báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên...

79
Báo cáo kết quả nghiên cứu “Nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại hai huyện Mƣờng Khƣơng và Bát Xát, tỉnh Lào Cai” (Bản cuối cùng) *************** Thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Chính sách phát triển bền vững (CSDP) Nội, tháng 12 năm 2011

Upload: others

Post on 08-Oct-2019

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

Báo cáo kết quả nghiên cứu

“Nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại hai

huyện Mƣờng Khƣơng và Bát Xát, tỉnh Lào Cai”

(Bản cuối cùng)

***************

Thực hiện bởi

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách phát triển bền vững

(CSDP)

Hà Nội, tháng 12 năm 2011

Page 2: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

1

Lời cảm ơn

Nghiên cứu “Nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại 2 huyện Bát Xát và Mƣờng

Khƣơng, tỉnh Lào Cai” do tổ chức Oxfam Anh tài trợ và nhóm chuyên gia của Trung tâm

Nghiên cứu chính sách phát triển bền vững (CSDP) thực hiện1. Mục tiêu của nghiên cứu là

i) Xác định các tác nhân chủ chốt và các khâu chủ chốt trong chuỗi giá trị lợn đen bản địa

để có thể đƣa ra những khuyến nghị nâng cấp chuỗi; ii) Xác định vai trò của ngƣời phụ nữ

dân tộc, những cản trở, thách thức và cơ hội liên quan tới tăng cƣờng sự tham gia và

hƣởng lợi của họ trong các khâu của chuỗi giá trị lợn đen bản địa, từ đó đƣa ra những

khuyến nghị về chiến lƣợc và giải pháp nâng cấp chuỗi nhằm giúp họ tăng cƣờng sự tham

gia và hƣởng lợi trong chuỗi, tiến tới làm chủ về kinh tế; iii) Đƣa ra những dự báo về nhu

cầu thị trƣờng (cấp địa phƣơng và quốc gia) cho các sản phẩm lợn đen bản địa về năng lực

sản xuất đáp ứng yêu cầu này của những ngƣời hƣởng lợi trong vùng DA.

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo và cán bộ các sở ban ngành

tỉnh Lào Cai (Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Công Thƣơng, Hội phụ nữ tỉnh,

Ban Dân tộc, Trung tâm khuyến nông tỉnh, Phòng Chăn nuôi và Thủy sản, Phòng Quản lý

và Thông tin thị trƣờng Sở NN&PTNT, nhóm giảng viên nòng cốt cấp tỉnh), lãnh đạo và

cán bộ Uỷ ban nhân dân và các phòng ban hai huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng (Phòng

NN&PTNT, Trạm khuyến nông, Trạm thú y, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Ngân hàng

Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp), cán bộ các xã Bản Qua và Trịnh Tƣờng

(huyện Bát Xát), xã Thanh Bình và Lùng Vai (huyện Mƣờng Khƣơng) về sự hợp tác và hỗ

trợ nhiệt tình trong quá trình thu thập thông tin hiện trƣờng và thông tin thứ cấp. Nghiên

cứu này sẽ không thể thu đƣợc kết quả nếu không có sự hợp tác của các cán bộ và đồng

bào dân tộc tại các thôn bản đƣợc khảo sát. Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự tham gia

tích cực và những trao đổi thẳng thắn của họ trong các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn

hộ dân.

Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ sự cám ơn tới các cán bộ của Oxfam Anh, đặc biệt là các

ông Nguyễn Quang Minh, bà Lê Thị Sâm và ông Dũng về sự hỗ trợ và hợp tác có hiệu quả

trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự hỗ trợ chu đáo về hậu cần cho chuyến

công tác từ phía các cán bộ CSDP, bà Đoàn Thị Thanh Thuỷ và Trần Châu Giang.

Báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do đó Nhóm nghiên cứu

mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của độc giả để tiếp tục hoàn thiện báo cáo.

TM. Nhóm chuyên gia nghiên cứu

Vũ Ngọc Anh

1 ThS Vũ Ngọc Anh (trƣởng nhóm) cùng các thành viên ThS Hoàng Xuân Trƣờng, TS Mai Thanh Sơn, ThS

Dƣơng Thành Trung, ThS Phan Duy Toàn và ThS Nguyễn Thị Tú. Phó GS TS Hoàng Toàn Thắng (Đại học

Thái Nguyên) phụ trách biên soạn nội dung Tài liệu tập huấn và Hƣớng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn đen cho

các hộ gia đình.

Page 3: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

2

Mục lục

Lời cảm ơn ........................................................................................................................... 1

Mục lục ................................................................................................................................ 2

Danh sách các bảng và hình ............................................................................................... 4

Từ và các cụm từ viết tắt .................................................................................................... 5

Tóm tắt tổng quan .............................................................................................................. 6

I. Bối cảnh nghiên cứu ...................................................................................................... 15

I.1 Tỉnh Lào Cai .............................................................................................................. 15

I.2 Huyện Bát Xát ............................................................................................................ 18

I.3 Huyện Mƣờng Khƣơng .............................................................................................. 19

I.4 Giới thiệu vắn tắt về con lợn đen bản địa .................................................................. 20

II. Giới thiệu ...................................................................................................................... 23

II.1 Mục tiêu của nghiên cứu .......................................................................................... 23

Mục tiêu chung ............................................................................................................ 23

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 23

II.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 23

II.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 24

II.4 Một số hạn chế của nghiên cứu ................................................................................ 25

III. Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị ......................................................................... 26

III.1 Các cuộc làm việc tại hiện trƣờng .......................................................................... 26

III.2 Phân tích Chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại tỉnh Lào Cai ....................................... 26

III.2.1 Khái quát chung về Chuỗi giá trị chăn nuôi ..................................................... 26

III.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn đen bản địa tại các vùng khảo sát trong tỉnh Lào Cai 27

III.2.3 Tổng quan về các tác nhân trong chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại Lào Cai ..... 28

III.2.4 Phân tích rủi ro ................................................................................................. 31

III.2.5 Phân tích khâu và các tác nhân Cung cấp dịch vụ đầu vào .............................. 32

III.2.6 Phân tích khâu và tác nhân Chăn nuôi lợn đen bản địa .................................... 37

III.2.7 Phân tích khâu và tác nhân Tiêu thụ lợn đen bản địa ....................................... 42

III.4 Phân tích chi phí và lợi nhuận đối với từng tác nhân ............................................. 47

III.5 Phân tích quản trị chuỗi giá trị lợn đen ................................................................. 49

Kiểu quản trị chuỗi ...................................................................................................... 49

Ai quyết định các sản phẩm của chuỗi lợn đen? ......................................................... 50

Page 4: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

3

Việc xác định các qui định, luật lệ về thƣơng mại và tính chất các mối quan hệ giữa

các tác nhân trong chuỗi giá trị lợn đen ...................................................................... 51

III.6 Sự tham gia của ngƣời phụ nữ dân tộc trong chuỗi giá trị lợn đen ........................ 52

III.6.1 Vai trò của ngƣời phụ nữ trong chuỗi giá trị lợn đen ....................................... 52

III.6.2 Những khó khăn và thách thức đối với sự tham gia và làm chủ về kinh tế của

phụ nữ trong các khâu khác nhau của chuỗi giá trị ..................................................... 53

III.7 Phân tích lợi thế so sánh của sản phẩm lợn đen Lào Cai ....................................... 55

III.7.1 Chất lƣợng thịt .................................................................................................. 55

III.7.2 Sản lƣợng .......................................................................................................... 55

III.7.3 Giá cả ................................................................................................................ 56

III.8. Xu hƣớng thị trƣờng cho chuỗi giá trị lợn đen ...................................................... 56

III.8.1 Nhu cầu và sự cạnh tranh ................................................................................. 56

III.8.2 Các thị trƣờng tiềm năng .................................................................................. 57

III.8.3 Dự báo nhu cầu thị trƣờng trong mấy năm tới ................................................. 58

III.9. Hoạt động nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen Lào Cai ............................................... 59

III.9.1 Dịch vụ đầu vào ................................................................................................ 59

III.9.2 Chăn nuôi ......................................................................................................... 60

III.9.3 Tiêu thụ ............................................................................................................. 60

III.9.4 Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 61

III.9.5 Các chính sách .................................................................................................. 61

IV. Kết luận ....................................................................................................................... 64

Phụ lục ............................................................................................................................... 65

1. Điều khoản tham chiếu của nghiên cứu (TOR) ........................................................... 65

2. Kế hoạch hiện trƣờng chi tiết từ ngày 05-11/10/2011 ................................................ 71

3. Danh sách các hộ chăn nuôi và tác nhân đƣợc phỏng vấn ........................................ 75

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 78

Page 5: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

4

Danh sách các bảng và hình

Trang

Bảng 1.1 Số lƣợng lợn phân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh 17

Bảng 1.2 Sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng phân theo huyện, TP thuộc tỉnh 17

Bảng 3.1 §ánh giá rủi ro đối với chuỗi giá trị lợn đen bản địa ở Lào Cai 31

Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm về cung cấp dịch vụ đầu vào cho

chăn nuôi lợn đen bản địa 32

Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm về chăn nuôi lợn đen bản địa 38

Bảng 3.4 Đặc điểm và khó khăn của tác nhân sản xuất 41

Bảng 3.5 Đặc điểm và khó khăn của tác nhân thƣơng mại 45

Bảng 3.6 Đặc điểm và khó khăn của nhà hàng, khách sạn và ngƣời tiêu dùng 46

Bảng 3.7 Hạch toán chi phí và lợi nhuận theo qui mô chăn nuôi lợn thịt đen

bản địa (khối lƣợng xuất chuồng trung bình 85-100kg) 47

Bảng 3.8 Hạch toán chi phí và lợi nhuận theo qui mô chăn nuôi lợn cắp nách 48

Bảng 3.9 Hạch toán chi phí và lợi nhuận của tác nhân thu gom lợn đen thịt 48

Bảng 3.10 Những thuận lợi và khó khăn của phụ nữ dân tộc trong chăn nuôi

lợn đen bản địa 53

Bảng 3.11 Lịch 24 giờ (do HPN huyện Mƣờng Khƣơng cung cấp) 54

Bảng 3.12 So sánh giá lợn đen thịt tại một số tỉnh 56

Bảng 3.13 Tình hình chăn nuôi lợn giai đoạn 2005-2015 58

Bảng 3.14 Tổng sản lƣợng lợn hơi xuất chuồng giai đoạn 2005-2010 58

Bảng 3.15 Gợi ý kế hoạch hoạt động nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen bản địa

và ngân sách dự kiến 62

Hình 3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị chăn nuôi đơn giản 27

Hình 3.2 Sơ đồ quan hệ thị trƣờng chuỗi giá trị lợn đen bản địa huyện

Mƣờng Khƣơng 29

Hình 3.3 Phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị lợn đen bản địa (xã Lùng Vai,

huyện Mƣờng Khƣơng) 30

Hình 3.4 Sơ đồ các kênh tiêu thụ lợn đen bản địa tại Lào Cai, tháng 10-2011 41

Hình 3.5 Sự tham gia của ngƣời phụ nữ trong các khâu của chuỗi giá trị lợn

đen bản địa tại tỉnh Lào Cai 52

Hình 3.6 Vai trò của các sở ban ngành trong việc hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị

lợn đen bản địa Lào Cai 61

Page 6: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

5

Từ và các cụm từ viết tắt

CN Công nghiệp

CN-TTCN-XDCB Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp-Xây dựng cơ bản

CSDP Trung tâm Nghiên cứu Chính sách phát triển bền vững

CSXH Chính sách xã hội

DA Dự án

DN Doanh nghiệp

ĐTN Đoàn thanh niên

ĐVT Đơn vị tính

GDP Tổng thu nhập quốc nội

HĐND Hội đồng Nhân dân

HND Hội Nông dân

HPN Hội Phụ nữ

KH Kế hoạch

KH&ĐT Kế hoạch và đầu tƣ

KHPTKT-XH Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

KH-TC Kế hoạch-Tài chính

KN Khuyến nông

KT-XH Kinh tế-xã hội

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

NH Ngân hàng

NHTT Nhãn hiệu tập thể

NLN Nông - Lâm nghiệp

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NS Ngân sách

NSNN Ngân sách nhà nƣớc

NSTƢ Ngân sách trung ƣơng

NST Nhóm sở thích

OGB Tổ chức Oxfam Anh

QĐ Quyết định

QTKT Qui trình kỹ thuật

SWOT Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

TN-MT Tài nguyên-Môi trƣờng

TƢ Trung ƣơng

UBND Uỷ ban nhân dân

VA Giá trị gia tăng

VAT Thuế giá trị gia tăng

VBQPPL Văn bản qui phạm pháp luật

VietGAP Tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp an toàn của Việt Nam

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

XDCB Xây dựng cơ bản

Page 7: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

6

Tóm tắt tổng quan

Nghiên cứu “Nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại 2 huyện Bát Xát và Mƣờng

Khƣơng, tỉnh Lào Cai” do tổ chức Oxfam Anh tài trợ và nhóm chuyên gia của Trung tâm

Nghiên cứu chính sách phát triển bền vững (CSDP) thực hiện nhằm cung cấp thông tin

đầu vào cho việc triển khai dự án “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc

thiểu số thông qua các can thiệp thị trƣờng ở tỉnh Lào Cai” giai đoạn 2011- 2016. Nghiên

cứu này kế thừa kết quả của nghiên cứu “Lựa chọn ngành hàng tiềm năng thị trƣờng lồng

ghép yếu tố giới tại tỉnh Lào Cai” do Oxfam Anh tiến hành cuối năm 2010, theo đó chăn

nuôi lợn đen bản địa đƣợc xác định là một trong bốn sản phẩm thị trƣờng chủ lực phù hợp

với đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng.

Công tác khảo sát hiện trƣờng đƣợc tiến hành tại thành phố Lào Cai, hai huyện Bát Xát và

Mƣờng Khƣơng, bốn xã Bản Qua và Trịnh Tƣờng (huyện Bát Xát), Thanh Bình và Lùng

Vai (Mƣờng Khƣơng) với các cán bộ lãnh đạo và chuyên viên cấp tỉnh và huyện, cán bộ

xã, thôn bản và ngƣời dân địa phƣơng trong tuần đầu tháng 10 năm 2011nhằm thu thập

các thông tin sơ cấp và thứ cấp. Nhóm chuyên gia nghiên cứu không tiến hành đánh giá

các sản phẩm chủ lực tiềm năng của đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phƣơng trên, mà

đi thẳng vào tìm hiểu việc nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen bản địa. Để thực hiện điều này,

hai phƣơng pháp sau đã đƣợc sử dụng kết hợp với thu thập các thông tin thứ cấp và sơ cấp:

- Phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị với các công cụ phân loại tác nhân và thu thập

thông tin theo từng tác nhân, đặc biệt là các tác nhân thƣơng mại, cùng vai trò của các

cơ quan quản lý nhà nƣớc.

- Phƣơng pháp chẩn đoán hệ thống chăn nuôi: chỉ ra các đặc điểm của từng hệ thống

chăn nuôi lợn đen bản địa của ngƣời dân tại hai huyện Mƣờng Khƣơng và Bát Xát

Dƣới đây là một số phát hiện chính của nhóm nghiên cứu (xin đọc báo cáo để biết thông

tin chi tiết hơn):

1. Chăn nuôi lợn là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Lào Cai và trong mấy năm gần

đây có tốc độ tăng trƣởng hàng năm khá cao cả về tổng đàn và sản lƣợng. Tuy nhiên,

chăn nuôi lợn đen bản địa chƣa đƣợc đề cập đến trong các văn kiện quan trọng (ví dụ:

Định hƣớng và Kế hoạch phát triển KT-XH 2011-2015 của tỉnh Lào Cai và hai huyện

khảo sát, các kế hoạch phát triển ngành của Sở Công Thƣơng, Sở Nông nghiệp & Phát

triển nông thôn, Chƣơng trình hành động của các tổ chức đoàn thể nhƣ Hội Phụ nữ và

Hội Nông dân) nhƣ một sản phẩm kinh tế chính của tỉnh và do vậy chƣa đƣợc quan

tâm đầu tƣ.

2. Đa số các hộ gia đình dân tộc thiểu số vẫn giữ các sinh kế truyền thống, chủ yếu dƣới

hình thức tự cung tự cấp. Đại đa số bà con dân tộc thiểu số còn lạ lẫm về tƣ duy kinh tế

thị trƣờng. Việc thiếu thông tin thị trƣờng, kỹ năng hạch toán kinh tế và kinh doanh

cũng khiến cho bà con dân tộc thiểu số bị thiệt thòi khi thực hiện giao dịch trên thị

trƣờng và khó tham gia vào những khâu mang lại giá trị cao (cung cấp đầu vào, tiêu

thụ sản phẩm) trong các chuỗi giá trị sản phẩm của địa phƣơng. Đây cũng là một điểm

yếu cơ bản mà dự án cần đề cập để đạt các mục tiêu đã đề ra.

3. Việc nuôi lợn đen bản địa đƣợc phân bố khá đều trong các huyện của Lào Cai, tuy nhiên

hai huyện có nhiều lợn đen nhất là Mƣờng Khƣơng (chiếm khoảng 60% tổng đàn) và Bát

Xát (chiếm 26% tổng đàn). Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo có tham gia chăn nuôi lợn đen

Page 8: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

7

khá cao chiếm trên 70%, chủ yếu là các hộ ngƣời dân tộc Hmông và Dao. Giống lợn đen

bản địa đƣợc khảo sát và đề cập trong báo cáo này gồm lợn Mƣờng Khƣơng (lợn 10

tháng tuổi nuôi tốt nặng 75 -80kg), và lợn mẹo. Giống lợn mẹo phụ thuộc vào phƣơng

thức chăn nuôi mà chia làm 2 loại: lợn thịt mẹo (con trƣởng thành nặng tới 110-120kg)

và lợn cắp nách (nuôi thả rông nên có trọng lƣợng nhỏ dƣới 25kg). Chăn nuôi lợn đen

mới phát triển vài năm gần đây do nhu cầu của thị trƣờng tăng cao đối với hai loại lợn

đen bản địa: lợn to và lợn cắp nách. Lợn cắp nách đang là mặt hàng khan hiếm và bán

đƣợc giá cao gấp đôi lợn đen to. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn đen vẫn chƣa đƣợc ngƣời

dân trong vùng khảo sát coi là ngành kinh tế hàng hóa (so với chăn nuôi trâu, bò, ngựa

và gia cầm) nên chƣa có định hƣớng đầu tƣ tƣơng xứng.

4. Mục đích chăn nuôi lợn đen: chƣa phải là chăn nuôi hàng hóa mà chủ yếu là theo truyền

thống, thói quen. Bà con dân tộc thiểu số nuôi lợn đen theo phƣơng pháp truyền thống, ít

đầu tƣ, coi đây là “cục tiền tiết kiệm” của gia đình phòng khi có nhu cầu chi tiêu lớn

(cƣới xin, ma chay, lễ tết, làm nhà, trả nợ…). Bà con chỉ có ý định bán lợn nếu họ có

nhiều lợn, hay khi cần tiền cho các chi tiêu lớn của gia đình.

5. Các tác nhân chính và phân công lao động của họ trong chuỗi giá trị lợn đen tại 2 huyện

khảo sát gồm: Hộ chăn nuôi (vừa cung cấp lợn giống, vừa chăn nuôi lợn, vừa tìm kiếm

và chế biến thức ăn); Ngƣời làm dịch vụ thú y (bán thuốc, chữa bệnh do cán bộ thú y

xã và ngƣời dân đảm nhiệm); Thu gom (thợ giết mổ kiêm thu gom địa phƣơng gọi là

“ba toa” tại các xã, thị trấn, thành phố); Bán buôn, bán lẻ (thu gom lớn tại TP Lào Cai

và thị trấn Sa Pa); Lò mổ tại các thị trấn và thành phố Lào Cai; Các cơ quan kỹ thuật

(Khuyến nông, Thú y, Kiểm dịch động vật, Ngân hàng...). Ngoài ra, có thể tính thêm

các đại lý bán thức ăn cho lợn (cám, ngô, cám công nghiệp, tăng trọng…), các nhà

hàng, khách sạn, ngƣời tiêu dùng địa phƣơng và ngoại tỉnh.

6. Kiểu quản trị chuỗi: có thể nói quản trị chuỗi giá trị lợn đen hiện nay tại 2 huyện Bát

Xát và Mƣờng Khƣơng là theo mô hình quản trị “Thị trƣờng tự do không có điều tiết”.

Đây là mô hình quản trị lỏng lẻo với các đặc điểm sau:

- Các giao dịch chủ yếu giữa ngƣời bán (hộ chăn nuôi) và ngƣời mua (thu gom)

đƣợc thực hiện trong một khoảng cách ngắn tại địa phƣơng, chƣa vƣơn xa đƣợc

tới các tỉnh bên ngoài.

- Có rất ít sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi. Các hộ chăn nuôi theo hình thức

cá thể, nhỏ lẻ và bán sản phẩm cho các thu gom trong và ngoài xã.

7. Những điểm yếu cơ bản của chuỗi giá trị lợn đen hiện nay ở Lào Cai là:

- Hoàn toàn bị thị trƣờng tự do bên ngoài chi phối, các tác nhân chủ yếu đóng vai trò

thụ động; khó lập kế hoạch và khó kiểm soát việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Phạm vi hoạt động/giao dịch khá hẹp, chủ yếu là trong xã, trong huyện và trong

tỉnh một phần phản ánh qui mô sản xuất còn nhỏ, một phần thể hiện chuỗi thiếu sự

hoạch định/định hƣớng phát triển.

- Thiếu sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi. Điều này phản ánh khâu tổ chức

còn yếu kém, các tác nhân hoạt động mang tính nhỏ lẻ, tự phát.

- Thiếu tác nhân chủ lực: là các cá nhân hay công ty đóng vai trò chủ đạo ở 1 hay

nhiều mắt xích trong chuỗi ở trong hay ngoài tỉnh. Sự có mặt của các tác nhân chủ

lực này là chìa khóa dẫn đến thành công trong xây dựng chuỗi giá trị lợn đen ở Lào

Cai, bởi vì họ chính là những ngƣời đƣa ra định hƣớng làm ăn với các tác nhân,

Page 9: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

8

tiếp cận thị trƣờng tiêu thụ... Rất tiếc là hiện nay chƣa thấy rõ các tác nhân này, họ

mới chỉ ở dạng tiềm năng (thu gom và giết mổ lớn ở TP Lào Cai, các thị trấn).

8. Vai trò của ngƣời phụ nữ trong chuỗi giá trị lợn đen: ngƣời phụ nữ đảm nhận hầu

hết các khâu chăn nuôi lợn đen (khoảng 70% khối lƣợng công việc). Ngoài những việc

do hai vợ chồng cùng làm nhƣ mua lợn giống, bán lợn, các công việc chủ yếu do phụ

nữ phải đảm nhiệm bao gồm:

- Tìm kiếm thức ăn (rau, củ…)

- Nấu cám và cho lợn ăn

- Tắm cho lợn và vệ sinh chuồng lợn

Những công việc này đòi hỏi khá nhiều thời gian, khoảng 3-4 giờ mỗi ngày, nếu gia

đình nuôi lợn với số lớn thì thời gian làm việc còn dài hơn và ngƣời phụ nữ sẽ vất vả

hơn. Khó khăn lớn nhất ở đây là mặc dù là lao động chính, nhƣng phụ nữ lại ít đƣợc

trang bị kiến thức chuyên môn cần thiết, ít tiếp cận với thông tin về trồng trọt, chăn

nuôi… do đối tƣợng chủ yếu tham gia các cuộc tập huấn ở các xã là nam giới. Hậu quả

là họ chỉ biết chăn nuôi theo kiểu truyền thống, kém hiệu quả.

9. Quyền ra quyết định: tùy theo từng dân tộc, quyền ra quyết định nuôi và bán lợn

trong các gia đình dân tộc thiểu số khác nhau. Nhìn chung, ngƣời chồng vẫn có tiếng

nói quan trọng hơn ngƣời vợ. Phụ nữ ngƣời Tu Dí, Pa Dí, ngƣời Nùng hoặc ngƣời

Giáy do tháo vát trong công việc nên có quyền ngang với ngƣời chồng trong việc ra

các quyết định. Phụ nữ Dao và Hmông nhìn chung có ít quyền hơn, chịu nhiều thiệt

thòi hơn, nhƣng tình trạng này có vẻ đang đƣợc cải thiện.

10. Phụ nữ dân tộc, kể cả phụ nữ dân tộc Hmông và Dao, hoàn toàn có thể làm tốt vai trò

ngƣời chăn nuôi lợn đen có kỹ thuật nếu họ đƣợc tập huấn và hƣớng dẫn thực hành

bằng tiếng dân tộc. Ngoài đóng vai trò chính trong chăn nuôi lợn đen, những ngƣời

phụ nữ dân tộc Giáy, Nùng cũng đảm nhiệm vai trò chính trong việc bán lẻ thịt lợn tại

các chợ xã (chồng họ làm thu gom kiêm giết mổ lợn), đôi khi họ cũng đi thu gom sản

phẩm cùng chồng. Việc thu gom và bán lẻ thịt lợn đen mang lại lợi nhuận cao hơn so

với chăn nuôi lợn đen. Đây cũng là một kênh cần quan tâm mở rộng để phụ nữ có thể

đóng vai trò tích cực hơn trong chuỗi giá trị lợn đen.

11. Những thách thức lớn nhất với phụ nữ dân tộc là:

- Gánh nặng công việc gia đình (xem Lịch 24 giờ trong báo cáo). Điều này khiến họ

quá bận công việc nhà, ít có thời gian nghỉ ngơi và tham gia công tác xã hội.

- Phong tục tập quán, tình trạng bất bình đẳng về giới còn khá phổ biến

- Rào cản về ngôn ngữ: đa số phụ nữ ngƣời dân tộc Hmông (khoảng 60%) không nói

đƣợc tiếng phổ thông.

- Tâm lý tự ti khá phổ biến trong chị em

- Trình độ văn hóa và kiến thức về xã hội và làm kinh tế của phụ nữ dân tộc còn

thấp.

12. Về giống: hiện nay khoảng 70% lợn giống là do ngƣời dân tự sản xuất hay mua ở trong

xã, phần còn lại là mua ở bên ngoài về (chợ Mƣờng Khƣơng, chợ Mƣờng Hum, chợ Lào

Cai). Tâm lý chung của bà con là tin tƣởng vào lợn giống tại chỗ hơn mua ngoài. Giá lợn

giống giao động từ 90-120.000đ/kg mua theo cân, nếu mua theo con thì từ 500.000đ-1,4

triệu đ/con tùy theo con giống. Hình thức gây giống phổ biến nhất là mỗi nhà nuôi 1-2 con

nái và cho phối giống với lợn đực của nhà khác. Tình trạng lai giống cận huyết, tuy đã

giảm đáng kể, nhƣng vẫn xảy ra chủ yếu xảy ra đối với các hộ dân tộc thiểu số nghèo hay

Page 10: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

9

hộ nuôi lợn thả rông ở vùng cao làm giảm chất lƣợng đàn lợn đen => Cần xem xét khả

năng chuyên môn hóa khâu sản xuất lợn đen giống.

13. Về thức ăn: đƣợc coi là một điểm mạnh của chăn nuôi lợn đen ở địa phƣơng. Hình thức

chủ yếu là bà con tự chế biến thức ăn cho lợn từ bột ngô, cám gạo do gia đình sản xuất

đƣợc kết hợp với rau, củ, cỏ sẵn có (rau lang, cây chuối...). Khó khăn: Tƣ duy chăn nuôi

lợn theo kiểu truyền thống đã ngấm sâu vào ý thức của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số,

theo đó gia đình có gì hay kiếm đƣợc gì thì cho lợn ăn đó, nếu không có thì thả rông để lợn

tự kiếm ăn. Nhiều hộ chăn nuôi không biết cho lợn ăn đúng cách (liều lƣợng và thành

phần dinh dƣỡng) tùy theo từng giai đoạn phát triển của lợn. Các hộ nghèo không có khả

năng đầu tƣ (mua thức ăn và cho ăn đầy đủ), thƣờng áp dụng phƣơng thức bán thả

rông hoặc thả rông.

14. Vốn vay để nuôi lợn: hiện nay không phải là một vấn đề lớn, bà con có thể dễ dàng vay

vốn (tới 30 triệu đồng trong 3 năm) với lãi suất ƣu đãi từ ngân hàng CSXH và ngân hàng

NN& PTNT đƣợc giải ngân qua các nhóm tín chấp do HPN, HND, ĐTN và CCB quản lý

đƣợc thành lập ở tất cả các thôn bản. Khó khăn: Tâm lý ỷ lại vào nhà nƣớc (bà con đã

quen với việc đƣợc vay vốn với lãi suất rất thấp từ các chƣơng trình, dự án của nhà nƣớc).

Đây là thách thức thực sự do khi tham gia chuỗi giá trị theo cơ chế thị trƣờng thì bà con sẽ

phải làm quen và chấp nhận lãi suất thị trƣờng, không còn bao cấp.

15. Qui mô chăn nuôi trung bình theo khảo sát đối với hộ nuôi lợn đen thịt là 6,79 con/hộ;

lợn nái là 0,90 con/hộ; lợn đực là 0,13 con/hộ. Có một số hộ chăn nuôi ở vùng thấp nuôi

tới 20-30 con lợn/lứa. Không có trang trại chăn nuôi qui mô lớn nào ở các địa bàn đƣợc

khảo sát, mặc dù theo số liệu thống kê của tỉnh, huyện Bát Xát hiện có 17 trang trại và

huyện Mƣờng Khƣơng 55 trang trại, tất cả chuyên về trồng cây lƣu niên và cây hàng năm.

Tình hình nuôi lợn đen ít thay đổi, các hộ gia đình ngƣời Dao, ngƣời Kinh, các hộ sống

ở vùng thấp nuôi nhiều lợn hơn các hộ vùng cao. Các hộ này thƣờng là những hộ có

hiểu biết tốt hơn về thị trƣờng và có nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi. Đa số

các hộ gia đình ngƣời Hmông nuôi ít lợn hơn và cũng có ít kiến thức về thị trƣờng

hơn, nhƣng họ lại là đối tƣợng chủ yếu nuôi lợn cắp nách theo phƣơng pháp truyền

thống (bán thả rong và thả rong) bán cho thị trƣờng.

16. Nuôi lợn đen theo phƣơng pháp truyền thống không mang lại lợi nhuận, thậm chí nếu

lợn chết thì bà con bị mất cả vốn lẫn lãi.Thời gian xuất chuồng đối với nuôi lợn đen

dài gấp đôi so với nuôi lợn lai trong điều kiện cho ăn đầy đủ (8-10 tháng so với 4-5

tháng). Đối với các hộ chăn nuôi theo phƣơng pháp truyền thống (ít cho ăn, có gì cho

ăn đấy, kết hợp thả rông) thì thời gian chăn nuôi còn kéo dài hơn, tới 2-3 năm.

17. Dịch vụ thú y: tại cả 4 xã khảo sát đều có cán bộ thú y cấp xã hoạt động. Riêng huyện

Mƣờng Khƣơng, do là huyện 30a, nên đã đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ xây dựng mạng lƣới cán

bộ thú y cấp thôn bản từ năm 2010. Nhìn chung, mạng lƣới cán bộ thú y cơ sở đã đóng vai

trò tích cực trong phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn đen nói riêng. Tuy

nhiên, dịch vụ thú y còn chƣa kịp thời và gặp những khó khăn nhƣ: năng lực thú y viên

hạn chế; ngƣời dân chƣa biết cách chẩn đoán bệnh, đi lại xa, v.v. Tình trạng bà con tự

khám và chữa bệnh cho lợn vẫn còn khá phổ biến ở 2 huyện đƣợc khảo sát. Dịch bệnh

trên lợn thƣờng phổ biến vào khoảng giáp tết hoặc từ tháng 5-8. Các bệnh phổ biến của

lợn bao gồm bệnh dịch tả (do hộ gia đình cho ăn thức ăn bị mốc), lepto (lợn nghệ),

viêm phổi, hen (do thả rông).

Page 11: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

10

18. Tiêu thụ lợn đen: việc bán lợn đen, đặc biệt là lợn cắp nách, hiện nay khá dễ dàng do

cung không đủ cầu của thị trƣờng. Ý kiến của 100% đối tƣợng đƣợc phỏng vấn khẳng

định điều này. Các thu gom lợn đen từ trong xã và ngoài xã thƣờng đến thu mua trực

tiếp tại các hộ, hoặc đƣợc hộ cần bán nhắn tin qua điện thoại. Tại 2 huyện khảo sát có

rất nhiều ngƣời làm thu gom kiêm giết mổ (ba toa). Tình trạng ba toa mua ép giá của

ngƣời dân có xu hƣớng giảm, chủ yếu nhờ bà con có thể dễ dàng khảo giá từ những

ngƣời trong thôn/bản vừa bán lợn, từ những ngƣời bán thịt lợn. Quan hệ giữa ba toa và

hộ chăn nuôi khá đơn giản “thuận mua vừa bán”, chƣa có thu gom nào trong vùng

khảo sát đầu tƣ cho các hộ chăn nuôi để tạo nguồn cung ổn định. Ngƣợc lại, giữa các

tác nhân thu gom và tiêu thụ có mối quan hệ gắn kết hơn.

19. Liên kết giữa các thu gom: giữa các ba toa không có sự hợp tác, ngƣợc lại là sự cạnh

tranh ngầm và công khai. Họ chủ yếu dựa vào sự chăm chỉ đi tìm nguồn hàng (kể các

các nguồn ngoài huyện và ngoài tỉnh) và các mối mua quen. Thu gom nhỏ chở hàng

đến bán cho thu gom lớn ở TP Lào Cai hay thị xã Sa Pa… bằng xe máy hoặc ô tô tùy

theo số lƣợng lợn đen đƣợc yêu cầu. Các thu gom nhỏ và lớn cũng có những đầu mối

tiêu thụ ruột ở ngoài tỉnh (các nhà hàng, cơ sở tiêu thụ ở dƣới xuôi nhƣ Hà Nội, Nam

Định…).

20. Khâu giết mổ lợn đen: tại các xã nghiên cứu đều có ba toa – thu gom kiêm thợ giết mổ

lợn, với qui mô giết mổ 1-2 con/ngày. Khu vực giết mổ lợn của các hộ này chƣa thật sự

đảm bảo điều kiện vệ sinh (mặt bằng, mặt sàn và các dụng cụ giết mổ chƣa đạt tiêu chuẩn

VSATTP, chƣa có hệ thống xử lý chất thải...). Tại các thị trấn trung bình một thợ mổ một

ngày 5-10 con lợn các loại, trong đó có 1-2 con lợn đen, riêng các phiên chợ cuối tuần

sản lƣợng thịt tăng gấp đôi. Tại thành phố Lào Cai có lò mổ đảm bảo VSATTP với công

suất 200-300 con/ngày đêm. Huyện Mƣờng Khƣơng có tƣ nhân đầu tƣ hàng trăm triệu

đồng xây dựng cơ sở giết mổ khá bài bản (chia ô nuôi lợn cho từng chủ, có hệ thống nồi

hơi, thu gom xử lý chất thải…).

