bÁo cÁo kẾt quẢ thỰc hiỆn nĂm 2013 - cpis...

16
1 ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 11-P04-VIE ----------------- Dán NGHIÊN CỨU THUTAI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ XÂY DỰNG HTHỐNG THÔNG TIN NHIỀU BÊN THAM GIA NHM GIM THIỂU TÍNH DỄ BTỔN THƯƠNG BC TRUNG BVIT NAM (CPIS) Mã số: 11.P04.VIE (Thuộc Chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu Vit Nam - Đan hạch 2012-2015) BÁO CÁO KẾT QUTHC HIỆN NĂM 2013-2014 Nội dung 3: Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội & thc trạng phát triển ngành nông nghiệp tnh NghAn Nhóm nghiên cứu: WP5 Chủ dự án: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Giám đốc dự án: GS. TS. Phan Văn Tân Những người thc hin: ThS. Nguyễn Phương Thảo

Upload: others

Post on 10-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 11-P04-VIE

-----------------

Dự án

NGHIÊN CỨU THUỶ TAI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN NHIỀU BÊN THAM GIA

NHẰM GIẢM THIỂU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

Ở BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM (CPIS)

Mã số: 11.P04.VIE

(Thuộc Chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu

Việt Nam - Đan hạch 2012-2015)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014

Nội dung 3: Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội & thực trạng phát

triển ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An

Nhóm nghiên cứu: WP5

Chủ dự án: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Giám đốc dự án: GS. TS. Phan Văn Tân

Những người thực hiện: ThS. Nguyễn Phương Thảo

2

MỤC LỤC

I.KHÁI QUÁT TỈNH NGHỆ AN 3

1.Vị TRÍ ĐịA LÍ....................................................................................................................... 3

2.CÁC ĐIềU KIệN Tự NHIÊN .................................................................................................... 3

2.1. Địa hình và đất đai ....................................................................................................... 3

2.2. Khí hậu .......................................................................................................................... 4

2.3. Thủy văn ........................................................................................................................ 4

2.4. Sinh vật .......................................................................................................................... 5

2.5. Khoáng sản ................................................................................................................... 5

3. DÂN Số VÀ LAO ĐộNG ........................................................................................................ 6

3.1. Dân số ........................................................................................................................... 6

3.2. Lao động ....................................................................................................................... 6

4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIểN CÁC NGÀNH KINH Tế - XÃ HộI ....................................................... 7

4.1. Phát triển các phân ngành công nghiệp ....................................................................... 7

4.2. Phát triển các phân ngành dịch vụ ............................................................................... 8

4.3. Phát triển các phân ngành nông - lâm - thuỷ sản ......................................................... 8

4.4. Phát triển các lĩnh vực xã hội ....................................................................................... 8

4.5. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng .............................................................................. 9

5. TÌNH HÌNH PHÁT TRIểN NGÀNH NÔNG - LÂM - THUỷ SảN ................................................ 10

5.1. Nông nghiệp ............................................................................................................... 10

5.2. Lâm nghiệp .................................................................................................................. 11

5.3. Ngư nghiệp .................................................................................................................. 11

II. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – XÃ HƯNG NHÂN 11

1.KHAI QUAT Về Vị TRI DịA LI ............................................................................................. 11

2.TINH HINH PHAT TRIểN KINH Tế ....................................................................................... 12

2.1. Sản xuất nông nghiệp .................................................................................................. 13

2.2. Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp ............................ 14

3

I. KHÁI QUÁT TỈNH NGHỆ AN

1. Vị trí địa lí

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Phía

Bắc tiếp giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh và phía

Đông giáp biển Đông. Tỉnh có vị trí địa lí nằm trong phạm vi từ 18035’B – 20000’B

và 103052’Đ – 105045’Đ [4]. Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước,

16.490,25 km2 và dân số đứng thứ tư cả nước, 2.952 nghìn người (năm 2012) [5].

Vị trí địa lí của Nghệ An có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

Nghệ An nằm trên một số tuyến giao thông huyết mạch của đất nước. Đó là tuyến

quốc lộ1 xuyên Việt và nhiều tuyến ngang theo chiều đông – tây, đường hàng không,

đường biển, đường thủy nội địa. Mạng lưới giao thông cho phép Nghệ An dễ dàng

thiết lập các mối liên hệ kinh tế với các địa phương khác trong cả nước và với nước

bạn Lào.

Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng tạo cho Nghệ An một số khó khăn nhất định về mặt khí

hậu. Khí hậu của tỉnh tương đối khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió phơn Tây Nam đã

gây ra những trở ngại không nhỏ cho sản xuất và đời sống.

Về sự phân chia đơn vị hành chính, tính đến 01-01-2014, Nghệ An bao gồm 1

thành phố trực thuộc, 3 thị xã và 17 huyện.

2. Các điều kiện tự nhiên

2.1. Địa hình và đất đai

Địa hình của Nghệ An tương đối đa dạng và phức tạp, vừa có núi cao, núi trung

bình, vừa có đồng bằng ven biển. Nhìn chung, địa hình chủ yếu mang tính chất đồi

núi thấp, độ cao phần lớn từ 500 – 1000m. Đồng bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ.

Địa hình đồi núi bao trùm ¾ lãnh thổ bao gồm các huyện: Thanh Chương, Anh

Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kì, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông, Tương

Dương và Kỳ Sơn. Khu vực cao nhất là dãy Trường Sơn và Pu Hoạt, với nhiều đỉnh

cao trên 2000m.

Khu vực đồi kéo dài từ các huyện miền núi (Nghĩa Đàn, Quì Hợp, Tân Kì, Anh

Sơn) xuống các huyện đồng bằng (Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên), với độ cao

trên 200m.

4

Khu vực đồi núi có khả năng phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài và chăn

nuôi đại gia súc. Rừng của Nghệ An tập trung chủ yếu trong khu vực này và có diện

tích đứng thứ hai trong số 61 tỉnh thành cả nước.

Địa hình đồng bằng tập trung ở phía đông – đông nam của Nghệ An. Đồng bằng

tương đối rộng do lùi xa núi và hệ thống sông Cả còn lớn. Đồng bằng châu thổ sông

Cả khá phì nhiêu, dân cư đông đúc. Nhờ hệ thống thủy lợi nên nơi đây có điều kiện

tốt cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Địa hình bờ biển Nghệ An thuộc loại bờ biển thấp, bằng phẳng, kéo dài từ Thanh

Hóa vào, có nhiều cửa sông cắt xẻ và một số nhánh núi đâm ra biển (tạo thành các

mũi cửa Lò, mũi Lồi, mũi Ròn…). Địa hình bờ biển ở đây có thuận lợi để hình thành

một số cảng biển và bãi tắm phục vụ du lịch, nhất là khu vực kéo dài 6km từ Cửa Lò

đến Cửa Hội.

Đất đai thuộc hai hệ chính là feralit vùng đồi núi và phù sa ở đồng bằng.

Như vậy, điều kiện địa hình và đất đai nơi đây thuận lợi để hình thành cơ cấu nông

– lâm – ngư nghiệp theo lát cắt lãnh thổ đông – tây trong phát triển kinh tế để khai

thác các thế mạnh gắn với địa hình như đã trình bày phía trên.

2.2. Khí hậu

Nghệ An thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có gió mùa đông lạnh. Khí

hậu có sự phân hóa theo chiều bắc – nam, chiều đông – tây (trong chừng mực nhất

định) và theo độ cao địa hình.

Hàng năm, lãnh thổ Nghệ An nhận được lượng bức xạ mặt trời phong phú với tổng

lượng bức xạ là 131,8 kcal/cm2/năm và cán cân bức xạ là 87,3 131,8 kcal/cm2/năm.

Tổng nhiệt độ trong năm vượt quá 8.500 giờ. Nhiệt độ trung bình năm ở vùng núi là

23,50C, ở vùng đồng bằng duyên hải là 23,90C. Lượng mưa trung bình năm khoảng

1.800mm nhưng phân bố không đều giữa các vùng.

Ở Nghệ An có lũ tiểu mãn từ tháng V đến tháng VI, liên quan đến hoạt động của

dải hội tụ gió đông nam và gió tây nam. Đây cũng là địa bàn thường xuyên đón nhận

các cơn bão.

