bản tin v ăn phòng jica vi t nam · bản tin v ăn phòng jica vi ệt nam - tháng 9/2016 l p...

6
S12 (Tháng 9 năm 2016) Bn tin Văn phòng JICA Vit Nam JICA tiếp tc tài trdán xlý rác HLong (trang 2) Đẩy mnh hp tác Vit-Nht vcông nghnhà máy nước (trang 3) Hi tho vtăng cường năng lc qun lý tài chính doanh nghip (trang 4) Tp hun trin khai Stheo dõi sc khe bà mtrem (trang 5) JICA htrnâng cao cht lượng dch vy tế cho bnh vin ChRy (Trang 5) TIÊU ĐIỂM GI I PHÁP C I THI N MÔI TRƯỜNG N ƯỚC vic thiếu kinh nghim trong tiến hành các thtc liên quan đến tt ccác khâu tla chn tư vn, thiết kế chi tiết, thc hin mua sm ca nhà thu v.v... đều dn đến schm trtrong quá trình thc hin dán. Hin nay tlxlý nước thi khu vc thành ph t i Vi t Nam ch đạ t trên d ưới 1 0 % . JICA cũng như các tchc phát trin quc tế khác đều hết sc chú trng lĩnh vc xlý nước thi và có định hướng đẩy mnh hp tác trong lĩnh vc này, tuy nhiên thc trng cơ chế qun lý và thc hin dán nêu trên khiến cho đầu tư rt kém hiu qu. Vì vy, để đẩy nhanh tiến độ xây dng và phát trin hthng xlý nước thi ti Vit Nam, bên cnh vic htrvmt tài chính thì rt cn thiết phi tăng cường năng lc qun lý thc hin dán ca y ban nhân dân các địa phương. Nhng gii pháp cn thc hin Đim mu cht chính là tham kho nhng kinh nghim thc tế ca Nht Bn. Tnăm 1963 đến 1971, tlhoàn thành kế hoch 5 năm đối vi vic xây dng các công trình xlý nước thi ln thnht và ln thhai đều rt thp, chưa đạt đến con s70%. Nguyên nhân ch 5,3 năm là khong thi gian trung bình tính tthi đim ký kết Hip định vay vn đến khi bt đầu thi công ca mt dán nước thi ti Vit Nam. So vi dán giao thông mt 3,3 năm, dán đin lc mt 3,9 năm thì tiếc rng, 5,3 năm là mt khong thi gian quá dài. Ti sao li kéo dài như vy? JICA đã tiến hành điu tra nguyên nhân dn đến tình trng chm trin khai ca tng dán, và rút ra kết lun là do các dán nước thi không thuc cp Bqun lý mà do y ban nhân dân các tnh/thành phtrách. Chng hn đối vi các dán do BGiao thông Vn ti là cơ quan chqun cp trung ương làm chđầu tư thì Bsthành lp mt Ban qun lý dán (PMU) chung để trin khai l n l ượt cho các d án t ương t trên toàn qu c. Trong khi đó, các dán xlý nước thi ti địa phương thường được thc hin bi các PMU mi, được thành lp khi dán được phê duyt. Đa phn các y ban nhân dân và PMU trc thuc này đều mi ln đầu thc hin các dán nước thi ca JICA, là các dán có quy mô ln và phi tuân thcác quy định vmua sm quc tế. Chính vì vy chn Thượng lưu sông Tô Lch Hà Ni. Tlxlý nước thi ti các thành phln như Hà Ni, Thành phHChí Minh chđạt mc dưới 30%.

Upload: others

Post on 04-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 9/2016 l p “Trung tâm thoát n ư c Vi t Nam”, d án H p tác k- thu t “T ăng c ư%ng

Số 12 (Tháng 9 năm 2016)

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam

JICA tiếp tục tài

trợ dự án xử lý rác

ở Hạ Long (trang

2)

Đẩy mạnh hợp tác

Việt-Nhật về công

nghệ nhà máy

nước (trang 3)

Hội thảo về tăng

cường năng lực

quản lý tài chính

doanh nghiệp

(trang 4)

Tập huấn triển

khai Sổ theo dõi

sức khỏe bà mẹ trẻ

em (trang 5)

JICA hỗ trợ nâng

cao chất lượng

dịch vụ y tế cho

bệnh viện Chợ

Rẫy (Trang 5)

TIÊU ĐIỂM GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC

việc thiếu kinh nghiệm trong tiến hành các thủtục liên quan đến tất cả các khâu từ lựa chọn tư vấn, thiết kế chi tiết, thực hiện mua sắm của nhà thầu v.v... đều dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án.

