bÁo cÁo 9, 2020 i. k 9

25
UBND TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ CÔNG THƢƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 25 /BC-SCT Bình Thuận, ngày 06 tháng 01 năm 2020 BÁO CÁO Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành Công Thƣơng I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI NĂM 2019 Ngành công thương triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2019 trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao; nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông; một số quy định, cơ chế, chính sách Trung ương chậm tháo gỡ, sự chồng lấn quy hoạch titan với các dự án khác; mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh… gia tăng và diễn biến phức tạp. Trong tình hình đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Sở Công Thương đã triển khai kịp thời và đầy đủ các ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương; đã ban hành và tổ chức triển khai Chương trình công tác số 212/CTr-SCT ngày 25/01/2018 trong đó tập trung triển khai có chất lượng các nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm được giao. Nhờ việc triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các hiệp hội, doanh nghiệp; sự phối hợp đồng bộ, kịp thời của các sở, ngành, địa phương cùng sự nỗ lực, phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực công thương nên hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại trong năm 2019 đạt được nhiều kết quả nổi bật, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây: 1. Trên lĩnh vực công nghiệp 1.1. Sản xuất công nghiệp Hoạt động sản xuất công nghiệp trong năm đã có bước phát triển mạnh mẽ với điểm nhấn nổi bật là sự tăng trưởng cao của nhóm ngành sản xuất và phân phối điện. Đây là kết quả tất yếu của cả quá trình tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án điện trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Việc hoàn thành và đưa vào vận hành nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng và 21 nhà máy điện mặt trời đã đóng góp phần lớn vào năng lực sản xuất của ngành nói riêng và GRDP của tỉnh nói chung. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm tăng mạnh so cùng kỳ với 33,03%. Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (năm 2018 tăng 19, 75%). Trong đó, tăng cao nhất là ngành sản xuất và phân phối điện với 45,82%; ngành công nghiệp khai khoáng

Upload: others

Post on 20-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

UBND TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ CÔNG THƢƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 25 /BC-SCT Bình Thuận, ngày 06 tháng 01 năm 2020

BÁO CÁO

Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019, triển khai

nhiệm vụ năm 2020 của ngành Công Thƣơng

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ

HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI NĂM 2019

Ngành công thương triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2019 trong điều kiện vẫn

còn nhiều khó khăn, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp;

năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao; nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn

chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao

thông; một số quy định, cơ chế, chính sách Trung ương chậm tháo gỡ, sự chồng lấn quy

hoạch titan với các dự án khác; mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh… gia

tăng và diễn biến phức tạp. Trong tình hình đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Sở

Công Thương đã triển khai kịp thời và đầy đủ các ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng

nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương; đã ban hành và tổ chức triển

khai Chương trình công tác số 212/CTr-SCT ngày 25/01/2018 trong đó tập trung triển

khai có chất lượng các nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm được giao.

Nhờ việc triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy hoạt

động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các

hiệp hội, doanh nghiệp; sự phối hợp đồng bộ, kịp thời của các sở, ngành, địa phương

cùng sự nỗ lực, phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực

công thương nên hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại trong năm 2019 đạt được

nhiều kết quả nổi bật, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

1. Trên lĩnh vực công nghiệp

1.1. Sản xuất công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp trong năm đã có bước phát triển mạnh mẽ với

điểm nhấn nổi bật là sự tăng trưởng cao của nhóm ngành sản xuất và phân phối điện. Đây

là kết quả tất yếu của cả quá trình tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công

các công trình, dự án điện trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Việc hoàn thành và đưa vào vận

hành nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng và 21 nhà máy điện mặt trời đã

đóng góp phần lớn vào năng lực sản xuất của ngành nói riêng và GRDP của tỉnh nói

chung.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm tăng mạnh so cùng kỳ với 33,03%.

Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (năm 2018 tăng 19,75%). Trong đó, tăng cao

nhất là ngành sản xuất và phân phối điện với 45,82%; ngành công nghiệp khai khoáng

2

đang phục hồi sau thời gian dài gặp khó khăn cũng có mức tăng cao hơn năm trước với

6,89%; mức tăng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tuy vẫn còn thấp chỉ 3,74%

nhưng cũng cao hơn năm trước và tăng thấp nhất là ngành cung cấp nước và xử lý rác

thải, nước thải với 1,53%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 27.618,4 tỷ đồng

tỷ đồng, đạt 116,2% so kế hoạch đề ra, tăng 19,73% so cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng

trưởng cao nhất trong suốt giai đoạn 2016 - 2019. Trong đó: công nghiệp khai khoáng đạt

660,8 tỷ đồng, tăng 7,07%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 16.885,9 tỷ đồng, tăng

4,04%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

đạt 15.249,2 tỷ đồng, tăng 45,10%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải,

nước thải đạt 270,3 tỷ đồng, tăng 3,48%.

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 11.203,1

tỷ đồng, tăng 30,45% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, công nghiệp khai khoáng đạt

376,6 tỷ đồng, tăng 6,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2.741,3 tỷ đồng tăng 4,84%;

sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí đạt

7.908,2 tỷ đồng, tăng 45,10%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước

thải đạt 177 tỷ đồng, tăng 3,57%.

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp (trong giá trị sản xuất công nghiệp) có sự dịch

chuyển mạnh, nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và

điều hoà không khí có bước phát triển đột phá và vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu với

51,08% trong cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh (năm 2018 chiếm 42,38%). Đây cũng là lĩnh

vực đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng về giá trị tăng thêm của ngành đạt 30,45%

trong năm 2019, góp phần khẳng định ngành công nghiệp tiếp tục là động lực chủ yếu

của tăng trưởng kinh tế tỉnh. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm vị trí dẫn

đầu trong suốt những năm vừa qua đã giảm còn 46,10% (năm 2018 chiếm 54,46%) do

một số doanh nghiệp hiện có đã hoạt động hết quy mô công suất và đã phát triển cơ bản

ổn định; một số doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu sản xuất (phải nhập

khẩu), nguồn lao động và công nghệ sản xuất; các doanh nghiệp mới thu hút đầu tư trong

năm đều đang triển khai đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nên năng lực

3

mới tăng thêm trong lĩnh vực công nghiệp chế biến không đáng kể. Tuy nhiên, ngành

công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là nhóm ngành công nghiệp chủ đạo trong việc tạo

động lực dẫn dắt các ngành dịch vụ phát triển theo. Nhóm ngành công nghiệp khai

khoáng và nhóm ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

cũng có sự dịch chuyển nhẹ và vẫn chiếm rất thấp trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp

với tỷ trọng tương ứng là 1,99% và 0,82%.

Biểu đồ: chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp

(trong giá trị sản xuất công nghiệp) năm 2019 so với năm 2018

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có 15/16 sản phẩm có mức tăng trưởng so

cùng kỳ năm trước. Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là sản lượng điện phát ra (tăng

45,91%); đá xây dựng các loại (tăng 5,78%); sản phẩm may mặc (tăng 5,54%); các sản

phẩm còn lại đều có mức tăng trưởng nhẹ (dưới 5%), gồm: hải sản đông lạnh, thủy sản

khô, nước mắm, hạt điều nhân, nước khoáng, nước máy sản xuất, sơ chế mủ cao su, thức

ăn gia súc, giày dép các loại, cát sỏi các loại, gạch các loại, đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Riêng sản lượng muối hạt giảm sâu so cùng kỳ (13,39%) do diện tích sản xuất muối giảm

(chuyển mục đích sang sản xuất điện mặt trời, xây dựng khu dân cư).

(Xem biểu chi tiết kèm theo)

1.2. Đầu tƣ phát triển hạ tầng công nghiệp

a. Hạ tầng khu công nghiệp

Ngoài khu công nghiệp (KCN) Phan Thiết đã hoàn chỉnh hạ tầng, trong năm đã

tiếp tục triển khai đầu tư hạ tầng 05 KCN đạt 88,3 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 47,5% kế hoạch vốn

đăng ký năm. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 06 KCN đủ điều kiện thu hút đầu tư

các dự án sản xuất kinh doanh với tổng diện tích 1.093,73 ha(1)

, Có 03 KCN đang chuẩn

bị các thủ tục đầu tư: KCN Sơn Mỹ 1 (1.070 ha) đang chuẩn bị thủ tục khởi công, thực

hiện đền bù giải tỏa; KCN Tân Đức (300 ha) đang lựa chọn nhà đầu tư; KCN Sơn Mỹ 2

(540 ha) đang trình phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000.

(1)

Gồm các KCN: Phan Thiết 1, Phan Thiết 2, Hàm Kiệm I, Hàm Kiệm II, Sông Bình và Tuy Phong (t heo quy hoạch được

duyệt, tỉnh Bình Thuận quy hoạch phát triển 09 KCN với tổng diện tích 3.048,17 ha.)

