b˜n˚tin lanh˜Đao thay˜Đoi - ocd.vn · pdf filel trong kinh doanh do...

10
THAY ĐOI LANH ĐAO BAN TIN www.ocd.vn BAN TIN NI B CUA CÔNG TY TƯ VN 2UAN LÝ OCD Giới thiệu Chương trình Hành động Thúc đẩy Thực hiện Liêm chính trong Kinh doanh (Đề án ) Công cụ quản lý RESIST: Hỗ trợ doanh nghiệp “hướng tới minh bạch” Mô hình -S ǃ 13 2015 số

Upload: trinhdien

Post on 07-Feb-2018

216 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: B˜N˚TIN LANH˜ĐAO THAY˜ĐOI - ocd.vn · PDF filel trong kinh doanh do phòng Thương m˝i Qu˙c T˛, T chˇc Minh b˝ch Qu˙c t˛, Hi˚p ư c Toàn cu c a Liên hi˚p qu ... trong

THAY ĐOILANH ĐAO

BAN TIN

www.ocd.vn

BAN TIN N�I B� CUA CÔNG TY TƯ V�N �UAN LÝ OCD

Giới thiệu Chương trình Hành động Thúc đẩy Thực hiện Liêm chính trong Kinh doanh (Đề án )

Công cụ quản lý RESIST: Hỗ trợ doanh nghiệp “hướng tới minh bạch”

Mô hình -S�

132015số�

Page 2: B˜N˚TIN LANH˜ĐAO THAY˜ĐOI - ocd.vn · PDF filel trong kinh doanh do phòng Thương m˝i Qu˙c T˛, T chˇc Minh b˝ch Qu˙c t˛, Hi˚p ư c Toàn cu c a Liên hi˚p qu ... trong

CÔNG CỤ QUẢN LÝ RESIST:

D�N D�TSƯ THAY Đ�I

Doanh nghiệp chật vật đối diện với vấn nạn tham nhũng

Năm 2014, Việt Nam xếp hạng 119/175 quốc gia về mức độ cảm nhận tham nhũng với

điểm số 31/100, thuộc nhóm các quốc gia có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng, theo

kết quả Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Chỉ số cạnh

tranh cấp tỉnh PCI 2015 được VCCI công bố trong tháng 4/2015 cũng cho thấy: nạn tham

nhũng và chi phí không chính thức vẫn là những quan ngại hàng đầu của doanh nghiệp

và đang có chiều hướng gia tăng. Theo đó, doanh nghiệp thường phải đối mặt với tham

nhũng trong các lĩnh vực: xin giấy phép đầu tư, đấu thầu, làm thủ tục xuất nhập khẩu

hàng hóa tại hải quan, thanh kiểm tra việc tuân thủ pháp luật.

Hoạt động trong môi trường rủi ro cao về tham nhũng, cạnh tranh thiếu bình đẳng và việc

sử dụng chi phí không chính thức khá phổ biến trong kinh doanh, doanh nghiệp vừa là

nạn nhân của tham nhũng khi bị đòi hỏi chi phí không chính thức, đồng thời cũng chính

là tác nhân tham nhũng khi chủ động đưa hối lộ để giành lợi thế trong kinh doanh hoặc

đẩy nhanh quá trình cung cấp dịch vụ. Một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp coi

“phong bì lót tay” như một giải pháp kinh doanh, để đạt được lợi ích ngắn hạn như giành

lợi thế cạnh tranh, hoặc tránh bất lợi trước các đối thủ khác.

Doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều rủi ro khi đưa hối lộ

Mặt trái của việc doanh nghiệp đưa hối lộ là các rủi ro tiềm ẩn như: bị phát hiện, khởi tố,

hủy hợp đồng, bị các đối tác tốt tẩy chay, bị phạt tiền và đình chỉ hoạt động. Việc phụ

thuộc vào hối lộ để kinh doanh sẽ ăn mòn và làm tổn hại danh tiếng của doanh nghiệp.

Tại các doanh nghiệp tham nhũng, cán bộ nhân viên thường ỷ lại vào việc đưa và nhận hối

lộ để giải quyết công việc, thậm chí cố tình tạo ra yêu cầu phải đưa hối lộ để chiếm đoạt

tiền của doanh nghiệp, khả năng sáng tạo suy giảm, hiệu suất làm việc thấp, lãng phí

nguồn lực. Một khi đã đưa hối lộ, doanh nghiệp thường bị đòi hỏi tiếp tục đưa hối lộ, việc

ra quyết định kinh doanh vì thế càng trở nên khó khăn và bị ảnh hưởng bởingười đưa và

nhận hối lộ, cuối cùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự bền vững của doanh nghiệp.