21. Tiêu thụ lợn đen: Việc bán lợn đen, đặc biệt là lợn cắp nách, hiện nay khá dễ dàng do

cung không đủ cầu của thị trƣờng. Nhu cầu về thịt lợn đen tăng vào mùa tết, lễ hội, ngày

mùa, cuối tuần, từ tháng 9 đến hết Tết âm lịch. Sản phẩm lợn đen (lợn thịt & lợn cắp

nách) từ các hộ dân đƣợc bán ra 3 kênh tiêu thụ chủ yếu: Hộ chăn nuôi – Thu gom (

kênh này chiếm 50% thị phần); Hộ chăn nuôi – Tiêu dùng tại chỗ (hàng xóm; hộ dân

khác chiếm 20%); và Hộ chăn nuôi – Lò mổ, kiêm thu gom, bán buôn và bán lẻ (chiếm

30%). Từ các thu gom, sản phẩm lợn đen đƣợc tiêu thụ qua 4 kênh nhỏ: Thu gom –

Thợ giết mổ kiêm bán buôn và bán lẻ (chiếm 50% thị phần); Thu gom – Nhà hàng,

khách sạn (chiếm 20% thị phần, kênh này chủ yếu tiêu thụ lợn cắp nách); Thu gom –

Hộ giết mổ kiêm bán buôn bán lẻ (chiếm 20% thị phần, chủ yếu là mua lại lợn cắp

nách do đã có đơn đặt hàng, nhƣng chƣa đi thu gom đƣợc); Khoảng 10% lợn thịt đƣợc

bán cho ngƣời Trung Quốc. Khoảng 70% lợn cắp nách đƣợc bán cho các quán ăn tại khu

du lịch Sa Pa, thành phố Lào Cai, bán cho các cá nhân (cán bộ nhà nƣớc và doanh

nghiệp…) trong tỉnh. Phần còn lại bán ra ngoại tỉnh nhƣ: Hà Nội, Nam Định... theo hai

hình thức là bán cả con (gửi xe ôtô khách) và mổ tại Lào Cai (sau đó để thịt trong các hộp

xốp với nƣớc đá và gửi xe ô tô khách). Lợi nhuận bán lợn ra ngoài tỉnh thƣờng cao gấp

1,5-2 lần bán trong tỉnh.

Page 12: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

11

22. Về sản lƣợng: thịt lợn đen Lào Cai có sản lƣợng chƣa cao, đặc biệt là lợn cắp nách

khá hiếm. Để mua đƣợc một con lợn cắp nách mất nhiều thời gian đi lại lên các vùng

núi cao. Tổng số đàn lợn của tỉnh Lào Cai (cả lợn lai và lợn đen) hiện chiếm 1,68%

tổng đàn trong cả nƣớc. Ƣớc lƣợng tổng đàn lợn đen chiếm chƣa đầy 1% tổng đàn

trong cả nƣớc. Tổng sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng của tỉnh Lào Cai năm 2010 chỉ

chiếm 0,78% tổng sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng của cả nƣớc. Đối với hai huyện

Bát Xát và Mƣờng Khƣơng thì tỷ lệ này còn nhỏ hơn nhiều: chiếm 0,09% và 0,05%.

Nếu qui về thịt lợn đen hơi theo tỷ lệ chăn nuôi tại 2 huyện thì những con số trên còn

nhỏ hơn nữa. Điều này chứng tỏ còn rất nhiều cơ hội mở rộng thị trƣờng cho con lợn

đen bản địa của tỉnh Lào Cai.

23. Về giá cả: thịt lợn đen Lào Cai hoàn toàn có thể cạnh tranh và tham gia vào đƣợc thị

trƣờng cao cấp, khi xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng từ khâu sản xuất tới khâu

tiêu thụ và làm thƣơng hiệu cho sản phẩm. Các tỉnh hiện nay chƣa xây dựng thƣơng

hiệu (nhãn hiệu tập thể) cho sản phẩm thịt lợn đen của địa phƣơng. Do vậy đây là cơ

hội cho sản phẩm thịt lợn đen Lào Cai.

24. Xu hƣớng thị trƣờng cho chuỗi lợn đen: một vấn đề lớn cần lời giải ở đây đối với dự

án của Oxfam là làm sao vừa phát triển chăn nuôi hàng hóa với qui mô lớn và sản

lƣợng cao, nhƣng đồng thời vẫn giữ đƣợc chất lƣợng “đặc sản” của sản phẩm lợn đen.

Đây là một trong những thách thức lớn nhất trong phát triển chuỗi giá trị lợn đen và

chỉ khi nào giải quyết đƣợc vấn đề này thì mới mong nâng cấp thành công đƣợc chuỗi

giá trị lợn đen tại tỉnh Lào Cai. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cho rằng nếu con lợn đen

đƣợc nuôi đúng qui trình của ngƣời dân, không sử dụng thuốc tăng trọng thì không

phải lo ngại về thị trƣờng tiêu thụ. Sức mua thị trƣờng trong tỉnh (bao gồm thành phố

và khu du lịch) có thể đảm bảo lợn đen không bị ế.

25. Các thị trƣờng tiềm năng: thị trƣờng tiềm năng lớn nhất có thể khai thác là Trung

Quốc. Khi có sản phẩm thịt lợn có chất lƣợng tốt chắc chắn thị trƣờng Trung Quốc sẽ

chấp nhận với số lƣợng lớn. Thị trƣờng tiềm năng quan trọng khác là các tỉnh miền

xuôi (Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng...) đây là những thị trƣờng lớn, chấp nhận giá cao

nhƣng cần chất lƣợng thịt.

Các khuyến nghị:

1. Nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen là một công việc có ý nghĩa và hiệu quả thiết thực, tuy

nhiên đây đồng thời là một công việc phức tạp và khó khăn, đòi hỏi thời gian, công sức

và nỗ lực của nhiều cơ quan ban ngành, đoàn thể ở tỉnh Lào Cai, cũng nhƣ của các tổ

chức quốc tế nhƣ Oxfam Anh. Việc nâng cấp cần đề cập đồng bộ đến tất cả các khâu

quan trọng của chuỗi giá trị: Dịch vụ đầu vào, Chăn nuôi, Tiêu thụ, Cơ sở hạ tầng giết

mổ, cùng Cơ chế chính sách và Quản trị chuỗi.

2. Định hƣớng nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại tỉnh Lào Cai: Chia thành 3

giai đoạn:

Giai đoạn 1(khoảng 3-4 năm): Tổ chức lại sản xuất và lƣu thông hàng hóa, hình thành

chuỗi giá trị lợn đen bản địa tỉnh Lào Cai, bao gồm các nội dung sau:

- Giới thiệu và áp dụng qui trình kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi và sản xuất lợn đen

bản địa giống;

- Tổ chức các nhóm sở thích và đƣa các nhóm vào hoạt động;

- Củng cố hệ thống hỗ trợ kỹ thuật (KN, Thú y) cấp huyện và xã;

Page 13: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

12

- Điều chỉnh chiến lƣợc phát triển chăn nuôi của địa phƣơng đƣa con lợn đen bản địa

thành một trong những sản phẩm chủ lực;

- Xác định các thị trƣờng chiến lƣợc và thị hiếu thị trƣờng sản phẩm thịt lợn đen;

- Đƣa một số DN lãnh đạo/chủ lực tham gia chuỗi giá trị lợn đen bản địa;

- Xây dựng thƣơng hiệu lợn đen bản địa của Lào Cai.

Giai đoạn 2 (khoảng 2-3 năm): Củng cố quản trị chuỗi.

- Xác định rõ ràng vai trò và chức năng của từng tác nhân trong chuỗi đƣợc;

- Các tác nhân hoạt động theo hƣớng chuyên môn hóa (cung cấp DV, chăn nuôi, tiêu

thụ…) có thể áp dụng hình thức ký hợp đồng bao tiêu SP. Tác nhân chủ lực đóng

vai trò điều tiết, phối hợp

- Áp dụng qui trình chăn nuôi lợn đen chuẩn hóa trên toàn địa bàn;

- Thành lập các hội/hiệp hội chăn nuôi lợn đen

- Tiến hành quảng bá và định hƣớng ngƣời tiêu dùng về lợn đen

- Địa phƣơng đẩy mạnh công tác kiểm dịch và kiểm soát VSATTP

- Thƣơng hiệu lợn đen đƣợc khẳng định và đƣa đƣợc nhiều sản phẩm ra ngoài tỉnh

(khoảng 30-40% sản lƣợng xuất chuồng) => Thị trƣờng tiêu thụ ổn định.

Giai đoạn 3: Chuỗi giá trị lợn đen bản địa đƣợc nâng cấp.

- Tăng qui mô chăn nuôi lợn đen lên 2-3 lần so với hiện nay;

- Hình thức hợp đồng trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm đƣợc áp dụng rộng rãi;

- Ngƣời tiêu dùng ngoài tỉnh nắm đƣợc những thông tin quan trọng cần thiết về sản

phẩm lợn đen Lào Cai;

- Hiệp hội nắm vai trò quản lý chuỗi;

- Ổn định và tiếp tục mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, bao gồm cả xuất khẩu sản phẩm.

3. Đối tƣợng quan trọng nhất cần hỗ trợ là các hộ dân tộc nuôi lợn đen, đặc biệt là phụ

nữ. Những nội dung cần hỗ trợ bao gồm:

- Trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về kỹ thuật chăn nuôi lợn đen (gây

giống hoặc mua giống đúng tiêu chuẩn, chuẩn bị chuồng nuôi, chuẩn bị thức ăn,

cho ăn, nhận biết các bệnh thông thƣờng và cách thức đối phó, v.v.)

- Một nội dung quan trọng cần trang bị cho bà con là kỹ năng hạch toán các chi phí

trong chăn nuôi lợn, trƣớc hết giúp họ biết cách tính đƣợc những khoản thu chi

chính và thời điểm bán lợn đƣợc giá nhất, sau đó dần trang bị những kiến thức về

thị trƣờng cho cán bộ và bà con.

- Trƣớc mắt tổ chức các hộ chăn nuôi thành các nhóm sở thích 10-20 hộ/nhóm, ƣu

tiên thành viên là phụ nữ (chi tiết xem thêm phần III.9.2); tiến tới thành lập Hội

chăn nuôi lợn đen Lào Cai những năm sau này.

- HPN, HND kết hợp với khuyến nông và thú y huyện tuyên truyền vận động bà con

dân tộc vay vốn (từ ngân hàng CSXH, ngân hàng NN&PTNT) để đầu tƣ vào chăn

nuôi lợn đen, trƣớc hết là các hộ chăn nuôi giỏi (nuôi nhiều năm, mỗi lứa nhiều

con).

- Phòng Chăn nuôi và Thủy sản tỉnh kết hợp với Trạm khuyến nông 2 huyện xây

dựng đƣợc qui trình chăn nuôi lợn đen chuẩn (riêng cho lợn đen thịt và lợn cắp

nách), phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế của phƣơng thức

chăn nuôi truyền thống, trƣớc mắt thử nghiệm với các hộ tình nguyện. Có thể tận

dụng các nguồn lực từ Dự án phát triển chăn nuôi tỉnh Lào cai giai đoạn 2011-

2015, dự án Oxfam và các nguồn lực khác.

Page 14: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

13

- Đầu tƣ phục tráng giống lợn Mƣờng Khƣơng, xây dựng các cơ sở sản xuất giống

lợn đen tại 2 huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng. Tiến hành đăng ký thƣơng hiệu

lợn đen Mƣờng Khƣơng càng sớm càng tốt.

4. Do yếu tố đa dân tộc và đa văn hóa trong vùng dự án, nên cần áp dụng một cách linh

hoạt và thực tế các phƣơng pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tác nhân, đặc biệt là

hộ nghèo và phụ nữ dân tộc Hmông, Dao. Đối với các dân tộc vùng thấp, đa số ngƣời

dân hiểu tiếng Kinh thì có thể tiến hành tập huấn bình thƣờng. Riêng đối với bà con

và phụ nữ dân tộc Hmông thì ngoài áp dụng phƣơng thức hỗ trợ cầm tay chỉ việc, cần

tập huấn cho họ bằng tiếng Hmông để họ tiếp thu đƣợc tối đa kiến thức. Chú ý đảm

bảo những phụ nữ chăn nuôi lợn đƣợc tham gia tập huấn đầy đủ.

5. Một việc cần làm sớm là Ban quản lý DA và Oxfam Anh tổ chức đánh giá nhanh thị

trƣờng tiêu thụ lợn đen tại tỉnh Lào Cai, các thị trƣờng tiềm năng tại Hà Nội và các

tỉnh đồng bằng Sông Hồng, cụ thể là các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, siêu thị và

mạng lƣới công ty phân phối thịt lợn đen nhằm nắm bắt đƣợc nhu cầu và thị hiếu của

khách hàng, từ đó xây dựng các chiến lƣợc phát triển chuỗi và mở rộng thị phần tiêu

thụ một cách hợp lý.

6. Củng cố mạng lƣới khuyến nông và thú y tuyến huyện và tuyến cơ sở nhằm cung cấp

các dịch vụ có chất lƣợng và kịp thời tới các hộ chăn nuôi, kiểm soát đƣợc tình hình

dịch bệnh.

7. Tỉnh Lào Cai cần có chính sách hỗ trợ việc xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm lợn

đen. Việc xây dựng thƣơng hiệu cần lấy nguồn từ vốn sự nghiệp Khoa học của tỉnh –

do sở KHCN quản lý. Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thịt lợn đen Lào Cai

là loại hình “thƣơng hiệu” phù hợp hơn cả. Với kinh nghiệm của các tỉnh để cho việc

xây dựng Nhãn hiệu tập thể và khai thác đƣợc hiệu quả cần có một tổ chức trực tiếp do

ngƣời dân quản lý và khai thác. Bên cạnh đó tỉnh nên có các chƣơng trình nghiên cứu

bổ trợ hàng năm cho tổ chức này.

8. Cần nâng cấp hệ thống giết mổ lợn tại hai huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng đảm bảo

tiêu chuẩn VSATTP. Điều này vừa giúp đảm bảo trực tiếp sức khỏe của ngƣời tiêu

dùng tại tỉnh, vừa tạo điều kiện để có thể liên kết và phân phối sản phẩm lợn đen đi ra

thị trƣờng ngoài tỉnh Lào Cai. Cụ thể là giúp các hộ nâng cấp các điều kiện giết mổ tại

nhà mình lên một mức cao hơn và chuyên nghiệp hơn. Cần có một qui trình hƣớng dẫn

nâng cấp lò mổ đạt vệ sinh an toàn thực phẩm trong dự án này. Sự hỗ trợ nên theo

hƣớng “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”: dự án sẽ hỗ trợ một phần ngân sách để thuê

thiết kế khu giết mổ cho mỗi hộ, một lƣợng vốn nhỏ để “kích cầu”; các hộ tự đóng góp

các phần còn lại.

9. Hỗ trợ thành lập HTX, tiến tới thành lập Hội chăn nuôi lợn đen tỉnh Lào Cai. Nếu

thành lập HTX thì trƣớc mắt nên xây dựng tại mỗi huyện một HTX, sau đó xây dựng

Hội theo định hƣớng thị trƣờng riêng cho mỗi huyện. Nên thành lập Hội trên phạm vi

toàn tỉnh Lào Cai, lúc này cần có một hoặc một số doanh nghiệp tƣ nhân có đủ tiềm

lực để đẩy mạnh phát triển chuỗi. Nên lựa chọn doanh nghiệp đã đầu tƣ lò mổ đảm

bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên cơ sở đó sẽ tiếp tục hoàn thiện các thể chế về tổ

chức và vận hành phát triển chuỗi. Mô hình để quản lý với sự tham gia của các Sở ban

ngành liên quan nêu trong sơ đồ 3.6.

10. Để giải quyết vấn đề khó khăn là làm sao vừa phát triển chăn nuôi hàng hóa với qui

mô lớn và sản lƣợng cao, nhƣng đồng thời vẫn giữ đƣợc chất lƣợng “đặc sản” của sản

Page 15: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

14

phẩm lợn đen, nhóm tƣ vấn khuyến cáo Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai xây dựng và áp

dụng một qui trình kỹ thuật chăn nuôi lợn đen đƣợc chuẩn hóa và đƣợc kiểm soát chặt

chẽ; minh bạch hóa thông tin về quá trình nuôi và chế biến sản phẩm lợn đen theo

phƣơng châm “cung cấp đầy đủ thông tin từ ngƣời chăn nuôi tới “tận bàn ăn” của

ngƣời tiêu dùng”.

11. Về việc chọn địa điểm thực hiện dự án, nhóm chuyên gia gợi ý Ban quản lý dự án tỉnh

và tổ chức Oxfam Anh nên xem xét thực hiện tại 4-6 xã tại mỗi huyện Bát Xát và

Mƣờng Khƣơng do số đơn vị hành chính là khá lớn tại hai huyện, mỗi xã chọn 3 thôn.

Nên chọn các xã và thôn đại diện cho các vùng địa lý (thấp, trung, cao) và thỏa mãn

các yêu cầu sau: i) nuôi nhiều lợn đen; ii) có tỷ lệ ngƣời dân tộc Hmông & ngƣời Dao

cao; iii) xã không gặp quá nhiều khó khăn trong chăn nuôi lợn đen (không bị dịch bệnh

liên miên, không quá nghèo, quá khó tiếp cận về giao thông); và iv) tại mỗi huyện nên

chọn một xã khá.

Khuyến nghị với tổ chức Oxfam Anh:

1. Nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen là một hoạt động lớn, khó và đòi hỏi nhiều thời gian

và nguồn lực, Oxfam Anh cần làm việc với đối tác cấp tỉnh và huyện tại tỉnh Lào

Cai để huy động đƣợc tối đa sự tham gia của các bên liên quan và nguồn lực ngoài

dự án (từ các ngân hàng, DANIDA, chƣơng trình 135 và chƣơng trình 30a, v.v.).

có nhƣ vậy mới đảm bảo đạt đƣợc kết quả mong muốn.

2. Mặc dù đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp của dự án đã đƣợc xác định là 1.000 phụ nữ

dân tộc thiểu số và gia đình họ, dự án trƣớc hết cần tập trung vào xây dựng các mô

hình hộ làm kinh tế-chăn nuôi lợn đen giỏi nhằm tạo ra đƣợc chuỗi giá trị lợn đen

thực sự, sau đó sẽ tiến hành nhân rộng mô hình, không nhất thiết chỉ ƣu tiên làm

việc riêng với các hộ nghèo.

3. Oxfam Anh có thể giới thiệu, chia sẻ với đối tác tỉnh Lào cai những kinh nghiệm

hay tƣơng tự mà tổ chức thu đƣợc từ các dự án ở các tỉnh khác của Việt Nam, hay

từ các nƣớc khác.

4. Việc tham quan học hỏi kinh nghiệm cho các đối tác và hộ điển hình trong dự án

tới các dự án tƣơng tự khác (ví dụ: dự án “Hỗ trợ kỹ thuật về Phát triển kinh doanh

với ngƣời nghèo vùng nông thôn tỉnh Cao Bằng”) là cần thiết để họ có thể hiểu rõ

và làm tốt hơn công việc của mình.

Page 16: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

15

I. Bối cảnh nghiên cứu

I.1 Tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam

(Trung Quốc) với 203,5 km đƣờng biên giới, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía đông giáp

tỉnh Hà Giang, phía tây giáp tỉnh Lai Châu. Tổng diện tích tự nhiên 6.384km2, trong đó

đất nông nghiệp chiếm 13,2% và đất lâm nghiệp chiếm 51,45%2. Địa hình Lào Cai rất

phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng

Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hƣớng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía

tây tạo ra các vùng đất thấp và trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây

dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra

những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Địa hình có độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn

diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có

độ cao 3.143m so với mặt nƣớc biển.

Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình vùng cao từ 150C - 20

0C, vùng

thấp từ 230C - 29

0C. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín

gió còn xuất hiện sƣơng muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4

đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình

vùng cao từ 1.800mm – trên 2.000mm, vùng thấp từ 1.400mm - 1.700mm. Đặc điểm khí

hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì vậy Lào Cai có lợi thế phát triển các

đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác không có đƣợc nhƣ: hoa, quả, thảo dƣợc và cá nƣớc

lạnh.

Về hành chính, tỉnh chia thành 9 đơn vị hành chính lớn gồm thành phố Lào Cai và 8

huyện (Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mƣờng Khƣơng, Bắc

Hà), với 164 xã, thị trấn, trong đó có 138 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tổng dân số

toàn tỉnh: 626.220 ngƣời, trong đó có 315.320 nam và 310.900 nữ; 78,75% dân cƣ sống ở

vùng nông thôn. Dân tộc: có 25 nhóm/ngành dân tộc cùng chung sống trong đó dân tộc

thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh (dân tộc Hmông chiếm 22,21%, dân tộc Tày

15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít ngƣời Phù

Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,...), dân tộc Kinh chiếm 35,9%.

Phát triển kinh tế - xã hội: trong những năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2006 – 2010

Lào cai đƣợc đánh giá “đã đạt đƣợc bƣớc phát triển vƣợt bậc ở hầu hết các lĩnh vực kinh

tế, xã hội, đối ngoại và an ninh quốc phòng kinh tế xã hội, làm tiền đề cho sự ổn định và

phát triển của tỉnh3”. Năm 2010 tăng trƣởng kinh tế đạt 13%; khu vực Nông lâm nghiệp và

thuỷ sản đóng góp 29,64%, khu vực Công nghiệp và Xây dựng cơ bản đóng góp 37,80%

và khu vực Dịch vụ đóng góp 32,56% vào GDP của tỉnh. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn đang là

một trong các tỉnh nghèo nhất của cả nƣớc: tỉnh có 3 huyện nằm trong danh sách 62 huyện

nghèo nhất nƣớc (huyện 30a) và có 95 xã đƣợc xếp vào các xã khó khăn nhất nƣớc (xã

2 Phần lớn số liệu lấy từ Niên giám Thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010

3 Thông tin lấy từ “Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015” tỉnh Lào Cai trên

trang web: http://laocai.gov.vn/.

Page 17: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

16

135); thu nhập bình quân theo đầu ngƣời của tỉnh chỉ bằng gần 70% so với bình quân của

cả nƣớc ($805 và $1.160); tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới (áp dụng từ năm 2011) là

53,4%. Những vùng nghèo nhất thƣờng là những nơi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số

sinh sống cao.

Trong giai đoạn 2011-2015 Lào Cai có nhiều thuận lợi trong phát triển KT-XH và

XĐGN nhƣ đƣợc nêu trong “Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011

– 2015” nhƣ i) đƣợc Chính phủ xác định nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội -

Hải Phòng và là vị trí "cầu nối" giữa Việt Nam với thị trƣờng Tây Nam - Trung Quốc; một

số dự án lớn, dự án trọng điểm và lợi thế của tỉnh bƣớc đầu đƣợc khai thác và phát huy tác

dụng (Dự án đƣờng cao tốc Hà Nội- Lào Cai); ii) tình hình kinh tế xã hội của tỉnh ổn định và

phát triển; iii) Lào Cai đã trở thành điểm sáng về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn các

nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế nhờ những nỗ lực năng động sáng tạo, dám nghĩ dám

làm và những thành quả đạt đƣợc trong thời gian qua; và iv) Các chủ trƣơng, chƣơng trình,

dự án lớn của Chính phủ cho phát triển vùng cao, vùng biên giới Tây Bắc còn nhiều khó

khăn (Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, Chƣơng trình XĐGN, Chƣơng trình 30a,

Chƣơng trình 167...). Đồng thời, tỉnh cũng gặp những khó khăn:

1. Là tỉnh nghèo so mặt bằng chung của cả nƣớc; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

thấp; kết cấu hạ tầng còn yếu kém; tích luỹ nội bộ nền kinh tế thấp, nguồn lực cho

đầu tƣ phát triển còn nhỏ bé.

2. Yếu tố đa dân tộc, đa văn hóa, trình độ dân trí còn thấp, khả năng tiếp thu kiến

thức văn hoá, tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế; còn tƣ tƣởng ỷ

lại vào sự hỗ trợ của nhà nƣớc, ý thức tự vƣơn lên chƣa cao; trình độ cán bộ quản

lý nhà nƣớc, chuyên môn kỹ thuật, hiểu biết về thị trƣờng còn nhiều bất cập; năng

lực, quy mô sản xuất cũng nhƣ khả năng cạnh tranh các sản phẩm của các doanh

nghiệp trong tỉnh còn nhiều hạn chế chƣa tƣơng xứng với yêu cầu phát triển trong

tình hình mới.

3. Dự báo tình hình thời tiết (lũ lụt, giá rét, khô hạn…) và giá cả thị trƣờng tiếp tục

diễn biến phức tạp, khó lƣờng, ảnh hƣởng đến phát triển KT-XH của tỉnh.

Các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh năm 20104:

Sản lƣợng lƣơng thực 220.000 tấn (trong đó có 132.900 tấn thóc và 89.100 tấn

ngô).

Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng: đậu tƣơng (diện tích 5.015 ha, sản

lƣợng 4.922 tấn); lạc (1.319 ha, sản lƣợng 1.499 tấn); thuốc lá (784 ha, sản lƣợng

1.242 tấn). Bát Xát và Mƣờng Khƣơng là hai huyện có diện tích trồng cây hàng

năm lớn nhất (1.058 ha và 1.901ha). Cây ăn quả: dứa (701ha, sản lƣợng 13.160

tấn); chuối (889 ha, sản lƣợng 14.849 tấn). Mƣờng Khƣơng cùng với Bắc Hà và

Bảo Thắng là 3 huyện có diện tích trồng lớn nhất. Cây lâu năm: chè (3.406 ha, sản

lƣợng 2.691 tấn) đang có xu hƣớng giảm diện tích; cao su (689 ha) đang đƣợc tỉnh

khuyến khích mở rộng diện tích trồng.

Tổng đàn gia súc 155.089 con ( trong đó trâu 131.411 con; bò 23.678 con); đàn lợn

385.806 con (sản lƣợng thịt hơi 23.560 tấn) và đàn gia cầm 2.674.390 con.

4 Sở NN&PTNT Lào Cai: Báo cáo Kế hoạch phát triển nông nghiệp năm 2011

Page 18: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

17

Chăn nuôi lợn là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Lào Cai và trong mấy năm gần

đây có tốc độ tăng trƣởng hàng năm khá cao cả về tổng đàn và sản lƣợng thịt hơi xuất

chuồng (xem bảng 1.1 và 1.2). Tuy nhiên, chăn nuôi lợn đen bản địa chƣa đƣợc đề cập đến

trong các văn kiện phát triển (nhƣ kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch phát triển ngành

NN&PTNT...) nhƣ một sản phẩm thị trƣờng quan trọng của tỉnh và chƣa đƣợc đầu tƣ.

Bảng 1.1 SỐ LƢỢNG LỢN PHÂN THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

ĐVT: Con

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 334,391 332,048 353,341 382,115 407,496 459,303

Thành phố

Lào Cai 41,233 28,861 30,340 31,255 33,006 35,506

Huyện

Bát Xát 44,510 43,889 45,621 51,967 58,822 61,587

Mƣờng Khƣơng 29,861 27,573 26,959 28,179 29,421 32,609

Si Ma Cai 12,210 11,818 13,560 14,324 15,284 29,695

Bắc Hà 26,482 29,212 30,380 33,578 34,503 36,597

Bảo Thắng 69,145 77,239 85,298 87,545 91,135 109,848

Bảo Yên 44,815 43,905 46,395 47,784 48,980 55,406

Sa Pa 18,134 18,351 18,593 23,035 25,185 25,300

Văn Bàn 48,001 51,200 56,195 64,448 71,160 72,755

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010.

Bảng 1.2 SẢN LƢỢNG THỊT LỢN HƠI XUẤT CHUỒNG PHÂN THEO

HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

ĐVT: Tấn

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 15,068 16,211 18,608 20,394 22,043 23,560

Thành phố

Lào Cai 2,683 2,505 2,646 2,762 2,958 3,166

Huyện

Bát Xát 1,865 1,914 2,124 2,329 2,600 2,770

Mƣờng Khƣơng 1,177 1,247 1,316 1,352 1,418 1,594

Si Ma Cai 465 490 600 638 680 762

Bắc Hà 1,002 1,250 1,430 1,561 1,650 1,810

Bảo Thắng 3,210 3,688 4,610 5,352 5,800 6,018

Bảo Yên 2,030 2,114 2,445 2,575 2,645 2,770

Sa Pa 619 761 875 951 1,120 1,285

Văn Bàn 2,017 2,242 2,562 2,874 3,172 3,385

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010.

Page 19: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

18

Đa số các hộ gia đình dân tộc thiểu số vẫn giữ các sinh kế truyền thống, chủ yếu dƣới hình

thức tự cung tự cấp. Ngoài chăn nuôi trâu, bò và ngựa khá phổ biến để làm sức kéo, chăn

nuôi lợn đen bản địa là hoạt động kinh tế quen thuộc tại các cộng đồng dân tộc nghèo

vùng cao, trong khi trồng gạo đặc sản, rau vụ đông, chăn nuôi lợn lai và gia cầm là các sản

phẩm của các cộng đồng ít nghèo hơn ở các vùng thấp.

Đối với đại đa số bà con nói chung, và bà con dân tộc thiểu số nói riêng, tƣ duy kinh tế thị

trƣờng vẫn còn là một khái niệm mới lạ, sản xuất còn mang nặng tính chất tự túc tự cấp,

các sản phẩm mang ra chợ bán thƣờng có số lƣợng và chất lƣợng không ổn định. Bà con

thƣờng bán sản phẩm của mình khi gia đình có nhu cầu chi tiêu trong các dịp nhƣ lễ tết,

cƣới xin, ma chay, v.v. Việc thiếu thông tin thị trƣờng và các kỹ năng kinh doanh cũng

khiến cho bà con dân tộc thiểu số bị thiệt thòi trong sản xuất, kinh doanh và khó tham gia

vào những khâu mang lại giá trị cao trong các chuỗi giá trị sản phẩm của địa phƣơng (Ví

dụ: cung cấp dịch vụ đầu vào, tiêu thụ sản phẩm).

I.2 Huyện Bát Xát

Huyện Bát Xát nằm ở phía tây bắc tỉnh Lào Cai với gần 100km đƣờng biên giới với Trung

Quốc). Huyện có tổng diện tích tự nhiên 106.190ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ

chiếm 7,61% và đất lâm nghiệp 48,95%. Hành chính: huyện gồm 22 xã và 01 thị trấn

(trong đó có 20 xã vùng cao) với 244 thôn bản.

Dân số: 71.947 ngƣời (14.051 hộ; tỷ lệ nữ khoảng 50%) gồm 14 dân tộc: Hmông 28,39%;

Dao 26,75%; Giáy 19,30%; Kinh 18,18%, Hà Nhì 5,43% và các dân tộc khác 1,95%). Tỷ

lệ hộ nghèo: 19,37% (2009, còn theo tiêu chí mới: ?)

Hạ tầng cơ sở: 100% số xã có đƣờng ô tô đến trung tâm, 100% số thôn bản có đƣờng xe

máy đến nơi; 23/23 xã đều có điện lƣới quốc gia và đƣợc phủ sóng điện thoại di động; trên

70% dân số đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh.

Phát triển kinh tế - xã hội: cơ cấu kinh tế năm 20095: khu vực NLNN chiếm 43,42%;

khu vực CN-TTCN-XDCB chiếm 41,83% và khu vực Dịch vụ chiếm 14,75% tổng giá trị

gia tăng (VA) của toàn huyện. Huyện có những thế mạnh về trồng lúa và chăn nuôi. Một

số sản phẩm nông nghiệp chính:

Trồng trọt (2011): lúa 4.873 ha sản lƣợng trên 22.000 tấn (Bát Xát cùng với các

huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn là 4 huyện trồng lúa lớn của tỉnh); ngô 3.500

ha, sản lƣợng gần 14.000 tấn; sắn 550 ha, sản lƣợng 12.500 tấn; rau các loại (khoai

tây, dƣa chuột, đậu…) 620 ha, sản lƣợng 7.000 tấn; cây công nghiệp hàng năm

(lạc, đậu tƣơng, thuốc lá, chuối) và cây công nghiệp lâu năm (thảo quả 1.643 ha;

chè 470 ha, sản lƣợng 123,7 tấn búp chè tƣơi; xuyên khung…)

Chăn nuôi (2011): tổng đàn trâu 21.526 con; đàn bò 2.733 con; đàn lợn 67.138 con

(26% là lợn đen); ngựa 2.472 con; dê/cừu 2.678 con; gia cầm 362.000 con. Những

xã nuôi nhiều lợn nhất là Bản Qua, Quang Kim, Cốc San và Trịnh Tƣờng chiếm

khoảng 1/3 tổng đàn của huyện. Tổng sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng năm 2010

của huyện là 2.770 tấn.

5 Niên giám thống kê 2010 huyện Bát Xát.

Page 20: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

19

Trong huyện có 17 trang trại trồng cây hàng năm hoặc cây lâu năm và nuôi thủy

sản, nhƣng không có trang trại chăn nuôi nào.

Hoạt động ngân hàng – tín dụng: ngân hàng CSXH có khuyến khích các hộ chăn nuôi

qua việc cho vay chính sách6, tuy nhiên nhu cầu vay nuôi lợn là không cao. Liên quan trực

tiếp đến chăn nuôi có Quy định 53 cho vay chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh, tuy

nhiên mức cho vay còn thấp và hiệu quả không cao. Các khoản cho vay dịch vụ do ngƣời

vay sử dụng vốn thƣờng không đúng mục đích, nên rất khó xác định chính xác đƣợc bao

nhiêu % đƣợc bà con sử dụng vào việc chăn nuôi lợn của gia đình. Vốn cho vay hộ nghèo

đƣợc giải ngân gián tiếp thông qua các tổ vay vốn (50 hộ/tổ). Tổng số trên địa bàn huyện

có 244 thôn bản thì đã thành lập đƣợc 260 tổ vay vốn.

Định hƣớng phát triển 2011 – 2015:

Huyện tiếp tục xác định nông nghiệp - nông thôn - nông dân là mặt trận hàng đầu,

tập trung phát triển vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo chuyển biến

mạnh mẽ trong nông nghiêp - nông thôn. Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào

các lĩnh vực, trong đó tập trung vào sản xuất nông - lâm nghiệp.

