bản tin số 24 chúa nhật xxxii ngày 9.11 · chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày...

8
1 I. TỤC HÓA ĐỀN THSài gòn và Hà Ni ngp lt toàn thành phdường như là mt thông lca mỗi mùa mưa. Mưa nhiều, nước không li thoát và dâng cao tràn ngp lối đi. Mưa lũ ngập tràn khiến người ta không còn thy vđẹp ca thành ph, stráng lnguy nga mà chthy mt thành phđang bị ô uế bi ngp lụt. Mưa lũ đã đưa toàn bộ sdơ bẩn để phơi bày lên trên. Mưa lũ đã làm ô uế toàn bmôi trường. Hơn bao giờ hết, lúc đó người ta mi thy cn có một môi trường xanh, sạch, đẹp. Hơn bao gihết, lúc này người ta mi thy cn có mt ý thc trách nhim ca mọi người trong vic gìn givđẹp và strong sch của môi trường chung. Sau lũ lụt người ta li phi ty uế môi trường hòng tránh dch bệnh. Người người ta đốc thúc nhau làm sch li môi trường ca mình. Cách đây hơn 2000 năm, Chúa Giêsu cũng chứng kiến sô uế ca một môi trường được xem là thánh thiêng, là nơi cực thánh, thế nhưng đã bị tc hoá tvt chất đến tinh thần. Đền thlà nơi linh thánh đã bị lm dng vào vic làm ăn, buôn bán, trao đổi tin. Nhìn vào đền thGiê-ru-sa-lem btc hoá mà lòng Chúa Giê-su quặn đau. Ngài đã không thể chn ch. Ngài đã hành động dứt khoát để thanh tẩy đền thờ, để mang li vđẹp ban đầu của đền thlà nơi Chúa ngự, là nơi linh thánh cho con người gp gThiên Chúa. Phúc âm nói rng: Chúa Giê-su bện roi xua đuổi tt cnhng ai can dvào vic làm ô uế đền thtnhng người buôn bán chiên, bò, bcâu ti những người đang ngồi đổi tin hay nhn tin hoa hng tviệc làm ăn buôn bán. Người đã đổ tung và lt nhào bàn ghế ca họ. Người khuyến cáo họ: “đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán”. Hôm nay ngày knim cung hiến thánh đường La- tê-ra-nô, là nhà thchánh toà Đức Giáo Hoàng. Thánh đường La-tê-ra-nô được xem là Nhà ThMca tt cmi nhà thtrên toàn ththế gii. Vic mng kính ngày knim cung hiến thánh đường này nói lên ship thông ca toàn thGiáo Hi. Giáo hi luôn hip nht và gn kết vi nhau làm thành mt thân thmu nhim Chúa Kitô gia thế gian này. Thánh đường là nơi Chúa ngự, là du chhu hình ca Giáo hi Chúa hin din gia thế gian. Thánh đường phi sch sbên ngoài. Thánh đường còn phi sdụng đúng mục đích để bo toàn sthánh thiêng và thanh sch bên trong. Thánh đường còn là du chshin din ca Giáo hi, thế nên mỗi người Kitô hu phi là những viên đá xây dng nên toà nhà Giáo hi. Mỗi người Kitô hu cũng là một đền thhữu hình để tôn vinh Thiên Chúa, để thánh hóa nhân loại. Do đó, đền thbằng đá sẽ mt ý nghĩa nếu đền thtâm hồn nơi các kitô hữu btc hoá, bbiến cht bi sô uế tâm hồn và đánh mất slinh thánh nơi thân xác là Đền ThThiên Chúa. Thế nên, knim vic cung hiến đền thcũng là dp nhc nhvđền thtâm hồn nơi mỗi người chúng ta. Thân xác chúng ta là đền thThiên Chúa hãy biết kính trọng thân xác mình và anh em. Đừng lm dng thân xác trong những đam mê bất chính. Đừng lm dụng thân xác để tìm thú vui xác tht và kiếm tin. Đừng phá huđền thtâm hn trong nhng xa hoa try lc. Hãy biết sống đúng với phẩm giá con người là “nhân linh ư vạn vật”. Hãy sống cao thượng hơn các loài sng theo bản năng hoặc các loài vô tri vô giác. Bn Tin S24 Chúa Nht XXXII Mùa Thường Niên Năm A – Ngày 9.11.2014

Upload: others

Post on 17-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bản Tin Số 24 Chúa Nhật XXXII Ngày 9.11 · chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày nên tinh tuyền, ... với lý tưởng cao đẹp của mình. Một trong những

1

I. TỤC HÓA ĐỀN THỜ

Sài gòn và Hà Nội ngập lụt toàn thành phố dường

như là một thông lệ của mỗi mùa mưa. Mưa nhiều,

nước không lối thoát và dâng cao tràn ngập lối đi. Mưa

lũ ngập tràn khiến người ta không còn thấy vẻ đẹp của

thành phố, sự tráng lệ nguy nga mà chỉ thấy một thành

phố đang bị ô uế bởi ngập lụt. Mưa lũ đã đưa toàn bộ

sự dơ bẩn để phơi bày lên trên. Mưa lũ đã làm ô uế toàn

bộ môi trường. Hơn bao giờ hết, lúc đó người ta mới

thấy cần có một môi trường xanh, sạch, đẹp. Hơn bao

giờ hết, lúc này người ta mới thấy cần có một ý thức

trách nhiệm của mọi người trong việc gìn giữ vẻ đẹp

và sự trong sạch của môi trường chung. Sau lũ lụt

người ta lại phải tẩy uế môi trường hòng tránh dịch

bệnh. Người người ta đốc thúc nhau làm sạch lại môi

trường của mình.

