bà Lê Thị Phương Mai (UNFPA Hà nội), đã tạo

điều kiện tốt nhất cũng như góp ý cụ thể để chúng tôi có thể cải thiện nội dung báo

cáo này. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Đình Cử (Viện

Dân số và các vấn đề xã hội, ĐH Kinh tế Quốc dân) vì những trao đổi, góp ý sâu

sắc với báo cáo.

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về mọi phân tích và quan điểm chính sách

trong báo cáo. Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình, Quỹ Dân số Liên hợp

quốc và các tổ chức, cá nhân liên quan không chịu trách nhiệm về các quan điểm

đó. Mọi góp ý xin gửi đến Giang Thanh Long qua email [email protected].

Page 3: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

3

MỤC LỤC

Tóm tắt 4

Tóm tắt chi tiết 5

I. GIỚI THIỆU 11

II. DÂN SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 12

1. Ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế 12

2. Cơ cấu dân số vàng và tăng trưởng kinh tế ở một số nước 14

III. DÂN SỐ VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TUỔI VÀ GIAI ĐOẠN CƠ CẤU VÀNG

23

1. Đặc điểm cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam trong thời gian qua 23

2. Dự báo dân số và giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” ở Việt Nam 25

IV. CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

28

1. Chính sách giáo dục và đào tạo 29

2. Chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực 34

3. Chính sách dân số và y tế 42

4. Chính sách an sinh xã hội toàn diện, hướng đến dân số già 47

V. MỘT SỐ KẾT LUẬN 53

Tài liệu tham khảo 56

Page 4: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

4

TÓM TẮT

Từ lâu, các nhà dân số học đã nỗ lực tìm hiểu tác động qua lại giữa dân số và kinh

tế. Những năm gần đây, các nhà dân số học càng quan tâm đến các hiện tượng dân

số với nhiều thuật ngữ như “cửa sổ dân số”, “cơ hội dân số”, “cơ cấu dân số vàng”

và “lợi tức dân số”. Báo cáo này nhằm mục đích: (1) Tóm tắt những quan điểm

đánh giá tác động của dân số đến tăng trưởng và phát triển kinh tế với những luận

điểm mang tính lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực chứng ở một số nước trên

thế giới, (2) Phân tích tình hình biến động cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam trong

thời gian qua và chỉ ra giai đoạn mà “cơ cấu dân số vàng” xuất hiện với những thời

cơ và thách thức, và (3) dựa trên kinh nghiệm và nghiên cứu thực chứng trong nước

và quốc tế, báo cáo gợi ý các nhóm chính sách quan trọng để tận dụng triệt để cơ

hội dân số này cho quá trình tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam trong những thập

kỷ tới.

Page 5: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

5

TÓM TẮT CHI TIẾT

Các dự báo dân số Việt Nam đều cho thấy kỷ nguyên “dân số vàng” sẽ xuất

hiện ở Việt Nam trong một vài năm nữa, và đây là cơ hội “vàng” để Việt Nam hạ

thấp tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, sử dụng

nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Báo cáo này dựa trên

các dự báo dân số đó để chỉ ra sự biến động cơ cấu tuổi của dân số theo thời gian để

thấy được sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam trong quá khứ và tương

lai. Để tận dụng được cơ cấu dân số vàng, báo cáo tập trung phân tích cơ hội, thách

thức và đưa ra một số kiến nghị cho bốn nhóm chính sách chủ yếu, đó là chính sách

giáo dục và đào tạo, chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực; chính sách

dân số và y tế; và chính sách an sinh xã hội toàn diện hướng đến dân số già trong

vài thập kỷ nữa.

Cơ hội, thách thức và một số khuyến nghị chính sách chủ yếu của bốn nhóm

chính sách này như sau:

Chính sách giáo dục và đào tạo:

Cơ hội:

- Số lượng và tỷ lệ trẻ em sẽ giảm nên có điều kiện nâng cao chất lượng giáo

dục tiểu học và PTCS.

- Lực lượng lao động lớn và quá trình tái cấu trúc nền kinh tế sẽ tạo ra nhu cầu

lớn về đào tạo nghề.

- Dân số cao tuổi có trình độ học vấn, kỹ năng đã tăng lên và vẫn hoạt động

kinh tế nên việc tham gia đào tạo thế hệ trẻ sẽ tạo hiệu ứng tích cực.

Thách thức:

- Khả năng tiếp cận đến dịch vụ giáo dục rất khác biệt giữa các nhóm dân số,

trong đó người nghèo và thiểu số có khả năng tiếp cận rất thấp.

- Kết quả giáo dục chưa cao và chưa thể đáp ứng yêu cầu hiện nay; chất lượng

giáo dục rất khác biệt giữa các nhóm dân số.

- Đầu tư cho giáo dục chưa có hiệu quả cao và đúng trọng tâm.

Khuyến nghị chính sách:

- Giảm bớt đào tạo giáo viên tiểu học và PTCS; giảm xây trường lớp tiểu học

và PTCS; tăng cường nguồn lực cho nâng cao chất lượng.

Page 6: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

6

- Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao

động.

- Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, hành vi và kiến thức xã hội, đặc biệt cho thiếu

niên, thanh niên.

- Cải thiện chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu khách quan.

- Khuyến khích người cao tuổi có trình độ chuyên môn, kỹ năng, đặc biệt

trong các ngành kỹ thuật, sản xuất, tiếp tục tham gia đóng góp cho việc đào

tạo.

Chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực:

Cơ hội:

- Lực lượng lao động lớn và trẻ.

- Nếu lao động có kỹ năng, Việt Nam có thể trở thành đối tác sản xuất tốt của

các nước phát triển.

- Lợi tức “vàng” được phát huy tối đa khi tỷ lệ lao động có việc làm cao.

- Người cao tuổi, đặc biệt là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tiếp

tục làm việc là nguồn nhân lực tốt.

Thách thức:

- Lực lượng lao động dồi dào nhưng thiếu kỹ năng.

- Thị trường lao động bất bình đẳng về giới.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao, số lượng lớn trong khi ruộng đất ít.

- Tỷ lệ thất nghiệp (dù là tạm thời) của thanh niên rất lớn.

Khuyến nghị chính sách:

- Đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn và thúc đẩy chất lượng của

các ngành sử dụng nhiều lao động.

- Tăng cơ hội việc làm, đặc biệt là cho thanh niên.

- Bình đẳng giới trên thị trường lao động.

- Lập chiến lược toàn diện về phát triển nguồn nhân lực, trong đó đào tạo nghề

đóng vai trò quan trọng.

- Đảm bảo nguồn tài chính cho đầu tư, tăng trưởng.

- Chính sách di dân đảm bảo phân bố dân số và lao động hợp lý cho các vùng,

khu vực.

Page 7: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

7

- Thúc đẩy xuất khẩu lao động với vai trò tạo việc làm và thu nhập có chất

lượng.

Chính sách dân số và y tế:

Cơ hội:

- Dân số trẻ em giảm nên có nhiều nguồn lực hơn cho việc nâng cao chất

lượng dịch vụ y tế; giảm tỷ lệ chết trẻ sơ sinh và trẻ em; giảm suy dinh

dưỡng…

- Dù tiềm năng sinh đẻ tăng lên (vì phụ nữ 15-49 tăng cho đến 2020) nhưng

với trình độ giáo dục được nâng cao và ý thức kế hoạch hóa gia đình đã phổ

biến và bền vững nên chính sách dân số phù hợp sẽ thúc đẩy việc giảm tốc

độ tăng dân số và nâng cao chất lượng nhân lực.

- Dân số cao tuổi tăng nhưng nếu khỏe mạnh sẽ đóng góp đáng kể cho nền

kinh tế bằng cách hoạt động kinh tế và giảm thiểu chi phí y tế.

Thách thức:

- Phát triển gây ô nhiễm môi trường hệ lụy nặng nề đến sức khỏe và vấn đề dị

tật bẩm sinh

- Sức khỏe sinh sản đã cải thiện nhưng vẫn còn nhiều thách thức đặc biệt là

HIV và nạo phá thai.

- Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất là miền núi.

- Xu hướng và nguyên nhân chết thay đổi nhanh chóng.

- Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của các nhóm dân số rất khác nhau.

- Bạo lực gia đình, lao động trẻ em… làm giảm chất lượng dân số trẻ tuổi và

dẫn đến nhiều tổn thất xã hội.

- Sức khỏe vị thành niên đối mặt với các thách thức đáng báo động.

- Dân số già và yếu sẽ gây ra gánh nặng lớn cho cả xã hội.

Khuyến nghị chính sách:

- Chính sách kế hoạch hóa gia đình và chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

phải thực hiện linh hoạt, tùy thuộc điều kiện từng vùng, khu vực. Tuyên

truyền giá trị gia đình ít con và có chất lượng.

- Chính sách di cư thúc đẩy việc phân bố dân số và phân công lao động phù

hợp hơn cho từng vùng, khu vực.

- Đầu tư sâu rộng hơn vào các chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ em.

Page 8: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

8

- Đẩy mạnh giáo dục và cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản.

- Thúc đẩy cộng đồng, các tổ chức tham gia việc chống lại nạn bạo hành,

ngược đãi phụ nữ, trẻ em…

Chính sách an sinh xã hội toàn diện hướng về dân số già:

Cơ hội:

- Lực lượng lao động lớn hơn nhiều so với lực lượng phụ thuộc sẽ đóng góp

lớn cho quỹ an sinh xã hội và thúc đẩy sự bền vững về tài chính.

- Do tuổi thọ tăng lên, sức khỏe người cao tuổi tốt hơn nên tỷ lệ người cao tuổi

tham gia hoạt động kinh tế còn lớn. Vì thế, việc sử dụng nhóm dân số này sẽ

giảm bớt chi phí y tế và hưu trí so với khi họ không hoạt động kinh tế.

- Lao động cao tuổi có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy giá trị truyền thống

của gia đình, dân tộc – các yếu tố “an sinh” hết sức quan trọng hiện nay.

Thách thức:

- Hộ gia đình – nguồn “an sinh” chủ yếu hiện nay của người cao tuổi – có thể

bị phá vỡ cơ cấu do tác động của biến đổi kinh tế và dân số (do ít con hoặc

con cái di cư…).

- Hệ thống hưu trí hiện nay sẽ đối mặt với thách thức tài chính và công bằng,

một phần là do dân số già trong tương lai.

- Các chương trình mục tiêu dành cho các nhóm yếu thế được thực hiện nhưng

chưa đạt hiệu quả cao.

Khuyến nghị chính sách:

- Cần cải cách hệ thống hưu trí hiện nay sang tài khoản cá nhân với bước

chuyển tiếp là tài khoản cá nhân tượng trưng. Đa dạng hóa các hình thức bảo

hiểm để các nhóm đối tượng có khả năng tiếp cận tốt hơn.

- Hệ thống trợ cấp xã hội cần hướng đến hình thức phổ cập.

- Bảo vệ người cao tuổi trước các rủi ro về y tế, thu nhập… bằng các hình thức

bảo hiểm đa dạng, trong đó có BHXH tự nguyện và bảo hiểm bổ sung tuổi

già cần được chú trọng ngay từ bây giờ.

- Chú trọng vào các chương trình trợ cấp để giảm nghèo cho trẻ em và thanh

niên.

Ngoài những chính sách cụ thể trên, việc nhận thức đúng vai trò của dân số

trong phát triển, tạo môi trường chính sách phù hợp để các yếu tố dân số phát huy

Page 9: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

9

và thúc đẩy việc nghiên cứu chính sách dân số thiết thực, có trọng tâm là những

bước cần làm đối với các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.

Page 10: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

10

“Thất bại trong việc tận dụng các cơ hội dân số có thể tác động tiêu

cực đến triển vọng tương lai một khi tình trạng thất nghiệp lan rộng,

các quan hệ xã hội bị xói mòn và các nguồn lực bị cạn kiệt bởi dân số

già hóa. Biến động dân số tác động một cách cơ bản và mạnh mẽ đến

cơ cấu hộ gia đình, đến vị thế của phụ nữ và trẻ em, và đến cách thức

lao động… Các nhà hoạch định chính sách phải nắm bắt được xu

hướng biến động dân số và xây dựng các chính sách nhằm tận dụng

những tác động tích cực của những biến động đó đến tăng trưởng kinh

tế… Đánh giá và hiểu đúng các thách thức về nhân khẩu học cần phải

là một ưu tiên của chính phủ các nước…” Bloom, D. E., D. Canning, and J. Sevilla. (2003). The Demographic Dividend. A New Perspective on the Economic Consequence of Population Change: trang 82. Santa Monica, CA: RAND.

Page 11: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

11

I. GIỚI THIỆU

Trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều nước đã trải qua giai đoạn bùng nổ

dân số với tỷ suất sinh tăng đột biến gắn liền với tỷ suất chết giảm mạnh. Trước bối

cảnh đó, chính phủ các nước đã nỗ lực kiểm soát dân số khiến cho tỷ suất sinh giảm

và tốc độ tăng dân số chậm lại. Hệ quả của các chính sách dân số này là quá trình

chuyển đổi cơ cấu tuổi diễn ra nhanh chưa từng có với những hàm ý chính sách

quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Một vấn đề quan trọng đã và đang

được chính phủ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, bàn

luận đến trong chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình

dân số nêu trên là tận dụng “cơ cấu dân số vàng”. Lý do cơ bản của mối quan tâm

này là “cơ cấu dân số vàng” – tình trạng dân số với tỷ lệ phụ thuộc thấp và tỷ lệ dân

số trong độ tuổi lao động cao – sẽ không kéo dài mãi mãi và “lợi tức” từ cơ cấu

“vàng” sẽ không tự đến nếu chính phủ các nước không có chính sách phù hợp.

Bloom và cộng sự (2003), Ross (2004), Mason và cộng sự (2008) và nhiều nhà

nghiên cứu khác đã chỉ ra điều này bằng các nghiên cứu thực chứng cho nhiều nước

với trình độ phát triển kinh tế khác nhau.

Dân số Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau cùng với những

biến động lịch sử nên đã chứng kiến sự thay đổi lớn về tỷ suất sinh và tỷ suất chết.

Với chính sách kế hoạch hóa gia đình được tiến hành từ những năm 1960 cho đến

nay, tổng tỷ suất sinh đã giảm nhanh chóng từ mức 4,8 năm 1979 xuống mức 2,33

vào năm 1999 và 2,08 vào năm 2007, tức là tổng tỷ suất sinh đã đạt mức thay thế.

Gắn liền với quá trình này là biến động của tỷ số phụ thuộc chung giảm từ mức 98

vào năm 1979 xuống 70 vào năm 1999 và 54 vào năm 2007 (Tổng cục Thống kê,

2008). Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học với sự

biến động mạnh mẽ của cơ cấu dân số theo tuổi, trong đó dân số trong độ tuổi lao

động đang gia tăng nhanh và tỷ số phụ thuộc chung giảm mạnh. Cũng trong giai

đoạn này, chính sách cải cách từ công cuộc Đổi mới đã chuyển Việt Nam từ một

nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những thành tựu kinh tế và xã

hội hết sức ấn tượng (Haughton và cộng sự, 1999, 2001; Glewwe và cộng sự, 2004).

Để phát huy được các thành tựu đó, chiến lược dân số phải trở thành một trong

những chiến lược quan trọng hàng đầu cho giai đoạn phát triển KT-XH tiếp theo,

đặc biệt là giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu cơ bản trở thành một nước công

Page 12: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

12

nghiệp và được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình. Trong hàng loạt câu

hỏi chính sách và chiến lược có liên quan đến dân số thì một số câu hỏi hết sức quan

trọng cần phải được nghiên cứu, phân tích cụ thể như biến động cơ cấu tuổi ở Việt

Nam đang và sẽ diễn ra theo xu hướng nào; giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” diễn ra

trong thời gian nào và Việt Nam phải có chiến lược, chính sách gì thích ứng để tận

dụng triệt để “cơ cấu dân số vàng” của mình nhằm duy trì tăng trưởng và phát triển

kinh tế, xã hội. Nhu cầu nghiên cứu vấn đề này thực sự cấp bách bởi vì, cùng với sự

gia tăng của dân số trong độ tuổi lao động, dân số Việt Nam cũng sẽ bước vào giai

đoạn già hóa dân số trong một vài năm tới với những dấu hiệu rõ rệt từ cuối những

năm 1990 (Giang và Pfau, 2007; Nguyễn Thế Huệ, 2008). Không tận dụng được

giai đoạn “vàng” của dân số, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi tỷ số phụ thuộc

chung lại có xu hướng tăng với tác động chủ yếu từ sự gia tăng tỷ số phụ thuộc

người già.

Đáp ứng nhu cầu đó, báo cáo này sẽ cung cấp cơ sở và luận chứng về tác

động của “cơ cấu dân số vàng” như một cơ hội dân số tốt nhất đến tăng trưởng

thông qua tóm tắt các luận điểm lý thuyết và nghiên cứu thực chứng ở một số nước

trên thế giới. Báo cáo cũng sẽ phân tích số liệu quá khứ và một số dự báo dân số

Việt Nam hiện có nhằm chỉ ra giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” và gợi ý những nhóm

chính sách quan trọng để có thể tận dụng cơ hội dân số này.

Báo cáo gồm có năm phần chính. Trong phần II tiếp theo, chúng tôi sẽ tóm

lược các luận điểm lý thuyết và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong

việc đưa yếu tố dân số vào chính sách tăng trưởng kinh tế. Phần III trình bày tổng

quan những đặc điểm cơ cấu tuổi dân số và giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” ở Việt

Nam, trong khi phần IV chỉ ra cơ hội, thách thức cũng như một số đề xuất chính

sách cho giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Trong phần V, chúng tôi sẽ trình bày một

vài kết luận của báo cáo.

II. DÂN SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: LUẬN ĐIỂM VÀ KINH

NGHIỆM CÁC NƯỚC

1. Ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế1

Trong những năm gần đây, yêu cầu tìm hiểu và đánh giá cụ thể hơn mối quan

hệ giữa biến động dân số với tăng trưởng kinh tế ngày càng cấp thiết hơn. Đặc biệt 1 Phần này dựa chủ yếu vào nghiên cứu của Bloom và cộng sự (2003)

Page 13: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

13

với các nước đang phát triển đang trải nghiệm những biến động dân số mạnh mẽ do

tác động của các chính sách dân số thì nhu cầu này lại càng cấp thiết hơn bao giờ

hết. Cho đến nay, lịch sử dân số học đã trải qua ba quan điểm về mối quan hệ giữa

dân số và tăng trưởng kinh tế với những lý luận và bằng chứng khác nhau: (1) Lý

thuyết dân số học “bi quan” với lập luận chủ yếu là tăng dân số tác động tiêu cực

đến tăng trưởng kinh tế; (2) Lý thuyết dân số học “lạc quan” lại cho rằng tăng dân

số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; và (3) Lý thuyết dân số học “trung

tính” cho rằng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng tích cực

hay tiêu cực còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác.

1.1. Lý thuyết dân số học “bi quan”

Người khởi xướng lý thuyết này là Thomas Malthus thông qua cuốn sách

Thực chứng về quy luật dân số của ông viết năm 1789. Ông cho rằng, trong bối

cảnh nguồn lực bị giới hạn, nhu cầu lương thực ngày càng tăng và tiến bộ công

nghệ chậm chạp sẽ làm trầm trọng hơn sức ép từ việc tăng dân số. Vì thế, nhu cầu

lương thực sẽ luôn thấp hơn mức cần thiết và điều này sẽ chỉ dừng lại khi mức tăng

dân số bị chậm lại do tỷ lệ chết cao hơn. Đặc biệt từ cuối thập niên 1940 cho đến

những năm 1970, hàng loạt nghiên cứu với luận điểm “bi quan” cho rằng dân số ảnh

hưởng hết sức tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì dân số tăng nhanh sẽ đe dọa đến

nguồn cung lương thực và tài nguyên tự nhiên. Các nhà hoạch định chính sách ủng

hộ luận điểm này đã tiến hành thực hiện hàng loạt chính sách dân số nghiêm ngặt

nhằm giảm tỷ lệ sinh. Họ cho rằng tốc độ tăng dân số chậm sẽ cải thiện tăng trưởng

kinh tế vì nguồn lực sẽ được tiết kiệm và sử dụng cho mục đích thúc đẩy tăng

trưởng thay vì được sử dụng cho mục đích sinh sản, cũng như góp phần giảm tải

cho cơ sở hạ tầng và môi trường. Một ví dụ được đưa ra là những cải tiến trong

nông nghiệp ở Trung Quốc đã góp phần cải thiện đời sống, nhưng vì tăng trưởng

dân số quá nhanh nên mức cải thiện đó hầu như không đáng kể.

