bÁo cÁo ĐỀ tÀi mÔn hỌc - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/nhom8_r.pdf ·...

39
ĐẠI HC QUC GIA TP. HCHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC ĐỀ TÀI: HTHỐNG THÔNG TIN TRONG BNH VIN Môn học: HTHỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Giáo viên hướng dn: TS. Phm Trần Vũ Nhóm thực hin: Nhóm 7- CS2012 1. Nguyễn Thanh Tùng 12070555 2. Trần Vĩnh Phúc 12070535 3. Trần Kiên Nghị 12070527 4. Trn Ngọc Sơn 11070472 5. Trn NQuỳnh Như 09070457 6. Võ Thị Như Mỵ 12070525 TP. HChí Minh, 12/2012

Upload: others

Post on 30-Oct-2019

22 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO

ĐỀ TÀI MÔN HỌC

ĐỀ TÀI:

HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG BỆNH VIỆN

Môn học: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Trần Vũ

Nhóm thực hiện: Nhóm 7- CS2012

1. Nguyễn Thanh Tùng 12070555

2. Trần Vĩnh Phúc 12070535

3. Trần Kiên Nghị 12070527

4. Trần Ngọc Sơn 11070472

5. Trần Nữ Quỳnh Như 09070457

6. Võ Thị Như Mỵ 12070525

TP. Hồ Chí Minh, 12/2012

Page 2: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

MỤC LỤC

I- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ BẰNG GIẤY VÀ PHIM TẠI BV ĐA KHOA .. 1

I.1- Đặc trưng của phương pháp quản lý bằng giấy tại bệnh viện: ....................... 1

I.2- Điểm yếu của phương pháp quản lý bằng giấy: ............................................. 3

I.3- Mức độ hiệu quả: ............................................................................................ 4

II- TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG BỆNH VIỆN ............ 6

II.1- Mục đích: ........................................................................................................ 6

II.2- Miền ứng dụng: .............................................................................................. 6

II.3- Các đối tượng liên quan: ................................................................................. 7

II.4- Ưu điểm: ......................................................................................................... 7

II.5- Khó khăn: ....................................................................................................... 8

II.6- Thuận lợi: ...................................................................................................... 10

II.7- Các yêu cầu đối với Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện: ........................ 10

III- PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG PACS TẠI BV BÌNH DƯƠNG ...... 12

III.1- Khái niệm PACS: ......................................................................................... 12

III.2- Thực trạng và nhu cầu của bệnh viện Đa Khoa Bình Dương: ..................... 14

III.3- Đặc tả hệ thống: ............................................................................................ 15

III.4- Các chức năng hoàn thiện: ............................................................................ 15

III.5- Kiến trúc hệ thống PACS: ............................................................................ 16

III.6- Kiến trúc HIS - PACS – RIS: ...................................................................... 17

III.7- Chuẩn dữ liệu sử dụng trong hệ thống: ........................................................ 18

III.8- Quy trình khám và điều trị giấy: ................................................................... 18

III.9- Lưu đồ dòng công việc khi triển khai hệ thống: ........................................... 20

III.10- Lợi ích mang lại từ hệ thống PACS: ............................................................ 21

III.11- Ứng dụng của PACS trong bệnh viện: ......................................................... 22

III.12- Đánh giá hệ thống: ........................................................................................ 24

III.13- Kiến nghị: ..................................................................................................... 25

IV- TỔNG QUAN HỆ THỐNG RIS ......................................................................... 27

IV.1- Khái niệm: .................................................................................................... 27

IV.2- Chức năng: .................................................................................................... 27

V- VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG TELEMEDICINE ................................................... 30

V.1- Telemedicine là gì? ....................................................................................... 30

V.2- Những lợi ích của Telemedicine ................................................................... 31

VI- TÌNH TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN BỆNH VIỆN: ........ 34

VII- THAM KHẢO: .................................................................................................... 35

Page 3: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình I.1- Hồ sơ bệnh án bằng giấy. ............................................................................ 2

Hình I.2- Kho quản lý hồ sơ giấy. .............................................................................. 3

Hình I.3- Hiện tượng chen lấn của bệnh nhân. ........................................................... 4

Hình I.4- Quy trình cho toa thuốc bằng giấy. ............................................................. 5

Hình II.1- Sự hỗ trợ của hệ thống trong việc cho toa thuốc. ........................................ 8

Hình II.2- Quy trình xuất viện bằng giấy. .................................................................... 9

Hình II.3- Quy trình xuất viện bằng máy tính. ............................................................. 9

Hình II.4- Chuẩn giao tiếp giữa các hệ thống thông tin y tế. ..................................... 11

Hình III.1- Một sô tính năng của một hệ thống PACS. .............................................. 13

Hình III.2- Mô hình kiến trúc hệ thống PACS. ........................................................... 16

Hình III.3- Mô hình liên kết giữa HIS – RIS – PACS. ............................................... 17

Hình III.4- Quy trình khám chữa bệnh bằng giấy. ...................................................... 19

Hình III.5- Lưu đồ dòng công việc khi triển khai hệ thống PACS. ............................ 20

Hình III.6- Sự gắn kết các khoa/phòng trong bệnh viện thông qua PACS. ................ 22

Hình III.7- Sự gắn kết các bệnh viện thông qua PACS. ............................................. 23

Hình III.8- Xem dữ liệu y khoa đa phương tiện. ......................................................... 23

Hình III.9- Hỗ trợ mổ trực tuyến. ................................................................................ 24

Hình III.10- Hội chẩn quan ảnh y khoa........................................................................ 24

Hình V.1- Mô hình Hệ thống Telemedicine............................................................... 30

Hình V.2- Telemedicine – lợi ích ............................................................................... 31

Page 4: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

BẢNG TỔNG HỢP TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa

HMIS Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện

PACS Hệ thống thu nhận và truyền tải ảnh

RIS Hệ thống thôn tin chẩn đoán hình ảnh

HIS Hệ thống thông tin bệnh viện

TELEMEDICINE Hệ thống y tế từ xa

HL7 Chuẩn dữ liệu văn bản y tế

DICOM Chuẩn dữ liệu ảnh y tế

ICD10 Mã bệnh quốc tế

Page 5: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 1 --

I- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ BẰNG GIẤY VÀ PHIM TẠI BV ĐA KHOA

I.1- Đặc trưng của phương pháp quản lý bằng giấy tại bệnh viện:

Với xu hướng phát triển để tạo ra môi trường “không dùng giấy”

(paperless), “không dùng phim” (filmless), các tổ chức y tế trên toàn thế giới

đang có kế hoạch và bắt đầu một giải pháp tích hợp cho các hệ thống thông tin y

tế. Cùng với sự phát triển của thế giới, các tổ chức y tế tại Việt Nam trong những

năm gần đây cũng bắt đầu phát triển các hệ thống thông tin y tế ứng dụng tại các

cơ sở của mình. Tuy nhiên, các hệ thống này chỉ ở bước đầu và chưa có sự thống

nhất về mô hình cũng như còn yếu kém về kỹ thuật và chức năng. Đồng thời một

trở ngại lớn cũng không kém phần quan trọng đó là chi phí để thực hiện một dự án

cho y tế cũng không phải nhỏ, gây khó khăn cho việc đầu tư, phát triển và bảo trì

hệ thống của cơ sở y tế.

Ngành y tế là một ngành công nghiệp vô cùng phức tạp mà ngay cả ngày

nay cũng phát triển chậm so với các ngành công nghiệp khác trong thời đại công

nghệ. Trong khi một số bệnh viện với các thiết bị kỹ thuật vô cùng hiện đại, mạnh

mẽ nhưng hệ thống thông tin y tế hầu như được phát triển từ các nhà phần mềm tư

nhân nhỏ và các bác sỹ tự phát triển.

Trong bệnh viện, việc quản lý thông tin hành chính và quản lý thông tin

điều trị của bệnh nhân để phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh là vô cùng quan

trọng. Hiện tại việc quản lý thông tin hành chính và thông tin điều trị bệnh nhân ở

đây hiện đang được thực hiện chủ yếu trên sổ sách và bệnh án bằng giấy. Điều này

làm mất khá nhiều thời gian và công sức của các bác sĩ và nhân viên y tế do phải

ghi chép quá nhiều và thường gặp khó khăn trong tìm kiếm hồ sơ. Đồng thời nó

làm tăng khoảng thời gian chờ đợi của bệnh nhân trước khi được khám và điều trị,

trong một số trường hợp có thể gây ảnh hưởng không tốt tới việc điều trị và chăm

sóc sức khỏe của bệnh nhân.