Tập trung khai thác, huy động các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. Đẩy mạnh, tạo

bƣớc chuyển mạnh mẽ và sâu sắc trong công tác giáo dục - đào tạo, phát triển và

nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

I.3 Huyện Mường Khương

Huyện biên giới (80km với Trung Quốc) diện tích tự nhiên 55.614ha chia thành 4 tiểu

vùng khí hậu (thấp 3 xã, trung 6 xã, cao 4 xã và thƣợng 4 xã). Hành chính: gồm 16 đơn vị

(15 xã & TT Mƣờng Khƣơng đƣợc thành lập chính thức năm 2010). Dân số: 53.300 ngƣời

(26.680 nữ) gồm 14 dân tộc (Mông 43%, Nùng & Giáy 28%, Kinh 18%). Tỷ lệ hộ nghèo

rất cao 70%.

Hạ tầng cơ sở: 14/16 xã có đƣờng nhựa đến trung tâm, 100% xã có điện lƣới, 70% hộ sử

dụng điện (điện lƣới và thủy điện).

Phát triển Kinh tế-xã hội: nông lâm nghiệp chiếm 57%, DV 34%, TTCN 9% trong tổng

giá trị VA của huyện. Thu nhập bình quân 45triệu đ/ngƣời.năm ? Huyện có thế mạnh về

chăn nuôi, trồng ngô, trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm. Một số thông tin về sản

xuất nông nghiệp:

Diện tích trồng lúa gần 2.000ha (1.550 ha lúa mùa và 440ha lúa đông xuân), sản

lƣợng 8.500 tấn lúa nƣớc (chủ yếu tại Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai, Thanh Bình

và TT Mƣờng Khƣơng) và 50 tấn lúa nƣơng (Tả Thàng)

6 Ngân hàng CSXH đang triển khai 10 chƣơng trình cho vay chính sách, trong đó ngoài Chƣơng trình 167

cho sinh viên vay và không liên quan đến hoạt động sản xuất, các chƣơng trình khác đều liên quan đến việc

cho hộ nghèo, hộ gia đình dân tộc thiểu số vay vốn làm kinh tế, cho vay theo quỹ ủy thác của các tổ chức

quốc tế nhƣ Oxfam... (Kết quả phỏng vấn ông Phó Giám đốc ngân hàng CSXH huyện Bát Xát)

Page 21: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

20

Diện tích trồng ngô lai 6.500ha (phân bổ đều tại tất cả các xã), sản lƣợng dự tính

2011 khoảng 20.000 tấn (cao nhất tỉnh).

Diện tích trồng chè xuất khẩu sang Tây Á khoảng 1.009ha (chủ yếu ở Lùng Vai,

Bản Xen) giá hiện nay 2,5USD/kg; Thuốc lá (550ha, sản lƣợng 1.100 tấn) –

Mƣờng Khƣơng, Tung Chung Phố, Nấm Lƣ – chủ yếu trên diện tích đất 1 vụ; Đậu

tƣơng (1.200 ha, sản lƣợng 1.300 tấn) chủ yếu ở các xã vùng trung trở lên; Vùng

trồng dứa và chuối (chủ yếu ở Bản Lầu): xuất khẩu sang Trung Quốc 100% từ 3

năm nay, ngoài ra là cây ăn quả (lê xanh, mận hậu, quít)

Tổng đàn trâu: 16.000 con, bò: 3.800 con, lợn: 33.500 con – trong đó lợn đen

chiếm khoảng (60%), gia cầm: 245.000 con, Tổng sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng

năm 2010 của huyện là 1.594 tấn.

Toàn huyện có 55 trang trại trồng cây lâu năm nhƣng không có trang trại chăn

nuôi.

Các sản phẩm nổi tiếng: tƣơng ớt MK (30.000đ/lít), gạo đặc sản Sén Cù (giá hiện nay

26.000đ/kg), lạp xƣờng lợn đen (500.000đ/kg), thịt lợn đen sấy khô.

Hoạt động ngân hàng – tín dụng:

Ngân hàng NN&PTNT: dự nợ cho vay hiện nay khoảng 100 tỷ đồng, thu về 200 tỷ

đồng (Nhà nƣớc hỗ trợ 50% lãi suất cho vay 1,5%/tháng).

Đối tƣợng cho vay 1.400 hộ trong đó 55% là hộ nông dân, còn lại là CBCC nhà

nƣớc chủ yếu để phát triển chăn nuôi. Cán bộ NH có hƣớng dẫn bà con sử dụng

vốn, nhƣng không thuê chuyên gia địa phƣơng (KN, TY…). Ngân hàng không có

số liệu thống kê tổng hợp về phân loại kinh tế của ngƣời vay.

Giải ngân thông qua các tổ chức đoàn thể nhƣ HPN, HND, ĐTN, CCB.

Nợ xấu <1% (toàn tỉnh <2%, cả nƣớc 6,67%)

Định hƣớng của Đảng bộ huyện:

Đối với những vùng sản xuất hàng hóa đã hình thành: nâng cao chất lƣợng và công

tác chế biến sản phẩm

Vùng sản xuất hàng hóa mới: mở rộng

Phát triển chăn nuôi + trồng rừng

I.4 Giới thiệu vắn tắt về con lợn đen bản địa

Theo thống kê, Việt Nam có 20 giống lợn bản địa nhƣ lợn ỉ, Móng Cái, Thuộc Nhiêu, lợn

hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn Mƣờng Khƣơng (Lào Cai), lợn Táp Ná

(Cao Bằng), lợn lửng Phú Thọ, lợn đen 14 vú Mƣờng Lay (Điện Biên), lợn nâu (Sìn Hồ -

Lai Châu), v.v.

Các giống lợn bản địa chủ yếu đƣợc bà con các dân tộc miền núi khắp các vùng từ Móng

Cái (Quảng Ninh) qua dãy Trƣờng Sơn đến Bình Phƣớc lƣu giữ và chăn nuôi ở qui mô

nhỏ với phƣơng thức thả rông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều ngƣời đang

quay lại chăn nuôi các giống lợn bản địa vì các ƣu điểm: thịt ngon, ít bệnh tật, giá trị kinh

tế cao, chi phí đầu tƣ (chuồng trại, thức ăn…) thấp, nhu cầu thị trƣờng cao.

Page 22: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

21

Lợn đen đực giống

Lợn đen nái hậu bị

Lợn nái đen đã sinh sản ổn định

Hệ thống chăn nuôi các loại lợn bản địa hiện còn nhiều nhƣợc điểm: nuôi bán thả rông hay

thả rông gây khó khăn cho việc ghép đôi giao phối, tình trạng lai cận huyết làm thoái hóa

giống lợn, năng suất thịt thấp, qui mô nhỏ, sản lƣợng thấp khó trở thành sản xuất hàng hóa

lớn, v.v.

Page 23: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

22

Nguồn gốc giống lợn đen: Lợn đen là giống lợn nuôi ở nhiều địa phƣơng miền núi phía

bắc Việt Nam. Lào Cai có giống lợn đen nổi tiếng là lợn Mƣờng Khƣơng. Giống này nuôi

phổ biến ở huyện Mƣờng Khƣơng và ở các xã vùng thấp của huyện Bát Xát.

Đặc điểm của giống lợn Mường Khương: toàn thân lợn màu đen, có con có đốm trắng ở

trán, 4 chân và chóp đuôi, tai to và hơi cúp chĩa ra phía trƣớc, mõm dài. Tầm vóc trung

bình, mình hơi lép. Lợn nái thƣờng đẻ 7-9 con/lứa, số lứa đẻ bình quân khi nuôi thả rông

là 1,4 lứa/năm, nếu nuôi nhốt và làm tốt công tác quản lý thì số lứa đẻ cao hơn tới 1,5-2,0

lứa/năm. Khối lƣợng sơ sinh bình quân 0,55 kg, lợn 2 tháng tuổi đạt 6,39 kg. Tỷ lệ nuôi

sống tới cai sữa trong điều kiện sản xuất đạt 84%, là thấp do phƣơng thức chăn nuôi còn

mang tính quảng canh. Lợn thịt nuôi thả rông chậm lớn, 8 tháng tuổi chỉ đạt 39kg/con.

Nếu nuôi nhốt và nuôi dƣỡng tốt thì lợn cho mức tăng trọng khá, 10 tháng tuổi có khối

lƣợng 75 -80 kg/con; tiêu tốn 6,5-6,7 kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng. Kết quả mổ khảo sát

ở khối lƣợng 55 -60 kg/con nuôi tới 7 tháng tuổi đạt tỷ lệ móc hàm 78,81%; tỷ lệ thịt xẻ

đạt 66,52%; tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ 38-42%; tỷ lệ mỡ/thịt xẻ 34-36%. Ở khối lƣợng mổ giết

75kg/con ở 8 tháng tuổi cho kết quả tƣơng đƣơng nhƣ 7 tháng tuổi.

Ưu điểm: Dễ nuôi, sức chống bệnh tốt, chịu đựng kham khổ, phẩm chất thịt cao, sản phẩm

đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Nhược điểm: Thành thục muộn (tuổi phối giống lần đầu

bình quân 240 ngày, khối lƣợng phối giống lần đầu bình quân nhỏ: 40 kg/con, chu kỳ

động dục 28 ngày (dài hơn các giống nội khác, bình quân là 21 ngày). Thời gian động dục

dài, bình quân 4,4 ngày. Khả năng sinh sản kém, đẻ ít con, khối lƣợng con sơ sinh nhỏ.

Lợn thịt nuôi lâu lớn, tích nhiều mỡ dƣới da, mỡ lá, mỡ chài.

Giống lợn mẹo phụ thuộc vào phƣơng thức chăn nuôi mà chia làm 2 loại: lợn cắp nách và

lợn thịt mẹo. Lợn cắp nách có trọng lƣợng nhỏ dƣới 20 kg đƣợc nuôi theo phƣơng thức chăn

thả tự do. Thức ăn chủ yếu là cây cỏ, củ, ít đƣợc cho ăn tinh bột và cháo. Lợn thƣờng có lông

rậm và mõm nhọn dài, bốn chân nhỏ và móng dài do phải đào bới và leo trèo đồi dốc. Giống

lợn này đƣợc nuôi nhiều bởi các hộ bà con dân tộc Hmông ở vùng núi cao. Lợn thịt mẹo có

lông da màu đen, lông dài và cứng; thƣờng có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán và đuôi, một số

có loang trắng ở bụng. Đầu to, rộng, mặt hơi gãy, trán dô và thƣờng có xoáy trên trán,

mõm dài, tai nhỏ và hơi chúc về phía trƣớc. Vai rộng, lƣng rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên.

Mông cao hơn vai, bụng to nhƣng không sệ. Chân cao, thẳng, vòng ống thô, đi đứng trên

hai ngón trƣớc. Lợn 12 tháng tuổi nặng khoảng 40 kg, khối lƣợng lợn sơ sinh 0,48-0,5

kg/con, khối lƣợng trƣởng thành 110-120kg/con.

Hiện nay giống lợn đen lai (lợn nái đen * lợn đực giống trắng (nhƣ lợn Đại Bạch) ra các con

đen) đang dần phổ biến tại các xã vùng thấp ở huyện Bát Xát và huyện Mƣờng Khƣơng, chủ

yếu trong các hộ nuôi là ngƣời Kinh, Tày, Nùng, Tu Dí, Giáy.

Page 24: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

23

II. Giới thiệu

II.1 Mục tiêu của nghiên cứu

Mục tiêu chung

i) Nghiên cứu nâng cấp chuỗi lợn giá trị đen bản địa tại 2 huyện Bát Xát và Mƣờng

Khƣơng, tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội để phụ nữ dân tộc, đặc biệt là phụ nữ ngƣời

Dao và Hmông, tại địa phƣơng tăng cƣờng sự tham gia vào và hƣởng lợi từ các

khâu quan trọng của chuỗi, qua đó giúp họ nâng cao thu nhập một cách bền vững

và dần đóng vai trò làm chủ về kinh tế;

ii) Xây dựng Quy trình kỹ thuật (QTKT) chăn nuôi lợn đen bản địa theo định hƣớng

thị trƣờng tại tỉnh Lào Cai (gồm 01 Tài liệu hƣớng dẫn tập huấn cho cán bộ địa

phƣơng và 01 bộ hƣớng dẫn cho các hộ chăn nuôi).

Mục tiêu cụ thể

1. Xác định các tác nhân chủ chốt và các khâu chủ chốt trong chuỗi giá trị lợn đen

bản địa để có thể đƣa ra những khuyến nghị nâng cấp chuỗi.

2. Xác định vai trò của ngƣời phụ nữ dân tộc, những cản trở, thách thức và cơ hội liên

quan tới tăng cƣờng sự tham gia và hƣởng lợi của họ trong các khâu của chuỗi giá

trị lợn đen bản địa (Ví dụ: cung cấp dịch vụ đầu vào, chăn nuôi, thu gom, giết mổ,

bán lẻ v.v.). Từ đó đƣa ra những khuyến nghị về chiến lƣợc và giải pháp nâng cấp

chuỗi (các hoạt động chính, phƣơng pháp triển khai, các đối tác tiềm năng…)

nhằm giúp họ (tận dụng cơ hội thị trƣờng, khắc phục khó khăn và thách thức) tăng

cƣờng sự tham gia và hƣởng lợi trong chuỗi, tiến tới làm chủ về kinh tế (tăng

quyền ra quyết định).

3. Đƣa ra những dự báo về nhu cầu thị trƣờng (cấp địa phƣơng và quốc gia) cho các

sản phẩm lợn đen bản địa về năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu này của những

ngƣời hƣởng lợi trong vùng dự án. Xây dựng các kịch bản cho thị trƣờng sản xuất

và tiêu thụ khác nhau (sản xuất không đủ cung, cầu thấp, chi phí đầu vào cao hoặc

thấp…).

4. Xây dựng tài liệu hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa theo

định hƣớng thị trƣờng cho cán bộ địa phƣơng tại tỉnh Lào Cai.

5. Xây dựng tài liệu vắn tắt hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa

theo định hƣớng thị trƣờng cho các hộ chăn nuôi, đặc biệt cho đối tƣợng phụ nữ

dân tộc tại vùng dự án của Oxfam Anh tại tỉnh Lào Cai.

II.2 Nội dung nghiên cứu

1. Tình hình phát triển KT-XH nói chung + các đặc điểm về địa lý, khí hậu, văn hóa

và thị trƣờng tại địa bàn nghiên cứu. Lƣu ý các yếu tố văn hóa truyền thống, đặc

Page 25: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

24

biệt là tính đa dân tộc, đa văn hóa, tình hình phát triển thị trƣờng, xu thế phát triển

trong vòng 5-10 năm tới.

2. Tình hình phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn đen bản địa nói riêng

tại các vùng nghiên cứu: môi trƣờng chính sách (thực trạng và định hƣớng phát

triển chăn nuôi lợn đen bản địa của chính quyền địa phƣơng), tổ chức nhà nƣớc và

cơ chế quản lý, cơ sở hạ tầng (điện, đƣờng giao thông, hệ thống truyền thông, liên

lạc), tình hình cung cấp tín dụng, sử dụng đất; thực trạng chăn nuôi lợn nói chung

và lợn đen bản địa nói riêng (qui mô và phƣơng thức chăn nuôi, các vấn đề về kỹ

thuật về chuồng trại, giống, thức ăn, chăm sóc, bán lợn…), các vấn đề liên quan

đến phát triển thị trƣờng, v.v. (phân tích SWOT) để tìm ra những điểm mạnh, điểm

yếu, cơ hội và thách thức chính, xu thế phát triển trong vòng 5-10 năm tới.

3. Vấn đề giới và dân tộc trong phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn đen

bản địa nói riêng tại các vùng nghiên cứu (phân tích SWOT) để tìm ra những điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chính đối với phụ nữ vùng dự án trong lĩnh

vực này.

4. Phân tích thị trƣờng lợn đen bản địa hiện nay và thị trƣờng tiềm năng cho sản

phẩm này: (phỏng vấn các tác nhân + phân tích SWOT + nghiên cứu tài liệu) để

tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chính đối với các hộ chăn

nuôi vùng DA nói chung và phụ nữ nói riêng; vẽ sơ đồ chuỗi giá trị lợn đen bản địa

và phân tích giá trị/lợi nhuận của từng tác nhân và từng khâu trong chuỗi; phân tích

sự cạnh tranh và xác định thị trƣờng tiềm năng cùng những yêu cầu của chúng đối

với sản phẩm lợn đen bản địa của Lào Cai trong bối cảnh xu thế phát triển trong

vòng 5-10 năm tới.

5. Khảo sát tình hình chăn nuôi lợn đen bản địa tại các hộ dân để xây dựng tài liệu

hƣớng dẫn cán bộ và ngƣời dân địa phƣơng.

II.3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen bản địa Lào Cai, hai phƣơng pháp

sau đã đƣợc sử dụng cùng với thu thập các thông tin thứ cấp và sơ cấp:

Phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị với các công cụ phân loại tác nhân và thu thập

thông tin theo từng tác nhân; đặc biệt là các tác nhân thƣơng mại, các cơ quan quản

lý nhà nƣớc.

Phƣơng pháp chẩn đoán hệ thống chăn nuôi: chỉ ra các đặc điểm của từng hệ

thống chăn nuôi lợn đen bản địa của ngƣời dân tại hai huyện Mƣờng Khƣơng và

Bát Xát

Các bƣớc thực hiện và phƣơng pháp sử dụng:

1. Xác định thông tin và nguồn thông tin cần thu thập: thảo luận nhóm và làm việc

với cán bộ Oxfam Anh và đối tác tỉnh Lào Cai về các loại và nguồn thông tin sơ

cấp và thứ cấp cần thu thập.

2. Tiến hành thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp: họp nhóm cán bộ (cấp huyện, xã

và thôn bản) và hộ dân, phỏng vấn cá nhân (cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, các tác

nhân); thu thập các báo cáo, kế hoạch, tài liệu thống kê, kết quả nghiên cứu v.v.

Page 26: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

25

3. Xử lý (phân tích, tổng hợp) các thông tin, dữ liệu thu đƣợc và viết báo cáo với các

phát hiện và khuyến nghị/đề xuất.

4. Gửi dự thảo báo cáo lấy ý kiến đóng góp và hoàn thiện, dịch báo cáo ra tiếng Anh.

II.4 Một số hạn chế của nghiên cứu

1. Thời gian hạn chế: một nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin ban đầu quan trong

cho một dự án lớn cần đƣợc thực hiện trong một thời gian tƣơng ứng. Trên thực tế,

nhóm nghiên cứu chỉ có 1 tuần đi khảo sát hiện trƣờng và một ngày hội thảo lấy ý

kiến đóng góp cho báo cáo nghiên cứu.

2. Địa bàn khảo sát chƣa phù hợp: nhóm tƣ vấn đã nêu yêu cầu đƣợc khảo sát 2 xã tại

mỗi huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng với các tiêu chí: i) nuôi nhiều lợn đen; ii)

có tỷ lệ ngƣời dân tộc Hmông & Dao cao; iii) 1 xã khá và 1 xã nghèo, nhƣng trên

thực tế, tiêu chí 1 đã không đƣợc đảm bảo. Ví dụ: nên tiến hành khảo sát xã Cao

Sơn (với 90% hộ chăn nuôi lợn đen) thay cho xã Thanh Bình (nuôi ít lợn) ở huyện

Mƣờng Khƣơng.

3. Khó khăn trong thu thập thông tin hiện trƣờng: lực lƣợng tham gia mỏng, số cuộc

làm việc lớn và áp lực thời gian cao, thiếu tài liệu báo cáo hiện trƣờng (VD: báo

cáo tình hình phát triển KT-XH năm 2010 của tỉnh Lào Cai, 2 huyện và ¾ xã khảo

sát, niên giám thống kê năm 2010 huyện Mƣờng Khƣơng). Nhóm nghiên cứu đã

phải sử dụng nhiều thông tin thứ cấp để viết báo cáo.

4. Kinh phí quá thấp, nhƣng yêu cầu cao về chuyên môn và kết quả từ phía nhà tài trợ

và đối tác.

5. Chƣa đủ thông tin về nhu cầu thịt lợn đen bản địa của ngƣời tiêu dùng ở tỉnh Lào

Cai, Hà Nội và các tỉnh lân cận để phân khúc thị trƣờng, do vậy ảnh hƣởng lớn tới

việc đƣa ra các khuyến cáo mang tính chiến lƣợc về qui mô và phát triển các kênh

tiêu thụ.

Page 27: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

26

III. Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị

III.1 Các cuộc làm việc tại hiện trường

Nhóm chuyên gia nghiên cứu của CSDP đã tiến hành công tác hiện trƣờng tại tỉnh Lào cai

từ ngày 5 đến 10 tháng 10 năm 2011. Trong thời gian ngắn kể trên, nhờ sự hỗ trợ nhiệt

tình và có hiệu quả của các cán bộ dự án Oxfam và cán bộ đối tác địa phƣơng từ Sở

NN&PTNT và Hội phụ nữ tỉnh Lào Cai, cũng nhƣ sự hợp tác của cán bộ và ngƣời dân các

xã và thôn đƣợc khảo sát, một khối lƣợng công việc khá lớn đã đƣợc thực hiện bao gồm:

04 cuộc hội thảo cấp tỉnh và huyện với các đối tác chínhcủa dự án

17 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với một số cán bộ cơ quan chức năng tại TP Lào Cai,

hai huyện Mường Khương và Bát Xát nhằm nắm bắt tình hình phát triển KT-XH tại địa

phƣơng, tình hình thực hiện các cơ chế chính sách thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị

lợn đen bao gồm các cơ chế chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất kinh doanh, thu

thập các tài liệu thứ cấp cần thiết (kế hoạch, báo cáo định kỳ, nghị quyết, số liệu thống

kê…).

14 cuộc thảo luận nhóm nhóm cán bộ cấp xã, thôn/bản và nhóm hộ gia đình chăn nuôi

tại 4 xã khảo sát nhằm xây dựng sơ đồ quan hệ thị trƣờng; bổ sung các thông tin sâu về

chuỗi giá trị lợn đen bản địa; phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức

(SWOT) của các tác nhân trong chuỗi (đặc biệt các khâu mà phụ nữ tham gia nhiều nhất);

xác định các tác nhân lò mổ, ngƣời thu mua, ngƣời cung cấp đầu vào tại địa phƣơng.

34 cuộc phỏng vấn hộ gia đình chăn nuôi lợn đen được tiến hành tại các thôn khảo sát

nhằm thu thập các thông tin sâu về hoạt động sản xuất và tiêu thụ lợn đen bản địa của

đồng bào dân tộc thiểu số

11 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các tác nhân khác.

Ngoài ra, nhóm tư vấn cũng tiến hành khảo sát nhanh thị trường bán lẻ thịt lợn đen tại

thị trấn Sa Pa thông qua phỏng vấn 2 nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch kiêm đầu

mối thu gom lợn cắp nách cho ngƣời tiêu dùng dƣới xuôi (Cửa hàng ăn Anh Duy, gần bến

xe Sapa; Cửa hàng đồ nƣớng, khu ẩm thực gồm 33 gian hàng bán đồ nƣớng, lẩu cho khách

du lịch gần chợ Sa Pa).

III.2 Phân tích Chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại tỉnh Lào Cai

III.2.1 Khái quát chung về Chuỗi giá trị chăn nuôi

Một chuỗi giá trị chăn nuôi thƣờng bao gồm 3 khâu với các hoạt động chính nhƣ sau (hình

3.1):

1. Cung cấp các dịch vụ đầu vào: chuồng nuôi, giống, thức ăn, văcxin, dịch vụ thú y,

vốn…

2. Quá trình chăn nuôi: chuẩn bị thức ăn và cho ăn, vệ sinh chuồng trại, chăm sóc khi

vật nuôi bị ốm, vỗ béo trƣớc khi xuất chuồng.

Page 28: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

27

3. Quá trình tiêu thụ: vận chuyển, bán sản phẩm, thu gom, giết mổ, bán buôn, bán lẻ.

Hình 3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị chăn nuôi đơn giản

Những hộ chăn nuôi thƣờng cần các dịch vụ đầu vào nhƣ vốn (qua hệ thống ngân hàng

CSXH, ngân hàng NN&PTNT hoặc vay tƣ nhân), con giống (cung cấp tại chỗ hay từ bên

ngoài thôn/bản), kỹ thuật chăn nuôi (từ cán bộ khuyến nông, từ kinh nghiệm truyền thống của

địa phƣơng) bao gồm cả việc tiêm chủng (cán bộ thú y xã hoặc tự tiêm) và làm chuồng, thức

ăn (từ nguồn lƣơng thực và thức ăn sẵn có của gia đình, tìm kiếm trong tự nhiên, hoặc mua

thức ăn công nghiệp từ các đại lý ở thành phố Lào Cai, các thị trấn, hay mua tại các cửa hàng

đại lý hoặc bán lẻ trong xã). Những tác nhân chính của khâu này là các nhà cung cấp dịch vụ

đầu vào kể trên. Vai trò của ngƣời phụ nữ đƣợc thể hiện dƣới hình thức ngƣời cung cấp vốn

(HPN và nhóm tín dụng), cán bộ khuyến nông và thú y xã (đa số là nam), các hộ bán vật tƣ

nông nghiệp (thƣờng cả hai vợ chồng cùng làm).

Quá trình chăn nuôi bao gồm: tìm kiếm thức ăn và cho ăn, chăm sóc (vệ sinh chuồng trại và

vật nuôi), phát hiện và chữa trị khi vật nuôi mắc bệnh, vỗ béo trƣớc khi bán. Vai trò của phụ

nữ đƣợc thể hiện đặc biệt nổi bật dƣới hình thức ngƣời trực tiếp chăn nuôi.

Việc tiêu thụ sản phẩm bao gồm tiêu thụ trong gia đình hộ chăn nuôi, bán cho thu gom nhỏ

tại địa phƣơng hay từ bên ngoài tới. Thu gom nhỏ sau đó bán sản phẩm cho các thu gom vừa

và lớn (ở các thị trấn, thành phố), họ cũng có thể giết mổ và bán lẻ tại chỗ một phần sản phẩm

thu gom đƣợc. Các thu gom vừa và lớn cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng, khách sạn tại địa

phƣơng hoặc bán tiếp sản phẩm ra ngoài tỉnh (xuống dƣới xuôi). Một kênh tiêu thụ tiềm năng

khác là xuất khẩu sang Trung Quốc. Các tác nhân chính của khâu này gồm ngƣời sản xuất, tác

nhân thu gom, tác nhân giết mổ và ngƣời tiêu dùng. Vai trò của phụ nữ đƣợc thể hiện dƣới

hình thức ngƣời tiêu thụ và bán lẻ sản phẩm chăn nuôi.

Về lợi nhuận, những tác nhân tham gia khâu cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản

phẩm thƣờng kiếm đƣợc lợi nhuận cao hơn các tác nhân tham gia quá trình chăn nuôi. Do

đó, muốn phát huy vai trò làm chủ về kinh tế cho ngƣời phụ nữ thì cần tạo điều kiện cho

họ tham gia nhiều hơn vào những khâu này.

III.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn đen bản địa tại các vùng khảo sát trong tỉnh Lào Cai

Lợn đen đƣợc phân bố khá đều trong các huyện của Lào Cai, tuy nhiên hai huyện có nhiều lợn

đen nhất là Mƣờng Khƣơng (18.500 con, chiếm khoảng 60% tổng đàn) và Bát Xát (17.500

con, chiếm 26% tổng đàn). Theo kết quả phỏng vấn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo có tham gia

chăn nuôi lợn đen bản địa khá cao, chủ yếu là ngƣời dân tộc Hmông và Dao ở các thôn vùng

cao của hai huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng. Theo kết quả phỏng vấn, chăn nuôi lợn đen

Cung cấp

dịch vụ

đầu vào

Quá

trình

chăn nuôi

Bán sản

phẩm

chăn nuôi

Giết

mổ

Bán

lẻ

Page 29: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

28

bản địa mới phát triển vài năm gần đây do nhu cầu của thị trƣờng tăng cao đối với hai loại

lợn đen bản địa: lợn to (từ 60kg đến trên 1 tạ) và lợn cắp nách (dƣới 25kg). Riêng lợn cắp

nách đang là mặt hàng khan hiếm và bán đƣợc giá cao gấp đôi lợn đen to. Tuy nhiên, chăn

nuôi lợn đen bản địa vẫn chƣa đƣợc các cấp chính quyền, đoàn thể và ngƣời dân trong tỉnh

Lào Cai nói chung, và trong vùng khảo sát nói riêng, coi là ngành kinh tế hàng hóa có ý

nghĩa (so với chăn nuôi trâu, bò, ngựa và gia cầm), chƣa đƣợc đƣa vào các kế hoạch phát

triển KT-XH và chƣơng trình hành động (của HPN, HND, ĐTN…) các cấp, nên chƣa có

chính sách và định hƣớng đầu tƣ tƣơng xứng. Đây là điểm yếu đầu tiên cần khắc phục để

đƣa chăn nuôi lợn đen bản địa trở thành ngành kinh tế hàng hóa có ý nghĩa của địa

phƣơng, ít nhất đối với các xã trong vùng dự án của Oxfam Anh.

Thông tin thu đƣợc từ hiện trƣờng cho thấy nuôi lợn đen bản địa là khá phổ biến trong các

xã đƣợc khảo sát: trên 70% hộ gia đình thiểu số (Dao, Hmông, Hà Nhì, Nùng…) nuôi lợn

đen bản địa; có xã vùng cao nhƣ xã Cao Sơn (huyện Mƣờng Khƣơng) có tới 90% hộ dân

nuôi lợn đen bản địa. Trong số 33 hộ đƣợc phỏng vấn theo hình thức lấy mẫu tình cờ, thì đại

đa số (27 hộ hay 81,8%) chỉ nuôi lợn đen bản địa; 3 hộ (9,6%) không nuôi lợn đen chỉ nuôi

lợn lai; 3 hộ (9,6%) nuôi cả lợn đen và lợn lai. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nuôi lợn đen bản địa cao

không có nghĩa là tổng đàn lợn đen bản địa lớn hơn tổng đàn lợn lai. Ví dụ: ở huyện Bát Xát,

lợn đen bản địa chỉ chiếm 26% tổng đàn lợn của huyện.

Mục đích chăn nuôi lợn đen bản địa: chƣa phải là chăn nuôi hàng hóa mà chủ yếu là theo

truyền thống, thói quen. Bà con dân tộc thiểu số nuôi lợn đen bản địa theo phƣơng pháp

truyền thống, ít đầu tƣ, coi đây là “cục tiền tiết kiệm” của gia đình phòng khi có nhu cầu

chi tiêu lớn. Bà con chỉ có ý định bán lợn nếu họ có nhiều lợn, hay khi cần tiền cho các chi

tiêu lớn của gia đình (cƣới xin, ma chay, lễ tết, làm nhà, trả nợ, v.v.).

III.2.3 Tổng quan về các tác nhân trong chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại Lào Cai

Qua kết quả phỏng vấn đƣợc tập hợp trong hình 3.2 và 3.3 ta thấy việc chăn nuôi và tiêu thụ

lợn đen bản địa tại các địa bàn khảo sát còn ở dạng truyền thống đơn giản, tạm thời coi là hình

thức chuỗi giá trị “sơ khai”. Lƣu ý rằng để đƣợc coi là một chuỗi giá trị “thực sự” thì cần thỏa

mãn các tiêu chí về: qui mô chăn nuôi, sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng hàng năm, số khách

hàng tiêu thụ sản phẩm, mô hình quản trị chuỗi, thị phần thịt lợn đen trên thị trƣờng thịt lợn

của tỉnh và của quốc gia, v.v. Một số đặc điểm chính về các tác nhân chính và phân công lao

động của họ trong chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại 2 huyện khảo sát gồm:

Hộ chăn nuôi: vừa cung cấp lợn giống, vừa chăn nuôi lợn, vừa tìm kiếm và chế

biến thức ăn, vừa tự tiêu thụ và bán lợn.

Cán bộ thú y xã, ngƣời dân: làm dịch vụ thú y, bán thuốc, chữa bệnh

Ngân hàng CSXH, ngân hàng NN&PTNT, các tổ chức đoàn thể (HPN, HND,

ĐTN, CCB): cung cấp vốn cho chăn nuôi của các hộ dân.

Thợ mổ kiêm thu gom (ba toa) trong và ngoài xã, thu gom lớn (tại TP Lào Cai và

Sa Pa): thu mua sản phẩm lợn đen bản địa

Lò mổ tại thị trấn, thành phố: qui mô vừa, có đầu tƣ bảo đảm yếu tố vệ sinh môi

trƣờng và an toàn thực phẩm.

Page 30: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

29

Bán buôn, bán lẻ: các đầu mối thu gom vừa và lớn tại TP Lào Cai, thị trấn Sa Pa,

Bát Xát; các phản thịt tại các chợ thị trấn, TP Lào Cai

Các cơ quan quản lý, kỹ thuật (Khuyến nông, Thú y, Kiểm dịch động vật): mới

chỉ có thú y và kiểm dịch phát huy tác dụng.

Đại lý bán thức ăn cho lợn (cám, ngô, cám công nghiệp, tăng trọng…)

Nhà hàng, khách sạn; ngƣời tiêu dùng địa phƣơng, ngoại tỉnh và cả Trung Quốc.

Hình 3.2 Sơ đồ quan hệ thị trƣờng chuỗi giá trị lợn đen huyện Mƣờng Khƣơng

Thu gom & giết mổ

trong xã (15%) Thu gom bán trong

và ngoài tỉnh (10-

15%)

Ba toa ngoài xã đến

thu gom (50%)

Bán trong và

ngoài tỉnh

Giết mổ tại

nhà

Hộ chăn

nuôi lợn

đen

Bà con tự sản

xuất giống

Mua giống

trong

thôn/bản

Mua

giống ở

chợ MK

CB thú

y xã

Thức ăn do

ngƣời sx tự

chế biến

Hộ bán lẻ

thức ăn

trong xã

(cám CN)

Đại lý bán

thức ăn

tỉnh,

huyện

(C2)

Chuồng

lợn dân

tự làm

Vốn vay

NHCSXH trong

xã (nhóm tín

chấp HPN,

HND, ĐTN,

CCB)

Thu gom & giết

mổ trong xã

Thu gom

trong và

ngoài xã

Page 31: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

30

Hình 3.3 Phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị lợn đen (xã Lùng Vai, huyện Mƣờng

Khƣơng)

QUI TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÁC NHÂN

ĐẦU VÀO

NUÔI LỢN

BÁN LỢN

GIẾT MỔ

TIÊU THỤ

Làm chuồng Tự làm, nhờ vả (cần 3-5 triệu

đ/chuồng)

Cung cấp lợn giống Tự sản xuất, mua từ chợ xã (chƣa

có hộ chuyên về giống)

Vốn Ngân hàng CSXH: 90% nguồn vốn

vay. Ngoài ra còn vay ở ngân hàng

NN&PTNT, vay họ hàng

Kỹ thuật

Trạm Khuyến nông, Trạm thú y,

CB KN và Thú y xã, truyền thống

Tiêm chủng cho lợn CB thú y xã và tự tiêm

Tìm kiếm thức ăn tại chỗ Vợ con,

Mua thức ăn tại đại lý Chồng

Nấu cám Vợ

Cho lợn ăn 2 vợ chồng

Chăm sóc lợn (vệ sinh

chuồng,tắm cho lợn)

Vợ

Chữa bệnh Chủ hộ

Vỗ béo Cả 2 vợ chồng

Gọi ngƣời mua 2 vợ chồng

Khảo giá từ batoa và ngƣời

đã bán lợn

Chồng

Dịp lễ tết, cƣới, ma chay Ba toa, ngƣời dân tự giết mổ

Phân thịt, bán lẻ tại chỗ Ba toa,

Bán lẻ ở chợ TP Lào Cai,

Mƣờng Khƣơng, Sa Pa

Lò mổ và thu gom, khách sạn, nhà

hàng, chủ phản thịt bán lẻ ngoài chợ

Bán buôn Đại lý thu gom

Tuy đã có sự phân chia về vai trò và chức năng nhƣ đã mô tả trong hình 3.2 và 3.3 ở trên,

nhƣng việc các hộ chăn nuôi tại địa bàn khảo sát đóng vai trò chủ chốt trong cả 3 khâu

Cung cấp đầu vào (sản xuất lợn giống, làm chuồng, kỹ thuật chăn nuôi truyền thống, v.v.),

Chăn nuôi và Tiêu thụ sản phẩm (tiêu thụ tại chỗ), cùng với khối lƣợng thịt lợn đen hơi

xuất chuồng nhỏ cho thấy mức độ chuyên môn hóa, hay mức độ phát triển của chuỗi giá

trị lợn đen bản địa rất thấp.