1.2. Lý thuyết dân số học “lạc quan”

Vào đầu những năm 1980, hàng loạt nghiên cứu thực chứng đã chỉ ra những

lập luận không thuyết phục của lý thuyết dân số học “bi quan”, trong đó quan trọng

nhất là lý thuyết này không tính đến tầm quan trọng của công nghệ và mức tích tụ

nhân lực trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các nghiên cứu này –

thuộc nhóm lý thuyết dân số học “lạc quan” – cho rằng tăng dân số có thể tạo ra

Page 14: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

14

một nguồn lực kinh tế quan trọng. Họ lập luận rằng dân số tăng lên cũng có thể làm

tăng mức tích tụ nhân lực và quốc gia có dân số lớn có thể tận dụng tính quy mô để

hấp thụ các tri thức, công nghệ cần thiết cho tăng trưởng. Nghiên cứu của Simon

(1981) [theo trích dẫn của Bloom và cộng sự, 2003] chỉ ra rằng tăng dân số nhanh

có thể có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế vì dân số tăng có thể tạo

sức ép phải cải tiến công nghệ sản xuất – một nhân tố quan trọng của tăng trưởng

dài hạn. Một ví dụ khác là “Cách mạng xanh” từ những năm 1950 đã làm tăng sản

lượng nông nghiệp thế giới lên gần bốn lần dù chỉ sử dụng thêm 1% đất đai, và nó

đã giải quyết được nhu cầu cho một lượng lớn dân số.

1.3. Lý thuyết dân số học “trung tính”

Vào đầu những năm 1990, một nhóm các nhà dân số học khác lại đánh giá

tác động của tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế ở một góc độ rộng hơn và thận

trọng hơn. Họ đại diện cho những người theo lý thuyết dân số học “trung tính” với

quan điểm cho rằng tăng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế qua nhiều kênh

khác nhau mà những kênh này có thể lại tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng

trưởng kinh tế. Ví dụ, Srinivan (1988) cho rằng tăng trưởng kinh tế là sản phẩm của

hàng loạt các chính sách và thể chế phù hợp chứ không chỉ đơn thuần là do nhân tố

dân số. Ba lĩnh vực quan trọng được tập trung nghiên cứu trong dòng lý thuyết này

nhằm đánh giá tác động của tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế là tài nguyên tự

nhiên, tiết kiệm, và phương thức đa dạng hóa nguồn lực.

2. Cơ cấu dân số vàng và tăng trưởng kinh tế ở một số nước

Từ những tóm tắt nêu trên, một điều hết sức rõ ràng là chúng ta có thể ủng hộ

bất kỳ luận điểm nào trong số ba luận điểm nêu trên khi phân tích tác động của tăng

dân số đến tăng trưởng kinh tế nếu có thể xây dựng được các mô hình lý thuyết và

thực chứng với những số liệu cần thiết để bảo vệ luận điểm của mình. Tuy nhiên,

điểm chung nhất có thể thấy là các lý thuyết này đánh giá tác động của tăng dân số

đến tăng trưởng và phát triển kinh tế chủ yếu qua hai nhân tố chính là tốc độ tăng

dân số và quy mô dân số, nhưng lại đã bỏ qua một cấu thành hết sức quan trọng là

cơ cấu tuổi của dân số. Cơ cấu tuổi thể hiện sự phân bố tổng dân số theo các độ tuổi

hay nhóm tuổi khác nhau. Do mỗi nhóm tuổi trong dân số có một đặc trưng khác

nhau (ví dụ như lao động, tiêu dùng…) nên chúng sẽ có những tác động khác nhau

về mặt kinh tế. Ví dụ, nhóm dân số trẻ cần được đầu tư nhiều cho sức khỏe và giáo

Page 15: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

15

dục để có thể tạo ra một lực lượng lao động tốt, trong khi nhóm dân số cao tuổi cần

được đầu tư một hệ thống chăm sóc y tế tốt cùng với một hệ thống hưu trí và trợ cấp

xã hội bền vững. Khi quy mô của các nhóm tuổi này thay đổi cũng đồng nghĩa với

sức ép và cơ hội kinh tế sẽ thay đổi theo bởi chúng sẽ tác động đến mức tăng trưởng

kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Vì lý do này mà bên cạnh việc quan tâm

đến quy mô và tốc độ thay đổi dân số, các nhà hoạch định chính sách cần phải tính

đến sự thay đổi cơ cấu tuổi của dân số trong các chiến lược phát triển của mình. Nói

cụ thể hơn, họ phải tính toán xem khi nào dân số đạt được “cơ cấu vàng”, cơ cấu

này sẽ kéo dài trong bao lâu, và phải tận dụng cơ cấu này thế nào cho quá trình tăng

trưởng và phát triển kinh tế, xã hội.

Vậy “cơ cấu dân số vàng” là gì và các nước đã áp dụng các chiến lược, chính

sách gì để tận dụng nguồn lực dân số trong bối cảnh đó? Phần tiếp theo sẽ trả lời

các câu hỏi này.

2.1. Khái niệm “cơ cấu dân số vàng”

Khi bàn luận tác động của dân số đến phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt đối

với các chương trình, chính sách xã hội dài hạn, chúng ta thường đề cập đến khả

năng “gánh đỡ” của bộ phận dân số lao động đối với bộ phận dân số phụ thuộc. Nói

cách khác, chúng ta bàn luận về tỷ số phụ thuộc của dân số. Có ba tỷ số phụ thuộc,

đó là tỷ số phụ thuộc trẻ em (được tính bằng tỷ số giữa số trẻ em với 100 người

trong độ tuổi lao động); tỷ số phụ thuộc già (được tính bằng tỷ số giữa số người cao

tuổi với 100 người trong độ tuổi lao động); và tỷ số phụ thuộc chung (được tính

bằng tổng hai tỷ số phụ thuộc trên).2 Tỷ số phụ thuộc chung cho biết trung bình 100

người trong độ tuổi lao động phải “gánh đỡ” cho bao nhiêu người ngoài độ tuổi lao

động. Khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50 thì “gánh nặng” thấp bởi trung bình

một người ngoài độ tuổi lao động được “hỗ trợ” bởi hơn hai người trong độ tuổi lao

động. Khi dân số đạt được tỷ số phụ thuộc chung như vậy, chúng ta coi dân số đó

đang đạt “cơ cấu vàng”. “Cơ cấu dân số vàng” sẽ kết thúc khi tỷ số phụ thuộc chung

bắt đầu tăng trở lại và vượt ngưỡng 50. Theo Ross (2004), khi dân số trong giai

2 Lưu ý, tùy thuộc vào định nghĩa độ tuổi lao động của mỗi nước mà tỷ số phụ thuộc chung tính khác nhau. Ví dụ, hầu hết các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tính tỷ số phụ thuộc chung bằng tỷ số giữa tổng dân số dưới 16 tuổi và trên 65 tuổi với 100 người độ tuổi 16-64 tuổi. Trong báo cáo này, khi đề cập đến “cơ cấu dân số vàng” của Việt Nam, chúng tôi ngụ ý rằng tỷ số phụ thuộc chung được tính bằng tỷ số giữa tổng số trẻ em (0-14) và người già (60 trở lên) với 100 người trong độ tuổi lao động (15-59).

Page 16: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

16

đoạn “cơ cấu vàng”, nguồn lực đầu tư cho nhóm dân số trẻ sẽ cần ít hơn và có thể

được sử dụng vào phát triển kinh tế và phúc lợi hộ gia đình. Những lợi ích kinh tế

có được từ sự thay đổi cơ cấu dân số được gọi là “lợi tức dân số” và vì thế “lợi tức

dân số vàng” là mục tiêu mà chính phủ các nước phải tận dụng triệt để khi dân số

đạt cơ cấu “vàng”.

2.2. “Cơ cấu dân số vàng” và tăng trưởng kinh tế ở một số nước

Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy tác động của biến động dân

số đến tăng trưởng kinh tế ở mức độ nào phụ thuộc vào cách thức biến động cơ cấu

tuổi dân số cũng như một số các nhân tố môi trường, chính sách. Nhìn chung, tốc độ

tăng dân số cao có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng mức giảm này

phụ thuộc vào điều kiện tăng trưởng và xuất phát điểm của từng nền kinh tế, từng

khu vực.

Hình 1. Quan hệ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế, 1975-2004

Châu Á Châu Âu

Châu Phi Châu Mỹ La tinh

Chú thích: Các đường trong các hình vẽ thể hiện quan hệ giữa tốc độ tăng GDP bình quân đầu người với tốc độ tăng dân số trong giai đoạn 1975-2004.

Nguồn: Cục Tham chiếu Dân số (2007).

Hình 1 mô tả mối quan hệ giữa tăng dân số và tăng trưởng kinh tế ở Châu Á,

Châu Âu, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi trong giai đoạn 1975-2004. Có thể thấy,

tăng dân số có tác động rất khác nhau với từng khu vực và quốc gia. Ví dụ, cùng với

-1

0

1

2

3

4

5

6

7

8

-10 -5 0 5 10 15

Population Growth

GDP per Capita Growth Rate

Growing

Growing Declining population

Declining

Nicaragua

Dominican Republic

Trinidad and Tobago

Tốc độ tăng dân số

-1

0

1

2

3

4

5

6

7

8

-10 -5 0 5 10 15

Population Growth Rate

GDP per Capita Growth Rate

Growing population

Growing economy Declining population Declining economy

Botswan

LesothSierra Leone

Tốc độ tăng dân số

-1

0

1

2

3

4

5

6

7

8

-10 -5 0 5 10 15

Population Growth Rate

GDP per Capita Growth Rate

Growing population

Growing economy Declining population Declining economy

Albania Moldov Sloveni

Tốc độ tăng dân số

Giảm -1

0

1

2

3

4

5

6

7

8

-10 -5 0 5 10 15

Population Growth

GDP per Capita Growth Rate

Growing population

Growing Declining population

Declining

China

Kuwait Malaysia

Tốc độ tăng dân số

Giảm Tăng

Page 17: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

17

tốc độ tăng dân số khoảng 1,5% trong giai đoạn 1975-2004 nhưng Trung Quốc có

tốc độ tăng GDP bình quân đầu người ở mức 7,4%, trong khi Trinidad và Tobago

chỉ đạt khoảng 3,5%.

Hình 2. Giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” ở một số nước trên thế giới

Nguồn: Cục Tham chiếu Dân số (2007).

Hình 2 thể hiện thời gian diễn ra “cơ cấu dân số vàng” của một số nước trên

thế giới. Rõ ràng, mỗi nước sẽ có một giai đoạn dân số đạt “cơ cấu vàng” khác nhau

với thời điểm xuất phát và kết thúc khác nhau, phụ thuộc vào biến động dân số của

nước đó. Biến động dân số, cụ thể là mức sinh và mức chết, tác động đến phân bố

tuổi dân số và tạo ra “cơ cấu dân số vàng” – là một cơ chế tiềm tàng tác động đến

thành công kinh tế. Tuy vậy, điều đó sẽ chỉ xảy ra khi một nước có các thể chế xã

hội, kinh tế, chính trị cũng như các chiến lược, chính sách thích hợp cho phép hiện

thực hoá tiềm năng tích cực của quá trình dân số. Điều này đã xảy ra với một số

nước trên thế giới, đặc biệt ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, khi tận dụng được

cơ hội dân số cho phát triển kinh tế kể từ những năm 1960 đến nay.

Khu vực Đông Á

Quá độ dân số của khu vực Đông Á diễn ra nhanh hơn (chỉ khoảng 50 đến 75

năm) so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Phân tích của nhiều nghiên cứu chỉ ra

một số nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng của khu vực này, đó là nguồn nhân

lực tốt, tăng trưởng việc làm cao, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao. Giai đoạn phát triển

1989 2011

1980 2008

1986 2050

1964 2024

1974 2047

1965 2014

1969 2037

1965 2013

2005 2050

1985 2048

2014 2050

1950 1975 2000 2025 2050

Chad

Ghana

Malawi

China

India

South Korea

Bolivia

Brazil

Guatemala

Czech Republic

Poland

Page 18: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

18

“thần kỳ” chứng kiến tỷ lệ chi cho giáo dục và y tế tăng lên nhanh chóng và gắn liền

với chúng là sự tăng trưởng mạnh về việc làm và năng suất lao động trong các

ngành dịch vụ và sản xuất, cũng như năng suất lao động của khu vực nông nghiệp

(Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan). Kết quả đó nhờ một phần vào sự sụt giảm nhẹ

của tổng tỷ suất sinh bởi vì dân số trong độ tuổi đến trường giảm nên tăng chi tiêu

cho giáo dục có thể thực hiện được mà không cần phải tăng quá nhiều thuế, và bản

thân các hộ gia đình có thu nhập cao hơn nên cũng có khả năng chi tiêu nhiều hơn

cho giáo dục và y tế. Kết quả là nguồn nhân lực của khu vực này được cải thiện

đáng kể. Một điểm nhấn khác cũng rất quan trọng là vấn đề bình đẳng giới trong y

tế, giáo dục và nhiều lĩnh vực xã hội đã được quan tâm trong chính sách phát triển

của các nước Đông Á, và kết quả là tỷ lệ lao động nữ ngày càng tăng và điều này

giúp cải thiện được vị thế và sức khỏe sinh sản của họ. Tiết kiệm và đầu tư cũng có

vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế “thần kỳ” của khu vực này. Bên cạnh

các nhân tố quan trọng đó, kết luận về sự phát triển của khu vực Đông Á là các

nước này đã tạo được một môi trường kinh tế và chính trị thuận lợi có khả năng

khai thác tất cả các cơ hội từ lợi tức dân số. Nghiên cứu định lượng của Bloom và

Williamson (1998) cho thấy quá trình chuyển đổi dân số có đóng góp quan trọng

vào thành tựu tăng trưởng và phát triển “thần kỳ” của khu vực này từ những năm

1960. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1965-1990 là 6%/năm

được lý giải bằng thực tế là những người thuộc thế hệ dân số bùng nổ có tỷ lệ tham

gia thị trường lao động cao đã làm giảm mạnh tỷ lệ phụ thuộc dân số và gia tăng lực

lượng lao động với tốc độ trung bình năm là 2,4%.

Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, nhưng cũng là nước già nhất

trên thế giới với tỷ lệ người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) vào khoảng 20% tổng dân

số và tuổi thọ trung bình là 82,3 vào năm 2007. Tuổi trung vị của dân số Nhật Bản

tăng nhanh, từ 22,3 vào năm 1950 lên 37,4 vào năm 1990 và 42,9 vào năm 2005

(United Nations, 2007). Cũng theo dữ liệu dân số này thì Nhật Bản đã kết thúc “cơ

cấu dân số vàng” diễn ra trong giai đoạn 1965-2000 – giai đoạn chứng kiến sự bùng

nổ kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt từ giữa những năm 1950 đến cuối những năm

1980. Trong giai đoạn này, đi lên từ một đống đổ nát để lại từ Chiến tranh Thế giới

lần thứ II, chính phủ Nhật Bản đã thực thi hàng loạt chính sách đồng bộ nhằm tận

dụng dân số của giai đoạn bùng nổ đang bước vào tuổi lao động. Về kinh tế, chính

Page 19: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

19

sách công nghiệp hóa dựa trên nền tảng phát triển công nghệ được thực hiện đồng

bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác (tiền tệ, tài khóa, tỷ giá hối đoái…) nhằm

thúc đẩy và hiện thực hóa tiềm năng trong nước. Các ngành công nghiệp, đặc biệt là

các ngành sản xuất, được đầu tư có trọng điểm và phù hợp với nhu cầu, khả năng

phát triển trong từng giai đoạn. Gắn liền chính sách kinh tế là hàng loạt chính sách

nhất quán và nhiều tham vọng để xây dựng một hệ thống giáo dục tốt nhằm tạo một

lực lượng lao động có giáo dục và kỹ năng – bộ phận dân số mà trong những năm

1960 được gọi là “những quả trứng vàng” (Ohno, 2007). Chính sách y tế cũng được

đặc biệt coi trọng với việc hướng tới chăm sóc y tế toàn dân với mạng lưới cơ sở

chăm sóc y tế được xây dựng nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu mang tính đặc trưng

của từng vùng, khu vực. Ngay từ đầu những năm 1950 chính phủ Nhật Bản đã xây

dựng chiến lược an sinh xã hội sâu rộng, đặc biệt là hưu trí và bảo trợ xã hội, nhằm

đảm bảo và hỗ trợ đời sống của hàng triệu người lao động. Hệ thống an sinh xã hội

nhiều tầng do nhà nước xây dựng và quản lý đã giải quyết được một lượng lớn nhu

cầu của người Nhật Bản.

Tuy nhiên, “cơ cấu dân số vàng” dần kết thúc trong bối cảnh tổng tỷ suất

sinh ngày càng giảm mạnh (xuống mức 1,3 vào năm 2007) nên Nhật Bản lại đối

mặt với một vấn đề dân số nghiêm trọng là tỷ số phụ thuộc già tăng nhanh chưa

từng có. Trong bối cảnh đó, chính phủ Nhật Bản hiện đang tìm mọi biện pháp chính

sách để giảm thiểu gánh nặng từ “làn sóng chuyển đổi dân số lần thứ hai”3 này, đặc

biệt là cho hệ thống hưu trí thực thanh thực chi (PAYG – Pay-As-You-Go)4 cùng

với nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái và thiếu công việc đủ thời gian. Nghiên cứu

của Hewitt (2003) [theo trích dẫn của Fang và Dewen (2005)] cho thấy dân số già

nhanh và hệ thống hưu trí không thích ứng là hai trong nhiều nguyên nhân dẫn đến

đình trệ kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản vào cuối những năm 1990. Đây cũng

chính là bài học bổ ích cho các nước có dân số trẻ và đang được hưởng “cơ cấu dân

3 Làn sóng thứ nhất là làn sóng chuyển đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hóa (nhiều người trong độ tuổi lao động), trong khi làn sóng thứ hai là làn sóng chuyển đổi cơ cấu dân số theo hướng già hóa (dân số cao tuổi tăng nhanh). 4 Hệ thống hưu trí PAYG dựa trên nguyên tắc tài chính là các khoản đóng góp hiện nay được dùng để chi trả cho các khoản thanh toán (hưu trí, tử tuất) của người đang được hưởng. Sau đó, khi người đóng góp về hưu, họ lại được chi trả bằng phần đóng góp của các thế hệ tương lai. Trong bối cảnh dân số già hóa (nhiều người về hưu hơn và thời gian hưởng hưu dài hơn do tuổi thọ cao hơn) với sự sụt giảm số lao động tham gia hệ thống, rõ ràng nguy cơ sụp đổ hệ thống về mặt tài chính có thể thấy rõ.

Page 20: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

20

số vàng” trong việc đưa ra các chiến lược, chính sách thích ứng với một dân số già

hóa và già trong tương lai gần.

Một nước điển hình khác trong khu vực Đông Á là Hàn Quốc. “Cơ cấu dân

số vàng” của Hàn Quốc diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn so với Nhật Bản.

Như trong Hình 2, tính toán của Cục Tham chiếu Dân số (2007) cho thấy, cơ cấu

dân số vàng của Hàn Quốc diễn ra trong vòng 49 năm (1965-2014). Đây cũng chính

là giai đoạn Hàn Quốc trải nghiệm tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt từ đầu những

năm 1960 cho đến giữa những năm 1980. Từ một nước nghèo với thu nhập bình

quân đầu người 60 USD/năm vào năm 1948, Hàn Quốc vươn lên trở thành quốc gia

có nền kinh tế đứng thứ ba ở Châu Á và thứ 13 trên thế giới hiện nay. Các chiến

lược phát triển kinh tế 5 năm đều định hướng vào công nghiệp hóa nhanh dựa trên

xuất khẩu. Để làm được việc này, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra hàng loạt gói

chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cho xuất khẩu như vay ngân

hàng lãi suất thấp, ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, cho phép vay vốn

nước ngoài và ưu đãi thuế. Bên cạnh việc thúc đẩy nội lực công nghiệp, chính phủ

Hàn Quốc cũng chủ động hướng đến sự trợ giúp về kỹ thuật và tài chính cùng với

việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả là Hàn Quốc nhanh chóng trở

thành một cường quốc kinh tế trong khu vực và là một trong bốn nước công nghiệp

mới (NICs) vào những năm 1980. Để thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp

chủ đạo nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, chính phủ Hàn Quốc cũng xây

dựng nhiều chiến lược đầu tư có trọng điểm cho phát triển nguồn nhân lực với sự

chú trọng đặc biệt vào hệ thống giáo dục và y tế. Hiện nay, Hàn Quốc trở thành một

trong những nước có mức chi cho giáo dục và y tế bình quân đầu người cao trong

các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tận dụng “cơ cấu

dân số vàng” nhưng cũng chuẩn bị cho sự già hóa nhanh chóng của dân số do tổng

tỷ suất sinh ngày càng giảm và chỉ đạt ở mức 1,3 vào năm 2007, chính phủ Hàn

Quốc đã và đang xây dựng chiến lược an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách hưu trí

và chăm sóc y tế cho người cao tuổi, để tránh “vết xe đổ” của các nước đi trước như

Nhật Bản.