Cách đây hơn 2000 năm,

Chúa Giêsu cũng chứng kiến

sự ô uế của một môi trường

được xem là thánh thiêng, là

nơi cực thánh, thế nhưng đã bị

tục hoá từ vật chất đến tinh

thần. Đền thờ là nơi linh thánh

đã bị lạm dụng vào việc làm

ăn, buôn bán, trao đổi tiền.

Nhìn vào đền thờ Giê-ru-sa-lem bị tục hoá mà lòng

Chúa Giê-su quặn đau. Ngài đã không thể chần chờ.

Ngài đã hành động dứt khoát để thanh tẩy đền thờ, để

mang lại vẻ đẹp ban đầu của đền thờ là nơi Chúa ngự,

là nơi linh thánh cho con người gặp gỡ Thiên Chúa.

Phúc âm nói rằng: Chúa Giê-su bện roi xua đuổi tất cả

những ai can dự vào việc làm ô uế đền thờ từ những

người buôn bán chiên, bò, bồ câu tới những người đang

ngồi đổi tiền hay nhận tiền hoa hồng từ việc làm ăn

buôn bán. Người đã đổ tung và lật nhào bàn ghế của

họ. Người khuyến cáo họ: “đừng biến nhà Cha Tôi

thành nơi buôn bán”.

Hôm nay ngày kỷ niệm cung hiến thánh đường La-

tê-ra-nô, là nhà thờ chánh toà Đức Giáo Hoàng. Thánh

đường La-tê-ra-nô được xem là Nhà Thờ Mẹ của tất cả

mọi nhà thờ trên toàn thể thế giới. Việc mừng kính

ngày kỷ niệm cung hiến thánh đường này nói lên sự

hiệp thông của toàn thể Giáo Hội. Giáo hội luôn hiệp

nhất và gắn kết với nhau làm thành một thân thể mầu

nhiệm Chúa Kitô ở giữa thế gian này. Thánh đường là

nơi Chúa ngự, là dấu chỉ hữu hình của Giáo hội Chúa

hiện diện giữa thế gian. Thánh đường phải sạch sẽ bên

ngoài. Thánh đường còn phải sử dụng đúng mục đích

để bảo toàn sự thánh thiêng và thanh sạch bên trong.

Thánh đường còn là dấu chỉ sự hiện diện của Giáo

hội, thế nên mỗi người Kitô hữu phải là những viên đá

xây dựng nên toà nhà Giáo hội. Mỗi người Kitô hữu

cũng là một đền thờ hữu hình để tôn vinh Thiên Chúa,

để thánh hóa nhân loại. Do đó, đền thờ bằng đá sẽ mất

ý nghĩa nếu đền thờ tâm hồn nơi các kitô hữu bị tục

hoá, bị biến chất bởi sự ô uế tâm hồn và đánh mất sự

linh thánh nơi thân xác là Đền Thờ Thiên Chúa.

Thế nên, kỷ niệm việc cung hiến đền thờ cũng là

dịp nhắc nhở về đền thờ tâm hồn nơi mỗi người chúng

ta. Thân xác chúng ta là đền thờ Thiên Chúa hãy biết

kính trọng thân xác mình và anh em. Đừng lạm dụng

thân xác trong những đam mê bất chính. Đừng lạm

dụng thân xác để tìm thú vui xác thịt và kiếm tiền.

Đừng phá huỷ đền thờ tâm hồn trong những xa hoa trụy

lạc. Hãy biết sống đúng với phẩm giá con người là

“nhân linh ư vạn vật”. Hãy sống cao thượng hơn các

loài sống theo bản năng hoặc các loài vô tri vô giác.

Bản Tin Số 24 – Chúa Nhật XXXII Mùa Thường Niên Năm A – Ngày 9.11.2014

Page 2: Bản Tin Số 24 Chúa Nhật XXXII Ngày 9.11 · chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày nên tinh tuyền, ... với lý tưởng cao đẹp của mình. Một trong những

2

Hãy thanh tẩy từ chính tâm hồn chúng ta khỏi những

bợn nhơ tội lỗi, những ước muốn gian dâm và trộm cắp.

Hãy loài trừ trong tâm hồn chúng ta những cái nhìn bất

chính, những ước muốn tầm thường, những đam mê vô

độ. Hãy để Chúa ngự trị và chiếm đoạt tâm hồn chúng

ta. Hãy sống thanh sạch. Hãy thanh tẩy tâm hồn mình

thường xuyên bằng các bí tích nhất là bí tích Hoà Giải

và Thánh Thể. Nhờ bí tích Hoà Giải mà ta luôn làm

mới lại tâm hồn và nhờ bí tích Thánh Thể để ta luôn có

Chúa ở trong mình.

