bản tin số 27 chúa nhật i mùa vọng năm b ngày 30.11 · 3 như giáo lý dạy, xưng...

8
1 THÁI ĐỘ MONG CHCHÚA ĐẾN Kính thưa cộng đoàn, Chúng ta bước vào Mùa Vọng, hay còn gọi là mùa Ad. Mùa Vọng, nguyên nghĩa tiếng Latin Adventus, (có nghĩa là đến, quang lâm). Thời thánh Giáo hoàng Grêgôriô I, thời gian chuẩn bị đón chờ Chúa đến trước lễ Giáng Sinh kéo dài bốn tuần được gọi là Mùa Vọng. Hỏi: Chúa đã đến chưa? Chúng ta phải khẳng định với nhau rằng: Chúa đã đến rồi. Vậy chúng ta còn mong chờ Chúa nào nữa? Mùa Vọng Giáo hội đang sống là sống với hai chiều kích: một là tưởng niệm biến cố Nhập thể làm người của Đức Giêsu Con Thiên Chúa khi Ngài sinh bởi Ðức Trinh Mữ Maria; hai là chờ đợi Chúa trở lại trong vinh quang để "phán xét kẻ sống và người chết", như chúng ta vẫn đọc trong kinh Tin Kính. Đó là lý do chữ "chờ đợi" được người ta nhắc nhiều đến trong Mùa Vọng. Các lễ nghi cử hành Phụng vụ trong Mùa Vọng, từ màu sắc, các bài đọc, các bài thánh ca đều diễn tả niềm hy vọng với lời cầu xin tha thiết: Maranatha Ngài ơi hãy đến, Ngài đến mau đi”, và hơn thế nữa dân Do Thái kêu van: Xin Ngài xé tầng trời mà ngự xuống”. Vì sống cả hai chiều kích, nên người kitô hữu phải mang tâm tình của dân Cựu Ước và của chính mình ngày hôm nay. Mùa Vọng trong Kinh Thánh: Các bài đọc Thánh lễ trong Mùa Vọng làm chúng ta nhớ đến sự mong chờ Đấng Cứu Thế đến của Dân Do Thái, Đấng mà ngôn sứ đã loan báo: "Từ gốc tổ Giêsê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thần khí Ðức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Ðức Chúa. Lòng kính sợ Ðức Chúa làm cho Người hứng thú, Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở..." (Is 11, 1-10). Phụng vụ Lời Chúa trong Mùa Vọng cũng nhắc lại việc Đức Maria cưu mang và sinh hạ Đấng Cứu Thế: thiên thần Gabriel hiện ra với Đức Maria và báo cho Mẹ biết rằng: "Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận (...) Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa." (Lc 1, 26-38) Gioan Tẩy Giả, con trai của Êlisabét và là anh em họ với Chúa Giêsu, xuất hiện trước để loan báo việc Con Thiên Chúa đến, kêu gọi mọi người hoán cải và rao giảng rằng: "Có Ðấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh Bn Tin S27 Chúa Nht I Mùa Vọng Năm B Ngày 30.11.2014

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản Tin Số 27 Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B Ngày 30.11 · 3 Như giáo lý dạy, xưng tội là thành phần của bí tích giải tội. Ngày nay người ta còn dùng

1

THÁI ĐỘ MONG CHỜ CHÚA ĐẾN

Kính thưa cộng đoàn,

Chúng ta bước vào Mùa

Vọng, hay còn gọi là mùa

Ad. Mùa Vọng, nguyên

nghĩa tiếng Latin là

Adventus, (có nghĩa là đến,

quang lâm). Thời thánh Giáo

hoàng Grêgôriô I, thời gian chuẩn bị đón chờ Chúa

đến trước lễ Giáng Sinh kéo dài bốn tuần được gọi

là Mùa Vọng.

Hỏi: Chúa đã đến chưa? Chúng ta phải khẳng

định với nhau rằng: Chúa đã đến rồi. Vậy chúng

ta còn mong chờ Chúa nào nữa?

Mùa Vọng Giáo hội đang sống là sống với hai

chiều kích: một là tưởng niệm biến cố Nhập thể

làm người của Đức Giêsu Con Thiên Chúa khi

Ngài sinh bởi Ðức Trinh Mữ Maria; hai là chờ đợi

Chúa trở lại trong vinh quang để "phán xét kẻ sống

và người chết", như chúng ta vẫn đọc trong kinh

Tin Kính. Đó là lý do chữ "chờ đợi" được người ta

nhắc nhiều đến trong Mùa Vọng. Các lễ nghi cử

hành Phụng vụ trong Mùa Vọng, từ màu sắc, các

bài đọc, các bài thánh ca đều diễn tả niềm hy vọng

với lời cầu xin tha thiết: “Maranatha – Ngài ơi hãy

đến, Ngài đến mau đi”, và hơn thế nữa dân Do

Thái kêu van: “Xin Ngài xé tầng trời mà ngự

xuống”.