Hầu hết các bệnh viện ở Việt Nam vẫn đang sử dụng hệ thống quản lý bằng

giấy và bằng phim. Một số bệnh viện đã đầu tư triển khai các hệ thống thông tin

quản lý bệnh viện, nhưng những hệ thống này vẫn chưa bao trùm hết tất cả các

hoạt động của bệnh viện, cũng như chưa thân thuộc và chưa đủ độ tin cậy. Do đó

Page 6: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 2 --

một thực trạng đang diễn ra là những hệ thống này đang tồn tại song song cùng hệ

thống giấy, phim.

Với phương pháp hoạt động dựa trên hồ sơ giấy, mỗi bệnh nhân có thể

không có hoặc có nhiều sổ khám bệnh cho nhiều bệnh viện khác nhau, các sổ này

thường không có mối quan hệ với nhau. Và rất ít trường hợp, người bệnh sử dụng

các sổ này trong các lần tái khám.

Toàn bộ hoạt động của bệnh viện được vận hành một cách thụ động và

không đồng bộ dựa trên sự truyền thông bằng các biểu mẫu chỉ định bằng giấy do

người bệnh hoặc người thân người bệnh mang đến các khoa/phòng.

Tại mỗi khâu (ở các khoa/phòng khác nhau) trong một quy trình khám,

thông tin bệnh nhận được lấy và tái ghi chép lại nhiều lần.

Khi bệnh nhân xuất viện, các hoạt động tổng kết thuốc, dịch vụ y tế, áp giá

và tính viện phí đều thực hiện bằng tay với rất nhiều số liệu và tốn rất nhiều thời

gian. Mặt khác việc tổng kết số liệu xuất viện cũng liên quan đến rất nhiều

phòng/khoa khác nhau, đặc biệt liên quan đến vấn đề tạp ứng, bảo hiểm y tế.

Việc viết toa thuốc bằng tay cũng là một khó khăn cho bác sĩ. Dữ liệu dược

sẽ được nhập lại tại các khoa dược.

Mỗi lần đếm thăm khám tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được lập một bộ hồ sơ

bệnh án với rất nhiều loại giấy tờ và phim ảnh. Thông thường một bộ hồ sơ bệnh

án sẽ có kích thước khoảng (30 cm x 25 cm x 0.8cm). Toàn bộ các bộ hồ sơ này sẽ

được lưu trữ ở kho với sự phân loại theo năm trong thời gian mười năm.

Hình I.1- Hồ sơ bệnh án bằng giấy.

Page 7: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 3 --

I.2- Điểm yếu của phương pháp quản lý bằng giấy:

Điểm yếu kém quan trọng nhất trong hệ thống hoạt dựa trên giấy là tốn

nhiều thời gian, công sức cho việc ghi chép quá nhiều, và lượng thông tin ghi chép

trùng lặp khá lớn: Các hồ sơ bệnh án nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, giấy vào

viện, ... đều có phần tiêu đề là thông tin nhân khẩu, sinh hiệu ...

Các hồ sơ bệnh án, lịch sử bệnh án và các thông tin quản lý trong bệnh viện

là vô cùng quan trọng và giá trị cho việc khám và điều trị bệnh. Tuy nhiên với việc

quản lý dựa trên hồ sơ giấy, các bệnh viện chưa khai thác được các giá trị này.

Việc lưu trữ hồ sơ giấy chủ yếu chỉ để phục vụ mục đích xác minh, điều tra mà

hiếm khi xảy ra. Trong khi việc quản lý các hồ sơ này phải tốn rất nhiều thời gian,

không gian và công sức. Đối với các bệnh viện lớn, phải tốn cả một tòa nhà dài để

chứa toàn bộ hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân trong mười năm. Những bệnh viện như

bệnh viện chợ rẫy, luôn trong tình trạng quá tải và thiều phòng nhưng vẫn phải

dành ra một tòa nhà để lưu trữ hồ sơ.

Hình I.2- Kho quản lý hồ sơ giấy.

Đối với hệ thống hoạt động bằng giấy, hoàn toàn không có sự tương tác

giữa bệnh nhân và các hoạt động khám chữa bệnh. Thiếu sự rõ ràng về thông tin

khám và điều trị tới bệnh nhân. Do đó trong hầu hết các bệnh viện đều xảy ra hiệu

ứng nôn nóng, tranh giành thứ tự.

Page 8: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 4 --

Hình I.3- Hiện tượng chen lấn của bệnh nhân.

Khó khăn trong quá trình chuyển viện, nơi tiếp nhận bệnh nhân sẽ hoàn

toàn thiếu thông tin về lịch sử bệnh án của bệnh nhân. Việc tìm hiểu thông tin

bệnh nhân qua các hồ sơ viết tay cũng gây ra rất nhiều trở ngại, dễ dẫn dến việc

đọc nhầm và đọc sai nội dung của nơi chuyển đến.

Hàng năm bệnh viện phải tốn kém rất nhiều tiền cho khâu mua sắm và in ấn

hồ sơ bệnh án giấy cũng như phim y khoa.

Phim y khoa và hóa chất rửa phim là một trong những thành phần gây ô

nhiễm môi trường ở các bệnh viện.

Toàn bộ các hoạt động phải thực hiện tuần tự từng bước, chờ đợi thông điệp

giấy, chờ đợi kết quả của nhau và thiếu linh động.

I.3- Mức độ hiệu quả:

Một điều có thể nhìn thấy rất rõ ràng là bệnh nhân phải chờ đợi khá nhiều

trong cả hai trường hợp trước và sau khi khám - điều trị. Điều này dẫn đến hiệu

quả thấp và đôi khi gây nguy hiểm cho các ca bệnh nặng, đòi hỏi xử lý nhanh.

Chưa tận dụng được sức mạnh công nghệ. Một số bệnh viện đã trang bị rất

nhiều máy y khoa kĩ thuật số cho ra ảnh số, video số rất chất lượng nhưng chưa

khai thác được nguồn dữ liệu này. Đây là một sự lãng phí rất lớn.

Không thực hiện được việc theo dõi dài hạn lịch sử bệnh án của bệnh nhận,

hay không tra cứu được thông tin bệnh án nhanh làm cho chất lượng khám và điều

trị bệnh không cao.

Trong một số trường hợp, không kiểm tra được các lần tái khám có bảo

hiểm y tế của bệnh nhân. Người bệnh có thể đến bệnh viện tái khám nhiều lần liên

tiếp để xin thêm thuốc miễn phí mà không phải tuân theo lịch hẹn tái khám.

Page 9: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 5 --

Hình I.4- Quy trình cho toa thuốc bằng giấy.

Trong quá trình di chuyển các chỉ định, toa thuốc, bệnh viện không kiểm

soát được hoàn toàn nội dung các chỉ định hoặc toa thuốc do bác sĩ viết tay vì

không có nội dung đối chứng. Do đó người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại

thuốc và dịch vụ mà họ muốn.

Vì không có công cụ để kiểm tra các điều kiện này nên hàng năm bệnh viện

sẽ mất rất nhiều thuốc, chi phí cho sự sai lệch này.

Minh họa một khảo sát thực tế về Nhu cầu chẩn đoán hình ảnh tại một

bệnh viện đa khoa tỉnh:

- X-Quang:

Số lược chụp/ngày: 200

Số lượng phim/lần chụp: 02

Thời gian một lần chụp + rửa phim: 10 phút

- CT Scanner:

Số lược chụp/ngày: 40

Số lượng phim/lần chụp: 03

Thời gian một lần chụp + rửa phim: 15 phút

- MRI:

Số lược chụp/ngày: 05

Số lượng phim/lần chụp: 04

Thời gian một lần chụp + rửa phim: 35 phút

Nguyên nhân chính của việc tốn thời gian là do tốc độ chậm của việc

xử lý thông tin bằng giấy và quá trình rửa phim.

