bÁo cÁo - vibiz.vnvibiz.vn/.../20190318/...khi_thang_12_nam_2018_va_2_thang_dau_nam_2019.pdf ·...

10
BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH KHÍ Tháng 12/2018 và tháng 1,2/2019 VIBIZ.VN Vietnam Business Monitor

Upload: others

Post on 07-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH KHÍ

Tháng 12/2018 và tháng 1,2/2019

VIBIZ.VNVietnam Business Monitor

2

I. TỔNG QUAN NGÀNH KHÍ HIỆN NAY

Khí thiên nhiên là một nguồn năng lượng sạch, ít ô nhiễm nhất so với tất cả các nhiên liệu hóa thạch khác. Ngày nay, khí đốt là một nguồn năng lượng chạy dưới lòng đất ở hầu hết các thành phố ở các nước phát triển, cung cấp năng lượng sử dụng cho nhiều hoạt động thiết yếu và là năng lượng cần thiết trong các ngành công nghiệp.

Ngành khí thế giớiTheo Bản tin thống kê thường niên 2018 của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới), trong năm 2017, tổng trữ lượng khí đốt tự nhiên đã được chứng minh trên thế giới đã tăng 0,2% lên xấp xỉ 199,4 nghìn tỷ mét khối tiêu chuẩn. Dự trữ khí đốt tự nhiên đã được chứng minh ở các nước thành viên đứng ở mức 95,95 nghìn tỷ mét khối tiêu

chuẩn, không thay đổi so với mức của năm trước.

Top 5 quốc gia có trữ lượng khí nhiều nhất thế giới

(Theo BP-2014)

Mỹ

9,35

17,59,4

Turkmenistan

24,713,3

Qatar

31,316,8

Nga

33,818,2

Iran

Trữ lượng (nghìn tỷ m3 ) Tỷ lệ trong tổng trữ lượng đã phát hiện toàn cầu (%)

Trung Quốc và các thị trường châu Á mới nổi thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ khí đốt tự nhiên toàn cầu năm 2017. Nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu tăng 3%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2010. Trung Quốc, nơi nhu cầu tăng 15%, chiếm gần 1/3 mức tăng toàn cầu, được thúc đẩy bởi nỗ lực chính sách quyết tâm để cải thiện chất lượng không khí thông qua chuyển đổi lò hơi than khu dân cư và công nghiệp. Điều này dẫn đến một lượng nhập khẩu LNG chưa từng có, đưa Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới sau Nhật Bản.

Hoa Kỳ là nguồn gốc của sự tăng trưởng trong sản xuất khí đốt tự nhiên và phần lớn xuất khẩu LNG bổ sung. Quốc gia này đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới, chiếm gần 45% mức tăng trưởng trong sản xuất toàn cầu và gần ¾ tăng trưởng xuất khẩu LNG.

Thị trường dầu khí thế giới dịp cuối năm 2018 còn nổi bật với tuyên bố của Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi hôm 3/12/2018 về việc nước này tuyên bố sẽ rút khỏi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào tháng 1/2019 để tập trung cho hoạt động khai thác khí đốt. Qatar hiện là một trong các quốc gia xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới với công suất lên tới 77 triệu tấn/năm.

Dự báo trong giai đoạn 2015-2020, ngành điện vẫn sẽ là ngành tiêu thụ khí thiên nhiên nhiều nhất với lượng tiêu thụ khoảng 1.337 triệu tấn/năm và tốc độ tăng trung bình hơn 2,4%/năm. Đóng góp thứ hai trong sự phát triển tiêu thụ ngành khí thiên nhiên là ngành công nghiệp với 1.239 triệu tấn/năm tương đương mức tăng trưởng khoảng 2,9%/năm đến năm 2020. Bên cạnh đó, lĩnh vực dân dụng cũng sẽ đóng góp 1,7%/năm tăng trưởng cho ngành khí với lượng tiêu thụ dự báo đạt 718 triệu tấn/năm vào năm 2020.

