bÁo cÁo cÔng trÌnh nghiÊn cỨu khoa hỌc sinh viÊn nĂm hỌc...

7
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TBÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CU KHOA HC SINH VIÊN NĂM HC 2014-2015 (Bn tóm tt) TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TNH HƯỞNG ĐẾN MC ĐỘ AN TOÀN VÀ LÀNH MNH TÀI CHÍNH CA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MI VIT NAM GIAI ĐON 2008 - 2013 Ging viên hướng dn: TS. Đinh ThThanh Vân Sinh viên thc hin: 1. Bùi Nguyên Hnh Lp: QH_2012E_Kế Toán 2. Lê Ngc Thiên Trang Lp: QH_2012E_TCNH Hà Ni, 2015

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18505/2/Tom tat NCKH_10 trang TV.pdf · nghiên cứu của các trường đại

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO CÔNG TRÌNHNGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NĂM HỌC 2014-2015(Bản tóm tắt)

TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2013

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh VânSinh viên thực hiện: 1. Bùi Nguyên Hạnh Lớp: QH_2012E_Kế Toán 2. Lê Ngọc Thiên Trang Lớp: QH_2012E_TCNH

Hà Nội, 2015

Page 2: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18505/2/Tom tat NCKH_10 trang TV.pdf · nghiên cứu của các trường đại

NỘI DUNG

1. Giới thiệuTừ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và một vài hệ thống tài chính trên thế giới đã bị sụp đổ, những người làm công tác giám sát ngân hàng đã chú trọng đến tầm quan trọng của an toàn và lành mạnh tài chính (Shinagawa, 2014). Để đảm bảo một hệ thống ngân hàng có sức khỏe tốt và ổn định, các ngân hàng phải được phân tích và đánh giá để tìm ra các lỗ hổng tiềm ẩn và yếu kém đang tồn tại. Một trong những phương thức đánh giá ổn định và lành mạnh tài chính của các ngân hàng được nhiều nghiên cứu hướng đến từ sau khủng hoảng là sử dụng bộ chỉ số lành mạnh tài chính(FSIs).Sự cần thiết có một công cụ thích hợp để đánh giá sức khỏe và yếu kém của hệ thống tài chính, một nỗ lực đã được đưa ra nhằm định nghĩa chỉ số lành mạnh tài chính cốt lõi (Core FSIs) và khuyến khích (Encouraged FSIs) để đánh giá lành mạnh hệ thống tài chính, các thị trường, các doanh nghiệp và hộ gia đình (Sudadarajan, 2002). Định nghĩa FSIs cốt lõi và khuyến khích đã được sửa đổi và biên soạn trong Compilation Guide 2006 (IMF, 2006) và phần bổ sung được đưa ra

năm 2008. Việc lựa chọn các chỉ số FSIs không chỉ phụ thuộc vào xem xét các nghiên cứu lý thuyết mà còn dựa vào mục đích sử dụng của tác giả và tính sẵn có của số

liệu (Schaeck, 2007).

Dựa trên tính toán và thu thập từ những dữ liệu sẵn có, bài nghiên cứu lựa chọn 10 chỉ số trong 12 chỉ số FSIs cốt lõi để đánh giá liệu các ngân hàng thương mại Việt

Nam có lành mạnh tài chính giai đoạn 2008-2013. Đồng thời, chúng tôi thực hiện xếp hạng lành mạnh tài chính các ngân hàng bằng bộ chỉ số FSIs dựa trên nghiên cứu

(Angela Roman, 2013). Từ số liệu tính toán và xếp hạng, chúng tôi tiến hành hồi quy dữ liệu mảng với các biến kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô để xác định mức độ tác

động của các nhân tố đến lành mạnh tài chính.

Các phần tiếp theo của nghiên cứu được cấu trúc như sau: phần 2 là tổng quan lý thuyết và tình hình nghiên cứu, phần 3 chúng tôi sẽ đưa ra phương pháp nghiên cứu

và mô hình nghiên cứu được sử dụng, phần 4 là kết quả và thảo luận mô hình tìm được, cuối cùng ở phần 5, từ những kết quả tìm được chúng tôi sẽ đưa ra các khuyến

nghị phù hợp.