Page 10: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 6 --

II- TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG BỆNH VIỆN

II.1- Mục đích:

- Tận dụng tối đa sức mạnh công nghệ thông tin trong việc xử lý, quản lý

và lưu trữ dữ liệu. Tăng tốc độ và hiệu quả.

- Khai thác tối đa sức mạnh công nghệ y khoa hiện có tại các bệnh viện.

- Truy vấn và tham khảo hồ sơ bệnh án nhanh. Nâng cao chất lượng khám,

điều trị bệnh.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ.

II.2- Miền ứng dụng:

Có thể triển khai hệ thống ở tất cả các khâu, khoa/phòng trong bệnh viện,

đặc biệt khoa khám bệnh, khoa dược, khoa cấp cứu, khoa chẩn đoán hình ảnh,

khoa ngoại, khoa sản, khoa nội...

Với Hệ thống thông tin trong bệnh viện (HMIS), không những gắn kết các

khoa/phòng trong bệnh viện với nhau mà còn kết nối giữa các bệnh viện với nhau.

Quy trình tiếp nhận, xử lý dữ liệu bệnh nhân bằng hồ sơ giấy vẫn còn nhiều

phức tạp và tốn nhiều thời gian trong công tác khám và điều trị. Vấn đề chi phí

mua phim, lưu trữ và nhân bản phim vẫn luôn là một gánh nặng cho các bệnh viện.

Việc truy lục lại hồ sơ bệnh nhân trên hồ sơ giấy và phim và tìm hiểu lịch sử bệnh

án cũng là một bài toán khó cho các bác sĩ. Chính vì vậy giải pháp PACS – RIS –

TELEMEDICINE sẽ là một phương thức tốt để giải quyết tất cả các vấn đề trên.

- HIS:

Quản lý thông tin khám và điều trị.

Quản lý dược.

Viện phí, tạm ứng.

Quản lý nhân sự, lập lịch trực, chấm công...

Quản lý tài sản.

- RIS:

Quản lý dịch vụ Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA).

- PACS:

Quản lý, lưu trữ, xử lý, truyền tải dữ liệu CĐHA.

Page 11: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 7 --

Chẩn đoán, hội chẩn, tư vấn, nghiên cứu.

- TELEMEDICINE:

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng

công nghệ thông tin.

Bao gồm cả chẩn đoán và điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, dự

phòng và phục hồi, bảo hiểm y tế, giảng dạy, nghiên cứu...

II.3- Các đối tượng liên quan:

Các đối tượng liên quan đến Hệ thống thông tin trong bệnh viện, gồm có:

- NV Dịch vụ

- Bệnh nhân

- Bác sĩ

- Điều dưỡng

- Nhân viên y tế

- Quản lý bệnh viện.

- Quản lý ngành y tế.

II.4- Ưu điểm:

Khi áp dụng các Hệ thống thông tin, các bệnh viên đã đáp ứng được những

yêu cầu thực tế cấp thiết, giải quyết được các khó khăn, điểm yếu của việc quản lý

bệnh viện bằng giấy và phim. Nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ

bệnh nhân, cụ thể như sau :

- Quản lý tốt, nhanh, chính xác, khoa học và đồng bộ.

- Tra cứu dữ liệu nhanh, đầy đủ.

- Tăng tốc độ hoạt động, nâng cao hiệu quả.

- Gắn kết các khoa/phòng, bệnh viện.

- Tiết kiệm chi phí.

- Giảm ô nhiễm môi trường.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ.

Page 12: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 8 --

Hình II.1- Sự hỗ trợ của hệ thống trong việc cho toa thuốc.

II.5- Khó khăn:

- Kĩ thuật:

Dữ liệu y khoa lớn đặc biệt là ảnh và video.

Hạ tầng mạng đòi hỏi tốc độ cao, chính xác.

Nghiệp vụ dòi hỏi dữ liệu chính xác, nhanh, không bị nhiễu.

Đồng bộ dữ liệu trong toàn bệnh viện, đặc biệt là dữ liệu dược.

Chuẩn kết nối dữ liệu giữa các hệ thống thuộc các bệnh viện khác

nhau.

Dữ liệu y khoa rất nhạy cảm, đòi hỏi sự bảo mật và phân quyền cao.

Có rất nhiều công nghệ đang tồn tại ở các bệnh viện: Chẩn đoán hình

ảnh, Xét nghiệp, phòng mổ.

Đang tồn tại rất nhiều hệ thống nhỏ lẻ trong các bệnh viện, viện tích

hợp và kết nối các hệ thống với nhau là một vấn đề lớn.

Công nghệ y khoa phát triển khá nhanh. Kĩ thuật và thiết bị thay đổi

liên tục, đó cũng là một thách thức cho các hệ thống thông tin y tế.

- Con người:

Các bác sĩ và nhân viên y tế đã quen với quy trình cũ.

Ngại thay đổi.

Có giới hạn về kiến thức công nghệ thông tin, chưa quen sử dụng máy

tính.

Nhân viên công nghệ thông tin sẽ thêm việc và thêm trách nhiệm nên

thường ít hợp tác.

Một số hoạt động bị thay đổi, một số hoạt động bị loại bỏ, một số

nhân viên không có việc (một ví dụ như hình vẽ II-2 và II3).

Page 13: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 9 --

Hình II.2- Quy trình xuất viện bằng giấy.

Hình II.3- Quy trình xuất viện bằng máy tính.

Các nhân viên y tế thường rất bận nên rất khó khai thác thông tin thu

thập yêu cầu. Hoặc việc đưa yêu cầu không ổn định.

Sự cạnh tranh trong quá trình triển khai hệ thống.

- Xã hội:

Thay đổi về luật y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Thay đổi luật quản lý nhân sự, tiền lương.

Thay đổi về quy định đối với hệ thống thông tin y tế.

Thay đổi về quy trình, biểu mẫu báo cáo.

Thay đổi về mô hình tổ chức quản lý.

Page 14: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 10 --

II.6- Thuận lợi:

Hạ tầng truyền dẫn trong nước là mạng thế hệ mới NGN (Next Generation

Network) với mạng trục IP chất lượng cao do Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông

cung cấp như truyền dẫn cáp quang, công nghệ mạng riêng ảo bảo mật VPN

(Virtual Private Network) là một sự hỗ trợ rất tốt cho các ứng dụng

TELEMEDICINE. Ngoài ra, với sự phát triển của mạng nghiên cứu và giáo dục

tại Việt Nam (VinaREN), có tốc độ cao, kết nối các tổ chức, trung tâm nghiên cứu,

trường đại học trong nước đã mở ra cơ hội mới cho các ứng dụng cần nhiều băng

thông, có lượng dữ liệu lớn cần trao đổi và tính toán. Đây chính là nền tảng cơ sở

hạ tầng mạng lý tưởng để phát triển hệ thống PACS và TELEMEDICINE.

Nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của bộ y tế về việc phát triển hệ thống

thông tin y tế tại các bệnh viện.

Nguồn kinh phí cho công nghệ thông tin của các bệnh viện đã được tăng từ

1% lên 3% tổng nguồn thu của bệnh viện hàng năm để phục vụ việc phát triển ứng

dụng công nghệ thông tin cho bệnh viện: thuê nhân lực công nghệ thông tin, mua

sắm thiết bị, triển khai phần mềm...

Sự phát triển của khoa học máy tính và truyền thông cũng là một động lực

cho việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cho bệnh viện.

II.7- Các yêu cầu đối với Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện:

Dữ liệu y khoa vô cùng nhạy cảm và bí mật. Do đó yêu cầu về bảo đối với

loại dữ liệu này rất cao.

Việc bảo mật dữ liệu đòi hỏi vấn đề phân quyền trên các loại dữ liệu này

cũng rất phức tạp. Việc xác định ai được phép xem dữ liệu, ai được phép thao tác

dữ liệu, ai chịu trách nhiệm trên dữ liệu cũng khá phức tạp vì trong bệnh viện đang

tồn tại hai vai trò: bác sĩ, điều dưỡng cùng thực hiện các công việc này. Thường

thì bác sĩ là người ra y lệnh, nhưng người thao tác là điều dưỡng. Việc thay đổi

quyền hạn trên dữ liệu theo tình huốn cũng vô cùng phức tạp.