Hiện nay tỉ lệ xử lý nước thải ở khu vực thành phố tại Việt Nam chỉ đạt trên dưới1 0 % . JICA cũng như các tổ chức phát triển quốc tế khác đều hết sức chú trọng lĩnh vực xửlý nước thải và có định hướng đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực này, tuy nhiên thực trạng cơ chế quản lý và thực hiện dự án nêu trên khiến cho đầu tư rất kém hiệu quả.

Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển hệ thống xử lý nước thải tại Việt Nam, bên cạnh việc hỗ trợ về mặt tài chính thì rất cần thiết phải tăng cường năng lực quản lý thực hiện dự án của Ủy ban nhân dân các địa phương.

Những giải pháp cần thực hiện

Điểm mấu chốt chính là tham khảo những kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản. Từ năm 1963 đến 1971, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 5 năm đối với việc xây dựng các công trình xửlý nước thải lần thứ nhất và lần thứ hai đều rất thấp, chưa đạt đến con số 70%. Nguyên nhânch

5,3 năm là khoảng thời gian trung bình tính từ thời điểm ký kết Hiệp định vay vốn đến khi bắt đầu thi công của một dự án nước thải tại Việt Nam. So với dự án giao thông mất 3,3 năm, dự án điện lực mất 3,9 năm thì tiếc rằng, 5,3 năm là một khoảng thời gian quá dài.

Tại sao lại kéo dài như vậy?

JICA đã tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm triển khai của từng dự án, và rút ra kết luận là do các dự án nước thải không thuộc cấp Bộ quản lý mà do Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phụ trách.

Chẳng hạn đối với các dự án do Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan chủ quản cấp trung ương làm chủ đầu tư thì Bộ sẽ thành lập một Ban quản lý dự án (PMU) chung để triển khai lần lượt cho các dự án tương tự trên toànquốc. Trong khi đó, các dự án xử lý nước thải tại địa phương thường được thực hiện bởi các PMU mới, được thành lập khi dự án được phê duyệt. Đa phần các Ủy ban nhân dân và PMU trực thuộc này đều mới lần đầu thực hiện các dự án nước thải của JICA, là các dự án có quy mô lớn và phải tuân thủ các quy định về mua sắm quốc tế. Chính vì vậy chọn

Thượng lưu sông Tô Lịch Hà Nội. Tỷ lệ xử lý nước thải tại các thành phố lớn như Hà Nội,

Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt mức dưới 30%.

Page 2: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 9/2016 l p “Trung tâm thoát n ư c Vi t Nam”, d án H p tác k- thu t “T ăng c ư%ng

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2016

lập “Trung tâm thoát nước Việt Nam”, dự án Hợp tác kỹ thuật “Tăng cường năng lực về quản lý nước thải” được bắt đầu khởi động từ tháng 2/2016.

Theo các kết quả nghiên cứu, Trung tâm thoát nước Việt Nam dự kiến có 3 chức năng chính như sau:

(1) Tổ chức đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thoát nước và xử lý nước thải; (2) Hỗ trợ chuyên gia để triển khai các dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các địa phương; (3) Tiến hành nghiên cứu, phát triển và chuẩn hóa các công nghệ, kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải.

Dự kiến đến tháng 10/2016, các kết quả nghiên cứu về việc thành lập, tổ chức Trung tâm thoát nước Việt Nam sẽ được biên soạn lại thành tài liệu, quy chếtổ chức. Từ tháng 11/2016 trở đi dự kiến sẽ tập trung xúc tiến các thủ tục thành lập Trung tâm.