4

b. Hạ tầng cụm công nghiệp

Trong năm, tiếp tục triển khai đầu tư hạ tầng 04 cụm công nghiệp (CCN) đạt 120

tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam tỉnh, gồm: CCN Phú Long (huyện Hàm

Thuận Bắc), CCN Nghĩa Hòa (huyện Hàm Tân), CCN Đông Hà, CCN Nam Hà (huyện

Đức Linh(2)

. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 26/35 CCN được thành lập, 15/35 CCN có nhà

đầu tư hạ tầng là doanh nghiệp(3)

. Hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đều có các

CCN được thành lập và triển khai đầu tư hạ tầng, trong đó một số địa phương đã có CCN

đảm bảo mặt bằng để thu hút đầu tư. Trong đó có 04 CCN đã đầu tư hạ tầng tương đối

hoàn chỉnh, gồm: CCN Phú Hài, CCN Nam Cảng (thành phố Phan Thiết), CCN Thắng

Hải 1 (huyện Hàm Tân) và CCN Nam Hà (huyện Đức Linh).

d. Hạ tầng điện, năng lượng

Trong năm, đã phối hợp các sở, ngành và địa phương đôn đốc triển khai các công

trình, dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành 03 nhà máy nhiệt điện thuộc Trung

tâm điện lực Vĩnh Tân với tổng công suất 4.284MW, tổng vốn đầu tư, lũy kế đến nay có

04/05 nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động, phát điện thương mại với tổng công suất

4.284MW(4)

; hoàn thành, đóng điện 21 dự án điện mặt trời với tổng công suất 903,48MW

(tương đương 1.137,5MWp), tổng vốn đầu tư khoảng 25.059 tỷ đồng; hoàn thành các dự

án: lắp MBA thứ 2 (AT2) 250MVA TBA 220kV Hàm Tân (tổng vốn đầu tư 310 tỷ

đồng), cải tạo đường dây 110 kV Ninh Phước - Tuy Phong - Phan Rí (nâng tiết diện dây

ASCR.185 lên ASCR.300, tổng vốn đầu tư 93,664 tỷ đồng), xây dựng mới đường dây

110kV Lương Sơn – Hòa Thắng – Mũi Né (tổng vốn đầu tư 96,769 tỷ đồng) để giải tỏa

công suất các nhà máy điện gió và điện mặt trời; Công ty Điện lực đã thực hiện đầu tư

mới, cải tạo, nâng cấp, nâng công suất lưới điện các địa phương trên địa bàn tỉnh (gồm:

267,5km đường dây trung thế, 30.363KVA trạm biến áp, 461,3km đường dây hạ thế),

tổng vốn đầu tư 148,661 tỷ đồng. Riêng đối với huyện Phú Quý, đã hoàn thành, nghiệm

thu công trình “phát triển và hiện đại hóa hệ thống nguồn – lưới điện huyện Đảo Phú

Quý” (Mở rộng nguồn Diesel Phú Quý với tổng công suất 5MW, cải tạo và xây dựng mới

28,2km đường dây trung thế; 22,6km đường dây hạ thế, 30TBA/5.620 kVA. Tổng vốn

đầu tư 203 tỷ đồng); đã triển khai thi công hạng mục đúc móng trụ tuabin Dự án điện gió

Đại Phong - 40MW. Đồng thời đã khởi công xây dựng các dự án: trạm biến áp

220/110kV Phan Rí 2 (dự kiến sẽ đóng điện nửa đầu tháng 01/2020), đường dây 110kV

Tân Thành – trạm 220kV Hàm Tân 2 (đang đền bù giải tỏa).

(2)

CCN Phú Long: Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đã có văn bản nhắc lần 3 đề nghị chủ đầu tư (Công ty Cổ phần May

Xuất khẩu Phan Thiết) chuyển tiền để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại công văn số 243/PTQĐ ngày

20/8/2019; CCN Đông Hà: Về thủ tục hồ sơ, đã được cấp phép xây dựng, đang triển khai thi công đường giao thông, hệ thống

thoát nước mưa; CCN Nam Hà: Cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng. Hiện nay chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Tập đoàn

Phong Thái; CCN Nghĩa Hòa: Tiếp tục thi công hệ thống thoát nước mưa, đường giao thông, hàng rào phía Nam cụm.

(3) Theo quy hoạch được duyệt, trên địa bàn tỉnh có 35 CCN với tổng diện tích 1.162,7 ha.

(4) Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 – 1.240MW, tổng vốn đầu tư 1,75 tỷ USD (tổ chức Lễ khánh thành ngày 04/12/2019); Nhà

máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – 1.200MW, tổng vốn đầu tư 40.590 tỷ đồng (tổ chức Lễ khánh thành ngày 21/9/2019); Nhà máy

nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng - 600MW, tổng vốn đầu tư 23.920 tỷ đồng (đã đóng điện, vận hành từ ngày 05/10/2019).

Riêng nhà máy nhiệt điệnVĩnh Tân 3 - 1.980 MW, đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

5

Lũy kế đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh

có 35 nhà máy điện đang hoạt động với

tổng công suất 6.077 MW. Tổng sản lượng

điện thiết kế khoảng 30,6 tỷ kWh/năm;

trong đó, nhiệt điện đóng góp cao nhất với

70,49%, tiếp theo là điện mặt trời góp

14,87%, thủy điện góp 13,49%, điện gió

góp 0,99% và điện diesel góp 0,16%.

Ngoài ra, đã hoàn tất các thủ tục chuẩn bị thi công nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3

(1.980 MW) thuộc Trung tâm điện lực Vĩnh Tân; thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư

Trung tâm điện lực (khí LNG) Sơn Mỹ (4.500 MW)(5);

tiếp tục triển khai thi công 02 dự

án điện gió, công suất 42 MW (dự án điện gió Thuận Nhiên Phong - 32 MW, dự án điện

gió Đại Phong – 40 MW).

1.3. Công tác thu hút đầu tƣ các dự án sản xuất công nghiệp

Trong năm, đã thu hút 32 dự án sản xuất công nghiệp với tổng vốn đầu tư 2.860,54

tỷ đồng. Đa số các dự án mới thu hút đầu tư trong năm đều đang trong giai đoạn đầu tư,

chưa đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó:

- Các KCN đã thu hút được 08 dự án (05 dự án đầu tư trong nước và 03 dự án có

vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.639,63. Lũy kế đến nay, 06 KCN

đã thu hút, bố trí 78 dự án đầu tư (51 dự án đầu tư trong nước và 27 dự án có vốn đầu tư

nước ngoài), với tổng vốn đăng ký đầu tư là 2.973 tỷ đồng và 224 triệu USD; diện tích

đất thuê 193 ha; tỷ lệ lấp đầy đạt 27% diện tích đất công nghiệp.

- Các CCN đã thu hút 07 dự án (04 dự án đầu tư trong nước và 03 dự án đầu tư

nước ngoài) với tổng vốn đăng ký đầu tư 670,3 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, có 23 CCN đã

thu hút, bố trí 169 dự án đầu tư với tổng diện tích 216,57 ha, tỷ lệ lấp đầy chiếm 31,08%

diện tích đất công nghiệp, giải quyết việc làm cho 8.150 lao động tại địa phương.

Ngoài ra, có 17 dự án được chấp thuận đầu tư ngoài khu, CCN với tổng vốn đầu tư

là 496,61 tỷ đồng.

1.4. Công tác khuyến công

Đã tập trung triển khai thực hiện các đề án khuyến công đã được cấp thẩm quyền

phê duyệt. Đến nay, đã hoàn thành 08 đề án khuyến công (04 đề án khuyến công quốc

gia, 04 đề án khuyến công địa phương) và 02 nội dung chi khác của khuyến công địa

phương với tổng kinh phí hỗ trợ 3,086 tỷ đồng. Ngưng thực hiện 02 đề án ứng dụng máy

(5)

Gồm: dự án điện khí Sơn Mỹ I, công suất 2.250 MW (3 x 750 MW), dự án điện khí Sơn Mỹ II, công suất 2.250 MW (3 x

750 MW). Tổ hợp đầu tư nhà máy điện khí Sơn Mỹ I gồm: 04 thành viên EDF – Kyushu – Sojitz – Pacific (Công ty

Electricite de France SA – Pháp, Công ty Kyushu Electric Power Co. Inc – Nhật, Sojizt Corporation – Nhật, Công ty Cổ phần

Tập đoàn Thái Bình Dương – Việt Nam), trong đó EDF giữ vai trò là thành viên đứng đầu Tổ hợp; tập đoàn AES (Hoa Kỳ)

làm chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II.

Biểu đồ: Tỷ lệ đóng góp

của các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh

6

móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất do doanh nghiệp không đủ khả năng thực hiện(6)

.

Trong năm đã đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu

biểu cấp quốc gia, kết quả có 03 sản phẩm đạt giải gồm: sản phẩm “Đũa buông Thái

Nguyên” của Hộ kinh doanh Nguyễn Quang Thái; sản phẩm “Thanh long ruột đỏ sấy

khô” của Công ty Cổ phần rau quả sấy 12B; sản phẩm “Gạch gốm ốp lát bán khô” của

Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng Trung Nguyên.

Đã hoàn thành công tác lập, thẩm tra 04 đề án nhóm trình Cục Công Thương địa

phương xem xét trình Bộ Công Thương phê duyệt với tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ là 2,4

tỷ đồng từ kinh phí khuyến công quốc gia năm 2020. Đồng thời, đã hoàn thành công tác

thẩm định 05 đề án và 02 nội dung chi khác trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt với tổng

kinh phí đề nghị hỗ trợ là 1,08 tỷ đồng từ kinh phí khuyến công địa phương năm 2020.

Đã hoàn thành công tác tư vấn thẩm tra, thiết kế, giám sát thi công 40 công trình,

hạng mục điện trung, hạ thế, điện chiếu sáng và trạm biến áp trên địa bàn tỉnh. Trong đó:

thẩm tra 19 hạng mục, công trình, thiết kế 12 công trình, giám sát thi công 09 hạng mục,

công trình. Hiện đang tiếp tục giám sát thi công 07 công trình. Tổng giá trị hợp đồng tư

vấn trong năm 2019 đạt 671 triệu đồng.