Dữ liệu y khoa cần phải được lưu trữ trong mười năm, đây là một quãng

thời gian khá dài. Do đó vấn đề an toàn cho dữ liệu cũng được đặt trọng. Dữ liệu

cần phải có cơ chế bảo vệ cho việc lưu tữ lâu dài, ổn định và đồng bộ.

Page 15: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 11 --

Dữ liệu y khoa đòi hỏi phải có chất lượng cao, độ chính xác cao. Do đó cần

phải xử lý tốt vấn đề khử nhiễu trong quá trình truyền dẫn, giảm thiểu độ mất dữ

liệu trong các quá trình chuyển đổi định dạng và mã hóa.

Dung lượng các dữ liệu y khoa đa phương tiện thường rất lớn. Đây là một

thách thức trong việc truyền dẫn và lưu trữ.

Đồng bộ dữ liệu trong toàn bệnh viện: đặc biệt dữ liệu dược và viện phí.

Đảm bảo tuân thủ các chuẩn: ICD10, HL7, DICOM để hệ thống có thể giao

tiếp tốt với các hệ thống thông tin y tế ở các bệnh viện khác. Đồng thời thuận lợi

trong việc xử lý và khai thác dữ liệu.

Hình II.4- Chuẩn giao tiếp giữa các hệ thống thông tin y tế.

Page 16: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 12 --

III- PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG PACS TẠI BV BÌNH DƯƠNG

III.1- Khái niệm PACS:

Một hệ thống thu nhận, lưu trữ, xử lý và truyền tải dữ liệu y khoa đa

phương tiện để nâng cao hiệu quả trong công tác khám và điều trị bệnh tại Bệnh

viện.

Học viện quân y: PACS viết tắt của Picture Archiving and Communication

Systems: Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh. PACS được ứng dụng trong việc

lưu trữ dữ liệu hình ảnh một cách an toàn và kinh tế; truyền dữ liệu hình ảnh giúp

cho việc hội chẩn, chẩn đoán, điều trị, đào tạo và nghiên cứu từ xa, mở rộng khả

năng xem và báo cáo từ xa. PACS là một bộ phận thông tin không thể thiếu của

một hệ thống thông tin y tế.

Wikipedia: “A picture archiving and communication system (PACS) is

a medical imaging technology which provides economical storage of, and

convenient access to, images from multiple modalities (source machine

types).[1] Electronic images and reports are transmitted digitally via PACS; this

eliminates the need to manually file, retrieve, or transport film jackets. The

universal format for PACS image storage and transfer is DICOM (Digital Imaging

and Communications in Medicine). Non-image data, such as scanned documents,

may be incorporated using consumer industry standard formats like PDF (Portable

Document Format), once encapsulated in DICOM. A PACS consists of four major

components: The imaging modalities such as X-ray computed tomography (CT)

and magnetic resonance imaging (MRI), a secured networkfor the transmission of

patient information, workstations for interpreting and reviewing images, and

archives for the storage and retrieval of images and reports. Combined with

available and emerging web technology, PACS has the ability to deliver timely

and efficient access to images, interpretations, and related data. PACS breaks

down the physical and time barriers associated with traditional film-based image

retrieval, distribution, and display.”

Page 17: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 13 --

Hình III.1- Một sô tính năng của một hệ thống PACS.

Page 18: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 14 --

III.2- Thực trạng và nhu cầu của bệnh viện Đa Khoa Bình Dương:

Bệnh viện đa khoa Bình Dương là bệnh viện thuộc loại có quy mô tương

đối lớn với tổng số 512 giường bệnh.

Hiện tại, bệnh viện được trang bị các thiết bị chẩn đoán hình ảnh theo công

nghệ mới như: Computed Tomography (CT), magnetic resonance (MR), computed

radiography (CR), ultrasound (US)... Tất cả các thiết bị trên đều hỗ trợ các chuẩn

dữ liệu kĩ thuật số (DICOM, JPEG, Video...). Tuy nhiên, bệnh viện vẫn đang vận

hành các thiết bị trên và thực hiện công tác chuyên môn thông qua ảnh phim. Do

đó vẫn chưa thực sự khai thác tối ưu những khả năng tiên tiến mà các thiết bị này

có thể mang lại và phần nào vẫn còn tốn nhiều kinh phí cho việc mua và lưu trữ

ảnh phim.

Trong lĩnh vực y tế, dữ liệu đa phương tiện y khoa (ảnh y khoa, video ca

mổ, video siêu âm, video nội soi...) là những dữ liệu cực kì quan trọng, góp phần

rất lớn trong việc chẩn đoán, khám và điều trị bệnh nhân. Hằng ngày, các thiết bị

này đã tạo một lượng dữ liệu y khoa đa phương tiện khổng lồ và rất giá trị trong

việc nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị. Nhưng các bệnh viện vẫn chưa khai thác

hết các giá trị này bằng phim.

Đánh giá lượng dữ liệu y khoa đa phương tiện được tạo ra tại một bệnh

viện đa khoa mức trung bình như sau:

Dung lượng lưu trữ trung bình cho mỗi lượt chụp: 4.5 MB

Số lượt chụp CT và X-Quang trung bình mỗi tháng: 7500 lượt

Dự kiến số lượt chụp Siêu âm mỗi tháng : 6488 lượt

Dự kiến số lượt chụp MRI mỗi tháng : 1012 lượt

Dự kiến số lượt nội soi mỗi tháng : 1012 lượt

Dự kiến số lượt chụp mỗi tháng : 16012 lượt (~16000 lượt)

Dự kiến dung lượng chụp năm 2010: 16000 lượt x 12 x 4.5MB =

1 TB

Dự kiến dung lượng lưu trữ sau 10 năm với mức tăng 20% mỗi

năm: 32.15 TB.

Page 19: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 15 --

Các thiết bị trên hoạt độc độc lập, chưa liên kết với nhau. Nên vẫn còn

những vấn đề bất câp về việc lưu trữ, chia sẽ, hỗ trợ thông tin giữa các phòng

chuyên môn với nhau. Vì vậy, cần nhiều thời gian và công sức để tập hợp thông

tin, dữ liệu và thực hiện một ca chẩn đoán tổng quát hoặc hội chẩn. Điều này là

nguyên nhân làm giảm đáng kể tốc độ, tính linh hoạt, tính chính xác và tính tiện

lợi trong việc xử lý các ca cấp cứu hay các ca mổ khẩn cấp. Đây chính là một yêu

cầu rất cần thiết để có thể nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Hiện tại bệnh viện đang triển khai hệ thống thông tin bệnh viện với 18 phân

hệ cho tất cả các khoa phòng trong bệnh viện.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đang sử dụng chương trình Medisoft và

chương trình bảo hiểm y tế theo quy định.

Bệnh viện có một phòng công nghệ thông tin với nhân lực 10 người và một

phòng máy chủ.

III.3- Đặc tả hệ thống:

- Server đặt ở phòng CNTT: máy chủ ứng dụng và máy chủ lưu trữ.

- Một máy thu nhận (PACS-Gateway) đặt tại khoa chẩn đoán hình ảnh

(CT, X-Quang, Siêu âm...)

- Một máy truyền video ca mổ tại khu mổ.

- Camera gắn ở đèn mổ.

- Máy trạm tại các khoa/phòng.

- Hệ điều hành máy chủ: Linux.

- Hệ điều hành máy trạm: Windows.

- Hệ quản trị CSDL: Oracle.

- Hoạt động trên nền web.

- Công nghệ lưu trữ : RAID 1.

III.4- Các chức năng hoàn thiện:

- Quản lý các dịch vụ liên quan đến chẩn đoán hình ảnh: quy trình

khám, chẩn đoán, bảo hiểm, viện phí...

- Thu nhận, tổ chức lưu trữ các dữ liệu y khoa đa phương tiện: ảnh X-

Quang, CT, video siêu âm, video ca mổ...

- Cung cấp chức năng chẩn đoán.

Page 20: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 16 --

- Cung cấp chức năng hội chẩn thông qua ảnh: giữa các khoa trong

bệnh viện và với bệnh viện ngoài.

- Cung cấp chức năng truyền tải video ca mổ.

- Cung cấp chương trình quản lý siêu âm và nội soi.

III.5- Kiến trúc hệ thống PACS:

Hình III.2- Mô hình kiến trúc hệ thống PACS.

Theo kiến trúc chung, hệ thống PACS được chia thành ba lớp chính: lớp

các thiết bị tạo ảnh (modalities), lớp máy chủ hệ thống PACSSERVER và lớp máy

trạm ứng dụng.

Các thiết bị tạo ảnh thông thường là máy chụp X-quang kĩ thuật số (CR),

máy siêu âm (US), máy chụp cộng hưởng từ (MR)... Các thiết bị này phải có khả

năng cho ra ảnh hoặc video số.

Page 21: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 17 --

PACS SERVER là một thành phần cốt lõi của hệ thống, đảm nhiệm ba

chức năng chính:

- Thu nhận dữ liệu y khoa từ các thiết bị chẩn đoán hình ảnh một cách

tức thời ngay sau khi bệnh nhân được chụp ảnh thông cổng thu nhận

ảnh (PACSGATEWAY).

- Tổ chức lưu trữ, quản lý dữ liệu y khoa cùng các thông tin liên quan

khác của bệnh nhân.

- Cung cấp, điều phối các ứng dụng hỗ trợ công tác khám và điều trị:

chức năng trích lọc thông tin, chức năng hỗ trợ hiển thị, xử lý và phân

tích ảnh, chức năng hỗ trợ chẩn đoán, chức năng hỗ trợ hội chẩn...

Các máy trạm ứng dụng chính là các máy làm việc của các bác sĩ và các

nhân viên y tế khác. Tại các máy trạm ứng dụng, thông thường sẽ có yêu cầu cao

về thiết bị hiển thị (kích thước, độ phân giải, độ sáng tối...) sẽ giúp các nhân viên y

tế khai thác các chức năng được cung bởi hệ thống.

III.6- Kiến trúc HIS - PACS – RIS:

Hình III.3- Mô hình liên kết giữa HIS – RIS – PACS.

PACS là một hệ thống nền tảng trong các hệ thống ứng dụng cho lĩnh

vực y tế. Thông thường, PACS sẽ là hệ thống cung cấp dữ liệu ảnh/video y khoa

cho các hệ thống còn lại. Cả ba hệ thống HIS, RIS và PACS cần phải được kết nối

Page 22: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 18 --

chặc chẽ với nhau thì mới thật sự đáp ứng được các yêu cầu của bệnh viện và khai

thác được hết sức mạnh mà các thiết bị y tế số mang lại.

Do đó PACS cần được được xây dựng dưới dạng một hệ thống mở với

các giao diện kết nối được phát triển trên các chuẩn dữ liệu chuẩn trong lĩnh vực y

tế như DICOM và HL7. Điều này sẽ thật sự hữu ích khi các bệnh viện ở nước ta

không phát triển đồng bộ cả ba hệ thống HIS – RIS – PACS với nhau. Một số

bệnh viện chỉ phát triển hệ thống HIS hoặc RIS-PACS, sau đó phát triển tiếp hệ

thống còn lại. Điều đó yêu cầu các hệ thống phải có khả năng giao tiếp với nhau

một cách dễ dàng, linh hoạt thông qua các chuẩn dữ liệu chung.

III.7- Chuẩn dữ liệu sử dụng trong hệ thống:

Hai chuẩn dữ liệu sử dụng phổ biến nhất trong hệ thống PACS là

DICOM và HL7.

- Health Level 7 (HL7): Các máy tính chỉ có thể trao đổi dữ liệu bệnh

án với nhau khi chúng có một giao thức truyền thông chung (môi

trường truyền thông và ngôn ngữ chung). Một nhóm người dùng hệ

thống máy tính về chăm sóc sức khỏe đã bắt đầu phát triển giao thức

HL7 vào năm 1987. Và HL7 đã trở thành một giao thức chung được

áp dụng trên toàn cầu để chia sẽ dữ liệu bệnh án.

- DICOM (The Digital Image and Communication in Medicine) là

chuẩn định nghĩa ra các qui tắc định dạng và trao đổi hình ảnh y tế

cũng như thông tin liên quan. Hình ảnh y tế được nhận từ các thiết bị

thu nhận hình ảnh số khác nhau như máy CT (compited Tomography),

MR (Magnetic Resonance), US (UltraSound), NM (Nuclear

Medicine). Nó tạo ra một ngôn ngữ chung cho phép giao tiếp hình ảnh

và các thông tin y tế liên quan giữa các thiết bị và hệ thống trong

mạng thông tin y tế.

III.8- Quy trình khám và điều trị giấy:

- Bệnh nhân đến thăm khám: đăng kí thông tin nhân khẩu, kiểm tra sinh

hiệu, đăng kí khám.

- Gặp bác sĩ khám, bác sĩ khám cho các y lệnh về chẩn đoán hình ảnh,

siêu âm, thăm dò chức năng, xét nghiệm bằng các biểu mẫu giấy.

- Bệnh nhân mang các giấy chỉ định đến từng khoa: chẩn đoán hình

ảnh, siêu âm, xét nghiệm.

- Bệnh nhân nộp giấy chỉ định tại các khoa và chờ gọi tên thực hiện.

- Sauk hi thực hiện xong dịch vụ, bệnh nhân tiếp tục ngồi đợi rữ ảnh và

ghi kết quả chẩn đoán.

- Sauk hi bệnh nhân thực hiện xong các chỉ định, quay về bác sĩ khám

ban đầu, cung cấp các kết quả cho bác sĩ.

Page 23: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 19 --

- Bác sĩ xem các kết quả và đưa ra kết luận.

Đánh giá:

Đây là một quy trình hoàn toàn thụ động, mọi sự truyền thông chỉ

được thực hiện bằng việc di chuyển các phiếu chỉ định của bệnh

nhân hoặc người thân.

Các hoạt động chỉ bắt đầu khi nhận được các chỉ trực tiếp.

Luôn xuất hiện các khoảng thời gian chờ lãng phí trong quá trình di

chuyển chỉ định và rửa phim, xem ảnh.

Không kiểm soát được nội dung các chỉ định trong quá trình truyền

thông: người bệnh có thể thêm các dịch vụ mà họ muốn và giấy chỉ

định, đặc biệt đối với các toa thuốc người bệnh thường thêm vào

một vài loại thuốc đắt tiền mà nơi tiếp nhận yêu cầu không thể kiểm

tra được.

Hình III.4- Quy trình khám chữa bệnh bằng giấy.

Page 24: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 20 --

III.9- Lưu đồ dòng công việc khi triển khai hệ thống:

Hình III.5- Lưu đồ dòng công việc khi triển khai hệ thống

PACS.

Là một hệ thống xuyên suốt theo quy trình khám và điều trị bệnh nhân

liên quan đến chẩn đoán hình ảnh. Hệ thống PACS được thiết kế kết hợp với RIS

để đáp ứng yêu cầu công việc của các nhân viên y tế từ khâu tiếp đón bệnh nhân,

thu nhận và lưu trữ dữ liệu y khoa (hình ảnh, video, ...) đến việc hỗ trợ hiển thị,

xử lý, phân tích và chẩn đoán tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân.

Với mô hình khép kín tất cả các khâu trong trong quy trình khám và điều

trị. Hệ thống PACS-RIS đảm bảo mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng tối đa cho cả

nhân viên y tế lẫn bệnh nhân; cùng với sự cung cấp thông tin lịch sử bệnh án và

công nghệ TELEMEDICINE (chức năng hội chẩn từ xa thông qua anh y khoa và

video ca mổ với sự tham gia của nhiều chuyên gia ở các nơi khác nhau) sẽ góp

Page 25: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 21 --

phần nâng cao hiệu quả trong công tác chẩn đoán và điều trị. Theo đó sẽ giúp xử

lý kịp thời các ca cấp cứu khẩn cấp và các ca mổ khó.