Khuyến nghị:

Cần tiến hành chuyên môn hóa dần dần các khâu của chuỗi giá trị lợn đen, trƣớc

mắt là khâu cung cấp lợn giống. Sau đó là tổ chức lại các khâu cung cấp kỹ thuật

chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm.

Chi tiết phân tích thực trạng và khuyến nghị cho từng tác nhân xin xem ở các phần tiếp

theo.

Page 32: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

31

III.2.4 Phân tích rủi ro

Việc phát triển chuỗi giá trị lợn đen trong vùng dự án có khả năng sẽ phải đối mặt với khá

nhiều rủi ro. Bảng 3.1 dƣới đây tổng hợp các rủi ro, khả năng xảy ra, tác động, đối tƣợng

chịu rủi ro và gợi ý cách thức đối phó. Lƣu ý các rủi ro số 1, 2, 3, 4, 5.

B¶ng 3.1 §ánh giá rủi ro đối với phát triển chuỗi giá trị lợn đen bản địa ở Lào Cai

Rñi ro ChiÕn l­îc qu¶n lý rñi ro

TT Rñi ro ®­îc

x¸c ®Þnh

Møc ®é

¶nh

h­ëng

X¸c xuÊt

xuÊt

hiÖn

Nh÷ng hµnh

®éng/chÝnh

s¸ch hiÖn hµnh

Ai bị rñi

ro

KÕ ho¹ch hµnh ®éng

1

Thiªn tai (lò lôt, h¹n h¸n)

Cao

TB

Cộng đồng tự

đối phã; ChÝnh

s¸ch hç trî khÈn cÊp

Ng­êi d©n vµ ®èi t¸c

vïng DA

Tập huÊn phßng chèng thiªn tai

cho CB vµ hộ chăn nu«i; TriÓn

khai chÝnh s¸ch hç trî khÈn cÊp (phèi hîp víi c¸c tæ chøc kh¸c)

2

DÞch bÖnh cña gia sóc xuÊt hiÖn

TB

Cao

TËp huÊn về

thó y cho hộ

chăn nu«i

Ng­êi d©n vïng

DA

ChuÈn bÞ kü lÞch vµ néi dung tËp huÊn; kế hoạch ứng phó

(thuốc men, nh©n sự)

3

Thay đổi thể

chế, chÝnh s¸ch

Cao

TB

UBND Tỉnh/huyện ra

quyết định

Ng­êi d©n vµ ®èi t¸c

vïng DA

Cần tham vấn kỹ c¸c bªn liªn

quan trƣớc khi thay đổi CS, qui

định râ phạm vi ¸p dụng...

4

Thay ®æi nh©n sù cña CB ®ịa

phƣơng

TB

Cao

Bæ nhiÖm CB míi; TËp huÊn n©ng cao n¨ng lùc cho c¸n bộ

c¸c cÊp

TÊt c¶ c¸c bªn

liªn quan

§µo t¹o c¸n bé dù trữ; cñng cè

c¸c nhãm së thÝch

5

ThiÕu vèn cho c¸c ho¹t ®éng

Cao

Thấp

Qu¶n lý tèt nguån tµi trî hiÖn cã

TÊt c¶ c¸c bªn

liªn quan

§a d¹ng ho¸ c¸c nguån tµi trî; tËn dông c¸c nguån vèn kh¸c ë ®Þa ph­¬ng

6

N¨ng lùc cña c¸n bé tham gia DA kh«ng ®¸p øng yªu cÇu

Cao

TB

KÕ ho¹ch/chÝnh s¸ch båi d­ìng n©ng cao n¨ng lùc c¸n bé

TÊt c¶

c¸c bªn liªn quan

LËp kÕ ho¹ch vµ tæ chøc båi d­ìng n©ng cao n¨ng lùc CB tõng cÊp; ®Æc biÖt lµ cÊp huyÖn vµ cÊp c¬ së

7

C¸c kiÕn thøc míi cña DA kh«ng vµo ®­îc céng ®ång (hé ch¨n nu«i kh«ng ¸p dông)

Cao

TB

TuyÓn dông chuyªn gia bªn ngoµi hç trî

TÊt c¶

c¸c bªn liªn quan

KÕt hîp sö dông chuyªn gia bªn ngoµi víi c¸n bé chuyªn m«n (KN, TY) vµ c¸c hé ch¨n nu«i giái cña ®Þa ph­¬ng; ¸p dông PP cã sù tham gia; TiÕn hµnh lµm ®iÓm vµ ®¸nh gi¸, tæng kÕt tr­íc khi më réng

8

Phô n÷ d©n téc kh«ng tham gia vµo c¸c ho¹t ®éng míi cña DA

TB

TB

HPN tuyªn truyÒn, vËn ®éng vµ hç trî chÞ em tham gia

TÊt c¶

c¸c bªn liªn quan

DA thiÕt kÕ c¸c ho¹t ®éng víi néi dung vµ h×nh thøc phï hîp víi phô n÷ d©n téc thiÓu sè; HPN vµ CB dù ¸n tÝch cùc tuyªn truyÒn, vËn ®éng sù tham gia cña ng­êi PN

9

Kh«ng x¸c ®Þnh ®­îc DN lµm t¸c nh©n

Cao

TB

ChÝnh s¸ch ­u ®·i/hç trî DN cña ®Þa ph­¬ng

TÊt c¶

c¸c bªn liªn quan

§èi t¸c cÊp tØnh (Së NN, Së KH&§T vµ Së CT) vµ huyÖn lµm viÖc víi chuyªn gia vµ CB

Page 33: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

32

chñ lùc trong chuçi gi¸ trÞ lîn ®en

Oxfam ®Ó x¸c ®Þnh vµ ®­a mét sè DN vµo lµm t¸c nh©n chñ lùc trong chuçi gi¸ trÞ lîn ®en.

10

C¸c nhãm së thÝch ho¹t ®éng kh«ng hiÖu qu¶

Cao

TB

ChÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng ra quyÕt ®Þnh thµnh lËp

TÊt c¶

c¸c bªn liªn quan

DA thiÕt kÕ c¸c ho¹t ®éng víi néi dung vµ h×nh thøc phï hîp víi c¸c nhãm së thÝch theo tõng d©n téc; TËn dông tèi ®a kiÕn thøc b¶n ®Þa; TiÕn hµnh tham quan häc tËp tr­íc khi lµm ®iÓm; ®¸nh gi¸ vµ tæng kÕt tr­íc khi më réng; C¸n bé DA b¸m c¬ së ®Ó hç trî.

11

Kh«ng thµnh lËp ®­îc Héi ch¨n nu«i lîn ®en ë ®Þa ph­¬ng

Cao ThÊp TÊt c¶ c¸c bªn

liªn quan

DA lµm tèt c«ng t¸c chuÈn bÞ vµ tuyªn truyÒn, vËn ®éng. ChÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng cã chÝnh s¸ch; Tr­íc m¾t x©y dùng ®­îc c¸c nhãm së thÝch ho¹t ®éng cã hiÖu qu¶; X¸c ®Þnh ®­îc t¸c nh©n/DN chñ lùc

12

ThÞ tr­êng kh«ng chÊp nhËn s¶n phÈm lîn ®en nu«i theo ph­¬ng thøc míi

Cao TB Ng­êi d©n vµ ®èi t¸c

vïng DA

DA tæ chøc nghiªn cøu thÞ hiÕu ng­êi tiªu dïng trong vµ ngoµi tØnh; Lµm tèt c«ng t¸c tiÕp thÞ vµ ®Þnh h­íng ng­êi tiªu dïng; Lµm tèt c«ng t¸c kiÓm dÞch vµ VSATTP; Tham gia héi chî ng­êi tiªu dïng trong vµ ngoµi tØnh.

13

HÖ thèng KN vµ TY ®Þa ph­¬ng kh«ng ®¸p øng yªu cÇu ph¸t triÓn cña chuçi

Cao ThÊp §µo t¹o vµ bæ nhiÖm c¸n bé chuyªn m«n cho tuyÕn huyÖn vµ c¬ së

Ng­êi d©n vµ ®èi t¸c

vïng DA

DA tæ chøc båi d­ìng kiÕn thøc vÒ ch¨n nu«i vµ tiªu thô lîn ®en cho ®éi ngò CB KN vµ TY trong vïng DA

14

Gi¸ ®Çu vµo qu¸ cao, gi¸ b¸n lîn ®en thÊp, ch¨n nu«i kh«ng cã l·i bµ con kh«ng tham gia chuçi

TB ThÊp Ng­êi d©n vµ ®èi t¸c

vïng DA

Nghiªn cøu thÞ tr­êng vµ cung cÊp th«ng tin cho bµ con; ¸p dông kü thuËt tiªn tiÕn víi kiÕn thøc b¶n ®Þa

15

Khñng ho¶ng kinh tÕ, ®êi sèng ®i xuèng, nhu cÇu tiªu thô lîn ®en gi¶m

Cao ThÊp §Þnh h­íng vµ kÕ ho¹ch ph¸t triÓn hµng n¨m cña ®Þa ph­¬ng

Ng­êi d©n vµ ®èi t¸c

vïng DA

Giảm qui m« chăn nu«i lợn đen,

đa dạng hãa sản phẩm

III.2.5 Phân tích khâu và các tác nhân Cung cấp dịch vụ đầu vào

Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm về cung cấp dịch vụ đầu vào cho chăn nuôi

lợn đen bản địa

Đầu vào Thuận lợi Khó khăn Giải pháp khắc phục

Lao động

- Nguồn lao động tại chỗ dồi

dào,

- Ngƣời dân địa phƣơng có

truyền thống và kinh nghiệm

chăn nuôi lợn đen.

- Nhận thức của ngƣời dân về

áp dụng KHKT trong chăn

nuôi còn hạn chế (phòng

chống dịch bệnh, áp dụng tiến

- Tổ chức tập huấn cho

ngƣời dân về kỹ thuật

chăn nuôi lợn đen (làm

chuồng, gây giống, tiêm

chủng…

Page 34: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

33

Vốn

Giống

Chuồng trại

Nguồn thức ăn,

DV hƣớng dẫn

kỹ thuật chăn

nuôi

Hệ thống đại lý

cung ứng vật

tƣ chăn nuôi

Các chính sách

hỗ trợ của nhà

nƣớc

-Vốn: dễ vay từ NHCSXH,

NH NN&PTNT và gia đình

-Giống: hộ chăn nuôi tự sản

xuất; mua tại chỗ; giống lợn

đen chịu nóng và rét tốt hơn, ít

bị mắc bệnh hơn lợn lai

- Giá thành 3-5 triệu

- Vật tƣ có thể mua hoặc thu

gom tại chỗ (gạch, mái fibro xi

măng, cây gỗ)

-Thức ăn: hộ dân tự sản xuất

và chế biến đƣợc; có hƣớng

dẫn cách bảo quản và dự trữ

phối trộn thức ăn

- Nguồn thức ăn tại chỗ sẵn

có (ngô, rau)

- Hệ thống dịch vụ KN và Thú

y từ cấp huyện xuống xã.

- Các đại lý bán thức ăn và

thuốc thú y ở TP Lào Cai, các

thị trấn và tại các xã chăn nuôi

nhiều

- Huyện 30a nên đƣợc hƣởng

nhiều chính sách hỗ trợ (vay

vốn ƣu đãi từ NHNN&PTNT

(ngƣời vay đƣợc hỗ trợ 50%

lãi suất còn 0,75%/tháng) cũng

nhƣ NHCSXH (0,65%/tháng

đối với hộ nghèo và

0,9%/tháng với các hộ khác)

bộ KHKT)

- ngƣời dân khó thay đổi thói

quen chăn nuôi truyền thống

- Số vốn tự có ít; một số hộ

thiếu vốn để tăng qui mô chăn

nuôi, mua lợn giống, mua cám

tăng trọng.

- Giá cao; nguồn giống tại địa

phƣơng ít; không kiểm soát

đƣợc dịch bệnh; chƣa đáp ứng

đƣợc số lƣợng giống do tình

trạng lai cận huyết.

- Hệ thống chuồng trại chăn

nuôi nhìn chung còn đơn giản,

chƣa đảm bảo kỹ thuật

(chuồng tạm, không hợp VS)

- Một số hộ không có tiền xây

chuồng lợn. Tình trạng nuôi

lợn thả rông hay trói/ xích lợn

mẹ vào gốc cây vẫn còn phổ

biến ở vùng cao

- Năng lực của đội ngũ cán bộ

KN và thú y cấp cơ sở còn hạn

chế

- Thức ăn công nghiệp, giá

cao

- Thuốc không rõ chất lƣợng

- Bà con ƣu tiên sử dụng vốn

vay cho chăn nuôi đại gia súc

và gia cầm

- Bà con không đƣợc hƣớng

dẫn sử dụng vốn trong chăn

nuôi lợn đen

- Tăng lƣợng vốn cho

vay, kéo dài thời gian

cho vay

- Tăng cƣờng kiểm soát

chất lƣợng con giống.

- Hỗ trợ cho sản xuất con

giống tại địa phƣơng

- Phát triển trồng trọt cây

lƣơng thực, trồng thêm

khoai lang, chuối…

1. Về giống

Hiện nay đa số lợn giống (khoảng 70% số hộ đƣợc phỏng vấn) là do ngƣời dân tự sản xuất

hay mua ở trong xã, phần còn lại là mua ở bên ngoài về (chợ Mƣờng Khƣơng, chợ Mƣờng

Hum, chợ TP Lào Cai). Tâm lý chung của bà con là tin tƣởng vào lợn giống tại chỗ hơn mua

ngoài. Một lý do khác là khi mua trong xã bà con có thể trả tiền con lợn giống theo khối lƣợng

và trả chậm, trong khi nếu mua lợn giống từ bên ngoài thì họ phải “mua quạ” ở chợ – mua

theo con một cách may rủi và phải trả tiền ngay. Phƣơng pháp chọn lợn con phổ biến là ngƣời

mua cho lợn con ăn ít ngô rồi quan sát “thấy con nào chăm ăn thì mua”. Giá lợn giống giao

Page 35: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

34

động từ 90-120.000đ/kg mua theo cân, nếu mua theo con thì từ 500.000đ-1,4 triệu đ/con tùy

theo to hay nhỏ.

Hình thức gây giống phổ biến nhất là mỗi nhà nuôi 1-2 con nái và cho phối giống với lợn đực

của nhà khác (thƣờng là lợn đực giống) với giá từ 150-200.000đ/lƣợt. Hình thức thanh toán:

có thể trả tiền sau khi lợn nái đẻ con hay trả bằng lợn con. Tình trạng lai giống cận huyết vẫn

xảy ra làm giảm chất lƣợng và số lƣợng đàn lợn, nhƣng đã giảm đáng kể, chủ yếu xảy ra đối

với các hộ dân tộc thiểu số nghèo hay hộ nuôi lợn thả rông ở vùng cao.

Thuận lợi:

Bà con có kinh nghiệm trong việc chọn giống và chăm sóc đàn lợn đen.

Giống lợn địa phƣơng thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt và điều kiện sống

khó khăn, khả năng chịu đựng tốt.

Lợn đen giống dễ mua.

Có hƣớng dẫn kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông và thú y xã.

Khó khăn: việc sản xuất giống lợn đen tại 2 huyện vẫn mang nặng tính “tự cung tự cấp” với

năng suất, chất lƣợng và hiệu quả thấp bởi vì:

Tƣ duy chăn nuôi truyền thống “tự cấp tự túc” về lợn giống nhằm giảm chi phí mà

chƣa quan tâm đến chất lƣợng con giống vẫn còn phổ biến trong các hộ chăn nuôi.

Thậm chí tình trạng phối giống cận huyết còn tồn tại gây thoái hóa giống, lợn mẹ

đẻ ít, lợn nhỏ, chậm lớn.

Một bộ phận bà con chƣa biết cách chăm sóc lợn nái mẹ; vẫn còn tình trạng bà con

dân tộc các xã vùng cao vẫn để lợn nái tự đẻ (tỷ lệ lợn con sống thấp).

Ở cả hai huyện khảo sát đều chƣa có cơ sở chuyên sản xuất lợn đen giống => thiếu

giống tốt (thuần chủng hoặc lai).

Cung cấp lợn đen giống là một đầu vào quan trọng và mang lại lợi nhuận cao (hơn hẳn chăn

nuôi lợn thịt) nếu bà con biết cách áp dụng KHKT trong sản xuất giống. Đây là một mắt xích

còn bỏ ngỏ trong chuỗi giá trị lợn đen ở hai huyện đƣợc khảo sát, do đó định hƣớng là cần

“chuyên môn hóa” việc sản xuất giống lợn đen bản địa, từng bƣớc tạo ra các cơ sở chuyên sản

xuất lợn giống nhằm đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của việc nuôi lợn đen. Phụ nữ là đối

tƣợng phù hợp để làm tốt công việc này nếu họ đƣợc hƣớng dẫn đầy đủ bởi cán bộ khuyến

nông và thú y cơ sở, và đƣợc hỗ trợ bởi HPN.

Một số khuyến nghị:

Tăng cƣờng công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông

và thú y cơ sở, đặc biệt về chăn nuôi lợn đen.

Hƣớng dẫn bà con cách thức chăn nuôi lợn nái một cách khoa học (mở các lớp tập

huấn và/hoặc cung cấp thông tin trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, tờ

rơi, video bằng tiếng dân tộc, sinh hoạt nhóm sở thích). Đối tƣợng chăn nuôi chính

là phụ nữ cần đƣợc đặc biệt quan tâm hỗ trợ nâng cao năng lực trong vấn đề này.

Xây dựng đƣợc các cơ sở cung cấp giống lợn đen với chất lƣợng đảm bảo tại 2

huyện (cần đầu tƣ ban đầu của nhà nƣớc hay doanh nghiệp tƣ nhân).

Page 36: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

35

Về trung hạn, cần tạo đƣợc quỹ gen hay phục tráng giống lợn bản địa (đầu tƣ của

nhà nƣớc, thời gian chọn lọc giống cần 5-10 năm).

Xây dựng đƣợc thƣơng hiệu lợn đen Mƣờng Khƣơng và Bát Xát: cần làm càng

sớm càng tốt bởi chính quyền và Hội ngƣời chăn nuôi lợn đen tại 2 huyện.

2. Về thức ăn cho lợn:

Đa số các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đều coi đây là một điểm mạnh của chăn nuôi lợn đen bản

địa ở địa phƣơng. Hình thức chủ yếu là bà con tự chế biến từ bột ngô, cám gạo kết hợp với rau

cỏ, củ sẵn có (rau lang, cây chuối...). Những hộ chăn nuôi vùng thấp nhƣ xã Bản Qua (Bát

Xát), Thanh Bình và Lùng Vai (Mƣờng Khƣơng), những hộ có kiến thức và kinh nghiệm chăn

nuôi và nuôi nhiều lợn (15 con trở lên/lứa, lẫn cả lợn đen và lợn lai) thƣờng sử dụng thêm

thức ăn đậm đặc “cám tăng trọng” để bổ sung thêm vào khẩu phần ăn cho lợn, giúp lợn tăng

trọng nhanh và chóng xuất chuồng hơn. Ngƣợc lại, các hộ dân tộc thiểu số thuộc các bản vùng

cao (nhƣ xã Trịnh Tƣờng, Bát Xát) chƣa sử dụng thức ăn công nghiệp vào trong chăn nuôi,

điều này giải thích lý do vì sao giá thịt lợn đen của các xã này lại khác nhau- mức chênh lệch

tới 50.000đ/kg. Giá mua 1 bao thức ăn đậm đặc 20kg hiện nay khoảng 380.000đ và mỗi con

lợn cần 1 bao cho quá trình chăn nuôi (chủ yếu áp dụng cho lợn lai).

Thuận lợi:

Nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ, dễ kiếm và giá rẻ

Nguồn lao động tại chỗ dồi dào

Lợn đen dễ nuôi, ăn tạp

Có sẵn các cơ sở bán thức ăn cho lợn tại các xã chăn nuôi nhiều lợn.

Khó khăn:

Tƣ duy chăn nuôi lợn theo kiểu truyền thống đã ngấm sâu vào ý thức của nhiều hộ

đồng bào dân tộc thiểu số, theo đó gia đình có gì hay kiếm đƣợc gì thì cho lợn ăn đó,

nếu không có thì thả rông để lợn tự kiếm ăn.

Nhiều hộ chăn nuôi không biết cho lợn ăn đúng cách (liều lƣợng và thành phần dinh

dƣỡng) tùy theo từng giai đoạn phát triển của lợn.

Các hộ nghèo không có khả năng đầu tƣ chăn nuôi kiểu khoa học (mua thức ăn và

cho ăn đầy đủ), thƣờng áp dụng phƣơng thức bán thả rông (cột lợn mẹ vào gốc

cây) hoặc thả rông.

Việc sử dụng cám công nghiệp rộng rãi trong chăn nuôi lợn đen, đặc biệt là sử

dụng thuốc tăng trọng, sẽ làm giảm giá trị của con lợn đen trên thị trƣờng, khó tiêu

thụ.

Chuẩn bị thức ăn đúng kỹ thuật và cho lợn ăn đủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng nhằm

đảm bảo năng suất và hiệu quả của chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn đen nói riêng.

Đây là một công việc đặc biệt phù hợp với phụ nữ với tƣ cách là lao động chính trong chăn

nuôi lợn đen. Họ cần đƣợc vận động đổi mới tƣ duy, đƣợc hỗ trợ về tinh thần và chuyên môn

bởi HPN, cán bộ xã, cán bộ khuyến nông và thú y cấp cơ sở.

Khuyến nghị: Dự án kết hợp với Khuyến nông, HPN và HND hƣớng dẫn cho bà con cách

thức cho lợn ăn khoa học và hợp lý (phối hợp các loại thức ăn truyền thống và thức ăn công

Page 37: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

36

nghiệp) nhằm đảm bảo lợn vừa tăng trọng tốt vừa có chất lƣợng thịt cao “giữ” đƣợc giá trên

thị trƣờng => Tỉnh xây dựng và hƣớng dẫn bà con thực hiện riêng từng qui trình chăn nuôi

lợn đen bản địa sạch và an toàn cho lợn đen to thịt và lợn cắp nách.

3. Vốn vay để nuôi lợn:

Hiện nay, vay vốn để chăn nuôi không phải là một vấn đề lớn đối với bà con trong vùng dự án.

Tại tất cả các xã khảo sát đều có các nhóm tín chấp cho vay vốn từ ngân hàng CSXH và ngân

hàng NN&PTNT do HPN, ĐTN, HND và CCB phụ trách. Ví dụ: trên địa bàn huyện Bát Xát

có 244 thôn bản thì đã thành lập đƣợc 260 tổ vay vốn. Theo báo cáo “Phong trào công tác

HPN năm 2010 và Phƣơng hƣớng công tác 2011” của HPN huyện Mƣờng Khƣơng, hiện

có 104 tổ phụ nữ quản lý 65,1 tỷ đồng vốn vay tín chấp cho 3.633 hộ vay (trung bình gần

20 triệu đ/hộ); HNP huyện cũng phối hợp mở đƣợc 43 buổi tập huấn về vay vốn cho 1.850

chị em. Tuy nhiên, nuôi lợn đen bản địa vẫn chƣa đƣợc cả HPN và bà con coi là sản phẩm

kinh tế chủ yếu và chƣa đƣợc đầu tƣ.

Thuận lợi:

Hệ thống chi nhánh các ngân hàng CSXH và NN&PTNT đã về tận các thị tứ, thị trấn,

thậm chí tới một số xã có ngành phát triển. Hàng trăm nhóm tín chấp vay vốn của các

ngân hàng này dƣới sự quản lý của Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh,

Đoàn thanh niên đang hoạt động có kết quả ở các thôn bản.

Bà con có thể dễ dàng vay vốn (30 triệu đồng) với lãi suất ƣu đãi từ ngân hàng thông

qua các nhóm tín chấp. Bên cạnh đó, nếu bà con mua lợn con giống/phối giống cho

lợn nái tại ngay trong xã thì có thể mua chịu hoặc trả chậm.

Khó khăn:

Tâm lý ỷ lại vào nhà nƣớc: bà con đã quen với việc đƣợc vay vốn với lãi suất rất thấp

từ các chƣơng trình, dự án của nhà nƣớc. Tuy nhiên, khi phát triển chuỗi giá trị và áp

dụng cơ chế thị trƣờng thì các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa sẽ phải làm quen và chấp

nhận lãi suất thị trƣờng. Đây thực sự là một thách thức cho cán bộ và ngƣời dân, đặc

biệt là đồng bào dân tộc ở tỉnh Lào Cai nói chung và trong vùng dự án nói riêng.

Bà con chƣa coi nuôi lợn đen là nguồn thu quan trọng nên vốn vay thƣờng đầu tƣ vào

chăn nuôi trâu, bò, nhu cầu vay để nuôi lợn là không cao.

Chƣa có chính sách hỗ trợ chăn nuôi đặc biệt nào ngoài các chính sách chung của

Chính phủ. Các cấp chính quyền cũng nhƣ HPN và HND chƣa có chủ trƣơng phát

triển chăn nuôi lợn đen, coi đây là một sản phẩm nông nghiệp quan trọng, chƣa có lớp

tập huấn nào về chăn nuôi lợn đen đƣợc tổ chức.

Khuyến nghị:

Dự án làm việc với Ngân hàng CSXH, ngân hàng NN&PTNT địa phƣơng để bổ sung

chính sách khuyến khích bà con vay vốn nuôi lợn đen bản địa.

Các hội đoàn thể (HPN, HND, ĐTN) kết hợp với Khuyến nông và Thú y tổ chức tập

huấn cho bà con về chăn nuôi lợn đen, bắt đầu với các hộ đang chăn nuôi nhiều lợn.

4. Làm chuồng nuôi lợn:

Theo kết quả phỏng vấn, đa số các hộ đều nuôi lợn bằng phƣơng pháp nhốt. Bà con thƣờng tự

làm chuồng lợn bằng tận dụng các loại vật liệu sẵn có (gỗ), mái fibro ximăng. Chuồng nuôi

Page 38: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

37

lợn hiện tại thƣờng có nền xi măng nhƣng chỉ quây cây xung quanh (ít xây) do ngƣời dân

tự làm, với kinh phí khoảng 3-5 triệu đồng/chuồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ đồng bào

bà con dân tộc thiểu số nghèo không làm chuồng lợn mà còn áp dụng hình thức cột lợn mẹ

vào gốc cây, nuôi thả rông. Hình thức nuôi “truyền thống” nhƣ vậy vừa khiến lợn chậm

lớn và chăn nuôi kém hiệu quả, vừa khiến lợn dễ bị ốm hoặc chết khi gặp thời thiết khắc

nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh), gặp dịch bệnh, v.v.

Khuyến nghị:

Làm chuồng và nuôi lợn đúng qui cách, hợp vệ sinh là những yêu cầu tất yếu của

một nền chăn nuôi hiện đại, đồng thời là yếu tố đảm bảo hiệu quả chăn nuôi. Do

đó, dự án cần có hƣớng dẫn kỹ thuật giúp các hộ chăn nuôi (chủ hộ) có nhận thức

đúng và biết làm chuồng nuôi lợn đúng qui cách, tận dụng nguyên liệu và lao động

tại chỗ để hạ giá thành.

5. Dịch vụ thú y, hƣớng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn: mặc dù hệ thống khuyến nông và thú

y đã đƣợc thiết lập tới cấp xã, thậm chí tới cấp thôn ở huyện Mƣờng Khƣơng, nhƣng hệ thống

cung cấp dịch vụ này chƣa phát huy đƣợc nhiều tác dụng đối với việc chăn nuôi lợn đen bản

địa. Thực tế là việc tiêm phòng cho lợn đã đƣợc thực hiện, nhƣng bà con có tâm lý ỷ lại vào sự

hỗ trợ của nhà nƣớc, chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác này.

Khuyến nghị:

Đây là công việc quan trọng mà các trạm Khuyến nông và Thú y huyện, cán bộ khuyến nông

và thú y xã phối hợp với HPN và HND cần chú ý trong tƣơng lai. Việc này không chỉ thực

hiện đối với khâu cung cấp dịch vụ đầu vào, mà cả đối với quá trình chăn nuôi lợn đen bản

địa.

III.2.6 Phân tích khâu và tác nhân Chăn nuôi lợn đen bản địa

Hộ chăn nuôi là những tác nhân chính trong quá trình chăn nuôi lợn bản địa. Bảng 3.3 tổng

hợp kết quả thảo luận về những yếu tố thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục của bà con.

Đa số các hộ đƣợc khảo sát đã có kinh nghiệm nhiều năm nuôi lợn (chỉ có 5/33 hộ là mới

nuôi lợn dƣới 5 năm). Hiện nay, chăn nuôi lợn đen bản địa ở địa phƣơng, đặc biệt là tại

huyện Bát Xát, phát triển theo 2 hƣớng:

Hƣớng chính/phổ biến là chăn nuôi theo phƣơng pháp truyền thống: mỗi hộ gia

đình chỉ nuôi 1-2 con/lứa tùy theo điều kiện kinh tế của mình (có nhiều hay ít

lƣơng thực, thức ăn chủ yếu là ngô và thóc) và;

Chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa: đây là hƣớng chăn nuôi mới của các hộ

gia đình tại các thị trấn, vùng thấp, tại các xã có truyền thống chăn nuôi lợn đen

nhƣ Mƣờng Hum, Trịnh Tƣờng, Cao Sơn... Các hộ này đã biết cho lợn ăn thêm

cám và thức ăn nấu chín, do đó lợn lớn nhanh hơn và rút ngắn đƣợc thời gian nuôi.

Page 39: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

38

Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm về chăn nuôi lợn đen bản địa

Công việc chính

trong chăn nuôi lợn Thuận lợi Khó khăn Giải pháp khắc phục

Tìm kiếm thức ăn

Nấu cám và cho lợn

ăn

Vệ sinh chuồng lợn

Tắm cho lợn

Chăm sóc khi lợn bị

ốm

Vỗ béo lợn trƣớc khi

bán

- Nguồn lao động sẵn

có trong gia đình

(70% công việc do

phụ nữ đảm nhiệm)

- Ngƣời dân có kinh

nghiệm truyền thống

về chăn nuôi lợn

- Nguồn thức ăn tại

chỗ sẵn có (ngô, cám,

rau)

- Lợn đen thích nghi

với điều kiện thời tiết

khắc nghiệt ở địa

phƣơng, ít bị mắc

bệnh hơn lợn lai.

- Có cán bộ thú y xã

đến điều trị khi lợn bị

bệnh

- Các hộ chăn nuôi chƣa

đƣợc tập huấn về chăn nuôi

lợn đen

- Nhiều bà con dân tộc thiểu

số chƣa biết cách hạch toán

chi phí chăn nuôi; chƣa biết

cách phát hiện bệnh của lợn

- Tình trạng chăn nuôi còn

nhỏ lẻ, khó mở rộng qui mô.

- Tình trạng các hộ dân để

lợn nái lai cận huyết và đẻ tự

nhiên (không đỡ đẻ cho lợn)

còn khá phổ biến => tỷ lệ lợn

con bị chết cao

- Khó nhân giống, do lợn nái

đen đẻ ít

- Lợn đen ăn nhiều nhƣng

chậm lớn (hiệu quả kinh tế

thấp)

- Nuôi vất vả vì lợn đen ăn

nhiều, phải kiếm rau, dậy

sớm nấu cám cho lợn ăn.

- Công tác phòng chống dịch

bệnh còn hạn chế: khi lợn bị

bệnh nhiều cán bộ thú y chỉ

cho thuốc để bà con tự tiêm

- Chăn nuôi lợn đen chƣa

đƣợc chính quyền địa

phƣơng coi trọng, vẫn đang

là một hoạt động kinh tế phụ

(so với chăn nuôi trâu bò,

trồng lúa và trồng ngô, chè).

- Tập huấn cho các hộ

chăn nuôi giúp họ nuôi

lợn đúng kỹ thuật

- Vận động và hƣớng dẫn

bà con làm chuồng trại

đúng qui cách và không

nuôi lợn thả rông.

- Tiếp tục đào tạo nâng

cao trình độ chuyên môn

cho đội cũ CB khuyến

nông và thú y tuyến xã,

thôn

- Xây dựng mô hình chăn

nuôi điểm và tổ chức

tham quan học tập các

mô hình chăn nuôi giỏi

trong và ngoài tỉnh

- Tăng cƣờng công tác

kiểm soát dịch bệnh: thực

hiện tiêm phòng bệnh

sớm, chủ động liên hệ thú

y đề nghị tiêm phòng cho

cả thôn

-Cải thiện dịch vụ thú y

tại xã; cung cấp nhiều

loại thuốc trị nhiều bệnh

- Kêu gọi hỗ trợ nhân

giống tập trung

- Qui hoạch vùng sản

xuất giống lợn đen thuần

chủng.

- Chính quyền tỉnh có

chính sách cụ thể đối với

việc phát triển đàn lợn

đen địa phƣơng.

Một vấn đề quan trọng cần lƣu ý ở đây là tâm lý ƣa chuộng lợn đen bản địa nuôi theo

phƣơng pháp truyền thống (nuôi thả rông, cho ăn thức ăn bình thƣờng, không sử dụng

thức ăn công nghiệp và thuốc tăng trọng) của ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng. Bởi vì nếu

chỉ nuôi lợn theo phƣơng pháp này thì sẽ không bao giờ hình thành đƣợc một chuỗi giá trị

lợn đen bản địa với qui mô lớn đúng nghĩa. Ngƣợc lại, nếu chăn nuôi lợn bản địa theo

phƣơng pháp mới khoa học hơn, kết hợp nguồn thức ăn tại chỗ với thức ăn công nghiệp,

thì một mặt sẽ nâng cao hiệu quả của việc chăn nuôi, nhƣng bên cạnh đó lại xuất hiện rủi

ro sản phẩm lợn đen không đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng.