2. Trên lĩnh vực thƣơng mại

2.1. Thƣơng mại nội địa

a. Tình hình thị trường, giá cả

Năm 2019, hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng, cơ

sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, hệ thống phân phối hàng hóa mở rộng, chất lượng hàng

hóa ngày càng cải thiện, mẫu mã phong phú và đa dạng, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất,

tiêu dùng của người dân. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương

mại, hàng giả được tăng cường, thị trường giá cả ổn định, đảm bảo được cân đối cung cầu

các loại vật tư quan trọng và hàng hóa tiêu dùng thiết yếu; không có hiện tượng khan

hàng, sốt giá kể cả các thời điểm lễ, Tết, mùa mưa bão.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2019 đạt 58.246,2 tỷ đồng,

tăng 11,94% so cùng kỳ. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa 38.400 tỷ đồng, đạt 100,3%

kế hoạch, tăng 11,4% so với năm 2018). Xét theo ngành hoạt động: Doanh thu hoạt động

thương nghiệp đạt 38.446,3 tỷ đồng, chiếm 66,01% và tăng 11,57% so cùng kỳ năm

trước; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 13.350,5 tỷ đồng, chiếm 22,92% và tăng

12,78% so cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch, lữ hành đạt 110,9 tỷ đồng, chiếm 0,19%

và tăng 9,77% so cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 6.338,5 tỷ đồng,

chiếm 10,88% và tăng 12,51% so cùng kỳ năm trước. Xét theo thành phần kinh tế: kinh

tế nhà nước đạt 3.040,1 tỷ đồng, chiếm 5,22% và tăng 9,04% so cùng kỳ năm trước; kinh

tế ngoài nhà nước đạt 54.688,4 tỷ đồng, chiếm 93,89% và tăng 12,1% so cùng kỳ năm

(6)

Gồm 01 đề án chế biến hạt điều và 01 đề án sản xuất rượu thanh long.

7

trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 517,7 tỷ đồng, chiếm 0,89% và tăng 12,21%

so cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng duy trì tốc

độ tăng trưởng khá; hoạt động bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh là yếu tố chủ yếu duy trì

tốc độ tăng trưởng tốt cho thương mại và dịch vụ. Mặc dù trong năm, biến động giá xăng

dầu tăng nhiều hơn giảm nhưng tình hình lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh ổn định,

không xảy ra tình trạng thiếu hàng hay sốt giá; các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu đáp ứng

đủ cho sản xuất, tiêu dùng của người dân trong tỉnh. Hàng hóa trên thị trường đảm bảo

cung cấp đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, trong đó một số ngành hàng tăng

trưởng cao như: lương thực, thực phẩm; hàng may mặc; sửa chữa xe mô tô, xe máy và xe

có động cơ...

b. Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Cảng tổng hợp Vĩnh Tân

Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Cảng tổng hợp Vĩnh Tân từ đầu năm đến

nay đạt 230.370 tấn, gồm: nội địa 210.370 tấn, xuất khẩu 18.670 tấn, nhập khẩu 1.340

tấn(7)

. Trong đó: khối lượng hàng hóa xuất cảng đạt 154.930 tấn, hàng hóa xuất cảng chủ

yếu là quặng ilmenite 72.060 tấn, cát 29.270 tấn, tro bay 46.140 tấn, đá xá 637 tấn, gạch

pallet 520 tấn, thiết bị 491 tấn, hàng hóa khác 70 tấn; khối lượng hàng hóa nhập cảng đạt

75.440 tấn, hàng hóa nhập cảng chủ yếu là xi măng 38.390 tấn, cao lanh 35.040 tấn, thiết

bị máy móc 1.340 tấn, hàng hóa khác 670 tấn.

c. Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại

Đã hoàn thành, đưa vào hoạt động 02 chợ: chợ Tân Phước, chợ Tân Bình (thị xã

La Gi); đã khởi công đầu tư xây dựng mới 02 chợ: chợ Tân Thiện (thị xã La Gi) và chợ

Tân Thắng (huyện Hàm Tân), Chợ Chí Công (huyện Tuy Phong) đã được UBND tỉnh

phê duyệt chủ trương đầu tư, đang hoàn thiện thủ tục để triển khai xây dựng chợ, triển

khai thủ tục đầu tư các chợ Tân Nghĩa, Tân Thắng, Phú Tài, Đức Long; Phát triển hệ

(7)

Chưa bao gồm KNNK than của Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân.

8

thống chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ với nhiều hình thức đa dạng như các siêu thị

mini, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tiện lợi, siêu thị điện máy,… phục vụ nhu cầu mua sắm

tiêu dùng của người dân. Lũy kế đến nay có 01 trung tâm thương mại, 03 siêu thị, 137

chợ, phát triển hệ thống chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ với nhiều hình thức đa dạng

như các siêu thị mini, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tiện lợi, siêu thị điện máy,… phục vụ

nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân.

Phát triển mới 25 cửa hàng xăng dầu trên đất liền và 06 tàu dầu, nâng tổng số cửa

hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh là 392 cửa hàng, 14 tàu dầu, 02 kho xăng dầu.

Đặc biệt, trong năm đã khánh thành và đưa vào hoạt động Cảng tổng hợp quốc tế

Vĩnh Tân. Đây là cảng thuộc nhóm cảng biển số 4 (nhóm cảng biển Nam Trung bộ), được

xây dựng trên diện tích hơn 140ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng, với công

suất thiết kế gồm 2 bến 50.000DWT, 1 bến 3.000DWT và trong tương lai phát triển thêm

1 bến 70.000 DWT. Sản lượng hàng hóa qua cảng đa dạng gồm: quặng titan, vật liệu xây

dựng, hàng nông sản, đặc biệt là tro xỉ từ trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân.

2.2. Xuất nhập khẩu và hội nhập quốc tế

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2019 đạt 462,22 triệu USD, tăng

6,47% so với cùng kỳ. Xét theo hình thức xuất khẩu: Ủy thác xuất khẩu hàng hóa đạt 20

triệu USD, tăng 0,99% so cùng kỳ và chiếm 4,33% so tổng KNXK. Mặt hàng xuất khẩu

ủy thác bao gồm mực đông lạnh và hàng may mặc; Xuất khẩu trực tiếp đạt 442,22 triệu

USD, tăng 6,73% so năm 2018 và chiếm 95,67% so tổng KNXK. Trong đó, thị trường

chia theo các châu lục như sau:

- Thị trường châu Á đạt 292,25 triệu USD,

tăng 9,89% nhờ tăng KNXK các mặt hàng may

mặc, giày dép, hải sản (đông, khô), nước mắm, đồ

gỗ, giấy, hạt điều nhân, thanh long và rau quả... ở

các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Baren,

Cộng hòa Sip, Quata, Ấn Độ;

- Thị trường châu Mỹ đạt 87,5 triệu USD,

tăng 18,65% nhờ tăng KNXK các mặt hàng hải

sản đông lạnh, nhân hạt điều, giấy, giày dép và các

phụ liệu giày dép ở các thị trường Mỹ, Colombia, Uruguay, Belize, Panama;

- Thị trường châu Âu đạt 62,11 triệu USD, giảm 17,64% do giảm KNXK hải sản ở

hầu hết các thị trường như Anh, Nauy, Thụy Điển, Ba Lan, Ucraina, Tây Ban Nha, Italia,

Bồ Đào Nha, Croatia, Slovenia, Monaco;

- Thị trường châu Đại Dương đạt 4,1 triệu USD, giảm 12,63% do giảm KNXK hải

sản ở quần đảo Polynesia (thuộc Pháp).

9

- Thị trường châu Phi đạt 2 triệu USD, tăng 19,78% nhờ tăng KNXK hải sản đông

lạnh và giày dép ở các thị trường Ai cập, Kenya.

Sản lƣợng xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu có 04/06 sản phẩm có sản lượng xuất

khẩu tăng so cùng kỳ là may mặc (tăng 20,31%), hải sản (tăng 3,89%), thanh long (tăng

8,97%), nhân hạt điều (tăng 107,53%); có 02 sản phẩm xuất khẩu chủ yếu giảm sản lượng

so cùng kỳ là giày dép các loại (giảm 18,36%) và cao su (giảm 1,95%).

Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của tỉnh như sau:

- Hàng may mặc đã vươn lên dẫn đầu với 194,21 triệu USD, tăng 12,97%, chiếm

tỷ trọng 42,02% so tổng KNXK hàng hóa cả tỉnh, vượt qua KNXK hàng hải sản do thị

trường xuất khẩu chủ yếu mặt hàng này là Nhật Bản, Đài Loan và các doanh nghiệp may

xuất khẩu trong tỉnh đã ký kết các đơn hàng xuất khẩu ổn định từ đầu năm nên ít bị ảnh

hưởng từ diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

- Hàng thuỷ sản: đạt 136,1 triệu USD, giảm 4,96% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng

29,44% so tổng KNXK hàng hóa cả tỉnh. Mặc dù, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu cả

năm tăng so cùng kỳ năm trước, nhưng KNXK vẫn giảm so cùng kỳ, nguyên nhân chính

là do thị trường lớn Trung Quốc siết chặt thương mại tiểu ngạch và kiểm tra an toàn thực

phẩm, rà soát xuất khẩu theo danh sách doanh nghiệp; bên cạnh đó, sự cạnh tranh của Ấn

Độ và Ecuador trên thị trường tôm và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trong năm cũng

là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản giảm.

- Hàng giày dép các loại: đạt 67,4 triệu USD, tăng 3,78% so cùng kỳ, chiếm tỷ

trọng 14,59% so tổng KNXK hàng hóa cả tỉnh nhờ cơ hội và triển vọng phát triển, mở

rộng thị trường từ hiệu ứng của các Hiệp định thương mại tự do mang lại, nhất là tại các

thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, các doanh nghiệp đã có đơn hàng

xuất khẩu ổn định được ký kết từ đầu năm. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất giày xuất

khẩu trong tỉnh còn tìm được các thị trường mới như Hà Lan, Italia, Canada.