2.3. Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn tỉnh Nghệ An phần lớn chảy theo hướng tây bắc

– đông nam, sông ngắn và dốc. Phần lớn sông ngòi của tỉnh nằm trong hệ thống sông

Cả. Sông ngòi ở đây có giá trị lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đó là nguồn

cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp, là tuyến giao thông tiện lợi và ở mức độ

5

nhất định là nguồn thủy điện phục vụ nội tỉnh. Tuy nhiên, cùng với các yếu tố khí

hậu, thủy chế cũng không đều theo mùa và theo vùng. Vì thế, xảy ra tình trạng lũ lụt,

hạn hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống. Ví dụ, các huyện dọc đường 48, tả ngạn

sông Cả (nhất là Quỳ Hợp và Kì Sơn) thiếu nước rất trầm trọng vào mùa khô [4].

Ngoài nguồn nước mặt, nước ngầm ở Nghệ An cũng tương đối phong phú, ước

khoảng 42 tỉ m3. Bên cạnh đó, là một tỉnh giáp biển với đường bờ biển dài, Nghệ An

có thế mạnh để phát triển một số ngành kinh tế như du lịch, giao thông vận tải biển.

2.4. Sinh vật

Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo

thống kê có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân

thảo, thân leo và hạ đẳng. Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi

vào sách đỏ Việt Nam.

Rừng tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thường

xanh, phân bố ở độ cao dưới 700m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao

lớn hơn 700m. Rừng Nghệ An vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và

phát triển các ngành công nghiệp. Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 52 triệu m3,

trong đó có tới 42,5 vạn m3 gỗ Pơmu. Trữ lượng tre, nứa, mét khoảng trên 1 tỷ cây.

Cùng với sự đa dạng của địa hình, cảnh quan sinh thái đã tạo cho hệ động vật

ở Nghệ An cũng đa dạng phong phú. Theo thống kê động vật Nghệ An hiện có 241

loài của 86 họ và 28 bộ. Trong đó: 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài

lưỡng thê, trong đó có 34 loài thú, 9 loài chim, 1 loài cá được ghi vào sách đỏ Việt

Nam.

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận

và xếp hạng khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An gồm rừng nguyên sinh - vườn quốc

gia Pùmát có diện tích 93.523 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có diện tích

41.127 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có diện tích trên 34.723 ha với nhiều loài

động vật, thực vật quý hiếm có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch

sinh thái. Khu dự trữ này trải dài trên 9 huyện miền núi của tỉnh.

2.5. Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, từ khoáng sản quý hiếm (vàng, đá quý), đến

các loại khoáng sản kim loại, vật liệu xây dựng, và lượng nhỏ khoáng sản nhiên liệu,

phân bón. Tuy vậy, hiện tại mới chỉ có một số ít loại hình khoáng sản có giá trị khai

thác lớn trong phạm vi vùng và cả nước gồm: thiếc, đá trắng, đá xây dựng.

6

Thiếc: Trữ lượng được đánh giá trên 82.000 tấn thiếc tinh luyện, phân bố ở dạng

quặng gốc và sa khoáng tại các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ...

Đá trắng: Tập trung ở Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Châu với trữ lượng gần 310 tr. tấn,

riêng tại Quỳ Hợp đã thăm dò 3 điểm với trữ lượng lên tới 200 tr. tấn.

Đá vôi: Tập trung ở Hoàng Mai, Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ, với trữ lượng được

đánh giá trên 600 tr tấn.

Đá riolit xây dựng: Tổng trữ lượng trên 540 tr. m3, trong đó đã điều tra thăm dò

trên 139 tr. m3.

Đá ốp lát: đã biết 11 điểm mỏ, có trữ lượng hàng triệu m3, trong đó đang chú ý là

các điểm tại Tân Kỳ có khả năng sản xuất công nghiệp.

Nước Khoáng: 11 điểm nước nóng, nước khoáng, trong đó 3 điểm mới được phát

hiện gần đây và 8 điểm đã được thăm dò.

Ngoài ra, ở Nghệ An có nhiều loại khoáng sản thuộc loại vật liệu xây dựng khác,

khoáng sản kim loại như vàng, sắt đã phát hiện được các mỏ hoặc điểm mỏ có quy

mô nhỏ.

3. Dân số và lao động

3.1. Dân số

Dân số Nghệ An hiện nay là 2.952 nghìn người (năm 2012) [5]. Tốc độ tăng dân số

bình quân hàng năm là 0,97%. Tốc độ gia tăng dân số giảm rõ rệt so với trước đây, từ

năm 1995 trở về trước là trên 2%, 1996 – 2000 là 1,36%.