Theo đánh giá của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong báo cáo công bố ngày 13/11/2018, khí đốt sẽ vượt than đã trở thành nguồn năng lượng lớn thứ 2 thế giới sau dầu mỏ vào năm 2030 do nỗ lực cắt giảm ô nhiễm không khí và sự gia tăng sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

3

Công suất sản xuất khí thiên nhiên cả nước

(Nguồn: PVGas & PVN, FPTS Research)

Ngành khí Việt NamSản lượng khí thiên nhiên nước ta chủ yếu được khai thác từ mỏ khí chiếm 64,8% và còn lại 35,2% là khí đồng hành. Hiện nay, trong số 55 mỏ phát hiện dầu có 27 mỏ dầu đang được khai thác, trong 27 mỏ dầu đang được khai thác chỉ có 18 mỏ dầu được thực hiện thu gom khí đồng hành do sản lượng khí đồng hành tại các mỏ còn lại đã suy giảm, không khả thi về mặt kinh tế để đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển khí.

95 - - 117 72 -

GPP Nam Côn Sơn

Khí khô Khí LPG

Dung Quất

Khí khô Khí LPG

Hệ thống Hàm Rồng – Thái Bình

Khí khô Khí LPG

95 111

Khí khô Khí LPG

Cả nước

90 104

Khí khô Khí LPG

GPP Dinh Cố

Theo báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại năm 2018, khai thác khí đã hoàn thành kế hoạch cả năm (9,6 tỷ m3) trước 15 ngày, ước tính cả năm đạt xấp xỉ 10 tỷ m3, vượt 0,4 tỷ m3, tương đương vượt 4,1% kế hoạch năm.

Sản lượng khí gas hóa lỏng sản xuất trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với sản lượng khoảng 750.000 tấn/năm, chỉ chiếm khoảng 45% nhu cầu khí gas hóa lỏng của Việt Nam. Còn lại khoảng 55% nhu cầu khí gas hóa lỏng của Việt Nam được nhập khẩu từ thị trường các nước như Trung Quốc, Qatar, A rập Xê-út và Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Trong đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp khí hóa lỏng lớn nhất của Việt Nam với hơn gần 40% tổng lượng khí gas hóa lỏng của cả nước.

Nhiên liệu khí trong nước chủ yếu phục vụ để sản xuất điện và đạm. Trong đó, hoạt động sản xuất phân đạm mỗi năm tiêu thụ lượng khí thiên nhiên khá ổn định. Ngược lại, hoạt động sản xuất điện lại chịu nhiều rủi ro từ các nhiên liệu trong nước, chủ yếu là than đá. Tuy nhiên, với chính sách phát triển đồng bộ về sản lượng điện và vấn đề môi trường sẽ là động lực thúc đẩy sử dụng nhiên liệu khí thay thế than đá trong hoạt động sản xuất nhiệt điện trong tương lai.

Dự báo trong ngắn hạn và trung hạn, phân khúc LPG sẽ đạt mức tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng khoảng 7,6%/năm do nhu cầu sử dụng khí LPG trong sinh hoạt là vấn đề thiết yếu. Đồng thời, nguồn cung của LPG sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung trong nước, do các nguồn nhập khẩu có giá rẻ và khá cạnh tranh từ Trung Quốc và Trung Đông. Trong dài hạn, nguồn cung trong nước sẽ được đẩy mạnh với nhiều dự án phát triển như mỏ khí Cá Voi Xanh (vùng biển miền Trung) với trữ lượng ước tính 150 tỷ m3 dự kiến vận hành vào năm 2023, bổ sung nguồn cung mới cho ngành khí cả nước. Đồng thời, việc quy hoạch phát triển ngành điện đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 vẫn sẽ tiếp tục tăng sản lượng nhiệt điện khí, kể cả việc gia tăng nguồn năng lượng thay thế thì khí vẫn sẽ là lựa chọn thân thiện và ổn định để bù đắp công suất thiếu hụt của nguồn năng lượng tái tạo.

II. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU KHÍ ĐỐT HÓA LỎNG1. Xuất khẩu khí đốt hóa lỏng 1.1. Kim ngạchViệt Nam xuất khẩu 33.060 tấn khí đốt hóa lỏng với kim ngạch đạt 16.496 nghìn USD trong tháng 12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019. Lượng xuất khẩu giữa các tháng có sự chênh lệch tương đối, trong đó khí hóa lỏng xuất khẩu lớn

4

Kim ngạch xuất khẩu khí đốt hóa lỏng tháng 12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Lượng (tấn)

Tỷ trọng về lượng (%)

Trị giá (nghìn USD)

Trị giá (nghìn USD)

Thị trường Việt Nam xuất khẩu khí đốt hóa lỏng tháng 12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019

11.251 5.339

Tháng 12

5.619 2.710

Tháng 1

33.06016.496

Tổng 3 tháng

16.190 8.447

Tháng 2

nhất vào tháng 2/2019 với 16.190 tấn, gấp gần 3 lần so với tháng 1. Như vậy, có thể thấy bức tranh xuất khẩu khí Việt Nam trong những ngày đầu năm có nhiều biến động mạnh, nhất là việc sản lượng khí hóa lỏng xuất khẩu giảm mạnh ngay tháng đầu năm.

Ngoài việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam còn đặc biệt chú trọng việc xuất khẩu tại chỗ. Trong 3 tháng, lượng khí đốt hóa lỏng cung cấp cho thị trường nội địa đạt 76.946 tấn, trị giá 44.417 nghìn USD. So với việc xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu tại chỗ đang là hướng đi được ưu tiên hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu khí đốt hóa lỏng Việt Nam.

1.2. Thị trườngSingapore tiếp tục là thị trường chủ yếu của Việt Nam về xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (100% là khí LPG) trong tháng 12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019 với 32.074 tấn và kim ngạch đạt 15.875 nghìn USD, chiếm 97,02% tổng tỷ trọng nhập khẩu khí hóa lỏng của cả nước. Có tới 90% điện năng tại Singapore được sản xuất từ khí đốt nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia. Do vậy, việc kết thúc hợp đồng với 2 quốc gia này vào năm 2020 cùng với tình trạng thiếu khí đốt ngày càng trầm trọng hiện nay tại Indonesia sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu khí đốt hóa lỏng của Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường này trong thời gian tới.

Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu khí đốt hóa lỏng sang một số quốc gia khác trong khu vực như: Campuchia, Lào, Myanmar…

0,0433

Myanmar

0,3884

Lào

2,55504

Campuchia

97,0215.875

Singapore

1.3. Top doanh nghiệp Có 89 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu khí đốt hóa lỏng trong tháng 12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019 với 81 doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ. Trong đó, 3 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 500 nghìn USD, 7 doanh

5

Nguồn: Vibiz tổng hợp

nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD và 1 doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu trên 30 triệu USD.

Chi Nhánh Tổng Công Ty Khí Việt Nam - Công Ty Cổ Phần - Công Ty Kinh Doanh Sản Phẩm Khí tiếp tục khẳng định ví trí của doanh nghiệp đầu ngành về xuất khẩu khí đốt hóa lỏng với trị giá đạt 16.262 nghìn USD, chiếm phần lớn với hơn 99,22% tổng tỷ trọng xuất khẩu cả nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn ưu tiên xuất khẩu tại chỗ để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước với lượng 45.122 tấn, trị giá đạt 23.641 nghìn USD.

Top doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu khí đốt hóa lỏng tháng 12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019

Sự thay đổi vị trí top doanh nghiệp xuất khẩu khí đốt hóa lỏng

Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD)

Chi nhánh TCT Khí Việt Nam - CTCP - CT

KD Sản Phẩm Khí

32.80316.262

CTCP Dầu Khí Epic

7544

CT TNHH MTV Dầu Khí

TP Hồ Chí Minh

6034

CTCP Đầu Tư Và Sản Xuất Petro

Miền Trung

5531

Xí Nghiệp Sông Đà 10.3 – CTCP

Sông Đà 10

0,10,2

CT TNHH Daesun Vina

1433

CTCP Kinh Doanh Khí Miền Bắc

5139

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Sự thay đổi vị trí các doanh nghiệp

Tháng 12

1

3

x

x

2

5

6

Tháng 1

1

3

4

2

x

5

6

Tháng 2

1

3

2

x

x

x

4

Chi Nhánh Tổng Công Ty Khí Việt Nam - Công Ty CP - Công Ty Kinh Doanh Sản Phẩm Khí