10

- Hàng nông sản: đạt 11,8 triệu USD, tăng 2,88% so cùng kỳ nhờ KNXK hạt điều

nhân tăng mạnh (tăng 75,27%) ở thị trường Mỹ và Trung Quốc. Điều này cho thấy, các

doanh nghiệp sản xuất hạt điều nhân xuất khẩu của tỉnh không bị ảnh hưởng từ diễn biến

của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Các sản phẩm nông sản còn lại đều giảm so

cùng kỳ, nhất là thanh long dù sản lượng xuất khẩu tăng nhưng KNXK vẫn giảm so cùng

kỳ nguyên nhân vẫn là thị trường lớn Trung Quốc siết chặt thương mại tiểu ngạch, kiểm

tra an toàn thực phẩm và thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, nhờ vậy nên

các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đã có cơ hội thâm nhập thêm các thị trường mới

như Thái Lan, Canada, Hồng Kông, Australia...

- Nhóm hàng hóa khác (đồ gỗ, phụ tùng ô tô, giấy…) đạt 52,7 triệu USD, tăng

23,67% nhờ tăng KNXK các sản phẩm mới như giấy các loại, đồ gỗ nội thất, nước mắm

đến các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Australia, Bỉ, Hồng Kông.

Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) trong năm tăng mạnh so với năm trước, KNNK

cả năm đạt 900 triệu USD, tăng 20,8% so cùng kỳ và vượt 33,33% so kế hoạch đề ra.

Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị (347,37 triệu USD), thức ăn gia súc và

nguyên liệu (172,39 triệu USD), nguyên phụ liệu dệt may, da giày và vải các loại (132,9

triệu USD), thủy sản (33,55 triệu USD) lúa mỳ (82,87 triệu USD), thức ăn gia súc và

nguyên liệu (223,77 triệu USD), nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (96,28 triệu USD),

máy móc, thiết bị (42,37 triệu USD). Cán cân thương mại của tỉnh (không tính giá trị

nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân và

điện mặt trời) xuất siêu đạt 182,6 triệu USD (năm 2018 cán cân thương mại âm 23,7 triệu

USD so năm 2017).

Về kết quả thu hút hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong năm, lĩnh vực ngành công

thương đã thu hút 06 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 1.854,68 tỷ đồng (quy đổi

theo tỷ giá hiện tại). Lũy kế đến nay, đã thu hút 40 dự án đầu tư nước ngoài đến từ các

quốc gia Nhật, Đức, Singapore, Bỉ. Lexembourg, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,

Islands... với tổng vốn đầu tư 51.289,11 tỷ đồng(8)

. Trong đó, có 24 dự án đã đi vào hoạt

động, 09 dự án đang xây dựng và 07 dự án chưa triển khai. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là

công nghiệp chế biến rau quả, thủy sản, thanh long, khoáng sản, may mặc, giày dép da,

nệm, vali, túi xách, bao bì, giấy, gỗ, thép, phụ tùng ô tô, phân bón và điện, năng lượng.

Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng khá so cùng

kỳ. Các sản phẩm lợi thế của tỉnh như hải sản, nước mắm, thanh long, giày dép, may

mặc... đã có mặt rộng khắp trên thị trường quốc tế ở 78 quốc gia và vùng lãnh thổ(9)

.

Nhóm hàng may mặc và giày dép các loại vẫn là nhóm hàng hoá duy trì tốc độ tăng ổn

định, chiếm đến 42,75% so tổng KNXK hàng hóa của toàn tỉnh (năm 2018 chiếm

41,54%). Nhóm hàng nông sản đã có dấu hiệu hồi phục trở lại, tăng 2,88% so cùng kỳ

(8)

Chưa bao gồm các dự án do Trung ương cấp. (9)

Gồm 27 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á, 23 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Âu, 08 quốc gia thuộc Châu

Phi và 04 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Đại Dương.

11

(năm 2018 giảm 24,97% so năm 2017), trong đó chủ yếu tăng ở nhóm hàng nông sản

khác. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh trong năm đã tích cực chủ

động tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu từ các đối tác nước ngoài và ở chiều ngược lại

cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy các đối tác nước ngoài tăng cường nhập

khẩu các mặt hàng từ Việt Nam, bên cạnh đó chính quyền địa phương có vai trò không

nhỏ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, thâm nhập

thị trường nước ngoài bằng những phương thức truyền thống như hội chợ triển lãm ở

nước ngoài, kết nối đối tác; cung cấp các thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp,…

2.3. Công tác xúc tiến thƣơng mại

- Xúc tiến thƣơng mại , phát triển thị trƣờng nội địa: tham gia gian triễn lãm để

giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và lĩnh vực, sản phẩm lợi thế ngành công thương tại Hội

nghị Xúc tiến đầu tư Bình Thuận năm 2019. Tham gia Hội chợ triển lãm thương mại

quốc gia Festival Hoa Đà Lạt 2019 diễn ra từ ngày 20 – 26/12/2019 tại Công viên Văn

hóa Đô thị Đà Lạt (dự án Golf Valley), thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Vận động và

hỗ trợ 60 lượt doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các hội chợ triển lãm tại: Hà Nội, Lâm

Đồng, Tiền Giang, Ninh Thuận, Gia Lai, Yên Bái, Bình Định, Nha Trang, Nghệ An, Bà

Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Lạng Sơn, Đồng Tháp, Đắk Lắk, Phú Thọ, An

Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh… để mở rộng thị trường nội địa

cho các sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh; tổ chức 5 phiên chợ hàng Việt tại

huyện Phú Quý (2 đợt), huyện Tánh Linh, Hàm Tân, Bắc Bình cho hơn 80 doanh nghiệp

trong và ngoài tỉnh tham gia với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống(10)

.

Phối hợp Hội nông dân tỉnh tổ chức Hội chợ nông nghiệp và thương mại các tỉnh khu vực

phía Nam tại thành phố Phan Thiết. Tham gia gian hàng triển lãm sách tại Ngày Hội sách

Việt Nam năm 2019.

- Xúc tiến xuất khẩu, phát triển thị trƣờng quốc tế: Tham gia Hội chợ Thương

mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 29 (VietNam Expo 2019) từ ngày 10/4 đến ngày 13/4/2019

tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE); tham gia Hội chợ Quốc tế Thương mại,

Du lịch và Đầu tư hành lang kinh tế Đông Tây – Đà Nẵng tại Đà Nẵng; Tham gia Hội

chợ triển lãm Rau quả Quốc tế (Asia Fruit Logistica) Hồng Kong năm 2019 diễn ra từ

ngày 4/9 đến ngày 6/9/2019 tại Trung tâm Asia World Export – Hong Kong

Intrenationnal Airtport- Lantau, Hong Kong - Trung Quốc; Tổ chức đoàn công tác của

tỉnh tham gia gian hàng và nghiên cứu thị trường trong chương trình Hội chợ thương mại,

du lịch quốc tế Việt Trung tại Quảng Ninh diễn ra từ ngày 1 - 7/12/2019 tại quảng trường

Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Thành phố Móng Cái (đại lộ Hòa Bình, phường Hòa

Lạc, TP. Móng Cái); Hỗ trợ Công ty TNHH nước ép Phúc Hà tham gia Triển lãm quốc tế

công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2019 từ ngày 13 - 16/11/2019, Trung tâm Hội chợ và

Triển lãm Sài Gòn (SECC), Thành phố Hồ Chí Minh.

(10)

Gồm: dầu ăn, bột giặt, nước mắm, quần áo, chăn, drap, gối, nhựa gia dụng,... 100% hàng hóa có nguồn gốc sản xuất trong

nước, chất lượng tốt, giá cả giảm từ 10% đến 30% so với sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường; Tổng doanh thu bán hàng

của các doanh nghiệp đạt hơn 2 tỷ đồng.

12

3. Chƣơng trình liên kết, hợp tác

Chƣơng trình liên kết hợp tác trong nƣớc: Chủ trì tổ chức thành công Hội nghị

Chương trình hợp tác ngành Công Thương 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng

năm 2019 tại Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; Tham gia chương trình trưng bày,

giới thiệu và kết nối giao thương hàng hóa của 6 tỉnh(11)

tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tham

dự Hội nghị phát triển kinh tế 14 tỉnh miền Trung tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình

Định; Tham gia chuỗi sự kiện hợp tác ngành Công Thương 20 tỉnh khu vực phía Nam lần

thứ VI, năm 2019 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tham gia Hội nghị Kết nối cung - cầu giữa

thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2019 từ ngày 26 - 29/9/2019 tại Trung

tâm triển lãm và Hội chợ Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; Tham gia Hội nghị xúc tiến

đầu tư tỉnh Bình Thuận năm 2019.

Chƣơng trình liên kết hợp tác nƣớc ngoài: Phối hợp với các Hiệp hội ngành

hàng, doanh nghiệp lựa chọn các hàng hóa, sản phẩm đặc thù có khả năng xuất khẩu vào

thị trường Nga để trưng bày giới thiệu, quảng bá đến các đối tác Nga và quan khách tham

dự để xúc tiến thương mại và kêu gọi hợp tác đầu tư tại Hội thảo Xúc tiến đầu tư với tỉnh

Kaluga, Liên bang Nga. Tổ chức họp rút kinh nghiệm chương trình xúc tiến xuất khẩu

thanh long sang thị trường Ấn Độ (năm 2018) và tổ chức chương trình xúc tiến xuất khẩu

thanh long sang thị trường Hồng Kông – Trung Quốc (năm 2019) trong chuỗi các hoạt

động mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm thanh long Bình Thuận trong và ngoài

nước giai đoạn 2016 – 2020; Hỗ trợ và tổ chức cho doanh nghiệp của tỉnh tham gia Hội

nghị kết nối giao thương giữa Trung Quốc và các tỉnh phía Nam Việt Nam tổ chức tại

thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các nội dung hợp tác trên lĩnh vực Công Thương của

tỉnh Bình Thuận - Việt Nam với huyện Pyeongchang, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc; cung

cấp thông tin hợp tác với UAE; tham dự Hội nghị “Gặp mặt các Đại sứ khu vực Trung

Đông - Châu Phi năm 2019.