Vì sống cả hai chiều kích, nên người kitô hữu

phải mang tâm tình của dân Cựu Ước và của chính

mình ngày hôm nay.

Mùa Vọng trong Kinh Thánh: Các bài đọc

Thánh lễ trong Mùa Vọng làm chúng ta nhớ đến

sự mong chờ Đấng Cứu Thế đến của Dân Do Thái,

Đấng mà ngôn sứ đã loan báo: "Từ gốc tổ Giêsê,

sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên

một mầm non. Thần khí Ðức Chúa sẽ ngự trên vị

này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí

mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính

sợ Ðức Chúa. Lòng kính sợ Ðức Chúa làm cho

Người hứng thú, Người sẽ không xét xử theo dáng

vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ

khác nói, nhưng xét xử công minh cho người thấp

cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo

trong xứ sở..." (Is 11, 1-10).

Phụng vụ Lời Chúa trong Mùa Vọng cũng

nhắc lại việc Đức Maria cưu mang và sinh hạ Đấng

Cứu Thế: thiên thần Gabriel hiện ra với Đức Maria

và báo cho Mẹ biết rằng: "Và này đây bà sẽ thụ

thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu.

Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng

Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho

Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người

sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của

Người sẽ vô cùng vô tận (...) Thánh Thần sẽ ngự

xuống trên bà, và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ rợp

bóng trên bà, vì thế, người con sinh ra sẽ là thánh,

và được gọi là Con Thiên Chúa." (Lc 1, 26-38)

Gioan Tẩy Giả, con trai của Êlisabét và là anh

em họ với Chúa Giêsu, xuất hiện trước để loan báo

việc Con Thiên Chúa đến, kêu gọi mọi người hoán

cải và rao giảng rằng: "Có Ðấng quyền thế hơn tôi

đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi

quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh

Bản Tin Số 27 – Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B – Ngày 30.11.2014

Page 2: Bản Tin Số 27 Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B Ngày 30.11 · 3 Như giáo lý dạy, xưng tội là thành phần của bí tích giải tội. Ngày nay người ta còn dùng

2

em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm phép rửa

cho anh em trong Thánh Thần" (Mc 1, 1.8 và Ga

1, 19.28)

Như thế, Mùa Vọng kêu gọi người Kitô hữu

cải hóa nội tâm. Những việc cử hành thánh thường

xuyên nhắc nhở chúng ta canh tân niềm tin, vững

tin vào tương lai và trở lên men giữa lòng thế giới.

Mùa Vọng Trong lịch phụng

vụ Công Giáo: Mùa Vọng kéo

dài bốn tuần và mỗi Chúa nhật

với tên gọi truyền thống đặc thù

của nó gồm những lời đầu tiên

của bài thánh ca mở đầu :

- Chúa nhật I Mùa Vọng: Ad Te levavi...

(Con nâng tâm hồn con lên tới Chúa, lạy Chúa... )

- Chúa nhật II Mùa Vọng: Populus Sion ...

( Này hỡi Dân Sion...)

- Chúa nhật III Mùa Vọng: Gaudete ...

(Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa...)

- Chủ nhật IV Mùa Vọng: Rorate ...

(Trời cao, hãy đổ sương xuống, và làm mưa Đấng

Công Chính...)

Đức Giêsu dạy chúng ta sống Mùa Vọng

Đức Giêsu đã đến rồi, nên chiều kích thứ nhất

của Mùa Vọng nhắc lại cho chúng ta việc Con

Chúa đến lần thứ nhất, và tỉnh thức sẵn sàng đón

Người tái lâm là chiều kích thứ hai (Mc 13, 33-37).

Lời Chúa nói với các môn đệ: "Các con hãy

coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con

không biết lúc đó là lúc nào" (Mc 13, 33), cũng nói

với chúng ta: "Điều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo

cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!" (Mc 13

37). Chúa mách bảo chúng ta phải luôn trong tư

thế của người được chủ: "đi phương xa, để nhà cửa

lại, trao quyền hành ... và căn dặn ...lo tỉnh thức"

(Mc 13, 34). Vì chủ về bất ngờ nên "coi chừng và

tỉnh thức" là thượng sách.

Chẳng nói đâu xa, năm 2012, người ta đang dự

kiến ngày tận thế là ngày 23 tháng 12 tính theo lịch

của dân Maya, nhiều người trên thế giới đã lo lắng

vì lời đồn đoán ấy, họ đi mua nến, mua dầu, mua

mì tôm... Người ta sợ phải lìa bỏ cái thế giới thân

yêu này, cho dù nó vẫn còn nhiều khổ não. Trong

thời đại của chúng ta không thiếu các thiên tai,

chiến tranh, bạo lực. Phải chăng đó là dấu hiệu của

ngày tận thế?