Ưu điểm lớn nhất khi triển khai hệ thống là tốc độ đáp ứng nhanh, tiện

lợi và khả năng hỗ trợ xem xét lịch sử bệnh án. Với hệ thống này, sau khi bệnh

nhân được tiếp nhận tại bệnh viện, các bác sĩ có thể xem xét qua lịch sử bệnh án

mà trước đây bệnh nhân này đã từng khám tại bệnh viện. Từ đó các bác sĩ cho y

lệnh đến khoa Chẩn đoán hình ảnh. Sau khi chụp ảnh xong, bệnh nhân không phải

chờ in phim và xác nhận của các bác sĩ tại khoa Chẩn đoán hình ảnh. Người bệnh

cũng không cần mang phim quay lại phòng khám/cấp cứu. Tại phòng khám hoặc

phòng cấp cứu, các bác sĩ có thể dễ dàng xem, xử lý và phân tích ảnh ngay sau khi

bệnh nhân được chụp. Đặc biệt, lúc này các bác sĩ giữa các phòng khoa liên quan

có thể tổ chức hội chẩn ngay và tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua chương trình

hội chẩn từ xa. Ngay sau đó sẽ có kết luận cho bệnh nhân. Điều này góp phần đơn

giản hóa các thủ tục cho bệnh nhân và rút ngắn thời gian trong quá trình khám

bệnh và xử lý cấp cứu.

III.10- Lợi ích mang lại từ hệ thống PACS:

PACS sử dụng hệ thống ảnh kĩ thuật số (DICOM, JPEG) thay cho

phương pháp dùng phim truyền thống. Với sự hỗ trợ của các chương trình máy

tính, các bác sĩ có thể dễ dàng tương tác, xử lý ảnh trong quá trình phân tích. Điều

quan trọng là hệ thống sẽ giúp giảm nhu cầu sử dụng phim trong Chẩn đoán hình

ảnh, giúp tiết kiệm được chi phí mua phim và vấn đề lưu trữ. Đồng thời PACS

cũng giúp giảm số nhân bản phim ảnh y khoa khi mà dữ liệu bệnh nhân luôn được

lưu trữ sẳn sàng trên hệ thống máy tính.

Toàn bộ dữ liệu về bệnh nhân liên quan đến Chẩn đoán hình ảnh như ảnh

y khoa, chẩn đoán, báo cáo được quản lý, lưu trữ một cách thống nhất, đồng bộ và

an toàn. Do đó các bác sĩ và kể cả bệnh nhân có thể xem chi tiết về lịch sử bệnh án

theo thời gian một cách dễ dàng. Đây sẽ là một sự hỗ trợ rất lớn trong công tác

khám và điều trị bệnh.

Hệ thống cho phép đa truy cập và tốc độ đáp ứng nhanh. Các bác sĩ có

thể truy cập dữ liệu, hình ảnh của bệnh nhân một cách nhanh chóng, chính xác mọi

lúc, mọi nơi trên công nghệ điện toán trong sự cho phép của hệ thống mạng.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa các hệ thống PACS – RIS (Radiology

Information System) – TELEMEDICINE tạo thành một tổ hợp hoàn hảo đáp ứng

tốt nhu cầu công tác chuyên môn của các bác sĩ. Sự kết hợp này tạo thành một hệ

thống khép kín có thể thay thế cho hệ thống sử dụng giấy truyền thống và hỗ trợ

Page 26: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 22 --

tốt nhu cầu hội chẩn, tư vấn, phân tích thông qua ảnh y khoa và video y khoa trong

các cá mổ, các trường hợp cấp cứu khẩn cấp hoặc các ca bệnh khó.

Hệ thống PACS hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả về mạng kinh tế

và xã hội trong công tác y tế cộng đồng, nâng cao chất lượng trong chăm sóc sức

khỏe nhân dân.

“...với khoảng 90,000 ca trên năm, có thể tiết kiệm được khoảng 25% chi

phí với PACS so với phim” (Huang 2004)[1]

.

Hệ thống PACS cho phép FirstHealth cắt giảm ngân sách cho phim hơn

37%, từ khoảng $80,000 xuống $50,000, giám đốc hình ảnh của FirstHealth -

Mike McCarty đã phát biểu trên computerworld[2]

.

III.11- Ứng dụng của PACS trong bệnh viện:

- Kết nối trong toàn bệnh viện: Có thể thực hiện hội chẩn, tư vấn,

nghiên cứu từ xa thông qua hệ thống mạng và truyền tải dữ liệu.

Hình III.6- Sự gắn kết các khoa/phòng trong bệnh viện thông qua PACS.

- Kết nối các bệnh viện với nhau: Thực hiện hội chẩn, tư vấn giữa tuyến

dưới và tuyến trên hoặc với các chuyên gia.

Page 27: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 23 --

Hình III.7- Sự gắn kết các bệnh viện thông qua PACS.

- Xem ảnh, video y khoa có độ phân giải cao thay cho bảng phim:

Hình III.8- Xem dữ liệu y khoa đa phương tiện.

- Hỗ trợ, tư vấn, nghiên cứu:

Page 28: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 24 --

Hình III.9- Hỗ trợ mổ trực tuyến.

- Hội chẩn giữa các khoa/phòng trong bệnh viện hoặc giữa các chuyên

gia ở các bệnh viện khác nhau:

Hình III.10- Hội chẩn quan ảnh y khoa.

III.12- Đánh giá hệ thống:

1. Chuyên môn:

- Ưu điểm:

Tiện lợi, đáp ứng được quy trình nghiệp vụ.

Page 29: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 25 --

Các chức năng đáp ứng nhu cầu cần thiết liên quan đến chẩn đoán

hình ảnh.

Giao điện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng.

Chất lượng ảnh và video đáp ứng được nhu cầu chẩn đoán và hội

chẩn.

Tốc độ truyền dữ liệu đáp ứng yêu cầu.

- Nhược điểm:

Video ca mổ vẫn còn hiện tượng nhiễu.

Âm thanh trong chương trình hội chẩn vẫn còn bị dội nếu dùng

mic và loa ngoài.

Màn hình xem ảnh nhỏ, cần độ phân giải cao.

Vẫn phải in phim để thanh toán BHYT.

2. Kĩ thuật:

- Ưu điểm:

Đã kết nối với hệ thống HIS đang triển khai, đồng bộ thông tin

bệnh nhân giữa hai hệ thống.

Hệ thống hoạt động ổn định.

Truy xuất dữ liệu nhanh.

Sử dụng các chuẩn DICOM, HL7.

- Nhược điểm:

Hệ điều hành máy chủ bằng Linux: khó sử dụng, khó vận hành.

Sử dụng một máy thu nhận ảnh: nếu máy bị sự cố, không có máy

thay thế.

Chưa có hệ thống tự động backup dữ liệu định kì.

Không có hệ thống giám sát và cảnh báo sự cố.

Dung lượng lưu trữ thấp.

III.13- Kiến nghị:

- Sử dụng hai server: máy chủ lưu trữ và máy chủ ứng dụng để tăng tốc

độ.

- Nâng cấp đường truyền mạng lên GB để tăng tốc độ truyền video.

Page 30: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 26 --

- Sử dụng cáp chống nhiễu tại phòng mổ và tách xa hệ thống điện để

tránh nhiễu video.

- Sử dụng bộ lọc âm thanh tại phòng họp khi hội chẩn và truyền video ca

mổ.

- Sử dụng màn hình lớn để xem ảnh.

- Xây dựng hệ thống giám sát, phân tích và tự động cảnh báo lỗi.

- Tăng khả năng lưu trữ: 5TB (lưu trữ trong 5 năm)

- Xây dựng hệ thống backup tự động định kỳ. Sử dụng công nghệ lưu trữ

RAID 5.

- Kết nối với chương trình BHYT.

Page 31: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 27 --

IV- TỔNG QUAN HỆ THỐNG RIS

IV.1- Khái niệm:

RIS: Radiology Informatic System: hệ thống quản lý thông tin X quang.

Trước đây người ta đặt riêng thuật ngữ RIS là vì phòng x quang cho hình ảnh y

khoa, khác với phòng xét nghiệm chỉ cho kết quả là những số liệu. Ngày nay khoa

chẩn đoán hình ảnh phát triển, không chỉ có X-quang mà có luôn cả CT-Scanner,

MRI, PET, SPECT và thậm chí là máy móc lai tạo giữa các loại máy đó. RIS cũng

là một kho lưu trữ dữ liệu và các báo cáo của bệnh nhân, góp phần vào hồ sơ điện

tử bệnh nhân. RIS có chức năng quản lý danh sách bệnh nhân, phòng khám, số

liệu kết quả chụp chiếu và chẩn đoán, thao tác với bệnh án, lưu trữ hình ảnh...

Thông tin dữ liệu của RIS gồm dạng Text và dạng ảnh theo tiêu chuẩn DICOM.