4. Công tác xây dựng nông thôn mới

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

ngành Công thương năm 2019. Trong đó, tập trung phát triển điện nông thôn và xây dựng

cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn đạt nhiều kết quả, cụ thể:

Kết quả thực hiện tiêu chí 4 điện nông thôn: tiếp tục thực hiện nâng cấp, cải tạo

duy trì và giữ vững tiêu chí 4 điện nông thôn đối với 96/96 xã đã đạt tiêu chí. Đồng thời,

đã hoàn thành việc thẩm tra, xét công nhận đạt tiêu chí 4 điện huyện nông thôn mới cho

huyện Bắc Bình, huyện Tuy Phong, huyện Phú Quý theo quy định của Bộ Công Thương.

Lũy kế đến hết năm 2019, đã thẩm định, xác nhận hoàn thành 100% xã, huyện đạt tiêu

chí điện nông thôn giai đoạn 2016-2020, hoàn thành sớm hơn mục tiêu kế hoạch được

giao 01 năm (tỉnh giao năm 2020).

(11)

Gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Tây Ninh, Long An, Hậu Giang và Vĩnh Long do Trung tâm Xúc tiến đầu tư –

thương mại du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đăng cai tổ chức.

13

Kết quả thực hiện tiêu chí 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: tổ chức

thẩm định và công nhận đạt tiêu chí 7 cho 13 xã, đạt 162,5% so kế hoạch được giao (vượt

5 xã). Trong đó, có 09 xã xét tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn là cửa hàng

kinh doanh tổng hợp và 04 xã xét theo tiêu chí chợ nông thôn; có 02 xã thẩmđịnh lại từ

kết quả đã ghi nhận đạt trong giai đoạn 2011 – 2015. Lũy kế trên toàn tỉnh có 76/96 xã

đạt tiêu chí 7, tỷ lệ đạt 79,17% so tổng số xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn

tỉnh. Trong đó có 64/96 xã xét chợ đạt chuẩn tiêu chí 7 và 12 xã được công nhận đạt tiêu

chí 7 cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn xét yếu tố cơ sở bán lẻ khác ở nông thôn.

Kết quả thực hiện tiểu tiêu chí 17.8 về an toàn thực phẩm trên lĩnh vực của

ngành Công Thương phụ trách: chủ trì tổ chức 08 lớp kiểm tra, xác nhận kiến thức an

toàn thực phẩm cho 577 người trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, đã tổ chức thẩm định và

xác nhận hoàn thành tiểu tiêu chí 17.8 về an toàn thực phẩm trên lĩnh vực của ngành công

thương cho 16 xã(12)

. Lũy kế đến nay, đã thẩm định và xác nhận hoàn thành tiểu tiêu chí

17.8 cho 35/96 xã, đạt 36,5% so tổng số xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

5. Công tác quản lý nhà nƣớc

- Thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh:

tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày

22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý

của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Quy chế phối hợp

trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa

cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; đánh giá việc thực hiện Nghị định số 105/2017/NĐ-CP

ngày 14/9/2017 về kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; các nội dung có liên

quan đến phí chợ chuyển sang giá dịch vụ theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Xây dựng

kế hoạch triển khai công tác phục vụ Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019 theo chỉ đạo của Bộ

Công Thương và UBND tỉnh về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết

Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân Kỷ Hợi 2019. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện

các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2019. Triển khai đến UBND các huyện, thị xã,

thành phố các biện pháp bình ổn thị trường khi bệnh, dịch tả lợn Châu Phi lan rộng. Phối

hợp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại - Bộ Công Thương xây dựng Kế

hoạch, mời các đơn vị tham dự tập huấn, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm và công

tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngành Công Thương năm 2019. Tổ chức thực hiện

điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam": Khảo sát địa điểm bán

hàng tại các huyện: Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam.

- Tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương bổ sung làm rõ một số nội

dung đề xuất điều chỉnh Quy hoạch titan. Làm việc với Đoàn công tác của Cục Công

nghiệp - Bộ Công Thương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình

(12)

Gồm các xã: Thiện Nghiệp, Tiến Lợi, Phong Nẫm thành phố Phan Thiết; Tân Đức, Sông Phan huyện Hàm Tân; Tân

Phước, Tân Bình, Tân Tiến thị xã La Gi; Đức Thuận, Đức Phú, Huy Khiêm huyện Tánh Linh; Thuận Minh, Hàm Thắng

huyện Hàm Thuận Bắc; Bình An, Sông Lũy huyện Bắc Bình và Vĩnh Tân huyện Tuy Phong.

14

điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan trên

địa bàn tỉnh. Đề xuất dung với UBND tỉnh đăng ký làm việc với Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Trung ương Đảng năm 2020; triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh

tại công văn số 3443/UBND-TH ngày 12/9/2019 về việc phối hợp với các Bộ ngành

Trung ương để tháo gỡ khó khăn của tỉnh; triển khai Thông báo số 379/TB-VPCP về kết

luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh theo

chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại công văn số 4141/UBND-TH ngày 01/11/2019 của

UBND tỉnh; tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Công Thương thẩm định, báo cáo Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai

đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 và đưa vào đồng bộ trong Quy hoạch phát triển

điện mặt trời quốc gia các Dự án: Nhà máy điện mặt trời Sơn Mỹ 2.2, Nhà máy thủy điện

Sông Lũy 1, Nhà máy điện mặt trời Sơn Mỹ 3.2, Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6.2...

- Tiếp tục thực hiện tốt Đề án Trung tâm Năng lượng mang tầm Quốc gia theo Kết

luận của Bộ Chính trị: ngoài 35 nhà máy điện đang hoạt động và các dự án đang thi công,

trong năm đã tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Công Thương thẩm định, chấp thuận chủ

trương khảo sát cho các dự án điện gió. Trong đó, có 08 dự án (359 MW) dự kiến triển

khai đầu tư trong năm 2020. Ngoài ra, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ

trương và chấp thuận cho Công ty Enterprize Energy nghiên cứu khảo sát dự án điện gió

Thăng Long ngoài khơi Kê Gà (Hàm Thuận Nam) với công suất đề xuất 3.400MW (tổng

vốn đầu tư dự kiến 11,9 tỷ USD); 02 nhà đầu tư đang xin chủ trương khảo sát đăng ký dự

án gió ngoài khơi công suất 4.500 MW; 01 nhà đầu tư đang xin chủ trương khảo sát đầu

tư dự án nhiệt điện (khí LNG) 3.200MW tại huyện Hàm Thuận Nam, thực hiện đầu tư

giai đoạn 2020-2030.

- Tham mưu UBND tỉnh: Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng các công trình

lưới điện năm 2019 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; báo cáo Bộ Công

Thương, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phát triển điện lực về danh mục các đường dây và trạm

biến áp 500 kV, 220 kV vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Tổng sơ đồ VIII) để

giải phóng công suất các dự án nguồn điện (nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió) trên địa

bàn tỉnh Bình Thuận; Góp ý hồ sơ bổ sung quy hoạch dự án điện gió ngoài khơi

ThangLong Wind (ngoài khơi mũi Kê Gà) – 3.400MW; Chỉ đạo thực hiện việc tiết giảm,

tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh và các hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất

2019; Phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện năm 2019 tỉnh Bình Thuận; Thỏa thuận hướng

tuyến các công trình trạm và đường dây trên địa bàn tỉnh(13)

; Chủ trương cho phép Công

ty Điện lực Bình Thuận triển khai thực hiện thí điểm cung cấp dịch vụ điện theo phương

(13)

Lộ ra 110 kV trạm 220 kV Phan Rí 2; đường dây 110 kV mạch 2 Lương Sơn - Phan Rí 2, đường dây 110 kV mạch 2 Đại

Ninh - Phan Rí 2; đường dây 110 kV mạch 2 Phan Rí - Tuy Phong; vị trí trạm biến áp 110 kV Hàm Thuận Bắc và hướng

tuyến đường dây 110 kV đấu nối vào trạm; đường dây 220 kV và vị trí trạm cắt 220 kV đấu nối Nhà máy điện gió Thái Hòa;

đường dây 110 kV Nhà máy điện mặt trời Phan Lâm 2; đường dây 22 kV Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy; đường dây 110

kV Dự án Nhà máy điện mặt trời Eco Seido Tuy Phong; vị trí trạm biến áp 110 kV và hướng tuyến đường dây 110 kV đấu

nối dự án Nhà máy điện gió Thuận Nam (Hàm Cường 2); điều chỉnh phương án, hướng tuyến xây dựng đường dây cáp ngầm

110kV (đoạn G8 - G12) và tọa độ vị trí trạm cắt 110kV các dự án Nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II và Tuy Phong,

điều chỉnh hướng tuyến đường dây 110kV dự án Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 4.

15

thức điện tử; Đồng ý thí điểm triển khai Hệ thống phát điện thuộc Chương trình 240 tại

tỉnh Bình Thuận; Chấp thuận chủ trương cho phép Công ty Điện lực Bình Thuận triển

khai đại trà không thu tiền điện tại nhà; Chỉ đạo triển khai Chương trình DSM, lắp đặt hệ

thống điện mặt trời trên mái nhà; việc điều chuyển công trình điện theo Quyết định số

41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục

điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện

lực Việt Nam quản lý...

- Thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, kiểm tra công tác

nghiệm thu các dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện, các công trình điện trên địa bàn

tỉnh. Chủ trì, giải quyết việc triển khai lập thiết kế di dời, cải tạo các vị trí giao chéo tuyến

đường dây 500kV, 220kV và 110kV với tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trên địa bàn các

huyện thuộc tỉnh Bình Thuận. Tổ chức thẩm định hồ sơ di dời các tuyến đường dây

110kV, đường dây trung, hạ thế phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc

dự án xây dựng một số đoạn đường cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn

2017 - 2020.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 25/10/2016 của Tỉnh

uỷ về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm

2025: đã tham mưu UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy về báo cáo sơ kết 03 năm

thực hiện Kế hoạch số 920/KH-UBND ngày 16/3/2013 triển khai thực hiện Nghị quyết về

phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất

vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Trình UBND tỉnh: hồ sơ thành lập

Cụm Nam Hà 2; ban hành Quyết định điều chỉnh CCN Nam Hà; CCN Đông Hà; hồ sơ

điều chỉnh bổ sung ngành nghề đầu tư vào CCN Thắng Hải 1, 2, 3. Định kỳ tổ chức họp

giao ban CCN 6 tháng 1 lần để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong công tác

triển khai đầu tư hạ tầng và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp bên trong các CCN. Báo cáo

về tình hình triển khai, các vướng mắc khó khăn và đề xuất biện pháp giải quyết để đẩy

nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư hạ tầng CCN Phú Long. Đôn đốc hỗ trợ các địa

phương thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, các cơ

sở dịch vụ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư tập trung theo tinh thần Nghị

quyết số 08-NQ/TU ngày 25/10/2016 của Tỉnh ủy (khóa XIII) về phát triển công nghiệp -

tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày

01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải

thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên lĩnh vực Công

Thương năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Tham dự Hội nghị “Cải thiện môi

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” và lãnh đạo tỉnh gặp mặt, đối

thoại với doanh nghiệp năm 2019 vào ngày 31/5/2019. Tổ chức triển khai thực hiện các

chỉ đạo của UBND tỉnh về kết quả Hội nghị Xúc tiến đầu tư của tỉnh năm 2019.

16

- Thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chuyển dần từ xuất khẩu tiểu ngạch

sang xuất khẩu chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản của tỉnh, nhất là trái thanh

long: xây dựng và tổ chức triển khai chương trình công tác xuất khẩu hàng hóa của tỉnh

năm 2019. Phối hợp Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Cập nhật

thông tin thị trường và các chính sách xuất khẩu sản phẩm nông sản (trái cây, rau quả)

sang thị trường Trung Quốc”. Phối hợp với Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công

Thương Trung ương, VCCI Bình Thuận tổ chức các lớp bồi dưỡng về Hội nhập kinh tế

quốc tế năm 2019; phối hợp Văn phòng đại diện VCCI Bình Thuận tổ chức: Tập huấn

"Quản trị rủi ro trong ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại trong nước và quốc tế khi

Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới"; Hội nghị Hội nhập kinh

tế quốc tế - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia

CPTPP và EVFTA. Báo cáo làm rõ thông tin báo chí nêu về việc thanh long Việt Nam

bán dưới mác Trung Quốc tại Ấn Độ. Báo cáo kết quả kiểm tra thông tin phản ánh theo

đơn tố giác hành vi có dấu hiệu phạm tội tiếp tay cho người Trung Quốc hoạt động vi

phạm pháp luật. Triển khai, phổ biến thông tin: cơ quan chức năng Trung Quốc siết chặt

quản lý thương mại biên giới, quản lý hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc; nghiệm thu

và công bố bãi quản lý, giám sát, chỉ định nhập khẩu hoa quả của Trung Quốc.

- Tham mưu UBND tỉnh: Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác toàn

diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Kế

hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 346/QĐ-CĐCTTMMD ngày 24/4/2019 của Ban

Chỉ đạo theo dõi diễn biến tình hình căng thẳng chính trị giữa các quốc gia, xung đột

thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Triển khai thực

hiện Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẫn tránh biện pháp phòng vệ

thương mại và gian lận xuất xứ". Triển khai, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

nhằm tận dụng tốt cơ hội khi Việt Nam vừa tham gia Hiệp định Thương mại Tự do Việt

Nam - EU (EVFTA). Triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó trước diễn biến của

chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo ý kiến kết luận

của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về

kinh tế năm 2019. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Thỏa thuận giữa UBND tỉnh

Bình Thuận, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền tỉnh Kaluga,

Liên bang Nga trên lĩnh vực ngành Công Thương giai đoạn 2019-2024.

- Triển khai thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp

lần thứ năm của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa

quốc gia và tạo thuận lợi thương mại. Triển khai thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo UBND

tỉnh tại công văn số 3800/VP-KT ngày 02/8/2019 của Văn phòng UBND tỉnh về việc

nghiên cứu chính sách kinh tế của Trung Quốc. Triển khai, phổ biến thông tin: chuỗi sự

kiện truyền thông "Đẩy mạnh tuyên truyền và khai thác lợi ích từ các Hiệp định thương

mại tự do FTAs mà Việt Nam tham gia". Tham mưu UBND tỉnh dự thảo Quy chế phối

hợp giữa Bộ Công Thương và UBND tỉnh trong chỉ đạo Cục Quản lý thị trường thực hiện

17

công tác quản lý thị trường tại địa phương.

6. Công tác thanh tra, kiểm tra

Về công tác thanh tra, kiểm tra: Tham mưu Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian

lận thương mại và hàng giả tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện công tác chống buôn

lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh(14)

. Tham mưu UBND tỉnh ban

hành Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh

theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh; tham mưu văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về

tăng cường công tác quản lý và sử dụng pháo trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 02 cuộc thanh tra

hành chính và 09 cuộc thanh tra chuyên ngành trên các lĩnh vực: hóa chất, điện, vật liệu

nổ công nghiệp, an toàn thực phẩm, khoáng sản, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng. Cử cán

bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của tỉnh(15)

. Tổ chức tiếp công dân

thường xuyên tại cơ quan, kết quả 01 vụ phản ánh ở lĩnh vực hành chính không thuộc

thẩm quyền của Sở Công Thương và đã chuyển đơn đến Công ty Điện lực Bình Thuận để

giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong năm, đã tiếp nhận 13 đơn (04 khiếu nại, 05

tố cáo, 02 phản ánh, 02 kiến nghị); trong đó 12 đơn thuộc lĩnh vực hành chính, 01 đơn tố

cáo tham nhũng. Sở Công Thương đã giải quyết 01 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền,

chuyển 06 đơn (02 phản ánh, 03 tố cáo, 01 khiếu nại) không thuộc thẩm quyền đến cơ

quan có thẩm quyền giải quyết, lưu 04 đơn (02 khiếu nại, 02 kiến nghị) do đơn gửi cho

nhiều cơ quan, trong đó đã gửi đúng cơ quan có thẩm quyền và 02 đơn tố cáo thuộc

trường hợp không xử lý (đơn gửi cho nhiều cơ quan, trong đó đã gửi đúng cơ quan có

thẩm quyền).

Về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

triển khai thực hiện Kết luận số 912-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) về

công tác phòng, chống tham nhũng 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm

2019; công văn số 3603/UBND-NCKSTTHC ngày 24/9/219 của Chủ tịch UBND tỉnh về

việc triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về Chỉ số thành

phần về kiểm soát tham nhũng (B2). Ban hành và tổ chức thực hiện thực hiện Chỉ thị số

27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng

phí, tiêu cực; triển khai thực hiện Kết luận số 861-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về

công tác phòng chống tham nhũng 6 tháng cuối năm 2019; triển khai thực hiện Công văn

số 1498-CV/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc rà soát, chấn chỉnh, xử lý nghiêm

các hành vi tham nhũng, tiêu cực; triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày

(14)

Kế hoạch về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2019 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch

tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam. Các văn bản chỉ đạo

về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm giả mạo nhãn mác “Made in Viet Nam”; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý loài

tôm càng đỏ nhập lậu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

xăng dầu; về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh; về tăng cường kiểm

soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất. (15)

Đoàn Thanh tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ Hội Xuân 2019; Đoàn

Kiểm tra liên ngành kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019; Đoàn Thanh tra

liên ngành an toàn thực phẩm của tỉnh thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019.

18

22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình

trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc;

tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát tài sản; công khai số điện thoại

đuờng dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, khiếu nại, tố

cáo về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với nguời dân, doanh nghiệp trong giải

quyết công việc.Đã tổ chức 03 Hội nghị phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật đến

toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động.

7. Công tác cải cách hành chính, ISO, ứng dụng công nghệ thông tin

Ban hành và tổ chức thực hiện quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính

thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương để sử dụng trong Hệ thống phần

mềm một cửa điện tử; Kế hoạch tự kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục

hành chính năm 2019 và tự kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2019 gắn với kiểm

tra thực hiện Thông báo số 175/TB-UBND ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh; công khai

tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về giải quyết thủ tục hành chính; triển

khai Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị báo cáo phân tích, đánh

giá Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2018 của tỉnh; triển khai kế hoạch tiếp

nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa; chấn

chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công

và khắc phục những hạn chế trong công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện nâng

cao sự hành lòng của tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực

của ngành.

Báo cáo triển khai Kế hoạch số 152-KH/TU ngày 08/6/2015 của Ban Thường vụ

Tỉnh ủy về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030. Ban hành Quy chế

chi tiêu nội bộ năm 2019; Quy chế Quản lý, sử dụng tài sản công; Kế hoạch định kỳ

chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản

lý năm 2019.

- Ban hành các văn bản về thực hiện cải cách hành chính năm 2019; triển khai

thực hiện chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO

9001:2015. Triển khai các giải pháp đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,

4 của Sở Công Thương. Tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định công bố thủ tục

hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ ngành Công Thương thuộc

thẩm quyền giải quyết của Sở. Thực hiện niêm yết công khai, kịp thời, đầy đủ 100% các

quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở cụ thể, rõ ràng theo

từng lĩnh vực tại trụ sở làm việc của cơ quan và trên Trang thông tin điện tử của Sở; theo

đó số thủ tục hành chính được công bố ban hành mới: 54 TTHC; sửa đổi, bổ sung,: 26

TTHC; thay thế: 17 TTHC bãi bỏ: 69 TTHC. Tính đến nay, tổng số TTHC đang có hiệu

lực thi hành của Sở Công Thương được công khai là 121 thủ tục hành chính (có 01 thủ

tục hành chính không thực hiện tiếp nhận tại Trung tâm Hành chính công tỉnh theo Quyết

19

định số 3313/QĐ-UBND tỉnh ngày 28/11/2018).