Chúa Giêsu xác nhận sẽ có ngày tận thế,

nhưng không phải để tan biến thành hư vô. Sẽ có

những dấu hiệu làm nhiều người hoang mang sợ

hãi, nhưng đối với các tín hữu, đó là dấu hiệu vui

mừng vì mình sắp được cứu độ. Chúa mời gọi

chúng ta: " Các con hãy tỉnh thức, vì các con không

biết lúc nào chủ nhà trở về, hoặc là chiều tối, hoặc

là nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng, kẻo

khi ông trở về thình lình, bắt gặp các con đang

ngủ" (Mc 13, 35-36).

Năm Phúc Âm hóa gia đình kết thúc, năm

Phúc Âm hóa giáo xứ được mở ra. Chuẩn bị lễ

Giáng Sinh, mọi người trong giáo xứ tự hỏi: giáo

xứ chúng ta đang chờ đợi điều gì? Trong lúc này

của đời ta, con tim ta đang hướng về điều gì?

Chúng ta có tỉnh thức không? Hãy thức tỉnh và cầu

nguyện, để khi Đức Giêsu ngự đến lần thứ hai,

Người thấy chúng ta đang tỉnh thức vì đã không

uổng công trông đợi.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ "đầy ân sủng", Mẹ đã đón

nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong lòng, xin giúp

chúng con sẵn sàng đón Chúa Giêsu Con Mẹ.

Lạy Chúa, "xin Chúa băng qua các tầng trời

mà ngự xuống" (Is 63, 19). Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

VẤN ĐỀ XƯNG TỘI

Xưng tội bây giờ là vấn đề đáng quan tâm, một

phần vì nhiều người ít hiểu nên ngại, một phần vì

tội lỗi lan tràn khắp nơi, khiến cho người ta mất ý

thức về tội, ít nghĩ đến tội, không còn sợ tội để mà

xa lánh. Có nhiều căn cớ gây nên tình trạng này,

như lương tâm bị chai lỳ không còn nhậy cảm với

tội, như ít đi xưng tội nên cũng chẳng mấy khi nghĩ

đến tội. Thêm vào đó là trào lưu tục hóa và khuynh

hướng tương đối hóa của người thời nay.

Vậy, thiết tưởng nên bàn về vấn đề xưng tội để

hiểu cho đúng ý nghĩa, và tránh cảm nghĩ đó là một

công việc nặng nhọc gần giống như một thứ khổ

dịch.

Page 3: Bản Tin Số 27 Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B Ngày 30.11 · 3 Như giáo lý dạy, xưng tội là thành phần của bí tích giải tội. Ngày nay người ta còn dùng

3

Như giáo lý dạy, xưng tội là thành phần của bí

tích giải tội. Ngày nay người ta còn dùng nhiều từ

khác để chỉ bí tích này như hòa giải, giao hòa, sám

hối nhưng từ giải tội và xưng tội vẫn thông dụng

và dễ hiểu hơn, nghĩa là có tội thì đi xưng, xưng

thì được tha. Chúng ta có tội xúc phạm đến Chúa,

bây giờ xưng tội thì Chúa tha cho. Bởi vậy, từ giải

tội vẫn gần gũi và thiết thực hơn. Nói chung một

cách vắn tắt, xưng tội là xưng thú các tội xúc phạm

đến Chúa và người khác với người đại diện của

Chúa là cha giải tội một cách chân thành. Xưng tội

là mong kết nối lại mối dây ân tình giữa mình với

Chúa đã bị phá vỡ vì tội lỗi. Nay đi xưng tội là để

tăng thêm tình nghĩa với Người, nếu chỉ có những

lỗi phạm nhẹ; và khôi phục lại tình nghĩa cha con,

nếu như đã trót có những lỗi phạm nặng, vì khi đó

là xóa bỏ ơn nghĩa, làm mất ơn thánh sủng khiến

linh hồn ra đen tối. Vì thế, phải xưng tội để mỗi

ngày được thêm ơn phúc và lấy lại tình trạng ơn

nghĩa, nếu như đã đánh mất vì các tội trọng. Muốn

xưng tội cho có kết quả tốt, cần làm những việc sau

đây:

1. XÉT MÌNH

Nghĩa là xét xem trong thời gian từ lần xưng

tôi trước cho đến bây giờ, mình đã phạm những tội

nào trong mười điều răn của Chúa. Có thể xét mình

dựa vào mười điều răn như vẫn thường làm xưa

nay. Lại cũng có thể dựa vào các mối liên lạc của

mình với Chúa, với người khác và với chình mình.

Đối với Chúa, thử xét xem mình có đầy đủ bổn

phận với Người không? Bổn phận ở đây là bổn

phận của thọ tạo đối với Đấng Hóa Công. Thọ tạo

phải tôn thờ và biết ơn Đấng đã tạo dựng nên mình.