Kết cấu dân số theo độ tuổi cho thấy Nghệ An có dân số trẻ và điều này tạo ra

những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh. Dân số đông một mặt sẽ là nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ rộng

lớn, nhưng mặt khác cũng sẽ tạo ra những sức ép về việc làm và chất lượng cuộc

sống, nhất là trong điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn chậm phát triển.

Tuy là một tỉnh đông dân song mật độ dân số của Nghệ An không cao. Dân cư

phân bố không đồng đều. Giữa vùng đồng bằng và vùng đồi núi có sự chênh lệch khá

lớn.

3.2. Lao động

Dự báo dân số trong độ tuổi lao động tăng trung bình hàng năm là 1,54% và lực

lượng lao động có mức tăng trung bình hàng năm là 1,61%. Đến năm 2020 lực lượng

lao động của tỉnh sẽ có khoảng 1.984.000 người. Lực lượng lao động tham gia trong

7

các ngành kinh tế quốc dân dự kiến có 23% trong lao động công nghiệp - xây dựng,

49% trong lao động nông-lâm-thuỷ sản và 28% trong lao động khu vực dịch vụ.

4. Tình hình phát triển các ngành kinh tế - xã hội

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch mạnh theo hớng công nghiệp hoá, hiện

đại hoá. Tốc độ tăng trởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh đạt 10,25% thời kỳ

2001-2005 GDP bình quân đầu ngời năm 2005 là 5,59 triệu đồng.

4.1. Phát triển các phân ngành công nghiệp

Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: phát triển sản xuất xi măng,

đá granit tự nhiên và nhân tạo, vật liệu nhựa xây dựng và bê tông đúc sẵn, gạch nung

các loại, vật liệu lợp.

Công nghiệp chế biến nông- lâm-thuỷ sản, thực phẩm: phát triển sản xuất đường

và các sản phẩm sau đường, chế biến chè, cà phê hoà tan, dứa và một số loài hoa quả

khác, chế biến sữa và thịt, thuỷ sản, sản phẩm gỗ mỹ nghệ, gỗ ván ép, sản xuất giấy

và bột giấy, sản xuất đồ uống.

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước: Ưu tiên phát triển thuỷ điện, xây

dựng nhà máy nhiệt điện, xây dựng các nhà máy cấp nước.

Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Khai thác thiếc, khai thác và chế

biến đá trắng. Xây dựng 34 khu công nghiệp mỏ trong toàn tỉnh.

Công nghiệp cơ khí, hoá dầu và công nghiệp công nghệ cao: Nâng cấp nhà máy

sửa chữa toa xe đường sắt, hiện đại hoá nhà máy lắp ráp ô tô tải, xây dựng nhà máy

sản xuất máy nông nghiệp, phát triển công nghiệp hoá dầu, đầu tư sản xuất các loại

thiết bị điện, điện tử, tin học, viễn thông.

Công nghiệp dệt may, da giày: Xây dựng trung tâm công nghiệp dệt may khu vực

Bắc Trung bộ và các cụm dệt may ở khu vực thành phố Vinh và khu vực miền núi.

Xây dựng khu kinh tế, các KCN, cụm CN- TTCN và làng nghề: Xây dựng khu

kinh tế Đông Nam thành khu kinh tế tổng hợp, bao gồm khu phi thuế quan và khu

thuế quan; trong giai đoạn 2006-2010 xây dựng xong cơ bản 4 khu công nghiệp:

KCN Bắc Vinh (giai đoạn 1), KCN Nam Cấm (các lĩnh vực chủ yếu: sản xuất vật liệu

xây dựng, chế biến thực phẩm, đồ uống, thức ăn gia súc, chế biến bột giấy và giấy, cơ

khí, điện tử…), KCN Hoàng Mai tại huyện Quỳnh Lưu (lĩnh vực chủ yếu: vật liệu

xây dựng, chế biến thủy sản, sản xuất phôi thép, công nghiệp hoá dầu…) và KCN Phủ

Quỳ tại huyện Nghĩa Đàn (các lĩnh vực chủ yếu: chế biến cà phê, dầu thảo mộc, thực

phẩm, dệt may…). Trong giai đoạn sau 2010 tiếp tục xây dựng 5 khu công nghiệp

8

mới: KCN Hưng Tây huyện Hưng Nguyên (các lĩnh vực chủ yếu: sản xuất cơ khí, sản

phẩm điện, điện tử, nhựa dân dụng và công nghiệp sản xuất lắp ráp máy vi tính, các

sản phẩm công nghệ cao khác,...); KCN Nghi Hoa huyện Nghi Lộc (các lĩnh vực chủ

yếu: sản xuất cơ khí, sản phẩm điện, điện tử, công nghiệp dệt may…); KCN Đô

Lương (lĩnh vực chủ yếu: sản xuất vật liệu xây dựng); KCN Anh Sơn và KCN Thanh

Chương (các lĩnh vực chủ yếu: vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản…). Xây

dựng 38 cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, xây dựng khoảng 1000 làng nghề

TTCN, trong đó được công nhận 220 làng.