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định về "một cửa liên thông"

trong giải quyết các thủ tục hành chính cấp điện qua lưới trung áp giữa các cơ quan nhà

nước và ngành điện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở,

thiết kế bản vẽ thi công, kiểm tra công tác nghiệm thu các dự án điện gió, điện mặt trời,

thủy điện, các công trình điện trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, giải quyết việc triển khai lập thiết

kế di dời, cải tạo các vị trí giao chéo tuyến đường dây 500kV, 220kV và 110kV với tuyến

đường cao tốc Bắc - Nam trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Bình Thuận.

8. Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, bồi dƣỡng và thi đua, khen thƣởng

Công tác tổ chức, cán bộ: ổn định tổ chức bộ máy khối Văn phòng Sở sau sáp

nhập Phòng Kế hoạch – Tổng hợp vào Văn phòng Sở; phê duyệt đề án sắp xếp bộ máy tổ

chức của Trung tâm Khuyến công giảm từ 4 phòng còn 3 phòng(16)

; phê duyệt đề án săp

xếp bộ máy tổ chức của Trung tâm Xúc tiến thương mại theo hướng giữ nguyên 2 phòng

chức năng là Phòng Hành chính – Tổng hợp và Phòng Nghiệp vụ. Như vậy, tổ chức bộ

máy của Sở sau sắp xếp gồm 05 phòng chức năng và 02 đơn vị trực thuộc(17)

. Trong năm,

đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh bổ nhiệm mới 01 Phó Giám đốc Sở (từ

01/12/2019); bổ nhiệm lại 03 cán bộ (02 cán bộ cấp Sở và 01 cán bộ cấp đơn vị thuộc

Sở)(18)

; điều động, bổ nhiệm 03 cán bộ cấp đơn vị thuộc Sở(19)

. Tuyển dụng mới và bổ

nhiệm vào ngạch công chức 02 chuyên viên, miễn nhiệm ngạch thanh tra chính cho 01

cán bộ, bổ nhiệm 02 công chức vào ngạch thanh tra viên, tiếp nhận điều động 01 công

chức từ Sở Tư pháp, điều động nội bộ 02 chuyên viên (trong đó có 01 viên chức sang

công chức và 01 chuyên viên sang thanh tra viên) và tinh giản 01 công chức theo lộ trình

(tháng 4/2019).

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng: trong năm tiếp tục tạo điều kiện cho 07 cán bộ

tham gia các khóa đào tạo lý luận chính trị chuyển tiếp các năm trước sang (01 cao cấp,

06 trung cấp). Cử 19 lượt cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

và quản lý nhà nước. Trong đó, cử 08 cán bộ tham gia các khóa đào tạo lý luận chính trị

mới khai giảng trong năm 2019 (03 cao cấp, 05 trung cấp); 09 cán bộ tham gia khóa bồi

dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (02 chuyên viên chính và 07 chuyên viên); 02 cán bộ

tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thanh tra viên. Ngoài ra, trong năm đã cử

nhiều lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn về

chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Công Thương và các Sở, ngành liên quan tổ chức.

(16)

Nhập chức năng tiết kiệm năng lượng từ phòng Tiết kiệm năng lượng và Sản xuất sạch hơn vào phòng Tư vấn và nhập

chức năng sản xuất sạch hơn từ Phòng Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn vào phòng Khuyến công, giữ nguyên chức

năng Phòng Hành chính – Tổng hợp (17)

Gồm: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, 03 chuyên môn là Quản lý công nghiệp, Quản lý thương mại, Quản lý Điện và Năng

lượng và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Khuyến công và Trung tâm Xúc tiến thương mại. (18)

Cấp Sở: Gồm Giám đốc Trung tâm Khuyến công và 01 Phó trưởng phòng Quản lý thương mại (khắc phục theo Kết luận

Thanh tra của Sở Nội vụ năm 2019). Cấp đơn vị thuộc Sở là 01 Phó Trưởng phòng Tư vấn thuộc Trung tâm Khuyến công. (19)

Gồm: Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng Khuyến công thuộc Trung tâm

Khuyến công.

20

Công tác thi đua, khen thƣởng: trong năm đã công nhận 08 cá nhân đạt danh

hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, 12 tập thể và 64 cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm

2019; tặng Giấy khen của Giám đốc Sở cho 6 tập thể và 29 cá nhân đã có thành tích hoàn

thành tốt nhiệm vụ đợt 1 và cả năm 2019(20)

. Đề nghị Vụ Thi đua – Khen thưởng (Bộ

Công Thương) xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho 02 cá nhân có

thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2019. Đề nghị Ban Thi đua – Khen

thưởng tỉnh xét trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận danh hiệu “lao động xuất sắc” cho

01 tập thể và tặng Bằng khen cho 02 cá nhân đã đạt thành tích xuất sắc trong phong trào

thi đua yêu nước năm 2019; trình UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng

khen cho 01 tập thể và 01 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm

2019. Bên cạnh đó, trong năm Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tặng Cờ Thi đua “hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới của ngành Công Thương giai đoạn 2010 - 2020” cho tập thể Sở

Công Thương và tặng bằng khen cho 03 tập thể, 02 cá nhân đã “hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ được giao trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

mới của ngành Công Thương giai đoạn 2010 - 2020”. Ngoài ra, đã tham mưu Bộ trưởng

Bộ Công Thương tặng bằng khen cho 04 doanh nghiệp tiêu biểu có thành tích xuất sắc

trong việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai

đoạn 2009 - 2019”. Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 19 doanh nghiệp

tiêu biểu trong và ngoài tỉnh trên lĩnh vực ngành công thương đã có thành tích góp phần

phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Bình Thuận năm 2019.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt đƣợc

Nhìn chung, trong năm ngành Công Thương đã thực hiện khá tốt các ý kiến chỉ

đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Bộ Công Thương; thực hiện đồng bộ, hiệu

quả các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư,

thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường.

Sản xuất công nghiệp có bước tăng trưởng khá cao; các công trình, dự án điện

được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện tăng trưởng mạnh.

Hoạt động thương mại duy trì ổn định và tăng trưởng khá so với năm trước. Các công

trình, dự án điện lớn đều hoàn thành bảo đảm tiến độ đề ra. Việc đưa nhà máy nhiệt điện

Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng và 21 nhà máy điện mặt trời đi vào hoạt động cùng với

các nhà máy sản xuất điện trước đó tiếp tục là điểm sáng của ngành, tạo động lực tăng

trưởng cho ngành và góp phần hoàn thành vượt một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh, nhất là

tốc độ tăng trưởng GRDP. Hoạt động khuyến công đạt kết quả tốt, từng bước tạo động

lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển công nghiệp.

(20)

Đợt 1: 3 tập thể, 10 cá nhân. Cả năm: 03 tập thể, 19 cá nhân.

21

Hoạt động thương mại nội địa duy trì ổn định, lưu thông hàng hóa thông suốt; cân

đối cung cầu trên thị trường được giữ vững, giá cả ít biến động; công tác hỗ trợ phát triển

kinh doanh thương mại được duy trì đã mang lại một số kết quả thiết thực. Hạ tầng

thương mại tiếp tục phát triển với nhiều loại hình đa dạng, Cảng tổng hợp quốc tế Vĩnh

Tân được đưa vào hoạt động đã đẩy mạnh kết nối vận chuyển hàng hóa của tỉnh và khu

vực. Hoạt động xuất khẩu tăng trưởng khá, các thị trường xuất khẩu tiếp tục được củng

cố, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như may mặc, giày dép tiếp tục tăng trưởng.

Hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tiếp tục được tăng cường, mang lại

hiệu quả nhất định.

2. Hạn chế và nguyên nhân

2.1. Hạn chế

Bên cạnh những mặt được, hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trong năm

qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đó là:

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tuy có tăng cao hơn năm trước nhưng mức

tăng trưởng vẫn còn thấp, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của

tỉnh. Việc tháo gỡ vướng mắc trong chồng lấn quy hoạch khoáng sản titan với quy hoạch

các ngành, lĩnh vực khác vẫn còn chậm. Đầu tư hạ tầng một số khu, CCN còn yếu, tiến độ

xây dựng và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào các khu, CCN còn chậm. Số dự án đã

thu hút triển khai xây dựng, đi vào hoạt động còn ít.

Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư hệ thống kênh phân phối hiện đại tại địa bàn các

huyện còn hạn chế. Một số doanh nghiệp còn thụ động, chưa tích cực tham gia các hoạt

động xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến xuất khẩu. Giá một số nông sản chưa ổn định,

chất lượng và khả năng cạnh tranh một số nông sản còn thấp. KNXH nông, lâm, thủy sản

giảm so cùng kỳ năm trước, nhất là thanh long, hải sản. Việc dự báo nhu cầu thị trường

xuất khẩu đôi lúc còn bị động, chưa có thông tin, khuyến cáo kịp thời cho người sản xuất,

các hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp xuất khẩu.

2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan: Hầu hết các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh

có quy mô vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh còn thấp, sản phẩm tiêu thụ chậm; năng suất,

chất lượng chưa cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ; nguồn

lực đầu tư phát triển, nhất là đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào các khu, CCN còn hạn chế;

tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.