Trong thời gian tới, các hỗ trợ về tài chính thông qua việc vay vốn ODA cũng như tiến hành nâng cao năng lực, kinh nghiệm thực hiện các dự án xử lý nước thải của các địa phương thông qua dự án Trung tâm thoát nước Việt Nam sẽ góp phần vào việc cải thiện môi trường nước tại Việt Nam.

Nguồn: Ông Katsurai Taro, Cố vấn hình thành dựán, bộ phận Môi trường nước đô thị (9/2014-9/2016)

chính là do sự thiếu năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án của các địa phương.

Ở thời điểm đó, ô nhiễm nước, ô nhiễm môi trường là những vấn đề khá nan giải của Nhật Bản. Chính phủnhận thấy chỉ có việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới có thể giải quyết tận gốc được các vấn đề này. Chính vì vậy, Nhật Bản đã đề ra kế hoạch xử lý nước thải 5 năm lần thứ ba, bắt đầu từ năm 1971 với quy mô triển khai gấp 3 lần so với lần thứ hai.

Trong bối cảnh các kế hoạch lần trước còn chưa hoàn thành do sự thiếu kinh nghiệm của các địa phương việc đưa ra kế hoạch mới có quy mô gấp 3 lần trước đó đã dẫn đến việc Nhật Bản phải thành lập một đơn vị có tên gọi Tổ chức xử lý nước thải Nhật Bản.

Tổ chức này tập hợp các kỹ sư có chuyên môn về xửlý nước thải tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka… để điều phối nguồn nhân lực một cách phù hợp nhất trên phạm vi cả nước và tùy theo yêu cầu của chính quyền địa phương, sẽ thực hiện việc xây dựng các trung tâm xử lý nước thải thay cho chính quyền địa phương.

Chính nhờ cơ cấu tổ chức như vậy mà từ kế hoạch lần 3 trở đi Nhật Bản đã hoàn thành trên 100% kế hoạch 5 năm đề ra, bỏ xa các quốc gia khác trong việc xây dựng và hoàn thành hệ thống xử lý nước thải trên toàn quốc.

Dựa trên mô hình thành công của Nhật Bản, theo đềxuất của Bộ Xây dựng Việt Nam với mong muốn thànhla l

JICA tiếp tục tài trợ dự án xử lý rác tại Hạ Long

Tàu thu gom, vận chuyển rác thải xử lý bằng nhiên liệu

sinh học

“Dự án thiết lập một hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải trên vịnh Hạ Long về bờ xử lý bằng nhiên liệu sinh học; xây dựng mô hình giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức cho cộng đồng bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long” được triển khai từ tháng 11/2013 đến tháng 9/2016 trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Phát triển của JICA.

Dự án là sự tiếp nối kết quả “Dự án hỗ trợ xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương tại Vịnh Hạ Long” và do UBND tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Chính quyền thành phố Sakai và Trường Đại học Phủ Osaka (Nhật Bản) thực hiện.

Bản) thực hiện.

Sau gần 3 năm triển khai, tuy là một Dự án hợp tác kỹ thuật với qui mô không lớn và trong quá trình hoạt động không tránh khỏi những khó khăn liên quan đến sự khác biệt về thủ tục hành chính giữa Việt Nam và Nhật Bản, Dự án này đã góp phần không nhỏ vào công tác bảo tồn Vịnh Hạ Long -Di sản Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận với một số kết quảđáng ghi nhận như sau:

Thứ nhất, về hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải, Dự án đã đóng mới và bàn giao cho Ban Quản lý Vịnh Hạ Long một tàu thu gom, vận chuyển rác thải xử lý bằng nhiên liệu sinh học.

Hoạt động trồng rừng ngập mặn

Page 3: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 9/2016 l p “Trung tâm thoát n ư c Vi t Nam”, d án H p tác k- thu t “T ăng c ư%ng

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2016

Đẩy mạnh hợp tác Việt- Nhật về công nghệ nhà máy nước

Ngày 30/8/2016 tại thành phố Huế, Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) và Cục cấp nước Thành phố Yokohama đã tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ Dự án “Cung cấp nước an toàn tại Việt Nam thông qua chương trình đào tạo kỹ thuật của công ty tư nhân Yokohama” nhằm trình bày và chia sẻ các thành quả đã đạt được của Dự án.