Vậy, các việc thờ phượng, kinh lễ đối với Chúa thế

nào. Các điều răn Hội thánh truyền dạy về việc tôn

vinh thờ phượng Chúa, mình giữ ra sao?

Đó là nói chung về việc thờ phượng kinh lễ.

Còn đối với người ta, thử xét xem mình có giữ đức

công bình, bác ái với ngưới ta không? Có vay

mượn mà không trả hay làm thiệt hại của cải vật

chất hay danh thơm tiếng tốt của người ta không?

Có ganh ghen tìm cách gièm pha nói xấu hay đối

xử gay gắt bất công không?

Đối với bản thân, mình có lo giữ điều độ trong

việc ăn uống, ngủ nghỉ và mọi sinh hoạt khác

không? Có lười biếng trong công việc bổn phận và

sống vô tổ chức, vô kỷ luật không? Cuối cùng xét

xem nết xấu nào ngăn cản mình sống thân tình với

Chúa.

2. XƯNG TỘI

Xưng tội là cáo các tội

mình đã xúc phạm đến Chúa và

các người có liên hệ. Phải có

lòng tin và đức khiêm nhường

mới làm công việc này được.

Tin để bảo mình rằng khi xưng

tội là cáo tội với Chúa qua trung gian cha giải tội,

và khiêm nhường để nhận mình là kẻ có tội mà sẵn

sàng hạ mình xuống, không nề hà địa vị của mình

trong xã hội.

Thường người ta ngại xưng tội cũng vì không

vượt qua được sự ngại ngùng này, khi phải xưng

thú tội với một người phàm, nhưng lại được Chúa

ban cho quyền cầm buộc và tháo cởi. Ngoài ra,

cũng đừng quên là cha giải tội bị buộc ngặt không

được tiết lộ bất cứ tội nào nghe cáo ở trong tòa. Vì

thế, đừng sợ người khác biết tội mình và khi giải

tội xong, cha giải tội phải đối xử với người đã xưng

tội với mình, như không có chuyện gì đã xẩy ra

giữa đôi bên. Vậy, cứ việc bình tĩnh cáo tội một

cách chân thành và rõ rệt, nghĩa là cáo hết các tội

mình đã xét và nhớ được, không giấu tội nào nhất

là tội trọng, vì giấu thứ tội này là làm hư phép giải

tội, là phạm sư thánh.

Khi xưng tội nên xưng vắn tắt nhưng rõ ràng,

để cha giải tội biết các tình tiết mà xét định là tội

trọng hay tội nhẹ hầu ra việc đền tội và lựa lời

khuyên bảo cho thích hợp. Cũng nên nhớ là đừng

kể tội người khác. Còn tội trọng hay nhẹ là tùy điều

mình lỗi phạm thuộc loại nặng hay nhẹ. Khi biết

rõ là nặng mà còn cứ phạm hay ưng thì đó là tội.

Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây câu định nghĩa của

thánh Âu-tinh về tội để giúp dễ xét mình: “Tội là

nói, muốn hay làm điều trái với luật Chúa và lương

Page 4: Bản Tin Số 27 Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B Ngày 30.11 · 3 Như giáo lý dạy, xưng tội là thành phần của bí tích giải tội. Ngày nay người ta còn dùng

4

tâm.” (dictum, velitum, vel factum contra legem

Dei et conscientiam).

3. ĂN NĂN TỘI

Xụt xùi hay khóc lóc sau

khi xưng tội ở trong tòa

không phải là điều cần thiết

hay là dấu tỏ lòng ăn năn tội

thật. Ăn năn tội thật là nhận

rằng mình đã xúc phạm đến

Chúa, đã lỗi nghĩa cùng Người, nên bây giờ lấy

làm hối hận vì sự xúc phạm đó và quyết tâm sửa

lại, như lời kinh ăn năn tội vẫn thường đọc: “Tôi

đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa thì tôi

lo buồn đau đớn cùng chê ghét mọi tội tôi trên hết

mọi sự, tôi dốc lòng chừa cải và nhờ ơn Chúa thì

tôi sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho

xứng.” Hay là tự mình nói thầm những ý tưởng và

tâm tình giống như vậy. Bây giờ theo nghi thức

giải tội mới nên giục lòng ăn năn tội trước khi vào

xưng tội, còn ở trong tòa thì lắng nghe cha giải tội

đọc công thức giải tội rồi thưa Amen.

4. ĐỀN TỘI

Sau khi khuyên bảo, cha giải tội ra việc đền

tội. Việc này thường là đọc mấy kinh hay làm một

vài công việc nào đó, để đền những tội đã phạm.

Thực ra, những kinh hay những việc làm kia không

đền bù và khỏa lấp được các tội đâu. Chính công

ơn cứu chuộc của Chúa Ki-tô mới có sức đền tội.

Những kinh và những việc kia chỉ là một sự nhắc

nhở phải bày tỏ lòng hối tiếc và noi gương Chúa

đã tự nguyện chấp nhận cái chết đau thương khổ

cực để cứu chuộc chúng ta.

5. DỐC LÒNG CHỪA

Dốc lòng chừa là quyết chí từ bỏ đường tà để

làm cho mình nên tốt hơn. Nếu cha giải tội không

nói thì hỏi xem nên chọn điểm nào để sửa mình,

một điểm cụ thể, ví dụ thời gian này nên chú ý đọc

kinh tối trước khi đi ngủ, cố dậy sớm cho khỏi nhỡ

công việc, chịu khó sửa soạn trước công việc phải

làm, không tiêu xài phung phí v.v…

6. XƯNG TỘI ĐỀU ĐẶN VỚI MỘT CHA GIẢI TỘI

Người thợ máy phải xem máy móc thường

xuyên mới giữ cho mày tốt và tránh được những

sửa chữa quá phí tổn. Người năng xưng tôi đều đặn

cũng ví được như thế. Ngoài ra là xưng với cùng

một cha giải tội, vì nhờ đó cha giải tội biết rõ linh

hồn mình hơn, để có thể giúp mình cách hữu hiệu.

Sau khi đã chọn được cha giải tội thì nên tiếp tục

xưng tội với cha ấy.

Kết luận: Những điều trên đây về bí tích giải tội là

những điều thông thường. Nhưng vì hoàn cảnh, có

thể nhiều người đã quên nên cần nhắc lại để mọi

người đỡ ngại đến với bí tích này, hầu được đổi

mới và luôn sống trong vòng ân tình với Chúa, mà

thờ phượng Người trong niềm hoan hỉ.

L.m. An-rê Đỗ xuân Quế O.P.

THÔNG BÁO

1. CHƯƠNG TRÌNH TĨNH TÂM MÙA VỌNG

CỦA CỘNG ĐOÀN.

Theo thông lệ hàng năm vào mùa

vọng, Cộng đoàn chúng ta thường tổ

chức Tĩnh Tâm để chuẩn bị tâm hồn

đón mừng Chúa Sinh. Kính mời Quý

Chức trong Hội đồng Mục vụ, Quý

ban ngành, đoàn thể và Quý Cộng đoàn cố gắng

sắp xếp thời gian để tham dự chương trình tĩnh tâm

được tổ chức như sau:

Chủ đề: Phúc Âm Trong Đời Sống Gia Đình

Do Linh mục Giuse Hoàng Văn Quảng thuộc

Dòng Tên thuyết giảng.

- Thứ ba, ngày 2 tháng 12 năm 2014: 7:00PM-8:00PM: Những nguyên nhân gây rạn

nứt trong đời sống gia đình

8:00PM-9:00PM: Thánh lễ

- Thứ tư, ngày 3 tháng 12 năm 2014: 7:00PM-8:00PM: Phúc Âm Hóa trong Đời

sống Gia đình

8:00PM-9:00PM: Thánh lễ

- Thứ năm, ngày 4 tháng 12 năm 2014:

Bắt đầu từ 7:00PM: Nghi thức xét mình và

giải tội

Page 5: Bản Tin Số 27 Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B Ngày 30.11 · 3 Như giáo lý dạy, xưng tội là thành phần của bí tích giải tội. Ngày nay người ta còn dùng

5

2. THÔNG TIN MỤC VỤ ĐẦU THÁNG:

Như thường lệ, hàng tháng Cộng Đoàn Thánh

Phêrô-Torrance có những chương trình phụng vụ

Chầu Thánh Thể và Thánh Lễ như sau:

*Thứ Năm Đầu tháng: Ngày 4 Tháng 12 Năm

2014:

Lúc 6:30 chiều, có Chầu Thánh Thể và Thánh

Lễ do Hội Cầu nguyện Ơn Thiên Triệu phụ trách.

* Thứ Sáu Đầu tháng: Ngày 5 Tháng 12, năm

2014 lúc 6:30 chiều, có Chầu Thánh Thể và Thánh

Lễ do Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Phụ trách.

Cùng ngày thứ sáu đầu tháng từ 9 giờ đến 10 giờ

tối là giờ Chầu Thánh Thể do Liên nhóm Cursillo

phụ trách.

*Thứ Bảy Đầu tháng: Ngày 6 Tháng 12, 2014 lúc

6:30 sáng có Thánh Lễ do Hội Đền Tạ phụ trách.

3. THÔNG BÁO THĂM NGƯỜI CAO NIÊN

Thứ năm đầu tháng ngày 04 tháng 12 năm

2014, Cha Quản Nhiệm và Ông Trưởng Ban Thừa

Tác Viên Thánh Thể sẽ đến thăm các vị cao niên,

bệnh nhân tại tư gia và các nhà dưỡng lão.

Gia đình có người đau yếu muốn được Cha

đến thăm. Xin liên lạc với Cha quản nhiệm qua số,

điện thoại 310-323-8900 hoặc Ông Nguyễn Văn

Hoàng, điện thoại 310-404-8597

4. LỄ BỔN MẠNG HỘI ĐỀN TẠ

Nhân ngày Đại lễ mừng Kính Đức Mẹ Vô

Nhiễm Nguyên Tội cũng là bổn mạng của Hội.

Hội Đền tạ sẽ có Thánh Bổn mạng mừng 39 năm

thành lập của Hội Đền Tạ vào lúc 7:00 tối thứ bảy

ngày 6 tháng 12 năm 2014 tại Thánh đường St.

Catherine Laboure. Kính mời Quý Cha, Thầy Sáu,

Quý Chức trong HĐMV, Quý Ban ngành đoàn thể

và Quý Cộng đoàn cùng tham dự.

HT. Antôn Nguyễn Mạnh Hùng

5. TĨNH TÂM CỦA HỘI LEGIO MARIAE

Nhân ngày Đại Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên

Tội, kính mời các Hội viên hoạt động và tán trợ

tham dự buổi tĩnh tâm hàng năm của Curia Nữ

Vương Hòa Bình được tổ chức theo thời gian và

địa điểm như sau:

Thời gian: Từ 9:00AM tới 2:00PM Chúa nhật

ngày 7 tháng 12 năm 2014 tại Trung Tâm Công

Giáo, Giáo phận Orange County

Xin Quý Hội viên của Tiểu đội Đức Bà Bầu

Chữa Kẻ Có Tội tích cực tham gia buổi tĩnh tâm

quan trọng này. Đây là dịp gặp gỡ của tất cả các

quân binh để chia sẻ tâm tình cùng vị Nữ tướng

trong tất cả niềm vui và nỗi khó khăn trong thời

gian qua. Xin nhớ mang huy hiệu của Legio khi

tham dự. Mọi chi tiết xin liên hệ chị Nguyễn Thị

Mỹ qua số điện thoại: (424) 232-1154

Thay mặt các quân binh của Mẹ.

Monica Nguyễn Thị Mỹ

6. LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

Cộng đoàn Việt Nam sẽ có thánh

lễ trọng Mừng Kính Đức Mẹ Maria

Vô Nhiễm Nguyên Tội được tổ chức

vào lúc 7:00 tối thứ hai 8.12.2014 tại

Thánh Đường St. Catherine Labouré.

Kính mời mọi người cùng tham dự.

7. KHÓA THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình

TGP Los Angeles, kính mời Quý vị

cùng tham dự khóa Thăng Tiến Hôn

Nhân Gia Đình số #603 được tổ

chức vào các ngày 5, 6, 7 tháng 12

năm 2014 tại San Gabriel Mission

với những tâm tình:

Nếu đã thông cảm rồi… Xin mời tham dự khóa

để thông cảm “hơn”.

Nếu con cháu đã tốt rồi… Xin mời tham dự

khóa để tốt “hơn”. (Cha mẹ dự, con tốt)

Nếu vợ chồng hay gia đình căng thẳng, gặp khó

khăn…

Xin mời tham dự khóa để như hàng ngàn cặp

tương tự được ơn “như sự lạ”, là vui hơn, gần nhau

hơn, trở lại “Cái Hay Ban Đầu”. Quý vị muốn tham

dự khóa, xin liên lạc để ghi danh với anh chị: Hưng

& Là qua số điện thoại: 310-618-4486 (cell).

Page 6: Bản Tin Số 27 Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B Ngày 30.11 · 3 Như giáo lý dạy, xưng tội là thành phần của bí tích giải tội. Ngày nay người ta còn dùng

6

8. LỄ TẠ ƠN KỶ NIỆM NGÀY THÀNH HÔN

Nhằm hưởng ứng những sinh

hoạt của Giáo hội về năm Thánh

Hóa Gia Đình và tôn vinh Bí Tích

Hôn Phối do chính Chúa Giêsu đã

lập, đồng thời giúp cho những gia

đình có cơ hội cảm tạ Chúa về tất cả hồng ân mà

Chúa đã ban trong đời sống gia đình của mình.

Cộng đoàn Thánh Phêrô-Torrance sẽ long

trọng tổ chức thánh lễ tạ ơn Kỷ Niệm Hôn Phối

cho các gia đình tại thánh đường St. Catherine

Laboure trong dịp mừng lễ Thánh Gia Thất, Bổn

Mạng của các gia đình Công giáo vào lúc 7:00PM

ngày thứ bảy 27 tháng 12 năm 2014.

Trong niềm vui tạ ơn và cùng cảm tạ Thiên

Chúa đã yêu thương gìn giữ các đôi vợ chồng vững

vàng trong tình nghĩa thủy chung để cùng nhau xác

tín: "Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không

được phân ly”.

Đây không những là niềm vui của từng gia

đình nói riêng và của Cộng đoàn nói chung mà còn

là dịp để chúng ta cùng nhau tuyên xưng đức tin

trong Bí Tích Hôn Nhân và đề cao giá trị Hôn

Nhân của người Công Giáo.

Những đôi vợ chồng có số năm kỷ niệm Thành

hôn là: 1 năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 25

năm…50, 60 năm… Xin ghi danh để tham dự

Thánh Lễ Kỷ niệm thành hôn vào ngày 27.12.2014

nói trên.

Quý vị muốn ghi danh hoặc cần biết thêm chi

tiết, xin liên lạc với anh chị Hưng & Là Nguyễn

qua số điện thoại: (310) 618-4486 hoặc anh Nghĩa

Trần (310) 926-6626

9. MUA PHIẾU CHỢ

Để giúp duy trì Tờ Thông Tin

Mục Vụ hàng tuần. Kính xin quý

hội đoàn, đoàn thể và quý vị trong

Cộng đoàn tích cực ủng hộ chúng

tôi bằng cách mua phiếu chợ tại chợ Đất Mới hoặc

Hệ thống Chợ Green Farm market. (Hệ thống chợ

Green Farm gồm có: Chợ GreenFarm, Á Đông, Sài

gòn, Đà Lạt và Mom Market)

Để nhận những phiếu chợ này, xin quý vị liên

lạc với chị Irene (310)-880-6817, chị Xuân: 310-

404-4719, chị Là: (310) 618-4486, chị Hà: (310)

619-0132 tại các cửa ra vào của nhà thờ sau thánh

lễ hàng tuần. Xin cám ơn.

10. HỘI LEGIO MARIE

Presdium Đức Bà Bầu chữa kẻ có

tội hằng tuần đều có buổi họp bắt đầu từ

5:00 đến 6:30 chiều thứ bảy. Xin mời

các quân binh của Mẹ Tán Trợ và hoạt

động cố gắng bớt chút thời giờ đến

phòng Annex – phía cuối bên hông nhà

thờ Saint Catherine – Laboure.

Monica Nguyễn Thị Mỹ, 310 – 323 – 8809

Ý CHỈ CẦU NGUYỆN

Nguyện xin Chúa ban bình an của Ngài đến

những ông, bà trong Cộng đoàn dưới đây để mong

ông, bà sớm được bình phục trong bàn tay quan

phòng và yêu thương của Thiên Chúa và Mẹ

Maria.

1. Ông Tạ Đình Tác

2. Bà Đinh Thị Tâm

3. Ông Nguyễn Văn Huấn

4. Bà Vũ Thị Hồng

5. Bà Nguyễn Thị Gái

6. Bà Lê Thị Minh

Xin nhớ đến những linh hồn mồ côi và

thai nhi trong lời kinh nguyện của quý

ông bà và anh chị em.

Page 7: Bản Tin Số 27 Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B Ngày 30.11 · 3 Như giáo lý dạy, xưng tội là thành phần của bí tích giải tội. Ngày nay người ta còn dùng

7

Chương Trình Mục Vụ Tiếng Việt

Thứ Năm Đầu Tháng:

Chầu Thánh Thể và Thánh Lễ - 6:30PM-8:00PM

Thứ Sáu Đầu Tháng:

Chầu Thánh Thể và Thánh Lễ 6:30PM-8:00PM

Chầu Thánh Thể: 9:00PM-10:00PM

Thứ Bảy Đầu Tháng:Thánh Lễ: 6:30AM

Thánh Lễ Chúa nhật (tiếng Việt):

7:00PM chiều thứ bảy hàng tuần

Giờ Giải Tội:

4:00PM-5:00PM thứ bảy hàng tuần

6:30PM-6:50PM thứ bảy hàng tuần

Rửa Tội Trẻ Em: 2:00PM

(Mỗi Chúa nhật thứ ba trong tháng)

Chương Trình Mục vụ Tiếng Anh, Spanish:

Sunday: 7:45AM; 9:15AM; 11:00AM, 12:30 (Spanish)

and 5:30PM.