Nguyên nhân chủ quan: Công tác nắm bắt, tháo gỡ giải quyết các khó khăn,

vướng mắc của các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các địa phương đôi lúc còn

chưa kịp thời. Một số địa phương xử lý những vấn đề tồn tại, bức xúc trên các lĩnh vực

của ngành còn kéo dài, chế độ thông tin, báo cáo thực hiện chưa tốt. Công tác nắm bắt

thông tin, dự báo tình hình, đề xuất tham mưu của Sở Công Thương có mặt còn hạn chế;

một số nhiệm vụ được giao chưa triển khai rốt ráo, chưa kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh các

22

địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG

MẠI NĂM 2020

Năm 2020 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm cuối thực hiện các mục tiêu

của Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai

đoạn 2016-2020. Một số năng lực mới tăng, nhất là việc hoàn thành và đưa vào vận hành

nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, các nhà máy điện mặt trời và Cảng

tổng hợp Vĩnh Tân sẽ góp phần làm tăng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp và

thông quan hàng hóa trong năm 2020. Tuy nhiên, kinh tế trong tỉnh vẫn còn đối mặt với

nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết các doanh nghiệp đều quy mô vừa và nhỏ, khả năng

cạnh tranh còn thấp, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao; kết cấu hạ tầng kinh tế -

xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ; nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế,… sẽ ảnh

hưởng đến việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh nhà nói chung và ngành Công

Thương nói riêng.

1. Các chỉ tiêu chủ yếu

Năm 2020, ngành Công Thương phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu chủ

yếu sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 36.416,7 tỷ đồng.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 62.000 tỷ đồng.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 496,3 triệu USD.

2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

2.1. Tổ chức triển khai, tham mưu đầy đủ 100% và đúng thời hạn các báo cáo, ý

kiến chỉ đạo, kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh;

nhất là các nội dung chỉ đạo có liên quan đến lĩnh vực công thương trong Chương trình

công tác (kể cả các nhiệm vụ bổ sung hàng quý), Chương trình hành động của UBND

tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và của HĐND tỉnh về kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

2.2. Trên lĩnh vực công nghiệp

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp chiến lược, tập trung tháo gỡ các

khó khăn, vướng mắc của lĩnh vực công nghiệp chế biến, tạo chuyển biến rõ nét trong tái

cơ cấu ngành công thương góp phần cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng

trưởng thực chất hơn, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh

tranh của nền kinh tế. Tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển

công nghiệp bảo quản sau thu hoạch, phát triển công nghiệp chế biến theo hướng tăng sản

phẩm có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao, nhất là chế biến nông –

lâm – thủy sản và các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Tiếp tục phát triển ngành may mặc, giày

dép; thu hút phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ngành may mặc, da giày để giảm dần

23

sản phẩm gia công. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản

xuất, cung ứng sản phẩm, nâng cao giá trị thương phẩm và khả năng cạnh tranh.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của ngành,

đặc biệt là các dự án sản xuất công nghiệp; tạo điều kiện, hỗ trợ chủ đầu tư đẩy nhanh

tiến độ đầu tư hạ tầng, tập trung đôn đốc triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN:

Sông Bình, Nghĩa Hòa, Đông Hà, Nam Hà, Nam Hà 2 để thu hút các dự án đầu tư thứ

cấp. Đôn đốc, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án điện, nhất là các dự án điện

gió, điện mặt trời, các công trình truyền tải điện.

Tăng cường xúc tiến đầu tư, ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính, nhà

đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược; Ưu tiên thu hút các dự án thứ cấp đầu tư vào các khu,

CCN trên địa bàn tỉnh có quy mô lớn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại, thân thiện với môi

trường, nhất là công nghiệp bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông, lâm, thủy sản theo

chiều sâu, tăng sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng.

Chủ động làm việc các Bộ, ngành Trung ương sớm tham mưu Thủ tướng Chính

phủ điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan

giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030.

Tham mưu UBND tỉnh đánh giá tổng kết Chương trình khuyến công địa phương

giai đoạn đến năm 2020; xây dựng Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2021

- 2025. Triển khai hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án khuyến công. Hoàn thành

100% kế hoạch các đề án khuyến công (khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương)

được cấp thẩm quyền phê duyệt trong năm 2020.

Tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương bổ sung

danh mục các trạm biến áp 500 kV, 220 kV trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vào Quy hoạch

phát triển điện lực quốc gia làm cơ sở thực hiện đầu tư xây dựng lưới điện đáp ứng nhu

cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, giải phóng công suất các dự án điện mặt trời, điện

gió. Đôn đốc tiến độ triển khai các dự án điện gió, điện mặt trời đã được chấp thuận đầu

tư; đôn đốc đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và phân phối đảm bảo phục vụ yêu cầu

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương đôn đốc, hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ khó

khăn hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư, triển khai xây dựng: các dự án điện mặt trời,

điện gió trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc nhà đầu tư hoàn thành thủ tục, tiếp tục khởi công xây

dựng, đưa vào hoạt động ít nhất 02 nhà máy điện mặt trời, điện gió trong năm 2020; phối

hợp, hỗ trợ Tổng Công ty Điện lực miền Nam, Công ty Điện lực Bình Thuận chuẩn bị hồ

sơ thủ tục đầu tư, triển khai thi công các công trình đường dây và trạm biến áp 110 kV,

trung, hạ thế để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, giải phóng công suất các dự án

điện mặt trời, điện gió trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện việc tiết giảm, tiết kiệm điện trên địa bàn

tỉnh; sản lượng điện tiết kiệm, tiết giảm năm 2020 đạt 38 triệu kWh.

24

2.3. Trên lĩnh vực thƣơng mại

Phát huy hiệu quả Cảng Quốc tế Vĩnh Tân, phát triển ngành dịch vụ logistics trên

địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất

và triển khai các thủ tục liên quan để bổ sung cụm cảng Vĩnh Tân vào mạng lưới Quy

hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics của cả nước định hướng đến năm 2030.

Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 3210/KH-UBND ngày 27/8/2019 của UBND tỉnh về

cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics của tỉnh Bình Thuận.

Tập trung khai thác và phát triển thị trường tiêu thụ nội địa đối với các sản phẩm

của tỉnh, thực hiện tốt các chương trình hợp tác, liên kết giữa tỉnh Bình Thuận với các

tỉnh, thành, vùng, khu vực để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản

phẩm, tìm kiếm khách hàng, kênh phân phối gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu

tiên dùng hàng Việt Nam”.

Làm tốt công tác phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, giá cả, tăng cường công tác

xúc tiến, quảng bá các sản phẩm chủ lực của tỉnh (thanh long, nước mắm, hải sản chế

biến...) để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Theo dõi diễn biến thị

trường; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời áp dụng các biện pháp bình ổn thị trường,

không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Triển khai thực hiện tốt công tác phục vụ

Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm lợi thế, nhất là thanh

long sang hình thức xuất khẩu chính ngạch. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số

3271/KH-UBND ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh về triển khai các hoạt động mở rộng thị

trường tiêu thụ cho sản phẩm thanh long Bình Thuận trong nước và ngoài nước giai đoạn

2016 - 2020; trong đó tập trung củng cố thị trường truyền thống và phát triển mở rộng thị

trường mới cho sản phẩm thanh long.

Xây dựng kế hoạch triển khai công tác an toàn thực phẩm ngành Công Thương

năm 2020; tổ chức 05 đợt kiểm tra cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho

các đối tượng thuộc ngành quản lý. Phối hợp các sở, ngành và địa phương đôn đốc đầu tư

nâng cấp, cải tạo, xây mới 5 chợ. Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương

mại, giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm hàng hóa địa phương; Hoàn thành 100% chương

trình xúc tiến thương mại năm 2020 được Bộ Công Thương và UBND tỉnh phê duyệt.

2.4. Về công tác cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra

Về công tác cải cách hành chính: đảm bảo giải quyết hồ sơ hành chính có kết quả

đúng và sớm hẹn đạt 99%. Đảm bảo số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết trực tuyến mức độ 4

đạt từ 40% trở lên và mức độ 3 đạt từ 30% trở lên trong tổng số hồ sơ của thủ tục có quy

định tiếp nhận trực tuyến. Thực hiện ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành

theo đúng quy trình khép kín; ký số và gửi văn bản điện tử qua các hệ thống thông tin

theo đúng Quyết định số 3485/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh;

cập nhật 100% kết quả thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trên

25

“Phần mềm quản lý công việc được giao của tỉnh”.

Về thanh tra, kiểm tra: tổ chức 02 cuộc thanh tra hành chính về trách nhiệm người

đứng đầu trong việc thực hiện: chức năng nhiệm vụ được giao; quy chế dân chủ cơ sở;

các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến

nghị và phòng, chống tham nhũng; các kết luận thanh tra, kiểm tra của cấp trên. Tổ chức

07 cuộc thanh tra chuyên ngành về việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực

điện, an toàn thực phẩm, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, thiết kế mỏ

(khoáng sản titan), hoạt động hóa chất và kinh doanh xăng dầu./.

Nơi nhận: - TT. Tỉnh ủy;

- TT. HĐND tỉnh;

- UBND tỉnh;

- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;

- Bộ Công Thương;

- ĐU Khối các CQ&DN tỉnh;

- Đảng ủy Sở;

- Các Cục, Vụ thuộc BCT: KH, CN, CTĐP,

Hóa chất, Điện lực và NLTT, Công tác phía Nam,

Dầu khí và Than, Thị trường trong nước;

- SCT các tỉnh, Thành phố phía Nam;

- SCT Ninh Thuận, Lâm Đồng;

- Văn phòng UBND tỉnh;

- Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh);

- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Trung tâm phát triển CCN Tp. Phan Thiết;

- Phòng KT, KTHT, KTTC các huyện, thị xã, Tp;

- Các DN tham dự HN;

- GĐ, các PGĐ Sở; Trần Văn Nhựt

- Các phòng, đơn vị thuộc Sở;

- Lưu: VT, VP Chi 250b

GIÁM ĐỐC

Đỗ Minh Kính

(b/c)