4.2. Phát triển các phân ngành dịch vụ

Du lịch: Xây dựng hai đô thị du lịch Vinh, Cửa Lò, khu du lịch quốc gia Kim Liên,

phát triển đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch. Xây dựng các Khu du lịch biển,

đảo như: Cửa Lò, Biển Quỳnh, Diễn Thành, Mũi Rồng, đảo Ngư, đảo Mắt; các khu

du lịch sinh thái như: Rừng nguyên sinh Pù Mát, suối nước nóng Giang Sơn, thác Sao

Va, thác Khe Kèm, các hang động Quỳ Châu, Quỳ Hợp.

Thương mại và các phân ngành khác: Phát triển xuất khẩu dịch vụ, xuất khẩu tại

chỗ, dịch vụ du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, phát triển thương mại cửa khẩu.

4.3. Phát triển các phân ngành nông - lâm - thuỷ sản

Nông nghiệp: Phát triển trồng cây lương thực (lúa, ngô), cây rau thực phẩm, cây

công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả các loại. Phát triển mạnh chăn nuôi cả

về số lượng lẫn chất lượng đàn với hình thức chăn nuôi tập trung quy mô lớn (nuôi

trâu, bò thịt chủ yếu ở các huyện miền núi, nuôi lợn và gia cầm ở các vùng đồng

bằng).

Lâm nghiệp: Tăng nhanh diện tích rừng trồng, làm tốt công tác khoanh nuôi, chăm

sóc và bảo vệ rừng, phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt trên 60%.

Thuỷ sản: Phát triển khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên các

diện tích mặt nước, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, chú trọng nuôi trồng

nước ngọt và nuôi biển.

Diêm nghiệp: Cải tạo và nâng cấp các đồng muối đạt sản lượng muối sạch

120.000-140.000 tấn/năm.

4.4. Phát triển các lĩnh vực xã hội

- Giáo dục đào tạo: Đẩy mạnh giáo dục đại học và nghiên cứu đại học, nâng cấp

và bổ sung mạng lưới các trường dạy nghề, đầu tư giáo dục mầm non và phổ thông.

9

- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Thực hiện xã hội hoá lĩnh vực y tế, xây

dựng trung tâm y tế kỹ thuật cao, phát triển và nâng cấp các bệnh viện tỉnh, các

huyện, xây dựng nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh cung cấp cho toàn vùng, phát

triển hệ thống y học cổ truyền dân tộc từ tỉnh đến cơ sở.

- Văn hoá, thông tin: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo

tồn phát triển văn hoá xứ Nghệ, xây dựng nhà văn hoá huyện, bảo tồn và phát huy

các di tích văn hoá gắn với du lịch và dịch vụ, phát triển hệ thống thư viện từ cấp

tỉnh tới huyện, xã.

- Thể dục, thể thao: Đẩy mạnh xã hội hoá thể dục, thể thao, xây dựng các sân vận

động cấp huyện, khu liên hợp thể thao quốc gia của vùng.

- Khoa học và công nghệ: Xây dựng hệ thống các đơn vị khoa học - công nghệ

chuyên ngành đủ mạnh của vùng Bắc Trung bộ, của tỉnh (các Viện, Trung tâm khoa

học công nghệ, trường đại học, cao đẳng và dạy nghề).

- Lao động, việc làm, xóa đói, giảm nghèo: Giảm tốc độ tăng dân số trung bình

dưới 1%, giải quyết tốt vấn đề việc làm, hình thành và phát triển thị trường lao động,

đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Nâng cao thu nhập của người lao động đạt mức bình

quân chung của cả nước. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 12% vào năm 2010 và 5%

vào năm 2020. Xây dựng các mô hình hỗ trợ vốn và đặt ưu tiên cao nhất về xoá đói

giảm nghèo cho các huyện thị miền núi.

4.5. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

4.5.1. Giao thông

- Hệ thống đường bộ: Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ: Xây dựng đường

cao tốc Hà nội - Vinh, mở rộng đường cao tốc đoạn Vinh - quán Hành, nâng cấp và

hoàn thiện các tuyến đường quốc lộ 7,48, 46, 15A. Nâng cấp và hoàn chỉnh các

tuyến đường tỉnh lộ và hệ thống giao thông vùng nguyên liệu, phục vụ du lịch, các

khu công nghiệp, các tuyến đường kinh tế kết hợp với quốc phòng, các tuyến đường

giao thông biên giới, hệ thống giao thông nội thành, nội thị.

- Hệ thống bến xe: Xây dựng mới các bến xe bắc Vinh, nam Vinh, ga Vinh, các

bến xe thị xã, thị trấn.

- Hệ thống đường sông: Nạo vét lòng sông, cải tạo luồng lạch, xây dựng các bến

than, vật liệu xây dựng và hàng hoá.

- Đường sắt: Nâng cấp ga Vinh, tách ga hàng hoá khỏi ga hành khách. Khôi phục

tuyến đường sắt quán Hành - Cửa Lò, mở mới tuyến đường sắt Đô Lương - Quán Hành.

10

- Đường hàng không: Nâng cấp sân bay Vinh đạt cấp cảng hàng không 4C. Mở

thêm một số tuyến bay quốc tế.

4.5.2. Hệ thống phân phối điện

- Hệ thống lưới điện: Xây dựng đường dây 220KV (tổng chiều dài 243 km),

110KV (tổng chiều dài trên 300 km, nối với các khu đô thị, khu công nghiệp). Phát

triển lưới trung thế với tổng chiều dài trên 1770 km.

- Trạm biến áp: Xây dựng 2 trạm biến áp 220KV và 20 trạm biến áp 110KV và

các trạm biến áp phân phối.

4.5.3. Cấp nước sạch, thoát nước

- Cấp nước: Khu vực đô thị và các điểm dân cư tập trung ở nông thôn: Xây dựng

thêm các nhà máy nước phục vụ nhu cầu của khu kinh tế đông nam Nghệ An, các

khu công nghiệp và các khu đô thị mới khác. Khu vực nông thôn và các vùng khác

không có điều kiện xây dựng các nhà máy nước: Xây dựng các công trình cấp nước

tập trung bằng hình thức tự chảy, sử dụng nguồn nước giếng đào, giếng khoan.

- Thoát nước: Nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn ở

các khu đô thị, công nghiệp và một số đô thị đang phát triển mạnh. Hệ thống thoát

nước ở các khu du lịch biển. Đối với khu vực nông thôn có phương án xử lý nước

thải phù hợp với từng khu vực. Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải cho các khu

công nghiệp tập trung và các nhà máy khai thác, chế biến khoáng sản.

4.5.4. Hệ thống thuỷ lợi

- Nâng cấp hệ thống thuỷ nông bắc và nam đảm bảo tưới cho 70.000 ha. Thực

hiện chương trình bê tông hoá kênh mương. Phát triển hệ thống thuỷ lợi chủ động

tưới tiêu cho vùng chuyên canh lạc, khu công nghiệp tập trung. Xây dựng một số

công trình thuỷ lợi lớn.

- Củng cố hệ thống đê biển, đê sông.

5. Tình hình phát triển ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản

Giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản đạt mức tăng trưởng bình quân

5,52% trong giai đoạn 1996 - 2005.

5.1. Nông nghiệp

Sản xuất trồng trọt liên tục phát triển với tốc độ tăng bình quân 2001-2005 đạt

3,26%. Bước đầu đã hình thành một số vùng cây nguyên liệu tập trung gắn với công

nghiệp chế biến đáp ứng đợc nhu cầu trong tỉnh và phục vụ xuất khẩu. Sản lượng lư-

11

ơng thực liên tục tăng. Năm 2005 sản lượng lương thực đạt 1,04 triệu tấn, bình quân

đầu người là 343,4 kg/năm. Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng giảm diện

tích lúa. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, cây ăn quả

với quy mô lớn (lạc, mía, sắn, dứa, chè, cà phê, cao su...).

Ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chất lượng và số lượng. Nghệ

An là tỉnh đứng đầu toàn quốc về tổng số đàn trâu bò (năm 2005 có 387.731 con bò

và 293.632 con trâu). Tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm đạt 10,29%/năm giai đoạn

2001-2005.

5.2. Lâm nghiệp

Công tác lâm nghiệp được chú ý phát triển toàn diện với nền lâm nghiệp xã hội bảo

vệ, khoanh nuôi làm giàu vốn rừng, trồng rừng là chính. Trong 5 năm qua trung bình

mỗi năm trồng 10.000 ha rừng tập trung; 15-17 triệu cây phân tán, 3000-4000 ha rừng

nguyên liệu; bảo vệ trên 730.000 ha rừng, khoanh nuôi phục hồi 40.000 ha. Tỷ lệ che

phủ rừng đạt 47% vào năm 2005.

5.3. Ngư nghiệp

Tổng giá trị sản lượng năm 2005 đạt 741 tỷ đồng. Tốc độ tăng trởng bình quân giai

đoạn 2001-2005 là 10,4%. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 66.604 tấn, trong

đó sản lợng khai thác hải sản đạt 44.503 tấn (chủ yếu là cá), sản lượng thuỷ sản nuôi

trồng đạt 22.101 tấn.

Chế biến thuỷ sản phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng không

ngừng tăng lên, mẫu mã được cải tiến, cơ bản đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Sản lượng muối hàng năm đạt 70.000-85.000 tấn, trong đó lượng muối đưa vào

chế biến là 15.000-18.000 tấn/năm.

II. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – XÃ HƯNG NHÂN

1. Khái quát về vị trí địa lí

Hưng Nhân là một trong 23 đơn vị hành chính của huyện Hưng Nguyên. Là xã

trung tâm của 6 xã phía đông nam của huyện, xã Hưng Nhân tiếp giáp với Hà Tĩnh ở

phía Nam, giáp Hưng Châu ở phía Bắc, giáp Hưng Khánh ở phía Tây và là xã nằm

hoàn toàn ngoài đê tả Lam. Tổng diện tích đất tự nhiên là 646,64ha, trong đó diện tích

đất nông nghiệp là 325,03ha, dân số là 3.415 người (2011).

12

2. Tình hình phát triển kinh tế

Xét trong giai đoạn nghiên cứu 2008 – 2013, chúng tôi đã thống kê được tình hình

phát triển kinh tế của xã Hưng Nhân dựa trên các số liệu báo cáo của địa phương. Do

chưa có số liệu chính thức của năm 2013 nên các số liệu đưa ra trong báo cáo này chỉ

bao gồm giai đoạn 2008 – 2012.

Một số chỉ tiêu kinh tế của xã Hưng Nhân

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Gía trị sản xuất (Tỉ đồng) 30.6 34.83 35.378 44.222 54.3

Tăng trưởng (%) - 113.7 101.6 125 122.7

Thu nhập bình quân/nguời

(triệu/người) - 9.05 9.8 12.3 14.7

[Nguồn: Tính toán, tổng hợp theo báo cáo KT – XH địa phương]

Qua các chỉ tiêu trên thấy rằng, kinh tế của xã Hưng Nhân đã có sự phát triển

thông qua sự gia tăng liên tục của GTSX, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn

định.

Về cơ cấu ngành kinh tế, có thể thấy nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất với

trên 50% giá trị sản xuất toàn xã. Trong những năm gần đây công nghiệp tăng tỉ trọng

và tương ứng với nó là ngành dịch vụ giảm tỉ trọng.

Cơ cấu các ngành kinh tế xã Hưng Nhân

13

[Nguồn: Tính toán, tổng hợp theo báo cáo KT – XH địa phương]

2.1. Sản xuất nông nghiệp

Cơ cấu nông nghiệp của Hưng Nhân chỉ có hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Do

đặc thù của một địa phương ở dải đồng bằng nên không có sự hiện diện của ngành

lâm nghiệp. Mặc dù giáp sông Lam nhưng xã cũng không có hoạt động sản xuất ngư

nghiệp.