Kinh doanh lành mạnh,

liêm chính, minh bạch là

điều mà mọi doanh

nghiệp đều mong muốn,

nhưng thực tếcho thấy:

nhiều doanh nghiệp đang

làm ngược lại những gì họ

mong muốn. Nguyên

nhân và hậu quả của việc

đưa nhận hối lộ đối với

doanh nghiệp như thế

nào và đâu là hướng đi

phù hợp cho các doanh

nghiệp Việt Nam?

Bài viết của tác giả Phạm

Ánh Dương sẽ giới thiệu

tới độc giả công cụ hỗ trợ

doanh nghiệp hướng tới

minh bạch - Công cụ quản

lý RESIST.

Page 3: B˜N˚TIN LANH˜ĐAO THAY˜ĐOI - ocd.vn · PDF filel trong kinh doanh do phòng Thương m˝i Qu˙c T˛, T chˇc Minh b˝ch Qu˙c t˛, Hi˚p ư c Toàn cu c a Liên hi˚p qu ... trong

Công cụ phòng chống hối lộ dành cho doanh nghiệp

Việt Nam đã có Luật phòng, chống tham nhũng (lần sửa đổi gần đây nhất là vào tháng 11, 2012); cùng với việc tăng cường

thực thi pháp luật và trách nhiệm xã hội có ý nghĩa ngày càng quan trọng đã tạo nên động lực mạnh mẽ khuyến khích doanh

nghiệp phòng, chống tham nhũng và thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh.

Một trong những cách tốt nhất để doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro là cổ súy cho văn hóa “nói không với tham nhũng”, bằng

cách chuẩn bị cách phòng ngừa, ứng xử với các tình huống đòi hỏi tham nhũng có thể xảy ra, điều này giúp doanh nghiệp

tránh bị động khi đối mặt với tình huống bị đòi hối lộ, bảo vệ danh tiếng, cơ hội kinh doanh và quyền lợi hợp pháp của mình.

Ví dụ, doanh nghiệp cần làm gì khi trong một vòng đấu thầu, điều khoản tham chiếu (bao gồm cả chỉ tiêu kỹ thuật) bị làm thiên

lệch theo hướng có lợi cho một nhà cung cấp hoặc để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh? Hoặc khi mua nguyên liệu, thiết bị từ

nhà cung cấp, làm thế nào để hạn chế nhân viên của mình nhận hối lộ để bỏ qua việc hàng hóa "không đáp ứng tiêu chuẩn",

hoặc hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng ?

Các doanh nghiệp có thể tham khảo kinh nghiệm phòng ngừa và ứng xử với từng tình huống rủi ro hối lộ với công cụ RESIST

- Resisting Extortion and Solicitation in International Transactions - Phòng ngừa và ứng xử với 22 tình huống đòi

hối lộ trong kinh doanh. RESIST cung cấp những hướng dẫn thực hành cụ thể để chống lại các hành vi tống tiền và đòi hối

lộ trong kinh doanh do phòng Thương mại Quốc Tế, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Hiệp ước Toàn cầu của Liên hiệp quốc và Diễn

đàn Kinh tế thế giới tổng hợp, biên soạn dựa trên các tình huống từ thực tế cuộc sống.

RESIST là công cụ đào tạo theo kịch bản, dành cho nhân viên các công ty về việc đề phòng và/hoặc ứng phó với những yêu

cầu không chính đáng từ phía khách hàng, đối tác kinh doanh hay các cơ quan công quyền một cách hiệu quả nhất và phù

hợp với đạo đức kinh doanh, trong khi vẫn tính đến khả năng những yêu cầu này có thể đi kèm với sự đe dọa. RESIST giúp nâng

cao nhận thức của nhân viên về những rủi ro của việc bị đòi hối lộ, thông qua những phân tích cụ thể, đồng thời đề xuất cách

thức ứng phó hợp đạo đức và thực tế để giải quyết các tình thế khó xử này.

Link tham khảo công cụ RESIST:

Bản tiếng Anh:

http://towardstransparency.vn/wp-content/uploads/2015/02/RESIST_2011_EN.pdf

Bản tiếng Việt:

http://cocforum.shtp.hochiminhcity.gov.vn/vn/cac-tinh-huong-phong-chong-hoi-lo-trong-kinh-doanh.html

Trong một vòng đấu thầu, điều khoản tham chiếu (bao gồm cả chỉ tiêu kỹ thuật) bị làm thiên lệch

theo hướng có lợi cho một nhà cung cấp hoặc để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

Đơn vị trung gian gợi ý sắp đặt để một công ty được thắng thầu nếu trả tiền cho bên thua thầu

trong giai đoạn tiền đấu thầu hoặc trong khi đấu thầu.

Gợi ý đưa hối lộ để đổi lấy thông tin bí mật trong giai đoạn tiền đấu thầu hay trong quá trình đấu thầu.

Kịch bản "Lại quả": Đại diện bán hàng của công ty được khách hàng hay bên trung gian

đề nghị một khoản tiền thưởng ngầm.

Quốc gia sở tại có thể/ hoặc thực sự áp đặt công ty phải liên kết với một doanh nghiệp trong nước

được chỉ định, mà doanh nghiệp này có thể có nguy cơ tham nhũng cao.

Một số kịch bản tiêu biểu trong Công cụ RESIST

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Kịch bản 4

Kịch bản 5

Page 4: B˜N˚TIN LANH˜ĐAO THAY˜ĐOI - ocd.vn · PDF filel trong kinh doanh do phòng Thương m˝i Qu˙c T˛, T chˇc Minh b˝ch Qu˙c t˛, Hi˚p ư c Toàn cu c a Liên hi˚p qu ... trong

Đã có những công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn giám sát các công trình xây dựng, sau khi áp dụng RESIST và

được chuyên gia của Tổ chức Hướng tới Minh bạch tại Việt Nam hỗ trợ, đã tâm sự: “Chúng tôi đang khẩn trương thiết kế và đưa

vào áp dụng chính sách và quy trình kiểm soát chặt chẽ việc đưa, nhận quà tặng, chiêu đãi của cán bộ tư vấn giám sát công

trình tại hiện trường. Đây là khu vực nhiều rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty nếu tư vấn giám sát của

chúng tôi nhận hối lộ để bỏ qua các hạng mục thi công kém chất lượng, không đảm bảo kỹ thuật như thiết kế.

Nhiều vấn đề đã xảy ra với các công ty khác gây hậu quả khôn lường về tính mạng và vật chất vì sự lơ là có chủ ý của tư vấn

giám sát.

Với chương trình phòng chống hối lộ này, chúng tôi sẽ truyền thông tới toàn bộ cán bộ nhân viên và các đối tác cách thức

phòng chống và ứng xử với các tình huống bị đòi hỏi, gợi ý hối lộ để phối hợp triển khai và tuân thủ chặt chẽ. Việc thực hiện

những chính sách và quy trình này cũng sẽ giúp chúng tôi khẳng định uy tín và chất lượng dich vụ với các đối tác đặc biệt là

khách hàng quốc tế”.

Cũng theo ông Phạm Ánh Dương, tại Việt Nam có một nhóm chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp từng bước xây

dựng văn hóa “nói không với tham nhũng” trong công việc. Doanh nghiệp có thể liên hệ với Chuyên gia Phạm Ánh Dương,

người quản lý Chương trình “Kinh doanh liêm chính” (Business Integrity), Tổ chức Hướng tới Minh bạch theo địa chỉ:

Email: [email protected]

www.towardstransparency.vn

để được tư vấn và nhận gói hỗ trợ chuyên biệt cho doanh nghiệp mình.

Page 5: B˜N˚TIN LANH˜ĐAO THAY˜ĐOI - ocd.vn · PDF filel trong kinh doanh do phòng Thương m˝i Qu˙c T˛, T chˇc Minh b˝ch Qu˙c t˛, Hi˚p ư c Toàn cu c a Liên hi˚p qu ... trong

D�N D�TSƯ THAY Đ�I

Chương trình Hành động Thúc đẩy Thực hiện Liêm chính trong Kinh doanh (Đề án 12) là sáng kiến định hướng

doanh nghiệp do Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy tính liêm chính trong kinh doanh thông qua hành động tập thể.

Dự án sẽ có sự tham gia của các cơ quan Chính phủ Việt Nam như Thanh tra Chính phủ (GI), Ban Nội chính Trung ương, Viện Khoa

học Thanh tra, vv... Với mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả các công ty nước ngoài đang hoạt

động tại địa phương) cùng hợp tác thực hành liêm chính trong kinh doanh hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh,

minh bạch (giai đoạn 2015-2019), dự án sẽ quản lý, thực hiện theo nguyên tắc chính sau Kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ chính sách

pháp luật nhằm xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch và liêm chính.

Thúc đẩy xây dựng tiêu chuẩn, thông lệ

tốt về minh bạch và liêm chính

trong khu vực nhà nước

và khu vực doanh nghiệp

VCCI tập hợp, xây dựng

khối liên minh các hiệp hội, doanh nghiệp cam kết

áp dụng những thông lệ tốt

về minh bạch và liêm chính trong kinh doanh

Khuyến khích doanh nghiệp chủ động hợp tác

với các cơ quan chính phủ và

các tổ chức xã hội trong việc

ngăn chặn tình trạng tham nhũng, hối lộ

Trợ giúp kỹ thuật để từng doanh nghiệp

xây dựng và thực hành

văn hóa kinh doanh lành mạnh liêm chính

trong nội bộ và với đối tác bên ngoài

Phạm vi hoạt động của dự án tập trung vào các ngành chế biến lương thực và thực phẩm, da giày, dệt may, ngành công nghiệp lắp

ráp, ngành điện - điện tử, thuế, hải quan và tài chính ngân hàng. Nội dung hoạt động chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện

môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh; thúc đẩy hành động tập thể tăng cường minh bạch, liêm chính và nâng cao năng lực

thực hành minh bạch, liêm chính cho doanh nghiệp và các bên liên quan. Kết quả dự kiến đạt được gồm (i) Môi trường kinh doanh

ở Việt Nam được cải thiện dưới góc độ khuôn khổ pháp lý được hoàn thiện cùng với cơ chế khuyến khích doanh nghiệp thực hành

Nguồn: http://dean12.org.vn

Page 6: B˜N˚TIN LANH˜ĐAO THAY˜ĐOI - ocd.vn · PDF filel trong kinh doanh do phòng Thương m˝i Qu˙c T˛, T chˇc Minh b˝ch Qu˙c t˛, Hi˚p ư c Toàn cu c a Liên hi˚p qu ... trong

minh bạch, liêm chính trong kinh doanh; (ii) Các thực tiễn tốt về minh bạch, liêm chính được nghiên cứu, áp dụng trên phạm vi

ngành và lĩnh vực thông qua các sáng kiến hành động tập thể; (iii) Nhận thức của doanh nghiệp và các đối tác liên quan về quản trị

doanh nghiệp minh bạch, liêm chính được nâng cao. Dự kiến hàng trăm doanh nghiệp từng bước xây dựng, thực hiện bộ quy tắc

ứng xử trong kinh doanh.

Trong giai đoạn từ 2015 đến 2019, dự án sẽ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau thực hiện ký kết thỏa ước liêm chính nhằm

tăng cường hệ thống quản trị, thúc đẩy đạo đức trong kinh doanh để bảo vệ doanh nghiệp trước các rủi ro tham nhũng thông qua

việc cùng nhau phát triển và thực hiện Chương trình Liêm chính trong kinh doanh hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh lành

mạnh, minh bạch. Diễn đàn Liêm chính trong kinh doanh gồm có ba phần chính:

ĐÁNH GIÁ NHANH HỆ THỐNGCông cụ của Tổ chức Minh bạch Quốc tế thiết kế cho Việt Nam:

Trả lời 16 câu hỏi để đánh giá nhanh mức độ hoàn thiện của Chương trình Liêm chính tại doanh nghiệp bạn

KINH DOANH KHÔNG HỐI LỘCông cụ của Tổ chức Minh bạch Quốc tế thiết kế cho Việt Nam:

Khóa đào tạo online miễn phí về công cụ hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới minh bạch - công cụ quản lý

RESIST trong 180 phút sử dụng cho các doanh nghiệp đào tạo nhân viên và các đối tác của mình trong việc

chủ động phòng chống hối lộ trong kinh doanh

CHƯƠNG TRÌNH LIÊM CHÍNH DOANH NGHIỆP (CIP)Công cụ của Tổ chức Minh bạch Quốc tế thiết kế cho Việt Nam:

Danh mục các doanh nghiệp cùng với báo cáo về Chương trình Liêm chính trong Kinh doanh của mỗi

doanh nghiệp

Việc thực hiện các cam kết về liêm chính trong kinh doanh giúp doanh nghiệp gửi thông điệp về trách nhiệm và sự tham gia

trong việc phòng chống tham nhũng. Mô đun "Chương trình liêm chính doanh nghiệp" là nơi các doanh nghiệp báo cáo với

công chúng và các đối tác về việc xây dựng và triên khai hệ thống quản trị tốt giúp cho doanh nghiệp tăng cường liêm chính

trong kinh doanh. Tiêu chí báo cáo cơ bản gồm các cấu phần chính của chương trình liêm chính doanh nghiệp được thể hiện

bằng các ngôi sao được bật sáng khi doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

NGÔI SAO THỨ NHẤT

bật sáng khi doanh nghiệp có Cam kết công khai

về thúc đẩy liêm chính trong

hoạt động kinh doanh của mình.

NGÔI SAO THỨ BA

NGÔI SAO THỨ HAI

NGÔI SAO THỨ TƯ

NGÔI SAO THỨ NĂM NGÔI SAO THỨ SÁU

bật sáng khi doanh nghiệp đã thực hiện Đánh giá

nhanh hệ thống quản trị nội bộ của mình so với các

tiêu chí cơ bản để đảm bảo có thể triển khai Chương

trình Liêm chính trong kinh doanh

bật sáng khi doanh nghiệp Triển khai các chính

sách, quy trình và đảm bảo việc tuân thủ

các chính sách này.

bật sáng khi doanh nghiệp thực hiện

Báo cáo công khai về hiệu quả hoạt động

Chương trình Liêm chính Doanh nghiệp.

bật sáng khi doanh nghiệp đã có

Chính sách, quy trình để quản trị

các rủi ro liêm chính trong kinh doanh.

bật sáng khi doanh nghiệp báo cáo đã Giám sát và

đánh giá tính hiệu quả của các chính sách, quy trình

nêu trên và thực hiện nâng cấp, hoàn thiện.

Page 7: B˜N˚TIN LANH˜ĐAO THAY˜ĐOI - ocd.vn · PDF filel trong kinh doanh do phòng Thương m˝i Qu˙c T˛, T chˇc Minh b˝ch Qu˙c t˛, Hi˚p ư c Toàn cu c a Liên hi˚p qu ... trong

CÔNG CU�UAN LÝ

Mô hình 7-S là gì?

Mô hình 7-S của McKinsey là công cụ để

phân tích mô hình tổ chức của doanh

nghiệp bằng cách đánh giá sự nhất quán

của 7 yếu tố: chiến lược, cơ cấu tổ chức, hệ

thống, giá trị chung, kĩ năng, đội ngũ nhân

viên và văn hoá quản lý với mục tiêu đề ra

của doanh nghiệp.

Tên gọi 7-S xuất phát từ tên gốc tiếng Anh,

cả 7 yếu tố này đều bắt đầu bằng chữ S:

Strategy, Structure, Systems, Shared Values,

Skills, Sta�, Style.

MÔ HÌNH

Tại sao doanh nghiệp sử dụng mô hình 7-S?

Làm thế nào để đánh giá sự hiệu quả của quá trình đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp?

Đây là một câu hỏi nhức nhối của nhiều doanh nghiệp trong suốt nhiều năm qua, và có rất nhiều cách để trả lời câu hỏi này. Mỗi

cách tiếp cận đặt ra một số yếu tố để thực hiện việc đánh giá này. Trong tất cả các mô hình được sử dụng từ trước tới giờ, Mô hình

7-S McKinsey được sử dụng nhiều.

Mô hình 7-S được phát triển những năm 1980 bởi 2 nhà tư vấn Tom Peters và Robert Waterman của tập đoàn tư vấn chiến lược hàng

đầu thế giới McKinsey. Từ khi ra đời, mô hình này đã được sử dụng rộng rãi bởi các nhà học thuật và các doanh nghiệp, trở thành

một trong những công cụ xây dựng chiếc lược phổ biến nhất. Nó có vai trò trong quản lý nhân sự hơn là trong việc quản lý vốn, cơ

sở hạ tầng và trang thiết bị. Đây là chìa khoá cho việc cải thiện thành quả công việc của toàn bộ tổ chức. Mục đích của mô hình này

là để thể hiện cách mà 7 yếu tố phối hợp để đạt được sự hiệu quả trong doanh nghiệp. Cả 7 yếu tố này đều liên kết với nhau và sự

thay đổi của một yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động và chức năng của các bộ phận khác.

Khi các nhà quản lý lên kế hoạch khi có một sự thay đổi, họ không thể chỉ nhìn tới một trong cách yếu tố này mà cần xét một cách

toàn diện.

Mục đích sử dụng mô hình 7-S là để:

Nâng cao thành quả công việc trong doanh nghiệp

Nghiên cứu ảnh hưởng của những thay đổi

trong tương lai tới doanh nghiệp

Hỗ trợ việc theo dõi hoạt động của các

bộ phận và quy trình trong các quá trình sát nhập hay mua lại.

Xác định cách thức áp dụng chiến lược mới.

Page 8: B˜N˚TIN LANH˜ĐAO THAY˜ĐOI - ocd.vn · PDF filel trong kinh doanh do phòng Thương m˝i Qu˙c T˛, T chˇc Minh b˝ch Qu˙c t˛, Hi˚p ư c Toàn cu c a Liên hi˚p qu ... trong

Cơ cấu

tổ chức

Chiến

lượcHệ thống

Giá trị

chung

Kỹ năng

Đội ngũ

nhân

viên

Văn hóa

quản lý

Mô hình 7- S McKinsey

Cơ cấu tổ chức: là cách mà các bộ phận trong doanh

nghiệp được sắp xếp và cho biết ai cần báo cáo công việc

cho ai. Cơ cấu tổ chức là yếu tố dễ nhìn và dễ thay đổi nhất

trong mô hình 7-S.

Hệ thống: các hoạt động và quy trình hàng ngày mà nhân

viên và những người quản lý thực hiện để hoàn thành các

công việc của họ.

Giá trị chung: những yếu tố trọng tâm của mô hình 7-S,

đây là những quy tắc và tiêu chuẩn cho hành vi của nhân

viên cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, đây là

nền tảng tổ chức.

Văn hoá quản lý: là cách mà các nhà quản lý cấp cao điều

hành doanh nghiệp.

Đội ngũ nhân viên: cho biết những khả năng được yêu cầu

từ đội ngũ nhân viên, số lượng và chương trình tuyển dụng,

đào tạo cũng như khuyến khích, khen thưởng họ.

Kĩ năng: những kĩ năng và khả năng của nhân viên trong

doanh nghiệp. Khi có sự thay đổi, câu hỏi thường đặt ra là

những kĩ năng nào cần thiết để phát triển được chiến lược

hay cơ cấu tổ chức mới.

Bảy yếu tố của mô hình 7-S

Mô hình 7-S bao gồm nhóm yếu tố cứng và nhóm yếu tố mềm, liên hệ chặt chẽ với nhau và mô tả sự ảnh hưởng của một yếu tố tới

các yếu tố khác khi có sự thay đổi xảy ra (mô hình dưới đây). Các yếu tố cứng bao gồm Chiến lược, Cơ cấu tổ chức và Hệ thống; đây

là các yếu tố được định nghĩa và xác định đơn giản hơn, và là các yếu tố mà các nhà quản lý có thể tác động trực tiếp. Nhóm yếu tố

mềm bao gồm Văn hoá quản lý, Đội ngũ nhân viên và Kĩ năng, mặt khác, được miêu tả khó hơn và không dễ nhìn và bị ảnh hưởng

ít hơn bởi văn hoá doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai nhóm yếu tố này có vai trò quan trọng như nhau để dẫn tới sự thành công của

doanh nghiệp.

Sử dụng công cụ 7-S như thế nào?

Doanh nghiệp có thể sử dụng 7-S để đánh giá nhanh về hiện trạng chiến lược, cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý, kỹ năng, văn hóa

của doanh nghiệp thông qua trả lời một số câu hỏi căn bản. Đánh giá chi tiết hơn cần sử dụng thêm một số công cụ phân tích

chiến lược hoặc phân tích tổ chức khác, tùy theo mục tiêu của phân tích hiện trạng doanh nghiệp.

Page 9: B˜N˚TIN LANH˜ĐAO THAY˜ĐOI - ocd.vn · PDF filel trong kinh doanh do phòng Thương m˝i Qu˙c T˛, T chˇc Minh b˝ch Qu˙c t˛, Hi˚p ư c Toàn cu c a Liên hi˚p qu ... trong

Chiến lược:

Chiến lược của doanh nghiệp là gì?

Điểm khác biệt của doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp làm gì để đạt được mục tiêu?