Weekdays: Mon - Fri: 6:30AM, 8:00AM, 5:30PM

Danh Sách Mục Vụ Cộng Đoàn

Cha Quản Nhiệm:

LM. F.X Đặng Phượng Hoàng 310-323-8900 Ext: 21

Thầy Phó Tế vĩnh viễn:

Giuse Nguyễn Ngọc Long 310-715-2642

1.Ban Điều Hành Cộng Đoàn :

Chủ Tịch:

Anh Trần Trung Nghĩa 310-926-6626

Phó C.T. Nội Vụ:

Anh Lê Quang Đức 310-848-3612

Phó C.T. Ngoại Vụ:

Anh Hồ Trung Thuận 310- 357-0141

Thư Ký:

Chị Phan Thanh Xuân 310-404-4719

Thủ Quỹ:

Chị Trần Bonzo Irene 310-880-6817

2. Ban Chuyên Môn

Ban Phụng Vụ:

Trưởng Ban: Anh Trần Quốc Bảo 310-533-7370

Ban Thừa Tác Viên Lời Chúa:

Trưởng Ban: Chị Võ Thị Ngọc Dung 310-634-4452

Ban Thừa Tác Viên Thánh Thể:

Trưởng Ban: Ông Cố Nguyễn V.Hoàng 310-404-8597

Ban Giúp Lễ:

Trưởng Ban: Ông Nguyễn Hữu Lịnh 310-347-7770

Danh Sách Mục Vụ Cộng Đoàn (TT)

Ca Đoàn Thánh Linh:

Đoàn Trưởng: Anh Nguyễn Minh Tâm 714-232-5026

Ca Đoàn TN Fatima:

Ca Trưởng: Chị Brenda Nguyễn 310-634-2880

Ban Phụng Vũ:

Trưởng Ban: Chị Phạm Kim Loan 310-715-2642

Ban Rửa Tội Cho Trẻ Em:

Trưởng Ban: Thầy Nguyễn Ngọc Long 310-715-2642

Ban Giáo Lý Tân Tòng:

Trưởng Ban: Ông Vũ Quang Thức 310-780-3735

Ban Hướng Dẫn:

Trưởng Ban: Ông Vũ Văn Tiến 310-561-9186

Ban Nghi Thức Hôn Phối:

Trưởng Ban: Thầy Nguyễn Ngọc Long 310-715-2642

Ban Xã Hội–Tang Chế:

Trưởng Ban: Ông Võ Thành Bút 310-323-8809

Ban Website:

Trưởng Ban: Anh Châu Quyền 310-218-9662

Ban Thông Tin Mục Vụ:

Trưởng Ban: Anh Trần Đình Vương 310-406-6644

Ban Biên Tập:

Trưởng Ban: Chị Võ Thị Ngọc Dung 310-634-4452

Ban Âm Thanh:

Trưởng Ban: Anh Nguyễn Đức Tuấn 310-531-4653

3. Đoàn Thể

Đoàn Liên Minh Thánh Tâm:

ĐoànTrưởng: Anh Nguyễn Ngọc Úy 310-634-2444

C.T. Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình:

Liên Gia Trưởng: Ông Bà Là & Hưng Đỗ 310-618-4486

Hội Ơn Gọi:

Hội Trưởng: Ông Cố Nguyễn V. Hoàng 310-324-4033

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo:

Hội Trưởng Chị Nguyễn Thị Loan Hà 310-619-0132

Hội Đền Tạ:

Hội Trưởng: Ông Nguyễn Mạnh Hùng 310-532-3841

Hội Legio Mariae:

Hội Trưởng: Cô Nguyễn Thị Mỹ 310-323-8809

Phong Trào Cursillo:

LN Trưởng: Anh Trần Trung Nghĩa 310-926-6626

4. Giáo Dục

Trung Tâm Giáo Lý & Việt Ngữ:

TT.Trưởng: Anh Mai Hiếu Jerry 310-956-0136

Hội Phụ Huynh Học Sinh:

Hội Trưởng: Anh Nguyễn Hữu Nhơn 310-699-6144

Đoàn Thiếu Nhi Fatima:

Đoàn Trưởng: Chị Châu Thảo Pauline 310-490-3471

Lịch Trình Mục Vụ Cộng Đoàn từ ngày 02.12.2014 tới ngày 28.12.2014

2-3.12.2014 (Tue.-Wed.): Tĩnh Tâm Mùa Vọng do Cha 8.12.2014: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (7:00PM)

Giuse Hoàng Văn Quảng, Dòng Tên thuyết giảng với chủ 24.12.2014: Chương trình Lễ Vọng Giáng Sinh

để : “Phúc Âm Hoá Trong Đời Sống Gia Đình” 27.12.2014: -Bổn mạng Chương Trình TT HN GĐ

4.12.2014: (Thursday): Xưng Tội & Lễ Thánh Gia thất :Kỷ niệm Bí Tích Hôn Phối

6.12.2014: Bổn Mạng Hội Đền Tạ 28.12.2014: Tĩnh Tâm của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo

Page 8: Bản Tin Số 27 Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B Ngày 30.11 · 3 Như giáo lý dạy, xưng tội là thành phần của bí tích giải tội. Ngày nay người ta còn dùng

8

To add your Adverstisement, Please call:

Nghĩa Trần: 310-926-6626 Email: [email protected]

Thank you

Xin Quý vị tích cực ủng hộ Quý Ân Nhân đăng quảng cáo và bảo trợ

cho tờ Thông Tin Mục Vụ hàng tuần của Cộng đoàn.