Khuyến nghị: Giải pháp khắc phục ở đây là cần cung cấp đầy đủ những thông tin về

ngƣời nuôi và qui trình nuôi lợn đen, những thông tin về chất lƣợng chuẩn của thịt lợn đen

bản địa đến ngƣời tiêu dùng. Đây là việc “định hƣớng hay hƣớng dẫn” ngƣời tiêu dùng

để họ chấp nhận tiêu thụ lợn đen đƣợc nuôi theo qui trình chăn nuôi sạch, an toàn. Tất

nhiên, đây là một công việc lâu dài và cần đƣợc thực hiện một cách có bài bản và hệ

Page 40: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

39

thống. Hiệp hội chăn nuôi lợn bản địa Lào Cai (các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi) cần

kết hợp với dự án, Sở NN&PTNT, Sở Công Thƣơng làm việc này.

Qui mô chăn nuôi trung bình theo các hộ đƣợc khảo sát đối với nuôi lợn thịt là 6,79 con/hộ;

lợn nái là 0,90 con/hộ; lợn đực là 0,13 con/hộ7. Có một số hộ chăn nuôi ở vùng thấp nuôi tới

20-30 con lợn/lứa nhƣng lẫn cả lợn đen và lợn lai. Không có trang trại chăn nuôi qui mô lớn

nào ở các địa bàn đƣợc khảo sát, mặc dù theo số liệu thống kê của tỉnh, huyện Bát Xát hiện có

17 trang trại và huyện Mƣờng Khƣơng 55 trang trại, tất cả chuyên về trồng cây lƣu niên và

cây hàng năm8. Tình hình nuôi lợn đen ít thay đổi, có hộ nuôi nhiều hơn năm trƣớc, có hộ

nuôi ít hơn và có hộ nuôi với số lƣợng không đổi. Các hộ nuôi ít hơn có lý do chủ yếu là

do dịch bệnh các năm trƣớc làm họ mất lợn và năm nay phải gây lại đàn lợn. Các hộ gia

đình ngƣời Dao, ngƣời Kinh, các hộ sống ở vùng thấp nuôi nhiều lợn hơn các hộ vùng cao.

Những gia đình chăn nuôi với số lƣợng lớn nuôi cả lợn lai và lợn đen. Các hộ này thƣờng

là những hộ có hiểu biết tốt hơn về thị trƣờng và có nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăn

nuôi hơn. Đa số các hộ gia đình ngƣời Hmông nuôi ít lợn hơn và cũng có ít kiến thức về

thị trƣờng hơn, nhƣng họ lại là đối tƣợng chủ yếu nuôi lợn cắp nách theo phƣơng pháp

truyền thống (bán thả rong và thả rong). Theo phản ánh của những hộ thu gom (ba toa) thì

mùa giáp hạt (khoảng từ tháng 2 đến tháng 5) do thiếu thức ăn cho lợn, nên các hộ gia

đình ít nuôi lợn vào thời điểm này. Chỉ khoảng từ tháng 6 trở đi, khi bắt đầu thu hoạch ngô

và lúa, thì các hộ gia đình mới tái lập đàn lợn.

Vấn đề lớn ở đây là lợn đen bản địa không đƣợc coi là sản phẩm chính, các hộ đồng bào

dân tộc ở trong các xã đƣợc khảo sát, đặc biệt là ở vùng cao, có xu hƣớng phát triển đàn

trâu/bò/ngựa hơn vì ngoài việc dễ kiếm thức ăn tại chỗ không mất tiền (cỏ, rau…),

trâu/bò/ngựa vừa cung cấp sức kéo, nguồn phân bón, đồng thời vẫn có thể có thêm thu

nhập nếu có thêm trâu/bò/ngựa sinh sản. Giá bán của 1 con trâu/bò/ngựa cũng cao hơn

nhiều giá 1 con lợn đen (giao động trong khoảng 7- 20 triệu đ/con). Tuy nhiên, nếu bà con

đƣợc tuyên truyền và hƣớng dẫn để nhận thức đƣợc việc chăn nuôi lợn đen với qui mô lớn

hơn, có hiệu quả sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn cho gia đình, thì họ sẽ đầu tƣ nhiều hơn

vào con lợn đen.

Khuyến nghị: để nuôi lợn đen bản địa có lãi, mỗi hộ nên nuôi trên 5 con/lứa đối với

nuôi lợn đen to (chi tiết xem bảng 3.7)

Hình thức chăn nuôi: đa số các hộ đƣợc điều tra đều trả lời họ nuôi nhốt, điều này là

tƣơng đối khác biệt với quan niệm rằng lợn đen đƣợc nuôi hoang dã và thả rông. Có thể

các hộ điều tra mới ở các xã vùng thấp, gần trung tâm và chính sách cấm thả rông gia súc

để bảo vệ mùa màng đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh và giám sát chặt chẽ hơn. Cán bộ

Phòng NN&PTNT huyện phản ánh đa số đồng bào vùng cao nuôi nhốt chuồng theo thời

vụ (tháng 2 đến tháng 9), thời gian còn lại thả rông. Đối với hình thức nuôi thả rông, chủ

yếu với lợn cắp nách, thì đồng bào thƣờng không cho ăn, chỉ thả rông ở đồi, gò để lợn tự

kiếm ăn. Đối với loại lợn nuôi thả rông này khi bắt phải quây, bắt.

7 Theo số liệu điều tra ngẫu nhiên 31 mẫu

8 Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010

Page 41: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

40

Hiện nay, tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn đen thịt là khâu tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho

ngƣời nghèo và phụ nữ do tận dụng đƣợc thời gian lao động nông nhàn của họ. Một ngày một

ngƣời phụ nữ thƣờng dành 3-4 tiếng cho chăn nuôi lợn, ngƣời chồng có tham gia nhƣng 70%

công việc chăn nuôi là do phụ nữ đảm nhận. Trong một số cộng đồng dân tộc thiểu số nhƣ

Hmông, Dao nuôi lợn đƣợc coi là công việc nhẹ nhàng nên giao cho phụ nữ làm. Thực chất,

công việc này chỉ nhẹ nhàng nếu các hộ nuôi ít lợn đen và chăn nuôi theo kiểu truyền thống.

Công việc này sẽ trở nên nặng nhọc khi bà con nuôi nhiều lợn đen và áp dụng các phƣơng

pháp chăn nuôi sạch.

Về chi phí nuôi lợn đen bản địa: một điểm yếu nổi bật là hầu hết bà con đƣợc phỏng vấn

chƣa biết cách hạch toán chi phí và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn, nhiều hộ nuôi 2-3

năm mới đƣợc một lứa lợn. Chỉ có những hộ chăn nuôi giỏi (ngƣời Kinh, ngƣời Tu Dí, Pa

Dí…), những hộ ở vùng thấp nuôi nhiều lẫn cả lợn lai và lợn đen là biết cách tính toán các

chi phí. Họ có thể chỉ ra đƣợc các chi phí về xây chuồng, mua lợn giống, lấy đực cho nái,

tiêm phòng và mua thuốc chữa bệnh cho lợn, mua thức ăn công nghiệp (cám tăng trọng).

Tuy nhiên, các chi phí về lao động (ngày công chăm sóc), thức ăn thô (rau tự kiếm), thức

ăn tinh (ngô, thóc nhà trồng) chỉ đƣợc ƣớc tính rất mơ hồ, không rõ ràng hay không đƣợc

tính. Nhìn chung, đa số bà con chƣa tính toán đƣợc hết các chi phí, do đó cũng không thể

hạch toán đƣợc hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi lợn đen.

Theo tính toán của những hộ chăn nuôi giỏi (từ 20 con/lứa trở lên) thì việc nuôi lợn lai có

lãi, nhƣng rất thấp chủ yếu là lấy công làm lãi. Ví dụ: nuôi 1 con lợn lai trong vòng 4-5

tháng tăng trọng từ 15kg lên 80kg cần đầu tƣ 3,6-3,7 triệu đồng (giống 1,6 triệu đồng; thức

ăn (3 tạ ngô) 1,8 triệu đồng; 1 bao cám tăng trọng 320.000đ/bao). Giá lợn hơi lai hiện nay

là 52.000đ/kg, nhƣ vậy bán lợn thu đƣợc 4.160.000đ. “Tiền lãi” thu đƣợc là 500.000đ/ 5

tháng chính là tiền công lao động. Đối với nuôi lợn đen thì thời gian xuất chuồng dài gấp

đôi so với nuôi lợn lai trong điều kiện cho ăn đầy đủ (8-10 tháng so với 4-5 tháng). Tuy

nhiên, đối với các hộ chăn nuôi theo phƣơng pháp truyền thống (ít cho ăn, có gì cho ăn

đấy, kết hợp thả rông) nuôi 8-9 tháng mới tăng đƣợc 10kg, thì thời gian chăn nuôi còn kéo

dài hơn tới 2-3 năm. Nhƣ vậy, nuôi lợn đen theo phƣơng pháp truyền thống không mang

lại lợi nhuận, thậm chí nếu lợn chết thì bà con bị mất cả vốn.

Khuyến nghị: cần hƣớng dẫn bà con, đặc biệt là những hộ nghèo ngƣời Hmông và

ngƣời Dao, cách tính toán đơn giản các chi phí trong chăn nuôi lợn đen bản địa (tiền chi

cho lợn giống, tiêm văcxin, thức ăn, mua thuốc chữa bệnh, thời gian chăn nuôi, tiền thu

đƣợc khi bán lợn, cân đối thu chi), trƣớc hết với các hộ chăn nuôi nhiều lợn. Chi tiết xem

Bộ tài liệu hƣớng dẫn đi cùng báo cáo này.

Page 42: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

41

Bảng 3.4 Đặc điểm và khó khăn của các hộ chăn nuôi (tác nhân sản xuất)

Tác nhân

sản xuất

Đặc điểm Khó khăn

(Cản trở +thách thức)

Hộ chăn

nuôi

Dân tộc Hmông, Dao là hai dân tộc chủ

yếu còn nuôi nhiều lợn đen bản địa; dân

tộc Giáy, Kinh, Tày, Nùng chủ yếu là

nuôi lợn lai;

Qui mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chƣa tập trung:

qui mô chăn nuôi từ 1-5 con/lứa chiếm

60,6%; từ 6-10 con/lứa chiếm 18,2%;

trên 10 con/lứa chiếm 22,2%;

Các hộ chăn nuôi lợn cắp nách chủ yếu

là hộ nghèo và hộ dân tộc Hmông.

Thiếu kỹ thuật: Làm chuồng, điều trị

chăm sóc lợn ốm;

Không biết hạch toán lỗ lãi của việc

chăn nuôi

Chƣa có tổ chức chăn nuôi và tiêu thụ

lợn thịt chuyên nghiệp;

Thiếu vốn để tăng qui mô chăn nuôi:

làm chuồng, mua giống, thức ăn...

Thiếu nguồn con giống đảm bảo chất

lƣợng, khó tìm mua, giá giống cao

(trên 100.000 đ/kg)

Dịch vụ thú y: tại cả 4 xã khảo sát đều có cán bộ thú y cấp xã hoạt động. Riêng huyện Mƣờng

Khƣơng, do là huyện 30a, nên đã đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ xây dựng mạng lƣới cán bộ thú y cấp

thôn bản từ năm 2010. Kết quả phỏng vấn cho thấy nhìn chung mạng lƣới cán bộ thú y cơ sở

đã đóng vai trò tích cực trong phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn đen nói riêng.

Mặc dù tình trạng bà con tự khám và chữa bệnh cho lợn vẫn còn khá phổ biến ở 2 huyện, có

6/14 hộ (42,8%) đƣợc phỏng vấn ở huyện Mƣờng Khƣơng trả lời là họ mời cán bộ thú y xã

khi lợn nhà mình bị ốm. Tuy nhiên, dịch vụ thú y nhìn chung còn chƣa kịp thời và gặp nhiều

khó khăn nhƣ: năng lực thú y viên hạn chế; ngƣời dân chƣa biết cách chẩn đoán bệnh; tự chữa

bệnh cho lợn không đúng liệu trình, đi lại xa, v.v.

Dịch bệnh trên lợn thƣờng phổ biến vào khoảng giáp tết hoặc từ tháng 5-8. Các bệnh phổ

biến của lợn bao gồm bệnh dịch tả (do hộ gia đình cho ăn thức ăn bị mốc), lepto (lợn

nghệ), viêm phổi, hen (do thả rông). Để chữa các bệnh này thƣờng cần khoảng

100,000đ/con/đợt. Mỗi năm, trạm thú y tổ chức 2 đợt tiêm phòng cho lợn, tuy nhiên giữa 2

đợt này thì thƣờng chỉ có hộ chăn nuôi nhiều mới quan tâm đến việc tiêm phòng cho lợn.

Dịch vụ thú y đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi lợn đen, giúp bà

con chăn nuôi có kết quả và hạn chế đƣợc thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Khuyến nghị:

Sở NN&PTNT và các Phòng NN&PTNT cùng các đơn vị trực thuộc củng cố hệ

thống thú y cơ sở và đảm bảo đủ chủng loại và chất lƣợng một số loại thuốc cơ

bản thƣờng dùng.

DA Oxfam, Trạm thú y huyện phối hợp với HPN, HND tổ chức hƣớng dẫn kiến

thức thú y cơ bản cho các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa.

Page 43: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

42

III.2.7 Phân tích khâu và tác nhân Tiêu thụ lợn đen bản địa

Hình thức tiêu thụ lợn: Nhƣ đã nêu ở phần trên mục đích chăn nuôi lợn đen của bà con chủ

yếu là để có một khoản tiền tiết kiệm và phục vụ cho nhu cầu gia đình, họ chỉ bán lợn thịt

khi cần tiền chi tiêu lớn (cƣới hỏi, ma chay, làm nhà, trả nợ, v.v). Việc bán lợn cho ngƣời

trong thôn/bản khá phổ biến do đƣợc hộ mua tin tƣởng (hơn so với mua ngoài xã), hơn

nữa, ngƣời mua có thể trả chậm. Bà con dân tộc Hmông chƣa vỗ béo lợn trƣớc khi bán.

Việc bán lợn đen, đặc biệt là lợn cắp nách, hiện nay khá dễ dàng do cung không đủ cầu

của thị trƣờng. Ý kiến của 100% đối tƣợng đƣợc phỏng vấn khẳng định điều này. Các thu

gom lợn đen thƣờng đến thu mua trực tiếp tại các hộ, hoặc đƣợc hộ cần bán nhắn tin qua

điện thoại.

Thu gom thƣờng đến từ trong xã và ngoài xã, thậm chí từ các huyện khác và ngoại tỉnh.

Thu gom trong xã thƣờng mua lợn với giá mềm hơn so với thu gom từ bên ngoài (1-2 giá)

và có thể nợ tiền 1 vài tuần. Những hộ chăn nuôi giỏi thƣờng bán lợn đen loại to khi nó đạt

khối lƣợng 60kg, nhƣng tâm lý của ngƣời dân địa phƣơng lại thích mua sản phẩm (thịt,

mỡ) từ những con lợn đen to khoảng 100kg. Điều này có thể xuất phát từ thực tế bà con

trong xã đa số còn nghèo, muốn mua thịt lợn nhiều mỡ để “một công đôi việc” vừa có mỡ

để dành nấu ăn, vừa có tóp mỡ và thịt lợn để ăn. Ngƣợc lại, đối tƣợng tiêu thụ lợn cắp

nách là những ngƣời có điều kiện kinh tế khá, nên thƣờng ƣu tiên lợn bé (dƣới 25kg) thịt ít

mỡ, mặc dù giá mua có thể đắt gấp 2-3 lần thịt lợn đen to.

Tại 2 huyện khảo sát có khá nhiều ngƣời làm thu gom kiêm giết mổ (ba toa). Những xã có

chăn nuôi phát triển thì cũng có nhiều ba toa (ví dụ: riêng xã Lùng Vai, huyện Mƣờng

Khƣơng có khoảng 20 ba toa), còn những xã chăn nuôi kém phát triển thì ba toa chủ yếu

đến từ ngoài xã.

Tình trạng ba toa mua ép giá của ngƣời dân có xu hƣớng giảm, chủ yếu nhờ điện thoại di

động đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi, bà con có thể dễ dàng khảo giá. Các hộ nuôi lợn

thƣờng có số điện thoại di động của khoảng 3-4 ba toa, khi cần bán lợn thì họ gọi điện cho

những ngƣời làm thu gom này, đồng thời tham khảo thêm giá với những ngƣời trong

thôn/bản vừa bán lợn, thậm chí khảo giá từ những ngƣời bán thịt lợn thành phố Lào Cai

hoặc thị trấn Sa pa, nếu bên nào trả giá hơn thì sẽ bán cho bên đó. Ngoài ra, trong quá

trình bán hàng, hộ chăn nuôi có thể mặc cả tăng giá bán với bên thu gom nếu thấy đàn lợn

của mình có chất lƣợng tốt. Ngƣợc lại, ba toa có thể trừ tiền khi mua phải lợn ốm, thậm

chí trừ tới 50% số tiền khi mua phải lợn bị bệnh nghệ (lep to).

Giữa các ba toa không có sự hợp tác, ngƣợc lại là sự cạnh tranh ngầm và công khai. Họ

chủ yếu dựa vào sự chăm chỉ đi tìm nguồn hàng (kể các các nguồn ngoài huyện và ngoài

tỉnh) và các mối mua quen. Ba toa phản ảnh do ngƣời dân vùng cao không biết hạch toán,

nuôi lợn kéo dài và tự định giá đôi khi cao hơn giá thị trƣờng (ví dụ: giá lợn đen ở thị trấn

Mƣờng Khƣơng cao hơn dƣới xuôi) nhƣng họ vẫn phải “chiều” khi muốn mua hàng.

Quan hệ giữa ba toa và hộ chăn nuôi theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán”, chƣa có thu

gom nào trong vùng khảo sát đầu tƣ cho các hộ chăn nuôi để tạo nguồn cung ổn định. Tƣ

Page 44: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

43

duy đơn giản “Em thu gom mỗi tháng đƣợc khoảng 30 con lợn, mỗi ngày em mổ và bán lẻ

1 con là đủ” (một ba toa ở thôn Trung tâm, xã Lùng Vai) phản ánh sự liên kết rất lỏng lẻo

giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu thụ.

Ngƣợc lại, giữa các tác nhân thu gom và tiêu thụ có mối quan hệ khá gắn kết. Thu gom

nhỏ chở hàng đến bán cho thu gom lớn ở TP Lào Cai hay thị xã Sa Pa… bằng xe máy

hoặc ô tô tùy theo số lƣợng lợn đen đƣợc yêu cầu. Các thu gom nhỏ và lớn cũng có những

đầu mối tiêu thụ ruột ở ngoài tỉnh (các nhà hàng, cơ sở tiêu thụ ở dƣới xuôi nhƣ Hà Nội,

Nam Định…), hay các khách hàng đột xuất (Ví dụ: khách du lịch, cán bộ địa phƣơng có

nhu cầu??).

Điều đáng lƣu tâm ở đây là việc cung cấp thông tin thị trƣờng về thịt lợn nói chung và lợn

đen nói riêng của chính quyền các cấp tỉnh Lào Cai còn rất hạn chế, mặc dù Sở Công

Thƣơng có một mạng lƣới cộng tác viên tại các chợ đầu mối về vấn đề này. Có thể nói hầu

nhƣ không có thông tin thị trƣờng về lợn đen và bà con cũng không biết gì về những thông

tin thị trƣờng hàng ngày phát vào 6 giờ tối trên kênh TV của tỉnh Lào Cai.

Khuyến nghị:

Bán lợn là một khâu quan trọng quyết định lợi nhuận của hộ chăn nuôi nên họ cần

đƣợc biết thông tin thị trƣờng về nhu cầu thịt lợn đen và tình hình biến động giá cả thịt

lợn đen trên thị trƣờng. Đây là một công việc khó, nhƣng có thể làm đƣợc bởi chính

quyền địa phƣơng tỉnh Lào Cai (Sở Công Thƣơng, Sở NN&PTNT) kết hợp với các

doanh nghiệp tiêu thụ lớn để giúp ngƣời dân phát triển chăn nuôi lợn đen.

Thu gom là một yếu tố cần quan tâm trong nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen tại tỉnh

Lào cai. Họ có thể vừa đóng vai trò tiêu thụ, vừa đóng vai trò cung cấp thông tin

thị trƣờng cho ngƣời sản xuất, thậm chí thu gom lớn (tại TP Lào Cai, thị trấn Sa

Pa và dƣới xuôi) có thể đóng cả vai trò nhà đầu tƣ để đảm bảo nguồn cung cấp

hàng ổn định.

Khâu giết mổ lợn đen: Tại các xã nghiên cứu đều có ba toa – thu gom kiêm thợ giết mổ lợn,

với qui mô giết mổ 1-2 con/ngày; khu vực giết mổ lợn của các hộ này chƣa thật sự đảm bảo

điều kiện vệ sinh: mặt bằng, mặt sàn và các dụng cụ giết mổ chƣa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an

toàn thực phẩm, chƣa có hệ thống xử lý chất thải... Riêng tại các thị trấn trung bình một thợ

mổ một ngày 5-10 con lợn các loại, trong đó có 1-2 con lợn đen (không có thƣờng xuyên) tập

trung vào ngày Chủ Nhật cuối tuần. Tại thành phố Lào Cai có lò mổ đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm với công suất 200-300 con/ngày đêm. Huyện Mƣờng Khƣơng có tƣ nhân đầu tƣ

trên 600 triệu đồng vào cơ sở giết mổ khá bài bản (ô nuôi lợn cho từng chủ, hệ thống nồi hơi,

thu gom xử lý chất thải…) mỗi ngày giết mổ khoảng 8-15 con lợn (1-1,5 tấn thịt) chủ yếu là

lợn lai, riêng các phiên chợ cuối tuần sản lƣợng thịt tăng gấp đôi.

Khuyến nghị:

Chính quyền địa phƣơng và các tác nhân cần quan tâm nâng cấp hệ thống giết mổ

lợn tại hai huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP. Điều

này vừa giúp đảm bảo trực tiếp sức khỏe của ngƣời tiêu dùng tại tỉnh, vừa tạo điều

kiện để có thể liên kết và phân phối sản phẩm lợn đen đi ra thị trƣờng ngoài tỉnh

Lào Cai.

Page 45: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

44

Cụ thể là dự án cần xây dựng một qui trình hƣớng dẫn nâng cấp lò mổ đạt vệ sinh

an toàn thực phẩm, giúp các hộ nâng cấp các điều kiện giết mổ tại nhà mình lên

một mức cao hơn và chuyên nghiệp hơn theo hƣớng “Nhà nƣớc và nhân dân cùng

làm”- dự án sẽ hỗ trợ một phần ngân sách để thuê thiết kế khu giết mổ cho mỗi hộ,

một lƣợng vốn nhỏ để “kích cầu”, các hộ tự đóng góp các phần còn lại.

Tiêu thụ lợn đen: sản phẩm lợn đen (lợn thịt & lợn cắp nách) từ các hộ dân đƣợc bán qua

3 kênh tiêu thụ chủ yếu:

1. Hộ chăn nuôi – Thu gom: kênh này chiếm 50% thị phần;

2. Hộ chăn nuôi – Ngƣời tiêu dùng (hàng xóm; hộ dân khác): chiếm 20%;

3. Hộ chăn nuôi – Lò mổ, kiêm thu gom, bán buôn và bán lẻ: chiếm 30%.

Hình 3.4 Sơ đồ các kênh tiêu thụ lợn đen tại Lào Cai, tháng 10-2011

Từ thu gom, sản phẩm lợn thịt hơi đƣợc bán ra 4 kênh nhỏ:

Thu gom – Thợ giết mổ kiêm bán buôn và bán lẻ chiếm 50% thị phần;

Thu gom – Nhà hàng, khách sạn chiếm 20% thị phần, kênh này chủ yếu tiêu thụ

lợn cắp nách;

Thu gom – Hộ giết mổ kiêm bán buôn bán lẻ chiếm 20% thị phần, chủ yếu là mua

lại lợn cắp nách do đã có đơn đặt hàng, nhƣng chƣa đi thu gom đƣợc;

Khoảng 10% lợn thịt đƣợc bán cho ngƣời Trung Quốc.

Vấn đề cần quan tâm: mặc dù tất cả những ngƣời đƣợc phỏng vấn (cả cán bộ và ngƣời dân)

đều trả lời việc tiêu thụ lợn đen hiện nay ở Lào Cai là thuận lợi, vấn đề ở đây là chƣa có thông

tin về nhu cầu thịt lợn đen trên thị trƣờng tỉnh Lào cai, tất cả mới chỉ là sự ƣớc đoán chủ

quan. Cần có sự khảo sát tiếp để nắm bắt đƣợc thông tin quan trọng này.

50%

Dịch vụ đầu vào:

Giống; thức ăn; thuốc thú y;

kỹ thuật; điện và vốn

Hộ chăn nuôi

Thu gom

Giết mổ kiêm bán buôn,

bán lẻ

Thợ mổ kiêm thu gom,

bán buôn, bán lẻ (ông Đồi – Bát Xát)

Trung Quốc

Nhà hàng, khách sạn

Ngƣời tiêu dùng

Tiêu thụ ngoại tỉnh (Hà Nội; Nam Định)

30%

10% 20% 50%

20%

30% 70%

20%

Page 46: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

45

Qua khảo sát hiện trƣờng, nhóm tƣ vấn ƣớc tính khoảng 70% lợn cắp nách đƣợc bán cho các

quán ăn tại khu du lịch Sa Pa, thành phố Lào Cai, bán cho các cá nhân (cán bộ nhà nƣớc và

doanh nghiệp, cá nhân) trong tỉnh. Điều đặc biệt là các khách hàng này yêu cầu mua lợn cắp

nách còn sống, hoặc phải giết mổ trƣớc mặt họ. Phần còn lại bán ra ngoại tỉnh nhƣ: Hà Nội,

Nam Định... theo hai hình thức là bán cả con (gửi xe ôtô khách) và mổ tại Lào Cai (sau đó để

thịt trong các hộp xốp với nƣớc đá và gửi xe ô tô khách).

Hiện tại giá thịt lợn đen hơi tại Lào Cai là 55.000 đồng/kg (so với thời kỳ đƣợc giá nhất là

65.000đ/kg), cao hơn lợn lai thịt 2-5.000 đồng/kg. Với giá nhƣ vậy trung bình một con lợn đen

60-70kg ngƣời dân thu đƣợc nhiều hơn bán lợn lai từ 150-300.000 đồng. Giá bán thịt lợn đen

đã pha chế (tách mỡ) cao hơn giá thịt lợn lai 20-30.000đ/kg, chủ yếu do lợn đen thịt thƣờng

nhiều mỡ (những con khối lƣợng trên 1 tạ có tới 60-70% mỡ, chỉ còn trên 30% thịt nạc). Đối

với ba toa (thu gom kiêm giết mổ trong thôn) với mỗi con lợn đƣợc làm thịt để bán sẽ

đƣợc lãi từ 300- 500.000đ tùy theo trọng lƣợng. Tuy nhiên, khoảng 50% khách hàng trong

thôn thƣờng mua chịu và chỉ trả khi đến mùa thu hoạch ngô, lúa mà không bị tính lãi bằng

bất cứ hình thức nào. Lợn cắp nách, hiện tại giá lợn hơi do ngƣời dân bán ra từ 90-

100.000đ/kg; thu gom mua về và bán lại cho các nhà hàng hoặc khách hàng trong tỉnh ăn

chênh lệch 10-15.000đ/kg.

Một kênh khác là thu gom mua lợn cắp nách của ngƣời dân rồi bán cho nhà hàng ở dƣới xuôi

(Nam Định) với lãi suất cao hơn so với bán tại thị trƣờng địa phƣơng (ba toa nói họ lãi gấp đôi

so với bán tại chỗ). Giá thịt lợn đen bán giao cho một công ty ở Hà Nội là 180-200 nghìn

đồng/kg loại ngon đã lọc phần mỡ. Lợn cắp nách mổ bán giá 250.000 đồng/kg chƣa kể cƣớc

vận chuyển (60.000đ/con).

Bảng 3.5 và 3.6 bên dƣới cung cấp một cách vắn tắt các thông tin về đặc điểm và khó khăn

của các tác nhân thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng và ngƣời tiêu dùng sản phẩm thịt lợn đen.

Những thông tin này chỉ là sơ bộ ban đầu, cần tiếp tục thu thập thêm để từ đó định hƣớng nâng

cấp chuỗi giá trị lợn đen tại tỉnh Lào Cai.

Bảng 3.5 Đặc điểm và khó khăn của tác nhân thƣơng mại

Loại tác

nhân

Đặc điểm Khó khăn (cản trở +thách thức)

Thu gom

Ngƣời dân tộc: Kinh; Giáy, Tày,

Nùng

Ở trung tâm xã, thị trấn; liên lạc qua

điện thoại di động

Loại lợn mua: mua tất cả các loại lợn

Thu mua bằng xe máy

Mỗi lần thu mua: 3-5con

Bán lợn lại cho nhà hàng , khách sạn:

Sa Pa; TP Lào Cai

Khó tìm đƣợc nguồn lợn cắp nách

tốn thời gian, xăng xe...

Lợi nhuận thấp: chênh lệch

10.000đ/kg chƣa trừ chi phí đi lại,

ăn ở

Vận chuyển xa hao hụt...

Page 47: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

46

Thu gom

kiêm giết mổ,

bán buôn và

bán lẻ

Ngƣời dân tộc: Kinh; Giáy, Tày,

Nùng… Chồng thu gom, vợ bán lẻ

(phản thịt tại chợ xã hoặc thị

trấn/thành phố)

Ở trung tâm xã, thị trấn

Loại lợn mua: tất cả các loại lợn, kể

cả lợn đen và lợn cắp nách (cả các

loại vật nuôi khác nhƣ chó, gà, trâu,

bò, dê…)

Thƣờng đi mua bằng xe máy; có

trƣờng hợp đi ôtô (nếu thu mua nhiều

lợn 10-15 con các loại)

Mỗi tháng thu gom và tiêu thụ 20-30

con lợn các loại

Chênh lệch 20-30.000đ/kg thịt lợn

đen

Mỗi con lợn lãi khoảng 300-

500.000đ

Chƣa có hệ thống lò mổ đảm bảo

VSATTP và môi trƣờng

Khó tìm nguồn lợn đen, lợn cắp

nách đảm bảo tiêu chuẩn

Phải thƣờng xuyên đi tìm kiếm

nguồn hàng trong và ngoài xã,

thậm chí ngoài huyện và ngoài

tỉnh.

Nếu bán cho ngƣời quen thì

thƣờng bị mua chịu, đọng vốn

Cạnh tranh với các ba toa khác

Bảng 3.6 Đặc điểm và khó khăn của nhà hàng, khách sạn và ngƣời tiêu dùng

Loại tác nhân Đặc điểm Khó khăn

(cản trở +thách thức)

Nhà hàng, khách

sạn tại tỉnh (Sa Pa)

Một ngày tiêu thụ 1-2 con lợn

cắp nách;

Mùa hè tiêu thụ nhiều hơn mùa

đông phụ thuộc lƣợng khách

du lịch

Tìm ngƣời cung cấp lợn chất

lƣợng và ổn định

Chƣa có các tài liệu: tờ rơi,

Poster, fiml giới thiệu về thịt lợn

đen Lào Cai phục vụ khách

du lịch khi họ ăn ở nhà hàng

(thƣởng thức)

Ngƣời tiêu dùng

địa phƣơng

Cán bộ công chức: có lƣơng

một tháng 1-2 lần mua thịt lợn đen

Khó tìm mua lợn thịt chất lƣợng

cao (lợn đen bản địa không nuôi

bằng cám công nghiệp)

Bán lẻ ở Hà Nội

và các tỉnh dƣới

xuôi

Công ty VinaGAP có 01 cửa

hàng ở Số 6 Nguyễn Công Trứ,

Hà Nội: đã tiêu thụ gần 2 năm.

Sản lƣợng nhỏ: 0,5 tấn thịt

tinh/tháng (khoảng 10

con/tháng) và 8-10 con lợn cắp

nách/tháng.

Nhà hàng ở TP Nam Định: bao

nhiêu cũng mua, mỗi tuần 3-4 tạ

lợn hơi.

Chƣa có các chƣơng trình

quảng bá cho sản phẩm lợn đen

từ Lào Cai

Sản phẩm chƣa đƣợc xây dựng

thƣơng hiệu bài bản

Các doanh nghiệp này chƣa

nhận đƣợc bất kỳ hỗ trợ gì từ

các chƣơng trình của tỉnh Lào

Cai hay tổ chức dự án nào liên

quan tới chuỗi giá trị lợn đen

Page 48: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

47

III.4 Phân tích chi phí và lợi nhuận đối với từng tác nhân

Bảng 3.7 Hạch toán chi phí và lợi nhuận theo qui mô chăn nuôi lợn thịt đen (khối

lƣợng xuất chuồng trung bình 85-100kg)

Chỉ tiêu Đơn vị Nuôi dƣới

5 con

Từ 6-10

con

Trên 10

con

Số hộ PV (n)

20 6 7

Số lợn nuôi trung

bình/lứa

con 2,5 6,3 14,5

Chi phí làm chuồng đồng 3.500.000 5.060.000 9.427.800

Hao mòn chuồng trại

/10 năm /con đồng/con 140.000 80.317 65.019

Mua lợn giống đồng/con 1.031.025 1.062.500 1.104.000

Công chăm sóc (4-5

tháng; 4 tiếng/ngày)

đồng/con 1.800.000 714.000 309.900

Thức ăn thô đồng/con 150.000 150.000 150.000

Thức ăn tinh đồng/con 1.590.000 1.272.000 1.060.000

Tiêm phòng đồng/con 20.000 20.000 20.000

Thuốc chữa bệnh đồng/con 0 0 0

Tổng chi phí/lứa Đồng 11.827.563 20.782.550 39.279.330

Giá bán thịt lợn hơi đồng/kg 57.000 57.000 57.000

Trọng lƣợng xuất bán kg 100 90 85

Tổng doanh thu đồng/lứa 14.250.000 32.319.000 70.252.500

Lợi nhuận đồng/lứa 2.422.438 11.536.450 30.973.170

Thu nhập một năm của

hộ đồng/năm/hộ 4.844.875 28.841.125 92.919.510

Thu nhập/khẩu/tháng từ

chăn nuôi lợn đồng/khẩu/tháng 80.748 480.685 1.548.659

Bảng 3.7 cung cấp một số thông tin về hạch toán chăn nuôi lợn thịt đen to. Cụ thể nó cho

ta biết tổng chi phí tính theo lứa lợn, tổng doanh thu, lợi nhuận, thu nhập hàng năm của hộ

và thu nhập theo khẩu/tháng của 1 hộ chăn nuôi theo 3 qui mô khác nhau: dƣới 5 con/lứa;

từ 6-10 con/lứa và trên 10 con/lứa. Chú ý là theo phân tích ở hàng cuối cùng “Thu

nhập/khẩu/tháng từ chăn nuôi lợn” để thoát nghèo chỉ bằng nuôi lợn đen to, thì mỗi hộ

phải nuôi ít nhất từ 6 con/lứa trở lên nhằm đảm bảo thu nhập bình quân theo khẩu trên

tháng đạt khoảng 480.000đ. Nếu nuôi lợn đen to theo qui mô trên 10/lứa, thì thu nhập bình

quân theo khẩu trên tháng cao gấp 3 lần, đạt khoảng 1.500.000đ.

