bàng bá lân viết - songdaoonline.comsongdaoonline.com/data/vuoneden/pdf/newsletter...

8
Bản Tin Liên Hữu 1 Mỗi năm khi cơn lạnh của mùa đông dịu lại, thì hương vị ấm áp của mùa xuân bắt đầu. Ấy chính là qui luật xoay vần của vũ trụ, thời gian tiếp nối nhau luân chuyển bốn mùa xuân hạ thu đông. Thế là một lần nữa Xuân lại về với con người trên đất, mỗi lần Xuân tới ta lại có dịp hồi tưởng đến những ngày Tết vui tươi đầy kỷ niệm, cùng những hương vị đậm đà nơi cố hương. Thi sĩ Bàng Bá Lân viết: Tết về nhớ bánh chưng xanh, Nhớ tràng pháo chuột nhớ tranh lợn gà. Nhớ cành đào thắm đầy hoa, Nhớ giây phút đợi giao thừa nghiêm trang. Nhớ ngũ vị nhớ chè lam, Nhớ cây nêu nhớ khánh vang tiếng sành. Nhớ tam cúc tết nhớ mình, Nhớ cân mứt lạc nhớ khoanh giò bì. Tngàn xưa tập tc ca dân tc ta coi Tết là dp trọng đại nht trong cnăm dài, là thời khc thiêng liêng không chvi Trời đất mà còn vi mỗi gia đình trong từng sphn ca mi con người. Nên Tết đối với người Việt Nam xa xứ không hẳn chỉ là hình ảnh của cái bánh chưng, của khoanh giò bì hay cân mứt lạc, mà là những hình ảnh mang tính cách thiêng liêng hơn. Nhớ về Tết là nhớ về không khí đón mừng Xuân vui tươi nhộn nhịp ở quê nhà, mà không một nơi nào

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bản Tin Liên Hữu 1

Mỗi năm khi cơn lạnh của mùa đông dịu lại, thì

hương vị ấm áp của mùa xuân bắt đầu. Ấy chính

là qui luật xoay vần của vũ trụ, thời gian tiếp nối

nhau luân chuyển bốn mùa xuân hạ thu đông.

Thế là một lần nữa Xuân lại về với con người

trên đất, mỗi lần Xuân tới ta lại có dịp hồi tưởng

đến những ngày Tết vui tươi đầy kỷ niệm, cùng

những hương vị đậm đà nơi cố hương. Thi sĩ

Bàng Bá Lân viết:

Tết về nhớ bánh chưng xanh,

Nhớ tràng pháo chuột nhớ tranh lợn gà.

Nhớ cành đào thắm đầy hoa,

Nhớ giây phút đợi giao thừa nghiêm trang.

Nhớ ngũ vị nhớ chè lam,

Nhớ cây nêu nhớ khánh vang tiếng sành.

Nhớ tam cúc tết nhớ mình,

Nhớ cân mứt lạc nhớ khoanh giò bì.

Từ ngàn xưa tập tục của dân tộc ta coi Tết là dịp

trọng đại nhất trong cả năm dài, là thời khắc

thiêng liêng không chỉ với Trời đất mà còn với

mỗi gia đình trong từng số phận của mỗi con

người. Nên Tết đối với người Việt Nam xa xứ

không hẳn chỉ là hình ảnh của cái bánh chưng,

của khoanh giò bì hay cân mứt lạc, mà là những

hình ảnh mang tính cách thiêng liêng hơn. Nhớ

về Tết là nhớ về không khí đón mừng Xuân vui

tươi nhộn nhịp ở quê nhà, mà không một nơi nào

Bản Tin Liên Hữu 2

ở phương trời xa có thể thay thế cách trọn vẹn

được.

