bẢn tin sỐ 4vietnam-redd.org/upload/cms/content/redd projects/fcpf project/ban tin... · •...

6
TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VỀ REDD+ Ủy ban thành viên Quỹ Các-bon quyết định kéo dài thời gian hoạt động của Quỹ Các-bon từ ngày 31 tháng 12 năm 2020 tới ngày 31 tháng 12 năm 2025. Các Chương trình Giảm phát thải quy mô lớn thuộc Quỹ Các-bon mang lại tiềm năng chuyển đổi hơn 100 triệu ha đất ở 11 quốc gia. 11 nước trong danh sách chờ tham gia Quỹ Các- bon đã ký Ý định thư. Đây là bước đầu tiên tiến tới Hiệp định Giảm phát thải (ERPA). Tại cuộc họp Ủy ban thành viên lần thứ 19 (COP19) ngày 17-19/5 tại Washington DC, các nước đã thông qua Nghị quyết PC/19/2015/4 bổ sung thêm 5 triệu USD cho Việt Nam để thực hiện các hoạt động sẵn sàng thực thi REDD+ giai đoạn 2016-2018. Như vậy, tới nay đã có 15 quốc gia tham gia Quỹ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ đi đến giai đoạn giữa kỳ, trong đó 8 quốc gia đã nhận được khoản tài trợ bổ sung 5 triệu USD cho mỗi nước. BẢN TIN SỐ 4 DỰ ÁN “HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM” Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ đối tác các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF)/ Ngân hàng Thế giới tài trợ không hoàn lại 3,8 triệu USD và được thực hiện trong 3 năm (2013-2015). REDD+ là sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các-bon của rừng và quản lý bền vững tài nguyên rừng. Tháng 5/2015

Upload: others

Post on 14-Jan-2020

15 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN SỐ 4vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects/FCPF Project/Ban tin... · • Từ ngày 23-31/3, đoàn chuyên gia tư vấn có chuyến công tác tại Quảng

TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VỀ REDD+

• Ủy ban thành viên Quỹ Các-bon quyết định kéo dài thời gian hoạt động của Quỹ Các-bon từ ngày 31 tháng 12 năm 2020 tới ngày 31 tháng 12 năm 2025.

• Các Chương trình Giảm phát thải quy mô lớn thuộc Quỹ Các-bon mang lại tiềm năng chuyển đổi hơn 100 triệu ha đất ở 11 quốc gia.

• 11 nước trong danh sách chờ tham gia Quỹ Các-bon đã ký Ý định thư. Đây là bước đầu tiên tiến tới Hiệp định Giảm phát thải (ERPA).

• Tại cuộc họp Ủy ban thành viên lần thứ 19 (COP19) ngày 17-19/5 tại Washington DC, các nước đã thông qua Nghị quyết PC/19/2015/4 bổ sung thêm 5 triệu USD cho Việt Nam để thực hiện các hoạt động sẵn sàng thực thi REDD+ giai đoạn 2016-2018. Như vậy, tới nay đã có 15 quốc

gia tham gia Quỹ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ đi đến giai đoạn giữa kỳ, trong đó 8 quốc gia đã nhận được khoản tài trợ bổ sung 5 triệu USD cho mỗi nước.

BẢN TIN SỐ 4

DỰ ÁN “HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM”

Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ đối tác các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF)/Ngân hàng Thế giới tài trợ không hoàn lại 3,8 triệu USD và được thực hiện trong 3 năm (2013-2015). REDD+ là sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các-bon của rừng và quản lý bền vững tài nguyên rừng.

Tháng 5/2015

Page 2: BẢN TIN SỐ 4vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects/FCPF Project/Ban tin... · • Từ ngày 23-31/3, đoàn chuyên gia tư vấn có chuyến công tác tại Quảng

HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN “HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM”

• Từ ngày 16-21/3, Ban quản lý dự án (BQLDA) Trung ương làm việc tại hai thôn R’Bút và N’Đóh, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông hướng dẫn phương pháp và trình tự các bước giao đất lâm nghiệp, các bước lập kế hoạch quản lý rừng bền vững và thảo luận vấn đề xây dựng mô hình thí điểm REDD+. Kết quả làm việc cho thấy hai thôn N’Đóh và R’Bút có đủ điều kiện tài nguyên rừng, điều kiện pháp lý để được giao đất lâu dài cho người dân. Quyết định tạm giao đất của UBND huyện Đắk G’long sẽ hết hiệu lực vào năm 2015. Vì vậy cần tiếp tục thực hiện giao đất lâm nghiệp cho từng thôn với sự giúp đỡ kỹ thuật từ dự án.

• Từ ngày 23-31/3, đoàn chuyên gia tư vấn có chuyến công tác tại Quảng Bình, Quảng Trị để hỗ trợ các tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện thí điểm mô hình sẵn sàng thực hiện REDD+ phù hợp với kế hoạch hoạt động năm 2015; thảo luận chi tiết nội dung cho việc chuẩn bị xây dựng Đề án thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Bình; trao đổi các công việc cần phối hợp thực hiện giữa tỉnh và dự án để thực hiện cổ phần hóa Công ty lâm nghiệp Bến Hải.

• Ngày 18/4 tại thành phố Hà Tĩnh, Tổng cục Lâm nghiệp và BQLDA Trung ương đã phối hợp tổ chức Hội thảo kỹ thuật chuẩn bị xây dựng Văn kiện Chương trình Giảm phát thải (ERPD) với sự tham gia của sáu tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Các bên đều tỏ rõ quyết tâm hoàn thành ERPD đúng hạn vào tháng 10/2015. Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” làm đầu mối điều phối hỗ trợ sáu tỉnh về kỹ thuật và nguồn lực trong suốt quá trình xây dựng ERPD. Hiện nay các tỉnh đã bước đầu thu thập được dữ liệu cần thiết phục vụ xây dựng Văn kiện.

• Liên quan tới công tác đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức về REDD+, BQLDA Trung ương phối hợp với Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tổ chức các khóa đạo tạo cho các đối tượng là các cán bộ cơ quan nhà nước, nhà báo, giới truyền thông và các tổ chức phi chính phủ nhằm nâng cao năng lực quản lý, vận hành và nhận thức về biến đổi khí hậu và REDD+. Từ cuối tháng 4/2015 đến nay đã tổ chức được ba trong tổng số chín khóa cần thực hiện.

• Từ ngày 22-28/3, BQLDA Trung ương hỗ trợ BQLDA tỉnh Đắk Nông xây dựng nhóm tiểu giáo viên phục vụ công tác nâng cao nhận thức ở cấp xã, thôn bản, thống nhất khung chương trình và bài giảng đào tạo cho đối tượng là người dân địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số.

• BQLDA tỉnh Quảng Bình tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và REDD+ cho các đối tượng khác nhau trên địa bàn tỉnh: hai cuộc cho lực lượng Kiểm lâm bao gồm các Hạt

Page 3: BẢN TIN SỐ 4vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects/FCPF Project/Ban tin... · • Từ ngày 23-31/3, đoàn chuyên gia tư vấn có chuyến công tác tại Quảng

kiểm lâm, đội kiểm lâm và Chi cục kiểm lâm tỉnh từ ngày 07-10/4, ba lớp tập huấn cho các chủ rừng và người dân tại hai xã miền núi là Trường Sơn và Lâm Thủy từ ngày 07-14/5 và bốn cuộc cho người dân bốn thôn thí điểm dự án từ ngày 18-21/5.

• Ngày 23/4 tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, BQLDA tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với Trường THCS - THPT Lê Duẩn tổ chức phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền với chủ đề “Bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống”. Cuộc thi thu hút 300 em học sinh tham gia, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết cho các em về vai trò, lợi ích của rừng đối với cuộc sống. Đồng thời tạo điều kiện để các em thể hiện, phát huy năng khiếu hội họa.

• Ngày 08/3, BQLDA tỉnh Quảng Trị đã tổ chức chuyến tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) tại Lâm Đồng cho các thành viên Ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh, cán bộ BQLDA tỉnh và các cán bộ kiểm lâm Quảng Trị. Theo kinh nghiệm của Lâm Đồng, ngoài sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật, thì tất cả các bước thực hiện đều phải có sự tham gia của cán bộ dự án để nắm rõ quá trình thực hiện và để dễ triển khai về sau. Quá trình tính toán, xác định trữ lượng các-bon cần phải kết hợp với số liệu kiểm kê rừng qua các thời kỳ để có kết quả chính xác nhất.

VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM PHÁT THẢI (ERPD)

FCPF bao gồm hai nhánh quỹ: Quỹ sẵn sàng thực hiện REDD+ và Quỹ Các-bon. Quỹ sẵn sàng thực hiện REDD+ nhằm mục tiêu hỗ trợ các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới xây dựng các hệ thống quản trị và chính

sách để sẵn sàng thực hiện REDD+. Quỹ Các-bon được thiết kế để chi trả cho kết quả giảm phát thải khí nhà kính từ REDD+.

Các cột mốc trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+

Hiện tại Quỹ Các-bon đã hoàn tất việc lựa chọn 11 Ý tưởng đề xuất tham gia Quỹ Các-bon (ER-PIN), bao gồm Mexico, Guatemala, Costa Rica, Cộng hòa Dân chủ Congo, Peru, Chile, Ghana, Nepal, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam. Các nước sẽ chuyển sang giai đoạn

xây dựng ERPD dựa trên ER-PIN được phê duyệt. Các nước thành viên Quỹ Các-bon tiếp đó sẽ xem xét lựa chọn các Chương trình Giảm phát thải để tiến tới việc ký kết Hiệp định Giảm phát thải (ERPA).

Quỹ sẵn sàng thực hiện REDD+

Xây dựng Đề xuất Triển khai

Đề xuất chuẩnbị sẵn sàng thực

hiện REDD+(R-PP)

Chuẩn bị Sẵn sàng

Báo cáotiến độ giữa kỳ

Phê duyệtbáo cáo đánh giámức độ sẵn sàngthực hiện REDD+

R-Package phải được Cácbên tham gia phê duyệt trướckhi Chương trình Giảm phát

thải đề xuất được nộp vàERPA được ký kết

Ý tưởng đềxuất tham giaQuỹ Các-bon

(ER-PIN)

Văn kiệnGiảm phát thải

(ERPD)

Ký kết hiệp địnhgiảm phát thải

(ERPA)

Quỹ Các-bon

Page 4: BẢN TIN SỐ 4vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects/FCPF Project/Ban tin... · • Từ ngày 23-31/3, đoàn chuyên gia tư vấn có chuyến công tác tại Quảng

Các bước triển khai từ ER-PIN đến ERPA

Chương trình Giảm phát thải đề xuất của Việt Nam (ER Program) gồm toàn bộ Vùng Sinh thái Nông nghiệp Bắc Trung Bộ với tổng diện tích đất khoảng 5,1 triệu héc-ta (chiếm 16% tổng diện tích đất đai của Việt Nam), trong đó 80% là núi đồi và phần còn lại là các đồng bằng ven biển có diện tích đất canh tác nông nghiệp chiếm 14% diện tích tự nhiên. Vùng chương trình bao gồm 06 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đây là nơi cư trú của 11 triệu người (chiếm 12% tổng dân số). Dữ liệu giám sát quốc gia về độ che phủ rừng của Cục kiểm lâm năm 2012 cho thấy khoảng 44 % (2,3 triệu héc ta) diện tích của Chương trình Giảm phát thải là rừng; gần như toàn bộ diện tích (95%) là rừng tự nhiên. Trên một nửa (1,7 triệu héc-ta) của đất rừng vùng này nằm dưới sự quản lý của nhà nước, gần 1/3 (0,9 triệu héc-ta) đã được giao cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng thôn bản.

Chính phủ Việt Nam đã trình ER-PIN vào tháng 6/2014 tại cuộc họp lần thứ 11 của Quỹ Các-bon và được các nước thành viên phê duyệt. Ngay sau đó Việt Nam đã nhận thêm $650,000 để xây dựng ERPD, đồng thời ký kết với Ngân hàng Thế giới Ý định thư vào tháng 1/2015 đồng ý về mặt nguyên tắc việc chi trả cho Chương trình Giảm phát thải. Hiện tại Việt Nam đang nỗ lực xây dựng ERPD và dự kiến trình bản cuối cùng tại cuộc họp các nước thành viên lần thứ 15 của Quỹ Các-bon vào tháng 3/2016.

Hầu hết yêu cầu thông tin cho ERPD sẽ được xây dựng dựa vào quá trình chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+. FCPF đã ban hành Mẫu Văn kiện ERPD tóm tắt tất cả các thông tin yêu cầu cung cấp. Quỹ Các-bon đã xây

dựng một Khung phương pháp luận nhằm cung cấp những hướng dẫn và có vai trò như bộ tiêu chuẩn đảm bảo cách tiếp cận nhất quán trong tài chính các-bon và các đặc tính chương trình. Khung phương pháp luận bao gồm bộ 38 tiêu chí và 74 chỉ số (C&I) xây dựng chi tiết những yêu cầu đối với Chương trình Giảm phát thải được thí điểm từ Quỹ Các-bon, gồm 5 phần chính: Mức độ mong đợi, tài chính các-bon, Chính sách bảo đảm an toàn, Thiết kế và thực hiện chương trình bền vững và các giao dịch Chương trình Giảm phát thải.

Các quy trình này sẽ dẫn tới bước cuối cùng là ký kết ERPA nhằm xác định các cơ chế giao dịch mua và bán “chi trả dựa trên kết quả” - bao gồm việc thẩm định báo cáo môi trường và xã hội theo yêu cầu được đề cập trong ERPD. Ngân hàng sẽ xem xét và làm rõ ERPD, Dữ liệu đảm bảo an toàn và tất cả các kế hoạch/tài liệu khác liên quan về các biện pháp đảm bảo an toàn.

Các nội dung ERPD tuân thủ theo nhiều yếu tố liên quan tới chính sách đảm bảo an toàn của Ngân hàng Thế giới áp dụng cho các dự án như số liệu nền cơ bản về kinh tế và xã hội; phân tích các nguyên nhân của mất rừng và suy thoái rừng; đánh giá quyền sử dụng đất và tài nguyên; luật pháp có liên quan của quốc gia, vùng và địa phương, khung quy chế và quy định; các cơ chế chia sẻ thông tin và tham vấn các bên liên quan, vv. Hầu hết các thông tin này sẽ được thu thập khi thực hiện chính sách đảm bảo an toàn trong giai đoạn Sẵn sàng thực hiện REDD+, bao gồm Đánh giá Môi trường và Xã hội chiến lược (SESA), Khung quản lý Môi trường và Xã hội (ESMF) và các tài liệu chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ có liên quan khác.

Soát xét toàn diện Chương trình Giảm phát thảiĐánh giá các yếu tố kỹ thuật (ví dụ: REL, MRV) và yếutố chương trình (ví dụ: các sắp xếp cấp địa phương,chia sẻ lợi ích) theo Khung Phương pháp luận của Quỹ Các-bon (Ban thư ký, Thành viên Quỹ Các-bon)

Soát xét toàn diện của Ngân hàng Thế giớiThẩm định Chương trình và đánh giá thực hiện chínhsách đảm bảo an toàn (bao gồm đánh giá các vấn đề và rủi ro về mặt kinh tế, kỹ thuật, thể chế, tài chính và các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội và môi trường (Ngân hàng Thế giới) Trình Báo cáo đánh giá sẵn sàng thực hiện REDD+ (các nước tham gia REDD+) và được

tán thành (Thành viên Quỹ Các-bon)

1. 2. 3.Trình ER-PIN(Quốc gia tham gia REDD+ hoặc cơ quan được ủy quyền)

Đánh giá ER-PIN và lựa chọnđưa vào Danh sách chờ (Thành viên Quỹ Các-bon và Ngân hàng Thế giới)

Ký Ý định thư (Quốc gia tham gia REDD+/cơ quan được ủy quyềnvà Ngân hàng Thế giới).

Trình ERPD (Quốc gia tham gia REDD+hoặc cơ quan được ủy quyền)

5.6. Đánh giá và lựa chọn ERPD (Thành viên Quỹ Các-bon và Ngân hàng Thế giới)

7.Thương thảo và ký ERPA(Ngân hàng Thế giới và Thành viên Quỹ Các-bon)

8. Thực hiện, Thẩm định và Chi trả (Thành viên Quỹ Các-bon và Quốc gia tham gia REDD+/cơ quan được ủy quyền)

Dự thảo ERPD (Quốc gia tham gia REDD+/cơ quan được ủy quyềnvới sự hỗ trợ kỹ thuật củaNgân hàng Thế giới)

4.

Trình Báo cáo đánh giá sẵn sàng thực hiện REDD+ (Quốc gia tham gia REDD+) và được tán thành (Thành viên Quỹ Các-bon)

Page 5: BẢN TIN SỐ 4vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects/FCPF Project/Ban tin... · • Từ ngày 23-31/3, đoàn chuyên gia tư vấn có chuyến công tác tại Quảng

Các tiêu chí và chỉ số về Chính sách đảm bảo an toàn trongKhung Phương pháp luận

Tiêu chí 24: Chương trình Giảm phát thải đáp ứng các chính sách đảm bảo an toàn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới đồng thời thúc đẩy, hỗ trợ chính sách về đảm bảo an toàn trong hướng dẫn của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) liên quan tới thực hiện REDD+.

Chỉ số 24.1: Thông qua việc thiết kế và thực hiện, Chương trình Giảm phát thải thể hiện việc đáp ứng các chính sách về đảm bảo an toàn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới như thế nào, cũng như việc thúc đẩy và hỗ trợ chính sách về đảm bảo an toàn trong hướng dẫn của UNFCCC liên quan tới thực hiện REDD+.

Chỉ số 24.2: Các Kế hoạch An toàn giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội, bao gồm các biện pháp giảm thiểu rủi ro liên quan được xác định trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ cấp quốc gia. Ví dụ, trong quá trình thực hiện SESA và ESMF có liên quan tới bối cảnh Chương trình Giảm phát thải cụ thể cần chú ý tới các khung quy định thể chế và pháp lý hiện hành. Các Kế hoạch An toàn được chuẩn bị đồng thời với ERPD và được công bố rộng rãi tới các bên liên quan bị ảnh hưởng theo cách thức và ngôn ngữ phù hợp.

Tiêu chí 25: Trong suốt quá trình thực hiện Chương trình Giảm phát thải, cần cung cấp thông tin chứng minh Chương trình Giảm phát thải đáp ứng những yêu cầu về các chính sách đảm bảo an toàn môi trường và xã hội của Ngân hàng Thế giới như thế nào, cũng như giải quyết và tôn trọng các chính sách về đảm bảo an toàn trong hướng dẫn của UNFCCC liên quan đến REDD+.

Chỉ số 25.1: Việc bố trí phân công giám sát các chính sách đảm bảo an toàn phù hợp nêu tại Tiêu chí 24 được đề cập trong các Kế hoạch An toàn.

Chỉ số 25.2: Trong quá trình thực hiện Chương trình Giảm phát thải, thông tin về thực hiện các Kế hoạch An toàn được nêu trong phụ lục của

báo cáo giám sát Chương trình Giảm phát thải và báo cáo tiến độ tạm thời. Thông tin này cần được phổ biến rộng rãi tới các bên liên quan. Thông tin này đồng thời cùng là thông tin đầu vào cho Hệ thống thông tin An toàn quốc gia (SIS) cung cấp thông tin về việc các biện pháp đảm bảo an toàn được thực hiện và tôn trọng như thế nào theo yêu cầu trong hướng dẫn của UNFCCC liên quan đến REDD+ một cách phù hợp.

Tiêu chí 26: Một Cơ chế Giải quyết Khiếu nại và Phản hồi thông tin (FGRM) phù hợp được xây dựng trong giai đoạn Chuẩn bị Sẵn sàng hoặc cơ chế hiện có cần dựa trên các thể chế, khung pháp lý, cơ chế và năng lực hiện có.

Chỉ số 26.1: Đánh giá và công bố rộng rãi FGRM hiện có, bao gồm các FGRM theo luật tục đang áp dụng. Cơ chế GFRM áp dụng cho Chương trình Giảm phát thải cần thể hiện các điểm sau: Tính hợp pháp, tính dễ tiếp cận, tính có thể dự đoán, tính công bằng, tính tương thích về quyền, minh bạch và khả năng giải quyết khiếu nại ở phạm vi rộng, bao gồm những vấn đề liên quan đến phân bổ lợi ích; Tiếp cận chuyên môn và các nguồn lực đầy đủ để vận hành FGRM.

Chỉ số 26.2: Bản mô tả các thủ tục FGRM, nằm trong kế hoạch chia sẻ lợi ích và/ hoặc các Kế hoạch An toàn liên quan, nêu rõ quy trình cần phải thực hiện để tiếp nhận, sàng lọc, giải quyết, giám sát, và báo cáo những phản hồi, khiếu nại hoặc các mối quan ngại mà các bên liên quan đưa ra. Như vậy, Kế hoạch Chia sẻ Lợi ích và/hoặc các Kế hoạch An toàn có liên quan và/hoặc Văn kiện Chương trình Giảm phát thải mô tả mối quan hệ giữa các FGRM ở cấp địa phương, cấp vùng và cấp quốc gia.

Chỉ số 26.3: Trong quá trình đánh giá như đề cập trong Chỉ số 26.1, nếu thấy cần thiết có thể có kế hoạch cải thiện FGRM.

Page 6: BẢN TIN SỐ 4vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/REDD projects/FCPF Project/Ban tin... · • Từ ngày 23-31/3, đoàn chuyên gia tư vấn có chuyến công tác tại Quảng

Cấu trúc của Văn kiện Giảm phát thải

1. Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện Chương trình Giảm phát thải đề xuất

2. Bối cảnh và lý do chiến lược thực hiện chương trình giảm phát thải

3. Vị trí Chương trình Giảm phát thải

4. Mô tả hoạt động và can thiệp được thực hiện trong Chương trình Giảm phát thải đề xuất

5. Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

6. Kế hoạch thực hiện và tài chính

7. Bể chứa các-bon, nguồn và mức hấp thụ

8. Mức phát thải tham chiếu

9. Bước tiếp cận đo lường, giám sát và báo cáo

10. Sự chuyển dịch

11. Sự đảo chiều

12. Tính không chắc chắn trong tính toán giảm phát thải

13. Tính toán giảm phát thải

14. Biện pháp bảo đảm an toàn

15. Sắp xếp chia sẻ lợi ích

16. Lợi ích phi các-bon

17. Quyền giảm thiểu phát thải

18. Hệ thống đăng kí và quản lý dữ liệu