Bảng 3.8 cung cấp các thông tin về hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn cắp nách của 1

hộ chăn nuôi theo 2 qui mô phổ biến từ phỏng vấn hiện trƣờng: dƣới 5 con/lứa và từ 6-10

con/lứa. Theo phân tích ở hàng cuối cùng “Thu nhập/khẩu/tháng từ chăn nuôi lợn” thì kể

cả khi 1 hộ nuôi từ 6-10 con lợn cắp nách/lứa, thì vẫn không thể thoát nghèo do thu nhập

bình quân theo khẩu trên tháng chỉ đạt khoảng 86.000đ.

Page 49: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

48

Bảng 3.8 Hạch toán chi phí và lợi nhuận theo qui mô chăn nuôi lợn cắp nách

Chỉ tiêu Đơn vị Dƣới 5 con Từ 6-10 con

Số hộ đƣợc PV (n)

5 3

Số lợn nuôi trung bình/lứa con 4,0 7,0

Chi phí làm chuồng đồng 0 0

Mua lợn giống đồng/con 300.000 300.000

Công chăm sóc (1 tiếng ngày

trong 12 tháng) đồng/con 112.500 64.286

Thức ăn tinh (bột ngô) đồng/con 250.000 250.000

Tổng chi phí/lứa Đồng 2.650.000 4.300.000

Giá bán thịt lợn hơi đồng/kg 90.000 90.000

Trọng lƣợng xuất bán kg 15 15

Tổng doanh thu đồng/lứa 5.400.000 9.450.000

Lợi nhuận/năm đồng/lứa 2.750.000 5.150.000

Thu nhập/khẩu/tháng từ chăn

nuôi lợn đồng/khẩu/tháng 45.833 85.833

Trên đây là những tính toán sơ bộ ban đầu dựa trên giả định việc chăn nuôi diễn ra suôn sẻ

và lợn đƣợc tiêu thụ hết. Cần có khảo sát kỹ hơn để có thể đƣa ra đƣợc những số liệu đầy

đủ và chính xác hơn.

Bảng 3.9 Hạch toán chi phí và lợi nhuận của tác nhân thu gom lợn đen thịt

Chỉ tiêu Đơn vị tính Dƣới 10

con

Từ 10-20

con Trên 20 con

Số lợn mua TB trên

tháng Con/tháng 8,0 22 32

Trọng lƣợng trung

bình khi mua kg 90 90 90

Giá thu mua lợn

đen đ/kg 55.000 55.000 55.000

Tiền mua lợn hơi Đồng/tháng 39.600.000 108.900.000 158.400.000

Chi phí xăng xe đi

lại Đồng/tháng 60.000 180.000 300.000

Công thu mua và đi

bán Đồng/tháng 300.000 1.200.000 1.800.000

Chi phí điện thoại

giao dịch Đồng/tháng 100.000 200.000 300.000

Chi phí kiểm dịch

(nếu có) Đồng/tháng 56.000 154.000 224.000

Tổng chi Đồng/tháng 40.116.000 110.634.000 161.024.000

Giá bán ra đồng/kg hơi 57.000 57.000 57.000

Tổng thu đồng/tháng 41.040.000 112.860.000 164.160.000

Lợi nhuận đồng/tháng 924.000 2.226.000 3.136.000

Page 50: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

49

Chi phí và thu nhập của tác nhân thu gom lợn cắp nách:

Giá mua lợn từ ngƣời thu gom khoảng 110.000đ/kg lợn hơi, trọng lƣợng dƣới

25kg/con.

Giá bán tại Sa Pa hoặc Lào cai: 150.000 đ/kg thịt hơi (cả công giết mổ).

Giá bán lợn cho ngƣời đặt mua dƣới xuôi 150-200.000đ/kg lợn hơi.

Giá bán lẻ cho khách vãng lai dƣới xuôi: 250-300.000 đ/kg lợn hơi

Nhƣ vậy, thu nhập khi bán lợn cắp nách cho khách hàng trong tỉnh khoảng 30.000đ/kg hay

400-500.000đ/con; thu nhập đối với bán lợn cắp nách cho khách hàng dƣới xuôi, khách

vãng lai ít nhất cao gấp đôi (cần thu thập thêm thông tin).

Chi phí và lợi nhuận của tác nhân giết mổ kiêm bán lẻ

Giá thu mua của bà con: 55-57.000đ/kg thịt lợn đen hơi (lợn to trên 60kg)

Công giết mổ 100.000đ/con

Giá bán thịt móc hàm chênh lệch giữa thịt lợn đen và lợn lai khoảng 20-30.000đ/kg

(do lợn đen nhiều mỡ, con to trên 1 tạ thì lƣợng mỡ chiếm 60-70%), khách hàng

thu nhập cao mua thịt lợn đen đã tách mỡ.

Những khoản chi phí: xăng xe khi đi thu gom (xe máy trung bình mỗi ngày

50.000đ tiền xăng); thuế môn bài 750.000đ/năm.hộ; tiền đóng dấu lợn 6.000đ/con,

thuế sát sinh 80.000đ/con.

Thu nhập trung bình khoảng 300.000-500.000đ/con tùy theo trọng lƣợng; 10 triệu

đồng một tháng nhƣng bà con trong xã thƣờng hay mua chịu, cuối mùa mới trả tiền

không chịu lãi suất.

Nếu thu gom đƣợc lợn cắp nách và bán cho thu gom ở thành phố Lào Cai và Sa Pa thì thu

đƣợc 150-200.000đ/tạ thịt hơi. Nếu gửi xe ca xuống nhà hàng ở dƣới xuôi (Hà Nội, Nam

Định) thì thu đƣợc gấp đôi tiền.

III.5 Phân tích quản trị chuỗi giá trị lợn đen

“Quản trị” một chuỗi giá trị thể hiện trên các khía cạnh sau:

1. Chuỗi giá trị này đƣợc tổ chức nhƣ thế nào?

2. Ai quyết định chuỗi sẽ cung cấp những sản phẩm gì?

3. Các qui định, luật lệ về thƣơng mại đƣợc xác định nhƣ thế nào?

4. Tính chất các mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi là nhƣ thế nào?

Kiểu quản trị chuỗi

Qua khảo sát, có thể nói quản trị chuỗi giá trị lợn đen hiện nay tại 2 huyện Bát Xát và

Mƣờng Khƣơng là theo mô hình quản trị “Thị trƣờng tự do không có sự điều phối”. Đây là

mô hình quản trị lỏng lẻo với các đặc điểm sau:

Các giao dịch chủ yếu giữa ngƣời bán (hộ chăn nuôi) và ngƣời mua (thu gom)

đƣợc thực hiện trong khoảng cách ngắn tại địa phƣơng, chƣa vƣơn xa đƣợc tới các

tỉnh bên ngoài. Do đó giá trị thu đƣợc chƣa cao.

Có rất ít sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi: các hộ chăn nuôi theo hình thức

cá thể, nhỏ lẻ và bán sản phẩm cho các thu gom trong và ngoài xã; quan hệ giữa

Page 51: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

50

các thu gom còn đơn giản, chƣa chặt chẽ, gắn kết; chƣa gắn đƣợc hộ sản xuất với

thị trƣờng tiêu thụ cuối cùng…

Để nâng cấp tới mức độ phát triển cao hơn, một chuỗi giá trị cần hƣớng tới mô hình quản

trị “Có định hƣớng”9, theo đó chuỗi do một hay một số doanh nghiệp nắm quyền chỉ đạo;

các DN này quyết định sẽ sản xuất sản phẩm gì với yêu cầu về nội dung và chất lƣợng ra

sao, đồng thời họ cũng cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các tác nhân tham gia chuỗi.

Nhƣ vậy, những điểm yếu cơ bản của chuỗi giá trị lợn đen hiện nay ở Lào Cai là:

Hoàn toàn bị thị trƣờng bên ngoài chi phối, các tác nhân đóng vai trò thụ động.

Thực trạng hiện nay là khó lập kế hoạch và khó kiểm soát việc sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm.

Phạm vi hoạt động/giao dịch khá hẹp, chủ yếu là trong xã, trong huyện và trong

tỉnh. Điều này một phần phản ánh qui mô sản xuất còn nhỏ, một phần thể hiện

chuỗi thiếu sự hoạch định/định hƣớng phát triển.

Thiếu sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi. Điều này phản ánh khâu tổ chức

còn yếu kém, các tác nhân hoạt động mang tính nhỏ lẻ, tự phát.

Ai quyết định các sản phẩm của chuỗi lợn đen?

Đây là một vấn đề mở và để trả lời câu hỏi này, ta cần phân tích các tác nhân chính:

Hộ chăn nuôi: nhìn bên ngoài, hình nhƣ các hộ sản xuất quyết định việc chăn nuôi

(qui mô, hình thức) lợn đen của mình. Tuy nhiên, trên thực tế họ chăn nuôi theo

kiểu truyền thống, qui mô nhỏ lẻ và không có hiểu biết về thị trƣờng (nhu cầu, thị

hiếu), thậm chí không biết hạch toán. Nhƣ đã phân tích, bà con dân tộc không coi

lợn đen là một hàng hóa, chỉ nhƣ cục tiền tiết kiệm.

Thu gom: họ có nhu cầu thu gom và tiêu thụ lợn đen, nhƣng chỉ biết làm ăn theo

thời vụ, cung cấp hàng cho các mối tiêu thụ quen biết. Hơn nữa, họ cũng không

biết đầu tƣ cho các hộ sản xuất để tạo nguồn thu ổn định, không cung cấp thông tin

cho các hộ sản xuất để có nguồn hàng khi thị trƣờng cần.

Các cơ quan chính quyền,: tuy quan tâm đến phát triển chăn nuôi nói chung với các

định hƣớng và qui hoạch phát triển, chủ động cung cấp các dịch vụ đầu vào (vốn,

kỹ thuật…), nhƣng con lợn đen lại chƣa đƣợc quan tâm.

Việc tập huấn cho các hộ chăn nuôi về kiến thức thị trƣờng; tổ chức các tác nhân thành

hiệp hội, nhóm, HTX; cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu và thị hiếu của thị trƣờng

(ngƣời tiêu thụ) cho các hộ sản xuất; và cung cấp thông tin về các hộ chăn nuôi cho khách

hàng tiêu thụ lợn đen… sẽ góp phần khắc phục các vấn đề trên. Các cơ quan chính quyền

và đoàn thể, cùng các dự án do quốc tế tài trợ trong lĩnh vực phát triển chăn nuôi có một

vai trò rất quan trọng để thực hiện các nội dung trên.

9 Theo Gereffi, Humphrey, Sturgeon: Quản trị Chuỗi giá trị toàn cầu.

Page 52: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

51

Việc xác định các qui định, luật lệ về thƣơng mại và tính chất các mối quan hệ giữa

các tác nhân trong chuỗi giá trị lợn đen

Thói quen, truyền thống văn hóa hiện vẫn đóng vai trò nổi bật: bà con ƣu tiên/tin

tƣởng việc mua bán sản phẩm trong thôn bản hơn mua bán từ bên ngoài. Bà con

Hmông và Dao muốn bán sản phẩm là bán, ít quan tâm đến giá cả và lợi nhuận.

Trong giao dịch: trƣớc đây, khi thông tin thị trƣờng về giá cả chƣa đƣợc công khai,

thì tình trạng thu gom ép giá của bà con chăn nuôi lợn đen khá phổ biến. Bây giờ,

do có nhiều nguồn thông tin để khảo giá, đặc biệt nhờ có điện thoại di động và số

lƣợng ba toa đông, nên qui tắc “thuận mua, vừa bán” là khá phổ biến.

Các cơ quan nhà nƣớc có những qui định về kỹ thuật liên quan đến chăn nuôi

(phòng và chữa bệnh, kiểm dịch động vật) và vốn vay nhƣng có vẻ các qui định về

kỹ thuật chăn nuôi ít có ảnh hƣởng đến việc chăn nuôi lợn đen của bà con dân tộc

thiểu số.

Nhóm chuyên gia cho rằng với việc hỗ trợ các hộ chăn nuôi lợn đen nâng cao kỹ thuật

chăn nuôi; tổ chức họ thành các nhóm sở thích, hội; trang bị cho họ kiến thức thị trƣờng,

v.v. thì tình hình chăn nuôi lợn đen tại 2 huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng chắc chắn sẽ

phát triển, và dần dần các vấn đề quản trị chuỗi sẽ đƣợc cải thiện.

Khuyến nghị: Định hƣớng nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại tỉnh Lào Cai

nên chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1(khoảng 3-4 năm): Tổ chức lại sản xuất và lưu thông hàng hóa, hình thành

chuỗi giá trị lợn đen bản địa tỉnh Lào Cai, bao gồm các nội dung sau:

• Giới thiệu và áp dụng qui trình kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi và sản xuất lợn đen

bản địa giống;

• Tổ chức các nhóm sở thích và đƣa các nhóm vào hoạt động;

• Củng cố hệ thống hỗ trợ kỹ thuật (KN, Thú y) cấp huyện và xã;

• Điều chỉnh chiến lƣợc phát triển chăn nuôi của địa phƣơng đƣa con lợn đen bản

địa thành một trong những sản phẩm chủ lực;

• Xác định các thị trƣờng chiến lƣợc và thị hiếu thị trƣờng sản phẩm thịt lợn đen;

• Đƣa một số DN lãnh đạo/chủ lực tham gia chuỗi giá trị lợn đen bản địa;

• Xây dựng thƣơng hiệu lợn đen bản địa của Lào Cai.

Giai đoạn 2 (khoảng 2-3 năm): Củng cố quản trị chuỗi.

• Xác định rõ ràngvai trò và chức năng của từng tác nhân trong chuỗi đƣợc;

• Các tác nhân hoạt động theo hƣớng chuyên môn hóa (cung cấp DV, chăn nuôi,

tiêu thụ…) có thể áp dụng hình thức ký hợp đồng bao tiêu SP. Tác nhân chủ lực

đóng vai trò điều tiết, phối hợp

• Áp dụng qui trình chăn nuôi lợn đen chuẩn hóa trên toàn địa bàn;

• Thành lập các hội/hiệp hội chăn nuôi lợn đen

• Tiến hành quảng bá và định hƣớng ngƣời tiêu dùng về lợn đen

• Địa phƣơng đẩy mạnh công tác kiểm dịch và kiểm soát VSATTP

• Thƣơng hiệu lợn đen đƣợc khẳng định và đƣa đƣợc nhiều sản phẩm ra ngoài tỉnh

(khoảng 30-40% sản lƣợng xuất chuồng) => Thị trƣờng tiêu thụ ổn định.

Giai đoạn 3: Chuỗi giá trị lợn đen bản địa được nâng cấp.

• Tăng qui mô chăn nuôi lợn đen lên 2-3 lần so với hiện nay;

• Hình thức hợp đồng trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm đƣợc áp dụng rộng rãi;

Page 53: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

52

• Ngƣời tiêu dùng ngoài tỉnh nắm đƣợc những thông tin quan trọng cần thiết về sản

phẩm lợn đen Lào Cai;

• Hiệp hội nắm vai trò quản lý chuỗi;

• Ổn định và tiếp tục mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, bao gồm cả xuất khẩu sản phẩm.

III.6 Sự tham gia của người phụ nữ dân tộc trong chuỗi giá trị lợn đen

III.6.1 Vai trò của ngƣời phụ nữ trong chuỗi giá trị lợn đen

Chăn nuôi lợn đen, mặc dù khá phổ biến tại các xã đƣợc khảo sát, nhƣng chƣa đƣợc coi là

ƣu tiên của các hộ ngƣời dân tộc, đứng sau trâu, bò, ngựa. Tùy theo dân tộc, nhƣng nhìn

chung sự phân công công việc trong gia đình là: đàn ông lo gia súc lớn (trâu bò), phụ nữ lo

lợn, gà và có quyền quyết định với việc chăn nuôi mình đảm trách. Vào ngày thƣờng thì

đàn ông đi chợ, cuối tuần thì cả hai giới đều đến chợ. Ngƣời Hmông còn hay đi ngựa,

ngƣời Dao và các dân tộc khác chủ yếu đi xe máy.

Hình 3.5 Sự tham gia của ngƣời phụ nữ trong các khâu của chuỗi giá trị lợn đen bản

địa tại tỉnh Lào Cai

Kết quả khảo sát cho thấy ngƣời phụ nữ đảm nhận hầu hết các khâu chăn nuôi lợn đen

(khoảng 70%). Ngoài những công việc do hai vợ chồng cùng làm nhƣ mua lợn giống, bán

lợn, các công việc chủ yếu do phụ nữ phải đảm nhiệm bao gồm:

Tìm kiếm thức ăn (rau, củ…)

Nấu cám và cho lợn ăn

Tắm cho lợn và vệ sinh chuồng lợn

Những công việc “lặt vặt” này đòi hỏi khá nhiều thời gian, khoảng 3-4 giờ mỗi ngày, nếu

gia đình nuôi lợn với số lớn thì thời gian làm việc còn dài hơn và ngƣời phụ nữ sẽ vất vả

hơn. Tất nhiên, họ có nhận đƣợc sự giúp đỡ của ngƣời chồng và các thành viên khác trong

gia đình (mua thức ăn, chăm sóc khi lợn ốm, khảo giá bán lợn…). Khó khăn lớn nhất ở

đây là mặc dù là lao động chính, nhƣng phụ nữ lại ít đƣợc trang bị kiến thức chuyên môn

cần thiết, ít tiếp cận với thông tin về trồng trọt, chăn nuôi… do đối tƣợng chủ yếu tham gia

các cuộc tập huấn ở các xã là nam giới. Hậu quả là họ chỉ biết chăn nuôi theo kiểu truyền

thống, kém hiệu quả.

Tùy theo từng dân tộc, quyền ra quyết định nuôi và bán lợn trong các gia đình dân tộc

thiểu số khác nhau, nhìn chung ngƣời chồng hay “chủ hộ” vẫn có tiếng nói quan trọng hơn

ngƣời vợ. Phụ nữ ngƣời Tu Dí, Pa Dí, ngƣời Nùng hoặc ngƣời Giáy do tháo vát trong

công việc nên có quyền ngang với ngƣời chồng trong việc ra các quyết định. Phụ nữ Dao

Page 54: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

53

và Hmông nhìn chung có ít quyền hơn, chịu nhiều thiệt thòi hơn, nhƣng tình trạng này có

vẻ đang đƣợc cải thiện “Chăn nuôi lợn toàn do các bà làm, ngƣời chồng muốn bán lợn

cũng phải hỏi ý kiến vợ chứ, có ai dám tự tiện bán lợn đâu. Nhiều gia đình muốn bán lợn

còn phải hỏi ý kiến của các con nữa!” (Ý kiến của lãnh đạo Hội Nông dân huyện Mƣờng

Khƣơng). Để sự cải thiện này thực sự là bền vững, chính quyền địa phƣơng các cấp và các

hội đoàn thể cần có những chƣơng trình, kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm nâng cao năng

lực làm kinh tế cho phụ nữ dân tộc nhƣ các khóa tập huấn và xây dựng mô hình/điển hình

về phụ nữ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, kinh doanh giỏi.

Phỏng vấn cán bộ Hội phụ nữ tỉnh, Ban Dân tộc và Sở Công Thƣơng cho thấy phụ nữ dân

tộc, kể cả phụ nữ dân tộc Hmông và Dao, hoàn toàn có thể làm tốt vai trò ngƣời chăn nuôi

lợn đen có kỹ thuật nếu họ đƣợc tập huấn và hƣớng dẫn thực hành bằng tiếng dân tộc.

Ngoài đóng vai trò chính trong chăn nuôi lợn đen, những ngƣời phụ nữ dân tộc Giáy,

Nùng cũng đảm nhiệm vai trò chính trong việc bán lẻ thịt lợn tại các chợ xã (chồng họ làm

thu gom kiêm giết mổ lợn). Một số phụ nữ dân tộc cũng thƣờng cùng chồng đóng vai trò

đi thu gom sản phẩm. Việc bán lẻ thịt lợn tại các chợ thị trấn, thành phố Lào Cai và thị xã

Sa Pa đều do phụ nữ ngƣời Kinh đảm nhiệm. Việc thu gom lợn đen và bán lẻ thịt lợn đen

mang lại lợi nhuận cao hơn so với chăn nuôi lợn đen. Đây cũng là một kênh cần quan tâm

mở rộng để phụ nữ có thể đóng vai trò tích cực hơn trong chuỗi giá trị lợn đen.

Trong cung cấp các dịch vụ đầu vào, phụ nữ dân tộc cũng thể hiện vai trò tích cực:

- Các cán bộ HPN địa phƣơng đã thể hiện đƣợc năng lực quản lý vốn tín chấp của

ngân hàng CSXH, cần mở rộng hoạt động này sang cho các hộ chăn nuôi lợn đen

giỏi, cho họ vay vốn để phát triển kinh tế.

- Các vị trí cán bộ khuyến nông và thú y cơ sở do phụ nữ đảm nhiệm (nhƣ tại xã

Lùng Vai) cho thấy phụ nữ dân tộc hoàn toàn có khả năng làm tốt việc cung cấp

các dịch vụ kỹ thuật cho chăn nuôi lợn đen nếu họ đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng.

III.6.2 Những khó khăn và thách thức đối với sự tham gia và làm chủ về kinh tế của

phụ nữ trong các khâu khác nhau của chuỗi giá trị

Bảng 3.10 Phân tích thuận lợi và khó khăn của phụ nữ dân tộc trong chăn nuôi lợn

đen

Thuận lợi Khó khăn

- Nếu đƣợc tập huấn một cách kỹ lƣỡng, bài

bản, thì phụ nữ dân tộc có thể tiếp thu và áp

dụng đƣợc kiến thức mới, kể cả những kiến

thức KHKT.

- Dễ huy động phụ nữ dân tộc hơn do họ thích

tham gia sinh hoạt, họp hành do HPN tổ chức

(buổi tối, 1-1,5 tháng/lần).

- Ý thức chấp hành qui định của Hội tốt, phụ nữ

vùng cao tích cực tham gia sinh hoạt hội hơn

phụ nữ vùng thấp.

- Khó thay đổi

- Tâm lý tự ti khá phổ biến

- Nhìn chung trình độ văn hóa và kiến thức XH,

quản lý kinh tế của phụ nữ dân tộc còn thấp do

họ ít tiếp xúc với XH, thị trƣờng, thông tin nói

chung.

- Tình trạng bất bình đẳng về giới còn khá phổ

biến do phong tục tập quán

- Quá bận công việc nhà ít có thời gian tham gia

công tác XH

- Nguồn lực của gia đình (vốn, giống…) hạn

chế

- Năng lực của đội ngũ cán bộ HPN cơ sở hạn

Page 55: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

54

- Chị em chăm chỉ, có kinh nghiệm sản xuất và

chăn nuôi.

chế

- Cán bộ tập huấn đa số nói tiếng Kinh nên chị

em khó tiếp thu; phƣơng pháp tập huấn còn

hình thức, chƣa hiệu quả.

- Nam giới thƣờng đi tập huấn nếu HPN không

can thiệp

Những thách thức lớn nhất với phụ nữ dân tộc là:

Gánh nặng công việc gia đình (xem Lịch 24 giờ trong Bảng 3.11). Điều này khiến

họ quá bận công việc nhà, ít có thời gian nghỉ ngơi và tham gia công tác xã hội.

Phong tục tập quán, tình trạng bất bình đẳng về giới còn khá phổ biến

Rào cản về ngôn ngữ: đa số phụ nữ ngƣời dân tộc Hmông (khoảng 60%) không nói

đƣợc tiếng phổ thông.

Tâm lý tự ti khá phổ biến trong chị em

Trình độ văn hóa và kiến thức về xã hội và làm kinh tế của phụ nữ dân tộc còn

thấp.

Bảng 3.11 Lịch 24 giờ (do HPN huyện Mƣờng Khƣơng cung cấp)

Thời gian Ai? Làm gì?

Vợ Chồng Con trai Con gái

Khoảng 5h

Dậy, vệ sinh cá

nhân

Nấu cơm, cho lợn

gà ăn

Ngủ Ngủ Ngủ

6h

Dọn dẹp, chuẩn bị

lên nƣơng

Dậy, vệ sinh cá

nhân

Dậy, vệ sinh cá,

ôn bài

Dậy, vệ sinh cá,

ôn bài

Khoảng 7h

Lên nƣơng, gùi

thức ăn, cõng con

Lên nƣơng, gùi

cuốc xẻng Đi học Đi học

12h

Ăn cơm trên nƣơng

Ăn cơm trên

nƣơng

Đi học về

Ăn cơm ở nhà

Đi học về

Ăn cơm ở nhà

13h-17h

Tiếp tục làm

nƣơng

Tiếp tục làm

nƣơng

Giúp mẹ chăn

trâu/bò

Giúp mẹ chăn

trâu/bò

18h-19h Về nhà

Nấu cơm Về nhà, nghỉ ngơi

Về nhà, nghỉ

ngơi, giúp cha

mẹ

Về nhà, nghỉ

ngơi, giúp cha

mẹ

19.30h-20h

Ăn cơm Ăn cơm Ăn cơm Ăn cơm

20h-22h

Rửa bát, dọn dẹp Xem TV

Học bài, xem

TV

Học bài, xem

TV

22h-5g

Đi ngủ Đi ngủ Đi ngủ Đi ngủ

Khuyến nghị:

Dự án Oxfam, kết hợp với các hoạt động khuôn khổ chƣơng trình hành động Hỗ

trợ phụ nữ làm kinh tế của HPN nhƣ Xây dựng mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi;

Cho vay vốn + hƣớng dẫn chị em sử dụng vốn vay (thông qua tập huấn & chuyển

Page 56: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

55

giao KHKT của Khuyến nông, các cơ quan liên quan)… và các chƣơng trình/dự án

khác trên địa bàn 2 huyện Mƣờng Khƣơng và Bát Xát có thể thiết kế các hoạt động

nhằm giúp phụ nữ dân tộc trong vùng dự án nâng cao vai trò làm chủ về kinh tế.

Trƣớc hết là những ngƣời sản xuất giỏi, cung cấp dịch vụ khuyến nông và thú y

giỏi; sau đó là các phụ nữ kinh doanh giỏi.

Đối với phụ nữ các dân tộc vùng thấp và hiểu tiếng Kinh thì có thể tiến hành tập

huấn và hƣớng dẫn nhƣ đối với phụ nữ ngƣời Kinh, chỉ cần đảm bảo đối tƣợng

tham gia là phụ nữ (không phải là nam giới).

Đối với phụ nữ Dao và Hmông và Hà Nhì… cần áp dụng phƣơng pháp tập huấn

“cầm tay chỉ việc”; riêng đối với chị em ngƣời Hmông cần tiến hành tập huấn và

hƣớng dẫn họ bằng tiếng dân tộc.

III.7 Phân tích lợi thế so sánh của sản phẩm lợn đen Lào Cai

III.7.1 Chất lƣợng thịt

Thịt lợn đen nói chung và của Lào Cai nói riêng đƣợc chia làm hai loại: lợn cắp nách và

lợn thịt. Lợn cắp nách là hàng đặc sản, phục vụ các khu du lịch và ngƣời có thu nhập cao.

Lợn cắp nách hầu nhƣ không có mỡ, lớp mỡ dƣới da rất mỏng. Kết hợp qui trình giết mổ

đảm bảo tính đặc sản (mổ bỏ nội tạng, thui với rơm nếp) với cách chế biến của ngƣời dân

địa phƣơng sẽ mang lại các món ăn hấp dẫn ngƣời tiêu dùng. Thịt thơm, ăn không ngán,

khi nấu và tẩm ƣớp không ra nƣớc.

Lợn đen thịt tại các hộ chƣa sử dụng thức ăn công nghiệp thì thịt thơm, lớp mỡ dày, nhƣng

mỡ thơm và trong, khi xào nấu ra rất ít nƣớc. Nếu hộ có sử dụng thức ăn tăng trọng nhiều,

thịt sẽ hôi và khi xào nấu ra nhiều nƣớc (không khác gì lợn lai), lớp thịt mỡ dƣới da có thể

đục hơn.

Bản chất của việc tạo nên chất lƣợng thịt phụ thuộc vào yếu tố giống, thức ăn và môi

trƣờng chăn nuôi. Lào Cai có giống lợn tốt, nhƣng qui trình sử dụng thức ăn công nghiệp

dần dần đã làm mất đi tính đặc sản của sản phẩm, bên cạnh đó môi trƣờng chăn nuôi tại

các hộ chƣa thật sự đảm bảo vệ sinh do vậy lợn hay bị bệnh (lép to, LMLM) là những

nguyên nhân làm giảm chất lƣợng thịt.

Chất lƣợng thịt còn có các đặc tính lý học nhƣ độ mềm, pH, mất nƣớc, màu sắc...và hóa

học nhƣ: hàm lƣợng protein, lipit, khoáng... tồn dƣ kim loại nặng; tồn dƣ kháng sinh, hooc

môn (kích thích sinh trƣởng, tích nƣớc) cần đƣợc gửi mẫu đi phân tích mới có kết luận

chính xác và đó chính là công cụ để quảng bá hình ảnh thịt lợn đen Lào Cai.

III.7.2 Sản lƣợng

Thịt lợn đen Lào Cai có sản lƣợng chƣa cao, đặc biệt là lợn cắp nách khá hiếm. Để mua

đƣợc một con lợn cắp nách mất nhiều thời gian đi lại lên các vùng núi cao.

Hiện sản lƣợng thịt lợn của tỉnh Lào Cai là 23.560 tấn10

, không có thông tin về sản lƣợng

lợn đen trong báo cáo từ các ban ngành. Số lƣợng lợn đen của 2 huyện Bát Xát và Mƣờng

10

Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010

Page 57: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

56

Khƣơng năm 2010 ƣớc khoảng 35.000 con11

, sản lƣợng lợn đen hơi ƣớc tính khoảng gần

800-900 tấn12

. Nếu tỉnh có ý định xây dựng chuỗi lợn đen thì cần có nghiên cứu bổ trợ

hoặc trong biểu mẫu tổng hợp đàn gia súc gia cầm hàng năm cần có thông tin về số lƣợng

và sản lƣợng lợn đen dự kiến là bao nhiêu từ cấp xóm.

III.7.3 Giá cả

Giá là yếu tố quan trọng để phát triển thị phần tiêu thụ. Giá thịt lợn cắp nách và lợn đen tại

Lào Cai ở mức trung bình so với các tỉnh bạn nhƣ: Phú Thọ; Cao Bằng. Cụ thể trong bảng

3.10 nhƣ sau:

Bảng 3.12 So sánh giá lợn đen thịt tại một số tỉnh

ĐVT: 1000 đồng

Tỉnh

Loại thịt lợn

Lào Cai Cao Bằng Phú Thọ

Giá 1kg thịt lợn

hơi loại cắp nách 90-100 100-110 80-90

Giá 1kg thịt lợn

đen hơi thông

thƣơng

55-75 55-60 50-55

Với giá nhƣ vậy, thịt lợn đen Lào Cai hoàn toàn có thể cạnh tranh và tham gia vào đƣợc

thị trƣờng cao cấp, khi xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng từ khâu sản xuất tới khâu

tiêu thụ và làm thƣơng hiệu cho sản phẩm.

Các tỉnh hiện nay chƣa xây dựng thƣơng hiệu (nhãn hiệu tập thể) cho sản phẩm thịt lợn

đen của địa phƣơng. Do vậy đây là cơ hội cho sản phẩm thịt lợn đen Lào Cai.

III.8. Xu hướng thị trường cho chuỗi giá trị lợn đen

III.8.1 Nhu cầu và sự cạnh tranh

Thực tế lợn đen đƣợc nuôi đúng qui trình của ngƣời dân, không sử dụng thức ăn công

nghiệp không lo ngại về thị trƣờng tiêu thụ. Sức mua thị trƣờng trong tỉnh bao gồm thành

phố và khu du lịch có thể đảm bảo lợn đen không bị ế.

Tuy nhiên, một vấn đề khó cần lời giải ở đây là làm sao vừa phát triển chăn nuôi hàng hóa

với qui mô lớn và sản lƣợng cao, nhƣng đồng thời vẫn giữ đƣợc chất lƣợng “tính đặc sản”

của sản phẩm lợn đen. Đó là một trong những thách thức lớn nhất trong phát triển chuỗi

giá trị lợn đen. Chỉ khi nào giải quyết đƣợc vấn đề này thì mới mong nâng cấp thành công

đƣợc chuỗi giá trị lợn đen tại tỉnh Lào Cai.

Dƣới góc độ nhà chuyên môn, chúng tôi thấy rằng (xây dựng và áp dụng) một qui trình kỹ

thuật đƣợc chuẩn hóa và một quá trình chăn nuôi có kiểm soát chặt chẽ; cung cấp đầy đủ

11

Ƣớc tính từ tổng đàn lợn của hai huyện và tỷ lệ lợn đen trong tổng đàn (60% và 26%). 12

Ƣớc tính của cán bộ Phòng NN&PTNT 2 huyện Mƣờng Khƣơng và Bát Xát.

Page 58: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

57

thông tin từ ngƣời chăn nuôi tới “tận bàn ăn” ngƣời tiêu dùng là thực sự cần thiết để giải

quyết vấn đề khó khăn trên.

Qui trình kỹ thuật chăn nuôi đƣợc chuẩn hóa giúp cho ngƣời chăn nuôi giảm thời gian

nuôi, giảm chi phí cấu thành nên giá thành nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng thịt theo thị

hiếu thị trƣờng của ngƣời tiêu dùng.

Cần có hệ thống thông tin về nguồn gốc sản phẩm xuất xứ từ đâu; đƣợc giết mổ và chế

biến nhƣ thế nào, v.v. để cung cấp cho công chúng, đặc biệt là ngƣời tiêu thụ. Hàng quí

hoặc 6 tháng công bố kết quả phân tích chất lƣợng thịt với cách lấy mẫu ngẫu nhiên cho

ngƣời tiêu dùng đƣợc biết. Cần đƣợc xây dựng đƣợc các đầu mối/điểm bán thịt lợn đen có

uy tín để giúp ngƣời tiêu dùng yên tâm khi tới mua hàng.