Người Việt Nam coi Tết Nguyên Đán là Tết của

gia đình, Tết của mọi nhà. Nên từ xưa đã có

phong tục là hằng năm mỗi khi năm hết Tết đến

thì dù làm việc gì hay ở nơi đâu, kể cả những

người xa xứ cả hàng ngàn dặm, cũng mong được

về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày

Tết. Để qua đó mà được nhìn lại những cảnh cũ,

gặp lại những người xưa. Ấy có thể là ngôi

trường làng, sân chơi cũ, giếng nước xưa nơi mà

ta cùng những người bạn của một thời bé bỏng

dạo gót tung tăng. Nên về quê ăn Tết đối với

người Việt không chỉ là một khái niệm thông

thường, mà là một hành trình trở về lại nơi chôn

nhau cắt rốn, mảnh đất đã cho ta khá nhiều kỷ

niệm.

Tết còn là khoảnh khắc giao thời giữa mùa đông

với mùa xuân, điểm phân chia giữa cũ và mới.

Nên Tết đối với người Việt Nam còn là một ngày

thiêng liêng, ngày “Tống Cựu Nghinh Tân,” tiễn

đưa cái cũ tiếp nhận cái mới, do đó mà người

mình thường chuẩn bị cách chu đáo. Nhà thơ

Phan Ni Tấn trong bài “Cựu và Tân” viết:

Quét khắp xó xỉnh trong nhà,

Gom ngày tháng cũ tống ra ngoài đường.

Lòng khấp khởi lòng vấn vương,

Ðón ngày tháng mới đang bương bả vào.

Trong những ngày Tết, trên mọi nẻo đường đất

nước từ thành thị tới nông thôn chỗ nào cũng

tưng bừng đón Tết. Ai nấy đều coi Tết là cực kỳ

quan trọng cho cuộc đời tương lai của mình, và

vì tính cẩn thận sợ tiếp cái xấu cho cả năm người

Việt thường kiêng cữ nhiều hơn là làm trong

ngày Tết, nhất là trong ngày mùng một. Khi

tiếng pháo giao thừa vừa dứt là Năm Mới bắt

đầu, người ta theo mỹ tục kiêng tất cả các điều

như mạ lỵ, mắng chửi, đánh đập nhau. Kiêng gắt

gỏng, kiêng đòi nợ, hay vay mượn. Cữ buồn

giận, cữ nói lời xấu... Ðối với kẻ thù oán đố kỵ

mà đến ngày Tết cũng phả hỷ hả tha thứ, giữ hòa

khí để khỏi xui. Nên ca dao có câu: “Giận đến

chết, ngày Tết cũng vui.”

Tục truyền rằng ngày xưa có một người lái buôn

tên là Âu Minh, một lần kia khi tới hồ Thanh

Thủy thì được thủy thần ban cho con hầu tên là

Như Nguyện. Từ ngày có Như Nguyện trong

nhà, Âu Minh buôn bán làm ăn phát tài. Bữa nọ

nhằm ngày Tết vì tức giận Âu Minh đánh Như

Nguyện, nó sợ quá chạy trốn vào đống rác rồi

biến mất. Từ đó về sau Âu Minh buôn bán thua

lỗ, công việc làm ăn thất bại, thế là người ta coi

Như Nguyện như là một Thần Tài. Vì vậy mà

thậm chí có người kiêng cữ quét nhà trong ba

ngày Tết, sợ Thần Tài theo rác rến mất đi khiến

cả nhà nghèo túng.

Rồi trong phong tục Tết của Việt Nam còn có

nào là “hái lộc” vào đầu Năm Mới, sau giờ giao

thừa. Trong ngày mùng một Tết là tục “xông

đất” có hiệu quả cho sự may rủi trong năm, và

thì là “chúc Tết.”

Người bản xứ trong ngày đầu năm, gặp ai cũng

“Happy New Year” cả! Người Việt Nam không

thể chúc nhau đơn giản như thế, mà phải vui vẻ

ân cần mật thiết nói lên lời chúc khác nhau cho

từng người. Ðối với ông bà cha mẹ, con cháu

chúc cho mạnh khỏe sống lâu. Gặp vợ chồng trẻ

thì chúc đầu năm sanh con trai, cuối năm sanh

con gái. Gặp cô cậu đang tuổi cặp kê, thì chúc

cho sớm thành gia thất. Gặp quan quyền, thì

chúc mau thăng lon tiến chức. Gặp thương gia,

thì chúc cho buôn bán phát tài. Gặp nông gia thì

chúc mưa thuận gió hòa, mùa màng thu hoạch

Bản Tin Liên Hữu 3

tốt. Gặp sinh viên, học sinh thì chúc cho học

hành tấn tới thi cử đỗ đạt.

