bÁo cÁo - thanhtra.gov.vnct).doc · web viewnhìn chung, trong năm 2012, thanh tra chính phủ,...

33
THANH TRA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 BÁO CÁO Tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của ngành Thanh tra (Tài liệu phục vụ Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2012) Năm 2012, bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất phức tạp; tình hình trong nước vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý nhà nước nói chung cũng như công tác thanh tra nói riêng. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra đã đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2012 Thực hiện kế hoạch công tác thanh tra năm 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt, Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ ngành, địa phương đã đạt được kết quả như sau: I. CÔNG TÁC THANH TRA Năm 2012, toàn ngành đã triển khai 9.685 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội 1 và 168.702 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của 527.544 tổ chức, cá nhân 2 . Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách 1 Thanh tra việc sử dụng đất đai, thực hiện dự án đầu tư xây dựng, các chương trình phát triển KTXH, tài chính doanh nghiệp, thuế, thu và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp… 2 Theo báo cáo của 60/63 tỉnh, thành phố và 19 Bộ, ngành Trung ương.

Upload: others

Post on 11-Feb-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

THANH TRA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

BÁO CÁOTổng kết công tác năm 2012 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2013 của ngành Thanh tra(Tài liệu phục vụ Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2012)

Năm 2012, bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất phức tạp; tình hình trong nước vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý nhà nước nói chung cũng như công tác thanh tra nói riêng. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra đã đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Phần thứ nhấtKẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2012

Thực hiện kế hoạch công tác thanh tra năm 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt, Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ ngành, địa phương đã đạt được kết quả như sau:

I. CÔNG TÁC THANH TRA

Năm 2012, toàn ngành đã triển khai 9.685 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội1 và 168.702 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của 527.544 tổ chức, cá nhân2. Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 29.860 tỷ đồng, 1.533 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 13.085 tỷ đồng (đã thu 15.346 tỷ đồng3, đạt tỷ lệ 35,73%; 1.275 ha đất, đạt tỷ lệ 83,17%); xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 31.130 tỷ đồng (đã xử lý 21.549 tỷ đồng 4, đạt tỷ lệ 69,22%); kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.033 tập thể, 2.212 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 59 vụ việc, 104 người. Cụ thể:

1. Về thanh tra hành chínha) Thanh tra Chính phủ tiến hành 46 cuộc thanh tra, tập trung vào công tác

quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai của địa phương; việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp nhà nước;

1 Thanh tra việc sử dụng đất đai, thực hiện dự án đầu tư xây dựng, các chương trình phát triển KTXH, tài chính doanh nghiệp, thuế, thu và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp… 2 Theo báo cáo của 60/63 tỉnh, thành phố và 19 Bộ, ngành Trung ương.3 Bao gồm: tiền thu hồi và tiền thu phạt (thanh tra hành chính thu 2.994 tỷ đồng và thanh tra chuyên ngành thu 12.352 tỷ đồng).4 Số liệu đã thực hiện xử lý của riêng TTCP, chưa tính đến các bộ, ngành địa phương.

Page 2: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, cơ quan5 và thanh tra trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Đến nay đã kết thúc 37 cuộc; ban hành 24 kết luận thanh tra; đã kiến nghị thu hồi 17.750 tỷ đồng6 (đã thu 2.509 tỷ đồng)7; kiến nghị xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và xử lý khác 29.562 tỷ đồng (đã xử lý được 21.549 tỷ đồng, đạt 72,9%), kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi đất 48 ha và kiểm tra, rà soát để xử lý theo quy định 5.862 ha8; chuyển cơ quan điều tra xử lý 8 vụ9.

b) Thanh tra các bộ, ngành, địa phương triển khai 9.639 cuộc thanh tra, kết thúc 8.616 cuộc, kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 1.635 tỷ đồng, 1.485 ha đất; đã thu hồi 485 tỷ đồng (đạt gần 30%), 1.275 ha đất (đạt 85,9%); kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 1.567 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 1.033 tập thể, 2.212 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 51 vụ việc, 104 người.

Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực của các Bộ, ngành, địa phương: - Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai: có 03 bộ và 54 địa phương tiến

hành 878 cuộc thanh tra, kiến nghị thu hồi 13.346,6 tỷ đồng, 1.530 ha đất, kiến nghị xử lý khác 783,2 tỷ đồng (đã thu hồi 683,8 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 5,1%; 1.275 ha đạt tỷ lệ trên 95%); kiến nghị xử lý hành chính 170 tập thể, 209 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 26 vụ, 28 người. Qua thanh tra cho thấy, công tác quản lý đất đai còn buông lỏng để xây ra nhiều thiếu sót, vi phạm như: quy hoạch sử dụng đất thiếu tính khả thi, không đồng bộ; việc giao, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; lấn chiếm đất công để sử dụng; chuyển nhượng trái phép; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất không đúng quy định…10. Các địa phương thanh tra có hiệu quả như: Bắc Giang, Bình Thuận, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Lâm Đồng, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Ninh, Yên Bái, TP Hồ Chí Minh và Bộ Tài nguyên và Môi trường11…

5 Trên các lĩnh vực quản lý dược; thi hành án dân sự; việc liên doanh, liên kết đào tạo đại học và sau đại học; nhà ở, đấu thầu; quản lý vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; việc chấp hành pháp luật tại hệ thống Kho bạc Nhà nước và một số ngân hàng; việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện, khu vực liên huyện; hoạt động tạm nhập tái xuất xăng, dầu tại một số Bộ, ngành Trung ương.6 Chủ yếu 02 nội dung: - Qua thanh tra việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đã kiến nghị thu hồi 4.874 tỷ đồng (đã thu 2.118 tỷ đồng); xử lý khác 28.901 tỷ đồng (đã xử lý 21.509 tỷ đồng), tập trung vào các vi phạm chính sau: về thủ tục đầu tư, mua sắm tài sản không đúng quy định: sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật; sai đối tượng; hạch toán sai nguồn dẫn đến phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh không đúng thực tế; đầu tư ngoài ngành hiệu quả kém, phải thoái vốn… - Qua thanh tra tại TP Hà Nội và TP Đà Nẵng đã kiến nghị thu hồi 12.153 tỷ đồng (TP Hà Nội: 9.799 tỷ, tập trung vào các vi phạm sau: 2.574 tỷ tiền sử dụng đất còn tồn đọng; 1.880 tỷ tiền phạt tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, 5.345 tỷ đồng các khoản kê khai, tính toán, cho phép thu tiền không đúng. TP Đà Nẵng: 2.354 tỷ đồng, bao gồm 1.486 tỷ đồng do tính thiếu tiền sử dụng đất; 868 tỷ đồng giảm 10% cho các nhà đầu tư trái quy định). 02 kết luận này mới ban hành nên chưa có số liệu thu hồi.7 Có 02 cuộc thanh tra mới kết luận nên số tiền kiến nghị thu hồi 12.153 tỷ đồng chưa thu hồi được (gồm thanh tra đất đai tại TP Hà Nội và thanh tra trách nhiệm tại TP Đà Nẵng). Nếu không tính 02 cuộc thanh tra đất đai mới kết luận thì tỷ lệ thu hồi 2.509/5.597 tỷ đồng (đạt 44,82%)8 Riêng tỉnh Kiên Giang phải kiểm tra, xử lý lại 97 dự án, 5.707ha.9 Ngoài ra có 06 trường hợp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ công an điều tra, làm rõ.10 Các vi phạm chủ yếu: Lấn chiếm đất đai 176,7ha; giao đất, cấp đất sai đối tượng, sai quy định 86,2ha; chuyển nhượng, cho thuê không đúng quy định 88,9ha; Sử dụng đất trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt 23,5ha; Bỏ hoang hóa 497ha… 11 Trong năm 2012, Bộ đã triển khai thanh tra diện rộng việc sử dụng đất của các nông trường, lâm trường trên địa bàn cả nước.

2

Page 3: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng: có 59 địa phương12, 03 Bộ, ngành tiến hành 1.371 cuộc thanh tra (tăng 32,9% so với năm 2011), kết thúc 1.234 cuộc, kiến nghị thu hồi 593,2 tỷ đồng (đã thu hồi 406,5 tỷ đồng, đạt 68,5%), kiến nghị xử lý khác 189,8 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 312 tập thể, 441 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 05 vụ việc. Các dạng thiếu sót, vi phạm chủ yếu là: không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, thi công sai thiết kế, nghiệm thu, thanh quyết toán không đúng thực tế thi công... Các địa phương thanh tra có hiệu quả gồm: Bắc Ninh, Cà Mau, Hà Tĩnh, Hà Nam, Kon Tum, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sơn La, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Phúc…

- Trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, có 58 địa phương13 và 02 bộ đã tiến hành 2.554 cuộc thanh tra, kết thúc 2.299 cuộc, kiến nghị thu hồi 336,4 tỷ đồng (đã thu hồi 230 tỷ đồng, đạt 68,4%), kiến nghị xử lý khác 613,7 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 339 tập thể, 1.011 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý 15 vụ việc. Vi phạm trong lĩnh vực tài chính chủ yếu là việc quản lý ngân sách chưa chặt chẽ, không chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong quản lý, sử dụng kinh phí; thu chi sai quy định và không đúng mục đích; trốn thuế, nợ đọng thuế; chiếm dụng vốn; hợp thức hóa hóa đơn chứng từ; không theo dõi công nợ; chưa tuân thủ chế độ kế toán và hạch toán theo quy định...; Các địa phương thanh tra có hiệu quả gồm: Vĩnh Phúc, Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Long, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Hải Phòng, Tiền Giang, Trà Vinh, Ninh Bình…

- Về thanh tra chuyên đề diện rộng việc thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012: Thanh tra Chính phủ thanh tra tại Ban chỉ đạo Đề án ở Trung ương, các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và UBND các tỉnh: Sơn La, Quảng Bình, An Giang; chỉ đạo thanh tra diện rộng trong phạm vi cả nước. Toàn quốc có 60 tỉnh, thành phố đã triển khai 542 đoàn thanh tra14. Tổng hợp tính đến ngày 31/12/2011, so với kế hoạch cả giai đoạn Đề án thì số phòng học, nhà công vụ đã triển khai xây dựng là 118.298 phòng (đạt 60,7%); số phòng học, nhà công vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 109.185 phòng (đạt 56%); trong đó, số phòng học đã triển khai xây dựng là 92.892 phòng (đạt 65,9%); số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng 85.171 phòng, đạt 60,49%. Số nhà công vụ giáo viên đã triển khai xây dựng là: 25.046 phòng (đạt tỷ lệ 46,9%); số phòng công vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 24.014 (đạt 43,67%). Qua thanh tra các địa phương đã kiến nghị thu về ngân sách nhà nước 97 tỷ đồng; giảm trừ quyết toán 44,3 tỷ đồng; xử lý khác 17 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính đối với 263 tập thể; với 200 cá nhân; chấn chỉnh quản lý đối với 282 đơn vị (chi tiết có báo cáo kèm theo). Các thiếu sót, vi phạm chủ yếu: Xác định số lượng phòng học không đúng

12 Tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Ninh Thuận Bình Phước không báo cáo nội dung này; 03 Bộ báo cáo nội dung này gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Quốc phòng và Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch.13 Thanh tra các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Ninh Thuận, Bình Phước, Tuyên Quang, không báo cáo về nội dung này.14 Có 3 tỉnh thành phố không thuộc diện hỗ trợ không thành lập đoàn thanh tra.

3

Page 4: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

với mục tiêu, tiêu chí của đề án; phê duyệt dự toán sai khối lượng; quyết toán thừa khối lượng; thanh toán sai đơn giá vật liệu, sai chủng loại vật liệu, tính sai số lượng cấu kiện, chi phí lưu thông, khối lượng phát sinh không có ký nhận của thiết kế kỹ thuật, hồ sơ phát sinh không được điều chỉnh phê duyệt; một số công trình xây dựng không theo thiết kế mẫu quy định; việc xây dựng các công trình phòng học và nhà công vụ cho giáo viên chưa đúng với số lượng, cấp học, diện tích đã được phê duyệt; một số điểm trường được đầu tư không đúng mục tiêu …

- Về thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: thanh tra các bộ, ngành, địa phương tiến hành 2.031 cuộc tại 4.632 đơn vị. Qua thanh tra đã phát hiện, chấn chỉnh những khuyết điểm, tồn tại và chấn chỉnh nhiều thiếu sót, vi phạm trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các cơ quan quản lý nhà nước.

2. Về thanh tra, kiểm tra chuyên ngànhThanh tra các bộ, ngành Trung ương và sở, ngành cấp tỉnh đã tiến hành

168.702 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (tăng 152% so với năm 2011) đối với 527.544 tổ chức, đơn vị, cá nhân trên các lĩnh vực15. Qua thanh tra đã phát hiện 304.714 tổ chức, cá nhân có vi phạm; kiến nghị thu hồi 10.475 tỷ đồng; đã lập biên bản, ban hành 251.964 quyết định xử phạt vi phạm hành chính 13.085 tỷ đồng (đã thu 12.352 tỷ đồng, đạt 52,5%). Thanh tra một số Bộ ngành, địa phương triển khai thanh tra có hiệu quả như: Bộ Giao thông Vận tải16, Bộ Khoa học Công nghệ17, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường; TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Cà Mau, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nam, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Tiền Giang…

3. Công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra- Thanh tra Chính phủ đã thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc việc thực

hiện kết luận thanh tra và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ18, đã đôn đốc thu hồi được số tiền 2.337 tỷ đồng/4.874 tỷ đồng (chiếm 47,9%); xử lý xong 21.549 tỷ đồng/28.901 tỷ đồng (chiếm 74,56%) đối với các kiến nghị, xử lý khác qua thanh tra tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

- Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 2.497 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra (tăng 77,1%), thu hồi 245.288 triệu đồng, đạt 44,6%, (tăng 203%) và 229,8 ha đất; thanh tra một số địa 15 Như: bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, kinh doanh điện, xăng dầu, phân bón, thuốc chữa bệnh, bảo vệ thực vật, gia súc, gia cầm; đo lường chất lượng sản phẩm, nhãn hàng hoá; xây dựng nhà ở, công trình; quản lý sử dụng vật liệu nổ, chất thải y tế; sở hữu công nghiệp, an toàn bức xạ; hành lang an toàn đường bộ; vận tải hành khách; hoạt động quảng cáo, bản quyền tác giả, in ấn, xuất bản, văn hoá phẩm…16 Thanh tra chuyên đề diện rộng về hoạt động vận tải hành khách bằng xe ca, xe buýt tuyến cố định liên tỉnh; 17 Bộ Khoa hoạc Công nghệ tiếp tục phát động cuộc thanh tra diện rộng chuyên đề về đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ đối với khí dầu mỏ, hóa lỏng và xăng dầu. Thanh tra Bộ đã phát hiện và xử phạt 678 cơ sở, chiếm 12,8%, với tổng số tiền hơn 5,3 tỉ đồng; truy thu hơn 350 triệu đồng tiền thu lợi bất hợp pháp trong số gần 5.300 cơ sở kinh doanh xăng dầu bị thanh tra; 18 Việcxử lý sau thanh tra đối với các kết luận thanh tra dự án tuyến đường bay Bình Lợi – Tân Sơn Nhất; công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai tại TP Hồ Chí Minh; kết luận thanh tra tại Tập đoàn Sông Đà, Hóa Chất, Dầu Khí; thanh tra diện rộng việc thu và sử dụng quỹ BHXH từ năm 2005 đến năm 2009 ; thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giai đoạn 2006-2010…

4

Page 5: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

phương thực hiện tốt công tác này như: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Định, Đồng Tháp, Hà Nội, Lào Cai, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh,…

Nhìn chung, trong năm 2012, toàn ngành Thanh tra đã bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng, triển khai công tác thanh tra và đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, nội dung các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm và theo đúng định hướng19. Qua thanh tra, ngành Thanh tra đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật hơn so với các năm trước, đồng thời kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, trong ban hành chính sách, pháp luật; kết quả thanh tra đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ trong việc phòng, ngừa vi phạm. So với các năm trước, phát hiện vi phạm tích cực hơn, kiến nghị xử lý có nghiêm hơn, kịp thời hơn20. Việc đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, chỉ đạo xử lý sau thanh tra được quan tâm thúc đẩy và đạt được một số kết quả đáng khích lệ21. Hoạt động thanh tra chuyên ngành được tăng cường, tập trung vào những vấn đề bức xúc mà dư luận đang quan tâm, kết quả hoạt động thanh tra chuyên ngành tăng cao trên nhiều lĩnh vực. Việc công khai kết luận thanh tra và phối hợp để định hướng dư luận đã từng bước đi vào nền nếp.

Tuy nhiên, một số tồn tại hạn chế trong công tác thanh tra chậm được khắc phục như: việc bố trí lực lượng, xây dựng kế hoạch và phương pháp tiến hành ở một số cuộc thanh tra chưa khoa học; nhiều cuộc thanh tra còn kéo dài, nhất là giai đoạn xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra22; nhiều cuộc thanh tra chưa phát hiện được tham nhũng23; việc đôn đốc xử lý sau thanh tra đã có những tiến bộ, tuy nhiên tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản qua thanh tra còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiệu quả công tác thanh tra trách nhiệm trong thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng còn thấp24.

II. CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Tình hình khiếu nại, tố cáo cả nước năm 2012 so với năm 2011 giảm đáng kể về số lượng đơn thư và số vụ việc khiếu nại, tố cáo, nhưng số lượt đoàn đông người tăng. Trong đó, nhiều vụ việc phát sinh trước đây đã được các cấp chính quyền giải quyết nhiều lần, với nhiều biện pháp khác nhau nhưng không dứt điểm, hoặc đã dứt điểm được nhiều năm, nay công dân lại tái khiếu, nhất là các vụ việc khiếu nại liên quan đến việc về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án.

Trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị và ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về chấn

19 Đối với các cuộc thanh tra của Thanh tra Chính phủ có tính chất phức tạp và quy mô lớn thì trước khi kết luận, Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (hoặc Thường trực Chính phủ). Các kết luận của Thanh tra Chính phủ đều được Thủ tướng Chính phủ nhất trí. 20 Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì Thanh tra Chính phủ chuyển ngay cơ quan điều tra.21 Tỉ lệ thu hồi đất đai có vi phạm tăng cao so với các năm trước đây (85,9%) 22 Trong đó có nguyên nhân do các đơn vị giải trình chậm, các cơ quan trưng cầu ý kiến chậm gửi văn bản23 Số liệu về phát hiện tham nhũng và chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự còn ít.24 Theo báo cáo chưa đầy đủ của các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố mặc dù từ đầu năm đến nay các cấp, các ngành đã triển khai 1.589 cuộc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý các cấp trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tuy nhiên việc kiến nghị và xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức có vi phạm kết quả còn rất hạn chế (xử lý hành chính 18 người, chuyển cơ quan điều tra 3 vụ).

5

Page 6: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

chỉnh, nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch số 1130/KH-TTCP về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài và nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

1. Công tác tiếp dânCác cơ quan nhà nước đã tiếp 384.992 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo

(giảm 6,6%), với 4.533 đoàn đông người (tăng gần 9%), trong đó: - Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 21.351 lượt người, 617 lượt đoàn đông người 5.184 vụ việc; so với năm 2011, giảm 29% số lượt người, tăng 12,6% đoàn đông người, giảm 3,6% số vụ việc.

- Các Bộ, ngành Trung ương tiếp 36.338 lượt người, 217 lượt đoàn đông người); so với năm 2011 giảm 19,8% lượt người, giảm 60,6% lượt đoàn đông người; tập trung vào một số Bộ, ngành như: Bộ Công an: 15.262 (71 đoàn đông người); Bộ Quốc phòng: 11.996 lượt (05 đoàn đông người); Bộ Tài nguyên và Môi trường: 4.395 lượt (119 đoàn đông người); Bộ Lao động TB&XH: 1.011 lượt (04 đoàn đông người)…

- Các địa phương đã tiếp 327.303 lượt người, 3.699 lượt đoàn đông người; so với năm 2011, giảm 2,3% số lượt người và tăng 20,9% số đoàn đông người. Các tỉnh có số lượt người khiếu nại, tố cáo nhiều: TP Hồ Chí Minh 58.530; Hà Nội 18.575, Đà Nẵng 13.185, Kiên Giang 12.084, Thanh Hóa 9.813, Quảng Nam 9.193, Tiền Giang 8.515… Các địa phương có nhiều đoàn đông người là Hà Nội 361, Hải Phòng 346, Đăk Nông 292, Bắc Giang 262, Quảng Ninh 167, Vĩnh Phúc 152, Nam Định 129, Bắc Ninh 120..…

2. Tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáoCác cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận, xử lý 126.824 đơn thư khiếu

nại, tố cáo (giảm gần 10%), trong đó:- Thanh tra Chính phủ đã xử lý 13.860 trong tổng số 13.980 đơn thư tiếp

nhận (giảm 27,24%), trong đó có 4.791 (chiếm 34,6%) đơn đủ điều kiện xử lý (trong đó có 3.736 đơn khiếu nại; 305 đơn tố cáo, 750 đơn kiến nghị, phản ánh); còn lại là đơn trùng lặp, đơn nặc danh, đơn không rõ nội dung và địa chỉ người tố cáo. Sau khi xử lý, Thanh tra Chính phủ đã có 3.710 phiếu hướng dẫn công dân và 885 phiếu chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Các bộ, ngành tiếp nhận, xử lý 19.099 đơn thư khiếu nại, tố cáo (giảm 11,3%), trong đó có 9.999 vụ việc thuộc thẩm quyền (5.741 khiếu nại, 4.258 tố cáo). Các bộ, ngành có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo: Bộ Công an: 4.832; Bộ Tài chính 3.023; Bộ Tư pháp 1.962; Bộ Tài nguyên và Môi trường 1.646, Bộ Quốc phòng 1.422…

- Các địa phương tiếp nhận, xử lý 103.684 đơn thư khiếu nại, tố cáo (giảm 9,5%), trong đó có 54.071 vụ việc thuộc thẩm quyền (49.106 khiếu nại, 4.965 tố cáo). Các tỉnh, thành phố có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo: TP Hồ Chí Minh

6

Page 7: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

18.803, Quảng Ngãi 5.826, Đồng Tháp 4.280, Kiên Giang 3.781, Long An 3.620,…

3. Về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáoa) Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 54.786 vụ việc khiếu

nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao: - Thanh tra Chính phủ kết luận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết

48/80 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao.- Các Bộ, ngành đã giải quyết 8.446/9.999 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ

84,5%. Trong đó: 4.647/5.741 vụ việc khiếu nại, đạt tỷ lệ 81,4%; 3.799/4.258 vụ việc tố cáo, đạt tỷ lệ 89,2%. Các đơn vị có tỷ lệ giải quyết đạt cao là: Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Công an…

- Các địa phương đã giải quyết 46.292/54.071 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 85,61%. Trong đó: 41.873/49.106 vụ việc khiếu nại, đạt tỷ lệ 85,42%; 4.419/4.965 vụ việc tố cáo, đạt tỷ lệ 89%. Các đơn vị có tỷ lệ giải quyết đạt cao là: Bắc Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đăk Nông, Gia Lai, Hậu Giang, Kiên Giang, Quảng Bình, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Phúc…

- Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 146.584 triệu đồng, 92 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 223.885 triệu đồng, 348 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 841 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 69 vụ việc với 246 người.

Phân tích từ kết quả giải quyết 31.655 vụ việc khiếu nại cho thấy: có 6.927 (21,9%) vụ việc khiếu nại đúng; 18.028 (56,95%) vụ việc khiếu nại sai; 6.700 (21,15%) vụ việc khiếu nại đúng một phần.

Phân tích kết quả giải quyết 7.631 vụ việc tố cáo cho thấy: có 1.021 (13,3%) vụ việc tố cáo đúng; 4.167 (54,6%) vụ việc tố cáo sai; 2.443 (32,1%) vụ việc tố cáo có đúng một phần.

b) Về giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài: Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 1130/KH-TTCP, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đã tích cực phối hợp chặt chẽ với địa phương tiến hành rà soát, giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài25. Tính đến ngày 25/12/2012, đã rà soát 528/528 vụ việc, trong đó:

- Số vụ việc đã xem xét đủ điều kiện chấm dứt khiếu nại hoặc chấm dứt xem xét, thụ lý ngay là 415/528, chiếm 78,59%, gồm:

+ Số vụ việc ra thông báo chấm dứt khiếu nại hoặc chấm dứt xem xét, thụ lý là 253/528, chiếm 47,92%, trong đó có 54/253 vụ việc qua đối thoại người dân đã đồng ý rút khiếu nại, chiếm 21,34 %.

25 Thanh tra Chính phủ triển khai 19 Tổ công tác rà soát tại 36 tỉnh, thành phố; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Lao động, Thương binh và Xã hội đã triển khai 9 Tổ công tác rà soát tại 11 tỉnh, thành phố

7

Page 8: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

+ Số vụ việc xem xét giải quyết lại hoặc vận dụng chính sách để hỗ trợ đối với những trường hợp khó khăn là 162/528, chiếm 30,68%.

(Số vụ việc này nếu thực hiện các phương án giải quyết như đã thống nhất thì nhiều khả năng người dân sẽ chấm dứt khiếu nại).

- Số vụ việc xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ là 41/528 vụ việc, chiếm 7,76% (những vụ việc này Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo xử lý nay công dân tiếp khiếu).

- Số vụ việc Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan đang thống nhất phương án giải quyết là 29/528, chiếm 5,49%.

- Số vụ việc giao các địa phương tiếp tục giải quyết theo thẩm quyền là 42/528, chiếm 8%.

Cho đến nay, đã có 301/528 vụ việc đã có Biên bản thống nhất phương án giải quyết được ký giữa Lãnh đạo Bộ, ngành và Lãnh đạo địa phương chiếm 57%.

Thanh tra Chính phủ đã gửi danh sách các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố để giám sát.

4. Một số nội dung khác có liên quan.- Thanh tra Chính phủ cung cấp miễn phí các phần mềm tiếp công dân, xử lý

đơn thư cho Bộ, ngành, địa phương có yêu cầu26; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; trả lời nhiều nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội và ý kiến của cử tri27; tổng hợp, giúp Chính phủ báo cáo trước Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012.

- Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao kiến thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo (nhất là cấp cơ sở), đã mở 9.523 lớp tập huấn cho 849.857 người28.

- Các Bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân. Nhiều địa phương đã quan tâm bố trí trụ sở tiếp công dân theo khả năng hiện có và cơ bản đáp ứng được yêu cầu; giải quyết chế độ, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo29.

Nhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Số lượng đơn thư và vụ việc khiếu nại, tố cáo giảm so với năm 2011; nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức làm trong tiếp dân, giải quyết

26 Tại 18 đơn vị (thanh tra các bộ, ngành, địa phương).27 Tính riêng kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII có 20 nội dung chất vấn liên quan đến công tác của ngành. 28 Một số địa phương giải quyết chế độ theo Thông tư liên tịch số 46/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 16/3/2012: Bắc Giang, Bình Thuận, TP Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Lai Châu, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh, Bình Định. Một số địa phương còn nhiều cán bộ tiếp dân chưa được tập huấn như Quảng Ngãi, Long An, Hậu Giang… 29 Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư quy định chế độ bồi dưỡng cho các đối tượng quân đội làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tỉnh Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh…ban hành Quyết định quy định chế độ bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác này; nhiều tỉnh, thành phố khác HĐND đã thông qua Nghị quyết.

8

Page 9: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

khiếu nại, tố cáo tiếp tục được nâng lên; nhiều địa phương không phát sinh mới các vụ việc phức tạp, đông người; phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh đã được tập trung giải quyết. Các vụ việc khiếu kiện đông người được tập trung chỉ đạo xử lý và tạo được sự ổn định. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã được kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm, đảm bảo khách quan, đúng pháp luật. Thủ trưởng các cấp, các ngành đã tăng cường tiếp dân, đối thoại để giải quyết các vụ việc khiếu nại đông người và phức tạp. Công tác hòa giải cơ sở được coi trọng và thực hiện ngày càng có hiệu quả nên đã giải quyết được nhiều vụ việc khiếu nại ngay từ cơ sở. Sự phối hợp trong kiểm tra, rà soát và giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài và trong xử lý các vụ việc khiếu kiện đông người, vượt cấp ở Trung ương ngày càng chặt chẽ và kịp thời. Việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tích cực.