RIS hỗ trợ một loạt các yêu cầu chức năng chồng chéo với chức năng cung

cấp bởi hệ thống thông tin bệnh viện và PACS.

IV.2- Chức năng:

IV.2.1- Kiểm soát truy cập người dùng và sự đồng ý của bệnh

RIS phải hỗ trợ người dùng đăng nhập cá nhân với mật khẩu xác thực. Vai

trò điều khiển truy cập dựa trên (RBAC) cần được thực hiện để hạn chế truy cập

vào các chức năng hệ thống dựa trên sự phân quyền nhóm người sử dụng (như các

quản trị viên hệ thống, bác sĩ X-quang, chụp X-quang, đánh máy).

Trong một trường hợp RIS được chia sẻ qua nhiều hơn một tổ chức, hệ

thống sẽ ghi lại sự đồng ý của bệnh nhân hoặc bất đồng chính kiến để chia sẻ dữ

liệu, và hạn chế quyền truy cập cho phù hợp. Trong trường hợp chức năng này

không tồn tại, hướng dẫn hiện nay là dữ liệu có thể được chia sẻ trên một mô hình

thông báo chấp thuận ngụ ý, cung cấp các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu được đưa ra

giữa các tổ chức phù hợp với chính sách quản trị thông tin địa phương và quốc gia.

Vệc đánh dấu từng hồ sơ bệnh nhân nên được giữ bí mật, và hạn chế quyền truy

cập cho các nhóm người dùng cụ thể. Trong NHS CRS, kế hoạch truy cập hồ sơ

bệnh nhân sẽ được kiểm soát thông qua một dịch vụ mối quan hệ quốc gia hợp

pháp (LRS).

Hệ thống nên duy trì một lộ trình kiểm toán của tất cả các người dùng truy

cập và sửa đổi các dữ liệu bệnh nhân.

Page 32: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 28 --

IV.2.2- Đặt chỗ và lập lịch

Bác sĩ lâm sàng có thể làm cho một yêu cầu hình ảnh dịch vụ bao gồm

nhiều hơn một thủ tục X quang (chẳng hạn như X-quang ngực và bụng X-ray). Nó

cũng nên có thể đặt và lịch trình các thủ tục yêu cầu riêng biệt nếu có yêu cầu.

Một thủ tục đơn yêu cầu có thể yêu cầu các bước thủ tục theo lịch trình

khác nhau để hỗ trợ công việc chụp X-quang. RIS nên hỗ trợ các bước thủ tục cả

hình ảnh và không hình ảnh.

Hệ thống cung cấp chức năng nhật ký cho mỗi bước thủ tục theo lịch trình

và cho phép người dùng có thẩm quyền để ngăn chặn khi dịch vụ không có sẵn (ví

dụ như do ngày nghỉ nhân viên hoặc bảo trì thiết bị).

IV.2.3- Chi tiết xét nghiệm

RIS phải có khả năng ghi lại tất cả các thông tin liên quan đến thủ tục cần

thiết để đáp ứng các yêu cầu pháp lý của bức xạ Ionising (Medical Exposures)

Quy định (IR [ME] R), và các yêu cầu kinh doanh của sự tin tưởng 1 và X-quang

bộ phận.

Một số thông tin liên quan đến thủ tục được phổ biến cho tất cả các phòng

ban X quang, bao gồm:

• Hành chính chi tiết (ví dụ, thi thể loại: NHS, PP, vv)

• Người có liên quan đến thủ tục và vai trò của

• Chụp ảnh phóng xạ kiểm tra các chi tiết (liều, kỹ thuật ...)

• Contrast và dược phẩm khác khi dùng

• Thiết bị được sử dụng trong thủ tục

• Phương thức thông tin cụ thể các lĩnh vực

• Miễn phí văn bản kiểm tra ghi chú.

IV.2.4- Việc báo cáo và mã hóa báo cáo

RIS nên hỗ trợ tất cả các khía cạnh của công việc báo cáo từ các thế hệ báo

cáo danh sách công việc thông qua chính tả, xác minh, xử lý văn bản báo cáo, và

phát hành. Nó cũng phải hỗ trợ các quá trình tương tự cho phép bất kỳ báo cáo tiếp

theo cùng một thủ tục được thêm vào như là một phụ lục báo cáo ban đầu. Nó nên

Page 33: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 29 --

có thể thêm phụ lục nhiều tuần tự và phụ lục mỗi nên được do bác sĩ chẩn đoán

hình ảnh chịu trách nhiệm cho thêm phụ lục đó.

RIS phải được tích hợp với một động cơ bắt lỗi kỹ thuật số và phần mềm

nhận dạng giọng nói để cho phép sao chép các báo cáo được thực hiện tại một máy

trạm báo cáo vào bộ xử lý từ, và phát lại của một báo cáo quyết định tại tất cả các

máy trạm RIS.Ghi âm bắt lỗi kỹ thuật số nên được giữ lại ít nhất là cho đến khi

báo cáo đã được ban hành.

Nên có thể thiết lập macro báo cáo người dùng cụ thể trong các RIS hoặc

trong hệ thống nhận dạng giọng nói tích hợp RIS.

IV.2.5- Phim và theo dõi ảnh

Một hệ thống theo dõi phim hiệu quả sẽ tiết kiệm thời gian trong việc tìm

kiếm cho các gói tin phim X-quang và hình ảnh và kỹ thuật số cưng lưu trữ (ví dụ,

từ quang đĩa).

Trong một môi trường kỹ thuật số, tất cả các hình ảnh cần được theo dõi và

phân phối thông qua PACS, cung cấp với một dấu vết kiểm toán đầy đủ. Bất cứ

khi nào hình ảnh kỹ thuật số được chuyển giao giữa các hệ thống và các tổ chức

thông qua teleradiology, thì vẫn còn yêu cầu theo dõi các chuyển động của những

hình ảnh này cho các mục đích quản trị thông tin.

IV.2.6- Thanh toán

Radiology yêu cầu thanh toán trong NHS có truyền thống là tương đối đơn

giản và có thể được thỏa mãn bằng cách sản xuất các báo cáo quản lý hoạt động

của khối lượng công việc dựa trên số lượng các thủ tục thực hiện, ánh xạ tới một

mã số thanh toán (ví dụ, NHS chi phí dẫn sử dụng).

RIS có thể hỗ trợ các cơ chế thanh toán phức tạp hơn bằng cách sản xuất

các báo cáo quản lý dựa trên các hoạt động được thực hiện liên quan đến một thủ

tục X quang duy nhất (ví dụ, hoàn thành báo cáo, mua lại và các bước thủ tục tiềm

năng khác dự kiến).

Trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe tin tích hợp, RIS có thể hỗ trợ thanh

toán thời gian thực bằng cách đăng phí cho một hệ thống thanh toán doanh nghiệp

trên các hoạt động quy định liên quan đến một thủ tục X quang (ví dụ, phí hồ sơ

đăng IHE).

Page 34: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 30 --

V- VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG TELEMEDICINE

V.1- Telemedicine là gì?

Năm 1970, lần đầu tiên khái niệm Telemedicine được dùng nhằm mô tả

việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc

sử dụng công nghệ thông tin. Bao gồm cả chẩn đoán, điều trị, cung cấp thuốc men,

tư vấn, dự phòng và phục hồi, bảo hiểm y tế, giảng dạy, nghiên cứu...

Hình V.1- Mô hình Hệ thống Telemedicine

Y tế từ xa - trong những trường hợp khẩn cấp đối với các bệnh nhân có

bệnh nguy hiểm cần theo dõi như cao huyết áp, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu

não, tiểu đường... cần có một sự giám sát và xử lý tức thời thì telemedicine có thể

giúp ích. Các thiết bị đo điện tim tự động sẽ chuyển thông số qua đường điện thoại

đến trung tâm xử lý. Cần có chuyên viên đọc tín hiệu giám sát thường xuyên để

đánh giá tình trạng và báo động xử lý.

Một số người quan tâm đến hội thảo, hội chẩn từ xa và gọi đó là

telemedicine.