2. Tổng quan lý thuyết và tình hình nghiên cứu

a. Cơ sở lý thuyếtKhái niệm lành mạnh tài chính được liên kết chặt chẽ với ổn định tài chính. Một hệ thống tài chính được xem là ổn định nếu hệ thống đó có khả năng thực hiện các trách

nhiệm của nó hoặc cách khác nếu hệ thống đó có sự thiếu hụt lợi nhuận rất thấp trong bất kì hoàn cảnh nào (Münür Yayla, 2008)

. Nhiều ngân hàng trung ương thiết lập

cơ quan ổn định tài chính và xuất bản các báo cáo ổn định tài chính, họ đã thay đổi các định nghĩa để đưa ra các hướng dẫn về mục tiêu đảm bảo ổn định tài chính cho

phù hợp với cấp độ quốc gia . Sự lành mạnh tài chính là khái niệm khó để định nghĩa. Một hệ thống tài chính được coi là có tính ổn định và lành mạnh khi nó không có

sự xuất hiện của yếu tố dễ biến động, sự suy thoái hay khủng hoảng. Định nghĩa này thì đơn giản để đưa ra nhưng nó thiếu sự bao hàm chức năng tốt của một hệ thống

tài chính (Jayaram, 2010)

. Nhiều quan điểm tuy mang tính lý thuyết nhiều hơn nhưng lại bao hàm được phạm vi kinh tế vĩ mô của sự lành mạnh tài chính, sự tương tác

giữa khu vực tài chính và các khu vực khác. Từ quan điểm đó, sự ổn định và lành mạnh tài chính đã được định nghĩa là một trạng thái mà hệ thống tài chính (bao gồm

các trung gian tài chính, cấu trúc thị trường tài chính), có thể chịu đựng những cú sốc và có khả năng bộc lộ sớm sự mất cân bằng tài chính, do đó làm giảm sự gián đoạn

của quy trình trung gian tài chính rất phức tạp đủ để làm phân tán cơ hội đầu tư có lợi của những người nắm giữ tiền (José-Manuel González-Páramo, 2007) .

2.2 Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình phát triển và tự do hóa của hệ thống tài chính đã có một số nghiên cứu về sự lành mạnh tài chính của Việt Nam và các nền kinh tế khác nhau trên thế

giới. Các báo cáo của World Bank(WB), International Monetary Fund (IMF), Asian Development Bank( ADB) thường xuyên đưa ra đánh giá tổng quan về hệ thống tài

chính và đề cập một số khía cạnh lành mạnh của hệ thống tài chính Việt Nam. Ở Việt Nam, việc tính toán FSIs được thực hiện một cách độc lập trong một số cơ quan

nhà nước như Ngân hàng nhà nước, Ủy Ban Chứng Khoán, Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia mà chưa có sự phối hợp tính toán bộ chỉ số hoàn chỉnh và thống nhất.

Ngoài ra, một số nghiên cứu trong nước đã có sử dụng công cụ FSIs trong phân tích và đánh giá hệ thống tài chính. Nghiên cứu (Huệ, 2012) đã sử dụng các chỉ số FSIs

cốt lõi để đánh giá sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Dựa trên kết quả tính toán các chỉ số FSIs cơ bản của 34 trong số 42 Ngân hàng thương mại Việt

Nam, tác giả đã đưa ra kết luận về nhóm chỉ số khả năng hoạt động, nhóm chỉ số khả năng thanh khoản và nhóm chỉ số đánh giá vốn tự có, từ đó đưa ra một số gợi ý

chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá trong năm 2010 và tính toán các số liệu dựa trên báo cáo tài chính một cách không đầy đủ nên một số đánh giá vẫn chưa

chính xác, chưa kết hợp với một số công cụ hỗ trợ như Stress Testing, BCP, hay mô hình định lượng để đưa kết quả khả quan hơn. Nghiên cứu (Thành, 2014)

trong hội

thảo tìm hiểu và phân tích bộ chỉ số lành mạnh tài chính do ADB và VEPR hợp tác tổ chức được thực hiện trên một nhóm các ngân hàng được lựa chọn trong giai đoạn

2008-2012, đưa ra một số kết luận: tỉ lệ an toàn vốn thậm chí cao hơn 9%, tuy nhiên chất lượng tài sản có gần đây không an toàn do các khoản nợ xấu tăng cao. Mặc dù

tăng trưởng nhanh trong giai đoạn trước nhưng các chỉ số đo lường thu nhập và lợi nhuận đều giảm và cùng với đó là các chỉ số thanh khoản đều có xu hướng giảm.

Nghiên cứu này so sánh dựa trên các biểu đồ mà chưa đánh giá được mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố đến lành mạnh tài chính. Ngoài ra, có nhiều nhóm

nghiên cứu của các trường đại học như (Sơn và cộng sự, 2014)

sử dụng bộ chỉ số cốt lõi FSIs thực hiện về đánh giá hệ thống tài chính. Hầu hết các nghiên cứu của các

trường đại học thường ít công bố nên mức độ phổ biến của các nghiên cứu về bộ chỉ số FSIs trong nước là chưa cao, trong khi các nước trên thế giới đã có rất nhiều

Page 3: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18505/2/Tom tat NCKH_10 trang TV.pdf · nghiên cứu của các trường đại

nghiên cứu ứng dụng của FSIs.

Việc đánh giá lành mạnh tài chính bằng bộ chỉ số FSIs có thể kết hợp với một số mô hình như Stress Testing, BCP,…(IMF,2006), hay mô hình kinh tế lượng Probit, mô

hình logit đa biến,…tùy vào mục đích của từng nghiên cứu với hệ thống tài chính. Nghiên cứu (Trung và cộng sự, 2013)

sử dụng mô hình Tobit xác định mức độ ảnh

hưởng của các nhân tố đến hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam với biến phụ thuộc là ROE và ROA, đây chỉ là một phần đánh giá về lợi nhuận ngân hàng mà

chưa tính đến yếu tố đảm bảo lành mạnh tài chính và một trong những biến quan trọng là CAR không được đề cập đến trong nghiên cứu. Nghiên cứu (Trúc, 2012)

cũng

đề cập đến yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng chủ yếu đánh giá về mặt chi phí và quy mô của ngân hàng chứ

chưa tính đến yếu tố lợi nhuận và lành mạnh của ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu này thực hiện trong giai đoạn 2006-2009 là giai đoạn trước khủng hoảng nên ý nghĩa

về mặt thời gian của nghiên cứu là chưa cao.

Nghiên cứu nước ngoài về đánh giá lành mạnh tài chính bằng bộ chỉ số FSIs là khá nhiều và có sự kết hợp đa dạng với mô hình định lượng. Nghiên cứu (Navajas, 2013)

sử dụng mô hình hồi quy logit đa biến với dữ liệu mảng với hai giai đoạn để kiểm tra sự ảnh hưởng của FSIs như một sự báo hiệu đến khủng hoảng ngành ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tương quan đáng kể giữa một vài chỉ số thuộc bộ chỉ số FSIs với khủng hoảng hệ thống ngân hàng và gợi ý một vài chỉ số trong

FSIs có thể dùng để dự báo. Nghiên cứu (Tagkalakis, 2014)

sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu mảng với các chỉ số FSIs và biến kinh tế vĩ mô là tỉ lệ tăng trưởng GDP,

tỉ lệ lãi suất thực và chỉ số nợ của 20 quốc gia OECD trong giai đoạn 2007-2014. Kết quả tìm ra được các chỉ số FSIs phản ánh tốt sự xấu đi của các khoản nợ công

chính phủ. Hơn thế nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra được một hệ thống ngân hàng yếu kém tạo ra nhiều nguy cơ dẫn đến kém lành mạnh tài chính. Nghiên cứu

(Maudos,

2012) cũng sử dụng bộ chỉ số FSIs để xem xét tác động của khủng hoảng đến vị trí lành mạnh tài chính của Tây Ban Nha so với các nước trong khu vực châu Âu và tìm

ra được hai phần ba các ngân hàng không có tín hiệu suy thoái khi phải đối đầu với các kịch bản xấu nhất. Nhưng nghiên cứu này chưa sử dụng mô hình định lượng để

đưa ra được mức độ tác động của các nhân tố đến sự lành mạnh tài chính của Tây Ban Nha.

Các nghiên cứu về tác động của các biến kinh tế vĩ mô lên lành mạnh tài chính của các ngân hàng được tiếp cận trên nhiều khía cạnh nhưng nhìn chung đều xem xét

đến khủng hoảng ngân hàng hay lành mạnh tài chính của hệ thống. Nghiên cứu (Francis Selialia, 2010)

đánh giá hệ thống ngân hàng Nam Phi đã tìm ra một số biến

kinh tế vĩ mô có khả năng dự báo tốt sự sụp đổ của ngân hàng là lãi suất cho vay cơ bản, tỉ lệ mở rộng tín dụng khu vực tư nhân, khả năng tin cậy trong kinh doanh.

Nghiên cứu đã phân tích các kịch bản để đo lường tác động của các cú sốc kinh tế vĩ mô lên biến phụ thuộc là phá sản ngân hàng và kết luận hệ thống ngân hàng có khả

năng phục hồi sau các cú sốc kinh tế vĩ mô năm 2007. (Martínez, 2014)

đánh giá tác động của bảy biến FSIs và hai biến kinh tế vĩ mô lên xếp hạng tín nhiệm của ba tổ

chức Fitch, Moody’s và S&P. Kết quả tìm ra được các chỉ số FSIs cốt lõi có thể giải thích rủi ro của các hệ thống tài chính ở Châu Âu, bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ

ra rằng các chỉ số phát triển tài chính vĩ mô có mối quan hệ chặt chẽ với sự lành mạnh tài chính của các đất nước. (Angela Sere, 2014)

đã xây dựng bộ chỉ số ổn định hệ

thống ngân hàng cho Nigeria bằng cách kết hợp chỉ số lành mạnh tài chính FSIs và các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản. Bộ chỉ số này phản ánh một số giai đoạn ổn định của

hệ thống ngân hàng ở Nigeria và cho thấy được tính nhạy cảm của các ngân hàng trong việc đối mặt với các cú sốc bất lợi. Do đó, BSSI như một công cụ cảnh báo sớm

các tín hiệu suy thoái. Sau khi chịu nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, hầu hết các nghiên cứu lựa chọn các biến kinh tế vĩ mô thích hợp cùng một số chỉ số

FSIs và xem xét tác động của các biến đó đến sự ổn định và lành mạnh tài chính của các ngân hàng.

Sau khi tổng quan tài liệu, chúng tôi nhận thấy đánh giá lành mạnh tài chính của hệ thống ngân hàng bằng bộ chỉ số FSIs, xếp hạng lành mạnh tài chính của 18 ngân

hàng, kết hợp với mô hình kinh tế lượng để xác định được tác động của các chỉ số FSIs và biến kinh tế vĩ mô sẽ đem lại một kết quả có ý nghĩa cho nghiên cứu này. Từ

đó, chúng tôi có căn cứ khoa học để đưa ra những kiến nghị và đề xuất phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách trong công tác quản lý

, điều hành và phát triển bền

vững hệ thống ngân hàng.

3. Đánh giá lành mạnh tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Về đánh giá an toàn vốn, tỉ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư 13/2010-NHNN quy định là 9% nhưng mức an toàn

vốn này thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tỉ lệ an toàn vốn của các ngân hàng lớn là BIDV, Vietcombank, Vietinbank đều thấp so với mức trung bình

chung của hệ thống, trong khi các ngân hàng nhỏ như Navibank, NamAbank, Mekongbank có mức an toàn vốn rất cao. Đây là một điều bất thường trong toàn hệ thống

cần có điều chỉnh lại trong các quy định của NHNN. Các ngân hàng nhỏ thay vì tăng vốn tự có lên nhanh thì lại giảm tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro. Nếu nhiều

ngân hàng nhỏ lựa chọn điều này thì tăng trưởng tín dụng của hệ thống sẽ bị ảnh hưởng, quan trọng là ảnh hưởng xấu đến hoạt động của nền kinh tế.V ề mặt đánh giá chất lượng tài sản, nợ xấu chung của hệ thống ngân hàng tăng vượt mức 3% vào cuối giai đoạn, cùng với tăng trưởng tín dụng nóng. Chỉ có các ngân hà

ng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Eximbank đã giảm được nợ xấu năm 2013 so với năm 2008 một cách đáng kể. Các ngân hàng như MB, Techcombank,

Sacombank, Oceanbank, SHB và các ngân hàng nhỏ còn lại đều có nợ xấu vào năm 2013 trên 3.5%. Điều này làm tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tăng nhanh hơn các

nước trong khu vực. Chất lượng tài sản yếu kém đã gây ra hệ quả kéo theo là lợi nhuận ngân hàng thấp, chi phí quản lý tăng.

V ề mặt lợi nhuận và thu nhập, toàn hệ thống ngân hàng có ROE và ROA giảm mạnh so với các nước trong khu vực. Chỉ có ngân hàng Nam Á, Viet Capital có ROE

tăng lên nhưng không đáng kể, tất cả các ngân hàng còn lại đều có lợi nhuận giảm mạnh sau cả giai đoạn. Tỉ lệ chi phí ngoài lãi tăng lên thể hiện khả năng quản lý kém

của các ngân hàng, chỉ có BIDV, Vietinbank, Oceanbank giảm được chi phí ngoài lãi sau cả giai đoạn, các ngân hàng còn lại đều có chi phí ngoài lãi tăng cao và nhất là

các ngân hàng nhỏ đều có chi phí quản lý cao nhất. Kém đa dạng hóa danh mục đầu tư của tài sản chỉ chú trọng tập trung vào cho vay là nguồn thu nhập chính của toàn

hệ thống ngân hàng Việt Nam.

V ề tính thanh khoản, hệ thống ngân hàng giảm mạnh tính thanh khoản so với các nước trong khu vực, cùng với xu hướng đó, toàn bộ các ngân hàng được đánh giá

trong phân tích đều giảm mạnh tính thanh khoản, một phần là do tài sản và vốn chủ sở hữu tăng qua các năm và tài sản thanh khoản giảm mạnh vào năm 2012 và năm

Page 4: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18505/2/Tom tat NCKH_10 trang TV.pdf · nghiên cứu của các trường đại

2013.

Từ những đánh giá trên, chúng tôi nhận thấy rằng các ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2008-2013 là không lành mạnh tài chính so với các đất nước tương đồng.

Page 5: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18505/2/Tom tat NCKH_10 trang TV.pdf · nghiên cứu của các trường đại

4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lành mạnh tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2013

a. Thu thập số liệu Chúng tôi nhận thấy năm 2008 là năm bắt đầu khủng hoảng kinh tế thế giới và từ đó đến nay hệ thống tài chính liên tục chịu nhiều biến động. Năm 2014, các ngân hàng

chưa công bố đầy đủ báo cáo tài chính đã được kiểm toán nên nghiên cứu thu thập dữ liệu tính toán các chỉ số FSIs của các

18 ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai

đoạn 2008-2013 từ báo cáo tài chính hợp nhất, thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán vào cuối mỗi năm được lấy từ website chính thức của 18 ngân

hàng. Tổng tài sản của 18 ngân hàng này chiếm khoảng 60% của hệ thống qua các năm nên đủ sức đại diện để đánh giá lành mạnh tài chính.

Các chỉ số kinh tế vĩ mô đã được tổng hợp dựa trên các nghiên cứu trước đây. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu từ website của WB, Báo

cáo tình hình phát triển Kinh tế-Xã hội của Chính phủ và Báo cáo của Tổng Cục Thống Kê giai đoạn 2008-2013. b. Xử lý số liệu

Từ số liệu thu thập được, chúng tôi tính toán 10 chỉ số FSIs theo chuẩn mực quốc tế và các quy định về hoạt động của NHTM. Sau đó, chúng tôi thực hiện xếp hạng

lành mạnh tài chính cho 18 ngân hàng dựa trên nghiên cứu (Angela Roman, 2013)

. Các chỉ số phản ánh tiêu chí tốt được xếp hạng từ cao xuống thấp tương ứng từ 1 đến

18 và ngược lại. Các ngân hàng với xếp hạng càng nhỏ có mức độ lành mạnh tài chính càng cao. Số liệu xếp hạng lành mạnh tài chính được sử dụng làm biến phụ thuộc

cùng 3 chỉ số FSIs và 3 chỉ số kinh tế vĩ mô được lựa chọn làm biến độc lập để hồi quy dữ liệu mảng nhằm xác định mức độ tác động của các nhân tố đến xếp hạng lành

mạnh tài chính của 18 ngân hàng.Bảng 2: Xếp hạng lành mạnh tài chính của 18 ngân hàng giai đoạn 2008-2013

Ngân hàng Xếp hạng qua các năm

2008 2009 2010 2011 2012 2013 Trung bình

xếp hạng

Xếp hạng

trong cả giai

đoạnVietinbank 16 17 17 14 10 16 15 8

MB 6 1 5 7 2 4 4 1

ACB 1 3 8 8 17 15 9 5

Eximbank 5 6 3 1 1 7 4 1

Navibank 12 14 16 18 18 13 15 8

SHB 7 13 15 13 8 2 10 6

Sacombank 3 4 4 9 13 9 7 3

Vietcombank 11 7 13 11 5 14 10 6

Đông Á bank 13 11 14 12 15 17 14 7

Ocean bank 14 12 11 10 12 3 10 6

BIDV 17 18 18 17 16 11 16 9

Kiên Long

bank

15 10 12 4 6 6 9 5

Nam Á Bank 18 16 10 5 4 5 10 6

HD Bank 10 2 7 16 9 18 10 6

MDB 2 9 2 2 11 12 6 2

Viet Capital 9 15 9 3 3 10 8 4

Techcombank 4 5 6 6 14 1 6 2

Sài Gòn Bank 8 8 1 15 7 8 8 4

(Nguồn: Nhóm tác giả tính toán)

c. Mô hình nghiên cứuSự lựa chọn biến giải thích được chúng tôi tham khảo từ những nghiên cứu trước đây cùng với sự cân nhắc về tính sẵn có của dữ liệu. Đồng thời, với mục tiêu kiểm

soát ảnh hưởng của hiện tượng đa cộng tuyến (các biến giải thích có thể tương quan với nhau do một số biến có công thức tính toán gần giống nhau), chúng tôi sử dụng

các biến được đưa ra dưới đây.

Bảng 3: Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình hồi quy

Tác giả Tên biến Kí hiệu Kì vọng dấu

(Udaibir S.das, 2004),

(Scheack,2007),

(Thegeya,2013) ,

Tỉ lệ an toàn vốn car -

Page 6: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18505/2/Tom tat NCKH_10 trang TV.pdf · nghiên cứu của các trường đại

(Isik, 2002) ,

(Sanchez, 2007)

Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu roe -

(Mohd Zaini Karim,2010) ,

(Thegeya,2013) ,

Tỉ lệ nợ xấu npls +

(Enrique Flores, 2010) Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng cregrowth -

(Demirguc-Kunt,1999), (Podpiera,

2006) ,

Tỉ lệ lạm phát inf +

(Babihuga, 2007)

(Harischandra,2012)

Thay đổi trong tỉ giá hối đoái thaydoitghd +

Lành mạnh tài chính rank

Trên thực tế, có rất nhiều tác giả trong nước và nước ngoài sử dụng dữ liệu mảng để phục vụ cho nghiên cứu của mình bởi những điểm mạnh của dữ liệu mảng so với dữ

liệu chéo hay dữ liệu theo chuỗi thời gian đơn thuần. Dữ liệu mảng bao gồm các đơn vị chéo và các đơn vị chéo này lại được quan sát theo thời gian. Trong nghiên cứu

này, mỗi đơn vị chéo là một chỉ số lành mạnh tài chính của một ngân hàng trong 1 năm. Chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: Rank it = β0 + β1.carit + β2.nplsit + β3.roeit + β4.laithuanit + β5.ngoailai it + β6.tk_ts it + uit (1)

Trong đó: rankit: Biến phụ thuộc

car it, npls it, roeit, infit, thaydoitghdit, cregrowth it: Biến độc lập

β0, β1,…,β6: Các hệ số hồi quy

d. Kết quả hồi quy và thảo luậnSau khi kiểm định sự phù hợp của hệ số hồi quy, giả thuyết nghiên cứu và kiểm định các khuyết tật của mô hình. Chúng tôi thu được mô hình hồi quy sau:

Bảng 4: Kết quả hồi quy

Mô hình Hệ số Sai số chuẩn Giá trị z Mức ý nghĩa

Car -26.96871 4.429051 2,35 0,019

npls 94.75603 31.31327 -5,68 0,000

roe -49.04358 6.894803 3,78 0,000

inf 8.580281 4.796624 -2,88 0,004

thaydoitghd 35.24675 9.709482 3,03 0,002

cregrowth 3.410598 3.592002 3,33 0,001

constant 12.59422 1.904186 -2,48 0,013

Ghi chú: a. Biến phụ thuộc: rank, p<0.05

Kết quả cho thấy sự tác động đáng kể của các biến độc lập tới biến phụ thuộc, nhóm biến kinh tế vi mô có tác động mạnh đến lành mạnh tài chính hơn so với các biến

kinh tế vĩ mô. Cụ thể:

CAR tăng 1% sẽ dẫn tới xếp hạng lành mạnh tài chính của ngân hàng tăng 21,47% (tức độ lớn của bậc xếp hạng lành mạnh tài chính giảm 21,47%). Điều

này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Theo (Stremmel, 2012)

, chỉ số an toàn vốn là chiếc chìa khóa quan trọng để đảm bảo sức khỏe của các ngân hàng.

(Arturo Estrella, 2000) cũng chỉ ra rằng chỉ số phức tạp trong tính toán nhất - CAR là chỉ số hiệu quả nhất dự báo sự khủng hoảng, đặc biệt trong khoảng thờ i gian dài.

K

hi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

NPLs tăng 1% sẽ dẫn tới xếp hạng lành mạnh tài chính của ngân hàng giảm 77,62%. Theo (Andrieş Alin Marius, 2011), nợ xấu là một khoản rất tốn kém,

nó làm giảm đáng kể lợi nhuận của các ngân hàng do lợi nhuận làm ra đổ hết vào quỹ trích lập dự phòng rủi ro. Những tin đồn về sự quản lý không thích đáng và sự tồn

tại những khoản nợ xấu lớn sẽ làm cho khách hàng muốn rút tiền khỏi ngân hàng, trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đối với một ngân hàng là tình trạng “đột biến rút

tiền gửi”.

ROE tăng 18,55%, xếp hạng lành mạnh tài chính tăng 18,55%. Theo đó, những ngân hàng có chỉ tiêu về lợi nhuận tốt sẽ ít có khả năng phải đối mặt với

khủng hoảng trong tương lai (Čihák, 2009). Nghiên cứu (Kiều, 2007) cho rằng một số chỉ tiêu tài chính mang tính chất càng lớn càng tốt

, trong đó có ROE. Với chỉ

tiêu này, ngân hàng nào có giá trị ROE lớn hơn sẽ có mức xếp hạng tốt hơn.

Hai chỉ tiêu Tỉ lệ lạm phát và Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng đều có tác động đối với sự lành mạnh tài chính của các NHTM. Cụ thể: Nếu tỉ lệ lạm phát tăng 1%

sẽ dẫn đến mức độ lành mạnh tài chính của ngân hàng giảm 8.58% và tỉ lệ tăng trưởng tín dụng tăng 1% sẽ dẫn đến mức độ lành mạnh tài chính của ngân hàng giảm 3.

41%. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng, khi mà nợ xấu và các lỗ hổng tài chính được bộc lộ thì điều chỉnh tăng trưởng tín dụng cao sẽ đi

ngược lại hiệu quả mong muốn của nó, bởi điều đó sẽ đồng nghĩa với nợ xấu tăng theo và hậu quả sẽ tác động rất lớn đến cả hệ thống tài chính điều này phù hợp với

(Shinagawa, 2014).