Tuy nhiên, một số địa phương triển khai quán triệt chủ trương của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đầy đủ. Khi phát hiện sai sót trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa mạnh dạn điều chỉnh, sửa sai, có trường hợp đùn đẩy hoặc chờ đợi cấp trên; việc chấp hành ý kiến kết luận, chỉ đạo của cấp trên chưa nghiêm; việc tổ chức thi quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật chưa được quan tâm đúng mức; sự phối hợp trong một số trường hợp còn lúng túng. Việc thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp dân còn chậm30. Một số địa phương, Bộ ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thủ trưởng cơ quan chưa thực sự quan tâm đến công tác tiếp dân, chưa trực tiếp tiếp công dân theo quy định; việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp công dân chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng tiếp công dân và công tác phân loại, xử lý đơn thư còn nhiều hạn chế31. Tiến độ và hiệu quả việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài đạt được chưa cao.

III. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng.Ngành Thanh tra tiếp tục giúp các ngành, các cấp đẩy mạnh tuyên truyền,

phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng dưới nhiều hình thức, trong đó, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức được nhiều hội nghị tập huấn, hội thảo, tọa đàm liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng32; thực hiện tốt Đề án 137 của Chính phủ đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và xây dựng Đề án Chiến lược truyền thông về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

2. Về thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng

30 Nhất là khâu kiện toàn đội ngũ cán bộ, bố trí trụ sở và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của trụ sở tiếp công dân31 Theo báo cáo của 52 địa phương, năm 2012 còn 1.332 cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch. Riêng tỉnh Quảng Ngãi cán bộ chuyên trách tiếp dân của Trụ sở tiếp công dân tỉnh và Địa điểm tiếp công dân của 11 huyện chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ; công tác tiếp công dân ở xã, phường, thị trấn vẫn còn yếu.32 Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và sơ kết giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Hội nghị tập huấn Thông tư 11 ngày 09/11/2011; Thông tư 02 ngày 13/7/2012 và truyền thông về Báo cáo kết quả thực hiện 5 năm Luật PCTN; Hội nghị công bố kết quả điều tra xã hội học về tình hình tham nhũng và công tác phòng chống tham nhũng; 02 Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực PCTN cho cán bộ làm công tác PCTN ở Trung ương và địa phương.

9

Page 10: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

Ngành Thanh tra hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng, tổng hợp kết quả, cụ thể:

- Việc kê khai tài sản, thu nhập, trả lương qua tài khoản: Đến nay đã có 18 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 19 địa phương báo cáo hoàn thành 100% việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2011. Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan còn lại đều đạt tỷ lệ bình quân kê khai lần đầu đạt 98,2%, kê khai bổ sung đạt 97,6%33. Năm 2012, bắt đầu triển khai thực hiện quy định về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập bằng hình thức niêm yết tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, bước đầu đã công khai đạt 18,7% tổng số người kê khai tài sản, thu nhập34.

- Về trả lương qua tài khoản Ngân hàng Nhà nước đã tích cực triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 201535, về cơ bản đã thực hiện việc trả lương qua tài khoản ở khu vực đô thị, tiếp tục mở rộng thực hiện ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Về cải cách hành chính: Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc đánh giá tác động đối với gần 1.700 thủ tục hành chính quy định tại 361 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục công bố, công khai các quy định mới về thủ tục hành chính và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Hiện nay, đã công khai tại cơ sở dữ liệu quốc gia 102.911 hồ sơ thủ tục hành chính và 9.855 hồ sơ văn bản có liên quan; các Bộ, ngành đang trình cấp có thẩm quyền đơn giản hóa 3.664 thủ tục hành chính trên tổng số 4.751 thủ tục hành chính, đạt 64%.

- Về công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: qua kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch hoạt động tại 8.634 tổ chức, đơn vị đã phát hiện 125 tổ chức, đơn vị có vi phạm.

- Về chuyển đổi vị trí công tác và thực hiện quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp: đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước36; các cấp, các ngành đã chuyển đổi vị trí công tác 24.246 cán bộ, công chức (giảm 12%)37. Phần lớn các cơ quan ở Trung ương và các địa phương đã ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức. Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy tắc ứng xử tiếp tục được chú trọng, đẩy mạnh38.

33 Có 129.606 người đã kê khai lần đầu (trong tổng số 131.980 người phải kê khai lần đầu, đạt 98,2%); có 516.829 người đã kê khai bổ sung (trong tổng số 529.289 người phải kê khai bổ sung, đạt 97,6%); có 2.184 người đã được xác minh, kết luận về việc kê khai tài sản, thu nhập và 02 trường hợp đã kết luận, xử lý về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực (Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk bị kỷ luật cảnh cáo; Phó trưởng Công an huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh bị xử lý xếp loại thi đua không hoàn thành nhiệm vụ năm 2011). 34 Các đơn vị đã thực hiện tốt việc công khai bản kê khai tài sản thu nhập theo Nghị định số 68 như Bộ: Công an, Quốc phòng, Nội vụ; tỉnh: Lai Châu, Tuyên Quang, Ninh Bình, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,...35 Quyết định số 2453 ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt36 Như thuế, hải quan, địa chính…37 Quá trình thực hiện quy định cũng bộc lộ những hạn chế như đối với một số vị trí công tác cần có kiến thức, kỹ năng chuyên môn chuyên sâu không có người phù hợp để chuyển đổi, gây khó khăn cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Chính phủ đang chuẩn bị ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.38 Qua kiểm tra 6.056 cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đã phát hiện và xử lý 267 người vi phạm các quy định về quy tắc ứng xử.

10

Page 11: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

- Thanh tra Chính phủ tiến hành 18/18 cuộc kiểm tra kiểm tra, đôn đốc về thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, kết thúc ban hành kết luận 15 cuộc kiểm tra39. Qua đó, đã kiến nghị với các đơn vị tăng cường xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng.

3. Phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.Thanh tra Chính phủ thường xuyên chỉ đạo tăng cường thanh tra, phát hiện

các hành vi tham nhũng. Trong năm 2012, ngành Thanh tra phát hiện 89 vụ, 107 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tài sản là 104.592 triệu đồng; kiến nghị thu hồi 104.592 triệu đồng; kiến nghị xử lý hành chính đối với 02 tập thể, 56 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 24 vụ, 42 người, xử lý trách nhiệm 20 người đứng đầu. Một số Bộ, ngành, địa phương tích cực phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng như: Hậu Giang, Long An, Nghệ An, Sơn La, Thái Bình…

4. Về một số nội dung khác có liên quan Thanh tra Chính phủ tổng hợp, giúp Chính phủ báo cáo trước Quốc hội

công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham gia xây dựng, bảo vệ và công bố Báo cáo quốc gia thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; triển khai Kế hoạch kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá việc thực hiện các đề án đạt giải trong Chương trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng 2011; tổ chức thành công Hội nghị đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 11 với chủ đề “Công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương, thực trạng và giải pháp” và nhiều hoạt động quan trọng liên quan đến phòng, chống tham nhũng40.

Nhìn chung, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được Thanh tra Chính phủ, các ngành, các cấp quan tâm triển khai đồng bộ. Trong đó đã tập trung giúp thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng được tăng cường; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, quản lý, sử dụng tài sản công, nhờ đó trên một số lĩnh vực, tham nhũng từng bước được kiểm chế. Thông qua hoạt động thanh tra, ngành thanh tra cũng đã phát hiện các hành vi tham nhũng và kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng được ngành thanh tra tiếp tục thúc đẩy, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tham nhũng.

Tuy nhiên, một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự quán triệt đầy đủ và quan tâm tới công tác phòng, chống tham nhũng; công tác tuyên truyền, phổ biến, 39 Đã ban hành kết luận kiểm tra tại: Tổng công ty Công nghiệp Xi Măng Việt Nam, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải Quan, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam; các tỉnh: Tây Ninh, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Lào Cai. Dự thảo kết luận kiểm tra tại tỉnh Thái Bình, Tổng Công ty Giấy Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo.40 Cuộc họp lần thứ 17 Ban điều hành sáng kiến ADB/OECD; hội đàm, tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan thanh tra, phòng, chống tham nhũng các nước Lào, Campuchia, Thái Lan. Singapore, Malaisya, Hàn Quốc... tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế, đoàn công tác liên quan đến lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, thực thi Công ước do Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, UNDP, Ủy ban Tư pháp Quốc Hội, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

11

Page 12: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhìn chung còn hình thức; việc tự kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, việc phát hiện tham nhũng qua hoạt động của ngành Thanh tra kết quả còn hạn chế, chưa tương xứng với thực trạng vi phạm; việc tổng hợp số liệu, phân tích tình hình tham nhũng và đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành ở các cấp, các ngành còn chậm và chưa sát với thực tế. Tình hình tham nhũng tiếp tục diễn biến phức tạp nhất là ở một số ngành, lĩnh vực như: đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng, tài chính, ngân hàng... và xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội.

IV. CÔNG TÁC XÂY DỰNG NGÀNH THANH TRA

1. Công tác xây dựng thể chếThanh tra Chính phủ đã tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật

về thanh tra, KNTC, PCTN và xây dựng ngành41; đã giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN; trình Chính phủ ban hành Nghị định về thanh tra chuyên ngành; Nghị định hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật tố cáo; Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ. Hiện đang xây dựng Luật Tiếp công dân; Đề án cơ chế kiểm soát thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn; Nghị định về trách nhiệm, giải trình của cán bộ, công chức; Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2007/NĐ-CP về chuyển đổi vị trí công tác; sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2006/NĐ-CP về trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng; giúp Chính phủ xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI)42; các thông tư hướng dẫn nghiệp vụ, công tác của ngành thanh tra43. Quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, Thanh tra Chính phủ đã chú trọng nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm và tổng kết thực tiễn. Tuy nhiên, một số văn bản soạn thảo vẫn còn chậm, chất lượng còn hạn chế, nhất là các thông tư hướng dẫn nghiệp vụ, công tác của ngành Thanh tra.

2. Công tác tổ chức - cán bộ, đào tạo cán bộ thanh tra.Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra triển khai thực hiện khá đồng bộ

các mặt công tác tổ chức, cán bộ44; trong đó, đã rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy chế về công tác tổ chức cán bộ45 và quản lý nội bộ cơ quan Thanh tra Chính

41 Năm 2012 Thanh tra Chính phủ được giao chủ trì xây dựng 14 Đề án luật, bao gồm 02 dự án luật; 06 Nghị định, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 01 Đề án. 42 Bao gồm Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (giai đoạn 2012-2016). 43 Thanh tra Chính phủ ban hành 02 Thông tư Quy định chi tiết và hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Thông tư quy định mẫu và việc quản lý, sử dụng thẻ thanh tra. 44 Trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ đã triển khai xây dựng cơ cấu tổ chức theo Nghị định mới; quyết định bổ nhiệm 04 lãnh đạo cấp vụ; 14 lãnh đạo cấp phòng; điều động luân chuyển trong cơ quan 31 trường hợp; tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, xếp lương đối với 15 trường hợp trúng tuyển công chức, 12 viên chức; tiếp nhận 05 trường hợp trúng tuyển thi sát hạch; phối hợp BHXH thay đổi mức đóng bảo hiểm cho trên 500 cán bộ; chuyển ngạch, điều chỉnh lương, phụ cấp cho 167 trường hợp; hiệp y bổ nhiệm 04 chánh thanh tra bộ, 10 chánh thanh tra tỉnh …; 45 Quy định về hiệp y bổ nhiệm chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, chánh thanh tra tỉnh, TP trực thuộc TW; xây dựng hoàn thiện dự thảo Thông tư 475 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức thanh tra tỉnh, TP trực thuộc TW…

12

Page 13: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

phủ46; hoàn thành việc đổi thẻ cho 73/84 đơn vị trong toàn ngành; tiếp tục đổi mới cơ chế thi đua khen thưởng, gắn phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị47. Thanh tra các cấp, các ngành cũng đã quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức48, thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức. Các cơ quan thanh tra đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra và rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ý thức, tác phong, kỹ năng trong công tác, nhất là triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Chỉ thị số 345/CT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đồng thời, các cơ quan thanh tra cũng đã chú trọng giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ thanh tra, nhất là triển khai các quy định về chế độ cho cán bộ công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư.

Thanh tra Chính phủ xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2012 và giai đoạn 2011-2015 cho Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra. Trường Cán bộ Thanh tra đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương mở 46/47 (đạt 97,8% kế hoạch) lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cho 4.392 cán bộ trong toàn ngành (tăng 28,6%)49; đưa Giáo trình thanh tra viên mới đã được đưa vào giảng dạy; triển khai việc xây dựng khung chương trình, giáo trình thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành; phối hợp với Bộ Nội vụ chuẩn bị thi nâng ngạch thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp năm 2012.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Thanh tra Chính phủ và thanh tra bộ, ngành, địa phương tiếp tục được củng cố; trình độ, năng lực của cán bộ thanh tra ngày càng được nâng lên; việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cũng được quan tâm thúc đẩy và đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và thanh tra địa phương có nơi chưa hợp lý, thiếu sự đồng bộ, thống nhất; chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra còn hạn chế nhất định, không ít cán bộ thanh tra chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra; số lượng cán bộ thanh tra nhiều nơi còn thiếu (nhất là cấp huyện); tỷ lệ thanh tra viên trong các cơ quan thanh tra còn thấp (nhiều tỉnh thanh tra viên chính còn ít; không có thanh tra viên cao cấp); một số cán bộ thanh tra phương pháp, kỹ năng trong công tác còn hạn chế, ý thức, phong cách, tinh thần trách nhiệm chưa cao nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác.

46 Quy chế tuyển dụng, Quy chế bổ nhiệm, Quy chế điều động, luân chuyển. 47 Hoàn thiện Hồ sơ đề nghị khen cao cho 9 tập thể, 22 cá nhân; Tổng Thanh tra Chính phủ tặng bằng khen 01 tập thể, 6 cá nhân; tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” cho 198/342 cá nhân trong ngành… 48 Theo báo cáo của 15/28 Bộ, ngành, 55/63 tỉnh, thành phố đến thời điểm hiện tại có 91 thanh tra viên cao cấp, 1.809 thanh tra viên chính và 6.701 thanh tra viên, 6.867 chuyên viên, cán bộ trong biên chế và 1.679 lao động hợp đồng. Trong năm 2012 đã bổ nhiệm 366 chức vụ lãnh đạo, bổ nhiệm vào ngạch và nâng ngạch 1.074 người, chuyển đổi vị trí công tác 454 cán bộ.49 Ngoài ra, Trường đã phối với Học viện Hành chính thực hiện kỳ thi tốt nghiệp lớp Cử nhân Hành chính chuyên ngành Thanh tra Khóa 1 (Văn bằng 2, hệ chính quy) cho 35 công chức của Ngành; Triển khai Đề án 3 “tăng cường biên chế, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra Bộ Giao thông vận tải.

13

Page 14: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

3. Một số công tác khác- Thanh tra Chính phủ tổ chức nghiên cứu 07 đề tài khoa học cấp bộ, 10 đề

tài cấp cơ sở và 18 chuyên đề độc lập, tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động của ngành50 và những vấn đề mới được quy định trong các văn bản pháp luật đang đặt ra. Tuy nhiên, tiến độ một số đề tài còn chậm, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động của ngành còn hạn chế.

- Thanh tra Chính phủ ban hành Quy chế công khai kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ và định kỳ hàng quý tổ chức họp báo công khai kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cung cấp kịp thời các thông tin về hoạt động của ngành Thanh tra51. Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động của ngành Thanh tra52; chất lượng các tin, bài được nâng lên. Tuy nhiên, nội dung, hình thức một số ấn phẩm còn hạn chế, còn ít bài viết chuyên sâu nghiên cứu, lý luận, tổng kết thực tiễn của ngành.

- Công tác tham mưu tổng hợp, xây dựng báo cáo đã có nhiều cố gắng, đáp ứng ngày càng có hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng53; việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo có nhiều tiến bộ54, tuy nhiên vẫn nhiều cơ quan, đơn vị báo cáo không kịp thời, không đầy đủ nội dung theo yêu cầu55…

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thanh tra có những chuyển biến nhất định, trong đó, đã duy trì nhiều Hội nghị truyền hình, Hội nghị trực tuyến; một số phần mềm ứng dụng tiếp tục được triển khai rộng rãi trong toàn ngành56. Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, địa phương cũng có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ công tác; triển khai “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo”. Tuy nhiên, việc xây dựng các phần mềm quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành Thanh tra hiện nay.

50 Đã nghiệm thu 01 đề tài cấp Bộ, 18 chuyên đề khoa học độc lập.51 Nhất là các thông tin được dư luận quan tâm như: việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài; kết quả thanh tra tại một số tập đoàn, tổng công ty, thanh tra công tác quản lý nhà nước của một số Bộ, ngành Trung ương52 Báo Thanh tra xuất bản thường xuyên 4 kỳ báo in/tuần; 01 kỳ đặc san tháng; hoạt động Báo thanh tra điện tử được duy trì đều đặn. Tạp chí Thanh tra xuất bản 1 tháng/kỳ với số lượng 2.500 cuốn/kỳ; Đặc san “doanh nghiệp và chính sách” phát hành hàng quý (2.000 cuốn)/kỳ. Các bài viết tuyên truyền về triển khai thi hành Luật thanh tra, Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; các hội nghị trực tuyến về công tác giải quyết KNTC năm 2012; giao lưu trực tuyến về giải quyết khiếu nại về đất đai, đền bù, giải tỏa; tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)…; Có 05 số chuyên trang về hoạt động thanh tra Bộ, thanh tra tỉnh: Bộ Công an, các tỉnh Tiền Giang, Hà Tĩnh, Long An, Trà Vinh, Kiên Giang.53 Nhất là phục vụ cho các Hội nghị trực tuyến về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (triển khai thực hiện Chỉ thị 14, Kế hoạch 1130 của Thanh tra Chính phủ về rà soát, giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài); 54 Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã quan tâm việc chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo và cố gắng nâng cao chất lượng báo cáo như: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch, các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Kon Tum, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An, Sóc Trăng, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang…55 Trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ chưa nhận được 162/336 báo cáo tháng; 40/84 báo cáo quý, 6 tháng, 30/83 báo cáo đột xuất (KNTC 2008-2011; KNTC năm 2012, sơ kết Chỉ thị 14) của các Bộ, ngành Trung ương: 145/756 báo cáo tháng, 09/189 báo cáo 6 tháng, quý, 77/252 báo cáo đột xuất (KNTC 2008-2011; KNTC năm 2012, KNTC 10 năm cấp xã, sơ kết Chỉ thị 14) của các tỉnh, TP trực thuộc TW. 56 Phần mềm công tác tiếp dân và xử lý đơn thư.

14

Page 15: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

- Các hoạt động hợp tác song phương được tổ chức trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả57; tổ chức thành công nhiều hoạt động quan trọng trong khuôn khổ hợp tác đa phương58; hỗ trợ thanh tra các địa phương xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác59. Nhìn chung công tác hợp tác quốc tế đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về công tác đối ngoại, tuân thủ các quy định của Nhà nước, góp phần tích cực vào việc củng cố và nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế; tuy nhiên, hoạt động hợp tác quốc tế còn chưa tận dụng triệt để các cơ hội để tuyên truyền, quảng bá về công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

- Hoạt động của Chương trình tăng cường nâng cao năng lực tổng thể ngành thanh tra (Chương trình POSCIS) và dự án GI-UNCAC đã tiến hành triển khai cơ bản theo đúng kế hoạch. Kết quả thực hiện dự án đã tiếp tục có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của ngành; góp phần đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng… Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, một số dự án hợp phần triển khai còn chậm, chất lượng chưa cao.

V. NHẬN XÉT CHUNG

Nhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã đạt nhiều kết quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, trong đó công tác thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, phát hiện nhiều vi phạm và xử lý sau thanh tra đạt kết quả cao hơn; công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung quyết liệt và nâng cao trách nhiệm nên đã giải quyết nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; công tác phòng, chống tham nhũng được tăng cường. Tuy nhiên, hiệu quả thanh tra chưa cao, xử lý sau thanh tra tỷ lệ còn thấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức, kết quả chưa cao; phát hiện, xử lý tham nhũng còn hạn chế; tổ chức, bộ máy của cơ quan thanh tra chưa phù hợp cả về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế, chế độ chính sách...

** *

57 Tổ chức các Đoàn ra: Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Singapore; Đoàn vào: Singapore, Ai Cập, Lào, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Palestine. 58 Cuộc họp lần thứ 17 Ban điều hành sáng kiến ADB/OECD; thực thi công ước của LHQ về chống tham nhũng; hỗ trợ giám sát hiệu quả các dự án Chương trình VACI 2011, phát động VACI 2013; đối thoại lần thứ 11 về chống tham nhũng…59 Đoàn thanh tra tỉnh Kiên Giang đi Malaysia, Singapore; thanh tra tỉnh Hòa Bình đi Thái Lan; thanh tra tỉnh Khánh Hòa đi Malaysia và Thái Lan; thanh tra TP Hồ Chí Minh đi Lào, Hồng Kông.