Theo thống kê của bệnh viện Việt-Đức: “Mỗi năm có khoảng trên 1.000 ca

chuyển đến viện là tử vong. Có nhiều trường hợp nếu được xử lý cấp cứu ban đầu

tốt và kịp thời thì có thể cứu sống được. Trong khi đó, bệnh viện địa phương rất

thiếu trang thiết bị và trình độ bác sĩ thì còn hạn chế, không được cập nhật thường

xuyên". Vì vậy, cần phải làm cách nào đó để các thầy thuốc ở Trung ương, trường

Page 35: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 31 --

đại học có thể hỗ trợ cũng như tư vấn từ xa đối với y tế cơ sở. Hệ thống tư vấn

phẫu thuật trực tuyến là một giải pháp lý tưởng.

Để chẩn đoán cho một bệnh nhân, bác sĩ cần thông tin về bệnh sử, các kết

quả xét nghiệm (xét nghiệm huyết học, sinh hoá, vi sinh, tế bào ...), thông tin về

chẩn đoán chức năng (điện tim ECG, điện não EEG, hô hấp, ...), thông tin về hình

ảnh (X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp - CT scanner, cộng hưởng từ - MRI, ...).

V.2- Những lợi ích của Telemedicine

Hãy tưởng tượng, một bác sĩ đang ngồi trong phòng làm việc của mình

khám cho một bệnh nhân từ xa, chỉ cần một cái nhấp chuột là có thể nhận đầy đủ

các thông tin về bệnh nhân, đó chính là khả năng mà Telemedicine mang lại.

Việc kết nối mạng các trung tâm y tế, bệnh viện giúp tăng cường khả năng

khai thác tài nguyên chung trong lĩnh vực y tế: thiết bị, chuyên gia, dữ liệu, … Từ

đó hình thành khả năng chẩn đoán hình ảnh từ xa (Teleradiology), tư vấn từ xa

(Teleconsulting), hội chẩn từ xa (Telediagnostics, video-conferencing), ... Những

dịch vụ mở rộng trên nền tảng đó cho phép khi có nhu cầu bệnh nhân có thể được

chăm sóc bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.

Hình V.2- Telemedicine – lợi ích

Ưu việt của Telemedicine là chuyển tải thông tin nhanh, vì thế hỗ trợ điều

trị bằng phương pháp mới nhất tại tuyến y tế cơ sở. Bệnh nhân có thể sử dụng

Telemedicine để được tư vấn của các chuyên gia đầu ngành và có thể giữ liên hệ

thường xuyên với trung tâm y tế, bệnh viện thông qua thiết bị công nghệ thông tin

Page 36: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 32 --

(như điện thoại cầm tay, máy tính bảng, máy tính cá nhân …).

Hiện nay, nền y tế nhiều quốc gia đã đưa vào triển khai chương trình

Telemedicine bao gồm các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh từ xa với sự hỗ trợ

của các công nghệ truyền thông tối tân. Nga đang là một trong những nước đi đầu

trong việc triển khai rộng khắp và toàn diện nhất chương trình này. Ngay từ năm

1991, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng Nga đã áp dụng phổ biến

việc hội chẩn từ xa thông qua điện đàm. Điều này cho phép bất cứ một bác sĩ

tuyến cơ sở, dù ở khu vực xa xôi hẻo lánh đến mấy, cũng có thể liên lạc tức thời

với các chuyên gia y tế đầu ngành không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn

có thể tham vấn các chuyên gia nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới. Ở

Nga, cuối thời Xô-viết, người ta đã lắp đặt một khối lượng lớn sợi quang trong hệ

thống cáp quang thông tin liên lạc mà chưa được sử dụng hết công suất. Hệ thống

thông tin liên lạc qua vệ tinh cũng còn dư thừa vô số đường truyền. Và chúng đã

được tận dụng cho chương trình Telemedicine.

Sự tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông ngày nay cho phép truyền

tức khắc những thông tin không chỉ ở dạng lời nói, văn bản hoặc hình ảnh “chết”

mà còn cả các những hình ảnh động như hình ảnh X-quang động, hình ảnh siêu

âm, điện tâm đồ, não đồ, hình ảnh nội soi,… Chức năng hội nghị của công nghệ

truyền thông cũng cho phép các bác sĩ cùng các giáo sư, chuyên gia… tiến hành

hội chẩn đa phương với số người tham gia không hạn chế. Y tế từ xa đã được áp

dụng ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức... và bắt đầu có mặt ở các

nước đang phát triển, một số nước, lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

đã triển khai Telemedicine như Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan,...

Và sắp tới đây, tại Việt Nam, hình ảnh một bác sĩ tại Houston (Mỹ) ngồi

trước màn hình vi tính, chẩn đoán rồi đưa ra phương pháp điều trị cho một bệnh

nhân Việt Nam; một chuyên gia y tế đầu ngành ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh chẩn

đoán và hướng dẫn điều trị cho một bệnh nhân ở vùng sâu, vùng cao. Khám chữa

bệnh từ xa hiện vẫn còn đang ở mức thử nghiệm giữa một vài đơn vị y tế với tổ

chức quốc tế hoặc ở vài bệnh viện lớn; dự án trọng điểm Telemedicine của Nhà

nước (Quyết định 56/2007/QĐ-TTg) vẫn đang ở mức độ xây dựng dự án. Do chưa

có văn bản pháp lý hướng dẫn tổ chức hoạt động này cùng với mức chi phí đường

Page 37: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 33 --

truyền hiện còn quá cao nên rất hạn chế. Năm 2008 nước ta đã có vệ tinh

VINASAT-1, hy vọng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa sẽ được ứng dụng rộng rãi

trong ngành trong thời gian tới. Cùng với Bộ Thông tin truyền thông , Bộ Y tế

tham gia dự án Internet cộng đồng với nhiệm vụ nội dung chính thức về y tế cho

nhân dân bằng nguồn vốn ODA của Nhật bản, Tuy nhiên sau nhiều năm chuẩn bị

đến nay vẫn chưa được triển khai.

Page 38: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 34 --

VI- TÌNH TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG BỆNH

VIỆN:

Đang tồn tại rất nhiều hệ thống phần mềm khác nhau tại một bệnh viện:

Medisoft, phần mềm bảo hiểm y tế.... Việc kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa các hệ

thống là rất khó.

Ví dụ Bệnh viện Bạch Mai đang có 9 hệ thống cho 9 đơn vị từ các nhà cung

cấp khác nhau và vẫn chưa kết nối các hệ thống này với nhau được.

Các hệ thống giữa các bệnh viện thực hiện theo các chuẩn khác nhau do

nhiều nhà sản xuất khác nhau và không kết nối, truyền thông hồ sơ bệnh án cho

nhau.

Các hệ thống vẫn chưa đủ độ tin cậy, thân thuộc và thông dụng, do đó đang

tồn tại song song hệ thống thông tin với hệ thống giấy.

Các hệ thống thông tin quản lý bệnh viện thực hiện in các biểu mẫu báo

cáo, dữ liệu ra giấy và lưu trữ.

Nhân đôi công việc.

Bộ y tế đang sử dụng khung đánh giá bốn mức để đánh giá thực trạng

ứng dụng công nghệ thông tin tại các bệnh viện:

Mức một: có trang bị máy tính, và có ứng dụng trong hoạt động quản lý.

Mức hai: có trang web thông tin bệnh viện, giới thiệu quy trình, quy định

khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Mức ba: có hệ thống thông quản lý bệnh viện.

Mức bốn: có khả năng giao tiếp với các hệ thống khác.

Hiện tại đa số các bệnh viện ở Việt Nam chỉ đạt mức hai. Bộ đang hướng

tới thiết lập các bệnh viện đạt mức ba.

Page 39: BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN HỌC - cse.hcmut.edu.vncse.hcmut.edu.vn/~ptvu/mis/Nhom8_r.pdf · III-PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ H ... nay cũng phát triển chậm so với các ngành

Môn học: Hệ thống thông tin quản lý

Đề tài: Hệ thống thông tin trong bệnh viện.

-- 35 --

VII- THAM KHẢO:

[1]. PGS.TS Nguyễn Đức Thuận, ThS. Vũ Duy Hải, ThS. Trần Anh Vũ – HỆ

THỐNG THÔNG TIN Y TẾ - Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội – 2006.

[2]. Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Mai Anh, Hoàng Hải Nam – HỒ SƠ BỆNH

ÁN ĐIỆN TỬ - Nhà xuất bản Y Học – 2008.