Tham gia Hội thảo về phía Việt Nam có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo các Sở, ngành liên quan của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế, lãnh đạo của hơn 60 công ty cấp thoát nước miền Trung và miền Nam; vềphía thành phố Yokohama (Nhật Bản) có ông Yama-guma Takahiro, Cục trưởng Cục cấp nước thành phốYokohama và đại diện các ban, ngành liên quan của thành phố Yokohama; về phía JICA có bà Asakuma Yumiko, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Kansai của JICA.

Dự án được triển khai trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Phát triển của JICA* từ năm 2013 với sựhợp tác của HueWACO và Cục cấp nước Thành phốYokohama với mục tiêu đẩy mạnh mạng lưới kinh doanh ngành nước giữa các đối tác Nhật Bản và ViệtNam thông qua hoạt động khảo sát và giới thiệu các sáng kiến công nghệ ngành nước thực tiễn của Hiệpthông

hội Doanh nghiệp Ngành Nước Yokohama và Cục cấp nước Thành phố Yokohama.

Tại buổi hội thảo, các công nghệ nhà máy nước tiên tiến của các công ty Nhật Bản như "Điều khiển châm hóa chất tự động sử dụng hệ thống SCADA" và "Phát hiện giám sát rò rỉ nước sử dụng thiết bị L-sign" đã được trình bày và giới thiệu rộng rãi đến các công ty cấp nước Việt Nam. Trước đó, trong khuôn khổ dựán, các công nghệ này đã được giới thiệu đến Hue-WACO và một số công ty cấp nước khác nhằm đẩy mạnh công tác quản lý tại các công ty.

Tại hội thảo, HueWACO và hai công ty thành viên của Cục cấp nước Thành phố Yokohama đã ký kết một số thỏa thuận kinh doanh, với kỳ vọng đẩy mạnh hợp tác giữa hai bên.

* Chương trình Đối tác Phát triển của JICA là chương trình hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở hỗ trợ các hoạt động hợp tác của các tổ chức phi chính phủ, trường đại học, chính quyền địa phương… của Nhật Bản mà có nguyện vọng tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người dân địa phương tại các nước đang phát triển.Chi tiết về Chương trình này xin tham khảo đường link: http://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/activities/activity02.html

Vịnh Hạ Long một tàu thu gom, vận chuyển rác thải xửlý bằng nhiên liệu sinh học.

Thứ hai, về công tác giáo dục môi trường, trong 3 năm, Dự án đã tổ chức các chương trình trồng rừng ngập mặn với tổng cộng trên 3.500 cây các loại ở Vịnh Hạ Long với sự tham gia của học sinh, sinh viên Nhật Bản và những đoàn viên thanh niên của thành phố HạLong.

Ngoài ra, Dự án cũng đã tổ chức thành công ba chuyến tập huấn về nâng cao năng lực quản lý môi trường tại thành phố Sakai (Osaka, Nhật Bản) cho 30 cán bộ của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cũng tổ chức các lớp học về giáo dục môi trường cho học sinh của Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Hùng Thắng vàTrường Trung học Phổ thông Chuyên Hạ Long.

Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hạ Long.

Dự án đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh thiết kế và phát 4.000 tờ rơi truyền thông về môi trường Vịnh Hạ Long cho người dân phường Hùng Thắng; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh xây dựng ba bộ tài liệu giáo dục môi trường cho học sinh các cấp. Những tài liệu này sẽ được nghiên cứu, xem xét đưa vào phối hợp giảng dạy tại các nhà trường.

Bên cạnh những tác động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long, Dự án còn là chiếc cầu nối thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa hai chính quyền tỉnh Quảng Ninh và thành phố Sakai.

Hệ thống SCADA dành cho kiểm soát châm

hóa tự động

L-sign: thiết bị giám sát rò rỉ

Page 4: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 9/2016 l p “Trung tâm thoát n ư c Vi t Nam”, d án H p tác k- thu t “T ăng c ư%ng

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2016

Hội thảo về tăng cường năng lực quản lý tài chính doanh nghiệp

Công ty TNHH Mua bán Nợ Việt Nam (DATC) vừa phối hợp với JICA và Công ty tư vấn IGPI tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả thực hiện Giai đoạn 3 của Dự án “Tăng cường năng lực quản lý tài chính doanh nghiệp triển khai tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước”.

Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của đại diện Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), đại diện Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty vận tải Biển Đông và lãnh đạo DATC.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Sakakibara -Cố vấn trưởng dự án JICA tại Việt Nam- đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực tài chính giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và quan hệ hợp tác giữa DATC và JICA nói riêng, và khẳng định JICA luôn sẵn sàng và nỗ lực hợp tác chặt chẽ hơn với Bộ Tài chính Việt Nam, DATC và các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam.

Hội thảo lần này đã tập trung vào quy trình đánh giá và lập kế hoạch tái cơ cấu dựa trên kết quả báo cáo của nhóm làm việc DATC – JICA – IGPI. Thay mặt Nhóm làm việc, bà Đoàn Thu Thủy –Phó Trưởng Ban Hợp tác Đối ngoại của DATC đã trình bày cách thức đánh giá và lập kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp theo kinh nghiệm của Nhật Bản và những kiến nghị nhằm cải thiện kỹ năng thực hiện tại DATC.

Đại diện IGPI cũng chia sẻ thêm một số kinh nghiệm về tái cấu trúc doanh nghiệp (DN) và các giải pháp để tăng khả năng tái cơ cấu doanh nghiệp thành công, điển hình là những giải pháp như: DATC cần chủ động trong đánh giá và lập mô hình tài chính cho DN tái cơ cấu, thảo luận kỹ lưỡng với DN các biện pháp thực hiện để tăng tính khả thi, phải lượng hóa bằng giá trị tuyệt đối tác động của từng biện pháp thực hiện tới kết quả tái cơ cấu... để từ đó đề xuất mức độ và cách thức xử lý nợ với từng chủ nợ trong phương án tái cơ cấu.

Phát biểu bế mạc tại Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc Phạm Mạnh Thường đã đánh giá cao sự giúp đỡ của Bộ Tài chính, JICA và đơn vị tư vấn đã dành cho DATC trong việc thực hiện dự án.

Đồng thời, ông Phạm Mạnh Thường cũng yêu cầu các đơn vị chuyên môn của DATC sử dụng kết quả của dự án để chia sẻ, tọa đàm nâng cao năng lực cho cán bộ DATC cũng như để bổ sung, hoàn chỉnh quy trình thực hiện tại DATC.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-09 dẫn đến sự gia tăng nợ xấu (NPL) trong khu vực tài chính Việt Nam và tỷ lệ nợ xấu trong ngành ngân hàng lên tới mức đáng báo động vào đầu những năm 2010. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nợ xấu tăng cao là kết quả kinh doanh yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Sự sụp đổ của những DNNN khổng lồ kéo theo rủi ro đổ vỡ ngân hàng và tác động tiêu cực đối với ngân sách chính phủvà, do vậy, việc tái cơ cấu về tài chính và kinh doanh của DNNN trở thành một nhiệm vụ cấp thiết đối với nền kinh tế Việt Nam.

Với bối cảnh như trên, Chính phủ Việt Nam yêu cầu Chính phủ Nhật Bản thực hiện hai dự án hợp tác kỹ thuật, một trong hai dự án đó nhằm hỗ trợ đổi mới DNNN. Dự án hợp tác kỹ thuật về Đổi mới DNNN là Dự án hỗ trợ tái cơ cấu tài chính và kinh doanh cho DNNN do Bộ Tài Chính, DATC và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đóng vai trò cơ quan thực hiện Dự án.

Dự án bắt đầu hoạt động từ ngày 1/3/2014 và kéo dài 3 năm. Mục tiêu của Dự án là tăng cường năng lực của Bộ Tài chính trong quản lý tài chính doanh nghiệp, với trọng tâm xây dựng cơ chế xử lý nợ của DNNN gắn liền với tái cơ cấu, nhờ vậy việc tái cơ cấu DNNN được đẩy mạnh thông qua quản lý một cách chắc chắn và hiệu quả.