Doanh nghiệp cạnh tranh bằng cách nào?

Doanh nghiệp làm gì để thích nghi với những thay

đổi trong môi trường kinh doanh?

Doanh nghiệp/các nhóm nhỏ trong doanh nghiệp

được tổ chức như nào?

Hệ thống cấp bậc của doanh nghiệp như nào?

Các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp hoạt

động như thế nào?

Các thành viên tổ chức và thống nhất hành động

như thế nào?

Quy trình đưa ra quyết định và quản lí tập trung hay

phân cấp?

Thông tin trong doanh nghiệp được chia sẻ qua các

kênh nào?

Cơ cấu tổ chức:

Hệ thống:

Các hệ thống kinh doanh và kĩ thuật chính của

doanh nghiệp là gì?

Các hệ thống được điều khiển và đánh giá ở

đâu/như thế nào?

Những quy định và quy trình nào được sử dụng để

đảm bảo hệ thống vận hành đúng?

Giá trị chung:

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp/nhóm như thế nào?

Sự khác nhau giữa các giá trị lý tưởng và giá trị thực

tế?

Các giá trị được thể hiện thế nào trong công việc

hàng ngày?

Đội ngũ nhân viên:

Các vị trí hoặc chuyên ngành nào có trong doanh

nghiệp?

Vị trí nào cần được bổ sung?

Có khoảng cách nào trong năng lực/nguồn lực cần

thiết không? Nếu có thì kế hoạch giải quyết như thế

nào?

Văn hoá quản lý:

Văn hoá quản lý/lãnh đạo có theo kiểu hợp tác hay

không?

Doanh nghiệp có được lãnh đạo hiệu quả không?

Quan điểm của nhân viên về văn hoá quản lý/lãnh

đạo của doanh nghiệp ra sao?

Nhân viên/Thành viên các nhóm có xu hướng cạnh

tranh hay hợp tác với nhau?

Các nhóm trong doanh nghiệp được chia theo từng

hoạt động/chức năng hay chỉ là các nhóm trên

danh nghĩa?

Các kĩ năng chính để phục vụ cho sản phẩm/ dịch

vụ chính của doanh nghiệp là gì? Các kĩ năng này

hiện có phổ biến trong đội ngũ nhân viên hay

không?

Có khoảng cách kĩ năng nào không?

Doanh nghiệp/các nhóm làm tốt nhất điều gì?

Nhân viên/thành viên các nhóm có đủ khả năng

làm việc hay không?

Các kĩ năng được quản lý, đánh giá và tạo điều kiện

phát triển như thế nào?

Kĩ năng:

Kết: Mô hình 7-S có thể được áp dụng cho bất kì tổ chức hay nhóm nào gặp vấn đề về hiệu quả công việc hay thay đổi trong cơ cấu,

môi trường. Những bài học thành công trên thế giới chỉ ra rằng, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất luôn đòi hỏi sự kết hợp

giữa những yếu tố cứng (chiến lược, cơ cấu, hệ thống) và những yếu tố mềm (giá trị, văn hóa, kỹ năng), bởi chiến lược và cơ cấu tổ chức

chỉ phát huy được hết khi dựa trên nền tảng văn hóa và giá trị chuẩn mực tồn tại trong doanh nghiệp.

Tham khảo và lược dịch: McKinsey 7S Model - Mô hình 7S . The McKinsey 7S Framework

Các câu hỏi có thể được đặt ra là:

Mời độc giả đón đọc Bản tin Lãnh đạo và Thay đổi số 14 với những bài viết chuyên môn xoanh quanh chủ đề kết nối chiến lược kinh doanh và chiến lược nhân sự.

Page 10: B˜N˚TIN LANH˜ĐAO THAY˜ĐOI - ocd.vn · PDF filel trong kinh doanh do phòng Thương m˝i Qu˙c T˛, T chˇc Minh b˝ch Qu˙c t˛, Hi˚p ư c Toàn cu c a Liên hi˚p qu ... trong

Trụ sở: 137 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (84 4) 3553 7799

VP Đại diện: Phòng 502, 18B Nam Quốc Cang, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Tel: (84 8) 3925 3985

Email: [email protected]

Website: www.ocd.vn

Facebook: https//www.facebook.com/OCDConsulting

© OCD.2015

CÔNG TY TƯ V�N QUAN LÝ OCDMọi ý kiến đóng góp xin gửi về