15

Page 16: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

Phần thứ haiPHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG NĂM 2013

1. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CHUNG

Năm 2013 thanh tra các cấp, các ngành tập trung:1. Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra theo chương trình, kế hoạch

gắn với thanh tra đột xuất. Nội dung thanh tra hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng60. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; tăng cường công tác xử lý sau thanh tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

2. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó triển khai thực hiện tốt Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; tập trung giải quyết 528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài xong trong Quý I/2013; thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư; giải quyết kịp thời trên 85% số vụ việc mới phát sinh; thực hiện quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật trên 80%.

3. Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng. Tập trung hoàn thiện, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tăng cường thanh tra, phát hiện, xử lý tham nhũng; kiên quyết, kiên trì, quyết tâm thực hiện mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng.

4. Tăng cường chỉ đạo, điều hành, xây dựng và hoàn thiện thể chế của ngành Thanh tra; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan thanh tra; thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, hợp tác quốc tế, thông tin báo chí tuyên truyền; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Công tác thanh traa) Thanh tra Chính phủ:- Thanh tra trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc quản lý, khai khác,

và chế biến khoáng sản; quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; quản lý thị trường chứng khoán, thị trường vàng; thực hiện chính sách pháp luật trong các lĩnh vực ngân hàng;

60 Như: tài chính, ngân sách, ngân hàng, chứng khoán, quản lý tài sản công; xuất, nhập khẩu; quản lý thị trường vàng; quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở; quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; thực hiện các ch ương trình mục tiêu quốc gia; việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

16

Page 17: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

- Thanh tra Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm61; Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phát triển kinh tế nông thôn, miền núi62;

- Thanh tra việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, ngành quản lý63.

- Thanh tra công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý nhà ở, thực hiện chính sách nhà ở tại một số tỉnh.

- Thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại một số Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

- Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại một số Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; quyết định thanh tra lại các cuộc thanh tra đã được Bộ, ngành trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành và kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao.

- Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra tại một số Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Thanh tra Bộ, ngành Trung ương:- Tiến hành thanh tra công tác quản lý nhà nước và việc chấp hành chính

sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, phấn đấu thanh tra từ 15 -20% số đơn vị trực thuộc. Đối với các bộ đa ngành, đa lĩnh vực thì có thể chọn 01 nội dung quan trọng để thanh tra diện rộng nhằm chấn chỉnh quản lý và phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra.

- Tiếp tục đẩy mạnh thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách và trên các lĩnh vực mà dư luận quan tâm như: bảo vệ môi trường, khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, gia súc, gia cầm, bảo vệ thực vật, nhãn hiệu hàng hoá, xây dựng nhà ở, công trình, quản lý chất thải y tế, hành lang an toàn đường bộ, an toàn giao thông, giáo dục phổ thông, đào tạo đại học, sau đại học, dạy nghề, lao động việc làm, thuế, hải quan, chứng khoán, ngân hàng; kinh doanh điện, xăng dầu, dược phẩm, bất động sản, ngoại tệ, vàng; về kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu…

- Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các đơn vị trực thuộc Bộ.

61 Theo Quyết định 101/2007-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.62 Theo Quyết định 122/2004/QĐ-TTg ngày 05/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.63 Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

17

Page 18: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

- Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; quyết định thanh tra lại các cuộc thanh tra do các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành Trung ương tiến hành thanh tra và kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ việc do Bộ trưởng giao.

- Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:- Tăng cường thanh tra trách nhiệm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã

hội của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã, tập trung vào các nội dung: Công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, giao đất, giao rừng; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; tài chính ngân sách, đầu tư mua sắm công.

- Thanh tra các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung vào các lĩnh vực lao động, dạy nghề, việc làm, khoa học công nghệ; việc tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu (tập trung ở các tỉnh biên giới).

- Tiếp tục thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh, thành phố (nếu có).

- Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại các sở và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố, thị xã.

- Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; quyết định thanh tra lại các cuộc thanh tra đã được các sở và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố, thị xã tiến hành và kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.

- Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra tại các sở và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố, thị xã.

2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tại Thông báo Kết luận số 130-TB/TW

ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012 của Thanh tra Chính phủ và những vụ việc mới phát sinh nhất là các điểm nóng phức tạp, vượt cấp; xử lý kịp thời số vụ việc khiếu kiện đông người. Tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước kịp thời triển khai Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội khóa XIII về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai.

- Tập trung giải quyết có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh; hoàn thành việc kiểm tra, rà

18

Page 19: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

soát và giải quyết 528/528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài trong Quý I/2013; chuyển sang bước 2 là tập trung kiểm tra, rà soát các vụ việc tồn đọng, phức tạp khác (Thanh tra Chính phủ sẽ có công văn chỉ đạo riêng về việc này). Chú trọng việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật đạt tỷ lệ trên 80%.

- Thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân theo Quyết định 858/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm cán bộ có vi phạm phát hiện quan thanh tra.

- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn), nhất là những điểm mới của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành.

3. Công tác phòng, chống tham nhũng:Thực hiện đúng yêu cầu, có hiệu quả Chương trình hành động của Chính

phủ thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung:

- Điều chỉnh các giải pháp phòng ngừa theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; có chiến lược truyền thông đúng đắn về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, không để đưa thông tin sai sự thật, gây dư luận không tốt và hiểu không đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao: đầu tư xây dựng, đất đai, thu ngân sách (thuế, hải quan), mua sắm công…;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; tổ chức tốt hoạt động đối thoại về phòng, chống tham nhũng; tham gia tích cực vào các hoạt động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm thúc đẩy công tác phòng, chống tham nhũng ở các cấp, các ngành. Thanh tra Chính phủ đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng, chống tham nhũng tại các đơn vị.

4. Công tác xây dựng ngành.- Thanh tra Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh

tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Tập trung xây dựng Luật tiếp

19

Page 20: BÁO CÁO - thanhtra.gov.vnCT).doc · Web viewNhìn chung, trong năm 2012, Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra đã triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị

công dân; các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; các Thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

- Thanh tra Chính phủ và thanh tra các cấp, các ngành tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan thanh tra, đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó chú trọng: sớm hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo Nghị định mới để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường quan hệ phối hợp với các ngành, các cấp, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong công tác; Quan tâm xây dựng cơ quan thanh tra trong sạch, vững mạnh; tổ chức triển khai khắc phục những hạn chế, yếu kém qua kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 4 đã chỉ ra gắn với thực hiện tốt Chỉ thị số 345/CT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo điều hành trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc của từng đơn vị, cá nhân, thời gian, cách thức tiến hành và biện pháp tổ chức thực hiện.

2. Tăng cường phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong công tác (nhất là trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo) để nâng cao hiệu quả hoạt động và tránh chồng chéo.

3. Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá từng nội dung, lĩnh vực và việc triển khai thực hiện kế hoạch (bằng các hình thức trực tuyến, chuyên đề) để kịp thời rút kinh nghiệm, xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ tiếp theo, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức và hiệu quả hoạt động.

4. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra định kỳ, đột xuất đảm bảo tổ chức thực hiện đồng bộ, nhất quán và có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác. Phát động phong trào thi đua thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra năm 2013 ngay từ đầu năm./.

THANH TRA CHÍNH PHỦ

20