Nguyện Xin Chúa luôn nâng đỡ và trợ giúp để

chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày nên tinh tuyền,

xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự, và là viên đá sống

động xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô mỗi ngày một

vững mạnh hơn. Amen

L.M Jos Tạ duy Tuyền

II. SỰ ĐỔI ĐỜI CỦA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO

"Phúc thay những ai sầu khổ,

vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an" (Mt 5,5)

1. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO

Gia đình của Chúa là một gia đình gồm những

người trần mắt thịt, chứ không phải gồm những siêu

nhân, những con người siêu đẳng. Kitô hữu không phải

là những siêu nhân. Các thánh càng không phải là

những siêu nhân, vì các Ngài là những con người có

tính cách người nhất trong các con người. Các thánh

không phải là những người cao siêu, các Ngài không

cần cái cao siêu, họa chăng cái cao siêu cần đến các

Ngài. Các thánh không phải là những vị anh hùng kiểu

các anh hùng bách chiến bách thắng. Một người anh

hùng như chúng ta ảo tưởng là họ vượt khỏi nhân tình,

đấng thánh không vượt khỏi nhân tình mà đảm nhận

lấy nhân tình.

Đấng thánh nỗ lực thể hiện nhân tình một cách tốt

nhất. Bạn có hiểu hai điều đó khác nhau ra sao không?

Đấng thánh cố gắng hết sức mình để đạt đến gần giống

Đức Giêsu là mẫu gương của mình, nghĩa là gần giống

với một Đấng đã hoàn toàn là người, với một sự đơn

giản hoàn hảo, điều độ làm chưng hửng các vị anh

hùng, nhưng lại làm yên lòng những phàm nhân chúng

ta. Bởi vì Đức Kitô không chỉ chết vì những người anh

hùng. Ngài còn chết vì những kẻ hèn nhát nữa: Khi bạn

bè Ngài quên Ngài thì kẻ thù Ngài có quên Ngài đau.

Bạn có biết rằng bọn quốc xã không ngừng đem đối lập

cơn hấp hối cực thánh của Đức Kitô trong vườn Cây

Dầu với cái chết vui tươi của các thanh niên quốc xã.

Nghĩa là Đức Kitô muốn mở ra cho các thánh tử vì đạo

của Ngài con đường vinh quang của cái chết không

khiếp sợ, nhưng Ngài cũng muốn đi trước mỗi người

chúng ta vào trong bóng tối đầy lo âu của sự chết. Một

bàn tay vững bàng dũng cảm có thể tìm nơi nương tựa

cuối cùng ở bờ vai Ngài, nhưng một bàn tay run rẩy

chắc chắn sẽ nắm được bàn tay Chúa ... (Georges

Bernanos)

2. NHỮNG CON NGƯỜI DÁM CHẾT

Lễ kính các Thánh tử đạo

là sự tuyên dương những con

người đã dám chết.

Tại sao tuyên dương ? Thưa

vì người ta thường nghĩ "Không

có gì quý hơn mạng sống". Khi

mạng sống bị đe dọa thì bằng bất

cứ giá nào, người ta cũng tìm

cách để thoát khỏi cái chết và

bảo tồn mạng sống của mình. Thí dụ có người khi đói

quá đã kiếm cỏ, kiếm vỏ cây để ăn, những thứ mà bình

thường không bao giờ họ ăn; có người bình thường rất

tự trọng nhưng khi quá đói đã phải ăn cắp thức ăn của

người khác, đã dành ăn với người khác; thậm chí có

người còn dám ăn thịt người trong lúc không còn gì ăn

để giữ mạng sống. Thực ra những việc làm trên không

có gì lạ, vì người ta đã làm theo bản năng, gọi là bản

năng sinh tồn.

Tuy nhiên có những người đã không theo bản năng

sinh tồn ấy. Những người này không nghĩ rằng mạng

sống là giá trị cao quý nhất, mà còn có những giá trị

không cao hơn nhiều. Thí dụ :

- Trong trận động đất ở nước Nga, một người mẹ bị

kẹt trong đống gạch vụn cùng với đứa con của mình.

Vì không có gì để ăn, hai mẹ con dần dần yếu. Người

mẹ nghĩ rằng nếu tình hình cứ tiếp tục thì sau cùng cả

hai mẹ con đều chết, bởi đó bà đã cắn đầu ngón tay

mình, lấy máu cho con uống. Bà dám chết để con bà

được sống.

- Hay như các anh hùng liệt sĩ, những người đã can

đảm hy sinh mạng sống mình để bảo vệ tổ quốc quê

hương. Họ đã coi quê hương đất nước trọng hơn mạng

sống bản thân.

- Và các vị thánh tử đạo cũng vậy, các ngài coi đức

tin trọng hơn mạng sống thể xác.

3. TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI VỪA KỂ TRÊN

ĐỀU ĐÃ DÁM CHẾT, TẤT CẢ ĐỀU ĐÁNG TA

KÍNH PHỤC

Riêng các thánh Tử đạo Việt Nam, chúng ta thấy

kính phục đặc biệt vì các ngài có thể thoát chết cách rất

Page 3: Bản Tin Số 24 Chúa Nhật XXXII Ngày 9.11 · chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày nên tinh tuyền, ... với lý tưởng cao đẹp của mình. Một trong những

3

dễ dàng thế mà các ngài vẫn can đảm chết: chỉ cần nói

với quan một câu là "Tôi chịu bỏ đạo" thì lập tức được

thả tự do, hay đơn giản hơn chỉ cần thưa "vâng" khi

quan hỏi "Có chịu bỏ đạo không ?", hay đơn giản hơn

nữa, không cần nói một lời nào cả, chỉ một cái gật đầu

hay chỉ để yên cho người ta khiêng mình ngang qua

cây thập giá thôi. Thế nhưng các ngài đã không làm

như vậy, các ngài dám chịu chết. Cái chết của các ngài

gợi lên cho chúng ta nhiều điều suy nghĩ :

a. Điều thứ nhất cái chết ấy nói lên một quan niệm

sống

Sống không phải chỉ là tồn tại, tồn tại bằng bất cứ

giá nào. Nhưng sống còn là sống theo một lý tưởng.

Người không sống theo một lý tưởng thì chỉ sống như

một sinh vật, chỉ lo ăn lo uống, lo sinh tồn. Còn người

có lý tưởng và quý chuộng lý tưởng của mình thì không

làm những gì nghịch với lý tưởng ấy; nếu bị buộc làm

điều nghịch với lý tưởng, hay bị cấm cản không cho

sống theo lý tưởng thì các ngài thà chết để trung thành

với lý tưởng cao đẹp của mình.

Một trong những điều tệ hại hiện nay là nhiều

người không còn lý tưởng sống, nhất là các thanh niên

ở các nước giàu bên Âu Mỹ, cả đời họ không biết tìm

gì khác hơn là kiếm tiền, rồi ăn nhậu, rồi mua sắm, rồi

vui chơi. Nhưng cũng như người ta không thể ăn hoài

được, khi đã no thì không thể ăn thêm nữa, các thanh

niên ấy ăn uống mãi rồi cũng chán, vui chơi mãi rồi

cũng nhàm, thế là họ nghĩ ra những cách hưởng thụ

khác như xì ke ma túy, nghĩ đến những hình thức tình

dục khác thường... kết quả là bị mắc bệnh Aids. Có lẽ

không bao lâu nữa cách sống đó cũng du nhập vào xã

hội chúng ta, bởi vậy nhắc lại gương sống của các

thánh tử đạo là một điều hữu ích: sống không phải chỉ

là tồn tại và hưởng thụ, mà còn phải là sống theo một

lý tưởng cao đẹp.

b. Điều thứ hai chúng ta kính phục nơi các thánh

tử đạo là sự trung thực của các ngài :

Trung thực là sống đúng theo điều mình tin và nói.

Các thánh tử đạo tin rằng và nói rằng có Thiên Chúa,

có linh hồn, có đời sau. Vậy khi các ngài dám chết là

các ngài đã tỏ ra trung thực với niềm tin ấy, cái chết

của các ngài cho người ta thấy rõ là các ngài thực sự

tin rằng sau khi chết các ngài sẽ gặp được Chúa, linh

hồn các ngài vẫn còn sống trong cõi vinh quang hạnh

phúc với Chúa.

Thực tế ngày nay, nhiều người không còn trung

thực nữa: họ nói rất hay nhưng họ không làm theo điều

họ nói, có khi họ cũng muốn làm nhưng lại không dám

làm vì sợ bị thiệt thòi...

c. Và điều thứ ba khiến chúng ta kính phục các

thánh tử đạo là các ngài đã mở trí cho chúng ta

hiểu rằng đời này không phải là tất cả.

Năm 1980 tại câu lạc bộ những nhân vật vị vọng

trong xã hội, câu lạc bộ Philadelphia Phillies, người ta

đã tổ chức một buổi nói chuyện và người được mời nói

chuyện một nhân vật đặc biệt tên là Cordell. Cordell có

tật nơi chân nên đi đứng rất khó khăn. Anh lại ngọng

nên nói năng cũng khó. Mặt mày anh dị hợm nên nhiều

người thấy anh phải quay mặt đi hướng khác. Một

người như thế có gì để nói với những nhân vật giàu

sang danh vọng trong xã hội? Anh mở đầu như sau:

"Tôi biết rằng tôi rất là khác biệt với các bạn", rồi anh

kể về cuộc đời mình, một cuộc đời nhiều thất bại, nhiều

đau khổ. Sau cùng anh kết luận "Các bạn có thể thành

công suốt cả cuộc đời và lãnh hàng triệu đôla mỗi năm.

Nhưng khi ngày giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp

quan tài của bạn lại, thì các bạn sẽ chẳng khác tôi chút

nào. Đó là lúc chúng ta đều y như nhau". Không biết

cử tọa của cuộc nói chuyện hôm đó nghĩ gì, nhưng tôi

thì nghĩ đến các thánh tử đạo: các ngài khôn hơn nhiều

người ở chỗ nhiều người đã dùng cả cuộc đời để kiếm

tìm những điều họ sẽ phải bỏ lại hết khi quan tài của

họ bị đóng lại, còn các ngài thì dám bỏ tất cả những gì

quý nhất ở trần gian để đổi lấy cuộc sống vĩnh cửu.

http://www.niemvuimoi.org/

III. Ý VỀ VIỆC XIN LỄ CHO CÁC LINH HỒN

MỒ CÔI VÀ THAI NHI

Câu hỏi: Có một số người xin lễ “cầu cho các linh hồn

mồ côi” nhưng một số người khác lại cho rằng không

có linh hồn nào mồ côi cả vì Giáo Hội luôn cầu nguyện

cho họ. Tương tự, một số người xin lễ “cầu cho các

thai nhi”, nhưng người khác lại cho rằng các thai nhi

vô tội thì đương nhiên được vào thiên đàng rồi, cần gì

phải xin lễ cầu nguyện cho các em đó nữa.

Cha nghĩ sao về hai điểm trên?

(Lớp 2 Thần học Học viện Mến Thánh Giá TPHCM)

Trả lời

Đây là hai câu hỏi trong tháng các linh hồn đáng cho

chúng ta quan tâm

1. Về Việc Xin Lễ Cho Các Linh Hồn Mồ Côi

Trước hết, có lẽ ta cần xác định từ ngữ “mồ côi”

theo quan điểm bình dân và theo quan điểm thần học.