III.8.2 Các thị trƣờng tiềm năng

Thị trƣờng tiềm năng lớn nhất có thể khai thác là Trung Quốc. Khi có sản phẩm thịt lợn có

chất lƣợng tốt chắc chắn thị trƣờng Trung Quốc sẽ chấp nhận với số lƣợng lớn.

Tuy nhiên để không bị phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc, cần đa dạng hóa các kênh

tiêu thụ khác nhau; trong đó đặc biệt chú ý đến kênh bán cho các tỉnh miền xuôi: Hà Nội,

Nam Định, Hải Phòng... đây là những thị trƣờng lớn, chấp nhận giá cao nhƣng cần chất

lƣợng thịt. Thị trƣờng này rất phù hợp với lợn cắp nách, thịt nạc của lợn đen thịt. Kết quả

phỏng vấn một thu gom ở Sa Pa cho thấy vào dịp Tết các đầu mối có thể chuyển tổng cộng

1.000 con lợn sống về xuôi cho ngƣời đặt mua. Ƣớc tính nhu cầu của thị trƣờng này là

hàng ngàn tấn thịt lợn đen mỗi năm.

Khu du lịch Sa Pa và thành phố Lào Cai là thị trƣờng địa phƣơng truyền thống, cũng cần

khai thác thông qua việc quảng bá hình ảnh về con lợn đen Lào Cai; đa dạng thêm các

món ăn từ thịt lợn, kết hợp giữa du lịch với ẩm thực; du lịch nông thôn gắn với tiêu thụ

hàng nông sản...nhằm kích thích ngƣời tiêu dùng chi tiền đồng thời đó chính là kênh

quảng cáo hữu hiệu cho sản phẩm đặc sản, vì mỗi ngƣời du lịch là một kênh truyền hình

sống...

Thị trƣờng thịt lợn đen trong tỉnh hiện nay theo kết quả phỏng vấn hiện trƣờng:

Tại 2 huyện khảo sát, mức tiêu thụ thịt lợn ngày cuối tuần tăng gấp đôi ngày

thƣờng. Thời gian nhu cầu về thịt lợn cao là từ tháng 9 đến Tết âm lịch, ngày mùa

(ngƣời dân cần nhiều calo do phải lao động thu hoạch mùa màng vất vả), các dịp lễ

hội, cƣới xin, ma chay.... Dịp Tết Nguyên đán bà con tiêu thụ nhiều nhất, các nhà

đều mổ lợn và tiêu thụ tại gia, tổng đàn giảm gần ¼ (tỷ lệ lợn đen bị giết mổ có thể

cao hơn).

Thị trấn Sa Pa: ƣớc tính vào mùa hè tất cả các nhà hàng ở Sapa tiêu thụ khoảng

100 con lợn cắp nách/ngày, còn ngày thƣờng 10 con/ngày.

Thành phố Lào Cai: mỗi sạp bán lẻ thịt lợn (kể cả sạp chuyên bán thịt lợn đen tại 2

chợ Cốc Lếu và Gốc Mít) thƣơng tiêu thụ khoảng 1 tạ thịt lợn/ngày. Nếu thịt cuối

ngày không bán hết thì bán rẻ cho các nguồn tiêu thụ hàng tồn cuối ngày nhƣ các

đội thợ xây, dân lao động, hàng cơm...

Page 59: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

58

III.8.3 Dự báo nhu cầu thị trƣờng trong mấy năm tới

Vì thiếu nhiều thông tin, đặc biệt là thông tin về lợn đen bản địa ở Việt Nam nên nhóm

chuyên gia chƣa thể đƣa ra dự báo chính xác. Dựa trên các số liệu thống kê sẵn có về tổng

đàn lợn và sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng trong giai đoạn 2005-2010, chúng ta có thể quan

sát sơ bộ nhƣ sau.

1. Về tổng đàn lợn

Bảng 3.13 cho thấy trong giai đoạn 2005-2010, tổng đàn lợn nuôi ở Việt Nam nói chung

và ở đa số các khu vực có xu hƣớng giảm nhẹ (trung bình 0,03%/năm), riêng khu vực các

tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh trong đó có Lào Cai) có xu hƣớng gia

tăng (trung bình gần 4%/năm). Tổng số đàn lợn của tỉnh Lào Cai (cả lợn lai và lợn đen)

tăng khá trong cùng kỳ, đạt 6,70% và chiếm khoảng 7% tổng đàn trong khu vực và 1,68%

tổng đàn trong cả nƣớc. Có thể ƣớc lƣợng tổng đàn lợn đen chiếm chƣa đầy 1% tổng đàn

trong cả nƣớc và còn tiềm năng mở rộng trong tƣơng lai.

Bảng 3.13 Một số thông tin về tình hình đàn lợn ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010

TT Địa

phƣơng Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 2009 2010

TB 5

năm

1 Cả nƣớc

Sản lƣợng (ngàn

con) 27435 26855,3 26560,7 26701,6 27627,7 27373,1

Tốc độ tăng

trƣởng hàng năm

(%)

-2.11% -1.10% 0.53% 3.47% -0.92% -

0.03%

2

Vùng

Trung du

và miền núi

phía Bắc

(14 tỉnh)

Sản lƣợng (ngàn

con) 5446,4 5338,6 5558,6 5927,4 6317,1 6602,2

Tốc độ tăng

trƣởng hàng năm

(%)

-1.98% 4.12% 6.63% 6.57% 4.51% 3.97%

Tỷ lệ tổng đàn so

với cả nƣớc (%)

3 Tỉnh Lào

Cai

Sản lƣợng (ngàn

con) 334,40 322,00 353,40 382,10 407,50 459,30

Tốc độ tăng

trƣởng hàng năm

(%)

-3.71% 9.75% 8.12% 6.65% 12.71% 6.70%

Tỷ lệ tổng đàn so

với cả nƣớc (%) 1.22% 1.20% 1.33% 1.43% 1.47% 1.68%

Tỷ lệ tổng đàn so

với vùng Trung

du và miền núi

phía Bắc (%)

6.14% 6.03% 6.36% 6.45% 6.45% 6.96%

2. Về sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng:

Bảng 3.14 Tổng sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng 2005 -2010

Địa phương Đợn vị tính 2005 2006 2007 2008 2009 2010

TB 5

năm

Tỉnh Lào Cai Sản lƣợng (tấn) 15068 16211 18608 20394 22043 23560

Page 60: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

59

Tỷ lệ so với cả

nƣớc (%) 0.66% 0.65% 0.70% 0.73% 0.73% 0.78%

Tốc độ tăng trƣởng

hàng năm (%) 7.59% 14.79% 9.60% 8.09% 6.88% 9.39%

Huyện Bát

Xát

Sản lƣợng (tấn) 1865 1914 2124 2329 2600 2770

Tỷ lệ so với cả

nƣớc (%) 0.08% 0.08% 0.08% 0.08% 0.09% 0.09%

Tốc độ tăng trƣởng

hàng năm (%) 2.63% 10.97% 9.65% 11.64% 6.54% 8.29%

Huyện Mƣờng

Khƣơng

Sản lƣợng (tấn) 1177 1247 1316 1352 1418 1594

Tỷ lệ so với cả

nƣớc (%) 0.05% 0.05% 0.05% 0.05% 0.05% 0.05%

Tốc độ tăng trƣởng

hàng năm (%) 5.95% 10.97% 9.65% 11.64% 6.54% 8.95%

Quan sát thông tin trong Bảng 3.14 ta thấy mặc dù tốc độ tăng sản lƣợng thịt lợn hơi xuất

chuồng (bao gồm cả lợn đen bản địa) tăng khá cao trong giai đoạn 2005-2010 đối với tỉnh

Lào Cai (trung bình 9,39%/năm), huyện Bát Xát (8,29%) và huyện Mƣờng Khƣơng

(8,95%), nhƣng sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng của tỉnh Lào Cai chỉ chiếm 0,78% tổng

sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng của cả nƣớc. Đối với hai huyện Bát Xát và Mƣờng

Khƣơng thì tỷ lệ này còn nhỏ hơn nhiều: chiếm 0,09% và 0,05%. Nếu qui về thịt lợn đen

hơi theo tỷ lệ chăn nuôi tại 2 huyện thì những con số trên còn nhỏ hơn nữa. Điều này

chứng tỏ còn rất nhiều cơ hội thị trƣờng cho con lợn đen bản địa của tỉnh Lào Cai.

Nếu chuỗi giá trị lợn đen tại 2 huyện phát triển và công tác tiếp thị sản phẩm đƣợc làm

một cách bài bản, thì hai thị trƣờng lớn: i) thị trƣờng Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông

Hồng; ii) thị trƣờng Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ tới hàng ngàn tấn thịt lợn đen bản địa

hàng năm, gấp 2-3 lần sản lƣợng tiêu thụ hiện nay của tỉnh Lào Cai.

Những sản phẩm có khả năng cạnh tranh với thịt lợn đen là thịt trâu, thịt và trứng gia cầm

do xu hƣớng sản xuất các sản phẩm này đang tăng lên nhanh trong 5 năm qua tại tỉnh Lào

Cai (trâu 4,91%/năm và gia cầm 7,88%/năm), cũng nhƣ trong cả nƣớc.

III.9. Hoạt động nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen Lào Cai

III.9.1 Dịch vụ đầu vào

Dịch vụ đầu vào trong chăn nuôi lợn đen gồm có con giống, thức ăn, dịch vụ thú y và

dịch vụ khuyến nông cho chăn nuôi. Trong các loại dịch vụ trên cần nâng cấp 2 dịch vụ

chính đó là 2 loại dịch vụ thú y và khuyến nông, cụ thể các hoạt động chính là cần quan

tâm là:

Xây dựng QTKT từ khâu làm chuồng, chăn nuôi và hạch toán hiệu quả kinh tế cho

các hộ chăn nuôi lợn

Lập kế hoạch chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm theo quí và theo năm

Tìm kiếm các nguồn (địa chỉ) cung ứng vaccin chữa bệnh lepto, dịch tả kịp thời

cho các hộ chăn nuôi.

Nâng cao năng lực chẩn đoán bệnh và trị bệnh cho cán bộ thú y các xã, xóm

(Thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, có đào tạo mới và đào tạo nhắc lại).

Page 61: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

60

III.9.2 Chăn nuôi

Đây là khâu quan trọng để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trƣờng,

muốn sản phẩm có số lƣợng đủ lớn và chất lƣợng tƣơng đối đồng đều cần các hoạt

động cụ thể là:

Tổ chức thành lập các tổ, nhóm, HTX, Hội chăn nuôi lợn đen tại 2 huyện Mƣờng

Khƣơng và Bát Xát, các tiêu chí lựa chọn các hộ tham gia vào các tổ, nhóm...có thể

căn cứ nhƣ sau:

- Có chăn nuôi lợn đen hoặc đã có kế hoạch nuôi lợn đen

- Qui mô chăn nuôi ít nhất 5 con/lứa

- Mỗi năm bán ít nhất 5 con lợn thịt

- Cam kết thực hiện các qui định, qui trình kỹ thuật (QTKT) chăn nuôi...

- Ƣu tiên hộ nghèo và hộ phụ nữ làm chủ hộ.

Lưu ý: Loại hình lựa chọn và số hộ tham gia tối thiểu trong từng loại nhƣ sau:

- Nếu thành lập tổ, nhóm cần có ít nhất 3 hộ trở lên, trung bình nên có 10-20

hộ; cần có qui chế hoạt động theo NĐ 151/CP đã qui định và đƣợc UBND

xã, phƣờng chứng thực vào qui chế (hợp đồng hợp tác).

- Nếu thành lập HTX thì cần tối thiểu là 7 ngƣời tham gia; thành lập theo luật

HTX hiện hành, cần có điều lệ và phƣơng án sản xuất kinh doanh, có thể

tham khảo các bƣớc thành lập HTX trên website: http://ruralfood.vn

- Nếu thành lập Hội cần có ít nhất là 20 ngƣời đối với cấp huyện và xã, còn

cấp tỉnh cần trên 50 ngƣời.

Tập huấn chuyển giao QTKT làm chuồng, chăn nuôi và hạch toán hiệu quả kinh tế

trong chăn nuôi lợn cho ngƣời dân.

Hỗ trợ làm một số mô hình chuồng nuôi theo QTKT đã hƣớng dẫn ngay tại các tổ,

nhóm, HTX...

Tập huấn nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn đen

Liên kết các nhóm với các đơn vị cung ứng văcxin và thuốc phòng chống các

bệnh: lepto, LMLM, THT, dịch tả...

Cung cấp thông tin về thị trƣờng cho các tổ, nhóm, HTX thông qua bản tin hàng

tuần hoặc tin nhắn qua điện thoại. Mỗi tổ, nhóm sẽ đƣợc hỗ trợ một một gói thuê

bao trung bình 1 tháng 100.000 đồng trong thời gian có dự án cho ngƣời đứng đầu

hoặc ngƣời phụ trách thị trƣờng của tổ, nhóm, HTX. Mục đích là để họ trao đổi

thông tin với các tác nhân thu gom, lái buôn, lò mổ khác nhau để nắm bắt thông tin

giá cả thị trƣờng và chia sẻ lại với các thành viên khác.

III.9.3 Tiêu thụ

Mở rộng thị phần tiêu thụ tại Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Để mở rộng đƣợc thị

phần cần có các hoạt động sau:

Đánh giá nhanh các thị trƣờng tiềm năng: nhà hàng, quán ăn, khách sạn, siêu thị và

mạng lƣới công ty phân phối

Tổ chức quảng bá và tiếp thị sản phẩm thông qua các kênh khác nhau:

- tổ chức một số hội nghị thử nếm và giới thiệu sản phẩm;

- thiết kế website, tờ quảng cáo, phim… nói về con lợn đen Lào Cai và

đƣa tin trên truyền hình VTV1, VTV2…

Page 62: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

61

- đƣa tin lên các báo: Nông nghiệp, Nhân dân, Thị trƣờng qua cả báo in

và báo điện tử...

III.9.4 Cơ sở hạ tầng

Cần nâng cấp hệ thống giết mổ lợn tại hai huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng đảm bảo tiêu

chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), nó không những giúp đảm bảo trực tiếp cho

sức khỏe của ngƣời tiêu dùng tại tỉnh mà còn là điều kiện để có thể liên kết và phân phối

sản phẩm ra ngoài tỉnh Lào Cai.

Hiện nay tại cả hai huyện Mƣờng Khƣơng và Bát Xát hệ thống lò mổ, hộ giết mổ chƣa

thật sự đảm bảo VSATTP. Các hộ giết mổ tự phát chƣa có qui hoạch, chƣa đƣợc trang bị

nhiều kiến thức về kỹ thuật giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, cần có hỗ

trợ các hộ hiện nay đang giết mổ lợn để họ nâng cấp có một khu giết mổ đạt vệ sinh. Ở

đây không phải dồn các hộ vào một khu giết mổ tập trung, mà là giúp họ nâng cấp các

điều kiện giết mổ tại nhà mình lên một mức cao hơn và chuyên nghiệp hơn, cải thiện các

lò mổ mini của các hộ. Diện tích trung bình cho khu giết mổ lợn hộ gia đình từ 50-100 m2.

Đƣợc chia làm 2-3 ô: ô tắm rửa cho lợn, ô giết lợn và ô pha chế thịt, có bàn pha thịt và

móc treo thịt ... Dự án cần xây dựng một qui trình hƣớng dẫn các hộ nâng cấp lò mổ đạt vệ

sinh an toàn thực phẩm.

Sự hỗ trợ nên theo hƣớng “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”: dự án sẽ hỗ trợ một phần

ngân sách để thuê thiết kế khu giết mổ cho mỗi hộ, một khoản ngân sách nhỏ để “kích

cầu”, các hộ tự đóng góp phần vốn còn lại. Theo kinh nghiệm các địa phƣơng khác thì cần

khoảng 100-150 triệu đồng13

để nâng cấp một điểm giết mổ công suất 5-10 con/1 ngày

đêm.

III.9.5 Các chính sách

Tỉnh Lào Cai cần có chính sách hỗ trợ việc xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm lợn đen.

Hình 3.6 Vai trò của các sở ban ngành trong việc hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị lợn

đen Lào Cai

13

Đơn giá năm 2009-2010

Các tổ, nhóm chăn

nuôi lợn đen

Lò mổ tại TP Lào Cai /các

huyện

Mua v

à

bán

lợn

Các công ty, siêu thị, nhà

hàng tại Hà Nội & tỉnh bạn

Vậ

n c

hu

yể

n

Bán

Hội nông dân

Hội phụ nữ

(hỗ trợ thành lập

tổ, nhóm)

HTX/Hội chăn nuôi

và tiêu thụ lợn đen,

DN địa phƣơng

Chịu trách nhiệm chính:

-Sở NN và PTNT

(Khuyến nông + Thú y)

- Dự án Oxfam

Sở KHCN, Sở Công

Thƣơng, Sở Tài nguyên

& Môi trƣờng, Sở Y tế

Page 63: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

62

Việc xây dựng thƣơng hiệu cần lấy nguồn từ vốn sự nghiệp Khoa học của tỉnh –do sở

KHCN quản lý. Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thịt lợn đen Lào Cai là loại

hình “thƣơng hiệu” phù hợp hơn cả. Với kinh nghiệm của các tỉnh việc xây dựng Nhãn

hiệu tập thể và khai thác đƣợc hiểu quả cần có một tổ chức trực tiếp do ngƣời dân quản

lý và khai thác mới mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó tỉnh nên có các chƣơng trình nghiên

cứu bổ trợ hàng năm cho tổ chức này.

Có thể hỗ trợ thành lập HTX hay Hội chăn nuôi lợn đen tại Lào Cai. Nếu thành lập

HTX thì nên xây dựng tại mỗi huyện một HTX sau đó xây dựng NHTT riêng cho mỗi

huyện.

Nếu thành lập Hội thì phạm vi trên toàn tỉnh Lào Cai, lúc này cần có một doanh nghiệp

tƣ nhân có đủ lực để đẩy mạnh phát triển chuỗi. Nên lựa chọn doanh nghiệp đã đầu tƣ

lò mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; trên cơ sở đó sẽ tiếp tục hoàn thiện các thể

chế về tổ chức và vận hàng phát triển chuỗi. Mô hình để quản lý với sự tham gia của

các sở ban ngành liên quan nhƣ Hình 3.6 trên đây.

Bảng 3.15 Gợi ý Kế hoạch hoạt động nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen và ngân sách dự

kiến

Stt

Hoạt động

Kết quả

mong đợi

Thời gian

Chịu

trách

nhiệm

Ngân

sách

(Triệu đ)

I Nâng cao năng lực cho các tác

nhân trong chuỗi giá trị: 1.200

1.1

Tập huấn TOT - các bƣớc thành lập

các nhóm sở thích, HTX, Hội theo

định hƣớng thị trƣờng (khuyến nông,

thú y viên, nông dân hạt nhân; Nông

dân, Phụ nữ, CB dự án...)

100 ngƣời

đƣợc đào

tạo 1-6/2012 Dự án 200

1.2

Phƣơng pháp lập kế hoạch sản xuất

kinh doanh và hạch toán chi phí

trong chăn nuôi lợn đen

1000 ngƣời

đƣợc đào

tạo

7/2012-

12/2015 Dự án 500

Page 64: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

63

1.3

QTKT chăn nuôi phòng trừ dịch

bệnh: lepto, LMLM, THT; làm

chuồng; nuôi lợn thịt đảm bảo chất

lƣợng

1000 ngƣời

đƣợc đào

tạo

7/2012-

12/2015 Dự án 500

II Nâng cấp lò giết mổ đảm bảo an

toàn VSTP và môi trƣờng

530

2.1 Lựa chọn nhà đầu tƣ Có 01 1-3/2012 Sở NN 10

2.2 Tổ chức cho thăm quan học tập mô

hình lò mổ (quản lý và thực hành) 4/2012 Sở NN 20

2.3

Hỗ trợ 2 hộ thiết kế và nâng cấp/xây

dựng lò 2 lò mổ công suất 10-20

con/ngày đêm

2 lò 4-12/2012 Sở NN 500

III Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm 2.400

3.1 Thành lập các NST chăn nuôi lợn

đen

50 NST với

1000 hộ

1/2012-

12/2015 Hội PN 1.000

3.2 Thành lập Hội chăn nuôi và tiêu thụ

lợn đen Lào Cai

Năm đầu

200 TV (10

NST)

1-12/2013 Dự án/tƣ

vấn 300

3.3

Nghiên cứu hệ thống siêu thị, công ty

phân phối và các cửa hàng tại Hà Nội

và một số tỉnh TP khác

Lựa chọn

3-5 đơn vị

phân phối

1-6/2012 Dự án/tƣ

vấn 500

3.4

Xây dựng kênh phân phối thử

nghiệm (NST Lò mổ 3 công ty

PP HN )

01 kênh tiêu

thụ đƣợc 1,5

tấn/tháng

6/2012-

12/2013

Dự án/tƣ

vấn 300

3.5 Mở rộng thị phần tiêu thụ 3 tấn/tháng 1/2014-

12/2015

Dự án/tƣ

vấn 300

IV Xây dựng thƣơng hiệu cho sản

phẩm lợn đen Lào Cai 1.300

4.1.

Xây dựng Hồ sơ và đăng ký đƣợc

Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm lợn

đen Lào Cai

NHTT đƣợc

công nhận 1-6/2014

Sở

NN/Tƣ

vấn

300

4.2 Quản lý và khai thác NHTT

Sản phẩm

tăng giá trị

lên 5-10%

6/2014

Sở

NN/Tƣ

vấn

300

4.3 Quảng bá sản phẩm: TV, Internet,

họp báo...

6/2014-

12/2015

Dự

án/Tƣ

vấn

700

Tổng ngân sách

(Bằng chữ: Năm tỷ bốn trăm ba

mƣơi triệu đồng)

5.430

Page 65: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

64

IV. Kết luận

Xoá đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên phát triển sản xuất

theo định hƣớng thị trƣờng, khuyến khích vai trò làm chủ về kinh tế của phụ nữ là một

phƣơng pháp tiếp cận mới đúng đắn đƣợc áp dụng trong Dự án “Nâng cao vai trò làm chủ

kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua các can thiệp thị trƣờng ở tỉnh Lào Cai” của tổ

chức Oxfam Anh. Phƣơng pháp tiếp cận này nhằm giúp chính quyền và ngƣời dân địa

phƣơng khắc phục đƣợc tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, phát huy nội lực, vƣơn lên

phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, hội nhập với dòng phát triển chính của đất nƣớc và

quốc tế.

Nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen là một công việc có ý nghĩa và hiệu quả thiết thực, đồng

thời là một công việc phức tạp và khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và nỗ lực

của nhiều cơ quan ban ngành, đoàn thể ở tỉnh Lào Cai, cũng nhƣ của các tổ chức quốc tế

nhƣ Oxfam Anh. Việc nâng cấp cần đề cập đồng bộ đến tất cả các khâu quan trọng của

chuỗi giá trị: Dịch vụ đầu vào, Chăn nuôi, Tiêu thụ, Cơ sở hạ tầng giết mổ, cùng Cơ chế

chính sách và Quản trị chuỗi.

Page 66: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

65

Phụ lục

1. Điều khoản tham chiếu của nghiên cứu (TOR)

I. Bối cảnh chung

Oxfam Úc và Oxfam Anh hiện đang hợp tác cùng các tổ chức và cá nhân ở bên trong và ngoài tỉnh

Lào Cai để thực hiện dự án “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông

qua các can thiệp thị trƣờng ở tỉnh Lào Cai”.

Dự án này đƣợc thiết kế dựa trên thực trạng là đói nghèo ở Việt Nam hiện nay tập trung ở các khu

vực miền núi và dân tộc thiểu số. Phụ nữ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số thƣờng dễ bị tổn thƣơng

hoặc phải chịu đựng sự đói nghèo và các cú sốc (ví dụ thiên tai, bất bình đẳng xã hội…) nhiều hơn

so với các nhóm xã hội khác trong cùng địa bàn do ít đƣợc tích lũy các nguồn lực về con ngƣời

(giáo dục, kiến thức và kỹ năng sản xuất, sức lao động) và vốn xã hội (cụ thể là các mối quan hệ

bên trong và bên ngoài cộng đồng). Đây là một phần hệ quả của các quan niệm gia trƣởng trọng

nam vẫn đang tồn tại trong nhiều gia đình và cộng đồng ở Việt Nam.

Dự án này có mục tiêu giải quyết các vấn đề về phát triển của phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua

giải pháp thị trƣờng có lồng ghép yếu tố giới. Dự án áp dụng các can thiệp thị trƣờng thông qua

một chuỗi giá trị hàng nông sản cụ thể (lợn bản địa) nhƣ điểm khởi đầu để giải quyết vấn đề về

quyền làm chủ kinh tế của phụ nữ ở tỉnh Lào Cai từ các khía cạnh đa chiều của việc tiếp cận với

các nguồn lực sản xuất (nguồn vốn, kiến thức và kỹ năng sản xuất theo định hƣớng thị trƣờng,

nguồn đầu vào sản xuất có chất lƣợng cao...), tạo môi trƣờng thuận lợi cho phụ nữ dân tộc thiểu số

tham dự vào một thị trƣờng công bằng hơn (không bị thiệt thòi khi mua bán hàng hóa trên thị

trƣờng, đặc biệt với sản phẩm do hộ gia đình làm ra), và có khả năng đối phó với các cú sốc.

Thông qua việc xây dựng năng lực cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong hoạt động sản xuất nông

nghiệp theo định hƣớng thị trƣờng và các kỹ năng đàm phán thị trƣờng, và cung cấp sự hỗ trợ để

nâng cấp chuỗi giá trị hàng nông sản đƣợc lựa chọn để đạt đƣợc sự đảm bảo về thu nhập và có thu

nhập cao hơn – dự án mong đợi sẽ xây dựng một nguồn lực hỗ trợ mạnh mẽ đối với phụ nữ dân tộc

thiểu số trong quá trình thƣơng lƣợng / chuyển đổi về các quyền/ vai trò của họ trong nội bộ gia

đình và trong cộng đồng theo hƣớng bình đẳng giới. Dự án cũng sẽ vận động cho việc lồng ghép

các mục tiêu về nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ trong các chiến lƣợc phát triển kinh

tế- xã hội của tỉnh Lào Cai.

II. Một số thông tin về thực trạng của ngành hàng tại địa bàn tỉnh Lào Cai

Oxfam đã tiến hành nghiên cứu điểm về ngành hàng lợn bản địa trên địa bàn một số xã của huyện

Bát Xát nơi có đông ngƣời dân tộc Hmông và Dao sinh sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số

điểm thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành hàng có lồng ghép mục tiêu bình đẳng giới nhƣ

sau:

1. Thuận lợi

Nuôi lợn bản địa là một hoạt động kinh tế truyền thống của ngƣời dân tộc thiểu số. Nuôi lợn là

một cách tiết kiệm truyền thống và cũng là nguồn thức ăn dự trữ cho hộ gia đình. Tại huyện

Bát Xát, trung bình cứ 3 hộ dân tộc thiểu số có 2 con lợn nái và mỗi hộ có 3-5 con lợn thịt.

Mỗi con lợn nái sinh đƣợc từ 1-2 lần một năm với khoảng 5-7 con lợn con một lần sinh. Các

hộ thƣờng bán 2-3 con lợn con (khoảng 5kg/con) mỗi lần đẻ và giữ lại 5-7 con lợn con để nuôi

lấy thịt hàng năm. Trong số các con lợn đã đƣợc vỗ béo, hộ gia đình có thể bán từ 1-2 con để

có thêm nguồn thu nhập bằng tiền mặt.

Giá lợn bản địa thƣờng cao hơn giá lợn lai. Nhu cầu về thịt lợn bản địa tại các chợ địa phƣơng

cũng khá cao.

Phụ nữ dân tộc thiểu số có kiến thức và kỹ năng cơ bản về chăn nuôi lợn bản địa. Phụ nữ sống

ở các trung tâm xã có nhiều kiến thức và kỹ năng hơn so với phụ nữ ở các thôn vùng sâu vùng

Page 67: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

66

xa, đặc biệt là về các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiếp cận thị trƣờng. Họ thƣờng mua lợn

giống khoảng 5 kg/con về nuôi khoảng 3-4 tháng đến khi đƣợc 15- 20kg (lợn cắp nách) thì

bán. Một số khác mua lợn cắp nách về nuôi vỗ béo trong khoảng 5-6 tháng đến khi lợn đạt 60-

70kg mới bán.

Trong quá trình chăn nuôi, phụ nữ là ngƣời ra quyết định về nơi đặt chuồng lợn, chọn lợn con

để nuôi hay bán lợn con ở chợ; nam giới là ngƣời chịu trách nhiệm dựng chuồng, mua máng

thức ăn, chọn lợn để làm thịt cho nhu cầu tiêu dùng trong gia đình, và liên hệ với những ngƣời

cung cấp dịch vụ thú y khi lợn ốm. Cả vợ và chồng đều có trách nhiệm trong việc bán lợn, đặc

biệt là lợn thịt. Tuy nhiên, phụ nữ thƣờng phải dành nhiều thời gian hơn nam giới trong việc

chăm sóc lợn hàng ngày (thu hái và nấu thức ăn cho lợn, dọn vệ sinh chuồng lợn).

Phụ nữ thƣờng giữ tiền từ việc bán lợn để dùng cho chi tiêu trong gia đình nếu khoản tiền này

không quá nhiều (thông thƣờng khoản tiền này ít hơn một triệu đồng). Đây là tiềm năng cho

việc thƣơng lƣợng về việc phân công lao động và đƣa ra quyết định trong gia đình thông qua

các hoạt động làm tăng nhận thức về bình đẳng giới ở cấp cộng đồng. Nuôi lợn không yêu cầu

nhiều đất và là hoạt động kinh tế tại nhà. Ngoài ra, Hội phụ nữ cũng có thể tín chấp cho phụ nữ

dân tộc thiểu số có thể vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Vì thế, hoạt động

nuôi lợn bản địa là cách đem lại thu nhập phù hợp đối với năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số

và bối cảnh của địa phƣơng.

Bán lợn là một chiến lƣợc ứng phó thông thƣờng của các hộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai

sau mỗi cú sốc về kinh tế. Dự án này sẽ góp phần nâng cao khả năng ứng phó lại với các cú

sốc cho các hộ gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Nghĩa là phụ nữ sẽ có

nhiều cơ hội hơn trong việc huy động nguồn tài chính (bằng việc có thêm nhiều lợn trong

chuồng, có quyền quyết định trong việc bán và sử dụng tiền từ bán lợn) để sử dụng cho việc

chuẩn bị, ứng phó, và phục hồi liên quan đến các cú sốc.

2. Khó khăn

Kỹ thuật sản xuất kém: Giống lợn đen do dân nuôi tại Bát xát thƣờng chậm lớn, đạt trọng

lƣợng 60kg sau từ 1-2 năm nuôi.Chất lƣợng và sản lƣợng của lợn con địa phƣơng không ổn

định do hiện tƣợng giao phối cận huyết (lợn nái chỉ đẻ 5-7 con/ lứa, lợn con đẻ ra yếu và hay

bị chết). Thêm vào đó, nhận thức về vệ sinh chăn nuôi còn thấp: phân không đƣợc gom vào

đúng chỗ và lợn bị chết vì bệnh thì đƣợc quăng ở gần suối của thôn. Ngƣời dân địa phƣơng

hầu nhƣ không thực hiện việc tiêm phòng cho lợn, vì thế lợn dễ bị ốm và chết.

Sự liên kết và niềm tin giữa ngƣời chăn nuôi và thƣơng nhân còn yếu: Chi phí giao dịch trong

chuỗi giá trị ngành hàng lợn bản địa cao do có nhiều bƣớc trung gian và do hệ thống giao

thông kém. Ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng không tin vào cân của tƣ thƣơng đƣợc sử dụng ở

chợ. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong chuỗi giá trị, đặc biệt là giữa ngƣời bán buôn và

ngƣời chăn nuôi lợn còn kém. Giá lợn do ngƣời bán buôn đƣa ra vì họ có sự liên kết rất gần

với ngƣời tiêu dùng thông qua hệ thống những ngƣời bán thịt lợn lẻ tại các chợ hoặc các nhà

hàng. Ngƣời bán buôn lợn biết rõ thông tin thị trƣờng nhƣng họ không thể chuyển các thông

tin này tới ngƣời nuôi lợn. Các nguyên nhân chủ yếu là do sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ

và khoảng cách. Ngoài ra, ngƣời nuôi lợn bản địa ngƣời dân tộc thiểu số vẫn chƣa quan tâm tới

và không có thông tin về các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm của họ. Chẳng hạn nhƣ các

nhà bán lẻ không muốn mua lợn nái trong thời kỳ động dục hoặc lợn đực đã nhảy vì thịt lợn bị

hoi nhƣng ngƣời dân vẫn chƣa có thói quen thiến lợn.

Mô hình đầu tƣ của hộ gia đình: Phát triển hoạt động nuôi lợn yêu cầu đầu tƣ về tài chính lớn,

đặc biệt là với những ngƣời muốn nhanh chóng tăng số đàn và nâng cấp hệ thống chuồng trại.

Thực tế, các hộ dân tộc thiểu số có thể vay tiền từ các ngân hàng và các chƣơng trình của nhà

nƣớc để phát triển kinh tế hộ gia đình nhƣng họ thƣờng đầu tƣ các khoản vay vào gia súc lớn

hơn là nuôi lợn vì có rủi ro cao khi lợn bị bệnh hoặc bị chết (một phần là do khả năng kiểm

soát sức khỏe vật nuôi còn kém). Mặt khác, đa số các hộ chăn nuôi ngƣời dân tộc thiểu số tự

nhân giống đàn lợn của họ. Tuy nhiên có một số phụ nữ sống ở trung tâm xã đầu tƣ tiền vay

vào nuôi lợn vì họ có kiến thức và kỹ năng tiên tiến trong chăn nuôi lợn (kiểm soát sức khỏe

vật nuôi, phân tích chi phí và lợi nhuận).

Năng lực của các dịch vụ công cộng đối với hoạt động sản xuất định hƣớng thị trƣờng còn

thấp: Ngƣời dân tộc thiểu số không biết về quyền lợi của mình để yêu cầu các đơn vị cung cấp

dịch vụ công hỗ trợ cho họ trong sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phƣơng có một số

Page 68: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

67

chính sách hỗ trợ cho hoạt động chăn nuôi lợn nhƣng chủ yếu là dành cho những ngƣời chăn

nuôi vừa và lớn và dành cho nuôi lợn lai vì loại sản phẩm này có thể đem lại lợi nhuận lớn hơn

cho ngƣời nuôi. Các bệnh dịch ở lợn nhƣ lở mồm long móng, bệnh tai xanh đôi khi có ảnh

hƣởng tới lƣợng cung, lƣợng cầu và giá lợn. Tuy nhiên, phụ nữ chăn nuôi lợn ở các thôn vùng

sâu vùng xa thƣờng không đƣợc cán bộ thú y hƣớng dẫn làm sao để phòng bệnh cho lợn của

mình. Hiện tại ở cấp thôn vẫn không có dịch vụ thú y công. Ngoài ra, ngôn ngữ chính thức

đƣợc sử dụng trong các cơ quan cung cấp dịch vụ công của nhà nƣớc là tiếng Việt (tiếng

Kinh). Giao tiếp thông qua điện thoại hiện nay đã phổ biến ở một số cộng đồng dân tộc thiểu

số nhƣng ngƣời bản địa rất ít khi sử dụng điện thoại di động để liên lạc để có đƣợc hỗ trợ từ

các nhân tố khác trong chuỗi giá trị lợn đen.

Rủi ro về tăng lƣợng công việc cho phụ nữ dân tộc thiểu số: Sự phát triển về hoạt động chăn

nuôi lợn có thể làm tăng khối lƣợng công việc cho phụ nữ dân tộc thiểu số nếu dự án không

tính đến sự thu hút nam giới trong các hoạt động của mình và việc tạo điều kiện thuận lợi cho

việc phân chia lao động trong gia đình.

3. Định hƣớng can thiệp để nâng cấp sản phẩm của dự án

Chiến lƣợc cần thiết trƣớc mắt của dự án là hỗ trợ phụ nữ chăn nuôi lợn tự nhân giống và nâng

cấp đàn lợn của họ trên cơ sở điều kiện sản xuất hiện tại của từng hộ gia đình với các biện

pháp can thiệp tích cực về kỹ thuật chăn nuôi và thú y. Bên cạnh đó, dự án sẽ từng bƣớc tạo sự

thay đổi trong mô hình đầu tƣ của hộ gia đình thông qua quá trình đào tạo kiến thức và xây

dựng năng lực cho phụ nữ về quản lý kinh tế hộ gia đình, kỹ năng kinh doanh.

Việc cân bằng giữa tạo việc làm có thu nhập cao và ổn định cho phụ nữ với việc giảm gánh

nặng công việc cho phụ nữ, đặc biệt là các công việc nhà là một trong các điểm cần đặc biệt

chú ý khi xây dựng và thực hiện các hoạt động dự án ở cấp hộ gia đình và cộng đồng. Các

hƣớng dẫn nâng cấp về kỹ thuật cũng sẽ phải có định hƣớng để không tạo nên nhiều áp lực về

gánh nặng cộng việc cho phụ nữ và có thể thu hút đƣợc các thành viên khác trong gia đình

cùng chia sẻ công việc.

III. Mục đích và mục tiêu của hoạt động tƣ vấn

1. Mục đích

Nghiên cứu nâng cấp chuỗi lợn đen tại địa phƣơng nhằm tạo cơ hội để phụ nữ Dao và Hmông

tại địa phƣơng tăng cƣờng sự tham gia vào và hƣởng lợi từ các khâu quan trọng của chuỗi,

qua đó giúp họ nâng cao thu nhập một cách bền vững và đóng vai trò làm chủ về kinh tế

Nâng cao năng suất và chất lƣợng thịt lợn bản địa của các hộ chăn nuôi nhỏ ngƣời dân tộc

thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng địa phƣơng và trong nƣớc

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Nghiên cứu nâng cấp chuỗi lợn đen

Xác định các tác nhân chủ chốt và các khâu chủ chốt trong chuỗi lợn đen để có thể đƣa ra

những khuyến nghị nâng cấp chuỗi.

Xác định các cơ hội, thách thức và các chiến lƣợc cụ thể để tăng cƣờng sự phối hợp/đóng góp

của các tác nhân trong chuỗi nhằm nâng cấp chuỗi và thu nhập từ mỗi khâu trong chuỗi

Xác định vai trò của ngƣời phụ nữ dân tộc (đặc biệt phụ nữ Mông/Dao), những cản trở, thách

thức và cơ hội liên quan tới tăng cƣờng sự tham gia và hƣởng lợi của họ trong các khâu của

chuỗi lợn đen (VD: sản xuất, cung cấp dịch vụ đầu vào, thu gom, vận tải, bán lẻ v.v.). Từ đó

đƣa ra các giải pháp nhằm giúp họ tăng cƣờng sự tham gia và hƣởng lợi trong chuỗi

Xác định các cơ hội tại các khâu trong chuỗi giúp ngƣời phụ nữ có thể thiết lập và tăng cƣờng

sự liên kết qua lại, qua đó giúp họ tăng thu nhập và quyền quyết định trong chuỗi (quyền làm

chủ kinh tế)

Xác định các triển vọng về thị trƣờng mục tiêu, thƣơng hiệu và chứng nhận hữu cơ sạch của

sản phẩm

Đƣa ra những dự báo về nhu cầu thị trƣờng (cấp địa phƣơng và quốc gia) cho các sản phẩm

lợn đen nói riêng và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nói chung, về năng lực sản xuất đáp ứng

yêu cầu này của những ngƣời hƣởng lợi từ DA/ trong vùng DA.

Page 69: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

68

Đƣa ra một danh sách những cá nhân/doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đen có thể tham

gia hợp tác với ngƣời sản xuất trong vùng DA

Xây dựng các kịch bản cho thị trƣờng sản xuất và tiêu thụ khác nhau (sản xuất không đủ cung,

cầu thấp, chi phí đầu vào cao hoặc thấp…).

Xây dựng chiến lƣợc phát triển và tiếp cận thị trƣờng cho sản phẩm ở từng giai đoạn

2.2 Nâng cao năng suất và chất lƣợng thịt lợn bản địa

Xây dựng các biện pháp, quy trình kỹ thuật cụ thể nhằm giúp các phụ nữ chăn nuôi lợn bản địa

cải thiện kỹ thuật chăn nuôi và thú y để tăng số lƣợng và sản lƣợng lợn mà không gây ảnh

hƣởng tới chất lƣợng thịt theo thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.

Xây dựng tài liệu hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn bản địa theo định hƣớng thị

trƣờng cho cán bộ địa phƣơng tại tỉnh Lào Cai.

Xây dựng tài liệu vắn tắt hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn bản địa theo định hƣớng

thị trƣờng cho các hộ chăn nuôi, đặc biệt cho đối tƣợng phụ nữ dân tộc tại vùng dự án của

Oxfam tại tỉnh Lào Cai.

IV. Kết quả đầu ra

Một báo cáo bằng tiếng Việt (làm trƣớc) và tiếng Anh (sau) đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu

nghiên cứu đƣa ra trong điều khoản tham chiếu của dự án. Báo cáo cần bao gồm cả một Tóm

tắt tổng thể và các phụ lục cần thiết (nếu có)

Một bộ cẩm nang chuẩn dành cho các cán bộ cấp huyện, xã dùng để tham khảo cho việc xây

dựng nội dung tập huấn, tuyên truyền, hƣớng dẫn thực hành về chăn nuôi lợn bản địa theo định

hƣớng thị trƣờng cho cộng đồng, các hộ gia đình, và đặc biệt là với phụ nữ ngƣời dân tộc

Hmông, Dao.

Một bộ cẩm nang tóm tắt dành cho các hộ dân tộc thiểu số chăn nuôi lợn bản địa, trong đó đối

tƣợng chính sẽ sử dụng là phụ nữ ngƣời dân tộc Hmông, Dao.

Các bộ tài liệu này đƣợc trình bày bằng tiếng Việt, không giới hạn về hình thức trình bày (sổ

tay, tờ gấp, đĩa hình, đĩa tiếng…)_

Một hội thảo sau khảo sát thực địa đƣợc tổ chức với các tác nhân chủ chốt trong chuỗi và các

đối tác địa phƣơng nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu, thảo luận về vai trò của các bên, cũng

nhƣ sự hợp tác cần thiết cho các công việc phát triển chuỗi tiếp theo.

Một hội thảo tập huấn về cách sử dụng các bộ tài liệu nêu trên dành cho các cán bộ thực hiện

dự án.

V. Quy trình và phƣơng pháp tiến hành

Tƣ vấn cần phát triển khung nghiên cứu với các phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu phù hợp,

có thể bao gồm:

- Phƣơng pháp Đánh giá có sự tham gia của ngƣời hƣởng lợi (PRA)

- Các công cụ Phân tích thị trƣờng có yếu tố giới, đƣợc giới thiệu bởi Oxfam

- Khung phân tích về Vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ, đƣợc giới thiệu bởi

Oxfam

- Phƣơng pháp tiếp cận về Sức mạnh trong đàm phán thị trƣờng

- Khung phân tích Havard

- Khung phân tích Moser

Tƣ vấn làm việc cùng với các cán bộ thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai và các bên

liên quan khác để xây dựng các bộ cẩm nang. Tƣ vấn có thể phát triển các bộ cẩm nang dựa

trên nguồn thông tin có sẵn do Trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai cung cấp hoặc kết hợp với

thông tin thu thập từ nghiên cứu thực địa (trong trƣờng hợp cần thiết). Các bộ cẩm nang có thể

đƣợc lấy ý kiến tham vấn hoặc thử nghiệm trực tiếp tại cộng đồng (nội dung, hình thức trình

bày) để có những điều chỉnh cần thiết trƣớc khi đƣợc phát hành chính thức.

Tƣ vấn có thể phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm đối với

từng chủ đề/ nội dung cụ thể trong quá trình nghiên cứu và xây dựng các bộ cẩm nang. Tuy

nhiên, tƣ vấn là ngƣời chịu trách nhiệm cuối cùng đối với chất lƣợng của báo cáo và các bộ

cẩm nang.

Page 70: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

69

VI. Khung thời gian dự kiến

Địa điểm và nhiệm vụ Thời gian

đề xuất

Tại Hà Nội; Cán bộ Oxfam thảo luận chi tiết với tƣ vấn về các yêu cầu

nghiên cứu và cung cấp các thông tin, văn bản cần thiết

7-9 tháng 9

Tại Lào Cai hoặc địa điểm do tƣ vấn đề xuất: Tƣ vấn làm việc với các đối

tác địa phƣơng nhằm làm rõ hơn và thống nhất về các phƣơng pháp/công cụ

nghiên cứu; Xác định vai trò của các bên; Nghiên cứu tài liệu có sẵn và thảo

luận với các bên liên quan của dự án, đặc biệt là với Trung tâm Khuyến

nông về phƣơng pháp biên soạn bộ cẩm nang

12-15 tháng 9

Tại Lào Cai: Nghiên cứu thực địa tại 2 huyện Mƣờng Khƣơng và Bát Xát,

tỉnh Lào Cai

12-15 tháng 9

Tại Hà Nội/Lào Cai: Viết dự thảo báo cáo và thu thập các phản hồi từ các

bên liên quan

19-23 tháng 9

Tại Lào Cai: Hội thảo trình bày các kết quả khảo sát, thảo luận về vai trò

của các bên, cũng nhƣ sự hợp tác cần thiết cho các công việc phát triển

chuỗi tiếp theo.

26-30 tháng 9

Tại Hà Nội/Lào Cai: Tƣ vấn cung cấp toàn bộ các Báo cáo và Bộ cẩm nang

đã hoàn thiện cuối cùng cho Oxfam và đối tác, bao gồm cả một khuyến nghị

ngắn về các công việc cần theo dõi tiếp theo ngoài trách nhiệm của tƣ vấn.

3-7 tháng 10

VII. Yêu cầu về tƣ vấn

Có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông

nghiệp nhằm trợ giúp ngƣời nghèo và thúc đẩy bình đẳng giới.

Có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về phát triển đời sống nông thôn, về tăng cƣờng tiếp cận

các dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp (tín dụng, khuyến nông, v.v...) nhằm thiết lập các

liên hệ thị trƣờng, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Có hiểu biết và các kỹ năng trong phân tích chính sách. các chƣơng trình hỗ trợ xóa đói giảm

nghèo ở vùng nông thôn, vùng núi, và phát triển sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam nói

chung, tỉnh Lào Cai nói riêng.

Có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về kỹ thuật chăn nuôi và thú y đối với các giống lợn bản

địa ở khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt với giống lợn bản địa Bát Xát và Mƣờng Khƣơng.

Có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về tình hình chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh đối với các

giống lợn bản địa ở Lào Cai ở các cộng đồng dân tộc Hmông và Dao.

Có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về nâng cấp sản phẩm, tiếp cận thị trƣờng theo chuỗi giá

trị cụ thể, đặc biệt với các sản phẩm từ thịt lợn là một lợi thế so sánh

Có kỹ năng biên soạn tài liệu tập huấn, truyền thông dành cho ngƣời không biết chữ là một lợi

thế đặc biệt

Có hiểu biết về phong tục tập quán, quan hệ giới, sinh kế của các nhóm dân tộc khác nhau trên

địa bàn tỉnh Lào Cai

Có các kỹ năng viết và phân tích bằng tiếng Anh tốt

Các kỹ năng và khả năng tổ chức tốt

Page 71: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

70

VIII. Liên hệ và hạn nộp hồ sơ

Các tƣ vấn quan tâm cần gửi bản đề xuất (phƣơng pháp, công cụ, bố cục báo cáo/tài liệu dự kiến,

tài liệu minh họa, lý lịch, chi phí thực hiện) và một thƣ bày tỏ nguyện vọng tới Văn phòng Oxfam

qua email muộn nhất vào ngày 7 tháng 9 theo địa chỉ:

Lê Thị Sâm

Cán bộ chƣơng trình sinh kế

Oxfam

Tầng 4- Số 22 Lê Đại Hành- Hà Nội

Điện thoại: 04 3945 4362 (số máy lẻ 109)

Email: [email protected]

Page 72: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

71

2. Kế hoạch hiện trường chi tiết từ ngày 05-11/10/2011

Thời gian Địa điểm Nội dung hoạt động Phƣơng pháp Thành phần

tham gia Kết quả mong đợi

Thứ Ba 4/10/2011

8h00 tối tại

Ga HN

Hà Nội Đi Lào Cai Đi tàu đêm Nhóm tƣ vấn CSDP:

Vũ Ngọc Anh, Phan Duy

Toàn, Dƣơng Thành Trung

và Nguyễn Thị Tú ; 02 tƣ

vấn Mai Thanh Sơn;

Hoàng Xuân Trƣờng đến

sau 1 ngày.

- Mr. Hoàng Toàn Thắng

đi từ Thái Nguyên

Check in tại KS Quang Mai

(Oxfam giúp thuê xe và đặt khách sạn tại Lào

Cai)

Thứ Tƣ 5/10/2011

9h00 –

11h30

TP Lào Cai - Họp bàn kế hoạch triển

khai công tác chuẩn bị

- Họp nhóm

- Nhóm Tƣ vấn CSDP

-Cán bộ Oxfam & đối tác

địa phƣơng

- Thông qua kế hoạch, nội dung và phƣơng pháp

làm việc tại TP Lào Cai, 2 huyện Mƣờng Khƣơng

và Bát Xát với OGB và đối tác địa phƣơng (lịch

phỏng vấn, các xã xuống khảo sát thực địa, đề

nghị huyện mời lãnh đạo các xã, phòng ban và

các tác nhân quan trọng hội thảo cấp huyện ngày

6/10).

13h30 –

15h00

Tại cơ quan sở

ban ngành

- Phỏng vấn cán bộ HPN,

Sở Công Thƣơng, Ban

Dân tộc

Phỏng vấn sâu cá nhân

Sở Công thƣơng (NA)

Ban Dân tộc (Toan)

Hội phụ nữ (Trung, Tu)

15h-17h

Tham khảo thông tin thị

trƣờng tại TP Lào Cai

Thu thập thông tin thị

trƣờng

Thu thập các thông tin thị trƣờng liên quan đến

chuỗi lợn đen (qui mô, sản lƣợng, giá cả, tình

hình mua bán, địa chỉ kinh doanh…)

Thứ Năm, ngày 6/10/2011: Làm việc tại 2 huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng

8h00-

11h00

Trụ sở UBND

Huyện.

Nhóm 1:

huyện Bát Xát

Hội thảo cấp huyện với

lãnh đạo UBND huyện,

các phòng ban, 02 xã

khảo sát doanh nghiệp địa

phƣơng liên quan đến

- Trình bày vắn tắt của tƣ

vấn

- Thảo luận chung về

những vấn đề chính của

cuộc khảo sát

- Tƣ vấn CSDP

- Cán bộ Oxfam và đối tác

địa phƣơng

-Lãnh đạo UBND (phụ

trách Kinh tế/ NN); Phòng

- Đối tác nắm đƣợc mục tiêu, nội dung và

phƣơng pháp của cuộc khảo sát.

- Tƣ vấn nắm bắt thông tin chung về: Tình hình

phát triển KT-XH và phát triển thị trƣờng chăn

nuôi và lợn đen của huyện; Các tác nhân chính

Page 73: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

72

Thời gian Địa điểm Nội dung hoạt động Phƣơng pháp Thành phần

tham gia Kết quả mong đợi

Nhóm 2:

huyện

Mƣờng

Khƣơng

chuỗi lợn đen ở huyện.

- Thu thập thông tin, số

liệu thứ cấp

NN&PTNT; Trạm Khuyến

nông; Thú y; Phụ nữ;

Phòng Kinh tế; Ngân hàng

CSXH

-Lãnh đạo UBND 2

xã/huyện sẽ khảo sát

-Đại diện lò mổ, nhà sản

xuất và tiêu thụ lợn đen ở

huyện (nếu có)

trong chuỗi lợn đen; Tình hình thực hiện các cơ

chế chính sách thúc đẩy phát triển chuỗi và các

cơ chế chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển

SXKD.

- Tƣ vấn thu thập đƣợc các tài liệu thứ cấp cần

thiết (kế hoạch, báo cáo, nghị quyết, số liệu thống

kê…)

-Kế hoạch làm việc chi tiết tại 2 xã trong huyện

đƣợc thống nhất (nội dung, thời gian, địa điểm,

đối tƣợng).

13h30-

15h00

Phòng

NN&PTNT;

Trạm Khuyến

nông; Trạm

Thú y; Tác

nhân cấp huyện

Phỏng vấn sâu đại diện

các phòng ban liên quan

và các tác nhân cấp

huyện.

Phỏng vấn sử dụng các

công cụ Bảng hỏi, Bảng

kiểm, Câu hỏi bán cấu trúc,

Quan sát, Ghi chép

- Tƣ vấn CSDP

- Cán bộ Oxfam và đối tác

địa phƣơng

-Lãnh đạo Phòng

NN&PTNT; Trạm Khuyến

nông; Thú y

-Các tác nhân tại huyện

(đại lý tiêu thụ, lò mổ, đầu

mối bán buôn, đại lý cung

cấp thức ăn, vật tƣ thú y…)

- Nắm đƣợc tình hình phát triển KT-XH, thực

hiện các cơ chế chính sách thúc đẩy sự phát triển

của chuỗi bao gồm các cơ chế chính sách hỗ trợ

phụ nữ phát triển SXKD.

- Các tài liệu thứ cấp cần thiết (kế hoạch, báo cáo

định kỳ, nghị quyết, số liệu thống kê…) đƣợc thu

thập

- Các cuộc phỏng vấn chuyên sâu đối với các đơn

vị, tác nhân liên quan đƣợc thực hiện

15h00 –

16h30

Phòng Kinh tế;

Hội PN; Ngân

hàng CSXH;

Tác nhân cấp

huyện

Phỏng vấn sâu đại diện

các phòng ban liên quan

và các tác nhân cấp

huyện.

Phỏng vấn sử dụng các

công cụ Bảng hỏi, Bảng

kiểm, Câu hỏi bán cấu trúc,

Quan sát, Ghi chép

- Tƣ vấn CSDP

- Cán bộ Oxfam và đối tác

địa phƣơng

-Lãnh đạo Phòng Kinh tế;

Hội PN, Ngân hàng CSXH

-Các tác nhân tại huyện

(đại lý tiêu thụ, lò mổ, đầu

mối bán buôn, đại lý cung

cấp thức ăn, vật tƣ thú y…)

- Nắm đƣợc tình hình phát triển KT-XH, thực

hiện các cơ chế chính sách thúc đẩy sự phát triển

của chuỗi bao gồm các cơ chế chính sách hỗ trợ

phụ nữ phát triển SXKD

- Các tài liệu thứ cấp cần thiết (kế hoạch, báo cáo

định kỳ, nghị quyết, số liệu thống kê…) đƣợc thu

thập

- Các cuộc phỏng vấn chuyên sâu đối với các đơn

vị, tác nhân liên quan đƣợc thực hiện

Page 74: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

73

Thời gian Địa điểm Nội dung hoạt động Phƣơng pháp Thành phần

tham gia Kết quả mong đợi

Thứ Sáu, 7/10/2011: làm việc tại xã thứ nhất tại 2 huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng

8h00-9h30

Xã 1 – Trụ sở

UBND xã

Tiến hành thảo luận nhóm

với cán bộ xã

- Mỗi huyện chọn 2 xã

theo các tiêu chí; i) nuôi

nhiều lợn đen; ii) có tỷ lệ

ngƣời dân tộc Mông &

Dao cao; iii) 1 xã khá và 1

xã nghèo.

Sử dụng Bảng hỏi, Bảng

kiểm, Câu hỏi bán cấu trúc,

Bộ câu hỏi Thảo luận

nhóm, Quan sát, Ghi chép.

- Nhóm tƣ vấn

-Cán bộ đối tác địa phƣơng

- Lãnh đạo UBND, cán bộ

Khuyến nông & cán bộ

Thú y, HPN xã, đại diện hộ

kinh doanh, thu gom lợn

(nếu có)

- Sơ đồ quan hệ thị trƣờng; thông tin chi tiết về

sản xuất kinh doanh sản chuỗi phẩm chính

- Các thông tin về chuỗi sản phẩm đƣợc bổ sung

- Xây dựng sơ đồ chuỗi và phân tích các tác nhân

(xác định khâu mà phụ nữ tham gia nhiều nhất).

Xác định lò mổ, ngƣời thu mua, ngƣời cung cấp

đầu vào tại địa phƣơng

- Các Tài liệu thứ cấp cần thiết đƣợc thu thập

9h30-

11h00

Xã 1 – Trụ sở

02 thôn

Tiến hành các thảo luận

nhóm hộ dân (01

nhóm/thôn)

- Mỗi xã chọn 2 thôn có

quy mô nuôi lợn lớn (1

thôn nuôi lợn giỏi, 1 thôn

gặp khó khăn.)

Sử dụng Bảng hỏi, Bảng

kiểm, Câu hỏi bán cấu trúc,

Bộ câu hỏi Thảo luận

nhóm, Quan sát, Ghi chép.

- Nhóm tƣ vấn

-Cán bộ đối tác địa phƣơng

-Đại diện UBND xã

- 01 nhóm hộ dân tại mỗi

thôn, Mỗi nhóm 10-12

ngƣời.

- Sơ đồ quan hệ thị trƣờng; thông tin chi tiết về

sản xuất kinh doanh sản chuỗi phẩm chính

- Các thông tin về chuỗi sản phẩm đƣợc bổ sung

- Xây dựng sơ đồ chuỗi và phân tích các tác nhân

(xác định khâu mà phụ nữ tham gia nhiều nhất).

Xác định lò mổ, ngƣời thu mua, ngƣời cung cấp

đầu vào tại địa phƣơng

13h00-

17h00

Xã 1 (các hộ

gia đình)

Phỏng vấn các hộ

- Bảng câu hỏi cho ngƣời

SX, thu mua, lò mổ, cung

cấp đầu vào tùy đối tƣợng

phỏng vấn

- Ghi chép, quan sát,

- Nhóm tƣ vấn và đối tác

địa phƣơng

- Các hộ gia đình nuôi lợn

đen

- Ngƣời thu gom; các hộ

cung cấp thức ăn, vật tƣ

chăn nuôi, thú y… mỗi xã

chọn 5-6 tác nhân

- Các phiếu điều tra hộ đƣợc điền.

- Thông tin về chuỗi nghiên cứu đƣợc bổ sung

Thứ Bảy, ngày 08/10/2011: làm việc tại xã thứ hai tại 2 huyện Bát Xát và Mƣờng Khƣơng; nội dung và thành phần giống xã 1 (Thứ 6, ngày 07/10/2011)

Chủ Nhật, ngày 09/10/2011: tập hợp kết quả làm việc tại 2 huyện

Thứ Hai, ngày 11/10/2011

8h00-9h30

Tại Sở

NN&PTNT ;

Trung tâm

Phỏng vấn sâu cán bộ sở

ngành ở tỉnh

Sử dụng Bảng kiểm, Câu

hỏi bán cấu trúc, Quan sát,

Ghi chép

- Nhóm Tƣ vấn

-Cán bộ Oxfam và đối tác

địa phƣơng

- Các phỏng vấn chuyên sâu (các ghi chép và

quan sát)

-Thu thập đƣợc các tài liệu (kế hoạch và báo cáo

Page 75: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

74

Thời gian Địa điểm Nội dung hoạt động Phƣơng pháp Thành phần

tham gia Kết quả mong đợi

Khuyến nông;

Chi cục Thú y

- Đại diện Sở NN&

PTNT ; Trung tâm Khuyến

nông; Thú y

5 năm và hàng năm của đơn vị/ngành, các số liệu

thống kê)

9h30 –

11h00

TP Lào Cai Phỏng vấn sâu các tác

nhân ở tỉnh

Sử dụng Bảng kiểm, Câu

hỏi bán cấu trúc, Quan sát,

Ghi chép

- Các tác nhân chuỗi lợn

đen ở TP Lao Cai (chợ,

siêu thị, nhà hàng, thu gom

lớn, nhà cung cấp dịch vụ

lớn…)

- Các thông tin về chuỗi lợn đen đƣợc thu thập

13h00-

17h00

TP Lào Cai Thu thập bổ sung các

thông tin, số liệu

- Nhóm Tƣ vấn

-Cán bộ Oxfam và đối tác

địa phƣơng

- Các thông tin, số liệu còn thiếu đƣợc bổ sung

Tối Về HN Tàu hỏa

Page 76: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

75

3. Danh sách các hộ chăn nuôi và tác nhân được phỏng vấn

3.1. Các hộ chăn nuôi lợn đen

No Tên Thôn Xã Huyện Dân

tộc

Phân

loại hộ

1 Lò Mùi Nải Lùng

Thàng

Bản qua Bát Xát Dao khá

2 Trào A Thế Lùng

Thàng

Bản qua Bát Xát Dao nghèo

3 Lý Mùi Nảy Lùng

Thàng

Bản qua Bát Xát Dao trung

bình

4 Lý U Mển Lùng

Thàng

Bản qua Bát Xát Dao cận

nghèo

5 Tẩn Mùi San Lùng

Thàng

Bản qua Bát Xát Dao trung

bình

6 Đặng Văn San Lùng

Thàng

Bản qua Bát Xát Dao khá

7 Tẩn Mƣởng

Trình

Bản Pho Bản Qua Bát Xát Dao khá

8 Lò Tả Mẩy Bản Pho Bản Qua Bát Xát Dao trung

bình

9 Phạm Văn

Quảng

Bản Pho Bản Qua Bát Xát Dao trung

bình

10 Tẩn Mểy Kim Bản Pho Bản Qua Bát Xát Dao trung

bình

11 Tần Lá Sừ Bản Pho Bản Qua Bát Xát Dao trung

bình

12 Vù Thị Sú Bản Tàng Trịnh

Tƣờng

Bát Xát Hmong nghèo

13 Sùng Thị Si Bản Tàng Trịnh

Tƣờng

Bát Xát Hmong cận

nghèo

14 Lý A Sùng Bản Tàng Trịnh

Tƣờng

Bát Xát Hmong trung

bình

15 Vù A súng Nà Lặc Trịnh

Tƣờng

Bát Xát Hmong trung

bình

16 Giàng Seo Tỉn Tả Thìn B Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Hmong khá

17 Giàng Seo Chính Tả Thìn B Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Hmong nghèo

18 Sủng Sèo Nhà Tả Thìn B Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Hmong nghèo

19 Giàng Seo

Quáng

Tả Thìn B Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Hmong trung

bình

20 Tẩn Khải Củi Pờ Hồ Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Dao nghèo

21 Phàn Khái Sáng

(Trần Thị Sinh)

Pờ Hồ Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Dao nghèo

22 Đặng Văn

Khánh (Tẩn Thị

Pờ Hồ Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Dao nghèo

Page 77: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

76

Xuân)

23 Phán Seo Lín Pờ Hồ Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Dao khá

24 Cƣ Seo Sênh Cán Hồ Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Hmong nghèo

25 Vàng Pao Hàn Nậm Pản Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Nùng nghèo

26 Hù Chẩn Thắn Thinh

Tráng

Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Nùng nghèo

27 Đinh Thị Ninh Trung tâm Lùng Vai Mƣờng

Khƣơng

Kinh trung

bình

28 Vƣơng Thị Mai Lùng Vai 2 Lùng Vai Mƣờng

Khƣơng

Dáy khá

29 Vƣơng Xuân

Thắng

Lùng Vai 3 Lùng Vai Mƣờng

Khƣơng

Khác khá

30 Vƣơng Văn Hề Na Hạ 1 Lùng Vai Mƣờng

Khƣơng

Khác trung

bình

31 Trần Huy

Thƣởng

Giáp Cú Lùng Vai Mƣờng

Khƣơng

Kinh khá

32 Tẩn A Nhị Bản Pho Bản Qua Bát Xát Dao trung

bình

33 Tần Là Ú Bản Pho Bản Qua Bát Xát Dao nghèo

34 Vàng Thị Liên Nậm Pản Thanh Bình Mƣờng

Khƣơng

Nùng khá

3.2. Các tác nhân khác:

Bao gồm một số ngƣời bán lẻ thịt lợn, nhà hàng, lò mổ, ngƣời thu gom, ngƣời cung cấp

lợn giống, đại lý cám gia súc và vật tƣ nông nghiệp tại địa bàn khảo sát.

No Tên Điện thoại Tác nhân

1 Chị Trƣơng Thị Anh 0984645996

Sạp bán lẻ thịt lợn (cả lợn trắng và

lợn đen) tại chợ Gốc Mít, TP Lào

Cai

2 Chị Đỗ Thị Thịnh 0985085347 Sạp bán lẻ thịt lợn đen tại chợ Gốc

Mít, TP Lào Cai

3 Chị Mến 01646443787 Sạp bán lẻ thịt lợn đen tại chợ Cốc

Lếu, TP Lào Cai

4 Anh Lê Ngọc Tuyến 0919601488 Cửa hàng ăn Anh Duy, trị trấn Sapa

5 Chị ??? ??? Cửa hàng đồ nƣớng, khu ẩm thực

gần chợ Sapa

6 Chị Vũ Thị Ngoan 0983389269 Xƣởng giết mổ gia súc, gia cầm tập

trung tại TP Lào Cai

7 Ông Thảo ??? Lò mổ ở TT Mƣờng Khƣơng

8 Anh Hiếu (chị Nga) ???

Thu gom kiêm lò mổ tại thôn Trung

Tâm, xã Lùng Vai, huyện Mƣờng

Khƣơng

9 Anh Nguyễn Văn Đồi 0919985365 Thu gom và giết mổ lợn đen tại

huyện Bát Xát, Lào Cai

Page 78: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

77

10 Anh Cao Văn Lân 0986165909 Hộ giết mổ lợn tại xã Bản Qua,

huyện Bát Xát, Lào Cai

11 Anh Xìn Văn Siểng ??? Thu gom lợn cắp nách tại xã Trịnh

Tƣờng, huyện Bát Xát, Lào Cai

12 Ông Trần Văn Viện Nhà cung cấp lợn giống, xã Lùng

Vai, huyện Mƣờng Khƣơng

13 Chị Nguyễn Thị Vui 0203883491 Đại lý bán Cám (Dachan) tại xã Bản

Qua, huyện Bát Xát, Lào Cai.

3.3 Các cơ quan ban ngành tại địa phƣơng

Các thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên sâu đƣợc thực hiện với các cơ quan sau ở địa

phƣơng:

Cấp tỉnh:

1. Ông Lê Tân Phong, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh

2. Bà Hoa, Trƣởng phòng và cán bộ Phòng Chăn nuôi và Thủy sản, Sở NN&PTNT

3. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Trƣởng Ban tuyên giáo Hội Phụ nữ tỉnh

4. Ô. …Cán bộ Ban Dân tộc

5. Ô Sơn và bà Bùi Thanh Thảo, cán bộ Sở Công thƣơng

Cấp huyện:

1. Phó chủ tịch thƣờng trực UBND 2 huyện Mƣờng Khƣơng và Bát Xát

2. Trƣởng phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông và Trạm Thú y 2 huyện Mƣờng

Khƣơng và Bát Xát

3. Chủ tịch Hội Phụ nữ 2 huyện Mƣờng Khƣơng và Bát Xát

4. Chủ tịch Hội Nông dân 2 huyện Mƣờng Khƣơng và Bát Xát

5. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH 2 huyện Mƣờng Khƣơng và Bát Xát

6. Giám đốc chi nhánh ngân hàng NN&PTNT huyện Mƣờng KhƣơngCấp tỉnh

Cấp xã:

1. Lãnh đạo UBND xã Thanh Bình, huyện Mƣờng Khƣơng, tỉnh Lào Cai

2. Lãnh đạo UBND xã Lùng Vai, huyện Mƣơng Khƣơng, tỉnh Lào Cai

3. Lãnh đạo UBND xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

4. Lãnh đạo UBND xã Trịnh Tƣờng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Page 79: Báo cáo kết quả nghiên cứu - oxfamblogs.org · trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo này. Nhóm chuyên gia nghiên cứu cũng ghi nhận sự

78

Tài liệu tham khảo

1. UBND tỉnh Lào Cai: “Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011

– 2015” tỉnh Lào Cai trên cổng điện tử: http://laocai.gov.vn/.

2. Sở NN&PTNT Lào Cai: Báo cáo Kế hoạch phát triển nông nghiệp năm 2011

3. Sở NN&PTNT Lào Cai : ĐỀ CƢƠNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI

ĐOẠN 2010-2015

4. Niên giám thống kê huyện Bát Xát năm 2010

5. Phòng NN&PTNT huyện Bát Xát: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SẢN XUẤT

NLN NĂM 2010 VÀ PHƢƠNG HƢỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2011

6. Phòng NN&PTNT huyện Mƣờng Khƣơng:

7. Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010

8. Gereffi, Humphrey, Sturgeon: Quản trị Chuỗi giá trị toàn cầu.

9. Oxfam Anh: Văn kiện dự án “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc

thiểu số thông qua các can thiệp thị trƣờng ở tỉnh Lào Cai”, 2010

10. Oxfam Anh: Báo cáo Phân tích sâu về các ngành hàng lựa chọn tại tỉnh Lào Cai,

tháng 9 năm 2010

11. HPN huyện Mƣờng Khƣơng: Báo cáo “Phong trào công tác HPN năm 2010 và

Phƣơng hƣớng công tác 2011”

12. UBND xã Thanh Bình, huyện Mƣờng Khƣơng: Báo cáo kết quả thực hiện kế

hoạch 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011

13. Niên giám Thống kê 2010 của Tổng cục Thống kê