Page 7: BÁO CÁO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC …dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18505/2/Tom tat NCKH_10 trang TV.pdf · nghiên cứu của các trường đại

Chỉ tiêu Thay đổi tỉ giá hối đoái: Từ kết quả hồi quy trong mô hình, ta thấy chỉ tiêu Thay đổi tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng đáng kể đối với lành mạnh tài

chính của các ngân hàng, cụ thể: Thay đổi tỉ giá hối đoái tăng 1% sẽ giảm mức độ lành mạnh tài chính xuống 35.25%. Điều này phù hợp với nghiên cứu (Pucar, 2011)

cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng tỉ giá hối đoái tác động đáng kể đến tính ổn định ngân hàng.5. Kết luận và khuyến nghịNghiên cứu đã đánh giá các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2013 là không lành mạnh tài chính so với các nước tương đồng trong khu vực. Kết qủa

từ

mô hình hồi quy cho thấy các biến kinh tế vi mô tác động mạnh hơn đến lành mạnh tài chính so với các biến kinh tế vĩ mô, trong đó

nợ xấu tác động lớn nhất đến lành

mạnh tài chính, sau đó là CAR và ROE,thay đổi tỉ giá hối đoái, cuối cùng là tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ tăng trưởng tín dụng, điều này đều phù hợp với các nghiên cứu đã

được thực hiện. Từ kết quả tìm được, chúng tôi đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện sự ổn định và lành mạnh tài chính hệ thống NHTM Việt Nam.

Vấn đề nợ xấu:

+ Cải thiện hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý Tài sản VAMC: Trao quyền độc lập để công ty hoạt động hiệu quả, một AMC cần có

đầy đủ thẩm quyền, hoạt động tự do, độc lập khỏi sự cản trở về mặt chính trị (Ben Fung, 2004) .

+ Vấn đề sở hữu chéo: bắt buộc các DNNN sở hữu ngân hàng thoái vốn khỏi các ngân hàng và chuyển về bên thứ ba (theo kinh nghiệm của

Nhật Bản) (Thành, 2013).+ Vấn đề rủi ro đạo đức: Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động tín dụng của các NHTM, hoạt động đầu tư của các NHTM và Doanh nghiệp Nhà nước.

Vấn đề an toàn vốn: Những ngân hàng nhỏ có hệ số CAR ở mức rất cao, NHNN quy định đảm bảo tỉ lệ CAR song song với việc đảm bảo dư nợ cho vay.

Những ngân hàng quy mô vốn nhỏ, gặp nhiều khó khăn và không thể tăng vốn, giải pháp khả thi hiện nay chính là hợp nhất, sáp nhập.

Cải thiện tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Cần đa dạng hóa nguồn thu nhập ngân hàng với các chiến lược đầu tư chứng khoán phù hợp, khai thác các

nguồn cung ngoại tệ, áp dụng các chính sách giá cả hấp dẫn. Bên cạnh những khuyến nghị cụ thể, chúng tôi cũng xem xét tổng thể trong mối quan hệ với sự ổn định kinh tế vĩ mô. NHNN cần tích cực phối hợp cùng các Bộ, ngành

liên quan đưa ra các giải pháp tín dụng có tính linh hoạt cao, đặc biệt trong những ngành kinh tế thượng nguồn, có tác động chuỗi, kích thích các ngành kinh tế khác

phát triển.

Tuy nhiên cần lưu ý kết quả của nghiên cứu đánh giá 18 ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng và sử dụng 10 chỉ số trong 12 chỉ số của IMF đưa ra. Vì vậy, khi số

liệu của tất cả các ngân hàng được minh bạch thì nghiên cứu này có thể thực hiện đánh giá và xếp hạng cho toàn bộ các ngân hàng trong hệ thống ở các giai đoạn khác

nhau của chu kì kinh tế với một bộ chỉ số cốt lõi đầy đủ, ngoài ra kết hợp thêm với một số biến kinh tế vĩ mô để xác đị

nh tổng thể sự tác động của các yếu tố đến lành

mạnh tài chính trước, trong và sau khủng hoảng.