Khu vực Đông Nam Á

Quá trình chuyển đổi dân số của các nước Đông Nam Á diễn ra chậm hơn so

với các nước Đông Á. Dữ liệu của United Nations (2007) cho thấy, các nước này

Page 21: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

21

mới bắt đầu hưởng lợi từ “cơ cấu dân số vàng” gần đây mà sớm nhất là Singapo

(năm 1980) và muộn nhất là Phi-lip-pin (năm 2030) với độ dài trung bình là 30 năm

(Bảng 1). Giai đoạn 1950-1990 chứng kiến mức tăng dân số rất cao ở một số nước

Đông Nam Á như In-đô-nê-sia và Việt Nam. Chính sách kế hoạch hóa gia đình và

sự cải thiện đáng kể của hệ thống y tế đã làm giảm cả tỷ suất sinh và tỷ suất chết ở

các nước này.

Bảng 1. Tỷ số phụ thuộc chung khu vực Đông Nam Á, 1950-2050 Năm Singapore Thái Lan Indonesia Malaysia Philippines 1950 75 83 76 85 89 1955 77 82 74 88 93 1960 83 87 76 95 96 1965 86 92 81 98 97 1970 73 91 83 92 93 1975 59 85 82 85 90 1980 47 74 78 75 86 1985 42 59 72 74 83 1990 37 50 66 70 79 1995 40 46 59 66 75 2000 41 43 54 60 70 2005 39 42 51 56 67 2010 35 41 49 52 63 2015 36 43 46 50 59 2020 42 45 44 48 56 2025 54 49 43 48 52 2030 68 53 44 48 50 2035 77 52 47 48 48 2040 80 56 50 49 47 2045 79 59 53 50 47 2050 78 62 56 53 48

Chú thích: Tỷ số phụ thuộc chung được tính bằng tỷ số giữa tổng dân số trẻ em (0-14) và dân số cao tuổi (65+) với 100 người độ tuổi lao động (15-65).

Nguồn: United Nations (2007).

Ước lượng của ADB (1997) cho thấy lợi tức dân số ở Đông Nam Á đóng góp

khoảng 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng thu nhập đầu người hàng năm, trong khi

kết quả tính toán của Bloom và Williamson (1998) là khoảng 1,0 điểm phần trăm.

Rõ ràng, lợi tức dân số của khu vực Đông Nam Á hiện nay sẽ không lớn như lợi tức

dân số của khu vực Đông Á thời kỳ 1960-1990. Một trong những nguyên nhân quan

trọng lý giải cho vấn đề này là tỷ lệ tăng dân số hoạt động kinh tế với tỷ lệ tăng dân

số không hoạt động kinh tế không khác nhau nhiều như ở khu vực Đông Á nên lợi

tức dân số của khu vực này cũng thấp hơn so với khu vực Đông Á (Bloom và cộng

sự, 2003).

Page 22: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

22

Bên cạnh các gói chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng xuất

khẩu, một điểm nhấn chính sách quan trọng chung ở các nước khu vực này trong

việc lồng ghép dân số với tăng trưởng và phát triển kinh tế là chiến lược giáo dục và

y tế. Việc Singapo tận dụng dấu hiệu của chuyển đổi dân số từ cuối những năm

1970 cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng mức bao phủ và chất lượng của hệ

thống giáo dục là một minh chứng cụ thể, trong khi Phi-lip-pin có cùng chất lượng

nguồn nhân lực xét theo mức độ giáo dục và y tế nhưng lại tăng trưởng chậm do tỷ

lệ sinh quá cao và chất lượng thể chế chưa tốt (Navaneetham, 2002). Malaysia đầu

tư xây dựng các cụm trường đào tạo nhân công chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu

phát triển của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế tạo, với vai trò là

nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước này trong hơn hai thập kỷ vừa qua.

Thái Lan cũng thể hiện các nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho tăng

trưởng bằng các chính sách giáo dục, y tế mạnh mẽ gắn liền với chiến lược phát

triển của một số ngành sản xuất chủ lực. Tuy nhiên, phân tích của Ohno (2008)

cũng cho thấy hầu hết các nước đang phát triển ở Đông Nam Á, đặc biệt là các nước

đầu đàn như Malaysia và Thái Lan, đang gặp nhiều khó khăn trong việc “phá vỡ

trần thủy tinh”5 để tiến đến một bước phát triển kinh tế như Đài Loan hoặc Hàn

Quốc. Nguồn nhân lực vẫn lệ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt là kỹ năng quản lý và

sản xuất, là yếu tố cản trở lớn nhất đối với hai nước này. Đây là bài học quan trọng

cho Việt Nam trong việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình công

nghiệp hóa nói riêng và tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung.

Bên cạnh các chính sách tận dụng cơ cấu “vàng” hiện có, các nước trong khu

vực này còn hoạch định các chính sách dài hạn khi cơ cấu “vàng” này không còn và

không lặp lại nữa – đó là khi người lao động thuộc thời kỳ dân số bùng nổ sẽ về hưu

và tỷ lệ phụ thuộc dân số lại tăng lên nhanh chóng do sự gia tăng của tỷ lệ phụ

thuộc người già. Sức ép đối với hệ thống chăm sóc y tế và hưu trí cho người cao

5 Theo phân tích này, quá trình đuổi kịp thể hiện trong bốn giai đoạn: giai đoạn I là giai đoạn sản xuất đơn giản dưới sự hướng dẫn của nước ngoài (Việt Nam); giai đoạn II là giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa với việc hình thành nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng vẫn cần sự hướng dẫn của nước ngoài (Malaysia và Thái Lan); giai đoạn III là giai đoạn làm chủ công nghệ và quản lý, có khả năng sản xuất hàng hóa chất lượng cao (Đài Loan, Hàn Quốc); giai đoạn IV là giai đoạn đủ năng lực sáng chế và thiết kế sản phẩm đứng đầu thế giới (Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu). Giai đoạn I chuyển lên giai đoạn II đòi hỏi tích tụ tư bản và nhân lực. Giai đoạn II lên giai đoạn III cần có hấp thụ công nghệ, còn giai đoạn III lên giai đoạn IV cần có sáng tạo. “Trần thủy tinh” chính là bẫy thu nhập trung bình đối với các nước ASEAN nói chung và Malaysia, Thái Lan nói riêng.

Page 23: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

23

tuổi cũng là một câu hỏi chính sách quan trọng đối với các nước này, thậm chí ngay

cả khi họ đang hưởng “lợi tức dân số vàng”.

III. DÂN SỐ VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TUỔI VÀ GIAI ĐOẠN CƠ

CẤU VÀNG

1. Đặc điểm cơ cấu tuổi dân số Việt Nam thời gian qua

Biến động dân số Việt Nam trong thế kỷ 20 diễn biến hết sức phức tạp do tác

động của hai cuộc chiến tranh kéo dài. Sau năm 1975 khi đất nước giải phóng hoàn

toàn thì chính sách dân số – chính sách được thực hiện ở miền Bắc từ cuối những

năm 1950 – đã được thực thi thống nhất trên toàn quốc [xem thêm Barbieri và cộng

sự (1996) mô tả chi tiết về xu hướng dân số Việt Nam trước năm 1975]. Dân số

Việt Nam trong ba thập kỷ vừa qua có một số đặc điểm đáng chú ý về cơ cấu tuổi

như sau.

Bảng 2. Cơ cấu tuổi dân số Việt Nam, 1979-2007 Số người (triệu người) Tỷ lệ (% tổng dân số) Năm

Tổng 0-14 15-59 60+ 0-14 15-59 60+ 1979 53,74 23,40 26,63 3,71 41,8 51,3 6,9 1989 64,38 24,98 34,76 4,64 39,2 53,6 7,2 1999 76,33 25,56 44,58 6,19 33,0 58,9 8,1 2006 83,89 22,06 54,11 7,72 26,3 64,5 9,2 2007 85,15 21,73 55,38 8,04 25,0 65,5 9,5

Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và Tổng cục thống kê (2007, 2008).

Thứ nhất, cơ cấu tuổi dân số biến động mạnh, đặc biệt là những năm gần

đây.

Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ trẻ em (0-14) giảm rất nhanh (từ 39% vào năm 1989

xuống 25% vào năm 2007, tương ứng với 25 triệu người xuống 22 triệu người),

trong khi tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-59) tăng nhanh (từ 53,6% năm

1989 lên 65,5% năm 2007, tương ứng 34,8 triệu người lên 55,4 triệu người) và tỷ lệ

dân số cao tuổi cũng tăng không ngừng (từ 7,2% năm 1989 lên 9,5% năm 2007,

tương ứng với mức tăng từ 4,6 triệu người lên 8 triệu người). Kết quả là, tỷ số phụ

thuộc chung có xu hướng giảm mạnh trong thời gian gần đây, trong đó tỷ số phụ

thuộc trẻ em giảm rất nhanh và tỷ số phụ thuộc người già có xu hướng tăng.

Thứ hai, trong nhóm dân số trẻ em, tỷ lệ trẻ trong hai nhóm tuổi 0-4 và 5-9

giảm mạnh, trong khi nhóm tuổi 10-14 giảm chậm hơn.

Page 24: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

24

Bảng 3. Cơ cấu tuổi dân số trẻ em Việt Nam, 1979-2007 Nhóm tuổi (% tổng dân số) 1979 1989 1999 2007

0-4 14,62 14,00 9,52 7,49 5-9 14,58 13,30 12,00 7,84

10-14 13,35 11,70 11,96 10,18 Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và Tổng cục thống kê (2008).

Bảng 3 cho thấy dân số ở đáy tháp dân số Việt Nam giảm mạnh trong gần 30

năm qua. Cụ thể, tỷ lệ trẻ em giảm mạnh, từ 14,62% tổng dân số năm 1979 xuống

7,49% tổng dân số năm 2007. Tiếp đến, trẻ em trong độ tuổi đến trường tiểu học (5-

9) cũng giảm mạnh trong cùng thời gian này, từ 14,58% tổng dân số năm 1979

xuống 7,58% dân số năm 2007. Dân số trong độ tuổi đến trường THCS (10-14)

cũng có xu hướng giảm xuống nhưng chậm hơn nhiều so với hai nhóm trên, từ

13,35% tổng dân số 1979 xuống 10,18% tổng dân số năm 2007.

Thứ ba, dân số trong độ tuổi lao động tăng lên một cách rõ rệt.

Bảng 4. Cơ cấu tuổi dân số trong tuổi lao động ở Việt Nam, 1979-2007 Nhóm tuổi (% tổng dân số) 1979 1989 1999 2007

15-19 11,40 10,50 10,77 10,71 20-24 9,26 9,50 8,86 8,69 25-29 7,05 8,80 8,48 7,66 30-34 4,72 7,30 7,86 7,71 35-39 4,04 5,10 7,27 7,66 40-44 3,80 3,40 5,91 7,51 45-49 4,00 3,10 4,07 6,44 50-54 3,27 2,90 2,80 5,23 55-59 2,95 3,00 2,36 3,43

Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và Tổng cục thống kê (2008).

Trong khi dân số Việt Nam tăng từ 52,8 triệu người năm 1979 lên 84,3 triệu

người năm 2007 thì tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số và chia

theo nhóm tuổi lại không thay đổi đáng kể. Nói cách khác, số tuyệt đối dân số trong

tuổi lao động tăng lên mạnh. Dân số trong nhóm tuổi từ 15 đến 49 tăng lên rõ rệt

nhất, từ 44,27% tổng dân số năm 1979 (hay 23,37 triệu người) lên 56,38% tổng dân

số năm 2007 (hay 41,4 triệu người).

Thứ tư, cùng với sự gia tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động thì dân

số Việt Nam đã có những dấu hiệu của quá trình già hóa. Tốc độ già hóa dân số lớn

hơn tốc độ tăng dân số (Bảng 5).

Page 25: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

25

Bảng 5. Cơ cấu tuổi dân số cao tuổi ở Việt Nam, 1979-2004 Nhóm tuổi (% tổng dân số) 1979 1989 1999 2002 2004 2006

60-64 2,28 2,40 2,31 2,46 2,65 2,51 65-69 1,90 1,90 2,20 2,29 2,27 2,31 70-74 1,34 1,20 1,58 1,97 2,07 1,95 75-79 0,90 0,80 1,09 1,26 1,41 1,62 80+ 0,54 0,70 0,93 1,26 1,50 1,53

Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và tính toán của tác giả cho các năm 2004 và 2006 dựa vào số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và 2006.

Trong giai đoạn 1979-2006, dân số tăng 1,2 lần thì số lượng người cao tuổi

tăng hơn hai lần (Nguyễn Đình Cử, 2007).6 Một điểm đáng lưu ý là tỷ lệ người cao

tuổi ở độ tuổi cao (từ 80 tuổi trở lên) có xu hướng tăng lên theo thời gian. Phân tích

của Giang và Pfau (2007) còn cho thấy tỷ lệ nữ giới cao tuổi, đặc biệt ở độ tuổi từ

80 trở lên, lớn hơn tỷ lệ nam giới cao tuổi nên tỷ lệ nữ giới cao tuổi sống cô đơn

hoặc góa lớn hơn tỷ lệ tương ứng của nam giới cao tuổi.

2. Dự báo dân số và giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” ở Việt Nam

Hình 3 mô tả dự báo dân số Việt Nam theo phương pháp tĩnh của United

Nations (2007) (bên trái)7 và theo phương pháp ngẫu nhiên của Giang và Pfau

(2009a) (bên phải)8 với cùng giả định về TFR dài hạn là 2,1. Một đặc điểm chung

có thể thấy từ hai dự báo này là, so với năm 2005, dân số Việt Nam sẽ có biến

chuyển lớn về cơ cấu tuổi trong vài thập kỷ nữa, trong đó tỷ lệ trẻ em giảm mạnh

cùng với sự tăng lên không ngừng của dân số cao tuổi.

6 Theo định nghĩa của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP) thì dân số được coi là bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa khi tỷ lệ dân số cao tuổi so với tổng dân số ở mức từ 10% trở lên. Do đó, dự báo dân số của United Nations (2007) cho thấy dân số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa trước năm 2020. Tính toán của Giang và Pfau (2009b) với số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006 (VHLSS 2006) cho thấy dân số Việt Nam đã tiến rất gần đến ngưỡng này với tỷ lệ người cao tuổi là 9,9% vào năm 2006 7 Tổng cục Thống kê (1999) cũng cho kết quả tương tự như dự báo của United Nations (2007) và một số kết quả của dự báo này sẽ được sử dụng để phân tích ở phần sau. 8 Dự báo dân số theo phương pháp ngẫu nhiên cho Việt Nam của Giang và Pfau (2009a) được xây dựng trên cơ sở mô hình dự báo của Lee và Carter (1992). Trong mô hình dự báo này, mô phỏng ngẫu nhiên được áp dụng cho tỷ suất sinh và tỷ suất chết theo độ tuổi và giới tính, trong khi tỷ lệ xuất/nhập cư được cho trước. Hai đường chấm trên hình thể hiện giá trị trung vị của dự báo với khoảng tin cậy 90%.

Page 26: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

26

Hình 3. Tháp dân số Việt Nam: Hiện tại và dự báo

6000 4000 2000 0 2000 4000 6000

0-4

10-14

20-24

30-34

40-44

50-54

60-64

70-74

80-84

90-94

100+

Male Female

2005

6000 4000 2000 0 2000 4000 6000

0-4

10-14

20-24

30-34

40-44

50-54

60-64

70-74

80-84

90-94

100+

Male Female 2050

Nguồn: United Nations (2007). Giang và Pfau (2009a)

Bảng 6. Dự báo cơ cấu dân số Việt Nam theo tuổi, 2010-2050 Nhóm dân số 2010 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050 Trẻ em (0-14) 26,3 25 23,4 21,9 20,4 19,2 18,3 17,7 17,2 Tuổi lao động (15-59) 65,8 65,9 65,6 64,7 63,8 62,5 60,9 59,0 56,7 Cao tuổi (60+) 7,9 9,1 11 13,4 15,8 18,3 20,8 23,3 26,1

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ United Nations (2007).

Bảng 6 mô tả biến động dân số Việt Nam theo cơ cấu tuổi trong giai đoạn

2010-2050. Trong hai thập kỷ tới, dân số trong tuổi lao động ở Việt Nam sẽ tăng lên

mạnh mẽ, đạt mức xấp xỉ 65% tổng dân số trong giai đoạn 2015-2025. Sau đó, tỷ lệ

dân số này giảm dần và đạt mức 57% vào năm 2050. Cùng lúc đó, tỷ lệ trẻ em sẽ

giảm từ gần 30% năm 2005 xuống khoảng 23% vào năm 2020 và 17% vào năm

2050. Ngược lại, tỷ lệ dân số cao tuổi sẽ bắt đầu tăng mạnh từ năm 2015 và đạt mức

26,1% tổng dân số năm 2050.

-5 -4.5 -4 -3.5 -3 -2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 0

5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95

100

Tháp dân số Việt Nam năm 2050 theo phương pháp dự báo ngẫu nhiên. (Đường chấm thể hiện giá trị trung vị của dự báo với mức tin cậy 90%)

Nữ Nam

Quy mô dân số (triệu người)

Tuổi

Page 27: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

27

Bảng 7. Dự báo cơ cấu tuổi dân số Việt Nam theo nhóm, 2010-2050 Age 2010 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050 0-4 8,07 7,66 7,26 6,90 6,39 5,99 5,75 5,63 5,54 5-9 8,27 7,64 7,30 6,95 6,66 6,22 5,87 5,68 5,59

10-14 8,73 7,84 7,28 6,98 6,71 6,48 6,10 5,79 5,64 15-19 10,16 8,25 7,45 6,95 6,73 6,52 6,34 6,01 5,74 20-24 9,27 9,59 7,83 7,10 6,68 6,52 6,36 6,24 5,95 25-29 7,81 8,74 9,09 7,46 6,82 6,47 6,37 6,26 6,17 30-34 7,79 7,35 8,28 8,66 7,16 6,61 6,32 6,26 6,19 35-39 7,84 7,33 6,96 7,88 8,32 6,94 6,45 6,21 6,19 40-44 7,48 7,37 6,93 6,62 7,56 8,05 6,76 6,33 6,13 45-49 6,73 7,02 6,95 6,58 6,33 7,30 7,83 6,63 6,25 50-54 5,34 6,27 6,58 6,56 6,26 6,08 7,07 7,65 6,51 55-59 3,77 4,93 5,82 6,16 6,20 5,97 5,85 6,86 7,47 60-64 2,39 3,43 4,52 5,38 5,74 5,84 5,67 5,60 6,62 65-69 2,02 2,11 3,06 4,06 4,89 5,28 5,42 5,32 5,30 70-74 1,65 1,70 1,80 2,63 3,54 4,32 4,71 4,89 4,85 75-79 1,39 1,27 1,34 1,43 2,14 2,92 3,60 3,99 4,19 80+ 1,29 1,51 1,58 1,68 1,85 2,50 3,51 4,67 5,69

Nguồn: Tác giả tính toán từ United Nations (2007)

Bảng 7 trình bày cụ thể hơn cơ cấu tuổi dân số Việt Nam theo dự báo của

United Nations (2007). Có thể thấy là, trong thời gian tới, dân số trẻ em, đặc biệt là trẻ

dưới 5 tuổi và trẻ trong độ tuổi đến trường tiểu học, sẽ giảm mạnh trong thời gian tới.

Cùng lúc đó, dân số trong độ tuổi lao động vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt nhóm tuổi lao

động trẻ (15-30) chiếm tỷ trọng lớn. Dân số cao tuổi tiếp tục tăng nhanh, nhất là các

nhóm ở độ tuổi rất cao (từ 80 trở lên).

Kết quả là, dự báo của United Nations (2007) cho thấy tỷ số phụ thuộc

chung sẽ ở mức dưới 50% từ năm 2009 và kéo dài cho đến khoảng năm 2039 [Hình

4, bên trên]. Giai đoạn này đặc trưng bởi tỷ số phụ thuộc chung giảm xuống là do

mức giảm của tỷ số phụ thuộc trẻ em lớn hơn mức tăng tỷ số phụ thuộc người già.

Nói cách khác, dân số Việt Nam đạt cơ cấu “vàng” trong giai đoạn 2009-2039 (30

năm) với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt ở mức cao nhất khoảng 65% tổng

dân số trong giai đoạn 2015-2025. Cơ cấu “vàng” sẽ kết thúc từ năm 2040 khi tỷ số

phụ thuộc chung tăng lên, cao hơn 50 và bị chi phối chủ yếu do tỷ số phụ thuộc

người già tăng nhanh.

Tất cả những kết quả này đều tương thích với dự báo dân số theo phương

pháp ngẫu nhiên trong nghiên cứu của Giang và Pfau (2009a) [Hình 4, bên dưới],

đó là cơ cấu “vàng” của dân số Việt Nam sẽ xuất hiện trong giai đoạn 2010-2040

Page 28: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

28

với khoảng tin cậy 90% của dự báo cho thời điểm bắt đầu là 1 năm (tức là vào năm

2009 hoặc 2011) và thời điểm kết thúc là 2 năm (tức là vào năm 2038 hoặc 2042).

Hình 4. Dự báo tỷ số phụ thuộc dân số Việt Nam

0

10

20

30

40

50

60

2005 2010 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050

Chung Trẻ em Người già

2020 2040 2060 2080 21000

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2Youth Dependency Ratio

2020 2040 2060 2080 21000

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2Old-Age Dependency Ratio

2020 2040 2060 2080 21000

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2Population Dependency Ratio

Chú thích: Tỷ số phụ thuộc chung được tính bằng tỷ số giữa tổng dân số trẻ em (0-14) và người cao tuổi (60+) với 100 người trong độ tuổi lao động (15-59).

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ United Nations (2007) và Giang và Pfau (2009a).

Các dự báo dân số nêu trên cũng chỉ ra rằng cơ cấu tuổi của dân số sẽ thay

đổi nhanh chóng theo xu hướng già hóa khi mức sinh giảm, mức chết giảm và tuổi

thọ dân số tăng lên. Việt Nam sẽ có “cơ cấu dân số vàng” trong giai đoạn chuyển

đổi dân số từ xu hướng trẻ hóa hiện nay sang xu hướng dân số già trong một vài

thập kỷ tới.

IV. CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NHỮNG

KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Với giả định rằng các dự báo dân số đã đề cập ở trên phản ánh sát thực xu

hướng biến động dân số Việt Nam trong thời gian tới thì rõ ràng cơ hội để tận dụng

“cơ cấu dân số vàng” của Việt Nam sẽ đến trong một vài năm nữa. Có cơ cấu

“vàng” cũng đồng nghĩa với việc có cơ hội “vàng” trong việc sử dụng nguồn nhân

lực trẻ, dồi dào cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của nền kinh tế, đặc biệt là giai

“Cơ cấu dân số vàng”

Tỷ số phụ thuộc trẻ em Tỷ số phụ thuộc người già Tỷ số phụ thuộc chung

“Cơ

cấu

dân

số v

àng”

Page 29: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

29

đoạn bản lề 2011-2020 thực hiện chiến lược đưa Việt Nam cơ bản trở thành một

quốc gia công nghiệp và xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình. Vì lẽ đó,

chiến lược dân số trong 10 năm tới và những thập kỷ tới phải tính đến cơ hội “vàng”

quan trọng này.

Kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng “cơ hội dân số” và “lợi

tức dân số” không tự động, không tất yếu đem lại tác động tích cực, mà nó phải

được giành lấy bằng các hành động chính sách, chiến lược cụ thể trong điều kiện cụ

thể của từng nước. Trong khi một số nước đã hiện thực hoá được tiềm năng tích cực

do cơ hội dân số mang lại thì nhiều nước cũng đã bỏ lỡ hoặc chậm nắm bắt cơ hội

đó. Có hàng loạt điều kiện cần để hiện thực hoá cơ hội dân số mà đôi khi những

điều kiện này lại vượt quá tầm chủ động của một quốc gia, một chính phủ, ví dụ

như chiến tranh, bất ổn của môi trường quốc tế... Tuy nhiên, xét về mặt chủ quan

quốc gia thì tầm quan trọng hàng đầu vẫn thuộc về môi trường chính sách trong

nước. Không có môi trường chính sách phù hợp và ổn định thì ngay cả trong điều

kiện tốt nhất, đất nước sẽ bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng cao trong dài hạn khi cơ hội dân

số bắt đầu. Trong điều kiện kém thì kinh tế có thể trì trệ, chính trị, xã hội bất ổn bởi

quá tải dân số dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan và an sinh xã hội kiệt quệ. Nếu cơ

hội dân số, đặc biệt là giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, diễn ra trùng với thời kỳ kinh

tế ổn định và cất cánh thì nguồn lao động có sức khỏe và kỹ năng sẽ trở thành động

lực mạnh mẽ của nền kinh tế.

Vậy để hiện thực hóa cơ hội này, Việt Nam cần chú trọng vào chiến lược và

chính sách nào? Trong bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay và trước cơ

hội “vàng” của dân số, chúng tôi cho rằng có bốn nhóm chính sách quan trọng,

mang tính chiến lược cần được thực hiện để hiện thực hóa cơ hội này, đó là (1)

chính sách giáo dục và đào tạo (2) chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực;

(3) chính sách dân số và y tế; và (4) chính sách an sinh xã hội toàn diện, hướng đến

dân số đang già hóa nhanh và già trong một vài thập kỷ tới.

1. Chính sách giáo dục và đào tạo

Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế (ví dụ, ADB, 2005; UNESCAP,

2006), Việt Nam là quốc gia đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về giáo dục sớm hơn

so với kế hoạch, cũng như có bước tiến lớn về giáo dục so với các nước đang phát

triển có cùng mức thu nhập. Đánh giá tầm quan trọng của giáo dục trong việc

Page 30: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

30

thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hệ thống giáo dục được tổ chức

ngày càng chặt chẽ với các hệ đào tạo đa dạng từ mầm non, tiểu học đến đại học

và đào tạo nghề và giáo dục chuyên nghiệp (xem thêm chi tiết về hệ thống giáo

dục Việt Nam qua nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa, 2007, và Mori và

cộng sự, 2009). Chi tiêu cho giáo dục chiếm khoảng 15% tổng chi tiêu chính phủ

vào những năm 1990 và dự kiến tăng lên mức 20% vào năm 2015. Nền giáo dục

bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tỷ lệ người lớn biết đọc chữ trên

90% và tỷ lệ đến trường của tất cả các cấp giáo dục phổ thông đạt 69,3%. Tỷ lệ

nhập học hàng năm của các cấp giáo dục phổ thông tăng lên và đạt mức cao: năm

2007, tỷ lệ này cho bậc tiểu học là 98% (so với 96% năm 2004), bậc trung học cơ

sở là 90% (so với 65% năm 2003) và bậc trung học phổ thông là 50% (so với

38% năm 2000) (Nguyễn Đình Cử, 2008). Số lượng giáo viên đạt chuẩn quốc gia

là 90%. Cùng với nhiều chỉ số kinh tế xã hội khác, giáo dục đóng góp một phần

quan trọng trong việc nâng vị thế của Việt Nam trong bảng xếp hạng chỉ số phát

triển nhân lực (HDI) qua các năm.

Cơ hội:

Tận dụng đà phát triển của giáo dục cùng với những triển vọng về dân số

như đã nêu, Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp tục cải thiện chất lượng và phát

triển hệ thống giáo dục. Thứ nhất, theo dự báo dân số trình bày trong Bảng 7 cho

thấy trẻ em ở hai nhóm tuổi 0-4 và 5-9 sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, trong khi

trẻ em trong độ tuổi 10-14 giảm với tốc độ chậm hơn. Nói cách khác, dân số trong

độ tuổi học tiểu học và phổ thông cơ sở sẽ ngày càng giảm và vì thế mà chất

lượng giảng dạy và học tập có thể từng bước được cải thiện thông qua việc giảm

tải như giảm tỷ số giữa số học sinh và số giáo viên cũng như số lượng học sinh

trong mỗi lớp học. Gắn liền với xu hướng này là việc tận dụng nguồn lực cho các

chương trình đào tạo có liên quan hoặc các cấp học khác. Bản thân các hộ gia

đình ít con hơn và đời sống đã được cải thiện nên điều kiện đầu tư cho giáo dục

cũng tốt hơn.

Thứ hai, dân số trong độ tuổi lao động, đặc biệt nhóm tuổi 15-30, tăng lên

cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế với đóng góp ngày càng nhiều của khu

vực công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo ra nhu cầu lớn về đào tạo nghề cho các ngành

này – những ngành hiện thiếu rất nhiều nhân công đã qua đào tạo và có tay nghề.

Page 31: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

31

Nói cách khác, đây là cơ hội và trách nhiệm lớn của đào tạo nghề cho một lực

lượng lao động dồi dào trong thời gian tới.

Thứ ba, tỷ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn nhất định đã tăng lên và

mức độ giáo dục cũng cao hơn (Giang và Pfau, 2007) nên việc khuyến khích

người cao tuổi có kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp cùng tham gia đào tạo thế hệ

trẻ sẽ tạo được hiệu ứng tích cực trong xã hội.

Thách thức:

Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay còn thể hiện rất nhiều

điểm yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn phát triển mới và quá trình

hội nhập ngày càng nhanh và đòi hỏi cao của nền kinh tế khu vực và thế giới. Thứ

nhất, hệ thống giáo dục ngày càng mở rộng về phạm vi và chương trình đào tạo

nhưng vẫn còn có sự khác biệt rất lớn về khả năng tiếp cận giữa các nhóm dân số.

Một điều tra gần đây (Young Lives, 2005) cho thấy, đối với bậc tiểu học, khoảng

92% trẻ em thuộc nhóm nghèo đã từng đi học, trong khi con số này là 100% cho

trẻ em thuộc các nhóm dân số khá giả hơn. Với bậc trung học, con số lần lượt là

53,8% và 85,8%.

Các chương trình học đã được chuẩn hóa trên toàn quốc với việc sử dụng

tiếng Việt làm ngôn ngữ chính nên nhóm dân tộc thiểu số bị bất lợi và không thể

tiếp cận được các chương trình giáo dục đó. Khoảng 9% số trẻ em dân tộc thiểu

số trong độ tuổi đi học, trong đó chủ yếu là ở vùng Tây Bắc hoặc Tây Nguyên,

chưa từng được thụ hưởng dịch vụ giáo dục.

Một nguyên nhân khác cũng khiến cho việc tiếp cận giáo dục của các

nhóm dân số yếu thế ngày càng trở nên thiếu tính khả thi là chi phí cho giáo dục.

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004 (World Bank, 2003) cho thấy tỷ lệ chi tiêu cho

giáo dục tiểu học và trung học so với tổng chi tiêu hộ gia đình của nhóm nghèo

nhất với nhóm giàu nhất gần như không có sự chênh lệch, và rõ ràng đây là cản

trở và gánh nặng rất lớn đối với người nghèo khi tiếp cận với giáo dục [Bảng 8].

Chênh lệch về thu nhập và trình độ phát triển giữa các vùng ngày càng lớn như

hiện nay khiến cho các vùng nghèo càng khó có cơ hội để hưởng thụ các dịch vụ

giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Page 32: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

32

Bảng 8: Gánh nặng giáo dục đè nặng trên vai nhóm nghèo hơn

Nguồn: World Bank (2003)

Thứ hai, kết quả giáo dục vẫn còn thấp và chưa đảm bảo yêu cầu hiện nay

của xã hội. Mặc dù tỷ lệ dân số biết chữ của Việt Nam khá cao, nhưng số liệu

điều tra năm 2006 cho thấy thanh niên trong lứa tuổi 20-24 có số năm đi học

trung bình chỉ là 9,6 năm, trong đó thành thị là 11,3 năm và nông thôn là 8,8 năm;

83,4% đã thôi học, 3,4% chưa đi học bao giờ và chỉ có 12,2% là đang đi học (Báo

Nhân dân điện tử ngày 25/12/2008).

Chất lượng giáo dục có sự khác biệt lớn giữa các vùng và nhóm dân tộc.

Điều tra sâu của Young Lives (2005) còn cho thấy tỷ lệ trẻ em đến trường ở các

khu vực nông thôn là khá cao, nhưng tỷ lệ biết đọc, viết và tính toán lại không cao

như trẻ em ở khu vực thành thị (tương ứng 86%, 72% và 84% so với 95%, 85%

và 92%). Trẻ em dân tộc thiểu số không thể tiếp cận được với giáo dục theo ngôn

ngữ mẹ đẻ bởi tất cả tài liệu học đều bằng tiếng Việt, và vì thế khả năng đọc

chính xác của trẻ em dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/3 so với trẻ em người Kinh. Đây

chính là rào cản rất lớn về giáo dục cho người thiểu số nhân tố quan trọng để

phát triển kinh tế xã hội ở các vùng mà họ đang sinh sống.

Page 33: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

33

Hộp 1: Giáo dục ở trường học không phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động

Cơ hội việc làm cho nhiều người tốt nghiệp phổ thông là những công việc không yêu cầu kỹ năng hoặc theo mùa, thậm chí đôi khi là những công việc nguy hiểm. Một cô bé 18 tuổi ở Đà Nẵng phân trần: “Tôi đang làm việc tại một công ty chế biến thực phẩm ở đây. Thời gian làm việc trung bình là 2 tuần/tháng. Công việc của tôi là bóc vỏ tôm. Vào lúc rảnh rỗi, tôi thường ở nhà và phụ giúp cha mẹ việc nhà. Thu nhập trung bình hàng tháng của tôi chỉ là 300.000 đồng (19 đô-la)”. Đào tạo nghề ở trường rất đơn điệu và không có nhiều chương trình. “Tôi muốn học các kỹ thuật nông nghiệp để phục vụ các công việc làm nông nghiệp của tôi sau này trong trường hợp tôi không đi học nữa, nhưng trường học chỉ dạy các kỹ năng cơ bản về điện và lâm nghiệp”, một cô bé ở Lào Cai tâm sự.

Nguồn: Young Lives (2006)

Giáo dục đại học được mở rộng với sự đóng góp ngày càng nhiều của khu

vực tư nhân cũng như sự tham gia của các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, sự mở

rộng quá nhanh không gắn liền với chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực khiến

chất lượng đào tạo thấp và không đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị

trường lao động, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ quản lý, chuyên môn sâu vẫn

còn chiếm tỷ lệ hết sức khiêm tốn (Bảng 3 ở trên). Phân tích của Young Lives

(2005) cho thấy phần lớn các trường không chú trọng đến việc cải thiện phương

pháp giảng dạy và môi trường học thuật mà chỉ chú ý đến việc thu hút càng nhiều

học sinh, sinh viên càng tốt hoặc cạnh tranh để “sản xuất” học sinh, sinh viên xuất

sắc. Cách thức đó khiến cho kỹ năng về giao tiếp và học tập của học sinh, sinh

viên Việt Nam rất yếu.

Nghiên cứu điều tra kỹ năng, kiến thức, thái độ của sinh viên ngành kỹ

thuật theo phân tích của Ho và Zjhra (2008) cho thấy có sự “lệch pha” lớn giữa

yêu cầu thị trường với khả năng đáp ứng của đào tạo. Hình 5 thể hiện mức thành

thạo công việc mà sinh viên ra trường có thể đáp ứng được, trong khi hình bên

dưới thể hiện mức thành thạo công việc mà các bên liên quan muốn sinh viên mới

tốt nghiệp có được. Rõ ràng, có một sự chênh lệch giữa cung và cầu đào tạo và

đây là câu hỏi chính sách lớn cho ngành giáo dục đào tạo về quy mô và chất

lượng hiện nay, đặc biệt cho nhóm dân số bắt đầu bước vào tuổi lao động. Điều gì

xảy ra khi lực lượng lao động, đặc biệt lao động trẻ, ngày càng lớn mà hệ thống

giao dục, trong đó có đào tạo nghề, không đáp ứng được nhu cầu lao động có kỹ

năng cho thị trường?

Page 34: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

34

Hình 5. Sự lệch pha trong đào tạo và nhu cầu thị trường lao động

0

1

2

3

4

5

1.1

Lập

luận

giải

quy

ết v

ấnđề

1.2

Thử

ngh

iệm

khám

phá

tri

thứ

c

1.3

Suy

luận

ở tầ

m h

ệ th

ống

1.4

Kỹ

năng

phẩm

chấ

t cá

nhân

1.5

Kỹ

năng

thái

độ

chuy

ênng

hiệp

2.1

Làm

việ

c th

eo n

hóm

2.2

Truy

ền đ

ạt th

ông

tin

2.3

Trìn

h độ

Anh

ngữ

2.4

Trìn

h độ

ngọ

ai n

gữ

3.1

Ý th

ức

trong

hội v

à bê

nng

òai

3.2

Ý th

ức

trong

tổ c

hức

kinh

doan

h và

thư

ơng

mại

3.3

Hìn

h th

ành

ý tư

ởng

ứng

dụng

vào

hệ

thốn

g

3.4

Thiế

t kế

3.5

Thự

c hi

ện

3.6

Họa

t độn

g

Giảng viên Cựu sinh viên Doanh nghiệp

0

1

2

3

4

5

1.1

Lập

luận

giải

quy

ết v

ấnđề

1.2

Thử

ngh

iệm

khám

phá

tri

thứ

c

1.3

Suy

luận

ở tầ

m h

ệ th

ống

1.4

Kỹ

năng

phẩm

chấ

t cá

nhân

1.5

Kỹ

năng

thái

độ

chuy

ênng

hiệp

2.1

Làm

việ

c th

eo n

hóm

2.2

Truy

ền đ

ạt th

ông

tin

2.3

Trìn

h độ

Anh

ngữ

2.4

Trìn

h độ

ngọ

ai n

gữ

3.1

Ý th

ức

trong

hội v

à bê

nng

òai

3.2

Ý th

ức

trong

tổ c

hức

kinh

doan

h và

thư

ơng

mại

3.3

Hìn

h th

ành

ý tư

ởng

ứng

dụng

vào

hệ

thốn

g

3.4

Thiế

t kế

3.5

Thự

c hi

ện

3.6

Họa

t độn

g

Giảng viên Cựu sinh viên Doanh nghiệp Chú thích: Hình bên trên và bên dưới tương ứng biểu diễn cung và cầu lao động theo các yêu cầu về kỹ năng.

Nguồn: Ho and Zjhra (2008)

Thứ ba, đầu tư cho giáo dục có hiệu quả chưa cao và chưa đúng trọng tâm.

Mặc dù chi tiêu cho giáo dục tăng đáng kể trong thời gian gần đây nhưng hầu hết

là dành cho việc chi tiêu thường xuyên như lương, tiền công và xây dựng và quản

lý (chiếm khoảng 73%), chứ chưa thực sự chú trọng đến việc thay đổi nội dung

đào tạo và tạo môi trường học tập, nghiên cứu đủ chất lượng. Đầu tư cho nghiên

cứu (cả cơ bản và ứng dụng) còn quá mỏng và dàn trải dẫn đến số lượng sản

phẩm nghiên cứu thì nhiều nhưng hàm lượng khoa học và khả năng áp dụng thực

tiễn thì quá ít.

Một số khuyến nghị chính sách:

Một điều hết sức rõ ràng là cơ hội dân số vàng chỉ có thể phát huy sức mạnh

khi Việt Nam thực sự có dân số “vàng” – khỏe về thể chất, tinh thần, mạnh về trí

lực. Để có được điều này, vai trò ngày càng quan trọng của giáo dục và đào tạo là

Page 35: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

35

điều không thể phủ nhận. Trước thực trạng hiện nay và định hướng trong thập kỷ tới,

cũng như để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của Việt Nam, chúng tôi xin

kiến nghị một số chính sách chủ yếu, quan trọng cho hệ thống giáo dục, đào tạo

hiện nay.

Hình 6. Dự báo số lượng học sinh tiểu học

0

1,000,000

2,000,000

3,000,000

4,000,000

5,000,000

6,000,000

7,000,000

8,000,000

9,000,000

10,000,000

11,000,000

1998/9

9199

9/200

0

2000/0

1

2001/0

2

2002/0

3

2003/0

4

2004

/05

2009/1

0

2014/1

5

2019/2

0

Số

ngư

ời

G1 G2 G3 G4 G5 Total

Nguồn: Dự báo của MPI-UNFPA (2005) cho giai đoạn 1998/99-2004/05, và tính toán của tác giả cho giai đoạn 2009-2020 với cùng giả định.

Thứ nhất, nhu cầu về đào tạo tiểu học và PTCS sẽ giảm trong thời gian tới do

dân số trong độ tuổi này sẽ giảm nên cần giảm bớt đào tạo giáo viên phổ thông

[Hình 6]. Gắn liền với chính sách này là giảm bớt việc xây thêm trường, lớp đào tạo

tiểu học và phổ thông cơ sở. Thay vào đó, nguồn lực đầu tư cần tập trung hơn nữa

vào việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hiện có trong đào tạo bậc tiểu học và

phổ thông cơ sở, đặc biệt ở các vùng có cơ sở hạ tầng yếu kém.

Thứ hai, cần có chiến lược giáo dục, đào tạo có trọng điểm, dựa trên nhu cầu

của thị trường, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động ở khu vực nông thôn và các

ngành sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp tạm thời của sinh viên ra trường khá cao là một

câu hỏi lớn cần được các nhà quản lý giáo dục, đào tạo trả lời đối với việc không

tương thích giữa cung và cầu lao động. Hệ thống đào tạo nghề và chuyên môn kỹ

thuật cần được cải cách, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu về nhân công có chất

lượng. Bài học của Hàn Quốc về dư thừa lao động có trình độ đại học nhưng chất

lượng có xu hướng giảm sẽ luôn có giá trị cho Việt Nam trong việc xác định chiến

lược nguồn nhân lực. Một trong những việc cần làm hiện nay là phải bỏ chỉ tiêu về

lượng cho hệ thống giáo dục, đào tạo bởi các chính sách đó có thể dẫn đến “chỗ

Page 36: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

36

thiếu vẫn thiếu, chỗ thừa vẫn thừa”. Vì thế, tạo sự gắn kết của các chính sách thị

trường lao động với các chính sách giáo dục đào tạo phải là ưu tiên hàng đầu trong

hoạch định chiến lược, kế hoạch hiện nay.

Thứ ba, đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, hành vi và kiến thức xã hội trong hệ

thống giáo dục ở các cấp. Sự chú ý đặc biệt cần dành cho giáo dục về giới tính và

sức khỏe sinh sản. Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện bình

đẳng giới cũng như hạn chế các vấn đề xã hội có liên quan đến sinh sản. Nghiên cứu

của nhiều nước và các báo cáo về dân số cho Việt Nam cũng chỉ rõ quan hệ chặt chẽ

giữa tỷ lệ sinh – giáo dục – đói nghèo. Mức độ giáo dục được tăng lên bởi một hệ

thống giáo dục có chất lượng sẽ giúp tăng khả năng tham gia thị trường lao động

của nữ giới, giảm tỷ lệ sinh, và giảm xác suất nghèo. UNFPA (2002) chỉ ra rằng

mức độ giáo dục tốt hơn cùng với mức sinh giảm sẽ làm cho lực lượng lao động

tăng nhanh hơn dân số trong độ tuổi lao động.

Thứ tư, đầu tư cho giáo dục, đào tạo cần tập trung nhiều hơn vào việc cải

thiện chương trình, tạo môi trường học tập và nghiên cứu mở, phát huy tính sáng

tạo, tính xã hội trong mọi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.

Thứ năm, khuyến khích người cao tuổi có trình độ, kỹ năng tiếp tục làm việc

và tham gia vào quá trình đào tạo, đặc biệt là các ngành kỹ thuật, sản xuất.

2. Chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực

Các nghiên cứu về tác động của nguồn lao động đến tăng trưởng kinh tế đã

chỉ ra rằng tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động sẽ là nguồn lực quan

trọng cho phát triển kinh tế nếu một quốc gia biết tăng cơ hội việc làm với tốc độ

vừa đủ để duy trì và cải thiện năng suất lao động. Ngược lại, sự gia tăng bộ phận

dân số trong độ tuổi lao động lại trở thành gánh nặng khi một nước phải đối mặt với

tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.

Cơ hội:

Thứ nhất, biến đổi cơ cấu thị trường lao động cùng dự báo dân số cho thấy

quy mô lực lượng lao động Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trong giai

đoạn 1996-2005, lực lượng lao động Việt Nam tăng với tốc độ trung bình 2,3%/năm

với số lao động mới gia nhập hơn 900.000 người/năm. Dự báo của ILO (2008)

[Bảng 9] cho thấy, lực lượng lao động Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn

2011-2020 với tốc độ trung bình xấp xỉ 2%/năm với số lao động mới gia nhập thị

Page 37: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

37

trường lao động gần 1 triệu người/năm. Kết hợp dự báo của United Nations (2007)

và ILO (2008) cho thấy nhóm lao động trẻ tuổi sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng

lao động nên hai thập kỷ tới đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam phân công lao động

vào các ngành trong nền kinh tế.

Bảng 9. Lực lượng lao động khu vực ASEAN: Quá khứ và dự báo Đơn vị: 1000 người

Nam

Nữ

Nguồn: ILO (2008).

Thứ hai, với một lực lượng lao động có kỹ năng tiềm năng, Việt Nam có thể

tham gia vào chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu trong một số ngành sản xuất với

vai trò là đối tác sản xuất. Ví dụ, trong một nghiên cứu gần đây, Ohno (2008) gợi ý

rằng Việt Nam và Nhật Bản có thể trở thành đối tác chiến lược trong sản xuất công

nghiệp khi lao động trẻ, nhiều tiềm năng nhưng còn thiếu kỹ thuật của Việt Nam và

lao động già nhưng nhiều kỹ năng của Nhật Bản được kết hợp với nhau một cách

hợp lý. Nói cách khác, lực lượng lao động lớn và có kỹ năng sẽ giúp Việt Nam thâm

Page 38: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

38

nhập nhanh hơn và sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Xuất khẩu lao

động được đào tạo, có kỹ năng nghề nghiệp tại chỗ hoặc sang nước khác là kênh

quan trọng để thực hiện chính sách lao động trong thời gian tới.

Bảng 10. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo giới tính, khu vực ASEAN (%)

Nguồn: ILO (2008).

Thứ ba, trong điều kiện dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn tốc độ

tăng dân số ngoài độ tuổi lao động, Việt Nam có thể tận dụng triệt để lợi tức dân số

vàng nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số đạt mức cao và ổn định. Dự

báo của ILO (2008) cho giai đoạn 2006-2020 [Bảng 10] cho thấy, so với các nước

trong khu vực, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của cả nam giới và nữ giới sẽ cao.

Cụ thể, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của cả nam giới và nữ giới ở Việt Nam sẽ

duy trì ổn định, đạt mức tương ứng 82,3% và 75,3% vào năm 2020. Xu hướng này

cung cấp ngụ ý quan trọng cho chính sách lao động trong thời gian tới khi nữ giới

vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn trong dân số, đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động, dân

số cao tuổi cũng như dân số tham gia sản xuất nông nghiệp.

Thứ tư, tỷ lệ làm việc của người cao tuổi ở Việt Nam vẫn khá cao, nhất là

dân số trong độ tuổi cận sau tuổi về hưu chính thức (60-65 đối với nam, và 55-59

đối với nữ). Do đó, Việt Nam có thể sử dụng được nguồn nhân lực có kinh nghiệm

và kỹ năng này để tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế.

Thách thức:

Thứ nhất, lực lượng lao động của Việt Nam rất dồi dào nhưng thiếu nhiều lao

động có kỹ năng quản lý và tay nghề cao. Hiện nay, trong số những người có việc

làm, lao động có trình độ tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ lớn (59,6% năm

2005), trong khi lao động có trình độ trung học cơ sở, đại học và cao hơn tăng lên

nhưng chậm. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, phần lớn lao động Việt Nam vẫn

Page 39: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

39

chưa qua đào tạo (khoảng 75%). Vì lý do này mà hiện nay lao động giản đơn vẫn

chiếm đa số và giảm chậm trong thập kỷ qua (khoảng 65%), trong khi lao động

trong lĩnh vực quản lý hoặc lĩnh vực yêu cầu chuyên môn kỹ thuật bậc cao hoặc bậc

trung chiếm tỷ lệ nhỏ và cũng không thay đổi đáng kể (Bảng 11).

Bảng 11. Lao động có việc làm phân theo nghề nghiệp, 1996 & 2005 (%) Năm 1999 Năm 2005 Loại nghề

Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ 1. Lao động quản lý 0,47 0,77 0,18 0,70 1,05 0,32 2. Chuyên môn kỹ thuật bậc cao trong các lĩnh vực kỹ thuật

2,34 2,43 2,26 3,79 3,80 3,77

3. Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 3,00 2,58 3,42 3,11 2,64 3,60 4. Nhân viên trong các lĩnh vực 0,94 0,96 0,93 0,98 0,96 1,01 5. Nhân viên bảo vệ dịch vụ cá nhân, bảo vệ 6,19 4,34 8,04 8,78 6,06 11,64 6. Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm, ngư nghiệp

4,65 5,55 3,76 5,20 6,18 4,17

7. Thợ thủ công có kỹ thuật 9,42 11,71 7,13 11,95 14,81 8,92 8. Thợ có kỹ thuật lắp ráp, vận hành máy móc, thiết bị

2,86 4,48 1,25 3,83 6,02 1,51

9. Lao động giản đơn 69,57 66,70 72,44 61,68 58,47 65,06 10. Các nghề khác không phân loại 0,54 0,48 0,61 0,00 0,00 0,00

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2006)

Hình 7. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo nhóm tuổi và giới tính, 1996 & 2005

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65+

(%)

Nam, 1996 Nữ, 1996 Nam, 2005 Nữ, 2005

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2006)

Thứ hai, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ lao động có việc làm giữa

nam giới và nữ giới có sự khác biệt, chủ yếu là do cơ hội không như nhau và bất

bình đẳng giới trên thị trường lao động. Xét về cơ cấu tuổi, số liệu thống kê cho

thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của các nhóm tuổi cho cả nam giới và nữ

giới được thể hiện theo hình chữ U ngược, trong đó tỷ lệ tham gia lao động của

nhóm tuổi 15-24 và 50-60 thấp nhất (Hình 7). Nam giới trong nhóm tuổi lao động

chính (24-54) có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khá cao (trung bình gần 90%),

Page 40: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

40

trong khi nữ giới chỉ đạt ở mức 75%. Cũng theo báo cáo trên, tỷ lệ việc làm của cả

nam giới và nữ giới đều giảm xuống trong giai đoạn 1996-2005, trung bình từ

74,3% xuống 69,6%, nhưng nữ giới có mức giảm cao hơn nam giới. Báo cáo bình

đẳng giới của ADB (2005) cho thấy, nữ giới thường có thời gian lao động trung

bình cao hơn nam giới, làm công việc lao động dễ tổn thương đến sức khỏe nhưng

chỉ nhận được tiền công, tiền lương trung bình bằng 85% nam giới. Một nguyên

nhân quan trọng của sự khác biệt này là do có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật

giữa nam giới và nữ giới và thực trạng này được giải thích bằng mức độ tiếp cận với

các cơ hội đào tạo của nữ giới thấp hơn nam giới. Nếu thực trạng như hiện nay

không được cải thiện thì việc sắp xếp và quản lý một thị trường lao động ngày càng

lớn trong thập kỷ tới sẽ rất khó khăn, cũng như khó đáp ứng yêu cầu về chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong điều kiện lao động nữ đang

chiếm tỷ trọng lớn như hiện nay và trong thời gian tới theo dự báo.

Hình 8. Thất nghiệp theo nguyên nhân và độ tuổi

Nguồn: World Bank (2007)

Thứ ba, thất nghiệp tạm thời chiếm tỷ trọng lớn do thiếu việc làm thích hợp và

đối tượng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thường là nhóm dân số ở độ tuổi có sức khỏe

lao động tốt nhất, nhưng cũng là nhóm có xu hướng tiêu dùng cao. Tỷ lệ thất nghiệp

trung bình giai đoạn 1996-2005 là khoảng 2,2%, trong đó nữ giới có tỷ lệ thất

nghiệp cao hơn nam giới. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 15-24 là cao nhất và tiếp

đó là nhóm tuổi 25-34 (Hình 8).

Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở cả thành thị và nông thôn đều

cao và đây là hiện trạng báo động về sức ép việc làm cho thanh niên. Bên cạnh vấn

đề thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm cũng có xu hướng tăng lên theo thời gian,

Page 41: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

41

đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế chịu tác động của tăng trưởng chậm. Báo cáo

của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2006) cho thấy khu vực nông thôn có tỷ

lệ thiếu việc làm cao hơn khu vực thành thị (10,4% so với 9,2% năm 1996 và 9,3%

so với 4,5% năm 2005), và nữ giới có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn nam giới (10,9%

so với 9,5% năm 1996 và 8,4% so với 7,9% năm 2005).

Một số khuyến nghị chính sách:

Thứ nhất, đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn và thúc đẩy chất

lượng hoạt động của các ngành sử dụng nhiều lao động. Hiện nay, nguồn lao động

của Việt Nam dồi dào nhưng năng suất lao động còn thấp. Ước lượng của Nguyen

và Giang (2008) cho thấy, trong giai đoạn 1985-2006, phần lớn hoạt động sản xuất

ở Việt Nam là dựa vào lao động, trong khi lao động lại chỉ đóng góp 34,5% vào

tăng trưởng kinh tế. Với cơ cấu lao động trong các ngành nghề hiện nay, chúng tôi

cho rằng đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn và thúc đẩy hoạt động của

các ngành sử dụng nhiều lao động (như dệt may, giày dép, thủy hải sản…) vẫn phải

là bước đi trong những năm trước mắt. Tính toán của một số báo cáo cho thấy đầu

tư vào nông thôn sẽ đem lại hiệu quả cao về kinh tế. Ví dụ, tính toán của IPSARD

(2009) chỉ ra rằng đầu tư vào nông nghiệp với số tiền tương đương 1% GDP sẽ làm

tăng GDP lên 1,2%, trong khi cùng số tiền đó đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ chỉ

làm tăng GDP tương ứng là 0,64% và 0,94%. Một điểm nhấn quan trọng của chính

sách sử dụng nhiều lao động là phải thực hiện nâng cao chất lượng. Năng lực cạnh

tranh của các ngành này không phải là sản xuất được bao nhiêu mà là sản xuất hàng

có chất lượng như thế nào. Liệu Việt Nam có sản xuất được ô-tô như người Nhật

Bản hay làm thời trang như người Ý?

Thứ hai, vì lợi tức dân số sẽ không cao hoặc bằng không khi tỷ lệ dân số hoạt

động kinh tế tăng chậm hoặc bằng tỷ lệ dân số không hoạt động kinh tế nên tăng cơ

hội việc làm là chiến lược quan trọng hàng đầu. Thiếu việc làm hoặc thất nghiệp

như hiện nay sẽ trở thành tai họa cho bộ phận dân số trẻ, có thể dẫn đến vòng luẩn

quẩn của đói nghèo, bạo lực, nghiện hút…, đặc biệt nó có thể kéo nữ thanh niên vào

con đường mại dâm (Nguyen và Le, 2007). Vu (2008) chứng minh được rằng thúc

đẩy các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn bằng việc tổ chức

hoạt động sản xuất theo cụm công nghiệp sẽ tạo được nhiều việc làm, cải thiện thu

nhập, tăng cường chuyển giao công nghệ và cách thức quản lý doanh nghiệp cho lao

Page 42: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

42

động ở khu vực nông thôn. Giáo sư Michael Porter cũng gợi ý việc thành lập các

cụm công nghiệp sản xuất để thúc đẩy sự phát triển liên ngành với ví dụ về công

nghiệp trồng hoa ở Kenia. Gaiha và Thappa (2007) cũng gợi ý rằng đầu tư phát triển

cơ sở hạ tầng ở các khu vực miền núi để phát triển kinh tế các vùng này sẽ tạo được

việc làm, giảm nghèo và tránh xung đột lợi ích. Chiến lược phát triển các vùng đó

cũng góp phần giảm tải dân số và giảm sức ép việc làm ở các khu vực đô thị.

Thứ ba, gắn liền với chiến lược tạo việc làm ở trên là vấn đề bình đẳng giới

trong việc làm. Tạo điều kiện và đảm bảo cho nữ giới tham gia thị trường lao động

sẽ góp phần cải thiện vị trí xã hội của họ trong gia đình và cộng đồng, cải thiện sức

khỏe, tinh thần và những nhân tố này giúp họ có sức khỏe sinh sản tốt hơn và có

quyết định đúng hơn về sinh sản.

Hình 9. Khó khăn của các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân công ở Việt Nam và một số nước trong khu vực

22.2

10.4

14.5

70.4

65.7

59.0

54.1

53.8

63.0

55.2

50.6

44.7

37.2

0 10 20 30 40 50 60 70

2007

2006

2005

2004

2003Year

Firms that reported difficulty in recruiting workers (%)

General workers Middle managers Engineers or technicians

23.4

27.6

7.4

11.3

22.2

25.5

42.9

51.9

30.2

70.4

25.5

36.7

29.6

37.7

63.0

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Malaysia

Thailand

Indonesia

The Philippines

Vietnam

Cou

ntry

Firms that reported difficulty in recruiting workers (%)

General workers Middle managers Engineers or technicians

Nguồn: Điều tra của JETRO [theo trích dẫn của Mori và cộng sự (2008)].

Thứ tư, để tăng trưởng cao và phát triển bền vững thì không thể không nói

đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Nghiên cứu của Diễn đàn Phát triển Việt

Nam (2007) cho thấy nhiều doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam đều cho rằng họ

cần công nhân có trình độ kỹ thuật cao chứ không phải máy móc tối tân bởi vì công

nhân trình độ kỹ thuật cao vận hành máy móc cũ còn hiệu quả hơn công nhân không

có tay nghề vận hành máy móc tối tân. Nghiên cứu gần đây của Mori và cộng sự

(2008) cũng cho thấy Việt Nam đang ở thế bất lợi so với các nước trong khu vực

trong việc đáp ứng nhu cầu nhân công có khả năng quản lý hoặc tay nghề cao trong

một số ngành sản xuất (Hình 9).

Page 43: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

43

Giáo sư Michael Porter cũng từng khuyến nghị Việt Nam về “bẫy” lợi thế

nhân công giá rẻ và ông cho rằng Việt Nam cần chuyển hóa phương thức sử dụng

lao động từ làm việc cần cù sang làm việc sáng tạo. Nếu không cải thiện được

nguồn nhân lực còn yếu về trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý như hiện nay,

Việt Nam không thể nâng cao sức cạnh tranh thông qua tăng năng suất và chất

lượng, cũng như không thể xác định ngành nào là lợi thế và chủ lực để cạnh tranh.

Nói cách khác, Việt Nam có thể giống như Thái Lan hoặc Malaysia là không thể

vượt qua được “trần thủy tinh” để tiến xa hơn trong phát triển. Nâng cao chất lượng

của hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, trở thành

chiến lược xương sống cho phát triển nguồn nhân lực.

Thứ năm, dù lao động dồi dào và có kỹ năng nhưng nền kinh tế không thể

tăng trưởng nếu không có nguồn lực tài chính đảm bảo cho các nhu cầu đầu tư.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong giai đoạn vừa

qua ở Việt Nam là nhờ có nguồn vốn lớn, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng

vai trò quan trọng (ví dụ, xem Nguyễn Phi Lân, 2006; Phạm Xuân Kiên, 2008). Ước

lượng của Nguyen và Giang (2008) cho thấy vốn đóng góp đến 45,8% cho tăng

trưởng Việt Nam giai đoạn 1985-2006. Nghiên cứu gần đây của Nguyễn Ngọc Sơn

(2009) cũng chỉ ra rằng tiết kiệm trở thành nguồn quan trọng của đầu tư trong nước

trong giai đoạn tăng trưởng ấn tượng vừa qua. Để thúc đẩy và tạo điều kiện tài

chính cho tăng trưởng thì việc huy động nguồn lực trong và ngoài nước thông qua

một hệ thống tài chính chuyên nghiệp phải trở thành một chính sách quan trọng.

Cần phải định hướng rõ vốn đầu tư dành cho ngành nào để nâng cao năng suất và

kỹ năng lao động cho các ngành trọng điểm trong chiến lược phát triển.

Thứ sáu, di cư hiện đang là nhân tố dịch chuyển lao động hết sức quan trọng,

nhưng cũng là nhân tố gây áp lực hoặc lãng phí nguồn nhân lực có chất lượng do sự

tích tụ quá mức về dân số và lao động ở một số khu vực. Do đó, cần phải có chính

sách mở rộng, phát triển các đô thị lớn để chủ động đón dòng di cư đến; đồng thời,

xây dựng các đô thị nhỏ làm vệ tinh và kết nối với khu vực nông thôn nhằm phân bố

dân số và lao động phù hợp theo yêu cầu phát triển của từng vùng. Một vấn đề cũng

không kém phần quan trọng là việc di cư quốc tế có thể dẫn đến tình trạng “chảy

máu chất xám” – nhân tố tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì nó làm cho

nguồn lao động tốt không được sử dụng. Vì lý do đó mà các gói chính sách thúc đẩy

Page 44: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

44

cần được xem xét để thu hút lao động chất lượng cao làm việc cho các ngành trong

nền kinh tế.

Thứ bảy, xuất khẩu lao động là một chính sách tạo việc làm, thu nhập hiệu

quả cho một lực lượng lao động lớn. Một điểm cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta

xuất khẩu lao động được đào tạo tay nghề chứ không phải lao động chân tay. Tất

nhiên, đi kèm với chính sách này là cả một hệ thống chính sách có liên quan như

đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội…

3. Chính sách dân số và y tế

Mặc dù vẫn là một nước có thu nhập thấp trên thế giới, nhưng theo đánh giá

của nhiều báo cáo (ví dụ, Adams, 2005; UNESCAP, 2006; World Bank, 2007) thì

các chỉ số y tế của Việt Nam tốt hơn bất kỳ nước nào có cùng trình độ phát triển, và

thậm chí còn tốt hơn cả một số nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn.

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam được cải thiện đáng kể trong hai thập kỷ

vừa qua, tăng từ 67,7 tuổi giai đoạn 1990-1995 lên 73,0 tuổi giai đoạn 2000-2005

(United Nations, 2007). Các chỉ số y tế khác có liên quan cũng được cải thiện đáng

kể như tỷ lệ chết trẻ em, dinh dưỡng trẻ em… và sự cải thiện đó ngày càng rõ nét

theo thời gian. Thành tựu ấn tượng của hệ thống y tế Việt Nam còn được ghi nhận

bằng hoạt động mạnh mẽ trong việc kiểm soát các căn bệnh lây nhiễm như sởi, bạch

hầu, uốn ván… Chi tiêu cho y tế cũng tăng lên đáng kể và hiện bằng 5-6% GDP. Hệ

thống bảo hiểm y tế bao phủ hơn 35,7 triệu người, chiếm gần 40% dân số năm 2008.

Cơ hội:

Thứ nhất, dân số trẻ em đang và sẽ tiếp tục giảm xuống nên sẽ có nhiều

nguồn lực hơn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, đặc biệt là

việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ chết trẻ sơ sinh và tỷ lệ chết trẻ em. Những

nhân tố này sẽ giúp cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương lai.

Thứ hai, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn tiếp tục tăng trong giai

đoạn 2010-2020 nhưng với tốc độ chậm hơn và với trình độ giáo dục ngày càng

được nâng cao cùng với các chương trình, chính sách dân số được phổ biến rộng rãi

và bền vững, đặc biệt việc vận động mô hình gia đình nhỏ ít con để nuôi dạy con cái

tốt hơn, thì mức sinh có thể được duy trì ở mức thay thế và dân số sẽ tăng ở mức

thấp.

Page 45: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

45

Thứ ba, dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, nhất là trong hai thập

kỷ tới, nên nếu bộ phận dân số này khỏe mạnh về thể lực và trí lực thì đó sẽ là

nguồn tiết kiệm chi tiêu y tế lớn cho nền kinh tế. Tương tự, dân số cao tuổi duy trì

được sức khỏe tốt cũng là một nguồn quan trọng để giảm bớt áp lực chi tiêu chăm

sóc y tế và có điều kiện hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ dân số, y tế.

Thách thức:

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong hệ thống

y tế, trong đó có cả những vấn đề nghiêm trọng mà các chính sách trước đó chưa

giải quyết được (Adams, 2005). Thứ nhất, sức khỏe sinh sản được cải thiện nhưng

vẫn còn nhiều thách thức. Báo cáo Điều tra Dân số và Sức khỏe 2002 (CPFC và

ORC Marco, 2003) cho thấy nhận thức và thực trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ

Việt Nam rất khác biệt, tùy thuộc vào đặc tính cá nhân. Tỷ lệ nữ giới có con lần đầu

vào độ tuổi vị thành niên hoặc có tỷ lệ nạo thai cao thường là những người thuộc

nhóm có mức độ giáo dục thấp hoặc chưa từng đi học, hoặc những người sống tại

các khu vực còn nhiều khó khăn về kinh tế như Tây Bắc hoặc Tây Nguyên. Ở bộ

phận dân số này, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc có điều kiện nghe/nhìn

tuyên truyền về sức khỏe sinh sản còn rất thấp. Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ chết trẻ

sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi thường cao hơn với nhóm dân số sống ở nông thôn, ở

vùng Tây Bắc hoặc Tây Nguyên, những người dưới 20 tuổi, những người có khoảng

thời gian sinh giữa hai con dưới hai năm, và những người có trình độ giáo dục thấp.

Báo cáo gần đây của UNFPA (2008) tái khẳng định mối liên hệ khăng khít giữa

trình độ phát triển của khu vực và mức độ giáo dục của phụ nữ có quyết định quan

trọng đến tỷ lệ sinh, trong đó xấp xỉ 45% phụ nữ chưa bao giờ đến trường có từ ba

con trở lên còn tỷ lệ này với phụ nữ có trình độ PTTH trở lên chỉ là 5%.

Một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe sinh sản và chất lượng nguồn nhân

lực hiện có là tình trạng nhiễm HIV/AIDS. Báo cáo Điều tra Dân số và Chỉ số

AIDS (PAIS) năm 2005 và báo cáo điều tra sâu của Nguyễn Thị Minh Tâm và Lê

Thị Hà (2007) đều cho thấy khoảng 80% số người được phỏng vấn đã từng nghe về

HIV/AIDS và các biện pháp phòng chống. Tuy nhiên, sự hiểu biết thực sự về căn

bệnh này lại rất khác nhau theo nhóm tuổi và trình độ học vấn. Hàng năm có

khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV, trong đó tỷ lệ nhóm dân số trẻ (20-29) –

nhóm tiềm năng nhất độ tuổi lao động và sinh sản – lại chiếm đến 55,3% số người

Page 46: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

46

bị nhiễm. Tình trạng thiếu việc làm dẫn đến tệ nạn xã hội, trong đó có tiêm chích và

mại dâm, là nguyên nhân căn bản của một thực tế là phần lớn người bị nhiễm căn

bệnh này đều ở trong độ tuổi lao động tốt nhất. Có thể tỷ lệ người bị nhiễm

HIV/AIDS so với tổng dân số là thấp, nhưng dân số trẻ, ít việc làm cùng với các

hoạt động rủi ro cao với HIV/AIDS sẽ trở thành gánh nặng cho y tế công cộng nói

chung và sức khỏe sinh sản nói riêng ở Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ hai, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn lớn và trở thành thách

thức lớn với chất lượng nguồn nhân lực và phát triển. Theo Bộ Y tế (2008), khoảng

21,2% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi, 33,9% trẻ em suy dinh

dưỡng chiều cao/tuổi và 7,1% trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng/chiều cao. Các vùng

có sự khác biệt lớn về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, trong đó hai vùng nghèo

nhất (Tây Bắc và Cao nguyên Trung Bộ) và hai nhóm có thu nhập thấp nhất có tỷ lệ

cao nhất. Đây là thách thức rất lớn đối với việc phát triển nguồn nhân lực cho các

vùng này khi Việt Nam đang nỗ lực giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các vùng.

Thứ ba, xu hướng và nguyên nhân chết đã chuyển nhanh chóng từ những

bệnh truyền nhiễm qua giao tiếp sang những bệnh kinh niên không truyền nhiễm.

Theo phân tích của Hayes và cộng sự (2009) thì tỷ lệ dân số chết do các bệnh kinh

niên không truyền nhiễm chiếm đến 60% số chết, trong khi tỷ lệ dân số chết do các

bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm khoảng 20% số chết. Báo cáo của Tổng cục Thống kế

(2008) cũng cho thấy sự gia tăng nhanh chóng số chết do tai nạn giao thông hoặc

các nguyên nhân khác ngoài bệnh tật đang gióng một tiếng chuông cảnh báo về

quản lý xã hội đối với tình trạng bệnh tật hoặc chết do “các nhân tố có liên quan đến

lối sống” ở Việt Nam hiện nay. Một thách thức lớn về chính sách cũng liên quan

đến tình trạng này là các căn bệnh lây nhiễm vẫn gây ra 40% số chết ở trẻ em 0-4

tuổi; 20% số chết ở nhóm có thu nhập thấp nhất – gấp hai lần so với các nhóm khác;

và người nghèo và dân tộc thiểu số có ít cơ hội nhận được chăm sóc y tế so với

nhóm không nghèo hoặc các dân tộc khác.

Page 47: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

47

Bảng 12. Bất công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế

Nguồn: World Bank (2003).

Thứ năm, dịch vụ y tế không được cung ứng một cách đầy đủ và công bằng

giữa các nhóm thu nhập khi xét theo tỷ trọng chi tiêu y tế và tần suất sử dụng các

dịch vụ y tế (Bảng 12). Adams (2005) cũng chỉ ra rằng các hộ gia đình giàu sử dụng

nhiều hơn khoản chi tiêu công cộng cho y tế so với các hộ gia đình nghèo. Các hộ

gia đình giàu thường sử dụng các cơ sở y tế nhà nước, trong khi các hộ nghèo

thường chỉ tiếp cận được với các cơ sở y tế cấp xã với cơ sở hạ tầng và chất lượng

dịch vụ thấp hơn rất nhiều. Phân tích của Justino (2005) cho thấy người nghèo có tỷ

lệ bệnh tật thấp hơn người giàu, nhưng họ lại mắc phải những căn bệnh nghiêm

trọng hơn người giàu. Điều đó cũng có nghĩa là người nghèo dễ tổn thương với

bệnh tật, nhưng lại có ít khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, nghiên

cứu của Nguyễn Trọng Hà (2008) cũng chỉ ra một số nguyên nhân mà người dân

không sử dụng dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm y tế, đó là thủ tục rườm rà hoặc chất

lượng dịch vụ giảm khi sử dụng thẻ bảo hiểm. Đây cũng là nguyên nhân được chỉ ra

trong nghiên cứu của Fritzen (2007) về hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế với

hàng chục ngàn trạm y tế trên khắp cả nước. Nếu không hoạt động hiệu quả, đầu tư

cho hệ thống sẽ trở nên tốn kém và khả năng tiếp cận với y tế của người dân ngày

càng thấp.

Thứ sáu, bạo lực gia đình, lao động trẻ em, trẻ em đường phố và xu hướng

lạm dụng tình dục trẻ em đang gia tăng là những vấn đề xã hội cấp bách có liên

quan đến chính sách dân số và gia đình. Nghiên cứu của Dương Kim Hồng và

Kenichi Ohno (2007) cho thấy phần lớn trẻ em phải lao động kiếm sống hoặc lang

Page 48: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

48

thang là do sức ép kinh tế hoặc quan hệ gia đình (bố mẹ ly thân, ly dị…). Nghiên

cứu của Đặng Nguyên Anh (2007) cũng cho thấy những thanh niên trải nghiệm lao

động và các tệ nạn xã hội từ rất sớm đều xuất phát từ gia đình khó khăn về kinh tế

hoặc đời sống tinh thần (quan hệ bố mẹ, anh chị…) khó khăn. Số vụ trẻ em bị lạm

dụng tình dục bởi một bộ phận thanh niên không được học hành hoặc không có việc

làm là một hiện trạng xã hội mới đầy nhức nhối với toàn xã hội trong thời gian gần

đây. Tương tự, mặc dù chưa có nghiên cứu nào về tác động của bạo lực gia đình đến

tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy bạo lực gia

đình có tác động tiêu cực và tốn kém đến tăng trưởng. Ví dụ, phân tích của Hirsch

(2008) cho thấy bạo lực gia đình đã tiêu tốn nền kinh tế Anh khoảng 5,8 tỷ Bảng

mỗi năm, trong đó tiêu tốn kinh doanh (do vắng mặt hoặc năng suất lao động thấp

hơn) là 2,7 tỷ Bảng, còn tiêu tốn của khu vực cộng về các dịch vụ y tế và xã hội là

3,1 tỷ Bảng.

Đây là những thực trạng quan trọng mà Việt Nam cần chú tâm trong chiến

lược dân số nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng – nhân tố quyết định cho

thành bại của phát triển kinh tế dài hạn.

Một số khuyến nghị chính sách:

Đồng hành với chính sách lao động và nguồn nhân lực và chính sách giáo

dục ở trên, các chiến lược và chính sách dân số cũng đóng vai trò quan trọng, bổ trợ.

Theo quan điểm của chúng tôi, chính sách dân số trong thời gian tới cần tập trung

vào một số định hướng sau.

Thứ nhất, chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với chính sách kế hoạch

hóa gia đình cần phải được kết hợp một cách phù hợp với điều kiện của từng vùng,

thậm chí từng tỉnh, huyện. Với các vùng có TFR cao và đời sống còn kém thì việc

ưu tiên hàng đầu cho việc thực hiện chính sách dân số dài hạn là phải tăng cường

đầu tư cho phát triển kinh tế, giáo dục, y tế. Ngược lại, với những vùng phát triển

hoặc có khả năng phát triển mạnh thì chính sách dân số lại có thể ưu tiên thực hiện

được ngay. Để làm được việc này, cần đẩy mạnh tuyên truyền các chương trình kế

hoạch hóa gia đình, thúc đẩy giá trị gia đình ít con và con cái có chất lượng để giảm

thiểu chi phí cơ hội từ việc chăm sóc nhiều con cũng như tăng cơ hội cho phụ nữ

tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội. Nhiều nghiên cứu (ví dụ, UNFPA 2002) đã

chỉ ra rằng quy mô gia đình lớn có thể làm cạn kiệt các nguồn lực đầu tư cho trẻ em,

Page 49: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

49

dẫn đến sức khỏe yếu, tỷ lệ chết của trẻ cao và thiếu giáo dục. Tính toán của Giang

và Pfau (2008) cho thấy xác suất nghèo của hộ gia đình có nhiều trẻ em cao hơn các

hộ có ít trẻ em. Các cú sốc kinh tế thường tác động mạnh hơn đến hộ gia đình có

đông con bởi vì những hộ gia đình này rất dễ tổn thương với nghèo đói và nghèo

đói thường truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế, ngoài định hướng chính

sách cho từng vùng thì các chương trình dân số cần hướng cụ thể đến các nhóm dân

số nghèo hoặc thiệt thòi bởi họ không có hoặc rất ít khả năng tiếp cận và thụ hưởng

các dịch vụ của các chính sách này.

Thứ hai, chính sách di cư phải trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến

lược dân số trong giai đoạn tới. Việc quản lý phù hợp luồng di cư sẽ duy trì và phát

triển lao động có trình độ, kỹ năng cho các vùng đang thiếu trậm trọng nhân lực có

chất lượng, đồng thời giảm tải cho các vùng có tích tụ dân số quá lớn. Sức khỏe, đặc

biệt là sức khỏe sinh sản, của lao động di cư cần được chú trọng, quan tâm nhiều

hơn.

Thứ ba, đầu tư mạnh mẽ hơn vào các chương trình chăm sóc sức khỏe cho bà

mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cả về cân nặng và chiều cao. Mặc

dù chưa có một nghiên cứu định lượng nào về tác động của suy dinh dưỡng đến

tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy suy dinh

dưỡng trẻ em có tác động tiêu cực trong dài hạn đến tỷ lệ thương tật và tỷ lệ chết

của dân số trưởng thành sau này và vì thế mà tác động tiêu cực đến năng suất lao

động và chất lượng cuộc sống (Elo và Preston, 1992). Báo cáo gần đây của Ngân

hàng Phát triển Châu Á (ADB, 2005) về Việt Nam cho thấy có mối quan hệ thuận

giữa tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng với trình độ giáo dục của bà mẹ. Do đó,

các chương trình tiêm chủng chống các bệnh truyền nhiễm, tăng cường chăm sóc bà

mẹ thời kỳ mang thai ở các cơ sở y tế có chất lượng, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo dinh

dưỡng… gắn liền với chính sách tạo cơ hội được học hành cho phụ nữ, đặc biệt là

nhóm dân số trẻ tuổi, phải trở thành các chính sách chủ đạo trong chiến lược dân số

và y tế. Một vấn đề cũng quan trọng không kém là việc cung cấp các dịch vụ như

trên đến các nhóm dân số yếu thế ở các vùng kinh tế khó khăn, xa xôi. Nghèo đi

liền với bệnh tật thì không khác gì sống cùng “sao quả tạ” cùng với vòng luẩn quẩn

nghèo đói – sức khỏe kém.

Page 50: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

50

Thứ tư, đẩy mạnh các chương trình giáo dục và dịch vụ có liên quan đến sức

khỏe sinh sản, đặc biệt đối với nhóm dân số trẻ (15-24 tuổi). Quyết tâm thực hiện

các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các nguy cơ tổn thương với các

nhóm dân số trẻ, đặc biệt là nữ giới. Việc cung cấp các dịch vụ y tế và phương tiện

phòng tránh thai một cách có hiệu quả cho các vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc khó khăn

về kinh tế là việc làm cần thiết để giúp dân cư các vùng này tránh được vòng luẩn

quẩn giữa mức sinh cao và đói nghèo. Một trong những chiến lược quan trọng khác

để cải thiện sức khỏe sinh sản là tạo việc làm cho thanh niên, đặc biệt ở các vùng

yếu thế nêu trên.

Bên cạnh đó, sự tham gia của các tổ chức và cộng đồng trong việc tuyên

truyền chống lại nạn bạo hành và ngược đãi trong gia đình, đặc biệt đối với phụ nữ

và trẻ em, cần phải được đẩy mạnh hơn nữa trong công tác truyền thông dân số và

gia đình.

4. Chính sách an sinh xã hội toàn diện hướng đến một dân số già

Mặc dù các chính sách đề cập ở trên bàn luận đến việc tận dụng triệt để cơ

cấu dân số vàng cho tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới, nhưng chúng ta

cũng không thể không nói đến một quá trình dân số khác trong chiến lược phát triển

cũng rất quan trọng và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đó là quá trình già hóa dân

số. Đứng trước tốc độ già hóa dân số ngày càng cao, Việt Nam cần tận dụng ở mức

cao nhất bộ phận dân số cao tuổi cho quá trình phát triển, cũng như chuẩn bị tốt

nhất cho dân số già trong tương lai. Hiện nay, hiện tượng này đã phổ biến ở hầu hết

các nước phát triển, trong khi nó cũng đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước đang phát

triển. Hiện trạng “già hóa trước khi giàu có” đang trở thành thách thức với các nước

đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu của UN-DESA (2007) cho thấy

người cao tuổi ở các nước có hệ thống hưu trí và trợ cấp toàn diện hơn có xác suất

rơi vào đói nghèo thấp hơn nhóm dân số trẻ tuổi hơn trong cùng một dân số. Thiếu

hệ thống an sinh xã hội toàn diện, người cao tuổi, đặc biệt là những người ở nhóm

rất cao tuổi – nhóm dễ tổn thương nhất của dân số, phải sống phụ thuộc vào sự trợ

giúp của gia đình.

Cơ hội:

Thứ nhất, lực lượng lao động lớn hơn nhiều lực lượng phụ thuộc sẽ là nguồn

đóng góp và duy trì tài chính cho quỹ an sinh xã hội. Lực lượng lao động càng có

Page 51: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

51

chất lượng về trí lực và thể lực thì sức đóng góp càng lớn trong khi giảm được gánh

nặng tài chính cho hệ thống an sinh xã hội.

Thứ hai, tỷ lệ người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế vẫn còn khá cao.

Nghiên cứu gần đây (Giang và Pfau, 2009b) cho thấy gần 44% người cao tuổi đang

hoạt động kinh tế, trong đó tỷ lệ nam giới và nữ giới cao tuổi làm việc tương ứng là

52% và 39%. Lực lượng lao động cao tuổi, nhất là ở các khu vực đô thị, thường có

sức khỏe tốt hơn, kiến thức, tay nghề cao hơn các nhóm dân số cao tuổi khác. Việc

sử dụng được nguồn nhân lực này sẽ khuyến khích người cao tuổi tiếp tục đóng góp

cho phát triển đất nước. Ngược lại, nếu không sử dụng được thì sẽ lãng phí nguồn

lực cũng như tăng gánh nặng tài chính cho chăm sóc y tế và hưu trí.

Thứ ba, với kinh nghiệm sống, việc thu hút người cao tuổi tham gia và đóng

góp cho các hoạt động cộng đồng sẽ giúp thúc đẩy giá trị cuộc sống, bảo vệ truyền

thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc. “An sinh” từ gia đình bền vững hơn bất kỳ một

hệ thống an sinh nào khác.

Thách thức:

Thứ nhất, công nghiệp hóa và đô thị hóa có thể tác động tiêu cực đến cơ cấu

hộ gia đình truyền thống ở Việt Nam và vì thế chúng có thể bị phá vỡ hoặc không

thể bảo vệ hoàn toàn cho người cao tuổi trước nhiều nguy cơ rủi ro. Dân số cao tuổi

Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 9,9% tổng dân số, trong đó phần lớn người cao

tuổi là nữ giới, đặc biệt là ở nhóm tuổi từ 80 trở lên. Khoảng hơn 70% người cao

tuổi đang sống trong hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhưng con số này đã giảm xuống

kể từ đầu những năm 1990 đến nay. Cùng lúc đó, tỷ lệ hộ gia đình chỉ có người cao

tuổi tăng từ khoảng 13% năm 1993 lên 37% năm 2006, trong đó tỷ lệ người cao tuổi

sống cô đơn có xu hướng tăng nhanh (Giang và Pfau, 2009b). Nhiều nghiên cứu cho

thấy hộ gia đình người cao tuổi có xác suất nghèo cao hơn nhóm hộ gia đình không

có người cao tuổi và hộ gia đình người cao tuổi do phụ nữ làm chủ hộ và ở nông

thôn có xác suất nghèo cao hơn nhiều các hộ gia đình khác (Giang và Pfau, 2008;

World Bank, 2008). Cơ cấu hộ gia đình nhiều thế hệ vẫn là cơ chế bảo đảm chủ yếu

đối với đời sống của người cao tuổi, nhưng nó có thể bị phá vỡ trong bối cảnh đô thị

hóa nhanh chóng với dòng lao động di cư lớn – hai nhân tố tạo nên loại cơ cấu gia

đình mới ngày càng phổ biến, đó là gia đình “khuyết thế hệ” mà ở đó người cao tuổi

Page 52: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

52

càng trở nên dễ tổn thương hơn. Đa phần người cao tuổi hiện sống ở nông thôn và

dự báo đến 2020 thì tỷ lệ này sẽ giảm nhưng không nhiều.

Hình 10. Tỷ lệ hộ gia đình nhận lương hưu

Nguồn: World Bank (2007).

Thứ hai, hệ thống bảo trợ xã hội hiện nay lại đang đối mặt với nhiều khó

khăn và thách thức phát sinh từ bản chất của hệ thống và cách thức vận hành. Mặc

dù hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện nay đã được mở rộng với 8,5 triệu người

tham gia vào năm 2008, nhưng nó vẫn chưa bao phủ được đúng đối tượng. Cụ thể,

hệ thống BHXH bắt buộc có mức bao phủ thấp và tập trung chủ yếu người đang làm

việc ở khu vực nhà nước, sống ở thành thị và không phải là người nghèo, trong khi

hệ thống BHXH tự nguyện vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù lương hưu là nguồn thu

nhập quan trọng của hộ gia đình người cao tuổi nhưng phần lớn khoản chi trả lương

hưu hiện nay của hệ thống lại thuộc vào hai nhóm thu nhập cao nhất và chỉ có 2%

thuộc về nhóm nghèo nhất (Hình 10).

Hơn nữa, quy định hiện nay của hệ thống có thể dẫn đến mức thụ hưởng bất

công bằng giữa nam giới và nữ giới, giữa người làm việc trong khu vực nhà nước và

khu vực tư nhân. Tính toán của Castel và Rama (2005) cho thấy cả nam giới và nữ

giới làm việc trong khu vực nhà nước sẽ có mức hưởng bình quân cao hơn nhiều so

với những người làm việc trong khu vực tư nhân dù họ có cùng thời gian tham gia

hệ thống (Hình 11). Cụ thể, họ cho rằng lao động nữ giới và nam giới trong khu vực

tư nhân chỉ nên đóng góp cho hệ thống tương ứng khoảng 22 năm và 28 năm thì sẽ

nhận được mức hưởng cao nhất vì sau đó tỷ lệ hưởng tăng thêm cho mỗi năm đóng

góp cho hệ thống sẽ giảm dần theo như quy định trong Luật BHXH hiện nay.

Page 53: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

53

Hình 11. Bất công bằng về mức hưởng theo giới tính và khu vực làm việc

Chú thích: Đường liền nhỏ thể hiện mức hưởng tương xứng với mức đóng sau khi đã điều chỉnh theo chỉ số theo quy định của Luật BHXH. Đường liền đậm thể hiện mức hưởng của lao động khu vực nhà nước, trong khi đường đứt đoạn thể hiện mức hưởng của lao động khu vực ngoài nhà nước.

Nguồn: World Bank (2007).

Với phương thức quản lý quỹ bảo hiểm xã hội như hiện nay, một số dự báo

cho thấy rằng quỹ bảo hiểm xã hội sẽ thâm hụt trong một vài thập kỷ tới, trong đó

việc tăng tỷ lệ đóng góp như hiện nay chỉ là giải pháp mang tính tình thế (Nguyễn

Thị Tuệ Anh, 2006; Giang và Pfau, 2009a). Hệ thống hoạt động theo cơ chế thực

thanh thực chi hiện nay có thể sẽ phát sinh một lượng nợ lương hưu tiềm ẩn lớn –

nhân tố tác động mạnh đến ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội và thế hệ

tương lai phải gánh vác. Để cân bằng quỹ, người lao động phải tăng mức đóng lên

xấp xỉ 30% trong vòng 20 năm tới và việc duy trì hệ thống hiện nay sẽ khiến Việt

Nam phải trả một lượng lưu hưu tiềm ẩn gần bằng GDP (Giang Thanh Long,

2008a). Đây là nhân tố bức thiết đòi hỏi cần phải cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội

Việt Nam ngay những năm tới đây.

Thứ ba, chăm sóc y tế cho người cao tuổi đã được cải thiện, nhưng khả năng

tiếp cận của các nhóm có thu nhập thấp, yếu thế còn thấp (Giang Thanh Long,

2008b). Hơn nữa, chi phí chăm sóc người cao tuổi cao gấp 7-8 lần chi phí chăm sóc

trẻ em (Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ, 2009) nên nếu không có chính sách phù

hợp trong việc chăm sóc người cao tuổi thì một dân số già yếu sẽ tạo ra gánh nặng

lớn cho toàn xã hội.

Bên cạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, nhiều hệ thống trợ cấp xã hội nằm trong

các chương trình mục tiêu cũng đã và đang được thực hiện. Tuy nhiên, theo đánh

giá của một số báo cáo thì tác động của các chương trình này vẫn còn hạn chế dù

Page 54: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

54

chúng đã góp phần giảm nghèo và tổn thương cho một bộ phận dân số (xem thêm

phân tích và đánh giá của Justino, 2005; ILSSA-UNFPA, 2007).

Một số khuyến nghị chính sách:

Dựa trên thực trạng hệ thống bảo trợ xã hội đã nêu và xu hướng già hóa dân

số trong một vài thập kỷ tới, từ nay cho đến năm 2020 và dài hơn nữa, chúng tôi xin

đề xuất cải cách hệ thống theo hướng đa dạng hóa hình thức bảo trợ với những chú

trọng đặc biệt với hệ thống hưu trí và trợ cấp.

Thứ nhất, với hệ thống bảo hiểm xã hội, trong bối cảnh dân số ngày càng già

hóa, hệ thống PAYG sẽ đối mặt với những khó khăn về mặt tài chính và đảm bảo

công bằng. Với những biến động dân số, kinh tế như hiện nay, Việt Nam cần phải

cải cách hệ thống hưu trí theo hướng tài khoản cá nhân với việc sử dụng tài khoản

cá nhân tượng trưng (NDC)9 là bước chuyển tiếp. Kinh nghiệm chuyển đổi ở các

nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản có thể cho Việt

Nam những bài học bổ ích và chi phí thấp. Gắn liền với quá trình chuyển tiếp này,

các chính sách thích ứng với biến động dân số như tăng tuổi về hưu dựa trên cơ sở

tuổi thọ, đa dạng hóa hình thức đầu tư quỹ, đặc biệt đầu tư ra thị trường quốc tế…

sẽ phải là những chính sách hỗ trợ.

Bên cạnh đó, mở rộng đối tượng tham gia các hình thức bảo hiểm bắt buộc

và tự nguyện, trong đó bảo hiểm tự nguyện phải trở thành cấu phần quan trọng thu

hút mọi người dân tham gia. Nói cách khác, sự phát triển của hệ thống bảo hiểm xã

hội phải đi theo hướng phổ cập với một thiết kế chung cho cả khu vực chính thức và

phi chính thức với khả năng tiếp cận cao cho nhóm đối tượng dễ tổn thương. Để

tăng được mức độ tuân thủ và tỷ lệ tham gia của dân chúng, phải có những chính

sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp tạo việc làm, người lao động nỗ lực và

tiết kiệm, cũng như tăng hiệu quả phục vụ của các dịch vụ bảo hiểm quan trọng. 9 Hệ thống hưu trí NDC được thiết kế giống như hệ thống hưu trí với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng góp (DC Defined-Contribution), tức là mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào mức đóng góp và kết quả đầu tư của quỹ hưu trí. Tài khoản của người tham gia vào quỹ hưu trí được ghi lại trong sổ bảo hiểm, bao gồm khoản đóng góp của họ và lãi suất họ được hưởng (nhưng lãi suất này thường do nhà nước xác định). Tuy nhiên, quỹ hưu trí này không phải là dạng quỹ tích luỹ mà số tiền đóng góp được chi trả ngay cho những người được hưởng, và vì thế mà sổ bảo hiểm của người đóng chỉ mang tính chất tượng trưng mà thôi. Khi người lao động đến tuổi về hưu, khoản tích luỹ tượng trưng của họ sẽ được phân chia thành mức hưởng hàng năm (annuity), và quy mô của mức hưởng này phụ thuộc vào thời gian nghỉ hưu dự kiến (thời gian dự kiến từ lúc nghỉ hưu cho đến lúc chết) và mức lãi suất của nền kinh tế. Khoản lương hưu của họ lại được thanh toán bằng khoản đóng góp (hay “tích luỹ”) của người lao động tương lai nên hệ thống này vẫn mang đặc điểm như hệ thống thực thanh thực chi (PAYG).

Page 55: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

55

Cuối cùng, thị trường lao động trong nước và thế giới có nhiều biến động và thất

nghiệp hàng loạt là điều có thể thấy được trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Vì lý do

đó, bảo hiểm thất nghiệp cần phải được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng trong việc hỗ trợ

lao động bị mất việc làm hoặc chưa tìm kiếm được việc làm. Hệ thống này cần phải

được kết hợp chặt chẽ với các hệ thống liên quan đến lao động khác như giới thiệu

việc làm, đào tạo nghề theo nhu cầu… thì mới có thể đảm bảo thực hiện được đúng

chức năng của mình.

Thứ hai, hệ thống trợ cấp xã hội, đặc biệt là hệ thống dành cho người cao

tuổi, cần được mở rộng theo hướng phổ cập. Các nghiên cứu của Weeks và cộng sự

(2004), Giang và Pfau (2009c, d) cho thấy việc mở rộng hệ thống trợ cấp theo

hướng phổ cập tới người cao tuổi vùng nông thôn và nữ giới cao tuổi sẽ có tác động

giảm nghèo lớn trong khi chi phí tương đối thấp và phù hợp với điều kiện kinh tế

của Việt Nam ngay cả trong dài hạn. Việc cung cấp mức hưởng thấp hơn với số

lượng người hưởng nhiều hơn sẽ có tác động giảm nghèo cao hơn và chi phí thấp

hơn so với hệ thống cung cấp mức hưởng cao nhưng số lượng người hưởng ít.

Thứ ba, mặc dù trình độ giáo dục của người cao tuổi được cải thiện trong

thời gian qua nhưng phần lớn người cao tuổi chưa từng đi học hoặc không có bằng

cấp chuyên môn (Giang và Pfau, 2007). Hơn nữa, phần lớn người cao tuổi đang làm

việc đều hoạt động trong khu vực sản xuất nông nghiệp hoặc tự làm trong gia đình –

các hoạt động không đem lại thu nhập hoặc thu nhập rất thấp – nên họ có rất ít tiết

kiệm hoặc không được hưởng hưu trí. Đây là thách thức lớn đối với chính sách bảo

trợ xã hội trong việc bảo vệ người cao tuổi trước các rủi ro, đặc biệt về mặt kinh tế.

Thứ tư, hệ thống bảo trợ xã hội cần chú trọng đến việc giảm nghèo cho thanh

niên và trẻ em – những thế hệ tương lai của Việt Nam – đặc biệt là các khu vực yếu

thế. Phân tích của Giang và Pfau (2007) cho thấy tỷ lệ nghèo của trẻ em và thanh

niên Việt Nam cao hơn các nhóm dân số khác trong độ tuổi lao động và tương

đương với mức nghèo của nhóm dân số cao tuổi nhất. Bên cạnh đó, các nghiên cứu

trước đây cho một số nước trong khu vực và báo cáo Điều tra Y tế và Dân số 2002

(CPFC và ORC Marco, 2003) cho Việt Nam đều tìm thấy điểm chung là thiếu giáo

dục và nghèo đói sẽ dẫn đến tỷ lệ chết trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng cao hơn

cũng như nguy cơ sinh con ở tuổi vị thành niên nhiều hơn – những nhân tố tác động

tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế bởi chúng tạo ra một lực lượng lao động tương lai

Page 56: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

56

yếu kém về thể lực và trí lực. Trong bối cảnh dòng lao động trẻ di cư ngày càng lớn,

chính sách bảo trợ xã hội phải trở thành chính sách hỗ trợ chủ yếu đối với các nhóm

đối tượng này vì họ là một trong những nhóm người yếu thế nhất của lực lượng lao

động (xem thêm Đặng Nguyên Anh, 2008; Nguyễn Thị Vân Hoài, 2008).

Cuối cùng, trong dài hạn, Việt Nam cần tổ chức các nhà dưỡng lão hoặc

trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Đây là chính sách cần thiết để đón

nhận dòng người cao tuổi ngày càng lớn và trong bối cảnh người cao tuổi ngày càng

phải sống độc lập hơn với con cái hoặc người thân thuộc.

V. KẾT LUẬN

1. Một vài kết luận chung

Một khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế khu vực và

toàn cầu thì tình hình thực tại cùng với những kỳ vọng và dự báo trong tương lai

cho thấy sự cần thiết phải có hành động thiết thực trong việc giải quyết những hạn

chế và tận dụng tối đa cơ hội của các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng, trong đó vốn

nhân lực đang ngày càng quan trọng. Trong điều kiện năng lực tài chính và hành

chính còn nhiều hạn chế, chúng ta cần phải nhớ rằng không nên làm quá nhiều việc

một lúc. Chúng tôi cho rằng, trong thập kỷ tới, Việt Nam cần xem xét các nhiệm vụ

được coi là các ưu tiên sau đây.

Thứ nhất, đối với trẻ em, chính phủ cần thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc thai

sản và các chương trình dinh dưỡng trẻ em. Bên cạnh đó, các chính sách nâng cao

chất lượng, chứ không phải mở rộng quy mô, của giáo dục phổ thông cơ sở và phôe

thông trung học cần phải được thực hiện có hiệu quả.

Thứ hai, đối với dân số trong độ tuổi lao động – dân số sẽ tăng nhanh trong

hai thập kỷ tới – thì việc tạo cơ hội việc làm ở tất cả các ngành, khu vực và vùng

kinh tế là hết sức quan trọng. Đầu tư công cần chú trọng hơn nữa đến dân cư nông

thôn nhằm đa dạng hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp và điều này đòi hỏi phải có

các chương trình đào tạo nghề theo nhu cầu và chương trình tính dụng nhỏ. Đặc biệt

với nữ giới trong độ tuổi lao động, cần chú trọng hơn nữa các chương trình và chính

sách giáo dục và dịch vụ sức khỏe sinh sản.

Thứ ba, Việt Nam cũng sẽ trải nghiệm sự già hóa dân số với tốc độ cao hơn

từ thập kỷ tới. Vì thế, các chính sách và chương trình hỗ trợ người cao tuổi, đặc biệt

Page 57: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

57

là chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ thu nhập thông qua hệ thống trợ giúp xã hội, cần

phải được xem xét và cung cấp đến mọi người cao tuổi.

2. Các điều kiện để xây dựng và thực hiện các chính sách và chiến lược dân

số có tính thực tiễn

Đối với Việt Nam, tận dụng “cơ cấu dân số vàng” nói riêng và xây dựng,

thực hiện chính sách, chiến lược dân số nói chung đòi hỏi phải chú ý đến ba vấn đề

cốt lõi: (i) nâng cao nhận thức về “cơ hội vàng”, (ii) quán triệt các yếu tố dân số vào

các lĩnh vực chính sách cơ bản có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và (iii)

đẩy mạnh ngay một số nghiên cứu chuyên sâu có liên quan.

Về mặt nhận thức

Cơ hội dân số đang diễn ra và “cơ cấu dân số vàng” đang đến rất gần nên vấn

đề này cần đặt vào đúng vị trí của nó trong mọi tính toán chiến lược kinh tế - xã hội.

Thừa nhận đúng mức tầm quan trọng của hiện tượng dân số này buộc chúng ta phải

nhìn nhận các yếu tố có liên quan dưới một “lăng kính” mới có tính khoa học. Nếu

thực sự thừa nhận “yếu tố dân số” thì chiến lược kinh tế trong thời gian tới của Việt

Nam không thể không đi theo hướng ưu tiên tạo nhiều việc làm, còn giáo dục, đào

tạo phải trở thành một yếu tố có tầm chiến lược đặc biệt và lâu dài, phải được nhấn

mạnh theo hướng phổ cập, dạy nghề, đại chúng và chuyên nghiệp. Ngược lại, những

mục tiêu kinh tế xã hội nào đó, cho dù rất hấp dẫn hoặc đầy thuyết phục, nhưng

nếu không tận dụng được cơ hội dân số hoặc lại biến cơ hội này trở thành nguy cơ,

thì chúng ta cần kiên quyết không đưa vào lựa chọn chính sách hoặc ít nhất cũng

phải tính đến những hậu quả của chúng. Lượng nhiều mà không có chất thì sẽ

không tạo được hoặc tạo không đáng kể giá trị gia tăng cho hoạt động kinh tế, trong

khi lượng vừa đủ và chất ngày càng nâng cao thì chắc chắn chất lượng hoạt động và

tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện.

Về mặt xây dựng chính sách

Cơ hội dân số tác động đến kinh tế thông qua ba yếu tố: nguồn lao động, tiết

kiệm và đầu tư, và vốn nhân lực. Những yếu tố nói trên có phát huy tác động tiềm

tàng của chúng hay không còn phụ thuộc vào môi trường chính sách. Một lượng lớn

người trong độ tuổi lao động sẽ chỉ có khả năng tham gia sản xuất với năng suất và

hiệu quả nếu thị trường lao động đủ năng động và linh hoạt cho phép toàn dụng lao

động, nếu chính sách kinh tế vĩ mô khuyến khích đầu tư, và nếu nguồn lao động này

Page 58: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

58

được trang bị đủ kỹ năng thích hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Nói cách khác, cơ

hội dân số chỉ tạo ra điều kiện, còn môi trường chính sách mới là yếu tố quyết định

cho phép tận dụng được cơ hội dân số. Trong một loạt chính sách tác động trực tiếp

và gián tiếp, có bốn vùng chính sách đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hiện

thực hoá cơ hội dân số mà chúng tôi đã trình bày. Điều lo ngại nhất hiện nay là

trong khi cơ hội dân số ở Việt Nam đã diễn ra và “cơ cấu dân số vàng” – giai đoạn

hứa hẹn nhất của cơ hội dân số – sắp bắt đầu thì những chính sách đóng vai trò trực

tiếp trong việc hiện thực hoá cơ hội này lại đang chứa đựng hàng loạt vấn đề bức

xúc, chưa có đủ những giải pháp căn bản và đột phá. Việc hoạch định các chiến

lược và chính sách đồng bộ và có tính định hướng lâu dài cho tất cả các khu vực

kinh tế xã hội phải trở thành ưu tiên hàng đầu hiện nay.

Về mặt nghiên cứu

Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, ở Việt Nam, các nhà kinh tế học

và các nhà hoạch định chính sách kinh tế nhìn chung ít chú ý đến yếu tố dân số,

trong khi các nhà dân số học và các nhà hoạch định chính sách dân số lại thường tập

trung nhiều vào các biện pháp kiểm soát dân số như giảm mức sinh. Các chính sách

có liên quan như sức khoẻ sinh sản, giới tính, di dân, dân số vị thành niên… đã

được quan tâm trong thời gian gần đây nhưng chưa thực sự sâu sắc và triệt để. Hệ

quả là một khoảng trống về cả mặt học thuật lẫn chính sách, đó là mối liên hệ dân

số tăng trưởng kinh tế chưa được nghiên cứu và chú trọng đầy đủ để có thể đưa ra

các biện pháp chính sách xác đáng đối với vấn đề dân số, đặc biệt là chất lượng

nguồn nhân lực. Đây có lẽ cũng là biểu hiện của tình trạng thiếu nghiên cứu đa

ngành và liên ngành nói chung ở Việt Nam. Thực trạng này rất tương phản với thực

tế ở nhiều nước, ngay cả với một số nước trong khu vực. Vì lý do đó, chúng ta cần

tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu để hiểu đầy đủ hơn biến đổi cấu trúc tuổi của

dân số Việt Nam trong quá khứ và tương lai, tìm hiểu và dự báo định lượng được

tác động qua lại giữa biến đổi cấu trúc tuổi và tăng trưởng kinh tế. Một số câu hỏi

quan trọng cho đến nay vẫn chưa được trả lời đầy đủ như liệu cơ hội dân số có phải

là một yếu tố giảm nhẹ tác động của khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong đầu

những năm 1980, hay liệu cơ hội dân số đã có đóng góp một phần vào tăng trưởng

kinh tế đầy ấn tượng của Việt Nam từ những năm 1990 cho đến nay và nếu có thì

mức đóng góp là bao nhiêu.

Page 59: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

59

Một khía cạnh quan trọng hơn là chúng ta cần vạch ra các chiến lược, chính

sách không chỉ để tận dụng “cơ cấu dân số vàng” mà còn phải tính đến một hiện

trạng dân số trong dài hạn khi “cơ cấu dân số vàng” kết thúc, đó là khi dấu hiệu già

hóa dân số bắt đầu xuất hiện. Việc chuyển hóa cơ cấu tuổi của dân số giữa hai xu

hướng trẻ già sẽ tác động thế nào đến tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng kinh tế

cũng là một câu hỏi nghiên cứu lớn hiện vẫn chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam.

Page 60: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Adam, S. J. 2005. “Vietnam’s Health Care System: A Macroeconomic Perspective”.

Paper presented at the International Symposium on Health Care Systems in

Asia on 21-22 January 2005 at Hitotsubashi University, Tokyo.

Asian Development Bank (ADB). 1997. Emerging Asia: Changes and Challenges.

Manila: ADB.

_______. 2005. Vietnam: Gender Situation Analysis. Manila: ADB.

Barbieri, M., J. Allman, B. S. Pham, and M. T. Nguyen. 1996. “Demographic

Trends in Vietnam”, Population: An English Selection, Vol. 8 (1996): 209-

234.

Bloom, D. E., and J. G. Williamson. 1998. “Demographic Transitions and

Economic Miracles in Emerging Asia”, World Bank Economic Review, No.

12: 419-456.

Bloom, D. E., D. Canning, and J. Sevilla. 2003. The Demographic Dividend. A New

Perspective on the Economic Consequence of Population Change. Santa

Monica: RAND.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. 2006. Số liệu thống kê việc làm và thất

nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005. Hà nội: NXB Lao động – Xã hội.

Bộ Y tế. 2008. Niên giám Thống kê Y tế 2007. Hà Nội: Bộ Y tế

Castel, P. and M. Rama. 2005. “Comments on the New Social Insurance Law”,

mimeo. Hanoi: World Bank Vietnam.

CPFC (Committee for Population, Family and Children, Vietnam) and ORC Macro.

2003. Vietnam Demographic and Health Survey 2002. Calverton, Maryland,

USA: CPFC and ORC Macro.

Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF). 2007. “Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dưới

góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”. Chương 1 trong cuốn Xây dựng

công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Kenichi Ohno (chủ biên). Hà Nội: VDF.

Dương Kim Hồng và Kenichi Ohno. 2007. “Trẻ đường phố Việt Nam: Mối liên hệ

giữa nguyên nhân truyền thống và nguyên nhân mới trong một nền kinh tế

đang phát triển”. Chương 2 trong cuốn Các vấn đề xã hội trong quá trình

Page 61: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

61

chuyển đổi và hội nhập kinh tế ở Việt Nam, Giang Thanh Long và Dương

Kim Hồng (chủ biên). Hà Nội: Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF).

Đặng Nguyên Anh. 2007. “Youth Work and Employment in Vietnam”. Chapter 4 in

Giang, T. L., and K. H. Duong (eds.) Social Issues under Economic

Integration and Transformation in Vietnam, Volume 1: 87-120. Hanoi:

Vietnam Development Forum (VDF).

_______. 2008. “Social Protection and Rural-Urban Migration”. Presentation at the

First VDF-CDEPP Conference on Social Security in Vietnam: Preparing for

the Next Phase of Development, on 9 September 2008 at the National

Economics University, Hanoi.

Elo, I. T., and S. H. Preston. 1992. “Effects of Early-Life Condition on Adult

Mortality: A Review”, Population Index, 58(2): 186-222.

Fang C., and W. Dewen. 2005. “Demographic Transition: Implications for Growth”,

in Ross Garnaut and Ligang Song (eds.) The China Boom and Its Discontents.

Canberra: the Asia-Pacific Press, the Australian National University.

Accessed http://epress.anu.edu.au/cb/pdf_instructions.html on 24 January

2009.

Fritzen, S. 2007. “From Infrastructure to Institutions: Reforming Primary Health

Care in Vietnam”. Chapter 3 in Giang, T. L. (ed.) Social Issues in Vietnam

under Economic Transformation and Integration, Volume 2: 51-86. Hanoi:

Vietnam Development Forum.

Gaiha, R., and G. Thapa. 2007. “Growth, Equity, and Poverty Reduction in

Vietnam: Prospects and Challenges”. Chapter 2 in Giang, T. L. (ed.) Social

Issues under Economic Transformation and Integration in Vietnam, Volume

2. Hanoi: Vietnam Development Forum.

General Statistics Office (GSO). 1999. Report: Population Projections of Vietnam,

1999-2024. Hanoi: GSO.

_______. 2007. The 2006 Population Change, Labour Force and Family Planning

Survey: Major Findings. Hanoi: Statistical Publishing House.

General Statistics Office (GSO), National Institute of Hygene and Epidemiology

(NIHE) and ORC Marco. 2006. Vietnam Population and AIDS Indicator

Survey 2005. Calverton, Maryland, USA: GSO, NIHE, and ORC Marco.

Page 62: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

62

Giang, T. L. 2008a. “Aging Population and the Public Pension Scheme in Vietnam:

A Long-term Financial Assessment”, East & West Studies, Vol. 20, Issue 1

(June 2008): 171-193.

_______. 2008b. “Sức khỏe và việc lựa chọn, sử dụng các cơ sở khám chữa bệnh

của người cao tuổi Việt Nam”, Tạp chí Bảo hiểm Xã hội số 7/2008: trang 37-

43 & 48.

Giang, T. L., and W. D. Pfau. 2007. “The Elderly Population in Vietnam during

Economic Transformation: An Overview”. Chapter 7 in Giang, T. L., and K.

H. Duong (eds.) Social Issues under Economic Integration and

Transformation in Vietnam, Volume 1: 185-210. Hanoi: Vietnam

Development Forum (VDF).

_______. 2008. “The Vulnerability of the Vietnamese Elderly to Poverty:

Determinants and Policy Implications”. Paper presented at the 11th

Conference of the East Asian Economic Association (EAEA), 15-16

November 2008, Manila, the Philipines.

_______. 2009a. “Demographic Changes and the Long-term Pension Finance in

Vietnam: A Stochastic Actuarial Assessment”, forthcoming in Journal of

Population Ageing.

_______. 2009b. “A Gender Perspective on Elderly Work in Vietnam”. Paper

presented at the workshop “Gender and Ageing in Southeast Asia: Contexts,

Concerns, and Contradictions”, Institute of Southeast Asian Studies (ISEAS)

on 15-16 February, 2009.

_______. 2009c. “Ageing, Poverty and the Role of a Social Pension in Vietnam”.

Forthcoming in Development and Change.

_______. 2009d. “An Exploration for a Universal Non-contributory Pension

Scheme in Vietnam”. Forthcoming in Evi Nurvidya Arifin and Aris Ananta

(eds.) Older Persons in Southeast Asia: An Emerging Asset. Singapore:

Institute of Southeast Asian Studies (ISEAS).

Giovanna, M. M. 1997. “Mortality in Vietnam: 1979-1989”, Population Aging

Research Center (PARC) Working Paper Series 97-01. Philadenphia: PARC,

University of Pennsylvania.

Page 63: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

63

Glewwe, P., N. Agrawal, and D. Dollar, D (eds.). 2004. Economic Growth, Poverty,

and Household Welfare in Vietnam. Washington, D.C.: World Bank.

Haughton, D., J. Haugton, S. Bales, T. K. C. Truong, and N. N. Nguyen (eds.). 1999.

Health and Wealth in Vietnam – An Analysis of Household Living Standards.

Singapore: Institute of Southest Asian Studies (ISEAS).

Haughton, D., J. Haughton, and P. Nguyen (eds.). 2001. Mức sống trong thời kỳ

bùng nổ kinh tế – Việt Nam. Hà nội: NXB Thống kê.

Hayes, A. C., C. D. Nguyen, and L. M. Vu. 2009. “Population and Development in

Vietnam towards a New Strategy 2011-2020”. Background paper for UNFPA

Hanoi, draft. Hanoi: UNFPA.

Hirsch, A. 2008. “Domestic Violence ‘costs £5.8 bn’”. Accessed 23 March 2009 at

http://www.guardian.co.uk/lifeandstyle/2008/nov/25/gender-economy-

domestic-violence-women.

Ho, N., and M. Zjhra. 2008. “Chuyển đổi sang hệ thống đào tạo tín chỉ ở Việt Nam:

Cơ hội và thách thức”. Báo cáo tại hội thảo Giáo dục Việt Nam trong Bối cảnh

Toàn cầu hóa do Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu Văn hóa Giáo dục Quốc

tế, Viện Nghiên cứu Giáo dục- Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức

ngày 23-5-2008 tại TPHCM.

IDB (International Database, U.S Census Bureau). 2008. “Country Summary:

Vietnam”. http://www.census.gov/ipc/www/idb/country/vmportal.html, xem

ngày 30/11/2008.

_______. 2009. “Countries and Areas Ranked by Population: 2009”, xem ngày

2/2/2009 tại http://www.census.gov/cgi-bin/ipc/idbrank.pl.

ILO (International Labour Office). 2008. Labour and Social Trends in AESAN

2007: Integration, Challenges and Opportunities. Bangkok: ILO.

ILSSA (Institute for Labor Science and Social Affairs) and UNFPA (United

Nations Population Fund). 2007. “Assessment on Social Pension for the

Elderly Persons in Vietnam” (unpublished report). Hanoi: ILSSA and UNFPA.

IPSARD (Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp, Phát triển nông thôn). 2009.

“Kích cầu nông nghiệp – Đòn bẩy quan trọng thúc đẩy kinh tế” (bản thảo).

Hà Nội: IPSARD.

Page 64: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

64

Justino, P. 2005. “Beyond HERP: A Framework for an Integrated National System

of Social Security in Vietnam”, UNDP Vietnam Policy Dialogue Paper

2005/1. Hanoi: UNDP Vietnam.

Lee, R., D, and L. R. Carter. 1992. “Modeling and Forecasting U.S. Mortality”, Journal of

American Statistical Association, Vol. 87, No. 419 (Sep., 1992): 659-671.

Mason, A., and S-H. Lee. 2004. “Demographic Dividend and Poverty Reduction”.

http://www.un.org/esa/population/publications/PopAspectsMDG/19_MASO

NA.pdf, accessed 30 November 2008.

Mason, A., R. Lee, and S. H. Lee. 2008. “The Demographic Transition and

Economic Growth in the Pacific Rim”. Paper prepared for the East Asian

Seminar on Economics (EASE), Seoul, Korea, June 19-21, 2008.

Mori, J., T. X. T. Nguyen, and T. H. Pham. 2009. “Skill Development for

Vietnam’s Industrialization: Promotion of Technology Transfer by

Partnership between TVET Institutions and FDI Enterprises”. The final

report to Hiroshima University’s COE project entitled “Research on

Cooperation in the Fielded of Skill Development Education and Economic

Development”.

MPI (Ministry of Planning and Investment) and UNFPA (United Nations

Population Fund). 2005. “Methods for Integrating Key Population Variables

into Education Planning”, Project VIE/97/P15. Hanoi: MPI and UNFPA.

Navaneetham, K. 2002. “Age Structural Transition and Economic Growth:

Evidence from South and Southeast Asia”. Asian MetaCenter Research

Paper Series No. 7. Singapore: Asian MetaCenter, National University of

Singapore.

Ngô Vân Hoài. 2008. “Người lao động nhập cư ở Việt Nam: Nghiên cứu điển hình

cho ngành dệt may và da giày”. Xem ngày 30/11/2008 tại

http://www.vdf.org.vn/Doc/2008/93WSNVHoai23OctSlidesV.pdf

Nguyễn Đình Cử. 2007. Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam. Hà Nội:

NXB Nông nghiệp.

Nguyễn Đình Cử. 2008b. “Cơ cấu dân số Việt Nam có gì mới?”, Tạp chí Cộng sản.

http://www.tapchicongsan.org.vn/print_preview.asp?Object=4&news_ID=24

1257202, xem ngày 10/2/2009.

Page 65: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

65

Nguyễn Đình Cử. 2009. “Hướng tới xây dựng chiến lược dân số, giai đoạn 2011-

2020 ” (bài trình bày không xuất bản).

Nguyen K. M. and T. L. Giang. 2008. “Factor Productivity and Efficiency of the

Vietnamese Economy in Transition”, Asia-Pacific Development Journal, Vol.

15, No. 1: 93-117.

Nguyễn Ngọc Sơn. 2009. “Cân bằng đầu tư – tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam”. Chương 1 trong cuốn Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho

tăng trưởng ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Sơn và Trần Thị Thanh Tú (chủ biên).

Hà Nội: Diễn đàn Phát triển Việt Nam.

Nguyễn Phi Lân. 2006. “Foreign Direct Investment in Vietnam: Impact on

Economic Growth & Domestic Investment”. Xem ngày 30/11/2008 tại

http://vdf.org.vn/Doc/2006/67WSNPLan29Nov06Paper.pdf

Nguyen, T. M. T., and T. H. Le. 2007. “An Intervention Model of HIV/AIDS

Protection for Sex Workers: The Case of Quang Ninh Province”. Chapter 3

in in Giang, T. L., and K. H. Duong (eds.) Social Issues under Economic

Integration and Transformation in Vietnam, Volume 1: 49-86. Hanoi:

Vietnam Development Forum (VDF).

Nguyễn Thế Huệ. 2008. “Chất lượng dân số cao tuổi ở Việt Nam hiện nay – Phần I”.

Tạp chí Cộng sản số 19(163). Xem ngày 30/11/2008 trên trang điện tử

http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=11054632.

Nguyễn Thị Phương Hoa. 2007. “Cải cách giáo dục mang tính bền vững trong điều

kiện toàn cầu hóa và vấn đề đổi mới phương pháp dạy – học trong đào tạo giáo

viên”. Chương 5 trong cuốn Giang Thanh Long và Dương Kim Hồng (chủ

biên) Các vấn đề xã hội trong quá trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế ở Việt

Nam, Tập 1: trang 147-184. Hà Nội: Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF).

Nguyễn Thị Tuệ Anh. 2006. “Dự báo tài chính quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam” (bản

thảo). Hà nội: Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB & XH.

Nguyễn Trọng Hà. 2008. “The Economics of Not Using the Health Insurance Card”.

Paper presented at the Fourth VDF-Tokyo Conference on the Development

of Vietnam on 9 August 2008 at the National Graduate Institute for Policy

Studies (GRIPS), Tokyo, Japan.

Page 66: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

66

Ohno, K. 2007. The Economic Development of Japan: The Path Traveled by Japan

as a Developing Country. Tokyo: National Graduate Institute for Policy

Studies (GRIPS).

_______. 2008. “Industrial Strategy for Vietnam’s New Era: Policy Content and

Formulation Method”. Presentation at the Fourth VDF-Tokyo Conference on

the Development of Vietnam, 9 August 2008.

Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ. 2009. “Báo cáo tổng quan về chính sách chăm

sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi ở Việt Nam” (bản thảo).

Phạm Trung Kiên. 2008. “The Impact of FDI on Labor Productivity in Host

Countries: The Case of Vietnam”. Presentation at the VDF-Tokyo, accessed

http://www.grips.ac.jp/vietnam/VDFTokyo/Doc/46PXKien04Oct08Slides.pdf

on 30 November 2008

Population Reference Bureau (PRB). 2007. “Graphics Bank: Income/Poverty”. Tại

trang http://www.prb.org/Publications/GraphicsBank/IncomePoverty.aspx,

xem ngày 30/11/2008

Ross, J. 2004. “Understanding the Demographic Dividend”, POLICY Project Note,

September 2004.

Srinivan, T. N. 1988. “Population Growth and Economic Development”, Journal of

Policy Modeling, Vol. 10, No. 1, Spring 1988: 7-28.

Tổng cục thống kê. 2008. Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình

1/4/2007: Những kết quả chủ yếu. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

United Nations. 2007. World Population Prospects. The 2006 Revision Population

Database. New York: United Nations. Access:

http://esa.un.org/unpp/index.asp?panel=2, 30 November 2008.

UN-DESA (United Nations Department of Economic and Social Affaris). 2007.

World Economic and Social Survey 2007: Development in an Ageing World.

New York: United Nations Department of Economic and Social Affairs.

UNESCAP (United Nations Economic and Social Commission for Asia and the

Pacific). 2006. The Millennium Development Goals: Progress in Asia and

the Pacific 2006. Retrieved on November 30, 2006 from

http://www.mdgasiapacific.org.

Page 67: CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAMdanangtimes.vn/Portals/0/Docs/251811110-Co_cau_dan_so... · 2014. 12. 18. · - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất

67

UNFPA (United Nations Population’s Fund). 2002. State of the World Population

2002: People, Poverty and Possibilities – Making Development Work for the

Poor. New York: UNFPA.

_______. 2008. Vietnam Population 2007. Hanoi: UNFPA Vietnam.

Vu, H. N. 2008. The Roles of Human Capital and Social Capital in the

Transformation of Village-based Industrial Clusters: Evidence from Northern

Vietnam, Unpublished PhD Dissertation. Tokyo: National Graduate Institute

for Policy Studies (GRIPS).

Weeks, J., T. Nguyen, R. Roy, and J. Lim. 2004. The Macroeconomics of Poverty

Reduction: The Case of Vietnam. Hanoi: United Nations Development

Programme.

World Bank. 2003. Vietnam Development Report 2004: Poverty. Hanoi: World

Bank Vietnam.

_______. 2007. Vietnam Development Report 2008: Social Protection. Hanoi:

World Bank Vietnam.

Young Lives. 2005. “Education for All in Vietnam: High Enrolment, but Problems

of Quality Remain”. Young Lives Policy Brief No. 4. Oxford: Young Lives.

_______. 2006. “Young People and Vietnam’s 5-Year Development Plan”. Oxford:

Young Lives.