Chúc Tết là một tục lệ rất hay của người Việt, ta

dùng lời chúc để bày tỏ lòng ước mong cho

người thân, bạn hữu được hưởng những điều

lành. Mặc dù ta không chắc và chẳng có khả

năng để thực hiện những điều mình chúc, vì chỉ

có Trời thôi mới có thể làm được mọi sự. Hôm

nay nhân dịp Xuân đến, thay vì chúc, tôi xin

mượn lời của Môi-se trong Thi Thiên 90:12, để

“cầu xin Chúa” cho quý vị và tôi. Vì trên thực tế

cho thấy, là những lời ta thường dùng để chúc

cho nhau như hạnh phúc, giàu sang, khỏe mạnh

thì hình như chỉ có giá trị nhất thời trong lúc đó.

Ví dụ bài thơ rất hay mà người ta thường dùng

để chúc nhau trong những ngày Xuân như sau:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,

Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà.

Vài lời cung chúc tân niên mới,

Vạn sự an khang vạn sự lành.

Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều,

Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.

Gia đình hạnh phúc bè bạn quý,

Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

Nhưng sau mấy ngày Tết thì đâu cũng lại vào đó.

Vì “bạc tiền rủng rỉnh” đâu không thấy mà túng

thiếu bần hàn cứ vây quanh, nên thay vì “năm

mới” như lời chúc “sức khoẻ nhiều” thì sức

khoẻ lại càng suy yếu. Phần vì Năm Mới tăng

năm thêm tuổi, phần vì phải lo làm đầu tắt mặt

tối, ngày làm không đủ phải tranh thủ làm đêm,

để kiếm cho đủ ăn mà hao mòn. Dĩ nhiên ở đây

tôi không dám nói là những lời chúc Tết không

cần thiết, không có giá trị hay không quan trọng,

mà chỉ xin nhắc nhở là những lời chúng ta chúc

nhau ấy không có giá trị lâu dài hay bền vững.

Qua những tục ngữ ca dao như:

Lạy Trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy đầy bát cơm

Cho thấy Việt Nam là một dân tộc hữu thần, chỉ

tiếc là không biết rõ về Đấng mà mình tin thôi.

Từ khi chào đời tới khi qua đời người mình tin

rằng từng hành động của con người đều có Trời

chứng giám, tiếng “Trời” được phát xuất ra từ

cửa miệng dân chúng hằng ngày qua đời sống.

Lại còn lưu trữ trong kho tàn văn học và lưu

truyền qua nhiều thế hệ trong giới bình dân. Ta

có thể tìm thấy những tư tưởng ấy nhan nhản đó

đây, ví dụ như khi nói về sự tạo dựng muôn vật

thì có những câu sau:

Con chim nó hót trên cành,

Nếu Trời không có, có mình làm sao?

Con chim nó hót trên cao,

Nếu Trời không có, làm sao có mình?

Tự ngàn xưa người mình tin trước tất cả mọi sự

đã có Trời, Ngài làm nên tất cả. Người mình

cũng tin rằng Trời sinh ra con người và không bỏ

mặc mà nuôi cho sống. Do đó có những câu như:

“Trời sinh Trời dưỡng” hay “Trời sinh voi, Trời

sinh cỏ.” Cho nên hơn ai hết, trong Thi Thiên

90:12, vì nhận biết quyền năng cao cả và sự ban

cho của Ngài nên Môi-se dâng lời “cầu xin.” Lại

không xin những sự ban cho thường tình, mà

“cầu xin Chúa dạy” ông và dân sự của ông “biết

đếm các ngày” của họ ở trên đất để sống một đời

khôn ngoan. “Vì” như ông bảo “đời sống chóng

qua, rồi chúng tôi bay mất đi” (Thi Thiên

90:10b).