Page 4: Bản Tin Số 24 Chúa Nhật XXXII Ngày 9.11 · chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày nên tinh tuyền, ... với lý tưởng cao đẹp của mình. Một trong những

4

Mồ côi theo nghĩa thông thường: chỉ tình trạng bị

chết cha hoặc mẹ, hay cả hai, khi còn nhỏ dại (Viện

Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, 2005, NXB Đà

Nẵng).

Mồ côi theo nghĩa thiêng liêng: chỉ tình trạng bị

chết cha mẹ hay người thân, không được ai nhớ đến để

cầu nguyện cho.

Theo nghĩa thiêng liêng này thì không có linh hồn

tín hữu nào mồ côi cả vì luôn có một sự hiệp thông của

các thành phần trong Giáo Hội với tín hữu đã qua đời.

Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo dạy rằng: “Sự

kết hợp giữa những người còn đi đường (Giáo Hội lữ

hành trần thế) với các anh em đã an nghỉ trong bình

an của Đức Kitô không hề bị gián đoạn, mà trái lại,

theo đức tin trường tồn của Hội Thánh, sự hợp nhất đó

còn được tăng cường bằng việc truyền thông cho nhau

những lợi ích thiêng liêng” (x. Giáo lý Hội Thánh

Công giáo, NXB Tôn giáo, 2010, số 955, 954).

“Bởi biết rất chắc chắn rằng có sự hiệp thông như

thế trong toàn Nhiệm Thể của Chúa Giêsu Kitô nên

ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã

hết sức thành kính nhớ đến những người đã qua đời và

bởi vì ‘dâng hy lễ để đền tội cho những người đã chết

để họ được giải thoát khỏi tội lỗi, là một ý nghĩ đạo

đức và thánh thiện’ (2Mcb 12,45), nên Hội Thánh cũng

dâng lời cầu cho họ (CĐ Vat.II, Hiến chế Tín lý Lumen

Gentium, số 50). Lời cầu nguyện của chúng ta cho họ

không những có thể giúp đỡ họ, mà còn làm cho sự

chuyển cầu của họ cho chúng ta nên hữu hiệu” (Giáo

lý Hội Thánh Công giáo, số 958).

Tuy nhiên, đối với những linh hồn không phải là

tín hữu, chưa thuộc về Hội Thánh Công giáo, lại không

có người thân nào cầu nguyện cho, họ thật sự là những

linh hồn mồ côi.

Nếu chúng ta căn cứ vào lời định nghĩa Hội Thánh

như là cộng đoàn của những người tin vào Đức Kitô

(x. Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 751-752) hay

“Giáo Hội là nơi Thiên Chúa ở với con người” (x. Tóm

lược Học thuyết Xã hội Công giáo, số 60), chúng ta sẽ

thấy còn rất nhiều linh hồn đã qua đời không phải là

những tín hữu.

Số tín hữu theo Kitô giáo hiện nay chưa đạt được

30% dân số thế giới. Nhiều người vô thần và các tôn

giáo đa thần không có chung niềm tin vào Đức Kitô

như chúng ta. Vì thế, sau khi chết, họ thật sự là những

linh hồn mồ côi cần chúng ta quan tâm để cầu nguyện

dâng lễ cho họ. Để rồi nhờ lòng thương xót vô bờ của

Thiên Chúa, họ được thanh luyện và hưởng hạnh phúc

trọn vẹn với Chúa. Lời cầu nguyện của ta sẽ nối kết họ

vào đại gia đình Thiên Chúa để cùng hiệp thông ân

phúc cho nhau (x. Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số

959).

2.Về Việc Xin Lễ Cầu Nguyện Cho Các Thai Nhi

Các thai nhi chết trong bụng mẹ vì nhiều nguyên

nhân: có những thai nhi chết do bệnh tật, do sự vô tình

không biết của người mẹ; có những thai nhi chết do cha

mẹ cố tình phá thai, do những người thân yêu khác như

họ hàng, bạn bè xúi giục; hoặc do định chế xã hội quy

định khiến cho họ sợ bị mất tiền lương, bị hạ thấp điểm

thi đua, bị mất quyền lợi trong tổ chức… chắc chắn khi

chết như thế, các thai nhi hoàn toàn vô tội, được Chúa

thương xót và cho hưởng hạnh phúc vĩnh cửu bên

Chúa.

Tuy nhiên, đối với những thai nhi bị chết vì cha

mẹ hay người thân cố tình phá thai, có lẽ ta có thể nhìn

dưới khía cạnh nhân vị để thấy vẫn cần cầu nguyện xin

lễ cho các em.

Nhiều bà mẹ hay người lớn đã nghĩ rằng thai nhi

được vài ngày hay vài tuần tuổi, chưa mang hình đạng

con người, thì chưa phải là con người. Nếu có phá thai

cũng không phải là tội giết người, nên không ý thức về

tội ác mình phạm.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã dạy rằng:

“Quyền được sống là quyền của đứa trẻ được lớn lên

trong bụng mẹ ngay từ khi thụ thai cho tới khi chết một

cách tự nhiên, cũng là điều kiện để có thể thi hành tất

cả các quyền khác như quyền được hiểu biết sự thật,

quyền sống trong gia đình hợp nhất, quyền lao động,

quyền lập gia đình, quyền tự do tôn giáo… và đặc biệt

coi mọi hình thức phá thai là tội ác và bất hợp pháp (x.

Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, số 155,233).

Ngay từ lúc thụ thai, khi trứng của người mẹ và

tinh trùng của người cha tạo nên bào thai, bào thai ấy

đã là một con người với tất cả phẩm giá của con người.

Con người ấy là hình ảnh và giống Thiên Chúa (x. St

1,26-27; Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 34) với tinh

thần mở ra với siêu việt, mở ra với Đấng Vô Biên là

Page 5: Bản Tin Số 24 Chúa Nhật XXXII Ngày 9.11 · chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày nên tinh tuyền, ... với lý tưởng cao đẹp của mình. Một trong những

5

Thiên Chúa, với tha nhân và mọi thụ tạo khác (x. Giáo

lý Hội Thánh Công giáo, số 130).

Chính khả năng tinh thần này của thai nhi khiến

chúng ta hiểu em có thể nhận biết rằng cha mẹ và

những người khác đang muốn loại trừ em, tiêu diệt em

và em bất lực trước hành động tàn ác của họ. Em đau

buồn, sợ hãi và có thể oán hận họ. Nếu chúng ta ở vào

trường hợp của em chắc ta cũng oán hận, căm ghét

những kẻ giết hại mình như thế. Vì vậy, thai nhi có thể

chết trong tâm trạng buồn tủi, oán hận. Điều này nói

lên một phần nào tinh thần của em cũng cần được thanh

tẩy để hoàn toàn thanh thản trong việc kết hợp với

Chúa.

Trong kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi gặp những

trường hợp các thai nhi đã nhập vào người mẹ hay

người anh, người chị trong gia đình để nói lên niềm

đau khổ và oán hận ấy. Sự kiện này không xảy ra cho

mọi cuộc phá thai vì Chúa rất nhân từ và thương xót

nên Ngài an ủi các thai nhi và ban thưởng cho sự chịu

đựng của các em. Tuy nhiên, đây cũng là một vài dấu

hiệu Chúa cho phép xảy ra để ta hiểu được một số linh

hồn thai nhi cần gì.

Trong những trường hợp phá thai đó, ngoài việc

xưng tội xin lỗi Chúa, tôi thường nhắc nhở các bà mẹ,

các người có liên quan trong việc phá thai đó nên xin

lỗi và hoà giải với thai nhi bị giết hại để tinh thần các

em được an ủi, nhẹ nhàng, siêu thoát. Đồng thời cũng

xin lễ cầu nguyện cho các em để nếu còn vướng mắc

chút gì, các em được hoàn toàn trong sạch trước mặt

Chúa.

Như thế, việc cầu nguyện, xin lễ cho các thai nhi

không phải là vô ích trong đời sống hiệp thông của

người Kitô hữu.

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

Trich trong: http://hanhkhatkito.org/

IV. THÔNG BÁO

1. HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Cộng đoàn Thánh

Phêrô-Torance trân trọng kính mời Quý Bác, Quý Hội

viên và Quý chị em trong Cộng đoàn đến tham dự buổi

họp hàng tháng của Hội được tổ chức vào lúc 9 giờ

sáng Chúa nhật ngày mai 9.11.2014 tại phòng họp

Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về Hội Các Bà Mẹ Công Giáo nhằm

mục đích nâng cao đời sống trong vai trò làm Mẹ

trong gia đình và đời sống thiêng liêng của Hội. Xin

Quý chị trong Cộng đoàn vui lòng liên lạc với chị Hội

Trưởng Nguyễn Thị Loan Hà qua số điện thoại:

(310) 619-0132.

2. GHI DANH ĐI XE BUS THAM DỰ LỄ

KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Theo thông lệ hàng năm, Cộng đoàn

sẽ thuê hai xe bus để chở các em trong

Ban Phụng vũ và Quý vị trong Cộng

đoàn tham dự Đại lễ Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo

Việt Nam tại Nhà thờ Chính tòa Los Angeles vào ngày

Chúa nhật 16.11.2014. Xe Bus sẽ khởi hành tại văn

phòng của Giáo xứ lúc 1:30 chiều.

Xin Quý vị Cao niên và những người muốn đi bằng

xe bus, xin ghi danh với anh anh Trần Trung Nghĩa qua

số điện thoại 310-926-6626 hoặc với Ban Điều hành

Cộng đoàn. Lệ phí chở đi và chở về là $10.00 cho mỗi

người.

3. LỄ TẠ ƠN KỶ NIỆM NGÀY THÀNH HÔN

Nhằm hưởng ứng những sinh hoạt

của Giáo hội về năm Thánh Hóa Gia

Đình và tôn vinh Bí Tích Hôn Phối do

chính Chúa Giêsu đã lập, đồng thời

giúp cho những gia đình có cơ hội cảm tạ Chúa về tất

cả hồng ân mà Chúa đã ban trong đời sống gia đình của

mình.

Cộng đoàn Thánh Phêrô-Torrance sẽ long trọng tổ

chức thánh lễ tạ ơn Kỷ Niệm Hôn Phối cho các gia đình

tại thánh đường St. Catherine Laboure trong dịp mừng

lễ Thánh Gia Thất, Bổn Mạng của các gia đình Công

giáo vào lúc 7:00PM ngày thứ bảy 27 tháng 12 năm

2014.

Trong niềm vui tạ ơn và cùng cảm tạ Thiên Chúa

đã yêu thương gìn giữ các đôi vợ chồng vững vàng

trong tình nghĩa thủy chung để cùng nhau xác tín: "Sự

gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân

ly”. Đây cũng là niềm vui của từng gia đình nói riêng

và của Cộng đoàn nói chung và là dịp để chúng ta cùng

nhau tuyên xưng đức tin trong Bí Tích Hôn Nhân và đề

cao giá trị Hôn Nhân của người Công Giáo.

Những đôi vợ chồng có số năm kỷ niệm Thành

hôn là: 1 năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 25

năm…50, 60 năm… Xin ghi danh để tham dự Thánh

Lễ Kỷ niệm thành hôn vào ngày 27.12.2014 nói trên.

Page 6: Bản Tin Số 24 Chúa Nhật XXXII Ngày 9.11 · chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày nên tinh tuyền, ... với lý tưởng cao đẹp của mình. Một trong những

6

Quý vị muốn ghi danh hoặc cần biết thêm chi tiết,

xin liên lạc với anh chị Hưng & Là Nguyễn qua số điện

thoại: (310) 618-4486 hoặc anh Nghĩa Trần (310) 926-

6626.

4. HỘI LEGIO MARIE

Presdium. Đức Bà Bầu chữa kẻ có tội

hằng tuần đều có buổi họp bắt đầu từ 5:00

đến 6:30 chiều thứ bảy. Xin mời các quân

binh của Mẹ Tán Trợ và hoạt động cố gắng

bớt chút thời giờ đến phòng Annex – phía

cuối bên hông nhà thờ Saint Catherine

thuộc Cộng Đoàn Thánh Phêrô – Torrance.

Thay mặt quân binh Legio Mariae:

Monica Nguyễn Thị Mỹ, 310 – 323 – 8809

5. THÔNG BÁO VỀ VIỆC MUA PHIẾU CHỢ

Để giúp duy trì Tờ Thông Tin

Mục Vụ hàng tuần. Kính xin quý hội

đoàn, đoàn thể và quý vị trong Cộng

đoàn tích cực ủng hộ chúng tôi bằng

cách mua phiếu chợ tại chợ Đất Mới hoặc Hệ thống

Chợ Green Farm market. (Hệ thống chợ Green Farm

gồm có: Chợ GreenFarm, Á Đông, Sài gòn, Đà Lạt và

Mom Market)

Để nhận những phiếu chợ này, xin quý vị liên

lạc với chị Irene (310)-880-6817,chị Xuân: 310-404-

4709, chị Là: (310) 618-4486, chị Hà: (310) 619-0132

tại các cửa ra vào của nhà thờ sau thánh lễ hàng tuần.

Xin cám ơn.

6. THƯ MỜI THAM DỰ KHÓA THĂNG TIẾN

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân

Gia Đình TGP Los Angeles, kính mời

Quý vị cùng tham dự khóa Thăng Tiến

Hôn Nhân Gia Đình số #603 được tổ

chức vào các ngày 5, 6, 7 tháng 12 năm

2014 tại San Gabriel Mission với những tâm tình:

Nếu đã thông cảm rồi… Xin mời tham dự khóa để

thông cảm “hơn”.

Nếu con cháu đã tốt rồi… Xin mời tham dự khóa

để tốt “hơn”. (Cha mẹ dự, con tốt)

Nếu vợ chồng hay gia đình căng thẳng, gặp khó

khăn… Xin mời tham dự khóa để như hàng ngàn

cặp tương tự được ơn “như sự lạ”, là vui hơn, gần

nhau hơn, trở lại “Cái Hay Ban Đầu”

Quý vị muốn tham dự khóa, xin liên lạc để ghi danh

với anh chị: Hưng & Là qua số điện thoại: 310-618-

4486 (cell).

7. HÌNH ẢNH SINH HOẠT MỤC VỤ CỦA

CHA QUẢN NHIỆM TẠI VIỆT NAM

(Ngày 7 tháng 10 đến 28 tháng 10 năm 2014)

Xin nhớ đến những

linh hồn mồ côi và thai nhi

trong lời kinh nguyện của

quý ông bà và anh chị em.

Page 7: Bản Tin Số 24 Chúa Nhật XXXII Ngày 9.11 · chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày nên tinh tuyền, ... với lý tưởng cao đẹp của mình. Một trong những

7

Chương Trình Mục Vụ Tiếng Việt –Tiếng Anh

Thứ Năm Đầu Tháng:

Chầu Thánh Thể và Thánh Lễ - 6:30PM-8:00PM

Thứ Sáu Đầu Tháng:

Chầu Thánh Thể và Thánh Lễ 6:30PM-8:00PM

Chầu Thánh Thể: 9:00PM-10:00PM

Thứ Bảy Đầu Tháng:Thánh Lễ: 6:30AM

Thánh Lễ Chúa nhật (tiếng Việt):

7:00PM chiều thứ bảy hàng tuần

Giờ Giải Tội:

4:00PM-5:00PM thứ bảy hàng tuần

6:30PM-6:50PM thứ bảy hàng tuần

Rửa Tội Trẻ Em: 2:00PM

(Mỗi Chúa nhật thứ ba trong tháng)

Chương Trình Mục vụ Tiếng Anh, Spanish:

Sunday: 7:45AM; 9:15AM; 11:00AM, 12:30 (Spanish)

and 5:30PM.