Doanh nghiệp

Công Ty CP Đầu Tư Và Sản Xuất Petro Miền Trung

Công Ty CP Dầu Khí Epic

Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Khí Miền Bắc

Công Ty TNHH Một Thành Viên Dầu Khí Thành Phố Hồ Chí Minh

Xí Nghiệp Sông Đà 10.3 - Công Ty Cổ Phần Sông Đà 10

Công Ty Cổ Phần Ikura Việt Nam

Ghi chú: ×: không xuất khẩu ra nước ngoài

6

2. Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng2.1. Kim ngạchTháng 12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 360.232 tấn khí đốt hóa lỏng, kim ngạch đạt 184.952

nghìn USD từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng thời điểm đầu năm có nhiều biến

động khi lượng nhập khẩu tăng mạnh vào tháng 1 năm 2019 với 158.366 tấn và có xu hướng giảm nhanh ở tháng tiếp

theo khi chỉ đạt 90.880 tấn vào tháng 2/2019. Như vậy, so với cùng điểm năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu khí đốt

hóa lỏng nước ta nhìn chung có xu hướng giảm.

2.2. Thị trườngVới lợi thế là nhà sản xuất khí hàng đầu thế giới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu chủ yếu cho nhiều quốc gia,

trong đó có Việt Nam. Trong 3 tháng (12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019), Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 158.198

tấn khí đốt hóa lỏng (chủ yếu là khí LPG), kim ngạch đạt 84.871 nghìn USD, chiếm 43,92% tổng tỷ trọng nhập khẩu.

Qatar xếp vị trí thứ 2 trong top thị trường nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của Việt Nam với 13,12% tỷ trọng về lượng và

giá trị nhập khẩu đạt 23.480 nghìn USD.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ một số thị trường khác: Các tiểu vương quốc Ả rập Thống

nhất, Kuwait – thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC); hay từ một số nước trong khu

vực như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng tháng 12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019

Lượng (tấn) Trị giá (nghìn USD)

Nguồn: Vibiz tổng hợp

110.985 56.308

Tháng 12

158.366 78.788

Tháng 1

90.880 49.856

Tháng 2

360.232 184.952

Tổng 3 tháng

Thị trường Việt Nam nhập khẩu khí đốt hóa lỏng tháng 12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019

Trung Quốc

Tỷ trọng về lượng : 43,92%Trị giá: 84.871 nghìn USD

Tỷ trọng về lượng : 13,12%Trị giá: 23.480 nghìn USD

Tỷ trọng về lượng : 12,27%Trị giá: 20.579 nghìn USD

Tỷ trọng về lượng : 7,83%Trị giá: 14.249 nghìn USD

Tỷ trọng về lượng : 7,20%Trị giá: 13.248 nghìn USD

Úc Thái Lan MalaysiaQatar

7

2.3. Top doanh nghiệp Trong tháng 12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019, có 119 doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhập khẩu khí đốt hóa lỏng.

Trong đó, có 22 doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu trên 200 nghìn USD, 16 doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu

trên 500 nghìn USD, 14 doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu trên 1 triệu USD và 5 doanh nghiệp có kim ngạch nhập

khẩu trên 5 triệu USD.

Top 3 doanh nghiệp nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của Việt Nam thuộc về các cái tên quen thuộc như: Chi Nhánh Tổng

Công Ty Khí Việt Nam - Công Ty Cổ Phần - Công Ty Kinh Doanh Sản Phẩm Khí; Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Và Xuất

Nhập Khẩu Khí Gas Hóa Lỏng Vạn Lộc; Tổng Công Ty Gas Petrolimex – CTCP. Trong đó, Chi Nhánh Tổng Công Ty Khí

Việt Nam - Công Ty Cổ Phần - Công Ty Kinh Doanh Sản Phẩm Khí là doanh nghiệp dẫn đầu với 51,08% tỷ trọng nhập

khẩu về lượng và trị giá đạt 90.991 nghìn USD. 100% lượng khí được nhập khẩu của doanh nghiệp này là khí LPG và

được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc.