Thật đúng vậy! Đã là người thì không ai tránh

khỏi phải trải qua sinh lão bệnh tử, âu cũng là cái

số kiếp của một con người. Nhưng ở đời có mấy

ai được sống trọn đời, trọn kiếp. Vì bệnh tật, tai

nạn... tất cả đều có thể xảy đến bất cứ lúc nào,

Bản Tin Liên Hữu 4

cướp đi mạng sống của một người không kể đến

đau buồn nuối tiếc của người thân. Nên hôm nay

nhân dịp Xuân sang Tết đến này, thay vì chúc tôi

“cầu xin Chúa” ban cho quý vị có được một

mùa Xuân vui tươi ở dưới đất, và cùng mời quý

vị đến với Trời qua niềm tin đặt nơi Cứu Chúa

Giê-su, để mà có luôn cả một mùa Xuân phước

hạnh bất tận ở trên thiên đàng. Vì “trần gian

chẳng phải là nhà,” nên hãy đặt niềm tin vào

Chúa để mai sau được “đi về vĩnh cửu gặp Cha

trên trời.”

Mục sư Ức Chiến Thắng

Kính thưa quý ông bà Mục sư, Giáo sĩ, Truyền

đạo, con dân Chúa:

Chúng tôi vui mừng viết thư này đến với quý con

cái Chúa để thân mời quý vị cùng nhau chuẩn bị

tham dự cho Đại Hội Liên Hữu Tin Lành Báp-tít

Viêt Nam Bắc Mỹ lần thứ 31, khai mạc vào tối

Thứ Năm, ngày 02 và bế mạc trưa Chúa Nhật,

ngày 05 tháng 07 năm 2015 tại Dallas, Texas.

Đại Hội 31 sẽ diễn ra vào thời điểm rất quan

trọng đối với cộng đồng con cái Chúa đang sống

tha phương, vì nó đánh dấu bước ngoặt đặc biệt

của Liên Hữu Tin Lành Báp-tít Việt Nam tại Bắc

Mỹ: Kỷ niệm 40 năm Hội Thánh Chúa hiện hữu

tại Hòa Kỳ và Canada.

Vì vậy, vào chiều ngày Thứ Bảy, 04 tháng 07

(July 4th), chúng ta sẽ cùng đứng chung với các

hệ phái Tin Lành bạn tổ chức Chương Trình Kỷ

Niệm 40 Năm. Chương trình gồm các tiết mục ca

ngợi Chúa, cũng như tường trình công việc Chúa

chung của Liên Hệ Phái tại hải ngoại.

Đây là cơ hội đặc biệt để chúng ta cùng nhìn lại

ơn phước Chúa ban và những bài học của 40

năm Hội Thánh Tin Lành tại Bắc Mỹ, và cũng để

chúng ta tiến thêm bước nữa trong một linh trình

mới, với nỗ lực phát triển và gây dựng cộng việc

Chúa.

Chủ đề của Đại Hội là Hành Trình Mới (New

Journey), dựa vào lời Chúa trong sách Hê-bơ-rơ

11:16. Mong rằng qua Đại Hội nầy, chúng ta sẽ

có cơ hội để cùng nhìn lại quãng đường 40 năm

đã qua, và đồng thời, hướng đến tương lai, với

một hành trình mới, trong hoàn cảnh mới.

Hành trình mới do Chúa dẫn dắt chắc chắn sẽ

mang đến cho con dân Chúa những khải tượng

và chiến lược mới mẻ, để tiếp tục mang Tin Lành

của Chúa Jêsus đến với cộng đồng người Việt

sinh sống khắp nơi trên thế giới.

Thành phố Dallas, Texas là trung tâm lớn của

cộng đồng Việt Nam hải ngoại với nhiều sinh

hoạt và sự phát triển đa dạng. Quý vị sẽ có cơ

hội thăm các trung tâm thương mại của người

Việt, thăm viếng những người thân quen, và xin

cũng đừng quên thăm viếng nhiều cơ sở Hội

Thánh Tin Lành Báp-tít người Hoa Kỳ và Việt

Nam chúng ta.

Với những lý do trên, chúng tôi kêu gọi quí tôi

con Chúa khắp nơi cùng chúng tôi:

Bản Tin Liên Hữu 5

(1) Hết lòng cầu nguyện cho Đại Hội 31

(2) Nhiệt tình quảng bá Đại Hội 31 tại Hội

Thánh địa phương của quý vị

(3) Và ghi danh thật sớm để tham dự Đại Hội 31

Chúng tôi sẽ cố gắng gởi thông tin cập nhật

thường xuyên đến quý vị về Đại Hội 31 kể từ

hôm nay. Kính chúc hết thảy quý vị một Năm

Mới an bình, tràn đầy sức mới từ Chúa Cha nhân

từ, để cùng nhau mở mang Vương Quốc Chúa.

Rất mong được gặp tất cả quý vị tại Đại Hội 31,

Dallas, Texas.

Thay mặt Ban Tổ Chức,

Mục sư Nguyễn Tấn Dương

Hội Thánh Báp-tít Escondido ở tại thành phố

Escondido, California đã tổ chức Lễ Nhậm Chức

cho Tân Quản Nhiệm là Mục sư Khưu Kim

Phương vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy 14 tháng 2

năm 2015 được đầy ơn Chúa, với sự tham dự của

các tôi con Chúa xa gần ở nhiều nơi đến.

Bản Tin Liên Hữu 6

Hội Thánh Báp-tít Gaston do Mục sư Lê Hoàng

Trọng quản nhiệm ở thành phố Gastonia, North

Carolina vừa làm Lễ Cung Hiến Ngôi Thánh

Đường vào lúc 3 giờ chiều Chúa Nhật 15 tháng 2

năm 2015 được sự chúc phước của Chúa cách

đặc biệt, với sự tham dự của nhiều tôi con Chúa.

Đặc San TIN & SỐNG cơ quan ngôn luận của

Liên Hữu sẽ phát hành định kỳ trong năm. Mọi

thư từ liên lạc xin quý vị gởi về địa chỉ dưới đây:

316 Bessie Court

Greer, SC 29651

[email protected]

[email protected]

Muốn cập nhật địa chỉ, email, số điện thoại mới;

hoặc muốn gia nhập Liên Hữu, hay muốn đăng

tin sinh hoạt của Hội Thánh. Xin quý vị liên lạc:

Mục sư Ức Chiến Thắng

422 Tree Swallow Drive

Pensacola, Florida 32503

[email protected]

Mọi dâng hiến cho Liên Hữu xin quý vị đề

“Vietnamese National Baptist Fellowship” hoặc

“VNBF” trên check và gởi về Tổng Thủ Quỹ:

Mục sư Võ Đình Chương

209 Cole Road

Greenville, SC 29611

CHỦ TỊCH

Mục sư Phan Phước Lành

(206) 240-2605

[email protected]

PHÓ CHỦ TỊCH

Mục sư Đào Văn Chinh

(678) 488-5651

[email protected]

TỔNG THƯ KÝ

Mục sư Ức Chiến Thắng

(850) 292-2602

[email protected]

TỔNG THỦ QUỸ

Mục sư Võ Đình Chương

(919) 306-9105

[email protected]

VIỆN THẦN HỌC

Mục sư Trần Đào

(469) 387-9870

[email protected]

CƠ QUAN TRUYỀN GIÁO

Mục sư Lê Hồng Phúc

(281) 752-5685

[email protected]

LIÊN ĐOÀN NAM GIỚI

Mục sư Đặng Quy Thế

(214) 228-5546

[email protected]

LIÊN ĐOÀN PHỤ NỮ

Bà Đoàn Hưng Linh

(714) 277-5256

[email protected]

Bản Tin Liên Hữu 7

LIÊN ĐOÀN THANH NIÊN

Mục sư NC Lê Minh Tùng

(408) 483-7371

[email protected]

THIẾU NHI & NHI ĐỒNG

Bà Võ Minh Tân

(817) 966-4776

[email protected]

BAN YỂM TRỢ ĐẠI HỘI

Mục sư Khưu Kim Phương

(760) 845-4105

[email protected]

WEBSITE LIÊN HỮU

Mục sư Lê Thành Toàn

(214) 914-2349

[email protected]

Bản Tin Liên Hữu 8