Weekdays: Mon - Fri: 6:30AM, 8:00AM, 5:30PM

Danh Sách Mục Vụ Cộng Đoàn

Cha Quản Nhiệm:

LM. F.X Đặng Phượng Hoàng 310-323-8900 Ext: 21

Thầy Phó Tế vĩnh viễn:

Giuse Nguyễn Ngọc Long 310-715-2642

1.Ban Điều Hành Cộng Đoàn :

Chủ Tịch:

Anh Trần Trung Nghĩa 310-926-6626

Phó C.T. Nội Vụ:

Anh Lê Quang Đức 310-848-3612

Phó C.T. Ngoại Vụ:

Anh Hồ Trung Thuận 310- 357-0141

Thư Ký:

Chị Phan Thanh Xuân 310-404-4719

Thủ Quỹ:

Chị Trần Bonzo Irene 310-880-6817

2. Ban Chuyên Môn

Ban Phụng Vụ:

Trưởng Ban: Anh Trần Quốc Bảo 310-533-7370

Ban Thừa Tác Viên Lời Chúa:

Trưởng Ban: Chị Võ Thị Ngọc Dung 310-634-4452

Ban Thừa Tác Viên Thánh Thể:

Trưởng Ban: Ông Cố Nguyễn V.Hoàng 310-404-8597

Ban Giúp Lễ:

Trưởng Ban: Ông Nguyễn Hữu Lịnh 310-347-7770

Danh Sách Mục Vụ Cộng Đoàn (TT)

Ca Đoàn Thánh Linh:

Ca Trưởng: Anh Trầm Tú 310-516-2016

Ca Đoàn TN Fatima:

Ca Trưởng: Chị Brenda Nguyễn 310-634-2880

Ban Phụng Vũ:

Trưởng Ban: Chị Phạm Kim Loan 310-715-2642

Ban Rửa Tội Cho Trẻ Em:

Trưởng Ban:Thầy Nguyễn Ngọc Long 310-715-2642

Ban Giáo Lý Tân Tòng:

Trưởng Ban: Ông Vũ Quang Thức 310-780-3735

Ban Hướng Dẫn:

Trưởng Ban: Ông Vũ Văn Tiến 310-561-9186

Ban Nghi Thức Hôn Phối:

Trưởng Ban: Thầy Nguyễn Ngọc Long 310-715-2642

Ban Xã Hội–Tang Chế:

Trưởng Ban: Ông Võ Thành Bút 310-323-8809

Ban Website:

Trưởng Ban: Anh Châu Quyền 310-218-9662

Ban Thông Tin Mục Vụ:

Trưởng Ban: Anh Trần Đình Vương 310-406-6644

Ban Biên Tập:

Trưởng Ban: Chị Võ Thị Ngọc Dung 310-634-4452

Ban Âm Thanh:

Trưởng Ban: Anh Nguyễn Đức Tuấn 310-531-4653

3. Đoàn Thể

Đoàn Liên Minh Thánh Tâm:

ĐoànTrưởng: Anh Nguyễn Ngọc Úy 310-634-2444

C.T. Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình:

Trưởng Nguyền: Ông Bà Là & Hưng Đỗ 310-618-4486

Hội Ơn Gọi:

Hội Trưởng: Ông cố Nguyễn V. Hoàng 310-324-4033

Hội Các Bà Mẹ Công Giáo:

Hội Trưởng Chị Nguyễn Thị Loan Hà 310-619-0132

Hội Đền Tạ:

Hội Trưởng: Ông Nguyễn Mạnh Hùng 310-532-3841

Hội Legio Mariae:

Hội Trưởng: Cô Nguyễn Thị Mỹ 310-323-8809

Phong Trào Cursillo:

LN Trưởng: Anh Trần Trung Nghĩa 310-926-6626

4. Giáo Dục

Trung Tâm Giáo Lý & Việt Ngữ:

TT.Trưởng: Anh Mai Hiếu Jerry 310-956-0136

Hội Phụ Huynh Học Sinh:

Hội Trưởng: Anh Nguyễn Hữu Nhơn 310-699-6144

Đoàn Thiếu Nhi Fatima:

Đoàn Trưởng: Chị Châu Thảo Pauline 310-490-3471

Lịch Trình Mục Vụ Cộng Đoàn từ ngày 25.10.2014 tới ngày 08.12.2014

08.11.2014: Lễ Kính CácThánh Tử Đạo (Cộng Đoàn) để : “Hãy xé lòng,đừng xé áo”

16.11.2014: Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo - TGP Los Angeles 4.12.2014: (Thursday.): Xưng Tội

28.11.2014: Lễ Kính Thánh Catherine Labouré 6.12.2014: Bổn Mạng Hội Đền Tạ

2-3.12.2014 (Tue.-Wed.): Tĩnh Tâm Mùa Vọng do Cha 8.12.2014: Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (7:00PM)

Giuse Hoàng Văn Quảng, Dòng Tên thuyết giảng với chủ 24.12.2014:Chương trình Vọng và Lễ Giáng Sinh

Page 8: Bản Tin Số 24 Chúa Nhật XXXII Ngày 9.11 · chúng ta biết thanh tẩy mình mỗi ngày nên tinh tuyền, ... với lý tưởng cao đẹp của mình. Một trong những

8

To add your Adverstisement, Please call:

Nghĩa Trần: 310-926-6626 Email: [email protected]

Thank you

Xin Quý vị tích cực ủng hộ Quý Ân Nhân đăng quảng cáo và bảo trợ

cho tờ Thông Tin Mục Vụ hàng tuần của Cộng đoàn.