Top doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu khí đốt hóa lỏng tháng 12/2018 và 2 tháng đầu năm 2019

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Kuwait

Tỷ trọng về lượng : 6,41%Trị giá: 11.657 nghìn USD

Tỷ trọng về lượng : 6,21%Trị giá: 12.305 nghìn USD

Tỷ trọng về lượng : 2,71%Trị giá: 3.267 nghìn USD

Tỷ trọng về lượng : 0,17%Trị giá: 424 nghìn USD

Tỷ trọng về lượng : 0,14%Trị giá: 778 nghìn USD

Indonesia Togo Hàn QuốcCác tiểu vương quốc

Ả rập Thống nhất

Tỷ trọng về lượng (%) Trị giá (nghìn USD)

TCT GAS PETROLIMEX

- CTCP

8,76 16.663

CTCP Tập Đoàn Dầu Khí

An Pha

2,404.486

CT TNHH MTV Dầu Khí Thành Phố Hồ

Chí Minh

4,147.414

CTCP Thương Mại Dầu Khí An Dương

1,893.626

CTCP Kinh Doanh Và XNK Khí Gas

Hoá Lỏng Vạn Lộc

9,0717.794

CT TNHH Super Gas

2,723.488

CT TNHH Một Thành Viên Gas Venus

6,5712.686

CTCP Dầu Khí An Pha

2,364.555

CN TCT Khí Việt Nam - CTCP -

CT Kinh Doanh Sản Phẩm Khí

51,0890.991

CTCP Kinh Doanh Khí Miền Bắc

3,997.781

8

KẾT LUẬN

So với thời điểm cuối năm 2017 và đầu năm 2018, xuất nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của Việt Nam thời gian này nhìn

chung có xu hướng giảm. Thị trường cho xuất nhập khẩu khí hóa lỏng của Việt Nam vẫn là các quốc gia quen thuộc:

Singapore – Trung Quốc. Chi Nhánh Tổng Công Ty Khí Việt Nam - Công Ty Cổ Phần - Công Ty Kinh Doanh Sản Phẩm

Khí tiếp tục khẳng định vai trò đầu ngành của mình trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm khí khi dẫn đầu top doanh

nghiệp Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu khí đốt hóa lỏng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, khí đốt hóa lỏng đã đang và sẽ trở thành nguồn năng lượng quan trọng hàng đầu

thế giới và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Tại Việt Nam, ngành khí cũng được quan tâm đầu tư

với nhiều dự án trong thời gian tới: dự án mỏ khí Cá Voi Xanh với công suất 150 tỷ m3 (vận hành năm 2023) hay các

dự án kho cảng nhập LNG như: Kho LNG Thị Vải với công suất 1 - 3 triệu tấn/năm (vận hành năm 2020-2022); Kho

LNG Sơn Mỹ giai đoạn 1 với công suất 1 - 3 triệu tấn/năm (vận hành năm 2023-2025); Kho LNG Tây Nam Bộ giai đoạn

1 với công suất 1 triệu tấn/năm (vận hành năm 2022 - 2025) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành khí nước

ta, mở ra hàng loạt cơ hội mới cho phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Sự thay đổi vị trí của top doanh nghiệp nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Nguồn: Vibiz tổng hợp

Sự thay đổi vị trí các doanh nghiệp

Tháng 12

1

3

4

2

5

8

x

7

6

13

Tháng 1

1

2

3

4

7

6

5

10

8

9

Tháng 2

1

2

3

7

5

4

6

9

10

8

Chi Nhánh Tổng Công Ty Khí Việt Nam - Công Ty CP - Công Ty Kinh Doanh Sản Phẩm Khí

Doanh nghiệp

Công Ty TNHH Một Thành Viên Gas Venus

Công Ty CP Kinh Doanh Và Xuất Nhập Khẩu Khí Gas Hóa Lỏng Vạn Lộc

Công Ty TNHH Một Thành Viên Dầu Khí Thành Phố Hồ Chí Minh

Công Ty CP Thương Mại Dầu Khí An Dương

Công Ty CP Tập Đoàn Dầu Khí An Pha

Tổng Công Ty Gas Petrolimex - CTCP

Công Ty CP Kinh Doanh Khí Miền Bắc

Công Ty CP Dầu Khí An Pha

Công Ty TNHH Super Gas

Ghi chú: ×: không nhập khẩu

9

Add: R401, Narenca Building,85 Nguyen Chi Thanh St, Dong Da Dist, HanoiPhone: (+844) 62913648Cell : (+84) 962 526 886Email : [email protected]

Add: Floor 3, House C, La Thanh Guesthouse,218 Doi Can, Lieu Giai, Ba Dinh, Hanoi

Phone: 02462919137Email: [email protected]

VIBIZ.VNVietnam Business Monitor