2.1.1. Trồng trọt

Tổng diện tích đất trồng trọt ổn định là 290 ha. Trong năm có 2 vụ sản xuất là hè

thu và đông xuân. Hè thu là vụ sản xuất chính với 145ha diện tích đất canh tác. Trong

đó, lúa là cây trồng chủ đạo. Diện tích trồng lúa thường chiếm từ 80 - 90% diện tích

đất ruộng nhưng đang có xu hướng giảm. Năng suất và sản lượng lúa không ổn định,

do hạn hán kéo dài nguồn nước để phục vụ sản xuất bị nhiễm mặn và việc cắt điện

luân phiên liên tục ở đầu vụ sản xuất nên diện tích lúa bị chết nhiều do thiếu nước

trầm trọng (Báo cáo kinh tế xã hội xã Hưng Nhân).

Một số chỉ tiêu trồng trọt xã Hưng Nhân giai đoạn 2009 - 2012

Năm 2009 2010 2011 2012

Tổng diện tích đất ruộng

(ha) 290 290 290 290

Đất vụ hè thu (ha) 145 145 145 145

14

Diện tích lúa hè thu (ha) 140 130.5 132 120

Năng suất (tấn/ha) 4 1 2 3

Sản lượng (tấn) 588 140 264 360

Năng suất lương thực

(tấn/ha) 5.6 5.6 6.4 5.9

[Nguồn: Tính toán, tổng hợp theo báo cáo KT – XH địa phương]

Ngoài lúa, vụ hè thu còn gieo trồng đậu, kê, vừng và ngô.

Vụ đông xuân là vụ sản xuất phụ, chủ yếu trồng ngô (diện tích giao động từ 40 -60

ha) và rau màu.

2.1.2. Chăn nuôi

Hoạt động chăn nuôi của địa phương không phát triển. Trong cơ cấu vật nuôi, gia

cầm chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp đó là bò và trâu.

Số lượng gia súc, gia cầm xã Hưng Nhân

(Đơn vị: Con)

Năm 2009 2010 2011 2012

Bò, bê, nghé (con) 2250 2170 2230 2250

Lợn 1500 1300 1200 650

Gia cầm 30000 25000 31000 32000

[Nguồn: Tính toán, tổng hợp theo báo cáo KT – XH địa phương]

2.2. Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Uỷ ban nhân dân xã tạo cơ chế để phát triển các nghề như: nề, mộc, xây dựng, bê

tong. Dịch vụ chủ yếu là lao động phổ thông đi làm ở thành phố Vinh đã giải quyết

việc làm cho hàng trăm lao động khi thời vụ nông nhàn góp phần xây dựng kinh tế

cho gia đình và xã hội.

Tình hình sản xuất mặt hàng tiểu thủ công nghiệp ngày càng trở nên khó khăn do

tác động của cơ chế thị trường và lạm phát tăng cao nên hàng công nghiệp khó tiêu

thụ, bên cạnh đó nhân dân chưa có tư duy đổi mới để thay đổi mặt hàng mà chỉ dừng

15

lại và sản xuất hàng truyền thống, nên thu nhập từ sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp

là không cao.

Nhìn chung, Hưng Nhân là một xã nghèo của huyện Hưng Nguyên và tỉnh Nghệ

An. Nguyên nhân khách quan chủ yếu là do đây là một địa bàn gặp nhiều khó khăn về

tự nhiên khi phải thường xuyên đối mặt với những diễn biến bất thường của thời tiết,

tự nhiên, đặc biệt là lũ từ lũ từ sông Lam. Công tác dự tính, dự báo mùa vụ và phòng

trừ sâu hại thiếu kịp thời.

Về nguyên nhân chủ quan, do địa phương chưa có định hướng chuyển đổi cơ cấu

cây trồng vật nuôi phù hợp; một số mô hình phát triển kinh tế chưa có tính bền vững;

sự đồng tình của một số nhân dân trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa cao; địa

bàn để phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại còn nhiều khó

khăn. Công tác điều hành chỉ đạo của xã có lúc chưa kịp thời, một số ban ngành tham

mưu báo cáo thiếu thường xuyên, tính chủ động trong công việc chưa cao phát huy

vai trò trách nhiệm chưa nhiệt tình nên hiệu quả đạt không cao.

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kinh tế xã hội xã Hưng Nhân các năm 2009, 2010, 2011, 2012.

2. Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2014,

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An.

3. Báo cáo tổng hợp DMC Nghệ An.

4. Lê Thông (chủ biên) (2002), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 3. Nxb Giáo

dục.

5. Website tổng cục thống kê http://gso.gov.vn

6. Website Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An http://nghean.gov.vn