Hình ảnh tại buổi hội thảo

Page 5: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 9/2016 l p “Trung tâm thoát n ư c Vi t Nam”, d án H p tác k- thu t “T ăng c ư%ng

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2016

Tập huấn triển khai Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em

Trong khuôn khổ hoạt động tiếp nối trong năm 2016 của JICA nhằm hỗ trợ Bộ Y Tế triển khai nhân rộng Sổ theo dõi Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (SổSKBMTE), từ ngày 12-16/9/2016 tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em – Bộ Y tế và JICA đã tổ chức khóa tập huấn giảng viên tuyến tỉnh cho các tỉnh dự kiến triển khai Sổ SKBMTE.

Tham dự lớp tập huấn có 32 học viên là nhân viên các Sở Y Tế và Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản –đầu mối triển khai Sổ SKBMTE- từ 8 tỉnh thành phố gồm Hà Nôi, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lào Cai và Lai Châu. Đây là 8 địa phương đang xây dựng kế hoạch triển khai Sổ bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau như ngân sách địa phương (V ĩnh Phúc, Lào Cai) , xã hộ i hóa (Hà N ộ i ) hoặc lồng ghép với các dự án trong y tế của Ngân hàng Thế giới (Nam Định, Hưng Yên) hoặc của Âu - EU (Sơn La, Lai Châu).

Liên minh Châu Âu - EU (Sơn La, Lai Châu).

Với phương pháp giảng dạy tích cực, trong 5 ngày tập huấn, các học viên đã được giới thiệu kỹlưỡng về nội dung của Sổ SKBMTE, cách thức thực hành ghi chép, sử dụng Sổ tại bệnh viện và tại cộng đồng, cách thức tư vấn cho người sử dụng và kỹthuật giảng dạy cơ bản…

Các học viên còn được đi tìm hiểu thực tế vềhiện trạng sử dụng Sổ tại tỉnh Thanh Hóa, một trong 4 tỉnh mà dự án JICA đã hỗ trợ triển khai Sổ từ năm 2011.

Sau khoá tập huấn, 32 học viên này được kỳvọng sẽ trở thành các giảng viên nòng cốt tại 8 tỉnh mục tiêu, tiếp tục truyền dạy cho các cán bộ y tế tại tuyến tỉnh, huyện và xã về Sổ SKBMTE, góp phần triển khai thành công Sổ tại địa phương.

Khóa tập huấn giảng viên tuyến tỉnh cho các tỉnh dự kiến

triển khai Sổ SKBMTE

JICA hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho Bệnh viện Chợ Rẫy

Ngày 26/8/2016, ông Yasuo Fujita –Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam- đã ký kết Biên bản Thảo luận “Dự án Hợp tác kỹ thuật Nâng cao Năng lực quản lý bệnh viện” với PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Tp. Hồ Chí Minh.

Dự án này nhằm mục tiêu: i) Nâng cao các dịch vụ y tế chất lượng cao lấy

người bệnh làm trung tâm; ii) Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm

khuẩn; R

Lễ kí kết Biên bản Thảo luận

Page 6: Bản tin V ăn phòng JICA Vi t Nam · Bản tin V ăn phòng JICA Vi ệt Nam - Tháng 9/2016 l p “Trung tâm thoát n ư c Vi t Nam”, d án H p tác k- thu t “T ăng c ư%ng

Bản tin Văn phòng JICA Việt Nam - Tháng 9/2016

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Văn phòng Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 04-3831-5005; Fax: 04-3831-5009;

Website: http://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/index.html

iii) Nâng cao năng lực liên kết giữa Bệnh việnChợ Rẫy và các bệnh viện liên quan.

Với những mục tiêu cụ thể như trên, Dự án sẽ hỗtrợ để Bệnh viện Chợ Rẫy có thể cung cấp các dịch vụ y tế tiên tiến và hỗ trợ chăm sóc y tế cho ngườida

dân sinh sống tại các tỉnh phía Nam.

Đây là dự án được mong đợi sẽ mang lại hiệu quả tối đa trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tếcủa Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Chợ Rẫy Hữu nghị Việt - Nhật, hiện đang được xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản.