bộ công thương

15
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM MÔN KỸ NĂNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ TÌNH TRANG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Giáo Viên Bộ Môn: Đinh Thị Hương Nhóm thuyết trình : Nhóm 2

Upload: dau-bo-thinh

Post on 25-Jul-2015

158 views

Category:

Art & Photos


0 download

TRANSCRIPT

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

MÔN KỸ NĂNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ

TÌNH TRANG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC

Giáo Viên Bộ Môn: Đinh Thị Hương Nhóm thuyết trình : Nhóm 2

• 1.Lê Duy Thịnh-2001140247

• 2.Nguyễn Gia Thuận

• 3.Đinh Duy Quang

• 4.Nguyễn Hoàng Minh

• 5.Nguyễn Trần Trung Hiếu

• 6.Nguyễn Thị Như Hạnh

• 7.Nguyễn Bảo Ngọc

• 8.

• 9.Nguyễn Anh Khoa-2003140029-05DHCK1

Danh sách nhóm 2

I. Khái Niệm

II. Thực trạng hiện nay

III. Nguyên nhân-Hậu quả

IV. Biện pháp khắc phục

NỘI DUNG

1.Nước là gì ?Nước là nguyên liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất.Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống ,còn mang năng lượng như ( hải triều , thủy năng,v…v) tác năng điều hòa khí hậu thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.Có thể nói sự sống của con người và các sinh vật đều phụ thuộc vào nước .

I. Khái niệm

2. Ô nhiễm nguồn nước:Là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.

Ô nhiễm nguồn nước hiện nay đã trở thành vấn đề hàng đầu của mỗi quốc gia đặc biệt các nước đang phát triển. Theo thống kê toàn cầu cho thấy quá trình công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, sự gia tăng dân số đã gây áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước, dẫn đến môi trường nước mặt ở nhiều đô thị, khu công nghiệp, các làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải và chất thải rắn. Tại các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt do xả thẳng ra nguồn tiếp nhận.

II. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Riêng ở Việt Nam hiện nay tình trạng ô nhiễm nước mặt ở các đô thị, được thể hiện rõ nhất ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang ở mức báo động rất cao. Tại hai thành phố này, nước thải sinh hoạt trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, nhiều bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng lớn chất thải rắn trong thành phố không được thu gom triệt để...v.v

Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở nông thôn, khu vực sản xuất nông nghiệp không ngừng gia tăng. 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất ,nhất là việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe.

Gia tăng dân số

Hoạt động sống của con người

Phát triển công nghiệp Phát triển nông nghiệp Phát triển dịch vụ

1.Nguyên nhân chính :

III. Nguyên nhân – Hậu quả

1.1 Một số nguyên nhân khác:

Sự ô nhiễm các nguồn nước có thể xảy ra do ô

nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo. Ô nhiễm tự nhiên là do quá tr.nh phát triển và chết đi của các

loài thực vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do nước mưa

rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn

nước. Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải sinh hoạt và công

nghiệp vào nguồn nước.

Một số hình ảnh

2. Hậu quả :Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.Đặc biệt nhất là thiếu nguồn nước sạch trong sinh hoạt, một số loài động vật có nguy cơ bị mất đi giảm cân bằng hệ sinh thái.

• Giải pháp công nghệ, kĩ thuật

• Lựa chọn các dự án, các ngành nghề có công nghệ tiến tiến và thân thiện với môi trường .Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn cải tiến công nghệ trong sản xuất và xử lý môi trường, khuyến khích sản xuất bằng công nghệ sạch.

• Quản lý và kiểm soát môi trường.

• – Cần xây dựng các chế tài bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường.

• – Đầu tư trang thiết bị, kinh phí để phục vụ đo kiểm môi trường. Quan trắc môi trường thường xuyên để phát hiện ô nhiễm, kịp thời có biện pháp xử lí.

• – Tăng cường công tác thanh, kiểm tra. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh, phát hiện kịp thời các cơ sở không thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

• Giải pháp kinh tế – xã hội

• Tăng cường nguồn vốn cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

IV. Biện pháp khắc phục

THANKS FOR WATCHING